* * *

Sole dominion over the earth,
going to heaven,
lordship over all worlds:
the fruit of stream-entry
excels them.

Dhp 178

Hơn bá chủ cõi người
Hơn thiện sanh cõi trời
Hơn trị vì thế gian
Quả nhập lưu vượt trội.

Dhp 178

Contents

II: Stream Entry & Its Results
Glossary
Abbreviations

Mục Lục

II: Stream Entry & Its Results
Từ điển thuật ngữ
Chữ viết tắt

II: Stream Entry & its Results  

Introduction  

When treating the experience of stream entry and its results, the Canon uses all three of its typical modes of discourse: the narrative mode — stories about people who have attained stream entry; the cosmological mode — descriptions of the after-death destinations awaiting those who have attained stream entry; and what might be called the "emptiness" mode, which describes mental states in and of themselves as they are directly experienced as absent or present, both during and after stream entry.

II: Qủa Dự Lưu  

Lời Giới Thiệu  

Khi nghiên cứu kinh nghiệm thực chứng quả Dự lưu dự lưu và kết quả của nó, Kinh Điển Pali sử dụng cả ba phương thức tiêu biểu điển hình của nó: phương thức tường thuật - những câu chuyện về những người đã đạt được quả dự lưu; chế độ vũ trụ - mô tả về các điểm đến sau cái chết đang chờ những người đạt được mục đích dự lưu; và những gì có thể được gọi là chế độ "trống rỗng", mô tả các trạng thái tinh thần trong và của chính chúng khi chúng được trải nghiệm trực tiếp thời quá khứ hoặc hiện tại, cả trong và sau khi nhập dự lưu.

The material in this part of the study guide is presented in five sections. The first section, The Arising of the Dhamma Eye, discusses the experience of stream entry, and concludes with a passage indicating why the experience is described in terms of the faculty of vision. The second section, The Three Fetters, discusses the three fetters of renewed existence that are cut with the arising of the Dhamma eye: self-identity views, uncertainty, and grasping at habits and practices. The third section, The Character of the Stream-enterer,discusses the personal characteristics of a stream-enterer that flow directly from the cutting of the first three fetters. This section focuses on three lists of the four factors of stream entry, which are not to be confused with the four factors for stream entry discussed in the first part of this study guide. The fourth section, Rewards, discusses the rewards of stream entry that are come both in this life and in future lives. The final section, Advice, echoes the Buddha's last words to his disciples before entering total nibbana. The discourse reporting those words — DN 16 — also reports that the most backward of the monks present at the Buddha's passing away were stream-enterers. The fact that his last words to them stressed the need for heedfulness underlies the fact that even stream-enterers have to be wary of heedlessness. This is especially true in the present day, when many different meditation schools define the attainment of stream entry in such different terms, raising the question of whose certification of stream entry is valid and whose is not. The safest course of action for all meditators — whether certified as stream-enterers or not, and whether that certification is valid or not — is to maintain an attitude of heedfulness with regard to all mental qualities.

Những Kinh Điển được trích dẫn trong phần này được trình bày trong năm phần. Phần đầu tiên là, khai mở Pháp nhãn, thảo luận về trải nghiệm nhập lưu, và kết thúc bằng một đoạn văn chỉ ra lý do tại sao trải nghiệm được mô tả dưới góc độ Pháp nhãn. Phần Hai là,ba kiết sử đầu tiên trói buộc chúng ta trong vòng luân hồi: về bản thân (thân kiến), sự không chắc chắn (hoài nghi), và sự bám víu vào các thói quen (giới cấm thủ). Các kiết sử nầy được đoạn diệt khi khai mở Pháp nhãn. Phần Ba là, đặc điểm của của vị đã đắc quả Dự lưu, sau khi chặt đứt 3 kiết sử đầu tiên. Phần nầy tập trung vào danh sách liệt kê bốn yếu tố của quả Dự lưu, chúng ta không nên lầm lộn với bốn yếu tố đưa đến quả Dự lưu được thảo luận trong phần I của bài này. Phần thứ tư là, Kết quả, đề cập về các thành quả mà bậc Dự lưu có được trong đời này và các đời sau. Phần Năm là phần cuối, ghi lại lời khuyên, lặp lại những lời cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử của Ngài trước khi nhập Niết-bàn. Kinh Đại Bát Niết Bàn ghi chép các lời khuyên này -- Kinh số 16 của Trường Bộ -- cũng cho biết rằng các vị đệ tử hiện diện trong giờ phút Đức Phật Nhập Niết-bàn đều đạt các quả Thánh.Do vậy, sự kiện Đức Phật nhấn mạnh đến sự nỗ lực tinh tấn trong lời dạy cuối cùng cho thấy rằng ngay cả các vị đã đắc Dự lưu cũng vẫn phải tinh tấn tu tập, không được dễ duôi. Phần cuối cùng, Lời khuyên, lặp lại những lời cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử của Ngài trước khi nhập Niết-bàn hoàn toàn. Bài kinh tường thuật những lời nói đó - DN 16 - cũng cho biết rằng những tu sĩ lạc hậu nhất trong lúc Đức Phật nhập diệt là những người đi tu. Thực tế là những lời cuối cùng của anh ấy với họ nhấn mạnh sự cần thiết của sự cẩn thận làm nền tảng cho một thực tế rằng ngay cả những người tham gia stream cũng phải cảnh giác với sự bất cẩn. Điều này đặc biệt thời đại ngày nay, khi nhiều trường phái thiền định khác nhau xác định việc đạt được dòng dự lưu theo các thuật ngữ khác nhau, đặt ra câu hỏi về việc chứng nhận dự lưu là hợp lệ và ai không. Cách hành động an toàn nhất cho tất cả những người hành thiền - cho dù được chứng nhận là người nhập dự lưu hay không, và chứng nhận đó có hợp lệ hay không - là duy trì thái độ cẩn trọng đối với tất cả các phẩm chất tinh thần.

* * *

The term "stream" in "stream entry" refers to the point where all eight factors of the noble eightfold path come together.

* * *

Thuật ngữ "stream" trong từ "stream entry" nghĩa là là nơi tất cả tám chi phần của Bát Chánh Đạo cùng hội nhập lại.

"Sariputta, 'The stream, the stream': thus it is said. And what, Sariputta, is the stream?"

3) -- "Dự lưu phần, dự lưu phần", này Sàriputta, được nói đến như vậy. Này Sàriputta, thế nào là Dự lưu phần?

"This noble eightfold path, lord, is the stream: right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration."

-- Bạch Thế Tôn, đây là dòng sông Thánh đạo Tám ngành. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

"Very good, Sariputta! Very good! This noble eightfold path — right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration — is the stream."

SN 55.5

-- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, đây là dòng sông Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định.

SN 55.5

"And what is right view? Knowledge in terms of stress, knowledge in terms of the origination of stress, knowledge in terms of the cessation of stress, knowledge in terms of the way of practice leading to the cessation of stress: This is called right view.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tri kiến ? Này các Tỷ-kheo, chính là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tri kiến.

"And what is right resolve? Being resolved on renunciation, on non-ill will, on harmlessness: This is called right resolve.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy ? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy.

"And what is right speech? Abstaining from lying, from divisive speech, from abusive speech, & from idle chatter: This is called right speech.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ.

"And what is right action? Abstaining from taking life, from stealing, & from sexual intercourse: This is called right action.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp ? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp.

"And what is right livelihood? There is the case where a disciple of the noble ones, having abandoned dishonest livelihood, keeps his life going with right livelihood. This is called right livelihood.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng.

"And what is right effort? There is the case where a monk generates desire, endeavors, arouses persistence, upholds & exerts his intent for the sake of the non-arising of evil, unskillful qualities that have not yet arisen... for the sake of the abandoning of evil, unskillful qualities that have arisen... for the sake of the arising of skillful qualities that have not yet arisen... (and) for the maintenance, non-confusion, increase, plenitude, development, & culmination of skillful qualities that have arisen. This is called right effort.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tinh tấn ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, Khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, Khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, Khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn.

"And what is right mindfulness? There is the case where a monk remains focused on the body in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. He remains focused on feelings in & of themselves... the mind in & of itself... mental qualities in & of themselves — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. This is called right mindfulness.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm ? -Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; -Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; -Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; -Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm

"And what is right concentration? There is the case where a monk — quite secluded from sensuality, secluded from unskillful qualities — enters & remains in the first jhana: rapture & pleasure born of seclusion, accompanied by directed thought & evaluation. With the stilling of directed thoughts & evaluations, he enters & remains in the second jhana: rapture & pleasure born of concentration, unification of awareness free from directed thought & evaluation — internal assurance. With the fading of rapture he remains equanimous, mindful, & alert, and senses pleasure with the body. He enters & remains in the third jhana, of which the Noble Ones declare, 'Equanimous & mindful, he has a pleasant abiding.' With the abandoning of pleasure & pain — as with the earlier disappearance of elation & distress — he enters & remains in the fourth jhana: purity of equanimity & mindfulness, neither pleasure nor pain. This is called right concentration."

SN 45.8

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định ? -Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. -Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh, nhất tâm. -Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. -Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định.

SN 45.8

The coming-together of these factors is called the stream because it leads inevitably to two things, just as the current of a tributary will lead inevitably to a major river and then to the sea. In the immediate present, the stream leads directly to the arising of the Dhamma eye, the vision that actually constitutes this first awakening. Over time, the stream ensures that — in no more than seven lifetimes — one will be totally unbound.

Sự kết hợp của các yếu tố này được gọi là dòng vì nó chắc chắn dẫn đến hai điều, giống như dòng chảy của một nhánh sông chắc chắn sẽ dẫn đến một con sông lớn rồi ra biển. Trước mắt, dòng đó dẫn trực tiếp đến sự khai mở nhãn pháp, đó là nhận thức được sự giác ngộ đầu tiên. Theo thời gian, dòng đảm bảo rằng - không quá bảy đời sống - dòng sẽ hoàn toàn dẫn đến giải thoát.

The Arising of the Dhamma Eye  

What does the Dhamma eye see when it arises?

Then Ven. Assaji gave this Dhamma exposition to Sariputta the wanderer:

"Whatever phenomena arise from a cause:
Their cause
& their cessation.
Such is the teaching of the Tathagata,
the Great Contemplative."

Khai mở Pháp nhãn  

Pháp nhãn nhìn thấy gì khi sinh khởi?

Rồi đại đức Assaji đã nói với du sĩ Sārīputta lời dạy này thuộc về Giáo Pháp:

"Pháp sanh lên do nhân
Như Lai giảng nhân ấy,
Nhân diệt thời Pháp diệt,
Đại Sa-môn nói vậy."

Then to Sariputta the wanderer, as he heard this exposition of Dhamma, there arose the dustless, stainless Dhamma eye: Whatever is subject to origination is all subject to cessation.

Mv I.23.5

Rồi khi đã nghe được lời dạy này thuộc về Giáo Pháp thì Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến du sĩ Sārīputta: "Điều gì có bản tánh sanh lên thì toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.".

Mv I.23.5

This standard formula — it is repeated throughout the Canon — may not seem that remarkable an insight. However, the texts make clear that this insight is not a matter of belief or contemplation, but of direct seeing. As the following passages show, belief and contemplation may be conducive to the seeing — and an undefined level of belief and discernment may actually guarantee that someday in this lifetime the seeing will occur — but only with the actual seeing does there come a dramatic shift in the course of one's life and one's relationship to the Dhamma.

Đoạn kinh tiêu chuẩn này - được lập lại trong suốt Kinh tạng - thoạt xem qua có vẻ không có gì thâm sâu. Tuy nhiên, kinh văn nêu rõ là tri kiến không phải chỉ là lòng tin hay sự chiêm nghiệm mà phải do sự tự thực chứng. Như những đoạn sau đây cho thấy, niềm tin và sự chiêm nghiệm có thể giúp đưa đến tri kiến - và một cấp độ nào đó của niềm tín và sự hiểu biết có thể bảo đảm rằng một ngày nào đó trong cuộc đời này, tri kiến sẽ khởi hiện - nhưng chỉ có sự thực chứng, biết rõ như vậy, thấy rõ như vậy, thì mới có sự thay đổi rốt ráo trong cuộc đời của một người và trong sự quan hệ của một người với Chánh Pháp.

"Monks, the eye is inconstant, changeable, alterable. The ear... The nose... The tongue... The body... The mind is inconstant, changeable, alterable.

-- Này các Tỳ-khưu, mắt là vô thường, biến hoại, đổi khác. Tai là vô thường, biến hoại, đổi khác. Mũi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Lưỡi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Thân là vô thường, biến hoại, đổi khác. Ý là vô thường, biến hoại, đổi khác.

Forms... Sounds ... Aromas... Flavors... Tactile sensations... Ideas are inconstant, changeable, alterable.

Này các Tỳ-khưu, sắc là vô thường, biến hoại, đổi khác. Thanh ... Hương ... Vị ... Xúc ... Pháp là vô thường, biến hoại, đổi khác.

"Eye-consciousness... Ear-consciousness... Nose-consciousness... Tongue-consciousness... Body-consciousness... Intellect-consciousness is inconstant, changeable, alterable.

Này các Tỳ-khưu, nhãn thức là vô thường, biến hoại, đổi khác. Nhĩ thức ... Tỷ thức ... Thiệt thức ... Thân thức ... Ý thức là vô thường, biến hoại, đổi khác.

"Eye-contact...Ear-contact...Nose-contact...Tongue-contact...Body-contact... Intellect-contact is inconstant, changeable, alterable.

Này các Tỳ-khưu, nhãn xúc là vô thường, biến hoại, đổi khác. Nhĩ xúc ... Tỷ xúc ... Thiệt xúc ... Thân xúc ... Ý xúc là vô thường, biến hoại, đổi khác.

"Feeling born of eye-contact... Feeling born of ear-contact... Feeling born of nose-contact... Feeling born of tongue-contact... Feeling born of body-contact... Feeling born of intellect-contact is inconstant, changeable, alterable.

Này các Tỳ-khưu, thọ do nhãn xúc sanh là vô thường, biến hoại, đổi khác. Thọ do nhĩ xúc sanh ... Thọ do tỷ xúc sanh ... Thọ do thiệt xúc sanh ... Thọ do thân xúc sanh ... Thọ do ý xúc sanh là vô thường, biến hoại, đổi khác.

"Perception of forms... Perception of sounds... Perception of smells... Perception of tastes... Perception of tactile sensations...Perception of ideas is inconstant, changeable, alterable.

Này các Tỳ-khưu, sắc tưởng là vô thường, biến hoại, đổi khác. Thanh tưởng ... Hương tưởng ... Vị tưởng ... Xúc tưởng ... Pháp tưởng là vô thường, biến hoại, đổi khác.

"Intention for forms... Intention for sounds... Intention for smells... Intention for tastes... Intention for tactile sensations... Intention for ideas is inconstant, changeable, alterable.

Này các Tỳ-khưu, sắc tư là vô thường, biến hoại, đổi khác. Thanh tư ... Hương tư ... Vị tư ... Xúc tư ... Pháp tư là vô thường, biến hoại, đổi khác.

"Craving for forms... Craving for sounds... Craving for smells... Craving for tastes... Craving for tactile sensations... Craving for ideas is inconstant, changeable, alterable.

Này các Tỳ-khưu, sắc ái là vô thường, biến hoại, đổi khác. Thanh ái ... Hương ái ... Vị ái ... Xúc ái ... Pháp ái là vô thường, biến hoại, đổi khác.

"The earth property... The liquid property... The fire property... The wind property... The space property... The consciousness property is inconstant, changeable, alterable.

Này các Tỳ-khưu, địa giới là vô thường, biến hoại, đổi khác. Thủy giới ... Hỏa giới ... Phong giới ... Không giới ... Thức giới là vô thường, biến hoại, đổi khác.

"Form... Feeling... Perception... Fabrications... Consciousness is inconstant, changeable, alterable.

Này các Tỳ-khưu, sắc uẩn là vô thường, biến hoại, đổi khác. Thọ uẩn ... Tưởng uẩn ... Hành uẩn ... Thức uẩn là vô thường, biến hoại, đổi khác.

"One who has conviction & belief that these phenomena are this way is called a faith-follower: one who has entered the orderliness of rightness, entered the plane of people of integrity, transcended the plane of the run-of-the-mill. He is incapable of doing any deed by which he might be reborn in hell, in the animal womb, or in the realm of hungry ghosts. He is incapable of passing away until he has realized the fruit of stream entry.

Này các Tỳ-khưu, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.

"One who, after pondering with a modicum of discernment, has accepted that these phenomena are this way is called a Dhamma-follower: one who has entered the orderliness of rightness, entered the plane of people of integrity, transcended the plane of the run-of-the-mill. He is incapable of doing any deed by which he might be reborn in hell, in the animal womb, or in the realm of hungry ghosts. He is incapable of passing away until he has realized the fruit of stream entry.

