Psychotheraphy, Meditation

Kệ Ngôn 377

Đời Sống Xuất Gia



Thap Nhi Nhan DuyenGiảng Sư: TT Giác Đẳng

 

Như hoa Vassikà

Ĺa bỏ cánh úa tàn

Hăy đoạn tận tham sân

Như vậy hỡi tỳ khưu


 

Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali

Vassikaa viya pupphaani
maddavaani pamu~ncati
Eva.m raaga.m ca dosa.m ca
vippamu~ncetha bhikkhavo.
.

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng giảng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: kính bạch Chư Tôn Đức Tăng, và xin chào quí Phật tử. Sáng hôm nay chúng ta thảo luận kệ ngôn kinh Pháp Cú liên quan đến khía cạnh tu tập của đời sống một vị Tỳ khưu. Khi chúng tôi nói vị Tỳ khưu ở đây, th́ chúng tôi mong quí Phật tử sẽ không lấy đó làm một sự phân biệt, rằng Đức Phật dậy ở đây trong phẩm này cho các vị Tỳ khưu, mà chúng ta cũng có thể hiểu được rằng những lời dậy trực tiếp cho những ai tu tập. Dĩ nhiên bối cảnh thời đó là những vị Tỳ khưu, những vị sống trọn vẹn cuộc đời, dành tất cả th́ giờ trong công việc tu tập, do đó Đức Phật Ngài đă đặt biệt nêu danh các vị Tỳ khưu ở trong bài kệ này.

Tuy vậy, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy một điểm khác nữa. Đó là ở trong đạo Phật khi đề cập đến pháp tu, không phải lúc nào người ta cũng chú trọng đến phương pháp mà chúng ta gọi là một pháp môn duy nhất, hay là một pháp hành chữa được bá bịnh phiền năo. Ở đây chúng ta phải nói rằng ở căn duyên của mỗi người, mỗi lúc và mỗi thời, có những lời dậy ngắn ngủi, có những lời dậy tuy rằng rất cô đọng, nhưng lại có thể có khả năng đánh bật phiền năo ra khỏi nội tâm của chúng ta, và đây là một trong những sự kiện rất kỳ thú.

Trong duyên sự chúng ta đă được nghe một số các vị Tăng sĩ Tỳ khưu vào trong rừng để hành thiền, những vị này trong lúc đang thiền định, th́ một buổi sáng nh́n thấy những cánh hoa Vassikaa mà ở trong nhiều bản tiếng Anh dịch là hoa Jasmine, chúng ta gọi là hoa lài. Chúng tôi không biết rằng hoa vassikaa tức là hoa lài có chính xác hay không, nhưng v́ đó là bản dịch của nhiều người, và chúng tôi cũng biết rằng ở trong Anh ngữ chữ Jasmine không những chỉ có hoa lài mà có vài thứ hoa tương tựa khác, tức là chúng ta nói có nhiều loại Jasmine, chứ không phải chỉ có một loại hoa lài như ở Việt Nam chúng ta.

Ở đây khi những vị Tăng sĩ trong rừng thấy những cánh hoa vissikaa này, khi nó tàn úa th́ cánh hoa rơi xuống, mà ngay lúc nh́n thấy cánh hoa đẹp buổi sáng sớm và rơi rụng vào buổi chiều, th́ thưa quí vị, lúc đó Đức Phật từ hương thất của Ngài, Ngài dùng Phật nhăn để quán sát căn tính và sự tu tập của Chư Tỳ khưu để trợ duyên. Phải nói rằng các vị Tỳ khưu lúc đó rất hữu phước, đă sanh ra đời và tu tập trong thời Đức Tôn Sư trụ thế. Và lúc bấy giờ Đức Thế Tôn biết được những vị Tỳ khưu đang nh́n những đóa hoa mới nở đẹp thơm ngát sáng nay, bây giờ những cánh hoa đă rơi xuống, Ngài nhân đó Ngài nói lên một ít ư nghĩa của sự quyết tâm, và ư nghĩa này phải nói là một y' nghĩa rất đặc biệt: " như hoa vassikaa rủ bỏ sự úa tàn, như vậy hởi Tỳ khưu hăy đoạn tận tham sân".

