188. They go to many a refuge,
to mountains, forests,
parks, trees, and shrines:
189. people threatened with danger.
That's not the secure refuge,
that's not the highest refuge,
that's not the refuge,
having gone to which,
you gain release
from all suffering and stress.

190. But when, having gone for refuge
to the Buddha, Dhamma, and Sangha,
you see with right discernment
the four Noble Truths —

191. stress,
the cause of stress,
the transcending of stress,
and the Noble Eightfold Path,
the way to the stilling of stress:

192. That's the secure refuge,
that, the highest refuge,
that is the refuge,
having gone to which,
you gain release
from all suffering and stress.

— Dhammapada, 188-192

188. Loài người sợ hoảng hốt,
Tìm nhiều chỗ quy y,
Hoặc rừng rậm, núi non,
Hoặc vườn cây, đền tháp.

189. Quy y ấy không ổn,
Không quy y tối thượng.
Quy y các chỗ ấy,
Không thoát mọi khổ đau

190. Ai quy y Ðức Phật,
Chánh Pháp và chư Tăng,
Ai dùng chánh tri kiến,
Thấy được bốn Thánh đế.

191. Thấy khổ và khổ tập,
Thấy sự khổ vượt qua,
Thấy đường Thánh tám ngành,
Ðưa đến khổ não tận.

192. Thật quy y an ổn,
Thật quy y tối thượng,
Có quy y như vậy,
Mới thoát mọi khổ đau.

Kinh Pháp Cú, kệ 188-192


Contents [go up]



Contents [go up]


Preface [go up]

This book is a short introduction to the basic principles of Buddhism: the Buddha, the Dhamma (his teachings), and Sangha (the community of his noble disciples), also known as the Triple Gem or the Triple Refuge. The material is divided into three parts: (I) an introductory essay on the meaning of refuge and the act of going for refuge; (II) a series of readings drawn from the earliest Buddhist texts illustrating the essential qualities of the Triple Gem; and (III) a set of essays explaining aspects of the Triple Gem that often provoke questions in those who are new to the Buddha's teachings. This last section concludes with an essay that summarizes, in a more systematic form, many of the points raised in the earlier parts of the book.

Lời nói đầu [go up]

Cuốn sách ngắn ngủi này giới thiệu về những điều căn bản của Đạo Phật: Đức Phật, Giáo Pháp(những lời giảng dậy của Đức Phật), và Thánh Tăng (Tăng đoàn những vị Thánh đệ tử của Ngài), được biết như là Tam Bảo hoặc Tam Quy. Tài liệu được chia thành ba phần: (I) phần tiểu luận mở đầu y' nghĩa của quy y và những thủ tục để quy y; (II) một loạt tư liệu lấy từ những bản văn Phật giáo thởi ban đầu làm sáng tỏ tính chất ưu tú của Tam Bảo; và (III) những bộ tiểu luận giải thích khía cạnh của Tam Bảo thông thuờng kích thích những câu hỏi cho những ai mới đến với sự giảng dậy của Đức Phật. Đây là phần cuối kết thúc với bài tiểu luận tổng kết, rất mạch lạc, nhiều điểm được đưa ra trong phần đầu của cuốn sách.

The readings on Dhamma form the core of the book, organized in a pattern — called a graduated discourse (anupubbi-katha) — that the Buddha himself often used when introducing his teachings to new listeners. After beginning with the joys of generosity, he would describe the joys of a virtuous life, followed by the rewards of generosity and virtue to be experienced here and, after death, in heaven; the drawbacks of sensual pleasures, even heavenly ones; and the rewards of renunciation. Then, when he sensed that his listeners were inclined to look favorably on renunciation as a way to true happiness, he would discuss the central message of his teaching: the four noble truths.

Những tư liệu dựa vào Giáo Pháp là cốt lõi của cuốn sách, được sắp xếp trong một kiểu mẫu - gọi là thuyết trình cao đẳng (anupubbi-katha)- Điều mà Đức Phật thường dùng khi giảng dậy giáo Pháp cho những người mới vào đạo. Sau khi bắt đầu với sự hân hoan của từ bi, Ngài đã mô tả niềm hân hoan của đời sống đạo đức, kế tiếp là những phước báu đưa đến bởi lòng từ và giới hạnh được gìn giữ ở đây và, sau khi chết, trong niềm hạnh phúc thần tiên; điều trở ngại của ái dục, ngay cả cõi trời; và phước báu của sự từ bỏ. Và rồi, khi Đức Phật y' thức rằng những người nghe có khuynh hướng tìm kiếm sự hứa hẹn tốt trên sự từ bỏ như là một sự hạnh phúc thật sự, Ngài đưa ra trung tâm điểm của Giáo Pháp: Tứ Thánh Đế.

My hope is that this introduction will help answer many of the questions that newcomers bring to Buddhism, and will spark new questions in their minds as they contemplate the possibility of developing within their own lives the qualities of refuge exemplified by the Triple Gem.

Thanissaro Bhikkhu
Metta Forest Monastery
Valley Center, CA 92082-1409
U.S.A.

Tôi hy vọng rằng lời giới thiệu này sẽ trả lời được nhiều câu hỏi của những người mới tìm tới Đạo Phật, và sẽ nẩy sinh ra những câu hỏi khác đang tiềm ẩn trong tâm họ khi họ chú trọng đến khả năng phát triển giá trị cao cả của Tam Bảo trong đời sống cá nhân.

I. Introduction [go up]

Going for Refuge [go up]

I. Lời giới thiệu [go up]

Chuẩn bị quy y [go up]

The act of going for refuge marks the point where one commits oneself to taking the Dhamma, or the Buddha's teaching, as the primary guide to one's life. To understand why this commitment is called a "refuge," it's helpful to look at the history of the custom.

