III. Essays [go up]

Buddha [go up]

The Meaning of the Buddha's Awakening [go up]


III. Tiểu Luận [go up]

Đức Phật [go up]

Y' nghĩa sự Giác Ngộ của Đức Phật [go up]

The two crucial aspects of the Buddha's Awakening are the what and the how: what he awakened to and how he did it. His Awakening is special in that the two aspects come together. He awakened to the fact that there is an undying happiness, and that it can be attained through human effort. The human effort involved in this process ultimately focuses on the question of understanding the nature of human effort itself — in terms of skillful kamma and dependent co-arising — what its powers and limitations are, and what kind of right effort (i.e., the Noble Path) can take one beyond its limitations and bring one to the threshold of the Deathless.

Hai khía cạnh thiết yếu của Giác ngộ là Cái gì và thế nào: ngài đã giác ngộ được cái gì và làm thế nào để làm được điều đó. Điểm đặc biệt của sự giác ngộ của ngài là hai khía cạnh đó cùng đến với nhau. Ngài ngộ rằng có một hạnh phúc không bao giờ tàn phai, và có thể đạt được qua nỗ lực của con người. Nỗ lực của con người liên quan đến quá trình này cuối cùng tập trung vào vấn đề hiểu bản chất của chính nỗ lực của con người – về phương diện nghiệp thiện và duyên sinh – năng lực và hạn chế của chúng là gì, và nỗ lực đúng đắn nào (tức là chánh tinh tấn thuộc Bát chánh đạo) làm cho con người có thể vượt qua những hạn chế của nó và đưa người ta đến ngưỡng Bất tử.

As the Buddha described the Awakening experience in one of his discourses, first there is the knowledge of the regularity of the Dhamma — which in this context means dependent co-arising — then there is the knowledge of nibbana. In other passages, he describes the three stages that led to insight into dependent co-arising: knowledge of his own previous lifetimes, knowledge of the passing away and rebirth of all living beings, and finally insight into the four Noble Truths. The first two forms of knowledge were not new with the Buddha. They have been reported by other seers throughout history, although the Buddha's insight into the second knowledge had a special twist: He saw that beings are reborn according to the ethical quality of their thoughts, words, and deeds, and that this quality is essentially a factor of the mind. The quality of one's views and intentions determines the experienced result of one's actions.

Khi Phật mô tả kinh nghiệm Giác Ngộ trong một trong những bài giảng của ngài, trước tiên là có sự hiểu biết về tính chất thường trực của Dhamma (Pháp) – mà trong văn cảnh này có nghĩa là duyên sinh – kế đến là có sự hiểu biết về niết-bàn. Trong những đọan khác, ngài mô tả ba giai đọan dẫn đến trực kiến duyên sinh: biết được tiền kiếp, biết được tử và tái sinh của tất cả chúng sinh, và cuối cùng trực kiến Tứ Diệu Đế. Hai dạng hiểu biết đầu tiên không có gì mới đối với Phật. Chúng đã được các nhà phát hiện khác đề cập đến trong suốt lịch sử, dù rằng trực kiến thứ hai của Phât có bước ngoặt mới: Ngài thấy rằng chúng sinh được tái sinh tùy theo phẩm chất của tư tưởng, lời nói và việc làm, và hành vi, và rằng phẩm chất này tất yếu là một yếu tố của tâm. Phẩm chất của các quan điểm và ý định của con người quyết định kết quả được thể nghiệm của các hành động của người ấy.

This insight had a double impact on his mind. On the one hand, it made him realize the futility of the round of rebirth — that even the best efforts aimed at winning pleasure and fulfillment within the round could have only temporary effects. On the other hand, his realization of the importance of the mind in determining the round is what led him to focus directly on his own mind in the present to see how the processes in the mind that kept the round going could be disbanded. This was how he gained insight into the four noble truths and dependent co-arising — seeing how the aggregates that made up his "person" were also the impelling factors in the experience of the world at large, and how the whole show could be brought to cessation. With its cessation, there remained the experience of the unconditioned, which he also termed nibbana (Unbinding), consciousness without surface or feature, the Deathless.

Trực kiến này có ảnh hưởng kép lên tâm trí của ngài. Một mặt nó cho thấy sự vô nghĩa của vòng tái sinh – mà ngay cả những nỗ lực tốt nhất nhằm đạt được những lạc thú và thành đạt trong vòng ấy cũng chỉ có hiệu quả tạm thời. Mặt khác, ngài nhận ra tầm quan trọng của tâm trong việc quyết định vòng tái sinh là điều khiến cho ngài tập trung trực tiếp vào tâm của mình trong hiện tại để xem xem làm thế nào mà các quá trình trong tâm làm cho vòng tái sinh tiếp tục vận hành có thể bị phá vỡ. Đó là cách mà ngài có được trực kiến vào tứ diệu đế và duyên sinh – thấy được cách mà các uẩn được tạo lập nên “cá nhân” ngài cũng là các yếu tố động lực trong kinh nghiệm của thế giới nói chung, và làm thế nào mà tòan bộ diễn biến ấy đi đến kết thúc. Với sự kết thúc ấy, vẫn còn kinh nghiệm của cái vô điều kiện, không bị ràng buộc, mà gọi đó là niết bàn (Không ràng buộc), ý thức không biểu lộ, Bất tử

When we address the question of how other "enlightenment" experiences recorded in world history relate to the Buddha's, we have to keep in mind the Buddha's own dictum: First there is the knowledge of dependent co-arising, then there is the knowledge of nibbana. Without the first — which includes not only an understanding of kamma, but also of how kamma leads to the understanding itself — no realization, no matter how calm or boundless, that doesn't result from these sorts of understanding can count as an Awakening in the Buddhist sense. True Awakening necessarily involves both ethics and insight into causality.

Khi chúng ta đề cập đến vấn đề các kinh nghiệm “ngộ” khác được ghi lại trong lịch sử liên quan đến kinh nghiệm của Phật, chúng ta nên ghi nhớ câu nói của ngài: Trước hết có sự hiểu biết về duyên sinh, kế đến có sự hiểu biết về niết bàn. Không có điều thứ nhất – bao gồm không những sự hiểu biết về nghiệp, mà còn làm thế nào mà nghiệp đưa đến sự hiểu biết chính nó – không có sự nhận thức, dù tịch tĩnh và vô biên đến đâu, mà không phải là kết quả của những lọai hiểu biết này thì không thể coi là Giác Ngộ theo ý nghĩa cuả Đức Phật. Sự Giác Ngộ chân thật nhất thiết phải liên quan đến đạo đức và trực kiến nhân quả.

As for what the Buddha's Awakening means for us now, four points stand out.

1) The role that kamma plays in the Awakening is empowering. It means that what each of us does, says, and thinks does matter — this, in opposition to the sense of futility that can come from reading, say, world history, geology, or astronomy and realizing the fleeting nature of the entire human enterprise. The Awakening lets us see that the choices we make in each moment of our lives have consequences. The fact that we are empowered also means that we are responsible for our experiences. We are not strangers in a strange land. We have formed and are continuing to form the world we experience.This helps us to face the events we encounter in life with greater equanimity, for we know that we had a hand in creating them, and yet at the same time we can avoid any debilitating sense of guilt because with each new choice we can always make a fresh start.


Về vấn đề Giác Ngộ của Bồ-tát có ý nghĩa gì với chúng ta ngày ngay, có bốn điểm lưu ý.
1) Vai trò của nghiệp trong sự Giác Ngộ được tăng cường. Có nghĩa là bất cứ điều gì chúng ta làm, nói và suy nghĩ thật sự quan trọng – điều này, trái với ý thức về sự vô bổ có thể có từ việc đọc, ví dụ như, lịch sử thế giới, địa chất học, hoặc thiên văn học và nhận ra bản chất phù du của tòan bộ nỗ lực của nhân lọai. Giác Ngộ làm cho ta thấy được rằng những lựa chọn mà ta thực hiện trong mổi khỏanh khắc của đời sống của chúng ta đều có hậu quả. Sự thể là chúng ta được giao quyền cũng có nghĩa là chúng ta nhận lấy trách nhiệm về những kinh nghiệm của chúng ta. Chúng ta không phải là người xa lạ trên đất khách. Chúng ta đã khuôn đúc và tiếp tục khuôn đúc thế giới mà chúng ta trải nghiệm. Điều này giúp chúng ta đối diện với các sự kiện mà chúng gặp trong đời với sự trầm tĩnh cao hơn, vì chúng ta biết rằng chúng ta có góp phần sáng tạo chúng, và do vậy đồng thời chúng ta có thể tránh được bất cứ ý thức tội lỗi không chịu nỗi nào bởi vì với mỗi sự lựa chọn mới nào chúng đều luôn có thể thực hiện một khởi đầu mới tinh khôi.

2) The Awakening also tells us that good and bad are not mere social conventions, but are built into the mechanics of how the world is constructed. We may be free to design our lives, but we are not free to change the underlying rules that determine what good and bad actions are, and how the process of kamma works itself out. Thus cultural relativism — even though it may have paved the way for many of us to leave our earlier religious orientations and enter the Buddhist fold — has no place once we are within that fold. There are certain ways of acting that are inherently unskillful, and we are fools if we insist on our right to behave in those ways.

2) Sự Giác Ngộ cũng bảo cho ta biết rằng tốt và xấu không thuần là những qui ước xã hội mà được xây dựng thành cơ chế về cách mà thế giới được kiến tạo. Chúng ta có thể tự do thiết kế đời sống chúng ta, nhưng chúng ta không có tự do thay đổi các qui luật nền tảng quyết định cái gì là hành động tốt, và hành động xấu, và cách mà quá trình của nghiệp tự vận hành. Do vậy thuyết chân lý tương đối về văn hóa – dù rằng nó mở đường cho nhiều người trong chúng ta rời bỏ định hướng tôn giáo trước kia của chúng ta và bước vào lĩnh vực của đạo Phật – không có chỗ đứng một khi chúng ta ở trong lĩnh vực cuả đạo Phật. Có những cách hành động nhất định mà tự thân chúng là dại dột, và chúng là thật là người hóa rồ nếu như chúng ta khư khư đòi quyền ứng xử theo những cách đó.

