Contents [go up]

 

Mục Lục [go up]

Introduction

Of all the concepts central to Buddhism, merit (puñña) is one of the least known and least appreciated in the West. This is perhaps because the pursuit of merit seems to be a lowly practice, focused on getting and "selfing," whereas higher Buddhist practice focuses on letting go, particularly of any sense of self. Because we in the West often feel pressed for time, we don't want to waste our time on lowly practices, and instead want to go straight to the higher levels. Yet the Buddha repeatedly warns that the higher levels cannot be practiced in a stable manner unless they develop on a strong foundation. The pursuit of merit provides that foundation. To paraphrase a modern Buddhist psychologist, one cannot wisely let go of one's sense of self until one has developed a wise sense of self. The pursuit of merit is the Buddhist way to develop a wise sense of self.

Lời giới thiệu

Trong tất cả những quan niệm chủ yếu của Đạo Phật, phước báu là điều ít được biết nhất đến và ít được ủng hộ ở phương Tây. Có lẽ vì sự tìm cầu phước báu dường như là việc tầm thường, chủ yếu nhắm vào cái đạt được và " cái ngã.", trong khi sự hành Pháp Phật cao thượng hơn là buông bỏ, nhất là cái ngã. Chúng ta, những người phương Tây thường chịu áp lực thời gian, chúng ta không lãng phí thời gian cho việc hành những pháp thấp, thay vào đó, chúng ta muốn đi thẳng đến cấp bậc cao hơn. Dù rằng Đức Phật không ngừng cảnh báo rằng những cảnh giới cao không thể phát triển một cách ổn định trừ phi dựa vào nền móng vững chắc. Việc tìm cầu phước báu giúp ta có được cơ sở đó. Để hiểu được một nhà tâm lý học Phật giáo đương đại, người ta không thể nào buông bỏ một cách có trí tuệ bản ngã của mình trừ phi họ đã phát triển được cái ngã một cách khôn ngoan sáng suốt. Tìm cầu phước báu là con đường mà đạo Phật giúp ta suy xét đúng về bản ngã.

The following readings show how this is done. They begin with a section on basic wisdom, which shows how the questions that lead ultimately to the wisdom of letting go first focus on things to hold onto: the skillful traits that, on the beginning level, provide a secure place to stand while letting go of character traits that are obviously harmful. Buddhist wisdom famously focuses in the characteristics of inconstancy, stress, and not-self, but the application of that wisdom grows out of the pursuit of what is relatively constant and pleasant, and requires a mature sense of self: able to plan for the future, to sacrifice short-term happiness for long-term happiness, to consider the needs of others, and to develop a strong sense of self-reliance in the pursuit of a happiness that is wise, pure, and compassionate.

 

Những bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chúng ta làm sao thực hiện được điều đó. Bắt đầu bằng sự suy xét đúng đắn, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời cơ bản tại sao sự buông bỏ đầu tiên phải bắt đầu từ việc nắm lấy những điều thiện mà ở giai đọan đầu, sẽ giúp chúng ta có được một chỗ dựa an tòan khi từ bỏ những tính cách rõ ràng là bất thiện. Sự hiểu biết của người theo đạo Phật tập trung chủ yếu vào lý vô thường, khổ, vô ngã, nhưng việc áp dụng sự suy xét đúng đắn chỉ phát triển trong sự tìm cầu an vui một cách tương đối và đòi hỏi ý thức chín chắn về bản thân: phải biết lập kế họach cho tương lai, hy sinh hạnh phúc tạm thời cho an lạc hạnh phúc lâu dài, biết nghĩ đến người khác và biết dựa vào chính mình để tìm cầu sự an lạc một cách có trí tuệ, thuần khiết và từ bi.

The section on merit then sets out in general terms the types of meritorious activities that conduce to that happiness, focusing primarily on three: giving, virtue, and meditation. The next three sections focus on the ways in which each of these activities can be pursued so as to produce the most happiness. For instance, the section on giving discusses how the happiness of generosity can be maximized by wisely choosing the proper motivation for giving a gift, a proper gift, and a proper recipient for one's gift. The section of virtue shows how to learn from one's past mistakes without succumbing to debilitating feelings of guilt. The section on meditation discusses not only how the development of good will — the meditative practice most often cited in conjunction with merit — can lead to happiness both now and in the present, but also how it can help minimize the bad results of one's past unwise actions.

 

Phần nói về công đức sẽ trình bày những hành động thiện dẫn đến an lạc, tập trung chủ yếu trên ba điều: bố thí, giới hạnh và thiền tịnh. Cả ba điều trên đều có thể giúp chúng ta đạt được hạnh phúc cao tột. Ví dụ như, chương nói về bố thí sẽ cho chúng ta thấy hành động thí sẽ đạt kết quả nhiều nhất nếu biết cách hội đủ các yếu tố như vật thí, người thí và người thọ thí. Chương nói về giới hạnh sẽ dạy chúng ta làm thế nào để học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ mà không bị dày vò vì mặc cảm tội lỗi. Chương nói về thiền tịnh không chỉ hướng dẫn cho chúng ta làm thế nào để phát triển chánh niệm - thực hành thiền tập thường được đề cập có sự liên kết với công đức - có thể đưa đến an lạc trong hiện tại, và cũng giúp chúng ta giảm thiểu đến mức tối đa hậu quả xấu do những hành động bất thiện trong quá khứ.

All three of these forms of merit conduce to the highest form of merit: the realization of stream-entry, the first glimpse of the deathless. Thus the penultimate section of this study guide focuses on the happiness and well-being that derive from this attainment.

Ba hình thức công đức này đưa đến trạng thái tột đỉnh của phước báu là khả năng đi vào dòng thánh, lần đầu tiên có khái niệm của sự bất tử. Do đó, chương cuối sẽ hướng dẫn chúng ta hướng đến sự hạnh phúc và tình trạng an lạc xuất phát từ sự chứng đạt này.

For all the rewards of meritorious action, however, the concluding section serves as a reminder that the pursuit of happiness ultimately leads beyond the pursuit of merit. In fact, this study guide is planned as part of a two-part study guide covering the Buddhist approach to the pursuit of happiness, with the second part discussing the teachings on the three characteristics as the next stage in this approach as they lead to the deathless happiness attained with arahantship. Still, it would be a mistake to view the two stages as radically separate. In the course of developing a wise sense of self in the pursuit of merit, one is already learning how to let go of unwise ways of "selfing" as one learns to overcome stinginess, apathy, and hard-heartedness through the development of giving, virtue, and good will. The teachings on the three characteristics simply carry this same process of "de-selfing" for the sake of an even truer happiness to a higher pitch.

