Contents

  • Part I
    • Introduction
    • The Language of the Heart
    • The Marvel of the Dhamma
    • The Prison World vs. the World Outside
  • Part II
  • Part III
    • Investigating Pain
    • The Principle of the Present
    • At the End of One's Rope
  • Part IV
    • The Radiant Mind Is Unawareness
    • An Heir to the Dhamma
    • Unawareness Converges, Concealing The True Dhamma, the True Mind
    • The Conventional Mind, The Mind Released
    • Postscript
    • Glossary
    • Notes

Mục Lục

  • Phần I
    • Giới Thiệu
    • Ngôn Ngữ của Trái Tim
    • Sự Vi Diệu của Pháp
    • Thế Giới Ngục Tù và Thế Giới Bên Ngoài
  • Phần II
  • Phần III
    • Quan Sát Cảm Giác Đau
    • Nguyên Tắc của Hiện Tại
    • Giới Hạn của sự Nhẫn Nại
  • Phần IV
    • Tâm Tỏa Sáng là Vô Ý Thức
    • Người Kế Thừa Pháp
    • Vô Ý Thức Hội Tụ, Che Phủ Chánh Pháp, Chân Tâm
    • Tâm Ràng Buộc, Tâm Xả
    • Tái Bút
    • Phụ Lục
    • Chú Thích


Birth & Death  

People come with questions — some of which I can remember — and everyone has the question that's waiting right at the barn door: Is there a next world after death? The next world, who goes on to the next world: These sorts of things aren't any one person's issue. They're an issue for all of us who are carrying a burden. When people ask this sort of question, I ask them in return, 'Was there a yesterday? Was there a this morning? Is there a present at this moment?' They admit that there was and is. 'Then will there be a tomorrow? A day after tomorrow? A this month? A next month? A this year? A next year and years after that?'

Things in the past that we can remember, we can use to make guesses about the future. Even for things that haven't yet happened, we can make comparisons with things that have already occurred. The future has to follow the way things have been in the past. For example, yesterday has already occurred, today is occurring. These things have followed one after the other. We know this, we remember, we haven't forgotten. This afternoon, this evening, tonight, tomorrow morning: We've already seen that things have been like this. This is the way things have happened, without being otherwise, and so we accept that this is the way they will continue to be.


Sinh & Tử  

Người ta đến với câu hỏi — một vài trong số đó tôi có thể nhớ — và mọi người có câu hỏi đợi ngay tại cửa trại: Có một thế giới kế tiếp sau khi chết không? Thế giới kế tiếp, ai đi đến thế giới kế tiếp: Những điều này không phải là vấn đề của bất cứ một người nào. Chúng là vấn đề của tất cả chúng ta đang mang gánh nặng. Khi người ta hỏi kiểu này, tôi hỏi lại họ, 'Có ngày hôm qua không? Có buổi sáng này không? Có sự hiện diện tại khoảnh khắc này không?' Họ thú nhận rằng đã và đang có. 'Thế thì sẽ có ngày mai không? Một ngày sau ngày mai? Tháng này? Tháng kế tiếp? Năm này? Năm sau và những năm sau đó?'

Mọi thứ trong quá khứ chúng ta có thể nhớ, chúng ta có thể dùng để tiên đoán cho tương lai. Thậm chí những gì vẫn chưa xảy ra, chúng ta có thể so sánh với những gì đã xảy ra. Tương lai phải đi theo cách vạn vật là trong quá khứ. Ví dụ, hôm qua đã xảy ra, hôm nay đang xảy ra. Những điều này cứ tiếp nối nhau. Chúng ta biết vậy, chúng ta ghi nhớ, chúng ta không quên. Trưa nay, chiều nay, tối nay, sáng mai: Chúng ta đã nhìn thấy vạn vật là như vậy. Đây là cách mọi thứ xảy ra, không có cách nào khác, và vì vậy chúng ta chấp nhận rằng đây là cách vạn vật sẽ tiếp tục là.

Doubts about this world and the next, or about things concerning ourselves: This is delusion about ourselves. This is why these things become big issues, causing endless fuss all over the world of rebirth. 'Is there a next world? When people die, are they reborn?' These questions go together, for who is it that takes birth and dies? We ourselves — always dying and taking birth. What comes to this world and goes to the next world is us. Who else would it be? If not for this being of the world, this wanderer, there wouldn't be anyone weighed down with these questions and burdens.