Chúng ta có thể nói rằng Đức Phật, Ngài không dùng h́nh ảnh cái hoa úa sào, mà Ngài chỉ cho sự vô thường của cuộc sống, mà ở đây Đức Phật đặc biệt chỉ cho cây hoa vassikaa, khi cánh hoa đă úa sào rồi th́ cánh hoa này sẽ lià cành, và hoa vassikaa giữa thân cây và cánh hoa xa lià nhau, cánh hoa rơi xuống như vậy. Nó là một h́nh ảnh có thể nói rằng mang một ư nghĩa lớn về sự rủ bỏ cái không đáng ǵn giữ, cái đáng nhàm đáng chán.

Th́ bây giờ ở đây có thể nói rằng cái hoa rũ đó được Đức Phật dụ cho tâm tham sân, là cái ǵ rất là kiêu căng, cái ǵ có thể mang lại nhiều phiền lụy cho đời sống. Đây là một điểm mà ít khi chúng ta nghĩ tới. Khi chúng ta giận một người khác, ḿnh nghĩ rằng ḷng sân hận nó là một sức mạnh. Khi chúng ta bực bội, chúng ta muốn thoả măn tâm sân của ḿnh, th́ ḿnh nghĩ rằng tâm sân là một cái ǵ đáng để được ch́u, đáng để được quí trọng, mà thậm trí chúng ta thấy nó có lư lắm, nó có lư đến đỗi chúng ta tin vào tham, tin vào sân, chúng ta đă tin nó không phải chỉ một ngày, hai ngày, mà cả cuộc đời của ḿnh. Và nói như trong kinh Phật, th́ chúng ta đă tin vào tham sân si trong vô lượng kiếp, từ vô lượng kiếp, bây giờ khi chúng ta nh́n tham sân nó là một h́nh thái tiêu cực. Th́ rơ ràng chúng ta đang vẽ một làn ranh mới, và có một thái độ mới đối với sự phiền năo của ḿnh.

Một vị thiền sư mà quí vị nghe chúng tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần, bởi v́ chúng tôi có dịp ở gần Ngài hai năm đó là Ngài Achaan Chaa, Ngài có nói một câu, ngay khi chúng tôi nói chuyện với quí vị đây, chúng tôi c̣n nhớ văng vẳng lời của Ngài; "đừng tin vào những phiền năo của ḿnh." Chúng ta tin vào phiền năo của ḿnh như là người bạn chí cốt, chúng ta tin vào phiền năo của ḿnh như là một thủ hạ thân tín, chúng ta tin vào phiền năo của ḿnh đôi lúc chúng ta sùng bái, thờ phượng phiền năo của chúng ta như là cái gi` đó có quyền uy tuyệt đối ở trong đời sống của ḿnh.

Ở đây Đức Phật Ngài giới thiệu cho chúng ta một cách nh́n, là hăy nh́n tham sân giống như là những cánh hoa úa, có gí đáng hoan hỷ, có ǵ để đáng cho chúng ta tán thán, có ǵ đáng để cho chúng ta kỳ vọng ở tham, ở sân, thưa quí vị. Có thể nói hầu như trong suốt lời dạy của Đức Phật chúng ta t́m thấy rải rác đó đây ở trong kinh điển, th́ quí Phật tử sẽ dễ dàng nhận ra một điều là Đức Phật Ngài cho chúng ta cái nh́n mới về khía cạnh tiêu cực của phiền năo, mà bấy lâu nay chúng ta v́ quan niệm ngă chấp, v́ quan niệm nghĩ rằng đó là ta, đó là của ta, và tự ngă của ta. Bởi v́ nó là tự ngă của ta, v́ nó là ta, nó là của ta, nên chúng ta đă trân quí phiền năo, đă đặt để phiền năo ở trong một cảnh giới, ở trong địa vị mà chúng ta đă kỳ vọng, chúng ta phải lắng nghe, chúng ta phải ch́u nó, và chúng ta phải đồng thuận với nó.