Với ai, này các Tỳ-khưu, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.

"One who knows and sees that these phenomena are this way is called a stream-enterer, steadfast, never again destined for states of woe, headed for self-awakening."

SN 25.1

— from: SN 25.1- to SN 25.10

Với ai, này các Tỳ-khưu, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy rõ như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.

SN 25.1

— from: SN 25.1- to SN 25.10

To Upali the householder, as he was sitting right there, there arose the dustless, stainless Dhamma eye: Whatever is subject to origination is all subject to cessation. Then — having seen the Dhamma, having reached the Dhamma, known the Dhamma, gained a footing in the Dhamma, having crossed over & beyond doubt, having had no more questioning — Upali the householder gained fearlessness and was independent of others with regard to the Teacher's message.

MN 56

Nói với gia chủ Upali, chính tại chỗ ngồi ấy, pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên với gia chủ Upali: "Phàm pháp gì được khởi lên, tất cả pháp ấy đều bị tiêu diệt". Rồi gia chủ Upali, thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, đạt được vô sở úy, không y cứ người khác đối với các pháp bậc Ðạo sư.

MN 56

Part of what makes the arising of the Dhamma eye such a powerful experience is that the realization that "Whatever is subject to origination is all subject to cessation" must follow on a glimpse of what stands in opposition to "all that is subject to origination," i.e., a glimpse of the Unconditioned — deathlessness.

Một phần của tiến trình đưa đến phát sinh Pháp nhãn trở thành một kinh nghiệm mạnh mẽ là do sự nhận thức được rằng "Bất cứ điều gì khởi lên, tất cả pháp ấy đều bị diệt", tiếp theo là một tri kiến thoáng qua về cái đối nghịch với "các pháp gì được khởi lên", và đó là thấy được sự vô vi, bất tử.

[Immediately after attaining the stream] Sariputta the wanderer went to Moggallana the wanderer. Moggallana the wanderer saw him coming from afar and, on seeing him, said, "Your faculties are bright, my friend; your complexion pure & clear. Could it be that you have attained the Deathless?"

"Yes, my friend, I have..."

Mv I.23.5

[Ngay sau khi chứng quả dự lưu], du sĩ Sārīputta đã đi đến gặp du sĩ Moggallāna. Du sĩ Moggallāna đã nhìn thấy du sĩ Sārīputta đang từ đàng xa đi lại, khi nhìn thấy đã nói với du sĩ Sārīputta điều này:- Này bạn, các giác quan của bạn thật thanh tịnh, bạn của tôi sắc da thật trong sáng và thuần khiết. Có đúng là bạn đã chứng đạt sự bất tử không?

- Này bạn, đúng vậy. Tôi đã chứng đạt sự bất tử.

Mv I.23.5

The connection between Ven. Assaji's verse above, discussing causation, and the arising of the Dhamma eye in Sariputta suggests that realization conveyed by the Dhamma eye is not just an insight into the fleeting, impermanent nature of ordinary experience. Instead, it extends also to a realization of the conditioned, dependent nature of that experience. Other passages describing in more detail the knowledge of a stream-enterer — one who has entered the stream — show that this is in fact the case. The Dhamma eye sees that things arise and pass away in line with a particular type of causality, in which the effects of causes are felt immediately or over the course of time.

Sự liên hệ giữa bài kệ của Trưởng lão Assaji về nhân duyên và sự sinh khởi Pháp nhãn của ngài Sariputta gợi ý rằng thực chứng được truyền đạt qua Pháp nhãn không phải chỉ có tri kiến về bản tánh vô thường, đổi thay nhanh chóng của kinh nghiệm thông thường. Thay vào đó, nó cũng giúp mở rộng thực chứng bản chất hữu vi, điều kiện của các kinh nghiệm đó. Các đoạn kinh văn khác, mô tả chi tiết về tri kiến của vị Dự Lưu - người đã nhập dòng Thánh giải thoát - cho thấy rằng thực như vậy. Pháp nhãn giúp thấy rõ mọi pháp sinh và diệt theo lý nhân duyên, trong đó, hệ quả của mọi tác động có thể được cảm nhận ngay hay trải qua một thời gian sau.

"And which is the noble method that he has rightly seen & rightly ferreted out through discernment?

Thế nào là Thánh lý được khéo thấy, khéo thể nhập với trí tuệ?

"There is the case where a disciple of the noble ones notices:

- Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử quán sát như sau:

"When this is, that is.

Khi cái này có, cái kia có.

"From the arising of this comes the arising of that.

"Do cái này có, cái kia có. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có, cái kia không có. Do cái này diệt, cái kia diệt.

"When this isn't, that isn't.

Do cái này không có, cái kia không có

"From the cessation of this comes the cessation of that.

Do cái này diệt, thì cái kia diệt

"In other words:

Nói một cách khác

"From ignorance as a requisite condition come fabrications.

Do duyên vô minh, có các hành.

"From fabrications as a requisite condition comes consciousness.

Do duyên các hành có thức.

"From consciousness as a requisite condition comes name-&-form.

Do duyên thức có danh sắc.

"From name-&-form as a requisite condition come the six sense media.

Do duyên danh sắc có sáu nhập.

"From the six sense media as a requisite condition comes contact.

Do duyên sáu nhập có xúc.

"From contact as a requisite condition comes feeling.

Do duyên xúc có thọ.

"From feeling as a requisite condition comes craving.

Do duyên thọ có ái.

"From craving as a requisite condition comes clinging/sustenance.

Do duyên ái có thủ.

From clinging/sustenance as a requisite condition comes becoming.

Do duyên thủ có hữu.

"From becoming as a requisite condition comes birth.

Do duyên hữu có sanh.

"From birth as a requisite condition, then aging & death, sorrow, lamentation, pain, distress, & despair come into play. Such is the origination of this entire mass of stress & suffering.

Do duyên hữu có sanh. Do duyên sanh có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như vậy, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

"Now from the remainderless fading & cessation of that very ignorance comes the cessation of fabrications. From the cessation of fabrications comes the cessation of consciousness. From the cessation of consciousness comes the cessation of name-&-form. From the cessation of name-&-form comes the cessation of the six sense media. From the cessation of the six sense media comes the cessation of contact. From the cessation of contact comes the cessation of feeling. From the cessation of feeling comes the cessation of craving. From the cessation of craving comes the cessation of clinging/sustenance. From the cessation of clinging/sustenance comes the cessation of becoming. From the cessation of becoming comes the cessation of birth. From the cessation of birth, then aging & death, sorrow, lamentation, pain, distress, & despair all cease. Such is the cessation of this entire mass of stress & suffering.

Vì thế: Do vô minh diệt, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt Do thủ diệt nên hữu diệt Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết,sầu, bi,khổ,ưu,não,diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt.

"This is the noble method that he has rightly seen & rightly ferreted out through discernment."

AN 10.92

Đây là Thánh lý được khéo thấy và khéo thể nhập với trí tuệ."

AN 10.92

"When a disciple of the noble ones has seen well with right discernment this dependent co-arising & these dependently co-arisen phenomena as they are actually present, it is not possible that he would run after the past, thinking, 'Was I in the past? Was I not in the past? What was I in the past? How was I in the past? Having been what, what was I in the past?' or that he would run after the future, thinking, 'Shall I be in the future? Shall I not be in the future? What shall I be in the future? How shall I be in the future? Having been what, what shall I be in the future?' or that he would be inwardly perplexed about the immediate present, thinking, 'Am I? Am I not? What am I? How am I? Where has this being come from? Where is it bound?' Such a thing is not possible. Why is that? Because the disciple of the noble ones has seen well with right discernment this dependent co-arising & these dependently co-arisen phenomena as they are actually present."

SN 12.20

Do vì, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ lý duyên khởi này và các pháp duyên sanh này, nên chắc chắn vị ấy không chạy theo quá khứ (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong quá khứ? Ta không có mặt không quá khứ? Ta là gì trong quá khứ? Ta có mặt như thế nào trong quá khứ? Hay trước ta đã là gì, và nay trong quá khứ ta là gì?" Hay không chạy theo tương lai (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong tương lai? Ta không có mặt trong tương lai? Ta sẽ làm gì trong tương lai? Ta có mặt như thế nào trong tương lai? Hay trước ta là gì, và nay trong tương lai ta sẽ là gì?" Hay nay các vị ấy sẽ khởi lên những nghi ngờ về tự mình trong hiện tại như sau: "Ta hiện có mặt? Ta hiện không có mặt? Ta hiện là gì? Ta hiện có mặt như thế nào?" Sự kiện như vậy không xảy ra. Vì sao? Vì rằng vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đã khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ, định lý duyên khởi này với các pháp duyên sanh này.

SN 12.20

The insight of a stream-enterer into the truths of causality on the one hand, and of the Deathless on the other, is accurate as far as it goes, but it does not equal the intensity of the insight of the arahant — one who has reached the final level of awakening. The differences between the two are suggested in the following simile.

Sự nhận thức sâu sắc của bậc Dự Lưu về chân đế Nhân Duyên và về sự Bất Tử, dù chính xác, nhưng không thâm sâu như tri kiến của bậc A-la-hán - vị đã đạt đến mức độ tột cùng của giác ngộ. Sự khác biệt giữa hai vị này được giải thích trong ví dụ dưới đây.

[Ven. Narada:] "My friend, although I have seen properly with right discernment, as it actually is present, that 'The cessation of becoming is Unbinding,' still I am not an arahant whose effluents are ended. It's as if there were a well along a road in a desert, with neither rope nor water bucket. A man would come along overcome by heat, oppressed by the heat, exhausted, dehydrated, & thirsty. He would look into the well and would have knowledge of 'water,' but he would not dwell touching it with his body. In the same way, although I have seen properly with right discernment, as it actually is present, that 'The cessation of becoming is Unbinding,' still I am not an arahant whose effluents are ended."

SN 12.68

Này Hiền giả, "Do hữu diệt là Niết-bàn", tôi khéo thấy như chơn nhờ chánh trí tuệ. Nhưng tôi không phải là vị A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc. Ví như trên một con đường hoang vắng có một giếng nước. Tại đấy không có dây, không có gàu nước. Rồi có người đi đến, bị nóng bức bách, bị nóng áp đảo, mệt mỏi, run rẩy, khát nước. Người ấy ngó xuống giếng và biết được: "Giếng này có nước", nhưng đứng chịu, thân thể không chạm nước. Cũng vậy, này Hiền giả, "Hữu diệt là Niết-bàn", tôi khéo thấy như chơn nhờ chánh trí tuệ, nhưng tôi không phải là vị A-la-hán đã đoạn tận các lậu hoặc.

SN 12.68

The Three Fetters  

The four levels of Awakening are defined by the extent to which they cut the ten fetters by which the mind binds itself to conditioned experience.

Ba Kiết Sử  

Bốn cấp độ giác ngộ được định nghĩa bởi mức độ cắt đứt 10 kiết sử trói buộc chúng ta trong vòng sinh tử luân hồi.

"And which are the five lower fetters? Self-identity views, uncertainty, grasping at habits & practices, sensual desire, & ill will. These are the five lower fetters. And which are the five higher fetters? Passion for form, passion for what is formless, conceit, restlessness, & ignorance. These are the five higher fetters."

AN 10.13

- Này các Tỳ-khưu, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử. Thế nào là năm thượng phần kiết sử? Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Ðây là năm thượng phần kiết sử. Này các Tỳ-khưu, đây là mười kiết sử.

AN 10.13

"In this community of monks there are monks who are arahants, whose effluents are ended, who have reached fulfillment, done the task, laid down the burden, attained the true goal, totally destroyed the fetter of becoming, and who are released through right gnosis...

Có những Tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.

"In this community of monks there are monks who, with the total ending of the five lower fetters, are due to be reappear [in the Pure Abodes], there to be totally unbound, never again to return from that world...

Có những Tỳ-khưu là những vị Bất lai, đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.

"In this community of monks there are monks who, with the total ending of [the first] three fetters, and with the attenuation of passion, aversion, & delusion, are once-returners, who — on returning only one more time to this world — will make an ending to stress...

Có những Tỳ-khưu là những vị Nhất lai, đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.

"In this community of monks there are monks who, with the total ending of [the first] three fetters, are stream-winners, steadfast, never again destined for states of woe, headed for self-awakening."

MN 118

Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ.

MN 118

For the stream-enterer, the arising of the Dhamma eye — with its insight into the causal principles underlying the origination and cessation of stress — is what cuts through the first three fetters.

Đối với bậc Dự Lưu, Pháp Nhãn sanh khởi- với tuệ tri về các nguyên lý nhân quả nguồn gốc của Khổ và Diệt khổ - là để cắt bỏ 3 kiết sử đầu tiên.

"He attends appropriately, This is stress... This is the origination of stress... This is the cessation of stress... This is the way leading to the cessation of stress. As he attends appropriately in this way, three fetters are abandoned in him: self-identity view, doubt, and grasping at habits & practices."

MN 2

Vị ấy như lý tác ý: "Ðây là khổ", như lý tác ý: "Ðây là khổ tập", như lý tác ý: "Ðây là khổ diệt", như lý tác ý: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ.

MN 2

The Canon contains passages that amplify what it means to cut the first three of these fetters. First, self-identity views:

Kinh Điển có những đoạn nói về ý nghĩa của việc cắt bỏ ba kiết sử đầu tiên trong số những kiết sử này. Đầu tiên là, quan điểm về bản ngã:

[Visakha:] "But, lady, how does self-identity come about?"

^^^^

[Sister Dhammadinna:] "There is the case, friend Visakha, where an uninstructed, run-of-the-mill person — who has no regard for noble ones, is not well-versed or disciplined in their Dhamma; who has no regard for men of integrity, is not well-versed or disciplined in their Dhamma — assumes form (the body) to be the self, or the self as possessing form, or form as in the self, or the self as in form.

[Sister Dhammadinna:] -Ở đây, Hiền giả Visakha, kẻ vô văn phàm phu không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc;.

"He assumes feeling to be the self...

Xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ;

"He assumes perception to be the self...

Xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng;

"He assumes fabrications to be the self...

Xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành;

"He assumes consciousness to be the self, or the self as possessing consciousness, or consciousness as in the self, or the self as in consciousness. This is how self-identity comes about."

Xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là thân kiến.

[Visakha:] "But, lady, how does self-identity not come about?"

Thưa Ni sư, thế nào là không phải thân kiến?

[Sister Dhammadinna:] "There is the case where a well-instructed disciple of the noble ones — who has regard for noble ones, is well-versed & disciplined in their Dhamma; who has regard for men of integrity, is well-versed & disciplined in their Dhamma — does not assume form to be the self, or the self as possessing form, or form as in the self, or the self as in form.

Ở đây, Hiền giả Visakha, vị Đa văn Thánh đệ tử đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đến yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, không xem sắc là tự ngã, không xem tự ngã là có sắc, không xem sắc là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong sắc;

"He does not assume feeling to be the self...

Không xem thọ là tự ngã, không xem tự ngã là có thọ, không xem thọ là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thọ;

"He does not assume perception to be the self...

Không xem tưởng là tự ngã, không xem tự ngã là có tưởng, không xem tưởng là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong tưởng;

"He does not assume fabrications to be the self...

Không xem các hành là tự ngã, không xem tự ngã là có các hành, không xem các hành là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong các hành;

"He does not assume consciousness to be the self, or the self as possessing consciousness, or consciousness as in the self, or the self as in consciousness. This is how self-identity does not come about."

MN 44

Không xem thức là tự ngã, không xem tự ngã là có thức, không xem thức là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là không có thân kiến.

MN 44

[Visakha:] "'The origination of self-identity, the origination of self-identity,' it is said, lady. Which origination of self-identity is described by the Blessed One?"

[Visakha:]– Thưa Ni sư, tự thân, tự thân, (Sakkaya), được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân là như thế nào?

[Sister Dhammadinna:] "The craving that makes for further becoming — accompanied by passion & delight, relishing now here & now there — i.e., craving for sensual pleasure, craving for becoming, craving for non-becoming: This, friend Visakha, is the origination of self-identity described by the Blessed One."

[Sister Dhammadinna:]- Hiền giả Visakha, khát ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Hiền giả Visakha, khát ái này, Thế Tôn gọi là tự thân tập khởi.

[Visakha:] "'The cessation of self-identity, the cessation of self-identity,' it is said, lady. Which cessation of self-identity is described by the Blessed One?"

[Visakha:]- Tự thân diệt, tự thân diệt, thưa Ni sư, được gọi là như vậy. Thế Tôn gọi tự thân diệt là như thế nào?

[Sister Dhammadinna:] "The remainderless fading & cessation, renunciation, relinquishment, release, & letting go of that very craving: This, friend Visakha, is the cessation of self-identity described by the Blessed One."

[Sister Dhammadinna:]-- Hiền giả Visakha, sự đoạn diệt, không tham đắm, không có dư tàn của khát ái ấy, sự xả ly, sự vất bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp. Hiền giả Visakha, sự đoạn diệt này, Thế Tôn gọi là tự thân diệt.