This is the harm of delusion, of being unable to remember. It shows within us, but we can't catch hold of its causes, of why it has come about. Things that have happened, we can't remember. Our own affairs spin us around in circles and get us so tangled up that we don't know which way to go. This is why self-delusion is an endless complication. Being deluded about other things is not so bad, but being deluded about ourselves blocks all the exits. We can't find any way out. The results come right back at us — they don't go anywhere else — bringing us suffering, because these sorts of doubts are questions with which we bind ourselves, not questions by which we set ourselves free. We can have no hope of resolving and understanding these doubts if we don't find confirmation of the Dhamma in the area of meditation.

Nghi ngờ về thế giới này và kế tiếp, hay về những thứ quan hệ với chúng ta: Đây là ảo tưởng về bản thân. Đây là lý do tại sao những thứ này trở thành các vấn đề lớn, gây ra vô số phiền phức cho thế giới của tái sinh. 'Có thế giới kế tiếp không? Khi người ta chết, họ tái sinh ở đâu?' Những câu hỏi này đi cùng nhau, vì ai là người tiếp nhận sinh và tử" Chính chúng ta — luôn chết đi và tái sinh. Những gì đến với thế giới này và đi đến thế giới kế tiếp là chúng ta. Còn ai vào đây? Nếu không phải là chúng sinh của thế giới này, kẻ lang thang này, thì sẽ không có ai bị lún xuống với những câu hỏi và gánh nặng này.

Đây là nguy hại của ảo tưởng, của việc không thể nhớ. Nó thể hiện trong chúng ta, nhưng chúng ta không thể nắm bắt được nguyên nhân của nó, tại sao nó lại xảy ra. Mọi sự đã xảy ra, chúng ta không thể nhớ. Các vấn đề của chính chúng ta khiến chúng ta quay vòng trong luân hồi và khiến chúng ta bị rối bời đến độ chúng ta không biết đường ra. Đây là lý do tại sao tự-ảo-tưởng là mối phiền phức vô tận. Bị ảo tưởng về những thứ khác thì không tệ lắm, nhưng bị ảo tưởng về chính chúng ta thì sẽ chặn mọi lối ra. Chúng ta không thể tìm thấy đường ra. Kết quả quay trở lại với chúng ta — chúng không đi nơi nào khác — mang lại đau khổ cho chúng ta, bởi vì các loại nghi ngờ này là những câu hỏi mà chúng ta tự ràng buộc vào, không phải là câu hỏi để chúng ta tự giải thoát cho mình. Chúng ta không thể có hy vọng giải quyết và hiểu được những nghi ngờ này nếu chúng ta không tin tưởng vào Pháp trong lĩnh vực thiền định.

This is why the Lord Buddha taught us to unravel and look at our own affairs. But unraveling our own affairs is something very critical. If we do it by guessing or speculating or whatever, we won't succeed. The only way to succeed is to develop goodness step by step as a means of support and of drawing us in to mental development (bhavana), or meditation, so as to unravel and look at our own affairs, which lie gathered in the range of meditation. This is what will lead us to know clearly and to cut through our doubts, at the same time leading us to satisfactory results. We will be able to stop wondering about death and rebirth or death and annihilation.

What are our own affairs? The affairs of the heart. The heart is what acts, creating causes and results for itself all the time: pleasure, pain, complications, and turmoil. For the most part, it ties itself down more than helping itself. If we don't force it into good ways, the hearts reaps trouble as a result, the suffering that comes from being agitated and anxious, thinking restlessly from various angles for no worthwhile reason. The results we receive are an important factor in making us pained and unsettled. This is thus a difficult matter, a heavy matter for all those who are deluded about the world, deluded about themselves, agitated by the world, and agitated about themselves without being interested in confirming the truth about themselves using the principles of the Dhamma, principles that guarantee the truth. For example, once we die, we must be reborn; as long as the seeds of rebirth are in the heart, we have to continue being reborn repeatedly. It can't be otherwise — for instance, being annihilated at death.

Đây là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta làm sáng tỏ và nhìn vào chính vấn đề của mình. Nhưng việc làm sáng tỏ vấn đề của chúng ta là điều rất quan trọng. Nếu chúng ta làm nó bằng cách phỏng đoán hay suy đoán hay bất cứ cách nào, chúng ta sẽ không thành công. Cách duy nhất để thành công là phát triễn điều thiện từng bước như một phương tiện để hỗ trợ và đưa chúng ta vào việc phát triễn tâm linh (bhavana), hay thiền định, để làm sáng tỏ và nhìn vào vấn đề của chúng ta, vốn nằm trong phạm vi thiền định. Đây là những gì sẽ dẫn chúng ta đến việc hiểu rõ và cắt đứt những nghi ngờ của mình, đồng thời dẫn chúng ta đến những kết quả khả quan. Chúng ta sẽ có thể ngừng thắc mắc về chết và tái sinh hay chết và hủy diệt.

