Contents

Mục Lục


The Radiant Mind Is Unawareness  

Normally the mind is radiant and always ready to make contact with everything of every sort. Although all phenomena without exception fall under the laws of the three characteristics — stress, inconstancy, and not-self — the true nature of the mind doesn't fall under these laws.

The extent to which the mind does follow these laws is because the things that fall under these three characteristics come spinning in and become involved with it, so that it goes spinning along with them. Even then, though, it spins in a way that doesn't disintegrate or fall apart. It spins with the things that have the power to make it spin, but the natural power of the mind itself is that it knows and does not die. This deathlessness is something that lies beyond disintegration. This non-disintegration is something that lies beyond the three characteristics and the common laws of nature, but we're not aware of it because conventional realities become involved with the mind and surround it, so that the mind's behavior conforms thoroughly to theirs.


Tâm Tỏa Sáng là Vô Ý Thức  

Thường thì tâm tỏa sáng và luôn sẵn sàng tiếp xúc với mọi thứ. Mặc dù tất cả các hiện tượng đều thuộc quy luật của ba đặc tính — khổ, vô thường, và vô ngã — thật tánh của tâm không thuộc các quy luật này.

Tâm du di theo các quy luật này là vì những thứ thuộc về ba đặc tính này xoáy vào và trở nên quan hệ với nó, vì vậy nó quay cuồng cùng với chúng. Cho dù như vậy, nó quay theo cách mà không phân tán hay sụp đổ. Nó quay với những thứ có sức mạnh để làm nó quay, nhưng năng lực tự nhiên của tâm là nó biết và không chết. Sự bất tử này là một cái gì đó nằm ngoài sự phân tán. Tính không phân tán này nằm ngoài ba đặc tính và các quy luật chung của thiên nhiên, nhưng chúng ta không nhận thức được nó bởi vì các thực thể quy ước trở nên quan hệ với tâm và vây quanh nó, vì vậy hành vi của tâm triệt để noi theo hành vi của chúng.

The fact that we're unaware that birth and death are things that have always been with the mind infected by defilement, is because ignorance itself is an affair of defilement. Birth and death are an affair of defilement. Our own true affair, the affair that's ours pure and simple — the affair of the mind pure and simple — is that we don't have the power to be our own true self. We have been taking all sorts of counterfeit things as our self all along, and so the mind's behavior is not in keeping with its true nature. Its behavior falls under the sway of the deceits of defilement, which make it worry and fear, dreading death, dreading everything. Whatever happens — a little pain, a lot of pain — it's afraid. If even the least little thing disturbs it, it's afraid. As a result, the mind is filled with worries and fears. Even though fear and worry aren't directly an affair of the mind, they still manage to make it tremble.

We'll see — when the mind is cleansed so that it is fully pure and nothing can become involved with it — that no fear appears in the mind at all. Fear doesn't appear. Courage doesn't appear. All that appears is its own nature by itself, just its own timeless nature. That's all. This is the genuine mind. 'Genuine mind' here refers only to the purity or the 'saupadisesa-nibbana' of the arahants. Nothing else can be called the 'genuine mind' without reservations or hesitations. I, for one, would feel embarrassed to use the term for anything else at all.

Sự thật là chúng ta không nhận thức được rằng sinh và tử là những điều luôn có với tâm bị ô nhiễm bởi phiền não, là bởi vì vô minh tự nó là vấn đề của phiền não ô trược. Sinh và tử là vấn đề của phiền não ô trược. Vấn đề thật sự của chúng ta, vấn đề của sự thanh tịnh và đơn giản của chúng ta — vấn đề của tâm thanh tịnh và đơn giản — là chúng ta không có sức mạnh để thể hiện bản ngã thật của mình. Chúng ta vốn lấy mọi thứ giả mạo như là bản ngã của mình từ lâu nay, do đó hành vi của tâm không phù hợp với bản tánh thật sự của nó. Hành vi của nó bị ảnh hưởng bởi sự lừa dối của phiền não ô trược, điều đó làm cho nó lo âu và sợ hãi, sợ chết, sợ tất cả mọi thứ. Bất cứ điều gì xảy ra — đau ít, đau nhiều — nó sợ. Ngay cả khi điều nhỏ nhặt nhất làm xáo trộn nó, nó sợ. Kết quả là, tâm chứa đầy lo âu và sợ hãi. Mặc dù nỗi sợ hãi và lo âu không trực tiếp là vấn đề của tâm, chúng vẫn khiến cho nó run sợ.

Chúng ta sẽ nhìn thấy — khi tâm được tẩy sạch để cho nó hoàn toàn thanh tịnh và không điều gì có thể đến quan hệ với nó — để không còn nỗi sợ hãi nào xuất hiện trong tâm. Sợ hãi không xuất hiện. Can đảm không xuất hiện. Cái mà xuất hiện là chính bản tánh của nó, chỉ là bản tánh vượt thời gian của chính nó. Đó là tất cả. Đây là tâm chân chính. 'Tâm chân chính' ở đây chỉ đề cập đến sự thanh tịnh hay 'saupadisesa-nibbana' của bậc A-la-hán. Không cái gì khác có thể được gọi la 'tâm chân chính' mà không có sự dè dặt hay do dự. Ít nhất thì tôi là một trong những người sẽ cảm thấy xấu hổ khi dùng từ ngữ này cho bất cứ cái gì khác.

The 'original mind' means the original mind of the round in which the mind finds itself spinning around and about, as in the Buddha's saying, 'Monks, the original mind is radiant' — notice that — 'but because of the admixture of defilements' or 'because of the defilements that come passing through, it becomes darkened.'

The original mind here refers to the origin of conventional realities, not to the origin of purity. The Buddha uses the term 'pabhassaram''pabhassaramidam cittam bhikkhave' — which means radiant. It doesn't mean pure. The way he puts it is absolutely right. There is no way you can fault it. Had he said that the original mind is pure, you could immediately take issue: 'If the mind is pure, why is it born? Those who have purified their minds are never reborn. If the mind is already pure, why purify it?' Right here is where you could take issue. What reason would there be to purify it? If the mind is radiant, you can purify it because its radiance is unawareness incarnate, and nothing else. Meditators will see clearly for themselves the moment the mind passes from radiance to mental release: Radiance will no longer appear. Right here is the point where meditators clearly know this, and it's the point that lets them argue — because the truth has to be found true in the individual heart. Once a person knows, he or she can't help but speak with full assurance.

'Tâm nguyên thủy' có nghĩa là tâm nguyên thủy của vòng tròn trong đó tâm tìm thấy chính nó quay vòng, như câu nói của Đức Phật, 'Chư tăng, tâm nguyên thủy tỏa sáng' — để ý điều đó — 'nhưng vì sự trộn lẫn của phiền não ô trược' hay 'vì phiền não ô trược đi qua, nó trở nên tối tăm.'

Tâm nguyên thủy ở đây đề cập đến sự nguyên thủy của các thực thể quy ước, không phải nguyên thủy của thanh tịnh. Đức Phật dùng từ ngữ 'pabhassaram''pabhassaramidam cittam bhikkhave' — có nghĩa là tỏa sáng. Nó không có nghĩa là thanh tịnh. Cách ngài nói về điều đó là hoàn toàn đúng. Không cách nào bạn có thể phê bình nó. Nếu ngài nói rằng tâm nguyên thủy thì thanh tịnh, bạn có thể ngay lập tức đặt vấn đề: 'Nếu tâm thanh tịnh, tại sao nó sinh ra? Những ai đã làm thanh tịnh tâm của họ thì không bao giờ tái sinh. Nếu tâm đã thanh tịnh, tại sao lại phải tinh lọc nó?' Đây là điểm mà bạn có thể đặt vấn đề. Lý do gì để tinh lọc nó? Nếu tâm tỏa sáng, bạn có thể tinh lọc nó bởi vì sự tỏa sáng của nó là vô ý thức hóa thân, và không gì khác. Thiền giả sẽ tự nhìn thấy rõ ngay khi tâm chuyển từ sự tỏa sáng qua sự giải thoát tinh thần: Sự tỏa sáng sẽ không còn xuất hiện. Ngay đây là điểm mà thiền giả biết rõ điều này, và nó là điểm cho phép họ tranh luận — bởi vì sự thật phải được tìm thấy đúng trong trái tim của mỗi người. Khi một người biết, họ không thể không nói một cách rất quả quyết.

Thus the fact that our mind is surrounded, made to fear, to worry, to love, to hate, or whatever, is caused entirely by the symptoms of conventional reality, the symptoms of defilement. We have no mental power of our own. We have only the power of defilement, craving, and mental effluents pushing and pressuring us day and night while we sit, stand, walk, and lie down. Where are we going to find any happiness and ease as long as these things, which are constantly changing, keep provoking the mind to change along with them without our being aware of the fact?

There can be no ease in this world — none at all — until these things can be completely eradicated from the heart. Until then, we can have no secure ease and relief in any way. We can only shift and change about, or lean this way and that, depending on how much we're provoked by the things that come and involve us. This is why the Buddha teaches us to cleanse the mind, which is the same thing as cleansing ourselves of suffering.

Vì thế sự thật mà tâm của chúng ta bị bao vây, làm cho sợ hãi, lo âu, yêu thương, ghét bỏ, hay bất cứ điều gì, là hoàn toàn bởi vì các triệu chứng của thực thể thông thường, triệu chứng của phiền não ô trược. Chúng ta không có sức mạnh tinh thần của riêng mình. Chúng ta chỉ có sức mạnh của phiền não, ham muốn, và bợn nhơ tinh thần thúc đẩy và áp lực chúng ta ngày và đêm trong khi chúng ta ngồi, đứng, đi, và nằm. Chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc và bình an nào ở đâu khi mà những thứ này, vốn liên tục thay đổi, luôn kích động tâm thay đổi cùng với chúng mà chúng ta không hay biết?

Không thể nào có bình an trong thế giới này — không chút nào — cho đến khi những thứ này có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi trái tim. Ngoài ra, chúng ta không thể có bình an vững chắc và nhẹ nhỏm bằng bất cứ cách nào. Chúng ta chỉ có thể chuyển đổi, hay nghiêng theo cách này hay kia, tùy thuộc vào mức độ chúng ta bị kích động bởi những thứ đến quan hệ với chúng ta. Đây là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta làm sạch tâm, giống như làm sạch đau khổ khỏi chúng ta.

There is no one who has genuinely penetrated the principles of the truth like the Lord Buddha. Only he can be called 'sayambhu' — one who needs no teaching or training from anyone else. In curing his heart of defilement, he performed the duties of both student and teacher, all by himself, until he awakened to the level of the superlative Dhamma, becoming the superlative person, the superlative Master.

This is not to deny that on the level of concentration — the development of mental stillness — he received training from the two hermits; but that in itself wasn't the way of extrication leading to the level of omniscience (sabbaññu). By the time he was to attain omniscience, he had left the two hermits and was striving on his own. He came to know the Dhamma on his own and to see on his own, without anyone else's teaching him. He then brought that Dhamma to teach the world so that it has known good and evil, heaven, hell, and nibbana ever since. Had there been no one to teach us, we of the world would be completely burdened with the mass of fire filling our hearts and would never see the day when we could put our burdens down.

Không có ai thật sự hiểu thấu các nguyên tắc của chân lý như Đức Phật. Chỉ có ngài mới có thể được gọi là 'sayambhu' — người không cần sự giảng dạy hay huấn luyện từ bất cứ ai khác. Trong việc chửa trị phiền não ô trược khỏi trái tim của ngài, ngài tự đóng vai trò của cả học trò lẫn thầy giáo, cho đến khi ngài giác ngộ đến mức độ Pháp cao nhất, trở thành người cao nhất, bậc Thầy cao nhất.

Điều này không phủ nhận rằng ở mức độ định — sự phát triễn tĩnh lặng tâm linh — ngài đã nhận được huấn luyện từ hai vị ẩn tu; nhưng điều đó không phải là cách giải thoát dẫn đến mức độ toàn tri (sabbaññu). Khi ngài đạt được sự toàn tri, ngài đã rời hai vị ẩn tu đó và tự mình chiến đấu. Ngài tự tìm hiểu Pháp và tự mình nhìn thấy, không có ai giảng dạy cho ngài. Sau đó ngài mang Pháp đó ra giảng dạy cho thế giới để họ biết thiện và ác, thiên đường, địa ngục, và niết bàn kể từ khi đó. Nếu không có ai giảng dạy cho chúng ta, thế giới chúng ta sẽ hoàn toàn gánh chịu khối lửa lấp đầy trái tim của chúng ta và sẽ không bao giờ nhìn thấy ngày mà chúng ta có thể đặt gánh nặng của chúng ta xuống.

This being the case, we should appreciate the worth of the Dhamma that the Buddha brought to the world after having endured hardships in a way no one else in the world could have managed.

So now, at present, what is it that covers the heart so that we can't find its radiance and purity, even though each of us wants to find purity. What conceals it? To answer in terms of natural principles, we should start with the five khandhas. As for the 'mind of unawareness,' we can save that for later. Let's just start out with what's really obvious — the five khandhas and their companions: sight, sounds, smells, tastes, and tactile sensations.

Vì đây là trường hợp, chúng ta nên trân trọng giá trị của Pháp mà Đức Phật đã mang đến cho thế giới sau khi chịu đựng gian khổ theo cách mà không ai khác trên thế giới có thể vượt qua.

Do đó, bây giờ, cái gì che phủ trái tim khiến chúng ta không thể tìm thấy ánh sáng và thanh tịnh của nó, mặc dù mỗi người chúng ta đều muốn tìm sự thanh tịnh. Cái gì che giấu nó? Để trả lời theo các nguyên tắc tự nhiên, chúng ta nên bắt đầu với ngũ uẩn. Còn đối với 'tâm của sự vô ý thức,' chúng ta có thể bàn đến sau. Hảy bắt đầu với những gì thật sự hiển nhiên — ngũ uẩn và các đối tượng đồng hành của chúng: hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác.

These make contact with the eye, ear, nose, tongue and body, and then link up with the mind, forming the basis for this assumption and that. The mind then takes the objects that have come passing by and uses them to bind itself, entangle itself, or encircle itself so that it is completely darkened with love, hate, anger, and all sorts of other states, all of which come from the things I have mentioned.

But what lies buried deep is our belief that the khandhas form our self. From time immemorial, whatever our language, whatever our race — even when we are common animals — we have to believe that these things are us, are ours; that they are a being, the self of a being, our own self. If we become deities, we believe that our divine bodies are ours. If we become hungry ghosts or whatever, the things we dwell in — gross bodies or refined — we take to be us or ours. Even when we become human beings and begin to have some sense of good and evil, we still have to believe that 'This is us,' or 'This is ours.' Of the five khandhas, the body (rupa) is 'us.' Vedana, sañña, sankhara, and viññana are 'us,' are 'ours.' These assumptions lie buried deep within us.

Những thứ này tiếp xúc với mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, và rồi liên kết với tâm, tạo thành căn bản cho giả định này và kia. Tâm sau đó lấy những đối tượng đi ngang qua và sử dụng chúng để tự ràng buộc, tự làm vướng mắc, tự bao vây nó khiến cho nó hoàn toàn bị tăm tối với yêu, ghét, giận, và mọi trạng thái khác, tất cả đến từ những điều mà tôi đã đề cập.

Nhưng cái mà nằm sâu kín đó là sự tin tưởng của chúng ta rằng ngũ uẩn tạo thành bản ngã của chúng ta. Từ xa xưa, bất kể ngôn ngữ của chúng ta, bất kể chủng tộc của chúng ta — ngay cả khi chúng ta là động vật thông thường — chúng ta phải tin rằng những thứ này là chúng ta, của chúng ta; rằng chúng là hữu thể, bản ngã của hữu thể, bản ngã của chính chúng ta. Nếu chúng ta trở thành thần thánh, chúng ta tin tưởng rằng thân thể thánh thiện của chúng ta là của chúng ta. Nếu chúng ta trở thành quỷ đói hay bất cứ cái gì, những thứ chúng ta trú ngụ trong đó — thân thể thô thiển hay tinh tế — chúng ta xem đó là chúng ta hay của chúng ta. Ngay cả khi chúng ta trở thành loài người và bắt đầu có ý thức về thiện và ác, chúng ta vẫn tin rằng 'Đây là chúng ta,' hay 'Đây là của chúng ta.' Đối với ngũ uẩn, thân (rupa - sắc) là 'chúng ta.' Vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức là 'chúng ta', là 'của chúng ta.' Những giả định này nằm sâu kín trong chúng ta.

The Buddha thus teaches us to investigate. We investigate these things so as to see their truth clearly and then to uproot our mistaken assumptions and attachments that they are the self. We do this for the sake of freedom and for nothing else.

If we look at these things in their normal state, we might wonder why we should investigate them. Sights are simply sights; sounds are sounds; smells, smells; tastes, tastes; tactile sensations are simply natural phenomena as they've always been. They've never announced that they are our enemies. So why investigate them?

Vì thế Đức Phật dạy chúng ta quan sát. Chúng ta quan sát những thứ này để nhìn thấy rõ sự thật của chúng và sau đó nhổ bỏ những giả định sai lầm và chấp trước rằng chúng là tự ngã. Chúng ta làm điều này vì lợi ích của sự tự do và không gì khác.

Nếu chúng ta nhìn vào những thứ này ở trạng thái bình thường của chúng, chúng ta có thể tự hỏi tại sao chúng ta cần quan sát chúng. Hình ảnh chỉ đơn giản là hình ảnh; âm thanh là âm thanh; mùi là mùi; vị là vị; cảm giác xúc giác chỉ đơn giản là những hiện tượng tự nhiên như chúng luôn là. Chúng không bao giờ tuyên bố rằng chúng là kẻ thù của chúng ta. Vậy tại sao lại quan sát chúng?

We investigate them to know the truth of each one of them as it actually is, to realize our own delusions by means of this investigation and to extricate ourselves from them through knowledge — for the fact that the mind lays claim to the khandhas as its self, as belonging to itself, is because of delusion and nothing else.

Once we have investigated and clearly understood what these things are, the mind withdraws inwardly through knowledge, understanding, and discernment, with no more concern for these things. We investigate whichever khandha is most prominent. We needn't conjecture or speculate about the fact that we haven't contemplated the five khandhas in their entirety, or each khandha in turn. We needn't conjecture at all. All we need to do is to see which khandha is prominent and merits investigation at the moment — which khandha we feel best suited to handle — and then investigate and explore it so that it becomes clear.

Chúng ta quan sát chúng để biết sự thật của từng cái như nó thật sự là, để nhận ra ảo tưởng của chính mình bằng phương tiện của sự quan sát này và để tự giải thoát khỏi chúng thông qua kiến thức — về̀ việc tâm tuyên bố ngũ uẩn như là tự ngã của nó, như thuộc về chính nó, là do ảo tưởng và không gì khác.

Một khi chúng ta đã quan sát và hiểu rõ những thứ này là gì, tâm rút lui vào trong thông qua kiến thức, hiểu biết, và nhận thức phân biệt, không còn quan ngại đến những thứ này. Chúng ta quan sát uẩn nào nổi bật nhất. Chúng ta không cần giả định hay phỏng đoán về việc chúng ta không quán chiếu ngũ uẩn một cách toàn bộ, hay từng uẩn một. Chúng ta không cần phỏng đoán gì cả. Tất cả chúng ta cần làm là nhìn xem uẩn nào nổi bật và xứng đáng để quan sát vào lúc này — uẩn nào chúng ta cảm thấy thích hợp nhất để xử lý — và sau đó quan sát và khám phá nó để nó trở nên rõ ràng.

Take, for instance, the body, whichever aspect of the body is most prominent in your awareness — the aspect that has you most interested, that you want most to investigate. Latch onto that spot and focus on examining it so as to see its truth in terms of the question, 'What is stress?'

In the texts we are told that stress (dukkha) means 'unendurability,' but this doesn't sit well with my own crass tastes, which is why — one man's meat being another man's poison — I prefer to translate stress as 'a constant squeeze.' This is more in keeping with my tastes, which are very crude. For example, the phrase, 'yampiccham na labhati tampi dukkham,' is right in line with my translation. In other words, 'Not attaining what is desired is stress.' How is it stress? In that it puts a squeeze on us, or makes us uncomfortable.

Chẳng hạn như thân thể, khía cạnh nào của thân thể nổi bật nhất trong sự nhận thức của bạn — khía cạnh mà bạn chú ý nhất, mà bạn muốn quan sát nhất. Nhắm vào điểm đó và tập trung trong việc xem xét nó để nhìn thấy sự thật của nó trong câu hỏi, 'Khổ là gì?'

Trong kinh sách chúng ta được cho biết rằng khổ (dukkha) có nghĩa là 'không chịu đựng nổi,' nhưng điều này không phù hợp với sở thích thô thiển của tôi, đó là lý do tại sao — thức ăn của một người là chất độc của người khác — Tôi thích dịch khổ như là 'một sự siết chặt.' Điều này phù hợp với khẩu vị của tôi hơn, vốn rất thô thiển. Ví dụ, từ ngữ, 'yampiccham na labhati tampi dukkham,' đúng với sự diễn giải của tôi. Nói cách khác, 'Không đạt được điều mong muốn là khổ.' Nó khổ như thế nào? Vì nó siết chúng ta lại, hay làm cho chúng ta khó chịu.

If we don't get what we want, we're uncomfortable. Even if we get what we want but then lose it, we suffer stress. Stress in this sense fits the translation, 'a squeeze.' This squeeze is what's meant by stress or unendurability. If it can't endure, let it go its own way. Why mess with it? Actually, no matter which khandha, no matter which of the three characteristics, the mind is the one at fault for getting attached, which is why we have to examine the khandhas until we have them clear.

Whatever aspect of the body, look so as to see it clearly. If we're not yet clear about the filthiness in our 'physical heap,' we can look at the charnel ground within us so as to see it clearly. When we're told to visit the charnel ground, this is where we make our visit. Even if we visit a charnel ground outside, the purpose is to reflect inwardly on the inner charnel ground — our own body.

Nếu chúng ta không có được những gì chúng ta muốn, chúng ta khó chịu. Thậm chí nếu chúng ta có được những gì chúng ta muốn nhưng rồi mất nó, chúng ta đau khổ. Đau khổ theo ý này phù hợp với lời dịch, 'sự siết chặt.' Sự siết chặt này là ý nghĩa của đau khổ hay không chịu đựng nổi. Nếu nó không thể chịu đựng nổi, hảy để nó đi theo cách của nó. Tại sao lại dây dưa với nó? Thật ra, bất kể uẩn nào, bất kể là điều nào trong ba đặc tính, tâm là cái sai lầm vì chấp trước, đó là lý do tại sao chúng ta phải xem xét các uẩn cho đến khi chúng ta hiểu rõ chúng.

Bất kể khía cạnh nào của thân, hảy xem xét để nhìn thấy nó rõ ràng. Nếu chúng ta vẫn chưa rõ ràng về sự ô uế trong 'thể xác' của chúng ta, chúng ta có thể nhìn vào bãi tha ma bên trong chúng ta để thấy nó rõ ràng. Khi chúng ta được yêu cầu đi thăm bãi tha ma, đây là nơi chúng ta ghé thăm. Thậm chí nếu chúng ta thăm viếng bãi tha ma bên ngoài, mục đích là để quán chiếu vào bãi tha ma bên trong — thân thể của chính chúng ta.

As for the external charnel ground, in the days of the Buddha it was a place where corpses were scattered all over the place. The dead were hardly ever buried or cremated as they are today. So the Buddha taught monks to visit the charnel ground, where old corpses and new were scattered everywhere. He also gave detailed instructions as to the direction from which to enter, in keeping with his sharp intelligence as a self-dependent Buddha, the Teacher of the world. He said to approach from the upwind side and not from the downwind side. Otherwise the stench of the various corpses would be bad for your health.

'When you encounter corpses in this way, how do you feel? Look at the different types of corpses. How do you feel? Now refer inwardly, to your own body, which is another corpse.' This is how he taught the monks to investigate. Once we have an eyewitness — ourself — as to what the corpses in the external charnel ground are like, we can refer inwardly to the internal charnel ground: ourself again. Once we have grasped the basic principle, the external charnel ground gradually fades out of the picture. Instead, we investigate our internal charnel ground so that it becomes gradually more and more clear. In other words, we see how this body is a well of filth. Repulsive. Something that constantly has to be washed, bathed, and cleaned.

Đối với bãi tha ma bên ngoài, vào thời của Đức Phật nó là nơi mà các xác chết nằm rải rác khắp nơi. Xác chết hiếm khi được chôn hay hỏa táng như ngày nay. Vì vậy Đức Phật dạy các sư đi thăm viếng bãi tha ma, nơi những xác chết cũ và mới nằm rải rác khắp nơi. Ngài cũng cho hướng dẫn chi tiết như đi vào hướng nào, phù hợp với trí tuệ sắc bén của ngài như là một vị Phật tự giác, Thầy của thế gian. Ngài nói đi theo hướng thuận chiều gió chứ không phải ngược chiều gió. Nếu không mùi hôi thối của các xác chết sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

'Khi bạn chứng kiến các xác chết theo cách này, bạn cảm thấy thế nào? Nhìn các loại xác chết khác nhau. Bạn cảm thấy thế nào? Bây giờ tham khảo vào bên trong, vào thân thể của bạn, đó là một xác chết khác.' Đây là cách ngài dạy các sư quan sát. Một khi chúng ta có nhân chứng — bản thân chúng ta — về việc các xác chết ở bãi tha ma bên ngoài giống như thế nào, chúng ta có thể tham khảo vào bãi tha ma bên trong: lại là bản thân chúng ta. Một khi chúng ta nắm được nguyên tắc căn bản, bãi tha ma bên ngoài dần dần biến mất. Thay vào đó, chúng ta quan sát bãi tha ma bên trong chúng ta để nó dần dần trở nên rõ ràng hơn. Nói cách khác, chúng ta nhìn thấy thân thể này là một giếng rác dơ bẩn như thế nào. Ghê tởm. Một cái gì đó mà phải liên tục được rửa, tắm, và lau sạch.

Is there anything that, once it has become involved with any part of the body, remains clean? Even the food we eat, once we consume it, becomes filthy from the moment it enters the mouth and passes on down. Our clothing is also dirty. It has to be washed and laundered — a lot of fuss and bother. The same holds true for our homes. They constantly have to be cleaned, scrubbed, dusted, and swept. Otherwise they turn into another charnel ground because of the filth and the smell. Everywhere, wherever human beings live, has to be cleaned — because human beings are filthy. And since our bodies are already filthy, everything that comes into contact with them becomes filthy. Even food — delicious, inviting, appealing food — once it becomes mixed with the filth in the body, such as saliva, becomes filthy as well. If you took food of various kinds into your mouth and then spit it out, there'd be no way you could take it back in again. It'd be too disgusting. Revolting. Why? Because the body is filthy by its very nature, and so whatever becomes involved with the body becomes filthy as well.

To contemplate in this way is called investigating the charnel ground, or investigating the theme of loathsomeness.

Có cái gì mà, một khi nó đến quan hệ với bất cứ phần nào của thân thể, vẫn sạch sẽ. Ngay cả thức ăn chúng ta ăn, một khi chúng ta tiêu thụ nó, trở nên ô uế từ lúc nó vào miệng và đi xuống. Quần áo của chúng ta cũng dơ bẩn. Nó phải được giặt ủi — rất nhiều phiền phức và bận tâm. Tương tự như vậy đối với nhà của chúng ta. Chúng phải liên tục được lau chùi, phủi bụi và quét dọn. Nếu không chúng trở nên một bãi tha ma khác bởi vì rác rưởi và mùi hôi. Tất cả mọi nơi, bất cứ nơi nào loài người sống, phải được dọn sạch — bởi vì người ta dơ bẩn. Và vì thân thể của chúng ta đã dơ bẩn, bất cứ cái gì đến tiếp xúc với nó trở nên dơ bẩn. Ngay cả thức ăn — thức ăn ngon, trông mời mọc, hấp dẫn — một khi nó được trộn lẫn với sự dơ bẩn trong thân thể, chẳng hạn như nước miếng, cũng trở nên dơ bẩn. Nếu bạn bỏ nhiều loại thức ăn khác nhau vào trong miệng và rồi nhổ nó ra, không cách nào bạn có thể bỏ nó vô trở lại. Nó sẽ rất ghê tởm. Buồn nôn. Tại sao? Bởi vì thân thể ô uế do tự bản tánh của nó, và do đó bất cứ cái gì đến quan hệ với thân cũng trở nên ô uế.

Quán chiếu theo cách này được gọi là quan sát bãi tha ma, hay quan sát chủ đề về sự ghê tởm.

So. Focus in on seeing its inherent nature. Look at every facet, in whichever way comes most naturally to you. When you've examined one spot, your knowledge gradually seeps into the next spot and the next. If mindfulness and awareness keep in close connection, discernment can't help but go to work and advance unceasingly. You'll feel profoundly moved as you come to see and know truly, step by step. This is discernment on the first level of investigation.

Once you've investigated filthiness, you then investigate the process of change in the body. In other words, filth is in this body. Dry corpses, fresh corpses, raw corpses, cooked corpses, all kinds of corpses are gathered together in this body, but I've never heard the place where they are barbecued, roasted, and stewed called a crematorium. Instead, it's called kitchen. But actually, that's what it is, a crematorium for animals. And then they're all buried here in this stomach, this grave. We're a burial ground for all kinds of animals — yes, us! — if we look at ourselves in all fairness, with impartiality, because we're filled with old corpses and new. Once we have contemplated in this way, then if we don't feel disenchantment, if we don't feel disengagement, what will we feel? — for that's the way the truth actually is.

Vì vậy. Tập trung vào việc nhìn thấy bản tánh cố hữu của nó. Nhìn vào mọi khía cạnh, theo cách nào mà tự nhiên nhất đối với bạn. Khi bạn xem xét một điểm, kiến thức của bạn dần dần thấm vào điểm kế và kế tiếp. Nếu chánh niệm và nhận thức liên kết chặt chẻ với nhau, tuệ phân biệt tất phải làm việc và tiến bộ không ngừng. Bạn sẽ cảm thấy xúc động vô cùng khi bạn thấy và biết thật sự, từng bước một. Đây là tuệ phân biệt ở mức độ đầu tiên của sự quan sát.

Một khi bạn quan sát sự dơ bẩn, bạn sau đó quan sát tiến trình thay đổi trong thân thể. Nói cách khác, sự dơ bẩn ở trong thân thể này. Các xác chết cũ, xác chết mới, xác chết để sống, xác chết nấu chín, đủ loại xác chết được tập hợp lại với nhau trong thân thể này, nhưng tôi không bao giờ nghe nói rằng nơi chúng được nướng và hầm gọi là nhà hỏa táng. Thay vào đó, nó được gọi là nhà bếp. Nhưng thật ra, nó là như thế, nhà hỏa táng thú vật. Và sau đó chúng được chôn ở đây trong bao tử này, ngôi mộ này. Chúng ta là nơi chôn cất cho mọi loại thú vật — vâng, chúng ta! — nếu chúng ta nhìn vào chính chúng ta một cách công bằng, không thiên vị, bởi vì chúng ta được lấp đầy với các xác chết cũ và mới. Một khi chúng ta quán chiếu theo cách này, thì nếu chúng ta không cảm thấy chán nản, nếu chúng ta không cảm thấy vỡ mộng, thì chúng ta sẽ cảm thấy gì? — vì sự thật chính xác là như vậy.

The Buddha taught us to get to the truth, because this is what the truth is. If we don't resist the truth, we will all be able to unshackle ourselves from our attachments and false assumptions — from our stupidity and foolishness — step by step. The mind will become bright and clear, radiating its brightness with dignity, bravery, and courage in the face of the truth that comes into contact with it at all times. It will be content to accept every facet of the truth with fairness and impartiality. Even though we may not have yet abandoned our attachments absolutely, we can still find relief in having put them down to at least some extent. We no longer have to be constantly weighed down with our attachments to the khandhas to the point where we are always miserable. This is in keeping with the saying, 'Fools, the heavier their burdens, the more they keep piling on. Sages, the lighter their burdens, the more they let go — until nothing is left.'

When we investigate in this way, we should examine the process of change in the khandhas. Every piece, every bit, every part of the body undergoes change. There's no exception, not even for a single hair. Everything undergoes change in the same way. So which part is us, which part is ours, to which we should be attached?

Đức Phật dạy chúng ta tìm ra sự thật, vì đây là ý nghĩa của sự thật. Nếu chúng ta không chống lại sự thật, chúng ta sẽ có thể giải tỏa chúng ta khỏi những luyến ái và giả định sai lầm của chúng ta — khỏi sự ngu ngốc và khờ khạo của chúng ta — từng bước một. Tâm sẽ trở nên sáng suốt và rõ ràng, làm rạng ngời ánh sáng của nó với phẩm giá, dũng cảm, và can đảm đối diện sự thật đến tiếp xúc với nó khắp mọi lúc. Nó sẽ vui vẻ chấp nhận mọi khía cạnh của sự thật với sự công bằng và không thiên vị. Mặc dù chúng ta có thể chưa hoàn toàn từ bỏ được những luyến aí của chúng ta, chúng ta vẫn có thể tìm thấy sự thoải mái trong việc trút bớt gánh nặng. Chúng ta không còn phải liên tục gánh chịu những luyến ái của chúng ta đối với ngũ uẩn đến mức mà chúng ta luôn cảm thấy khổ sở. Điều này phù hợp với lời nói, 'Người ngu, gánh nặng của họ càng nặng, họ càng chồng chất thêm. Người khôn, gánh nặng của họ càng nhẹ, họ càng buông bỏ — cho đến khi không còn lại gì.'

Khi chúng ta quan sát theo cách này, chúng ta nên xem xét tiến trình thay đổi trong ngũ uẩn. Từng miếng, từng mảnh, từng phần của thân thể trải qua sự thay đổi. Không có ngoại lệ, dù là một sợi tóc. Tất cả mọi thứ trải qua sự thay đổi trong cùng một cách. Vậy phần nào là chúng ta, phần nào là của chúng ta, mà chúng ta nên gắn bó?

The same holds true with the word 'anatta,' not-self. It drives home even more firmly the fact that these things don't deserve our attachment. 'Anatta' lies in the same parts as change — the very same parts. They're anatta, not ours or anyone else's. Each one, each one is simply a natural phenomenon mingled with the others in line with its own nature, without any concern for who will like it or hate it, latch onto it or let it go.

But we human beings are light-fingered and quick. Whatever comes our way, we snatch hold of it, snatch hold of it, with no concern for right or wrong. We're more light-fingered and quick than a hundred monkeys, and yet all of us, all over the world, like to criticize monkeys for not being able to sit contented and still. Actually we ourselves can't stay contented and still in any position. We're full of restlessness — unruly, reckless, overflowing our boundaries — and yet we never think of criticizing ourselves. The Dhamma taught by the Buddha is thus like a stick for slapping the hands of this light-fingered, unruly monkey.

Tương tự như vậy với từ 'anatta,' vô ngã. Nó chứng tỏ rằng những thứ này không đáng cho chúng ta gắn bó. 'Anatta' cũng giống như thay đổi — rất giống nhau. Chúng là anatta - vô ngã, không phải của chúng ta hay của ai khác. Mỗi cái, mỗi cái chỉ đơn giản là một hiện tượng tự nhiên pha trộn với những cái khác phù hợp với bản tính của nó, mà không quan tâm về việc ai sẽ thích nó hay ghét nó, bám lấy nó hay bỏ nó ra.

Nhưng loài người chúng ta lanh tay lẹ chân. Bất cứ cái gì đi ngang qua, chúng ta chụp lấy nó, chụp lấy nó, mà không quan tâm đến đúng hay sai. Chúng ta lanh lẹ hơn cả trăm con khỉ, thế mà tất cả chúng ta, khắp thế giới, thích chỉ trích khỉ là không thể ngồi yên. Thật ra chính chúng ta không thể ngồi yên một chỗ. Chúng ta luôn động đậy — ngỗ nghịch, liều lỉnh, vượt quá giới hạn của chúng ta — và thế mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến việc chỉ trích chính mình. Pháp dạy bởi Đức Phật do đó giống như cây gậy để đánh vào tay của con khỉ lanh tay, nghỗ nghịch này.

With the three characteristics, anatta among them, he warns us, strikes our wrists: 'Don't reach!' He slaps us, strikes us: 'Don't reach for it as "me" or "mine."' The phrase, 'The body is not the self,' is just like that. 'Don't reach for it. Don't latch onto it.' This is simply so that we will see that it's already not-self. By its nature it's not-self. It doesn't belong to anyone at all. He's already told us: 'Anatta: It's not the self.' This is how we investigate the body.

So, now then: Focus on visualizing it as it disintegrates, in whichever way seems most natural to you. This part decomposes. That part decomposes. This part falls off. That part falls off. Let yourself become engrossed in watching it, using your own ingenuity. This falls off, that falls off, until everything has fallen apart — all the bones, from the skull on down. Once the skin that enwraps them has decomposed, the flesh has decomposed, the tendons that hold them together have decomposed, the bones can't help but fall apart, piece by piece, because they are held together only by tendons. Once the tendons decompose, the different parts have to fall off piece by piece in a pile on the ground, scattered all over the place. You can even visualize having vultures, crows, and dogs come to eat and scatter the parts everywhere. How does the mind feel about this?

Với ba đặc tính, trong đó có anatta - vô ngã, ngài cảnh báo chúng ta, giật cổ tay chúng ta: 'Đừng chạm tới!' Ngài tát chúng ta, đánh chúng ta: 'Đừng xem nó như là "tôi" hay "của tôi."' Từ ngữ, 'Thân không phải là tự ngã', chỉ là như thế. 'Đừng chạm tới nó. Đừng nắm lấy nó.' Điều này chỉ để cho chúng ta sẽ nhìn thấy rằng nó vốn là vô ngã. Nó là vô ngã do bởi bản tính của nó. Nó không thuộc về bất cứ ai. Ngài đã nói cho chúng ta biết: 'Anatta: Nó không phải là tự ngã.' Đây là cách chúng ta quan sát thân.

Vậy thì bây giờ: Tập trung vào việc quán tưởng nó khi nó phân hủy, theo cách nào có vẻ tự nhiên nhất với bạn. Phần này phân hủy. Phần kia phân hủy. Phần này rơi ra. Phần kia rơi ra. Hảy để chính bạn trở nên say mê trong việc xem nó, sử dụng sự sáng tạo của bạn. Cái này rơi ra, cái kia rơi ra, cho đến khi tất cả mọi thứ tan rã — tất cả xương, từ xương sọ trở xuống. Một khi da bao bọc chúng bị tan rã, thịt tan rã, gân vốn giữ chúng lại với nhau bị tan rã, xương tất phải rơi ra, từng cái một, bởi vì chúng chỉ được giữ bằng gân. Một khi gân tan rã, các phần khác phải rơi ra từng cái một thành một đống dưới đất, rải rác khắp nơi. Bạn thậm chí có thể quán tưởng những con kên kên, quạ, và chó đến ăn và làm vương vãi xác thịt khắp nơi. Tâm cảm thấy thế nào về điều này?

Well then, look at it. Visualize the liquid parts seeping into the earth and evaporating into the air, then drying away, drying away until they no longer appear. The solid parts, once they've dried, return to the earth from which they came. Earth returns to earth, water to water, wind to wind. Penetrate down into any of four elements — earth, water, wind, or fire — because each gives clear evidence of the Noble Truths.

We don't have to think that we've examined earth clearly, but this element or that element isn't clear. We needn't think that way at all. If we examine any one of them until it's clear, we will penetrate them all, because earth, water, wind, and fire are all already open and aboveboard. They appear to our sight. In our body, we already have water. Wind — for example, the in-and-out breath — is already clearly there, already clear to see. Fire — the warmth in the body — is something we all have here in our bodies. So why don't we accept its truth with right discernment? Once we've investigated it over and over again, we have to accept it. We can't resist the truth, because that's why we're here: We want the truth.

Vậy thì, nhìn vào nó. Quán tưởng phần chất lỏng thấm vào đất và bốc hơi lên không khí, rồi khô đi, khô đi cho đến khi chúng không còn xuất hiện. Phần chất rắn, một khi khô đi, chúng trở về đất nơi chúng đã đến. Đất trở về đất, nước trở về nước, gió trở về gió. Nhìn thấu vào một trong bốn yếu tố — đất, nước, gió, hay lửa — bởi vì mỗi thứ cho chứng cớ rõ ràng về các Chân lý Cao thượng.

Chúng ta không phải nghĩ rằng chúng ta đã xem xét đất một cách rõ ràng, nhưng yếu tố này hay yếu tố kia thì không rõ. Chúng ta không cần phải nghĩ như vậy. Nếu chúng ta xem xét bất cứ yếu tố nào cho đến khi rõ ràng, chúng ta sẽ hiểu thấu tất cả chúng, bởi vì đất, nước, gió, và lửa đều đã mở ra và thành thật. Chúng xuất hiện trước mắt chúng ta. Trong thân thể của chúng ta, chúng ta đã có nước. Gió — ví dụ, hơi thở vào và ra — đã rõ ràng ở đó, đã rõ ràng để thấy. Lửa — hơi ấm trong thân thể — là cái mà chúng ta đều có ở đây trong thân thể của chúng ta. Vậy tại sao chúng ta không chấp nhận sự thật của nó với tuệ phân biệt đúng đắn? Một khi chúng ta đã quan sát nó nhiều lần, chúng ta phải chấp nhận nó. Chúng ta không thể chống lại sự thật, bởi vì đó là lý do chúng ta ở đây: Chúng ta muốn sự thật.