[Visakha:] "'The way of practice leading to the cessation of self-identity, the way of practice leading to the cessation of self-identity,' it is said, lady. Which way of practice leading to the cessation of self-identity is described by the Blessed One?"

[Visakha:]– Thưa Ni sư, tự thân diệt đạo, tự thân diệt đạo, được gọi là như vậy. Thưa Ni sư, Thế Tôn gọi tự thân diệt đạo là như thế nào?

[Sister Dhammadinna:] "Precisely this noble eightfold path — right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration: This, friend Visakha, is the way of practice leading to the cessation of self-identity described by the Blessed One."

MN 44

[Sister Dhammadinna:]– Hiền giả Visakha, Con đường Thánh tám ngành này, Thế Tôn gọi là tự thân diệt đạo, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

MN 44

[Ven. Ananda:] "What is the noble liberation?"

[Ven. Ananda:] "- Bạch Thế Tôn, thế nào là Thánh giải thoát?"

[The Buddha:] "There is the case, Ananda, where a disciple of the noble ones considers this: 'Sensuality here & now; sensuality in lives to come; sensual perceptions here & now; sensual perceptions in lives to come; forms here & now; forms in lives to come; form-perceptions here & now; form-perceptions in lives to come; perceptions of the imperturbable; perceptions of the dimension of nothingness; perceptions of the dimension of neither perception nor non-perception: that is an identity, to the extent that there is an identity. This is deathless: the liberation of the mind through lack of clinging/sustenance.'"

MN 106

- Ở đây, này Ānanda, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện tại và những sắc pháp tương lai, những bất động tưởng, những vô sở hữu xứ tưởng, và những phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng: cái gì thuộc tự thân, là tự thân. Ðây là bất tử, tức là tâm giải thoát không thủ trước."

MN 106

"Magandiya, it is just as if there were a blind man who couldn't see black objects... white... blue... yellow... red... the sun or the moon. Now suppose that a certain man were to take a grimy, oil-stained rag and fool him, saying, 'Here, my good man, is a white cloth — beautiful, spotless, & clean.' The blind man would take it and wear it.

Này Magandiya, ví như người sanh ra đã mù, không thấy sắc đen hay sắc trắng, không thấy sắc xanh, không thấy sắc vàng, không thấy sắc đỏ, không thấy sắc đỏ tía, không thấy cái gì thăng bằng, không thăng bằng, không thấy các vì sao, không thấy mặt trăng, mặt trời. Người ấy nghe một người có mắt nói như sau: "Thật tốt đẹp thay tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh", và người ấy đi tìm tấm vải trắng. Rồi có một người khác đánh lừa người ấy với một tấm y thô, dính dầu và đất và nói: "Này bạn, đây là tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh cho bạn". Người ấy lấy tấm y ấy.

"Then suppose his friends, companions, & relatives took him to a doctor, and the doctor treated him with medicine: purges from above & purges from below, ointments & counter-ointments, and treatments through the nose. And thanks to the medicine his eyesight would appear & grow clear. Then together with the arising of his eyesight, he would abandon whatever passion & delight he felt for that grimy, oil-stained rag. And he would regard that man as an enemy & no friend at all, and think that he deserved to be killed. 'My gosh, how long have I been fooled, cheated, & deceived by that man & his grimy, oil-stained rag! — "Here, my good man, is a white cloth — beautiful, spotless, & clean."'

Sau khi lấy, người ấy đắp trên mình, sau khi đắp trên mình người ấy, các bạn bè thân hữu, bà con huyết thống của người ấy mời một y sĩ khoa mổ xẻ. Vị y sĩ khoa mổ xẻ này cho người ấy thuốc bài tiết các nhơ bẩn về phía trên, bài tiết các nhơ bẩn về phía dưới, xức thuốc mắt, thoa dầu cho mắt, cho thuốc qua lỗ mũi. Người ấy sau khi dùng thuốc, mắt được khởi lên, mắt được sáng tỏ. Với mắt được khởi lên, người ấy đoạn trừ tham dục đối với tấm y thô, dính dầu và dính đất kia, và người ấy có thể xem người kia là không phải bạn, có thể xem người kia là thù địch và nghĩ đến sát hại sinh mạng (của người kia): "Thật sự trong một thời gian dài, Ta bị người này lường gạt, lừa dối, phỉnh gạt với tấm y thô, dính dầu và đất: "Này bạn, đây là tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh cho bạn".

"In the same way, Magandiya, if I were to teach you the Dhamma — this freedom from Disease, this Unbinding — and you on your part were to understand that freedom from Disease and see that Unbinding, then together with the arising of your eyesight, you would abandon whatever passion & delight you felt with regard for the five aggregates for sustenance. And it would occur to you, 'My gosh, how long have I been fooled, cheated, & deceived by this mind! For in clinging, it was just form that I was clinging to...it was just feeling... just perception... just fabrications... just consciousness that I was clinging to. With my clinging as condition, there is becoming... birth... aging & death... sorrow, lamentation, pains, distresses, & despairs all come into play. And thus is the origination of this entire mass of stress.'"

MN 75

Cũng vậy, này Magandiya, nếu Ta thuyết pháp cho Ông: "Đây là không bệnh ấy, đây là Niết-bàn ấy", Ông có thể biết không bệnh, Ông có thể thấy Niết-bàn. Và với mắt được khởi lên cho Ông, lòng tham dục đối với năm thủ uẩn được đoạn trừ; và Ông có thể nghĩ như sau: "Thật sự trong một thời gian dài, ta bị tâm này lường gạt, lừa dối, phỉnh gạt, chấp thủ sắc, ta đã chấp thủ, chấp thủ thọ, ta đã chấp thủ, chấp thủ tưởng, ta đã chấp thủ, chấp thủ các hành, ta đã chấp thủ, chấp thủ thức, ta đã chấp thủ. Do duyên chấp thủ ấy nơi ta, nên có hữu; do duyên hữu, có sanh; do duyên sanh, có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ Khổ uẩn".

MN 75

In the following passage, Ven. Khemaka — a monk who has attained the level of non-returner, and so has cut the first five fetters — indicates how self-identity views may be cut even though the mind has yet to cut the conceit, "I am," which ends only at the level of full awakening.

Trong đoạn kinh sau, Ven. Khemaka - người đã chứng quả bất lai, và đã cắt bỏ năm kiết sử đầu tiên - cho biết tri kiến về bản thân có thể bị cắt bỏ mặc dù tâm vẫn chưa cắt bỏ được bản ngã, "Tôi", điều này kết thúc. chỉ khi giác ngộ hoàn toàn.

[Ven. Khemaka:] "Friends, it's not that I say 'I am form,' nor do I say 'I am something other than form.' It's not that I say, 'I am feeling... perception... fabrications... consciousness,' nor do I say, 'I am something other than consciousness.' With regard to these five clinging-aggregates, 'I am' has not been overcome, although I don't assume that 'I am this.'

Thưa chư Hiền, tôi không nói: "Tôi là sắc". Tôi không nói: "Tôi là khác sắc"... "là thọ... là tưởng... là các hành"... Tôi không nói: "Tôi là thức". Tôi cũng không nói: "Tôi là khác thức". Dầu rằng, này các Hiền giả, Tôi có chứng được (tư tưởng): "Tôi là", nhưng tôi không có quán : "Cái này là tôi".

"It's just like the scent of a blue, red, or white lotus: If someone were to call it the scent of a petal or the scent of the color or the scent of a filament, would he be speaking correctly?"

"No, friend."

Ví như, này chư Hiền, hương thơm của hoa sen xanh, hay hoa sen hồng, hay hoa trắng, nếu có người nói: "Hương thuộc về lá hay thuộc về sắc, hay thuộc về nhụy hoa", nói như vậy có nói đúng không?

-" Thưa không, này Hiền giả."

"Then how would he describe it if he were describing it correctly?"

-" Vậy chư Hiền, trả lời như thế nào là trả lời một cách đúng đắn?"

"As the scent of the flower: That's how he would describe it if he were describing it correctly."

-"Chư Hiền, hương là của hoa. Trả lời như vậy là trả lời một cách đúng đắn."

"In the same way, friends, it's not that I say 'I am form,' nor do I say 'I am other than form.' It's not that I say, 'I am feeling... perception... fabrications... consciousness,' nor do I say, 'I am something other than consciousness.' With regard to these five clinging-aggregates, 'I am' has not been overcome, although I don't assume that 'I am this.'"

SN 22.89

Cũng vậy, này chư Hiền, tôi không nói: "Tôi là sắc"; tôi không nói: "Tôi là khác sắc"... "Tôi là thọ"... "Tôi là tưởng"... "Tôi là các hành"... Tôi không nói: "Tôi là thức". Tôi không nói : "Tôi là khác thức". Nhưng này chư Hiền, dầu rằng đối với năm thủ uẩn của tôi được có này, tôi không có quán: "Cái này là tôi".

SN 22.89

The fetter of uncertainty is defined as doubt in the Awakening of the Buddha, the truth of his Dhamma, and the practice of his noble disciples. What this uncertainty boils down to is doubt as to whether there is a Deathless dimension, and whether one can realize it through one's own efforts. The experience of the Deathless — following on the practice of the Dhamma to the point of entering the stream — cuts this fetter by confirming the possibility of a human being's awakening to the Deathless, the correctness of the Buddha's teaching as a guide to entering the stream, and the worthiness of those who have reached the stream.

Hoài nghi kiết sử là sự nghi ngờ về Giác ngộ của Đức Phật, nghi ngờ về giáo Pháp của Ngài, và sự tu tập của các vị đại đệ tử của Ngài. Sự nghi ngờ là sự nghi ngờ về sự hiện hữu của bất tử, và về khả năng thực chứng của mình qua các nỗ lực tu tập Chứng nghiệm sự Bất Tử - qua sự tu tập theo Chánh Pháp cho đến lúc nhập được quả dự lưu - sẽ cắt bỏ được kiết sử bằng cách kiểm chứng được khả năng của con người để giác ngộ, kiểm chứng được lời dạy của Đức Phật như là các hướng dẫn đưa đến nhập dòng dự lưu, và sự xứng đáng của những vị đã vào nhập dòng Thánh.

"There is the case where the disciple of the noble ones is endowed with unwavering confidence in the Awakened One: 'Indeed, the Blessed One is worthy and rightly self-awakened, consummate in knowledge & conduct, well-gone, an expert with regard to the world, unexcelled as a trainer for those people fit to be tamed, the Teacher of devas & human beings, awakened, blessed.'

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật. Đây là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian giải, Vô thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế tôn.

"He is endowed with unwavering confidence in the Dhamma: 'The Dhamma is well-expounded by the Blessed One, to be seen here & now, timeless, inviting verification, pertinent, to be realized by the wise for themselves.'

Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp : "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

"He is endowed with unwavering confidence in the Sangha: 'The Sangha of the Blessed One's disciples who have practiced well... who have practiced straight-forwardly... who have practiced methodically... who have practiced masterfully — in other words, the four types of noble disciples when taken as pairs, the eight when taken as individual types[1] — they are the Sangha of the Blessed One's disciples: worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of respect, the incomparable field of merit for the world.'"

Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng,: -Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn ; -Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn ; -Như lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; -Chân chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảng lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.

NOTE 1. The four pairs are (1) the person on the path to stream entry, the person experiencing the fruit of stream entry; (2) the person on the path to once-returning, the person experiencing the fruit of once-returning; (3) the person on the path to non-returning, the person experiencing the fruit of non-returning; (4) the person on the path to arahantship, the person experiencing the fruit of arahantship. The eight individuals are the eight types forming these four pairs.

AN 10.92

CHÚ THÍCH 1. Bốn đôi là: 1. Tu đà hoàn đạo - Tu đà hoàn quả (Nhập lưu) người trên con đường nhập lưu, người trải nghiệm kết quả của việc nhập lưu; 2. Tư đà hàm đạo - Tư đà hàm quả (Nhất lai) người trên con đường trở lại một lần, người trải nghiệm kết quả của việc quay lại một lần; 3. A na hàm đạo - A na hàm quả (Bất lai) người trên con đường không quay trở lại, người trải nghiệm quả không trở lại; (4. A la hán đạo - A la hán quả (Ứng cúng) người trên con đường dẫn đến quả vị A la hán, người chứng nghiệm quả vị A la hán. Tám cá thể là tám loại hình thành bốn đôi này.

The fetter of grasping at habits and practices is often described in the Pali Canon with reference to the view that one becomes pure simply through performing rituals or patterns of behavior. This view in turn is related to the notion that one's being is defined by one's actions: If one acts in accordance with clearly defined habits and practices, one is ipso facto pure. Although the Canon recognizes the importance of habits and practices in the attaining the stream, the experience of the Deathless shows the person who has attained the stream that one cannot define oneself in terms of those habits and practices. Thus one continues to follow virtuous practices, but without defining oneself in terms of them.

Giới cấm thủ kiết sử trong Kinh tạng mô tả như là sự tin tưởng ta sẽ được thanh tịnh qua việc thực hiện các lễ nghi nào đó hoặc qua những hành động nào đó. Sự tin tưởng này cho rằng sự hiện hữu của ta được đánh giá qua các hành động: nếu ta hành trì theo các giới luật và khung hướng dẫn bó buộc nào đó, ta sẽ đương nhiên thanh tịnh. Mặc dù kinh điển công nhận tầm quan trọng của giới luật để nhập vào dòng Thánh, việc thực chứng Niết bàn cho thấy người này sống đạo đức trong giới luật, nhưng không chấp thủ vào chúng.

"Now where do skillful habits cease without trace? Their cessation, too, has been stated: There is the case where a monk is virtuous, but not fashioned of (or: defined by his) virtue. He discerns, as it actually is, the awareness-release & discernment-release where his skillful habits cease without trace."

MN 78

Và này Thợ mộc, những thiện giới này từ đâu được trừ diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, vị Tỳ-khưu có giới hạnh, và không chấp trước giới, và vị này như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ở đây, những thiện giới ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

MN 78

[The enlightened person] doesn't speak of purity
in terms of view,
learning,
knowledge,
habit or practice.

Nor is it found by a person
through lack of view,
of learning,
of knowledge,
of habit or practice.

Letting these go, without grasping,
one is independent,
at peace.

Sn 4.9

Không phải từ tri kiến,
Từ truyền thống, từ trí,
Không phải từ giới cấm,
Thanh tịnh được đem đến.

Người ta nói như vậy,
Nhưng cũng không phải là
Không kiến, không truyền thống,
Không trí, không giới cấm.

Từ bỏ tất cả chúng,
Không chấp thủ sự gì,
Bậc thiện không y chỉ,
Không ước muốn sanh hữu.

Sn 4.9

The Character of a Stream-winner  

A standard formula in the Canon describes a stream-enterer in terms of four factors. The first three of these four factors of stream entry are directly related to the cutting of the fetter of uncertainty. The fourth is related to the cutting of the fetter of grasping at habits and practices.

Đặc tính của quả Dự lưu  

Một công thức tiêu chuẩn trong Kinh Điển mô tả tiến trình tu tập nhập lưu lu theo bốn yếu tố. Ba yếu tố đầu tiên trong số bốn yếu tố nhập lưu này liên quan trực tiếp đến việc cắt kiết sử không chắc chắn. Thứ tư liên quan đến việc cắt bỏ kiết sử của việc nắm bắt các thói quen và thực hành.

"There is the case where the disciple of the noble ones is endowed with unwavering confidence in the Awakened One... unwavering confidence in the Dhamma... unwavering confidence in the Sangha... He/she is endowed with virtues that are appealing to the noble ones: untorn, unbroken, unspotted, unsplattered, liberating, praised by the wise, untarnished, leading to concentration."

AN 10.92

Thế nào là thành tựu bốn Dự lưu phần? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu". Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời." Vị ấy thành tựu với những giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hủy, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được bậc trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến Thiền định.

AN 10.92

Although this is the standard list of the four factors of stream entry, there are other lists that replace the fourth factor with other factors.

Mặc dù đoạn kinh này được xem là các tiêu chuẩn căn bản của quả Dự Lưu, trong kinh điển còn có ghi các bài kinh khác, trong đó, tiêu chuẩn về giới hạnh được thay thế bằng tiêu chuẩn khác.

SN 55.32 defines the fourth factor as follows: "Furthermore, the disciple of the noble ones lives at home with an awareness cleansed of the stain of stinginess, freely generous, openhanded, delighting in being magnanimous, responsive to requests, delighting in the distribution of alms.

SN 55.32ghi tiêu chuẩn thứ tư như sau: "Lại nữa, vị Thánh đệ tử trú ở gia đình, với tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia xẻ vật bố thí."

SN 55.33 defines it as follows: "Furthermore, the disciple of the noble ones is discerning, endowed with discernment of arising & passing away — noble, penetrating, leading to the right ending of stress."