Bấy giờ các vị Tỳ khưu trong lúc hành thiền trong rừng, những vị này đang sống và đối diện với phiền năo ở trong ḷng ḿnh. Và quả thật ngay lúc đó lời dậy của Đức Phật làm cho vị này rất thấm thía. Tham sân ở trong ḷng của chúng ta, không khác chi những cánh hoa tàn úa, và không lư do ǵ mà đối với những cánh hoa tàn úa như vậy, chúng ta lại đặt quá nặng, và có thể nói rằng chúng ta nghĩ quá nhiều cho đến đỗi chúng ta phải dở sống dở chết cho điều này. Nên chi cái nh́n mới này là cái nh́n phải nói rơ là đối với những người ngồi xuống bàn thảo, dù là chúng ta bàn thảo trên phương diện văn chương, chữ nghĩa, hoặc là lư luận triết học, th́ điều đó nó không có ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên đối với những người tu tập, như trong duyên sự này đề cập đến những vị Tỳ khưu đang ở trong rừng hành đạo, th́ nó có một tác động lớn và cho chúng ta thấy chúng ta hiểu tại sao chỉ với một câu Phật ngôn ngắn như vậy mà Đức Thế Tôn đă đưa những vị Tỳ khưu này từ bờ mê sang bến giác, Ngài đă cho các vị Tỳ khưu này một híh thức mới hoàn toàn, ở đó pháp nhăn sanh, ở đó trí huệ sanh, ở đó các vị có thể t́m thấy cả một bầu trời giải thoát.

Ngày hôm nay là ngày đầu năm dương lịch, ngày tết của người Tây phương mà chúng ta đă rất quen thuộc từ nhiều thế kỷ rồi của Tây phương, bởi v́ cái lịch của người Tây phương là một cái lịch dùng cả thế giới, mặc dù ngày tết dương lịch không quá lớn ở trong cộng đồng của chúng ta, trong đất nước của chúng ta, trong truyền thống như tết Nguyên Đán, tuy vậy nếu chúng ta sống ở tại đây rồi, chúng ta cũng có thể cảm nhận được cái t́nh tử rất giống với những ǵ chúng ta đón tết Nguyên Đán. Có nghĩa là ngày đầu năm, người ta thường nghĩ đến cái mới mẻ, ngày đầu năm người ta thường nghĩ đến yếu tố tích cực của cuộc sống, và yếu tố tích cực đó có thể nói rằng cái ǵ không đáng, cái ǵ phiền năo, cái ǵ làm cho chúng ta không có cảm thấy hưng phấn trong ḷng. Th́ thưa quí vị, nhân ngày đầu năm, đầu tháng chúng ta bỏ đi, chúng ta không cần phải tiếp tục sống với nó, ǵn giữ nó nhiều, mà có thể nói rằng những tiêu cực này thông thường người ta đề cập đến căng thẳng của tinh thần những phiền lụy lo lắng v.v...

Những ǵ chúng ta nói đến đầu năm, đầu tháng, cho dù là tết dương lịch hay tết âm lịch, th́ những tiêu cực đó mang tánh cách rất thô của phiền năo. Chúng tôi nói thô của phiền năo, là bởi v́ khi nào phiền năo làm cho chúng ta phải đau khổ, phiền năo làm cho chúng ta phải lo lắng, như sự sợ hăi, sự âu lo hay những căng thẳng, th́ lúc đó chúng ta mới nh́n phiền năo như những thứ tiêu cực. C̣n có những cái tham, cái sân rất là tế nhị, cái sự vướng mắc rất vi tế, nó vi tế đến nỗi mà chúng ta cảm thấy nó là một người bạn thân với ḿnh, và cũng không nghĩ rằng nó có một khiá cạnh tiêu cực như chúng ta đă nghĩ. Người xưa có câu nói rằng: Hăy coi chừng những người mà lúc nào cũng ngon ngọt với chúng ta, có đôi khi những người đó lại là kẻ thù lớn nhất ở trong cuộc đời,

Thưa quí vị, khi Đức Phật dậy câu Phật ngôn này, rơ ràng Ngài chỉ cho chúng ta thấy những phiền năo ở trong ḷng của chúng ta nó tế nhị và nó vi tế hơn chúng ta thấy nhiều lắm, kể cả một vị ở trong kinh nói rằng tu tập chứng đắc các tầng thiền, các vị đă ấn chứng, và nếu những thứ này nó là một cái ǵ để cho vị đó dính mắc, th́ sự dính mắc đó đối với chúng ta, có thể nói rằng chúng ta không nhận ra đó là một phiền năo, nhưng chỉ có Đức Phật Ngài mới nh́n thấy nó là một thứ phiền năo.

