Kinh Phap Cu - Pham 8

Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 100

Lời vàng dù ít vẫn vô giá

Dù nói cả ngàn lời
Nhưng không mang lợi lạc
Không bằng chỉ một lời
Nghe xong được chứng đạt

(Việt dịch TK Giác Đẳng )

TT Giác Đẳng :Phẩm Ngàn là phẩm so sánh. Có nhiều sự so sánh không đuợc lành mạnh trong cái nhìn của Phật Pháp, ví dụ sự so sánh giữa cá nhân và nguời khác, sự so sánh đó chỉ là một dấu hiệu của ngã mạn, dấu hiệu của tự ti, dấu hiệu của vô minh. Có những so sánh mà nguời ta gọi là đem trái cam so với trái táo, chúng ta đem giá trị nầy để so sánh với giá trị kia thì dĩ nhiên là cũng đuợc. Nhung với những gì mà chúng ta đuợc biết trong Phẩm Ngàn thì đó là những so sánh rất lý thú về thuớc đo giá trị của sự vật. Lấy ví dụ nhu Đức Phật dạy rằng một nguời thắng hàng ngàn binh hùng tuớng mạnh ở ngoài mặt trận, ở chiến truờng không bằng một phần nhỏ của sự tự thắng lấy chính bản thân mình. Sự so sánh nầy không mang tính cách ngã mạn mà đó là sự so sánh nói lên giá trị thực sự. (XEM TIẾP)

TT Trí Siêu:Bài kệ hôm nay chúng ta sẽ đuợc hiểu về ý nghĩa của một lời nói có giá trị. Truớc hết, trong đời sống của chúng ta có 3 sự hành động: thân hành động, khẩu hành động và ý hành động. Thân hành động là việc làm, khẩu hành động là lời nói, ý hành động là sự tư duy, sự suy nghĩ. Bài kệ nầy Đức Thế Tôn dạy cho các vị tỳ kheo khi các vị thắc mắc về sự tái sanh của đao phủ thủ Sammadathika. Lúc bấy giờ, Đức Phật dạy rằng nhờ ông đao phủ thủ nầy đuợc thân cận một bậc hiền trí như tôn giả Xá Lợi Phất, và khi một bậc hiền trí nói một lời lợi ích như vậy khiến cho nguời nghe xong thành tựu đuợc sự an lạc, sự hạnh phúc thì giá trị của lời nói hữu ích đó tốt hon nói cả ngàn ngàn lời nhưng không có lợi ích. (XEM TIẾP)


Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 101

Lời hay bất tất dông dài

Thánh thi tụng nghìn câu
Nghe nhiều lòng vẫn thế
Sao sánh bằng dòng kệ
Hiểu rồi được thăng hoa
(Bản Việt dịch của TK Giác Đẳng )

TT Giác Đẳng Có một lần Đức Phật lại nói đến một hình ảnh rất là thôn giã, một hình ảnh mà chúng ta không có nghĩ rằng Đức Phật có thể dùng hình ảnh đó, Ngài ví dụ trí tuệ giống như hạt thóc hay là hạt trấu, nếu đặt nó đúng chỗ, nếu chúng ta cầm đúng chỗ nó có thể thủng da chúng ta, vị Phật tử nào mà chưa có niềm sống miền quê biết rằng hạt lúa hay hạt thóc nó rất nhỏ rất mảnh, nhưng nếu chúng ta không khéo thì nó có thể đâm vào tay chúng ta chảy máu. Thì Ngài dạy trí tuệ mà biết dùng đúng chỗ thì nó chọc thủng được vô minh.

(XEM TIẾP)


Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 102 & 103

Chiến thắng tự thân mới thật sự vẻ vang

Cho dù ngàn lý luận
Nghe nhiều chẳng đến đâu
Sao sánh bằng một câu
Khiến tâm tư chuyển hoá

Dù thắng ngàn binh tướng
Trên trận mạc sa trường
Không bằng thắng tự thân
Ấy vinh quang tối thượng

(Việt dịch T K Giác Đẳng)

TT Trí Siêu :tỳ kheo ni Kundalakesì vốn là một tiểu thư đài các đem tâm thương yêu một tên tử tội, cha của nàng đã mua chuột cho anh ta được mạng sống. Vì anh ta là một tên tướng cướp nên vẫn ngựa quen đường cũ với tâm chẳng lành đã manh tâm gạt gẫm cô tiểu thư tức là vợ của mình đi lên núi ngay chỗ vực thẳm với ý định giết cô ta để đoạt lấy vòng vàng nữ trang. Lúc bấy giờ nàng Kundalakesì chợt khởi lên một ý nghĩ và kế hoạch để thoát thân bằng trí tuệ khéo léo của mình nàng Kundalakesì đã gạt được chàng tướng cướp này và xô ngã xuống vực thẳm.