Vấn đề của chúng ta là gì? Vấn đề của trái tim. Trái tim là cái mà hành động, tạo ra nguyên nhân và kết quả cho chính nó khắp mọi lúc: vui sướng, đau khổ, phiền phức và hỗn loạn. Đa phần, nó tự trói buộc hơn là giúp đỡ chính nó. Nếu chúng ta không cưỡng ép nó vào những phương cách tốt, trái tim gặt hái trở ngại như là kết quả, đau khổ đến từ trạng thái bức rức và lo lắng, suy nghĩ miên man từ các góc độ khác nhau mà không có lý do chính đáng. Kết quả chúng ta nhận được là yếu tố quan trọng trong việc làm cho chúng ta đau khổ và bất ổn. Điều này vì thế là một vấn đề khó khăn, một vấn đề nặng nề cho tất cả những ai bị ảo tưởng về thế giới, ảo tưởng về chính họ, kích động bởi thế giới, và lo lắng về chính họ mà không quan tâm đến việc khẳng định sự thật về bản thân của họ bằng cách sử dụng các nguyên tắc của Pháp, các nguyên tắc mà bảo đảm sự thật. Ví dụ, một khi chúng ta chết, chúng ta phải tái sinh; hễ mà hạt giống tái sinh còn nằm trong tim, chúng ta phải tiếp tục tái sinh nhiều lần. Nó không thể nào khác — chẳng hạn, bị hủy diệt khi chết.

The Buddha teaches us to keep watch of the instigator. In other words, we should observe our own heart, which is what causes birth and death. If we don't understand it, he tells us various angles from which to approach until we understand and can deal with it properly. In particular, he teaches us to meditate, using any of the meditation themes, repeating it so that the mind — which has no footing to hold to, which is in such a turmoil of finding no refuge that it dwells in unlimited dreams and infatuations — will gain enough of a footing to get on its feet, will gain quiet and calm, free from the distraction and unsteadiness that would destroy the peace of mind we want.

For example, he teaches us to repeat 'buddho, dhammo, sangho' or 'atthi' (bones), 'kesa' (hair of the head), 'loma' (hair of the body), or whatever phrase suits our temperament, being mindful to keep watch over our meditation theme so as not to become forgetful and send the mind elsewhere, away from it. This is so that the mind, which we used to send in various places, can latch onto or dwell with its Dhamma-theme: its meditation word. Our awareness, which used to be scattered among various preoccupations, will now gather into that point — the mind — which is the gathering place of awareness. All the currents of our awareness will converge at the Dhamma-theme we are repeating or pursuing with interest. This is because the meditation word — which is something for the mind to hold to, so that it can gain a footing — becomes more and more an object of clear and conspicuous awareness. Thus at the beginning stages of meditation, the meditation word is very important.

Đức Phật dạy chúng ta theo dõi kẻ xúi giục. Nói cách khác, chúng ta nên quan sát trái tim mình, đó là cái gây nên sinh và tử. Nếu chúng ta không hiểu nó, ngài nói cho chúng ta biết nhiều góc độ khác nhau để tiếp cận cho đến khi chúng ta hiểu và có thể giải quyết nó một cách đúng đắn. Cụ thể là, ngài dạy chúng ta thiền định, sử dụng một trong các chủ đề thiền định, lập lại nó để tâm — vốn không có chỗ đứng, bị hỗn loạn trong việc không tìm thấy nơi trú ẩn khiến nó sống trong những giấc mơ và niềm đam mê vô tận — sẽ có được chỗ đứng vững vàng, sẽ có được tĩnh lặng và bình an, thoát khỏi sự phân tâm và bất ổn mà có thể phá hủy sự bình an của tâm mà chúng ta muốn.