Trong một bài kinh rất danh tiếng của Đạo Phật, bài kinh đó mở đầu cho Trường Bộ Kinh, và cũng mở đầu cho kho tàng kinh Tạng pali, kinh Tạng Phật giáo, bài kinh đó Đức Phật Ngài đề cập đến, những kiến cách mà chúng ta gọi là tà kiến., ở trong bài kinh Brahmajàla hay là bài kinh Phạm Vơng. Khi chúng ta đọc về những tà kiến này rồi, chúng ta phải nh́n thấy chúng sanh ở trong đời này không phải chỉ có những phiền năo đối với sắc, thinh, khí, vị, xúc, tức là đối với sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, xúc lạc.

Và có thể nói rằng những tầng thiền như; sơ, nhị, tam, tứ thiền, thậm trí những thiền vô sắc như; không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng, phi phi tưởng, và ngay cả vị này lấy tự ngă đối chiếu với Niết bàn. Khi các vị nh́n vào Niết bàn, các vị lại có một quan niệm, quan niệm này ở trong bài kinh Phạm Vơng gọi là Niết bàn viễn thế, những quan niệm về Niết bàn, như là những giải tỏa bậc nhất, mà đặc biệt ở trong đó Đức Phật Ngài dậy rằng sự có mặt của bản ngă. Có đọc những bài kinh đó th́ chúng ta mới biết tại sao phiền năo nó không dễ để nhận diện, cho dù rằng chúng ta nhận nó là tham, là sân, là si.

Thật ra nếu chúng ta đọc kỹ những kiết sử, nhất là thượng phần kiết sử ở trong mười kiết sử, chúng ta cũng có thể mường tượng được tại sao những thứ ái dục, như là sắc ái, vô sắc ái, hay ngă mạn, phóng dật, vô minh, những thượng phần kiết sử đó nó không phải là cái ǵ mà thô thiển trong đời sống hàng ngày. Anh A giận anh B những lời nói bực, hoặc giả là chúng ta thích ăn ngon mặc đẹp, hay người nam nữ thương với nhau có những nông nỗi, có những bất đồng, có những vụng về ở trong đời sống, nó không hẳn là chúng ta dễ dàng nhận ra như vậy.

V́ vậy trong bài kệ này Đức Phật đề cập đến một cái nh́n, một cái nh́n khác với phiền năo, cái nh́n đó giống như là những cánh hoa héo, và cây vassikaa rũ bỏ, cái hoa héo đó như thế nào th́ hăy rủ bỏ tham sân. Một vị Tỳ kheo lên làm như vậy. Có thể nói rằng đây là một ư nghĩa rất lớn cho mỗi chúng ta khi đối diện với đời sống tu tập.

Chúng ta cũng phải nói một khía cạnh khác liên quan đến hướng đi, mà nó thường tiềm tàng như một khả năng, có thể nói rằng hết sức đặc biệt trong cuộc sống của chúng ta. Chúng tôi nói như vầy. Nhớ đến Ngài Hoà Thượng Hộ Tông viết một quyển nhỏ, ở trong đó Ngài dùng tựa là "Nguyện Vọng Cao Nhất Của Con Người", và trong quyển này đă đề cập đến hạnh phúc, Ngài nói hạnh phúc là một sự truy t́m lớn nhất trong cuộc sống. Khi nói đến hạnh phúc là chúng ta nói đến cái ǵ tích cực, cái ǵ đáng để chúng ta thân cận, đáng để chúng ta truy cầu, đáng để chúng ta hướng đến. Nhưng điều này chỉ là một bước rất nhỏ. Khi chúng ta nghĩ đến thanh b́nh, nghĩ đến hạnh phúc, nghĩ đến sự thanh thản, nghĩ đến sự an lạc, rồi bước kế tiếp là chúng ta phải nhận ra một cái ǵ là cái tích cực, cái ǵ là cái tiêu cực, cái ǵ là cái an lạc, cái ǵ là cái khổ đau, th́ đây là một sự phân định không phải đơn giản dễ dàng.