 

Tuy nhiên, đối với tất cả các phần thưởng cho hành động tốt, chương cuối cùng được xem như lời nhắc nhở rằng sự tìm cầu hạnh phúc cuối cùng sẽ dẫn dắt vượt qua sự tìm kiếm các công đức phước báu. Thực vậy, quyển sách nói lên phần nào của hai mục tiêu mà người con Phật hằng đeo đuổi cho hạnh phúc, với phần thứ hai là thảo luận về các lời giảng của ba đặc điểm như là bước tiếp theo vì sẽ dẫn đến hạnh phúc tuyệt đối khi chứng quả vị ALaHán. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm để xem hai giai đọan này cơ bản là tách biệt nhau. Trong khi phát triển trí tuệ qua quá trình tìm cầu hạnh phúc, một người sẵn sàng học hỏi làm thế nào để bỏ đi những điều không tốt của "cái ngã" như vượt qua tính keo kiệt, tính lãnh đạm, lạnh lùng qua việc phát triển sự bố thí, trì giới và từ tâm. Những lời dạy về ba đặc điểm này đơn thuần đưa đến cùng một phương tiện để "loại bỏ cái ngã" vì mục tiêu tìm cầu chân hạnh phúc ở tầm cao hơn.

Basic Wisdom  

Cơ bản của trí tuệ

"There are some cases in which a person overcome with pain, his mind exhausted, grieves, mourns, laments, beats his breast, & becomes bewildered. Or one overcome with pain, his mind exhausted, comes to search outside, 'Who knows a way or two to stop this pain?' I tell you, monks, that stress results either in bewilderment or in search."

AN 6.63

Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, ưu sầu, bi thảm, than van, đập ngực, khóc lóc, đi đến bất tỉnh ; do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, nên đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú đề đoạn diệt khổ này. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng khổ đem lại kết quả mê loạn, đem lại kết quả tìm kiếm.

AN 6.63

"This is the way leading to discernment: when visiting a priest or contemplative, to ask: 'What is skillful, venerable sir? What is unskillful? What is blameworthy? What is blameless? What should be cultivated? What should not be cultivated? What, when I do it, will be for my long-term harm & suffering? Or what, when I do it, will be for my long-term welfare & happiness?'"

MN 135

Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ là sau khi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, có hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc, hạnh phúc lâu dài?"

MN 135

"What do you think, Rahula: What is a mirror for?"

"For reflection, sir."

"In the same way, Rahula, bodily acts, verbal acts, & mental acts are to be done with repeated reflection.

 

"Whenever you want to perform a bodily act, you should reflect on it: 'This bodily act I want to perform — would it lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Is it an unskillful bodily act, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it would lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it would be an unskillful bodily act with painful consequences, painful results, then any bodily act of that sort is absolutely unfit for you to do. But if on reflection you know that it would not cause affliction... it would be a skillful bodily action with happy consequences, happy results, then any bodily act of that sort is fit for you to do.

 

 

"While you are performing a bodily act, you should reflect on it: 'This bodily act I am doing — is it leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Is it an unskillful bodily act, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it is leading to self-affliction, to affliction of others, or both... you should give it up. But if on reflection you know that it is not... you may continue with it.

 

 

 

 

"Having performed a bodily act, you should reflect on it... If, on reflection, you know that it led to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it was an unskillful bodily act with painful consequences, painful results, then you should confess it, reveal it, lay it open to the Teacher or to a knowledgeable companion in the holy life. Having confessed it... you should exercise restraint in the future. But if on reflection you know that it did not lead to affliction... it was a skillful bodily action with happy consequences, happy results, then you should stay mentally refreshed & joyful, training day & night in skillful mental qualities.

 

 

 

 

(Similarly with verbal and mental acts, except for the last paragraph under mental acts:)

"Having performed a mental act, you should reflect on it... If, on reflection, you know that it led to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it was an unskillful mental act with painful consequences, painful results, then you should feel distressed, ashamed, & disgusted with it. Feeling distressed... you should exercise restraint in the future. But if on reflection you know that it did not lead to affliction... it was a skillful mental action with happy consequences, happy results, then you should stay mentally refreshed & joyful, training day & night in skillful mental qualities.

 

 

 

 

"Rahula, all those priests & contemplatives in the course of the past who purified their bodily acts, verbal acts, & mental acts, did it through repeated reflection on their bodily acts, verbal acts, & mental acts in just this way.

 

"All those priests & contemplatives in the course of the future who will purify their bodily acts, verbal acts, & mental acts, will do it through repeated reflection on their bodily acts, verbal acts, & mental acts in just this way.

 

"All those priests & contemplatives at present who purify their bodily acts, verbal acts, & mental acts, do it through repeated reflection on their bodily acts, verbal acts, & mental acts in just this way.

 

"Thus, Rahula, you should train yourself: 'I will purify my bodily acts through repeated reflection. I will purify my verbal acts through repeated reflection. I will purify my mental acts through repeated reflection.' That's how you should train yourself."

MN 61

"Này Rahula, Ông nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì?"

"Bạch Thế Tôn, mục đích là để phản tỉnh."

"Cũng vậy, này Rahula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp.

"Này Rahula, khi Ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp này, ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu sau khi phản tỉnh, ông biết: "Thân nghiệp này ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm.

"Này Rahula, khi Ông đang làm một thân nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ; đem đến quả báo đau khổ. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Này Rahula, ông hãy từ bỏ một thân nghiệp như vậy. Nhưng nếu, này Rahula, trong khi phản tỉnh ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải tiếp tục làm.

"Sau khi Ông làm xong một thân nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước các vị Ðạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai. Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

(Tương tự như vậy cho khẩu nghiệp và ý nghiệp)

 

Sau khi Ông làm xong một ý nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Một ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải lo âu, cần phải tàm quý, cần phải nhàm chán. Sau khi lo âu, tàm quý, nhàm chán, cần phải phòng hộ trong tương lai. Còn nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Rahula, trong thời quá khứ, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào đã tịnh hóa thân nghiệp, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, đã tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần đã tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa ý nghiệp.

Này Rahula, trong thời vị lai, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sẽ tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa ý nghiệp.

Này Rahula, trong thời hiện tại, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tịnh hóa thân nghiệp, tịnh hóa khẩu nghiệp, tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa khẩu nghiệp; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa ý nghiệp.

Do vậy, này Rahula: "Sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa thân nghiệp; sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa ý nghiệp". Như vậy, này Rahula, Ông cần phải tu học."

MN 61

 

 

"As for the course of action that is unpleasant to do but that, when done, leads to what is profitable, it's in light of this course of action that one may be known — in terms of manly stamina, manly persistence, manly effort — as a fool or a wise person. For a fool doesn't reflect, 'Even though this course of action is unpleasant to do, still when it is done it leads to what is profitable.' So he doesn't do it, and thus the non-doing of that course of action leads to what is unprofitable for him. But a wise person reflects, 'Even though this course of action is unpleasant to do, still when it is done it leads to what is profitable.' So he does it, and thus the doing of that course of action leads to what is profitable for him.