Ví dụ, ngài dạy chúng ta quán niệm 'buddho, dhammo, sangho' hay 'atthi' (xương), 'kesa' (tóc), 'loma' (lông), hay bất cứ từ nào thích hợp với tính khí của chúng ta, chú tâm theo dõi chủ đề thiền của chúng ta để không trở nên quên lãng và gởi tâm đi nơi khác, xa rời nó. Điều này là để cho tâm, mà chúng ta thường cho đi lang thang, có thể nắm lấy hay trụ với chủ đề Pháp của nó: chữ quán niệm của nó. Nhận thức của chúng ta, vốn từng đi rãi rác theo các mối bận tâm khác nhau, bây giờ sẽ tụ tập vào điểm đó — là nơi hội tụ của sự nhận thức. Tất cả các dòng nhận thức của chúng ta sẽ hội tụ vào chủ đề Pháp mà chúng ta đang niệm hay chú tâm theo đuổi. Đây là bởi vì chữ quán niệm — là một cái gì đó để cho tâm nắm lấy, để nó có thể có được chỗ đứng — càng trở thành một đối tượng của sự nhận thức rõ ràng và hiển nhiên. Vì thế vào giai đoạn bắt đầu của thiền định, chữ quán niệm rất quan trọng.

Once we have seen the intrinsic value of the peace that appears this way, we at the same time see clearly the harm that comes from the agitation and turmoil of the mind that has no footing to hold to, and that creates havoc for itself. We needn't ask anyone: The benefits of a peaceful mind and the harm of an agitated mind, we see within our own mind from having practiced meditation. This is a step, the first step, by which the Buddha teaches us to know the affairs of the mind.

We then try to make the mind progressively more firmly settled and calm by repeating the meditation word, as already mentioned. We keep at it, again and again, until we become adept, until the mind can become still the way we want it to. The sense of well-being that arises from a calm heart becomes even more prominent and clear all the time. As soon as the mind becomes still, giving rise to clear and prominent awareness, it is at the same time a gathering in of the defilements into a single spot so that we can see them more clearly and more easily observe their behavior — so that we can more easily cure them and remove them with the levels of discernment suited to dealing with crude, intermediate, and subtle defilements step by step.

Một khi chúng ta nhìn thấy giá trị nội tại của sự bình an xuất hiện theo cách này, chúng ta đồng thời nhìn thấy rõ nguy hại đến từ sự lo lắng và hỗn loạn của tâm không có chỗ trụ, và tạo ra sự hủy hoại cho chính nó. Chúng ta không cần hỏi bất cứ ai: Lợi ích của tâm bình an và nguy hại của tâm bị kích động, chúng ta nhìn thấy trong tâm của chính mình từ việc thực hành thiền định. Đây là một bước, bước đầu tiên, theo đó Đức Phật dạy chúng ta biết vấn đề của tâm.

Sau đó chúng ta cố gắng làm cho tâm gia tăng sự ổn định và bình an bằng cách lập lại từ quán niệm, như đã đề cập. Chúng ta giữ như thế, thêm và thêm nữa, cho đến khi chúng ta trở nên tinh thông, cho đến khi tâm trở nên tĩnh lặng theo cách chúng ta muốn. Cảm giác hạnh phúc đến từ tâm bình an càng trở nên nổi bật và rõ ràng khắp mọi lúc. Ngay khi tâm trở nên tĩnh lặng, làm gia tăng nhận thức rõ ràng và nổi bật, đồng thời tập hợp các phiền não ô trược vào một điểm duy nhất để chúng ta có thể nhìn thấy chúng rõ hơn và dễ quan sát hành vi của chúng hơn — để chúng ta có thể dễ dàng chữa trị và loại bỏ chúng với mức độ nhận thức phân biệt thích hợp cho việc đối phó với phiền não ô trược cấp thô, trung và tinh tế từng bước một.

Now, concerning defilements, the things that force the mind to be agitated in countless, inconceivable ways: We can't catch sight of what defilement is, what the mind is, what the Dhamma is, until we first have a firm basis of mental stillness. When the mind gathers in and is still, the defilements gather in and are still as well. When the mind draws into itself, to be itself or to become a point on which we can focus and understand, the affairs of defilement also enter a restricted range in that same point. They gather in at the heart and rarely ever run loose to stir up trouble for the heart as they used to before the mind was still.

Once the mind is still so that it can stand on its feet, we are then taught to use our discernment to investigate, unravel, and contemplate the various parts of the body in which the defilements hide out. What is the mind interested in? When it isn't quiet, with what does it like to involve itself? While the mind is quiet, it doesn't stir up trouble for itself, but a common habit with us human beings is that once we have gained peace and relaxation, we get lazy. We simply want to lie down and rest. We don't want to unravel the body, the elements, or the khandhas with our mindfulness and discernment for the sake of seeing the truth and removing the various defilements from the heart. We don't like to reflect on the fact that those who have abandoned and removed the various kinds of defilement that hide out in the body and the khandhas have done so by using mindfulness and discernment. As for mental stillness or concentration, that's simply a gathering together of the defilements into a restricted range. It's not an abandoning or a removal of defilement. Please remember this and take it to heart.