Xem Tiếp

 
   

Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 104 & 105

Sự chiến thắng đích thực

Tự thắng mình tốt đẹp
Hơn khuất phục tha nhân
Người điều phục tự thân
Biết sống bằng tự chế

Chư thiên, Càn thát bà
Ma vương và Phạm thiên
Không thắng bật trí hiền
Đã tự mình nhiếp hoá

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng)

TT Giác Đẳng : Học hai kệ ngôn này có thể gợi nhắc chúng ta một bài học luân lý rất quen thuộc là con người mình phải có khả năng để tự thắng mình. Tự thắng mình là một cái gì rất vinh quang. Nhưng phải nói hai câu kệ ngôn này đã nói lên một ý hướng hết sức quan trọng ở trong cuộc sống của chúng ta.

(XEM TIẾP)


Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 106

Tín ngưỡng và tín tâm

Tháng tháng bỏ ngàn vàng
Cúng bái đến trăm năm
Không sánh bằng một phút
Cúng dường bậc chân tăng
Những thiện hạnh như thế
Tế tự nào sánh bằng

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng)

TT Trí Siêu :Kinh Pháp Cú kệ ngôn 106 được Đức Thế Tôn thuyết tại Veluvana Trúc Lâm. Duyên khởi Đức Phật thuyết cho người chú của Tôn Giả Xá Lợi Phất, một vị Bàlamôn với tín ngưỡng hàng tháng bỏ ra 1000 đồng vàng để các vị Bàlamôn cúng tế. Tôn Giả Xá Lợi Phất vì bi mẫn muốn tế độ quyến thuộc nên Ngài đã hướng dẫn người chú của mình đến diện kiến Đức Phật và Đức Phật đã thuyết bài kệ ngôn 106 (XEM TIẾP)


Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 107

Không phải tín thành nào cũng qúi

Dù trăm năm thờ lửa
Chốn sâu thẳm rừng thiêng
Không sánh bằng giây phút
Kính lễ bậc thánh hiền
Phút giây qui ngưỡng ấy
Hơn trăm năm kỳ yên

(Việt dịch TK Giác Đẳng)

TT Pháp Nhiên: Trong duyên sự kệ ngôn 107 : Trưởng Lão Xá Lợi Phất đến thăm người cháu. Trưởng Lão hỏi người cháu của mình vốn là vị đạo sĩ thờ lửa trong thời gian tu tập như vậy thì thường làm thiện sự nào. Người cháu bạch với Tôn Giả Xá Lợi Phất cứ mỗi tháng như vậy ông giết một con vật để tế thần lửa. Ngài Xá Lợi Phất hỏi làm như vậy nhằm mục đích gì? Người cháu của Ngài bạch rằng "Thông qua các vị thầy của ông việc tế thần lửa là con đường dẫn đến phạm hạnh dẫn đến Phạm Thiên giới".

.(XEM TIẾP)


Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 108

Sự cầu phúc hợp đạo

Cả đời cúng tế vật
Để cầu mong phúc đức
Không sánh một phần nhỏ
Kính lễ bậc chánh trực

(Việt dịch TK Giác Đẳng )

TT Bửu Chánh: Trên thế gian bất luận tế vật hay vật thực nào ta có thể cúng dường trong mỗi năm để tạo phước, tất cả những vật ấy không bằng đảnh lễ bậc chánh hạnh cao thượng. Đây là câu kinh Pháp Cú mang tính so sánh. Trong câu kinh Pháp Cú 108 đọc lên chúng ta thấy so sánh giữa những lễ vật hay vật thực cúng dường và thực tế ở đây ám chỉ để tế thần, dầu việc làm đó chúng ta thực hiện cả trăm năm để mong cầu có phước báu, tất cả những điều ấy không bằng 1/4 sự đảnh lễ các bậc chánh hạnh cao thượng.