 

"As for the course of action that is pleasant to do but that, when done, leads to what is unprofitable, it's in light of this course of action that one may be known — in terms of manly stamina, manly persistence, manly effort — as a fool or a wise person. For a fool doesn't reflect, 'Even though this course of action is pleasant to do, still when it is done it leads to what is unprofitable.' So he does it, and thus the doing of that course of action leads to what is unprofitable for him. But a wise person reflects, 'Even though this course of action is pleasant to do, still when it is done it leads to what is unprofitable.' So he doesn't do it, and thus the non-doing of that course of action leads to what is profitable for him."

AN 4.115

 

"Tại đây, này các Tỷ-kheo, trường hợp này làm không thích ý, nhưng đem lại lợi ích cho người làm; trong trường hợp này, này các Tỷ-kheo, người ta có thể biết kẻ ngu, bậc trí, về sức kiên trì của con người, tinh tấn của con người, nỗ lực của con người. Và này các Tỷ-kheo, người ngu không suy xét rằng : "Dầu trường hợp này không thích ý, nhưng trường hợp này đem lại lợi ích cho người làm". Người ấy không làm trường hợp này. Do không làm trường hợp này, nên không đưa lại lợi ích cho người ấy. Còn người trí, này các Tỷ-kheo, suy xét rằng : "Dầu trường hợp này làm không được thích ý, nhưng trường hợp này đem lại lợi ích cho người làm". Người ấy làm trường hợp này. Do làm trường hợp này, nên đem lại lợi ích cho người ấy.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, trường hợp này làm được thích ý, nhưng không đem lại lợi ích cho người làm; trong trường hợp này, này các Tỷ-kheo, người ta có thể biết kẻ ngu, bậc trí, về sức kiên trì của con người, tinh tấn của con người, nỗ lực của con người. Này các Tỷ-kheo, người ngu không suy xét rằng : "Dầu trường hợp này, làm được thích ý, nhưng trường hợp này không đem lại lợi ích cho người làm". Người ấy làm trường hợp này không đem lại lợi ích cho người làm. Người ấy làm trường hợp này, và trường hợp này không đem lại lợi ích cho người ấy. Còn người trí, này các Tỷ-kheo, suy xét như sau : "Dầu trường hợp này làm được thích ý, nhưng không đem lại lợi ích cho người làm". Vị ấy không làm trường hợp này, do không làm trường hợp này, nên đem lại lợi ích cho người ấy."

AN 4.115

Your own self is
your own mainstay,
for who else could your mainstay be?
With you yourself well-trained
you obtain the mainstay
hard to obtain.
Dhp 160

Tự mình y chỉ mình,
Nào có y chỉ khác.
Nhờ khéo điều phục mình,
Ðược y chỉ khó được.

Dhp 160

Evil is done by oneself,
by oneself is one defiled.
Evil is left undone by oneself,
by oneself is one cleansed.
Purity & impurity are one's own doing.
No one purifies another.
No other purifies one.
Dhp 165

Tự mình, điều ác làm
Tự mình làm nhiễm ô,
Tự mình, ác không làm,
Tự mình làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh tự mình,
Không ai thanh tịnh ai!

Dhp 165

You yourself should reprove yourself,
should examine yourself.
As a self-guarded monk
with guarded self,
mindful, you dwell at ease.
Dhp 379

Tự mình chỉ trích mình,
Tự mình dò xét mình,
Tỷ kheo tự phòng hộ,
Chánh niệm trú an lạc.

Dhp 379

"And what is the self as a governing principle? There is the case where a monk, having gone to a wilderness, to the foot of a tree, or to an empty dwelling, reflects on this: 'It's not for the sake of robes that I have gone forth from the home life into homelessness; it's not for the sake of almsfood, for the sake of lodgings, or for the sake of this or that state of [future] becoming that I have gone forth from the home life into homelessness. Simply that I am beset by birth, aging, & death; by sorrows, lamentations, pains, distresses, & despairs; beset by stress, overcome with stress, [and I hope,] "Perhaps the end of this entire mass of suffering & stress might be known!" Now, if I were to seek the same sort of sensual pleasures that I abandoned in going forth from home into homelessness — or a worse sort — that would not be fitting for me.' So he reflects on this: 'My persistence will be aroused & not lax; my mindfulness established & not confused; my body calm & not aroused; my mind centered & unified.' Having made himself his governing principle, he abandons what is unskillful, develops what is skillful, abandons what is blameworthy, develops what is unblameworthy, and looks after himself in a pure way. This is called the self as a governing principle."

AN 3.40

"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ngã tăng thượng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quan sát như sau: "Không phải vì y áo, ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Không phải vì món ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì nhân có mặt hay không có mặt ở đây mà ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, (nhưng với ý nghĩ như sau): "Nay ta bị rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, rơi vào khổ, bị khổ chi phối. Có thể do làm như vậy, sự đoạn tận tất cả khổ uẩn này được hiện khởi lên (cho ta). Và ta đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đã đoạn tận tất cả các dục vọng như vậy, lại còn đeo đuổi các dục vọng như kia hay còn ác tệ hơn. Như vậy, thật không xứng đáng cho ta".
Vị ấy quan sát như sau: "Thắng tấn là tinh tấn của ta, không có thụ động; an trú là niệm của ta, không có thất niệm; khinh an là thân của ta, không có dao động; định tĩnh là tâm của ta, được nhứt tâm". Vị ấy làm cho tăng thượng tự ngã, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không tội, gìn giữ cho tự ngã được thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tự ngã tăng thượng."

AN 3.40

"'This body comes into being through conceit. And yet it is by relying on conceit that conceit is to be abandoned.' Thus it was said. And in reference to what was it said? There is the case, sister, where a monk hears, 'The monk named such-and-such, they say, through the ending of the fermentations, has entered & remains in the fermentation-free awareness-release & discernment-release, having directly known & realized them for himself right in the here & now.' The thought occurs to him, 'The monk named such-&-such, they say, through the ending of the fermentations, has entered & remains in the fermentation-free awareness-release & discernment-release, having directly known & realized them for himself right in the here & now. Then why not me?' Then, at a later time, he abandons conceit, having relied on conceit."

AN 4.159

"Thân này do kiêu mạn được tác thành, y cứ vào kiêu mạn; kiêu mạn cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, y cứ vào gì được nói đến như vậy ? Ở đây, này chị, Tỷ-kheo nghe : "Tỷ-kheo tên này do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Vị ấy suy nghĩ : "Vậy tại sao ta không như vậy ?". Vị ấy, sau một thời gian, dầu y cứ vào kiêu mạn, đoạn tận kiêu mạn."

AN 4.159

Gentle sages,
constantly restrained in body,
go to the unwavering state
where, having gone,
there's no grief.
Dhp 225

Bậc hiền không hại ai,
Thân thường được chế ngự
Ðạt được cảnh bất tử,
Ðến đây, không ưu sầu.