Nghi thức hành lễ quy y là đánh dấu sự nương tựa nơi giáo Pháp, hay là nương tựa nơi những lời giảng dậy của Đức Phật chính yếu cho đời sống của chúng ta . Để tìm hiểu tại sao sự phát nguyện lại gọi là quy y, hãy đọc qua lịch sử phong tục tập quán.

In pre-Buddhist India, going for refuge meant proclaiming one's allegiance to a patron — a powerful person or god — submitting to the patron's directives in hopes of receiving protection from danger in return. In the early years of the Buddha's teaching career, his new followers adopted this custom to express their allegiance to the Buddha, Dhamma, and Sangha, but in the Buddhist context this custom took on a new meaning.

Vào thời khởi thủy của Phật giáo tại Ấn Độ, nghi thức quy y có nghĩa là lời phát nguyện trung thành tới một đấng tối cao - người có nhiều quyền lực hay là Trời - cầu khẩn để mong rằng sẽ nhận được sự phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Những năm đầu tiên trong cuộc đời hoằng pháp của Đức Phật, những Phật tử mới đến đã chấp nhận tục lệ này để tỏ lòng trung thành đến Đức Phật, Pháp và Tăng, nhưng trong phạm vi của Đạo Phật thì tục lệ này đã có y' nghĩa khác.

Buddhism is not a theistic religion — the Buddha is not a god — and so a person taking refuge in the Buddhist sense is not asking for the Buddha personally to intervene to provide protection. Still, one of the Buddha's central teachings is that human life is fraught with dangers — from greed, anger, and delusion — and so the concept of refuge is central to the path of practice, in that the practice is aimed at gaining release from those dangers. Because the mind is the source both of the dangers and of release, there is a need for two levels of refuge: external refuges, which provide models and guidelines so that we can identify which qualities in the mind lead to danger and which to release; and internal refuges, i.e., the qualities leading to release that we develop in our own mind in imitation of our external models. The internal level is where true refuge is found.

Đạo Phật không phải là một tôn giáo thần quyền - Đức Phật không phải là vị Trời - Do vậy người thọ Tam quy trong Đạo Phật không khẩn cầu chính Đức Phật can thiệp, bảo vệ. Tuy nhiên, sự giảng dậy của Đức Phật Ngài đặt trọng tâm là đời sống của con người là giả tạm và khổ đau - từ tham, sân, và si - Do đó hình thức quy y là con đường chính để đến với đạo, trong sự hành trì này mục đích là để đạt tới mọi giải thoát sự đau khổ. Bởi vì tâm là khởi nguồn cho cả hai đau khổ và giải thoát, hai cấp bậc cần có để quy y là: Quy y pháp tam giới (Lokiyasaranagamana), nhờ vào khuôn mẫu và đường lối chỉ đạo của Tam Bảo mà chúng ta có thể phân biệt phẩm chất trong tâm để diệt trừ sự đau khổ để tiến đến giải thoát, và Siêu tam giới (Lokuttarasaranagamana)là phẩm chất giải thoát phát triển từ trong tâm của chúng ta giống như mẫu mực phát triển của bên ngoài. Siêu tam giới quy y là thật sự Quy Y mà chúng ta cần phát triển.

Although the tradition of going to refuge is an ancient practice, it is still relevant for our own practice today, for we are faced with the same internal dangers that faced people in the Buddha's time. We still need the same protection as they. When a Buddhist takes refuge, it is essentially an act of taking refuge in the doctrine of karma: It's an act of submission in that one is committed to living in line with the principle that actions based on skillful intentions lead to happiness, while actions based on unskillful intentions lead to suffering; it's an act of claiming protection in that, by following the teaching, one hopes to avoid the misfortunes that bad karma engenders. To take refuge in this way ultimately means to take refuge in the quality of our own intentions, for that's where the essence of karma lies.

Mặc dù truyền thống Quy Y là một thực hành cổ xưa, nó vẫn đang thích hợp cho chúng ta thực hành ngày hôm nay, do chúng ta đối diện với sự phiền não của tâm giống như những người thời Đức Phật. Chúng ta vẫn cần phải bảo vệ giống như họ. Khi người Phật tử thọ Quy Y, thực chất của thọ Quy Y chỉ là một hành động thọ Quy Y của chủ thuyết nghiệp: Đây là một biểu hiện của khuất phục mà trong đó con người đeo đuổi cách sống theo nguyên tắc là những hành xử dựa trên sự khôn ngoan sẽ dẫn tới an lạc hạnh phúc, những hành xử thiếu suy nghĩ sẽ dẫn tới khổ đau; Đây là một biểu hiệu của căn nguyên mà trong đó, theo như sự giảng dậy, con người hy vọng sẽ tránh được những bất hạnh do ác nghiệp gây ra. Nghĩ cho cùng, thọ Quy Y theo cách này có nghĩa là thọ Quy Y với dụng tâm, vì rằng nghiệp vẫn còn phảng phất đâu đây.

The refuges in Buddhism — both on the internal and on the external levels — are the Buddha, Dhamma, and Sangha, also known as the Triple Gem. They are called gems both because they are valuable and because, in ancient times, gems were believed to have protective powers. The Triple Gem outdoes other gems in this respect because its protective powers can be put to the test and can lead further than those of any physical gem, all the way to absolute freedom from the uncertainties of the realm of aging, illness, and death.