3) As the Buddha says at one point in describing his Awakening, "Ignorance was destroyed; knowledge arose; darkness was destroyed; light arose — as happens in one who is heedful, ardent, and resolute." In other words, he gained liberating knowledge through qualities that we can all develop: heedfulness, ardency, resolution. If we are willing to face the implications of this fact, we realize that the Buddha's Awakening is a challenge to our entire set of values. The fact that the Unconditioned can be attained forces us to re-evaluate any other goals we may set for ourselves, any worlds we may want to create, in our lives. On an obvious level, it points out the spiritual poverty of a life devoted to wealth, status, or sensual pursuits; but it also forces us to take a hard look at other more "worthwhile" goals that our culture and its sub-cultures tend to exalt, such as social acceptance, meaningful relationships, stewardship of the planet, etc. These, too, will inevitably lead to suffering. The interdependence of all things cannot be, for any truly sensitive mind, a source of security or comfort. If the Unconditioned is available, and it's the only trustworthy happiness around, the most sensible course is to invest our efforts and whatever mental and spiritual resources we have in its direction.

3) Khi Đức Phật nói vào một lúc nào đó mô tả sự Giác Ngộ của ngài “Vô minh bị tiêu diệt; tri kiến trỗi dậy; bóng tối bị hủy diệt; ánh sáng bừng lên – như xảy ra trong một người chú tâm kiên định, tinh tấn và kiên quyết.” Nói cách khác, ngài đã đạt được tri kiến giải thóat qua các phẩm hạnh mà tất cả chúng ta có thể phát triển là chú tâm kiên định, nỗ lực tinh tấn, và kiên quyết. Nếu chúng ta muốn đối mặt với những ẩn ý của sự kiện này, chúng ta nhận thấy rằng sự Giác Ngộ của Đức Phật là một thách thức với tòan bộ giá trị của chúng ta. Sự kiện là Trạng thái Không bị Qui định có thể đạt được buộc chúng ta phải tái thẩm định bất cứ mục tiêu nào mà chúng có thể tự đề ra cho chúng ta, bất cứ thế giới nào mà chúng ta muốn tạo ra, trong cuộc sống của chúng ta. Ở một múc độ rõ ràng, nó chỉ ra sự nghèo nàn về tinh thần của một cuộc sống chỉ chăm chăm cho giàu có, đia vị hoặc theo đuổi thú vui vật chất; nhưng nó cũng buộc chúng ta phải nghiêm khắc xem lại các mục tiêu “xứng đáng” mà nền văn hóa và các tiểu văn hóa của nó muốn ca ngợi, như là sự chấp nhận xã hội, các mối quan hệ đầy ý nghĩa, bảo vệ hành tinh, v.v. Những điều này nữa, rõ ràng sẽ dẫn đến khổ. Sự liên đới tùy thuộc của mọi sự vật không thể là, đối với bất kỳ một đầu óc nhạy cảm chân thật nào, là nguồn bảo an hoặc yên lành. Nếu Tình trạng Không bị Qui định sẵn có, và nó là hạnh phúc đáng tinh cậy duy nhất sẵn có, thì con đường nhạy cảm nhất là đầu tư nỗ lực của chúng ta và bất cứ nguồn lực tâm linh thần thần nào chúng ta có vào hướng ấy.

 

4) Even for those who are not ready to make that kind of investment, the Awakening assures us that happiness comes from developing qualities within ourselves that we can be proud of, such as kindness, sensitivity, equanimity, mindfulness, conviction, determination, and discernment. Again, this is a very different message from the one we pick up from the world telling us that in order to gain happiness we have to develop qualities we can't take any genuine pride in: aggressiveness, self-aggrandizement, dishonesty, etc. Just this much can give an entirely new orientation to our lives and our ideas of what is worthwhile investment of our time and efforts.

4) Ngay cả những ai chưa sẵn sàng thực hiện một lọai đầu tư như vậy, Ngộ cũng bảo đảm với chúng ta rằng hạnh phúc đến từ sự phát triển các phẩm chất trong chính chúng ta mà chúng ta có thể tự hào, như là lòng tử tế, nhạy cảm trầm tĩnh, chú tâm, xác tín, quyết tâm và sự phán đóan chính xác. Lại nữa, đây là một thông điệp rất khác biệt với thông điệp mà chúng ta tìm được từ thế giới bảo cho chúng ta rằng để đạt được hạnh phúc chúng ta phải phát triển những phẩm chất trong chính mà chúng ta có thể tự hào như là sự tốt bụng, nhạy cảm, trầm tĩnh, chú tâm, tin tưởng, quyết định, và nhận định sáng suốt. Một lần nữa đây là một thông điệp rất khác từ một người mà chúng ta nhặt từ thế giới bảo ta rằng để có được hạnh phúc chúng ta phải phát triển những phẩm chất mà chúng ta không thể nào có lòng tự hào chân thực trong đó: tự cao, tự đại, bất chính, v.v. Chỉ bấy nhiêu đấy thôi có thể đem lại một định hướng hòan tòan mới cho cuộc sống của chúng ta và tư tưởng của chúng ta về những gì đáng đầu tư thời gian và công sức.

The news of the Buddha's Awakening sets the standards for judging the culture we were brought up in, and not the other way around. This is not a question of choosing Asian culture over American. The Buddha's Awakening challenged many of the presuppositions of Indian culture in his day; and even in so-called Buddhist countries, the true practice of the Buddha's teachings is always counter-cultural. It's a question of evaluating our normal concerns — conditioned by time, space, and the limitations of aging, illness, and death — against the possibility of a timeless, spaceless, limitless happiness. All cultures are tied up in the limited, conditioned side of things, while the Buddha's Awakening points beyond all cultures. It offers the challenge of the Deathless that his contemporaries found liberating and that we, if we are willing to accept the challenge, may find liberating ourselves.

Tin về Sự Giác Ngộ của Đức Phật đã đề ra những tiêu chuẩn thẩm định về văn hóa mà chúng ta lớn lên trong đó, và không phải nền văn hóa nào khác. Đây không phải là vấn đề chọn nền văn hóa Á Châu hay Châu Mỹ. Sự Giác Ngộ của Đức Phật thách thức nhiều đức tin của nền văn hóa Ấn độ trong thời của ngài và ngay cả trong các quốc gia gọi là Phật giáo, sự thực hành chân chính giáo lý của Đức Phật luôn luôn phản-văn-hóa. Nó là vấn đề đánh giá những mối quan tâm thông thường của chúng ta - bị qui định bởi thời gian, không gian và những giới hạn của lão, bệnh và tử - đối với khả năng của hạnh phúc vượt thời gian, không gian và vô hạn. Tất cả các nền văn hóa đều bị cột chặt vào mặt giới hạn và bị qui định của sự vật, trong khi Giác Ngộ của Đức Phật chỉ hướng vượt lên tất cả các nền văn hóa. Nó đem lại sự thách thức với Bất-tử mà những người đồng thời với ngài tìm thấy giải thóat và rằng chúng ta, nếu chúng ta muốn chấp nhận thách thức, có thể tìm thấy giải thóat cho chính chúng ta.

Dhamma [go up]

Life Isn't Just Suffering [go up]

You've probably heard the rumor that Buddhism is pessimistic, that "Life is suffering" is the Buddha's first noble truth. It's a rumor with good credentials, spread by well-respected academics and meditation teachers alike, but a rumor nonetheless. The real truth about the noble truths is far more interesting. The Buddha taught four truths — not one — about life: There is suffering, there is a cause for suffering, there is an end of suffering, and there is a path of practice that puts an end to suffering. These truths, taken as a whole, are far from pessimistic. They're a practical, problem-solving approach — the way a doctor approaches an illness, or a mechanic a faulty engine. You identify a problem and look for its cause. You then put an end to the problem by eliminating the cause.

Pháp [go up]

Cuộc đời không phải chỉ là sự đau khổ [go up]

Bạn hẳn là có nghe lời đồn đại rằng đạo Phật là bi quan, rằng “ Đời là khổ” là chân lý cao cả thứ nhất của Phật. Đó là sự đồn đại đáng tin cậy, được lan truyền bởi những nhà hàn lâm đáng kính cũng như các bậc thầy về thiền, nhưng là một lời đồn đóan vô giá trị. Sự thực chân thật về các chân lý cao cả (Tứ Diệu Đế) thú vị hơn nhiều. Đức Phật dạy Tứ Diệu Đế - không phải một – về cuộc đời: Có khổ, có nguyên nhân của khổ, có sự chấm dứt khổ và có con đường thực hành để chấm dứt khổ. Những chân lý này xét về tòan thể không hề gần gũi với sự bi quan. Chúng là phương pháp giải quyết vấn đề rất khoa học, thực tiễn – cách mà một bác sĩ tiếp cận một căn bệnh hoặc của một thợ cơ khí đối với một cái máy hư. Bạn xác định vấn đề và tìm nguyên nhân của nó. Rồi bạn giải quyết vấn đề bằng cách lọai trừ nguyên nhân.

What's special about the Buddha's approach is that the problem he attacks is the whole of human suffering, and the solution he offers is something human beings can do for themselves. Just as a doctor with a surefire cure for measles isn't afraid of measles, the Buddha isn't afraid of any aspect of human suffering. And, having experienced a happiness that's totally unconditional, he's not afraid to point out the suffering and stress inherent in places where most of us would rather not see it — in the conditioned pleasures we cling to. He teaches us not to deny that suffering and stress, or to run away from it, but to stand still and face up to it. To examine it carefully. That way — by understanding it — we can ferret out its cause and put an end to it. Totally. How confident can you get?

Điều đặc biệt của phương pháp của Đức Phật là vấn đề mà ngài phải giải quyết là tòan bộ nỗi khổ của nhân lọai, và giải pháp mà ngài đưa ra là cái mà con người có thể tự làm cho mình. Và một khi đã trải nghiệm một hạnh phúc hòan hòan không bị qui định, ràng buộc, con người không ngần ngại chỉ ra cái khổ và sự phiền não tiềm ẩn ở những nơi mà con người không thích nhìn thấy nó – trong những hoan lạc buộc ràng mà chúng ta bám víu vào. Ngài dạy chúng ta không phủ nhận sự khổ và sự phiền não, hoặc trốn chạy nó, nhưng đứng yên và đối mặt với nó. Xem xét nó một cách cẩn thận. Bằng cách đó – bằng cách hiểu nó – chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân của nó và chấm dứt nó. Một cách triệt để. Làm cách nào bạn có thể tự tin?