Dhp 225

They awaken, always wide awake:
Gotama's disciples
whose mindfulness, both day & night,
is constantly immersed
in the Buddha... the Dhamma... the Sangha.
They awaken, always wide awake:
Gotama's disciples
whose mindfulness, both day & night,
is constantly immersed
in the body.
Dhp 296-299

 

Ðệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác
Vô luận ngày hay đêm,
Thường tưởng niệm Phật Ðà.

Ðệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Thường tưởng niệm Chánh Pháp.

Ðệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Thường tưởng niệm Tăng già.

Ðệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Thường tưởng niệm sắc thân.

Dhp 296-299

If, by forsaking
a limited ease,
he would see
an abundance of ease,
the enlightened man
would forsake
the limited ease
for the sake
of the abundant.
Dhp 290

Nhờ từ bỏ lạc nhỏ,
Thấy được lạc lớn hơn,
Bậc trí bỏ lạc nhỏ,
Thấy được lạc lớn hơn.

Dhp 290

"These four types of action have been understood, realized, & made known by me. Which four? There is action that is dark with dark result; action that is white with white result; action that is dark & white with dark & white result; and action that is neither dark nor white with neither dark nor white result, leading to the ending of action.

"And what is action that is dark with dark result? There is the case where a certain person fabricates an injurious bodily fabrication... an injurious verbal fabrication... an injurious mental fabrication... He rearises in an injurious world where he is touched by injurious contacts... He experiences feelings that are exclusively painful, like those of the beings in hell. This is called action that is dark with dark result.

 

"And what is action that is white with white result? There is the case where a certain person fabricates an uninjurious bodily fabrication... an uninjurious verbal fabrication... an uninjurious mental fabrication... He rearises in an uninjurious world where he is touched by uninjurious contacts... He experiences feelings that are exclusively pleasant, like those of the Ever-radiant Devas. This is called kamma that is white with white result.

 

 

"And what is action that is dark & white with dark & white result? There is the case where a certain person fabricates a bodily fabrication that is injurious & uninjurious... a verbal fabrication that is injurious & uninjurious... a mental fabrication that is injurious & uninjurious... He rearises in an injurious & uninjurious world where he is touched by injurious & uninjurious contacts... He experiences injurious & uninjurious feelings, pleasure mingled with pain, like those of human beings, some devas, and some beings in the lower realms. This is called kamma that is dark & white with dark & white result.

 

"And what is action that is neither dark nor white with neither dark nor white result, leading to the ending of action? The intention right there to abandon this action that is dark with dark result... this action that is white with white result... this action that is dark & white with dark & white result. This is called action that is neither dark nor white with neither dark nor white result, leading to the ending of action."

— AN 4.232

"Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen; có nghiệp trắng quả trắng; có nghiệp đen trắng, quả đen trắng; có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen quả đen? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại, làm ý hành có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại, do làm ý hành có tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại, các cảm xúc có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ, như những chúng sanh trong địa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen quả đen.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng quả trắng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành không có tổn hại, do làm khẩu hành không có tổn hại, do làm ý hành không có tổn hại, sanh ra ở thế giới không có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới không có tổn hại, các cảm xúc không có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc không có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ không có tổn hại, thuần nhất lạc, như chư Thiên ở Biến Tịnh Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp trắng quả trắng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng quả đen trắng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, làm ý hành có tổn hại và không tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, do làm ý hành có tổn hại và không tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại, các cảm xúc có tổn hại và không tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại và không tổn hại, xen lẫn, pha trộn lạc và khổ. Ví như một số người và chư Thiên, một số chúng sanh ở các đọa xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen trắng quả đen trắng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen không trắng quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt? Tại đấy, này các Tỷ-kheo, phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen quả đen này; phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp trắng quả trắng này; phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận nghiệp đen trắng quả đen trắng này; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp không đen không trắng quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt."

— AN 4.232

[A related discourse repeats most of the above, defining dark action with dark result with the following example: "There is the case of a certain person who kills living beings, steals what is not given, engages in illicit sex, tells lies, and drinks fermented & distilled liquors that are the basis for heedlessness," and white action with white result with the following example: "There is the case of a certain person who abstains from killing living beings, abstains from stealing what is not given, abstains from engaging in illicit sex, abstains from telling lies, and abstains from drinking fermented & distilled liquors that are the basis for heedlessness."]

— AN 4.234

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen quả đen? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu. Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp đen quả đen.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng quả trắng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp trắng quả trắng."

— AN 4.234

"And what is action that is neither dark nor white with neither dark nor white result, leading to the ending of action? Right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration."

AN 4.235

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen không trắng quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt? Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định."

AN 4.235

"So, aiming at Suppabuddha the leper, the Blessed One gave a step-by-step talk, i.e., a talk on generosity, on virtue, on heaven; he declared the drawbacks, degradation, & corruption of sensual passions, and the rewards of renunciation. Then when he saw that Suppabuddha the leper's mind was ready, malleable, free from hindrances, elated, & bright, he then gave the Dhamma-talk peculiar to Awakened Ones, i.e., stress, origination, cessation, & path. And just as a clean cloth, free of stains, would properly absorb a dye, in the same way, as Suppabuddha the leper was sitting in that very seat, the dustless, stainless Dhamma eye arose within him, "Whatever is subject to origination is all subject to cessation."

Ud 5.3

"Vì người hủi Suppabuddha, Thế Tôn tuần tự thuyết pháp, tức là thuyết bố thí, thuyết về trì giới, thuyết về thiên giới, thuyết về sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự ô nhiễm cuả các dục, sự lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết tâm của người hủi Suppabuddha đã sẵn sàng, đã nhu thuận không còn chướng ngại, được phấn khởi, được tín thành, liền thuyết pháp mà chư Phật đã chứng ngộ, tức là Khổ, Tập, Diệt, Ðạo.
Cũng như tấm vải thuần bạch, được gội rửa các vết đen, sẽ rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy chính tại chỗ ngồi này, pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên trong tâm người hủi Suppabuddha: "Phàm cái gì được khởi lên, tất cả đều bị đoạn diệt".

Ud 5.3

Puñña — Merit  

A blessing: friends when the need arises.
A blessing: contentment with whatever there is.
Merit at the ending of life is a blessing.
A blessing: the abandoning of all suffering
& stress.

A blessing in the world: reverence to your mother.
A blessing: reverence to your father as well.
A blessing in the world: reverence to a contemplative.
A blessing: reverence for a brahmin, too.

A blessing into old age is virtue.
A blessing: conviction established.
A blessing: discernment attained.
The non-doing of evil things is
a blessing.
Dhp 331-333

Phước báu

Vui thay, bạn lúc cần!
Vui thay, sống biết đủ,
Vui thay, chết có đức!
Vui thay, mọi khổ đoạn.