So keep investigating. Look for the part that's 'you' or 'yours.' Look for it! There isn't any — not a one! The whole thing originally belongs to them: to earth, water, wind, and fire. It originally belongs to the different elements.

Now, when you look in this manner, the mind can settle down and grow still. At the same time, these aren't preoccupations that will make the mind proud, conceited, or unruly. Rather, they are themes that calm the heart, which is why the Buddha taught us to investigate them repeatedly until we understand and become adept at them.

When the mind sees clearly with its own discernment, it can't help but withdraw into stillness, firmly centered within, letting go of all its cares. This is one level in the investigation of the khandhas.

Vì vậy hảy tiếp tục quan sát. Tìm xem phần nào là 'bạn' hay 'của bạn.' Tìm nó! Không có cái nào — không có cái nào! Toàn thể vốn dĩ thuộc về chúng: đất, nước, gió, và lửa. Nó vốn dĩ thuộc về các yếu tố khác nhau.

Bây giờ, khi bạn nhìn theo cách này, tâm có thể ổn định và phát triễn tĩnh lặng. Đồng thời, không có đề mục nào mà sẽ làm cho tâm hảnh diện, tự phụ, hay không kiểm soát được. Trái lại, chúng là những chủ đề làm bình yên trái tim, đó là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta quan sát chúng nhiều lần cho đến khi chúng ta hiểu và trở nên tinh thông.

Khi tâm nhìn thấy rõ với nhận thức phân biệt của chính nó, nó tất phải rút vào sự tĩnh lặng, vững vàng tập trung vào bên trong, buông bỏ mọi quan tâm của nó. Đây là một mức độ trong sự quan sát các uẩn.

Now for the next step: Investigate feelings of pain, especially when you are ill or have been sitting in meditation for a long time, and severe pain arises. Take it on, right there. A warrior has to fight when the enemy appears. If there's no enemy, how can you call him a warrior? And what's the enemy? Feelings of pain, the enemy of the heart. When you're ill, where does it hurt? There: You have your enemy. If you're a warrior, how can you run away and hide? You have to fight until you gain knowledge and then use that knowledge to come out victorious.

So. What does the pain come from? From the time we were born until we first sat in meditation, it wasn't there. Before we first became ill, it didn't appear. It appears only now that we're ill. Before that, where was it hiding? If it's really 'us,' our mind should have been aware of it at all times, so why hasn't this kind of pain appeared at all times? Why is it appearing now? If the pain is 'us,' then when it vanishes why doesn't the mind vanish with it? If they're really one and the same thing, they have to vanish together. The pain should appear as long as the mind is aware. If they're one and the same thing, the pain shouldn't vanish. You have to look and investigate until this is clear. At the same time, analyze the body when the pain arises — when, for example, your legs ache or when this or that bone hurts. Fix your attention on the bone if the bone is really hurting.

Bây giờ đến bước kế tiếp: Quan sát cảm giác đau, nhất là khi bạn bị bệnh hay ngồi thiền lâu, và cơn đau dữ dội phát sinh. Đối phó với nó, ngay tại đó. Một chiến sĩ phải chiến đấu khi kẻ thù xuất hiện. Nếu không có kẻ thù, làm sao bạn có thể gọi họ là chiến sĩ? Và kẻ thù là gì? Cảm giác đau, kẻ thù của tim. Khi bạn bị bệnh, nó đau ở đâu? Đó: Bạn có kẻ thù. Nếu bạn là một chiến sĩ, làm thế nào bạn có thể chạy trốn? Bạn phải chiến đấu cho đến khi bạn đạt được kiến thức và rồi sử dụng kiến thức đó để chiến thắng.

Vì thế. Đau đến từ đâu? Từ khi chúng ta sinh ra cho đến khi chúng ta ngồi thiền lần đầu, nó không ở đó. Trước khi chúng ta bị bệnh, nó không xuất hiện. Nó chỉ xuất hiện bây giờ vì chúng ta bị bệnh. Trước đó, nó trốn ở đâu? Nếu nó thật sự là 'chúng ta', tâm của chúng ta phải nhận biết nó khắp mọi lúc, vậy tại sao loại đau này không xuất hiện khắp mọi lúc? Tại sao nó xuất hiện bây giờ? Nếu đau là 'chúng ta,' thì khi nó biến mất tại sao tâm không biến mất với nó? Nếu chúng thật sự là một và giống nhau, chúng phải cùng biến mất. Đau phải xuất hiện hễ mà tâm ý thức được. Nếu chúng là một và giống nhau, đau không thể biến mất. Bạn phải xem và quan sát cho đến khi điều này rõ ràng. Đồng thời, phân tích thân thể khi đau phát sinh — ví dụ, khi chân của bạn nhức mỏi hay khi xương này hay xương kia đau. Đặt sự chú ý của bạn vào xương nếu xương thật sự bị đau.

Is the bone the pain? Ask yourself! And whatever you're asking about, focus your attention right there. Don't ask in the abstract or absentmindedly. Ask in a way that focuses the mind right down to see the truth. Focus steadily right on the pain. Stare the mind right down on whichever bone you identify with the pain. Look carefully to see, 'Is this bone the pain?' Fix your attention there. Really observe with your own discernment. If this bone is really the pain, then when the pain vanishes, why doesn't the bone vanish with it? If they really are one and the same thing, then when the pain vanishes, the bone should vanish too. It shouldn't remain.

But look: When the disease goes away, or when we get up from sitting in meditation, the really severe pain vanishes, the stress vanishes. So if they are one and the same thing, why doesn't the bone vanish as well? This shows that they aren't one and the same. The feeling isn't the same as the body. The body isn't the same as the feeling. Similarly, the body and the mind aren't one and the same. Each has its own separate reality. Distinguish them so as to see them clearly in line with this truth, and you'll understand their true nature through discernment, with no doubts at all. Feeling will appear in its true nature.

Có phải xương là cơn đau không? Hảy tự hỏi mình! và bất cứ điều gì bạn hỏi, tập trung sự chú ý của bạn ngay taị đó. Đừng hỏi một cách trừu tượng hay vớ vẩn. Hỏi theo cách tập trung tâm ngay xuống để nhìn thấy sự thật. Tập trung liên tục vào cơn đau. Chú tâm vào cái xương nào mà bạn nghĩ là đau. Nhìn cẩn thận để xem, 'Có phải cái xương này là cơn đau không?' Giữ sự chú ý của bạn ở đó. Thật sự quan sát với nhận thức phân biệt của chính bạn. Nếu xương này thật sự là cơn đau, thì khi đau biến mất, tại sao xương không biến mất với nó? Nếu chúng thật sự là một và giống nhau, thì khi đau biến mất, xương cũng phải biến mất. Nó không thể ở lại.

Nhưng nhìn xem: Khi hết bệnh, hay khi chúng ta đứng dậy sau khi ngồi thiền, cơn đau thật sự dữ dội biến mất, đau khổ biến mất. Nếu chúng là một và giống nhau, tại sao xương cũng không biến mất? Điều này cho thấy rằng chúng không phải là một và giống nhau. Cảm giác không giống như thân. Thân không giống như cảm giác. Tương tự, thân và tâm không phải là một và giống nhau. Mỗi cái có thực thể riêng biệt của nó. Phân biệt chúng để nhìn thấy chúng rõ ràng phù hợp với sự thật này, và bạn sẽ hiểu thật tánh của chúng thông qua nhận thức phân biệt, không chút nghi ngờ. Cảm giác sẽ xuất hiện trong thật tánh của nó.

Ultimately, the investigation will come circling in, circling in, circling in to the mind. The pain will gradually shrink into itself, away from the mind's assumptions. In other words, you will see that the mind is the culprit. The mind is the instigator. The physical pain will gradually subside and fade away. The body will simply be there as the body, with the same reality it had before the pain appeared. And now that the pain has vanished, the flesh, skin, tendon, bone or whatever part you had identified as the pain will maintain its reality in the same way. It isn't the pain. The body is the body. The feeling is the feeling. The mind is the mind. Fix your attention on seeing them clearly. Once the mind has penetrated to the truth, the pain will disappear. This is one result.

Another result is that even if the pain doesn't vanish — here I'm referring to the physical pain — still it can't have any impact on the heart and mind. Ultimately, the mind is serene, secure, and majestic, there in the midst of the physical pain. No matter which part of the body you say is pained — even if it's the whole body at once — the mind isn't disturbed or agitated in any way. It's relaxed and at ease because it has seen with discernment right through the pain appearing at the moment. This is another sort of result that comes from investigating pain.

Cuối cùng, sự quan sát sẽ xoáy vào, xoáy vào, xoáy vào tâm. Cơn đau sẽ dần dần nhỏ lại, ra khỏi những giả định của tâm. Nói cách khác, bạn sẽ thấy rằng tâm là thủ phạm. Tâm là kẻ xúi giục. Cơn đau thể chất sẽ giảm dần và biến mất. Thân sẽ chỉ đơn giản ở đó như là thân, với cùng một thực thể nó có trước khi đau xuất hiện. Và bây giờ đau đã biến mất, thịt, da, gân, xương hay bất cứ phần nào bạn nghĩ là đau sẽ duy trì thực thể của nó theo cùng một cách. Nó không phải là đau. Thân là thân. Cảm giác là cảm giác. Tâm là tâm. Đặt sự chú ý của bạn vào việc nhìn thấy chúng rõ ràng. Một khi tâm nhìn xuyên thấu đến sự thật, đau sẽ biến mất. Đây là một kết quả.

Một kết quả khác là ngay cả khi đau không biến mất — ở đây tôi đề cập đến cơn đau thể chất — nó cũng không thể có ảnh hưởng nào với tim và tâm. Cuối cùng, tâm sẽ được thanh thản, vững chắc, và oai nghiêm, ở đó giữa cơn đau thể chất. Bất kể phần nào của thân mà bạn nói là đau — thậm chí nếu nó là toàn bộ thân thể cùng một lúc — tâm không bị xáo trộn hay lo âu bằng bất cứ cách nào. Nó thư giãn và bình an bởi vì nó đã nhìn thấy với nhận thức phân biệt ngay qua cơn đau xuất hiện vào lúc này. Đây là một loại kết quả khác đến từ việc quan sát đau.

When investigating pain, then the greater the pain, the more important it is that your mindfulness and discernment not retreat. They have to keep advancing so as to know the truth. You needn't aim at making the pain vanish, because such a desire would simply enhance the pain and make it more and more severe. Actually, you're making an investigation simply to see the truth. Whether or not the pain vanishes, know the truth that is the pain or gives rise to the pain by seeing through it with your own discernment: That's enough. Fix your attention there, and these things will keep appearing and disappearing there in the khandhas.

The body appears for a certain period and then disintegrates in what we call death. As for feelings of pain, they appear a hundred times in a single day and then disappear a hundred times, a thousand times as well. What's lasting about them? This is the kind of truth they are. Get so you clearly know with discernment the truth of painful feelings as they appear. Don't retreat or let the mind wander adrift.

Khi quan sát đau, thì cơn đau càng lớn, sự việc chánh niệm và nhận thức phân biệt của bạn không thoái lui càng quan trọng hơn. Chúng phải tiếp tục tiến tới để biết sự thật. Bạn không cần phải cố gắng làm cho cơn đau biến mất, bởi vì niềm mong muốn như thế sẽ chỉ làm gia tăng đau và làm cho nó mãnh liệt hơn. Thật ra, bạn đang thực hiện sự quan sát chỉ để nhìn thấy sự thật. Dù đau có biến mất hay không, biết sự thật về đau hay sự phát sinh đau bằng cách nhìn xuyên qua nó với nhận thức phân biệt của chính bạn: Thế là đủ rồi. Đặt sự chú ý của bạn ở đó, và những điều này sẽ tiếp tục xuất hiện và biến mất trong ngũ uẩn.

Thân thể xuất hiện cho một khoảng thời gian và sau đó tan rã theo cách mà chúng ta gọi là chết. Đối với cảm giác đau, chúng xuất hiện hàng trăm lần trong một ngày và rồi biến mất hàng trăm lần, thậm chí hàng ngàn lần. Cái gì tồn tại về chúng? Đó là loại sự thật về chúng. Nắm vững điều này để cho bạn hiểu rõ với nhận thức phân biệt sự thật của cảm giác đau khi chúng xuất hiện. Đừng thoái lui hay để tâm đi lang thang.

What is sañña labeling at the moment? Sañña is the important instigator. As soon as sankhara fashions anything — blip! — sañña latches right onto it and labels it this, labels it that — stirring things all up. When we talk about the things that create havoc, provoking this issue and that, we're referring to these characters: sankharas and saññas that label things and stamp meanings on them. 'This is us. This is ours. This is pain. It hurts right here. It hurts right there. I'm afraid of the pain. I'm afraid to die' — afraid of everything of every sort. These are the characters that fool us into fear, making the mind apprehensive, making it give up its efforts and lose. Is it good to lose? Even children playing games have a sense of shame when they lose, and try to make up their losses. As for meditators who lose out to defilement, who lose out to pain: If they don't feel embarrassed in the presence of the defilements, the pains and themselves, then they're simply too shameless.

Know that vedana, sañña, sankhara, and viññana are simply individual conditions displayed by the mind. They appear and vanish. 'Sañña anatta' — see? They too are not-self, so how can you hold to them? How can you believe them to be you, to be yours, to be true? Keep track of them so that you can know them clearly with mindfulness and discernment: audacious, undaunted, diamond-hearted, decisive in the face of defilement and pain of every sort.

Sañña - tưởng uẩn đặt nhãn hiệu hay khái niệm gì vào lúc đó? Sañña là kẻ xúi giục chính yếu. Ngay khi sankhara - hành uẩn hình thành bất cứ điều gì — blip! — sañña nắm ngay lấy nó và đặt nhãn hiệu cho nó là cái này, đặt nhãn hiệu cho nó là cái kia — khuấy động mọi thứ. Khi chúng ta nói về những thứ tạo ra sự tàn phá, kích động vấn đề này và kia, chúng ta đề cập đến các đặc tính này: sankharasañña đặt nhãn hiệu cho mọi thứ và đóng dấu ý nghĩa lên chúng. 'Đây là chúng ta. Đây là của chúng ta. Đây là đau. Nó đau ngay ở đây. Nó đau ngay ở đó. Tôi sợ đau. Tôi sợ chết' — sợ tất cả mọi thứ. Đây là những đặc tính lừa gạt chúng ta vào nỗi sợ hãi, làm cho tâm lo sợ, khiến nó từ bỏ nỗ lực của nó và thua cuộc. Thua có tốt không? Ngay cả trẻ em chơi trò chơi cũng có cảm giác xấu hổ khi chúng thua, và cố gắng gở lại. Đối với những thiền giả bị thua phiền não ô trược, thua cơn đau: Nếu họ không cảm thấy xấu hổ trước sự hiện diện của phiền não ô trược, cơn đau, và chính họ, thì họ chỉ là quá trơ tráo, không biết hổ thẹn.

Biết rằng vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức chỉ đơn giản là các trạng huống riêng biệt thể hiện bởi tâm. Chúng xuất hiện và biến mất. 'Sañña anatta' — thấy chưa? Chúng cũng là vô ngã, vậy làm sao bạn có thể nắm giữ chúng? Làm sao bạn có thể tin rằng chúng là bạn, là của bạn, là thật? Theo dõi chúng để bạn có thể biết rõ chúng với chánh niệm và nhận thức phân biệt: gan dạ, không chán nản, cứng rắn, quả quyết khi đối mặt với phiền não ô trược và mọi loại đau.

Sankharas, mental formations: They form — blip, blip, blip — in the heart. The heart ripples for a moment: blip, blip, blip. The moment they arise, they vanish. So what substance or truth can you find in these saññas and sankharas?

Viññana, cognizance: As soon as anything comes into contact, this takes note and vanishes, takes note and vanishes. So ultimately, the khandhas are full of nothing but appearing and vanishing. There's nothing lasting about them that can give us any real sustenance or nourishment. There's not even the least bit of substance to them. So use your discernment to investigate until you see clearly in this way, and you will come to see the real Dhamma taught by the Buddha, which has not been otherwise from time immemorial and by the same token will never be otherwise at all.

Sankharas - hành uẩn, tư tưởng hình thành: Chúng hình thành — blip, blip, blip — trong tim. Tim gợn sóng một chút: blip, blip, blip. Khoảnh khắc chúng xuất hiện, chúng biến mất. Vậy phẩm chất hay sự thật nào bạn có thể tìm thấy trong saññas - tưởngsankharas - hành uẩn này?

Viññana - thức uẩn, nhận thức: Ngay khi một cái gì đến tiếp xúc, thức uẩn ghi nhận và biến mất, ghi nhận và biến mất. Vậy thì cuối cùng, ngũ uẩn không có gì ngoài việc xuất hiện và biến mất. Không có gì tồn tại về chúng mà có thể cho chúng ta bất cứ bổ dưỡng hay dinh dưỡng nào. Thậm chí không có một chút phẩm chất nào từ chúng. Vì vậy hảy sử dụng nhận thức phân biệt của bạn để quan sát cho đến khi bạn thấy rõ ràng theo cách này, và bạn sẽ nhận thấy Pháp thật sự dạy bởi Đức Phật, mà vốn không là gì khác từ thời xa xưa và cùng một biểu hiệu mà sẽ không bao giờ là gì khác cả.

Once we've investigated to this extent, how can the mind not withdraw into stillness until it is plainly apparent? It has to be still. It has to stand out. The mind's awareness of itself has to be prominent because it has withdrawn inwardly from having seen the truth of these things. The mind has to be prominent. Pain, no matter how horribly severe, will dissolve away through investigation, through the mind's having clearly seen its truth. Or if it doesn't go away, then the pain and the mind will each have their own separate reality. The heart will be inwardly majestic. Undaunted. Unfearing.

When the time comes for death, let it happen. There is no more fear, because death is entirely a matter of rupa, vedana, sañña, sankhara, and viññana. It's not a matter of the 'knower' — the heart — breaking apart. It's not the knower — the heart — that dies. Only those other things die. The mind's labels and assumptions have simply fooled it into fear. If we can catch sight of the fact that these labels and assumptions are illusions and not worthy of credence, the mind will withdraw inwardly, no longer believing them, but believing the truth instead, believing the discernment that has investigated things thoroughly.

Một khi chúng ta đã quan sát đến mức độ này, làm thế nào tâm không thể rút vào sự tĩnh lặng cho đến khi nó được nhìn thấy rõ ràng? Nó phải tĩnh lặng. Nó phải nổi bật. Sự nhận thức của tâm về chính nó phải được nổi bật bởi vì nó đã rút vào trong từ việc nhìn thấy sự thật của những thứ này. Tâm phải nổi bật. Đau, bất kể là đau ghê gớm như thế nào, sẽ tan biến qua sự quan sát, qua việc tâm nhìn thấy rõ sự thật của nó. Hay nếu nó không biến mất, thì đau và tâm sẽ có thực thể riêng biệt của chúng. Tim sẽ oai nghiêm tự bên trong. Không chán nản. Không sợ hãi.

Khi đến lúc chết, hảy để cho nó xảy ra. Không còn sợ, bởi vì chết hoàn toàn là vấn đề của rupa - sắc, vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức. Nó không phải là vấn đề của 'kẻ biết' — trái tim — tan rã. Đó không phải là kẻ biết — trái tim — chết. Chỉ có những cái kia chết. Khái niệm và giả định của tâm chỉ đơn giản lừa nó vào nỗi sợ hãi. Nếu chúng ta có thể nhìn thấy rằng các khái niệm và giả định này là ảo tưởng và không đáng tin, tâm sẽ rút vào trong, không còn tin chúng, mà trái lại tin vào sự thật, tin vào nhận thức phân biệt đã quan sát mọi thứ kỹ lưởng.

Now, when the mind has investigated time and again, ceaselessly, relentlessly, it will develop expertise in the affairs of the khandhas. The physical khandha will be the first to be relinquished through discernment. In the beginning stage of the investigation, discernment will see through the physical khandha before seeing through the others and will be able to let it go. From there, the mind will gradually be able to let go of vedana, sañña, sankhara, and viññana at the same time.

To put the matter simply, once discernment sees through them, it lets go. If it has yet to see through them, it holds on. Once we see through them with discernment, we let them go — let them go completely — because we see that they are simply ripplings in the mind — blip, blip, blip — without any substance at all. A good thought appears and vanishes. A bad thought appears and vanishes. Whatever kind of thought appears, it's simply a formation and as such it vanishes. If a hundred formations appear, all hundred of them vanish. There is no permanence to them substantial enough for us to trust.

Bây giờ, khi tâm đã quan sát nhiều lần, không ngừng nghỉ, kiên trì, nó sẽ phát triễn kiến thức về các vấn đề của ngũ uẩn. Sắc uẩn sẽ là cái đầu tiên bị từ bỏ thông qua nhận thức phân biệt. Trong giai đoạn đầu của sự quan sát, nhận thức phân biệt sẽ nhìn xuyên thấu sắc uẩn trước khi nhìn xuyên thấu những cái kia và sẽ có thể buông bỏ nó. Từ đó, tâm sẽ dần dần có thể buông bỏ vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức cùng một lúc.

Nói một cách đơn giản, một khi nhận thức phân biệt nhìn xuyên thấu chúng, nó buông bỏ. Nếu nó chưa nhìn xuyên thấu chúng, nó vẫn giữ. Một khi chúng ta nhìn xuyên thấu chúng với nhận thức phân biệt, chúng ta buông bỏ chúng — buông bỏ chúng hoàn toàn — bởi vì chúng ta nhìn thấy rằng chúng chỉ đơn giản gợn sóng trong tâm — blip, blip, blip — mà không có phẩm chất nào cả. Một tư tưởng tốt xuất hiện và biến mất. Một tư tưởng xấu xuất hiện và biến mất. Bất cứ loại tư tưởng nào xuất hiện, nó chỉ đơn giản là sự hình thành và vì thế nó biến mất. Nếu một trăm sự hình thành xuất hiện, cả trăm cái đó biến mất. Không có sự vĩnh cửu nào về chúng đáng kể đủ để cho chúng ta tin tưởng.

So then. What is it that keeps supplying us with these things or keeps forcing them out on us? What is it that keeps forcing this thing and that out to fool us? This is where we come to what the Buddha calls the pabhassara-citta: the original, radiant mind. 'But monks, because of the admixture of defilement,' or 'because of the defilements that come passing through' — from sights, sound, smells, tastes, tactile sensations; from rupa, vedana, sañña, sankhara, and viññana, that our labels and assumptions haul in to burn us — 'the mind becomes defiled.' It's defiled with just these very things.

Thus investigation is for the sake of removing these things so as to reveal the mind through clear discernment. We can then see that as long as the mind is at the stage where it hasn't ventured out to become engaged in any object — inasmuch as its instruments, the senses, are still weak and undeveloped — it is quiet and radiant, as in the saying, 'The original mind is the radiant mind.' But this is the original mind of the round of rebirth — for example, the mind of a newborn child whose activities are still too undeveloped to take any objects on fully. It's not the original mind freed from the cycle and fully pure.

Vậy thì, cái gì tiếp tục mang những thứ này đến cho chúng ta hay đẩy chúng về phía chúng ta? Cái gì cứ đẩy cái này và cái kia ra để lừa gạt chúng ta? Đây là nơi chúng ta gặp cái mà Đức Phật gọi là pabhassara-citta: tâm tỏa sáng nguyên thủy. 'Nhưng này chư tăng, vì sự trộn lẫn của phiền não ô trược,' hay 'vì phiền não ô trược đi ngang qua' — từ hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, xúc giác; từ rupa - sắc, vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức, rằng những khái niệm và giả định của chúng ta lôi kéo vào để thiêu đốt chúng ta — 'tâm trở nên ô nhiễm.' Nó bị ô nhiễm chỉ với những thứ này.

Vì thế sự quan sát là vì lợi ích của việc loại bỏ những thứ này để hiển lộ tâm qua nhận thức phân biệt rõ ràng. Sau đó chúng ta có thể thấy rằng hễ mà tâm ở giai đoạn mà nó không mạo hiểm để trở nên quan hệ với bất cứ đối tượng nào — vì các công cụ của nó, các giác quan, vẫn còn yếu và chưa phát triễn — nó yên lặng và tỏa sáng, như trong câu nó, 'Tâm nguyên thủy là tâm tỏa sáng.' Nhưng đây là tâm nguyên thủy của luân hồi sinh tử — ví dụ, tâm của đứa bé sơ sinh có các hoạt động vẫn còn quá kém phát triễn để nhận lấy bất cứ đối tượng nào một cách trọn vẹn. Nó không phải là tâm nguyên thủy đã thoát khỏi vòng tái sinh và hoàn toàn thanh tịnh.

So while we investigate around us stage by stage, the symptoms of defilement that used to run all over the place will be gathered into this single point, becoming a radiance within the mind. And this radiance: Even the tools of super-mindfulness and super-discernment will have to fall for it when they first meet with it, because it's something we have never seen before, never met before, from the beginning of our practice or from the day of our birth. We thus become awed and amazed. It seems for the moment that nothing can compare to it in magnificence.

And why shouldn't it be magnificent? It has been the king of the round of rebirth in all three worlds — the world of sensuality, the world of form, and the world of formlessness — since way back when, for countless aeons. It's the one who has wielded power over the mind and ruled the mind all along. As long as the mind doesn't possess the mindfulness and discernment to pull itself out from under this power, how can it not be magnificent? This is why it has been able to drive the mind into experiencing birth on various levels without limit, in dependence on the fruits of the different actions it has performed under the orders of the ephemeral defilements. The fact that living beings wander and stray, taking birth and dying unceasingly, is because this nature leads them to do so.

Vì vậy trong khi chúng ta quan sát xung quanh chúng ta qua từng giai đoạn, các triệu chứng của phiền não ô trược vốn quen chạy khắp nơi sẽ tụ tập vào điểm duy nhất này, trở thành ánh sáng trong tâm. Và ánh sáng này: Ngay cả những công cụ của siêu chánh niệm và siêu nhận thức phân biệt sẽ phải ưa thích nó khi chúng gặp nó lần đầu tiên, bởi vì nó là một cái gì đó chúng ta chưa bao giờ thấy trước kia, chưa bao giờ gặp trước kia, từ lúc chúng ta bắt đầu thực hành hay từ ngày chúng ta sinh ra. Vì thế chúng ta trở nên kinh ngạc và sửng sốt. Dường như trong khoảnh khắc đó không gì có thể so sánh với nó trong sự lộng lẫy.

Và tại sao nó lại không lộng lẫy? Nó vốn là vua của luân hồi sinh tử trong ba cõi giới — dục giới, sắc giới, và vô sắc giới — kể từ hàng thiên niên kỷ. Nó là kẻ đã vận dụng sức mạnh với tâm và cai trị tâm từ đó đến giờ. Hễ mà tâm không sở hữu chánh niệm và nhận thức phân biệt để tự kéo mình ra khỏi sức mạnh này, thì sao mà nó lại không thể lộng lẫy? Đây là lý do tại sao nó đã có thể lôi kéo tâm vào việc trải nghiệm tái sinh ở các mức độ khác nhau mà không có giới hạn, tùy thuộc vào quả của các hành động khác nhau mà nó đã thực hiện dưới sự điều khiển của những phiền não ô trược ngắn ngủi. Sự việc chúng sinh đi lang thang và lạc đường, tiếp nhận sinh tử không ngừng, là vì bản tính này dẫn dắt họ làm như vậy.

This being the case, we have to investigate it so as to see it plainly. Actually, radiance and defilement are two sides of the same coin because they are both conventional realities. The radiance that comes from the convergence of the various defilements will form a point, a center, so that we can clearly perceive that 'This is the center of the radiance.' When any defilement appears, in correspondence with that state or level of the mind, a very refined stress will arise in the center we call radiant. Thus radiance, defilement, and stress — all three — are companions. They go together.

For this reason, the mind possessing this radiance must worry over it, guard it, protect it, maintain it, for fear that something may come to disturb it, jar it, obscure its radiance. Even the most refined adulteration is still an affair of defilement, about which we as meditators should not be complacent. We must investigate it with unflagging discernment.

Trong trường hợp này, chúng ta phải quan sát nó để nhìn thấy nó rõ ràng. Thật ra, ánh sáng và phiền não ô trược là hai mặt của đồng tiền bởi vì chúng đều là thực thể quy ước. Ánh sáng đến từ sự hội tụ của các phiền não ô trược khác nhau sẽ tạo thành một điểm, trung tâm, để chúng ta có thể nhận thức rõ rằng 'Đây là trung tâm của ánh sáng.' Khi bất cứ phiền não ô trược nào xuất hiện, tương ứng với trạng thái hay mức độ đó của tâm, một sự căng thẳng rất tinh tế sẽ phát sinh ở trung tâm mà chúng ta ta gọi là ánh sáng. Do đó ánh sáng, phiền não ô trược, và căng thẳng hay khổ — cả ba — là bạn đồng hành. Chúng đi cùng với nhau.

Vì lý do này, tâm sở hữu ánh sáng này phải lo lắng về nó, canh giữ nó, bảo vệ nó, duy trì nó, vì sợ rằng một cái gì đó có thể đến làm xáo trộn nó, làm nó khó chịu, che khuất ánh sáng của nó. Ngay cả một sự pha trộn tinh tế nhất vẫn là vấn đề của phiền não ô trược, mà chúng ta là thiền giả không nên tự mãn. Chúng ta phải quan sát nó với nhận thức phân biệt không mệt mỏi.

In order to cut through the burden of your concerns once and for all, you should ask yourself, 'What is this radiance?' Fix your attention on it until you know. There's no need to fear that once this radiance is destroyed, the 'real you' will be destroyed along with it. Focus your investigation right at that center to see clearly that this radiance has the characteristics of inconstancy, stress, and not-self just like all the other phenomena you have already examined. It's not different in any way, aside from the difference in its subtlety.

Thus nothing should be taken for granted. If anything has the nature of conventional reality, let discernment slash away at it. Focus right down on the mind itself. All the really counterfeit things lie in the mind. This radiance is the ultimate counterfeit and at that moment it's the most conspicuous point. You hardly want to touch it at all, because you love it and cherish it more than anything else. In the entire body there is nothing more outstanding than this radiance, which is why you are amazed at it, love it, cherish it, dawdle over it, want nothing to touch it. But it's the enemy king: unawareness.

Để cắt bỏ gánh nặng lo âu của bạn một lần mà thôi, bạn nên tự hỏi mình, 'Ánh sáng này là gì?' Chú tâm vào nó cho đến khi bạn biết. Không cần phải sợ rằng một khi ánh sáng này bị hủy diệt, 'cái tôi thật sự của bạn' sẽ bị hủy diệt cùng với nó. Tập trung sự quan sát của bạn ngay tại trung tâm để thấy rõ rằng ánh sáng này có đặc tính vô thường, khổ, và vô ngã giống như tất cả các hiện tượng khác mà bạn đã quan sát. Nó không khác biệt trong bất cứ cách nào, ngoài khác biệt trong sự tinh tế của nó.

Vì vậy không nên tin vào bất cứ cái gì. Nếu cái nào có tính chất thực thể quy ước, hảy để nhận thức phân biệt cắt bỏ nó. Tập trung ngay vào chính trái tim. Tất cả mọi thứ giả mạo đều nằm trong tim. Ánh sáng này là tuyệt đối giả mạo và vào lúc đó nó là điểm đáng chú ý nhất. Bạn hầu như không muốn chạm vào nó, bởi vì bạn yêu nó và trân quý nó hơn bất cứ cái gì khác. Trong toàn bộ thân thể, không có gì nổi bật hơn ánh sáng này, đó là lý do tại sao bạn ngạc nhiên về nó, yêu nó, trân quý nó, lãng phí thời giờ với nó, không muốn chạm vào nó. Nhưng nó là kẻ thù tối cao: sự vô ý thức.

Have you ever seen it? If you haven't, then when you reach this stage in your practice you'll fall for it of your own accord. And then you'll know it of your own accord — no one will have to tell you — when mindfulness and discernment are ready. It's called avijja — unawareness. Right here is the true unawareness. Nothing else is true unawareness. Don't go imagining avijja as a tiger, a leopard, a demon, or a beast. Actually, it's the most beautiful, most alluring Miss Universe the world has ever seen. Genuine unawareness is very different from what we expect it to be.

When we reach genuine unawareness, we don't know what unawareness is and so we get stuck right there. If there's no one to advise us, no one to suggest an approach, we are sure to stay stuck there a long time before we can understand and work ourselves free. But if there is someone to suggest an approach, we can begin to understand it and strike right at that center, without trusting it, by investigating it in the same way we have dealt with all other phenomena.

Bạn đã từng nhìn thấy nó chưa? Nếu chưa, thì khi bạn đạt đến giai đoạn này trong sự thực hành của bạn, bạn sẽ yêu thích nó theo ý muốn của bạn. Và sau đó bạn sẽ biết nó theo ý muốn của bạn — không cần ai nói cho bạn biết — khi chánh niệm và nhận thức phân biệt sẵn sàng. Đó gọi là avijja — vô ý thức. Ngay đây là vô ý thức thật sự. Không có gì khác là vô ý thức thật sự. Đừng tưởng tượng avijja như là con cọp, con báo, con quỷ, hay con quái thú. Thật ra, nó là Hoa hậu Hoàn vũ đẹp nhất, quyến rũ nhất mà thế giới chưa từng nhìn thấy. Vô ý thức thật sự thì rất khác với những gì chúng ta mong đợi.

Khi chúng ta đạt đến vô ý thức thật sự, chúng ta không biết vô ý thức là gì và vì vậy chúng ta bị mắc kẹt ngay tại đó. Nếu không có ai cố vấn chúng ta, không có ai đề nghị một phương thức, chúng ta chắc chắn bị mắc kẹt ở đó một thời gian dài trước khi chúng ta có thể hiểu và tìm cách thoát ra. Nhưng nếu có ai đề nghị một phương thức, chúng ta có thể bắt đầu hiểu nó và chiến đấu ngay tại trung tâm đó, không tin tưởng nó, bằng cách quan sát nó theo cùng một cách chúng ta đã đối phó với tất cả các hiện tượng khác.

Once we've investigated it with sharp discernment until we know it clearly, this phenomenon will dissolve away in a completely unexpected way. At the same time, you could call it Awakening, or closing down the cemeteries of the round of rebirth, the round of the mind, under the shade of the Bodhi tree. Once this phenomenon has dissolved away, something even more amazing that has been concealed by unawareness will be revealed in all its fullness.

This is what is said to be like the quaking of the cosmos within the heart. This is a very crucial mental moment: when the heart breaks away from conventions. This moment, when release and conventional reality break away from each other, is more awesome than can be expressed. The phrase, 'the path of arahantship giving way to the fruition of arahantship' refers to precisely this mental moment, the moment in which unawareness vanishes. As we are taught, when the path is fully developed, it steps onward to the fruition of arahantship, which is the Dhamma — the mind — at its most complete. From that moment on, there are no more problems.

Một khi chúng ta quan sát nó với nhận thức phân biệt sâu sắc cho đến khi chúng ta biết nó rõ ràng, hiện tượng này sẽ tan biến theo một cách hoàn toàn bất ngờ. Đồng thời, bạn có thể gọi nó là Giác Ngộ, hay đóng cửa các nghĩa địa của luân hồi sinh tử, luân tâm, dưới tàng cây Bồ Đề. Một khi hiện tượng này tan biến, một cái gì đó thậm chí tuyệt vời hơn mà đã bị che phủ bởi vô ý thức sẽ hiển lộ trọn vẹn.

Đây là những gì được gọi là chấn động của vũ trụ trong tim. Đây là thời điểm tâm linh rất quan trọng: khi trái tim tách ra khỏi các quy ước. Thời điểm này, khi sự giải thoát và thực thể quy ước tách ra khỏi nhau, tuyệt vời hơn cả diễn tả. Từ ngữ, 'con đường dẫn đến quả vị A-la-hán' đề cập một cách chính xác thời điểm tâm linh này, thời điểm mà vô ý thức biến mất. Như chúng ta được dạy, khi con đường được phát triễn đầy đủ, nó tiến tới quả vị A-la-hán, đó là Pháp — tâm — ở mức độ viên mãn nhất của nó. Từ lúc đó trở đi, không còn trở ngại gì nữa.

The phrase, 'the one nibbana,' [1] is fully realized in this heart in the moment unawareness is dissolving. We are taught that this is the moment when the path and the fruition — which are a pair — come together and meet. If we were to make a comparison with climbing the stairs to a house, one foot is on the last step, the other foot is on the floor of the house. We haven't yet reached the house with both feet. When both feet are on the floor of the house, we've 'reached the house.' As for the mind, it is said to reach the Dhamma or to attain the ultimate Dhamma, and from the moment of attainment it's called 'the one nibbana.'

In other words, the mind is completely free. It displays no further activity for the removal of defilement. This is called the one nibbana. If you want, you can call it the fruition of arahantship, for at this stage there are no more defilements to quibble. Or you can call it the one nibbana. But if you want to give it the conventional label most appropriate to the actual principle, so that nothing is deficient in conventional terms, you have to say 'the one nibbana' so as to be completely fitting with conventional reality and release in the final phase of wiping out the cemeteries of the mind of unawareness.

Từ ngữ, 'một niết bàn,' [1] được nhận biết rõ ràng trong trái tim này vào thời điểm vô ý thức biến mất. Chúng ta được dạy rằng đây là thời điểm mà đạo và quả — là một đôi — đến với nhau và gặp nhau. Nếu chúng ta so sánh với việc bước lên bậc thang dẫn vào nhà, một chân ở bậc cuối, chân kia ở thềm nhà. Chúng ta vẫn chưa đặt hai chân lên trước căn nhà. Khi cả hai chân ở thềm nhà, chúng ta đã 'đến nhà.' Đối với tâm, nó được gọi là đạt đến Pháp hay đạt đến Pháp tối thượng, và vào thời điểm thành tựu nó được gọi là 'một niết bàn.'

Nói cách khác, tâm hoàn toàn tự do. Nó không còn thể hiện hoạt động nào cho việc loại bỏ phiền não ô trược. Đây được gọi là một niết bàn. Nếu bạn muốn, bạn có thể gọi nó là quả vị A-la-hán, vì tại giai đoạn này không có phiền não ô trược nào nữa để tranh cải. Hay bạn có thể gọi nó là một niết bàn.Nhưng nếu bạn muốn cho nó một nhãn hiệu quy ước phù hợp nhất với nguyên lý thật sự, để không có gì thiếu sót trong ngôn từ quy ước, bạn phải nói 'một niết bàn' để hoàn toàn phù hợp với thực thể quy ước và sự giải thoát trong giai đoạn cuối của việc xóa sạch các nghĩa địa của tâm vô ý thức.

The Buddha taught,

n'atthi santi param sukham:
There is no ease other than peace.

This refers to the stage of those who have no more defilements, who have attained sa-upadisesa-nibbana alive, such as the arahants.

To practice the religion means to attend to your own heart and mind. Who is it that suffers pain and difficulty? Who is the suspect, forever imprisoned? Who else, if not the mind? And who has it imprisoned, if not all the defilements and mental effluents? To deal with the situation, you have to deal directly with the enemies of the heart, using your discernment, for only sharp discernment is capable of dealing with the defilements until they dissolve away of their own accord, as I have already mentioned. From that point on, there are no more problems.

Đức Phật dạy rằng,

n'atthi santi param sukham:
Không gì dễ chịu hơn là bình an.

Điều này đề cập đến giai đoạn của những ai không còn phiền não ô trược, đã đạt được sa-upadisesa-nibbana trong cuộc sống, chẳng hạn như các vị A-la-hán.

Thực hành tôn giáo có nghĩa là để ý đến chính trái tim và tâm của bạn. Ai là người chịu đựng đau đớn và khó khăn? Ai là nghi can, mãi mãi bị nhốt tù? Ai khác, nếu không phải là tâm? Và ai đã nhốt nó, nếu không phải là phiền não và bợn nhơ tinh thần? Để đối phó với tình hình, bạn phải trực diện kẻ thù của trái tim, sử dụng nhận thức phân biệt của bạn, vì chỉ có nhận thức phân biệt sắc bén mới có thể đối phó với phiền não ô trược cho đến khi chúng tan biến theo cách riêng của chúng, như tôi đã đề cập. Từ đó trở đi, không còn trở ngại gì nữa.

As for rupa, vedana, sañña, sankhara, and viññana, they're simply conditions — just conditions — no longer capable of affecting or provoking the mind. The same with sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations: Each has its separate reality. To each one we say, 'If it exists, it exists. If not, no matter.' The only problem has been the mind that makes labels and assumptions through its own stupidity. Once it gains enough intelligence, it becomes real. All phenomena within and without are real. Each has its own separate reality, with no more of the conflicts or issues that used to occur.

When we reach the stage where 'each has its own separate reality,' we can say that the war between the mind and defilement is over. When the time comes to part, we part. If not, we live together, like everyone else in the world, but we don't take issue with each other like everyone else in the world, because we've made our investigation.

Còn đối với rupa - sắc, vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức, chúng chỉ đơn giản là trạng huống — chỉ là trạng huống — không còn khả năng ảnh hưởng hay kích động tâm. Tương tự như vậy với hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác: Mỗi cái có thực thể riêng biệt của nó. Đối với mỗi cái chúng ta nói, 'Nếu nó hiện hữu, nó hiện hữu. Nếu không, không có vấn đề gì.' Trở ngại duy nhất là tâm đặt khái niệm và giả định thông qua sự ngu dốt của chính nó. Một khi nó có đủ trí thông minh, nó trở nên thật. Mọi hiện tượng bên trong và bên ngoài là thật. Mỗi cái có thực thể riêng biệt của nó, không còn xung đột hay vấn đề gì như đã từng xảy ra.