Quy Y trong đạo Phật - cả hai Siêu tam giới Quy Y và Pháp tam giới Quy Y - là Quy Y Phật, Pháp, Tăng, cũng được biết là Tam Bảo. Chúng ta tôn kính Tam Bảo bởi vì Tam Bảo có giá trị cao quý nhất trên thế gian, vào thời cổ xưa Tam Bảo được tin rằng có quyền lực bảo vệ các tín đồ. Trong lãnh vực này, Tam Bảo vượt xa những thứ Bảo khác bởi vì quyền lực bảo vệ của Tam Bảo có thể đem ra thử thách và có thể dẫn xa hơn bất cứ một quyền lực nào trên thế gian, có thể dẫn đến giải thoát tuyệt cùng, dẫn ra khỏi những mơ hồ của vòng lẩn quẩn sanh già chết.

The Buddha, on the external level, refers to Siddhattha Gotama, the Indian prince who renounced his royal titles and went into the forest, meditating until he ultimately gained Awakening. To take refuge in the Buddha means, not taking refuge in him as a person, but taking refuge in the fact of his Awakening: placing trust in the belief that he did awaken to the truth, that he did so by developing qualities that we too can develop, and that the truths to which he awoke provide the best perspective for the conduct of our life.

Pháp tam giới Quy Y Phật: chúng ta được biết đến đó là Thái Tử Siđdhattha Gotama, vị Thái Tử của Ấn Độ Ngài đã từ bỏ chức vị Thái Tử để đi vào rừng sâu thiền định cho đến khi Ngài giác ngộ. Quy y Phật có nghĩa là không phải quy y chính bản thân của Ngài mà là quy y tự tánh giáo ngộ của Ngài, Ngài đã khám phá ra chân lý của sự thật - Tứ Thánh Đế - và Ngài đã phát triển các chân lý cao thượng đó, chúng ta cũng có thể phát triển các Thánh Đế do Ngài Giác Ngộ, những Thánh Đế này bảo vệ đời sống đạo đức của chúng ta trong chiều hướng tốt đẹp nhất.

 

The Dhamma, on the external level, refers to the path of practice the Buddha taught to this followers. This, in turn, is divided into three levels: the words of his teachings, the act of putting those teachings into practice, and the attainment of Awakening as the result of that practice. This three-way division of the word "Dhamma" acts as a map showing how to take the external refuges and make them internal: learning about the teachings, using them to develop the qualities that the Buddha himself used to attain Awakening, and then realizing the same release from danger that he found in the quality of Deathlessness that we can touch within.

Pháp tam giới Quy Y Pháp: Đó là con đường tu tập Phật Pháp do Đức Phật giảng dậy cho những tín đồ. Ở đây, được chia làm ba cấp bậc: Pháp do Đức Phật giảng dậy, sự thực hành giáo pháp, và sự đạt đến giác ngộ là kết quả của sự tu tập. Ở đây chữ "Pháp" được phân chia làm ba đường lối hành động như là cái bản đồ hướng dẫn như thế nào để thọ pháp tam giới Quy Y và chuyển chúng thành Siêu tam giới Quy Y: học hỏi giáo pháp, dùng chúng để phát triển phẩm chất mà Đức Phật đã dùng để đạt đến Giác Ngộ, và sau đó nhận thức rõ rằng giống như giải thoát từ sự phiền não mà Ngài đã đạt đến sự bất diệt (Niết bàn)chúng ta có thể đạt tới.

 

The word Sangha, on the external level, has two senses: conventional and ideal. In its ideal sense, the Sangha consists of all people, lay or ordained, who have practiced the Dhamma to the point of gaining at least a glimpse of the Deathless. In a conventional sense, Sangha denotes the communities of ordained monks and nuns. The two meanings overlap but are not necessarily identical. Some members of the ideal Sangha are not ordained; some monks and nuns have yet to touch the Deathless. All those who take refuge in the Buddha, Dhamma, and Sangha become members of the Buddha's four-fold assembly (parisa) of followers: monks, nuns, male lay devotees, and female lay devotees. Although there's a widespread belief that all Buddhist followers are members of the Sangha, this is not the case. Only those who are ordained are members of the conventional Sangha; only those who have glimpsed the Deathless are members of the ideal Sangha. Nevertheless, any followers who don't belong to the Sangha in either sense of the word still count as genuine Buddhists in that they are members of the Buddha's parisa.

Pháp tam giới Quy Y Tăng, có hai chiều hướng: chiều hướng quy ướt và chiều hướng ly' tưởng. Trong chiều hướng ly' tưởng, Tăng gồm có tất cả mọi người, cư sĩ hoặc Tăng sĩ, những ai tu tập Giáo Pháp ít nhất đạt tới điểm của Niết bàn. Trong chiều hướng quy ước, Tăng biểu thị cho cộng đồng Tăng và Ni. Hai y' nghĩa trên lấn lên nhau nhưng không nhất thiết đồng nhất. Một là hội viên của Tăng theo lý tưởng thì không hẳn chỉ là Tăng sĩ, mặt khác theo chiều hướng quy ướt thì có những Tăng và Ni chưa chứng đạt được Niết bàn. Tất cả những ai thọ Quy Y Phật, Pháp, Tăng đều trở thành tứ chúng đệ tử của Phật: Tỳ khưu và Tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ. Mặc dầu phần lớn mọi người tin rằng tất cả Phật tử đều là hội viên của Tăng Già, nhưng sự thật không phải vậy, chỉ những ai đã quy y mới là hội viên của Tăng Già theo như quy ướt, chỉ những ai chứng ngộ Niết Bàn mới là hội viên của Tăng già đúng theo ly' tưởng. Tuy nhiên, bất cứ Phật tử nào dù không phải là thành phần của Tăng già theo như hai y' nghĩa trên vẫn được coi như là Phật tử trong tứ chúng đệ tử của Phật

 

When taking refuge in the external Sangha, one takes refuge in both senses of the Sangha, but the two senses provide different levels of refuge. The conventional Sangha has helped keep the teaching alive for more than 2,500 years. Without them, we would never have learned what the Buddha taught. However, not all members of the conventional Sangha are reliable models of behavior. So when looking for guidance in the conduct of our lives, we must look to the living and recorded examples provided by the ideal Sangha. Without their example, we would not know (1) that Awakening is available to all, and not just to the Buddha; and (2) how Awakening expresses itself in real life.

