Psychotheraphy, Meditation

Kệ Ngôn 90

Ðấng Nhu Lai Không Còn Nhiệt Não




Thap Nhi Nhan DuyenGiảng Sư: TT Giác Đẳng

 

Vuợt thoát ngoài tất cả
Ðạt cứu cánh, vô sầu
Vị ấy không nhiệt não
Mọi buộc ràng đoạn tận



.
Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali

Gataddhino visokassa
vippamuttassa sabbadhi
Sabbaganthappahii.nassa
pari.laaho na vijjati.

Minh Hạnh chuyển biên:

Ý niệm đầu tiên chữ Alahán nghĩa là gì? Chữ Alahán ở đây có nghĩa là Ứng Cúng là bậc trọn lành. Chữ Ứng Cúng ở đây là chỉ cho tất cả những vị đã giải thoát kể cả Đức Phật và các đệ tử đã đi theo con đuờng của Đức Phật thành tựu giải thoát như Đức Phật. Như vậy chữ Alahán ở đây không có nghĩa là chỉ riêng cho các vị đệ tử Phật không mà thôi, kể cả Đức Phật.

Và điểm thứ hai mà chúng tôi trình bày với qúi vị rằng việc làm thân Phật chảy máu ở trong ngũ nghịch đại tội mà tất cả các truyền thống Phật giáo đều nói tới, và qúi vị có thể rất ngạc nhiên khi chúng ta nói đến điểm này, bởi vì tại sao mà thân của Đức Phật vẫn còn chiêu cảm nghiệp quá khứ, thì chúng tôi đã nói rằng điều này cũng tưng tựa như 32 tuớng tốt đại truợng phu tuớng của Đức Phật thì cũng là kết quả nghiệp trong quá khứ, và cho dù Ngài đã tu tập balamật hạnh trong vô luợng kiếp, nhưng việc đó bao gồm cả hai là Ngài có tạo những thiện nghiệp và thỉnh thoảng có tạo bất thiện nghiệp.

Bây giờ chúng tôi muốn nói đến khái niệm thứ ba là về sự vuợt thoát tâm tư, khái niệm này là một khái niệm tương đối hết sức đặc biệt và khi chúng ta đọc phẩm Alahán này đôi lúc chúng ta không có thể nào cảm nhận đuợc rõ ràng, bởi vì mỗi nguời mang một tâm tình một khác, mỗi chúng sanh đều có một trạng huống khác nhau về tâm lý của mình, điều đó đã khó biết rồi mà phàm tâm của chúng ta thì không thể biết đuợc tâm của bậc thánh đuợc. Chúng tôi nhớ hồi xưa có lúc ở trong trại gia binh thời thân sinh của chúng tôi còn đi lính trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà, và ở trong trại gia binh thỉnh thoảng anh em chúng tôi còn nhỏ có một vài xích mích với những đứa bé ở gần nhà kế bên, và trong những lần như vậy thì mình còn nhỏ thì mình chỉ muốn nói chuyện hơn thiệt thôi, ai phải ai quấy, nhưng bà mẹ của chúng tôi thì gạt ngang điều đó sang một bên không để cho chúng tôi dự vào những cuộc tranh cãi như vậy. Lúc còn nhỏ thì chúng tôi không hiểu đuợc, dĩ nhiên là mình còn qúa nhỏ để hiểu đuợc mẹ mình muốn nói cái gì, mình chỉ nghĩ rằng mình không có tranh chấp với nguời khác tức là mình bị thiệt thòi. Thật sự với tuổi thơ lúc đó thì nghĩ rằng chuyện hơn thua mới là việc có lý, còn việc mình bỏ qua không nhắc đến nữa thì không có lý. Điều đó cũng nói lên tâm trạng rằng chúng ta sống trong cảnh giới này chúng ta rất là khó để nghĩ bàn về cảnh giới khác.