Bây giờ, liên quan đến phiền não ô trược, những thứ làm cho tâm bị kích động theo vô số cách không thể tưởng tượng được: Chúng ta không thể nhìn thấy cái nào là phiền não ô trược, cái nào là tâm, cái nào là Pháp, cho đến khi chúng ta trước hết có được một nền tảng vững vàng của sự tĩnh lặng tinh thần. Khi tâm hội tụ vào và tĩnh lặng, phiền não ô trược hội tụ vào và cũng tĩnh lặng. Khi tâm rút vào trong chính nó, là chính nó hay trở thành một điểm mà chúng ta có thể tập trung và hiểu, vấn đề của phiền não ô trược cũng bước vào một phạm vi hạn chế trong cùng điểm đó. Chúng hội tụ trong tim và hiếm khi chạy rông để gây rắc rối cho tim như chúng thường làm trước khi tâm tĩnh lặng.

Một khi tâm tĩnh lặng để nó có thể đứng vững, chúng ta được dạy sử dụng nhận thức phân biệt của mình để quan sát, làm sáng tỏ, và quán chiếu các bộ phận khác nhau của thân mà phiền não ô trược ẩn trốn trong đó. Tâm chú ý đến cái gì? Khi nó không yên lặng, nó muốn quan hệ với cái gì? Trong khi tâm yên lặng, nó không gây rắc rối cho chính nó, nhưng thói quen chung của nhân loại chúng ta là một khi chúng ta có được bình an và thoải mái, chúng ta đâm ra lười biếng. Chúng ta chỉ muốn nằm xuống nghĩ ngơi. Chúng ta không muốn làm sáng tỏ thân, các nguyên tố, hay các uẩn với chánh niệm và nhận thức phân biệt của chúng ta vì lợi ích của việc nhìn thấy sự thật và loại bỏ các phiền não ô trược khác nhau ra khỏi trái tim. Chúng ta không thích quán chiếu dựa vào thực tế là những ai đã từ bỏ và tiêu diệt các loại phiền não ô trược khác nhau nằm ẩn náu trong thân và các uẩn đã làm như vậy bằng cách sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt. Còn đối với sự tĩnh lặng tinh thần hay định, đó chỉ đơn giản là việc tập hợp phiền não ô trược vào trong một phạm vi hạn chế. Nó không phải là việc từ bỏ hay tiêu diệt phiền não ô trược. Xin hảy ghi nhớ điều này và đem nó vào tim.

The heart, when it isn't still, tends to get entangled with sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations, and to take them as issues for stirring itself up. We can know with our mindfulness and discernment which of the various sights, sounds, etc., the mind tends to favor most strongly. While we are investigating, we can know with our mindfulness and discernment the objects with which the mind is involving itself. We can observe the affairs of the mind because the mind has been still. As soon as it begins to head out toward its various preoccupations, we know. This is why we are taught to investigate and unravel things with our discernment so as to know what the mind goes to involve itself with. Try to observe so as to know, so as to see clearly with mindfulness and discernment while you are investigating. Only when you are stilling the mind in concentration is there no need for you to investigate, because concentration and discernment take turns working at different times, as I have already explained.

When you are investigating visual objects, with which visual object is the mind most involved? What is the reason? Look at the object. Dissect it. Analyze it into its parts so as to see it clearly for what it truly is. Once you have dissected the object — whatever it is — so as to see it with discernment in line with its truth, at the same time you will see the absurdity, the deceptiveness of the mind that grows attached and misconstrues things in all kinds of ways without any real reason, without any basis in fact. Once you have investigated carefully, you'll see that the object has none of the worth construed and assigned to it by the mind. There are simply the assumptions of the mind that has fallen for the object, that's all. Once you have investigated, separating the various parts of 'their' body or 'your' body so as to see them in detail, you won't see anything of any worth or substance at all. The heart of its own accord will see the harmfulness of its assumptions, its labels and attachments. The more it investigates, the more clearly it sees — not only the various sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations, but also the acts of the mind involved with those objects — until it fully knows and clearly sees with discernment, because it has been constantly unraveling things both within and without. You fully know and clearly see the acts inside the heart that become involved, knowing that they come about for this reason and that, all of which are thoroughly absurd.