Vui thay, hiếu kính mẹ,
Vui thay, hiếu kính cha,
Vui thay, kính Sa môn,
Vui thay, kính Hiền Thánh.

Vui thay, già có giới!
Vui thay, tín an trú!
Vui thay, được trí tuệ,
Vui thay, ác không làm.

Dhp 331-333

This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, don't be afraid of acts of merit. This is another way of saying what is blissful, desirable, pleasing, endearing, charming — i.e., acts of merit. I am cognizant that, having long performed meritorious deeds, I long experienced desirable, pleasing, endearing, charming results. Having developed a mind of good will for seven years, then for seven aeons of contraction & expansion I didn't return to this world. Whenever the aeon was contracting, I went to the realm of Streaming Radiance. Whenever the aeon was expanding, I reappeared in an empty Brahma-abode. There I was the Great Brahman, the Unconquered Conqueror, All-seeing, & Wielder of Power. Then for thirty-six times I was Sakka, ruler of the gods. For many hundreds of times I was a king, a wheel-turning emperor, a righteous king of Dhamma, conqueror of the four corners of the earth, maintaining stable control over the countryside, endowed with the seven treasures* — to say nothing of the times I was a local king. The thought occurred to me: 'Of what action of mine is this the fruit, of what action the result, that I now have such great power & might?' Then the thought occurred to me: 'This is the fruit of my three [types of] action, the result of three types of action, that I now have such great power & might: i.e., generosity, self-control, & restraint.'"

Train in acts of merit
that bring long-lasting bliss —
develop generosity,
a life in tune,
a mind of good-will.
Developing these
three things
that bring about bliss,
the wise reappear
in a world of bliss
unalloyed.

Iti 22

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, chớ có sợ hãi các công đức. Này các Tỷ-kheo, công đức là đồng nghĩa với an lạc, cái gì khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý, tức là công đức. Này các Tỷ-kheo, Ta thắng tri thọ hưởng quả dị thục, khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý trong một thời gian dài của các công đức đã làm trong một thời gian dài. Sau khi tu tập từ tâm trong bảy năm, Ta đã không trở lui lại đời này trong bảy tăng kiếp và hoại kiếp. Trong thời kỳ kiếp tăng, Ta là chư Thiên Quang Âm; Trong thời kỳ kiếp giảm, Ta sanh trong lâu đài trống không ở Phạm Thiên. Tại đấy Ta là Phạm Thiên, Ðại Phạm Thiên bậc chinh phục, bậc không bị ai chinh phục, bậc nhìn thấy tất cả, bậc có quyền lực. Này các Tỷ-kheo, ba mươi sáu lần Ta đã là Thiên chủ Ðế Thích. Nhiều trăm lần, Ta đã làm vua, vị vua Chuyển Luân, trị vì đúng pháp, bậc Pháp vương, bậc chiến thắng bốn phương, bậc đã đạt được sự an ổn trong quốc độ, bậc đầy đủ bảy báu. Còn nói gì khi Ta là vị vua ở địa phương. Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Quả này là do nghiệp nào Ta đã làm, là quả dị thục của nghiệp nào mà nay, Ta được đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy?". Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Ðây là quả ba nghiệp Ta đã làm, là quả dị thục của ba nghiệp, do vậy Ta nay đựơc đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy. Tức là bố thí, nhiếp phục, chế ngự". Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Hãy để cho vị ấy,
Học tập về công đức,
Công đức là lạc căn,
Tối thượng trong tương lai,
Hãy tu tập bố thí,
Sống nếp sống an tịnh,
Và tu tập từ tâm.
Sau khi đã tu tập,
Các pháp này như vậy,
Tức là cả ba pháp,
Khiến an lạc sanh khởi,
Bậc Hiền trí được sanh
Trong thế giới an lạc,
Thế giới không sân hận.

Iti 22

Note

*
The seven treasures are a divine wheel, an ideal jewel, an ideal elephant, an ideal horse, an ideal wife, an ideal treasurer, an ideal counselor.

 

Ghi chú

*
Bảy báu là xe báu, ngọc báu, voi báu, ngựa báu, nữ báu, tướng quân báu, gia chủ báu.


Here he rejoices
he rejoices hereafter.
In both worlds
the merit-maker rejoices.
He rejoices, is jubilant,
seeing the purity
of his deeds.

Here he delights
he delights hereafter.
In both worlds
the merit-maker delights.
He delights at the thought,
'I've made merit.'
Having gone to a good destination,
he delights
all the more.
Dhp 16, 18

 

Nay vui,đời sau vui,
Làm phước, hai đời vui,
Nó vui, nó an vui,
Thấy nghiệp tịnh mình làm.

 

 

Nay sướng, đời sau sướng,
Làm phước, hai đời sướng.
Nó sướng: 'Ta làm thiện',
Sanh cõi lành, sướng hơn.

Dhp 16, 18

Be quick in doing
what's admirable.
Restrain your mind
from what's evil.
When you're slow
in making merit,
evil delights the mind.
Dhp 116

 

 

Hãy gấp làm điều lành,
Ngăn tâm làm điều ác.
Ai chậm làm việc lành,
Ý ưa thích việc ác.

Dhp 116

 

Even the evil
meet with good fortune
as long as their evil
has yet to mature.
But when it's matured
that's when they meet
with evil.

Even the good
meet with bad fortune
as long as their good
has yet to mature.
But when it's matured
that's when they meet
with good fortune.

Don't be heedless of evil
('It won't come to me').
A water jar fills,
even with water
falling in drops.
With evil — even if
bit
by
bit,
habitually —
the fool fills himself full.

Don't be heedless of merit
('It won't come to me').
A water jar fills,
even with water
falling in drops.
With merit — even if
bit
by
bit,
habitually —
the enlightened one fills himself full.
Dhp 119-122

Người ác thấy là hiền.
Khi ác chưa chín muồi,
Khi ác nghiệp chín muồi,
Người ác mới thấy ác.

 

Người hiền thấy là ác,
Khi thiện chưa chín muồi,
Khi thiện nghiệp chín muồi,
Người hiền thấy là thiện.

 

 

Chớ chê khinh điều ác,
Cho rằng "chưa đến mình",
Như nước nhỏ từng giọt,
Rồi bình cũng đầy tràn.
Người ngu chứa đầy ác
Do chất chứa dần dần.

 

 

 

Chớ chê khinh điều thiện
Cho rằng "chưa đến mình",
Như nước nhỏ từng giọt,
Rồi bình cũng đầy tràn.
Người trí chứa đầy thiện,
Do chất chứa dần dần.

Dhp 119-122

 

This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "There are these three grounds for meritorious activity. Which three? The ground for meritorious activity made of generosity, the ground for meritorious activity made of virtue, and the ground for meritorious activity made of development [meditation]. These are the three grounds for meritorious activity."

