Contents

Mục Lục


Introduction  

These talks — except for the two marked otherwise — were originally given for the benefit of Mrs. Pow Panga Vathanakul, a follower of Venerable Acariya Maha Boowa who had contracted cancer of the bone marrow and had come to practice meditation at Wat Pa Baan Taad in order to contend with the pain of the disease and the fact of her approaching death. All in all, she stayed at Wat Pa Baan Taad for 102 days, from November 9, 1975 to February 19, 1976; during that period Venerable Acariya Maha Boowa gave 84 impromptu talks for her benefit, all of which were tape recorded.

After her death in September, 1976, one of her friends, M.R. Sermsri Kasemsri, asked permission of the Venerable Acariya to transcribe the talks and print them in book form. Seventy-seven of the talks, plus an additional eight talks given on other occasions, were thus printed in two massive volumes together totaling more than 1,000 pages. Six talks from these two volumes have already been translated into English and published in a book entitled Amata Dhamma.

The talks in the present collection all deal with the practice of meditation, and particularly with the development of discernment. Because their style of presentation is personal and impromptu, they will probably be best understood if read in conjunction with a more systematic introduction to the techniques of meditation, such as the Venerable Acariya's own book, Wisdom Develops Samadhi, which is available separately or as part of the volume, Forest Dhamma.

The title of the present book is taken from a request, frequently made by the Venerable Acariya to his listeners, that his teachings be taken to heart, because they come straight from the heart.

Thanissaro Bhikkhu
Rayong
June, 1987

In these talks, as in Thai usage in general, the words 'heart' and 'mind' are used interchangeably.


Giới Thiệu  

Các bài thuyết giảng này — ngoại trừ hai bài có chú thích — vốn được giảng vì lợi ích của bà Pow Panga Vathanakul, một đệ tử của Hoà thượng Acariya Maha Boowa, bà bị ung thư tủy và đã đến thực hành thiền tại Wat Pa Baan Taad để chiến đấu với sự đau đớn của căn bệnh và sự thật về cái chết sắp đến của bà. Tổng cộng, bà đã ở Wat Pa Baan Taad 102 ngày, từ ngày 9 tháng 11 năm 1975 đến ngày 19 tháng 2 năm 1976; trong khoảng thời gian đó Hòa thượng Acariya Maha Boowa đã có 84 cuộc nói chuyện ngẫu nhiên vì lợi ích của bà, tất cả đều được thâu băng.

Sau khi bà qua đời vào tháng 9 năm 1976, một người bạn của bà, M.R. Sermsri Kasemsri, đã xin phép H.T. Acariya cho chép lại các bài thuyết pháp và in thành sách. Bảy mươi bảy bài pháp, cộng thêm tám bài giảng vào các dịp khác, vì thế đã được in thành hai tuyển tập lớn tổng cộng hơn 1000 trang. Sáu bài nói chuyện từ hai tuyển tập này đã được dịch sang Anh ngữ và được xuất bản trong quyển sách có tựa đề Amata Dhamma.

Các bài thuyết pháp trong tuyển tập hiện tại đều đề cập đến thực hành thiền định, và đặc biệt là việc phát triễn nhận thức phân biệt. Vì cách trình bày có vẻ cá nhân và ngẫu nhiên, các bài này có thể sẽ được hiểu rõ nhất nếu đọc cùng với bài giới thiệu có hệ thống về kỹ thuật thiền định, chẳng hạn như quyển sách của H.T. Acariya, Wisdom Develops Samadhi, được xuất bản riêng rẻ hay như là một phần của tuyển tập Forest Dhamma.

Tựa đề của quyển sách này được lấy từ một yêu cầu, thường được nhắc nhở bởi H.T. Acariya cho thính giả của ngài, rằng những lời dạy của ngài nên được đưa vào trong tim, vì chúng đến từ chân tâm.

Thanissaro Bhikkhu
Rayong
Tháng 6, năm 1987

Trong các bài thuyết pháp này, như trong cách sử dụng Thái ngữ nói chung, chữ 'tim' và 'tâm' được hoán đổi lẫn nhau.


The Language of the Heart  

The Venerable Acariya Mun taught that all hearts have the same language. No matter what one's language or nationality, the heart has nothing but simple awareness, which is why he said that all hearts have the same language. When a thought arises, we understand it, but when we put it into words, it has to become this or that language, so that we don't really understand one another. The feelings within the heart, though, are the same for everyone. This is why the Dhamma fits the heart perfectly, because the Dhamma isn't any particular language. The Dhamma is the language of the heart. The Dhamma resides with the heart.

Pleasure and pain reside with the heart. The acts that create pleasure and pain are thought up by the heart. The heart is what knows the results that appear as pleasure and pain; and the heart is burdened with the outcome of its own thoughts. This is why the heart and the Dhamma fit perfectly. No matter what our language or nationality, we can all understand the Dhamma because the heart and the Dhamma are a natural pair.


Ngôn Ngữ của Trái Tim  

Hòa thượng Acariya Mun dạy rằng tất cả trái tim đều có cùng một ngôn ngữ. Bất kể ngôn ngữ và quốc tịch của một người là gì, trái tim không có gì ngoại trừ sự nhận thức đơn giản, đó là lý do tại sao ngài nói rằng mọi trái tim đều có cùng ngôn ngữ. Khi một ý nghĩ phát sinh, chúng ta hiểu nó, nhưng khi chúng ta đem nó vào ngôn từ, nó phải trở thành ngôn ngữ này hay kia, vì thế chúng ta không thật sự hiểu nhau. Tuy nhiên, cảm giác trong tim thì giống nhau cho tất cả mọi người. Đây là lý do tại sao Pháp hoàn toàn phù hợp với trái tim, bởi vì Pháp không phải là một ngôn ngữ cụ thể nào. Pháp là ngôn ngữ của trái tim. Pháp cư ngụ trong tim.

Vui sướng và đau khổ nằm ở tim. Những hành vi tạo ra vui sướng và đau khổ được nghĩ ra bởi trái tim. Trái tim là cái mà biết kết quả xuất hiện như niềm vui và đau khổ; và trái tim gánh chịu kết quả của những suy nghĩ của nó. Đây là lý do tại sao trái tim và Pháp hoàn toàn phù hợp nhau. Bất kể ngôn ngữ và quốc tịch của chúng ta là gì, chúng ta đều có thể hiểu Pháp bởi vì trái tim và Pháp là một cặp tự nhiên.

The heart forms the core within the body. It's the core, the substance, the primary essence within the body. It's the basic foundation. The conditions that arise from the mind, such as thought-formations, appear and vanish, again and again. Here I'm referring to the rippling of the mind. When the mind ripples, that's the formation of a thought. Labels, which deal with conjecturing, memorizing, and recognizing, are termed sañña. 'Long' thoughts are sañña; short thoughts are sankhara. In other words, when a thought forms — 'blip' — that's a sankhara. Sañña refers to labeling and recognizing. Viññana refers to the act of taking note when anything external comes and makes contact with the senses, as when visible forms make contact with the eye and cognition results. All of these things are constantly arising and vanishing of their own accord, and so the Buddha called them khandhas. Each 'heap' or 'group' is called a khandha. These five heaps of khandhas are constantly arising and vanishing all the time.

Even arahants have these same conditions — just like ordinary people everywhere — the only difference being that the arahants' khandhas are khandhas pure and simple, without any defilements giving them orders, making them do this or think that. Instead, their khandhas think out of their own free nature, with nothing forcing them to think this or that, unlike the minds of ordinary people in general.

Trái tim tạo thành cốt lõi bên trong thân. Nó là cốt lõi, bản thể, bản chất chính yếu trong thân thể. Nó là nền tảng căn bản. Những trạng huống phát sinh từ tâm, chẳng hạn như tư tưởng hình thành, tiếp tục xuất hiện và biến mất. Ở đây tôi đề cập đến sự gợn sóng của tâm. Khi tâm gợn sóng, đó là sự hình thành của một ý nghĩ. Nhãn hiệu hay khái niệm, liên quan với phỏng đoán, ghi nhớ, và nhận diện, được gọi là sañña. Những suy nghĩ dài là sañña - tưởng uẩn; những suy nghĩ ngắn là sankhara - hành uẩn. Nói cách khác, khi một ý nghĩ hình thành — 'blip' — đó là một sankhara. Sañña đề cập đến khái niệm và nhận biết. Viññana - thức uẩn đề cập đến hành động ghi nhận khi bất cứ cái gì từ bên ngoài đến và tiếp xúc với các giác quan, như khi những hình dạng có thể thấy đến tiếp xúc với mắt và nhận thức là kết quả. Tất cả những thứ này liên tục phát sinh và biến mất theo cách riêng của chúng, và vì thế Đức Phật gọi chúng là khandhas - ngũ uẩn. Mỗi 'đống' hay 'nhóm' được gọi là một khandha. Năm uẩn này liên tục phát sinh và biến mất khắp mọi lúc.

Ngay cả các vị A-la-hán cũng có những trạng huống này — giống như người bình thường ở khắp nơi — sự khác biệt duy nhất là ngũ uẩn của các vị A-la-hán là uẩn tinh khiết và đơn giản, không có phiền não ô trược nào điều khiển họ, bắt họ làm cái này hay suy nghĩ cái nọ. Trái lại, ngũ uẩn của họ suy nghĩ theo bản tánh tự do của chúng, không có gì ép buộc họ suy nghĩ thế này hay thế nọ, không giống như tâm trí của những người bình thường nói chung.

To make a comparison, the khandhas of ordinary people are like prisoners, constantly being ordered about. Their various thoughts, labels, assumptions, and interpretations have something that orders and forces them to appear, making them think, assume, and interpret in this way or that. In other words, they have defilements as their boss, their leader, ordering them to appear.

Arahants, however, don't. When a thought forms, it simply forms. Once it forms, it simply disappears. There's no seed to continue it, no seed to weigh the mind down, because there's nothing to force it, unlike the khandhas governed by defilements or under the leadership of defilements. This is where the difference lies.

But their basic nature is the same: All the khandhas we have mentioned are inconstant (aniccam). In other words, instability and changeability are a regular part of their nature, beginning with the rupa khandha, our body, and the vedana khandha, feelings of pleasure, pain, and indifference. These things appear and vanish, again and again. Sañña, sankhara, and viññana are also always in a state of appearing and vanishing as a normal part of their nature.

Nếu so sánh thì ngũ uẩn của người bình thường giống như những tù nhân, liên tục bị điều khiển. Những suy nghĩ, khái niệm, giả định, và diễn giải của họ có cái gì đó ra lệnh và ép buộc chúng xuất hiện, khiến họ suy nghĩ, giả định, và diễn giải theo cách này hay nọ. Nói cách khác, họ có phiền não ô trược như là chủ nhân, người lãnh đạo của chúng, ra lệnh cho chúng xuất hiện.

Nhưng chư A-la-hán thì không. Khi một tư tưởng hình thành, nó chỉ đơn giản hình thành. Một khi nó hình thành, nó chỉ đơn giản biến mất. Không có hạt giống nào để tiếp tục, không có hạt giống nào để áp đặt tâm, bởi vì không có gì để ép buộc nó, không giống như ngũ uẩn bị chi phối bởi phiền não ô trược hay dưới sự lãnh đạo của phiền não ô trược. Sự khác biệt nằm ở đây.

Nhưng bản chất căn bản của chúng thì giống nhau: Tất cả các uẩn chúng ta đã đề cập đều vô thường (aniccam). Nói cách khác, tính không ổn định và hay thay đổi là một phần bình thường của bản tánh của chúng, bắt đầu với sắc uẩn,, thân thể của chúng ta, và thọ uẩn,, cảm giác vui sướng, đau khổ và thờ ơ. Những điều này tiếp tục xuất hiện và biến mất. Sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức uẩn cũng luôn ở trạng thái xuất hiện và biến mất như một phần bình thường của bản tánh của chúng.

But as for actual awareness — which forms the basis of our knowledge of the various things that arise and vanish — that doesn't vanish. We can say that the mind can't vanish. We can say that the mind can't arise. A mind that has been purified thus has no more problems concerning the birth and death of the body and the khandhas; and thus there is no more birth here and there, appearing in crude forms such as individuals or as living beings, for those whose minds have been purified.

But those whose minds are not purified: They are the ones who take birth and die, setting their sights on cemeteries without end, all because of this undying mind.

This is why the Lord Buddha taught the world, and in particular the world of human beings, who know right and wrong, good and evil; who know how to foster the one and remedy the other; who understand the language of the Dhamma he taught. This is why he taught the human world above and beyond the other worlds: so that we could try to remedy the things that are harmful and detrimental, removing them from our thoughts, words, and deeds; try to nourish and foster whatever goodness we might already have, and give rise to whatever goodness we don't yet have.

Nhưng đối với sự nhận thức thật sự — tạo thành nền tảng cho kiến thức của chúng ta về những điều khác nhau luôn phát sinh và biến mất — thì không biến mất. Chúng ta có thể nói rằng tâm không thể biến mất. Chúng ta có thể nói rằng tâm không thể phát sinh. Tâm mà đã được thanh tịnh thì không còn vấn đề gì liên quan đến sinh và tử của thân và ngũ uẩn; và vì thế không còn sinh ra ở đây và đó nữa, xuất hiện trong những hình dạng thô thiển như người hay chúng sinh, cho những ai mà tâm đã được thanh tịnh.

Nhưng những ai mà tâm không thanh tịnh: Họ là những người tiếp nhận sinh và tử, đặt cái nhìn của họ vào các nghĩa địa đến vô tận, tất cả chỉ vì cái tâm không chết này.

Đây là lý do tại sao Đức Phật dạy thế giới, và đặc biệt là thế giới loài người, những ai biết đúng và sai, tốt và xấu; những ai biết làm thế nào để nuôi dưỡng điều tốt và sửa chửa điều xấu; những ai hiểu ngôn ngữ của Pháp ngài đã dạy. Đây là lý do tại sao ngài dạy rằng thế giới loài người nằm ở trên và vượt qua những thế giới khác; để chúng ta có thể cố gắng sửa chửa những thứ có hại và bất lợi, loại bỏ chúng khỏi tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta; cố gắng nuôi dưỡng và phát triễn bất cứ điều gì tốt mà chúng ta đã có, và làm phát sinh bất cứ điều gì tốt mà chúng ta chưa có.

He taught us to foster and develop the goodness we already have so as to nourish the heart, giving it refreshment and well-being, giving it a standard of quality, or goodness, so that when it leaves its present body to head for whatever place or level of being, this mind that has been constantly nourished with goodness will be a good mind. Wherever it fares, it will fare well. Wherever it takes birth, it will be born well. Wherever it lives, it will live well. It will keep on experiencing well-being and happiness until it gains the capacity, the potential, the accumulation of merit it has developed progressively from the past into the present — in other words, yesterday is today's past, today is tomorrow's past, all of which are days in which we have fostered and developed goodness step by step — to the point where the mind has the firm strength and ability, from the supporting power of this goodness, that enables it to pass over and gain release.

Such a mind has no more birth, not even in the most quiet or refined levels of being that contain any latent traces of conventional reality (sammati) — namely, birth and death as we currently experience it. Such a mind goes completely beyond all such things. Here I'm referring to the minds of the Buddhas and of the arahants.

Ngài dạy chúng ta nuôi dưỡng và phát triễn điều tốt mà chúng ta đã có để nuôi dưỡng trái tim, cho nó năng lực và hạnh phúc, cho nó phẩm chất tốt, hay sự tốt lành, để khi nó rời thân thể hiện tại của nó để đi đến bất cứ nơi nào hay cõi giới nào, cái tâm mà đã được nuôi dưỡng liên tục với điều tốt lành này sẽ là một tâm tốt. Bất cứ nơi nào nó giã từ, nó sẽ ra đi tốt đẹp. Bất cứ nơi nào nó sinh ra, nó sẽ được sinh ra tốt đẹp. Bất cứ nơi nào nó sống, nó sẽ sống lành mạnh. Nó sẽ tiếp tục trãi nghiệm sự tốt lành và hạnh phúc cho đến khi nó có được năng lực, tiềm lực, sự tích lũy công đức mà nó đã nỗ lực phát triễn từ quá khứ vào hiện tại — nói cách khác, hôm qua là quá khứ của hôm nay, hôm nay là quá khứ của ngày mai, tất cả đều là những ngày mà chúng ta đã nuôi dưỡng và phát triễn sự tốt lành từng bước một — cho đến khi tâm có sức mạnh và khả năng vững chắc, từ năng lực hỗ trợ của sự tốt lành này, giúp cho nó vượt qua và đạt được giải thoát.

Một cái tâm như thế sẽ không còn tái sinh, dù là một chúng sinh ở mức độ yên tĩnh hay tinh tế nhất có hàm chứa bất cứ dấu vết tiềm ẩn nào của thực thể thông thường (sammati) — tức là, sinh và tử như chúng ta đang trãi nghiệm. Một cái tâm như thế hoàn toàn vượt qua tất cả mọi thứ như vậy. Ở đây tôi đang đề cập đến tâm của Đức Phật và của các vị A-la-hán.

There's a story about Ven. Vangisa that has a bearing on this. Ven. Vangisa, when he was a layman, was very talented in divining the level of being in which the mind of a dead person was reborn — no matter who the person was. You couldn't quite say he was a fortuneteller. Actually he was more a master of psychic skills. When anyone died, he would take that person's skull and knock on it — knock! knock! knock! — focus his mind, and then know that this person was reborn there, that person was reborn here. If the person was reborn in hell or in heaven, as a common animal or a hungry ghost, he could tell in every case, without any hesitation. All he needed was to knock on the skull.

When he heard his friends say that the Buddha was many times more talented than this, he wanted to expand on his knowledge. So he went to the Buddha's presence to ask for further training in this science. When he reached the Buddha, the Buddha gave him the skull of an arahant to knock on.

Có một câu chuyện về Hòa thượng Vangisa liên quan đến việc này. H.T. Vangisa khi còn là một cư sĩ, rất giỏi trong việc tiên đoán một người chết sẽ trở thành gì khi tái sinh — dù người đó là ai. Bạn không thể nói ông là một nhà tiên tri. Thật ra ông là bậc thầy về kỹ năng tâm linh. Khi một người nào chết, ông có thể lấy cái sọ của người đó và gõ vào sọ — nốc! nốc! nốc! — tập trung tâm trí, và biết rằng người này tái sinh ở đó, người kia tái sinh ở đây. Nếu người ấy tái sinh trong địa ngục hay trên cõi thiên, như một con thú vật thông thường hay con quỷ đói, ông có thể nói trong mọi trường hợp mà không hề do dự. Tất cả những gì mà ông cần làm chỉ là gõ vào cái sọ.

Khi nghe các bạn của ông nói rằng Đức Phật có nhiều tài năng hơn cả điều này, ông muốn mở rộng kiến thức của mình. Vì vậy ông đến gặp Đức Phật để xin được huấn luyện thêm về khoa học này. Khi ông gặp Đức Phật, Đức Phật đưa cho ông cái sọ của một vị A-la-hán để gõ.

'All right, see if you can tell where he was reborn.'

Ven. Vangisa knocked on the skull and listened.

Silence.

He knocked again and listened.

Silence.

He thought for a moment.

Silence.

He focused his mind.

Silence.

He couldn't see where the owner of the skull was reborn. At his wit's end, he confessed frankly that he didn't know where the arahant was reborn.

"Được rồi, ông có thể nói cho tôi biết người này tái sinh ở đâu.'

H.T. Vangisa gõ vào cái sọ và lắng nghe.

Yên lặng.

Ông gõ nữa và lắng nghe.

Yên lặng.

Ông suy nghĩ một lúc

Yên lặng.

Ông tập trung tâm trí

Yên lặng.

Ông không thể nhìn thấy chủ nhân của cái sọ tái sinh ở đâu. Bó tay trước việc này, ông thẳng thắn thú nhận rằng ông không biết vị A-la-hán tái sinh ở đâu.