Khi Đức Phật Ngài từ trong hương thất nh́n các vị Tỳ khưu đang nh́n cánh hoa như vậy, rất có thể Ngài có nhiều cách nói, những cách nói về đóa hoa chúng ta có thể t́m thấy vô số những ví dụ ở trong kinh Phật. Có khi Đức Phật Ngài dùng đóa hoa để nói lên cái ǵ sớm nở tối tàn, nói về sự vô thường. Có nhiều khi Ngài dùng đóa hoa như là hoa sen, để chỉ cho những căn tính của chúng sanh ở trong cuộc đời, như hoa sen c̣n ở trong bùn, đă vươn lên trong nước hay vuợt khỏi mặt nước. Có khi Ngài dùng đóa hoa sen, để Ngài chỉ cho những đóa hoa hạn hữu để chỉ cho sự ra đời của một vị Phật. Và ở trong trường hợp này, một cái nh́n mới và lạ về những cánh hoa úa, những cánh hoa úa của cây Vassikaa, những cây hoa lài, và chúng ta tin rằng, qua bài kệ này Đức Phật đă dùng những cánh hoa úa đó để cho chúng ta thấy một ví dụ về cái ǵ đáng nhàm đáng chán, không đáng thi cầu, không đáng bám víu và ǵn giữ.

Chúng tôi không biết rằng ở mỗi quốc gia có mỗi cái nh́n khác nhau, đặc biệt về phương diện mỹ học, phương diện phẩm vị nghệ thuật, nhưng chúng ta có thể nói rằng khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, có đôi lúc các vị Thiền sư phải dùng h́nh ảnh chiếc giày rách, để nói lên cái ǵ đáng nhàm chán, đáng từ bỏ. Chiếc giày rách khi chúng ta sống ở xứ mà tương đối đầy đủ về vật chất, quí vị có 5, 10 đôi giày ở trong tủ, th́ ít có khi nào quí vị nh́n thấy đôi giày rách thật sự. Chúng tôi những chuyến đi sang Trung Quốc, nh́n thấy những người lao động làm việc với đôi giày rơm, đôi giày rơm được bện bằng rơm, khi mà nó rách rồi th́ nó không giá trị ǵ hết, nó chỉ đáng để quăng vào thùng rác thôi, chứ nó không có giá trị ǵ hết, và thuở xưa ngừơi ta dùng đôi giày rơm như vậy để đi lại, và dĩ nhiên khi mà nó hư rồi th́ nó rẻ rồi, và trong sự rẻ rúng đó, nếu nó c̣n mới th́ nó c̣n có chỗ dùng th́ cũng có ít giá trị, nhưng mà khi nó đă dơ, nó đă hư rách rồi th́ đôi giày đó không có ǵ đáng hết. Th́ chúng tôi tin rằng thí dụ về đôi giày rách đó, cũng tương tựa như là những cánh hoa Vassikaa, khi nó úa tàn, nó héo đi th́ quả thật nó không có ǵ đáng để giữ, mà nó đáng để rủ bỏ, và rủ bỏ một cách dứt khoát, chứ không phải là chù trừ.