Khi thọ quy y theo Pháp tam giới Tăng gìa, là quy y cả hai y' nghĩa của Tăng Già, nhưng hai y' nghĩa này trợ ứng cho hai cấp bậc khác nhau của quy y. Quy Ướt Tăng Già (conventional sangha) đã giữ được Giáo Pháp tồn tại trên 2,500 năm. Không có Quy Ướt Tăng Già thì chúng ta không bao giờ được học hỏi những gì Đức Phật đã giảng dậy. Tuy nhiên không phải tất cả các hội viên của Tăng Già Quy Ướt hạnh kiểm đáng để làm gương cho chúng ta. Do đó khi chúng ta cần một người hướng dẫn cách cư xử trong đời sống của chúng ta, chúng ta cần phải nhìn vào cách hành trì trong đời sống và những tiền lệ được ghi lại của các vị Thánh Tăng (Ly' Tưởng Tăng Già). Không có những tiền lệ này chúng ta sẽ không có thể biết rằng sự Giác Ngộ đó tất cả chúng ta đều có thể chứng đạt, không phải chỉ mình Đức Phật Giác Ngộ mà thôi; và như thế nào mà sự Giác Ngộ là ly' tưởng cao cả trong đời sống thật sự của chúng ta.

 

On the internal level, the Buddha, Dhamma, and Sangha are the skillful qualities we develop in our own minds in imitation of our external models. For instance, the Buddha was a person of wisdom, purity, and compassion. When we develop wisdom, purity, and compassion in our own minds, they form our refuge on an internal level. The Buddha tasted Awakening by developing conviction, persistence, mindfulness, concentration, and discernment. When we develop these same qualities to the point of attaining Awakening too, that Awakening is our ultimate refuge. This is the point where the three aspects of the Triple Gem become one: beyond the reach of greed, anger, and delusion, and thus totally secure.

Trong chiều hướng Siêu tam giới, Đức Phật, Pháp và Tăng là cao thượng chúng ta nhớ tưởng trong tâm đó là quy y Pháp tam giới. Đức Phật là người khôn ngoan lịch duyệt, trong sáng và từ bi. Khi chúng ta phát triển tâm khôn ngoan lịch duyệt, trong sáng và từ bi, đó là chúng ta quy y Siêu tam giới. Đức Phật giác ngộ do phát triển lòng tin tưởng, tánh nhẫn nại, trí thông tuệ, sự tập trung và nhận thức sáng suốt. Khi chúng ta phát triển giống như vậy chúng ta cũng giác ngộ được, sự giác ngộ là điểm quy y sau cùng của chúng ta. Đây là điểm mà ba mặt của Tam Bảo cùng hướng đến: giải thoát khỏi tham, sân và si, và thật vậy đó là kết quả chắc chắn.

 

II. Readings [go up]

II. Tư Liệu [go up]

 

'Indeed, the Blessed One [the Buddha] is worthy and rightly self-awakened, consummate in knowledge and conduct, well-gone, an expert with regard to the cosmos, unexcelled as a trainer for those people fit to be tamed, the Teacher of divine and human beings, awakened, blessed.'

Đây là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian giải, Vô thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế tôn.

 

'The Dhamma is well-expounded by the Blessed One, to be seen here and now, timeless, inviting verification, pertinent, to be realized by the wise for themselves.'

Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

 

'The Sangha of the Blessed One's disciples who have practiced well... who have practiced straight-forwardly... who have practiced methodically... who have practiced masterfully — in other words, the four types of noble disciples when taken as pairs, the eight when taken as individual types — they are the Sangha of the Blessed One's disciples: worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of respect, the incomparable field of merit for the world.'

A X.92

Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng,:
-Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn ;
-Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn ;
-Như lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn;
-Chân chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn
Tức là bốn đôi tám chúng.
Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảng lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.

Tăng Chi Bộ Kinh - A X.92 - Bản dịch của HT Thích Minh Châu

 

Buddha [go up]

[The Buddha speaks:] I lived in refinement, utmost refinement, total refinement. My father even had lotus ponds made in our palace: one where red-lotuses bloomed, one where white lotuses bloomed, one where blue lotuses bloomed, all for my sake. I used no sandalwood that was not from Varanasi. My turban was from Varanasi, as were my tunic, my lower garments, and my outer cloak. A white sunshade was held over me day and night to protect me from cold, heat, dust, dirt, and dew.

Đức Phật [go up]

Này các Tỷ-kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các Tỷ-kheo, trong nhà Phụ vương ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho ta. Không một hương chiên đàn nào ta dùng, này các Tỷ-kheo, là không từ Kàsi đến. Bằng vải Kàsi là khăn của ta, này các Tỷ-kheo. Bằng vải kàsi là áo cánh, bằng vải kàsi là nội y, bằng vải kàsi là thượng y. Ðêm và ngày, một lọng trắng được che cho ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay xương.