At first, Ven. Vangisa had thought himself talented and smart, and had planned to challenge the Buddha before asking for further training. But when he reached the Buddha, the Buddha gave him the skull of an arahant to knock on — and right there he was stymied. So now he genuinely wanted further training. Once he had further training, he'd really be something special. This being the way things stood, he asked to study with the Buddha. So the Buddha taught him the science, taught him the method — in other words, the science of the Dhamma. Ven. Vangisa practiced and practiced until finally he attained arahantship. From then on he was no longer interested in knocking on anyone's skull except for his own. Once he had known clearly, that was the end of the matter. This is called 'knocking on the right skull.'

Once the Buddha had brought up the topic of the mind that doesn't experience rebirth — the skull of one whose mind was purified — no matter how many times Ven. Vangisa knocked on it, he couldn't know where the mind was reborn, even though he had been very talented before, for the place of a pure mind's rebirth cannot be found.

Lúc đầu, H.T. Vangisa nghĩ rằng mình tài giỏi và thông minh, và dự định thử thách Đức Phật trước khi xin học hỏi thêm. Nhưng khi ông gặp Đức Phật, và ngài đưa cho ông cái sọ của một vị A-la-hán để gõ vào — và ngay đó ông đã bị đánh lừa.Vì vậy ông thật sự muốn được huấn luyện thêm. Một khi ông học được nhiều hơn, ông sẽ là một cái gì đó thật đặc biệt. Nghĩ như vậy, ông xin được học với Đức Phật. Thế rồi Đức Phật dạy ông khoa học, dạy ông phương pháp — nói cách khác, khoa học về Pháp. H.T. Vangisa thực hành và thực hành cho đến khi ông cuối cùng đạt được quả vị A-la-hán. Từ đó trở đi ông không còn thích thú trong việc gõ vào sọ của bất cứ ai ngoại trừ của ông. Một khi ông đã biết rõ ràng, đó là kết thúc của vấn đề. Đây gọi là 'gõ đúng sọ'.

Một khi Đức Phật đặt ra chủ đề tâm không trãi nghiệm tái sinh — sọ của người mà tâm đã được thanh tịnh — bất kể bao nhiêu lần H.T. Vangisa gõ vào nó, ông không thể biết tâm được tái sinh ở đâu, mặc dù ông đã có rất nhiều tài năng trước đó, vì nơi tái sinh của một tâm thanh tịnh không thể tìm ra.

The same was true in the case of Ven. Godhika: This story should serve as quite some food for thought. Ven. Godhika went to practice meditation, made progress step by step, but then regressed. They say this happened six times. After the seventh time, he took a razor to slash his throat — he was so depressed — but then came to his senses, contemplated the Dhamma, and became an arahant at the last minute. That's the story in brief. When he died, Mara's hordes searched for his spirit. To put it simply, they stirred up a storm, but couldn't tell where he had been reborn.

So the Lord Buddha said, 'No matter how much you dig or search or investigate to find the spirit of our son, Godhika, who has completely finished his task, you won't be able to find it — even if you turn the world upside down — because such a task lies beyond the scope of conventional reality.' How could they possibly find it? It's beyond the capacity of people with defilements to know the power of an arahant's mind.

Tương tự như vậy trong trường hợp của Hòa thượng Godhika: Câu chuyện này nên xem như một đề tài để suy nghĩ. H.T. đi thực hành thiền định, tiến bộ từng bước, nhưng rồi lại trì trệ. Người ta nói nó xảy ra sáu lần. Sau lần thứ bảy, ông lấy con dao cạo để cắt cổ họng — ông đã rất chán nản — nhưng rồi tỉnh táo lại, quán tưởng về Pháp, và trở thành một A-la-hán vào phút cuối. Đó là tóm tắt của câu chuyện. Khi ông chết, binh đoàn của Ma vương tìm kiếm tâm linh của ông. Nói một cách đơn giản, họ khuấy động cơn bão, nhưng không thể nói được nơi ông đã tái sinh.

Vì vậy Đức Phật đã nói rằng, 'Cho dù ông đào bới hay truy lùng hay xem xét bao lâu để tìm kiếm linh hồn của con của chúng ta, Godhika, người đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, ông sẽ không thể nào tìm thấy nó — ngay cả khi ông lật ngược thế giới— bởi vì một nhiệm vụ như vậy nằm ngoài phạm vi của thực tế thông thường.' Lam̀ thế nào họ có thể tìm ra nó? Nó vượt quá khả năng của những người có phiền não ô trược biết được sức mạnh tâm linh của bậc A-la-hán.

In the realm of convention, there is no one who can trace the path of an arahant's mind, because an arahant lies beyond convention, even though his is a mind just the same. Think about it: Even our stumbling and crawling mind, when it is continually cleansed without stop, without ceasing, without letting perseverance lag, will gradually become more and more refined until it reaches the limit of refinement. Then the refinement will disappear — because refinement is a matter of conventional reality — leaving a nature of solid gold, or solid Dhamma, called a pure mind. We too will then have no more problems, just like the arahants, because our mind will have become a superlative mind, just like the minds of those who have already gained release.

All minds of this sort are the same, with no distinction between women and men, which is simply a matter of sex or convention. With the mind, there is no distinction between women and men, and thus both women and men have the same capacity in the area of the Dhamma. Both are capable of attaining the various levels of Dhamma all the way to release. There are no restrictions that can be imposed in this area. All that is needed is that we develop enough ability and potential, and then we can all go beyond.

Trong lĩnh vực quy ước, không một ai có thể tìm thấy dấu vết tâm của bậc A-la-hán, bởi vì bậc A-la-hán nằm bên ngoài quy ước, mặc dù tâm của vị ấy cũng vậy. Hảy suy nghĩ về nó: Ngay cả cái tâm bị vấp ngã và bò lồm cồm của chúng ta, khi nó được liên tục làm sạch, không ngừng nghĩ, không nản lòng, dần dần sẽ trở nên tinh tế hơn cho đến khi nó đi đến giới hạn của sự tinh lọc. Sau đó sự tinh lọc sẽ biến mất — bởi vì tinh lọc là vấn đề của thực thể thông thường — để lại vàng tinh chất, hay Pháp tinh chất, được gọi là tâm tinh khiết. Sau đó chúng ta cũng sẽ không còn vấn đề nào nữa, giống như các vị A-la-hán, bởi vì tâm của chúng ta sẽ trở nên tâm tối thượng, giống như tâm của những ai đã đạt được giải thoát.

Tất cả tâm thuộc loại này đều giống nhau, không có sự phân biệt giữa người nữ và nam, vốn chỉ là vấn đề giới tính hay quy ước. Với tâm, không có phân biệt nam nữ, vì thế cả đàn bà lẫn đàn ông có cùng khả năng trong lĩnh vực Pháp. Cả hai đều có khả năng đạt được những cấp độ khác nhau của Pháp lên đến tận cùng của sự giải thoát. Không hạn chế nào có thể được áp đặt trong lĩnh vực này. Tất cả những gì cần là chúng ta phát triễn đủ năng lực và tiềm năng, và sau đó tất cả chúng ta đều có thể vượt xa hơn.

For this reason, we should all make an effort to train our hearts and minds. At the very least, we should get the mind to attain stillness and peace with any of the meditation themes that can lull it into a state of calm, giving rise to peace and well-being within it. For example, mindfulness of breathing, which is one of the primary themes in meditation circles, seems to suit the temperaments of more people than any other theme. But whatever the theme, take it as a governing principle, a refuge, a mainstay for the mind, putting it into practice within your own mind so as to attain rest and peace.

When the mind begins to settle down, we will begin to see its essential nature and worth. We will begin to see what the heart is and how it is. In other words, when the mind gathers all of its currents into a single point, as simple awareness within itself, this is what is called the 'mind' (citta). The gathering in of the mind occurs on different levels, corresponding to the mind's ability and to the different stages of its refinement. Even if the mind is still on a crude level, we can nevertheless know it when it gathers inwardly. When the mind becomes more and more refined, we will know its refinement — 'This mind is refined... This mind is radiant... This mind is extremely still... This mind is something extremely amazing' — more and more, step by step, this very same mind!

Vì lý do này, tất cả chúng ta nên cố gắng huấn luyện trái tim và tâm của mình. Ít nhất, chúng ta nên làm cho tâm được tĩnh lặng và bình an với bất cứ đề mục thiền định nào mà có thể đem nó đến trạng thái bình tĩnh, dẫn đến bình an và hạnh phúc bên trong nó. Ví dụ, chánh niệm hơi thở, là một trong những đề mục chính của thế giới thiền định, có vẻ phù hợp với tính khí của nhiều người hơn bất cứ đề mục nào khác. Nhưng dù là đề mục nào, hảy coi đó như là một nguyên tắc kiểm soát, một nơi trú ngụ, một trụ cột cho tâm, đem nó vào thực hành trong tâm của bạn để đạt được tĩnh lặng và bình an.

Khi tâm bắt đầu lắng đọng, chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy tính chất thiết yếu và giá trị của nó. Chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy tim là gì và nó như thế nào. Nói cách khác, khi tâm tập hợp tất cả các dòng tư tưởng của nó vào một điểm duy nhất, như sự đơn giản nhận thức trong chính nó, đây là cái được gọi là 'tâm' (citta). Sự tập trung của tâm xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, tương ứng với khả năng của tâm và với các giai đoạn khác nhau của sự tinh lọc của nó. Ngay cả khi tâm vẫn còn ở mức độ thô thiển, chúng ta vẫn có thể biết nó khi nó tập trung vào trong. Khi tâm trở nên tinh tế và tinh tế hơn, chúng ta sẽ biết sự tinh lọc của nó — 'Tâm này tinh tế.. Tâm này rực rỡ... Tâm này rất tĩnh lặng... Tâm này là một cái gì đó vô cùng tuyệt vời' — thêm và thêm nữa, từng bước một, cũng cái tâm này!

In cleansing and training the mind for the sake of stillness; in investigating, probing, and solving the problems of the mind with discernment (pañña) — which is the way of making the mind progress, or of enabling us to reach the truth of the mind, step by step, through the means already mentioned — no matter how crude the mind may be, don't worry about it. If we get down to making the effort and persevere continually with what diligence and persistence we have, that crudeness will gradually fade away and vanish. Refinement will gradually appear through our own actions or our own striving until we are able to go beyond and gain release by slashing the defilements to bits. This holds true for all of us, men and women alike.

But while we aren't yet able to do so, we shouldn't be anxious. All that is asked is that we make the mind principled so that it can be a refuge and a mainstay for itself. As for this body, we've been relying on it ever since the day we were born. This is something we all can know. We've made it live, lie down, urinate, defecate, work, make a living. We've used it, and it has used us. We order it around, and it orders us around. For instance, we've made it work, and it has made us suffer with aches here and pains there, so that we have to search for medicine to treat it. It's the one that hurts, and it's the one that searches for medicine. It's the one that provides the means. And so we keep supporting each other back and forth in this way.

Trong việc làm sạch và rèn luyện tâm vì lợi ích của sự tĩnh lặng, trong việc điều tra, khảo sát, và giải quyết các vấn đề của tâm với tuệ phân biệt (pañña) — đó là cách để làm tâm tiến bộ, hay giúp chúng ta đạt được sự thật của tâm, từng bước một, qua phương tiện đã được đề cập — cho dù tâm có thể thô thiễn tới đâu, đừng lo lắng về nó. Nếu chúng ta thật sự nỗ lực và kiên trì liên tục với sự chuyên cần và bền chí sẵn có, sự thô thiễn đó sẽ mờ dần và biến mất. Sự tinh lọc sẽ dần dần xuất hiện qua hành động hay phấn đấu của chúng ta cho đến khi chúng ta có thể vượt qua và đạt được giải thoát bằng cách đập tan phiền não ô trược. Điều này đúng cho tất cả chúng ta, nam cũng như nữ.

Nhưng khi chúng ta vẫn chưa thể làm như vậy, chúng ta không nên lo lắng. Chỉ cần nhớ rằng chúng ta làm cho tâm có nguyên tắc để nó có thể là một nơi trú ẩn và trụ cột của chính nó. Đối với cái thân này, chúng ta đã nương tựa vào nó kể từ ngày chúng ta được sinh ra. Đây là điều mà tất cả chúng ta đều biết. Chúng ta làm cho nó sống, nằm xuống, tiểu tiện, bài tiết, làm việc, kiếm sống. Chúng ta sử dụng nó, và nó sử dụng chúng ta. Chúng ta điều khiển nó, và nó điều khiển chúng ta. Ví dụ, chúng ta bắt nó làm việc, và nó làm chúng ta chịu đựng nhức mỏi chỗ này và đau đớn chỗ kia, khiến chúng ta phải tìm kiếm thuốc để chữa trị nó. Nó là người bị đau, và nó là người đi tìm thuốc men. Nó là người cung cấp phương tiện. Và vì vậy chúng ta tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau theo cách này.

It's hard to tell who is in charge, the body or us. We can order it around part of the time, but it orders us around all the time. Illness, hunger, thirst, sleepiness: These are all nothing but a heap of suffering and stress in which the body orders us around, and orders us from every side. We can order it around only a little bit, so when the time is right for us to give the orders, we should make it meditate.

So. Get to work. As long as the body is functioning normally, then no matter how much or how heavy the work, get right to it. But if the body isn't functioning normally, if you're ill, you need to be conscious of what it can take. As for the mind, though, keep up the effort within, unflaggingly, because it's your essential duty.

Thật khó để nói ai là người phụ trách, thân thể hay chúng ta. Chúng ta có thể ra lệnh cho nó đôi lúc, nhưng nó ra lệnh cho chúng ta khắp mọi lúc. Đau ốm, đói, khát, buồn ngủ: Tất cả chỉ là một đống đau khổ và căng thẳng mà thân thể đòi hỏi chúng ta làm khắp mọi lúc, và điều khiển chúng ta từ mọi phía. Chúng ta có thể đòi hỏi nó chỉ một chút, vì vậy khi đúng lúc cho chúng ta đòi hỏi, chúng ta nên bắt nó thiền định.

Vì vậy, hảy bắt tay vào làm việc. Miễn là thân thể hoạt động bình thường, thì cho dù công việc nhiều bao nhiêu hay nặng đến mức nào, hảy làm ngay. Nhưng nếu thân thể không hoạt động bình thường, nếu bạn đau, bạn cần phải ý thức được những gì nó có thể tiếp nhận. Tuy nhiên, đối với tâm, hảy tiếp tục kiên trì nỗ lực, bởi vì đó là nhiệm vụ thiết yếu của bạn.

You've depended on the body for a long time. Now that it's wearing down, know that it's wearing down — which parts still work, which parts no longer work. You're the one in charge and you know it full well, so make whatever compromises you should.

But as for the heart, which isn't ill along with the body, it should step up its efforts within, so that it won't lack the benefits it should gain. Make the mind have standards and be principled — principled in its living, principled in its dying. Wherever it's born, make it have good principles and satisfactory standards. What they call 'merit' (puñña) won't betray your hopes or expectations. It will provide you with satisfactory circumstances at all times, in keeping with the fact that you've accumulated the merit — the well-being — that all the world wants and of which no one has enough. In other words, what the world wants is well-being, whatever the sort, and in particular the well-being of the mind that will arise step by step from having done things, such as meditation, which are noble and good.

Bạn đã phụ thuộc vào thân thể trong một thời gian dài. Bây giờ nó đang bị hao mòn, biết là nó đang hao mòn — một số bộ phận vẫn hoạt động, một số không còn hoạt động. Bạn là người phụ trách và bạn biết rõ nó, vì vậy hảy làm bất cứ điều gì bạn thấy cần.

Nhưng đối với tâm, không bị ốm đau cùng với thân thể, nó nên gia tăng các nỗ lực bên trong, để nó sẽ không thiếu sót những lợi ích mà nó nên có. Hảy làm cho tâm có tiêu chuẩn và nguyên tắc — nguyên tắc trong cuộc sống của nó, nguyên tắc trong sự chết của nó. Bất cứ nơi nào nó sinh ra, hảy làm cho nó có nguyên tắc tốt và tiêu chuẩn thỏa đáng. Cái mà họ gọi là 'công đức' (puñña) sẽ không phản bội niềm hy vọng hay mong đợi của bạn. Nó sẽ cung cấp cho bạn những trạng huống vui lòng khắp mọi lúc, phù hợp với thực tế là bạn đã tích lũy công đức — hạnh phúc — mà tất cả thế giới muốn và không ai có đủ. Nói cách khác, điều mà thế giới muốn là hạnh phúc, bất kể là loại nào, và đặc biệt là hạnh phúc của tâm mà sẽ phát sinh từng bước từ việc hoàn tất công việc, chẳng hạn như thiền định, đó là điều cao thượng và tốt đẹp.

This is the well-being that forms a core or an important essence within the heart. We should strive, then, while the body is still functioning, for when life comes to an end, nothing more can be done. No matter how little or how much we have accomplished, we must stop at that point. We stop our work, put it aside, and then reap its rewards — there, in the next life. Whatever we should be capable of doing, we do. If we can go beyond or gain release, that's the end of every problem. There will then be nothing to involve us in any turmoil.

Here I've been talking about the mind because the mind is the primary issue. That which will make us fare well or badly, meet with pleasure or pain, is nothing else but the mind.

As for what they call bad kamma, it lies within the mind that has made it. Whether or not you can remember, these seeds — which lie within the heart — can't be prevented from bearing fruit, because they are rooted in the mind. You have to accept your kamma. Don't find fault with it. Once it's done, it's done, so how can you find fault with it? The hand writes and so the hand must erase. You have to accept it like a good sport. This is the way it is with kamma until you can gain release — which will be the end of the problem.

Đây là hạnh phúc tạo nên cốt lõi hay bản chất thiết yếu bên trong tim. Vì thế, chúng ta nên cố gắng trong khi thân vẫn hoạt động, vì khi cuộc sống chấm dứt, không còn gì có thể làm được. Bất kể là chúng ta đã hoàn tất ít hay nhiều, chúng ta phải ngừng tại điểm đó. Chúng ta ngưng công việc của mình lại, để nó qua một bên, và sau đó gặt hái thành quả của nó — ở đó, trong kiếp sống kế tiếp. Bất cứ điều gì chúng ta có khả năng làm, chúng ta làm. Nếu chúng ta vượt qua hay đạt được giải thoát, đó là kết thúc của mọi vấn đề. Rồi sẽ không còn gì liên quan đến chúng ta trong bất kỳ sự hỗn loạn nào.

Ở đây tôi đang nói về tâm vì tâm là vấn đề chính yếu. Cái mà sẽ làm cho chúng ta giã từ tốt hay xấu, gặp gỡ với vui sướng hay đau khổ, không là gì khác ngoài tâm.

Đối với cái mà họ gọi là nghiệp xấu, nó nằm trong tâm đã tạo ra nó. Cho dù bạn có thể nhớ hay không, những hạt giống này — nằm trong tim — không thể ngăn ngừa hậu quả, vì chúng được cấy rễ trong tâm. Bạn phải chấp nhận nghiệp của bạn. Đừng tìm kiếm lỗi lầm với nó. Một khi đã xong, nó đã xong rồi, vì vậy làm sao bạn có thể tìm kiếm lỗi lầm với nó? Bàn tay viết và vì vậy bàn tay phải xóa đi. Bạn phải chấp nhận nó như một môn thể thao tốt. Đây là cách nó là với nghiệp cho đến khi bạn có thể đạt được giải thoát — đó sẽ là kết thúc của vấn đề.


The Marvel of the Dhamma  

Those who practice the Dhamma will begin to know the Dhamma or to gain a feel for the Dhamma in the area of meditation more markedly than in other areas, and more extensively. For example, the gratification that comes from being generous is moving in one way, the gratification that comes from maintaining the precepts is moving in another way, the feelings of gratification that come from the different forms of goodness are moving in their own separate ways. This is called finding gratification in skillfulness.

But all of these feelings of gratification converge in the practice of meditation. We begin to feel moved from the moment the mind begins to grow still, when the heart gathers its currents together to stand solely on its own. Even though we may not yet obtain a great deal of stillness from the inward gathering of the mind, we still find ourselves gratified within, in a way we can clearly sense. If the mind or the Dhamma were a material object, there wouldn't be anyone in the world who wouldn't respect the religion, because the goodness, the well-being, and the marvels that arise from the religion and from the practicing in line with the teachings of the religion are things desired the world over.