Khi chúng ta đến giai đoạn mà 'mỗi cái có thực thể riêng biệt của nó,' chúng ta có thể nói rằng chiến tranh giữa tâm và phiền não ô trược chấm dứt. Khi đến lúc từ giã, chúng ta từ giã. Nếu không, chúng ta sống với nhau, giống như mọi người khác trên thế giới, nhưng chúng ta không có vấn đề với nhau giống như mọi người khác trên thế giới, bởi vì chúng ta đã thực hiện sự quan sát của chúng ta.

If the words 'inconstancy, stress, and not-self' don't refer to the khandhas for which we are responsible, what do they refer to? So now we have completed our studies — our study of the three characteristics (tilakkhana), rather than of the three divisions (tipitaka) of the Pali canon, although actually the three divisions are nothing other than the three characteristics, in that the three divisions are a description of the three characteristics throughout.

Inconstancy: the process of change. Stress. Not-self: The khandhas are not us — not us while we are living, so when we die what is there to latch onto? When you see the truth in this way, you don't worry or feel apprehensive over the life or death of the khandhas. The mind simply perceives the modes in which the khandhas behave and break apart, but by its nature it doesn't disband along with the khandhas, so there's nothing to fear. If death comes, you don't try to prevent it. It life continues, you don't try to prevent it, for each is a truth.

Nếu từ ngữ 'vô thường, khổ, và vô ngã' không đề cập đến ngũ uẩn mà chúng ta chịu trách nhiệm, thì nó đề cập đến cái gì? Vậy thì bây giờ chúng ta đã hoàn thành sự nghiên cứu của chúng ta — sự nghiên cứu của chúng ta về ba đặc tính (tilakkhana), thay vì ba tạng (tipitaka) của kinh điển Pali, mặc dù ba tạng không là gì khác ngoài ba đặc tính, trong đó ba tạng là sự diễn tả của ba đặc tính qua suốt các tạng kinh.

Vô thường: tiến trình thay đổi. Khổ. Vô ngã: Ngũ uẩn không phải là chúng ta — không phải là chúng ta khi chúng ta đang sống, vậy thì khi chúng ta chết, có gì ở đó để bám víu? Khi bạn nhìn thấy sự thật theo cách này, bạn không lo âu hay cảm thấy sợ hãi về sống hay chết của ngũ uẩn. Tâm chỉ đơn giản nhận thức các trạng thái mà trong đó ngũ uẩn hành xử và tan rã, nhưng vì bản tính của nó nên nó không tan rã cùng với ngũ uẩn, vậy thì không có gì để sợ. Nếu cái chết đến, bạn không cố gắng ngăn chặn nó. Nếu cuộc sống tiếp tục, bạn không cố gắng ngăn chặn nó, vì mỗi cái là một sự thật.

In completing your study of death, you become the ultimate person — the ultimate you. When you have completed your study of death, you don't fear death — 'If life continues, let it continue; if death comes, let it die' — for you have spread a net around yourself with your discernment. You don't tremble over the truths of which the heart is fully aware at all times.

So. That's enough for now. As it happens, we're at the end of the tape...

Khi hoàn thành sự nghiên cứu của bạn về cái chết, bạn trở thành người cuối cùng — bạn là người cuối cùng. Khi bạn đã hoàn thành sự nghiên cứu của bạn về cái chết, bạn không sợ chết — 'Nếu cuộc sống tiếp tục, hảy để nó tiếp tục; nếu cái chết đến, hảy để nó chết' — vì bạn đã trải một mạng lưới xung quanh mình với nhận thức phân biệt của bạn. Bạn không run sợ sự thật mà trái tim nhận thức được khắp mọi lúc.

Vì vậy. Đến đây là đủ rồi. Thật ra, chúng ta đang ở cuối cuốn băng...


An Heir to the Dhamma  

A talk given to the monks at Wat Pa Baan Taad.

The ordinary mind — no matter whose — when it doesn't yet have any standards and meets up with things that drag it here and there in the wrong directions, will tend to go rolling after those preoccupations without let-up, to the point where it can't find any foundation for sustaining its peace and calm. In terms of the Dhamma, these preoccupations are called defilements.

We can see them when we begin to practice: The mind stumbles and crawls along, not at all willing to follow the Dhamma, because the defilements are strong. This is something I haven't forgotten, from the time I first set out to practice up until now, because it's a truth that lies embedded in the heart. How could I forget?


Người Kế Thừa Pháp  

Bài thuyết pháp cho chư tăng ở Wat Pa Baan Taad.

Tâm bình thường — bất kể là của ai — khi nó chưa có tiêu chuẩn nào và gặp những thứ lôi kéo nó đến chỗ này chỗ nọ theo hướng sai lầm, sẽ có khuynh hướng đi theo những đề mục đó không ngừng nghỉ, đến mức nó không thể tìm thấy nền tảng nào cho việc duy trì sự bình an và yên tĩnh của nó. Đối với Pháp, các mối bận tâm này được gọi là phiền não ô trược.

Chúng ta có thể nhìn thấy chúng khi chúng ta bắt đầu thực hành: Tâm vấp ngã và lồm cồm bò đi, không hề muốn đi theo Pháp, bởi vì phiền não ô trược rất mạnh. Đây là điều tôi không quên, từ khi tôi bắt đầu thực hành cho đến bây giờ, vì đó là sự thật nằm sâu trong tim. Làm sao tôi có thể quên được?

From the very start of my practice, I was really in earnest — because that's the sort of person I was. I wouldn't just play around. Wherever I would take my stance, that's how it would have to be. When I set out to practice, I had only one book — the Patimokkha — in my shoulder bag. Now I was going for the full path and the full results. I was going to give it my all — give it my life. I wasn't going to hope for anything else. I was going to hope for nothing but release from suffering. I was sure that I would attain release from suffering in this lifetime. All I asked was that there be someone who could show me that the paths, fruitions, and nibbana were for real. I would give my life to that person and to the Dhamma through the practice, without holding anything back. If I was to die, I'd die with the practice. I wouldn't die with retreat. My heart was set like a stone post.

The first rains after I had set out to practice, I spent in Cakkaraad District, Korat Province, because I hadn't been able to catch up with Venerable Acariya Mun. I began accelerating my efforts as soon as I got there, and it wasn't long before my mind attained stillness, because I was practicing both day and night. I wasn't willing to do any other work aside from the work of concentration practice — sitting and walking meditation — in my own stumbling and crawling way. My mind was able to quiet down, so I really accelerated my efforts; but then, as I've told you before, it regressed when I was making a klod. [2] Up to that point, I was no mean hand at concentration. It was really solid. I was sure that the paths, fruitions, and nibbana were for real, because the mind was really solid. It wasn't affected by anything at all. But even then it still managed to regress just because I made a single klod.

Ngay từ khi bắt đầu thực hành, tôi thật sự rất nghiêm túc — bởi vì tôi là loại người như vậy. Tôi không rong chơi. Khi tôi bày tỏ thái độ hay quan điểm về một vấn đề, đó là cách nó phải là. Khi tôi bắt đầu thực hành, tôi chỉ có một quyển sách — Patimokkha - Giới Luật — trong túi hành trang của tôi. Bây giờ tôi sẽ đi trọn vẹn con đường và nhận trọn vẹn kết quả. Tôi sẽ làm hết sức mình — hết cuộc đời của tôi. Tôi sẽ không hy vọng điều gì khác. Tôi sẽ không hy vọng gì ngoài việc thoát khỏi đau khổ. Tôi chắc chắn rằng tôi sẽ đạt được giải thoát khỏi đau khổ trong cuộc đời này. Tất cả mà tôi yêu cầu chỉ là ai đó có thể cho tôi thấy rằng đạo, quả, và niết bàn là thật. Tôi sẽ dâng hiến đời tôi cho người đó và cho Pháp qua việc thực hành, không giữ lại bất cứ điều gì. Nếu tôi chết, tôi sẽ chết với sự thực hành. Tôi sẽ không chết với sự thoái lui. Tim của tôi vững như một thạch trụ.

Mùa mưa đầu tiên sau khi tôi bắt đầu thực hành, tôi cư ngụ ở quận Cakkaraad, tỉnh Korat, bởi vì tôi không thể bắt kịp Hòa Thượng Acariya Mun. Tôi bắt đầu gia tăng nỗ lực của mình ngay khi tôi đến đó, và chẳng bao lâu sau thì tâm của tôi đạt được tĩnh lặng, bởi vì tôi thực hành cả ngày lẫn đêm. Tôi không muốn làm việc gì khác ngoài việc tập trung thực hành — ngồi và đi thiền định — theo cách vụng về ngã nghiêng của tôi. Tâm tôi có thể lắng đọng xuống, vì vậy tôi thật sự gia tăng nỗ lực của mình; nhưng rồi, như tôi đã nói với bạn trước kia, nó suy giảm khi tôi làm một klod. [2] Đến lúc đó, tôi lỏng lẻo trong sự tập trung. Nó đã thật sự vững chắc. Tôi đã tin chắc rằng đạo, quả, và niết bàn là thật, bởi vì tâm thật sự vững chắc. Nó không bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì. Thế nhưng nó vẫn tìm cách thoái lui chỉ vì tôi đã làm một klod duy nhất.

When I reached Venerable Acariya Mun, he taught me the Dhamma as if it came straight out of his heart. He would never use the words, 'It seems to be...,' because it really came right out of his heart — how he had practiced, what he had known and seen. It was as if he kept saying, 'Right here. Right here.' So did he see or didn't he? Did he know or didn't he? 'Right here.' Where were the paths, fruitions, and nibbana? 'Right here. Right here.' My mind was convinced, really convinced. From that point on I made a resolution: As long as he was still alive, I wouldn't leave him until either he died or I did. As for going off from time to time to practice on my own, I'd ask to do that as a matter of course, but I'd take him as my base, as if my home were with him. No matter where I'd go, I'd have to return to him. So then I stepped up my efforts full speed.

That dream I had — I'll never forget it. I've told you all this dream before, but it had such an impact on me that it bears telling again. I had come to stay with him and made my resolution with full conviction, with complete faith in him. There was no point on which you could fault him. Whatever he did, inwardly or outwardly, was right in line with the principles of the Dhamma and Vinaya. There was nothing roundabout or evasive about him. That was why I had made up my mind to stay with him. If he were alive today, I still wouldn't leave him. I'd have to stay with him, although as a matter of course I'd still go here or there from time to time, as I had told myself.

Khi tôi đến gặp HT. Acariya Mun, ngài dạy tôi Pháp như thể nó đến từ chân tâm của ngài. Ngài không bao giờ dùng từ, 'Dường như là...,' bởi vì nó thật sự đến từ chân tâm của ngài — ngài đã thực tập như thế nào, ngài đã biết và thấy cái gì. Như thể ngài luôn nói, 'Ngay tại đây. Ngay tại đây.' Vậy thì ngài nhìn thấy hay không? Ngài có biết hay không? 'Ngay tại đây.' Đạo, quả, và niết bàn ở đâu? 'Ngay tại đây. Ngay tại đây.' Tâm tôi hoàn toàn tin tưởng, thật sự tin tưởng. Từ đó trở đi tôi thệ nguyện: Hễ mà ngài vẫn sống, tôi sẽ không rời ngài cho đến khi ngài hay tôi chết. Đối với việc thỉnh thoảng ra đi để tự thực hành, tôi sẽ xin phép làm điều đó như một vấn đề tất nhiên, nhưng tôi xem ngài như căn cứ của tôi, như thể nhà của tôi là ở với ngài. Cho dù tôi đi đâu, tôi phải trở về với ngài. Vì thế tôi hết sức gia tăng nỗ lực của mình.

Giấc mơ mà tôi có — tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi đã nói cho các bạn nghe về giấc mơ này trước kia, nhưng nó có ảnh hưởng mạnh mẻ với tôi đến mức đáng được kể lại. Tôi đã đến ở với ngài và lập thệ nguyện với niềm tin trọn vẹn, với sự tin tưởng hoàn toàn nơi ngài. Không có điểm nào mà bạn có thể chỉ trích ngài. Bất cứ điều gì ngài làm, bên trong hay bên ngoài, đều phù hợp với các nguyên tắc của Pháp và Giới Luật. Không có vấn đề quanh co hay thối thác đối với ngài. Đó là lý do tại sao tôi quyết định ở lại với ngài. Nếu ngài còn sống hiện nay, tôi vẫn sẽ không rời ngài. Tôi phải ở với ngài, mặc dù tất nhiên là tôi thỉnh thoảng vẫn sẽ đi nơi này hay nơi kia, như tôi đã tự nhủ.

It was only around the fourth or fifth night after I had gone to stay with him... this dream, you know, was really amazing. I dreamed that I was fully robed, carrying my bowl and klod, following an overgrown trail through the jungle. There were no side paths on either side. Both sides were full of thorns and brambles. All I could do was to keep trying to follow the trail, which was just barely a path, all overgrown, just enough to give a hint of where to go.

Finally I reached a point where a thick clump of bamboo had fallen across the trail. I couldn't see which way to go. There was no way around it on either side. How was I going to get past it? I peered here and there until finally I saw an opening — a tiny opening, right along the path, just enough for me to force my way through together with my bowl.

Lúc đó chỉ vào khoảng đêm thứ tư hay thứ năm sau khi tôi đến ở với ngài... giấc mơ này, bạn biết không, thật sự tuyệt vời. Tôi mơ thấy tôi mặc áo choàng, mang bát và klod của tôi, đi theo con đường mòn rậm rạp xuyên qua rừng. Không có đường mòn phụ ở hai bên. Cả hai bên chi chít những bụi gai nhọn. Tôi chỉ có thể tiếp tục cố gắng đi theo đường mòn, khó có thể gọi là con đường, um tùm rậm rạp, chỉ đủ để đoán ra lối đi.

Cuối cùng tôi đến một nơi có bụi tre dầy nằm ngang đường mòn. Tôi không thể nhìn thấy lối đi. Không cách nào đi vòng quanh nó ở hai bên. Làm thế nào để tôi đi qua nó? Tôi nhìn chăm chú khắp nơi cho đến khi tôi thấy một lỗ hổng — một lỗ hổng nhỏ, ngay dọc đường, chỉ đủ cho tôi cố sức len qua cùng với cái bát của tôi.

Since there was no other way, I removed my outer robe — that's how clear the dream was, as if I weren't dreaming at all — I removed my outer robe and folded it away, just as we keep our robes folded here. I removed my bowl strap from my shoulder and crawled through the opening, dragging my bowl by its strap and pulling my klod just within reach behind me. I was able to force my way through, dragging my bowl, my klod and my robe behind me, but it was really difficult. I kept at it for a long time until finally I worked my way free. I pulled my bowl, and my bowl came free. I pulled my klod, and my klod came free. I pulled my robe, and my robe came free. As soon as I was entirely free, I put on my robe again — that's how clear the dream was — I put on my robe, slung my bowl over my shoulder, and told myself, 'Now I can go on.' I kept following that trail-it was really overgrown — for about another 40 meters, wearing my robe, carrying my bowl and klod.

Looking ahead, there was wide open space. In front of me was the ocean. Looking across, there was no further shore. All I could see was the shore on which I was standing and a tiny island, way out in the distance, a black speck on the edge of the horizon. I was going to that island. As soon as I walked down to the water's edge, a boat — I don't know where it came from and I didn't notice whether it was a speedboat or a rowboat or whatever — a boat came up to the shore and I got in. The boatsman didn't say anything to me. As soon as I sat down in the boat and got my bowl and other things in, the boat sped out to the island, without my having to say a word. I don't know how it happened. It kept speeding, speeding out to the island. There didn't seem to be any dangers or waves or anything at all. We went silently and in no time at all we arrived — because, after all, it was a dream.

Vì không có cách nào khác, tôi cởi áo choàng ra — giấc mơ rõ ràng như vậy, như thể tôi không mơ chút nào — tôi cởi áo choàng ngoài và xếp nó lại, giống như áo choàng của chúng ta được xếp ở đây. Tôi cởi dây treo bát ra khỏi vai và bò qua lỗ hổng, kéo theo cái bát bằng dây treo của nó và kéo theo cái klod của tôi nằm trong tầm với phía sau tôi. Tôi đã có thể gắng sức vượt qua, kéo theo cái bát, klod và áo choàng của tôi đằng sau, nhưng nó thật sự rất khó. Tôi ráng làm như vậy một khoảng thời gian dài và cuối cùng thì tôi thoát khỏi. Tôi kéo bát của mình, và cái bát của tôi qua khỏi. Tôi kéo klod của mình, và cái klod của tôi qua khỏi. Tôi léo áo choàng của mình, và áo choàng của tôi qua khỏi. Ngay khi tôi được hoàn toàn tự do, tôi mặc áo choàng trở lại — giấc mơ rõ ràng như vậy — tôi mặc áo choàng vào, treo dây cột bát của tôi qua vai, và tự nhủ, 'Bây giờ tôi có thể tiếp tục đi.' Tôi tiếp tục đi theo đường mòn rậm rạp đó — được khoảng 40 mét nữa, mặc áo choàng, mang bát và klod.

Nhìn về phía trước là không gian mở rộng. Trước mặt tôi là biển cả bao la, không nhìn thấy bờ. Tất cả tôi thấy chỉ là bờ biển nơi tôi đứng và một hòn đảo bé nhỏ, rất xa, một chấm đen ở cuối chân trời. Tôi sẽ đến hòn đảo đó. Ngay khi tôi bước đến mé nước, một chiếc thuyền — tôi không biết nó xuất phát từ đâu và tôi không để ý xem liệu nó là thuyền máy hay thuyền chèo hay là gì khác — một chiếc thuyền đi vào bờ và tôi bước lên. Người chèo thuyền không nói gì với tôi. Ngay khi tôi ngồi xuống thuyền và đặt bát của tôi và những thứ khác xuống, chiếc thuyền lao tới hòn đảo, không cần đợi tôi nói một lời nào. Tôi không biết nó xảy ra như thế nào. Nó tiếp tục tăng tốc độ, lao tới hòn đảo. Dường như không có nguy hiểm hay sóng gió hay bất cứ điều gì cả. Chúng tôi yên lặng và chẳng bao lâu chúng tôi đã đến nơi — vì cuối cùng, nó chỉ là giấc mơ.

As soon as I reached the island, I got my things out of the boat and went ashore. The boat disappeared completely, without my saying even a word to the boatsman. I slung my bowl over my shoulder and climbed up the island. I kept climbing until I saw Venerable Acariya Mun sitting on a small bench, pounding his betel nut and watching me climb up towards him. 'Maha,' he said, 'how did you get here? Since when has anyone come that way? How were you able to make it here?'

'I came by boat.'

'Oho. That trail is really difficult. Nobody dares risk his life coming that way. Very well then, now that you're here, pound my betel for me.' He handed me his betel pounder, and so I pounded away — chock, chock, chock. After the second or third chock, I woke up. I felt really disappointed. I wished I could have continued with the dream to see at least how it ended.

Ngay khi tôi đến hòn đảo, tôi lấy mọi thứ ra khỏi thuyền và lên bờ. Chiếc thuyền biến mất hoàn toàn, không đợi tôi nói lời nào với người chèo thuyền. Tôi vác túi đựng bát của tôi lên vai và leo lên đảo. Tôi tiếp tục leo cho đến khi tôi nhìn thấy HT. Acariya Mun ngồi trên một băng ghế nhỏ, nhai trầu và nhìn tôi leo lên hướng ngài. 'Maha,' ngài nói, 'Làm thế nào con đến được đây? Đã từ lâu không có ai đến từ hướng đó? Làm thế nào con có thể đến được đây?'

'Con đến bằng thuyền.'

'Ồ. Đường mòn đó rất khó đi. Không ai dám liều mạng đi đường đó. Tốt lắm, giờ thì con ở đây, hảy giả trầu cho thầy.' Ngài đưa cho tôi cối trầu của ngài, và thế là tôi giả trầu — chock, chock, chock. Sau hai hay ba lần giả, tôi tỉnh dậy. Tôi cảm thấy thất vọng. Tôi ước là mình có thể tiếp tục giấc mơ để ít nhất nhìn thấy nó kết thúc như thế nào.

That morning I went to tell my dream to Venerable Acariya Mun. He interpreted it very well. 'This dream, you know,' he said, 'is very auspicious. It shows the pattern for your practice without any deviations. Follow the practice in the way that you've dreamed. In the beginning, it'll be extremely difficult.' That's what he said. 'You have to give it your best. Don't retreat. The beginning will be difficult. The part where you made it through the clump of bamboo: That's the difficult part. So give it your best. Don't you ever retreat. Once you get past that, it's all wide open. You'll get to the island without any trouble. That's not the hard point. The hard point is right here.'

I listened to him, really listened to him, and it went straight to the heart. 'Even if it kills you, don't retreat at this point. Here at the beginning is the hardest part — where the mind advances and regresses. This part is so hard that you'll want to go smash your head against that mountain over there out of frustration. The mind advances and regresses, over and over again. Once you get past this point, though, you'll make progress easily, without any obstacles at all. That's all there is to it. Give it your best at the beginning and don't retreat. Understand?' That's what he said. 'If you retreat here, you won't get anywhere. So give it your life. Strike your way through right here. After all, your vision says you can make it. No matter how difficult it gets, you can make it. So don't retreat.'

Sáng hôm sau tôi đến kể cho HT. Acariya Mun nghe về giấc mơ của tôi. Ngài giảng nghĩa nó rõ ràng. 'Giấc mơ này, con biết không,' ngài nói, 'rất tốt lành. Nó cho thấy mô hình thực hành của con một cách chính xác. Hảy thực hành theo cách con mơ thấy. Ban đầu sẽ rất khó.' Đó là những gì ngài nói. 'Con phải cố gắng hết sức. Đừng thoái lui. Lúc bắt đầu sẽ khó. Phần mà con vượt qua bụi tre rậm rạp: Đó là phần khó. Vì vậy phải cố gắng hết sức. Đừng bao giờ thoái lui. Một khi con vượt qua được nó, tất cả sẽ rộng mở. Con sẽ đến hòn đảo không có trở ngại nào. Đó không phải là điểm khó. Điểm khó là ở ngay đây.'

Tôi lắng nghe ngài nói, thật sự lắng nghe, và nó đi vào tận chân tâm. Thậm chí nếu nó làm con chết, đừng thoái lui ở điểm này. Ngay lúc bắt đầu là phần khó nhất — nơi tâm tiến triễn hay thoái lui. Phần này khó đến nỗi con sẽ muốn đập đầu mình vào vách núi vì bực bội. Tâm tiến triễn và thoái lui, cứ lập đi lập lại như thế. Tuy nhiên, một khi con vượt qua điểm này, con sẽ tiến bộ dễ dàng, không có trở ngại nào cả. Đó là tất cả. Hảy cố gắng hết sức vào lúc bắt đầu và không thoái lui. Hiểu chứ?' Đó là những gì ngài nói. 'Nếu con thoái lui ở đây, con sẽ không đi đến đâu. Vì vậy hảy cố gắng hết sức mình. Phấn đấu vượt qua ngay đây. Nói cho cùng, linh ảnh của con nói con có thể làm được điều đó. Cho dù khó khăn bao nhiêu, con có thể làm đươc. Vì vậy đừng thoái lui.'

I remembered his words and took them to heart — happy and pleased. I kept practicing until that following April in line with what he had said. The mind had regressed ever since December the previous year until December of that year and then on into April. It still hadn't advanced. It would advance to full strength and then deteriorate, again and again, for a year. It wasn't until April that I found a new approach, focusing on my meditation theme in a new way so that it was really solid. From that point on I was able to sit in meditation all night long. The mind was able to settle down in full measure, which is why I accelerated my efforts from then on. Speaking of the difficulty, that's how difficult it really was for me.

From there on in, the mind was centered and never regressed. The way it had regressed before was an excellent teacher. I'd absolutely refuse to let it regress again: That was how I felt. If it regressed again, I'd die. I couldn't stand to stay in the world bearing the mass of suffering that would come if it regressed again, because I had already been through it once — more than a year of the most acute suffering. There's no suffering that burns more than the suffering that comes when the mind regresses. If it were to regress again, it'd kill me, which was why I was really meticulous in keeping watch over myself from then on. I wouldn't let the mind regress, and so it kept on progressing.

Tôi nhớ lời ngài và giữ nó trong tim — vui sướng và hài lòng. Tôi tiếp tục thực hành cho đến tháng 4 sau đó, phù hợp với những gì ngài nói. Tâm đã thoái lui từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 12 năm đó và tiếp tục đến tháng 4. Nó vẫn không tiến triễn. Nó tiến triễn hết sức và rồi suy giảm, cứ như thế cho một năm. Cho đến tháng 4 tôi mới tìm ra một phương pháp mới, tập trung vào chủ đề thiền của tôi theo cách mới để nó thật sự vững chắc. Từ đó trở đi tôi có thể ngồi thiền suốt đêm. Tâm đã có thể lắng đọng trọn vẹn, đó là lý do tại sao tôi gia tăng nỗ lực của mình kể từ đó. Nói về sự khó khăn, đó thật sự là khó khăn làm sao đối với tôi.

Từ đó trở đi, tâm tập trung và không bao giờ thoái lui. Cách nó thoái lui trước đây là một thầy giáo giỏi. Tôi tuyệt đối không để cho nó thoái lui nữa: Đó là cảm giác của tôi. Nếu nó thoái lui nữa, tôi sẽ chết. Tôi không thể nào ở lại trên thế gian chịu đựng khối đau khổ sẽ đến nếu nó thoái lui nữa, bởi vì tôi đã trải qua nó một lần — hơn một năm đau khổ vô cùng. Không có đau khổ nào thiêu đốt nhiều hơn là đau khổ khi tâm thoái lui. Nếu nó thoái lui nữa, nó sẽ giết chết tôi, đó là lý do tại sao tôi thật sự thận trọng trong việc theo dõi chính mình từ khi đó. Tôi không để tâm thoái lui, và vì vậy nó tiếp tục tiến triễn.

The first time I saw the marvelousness of the mind was when I began sitting in meditation all night — right from the very first night. I was investigating pain, and was it ever severe! At first I hadn't planned on sitting until dawn, you know. I was simply sitting along, and the pain began to grow. No matter how I contemplated it, I didn't get anywhere at all. 'Eh. What is this? Okay, if I'm going to die today, let me die.' So I made resolution in that moment: 'From this moment on, I won't get up until dawn. So. If I survive, so be it. If not, so be it.'

I struck right into the pain, to the point where the mind, which had never examined anything in that way... Discernment had never moved into action that way, you know, but when it was really cornered, at the end of its rope, discernment stirred itself into action, keeping up with events from every angle until it was fully alert to the pain, alert to the body, and understood the affairs of the mind. Each was a separate reality. They then split away from one another and disappeared completely, even though nothing like that had ever happened to me before. The body disappeared from my sense of awareness. The pain completely vanished. All that was left was an awareness that was simply aware. It wasn't the sort of outstanding awareness we might imagine it to be. It was just simple awareness, but very subtle, very refined, and very amazing in that moment.

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy sự kỳ diệu của tâm là khi tôi bắt đầu ngồi thiền suốt đêm — ngay từ đêm đầu tiên. Tôi đang quan sát cơn đau, và nó rất khốc liệt! Thoạt đầu tôi không định ngồi cho đến rạng sáng, bạn biết không. Tôi chỉ đơn giản ngồi, và cơn đau bắt đầu lớn dần. Cho dù tôi quán chiếu về nó như thế nào, tôi không tiến bộ gì cả. 'Ồ, cái gì đây? Được rồi, nếu tôi sẽ chết hôm nay, hảy để tôi chết.' Vì vậy tôi thệ nguyện ngay lúc đó: 'Kể từ lúc này, tôi sẽ không đứng dậy cho đến rạng sáng. Vậy thì, nếu tôi sống sót, thì tôi sống. Nếu không, cũng được thôi.'

Tôi trực diện chống chọi cơn đau, đến mức tâm chưa bao giờ quan sát bất cứ cái gì theo cách đó... Nhận thức phân biệt chưa bao giờ hành động theo cách đó, bạn biết không, nhưng khi nó thật sự bị dồn vào chân tường, đến giới hạn của sự nhẫn nại của nó, nhận thức phân biệt nhanh chóng hành động, theo dõi các sự kiện từ mọi khía cạnh cho đến khi nó hoàn toàn cảnh giác cơn đau, cảnh giác thân thể, và hiểu các vấn đề của tâm. Mỗi cái là một thực thể riêng biệt. Sau đó chúng tách rời nhau và biến mất hoàn toàn, mặc dù không có gì giống như vậy đã từng xảy ra với tôi trước đây. Thân thể biến mất khỏi nhận thức của tôi. Đau hoàn toàn biến mất. Tất cả còn lại chỉ là sự nhận thức đơn giản. Nó không phải là loại nhận thức nổi bật như chúng ta tưởng tượng về nó. Nó chỉ là nhận thức đơn giản, nhưng rất tinh tế, rất tinh khiết, và rất tuyệt vời trong khoảnh khắc đó.

When I retreated from that state, I renewed my investigation, but when I used the strategies I had used before, I didn't get any results, because they were now allusions to the past. I had to come up with new strategies to keep up with the events of the moment. The mind then settled down again. That night, it settled down three times, and then dawn came. Was I ever amazed at myself!

That morning when I got the chance, I went to tell Venerable Acariya Mun. Normally, I'd be very intimidated by him, but that morning I wasn't intimidated at all. I wanted to tell him the truth, so that he could see the results of my being true — how I had practiced so that things had occurred that way. I spoke with audacity, even though I had never spoken that way with him before. I really told it to him straight — crash! bang! — and after he had listened, he said, 'That's the way it's got to be.' That's just what he said! He really let me have it. He explained things to my complete satisfaction. It was as if I were a dog: As soon as he praised and spurred me on, this stupid dog I was, was all raring to bark and bite.

Khi tôi rút ra khỏi trạng thái đó, tôi bắt đầu lại sự quan sát của mình, nhưng khi tôi sử dụng chiến thuật mà tôi đã dùng trước đây, tôi không có được kết quả nào, bởi vì bây giờ chúng thuộc về quá khứ. Tôi phải nghĩ ra chiến thuật mới để theo kịp những sự kiện của hiện tại. Tâm sau đó lại lắng đọng. Tối hôm đó, nó lắng đọng ba lần, và sau đó thì trời sáng. Tôi chưa từng kinh ngạc về mình đến như vậy!

Sáng hôm đó khi có cơ hội, tôi đến kể cho HT. Acariya Mun nghe. Thường thì tôi rất sợ ngài, nhưng sáng hôm đó tôi chẳng sợ chút nào. Tôi muốn nói cho ngài biết sự thật, để ngài có thể thấy kết quả của việc tôi dám đối diện sự thật — tôi đã thực hành như thế nào để cho mọi chuyện xảy ra theo cách đó. Tôi bạo dạn nói, mặc dù tôi chưa bao giờ nói với ngài như thế trước đây. Tôi thật sự nói thẳng với ngài — crash! bang! — và sau khi nghe xong, ngài nói, 'Đó là cách nó phải là.' Ngài chỉ nói như thế! Ngài thật sự để cho tôi có nó. Ngài giải thích mọi thứ khiến cho tôi hài lòng. Như thể tôi là con chó. Ngay khi ngài ca ngợi và khuyến khích tôi, con chó ngu ngốc này, đã vội vã sủa và cắn.

After one or two more days, I sat up in meditation all night again. After another two or three more days, I did it again, until the mind was thoroughly amazed. The affairs of death, you know, disappear when the mind really knows. When you separate the elements (dhatu) and khandhas to look at life and death, the four elements of earth, water, wind, and fire dissolve down into their original properties as earth, water, wind, and fire. Space returns to its original property as space. The mind that used to fear death becomes even more prominent. So what is there to die? When it knows so prominently in this way, how can it die? The mind doesn't die. So what does it fear? We've been lied to. The world of defilements has been lying to us. ('Lying,' here, means that defilement has lied to the living beings of the world, making them fear death, even though actually nothing dies.)

When I'd investigate one day, I'd get one approach; another day, I'd get another approach, but they were all hard-hitting and amazing. The mind was more and more amazing and brave, to the point where I felt, 'When the time comes to die, what sort of pain do they think they're going to bring out to fool me? Every facet of today's pain is complete in every way. Beyond this, there's simply death. I've seen all these pains, understood them all, and dealt with them all. So when the time comes to die, what sort of pain are they going to bring out to deceive me? There's no way they can deceive me. The pain will have to be just this sort of pain. As for death, nothing dies. So what is there to fear aside from the defilements that lie to us, making us fall for their fake tricks and deceits? From this point on, I'll never fall for their tricks again.'

Một hai ngày sau, tôi lại ngồi thiền suốt đêm. Rồi hai hay ba ngày sau nữa, tôi lại làm như vậy, cho đến khi tâm hoàn toàn tuyệt vời. Vấn đề của chết, bạn biết không, biến mất khi tâm thật sự biết. Khi bạn tách rời các yếu tố (dhatu)ngũ uẩn để xem sống và chết, bốn yếu tố đất, nước, gió và lửa tan rã thành đặc tính nguyên thủy của chúng như là đất, nước, gió và lửa. Không gian trở lại đặc tính nguyên thủy của nó như là không gian. Tâm vốn từng sợ chết nay lại trở nên nổi bật hơn. Vậy thì có gì ở đó để chết? Khi nó biết rất nổi bật theo cách này, làm sao nó có thể chết? Tâm không chết. Vậy nó sợ cái gì? Chúng ta đã bị lừa dối. Thế giới của phiền não ô trược nói dối chúng ta. ('Lừa dối' ở đây, có nghĩa là phiền não ô trược lừa dối chúng sinh trên thế gian, làm cho họ sợ chết, mặc dù không có gì chết cả.)

Một ngày nào đó, khi tôi quan sát, tôi sẽ có một phương pháp; ngày khác, tôi sẽ có một phương pháp khác, nhưng chúng đều có hiệu quả và tuyệt vời. Tâm ngày càng trở nên tuyệt vời và can đảm, đến mức tôi cảm thấy, 'Khi đến lúc chết, loại đau nào mà chúng nghĩ rằng chúng sẽ mang ra để lừa dối tôi? Mọi khía cạnh của cơn đau hôm nay đều thể hiện trọn vẹn qua mọi cách. Ngoài điều này thì chỉ đơn giản là cái chết. Tôi đã nhìn thấy những cơn đau này, hiểu rõ chúng, và đối phó với tất cả chúng. Vậy thì khi đến lúc chết, loại đau nào chúng sẽ mang ra để lừa dối tôi? Không cách nào chúng có thể lừa dối tôi. Đau sẽ phải là loại đau này. Đối với cái chết, không có gì chết cả. Vậy thì có gì ở đó để sợ ngoài việc phiền não ô trược nói dối chúng ta, làm cho chúng ta rơi vào bẩy giả dối của chúng? Từ giờ trở đi, tôi sẽ không bao giờ rơi vào bẩy của chúng.'

That's the way the mind is when it knows, and it knew clearly right from the very first night. As for the mental state that had progressed and regressed, up to that first night it hadn't regressed. Beginning that previous April, it hadn't regressed but it still wasn't clear. That first night, though, it became clear: 'Oh. This is how it's supposed to be, the mind that doesn't regress.' It was as if it had been climbing up and falling down, climbing up and falling down, until finally it climbed up and grabbed hold tight, 100 per cent sure that it wouldn't regress. This was why I stepped up my efforts full speed.

During that Rains Retreat (vassa), I sat up all night in meditation nine or ten times, but never two nights in a row. Sometimes I'd skip two or three nights, sometimes six or seven. I got to the point where I was completely sure about pain — heavy or light, big or small. I understood how to deal with pain, how to sidestep it, how to cure it right in time, without being shaken by it. I wasn't even afraid of death, because I had investigated it with the most completely adroit strategies. Mindfulness and discernment were completely up on death in every way.

Đó là cách tâm là khi nó biết, và nó biết rõ ngay từ đêm đầu tiên. Đối với trạng thái tâm tiến bộ và thoái lui, thì cho đến đêm đầu tiên đó nó đã không thoái lui. Bắt đầu từ tháng 4 trước, nó đã không thoái lui nhưng nó vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, đêm đầu tiên đó nó trở nên rõ ràng: 'Ồ. Đây là cách được xem là, tâm không thoái lui.' Như thể nó đã leo lên và ngã xuống, leo lên và ngã xuống, cho đến khi nó leo lên và giữ thật chặt, 100% chắc chắn rằng nó sẽ không thoái lui. Đây là lý do tại sao tôi hết sức gia tăng nỗ lực của mình.

Trong mùa An cư Kiết hạ đó (vassa), tôi ngồi thiền suốt đêm khoảng chín hay mười lần, nhưng không bao giờ hai đêm liên tiếp. Đôi khi tôi ngưng hai hay ba đêm, đôi khi sáu hay bảy. Tôi đạt đến mức hoàn toàn chắc chắn về cảm giác đau — nặng hay nhẹ, lớn hay nhỏ. Tôi hiểu làm thế nào để đối phó cơn đau, làm thế nào để tránh nó, làm thế nào để chữa trị nó đúng lúc, mà không bị giao động bởi nó. Tôi thậm chí không sợ chết, bởi vì tôi đã quan sát nó với những kế sách hoàn chỉnh nhất. Chánh niệm và nhận thức phân biệt triệt để theo dõi cái chết bằng mọi cách.

Speaking of effort in the practice, my tenth rains — beginning from the April after my ninth rains — was when I made the most all-out effort. In all my life, I have never made a more vigorous effort, in terms of the body, than I did during my tenth rains. The mind went all out, and so did the body. From that point on, I kept making progress until the mind was like rock. In other words, I was skilled enough in the solidity and stability of my concentration that the mind was like a slab of rock. It couldn't easily be affected by anything at all — and then I was stuck on that concentration for five full years.

Once I was able to get past that concentration, thanks to the hard-hitting Dhamma of Venerable Acariya Mun, I set out to investigate. When I began to investigate with discernment, things went quickly and easily because my concentration was fully prepared. It was as if all the materials for building a house were right at hand, but I hadn't yet put them together into a house, and so they were just useless pieces of wood. My concentration simply stopped at concentration that way. When I didn't put it together into mindfulness and discernment, it couldn't support anything at all, which is why I had to set out investigating in the way with which Venerable Acariya Mun hit me over the head.

Nói về nỗ lực trong việc thực hành, mùa mưa thứ mười của tôi — bắt đầu từ tháng Tư sau mùa mưa thứ chín — là khi tôi đã nỗ lực hết sức. Trong suốt cuộc đời tôi, tôi chưa bao giờ dồn nỗ lực mạnh mẽ vào thân thể như tôi đã làm vào mùa mưa thứ mười. Tâm dồn hết sức, và thân cũng vậy. Từ lúc đó trở đi, tôi tiếp tục tiến bộ cho đến khi tâm giống như đá. Nói cách khác, tôi điêu luyện trong việc giữ cho sự tập trung của tôi vững chắc và ổn định đến độ tâm giống như một tảng đá. Nó không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì cả — và thế là tôi bị kẹt trong định đó đến năm năm.

Một khi tôi có thể vượt qua định đó, nhờ vào cú đấm Pháp khốc liệt của HT. Acariya Mun, tôi bắt đầu quan sát. Khi tôi bắt đầu quan sát với nhận thức phân biệt, mọi chuyện đi qua nhanh chóng và dễ dàng vì định của tôi đã được chuẩn bị đầy đủ. Như thể tất cả vật liệu xây nhà có trong tay, nhưng tôi vẫn chưa dùng chúng để xây nhà, và vì vậy chúng chỉ là những mảnh gỗ vô dụng. Định của tôi chỉ đơn giản ngưng ở đó. Khi tôi không mang nó vào chánh niệm và nhận thức phân biệt, nó không thể hỗ trợ gì cả, đó là lý do tại sao tôi phải bắt tay vào việc quan sát theo cách mà HT. Acariya Mun đập vào đầu tôi.

As soon as he hit me, I set out; and no sooner had I set out than I began to know what was what. I was able to kill off that defilement, cut this one down, step by step. I began to wake up: 'Here I've been lying in concentration as if I were dead — for all these months, all these years — and it hasn't accomplished a thing!' So now I stepped up my efforts at discernment, making it spin day and night without anything to put a brake on it at all.

But, you know, I'm the sort of person who goes to extremes. Whatever tack I set out on, that's the only tack I take. When I began following the path of discernment, I started criticizing concentration as being like lying down dead. Actually, concentration is a means for resting the mind. If you practice just right, that's the way it is. But instead, I criticized concentration as being like lying down dead. 'All these years, and it hasn't given rise to discernment.'

Ngay khi ngài đánh tôi, tôi tỉnh giấc; và chẳng bao lâu sau tôi bắt đầu biết cái gì là cái gì. Tôi đã có thể diệt trừ phiền não đó, cắt nó xuống, từng bước một. Tôi bắt đầu thức tỉnh: 'Ở đây tôi đã nằm trong định như thể tôi đã chết — suốt mấy tháng này, mấy năm này — và nó đã không hoàn thành điều gì!' Vì vậy bây giờ tôi gia tăng nỗ lực của mình vào nhận thức phân biệt, làm cho nó quay vòng ngày đêm không ngừng nghỉ.

Nhưng, bạn biết không, tôi là loại người cực đoan. Bất cứ một giải pháp nào tôi đặt ra, đó là giải pháp duy nhất tôi thực hiện. Khi tôi bắt đầu đi theo con đường nhận thức phân biệt, tôi bắt đầu chỉ trích định như là nằm chết. Thật ra, định là một phương tiện cho tâm nghỉ ngơi, Nếu bạn thực hành đúng, đó là cách nó là. Nhưng trái lại, tôi chỉ trích định như là nằm chết. 'Cả mấy năm nay, và nó không làm phát sinh tuệ phân biệt.'