 

I had three palaces: one for the cold season, one for the hot season, one for the rainy season. During the four months of the rainy season I was entertained in the rainy-season palace by minstrels without a single man among them, and I did not once come down from the palace. Whereas the servants, workers, and retainers in other people's homes are fed meals of lentil soup and broken rice, in my father's home the servants, workers, and retainers were fed wheat, rice, and meat.

Này các Tỷ-kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta, này các Tỷ-kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, Ta không có xuống dưới lầu. Trong các nhà của người khác, các người đầy tớ, làm công được cho ăn cơm tấm, cháo chua. Trong nhà phụ vương Ta, các người đầy tớ, làm công được cho ăn gạo, thịt gà và cơm nấu.

 

Even though I was endowed with such fortune, such total refinement, the thought occurred to me: "When an untaught, run-of-the-mill person, himself subject to aging, not beyond aging, sees another who is aged, he is horrified, humiliated, and disgusted, oblivious to himself that he too is subject to aging, not beyond aging. If I — who am subject to aging, not beyond aging — were to be horrified, humiliated, and disgusted on seeing another person who is aged, that would not be fitting for me." As I noticed this, the [typical] young person's intoxication with youth entirely dropped away.

Với Ta, này các Tỷ-kheo, được đầy đủ với sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, ta suy nghĩ rằng: "Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, sau khi thấy người khác già, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn.

 

Even though I was endowed with such fortune, such total refinement, the thought occurred to me: "When an untaught, run-of-the-mill person, himself subject to illness, not beyond illness, sees another who is ill, he is horrified, humiliated, and disgusted, oblivious to himself that he too is subject to illness, not beyond illness. And if I — who am subject to illness, not beyond illness — were to be horrified, humiliated, and disgusted on seeing another person who is ill, that would not be fitting for me." As I noticed this, the healthy person's intoxication with health entirely dropped away.

"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt khỏi bệnh, thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị bệnh, không vượt qua khỏi bệnh, sau khi thấy người khác bị bệnh, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn.

 

Even though I was endowed with such fortune, such total refinement, the thought occurred to me: "When an untaught, run-of-the-mill person, himself subject to death, not beyond death, sees another who is dead, he is horrified, humiliated, and disgusted, oblivious to himself that he too is subject to death, not beyond death. And if I — who am subject to death, not beyond death — were to be horrified, humiliated, and disgusted on seeing another person who is dead, that would not be fitting for me." As I noticed this, the living person's intoxication with life entirely dropped away.

— A III.38

"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị chết, không vượt khỏi chết, thấy người khác bị chết, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị chết, không vượt qua khỏi chết, sau khi thấy người khác chết, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của sự sống trong sự sống được đoạn trừ hoàn toàn.

— A III.38

 

The Quest for Awakening

Before my Awakening, when I was still an unawakened Bodhisatta, being subject myself to birth, aging, illness, death, sorrow, and defilement, I sought [happiness in] what was subject to birth, aging, illness, death, sorrow, and defilement. The thought occurred to me: "Why am I, being subject myself to birth... defilement, seeking what is subject to birth... defilement? What if I... were to seek the unborn, unaging, unailing, undying, sorrowless, undefiled, unsurpassed security from bondage: Unbinding."

Thánh Cầu Giải Thoát

Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

So at a later time, when I was still young, black-haired, endowed with the blessings of youth in the first stage of life, I shaved off my hair and beard — though my parents wished otherwise and were grieving with tears on their faces — and I put on the ochre robe and went forth from the home life into homelessness.

Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Having gone forth in search of what might be skillful, seeking the unexcelled state of sublime peace, I went to where Alara Kalama was staying and, on arrival, said to him: "I want to practice in this doctrine and discipline."

Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Alara Kalama ở, khi đến xong liền thưa với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này".

When this was said, he replied to me, "You may stay here. This doctrine is such that a wise person can soon enter and dwell in his own teacher's knowledge, having realized it for himself through direct knowledge."

Này các Tỷ-kheo, được nghe nói vậy, Alara Kalama nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú".

I quickly learned the doctrine. As far as mere lip-reciting and repetition, I could speak the words of knowledge, the words of the elders, and I could affirm that I knew and saw — I, along with others.

Này các Tỷ-kheo, và không bao lâu Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.

I thought: "It isn't through mere conviction alone that Alara Kalama declares, 'I have entered and dwell in this Dhamma, having realized it directly for myself.' Certainly he dwells knowing and seeing this Dhamma." So I went to him and said, "To what extent do you declare that you have entered and dwell in this Dhamma?" When this was said, he declared the dimension of nothingness.

Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Alara Kalama tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú". Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến Ta nói với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, Alara Kalama tuyên bố về Vô sở hữu xứ.

I thought: "Not only does Alara Kalama have conviction, persistence, mindfulness, concentration, and discernment. I, too, have conviction, persistence, mindfulness, concentration, and discernment. Suppose I were to endeavor to realize for myself the Dhamma that Alara Kalama declares he has entered and dwells in..." So it was not long before I entered and dwelled in that Dhamma, having realized it for myself through direct knowledge. I went to him and said, "Friend Kalama, is this the extent to which you have entered and dwell in this Dhamma, having realized it for yourself through direct knowledge?"
"Yes..."

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú". Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến, Ta nói với Alara Kalama: "Này Hiền giả Kalama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"
"Vâng...."

"This is the extent to which I, too, have entered and dwell in this Dhamma, having realized it for myself through direct knowledge."

--"Tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy".

"It is a gain for us, a great gain for us, that we have such a companion in the holy life... As I am, so are you; as you are, so am I. Come friend, let us now lead this community together."