Sự Vi Diệu của Pháp  

Những ai thực hành Pháp sẽ bắt đầu biết Pháp hay có được cảm giác về Pháp trong lĩnh vực thiền định một cách rõ rệt hơn trong các lĩnh vực khác, và sâu rộng hơn. Chẳng hạn, sự hoan hỷ đến từ lòng quảng đại rung động theo một cách, trong khi sự hoan hỷ đến từ việc duy trì giới luật rung động theo một cách khác, cảm giác hoan hỷ đến từ những hình thức tốt lành rung động theo cách riêng của chúng. Đây gọi là tìm thấy niềm vui trong sự khéo léo.

Nhưng tất cả những cảm giác hoan hỷ này hội tụ trong sự thực hành thiền định. Chúng ta bắt đầu cảm thấy rung động từ khoảnh khắc tâm bắt đầu phát triễn tĩnh lặng, khi trái tim tập hợp dòng tư tưởng của nó lại với nhau để hoàn toàn dựa vào chính nó. Mặc dù chúng ta có thể vẫn chưa đạt được sự tĩnh lặng tuyệt vời từ việc tập trung tâm trí, chúng ta vẫn tìm thấy cho mình niềm hoan hỷ nội tại, theo một cách chúng ta có thể cảm thấy rõ ràng. Nếu tâm hay Pháp là một đối tượng vật chất, sẽ không có ai trên thế giới không kính trọng tôn giáo, bởi vì sự tốt lành, hạnh phúc, và vi diệu phát sinh từ tôn giáo và từ việc thực hành phù hợp với giáo lý là những điều mong muốn trên thế giới.

Goodness, well-being, marvels: These are things the world has always desired from time immemorial — with a desire that has never lost its taste — and they are things that will always be desired until the world loses its meaning, or until people become extinct, having no more sense of good and evil. That's when the world will no longer aspire for these great blessings. The well-being that comes from the marvels — the Dhamma in the area of its results — is something to which all living beings aspire, simply that their abilities differ, so that some attain their aspirations, while others don't.

But the Dhamma can't be displayed for the world to perceive with its senses of sight, hearing, smell, taste, or touch in the way other things can. Even though there may be other immaterial phenomena similar to the Dhamma — such as smells — still they aren't like the true Dhamma that is touched by the hearts of those who have practiced it. If the Dhamma could be displayed like material objects, there is no doubt but that the human world would have to respect the religion for the sake of that Dhamma. This is because the Dhamma is something more marvelous than anything else. In all the three levels of existence, there is no greater marvel than in the Dhamma.

Sự tốt lành, hạnh phúc, vi diệu: Đây là những điều mà thế giới luôn mong muốn từ thuở xưa — với niềm mong muốn không bao giờ phai nhạt — và chúng là những điều mà luôn sẽ được mong mõi cho đến khi thế giới đánh mất ý nghĩa của nó, hay đến khi loài người bị tuyệt chủng, không còn ý thức về thiện và ác. Đó là khi thế giới sẽ không còn khao khát về những phước lành lớn lao này nữa. Hạnh phúc đến từ sự kỳ diệu — Pháp trong phạm vi kết quả của nó — là điều mà tất cả chúng sinh mong mõi, chỉ vì khả năng của họ khác nhau, vì vậy một số đạt được nguyện vọng của họ, trong khi những người khác thì không.

Nhưng Pháp không thể hiển thị cho thế giới cảm nhận với các giác quan thấy, nghe, ngửi, nếm, hay sờ mó của nó theo cách mà những thứ khác có thể. Mặc dù có thể có các hiện tượng phi vật chất khác tương tự như Pháp — chẳng hạn như mùi hương — nhưng chúng không giống như Chánh Pháp cảm nhận bởi trái tim của những ai thực hành nó. Nếu Pháp có thể hiển thị như những đối tượng vật chất, đương nhiên là thế giới loài người sẽ phải kính trọng tôn giáo vì lợi ích của Pháp đó. Đây là bởi vì Pháp là điều kỳ diệu hơn bất cứ thứ gì khác. Trong cả ba cõi giới, không có gì kỳ diệu hơn là Pháp.

The Dhamma can appear as a marvel, conspicuous and clear in the mind. The mind is what knows it — and only the mind. It can't be displayed in general like material objects, as when we take things out to admire or to show off to others. The Dhamma can't possibly be displayed like material objects. This is what makes the world lack interest — and lack the things that could be hoped from the Dhamma — in a way that is really a shame.

Even those who want the marvel of the Dhamma don't know what the marvel is, or what the profundity of the Dhamma is, because the mind has never had contact with that profundity. The eye has never had contact with the marvel. The ear has never obtained any marvel from the current of the Dhamma, because the Dhamma can't be displayed as a current of sound as other things can. This is one obstacle that prevents people from becoming moved by the Dhamma, that prevents them from fully believing and fully entrusting themselves to the Dhamma in a way consistent with the world's long-felt hunger for well-being and prosperity.

Pháp có thể xuất hiện như một sự kỳ diệu, hiển nhiên và rõ ràng trong tâm. Tâm là cái biết nó — và chỉ có tâm. Nó không thể hiển thị một cách tổng quát như những đối tượng vật chất, như khi chúng ta lấy những thứ ra để chiêm ngưỡng hay khoe với người khác. Pháp không thể được trình bày như những đối tượng vật chất. Điều này làm cho thế giới thiếu quan tâm — và thiếu những điều mà có thể hy vọng từ Pháp — theo một cách thật sự là xấu hổ.

Ngay cả những người muốn sự vi diệu của Pháp không biết sự vi diệu đó là gì, hay sự uyên thâm của Pháp là gì, bởi vì tâm chưa bao giờ tiếp xúc với sự uyên thâm đó. Con mắt chưa bao giờ tiếp xúc với sự vi diệu. Tai chưa bao giờ đón nhận bất cứ sự vi diệu nào từ dòng chảy của Pháp, bởi vì Pháp không thể hiển thị như âm thanh như những thứ khác có thể. Đây là trở ngại ngăn cản người ta rung động bởi Pháp, ngăn cản họ từ việc hoàn toàn tin tưởng và hoàn toàn ủy thác cho Pháp theo một cách phù hợp với niềm khát vọng sâu xa về hạnh phúc và thịnh vượng của thế giới.

Each of the Buddhas who has gained Awakening and taught the Dhamma to the world has had to reflect to the full extent of his intelligence and ability on the myriad ways of teaching the Dhamma to the world so that the world could see it as a marvel, inasmuch as the Dhamma can't be put in shop windows or in public places. This is because the true Dhamma lies in the heart and reveals itself only in words and deeds, which doesn't excite a gratifying sense of absorption in the same way as touching the Dhamma directly with the heart.

Because there is no way to display the Dhamma directly, the Buddhas display it indirectly through teaching. They point out the causes — the Dhamma of conduct and practices leading to the Dhamma of results at this or that point or this or that level; and at the same time they proclaim the results — the excellence, the marvels of the stages and levels of the Dhamma that can be touched with the heart, all the way to the highest marvel, vimutti, the mental release called nibbana within the heart.

Mỗi vị Phật đã đạt được Giác Ngộ và dạy Pháp cho thế giới đã phải tận dụng toàn thể trí tuệ và khả năng của vị ấy để nghĩ ra vô số phương pháp giảng dạy Pháp cho thế giới để thế giới có thể nhìn thấy nó là vi diệu, bởi vì Pháp không thể được đem ra bày biện nơi các cửa hàng hay nơi công cộng. Đây là vì Chánh Pháp nằm trong tim và chỉ hé lộ chính nó qua lời nói và việc làm, không kích thích một cảm giác hấp thụ thỏa đáng tương tự như việc trực tiếp chạm vào Pháp với trái tim.

Vì không cách nào hiển thị Pháp một cách trực tiếp, chư Phật hiển thị nó một cách gián tiếp qua việc giảng dạy. Họ chỉ ra nguyên nhân — Pháp của cách cư xử và thực hành dẫn đến Pháp của kết quả tại điểm này hoặc điểm kia, hay mức độ này hoặc mức độ kia; và đồng thời họ tuyên bố kết quả — sự xuất sắc, vi diệu của các giai đoạn và mức độ của Pháp mà có thể chạm được với trái tim, lên đến sự vi diệu cao nhất, vimutti, sự giải thoát tâm linh được gọi là niết bàn bên trong tim.

Every Buddha has to devise strategies in teaching the Dhamma so as to bring that marvel out to the world by using various modes of speech and conduct — for example, describing the Dhamma and showing the conduct of the Dhamma as being like this and that — but the actual Dhamma can't be shown. It is something known exclusively in the heart, in the way in which each Buddha and each arahant possesses this marvel. None of the Buddhas, none of the arahants who possess this marvel are in any way deficient in this regard.

The marvel lies in their hearts — simply that they can't take the marvel that appears there and display it in the full measure of its wonder. Thus they devise strategies for displaying it in their actions, which are simply attributes of the Dhamma, not the actual Dhamma itself. For instance, the doctrine they teach in the texts is simply an attribute of the Dhamma. Their act of teaching is also just an attribute of the Dhamma. The actual Dhamma is when a meditator or a person who listens to their teachings about the Dhamma follows the Dhamma in practice and touches it stage by stage within his or her own heart. This is called beginning to make contact with the actual Dhamma, step by step. However much contact is made, it gives a sense of gratification felt exclusively within the heart of the person who has gained that contact through his or her own practice.

Mỗi vị Phật phải nghĩ ra sách lược trong việc giảng dạy Pháp để mang sự vi diệu đó ra cho thế giới bằng cách sử dụng các cách diễn đạt và hành xử khác nhau — ví dụ, diễn tả Pháp và chỉ cách hành xử của Pháp là như thế này hay thế kia — nhưng Pháp thật sự thì không thể hiển thị được. Nó là điều chỉ được biết riêng biệt trong tim, theo cùng cách mà mỗi vị Phật và mỗi vị A-la-hán sở hữu sự vi diệu này. Không một vị Phật nào, không một vị A-la-hán nào sở hữu sự vi diệu mà lại thiếu sót về vấn đề này.

Sự vi diệu nằm trong tim của họ — chỉ là họ không thể lấy sự vi diệu xuất hiện ở đó ra và hiển thị một cách đầy đủ sự tuyệt vời của nó. Vì thế họ phải nghĩ ra sách lược để hiển thị nó trong hành động của họ, vốn chỉ đơn giản là những đặc tính của Pháp, chứ không phải thật sự là Pháp. Chẳng hạn như, giáo lý họ dạy trong các bản văn chỉ là một đặc tính của Pháp. Hành động giảng dạy của họ cũng chỉ là một đặc tính của Pháp. Pháp thật sự là khi một thiền giả hay một người lắng nghe lời dạy của họ về Pháp noi theo Pháp trong thực hành và chạm vào nó qua từng giai đoạn ở trong chính trái tim của người ấy. Đây được gọi là bắt đầu tiếp xúc với Pháp thật sự, từng bước một. Tùy theo sự tiếp xúc được bao nhiêu, nó mang lại một cảm giác hài lòng chỉ đặc biệt có trong tim của người mà đã đạt được sự tiếp xúc đó thông qua sự thực hành của riêng người ấy.

When it comes to ingenuity in teaching, no one excels the Buddhas. Even so, they reveal only what they see as appropriate for humanity. They can't reveal the actual Dhamma — for example, by taking out the true marvel in their hearts and unfolding it for the world to see, saying, 'This is the marvel of the Tathagata, of each Buddha. Do you see it?' This can't be done, for here we're talking about the marvel of the purity of a heart that was previously swamped with defilement like a heap of assorted excrement, but now has become a pure, unsullied nature, or a pure, amazing nature because of the practice of constantly and relentlessly cleansing it. They can't show that Dhamma to the world, saying, 'Do you see this? Look at it. Look at it. Feast your eyes till they're full and then strive to make this treasure your own!' So instead, they teach by using various strategies for those who practice, describing the path in full detail, in terms both of causes and of results.

What they bring out to show is simply the current of their voices, the breath of their mouths. That's what they bring out to speak, simply the breath of their mouths. They can't bring out the real thing. For example, when they say, 'It's marvelous like this,' it's just sound. The marvelous nature itself can't be brought out. All they can bring out is the action of saying, 'That nature is marvelous,' so that we can speculate for ourselves as to what that marvel is like. Even though this doesn't remove our doubts, it's better than if we had never heard about it at all.

Khi nói đến sự sáng tạo trong việc giảng dạy, không ai xuất sắc hơn chư Phật. Mặc dù vậy, họ chỉ hé lộ những gì họ thấy là thích hợp cho nhân loại. Họ không thể hé lộ Pháp thật sự — ví dụ, bằng cách lấy sự vi diệu thật sự trong tim của họ và mở ra cho thế giới nhìn thấy, nói rằng, 'Đây là sự vi diệu của Như Lai, của mỗi vị Phật. Bạn có nhìn thấy nó không?' Điều này không thể làm được, vì ở đây chúng ta đang nói về sự vi diệu của một trái tim thanh tịnh mà trước đó bị tràn ngập với phiền não ô trược như một đống bài tiết hỗn độn, nhưng bây giờ đã trở nên một bản tánh tinh khiết, không tỳ vết, hay một bản tánh tinh khiết tuyệt vời do bởi sự thực hành liên tục và không ngừng nghĩ trong việc làm sạch nó. Họ không thể hiển thị Pháp đó cho thế giới, nói rằng, 'Bạn thấy cái này không? Nhìn vào nó. Mở to mắt ra và cố gắng làm kho báu này thành của riêng bạn!' Vì vậy thay vào đó, họ giảng dạy bằng cách sử dụng một số sách lược cho những ai thực hành, mô tả đạo thật chi tiết, về cả nguyên nhân và kết quả.

Cái mà họ mang ra trình bày chỉ đơn giản là tiếng nói của họ, hơi thở từ miệng của họ. Đó là những gì họ mang ra để nói, chỉ đơn giản là hơi thở từ miệng của họ. Họ không thể mang ra cái thật sự. Ví dụ, khi họ nói, 'Nó vi diệu như thế này,' nó chỉ là âm thanh. Bản tánh vi diệu tự nó không thể được mang ra. Tất cả mà họ mang ra là hành động nói rằng, 'Bản tánh đó vi diệu,' vì vậy chúng ta có thể tự đoán xem cái điều vi diệu đó là gì. Mặc dù điều này không xoá bỏ những nghi ngờ của chúng ta, nó vẫn tốt hơn là chúng ta không bao giờ nghe về nó cả.

But the basic principle in making us come to know and see the marvel of the Dhamma is that first we have to speculate and then we follow with practice. This qualifies as following the principles of the Dhamma the Buddha taught, and this is fitting and proper. No matter what the difficulties and hardships encountered in following the path, we shouldn't let them form barriers to our progress, because this is where the path lies. There are no other byways that can take us easily to the goal. If our practice is difficult, we have to stick with it. If it's painful, we have to bear it, because it's a duty we have to perform, a burden we have to carry while working so as to attain our aims.

The Dhamma of a pure mind is like this: The mind is the Dhamma, the Dhamma is the mind. We call it a mind only as long as it is still with the body and khandhas. Only then can we call it a pure mind, the mind of a Buddha, or the mind of an arahant. After it passes from the body and khandhas, there is no conventional reality to which it can be compared, and so we can't call it anything at all.

Nhưng nguyên tắc căn bản trong việc làm cho chúng ta biết và thấy sự vi diệu của Pháp là đầu tiên chúng ta phải suy đoán và sau đó đi theo với thực hành. Điều này đủ tiêu chuẩn như là việc noi theo các nguyên tắc của Pháp mà Đức Phật đã dạy, và nó thích hợp và đúng. Bất kể những khó khăn và cực nhọc gặp phải trong việc đi theo con đường, chúng ta không nên để cho chúng tạo thành rào cản cho sự tiến bộ của chúng ta, bởi vì đây là nơi con đường nằm. Không có con đường nào khác mà có thể đem chúng ta đến mục tiêu dễ dàng. Nếu sự thực hành của chúng ta khó, chúng ta phải gắn bó với nó. Nếu nó đau đớn, chúng ta phải chịu đựng nó, bởi vì nó là một nhiệm vụ chúng ta phải thực hiện, một gáng nặng chúng ta phải mang theo khi làm việc để đạt được mục tiêu của chúng ta.

Pháp của tâm thanh tịnh thì như thế này: Tâm là Pháp, Pháp là tâm. Chúng ta gọi nó là tâm hễ mà nó tĩnh lặng với thân và ngũ uẩn. Chỉ đến khi đó chúng ta mới có thể gọi nó là tâm thanh tịnh, tâm của một vị Phật, hay tâm của một vị A-la-hán. Sau khi nó vượt qua thân và ngũ uẩn, không có một thực thể thông thường nào mà có thể so sánh được, và vì vậy chúng ta không thể gọi nó là gì cả.

No matter how marvelous that nature, no matter how much it may be ours, there is no possible way we can use conventional realities to describe it or to make comparisons, because that Dhamma, that realm of release, has no conventions against which to measure things or make comparisons. It's the same as if we were in outer space: Which way is north, which way is south, we don't know. If we're on Earth, we can say 'east,' 'west,' 'north,' and 'south' because there are things that we can observe and compare so as to tell which direction lies which way. We take the Earth as our standard. 'High' and 'low' depend on the Earth as their frame of reference. How much higher than this, lower than this, north of this, south of this: These things we can say.

But if we're out in outer space, there is no standard by which we can measure things, and so we can't say. Or as when we go up in an airplane: We can't tell how fast or how slow we're going. When we pass a cloud, we can tell that we're going fast, but if we depend simply on our eyesight, we're sure to think that the speed of the airplane is nowhere near the speed of a car. We can clearly see how deceptive our eyesight is in just this way. When we ride in a car, the trees on both sides of the road look as if they were falling in together down on the road behind us. Actually, they stay their separate selves. It's simply that the car runs past them. Since there are things that we sense, that lie close enough for comparison, it seems as if the car were going really fast.

Bất kể bản tánh đó vi diệu như thế nào, bất kể nó có thể là của chúng ta đến bao nhiêu, không cách nào chúng ta có thể dùng thực thể thông thường để diễn tả hay so sánh nó, bởi vì Pháp đó, lĩnh vực giải thoát đó, không có quy ước nào để đo lường mọi thứ hay so sánh. Nó giống như thể chúng ta ở ngoài vũ trụ. Hướng nào là bắc, hướng nào là nam, chúng ta không biết. Nếu chúng ta ở trái Đất, chúng ta có thể nói 'đông', 'tây', 'bắc', và 'nam' bởi vì có những thứ chúng ta có thể quan sát và so sánh để nói hướng nào nằm ở đâu. Chúng ta lấy trái Đất làm tiêu chuẩn của chúng ta. 'Cao' và 'thấp' phụ thuộc vào trái Đất như khung tham khảo của chúng. Cao hơn cái này bao nhiêu, thấp hơn cái này bao nhiêu, phía bắc của cái này, phía nam của cái này: Những điều này chúng ta có thể nói.

Nhưng nếu chúng ta ở ngoài vũ trụ, không có tiêu chuẩn nào để đo lường mọi thứ, và vì thế chúng ta không thể nói. Hay như khi chúng ta ở trên máy bay: Chúng ta không thể nói chúng ta đang đi nhanh hay chậm bao nhiêu. Khi bay qua đám mây, chúng ta có thể nói là mình đi nhanh, nhưng nếu chúng ta chỉ dựa vào tầm mắt của mình, chúng ta chắc chắn sẽ nghĩ rằng vận tốc của máy bay không nhanh bằng vận tốc của chiếc xe. Chúng ta có thể thấy rõ là thị lực của chúng ta gây nhầm lẫn như thế nào theo cách này. Khi chúng ta lái xe, cây cối hai bên đường trông giống như chúng đang đổ xuống đường đằng sau chúng ta. Thật ra, chúng tự đứng riêng rẽ. Chỉ đơn giản là chiếc xe chạy qua chúng. Vì có những điều mà chúng ta cảm nhận, đủ để so sánh, có vẻ như là chiếc xe đi rất nhanh.

As for the airplane, there's nothing to make comparisons with, so it looks as if the plane were dawdling along, as if it were going slower than a car, even though it's actually many times faster.

