Psychotheraphy, Meditation

Kệ Ngôn 91

Bậc giải thoát thì không vướng mắc






Thap Nhi Nhan DuyenGiảng Sư: ĐĐ Chánh Định

 

Tự sách tấn, tỉnh thức
Không dính mắc nơi nào,
Tựa thiên nga rời ao,
Bỏ sau lưng trú xứ




.
Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali

Uyyu~njanti satimanto
na nikete ramanti te
Ha.msaa-va pallala.m hitvaa
okamoka.m jahanti te.

Minh Hạnh chuyển biên:

Kính thưa qúi vị nhân duyên của bài kinh này Đức Thế Tôn Ngài thuyết tại chùa Trúc Lâm thành Vương Xá khi Ngài đề cập đến trưởng lão Maha Ca Diếp tức là Mahà Kasapa. Một thuở nọ Đức Bổn Sư sau khi nhập hạ gần Vương Xá thành thì Ngài tuyên bố chư tỳ khưu rằng nửa tháng nữa Ngài sẽ đi vân du và để cho chư tỳ khưu nào muốn theo Đức Thế Tôn thì chuẩn bị để vân du cùng Đức Phật. Khi cùng đi với Đức Thế Tôn thì có Ngài Mahà Kasapa. Trong khi đó tại chùa Trúc Lâm ở thành Vương Xá có rất nhiều quyến thuộc và những người quen biết trưởng lão Mahà Kasapa, do vậy Ngài Mahà Kasapa được rất nhiều chư Phật tử cũng như các thân bằng quyến thuộc đến cúng dường cho Ngài vật dụng, y phục, thuốc men v.v... trước khi đi thì Ngài Maha Kasapa giặc y để chuẩn bị lên đường. Khi bắt đầu khởi hành đi thì Đức Phật Ngài thấy rằng chùa Trúc Lâm không thể nào để trống vắng được nếu không có một vị tỳ kheo nào, do đó Ngài mới yêu cầu Ngài Mahà Kasapa ở lại chùa vì Ngài thấy rằng Ngài Maha Kasapa có rất nhiều người quen biết ở trong thành cũng như là thân bằng quyến thuộc cũng như các Phật tử trong thành. Một số chư tỳ khưu phàm tăng mới thắc mắc là Ngài Maha Kasapa lưu luyến trú xứ này nên mới giặc y trước khi đi mà Ngài không chịu giặc sớm. Khi chư tỳ khưu bàn tán thì Đức Phật Ngài mới quay lại hỏi thì chư tỳ khưu mới bạch như vậy, Đức Phật Ngài nói rằng Ngài Mahà Kasapa không phải ý muốn lưu luyến trú xứ đó, mà do sự chỉ định của Như Lai cho nên Ngài Mahà Kasap mới quay lại trú xứ như vậy. Do nhân duyên này Đức Phật Ngài mới thuyết lên câu Pháp Cú kinh này. Ngài dạy rằng

Tự sách tấn tỉnh thức
Không dính mắc nơi nào
Tự như thiên nga rời ao
bỏ sau lưng trú xứ

Thì kính thưa qúi vị đối với Đạo Phật thì chúng ta tu với mục đích duy nhất đó là chấm dứt sự ái luyến, và ái luyến trú xứ cũng là một tâm tham. Vì vậy các bậc đệ tử của Như Lai, các bậc thinh văn đệ tử, các bậc Alahán, đối với các Ngài thì tham ái cảnh trần không còn huống chi là trú xứ. Chẳng hạn như trường hợp của Ngài Mahà Kasapa thì Đức Thế Tôn Ngài ví rằng cũng giống như là con Thiên Nga rời ao bỏ sau lưng trú xứ không có một dính mắc nào, đò là hình ảnh được ví dụ trong kệ ngôn này của kinh Pháp Cú là ám chỉ cho một bậc thánh Alahán. Các Ngài đã tự sách tấn chánh niệm đã đạt được mục đích cứu cánh phạm hạnh cũng giống như con thiên nga chúa đi đến một bờ ao rồi sau khi ăn thì tự bay đi không có một sự lưu luyến nào đối với bờ ao.

Cũng vậy, trong giới luật của Đức Phật, Ngài đã chế định đối với các vị tỳ kheo trên con đường tu tập phạm hạnh, đó là chúng ta cũng không nên có tâm ái luyến với trú xứ của mình, bởi vì ái luyến là nguyên nhân sanh ra sự khổ trong Tứ Diệu Đế; khổ tập diệt đạo. Khổ đế tức là sanh, già khổ, bịnh khổ, chết khổ, cầu bất đắc ái biệt ly oán tắng là khổ. Nói tóm lại chấp ngũ thủ uẩn là khổ. Nhưng nguyên nhân sanh ra sự khổ tập đế là do tâm tham ái, thì ái luyến trú xứ cũng là một nhân để làm chúng ta đau khổ. Vì vậy đối với các bậc tu hành phạm hạnh thì không nên ái luyến bất cứ một trú xứ gì, không nên đắm nhiễm vào một cảnh nào, dù cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp, trú xứ cũng vậy. Thì ở đây, đối với một vị tỳ kheo trong pháp luật của Như Lai thì các Ngài cho dù đó là các cây, hay ngôi nhà trống, hay bất cứ một trú xứ nào thì các Ngài cũng không nên ở nơi đó quá lâu, bởi vì ở như vậy thì sẽ dễ sanh tâm ái luyến. Vì vậy trong câu kệ ngôn kinh Pháp Cú này, câu chuyện Ngài Mahà Kasapa trong chuyến vân du của Đức Phật do Đức Phật chỉ định quay trở lại trú xứ do các vị tỳ khưu phàm tăng thắc mắc với hành động đó cho nên Đức Phật Ngài mới giảng câu kệ ngôn Pháp Cú thứ 91. Có nghĩa là tự sách tấn tỉnh thức không dính mắc nơi nào tựa thiên nga bỏ sau lưng trú xứ. Đó là hình ảnh của vị thánh Alahán không để lại một vết tích gì cả.

Tóm tắt câu truyện của Ngài Maha Kasapa là nguyên nhân để Đức Thế Tôn thuyết câu Pháp Cú này./.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Download KN 91


Phap Am Lưu Trữ


-ooOoo-

Dầu trang Phẩm 1 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 26b | MucLuc |

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Phẩm Song Yếu