Sở di chúng tôi phải nói như vậy tại vì bắt đầu vào trong phẩm này chúng ta sẽ có nhiều cảm nhận rất lạ lùng khi đề cập đến tâm tu của bậc thánh, nó khó đến đỗi mà ngay cả những vị tỳ kheo sống gần Phật có đôi khi cũng không thể luợng định đuợc hết cái nhìn của một vị thánh nhân tức là một vị tỳ kheo khác sống gần bên mình. Ở trong một số các câu truyện ngày xua, ở Trung Hoa có một câu truyện của Cổ Long viết Lục Tiểu Phụng, ở trong này nói về có hai nguời đi luu lạc trên giang hồ, và những đi tìm kiếm nhưng bởi vì nguời này là một nguời ở trong giang hồ và nguời kia vốn dĩ không phải là nguời sống trong giang hồ nên họ không tìm đuợc dấu vết của nhau, và họ có nói một câu nói nhu vầy "là tại vì những nguời không có ở trong giang hồ thì họ không thể hành xử như là nguời ở trong giang hồ đuợc." Ý muốn nói rằng mỗi chúng ta sống trong một cảnh giới, chúng ta chỉ có thể suy tuởng và làm quen với những khái niệm gần gủi với mình, mình sống trong cảnh giới này mình không thể nào mình có một chia sẻ và cảm nhận với những nguời khác. Chúng tôi có hai vị sư đệ từ bên Việt Nam qua và hầu nhu vị nào cũng vậy, ở trong thời gian đầu có đôi lúc có những điều chúng tôi không hiểu đuợc hai vị đó và hai vị đó cũng không hiểu đuợc chúng tôi, phải sống một thời gian dài thì các vị mới hiểu đuợc tại vì một nguời sống ở bên này đại dương một nguời sống bên kia đại duong, cách xa nhau cũng gần 20 năm khi gặp lại nhau cho dù nói gì đi nữa thì mỗi một cái nhìn có một cái khác hẳn. Chúng tôi lấy một ví dụ như nguời của chúng ta sống tại các nuớc tây phương có đôi lúc chuyện gì cần nói thì nói và nói xong thì thôi, ít có nghĩ chuyện này và chuyện kia nhiều, nhưng một nguời sống ở Việt Nam qua thì những việc đó thì phải nói đi nói lại rất nhiều lần, và hai cảnh giới làm cho chúng ta có hai sự suy tư rất khác biệt. Vì vậy trong cái nhìn của một nguời phàm phu chúng ta là những nguời còn hệ lụy, còn phiền não, còn sống trong một thế giới mà thế giới đó vốn dĩ là dựa trên quan niệm đối đãi của cuộc đời, đây là thấp, đây là cao, đây là hay, đây là dở, bây giờ nói cảnh giới của các vị thánh nhân là một chuyện không thể nào nói đuợc hết.