This is how it is when we compare the mind of an ordinary run-of-the-mill person with the mind of the Buddha. Whatever the Buddha says is good and excellent, we ordinary people tend to say that it's not. Whatever we like, no matter how vile, we say that it's good. We don't admit the truth, in the same way as thinking that a car goes faster than an airplane.

The practice of attending to the mind is something very important. Try to develop mindfulness (sati) and discernment so that they can keep up with the things that come and entangle the mind. By and large, the heart itself is the instigator, creating trouble continually, relentlessly. We then fall for the preoccupations the heart turns out — and this makes us agitated, upset, and saddened, all because of the thoughts formed by the heart.

Đối với máy bay, không có gì để so sánh, vì vậy có vẻ như chiếc máy bay đang chậm chạp bay, như thể nó đi chậm hơn chiếc xe, mặc dù nó thật sự nhanh hơn rất nhiều.

Đây là cách nó là khi chúng ta so sánh tâm của một người bình thường với tâm của Đức Phật. Bất cứ điều gì Đức Phật nói thì tốt và xuất sắc, người bình thường chúng ta thường có khuynh hướng nói rằng không phải như vậy. Bất cứ điều gì chúng ta thích, cho dù nó xấu đến đâu, chúng ta cũng nói là nó tốt. Chúng ta không chấp nhận sự thật, tương tự như khi nghĩ rằng chiếc xe đi nhanh hơn chiếc máy bay.

Việc thực hành chú tâm là điều rất quan trọng. Hảy cố gắng phát triễn chánh niệm (sati) và nhận thức phân biệt để chúng có thể theo kịp những thứ đến làm vướng bận tâm. Nói chung, trái tim tự nó là người gây ra, tạo rắc rối liên tục, không ngừng nghĩ. Để rồi chúng ta rơi vào các mối bận tâm do tim gây ra — và điều này làm chúng ta bức rức, lo âu, và buồn bã, tất cả chỉ vì những suy nghĩ tạo ra bởi trái tim.

These come from the heart itself, and the heart itself is what falls for them, saying that this is this, and that is that, even though the things it names 'this' and 'that' merely exist in line with their nature. They have no meaning in and of themselves, that they are like ''this' or 'that.' The mind simply gives them meanings, and then falls for its own meanings, making itself glad or sad over those things without end. Thus the stress and suffering that result from thought-formations have no end, no point of resolution, just as if we were floating adrift in the middle of the sea waiting to breathe our last breath.

The Buddhas all reached Awakening here in this human world because the human world is rich in the Noble Truths. It's where they are plain to see. The Noble Truth of stress (dukkha) lies in the human body. Human beings know about stress — because they're smarter than common animals. The Noble Truth of the origin of stress: This lies in the human heart. The Noble Truth of the path — the path of practice to cure defilement (kilesa), craving (tanha), and mental effluents (asava), which are the things that produce stress: This, human beings also know. What is the path? To put it briefly: virtue, concentration, and discernment. These things human beings know and can put into practice. The Noble Truth of the cessation of stress: This, human beings also know. No matter which of these truths, all human beings know them — although they may not know how to behave toward them or take interest in behaving in line with them, in which case there is no way the Dhamma can help them at all.

Những thứ này đến từ trái tim, và trái tim tự nó sa ngã vào chúng, nói rằng cái này là thế này, cái kia là thế kia, mặc dù những thứ nó đặt tên là 'cái này' và 'cái kia' chỉ tồn tại phù hợp với bản tánh của chúng. Chúng không có ý nghĩa gì tự nội tại, rằng chúng là như 'thế này' hay 'thế kia'. Tâm chỉ đặt cho chúng ý nghĩa, và rồi sa ngã vào những ý nghĩa của nó, làm cho chính nó vui hay buồn về những điều đó đến vô tận. Do đó căng thẳng và đau khổ là kết quả của sự hình thành tư tưởng không có kết thúc, không có sự giải quyết, như thể chúng ta đang trôi nổi giữa biển chờ để trút hơi thở cuối cùng của chúng ta.

Chư Phật đều đạt được Giác Ngộ ở đây trong thế giới loài người này bởi vì thế giới loài người phong phú trong các Chân lý Cao thượng hay Tứ Diệu Đế. Nó là nơi những điều này được nhìn thấy rõ. Khổ Đế (dukkha) nằm trong thân thể người ta. Loài người biết về khổ — bởi vì họ thông minh hơn loài thú. Tập Đế - nguyên nhân của khổ: Điều này nằm trong tim người ta. Đạo Đế — con đường thực hành để chữa trị phiền não (kilesa), ham muốn (tanha), và những bợn nhơ tinh thần (asava), là những thứ tạo ra khổ: Điều này, loài người cũng biết. Đạo là gì? Nói ngắn gọn: đức hạnh, định, và nhận thức phân biệt. Những điều này nhân loại biết và có thể thực hiện. Diệt Đế - sự chấm dứt đau khổ: Điều này, nhân loại cũng biết. Không có vấn đề gì về các chân lý này, tất cả loài người đều biết chúng — mặc dù họ có thể không biết hành xử như thế nào về những điều này hay quan tâm đến việc hành xử phù hợp với chúng, trong trường hợp đó không cách nào Pháp có thể giúp họ cả.

The Buddhas thus taught the Dhamma in the human world, because the human world lies in the center of all the levels of existence. We have been born in the center of existence, in the midst of the religion. We should conform correctly to the central point of the religion, so as to comprehend the religion's teachings that lie in the center of our heart.

The superlative Dhamma lies right here. It doesn't lie anywhere else. The mind is what can reach the Dhamma. The mind is what knows all dhammas. The affairs of the Dhamma, then, do not lie beyond the mind, which is a fitting vessel for them. Good, evil, pleasure, pain: The mind knows these things before anything else knows them, so we should develop mindfulness and discernment to be resourceful, to keep up with the events that are always becoming involved with the mind in the course of each day.

Thế nên chư Phật đã dạy Pháp trong thế giới loài người, bởi vì thế giới loài người nằm ở trung tâm của tất cả các cõi giới. Chúng ta đã được sinh ra trong trung tâm của sự tồn tại, ở giữa tôn giáo. Chúng ta nên làm cho phù hợp với tâm điểm của tôn giáo, để thấu hiểu giáo lý vốn nằm ở trung tâm của trái tim chúng ta.

Pháp tối thượng nằm ngay ở đây. Nó không nằm đâu khác. Tâm là cái có thể đạt được Pháp. Tâm là cái biết tất cả các pháp. Vấn đề của Pháp, vì thế, không nằm bên ngoài tâm, đó là chiếc thuyền thích hợp cho chúng. Thiện, ác, hạnh phúc, đau khổ: Tâm biết những điều này trước khi bất cứ cái nào khác biết chúng, vì vậy chúng ta nên phát triễn chánh niệm và nhận thức phân biệt cho tháo vát, để theo kịp các sự kiện luôn muốn liên quan với tâm suốt cả ngày.

If we're intent on investigating the origin of stress, which fans out from our various thought-formations, we will find that it arises without stop. It arises right here in the mind. It's fashioned right here. Even though we try to make it quiet, it won't be still. Why? Because of the 'unquietness', the thoughts with which the mind disturbs itself, which it forms and sends out towards its preoccupations (arammana) all the time. Once the mind sends out its thoughts, it then gathers in stress for itself. It keeps at it, in and out like this. What goes out is the origin of stress, and what comes back in is stress. In other words, thoughts form and go out as the origin of stress, and when the results come back to the heart, they're stressful. These things are constantly being manufactured like this all the time.

When we want the mind to have even just a little bit of calm, we really have to force it; and even then these things still manage to drive the mind into forming thoughts whenever we let down our guard. This is how it is with the origin of stress, which is constantly producing suffering. It lies in the heart and is always arising. For this reason, we must use mindfulness and discernment to diagnose and remedy the origin of stress, to keep an eye out for it, and to snuff it out right there, without being negligent. Wherever we sit or stand — whatever our activity — we keep watch over this point, with mindfulness alert to it, and discernment unraveling it so as to know it constantly for what it truly is.

Nếu chúng ta cương quyết điều tra nguyên nhân của khổ, thổi ra từ những tư tưởng hình thành khác nhau của chúng ta, chúng ta sẽ thấy rằng nó phát sinh không ngừng. Nó phát sinh ngay ở đây trong tâm. Nó được cấu thành ngay tại đây. Mặc dù chúng ta cố gắng làm cho nó yên lặng, nó sẽ không yên. Tại sao? Bởi vì sự 'ồn ào', những tư tưởng mà tâm tự nó xáo trộn, nó hình thành và gởi đến các mối bận tâm của nó (arammana) mọi lúc. Một khi tâm gởi ra những suy nghĩ của nó, rồi tập hợp lại thành căng thẳng cho chính nó. Nó tiếp tục, vào và ra như vậy. Những gì đi ra là nguyên nhân của khổ, và những gì vào lại là đau khổ. Nói cách khác, tư tưởng hình thành và đi ra như nguyên nhân của khổ, và khi kết quả quay trở lại tim, chúng gây căng thẳng. Những thứ này liên tục được cấu thành như vậy khắp mọi lúc.

Khi chúng ta muốn tâm bình tĩnh dù chỉ một chút, chúng ta thật sự phải ép buộc nó; và ngay cả khi đó những thứ này vẫn thu xếp để lèo lái tâm vào việc hình thành tư tưởng bất cứ khi nào chúng ta lơ là việc coi chừng của mình. Đây là cách nó là với nguyên nhân của khổ, liên tục tạo ra đau khổ. Nó nằm trong tim và luôn phát sinh. Vì lý do này, chúng ta phải sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để chẩn đoán và chữa trị nguyên nhân của khổ, coi chừng nó, và dập tắt nó ngay tại đó, không lơ đễnh. Dù chúng ta ngồi hay đứng ở đâu — dù hoạt động của chúng ta là gì — chúng ta tiếp tục theo dõi điểm này, với chánh niệm cảnh giác về nó, và nhận thức phân biệt làm sáng tỏ nó để liên tục biết nó như nó thật sự là.

All those who practice to remove defilement practice in this way. In particular, those who are ordained practice by going into the forest to look for a place conducive to their striving in order to wipe out this very enemy. Even when they stay in inhabited areas, or wherever they go, wherever they stay, they keep their attention focused continually, step by step, on the persistent effort to remove and demolish the origin of stress, which is a splinter, a thorn in the heart. Such people are bound to develop more and more ease and well-being, step by step, in proportion to the persistence of their striving.

We can see clearly when the mind is still and settles down: Thought-formations are still, or don't exist. Turmoil and disturbances don't occur. The stress that would otherwise result doesn't appear. When the mind is quiet, stress is also quiet. When thought-formations are quiet, the origin of stress is also quiet. Stress is also quiet. All that remains at that moment is a feeling of peace and ease.

Tất cả những ai thực hành để loại bỏ phiền não ô trược đều thực hành theo cách này. Nhất là những ai đã được truyền giới thực hành bằng cách đi vào rừng tìm một nơi thuận lợi cho việc chiến đấu của họ để dẹp sạch kẻ thù này. Ngay cả khi họ cư ngụ ở những khu vực có người ở, hay bất cứ nơi nào họ đi, nơi nào họ ở lại, họ giữ sự chú tâm liên tục, từng bước một, vào sự kiên trì nỗ lực để loại bỏ và phá hủy nguyên nhân của khổ, vốn là một mảnh dằm, một cái gai trong tim. Những người như vậy có khuynh hướng phát triễn bình an và hạnh phúc nhiều hơn, từng bước một, tương xứng với sự kiên trì phấn đấu của họ.

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng khi tâm yên tĩnh và lắng đọng: các tư tưởng hình thành (hành uẩn) tĩnh lặng hay không tồn tại. Hỗn loạn và lo lắng không xảy ra. Căng thẳng đáng lẽ là kết quả lại không xuất hiện. Khi tâm yên tĩnh, căng thẳng cũng yên tĩnh. Khi hành uẩn yên tĩnh, nguyên nhân của khổ cũng yên tĩnh. Căng thẳng cũng lắng đọng. Tất cả những gì còn lại vào khoảnh khắc đó là cảm giác bình an và dễ chịu.

The war between the mind and the defilements causing stress is like this. We have to keep fighting with persistence. We have to use mindfulness and discernment, conviction and persistence to contend with the war that disturbs and ravages the mind, making it stagger and reel within. The disturbances will then gradually be suppressed. Even when there is only a moment of quiet, we will come to see the harm of the thought-formations that are constantly disturbing us. At the same time, we will see the benefits of mental stillness — that it's a genuine pleasure. Whether there is a lot of stillness or a little, pleasure arises in proportion to the foundation of stillness or the strength of the stillness, which in the texts is called samadhi, or concentration.

A mind centered and still is called a mind in concentration, or a mind gathered in concentration. This is what genuine concentration is like inside the heart. The names of the various stages of concentration are everywhere, but actual concentration is inside the heart. The heart is what gives rise to concentration. It produces it, makes it on its own. When concentration is still, the mind experiences cool respite and pleasure. It has its own foundation set firmly and solidly within.

It's as if we were under an eave or under the cooling shade of a tree. We're comfortable when it rains, we're comfortable when the sun is out, because we don't have to be exposed to the sun and rain. The same holds true with a mind that has an inner foundation of stillness: It's not affected by this preoccupation or that, which would otherwise disturb and entangle it repeatedly, without respite. This is because stillness is the heart's dwelling — 'concentration,' which is one level of home for the heart.

Cuộc chiến giữa tâm và phiền não ô trược gây căng thẳng là như vậy. Chúng ta phải tiếp tục chiến đấu với sự kiên trì. Chúng ta phải sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt, niềm tin và kiên trì để đấu tranh với cuộc chiến gây rối loạn và hủy hoại tâm, làm nó lảo đảo và loạng choạng ở trong. Các rối loạn dần dần sẽ bị kiềm chế. Ngay cả khi chỉ có một khoảnh khắc tĩnh lặng, chúng ta sẽ nhìn thấy nguy hại của hành uẩn đang liên tục quấy rối chúng ta. Đồng thời, chúng ta sẽ thấy lợi ích của tâm tĩnh lặng — rằng nó là niềm vui chân chính. Dù có nhiều tĩnh lặng hay chỉ một ít, niềm vui phát sinh tương xứng với nền tảng của sự tĩnh lặng hay sức mạnh của sự tĩnh lặng, trong văn bản gọi là samadhi, hay định.

Tâm tập trung và tĩnh lặng được gọi là tâm trong định, hay tâm tập hợp trong định. Đây là những gì mà định chân chính giống như ở trong tim. Tên gọi của các giai đoạn khác nhau của định có khắp nơi, nhưng định thật sự thì ở trong tim. Trái tim là cái làm phát sinh định. Nó tạo ra định, tự làm ra nó. Khi định tĩnh lặng, tâm cảm thấy mát mẻ và hoan hỷ. Nó có nền tảng riêng của nó được thiết lập một cách vững vàng và chắc chắn ở bên trong.

Nó giống như chúng ta ở dưới mái hiên hay dưới bóng mát của cây. Chúng ta thoải mái khi trời mưa, chúng ta thoải mái khi trời nắng, bởi vì chúng ta không phải dãi nắng dầm mưa. Cũng giống như vậy với tâm có một nền tảng tĩnh lặng bên trong: Nó không bị ảnh hưởng bởi mối bận tâm này hay nọ, mà đáng lẽ gây hỗn loạn và vướng bận nó liên tục, không nghĩ ngơi được. Đây là bởi vì sự tĩnh lặng là nơi trú ngụ của tim — 'định', đó là một cấp độ trụ xứ của tim.

Discernment (pañña) is ingenuity, sound judgment, evaluating causes and effects within and without; above, below, and in between — inside the body — all the way to the currents of the mind that send out thoughts from various angles. Mindfulness and discernment keep track of these things, investigating and evaluating them so as to know causes and effects in terms of the heart's thought-formations, or in terms of the nature of sankhara within us, until we see the truth of each of these things.

Don't go investigating these things off target, by being clever with labels and interpretations that go against the truth — because in the investigation of phenomena, we investigate in line with the truth. We don't resist the truth, for that would simply enhance the defilements causing stress at the very moment we think we're investigating phenomena so as to remove them.

Tuệ phân biệt (pañña) thì khôn khéo, phán đoán đúng đắn, thẩm định nguyên nhân và kết quả ở trong và ngoài; trên, dưới, và ở giữa — bên trong thân — cho đến dòng tư tưởng của tâm vốn gởi ra những suy nghĩ từ các góc độ khác nhau. Chánh niệm và nhận thức phân biệt theo dõi những thứ này, quan sát và thẩm định chúng để biết nguyên nhân và kết quả liên hệ đến những tư tưởng hình thành của tâm, hay về bản tánh của sankhara - hành uẩn bên trong chúng ta, cho đến khi chúng ta nhìn thấy sự thật của mỗi thứ này.

Đừng đi quan sát những thứ này ngoài mục tiêu, bằng cách khôn khéo với những khái niệm và diễn giải đi ngược lại sự thật — bởi vì trong việc quan sát các hiện tượng, chúng ta quan sát phù hợp với sự thật. Chúng ta không chống lại sự thật, vì điều đó chỉ làm gia tăng phiền não ô trược gây ra căng thẳng ngay lúc chúng ta nghĩ rằng mình đang quan sát các hiện tượng để loại bỏ chúng.

Birth we have already experienced. As for old age, we've been growing old from the day of our birth, older and older, step by step. Whatever our age, that's how long we've been growing old, until we reach the end of life. When we're old to the nth degree, we fall apart. In other words, we've been growing old from the moment of birth — older by the day, the month, the year — older and older continually. We call it 'growing up', but actually it's growing old.

See? Investigate it for what it really is. This is the great highway — the way of nature. Don't resist it. For example, the body is growing old, but we don't want it to be old. We want it always to be young. This is called resisting the truth — which is stress. Even when we try to resist it, we don't get anywhere. What do we hope to gain by resisting it and creating stress for ourselves? Actually, we gain nothing but the stress that comes from resisting the truth.

Chúng ta đã kinh nghiệm sự sinh ra đời. Đối với tuổi già, chúng ta đã già đi từ ngày sinh ra đời, già hơn và già hơn nữa, từng bước một. Tuổi đời chúng ta bao nhiêu, thì chúng ta già đi bấy nhiêu, cho đến khi chúng ta đi tới cuối cuộc đời. Khi chúng ta già đến mức nào đó, chúng ta suy sụp. Nói cách khác, chúng ta vốn đã trở nên già từ lúc sinh ra — già đi theo ngày, tháng, năm — liên tục già hơn nữa. Chúng ta gọi nó là 'trưởng thành', nhưng thật ra đó là già hơn.

Thấy chưa? Quan sát nó như nó thật sự là. Đây là đại lộ tuyệt vời — con đường thiên nhiên. Đừng chống lại nó. Ví dụ, thân thể đang già, nhưng chúng ta không muốn nó già. Chúng ta luôn muốn nó trẻ. Điều này gọi là chống lại sự thật — đó là căng thẳng. Ngay cả khi chúng ta cố gắng chống lại nó, chúng ta chẳng đi đến đâu. Chúng ta hy vọng đạt được gì bằng cách chống lại nó và gây căng thẳng cho chính mình? Thật ra, chúng ta không có được gì ngoại trừ căng thẳng đến từ việc chống lại sự thật.

Use discernment to investigate just like this. Whenever pain arises in any part of the body, if we have medicine to treat it, then we treat it. When the medicine can take care of it, the body recovers. When the medicine can't, it dies. It goes on its own. There's no need for us to force it not to die, or to stay alive for so-and-so many years, for that would be an absurdity. Even if we forced it, it wouldn't stay. We wouldn't get any results and would just be wearing ourselves out in vain. The body has to follow its own natural principles.

When we investigate in line with its truth this way, we can be at our ease. Wherever there's pain, keep aware of it continually in line with its truth. Whether it hurts a lot or a little, keep aware of its manifestations until it reaches the ultimate point of pain — the death of the body — and that's as far as it goes.