So I stepped up my efforts at discernment, beginning first with the body. When I contemplated unattractiveness, it was remarkable, you know. Really remarkable. The mind, when it contemplated, was adroit and audacious. I could perceive right through whatever I looked at — man, woman, no matter how young. To tell you frankly how really audacious the mind was (and here I have to ask the forgiveness of both the men and women involved if it's wrong to speak too frankly), it wouldn't have to be a question of old women, you know. If the gathering was full of young women, I could march right in without any sign of lust appearing at all. That's how daring the mind was because of its contemplation of unattractiveness.

Looking at a person, there would just be the bones wrapped up in skin, nothing but flesh all glaring and red. So where could I see any beauty? The power of the unattractiveness was really strong. No matter whose body I looked at, that's how I'd perceive it. So where would there be any beauty to make me feel desire? This was why I'd dare march right in... really beautiful young women, you know. (I'll have to keep asking forgiveness until I've finished with this 'forest madness.') I could march right in with no trouble at all when I felt daring like this, because I was sure of my strength.

Vì vậy tôi gia tăng nỗ lực vào nhận thức phân biệt, bắt đầu với thân thể. Khi tôi quán chiếu sự không hấp dẫn, nó thật là đáng kinh ngạc, bạn biết không. Thật sự đáng kinh ngạc. Tâm, khi quán chiếu, nó rất giỏi và bạo dạn. Tôi có thể cảm nhận ngay qua bất cứ cái gì tôi nhìn — đàn ông, đàn bà, dù già hay trẻ. Nói thẳng cho bạn biết là tâm thật sự bạo dạn như thế nào (và ở đây tôi xin quý vị nam nữ thứ lỗi cho nếu nói thẳng thừng là điều sai quấy), không cần phải là vấn đề phụ nữ lớn tuổi, bạn biết chứ. Nếu đám đông đầy những thiếu nữ trẻ, tôi có thể xông vào mà không có dấu hiệu ham muốn nào xuất hiện cả. Đó là cách tâm bạo dạn vì sự quán chiếu của nó về sự không hấp dẫn.

Nhìn vào một người, chỉ có xương bao bọc bởi da, không có gì ngoài xác thịt đỏ ối. Vậy tôi có thể nhìn thấy bất cứ vẻ đẹp nào ở đâu? Năng lực của sự không hấp dẫn thật sự mạnh. Cho dù tôi nhìn vào thân thể của ai, tôi chỉ cảm thấy như thế. Vậy đâu sẽ có bất cứ vẻ đẹp nào khiến cho tôi cảm thấy ham muốn? Đây là lý do tại sao tôi dám xông vào ...những thiếu nữ thật đẹp, bạn biết chứ. (Tôi sẽ phải tiếp tục xin lỗi cho đến khi tôi kết thúc 'sự điên rồ này.') Tôi có thể xông vào mà không có trở ngại gì khi tôi cảm thấy bạo dạn như thế này, bởi vì tôi tin tưởng vào sức mạnh của mình.

But this daring wasn't right, in terms of the point at which the mind really had its fill of lust, which is why I criticized myself afterwards, after the mind had passed this point. This daring was a kind of madness, but while I was following the path, it was right, because that was how I had to follow it through. This is like criticizing food after you've eaten your fill. Right or wrong, it's the same sort of thing.

I contemplated unattractiveness until no physical desire appeared at all. It gradually faded away, all on its own, without giving any reason at any specific time or place. It didn't give me any assurance that lust or passion for the male or female body had disappeared at this or that point in time and place, so I had to deliberate again. I wouldn't go along with this simple fading away on its own. That is, my mind wouldn't accept it. If lust had been wiped out at any particular point, there should have been some sort of indication, so that I could know clearly that it was all gone for this or that reason, at this or that moment, this or that place. It should have had its moment.

Nhưng sự bạo dạn này không đúng, về điểm mà tâm thật sự đã lấp đầy dục vọng, đó là lý do tại sao tôi tự trách mình sau đó, sau khi tâm đã đi qua điểm này. Sự bạo dạn này là một loại điên rồ, nhưng trong khi tôi đi theo con đường, nó đúng, bởi vì đó là cách tôi phải theo nó đến cùng. Điều này giống như chê bai thức ăn sau khi khi bạn đã ăn no. Đúng hay sai, đó là cùng một loại.

Tôi quán chiếu sự không hấp dẫn cho đến khi không có ham muốn thể xác nào xuất hiện cả. Nó dần dần tự tan biến, mà không đưa ra lý do nào ở bất cứ thời điểm hay nơi chốn cụ thể nào. Nó không bảo đảm với tôi rằng dục vọng hay đam mê thể xác nam hay nữ đã biến mất ở thời điểm hay nơi chốn này hay kia, vì vậy tôi phải suy xét lại. Tôi sẽ không đồng tình với sự việc tự đơn giản tan biến. Đúng vậy, tâm tôi không chấp nhận điều đó. Nếu dục vọng đã bị xóa sạch tại một điểm nào, thì phải có dấu hiệu nào đó, để tôi có thể biết rõ rằng nó đã ra đi vì lý do này hay kia, vào thời điểm này hay kia, nơi này hay nơi kia. Nó phải có thời điểm của nó.

So now the mind had to back up and contemplate to find various approaches to remedy the situation. If it were really all gone, why hadn't there been a clear indication that it had been wiped out at this or that moment? As soon as I saw a person's body, I would perceive right through it. There would be nothing but flesh and bones in that body. It wouldn't be a beautiful woman or a beautiful person or anything, because the power of my contemplation of unattractiveness was so strong that I'd perceive everyone as a pile of bones. What would there be to make the mind feel attraction or desire when it's in a state like that?

I now had to turn around and take a new approach. If physical desire had ended without leaving a trace at a particular moment, using a particular strategy, why hadn't there been a clear indication? I turned around and contemplated another way. I brought attractiveness in to force out the unattractiveness — the pile of bones — covering it with skin to make it beautiful. I had to force the mind, you know. Otherwise it would immediately break through to unattractiveness, because it was so adept that way. I forced the mind to visualize the bones covered with skin so that they'd be beautiful, and then had that beautiful body cling right to mine. That was how I contemplated. I'd do walking meditation visualizing the beauty of that body clinging to mine, clinging right to mine as I walked back and forth. So. How much time would it take? If there was any desire still left, it would have to show. If not, then let me know that it was gone.

Vì vậy bây giờ tâm phải trở lại và quán chiếu để tìm các phương pháp khác nhau để khắc phục tình hình. Nếu nó thật sự đã hết, tại sao không có một dấu hiệu rõ ràng là nó đã bị xóa sạch tại thời điểm này hay kia? Ngay khi tôi nhìn thấy thân thể của một người, tôi sẽ cảm nhận ngay qua nó. Sẽ không có gì ngoài thịt và xương trong thân thể đó. Sẽ không phải là một phụ nữ đẹp hay một người đẹp hay bất cứ cái gì, bởi vì sức mạnh của sự quán chiếu của tôi về sự không hấp dẫn mạnh đến mức tôi cảm nhận mọi người như là một đống xương. Có gì ở đó khiến cho tâm cảm thấy hấp dẫn hay ham muốn khi nó ở trong trạng thái như thế?

Tôi bây giờ phải quay trở lại và chọn một phương pháp mới. Nếu ham muốn nhục dục đã chấm dứt mà không để lại dấu vết tại một thời điểm cụ thể, sử dụng một chiến thuật cụ thể, tại sao không có dấu hiệu rõ ràng? Tôi quay trở lại và quán chiếu cách khác. Tôi mang sự hấp dẫn ra để ép buộc sự không hấp dẫn lộ diện — đống xương — che phủ nó với da để làm cho nó đẹp. Tôi phải ép buộc tâm, bạn biết chứ. Nếu không nó sẽ ngay lập tức phá vỡ sự không hấp dẫn, bởi vì nó rất thành thạo cách đó. Tôi ép tâm phải quán tưởng xương được da che phủ để chúng đẹp, và sau đó làm cho thân thể đẹp đẽ đó bám chặt vào tôi. Đó là cách tôi quán chiếu. Tôi đi hành thiền quán tưởng sự đẹp đẽ của thân thể đó bám chặt vào tôi, bám ngay vào tôi khi tôi đi qua đi lại. Vậy nó sẽ mất bao lâu? Nếu vẫn còn ham muốn nào, nó sẽ phải lộ diện. Nếu không, thì cho tôi biết rằng nó đã biến mất.

I practiced this way for four full days without any physical attraction or desire appearing at all. Even though it was an extremely beautiful body, nothing appeared. The image kept trying to change into a pile of bones wrapped in skin, but I forced the mind to stay just at the skin level.

The fourth night, tears began to flow. 'I've had enough. I give in.' In other words, the mind wasn't feeling any pleasure. It said that it had had enough, so I tested it again: 'Enough of what? If you admit that there's no more desire, then let me know. I won't accept your giving in like this. To give in like this is just a ruse. I won't go along with it.'

Tôi thực hành cách này cho cả bốn ngày mà không có bất cứ sự hấp dẫn thể xác hay ham muốn nào xuất hiện cả. Mặc dù nó là một thân thể cực kỳ đẹp, không có gì xuất hiện. Sự tưởng tượng tiếp tục cố gắng thay đổi thành một đống xương có da bao bọc, nhưng tôi ép buộc tâm chỉ ở lại với mức độ da.

Đến đêm thứ tư, nước mắt bắt đầu chảy. 'Đủ rồi, tôi chịu thua.' Nói cách khác, tâm không cảm thấy vui sướng gì. Nó nói rằng nó có đủ rồi, vì vậy tôi thử nó lần nữa: 'Đủ cái gì? Nếu mày thú nhận rằng không còn ham muốn, thì cho tao biết. Tao không chấp nhận sự đầu hàng của mày như thế này. Đầu hàng như thế này chỉ là một mưu mẹo. Tao không tin.'

I kept on contemplating every facet to find which facet would make the mind feel desire, to see at which moment the desire would arise, so that I could then take whatever might appear and focus on it as the object to be contemplated and uprooted. The night got later and later, and I kept on focusing in — but I wasn't focused on contemplating unattractiveness at that point. I was contemplating nothing but attractiveness for those entire four days, because I was determined to find an approach to test and learn the truth of the situation.

After about 9 or 10 p.m. the night of the fourth day, there was a flickering, as if the mind was going to feel lust for that beautiful body that had been clinging to me constantly during that period. It was a peculiar sort of flickering. Mindfulness was alert to it, because mindfulness was there all the time. As soon as the flickering appeared, I kept encouraging it. 'See that flickering? We've caught the criminal who has been in hiding. See? So how can it be gone? If it's gone, why does it have to behave like this?' I focused in on it. That flickering was simply a condition of the mind that appeared only slightly, with no effect on the body at all. It was inside the mind. When I encouraged it, it would flicker again, which proved that it wasn't all gone.

So now that it wasn't all gone, what was I supposed to do?

Tôi tiếp tục quán chiếu mọi khía cạnh để tìm xem khía cạnh nào làm cho tâm cảm thấy ham muốn, để xem lúc nào ham muốn phát sinh, để tôi có thể nắm lấy bất cứ cái gì xuất hiện và tập trung vào nó như đối tượng quán chiếu và loại bỏ. Màng đêm xuống dần và tôi tiếp tục tập trung — nhưng tôi không tập trung vào việc quán chiếu sự không hấp dẫn tại điểm đó. Tôi chỉ quán chiếu sự hấp dẫn trong suốt bốn ngày, bởi vì tôi quyết định tìm ra một phương pháp để thử và hiểu rõ tình hình.

Sau 9 hay 10 giờ đêm thứ tư, một tia sáng nhấp nháy, như thể tâm sắp sửa cảm thấy ham muốn thân thể đẹp đẽ mà đã bám vào tôi liên tục trong suốt thời gian đó. Nó là một loại nhấp nháy lạ lùng. Chánh niệm cảnh giác nó, bởi vì chánh niệm luôn ở đó. Ngay khi tia sáng nhấp nháy xuất hiện, tôi khuyến khích nó. 'Thấy tia sáng nhấp nháy đó không? Chúng ta đã bắt được tên tội phạm trốn tránh lâu nay. Thấy chưa? Làm sao mà nó có thể biến mất? Nếu nó biến mất, tại sao nó lại cư xử như vậy? Tôi tập trung vào nó. Sự nhấp nháy đó chỉ đơn giản là một trạng huống của tâm xuất hiện một chút, không có ảnh hưởng gì đến thân cả. Nó ở trong tâm. Khi tôi khuyến khích nó, nó nhấp nháy nữa, điều đó chứng tỏ rằng nó đã không hoàn toàn biến mất.

Vậy bây giờ nó không hoàn toàn biến mất, tôi phải làm gì đây?

I now had to take a new approach, by alternating my tactics. Since this was a path I had never taken before, something I had never known before, it was very difficult to proceed. As soon as I'd focus on unattractiveness, attractiveness would vanish in the flash of an eye. It would vanish extremely fast because I was already adept at unattractiveness. As soon as I'd focus on unattractiveness, the body would turn immediately into a pile of bones, so I would have to focus on attractiveness to make it beautiful again. I kept changing back and forth between the two this way. This took a long time because it was a path I had never trod. I didn't understand, so I had to try out different methods until I could be sure and settle on one path or another.

I finally came to the truth when I was sitting visualizing an image of unattractiveness right in front of me. The mind focused on unattractiveness standing still right there. I wouldn't let it move or change in any way. I had it stay right there like that. If it was an image of bones wrapped in skin or a pile of bones with the skin removed, I had it stay right there in front of me. The mind stared right at it, with mindfulness focused, waiting to learn the truth from that image of unattractiveness, to see what it would do, how this pile of unattractiveness would move or change.

Tôi bây giờ phải chọn một phương pháp mới, bằng cách luân phiên thay đổi kế sách của tôi. Vì đây là con đường tôi chưa từng trải qua, chưa bao giờ biết đến, nó rất khó để tiến hành. Ngay khi tôi tập trung vào sự không hấp dẫn, sự hấp dẫn biến mất chớp nhoáng. Nó biến mất rất nhanh bởi vì tôi đã thông thạo với sự không hấp dẫn. Ngay khi tôi tập trung vào sự không hấp dẫn, thân ngay lập tức biến thành đống xương, vì vậy tôi phải tập trung vào sự hấp dẫn để làm nó đẹp trở lại. Tôi tiếp tục thay đổi giữa hai cách này. Nó mất nhiều thì giờ bởi vì đó là con đường tôi chưa từng đi qua. Tôi không hiểu, vì vậy tôi phải thử các phương pháp khác nhau cho đến khi tôi biết chắc và chọn một trong hai cách.

Tôi cuối cùng tìm ra sự thật khi đang ngồi quán tưởng một hình ảnh không hấp dẫn ngay trước mặt tôi. Tâm tập trung vào sự không hấp dẫn đang đứng ở đó. Tôi không để nó di chuyển hay thay đổi theo bất cứ cách nào. Tôi có nó ở ngay tại đó như thế. Nếu nó là hình ảnh xương được bọc trong da hay một đống xương không có da, tôi có nó ở ngay đó trước mặt tôi. Tâm nhìn chằm chằm vào nó, với chánh niệm tập trung, đợi tìm ra sự thật từ hình ảnh không hấp dẫn đó, để xem nó sẽ làm gì, làm thế nào đống xương không hấp dẫn này di chuyển hay thay đổi.

However I stared at it, that's how it would stay, because of the adeptness of the mind. If I wouldn't have it destroy the image, it wouldn't destroy it. I forced it not to destroy it. If I had focused on destroying it, it would have been demolished in an instant because of the speed of discernment. But I didn't let the mind destroy it. I had it stay right there in front of me in order to exercise and experiment to find the truth of which I could be certain.

As I kept focusing in, the image of unattractiveness standing there before me was gradually sucked into the mind, absorbed into the mind, so that I finally realized that unattractiveness was a matter of the mind itself. The state of mind that had fixed on the idea of unattractiveness sucked it in — which meant that attractiveness and unattractiveness were simply a matter of the mind deceiving itself.

Dù tôi nhìn nó như thế nào, đó là cách nó sẽ ở lại vì sự tinh thông của tâm. Nếu tôi không cho phép tâm phá hủy hình ảnh đó, nó sẽ không phá hủy. Tôi buộc nó không được phá hủy. Nếu tôi tập trung vào việc tiêu diệt nó, nó sẽ bị phá hủy ngay lập tức vì tốc độ của nhận thức phân biệt. Nhưng tôi không để cho tâm phá hủy nó. Tôi để nó ở tại đó ngay trước mặt tôi để học hỏi và thử nghiệm để tìm ra sự thật mà tôi có thể xác thực.

Khi tôi tiếp tục tập trung, hình ảnh không hấp dẫn đứng trước mặt tôi dần dần bị hút vào tâm, thấm vào tâm, để tôi cuối cùng nhận ra rằng sự không hấp dẫn là vấn đề của tâm. Trạng thái tâm tập trung vào ý tưởng không hấp dẫn khiến cho nó bị hút vào — đó có nghĩa là sự hấp dẫn và không hấp dẫn chỉ đơn giản là vấn đề của tâm tự lừa dối nó.

The mind then let go in a flash. It let go of external unattractiveness. It understood now because it had made the break. 'This is how it's supposed to be. It's been simply a matter of the mind painting pictures to deceive itself, getting excited over its shadows. Those external things aren't passion, aversion, and delusion The mind is what has passion, aversion, and delusion.' As soon as the mind knew this clearly, it extricated itself from external affairs and came inward. As soon as the mind would 'blip' outward, it knew that these inner affairs were displaying themselves. So now the image of unattractiveness appeared exclusively within the mind.

I then focused and investigated within the mind. But now it wasn't a matter of that sort of passion. It was something very different. The affairs of worldly passion now were all gone. The mind understood clearly that things had to make the break that way. It had passed its verdict. It had understood. So now that there was the image appearing within, the mind focused within. As soon as it focused within, it knew clearly that this internal image came from the mind. When it disappeared, it disappeared here and didn't go anywhere else. The instant after I'd focus on making it appear, it would vanish. Before I had focused on it for long, it would vanish.

Tâm liền buông ra trong chớp mắt. Nó buông bỏ sự không hấp dẫn bên ngoài. Nó bây giờ đã hiểu bởi vì nó đã phá vỡ. 'Đây là cách nó được xem là như vậy. Nó chỉ đơn giản là vấn đề của tâm vẽ vời để lừa dối chính nó, bị kích thích bởi ảo tưởng của nó. Những thứ bên ngoài này không phải là đam mê, ác ảm, và ảo tưởng. Tâm là sự đam mê, ác cảm, và ảo tưởng.' Ngay khi tâm biết rõ điều này, nó thoát ra khỏi những vấn đề bên ngoài và đi vào trong. Ngay khi tâm 'blip' ra ngoài, nó biết rằng những vấn đề bên trong này đang tự thể hiện. Vì vậy bây giờ hình ảnh không hấp dẫn xuất hiện riêng biệt trong tâm.

Tôi bèn tập trung và quan sát trong tâm. Nhưng bây giờ nó không phải là vấn đề của loại đam mê đó. Nó là một cái gì rất khác. Vấn đề của sự đam mê trên thế gian bây giờ hoàn toàn biến mất. Tâm hiểu rõ rằng mọi thứ phải bị phá vỡ theo cách đó. Nó đã thông qua phán quyết của nó. Nó đã hiểu. Vì vậy bây giờ có hình ảnh xuất hiện bên trong, tâm tập trung vào trong. Ngay khi nó tập trung vào trong, nó biết rõ rằng hình ảnh bên trong này đến từ tâm. Khi nó biến mất, nó biến mất ở đây và không đi đâu khác. Ngay khi tôi tập trung vào việc làm cho nó xuất hiện, nó biến mất. Trước khi tôi có cơ hội tập trung lâu hơn thì nó đã biến mất.

After that, it was just like a lightning flash: As soon as I focused on making an image, it would vanish immediately, so there was no time to elaborate on its being attractive or anything at all, because of the speed of the arising and disappearing. The instant it would appear — blip! — it would vanish.

From that point on, there were no more images in the mind. The mind became a completely empty mind. As for external unattractiveness, that problem had already been taken care of. I had understood it from the moment it was sucked in toward the mind, and the mind had immediately let go of external unattractiveness. It let go of sights, sounds, smells, tastes, everything external — because the mind was what had been the deceiver. Once I understood this point clearly, those other things were no longer a problem. The mind had understood immediately and let go of external things once and for all.

Sau đó, nó chỉ giống như một tia chớp: Ngay khi tôi tập trung vào việc tạo ra một hình ảnh, nó biến mất ngay lập tức, vì vậy không có thì giờ để trau chuốt vẻ hấp dẫn của nó hay bất cứ điều gì, bởi vì tốc độ của sự phát sinh và biến mất. Ngay khi nó xuất hiện — blip! — nó biến mất.

Kể từ đó, không còn hình ảnh nào trong tâm. Tâm trở thành một tâm hoàn toàn trống rỗng. Đối với sự không hấp dẫn bên ngoài, vấn đề đó đã được giải quyết ổn thỏa. Tôi đã hiểu nó từ lúc nó bị hút vào tâm, và tâm ngay lập tức buông bỏ sự không hấp dẫn bên ngoài. Nó buông bỏ hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, mọi thứ bên ngoài — bởi vì tâm chính là kẻ lừa dối. Một khi tôi hiểu điểm này rõ ràng, những thứ khác không còn là vấn đề. Tâm đã hiểu ngay lập tức và buông bỏ mọi thứ bên ngoài lần cuối.

After the internal images had all disappeared, the mind was empty. Completely empty. Whatever I focused on was completely empty. I'd look at trees, mountains, buildings, and see them simply as shades, as shadows. The major part — the mind — was empty all through. Even when I'd look at my own body, I'd see it simply as a shadow. As for the mind itself, it was empty clear through — to the point where I exclaimed to myself, 'Is the mind really this empty?' It was empty at all times. Nothing passed into it.

Even though it was that empty, I would form mental pictures as a way of exercising it. Whatever image I'd form would be a means of exercising the mind to make it even more adept at emptiness, to the point where after a single blip it'd be empty — a single blip and it'd be empty. The moment anything was formed — blip! — it'd be empty right then.

Sau khi những hình ảnh bên trong biến mất, tâm trống rỗng. Hoàn toàn trống rỗng. Bất cứ cái gì tôi tập trung vào đều trống rỗng. Tôi nhìn cây cối, núi non, nhà cửa, và thấy chúng chỉ là hình bóng, ảo ảnh. Phần chính — tâm — hoàn toàn trống rỗng. Ngay cả khi tôi nhìn vào thân thể mình, tôi thấy nó chỉ là hình bóng. Còn đối với tâm, nó rõ ràng trống rỗng — đến mức tôi tự nhủ, 'Tâm thật sự trống rỗng à?' Nó luôn trống rỗng. Không có gì đi vào nó.

Mặc dù nó trống rỗng như thế, tôi cứ tạo ra những linh ảnh như một cách để tập dợt nó. Bất cứ linh ảnh nào tôi tạo ra sẽ là phương tiện để tập dợt tâm để làm cho nó tinh thông hơn với sự trống rỗng, đến mức chỉ sau một tia chớp blip là nó sẽ trống rỗng — một blip duy nhất và nó sẽ trống rỗng. Khoảnh khắc một điều gì được tạo ra — blip! — nó liền trở nên trống rỗng.

At this point — the point where the mind was empty in full measure — this awareness was also prominent in full measure. It fully comprehended rupa, vedana, sañña, sankhara and viññana. It fully let go of them on its own, without anything left. All that was left was awareness. There was a feeling of relatedness and intimacy, a very subtle sensitivity for this awareness that is hard to describe in line with its reality. There was a feeling of absorption exclusively for this awareness. Any other condition that arose would vanish in the same instant.

I kept watch over it. Mindfulness and discernment on this level: If this were the time of the Buddha, we would call them super-mindfulness and super-discernment, but in our day and age we shouldn't reach for those labels. It's enough for our purposes to call them automatic mindfulness and discernment. That's appropriate enough for them. There's no need to call them anything more exalted than that, for this doesn't deviate at all from the truth as it exists. This is why the mind was prominent, and this prominence made it bright all the way through.

Tại thời điểm này — điểm mà tâm hoàn toàn trống rỗng — sự nhận thức này cũng hoàn toàn nổi bật. Nó hoàn toàn hiểu rupa - sắc, vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hànhviññana - thức. Nó hoàn toàn buông bỏ chúng theo ý nó, không còn lại gì. Tất cả còn lại chỉ là sự nhận thức. Có cảm giác liên hệ và gần gũi, một sự nhạy cảm rất tinh tế đối với nhận thức này mà rất khó diễn tả phù hợp với thực tế của nó. Có cảm giác thu hút duy nhất cho sự nhận thức này. Bất cứ trạng huống nào khác phát sinh thì sẽ biến mất trong cùng khoảnh khắc.

Tôi tiếp tục theo dõi nó. Chánh niệm và nhận thức phân biệt ở mức độ này: Nếu đây là thời của Đức Phật, chúng ta sẽ gọi chúng là siêu chánh niệm và siêu nhận thức phân biệt, nhưng ở thời buổi này, chúng ta không nên gọi như thế. Chúng ta chỉ cần gọi là chánh niệm và nhận thức phân biệt tự động. Thế là đủ thích hợp cho chúng. Không cần phải gọi chúng là gì cao cả hơn thế, vì điều này không chệch khỏi sự thật như nó hiện hữu. Đây là lý do tại sao tâm nổi bật, và sự nổi bật này làm nó tỏa sáng mọi mặt.

One day I was doing walking meditation on the western side of Wat Doi Dhammachedi. I had gone without food for three or four days, and that day was the lunar sabbath, so people were coming to the monastery to give alms. I went off to do walking meditation from daybreak and came back only when it was time to receive alms in front of the main hall. When I was standing in contemplation on the meditation path, an uncanny feeling of wonder arose, to the point where I exclaimed, 'Why is it that this mind is so amazing? Whatever I look at — even the earth on which I'm treading and see clearly with my eyes — why is it that the mind, which is the major part, is completely empty? There are no trees or mountains in the mind. It's completely empty, with nothing left. There's nothing but emptiness filling the heart.'

I stood there contemplating for a moment, when a kind of realization appeared: 'If there is a point or a center of the knower anywhere, that is the essence of a level of being.' That's what it said, and I was bewildered.

Một ngày nọ tôi đi hành thiền ở phía tây tu viện Wat Doi Dhammachedi. Tôi đã nhịn ăn khoảng ba bốn ngày, và hôm đó là ngày rằm, vì vậy người ta đến tu viện để cúng dường khất thực. Tôi đi hành thiền từ sáng sớm và chỉ trở về vào thời điểm nhận lễ vật khất thực ở trước hội trường chính. Khi tôi đang đứng quán niệm trên lối đi thiền định, một cảm giác kỳ diệu phát sinh, đến mức tôi thốt lên, 'Tại sao tâm lại tuyệt vời đến thế này? Bất cứ cái gì tôi nhìn — ngay cả mặt đất nơi tôi đang cất bước và nhìn thấy rõ ràng với đôi mắt của tôi — tại sao tâm, là phần chính, lại hoàn toàn trống rỗng? Không có cây cối hay núi non trong tâm. Nó hoàn toàn trống rỗng, không còn lại gì. Không có gì ngoài sự trống rỗng lấp đầy tim.'

Tôi đứng đó quán niệm một chút thì sự chứng ngộ xuất hiện: 'Nếu có một điểm hay một trung tâm của người biết ở bất cứ nơi nào, đó là bản chất của một cấp độ hiện hữu.' Đó là lời nói vang vọng trong tâm tôi, và nó làm tôi hoang mang.

Actually, the word 'point' referred to that point of the knower. If I had understood this problem in terms of the truth that appeared to warn me, things would have been able to disband right then and there. But instead of understanding, I was bewildered — because it was something I had never before known or seen. If there was a point, it would be the point of the knower. If there was a center, it would mean the center of the knower. Where was it? There in that knowing mind. That was the essence of a level of being. The statement that appeared in the mind already said so clearly. There was nothing at all wrong about it, but I was simply bewildered — 'What is this?' — so for the time being I didn't get any benefit from it at all. I let more than three months pass by in vain, even though the problem was still weighing on the mind. I couldn't set it down.

When the time came for me to know, I was contemplating just the mind — nothing wide-ranging or anything — because the mind had already known everything on the blatant level. Whatever sights, sounds, smells, tastes, or tactile sensations there might be throughout the cosmos, the mind had already known, understood and let go. It wasn't interested in investigating them. It wasn't even willing to investigate rupa, vedana, sañña, sankhara, or viññana at all. It was interested only in that conspicuous awareness, together with the subtle feelings within the mind.

Thật ra, chữ 'điểm' đề cập đến điểm của người biết. Nếu tôi hiểu vấn đề này theo sự thật xuất hiện để cảnh báo tôi, mọi thứ có thể tan rã ngay lúc đó. Nhưng thay vì hiểu, tôi lại hoang mang — bởi vì đó là điều mà tôi chưa bao giờ biết hay thấy. Nếu có một điểm, nó sẽ là điểm của người biết. Nếu có một trung tâm, nó có nghĩa là trung tâm của người biết. Nó ở đâu? Ở trong cái tâm hiểu biết đó. Đó là bản chất của một cấp độ hiện hữu. Lời nói xuất hiện trong tâm đã nói rất rõ ràng. Không có gì sai về nó, nhưng tôi lại hoang mang — 'Cái gì đây?' — vì thế lúc đó tôi đã không có được lợi ích nào từ nó cả. Tôi để hơn ba tháng trôi qua vô ích, mặc dù vấn đề vẫn đè nặng trong tâm. Tôi không thể đặt nó xuống.

Đến khi tôi biết, tôi chỉ quán chiếu tâm — không xa xôi đâu cả — bởi vì tâm đã biết mọi thứ ở mức độ hiển nhiên. Bất cứ hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, hay cảm giác xúc giác nào có thể có trong vũ trụ, tâm đã biết, hiểu và buông bỏ. Nó không thích thú trong việc quan sát chúng. Nó thậm chí không muốn quan sát rupa - sắc, vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hànhviññana - thức chút nào. Nó chỉ chú ý vào sự nhận thức nổi bật đó, cùng với các cảm giác vi tế trong tâm.

Mindfulness and discernment kept making contact with that awareness, examining it back and forth. But you should know that the 'point' I referred to was still a conventional reality. No matter how magnificent it might be, it was still magnificence in the realm of convention. No matter how radiant or splendid it might be, it was still radiance and splendor in the realm of convention, because there was still unawareness (avijja) within it.

Unawareness forms the essence of conventional reality. The point of that prominence eventually began to show its ups and downs — in keeping with the very refined level of the mind — so that I was able to catch sight of them. Sometimes it was a little tarnished, sometimes radiant, sometimes stressful, sometimes at ease, in line with the refinement of the mind on this level, enough for me to detect its irregularities.

Chánh niệm và tuệ phân biệt giữ liên lạc với sự nhận thức đó, quan sát nó tới lui. Nhưng bạn nên biết rằng 'điểm' mà tôi đề cập đến vẫn là một thực thể quy ước. Dù nó tuyệt vời như thế nào, nó vẫn chỉ tuyệt vời trong lĩnh vực quy ước. Dù nó rạng rỡ hay lộng lẫy như thế nào, nó vẫn chỉ rạng rỡ hay lộng lẫy trong lĩnh vực quy ước, bởi vì vẫn còn sự vô ý thức (avijja) bên trong nó.

Vô ý thức tạo thành bản chất của thực thể quy ước. Điểm nổi bật đó cuối cùng đã bắt đầu thể hiện sự thăng trầm của nó — phù hợp với mức độ vi tế của tâm — để tôi có thể nhìn thấy chúng. Đôi khi nó mờ đi một chút, đôi khi nó rạng rỡ, đôi khi căng thẳng, đôi khi dễ chịu, phù hợp với sự vi tế của tâm ở mức độ này, đủ cho tôi phát hiện sự bất thường của nó.

Mindfulness and discernment on this level were very meticulous guardians of this state of mind, you know. Instead of aiming my guns — mindfulness and discernment — in on the mind, I had aimed them outside, as unawareness had deceived me into doing. This is why unawareness is said to be really cunning. There is nothing more cunning than unawareness, which is the final point.

Greed, for example, is something blatant, easy to understand and plainly harmful, and yet world is still content to feel greed. Think about it! Anger is also blatant, and yet the world is still content to feel anger. Infatuation, love, hate: All these things are blatant, easy to understand and plainly harmful, and yet the world is still content to feel them.

Chánh niệm và nhận thức phân biệt ở mức độ này rất tỉ mỉ trong việc bảo vệ trạng thái tâm này, bạn biết chứ. Thay vì nhắm nòng súng của mình — chánh niệm và nhận thức phân biệt — vào tâm, tôi lại nhắm ra ngoài, như vô ý thức đã gạt gẫm tôi làm như vậy. Đây là lý do tại sao vô ý thức được xem là rất xảo quyệt. Không gì xảo quyệt hơn là vô ý thức, đó là điểm cuối cùng.

Ví dụ, tham lam là một cái gì đó lộ liểu, dễ hiểu và đầy nguy hại, nhưng thế giới vẫn ưa thích cảm giác tham. Hảy suy nghĩ về nó! Giận dữ cũng lộ liểu, và thế giới vẫn ưa thích cảm giác sân. Say mê, thương, ghét: Tất cả những thứ này đều lộ liểu, dễ hiểu và đầy nguy hại, và thế giới vẫn ưa thích các cảm giác đó.

But this was not the same sort of thing at all. It had gone way beyond. It had let go of all those other things, but why was it still attached to this radiance, this marvel? Now that it was inside, it would become tarnished, just a little. It would display stress, just a little — which was a form of change and nothing constant or trustworthy — so that I could catch sight of it, using mindfulness and discernment that were continually focused there at all times without letup, trying to know and see how this state of mind would behave.

Ultimately, there was no escaping it: I had to see that this state of mind was nothing to be trusted, so I came to reflect, 'Why is it that this state of mind can be so changeable? Now it's defiled, now it's radiant, now it's easeful, now it's stressful. It's not always constant and true. Why is it that a mind as refined as this can still show such a variety of conditions?

Nhưng điều này không giống như những thứ khác. Nó vượt xa tất cả. Nó đã buông xả mọi thứ khác, nhưng tại sao nó vẫn luyến ái sự rạng rỡ này, sự kỳ diệu này? Bây giờ nó đã ở bên trong, nó sẽ mờ nhạt một chút. Nó sẽ thể hiện căng thẳng một chút — đó là một hình thức thay đổi và không bền vững hay đáng tin — để tôi có thể nhìn thấy nó, sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt vốn luôn tập trung vào đó không ngừng nghỉ, cố gắng tìm hiểu và nhìn xem trạng thái tâm này sẽ hành xử như thế nào.

Cuối cùng không thể trốn tránh nó: Tôi phải nhìn xem trạng thái tâm này là không đáng tin, vì vậy tôi suy ngẫm, 'Tại sao trạng thái tâm này có thể thay đổi như thế? Bây giờ nó ô trược, bây giờ nó tỏa sáng, bây giờ nó dễ chịu, bây giờ nó căng thẳng. Nó không phải lúc nào cũng bền vững và thật. Tại sao cái tâm tinh tế như thế này vẫn có thể hiển thị nhiều trạng huống như vậy?

As soon as mindfulness and discernment had turned to take an interest in investigating this state of mind, a totally unexpected realization sprang up within the mind: 'Defilement, radiance, ease, and stress: These are all conventional realities. They're all anatta — not-self.'

That was enough. Mindfulness and discernment realized that that state of mind immersed in unawareness was a conventional reality that should simply be let go. It shouldn't be held to. A moment after this realization arose to warn mindfulness and discernment, which were acting as the sentinels at that moment, it was as if the mind, mindfulness, and discernment each became impartial and impassive, not stirring themselves to perform any duty at all. At that moment the mind was neutral, not focused on anything, not alluding absentmindedly to anything anywhere. Discernment didn't do any work. Mindfulness was alert in its normal way, without being focused on anything.

Ngay khi chánh niệm và nhận thức phân biệt quay sang xem xét trạng thái tâm này, một sự chứng ngộ đột ngột nảy sinh trong tâm: 'Phiền não ô trược, tỏa sáng, dễ chịu, và căng thẳng: Những thứ này đều là thực thể quy ước. Chúng đều là anatta — vô ngã.'

Thế là đủ rồi. Chánh niệm và nhận thức phân biệt nhận thấy rằng trạng thái tâm nằm sâu trong vô ý thức đó là một thực thể quy ước cần được buông xả. Không nên luyến ái nó. Khoảnh khắc sau khi sự chứng ngộ này nảy sinh để cảnh báo chánh niệm và nhận thức phân biệt, vốn đóng vai trò lính canh vào lúc đó, như thể tâm, chánh niệm, và nhận thức phân biệt đều trở nên vô tư và vô cảm giác, không tự kích động để thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào cả. Vào lúc đó tâm trung tính, không tập trung vào cái gì, không lơ đễnh gợi ý bất cứ điều gì ở bất cứ nơi nào. Nhận thức phân biệt không làm việc gì. Chánh niệm cảnh giác theo cách bình thường, mà không tập trung vào bất cứ cái gì.

That moment — when the mind, mindfulness, and discernment were each impassive and impartial — was the moment when the cosmos in the mind over which unawareness held sway trembled and quaked. Unawareness was thrown down from its throne on the heart. In its place, the pure mind appeared at the same moment that unawareness was toppled, smashed, and eradicated through the power of triumphant mindfulness and discernment — the moment when the sky came crashing down and the cosmos (within) trembled and quaked, showing its final marvel on the border between convention and release. Judgment was passed in the court of justice, with knowledge and vision of release acting as judge. The middle way, the truth of the path, was declared absolute winner, while the truth of the origin of stress was knocked out and carried off on a stretcher, with no way of reviving ever again.

I was utterly astounded and exclaimed, 'Isn't it amazing? Isn't it amazing? Where has this Dhamma been hiding? How is it that the genuine Dhamma, this amazing Dhamma, exceeding all expectations — exceeding all the world — has now appeared in the mind and is one with the mind? And before where were the Buddha and Noble Sangha? How is it that these tremendously amazing refuges have now become one with the heart? Is this what the true Buddha, Dhamma, and Sangha are like?' They didn't fit in with any guesses or speculations at all, but were simply a pure truth dwelling with a pure truth.

Khoảnh khắc đó — khi tâm, chánh niệm, và nhận thức phân biệt đều vô tư và vô cảm giác — là lúc vũ trụ trong tâm vốn bị vô ý thức trấn giữ giờ đây rung chuyển và chấn động. Vô ý thức bị liệng ra khỏi ngai vàng của nó trong tim. Thay vào đó, tâm thanh tịnh xuất hiện cùng thời điểm mà vô ý thức bị lật đổ, nghiền nát và tiêu diệt qua năng lực tất thắng của chánh niệm và nhận thức phân biệt — khoảnh khắc mà bầu trời rơi xuống và vũ trụ (bên trong) rung chuyển và chấn động, thể hiện sự kỳ diệu cuối cùng của nó trên ranh giới giữa quy ước và giải thoát. Phán quyết được thông qua tại tòa án công lý, với kiến thức và viễn ảnh giải thoát đóng vai trò quan tòa. Trung đạo, sự thật của con đường, được tuyên bố là người chiến thắng tuyệt đối, trong khi sự thật của nguyên nhân của khổ bị đánh gục và mang đi trên một cái cáng, không cách nào hồi phục được nữa.

Tôi hoàn toàn kinh ngạc và thốt lên, 'Thật tuyệt vời! Thật tuyệt vời! Pháp này đã được chôn dấu ở đâu lâu nay? Làm thế nào mà Pháp chân chính , Pháp tuyệt diệu này, vượt qua mọi mong đợi — vượt qua cả thế giới — bây giờ xuất hiện trong tâm và là một với tâm? Và trước kia Đức Phật và chư Thánh Tăng ở đâu? Làm thế nào mà những nơi trú ngụ tuyệt diệu này bây giờ trở thành một với trái tim? Có phải Phật, Pháp, và Tăng thật sự là giống như thế này? Họ không giống như bất cứ dự đoán hay suy đoán nào cả, mà chỉ đơn giản là một sự thật thuần túy sống với một sự thật thuần túy.

Then I reflected with discouragement back on my fellow living beings with regard to the Dhamma that was in my heart: 'Since this is what the genuine Dhamma is like, how could it be brought out and taught so that others would know and understand? Wouldn't it be more appropriate to live alone until the day the body breaks apart, rather than try to teach anyone?'

As soon as I considered this, a kind of realization suddenly appeared to me: 'The Lord Buddha knew this amazing Dhamma all by himself but was able to become the Teacher of living beings throughout the three levels of the cosmos. How is it that I have been able to teach myself and yet get discouraged at the thought of being able to teach others? The way to teach, the way to know isn't hidden or mysterious.' When I realized this, my discouragement at the thought of teaching my friends gradually faded away.

Rồi tôi nghĩ về đồng loại của mình liên quan đến Pháp ở trong tim tôi với sự chán nản: 'Vì Pháp chân chính là như thế này, làm thế nào mà nó có thể được mang ra và giảng dạy để người khác biết và hiểu? Có lẽ tốt hơn là sống một mình cho đến ngày thân thể tan rã, thay vì cố gắng dạy cho ai khác?'