A fair number of writers have pointed out the basic confidence inherent in the four noble truths, and yet the rumor of Buddhism's pessimism persists. I wonder why. One possible explanation is that, in coming to Buddhism, we sub-consciously expect it to address issues that have a long history in our own culture. By starting out with suffering as his first truth, the Buddha seems to be offering his position on a question with a long history in the West: is the world basically good or bad?

Một số khá nhiều các tác giả đã chỉ ra sự tự tin căn bản nội tại trong Tứ Diệu Đế, và tuy vậy việc đồn đại về sự bi quan của Phật giáo vẫn tồn tại. Tôi không hiểu tại sao. Một giải thích khả dĩ là như thế này, khi đến với đạo Phật, trong tiềm thức của ta ta mong nó giải quyết những vấn đề tồn tại lâu đời trong nền văn hóa của chúng ta. Bằng cách khởi đầu với khổ như là Chân Đế thứ nhất, Đức Phật dường như đang đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề có lịch sử lâu dài ở phương Tây: thế giới về cơ bản là thiện hay ác?

According to Genesis, this was the first question that occurred to God after he had finished his creation: had he done a good job? So he looked at the world and saw that it was good. Ever since then, people in the West have sided with or against God on his answer, but in doing so they have affirmed that the question was worth asking to begin with. When Theravada — the only form of Buddhism to take on Christianity when Europe colonized Asia — was looking for ways to head off what it saw as the missionary menace, Buddhists who had received their education from the missionaries assumed that the question was valid and pressed the first noble truth into service as a refutation of the Christian God: look at how miserable life is, they said, and it's hard to accept God's verdict on his handiwork.

Dựa theo cuốn "Chúa sáng tạo ra thế giới", đây là câu hỏi đầu tiên xuất hiện đối với Chúa sau khi ngài kết thúc việc sáng tạo ra thế giới: ngài đã làm một việc tốt? Thế là người nhìn thế giới và thấy rằng nó tốt. Kể từ thuở ấy, người phương Tây hoặc là đồng ý với Chúa hoặc là không đồng ý với ngài về câu trả lời ấy, nhưng trong khi hành động như vậy họ đã xác nhận rằng câu hỏi là đáng hỏi cho một khởi đầu. Khi Phật giáo Nguyên Thủy Therevada – một dạng duy nhất của Phật giáo đương đầu với thiên Chúa giáo khi châu Âu thực hiện thuộc điạ hóa châu Á – đang tìm cách đẩy lùi cái mà họ cho là sự đe dọa của các đòan truyền giáo, các Phậtt tử nhận được sự giáo dục từ các đòan truyền giáo cho rằng câu hỏi là có giá trị và vận dụng Diệu Đế thứ nhất như là một sự chối bỏ Chúa Ki-tô: hãy xem cuộc sống khốn khổ như thế nào, họ nói, và khó mà chấp nhận phán quyết của Chúa về công việc của ngài.

This debating strategy may have scored a few points at the time, and it's easy to find Buddhist apologists who — still living in the colonial past — keep trying to score the same points. The real issue, though, is whether the Buddha intended for his first noble truth to be an answer to God's question in the first place and — more importantly — whether we're getting the most out of the first noble truth if we see it in that light.

Phương pháp tranh luận này đã ghi một ít điểm vào một lúc nào đó, và dễ tìm thấy những người ủng hộ Phật giáo – dù vẫn sống trong quá khứ thuộc địa – tiếp tục cố gắng ghi cùng những điểm như vậy. Mặc dù vấn đề thực là liệu đức Phật thọat đầu có định dùng Diệu Đế thứ nhất của ngài để trả lời câu hỏi của Chúa – quan trọng hơn – liệu là chúng ta có được lợi lạc nhiều nhất từ Diệu Đế thứ nhất nếu như chúng ta xét nó dưới ánh sáng đó.

It's hard to imagine what you could accomplish by saying that life is suffering. You'd have to spend your time arguing with people who see more than just suffering in life. The Buddha himself says as much in one of his discourses. A brahman named Long-nails (Dighanakha) comes to him and announces that he doesn't approve of anything. This would have been a perfect time for the Buddha, if he had wanted, to chime in with the truth that life is suffering. Instead, he attacks the whole notion of taking a stand on whether life is worthy of approval. There are three possible answers to this question: (1) nothing is worthy of approval, (2) everything is, and (3) some things are and some things aren't. If you take any of these three positions, you end up arguing with the people who take either of the other two positions. And where does that get you?

Thật khó tưởng tượng được rằng bạn có thể đạt được gì khi nói rằng đời là khổ. Bạn ắt phải hao tốn thời giờ tranh luận với những người thấy rằng cuộc đời còn có cái gì đó khác hơn là khổ. Chính Phật cũng đã nói như vậy trong một trong những bài giảng của ngài. Một Bà la môn tên là Móng-dài (Dighanakha) đến với Phật và nói rằng ông ta không đồng thuận với bất cứ điều gì. Đây lẽ ra là thời điểm hòan hảo cho Phật, nếu như ngài nuốm rao giảng chân lý rằng đời là khổ. Nhưng thay vào đó, ngài tấn công tòan bộ khái niệm dựa trên quan điểm liệu là cuộc sống có đáng cho sự đồng thuận thay không. Khả dĩ có ba câu trả lời đối với câu hỏi này: (1) không có gì đáng cho đồng thuận, (2) mọi vật đều đáng đồng thuận, và (3) một số đáng đồng thuận và một số không đáng. Nếu bạn chọn bất cứ một trong ba quan điểm này, bạn ắt phải tranh luận với những người chọn hai quan điểm còn lại. Và bạn sẽ đi đến đâu?

The Buddha then teaches Long-nails to look at his body and feelings as instances of the first noble truth: they're stressful, inconstant, and don't deserve to be clung to as self. Long-nails follows the Buddha's instructions and, in letting go of his attachment to body and feelings, gains his first glimpse of the Deathless, of what it's like to be totally free from suffering.

Thế là Phật bảo Móng dài xem xét thân thể và cảm xúc của mình như là những ví dụ cụ thể của Chân Đế thứ nhất: chúng đầy những phiền não, luôn biến đổi và không đáng để bám víu vào làm bản ngã. Móng dài làm theo lời Phật dạy và, và rủ bỏ được sự bám víu (ngã chấp) vào thân thể và cảm xúc, lần đầu tiên thóang thấy được Bất tử, tức là điều mà giống như hòan tòan giải thóat khỏi khổ.

The point of this story is that trying to answer God's question, passing judgment on the world, is a waste of time. And it offers a better use for the first noble truth: looking at things, not in terms of "world" or "life," but simply identifying suffering so that you can comprehend it, let it go, and attain release. Rather than asking us to make a blanket judgment — which, in effect, would be asking us to be blind partisans — the first noble truth asks us to look and see precisely where the problem of suffering lies.

Mấu chốt của câu chuyện này là nhằm cố gắng trả lời câu hỏi của Chúa, ra phán quyết về thế giới là việc làm lãng phí thời gian. Và nó đem lại cơ hội cho việc vận dụng tốt hơn Diệu Đế thứ nhất: hãy xem xét sự vật, không theo điều kiện của “thế giới” hoặc “ cuộc sống” mà chỉ cần xác định được khổ để bạn có thể thấu hiểu nó, buông xả, và đạt giải thóat. Thay vì yêu cầu chúng ta đưa ra sự phán quyết trọn gói – mà thực ra yêu cầu chúng ta làm những kẻ phục tòng mù quáng – Diệu Đế thứ nhất yêu cầu chúng ta nhìn và xem chính xác nơi mà vấn đề khổ khu trú.

Other discourses make the point that the problem isn't with body and feelings in and of themselves. They themselves aren't suffering. The suffering lies in clinging to them. In his definition of the first noble truth, the Buddha summarizes all types of suffering under the phrase, "the five aggregates of clinging": clinging to physical form (including the body), feelings, perceptions, thought constructs, and consciousness. However, when the five aggregates are free from clinging, he tells us, they lead to long-term benefit and happiness. Of course, by "happiness" he isn't here referring to the arts, food, travel, sports, family life, or any of the other sections of the Sunday newspaper. He's talking about the solid well-being that comes when we treat the aggregates as factors in the path to the Deathless. The aggregates in themselves are neutral. The role they play in leading to true happiness or suffering lies in whether or not we cling.

Những bài giảng khác nhấn mạnh rằng vấn đề không phải là với thân thể và những cảm xúc trong và của thân thể. Chính chúng là khổ. Khổ nằm ở chỗ bám víu vào chúng. Trong định nghĩa của ngài về diệu đế thứ nhất, Phật tóm lược tất cả các lọai khổ bằng một cụm từ “năm uẩn của sự ngã chấp”: bám víu vào hình thái vật chất (bao gồm cả thân), cảm xúc, nhận thức, cấu trúc tư tưởng, và ý thức. Tuy mhiên khi ngũ uẩn thóat khỏi sự bám víu, ngài bảo chúng ta rằng, chúng đem lại lợi lạc và hạnh phúc lâu dài. Dĩ nhiên, bằng từ “hạnh phúc” ngài không hề muốn chỉ đến nghệ thuật, thức ăn, du lịch , thể thao, cuộc sống gia đình, hoặc bất cứ mục giải trí nào trong những tờ quảng cáo của tờ báo ngày Chủ Nhật. Ngài muốn nói đến cuộc sống tốt lành xuất hiện khi chúng ta xử lý ngũ uẩn như là các yếu tố trên con đường đi đến Bất tử. Chính bản thân các uẩn là trung lập. Chúng có vai trò dẫn đến hạnh phúc hay khổ là do chúng ta có đeo bám nó hay không mà thôi.