Sử dụng nhận thức phân biệt để quan sát như thế này. Bất cứ khi nào cơn đau xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào của thân thể, nếu chúng ta có thuốc để điều trị nó, thì chúng ta điều trị nó. Khi thuốc có thể điều dưỡng nó, thân thể hồi phục. Khi thuốc không thể, nó chết. Nó tự sinh tồn. Chúng ta không cần phải ép buộc nó không được chết, hay sống đến bao nhiêu lâu, vì đó là phi lý. Thậm chí nếu chúng ta ép buộc nó, nó sẽ không ở lại. Chúng ta sẽ không có được kết quả gì và sẽ tự làm cho mình mòn mõi một cách vô ích. Thân thể phải tuân theo các nguyên tắc tự nhiên của nó.

Khi chúng ta quan sát phù hợp với sự thật của nó theo cách này, chúng ta có thể cảm thấy dễ chịu. Bất cứ cơn đau ở đâu, liên tục nhận thức nó phù hợp với sự thật của nó. Dù nó đau nhiều hay ít, nhận thức các biểu hiện của nó cho đến khi nó lên đến tận cùng của cơn đau — cái chết của thân thể — và đó là nơi xa nhất nó đi đến.

Know it in line with its truth. Don't resist it. Don't set up any desires, because the setting up of desire is a deficiency, a hunger. And hunger, no matter when or what the sort, is pain: Hunger for sleep is pain, hunger for food is pain, hunger for water is pain. When was it ever a good thing?

The hunger, the desires that arise, wanting things to be like this, wanting them to be like that: These are all nothing but disturbances, issues that give rise to stress and pain. This is why the Buddha doesn't have us resist the truth.

Use your discernment to investigate, to contemplate in line with the natural principles of things as they already are. This is called discernment that doesn't fly in the face of truth — and the heart can then be at ease.

Biết nó phù hợp với thật tánh của nó. Đừng chống lại nó. Đừng đặt để bất cứ mong muốn nào, bởi vì việc đặt để mong muốn là khuyết điểm, khát vọng. Và sự khát vọng, dù là khi nào hay loại gì, là đau khổ: Thèm ngủ là đau khổ, thèm ăn là đau khổ, khát nước là đau khổ. Có khi nào nó là điều tốt không?

Khát vọng, mong muốn nảy sinh, muốn mọi thứ như thế này, muốn chúng như thế kia: Những thứ này không là gì ngoại trừ những rối loạn, những vấn đề dẫn đến căng thẳng và đau khổ. Đây là lý do tại sao Đức Phật khuyên chúng ta đừng chống lại sự thật.

Sử dụng nhận thức phân biệt của bạn để xem xét, quán chiếu phù hợp với các nguyên tắc tự nhiên của vạn vật như chúng vốn là. Đây gọi là nhận thức phân biệt không chống lại sự thật — và rồi trái tim có thể được bình an.

We study the four 'Noble Truths' here in our body. In other words, we study birth, aging, illness, and death, all of which lie in this single heap of elements (dhatu) without ever leaving it. Birth is an affair of these elements. Growing up or growing old, it's old right here. When there's illness, it manages to be ill right here, in one part or another. When death comes, it dies right here. So we have to study right here — where else would we study? We have to study and know the things that involve us directly before we study anything else. We have to study them comprehensively and to completion — studying our own birth, our aging, our illness and pain, and completing our study of our own death. That's when we'll be wise — wise to all the events around us.

People who know the Dhamma through practicing so that they are wise to the events that occur to themselves, do not flinch in the face of any of the conventional realities of the world at all. This is how it is when we study the Dhamma, when we know and see the Dhamma in the area of the heart — in other words, when we know rightly and well. 'Mindfulness and discernment that are wise all around themselves' are wise in this way, not wise simply from being able to remember. They have to be wise in curing doubt, in curing the recalcitrance of the heart, as well as in curing their own attachments and false assumptions so as to leave only a nature that is pure and simple. That's when we'll be really at ease, really relieved.

Chúng ta nghiên cứu 'Tứ Diệu Đế' ngay trong thân thể của mình. Nói cách khác, chúng ta nghiên cứu sinh, lão, bệnh, và tử, tất cả những điều đó nằm trong thể chất duy nhất của các nguyên tố này (dhatu), chưa từng rời nó. Sinh là công việc của những nguyên tố này. Lớn lên hay già đi, nó già ngay tại đây. Khi bị bệnh, nó biểu hiện bệnh ngay tại đây, trong bộ phận này hay nọ. Khi cái chết đến, nó chết ngay tại đây. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu ngay tại đây — còn có nơi nào khác để chúng ta nghiên cứu? Chúng ta phải nghiên cứu và biết mọi thứ liên hệ trực tiếp với chúng ta trước khi chúng ta nghiên cứu bất cứ điều gì khác. Chúng ta phải nghiên cứu chúng thấu đáo và hoàn tất — nghiên cứu sinh, lão, bệnh và đau đớn của chúng ta, và hoàn tất việc nghiên cứu của chúng ta về chính cái chết của mình. Đó là khi chúng ta trở nên tinh thông — tinh thông với tất cả những sự kiện xunh quanh chúng ta.

Người ta biết Pháp qua việc thực hành để họ tinh thông với các sự kiện xảy ra quanh họ, đừng nao núng với bất cứ thực thể thông thường nào của thế giới cả. Đây là cách nó là khi chúng ta nghiên cứu Pháp, khi chúng ta biết và thấy Pháp trong lĩnh vực của trái tim — nói cách khác, khi chúng ta biết một cách đúng đắn và rõ ràng. 'Chánh niệm và nhận thức phân biệt tinh thông mọi sự xung quanh chúng' là tinh thông theo cách này, không chỉ tinh thông trong việc chữa trị nghi ngờ, chữa trị sự ngoan cố của trái tim, cũng như việc chữa trị những chấp trước và giả định sai lầm của chúng để chỉ còn lại một bản tánh tinh khiết và đơn giản. Đó là khi chúng ta sẽ thật sự được bình an, thật sự cảm thấy nhẹ nhõm.

Let the khandhas be khandhas pure and simple in their own way, without our messing with them, without our struggling with them for power, without our forcing or coercing them to be like this or like that. The khandhas are then khandhas, the mind is then the mind, each with its own separate reality, each not infringing on the others as it used to. Each performs its own duties. This is called khandhas pure and simple, the mind pure and simple, without any conventional realities adulterating them. What knows is what knows, the elements are elements, the khandhas are khandhas.

Whatever things may break apart, let them break apart. We have already known them clearly with our discernment. We have no doubts. We've known them in advance, even before they die, so when death comes, what doubts can we have? — especially now that they display the truth of their nature for us to see clearly. This is called studying the Dhamma, practicing the Dhamma. To study and practice this way is to follow the same way that sages have practiced and known before us.

Hảy để cho ngũ uẩnngũ uẩn tinh khiết và đơn giản theo cách của chúng, không có chúng ta chen vào làm vấy bẩn chúng, không có chúng ta đấu tranh với chúng vì quyền lực, không có ép buộc hay cưỡng chế chúng phải như thế này hay thế kia. Ngũ uẩn rồi sẽ là ngũ uẩn, tâm rồi sẽ là tâm, mỗi thứ với thực thể riêng biệt của nó, mỗi thứ không giẫm đạp lẫn nhau như nó đã từng làm. Mỗi thứ thực hiện nhiệm vụ của riêng nó. Đây gọi là ngũ uẩn tinh khiết và đơn giản, tâm tinh khiết và đơn giản, không có thực thể thông thường nào làm vẩn đục chúng. Điều gì biết là điều đó biết, các nguyên tố là các nguyên tố, các uẩn là các uẩn.

Bất cứ thứ gì có thể vỡ, hảy để chúng vỡ. Chúng ta đã biết rõ chúng với nhận thức phân biệt của chúng ta. Chúng ta không có nghi ngờ. Chúng ta đã biết chúng từ trước, ngay cả trước khi chúng chết, vì vậy khi cái chết đến, chúng ta có thể nghi ngờ gì? — nhất là bây giờ chúng hiển thị thật tánh của chúng cho chúng ta thấy rõ ràng. Đây gọi là nghiên cứu Pháp, thực hành Pháp. Nghiên cứu và thực hành cách này là theo cùng một cách mà các bậc hiền giả đã thực hành và biết trước chúng ta.

All of these conditions are matters of conventional reality — matters of the elements, the khandhas, or the sense media (ayatana). The four khandhas, the five khandhas, whatever, are individual conditions, individual conditions that are separated in line with conventions. Discernment is also a condition; and mindfulness, another condition — conditions of the heart — but they're Dhamma, means of curing the mind that is clouded and obscured, means of washing away the things that cloud and obscure it, until radiance appears through the power of the discernment that cleanses the heart. Once the heart is radiant, in the next step it becomes pure.

Why is it pure? Because all impurities have fallen away from it. The various misconstruings that are an affair of defilement are all gone from the heart, so the heart is pure. This pure heart means that we have completed our study of ourselves, in line with the statement of the teaching:

Tất cả những trạng huống này là vấn đề của thực thể thông thường — vấn đề của các nguyên tố, các uẩn hay các giác quan (ayatana). Bốn uẩn, năm uẩn, bất cứ cái nào, là những trạng huống cá nhân, những trạng huống cá nhân được tách biệt theo các quy ước. Nhận thức phân biệt cũng là một trạng huống; và chánh niệm, một trạng huống khác — những trạng huống của tim — nhưng chúng là Pháp, phương tiện để chữa trị tâm bị che phủ và làm mờ mịt, phương tiện để rửa sạch những thứ che phủ và làm mờ nó, cho đến khi ánh sáng xuất hiện qua sức mạnh của nhận thức phân biệt làm sạch trái tim. Một khi tim được rạng rỡ, bước kế tiếp nó sẽ trở nên tinh khiết.

Tại sao nó tinh khiết? Bởi vì tất cả những ô uế đã rớt khỏi nó. Các sự nhầm lẫn là vấn đề của phiền não ô trược đều rời khỏi tim, vì vậy tim tinh khiết. Trái tim tinh khiết này có nghĩa là chúng ta đã hoàn thành việc nghiên cứu chính mình, phù hợp với lời tuyên bố của giáo lý:

vusitam brahmacariyam katam karaniyam:

'The task of the religion is done, the holy life is complete, there is no further task to be done.'

When the tasks we have had to do — abandoning and striving — are done to completion, we know right here, because delusion lay right here in the heart. We study and practice simply to cure our own delusion. Once we know right here, and delusion is gone, what else is there to know? — for beyond this there is nothing further to know. What else is there for us to be deluded about? We're no longer deluded, because we know fully all around.

vusitam brahmacariyam katam karaniyam:

'Nhiệm vụ của tôn giáo được thực hiện, cuộc sống thánh thiện đã hoàn tất, không còn nhiệm vụ nào khác để làm.'

Khi các nhiệm vụ mà chúng ta phải làm — từ bỏ và phấn đấu — được làm đến khi hoàn tất, chúng ta biết ngay tại đây, bởi vì ảo tưởng nằm ngay tại đây trong tim. Chúng ta nghiên cứu và thực hành chỉ để chữa trị ảo tưởng của chính chúng ta. Một khi chúng ta biết ngay tại đây, và ảo tưởng tan biến, còn gì nữa để biết? — vì bên ngoài điều này không còn gì nữa để biết. Có gì khác nữa để chúng ta bị nhầm lẫn? Chúng ta không còn bị nhầm lẫn, bởi vì chúng ta biết trọn vẹn tất cả.

This very state of mind: When at the beginning I referred to the superlative Dhamma, the marvelous Dhamma, I was referring to this very state of mind, this very Dhamma — but it's something known exclusively within itself, and exists only within itself. It's marvelous — this we know within our own mind. It's superlative — this we also know within our own mind. We can't take it out or unfurl it like other things for other people to see.

So if you want to have any Noble Treasures to show for yourself, practice. Remove all those dirty stains from the heart, and the superlative things I have mentioned will appear by their own nature — in other words, they will appear in the mind.

This is called completing your study of the Dhamma; and your study of the world is completed right here. The 'world' means the world of elements, the world of the khandhas that lie right here with each of us, which are more important than the worlds of elements and khandhas belonging to other people, because this world of elements and khandhas lies with us and has been weighing on the heart all along.

Chính trạng thái tâm này: Khi bắt đầu tôi đã đề cập đến Pháp tối thượng, Pháp vi diệu, tôi đã đề cập đến trạng thái tâm này, chính cái Pháp này — nhưng nó là một cái gì đó được biết riêng biệt trong chính nó, và chỉ hiện hữu trong chính nó. Nó vi diệu — điều này chúng ta biết trong chính tâm thức của chúng ta. Nó tối thượng — điều này chúng ta cũng biết trong chính tâm thức của chúng ta. Chúng ta không thể lấy nó ra hay trải nó ra như những thứ khác cho người khác thấy.

Vì vậy nếu bạn muốn có bất cứ Kho báu Cao quý nào để tự mình nhìn thấy, hảy thực hành. Loại bỏ tất cả những vết dơ từ trái tim, và những điều tối thượng tôi đã đề cập sẽ xuất hiện tự bản tánh của chúng — nói cách khác, chúng sẽ xuất hiện trong tâm.

Đây gọi là hoàn tất việc nghiên cứu của bạn về Pháp; và việc nghiên cứu của bạn về thế giới được hoàn tất ngay tại đây. 'Thế giới' có nghĩa là thế giới của các nguyên tố, thế giới của các uẩn nằm ngay tại đây với mỗi người chúng ta, quan trọng hơn thế giới của các nguyên tố và các uẩn thuộc về người khác, bởi vì thế giới của các nguyên tố và các uẩn này nằm với chúng ta và vốn đè nặng lên trái tim đã từ lâu.

When we have studied the Dhamma to the attainment of release, that's all there is to study. We've studied the world to completion and studied the Dhamma in full. Our doubts are gone, and there is nothing that will ever make us doubt again. As the Buddha exclaimed, 'When dhammas become apparent to the Brahman, earnest and absorbed, doubt comes to an end because the conditions, the factors for continued being and birth, come to an end.'

Once we have reached this level, we can live wherever we like. The war is ended — the war between the mind and defilement, or the war between Dhamma and defilement, is over. This is where we dismantle being and birth. This is where we dismantle the heap of suffering in the round of rebirth — right here in the heart. Since the heart is the wanderer through the cycle of rebirth, we have to dismantle things right here, to know them right here. Once we know, that's the end of all problems right here.

Khi chúng ta nghiên cứu Pháp đến chứng đạt giải thoát, đó là tất cả để nghiên cứu. Chúng ta đã nghiên cứu thế giới đến hoàn tất và nghiên cứu Pháp thật trọn vẹn. Những nghi ngờ của chúng ta đã hết, và sẽ không còn gì làm cho chúng ta nghi ngờ nữa. Như Đức Phật đã tuyên bố, 'Khi các pháp trở nên rõ ràng với Brahman (Thánh nhân), tận tâm và hấp thụ, sự nghi ngờ chấm dứt bởi vì các điều kiện, các yếu tố để tiếp tục hiện hữu và sinh ra, đã kết thúc.'

Một khi chúng ta đạt được mức độ này, chúng ta có thể sống bất cứ nơi nào chúng ta thích. Cuộc chiến chấm dứt — cuộc chiến giữa tâm và phiền não ô trược, hay cuộc chiến giữa Pháp và phiền não ô trược, chấm dứt. Đây là nơi chúng ta tháo bỏ sự hiện hữu và sinh ra. Đây là nơi chúng ta tháo bỏ khối đau khổ trong luân hồi sinh tử — ngay tại đây trong tim. Vì trái tim là kẻ đi lang thang qua luân hồi sinh tử, chúng ta phải tháo bỏ mọi thứ ngay tại đây, biết chúng ngay tại đây. Một khi chúng ta biết, đó là kết thúc của tất cả mọi vấn đề ngay tại đây.

In this whole wide world there are no problems. The only problem was the issue of the heart that was deluded about itself and about the things that became involved with it. Now that it has completely rectified the way it is involved with things, there is nothing left — and that's the end of the problem.

From this point on, there are no more problems to trouble the heart until the day of its total nibbana. This is how the Dhamma is studied to completion. The world — the world of elements and khandhas — is studied to completion right here.

Không có trở ngại gì trong toàn thế giới này. Trở ngại duy nhất là vấn đề của trái tim vốn bị ảo tưởng về chính nó và về những thứ đến quan hệ với nó. Giờ đây nó đã hoàn toàn sửa chửa cách nó quan hệ với mọi thứ, không còn gì nữa — và đó là sự kết thúc của vấn đề.

Từ nay trở đi, không còn vấn đề nào gây khó khăn cho trái tim cho đến ngày nó nhập niết bàn. Đây là cách Pháp được nghiên cứu cho đến hoàn tất. Thế giới — thế giới của các nguyên tố và ngũ uẩn — được nghiên cứu đến hoàn tất ngay tại đây.

So keep striving in order to see the marvel described at the beginning, which was described in line with the truth with no aspect to invite any doubt.

The Buddha and the Noble Disciples have Dhamma filling their hearts to the brim. You are a disciple of the Tathagata, with a mind that can be made to show its marvelousness through the practice of making it pure, just like the Buddha and the Noble Disciples. So try to make it still and radiant, because the heart has long lain buried in the mud. As soon as you can see the harm of the mud and grow tired of it, you should urgently wake up, take notice, and exert yourself till you can manage to make your way free. Nibbana is holding its hand out, waiting for you. Aren't you going to come out?

Vì vậy hảy tiếp tục phấn đấu để nhìn thấy sự vi diệu được diễn tả ngay từ đầu, được diễn tả phù hợp với sự thật không để hở khía cạnh nào cho bất kỳ nghi ngờ nào cả.

Đức Phật và chư vị Đaị Đệ Tử có Pháp lấp đầy trái tim của họ. Bạn là đệ tử của Như Lai, với một tâm thức có thể được làm để hiển thị sự vi diệu của nó qua việc thực hành làm cho nó tinh khiết, giống như Đức Phật và chư vị Đại Đệ Tử. Vì vậy hảy cố gắng làm cho nó tĩnh lặng và tỏa sáng, bởi vì trái tim đã bị chôn vùi trong bùn từ lâu. Ngay khi bạn có thể nhìn thấy nguy hại của bùn và mệt mỏi vì nó, bạn nên khẩn cấp thức dậy, chú ý, và gắng hết sức mình cho đến khi bạn có thể lèo lái đường đi của mình đến bến bờ tự do. Niết bàn đang dang tay, chờ đón bạn. Bạn sẽ đi ra chứ?

Rebelliousness is simply distraction. The end of rebelliousness is stillness. When the heart is still, it's at ease. If it's not still, it's as hot as fire. Wherever you are, everything is hot and troubled. Once it is still, then it's cool and peaceful wherever you are — cool right here in the heart. So make the heart cool with the practice, because the heat and trouble lie with the heart. The heat of fire is one thing, but the heat of a troubled heart is hotter than fire. Try to put out the fires of defilement, craving, and mental effluents burning here in the heart, so that only the phenomenon of genuine Dhamma remains. Then you will be cool and at peace, everywhere and always.

And so I'll ask to stop here.

Sự nổi loạn chỉ đơn giản là sự phân tâm. Kết thúc của sự nổi loạn là sự tĩnh lặng. Khi trái tim tĩnh lặng, nó được bình an. Nếu nó không tĩnh lặng, nó nóng như lửa. Dù bạn ở đâu, mọi thứ đều nóng bỏng và trở ngại. Một khi nó tĩnh lặng, thì nó mát mẻ và bình an dù bạn ở bất cứ nơi nào — mát ngay tại đây trong tim. Vì vậy hảy làm cho tim được mát mẻ với sự thực hành, bởi vì nóng và trở ngại nằm với trái tim. Hơi nóng của lửa là một thứ, nhưng hơi nóng của trái tim có trở ngại thì nóng hơn lửa. Cố gắng dập tắt những ngọn lửa của phiền não ô trược, ham muốn, và bợn nhơ tinh thần đang cháy ở đây trong tim, để chỉ còn lại hiện tượng của Pháp chân chính. Rồi bạn sẽ được mát mẻ và bình an, ở khắp mọi nơi và mãi mãi.

Và giờ thì tôi xin được ngưng tại đây.


