Buddhist Dictionary

Manual of Buddhist Terms and Doctrines, 
by NYANATILOKA MAHATHERA

BuddhistDictionary_Nyanatiloka/bdict_cover.jpg (4684 bytes) Preface - Lời Nói Đầu

Abbreviations - Từ Vựng viết tắt

A B C D E F G H I J K L
M N O P R S T U V W Y Z

Appendix - Phụ Lục

Tab I, II, III - BẢNG NHÓM Ý THỨC

: ascending ins

BUDDHIST DICTIONARY

-A-

BUDDHIST DICTIONARY

-A-

abandonmet, contemplation of; paṭinissaggānupassanā, is one of the 18 chief kinds of insight; s. vipassanā, further ānāpānasati (16).

abandonmet là Buông bỏ hay từ bỏ, contemplation of là suy ngẫm về; paṭinissaggānupassanā là ly tùy quán: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới quá khứ, hiện-tai vị lai chỉ có khổ thật sự , là một trong 18 loại minh sát chính; xem vipassanā thiền quán, minh sát, và ānāpānasati pháp quán niệm hơi thở (16)

abbhokāsikaṅga: 'living in the open air', is one of the ascetic means to purification (dhutaṅga, q.v.).

abbhokāsikaṅga: 'Hạnh cư ngụ ngoài trống', là chỉ ở ngoài trống không có mái che, cũng không có bóng cây,một trong những hạnh đầu đà để thanh lọc (dhutaṅga- hạnh đầu đà, q.v.).

aberration (in morality and understanding): s. vipatti

sự lầm lạc (trong vấn đề đức hạnh và sự hiểu biết): xem chữ vipatti là sự thất bại, sự bất hạnh, sự đi sai đường

abhabbāgamana: 'incapable of progressing'. "Those beings who are obstructed by their evil actions (kamma, s. kamma), by their defilements (kilesa, q.v.), by the result of their evil actions (s. vipāka), or who are devoid of faith, energy and knowledge, and unable to enter the right path and reach perfection in wholesome things, all those are said to be incapable of progressing" (Pug. 13). According to Commentary the 'evil actions' denote the 5 heinous deeds with immediate result (ānantarika-kamma, q.v.), whilst the 'defilements' refer to the 'evil views with fixed destiny' (niyata-micchā-diṭṭhi; s. diṭṭhi).

abhabbāgamana: 'không có khả năng tiến bộ'. “Những chúng sinh bị cản trở bởi hành động bất thiện của họ (kamma, s. kamma), bởi những ô nhiễm (kilesa), bởi kết quả của những hành động bất thiện của họ (xem. vipāka), hoặc những người không có niềm tin, nghị lực và trí tuệ , và không thể đi vào con đường đúng đắn và đạt đến sự hoàn hảo trong các việc thiện, tất cả những điều đó được cho là không có khả năng tiến bộ" (Pug. 13). Theo Chú giải, 'hành động xấu xa' biểu thị 5 hành vi xấu xa với kết quả tức thì (ānantarika-kamma - nghiệp trổ sinh ngay tức thì), trong khi 'phiền não' ám chỉ 'tà kiến có định mệnh cố định' (niyata-micchā-diṭṭhi; s. diṭṭhi) .

ābhassara: The 'Radiant Ones', are a class of heavenly beings of the fine-material world (rūpa-loka); cf. deva

ābhassara là 'sáng chói, phóng quang, là một loại chúng sinh cõi trời Quang âm Thiên, thuộc thế giới vật chất tinh tế (rūpa-loka); xem Deva - thiên thần

abhibhāyatana: the 8 'stages of mastery', are powers to be obtained by means of the kasiṇa-exercises (s. kasiṇa). In the Com. to M. 77, where āyatana is explained by 'means' (kāraṇa) it is said: "The abhibhāyatana through their counteracting may master (suppress) the adverse states, and by means of higher knowledge they may master the objects of mind." They are means for transcending the Sensuous Sphere.

abhibhāyatana là kiểm soát nhận thức: '8 giai đoạn của Định ', những năng lực có được nhờ tu tập thiền kasiṇa (kasiṇa là đề mục hành thiền bằng sắc pháp ). Trong các Chú Giải cho đến Trung Bộ Kinh 77 Ðại kinh Sakuludàyi , trong đó Xứ (āyatana) là được giải thích bằng 'ý nghĩa ' nguyên nhân (kāraṇa), người ta nói: Thông qua "Abhibhāyatana việc chống lại chúng có thể làm chủ (ức chế) các trạng thái bất lợi, và bằng trí tuệ cao hơn, chúng có thể làm chủ các đối tượng của tâm." Chúng là những phương tiện để vượt qua Dục giới.

The stereotype text often met with in the Suttas (e.g. D. 11, 33; M. 77; A. VIII, 65; X, 29) is as follows:

Kinh Văn tiêu chuẩn thường gặp trong các Kinh (ví dụ: Trường Bộ Kinh 11, 33; Trung Bộ Kinh 77; Tăng Chi Bộ VIII, 65; X, 29) như sau:

(1) "Perceiving (blue..., red..., yellow..., white) forms on one's own body, one sees forms externally small ones, beautiful or ugly; and in mastering these one understands: 'I know, I understand.' This is the first stage of mastery.

(1) “Nhận thức sắc (xanh..., đỏ..., vàng..., trắng) trên thân mình, hành giả thấy các sắc bên ngoài nhỏ, đẹp hay xấu; và khi làm chủ các sắc này, hành giả hiểu: 'Tôi biết , Tôi hiểu.' Đây là giai đoạn đầu tiên của Định.

(2) "Perceiving forms on one's own body, one sees forms externally, large ones .... This is the second stage of mastery.

(2) “Nhận thức sắc trên thân mình, thấy sắc bên ngoài, sắc lớn.... Đây là giai đoạn thứ hai của Định.

(3) "Not perceiving forms on one's own body, one sees forms externally, small ones .... This is the third stage of mastery.

(3) “Không nhận biết sắc trên thân mình, thấy sắc bên ngoài, sắc nhỏ.... Đây là tầng thứ ba của Định.

(4) "Not perceiving forms on one's own body, one sees forms externally, large ones .... This is the fourth stage of mastery.

(4) “Không thấy sắc trên thân mình, thấy sắc bên ngoài, sắc lớn.... Đây là giai đoạn thứ 4 của Định.

(5) "Not perceiving forms on one's own body, one sees forms externally, blue forms, forms of blue color, blue appearance, blue lustre, and mastering these one understands: 'I know, I understand. This is the fifth stage of mastery."

"Không nhận biết sắc trên thân mình, hành giả thấy sắc bên ngoài, màu xanh, màu xanh hiện ra, màu xanh láng, và làm chủ những thứ này, người ấy hiểu biết: 'Tôi biết, tôi hiểu. Đây là tầng thứ năm của Định."

(6-8) The same is repeated with yellow, red and white forms.

(6-8) Điều tương tự được lặp lại với các mẫu màu vàng, đỏ và trắng

As preparatory kasiṇa-object for the 1st and 2nd exercise one should choose on one's own body a small or a large spot, beautiful or ugly, and thereon one should concentrate one's full undivided attention, so that this object after a while reappears as mental reflex or image (nimitta, q.v.) and, as it were, as something external. Such an exercise, though appearing quite mechanical, if properly carried out will bring about a high degree of mental concentration and entrance into the 4 absorptions (jhāna, q.v.). In the 3rd and 4th exercises the monk by an external kasiṇa-object gains the mental reflexes and absorptions. As objects of the remaining exercises, perfectly clear and radiant colors should be chosen, flowers, cloth, etc.

Để chẩn bị đề mục (kasiṇa) làm đối tượng cho bài tập thứ nhất và thứ hai, hành giả nên chọn trên thân thể của mình một điểm nhỏ hay lớn, đẹp hay xấu, và tại đó hành giả nên tập trung hoàn toàn sự chú ý của mình vào đề mục, để đối tượng này sau một thời gian xuất hiện trở lại như một phản xạ tinh thần. hay hình ảnh (thí dụ 'nimitta' là Ánh Sáng hoặc Quang Tướng) và, như nó vốn có, như một cái gì bên ngoài. Một bài tập như vậy, mặc dù nó hiện bày có vẻ khá máy móc, nhưng nếu được thực hiện đúng cách sẽ mang lại mức độ tập trung cao và đi vào 4 tầng thiền (jhāna là Thiền là sự chăm chú mạnh mẽ gom tâm vào một đối tượng). Trong bài tập thứ 3 và thứ 4, nhờ một đối tượng kasiṇa bên ngoài, hành giả đạt được các phản xạ và sự định tâm. Các bài tập còn lại đề mục, nên chọn màu sắc hoàn hảo và rạng rỡ, chẳng hạn như những bông hoa, quần áo, v.v.

A kasiṇa-object of small size is said to be suitable for a mentally unsteady nature, one of a large size for a dull nature, a beautiful object for an angry nature, an ugly one for a lustful nature.

Đề mục kasiṇa có kích thước nhỏ được cho là phù hợp với người có tinh thần không quả quyết, đề mục có kích thước lớn phù hợp với người chậm chạp, đề mục đẹp đối với người có tính sân hận, và đề mục xấu đối với người có tính tham ái.

In Vis.M. V it is said: "By means of the earth-kasiṇa one succeeds in reaching the stage of mastery with regard to small and large objects .... By means of the blue-kasiṇa one succeeds in causing blue forms to appear, in producing darkness, in reaching the stage of mastery with regard to beautiful and ugly colours, in reaching 'deliverance through the beautiful', etc." (cf. vimokkha II, 3). The same is also said with regard to the other colour kasiṇas.

Trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo chương V nói rằng: “Nhờ đề mục đất, hành giả thành công trong việc đạt đến giai đoạn định đối với các vật lớn và nhỏ.... Nhờ đề mục màu xanh, hành giả thành công trong định đối với các hình thể màu xanh lam, tạo ra bóng tối, đạt đến giai đoạn làm chủ đối với màu sắc đẹp và xấu, đạt đến 'sự giải thoát nhờ cái đẹp', v.v." (vimokkha II, 3 - còn được gọi là của ngõ dẫn đến giải thoát). Điều tương tự cũng được nói đến đối với các đề mục màu khác.

abhijjhā: 'covetousness' is a synonym of lobha (s. mūla) and taṇhā (q.v.) and is the 8th link of the unwholesome courses of action (s. kamma-patha, I).

abhijjhā: Là tham, một từ đồng nghĩa với lobha (s. mūla) và taṇhā (q.v.) và là chi thứ 8 của bất thiện nghiệp (s. kamma-patha, I).

abhinibbatti: a Sutta term for rebirth; s. punabbhava.

abhinibbatti: trong kinh chỉ sự tái sinh; Bản Sớ giải giải thích abhinibbatti là chỉ cho hóa sinh và thấp - hóa, là "quá trình sanh sản” hiểu theo nghĩa được sanh sôi nẩy nở (Xem chữ punabbhava gọi là tái sinh, tái hiện hữu hay tái trở thành)

abhiññā: The 6 'higher powers', or supernormal knowledge's, consist of 5 mundane (lokiya, q.v.) powers attainable through the utmost perfection in mental concentration (samādhi, q.v.) and one supermundane (lokuttara, q.v.) power attainable through penetrating insight (vipassanā, q.v.), i.e. extinction of all cankers (āsavakkhaya; s. āsava), in other words, realization of Arahatship or Holiness. They are: (1) magical powers (iddhi-vidha), (2) divine ear (dibba-sota), (3) penetration of the minds of others (ceto-pariya-ñāṇa), (4) remembrance of former existences (pubbe-nivāsānussati), (5) divine eye (dibba-cakkhu), (6) extinction of all cankers (āsavakkhaya). The stereotype text met with in all the 4 Sutta-collections (e.g. D. 34; M. 4, 6, 77; A. III, 99; V, 23; S. XV, 9 and Pug. 271, 239) is as follows:

abhiññā là Thắng trí hay là thần thông: có 6 loại thần thông, hay trí tuệ siêu nhiên, bao gồm 5 loại thần thông hiệp thế (lokiya - hiệp thế ) do sự đạt được nhờ hoàn hảo tối đa trong định (samadhi) và một năng lực siêu thế (lokuttara - siêu thế) có thể đạt được do minh sát tuệ ( vipassanā), tức là sự dập tắt mọi lậu hoặc (āsavakkhaya; s. āsava), nói cách khác, chứng ngộ Thánh quả A-la-hán. Đó là: (1) biến hóa thần thông (iddhi-vidha), (2) thiên nhĩ thông (dibba-sota), (3) tha tâm thông (ceto-pariya-ñāṇa), (4) túc mạng thông ( pubbe-nivāsānussati), (5) thiên nhãn (dibba-cakkhu), (6) lậu tận thông (āsavakkhaya). Những kinh văn này được ghi nhận trong cả 4 tập kinh (ví dụ: Trường Bộ 34; Trung Bộ 4, 6, 77; Tăng Chi Bộ. III, 99; V, 23; S. XV, 9 và bộ Nhân Chế Định - Puggala-Paññatti. 271, 239) như sau sau:

1) "Now, O Bhikkhus, the monk enjoys the various magical powers (iddhi-vidha), such as being one he becomes manifold, and having become manifold he again becomes one. He appears and disappears. Without being obstructed he passes through walls and mountains, just as if through the air. In the earth he dives and rises up again, just as if in the water. He walks on water without sinking, just as if on the earth. Cross-legged he floats through the air, just like a winged bird. With his hand he touches the sun and moon, these so mighty ones, so powerful ones. Even up to the Brahma-world he has mastery over his body.

1) "Ở đây, này các Tỳ kheo, vị tỳ khưu tận hưởng những thần thông khác nhau (iddhi-vidha), chẳng hạn như là một vị ấy biến thành nhiều thân, và sau khi trở thành nhiều thân vị ấy lại trở thành một. Vị ấy xuất hiện và biến mất. Vị ấy xuyên qua những bức tường và núi mà không bị cản trở, như thể đi qua không trung. Ở trong đất vị ấy lặn xuống rồi lại nổi lên, như ở trong nước. Vị ấy đi trên mặt nước mà không chìm, như đi trên đất. Vị ấy ngồi Kiết già trôi nổi trong không trung, giống như một con chim tung cánh. Với bàn tay của mình, vị ấy chạm vào mặt trời và mặt trăng, những đấng vĩ đại như vậy, những đấng quyền năng như thế. Thậm chí cho đến cõi Phạm thiên, vị ấy đã làm chủ được thân mình.

(2) "With the divine ear (dibba-sota) he hears sounds both heavenly and human, far and near.

(2)“Với thiên nhĩ thông (dibba-sota), vị ấy nghe được âm thanh của trời và người, xa và gần.

(3) "He knows the minds of other beings (parassa ceto-pariya-ñāṇa), of other persons, by penetrating them with his own mind. He knows the greedy mind as greedy and the not-greedy one as not greedy; knows the hating mind as hating and the not-hating one as not hating; knows the deluded mind as deluded and the not-deluded one as not deluded; knows the shrunken mind and the distracted one, the developed mind and the undeveloped one, the surpassable mind and the unsurpassable one, the concentrated mind and the unconcentrated one, the freed mind and the unfreed one.

(3) Với tha tâm thông "Vị ấy biết tâm của những chúng sinh khác (parassa ceto-pariya-ñāṇa), của những người khác, bằng cách thâm nhập vào tâm họ bằng tâm của chính mình. Vị ấy biết tâm tham là tham và tâm không tham là không tham; biết tâm sân là tâm ghét và không ghét; biết tâm si mê là si mê và tâm không si mê là không si mê; biết tâm bị thu nhỏ và tâm phóng dật, tâm phát triển và tâm chưa phát triển, tâm siêu việt và tâm phóng dật. vô thượng, tâm định và tâm không định, tâm giải thoát và tâm không giải thoát.

(4) "He remembers manifold former existences (pubbe-nivāsānussati), such as one birth, two, three, four and five births .... hundred thousand births; remembers many formations and dissolutions of worlds: 'There I was, such name I had .... and vanishing from there I entered into existence somewhere else .... and vanishing from there I again reappeared here.' Thus he remembers, always together with the marks and peculiarities, many a former existence .

(4) Với túc mạng thông "Vị ấy nhớ nhiều kiếp trước (pubbe-nivāsānussati), như một kiếp, hai, ba, bốn, năm kiếp .... trăm ngàn kiếp; nhớ nhiều sự hình thành và hoại diệt của các thế giới: 'Ta ở đó, như vậy cái tên tôi đã có.... và biến mất từ đó tôi bước vào sự tồn tại ở một nơi khác.... và biến mất khỏi đó tôi lại xuất hiện trở lại ở đây.' Do đó, vị đó nhớ lại, luôn luôn cùng với các dấu hiệu và đặc điểm, ở nhiều kiếp trước .

(5) ''With the divine eye (dibba-cakkhu = yathā-kammūpaga-ñāṇa or cutūpapāta-ñāṇa), the pure one, he sees beings vanishing and reappearing, low and noble ones, beautiful and ugly ones, sees how beings are reappearing according to their deeds (s. kamma): 'These beings, indeed, followed evil ways in bodily actions, words and thoughts, insulted the noble ones, held evil views, and according to their evil views they acted. At the dissolution of their body, after death, they have appeared in lower worlds, in painful states of existence, in the world of suffering, in hell. Those other beings, however, are endowed with good action .... have appeared in happy state of existence, in a heavenly world.

(5) ''Với thiên nhãn thông (dibba-cakkhu = yathā-kammūpaga-ñāṇa hay cutūpapāta-ñāṇa), vị ấy thấy chúng sinh diệt và diệt, hạ liệt và cao quý, đẹp và xấu, thấy chúng sinh tạo nghiệp như thế nào khi xuất hiện trở lại theo nghiệp của họ ( kamma-nghiệp): 'Quả thật, những chúng sinh này đã đi con đường bất thiện trong hành động, lời nói và ý nghĩ của mình, xúc phạm các bậc thánh, giữ tà kiến, và hành động theo tà kiến của mình. Khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, họ tái sanh vào các cõi thấp, trong các cõi khổ đau, trong địa ngục. Tuy nhiên, những chúng sinh khác có những hành động thiện.... đã tái sinh trong trạng thái hạnh phúc, trong cõi Chư Thiên.

(6) "Through the extinction of all cankers (āsavakkhaya) even in this very life he enters into the possession of deliverance of mind, deliverance through wisdom, after having himself understood and realized it.''

(6) Với lậu tận thông vị ấy diệt tận của mọi lậu hoặc (āsavakkhaya) ngay trong đời này vị ấy chứng ngộ giải thoát, sau khi tự mình đã hiểu và chứng ngộ tuệ minh sát.''

4-6 appear frequently under the name of the 'threefold (Higher) Knowledge' (te-vijjā, q.v.). They are, however, not a necessary condition for the attainment of sainthood (Arahatta), i.e. of the sixth abhiññā.

Thân thông thứ 4, 5, 6 là túc mạng thông, thiên nhãn thông, và lậu tận thông thường xuyên xuất hiện dưới tên gọi là 'Tam minh (te-vijjā-tam minh). Tuy nhiên, 3 loại thần thông này không phải là điều kiện cần thiết để đạt được quả vị thánh (Arahatta), tức là của thắng tri thứ sáu.

Vis.M. XI-XIII gives a detailed explanation of the 5 mundane higher powers, together with the method of attaining them.

Trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo. XI-XIII giải thích chi tiết và phương pháp tu tập để chứng đạt 5 thắng trí thần thông hiệp thế.

In connection with the 4 kinds of progress (s. paṭipadā), abhiññā means the 'comprehension' achieved on attainment of the Paths and Fruitions.

Trong sự kết hợp 4 loại tu tập(Paṭipadā) được xác định bằng thực tiễn tu tập, thắng trí-abhiññā có nghĩa là 'sự hiểu biết' đạt được khi chứng đắc Đạo và Quả.

abhisamācārika-sīla: 'morality consisting in good behaviour', relates to the external duties of a monk such as towards his superior, etc. "abhisamācārika-sīla is a name for those moral rules other than the 8 ending with right livelihood (i.e. 4-fold right speech, 3-fold right action and right livelihood, as in the Eightfold Path) (Vis.M. I; s. sacca IV, 3-5). "Impossible is it, o monks, that without having fulfilled the law of good behaviour, a monk could fulfil the law of genuine pure conduct" (A.V, 21). Cf. ādibrahmacariyakasīla.

abhisamācārika-sīla là hạnh giới tối thắng: 'đạo đức tốt', liên quan đến các nhiệm vụ bên ngoài của một nhà sư chẳng hạn như đối với cấp trên của mình, v.v. "abhisamācārika-sīla là hạnh giới tối thắng là tên gọi của những giới luật gồm ba thân nghiệp giới (không sát sanh, trộm cắp, không tà hạnh trong dục lạc), bốn ngữ nghiệp giới (không nói dối, không nói đâm thọc, không nói thô lỗ chữi mắng, không nói phù phiếm vô ích) và nuôi mạng chân chánh. (tức là 4 - chánh ngữ, ba chánh nghiệp và chánh mạng, như trong Bát chánh đạo) (Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo I; xem chân đế - sacca IV, 3-5). giới luật về thiện hạnh, một vị tỳ khưu có thể hoàn thành giới luật về giới luật chân chính thanh tịnh" (Tăng Chi Bộ V, 21). Xem ādibrahmacariyakasīla - hạnh giới tối thắng.

abhisamaya: 'Truth-realization', is the full and direct grasp of the Four Noble Truths by the Stream-winner (Sotāpanna; s. ariya-puggala). In the Com. the term is represented by 'penetration' (paṭivedha, q.v.). Frequently occurring as dhammābhisamaya, 'realization of the doctrine' Cf. S. XIII (Abhisamaya Saṃyutta) and Pts.M. (Abhisamaya Kathā).

abhisamaya là thấu triệt, đạt đến, chứng đắc được : 'sự tu tập thực tiễn để chứng ngộ chân lý', là sự thấu hiểu đầy đủ và trực tiếp Tứ Diệu Đế của bậc Nhập Lưu (Tu-đả-hoàn -Sotāpanna; xem ariya-puggala - Thánh Nhân). Trong Chú Giải từ ngữ này được biểu thị là 'thâm nhập' (paṭivedha - sự thấu đạt, thông tuệ). Thường ghi nhận như pháp minh kiến dhammābhisamaya, 'sự chứng ngộ giáo lý' Tương Ưng Bộ XIII (Abhisamaya Saṃyutta) và Patisambhidā Magga (Bộ Vô Ngại Giải Đạo) (Abhisamaya Katha).

abhisaṅkhāra: identical with the 2nd link of the paṭiccasamuppāda (q.v.), saṅkhāra (q.v.; under I, 1) or kammaformations .

abhisaṅkhāra là hành vi, hành sử, tác động : Giống mắt xích thứ 2 của paṭiccasamuppāda-Lý Duyên Sinh, saṅkhāra là hành , hay nghiệp.

ability to acquire insight: cf. ugghaṭitaññū, vipacitaññū neyya.

Ability to acquire insight: nghĩa là Khả năng nội quán. Chẩng hạn như; Lược khai trí giả (Ugghaṭitaññū), Quảng diễn trí giả (Vipacitaññū), Tiến dẫn trí giả (Neyya)

abodes: vihāra (q.v.). The 4 Divine a.: brahma-vihāra (q.v.) The 9 a. of beings: sattāvāsa (q.v.).

abodes: cõi, trú xứ, vihāra nghĩa là chỗ ở, nơi cư ngụ. Bốn Phạm Trú a.: Tứ Vô Lượng Tâm - brahma-vihāra (q.v.) Chín nơi ở của chúng sinh: sattāvāsa (q.v.).

absence: natthi-paccaya, is one of the 24 conditions (paccaya, (q.v.).

absence: Sự vắng mặt, vô hữu duyên natthi-paccaya, là một trong 24 duyên (paccaya, (q.v.)

absorption: s. jhāna

absorption: Sự thẩm thấu, xem chữ jhāna thiền.

abstentions, the 3: virati (q.v.).

abstentions là ngăn trừ, 3 yếu tố ngăn trừ (virati) (q.v.).

access, Moment of: s. javana.

access là tiếp cận vào, trong lúc của: xem javana đổng tốc.

access-concentration: s. samādhi.

access-concentration: là khả năng vào định, xem samādhi định

accumulation (of Kamma): āyūhana (q.v.).

accumulation (of Kamma) tích lũy nghiệp : āyūhana là sự cố gắng, sự tích trữ (q.v.).