Ngay khi tôi xem xét vấn đề này, một ý tưởng chợt lóe ra trong đầu tôi: 'Đức Phật biết Pháp tuyệt diệu này một mình nhưng đã có thể trở thành Thầy của chúng sinh khắp ba cõi giới. Làm thế nào mà tôi đã có thể dạy chính mình và mà lại chán nản khi nghĩ đến việc dạy cho người khác? Không có gì khuất lấp hay bí ẩn trong cách giảng dạy hay cách biết.' Khi tôi nhận ra điều này, sự chán nản của tôi về ý tưởng dạy cho bạn bè của tôi dần dần tan biến.

This event made me think of the first moments after the Buddha's Awakening, when he wearied at the thought of taking the excellent Dhamma in his heart and teaching it to the world because he felt that it lay beyond the capability of other people to realize it. Even though he had aspired to be a Teacher, to instruct the world, he felt that the Dhamma he had realized was a Dhamma beyond reach, that it would be hopeless to encourage the world to accept it and practice so as to know it. But when he reflected on the path he had followed to Awakening, he realized that the Dhamma wasn't beyond reach or beyond hope, that there would be infinite benefits for the world if he were to teach the way of the Dhamma whose results he had come to see beyond a doubt. This was why he made up his mind to teach the world from that point on.

The reason I had felt the same way was because it was a Dhamma I had never before seen or known, and it was a Dhamma utterly amazing. When I looked solely at the results in the present, without reflecting back on the causes — the path I had followed — I felt disheartened and abandoned the idea of telling or teaching anyone about this Dhamma. But since reflecting back on the path I had followed, I have felt more like speaking and acting out the various facets of the Dhamma, in line with the various levels of people who have become involved with me, who have studied and trained with me ever since, to the point where I have become a sham Acariya as decreed by monks, novices and people in general. This being the case, I've had to speak, teach, preach, and scold, heavily or lightly as events may call for.

Sự kiện này làm tôi nhớ đến khoảnh khắc đầu tiên sau khi Đức Phật Giác Ngộ, khi ngài ngán ngẫm với ý tưởng mang Pháp tuyệt diệu trong tim ra dạy cho thế giới bởi vì ngài cảm thấy nó nằm ngoài khả năng của người khác để nhận ra nó. Mặc dù ngài mong muốn trở thành Sư phụ, giảng dạy cho thế giới, ngài cảm thấy rằng Pháp ngài chứng ngộ là Pháp nằm ngoài tầm với, rằng không có hy vọng khuyến khích thế giới chấp nhận nó và thực hành để biết nó. Nhưng khi ngài quán tưởng lại con đường ngài đã theo đuổi đến Giác Ngộ, ngài nhận ra rằng Pháp không nằm ngoài tầm với hay ngoài hy vọng, rằng sẽ có vô số lợi ích cho thế giới nếu ngài dạy con đường của Pháp mà kết quả ngài đã nhìn thấy không chút nghi ngờ. Đây là lý do tại sao ngài quyết định giảng dạy cho thế giới từ thời điểm đó.

Lý do tôi cũng cảm thấy như vậy là vì nó là Pháp mà tôi chưa từng thấy hay biết, và nó là Pháp hoàn toàn tuyệt diệu. Khi tôi chỉ nhìn vào kết quả ở hiện tại, không quán tưởng lại nguyên nhân — con đường tôi đã theo đuổi — tôi cảm thấy chán nản và bỏ ý định nói hay dạy cho ai khác về Pháp này. Nhưng khi quán tưởng lại con đường tôi đã theo, tôi cảm thấy muốn nói và diễn tả các khía cạnh khác nhau của Pháp, phù hợp với các cấp độ khác nhau của những người có quan hệ với tôi, đã học và luyện tập với tôi lâu nay, đến mức mà tôi trở thành Acariya - Sư phụ như được quy định bởi các sư, sa di và quần chúng. Vì vậy, tôi phải nói, dạy, truyền bá, và la mắng, nặng hay nhẹ tùy theo tình huống.

I have to beg the forgiveness of my listeners and readers for speaking in an uncouth way to the point of being ugly, but when this scrap of a monk was hiding out in the forest and mountains, he suffered mightily while training himself by struggling in various ways on the verge of death — because of all sorts of sufferings — without anyone to provide him with a funeral. No one knew or was interested, except for a few of those people in the forest and mountains on whom I depended to keep my life going from one day to the next, who may have known of some aspects of some of my sufferings.

For this reason, the statement that the Buddha practiced to the point of losing consciousness before gaining Awakening is a truth that those who practice wholeheartedly for the sake of the Dhamma, the paths, fruitions, and nibbana, have to believe wholeheartedly without any doubt. Only those who have never practiced or had any interest in practice, or who practice by tying pillows to the backs of their heads and waiting for defilement to die, or dig graves for defilement by lying down and waiting to rake in the paths, fruitions and nibbana, won't believe in the difficulty with which the Buddha and his Noble Disciples practiced.

Tôi xin quý thính giả và độc giả thứ lỗi cho về việc nói một cách quê mùa đến mức thô kệch, nhưng khi ông sư nhỏ bé này đang ẩn náu trong rừng núi, ông đã chịu đựng rất nhiều trong khi tự huấn luyện mình bằng cách chiến đấu theo nhiều cách khác nhau ở bờ vực của cái chết — vì đủ loại đau khổ — mà không ai cho ông một tang lễ. Không ai biết hay quan tâm, ngoại trừ một vài người trong rừng núi mà tôi nương tựa vào để duy trì cuộc sống ngày qua ngày, họ có thể biết một vài khía cạnh của sự chịu đựng của tôi.

Vì lý do này, lời tuyên bố rằng Đức Phật đã thực hành đến mức mất ý thức trước khi đạt Giác Ngộ là một sự thật mà những ai chí tâm thực hành vì lợi ích của Pháp, đạo, quả, và niết bàn, phải hết lòng tin tưởng không chút nghi ngờ. Chỉ những ai chưa bao giờ thực hành hay quan tâm đến việc thực hành, hay những ai thực hành bằng cách kê gối sau đầu và đợi phiền não ô trược chết, hay đào hố cho phiền não ô trược bằng cách nằm xuống và đợi để thu tóm đạo, quả, và niết bàn, sẽ không tin vào sự khó khăn mà Đức Phật và các Đại Đệ tử của ngài đã trải nghiệm.

Especially at present, when people are very clever: Whatever would fly in the face of their already being wise and all-knowing, no matter how right or good or fantastic that thing might be, they aren't willing to use it to take the measure of their own wisdom. As a result, their wisdom can't escape creating a lot of foolishness for themselves and the common good. For this reason, the path leading to depravity for the mind and the path leading to Dhamma within the mind are very different.

Those who practice, the Dhamma says, are those who investigate and reflect on every facet of the world and the Dhamma without being complacent. No matter what posture we are in, no matter where, we should always use mindfulness and discernment to look after ourselves. We shouldn't be concerned with the deficient or developed manners, the good or bad behavior of other people, the points they give us or take away, more than we are concerned with our own deficient or developed manners, our own good or bad behavior and the points we give or take away from ourselves. This is the path of the Dhamma for those who practice the Dhamma, who are always embued with Dhamma. The opposite way is the low path for those with low minds, with no righteousness infiltrating them at all. This is a warning for all those meditators who have come here for training to understand and take to heart.

Nhất là hiện nay, người ta rất khôn ngoan: Bất cứ điều gì đối chọi với sự thông minh và hiểu biết tất cả của họ, dù điều đó đúng hay tốt hay tuyệt vời như thế nào, họ không muốn sử dụng nó để đo lường trí tuệ của họ. Kết quả là, trí tuệ của họ không thể thoát khỏi việc tạo ra rất nhiều điều ngu xuẩn cho chính họ và cộng đồng. Vì lý do này, con đường dẫn đến sự suy đồi cho tâm và con đường dẫn đến Pháp trong tâm rất khác biệt.

Những ai thực hành, Pháp nói rằng, là người quan sát và quán chiếu mọi khía cạnh của thế giới và Pháp mà không hề tự mãn. Bất kể ở tư thế nào, bất kể ở đâu, chúng ta nên luôn sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để chăm sóc bản thân. Chúng ta không nên quan tâm đến tác phong yếu kém hay trưởng thành, hành vi tốt hay xấu của người khác, những gì họ cho chúng ta hay lấy đi, hơn là chúng ta quan tâm đến tác phong yếu kém hay trưởng thành của chính mình, hành vi tốt hay xấu của mình và những gì chúng ta cho hay lấy đi từ chính mình. Đây là con đường của Pháp cho những ai thực hành Pháp, những ai luôn thấm nhuần Pháp. Con đường ngược lại là con đường thấp kém cho những ai với tâm trí thấp, không có đức hạnh nào cả. Đây là cảnh báo cho tất cả thiền giả đến đây học tập để hiểu và ghi nhớ.

The Dhamma I have related today is mostly personal and isn't appropriate to be made public to people at large whose sensitivities may vary. I myself might be open to criticism, and it might be harmful to the attitudes of those who hear or read when the tape is transcribed onto paper — except for restricted circles of people who would understand. To make this talk public thus goes against the grain with me, but the extent to which I have made it public is out of sympathy for those who have come for training in all rectitude and who have pleaded with me to make it public as an example that those who practice may follow for a long time to come.

If this is wrong in any way, I ask the forgiveness of all my readers. It's with the thought that there will be many people endowed with rectitude in the practice of meditation, both now and the future, who might get some benefit from this outlandish talk, that I put up with the embarrassment of having exposed my own stupidity in it.

Bài Pháp tôi nói hôm nay phần lớn có tính cá nhân và không thích hợp để phổ biến cho quần chúng mà sự nhạy cảm có thể khác biệt. Bản thân tôi có thể cởi mở đối với những lời chỉ trích, và nó có thể có hại cho thái độ của những ai nghe hay đọc khi cuộn băng được ghi chép lại — ngoại trừ giới hạn trong một số người mà sẽ hiểu. Vì vậy việc phổ biến bài nói chuyện này làm tôi không được thoải mái, nhưng tôi cho phổ biến vì cảm thông với những người đã đến học tập với thái độ đúng đắn và những người đã xin tôi cho phổ biến nó như một ví dụ cho những ai thực hành có thể noi theo trong tương lai.

Nếu có gì sai sót, tôi xin độc giả thứ lỗi. Với ý nghĩ rằng sẽ có nhiều người đón nhận với thái độ đúng đắn trong việc thực hành thiền định, cả bây giờ và trong tương lai, họ có thể có được một số lợi ích từ bài nói chuyện lạ lùng này, nên tôi chịu đựng nỗi bối rối với việc phơi bày sự ngu ngốc của mình trong đó.


Unawareness Converges, Concealing The True Dhamma, the True Mind  

This Dhamma talk was given as an answer to a question posed by one of the more important senior monks of our day and age. The gist is as follows:

This was when I began to investigate into the converging point of the cycle of defilement — namely, unawareness. While I was investigating, I didn't know that I was investigating unawareness. I was simply thinking, 'What is this?' There was an uncertainty right there, so I focused the mind there, directed my attention to investigate what it was, where it came from, where it was going.

It so happened I hit the right spot: I say this because I didn't know that it was called, or what unawareness was. Actually, unawareness and its name are very different. We see its currents spreading out all over the world, but those are only its branches. It's like trying to catch an outlaw: At first all we can catch are his henchmen. Whoever we catch is just a henchman. We don't know where the chief outlaw is, or what he looks like, because we have never seen him.


Vô Ý Thức Hội Tụ, Che Phủ Chánh Pháp, Chân Tâm  

Bài Pháp này được xem như là câu trả lời cho một câu hỏi đặt ra bởi một trong những bậc đại sư trưởng thượng của thời đại chúng ta. Ý chính là như sau:

Đó là khi tôi bắt đầu quan sát điểm hội tụ của luân hồi phiền não — cụ thể là vô ý thức. Trong khi tôi đang quan sát, tôi không biết rằng mình quan sát sự vô ý thức. Tôi chỉ nghĩ rằng, 'Cái gì đây?' Có cái gì không chắc chắn ở đó, vì vậy tôi tập trung tâm vào, chú ý vào việc xem nó là gì, nó xuất phát từ đâu, nó đi đâu.

Ngẫu nhiên là tôi gặp đúng chỗ: tôi nói như vậy vì tôi không biết nó được gọi là gì, hay vô ý thức là gì. Thật ra, vô ý thức và tên của nó rất khác nhau. Chúng ta nhìn thấy dòng chảy của nó lan ra khắp thế giới, nhưng đó chỉ là chi nhánh của nó. Giống như việc cố gắng để bắt kẻ phạm pháp: Thoạt tiên chúng ta chỉ có thể bắt được tay sai của hắn. Bất cứ ai chúng ta bắt được chỉ là một tay sai. Chúng ta không biết tên thủ lảnh ở đâu, hay hắn giống như thế nào, bởi vì chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy hắn.

We catch lots of his henchmen, closing in on him, encircling him. This is called laying siege to the outlaw. Our police force is very large and very strong. Each person on the force helps the others, so they have a lot of strength, surrounding the spot where the outlaw lies, catching this person, tying up that one. Ordinarily when they're asked, outlaws won't tell who their chief is. Whenever we catch an outlaw, we tie him up until no one is left inside our siege line. The last person left is the chief outlaw. The last person lies in a strategic place, because his henchmen have to guard him well on all sides so that no one can easily slip in to see him.

The henchmen keep getting captured one after another until we reach the cave in which the chief outlaw is hiding, and then we kill everyone in there. This is when we know clearly that the wily outlaw has been wiped out for good.

Chúng ta bắt được rất nhiều tay sai của hắn, siết chặc hắn, bao vây hắn. Đây được gọi là vây hãm kẻ phạm pháp. Lực lượng cảnh sát của chúng ta rất lớn và rất mạnh. Mọi người trong lực lượng giúp đỡ lẫn nhau, vì vậy họ rất mạnh, bao vây nơi kẻ phạm pháp ẩn náu, bắt người này, tóm kẻ kia. Thông thường khi chúng bị tra hỏi, những tên tội phạm sẽ không nói ai là thủ lảnh. Bất cứ khi nào chúng ta bắt kẻ phạm pháp, chúng ta giam hắn lại cho đến khi không còn lại ai trong đường vây của chúng ta. Kẻ cuối cùng là tên thủ lảnh. Kẻ cuối cùng nằm trong một vị trí chiến lược, bởi vì tay sai của hắn phải bảo vệ hắn kỹ lưởng khắp mọi mặt để không ai có thể dễ dàng lẻn vào để xem hắn ta.

Những tên tay sai lần lượt bị bắt cho đến khi chúng ta đến được hang động nơi tên thủ lảnh đang ẩn náu, và chúng ta giết hết mọi người trong đó. Đây là khi chúng ta biết rõ rằng kẻ gian ác đã bị tiêu diệt.

This is simply an analogy. To put it in other words, the mind's involvement with anything is a branch of delusion. Regardless of whether the delusion leads in a good or a bad direction, it's nothing but an affair of unawareness and the branches of unawareness, but actual unawareness itself doesn't lie there. So the tactics for investigating it, if we were to use another analogy, are like bailing water out of a pond to catch the fish in it. If there's a lot of water, we don't know how many fish it contains. So we keep bailing out the water until it starts receding lower and lower. The fish gather together. Each fish, wherever it is, swims down deeper into the water. The water keeps getting bailed out, and the fish keep gathering together. We can see where each fish is going, because the water keeps receding until at last, when the water is dry, the fish have nowhere to hide, and so we can catch them.

Sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations, together with the mental acts that intermingle with them: These are like the water in which the fish live. To investigate these things is not for the purpose of taking possession of them but for the purpose of killing defilement, in the same way that a person bails out the water, not because he wants the water but because he wants the fish. To investigate these things is not for the purpose of taking possession of them but for the purpose of knowing them, stage by stage. As soon as we know to a certain point, we are no longer concerned with that point. We know the things with which we are involved, as well as the fact that we are the one at fault for being involved, that our own misunderstanding is what deludes us into loving and hating these things.

Đây chỉ là một phép so sánh. Nói cách khác, sự quan hệ của tâm với bất cứ điều gì chỉ là một nhánh của sự lừa dối. Dù sự lừa dối dẫn đến hướng tốt hay xấu, nó không là gì ngoài vấn đề của vô ý thức và các nhánh của vô ý thức, nhưng vô ý thức thật sự không nằm ở đó. Vì vậy thủ thuật để quan sát nó, nếu chúng ta dùng một phép so sánh khác, thì giống như tát nước ra khỏi ao để bắt cá. Nếu có nhiều nước, chúng ta không biết có bao nhiêu cá trong đó. Vì vậy chúng ta tiếp tục tát nước ra cho đến khi nó cạn dần. Cá tụ tập lại. Mỗi con cá, dù ở đâu, bơi sâu xuống dưới nước. Nước tiếp tục bị tát ra, và cá tiếp tục tụ tập lại. Chúng ta có thể nhìn thấy từng con cá bơi, bởi vì nước tiếp tục cạn cho đến cuối cùng, khi ao khô, cá không còn chỗ trốn, và thế là chúng ta có thể bắt chúng.

Hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác, cùng với các hành động tinh thần liên quan đến chúng: Nó giống như nước trong đó cá sống. Việc quan sát những thứ này không phải vì mục đích chiếm hữu chúng mà vì mục đích loại trừ phiền não ô trược, tương tự như việc người tát nước, không phải vì ông ta muốn nước mà vì ông muốn cá. Quan sát những thứ này không phải vì mục đích muốn sở hữu chúng mà vì muốn hiểu chúng, từng giai đoạn một. Ngay khi chúng ta biết đến một điểm nào đó, chúng ta không còn quan tâm đến điểm đó. Chúng ta biết những thứ mà chúng ta quan hệ với, cũng như thực tế là chúng ta là người lầm lỗi vì có quan hệ, rằng sự hiểu lầm của chúng ta là điều làm chúng ta yêu và ghét những thứ này.

At this point, the scope of our investigation keeps narrowing in, narrowing in, just as the water keeps receding. Whatever elements or khandhas we investigate, they are just like external things in general. There are no differences. On the material side, the elements are the same elements. The difference lies in the acts of the mind that display themselves — but we aren't yet aware of them, so we go labeling things in line with them, which is still one of the branches of unawareness. But as our investigation seeps deeper and deeper into the central area, the more clearly we see the things that come to be involved with us, the more clearly we see the mind as it goes out to become involved each time — in the same way that the more the water recedes, the more clearly we see the fish.

As we investigate, the more clearly we see phenomena outside and inside the body, as well as our own mental concomitants (cetasika), then the more clearly we see the point where the chief culprit lies. As our investigation keeps closing in, the mind's focus grows narrower and narrower. Its concerns grow less and less. The currents sent out by the mind grow shorter. As soon as it stirs itself to become involved with any object, we investigate both that object and the stirring of the mind as it goes out to act. We see both aspects. We see the causes and results on both sides, namely (1) the side with which the mind involves itself, the things with which it is involved; and (2) the one who becomes involved. Discernment keeps moving in, step by step.

Tại điểm này, phạm vi của sự quan sát của chúng ta hẹp dần, hẹp dần, giống như nước cạn dần. Bất cứ yếu tố hay uẩn nào chúng ta quan sát, chúng chỉ là những thứ bên ngoài nói chung. Không có sự khác biệt. Về mặt vật chất, các yếu tố là cùng những yếu tố. Sự khác biệt nằm ở hành động của tâm thể hiện chúng — nhưng chúng ta vẫn chưa nhận thức được chúng, vì vậy chúng ta đặt tên những thứ phù hợp với chúng, vốn là một trong các nhánh của vô ý thức. Nhưng khi sự quan sát của chúng ta đi sâu vào trung tâm, chúng ta càng nhìn thấy mọi thứ đến quan hệ với chúng ta rõ ràng bao nhiêu, chúng ta càng nhìn thấy rõ tâm mỗi lần nó đi ra để quan hệ bấy nhiêu — theo cùng cách mà nước càng cạn dần, chúng ta càng nhìn thấy rõ cá.

Khi chúng ta quan sát, chúng ta càng nhìn thấy các hiện tượng bên ngoài và bên trong thân thể, cũng như các phản ứng tinh thần của chúng ta (cetasika - tâm sở) rõ bao nhiêu, thì chúng ta càng nhìn thấy nơi mà thủ phạm chính ẩn náu rõ bấy nhiêu. Khi sự quan sát của chúng ta tiếp tục siết lại, sự tập trung của tâm trở nên hẹp dần và hẹp dần. Mối quan ngại của nó ngày càng ít đi. Dòng tư tưởng chảy ra từ tâm trở nên ngắn hơn. Ngay khi nó khuấy động để quan hệ với bất cứ đối tượng nào, chúng ta quan sát cả đối tượng đó và sự khuấy động của tâm khi nó đi ra hành động. Chúng ta thấy cả hai khía cạnh. Chúng ta nhìn thấy nguyên nhân và kết quả ở cả hai bên, cụ thể là (1) khía cạnh mà tâm đến quan hệ, những thứ mà nó quan hệ với; và (2) người có quan hệ. Nhận thức phân biệt tiếp tục tiến vào, từng bước một.

When it moves in and reaches unawareness itself, meditators for the most part — if no teacher has warned them in advance — are bound to hold to that as their real self. This is because they have investigated and seen all things clearly in the heart, so that they are fully wise to those things and have let them go, with nothing remaining — but what is it that knows those things? This is what they take and cherish. This is termed unawareness converging, but it turns into their 'self' without their realizing it. The mind gets deluded there. The term 'unawareness' refers to this very delusion about oneself. Delusions about outside things are not matters of actual unawareness.

Because of our delusion about this, because of our delusion about that which knows all other things, we forget to investigate and pass judgment on what it is — because when the scope of the mind narrows, it gathers itself into a point. The point of the mind that appears at this stage is a radiant mind, bright, cheerful, and bold. All happiness seems to be gathered right there. What do these things come from? If you were to call them results, I'd have to admit that they are results. We could say that they're results of the practice — if we aren't deluded about this point. If we're still deluded, these things are still the origin of stress. This is the central point of the origin of stress.

Khi nó tiến vào và đạt tới vô ý thức, đa số thiền giả — nếu không có thầy cảnh báo họ trước — có khuynh hướng nắm lấy nó như là cái ngã thật của họ. Đó là vì họ đã quan sát và nhìn thấy mọi thứ rõ ràng trong tim, khiến họ hoàn toàn tinh thông mọi thứ và buông bỏ chúng, không còn lại gì — nhưng cái gì mà biết những thứ này? Đây là cái mà họ nắm lấy và yêu mến. Đây được gọi là vô ý thức hội tụ, nhưng nó trở thành cái 'ngã' của họ mà họ không hay biết. Tâm bị lừa dối ở đó. Từ 'vô ý thức' đề cập đến cái ảo tưởng về tự ngã này. Ảo tưởng về những thứ bên ngoài không phải là vấn đề của vô ý thức thật sự.

Bởi vì ảo tưởng của chúng ta về cái này, bởi vì ảo tưởng của chúng ta về cái mà biết mọi thứ khác, chúng ta quên quan sát và phán xét xem nó là gì — bởi vì khi phạm vi của tâm hạn hẹp, nó tập hợp chính nó vào một điểm. Điểm của tâm xuất hiện tại giai đoạn này là một tâm rạng rỡ, tươi sáng, vui vẻ, và táo bạo. Tất cả hạnh phúc dường như tụ tập ngay tại đó. Những thứ này xuất phát từ đâu? Nếu bạn gọi chúng là kết quả, tôi phải thú nhận rằng chúng là kết quả. Chúng ta có thể nói rằng chúng là kết quả của sự thực hành — nếu chúng ta không bị lừa dối về điểm này. Nếu chúng ta vẫn còn ảo tưởng, những thứ này vẫn là nguồn gốc của khổ. Đây là tâm điểm của nguồn gốc của khổ.

But if we're meditators who are always interested in investigating whatever comes our way, we won't overlook this. No matter what, we can't help but become interested in investigating this point — because we have already investigated and understood all things of every sort to the point where the mind won't make contact with them. If we take the mind out to investigate anything, it won't make contact, because it has already had enough of that thing.

Now, every mental act that arises, arises from this point. Thoughts that form, form from this point. The happiness that appears, appears here. The happiness that appears undergoes changes we can see: This is what makes us begin investigating again, because this is a level in which we are very observant. When we observe the happiness, we see that it isn't steady, for the happiness produced by unawareness is a conventional reality. Sometimes it gets tarnished a little — just a little — enough for us to know that it isn't uniform. It keeps changing in that way, in line with its status as a refined phenomenon.

Nhưng nếu thiền giả chúng ta luôn quan tâm đến việc quan sát bất cứ cái gì đến với chúng ta, chúng ta sẽ không bỏ sót điểm này. Bất kể là gì, chúng ta không thể không chú ý đến việc quan sát điểm này — vì chúng ta đã quan sát và hiểu tất cả mọi thứ đến mức mà tâm sẽ không liên lạc với chúng. Nếu chúng ta đem tâm ra để quan sát bất cứ cái gì, nó sẽ không liên lạc, bởi vì nó đã xem xét cái đó đủ rồi.

Bây giờ, hành động tinh thần nào phát sinh, phát sinh từ điểm này. Tư tưởng nào hình thành, hình thành từ điểm này. Hạnh phúc nào xuất hiện, xuất hiện ở đây. Hạnh phúc mà có vẻ thay đổi chúng ta có thể thấy: Đây là điều làm chúng ta bắt đầu quan sát lại, bởi vì đây là mức độ mà chúng ta rất nhạy bén. Khi chúng ta quan sát hạnh phúc, chúng ta thấy rằng nó không liên tục, vì hạnh phúc tạo ra bởi vô ý thức là một thực thể quy ước. Đôi khi nó lu mờ chút đỉnh — chỉ chút đỉnh — đủ để chúng ta biết rằng nó không đồng đều. Nó tiếp tục thay đổi theo cách đó, phù hợp với trạng thái của nó như là một hiện tượng tinh tế.

This is the point that we trust and believe in. Even those who practice with intensity and extreme interest will fall for this point and become attached to it if no one has explained it to them in advance. But even though we trust in it, we can't help observing it if we are interested, because that's all there is that attracts the heart. This is what causes us to be attracted to it, to be content with what appears. As long as we have been investigating, that's the way it has been — to the extent that we don't know what unawareness is — and so we believe that this will be nibbana, this point that is bright and clear all the time.

'All the time' here means all the time for those meditators who are persistent in cleansing it and who aren't entirely complacent in their trust for it, who are very protective of this point and won't let anything touch it. Such people use a great deal of caution. As soon as anything touches that point, they will rectify it immediately.

Đây là điểm mà chúng ta tín nhiệm và tin tưởng. Ngay cả những ai thực hành hết sức và vô cùng quan tâm sẽ ưa thích điểm này và trở nên luyến ái nó nếu không có ai giải thích nó trước. Nhưng mặc dù chúng ta tin tưởng nó, chúng ta không thể không quan sát nó nếu chúng ta quan tâm, bởi vì đó là tất cả những gì thu hút trái tim. Đây là những gì khiến cho chúng ta bị thu hút, hài lòng với những gì xuất hiện. Hễ mà chúng ta còn quan sát, đó là cách nó là — đến mức chúng ta không biết vô ý thức là gì — và vì vậy chúng ta tin tưởng rằng đây sẽ là niết bàn, cái điểm mà luôn tươi sáng và rõ ràng mọi lúc.

'Mọi lúc' ở đây có nghĩa là mọi lúc cho các thiền giả kiên trì trong việc làm sạch nó và không hoàn toàn tự mãn với sự tin tưởng của họ về nó, họ rất bảo vệ điểm này và không để cho bất cứ cái gì chạm vào nó. Những người như vậy rất thận trọng. Hễ mà bất cứ cái gì chạm vào điểm này, họ sẽ sửa lại nó ngay lập tức.

But they don't know what it is that they love and cherish. Even though that love and cherishing is clearly a burden, they don't realize the fact at that moment. Only when enough time has passed for them to be ready to know will they become interested in investigating this point. 'What is this? We've investigated everything of every sort, but what is this?' Now the mind focuses in on that point. Discernment probes in. 'What is this, for sure? Is it true yet or not? Is it awareness or unawareness?' These doubts keep nagging at the mind.

But we keep on investigating and contemplating, using discernment without ceasing — because this is something we have never seen, never met with before — to see why we love it, why we are protective of it. If it's something true, why do we have to love and protect it? Why do we have to care for it? To care for something is a burden, in which case this must be a hazard for the person who cherishes and cares for it, or something that shouldn't be trusted — even though at that moment we still don't know what it is, whether it's really unawareness or not, because we have never seen how true awareness differs from unawareness, or how release differs from conventional reality. This is where discernment becomes interested in investigating.

Nhưng họ không biết cái mà họ yêu mến và trân quý đó là gì. Mặc dù sự yêu mến và trân quý đó rõ ràng là một gánh nặng, họ không nhận ra sự thật vào lúc đó. Chỉ đến khi họ sẵn sàng để biết thì họ sẽ quan tâm đến việc quan sát điểm này. 'Cái gì đây? Chúng ta đã quan sát tất cả mọi thứ, nhưng cái này là gì?' Bây giờ tâm tập trung vào điểm đó. Nhận thức phân biệt dò xét. 'Cái gì đây, có chắc không? Nó có thật không? Nó là ý thức hay vô ý thức?' Những nghi ngờ này tiếp tục làm phiền tâm.

Nhưng chúng ta tiếp tục quan sát và suy ngẫm, sử dụng nhận thức phân biệt không ngừng nghỉ — bởi vì đây là một cái gì đó mà chúng ta chưa bao giờ thấy, chưa bao giờ gặp trước kia — để xem tại sao chúng ta yêu mến nó, tại sao chúng ta bảo vệ nó. Nếu nó là một cái gì thật sự, tại sao chúng ta phải yêu mến và bảo vệ nó? Tại sao chúng ta phải chăm sóc nó? Chăm sóc cái gì đó là một gánh nặng, trong trường hợp này phải là mối nguy hiểm cho người trân quý và chăm sóc nó, hay là một cái gì đó không đáng tin cậy — mặc dù vào lúc đó chúng ta vẫn không biết nó là gì, liệu nó thật sự là vô ý thức hay không, bởi vì chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy ý thức thật sự khác với vô ý thức như thế nào, hay sự giải thoát khác với thực thể quy ước như thế nào. Đây là nơi nhận thức phân biệt trở nên chú ý đến việc quan sát.

Now, I'd say that this is something very elaborate and involved. If I were to describe it in line with how I investigated it, or to condense it so as to give the gist in a reasonable amount of time, I'd summarize quickly by saying whatever makes an appearance, investigate it. Whatever makes an appearance is a matter of conventional reality — I'm referring here to the refined phenomena that appear in the heart. Ultimately, even that very point with its brightness is the point of genuine unawareness. Focus down on it, using discernment. Just as all phenomena in general are simply phenomena, this nature is also simply a phenomenon in exactly the same way. We can't latch onto it as being 'us' or 'ours' — but our protectiveness shows that we hold to it as being us or ours, which is a mistake.

Discernment probes inward to see just what this is, as if we were to turn around to look at ourselves. We look outside and see the earth, the sky, the air. Whatever passes into our range of vision, we see. But if we don't look back at ourselves, we won't see ourselves. Discernment at this stage is very quick. It looks back and forth, back and forth, to see this last point or this last stage, and its investigation is just like its investigation of things in general. It investigates not to take possession of its object but simply to know its object for what it truly is.

Bây giờ, tôi có thể nói rằng đây là một cái gì đó rất phức tạp và rắc rối. Nếu diễn tả nó phù hợp với cách tôi quan sát nó, hay tóm tắt ý chính trong một khoảng thời gian hợp lý, tôi sẽ nhanh chóng tóm tắt nó bằng cách nói bất cứ cái gì xuất hiện, quan sát nó. Bất cứ cái gì xuất hiện là vấn đề của thực thể quy ước — ở đây tôi đang đề cập đến các hiện tượng tinh tế xuất hiện trong tim. Cuối cùng, ngay cả cái điểm đó với sự tỏa sáng của nó là điểm của vô ý thức thật sự. Tập trung vào nó, sử dụng nhận thức phân biệt. Giống như mọi hiện tượng nói chung chỉ là hiện tượng, bản tánh này cũng chỉ là một hiện tượng theo cùng một cách. Chúng ta không thể bám vào nó như là 'chúng ta' hay 'của chúng ta' — nhưng sự bảo vệ của chúng ta cho thấy rằng chúng ta nắm lấy nó như là chúng ta hay của chúng ta, đó là sai lầm.

Nhận thức phân biệt dò xét vào trong chỉ để xem nó là cái gì, như thể chúng ta quay trở lại để nhìn vào chính mình. Chúng ta nhìn ra ngoài và thấy đất, trời, không khí. Bất cứ cái gì đi ngang qua tầm mắt của chúng ta, chúng ta nhìn thấy. Nhưng nếu chúng ta không nhìn lại mình, chúng ta sẽ không nhìn thấy chúng ta. Nhận thức phân biệt ở giai đoạn này rất nhanh nhẹn. Nó nhìn tới lui, tới lui, để xem điểm cuối này hay giai đoạn cuối này, và sự quan sát của nó chỉ giống như sự quan sát mọi thứ nói chung. Nó quan sát không phải để sở hữu đối tượng của nó nhưng chỉ để biết đối tượng của nó thật sự là gì.

When this disbands, it's not like other things disbanding. When other things disband, they go with a feeling that we understand them. But this isn't like that. When it disbands, it disintegrates in an instant, like a lightning flash. There's an instant where it acts of its own accord — or you could say that it flips over. It flips over and disappears completely. When it disappears, that's when we know that it was genuine unawareness — because once this has disappeared, nothing more appears for us to doubt.

What remains is nothing like it at all. It's a pure nature. Even though we have never seen it before, when it appears in that moment, there is nothing to doubt — and that's how the burden is all gone.

Khi cái này biến mất, nó không giống như những cái khác biến mất. Khi những cái khác biến mất, chúng ra đi với một cảm giác mà chúng ta hiểu chúng. Nhưng cái này không giống như thế. Khi nó tan rã, nó biến mất ngay lập tức, giống như tia chớp. Có một khoảnh khắc mà nó hành động theo ý nó — hay bạn có thể nói rằng nó lật ngược lại. Nó lật ngược lại và biến mất hoàn toàn. Khi nó biến mất, đó là khi chúng ta biết rằng nó thật sự là vô ý thức — bởi vì một khi cái này biến mất, không còn gì xuất hiện để chúng ta nghi ngờ.

Những gì còn lại thì không giống nó chút nào. Nó là một bản tánh tinh khiết. Mặc dù chúng ta chưa từng nhìn thấy nó, khi nó xuất hiện vào khoảnh khắc đó, không có gì để nghi ngờ — và đó là cách gánh nặng được trút bỏ.

The word 'I' refers to this genuine unawareness. It means that this unawareness is still standing. Whatever we have been investigating has been for its sake. Whatever we say we know, this 'I' is what knows. Radiant? 'I'm' radiant. Light? 'I'm' light. Happy? 'I'm' happy. 'Me,' 'I,' they refer to this. This is genuine unawareness. Whatever we do is for its sake. Once it disintegrates, there is nothing more for anything's sake. It's all gone.

If we were to make an analogy, it's like a water jar whose bottom has been smashed. No matter how much water we may pour into it, nothing stays in the jar. Everything that may be formed in line with the nature of the khandhas can still be formed, but nothing sticks because the vessel — unawareness, the chief culprit — has disintegrated. As soon as sankharas form — blip! — they vanish. They simply pass by, disappearing, disappearing, because there's no place to keep them, no one who owns them. The nature that realizes that nothing is its owner is a nature that has reached its fullness. It is thus a genuinely pure nature and no longer a burden that needs to be watched over or protected from danger ever again.

Từ 'tôi' đề cập đến vô ý thức thật sự này. Nó có nghĩa là vô ý thức này vẫn đứng đó. Bất cứ cái gì chúng ta đang quan sát là vì lợi ích của nó. Bất cứ cái gì chúng ta nói rằng chúng ta biết, cái 'tôi' này là cái biết. Rạng rỡ? 'Tôi' rạng rỡ. Tươi sáng? 'Tôi' tươi sáng. Hạnh phúc? 'Tôi' hạnh phúc. 'Tôi', nó đề cập đến cái này. Đây là vô ý thức thật sự. Bất cứ cái gì chúng ta làm là vì lợi ích của nó. Một khi nó tan rã, không còn gì cho lợi ích của cái nào khác. Tất cả đều biến mất.

Nếu chúng ta so sánh, nó giống như bình nước có đáy bị bể. Cho dù chúng ta đổ vào bao nhiêu nước, không có gì ở lại trong bình. Tất cả mọi thứ mà có thể được hình thành phù hợp với bản tánh của ngũ uẩn vẫn có thể được hình thành, nhưng không gì ở lại bởi vì cái bình — vô ý thức, thủ phạm chính — đã tan rã. Ngay khi ngũ uẩn hình thành — blip! — chúng biến mất. Chúng chỉ đi ngang qua, biến mất, biến mất, bởi vì không có chỗ để giữ chúng, không ai sở hữu chúng. Bản tánh mà nhận thức rằng không ai là sở hữu chủ của nó là một bản tánh đã đạt đến sự viên mãn của nó. Do đó nó là một bản tánh tinh khiết thật sự và không còn là gánh nặng cần phải theo dõi và bảo vệ khỏi nguy hiểm bao giờ nữa..

This unawareness is what has been concealing the true Dhamma, the true mind, all along. This is why we haven't seen the true, natural marvelousness of the mind. For this reason, meditators who reach the stage of this pitfall latch onto it as something marvelous, love it, cherish it, are protective of it, and regard it as 'me' or 'mine': 'My mind is radiant. My mind is courageous and brave. My mind is happy. My mind knows everything of every sort' — but this nature doesn't know itself, which is why the Buddha called it genuine unawareness. Once we turn around and know it, it disintegrates. Once it disintegrates, it's just like opening the lid of a pot: Whatever is in the pot, we can see it all. Only unawareness keeps the mind concealed.

This purity is a truth that lies beyond the truths of stress, its origin, its cessation and the path. It's a truth beyond the four Noble Truths. Of the four truths, one pair binds, the other unbinds and stops. What do they bind and unbind? They bind the heart, or keep it covered; and they unbind the heart, or uncover it. They open up the things that cover it so as to reveal its purity in line with its truth. Its truth is already there, but the two truths of stress and its origin keep it concealed, just as the lid of a pot conceals whatever is in the pot so that we can't see it. The path — the practice — opens it. The path and the cessation of stress open the pot so that we can see clearly what's inside. Even though the purity is already there, it's concealed by the first two truths and revealed by the truths that unbind. This is what is bound, this is what is revealed. Once it's revealed, there are no more problems.

Vô ý thức này là những gì đã che phủ chánh Pháp, chân tâm, lâu nay. Đây là lý do tại sao chúng ta không nhìn thấy sự thật, bản tánh kỳ diệu của tâm. Vì lý do này, các thiền giả đạt đến giai đoạn cạm bẫy này lại bám lấy nó như là một cái gì kỳ diệu, yêu mến nó, trân quý nó, bảo vệ nó, và xem nó như là 'tôi' hay 'của tôi': Tâm tôi tỏa sáng. Tâm tôi can đảm và dũng cảm. Tâm tôi hạnh phúc. Tâm tôi biết hết mọi thứ — nhưng bản tánh này không biết chính nó, đó là lý do tại sao Đức Phật gọi nó là vô ý thức thật sự. Một khi chúng ta quay lại và biết nó, nó tan rã. Một khi nó tan rã, nó giống như mở nắp nồi: Bất cứ cái gì trong nồi, chúng ta có thể nhìn thấy hết. Chỉ có vô ý thức làm tâm bị che phủ.

Sự thanh tịnh này là một chân lý nằm ngoài các chân lý về khổ, nguồn gốc của nó, sự chấm dứt của nó và con đường. Nó là chân lý nằm ngoài bốn Chân lý Cao thượng (Tứ Diệu Đế). Bốn chân lý này, một cặp buộc lại, cặp kia mở ra và chấm dứt. Chúng buộc lại và mở ra cái gì? Chúng ràng buộc trái tim, hay làm nó bị che phủ; và chúng tháo gỡ trái tim, hay làm nó hiển lộ. Chúng lấy ra những thứ che phủ nó để hiển lộ sự thanh tịnh của nó phù hợp với sự thật của nó. Sự thật của nó vốn đã có ở đó, nhưng hai chân lý về khổ và nguồn gốc của khổ che phủ nó, giống như cái nắp nồi che đậy những gì trong nồi khiến chúng ta không thể nhìn thấy nó. Con đường — sự thực hành — mở nó ra. Con đường và sự chấm dứt khổ mở nắp nồi ra để chúng ta có thể thấy rõ những gì bên trong. Mặc dù sự thanh tịnh vốn đã có ở đó, nó bị che phủ bởi hai chân lý đầu và được hiển lộ bởi các chân lý mà tháo gỡ nó. Đây là những gì bị che phủ, đây là những gì được hiển lộ. Một khi nó được hiển lộ, không còn vấn đề gì nữa.

Both pairs of truths are activities. Both are conventional realities. The path and the cessation of stress are conventional realities. Once they have performed their duties, they pass. Stress and the origin of stress are also conventional realities. Once the two conventional realities remedy the two conventional realities, that pure nature is a nature that stays fixed.

What we see at that point is called release. Things are opened so that we see release, or natural purity. The burden of the task is ended right here. When the mind is pure, it doesn't confer any titles on itself. As for external things, the worldly phenomena (loka-dhamma) connected with external things, they're far away. The worldly phenomena that we used to say were good or bad, pleasant or painful in the heart, are no longer a problem once that point has disintegrated.