The Prison World vs. the World Outside 

Our mind, if we were to make a comparison with the world, is a perpetual prisoner, like a person born in jail who lives in jail, behind bars, with no chance to get out to see the outside world — someone who has grown from childhood to adulthood entirely in a prison cell and so doesn't know what there is outside; someone who has seen pleasure and pain only in the prison and has never been out to see what kind of pleasure, comfort, and freedom they have in the outside world. We have no way of knowing what kind of happiness and enjoyment they have there in the outside world, how they come and go, how they live, because we are kept in prison from the day we are born until the day we die. This is a comparison, an analogy.

We have only the pleasure and pain that the prison has to offer, with nothing special, nothing obtained from the outside world so that when it enters the prison we could see that, 'This is something different from the prison world — this is from the outside world, outside the prison;' so that we could make comparisons and know that, 'This is like this, that is like that; this is better than that, that is better than this.' There is nothing but the affairs of the prison. However much the pleasure and pain, however great the deprivations, the difficulties, the oppression and coercion, that's simply the way it's been all along from the very beginning — and so we don't know where to look for a way out or how to free ourselves. We don't even know where the outside world is, because we have seen only the inside world: the prison where we have always been locked away, oppressed, starved, beaten, tortured, deprived. Even our bedding, food, belongings — everything of every sort — is like that of a prisoner in jail. And yet people like this can still live this way because they have never seen enough of the outside world to be able to make comparisons as to which is better, which is more pleasant, in order to feel inclined to search for a way out to the outside world.


Thế Giới Ngục Tù và Thế Giới Bên Ngoài 

Tâm của chúng ta, nếu chúng ta so sánh với thế giới, là một tù nhân vĩnh viển, giống như một người sinh ra trong tù, sống trong tù, sau những chấn song, không có cơ hội đi ra để nhìn thấy thế giới bên ngoài — một người đã lớn lên từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành hoàn toàn trong một phòng giam nhỏ hẹp và vì vậy không biết có gì bên ngoài; một người chỉ nhìn thấy vui sướng và đau khổ trong ngục tù và chưa từng ra ngoài để nhìn thấy loại vui sướng, thoải mái, và tự do nào mà người ta có ở thế giới bên ngoài. Chúng ta không cách nào biết được loại hạnh phúc và vui sướng nào người ta có ở thế giới bên ngoài, họ đến và đi như thế nào, họ sống như thế nào, bởi vì chúng ta bị giam trong tù từ ngày chúng ta sinh ra cho đến ngày chúng ta chết. Đây là sự so sánh, phép suy loại.

Chúng ta chỉ có niềm vui và nỗi đau mà nhà tù phải cung cấp, không có gì đặc biệt, không có gì nhận được từ thế giới bên ngoài để khi nó bước vào nhà tù chúng ta có thể thấy rằng, 'Đây là một cái gì đó khác với thế giới ngục tù — cái này từ thế giới bên ngoài, bên ngoài nhà tù;' để chúng ta có thể so sánh và biết rằng, 'Cái này là như thế này, cái kia là như thế kia; cái này tốt hơn cái kia, cái kia tốt hơn cái này.' Không có gì ngoại trừ những vấn đề của ngục tù. Dù niềm vui và nỗi đau nhiều như thế nào, dù những thiếu thốn, khó khăn, đàn áp và cưỡng bách lớn như thế nào, đó đơn giản chỉ là cách nó là từ lúc bắt đầu đến giờ — và do đó chúng ta không biết tìm kiếm nơi ra ở đâu hay làm thế nào để giải thoát chính mình. Chúng ta thậm chí còn không biết thế giới bên ngoài ở đâu, bởi vì chúng ta chỉ nhìn thấy thế giới bên trong: ngục tù nơi chúng ta luôn bị giam giữ, đàn áp, đói khát, đánh đập, hành hạ, tước đoạt. Ngay cả giường, thức ăn, đồ dùng của chúng ta — tất cả mọi thứ của mọi loại — là như thế đối với một tù nhân trong tù. Và những người như thế vẫn có thể sống theo cách này bởi vì họ chưa bao giờ nhìn thấy thế giới bên ngoài đủ để so sánh xem cái nào tốt hơn, cái nào dễ chịu hơn, để cảm thấy muốn tìm đường ra thế giới bên ngoài.

A mind controlled by the power of defilement and mental effluents is like this. It has been imprisoned by various kinds of defilement for aeons and aeons. For example, in our present lifetime, the defilements that hold sway over the hearts of living beings have been with us since the day of our birth. They have kept us in continual custody, never giving us any freedom within ourselves at all. For this reason, we have difficulty imagining what sort of pleasure there could be above and beyond the way things are, just like a person who was born and has always lived in a prison.

What sort of world is the world outside? Is it a good place to visit? A good place to live? The Dhamma proclaims it loud and clear, but hardly anyone is interested. Still, there are fortunately some places where some people are interested. In places where no one proclaims it, where no one speaks of what the outside world — a mind with Dhamma in charge — is like, no one knows what the teachings of the religion are like. No one knows what the happiness that comes from the Dhamma is like. Such people are so surrounded by darkness, so completely drowned in attachment, that not even a single limb shows above the surface, because there is no religion to pull them out. It's as if the outside world didn't exist. They have nothing but the prison, the defilements, holding the heart in custody. Born in this world, they have only the prison as their place to live and to die.

Tâm bị kiểm soát bởi sức mạnh của phiền não ô trược và bợn nhơ tinh thần là như vậy. Nó đã bị giam giữ bởi nhiều loại phiền não ô trược từ thuở xa xưa vô cùng. Ví dụ, trong kiếp sống hiện tại của chúng ta, phiền não ô trược cai trị trái tim chúng sinh đã đến với chúng ta từ ngày chúng ta sinh ra đời. Chúng liên tục kiểm soát chúng ta, không bao giờ cho chúng ta bất cứ tự do nào trong chính chúng ta cả. Vì lý do này, chúng ta khó mà tưởng tượng được loại hạnh phúc nào có thể ở bên trên và vượt qua cách mọi thứ là, giống như một người bị sinh ra và luôn sống trong ngục tù.

Thế giới bên ngoài là loại thế giới gì? Nó có phải là một nơi tốt để thăm viếng không? Một nơi tốt để sống? Pháp tuyên bố nó lớn tiếng và rõ ràng, nhưng hầu như không ai chú ý. Tuy vậy, may mắn là vẫn còn vài nơi mà vài người để ý đến. Ở những nơi không ai tuyên bố nó, không ai nói về thế giới bên ngoài là gì — một tâm thức với Pháp làm chủ — là như thế, không ai biết giáo lý của tôn giáo là như thế nào. Không ai biết hạnh phúc đến từ Pháp là như thế nào. Những người như vậy bị bao phủ bởi bóng tối, hoàn toàn bị đắm chìm trong luyến ái, đến nỗi ngay cả một cánh tay cũng không nổi lên mặt, bởi vì không có tôn giáo nào để kéo họ ra. Như thể thế giới bên ngoài không hiện hữu. Họ không có gì ngoài ngục tù, phiền não ô trược, giam giữ trái tim. Bị sinh ra trong thế giới này, họ chỉ có nhà tù là nơi để sống và chết.

A mind that has never known what could give it greater pleasure, comfort, and freedom than it has at present, if we were to make a different comparison, is like a duck playing in a mud puddle under a shanty. It keeps playing there: splat, splat, splat, splat, splat. No matter how dirty or filthy it is, it's content to play because it has never seen the water of the ocean, of a river, of a lake or a pond large enough for it to swim and immerse its entire body with ease. It has known only the mud puddle that lies stagnant under the shanty, into which things in the shanty get washed down. And so it plays there, thinking it's fun, swimming happily in its way — why? Because it has never seen water wider or deeper than that, enough to give it more enjoyment in coming and going or swimming around than it can find in the mud puddle under the shanty.

As for ducks that live along broad, deep canals, they're very different from the duck under the shanty. They really enjoy themselves along rivers, lakes, canals, and ponds. Wherever their owner herds them, there they go — crossing back and forth over highways and byways, spreading in flocks of hundreds and thousands. Even ducks like these have their happiness.

Tâm mà chưa bao giờ biết điều gì có thể làm cho nó vui sướng, thoải mái, và tự do nhiều hơn là nó đang có, nếu chúng ta so sánh, thì giống như con vịt chơi trong vũng bùn dưới caí chòi. Nó tiếp tục chơi ở đó: splat, splat, splat, splat. Bất kể dơ bẩn như thế nào, nó hài lòng chơi bởi vì nó chưa bao giờ nhìn thấy nước biển, sông, hồ, hay cái ao lớn đủ cho nó bơi và ngâm mình trong nước một cách thoải mái. Nó vốn chỉ biết vũng bùn tù đọng dưới cái chòi, mà trong đó mọi thứ bị cuốn trôi. Và vì thế nó chơi ở đó, nghĩ là vui, bơi lội sung sướng theo cách của nó — tại sao? Bởi vì nó chưa bao giờ nhìn thấy nước rộng lớn hơn và sâu hơn như thế, đủ để cho nó nhiều niềm vui trong việc đi lại hay bơi lội hơn là nó có thể tìm thấy trong vũng bùn dưới cái chòi.

Đối với những con vịt sống dọc theo kênh rạch sâu rộng, chúng rất khác biệt với con vịt dưới cái chòi. Chúng thật sự tận hưởng niềm vui nơi sông, hồ, kênh rạch, và ao. Bất cứ nơi nào chủ nhân của chúng lùa chúng đi, là chúng đi — băng qua đại lộ và đường hẻm, đi theo đàn đến hàng trăm, hàng ngàn con. Ngay cả những con vịt như vậy cũng có hạnh phúc của chúng.

What do they stand for?

They stand for the mind. A mind that has never seen the pleasure, the comfort, the enjoyment that comes from the Dhamma is like the duck playing in the mud puddle under the shanty, or those that enjoy swimming in canals, rivers, or lakes.

We at present have our pleasure and happiness through the controlling power of the defilements, which is like the happiness of prisoners in jail. When the mind receives training from the outside world — meaning the Dhamma that comes from the transcendent (lokuttara) Dhammas, from the 'land' of nibbana on down, level by level to the human world, revealing every level, every realm — we find that those of us who are inclined, who are interested in the outside world, in happiness greater than that which exists at present, still exist. When we hear the Dhamma step by step, or read books about the outside world — about Dhamma, about releasing ourselves from the pain and suffering we are forced to undergo within our hearts — our minds feel pleasure and enjoyment. Interest. A desire to listen. A desire to practice so as to reap the results step by step. This is where we begin to see the influence of the outside world making itself felt. The heart begins to exert itself, trying to free itself from the tyranny and oppression from within, like that of a prisoner in jail.

Chúng thể hiện cho cái gì?

Chúng thể hiện cho tâm thức. Một tâm thức chưa bao giờ thấy được niềm vui, sự thoải mái, niềm hân hoan đến từ Pháp thì giống như con vịt chơi trong vũng bùn dưới cái chòi, hay những con vui sướng bơi lội trong kênh rạch, sông, hồ.

Chúng ta ở hiện tại có niềm vui và hạnh phúc của mình thông qua sức mạnh kiểm soát của phiền não ô trược, giống như hạnh phúc của tù nhân trong tù. Khi tâm tiếp nhận huấn luyện từ thế giới bên ngoài — có nghĩa là Pháp đến từ các Pháp siêu việt (lokuttara Dhammas), từ 'vùng đất' niết bàn xuống, từng cấp độ một đến với thế giới loài người, tiết lộ mọi cấp độ, mọi cảnh giới — chúng ta thấy rằng những ai trong chúng ta có hứng thú, những ai quan tâm đến thế giới bên ngoài — đến hạnh phúc lớn lao hơn cái đang có trong hiện tại, vẫn tồn tại. Khi chúng ta nghe Pháp từng bước một, hay đọc sách về thế giới bên ngoài — về Pháp, về việc giải thoát chúng ta khỏi đau đớn và chịu đựng mà chúng ta bị cưỡng ép trải qua trong tim chúng ta — tâm chúng ta cảm thấy vui sướng và hân hoan. Quan tâm. Mong muốn lắng nghe. Mong muốn thực hành để gặt hái kết quả từng bước một. Đây là nơi chúng ta bắt đầu nhìn thấy ảnh hưởng của thế giới bên ngoài làm cho nó tự cảm thấy. Trái tim bắt đầu tự gắng sức, cố gắng giải thoát nó khỏi sự chuyên chế và áp bức từ bên trong, giống như của một tù nhân ở trong tù.

Even more so, when we practice in the area of the mind: The more peace we obtain, then the greater the effort, the greater the exertion we make. Mindfulness and discernment gradually appear. We see the harm of the tyranny and the oppression imposed by the defilements in the heart. We see the value of the Dhamma, which is a means of liberation. The more it frees us, the more ease we feel in the heart. Respite. Relief. This then is a means of increasing our conviction in ascending stages, and of increasing our effort and stamina in its wake. The mindfulness and discernment that used to lie buried in the mud gradually revive and awaken, and begin to contemplate and investigate.

In the past, no matter what assaulted us by way of the eye, ear, nose, tongue, body, or mind, we were like dead people. We held these things to be ordinary and normal. They never provoked our mindfulness and discernment to investigate and explore, searching for beginnings and ends, causes and effects. Even though these things had been our enemies for a long, long time, making their assaults both day and night, we were never interested.

Thậm chí còn nhiều hơn như vậy, khi chúng ta thực hành trong lĩnh vực tâm thức: Chúng ta càng có được bình an bao nhiêu, thì nỗ lực và gắng sức mà chúng ta làm càng nhiều thêm bấy nhiêu. Chánh niệm và nhận thức phân biệt dần dần xuất hiện. Chúng ta nhìn thấy nguy hại của sự chuyên chế và áp bức đặt để bởi phiền não ô trược trong tim. Chúng ta nhìn thấy giá trị của Pháp, đó là phương tiện của sự giải thoát. Nó càng giải thoát chúng ta bao nhiêu, chúng ta càng cảm thấy bình an trong tim bấy nhiêu. Nghĩ ngơi. Nhẹ nhõm. Điều này trở thành phương tiện để gia tăng niềm tin của chúng ta trong việc đi lên các giai đoạn, và gia tăng nỗ lực và sức chịu đựng của chúng ta sau đó. Chánh niệm và nhận thức phân biệt mà đã từng bị vùi chôn trong bùn dần dần hồi sinh và thức tỉnh, và bắt đầu suy ngẫm và quan sát.

Trong quá khứ, bất kể những gì công kích chúng ta bằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hay tâm, chúng ta giống như người chết. Chúng ta xem những điều này là thông thường và bình thường. Chúng không bao giờ kích động chánh niệm và nhận thức phân biệt của chúng ta để quan sát và khám phá, tìm kiếm sự bắt đầu và kết thúc, nguyên nhân và kết quả. Mặc dù những điều này đã là kẻ thù của chúng ta từ rất lâu, thực hiện sự công kích của chúng cả ngày lẫn đêm, chúng ta chưa từng quan tâm.

Now, however, we develop an interest. When the heart begins to enter the current of the Dhamma in which it has been trained to the point of developing a basis for mindfulness and discernment, step by step, it is bound to see clearly both what is beneficial and what is harmful, because these things dwell together — benefits and harm — within this heart. The mind develops agility in contemplating and investigating. The heart develops boldness in its explorations. Seeing harm, it tries to remedy it. Seeing benefits, it tries to open the way for them; it tries to foster them in ascending stages.

This is called the mind gradually gaining release from tyranny and oppression — the prison — within. At the same time, it is gaining a view of the outside world, seeing what sort of world it is, seeing whether it's like the prison that exists at present. Our eyes can see the outside world to some extent, can see how those in the outside world live, how they come and go — and what about us in the prison? What is it like to live overcome by defilements? How does the mind feel as we gain gradual relief from the defilements? We can begin to make comparisons.

Tuy nhiên, bây giờ chúng ta trở nên quan tâm. Khi trái tim bắt đầu bước vào dòng chảy của Pháp mà trong đó nó được huấn luyện đến điểm phát triễn một nền tảng cho chánh niệm và nhận thức phân biệt, từng bước một, nó tất nhìn thấy rõ cái gì có lợi và cái gì có hại bởi vì cả hai ở cùng với nhau — lợi và hại — trong trái tim này. Tâm phát triễn sự nhanh nhẹn trong việc suy ngẫm và quan sát. Tim phát triễn sự can đảm trong những khám phá của nó. Nhìn thấy nguy hại, nó cố gắng khắc phục. Nhìn thấy những lợi ích, nó cố gắng mở đường cho chúng; nó cố gắng nuôi dưỡng chúng lên những giai đoạn kế tiếp.

Đây gọi là tâm dần dần đạt được giải thoát khỏi sự chuyên chế và áp bức — ngục tù — bên trong. Đồng thời, nó có được cái nhìn về thế giới bên ngoài, nhìn thấy đó là loại thế giới nào, xem liệu nó giống như ngục tù ở hiện tại không? Đôi mắt của chúng ta có thể nhìn thấy thế giới bên ngoài đến mức nào đó, có thể nhìn thấy những người ở thế giới bên ngoài sống như thế nào, họ đến và đi ra sao — và chúng ta ở trong tù thì sao? Sống vượt qua phiền não ô trược thì giống như thế nào? Tâm cảm thấy như thế nào khi chúng ta dần dần thoát khỏi phiền não ô trược? Chúng ta có thể bắt đầu so sánh.

Now at last we have an outside world and an inside world to compare! The happiness and ease that come from removing however many of the defilements we can remove, appear. The stress that continues as long as the remaining defilements still exert their influence, we know clearly. We see their harm with our discernment on its various levels and we try continually to remedy the situation without letting our persistence lapse.

This is when mindfulness, discernment, conviction, and persistence stir themselves out to the front lines: when we see both the outside world — however much we have been able to liberate the heart from defilement — and the inside world, where the defilements keep up their oppression and coercion. Before, we never knew what to use for comparisons, because we had never seen anything other than this. Because we were born buried in pain and suffering this way, no pleasure from the outside world — from the Dhamma — ever appeared to us.

What did appear was the kind of happiness that had suffering behind the scenes, waiting to stomp in and obliterate that happiness without giving a moment's notice.

Bây giờ cuối cùng thì chúng ta có một thế giới bên ngoài và một thế giới bên trong để so sánh! Hạnh phúc và bình an đến từ việc loại bỏ được bao nhiêu phiền não ô trược mà chúng ta có thể loại bỏ, nay xuất hiện. Đau khổ vẫn tiếp tục khi mà những phiền não ô trược còn lại vẫn áp đặt ảnh hưởng của chúng, chúng ta biết rõ ràng. Chúng ta nhìn thấy nguy hại của chúng với nhận thức phân biệt của chúng ta ở các mức độ khác nhau của nó và chúng ta cố gắng liên tục để khắc phục tình huống mà không để cho sự kiên trì của chúng ta sa sút.

Đây là khi chánh niệm, nhận thức phân biệt, lòng xác tín, và kiên trì bước ra tiền tuyến: khi chúng ta nhìn thấy cả thế giới bên ngoài — chúng ta đã có thể giải thoát trái tim khỏi phiền não ô trược được bao nhiêu — và thế giới bên trong, nơi mà phiền não ô trược tiếp tục sự chuyên chế và áp bức của chúng. Trước đây, chúng ta không bao giờ biết dùng cái gì để so sánh, bởi vì chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì ngoài điều này. Bởi vì chúng ta bị sinh ra chôn vùi trong đau khổ và chịu đựng theo cách này, không có niềm vui từ thế giới bên ngoài — từ Pháp — bao giờ xuất hiện với chúng ta.

Những gì đã xuất hiện là loại hạnh phúc đã chịu đựng đằng sau hậu trường, chờ đợi để nhảy vào và xóa bỏ cái hạnh phúc kia mà không báo trước.

Now, however, we are beginning to know and see. We see the happiness of the outside, that is, of the outside world, of those who have Dhamma reigning in their hearts; and we see the happiness inside the prison, the happiness that lies under the influence of defilement. We also see the suffering and stress that lie under the influence of defilement. We know this all clearly with our own mindfulness and discernment.