SN 55.33 ghi tiêu chuẩn thứ tư như sau: "Lại nữa, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt các pháp, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập các pháp, đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau."

When these lists are collated, we arrive at four qualities that describe a stream-enterer: conviction, virtue, generosity, and discernment. AN 8.54 describes these as "four qualities that lead to a lay person's happiness and well-being in lives to come." Other passages in the Canon explore the implications of each of these four as embodied in a stream-enterer's behavior.

Khi các danh sách này được đối chiếu, chúng ta đi đến bốn phẩm chất mô tả vị Thánh Dự Lưu: lòng tin, giới hạnh, đầy đủ bố thí và trí tuệ. Trong Kinh Tăng Chi 8.54 diễn tả như là bốn pháp đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc tương lai cho người Phật tử.

Conviction in the Triple Gem of the Buddha, Dhamma, and Sangha is not simply a matter of belief or devotion. It forces one to place trust in the principle of kamma — the principle of action and result in line with which one first gained entry to the stream.

Niềm tin nơi Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng không chỉ đơn thuần là sự tin tưởng, sùng tín. Niềm tin ở đây giúp một người đặt niềm tin vào lý nghiệp quả - nguyên tắc hành động và hậu quả như vị ấy đã chứng nghiệm khi bắt đầu nhập dòng Thánh.

"Endowed with these five qualities, a lay follower is a jewel of a lay follower, a lotus of a lay follower, a fine flower of a lay follower. Which five? He/she has conviction; is virtuous; is not eager for protective charms & ceremonies; trusts kamma, not protective charms & ceremonies; does not search for recipients of his/her offerings outside [of the Sangha], and gives offerings here first."

AN 5.175

Thành tựu năm pháp, này các Tỳ-khưu, một cư sĩ là hòn ngọc trong hàng cư sĩ, là hoa sen hồng trong hàng cư sĩ, là hoa sen trắng trong hàng cư sĩ. Thế nào là năm? Có lòng tin; có giới đức; không tin tưởng vào bùa chú hay nghi lễ đặc biệt; tin tưởng ở nghiệp quả; không tìm kiếm ngoài Tăng chúng người xứng đáng tôn trọng và tại đấy phục vụ trước.

AN 5.175

Virtue, as practiced by the stream-enterer, is also a function of a deep trust in the principle of kamma, and of a sympathy for others that arises from that trust. Although stream-enterers may still break the minor rules of training, the depth of insight that informs their virtue ensures that their adherence to the basic principles of morality is unshakable.

"Giới đức" được tu tập bởi vị Dự Lưu là kết quả của niềm tin kiên trì về luật nhân quả và của sự cảm thông đối với người khác phát sinh từ sự tin tưởng đó. Mặc dù vị Dự Lưu có thể vẫn còn phạm vài học giới nhỏ, nhưng tuệ tri sâu xa của vị ấy đảm bảo sự tuân giữ không thối chuyển của mình đối với các nguyên tắc căn bản của giới đức.

"There is the case where a disciple of the noble ones reflects thus: 'I love life and don't love death. I love happiness and abhor pain. Now if I — loving life and not loving death, loving happiness and abhorring pain — were to be killed, that would be displeasing & disagreeable to me. And if I were to kill another who loves life and doesn't love death, who loves happiness and abhors pain, that would be displeasing & disagreeable to the other. What is displeasing & disagreeable to me is displeasing & disagreeable to others. How can I inflict on others what is displeasing & disagreeable to me?' Reflecting in this way, he refrains from taking life, gets others to refrain from taking life, and speaks in praise of refraining from taking life. In this way his bodily behavior is pure in three ways.

Ở đây, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Ta muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ. Nếu có ai đến đoạt mạng sống của ta, một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với ta. Nhưng nếu ta đoạt mạng sống một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy từ bỏ sát sanh, khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh, nói lời tán thán từ bỏ sát sanh. Như vậy, về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

7. "Furthermore, he reflects thus: 'If someone, by way of theft, were to take from me what I haven't given, that would be displeasing & disagreeable to me...

7. Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy tư như sau: "Nếu có ai lấy của không cho của ta, gọi là ăn trộm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta lấy của không cho của người khác, gọi là ăn trộm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy từ bỏ lấy của không cho, khuyến khích người khác từ bỏ lấy của không cho, nói lời tán thán từ bỏ lấy của không cho. Như vậy, về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh

8. If someone were to commit adultery with my wives, that would be displeasing & disagreeable to me...

8. Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Nếu ai có tà hạnh với vợ của ta, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta có tà hạnh với vợ của người khác, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp này không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục, khuyến khích người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục, nói lời tán thán từ bỏ tà hạnh trong các dục. Như vậy, về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

9. If someone were to damage my well-being with a lie, that would be displeasing & disagreeable to me...

9. Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Nếu có ai làm tổn hại lợi ích ta với lời nói láo, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta cũng làm tổn hại lợi ích người khác với lời nói láo, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp này không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ nói láo, khuyến khích người khác từ bỏ nói láo, nói lời tán thán từ bỏ nói láo. Như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

10. If someone were to divide me from my friends with divisive speech, that would be displeasing & disagreeable to me...

10. Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy tư như sau: "Nếu có ai chia rẽ bạn bè ta bằng lời nói hai lưỡi,như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta chia rẽ bạn bè người khác bằng lời nói hai lưỡi, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp này không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ nói hai lưỡi, khuyến khích người khác từ bỏ nói lời hai lưỡi, nói lời tán thán từ bỏ nói lời hai lưỡi. Như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

11. If someone were to address me with harsh speech, that would be displeasing & disagreeable to me...

11) Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy tư như sau: "Nếu có ai đối xử với ta bằng thô ác ngữ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta cũng đối xử với người khác bằng thô ác ngữ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp này không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ thô ác ngữ, khuyến khích người khác từ bỏ thô ác ngữ, nói lời tán thán từ bỏ thô ác ngữ. Như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

.If someone were to address me with idle chatter, that would be displeasing & disagreeable to me. And if I were to address another with idle chatter, that would be displeasing & disagreeable to the other. What is displeasing & disagreeable to me is displeasing & disagreeable to others. How can I inflict on others what is displeasing & disagreeable to me?' Reflecting in this way, he refrains from idle chatter, gets others to refrain from idle chatter, and speaks in praise of refraining from idle chatter. In this way his verbal behavior is pure in three ways."

SN 55.7

Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy tư như sau: "Nếu có ai đối xử với ta với lời tạp ngữ, với lời phù phiếm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta cũng đối xử với người khác với lời tạp ngữ, với lời phù phiếm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp này không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?" Do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ lời nói phù phiếm, khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm, tán thán từ bỏ nói lời phù phiếm. Như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

SN 55.7

"Monks, this recitation of more than 150 training rules comes every fortnight, in reference to which sons of good families desiring the goal train themselves. There are these three trainings under which all that is gathered. Which three? The training in heightened virtue, the training in heightened mind, the training in heightened discernment. These are the three trainings under which all that is gathered.

Này các Tỳ-khưu, bản tụng đọc này gồm hơn 150 học giới cần phải đọc nửa tháng một lần, ở đây các người thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy. Này các Tỳ-khưu, tất cả được thâu nhiếp làm thành ba học giới này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng định học, tăng thượng tuệ học. Chính ba học pháp này, này các Tỳ-khưu, thâu nhiếp tất cả.

"There is the case where a monk is wholly accomplished in virtue, moderately accomplished in concentration, and moderately accomplished in discernment. With reference to the lesser and minor training rules, he falls into offenses and rehabilitates himself. Why is that? Because I have not declared that to be a disqualification in these circumstances. But as for the training rules that are basic to the holy life and proper to the holy life, he is one of permanent virtue, one of steadfast virtue. Having undertaken them, he trains in reference to the training rules. With the wasting away of [the first] three fetters, he is a stream-winner, never again destined for states of woe, certain, headed for self-awakening."

AN 3.87

Ở đây, này các Tỳ-khưu, có Tỷ kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỳ-khưu, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng đạt quả Thánh. Phàm có những học giới nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc tối đa phải sanh lại bảy lần. Sau khi sanh lại bảy lần, sau khi dong ruỗi, luân chuyển tối đa bảy lần giữa chư Thiên và loài người, đoạn tận khổ đau, hướng đến giác ngộ giải thoát.

AN 3.87

Generosityis actually a characteristic that must precede stream entry. However, the attainment of stream entry gives generosity a distinctive integrity.

"Monks, there are these five forms of stinginess. Which five?
Stinginess as to one's monastery [lodgings], stinginess as to one's family [of supporters], stinginess as to one's gains, stinginess as to one's status, and stinginess as to the Dhamma.
These are the five forms of stinginess. And the meanest of these five is this: stinginess as to the Dhamma...

"Without abandoning these five things, one is incapable of realizing the fruit of stream entry."

AN 5.254, 257

Bố thí thật ra là một đức tính cần có trước khi đắc quả Dự Lưu. Tuy nhiên, sự bố thí của vị Dự Lưu có thêm những điểm đặc biệ..

"Này các Tỳ-khưu, có năm xan tham này. Thế nào là năm?
Xan tham trú xứ, xan tham gia đình, xan tham lợi dưỡng, xan tham tán thán, xan tham pháp....
Trong năm xan tham này, này các Tỳ-khưu, xan tham pháp là tối hạ liệt.

"Do không đoạn tận năm pháp này, này các Tỳ-khưu, không có thể chứng ngộ Dự lưu quả"

AN 5.254, 257

"Without abandoning these five things, one is incapable of realizing the fruit of stream entry. Which five? Stinginess as to one's monastery [lodgings], stinginess as to one's family [of supporters], stinginess as to one's gains, stinginess as to one's status, and ingratitude."

AN 5.254, 257

Do không đoạn tận năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng đạt và an trú Thiền thứ hai...Thiền thứ ba...Thiền thứ tư...không thể có giác ngộ Dự lưu quả...Nhất lai quả...Bất lai quả...A-la-hán quả. Thế nào là năm? Xan tham trú xứ, Xan tham gia đình, Xan tham lợi dưỡng, Xan tham tán thán, Xan tham pháp.

AN 5.254, 257

"These five are a person of integrity's gifts. Which five? A person of integrity gives a gift with a sense of conviction. A person of integrity gives a gift attentively. A person of integrity gives a gift in season. A person of integrity gives a gift with an empathetic heart. A person of integrity gives a gift without adversely affecting himself or others."

AN 5.148

Này các Tỳ-khưu, có năm loại bố thí này xứng bậc Chân nhân. Thế nào là năm? Bố thí có lòng tin, bố thí có kính trọng, bố thí đúng thời, bố thí với tâm không gượng ép, bố thí không làm thương tổn mình và người.

AN 5.148

Discernment is the character trait of the stream-enterer that is most directly related to the cutting of the fetter of self-identity views. However, its implications spread to other facets of right view as well. In fact, "consummate in view" is one of the epithets for a stream-enterer. The impact of being consummate in view extends, not only to one's intellectual life, but also to one's emotional life as well.

Tri kiến của vị Dự Lưu là tính cáchliên quan trực tiếp đến việc diệt trừ khử kiết sử về thân kiến. Tuy nhiên, tác động của nó cũng có liên quan đến các khía cạnh khác của chánh kiến. Trên thực tế "Thành tựu tri kiến" là một trong những cao điểm của quả Dự Lưu. Tác động của việc thành tựu tri kiến không những ảnh hưởng đến đời sống trí thức mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình cảm nữa của một người.

"There is the case where a monk, having gone to the wilderness, to the root of a tree, or to an empty dwelling, considers thus: 'Is there any internal enthrallment unabandoned in me that, enthralled with which, my enthralled mind would not know or see things as they actually are?' If a monk is enthralled with sensual passion, then his mind is enthralled. If he is enthralled with ill will, then his mind is enthralled. If he is enthralled with sloth and torpor, then his mind is enthralled. If he is enthralled with restlessness and anxiety, then his mind is enthralled. If he is enthralled with uncertainty, then his mind is enthralled. If a monk is absorbed in speculation about this world, then his mind is enthralled. If a monk is absorbed in speculation about the other world, then his mind is enthralled. If a monk is given to arguing and quarreling and disputing, stabbing others with weapons of the mouth, then his mind is enthralled.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng, hay đi đến dưới gốc cây, hay đi đến chỗ trống vắng và suy nghĩ như sau: "Không biết ta có nội triền nào chưa đoạn trừ không? Do nội triền này nếu tâm ta bị triền phược, thì ta không thể biết như thật, không thể thấy như thật?" Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị tham dục triền phược, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị sân triền phược, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị hôn trầm thụy miên triền phược, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị trạo hối triền phược, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo bị nghi triền phược, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có tâm bị thế sự đời này ràng buộc, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo có tâm bị thế sự đời sau ràng buộc, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược. Tỷ-kheo sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi, cho đến như vậy, tâm (của vị này) bị triền phược.

"He discerns that, 'There is no enthrallment unabandoned in me that, enthralled with which, my enthralled mind would not know and see things as they actually are. My mind is well directed for awakening to the truths.' This is the first knowledge attained by him that is noble, transcendent, not held in common with run-of-the-mill people.

Vị ấy biết rõ như sau: "Ta không có nội triền chưa được đoạn trừ, do nội triền này nếu tâm ta bị triền phược, ta không thể biết như thật, không thể thấy như thật. Ý của ta được khéo hướng đến sự giác ngộ các sự thật". Ðó là trí thứ nhất mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

"Furthermore, the disciple of the noble ones considers thus: 'When I cultivate, develop, and pursue this view, do I personally obtain serenity, do I personally obtain Unbinding?'

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Trong khi ta thực tập, tu tập, luyện tập nhiều lần tri kiến này; ta tự đạt được tịch chỉ, ta tự đạt được tịnh chỉ".

"He discerns that, 'When I cultivate, develop, and pursue this view, I personally obtain serenity, I personally obtain Unbinding.' This is the second knowledge attained by him that is noble, transcendent, not held in common with run-of-the-mill people.

Vị này biết rõ như sau: "Trong khi ta thực tập, tu tập, luyện tập nhiều lần tri kiến này; ta tự đạt được tịch chỉ, ta tự đạt được tịch chỉ". Ðó là trí thứ hai mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

"Furthermore, the disciple of the noble ones considers thus: 'Is there, outside of this [Dhamma & Vinaya], any other contemplative or brahman endowed with the sort of view with which I am endowed?'

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Tri kiến như ta đã thành tựu có thể có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào ngoài tổ chức này, thành tựu tri kiến như vậy không?"

"He discerns that, 'There is no other contemplative or brahman outside [the Dhamma & Vinaya] endowed with the sort of view with which I am endowed.' This is the third knowledge attained by him that is noble, transcendent, not held in common with run-of-the-mill people.

Vị ấy hiểu rõ như sau: "Tri kiến như ta đã thành tựu không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác, ngoài tổ chức này, thành tựu tri kiến như vậy". Ðó là tri thứ ba mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

"Furthermore, the disciple of the noble ones considers thus: 'Am I endowed with the character of a person consummate in view?' What is the character of a person consummate in view? This is the character of a person consummate in view: Although he may commit some kind of offence for which a means of rehabilitation has been laid down, still he immediately confesses, reveals, and discloses it to the Teacher or to wise companions in the holy life; having done that, he undertakes restraint for the future. Just as a young, tender infant lying on his back, when he has hit a live ember with his hand or his foot, immediately draws back; in the same way, this is the character of a person consummate in view: although he may commit some kind of offence for which a means of rehabilitation has been laid down, still he immediately confesses, reveals, and discloses it to the Teacher or to wise companions in the holy life; having done that, he undertakes restraint for the future.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Pháp tánh (Dhammata) mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu hay không?" Và này các Tỷ-kheo, pháp tánh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Ðây là pháp tánh, này các Tỷ-kheo, mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Bất cứ giới tội nào vị này vi phạm, giới tội ấy liền được xuất tội. Vị này lập tức phát lộ, tỏ bày, trình bày trước bậc Ðạo Sư hay trước các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi phát lộ, tỏ bày, trình bày, vị ấy phòng hộ gìn giữ trong tương lai. Này các Tỷ-kheo, ví như một đứa trẻ con, ngây thơ, nằm ngửa, lập tức rút lui tay hay chân nếu tay hay chân của nó chạm phải than đỏ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đây là pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Bất cứ giới tội nào vị này vi phạm, giới tội ấy liền được xuất tội. Vị này lập tức phát lộ, tỏ bày, trình bày trước bậc Ðạo Sư hay trước các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi phát lộ, tỏ bày, trình bày, vị ấy phòng hộ gìn giữ trong tương lai.

"He discerns that, 'I am endowed with the character of a person consummate in view.' This is the fourth knowledge attained by him that is noble, transcendent, not held in common with run-of-the-mill people.