Có một vài lần chúng tôi được dịp nói chuyện với một số Chư Tăng ở trong chùa, các vị cũng có bày tỏ một ư kiến, mà chúng tôi nghĩ rằng những ư kiến tương đối hết sức đặc biệt: Là những hoa đẹp được chưng ở trên các bàn thờ ở chùa, những hoa này nó vừa đẹp vừa thơm. Ví dụ như là hoa Huệ trắng hoặc là hoa Sen, kể cả hoa mai, kể cả hoa đào cũng vậy. Hoa mai đào vào ngày tết. Nhưng mai đào c̣n đỡ, đặc biệt là hoa huệ và hoa sen, khi mà c̣n tươi, vừa mới nở ra th́ chẳng những thơm, chẳng những đẹp mà khi chúng ta nh́n vào chúng ta thấy có cái ǵ rất đạo vị, rất thiền vị. Tuy nhiên hai loại hoa này có đặc tính, đặc tính đó là rất mau tàn, hoa sen chỉ trưng buổi sáng, buổi chiều quí vị nh́n thấy những cánh sen rơi rụng ở trên bàn và thứ hai nữa những hoa này khi nó tàn rồi, nước trong b́nh rất là hôi, và đặc biệt là khi chúng ta nh́n thấy cảnh những đóa hoa sen hoa huệ khi đă tàn rồi, th́ không có ǵ thích thú hết, hoàn toàn không có ǵ thích thú.

Chư vị Tỳ kheo đang đứng ở ngay trước cây hoa lài, và nó có thể là một rừng hoa vassikaa, chúng ta không được biết những cây hoa đó ở một thời điểm nào đó nở ra đẹp và tươi và đầy hương sắc, nhưng mà rồi cũng có lúc những hoa đó bầm đi và tàn úa đi, th́ nh́n những hoa đó quả thật là một cái ǵ hết sức là tiêu cực, hết sức là mất mát. V́ vậy Đức Phật Ngài ví dụ, Ngài dùng cây hoa vassikaa để ví dụ như những phiền năo.

Với bài kệ này chúng ta một lần nữa thấy được Đức Phật Ngài dậy chúng ta đặt trọng tâm ḿnh chỗ nào. Ngày đầu năm, phong tục của các quốc gia, và đặc biệt là quốc gia Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Hoa, họ thỉnh 108 tiếng chuông. Rồi chúng tôi cũng biết rằng có những vị Phật tử đầu năm đến chùa vào cúng tiền chỉ lên thỉnh một tiếng chuông, người ta quan niệm rằng mỗi một tiếng chuông đầu năm được thỉnh lên, làm cho chúng ta rủ bỏ đi một tiếng phiền năo, để trả về cho tâm hồn chúng ta sự thanh thản. Phải nói rằng tâm tư của chúng ta theo năm dài tháng rộng, những tập nhiễm chồng chất những hệ lụy, những cái buồn thương, những cái phiền năo, những nặng nề nhiều hơn cái thanh thản.

Chúng ta có thể nh́n thấy tâm tư của chúng ta có đôi lúc không khéo tu tập th́ giống như cái lọc nước, nước trong nước sạch th́ nó cho đi, và cái ǵ c̣n lại thường thường là cặn cáu, nó là cái ǵ không được tốt đẹp. Chính v́ vậy, đôi lúc Đức Phật Ngài dậy chúng ta lên làm một công việc của một người khách quan là hăy đứng từ địa điểm khách quan, để nh́n lại những phiền năo chính ḿnh và phải tỏ thái độ, thái độ đó rất rơ ràng, thái độ đó là hăy xem phiền năo như ở bài kệ này nói rằng đó là những cánh hoa vassikaa đă uá tàn, đă không c̣n đáng để hoan hỷ, không c̣n đáng để tha thiết nữa, là nên rủ bỏ, rủ bỏ một cách không thương tiếc.