The happiness that comes from the outside world — in other words, from the current of the Dhamma seeping deep into the heart — we begin to see, step by step, enough to make comparisons. We see the outside world, the inside world, their benefits and drawbacks. When we take them and compare them, we gain an ever greater understanding — plus greater persistence, greater stamina — to the point that when anything connected with defilement that used to tyrannize and oppress the mind passes our way, we immediately feel called upon to tackle it, remedy it, strip it away, and demolish it step by step through the power of mindfulness and discernment backed by persistent effort.

Tuy nhiên, bây giờ chúng ta bắt đầu biết và thấy. Chúng ta thấy hạnh phúc ở bên ngoài, đó là của thế giới bên ngoài, của những ai có Pháp ngự trị trong tim họ; và chúng ta thấy hạnh phúc trong nhà tù, hạnh phúc nằm dưới ảnh hưởng của phiền não ô trược. Chúng ta cũng thấy đau khổ và căng thẳng nằm dưới ảnh hưởng của phiền não ô trược. Chúng ta biết điều này rõ ràng với chánh niệm và nhận thức phân biệt của chính chúng ta.

Hạnh phúc đến từ thế giới bên ngoài — nói cách khác, từ dòng chảy của Pháp thấm sâu vào tim — chúng ta bắt đầu nhìn thấy, từng bước một, đủ để so sánh. Chúng ta nhìn thấy thế giới bên ngoài, thế giới bên trong, những lợi ích và tổn hại của chúng. Khi chúng ta lấy chúng ra so sánh, chúng ta có được sự hiểu biết lớn hơn — cộng thêm sự kiên trì lớn hơn, sức chịu đựng lớn hơn — đến mức khi bất cứ điều gì tiếp xúc với phiền não ô trược mà đã từng khống chế và đàn áp tâm đi qua con đường của chúng ta, chúng ta ngay lập tức cảm thấy niềm thôi thúc muốn khắc phục nó, chữa trị nó, lột bỏ nó, và phá hủy nó từng bước một qua sức mạnh của chánh niệm và nhận thức phân biệt hỗ trợ bởi kiên trì nỗ lực.

The mind will set itself spinning. When its awareness of harm is great, its appreciation of what is beneficial is also great. When the desire to know and see the Dhamma is great, when the desire to gain release is great, persistence will have to become greater in their wake. Stamina and resilience will also come in their wake, because they all exist in the same heart. When we see harm, the entire heart is what sees it. When we see benefits, the entire heart is what sees. When we try to make our way with various methods in line with our abilities, it's an affair of the entire heart making the effort to free itself.

This is why these things, such as persistence, that are the mind's tools, the mind's support, come together. For example, saddha, conviction in the paths (magga) and their fruitions (phala), conviction in the realm beyond suffering and stress; viriya, persistence, perseverance in gaining release for oneself step by step; khanti, stamina, endurance in order to be unyielding in passing over and beyond: All of these things come together. Mindfulness and discernment, contemplating along the way, seeing what is right and what is wrong, will come in their wake.

Tâm sẽ tự xoay chuyển. Khi nhận thức của nó về nguy hại lớn, thì sự quý trọng của nó về những gì có lợi cũng lớn. Khi mong muốn được biết và nhìn thấy Pháp lớn, khi mong muốn đạt được giải thoát lớn, kiên trì tất sẽ phải trở nên lớn hơn. Sức chịu đựng và khả năng phục hồi tất sẽ đến, bởi vì chúng đều hiện hữu trong cùng trái tim. Khi chúng ta nhìn thấy nguy hại, toàn thể trái tim là cái nhìn thấy nó. Khi chúng ta nhìn thấy lợi ích, toàn thể trái tim là cái nhìn thấy. Khi chúng ta cố gắng tiến bước với các phương pháp khác nhau phù hợp với khả năng của chúng ta, đó là công việc của toàn thể trái tim làm nỗ lực để giải thoát chính nó.

Đây là lý do tại sao những điều này, chẳng hạn như kiên trì, là công cụ của tâm, hỗ trợ của tâm, cùng đến với nhau. Ví dụ, saddha, niềm tin vào đạo (magga) và quả (phala), niềm tin vào cõi nằm ngoài đau khổ và căng thẳng; vriya, kiên trì, cương quyết trong việc đạt được giải thoát cho chính mình từng bước một; khanti, sức chịu đựng, nhẫn nại để kiên cường trong việc vượt qua và vượt xa hơn nữa: Tất cả những điều này cùng đến với nhau. Dọc đường, chánh niệm và nhận thức phân biệt quán chiếu và nhìn thấy cái gì đúng và cái gì sai, sẽ đến sau đó.

If we were to speak in terms of the principles of the formal Dhamma as expressed by the Buddha, this is called the path converging (magga-samangi), gradually gathering itself into this single heart. Everything comes together: Right View, Right Resolve, Right Speech, Right Action, all the way to Right Concentration, all come gathering into this single heart. They don't go anywhere else.

Right Action: Our only right undertakings are sitting and walking meditation, because we have reached the stage of precision work where the heart gathers together. The mind is in a state of the path converging — gathering itself into a single heart.

Nếu chúng ta nói theo các nguyên tắc của Pháp chân chính như được diễn tả bởi Đức Phật, đây gọi là con đường hội tụ, (magga-samangi), dần dần tụ họp chính nó vào trái tim duy nhất này. Tất cả mọi thứ đến với nhau: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, cho đến Chánh Định, tất cả cùng đến hội tụ vào trái tim duy nhất này. Chúng không đi nơi nào khác.

Chánh Nghiệp: Công việc đúng duy nhất của chúng ta là ngồi thiền và đi hành thiền, bởi vì chúng ta đã đạt đến giai đoạn làm việc chính xác, nơi trái tim tụ họp với nhau. Tâm ở trạng thái của con đường hội tụ — hội tụ chính nó vào trong một trái tim duy nhất.

Right View, Right Resolve: These refer to the concerns of discernment, always exploring the affairs of the elements, the khandhas, whatever appears or makes contact, arises and vanishes, whether good or evil, past or future, appearing in the heart. Mindfulness and discernment slash these things to bits step by step without bothering to waste time.

Right Action: On the level of the body, this refers to doing sitting and walking meditation, making the effort to abandon the defilements no matter what our posture. On the level of the heart, this refers to persistence within the mind.

Chánh Kiến, Chánh Tư Duy: Các điều này đề cập đến mối quan tâm của nhận thức phân biệt, luôn dò xét công việc của các nguyên tố, các uẩn, bất cứ cái gì xuất hiện hay tiếp xúc, nảy sinh và biến mất, dù tốt hay xấu, quá khứ hay tương lai, xuất hiện trong tim. Chánh niệm và nhận thức phân biệt đập tan những thứ này từng bước một, không lãng phí thì giờ.

Chánh Nghiệp: Ở cấp độ thân thể, điều này đề cập đến việc ngồi thiền hay đi hành thiền, cố gắng loại bỏ phiền não ô trược bất kể tư thế của chúng ta là gì. Ở cấp độ trái tim, điều này đề cập đến sự kiên trì trong tâm.

Right Speech: We speak only of the Dhamma. Our conversation deals only with the topics of effacement (sallekha-dhamma), topics of polishing away or washing away defilements and mental effluents from the heart, telling what methods we can use that will utterly end the defilements: This is Right Speech.

Right Livelihood: When the heart feeds on any object that's its enemy, this is called maintaining a wrong livelihood. Since the object is an enemy of the heart, the heart will have to be clouded. There's nothing good about it at all. It has to lead to greater or lesser amounts of suffering and stress within the heart in proportion to the heart's crudeness or refinement. This is called poison. Wrong livelihood. We have to correct it immediately. Immediately.

Chánh Ngữ: Chúng ta chỉ nói về Pháp. Đối thoại của chúng ta chỉ liên quan đến các đề mục về sự xóa bỏ (sallekha-dhamma), đề mục về việc đánh bóng hay làm sạch phiền não ô trược và bợn nhơ tinh thần từ tim, nói về những phương pháp nào chúng ta có thể sử dụng mà sẽ hoàn toàn chấm dứt phiền não ô trược: Đây là Chánh Ngữ.

Chánh Mạng: Khi trái tim ăn bất cứ đối tượng nào là kẻ thù của nó, điều này được gọi là duy trì cuộc sống sai lầm. Bởi vì đối tượng là kẻ thù của tim, tim sẽ bị che khuất. Không có gì tốt về nó cả. Nó phải dẫn đến lượng đau khổ và căng thẳng nhiều hơn hay ít hơn ở trong tim tương xứng với sự thô thiển hay tinh tế của trái tim. Điều này được gọi là độc hại. Cuộc sống sai lầm. Chúng ta phải sửa nó ngay lập tức. Ngay lập tức.

Any mental object that's rightful, that leads to happiness, well-being, and ease, is a fitting preoccupation, a fitting food for the heart, providing it with peace and well-being. This is how Right Livelihood is maintained with Dhamma on the ascending levels of training the heart. As for Right Livelihood on the physical level, dealing with food or alms, that applies universally for Buddhists in general to conduct themselves in line with their personal duties.

Right Effort: What sort of effort? This we know. The Buddha taught four kinds of effort: (1) Try to be careful not to let evil arise within yourself. (2) Try to abandon evil that has already arisen. In being careful not to let evil arise, we have to be careful by being mindful. Using mindfulness in trying not to let evil arise means being alert to the mind that thinks and wanders about, gathering suffering and stress into itself. This is because thought-formations of the wrong sort are the origin of stress, and so we should be careful to guard against them. Don't be careless or complacent. (3) Try to develop what is skillful — intelligence — so as to increase it step by step. (4) Try to safeguard the skillful things that have arisen so as to develop them even further and not let them deteriorate. All of these right exertions apply right within us.

Bất cứ đối tượng tinh thần nào mà chính đáng, dẫn đến hạnh phúc, lành mạnh, và bình an, là một đề mục thích hợp, một món ăn thích hợp cho trái tim, mang lại cho nó bình an và lành mạnh. Đây là cách Chánh Mạng được duy trì với Pháp ở các cấp độ thăng tiến của việc huấn luyện tim. Đối với Chánh Mạng ở cấp độ thể chất, liên hệ với thực phẩm hay khất thực, áp dụng một cách tổng quát cho Phật-tử nói chung để họ hành xử phù hợp với nhiệm vụ cá nhân của họ.

Chánh Tinh Tấn: Loại tinh tấn hay nỗ lực nào? Điều này chúng ta biết. Đức Phật dạy có bốn loại nỗ lực:(1) Nỗ lực thận trọng không để điều ác nảy sinh trong bạn. (2) Nỗ lực từ bỏ điều ác đã nảy sinh. Trong việc thận trọng không để điều ác nảy sinh, chúng ta phải thận trọng bằng cách chánh niệm. Sử dụng chánh niệm trong việc không để điều ác nảy sinh có nghĩa là cảnh giác với việc tâm suy nghĩ và đi lang thang, mang lại đau khổ và căng thẳng cho chính nó. Đây là bởi vì các tư tưởng hình thành thuộc loại sai lầm là nguyên nhân của khổ, và do đó chúng ta nên thận trọng canh chừng chúng. Đừng cẩu thả hay tự mãn. (3) Nỗ lực phát triễn kỹ năng cho tinh thông — trí thông minh — để làm gia tăng nó từng bước một. (4) Nỗ lực bảo vệ các kỹ năng đã phát sinh để phát triễn chúng thêm và không để chúng mai một. Tất cả những nỗ lực đúng đắn này áp dụng ngay trong chúng ta.

Right Mindfulness keeps watch over the heart. Mindfulness and self-awareness keep constant track of its behavior and activities. Whatever makes contact by way of the eye, ear, nose, tongue, or body, if it doesn't go into the heart, where does it go? The heart is an enormous place, always ready to be informed of various things, both good and evil. Discernment is what contemplates and deliberates. Mindfulness is what keeps vigilant, inspecting whatever comes in to engage the heart. Whatever the preoccupation, good or evil, mindfulness and discernment contemplate and are selective of what engages the heart. Whatever they see as improper, the mind will reject immediately. Immediately. Discernment is what makes the rejection.

Right Concentration: Our work for the sake of making the defilements quiet through concentration is steady and constant, to the point where the results appear as peace and calm in the heart, as a true place of rest without any distractions coming in to disturb the heart at that moment.

Chánh Niệm luôn coi chừng trái tim. Chánh niệm và sự tự nhận thức liên tục theo dõi hành vi và hoạt động của nó. Bất cứ cái gì đến tiếp xúc bằng mắt, tai, mũi, lưỡi, hay thân, nếu nó không đi vào tim thì nó đi đâu? Trái tim là một nơi to tát, luôn sẵn sàng để được thông báo về những điều khác nhau, cả tốt lẫn xấu. Nhận thức phân biệt là cái mà quán chiếu và cân nhắc. Chánh niệm là cái mà luôn quan sát thận trọng, kiểm soát bất cứ thứ gì đến quan hệ với trái tim. Bất cứ đề mục nào, tốt hay xấu, chánh niệm và nhận thức phân biệt quán chiếu và chọn lựa những gì đến quan hệ với trái tim. Bất cứ thứ gì chúng thấy là không thích hợp, tâm sẽ loại ra ngay lập tức. Ngay lập tức. Nhận thức phân biệt là cái làm việc loại bỏ.

Chánh Định: Công việc của chúng ta, vì mục đích làm cho phiền não ô trược yên lặng qua sự tập trung hay định, thì đều đặn và liên tục, đến mức mà kết quả xuất hiện như sự bình yên và tĩnh lặng trong tim, như một nơi nghĩ ngơi thật sự mà không có bất cứ sự xáo trộn nào đến quấy rầy tim vào lúc đó.

When entering concentration so as to relax the mind, in order to give strength to discernment in its continuing explorations, you should go ahead and really rest — rest in concentration. Enter the calm. Completely stop all thoughts and explorations in the area of discernment. Let the mind settle in and relax. It doesn't have to think or contrive anything at all related to its work. Let the mind rest comfortably by giving it a single preoccupation. If the mind happens to be extremely engrossed in its investigations so that you can't rein it in, use 'buddho' as a means to drag it in. Make the mind stay with 'buddho, buddho, buddho.' Even though the meditation word 'buddho' may be a mental contrivance, it's a contrivance in a single focal idea. Contriving a single focal idea can cause the mind to settle down.

For example, if while we are repeating, 'buddho, buddho, buddho,' the mind flashes back to its work because it is engrossed in its unfinished business, we should repeat the meditation word even faster so as not to let the mind go back to its work. In other words, when the mind is at the stage where it is engrossed in its work, we could say — to put it in worldly terms — that we can't let down our guard, although on this level it's hard to say that the mind lets down its guard. To get nearer the truth, we should say that we can't loosen our grip. To put it simply, we can't loosen our grip. Otherwise the mind will jump back out to work. So at this point we have to be firm with our meditation word. Force the mind to stay with its single preoccupation — 'buddho' — as a means of reining the mind in. Repeat 'buddho, buddho, buddho' in really close frequency; then 'buddho' and the mind will become one. The heart will be firm and calm down, calm down, relaxing, relaxing, setting aside all its work. The mind will become cool and peaceful. This is Right Concentration.

Khi nhập định vì mục đích làm thư giãn tâm, để tạo sức mạnh cho nhận thức phân biệt trong việc liên tục dò xét của nó, bạn nên bắt đầu và thật sự nghĩ ngơi — nghĩ ngơi trong định. Bước vào tĩnh lặng. Hoàn toàn ngưng mọi suy nghĩ và dò xét trong lĩnh vực nhận xét phân biệt. Hảy để tâm lắng đọng và thư giãn. Nó không phải suy nghĩ hay trù liệu bất cứ điều gì lên hệ đến công việc của nó hết cả. Hảy để tâm nghĩ ngơi thoải mái bằng cách cho nó một đề mục duy nhất. Nếu tâm chẳng may đắm chìm trong việc quan sát của nó đến độ bạn không thể kiềm chế nó, sử dụng từ 'buddho' như một phương tiện để kéo nó vào. Làm tâm ở lại bằng cách niệm 'buddho, buddho, buddho.' Mặc dù thiền niệm 'buddho' có thể là một mưu kế tinh thần, nó là mưu kế cho một ý tưởng tập trung duy nhất. Dàn dựng một ý tưởng tập trung duy nhất có thể làm cho tâm lắng đọng.

Ví dụ, nếu trong khi chúng ta đang lập lại từ 'buddho, buddho, buddho,' tâm nhanh chóng quay trở lại công việc của nó bởi vì nó bị lôi kéo vào việc làm chưa hoàn tất của nó, chúng ta thậm chí nên tiếp tục niệm nhanh hơn để không cho nó quay trở lại công việc của nó. Nói cách khác, khi tâm ở giai đoạn bị đắm chìm trong công việc của nó, chúng ta có thể nói — theo ngôn ngữ thế gian — rằng chúng ta không thể buông rơi sự canh chừng của chúng ta, mặc dù ở mức độ này khó mà nói rằng tâm buông rơi việc canh chừng của nó. Đúng hơn là, chúng ta nên nói rằng chúng ta không thể nới lỏng sự kìm kẹp của mình. Nói đơn giản là, chúng ta không thể nới lỏng tay. Nếu không tâm sẽ nhảy trở ra làm việc. Vì vậy tại điểm này chúng ta phải nắm vững thiền niệm của mình. Ép buộc tâm ở lại với đề mục duy nhất của nó — 'buddho' — như một phương tiện kiềm chế tâm. Lập tại từ 'buddho, buddho, buddho.' nhanh hơn; rồi thì 'buddho' và tâm sẽ trở thành một. Trái tim sẽ vững vàng và lắng đọng, lắng đọng, thư giãn, thư giãn, đặt tất cả công việc của nó qua một bên. Tâm sẽ trở nên mát mẻ và bình an. Đây là Chánh Định.

When the time comes to rest, you have to rest like this for it to qualify as Right Concentration. When you've had enough, when you see that the mind has regained strength, then simply let go — that's all — and the mind will spring immediately back to work. It springs out of oneness, of having a single preoccupation, and returns to being two with its work. At this point, the heart gets back to work without worrying about concentration while it is working. In the same way, when centering the mind for the sake of stillness, you don't have to worry about your work at all.

When resting, you have to rest, in the same way that when eating you don't have to do any work at all except for the work of eating. When sleeping, sleep peacefully. You shouldn't be concerned with any work at all. But once you have begun work, you shouldn't concern yourself with eating and sleeping. Really set your mind on your work. This is called doing a solid piece of work: work in its proper phases, work at the proper time, in keeping with events, 'Right Action,' work that doesn't overstep its boundaries, appropriate work.

Khi đến lúc nghĩ ngơi, bạn phải nghĩ ngơi như thế này để đủ tiêu chuẩn là Chánh Định. Khi bạn đã có đủ, khi bạn thấy rằng tâm đã có được sức mạnh, thì hảy buông ra — chỉ thế thôi — và tâm sẽ lập tức quay trở lại làm việc. Nó bung ra khỏi sự duy nhất, khỏi việc có một đề mục duy nhất, và trở lại là hai với công việc của nó. Tại điểm này, tim quay trở lại làm việc mà không cần phải lo lắng về định khi đang làm việc. Tương tự như vậy, khi tập trung tâm cho sự tĩnh lặng, bạn không phải lo lắng gì về công việc của bạn cả.

Khi nghĩ ngơi, bạn phải nghĩ ngơi, giống như khi ăn bạn không phải làm bất cứ việc gì ngoại trừ việc ăn. Khi ngủ, ngủ bình yên. Bạn không nên quan tâm đến bất cứ việc gì hết cả. Nhưng một khi bạn bắt đầu làm việc, bạn không nên để ý đến việc ăn và ngủ. Thật sự để tâm vào công việc của bạn. Đây được gọi là làm việc hoàn hảo: làm việc theo đúng các giai đoạn của nó, làm việc tại thời điểm thích hợp, phù hợp với các sự kiện, 'Chánh Nghiệp,' làm việc không vượt quá ranh giới, công việc thích hợp.