Vị ấy biết rõ như sau: "Pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu". Như vậy là trí thứ tư mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

"Furthermore, the disciple of the noble ones considers thus: 'Am I endowed with the character of a person consummate in view?' What is the character of a person consummate in view? This is the character of a person consummate in view: although he may be active in the various affairs of his companions in the holy life, he still has a keen regard for training in heightened virtue, training in heightened mind, & training in heightened discernment. Just as a cow with a new calf watches after her calf all the while she is grazing on grass, in the same way, this is the character of a person consummate in view: Although he may be active in the various affairs of his companions in the holy life, he still has a keen regard for training in heightened virtue, training in heightened mind, & training in heightened discernment.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu hay không?" Và này các Tỷ-kheo, pháp tánh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Ðây là pháp tánh, này các Tỷ-kheo, mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Bất luận sự việc cần phải làm dầu lớn nhỏ gì, giúp cho các vị đồng phạm hạnh; vị này nỗ lực thực hiện, nhưng tha thiết hướng đến tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Này các Tỷ-kheo, ví như con bò có các con bê, khi đang nhổ lùm cỏ lên (ăn), vẫn coi chừng con bê. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đây là pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Bất luận sự việc cần phải làm dầu lớn nhỏ gì, giúp cho các vị đồng phạm hạnh; vị này nỗ lực thực hiện, nhưng tha thiết hướng đến tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. .

"He discerns that, 'I am endowed with the character of a person consummate in view.' This is the fifth knowledge attained by him that is noble, transcendent, not held in common with run-of-the-mill people.

Vị này biết rõ như sau: "Pháp tánh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, pháp tánh như vậy ta có thành tựu". Như vậy là trí thứ năm mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

"Furthermore, the disciple of the noble ones considers thus: 'Am I endowed with the strength of a person consummate in view?' What is the strength of a person consummate in view? This is the strength of a person consummate in view: When the Dhamma & Vinaya proclaimed by the Tathagata is being taught, he heeds it, gives it attention, engages it with all his mind, hears the Dhamma with eager ears.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, sức mạnh như vậy ta có thành tựu hay không?" Và này các Tỷ-kheo, sức mạnh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Ðây là sức mạnh, này các Tỷ-kheo, một vị chứng được tri kiến thành tựu. Trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, sau khi chú tâm chú ý, chuyên chú toàn tâm trí, vị này lóng tai nghe Pháp.

"He discerns that, 'I am endowed with the strength of a person consummate in view.' This is the sixth knowledge attained by him that is noble, transcendent, not held in common with run-of-the-mill people.

Vị này biết rõ như sau : "Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, sức mạnh như vậy ta có thành tựu". Như vậy là trí thứ sáu mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không có thể cọng chứng.

"Furthermore, the disciple of the noble ones considers thus: 'Am I endowed with the strength of a person consummate in view?' What is the strength of a person consummate in view? This is the strength of a person consummate in view: When the Dhamma & Vinaya proclaimed by the Tathagata is being taught, he gains understanding in the meaning, gains understanding in the Dhamma, gains gladness connected with the Dhamma.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, sức mạnh như vậy ta có thành tựu hay không?" Và này các Tỷ-kheo, sức mạnh ấy là gì mà một vị chứng được tri kiến thành tựu? Ðây là sức mạnh, này các Tỷ-kheo, mà một vị chứng được tri kiến thành tựu. Trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, vị này chứng được nghĩa tín thọ (atthaveda), Pháp tín thọ (Dhammaveda), và sự hân hoan tương ứng với pháp; .

"He discerns that, 'I am endowed with the strength of a person consummate in view.' This is the seventh knowledge attained by him that is noble, transcendent, not held in common with run-of-the-mill people.

vị này hiểu rõ như sau: "Sức mạnh mà một vị chứng được tri kiến thành tựu, sức mạnh như vậy ta có thành tựu". Như vậy là trí thứ bảy mà vị này chứng được, thuộc các bậc Thánh, siêu thế, các phàm phu không thể cọng chứng.

"A disciple of the noble ones thus possessed of seven factors has well examined the character for the realization of the fruit of stream entry. A disciple of the noble ones thus possessed of seven factors is endowed with the fruit of stream entry."

MN 48

Như vậy, này các Tỷ-kheo, pháp tánh được khéo an trú đối với vị Thánh đệ tử thành tựu bảy chi này để chứng được quả Dự Lưu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu bảy chi này tức là đã thành tựu Dự Lưu quả.

MN 48

"There is a manner of reckoning whereby a monk who is a learner, standing at the level of a learner, can discern that 'I am a learner,' and whereby a monk who is an adept [i.e., an arahant], standing at the level of an adept, can discern that 'I am an adept.'

Thế Tôn nói như sau: Có pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa có thể rõ biết: "Tôi là bậc hữu học", Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa, có thể rõ biết: "Tôi là bậc vô học".

"And what is the manner of reckoning whereby a monk who is a learner, standing at the level of a learner, can discern that 'I am a learner'? There is the case where a monk is a learner. He discerns, as it actually is, that 'This is stress... This is the origination of stress... This is the cessation of stress... This is the path of practice leading to the cessation of stress.' This is a manner of reckoning whereby a monk who is a learner, standing at the level of a learner, can discern that 'I am a learner.'

Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học trú trên hữu học địa rõ biết: "Tôi là bậc hữu học"?. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học như thật rõ biết: "Đây là khổ", như thật rõ biết : "Đây là khổ tập khởi", như thật rõ biết: "Đây là khổ đoạn diệt", như thật rõ biết: "Đây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt". Đây là pháp môn, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa rõ biết: "Tôi là bậc hữu học".

"Furthermore, the monk who is a learner reflects, 'Is there outside of this [Dhamma & Vinaya] any contemplative or brahman who teaches the true, genuine, & accurate Dhamma like the Blessed One?' And he discerns, 'No, there is no contemplative or brahman outside of this Dhamma & Vinaya who teaches the true, genuine, & accurate Dhamma like the Blessed One.' This too is a manner of reckoning whereby a monk who is a learner, standing at the level of a learner, can discern that 'I am a learner.'

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học suy nghĩ như sau: "Ngoài Tăng chúng này, có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy, chân như vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn hay không?". Và vị ấy rõ biết như sau: "Ngoài Tăng chúng này, không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy, chân như vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn". Đây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa rõ biết: "Tôi là bậc hữu học".

"Furthermore, the monk who is a learner discerns the five faculties: the faculty of conviction... persistence... mindfulness... concentration... discernment. He sees clear through with discernment their destiny, excellence, rewards, & consummation, but he does not touch them with his body. This too is a manner of reckoning whereby a monk who is a learner, standing at the level of a learner, can discern that 'I am a learner.'

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học rõ biết năm căn: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Nhưng về sanh thú, về tối thắng, về quả, về mục đích của chúng, vị ấy không có thể trú, tự thân thông đạt được, và không thể với trí tuệ, thông suốt chúng và thấy chúng rõ ràng. Đây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy. Tỷ-kheo vô học đứng trên hữu học địa, rõ biết: "Tôi là bậc hữu học".

"And what is the manner of reckoning whereby a monk who is an adept, standing at the level of an adept, can discern that 'I am an adept'? There is the case where a monk who is an adept discerns the five faculties: the faculty of conviction... persistence... mindfulness... concentration... discernment. He touches with his body and sees clear through with discernment what their destiny, excellence, rewards, & consummation are. This is a manner of reckoning whereby a monk who is an adept, standing at the level of an adept, can discern that 'I am an adept.'

Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa rõ biết: "Ta là bậc vô học"? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vô học rõ biết năm căn: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn với sanh thú của chúng, với tối thắng của chúng, với quả của chúng, với mục đích của chúng. Và vị ấy trú, với tự thân thông đạt được, và với trí tuệ thông suốt chúng và thấy chúng rõ ràng. Đây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa rõ biết: "Tôi là bậc vô học".

"Furthermore, the monk who is an adept discerns the six sense faculties: the faculty of the eye... ear... nose... tongue... body... intellect. He discerns, 'These six sense faculties will disband entirely, everywhere, & in every way without remainder, and no other set of six sense faculties will arise anywhere or in any way.' This too is a manner of reckoning whereby a monk who is an adept, standing at the level of an adept, can discern that 'I am an adept.'"

SN 48.53

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vô học rõ biết sáu căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn. Vị ấy rõ biết: "Sáu căn này được đoạn diệt, không có dư tàn, toàn bộ và toàn diện. Và sẽ không có sáu căn khác khởi lên, tại một chỗ nào và như thế nào". Vị ấy rõ biết như vậy. Đây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy. Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa, rõ biết: "Tôi là bậc vô học".

SN 48.53

Then Anathapindika the householder went to where the wanderers of other persuasions were staying. On arrival he greeted them courteously. After an exchange of friendly greetings & courtesies, he sat to one side. As he was sitting there, the wanderers said to him, "Tell us, householder, what views the contemplative Gotama has."

"Venerable sirs, I don't know entirely what views the Blessed One has."

"Well, well. So you don't know entirely what views the contemplative Gotama has. Then tell us what views the monks have."

"I don't even know entirely what views the monks have."

"So you don't know entirely what views the contemplative Gotama has or even that the monks have. Then tell us what views you have."

Rồi Gia chủ Anàthapinidika đi đến các du sĩ đạo ấy, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Gia chủ Anàthapidika đang ngồi một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với gia chủ nathapindika đang ngồi một bên :

Này Gia chủ, hãy nói lên Sa-môn Gatama có kiến gì ?

Thưa các Tôn giả, tôi không biết tất cả kiến của Thế Tôn.

Này Gia chủ, Gia chủ có thể không biết tất cả kiến của Sa-môn Gotama. Nhưng Gia chủ, hãy nói các Tỷ-kheo có kiến gì ?

Thưa các Tôn giả, tôi không biết tất cả kiến của các Tỷ-kheo.

Này Gia chủ, Gia chủ có thể không biết tất cả kiến của Sa-môn Gotama, Gia chủ có thể không biết tất cả kiến của các Tỷ-kheo. Vậy này Gia chủ, hãy nói về kiến của gia chủ.

"It wouldn't be difficult for me to expound to you what views I have. But please let the venerable ones expound each in line with his position, and then it won't be difficult for me to expound to you what views I have."

Thưa các Tôn giả, thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi. Nhưng các Tôn hãy trả lời về kiến của các Tôn giả trước. Rồi sau thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi.

When this had been said, one of the wanderers said to Anathapindika the householder, "The cosmos is eternal. Only this is true; anything otherwise is worthless. This is the sort of view I have."

Khi được nói vậy, một du sĩ ngoại đạo nói với gia chủ Anàthapindika : "Thường còn là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi".

Another wanderer said to Anathapindika, "The cosmos is not eternal. Only this is true; anything otherwise is worthless. This is the sort of view I have."

Một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika : "Vô thường là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến này khác là hư vọng. Như vậy là kiến của tôi."

Another wanderer said, "The cosmos is finite..."..."The cosmos is infinite..."..."The soul & the body are the same..."..."The soul is one thing and the body another..."..."After death a Tathagata exists..."..."After death a Tathagata does not exist..."..."After death a Tathagata both does & does not exist..."..."After death a Tathagata neither does nor does not exist. Only this is true; anything otherwise is worthless. This is the sort of view I have."

Một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika : "Có biên tế là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi".
Một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika : "Không có biên tế là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi".
Một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika : "Mạng sống và thân thể là một. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi".
Một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika : "Mạng sống và thân thể là khác. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi".
Một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika : "Như Lai có tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi".
Một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika : "Như Lai không có tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi".
Một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika : "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi".
Một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika : "Như Lai không có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi".

When this had been said, Anathapindika the householder said to the wanderers, "As for the venerable one who says, 'The cosmos is eternal. Only this is true; anything otherwise is worthless. This is the sort of view I have," his view arises from his own inappropriate attention or in dependence on the words of another. Now this view has been brought into being, is fabricated, willed, dependently originated. Whatever has been brought into being, is fabricated, willed, dependently originated, that is inconstant. Whatever is inconstant is stress. This venerable one thus adheres to that very stress, submits himself to that very stress." [Similarly with the other positions.]

Khi nghe nói vậy, gia chủ Anàthapindika nói với các du sĩ ngoại đạo ấy :Thưa các Tôn giả, Tôn giả nào nói như sau : "Thường còn là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi". Kiến này của Tôn giả ấy, hoặc nhân tự mình tác ý không hợp lý, hay do duyên nghe tiếng người khác nói. Kiến ấy như vậy được sanh được tác thành (hữu vi) do tâm suy tư, do duyên khởi lên. Và cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên, cái ấy là vô thường ; cái gì vô thường, cái ấy là khổ ; cái (khổ) ấy, Tôn giả chấp trước (dính vào) ; cái (khổ) ấy, Tôn giả chấp nhận.

When this had been said, the wanderers said to Anathapindika the householder, "We have each & every one expounded to you in line with our own positions. Now tell us what views you have."

Khi được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với gia chủ Anàthapindika : - Này Gia chủ, tất cả kiến của chúng tôi đã được nói lên. Này Gia chủ, hãy nói lên kiến của gia chủ là gì?

"Whatever has been brought into being, is fabricated, willed, dependently originated, that is inconstant. Whatever is inconstant is stress. Whatever is stress is not me, is not what I am, is not my self. This is the sort of view I have."

Thưa các Tôn giả, phàm cái gì được sanh, được tác thành do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì là khổ, cái ấy là "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi." Tôi có kiến như vậy, thưa các Tôn giả.

"So, householder, whatever has been brought into being, is fabricated, willed, dependently originated, that is inconstant. Whatever is inconstant is stress. You thus adhere to that very stress, submit yourself to that very stress."

Này Gia chủ, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì là khổ, cái ấy, này Gia chủ, Gia chủ lại chấp trước, cái ấy, này Gia chủ, Gia chủ lại chấp nhận.

"Venerable sirs, whatever has been brought into being, is fabricated, willed, dependently originated, that is inconstant. Whatever is inconstant is stress. Whatever is stress is not me, is not what I am, is not my self. Having seen this well with right discernment as it actually is present, I also discern the higher escape from it as it actually is present."

Thưa các Tôn giả, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Như vậy là như thật khéo thấy với chánh trí tuệ. Và tư nơi khổ ấy, tôi như thật rõ biết sự xuất ly hơn thế nữa.

When this was said, the wanderers fell silent, abashed, sitting with their shoulders drooping, their heads down, brooding, at a loss for words. Anathapindika the householder, perceiving that the wanderers were silent, abashed...at a loss for words, got up & went to the Blessed One. On arrival, having bowed down to the Blessed One, he sat to one side. As he was sitting there, he told the Blessed One the entirety of his conversation with the wanderers.

Khi nghe nói như vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy ngồi im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sững sờ, không nói lên lời. Rồi gia chủ Anàthapinika, sau khi biết các du sĩ ngoại đạo ấy im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sững sờ, không nói lên lời, tư chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ Anàthapindika, câu chuyện với các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào thuật lại tất cả cho Thế Tôn rõ :

[The Blessed One said:] "Well done, householder. Well done. That is how you should periodically & righteously refute those foolish men." Then he instructed, urged, roused, and encouraged Anathapindika the householder with a talk on Dhamma. When Anathapindika the householder had been instructed, urged, roused and encouraged by the Blessed One with a talk on Dhamma, he got up from his seat and, having bowed down to the Blessed One, left, keeping the Blessed One on his right side. Not long afterward, the Blessed One addressed the monks: "Monks, even a monk who has long penetrated the Dhamma in this Dhamma & Vinaya would do well, periodically & righteously, to refute the wanderers of other persuasions in just the way Anathapindika the householder has done."

AN 10.93

"Lành thay, lành thay, này Gia chủ. Như vậy, này Gia chủ, những kẻ ngu si ấy thường cần phải được bác bỏ với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp".Rồi Thế Tôn với một bài pháp thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ Gia chủ Anàthapindika. Rồi Gia chủ Anàthapindika, sau khi được Thế Tôn với bài pháp thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.Rồi Thế Tôn, sau khi gia chủ Anàthapindika ra đi không bao lâu, bảo các vị Tỷ-kheo : - Tỷ-kheo nào dầu đã được đầy đủ 100 năm an cư mùa mưa trong Pháp và Luật này, vị ấy cần phải như vậy, thường thường bác bỏ các du sĩ ngoại đạo, với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp, như gia chủ Anàhtapindika đã khéo bác bỏ.

AN 10.93

Rewards  

Many of the passages describing the rewards of stream entry focus on the stream-enterer's fate after death: He/she will never be reborn on a plane lower than the human, and will tend to experience exceptional happiness wherever reborn. As for the number of rebirths remaining for the stream-enterer before total Unbinding, the texts distinguish three levels of attainment.