Chúng tôi nhớ có đọc một câu truyện trong bản kinh Pháp Cú của HT Trí Quang khi HT có đề cập đến một câu truyện trong kinh Pháp Cú, HT nói rằng rất là chói mắt mà HT không thể nào chấp nhận đuợc. Đó là câu truyện một nàng thiếu nữ đã chứng so quả tức là Tu Đa Huờn mà HT dùng chữ là đã thấy pháp, nhưng rồi một hôm gặp một anh thợ săn đi ngang và bởi vì túc nghiệp trong quá khứ nên nàng có tâm dích mắc với nguời thợ săn này và sau đó hai nguời tiến tới hôn nhân và trở thành vợ của nguời thợ săn đó. Thì khi chúng ta nghe nói đắc đạo chứng quả Tu Đa Huờn thì chúng ta không bao giờ nghĩ rằng một nguời đã chứng quả mà còn có tâm ái dục như vậy. Tuy nhiên một vị Tu Đa Huờn chỉ là vị đoạn diệt đuợc thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ, nhưng dục ái và sân thì vị này vẫn còn. Bà Tisakhu một tín nữ đệ tử Phật, bà đã chứng đuợc quả vị Tu Đa Huờn hồi còn rất nhỏ nhưng lớn lên bà cũng có gia đình, và cũng sống một đời sống như những nguời khác ở bên ngoài. Ông Cấp Cô Độc cũng là vị Tu Đa Huờn khác và chúng ta cũng đuợc biết nhiều việc liên quan đến một đời sống vị Tu Đa Huờn có đời sống rất khó phân biệt với nguời bình thuờng. Ngày hôm nay khi chúng ta nói vị này đắc đạo vị kia chứng quả, chúng ta quen một cách nhìn bên ngoài vị đó là thế này vị đó thế kia, cái nhìn chung của chúng ta là vị đó phải là hoàn toàn vắng lặng. Nhưng quả thật là cái đạo quả ở trong kinh điển khi đề cập đến đạo quả sơ quả tức là quả vị Tu Đa Huờn hay là quả vị nhập luu chúng tôi xin thưa là đôi khi chúng ta khó biết, nó khó biết đến đỗi mà ngay cả vị chứng đạt đuợc thánh quả rồi những vị tỳ kheo khác vẫn không biết chỉ có Đức Phật là nguời có thể chỉ cho các vị biết là một nguời như vậy đã chứng quả. Điều này là một điều rất dễ sợ bởi vì qúi vị cứ tuởng tuợng một vị sadi bảy tuổi mà đã chứng tứ quả không còn phiền não nữa, nếu mà Đức Phật nói rằng vị đó đã chứng thánh quả mà vị đó chưa chứng thánh quả thật sự thì năm năm muời năm sau vị đó có thể có những lầm lỗi mà một bậc thánh nhân không có đuợc, nhưng khi Đức Phật đã nói rằng đã chứng tứ thánh quả thì chắc chắn là chứng thánh quả ,và cho đến trọn cả cuộc đời vị ấy thì cũng như vậy không có gì mảy may sai khác. Thì bây giờ ở đây qúi vị đừng hỏi tại sao chúng tôi phải nói dài giòng, là vì những khái niệm này rất là khó để chúng ta đón nhận đuợc trong đời sống bình thuờng của mình.

Trong câu chuyện khi Jìvaka một vị danh y bày tỏ sự lo lắng đối với Đức Phật, thay vì Đức Phật Ngài trấn an hay Ngài an ủi hoặc giả Ngài dùng một lời nói mang tánh cách xã giao, thì Đức Phật nhân đó Ngài đề cập đến tâm của một vị thánh nhân và ở đây dĩ nhiên Đức Phật Ngài đề cập đến tự thân của Ngài:

Vuợt thoái ngoài tất cả
Đạt cứu cánh vô sầu
Vị ấy không nhiệt não
Buột ràng đa đoạn tận.

Bài kệ này Đức Phật Ngài dạy rằng; những phiền lụy, những lo lắng, những sầu muộn của chúng ta có cơ sở nguyên nhân chứ không phải là không, và khi nó có nguyên nhân mà nguyên nhân đó không có thì những thứ đó lại không tồn tại đuợc. Điều này hàm nghĩa là sở dĩ ở trong đời của chúng ta có những nhiệt não, có những lụy phiền là bởi vì chúng ta còn vương mang chưa có vuợt thoát ra khỏi đó. Cụ Nguyễn Du có viết trong truyện Kiều một câu nói "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng," sống trong cuộc đời này cái gì mà chúng ta có nghĩ đến, và đặc biệt có vương mang, có lo âu, thì ở đó nó làm cho tâm tư của chúng ta phải nói rằng không thể tránh khỏi những cảm xúc của tâm lý của mình đuợc.