--"Thật lợi ích thay cho chúng tôi, Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"

In this way did Alara Kalama, my teacher, place me, his pupil, on the same level with himself and pay me great honor. But the thought occurred to me, "This Dhamma leads not to disenchantment, to dispassion, to cessation, to stilling, to direct knowledge, to Awakening, nor to Unbinding, but only to reappearance in the dimension of nothingness." So, dissatisfied with that Dhamma, I left.
Kinh Thánh Cầu - M 26

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Alara Kalama là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ". Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Kinh Thánh Cầu - M 26

"Now, Aggivessana, these three similes — spontaneous, never before heard — appeared to me. Suppose there were a wet, sappy piece of timber lying in the water, and a man were to come along with an upper fire-stick, thinking, 'I'll light a fire. I'll produce heat.' Now what do you think? Would he be able to light a fire and produce heat by rubbing the upper fire-stick in the wet, sappy timber lying in the water?"

"No, Master Gotama..."

Rồi này Aggivessana, ba ví dụ khởi lên nơi Ta, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe: Này Aggivessana, ví như có một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống và đặt trong nước. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: "Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra". Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống đặt trong nước ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa thì có thể nhen lửa, khiến lửa nóng hiện ra được không?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì cành cây ấy đẫm ướt, đầy nhựa sống lại bị ngâm trong nước, nên người ấy chỉ bị mệt nhọc và bực bội.

"So it is with any priest or contemplative who does not live withdrawn from sensuality in body and mind, and whose desire, infatuation, urge, thirst, and fever for sensuality is not relinquished and stilled within him: Whether or not he feels painful, racking, piercing feelings due to his striving [for Awakening], he is incapable of knowledge, vision, and unexcelled self-awakening...

-- Cũng vậy, này Aggivessana, những Sa-môn hay những Bà-la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với chúng thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt, nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác, và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Này Aggivessana, đó là ví dụ thứ nhất, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.

"Then a second simile — spontaneous, never before heard — appeared to me. Suppose there were a wet, sappy piece of timber lying on land far from water, and a man were to come along with an upper fire-stick, thinking, 'I'll light a fire. I'll produce heat.' Now what do you think? Would he be able to light a fire and produce heat by rubbing the upper fire-stick in the wet, sappy timber lying on land?"

"No, Master Gotama..."

Này Aggivessana, rồi một ví dụ thứ hai, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta. Này Aggivessana, ví như có một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: "Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra". Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa, có thể nhen lửa, khiến hơi nóng hiện ra được không?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì khúc cây ấy đẫm ướt, đầy nhựa sống, dầu được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô, nên người ấy chỉ bị mệt nhọc và bực bội.

"So it is with any priest or contemplative who lives withdrawn from sensuality in body only, but whose desire, infatuation, urge, thirst, and fever for sensuality is not relinquished and stilled within him: Whether or not he feels painful, racking, piercing feelings due to his striving, he is incapable of knowledge, vision, and unexcelled self-awakening...

-- Cũng vậy, này Aggivessana, những Sa-môn hay Bà-la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôm ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt. Nếu những Tôn giả Sa-môn, hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Này Aggivessana, đó là ví dụ thứ hai, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.

"Then a third simile — spontaneous, never before heard — appeared to me. Suppose there were a dry, sapless piece of timber lying on land far from water, and a man were to come along with an upper fire-stick, thinking, 'I'll light a fire. I'll produce heat.' Now what do you think? Would he be able to light a fire and produce heat by rubbing the upper fire-stick in the dry, sapless timber lying on land?"

"Yes, Master Gotama..."

Này Aggivessana, rồi một ví dụ thứ ba, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta. Này Aggivessana, ví như có một khúc cây khô, không nhựa, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô. Có một người đến cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: "Ta sẽ nhen lửa, lửa nóng sẽ hiện ra". Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây khô, không nhựa, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa, có thể nhen lửa, khiến nơi nóng hiện ra được không?
-- Thưa được, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì khúc cây ấy khô, không nhựa, lại được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô.

"So it is with any priest or contemplative who lives withdrawn from sensuality in body and mind, and whose desire, infatuation, urge, thirst, and fever for sensuality is relinquished and stilled within him: Whether or not he feels painful, racking, piercing feelings due to his striving, he is capable of knowledge, vision, and unexcelled self-awakening...

-- Cũng vậy, này Aggivessana, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn sống xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục, như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm được khéo đoạn trừ. Nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy có thể chứng được tri kiến vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị này cũng có thể chứng được tri kiến vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Này Aggivessana, đó là ví dụ thứ ba, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.

"I thought: 'Suppose that I, clenching my teeth and pressing my tongue against the roof of my mouth, were to beat down, constrain, and crush my mind with my awareness'... So, just as if a strong man, seizing a weaker man by the head or the throat or the shoulders would beat him down, constrain and crush him, in the same way I beat down, constrained, and crushed my mind with my awareness. As I did so, sweat poured from my armpits. But although tireless persistence was aroused in me, and unmuddled mindfulness established, my body was aroused and uncalm because of the painful exertion. But the painful feeling that arose in this way did not invade my mind or remain.