The practice of centering the mind is something you can't neglect. In practicing for the sake of the heart's happiness, the view that centering the mind, keeping still, serves no purpose is wrong. If someone is addicted to concentration, unwilling to come out and work, that's improper and should be criticized so that he or she will get down to work. But once the mind has become engrossed in its work, concentration is a necessity in certain areas, at certain times. Ordinarily, if we work without resting or sleeping, we ultimately can't continue with our work. Even though some of our money gets used up when we eat, let it be used up — because the result is that our body gains strength from eating and can return to its work in line with its duties. Even though money gets used up and the food we eat gets used up, still it's used up for a purpose: for energy in the body. Whatever gets consumed, let it be consumed, because it doesn't hurt our purposes. If we don't eat, where are we going to get any strength? Whatever gets spent, let it be spent for the sake of strength, for the sake of giving rise to strength.

The same holds true with resting in concentration: When we're resting so as to give rise to stillness, the stillness is the strength of mind that can reinforce discernment and make it agile. We have to rest so as to have stillness. If there is no stillness, if there's nothing but discernment running, it's like a knife that hasn't been sharpened. We keep chopping away — chock, chock, chock — but it's hard to tell whether we're using the edge of the blade or the back. We simply have the desire to know, to see, to understand, to uproot defilement, whereas discernment hasn't been sharpened by resting in stillness — the reinforcement that gives peace and strength in the heart — and so it's like a knife that hasn't been sharpened. Whatever gets chopped doesn't cut through easily. It's a simple waste of energy.

Thực hành tập trung tâm là điều mà bạn không thể bỏ mặc. Trong việc thực hành vì hạnh phúc của trái tim, cái nhìn rằng tập trung tâm, giữ tĩnh lặng, không có mục đích gì là sai. Nếu ai đó nghiện định, không muốn xuất thiền và làm việc, đó là không đúng và nên bị chỉ trích để người đó trở lại làm việc. Nhưng một khi tâm đã bị đắm chìm trong công việc của nó, định là điều cần thiết trong một số lĩnh vực, tại một số thời điểm. Thông thường, nếu chúng ta làm việc không nghĩ ngơi hay ngủ, chúng ta cuối cùng không thể tiếp tục với công việc của mình. Mặc dù một số tiền của chúng ta có thể bị tiêu hao khi chúng ta ăn, hảy để nó tiêu hao — bởi vì kết quả là thân thể chúng ta tăng sức mạnh từ việc ăn và có thể quay lại công việc phù hợp với nhiệm vụ của nó. Mặc dù tiền và thực phẩm bị tiêu hao, thế nhưng nó được dùng cho một mục đích: cho năng lượng trong thân thể. Bất cứ cái gì được tiêu thụ, hảy để nó được tiêu thụ, bởi vì nó không có hại cho mục đích của chúng ta. Nếu chúng ta không ăn, chúng ta sẽ lấy năng lực ở đâu? Bất cứ cái gì được xài, hảy để nó được xài vì lợi ích của năng lực, vì lợi ích của việc gia tăng năng lực.

Tương tự như vậy trong việc nghĩ ngơi trong định: Khi chúng ta nghĩ ngơi để làm phát sinh sự tĩnh lặng, sự tĩnh lặng là sức mạnh của tâm mà có thể củng cố nhận thức phân biệt và làm nó nhanh nhẹn. Chúng ta phải nghĩ ngơi để có tĩnh lặng. Nếu không có tĩnh lặng, nếu không có gì ngoài việc nhận thức phân biệt lêu lỏng, nó giống như con dao không được mài bén. Chúng ta tiếp tục chặt — chock, chock, chock — nhưng khó mà nói liệu chúng ta đang sử dụng lưỡi dao hay sống dao. Chúng ta chỉ đơn giản muốn biết, thấy, hiểu, loại bỏ phiền não ô trược, trong khi nhận thức phân biệt không được mài bén bằng cách nghĩ ngơi trong tĩnh lặng — sự củng cố tạo ra bình an và năng lực trong tim — và vì vậy nó giống như con dao chưa được mài bén. Bất cứ cái gì bị chặt không được chặt đứt dễ dàng. Chỉ là hao tổn năng lượng.

So for the sake of what's fitting while resting the mind in its 'home of concentration,' we have to let it rest. Resting is thus like using a whetstone to sharpen discernment. Resting the body strengthens the body, and in the same way resting the mind strengthens the mind.

When it comes out this time, now that it has strength, it's like a knife that has been sharpened. The object is the same old object, the discernment is the same old discernment, the person investigating is the same old person, but once we focus our examination, it cuts right through. This time it's like a person who has rested, slept, and eaten at his leisure, and whose knife is fully sharpened. He chops the same old piece of wood, he's the same old person, and it's the same old knife, but it cuts right through with no trouble at all — because the knife is sharp, and the person has strength.

In the same way, the object is the same old object, the discernment is the same old discernment, the person practicing is the same old person, but we've been sharpened. The mind has strength as a reinforcement for discernment and so things cut right through in no time at all — a big difference from when we hadn't rested in concentration!

Do đó vì lợi ích của những gì phù hợp trong khi để tâm nghĩ ngơi trong 'căn nhà thiền định của nó,' chúng ta phải để nó nghĩ ngơi. Nghĩ ngơi vì thế giống như sử dụng đá mài để mài bén nhận thức phân biệt. Thân thể nghĩ ngơi sẽ làm mạnh thân thể, và trong cùng một cách, tâm nghĩ ngơi sẽ làm mạnh tâm.

Khi nó xuất thiền lần này, bây giờ nó có sức mạnh, nó giống như con dao đã được mài bén. Đối tượng là cùng đối tượng cũ, nhận thức phân biệt là cùng nhận thức phân biệt cũ, người quan sát cũng là người cũ, nhưng một khi chúng ta tập trung sự xem xét của chúng ta, nó cắt ngay qua. Lần này nó giống như một người đã nghĩ ngơi, ngủ, và ăn uống thoải mái, và con dao đã hoàn toàn sắc bén. Người ấy chặt cùng một mảnh ván, người ấy là cùng một người, và nó là cùng con dao, nhưng nó cắt ngay qua không có trở ngại gì cả — bởi vì con dao sắc bén, và người ấy có sức mạnh.

Trong cùng một cách, đối tượng là cùng đối tượng cũ, nhận thức phân biệt là cùng nhận thức phân biệt cũ, người thực hành cũng là người cũ, nhưng chúng ta đã được mài bén. Tâm có sức mạnh như là một sự củng cố cho nhận thức phân biệt và vì vậy mọi thứ cắt qua ngay lập tức — một sự khác biệt lớn so với khi chúng ta không nghĩ ngơi trong định!

Thus concentration and discernment are interrelated. They simply do their work at different times. When the time comes to center the mind, center it. When the time comes to investigate in the area of discernment, give it your all — your full alertness, your full strength. Get to the full Dhamma: the full causes and the full effects. In the same way, when resting, give it a full rest. Practice these things at separate times. Don't let them interfere with each other — being worried about concentration when examining with discernment, or being preoccupied with the affairs of discernment when entering concentration — for that would be wrong. Whichever work you're going to do, really make it a solid piece of work. This is the right way, the appropriate way — the way Right Concentration really is.

Once discernment has begun uprooting defilements step by step, the heart develops brightness. The lightness of the mind is one of the benefits that come from removing the things that are hazardous, the things that are filthy. We see the value of this benefit and keep on investigating.

Vì thế định và nhận thức phân biệt có liên hệ với nhau. Chúng chỉ đơn giản làm việc của chúng vào những thời điểm khác nhau. Khi đến lúc tập trung tâm, tập trung nó. Khi đến lúc quan sát trong lĩnh vực nhận thức phân biệt, dồn mọi nỗ lực vào — mọi cảnh giác của bạn, mọi sức mạnh của bạn. Tập trung trọn vẹn vào Pháp: mọi nguyên nhân và mọi kết quả. Tương tự như vậy, khi nghĩ ngơi, nghĩ ngơi trọn vẹn. Thực hành các điều này vào những thời điểm riêng biệt. Đừng để chúng xen vào nhau — lo lắng về định khi đang xem xét với nhận thức phân biệt, hay bận tâm với vấn đề của nhận thức phân biệt khi nhập định — đó là sai. Bất cứ công việc nào bạn sắp sửa làm, hảy làm cho nó thật sự là một công việc hoàn hảo. Đây là cách đúng đắn, cách thích hợp — cách Chánh Định thật sự là.

Một khi nhận thức phân biệt bắt đầu loại bỏ phiền não ô trược từng bước một, tim tỏa sáng. Sự trong sáng của tâm là một trong những lợi ích đến từ việc loại bỏ những thứ độc hại, những thứ dơ bẩn. Chúng ta nhìn thấy giá trị của lợi ích này và tiếp tục quan sát.

What defilement is, is a weight on the heart. Our mind is like a prisoner constantly overpowered — coerced and tormented — by defilements and mental effluents ever since we were born. When we come right down to it, where is defilement? Where is being and birth? Right here in this same heart. When you investigate, these things gather in, gather in, and enter this single heart. The cycle of rebirth doesn't refer to anything else: It refers to this single heart that spins in circles. It's the only thing that leads us to birth and death. Why? Because the seeds of these things are in the heart.

When we use mindfulness and discernment to investigate, we explore so as to see clearly, and we keep cutting in, step by step, until we reach the mind that is the culprit, harboring unawareness (avijja), which is the important seed of the cycle in the heart. We keep dissecting, keep investigating in, investigating in, so that there is nothing left of 'this is this' or 'that is that.' We focus our investigation on the mind in the same way as we have done with phenomena (sabhava-dhamma) in general.

Phiền não ô trược là gì, là gánh nặng cho tim. Tâm của chúng ta giống như một tù nhân liên tục bị áp đảo — bị ép buộc và tra tấn — bởi phiền não ô trược và bợn nhơ tinh thần kể từ khi chúng ta được sinh ra. Khi chúng ta quán chiếu tận tường, phiền não ở đâu? Hiện hữu và sinh ra ở đâu? Ngay đây trong cùng trái tim này. Khi bạn quan sát, những thứ này tụ tập lại, tụ tập lại, vào trong trái tim duy nhất này. Luân hồi sinh tử không đề cập đến bất cứ điều gì khác: Nó đề cập đến trái tim duy nhất này quay cuồng trong vòng luân hồi. Nó là cái duy nhất dẫn chúng ta đến sinh và tử. Tại sao? Bởi vì hạt giống của những thứ này nằm trong tim.

Khi chúng ta sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để quán chiếu, chúng ta dò xét để nhìn thấy rõ ràng, và chúng ta tiếp tục soi thủng, từng bước một, cho đến khi chúng ta đi tới cái tâm chính là thủ phạm, bao che vô minh (avijja), đó là hạt giống quan trọng của luân hồi trong tim. Chúng ta tiếp tục mổ xẻ, tiếp tục điều tra, điều tra tới, để cho không còn sót lại gì như 'đây là cái này' hay 'đó là cái kia.' Chúng ta tập trung sự quan sát của mình về tâm thức theo cách giống như chúng ta đã làm với hiện tượng (sabhava-dhamma) nói chung.

No matter how much brightness there may be in the heart, we should know that it's simply a place for the heart to rest temporarily as long as we are still unable to investigate it to the point where we can disperse and destroy it. But don't forget that this shining star of a heart is actually unawareness.

So investigate, taking that as the focal point of your investigation.

So then. If this is going to be obliterated until there's no more awareness, leaving nothing at all — to the point where the 'knower' is destroyed along with it — then let's find out once and for all. We're investigating to find the truth, to know the truth, so we have to get all the way down to causes and effects, to the truth of everything of every sort. Whatever is going to be destroyed, let it be destroyed. Even if ultimately the 'knower' who is investigating will be destroyed as well, then let's find out with our mindfulness and discernment. We don't have to leave anything remaining as an island or a vantage point to deceive ourselves. Whatever is 'us,' whatever is 'ours,' don't leave it standing. Investigate down to the truth of all things together.

Cho dù trái tim được tỏa sáng bao nhiêu, chúng ta nên biết rằng nó chỉ là một nơi cho tim nghĩ ngơi tạm thời hễ mà chúng ta vẫn không thể quán chiếu nó đến mức chúng ta có thể phân tán và phá hủy nó. Nhưng đừng quên rằng ngôi sao sáng này của trái tim thật sự là vô minh.

Vì vậy hảy quan sát, xem đó như là tâm điểm của sự quan sát của bạn.

Thế nên. Nếu điều này sẽ bị xóa bỏ cho đến khi không còn vô minh nữa, không còn lại gì cả — đến điểm mà 'người biết' bị xóa bỏ cùng với nó — thì hảy tìm ra một lần mà thôi. Chúng ta đang điều tra để tìm ra sự thật, để biết sự thật, vì vậy chúng ta phải tìm đến tận nguyên nhân và kết quả, đến sự thật của mọi thứ mọi loại. Bất cứ điều gì sắp sửa bị phá hủy, hảy để nó bị phá hủy. Thậm chí nếu cuối cùng 'người biết' hiện đang quan sát cũng sẽ bị phá hủy, thì hảy tìm cho ra với chánh niệm và nhận thức phân biệt của chúng ta. Chúng ta không phải để lại bất cứ thứ gì như một hòn đảo hay một điểm thuận lợi để lừa dối chính mình. Dù là 'chúng ta', dù là 'của chúng ta', đừng để nó đứng đó. Quan sát đến tận sự thật của tất cả mọi thứ với nhau.

What's left, after the defilement of unawareness is absolutely destroyed, is something beyond the range to which convention can reach or destroy. This is called the pure mind, or purity. The nature of this purity cannot be destroyed by anything at all.

Defilements are conventional realities that can arise and vanish. Thus they can be cleansed, made to increase, made to decrease, made to disappear, because they are an affair of conventions. But the mind pure and simple — the phenomenon called a released mind — lies beyond the range to which any defilements, which are all conventions, can reach and destroy. If the mind isn't yet pure, it's a conventional reality just like other things, because conventional things have infiltrated it. Once they are entirely removed, the phenomenon of release is one that no defilement can any longer affect — because it lies beyond range. So what is destroyed?

Những gì còn lại, sau khi phiền não ô trược của vô minh hoàn toàn bị phá hủy, là một cái gì đó nằm ngoài phạm vi mà quy ước có thể với tới hay phá hủy. Đây gọi là tâm tinh khiết, hay thanh tịnh. Bản tánh của sự thanh tịnh này không thể bị phá hủy bởi bất cứ thứ gì cả.

Phiền não ô trược là những thực thể thông thường có thể phát sinh hay biến mất. Vì thế chúng có thể được làm sạch, làm gia tăng, làm giảm bớt, làm biến mất, bởi vì chúng là vấn đề của quy ước. Nhưng tâm tinh khiết và đơn giản — một hiện tượng được gọi là tâm giải thoát — nằm bên ngoài phạm vi mà bất cứ phiền não ô trược nào, vốn là các quy ước, có thể với tới và phá hủy. Nếu tâm vẫn chưa được tinh khiết, nó là một thực thể thông thường giống như những thứ khác, bởi vì những thứ thông thường đã xâm nhập vào nó. Một khi chúng hoàn toàn bị loại bỏ, hiện tượng giải thoát là một sự kiện mà không phiền não ô trược nào có thể ảnh hưởng thêm nữa — bởi vì nó nằm ngoài tầm với. Vì vậy cái gì bị phá hủy?

Stress stops, because the cause of stress stops. Nirodha — the cessation of stress — also stops. The path, the tool that wipes out the cause of stress, also stops. The four Noble Truths all stop together. Stress stops, the cause of stress stops, the path stops, the cessation of stress stops.

But listen! What knows that 'that stops' is not a Noble Truth. It lies above the Noble Truths. The investigation of the Noble Truths is an investigation for the sake of this. Once we reach the real thing, the four Noble Truths have no more role to play, no need to be cleansed, remedied, or removed. For example, discernment: Now that we've worked to the full extent, we can let go of discernment, with no need to set rules for it. Both mindfulness and discernment are tools in the battle. Once the war is over, the enemy is wiped out, so these qualities are no longer at issue.

Khổ ngừng lại, bởi vì nguyên nhân của khổ ngừng lại. Nirodha — sự chấm dứt của khổ — cũng ngừng lại. Đạo đế, công cụ loại bỏ nguyên nhân của khổ, cũng ngừng lại. Tứ Diệu Đế đều cùng kết thúc. Khổ kết thúc, nguyên nhân của khổ kết thúc, đạo kết thúc, sự chấm dứt khổ kết thúc.

Nhưng hảy lắng nghe! Cái mà biết rằng 'cái đó ngừng' không phải là một Diệu Đế. Nó nằm trên Tứ Diệu Đế. Sự quan sát của Tứ Diệu Đế là sự quan sát vì lợi ích của điều này. Một khi chúng ta đạt được cái thật sự, Tứ Diệu Đế không còn vai trò nào để đóng nữa, không cần phải làm sạch, sửa chửa, hay loại bỏ. Ví dụ, nhận thức phân biệt: Bây giờ chúng ta đã làm việc đến hết sức, chúng ta có thể buông nhận thức phân biệt ra, không cần phải đặt quy tắc cho nó. Cả chánh niệm và nhận thức phân biệt đều là công cụ trong cuộc chiến. Một khi chiến tranh chấm dứt, kẻ thù bị loại bỏ, thì các phẩm chất này không còn là vấn đề.

What's left? Purity. The Buddha, in proclaiming the Dhamma to the world, took it from this pure nature. The doctrines of the religion came from this nature, and in the approach he used in teaching, he had to teach about stress because these conditions are directly related to this mind. He taught us to know how to remedy, how to stop, how to strive — everything of every sort — all the way to the goal at the end of the path, after which nothing more need be said. This is purity. The mind has come out to the outside world. It has left the prison and come to the outside world — freedom — never to be imprisoned again.

But no one wants to go to this world, because they have never seen it. This is an important world — lokuttara, the transcendent, a realm higher than other worlds — but we simply call it the outside world, outside of all conventions. We call it a 'world' just as a figure of speech, because our world has its conventions, and so we simply talk about it that way.

Cái gì còn lại? Sự thanh tịnh. Đức Phật, trong việc tuyên bố Pháp cho thế giới, đã lấy nó từ bản tánh thanh tịnh này. Giáo lý xuất phát từ bản tánh này, và trong phương pháp ngài sử dụng cho việc giảng dạy, ngài đã phải dạy về khổ bởi vì các trạng huống này liên hệ trực tiếp với tâm. Ngài đã dạy cho chúng ta biết làm thế nào để chửa trị, làm thế nào để chấm dứt, làm thế nào để chiến đấu — tất cả mọi thứ của mọi loại — lên đến mục đích ở cuối con đường, sau đó không còn gì cần để nói nữa. Đây là sự thanh tịnh. Tâm đã ra thế giới bên ngoài. Nó đã rời nhà tù và đi ra thế giới bên ngoài — tự do — không bao giờ bị giam cầm nữa.

Nhưng không ai muốn đi đến thế giới này, bởi vì họ chưa bao giờ nhìn thấy nó. Đây là một thế giới quan trọng — lokuttara, siêu việt, một cõi cao hơn các thế giới khác — nhưng chúng ta chỉ đơn giản gọi nó là thế giới bên ngoài, bên ngoài mọi quy ước. Chúng ta gọi nó là 'thế giới' chỉ là một cách nói, bởi vì thế giới của chúng ta có những quy ước của nó, và vì vậy chúng ta chỉ đơn giản nói về nó theo cách này.

Think about escaping from this prison. You've been born in prison, live in prison and die in prison. You've never once died outside of prison. So, for once, get your heart out of prison. You'll be really comfortable — really comfortable! — like the Buddha and his Noble Disciples: They were born in prison like you, but they died outside of the prison. They died outside of the world. They didn't die in this world that's so narrow and confining.

I'll ask to stop here.

Hảy nghĩ về việc thoát khỏi ngục tù này. Bạn đã được sinh ra trong tù, sống trong tù và chết trong tù. Bạn không một lần chết bên ngoài ngục tù. Vì vậy, hảy mang trái tim của bạn ra khỏi ngục tù một lần thôi. Bạn sẽ thật sự thoải mái — thật sự thoải mái! — giống như Đức Phật và các Đại Đệ Tử của ngài: Họ đã sinh ra trong nhà tù như bạn, nhưng họ đã chết bên ngoài nhà tù. Họ chết bên ngoài thế giới. Họ không chết trong thế giới quá hẹp và hạn chế này.

Tôi xin ngưng tại đây.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Tư 08-30-2017

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | Trang Kế| trở về đầu trang | Home page |