Trong một lần khác Đức Phật Ngài cũng dạy một câu rằng; sống ở đời này có vợ thì khổ vì vợ, có con thì khổ vì con, có của khổ vì của, có thân thì khổ vì thân. Hầu như những cái mà chúng ta gọi là "có" gọi là "đuợc" thì những thứ đó bao giờ cũng có hai mặt của nó, tức là nó có cái vui và khổ. Nhưng theo một chân lý hầu như không bao giờ thay đổi đuợc, đó là cuộc sống cái vui thì ít mà cái khổ thì nhiều, nguy hiểm thì nhiều hơn, thì ở trong truờng hợp này Đức Phật Ngài không có đơn giản, Ngài nói rằng tâm của Ngài đã giải thoát đã vô phiền vô nhiễm, Ngài không nói như vậy mà Ngài dùng hai vế đầu tiên chúng ta đuợc nghe là "vuợt thoát ngoài tất cả, những buột ràng đuợc đoạn tận," hai câu nói này một câu đuợc viết đoạn trên và một câu viết đoạn duới và cũng có thể gần như trùng nghĩa, nhưng vuợt ngoài tất cả là vì tâm của vị này nơi mà an trú nó không phải là chỉ có cái sắc thọ tuởng hành thức, chỉ có cái thân của chúng ta không. Nếu chúng ta không đứng ở bên ngoài thì chúng ta rất là khó để có thể có đuợc một phản ứng vuợt thoát như vậy.

Có những lần chúng ta xem TV nhìn hình ảnh những cuộc bạo động giữa nguời Ấn và nguời Hồi, giữa nguời Thiên Chúa giáo và nguời Hồi giáo, giữa những nguời Tin Lành và Thiên Chúa giáo tại Á Nhĩ Lan chẳng hạn, thì thưa qúi vị tại sao đôi khi chúng ta không có bận tâm nhiều khi thấy sự tranh chấp giữa Ấn giáo và Hồi giáo, hay là giữa Tin Lành và Thiên Chúa giáo ở Bắc Ái Nhĩ Lan, bởi vì chúng ta là những nguời đứng ngoài cuộc không có liên hệ gì với một bên nào hết, khi không có liên hệ với một bên nào thì chúng ta nhìn vấn đề hoàn toàn khác. Điều đó xác nhận một việc là sở dĩ chúng ta có những phản ứng hoặc vui hoặc buồn hoặc thế này hoặc thế kia đối với trần gian này, là bởi vì trong quan niệm, trong một sự sâu xa sâu kín nào đó của tâm hồn, chúng ta đã rằn rịt mình với một phần nào đó của đời sống, chúng ta có nhiều cột trói, khoan nói đến kiết xử, khoan nói đến thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân, ngã mạn, sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn ,phóng dật vô minh, chúng ta khoan nói đến những kiết xử đó. Chúng ta hãy nói ở trong đời này mình là con nguời, và là nguời gì? nói là nguời Việt Nam, rồi là nguời phương đông để khi chúng ta nói đến phương tây, mình hãnh diện về phương đông của mình, rồi làm nguời thì chúng ta hãnh diện về nguời Việt Nam mà chúng ta có thể chê bai những dân tộc khác như là Miên, Lào, Thái, xứ này xứ khác, khác biệt với chúng ta, nhưng mà rồi chúng ta cũng nói là mình là nguời Bắc, nguời Nam, nguời Trung, rồi chúng ta nói mình là đàn ông đàn bà, đàn ông thế này đàn bà thế kia, rồi chúng ta nói chúng ta là nguời sang nguời hèn, nguời có học thức, nguời trí thức hay là nguời tầm thuờng. Chúng ta có vô số cảnh giới về tự ngã về biên kiến mà chúng ta ràn rịt mình trong đó. Do vậy chỉ có một cái ý niệm mảy may nhỏ thôi cũng đủ làm cho chúng ta phiền khổ rất nhiều.