Trái tim, khi nó không tĩnh lặng, thường có khuynh hướng ràng buộc với hình ảnh, âm thanh, mùi, vị và cảm giác xúc giác, và xem chúng như là những vấn đề cần phải khuấy động. Chúng ta có thể biết với chánh niệm và nhận thức phân biệt rằng cái nào trong số những hình ảnh, âm thanh, v.v., khiến tâm có khuynh hướng ưa thích nhất. Trong khi chúng ta đang quan sát, chúng ta có thể biết với chánh niệm và nhận thức phân biệt của mình những đối tượng mà tâm có quan hệ. Chúng ta có thể quan sát việc làm của tâm vì tâm đã được tĩnh lặng. Ngay khi nó bắt đầu hướng đến các đề mục khác nhau của nó, chúng ta biết. Đây là lý do tại sao chúng ta được dạy phải điều tra và làm sáng tỏ mọi thứ với nhận thức phân biệt của mình để biết được tâm đi quan hệ với cái gì. Cố gắng quan sát để biết, để nhìn thấy rõ ràng với chánh niệm và nhận thức phân biệt khi bạn đang điều tra. Chỉ khi nào bạn làm tĩnh lặng tâm trong định thì mới không cần đến sự quan sát của bạn, vì định và nhận thức phân biệt thay phiên làm việc tại các thời điểm khác nhau, như tôi đã giải thích.

Khi bạn đang quan sát các đối tượng thị giác, đối tượng thị giác nào tâm quan hệ đến nhiều nhất? Lý do gì? Nhìn vào đối tượng. Mổ xẻ nó. Phân tích nó vào chi tiết để nhìn thấy rõ nó thật sự là gì. Một khi bạn đã mổ xẻ đối tượng — bất kể nó là gì — để nhìn thấy nó với nhận thức phân biệt phù hợp với thật tánh của nó, đồng thời bạn sẽ nhìn thấy sự vô lý, sự lừa dối của tâm thức vốn gia tăng gắn bó và hiểu lầm mọi thứ theo tất cả mọi cách mà không có lý do chính đáng, không có yếu tố căn bản nào. Một khi bạn đã quan sát cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng đối tượng không có giá trị để được giải thích và thừa nhận bởi tâm. Đơn giản chỉ có những giả định của tâm thức vốn ưa thích đối tượng, chỉ thế thôi. Một khi bạn đã quan sát, tách biệt các phần khác nhau của thân thể 'của chúng' hay thân thể 'của bạn' để nhìn chúng vào chi tiết, bạn sẽ không nhìn thấy cái gì xứng đáng hay có phẩm chất hết cả. Trái tim tự nó sẽ nhìn thấy sự nguy hại của các giả định của nó, các khái niệm và luyến ái của nó. Hễ nó càng quan sát, nó càng nhìn thấy rõ ràng — không chỉ những hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác khác nhau, mà còn cả những hành động của tâm liên quan đến các đối tượng đó — cho đến khi nó hiểu trọn vẹn và nhìn thấy rõ ràng với nhận thức phân biệt, bởi vì nó đã liên tục làm sáng tỏ mọi thứ cả bên trong lẫn bên ngoài. Bạn hiểu trọn vẹn và nhìn thấy rõ ràng những hành động bên trong trái tim mà đã trở nên quan hệ, biết rằng chúng đến vì lý do này và rằng, tất cả đều hoàn toàn vô lý.

Before, you didn't know why the mind was involved. But now you know clearly that it is involved for this reason and that: namely, delusion and mistaken assumptions. When you investigate in line with the truth and see the true nature of external things, you know clearly within yourself that the mind has construed phenomena to be like this and like that, which is why it has continually developed more and more attachment and clinging, more and more of the defilements of love and hatred. The heart then realizes its own absurdity.

When the heart realizes that it has been deluded and absurd, it withdraws inward, because if it were to continue to think of becoming attached to those things, it would get cut right through by discernment — so what would it gain from becoming attached? To investigate so as to know clearly that this is this, and that is that, in line with the truth of every individual thing of every sort: This is the way to unravel the great mass of problems that, taken together, are results — the mass of suffering inside the heart. This is how we are taught to unravel it.