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, có ba phước nghiệp sự này. Thế nào là ba? Phước nghiệp sự do bố thí tác thành, phước nghiệp sự do giới tác thành, và phước nghiệp do sự tu tập tác thành. Này các Tỷ-kheo, có ba phước nghiệp sự này. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Train in acts of merit
that bring long-lasting bliss —
develop generosity,
a life in tune,
a mind of good-will.
Developing these
three things
that bring about bliss,
the wise reappear
in a world of bliss
unalloyed.
Iti 60

 

 

Hãy để cho người ấy,
Học tập làm công đức,
Hướng dẫn đến tương lai
Đem lại căn an lạc.
Hãy tu tập bố thí,
Tập sở hành an tịnh,
Và tu tập từ tâm,
Tu xong ba pháp ấy,
Những pháp khởi lạc thọ.
Bậc Hiền trí được sanh,
Tại thế giới an lạc,
Không phiền não hận thù.

Iti 60

This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "I have seen beings who — endowed with bodily good conduct, verbal good conduct, & mental good conduct; who did not revile noble ones, who held right views and undertook actions under the influence of right views — at the break-up of the body, after death, have re-appeared in the good destination, the heavenly world. It is not from having heard this from other priests & contemplatives that I tell you that I have seen beings who — endowed with bodily good conduct, verbal good conduct, & mental good conduct; who did not revile noble ones, who held right views and undertook actions under the influence of right views — at the break-up of the body, after death, have re-appeared in the good destination, the heavenly world. It is from having known it myself, seen it myself, realized it myself that I tell you that I have seen beings who — endowed with bodily good conduct, verbal good conduct, & mental good conduct; who did not revile noble ones, who held right views and undertook actions under the influence of right views — at the break-up of the body, after death, have re-appeared in the good destination, the heavenly world. "

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Ta đã thấy, này các Tỷ-kheo, các chúng sanh thành tựu thân làm thiện, thành tựu nói lời thiện, thành tựu ý nghĩ thiện, không chỉ trích các bậc Thánh, có chánh kiến, chấp nhận các nghiệp được chánh kiến chi phối, sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, sau khi không nghe một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác nói lên, Ta nói lên lời nói này: "Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các chúng sanh thành tựu thân làm thiện, thành tựu lời nói thiện, thành tựu ý nghĩa thiện không chỉ trích các bậc Thánh, có chánh kiến, chấp nhận các nghiệp được chánh kiến chi phối, sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh vào thiện thú, thiên giới cõi đời này". Và này các Tỷ-kheo, vì rằng Ta tự mình biết, tự mình thấy, tự mình tìm ra, nên Ta tuyên bố rằng: "Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các chúng sanh, thành tựu thân làm thiện, thành tựu lời nói thiện, thành tựu ý nghĩ thiện, không chỉ trích các bậc Thánh, có chánh kiến, chấp nhận các nghiệp được chánh kiến chi phối, sau khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này". Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

 

With mind rightly directed,
speaking right speech,
doing right deeds with the body:
a person here
of much learning,
a doer of merit
here in this life so short,
at the break-up of the body,
discerning,
reappears in heaven.
Iti 71

 

Dẫn ý vào đường chánh,

Nói những lời chánh ngữ,

Với thân làm nghiệp chánh,

Người ở đời làm vậy.

Nghe nhiều học hỏi nhiều

Làm các việc công đức,

Ở đây sống trong đời,

Với sanh mạng ít oi,

Khi thân hoại mạng chung,

Người ấy với trí tuệ.

Người ấy làm như vậy,

Được sanh lên cõi Trời.

Iti 71

As he was sitting to one side, King Pasenadi Kosala said to the Blessed One: "Just now, lord, while I was alone in seclusion, this train of thought arose in my awareness: 'Who are dear to themselves, and who are not dear to themselves?' Then it occurred to me: 'Those who engage in bodily misconduct, verbal misconduct, & mental misconduct are not dear to themselves. Even though they may say, "We are dear to ourselves," still they aren't dear to themselves. Why is that? Of their own accord, they act toward themselves as an enemy would act toward an enemy; thus they aren't dear to themselves. But those who engage in good bodily conduct, good verbal conduct, & good mental conduct are dear to themselves. Even though they may say, "We aren't dear to ourselves," still they are dear to themselves. Why is that? Of their own accord, they act toward themselves as a dear one would act toward a dear one; thus they are dear to themselves.'"

 

Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, ở đây khi con đang ngồi yên tịnh một mình, tư tưởng này khởi lên nơi con: "Đối với những ai, tự ngã là thân ái? Đối với những ai, tự ngã là kẻ thù?" Và rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Những ai sống thân làm ác, sống miệng nói ác, sống ý nghĩ ác; đối với người ấy, tự ngã là kẻ thù. Dầu họ có nói: "Tự ngã là thân ái của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là kẻ thù. Vì sao vậy? Những gì kẻ thù làm cho kẻ thù, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù. Những ai sống thân làm thiện, sống miệng nói thiện, sống ý nghĩ thiện, đối với họ, tự ngã là thân ái. Dầu cho họ có nói: "Tự ngã là kẻ thù của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là thân ái. Vì sao vậy? Những gì kẻ thân ái làm cho kẻ thân ái, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái."

 

"That's the way it is, great king! That's the way it is! Those who engage in bodily misconduct, verbal misconduct, & mental misconduct are not dear to themselves. Even though they may say, 'We are dear to ourselves,' still they aren't dear to themselves. Why is that? Of their own accord, they act toward themselves as an enemy would act toward an enemy; thus they aren't dear to themselves. But those who engage in good bodily conduct, good verbal conduct, & good mental conduct are dear to themselves. Even though they may say, 'We aren't dear to ourselves,' still they are dear to themselves. Why is that? Of their own accord, they act toward themselves as a dear one would act toward a dear one; thus they are dear to themselves."

Như vậy là phải, thưa Đại vương. Như vậy là phải, thưa Đại vương. Thưa Đại vương, những ai sống thân làm ác, sống miệng nói ác, sống ý nghĩ ác; đối với người ấy, tự ngã là kẻ thù. Dầu họ có nói: "Tự ngã là thân ái của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là kẻ thù. Vì sao vậy? Những gì kẻ thù làm cho kẻ thù, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù. Thưa Đại vương, những ai sống thân làm thiện, sống ý nghĩ thiện, đối với họ, tự ngã là thân ái. Dầu cho họ có nói: "Tự ngã là kẻ thù của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là thân ái. Vì sao vậy? Những gì kẻ thân ái làm cho kẻ thân ái, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái.

If you hold yourself dear
then don't fetter yourself
with evil,
for happiness isn't easily gained
by one who commits
a wrong-doing.

When seized by the End-maker
as you abandon the human state,
what's truly your own?
What do you take along when you go?
What follows behind you
like a shadow
that never leaves?