Đây là của ta, và đây là ta, đây là tự ngã của ta, đó là bài kinh mà chúng ta nghe rất thuờng ở trong các bản kinh, đặc biệt là kinh Vô Ngã. Khi mà nói đến cái này là ta cái này là của ta là tự ngã của ta thì chúng ta tự lấy cái giây cột mình, cột cái tâm tư của mình vào trong cái đối tuợng đó, bởi vì ít nhiều nó liên hệ đến mình, do vậy ở trần gian này mình có vô số cái vuớng vấp, có vô số sự vương mang, mình không bao giờ nghĩ rằng có một nguời nào đó sống tại New York mà nguời đó lại có một quan hệ gì đó làm cho mình phải buồn rầu, nhưng mà thưa qúi vị, nguời đó bình thuờng thì không làm gì cho mình buồn rầu hết nhưng nếu mà họ ở trong một bối cảnh khác mà chúng ta lấy cái ngã chấp của chúng ta ràng buột với họ thì mình sẽ phản ứng hoàn toàn khác về điểm này. Lấy một ví dụ là một lần chúng tôi xem một câu truyện viết trên một tờ báo Christian Science Monitor, ở trong tờ báo này đề cập đến một trận đánh boxer giữa nguời Mỹ và nguời Cuba. Thì về phía Mỹ, anh đánh boxer là nguời Mỹ đen, khi anh đang đấu với nguời Cuba thì có lẽ vì tinh thần dân tộc nên những nguời Mỹ ở bên này ủng hộ anh rất nhiều và ủng hộ một cách cuồng nhiệt. Chúng ta sống ở xứ này thì chúng ta hiểu rằng có một con số không nhỏ những nguời da trắng không ưa nguời da đen, nếu họ đối mặt với họ tức là da trắng đối diện với da đen thì không ưa nhau, nhưng nếu nguời da đen đó là nguời đang đại diện cho cả danh dự cho cả nuớc Mỹ đi đánh với một quốc gia khác mà trong truờng hợp này là Cuba thì họ đứng về phía da đen đó. Qúi vị thấy rõ ràng rằng cái ngã tính đó nó lại kết với chúng ta, lại cột chúng ta vào trong một cái gì đó, và cái cột cái kết đó có nhiều thứ ở trong cuộc đời này đến đỗi chúng ta không muờng tuợng đuợc, từ cái chân răng cọng tóc, từ cái vật mà chúng ta sài cho đến những khái niệm ở trong cuộc đời này đây là đúng đây là sai, đây là thế này và nọ là thế kia, những thứ đó có hàng trăm sợi dây ràng buột chúng ta lại, và vì vậy tại sao buớc đi của chúng ta không thong dong, tại sao buớc đi của chúng ta không nhẹ nhàng, và tại sao có những con buồn da diết ở trong lòng và cung nói tại sao là chúng ta không vuợt lên trên tất cả đuợc.

Ở trong truờng hợp này Đức Phật Ngài cho Jìvaka thấy, thật ra Jìvaka là một vị thánh so quả, một vị đa nhập lưu nhưng cũng tương tự như Tôn Giả Ananda cũng là một vị thánh sơ quả, mặt dầu đã chứng đuợc sơ quả nhưng mà vị này chắc chắn là chưa có diệt đuợc phiền não, vẫn còn những cảm xúc, những cảm xúc đó thậm chí có đôi khi làm cho họ rơi nuớc mắt đuợc, họ lo lắng đuợc, họ lo lắng ở đây lo lắng với Đức Phật, và trong nhiều truờng hợp chúng ta thấy rằng ngay cả một nguời Phật tử đối với đạo đôi lúc chúng ta nghĩ rằng cái sự lo âu, cái sự giận dữ bởi vì thấy ai xúc phạm đến đạo mình cũng là một điều chánh đáng. Nhưng thật sự ngay cả đối với đạo có khi chúng ta đối với tâm dính mắc thì việc đó cũng không phải là một việc đúng với cái nhìn của các vị thánh nhân đã giải thoát. Đối với các vị thánh nhân đã giải thoát thì những hiện tuợng ở trong thế gian này dù quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, thô thiển, vi tế, hạ liệt, thù thắng, bất cứ cái gì mà thuộc hiện tuợng giới của các hành thì nó có sanh đuợc thì có diệt đuợc, đến đuợc thì đi đuợc, và các vị thấy điều đó là một điều rất tự nhiên, các vị giữ tâm hoàn toàn vuợt ngoài tất cả và vị này nói như trong bài kệ Pháp Cú ở đây:

Vuợt thoái ngoài tất cả,
Đạt cứu cánh vô sầu.