(XEM TIẾP)


Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 109

Lòng cung kính mang lại nhiều phúc lạc

Với người năng kính lễ
Bậc cao niên trưởng thượng
Được bốn pháp tăng trưởng:
Sắc, lạc, lực, thọ mạng

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng )

TTTrí Siêu :Kệ ngôn 109 nói về phước thọ tăng trưởng khi người có tâm cung kính các bậc trưởng thượng. Trước hết chúng ta nói về điều kiện để sống thọ. Ở đây, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo mỗi chúng sanh tạo thiện nghiệp khác nhau nên phát sanh tuổi thọ khác nhau . Bài kệ này Đức Thế Tôn thuyết lên trong trường hợp cậu bé Dighàyu con trai của một vị Bàlamôn gia chủ khi được một vị đạo sĩ Bàlamôn tiên tri cậu bé sống không quá 7 ngày nữa, người Bàlamôn gia chủ này khởi tâm lo lắng. (XEM TIẾP)


Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 110

Tịnh giới khiến đời sống cóý nghĩa

Dù sống đến trăm năm
Phóng túng, không thiền định
Chẳng bằng sống một mình
Giới tịnh và thiền tịnh

.(Việt dịch TK Giác Đẳng )

TT Giác Đẳng :Có lẽ một trong những đặc điểm của người tu tập hay bất cứ người nào đeo đuổi hoài bảo quan trọng trong cuộc đời là chúng ta phải đặt để những ưu tiên của cuộc sống mình. Những ưu tiên cuộc sống có thể là những ưu tiên do cha mẹ, do xã hội đề ra. Nhưng riêng đối với một người tu tập những ưu tiên đó là giá trị chân thật trong đời sống này, và khi ưu tiên đó được đặt ra rồi thì mọi sinh hoạt trong đời sống chúng ta sẽ theo đó thay đổi. Sự chuyển hóa của nó rất màu nhiệm đến đỗi chúng ta không cần phải vật lộn với chính mình. Xem Tiếp


Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 111

Đời sống sẽ không phí phạm nếu có chánh trí

Trăm năm sống ở đời
Ác tuệ, không thiền định
Không sánh với một ngày
Có trí, có thiền định

.(Việt dịch TK Giác Đẳng )

Giảng Sư : (XEM TIẾP)


Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 112

Hãy tận sức sẽ tìm thấy phần thưởng xứng đáng

Ai sống trọn kiếp người
Biếng nhác không tinh tấn
Chẳng sánh được một ngày
Nỗ lực tận khả năng


.(Việt dịch TK Trí Siêu)

Giảng Sư : (XEM TIẾP)


Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 113

Pháp nhãn tối thượng

Sống trọn kiếp trăm năm
Không thấy pháp sanh diệt
Chẳng bằng chỉ một ngày
Lẽ vô thường thấu triệt

.(Việt dịch TK Giác Đẳng )

TT Giác Đẳng: Kệ ngôn 113 kinh Pháp Cú một câu kệ rất quen thuộc trong cách trình bày của phẩm Muôn Ngàn mà chúng ta được nghe Đức Phật làm một sự so sánh. Và đồng thời bên cạnh đó chúng ta lại nghe một câu chuyện rất quen thuộc khác đã trở thành một trong những tiền đề hết sức tiêu biểu cho truyền thống tu tập của Đạo Phật. Câu chuyện nói lên một người nhờ vào chánh pháp vượt qua nỗi trầm luân khổ ải của bản thân mình, câu chuyện nói đến một con người bị dìm xuống vì sự đau khổ vật vã và đã dùng đau khổ làm điểm tựa để đứng dậy bước tới và thành tựu tuệ giác nhờ thấu triển được sự đau khổ. (XEM TIẾP)

Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 114

Chỉ có Niết Bàn là bất tử

Ai sống một trăm năm,
Không thấy câu bất tử,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được câu bất tử.

.(Việt dịch TK Giác Đẳng )

Giảng Sư : (XEM TIẾP)

Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 115

Thấy được pháp tối thượng

Ai sống một trăm năm,
Không thấy Pháp Tối thượng,
tốt hơn sống một ngày,
Thấy được Pháp Tối thượng

.(Việt dịch TK Giác Đẳng )

Giảng Sư : (XEM TIẾP)

-ooOoo-

Dầu trang Phẩm 1 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 26b | MucLuc |

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Đầu trang