So the first noble truth, simply put, is that clinging is suffering. It's because of clinging that physical pain becomes mental pain. It's because of clinging that aging, illness, and death cause mental distress. How do we cling? The texts list four ways: the clinging of sensual passion, the clinging of views, the clinging of precepts and practices, and the clinging of doctrines of the self. It's rare that a moment passes in the ordinary mind without some form of clinging. Even when we abandon a particular form of clinging, it's usually because it gets in the way of another form. We may abandon a puritanical view because it interferes with sensual pleasure; or a sensual pleasure because it conflicts with a view about what we should do to stay healthy. Our views of who we are may expand and contract depending on which of our many senses of "I" is feeling the most pain, expanding into a sense of cosmic oneness when we feel confined by the limitations of our small mind-body complex, shrinking into a small shell when we feel wounded from identifying with a cosmos so filled with cruelty, thoughtlessness, and waste. When the insignificance of our finite self becomes oppressive again, we may jump at the idea that we have no self, but then that becomes oppressive.

Do đó Chân Lý thứ nhất, diễn đạt ngắn gọn, là chấp (đeo bám) là khổ. Bởi vì chấp mà nỗi đau thể xác biến thành nỗi đau tinh thần. Chính vì chấp vào lão, bệnh và tử mà gây ra sầu não tinh thần. Chúng ta chấp như thế nào? Các kinh văn nêu lên bốn cách: chấp vào cảm xúc, chấp vào quan điểm, chấp vào khái niệm và thói quen, và chấp vào các học thuyết của bản ngã. Hiếm khi có khỏanh khắc nào trôi qua trong một tâm trí bình thường mà không có một dạng chấp nào đó. Ngay cả khi chúng ta xả một dạng chấp cụ thể nào, thì thường là nó chiếm chỗ của một dạng chấp khác. Chúng ta có thể xả quan điểm đạo đức chủ nghĩa vì nó can thiệp vào những lạc thú giác quan; hoặc xả các lạc thú giác quan vì nó xung đột với một quan điểm về điều mà chúng ta phải làm để được khỏe mạnh. Những quan điểm của chúng ta về người mà chúng ta có thể mở rộng hay thu hẹp tùy thuộc vào cái nào trong nhiều giác quan của cái “Tôi” đang cảm thấy nỗi đau nhất, mở rộng thành ý thức cái-một vũ trụ khi chúng ta cảm thấy bị câu thúc bởi những giới hạn của phức thể thân-tâm nhỏ bé của chúng ta, thu lại thành cái vỏ nhỏ bé khi chúng ta cảm thấy tổn thương từ sự đồng nhất với một vũ trụ đầy dẫy sự tàn ác, thiếu suy nghĩ, và rác rưởi. Khi sự vô nghĩa của cái bản ngã hữu hạn trở nên bức bách một lần nữa, chúng ta có thể nảy ra ý nghĩ rằng chúng ta không có bản ngã, nhưng rồi điều đó trở nên bức bách.

So our minds jump from clinging to clinging like a bird trapped in a cage. And when we realize we're captive, we naturally search for a way out. This is where it's so important that the first noble truth not say that "Life is suffering," for if life were suffering, where would we look for an end to suffering? We'd be left with nothing but death and annihilation. But when the actual truth is that clinging is suffering, we simply have to look to see precisely where clinging is and learn not to cling.

Thế là tâm của chúng ta nhảy từ chấp này sang chấp khác như con chim bị nhốt trong lồng. Và khi chúng ta nhận thức được chúng ta bị giam hãm, tự nhiên chúng ta tìm lối thóat. Đây là chỗ rất quan trọng mà Diệu Đế thứ nhất không nói rằng “Đời là khổ” bởi vì nếu đời đã khổ, thì chúng ta sẽ tìm chấm dứt khổ ở đâu? Chúng ta sẽ bị bỏ lại bơ vơ với cái chết và hư vô. Nhưng khi chân lý đích thực rằng chấp là khổ, thì chúng ta chỉ cần tìm xem chấp chính xác ở đâu và học cách phá chấp

This is where we encounter the Buddha's great skill as a strategist: He tells us to take the clingings we'll have to abandon and transform them into the path to their abandoning. We'll need a certain amount of sensory pleasure — in terms of adequate food, clothing, and shelter — to find the strength to go beyond sensual passion. We'll need right view — seeing all things, including views, in terms of the four noble truths — to undermine our clinging to views. And we'll need a regimen of the five ethical precepts and the practice of meditation to put the mind in a solid position where it can drop its clinging to precepts and practices. Underlying all this, we'll need a strong sense of self-responsibility and self-discipline to master the practices leading to the insight that cuts through our clinging to doctrines of the self.

Chính nơi đây chúng ta bắt gặp sự khôn khéo vĩ đại của Đức Phật với tư cách là nhà chiến lược: Ngài bảo chúng ta lấy những khổ mà chúng ta sẽ có để xả và chuyển hóa chúng thành con đường diệt khổ. Chúng ta cần biết đủ cho nhu cầu thân thể – xét theo phuơng diện đủ lương thực, quần áo và chỗ ở - để tìm sức mạnh vượt qua quyến rũ trần tục. Chúng ta cần chánh kiến – để nhìn nhận mọi sự vật, gồm cả các quan điểm, theo Tứ Diệu Đế - để phá bỏ việc chấp vào quan điểm của chúng ta. Và chúng ta cần phương điều trị của ngũ giới và thực hành thiền định để đặt tâm vào vị trí vững chắc nơi mà nó có thể bỏ chấp do giới luật và việc thực hành. Làm nền tảng cho tất cả các điều này, chúng ta sẽ cần một ý thức trách nhiệm với bản thân mạnh mẽ và ý thức kỷ luật để làm chủ được việc tu học dẫn đến trực kiến, cắt phăng cái chấp của chúng ta vào các học thuyết của bản ngã.

So we start the path to the end of suffering, not by trying to drop our clingings immediately, but by learning to cling more strategically. In other words, we start where we are and make the best use of the habits we've already got. We progress along the path by finding better and better things to cling to, and more skillful ways to cling, in the same way you climb a ladder to the top of a roof: grab hold of a higher rung so that you can let go of a lower rung, and then grab onto a rung still higher. As the rungs get further off the ground, you find that the mind grows clearer and can see precisely where its clingings are. It gets a sharper sense of which parts of experience belong to which noble truth and what should be done with them: the parts that are suffering should be comprehended, the parts that cause of suffering — craving and ignorance — should be abandoned; the parts that form the path to the end of suffering should be developed; and the parts that belong to the end of suffering should be verified. This helps you get higher and higher on the ladder until you find yourself securely on the roof. That's when you can finally let go of the ladder and be totally free.

Thế là chúng ta khởi bước trên con đường diệt khổ, không phải bằng cách cố gắng bỏ chấp tức thì, mà bằng việc làm quen với chấp một cách chiến lược hơn. Nói cách khác, chúng ta bắt đầu nơi mình đang đứng và sử dụng tốt nhất những thói quen mà chúng ta đã có. Chúng ta tiến bước theo đường đạo bằng cách tìm những điều ngày càng tốt hơn để mà chấp, và những phương cách khôn ngoan hơn để mà chấp , giống như bạn leo thang lên nóc nhà: nắm chặt các bậc thang cao hơn để bạn có thể rời bỏ bậc thang bên dưới, và rồi lại tiếp tục nắm chắc bậc cao hơn nữa. Khi các bậc thang ngày càng cách xa mặt đất, thì tâm bạn càng trong sáng hơn và có thể thấy rõ các chỗ bám víu của nó là ở đâu. Tâm càng có ý thức sắc sảo hơn về các phần nào của kinh nghiệm thuộc về Diệu Đế nào và cần phải làm gì với chúng: các phần nào là khổ phải được thấu hiểu; các phần nào gây ra khổ - tham và vô minh – phải được bỏ đi; các phần hình thành nên con đường bát chánh đạo phải được phát triển; và những phần thuộc về diệt khổ phải được khẳng định. Điều này giúp bạn tiến ngày càng cao hơn trên thang cho đến khi bạn thấy an tòan trên mái nhà. Đó là lúc mà bạn có thể bỏ hẳn cái thang và hòan tòan tự do.

So the real question we face isn't God's question, passing judgment on how skillfully he created life or the world. It's our question: how skillfully are we handling the raw stuff of life? Are we clinging in ways that serve only to continue the round of suffering, or are we learning to cling in ways that will reduce suffering so that ultimately we can grow up and won't have to cling. If we negotiate life armed with all four noble truths, realizing that life contains both suffering and an end to suffering, there's hope: hope that we'll be able to sort out which parts of life belong to which truth; hope that someday, in this life, we'll come to the point where we agree with the Buddha, "Oh. Yes. This is the end of suffering and stress."

Do đó câu hỏi thật sự mà chúng ta phải trả lời không phải là câu hỏi của Chúa, cho nhận xét về việc ngài tạo ra cuộc sống và thế giới tốt đẹp khéo léo như thế nào. Mà chính là câu hỏi của chúng ta: chúng ta khôn khéo như thế nào trong việc xử lý nguyên liệu của cuộc sống? Liệu chúng ta có chấp theo cách chỉ phục vụ cho việc tiếp tục cái vòng của khổ, hay chúng ta làm quen với chấp theo cách sẽ giảm bớt khổ để rồi cuối cùng chúng ta trưởng thành và hết chấp. Chúng ta được trang bị bằng Tứ Diệu Đế, đàm phán với cuộc sống, nhận thấy rằng cuộc sống có cả khổ và chấm dứt khổ, có hy vọng: hy vọng rằng chúng ta sẽ có thể chọn ra những phần nào của cuộc sống thuộc về chân lý nào; hy vọng rằng một ngày nào đó, trong kiếp này, chúng ta sẽ đi đến nơi mà ta đồng ý với Đức Phật rằng, “ Ồ, vâng. Đây là chấm dứt khổ và phiền não.”

No-self or Not-self? [go up]

One of the first stumbling blocks that Westerners often encounter when they learn about Buddhism is the teaching on anatta, often translated as no-self. This teaching is a stumbling block for two reasons. First, the idea of there being no self doesn't fit well with other Buddhist teachings, such as the doctrine of kamma and rebirth: If there's no self, what experiences the results of kamma and takes rebirth? Second, it doesn't fit well with our own Judeo-Christian background, which assumes the existence of an eternal soul or self as a basic presupposition: If there's no self, what's the purpose of a spiritual life? Many books try to answer these questions, but if you look at the Pali canon — the earliest extant record of the Buddha's teachings — you won't find them addressed at all. In fact, the one place where the Buddha was asked point-blank whether or not there was a self, he refused to answer. When later asked why, he said that to hold either that there is a self or that there is no self is to fall into extreme forms of wrong view that make the path of Buddhist practice impossible. Thus the question should be put aside. To understand what his silence on this question says about the meaning of anatta, we first have to look at his teachings on how questions should be asked and answered, and how to interpret his answers.

Vô Ngã hay Không Ngã? [go up]

Một trong những trở ngại mà người Phương Tây thường gặp khi họ tìm hiểu đao Phật là giáo lý về anatta, thường dịch và vô ngã. Giáo lý này là trở ngại vì có hai lý do. Trước hết, ý tưởng về việc có vô ngã không phù hợp lắm với những giáo lý khác của đạo Phật, ví như học thuyết về nghiệp và tái sinh: nếu không có bản ngã, thì cái gì thể nghiệm các kết quả của nghiệp và nhận tái sinh? Thứ hai nó không phù hợp lắm với bối cảnh Thiên Chúa-Do thái giáo, cho rằng sự tồn tại của một linh hồn vĩnh cửu hay bản ngã như là một giả định cơ bản: Nếu không có bản ngã, thì mục đích của đời sống tinh thần là gì? Nhiều sách đã cố gắng trả lời những câu hỏi này, nhưng nếu bạn xem xét kho tàng kinh điển Pali, những ghi chép sớm nhất còn tồn tại về giáo lý của Đức Phật – bạn sẽ không thấy chúng được đề cập đến chút nào cả. Thực ra có một nơi mà Đức Phật được hỏi thẳng liệu có hay không một bản ngã, ngài từ chối trả lời. Sau này khi được hỏi tại sao, ngài nói rằng theo quan điểm hoặc là có bản ngã hay là không có bản ngã là rơi vào các dạng cực đoan của tà kiến làm cho việc tu học theo con đường của Phật không thể thực hiện được. Do đó câu hỏi phải được gát sang một bên. Để hiểu điều mà sự im lặng của ngài muốn nói về ý nghĩa của anatta, chúng ta trước hết phải xem xét giáo lý của ngài về các câu hỏi nên được hỏi và trả lời như thế nào, và làm cách nào hiểu những câu trả lời của ngài.

The Buddha divided all questions into four classes: those that deserve a categorical (straight yes or no) answer; those that deserve an analytical answer, defining and qualifying the terms of the question; those that deserve a counter-question, putting the ball back in the questioner's court; and those that deserve to be put aside. The last class of question consists of those that don't lead to the end of suffering and stress. The first duty of a teacher, when asked a question, is to figure out which class the question belongs to, and then to respond in the appropriate way. You don't, for example, say yes or no to a question that should be put aside. If you are the person asking the question and you get an answer, you should then determine how far the answer should be interpreted. The Buddha said that there are two types of people who misrepresent him: those who draw inferences from statements that shouldn't have inferences drawn from them, and those who don't draw inferences from those that should.

Đức Phật chia tòan bộ câu hỏi ra làm bốn lớp: những câu hỏi đáng được trả lời thẳng là có hoặc không, những câu hỏi đáng được trả lời theo lối phân tích, định nghĩa và đáp ứng điều kiện của câu hỏi; những câu hỏi xứng đáng có một câu hỏi ngược lại, trả quả bóng lại phần sân của người hỏi; và những câu hỏi nên đựơc gát sang một bên. Lớp câu hỏi cuối cùng bao gồm những câu hỏi không dẫn đến chấm dứt khổ và phiền não. Nhiệm vụ đầu tiên của một vị thầy, khi được hỏi một câu hỏi, là hình dung xem câu hỏi đó thuộc lớp nào, rồi trả lời theo cách thích hợp. Chẳng hạn bạn không trả lời có hoặc không với lọai câu hỏi lẽ ra nên gát sang một bên. Nếu bạn là người hỏi câu hỏi và nhận được câu trả lời thì bạn nên quyết định xem câu trả lời ấy nên được hiểu rộng ra như thế nào. Phật nói rằng có hai hạng người hiểu sai ngài: những người rút ra những suy luận từ những khẳng định không đáng được suy luận, và những người không rút ra suy luận từ những khẳng định cần suy luận.

These are the basic ground rules for interpreting the Buddha's teachings, but if we look at the way most writers treat the anatta doctrine, we find these ground rules ignored. Some writers try to qualify the no-self interpretation by saying that the Buddha denied the existence of an eternal self or a separate self, but this is to give an analytical answer to a question that the Buddha showed should be put aside. Others try to draw inferences from the few statements in the discourse that seem to imply that there is no self, but it seems safe to assume that if one forces those statements to give an answer to a question that should be put aside, one is drawing inferences where they shouldn't be drawn.

Đây là những nguyên tắc nền cơ bản để hiểu rộng giáo lý của Đức Phật, nhưng nếu ta xem xét cách mà hầu hết các tác giả xử lý học thuyết vô ngã, chúng ta thấy những nguyên tắc cơ bản này bị bỏ qua. Một vài tác giả cố gắng hợp thức hóa việc hiểu vô ngã bằng cách nói rằng Đức Phật bác bỏ sự hiện hữu của bản ngã vĩnh cửu hoặc bản ngã riêng, nhưng đây là câu trả lời phân tích đối với câu hỏi mà Đức Phật chỉ ra là nên gát sang một bên. Những người khác cố gắng rút ra những suy luận từ một vài câu trong một bài giảng có vẻ như ngụ ý rằng có vô-ngã, nhưng có vẻ an tòan để cho rằng nếu người ta khiên cưỡng những câu đó để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đáng ra phải để sang một bên, người ta đang rút ra suy luận nơi mà không nên làm như vậy.

 

So, instead of answering "no" to the question of whether or not there is a self — interconnected or separate, eternal or not — the Buddha felt that the question was misguided to begin with. Why? No matter how you define the line between "self" and "other," the notion of self involves an element of self-identification and clinging, and thus suffering and stress. This holds as much for an interconnected self, which recognizes no "other," as it does for a separate self. If one identifies with all of nature, one is pained by every felled tree. It also holds for an entirely "other" universe, in which the sense of alienation and futility would become so debilitating as to make the quest for happiness — one's own or that of others — impossible. For these reasons, the Buddha advised paying no attention to such questions as "Do I exist?" or "Don't I exist?" for however you answer them, they lead to suffering and stress.

Do đó thay vì trả lời “không” đối với câu hỏi lịêu có hay không một bản ngã – tương liên hoặc riêng biệt, vĩnh cữu hay không – Đức Phật cảm thấy rằng đặt câu hỏi như vậy là không khôn ngoan. Vì sao? Dù bạn có xác định đường ranh giữa “bản ngã” và “cái khác”, khái niệm bản ngã liên quan đến một yếu tố “xác định bản ngã” và chấp, và như vậy là khổ và phiền não. Điều này cũng đúng cho liên bản ngã, không công nhận “cái khác” mà bản ngã riêng biệt có công nhận. Nếu người ta đồng hóa vói tất cả thiên nhiên, người ta đau khi mỗi cái cây bị hạ. Điều đó cũng đúng cho tòan bộ vũ trụ “khác”. Theo đó ý thức về sự xa lạ và vô dụng trở nên có sức tàn phá khiến cho việc mưu tìm hạnh phúc – của riêng mình hay của người khác – không thể thực hiện được. Vì những lý do này, Bồ-tát khuyên không nên để ý đến những câu hỏi như là “Tôi có tồn tại không?” hoặc Tôi không tồn tại sao?” vì dù bạn có trả lời chúng như thế nào đều dẫn đến khổ và phiền não.

 

To avoid the suffering implicit in questions of "self" and "other," he offered an alternative way of dividing up experience: the four Noble Truths of stress, its cause, its cessation, and the path to its cessation. Rather than viewing these truths as pertaining to self or other, he said, one should recognize them simply for what they are, in and of themselves, as they are directly experienced, and then perform the duty appropriate to each. Stress should be comprehended, its cause abandoned, its cessation realized, and the path to its cessation developed. These duties form the context in which the anatta doctrine is best understood. If you develop the path of virtue, concentration, and discernment to a state of calm well-being and use that calm state to look at experience in terms of the Noble Truths, the questions that occur to the mind are not "Is there a self? What is my self?" but rather "Am I suffering stress because I'm holding onto this particular phenomenon? Is it really me, myself, or mine? If it's stressful but not really me or mine, why hold on?" These last questions merit straightforward answers, as they then help you to comprehend stress and to chip away at the attachment and clinging — the residual sense of self-identification — that cause it, until ultimately all traces of self-identification are gone and all that's left is limitless freedom.

Để tránh khổ tiềm ẩn trong câu hỏi về “bản ngã” và “tha nhân”, ngài đưa ra giải pháp thay thế là phân chia kinh nghiệm: Tứ Diệu Đế của khổ, nguyên nhân khổ , sự chấm dứt khổ và con đường chấm dứt khổ. Thay vì xem những chân lý này liên quan đến bản ngã hoặc tha nhân, ngài nói, người ta nên công nhận chúng như chúng là, trong và của chính chúng, như là chúng được trực tiếp thể nghiệm, và thực thi nhiệm vụ phù hợp cho từng cái. Sự khổ cần được thấu hiểu, nguyên nhân của khổ cần được rủ bỏ, việc chấm dứt khổ phải được thực hiện, và con đường dẫn đến chấm dứt khổ phải được phát triển. Những nhiệm vụ này hình thành nên bối cảnh mà trong đó học thuyết về anatta (vô ngã) được hiểu tốt nhất. Nếu bạn phát triển con đường đức hạnh, tập trung, và phán đóan nhạy bén dẫn đến hạnh phúc tịch lặng và dùng trạng thái tịch lặng ấy để xem xét kinh nghiệm theo Tứ Diệu Đế, thì những câu hỏi hiện trong tâm trí không phải là “Có bản ngã không? Bản ngã của tôi là gì? “ nhưng mà là “ Phải chăng tôi khổ do phiền não, vì tôi đang chấp vào hiện tượng cụ thể này? Nó có phải thực sự là tôi, chính tôi hay của tôi. Nếu nó gây phiền não nhưng không thực là tôi hay của tôi , tại sao phải chấp?” Những câu hỏi cuối cùng này đáng được có những câu trả lời thẳng thắn vì chúng giúp bạn thấu hiểu phiền não và gỡ bỏ tham ái và bám víu – ý thức còn đọng lại của sự đồng nhất bản ngã – tạo ra đau khổ, cho đến khi cuối cùng mọi dấu vết của việc đồng nhất bản ngã biến mất và tất cả cái còn lại là tự do vô biên.

In this sense, the anatta teaching is not a doctrine of no-self, but a not-self strategy for shedding suffering by letting go of its cause, leading to the highest, undying happiness. At that point, questions of self, no-self, and not-self fall aside. Once there's the experience of such total freedom, where would there be any concern about what's experiencing it, or whether or not it's a self?

Theo ý nghiã này, giáo lý anatta không phải là học thuyết vô-ngã mà là một chiến lược không-ngã để trút bỏ khổ bằng cách loại bỏ nguyên nhân cuả nó, dẫn đến hạnh phúc cao cả bất tử. Ở điểm này, các câu hỏi về bản ngã, vô-ngã, không ngã dạt sang một bên. Một khi thể nghiệm được tự do toàn thể như vậy, thì ở đâu lại có mối quan tâm về cái gì thể nghiệm nó, hoặc là có hay không một bản ngã?

Nibbana [go up]

We all know what happens when a fire goes out. The flames die down and the fire is gone for good. So when we first learn that the name for the goal of Buddhist practice, nibbana (nirvana), literally means the extinguishing of a fire, it's hard to imagine a deadlier image for a spiritual goal: utter annihilation. It turns out, though, that this reading of the concept is a mistake in translation, not so much of a word as of an image. What did an extinguished fire represent to the Indians of the Buddha's day? Anything but annihilation.

Niết Bàn [go up]

Tất cả chúng ta đều biết rằng điều gì xảy ra khi lửa tắt. Các ngọn lửa tàn dần và lửa tắt hẳn. Vậy khi lần đầu tiên ta biết tên gọi cho mục tiêu tu học theo đạo Phật là niết bàn (nibbana, nirvana), nghĩa đen có nghĩa là dập tắt lửa, thật khó mà hình dung một hình ảnh nào mạnh mẽ hơn để chỉ mục tiêu tinh thần: hòan tòan hủy diệt. Hóa ra, việc diễn giải khái niệm này là một sự diễn dịch sai lầm, dù rằng từ ngữ thì không thể nào diễn đạt bằng một hình ảnh. Hình ảnh một ngọn lưả bị dập tắt có ý nghĩa gì đối với người Ấn vào thời Phật? Không gì khác hơn là sự hủy diệt.

According to the ancient Brahmins, when a fire was extinguished it went into a state of latency. Rather than ceasing to exist, it became dormant and in that state — unbound from any particular fuel — it became diffused throughout the cosmos. When the Buddha used the image to explain nibbana to the Indian Brahmins of his day, he bypassed the question of whether an extinguished fire continues to exist or not, and focused instead on the impossibility of defining a fire that doesn't burn: thus his statement that the person who has gone totally "out" can't be described.

Theo người Bà-la-môn cổ xưa, khi một ngọn lửa bị dập tắt nó đi vào tình trạng yên ngủ. Nó không hề chấm dứt tồn tại mà là trở nên ngủ yên và trong trạng thái ấy – không còn ràng buộc với bất cứ nguồn nhiên liệu cụ thể nào - nó tan vào vũ trụ. Khi Đức Phật dùng hình ảnh đó để giải thích Niết Bàn đối với người Bà-la-môn vào thời của ngài, ngài bỏ qua câu hỏi liệu là một ngọn lửa bị dập tắt có tiếp tục tồn tại hay không, và thay vào đó tập trung vào việc không thể xác định một ngọn lửa không cháy: do đó khẳng định của ngài rằng một nguời hòan tòan “tắt ngấm” là không thể mô tả đựơc.

However, when teaching his own disciples, the Buddha used nibbana more as an image of freedom. Apparently, all Indians at the time saw burning fire as agitated, dependent, and trapped, both clinging and being stuck to its fuel as it burned. To ignite a fire, one had to "seize" it. When fire let go of its fuel, it was "freed," released from its agitation, dependence, and entrapment — calm and unconfined. This is why Pali poetry repeatedly uses the image of extinguished fire as a metaphor for freedom. In fact, this metaphor is part of a pattern of fire imagery that involves two other related terms as well. Upadana, or clinging, also refers to the sustenance a fire takes from its fuel. Khandha means not only one of the five "heaps" (form, feeling, perception, thought processes, and consciousness) that define all conditioned experience, but also the trunk of a tree. Just as fire goes out when it stops clinging and taking sustenance from wood, so the mind is freed when it stops clinging to the khandhas.

Tuy nhiên, khi Đức Phật giảng giải cho những vị đệ tử, Ngài dùng chữ Niết Bàn nhiều hơn như là một ẩn dụ cho sự giải thoát. Hình như tất cả những người Ấn Độ tại thời đó nhìn thấy ngọn lửa đang cháy như là sự khích động, tùy thuộc, và bị mắc bẫy, cả hai dai dẳng và bám vào nhiên liệu khi nó cháy . Để đốt cháy ngọn lửa, phải "nắm" nó. Khi ngọn lửa tắt, là được "tự do", giải thoát khỏi sự khích động, sự tùy thuộc, sự đánh bẫy - tịnh tịch và tự do. Đây là ly' do tại sao kinh điển Pali lập lại nhiều lần hình ảnh của ngọn lửa tàn lụi như là một phép ẩn dụ cho sự giải thoát. Sự thật là ẩn dụ này là một phần của hình ảnh ngọn lửa mà bao gồm hai từ ngữ liên hệ khác. Thủ và dích mắc, cũng liên quan tới phương tiện của ngọn lửa từ các chất khích động. Năm uẩn không có nghĩa là chỉ một trong năm, mà là "nguyên nhóm" (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) nó đĩnh nghĩa tất cả kinh nghiệm, cũng như thân của cây. Ngọn lửa chỉ dập tắt khi sự leo loét không còn và chất nhựa từ gỗ không còn, do đó tâm được giải phóng khi sự dính mắc vào ngũ uẩn không còn.

Thus the image underlying nibbana is one of freedom. The Pali commentaries support this point by tracing the word nibbana to its verbal root, which means "unbinding." What kind of unbinding? The texts describe two levels. One is the unbinding in this lifetime, symbolized by a fire that has gone out but whose embers are still warm. This stands for the enlightened arahant, who is conscious of sights and sounds, sensitive to pleasure and pain, but freed from passion, aversion, and delusion. The second level of unbinding, symbolized by a fire so totally out that its embers have grown cold, is what the arahant experiences after this life. All input from the senses cools away and he/she is totally freed from even the subtlest stresses and limitations of existence in space and time.

Do đó hình ảnh nền của niết bàn là một hình ảnh của sự tự do. Các luận văn Pali ủng hộ quan điểm này bằng cách truy nguyên từ ngữ Niết Bàn đến gốc động từ của nó, có nghĩa “không ràng buộc”. Không ràng buộc lọai gì? Các kinh văn mô tả có hai cấp độ. Một là không ràng buộc trong kiếp sống này, tượng trưng bằng ngọn lửa đã tắt, nhưng tro than vẫn còn ấm nóng. Điều này tượng trưng cho bậc A-La-Hán giác ngộ, người vẫn còn ý thức được cảnh sắc, âm thanh, nhạy cảm với vui và khổ, nhưng không còn quyến luyến, sân hận, ảo tưởng. Cấp độ thứ hai của không ràng buộc tượng trưng bằng ngọn lửa hòan tòan tắt hẳn, tro tàn nguội lạnh, là điều mà bậc A-La-Hán thể nghiệm sau kiếp sống này. Mọi dữ liệu nhập vào từ các giác quan nguội dần và vị ấy hòan tòan tự do khỏi những phiền não tế vi nhất và những giới hạn sinh tồn không thời gian

The Buddha insists that this level is indescribable, even in terms of existence or nonexistence, because words work only for things that have limits. All he really says about it — apart from images and metaphors — is that one can have foretastes of the experience in this lifetime, and that it's the ultimate happiness, something truly worth knowing.

So the next time you watch a fire going out, see it not as a case of annihilation, but as a lesson in how freedom is to be found in letting go.

Đức Phật nhấn mạnh rằng cấp độ này không thể diễn tả, ngay cả bằng những từ ngữ tồn tại hay không tồn tại, bởi vì ngôn từ chỉ hữu hiệu với những sự vật có giới hạn. Tất cả những điều Ngài thật sự nói về điều đó – ngòai những hình ảnh và ẩn dụ - là cái mà người ta chỉ thể nghiệm vật mẫu trong kiếp sống này, và nó là hạnh phúc tối thượng, điều thực sự đáng biết. Do đó lần tới khi bạn nhìn ngọn lửa tắt dần, thì không nên coi nó như là một trường hợp hủy diệt, mà như là bài học về cách mà tự do được tìm thấy trong sự buông bỏ.

Sangha [go up]

The Economy of Gifts [go up]

According to the Buddhist monastic code, monks and nuns are not allowed to accept money or even to engage in barter or trade with lay people. They live entirely in an economy of gifts. Lay supporters provide gifts of material requisites for the monastics, while the monastics provide their supporters with the gift of the teaching. Ideally — and to a great extent in actual practice — this is an exchange that comes from the heart, something totally voluntary. There are many stories in the texts that emphasize the point that returns in this economy — it might also be called an economy of merit — depend not on the material value of the object given, but on the purity of heart of the donor and recipient. You give what is appropriate to the occasion and to your means, when and wherever your heart feels inspired. For the monastics, this means that you teach, out of compassion, what should be taught, regardless of whether it will sell. For the laity, this means that you give what you have to spare and feel inclined to share. There is no price for the teachings, nor even a "suggested donation." Anyone who regards the act of teaching or the act of giving requisites as a repayment for a particular favor is ridiculed as mercenary. Instead, you give because giving is good for the heart and because the survival of the Dhamma as a living principle depends on daily acts of generosity.

Tăng Già [go up]

Sự cúng dường [go up]

Tăng già Theo giới luật tu viện của đạo Phật, các nam, nữ tu sĩ không được nhận tiền hoặc ngay cả việc trao đổi hoặc buôn bán với người đời. Họ sống hoàn toàn dưạ vào nền kinh tế cúng dường (quà biếu). Những người đời có tâm ủng hộ cúng dường những vật dụng thiết yếu cho các tu viện, trong khi các tu viện đáp lại họ bằng món quà giáo lý. Một cách lý tuởng – và đạt đến mức độ tuyệt hảo trong thực hành thực tế – đây là sự trao đổi tự tấm lòng, một đều gì đó hoàn toàn tự nguyện. Có nhiều câu chuyện trong các kinh văn nhấn mạnh rằng về sư lợi lạc trong việc trao đổi này – nó có thể gọi là sự tích luỹ công đức – không tùy thuộc vào giá trị cuả vật cúng dường, mà tuỳ vào sự thanh sạch cuả tấm lòng người cho và người nhận. Bạn cho cái phù hợp với hoàn cảnh và phương tiện cuả mình, bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu mà tâm bạn thôi thúc bạn. Đối với với các tu sĩ, điều này có nghiã là quí vị giảng dạy, từ lòng vị tha, cái cần phải dạy, không quan tâm đếm sự tương ứng. Đối với người đời, đây có nghiã là bạn cho cái mà bạn có dư và cảm thấy muốn chia sẻ. Không có giá cho giáo lý, hoặc ngay cả “sự gợi ý góp từ thiện”. Bất cứ ai xem việc dạy giáo lý hay việc cúng dường các vật dụng thiết yếu như là sự đền đáp cho một ân huệ nào đó thì cũng đáng cười như là một sự ích kỷ. Thay vào đó, bạn cho bởi vì cho là lợi lạc cho tâm hồn bạn và bởi vì sự tồn tại cuả Pháp với tư cách là một nguyên lý sống tuỳ thuộc vào những hành động vị tha hàng ngày

The primary symbol of this economy is the alms bowl. If you are a monastic, it represents your dependence on others, your need to accept generosity no matter what form it takes. You may not get what you want in the bowl, but you realize that you always get what you need, even if it's a hard-earned lesson in doing without. One of my students in Thailand once went to the mountains in the northern part of the country to practice in solitude. His hillside shack was an ideal place to meditate, but he had to depend on a nearby hilltribe village for alms, and the diet was mostly plain rice with some occasional boiled vegetables. After two months on this diet, his meditation theme became the conflict in his mind over whether he should go or stay. One rainy morning, as he was on his alms round, he came to a shack just as the morning rice was ready. The wife of the house called out, asking him to wait while she got some rice from the pot. As he was waiting there in the pouring rain, he couldn't help grumbling inwardly about the fact that there would be nothing to go with the rice. It so happened that the woman had an infant son who was sitting near the kitchen fire, crying from hunger. So as she scooped some rice out of the pot, she stuck a small lump of rice in his mouth. Immediately, the boy stopped crying and began to grin. My student saw this, and it was like a light bulb turning on in his head. "Here you are, complaining about what people are giving you for free," he told himself. "You're no match for a little kid. If he can be happy with just a lump of rice, why can't you?" As a result, the lesson that came with his scoop of rice that day gave my student the strength he needed to stay on in the mountains for another three years.

Biểu tượng chủ yếu cuả nền kinh tế này là bát khất thực. Nếu bạn là tu sĩ, nó cho thấy rằng bạn tuỳ thuộc vào người khác, bạn cần chấp nhận lòng vị tha dù dưới hình thức nào. Bạn có thể không nhận đuợc cái mà bạn muốn ở trong bát, nhưng bạn nhận thức rằng bạn luôn nhận được cái mà bạn cần, ngay cả đó là bài học xứng đáng bị bỏ qua. Một trong những đệ tử cuả tôi ở Thái lan có một lần đi lên nuí ở vùng phiá bắc cuả đất nước để thực hành ẩn cư . Cái cốc (lều) bên sườn đồi cuả ông ấy là một nơi lý tưởng để tham thiền, nhưng ông ấy phải tuỳ thuộc vào đồ cúng dường cuả một ngôi làng thuộc một bộ bạc bên cạnh, và thức ăn kiêng khem chỉ là cơm trắng với thỉnh thoảng ít rau luộc. Sau hai tháng sống bằng thực đơn kiêng khem này, chủ đề thiền định cuả ông ta đã trở nên xung đột với tâm cuả ông ấy là nên đi hay ở. Một sáng trời mưa, khi ông ấy đang đi khất thực, đến một cái lều vưà khi cơm sáng sẵn sàng. Người nội trợ trong nhà gọi ra, bảo ông ấy chờ trong khi bà xới cơm ra đồ đựng. Khi chờ ở đấy dưới mưa tầm tả, ông buộc miệng lầm bầm với mình về việc không có gì để ăn với cơm. Cùng lúc ấy có một việc xảy ra là người phụ nữ ấy có một đưá bé trai ngồi gần bếp lưả, khóc vì đói. Thế là người phụ nữ múc một ít cơm từ đồ đựng, cho một cục cơm nhỏ vào miệng đưá bé. Lập tức đưá bé nín ngay rồi bắt đầu cười . Người đệ tử cuả tôi thấy điều đó, và nó như là một bóng đèn được bật sáng trong đầu ông ấy, ông ấy tự bảo:”Thấy chưa, phàn nàn về cái mà người ta cho không mình”, “Anh không bằng con trẻ. Nếu con trẻ có thể hạnh phúc vì một cục cơm nhỏ, tại sao anh lại không?” Kết quả là bài học đến từ muổng cơm cuả đưá bé đã cho đệ tử cuả tôi sức mạnh mà ông ấy cần để ở lại nuí thêm ba năm nưã.

For a monastic the bowl also represents the opportunity you give others to practice the Dhamma in accordance with their means. In Thailand, this is reflected in one of the idioms used to describe going for alms: proad sat, doing a favor for living beings. There were times on my alms round in rural Thailand when, as I walked past a tiny grass shack, someone would come running out to put rice in my bowl. Years earlier, as lay person, my reaction on seeing such a bare, tiny shack would have been to want to give monetary help to them. But now I was on the receiving end of their generosity. In my new position I may have been doing less for them in material terms than I could have done as a lay person, but at least I was giving them the opportunity to have the dignity that comes with being a donor.

Đối với một người xuất gia, chiếc bình bát tượng trưng cho cơ hội người tu cho các thí chủ thực hành pháp cúng dường phù hợp với phương tiện của họ. Ở Thái Lan, điều này được phản ánh qua những thành ngữ dùng để mô tả việc đi khất thực: proad sat, nghĩa là ơn cho chúng sinh. Có những lần tôi đi khất thực ở vùng nông thôn Thái Lan, khi tôi đi ngang qua một lán cỏ nhỏ xíu, có người chạy ra bỏ cơm vào bình bát của tôi. Nhiều năm trước, với tư cách là một cư sĩ, phản ứng của tôi khi nhìn thấy một cái lán nhỏ trơ trọi như vậy là muốn hỗ trợ tiền bạc cho họ. Nhưng bây giờ tôi đang nhận được sự hào phóng của họ . Ở cương vị mới, tôi có thể đã làm ít hơn cho họ về mặt vật chất so với những gì tôi có thể làm với tư cách là một cư sĩ, nhưng ít nhất tôi đã cho họ cơ hội có được phước trong việt trở thành một người hiến tặng.

For the donors, the monk's alms bowl becomes a symbol of the good they have done. On several occasions in Thailand people would tell me that they had dreamed of a monk standing before them, opening the lid to his bowl. The details would differ as to what the dreamer saw in the bowl, but in each case the interpretation of the dream was the same: the dreamer's merit was about to bear fruit in an especially positive way.

Đối với những người hiến tặng, chiếc bình bát khất thực của nhà sư trở thành biểu tượng cho những điều tốt đẹp mà họ làm. Nhiều lần ở Thái Lan, người ta nói với tôi rằng họ đã mơ thấy một nhà sư đứng trước mặt họ, mở nắp bát của mình. Các chi tiết sẽ khác với những gì người mơ thấy trong chiếc bình bát, nhưng trong mỗi trường hợp, cách giải thích giấc mơ đều giống nhau: công đức của người mơ sắp đơm hoa kết trái theo một cách đặc biệt tích cực.

The alms round itself is also a gift that goes both ways. On the one hand, daily contact with lay donors reminds the monastics that their practice is not just an individual matter, but a concern of the entire community. They are indebted to others for the right and opportunity to practice, and should do their best to practice diligently as a way of repaying that debt. At the same time, the opportunity to walk through a village early in the morning, passing by the houses of the rich and poor, the happy and unhappy, gives plenty of opportunities to reflect on the human condition and the need to find a way out of the grinding cycle of death and rebirth.

Việc đi khất thực tự nó cũng là một món quà đi theo cả hai. Mặt khác, việc tiếp xúc hàng ngày với các thí chủ tại gia nhắc nhở người xuất gia rằng việc tu tập của họ không chỉ là vấn đề cá nhân, mà là mối quan tâm của toàn thể cộng đồng. Họ mắc nợ người khác về quyền và cơ hội để tu tập, và nên cố gắng hết sức để tu tập tinh tấn như một cách để trả món nợ đó. Đồng thời, cơ hội đi bộ qua một ngôi làng vào sáng sớm, đi ngang qua những ngôi nhà của người giàu và người nghèo, người hạnh phúc và bất hạnh, mang lại nhiều cơ hội để suy ngẫm về thân phận con người và nhu cầu tìm ra lối thoát. của chu kỳ mài mòn của cái chết và sự tái sinh.

For the donors, the alms round is a reminder that the monetary economy is not the only way to happiness. It helps to keep a society sane when there are monastics infiltrating the towns every morning, embodying an ethos very different from the dominant monetary economy. The gently subversive quality of this custom helps people to keep their values straight.

Đối với những thí chủ, sự bố thí là một lời nhắc nhở rằng tiền bạc không phải là con đường duy nhất dẫn đến hạnh phúc. Nó giúp giữ cho một xã hội ổn định khi có những người tu hành đi khất thực vào các thị trấn mỗi sáng, thể hiện một đặc tính rất khác so với nền kinh tế tiền tệ thống trị. Chất lượng nhẹ nhàng lật đổ của phong tục này giúp mọi người giữ vững giá trị của mình

 

Above all, the economy of gifts symbolized by the alms bowl and the alms round allows for specialization, a division of labor, from which both sides benefit. Those who are willing can give up many of the privileges of home life and in return receive the free time, the basic support, and the communal training needed to devote themselves fully to Dhamma practice. Those who stay at home can benefit from having full-time Dhamma practitioners around on a daily basis. I have always found it ironic that the modern world honors specialization in almost every area — even in things like running, jumping, and throwing a ball — but not in the Dhamma, where it is denounced as "dualism," "elitism," or worse. The Buddha began the monastic order on the first day of his teaching career because he saw the benefits that come with specialization. Without it, the practice tends to become limited and diluted, negotiated into the demands of the monetary economy. The Dhamma becomes limited to what will sell and what will fit into a schedule dictated by the demands of family and job. In this sort of situation, everyone ends up poorer in things of the heart.

Trên hết, cơ cấu tổ chức sự cúng dường bởi bằng bát khất thực và đi khất thực cho phép sự chuyên môn hóa, phân công lao động, từ đó cả hai bên đều có lợi. Những ngườicó thể sẵn sàng từ bỏ nhiều đặc ân của cuộc sống gia đình và đổi lại nhận được thời gian thanh thản, sự hỗ trợ cơ bản và sự huấn luyện cộng đồng cần thiết để cống hiến hết mình cho việc tu tập Giáo pháp. Những người cư sĩ có thể được hưởng phước lợi từ việc có những người tu tập Giáo pháp toàn thời gian hàng ngày. Tôi luôn thấy thật mỉa mai khi thế giới hiện đại tôn vinh sự chuyên môn hóa trong hầu hết mọi lĩnh vực - ngay cả trong những thứ như chạy, nhảy và ném bóng - nhưng không phải trong Giáo pháp, nơi mà nó bị cho là "thuyết nhị nguyên", "thuyết tinh hoa", hoặc tệ hơn. Trong ngày đầu xuất gia Đức Phật đã thấy giáo pháp của Ngài có những lợi ích đi kèm với sự chuyên môn hóa. Nếu không có nó, xu hướng thực tiễn trở nên hạn chế và bị pha loãng, được thỏa thuận với nhu cầu của nền kinh tế tiền tệ. Giáo pháp trở nên giới hạn trong những gì sẽ bán và những gì sẽ phù hợp với một lịch trình do nhu cầu của gia đình và công việc quyết định. Trong tình huống này, mọi người đều trở nên nghèo nàn hơn về tinh thần.

The fact that tangible goods run only one way in the economy of gifts means that the exchange is open to all sorts of abuses. This is why there are so many rules in the monastic code to keep the monastics from taking unfair advantage of the generosity of lay donors. There are rules against asking for donations in inappropriate circumstances, from making claims as to one's spiritual attainments, and even from covering up the good foods in one's bowl with rice, in hopes that donors will then feel inclined to provide something more substantial. Most of the rules, in fact, were instituted at the request of lay supporters or in response to their complaints. They had made their investment in the merit economy and were interested in protecting their investment. This observation applies not only to ancient India, but also to the modern-day West. On their first contact with the Sangha, most people tend to see little reason for the disciplinary rules, and regard them as quaint holdovers from ancient Indian prejudices. When, however, they come to see the rules in the context of the economy of gifts and begin to participate in that economy themselves, they also tend to become avid advocates of the rules and active protectors of "their" monastics. The arrangement may limit the freedom of the monastics in certain ways, but it means that the lay supporters take an active interest not only in what the monastic teaches, but also in how the monastic lives — a useful safeguard to make sure that teachers walk their talk. This, again, insures that the practice remains a communal concern. As the Buddha said,

Thực tế là rõ ràng hàng hóa chỉ chạy theo một chiều trong truyền thống bố thí có nghĩa là việc trao đổi mở rộng cho mọi loại lạm dụng. Đây là lý do tại sao có rất nhiều quy luật trong các tu viện để giữ cho người xuất gia không lợi dụng lòng hảo tâm của các cư sĩ. Có những quy luật chống lại việc yêu cầu đóng góp trong những trường hợp không phù hợp, từ việc tuyên bố về sự đạt được tinh thần của một người, và thậm chí từ việc để thức ăn ngon vào bát với cơm, với hy vọng rằng những người quyên góp sau đó sẽ cảm thấy có xu hướng cung cấp một cái gì đó ngon hơn. Trên thực tế, hầu hết các quy luật được đặt ra theo yêu cầu của những người ủng hộ giáo dân hoặc để đáp ứng các khiếu nại của họ. Họ đã đầu tư vào truyền thống bố thí xứng đáng và quan tâm đến việc bảo vệ khoản đầu tư của họ. Nhận định này không chỉ áp dụng cho Ấn Độ cổ đại, mà còn cho cả phương Tây ngày nay. Trong lần đầu tiên tiếp xúc với Tăng đoàn, hầu hết mọi người có xu hướng ít thấy lý do cho các quy tắc kỷ luật, và coi họ như những người nắm giữ kỳ lạ từ những định kiến ​​cổ xưa của Ấn Độ. Tuy nhiên, khi họ nhìn thấy các quy tắc trong bối cảnh của truyền thống hiến tặng và bắt đầu tự mình tham gia vào cơ cấu đó, họ cũng có xu hướng trở thành những người ủng hộ nhiệt tình các quy tắc và người bảo vệ tích cực cho các tu sĩ "của họ". Sự sắp xếp này có thể hạn chế quyền tự do của người xuất gia theo những cách nhất định, nhưng nó có nghĩa là những người cư sĩ quan tâm tích cực không chỉ những gì tu viện dạy, mà còn đến cách sống của tu viện - một biện pháp bảo vệ hữu ích để đảm bảo các tu sĩ hướng dẫn pháp thoại của họ. Điều này, một lần nữa, đảm bảo rằng việc tu tập vẫn là một mối quan tâm chung. Như lời Phật dạy

Monks, householders are very helpful to you, as they provide you with the requisites of robes, alms food, lodgings, and medicine. And you, monks, are very helpful to householders, as you teach them the Dhamma admirable in the beginning, admirable in the middle, and admirable in the end, as you expound the holy life both in its particulars and in its essence, entirely complete, surpassingly pure. In this way the holy life is lived in mutual dependence, for the purpose of crossing over the flood, for making a right end to suffering and stress.

Iti 107

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn gia chủ rất có lợi ích cho các Thầy, chính họ đã sắp đặt y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh cho các Thầy. Này các Tỷ-kheo, các Thầy cũng rất có lợi ích cho các người Bà-la-môn gia chủ, vì các Thầy thuyết pháp cho họ, pháp ấy sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh này được sống, do tương duyên với nhau, với mục đích vượt qua dòng nước mạnh, đoạn tận khổ đau.

Iti 107

Periodically, throughout the history of Buddhism, the economy of gifts has broken down, usually when one side or the other gets fixated on the tangible side of the exchange and forgets the qualities of the heart that are its reason for being. And periodically it has been revived when people are sensitive to its rewards in terms of the living Dhamma. By its very nature, the economy of gifts is something of a hothouse creation that requires careful nurture and a sensitive discernment of its benefits. I find it amazing that such an economy has lasted for more than 2,600 years. It will never be more than an alternative to the dominant monetary economy, largely because its rewards are so intangible and require so much patience, trust, and discipline in order to be appreciated. Those who demand immediate return for specific services and goods will always require a monetary system. Sincere Buddhist lay people, however, have the chance to play an amphibious role, engaging in the monetary economy in order to maintain their livelihood, and contributing to the economy of gifts whenever they feel so inclined. In this way they can maintain direct contact with teachers, insuring the best possible instruction for their own practice, in an atmosphere where mutual compassion and concern are the medium of exchange; and purity of heart, the bottom line.

Theo thời gian, trong suốt lịch sử của Phật giáo, truyền thống khất thực đã bị phá vỡ, thường là khi bên này hay bên kia cố chấp vào khía cạnh hữu hình của sự trao đổi và quên đi phẩm chất của tâm là lý do tồn tại của nó. Và theo thời gian, nó đã được hồi sinh khi mọi người cảm nhận phước báu của nó về mặt Giáo pháp. Tự bản chất của nó, nền truyền thống khất thực là một thứ gì đó của một sự sáng tạo riêng, đòi hỏi sự nuôi dưỡng cẩn thận và sự phân biệt nhạy bén về lợi ích của nó. Tôi thấy thật ngạc nhiên khi một truyền thống như vậy đã kéo dài hơn 2.600 năm. Nó sẽ không bao giờ là một giải pháp thay thế cho truyền thống tiền tệ thống trị, phần lớn là vì phước báu của nó rất vô hình và đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, tin tưởng và kỷ luật để được đánh giá cao. Những người mong muốn được nhận ngay lập tức cho các việc bố thí và hàng hóa cụ thể sẽ luôn yêu cầu một hệ thống tiền tệ. Tuy nhiên, những cư sĩ Phật tử chân thành có cơ hội đóng một vai trò lưỡng cư, tham gia vào nền kinh tế tiền tệ để duy trì sinh kế của họ, và đóng góp vào truyền thống bố thí bất cứ khi nào họ cảm thấy muốn. Bằng cách này, họ có thể duy trì liên lạc trực tiếp với các tu sĩ giảng pháp, đảm bảo hướng dẫn tốt nhất có thể cho việc tt tập của họ, trong một bầu không khí mà lòng từ bi và sự quan tâm lẫn nhau là phương tiện trao đổi; và sự thuần khiết của tâm, điểm mấu chốt

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

 Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

| | trở về đầu trang | Home page |