āciṇṇaka-kamma: habitual kamma; s. kamma

āciṇṇaka-kamma nghiệp tập quán: giống như habitual kamma; xem kamma

acinteyya : lit. 'That which cannot or should not be thought, the unthinkable, incomprehensible, impenetrable, that which transcends the limits of thinking and over which therefore one should not ponder. These 4 unthinkables are: the sphere of a Buddha (buddha-visaya), of the meditative absorptions (jhāna-visaya), of kamma-result (kamma-vipāka), and brooding over the world (loka-cintā), especially over an absolute first beginning of it (s. A. IV, 77).

acinteyya bất khả tư nghi: 'Cái không thể hoặc không nên nghĩ, cái không thể tưởng tượng, không thể hiểu được, không thể xuyên thủng, cái vượt qua giới hạn của suy nghĩ và do đó người ta không nên suy ngẫm. 4 điều bất khả tư nghi này là: cảnh giới của một vị Phật (buddha-visaya), cảnh giới thiền định (jhāna-visaya), cảnh giới quả của nghiệp (kamma-vipāka), và suy tư về thế gian (loka-cintā), đặc biệt là cảnh giới bắt đầu tuyệt đối đầu tiên của nó (xem Tăng Chi Bộ IV, 77).

"Therefore, o monks, do not brood over the world as to whether it is eternal or temporal, limited or endless .... Such brooding, O monks, is senseless, has nothing to do with genuine pure conduct (s. ādibrahmacariyaka-sīla), does not lead to aversion, detachment, extinction, nor to peace, to full comprehension, enlightenment and Nibbāna, etc." (S.LVI, 41).

“Cho nên, này các Tỷ-kheo, đừng suy nghĩ về thế gian là trường cửu hay tạm thời, hữu hạn hay vô tận.... Này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như vậy là vô nghĩa, không liên quan gì đến giới hạnh thanh tịnh chân chính (xem ādibrahmacariyaka- sīla), không dẫn đến chán ghét, tách rời, tuyệt diệt, cũng không dẫn đến an bình, hiểu biết hoàn toàn, giác ngộ và Niết Bàn, v.v." (S.LVI, 41).

acquired image (during concentration): s. nimitta, samādhi, kasiṇa.

acquired image (during concentration) hình ảnh hiện ra khi định tâm trong khi tập trung): xem nimitta - Trưng Triệu, Điềm Báo, Định tướng, samādhi - định, kasiṇa - biến xứ.

action: kamma (q.v.) - Right bodily a.: sammā-kammanta; s. sacca (IV.4)

action - hành động: kamma - nghiệp - Chánh nghiệp a.: sammā-kammanta chánh nghiệp; xem sacca - chân lý (IV.4)

adaptability (of body, mental factors and consciousness): kammaññatā (q.v.); cf. khandha (corporeality) and Tab. II.

adaptability là Sự thích ứng (của thân, tâm sở và thức): kammaññatā - Nhu Thuận (theo nghĩa đen là "sự dễ sử dụng, sự sẵn sàng", nghĩa bóng là "thích nghi, thích ứng".) Sắc thích nghiệp (Kammaññatā) ; xem khandha (Uẩn) và Tab. II.

adaptation-knowledge: anuloma-ñāṇa (q.v.).

adaptation-knowledge - Tuệ Thuận Thứ: anuloma-ñāṇa Thuận thứ tuệ (Anulomañāṇa), tức là tuệ thuận hướng níp-bàn, lấy níp-bàn làm đối tượng.

adherence: parāmāsa (q.v.)

adherence: parāmās. là cấm thủ, là sự ngộ nhận Gắn liền với—Sự cố chấp không rời.

adherent: upāsaka (q.v.)

adherent - người ủng hộ : upāsaka là cận sự nam, thiện nam.

adhicitta-sikkhā 'training in higher mentality'; s. sikkhā.

adhicitta-sikkhā là Tăng thượng tâm học, giai đoạn thực hành này gọi là huân tập tâm ở mức cao (tăng thượng tâm); xem sikkhā (học tập, giới hạnh)

adhimokkha: 'determination', decision, resolve: is one of the mental concomitants (cetasika) and belongs to the group of mental formations (saṅkhārakkhandha). In M. 111, it is mentioned together with other mental concomitants. See Tab. II, III.

adhimokkha: thắng giải hay quyết định', giải quyết, và còn được gọi là Hành Uẩn: là một trong sáu tâm sở Biệt cảnh (cetasika) và thuộc về nhóm các tâm hành (saṅkhārakkhandha có nghĩa là một tập hợp các ý muốn ). Trong Trung Bộ Kinh. 111, adhimokkha được đề cập cùng với những tâm sở đồng hành khác. Xem Tab. II, III.

adhipaññā-dhamma-vipassanā: 'insight into things based on higher wisdom', is one of the 18 chief kinds of insight (s. vipassanā).

adhipaññā-dhamma-vipassanā: 'phát sinh “tuệ minh sát về mọi hiện tượng – mọi pháp” ', là một trong 18 loại minh sát chính (xem. vipassanā).

adhipati-paccaya: 'predominance-condition' is one of the 24 conditions (paccaya, q.v.); if developed, it is considered as the fourfold road to power (iddhi-pāda, q.v.).

adhipati-paccaya: 'Trưởng duyên' là một trong 24 duyên (paccaya); Adhipati-paccayo hay Trưởng duyên là trợ giúp bằng cách lớn hơn, mạnh hơn, tốt hơn, cũng dịch là Tăng Thượng Duyên., nếu được phát triển, nó được coi là con đường dẫn đến Tứ Thần Túc (iddhi-pāda, Là những phương tiện nhằm thành tựu mục tiêu, hay cứu cánh)

adhisīla-sikkhā: 'training in higher morality': s. sikkhā.

adhisīla-sikkhā - Tăng thượng giới học : sự học tập trau giồi giới hạnh chân chánh, làm nền tảng tăng tiến tâm định. : xem sikkhā là học tập, giới hạnh.

adhiṭṭhāna, as a doctrinal term, occurs chiefly in two meanings:

adhiṭṭhāna là chú nguyện, một từ vựng học thuyết, sự chú nguyện theo hai nghĩa:

1. 'Foundation': four 'foundations' of an Arahat's mentality, mentioned and explained in M. 140: the foundation of wisdom (paññā), of truthfulness (sacca) of liberality (cāga) and of peace (upasama). See also D. 33 and Com.

1. 'Điểm tựa': bốn pháp điểm tựa' của tâm thức một vị A la hán, được đề cập và giải thích trong Trung Bộ Kinh 140: pháp điểm tựa của trí tuệ (paññā), pháp điểm tựa của sự chân thật (sacca), pháp điểm tựa của xả ly (cāga) và pháp điểm tựa của sự an tịnh (upasama). Xem thêm Trường Bộ Kinh 33 và Chú Giải.

2. 'Determination', resolution, in: adhiṭṭhāna-iddhi, 'magical power of determination' (s. iddhi); adhiṭṭhāna-pāramī, 'perfection of resolution' (s. pāramī).

2. 'Quyết định', quyết tâm trong: adhiṭṭhāna-iddhi, 'sức mạnh thần thông' (xem. iddhi); adhiṭṭhāna-pāramī là Chí nguyện Balamât , (xem pāramī).

ādibrahmacariyaka-sīla: 'morality of genuine pure conduct', consists in right speech, right bodily action and right livelihood, forming the 3rd, 4th and 5th links of the Eightfold Path (s. sacca, IV.3, 4, 5); cf. Vis.M. I. In A. II, 86 it is said:

ādibrahmacariyaka-sīla: 'giới hạnh của hành vi trong sạch chân chính', làm nền tảng căn bản để cho định và tuệ phát sanh, tăng trưởng đến giai đoạn cuối là chứng ngộ chân lý; bao gồm Chánh Ngữ, Chánh Mạng và Chánh Nghiệp, tạo thành các yếu tố thứ 3, thứ 4 và thứ 5 của Bát chánh đạo (xem. sacca, IV.3, 4, 5); xem Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo I. Xem trong Tăng Chi Bộ II, 86 có nói:

"With regard to those moral states connected with and corresponding to the genuine pure conduct, he is morally strong, morally firm and trains himself in the moral rules taken upon himself. After overcoming the 3 fetters (ego-belief. skeptic doubt and attachment to mere rules and ritual; s. saṃyojana) he becomes one who will be 'reborn seven times at the utmost' (s. Sotāpanna) and after only seven times more wandering through this round of rebirths amongst men and heavenly beings, he will put an end to suffering."

"Đối với những bậc có giới hạnh của hành vi trong sạch chân chính', làm nền tảng căn bản, vị ấy mạnh mẽ về mặt đạo đức, kiên định về mặt đạo đức và rèn luyện bản thân theo các giới luật mà chính mình đã nguyện. Sau khi vượt qua 3 kiết sử (ngã mạn. hoài nghi và giới cấm thủ; xem saṃyojana - Kiết Sử) vị ấy trở thành người sẽ được 'tái sinh tối đa bảy lần' (xem. Sotāpanna - Tu-dà-hoàn - Dự Lưu) và chỉ sau bảy lần luân hồi trong vòng tái sinh giữa người và trời, vị ấy sẽ đặt đến sự chấm dứt đau khổ”.

ādīnavānupassanā-ñāṇa: 'knowledge consisting in contemplation of misery', is one of the 8 kinds of insight (vipassanā) that form the 'purification of the knowledge and vision of the path-progress (s. visuddhi, VI. 4). It is further one of the 18 chief kinds of insight (s. vipassanā).

ādīnavānupassanā-ñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thứ bảy 'thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng,', là một trong 8 loại minh sát (vipassanā) tạo thành 'sự thanh lọc tri kiến và tri kiến về tiến trình đạo lộ' (s. visuddhi, VI. 4). Nó còn là một trong 18 loại minh sát chính (s. vipassanā).

adosa: 'hatelessness, is one of the 3 wholesome roots (mūla, q.v.).

adosa: 'vô sân, là một trong 3 căn bản thiện (mūla, q.v.).

adukkha-m-asukhā vedanā: 'feeling which is neither painful nor joyful', i.e. indifferent feeling; s. khandha, vedanā.

adukkha-m-asukhā vedanā: 'cảm thọ không khổ cũng không vui', tức là cảm thọ vô cảm; S. khandha (uẩn), vedanā (thọ).

advertence (of mind to the object): āvajjana, is one of the functions of consciousness (viññāṇa-kicca, q.v.). Cf. manasikāra.

advertence hướng tâm (tâm đến đối tượng): āvajjana (hướng tâm), là một trong những chức năng của thức (viññāṇa-kicca, q.v.). Cf. manasikāra (Tác ý -Có sự chú ý đến cảnh đó ).

aeon: kappa (q.v.).

aeon là a-tăng-kỳ kiếp: kappa là kiếp(q.v.).

agati: the 4 'wrong paths' are: the path of greed (chanda), of hate, of delusion, of cowardice (bhaya). "One who is freed from evil impulses is no longer liable to take the wrong path of greed, etc.'' (A. IV, 17; IX, 7).

Agati là Thiên vị: bốn sự thiên vị, bốn cách xử sự không trung thực: 1. Thiên vị do thương (Chandāgati), 2. Thiên vị do ghét (Dosāgati), 3. Thiên vị do dốt (Mohāgati), 4. Thiên vị do sợ (Bhayāgati), “Một người đã thoát khỏi những sự thôi thúc bất thiện thì không còn có thể đi theo con đường tà tham, v.v.'' (Tăng Chi Bộ IV, 17; IX, 7).

age, Old: jarā (q.v.).

age, Old: jarā là già (q.v.).

aggregates: khandha (q.v.)

aggregates: khandha là uẩn (q.v.)

agility: lahutā (q.v.).

agility : lahutā là nhẹ nhàng (q.v.). agility là sự nhanh nhẹn, sự nhanh nhẩu, sự lẹ làng, sự lanh lợi

āhāra: 'nutriment', 'food', is used in the concrete sense as material food and as such it belongs to derived corporeality (s. khandha, Summary I.) In the figurative sense, as 'foundation' or condition, it is one of the 24 conditions (paccaya, q.v.) and is used to denote 4 kinds of nutriment, which are material and mental: 1. material food (kabaliṅkārāhāra), 2. (sensorial and mental) impression (phassa), 3. mental volition (mano-sañcetanā), 4. consciousness (viññāṇa).

āhāra là vật thực: 'chất dinh dưỡng', 'thức ăn', được dùng theo nghĩa cụ thể là thức ăn vật chất và như vậy nó thuộc về sắc thể dẫn xuất (xem. khandha, I.) Theo nghĩa bóng, là 'nền tảng' hay điều kiện, nó là một trong 24 duyên (paccaya, q.v.) và được dùng để chỉ 4 loại dưỡng chất là vật chất và tinh thần: 1. Đoàn thực (kābalīkārāhāra -vật thực làm thành viên tròn ), 2. Xúc thực (Phasso āhāra - Thực phẩm cảm xúc bao gồm 6 xúc: nhãn xúc, nhĩ xúc, thiệt xúc, tỉ xúc, thân xúc, ý xúc) làm duyên cho các cảm thọ khổ cảm thọ lạc, cảm thọ bất khổ bất lạc sinh khởi.)- , 3. Tư niệm thực (manosañcetanā āhāra -Thực phẩm tư niệm (chủ ý) làm duyên cho 3 ái (dục ái, hữu ái và phi hữu ái) có mặt, và thúc đẩy tái sanh trong 3 cõi ), 4. Thức thực (Paṭisandhiviññāṇa āhāra - Thực phẩm kiết sanh thức (tâm tục sinh) làm duyên cho danh sắc (thân và tâm) được sanh lên.)

1. Material food feeds the eightfold corporeality having nutrient essence as its 8th factor (i.e. the solid, liquid, heat, motion, color, odour, the tastable and nutrient essence; s. rūpa-kalāpa). 2. Sensorial and mental impression is a condition for the 3 kinds of feeling (agreeable, disagreeable and indifferent); s. paṭiccasamuppāda (6). 3. Mental volition (= kamma, q.v.) feeds rebirth; s. paṭiccasamuppāda (2). 4. Consciousness feeds mind and corporeality ; nāma-rūpa; ib., 2) at the moment of conception" (Vis.M. XI).

1. Thức ăn vật chất tám phần có dưỡng chất là yếu tố thứ 8 của nó (tức là chất rắn, lỏng, nhiệt, chuyển động, màu, mùi, vị và dưỡng chất; xem. rūpa-kalāpa - tổng hợp sắc). 2. Cảm xúc và tinh thần là duyên cho 3 loại cảm thọ (dễ chịu, khó chịu và xúc cảm); xem paṭiccasamuppāda (Thập Nhị Nhân Duyên) (6). 3. Ý chí (= Nghiệp (kamma), q.v.) nuôi tái sinh; xem paṭiccasamuppāda (Thập Nhị Nhân Duyên) (2). 4. Thức nuôi dưỡng danh và sắc; nāma-rūpa; ib., 2) vào lúc thụ thai” (Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo XI).

Literature (on the 4 Nutriments): M. 9 & Com. (tr. in 'R. Und.'), M 38; S. XII, 11, 63, 64 - The Four Nutriments of Life, Selected texts & Com. (WHEEL 105/106).

Kinh văn (về 4 chất dinh dưỡng): Trung Bộ Kinh 9 & Chú Giải (tr. in 'R. Und.'), Trung Bộ Kinh 38; Tương Ưng Bộ XII, 11, 63, 64 - Tứ Vật Thực, Kinh văn & Chú Giải (BÁNH XE 105/106).

āhāra-ja (or-samuṭṭhāna) - rūpa: 'Food-produced corporeality'; s. samuṭṭhāna.

āhāra-ja là do Vật Thực. Danh từ āhāra có nghĩa là tinh chất dinh dưỡng trong vật thực, ojā là sinh tố,(hay-samuṭṭhāna là cơ sở, sở sanh) - rūpa: 'Sắc do thực phẩm tạo ra'; xem samuṭṭhāna tức là hiện tượng sanh khởi của những phần khác nhau cấu thành sắc pháp, như mười-thành-phần-mắt v.v... khởi sanh do Nghiệp, tâm, hiện tượng thời tiết, và vật thực.

āhāre paṭikkūla-saññā: 'reflection on the loathsomeness of food', fully described in Vis.M. XI, l.

āhāre paṭikkūla-saññā: 'quán tưởng nhờm gớm trong vật thực', được mô tả đầy đủ trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo XI, L.

ahetuka-citta: s. hetu.

ahetuka-citta:tâm vô nhân: xem hetu (nhân

ahetuka-diṭṭhi: 'view of uncausedness' (of existence); s. diṭṭhi.

ahetuka-diṭṭhi: 'Vô nhân kiến' (về sự hiện hữu); xem diṭṭhi (tà kiến)

ahetu-paṭisandhika: s. paṭisandhi.

ahetu-paṭisandhika là tâm tái sinh vô nhân : xem paṭisandhi (tái sinh).

ahiṃsā: s. avihiṃsā.

ahiṃsā là vô hại: xen avihiṃsā - không não hại.

ahirika -anottappa: 'lack of moral shame and dread', are two of the 4 unwholesome factors associated with all kammically unwholesome states of consciousness, the two others being restlessness (uddhacca) and delusion (moha). Cf. Tab. II.

ahirika -anottappa: là vô tàm - vô quí nghĩa là 'Không hổ không ghê sợ tội lỗi', là hai trong số 4 yếu tố bất thiện có mặt trong tất cả các trạng thái tâm bất thiện do nghiệp tạo ra, hai yếu tố còn lại là trạo cử (uddhacca) và si mê (moha). Cf. Tab. II.

Không hổ không sợ (ahirika-anottapa) : không lấy làm xấu hổ đối với những điều làm cho chúng ta xấu hổ, không xấu hổ khi phạm tội ác ; không sợ hãi đối với những điều đáng sợ hãi, không sợ đạo lý, nhất là nguyên lý nhân quả (mà không phải sợ thần linh). Hai yếu tố tâm lý này đi theo sau vô minh và có mặt trong tất cả các trạng thái tâm lý xấu ác và có khả năng thúc đẩy con người phạm tội ác.(Kinh Phá hủy ác thú HT Thích Thiện Châu)

"There are two sinister things, namely, lack of moral shame and dread, etc." (A. II, 6). "Not to be ashamed of what one should be ashamed of; not to be ashamed of evil, unwholesome things: this is called lack of moral shame" (Pug. 59). "Not to dread what one should dread ... this is called lack of moral dread (Pug. 60).

Có hai điều đáng xấu hổ, đó là vô tàm và vô quí, v.v.” (Tăng Chi Bộ II, 6). “Điều đáng xấu hổ thì không xấu hổ; không biết hổ thẹn trước các điều ác, điều bất thiện: đó gọi là không có đạo đức" (Tr. 59). "Điều đáng ghê sợ khi làm sai trái lại không cảm thấy sợ hãi... đó gọi là không có đạo đức(Tr. 60).

ahosi-kamma: 'ineffective kamma'; p. kamma.

ahosi-kamma vô hiệu quả nghiệp : tức là 'nghiệp không cho quả '; xem kamma.

ājīva: 'livelihood'. About right and wrong livelihood., s. sacca (IV. 5) and micchā-magga (5).

ājīva: là sự nuôi sống, mạng sống, sự sanh sống. Về chánh mạng và tà mạng, xem sacca (chân thật) (IV. 5) và micchā-magga (pháp hành tà đạo) (5).

ājīva-pārisuddhi-sīla: 'morality consisting in purification of livelihood', is one of the 4 kinds of perfect morality; s. sīla.

ājīva-pārisuddhi-sīla: là nuôi mạng thanh tịnh giới, là một trong 4 loại giới cao thượng. Xem sīla (giới)

akaniṭṭha: the 'Great Ones', i.e. 'Highest Gods', are the inhabitants of the 5th and highest heaven of the Pure Abodes (Suddhāvāsa , q.v.); cf. avacara, deva (II) Anāgāmī.

Akaniṭṭha : Cỏi sắc-cứu-cánh thiên, một trong năm cõi Tịnh Cư thiên và là cõi Phạm thiên sắc cứu cánh cao nhất của các Tịnh Độ (Suddhāvāsa - Phạm Thiên, q.v.); xem Avacara (nghĩa là dạo đi, lưu chuyển, avacara là cái gì linh động, thường hiện hữu di chuyển tới lui. Tâm dục giới là những loại tâm lưu chuyển trong cõi dục, nhận lấy cảnh trần để tích tụ phiền não), deva - Cõi chư Thiên(II) Anāgāmī - bậc Thánh Bất Lai

ākāsa: 'space', is, according to Com., of two kinds: 1. limited space (paricchinnākāsa or paricchedākāsa), 2. endless space (anantākāsa), i.e. cosmic space.

ākāsa: 'space', là 'hư không' theo Chú Giải có hai loại: 1. không gian hư không (paricchinnākāsa) hoặc giao giới hư không (paricchedākāsa), 2. không gian vô biên (anantākāsa), Cảnh giới của ý thức vô biên -- khi hành giả muốn phát triển nền tảng gồm có ý thức vô biên.

1. Limited space, under the name of ākāsa-dhātu (space element), belongs to derived corporeality (s. khandha, Summary I; Dhs 638) and to a sixfold classification of elements (s. dhātu; M 112, 115, 140). It is also an object of kasiṇa (q.v.) meditation. It is defined as follows: "The space element has the characteristic of delimiting matter. Its function is to indicate the boundaries of matter. It is manifested as the confines of matter; or its manifestation consists in being untouched (by the 4 great elements), and in holes and apertures. Its proximate cause is the matter delimited. It is on account of the space element that one can say of material things delimited that 'this is above. below, around that' " (Vis.M. XIV, 63).

1. Không gian hư không (paricchinnākāsa), với cái tên ākāsa-dhātu (hư không giới), thuộc về sắc thể phái sinh (s. khandha - uẩn, Dhs 638) và thuộc về sáu loại yếu tố (s. dhātu; M 112, 115, 140). ). Nó cũng là đối tượng của thiền kasiṇa (q.v.). Nó được định nghĩa như sau: “Không gian có đặc tính đó là cái giữ cho các đơn vị vật chất tách rời nhau và ngăn cho khỏi hội hợp. Chức năng của nó là chỉ ra ranh giới của vật chất. Nó biểu hiện là sự giới hạn của vật chất, hoặc biểu hiện của nó là không bị chạm tới (bởi 4 đại). , và trong các khe. Nguyên nhân gần nhất của nó là do vật chất bị giới hạn. Chính nhờ yếu tố không gian mà người ta có thể nói về vật chất bị giới hạn rằng 'cái này ở trên, ở dưới, xung quanh cái kia'" (Vis.M. XIV, 63).

2. Endless space is called in Aṭṭhasālinī, ajatākāsa, 'unentangled', i.e. unobstructed or empty space. It is the object of the first immaterial absorption (s. jhāna), the sphere of boundless space (ākāsānañcāyatana). According to Abhidhamma philosophy, endless space has no objective reality (being purely conceptual), which is indicated by the fact that it is not included in the triad of the wholesome (kusala-tika), which comprises the entire reality. Later Buddhist schools have regarded it as one of several unconditioned or uncreated states (asaṅkhatadhamma) - a view that is rejected in Kath. (s. Guide. p. 70). Theravāda Buddhism recognizes only Nibbāna as an unconditioned element (asaṅkhata-dhātu: s. Dhs. 1084).