Trước kia, bạn không biết tại sao tâm lại quan hệ. Nhưng bây giờ bạn biết rõ là nó quan hệ vì lý do này và đó là: ảo tưởng và giả định sai lầm. Khi bạn quan sát phù hợp với sự thật và nhìn thấy thật tánh của vạn vật bên ngoài, bạn tự biết rõ là tâm đã diễn giải các hiện tượng như thế này và thế kia, đó là lý do tại sao nó tiếp tục phát triễn sự luyến ái và bám víu nhiều hơn, hứng chịu phiền não ô trược của tình yêu và hận thù nhiều hơn. Trái tim sau đó nhận ra sự vô lý của nó.

Khi trái tim nhận ra rằng nó đã lầm tưởng và ngu xuẩn, nó rút lui vào trong, bởi vì nếu nó tiếp tục nghĩ đến việc gắn bó với những thứ đó, nó sẽ bị cắt đứt ngay bởi nhận thức phân biệt — vậy thì nó sẽ có được gì từ việc trở nên gắn bó? Quan sát để biết rõ rằng cái này là thế này, và cái kia là thế kia, phù hợp với sự thật của mỗi thứ riêng rẽ của mọi loại: Đây là cách làm sáng tỏ khối trở ngại to tát, nói chung, là kết quả — khối đau khổ trong tim. Đây là cách chúng ta được dạy để làm sáng tỏ nó.

As discernment constantly keeps unraveling things without letup until it understands clearly and distinctly, we don't have to tell it to let go. Once the mind knows, it lets go of its own accord. It is bound to let go of its own accord. The mind attached is the mind that doesn't yet know, doesn't yet understand with discernment. Once the full heart knows, it fully lets go, with no concern or regrets. All the concerns that used to bother and disturb the mind vanish of their own accord because discernment sees right through them. Once it sees everything clearly and distinctly, what is there left to grope for? The problems of the heart that used to be broad and wide-ranging now become more and more restricted. Problems concerning outside affairs become less and less, as I have said in previous talks.

The next step is to unravel the mind, the gathering point of subtle defilements, so as to see what it is looking for when it 'blips' out. Where does it 'blip' from? What is there that pressures the mind into forming thoughts of various issues? When mindfulness and discernment can keep up with the thoughts that come 'blipping' out, these thoughts vanish immediately without amounting to anything, without forming issues to entangle us as they did before. This is because mindfulness and discernment are wise to them, and always ready to herd them in and wipe them out as they keep following in on the tracks of the origin of defilement to see exactly where it is. Where do its children and grandchildren — the defilements — come from? Animals have their parents, what are the parents of these defilements? Where are they? Why do they keep forming again and again, thinking again and again? Why do they give rise to assumptions and interpretations, increasing suffering and stress without stop?

Khi nhận thức phân biệt liên tục làm sáng tỏ mọi thứ không suy giảm cho đến khi nó hiểu rõ ràng và minh bạch, chúng ta không phải bảo nó buông ra. Một khi tâm biết, nó buông ra theo cách riêng của nó. Nó tất nhiên sẽ buông ra theo cách riêng của nó. Tâm luyến ái là tâm chưa biết, chưa hiểu với nhận thức phân biệt. Một khi toàn thể trái tim biết, nó buông ra hoàn toàn, không lo lắng hay hối tiếc. Tất cả các mối quan ngại mà đã từng quấy rầy và làm xáo trộn tâm tự biến mất bởi vì nhận thức phân biệt nhìn xuyên thấu chúng. Một khi nó thấy mọi thứ rõ ràng và minh bạch, còn lại gì để lần mò? Trở ngại của tim mà đã từng lớn rộng bây giờ trở nên hạn chế hơn. Trở ngại liên quan đến những vấn đề bên ngoài giảm dần, như tôi đã nói trong những cuộc nói chuyện trước.

Bước kế tiếp là làm sáng tỏ tâm, điểm tụ tập của phiền não ô trược tinh tế, để nhìn thấy nó giống như cái gì khi nó lóe ra. Nó lóe ra từ đâu? Cái gì ép buộc tâm hình thành tư tưởng của nhiều vấn đề khác nhau? Khi chánh niệm và nhận thức phân biệt có thể theo kịp những tư tưởng đang lóe ra, những tư tưởng này biến mất ngay lập tức mà không bám vào bất cứ cái gì, không tạo ra vấn đề làm vướng mắc chúng ta như chúng đã làm trước kia. Đây là bởi vì chánh niệm và nhận thức phân biệt khôn ngoan trong cách đối phó với chúng, và luôn sẵn sàng lùa chúng vào và quét sạch chúng trong khi tiếp tục theo dõi dấu vết về nguồn gốc của phiền não ô trược để biết chính xác nó ở đâu. Các con cháu của nó — phiền não ô trược — đến từ đâu? Thú vật có cha mẹ của chúng, cha mẹ của các phiền não ô trược này là gì? Chúng ở đâu? Tại sao chúng tiếp tục hình thành thêm và thêm nữa, suy nghĩ thêm và thêm nữa? Tại sao chúng làm nảy sinh giả định và diễn giải, gia tăng đau khổ và căng thẳng không ngừng?