Cả hai cặp chân lý này là các hoạt động. Cả hai đều là thực thể quy ước. Con đường và sự chấm dứt khổ là thực thể quy ước. Một khi chúng làm xong nhiệm vụ của chúng, chúng ra đi. Khổ và nguồn gốc của khổ cũng là thực thể quy ước. Một khi hai thực thể quy ước khắc phục hai thực thể quy ước, thì bản tánh thanh tịnh đó là một bản tánh cố định.

Những gì chúng ta nhìn thấy tại điểm đó được gọi là sự giải thoát. Mọi thứ được mở ra để chúng ta nhìn thấy sự giải thoát, hay bản tánh thanh tịnh. Gánh nặng của nhiệm vụ được kết thúc tại đây. Khi tâm thanh tịnh, nó không trao danh hiệu nào cho chính nó. Còn đối với những thứ bên ngoài, các hiện tượng thế giới (loka-dhamma) liên kết với những thứ bên ngoài, chúng đã ra đi. Các hiện tượng thế giới mà chúng ta quen nói là tốt hay xấu, dễ chịu hay đau khổ trong tim, không còn là vấn đề một khi điểm đó tan rã.

When we investigate to this level, it's not wide-ranging. If we can derive an approach from the explanations given by a meditation master who has known and passed this stage, we can make quick progress — but it's important that we not set up any expectations. Expectations are not the path. Whatever appears, keep investigating and understanding that point — each successive thing as it appears. That's the correct path.

'Unawareness' refers to the nature I have just explained. That's genuine unawareness. All other things are just its branches. Like a vine whose stem grows in one place but that creeps to who-knows-where: No matter how long it is, it keeps creeping and climbing. When we catch hold of it, we follow it in, follow it in, until we reach its stem. Here's the stem. Here's the root. Once we pull up the root, the whole thing dies.

Khi chúng ta quan sát đến mức độ này, nó không ở phạm vi rộng. Nếu chúng ta có thể tiếp thu phương pháp trích dẫn từ lời giải thích của một thiền sư đã biết và đi qua giai đoạn này, chúng ta có thể tiến bộ nhanh chóng — nhưng điều quan trọng là chúng ta không nên mong đợi điều gì. Mong đợi không phải là con đường. Bất cứ cái gì xuất hiện, tiếp tục quan sát và hiểu điểm đó — lần lượt từng thứ khi nó xuất hiện. Đó là con đường đúng.

'Vô ý thức' đề cập đến bản tánh tôi vừa mới giải thích. Đó là vô ý thức thật sự. Tất cả những thứ khác chỉ là nhánh của nó. Giống như cây leo mà thân chính mọc ở một chỗ nhưng nó bò ra khắp nơi: Bất kể nó dài bao nhiêu, nó tiếp tục bò ra và leo lên. Khi chúng ta nắm lấy nó, đi theo nó, đi theo nó, cho đến khi chúng ta đi đến gốc của nó. Đây là gốc. Đây là rễ. Một khi chúng ta kéo rễ lên, toàn bộ cây leo chết.

In the same way, the branches of unawareness are many and long, so that when we actually reach unawareness, we don't know what it is. But we investigate it. Discernment probes on in. Even though we don't know that this is unawareness, our investigation is on the right path, and so unawareness opens up of its own accord, in the same way as when we eat: Fullness appears clearly for us to see step by step all on its own.

So to summarize the issue of whether unawareness is a factor of rebirth or a factor of kamma: It creates levels of being, it creates kamma relentlessly. These are both matters of the same cycle. It keeps creating levels of being within itself. The mind can't lie still. It simply keeps creating being and birth all the time. It works at accumulating these things for itself, but for the most part it accumulates things that weigh it down constantly, making it sink to lower levels.

Tương tự như vậy, nhánh của vô ý thức rất nhiều và dài, vì vậy khi chúng ta thật sự đạt đến vô ý thức, chúng ta không biết nó là gì. Nhưng chúng ta quan sát nó. Nhận thức phân biệt dò xét nó. Mặc dù chúng ta không biết đây là vô ý thức, sự quan sát của chúng ta đi đúng hướng, và vì vậy vô ý thức tự mở ra, giống như khi chúng ta ăn: Sự no đủ tự xuất hiện rõ ràng cho chúng ta thấy từng bước một.

Vì vậy, để tóm tắt vấn đề liệu vô ý thức là yếu tố của tái sinh hay yếu tố của nghiệp: Nó tạo ra các cấp độ hiện hữu hay cõi giới, nó liên tục tạo ra nghiệp. Cả hai đều là vấn đề của luân hồi. Nó tiếp tục tạo ra các cấp độ hiện hữu bên trong nó. Tâm không thể nằm yên. Nó chỉ đơn giản tạo ra sự hiện hữu và sinh ra khắp mọi lúc. Nó làm việc tích lũy những cái này cho chính nó, nhưng phần lớn nó tích lũy những cái mà liên tục tạo ra gánh nặng cho nó, khiến nó chìm xuống các cõi giới thấp hơn.

When people talk about destroying the wheel of kamma, this unawareness is what's destroyed. Once this is destroyed, there are no more connections to create further levels of being and birth. Even though the things that used to be involved with us continue to become involved as they normally did, they pass by. They don't seep in. They don't set up house and move into this spot the way they used to. They simply pass by. And we know that this pure nature doesn't connect with anything. We have seen the connections of the mind, step by step, and when we reach the level where it doesn't connect with anything, we know.

As for knowing the question of levels of being and birth, as to whether or not we'll be reborn, there is no need to speculate, because the present already tells us clearly that when there are no connections to levels of being and birth inside us, as we plainly see, there are no levels of being or birth to continue into the future. The factory has been destroyed, and there is no way it can rebuild itself. There is no way it can produce issues as it used to. The factory that produced suffering has been destroyed once and for all.

Khi người ta nói về việc phá hủy luân hồi nghiệp, sự vô ý thức này là cái bị phá hủy. Một khi cái này bị hủy diệt, sẽ không còn kết nối nào để tạo ra thêm các cõi giới . Mặc dù những thứ đã từng có quan hệ với chúng ta tiếp tục trở nên quan hệ như thường lệ, nhưng chúng chỉ đi qua. Chúng không thấm vào. Chúng không xây nhà và dọn vào điểm này theo cách chúng thường làm. Chúng chỉ đơn giản đi qua. Và chúng ta biết rằng bản tánh thanh tịnh này không kết nối với bất cái gì. Chúng ta đã nhìn thấy sự kết nối của tâm, từng bước một, và khi chúng ta đạt đến mức độ mà nó không liên kết với bất cứ cái gì, chúng ta biết.

Đối với việc biết câu hỏi về các cõi giới, về việc liệu chúng ta sẽ tái sinh hay không, không cần phải suy đoán, bởi vì hiện tại đã nói cho chúng ta biết rõ rằng khi không có sự kết nối với các cấp độ hiện hữu và sinh ra bên trong chúng ta, như chúng ta thấy rõ ràng, không còn cõi giới nào để tiếp tục vào tương lai. Xưởng chế tạo đã bị phá hủy, và không cách nào nó có thể xây dựng lại chính nó. Không cách nó có thể tạo ra vấn đề như nó từng làm. Xưởng chế tạo đau khổ đã bị phá hủy hoàn toàn.

The phrase 'khandhas pure and simple' refers to this stage. The khandhas are khandhas pure and simple, without any defilements. If the mind isn't defiled, the khandhas aren't defiled. They are simply tools. If the central part — the mind — is defiled, each khandha follows it in being defiled. The body becomes a means for increasing defilement in the heart. Vedana, sañña, sankhara, and viññana all become means for increasing defilement in the heart. If the mind is pure, the khandhas for their part are also pure. Nothing is defiled. But if the mind is defiled, the khandhas are defiled all the livelong day. This is the way the truth is.

The creation of being and birth is a matter of the mind that keeps producing itself. It can't stay still. A mind that has the cycle in charge of its work or supervising its work will have to keep itself spinning all the time. Whatever thoughts it spins are for the sake of creating being and birth. As soon as the cycle disintegrates, there is nothing to create being and birth any more.

Từ ngữ 'ngũ uẩn thanh tịnh và đơn giản' đề cập đến giai đoạn này. Ngũ uẩnngũ uẩn thanh tịnh và đơn giản, không có phiền não ô trược nào. Nếu tâm không bị ô nhiễm, ngũ uẩn không bị ô nhiễm. Chúng chỉ là công cụ. Nếu phần chính — tâm — bị ô nhiễm, mỗi uẩn theo nó vào ô nhiễm. Thân trở thành phương tiện để gia tăng phiền não ô trược trong tim. Vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức đều trở thành phương tiện để gia tăng phiền não ô trược trong tim. Nếu tâm thanh tịnh, ngũ uẩn chắc chắn cũng thanh tịnh. Không có gì bị ô nhiễm. Nhưng nếu tâm bị ô nhiễm, ngũ uẩn bị ô nhiễm suốt cả ngày. Sự thật là như vậy.

Việc tạo ra sự sống và tái sinh là vấn đề của tâm vốn liên tục tạo ra chính nó. Nó không thể đứng yên. Tâm mà có luân hồi phụ trách công việc của nó hay giám sát công việc của nó sẽ phải tiếp tục quay cuồng khắp mọi thời. Bất cứ ý tưởng nào nó xoáy vào là vì mục đích của việc tạo ra sự sống và tái sinh. Ngay khi luân hồi tan rã, không có gì để tạo ra sự sống và tái sinh nữa.

Those whose minds have attained realization exclaim spontaneously in the heart to proclaim the Dhamma unabashedly to the world, saying that there are no more levels of being in which they

are to be reborn — as when the Buddha exclaimed, 'aneka-jati-samsaram...' [3] because he knew right in the present that there was nothing creating itself. Goodness stayed in its own territory and didn't seep in, didn't mingle. Evil stayed in its own territory and didn't seep in or mingle. They didn't come running in. When we say that they didn't come running in, it's not that he forced them not to. It was simply their own nature. When these things come running in we don't force them to. There's simply a medium along which they run. When there's no more medium, they disconnect of their own accord.

Những người mà tâm đã đạt được giác ngộ thốt lên tự đáy lòng là sẽ mạnh dạn tuyên bố Pháp cho thế giới, nói rằng

họ sẽ không tái sinh ở cõi giới nào nữa — như khi Đức Phật thốt lên, 'aneka-jati-samsaram...' [3] bởi vì ngài biết ngay lúc đó rằng không có gì tạo ra chính nó. Điều thiện ở lại trong địa hạt của nó và không xen vào, không pha trộn. Điều ác ở lại trong địa hạt của nó và không xen vào hay pha trộn. Chúng không xung đột nhau. Khi chúng ta nói rằng chúng không xung đột nhau, đó không phải là ngài ép buộc chúng không được tranh chấp. Đó chỉ đơn giản là bản tánh của chúng. Khi những điều này xung đột nhau, không phải vì chúng ta ép buộc chúng. Đó chỉ đơn giản là môi trường mà chúng gặp nhau. Khi không còn môi trường thì chúng tự tách rời.

It seemed to me when I was investigating this — when unawareness disappeared — that there was a moment that let me know very clearly. It was a moment — an instant I hadn't anticipated or expected. It was an instant that grabbed my attention. The instant unawareness disappeared was an instant in which it displayed itself, as if it flipped itself over into a new world (if you were to call it a world). It flipped in the flash of an eye and vanished in the same instant, although this wasn't anything I had anticipated. I hadn't intended for it to flip. It happened of its own accord. This is something very subtle that is impossible for me to describe correctly in line with the truth of that instant.

In practicing the religion, if we practice it really to gain release from suffering, there are two intricate points. To separate the attachments between the mind and the body: This is one intricate point; and then this second intricate point that was the final point of my ability. Other than that there's nothing devious.

Dường như khi tôi đang quan sát điều này — khi vô ý thức biến mất — có một khoảnh khắc để cho tôi biết rất rõ. Nó là khoảnh khắc — giây phút mà tôi đã không dự kiến hay mong đợi. Nó là khoảnh khắc thu hút sự chú ý của tôi. Giây phút vô ý thức biến mất là khoảnh khắc nó thể hiện chính nó, như thể nó tự lật ngược qua một thế giới mới (nếu bạn gọi nó là một thế giới). Nó lật ngược trong chớp mắt và biến mất trong cùng khoảnh khắc, mặc dù đây không phải là điều tôi dự kiến. Tôi không dự kiến việc nó lật ngược lại. Nó xảy ra theo ý nó. Đây là một cái gì đó rất tinh tế đến nỗi tôi không thể nào diễn tả chính xác cho phù hợp sự thật của khoảnh khắc đó.

Trong việc tu hành, nếu chúng ta thực hành nó thật sự để đạt được giải thoát khỏi đau khổ, có hai điểm phức tạp. Tách rời sự gắn bó giữa tâm và thân: Đây là một điểm phức tạp; và điểm phức tạp thứ hai là điểm cuối cùng của khả năng của tôi. Ngoài ra thì không có gì khó khăn phức tạp cả.

Once, when I went to practice at Wat Doi Dhammachedi, the problem of unawareness had me bewildered for quite some time. At that stage the mind was so radiant that I came to marvel at its radiance. Everything of every sort that could make me marvel seemed to have gathered there in the mind, to the point where I began to marvel at myself, 'Why is it that my mind is so marvelous?' Looking at the body, I couldn't see it at all. It was all space — empty. The mind was radiant in full force.

But luckily, as soon as I began to marvel at myself to the point of exclaiming deludedly in the heart without being conscious of it — if we speak on the level of refined Dhamma, it was a kind of delusion; it was amazed at itself, 'Why has my mind come so far?' — at that moment, a statement of Dhamma spontaneously arose. This too I hadn't anticipated. It suddenly appeared, as if someone were speaking in the heart, although there was no one there speaking. It simply appeared as a statement: 'If there is a point or a center of the knower anywhere, that is the essence of a level of being.' That's what it said.

Một lần, khi tôi đi thực hành ở tu viện Wat Doi Dhammachedi, vấn đề của vô ý thức khiến tôi bị hoang mang một thời gian. Vào giai đoạn đó tâm tỏa sáng đến độ tôi ngạc nhiên trước sự rạng rỡ của nó. Tất cả mọi thứ mà có thể làm cho tôi ngạc nhiên dường như tụ tập ở đó trong tâm, đến mức mà tôi bắt đầu ngạc nhiên về chính mình, 'Tại sao tâm tôi lại kỳ diệu thế này? Nhìn vào thân, tôi không thể nhìn thấy nó chút nào. Nó chỉ là không gian — trống rỗng. Tâm hoàn toàn tỏa sáng.

Nhưng may mắn thay, ngay khi tôi bắt đầu kinh ngạc về bản thân đến độ thốt lên một cách mù quáng trong tim mà không hề hay biết — nếu chúng ta nói ở mức độ Pháp vi diệu, nó là một loại ảo tưởng; nó tự thán phục mình, 'Tại sao tâm tôi lại đến mức này?' — vào lúc đó, một tuyên bố của Pháp đột nhiên phát sinh. Điều này tôi cũng không dự kiến. Nó đột nhiên xuất hiện, như thể ai đó đang nói trong tim, mặc dù không có ai nói. Nó chỉ đơn giản xuất hiện như một tuyên bố: 'Nếu có một điểm hay một trung tâm của người biết ở bất cứ nơi nào, đó là bản chất của một cấp độ hiện hữu.' Đó là những gì nó nói.

That phenomenon actually was a point: the point of knowledge, the point of radiance. It really was a point, just as the statement had said. But I didn't take into consideration what the 'point' was and so I was bewildered. Instead of gaining an approach from the warning that had appeared, I took the problem to chew over until I came to consider the part about the 'point.' That was what ended the problem. I then came back to understand clearly the matter of, 'If there is a point or a center of the knower anywhere, that is the essence of a level of being.' That was when I understood, 'Oh — I see. The words "point" and "center" refer to just this.' Before, I hadn't understood. It really was a point. No matter how marvelous, it was the point of the marvelousness. It was a point there to be known. Once that disintegrated, there were no more points, because every point is a conventional reality. No matter how refined, each is a conventional reality.

This is why I am always teaching my fellow meditators: 'Once you've reached that point, don't be protective of anything. Investigate on in. Even if the mind should actually be demolished by that investigation, let it be demolished. Whatever is left to be aware of the purity, let it be aware — or if everything is going to be demolished so that there is nothing left to be aware of purity, then at least find out. Don't be protective of anything at all.' I say this out of fear that they'll be protective of this thing. If they aren't warned that forcefully, then no matter what, they're bound to get stuck. All I ask is that they find out: 'Whatever is going to vanish, let it vanish. Even if the mind is going to vanish from the power of the investigation, let it vanish. There's no need to protect it.' When investigating, you have to take it that far.

Hiện tượng đó thật ra có một điểm: điểm của kiến thức, điểm sáng. Nó thật sự là một điểm, như lời tuyên bố đã nói. Nhưng tôi đã không xem xét coi điểm đó là gì và vì vậy tôi bị hoang mang. Thay vì đạt được cách tiếp cận từ lời cảnh báo đó, tôi chụp lấy vấn đề để nhai đi nhai lại cho đến khi tôi nắm được việc xem xét phần nói về 'điểm'. Đó là lúc kết thúc vấn đề. Để rồi tôi quay trở lại để hiểu rõ vấn đề, 'Nếu có một điểm hay một trung tâm của người biết ở bất cứ nơi nào, đó là bản chất của một cấp độ hiện hữu.' Đó là khi tôi hiểu được, 'Ồ — Tôi hiểu rồi. Chữ "điểm" và "trung tâm" chỉ đề cấp đến điều này.' Trước đó, tôi đã không hiểu. Nó thật sự là một điểm. Bất kể tuyệt diệu như thế nào, nó là điểm của sự tuyệt diệu. Nó là một điểm ở đó để được biết. Một khi cái đó tan rã, thì không còn điểm nào nữa, bởi vì mỗi điểm là một thực thể quy ước. Bất kể tinh tế như thế nào, mỗi cái là một thực thể quy ước.

Đây là lý do tại sao tôi luôn dạy các thiền giả đồng liêu của tôi rằng: 'Một khi bạn đạt đến điểm này, đừng bảo vệ bất cứ điều gì. Hảy quan sát. Thậm chí nếu tâm thật sự phải bị phá hủy bởi sự quan sát đó, hảy để nó bị phá hủy. Bất cứ điều gì còn lại để nhận ra sự thanh tịnh, hảy để nó nhận ra — hay nếu mọi thứ sẽ bị phá hủy để không còn lại gì để nhận ra sự thanh tịnh, thì ít nhất hảy tìm hiểu. Đừng bảo vệ điều gì cả.' Tôi nói như vậy vì sợ rằng họ sẽ bảo vệ cái này. Nếu họ không được cảnh báo mạnh mẽ, thì thế nào họ cũng bị mắc kẹt. Tất cả mà tôi yêu cầu chỉ là họ tìm hiểu: 'Bất cứ cái gì sắp sửa biến mất, hảy để nó biến mất. Thậm chí nếu tâm sẽ biến mất khỏi sức mạnh của sự quan sát, hảy để nó biến mất. Không cần phải bảo vệ nó.' Khi quan sát, bạn phải làm đến mức đó.

But there's no escaping the truth: Whatever arises has to vanish; whatever is true, whatever is a natural principle in and of itself, won't vanish. In other words, the pure mind won't vanish. Everything of every sort may vanish, but that which knows their vanishing doesn't vanish. This vanishes, that vanishes, but the one that knows their vanishing doesn't vanish. Whether or not we try to leave it untouched, it keeps on knowing. But to try to protect it is tantamount to protecting unawareness, because unawareness is subtle. It's there in the mind. To be protective of the mind is tantamount to being protective of unawareness.

So then. If the mind is going to be destroyed along with it, let it be destroyed. To make a comparison with slashing, slash right on down. Don't let there be anything left. Let everything in there close up shop and leave. To take it that far is just right.

Nhưng không thể thoát khỏi sự thật: Bất cứ cái gì phát sinh thì phải biến mất; bất cứ cái gì thật, bất cứ cái gì là một nguyên tắc tự nhiên trong chính nó, sẽ không biến mất. Nói cách khác, tâm thanh tịnh không biến mất. Tất cả mọi thứ có thể biến mất, nhưng cái mà biết sự tan biến của chúng thì không biến mất. Cái này biến mất, cái kia biến mất, nhưng cái mà biết sự tan biến của chúng thì không biến mất. Dù chúng ta có cố gắng không chạm đến nó, nó vẫn tiếp tục biết. Nhưng cố gắng bảo vệ nó là tương đương với việc bảo vệ vô ý thức, bởi vì vô ý thức rất tinh tế. Nó ở trong tâm. Bảo vệ tâm là tương đương với việc bảo vệ vô ý thức.

Vì thế, nếu tâm sẽ bị phá hủy cùng với nó, hảy để cho nó bị phá hủy. Nếu so sánh với việc đâm chém, hảy chém mạnh tay vào. Đừng để lại cái gì. Hảy để mọi thứ ở đó đóng cửa tiệm và ra đi. Làm đến mức này là đúng.

If you're hesitant, then you are sure to get stuck at this level. That's why you can't let yourself be hesitant. You have to take the defilements all out. Whatever is going to vanish, let it all vanish. As for that which is in no position to vanish, it won't vanish no matter what. To put it simply, it's as if bandits had gotten into this house. If you're protective of the house where the bandits are, then — Bang! — they'll shoot you dead. So if you should burn the whole house down, then burn it down. If you let the bandits stay there, they'll go on to destroy things that have more value than the house. So be willing to sacrifice the house. Set fire to it. This is called setting fire to unawareness. If the mind is really going to vanish, let it vanish.

But actually the mind doesn't vanish. Only when you have burned that thing will you know: 'Oh — the thing of value has been lying beneath the power of unawareness. Unawareness has had it covered.' The instant unawareness vanishes, this other thing is revealed. Instead of vanishing too, it doesn't vanish, but if you're protective of it you'll be stuck and will never get free.

Nếu bạn do dự, thì chắc chắn là bạn sẽ bị mắc kẹt ở cấp độ này. Đó là lý do tại sao bạn không thể do dự. Bạn phải lấy hết phiền não ô trược ra. Bất cứ cái gì biến mất, hảy để nó biến mất. Còn cái gì không muốn biến mất, nó sẽ không biến mất bất kể thế nào. Nói một cách đơn giản, như thể kẻ trộm đã vào nhà này. Nếu bạn bảo vệ căn nhà mà kẻ trộm xâm nhập, thì — Bang! — chúng sẽ bắn bạn chết. Vì vậy nếu bạn cần phải đốt cả căn nhà, thì hảy đốt nó. Nếu bạn để kẻ trộm ở đó, chúng sẽ phá hủy mọi thứ đáng giá hơn căn nhà. Vì vậy hảy sẵn sàng hi sinh căn nhà. Hảy hỏa thiêu nó. Đây được gọi là hỏa thiêu vô ý thức. Nếu tâm thật sự sẽ biến mất, hảy để nó biến mất.

Nhưng thật ra tâm không biến mất. Chỉ khi nào bạn đốt cháy cái đó thì bạn mới biết: 'Ồ — vật có giá trị vốn nằm dưới sức mạnh của vô ý thức. Vô ý thức che phủ nó.' Giây phút vô ý thức biến mất, cái này được hiển lộ. Thay vì cũng biến mất, nó không biến mất, nhưng nếu bạn bảo vệ nó thì bạn sẽ bị mắc kẹt và không bao giờ được tự do.

The period when I was investigating this point was after Venerable Acariya Mun had passed away. I really felt at the end of my rope. I couldn't stay with my fellow meditators. I couldn't stay with anyone at all. They'd get in the way. They'd spoil the fun of my internal efforts at investigation — because at that time the mind was really spinning. It had reached the level where it would spin and spin without stopping. At the time, I called it 'spinning as a wheel of Dhamma (dhamma-cakka), not as a wheel of rebirth (vatta-cakka).' It spun to release itself. It spun all the time. And as soon as it fully reached a state of enough, it stopped — completely and unexpectedly.

For a while, at first, I had been getting annoyed. 'The more I've investigated this mind — and the more refined it has become — why has the burden, instead of growing lighter, become so heavy like this? And it doesn't have any sense of day or night — why is it?' I was getting a little concerned and annoyed. But even though I was annoyed, the mind didn't let up. It kept spinning there, right before my eyes. It kept spinning, scratching, and digging, looking for things that I hadn't yet known or seen. Wherever I was caught up at any point, it would keep digging and scratching its way away. As soon as it made contact, it would immediately latch on and stick with it. As soon as it understood, the matter would pass and disappear. The mind would then continue probing. Had Venerable Acariya Mun been alive at that point, things would have gone more quickly.

Khoảng thời gian tôi đang quan sát điểm này là sau khi HT. Acariya Mun qua đời. Tôi thật sự cảm thấy mình ở cuối chân tường. Tôi không thể ở lại với các thiền giả đồng liêu của tôi. Tôi không thể ở lại với ai cả. Họ sẽ cản đường. Họ sẽ làm tôi mất hứng thú trong nỗ lực quan sát của tôi — bởi vì lúc đó tâm đang thật sự quay cuồng. Nó đã đạt đến mức mà nó sẽ quay và quay không ngừng. Lúc đó, tôi gọi nó là quay như Pháp luân (dhamma-cakka), chứ không phải như luân hồi tái sinh (vatta-cakka).' Nó quay để giải thoát chính nó. Nó quay khắp mọi thời. Và ngay khi nó đạt đến trạng thái đủ, nó ngừng lại — hoàn toàn và bất ngờ.

Có một lúc, thoạt đầu, tôi cảm thấy bực bội. 'Tôi càng quan sát cái tâm này — và nó càng trở nên tinh tế hơn — tại sao gánh nặng, thay vì nhẹ đi, lại trở nên nặng thế này? Và nó không có ý thức về ngày hay đêm — tại sao vậy? Tôi cảm thấy lo âu chút đỉnh và bực bội. Nhưng mặc dù tôi bực bội, tâm không bỏ cuộc. Nó tiếp tục quay cuồng ở đó, ngay trước mắt tôi. Nó tiếp tục quay cuồng, đào bới, tìm kiếm những thứ mà tôi vẫn chưa biết hay thấy. Bất cứ khi nào tôi bị vướng ở điểm nào, nó sẽ tiếp tục đi đào bới. Ngay khi nó liên lạc được cái gì đó, nó sẽ ngay lập tức nắm lấy và bám vào. Ngay khi nó hiểu, vấn đề sẽ qua đi và biến mất. Tâm sau đó tiếp tục dò xét. Nếu HT. Acariya Mun còn sống vào lúc đó, mọi chuyện có lẽ sẽ đi nhanh hơn.

This is why I have taught my fellow meditators that I'll give them my all. If I can't solve their problems, I'll take them to a teacher who can. Those are the lengths I'll go to — so that my fellow meditators can put their minds to rest. And for this reason, I'm not willing to have some of my talks recorded, because I let everything out. As soon as I've finished, the sound vanishes. I talk just for those who are there. People who didn't understand those matters would think I was bragging. Actually, I speak in line with the truth and to encourage my students: 'It has to be like this. You have to slash into it like this.' That's just how I put it. It's as if I give myself as a guarantee so that my students can be confident that what I say isn't wrong and so that they'll feel inspired to apply themselves to the effort with strength and resilience. Other people, though, who didn't understand my motives or anything, would think I was bragging. Instead of benefiting, they'd be harmed. Even if I weren't harmed, they might be, so I have to be careful.

For this reason, on some occasions and with some people where I should really pull out all the stops, that's what I do. Otherwise I can't put my mind to rest about them. We really have to give and take. It's as if we both open up and give it our all to the point where we keep nothing back, not even a cent. This is the way it sometimes is, on some occasions, but not always. It depends on the situation, how far we should go. If we go that far, then if other people listened in, they'd think we were crazy.

Đây là lý do tại sao tôi đã dạy các thiền giả đồng liêu của tôi rằng tôi sẽ cho họ tất cả. Nếu tôi không thể giải quyết trở ngại của họ, tôi sẽ đưa họ đến một thầy giáo mà có thể làm được. Đó là đoạn đường mà tôi sẽ đi — để các thiền giả đồng liêu của tôi có thể an tâm nghỉ ngơi. Và vì lý do này, tôi không muốn ghi âm một số bài nói chuyện của tôi, bởi vì tôi nói ra tất cả. Ngay khi tôi kết thúc, âm thanh biến mất. Tôi chỉ nói cho những người hiện diện ở đó. Người không hiểu vấn đề sẽ nghĩ rằng tôi khoác lác. Thật ra, tôi nói phù hợp với sự thật và để khuyến khích các học trò của tôi: 'Nó phải là như thế này. Bạn phải chém vào nó như thế này.' Đó là cách tôi diễn đạt. Như thể tôi đem chính mình ra làm bảo đảm để các học trò của tôi có thể tin tưởng rằng những gì tôi nói không sai và do đó họ sẽ cảm thấy hứng khởi để chuyên chú nỗ lực với sức mạnh và sự kiên cường. Tuy nhiên, những người không hiểu động cơ của tôi, sẽ nghĩ rằng tôi khoác lác. Thay vì hưởng lợi, họ sẽ bị tổn hại. Thậm chí nếu tôi không bị tổn hại, họ có thể bị, vì vậy tôi phải cẩn thận.

Vì lý do này, trong một số dịp và với một số người mà tôi thật sự cần phải dừng lại, đó là những gì tôi làm. Nếu không, tôi không thể không bận tâm về họ. Chúng ta thật sự phải cho và lấy. Như thể chúng ta đều cùng mở ra và cho đi đến mức mà chúng ta không giữ lại gì, ngay cả một đồng xu. Đây là cách đôi khi nó là thế, trong một số dịp, nhưng không phải luôn luôn. Tùy thuộc vào tình huống mà chúng ta nên đi đến mức nào. Nếu chúng ta đi quá xa, thì nếu người khác lắng nghe, họ sẽ nghĩ rằng chúng ta điên.

I myself, when listening to Venerable Acariya Mun talk: If he'd take it that far, it'd go straight to the heart. For three days afterwards I would feel as if the leaves on the trees weren't moving. The atmosphere would seem absolutely still. The power of his Dhamma blanketed everything — because the people listening were really intent on listening, the person speaking was really intent on speaking, and so they reached each other. As for us, even when we're told, 'This. This. It's like this,' we still don't see. It's like pointing out things to the blind — pitiful, when you think about it.

For this reason, wherever I am, if I haven't bowed down to Venerable Acariya Mun, I can't lie down to sleep, no matter where I am. Even if I'm about to do walking meditation, I first face in his direction and pay him homage. If there's a picture of him as a conventional focus, I pay homage to his picture. If there's nothing, I take his virtues and form them into a convention to which I pay respect. His virtues will never fade for me. It's as if he hadn't passed away: a nature that stays like that, as if he were watching me all the time.

Bản thân tôi, khi lắng nghe HT. Acariya Mun nói: Nếu ngài đi đến mức này, nó sẽ đến tận chân tâm. Suốt ba ngày sau đó, tôi cảm thấy như thể lá cây không lay động. Không khí dường như hoàn toàn tĩnh lặng. Sức mạnh của bài Pháp của ngài bao trùm mọi thứ — bởi vì người lắng nghe thật sự muốn nghe, người nói thật sự muốn nói, và vì vậy họ đến với nhau. Còn chúng ta, ngay cả khi chúng ta được nói cho biết rằng, 'Thế này. Thế này. Nó giống như thế này,' chúng ta vẫn không nhìn thấy. Nó giống như chỉ ra mọi thứ cho người mù — đáng thương, khi bạn nghĩ về nó.

Vì lý do này, dù tôi ở đâu, nếu tôi không vái chào HT. Acariya Mun, tôi không thể nằm ngủ, bất kể tôi ở nơi nào. Ngay cả khi tôi sắp đi hành thiền, trước tiên tôi nhìn về hướng ngài và đảnh lễ ngài. Nếu có bức ảnh của ngài như một hình thức tập trung, tôi đảnh lễ bức ảnh của ngài. Nếu không có gì, tôi quán tưởng đức hạnh của ngài và hình thành một đối tượng để tôi đảnh lễ. Đức hạnh của ngài sẽ không bao giờ phai nhạt trong lòng tôi. Như thể ngài chưa chết: linh ảnh đứng yên như vậy, giống như ngài luôn dõi theo tôi.

This is why all the Noble Disciples who have seen the principles of the truth of the Lord Buddha with their full hearts submit to him. That is, they submit to the principles of the truth that are principles of nature; they don't submit to his person or anything like that. They submit in that the principles of the truth are now the same for them and will never fade. No matter how far they may be from him, that truth will never fade, because the truth is the same for all of them. Even though the Buddha may have entered total nibbana more than 2,500 years ago, this is not a problem that has an impact on the truth appearing in our hearts. It's simply the passage of conventional time or of the body — that's all — but the principle of that truth is unmoving: always one who is pure. Whether alive or totally nibbana-ed, it's one who is pure.

This is a truth that is fixed. Those who know this principle of the truth all trust it in the same way, because the true Buddha, the true Dhamma, and the true Sangha lie in the heart. The heart truly pure is the Buddha, the Dhamma, and the Sangha in full measure, untouched and undisturbed by time or place, unlike conventional realities in general.

Đây là lý do tại sao tất cả các vị Đại Đệ Tử đã nhìn thấy các nguyên tắc của chân lý của Đức Phật với trọn vẹn tấm lòng của họ đều quy phục ngài. Nghĩa là, họ quy phục các nguyên tắc của chân lý vốn là nguyên tắc của thiên nhiên; họ không quy phục con người của ngài hay bất cứ cái gì tương tự như vậy. Họ quy phục các nguyên tắc của chân lý mà hiện nay cũng giống như vậy đối với họ và sẽ không bao giờ phai nhạt. Cho dù họ cách xa ngài bao xa, sự thật đó sẽ không bao giờ phai nhạt, bởi vì sự thật là như nhau đối với họ. Mặc dù Đức Phật có thể đã nhập niết bàn hơn 2,500 năm trước, đó không phải là vấn đề gây ảnh hưởng đến sự thật xuất hiện trong tim chúng ta. Nó chỉ đơn giản là hành trình của thời gian tương đối hay của thân thể — chỉ thế thôi — nhưng nguyên tắc của chân lý thì không lay động: luôn là một đấng thanh tịnh. Dù còn sống hay đã hoàn toàn nhập niết bàn, đó là đấng thanh tịnh.

Đây là sự thật bất biến. Những ai biết nguyên tắc của chân lý đều tin tưởng nó theo cùng một cách, bởi vì Phật thật sự, Pháp thật sự, và Tăng thật sự đều nằm trong tim. Trái tim thật sự thanh tịnh thì là Phật, Pháp, và Tăng trọn vẹn, không bị ảnh hưởng và không bị xáo động bởi thời gian hay nơi chốn, không giống như thực thể quy ước nói chung.


The Conventional Mind, The Mind Released  

Once the mind has been well-cleansed so that it's constantly radiant, then when we're in a quiet place, without any sounds — for instance, late in the still of the night — even if the mind hasn't gathered in concentration, we find that when we focus on that center of awareness, it is so exceedingly delicate and refined that it's hard to describe. This refinement then becomes like a radiance that spreads all around us in every direction. Nothing appears to be making contact with the senses of sight, hearing, smell, taste, and feeling at that moment, even though the mind hasn't gathered into the factors of concentration. Instead, this is the firm foundation of the mind that has been well-cleansed and displays a striking awareness, magnificence, and sensitivity within itself.

With this type of awareness, it's as if we weren't dwelling in a body at all. This is a very refined awareness, pronounced within itself. Even though the mind hasn't gathered in concentration, still — because of the refinement of the mind, because of the pronounced nature of the mind — it becomes a pronounced awareness, without any visions or images appearing at all. This awareness is preeminent exclusively in itself. This is one stage of the mind.


Tâm Ràng Buộc, Tâm Xả  

Một khi tâm được làm sạch khiến nó luôn tỏa sáng, thì khi chúng ta ở một nơi yên tĩnh, không có âm thanh — chẳng hạn như vào đêm khuya yên vắng — thậm chí nếu tâm không tập trung trong định, chúng ta thấy rằng khi chúng ta chú ý vào trung tâm của sự nhận thức, nó trở nên rất tinh vi và tinh khiết đến mức khó diễn tả. Sự tinh khiết này sau đó trở thành ánh sáng lan tỏa xung quanh chúng ta ra khắp mọi hướng. Dường như không có gì đến tiếp xúc với các giác quan thị giác, khứu giác, vị giác, và xúc giác vào lúc đó, mặc dù tâm không tập trung vào các yếu tố của định. Thay vào đó, đây là nền tảng vững chắc của tâm mà đã được làm sạch và thể hiện một nhận thức nổi bật, lộng lẫy, và nhạy cảm trong chính nó.

Với loại nhận thức này, nó giống như chúng ta không trú ngụ trong thân thể chút nào. Đây là sự nhận thức rất tinh khiết, nổi bật trong chính nó. Mặc dù tâm không tập trung trong định, thế nhưng — bởi vì sự tinh khiết của tâm, bởi vì bản tánh nổi bật của tâm — nó trở thành nhận thức nổi bật, không có bất cứ linh ảnh hay tư tưởng nào xuất hiện. Nhận thức này ưu việt riêng cho chính nó. Đây là một giai đoạn của tâm.

Another stage is when this well-cleansed mind gathers into stillness, not thinking, not forming any thoughts at all. It rests from its activity — its rippling. All thought-formations within the mind rest completely. All that remains is simple awareness — which is called the mind entering into stillness. Here even more so, nothing appears at all. All that appears is awareness, as if it were blanketing the entire cosmos — because the currents of the mind aren't like the currents of light. The currents of light have their end, near or far, depending on the strength of the light. For example, with electric light, if the candle power is high, it will shine for a long distance. If low, it will shine for a short distance.

But the currents of the mind aren't like that. They have no 'near' or 'far.' To put it simply, there is no time or place. The mind can blanket everything. Far is like near. 'Near,' 'far': They don't really apply. All that appears is that awareness blanketing everything to the ends of the universe. It's as if all that appears in the entire world is this single awareness, as if there were nothing in our consciousness at all, even though everything still exists as it always has. This is what it's like: the power of the mind, the current of the mind that has been cleansed of things that cloud and obscure it.

Một giai đoạn khác là khi tâm trong sạch này tập trung vào sự tĩnh lặng, không suy nghĩ, không hình thành bất cứ tư tưởng nào. Nó ngưng mọi hoạt động của nó — sự gợn sóng của nó. Tất cả sự hình thành tư tưởng trong tâm ngưng lại hoàn toàn. Chỉ còn lại sự nhận thức đơn giản — điều này được gọi là tâm nhập định. Thậm chí ở đây lại càng không có gì xuất hiện. Tất cả những gì xuất hiện là sự nhận thức, như thể nó bao trùm cả vũ trụ — bởi vì dòng chảy của tâm không giống như luồng ánh sáng. Luồng ánh sáng có kết cục, gần hay xa, tùy thuộc vào cường độ của ánh sáng. Ví dụ, với đèn điện, nếu cường độ của đèn cao, tầm sáng sẽ rất xa. Nếu thấp, tầm sáng sẽ hạn hẹp.

Nhưng dòng chảy của tâm không phải như vậy. Không có 'gần' hay 'xa.' Nói một cách đơn giản, không có thời gian hay nơi chốn. Tâm có thể bao trùm mọi thứ. Xa cũng như gần. 'Gần,' 'xa': Chúng không thật sự được áp dụng. Tất cả những gì xuất hiện là sự nhận thức đó bao trùm mọi thứ đến tận cùng của vũ trụ. Như thể tất cả những gì xuất hiện trong toàn thế giới là sự nhận thức duy nhất này, như thể không có gì trong tri giác của chúng ta cả, mặc dù mọi thứ vẫn hiện hữu như mọi khi. Nó giống như thế này: năng lực của tâm, dòng chảy của tâm đã làm sạch mọi thứ che khuất nó.

Even more so when the mind is completely pure: This is even harder to describe. I wouldn't know how to label it, because it's not something to be labeled. It's not something that can be expressed like conventional things in general, because it's not a conventional reality. It lies solely within the range of those who are non-conventional, who know their own non-conventionality. For this reason, it can't be described.

Now, the world is full of conventions. Whatever we say, we need to use a conventional picture, a supposition, to make comparisons in every case. 'It seems like this. It seems like that.' Or, 'It's like this. It's like that. It's similar to that.' For example, take the word, 'nibbana.' Ordinary defilement — our ordinary mind — requires that we think of nibbana as broad and spacious, with nothing appearing in it. But we forget that the word nibbana, which is a conventional word, still has some conventionality to it. We might even think that there's nothing in nibbana but pure people milling around — both men and women, because they both can reach purity: Nibbana has nothing but those who are pure, milling around to and fro, or sitting around in comfort and peace without being disturbed by sadness, discontent, or loneliness as we are in our conventional world so full of turmoil and stress.

Càng hơn thế khi tâm hoàn toàn thanh tịnh: Điều này thậm chí khó diễn tả hơn. Tôi không biết gọi nó là gì, bởi vì nó là một cái gì không thể đặt tên. Nó là một cái gì không thể diễn tả như những điều thông thường nói chung, bởi vì nó không phải là thực thể quy ước. Nó chỉ nằm trong phạm vi của những ai không theo quy ước, những ai biết tính không quy ước của chính họ. Vì lý do này, nó không thể diễn tả được.