Đạt cứu cánh vô sầu tức là vị này đã đạt đến mức điểm tận cùng của con đuờng tu tập của mình, vị này không còn sầu não không còn có phiền muộn nữa. Và ở đây có một chữ dùng tới là đã dứt trừ tất cả những nhiệt não, nhiệt não đây là một chữ rất là thú vị, ở trong tiếng Anh gọi là fever, và chữ nhiệt não pari.laaho ở đây nói lên sự nung nấu. Cách đây vài năm nguời ta có đề cập đến nguời có thể sản xuất ra nhiệt luợng tức là làm ra điện là nhờ những fusion, và những fusion này là cool fusion có trạng thái sản xuất nhiệt luợng mà từ không có nhiệt, nhưng về sau này không có sự kiện xảy ra, việc đó đuợc xem như chỉ là một cái gì có thể gần như là một sự hoang tuởng mà nó không có thực, và cho đến hôm nay sự hiểu biết về vật lý của nhân loại vẫn chưa cho phép làm việc đó. Nhưng cái nhiệt não ở tại đây là một thứ nhiệt não ở trong tâm của chúng ta khi mà chúng ta nói đến pari.laaho, và cái chữ phiền não "klesa" mà Đức Phật nói đến ở một chỗ khác nó cũng chỉ là một phản ứng, như khi qúi vị dùng laptop mà qúi vị dùng lâu để trên chân qúi vị thấy rằng nó sẽ tạo nên sức nóng, và sức nóng này thuờng khi nó làm cho qúi vị rất là khó chịu. Thì ở trong thân, ở trong tâm của chúng ta, nói là trong ngủ uẩn này khi có những ái dục, có những cột trói, có những kiết xử thì không thể nào nó không có nhiệt não. Nhiệt não ở đây là những căng thẳng phiền não mà nên. Hễ cuộc sống vô thuờng mà chúng ta muốn nó như thế này, hoặc đừng như thế kia, mà nó không làm như vậy là chúng ta có nhiệt não. Chúng ta có nhiệt não là chúng ta có cái ý muốn và cái thực tại nó không gần với nhau không giống nhau đuợc, nhu vậy nó sanh ra nhiệt não nhu là một cái máy mình bị mát điện.

Bây giờ thì Đức Phật Ngài cho Jìvaka biết một điều là đối với bản thân của Ngài khi Ngài đã vuợt ngoài tất cả, đã thành tựu đuợc cứu cánh, đãđạt đuợc cứu cánh, thì không còn ưu sầu, và chính vì vậy cũng không còn nhiệt não và vị này hoàn toàn không vuớng mắc, rất là khó hình dung một sự việc như vậy.

Bài học hôm nay đặc biệt khởi đầu phẩm Alahán. Chúng ta không thể cảm nhận đuợc tâm của Đức Phật và tâm của các vị Alahán bằng tâm tư của mình. Con mắt của chúng ta là con mắt có nhiễm bụi trần thì chúng ta không cảm nhận đuợc. Tuy nhiên qua đó chúng ta học đuợc rất nhiều từ cái nhìn sự lãnh hội, và đó là những gợi ý rất lớn và rất quan trọng cho đời sống của chúng ta. Chúng tôi xin đuợc kết thúc bài nói chuyện ở tại đây về câu kệ ngôn thứ nhất ở trong phẩm Alahán tức là phẩm Ứng Cúng, bài kệ mang số 90, trong 423 bài kệ của kinh Pháp Cú ./.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Download KN 90


Phap Am Lưu Trữ


-ooOoo-

Dầu trang Phẩm 1 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 26b | MucLuc |

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Phẩm Song Yếu