2. Không gian vô biên (anantākāsa) được nhắc đến trong Chú Giải Bộ Pháp Tù (Aṭṭhasālinī) , ajatākāsa, 'không vướng víu', tức là không gian trống rỗng hoặc không bị cản trở. Nó là đối tượng của sự nhập định vô sắc (s. jhāna) tầng thiền thứ nhất, cõi không gian vô biên (ākāsānañcāyatana). Theo triết học Vi Diệu Pháp, không gian vô tận không có thực tại khách quan (thuần túy là khái niệm), điều này được biểu thị bằng thực tế là nó không nằm trong bộ tam đề thiện (kusala-tika), bao gồm toàn bộ thực tại. Các trường phái Phật giáo sau này coi nó là một trong một số trạng thái vô điều kiện hoặc không được tạo ra (asaṅkhatadhamma - Pháp vô vi) - một quan điểm bị Thuyết Luận Sự (Kathāvatthu - Bộ Ngữ Tông) bác bỏ. (s. Hướng dẫn. trang 70). Phật giáo Nguyên thủy chỉ công nhận Nibbāna là một yếu tố vô điều kiện (asaṅkhata-dhātu: s. Dhs. 1084).

ākāsa dhātu: 'space element'; see above and dhātu.

ākāsa dhātu: 'yếu tố không gian'; xem ở trên và dhātu

ākāsa-kasiṇa : 'space-kasiṇa exercise'; s. kasiṇa.

ākāsa-kasiṇa : dùng hư không làm đề mục thiền; xem kasiṇa.

ākāsānañcāyatana: 'sphere of boundless space', is identical with the 1st absorption in the immaterial sphere; s. jhāna (6).

ākāsānañcāyatana: 'không vô biên xứ', giống với tầng thiền thứ nhất trong cõi vô sắc; xem jhāna (6).

ākiñcañña-ceto-vimutti: s. ceto-vimutti.

ākiñcañña-ceto-vimutti: ākiñcañña là vô sở hữu, là không có gì, xem ceto-vimutti - tâm giải thoát..

ākiñcaññāyatana: s. jhāna (7).

ākiñcaññāyatana: Vô sở hữu xứ. Xem. jhāna (7).

akiriyadiṭṭhi: view of the inefficacy of action'; s. diṭṭhi.

akiriyadiṭṭhi: là Vô hành kiến, quan điểm thấy sai chấp lầm cho rằng: mọi hành động ác (akiriyadiṭṭhi): do thân, khẩu, ý không thành ác nghiệp'; Xem. diṭṭhi.

akuppā-ceto-vimutti: cf. ceto-vimutti.

akuppā-ceto-vimutti: là sự giải thoát tâm bất động. Xem ceto-vimutti

akuppa-dhamma: 'unshakable', is one who has attained full mastery over the absorptions (jhāna, q.v.). In Pug. 4 it is said:

akuppa-dhamma: Bất động pháp 'không thể lay chuyển', là người đã hoàn toàn làm chủ được các tầng thiền (jhāna, q.v.). Trong bộ Puggala-Paññatti - bộ Nhân Chế Định nói:

What person is unshakable? If a person gains the meditative attainments of the fine-material and immaterial sphere (rūpāvacara-arūpāvacara); and he gains them at his wish, without toil and exertion; and according to his wish, as regards place, object and duration, enters them or arises from them, then it is impossible that in such a person the attainments may become shaken through negligence. This person is unshakable."

Thế nào là người bất động pháp là gì? người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc (rūpāvacara-arūpāvacara) hoặc nhập thiền; và người ấy đạt được chúng theo ý muốn của mình, không vất vả và nỗ lực; và tùy theo ý muốn của người ấy nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn, đi vào chúng hoặc khởi sinh từ chúng, thì những thành tựu đạt được ở một người như vậy không thể nào bị lung lay do sơ suất. Người này gọi là ngươi bất động pháp."

akusala: 'unwholesome', are all those karmic volitions (kamma-cetanā; s. cetanā) and the consciousness and mental concomitants associated therewith, which are accompanied either by greed (lobha) or hate (dosa) or merely delusion (moha); and all these phenomena are causes of unfavourable kamma-results and contain the seeds of unhappy destiny or rebirth. Cf. kamma, paṭiccasamuppāda (1), Tab. II.

akusala: là bất thiện là những hành động do thân, khẩu, ý, làm cho đời sống bị nhơ bẩn và đem lại hậu quả khổ đau, gọi là những hành nghiệp (kamma-cetanā; s. cetanā) và tâm và tâm sở đi kèm với chúng, đi kèm với tham (lobha) hay sân (dosa) hoặc đơn thuần là si mê (moha); và tất cả những hiện tượng này là nguyên nhân của những kết quả nghiệp bất thiện và chứa đựng những hạt giống của số phận bất hạnh hay tái sinh. Xem Nghiệp - kamma, Thập Nhị Nhân Duyên - paṭiccasamuppāda (1), Tab. II.

akusala-sādhāraṇa-cetasika: 'general unwholesome mental factors associated with all unwholesome actions' (volitions), are four: (1) lack of moral shame (ahirika ), (2) lack of moral dread (anottappa), (3) restlessness (uddhacca), (4) delusion (moha). For (1) and (2) s. ahirika -anottappa, for (3) s. nīvaraṇa, for (4) mūla. (App.).

akusala-sādhāraṇa-cetasika - Sở Hữu Tâm Bất Thiện Biến Hành: 'các tâm sở bất thiện tổng quát liên quan đến mọi hành động bất thiện' (tư ý), gồm bốn: (1) Ahirika là Vô tàm, không hổ thẹn về những trạng thái bất thiện, (2) Anottappa là Vô Úy, là không ghê sợ về những trạng thái bất thiện. (3) Uddhacca là Điệu cử là tâm không được yên lặng và không hạ xuống cảnh, không ngừng nghỉ., (4) Moha là Si là không biết sự thật siêu lý của cảnh; biết sai về cảnh. Đối với Ahirika Vô Tàm và Anottappa Vô Úy. Xems. ahirika -anottappa. Điệu Cử xem nīvaraṇa, Si xem mūla là gốc rễ, là nguồn gốc (trong phần phụ lục)

The corresponding term in the field of wholesome consciousness is Sobhana-sādhāraṇa-cetasika (s. Sobhana).

Cụm từ tương ứng trong lĩnh vực tâm thiện là Sobhana-sādhāraṇa-cetasika là Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành (xem. Sobhana).

akusala-vitakka: 'unwholesome thoughts' as defined under akusala(q.v.). In M. 20, five methods of overcoming them are given: by changing the object, thinking of the evil results, paying no attention, analyzing, suppressing.

akusala-vitakka là bất thiện tầm: có Ba bất thiện tầm (akusalavitakka), sự suy nghĩ không tốt, suy nghĩ quấy: 1. Dục tầm (kāmavitakka), sự suy nghĩ ham muốn hưởng dục lạc, khởi sanh phiền não dục. 2. Sân tầm (byāpādavitakka), sự suy nghĩ bực bội bất mãn, hướng tâm đến phẫn nộ. 3. Hại tầm (vihiṃsāvitakka), sự suy nghĩ ác độc, mưu hại chúng sanh được định nghĩa trong phần bất thiện (q.v.). Trong Trung Bộ Kinh 20 đưa ra năm phương pháp khắc phục chúng: bằng cách thay đổi đối tượng, nghĩ đến quả báo, không chú ý, phân tích, trấn áp.

Tr. in The Removal of Distracting Thoughts (WHEEL 21).

trong Loại bỏ những suy nghĩ phân tán (WHEEL 21).

alcohol prohibition: s. surāmeraya -majja-ppamādaṭṭhānā etc.

cấm rượu : xem Surāmeraya-majjap-pamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.

alms, vow of going for; or to do so without omitting any house: s. dhutaṅga, 3, 4.

bố thí, nguyện đi cho; hoặc tuần tự theo từng nhà không bỏ sót ngôi nhà nào : xem Dhutaṅga có nghĩa là hạnh đầu đà, có nghĩa là khổ luyện để đạt được hạnh phúc

alms-bowl eater, the practice of the: s. dhutaṅga.

người dùng bát khất thực, trong sự tu tập: xem dhutaṅga

alms-giving: dāna (q.v.)

alms-giving: là bố thí dāna (q.v.)

alms-goer, the practice of the; s. dhutaṅga.

người đi khất thực, sự tu tâp của ; hạnh đầu đà - dhutaṅga

alobha: 'greedlessness', is one of the 3 kammically wholesome roots (mūla, q.v.).

alobha: 'vô tham', là một trong 3 nhân tịnh hảo (mūla, q.v.).

āloka-kasiṇa: 'light-kasiṇa-exercise'; s. kasiṇa.

āloka-kasiṇa: Dùng ánh sáng làm đề mục thiền; Xem kasiṇa

āloka-saññā: 'perception of light'. The recurring canonical passage reads: "Here the monk contemplates the perception of light. He fixes his-mind to the perception of the day; as at day-time so at night, and as at night, so in the day. In this way, with a mind clear and unclouded, he develops a stage of mind that is full of brightness." It is one of the methods of overcoming drowsiness, recommended by the Buddha to Mahā-Moggallāna (A. VII, 58). According to D. 33, it is conducive to the development of 'knowledge and vision' (s. visuddhi), and it is said to be helpful to the attainment of the 'divine eye' (s. abhiññā).

āloka-saññā: 'quán tưởng đến ánh sáng'. Đoạn kinh viết như sau: "Ở đây, vị tỳ khưu quán tưởng về ánh sáng. Vị ấy cố định tâm vào tưởng ban ngày; ban ngày như thế nào vào ban đêm, và ban đêm như thế nào trong ngày. Theo cách này , với tâm trong sáng và không bị che mờ, vị ấy phát triển một trạng thái tâm tràn đầy ánh sáng.” Đó là một trong những phương pháp khắc phục hôn trầm được Đức Phật khuyên Trưởng Lão Mahā-Moggallāna (trong kinh Tăng Chi Bộ VII, 58). Trong kinh Trường Bộ. 33, nó có lợi cho sự phát triển “kiến thức và nhãn quan” (xem visuddhi), và được cho là hữu ích cho việc đạt được “năng lực cao siêu hay Thắng Trí” (xem abhiññā).

altruistic joy: muditā , is one of the 4 sublime abodes (brahmavihāra, q.v.).

altruistic - muditā: là Tâm Hỉ là lòng hoan hỷ có thiện cảm trước hạnh phúc của người khác, là một trong Tứ Vô Lượng Tâm hay bốn phạm trú (brahmavihāra, q.v.).

amata: (Sanskrit amṛta; Pāḷi root mar to die; = Gr. ambrosia): 'Deathlessness' according to popular belief also the gods' drink conferring immortality, is a name for Nibbāna (s. Nibbāna), the final liberation from the wheel of rebirths, and therefore also from the ever-repeated deaths

amata: đồng nghĩa với Niết-bàn, (tiếng Phạn amṛta; gốc Pāḷi mar to die; = Gr. ambrosia): 'Bất tử' theo niềm tin phổ biến cũng là thức uống của các vị thần mang lại sự bất tử, là tên của Nibbāna (s. Nibbāna), sự giải thoát cuối cùng khỏi bánh xe luân hồi của sự tái sinh, và do đó cũng từ những cái chết liên tục lặp đi lặp lại.

amoha: 'non-delusion', wisdom, is one of the 3 kammically wholesome roots (mūla, q.v.).

amoha: non-delusion', vô si là sự chẳng si mê, sự sáng suốt, trí huệ, là một trong 3 nhân thiện (mūla, q.v.).

anabhijjhā: 'freedom from covetousness', unselfishness; s. kammapatha (II. 8).

anabhijjhā: Vô Tham, không ích kỷ; Xem Nghiệp Đạo - kammapatha (II. 8).

anabhirati-saññā: s. sabba-loke anabhirati-s.

anabhirati-saññā - tưởng nhàm chán: Xem sabba-loke anabhirati-Niệm Tưởng Thế Gian Bất Lạc, hay không ưa thích trong tất cả thế giới

Anāgāmī: the 'Non-Returner', is a noble disciple (ariya-puggala, q.v.) on the 3rd stage of holiness. There are 5 classes of Non-returners, as it is said (e.g. Pug. 42-46):

Anāgāmī: 'Bậc Bất Lai', là vị Thánh (ariya-puggala, q.v.) ở quả vị thứ 3 của bậc Thánh (Dự lưu (Sotàpanna, Tu-đà-hoàn), Nhất lai (Sakadàgàmi, Tư-đà-hàm), Bất lai (Anàgàmi, A-na-hàm), A-la-hán (Arahat, Ứng cúng). có 5 hạng Bất Lai (: bộ Nhân Chế Định - Puggala-Paññatti 42-46):

"A being, through the disappearing of the 5 lower fetters (saṃyojana, q.v.), reappears in a higher world (amongst the devas of the Pure Abodes, Suddhāvāsa , q.v.), and without returning from that world (into the Sensuous Sphere) he there reaches Nibbāna.

“Một người, do đã diệt trừ của 5 hạ phần kiết sử (saṃyojana, q.v.), tái sinh vào một thế giới cao hơn (giữa các chư thiên của Cõi Tịnh độ, Suddhāvāsa, q.v.), và không quay trở lại từ thế giới đó (vào cõi Dục giới) ở đó đạt đến Nibbāna.

(1) "He may, immediately after appearing there (in the Pure Abodes) or without having gone beyond half of the life-time, attain the holy path for the overcoming of the higher fetters. Such a being is called 'one who reaches Nibbāna within the first half of the life' (antarā-parinibbāyī).

(1) Antarāparinibbāyī: Bậc Thánh Bất Lai chưa đến một nửa tuổi thọ của cõi sắc giới phạm thiên ấy, sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, rồi tịch diệt Niết Bàn tại cõi sắc giới ấy, chấm dứt tử sinh luân hồi trong tam giới.

(2) "Or, whilst living beyond half of the lifetime, or at the moment of death, he attains the holy path for the overcoming of the higher fetters. Such a being is called 'one who reaches Nibbāna after crossing half the life-time' (upahacca-parinibbāyī).

(2) - Upahaccaparinibbāyī: Bậc Thánh Bất Lai quá một nửa tuổi thọ của cõi sắc giới phạm thiên ấy, sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, rồi tịch diệt Niết Bàn tại cõi sắc giới ấy, chấm dứt tử sinh luân hồi trong tam giới. Người như vậy được gọi là ‘người đạt đến Niết-bàn sau khi vượt qua nửa cuộc đời- thời gian'

(3) "Or, with exertion he attains the holy path for the overcoming of the higher fetters. Such a being is called 'one who reaches Nibbāna with exertion' (sasaṅkhāra-parinibbāyī).

(3)- Saṅkhāraparinibbāyī: Bậc Thánh Bất Lai cần phải tinh tấn nhiều, mới chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, rồi tịch diệt Niết Bàn, tại cõi sắc giới ấy, chấm dứt tử sinh luân hồi trong tam giới. Người như vậy được gọi là ‘người đạt đến Niết Bàn bằng nỗ lực’

(4) "Or, without exertion he attains the holy path for the overcoming of the higher fetters. Such a being is called 'one who reaches Nibbāna without exertion' (asaṅkhāra-parinibbāyī).

(4)- Asaṅkhāraparinibbāyī: Bậc Thánh Bất Lai không cần phải tinh tấn nhiều, cũng chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, rồi tịch diệt Niết Bàn, tại cõi sắc giới ấy, chấm dứt tử sinh luân hồi trong tam giới. Người như vậy được gọi là ‘người đạt đến Niết bàn mà không cần nỗ lực’

(5) "Or, after vanishing from the heaven of the Aviha-gods (s. Suddhāvāsa ), he appears in the heaven of the unworried (atappa) gods. After vanishing from there he appears in the heaven of the clearly-visible (Sudassa) gods, from there in the heaven of the clear-visioned (Sudassī) gods, from there in the heaven of the highest (akaniṭṭha) gods. There he attains the holy path for the overcoming of the higher fetters. Such a being is called 'one who passes up-stream to the highest gods' (uddhamsota-akaniṭṭha-gāmī)."

(5)- Uddhaṃsoto akaniṭṭhagāmī: Bậc Thánh Bất Lai khi hết tuổi thọ trong cõi trời sắc giới Aviha (s. Suddhāvāsa) , tuần tự tái sinh từng trời sắc giới của không lo âu (atappa), Sau khi biến mất từ đó, ông ấy xuất hiện trên cõi trời của những vị trời rõ ràng ( Sudassa), từ đó ở cõi trời của các vị thần có tri giác sáng suốt (Sudassī), chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, rồi tịch diệt Niết Bàn, tại cõi trời sắc giới Akaniṭṭha ấy, chấm dứt tử sinh luân hồi trong tam giới. Người như vậy là được gọi là ‘người ngược dòng đến các vị trời cao nhất’

analysis of the 4 elements: dhātu-vavatthāna (q.v.).

phân tích 4 yếu tố: dhātu-vavatthāna - phân tích thân phần (q.v.).

analytical doctrine: vibhajja-vāda (q.v.).

học thuyết phân tích: vibhajja-vāda - tính phân tích (q.v.).

analytical knowledge, the 4 kinds of: paṭisambhidā (q.v.).

Tuệ phân tích còn gọi là vô ngại giải, 4 loại: paṭisambhidā (q.v.).

anaññātañ-ñassāmīt'indriya: is one of the 3 supermundane senses or faculties; s. indriya (20).

anaññātañ-ñassāmīt'indriya hay anaññātanassāmītindriya - Tri Vị Trí Quyền: là một trong 3 Siêu Thế Quyền hay năng lực siêu thế. Cai quản đồng thời hướng dẫn các pháp đồng sinh biết cái chưa từng biết, gọi là Vị tri quyền. Chỉ cho trí trong tâm Sơ đạo.; Xem indriya (20).

anantara-paccaya: 'proximity', is one of the 24 conditions (paccaya, q.v.).

anantara-paccaya: Vô gián duyên, là một trong 24 duyên (paccaya, q.v.).

ānantarika-kamma: the 5 heinous 'actions with immediate destiny' are: parricide, matricide, killing an Arahat (Saint), wounding a Buddha, creating schism in the monks' Order. In A.V., 129 it is said:

ānantarika-kamma - Vô Gián Nghiệp: còn gọi là Ngũ Nghịch Đại Tội: người phạm ngũ nghịch đại tội khi chết sanh về cõi a tỳ địa ngục là: giết cha mẹ, giết mẹ, giết một vị A-la-hán (Thánh), làm bị thương một vị Phật, gây chia rẽ trong Tăng đoàn. Trong Kinh Tăng Chi Bộ V 129 có nói:

"There are 5 irascible and incurable men destined to the lower world and to hell, namely: the parricide," etc. About the 5th see A. X., 35, 38. With regard to the first crime, it is said in D. 2 that if King Ajātasattu had not deprived his father of life, he would have reached entrance into the path of Stream-entry (App.).

Có năm nghịch tội này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa xứ, đưa đến địa ngục, không có thể chữa trị. Thế nào là năm? Đoạt mạng mẹ, đoạt thân cha. Đoạt mạng vị A-la-hán, Với ác tâm làm Như Lai chảy máu, Phá hòa hợp Tăng. Về tội thứ 5, xem Kinh Tăng Chi Bộ X., 35, 38. Về tội đầu tiên, xem Trường Bộ Kinh 2 có nói rằng nếu Vua Ajātasattu không tước đoạt mạng sống của cha mình thì ông đã đạt được con đường Nhập Lưu (App.).

ānantariya: the 'Immediacy', is a name for that concentration of mind which is associated with such insight (vipassanā, q.v.) as is present in any one of the 4 kinds of supermundane path consciousness (s. ariya-puggala), and which therefore is the cause of the immediately following consciousness as its result or 'fruition' (phala, q.v.). According to the Abhidhamma, the path (of the Sotāpanna, etc.) is generated by the insight into the impermanence, misery and impersonality of existence, flashing up at that very moment and transforming and ennobling one's nature forever.

Ānantariya: Vô Gián, là tên của sự tập trung tâm trí liên quan đến tuệ minh sát vipassanā sâu sắc và gây chấn động hiện diện ở bất kỳ một trong 4 loại tâm đạo siêu thế (xem: ariya-puggala, và do đó đó là nguyên nhân). của tâm phala quả ngay sau đó. Theo Vi Diệu Pháp, sát-na đạo của vị Nhập Lưu Sotapanna và các Thánh nhân khác được tạo ra bởi tuệ giác về tính vô thường, khổ đau và vô ngã của mọi hiện hữu, đạt đến một điểm nhất định ngay tại thời điểm đó và do đó ngay lập tức chuyển hóa và nâng cao vị thế bản chất cá nhân mãi mãi.

It is mentioned under the name of ānantarika-samādhi in the Ratana Sutta (Sn. v. 22) and in Pts.M. 1, Ñāṇakathā.

Ānantariya được đề cập với cụm từ ānantarika-samādhi Trong Kinh Châu Báu - Ratana Sutta Sn câu 228 (samādhimānantari-kaññamāhu/ Samādhinā tena samo na vijjati/ Idampi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ/ Họ đạt được quả vị, Họ thể nhập bất tử, Họ chứng đắc dễ dàng, Hưởng thọ sự tịch tịnh, ). và ở Patisambhidā Magga (Bộ Vô Ngại Giải Đạo) 1, Ñānakathā Vấn đề tuệ (Ñānakathā).

ānāpāna-sati: 'mindfulness on in-and-out-breathing', is one of the most important exercises for reaching mental concentration and the 4 absorptions (jhāna, q.v.).

ānāpāna-sati: 'niệm hơi thở, chánh niệm với hơi thở ra vô, là một trong những bài tập quan trọng nhất để đạt được sự tập trung tinh thần và 4 tầng thiền (jhāna, q.v.).

In the Satipaṭṭhāna Sutta (M. 10, D. 22) and elsewhere, 4 methods of practice are given, which may also serve as basis for insight meditation. The 'Discourse on Mindfulness of Breathing' (Ānāpānasati Sutta, M. 118) and other texts have 16 methods of practice, which divide into 4 groups of four. The first three apply to both tranquillity (samatha, q.v.) and insight-meditation, while the fourth refers to pure insight practice only. The second and the third group require the attainment of the absorptions.

Trong Kinh Niệm Xứ - Satipaṭṭhāna Trung Bộ Kinh 10, và Kinh Đại Niệm Xứ - Maha Satipaṭṭhāna Trường Bộ Kinh 22 và trong những bài kinh khác, có 4 phương pháp tu tập được đưa ra, cũng có thể dùng làm nền tảng cho thiền minh sát. Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Kinh Nhập Tức Xuât Tức Niệm - Ānāpānasati Sutta, Trung Bộ Kinh 118) và các văn bản khác có 16 phương pháp thực hành, chia thành 4 nhóm bốn. Ba điều đầu tiên áp dụng cho thiền tĩnh lặng (samatha, q.v.) và thiền minh sát, trong khi điều thứ tư chỉ đề cập đến thực hành tuệ giác thanh tịnh. Nhóm thứ hai và thứ ba yêu cầu đạt được các tầng thiền.

(MN 118 - Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm - Anapanasati Sutta HT Thích Minh Châu dịch Việt)

"With attentive mind he breathes in, with attentive mind he breathes out.

“Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra.

I. (1) "When making a long inhalation he knows: 'I make a long inhalation'; when making a long exhalation he knows: 'I make a long exhalation.'

I. Thở vô dài, vị ấy biết : "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết : "Tôi thở ra dài"..

(2) "When making a short inhalation he knows: 'I make a short inhalation'; when making a short exhalation he knows: 'I make a short exhalation.'

(2) Hay thở vô ngắn, vị ấy biết : "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết : "Tôi thở ra ngắn"..

(3) " 'Clearly perceiving the entire (breath-) body I will breathe in,' thus he trains himself; 'clearly perceiving the entire (breath-) body I will breathe out,' thus he trains himself.

(3) "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

(4) " 'Calming this bodily function I will breathe in,' thus he trains himself; 'calming this bodily function I will breathe out,' thus he trains himself.

(4)"An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập."An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

II. (5) " 'Feeling rapture (pīti) I will breathe in,' thus he trains himself; 'feeling rapture I will breathe out,' thus he trains himself.

II. (5) Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

(6) " 'Feeling joy I will breathe in,' thus he trains himself; 'feeling joy I will breathe out,' thus he trains himself.

(6) "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

(7) " 'Feeling the mental formation (citta-saṅkhāra) I will breathe in,' thus he trains himself, 'feeling the mental formation I will breathe out,' thus he trains himself.

(7) "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

(8) " 'Calming the mental formation I will breathe in,' thus he trains himself; 'calming the mental formation I will breathe out,' thus he trains himself.

(8) "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

III. (9) " 'Clearly perceiving the mind (citta) I will breathe in,' thus he trains himself; 'clearly perceiving the mind I will breathe out,' thus he trains himself.

III. (9) Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập."Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

(10) " 'Gladdening the mind I will breathe in,' thus he trains himself; 'gladdening the mind I will breathe out,' thus he trains himself.

(10) "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập."Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

(11) " 'Concentrating the mind I will breathe in, thus he trains himself; 'concentrating the mind I will breathe out', thus he trains himself.

(II) "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

(12) " 'Freeing the mind I will breathe in,' thus he trains himself; 'freeing the mind I will breathe out,' thus he trains himself

(12) "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

IV. (13) " 'Reflecting on impermanence (anicca) I will breathe in,' thus he trains himself; 'reflecting on impermanence I will breathe out,' thus he trains himself.

IV. (13) "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

(14) " 'Reflecting on detachment (virāga) I will breathe in,' thus he trains himself; 'reflecting on detachment I will breathe out,' thus he trains himself.

(14) "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

(15) " 'Reflecting on extinction (nirodha) I will breathe in,' thus he trains himself; 'reflecting on extinction I will breathe out,' thus he trains himself.

(15) "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.

(16) " 'Reflecting on abandonment (paṭinissaggānupassanā) I will breathe in, thus he trains himself; 'reflecting on abandonment I will breathe out,' thus he trains himself."

(16) "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

In M 118 it is further shown how these 16 exercises bring about the 4 foundations of mindfulness (Satipaṭṭhāna, q.v.), namely: 1-4 contemplation of the body, 5-8 contemplation of feeling, 9-12 contemplation of mind (consciousness), 13-16 contemplation of mind-objects. Then it is shown how these 4 foundations of mindfulness bring about the 7 factors of enlightenment (bojjhaṅga, q.v.); then these again deliverance of mind (ceto-vimutti, q.v.) and deliverance through wisdom (paññā-vimutti, q.v.).

Trong Trung Bộ Kinh M 118 còn chỉ thêm rằng 16 bài tập này có sự tu tập về Tứ Niệm Xứ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp) (trong bài kinh Satipaṭṭhāna - Kinh Niệm Xứ, q.v.), cụ thể là: 1-4 quán thân, 5-8 quán thọ, 9-12 quán tâm (thức), 13-16 quán pháp. Sau đó, ta sẽ thấy Tứ Niệm Xứ này mang lại 7 yếu tố giác ngộ như thế nào (bojjhaṅga, q.v.); sau đó lại là tâm giải thoát (ceto-vimutti, q.v.) và giải thoát nhờ trí tuệ (paññā-vimutti, q.v.).

Literature: Ānāpānasati Saṃyutta (S. LIV). - Pts.M. Ānāpānakathā - Full explanation of practice in Vis.M. VIII, 145ff. - For a comprehensive anthology of canonical and commentarial texts, see Mindfulness of Breathing, Ñāṇamoli Thera (Kandy: BPS, 1964).

Chú Giải: Ānāpānasati Saṃyutta (S. LIV). Trong Patisambhidā Magga (Bộ Vô Ngại Giải Đạo) Ānāpānakathā - được giải thích đầy đủ về cách thực hành trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo VIII, 145ff. - Để có tuyển tập toàn diện các văn bản kinh điển và bình luận, xem bài viết Quán niệm hơi thở của Ñāṇamoli Thera (Kandy: BPS, 1964).

anattā: 'not-self', non-ego, egolessness, impersonality, is the last of the three characteristics of existence (ti-lakkhaṇa, q.v.) The anattā doctrine teaches that neither within the bodily and mental phenomena of existence, nor outside of them, can be found anything that in the ultimate sense could be regarded as a self-existing real ego-entity, soul or any other abiding substance. This is the central doctrine of Buddhism, without understanding which a real knowledge of Buddhism is altogether impossible. It is the only really specific Buddhist doctrine, with which the entire Structure of the Buddhist teaching stands or falls. All the remaining Buddhist doctrines may, more or less, be found in other philosophic systems and religions, but the anattā-doctrine has been clearly and unreservedly taught only by the Buddha, wherefore the Buddha is known as the anattā-vādi, or 'Teacher of Impersonality'. Whosoever has not penetrated this impersonality of all existence, and does not comprehend that in reality there exists only this continually self-consuming process of arising and passing bodily and mental phenomena, and that there is no separate ego-entity within or without this process, he will not be able to understand Buddhism, i.e. the teaching of the 4 Noble Truths (sacca, q.v.), in the right light.

He will think that it is his ego, his personality, that experiences suffering, his personality that performs good and evil actions and will be reborn according to these actions, his personality that will enter into Nibbāna, his personality that walks on the Eightfold Path. Thus it is said in Vis.M. XVI:

anattā: 'vô ngã', vô ngã, vô ngã, vô ngã, là đặc tính cuối cùng trong tam tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã) của tất cả các pháp (ti-lakkhaṇa, q.v.) Học thuyết vô ngã (anattā) dạy rằng không phải bên trong cũng như bên ngoài các hiện tượng hiện hữu của thân và tâm, không thể tìm thấy bất cứ thứ gì mà theo nghĩa tối thượng có thể được coi là một bản ngã, một linh hồn thực sự tự tồn tại hoặc bất kỳ thực thể thường trú nào khác. Đây là điểm chính của giáo lý của Phật giáo, nếu không hiểu được thì không thể có được kiến thức thực sự về Phật giáo. Đó là giáo lý Phật giáo thực sự cụ thể duy nhất mà toàn bộ Cấu trúc của giáo lý Phật giáo đứng vững hoặc sụp đổ. Tất cả các giáo lý Phật giáo còn lại ít nhiều có thể được tìm thấy trong các hệ thống triết học và tôn giáo khác, nhưng học thuyết vô ngã chỉ được Đức Phật giảng dạy một cách rõ ràng và dứt khoát, do đó Đức Phật được gọi là anattā-vādi, hay 'Bậc Thầy dạy về Vô Ngã'. Bất cứ ai chưa thâm nhập được tính vô ngã này của tất cả các pháp, và không hiểu rằng trong thực tế chỉ tồn tại quá trình sinh diệt liên tục này của các hiện tượng thân và tâm, và không có bản ngã riêng biệt bên trong hoặc bên ngoài quá trình này, người đó sẽ không thể hiểu được Phật giáo, tức là giáo lý về Tứ Diệu Đế (sacca, q.v.), dưới ánh sáng chân chính.

Người đó sẽ nghĩ rằng đó chính bản ngã của anh ta, nhân cách của anh ta trải qua đau khổ, nhân cách của anh ta thực hiện những hành động thiện và ác và sẽ tái sinh theo những hành động này, nhân cách của anh ta sẽ nhập vào Niết Bàn, nhân cách của anh ta sẽ bước đi trên Bát Thánh Đạo. Vì vậy, trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo XVI nói rằng:

"Mere suffering exists, no sufferer is found;
The deeds are, but no doer of the deeds is there;
Nibbāna is, but not the man that enters it;
The path is, but no traveler on it is seen."

Có khổ song không có người khổ.
Có sở tác song không người tạo tác.
Có tịch diệt song không người chứng diệt.
Có đạo lộ song không thực có người đi

Thanh Tịnh Đạo. Chương XVI trang 867. Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch Việt

"Whosoever is not clear with regard to the conditionally arisen phenomena, and does not comprehend that all the actions are conditioned through ignorance, etc., he thinks that it is an ego that understands or does not understand, that acts or causes to act, that comes to existence at rebirth .... that has the sense-impression, that feels, desires, becomes attached, continues and at rebirth again enters a new existence" (Vis.M. XVII, 117).

"Khi mờ mịt về các pháp duyên sinh, thì thay vì xem sự sinh khởi của hành là do vô minh, nó tưởng tượng có một cái ngã chủ tế của biết hoặc không biết, hành động và làm phát sinh hành động, cái ngã ấy xuất hiện vào lúc kiết sinh; và tưởng tượng rằng cực vi, đại ngã.... thành hình trong những giai đoạn khác nhau của thai bào, đem lại cho nó các căn, và khi bào thai đầy đủ các căn thì nó chạm xúc, cảm thọ, khái ái, chấp thủ, nỗ lực và tái sinh trong đời kế tiếp." (Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo, chương XVII, trang 913, đoạn 117. Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch Việt).

While in the case of the first two characteristics it is stated that all formations (sabbe saṅkhārā) are impermanent and subject to suffering, the corresponding text for the third characteristic states that "all things are not-self" (sabbe dhammā anattā; M. 35, Dhp. 279). This is for emphasizing that the false view of an abiding self or substance is neither applicable to any 'formation' or conditioned phenomenon, nor to Nibbāna, the Unconditioned Element (asaṅkhatā dhātu).

Trong khi trong trường hợp của hai thực tướng đầu (Vô Thường và Khổ), người ta nói rằng tất cả hành (sabbe saṅkhārā) đều vô thường và chịu đau khổ, thì kinh văn tương tự về thực tướng thứ ba nói rằng “tất cả các pháp đều vô ngã” (sabbe dhammā anattā; Trung Bộ Kinh 35, Kinh Pháp Cú kệ ngôn 279). Điều này nhằm nhấn mạnh rằng quan điểm sai lầm về một bản ngã hay thực thể thường tồn không áp dụng được cho bất kỳ 'sự hình thành' hay hiện tượng hữu vi nào, cũng như không áp dụng được cho Nibbāna, Yếu tố Vô vi (asaṅkhatā dhātu - vô vi giới).

The Anattā-lakkhaṇa Sutta, the 'Discourse on the Characteristic of Not-self', was the second discourse after Enlightenment, preached by the Buddha to his first five disciples, who after hearing it attained to perfect Holiness (Arahatta).

Kinh Anattā-lakkhaṇa, ' Kinh Vô Ngã Tướng', là bài kinh thứ hai sau khi giác ngộ, được Đức Phật thuyết giảng cho năm đệ tử đầu tiên của Ngài, những người sau khi nghe đã đạt đến bậc thánh A La Hán (Arahatta).

The contemplation of not-self (anattānupassanā) leads to the emptiness liberation (suññatā-vimokkha, s. vimokkha). Herein the faculty of wisdom (paññindriya) is outstanding, and one who attains in that way the path of Stream-entry is called a Dhamma-devotee (dhammānusāri; s. ariya-puggala); at the next two stages of sainthood he becomes a vision-attainer (diṭṭhippatta); and at the highest stage, i.e. Holiness, he is called 'liberated by wisdom' (paññā-vimutta).

Tùy Quán Vô Ngã (anattānupassanā) Trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô ngã; nên diệt được tâm lầm tưởng cho là ngã (attasaññā) đưa đến Không Tánh giải thoát (suññatā-vimokkha, xem vimokkha). Ở đây, Tuệ Quyền (paññindriya) là xuất sắc, và người đạt được con đường Nhập Lưu theo cách đó được gọi là người Tùy Pháp Hành (dhammānusāri; xem ariya-puggala); ở hai giai đoạn tiếp theo của quả vị thánh, vị ấy trở thành người đạt được Tuệ Kiến (diṭṭhippatta) là người đã đạt đến trí tuệ, việc tu tiến của họ dễ dàng hơn nhờ vào tuệ căn mạnh.; và ở giai đoạn cao nhất, tức là Thánh thiện, vị ấy được gọi là ‘Tuệ Giải Thoát’ (paññā-vimutta).

For further details, see paramattha-sacca, paṭiccasamuppāda, khandha, ti-lakkhaṇa, nāma-rūpa, paṭisandhi.

Để biết thêm chi tiết, xem Pháp Chơn Đế (paramattha-sacca) , Thập Nhị Duyên Sinh (paṭiccasamuppāda) , Uẩn (khandha), Tam Tướng (ti-lakkhaṇa) (Vô Thường, Khổ, Vô Ngã) , Sắc Pháp (nāma-rūpa), Chức năng tục sinh (paṭisandhi).

Literature: Anattā-lakkhaṇa Sutta, Vinaya I, 13-14; S. XXII, 59; tr. in Three Cardinal Discourses of the Buddha (WHEEL 17). - Another important text on Anattā is the Discourse on the Snake Simile (Alagaddūpama Sutta, M. 22; tr. in WHEEL 48/49) . Other texts in "Path". - Further: Anattā and Nibbāna, by Ñāṇaponika Thera (WHEEL 11); The Truth of Anattā, by Dr. G. P. Malalasekera (WHEEL 94); The Three Basic Facts of Existence III: Egolessness (WHEEL 202/204)

Chú Giải: Kinh Vô Ngã Tướng (Anattā-lakkhaṇa Sutta), Luật Tạng (Vinaya I, 13-14; S. XXII, 59); tr. trong Ba Bài Kinh trọng yếu của Đức Phật (1. Dhammacakkappavattana sutta. Kinh Chuyển Pháp Luân), (2. Kinh Vô ngã tướng. Anatta-lakkhana Sutta), (3. Kinh Lửa Cháy. Aditta-pariyaya Sutta). - Một bài kinh quan trọng khác về Anattā là Bài Kinh Ví Dụ Con Rắn (Alagaddūpama Sutta, Trung Bộ Kinh 22; tr. in WHEEL 48/49). Các bài kinh khác trong "Đạo Lộ ". - Anattā và Nibbāna, của Ñāṇaponika Thera (BÁNH XE 11); Sự thật về Anattā, của Tiến sĩ G. P. Malalasekera (WHEEL 94); Ba sự thật cơ bản của hiện hữu III: Vô ngã (WHEEL 202/204)

anattānupassanā: 'contemplation of not-self' is one of the 18 chief kinds of insight (s. vipassanā). See also above.

anattānupassanā: 'tùy quán vô ngã' là tuệ giác phát triển do công phu quán niệm những đặc tính vô ngã, một trong 18 loại tuệ minh sát (xem vipassanā). Xem thêm ở trên.

anattā-saññā: 'perception of not-self'; see A. VI, 104; A. VII, 48; A.X, 60; Ud. IV, 1.

anattā-saññā: 'Niệm tưởng vô ngã'; xem Tăng Chi Bộ VI, 104; Tăng Chi Bộ VII, 48; Tăng Chi Bộ .X, 60; Kinh Phật Tự Thuyết IV, 1.

anattā-vāda: the 'doctrine of impersonality'; s. anattā.

anattā-vāda: 'học thuyết vô ngã'; xem anattā.

āneñja: 'imperturbability', denotes the immaterial sphere (arūpāvacara; s. avacara); s. saṅkhāra. cf. M. 106.

āneñja: 'điềm tĩnh, trơ trơ, không lay động', biểu thị cõi vô sắc (arūpāvacara; s. avacara); S. saṅkhāra. xem. Trung bộ Kinh 106.

anger: s. mūla.

Giận dữ : xem mula

anicca: 'impermanent' (or, as abstract noun, aniccatā, 'impermanence') is the first of the three characteristics of existence (tilakkhaṇa, q.v.). It is from the fact of impermanence that, in most texts, the other two characteristics, suffering (dukkha) and not-self (anattā), are derived (S. XXII, 15; Ud. IV, I)

anicca: 'vô thường' (hoặc, như danh từ trừu tượng, aniccatā, 'vô thường') là đặc tính đầu tiên trong tam tướng của sự hiện hữu (tilakkhaṇa, q.v.). Chính sự thật về vô thường mà trong hầu hết các kinh văn, hai đặc tính khác, khổ (dukkha) và vô ngã (anattā), đều bắt nguồn từ (Tương Ưng Bộ Kinh XXII, 15; Kinh Phật Tự Thuyết IV, I).

"Impermanence of things is the rising, passing and changing of things, or the disappearance of things that have become or arisen. The meaning is that these things never persist in the same way, but that they are vanishing dissolving from moment to moment" (Vis.M. VII, 3).

"Vô thường của vạn vật là sự sinh, diệt và biến đổi của vạn vật, hay sự biến mất của những thứ đã trở thành hoặc đã sinh khởi. Ý nghĩa là những thứ này không bao giờ tồn tại theo cùng một cách, mà chúng đang tan biến, tan biến từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác"( Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo, chương VII, 3

Impermanence is a basic feature of all conditioned phenomena, be they material or mental, coarse or subtle, one's own or external: “All formations are impermanent” (sabbe saṅkhārā aniccā; M 35, Dhp. 277). That the totality of existence is impermanent is also often stated in terms of the five aggregates (khandha, q.v.), the twelve personal and external sense bases (āyatana q.v.), etc. Only Nibbāna (q.v.), which is unconditioned and not a formation (asaṅkhata), is permanent (nicca, dhuva).

Vô thường là đặc điểm cơ bản của tất cả các hiện tượng hữu vi, dù là vật chất hay tinh thần, thô thiển hay vi tế, của chính mình hay bên ngoài: “Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường” (sabbe saṅkhārā aniccā; Trung Bộ Kinh 35, Kinh Pháp Cú kệ ngôn 277). Rằng tổng thể của sự hiện hữu là vô thường cũng thường được phát biểu dưới dạng năm uẩn (khandha, q.v.), Mười Hai Xứ và các giác quan bên ngoài (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, xắc, thinh, khí, vị, xúc, ý, pháp) (āyatana q.v.), v.v.. Chỉ có Nibbāna (q.v.), là vô vi và không phải là hành (asaṅkhata), là thường hằng (nicca, dhuva).

The insight leading to the first stage of deliverance, Stream-entry (Sotāpatti; s. ariya-puggala), is often expressed in terms of impermanence: "Whatever is subject to origination, is subject to cessation" (s. Dhammacakkappavattana Sutta, S. XLVI, 11). In his last exhortation, before his Parinibbāna, the Buddha reminded his monks of the impermanence of existence as a spur to earnest effort: "Behold now, Bhikkhus, I exhort you: Formations are bound to vanish. Strive earnestly!" (vayadhammā saṅkhārā, appamādena sampādetha; D. 16).

Tuệ giác dẫn đến giai đoạn giải thoát đầu tiên, quả Nhập Lưu (Sotāpatti; xem ariya-puggala), thường được diễn đạt dưới dạng vô thường, trong kinh văn: “Ðây là Sự Thật Tuyệt Ðối về Nguồn Gốc của Khổ ... Nguồn Gốc nầy phải được đoạn tận ... Nguồn Gốc nầy vừa được đoạn tận.” (xem. kinh Chuyển Pháp Luân - Dharmacakkappavattana Sutta, Tương Ưng Bộ Kinh XLVI, 11 - HT Thích Minh Châu). Trong lời khuyến khích cuối cùng của Ngài, trước khi nhập Nibbāna, Đức Phật đã nhắc nhở các đệ tử của Ngài về tính vô thường của các pháp hữu vi như một động lực thúc đẩy nỗ lực tu tập: “Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các Ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật!” (vayadhammā saṅkhārā, appamādena sampādetha; Trường Bộ Kinh 16 - HT Thích Minh Châu dịch)

Without the deep insight into the impermanence and insubstantiality of all phenomena of existence there is no attainment of deliverance. Hence comprehension of impermanence gained by direct meditative experience heads two lists of insight knowledge: (a) contemplation of impermanence (aniccānupassanā) is the first of the 18 chief kinds of insight (q.v.); (b) the contemplation of arising and vanishing (udayabbayānupassanā-ñāṇa) is the first of 9 kinds of knowledge which lead to the 'purification by knowledge and vision of the path-progress' (s. visuddhi, VI). - Contemplation of impermanence leads to the conditionless deliverance (animitta -vimokkha; s. vimokkha). As herein the faculty of confidence (saddhindriya) is outstanding, he who attains in that way the path of Stream-entry is called a faith-devotee (saddhānusārī; s. ariya-puggala) and at the seven higher stages he is called faith-liberated (saddhā-vimutta), - See also anicca-saññā.

See The Three Basic Facts of Existence I: Impermanence (WHEEL 186/187)

Nếu không có cái nhìn sâu sắc về tính vô thường và vô ngã của các pháp hữu vi thì không thể đạt được giải thoát. Do đó, sự hiểu biết về vô thường đạt được nhờ kinh nghiệm thiền trực tiếp đứng đầu hai danh sách tuệ minh sát: (a) Tuệ quán vô thường (aniccānupassanā) là trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường; nên diệt được tâm lầm tưởng cho là thường (niccasaññā), loại tuệ đầu tiên trong 18 loại tuệ chính (q.v.); (b) Tuệ quán chiếu sanh và diệt (udayabbayānupassanā-ñāṇa) là trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại, loại trí đầu tiên trong 9 loại trí đưa đến ‘sự thanh lọc bằng trí và kiến về tiến trình đạo lộ’ (xem visuddhi, VI). - Quán vô thường đưa đến giải thoát vô điều kiện (animitta -vimokkha; s. vimokkha). Vì ở đây, tín quyền (saddhindriya) mạnh nhất, người đạt được con đường Nhập Lưu theo cách đó được gọi là bậc tùy tín hành là bậc Dự lưu đạo với tín làm trưởng (saddhānusārī; s. ariya-puggala) và ở bảy giai đoạn cao hơn, người đó được gọi là bậc tín giải thoát (saddhā-vimutta), - Xem thêm anicca-saññā.

Xem Ba Thực Tính Cơ Bản Của các Pháp Hữu Vi I: Vô Thường

aniccānupassanā: 'contemplation of impermanence', is one of the 18 chief kinds of insight (s. vipassanā).

aniccānupassanā: 'tùy quán vô thường'. Nhờ trí tuệ mà thấy được sự đổi thay, sanh diệt của Danh Sắc; ở đây, là một trong 18 loại tuệ giác chính (xem. vipassanā).

anicca-saññā: 'perception of impermanence', is defined in the Girimānanda Sutta (A.X. 60) as meditation on the impermanence of the five groups of existence.

anicca-saññā: 'tưởng vô thường' là suy xét tính chất tạm bợ, biến đổi của danh sắc, sanh rồi diệt , được định nghĩa trong Kinh Girimānanda (Tăng Chi Bộ X. 60) là thiền quán về tính vô thường của ngũ uẩn.

"Though, with a faithful heart, one takes refuge in the Buddha, his Teaching and the Community of Monks; or with a faithful heart observes the rules of morality, or develops a mind full of loving-kindness, far more meritorious it is if one cultivates the perception of impermanence, be it only for a moment" (A.X. 20).

See A. VI, 102; A. VII, 48; Ud. IV, 1; S. XXII, 102.

Tuy nhiên, với sự tín tâm, người Phật tử quy y Đức Phật, Giáo lý của Ngài và Tăng đoàn; hoặc với tâm trung thành tuân thủ các giới luật, hoặc phát triển tâm từ bi, sẽ có công đức hơn nhiều nếu người Phật tử trau dồi nhận thức về vô thường, dù chỉ trong chốc lát” (Tăng Chi Bộ X. 20).

Xem Tăng Chi Bộ VI, 102; Tăng Chi Bộ. VII, 48; Kinh Phật Tự Thuyết IV, 1; Tương Ưng Bộ XXII, 102.

animitta -ceto-vimutti: s. ceto-vimutti.

animitta (vô tướng có nghĩa là không có tướng Tham Sân Si hay tướng các pháp hữu vi) -ceto-vimutti (tâm giải thoát) : xem ceto-vimutti.

animittānupassanā: s. vipassanā.

animittānupassanā Vô tướng tùy quán: xem vipassanā

animitta -vimokkha: s. vimokkha.

animitta -vimokkha Vô tướng giải thoát (Animittavimokkha), sự giải thoát do nương đề mục vô thường quán - anic-cānupassanā - do thấy danh sắc biến diệt nên đoạn trừ điên đảo thường kiến, tỏ ngộ níp-bàn.: xem vimokkha

añña: 'other', being of the opposite category.

añña: 'cái kia', thuộc loại đối lập

aññā: 'highest knowledge', aññā-gnosis, refers to the perfect knowledge of the Saint (Arahat; s. ariya-puggala). The following passage occurs frequently in the Suttas , when a monk indicates his attainment of Holiness (Arahatta): "He makes known highest knowledge (aññaṃ byākaroti), thus: 'Rebirth has ceased, fulfilled is the holy life, the task is accomplished, and there is no more of this to come.' "

aññā: 'tuệ giác tối thượng' sáu loại tuệ giác ở khoảng giữa, từ Tu Ðà Huờn Quả đến A La Hán Quả được gọi là "aññā" (xuất nguyên từ "ā" = tuyệt hảo + căn "ñā", hiểu biết)(Vi Diệu Pháp Toát Yếu - Nārada Mahā Thera - Phạm Kim Khánh dịch) , aññā-gnosis là liễu tri hay sự ngộ đạo, ám chỉ sự hiểu biết hoàn hảo của Thánh nhân (Arahat; s. ariya-puggala). Đoạn văn sau đây thường xuyên xuất hiện trong các bài kinh, khi một tu sĩ biểu thị sự đạt đến Thánh thiện (Arahatta): "Vị ấy thể hiện tuệ giác tối thượng(aññaṃ byākaroti), như vậy: 'Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa".' "

The 'faculty of highest knowledge' (aññindriya = aññā-indriya; s. indriya), however, is present in six of the eight stages of holiness, that is, beginning with the fruition of Stream-Winning (Sotāpatti-phala) up to the path of Holiness (Arahatta-magga). See Dhs. (PTS) 362-364, 505, 553; Indriya Vibhaṅga; "Path" 162.

Tuy nhiên, ‘khả năng trí tuệ cao nhất’ (aññindriya = aññā-indriya (Aññindriya Dĩ Tri Quyền là chỉ cho “trí hiểu rõ Nípbàn đã từng biết”. Tức là ám chỉ cho trí trong 6 tâm Siêu thế từ tâm Sơ quả đến tâm Alahán Đạo) ; xem indriya), hiện diện ở sáu trong tám giai đoạn thánh thiện, nghĩa là, bắt đầu với quả Thánh Nhập Lưu (Sotāpatti-phala) cho đến con đường thánh thiện (Arahatta-magga). Xem Dhammasaṅgaṇi - Bộ Pháp Tụ (PTS) 362-364, 505, 553; Indriya Vibhaṅga - Quyền Phân Biệt; "Đạo Lộ" 162.

aññāmañña-paccaya: 'mutuality-condition,' is one of the 24 conditions (paccaya, q.v.).

aññāmañña-paccaya: ‘hỗ tương duyên’, là một trong 24 duyên (paccaya, q.v.).

aññātāvindriya: 'the faculty of one who knows'; s. indriya, 22

aññātāvindriya: 'Cụ Tri Quyền là trí biết viên mãn, trí biết đầy đủ toàn diện về phương diện giải thoát. Đây là trí tứ quả hay thánh trí '; xem indriya, 22

aññindriya: 'the faculty of highest knowledge'; s. aññā and indriya, 21.

aññindriya: 'Dĩ tri quyền là trí biết cái đã từng biết, tức là trí hữu học từ sơ quả đến tứ đạo, trí hữu học này biết cảnh níp-bàn mà trí sơ đạo đã biết rồi. xem aññā và indriya, 21.

anottappa: s. ahirika

anottappa - Vô Úy là Không ghê sợ trước những hành động tội lỗi: xem ahirika - Vô Tàm là không biết hổ thẹn khi làm điều ác

answering questions: 4 ways of: s. pañhā-byākaraṇa.

trả lời câu hỏi: có 4 cách trả lời câu hỏi: xem pañhā-byākaraṇa - Bốn cách trả lời câu hỏi

antarā-parinibbāyī: is one of the 5 kinds of Non-Returners or Anāgāmī (q.v.).

antarā-parinibbāyī: Trung bang níp-bàn. là hạng Bất lai sau khi sanh vào một trong năm cõi tịnh cư, đắc A-la-hán và viên tịch trong khoảng từ nửa đời trở lại dù tuổi thọ chưa hết, một trong 5 loại Bất Lai hay Anāgāmī (q.v.).

antinomies: s. diṭṭhi.

anuloma-citta: 'adaptation-moment of consciousness', denotes the third of the 4 moments of impulsion (javana, q.v.) flashing up immediately before either reaching the absorptions (jhāna, q.v.) or the supermundane paths (s. ariya-puggala). These 4 moments of impulsion are: the preparation (parikamma), access (upacāra), adaptation (anuloma) and maturity (gotrabhū) moments. For further details, s. javana, gotrabhū.

antinomies: xem diṭṭhi - tà kiến, kiến thức chấp ngã

anuloma-citta: Tâm thuận thứ 'sát-na thích ứng của tâm', sát-na thứ ba trong 4 sát-na đổng lực (javana, q.v.) lóe lên ngay trước khi đạt đến các tầng thiền (jhāna, q.v.) hoặc các đạo siêu thế (s. ariya-puggala). . 4 sát na đổng lực này là: sát na chuẩn bị (parikamma), sát na cận hành (upacāra), sát na thuận thứ (anuloma) và sát na Chuyển Tộc(gotrabhū). Để biết thêm chi tiết, xem. javana, gotrabhū - Chuyển tộc.

anuloma-ñāṇa: 'adaptation-knowledge' or conformity-knowledge, is identical with the 'adaptation-to-truth knowledge', the last of 9 insight-knowledges (vipassanā-ñāṇa) which constitute the purification of knowledge and vision of the path-progress' (s. visuddhi VI, 9). Cf. Vis.M. XXI.

anuloma-ñāṇa: 'tuệ thuận đạo' hay trí tuân thủ, giống hệt với 'tuệ thích ứng với chân lý', tuệ cuối cùng trong 9 tuệ minh sát (vipassanā-ñāṇa) cấu thành sự thanh lọc kiến thức và quan kiến về đạo quả. ' (xem. visuddhi VI, 9). Cf. Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo XXI.

anupādisesa-Nibbāna: see Nibbāna, upādi.

.

anupādisesa-Nibbāna: Vô dư y níp-bàn là tình trạng viên tịch, của vị A-la-hán, không dư sót cả phiền não lẫn ngũ uẩn, xem Nibbāna, upādi = là cung cấp cho sự sống

anupassanā: 'contemplation' - 4 fold: s. Satipaṭṭhāna- 18 fold: s. vipassanā. - 7 fold: "The seven contemplation's: (1) Contemplating (formations) as impermanent, one abandons the perception of permanence. (2) Contemplating (them) as painful, one abandons the perception of happiness (to be found in them). (3) Contemplating (them) as not self, one abandons the perception of self. (4) Becoming dispassionate, one abandons delighting. (5) Causing fading away, one abandons greed. (6) Causing cessation, one abandons originating. (7) Relinquishing, one abandons grasping" (Pts.M. I, p. 58). - See also Vis.M. XXI, 43; XXII, 114.

anupassanā: 'suy niệm, quán niệm' - 4 lần: xem. Satipaṭṭhāna- 18 lần: xem vipassanā. - gấp 7 lần: “Bảy quán niệm: (1) Quán (tất cả các hành) là vô thường, từ bỏ tưởng thường . (2) Quán (tất cả các hành) là khổ, từ bỏ tưởng lạc (trong tất cả các hành). (3) Quán (tất cả các hành) là vô ngã, từ bỏ nhận thức về ngã. (4) Trở nên vô tham, từ bỏ hỷ lạc. (5) thấy sự diệt của các hành, nên từ bỏ tham. (6) Từ bỏ sự diệt vong, từ bỏ sinh.( 7) Buông bỏ, người ta từ bỏ sự tham đắm” (Patisambhidā Magga (Bộ Vô Ngại Giải Đạo).. I, p. 58). - Xem thêm Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo chương XXI, trang 1069, từ đoạn 15, 43; và chương XXII trang 1152 đoạn 114.

anupubba-nirodha: The 9 'successive extinctions', are the 8 extinctions reached through the 8 absorptions (jhāna, q.v.) and the extinction of feeling and perception' (s. nirodha-samāpatti), as it is said in A. IX, 31 and D. 33:

anupubba-nirodha: chín thứ bậc diệt', sự đoạn diệt tuần tự khi tu chứng các thiền, là 8 sự diệt đạt được nhờ 8 thiền (jhāna, q.v.) và sự diệt của thọ và tưởng' (xem. nirodha-samāpatti), như đã ghi trong Kinh Tăng Chi Bộ. IX, 31 và Trường Bộ Kinh 33;

"In him who has entered the 1st absorption, the sensuous perceptions (kāma-saññā) are extinguished. Having entered the 2nd absorption, thought-conception and discursive thinking (vitakkavicāra, q.v.) are extinguished. Having entered the 3rd absorption, rapture (pīti, q.v.) is extinguished. Having entered the 4th absorption, in-and-out breathing (assāsa-passāsa, q.v.) are extinguished. Having entered the sphere of boundless space (ākāsānañcāyatana), the corporeality perceptions (rūpa-saññā) are extinguished. Having entered the sphere of boundless consciousness (viññāṇañcāyatana), the perception of the sphere of boundless space is extinguished. Having entered the sphere of nothingness (ākiñcaññāyatana), the perception of the sphere of boundless consciousness is extinguished. Having entered the sphere of neither-perception-nor-non-perception (neva-saññā-nāsaññāyatana) the perception of the sphere of nothingness is extinguished. Having entered the extinction of perception and feeling (saññāvedayitanirodha) perception and feeling are extinguished." For further details, s. jhāna, nirodha-samāpatti.

Ở đây, vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp chứng và trú thiền thứ nhất, , các dục tưởng (kāma-saññā) bị dập tắt. Sau khi nhập vào tầng thiền thứ 2, ý niệm và suy nghĩ lan man (vitakkavicāra - tầm, tứ) bị dập tắt. Diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai. Sau khi nhập vào tầng thiền thứ 3, hỷ (pīti, q.v.) bị dập tắt. Sau khi nhập thiền thứ 4, Hơi thở vào và hơi thở ra(assāsa-passāsa, q.v.) bị dập tắt. Sau khi nhập vào Không Vô Biên Xứ (ākāsānañcāyatana), các tưởng về sắc thể (rūpa-saññā) bị dập tắt. Sau khi đã nhập vào Thức Vô biên xứ (viññāṇañcāyatana), tưởng về cõi không vô biên bị dập tắt. Sau khi nhập vào Vô Sở Hữu Xứ (ākiñcaññāyatana), tưởng về cõi thức vô biên bị dập tắt. Sau khi nhập vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Hữu Xứ (neva-saññā-nāsaññāyatana), tưởng về cõi vô sở hữu bị dập tắt. Khi đã nhập Diệt Thọ Tưởng Định (saññāvedayitanirodha), tưởng và thọ diệt." Để biết thêm chi tiết, xem jhāna, nirodha-samāpatti.

anupubba-vihāra: the 9 'successive abodes', are identical with the 9 anupubba-nirodha (s. above). In A. IX, 33 they are called successive attainments (anupubba-samāpatti).

anupubba-vihāra: chín thứ bậc trú, giống với chín thứ bậc diệt', sự đoạn diệt tuần tự khi tu chứng các thiền (9 anupubba-nirodha) ở trên. Trong Tăng Chi Bộ IX, 33 chúng được gọi là những chứng đắc liên tục (anupubba-samāpatti).

ānupubbī-kathā: 'gradual instruction', progressive sermon; given by the Buddha when it was necessary to prepare first the listener's mind before speaking to him on the advanced teaching of the Four Noble Truths. The stock passage (e.g. D. 3; D 14; M. 56) runs as follows:

ānupubbī-kathā 'Thuyết giảng thứ lớp', Đức Thế Tôn thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, trình bày phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, thanh tịnh; được Đức Phật thuyết giảng khi cần phải chuẩn bị tâm người nghe trước khi Ngài thuyết giảng giáo lý cao cấp về Tứ Diệu Đế. Đoạn văn được ghi trong Trường Bộ Kinh 3; Trường Bộ Kinh 14; Trung Bộ Kinh 56) như sau:

"Then the Blessed One gave him a gradual instruction - that is to say, he spoke on liberality ('giving', dāna, q.v.), on moral conduct (sīla) and on the heaven (sagga); he explained the peril, the vanity and the depravity of sensual pleasures, and the advantage

Sau đó, Thế Tôn liền thứ lớp giảng pháp cho Bà-la-môn Pokkharasàdi đang ngồi một bên nghe, thuyết về bố thí (dāna, q.v.), thuyết về trì giới (sīla) , thuyết về các cõi trời (sagga); trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của dục lạc và sự lợi ích của xuất ly. (Kinh Ambattha, Trường Bộ Kinh 3 - HT Thích Minh Châu dịch Việt)

of renunciation. When the Blessed One perceived that the listener's mind was prepared, pliant, free from obstacles, elevated and lucid; then he explained to him that exalted teaching particular to the Buddhas (buddhānaṃ sāmukkaṃsikadesanā), that is: suffering, its cause, its ceasing, and the path."

Sự xuất gia. Khi Thế Tôn biết tâm của Bà-la-môn Pokkharasàdi đã sẵn sàng, đã nhu thuận, không còn chướng ngại, được phấn khởi, được tín thành, liền thuyết pháp mà chư Phật đã chứng ngộ (buddhānaṃ sāmukkaṃsikadesanā), tức là khổ, tập, diệt, đạo.(Kinh Ambattha, Trường Bộ Kinh 3 - HT Thích Minh Châu dịch Việt).

anurakkhaṇa-padhāna: the 'effort to maintain' wholesome states; s. padhāna.

anurakkhaṇa-padhāna: 'tinh cần thủ hộ' là tinh tấn để duy trì các thiện pháp đã sinh khởi để chúng có thể trở nên hoàn mãn. các trạng thái thiện; xem padhāna

anusaya: the 7 'proclivities', inclinations, or tendencies are: sensuous greed (kāma-rāga, s. saṃyojana), grudge (paṭigha), speculative opinion (diṭṭhi, q.v.), skeptical doubt (vicikicchā , q.v.), conceit (māna, q.v.), craving for continued existence (bhavarāga), ignorance (avijjā, q.v.) (D. 33; A. VII, 11, 12).

anusaya: là ngủ ngầm, có 7 pháp ngủ ngầm, khuynh hướng hay khuynh hướng là: 1 - Dục ái ngủ ngầm (kāma-rāgānusaya, xem saṃyojana),2. Phẫn nộ ngủ ngầm (paṭighānusaya) 3. Kiến Ngủ ngầm (diṭṭhānusaya). 4. Hoài nghi ngủ ngầm (vicikicchānusaya). 5. Ngã mạn ngủ ngầm (mānānusaya). 6- Hữu ái ngủ ngầm (bhavarāgānusaya). 7. Vô minh ngủ ngầm (avijjānusaya). (Trường Bộ Kinh 33; Tăng Chi Bộ VII, 11, 12).

"These things are called 'proclivities' since, in consequence of their pertinacity, they ever and again tend to become the conditions for the arising of ever new sensuous greed, etc.'' (Vis.M. XXII, 60).

Các tùy miên gồm 7, có tính chất thâm căn cố đế được kể là dục tham, sân, mạn, tà kiến, nghi, hữu tham và vô minh. Do chúng ăn sâu nên gọi là tùy miên, chúng là cái nhân cho dục tham, v.v., sanh lại mãi. ( Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo, chương XXII, trang 1135. đoạn 60 - Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch Việt).

Yam. VII, first determines in which beings such and such proclivities exist, and which proclivities, and with regard to what, and in which sphere of existence. Thereafter it gives an explanation concerning their overcoming, their penetration, etc. Cf. Guide VI (vii). According to Kath. several ancient Buddhist schools erroneously held the opinion that the anusayas, as such, meant merely latent, hence kammically neutral qualities, which however Contradicts the Theravāda conception. Cf. Guide V, 88, 108, 139.

Theo Bộ Song Ðối Yamaka VII, trước tiên xác định những người nào có những ngủ ngầm như vậy và những ngủ ngầm này tồn tại, và những ngủ ngầm nào, và liên quan đến cái gì và trong phạm vi tồn tại nào. Sau đó đưa ra lời giải thích liên quan đến việc tu tập để vượt qua, sự thâm nhập của chúng, v.v. Cf. diến giải VI (vii). Theo Bộ Ngữ Tông - Kathāvatthu. một số trường phái Phật giáo cổ xưa đã sai lầm khi quan niệm rằng anusayas, như vậy, chỉ có nghĩa là những phẩm chất tiềm ẩn, do đó trung tính về nghiệp, tuy nhiên điều này lại mâu thuẫn với quan niệm Nguyên thủy. Xem diễn giải V, 88, 108, 139.

anussati: 'recollection', meditation, contemplation. The six recollections often described in the Suttas (e.g. A. VI, 10, 25; D. 33) are: (1) recollection of the Buddha, (2) his Doctrine, (3) his Community of noble disciples, (4) of morality, (5) liberality, (6) heavenly beings (buddhānussati, dhammānussati, saṃghānussati, sīlānussati, cāgānussati, devatānussati).

anussati: 'tùy niệm', niệm, quán niệm, quán tưởng. Sáu niệm nhớ thường được mô tả trong các kinh (xem trong kinh Tăng Chi Bộ VI, 10, 25; và Trường Bộ Kinh 33) là: 1) Niệm Phật (Buddhānussati), 2) Niệm Pháp (Dhammānussati), 3) Niệm Tăng (Sanghānussati), 4) Niệm Giới (Sīlānussati), 5) Niệm Thí (Cāgānussati), 6) Niệm Thiên (Devatānussati) (buddhānussati, dhammānussati, saṃghānussati, sīlānussati, cāgānussati, devatānussati).

1) "The noble disciple, Mahānāma, recollects thus: 'This Blessed One is holy, a fully Enlightened One, perfected in wisdom and conduct, faring happily, knower of the worlds, unsurpassed leader of men to be trained, teacher of heavenly beings and men, a Buddha, a Blessed One.'

1) Niệm Phật (Buddhānussati). Thánh đệ tử Trưởng lão Mahānāma tùy niệm như sau: ‘Đức Thế Tôn là bậc Ứng Cúng A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, một vị Phật, một Đấng Thế Tôn,

(2) 'Well proclaimed by the Blessed One is the Doctrine (Dhamma), directly visible, with immediate fruit, inviting investigation, leading on to Nibbāna, to be comprehended by the wise, each by himself.'

2) Niệm Pháp (Dhammānussati). Giáo Pháp đã được Thế Tôn giảng dạy rõ ràng, kết quả hiện tiền, vượt thời gian, mời đến xem xét, đưa đến giải thoát, do người trí tự mình thực chứng.

(3) 'Of good conduct is the Community (Saṃgha) of the Blessed One's disciples, of upright conduct, living on the right path, performing their duties, to wit: the 4 pairs of men or 8 individuals (s. ariya puggala). This Community of the Blessed One's disciples is worthy of offerings, worthy of hospitality, worthy of gifts, worthy of reverence with raised hands, the unsurpassed field for doing meritorious deeds.'

3) Niệm Tăng (Sanghānussati). Chư Thánh Tăng là những vị đã hành trì tốt đẹp, những vị đã tu hành chính chắn, những vị đã tu hành minh tuệ, những vị đã chứng các đạo quả Thánh, đó là bốn đôi, tám bậc cao thượng,(xem ariya puggala) Đó là các đệ tử cao thượng của Đức Phật, đó là những vị đáng được của tín thí, đáng được tôn tiếp, đáng được cúng dường, đáng được tôn kính, các Ngài là ruộng phước điền vô song trên thế giới.

(4) "The noble disciple further recollects his own morality (sīla) which is unbroken, without any breach, undefiled, untarnished, conducive to liberation, praised by the wise, not dependent (on craving or opinions), leading to concentration.

4) Niệm Giới (Sīlānussati). Thánh đệ tử niệm Giới : "Không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị ô nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định".

(5) "The noble disciple further recollects his own liberality (cāga) thus: 'Blessed truly am I, highly blessed am I who, amongst beings defiled with the filth of stinginess, live with heart free from stinginess, liberal, open-handed, rejoicing in giving, ready to give anything asked for, glad to give and share with others.'

5) Niệm Thí (Cāgānussati), “Tùy niệm tính rộng rãi (cāga) khởi lên có cảm hứng từ bố thí gọi là niệm thí của mình như sau: ‘Tôi thật có phúc thay, tôi là người ở giữa chúng sinh bị ô uế bởi tính bủn xỉn, sống với tâm không keo kiệt, rộng lượng, rộng rãi, vui vẻ bố thí, sẵn sàng bố thí bất cứ điều gì được yêu cầu, vui vẻ bố thí và chia sẻ với người khác.

(6) "The noble disciple further recollects the heavenly beings (devatā): 'There are the heavenly beings of the retinue of the Four Great Kings, the heavenly beings of the World of the Thirty-Three, the Yāmadevas ... and there are heavenly beings besides (s. deva). Such faith, such morality, such knowledge, such liberality, such insight, possessed of which those heavenly beings, after vanishing from here, are reborn in those worlds, such things are also found in me.' " (A. III,70; VI,10; XI,12).

Thánh đệ tử niệm Thiên : "Có Chư Thiên bốn Thiên Vương ; có Chư Thiên cõi trời ba mươi ba ; có chư Thiên Yàmà ; có chư Thiên Tusita (Đâu suất) ; có chư Thiên hóa lạc ; có chư Thiên tha hóa tự tại ; có chư Thiên Phạm chúng ; có chư Thiên cao hơn nữa. Đầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Lòng tin như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với giới như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với nghe pháp như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Nghe pháp như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ với thí như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Đầy đủ tuệ như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Tuệ như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Khi người ấy niệm giới, nghe pháp, thí và tuệ của tự mình và chư Thiên ấy, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi. Các phiền não của tâm được đoạn tận." (Tăng Chi Bộ III,70; VI,10; XI,12 HT Thích Minh Châu dịch).

"At the time when the noble disciple recollects the Perfect One ... at such a time his mind is neither possessed of greed, nor of hate, nor of delusion. Quite upright at such a time is his mind owing to the Perfect One ... With upright mind the noble disciple attains understanding of the sense, understanding of the law, attains joy through the law. In the joyous one rapture arises. With heart enraptured, his whole being becomes stilled. Stilled within his being, he feels happiness; and the mind of the happy one becomes firm. Of this noble disciple it is said that amongst those gone astray, he walks on the right path, among those suffering he abides free from suffering. Thus having reached the stream of the law, he develops the recollection of the Enlightened One...." (A. VI, 10).

“Vào lúc thánh đệ tử tùy niệm Đức Thế Tôn… vào lúc đó tâm vị ấy không còn tham, không sân, không si. Lúc đó tâm vị ấy hoàn toàn thanh tịnh nhờ Đấng Thế Tôn. .. Với tâm thanh tịnh, vị Thánh đệ tử đạt được giác ngộ, hiểu biết về pháp, do pháp đạt được niềm vui. Trong niềm vui khởi lên hỷ lạc. Tâm hoan hỷ, toàn thân trở nên tĩnh lặng. Tĩnh lặng trong mình, cảm thấy hạnh phúc , và tâm của người hạnh phúc trở nên vững chắc. Người ta nói về vị thánh đệ tử này rằng trong số những kẻ lạc lối, ông ấy đi trên con đường chân chính, ông ấy sống trong những người đau khổ, thoát khỏi đau khổ. Như vậy đã đạt đến dòng chảy của pháp, ông ấy phát triển niệm tưởng về Đấng giác ngộ…” (Kinh Tăng Chi Bộ VI, 10).

In A. I, 21 (PTS: I, xvi) and A. I, 27 (PTS: xx. 2) another 4 Recollections are added: Mindfulness on Death (maraṇa-sati, q.v.), on the Body (kāyagatā-sati, q.v.), on Breathing (ānāpāna-sati, q.v.), and the Recollection of Peace (upasamānussati, q.v.).

Trong Kinh Tăng Chi Bộ I, 21 (PTS: I, xvi) và Kinh Tăng Chi Bộ I, 27 (PTS: xx. 2) thêm 4 Tùy Niệm : Niệm Chết (Maraṇasati, q.v.), Niệm Thân (kāyagatā-sati). , q.v.), về Hơi thở (ānāpāna-sati, q.v.), và Niệm An Tịnh (upasamānussati, q.v.).

The first six recollections are fully explained in Vis.M. VII, the latter four in Vis.M. VIII.

Sáu niệm đầu được giải thích đầy đủ trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo, chương VII, bốn cái sau trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo, chương VIII.

aparāpariya-vedanīya kamma: 'kamma bearing fruits in later births'; s. kamma.

aparāpariya-vedanīya kamma: Hậu báo nghiệp lànghiệp mang lại quả trong những kiếp sau; Xem Kamma nghiệp.

aparihāna-dhamma: 'incapable of relapse', or 'of falling away', namely, with regard to deliverance from some or all fetters of existence (s. saṃyojana). Thus all Noble Disciples are called, i.e. all those who have attained any of the 4 Noble Paths to holiness (s. ariyapuggala). With regard to the absorptions (jhāna, q.v.), anyone is called 'unrelapsable' who has attained full mastery over the absorptions. See A. VI, 62; Pug. 6. Cf. akuppa-dhamma.

aparihāna-dhamma: Sự bất suy pháp, có pháp tánh không thối hóa, tức là liên quan đến việc giải thoát khỏi một số hoặc tất cả kiết sử của kiếp sống (xem saṃyojana). Như vậy, tất cả các Thánh đệ tử đều được gọi là bậc cao quý, bậc thánh, tức là tất cả những người đã đạt được bất kỳ con đường nào trong 4 Con đường Thánh thiện (xem ariyapuggala). Liên quan đến các tầng thiền (jhāna, q.v.), bất cứ ai được gọi là 'không thể thoái lui' đã hoàn toàn làm chủ được các tầng thiền. Xem Kinh Tăng Chi Bộ. VI, 62; bộ Nhân Chế Định - Puggala-Paññatt 6. Xem akuppa-dhamma.

aparihāniya-dhamma: 'Conditions of Welfare' (lit. of non-decline), for a nation. Seven such conditions are mentioned in the Mahāparinibbāna Sutta (D. 16). They are followed by five sets of 7, and one set of 6 conditions, conducive to the welfare of the Community of Monks, the Saṃgha. Identical texts at A. VII, 20-25. To be distinguished from the preceding term.

aparihāniya-dhamma: 'Pháp Bất Thối' Điều kiện Phúc lợi' (nghĩa là pháp không suy thoái), cho một quốc gia. Bảy pháp bất thối như vậy được đề cập trong Kinh Mahāparinibbāna Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh 16). Tiếp theo chúng là năm sự lợi ích của 7 điều kiện, và một bộ của 6 điều kiện, dẫn đến lợi ích của Cộng đồng chư Tăng, Tăng đoàn. Các kinh văn tương tự ở Kinh Tăng Chi Bộ VII, 20-25. Để phân biệt với các cụm từ trước đó.

apāya: The 4 'lower worlds'. are: the animal world, ghost world, demon-world, hell. See Vis.M. XIII, 92f.

apāya: bốn cảnh giới khổ. là: Ðịa ngục, xúc sanh, ngạ quỷ, A Tu La. Xem Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo XIII, 92f.

āpo-dhātu: 'water-element'; s. dhātu.

appamāda: 'zeal', non-laxity, earnestness, diligence, is considered as the foundation of all progress.

āpo-dhātu: 'Nguyên tố nước'; xem dhātu

appamāda: Không dễ duôi, không lơi lỏng, nghiêm túc, siêng năng, được coi là nền tảng của sự thăng tiến.

Just as all the footprints of living beings are surpassed by the footprint of the elephant, and the footprint of the elephant is considered as the mightiest amongst them, just so have all the meritorious qualities zeal as their foundation, and zeal is considered as the mightiest of these qualities'' (A. X, 15).

Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những dấu chân của các loại chúng sanh bộ hành nào, tất cả đều hội tập trong chân con voi và chân con voi được gọi là tối thượng trong tất cả loại chân, tức là về phần to lớn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả chúng lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp.(Kinh Không Phóng Dật - Tăng Chi Bộ X, 15 - HT Thích Minh Châu dịch Việt).

Cf. the Chapter on Zeal (Appamāda Vagga) in Dhp., and the Buddha's last exhortation: "Transient are all formations. Strive zealously!" (appamādena sampādetha: D. 16) - In the commentaries, it is often explained as the presence (lit. 'non-absence') of mindfulness (satiyā avippavāsa).

So sánh Phẩm Không Chễnh Mãng(Appamāda Vagga) ở Kinh Pháp Cú - Dhammapada ., và lời khuyên cuối cùng của Đức Phật: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật!" (appamādena sampādetha: Trường Bộ Kinh 16) - Trong các chú giải, thường được giải thích là sự hiện diện (nghĩa là 'không vắng mặt') của chánh niệm (satiyā avippavāsa).

appamānābha: a kind of heavenly being; s. deva, (II).

appamāna-ceto-vimutti: s. ceto-vimutti.

appamāna-subha: a kind of heavenly being: s. deva (II).

appamaññā: The 4 'Boundless States', identical with brahma-vihāra (q.v.).

appamānābha: Vô lượng quang thiên giới ; xem deva, (II)

appamāna-ceto-vimutti: là Vô Lượng Tâm Giải Thoát, Xem ceto-vimutti (Tâm giải thoát).

appamāna-subha: là Vô lượng tịnh thiên giới : xem deva (II).

appamaññā: là Vô Lượng phần, không có hạn cuộc đối với cảnh., như Tứ Vô Lượng Tâm, đồng nghĩa với brahma-vihāra (q.v.) (Phạm Trụ).

appanā-samādhi: 'attainment concentration' or 'full concentration' (from appeti, to fix), is the concentration existing during absorption (jhāna, q.v.), whilst the neighbourhood or access-concentration (upacāra-samādhi) only approaches the 1st absorption without attaining it; s. samādhi.

appanā-samādhi: 'nhập định' hay định tâm toàn hảo nhập định, duy trì tâm vững chắc trên một đối tượng trong một thời gian dài trong quá trình an chỉ định (jhāna, q.v.), trong khi cận cận hoặc cận định (upacāra-samādhi) chỉ tiếp cận giai đoạn thiền thứ nhất

appanihita-vimokkha: s. vimokkha. - Appaṇihitānupassanā; s. vipassanā.

appanihita-vimokkha: Vô Nguyện Giải Thoát, Xem vimokkha. - Appaṇihitānupassanā là Vô Nguyện Tùy Quán ; Xem vipassanā.

appendants, The 3: kiñcana (q.v.)

những phụ lục, 3 kiñcana - 3 pháp chướng ngại(q.v. về vấn đề này; 1. Tham chướng (Lobhakiñcana), phiền não ái luyến là pháp chướng ngại tinh thần.2. Sân chướng (Dosakiñcana), phiền não sân hận là pháp chướng ngại tinh thần. 3. Si chướng (Mohakiñcana), phiền não si mê là pháp chướng ngại tinh thần.

appicchatā: 'having only few wishes', contentedness, is one of the indispensable virtues of the monk; cf. A. X. 181-190, and ariyavaṃsa (q.v.).

appicchatā: ‘Thiểu dục’, biết đủ, pháp của Đức Phật có đặc tính bỏ ham muốn, khiến người thực hành không tham cầu danh lợi, là một trong những đức tính không thể thiếu của người tu sĩ; xem.Tăng Chi Bộ kinh X. 181-190, và ariyavaṃsa - truyền thống Bậc Thánh (q.v. và vấn đề này).

apuññābhisaṅkhāra: s. saṅkhāra.

apuññābhisaṅkhāra: Phi phúc hành, hành vi bất thiện tạo quả xấu làm thành thức tục sinh cõi khổ. Xem saṅkhāra.

Arahat and Arahatta-magga,-phala: s. ariya-puggala.

Arahat (A la hán) bậc được giải thoát và Arahatta-magga (A La Hán Đạo),-phala quả : Xem ariya-puggala.

ārammaṇa: 'object'. There are six: visible object, sound, odor, taste, body-impression, mind-object. The mind-object (dhammārammaṇa) may be physical or mental, past, present or future, real or imaginary. The 5 sense-objects belong to the corporeality-group (rūpakkhandha, s. khandha). They form the external foundations for the sense-perceptions, and without them no sense-perception or sense-consciousness (seeing, hearing, etc.) can arise. Cf. āyatana, paccaya. (App: paccaya 2.).

ārammaṇa: là đối tượng, là cảnh giới của lục căn. Có sáu: đối tượng thị giác, âm thanh, mùi, vị, thân xúc, đối tượng tâm. Đối tượng của tâm (dhammārammaṇa - gọi là cảnh pháp) có thể là vật chất hay tinh thần, quá khứ, hiện tại hay tương lai, thực hay tưởng tượng. Ngũ trần thuộc nhóm sắc (rūpakkhandha - là sắc uẩn, xem khandha). Chúng hình thành những nền tảng bên ngoài cho các nhận thức bằng giác quan, và nếu không có chúng thì không có nhận thức giác quan hay thức nào (thấy, nghe, v.v.) có thể phát sinh. So sánh với āyatana, paccaya. (Phần phụ luc: paccaya 2.).

ārammaṇādhipati, ārammaṇupanissaya: s. paccaya.

ārammaṇādhipati là cảnh tiền sanh , ārammaṇ-upanissaya là cảnh cận y : Xem paccaya.

āraññikaṅga: The 'exercise of the forest-dweller', is one of the ascetic purification-exercises (dhutaṅga, q.v.).

āraññikaṅga: 'Hạnh trú ở rừng' tức là chỉ sống tại khu rừng xa vắng, không cư ngụ ở làng mạc, thành phố , là một trong những hạnh đầu đà (dhutaṅga có nghĩa là mười ba điều khổ luyện để đạt được hạnh phúc ).

arising and vanishing (of things). The knowledge consisting in the contemplation of; s. visuddhi (VI. 1.).

sinh (arising) và diệt (vanishing) của các pháp hữu vi. Kiến thức bao gồm việc quán chiếu; Xem Thanh Tịnh Đạo - visuddhi (VI. 1.).

ariya-iddhi: s. iddhi.

ariya-magga: s. foll.

ariya-puggala: or simply ariya: 'Noble Ones', 'noble persons'.

ariya-iddhi: Thần thông chỉ sanh đặc biệt ở bậc Thánh nhân. Xem iddhi.

ariya-magga: Thánh Đạo, xem. foll.

ariya-puggala: là bậc cao quý, bậc thánh, hay đơn giản là ariya: 'Những bậc cao quý', 'những người cao thượng'.

(A) The 8 ,a. are those who have realized one of the 8 stages of holiness, i.e. the 4 supermundane Paths (magga) and the 4 supermundane Fruitions (phala) of these paths. There are 4 pairs:

(A) tám bậc thánh nhân, a. là những người đã chứng ngộ một trong 8 giai đoạn thánh thiện, tức là 4 Thánh Đạo (magga) siêu thế và 4 Quả siêu thế (phala) của những Đạo Lộ này. Có 4 đôi:

1. The one realizing the path of Stream-winning (Sotāpattimagga).

2. The one realizing the fruition of Stream-winning (Sotāpattiphala).

3. The one realizing the path of Once-return (Sakadāgāmiphala).

4. The one realizing the fruition of Once-return (Sakadāgāmiphala).

5. The one realizing the path of Non-return (Anāgāmimagga).

6. The one realizing the fruition of Non-return (Anāgāmiphala).

7. The one realizing the path of Holiness (Arahatta-magga).

8. The one realizing the fruition of Holiness (Arahatta-phala).

1. Người chứng đạt Đạo Lộ Dự Lưu hay Nhập Lưu (Sotāpattimagga)

2. Người chứng đạt Dự lưu quả (Sotāpattiphala)

3. Người chứng đạt Đạo Lộ Nhất Lai Đạo (Sakadāgāmiphala)

4. Người chứng đạt Nhất Lai Thánh Quả (Sakadāgāmiphala)

5. Người chứng đạt Đạo Lộ Bất Lai Thánh Đạo (Anāgāmimagga)

6. Người chứng đạt Quả Bất Lai Thánh Quả (Anāgāmimagga)

7. Người chứng đạt Đạo Lộ A La Hán Ðạo (Arahatta-magga)

8. Người chứng đạt A La Hán Quả (Arahatta-phala)

Summed up, there are 4 noble individuals (ariya-puggala): the Stream-Winner (Sotāpanna), the Once-Returner (Sakadāgāmi), the Non-Returner (Anāgāmī), the Holy One (Arahat).

Tóm lại, có 4 bậc Thánh (ariya-puggala): Thánh Nhập lưu (Sotāpanna), Nhất lai (Sakadāgāmi), Bất lai (Anāgāmī), Thánh Alahan (Arahat).

In A. VIII,10 and A. IX, 16 the gotrabhū (q.v.) is listed as the 9th noble individual.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ VIII,10 and Tăng Chi Bộ IX, 16 tâm chuyển tộc (gotrabhū) (q.v.) được ghi nhận là tầng cao quí thứ 9 của bậc thánh

According to the Abhidhamma, 'supermundane path', or simply 'path' (magga), is a designation of the moment of entering into one of the 4 stages of holiness - Nibbāna being the object - produced by intuitional insight (vipassanā) into the impermanence, misery and impersonality of existence, flashing forth and forever transforming one's life and nature. By 'fruition' (phala) is meant those moments of consciousness which follow immediately thereafter as the result of the path, and which in certain circumstances may repeat for innumerable times during the life-time.

Theo Vi Diệu Pháp, 'con đường siêu thế', hay đơn giản là 'Đạo Lộ' (magga), là sự chỉ định thời điểm bước vào một trong 4 giai đoạn thánh thiện - Nibbāna là đối tượng - được tạo ra bởi tuệ giác minh sát (vipassanā) vào vô thường, khổ đau và vô ngã của hiện hữu, lóe sáng và biến đổi mãi mãi cuộc đời và bản chất của con người. “Quả” (phala) có nghĩa là những khoảnh khắc tâm tiếp theo ngay sau đó như là kết quả của đạo lộ, và trong những hoàn cảnh nhất định có thể lặp lại vô số lần trong suốt cuộc đời.

(I) Through the path of Stream-winning (Sotāpatti-magga) one 'becomes' free (whereas in realizing the fruition, one 'is' free) from the first 3 fetters (saṃyojana, q.v.) which bind beings to existence in the sensuous sphere, to wit: (1) personality-belief (sakkāya-diṭṭhi; s. diṭṭhi), (2) skeptical doubt (vicikicchā , q.v.), (3) attachment to mere rules and rituals (sīlabbata-parāmāsa; s. upādāna).

(I) Qua con đường Nhập Lưu (Sotāpatti-magga), hành giả 'trở nên' tự do (trong khi chứng ngộ quả, hành giả 'được' giải thoát) khỏi 3 hạ phần kiết sử (saṃyojana, về vấn đề này) vốn trói buộc chúng sinh vào sự tồn tại trong dục giới, nghĩa là: (1) ngã kiến (sakkāya-diṭṭhi; s. diṭṭhi), (2) nghi ngờ (vicikicchā , về vấn đề này ), (3) tin tưởng vào những nghi thức và tế lễ lầm lạc (sīlabbata-parāmāsa; xem upādāna ).

(II) Through the path of Once-Return (Sakadāgāmi-magga) one becomes nearly free from the 4th and 5th fetters, to wit: (4) sensuous craving (kāma-cchanda = kāma-rāga; s. rāga), (5) ill-will (byāpāda = dosa, s. mūla).

(II) Qua đạo lộ Nhất Lai (Sakadāgāmi-magga) hành giả gần như thoát khỏi kiết sử thứ 4 và thứ 5, là: (4) dục ái (kāma-chanda = kāma-rāga; s. rāga), (5 ) sân hận (byāpāda = dosa, s. mūla).

(III) Through the path of Non-Return (Anāgāmi-magga) one becomes fully free from the above-mentioned 5 lower fetters.

(III) Qua đạo lộ Bất Lai (Anāgāmi-magga), hành giả hoàn toàn thoát khỏi 5 hạ phần kiết sử đã đề cập ở trên.

(IV) Through the path of Holiness (Arahatta-magga) one further becomes free from the 5 higher fetters, to wit: (6) craving for fine material existence (rūpa-rāga), (7) craving for immaterial existence. (arūpa-rāga), (8) conceit (māna, q.v.), (9) restlessness (uddhacca, q.v.), (10) ignorance (avijjā, q.v.).

(IV) Qua đạo lộ A La Hán (Arahatta-magga), hành giả thoát khỏi 5 thượng phần kiết sử, là: (6) ái sắc(rūpa-rāga), (7) ái vô sắc. (arūpa-rāga), (8) ngã mạn (māna, q.v.), (9) phóng dật (uddhacca, q.v.), (10) vô minh (avijjā, q.v.).

The stereotype Sutta text runs as follows:

(I) "After the disappearance of the three fetters, the monk has won the stream (to Nibbāna) and is no more subject to rebirth in lower worlds, is firmly established, destined for full enlightenment.

Trong Kinh Văn ghi như sau:

(I) “Sau khi diệt trừ ba kiết sử, hành giả đã đắc được Đạo Quả dự lưu (đến Niết-bàn) và không còn bị tái sinh vào các cõi thấp, được thiết lập vững chắc, hướng tới giác ngộ viên mãn.

(II) "After the disappearance of the three fetters and reduction of greed, hatred and delusion, he will return only once more; and having once more returned to this world, he will put an end to suffering.

(II) “Sau khi diệt trừ ba kiết sử và giảm bớt tham, sân, si, hành giả sẽ trở lại một lần nữa và sau khi trở lại thế giới này một lần nữa, hành giả sẽ chấm dứt khổ đau.

(III) "After the disappearance of the five fetters he appears in a higher world, and there he reaches Nibbāna without ever returning from that world (to the sensuous sphere).

(III) “Sau khi năm kiết sử đã được diệt trừ, hành giả đến một thế giới cao hơn, và ở đó hành giả đạt tới Niết Bàn mà không bao giờ quay trở lại từ thế giới đó (đến cõi dục giới).

(IV) "Through the extinction of all cankers (āsava-kkhaya) he reaches already in this very life the deliverance of mind, the deliverance through wisdom, which is free from cankers, and which he himself has understood and realized."

(IV) Ā sava-kkhaya là lậu tận minh nghĩa là qua sự diệt trừ tất cả lậu hoặc , vị ấy đã đạt được ngay trong đời này sự giải thoát của tâm, sự giải thoát nhờ trí tuệ, thoát khỏi lậu hoặc, và điều mà chính vị ấy đã hiểu và chứng ngộ.”

For the various classes of Stream-winners and Non-Returners, s. Sotāpanna, Anāgāmī.

Đối với các bậc Thánh Nhập Lưu và bậc Bất Lai khác nhau, xem Sotāpanna, Anāgāmī.

(B) The sevenfold grouping of the noble disciples is as follows:

(1) the faith-devotee (saddhānusārī), (2) the faith-liberated one (saddhāvimutta), (3) the body-witness (kāya-sakkhī), (4) the both-ways-liberated one (ubhato-bhāga-vimutta), (5) the Dhamma-devotee (dhammānusārī), (6) the vision-attainer (diṭṭhippatta), (7) the wisdom-liberated one (paññā-vimutta). This group of seven noble disciples is thus explained in Vis.M. XXI, 73:

(B) Nhóm bảy Thánh đệ tử như sau

(1) Bậc tùy tín hành (Saddhānusārī), là bậc Dự lưu đạo với tín làm trưởng, khi đắc Dự lưu quả sẽ là bậc tín giải (Saddhāvimutta).
(2 Bậc tín giải (Saddhāvimutta), là bậc thánh hữu học không chứng thiền hiệp thế, dứt trừ được một số lậu hoặc, có tín quyền mạnh.
(3) Bậc thân chứng (Kāyasakkhī), là bậc thánh hữu học có định quyền mạnh, chứng được thiền và đoạn trừ được một số lậu hoặc.
(4) Bậc câu phần giải thoát (Ubhatobhāgavimutta), là bậc A-la-hán đắc luôn cả hai phần, tâm giải thoát (thiền hiệp thế) và tuệ giải thoát (tâm siêu thế).
(5) Bậc tùy pháp hành (Dhammānusārī), là bậc Dự lưu đạo với tuệ làm trưởng, khi đắc Dự lưu quả sẽ là bậc kiến đắc (Diṭṭhipatta).
(6) Bậc kiến đắc (Diṭṭhipatta), là bậc thánh hữu học không chứng thiền hiệp thế, dứt trừ được một số lậu hoặc, có tuệ quyền mạnh.
(7) Bậc tuệ giải thoát (Paññāvimutta), là bậc A-la-hán mà chỉ đắc tuệ siêu thế, chứ không đắc thiền hiệp thế.
(theo Kho Tàng Pháp Học, Chương Pháp Bảy Chi - HT Giác Giới)
Nhóm bảy vị thánh đệ tử này được giải thích trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo chương XXI, đoạn 73:

(1) "He who is filled with resolution (adhimokkha) and, in considering the formations as impermanent (anicca), gains the faculty of faith, he, at the moment of the path to Stream-winning (A.1) is called a faith-devotee (saddhānusārī);
(2) at the seven higher stages (A. 2-8) he is called a faith-liberated one (saddhā-vimutta).
(3) He who is filled with tranquility and, in considering the formations as miserable (dukkha), gains the faculty of concentration, he in every respect is considered as a body-witness (kāya-sakkhī).
(4) He, however, who after reaching the absorptions of the immaterial sphere has attained the highest fruition (of Holiness), he is a both-ways-liberated one (ubhato-bhāga-vimutta).
(5) He who is filled with wisdom and, in considering the formations as not-self (anattā), gains the faculty of wisdom, he is at the moment of Stream-winning a Dhamma-devotee (dhammānusārī),
(6) at the later stages (A. 2-7) a vision-attainer (diṭṭhippatta),
(7) at the highest stage (A. 8) a wisdom-liberated one (paññāvimutta)."
- Further details about the body-witness, the both-ways-liberated one and the wisdom-liberated one, s. under the three Pāḷi terms. Cf. also M. 70; A. IX, 44; S. XII, 70; Pts.M. II, p. 33, PTS.

(1) “Người có đầy đủ quyết tâm (adhimokkha) và xem các hành là vô thường (anicca), đạt được niềm tin, người đó, vào thời điểm của đạo lộ dẫn đến Thánh Dự Lưu (A.1) được gọi là bậc tùy tín hành (saddhānusārī),
(2) ở bảy giai đoạn cao hơn (A. 2-8), người đó được gọi là bậc tín giải (saddhāvimutta).
(3) Người tràn ngập sự tĩnh lặng và coi các hành là khổ (dukkha), đạt được định lực, trong mọi khía cạnh, người đó được coi là bậc thân chứng (kāyasakkhī).
(4) Tuy nhiên, người đó sau khi đạt đến các tầng thiền của cõi vô sắc đã đạt được quả vị cao nhất (của Thánh thiện), người đó là bậc câu phần giải thoát (ubhatobhāgavimutta).
(5) Người có trí tuệ và, khi xem các hành là vô ngã (anattā), đạt được trí tuệ, người đó ở thời điểm đắc Dự Lưu là bậc tùy pháp hành(dhammānusārī),
(6) ở các giai đoạn sau (A. 2-7) là bậc kiến đắc (diṭṭhippatta),
(7) ở giai đoạn cao nhất (A. 8) bậc trí tuệ giải thoát (paññāvimutta).”
- Chi tiết hơn nữa về thân chứng, bậc câu phần giải thoát và trí tuệ giải thoát, xem. theo ba thuật ngữ Pāḷi. so sánh cả Trung Bộ Kinh 70; Tăng Chi Bộ IX, 44; Tương Ưng Bộ XII, 70; Patisambhidā Magga Bộ Vô Ngại Giải Đạo. II, trang 33, Pāḷi Text Society's editions (Các ấn bản của Hiệp hội Văn bản Pāḷi)

ariya-sacca: The Four 'Noble Truths'; s. sacca.

ariya-sacca- Thánh Đế: Tứ Thánh Đế: xem sacca - Chân Đế

ariya-vaṃsa: The four 'noble usage's', are: contentedness (of the monk) with any robe, contentedness with any alms-food, contentedness with any dwelling, and delight in meditation and detachment. In the Ariya-vaṃsa Sutta, (A. IV , 28) and similarly in D. 33, it is said :

ariya-vaṃsa: Bốn truyền thống của bậc Thánh' là: Vị tu sĩ tri túc với y phục, tri túc với vật thực nào, tri túc với sàng tọa, và vui thích trong thiền định và đoạn trừ ác pháp. Trong kinh Truyền Thống - Ariya-vaṃsa Sutta, (Tăng Chi Bộ IV, 28) và tương tự như vậy trong Trường Bộ Kinh 33 Kinh Phúng Tụng, có nói:

"Now the monk is contented with any robe, with any alms-food, with any dwelling, finds pleasure and enjoyment in mental training and detachment . But neither is he haughty on that account, nor does he look down upon others. Now, of a monk who herein is fit and indefatigable, who remains clearly conscious and mindful, of such a monk it is said that he is firmly established in the ancient, noble usage's known as the most lofty ones."

(Full tr. of Ariya-vaṃsa Sutta in WHEEL 83/84).

“Ở đây, này các tỳ khưu biết đủ với bất cứ loại y nào, biết đủ với bất cứ loại khất thực nào, với biết đủ với bất cứ loại sàng tọa nào, ưa thích tu tập, vui thích tu tập, ưa thích đoạn tận, vui thích đoạn tận, nhưng không vì ưa thích tu tập, vui thích tu tập, ưa thích đoạn tận, vui thích đoạn tận mà khen mình chê người. Nhưng vị ấy không kiêu ngạo về điều đó, cũng không coi thường người khác. một tu sĩ ở đây khỏe mạnh và không biết mệt mỏi, người vẫn có ý thức và chánh niệm rõ ràng, một vị tỳ khưu như vậy, ta nói rằng vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.

(trong Kinh Truyền thống- Ariya-vamsa Sutta AN IV.28)

ariya-vihāra: s. vihāra.

arūpa-bhava: s. bhava, loka.

arūpa-jjhāna: - s. jhāna.

arūpa-kkhandha: The four 'immaterial groups' of existence are: feeling, perception, mental formations, consciousness; s. khandha.

ariya-vihāra: Phạm trụ hay là thiên trụ xem vihāra.

arūpa-bhava: Cõi vô sắc, xem bhava, loka.

arūpa-jjhāna: thiền vô sắc - xem jhāna.

arūpa-kkhandha: Vô sắc uẩn, Bốn 'nhóm vô sắc uẩn' của sự hiện hữu là: thọ, tưởng, hành, thức; xem khandha

arūpāvacara: s. avacara.

āruppa: s. jhāna.

arūpāvacara: Vô-sắc-giới xem avacara nghĩa là lãnh vực địa giới hoạt động

āruppa: Vô sắc giới, xem jhāna.

asaṅkhāra-parinibbāyī: The 'one reaching Nibbāna without exertion', is one of the five classes of Non-Returners (Anāgāmī, q.v.)

asaṅkhāra-parinibbāyī: Là vô hành bang níp-bàn (Asaṅkhāraparinibbāyī) là hạng Bất lai không cần ráng sức nỗ lực cũng đắc A-la-hán dễ dàng, là một trong năm hạng Bất Lai (so sánh với Anāgāmī)

asaṅkhārika-citta: an Abhidhamma term signifying a 'state of consciousness arisen spontaneously', i. e. without previous deliberation, preparation, or prompting by others; hence: 'unprepared, unprompted'. This term and its counterpart (sasaṅkhārikacitta, q.v.), probably go back to a similar distinction made in the Suttas (A. IV, 171; "Path" 184). See Tab. I; examples in Vis.M. XIV, 84f.

asaṅkhārika-citta: là tâm vô trợ một cụm từ trong Vi Diệu Pháp chỉ cho 'trạng thái tâm sinh khởi một cách tự nhiên', không có sự cân nhắc, chuẩn bị hoặc nhắc nhở của người khác; như là: 'không chuẩn bị, không bị thúc giục'. Cụm từ này và đối nghịch của nó là tâm hữu trợ (sasaṅkhārikacitta), sự phân biệt tương tự được nêu trong Kinh Tăng Chi Bộ IV, 171; "Con đường giải thoát, trang 184 - Path to Deliverance, của Nyanatiloka" 184). Xem bảng phụ lục I. ví dụ trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo, chuong XIV, đoạn 84f.

asaṅkhata: The 'Unformed, Unoriginated, Unconditioned' is a name for Nibbāna, the beyond of all becoming and conditionality.

asaṅkhata: Là vô vi 'Vô hình, Vô khởi, Vô điều kiện' là tên của Nibbāna, là pháp duy nhất không do duyên nào sanh, vô vi, không được cấu tạo, vượt lên trên mọi sự cấu tạo và điều kiện.

asañña-satta: The 'unconscious beings', are a class of heavenly beings in the fine-material world; s. deva (II). "There are, o monks, heavenly beings known as the unconscious ones. As soon, however, as in those beings consciousness arises, those beings will vanish from that world. Now, o monks, it may happen that one of those beings after vanishing from that world, may reappear in this world...." (D. 24). Further details, s. Kath., Yam. (Guide, pp. 68, 79, 96 ff.).

asañña-satta: Vô Tưởng Thiên. Cảnh giới của những chúng sanh sanh ra không có tâm. là Chư Thiên sinh trên trời trong thế giới vật chất tốt đẹp; xem deva (II). “Chư Hiền giả, có những chư Thiên gọi là Vô tưởng hữu tình. Khi một tưởng niệm khởi lên, thời chư Thiên ấy thác sanh, từ bỏ thân chư Thiên của mình. Một trong loài hữu tình ấy, khi thác sanh, từ bỏ thân chư Thiên ấy của mình, lại sanh đến cõi này. Khi đến tại chỗ này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhiệt tâm... nên tâm nhập định. Vị ấy nhớ đến khi tưởng niệm phát sanh, chớ không nhớ xa hơn nữa. ." (Trường Bộ 24 Kinh Ba-lê (Pàtika sutta) HT Thích Minh Châu dịch Việt) . Đầy đủ chi tiết, xem Bộ Ngữ Tông - Kathāvatthu. Bộ Song Ðối Yamaka (Hướng dẫn, trang 68, 79, 96 ff.).

āsava: (lit: influxes), 'cankers', taints, corruption's, intoxicant biases. There is a list of four (as in D. 16, Pts.M., Vibh.): the canker of sense-desire (kāmāsava), of (desiring eternal) existence (bhavāsava), of (wrong) views (diṭṭhāsava), and of ignorance (avijjāsava). A list of three, omitting the canker of views, is possibly older and is more frequent in the Suttas , e.g. in M. 2, M. 9, D. 33; A. III, 59, 67; A. VI, 63. - In Vibh. (Khuddakavatthu Vibh.) both the 3-fold and 4-fold division are mentioned. The fourfold division also occurs under the name of 'floods' (ogha) and 'yokes' (yoga).

āsava:Lậu Hoặc:(lit: influxes), 'chìm đắm ', vết nhơ, tham nhũng, thành kiến say sưa. Có một danh sách gồm bốn (như trong D. 16, Pts.M., Vibh.): dục lậu hoặc (kāmāsava), hữu lậu hoặc của sự tồn tại (ham muốn vĩnh viễn) (bhavāsava), tà kiến lậu hoặc(diṭṭhāsava). và vô minh lậu hoặc (avijjāsava). Danh sách ba, bỏ qua lậu hoặc quan điểm, có thể cũ hơn và thường xuyên hơn trong Kinh điển, ví dụ: ở M. 2, M. 9, D. 33; A. III, 59, 67; A. VI, 63. - Ở Vibh. (Tiểu bộ Kinh - Khuddakavatthu Vibh.) cả cách chia 3 và 4 phần đều được đề cập. Sự phân chia thành bốn phần cũng xảy ra dưới tên gọi 'Kiến Bộc Lưu' (ogha) và 'ách phược' (yoga)

Through the path of Stream-Entry, the canker of views is destroyed; through the path of Non-Returning, the canker of sense-desire; through the path of Arahatship, the cankers of existence and ignorance. M. 2 shows how to overcome the cankers, namely, through insight, sense-control, avoidance, wise use of the necessities of life, etc. For a commentarial exposition, see Aṭṭhasālinī Tr. I, p. 63f: II, pp. 475ff.

Qua đạo lộ Nhập Lưu, các quan điểm lậu hoặc bị diệt trừ,qua đạo lộ Bất Lai, lậu hoặc của ái dục; qua đạo lộ A-la-hán, những lậu hoặc của hiện hữu và vô minh. Trung Bộ Kinh 2 (Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc) chỉ ra cách khắc phục các lậu hoặc, cụ thể là thông qua tuệ giác, kiểm soát giác quan, né tránh, sử dụng khôn ngoan những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, v.v.. Để có phần giải thích bình luận, xem Aṭṭhasālinī (Chú giải của Bộ Pháp Tụ)Tr. I, p. 63f: II, trang 475ff.

Khīṇāsava, 'one whose cankers are destroyed', or 'one who is canker-free', is a name for the Arahat or Holy One. The state of Arahatship is frequently called āsavakkhaya, 'the destruction of the cankers'. Suttas concluding with the attainment of Arahatship by the listeners, often end with the words: "During this utterance, the hearts of the Bhikkhus were freed from the cankers through clinging no more" (anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti).

Khīṇāsava, bậc Lậu tận là bậc đã trừ diệt trọc vẹn ba pháp hay bốn pháp lậu hoặc (āsava) là dục lậu (kāmāsava), hữu lậu (bhavāsava) , kiến lậu (diṭṭhāsava) và vô minh lậu (avijjāsava). Khīṇāsava là tên của bậc A-la-hán hay Thánh nhân. Trạng thái A-la-hán thường được gọi là āsavakkhaya, “chấm dứt ô nhiễm”. Các bài kinh khi kết thúc với việc người nghe đạt được quả vị A-la-hán thường kết thúc bằng những lời: “Trong khi nói câu này, tâm của các Tỳ kheo đã được giải thoát khỏi các lậu hoặc do không còn bám víu nữa” (anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti).

āsavakkhaya: see above

āsavakkhaya: là chấm dứt ô nhiễm. khīṇāsavaka (bậc Lậu tận), hay āsavakkhaya (bậc chấm dứt ô nhiễm), đó là những danh từ để gọi bậc Thánh Alahán. xem đoạn trên.

ascending insight: s. vuṭṭhāna-gāminī-vipassanā.

ascending insight: cái nhìn sâu sắc tăng dần, tri - tuệ - thiền- tuệ dẫn đến thoát khỏi đối - tượng thiền:, xem vuṭṭhāna-gāminī-vipassanā

ascetic purification practices: s. dhutaṅga.

ascetic purification practices: thực hành Hạnh Đầu Đà, xem dhutaṅga.

asekha: (lit.: 'not-learner'; s. sekha), a disciple 'perfected in training', one beyond training, an adept. This is a name for the Arahat, the Holy One (s. ariya-puggala), since he has reached the perfection in higher moral training, higher mind training and higher wisdom training (s. sikkhā) and needs no longer to train himself therein.

asekha: Bậc Vô Học, (xem sekha Bậc Hữu Học), là bậc thánh không còn phải tu tập tiến bực nữa, tức là bậc thánh Tứ quả hay A-la-hán quả, là Thánh nhân (s. ariya-puggala), vì ngài đã đạt đến sự hoàn thiện trong việc rèn luyện đạo đức cao hơn, rèn luyện tâm trí cao hơn và rèn luyện trí tuệ cao hơn (xem sikkhā) và không cần phải rèn luyện bản thân trong đó nữa .

āsevana-paccaya: 'repetition', is one of the 24 conditions (paccaya, q.v.).

asmi-māna: (Literature: 'I am'-conceit), 'ego-conceit', may range from the coarsest pride and self-assertion to a subtle feeling of one's distinctiveness or superiority that persists, as the 8th fetter (saṃyojana, q.v.), until the attainment of Arahatship or Holiness. It is based upon the comparison of oneself with others, and may, therefore, manifest itself also as a feeling of inferiority or the claim to be equal (s. māna). It has to be distinguished from 'ego-belief' (sakkāya-diṭṭhi, q.v.) which implies a definite belief or view (diṭṭhi) concerning the assumption of a self or soul, and, being the 1st of the fetters, disappears at attainment of Stream-Entry (Sotāpatti; s. ariya-puggala).

āsevana-paccaya: 'Trùng Dụng Duyên ', là một trong 24 duyên (paccaya, q.v.).

asmi-māna: 'Tôi là'-ngã mạn, tự hào, có thể dao động từ niềm tự hào và sự tự khẳng định thô thiển nhất đến cảm giác tinh tế về sự hãnh diện với cái ngã của mình và so sánh với cái ngã của người khác. là kiết sử thứ 8 (saṃyojana) , q.v.), cho đến khi đạt được quả vị A-la-hán hay Thánh Quả mới từ bỏ được mà thôi. Nó dựa trên sự so sánh bản thân với người khác, và do đó, cũng có thể biểu hiện dưới dạng cảm giác thấp kém (ỷ thua) hoặc ỷ bằng, ỷ mình ngang hàng (s. māna). Nó được phân biệt với 'ngã kiến' (so sánh với tà kiến sakkāya-diṭṭhi) hàm ý một niềm tin hay quan điểm nhất định (diṭṭhi) liên quan đến việc giả định có một bản ngã hoặc linh hồn, và là kiết sử thứ nhất, biến mất khi đạt được sự thành tựu quả Nhập Lưu (Sotāpatti; s. ariya-puggala).

"Even when the five lower fetters have vanished in a noble disciple, there is still in him, with regard to the five groups of clinging, a slight undiscarded measure of the conceit 'I am', of the will 'I am', of the proclivity 'I am' " (S . XXII, 89) . - s. māna.

“Ngay cả khi năm hạ phần kiết sử biến mất nơi một vị thánh đệ tử, vẫn còn trong người ấy, đối với năm thành phần dính mắc, một thước đo nhỏ không thể loại bỏ được của ngã mạn ‘tôi là’, của ý nghĩ ‘tôi là’, của ý chí ‘tôi là’, của xu hướng ‘Ta là’” (Tương Ưng Kinh XXII, 89) . - xem. mana.

assāsa-passāsa: 'in-and-out-breathing', are corporeal or physical functions or 'formations' (kāya-saṅkhāra), whilst thought-conception and discursive thinking (vitakka and vicāra) are called verbal functions (vacī-saṅkhāra), s. saṅkhāra (2). In-and-out-breathing forms one of the 6 aspects of the wind-element (s. dhātu). Cf. M. 62.

assāsa-passāsa: được gọi là ‘người làm hơi thở vào và hơi thở ra’, là những chức năng vật chất hoặc thân hành' (kāya-saṅkhāra), trong khi ý niệm và suy nghĩ lan man (vitakka (tầm) và vicāra (tứ)) được đua tới hành động của lời (vacī-saṅkhāra) , xem saṅkhāra (2). Hơi thở vào và hơi thở ra tạo thành một trong 6 yếu tố của gió (xem dhātu). so sánh với Trung Bộ Kinh 62.

association: sampayutta-paccaya, is one of the 24 conditions (paccaya, q.v.).

association: sampayutta-paccaya là Tương Ưng Duyên, là một trong 24 duyên (paccaya, q.v.)

asubha: 'impurity', loathsomeness, foulness. - In Vis.M. VI, it is the cemetery contemplations (sīvathika, q.v.) that are called 'meditation-subjects of impurity' (asubha-kammaṭṭhāna; s. bhāvanā). In the Girimānanda Sutta (A. X., 50), however, the perception of impurity (asubha-saññā) refers to the contemplation of the 32 parts of the body (s. kāya-gatā-sati). The contemplation of the body's impurity is an antidote against the hindrance of sense-desire (s. nīvaraṇa) and the mental perversion (vipallāsa, q.v.) which sees what is truly impure as pure and beautiful. See S. XLVI, 51; A. V. 36, Dhp. 7, 8; Sn. 193ff. - The Five Mental Hindrances (WHEEL 26), pp. 5ff.

asubha: 'ô trược', sự ghê tởm, sự hôi hám. - Trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo VI, chính sự quán niệm tha ma mộ địa (sīvathika mộ địa, chỗ bỏ tử thi, q.v.) mới được gọi là ‘các đề mục thiền bất tịnh’ (asubha-kammaṭṭhāna mười đề mục bất tịnh, xem bhāvanā). Tuy nhiên, trong kinh Girimānanda Sutta (Tăng Chi Bộ X., 50), quán tưởng về bất tịnh (asubha-saññā) đề cập đến việc quán 32 thể trược của thân (xem kāya-gatā-sati). Quán thân bất tịnh là liều thuốc giải độc chống lại tham dục chướng ngại (xem nīvaraṇa) và tâm điên đảo (vipallāsa, q.v.) coi những gì thực sự bất tịnh là thanh tịnh và đẹp đẽ. Xem Tương Bộ Kinh XLVI, 51; Tăng Chi Bộ V. 36, Dhammapada Kinh Pháp Cú. 7, 8; Kinh Tập - Sutta Nipata 193ff. - Năm Chướng ngại Tinh thần (BÁNH XE 26), trang 5ff.

asura: 'demons', titans, evil ghosts, inhabiting one of the lower worlds (apāya, q.v.).

atappa: 'the unworried', is the name of a class of deities (s. deva,) inhabiting the first of the five Pure Abodes (Suddhāvāsa , q.v.), in which the Anāgāmī (q.v.) has his last rebirth.

asura: 'loài ngạ quỷ', ma quỷ, cư trú ở một trong những cõi thấp (apāya cõi khổ).

atappa: 'Vô Nhiệt thiên', là tên của một loại chư thiên (xem deva,) ngự ở nơi đầu tiên trong cõi Ngũ Tịnh Cư (Suddhāvāsa, q.v.), ở nơi đó Bậc Thánh Bất Lai Anāgāmī (q.v.) tái sinh cuối cùng

atimāna: 'superiority-conceit'; s. māna.

attā: 'self, ego, personality, is in Buddhism a mere conventional expression (vohāradesanā), and no designation for anything really existing; s. paramattha-desanā, anattā, puggala, satta, jīva.

atimāna: 'ngã mạn, kiêu căng'; xem mana

attā: cái tôi, tự ngã, nhân cách, trong Phật giáo chỉ là một ngôn ngữ thích hợp (vohāradesanā), và không có sự chỉ định nào cho bất cứ điều gì thực sự tồn tại; xem paramattha-desanā giáo huấn cùng tột, anattā nghĩa là ngã mạn, puggala là người, satta là chúng hữu tình, còn có nghĩa là chúng sinh, jīva là sự sống hay là linh hồn

attachments: s. parāmāsa.

atta-diṭṭhi (-vāda): 'ego-belief', 'personality-belief', s. diṭṭhi.

attainment-concentration: appanā-samādhi (q.v.); s. samādhi.

attachments: parāmāsa là tà kiến chấp thủ, xem parāmāsa.

atta-diṭṭhi là ngã kiến, tà kiến chấp năm uẩn là tự ngã (-vāda) cái tôi, tin vào cái tôi, xem. diṭṭhi.

attainment-concentration: appanā-samādhi là nhập định ; xem samādhi.

attainments, 'The 8 attainments'; s. samāpatti.

attainments, 'The 8 attainments. Có nghĩa là thành tựu, 8 thiền chứng gồm bốn Thiền chỉ Jhana sắc giới (Rūpajhāna) và bốn Thiền chỉ Jhāna vô sắc giới (Arūpajhāna) xem samāpatti

atta-kilamatha: 'self-mortification', is one of the two extremes to be avoided, the other extreme being addiction to sensual pleasures (kāma-sukha), whilst the Noble 8-fold Path constitutes the Middle Path (majjhima-paṭipadā, q.v.). See the Buddha's first sermon, "The Establishment of the Realm of Dhamma" (Dhamma-cakkappavattana-Sutta).

atta-kilamatha: 'tự hành hạ thân xác', được xem là quá khổ hạnh, là một trong hai thái cực cần tránh, thái cực còn lại là lợi dưỡng (kāma-sukha), trong khi Bát Thánh Đạo là Trung Đạo (majjhima-paṭipadā, q.v.). Xem bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật, “Kinh Chuyển Pháp Luân” (Dhamma-cakkappavattana-Sutta)

atta-saññā (°citta, °diṭṭhi): 'perception (consciousness, view) of an ego', is one of the 4 perversions (vipallāsa, q.v.).

atta-saññā là ngã tưởng (°citta, °diṭṭhi): 'tưởng (thức, kiến) về một bản ngã', là một trong 4 điên đảo (giống vipallāsa,).

atta-vādupādāna: 'attachment to the ego-belief', is one of the 4 kinds of clinging (upādāna, q.v.).

atta-vādupādāna: Ngã chấp thủ, sự chấp thủ bản ngã đối với ngũ uẩn, cho rằng ngũ uẩn là ta, ta là ngũ uẩn, trong ngũ uẩn có ta, trong ta có ngũ. Một trong 4 loại thủ (như upādāna là nắm giữ , q.v.).

attention: s. manasikāra.

attentiveness, attention, mindfulness; s. sati, Satipaṭṭhāna.

attention: manasikāra là sự tác ý, sự chú ý

attentiveness (sự chú ý), attention (chú ý), mindfulness (chánh niệm; xem sati, Satipaṭṭhāna

aṭṭhaṅgika-magga: The 'Eightfold Path'; s. magga.

aṭṭhaṅgika-magga: The 'Eightfold Path' là Bát Chánh Đạo ; xem magga.

attha-paṭisambhidā: The 'analytical knowledge of meaning', is one of the 4 kinds of analytical knowledge (paṭisambhidā, q.v.).

attha-paṭisambhidā: Nghĩa vô ngại giải, là các ý nghĩa được trình bày, giải thích một các rộng rải, không sai lầm. Là một trong 4 loại trí phân tích (paṭisambhidā, q.v.).

atthi-paccaya: 'presence', is one of the 24 conditions (paccaya, q.v.) .

auditory organ: s. āyatana.

atthi-paccaya: ''hiện hữu duyên', là một trong 24 duyên (paccaya, q.v.). .

auditory organ: xứ, vùng, đặc biệt là sáu vùng giác quan, còn gọi là Lục nhập xem āyatana.

avacara: 'sphere', realm. The 3 spheres of existence are: the sensuous sphere (kāmāvacara ), the fine-material sphere (rūpāvacara), the immaterial sphere (arūpāvacara).   "Which things are of the sensuous sphere (kāmāvacara )? Whatever things exist within the interval bounded beneath by the Avīci-hell and above by the Paranimmitavasavatti-heaven (s. deva), having therein their sphere, and being therein included, to wit: the groups of existence, the elements, bases (s. khandha, dhātu, āyatana), corporeality, feeling, perception, mental formations and consciousness, all these things are of the sensuous sphere. - But which things are of the fine material sphere (rūpāvacara)? Whatever things exist within the interval bounded beneath by the Brahma-world and above by the Akaṇiṭṭha-world (s. deva), having therein their sphere, and being therein included ... and also consciousness and mental factors in one who has entered the (fine-material) absorptions, or who has been reborn in that sphere, or who already during his life-time is living in happiness (of the absorptions), all these things are of the fine-material sphere. - Which things are of the immaterial sphere (arūpāvacara)? Consciousness and mental factors arising within the interval bounded beneath by the beings reborn in the sphere of unbounded space and above by the beings reborn in the sphere of neither-perception-nor-non-perception (s. jhāna 5-8), and consciousness and mental factors in one who has entered the (immaterial absorptions), or who has been reborn in that sphere, or who already during his lifetime is living in happiness (of the immaterial absorptions), all these things are of the immaterial sphere." (Cf. Dhs. 1280, 1282, 1284; Vibh. XVIII). (App.).

avacara: là những gì linh động, di chuyển tới lui, hay thường hiện hữu. Nghĩa là dạo đi, là cái gì linh động, thường hiện hữu di chuyển tới lui. Cảnh giới. 3 cõi hiện hữu là: dục giới (kāmāvacara), sắc giới (rūpāvacara), vô sắc giới (arūpāvacara). “Những tâm nào thuộc dục giới (kāmāvacara)? Tâm dục giới ( kāmāvacara), là những loại tâm lưu chuyển trong cõi dục, nhận lấy cảnh trần để tích tụ phiền não). - Bất cứ sự vật nào tồn tại trong khoảng giới hạn bên dưới bởi địa ngục Avīci và bên trên bởi cõi trời (s. deva) Paranimmitavasavatti, đều có phạm vi của chúng, và được bao gồm trong đó, nghĩa là: các nhóm tồn tại, các yếu tố, các xứ (s. . khandha, dhātu, āyatana), sắc, thọ, tưởng, hành và thức, tất cả những thứ này đều thuộc dục giới.- Bên cạnh đó những thứ nào thuộc sắc giới (rūpāvacara)? Bất cứ sự vật nào tồn tại trong khoảng giới hạn bên dưới bởi thế giới Phạm thiên và bên trên bởi thế giới Akaṇiṭṭha (s. deva), có trong đó phạm vi của chúng, và được bao gồm trong đó ... (sắc pháp) hấp thụ, hoặc người đã được tái sinh trong lĩnh vực đó, hoặc người đã sống trong hạnh phúc (của sự hấp thụ), tất cả những điều này là của lĩnh vực sắc giơi.- Những pháp nào thuộc vô sắc giới (arūpāvacara)? Tâm và các tâm sở phát sinh trong khoảng giới hạn bên dưới bởi những chúng sinh tái sinh trong hư không vô biên giới và trên bởi những chúng sinh tái sinh trong phi tưởng phi phi tưởng xứ (s. jhāna 5-8), và thức và các yếu tố danh pháp nơi người đã nhập (thiền vô sắc), hoặc người đã tái sinh trong cõi đó, hoặc người đã sống trong hạnh phúc (của thiền vô sắc), tất cả những thứ này đều thuộc cõi vô sắc. (Dhammasaṅgaṇi - Bộ Pháp Tụ 1280, 1282, 1284; Bộ Phân Tích - Vibhaṅga XVIII). (App.).

āvajjana: 'advertence' of the mind towards the object, forms the first stage in the process of consciousness (s. viññāṇa-kicca). If an object of the 5 physical senses is concerned, it is called 'five-door advertence' (pañca dvārāvajjana); in the case of a mental object, 'mind-door advertence' (mano-dvārāvajjana).

āvajjana: 'sự hướng tâm' của tâm tới đối tượng, hình thành giai đoạn đầu tiên trong tiến trình của tâm (xem viññāṇa-kicca). Nếu có liên quan đến đối tượng của 5 giác quan thì nó được gọi là 'khai ngũ môn' (pañca dvārāvajjana); trong trường hợp đối tượng tinh thần, ‘tâm khai ý môn ’ (mano-dvārāvajjana).

aversion (from existence), contemplation of: s. vipassanā (VI . 5)

aversion: sân hận (từ sự hiện hữu), quán chiếu về: xem vipassanā (VI . 5)

Avīci is the name of one of the most frightful hells (niraya , q.v.).

Avīci là Địa Ngục A Tỳ , tên của một trong những địa ngục khủng khiếp nhất (niraya, q.v.).

avigata-paccaya: 'non-disappearance', is one of the 24 conditions (paccaya, q.v.).

avigata-paccaya: 'Bất Ly Duyên', là một trong 24 duyên (paccaya, q.v.).

aviha (derivation uncertain; Sanskrit avrha) is one of the five Pure Abodes (Suddhāvāsa , q.v.) in the fine-material sphere. For details, s. under Anāgāmī.

aviha (nguồn gốc không chắc chắn; tiếng Phạn avrha) là một trong năm cõi tịnh cư thiên (Suddhāvāsa, q.v.) trong cõi sắc giới. Để biết thêm chi tiết, xem Anāgāmī bậc Thánh Bất Lai

avihiṃsā (equivalents: ahiṃsā, avihesā): 'harmlessness', nonviolence, absence of cruelty. The 'thought of harmlessness' (or: 'non-cruelty'; avihiṃsā-vitakka) is one of the three constituents of right thought (sammā-saṅkappa), i.e. the 2nd factor of the Eightfold Path (s. magga). In the several lists of 'elements' (dhātu) appears also an 'element of harmlessness' (avihesā-dhātu), in the sense of an elementary quality of noble thought. See Dhp. 225, 261, 270, 300.

avihiṃsā là không não hại (tương đương: ahiṃsā là không nguy hại, avihesā): 'vô hại', bất bạo động, không có sự tàn ác. 'Tư tưởng vô hại' (hoặc: 'không tàn ác'; avihiṃsā-vitakka là bất hại tầm, sự suy nghĩ không mưu hại người, sự suy nghĩ liên hệ tâm bi ) là một trong yếu tố của chánh tư duy (sammā-saṅkappa), tức là yếu tố thứ hai của Bát Thánh Đạo (s. magga). Trong một số danh sách các “nguyên tố” (dhātu) cũng xuất hiện một “nguyên tố vô hại” (avihesā-dhātu), theo nghĩa là một phẩm chất cơ bản của tư tưởng cao thượng. Xem Kinh Pháp Cú (Dhammapada) kệ ngôn 225, 261, 270, 300.

avijjā: 'ignorance,' nescience, unknowing; synonymous with delusion (moha, s. mūla), is the primary root of all evil and suffering in the world, veiling man's mental eyes and preventing him from seeing the true nature of things. It is the delusion tricking beings by making life appear to them as permanent, happy, substantial and beautiful and preventing them from seeing that everything in reality is impermanent, liable to suffering, void of 'I' and 'mine', and basically impure (s. vipallāsa). Ignorance is defined as 'not knowing the four truths, namely, suffering, its origin, its cessation, and the way to its cessation' (S. XII, 4).

avijjā: 'vô minh', ngu dốt, không có học thức; đồng nghĩa với si mê (moha, s. mūla), là căn nguyên chính của mọi điều ác và đau khổ trên thế giới, che khuất tâm linh của con người và ngăn cản con người nhìn thấy bản chất thực sự của sự vật. Đó là ảo tưởng lừa dối chúng sinh bằng cách làm cho cuộc sống có vẻ như thường hằng, hạnh phúc, thực chất và đẹp đẽ và ngăn cản họ thấy rằng mọi thứ trong thực tế là vô thường, đau khổ, và vô ngã, không có 'tôi' và 'của tôi', và về cơ bản là bất tịnh ( xem. vipallāsa). Vô minh được định nghĩa là 'không biết Tứ Đế, đó là Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế (Tương Ưng Kinh XII, 4)

As ignorance is the foundation of all life-affirming actions, of all evil and suffering, therefore it stands first in the formula of Dependent Origination (paṭiccasamuppāda, q.v.). But for that reason, says Vis.M. (XVII, 36f) ignorance should not be regarded as "the causeless root-cause of the world ...

It is not causeless. For a cause of it is stated thus 'With the arising of cankers (āsava, q.v.) there is the arising of ignorance' (M. 9). But there is a figurative way in which it can be treated as a root-cause; namely, when it is made to serve as a starting point in an exposition of the Round of Existence ... As it is said: 'No first beginning of ignorance can be perceived, Bhikkhus, before which ignorance was not, and after which it came to be. But it can be perceived that ignorance has its specific condition (idappaccaya)" (A. X, 61). The same statement is made (A. X, 62) about the craving for existence (bhava-taṇhā; s. taṇhā).

The latter and ignorance are called "the outstanding causes of kamma that lead to unhappy and happy destinies" (Vis.M. XVII, 38).

Vì vô minh là sự hiểu biết không đúng của mọi hành động khẳng định cuộc sống, của mọi điều ác và đau khổ, nên nó đứng đầu trong giáo lý Duyên khởi (paṭiccasamuppāda, q.v.). Nhưng vì lý do đó, trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo. (chương XVII, đoạn 36) không nên coi vô minh là “nguyên nhân gốc rễ không nhân của thế giới…

Trích đoạn 36 Thanh Tịnh Đạo, Ni Sư Trí Hải dịch. Nhưng tại sao ở đây vô minh được nêu đầu tiên? Làm thế nào mà vô minh lại là cái nhân căn để không nhân của thế giới, tựa như Nguyên nhân đầu tiên của những người chấp nhận có Nguyên nhân đầu tiên? Thật thì nó không phải vô nhân, vì có một nguyên nhân cho vô minh, được nói đến như sau: "Với sự sanh khởi của lậu hoặc, có sự sanh khởi của vô minh". (Trung Bộ Kinh 1, 54). Nhưng theo cách tượng trưng, thì vô minh có thể được xem như cái nhân căn để.

Nó không phải là vô cớ. Vì nguyên nhân của nó được tuyên bố như sau: 'Với sự phát sinh của phiền não (āsava, q.v.) thì có sự phát sinh của vô minh' (Trung Bộ Kinh 9). Nhưng có một cách tượng hình trong đó nó có thể được coi là nguyên nhân gốc rễ; tức là khi nó được dùng làm điểm khởi đầu trong việc trình bày về Vòng luân hồi... Đức Phật nói: ‘Này các Tỳ kheo, không thể nhận thức được sự khởi đầu của vô minh mà trước đó vô minh đã không có và sau đó nó đã xuất hiện. Nhưng có thể nhận thấy rằng vô minh có duyên riêng (idappaccaya)" (Kinh Tăng Chi Bộ X, 61). Tuyên bố tương tự cũng được đưa ra trong Tăng Chi Bộ X, 62 về ái dục (bhava-taṇhā; s. taṇhā). Cái sau là Hành (Vô Minh duyên Hành) và vô minh được gọi là “những nguyên nhân nổi bật của nghiệp đưa đến thiện thú và ác thú” (Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo chương XVII, đoạn 38).

Trích đoạn 38 Thanh Tịnh Đạo, Ni Sư Trí Hải dịch. Nhưng tại sao đức Thế tôn trình bày vòng tái sinh với hai pháp này làm khởi điểm? Bởi vì chúng là những cái nhân nổi bật nhất của các nghiệp đưa đến thiện thú và ác thú.

As ignorance still exists - though in a very refined way until the attainment of Arahatship or Holiness, it is counted as the last of the 10 fetters (saṃyojana, q.v.) which bind beings to the cycle of rebirths. As the first two roots of evil, greed and hate (s. mūla), are on their part rooted in ignorance, consequently all unwholesome states of mind are inseparably bound up with it. Ignorance (or delusion) is the most obstinate of the three roots of evil.

Do vô minh vẫn còn hiện hữu- mặc dù theo một cách rất vi tế cho đến khi đạt được quả vị A-la-hán hay quả Thánh, nó được coi là kiết sử cuối cùng trong 10 kiết sử (saṃyojana, q.v.) trói buộc chúng sinh vào vòng luân hồi. Vì hai gốc rễ đầu tiên của bất thiện là, tham lam và sân hận (s. mūla), đều bắt nguồn từ vô minh, do đó mọi trạng thái tâm bất thiện đều bị ràng buộc không thể tách rời với nó. Vô minh (hay si mê) là cố chấp nhất trong ba nhân bất thiện (tham, sâ,n si).

Ignorance is one of the cankers (āsava, q.v.) and proclivities (anusaya, q.v.). It is often called a hindrance (nīvaraṇa; e.g. in S.XV, 3; A.X, 61) but does not appear together with the usual list of five hindrances.

Vô minh là một trong các lậu hoặc (āsava, q.v.) và là phiền não vi tế tiềm tàng chờ có dịp thì dấy động lên (anusaya, q.v.). Nó thường được gọi là sự cản trở, là triền cái (nīvaraṇa; ví dụ trong Tương Ưng Bộ XV, 3; Tăng Chi Bộ X, 61) nhưng không xuất hiện cùng với danh sách Năm Triền Cái thông thường "1. Tham dục (Kamacchanda), 2. Oán ghét (Vyapada, Sân hận), 3. Hôn trầm - Dã dượi (Thina-Middha), 4. Phóng dật - Lo âu (Uddhacca-Kukkuca, Trạo hối), và 5. Hoài nghi (Vicikiccha)."

avikkhepa: 'undistractedness', is a synonym of concentration (samādhi, q.v.), one-pointedness of mind (cittekaggatā ) and tranquillity (samatha, q.v.; further s. samatha-vipassanā).

avikkhepa: 'không tán loạn', là từ đồng nghĩa của định (samādhi, q.v.), nhất tâm (cittekaggatā ) và tĩnh lặng (samatha, q.v.; xem thêm samatha-vipassanā).

avoidance and performance: s. cāritta, etc. - The effort to avoid, s. padhāna.

avoidance and performance: cāritta nghĩa là thói quen, hay hạnh kiểm thực hành, etc. - tinh tấn để đoạn trừ ( padhāna là tinh tấn để đoạn trừ, là sự cố-gắng thực-hiện một điều gì đó bằng sự kiên-trì với quyết tâm mạnh-mẽ.

avyākata: lit. 'indeterminate' - i.e. neither determined as kammically 'wholesome' nor as 'unwholesome' - are the kammically neutral, i.e. amoral, states of consciousness and mental factors. They are either mere kamma-results (vipāka, q.v.), as e.g. all the sense perceptions and the mental factors associated therewith, or they are kammically independent functions (kiriya-citta, q.v.), i.e. neither karmic nor kamma-resultant. See Tab. I. (App.).

avyākata: là Vô Ký, là bất định tính' - tức là không thể nói là 'thiện' hay 'bất thiện' về mặt nghiệp - là những trạng thái trung tính về mặt nghiệp, tức là không có tiêu chuẩn, các trạng thái của ý thức và tâm sở. Chúng hoặc chỉ là những quả của nghiệp (vipāka, q.v.), chẳng hạn như tất cả các nhận thức giác quan và các yếu tố tinh thần liên quan đến chúng, hoặc chúng là những chức năng độc lập về nghiệp (kiriya-citta, q.v.), tức là không phải nghiệp cũng không phải quả nghiệp. Xem Tab. I. phần phụ lục

abyāpāda: 'hatelessness', non-ill-will, goodness; is one of the three kinds of right thought (s. sacca, IV. 2), or wholesome thoughts (vitakka, q.v.) and is the 9th of the 10 wholesome courses of actions (kammapatha II. q.v.). The most frequently used synonyms are adosa (s. mūla) and mettā (s. brahma-vihāra).

abyāpāda: 'vô sân', không hiềm hận, Là trạng thái tâm không khó chịu với cảnh; là một trong ba loại chánh tư duy (s. sacca, IV. 2), hay tư duy thiện (vitakka, q.v.) và là tư duy thiện thứ 9 trong 10 hành động thiện (kammapatha II. q.v.). Các từ đồng nghĩa được sử dụng thường xuyên nhất là adosa (xem mūla) và mettā (xem brahma-vihāra).

awakenment: s. bodhi.

awakenment: xem bodhi.

āyatana: 1. 'spheres', is a name for the four immaterial absorptions; s. jhāna (5-8).

2. The 12 'bases' or 'sources' on which depend the mental processes, consist of five physical sense-organs and consciousness, being the six personal (ajjhattika) bases; and the six objects, the so-called external (bāhira) bases - namely:

āyatana: 1. 'Xứ', là tên của bốn tầng thiền vô sắc 1. Thứ nhất là không vô biên xứ (Àkàsànancàyatana) 2. Thứ hai là: "thức vô biên xứ" (Vinnànancàyatana). 3. Thứ ba là Vô sở hữu xứ (Àkincannàyatana). 4. Thứ tư là Phi Tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasannanà sannàyatana). xem jhāna ( đoạn 5 tới đoạn 8).

2. 12 ‘xứ’ hay ‘căn’ phụ thuộc vào các tiến trình tâm, bao gồm năm cơ quan cảm giác và thức, là sáu xứ (ajjhattika - thuộc nội phần) cá nhân; và sáu đối tượng, cái gọi là ngoại xứ (bāhira - ngoại phần) - cụ thể là:

eye, or visual organ visible object

ear, or auditory organ sound, or audible object

nose, or olfactory organ odour, or olfactive object

tongue, or gustatory organ taste, or gustative object

body, or tactile organ body-impression, or tactile object

mind-base, or consciousness mind-object

(manāyatana) (dhammāyatana)

mắt hoặc cơ quan thị giác vật thể nhìn thấy được, là nhãn xứ

tai, hoặc âm thanh của cơ quan thính giác, hoặc vật thể nghe được, là nhĩ xứ

mũi hoặc cơ quan khứu giác có mùi hoặc vật thể khứu giác, là tỉ xứ

lưỡi, hoặc cơ quan vị giác, hoặc vị giác, hoặc vật thể vị giác, là thiệt xứ

thân, hay cơ quan xúc giác, ấn tượng thân thể, hay vật xúc giác, thân xứ

ý căn, hay ý thức-đối tượng của tâm, là ý xứ

(manāyatana là ý căn, bao gồm nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức) (dhammāyatana là pháp Xứ là nền tảng của đối tượng tâm ý)

"By the visual organ (cakkhāyatana) is meant the sensitive part of the eye (cakkhu-pasāda) built up of the four elements ... responding to sense-stimuli" (sa-ppaṭigha).... (Vibh. II). Similar is the explanation of the four remaining physical sense-organs.

“Bởi cơ quan thị giác (cakkhāyatana - nhãn xứ) là sắc thần kinh nhãn có nghĩa là phần nhạy cảm của mắt (cakkhu-pasāda - phần nhạy, nằm ở giữa con ngươi và làm cho ta thấy sự vật) được tạo thành từ bốn yếu tố… đáp ứng với các kích thích giác quan” (sa-ppaṭigha theo nghĩa đen là "đụng chạm với nhau")... (Bộ Phân Tích - Vibhaṅga II) . Tương tự như lời giải thích về bốn cơ quan cảm giác còn lại.

Mind-base (manāyatana) is a collective term for all consciousness whatever, and should therefore not be confounded with the mind-element (mano-dhātu; s. dhātu II, 16), which latter performs only the functions of adverting (āvajjana) to the sense-object, and of receiving (sampaṭicchana) the sense-object. On the functions of the mind, s. viññāṇa-kicca.

Ý căn (manāyatana) là một thuật ngữ bao gồm nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức, cho bất kỳ loại thức nào, và do đó không nên nhầm lẫn với yếu tố tâm (mano-dhātu; xem. dhātu II, 16), yếu tố tâm (āvajjana) chỉ thực hiện chức năng hướng đến (āvajjana). đối với đối tượng giác quan và tiếp thâu (sampaṭicchana) đối tượng giác quan. Về chức năng của thức, hay phận sự của tâm, xem viññāṇa-kicca.

The visible object (rūpāyatana) is described in Vibh. II as "that phenomenon which is built up of the four physical elements and appears as color, etc." What is' seen by-visual perception, i.e. by eye-consciousness (cakkhu-viññāṇa) are colors and differences of light, but not three dimensional bodily things.

Đối tượng thị giác là sắc xứ (rūpāyatana) được mô tả trong Bộ Phân Tích - Vibhaṅga II là “hiện tượng được tạo thành từ bốn yếu tố vật chất và xuất hiện dưới dạng màu sắc, v.v.” Những gì được thấy bằng nhận thức bằng mắt, tức là bằng nhãn thức (cakkhu-viññāṇa) là những màu sắc và sự khác biệt của ánh sáng, chứ không phải những vật thể ba chiều.

'Mind-object-base' (dhammāyatana) is identical with 'mind-object-element' (dhamma-dhātu; s. dhātu II) and dhammārammaṇa (s. ārammaṇa). It may be physical or mental, past, present or future, real or imaginary.

Pháp xứ hay pháp căn (dhammāyatana) tương tự với 'Pháp Giới' (dhamma-dhātu; s. dhātu II) và cảnh pháp (dhammārammaṇa) (xem ārammaṇa). Nó có thể là vật chất hay tinh thần, quá khứ, hiện tại hay tương lai, thực tế hay tưởng tượng.

The 5 physical sense-organs are also called faculties (indriya, q.v.), and of these faculties it is said in M. 43: "Each of the five faculties owns a different sphere, and none of them partakes of the sphere of another one; ... they have mind as their support... are conditioned by vitality, ... but vitality again is conditioned by heat, heat again by vitality, just as the light and flame of a burning lamp are mutually conditioned."

Năm giác quan vật lý còn được gọi là năm căn (indriya, q.v.), và trong số các căn này có nói trong Trung Bộ Kinh 43: “năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lãnh thọ cảnh giới, hành giới lẫn nhau, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau, ý làm sở y cho chúng, và ý lãnh thọ cảnh giới và hành giới của chúng; ....., ví như khi một cây đèn dầu được thắp sáng, duyên tim đèn, ánh sáng được hiện ra, do duyên ánh sáng, tim đèn được thấy. Cũng vậy này Hiền giả, tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú, và hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú. (Trung Bộ Kinh 43 Mahavedalla Sutta - Đại Kinh Phương Quảng - HT Minh Châu dịch Việt

The 12 bases are fully discussed in Vis.M. XV. In Yam III (s Guide, p 98f) the 12 terms are subjected to a logical investigation The six personal bases form the 5th link of dependent origination (paṭiccasamuppāda 5, q.v.).

12 căn hay xứ được thảo luận đầy đủ trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo XV. Trong Bộ Song Ðối Yamaka III (xem Guide, p 98f) 12 cụm từ được nghiên cứu hợp lý. Sáu căn tạo thành mắt xích thứ 5 của thập nhị nhân duyên (như paṭiccasamuppāda 5 - Lục nhập do duyên danh sắc (Nāmarūpa-paccayā saḷāyatanaṃ), lục nhập hay còn gọi là sáu nội xứ: nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, và ý xứ.).

āyūhana: (kammic) 'accumulation', is a name used in the commentarial literature for the wholesome and unwholesome volitional activities (kamma, q.v.) or kamma-formations (saṅkhāra; s. paṭiccasamuppāda), being the bases of future rebirth. " 'Accumulation', is a name for the kamma-formations, and signifies those volitions (cetanā) which arise at the performance of a kamma, first while thinking 'I will give alms', and then while actually giving alms (e.g.) for one month or a year. The volition, however, at the time when one is handing the alms over to the recipient; is called kamma-process (kamma-bhava, s. Vis.M. XVII, IX, X). Or, the volitions during the first six impulsive-moments (javana, q.v.) depending on one and the same state of advertence (āvajjana, s. viññāṇa-kicca), these are called the kamma-formations, whilst the 7th impulsive moment is called the kamma-process (kamma-bhava).... Or, each volition is called 'kamma-process' and the accumulation connected with it, 'kamma-formation'. " (Vis.M. XVII). Cf. paṭiccasamuppāda (2, 10) - (App.).

āyūhana: (kamma) 'sự cố gắng, sự tích trữ', là một tên được sử dụng trong các chú giải để chỉ các hành động thiện và bất thiện (kamma, q.v.) hoặc các hành nghiệp (Saṅkhāra là nghiệp (kamma), là hành tạo quả tương lai ); xem paṭiccasamuppāda), là nền tảng của tái sinh trong tương lai. " 'Tích trữ', là tên gọi của các hành nghiệp, và biểu thị những tác ý (cetanā) phát sinh khi thực hiện một nghiệp, (ví dụ) đầu tiên trong khi nghĩ 'Tôi sẽ bố thí', và sau đó khi thực sự bố thí một tháng hoặc một năm, tuy nhiên, tác ý vào lúc người ta bố thí cho người nhận được gọi là tiến trình nghiệp hữu (nghiệp đưa đến tái sinh, kamma-bhava), xen Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo XVII, IX, X). các hành trong sáu sát na Tốc Hành Tâm hay còn gọi là Tâm Đổng Lực đầu tiên (javana - tốc hành tâm hay còn gọi là Tâm Đổng Lực là tâm tùy theo trạng thái của cảnh giới, làm cho phát sanh pháp thu thúc hoặc không thu thúc.) tùy thuộc vào cùng một trạng thái hướng tâm đến (āvajjana, s. viññāṇa-kicca), chúng được gọi là hành nghiệp, trong khi sát-na Tốc Hành Tâm hay Tâm Đổng Lực thứ 7 được gọi là nghiệp hữu. (kamma-bhava là nghiệp hữu, nghiệp đưa đến tái sinh)... Hoặc, mỗi hành động được gọi là 'tiến trình nghiệp' và sự tích lũy liên quan đến nó, 'hành nghiệp'." (Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo XVII). Cf. paṭiccasamuppāda (2, 10) - (Appendix - Phụ Lục.).

 

Trang 1 | A | B | C | D | E | F | G | H | I | J | K | L | M | N | O | P | Q | R | S | T | U | V | W | Y | Z


 | | Cập nhập ngày: Thứ Năm ngày 2 tháng 3, 2023

webmasters: Nguyễn Văn Hòa & Minh Hạnh

trở về đầu trang
| Home page |