Hiện nay, thế giới có đầy quy ước. Bất cứ điều gì chúng ta nói, chúng ta cần phải dùng một tượng hình, một giả định, để so sánh trong mọi trường hợp. 'Nó dường như thế này. Nó dường như thế kia.' Hay là, 'Nó giống như thế này. Nó giống như thế kia. Nó tương tự như cái đó.' Ví dụ như chữ 'niết bàn.' Phiền não ô trược thông thường — tâm thông thường của chúng ta — đòi hỏi rằng chúng ta nghĩ về niết bàn như bao la, thông thoáng, không có gì xuất hiện trong nó. Nhưng chúng ta quên rằng chữ niết bàn, là một chữ tượng trưng, vẫn còn có tính quy ước. Chúng ta thậm chí có thể nghĩ rằng không có gì trong niết bàn trừ những người thanh tịnh đi loanh quanh — cả nam lẫn nữ, bởi vì họ đều đạt đến sự thanh tịnh: Niết bàn không có gì trừ những người thanh tịnh, đi loanh quanh, hay ngồi thoải mái và bình an và không bị quấy nhiễu bởi buồn bã, bất mãn, hay cô đơn như chúng ta trong thế giới quy ước với đầy hỗn loạn và căng thẳng.

Actually, we don't realize that this picture — of pure men and women milling or sitting around happily at their leisure without anything disturbing them — is simply a convention that can't have anything to do with the release of actual nibbana at all. When we talk about things that are beyond the range of convention — even though they may not be beyond the range of the speaker's awareness, even though they may be well within that person's range — they can't be expressed in conventional terms. Whatever is expressed is bound to be interpreted wrongly, because ordinarily the mind is always ready to be wrong, or continues to be wrong within itself. As soon as anything comes flashing out, we have to speculate and guess in line with our incorrect and uncertain understanding — like Ven. Yamaka saying to Ven. Sariputta that an arahant no longer exists after death.

Ven. Yamaka was still an ordinary, run-of-the-mill person, but even though Ven. Sariputta, who was an arahant, tried to explain things to him, he still wouldn't understand, until the Lord Buddha had to come and explain things himself. Even then — if I'm not mistaken — Ven. Yamaka still didn't understand in line with the truth the Buddha explained to him. As I remember, the texts say that Ven. Yamaka didn't attain any of the paths and fruitions or nibbana or anything. Still, there must have been a reason for the Buddha's explanation. If there were nothing to be gained by teaching, the Buddha wouldn't teach. In some cases, even when the person being taught didn't benefit much from the Dhamma, other people involved would. This is one of the traits of the Lord Buddha. There had to be a reason for everything he'd say. If there was something that would benefit his listeners, he'd speak. If not, he wouldn't. This is the nature of the Buddha: fully reasonable, fully accomplished in everything of every sort. He wouldn't make empty pronouncements in the way of the rest of the world.

Thật ra, chúng ta không nhận ra rằng hình ảnh này — những người nam và nữ thanh tịnh đi loanh quanh hay ngồi chơi một cách vui vẻ mà không có gì quấy nhiễu họ — chỉ có tính cách quy ước và không liên quan gì đến sự giải thoát của niết bàn thật sự. Khi chúng ta nói về những điều bên ngoài phạm vi của quy ước — mặc dù chúng có thể không nằm ngoài tầm nhận thức của người nói, mặc dù chúng có thể nằm trong phạm vi của người đó — chúng không thể được diễn tả bằng ngôn từ thông thường. Bất cứ điều gì được diễn tả đều có khuynh hướng bị diễn tả sai, bởi vì thông thường tâm luôn sẵn sàng bị sai, hay tiếp tục bị sai trong chính nó. Ngay khi bất cứ điều gì lóe ra, chúng ta phải suy đoán và phỏng đoán theo sự hiểu biết sai lầm và không chắc chắn của chúng ta — giống như HT. Yamaka nói với HT. Sariputta rằng bậc A-la-hán không tồn tại sau khi chết.

HT. Yamaka vẫn còn là một người bình thường, nhưng mặc dù HT. Sariputta, là một A-la-hán, cố gắng giải thích mọi thứ cho ông ta, ông vẫn không hiểu, cho đến khi Đức Phật phải đến và giải thích mọi việc. Ngay cả khi đó — nếu tôi không lầm — HT. Yamaka vẫn không hiểu theo đúng sự thật mà Đức Phật đã giải thích cho ông. Theo tôi nhớ thì, kinh điển nói rằng HT. Yamaka đã không đạt được đạo quả nào hay niết bàn hay bất cứ điều gì. Thế nhưng, phải có một lý do cho sự giải thích của Đức Phật. Nếu không có lợi ích gì trong việc giảng dạy, Đức Phật sẽ không dạy. Trong vài trường hợp, ngay cả khi người được giảng dạy không hưởng lợi mấy từ Pháp, người khác có liên quan sẽ được. Đây là một trong những đặc tính của Đức Phật. Phải có lý do cho mọi thứ ngài nói. Nếu có điều gì đó có lợi cho thính giả của ngài, ngài sẽ nói. Nếu không, ngài chẳng nói. Đây là bản chất của Đức Phật: hoàn toàn hợp lý, hoàn tất trọn vẹn về tất cả mọi thứ của mọi loại. Ngài sẽ không đưa ra tuyên bố rỗng tuyếch làm vướng bận mọi người khác trên thế giới.

So when he spoke to Ven. Yamaka, I'm afraid I've forgotten the details [4] — because it's been so long since I read it — to the point where I've forgotten who benefited on that occasion, or maybe Ven. Yamaka did benefit. I'm not really sure. At any rate, let's focus on the statement, 'An arahant doesn't exist after death,' as the important point.

The Buddha asked, 'Is the arahant his body, so that when he dies he is annihilated with the body? Is he vedana? Sañña? Sankhara? Viññana? Is he earth, water, wind, or fire, so that when he dies he's annihilated with these things?' He kept asking in this way, until he reached the conclusion that the body is inconstant and so disbands. Vedana, sañña, sankhara, and viññana are inconstant and so disband. Whatever is a matter of convention follows these conventional ways.

Vì vậy khi ngài nói chuyện với HT. Yamaka, tôi e là tôi đã quên chi tiết [4] — bởi vì tôi đọc bài đó lâu rồi — đến độ tôi quên ai đã hưởng lợi vào dịp đó, hay là HT. Yamaka có hưởng lợi. Tôi thật sự không chắc. Dù sao đi nữa, chúng ta hảy để ý đến câu nói, 'bậc A-la-hán không tồn tại sau khi chết,' như là điểm trọng yếu.

Đức Phật hỏi, 'Có phải A-la-hán là thân thể của ông ấy, vì vậy khi chết ông bị tiêu hủy với thân thể? Có phải ông là vedana - thọ? Sañña - tưởng? Sankhara - hành? Viññana - thức? Có phải ông là đất, nước, gió, hay lửa, vì vậy khi chết ông bị tiêu hủy với những thứ này?' Ngài tiếp tục hỏi theo cách này, cho đến khi ngài đi đến kết luận rằng thân thể là vô thường và do đó tan rã. Vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức là vô thường và do đó tan rã. Bất cứ cái gì là vấn đề của quy ước đi theo những cách quy ước này.

But whatever is a matter of release — of purity — cannot be made to follow those ways, because it is not the same sort of thing. To take release or a released mind and confuse or compound it with the five khandhas, which are an affair of conventional reality, is wrong. It can't be done. The five khandhas are one level of conventional reality; the ordinary mind is also a level of conventional reality.

The refinement of the mind — so refined that it is marvelous even when there are still things entangling it — displays its marvelousness in line with its level for us to see clearly. Even more so when the things entangling it are entirely gone, the mind becomes Dhamma. The Dhamma is the mind. The mind is Dhamma. The entire Dhamma is the entire mind. The entire mind is the entire Dhamma. At this point, no conventions can be supposed, because the mind is pure Dhamma. Even though such people may still be alive, directing their khandhas, that nature stays that way in full measure.

Nhưng bất cứ điều gì là vấn đề của giải thoát — của thanh tịnh — không thể được làm theo những cách đó, bởi vì nó không cùng một loại. Lấy sự giải thoát hay tâm xả và lẫn lộn nó với ngũ uẩn, vốn là vấn đề của thực thể quy ước, là sai lầm. Không thể làm được. Ngũ uẩn là một mức độ của thực thể quy ước, tâm bình thường cũng là một cấp độ của thực thể quy ước.

Sự thanh tịnh của tâm — tinh khiết đến độ nó vi diệu ngay cả khi vẫn còn mọi thứ vướng vào nó — thể hiện sự vi diệu của nó phù hợp với mức độ của nó cho chúng ta thấy rõ ràng. Còn hơn vậy khi những thứ ràng buộc nó hoàn toàn biến mất, tâm trở thành Pháp. Pháp là tâm. Tâm là Pháp. Toàn thể Pháp là toàn thể tâm. Toàn thể tâm là toàn thể Pháp. Tại điểm này, không còn những giả định quy ước, bởi vì tâm là Pháp tinh khiết. Mặc dù những người như vậy có thể vẫn còn sống, điều khiển các uẩn của họ, bản tánh đó vẫn như vậy một cách trọn vẹn.

Their khandhas are khandhas just like ours. Their appearance, manners, and traits appear in line with their characteristics, in line with the affairs of conventional reality that appear in those ways, which is why these things cannot be mixed together to become one with that nature. When the mind is released, the nature of release is one thing; the world of the khandhas is another world entirely. Even though the pure heart may dwell in the midst of the world of the khandhas, it is still always a mind released. To call it a transcendent mind wouldn't be wrong, because it lies above conventional reality — above the elements and khandhas.

The transcendent Dhamma is a Dhamma above the world. This is why people of this sort can know the issue of connection in the mind. Once the mind is cleansed stage by stage, they can see its beginning points and end points. They can see the mind's behavior, the direction towards which it tends most heavily, and whether there is anything left that involves the mind or acts as a means of connection. These things they know, and they know them clearly. When they know clearly, they find a way to cut, to remove from the mind the things that lead to connection, step by step.

Uẩn của họ cũng giống như uẩn của chúng ta. Hình dáng, phong cách, và đặc điểm của họ xuất hiện phù hợp với đặc tính của họ, phù hợp với sự việc của thực thể quy ước mà xuất hiện theo những cách đó, đó là lý do tại sao những thứ này không thể được trộn lẫn để trở thành một với bản tánh đó. Khi tâm được giải thoát, bản tánh của sự giải thoát là một việc; thế giới của ngũ uẩn là một thế giới khác hoàn toàn. Mặc dù trái tim tinh khiết có thể sống ở giữa thế giới của ngũ uẩn, nó vẫn là một tâm xả. Gọi nó là một tâm siêu việt cũng không sai, bởi vì nó nằm trên thực thể quy ước — ở trên các yếu tố và các uẩn.

Pháp siêu việt là Pháp vượt trên thế giới. Đây là lý do tại sao những người thuộc loại này có thể biết vấn đề của sự kết nối trong tâm. Một khi tâm được làm sạch qua từng giai đoạn, họ có thể nhìn thấy điểm bắt đầu và điểm kết thúc của nó. Họ có thể nhìn thấy hành vi của tâm, xu hướng mà nó thường nghiêng về nhiều nhất, và liệu có gì còn lại để ràng buộc tâm hay hành động như một phương tiện kết nối. Những thứ này họ biết, và họ biết chúng rõ ràng. Khi họ biết rõ ràng, họ tìm ra cách để cắt, để loại bỏ khỏi tâm những thứ dẫn đến sự kết nối, từng bước một.

When the defilements come thick and fast, there is total darkness in the mind. When this happens, we don't know what the mind is or what the things entangling it are, and so we assume them to be one and the same. The things that come to entangle the mind, and the mind itself, become mixed into one, so there's no way to know.

But once the mind is cleansed step by step, we come to know in stages until we can know clearly exactly how much there is still remaining in the mind. Even if there's just a bit, we know there's a bit, because the act of connection lets us see plainly that, 'This is the seed that will cause us to be reborn in one place or another.' We can tell this clearly within the mind. When we know this clearly, we have to try to rectify the situation, using the various methods of mindfulness and discernment until that thing is cut away from the mind with no more connections. The mind will then become an entirely pure mind, with no more means of connection or continuation. We can see this clearly. This is the one who is released. This is the one who doesn't die.

Khi phiền não ô trược trở nên dầy và nhanh, tâm hoàn toàn tăm tối. Khi điều này xảy ra, chúng ta không biết tâm là gì hay những thứ ràng buộc nó là gì, và vì thế chúng ta giả định chúng là một và giống nhau. Những thứ đến ràng buộc tâm, và chính tâm, trở nên trộn lẫn làm một, vì vậy không cách nào để biết.

Nhưng một khi tâm được làm sạch từng bước một, chúng ta biết được qua các giai đoạn cho đến khi chúng ta có thể biết chính xác là còn sót lại bao nhiêu trong tâm. Ngay cả nếu chỉ một chút, chúng ta biết có một chút, bởi vì hành động kết nối làm cho chúng ta nhìn thấy rõ rằng, 'Đây là hạt giống mà sẽ khiến chúng ta tái sinh ở nơi này hay nơi khác.' Chúng ta có thể nói điều này rõ ràng trong tâm. Khi chúng ta biết rõ ràng như thế này, chúng ta phải cố gắng khắc phục tình hình, sử dụng các phương pháp khác nhau của chánh niệm và nhận thức phân biệt cho đến khi cái đó bị cắt bỏ khỏi tâm, không còn kết nối nào nữa. Tâm sau đó trở nên một tâm hoàn toàn thanh tịnh, không có phương tiện kết nối hay tiếp tục nào nữa. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này rõ ràng. Đây là người được giải thoát. Đây là người không chết.

Our Lord Buddha — from having practiced truly, from having truly known in line with the principles of the truth, seeing them clearly in the heart — spoke truly, acted truly, and knew truly. He taught what he had truly known and truly seen — and so how could he be wrong? At first, he didn't know how many times he had been born, or what various things he had been born as. Even concerning the present, he didn't know what his mind was attached to or involved with, because he had many, many defilements at that stage.

But after he had striven and gained Awakening, so that the entire Dhamma appeared in his heart, he knew clearly. When he knew clearly, he took that truth to proclaim the Dhamma to the world and with intuitive insight knew who would be able to comprehend this sort of Dhamma quickly, as when he knew that the two hermits and the five brethren were already in a position to attain the Dhamma. He then went to teach the five brethren and attained the aim he foresaw.

Đức Phật của chúng ta — từ việc thực hành đúng, từ việc biết đúng theo các nguyên tắc của chân lý, nhìn thấy chúng rõ ràng trong tim — nói đúng, hành động đúng, và biết đúng. Ngài dạy những gì ngài thật sự biết và thật sự thấy — và do đó làm thế nào ngài có thể sai lầm? Đầu tiên, ngài không biết ngài đã tái sinh bao nhiêu lần, hay ngài đã sinh ra như thế nào. Ngay cả khi liên quan đến hiện tại, ngài không biết tâm của ngài gắn bó hay quan hệ với những gì, bởi vì ngài có rất nhiều phiền não ô trược ở giai đoạn đó.

Nhưng sau khi ngài chiến đấu và đạt được Giác Ngộ, khiến toàn thể Pháp xuất hiện trong tim ngài, ngài biết rõ ràng. Khi ngài biết rõ ràng, ngài đem chân lý đó ra tuyên bố cho thế giới và với trí tuệ trực giác biết ai sẽ có thể hiểu được loại Pháp này nhanh chóng, như khi ngài biết rằng hai ẩn sĩ và năm đạo sĩ khổ hạnh đã ở trạng huống sẵn sàng để đạt được Pháp. Ngài bèn đi đến giảng dạy cho năm đạo sĩ và đạt được mục đích ngài đã thấy trước.

All five of them attained the Dhamma stage by stage to the level of arahantship. Since the Buddha was teaching the truth to those aiming at the truth with their full hearts, they were able to communicate easily. They, looking for the truth, and he, teaching the truth, were right for each other. When he taught in line with the principles of the truth, they were able to comprehend quickly and to know step by step following him until they penetrated the truth clear through. Their defilements, however many or few they had, all dissolved completely away. The cycle of rebirth was overturned to their complete relief.

This is how it is when a person who truly knows and truly sees explains the Dhamma. Whether it's an aspect of the Dhamma dealing with the world or with the Dhamma itself, what he says is bound to be certain because he has seen it directly with his own eyes, heard it with his own ears, touched it with his own heart. So when he remembers it and teaches it, how can he be wrong? He can't be wrong. For example, the taste of salt: Once we have known with our tongue that it's salty and we speak directly from the saltiness of the salt, how can we be wrong? Or the taste of hot peppers: The pepper is hot. It touches our tongue and we know, 'This pepper is hot.' When we speak with the truth — 'This pepper is hot' — just where can we be wrong?

Cả năm người đều đạt được Pháp qua từng giai đoạn lên đến quả vị A-la-hán. Vì Đức Phật dạy chân lý cho những người nhắm đến chân lý bằng tất cả tấm lòng, nên họ đã có thể đối thoại với nhau dễ dàng. Họ, tìm kiếm chân lý , và ngài, giảng dạy chân lý, hai bên thích hợp cho nhau. Khi ngài dạy đúng với các nguyên tắc của chân lý, họ có thể hiểu nhanh chóng và biết noi theo ngài từng bước một cho đến khi họ hiểu thấu đáo chân lý. Phiền não ô trược của họ, dù nhiều hay ít, đều tan rã hết. Luân hồi sinh tử bị lật đổ nên họ được nhẹ nhỏm hoàn toàn.

Đây là cách nó là khi một người thật sự biết và thật sự thấy giải thích Pháp. Liệu nó là một khía cạnh của Pháp liên quan với thế giới hay với chính Pháp, những gì ngài nói tất phải xác thực bởi vì ngài đã nhìn thấy nó với chính đôi mắt của ngài, nghe nó với chính đôi tai của ngài, chạm vào nó với chính trái tim của ngài. Vì vậy khi ngài nhớ nó và giảng dạy nó, làm thế nào ngài có thể sai? Ngài không thể sai. Ví dụ, vị mặn của muối: Một khi chúng ta biết với lưỡi của chúng ta rằng nó mặn và chúng ta nói trực tiếp từ vị mặn của muối, làm thế nào chúng ta có thể sai? Hay vị cay của ớt: Ớt cay. Nó chạm vào lưỡi của chúng ta và chúng ta biết, 'Ớt này cay.' Khi chúng ta nói với sự thật — 'Ớt này cay' — thì chúng ta có thể sai ở chỗ nào?

So it is with knowing the Dhamma. When we practice to the stage where we should know, we have to know, step by step. Knowing the Dhamma happens at the same moment as abandoning defilement. When defilement dissolves away, the brightness that has been obscured will appear in that very instant. The truth appears clearly. Defilement, which is a truth, we know clearly. We then cut it away with the path — mindfulness and discernment — which is a principle of the truth, and then we take the truth and teach it so that those who are intent on listening will be sure to understand.

The Buddha taught the Dhamma in 84,000 sections (khandha), but they aren't in excess of our five khandhas with the mind in charge, responsible for good and evil and for dealing with everything that makes contact. Even though there may be as many as 84,000 sections to the Dhamma, they were taught in line with the attributes of the mind, of defilement, and of the Dhamma itself for the sake of living beings with their differing temperaments. The Buddha taught extensively — 84,000 sections of the Dhamma — so that those of differing temperaments could put them into practice and straighten out their defilements.

Tương tự như vậy đối với việc biết Pháp. Khi chúng ta thực hành đến giai đoạn mà chúng ta nên biết, chúng ta phải biết, từng bước một. Biết Pháp xuất hiện cùng lúc với việc từ bỏ phiền não ô trược. Khi phiền não ô trược tan rã, ánh sáng đã từng bị che khuất sẽ xuất hiện ngay lập tức. Sự thật xuất hiện rõ ràng. Phiền não ô trược, là một sự thật, chúng ta biết rõ ràng. Rồi chúng ta cắt bỏ nó bằng đạo — chánh niệm và nhận thức phân biệt — đó là nguyên tắc của sự thật, và sau đó chúng ta mang sự thật ra giảng dạy để những ai muốn lắng nghe thì chắc chắn sẽ hiểu.

Đức Phật giảng dạy Pháp trong 84,000 mục (khandha), nhưng chúng không vượt quá ngũ uẩn của chúng ta với tâm làm chủ, chịu trách nhiệm về thiện và ác và về việc đối phó với tất cả mọi thứ đến tiếp xúc. Mặc dù có thể có đến 84,000 mục nói về Pháp, chúng đều được dạy phù hợp với các đặc tính của tâm, của phiền não ô trược, và của chính Pháp vì lợi ích của chúng sinh với cá tính khác nhau. Đức Phật dạy rất nhiều — 84,000 mục về Pháp — để những người có cá tính khác nhau có thể mang vào thực hành và gỡ rối phiền não ô trược của họ.

And we should make ourselves realize that those who listen to the Dhamma from those who have truly known and truly seen — from the mouth of the Buddha, the arahants, or meditation masters — should be able to straighten out their defilements and mental effluents at the same time they are listening. This is a point that doesn't depend on time or place.

All the Dhamma comes down to the mind. The mind is a highly appropriate vessel for each level of the Dhamma. In teaching the Dhamma, what are the things entangling and embroiling the mind that are necessary to describe so that those who listen can understand and let go? There are elements, khandhas, and the unlimited sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations outside us, which make contact with the eye, ear, nose, tongue, body, and heart within us. Thus it is necessary to teach both about things outside and about things inside, because the mind can become deluded and attached both outside and inside. It can love and hate both the outside and the inside.

Và chúng ta nên nhận ra rằng những ai lắng nghe Pháp từ những người thật sự biết và thật sự thấy — từ miệng của Đức Phật, chư vị A-la-hán, hay các bậc thiền sư — phải có khả năng gỡ rối phiền não và bợn nhơ tinh thần của họ khi họ lắng nghe. Điểm này không phụ thuộc vào thời gian hay nơi chốn.

Tất cả Pháp đều đi vào tâm. Tâm là một chiếc thuyền rất phù hợp cho từng mức độ của Pháp. Trong việc giảng dạy Pháp, những gì ràng buộc và lôi kéo tâm là điều cần thiết để diễn tả cho những ai lắng nghe có thể hiểu và buông xả? Có những yếu tố, uẩn, và vô số hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác bên ngoài chúng ta, đến tiếp xúc với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và tim bên trong chúng ta. Do đó cần phải dạy cả những thứ bên ngoài và những thứ bên trong, bởi vì tâm có thể bị lừa gạt và gắn bó với cả bên ngoài lẫn bên trong. Nó có thể yêu và ghét cả bên ngoài lẫn bên trong.

When we teach in line with the causes and effects both inside and out, in accordance with the principles of the truth, the mind that contemplates or investigates exclusively in line with the principles of truth has to know, step by step, and be able to let go. Once we know something, we can let it go. That puts an end to our problem of having to prove or investigate the matter again. Whatever we understand is no longer a problem because once we have understood, we let go. We keep letting go, because our understanding has reached the truth of those various things in full measure.

The investigation of the Dhamma, on the levels in which it should be narrow, has to be narrow. On the levels in which it should be wide-ranging, it has to be wide-ranging in line with the full level of the mind and the Dhamma. So when the heart of the meditator should stay in a restricted range, it has to be kept in that range. For example, in the beginning stages of the training, the mind is filled with nothing but cloudiness and confusion at all times and can't find any peace or contentment. We thus have to force it to stay in a restricted range — for example, with the meditation word, 'buddho,' or with the in-and-out breath — so as to gain a footing with its meditation theme, so that stillness can form a basis or a foundation for the heart, so that it can set itself up for the practice that is to follow. We first have to teach the mind to withdraw itself from its various preoccupations, using whichever meditation theme it finds appealing, so that it can find a place of rest and relaxation through the stillness.

Khi chúng ta giảng dạy phù hợp với nguyên nhân và kết quả cả trong lẫn ngoài, theo các nguyên tắc của sự thật, tâm quán chiếu hay quan sát cho phù hợp với các nguyên tắc của sự thật phải biết, từng bước một, và có khả năng buông xả. Một khi chúng ta biết cái gì đó, chúng ta có thể buông xả nó. Điều đó sẽ kết thúc vấn đề của chúng ta về việc phải chứng minh hay quan sát vấn đề trở lại. Bất cứ điều gì chúng ta hiểu không còn là vấn đề nữa bởi vì chúng ta đã hiểu, chúng ta buông xả. Chúng ta tiếp tục buông xả, bởi vì sự hiểu biết của chúng ta đã đạt đến sự thật của những điều đó một cách trọn vẹn.

Sự quan sát Pháp, ở các mức độ cần thu hẹp, thì phải thu hẹ̣p. Ở mức độ cần mở rộng, thì phải mở rộng cho phù hợp với mức độ đầy đủ của tâm và Pháp. Vì vậy khi tim của hành giả cần ở trong phạm vi giới hạn, thì nó phải được giữ trong phạm vi đó. Ví dụ, trong các giai đoạn bắt đầu của việc luyện tập, tâm không có gì ngoài sự âm u và nhầm lẫn khắp mọi lúc và không thể tìm thấy bình an hay hài lòng. Vì thế chúng ta phải buộc nó ở trong một phạm vi giới hạn — chẳng hạn như, với thiền niệm 'buddho,' hay với hơi thở vào và ra — để được vững vàng với chủ đề thiền của nó, để cho sự tĩnh lặng có thể tạo thành căn bản hay nền tảng cho tim, để nó có thể tự đặt mình vào việc thực hành theo sau đó. Đầu tiên chúng ta phải dạy tâm tự rút ra khỏi các mối bận tâm của nó, sử dụng bất cứ chủ đề thiền nào mà nó thấy thích thú, để nó có thể tìm được một nơi nghỉ ngơi và thư giãn qua sự tĩnh lặng.

Once we have obtained enough stillness from our meditation theme to form an opening onto the way, we begin to investigate. Discernment and awareness begin to branch out in stages or to widen their scope until they have no limit. When we reach an appropriate time to rest the mind through the development of concentration, we focus on tranquillity using our meditation theme as we have done before, without having to pay attention to discernment in any way at that moment. We set our sights on giving rise to stillness with the meditation theme that has previously been coupled with the heart or that we have previously practiced for the sake of stillness. We focus in on that theme step by step with mindfulness in charge until stillness appears, giving peace and contentment. This is called resting the mind by developing concentration.

When the mind withdraws from its resting place, discernment has to unravel and investigate things. Let it investigate whatever it should at that particular time or stage, until it understands the matter. When discernment begins to move into action as a result of its being reinforced by the strength of concentration, its investigations have to grow more and more wide-ranging, step by step. This is where discernment is wide-ranging. This is where the Dhamma is wide-ranging. The more resourceful our discernment, the more its investigations spread until it knows the causes and effects of phenomena as they truly are. Its doubts then disappear, and it lets go in stages, in line with the levels of mindfulness and discernment suited to removing the various kinds of defilement step by step from the heart.

Một khi chúng ta có đủ tĩnh lặng từ chủ đề thiền của chúng ta để tạo thành lối vào đạo, chúng ta bắt đầu quan sát. Tuệ phân biệt và sự nhận thức bắt đầu tỏa ra trong các giai đoạn hay mở rộng phạm vi của chúng ra hết mức. Khi chúng ta có được thời gian thích hợp để tâm nghỉ ngơi thông qua sự phát triễn định, chúng ta tập trung vào sự tĩnh lặng bằng cách sử dụng chủ đề thiền của mình như chúng ta đã làm trước kia, không cần để ý đến nhận thức phân biệt theo bất cứ cách nào vào lúc đó. Chúng ta chú ý đến việc gia tăng tĩnh lặng với chủ đề thiền mà trước kia đã kết hợp với tim hay chúng ta đã thực hành trước kia vì lợi ích của sự tĩnh lặng. Chúng ta tập trung vào chủ đề đó từng bước một với chánh niệm làm chủ cho đến khi sự tĩnh lặng xuất hiện, dẫn đến bình an và hài lòng. Đây gọi là cho tâm nghỉ ngơi bằng cách phát triễn định.

Khi tâm rút ra khỏi nơi nghỉ ngơi của nó, tuệ phân biệt phải làm sáng tỏ và quan sát mọi thứ. Hảy để nó quan sát bất cứ cái gì nó cần tại thời điểm hay giai đoạn cụ thể đó, cho đến khi nó hiểu được vấn đề. Khi nhận thức phân biệt bắt đầu hành động như là kết quả của sự tăng cường năng lực của nó bằng sức mạnh của định, sự quan sát của nó phải phát triễn rộng ra, từng bước một. Đây là nơi nhận thức phân biệt trải rộng phạm vi. Đây là nơi Pháp trải rộng phạm vi. Nhận thức phân biệt của chúng ta càng tháo vát, sự quan sát của nó càng lan rộng cho đến khi nó biết nguyên nhân và kết quả của các hiện tượng như chúng thật sự là. Những nghi ngờ của nó sau đó biến mất, và nó buông xả qua từng giai đoạn, phù hợp với mức độ của chánh niệm và nhận thức phân biệt thích hợp để loại bỏ các loại phiền não ô trược từng bước một ra khỏi trái tim.

The mind then gradually retreats into a more restricted range, as it sees necessary, all on its own without needing to be forced as before — because once it has investigated and known in line with the way things really are, what is there left to be entangled with? To be concerned about? The extent to which it is concerned or troubled is because of its lack of understanding. When it understands with the discernment that investigates and unravels to see the truth of each particular thing, the mind withdraws and lets go of its concerns. It goes further and further inward until its scope grows more and more restricted — to the elements, the khandhas, and then exclusively to the mind itself. At this stage, the mind works in a restricted scope because it has cut away its burdens in stages.

What is there in the elements and the khandhas? Analyze them down into their parts — body, feelings, sañña, sankhara, and viññana — until you have removed your doubts about any one of them. For example, when you investigate the body, an understanding of feeling automatically follows. Or when you investigate feelings, this leads straight to the body, to sañña, sankhara, and viññana, which have the same sorts of characteristics — because they come from the same current of the mind. To put it briefly, the Buddha taught that each of the five khandhas is a complete treasury or complete heap of the three characteristics.

Rồi tim dần dần rút lui vào phạm vi giới hạn hơn, vì nó tự thấy cần thiết mà không cần phải bị ép buộc như trước kia — vì một khi nó đã quan sát và biết phù hợp với cách mọi thứ thật sự là, còn gì để ràng buộc? Để quan tâm? Mức độ mà nó quan ngại hay lo âu là do thiếu hiểu biết. Khi nó hiểu biết với tuệ phân biệt quan sát và làm sáng tỏ để nhìn thấy sự thật của riêng từng thứ, tâm rút lui và buông xả mối quan ngại của nó. Nó đi sâu vào trong cho đến khi phạm vi của nó ngày càng trở nên giới hạn — vào các yếu tố, các uẩn, và sau đó chỉ dành riêng cho tâm. Tại giai đoạn này, tâm làm việc trong một phạm vi giới hạn bởi vì nó phải trút bỏ gánh nặng của nó theo từng giai đoạn.

Có gì trong các yếu tố và uẩn? Phân tích sâu vào các phần của chúng — thân, cảm giác, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức — cho đến khi bạn gỡ bỏ những nghi ngờ về bất cứ phần nào trong số đó. Ví dụ, khi bạn quan sát thân, một sự hiểu biết về cảm giác tự động đến. Hay khi bạn quan sát cảm giác, nó dẫn ngay đến thân, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức, vốn có cùng đặc tính — bởi vì chúng đến từ cùng dòng chảy của tâm. Nói ngắn gọn, Đức Phật dạy rằng từng phần của ngũ uẩn là nguyên cả kho tàng hay tổng thể của ba đặc tính.

What do they have that's worth holding on to? The physical elements, the physical heap, all physical forms, are simply heaps of the elements. Vedana, sañña, sankhara, and viññana are all mere mental phenomena. They appear — blip, blip, blip — and disappear in an instant. What value or substance can you get from them? Discernment penetrates further and further in. It knows the truth, which goes straight to the heart, and it lets go with that straight-to-the-heart knowledge. In other words, it lets go straight from the heart. When the knowledge goes straight to the heart, it lets go straight from the heart. Our job narrows in, narrows in, as the work of discernment dictates.

This is the way it is when investigating and knowing the path of the mind that involves itself with various preoccupations. We come in knowing, we come in letting go step by step, cutting off the paths of the tigers that used to roam about looking for food — as in the phrase from the Dhamma textbooks: 'Cutting off the paths of the tigers that roam about looking for food.' We cut them out from the paths of the eye, ear, nose, tongue, and body along which they used to roam, involving themselves with sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations, gathering up poisonous food and bringing it in to burn the heart.

Chúng có gì đáng để giữ? Các yếu tố vật chất, khối thể chất, tất cả các hình thức vật chất, chỉ đơn giản là những đống yếu tố. Vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức chỉ là các hiện tượng tinh thần. Chúng xuất hiện — bíp, bíp, bíp — và biến mất ngay lập tức. Bạn có thể lấy được giá trị hay phẩm chất nào từ chúng? Nhận thức phân biệt thâm nhập sâu thêm nữa. Nó biết sự thật, đến tận chân tâm, và nó buông xả kiến thức tận chân tâm đó. Nói cách khác, nó buông xả từ chân tâm. Công việc của chúng ta hẹp dần, hẹp dần, khi công việc của nhận thức phân biệt chỉ huy.

Đây là cách nó là khi quan sát và biết con đường của tâm liên quan đến các mối bận tâm khác nhau. Chúng ta biết, chúng ta buông xả từng bước một, loại bỏ những con đường mà loài hổ thường lui tới tìm kiếm thức ăn — như trong câu nói từ kinh điển Phật Pháp: 'Loại bỏ những con đường mà loài hổ lui tới tìm kiếm thức ăn.' Chúng ta loại bỏ chúng ra khỏi những con đường của mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân mà chúng đã từng lui tới, liên quan với hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác, thu thập thức ăn độc hại và mang vào để thiêu đốt trái tim.

Discernment thus has to roam about investigating the body, feelings, sañña, sankhara, and viññana by probing inward, probing inward along the paths that the tigers and leopards like to follow, so as to cut off the paths along which they used to go looking for food. The Buddha teaches us to probe inward, cutting off the paths until we have the tigers caged. In other words, unawareness, which is like a tiger, converges in at the one mind. All defilements and mental effluents converge in at the one mind. They can't go out roaming freely looking for food as they did before.

The mind of unawareness: You could say that it's like a football, because discernment unravels it — stomps on it, kicks it back and forth — until it is smashed to bits: until the defilement of unawareness is smashed inside. This is the level of the mind where defilement converges, so when discernment unravels it, it's just like a football that is stomped and kicked. It gets kicked back and forth among the khandhas until it's smashed apart by discernment. When the conventional mind is smashed apart, the mind released is fully revealed.

Do đó nhận thức phân biệt phải đi khắp nơi quan sát thân, cảm giác, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức bằng cách dò xét vào trong, xem xét dọc theo những con đường mà hổ, báo thích đi qua, để loại bỏ các con đường mà chúng thường đi tìm thức ăn. Đức Phật dạy chúng ta xem xét sâu vào trong, loại bỏ các con đường cho đến khi chúng ta bắt được hổ. Nói cách khác, vô ý thức, giống như con hổ, hội tụ vào trong tâm. Tất cả phiền não và bợn nhơ tinh thần hội tụ vào trong tâm. Chúng không thể tự do đi lang thang tìm kiếm thức ăn như trước kia.

Tâm vô ý thức: Bạn có thể nói rằng nó giống như trái banh, vì nhận thức phân biệt giải quyết nó — đạp nó, đá nó tới lui — cho đến khi nó bị đập nát; cho đến khi phiền não ô trược của vô ý thức bị đập nát bên trong. Đây là mức độ của tâm nơi phiền não ô trược hội tụ, vì vậy khi nhận thức phân biệt giải quyết nó, nó giống như trái banh bị đạp và đá. Nó bị đạp và đá tới lui giữa các uẩn cho đến khi nó bị đập nát bởi nhận thức phân biệt. Khi tâm ràng buộc bị tan vỡ, tâm xả được hiển lộ trọn vẹn.

Why do we say the 'conventional mind' and the 'mind released'? Do they become two separate minds? Not at all. It's still the same mind. When conventional realities — defilements and mental effluents — rule it, that's one state of the mind; but when it's washed and wrung out by discernment until that state of mind is smashed apart, then the true mind, the true Dhamma, which can stand the test, doesn't disappear with it. The only things that disappear are the things inconstant, stressful, and not-self that had infiltrated the mind — because defilements and mental effluents, no matter how refined, are simply conventions: inconstant, stressful, and not-self.

When these things disappear, the true mind, above and beyond convention, can then appear to its full extent. This is what's called the mind released. This is what's called the pure mind, completely cut off from all connections and continuations. All that remains is simple awareness, utterly pure.

Tại sao chúng ta nói là 'tâm ràng buộc' và 'tâm xả'? Liệu chúng có trở thành hai tâm riêng biệt? Không phải vậy. Nó vẫn là cùng một tâm. Khi những thực thể quy ước — phiền não và bợn nhơ tinh thần — điều khiển nó, đó là một trạng thái của tâm; nhưng khi nó được rửa và vắt sạch bởi nhận thức phân biệt cho đến khi trạng thái tâm đó bị tan vỡ, thì tâm thật sự, Pháp thật sự, có thể chịu đựng được thử thách, không biến mất với nó. Những thứ biến mất chỉ là những thứ vô thường, khổ, và vô ngã đã xâm nhập vào tâm — bởi vì phiền não và bợn nhơ tinh thần, dù tinh tế như thế nào, chỉ đơn giản là tập quán hay quy ước: vô thường, khổ, và vô ngã.

Khi những thứ này biến mất, tâm thật sự, ở trên và ngoài tập quán, có thể xuất hiện trọn vẹn. Đây là những gì được gọi là tâm xả. Đây là những gì được gọi là tâm thanh tịnh, hoàn toàn ra khỏi mọi liên hệ và tiếp nối. Tất cả còn lại là nhận thức đơn giản, hoàn toàn thanh tịnh.

We can't say at what point in our body this simple awareness is centered. Before, it was a prominent point that we could know and see clearly. For example, in concentration we knew that it was centered in the middle of the chest. Our awareness was pronounced right there. The stillness was pronounced right there. The brightness, the radiance of the mind was pronounced right there. We could see it clearly without having to ask anyone. All those whose minds have centered into the foundation of concentration find that the center of 'what knows' is really pronounced right here in the middle of the chest. They won't argue that it's in the brain or whatever, as those who have never experienced the practice of concentration are always saying.

But when the mind becomes a pure mind, that center disappears, and so we can't say that the mind is above or below or in any particular spot, because it's an awareness that is pure, an awareness that is subtle and profound above and beyond any and all conventions. Even so, we are still veering off into conventions when we say that it's 'extremely refined,' which doesn't really fit the truth, because of course the notion of extreme refinement is a convention. We can't say that this awareness lies high or low, or where it has a point or a center — because it doesn't have one at all. All there is, is awareness with nothing else infiltrating it. Even though it's in the midst of the elements and khandhas with which it used to be mixed, it's not that way any more. It now lies world apart.

Chúng ta không thể nói rằng nhận thức đơn giản này tập trung tại điểm nào trong thân thể của chúng ta. Trước kia, nó là một điểm nổi bật mà chúng ta có thể biết và nhìn thấy rõ ràng. Ví dụ, trong định chúng ta biết rằng nó tập trung ở giữa ngực. Nhận thức của chúng ta nổi bật ngay tại đó. Sự tĩnh lặng nổi bật ngay tại đó. Ánh sáng, sự rạng rỡ của tâm nổi bật ngay tại đó. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng mà không cần hỏi ai. Tất cả những người có tâm tập trung trong nền tảng của định nhận thấy rằng trung tâm của 'sự biết' thật sự nổi bật ngay tại đây ở giữa ngực. Họ sẽ không cho rằng nó ở trong não hay bất cứ cái gì, như những người chưa từng trải nghiệm thực hành thiền định luôn luôn nói.

Nhưng khi tâm trở thành tâm thanh tịnh, trung tâm đó biến mất, và vì vậy chúng ta không thể nói rằng tâm ở trên hay dưới hay tại bất cứ điểm cụ thể nào, bởi vì nó là một nhận thức thanh tịnh, một nhận thức tinh tế và nổi bật lên trên và ngoài tầm của bất cứ và tất cả các quy ước. Thậm chí như vậy, chúng ta vẫn nghiêng về tập quán khi chúng ta nói rằng nó 'cực kỳ tinh tế,' vốn không thật sự phù hợp với sự thật, bởi vì khái niệm 'cực kỳ tinh tế' chỉ là một quy ước. Chúng ta không thể nói rằng sự nhận thức này nằm cao hay thấp, hay ở tâm điểm của nó — bởi vì nó không có. Tất cả chỉ là sự nhận thức, không có gì khác xâm nhập vào nó. Mặc dù nó ở giữa các nguyên tố và các uẩn mà nó đã từng bị trộn lẫn, nó không còn như thế nữa. Nó bây giờ nằm ngoài thế giới.

We now can know clearly that the khandhas are khandhas, the mind is the mind, the body is the body; vedana, sañña, sankhara, and viññana are each separate khandhas. But as for feelings in that mind, they no longer exist, ever since the mind gained release from all defilement. Therefore the three characteristics, which are convention incarnate, don't exist in that mind. The mind doesn't partake of feeling, apart from the ultimate ease (paramam sukham) that is its own nature — and the ultimate ease here is not a feeling of ease.