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta hãy nghiến răng, dán chặt lên lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm!" Này Aggivessana, rồi Ta nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta. Này Aggivessana, như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục và đánh bại người ấy. Này Aggivessana, khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta, này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

"I thought: 'Suppose I were to become absorbed in the trance of non-breathing.' So I stopped the in-breaths and out-breaths in my nose and mouth. As I did so, there was a loud roaring of winds coming out my earholes, just like the loud roar of winds coming out of a smith's bellows... So I stopped the in-breaths and out-breaths in my nose and mouth and ears. As I did so, extreme forces sliced through my head, just as if a strong man were slicing my head open with a sharp sword... Extreme pains arose in my head, just as if a strong man were tightening a turban made of tough leather straps around my head... Extreme forces carved up my stomach cavity, just as if a butcher or his apprentice were to carve up the stomach cavity of an ox... There was an extreme burning in my body, just as if two strong men, grabbing a weaker man by the arms, were to roast and broil him over a pit of hot embers. But although tireless persistence was aroused in me, and unmuddled mindfulness established, my body was aroused and uncalm because of the painful exertion. But the painful feeling that arose in this way did not invade my mind or remain.

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta hãy tu thêm Thiền nín thở". Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai. Này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, ví như hai người lực sĩ sau khi nắm cánh tay một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng. Cũng vậy, này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú, không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

"Devas, on seeing me, said, 'Gotama the contemplative is dead.' Other devas said, 'He isn't dead, he's dying.' Others said, 'He's neither dead nor dying, he's an arahant, for this is the way arahants live.'

Lại nữa, này Aggivessana, chư Thiên thấy vậy nói như sau: "Sa-môn Gotama đã chết rồi". Một số chư Thiên nói như sau: "Sa-môn Gotama chưa chết, nhưng Sa-môn Gotama sắp sửa chết". Một số chư Thiên nói như sau: "Sa-môn Gotama chưa chết. Sa-môn Gotama, cũng không phải sắp chết. Sa-môn Gotama là bậc A-la-hán, đời sống của một A-la-hán là như vậy"

"I thought: 'Suppose I were to practice going altogether without food.' Then devas came to me and said, 'Dear sir, please don't practice going altogether without food. If you go altogether without food, we'll infuse divine nourishment in through your pores, and you will survive on that.' I thought, 'If I were to claim to be completely fasting while these devas are infusing divine nourishment in through my pores, I would be lying.' So I dismissed them, saying, 'Enough.'

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta hãy hoàn toàn tuyệt thực". Rồi này Aggivessana, chư Thiên đến Ta và nói như sau: "Này Thiện hữu, Hiền giả chớ có hoàn toàn tuyệt thực. Này Thiện hữu, nếu Hiền giả có hoàn toàn tuyệt thực, chúng tôi sẽ đổ các món ăn chư Thiên ngang qua các lỗ chân lông cho Hiền giả, và nhờ vậy Hiền giả vẫn sống". Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ như sau: "Nếu Ta hoàn toàn tuyệt thực và chư Thiên này đổ các món ăn chư Thiên ngang qua các lỗ chân lông cho Ta và nhờ vậy Ta vẫn sống, thời như vậy Ta tự dối Ta". Này Aggivessana, Ta bác bỏ chư Thiên ấy và nói: "Như vậy là đủ".

"I thought: 'Suppose I were to take only a little food at a time, only a handful at a time of bean soup, lentil soup, vetch soup, or pea soup.' So I took only a little food at a time, only handful at a time of bean soup, lentil soup, vetch soup, or pea soup. My body became extremely emaciated. Simply from my eating so little, my limbs became like the jointed segments of vine stems or bamboo stems... My backside became like a camel's hoof... My spine stood out like a string of beads... My ribs jutted out like the jutting rafters of an old, run-down barn... The gleam of my eyes appeared to be sunk deep in my eye sockets like the gleam of water deep in a well... My scalp shriveled and withered like a green bitter gourd, shriveled and withered in the heat and the wind... The skin of my belly became so stuck to my spine that when I thought of touching my belly, I grabbed hold of my spine as well; and when I thought of touching my spine, I grabbed hold of the skin of my belly as well... If I urinated or defecated, I fell over on my face right there... Simply from my eating so little, if I tried to ease my body by rubbing my limbs with my hands, the hair — rotted at its roots — fell from my body as I rubbed...

Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ như sau: "Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một, như xúp đậu xanh, xúp đậu đen hay xúp đậu hột hay xúp đậu nhỏ". Và này Aggivessana, trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống, ăn từng giọt một, như xúp đậu xanh, xúp đậu đen hay xúp đậu hột hay xúp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những gọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh; vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Aggivessana, da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện" thì Ta ngã qu? úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Aggivessana, trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.

"I thought: 'Whatever priests or contemplatives in the past have felt painful, racking, piercing feelings due to their striving, this is the utmost. None have been greater than this. Whatever priests or contemplatives in the future... in the present are feeling painful, racking, piercing feelings due to their striving, this is the utmost. None is greater than this. But with this racking practice of austerities I have not attained any superior human state, any distinction in knowledge or vision worthy of the noble ones. Could there be another path to Awakening?'

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Thuở xưa có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Về tương lai, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng không thể có gì hơn nữa. Trong hiện tại, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Nhưng Ta, với sự khổ hạnh khốc liệt như thế này, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Hay là có đạo lộ nào khác đưa đến giác ngộ?"

"I thought: 'I recall once, when my father the Sakyan was working, and I was sitting in the cool shade of a rose-apple tree, then — quite withdrawn from sensuality, withdrawn from unskillful mental qualities — I entered and remained in the first jhana: rapture and pleasure born from withdrawal, accompanied by directed thought and evaluation. Could that be the path to Awakening?' Then, following on that memory, came the realization: 'That is the path to Awakening... So why am I afraid of that pleasure that has nothing to do with sensuality, nothing to do with unskillful mental qualities?' I thought: 'I am no longer afraid of that pleasure... but it is not easy to achieve that pleasure with a body so extremely emaciated...' So I took some solid food: some rice and porridge. Now five monks had been attending on me, thinking, 'If Gotama, our contemplative, achieves some higher state, he will tell us.' But when they saw me taking some solid food — some rice and porridge — they were disgusted and left me, thinking, 'Gotama the contemplative is living luxuriously. He has abandoned his exertion and is backsliding into abundance.'