   Both the merit & evil
that you as a mortal
perform here:
that's what's truly your own,
what you take along when you go;
that's what follows behind you
like a shadow
that never leaves.

So do what is admirable,
as an accumulation
for the future life.
Deeds of merit are the support for beings
when they arise
in the other world.
SN 3.4

 

Nếu những ai biết được,
Tự ngã là thân ái,
Họ sẽ không liên hệ,
Với các điều ác hạnh.
Kẻ làm điều ác hạnh,
Khó được chơn hạnh phúc,


Bị thần chết cầm tù,
Từ bỏ thân làm người.
Kẻ có nghiệp như vậy,
Cái gì là của mình?
Lấy cái gì đem đi?
Cái gì theo dõi họ,
Như bóng theo dõi hình?


Ở đây kẻ bị chết,
Làm các nghiệp công đức,
Làm các nghiệp ác đức,
Lấy cả hai đem đi.
Cả hai của kẻ ấy,
Như bóng theo dõi hình.
Cả hai theo kẻ ấy,


Do vậy hãy làm lành,
Tích lũy cho đời sau,
Công đức cho đời sau,
Là hậu cứ cho người.

SN 3.4

 

As he was sitting to one side, King Pasenadi Kosala said to the Blessed One: "Is there, lord, any one quality that keeps both kinds of benefits secure — benefits in this life & benefits in lives to come?"

Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn: -"Bạch Thế Tôn, có một pháp nào có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau?"

 

"There is one quality, great king, that keeps both kinds of benefits secure — benefits in this life & benefits in lives to come."

 

Thưa Đại vương, có một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.

 

"But what, venerable sir, is that one quality that keeps both kinds of benefit secure — benefits in this life & benefits in lives to come?"

Bạch Thế Tôn, pháp ấy là gì, có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau?

 

"Heedfulness, great king. Just as the footprints of all living beings with legs can be encompassed by the footprint of the elephant, and the elephant's footprint is declared to be supreme among them in terms of its great size; in the same way, heedfulness is the one quality that keeps both kinds of benefits secure — benefits in this life & benefits in lives to come."

 

 

Bất phóng dật, thưa Đại vương, là một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau. Thưa Đại vương, cũng như con voi, trong tất cả loài hữu tình có chân, tóm thâu tất cả đặc tướng của chân trong bàn chân của nó; và bàn chân của voi được xem là đệ nhất về phương diện to lớn trong tất cả loại chân. Cũng vậy, thưa Đại vương, bất phóng dật là một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.

That is what the Blessed One said. Having said that, the One Well-Gone, the Teacher, said further:

Thế Tôn nói như trên. Sau khi nói xong Bậc Thiện Thệ đọc bài kệ rằng:

 

For one who desires
long life, health,
beauty, heaven, & noble birth,
— lavish delights, one after another —
the wise praise heedfulness
in doing acts of merit.

 

When heedful, wise,
you achieve both kinds of benefit:
benefits in this life,
& benefits in lives to come.

By breaking through to your benefit,
you're called enlightened,
wise.
SN 3.17

 

 

Ai ước nguyện tuổi thọ,

Không bệnh, có diệu sắc,
Được sanh lên Thiên giới,
Sanh các nhà quý tộc,
Phải liên tục tăng thượng,
Tinh tấn, không dừng nghĩ.
Người hiền triết tán thán,
Hạnh lành không phóng dật,
Đối với những người lành,
Làm các hạnh công đức, 
Người hiền không phóng dật,
Được cả hai lợi ích,
Lợi ích trong đời này,
Lợi ích cả đời sau. 
Kẻ anh hùng được gọi,
Là bậc chơn hiền trí,
Nếu biết nắm chụp lấy,
Hạnh phúc cho chính mình. 

SN 3.17

Dana — Giving 

"Without abandoning these five qualities, one is incapable of entering & remaining in the first jhana... second jhana... the third jhana... the fourth jhana; incapable of realizing the fruit of stream-entry... the fruit of once-returning... the fruit of non-returning... arahantship. Which five? Stinginess as to one's monastery [lodgings]... one's family [of supporters]... one's gains... one's status, and stinginess as to the Dhamma."

AN 5.256-257

Bố thí

Do không đoạn tận năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng đạt và an trú sơ thiền... nhị thiền.... tam thiền.... tứ thiền; không thể có giác ngộ Dự lưu quả...Nhất lai quả...Bất lai quả...A-la-hán quả. Thế nào là năm? Xan tham trú xứ, Xan tham gia đình, Xan tham lợi dưỡng, Xan tham tán thán, Xan tham pháp.

AN 5.256-257

Conquer stinginess with a gift.

Dhp 223

Quảng đại thắng xan lẫn.

Dhp 223

"And what is the treasure of generosity? There is the case of a disciple of the noble ones, his awareness cleansed of the stain of stinginess, living at home, freely generous, openhanded, delighting in being magnanimous, responsive to requests, delighting in the distribution of alms. This is called the treasure of generosity.

AN 7.6

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thí tài?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử với tâm từ bỏ cấu uế của xan tham, sống tại gia phóng xả, với bàn tay rộng mở, ưa thích xả bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích san sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thí tài.

AN 7.6

Then another deva exclaimed in the Blessed One's presence:

Giving is good, dear sir! Even when there's next to nothing, giving is good. Giving with conviction is good! The giving of what's righteously gained is good! And further: Giving with discretion is good! It's praised by the One Well-gone: giving with discretion, to those worthy of offerings here in the world of the living. What's given to them bears great fruit like seeds sown in a good field.

— SN 1.33

 

 

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt của Thế Tôn:

Lành thay sự bố thí,
Kính thưa bậc Tôn giả!
Nhưng thật tốt lành thay,
Bố thí trong thiếu thốn!
Lành thay sự bố thí,
Phát xuất từ lòng tin!
Lành thay sự bố thí,
Với tài sản hợp pháp!
Lành thay sự bố thí,
Có suy tư sáng suốt!
Bố thí có suy tư,
Bậc Thiện Thệ tán thán.
Bố thí cho những vị,
Ðáng kính trọng ở đời,
Bố thí những vị ấy,
Ðược hưởng quả phước lớn,
Như hạt giống tốt đẹp,
Gieo vào ruộng tốt lành.

— SN 1.33

"These are the five rewards of generosity: One is dear and appealing to people at large, one is admired by good people, one's good name is spread about, one does not stray from the rightful duties of the householder, and with the break-up of the body at death, one reappears in a good destination, in the heavenly worlds."

— AN 5.35

 

 

999

 

"If beings knew, as I know, the results of giving and sharing, they would not eat without have given, nor would the stain of miserliness overcome their minds. Even if it were their last bite, their last mouthful, they would not eat without having shared, if there were someone to receive their gift. But because beings do not know, as I know, the results of giving and sharing, they eat without have given. The stain of miserliness overcomes their minds."

