Treasury of Truth Chapter 1. Twin Verses

Phẩm 02:Hạ Thủ Công Phu - Phẩm Không Chễnh Mãng (Appamado Vagga) - Kệ ngôn 21.22,23

Hạ Thủ Công Phu

Không phóng dật: đường sống
Phóng dật là đường chết
Nỗ lực hoá bất tử
Buông lung: đời như hết

Nhận thức khác biệt ấy
Người trí không giải đãi
Hoan hỷ trong chuyên cần
Tâm cao với thư thái

Kiên trì tu thiền định
Bậc tu thường tinh tấn
Liễu tri đạo giải thoát
Chứng vô thượng niết bàn
(Việt dịch TK Giác Đẳng)

Giảng Sư ...... (XEM TIẾP)


Phẩm 02: Hạ Thủ Công Phu - Phẩm Không Chễnh Mãng (Appamado Vagga) - Kệ ngôn 24

Biết bảo trọng tự thân

Cần mẫn thường cảnh giác.

Sống trong sạch, tĩnh tâm,

Tự chế sống chúng pháp,

Tiếng lành ngày càng tăng

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng)

TT Bửu Chánh: Nói về giữ chánh niệm - U.t.thaanavato satimato - nỗ lực giữ chánh niệm, tịnh hạnh và thận trọng, ai sống không phóng dật tiếng lành ngày tăng trưởng vinh hạnh của người tinh tấn có chánh niệm hành động trong thận trọng, chuyên chú tự chế sanh sống chơn chánh và không phóng dật sẽ tăng trưởng vững vàng.(XEM TIẾP)


Phẩm 02: Hạ Thủ Công Phu - Phẩm Không Chễnh Mãng (Appamado Vagga) - Kệ ngôn 25

Biết bảo trọng tự thân

Nỗ lực không chễnh mãng.

Tự chế, có kỷ cương.

Bậc trí xây hải đảo.

Lũ lụt khó dâng tràn.

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng)

ĐĐ Pháp Đăng: bài kệ thứ 25 này nói về cuộc đời của một vị thánh tăng gặp rất nhiều gian nan và với sự nỗ lực của mình tu tập ba la mật cùng cộng chung với những ác nghiệp vấn vương trong quá khứ mà bài kệ thứ 25 được đức Phật giảng lên do câu chuyện của trưởng lão Cùlapanthaka.

(XEM TIẾP)


 
   

Phẩm 02: Hạ Thủ Công Phu - Phẩm Không Chễnh Mãng (Appamado Vagga) - Kệ ngôn 26, 27

Kẻ Thiểu Trí Sống Trong Phóng Túng Quên Lãng

Kẻ mê si kém trí
Chỉ biết sống phóng túng
Bậc trí luôn tinh cần
Như gìn tài sản lớn

Chớ sống đời dễ duôi
Đừng đắm say dục lạc
Thiền định, luôn tinh cần
Hạnh phúc lớn chứng đạt

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng)

TT Trí Siêu: Đức Phật Ngài đã dùng nhiều phương tiện để thí dụ về sự tai hại của dục lạc ngũ trần, trong Trung Bộ Kinh Đức Phật Ngài cũng có nhấn mạnh đến vị ngọt của dục lạc, sự nguy hiểm của dục lạc và sự xuất ly của dục lạc. Đối với các dục cũng có vị ngọt nhưng vị ngọt của nó vui ít khổ nhiều, vị ngọt của nó làm tâm của chúng sanh say mê đắm nhiễm quyến luyến. Sự nguy hiểm của dục lạc là khi người ta muốn tầm cầu dục lạc, chính vì do nguyên nhân sắc đẹ,p tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc mà giữa con người và có người có sự tranh đoạt, có sự dành giựt đấu tranh lẫn nhau, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh tranh đoạt với em, em tranh đoạt với em, bạn bè tranh đoạt lẫn nhau v.v... tất cả mọi người sẽ tranh đoạt lẫn nhau chỉ vì miếng mồi dục lạc. (XEM TIẾP)


Phẩm 02: Hạ Thủ Công Phu - Phẩm Không Chễnh Mãng (Appamado Vagga) - Kệ ngôn 28

Nhìn đời bằng góc cạnh của bậc giải thóat.