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Ðạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ".
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện".
Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ: "Nay thật không dễ gì chứng đạt lạc thọ ấy, với thân thể ốm yếu kinh khủng như thế này. Ta hãy ăn thô thực, ăn cơm chua". Rồi này Aggivessana, Ta ăn thô thực, ăn cơm chua. Này Aggivessana, lúc bấy giờ, năm Tỷ-kheo đang hầu hạ Ta suy nghĩ: "Khi nào Sa-môn Gotama chứng pháp, vị ấy sẽ nói cho chúng ta biết". Này Aggivessana, khi thấy Ta ăn thô thực, ăn cơm chua, các vị ấy chán ghét Ta, bỏ đi và nói: "Sa-môn Gotama nay sống đầy đủ vật chất, từ bỏ tinh tấn, trở lui đời sống sung túc".

"So when I had taken solid food and regained strength, then — quite withdrawn from sensuality, withdrawn from unskillful mental qualities, I entered and remained in the first jhana: rapture and pleasure born from withdrawal, accompanied by directed thought and evaluation. But the pleasant feeling that arose in this way did not invade my mind or remain. With the stilling of directed thought and evaluation, I entered and remained in the second jhana: rapture and pleasure born of composure, unification of awareness free from directed thought and evaluation — internal assurance... With the fading of rapture I remained in equanimity, mindful and alert, and physically sensitive of pleasure. I entered and remained in the third jhana, of which the Noble Ones declare, 'Equanimous and mindful, he has a pleasurable abiding.'... With the abandoning of pleasure and pain — as with the earlier disappearance of elation and distress — I entered and remained in the fourth jhana: purity of equanimity and mindfulness, neither pleasure nor pain. But the pleasant feeling that arose in this way did not invade my mind or remain.

Và này Aggivessana, sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

"When the mind was thus concentrated, purified, bright, unblemished, rid of defilement, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of recollecting my past lives. I recollected my manifold past lives, i.e., one birth, two... five, ten... fifty, a hundred, a thousand, a hundred thousand, many eons of cosmic contraction, many eons of cosmic expansion, many eons of cosmic contraction and expansion: 'There I had such a name, belonged to such a clan, had such an appearance. Such was my food, such my experience of pleasure and pain, such the end of my life. Passing away from that state, I re-arose there. There too I had such a name, belonged to such a clan, had such an appearance. Such was my food, such my experience of pleasure and pain, such the end of my life. Passing away from that state, I re-arose here.' Thus I remembered my manifold past lives in their modes and details.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này". Như vậy, Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

"This was the first knowledge I attained in the first watch of the night. Ignorance was destroyed; knowledge arose; darkness was destroyed; light arose — as happens in one who is heedful, ardent, and resolute. But the pleasant feeling that arose in this way did not invade my mind or remain.

Này Aggivessana, đó là minh thứ nhất Ta đã chứng được trong đêm canh một, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

"When the mind was thus concentrated, purified, bright, unblemished, rid of defilement, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of the passing away and reappearance of beings. I saw — by means of the divine eye, purified and surpassing the human — beings passing away and re-appearing, and I discerned how they are inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate in accordance with their kamma: 'These beings — who were endowed with bad conduct of body, speech, and mind, who reviled the noble ones, held wrong views and undertook actions under the influence of wrong views — with the break-up of the body, after death, have re-appeared in the plane of deprivation, the bad destination, the lower realms, in hell. But these beings — who were endowed with good conduct of body, speech and mind, who did not revile the noble ones, who held right views and undertook actions under the influence of right views — with the break-up of the body, after death, have re-appeared in the good destinations, in the heavenly world.' Thus — by means of the divine eye, purified and surpassing the human — I saw beings passing away and re-appearing, and I discerned how they are inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate in accordance with their kamma.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến; những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến; những vị này sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ

"This was the second knowledge I attained in the second watch of the night. Ignorance was destroyed; knowledge arose; darkness was destroyed; light arose — as happens in one who is heedful, ardent, and resolute. But the pleasant feeling that arose in this way did not invade my mind or remain.

Này Aggivessana, đó là minh thứ hai Ta đã chứng được trong đêm canh giữa, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

"When the mind was thus concentrated, purified, bright, unblemished, rid of defilement, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of the ending of the mental effluents (asava). I discerned, as it was actually present, that 'This is stress... This is the origination of stress... This is the cessation of stress... This is the way leading to the cessation of stress... These are effluents... This is the origination of effluents... This is the cessation of effluents... This is the way leading to the cessation of effluents.' My heart, thus knowing, thus seeing, was released from the effluent of sensuality, released from the effluent of becoming, released from the effluent of ignorance. With release, there was the knowledge, 'Released.' I discerned that 'Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.'

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Ta biết như thật: "Ðây là Khổ", biết như thật: "Ðây là Nguyên nhân của khổ", biết như thật: "Ðây là sự Diệt khổ", biết như thật: "Ðây là Con đường đưa đến diệt khổ", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát." Ta đã biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa".

"This was the third knowledge I attained in the third watch of the night. Ignorance was destroyed; knowledge arose; darkness was destroyed; light arose — as happens in one who is heedful, ardent, and resolute. But the pleasant feeling that arose in this way did not invade my mind or remain."

Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

M 36

M 36

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

 Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

|Trang kế | trở về đầu trang | Home page |