Iti 26

 

Này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh có thể biết như Ta đã biết, quả dị thục của sự san sẻ bố thí họ sẽ không thụ hưởng nếu họ không bố thí và uế nhiễm xan tham không có ám ảnh tâm của họ và an trú. Dầu là miếng cuối cùng của họ, dầu là miếng ăn tối hậu, họ sẽ không thọ hưởng nếu họ không san sẻ, khi có người nhận của họ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh không biết như Ta đã biết quả dị thục của san sẻ bố thí họ sẽ thọ hưởng, không có bố thí, và uế nhiễm xan tham ám ảnh tâm của họ và an trú.

Iti 26

Asibandhakaputta the headman said to the Blessed One, "Venerable sir, doesn't the Blessed One in many ways praise kindness, protection, & sympathy for families?"

"Yes, headman, the Tathagata in many ways praises kindness, protection, & sympathy for families."

"Then how, venerable sir, is the Blessed One, together with a large community of monks, wandering on tour around Nalanda in the midst of famine, a time of scarcity, when the crops are white with blight and turned to straw? The Blessed One is practicing for the ruin of families. The Blessed One is practicing for the demise of families. The Blessed One is practicing for the downfall of families."

"Headman, recollecting back over 91 aeons, I do not know any family to have been brought to downfall through the giving of cooked alms. On the contrary: Whatever families are rich, with much wealth, with many possessions, with a great deal of money, a great many accoutrements of wealth, a great many commodities, all have become so from giving, from truth, from restraint."

SN 42.9

 

Thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
- Có phải, bạch Thế Tôn, Thế Tôn dùng nhiều phương tiện tán thán, thương kính các gia đình, tán thán sự bảo vệ, tán thán lòng từ mẫn?

- Đúng vậy, này Thôn trưởng, Như Lai dùng nhiều phương tiện tán thán, thương kính các gia đình, tán thán sự bảo vệ, tán thán lòng từ mẫn.

- Vậy vì sao, bạch Thế Tôn, Thế Tôn cùng đại chúng Tỷ-kheo lại du hành tại Nàlandà đói kém, khó để lo miệng sống, xương trắng đầy tràn, lúa chỉ còn cọng rạ? Như vậy, Thế Tôn thực hành tàn phá các gia đình, thực hành bất hạnh cho các gia đình, thực hành tổn hại cho các gia đình.

Này Thôn trưởng, Ta nhớ từ chín mươi mốt kiếp về trước, Ta không hề biết đã có làm hại một gia đình cho đến một bữa cơm nấu cúng dường. Các gia đình ấy đều rất giàu, tiền của nhiều, tài sản nhiều, vàng bạc nhiều, vật dụng nhiều, ngũ cốc nhiều. Tất cả tài sản ấy được thâu hoạch do bố thí, được thâu hoạch một cách chân thật, được thâu hoạch một cách tự chế.

SN 42.9

What the miser fears, that keeps him from giving, is the very danger that comes when he doesn't give.

— SN 1.32

 

 

999

 

No misers go to the world of the devas. Those who don't praise giving are fools. The enlightened express their approval for giving and so find ease in the world beyond.

Dhp 177

Kẻ ngu ghét hào phóng, Người bần chẳng sanh thiên. Bậc trí vui bố thí, Ðời sau hưởng phúc điền.

Dhp 177

"In giving a meal, the donor gives five things to the recipient. Which five? He/she gives life, beauty, happiness, strength, & quick-wittedness. Having given life, he/she has a share in long life, either human or divine. Having given beauty, he/she has a share in beauty, either human or divine. Having given happiness, he/she has a share in happiness, either human or divine. Having given strength, he/she has a share in strength, either human or divine. Having given quick-wittedness, he/she has a share in quick-wittedness, either human or divine. In giving a meal, the donor gives these five things to the recipient."

The enlightened person giving life, strength, beauty, quick-wittedness — the wise person, a giver of happiness — attains happiness himself. Having given life, strength, beauty, happiness, & quick-wittedness, he has long life & status wherever he arises.

AN 5.37

 

 

"Người bố thí bữa ăn, này các Tỷ-kheo, người thí chủ đem lại cho người thọ lãnh năm điều. Thế nào là năm? Cho thọ mạng, cho dung sắc, cho an lạc, cho sức mạnh, cho biện tài. Cho thọ mạng, vị ấy được chia thọ mạng chư Thiên hay loài Người. Cho dung sắc, vị ấy được chia dung sắc chư Thiên hay loài Người. Cho an lạc, vị ấy được chia an lạc chư Thiên hay loài Người. Cho sức mạnh, vị ấy được chia sức mạnh chư Thiên hay loài Người. Cho biện tài, vị ấy được chia biện tài chư Thiên hay loài Người. Người bố thí bữa ăn, này các Tỷ-kheo, người thí chủ đem lại cho người thọ lãnh năm điều này."

Bậc Hiền cho thọ mạng,
Sức mạnh, sắc, biện tài,
Bậc trí cho an lạc,
Được chia phần an lạc.
Cho thọ mạng, sức mạnh,
Sắc, thọ mạng, sức mạnh,
Sắc, an lạc, biện tài,
Được sống lâu, danh xưng,
Tại chỗ được tái sanh.

AN 5.37

Then a certain devata, in the far extreme of the night, her extreme radiance lighting up the entirety of Jeta's Grove, went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, stood to one side. As she was standing there, she recited these verses in the Blessed One's presence:

When a house is on fire
the vessel salvaged
is the one that will be of use,
not the one left there to burn.
So when the world is on fire
with aging and death,
one should salvage [one's wealth] by giving:
what's given is well salvaged.
What's given bears fruit as pleasure.
What isn't given does not:
thieves take it away, or kings;
it gets burnt by fire or lost.
Then in the end
one leaves the body
together with one's possessions.
Knowing this, the intelligent man
enjoys possessions & gives.
Having enjoyed & given
in line with his means,
uncensured he goes
to the heavenly state.

SN 1.41

Rồi một vị Thiên, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

Trong ngôi nhà thiêu cháy,
Vật dụng đem ra ngoài,
Vật ấy có lợi ích,
Không phải vật bị thiêu.
Cũng vậy trong đời này,
Bị già chết thiêu cháy,
Hãy đem ra, bằng thí,
Vật thí, khéo đem ra.
Có thí, có lạc quả,
Không thí, không như vậy.
Kẻ trộm, vua cướp đoạt,
Lửa thiêu đốt hủy hoại,
Khi giờ cuối cùng đến,
Bỏ thân, bỏ sở hữu.
Kẻ trí, hiểu biết vậy,
Thọ dụng và bố thí,
Thí xong, thọ dụng xong,
Theo lực hành động ấy,
Không bị ai chỉ trích,
Vị ấy được sanh Thiên.

SN 1.41

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | Trang kế| trở về đầu trang | Home page |