Bài học này là bài học lớn chứ không phải nhỏ trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hay nghe chữ "mà," ví dụ ḿnh làm cái ǵ cho đă nư, hay là đă cơn tức của chúng ta, cái nư cái cơn tức của chúng ta là ǵ, nó là một thứ phiền năo, nhưng "mà" ở trong lúc đó th́ chúng ta nghĩ rằng chúng ta làm thoả măn cái sân tâm đó, tức là thoả măn chính ḿnh, như vậy sân tâm đó, với bản ngă là một, và v́ vậy thoải măn sân tâm tức là thoả măn chính ḿnh và do vậy chúng ta mới có những việc làm, thậm trí về sau này chúng ta phải ăn năn hối hận, là bởi v́ ḿnh làm cho thoả măn. Nếu chúng ta nh́n thấy những sân tâm phiền năo, đó là phiền năo thôi, không thấy đó là ta, đó là tự ngă của ta, và nếu chúng ta nh́n những sân tâm đó, c̣n mạnh mẽ hơn nữa, như cái nh́n của Đức Phật ở tại đây, ở trong bài kệ này, là những cánh hoa héo úa, chúng ta dễ dàng rũ bỏ, rũ bỏ một cách không có thương tiếc. Và bài kệ này cũng gợi cho chúng ta một ư là tại sao chúng ta lúc nào sống cũng ôm chầm lấy phiền năo, chúng ta lúc nào cũng coi phiền năo tự thân thiện với chính ḿnh. Và tại sao chúng ta không thể bước ra khỏi ṿng cương tỏa của phiền năo được. Bởi v́ chúng ta thấy những phiền năo đáng để giữ, đáng để thấy. Và không phải là một thứ, mà chúng ta nghĩ rằng đó là bản ngă của chúng ta. Đức Phật Ngài dậy ở trong đời này chúng ta có rất nhiều sự chấp thủ, nào là sắc, nào là thọ, tưởng, hành, thức, trong sắc có ta, trong ta có sắc, ta là sắc uẩn, sắc uẩn là ta, những thứ mà Đạo Phật gọi là thân kiến, là vi` tại sao, chúng ta đă tự nhận rằng những thứ đó là tôi, là ta, là tự ngă, là của ta, chính v́ vậy chúng ta mới có những thái độ khác đi.

Cái nh́n phiền năo ở trong tư cách khách quan đă là một việc rất khó, và điều này giải thích tại sao trên phương diện thiền quán nó cho phép một vị hành giả, hay một người tu tập có thể nh́n được phiền năo của ḿnh ở trong một cách nh́n khác đi, nó giống như quan niệm ở một thời phong kiến xa xưa, việc ở trong một gia đ́nh, ở trong một đất nước, việc mà lúc nào cũng phải dấu kín, lúc nào cũng phải bưng bít, bởi v́ sao?, tổn thương đến cho gia đ́nh, là có thể nói rằng tổn thương đến cho bản thân, và danh dự của bản thân nó gắng liền với danh dự của gia đ́nh. Do vậy ở trong những triều đại ngày xưa có những câu chuyện, có những điều hết sức tiêu cực, nó hết sức xấu xa, và những điều đó bị bưng bít đi, không được đưa ra bên ngoài. Trong những xă hội tiến bộ ngày nay th́ những vấn đề của xă hội, cho dù đó là vấn đề của vị Tổng Thống, hay vấn đề đó là vấn đề của thành phố th́ người ta sẵn sàng đem ra bàn luận, ở đây người ta không đặt vấn đề danh dự, mà người ta chỉ đặt thế nào để cải thiện xă hội.

Chúng ta sống ở một quốc gia dân chủ th́ chúng ta thấy rằng, vai tṛ của báo trí cho phép người dân trong xứ nh́n vấn đề khách quan. Chúng tôi nhớ có một lần chúng tôi sang bên Âu Châu, và trong lúc chúng tôi đang thăm viếng thícó một số vấn đề của vị Tổng Thống Hoa Kỳ đang được báo trí nói đến nhiều, và một người Phật tử nói với chúng tôi rằng, những người Mỷ sống không có ư thức ǵ hết,chuyện của vị Tổng Thống mà nói ra như vậy, nó nhục cả quốc gia. Khi chúng tôi nghe vị đó nói th́ chúng tôi mới chợt nghĩ là: đó là cái văn hoá của chúng ta, chúng ta nghĩ rằng những điều xấu của vị Tổng Thống mà nói lên nó nhục cả một quốc gia, nhưng đối với một xă hội dân chủ, th́ nếu ḿnh không nói lên điều đó, th́ đó là cái hại cho cả quốc gia, chứ không phải cái nhục cho cả quốc gia.