Bậc trí diệt buông lung

Bằng chánh hạnh tinh cần

Lên đài cao trí tuệ

Vô ưu nhìn sầu khổ

Như người đứng trên núi

Nhìn ngu nhân đất bằng

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng)

TT Bửu Chánh: Đức Phật thuyết câu kinh pháp cú này khi ngụ tại chùa Kỳ viên lên quan đến trưởng lão Đại ca Diếp. khi trưởng lão còn ở trong hang Pipphali. Một hôm vào thành Vương Xá khất thực xong trở về độ ngọ, rồi ngài ngồi xuống khai mở tuệ giác dùng thiên nhãn xem xét chúng sanh(XEM TIẾP)


Phẩm 02: Hạ Thủ Công Phu - Phẩm Không Chễnh Mãng (Appamado Vagga) - Kệ ngôn 29

Bậc Trí Đi Tới Bằng Nhiệt Thành

Tinh cần giữa phóng túng

Tỉnh thức giữa trầm mê

Bậc trí như tuấn mã

Bỏ sau lưng ngựa què

(Việt dịch TK Giác Đẳng)

ĐĐ Pháp Đăng : Duyên sụ của bài kệ này được đức Phật thuyết giảng về hai vị tỳ khưu nhận đề mục thiền quán để tu tập. Hai vị nhận đề mục từ vị Đạo sư nhưng khi vào rừng thì một vi lo tinh tấn tu tập, còn một vị phung phí nhiều thời gian chễnh mãng, đi quơ củi ngồi hơ trong canh một, canh hai, lo ngủ nghỉ không tiếp tục tu tập.(XEM TIẾP)


Phẩm 02: Hạ Thủ Công Phu - Phẩm Không Chễnh Mãng (Appamado Vagga) - Kệ ngôn 30

Ðế Thích không phóng dật,
Ðạt ngôi vị thiên chủ.
Không phóng dật được khen,
Phóng dật thường bị trách.

(Việt dịch HT Minh Châu)

TT Giác Đẳng: Hôm nay chúng ta học kệ ngôn 30, nói về đề tài không phổ cập trong kinh điển  lại rất quan trọng. Đối với dân gian cũng như ở Ấn Độ cõi trời Thiên giới là nơi chúng sanh có thể hưởng nhiều phước vật. Một trong những quả vị cao tột  của Thiên giới là trở thành Thiên chủ Đế Thích hay là vua trời trong cõi trời Tam thập tam thiên. Đây là những hình ảnh con người có thể mơ ước được(XEM TIẾP)


Phẩm 02: Hạ Thủ Công Phu - Phẩm Không Chễnh Mãng (Appamado Vagga) - Kệ ngôn 31


Biết sợ với phóng túng

Tỳ khưu vui tinh cần

Tiến bước như lửa hừng

Thiêu trói buộc lớn nhỏ.

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng )

TT Giác Đẳng: C ó rất nhiều đoạn kinh trong chánh tạng cho chúng ta thấy Đức Phật Ngài thường khuyết khích chúng ta sử dụng một hình ảnh của ngoại giới, tức là thế giới bên ngoài để qua đó chúng ta có thể chiêm nghiệm, chứng đạt được những giá trị sâu kín ở trong đời sống nội tại của chúng ta, cũng giống như trong văn học,trong hội họa và cũng giống như tất cả những hiện đạt gi` của đời sống. Chúng ta mượn một cái gi` mà mình được biết, mình được thấy và rõ nét nhất, để qua đó chúng ta dẫn dụ tâm mình hiểu được những gi` nằm phía sau tế nhị hơn, khó hiểu hơn.(XEM TIẾP)


Phẩm 02:Hạ Thủ Công Phu - Phẩm Không Chễnh Mãng (Appamado Vagga) - Kệ ngôn 32

Vui thích không phóng dật,

Cái phóng dật nguy hại ,

Không thể bị thối thất,

Nhất định gần Niết Bàn.

(Việt dịch TK Giác Đẳng)

TT Giác Đẳng :Có thể rằng những câu kinh Pháp Cú đến với mỗi chúng ta, như những câu kinh rất ngắn và mang y' nghĩa rất giới hạn, điều đó không có sức hấp dẫn to lớn với chúng ta như những tác phẩm đồ sộ hay những bài kinh dài, hay những túc chuyện, tuy vậy có lẽ chúng ta nên đọc kinh Pháp Cú bằng một cách đọc khác đi, bằng thái độ khác, chúng ta nên nghiền ngẫm kinh Pháp Cú như một thứ Tâm Kinh (XEM TIẾP)


-ooOoo-

Dầu trang Phẩm 1 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 26b | MucLuc |

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Đầu trang