Lợi Ích  

Nhiều đoạn kinh đề cập đến lợi ích của bậc Dự Lưu sau khi chết: Vị ấy không bao giờ tái sinh trong các đọa xứ, mà chỉ tái sinh trong các cõi an lạc như của chư Thiên hay loài người. Kinh điển có ghi ba hạng Dự Lưu: Thất chủng sanh , Lục chủng sanh, Nhất chủng sanh .

"[Some,] with the wasting away of the three fetters, are 'one-seed-ers' (ekabijin): After taking rebirth only one more time on the human plane, they will put an end to stress.

Vị ấy do đoạn tận ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, phải trở lui lại đời này chỉ một lần, rồi đoạn tận khổ đau.

"Or, not breaking through to that, not penetrating that, with the wasting away of the three fetters they are 'family-to-family-ers' (kolankola): After transmigrating & wandering on through two or three more families [according to the Commentary, this phrase should be interpreted as 'through two to six more states of becoming'], they will put an end to stress.

Hoặc, không vượt qua được điều đó, không thâm nhập được điều đó, với sự lãng phí của ba kiết sử, họ là ' Lục chủng sanh' (kolankola): Sau khi chuyển đổi và lang thang qua hai hoặc ba gia đình nữa [theo Chú thích, cụm từ này nên được hiểu là 'qua hai đến sáu trạng thái nữa để trở thành'], sẽ chấm dứt căng thẳng.

"Or, not breaking through to that, not penetrating that, with the wasting away of the three fetters they are 'seven-times-at-most-ers' (sattakkhattuparama): After transmigrating & wandering on among devas & human beings, they will put an end to stress."

AN 3.89

Hoặc, không vượt qua được điều đó, không thâm nhập được điều đó, với sự lãng phí của ba kiềng xích, họ sẽ 'Thất chủng sanh' (sattakkhattuparama): Sau khi chuyển đổi và lang thang giữa các vị thần và con người, họ sẽ chấm dứt căng thẳng..

AN 3.89

[The Buddha is speaking to Nandaka, the chief minister of the Licchavis, concerning the factors of stream entry:] "A disciple of the noble ones endowed with these four qualities is a stream-winner, steadfast, never again destined for states of woe, headed for self-awakening.

(Đức Phật nói với ngài Nandaka, đại quan của bộ tộc Licchavi:) -- "Thành tựu bốn pháp này [*], này Nandaka, vị Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.

"Furthermore, a disciple of the noble ones endowed with these four qualities is linked with long life, human or divine; is linked with beauty, human or divine; is linked with happiness, human or divine; is linked with status, human or divine; is linked with influence, human or divine.

Thành tựu bốn pháp này, này Nadaka, vị Thánh đệ tử liên hệ đến tuổi thọ chư Thiên và loài Người, liên hệ đến dung sắc, liên hệ đến an lạc, liên hệ đến thanh danh, liên hệ đến lực tăng thượng chư Thiên và loài Người.

"I tell you this, Nandaka, not having heard it from any other contemplative or brahman. Instead, I tell you this having known, seen, and realized it for myself."

Ðiểm này, này Nandaka, Ta biết chứ không phải nhờ nghe từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào rồi Ta tuyên bố. Chính do tự Ta biết, tự Ta thấy, tự Ta ý thức rồi Ta tuyên bố".

When this was said, a certain man said to Nandaka, the chief minister of the Licchavis, "It is now time for your bath, sir."

Khi được nghe nói vậy, một người thưa với Nandaka, vị đại thần người Licchavi: -- Thưa Ðại quan, nay đã đến giờ tắm.

[Nandaka responded,] "Enough, I say, with this external bath. I am satisfied with this internal bath: confidence in the Blessed One."

SN 55.30

-- Thôi, nay đã vừa rồi, này Bạn, đó chỉ là sự tắm rửa bề ngoài. Tắm rửa bên trong này là vừa đủ cho ta, tức là lòng tịnh tín đối với Thế Tôn.

SN 55.30

The Canon often places great importance on the power of the last mental state before death in determining one's future plane of existence. However, the power of stream entry is so great that it can overcome even a muddled state of mind at death, ensuring that the next rebirth will be a good one.

Kinh điển thường đề cập sự quan trọng của trạng thái tinh thần trong giây phút lâm chung trước khi chết, vì có ảnh hưởng đến sự tái sinh. Tuy nhiên, sức mạnh của quả Dự Lưu rất mạnh và có thể vượt thắng trạng thái tâm mê loạn trước khi chết, để bảo đảm vị ấy tái sinh vào nơi tốt đẹp.

As he was sitting there, Mahanama the Sakyan said to the Blessed One, "Lord, this Kapilavatthu is rich & prosperous, populous & crowded, its alleys congested. Sometimes, when I enter Kapilavatthu in the evening after visiting with the Blessed One or with the monks who inspire the mind, I meet up with a runaway elephant, a runaway horse, a runaway chariot, a runaway cart, or a runaway person. At times like that, my mindfulness with regard to the Blessed One gets muddled, my mindfulness with regard to the Dhamma... the Sangha gets muddled. The thought occurs to me, 'If I were to die at this moment, what would be my destination? What would be my future course?'"

Rồi họ Thích Mahānāma (Đại Danh) đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, họ Thích Mahānāma bạch Thế Tôn: -- Kapilavatthu này, bạch Thế Tôn, là phồn vinh, phú cường, dân cư đông đúc, quần chúng khắp nơi chen chúc, chật hẹp. Bạch Thế Tôn, sau khi con hầu hạ Thế Tôn hay các Tỳ-khưu đáng kính, vào buổi chiều, con đi vào Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), con gặp con voi cuồng chạy; con gặp con ngựa cuồng chạy; con gặp người cuồng chạy; con gặp cỗ xe lớn cuồng chạy; con gặp cỗ xe nhỏ cuồng chạy. Trong khi ấy, bạch Thế Tôn, tâm con nghĩ đến Phật bị hoang mang, tâm con nghĩ đến Pháp bị hoang mang, tâm con nghĩ đến chúng Tăng bị hoang mang. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Nếu lúc ấy con mệnh chung, thời sanh thú của con là gì, sanh xứ đời sau chỗ nào?"

"Have no fear, Mahanama. Have no fear. Your death will not be a bad one, your demise will not be bad. If one's mind has long been nurtured with conviction, nurtured with virtue, nurtured with learning, nurtured with generosity, nurtured with discernment, then when the body — endowed with form, composed of the four primary elements, born from mother & father, nourished with rice & porridge, subject to inconstancy, rubbing, pressing, dissolution, & dispersion — is eaten by crows, vultures, hawks, dogs, hyenas, or all sorts of creatures, nevertheless the mind — long nurtured with conviction, nurtured with virtue, learning, generosity, & discernment — rises upward and separates out.

"Chớ có sợ, này Mahānāma! Chớ có sợ, này Mahānāma! Không ác sẽ là cái chết của Ông! Không ác là cái chết của ông! Này Mahānāma, với ai đã lâu ngày tâm tu tập trọn vẹn về tín, tâm tu tập trọn vẹn về giới, tâm tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm tu tập trọn vẹn về thí xả, tâm tu tập trọn vẹn về trí tuệ; với người ấy, dầu thân có sắc này, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, có bị vô thường phá hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt; dầu cho thân này ở đây bị quạ ăn, chim kên ăn, chim ưng ăn, chó ăn, hay giả-can ăn, hay các loại chúng sanh sai khác ăn; nhưng nếu tâm của vị ấy được lâu ngày tu tập trọn vẹn về tín, tu tập trọn vẹn về giới, tu tập trọn vẹn về sở văn, tu tập trọn vẹn về thí xả, tu tập trọn vẹn về trí tuệ, thời tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.

"Suppose a man were to throw a jar of ghee or a jar of oil into a deep lake of water, where it would break. There the shards & jar-fragments would go down, while the ghee or oil would rise upward and separate out. In the same way, if one's mind has long been nurtured with conviction, nurtured with virtue, nurtured with learning, nurtured with generosity, nurtured with discernment, then when the body... is eaten by crows, vultures, hawks, dogs, hyenas, or all sorts of creatures, nevertheless the mind... rises upward and separates out."

SN 55.21

"Ví như, này Mahānāma, một người nhận chìm một ghè sữa bơ, hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu và đập bể ghè ấy. Ở đây, các mảnh ghè hay mảnh vụn chìm xuống nước; nhưng sữa, bơ hay dầu thời nổi lên, trồi lên trên. Cũng vậy, này Mahānāma, với ai đã lâu ngày, tâm được tu tập trọn vẹn về tín, tâm được tu tập trọn vẹn về giới, tâm được tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm được tu tập trọn vẹn về thí xả, tâm được tu tập trọn vẹn về trí tuệ; với người ấy, thân có sắc này, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, có bị vô thường phá hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, đoạn diệt; dầu cho thân này ở đây bị quạ ăn, chim kên ăn, chim ưng ăn, chó ăn, giả-can ăn hay các sanh loại sai khác ăn; nhưng nếu tâm của vị ấy được lâu ngày tu tập trọn vẹn về tín, tu tập trọn vẹn về giới, tu tập trọn vẹn về sở văn, tu tập trọn vẹn về thí xả, tu tập trọn vẹn về trí tuệ; thời tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.

SN 55.21

[Ven. Ananda is speaking to Anathapindika:] "A well-instructed disciple of the noble ones, when endowed with these four qualities [the factors of stream entry], has no terror, no trepidation, no fear at death with regard to the next life."

SN 55.27

(Tôn giả Ānanda nói với gia chủ Anāthapindika:) Thành tựu bốn pháp này [*], này Gia chủ, bậc Ða văn Thánh đệ tử không có run sợ, không có hoảng hốt, không sợ hãi về cái chết, về đời sau.

SN 55.27

"Then there is the case of the person who has no doubt or perplexity, who has arrived at certainty with regard to the True Dhamma. Then he comes down with a serious disease. As he comes down with a serious disease, the thought occurs to him, 'I have no doubt or perplexity. I have arrived at certainty with regard to the True Dhamma.' He doesn't grieve, isn't tormented; doesn't weep, beat his breast, or grow delirious. This, too, is a person who, subject to death, is not afraid or in terror of death."

AN 4.184

Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người không có nghi ngờ, không có do dự, đi đến kết luận đối với diệu pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không có nghi ngờ, không có do dự, đi đến kết luận đối với diệu pháp". Người ấy không có sầu muộn, không có than vãn, không có khóc lóc, không có đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.

AN 4.184

"Just as it's not easy to take the measure of the water in the great ocean as 'just this many pails of water or hundreds of pails of water or thousands of pails of water or hundreds of thousands of pails of water.' It's reckoned simply as a great mass of water that is unreckonable, immeasurable. In the same way, when a disciple of the noble ones is endowed with these four bonanzas of merit, bonanzas of skillfulness [the factors of stream entry], it's not easy to take the measure of the merit as 'just this much bonanza of merit, bonanza of skillfulness, nourishment of bliss, heavenly, ripening in bliss leading to heaven, leading to what is agreeable, pleasing, charming, happy, & beneficial.' It's reckoned simply as a great mass of merit that is unreckonable, immeasurable."

SN 55.41

Này các Tỳ-khưu, thật không dễ đếm được số lượng nước trong biển lớn là có bao nhiêu thùng, hay có bao nhiêu trăm thùng, hay có bao nhiêu trăm ngàn thùng. Chúng chỉ có thể gọi được là vô số, vô lượng nước lớn tụ tập. Cũng vậy, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử thành tựu bốn phước đức [*] sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc này, thật không dễ gì đếm được số lượng phước đức: "Số lượng như thế này là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc". Chúng chỉ có thể gọi được là vô số, vô lượng, đại uẩn phước đức.

SN 55.41

"Monks, even though a wheel-turning emperor, having exercised sovereign lordship over the four continents, on the break-up of the body, after death, reappears in the good destination, the heavenly world, in the company of the devas of the Thirty-three, and enjoys himself there in the Nandana grove, surrounded by a consort of nymphs, supplied and endowed with the five strings of heavenly sensual pleasure, still — because he is not endowed with four qualities — he is not freed from [the possibility of going to] hell, not freed from the animal womb, not freed from the realm of hungry ghosts, not freed from the plane of deprivation, the bad destinations, the lower realms.

Sàvatthi. Ở đấy Thế Tôn nói như sau: Dầu cho, này các Tỷ-kheo, một vị Chuyển luân vương làm chủ tể và cai trị bốn châu, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, thế giới này, cộng trú với chư Thiên ở cõi Ba mươi ba; tại đấy, vị ấy trú trong rừng Nandana, được chúng Thiên nữ đoanh vây, được đầy đủ, được cung cấp, được bao bọc năm thiên dục công đức, nhưng không được đầy đủ bốn pháp; tuy vậy, vị ấy chưa được giải thoát khỏi địa ngục, chưa được giải thoát khỏi sanh vào loài bàng sanh, chưa giải thoát khỏi ngạ quỷ, và chưa thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ.

"And even though a disciple of the noble ones lives off lumps of almsfood and wears rag-robes, still — because he is endowed with four qualities — he is freed from hell, freed from the animal womb, freed from the realm of hungry ghosts, freed from the plane of deprivation, the bad destinations, the lower realms.

Nhưng này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, dầu muốn sống bằng các miếng ăn khất thực, đắp với y nhiều tấm (nantakàni); vị ấy đầy đủ bốn pháp. Và vị ấy được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi sanh vào loài bàng sanh, được giải thoát khỏi cõi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ.

"And what are the four? There is the case where the disciple of the noble ones is endowed with unwavering confidence in the Awakened One... unwavering confidence in the Dhamma... unwavering confidence in the Sangha... He/she is endowed with virtues that are appealing to the noble ones... He/she is endowed with these four qualities.

Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Đây là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp: "Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu".
Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời".
Vị ấy thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định.
Vị ấy thành tựu bốn pháp này.

"And between the gaining of the four continents and the gaining of these four qualities, the gaining of the four continents is not equal to one sixteenth of the gaining of these four qualities."

SN 55.1

Và này các Tỷ-kheo, có sự lợi đắc của bốn châu và sự lợi đắc của bốn pháp. Sự lợi đắc bốn châu không đáng giá (agahati) một phần mười sáu lợi đắc bốn pháp.

SN 55.1

Sole dominion over the earth,
going to heaven,
lordship over all worlds:
The fruit of Stream entry
excels them.

Dhp 178

Liễu Đạo Quí Hơn Làm Vua
Hơn bá chủ cõi người
Hơn thiện sanh cõi trời
Hơn trị vì thế gian
Quả Nhập lưu vượt trội

Dhp 178

Then the Blessed One, picking up a little bit of dust with the tip of his fingernail, said to the monks, "What do you think, monks? Which is greater: the little bit of dust I have picked up with the tip of my fingernail, or the great earth?"

Rồi Thế Tôn lấy lên một ít bụi trên đầu móng tay rồi gọi các Tỳ-khưu: -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỳ-khưu, cái gì nhiều hơn, một ít bụi này Ta lấy lên trên đầu ngón tay, hay là quả đất lớn này?

"The great earth is far greater, lord. The little bit of dust the Blessed One has picked up with the tip of his fingernail is next to nothing. It's not a hundredth, a thousandth, a one hundred-thousandth — this little bit of dust the Blessed One has picked up with the tip of his fingernail — when compared with the great earth."

- Bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, là quả đất lớn này. Ít hơn là một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay; không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần có thể sánh bằng, khi so sánh quả đất lớn với một ít bụi được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay.

"In the same way, monks, for a disciple of the noble ones who is consummate in view, an individual who has broken through [to stream entry], the suffering & stress totally ended & extinguished is far greater. That which remains in the state of having at most seven remaining lifetimes is next to nothing: it's not a hundredth, a thousandth, a one hundred-thousandth, when compared with the previous mass of suffering. That's how great the benefit is of breaking through to the Dhamma, monks. That's how great the benefit is of obtaining the Dhamma eye."

SN 13.1

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị Thánh đệ tử đã chứng được kiến cụ túc, đối với người đã chứng được minh kiến, cái này là nhiều hơn, tức là khổ đã được đoạn tận, đã được diệt tận; ít hơn là khổ còn lại, không phải một trăm ngàn lần, có thể sánh bằng khi so sánh với khổ uẩn trước đã được đoạn tận, đã được diệt tận, tức là bảy lần nhiều hơn. Như vậy lợi ích lớn thay, này các Tỷ-kheo, là pháp minh kiến (Dhammà -sbhisamayo: pháp hiện quán); như vậy lợi ích lớn thay là chứng đắc pháp nhãn.

SN 13.1

"Suppose, monks, that there were a pond fifty leagues wide, fifty leagues long, & fifty leagues deep, filled to overflowing with water so that a crow could drink from it, and a man would draw some water out of it with the tip of a blade of grass. What do you think? Which would be greater: the water drawn out with the tip of the blade of grass or the water in the pond?"

Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ sen 50 do tuần bề dài, 50 do tuần bề rộng và 50 do tuần bề sâu, nước đầy tràn khiến con quạ có thể uống được. Từ nơi hồ sen ấy một người lấy nước lên với đầu ngọn cỏ. Các Ông nghĩ thế nào? Này các Tỷ-kheo,cái nào nhiều hơn, nước được lấy lên trên đầu ngọn cỏ, hay nước của hồ sen?

"The water in the pond would be far greater, lord. The water drawn out with the tip of the blade of grass would be next to nothing. It wouldn't be a hundredth, a thousandth, a one hundred-thousandth — the water drawn out with the tip of the blade of grass — when compared with the water in the pond."

SN 13.2

Chính cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là nước của hồ sen; ít hơn là nước được lấy lên trên đầu ngọn cỏ; không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần, có thể sánh bằng, khi so sánh nước của hồ sen với nước được lấy lên trên đầu ngọn cỏ.

SN 13.2

"Suppose, monks, that the great ocean were to go to extinction, to its total end, except for two or three drops of water. What do you think? Which would be greater: the water in the great ocean that had gone to extinction, to its total end, or the two or three remaining drops of water?"

Ví như, này các Tỷ-kheo, biển lớn đi đến đoạn tận, diệt tận, trừ hai hay ba giọt nước. Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo? Cái gì là nhiều hơn, nước biển lớn đi đến đoạn tận, diệt tận, hay là hai hay ba giọt nước còn lại?

"Lord, the water in the great ocean that had gone to extinction, to its total end, would be far greater. The two or three remaining drops of water would be next to nothing. They wouldn't be a hundredth, a thousandth, a one hundred-thousandth — the two or three remaining drops of water — when compared with the water in the great ocean that had gone to extinction, to its total end."

Chính cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là nước của biển lớn đi đến đoạn tận, diệt tận. Ít hơn là hai hay ba giọt nước còn lại. Không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần có thể sánh bằng, khi so sánh nước của biển lớn đi đến đoạn tận với hai hay ba giọt nước còn lại.

"In the same way, monks, for a disciple of the noble ones who is consummate in view, an individual who has broken through [to stream entry], the suffering & stress totally ended & extinguished is far greater. That which remains in the state of having at most seven remaining lifetimes is next to nothing: it's not a hundredth, a thousandth, a one hundred-thousandth, when compared with the previous mass of suffering. That's how great the benefit is of breaking through to the Dhamma, monks. That's how great the benefit is of obtaining the Dhamma eye."

SN 13.8

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với bậc Thánh đệ tử đã chứng được kiến cụ túc, đối với người đã chứng được minh kiến, cái này là nhiều hơn, tức là khổ đã được đoạn tận, đã được diệt tận; ít hơn là khổ còn lại. Không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần có thể sánh bằng khi so sánh với khổ uẩn trước đã được đoạn tận, đã được diệt tận, tức là bảy lần nhiều hơn. Như vậy lợi ích lớn thay, này các Tỷ-kheo, là pháp minh kiến; như vậy lợi ích lớn thay là chứng đắc pháp nhãn!

SN 13.8

Not all of the rewards of stream entry concern one's fate at death. Many of them pertain also to the here-and-now.

Không phải các thành quả của bậc Dự Lưu chỉ xảy ra sau khi chết. Ngay trong hiện tiền, vị ấy cũng hưởng được nhiều lợi lạc.

Then Anathapindika the householder went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to the Blessed One, sat to one side. As he was sitting there, the Blessed One said to him,
"When, for a disciple of the noble ones,
five forms of fear & animosity are stilled;
when he is endowed with the four factors of stream entry;
and when, through discernment, he has rightly seen & rightly ferreted out the noble method,
then if he wants he may state about himself:
'Hell is ended;
animal wombs are ended;
the state of the hungry ghosts is ended;
states of deprivation, destitution, the bad bourns are ended!
I am a stream-winner, steadfast, never again destined for states of woe, headed for self-awakening!'

Bấy giờ có gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Thế tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên :
Này Gia chủ, khi nào vị Thánh đệ tử:
Làm cho lắng dịu năm sợ hãi hận thù,
Thành tựu bốn chi phần Dự lưu,
Khéo thấy, khéo thể nhập Thánh lý với trí tuệ ;
Nếu vị ấy muốn, có thể tự trả lời với mình rằng :
-Ta đã đoạn tận địa ngục ;
-Ta đã đoạn tận bàng sanh ;
-Ta đã đoạn tận ngạ quỷ ;
-Ta đã đoạn tận các cõi dữ, ác thú, đọa xứ ;
-Ta đã chứng Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc cứu cánh được giác ngộ.

"Now, which five forms of danger & animosity are stilled?

Thế nào là năm sợ hãi hận thù được làm cho lắng dịu ?

"When a person takes life, then with the taking of life as a requisite condition, he produces fear & animosity in the here & now, produces fear & animosity in future lives, experiences mental concomitants of pain & despair; but when he refrains from taking life, he neither produces fear & animosity in the here & now nor does he produce fear & animosity in future lives, nor does he experience mental concomitants of pain & despair: for one who refrains from taking life, that fear & animosity is thus stilled.

Này Gia chủ, sát sanh, do duyên sát sanh tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sanh, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sanh, làm lắng dịu sợ hãi hận thứ này.

"When a person steals... engages in illicit sex... tells lies...

Này Gia chủ, lấy của không cho, do duyên lấy của không cho tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ lấy của không cho, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ lấy của không cho, làm lắng dịu sợ hãi hận thứ này.
Này Gia chủ, tà hạnh trong các dục, do duyên tà hạnh trong các dục tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ tà hạnh trong các dục, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ tà hạnh trong các dục, làm lắng dịu sợ hãi hận thứ này.
Này Gia chủ, nói láo, do duyên nói láo tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ nói láo, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ nói láo, làm lắng dịu sợ hãi hận thứ này.
Này Gia chủ, đắm say trong rượu men, rượu nấu ; do duyên đắm say trong rượu men, rượu nấu, tạo ra sợ hãi hận ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Người từ bỏ không đắm say trong rượu men, rượu nấu, không tạo ra sợ hãi thù hận ngay tương lai, không khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Với người từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, như vậy sợ hãi hận thù này được lắng dịu.

"When a person drinks distilled & fermented drinks that cause heedlessness, then with the drinking of distilled & fermented drinks that cause heedlessness as a requisite condition, he produces fear & animosity in the here & now, produces fear & animosity in future lives, experiences mental concomitants of pain & despair; but when he refrains from drinking distilled & fermented drinks that cause heedlessness, he neither produces fear & animosity in the here & now nor does he produce fear & animosity in future lives, nor does he experience mental concomitants of pain & despair: for one who refrains from drinking distilled & fermented drinks that cause heedlessness, that fear & animosity is thus stilled.

Này Gia chủ, đắm say trong rượu men, rượu nấu ; do duyên đắm say trong rượu men, rượu nấu, tạo ra sợ hãi hận ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Người từ bỏ không đắm say trong rượu men, rượu nấu, không tạo ra sợ hãi thù hận ngay tương lai, không khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Với người từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, như vậy sợ hãi hận thù này được lắng dịu.

"These are the five forms of fear & animosity that are stilled."

AN 10.92

Năm sợ hãi hận thù này được lắng dịu.

AN 10.92

"These are the five rewards of conviction in a lay person. Which five?

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho thiên nam tử có lòng tin. Thế nào là năm?

"When the truly good people in the world show compassion, they will first show compassion to people of conviction, and not to people without conviction. When visiting, they first visit people of conviction, and not people without conviction. When accepting gifts, they will first accept those from people with conviction, and not from people without conviction. When teaching the Dhamma, they will first teach those with conviction, and not those without conviction. A person of conviction, on the break-up of the body, after death, will arise in a good destination, the heavenly world. These are the five rewards of conviction in a lay person.

Các Thiện nhân, các Chân nhân, trước hết có lòng thương tưởng đến vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin. Khi đến thăm, trước hết họ đến thăm vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin. Khi chấp nhận, họ chấp nhận (các món ăn) trước hết từ những người có lòng tin, không từ những người không có lòng tin. Khi thuyết pháp, họ thuyết pháp trước hết cho những có lòng tin, không thuyết cho những người không có lòng tin; người có lòng tin.Vị có lòng tin, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi Trời. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm lợi ích cho thiên nam tử có lòng tin.

"Just as a large banyan tree, on level ground where four roads meet, is a haven for the birds all around, even so a lay person of conviction is a haven for many people: monks, nuns, male lay followers, & female lay followers."

Ví như, này các Tỷ-kheo, trên khoảnh đất tốt, tại ngã tư đường, có cây bàng to lớn là chỗ nương tựa cho các loài chim chung quanh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử có lòng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cho nam cư sĩ và cho nữ cư sĩ.

A massive tree
whose branches carry fruits & leaves,
with trunks & roots
& an abundance of fruits:
There the birds find rest.

In that delightful sphere
they make their home.
Those seeking shade
come to the shade,
those seeking fruit
find fruit to eat.

So with the person consummate
in virtue & conviction,
humble, sensitive, gentle,
delightful, & mild:
To him come those without effluent —
free from passion,
free from aversion,
free from delusion —
the field of merit for the world.

They teach him the Dhamma
that dispels all stress.
And when he understands,
he is freed from effluents,
totally unbound.

AN 5.38

Như cây bàng to lớn,
Với cành, lá, trái cây,
Với thân, rễ, đầy trái
Làm chỗ trú loài chim.
Tại trú xứ thoải mái,
Các con chim làm tổ,
Cần bóng mát, hứng mát,
Cần trái cây, ăn trái.
Cũng vậy, vị trì giới,
Người có lòng tịnh tín,
Khiêm nhường và nhu thuận,
Hiền hòa, lời từ tốn,
Tánh tình thật dịu hiền,
Vị đoạn tham, đoạn sân,
Đoạn si, không lạc hoặc,
Là ruộng phước ở đời.
Họ đến người như vậy,
Họ thuyết pháp, người ấy
Đoạn trừ mọi khổ đau,
Vị ấy ở tại đây,
Hiểu biết Chánh pháp ấy,
Viên bản nhập Niết-bàn,
Hoàn toàn không lậu hoặc

AN 5.38

Advice  

Although it would be pleasant to conclude this study guide with the above passages of encouragement, we would probably do better to follow the example of the Buddha, who directed his last words to his stream-enterer disciples, encouraging them not to rest content with the rewards awaiting them, but to maintain instead an attitude of heedfulness.

Lời Khuyên  

Mặc dù sẽ rất thú vị khi kết thúc hướng dẫn học này với những đoạn kinh ở trên, chúng ta nên noi theo gương của Đức Phật để tu tập tốt hơn, Đức Phật ngay trong giờ phút cuối đã có những lời nhắn nhủ cho các đệ tử của mình, khuyến khích họ không nên phóng dật và bằng lòng với phần thưởng đang chờ đợi, nhưng thay vào đó hãy duy trì thái độ cẩn trọng để đạt tới giải thoát cuối cùng.

Then the Blessed One addressed the monks, "Now, then, monks, I exhort you: All fabrications are subject to decay. Bring about completion through heedfulness." Those were the Tathagata's last words.

DN 16

Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các Ngươi. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát, không lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.Đó là lời dạy sau cùng của Như Lai

DN 16

"And what is heedfulness? There is the case where a monk guards his mind with regard to effluents and qualities accompanied by effluents. When his mind is guarded with regard to effluents and qualities accompanied by effluents, the faculty of conviction goes to the culmination of its development.
The faculty of persistence...
mindfulness...
concentration...
discernment goes to the culmination of its development.

SN 48.56

"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp không phóng dật? -Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu. Do vị ấy hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu, nên tín căn được tu tập đi đến viên mãn.
-.....Tấn căn .....
-.....Niệm căn .....
-.....Định căn .....
-Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu. Do vị ấy hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu, nên tuệ căn được tu tập đi đến viên mãn..

SN 48.56

"And how, Nandiya, does a disciple of the noble ones live heedlessly? There is the case where a disciple of the noble ones is endowed with unwavering confidence in the Awakened One... Content with that unwavering confidence in the Awakened One, he does not exert himself further in solitude by day or seclusion by night. For him, living thus heedlessly, there is no joy. There being no joy, there is no rapture. There being no rapture, there is no serenity. There being no serenity, he dwells in pain. When pained, the mind does not become concentrated. When the mind is unconcentrated, phenomena do not become manifest. When phenomena are not manifest, he is reckoned simply as one who dwells heedlessly.

Thế Tôn nói như sau : Này Nandiyà, thế nào là vị Thánh đệ tử trú phóng dật? Ở đây, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Đây là Như Lai, bậc A-la-hán, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Vị ấy thỏa mãn với lòng tịnh tín bất động đối với Phật, không cố gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly ban đêm không sống Thiền tịnh. Do vị ấy sống phóng dật như vậy, nên không có hân hoan. Do không có hân hoan, nên không có hỷ. Do không có hỷ, nên không có khinh an. Do không khinh an, nên sống đau khổ. Do tâm đau khổ, nên không định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, nên các pháp không hiện rõ. Do các pháp không hiện rõ, nên vị ấy được gọi là trú phóng dật.

"Furthermore, the disciple of the noble ones is endowed with unwavering confidence in the Dhamma... unwavering confidence in the Sangha... virtues that are appealing to the noble ones: untorn, unbroken, unspotted, unsplattered, liberating, praised by the wise, untarnished, leading to concentration. Content with those virtues pleasing to the noble ones, he does not exert himself further in solitude by day or seclusion by night. For him, living thus heedlessly, there is no joy. There being no joy, there is no rapture. There being no rapture, there is no serenity. There being no serenity, he dwells in pain. When pained, the mind does not become concentrated. When the mind is unconcentrated, phenomena do not become manifest. When phenomena are not manifest, he is reckoned simply as one who dwells heedlessly...

Lại nữa, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp: "Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu". Vị ấy thỏa mãn với lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, không cố gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly, ban đêm không sống Thiền tịnh. Do vị ấy trú phóng dật như vậy nên không có hân hoan. Do không có hân hoan, nên không có hỷ. Do không có hỷ, nên không có khinh an. Do không có khinh an, nên sống đau khổ. Do tâm đau khổ, nên không định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, nên các pháp không hiện rõ. Do các pháp không hiện rõ, nên vị ấy được gọi là trú phóng dật.
Lại nữa, vị Thánh đệ tử đối với chúng Tăng, Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng.Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời". Vị ấy thỏa mãn với lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, không cố gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly ban đêm không sống Thiền định. Do vị ấy trú phóng dật như vậy nên không có hân hoan. Do không có hân hoan, nên không có hỷ. Do không có hỷ, nên không có khinh an. Do không có khinh an, nên sống đau khổ. Do tâm đau khổ, nên không định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, nên các pháp không hiện rõ. Do các pháp không hiện rõ, nên vị ấy được gọi là trú phóng dật.
Lại nữa, vị Thánh đệ tử thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định. Vị ấy thỏa mãn với lòng tịnh tín bất động đối với giới, không cố gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly, ban đêm không sống Thiền định. Vị này thỏa mãn với những giới được các bậc Thánh ái kính, không cố gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly, ban đêm không sống Thiền tịnh. Do vị ấy trú phóng dật như vậy nên không có hân hoan. Do không có hân hoan, nên không có hỷ. Do không có hỷ, nên không có khinh an. Do không có khinh an, nên sống đau khổ. Do tâm đau khổ, nên không định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, nên các pháp không hiện rõ. Do các pháp không hiện rõ, nên vị ấy được gọi là trú phóng dật.

"And how, Nandiya, does a disciple of the noble ones live heedfully? There is the case where a disciple of the noble ones is endowed with unwavering confidence in the Awakened One... Not content with that unwavering confidence in the Awakened One, he exerts himself further in solitude by day or seclusion by night. For him, living thus heedfully, joy arises. In one who has joy, rapture arises. In one who has rapture, the body becomes serene. When the body is serene, one feels pleasure. Feeling pleasure, the mind becomes concentrated. When the mind is concentrated, phenomena become manifest. When phenomena are manifest, he is reckoned as one who dwells heedfully.

Này Nandiyà, thế nào là vị Thánh đệ tử trú không phóng dật? Ở đây, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Đây là Như Lai, bậc A-la-hán, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Vị này không thỏa mãn với lòng tịnh tín bất động ấy, cố gắng hơn nữa, ban ngày sống viễn ly, ban đêm sống Thiền tịnh. Do vị ấy sống không phóng dật, nên hân hoan khởi. Do vị ấy hân hoan, nên hỷ sanh. Do ý có hỷ, nên thân khinh an. Do thân khinh an, nên vị ấy cảm thọ lạc. Do tâm được lạc, nên vị ấy định tĩnh. Do tâm định tĩnh, các pháp được hiện ra. Do các pháp được hiện ra, vị ấy được gọi là trú không phóng dật.