When the Buddha teaches that nibbana is the ultimate ease, the term 'ultimate ease' is not a feeling of ease like the feelings or moods of the mind still defiled, or the feelings of the body that are constantly appearing as stress and ease. The ultimate ease is not a feeling like that. Those who practice should take this point to heart and practice so as to know it for themselves. That will be the end of the question, in line with the Dhamma that the Buddha says is sanditthiko — to be seen for oneself — and on which he lays no exclusive claims.

Bây giờ chúng ta có thể biết rõ rằng uẩnuẩn, tâm là tâm, thân là thân; vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức là những uẩn riêng biệt. Nhưng đối với cảm giác trong tâm đó, chúng không còn tồn tại nữa, kể từ khi tâm đạt được giải thoát khỏi mọi phiền não ô trược. Do đó ba đặc tính, là quy ước nhập thể, không tồn tại trong tâm đó. Tâm không tham gia vào cảm giác, ngoài sự bình an tối thượng (paramam sukham) là bản tánh của chính nó — và sự bình an tối thượng ở đây không phải là cảm giác bình an.

Khi Đức Phật dạy rằng niết bàn là sự bình an tối thượng, từ ngữ 'sự bình an tối thượng' không phải là cảm giác bình an giống như các cảm giác hay trạng thái tâm vẫn còn ô nhiễm, hay những cảm giác của thân mà liên tục xuất hiện như căng thẳng và bình an. Sự bình an tối thượng không phải là cảm giác như vậy. Những ai thực hành nên hiểu rõ điểm này và thực hành để tự biết nó. Đó sẽ là kết thúc của câu hỏi, phù hợp với Pháp mà Đức Phật nói là sanditthiko — tự mình nhìn thấy — và ngài không tuyên bố độc quyền về nó.

Thus we cannot say that the mind absolutely pure has any feeling. This mind has no feeling. The term 'ultimate ease' refers to an ease by the very nature of purity, and so there can't be anything inconstant, stressful, or not-self found infiltrating that ultimate ease at all.

Nibbana is constant. The ultimate ease is constant. They are one and the same. The Buddha says that nibbana is constant, the ultimate ease is constant, the ultimate void is constant. They're all the same thing — but the void of nibbana lies beyond convention. It's not void in the way the world supposes it to be.

Do đó chúng ta không thể nói rằng tâm hoàn toàn thanh tịnh có cảm giác. Tâm này không có cảm giác. Từ ngữ 'sự bình an tối thượng' đề cập đến sự bình an bởi bản tánh thanh tịnh đó, và vì vậy không có bất cứ điều gì mà vô thường, khổ, hay vô ngã có thể xâm nhập vào sự bình an tối thượng đó cả.

Niết bàn không thay đổi. Sự bình an tối thượng không thay đổi. Chúng là một và giống nhau. Đức Phật nói rằng niết bàn không thay đổi, sự bình an tối thượng không thay đổi, tánh không tối thượng không thay đổi. Chúng đều giống nhau — nhưng tánh không của niết bàn nằm ngoài quy ước. Nó không trống rỗng theo cách thế giới nghĩ về nó.

If we know clearly, we can describe and analyze anything at all. If we don't understand, we can talk from morning till night and be wrong from morning till night. There is no way we can be right, because the mind isn't right. No matter how much we may speak in line with what we understand to be right in accordance with the Dhamma, if the mind that is acting isn't right, how can we be right? It's as if we were to say, 'Nibbana is the ultimate ease; nibbana is the ultimate void,' to the point where the words are always in our mouth and in our heart: If the mind is a mind with defilements, it can't be right. When the mind isn't right, nothing can be right.

Once the mind is right, though, then even when we don't say anything, we're right — because that nature is already right. Whether or not we speak, we're right. Once we reach the level where we're right, there's no wrong. This is the marvel that comes from the practice of the religion.

Nếu chúng ta biết rõ ràng, chúng ta có thể diễn tả và phân tích bất cứ điều gì. Nếu chúng ta không hiểu, chúng ta có thể nói từ sáng đến tối và sai từ sáng đến tối. Không cách nào chúng ta có thể đúng, bởi vì tâm không đúng. Cho dù chúng ta có thể nói phù hợp với những gì chúng ta hiểu là đúng với Pháp đến bao nhiêu, nếu tâm không hành xử đúng, làm thế nào chúng ta có thể đúng? Như thể chúng ta nói rằng, 'Niết bàn là sự bình an tối thượng; niết bàn là tánh không tối thượng,' đến mức những chữ này luôn ở trong miệng và trong tim chúng ta: Nếu tâm là tâm với phiền não ô trược, nó không thể nào đúng. Khi tâm không đúng, không điều gì có thể đúng.

Tuy nhiên, một khi tâm đúng thì ngay cả khi chúng ta không nói điều gì, chúng ta vẫn đúng — bởi vì bản tánh đó đã đúng. Dù chúng ta nói hay không, chúng ta đều đúng. Một khi chúng ta đạt đến mức mà chúng ta đúng, không có gì sai. Đây là sự vi diệu đến từ việc thực hành tôn giáo.

The Buddha taught only as far as this level and didn't teach anything further. It's in every way the end of conventions, the end of formulations, the end of defilement, the end of suffering and stress. This is why he didn't teach anything further, because this is the point at which he fully aimed: the full level of the mind and of the Dhamma.

Before he totally entered nibbana, his last instructions were, 'Monks, I exhort you. Formations are constantly arising and ceasing. Investigate formations that are arising and disbanding, or arising and ceasing, with non-complacency.'

That was all. He closed his mouth and never said anything again.

Đức Phật chỉ dạy đến mức độ này và không dạy thêm gì nữa. Đó là kết thúc của tập quán, kết thúc của sự hình thành, kết thúc của phiền não ô trược, kết thúc của đau khổ và căng thẳng trong mọi cách. Đây là lý do tại sao ngài không dạy thêm gì nữa, bởi vì đây là điểm ngài nhắm tới: mức độ trọn vẹn của tâm và của Pháp.

Trước khi ngài hoàn toàn nhập niết bàn, lời dạy dổ cuối cùng của ngài là, 'Chư tăng, tôi khuyên các ông. Sự hình thành liên tục phát sinh và chấ́m dứt. Quan sát sự hình thành phát sinh và tan rã, hay phát sinh và chấm dứt, với tính không tự mãn.'

Đó là tất cả. Ngài khép miệng lại và không bao giờ nói gì nữa.

In this teaching, which has the rank of a final instruction, how should we understand or interpret the word 'formation' (sankhara)? What kind of formations does it refer to? We could take it as referring to outer formations or inner formations and we wouldn't be wrong. But at that moment, we can be fairly certain that those who had come to listen to the Buddha's final instructions at the final hour were practicing monks with high levels of mental attainment, from arahants on down. So I would think that the main point to which the Buddha was referring was inner formations that form thoughts in the mind and disrupt the mind at all times. He taught to investigate the arising and ceasing of these formations with non-complacency — in other words, to investigate with mindfulness and discernment at all times. These formations cover the cosmos!

We could, if we wanted to, analyze the word 'formations' as outer formations — trees, mountains, animals, people — but this wouldn't be in keeping with the level of the monks gathered there, nor would it be in keeping with the occasion: the Buddha's last moments before total nibbana in which he gave his exhortation to the Sangha: the ultimate teaching at the final hour.

Trong bài giảng này, có đẳng cấp của lời dạy dổ cuối cùng, chúng ta nên hiểu hay giải nghĩa chữ 'hình thành' (sankhara - hành uẩn)? như thế nào? Nó đề cập đến loại hình thành nào? Chúng ta có thể xem như nó đề cập đến sự hình thành bên ngoài hay sự hình thành bên trong và chúng ta sẽ không sai. Nhưng tại thời điểm đó, chúng ta có thể chắc chắn rằng những người đến nghe lời dạy dổ cuối cùng của Đức Phật vào giờ cuối là các vị sư có trình độ trí tuệ cao, từ bậc A-la-hán trở xuống. Vì vậy tôi nghĩ rằng điểm chính mà Đức Phật đề cập đến là sự hình thành bên trong vốn hình thành tư tưởng trong tâm và quấy nhiễu tâm mọi lúc. Ngài dạy quan sát sự phát sinh và chấm dứt của những hành uẩn này với tính không tự mãn — nói cách khác, quan sát với chánh niệm và nhận thức phân biệt khắp mọi lúc. Những hành uẩn này che phủ vũ trụ!

Chúng ta có thể, nếu chúng ta muốn, phân tích chữ 'hình thành' như sự hình thành bên ngoài — cây cối, núi non, thú vật, người ta — nhưng điều này sẽ không phù hợp với trình độ của các vị sư tụ tập ở đó, hay phù hợp với sự kiện: khoảnh khắc cuối của Đức Phật trước khi nhập đại niết bàn, ở đó ngài đã đưa ra lời khuyên cho Tăng Đoàn: lời giảng dạy cuối cùng vào giờ cuối cùng.

His final exhortation dealing with formations, given as he was about to enter total nibbana, must thus refer specifically to the most refined formations in the heart. Once we comprehend these inner formations, how can we help but understand their basis — what they arise from. We'll have to penetrate into the well-spring of the cycle of rebirth: the mind of unawareness. This is the way to penetrate to the important point. Those who have reached this level have to know this. Those who are approaching it in stages, who haven't fully reached it, still know this clearly because they are investigating the matter, which is what the Buddha's instructions — given in the midst of that important stage of events — were all about.

This, I think, would be in keeping with the occasion in which the Buddha spoke. Why? Because ordinarily when the mind has investigated to higher and higher levels, these inner formations — the various thoughts that form in the mind — are very crucial to the investigation because they appear day and night, and are at work every moment inside the mind. A mind reaching the level where it should investigate inner phenomena must thus take these inner formations as the focal point of its investigation. This is a matter directly related to the Buddha's final instructions.

Lời khuyên nhủ cuối cùng của ngài liên quan đến sự hình thành, vào lúc ngài sắp nhập đại niết bàn, vì thế phải đặc biệt đề cập đến sự hình thành tinh tế nhất trong tim. Một khi chúng ta hiểu những sự hình thành bên trong này, làm thế nào chúng ta không thể hiểu được căn bản của chúng — chúng phát sinh từ cái gì. Chúng ta sẽ phải xâm nhập vào suối nguồn của luân hồi sanh tử: tâm của sự vô ý thức. Đây là cách để hiểu thấu điểm quan trọng. Những ai đã đạt đến trình độ này phải biết điều đó. Những ai đang tiếp cận nó qua các giai đoạn, những ai chưa hoàn toàn đạt đến nó, vẫn biết điều này rõ ràng bởi vì họ đang quan sát vấn đề, đó là ý nghĩa của lời dạy của Đức Phật — đưa ra giữa khoảnh khắc quan trọng của sự kiện đó.

Điều này, tôi nghĩ là phù hợp với thời điểm Đức Phật nói. Tại sao? Bởi vì thông thường khi tâm đã quan sát đến các mức độ cao hơn và cao hơn, những sự hình thành này — những tư tưởng khác nhau hình thành trong tâm — rất quan trọng cho việc quan sát vì chúng xuất hiện cả ngày lẫn đêm, và hoạt động trong từng khoảnh khắc trong tâm. Tâm đạt đến mức độ mà nó nên quan sát các hiện tượng bên trong vì thế phải xem các hành uẩn này như tâm điểm của sự quan sát của nó. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến lời dạy dổ cuối cùng của Đức Phật.

The ability to overthrow unawareness must follow on an investigation focused primarily on inner formations. Once we have focused in, focused in, down to the root of defilement and have then destroyed it, these formations no longer play any role in giving rise to defilement again. Their only function is to serve the purposes of the Dhamma. We use them to formulate Dhamma for the benefit of the world. In teaching Dhamma we have to use thought-formations, and so formations of this sort become tools of the Dhamma.

Now that we have given the khandhas a new ruler, the thought-formations which were forced into service by unawareness have now become tools of the Dhamma — tools of a pure heart. The Buddha used these thought-formations to teach the world, to formulate various expressions of the Dhamma.

Khả năng lật đổ vô ý thức phải tuân theo sự quan sát tập trung chủ yếu vào các hành uẩn bên trong. Một khi chúng ta phải tập trung vào, tập trung vào tận cội rễ của phiền não ô trược và sau đó phải phá hủy nó, các hành uẩn này không còn đóng bất cứ vai trò nào trong việc làm phát sinh phiền não ô trược nữa. Nhiệm vụ duy nhất của chúng là phục vụ mục đích của Pháp. Chúng ta sử dụng chúng để hình thành Pháp vì lợi ích của thế giới. Trong việc giảng dạy Pháp chúng ta phải sử dụng sự hình thành tư tưởng, và vì vậy những sự hình thành thuộc loại này trở thành công cụ của Pháp.

Bây giờ chúng ta đã cho các uẩn một lãnh chúa mới, sự hình thành tư tưởng bị ép buộc phục vụ bởi vô ý thức mà bây giờ trở thành công cụ của Pháp — công cụ của trái tim thanh tịnh. Đức Phật đã sử dụng sự hình thành tư tưởng này để dạy thế giới, để lập ra những biểu hiện khác nhau của Pháp.

The Dhamma we have mentioned here doesn't exist solely in the past, in the time of the Buddha, or solely in the future in a way that would deny hope to whose who practice rightly and properly. It lies among our own khandhas and mind, in our body and mind. It doesn't lie anywhere else other than in the bodies and minds of human beings, women and men. The defilements, the path, and purity all lie right here in the heart. They don't lie in that time or period way back when, or with that person or this. They lie with the person who practices, who is using mindfulness and discernment to investigate right now.

Why? Because we are all aiming at the Dhamma. We are aiming at the truth, just like the Dhamma, the truth, that the Buddha taught then and that always holds to the principle of being 'majjhima' — in the center — not leaning toward that time or this, not leaning toward that period or this place. It's a Dhamma always keeping to an even keel because it lies in the center of our elements and khandhas. Majjhima: in the center, or always just right for curing defilement.

Pháp chúng ta đề cập ở đây không chỉ hiện hữu trong quá khứ, vào thời của Đức Phật, hay chỉ trong tương lai theo cách mà sẽ phủ nhận hy vọng cho những ai thực hành đúng và chính xác. Nó nằm giữa các uẩn và tâm của chúng ta, trong thân và tâm của chúng ta. Nó không nằm đâu khác ngoài thân và tâm của loài người, nữ và nam. Phiền não ô trược, đạo, và sự thanh tịnh đều nằm ngay đây trong tim. Chúng không nằm trong thời đó hay giai đoạn xa xưa nào đó, hay với người này hay người kia. Chúng nằm với người thực hành, người sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để quan sát ngay bây giờ.

Tại sao? Bởi vì chúng ta đều nhắm vào Pháp. Chúng ta nhắm vào sự thật, giống như Pháp, sự thật, mà Đức Phật đã dạy lúc đó và luôn giữ nguyên tắc 'majjhima - trung đạo' — ở giữa — không nghiêng về thời đó hay thời này, không nghiêng về thời kỳ đó hay nơi chốn này. Nó là Pháp luôn luôn giữ quân bình vì nó nằm ở trung tâm của các yếu tố và các uẩn của chúng ta. Majjhima - trung đạo: ở trung tâm, hay luôn luôn vừa đúng cho việc chữa trị phiền não ô trược.

So please practice correctly in line with this Dhamma. You will see the results of 'majjhima' — a Dhamma just right, always and everywhere — appearing as I have said. Nibbana, the ultimate ease, will not in any way lie beyond this knowing heart.

And so I'll ask to stop here.

Vì vậy xin hảy thực hành phù hợp với Pháp này. Bạn sẽ nhìn thấy kết quả của 'majjhima - trung đạo' — Pháp vừa đúng, luôn luôn và ở mọi nơi — xuất hiện như tôi đã nói. Niết bàn, sự bình an tối thượng, sẽ không nằm đâu khác ngoài trái tim hiểu biết này.

Và vì thế tôi xin được ngưng ở đây.


Postscript  

An excerpt from a letter written by Venerable Acariya Maha Boowa to Mrs. Pow Phanga Vathanakul, dated February 26, 1976.

The practice of the Dhamma in keeping with the Dhamma that he gave with utter compassion unequaled by that of anyone else in the world: This is the true homage to the Buddha. The seeing of the truth that lies within you, using discernment step by step at all times: This is the seeing of the Buddha step by step. The seeing of the truth with the full heart using discernment: This is the seeing of the Buddha in full. The true Buddha, the true Dhamma, lie with the heart. To attend to your own heart is to attend to the Buddha. To watch over your own heart with mindfulness and discernment is truly to see the Buddha, Dhamma, and Sangha.


Tái Bút  

Trích đoạn từ lá thư viết bởi H.T. Acariya Maha Boowa cho bà Pow Phanga Vathanakul, ngày 26 tháng 2, năm 1976.

Việc thực hành Pháp phù hợp với Pháp mà ngài đã ban cho với lòng từ bi tuyệt đối không ai trên thế giới sánh bằng: Đây là sự tôn kính thật sự đối với Đức Phật. Việc nhìn thấy sự thật nằm trong con, sử dụng nhận thức phân biệt từng bước một ở mọi thời điểm: Đây là việc nhìn thấy Đức Phật từng bước một. Việc nhìn thấy sự thật với trọn vẹn trái tim bằng cách sử dụng nhận thức phân biệt: Đây là nhìn thấy Đức Phật trọn vẹn. Đức Phật thật sự, Pháp thật sự, nằm trong tim. Đối diện với trái tim của chính mình là đối diện với Đức Phật. Quan sát trái tim của chính mình với chánh niệm và nhận thức phân biệt là thật sự nhìn thấy Phật, Pháp, và Tăng.

The king of death warns and assaults the bodies of the world's living beings in line with the principles of his truth. You have to greet his warnings and assaults with mindfulness, discernment, conviction, and unflagging persistence, and take out your treasures — the paths, fruitions, and nibbana — to flaunt in his face, braving death in the course of persistent effort. You and he, who have regarded each other as enemies for such a long time, will then become true friends — neither of you to take advantage of the other ever again.

The body and the khandhas are things that the world must relinquish in spite of its regrets. You should relinquish them with mindfulness and discernment before the time comes to relinquish them in the way of the world. This is the supreme letting-go, second to nothing.

Please take this to heart, because it is written straight from the heart.

Evam.

Tử thần cảnh báo và tấn công thân thể của chúng sinh trên thế giới theo các nguyên tắc của sự thật của hắn. Con phải chào đón những cảnh báo và tấn công của hắn bằng chánh niệm, nhận thức phân biệt, niềm tin, và kiên trì, và lấy kho báu của con ra — đạo, quả, và niết bàn — phô trương trước mặt hắn, can đảm đối diện với cái chết trong quá trình kiên trì nỗ lực. Con và hắn, đã coi nhau như kẻ thù từ rất lâu, rồi sẽ trở thành bạn thật sự — không bao giờ lợi dụng lẫn nhau nữa.

Thân và các uẩn là những thứ mà thế giới phải từ bỏ cho dù có luyến tiếc. Con nên từ bỏ chúng với chánh niệm và nhận thức phân biệt trước khi thời gian đến để từ bỏ chúng theo cách của thế giới. Đây là sự buông xả tối thượng, không đứng sau bất cứ điều gì.

Xin hảy mang điều này vào chân tâm, vì nó được viết từ chân tâm.

Evam.


Glossary  

Acariya:
Teacher; mentor.
Anatta:
Not-self; ownerless.
Aniccam:
Inconstant; unsteady; impermanent.
Arahant:
A person whose heart is free of mental effluents (see asava) and who is thus not destined for future rebirth. An epithet for the Buddha and the highest level of his Noble Disciples.
arammana:
Preoccupation; mental object.
Asava:
Mental effluent, pollutant, or fermentation — sensuality, states of being, views, and unawareness.
Avijja:
Unawareness; ignorance; obscured awareness; delusion about the nature of the mind.
Ayatana:
Sense medium. The inner sense media are the sense organs — eyes, ears, nose, tongue, body, and mind. The outer sense media are their respective objects.
Brahma:
'Great One' — an inhabitant of the heavens of form or formlessness.
Brahman:
Used in the Buddha sense, this term is synonymous with arahant.
Buddho:
Awake; enlightened. An epithet for the Buddha.
Cetasika:
Mental concomitant (see vedana, sañña, and sankhara).


Phụ Lục  

Acariya:
Thầy; sư phụ, thầy cố vấn tinh thần.
Anatta:
Vô ngã; không sở hữu.
Aniccam:
Vô thường; hay thay đổi; không vĩnh cửu.
Arahant:
A-la-hán. Người có trái tim thanh tịnh, không vướng bợn nhơ tinh thần (xem asava) và vì vậy không còn tái sanh nữa. Biểu tượng cho Đức Phật và các vị Đại Đệ Tử của ngài.
Arammana:
Đề mục; đối tượng tinh thần.
Asava:
Bợn nhơ tinh thần, ô nhiễm, hay phiền não — dục lạc, trạng thái hiện hữu, quan điểm, và vô ý thức.
Avijja:
Vô ý thức; vô minh; ý thức lu mờ; ảo tưởng về bản tánh của tâm.
Ayatana:
Giác quan. Các giác quan bên trong là những cơ quan cảm giác — mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm. Các giác quan bên ngoài là những đối tượng tương ứng của chúng.
Brahma:
'Phạm Thiên' — chư thiên của cõi trời sắc giới và vô sắc giới.
Brahman:
Được dùng theo ý nghĩa Phật Giáo, từ ngữ này đồng nghĩa với A-la-hán.
Buddho:
Tỉnh thức: Giác ngộ. Một biểu tượng cho Đức Phật.
Cetasika:
Tâm sở; phản ứng hay trạng huống tinh thần (xem vedana, sañña,sankhara).

Dhamma (dharma):
Event; phenomenon; the way things are in and of themselves; their inherent qualities; the basic principles underlying their behavior. Also, principles of behavior that human beings ought to follow so as to fit in with the right natural order of things; qualities of mind they should develop so as to realize the inherent quality of the mind in and of itself. By extension, 'Dhamma' is used also to denote any doctrine that teaches such things. Thus the Dhamma of the Buddha denotes both his teachings and the direct experience of nibbana, the quality at which those teachings are aimed.
Dhatu:
Element; property, impersonal condition. The four physical elements or properties are earth (solidity), water (liquidity), wind (motion), and fire (heat). The six elements include the above four plus space and cognizance.
Dukkha(m):
Stress; suffering; pain; distress; discontent.
Evam:
Thus; in this way. This term is used in Thailand as a formal closing to a sermon.
Kamma (karma):
Intentional acts that result in states of being and birth.
Kayagata-sati:
Mindfulness immersed in the body. This is a blanket term covering several meditation themes: keeping the breath in mind; being mindful of the body's posture; being mindful of one's activities; analyzing the body into its parts; analyzing the body into its physical properties (see dhatu); contemplating the fact that the body is inevitably subject to death and disintegration.
Khandha:
Heap; group; aggregate. Physical and mental components of the personality and of sensory experience in general (see rupa, vedana, sañña, sankhara, and viññana).
Kilesa:
Defilement — passion, aversion, and delusion in their various forms, which include such things as greed, malevolence, anger, rancor, hypocrisy, arrogance, envy, miserliness, dishonesty, boastfulness, obstinacy, violence, pride, conceit, intoxication, and complacency.
Loka-dhamma:
Worldly phenomenon — fortune, loss of fortune, status, disgrace, praise, censure, pleasure, and pain.
Lokuttara:
Transcendent; supramundane (see magga, phala, and nibbana).
Magga:
Path. Specifically, the path to the cessation of suffering and stress. The four transcendent paths — or rather, one path with four levels of refinement — are the path to stream-entry (entering the stream to nibbana, which ensures that one will be reborn at most only seven more times), the path to once-returning, the path to non-returning, and the path to arahantship.
Mara:
Temptation; mortality personified.
Nibbana (nirvana):
Liberation; the unbinding of the mind from mental effluents, defilements, and the round of rebirth (see asava, kilesa, and vatta). As this term is used to denote also the extinguishing of fire, it carries the connotations of stilling, cooling, and peace. (According to the physics taught at the time of the Buddha, a burning fire seizes or adheres to its fuel; when extinguished, it is unbound.)

Dhamma (dharma):
Pháp. Sự kiện; hiện tượng; cách mọi thứ là ở trong và của chính nó (thật tánh của vạn vật); phẩm chất cố hữu của chúng; các nguyên tắc căn bản hàm chứa trong hành vi của chúng. Còn được biết là, các nguyên tắc hành xử mà loài người phải tuân theo cho phù hợp với trật tự đúng và tự nhiên của vạn vật; những phẩm chất của tâm mà họ nên phát triễn để nhận ra phẩm chất nội tại của tâm. Ngoài ra, 'Dhamma - Pháp' cũng được dùng để biểu thị bất cứ học thuyết nào giảng dạy những điều như vậy. Vì thế Pháp của Đức Phật biểu thị cả giáo lý lẫn kinh nghiệm trực tiếp về niết bàn của ngài, phẩm chất mà những lời giảng dạy đó nhắm đến.
Dhatu:
Yếu tố; đặc tính, trạng huống trung tính. Bốn yếu tố hay đặc tính vật lý là đất (chất rắn), nước (chất lỏng), gió (chuyển động), và lửa (nhiệt). Sáu yếu tố gồm có bốn yếu tố trên cộng thêm không gian và ý thức.
Dukkha(m):
Căng thẳng; đau khổ; đau đớn; phiền muộn; bất mãn.
Evam:
Như vậy; theo cách này. Từ ngữ này được dùng ở Thái Lan như là một hình thức chấm dứt bài thuyết pháp.
Kamma (karma):
Nghiệp; Những hành động cố ý dẫn đến các trạng thái hiện hữu và sinh ra.
Kayagata-sati:
Chánh niệm đắm chìm trong thân. Đây là một từ ngữ bao gồm nhiều chủ đề thiền định: giữ hơi thở trong tâm; chú ý đến tư thế của thân thể; chú ý đến các hoạt động của mình; phân tích thân thể thành từng phần; phân tích thân thể thành các yếu tố vật lý của nó (xem dhatu); quán chiếu rằng thân chắc chắn sẽ chết và tan rã.
Khandha:
Uẩn; đống; nhóm; tổng hợp. Các thành phần thể chất và tinh thần của người ta và của kinh nghiệm cảm giác nói chung (xem rupa - sắc, vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức).
Kilesa:
Phiền não ô trược — đam mê, oán ghét, và ảo tưởng trong các hình thức khác nhau của chúng, bao gồm những thứ như tham lam, ác độc, giận dữ, thù hận, đạo đức giả, kiêu ngạo, ghen tị, hà tiện, không thành thật, khoe khoang, bướng bỉnh, hung bạo, tự cao, tự phụ, say sưa, và tự mãn.
Loka-dhamma:
Hiện tượng thế giới — tài sản, mất tài sản, địa vị, nhục nhã, ca ngợi, chỉ trích, vui sướng, và đau khổ.
Lokuttara:
Siêu việt; vượt trên thế tục (xem magga, phala,nibbana).
Magga:
Đạo, con đường. Đặc biệt là, con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ và căng thẳng. Bốn con đường siêu việt — hay đúng hơn, một con đường với bốn mức độ thanh lọc — là con đường dẫn đến Nhập lưu (nhập vào dòng chảy đến Niết bàn, mà chắc chắn là người đó sẽ tái sinh nhiều nhất chỉ là bảy lần nữa), con đường dẫn đến Nhất lai, con đường dẫn đến Bất lai, và con đường dẫn đến quả vị A-la-hán.
Mara:
Sự cám dỗ; ma vương, thần chết.
Nibbana(nirvana):
Giải thoát; tháo tâm ra khỏi ràng buộc của bợn nhơ tinh thần, phiền não ô trược, và luân hồi tái sinh (xem asava, kilesa,vatta). Vì từ ngữ này cũng được dùng để biểu thị việc dập tắt lửa, nó mang ý nghĩa làm lắng đọng, mát mẻ, và bình an. (Theo vật lý học vào thời Đức Phật, ngọn lửa nắm bắt hay bám vào nhiên liệu của nó; khi bị dập tắt, nó buông ra.)

Pañña:
Discernment; insight; wisdom; intelligence; common sense; ingenuity.
Parami:
Perfection of the character — generosity, virtue, renunciation, discernment, persistence, forbearance, truthfulness, determination, good will, and equanimity.
Parisa:
Following; assembly. The four groups of the Buddha's following are monks, nuns, laymen, and laywomen.
Patimokkha:
The basic code of 227 precepts observed by Buddhist monks, chanted every half-month in each assembly of monks numbering four or more.
Phala:
Fruition. Specifically, the fruition of any of the four transcendent paths (see magga).
Puñña:
Merit; worth; the inner sense of well-being that comes from having acted rightly or well.
Rupa:
Body; physical phenomenon; sense datum.
Sabhava-dhamma:
Phenomenon; an event, property, or quality as experienced in and of itself.
Sallekha-dhamma:
Topics of effacement (effacing defilement) — having few wants, being content with what one has, seclusion, uninvolvement in companionship, persistence, virtue, concentration, discernment, release, and the direct knowing and seeing of release.
Samadhi:
Concentration; the practice of centering the mind in a single sensation or preoccupation.
Sammati:
Conventional reality; convention; relative truth; supposition; anything conjured into being by the mind.
Sanditthiko:
Self-evident, visible here and now.
Sangha:
The community of the Buddha's disciples. On the conventional level, this refers to the Buddhist monkhood. On the ideal level, it refers to those of the Buddha's followers, whether lay or ordained, who have attained at least the first of the transcendent paths (see magga) culminating in nibbana.
Sankhara:
Formation. This can denote anything formed or fashioned by conditions, or — as one of the five khandhas — specifically thought-formations within the mind.
Sañña:
Label; perception; allusion; act of memory or recognition; interpretation.
Sati:
Mindfulness; alertness; self-collectedness; powers of reference and retention.
Satipatthana:
Foundation of mindfulness; frame of reference — body, feelings, mind, and mental events, viewed in and of themselves as they occur.
Sa-upadisesa-nibbana:
Nibbana with fuel remaining (the analogy is to an extinguished fire whose embers are still glowing) — liberation as experienced in this lifetime by an arahant.
Sugato:
Well-faring; going (or gone) to a good destination. An epithet for the Buddha.

Pañña:
Bát nhã. Biết phân biệt; hiểu biết sáng suốt, minh kiến; trí tuệ; thông minh; khôn ngoan thận trọng; sáng tạo.
Parami:
Nhân cách hoàn hảo — rộng lượng, đức hạnh, từ bỏ, nhận thức phân biệt, kiên trì, nhẫn nhục, thành thật, cương quyết, thiện chí, và trầm tĩnh.
Parisa:
Đoàn người tin tưởng và đi theo; hội chúng. Bốn nhóm người đi theo Đức Phật là chư tăng, ni, cư sĩ nam và nữ.
Patimokha:
Qui tắc căn bản của 227 giới luật mà tu sĩ Phật giáo tuân theo, tụng mỗi nửa tháng khi các sư tụ tập được bốn người trở lên.
Phala:
Thành quả. Đặc biệt là thành quả của một trong bốn con đường siêu việt (xem magga).
Puñña:
Công đức; giá trị; cảm giác an vui bên trong đến từ việc hành xử đúng hay tốt.
Rupa:
Sắc uẩn. Thân thể; hiện tượng vật lý; đối tượng cảm giác.
Sabhava-dhamma:
Hiện tượng; sự kiện, đặc tính, hay phẩm chất được kinh nghiệm tự nội tại.
Sallekha-dhamma:
Các đề mục về việc thanh tịnh hóa (loại bỏ phiền não ô trược) — ít mong muốn, hài lòng với những gì mình có, ẩn dật, không vướng mắt vào tình cảm gần gũi thân mật, kiên trì, đức hạnh, định, nhận thức phân biệt, giải thoát hay buông xả, và trực tiếp biết và thấy sự giải thoát.
Samadhi:
Định; sự thực hành tập trung tâm trong một cảm giác hay đề mục duy nhất.
Sammati:
Thực thể quy ước; quy ước; sự thật tương đối; giả định; bất cứ điều gì gợi lên bởi tâm.
Sanditthiko:
Hiển nhiên, nhìn thấy được ở đây và bây giờ.
Sangha:
Tăng đoàn, đoàn thể đệ tử của Đức Phật. Ở mức độ quy ước, điều này đề cập đến giai cấp tu sĩ Phật giáo. Ở mức độ lý tưởng, nó đề cập đến những người theo đạo Phật, dù là cư sĩ hay xuất gia, đã đạt được ít nhất là con đường siêu việt đầu tiên (xem magga) dẫn đến niết bàn.
Sankhara:
Hành uẩn. Sự hình thành. Điều này có thể biểu thị bất cứ cái gì được hình thành hay cấu thành bởi các điều kiện, hay — như là một trong năm uẩn — đặc biệt là sự hình thành tư tưởng trong tâm.
Sañña:
Tưởng uẩn. Đặt nhãn hiệu; khái niệm; ám chỉ; hành động ghi nhớ hay nhận biết; diễn giải.
Sati:
Chánh niệm; cảnh giác; bình tĩnh; sức mạnh của tham khảo và kiềm chế.
Satipatthana:
Nền tảng của chánh niệm; khung tham khảo — thân, cảm giác, tâm và các sự kiện tinh thần, được nhìn từ bản chất của chúng khi chúng xuất hiện.
Sa-upadisesa-nibbana:
Niết bàn với nhiên liệu còn lại (tương tự như ngọn lửa đã tắt nhưng tàng lửa vẫn cháy) — sự giải thoát mà một vị A-la-hán kinh nghiệm trong cõi đời này.
Sugato:
Từ giả; đi (hay đã đi) đến một nơi tốt đẹp. Một biểu tượng cho Đức Phật.

Tanha:
Craving, the cause of stress, which takes three forms — craving for sensuality, for being, and for not-being.
Tathagata:
One who has become true. A title for the Buddha.
Tilakkhana:
Three characteristics inherent in all conditioned phenomena — being inconstant, stressful, and not-self.
Tipitaka (tripitaka):
The Buddhist Cannon; literally, the three 'baskets' — disciplinary rules, discourses, and abstract philosophical treatises.
Uposatha:
Observance day, corresponding to the phases of the moon, on which Buddhist lay people gather to listen to the Dhamma and to observe special precepts. Monks assemble to hear the Patimokkha on the new-moon and full-moon uposatha days.
Vassa:
Rains Retreat. A period from July to October, corresponding roughly to the rainy season, in which each monk is required to live settled in a single place and not wander freely about.
Vatta:
The cycle of birth, death, and rebirth. This denotes both the death and rebirth of living beings and the death and rebirth of defilement within the mind.
Vedana:
Feeling — pleasure (ease), pain (stress), or neither pleasure nor pain.
Vijja:
Clear knowledge; genuine awareness; science (specifically, the cognitive powers developed through the practice of concentration and discernment).
Vimutti:
Release; freedom from the fabrications and conventions of the mind.
Vinaya:
The disciplinary rules of the monastic order.
Viññana:
Cognizance; consciousness; the act of taking note of sense data and ideas as they occur.

Tanha:
Ham muốn, nguyên nhân của khổ, có ba hình thức — ham muốn dục lạc, muốn là một cái gì, và không muốn là.
Tathagata:
Như Lai. Người đã trở thành chân như. Một danh hiệu cho Đức Phật.
Tilakkhana:
Ba đặc tính cố hữu trong tất cả các hiện tượng có điều kiện — vô thường, khổ, và vô ngã.
Tipitaka (tripitaka):
Kinh điển Phật giáo; nghĩa đen, ba 'giỏ' hay ba tạng — giới luật (Tạng Luật), các bài thuyết giảng (Tạng Kinh), và các bài luận giải về học thuyết cơ bản (Tạng Luận).
Uposatha:
Ngày phát nguyện giữ giới, theo chu kỳ mặt trăng, vào những ngày này cư sĩ Phật giáo tụ tập để nghe Pháp và giữ những giới đặc biệt. Các sư tụ tập để nghe Giới Luật vào ngày mùng một và ngày trăng tròn.
Vassa:
Mùa An cư Kiết hạ. Giai đoạn từ tháng Bảy đến tháng Mười, tương ứng với mùa mưa, vào thời gian này chư tăng ni phải cư ngụ tại một chỗ và không đi lang thang.
Vatta:
Chu kỳ sinh, tử, và tái sinh. Điều này biểu tượng cho cả sự chết và tái sinh của chúng sinh và sự chết và tái sinh của phiền não ô trược trong tâm.
Vedana:
Thọ uẩn, Cảm giác — vui sướng (thoải mái), đau khổ (căng thẳng), hay không vui không khổ.
Vijja:
Hiểu biết rõ ràng; nhận thức chân chính; khoa học (đặc biệt là năng lực nhận thức phát triễn qua sự thực hành định và tuệ phân biệt).
Vimutii:
Giải thoát; thoát khỏi những ảo tưởng và tập quán của tâm.
Vinaya:
Tạng Luật, Giới Luật. Các quy tắc kỷ luật của trật tự tu viện.
Viññana:
Thức uẩn. Nhận thức; ý thức; hành động ghi nhận các dữ kiện cảm giác và ý tưởng khi chúng xảy ra.

Notes  

1.
This is an indirect reference to a passage in a Thai Dhamma textbook that reads, 'The transcendent Dhammas are nine: the four paths, the four fruitions, and the one nibbana.'
2.
A small umbrella-like tent used by meditating monks.
3.
A reference to the Dhammapada, verses 153-54:
Through the round of many births
I wandered without finding
The house builder I was seeking:
Painful is birth again and again.

House builder, you are seen!
You will not build a house again.
All your rafters broken,
The ridge pole destroyed,
Gone to the Unformed, the mind
Has attained the end of craving.

4.
See the Yamaka Sutta and Anuradha Sutta in Samyutta Nikaya XXII.85-86.

Chú Thích  

1.
Đây là sự tham khảo gián tiếp về một đoạn văn trong một quyển sách về Phật Pháp của Phật giáo Thái Lan, nói rằng: 'Pháp siêu việt có chín: bốn con đường, bốn quả vị, và một niết bàn.'
2.
Một chiếc lều nhỏ giống như chiếc dù sử dụng bởi các thiền sư.
3.
Một tài liệu tham khảo trong Dhammapada - Kinh Pháp Cú, phẩm 153-54. Chuyển dịch từ Pali: T.T. Thích Giác Đẳng.
Vô lượng kiếp trầm luân
Kiếm tìm nhưng không thấy
Kẻ tạo nên nhà nầy
Khổ thay tử sanh mãi

Hỡi kẻ đã xây nhà
Nay ta nhìn tận mặt
Ngươi không thể tạo tác
Đòn tay đã phá hủy
Cột kèo bị đập tan
Tâm chứng đạt niết bàn
Ái tham không còn nữa
4.
Xem Yamaka SuttaAnuradha Sutta trong Samyutta Nikaya - Tương Ưng Bộ Kinh XXII.85-86.


If anything in this translation is inaccurate or misleading, I ask forgiveness of the author and reader for having unwittingly stood in their way. As for whatever may be accurate, I hope the reader will make the best use of it, translating it a few steps further, into the heart, so as to attain the truth to which it points.

The translator


Nếu bất cứ điều gì trong bản dịch thuật này không chính xác hay gây hiểu lầm, tôi xin sự tha thứ của tác giả và độc giả vì đã vô tình cản trở. Đối với bất cứ điều gì có thể chính xác, tôi mong rằng độc giả sẽ sử dụng hữu hiệu, diễn dịch nó một vài bước xa hơn, vào trong trái tim, để đạt được sự thật mà nó chỉ ra.

— Dịch giả

©1987 Venerable Acariya Maha Boowa .
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. Transcribed from a file provided by the translator. Last revised for Access to Insight on 30 November 2013.

©1987 Hòa Thượng Acariya Maha Boowa .
Bạn có thể sao chép, in lại, phát hành và phân phối lại tác phẩm này bằng bất cứ phương tiện nào, với điều kiện là (1) bạn chỉ cung cấp những bản sao này, v.v. qua hình thức biếu tặng; (2) bạn chỉ ra rõ ràng rằng bất cứ dẫn xuất của bài này (kể cả bản dịch) được trích dẫn từ nguồn tài liệu này; và (3) bạn bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất cứ bản sao hay trích dẫn của tác phẩm này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Chép lại từ bản văn cung cấp bởi dịch giả. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 30 tháng 11 năm 2013.

How to cite this document (a suggested style): "Straight from the Heart: Thirteen Talks on the Practice of Meditation", by Venerable Acariya Maha Boowa Ñanasampanno, translated from the Thai by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/boowa/straight.html .

Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Straight from the Heart - Từ Chân Tâm: Mười ba bài Thuyết giảng về Thực Hành Thiền Định", bởi H.T. Acariya Maha Boowa Ñanasampanno, dịch từ Thái ngữ bởi Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), ngày 30 tháng 11 năm 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/boowa/thingsas.html .

Editor's note: This book is a free gift of Dhamma and may not be offered for sale, for as the Venerable Acariya Maha Boowa has said, 'Dhamma has a value beyond all wealth and should not be sold like goods in a market place.' Inquiries concerning this book may be addressed to: Wat Pa Baan Taad, c/o Songserm Service, 89 Posri Road, Udorn Thani 41000 Thailand.

Lưu ý của Biên tập viên: Quyển sách này là một quà tặng của Pháp và không được bán, vì như H.T. Acariya Maha Boowa đã nói, 'Pháp có một giá trị vượt qua mọi tài sản và không nên bán như hàng hóa ở chợ.' Những thắc mắc liên quan đến quyển sách này có thể gởi đến: Wat Pa Baan Taad, c/o Songserm Service, 89 Posri Road, Udorn Thani 41000 Thailand.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Năm 04-12-2018

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |