Kinh Phap Cu - Pham 7

Phẩm 07: A La Hán - Phẩm A La Hán (Arahato Vagga) - Kệ ngôn 90

Đấng Như Lai Không Còn Nhiệt Não

Vượt thoát ngoài tất cả
Đạt cứu cánh, vô sầu
Vị ấy không nhiệt não
Mọi buộc ràng đoạn tận

(Việt dịch TK Giác Đẳng )

TT Giác Đẳng :Bài kệ này Đức Phật Ngài dạy rằng; những phiền lụy, những lo lắng, những sầu muộn của chúng ta có cơ sở nguyên nhân chứ không phải là không, và khi nó có nguyên nhân mà nguyên nhân đó không có thì những thứ đó lại không tồn tại đuợc. Điều này hàm nghĩa là sở dĩ ở trong đời của chúng ta có những nhiệt não, có những lụy phiền là bởi vì chúng ta còn vương mang chưa có vuợt thoát ra khỏi đó. Cụ Nguyễn Du có viết trong truyện Kiều một câu nói "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng," sống trong cuộc đời này cái gì mà chúng ta có nghĩ đến, và đặc biệt có vương mang, có lo âu, thì ở đó nó làm cho tâm tư của chúng ta phải nói rằng không thể tránh khỏi những cảm xúc của tâm lý của mình đuợc. (XEM TIẾP)


Phẩm 07: A La Hán - Phẩm A La Hán (Arahato Vagga) - Kệ ngôn 91

Bậc giải thoát thì không vướng mắc

Tự sách tấn, tỉnh thức
Không dính mắc nơi nào,
Tựa thiên nga rời ao,
Bỏ sau lưng trú xứ
(Bản Việt dịch của TK Giác Đẳng )

ĐĐ Chánh Định Chẳng hạn như trường hợp của Ngài Mahà Kasapa thì Đức Thế Tôn Ngài ví rằng cũng giống như là con Thiên Nga rời ao bỏ sau lưng trú xứ không có một dính mắc nào, đò là hình ảnh được ví dụ trong kệ ngôn này của kinh Pháp Cú là ám chỉ cho một bậc thánh Alahán. Các Ngài đã tự sách tấn chánh niệm đã đạt được mục đích cứu cánh phạm hạnh cũng giống như con thiên nga chúa đi đến một bờ ao rồi sau khi ăn thì tự bay đi không có một sự lưu luyến nào đối với bờ ao. (XEM TIẾP)


Phẩm 07: A La Hán - Phẩm A La Hán (Arahato Vagga) - Kệ ngôn 92

Bậc thánh tự tại trong cảnh giới giải thoát

Không tích tập tài sản
Ẩm thực chánh tư niệm
Tự tại trong hành xứ
Không, vô tướng, giải thoát
Như chim trên tầng không
Hướng đi khó đo đạt

(Việt dịch T K Giác Đẳng)

ĐĐ Chánh Định :"Như chim trên tầng không, hướng đi khó tìm." Đức Phật Ngài ám chỉ cho một vị thánh một vị tỳ kheo đang hành phạm hạnh để hướng về giải thoát, Ngài muốn dạy rằng là đối với tài sản chúng ta không nên chấp chứa và ăn uống thì chúng ta nên biết tri túc tức là liễu tri thì chúng ta sẽ được tự tại trong đời sống tu tập của mình tức là vô tướng giải thoát như chim giữa hư không hướng đi khó tìm, con chim bay theo hướng nào mình rất là khó biết. (XEM TIẾP)

 
   

Phẩm 07: A La Hán - Phẩm A La Hán (Arahato Vagga) - Kệ ngôn 93

Không thể lấy phàm tâm đo lương thánh đức

Bậc lậu tận đã dứt
Đâu tham cầu ẩm thực
Tự tại trong hành xứ
Không, vô tướng, giải thoát
Như chim trên tầng không
Hướng đi khó đo lường

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng)

Giảng Sư : ...

. (XEM TIẾP)


Phẩm 07: A La Hán - Phẩm A La Hán (Arahato Vagga) - Kệ ngôn 94

ChưThiên cũng ái kính bậc giải thoát

Các căn khéo nhiếp phục
Như xa phu điều ngự
Mạn trừ, lậu hoặc dứt
Chư thiên mến vị ấy

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng)

TT Giác Đẳng :Chúng ta đã qua một số các bài kệ trong Phẩm Ứng Cúng hay là Phẩm A La Hán. Trong phẩm nầy, chúng ta được nghe một số duyên sự liên quan đến các vị Thánh Nhân và chúng ta cũng được nghe Đức Phật nhân một số trường hợp đặc biệt đã mô tả, đời sống, tâm tư và hành xứ rộng lớn của chư vị thánh nhân đã hoàn toàn giải thóat. (XEM TIẾP)


Phẩm 07: A La Hán - Phẩm A La Hán (Arahato Vagga) - Kệ ngôn 95

Tâm giải thoát là tâm bất động

Như đất không hiềm hận
Tựa cột trụ trơ trơ
Tựa hồ chẳng nhiễm nhơ
Vị ấy không luân hồi

(Việt dịch TK Giác Đẳng)

TT Giác Đẳng :Nếu chúng ta có một lý tưởng lớn, nếu chúng ta có nghĩ đến đại sự, nếu chúng ta nghĩ có chuyện gì mà nó đủ gọi là quan trọng hơn là cái hơn thua trong lòng của chúng ta, thì tâm của chúng ta có thể bao dung được đời này như là đại dương mênh mông, như là hồ thẳm như là mặt đất. Sở dĩ chúng ta còn phiền lụy còn khổ sở là bởi vì một lý do đơn giản đó là chúng ta không đặt tâm tư của chúng ta ở trong một lý tưởng cao cả. Ở thời đại nào mà con người càng nghĩ nhiều về tranh chấp quyền lợi của hơn thua dầu đó là hơn thua của ý thức hệ, ở thời đại nào mà con người càng nghĩ đến cá nhân của mình, thì cuộc sống ở đó còn nguy hiểm bởi vì nó hứa hẹn sẽ có trăm ngàn cái phiền lụy xảy ra. .(XEM TIẾP)


Phẩm 07: A La Hán - Phẩm A La Hán (Arahato Vagga) - Kệ ngôn 96

Hành xử của bậc giải thoát

Vị ấy bậc thành tựu
Giải thoát nhờ chánh trí
Tịnh thanh từ tâm ý
Đến hành động, ngôn từ

(Việt dịch TK Giác Đẳng )

TT Giác Đẳng :.....chúng ta cũng nghe một lời dạy rất quan trọng mà chúng ta có thể đọc đi đọc lại trong đời sống mình như là một câu thần chú đó là "đây không phải lỗi tại mình không phải lỗi tại người mà là lỗi của sự luân hồi." Chúng ta nếu có được cái nhìn toàn diện cho dù không phải là một vị thánh nhưng cái nhìn toàn diện đó giúp cho chúng ta hoá giải nhiều những cái hiềm hận những oan kết và những thấy biết mang tánh cách là cục bộ hạn hẹp và do cái nhìn mở rộng như vậy chúng ta sẽ tìm thấy trước nhất là niềm an lạc thanh thản thật sự trong lòng của mình và không gây phiền lụy cho người khác bởi vì những phiền não của bản thân đó cũng một cống hiến rất lớn cho trần gian nhiều đau khổ này.

(XEM TIẾP)

Phẩm 07: A La Hán - Phẩm A La Hán (Arahato Vagga) - Kệ ngôn 97 - 98

Giá trị vượt ngoài giá trị

Vô vọng và mạt vận
Không tin, không cảm kích
Phá vỡ mọi mắt xích
Chính thị bậc thượng nhân

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng )

TT Trí Siêu : Thiện sự, hay thiện nghiệp cũng giống như chiếc bè, chúng ta chỉ sử dụng chiếc bè để qua sông, khi chúng ta đã qua bờ bên kia, đã đi lên bờ một cách an toàn thì lúc bấy giờ không có một lý do nào để chúng ta mang vác theo chiếc bè đó, chúng ta phải bỏ lại. Cũng như thế ấy, đối với việc ác, chúng ta phải ngăn chận, phải dứt bỏ thì đã đành rồi nhưng khi chúng ta còn sanh tử luân hồi, chúng ta còn lặn hụp trong bể khổ trầm luân thì chúng ta còn phải nhờ đến thiện sự, mặc dù những thiện sự đó là cơ hội, là nguồn cội, nguồn gốc để vẫn còn đưa tái sanh, tái sanh về những cảnh giới mặc dù là an lạc ở cõi người, cõi trời hay cõi phạm thiên, nhưng vẫn còn cơ hội đưa đi tái sanh. (XEM TIẾP)


Phẩm 07: A La Hán - Phẩm A La Hán (Arahato Vagga) - Kệ ngôn 97 - 98

Thánh ở nơi nào thì nơi đó khảái

Núi rừng hay làng mạc
Thung lũng hay núi cao
Ứng cúng trú nơi nào
Chốn ấy là tịnh độ

.(Việt dịch TK Giác Đẳng )

Giảng Sư :....

TT Trí Siêu : Thiện sự, hay thiện nghiệp cũng giống như chiếc bè, chúng ta chỉ sử dụng chiếc bè để qua sông, khi chúng ta đã qua bờ bên kia, đã đi lên bờ một cách an toàn thì lúc bấy giờ không có một lý do nào để chúng ta mang vác theo chiếc bè đó, chúng ta phải bỏ lại. Cũng như thế ấy, đối với việc ác, chúng ta phải ngăn chận, phải dứt bỏ thì đã đành rồi nhưng khi chúng ta còn sanh tử luân hồi, chúng ta còn lặn hụp trong bể khổ trầm luân thì chúng ta còn phải nhờ đến thiện sự, mặc dù những thiện sự đó là cơ hội, là nguồn cội, nguồn gốc để vẫn còn đưa tái sanh, tái sanh về những cảnh giới mặc dù là an lạc ở cõi người, cõi trời hay cõi phạm thiên, nhưng vẫn còn cơ hội đưa đi tái sanh.

(XEM TIẾP)


Phẩm 07: A La Hán - Phẩm A La Hán (Arahato Vagga) - Kệ ngôn 99

Thánh phàm tâm cảnh có khác

Tịnh lạc thay núi rừng
Phàm nhân không thích thú
Bậc ly tham an trú
Vì không tầm cầu dục

.(Việt dịch TK Giác Đẳng )

TT Giác Đẳng; :TTrong bài kệ này cũng gợi cho chúng ta 1 điểm rất thú vị về con đường tu chứng đôi lúc không phải dựa trên 1 ư lư cao xa nào đó,tâm tư của chúng ta có thể được bừng sáng khi chúng ta được 1 sự trợ duyên nho nhỏ. ..(XEM TIẾP)



-ooOoo-

Dầu trang Phẩm 1 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 26b | MucLuc |

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Đầu trang