Chúng tôi cũng nghe một vị danh Tăng khác, là Ngài Achaan Dhamasano, hiện là trụ tŕ của chùa Akayackkiry ở tại San Francisco, khi những người Phật tử họ đến nói với Ngài rằng, đă có một số bài viết được đăng trên tờ Post và tờ Nation, là hai tờ báo Anh ngữ lớn của Thái Lan đề cập đến những suy đồi ở trong giới Tăng lữ Thái lan, điều đó thật sự đáng buồn quá, th́ Ngài mới nói một điều rằng "thật ra nó cũng có một chuyện như vậy là một điều đáng buồn, nhưng nó sẽ là một điều đáng buồn hơn khi điều đó không được ai nói đến." Khi người ta đem ra ánh sáng, người ta nói đến, thíngười ta có hy vọng để cải thiện nó.

Đức Phật Ngài trong rất nhiều trường hợp Ngài đă gợi ư cho chúng ta một điều quan trọng là chúng ta có thể nh́n lại những cái phiền năo, những cái rắc rối, những khúc mắc ở trong ḷng ḿnh, nó giống như là một cái nhí khách quan. Như ví dụ hồi năy giờ chúng tôi nói với quí vị là trong một quốc gia, th́ báo chí có thể nh́n vấn đề chính quyền, nh́n vấn đề của xă hội, ở trong cái nh́n phê phán khách quan để làm gi`? Từ cái nh́n khách quan đó chúng ta mới không có gọi là cái này là cái của ta, là tự ngă của ta, ḿnh phải bảo vệ nó. Có những lúc chúng ta sẽ có thái độ mạnh mẽ, dứt khoát đây là vấn đề cần phải loại bỏ và đây là vấn đề cần phải duy tŕ. Khi chúng ta đă đọc vào Phật pháp, chúng ta thấy có một khía cạnh hết sức quan trọng của lư vô ngă. Lư vô ngă Đức Phật Ngài dạy ở trong nhiều bài kinh và đặc biệt ở trong Tạng A Tỳ Đàm, khi nói đến điều pháp, chi pháp, điều đó là danh, điều đó là sc, chúng ta muốn nói điều đó là một cái ǵ ở trong năm uẩn đi nữa, th́ thưa quí vị không nên chấp chặt lấy nó là đây là cái mà ḿnh phải vĩnh viễn vướng măi, bởi v́ nó là tự ngă của ḿnh, nó là cái ǵ mà ḿnh không muốn đụng đến, ví dụ như là đây là sắc, đây là thọ, đây là tưởng, hành, thức v.v...có nghĩ như vậy nó mới cho phép chúng ta đứng ở trên một cương vị khách quan, và đó là cái khó nhất của một hiền giả bước vào đời sống tu tập.

Thưa quí vị có thể nói đây là kinh điển cho thí dụ điển h́nh ở trong vô số các bài kinh mà chúng ta được nghe Đức Phật Ngài giảng về thái độ khách quan, nh́n lại chính ḿnh và có một lối sống tách biệt ra khỏi quan niệm chủ quan, và chính v́ vậy giúp cho chúng ta một cái nh́n hết sức là mới mẻ, mà nếu chúng ta không đọc kinh Phật, và chúng ta không hành thiền, thi` nó măi măi là một sự bí ẩn, không hiểu tại sao tự ḿnh làm khổ lấy chính ḿnh, tự ḿnh chuốt lấy cái phiền muộn cho ḿnh, là bởi vi` tại sao? là bởi v́ chúng ta đă ôm chầm lấy những phiền năo đó, gọi những phiền năo đó là anh là em là thân thiết là ruột thịt, gọi những phiền năo đó là tự ngă của ḿnh, để rồi ḿnh chẳng những không dám đụng đến nó, chẳng những ḿnh không dám có một thái độ phiền năo, mà chúng ta lại nghĩ rằng ḿnh phải nuông ch́u, ḿnh có thái độ như thế nào để làm cho phiền năo không bị mảy may chi giảm. Và đó là lư do tại sao cả một khối Đức Phật gọi là khổ, nó được sanh khởi và h́nh thành ở trong cuộc sống của chúng ta và những người chung quanh chúng ta./.

Nam Mô BỔn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Download KN  377

Kinh Pháp Cú Lưu Trữ


-ooOoo-

Dầu trang Phẩm 1 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 26b | MucLuc |

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Phẩm Song Yếu