"Furthermore, the disciple of the noble ones is endowed with unwavering confidence in the Dhamma... unwavering confidence in the Sangha... virtues that are appealing to the noble ones: untorn, unbroken, unspotted, unsplattered, liberating, praised by the wise, untarnished, leading to concentration. Not content with those virtues pleasing to the noble ones, he exerts himself further in solitude by day or seclusion by night. For him, living thus heedfully, joy arises. In one who has joy, rapture arises. In one who has rapture, the body becomes serene. When the body is serene, one feels pleasure. Feeling pleasure, the mind becomes concentrated. When the mind is concentrated, phenomena become manifest. When phenomena are manifest, he is reckoned as one who dwells heedfully."

SN 55.40

Lại nữa, vị Thánh đệ tử đối với Pháp... Lại nữa, vị Thánh đệ tử đối với chúng Tăng... Lại nữa, vị Thánh đệ tử vị ấy thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định. Vị ấy không thỏa mãn với các giới được các bậc Thánh ái kính, cố gắng tinh tấn hơn nữa, ban ngày sống viễn ly, ban đêm sống Thiền tịnh. Do vị ấy sống không phóng dật như vậy, hân hoan sanh. Vị ấy có hân hoan, nên hỷ sanh. Do ý có hỷ, nên thân kinh an. Do thân khinh an, nên vị ấy cảm thọ lạc. Do tâm được lạc, nên vị ấy định tĩnh. Do tâm định tĩnh, các pháp được hiện ra. Do các pháp được hiện ra, vị ấy được gọi là trú không phóng dật. Như vậy, này Nandiyà, là vị Thánh đệ tử trú không phóng dật.

SN 55.40

"And what is the individual attained to view? There is the case where a certain individual does not remain touching with his body those peaceful liberations that transcend form, that are formless, but — having seen with discernment — some of his fermentations are ended, and he has reviewed & examined with discernment the qualities [or: teachings] proclaimed by the Tathagata. This is called an individual who is attained to view. Regarding this monk, I say that he has a task to do with heedfulness. Why is that? [I think:] 'Perhaps this venerable one, when making use of suitable resting places, associating with admirable friends, balancing his [mental] faculties, will reach & remain in the supreme goal of the holy life for which clansmen rightly go forth from home into homelessness, knowing & realizing it for himself in the here & now.' Envisioning this fruit of heedfulness for this monk, I say that he has a task to do with heedfulness."

MN 70

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc kiến đáo ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn; và các pháp do Như Lai tuyên thuyết được vị này thấy một cách hoàn toàn với trí tuệ và thực hành một cách hoàn toàn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là kiến đáo. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy ? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp ... ... sống không gia đình. Do vậy này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.

MN 70

"Mahanama, a discerning lay follower who is diseased, in pain, severely ill should be reassured by another discerning lay follower with four reassurances: 'Be reassured, friend, that you are endowed with verified confidence in the Awakened One ...
verified confidence in the Dhamma...
verified confidence in the Sangha...
virtues that are appealing to the noble ones:
untorn, unbroken, unspotted, unsplattered, liberating, praised by the wise, untarnished, leading to concentration.'

-- Này Mahànàma, một cư sĩ có trí bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, cần phải được an ủi với bốn pháp an ủi như sau (assàsaniya dhamma): Tôn giả hãy yên tâm, với lòng tịnh tín bất động của Tôn giả đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn".
Tôn giả hãy yên tâm, với lòng tịnh tín bất động của Tôn giả đối với Pháp...
Tôn giả hãy yên tâm, với lòng tịnh tín bất động của của Tôn giả đối với chúng Tăng...
Tôn giả hãy yên tâm, với các giới của Tôn giả được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định.

"Mahanama, when a discerning lay follower who is diseased, in pain, severely ill has been reassured by another discerning lay follower with these four reassurances, he should be asked: 'Friend, are you concerned for your mother & father?' If he should say, 'I am...,' he should be told, 'You, my dear friend, are subject to death. If you feel concern for your mother & father, you're still going to die. If you don't feel concern for your mother & father, you're still going to die. It would be good if you abandoned concern for your mother & father.'

Tôn giả ấy có lòng thương nhớ cha mẹ. Nếu vị ấy nói: "Tôi còn có lòng thương nhớ cha mẹ", thời nên nói với vị ấy như sau: "Thưa Tôn giả, Tôn giả thế nào cũng phải chết. Dầu Tôn giả có lòng thương nhớ cha mẹ, Tôn giả cũng sẽ chết. Dầu Tôn giả không có lòng thương nhớ cha mẹ, Tôn giả cũng sẽ chết. Vậy tốt hơn là Tôn giả hãy từ bỏ lòng thương nhớ đối với cha mẹ của Tôn giả".

"If he should say, "My concern for my mother & father has been abandoned,' he should be asked, 'Friend, are you concerned for your wife & children?' If he should say, 'I am...,' he should be told, 'You, my dear friend, are subject to death. If you feel concern for your wife & children, you're still going to die. If you don't feel concern for your wife & children, you're still going to die. It would be good if you abandoned concern for your wife & children.'

Nếu vị ấy nói như sau: "Lòng thương nhớ của tôi đối với cha mẹ, lòng thương nhớ ấy đã được đoạn tận", vị ấy cần phải được nói như sau: "Tôn giả có lòng thương nhớ vợ con hay không?" Nếu vị ấy nói: "Tôi có lòng thương nhớ vợ con", thời vị ấy cần phải được nói như sau: "Tôn giả thế nào cũng chết. Dầu Tôn giả có lòng thương nhớ vợ con, Tôn giả cũng sẽ chết. Dầu Tôn giả không có lòng thương nhớ vợ con, Tôn giả cũng sẽ chết. Vậy tốt hơn là Tôn giả hãy từ bỏ lòng thương nhớ đối với vợ con của Tôn giả".

"If he should say, "My concern for my wife & children has been abandoned,' he should be asked, 'Friend, are you concerned for the five strings of human sensuality?' If he should say, 'I am...,' he should be told, 'Friend, divine sensual pleasures are more splendid & more refined than human sensual pleasures. It would be good if, having raised your mind above human sensual pleasures, you set it on the Devas of the Four Great Kings.'

Nếu vị ấy nói như sau: "Lòng thương nhớ của tôi đối với vợ con, lòng thương nhớ ấy đã được đoạn tận", vị ấy cần phải được nói như sau: "Tôn giả có lòng thương tiếc năm dục công đức của loài Người không?" Nếu vị ấy nói như sau: "Tôi có lòng thương nhớ năm dục công đức của loài Người", vị ấy cần phải được nói như sau: "Các Thiên dục đối với nhân dục, còn hấp dẫn hơn, còn thù diệu hơn. Vậy tốt hơn Tôn giả hãy từ bỏ tâm khỏi các nhân dục, và hướng tâm đến Tứ đại thiên vương thiên".

"If he should say, 'My mind is raised above human sensual pleasures and is set on the Devas of the Four Great Kings,' he should be told, 'Friend, the Devas of the Thirty-three are more splendid & more refined than the Devas of the Four Great Kings. It would be good if, having raised your mind above the Devas of the Four Great Kings, you set it on the Devas of the Thirty-three.'

Nếu vị ấy nói như sau: "Tâm tôi đã từ bỏ nhân dục và hướng đến Tứ đại thiên vương thiên", vị ấy cần được nói như sau: "Chư Thiên ở cõi Ba mươi ba còn hấp dẫn hơn, còn thù diệu hơn Tứ đại thiên vương thiên. Tốt hơn Tôn giả hãy từ bỏ tâm khỏi Tứ đại thiên vương thiên và hướng tâm đến chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba".

"If he should say, 'My mind is raised above the Devas of the Four Great Kings and is set on the Devas of the Thirty-three,' he should be told, 'Friend, the Devas of the Hours are more splendid & more refined than the Devas of the Thirty-three... the Contented Devas are more splendid & more refined than the Devas of the Hours... the Devas Delighting in Creation are more splendid & more refined than the Contented Devas... the Devas Wielding Power over the Creations of Others are more splendid & more refined than the Devas Delighting in Creation... the Brahma world is more splendid and more refined than the Devas Wielding Power over the Creations of Others. It would be good if, having raised your mind above the Devas Wielding Power over the Creations of Others, you set it on the Brahma world.'

Nếu vị ấy nói như sau: "Tâm tôi đã từ bỏ Tứ đại thiên vương thiên và hướng đến chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba", vị ấy cần được nói như sau: "Chư Thiên Yamà, chư Thiên Tusità, chư Thiên Hóa lạc thiên, chư Thiên Tha hóa tự tại thiên còn hấp dẫn hơn, còn thù diệu hơn chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba".. "Chư Thiên ở Phạm thế còn hấp dẫn hơn, còn thù diệu hơn chư Thiên ở Tha hóa tự tại thiên. Tốt hơn Tôn giả từ bỏ tâm khỏi chư Thiên Tha hóa tự tại thiên và hướng tâm đến Phạm thế, Phạm thiên giới".

"If he should say, 'My mind is raised above the Devas Wielding Power over the Creations of Others and is set on the Brahma world,' he should be told, 'Friend, even the Brahma world is inconstant, impermanent, included in self-identity. It would be good if, having raised your mind above the Brahma world, you brought it to the cessation of identity.'

Nếu vị ấy nói như sau: "Tâm tôi đã từ bỏ chư Thiên Tha hóa tự tại thiên và hướng tâm về chư Thiên ở Phạm thế", thời vị ấy cần phải được nói như sau: "Này Tôn giả, Phạm thiên giới là vô thường, không thường hằng, bị thân kiến giới hạn. Tốt hơn là Tôn giả hãy từ bỏ tâm khỏi Phạm thế và hướng tâm đến đoạn diệt thân kiến (Sakkàya)".

"If he should say, 'My mind is raised above the Brahma worlds and is brought to the cessation of identity,' then, I tell you, Mahanama, there is no difference — in terms of release — between the release of that lay follower whose mind is released and the release of a monk whose mind is released."

SN 55.54

Nếu vị ấy nói như sau: "Tâm tôi đã từ bỏ Phạm thế và hướng đến đoạn diệt thân kiến"; vị cư sĩ nói như vậy, này Mahànàama, và với Tỷ-kheo có tâm giải thoát khỏi các lậu hoặc, Ta nói rằng không có gì sai biệt, tức là về phương diện giải thoát.

SN 55.54

"Therefore, Dighavu, when you are established in these four factors of stream entry, you should further develop six qualities conducive to clear knowing. Remain focused on inconstancy in all fabrications, percipient of stress in what is inconstant, percipient of not-self in what is stressful, percipient of abandoning, percipient of dispassion, percipient of cessation. That's how you should train yourself."

SN 55.3

Này Dīghāvu, sau khi Ông đã an trú trong bốn Dự lưu phần này, Ông hãy tu tập thêm sáu minh phần pháp. Ở đây, này Dīghāvu, Ông hãy trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt. Như vậy, này Dīghāvu, Ông cần phải học tập.

SN 55.3

Glossary  

Arahant:
A "worthy one" or "pure one"; a person whose mind is free of defilement and is thus not subject to further rebirth. A title for the Buddha and his highest level of noble disciples.
Asava:
Effluent; fermentation. Four qualities — sensuality, views, becoming, and ignorance — that "flow out" of the mind and create the flood of the round of death and rebirth.
Deva (devata):
Literally, "shining one." An inhabitant of the heavenly realms.
Dhamma:
(1) Event; action; (2) a phenomenon in and of itself; (3) mental quality; (4) doctrine, teaching; (5) nibbana (although there are passages describing nibbana as the abandoning of all dhammas). Sanskrit form: Dharma.
Jhana:
Mental absorption. A state of strong concentration focused on a single sensation or mental notion. This term is derived from the verb jhayati, which means to burn with a still, steady flame.
Kamma:
Intentional act. Sanskrit form: Karma.
Nibbana:
Literally, the "unbinding" of the mind from passion, aversion, and delusion, and from the entire round of death and rebirth. As this term also denotes the extinguishing of a fire, it carries connotations of stilling, cooling, and peace. "Total nibbana" in some contexts denotes the experience of Awakening; in others, the final passing away of an arahant. Sanskrit form: Nirvana.
Sangha:
Community. On the conventional (sammati) level, this term denotes the communities of Buddhist monks and nuns. On the ideal (ariya) level, it denotes those followers of the Buddha, lay or ordained, who have attained at least stream entry.
Tathagata:
Literally, "one who has become authentic (tatha-agata)" or "one who is truly gone (tatha-gata)." An epithet used in ancient India for a person who has attained the highest religious goal. In Buddhism, it usually denotes the Buddha, although occasionally it also denotes any of his arahant disciples.
Vinaya:
The monastic discipline. The Buddha's own term for the religion he founded was "this Dhamma-Vinaya."

Abbreviations  

AN:
Anguttara Nikaya
Dhp:
Dhammapada
DN:
Digha Nikaya
Iti:
Itivuttaka
MN:
Majjhima Nikaya
Mv:
Mahavagga
SN:
Samyutta Nikaya
Sn:
Sutta Nipata
Thag:
Theragatha

Từ vựng Pali   

Arahant:
“Bậc đáng kính” hay là “bậc thuần khiết”; là Vị thánh đã thoát khỏi sự làm vẩn đục và không còn tái sanh. Danh hiệu của Phật và bậc Thánh cao nhất của các vị Thánh đệ tử của Ngài.
Asava:
Hữu Lậu: Tâm giao động, chất gây ô nhiễm, hoặc sự khích động. Bốn đặc tính - ham thích nhục dục, cảnh sắc, vừa ý, và sự ngu dốt - Những thứ đó "tiết ra khỏi" tâm và tạo nên vô số chu kỳ sanh tử..
Deva (devata):
Thiên thể hay thần thánh - chúng sanh sống nơi cung trời
Pháp:
(1) Sự việc; một hiện tượng xảy ra tự nó và của nó (2) phẩm chất tinh thần ; (3) học thuyết, điều giảng dậy (4) Niết-bàn.nibbana (mặc dù có những đoạn mô tả nibbana là sự từ bỏ tất cả các pháp Tiếng Sanskrit: Pháp.
Jhana:
Skt. dhyana] - Thiền na: Thu hút tâm linh.Một tình trạng chú tâm mạnh mẽ nhằm vào một cảm tính thể chất đơn độc(đưa đến trong rupa jhana) hoặc ý niệm tinh thần (đưa đến trong arupa jhana). Sự phát triển của thiền cần vươn lên từ việc tạm thời đình chỉ năm chướng ngại (triền cái).
Kamma:
Nghiệp: Hành vi tạo tác tạo nên sanh và tử. Sanskrit form: Karma.
Nibbana:
Skt. nirvana]Niết-bàn: Sự giải phóng; nghĩa là, "sự cởi trói" của tâm từ những lậu hoặc (see asava), những bất thiện căn (see kilesa), và vòng tái sanh (see vatta), và từ tất cả những gì có thể được diễn tả, được định nghĩa. Thuật ngữ này cũng ám chỉ việc dập tắt được đám cháy, nó mang ý nghĩa của sự tĩnh mịch, mát mẻ, và thanh thản. (Dựa theo lời giảng dạy vật lý được giảng giải thời Đức Phật còn tại thế, một ngọn lửa cháy được là do nhiên liệu của dầu, khi hết nhiên liệu, nó sẽ hết cháy.) "hoàn toàn tĩnh lặng" trong một vài phạm vi ghi nhận được Giác Ngộ. Trong những phạm vi khác, là sự giải thoát cuối cùng của vị A La HánSanskrit form: Nirvana.
Sangha:
Tăng già hay cộng đồng Phật giáo. Theo nghĩa hẹp Sangha ám chỉ cộng đồng tu sĩ; tuy nhiên, theo nghĩa rộng, Sangha ám chỉ cả tứ chúng (tăng, ni, ưu bà tắc và ưu bà di).
Tathagata:
Theo nghĩa đen, "một người đã trở thành đích thực (tatha-agata)" hoặc "một người thực sự ra đi (tatha-gata)." Một biểu tượng được sử dụng ở Ấn Độ cổ đại cho một người đã đạt được mục tiêu tôn giáo cao nhất. Trong Phật giáo, thường biểu thị Đức Phật, mặc dù đôi khi cũng biểu thị bất kỳ đệ tử A-la-hán nào của Ngài.
Vinaya:
Giới luật, Thuật ngữ riêng của Đức Phật cho tôn giáo mà ngài thành lập là "Pháp-Luật này."."

Abbreviations  

AN:
Anguttara Nikaya
Dhp:
Dhammapada
DN:
Digha Nikaya
Iti:
Itivuttaka
MN:
Majjhima Nikaya
Mv:
Mahavagga
SN:
Samyutta Nikaya
Sn:
Sutta Nipata
Thag:
Theragatha
 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Tư 28-10-2020

Trách nhiệm: Kỹ thuật trình bày Minh Hạnh & Thiện Pháp và Thủy Tú & Phạm Cương

Trang trước | | trở về đầu trang | Home page |