Actually, thought-formations are formed at the mind. They don't come from anywhere else. So investigate, following them in, step by step, without losing the trail that will lead you to the truth, to the culprit. This is genuine exploring, observing the affairs of all the defilements, using the power of genuine mindfulness and discernment. Ultimately we will know what the mind is lacking, what it is still connected with, what it is interested in, what it wants to know and to see.

So we follow the connections, follow the seeds on in. Day by day, the defilements become more and more restricted, more and more restricted. This is because the bridges that connect them to sights, sound, smells, tastes, tactile sensations, and the various things of the world in general have been cut away from the mind by using continual mindfulness and discernment to the point where we have no more doubts. It's as if the outside world didn't exist. There remain only the preoccupations that form — blip, blip, blip — in the mind. This is where the rebellious monarch lies. The one who concocts and creates, the one who struggles and writhes restlessly in big and little ways, lies right here.

Thật ra, những tư tưởng hình thành được cấu tạo ở tâm. Chúng không đến từ nơi nào khác. Vì vậy hảy quan sát, theo dõi chúng, từng bước một, không để mất dấu vết mà sẽ dẫn bạn đến sự thật, đến thủ phạm. Đây là sự khám phá chân chính, quan sát vấn đề của tất cả phiền não ô trược, sử dụng sức mạnh của chánh niệm và nhận thức phân biệt chân chính. Cuối cùng chúng ta sẽ biết tâm thiếu cái gì, nó vẫn còn liên hệ với cái gì, nó chú ý đến cái gì, nó muốn biết và thấy cái gì.

Vì vậy chúng ta theo dõi các mối quan hệ, theo dõi các hạt giống. Ngày qua ngày, phiền não ô trược trở nên bị hạn chế hơn, hạn chế hơn nữa. Đây là bởi vì những chiếc cầu kết nối chúng với hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác, và những thứ khác của thế giới nói chung đã bị cắt khỏi tâm bằng cách liên tục sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt đến mức mà chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa. Như thể thế giới bên ngoài không tồn tại. Chỉ còn lại những lo lắng hình thành — blip, blip, blip — trong tâm. Đây là nơi ma vương nổi loạn nằm. Kẻ âm mưu và cấu tạo, kẻ tranh đấu và quằn quại không ngừng trong những cách lớn và nhỏ, nằm ngay đây.

Before, we didn't know in what ways the mind was writhing. All we knew were the results that appeared, unsatisfactory every time, giving us nothing but suffering and stress, which no one in the world wants. Our own heart was so burdened with stress that it couldn't find a way out, because it had no inkling of how to remedy things. But now that we know, these things gradually disappear so that we know and see more and more clearly at the mind, which is where unawareness is performing as an actor, as an issue-maker, here inside us. It can't find anything to latch onto outside, so it simply acts inside. Why doesn't it latch on? Because mindfulness and discernment understand, and have it surrounded. So how could it latch onto anything? All it does is go 'blip, blip, blip' in the mind. We now see it more clearly and focus our investigation on it, scratch away at it, dig away at it with mindfulness and discernment until we have it surrounded every time the mind makes a move. There are no longer any lapses in alertness as there were in the first stages when mindfulness and discernment were still stumbling and crawling along.

Our persistence at this level is no longer a matter of every activity. It becomes a matter of every mental moment in which the mind ripples. Mindfulness and discernment have to know both when the rippling comes out and when it vanishes — and so there are no issues that can arise in the moment the mind is fashioning a thought, an assumption, or an interpretation. This is because our rocket-fast mindfulness and discernment can keep up with things. As soon as a rippling occurs, we know. When we know, it vanishes. No issues can arise or connect. They vanish the moment they appear. They can't branch out anywhere because the bridges to outside matters have been cut by mindfulness and discernment.

Trước kia, chúng ta không biết tâm đã quằn quại theo cách nào. Những gì chúng ta biết là kết quả xuất hiện, không thỏa đáng mọi lúc, không cho chúng ta cái gì ngoại trừ đau khổ và căng thẳng, mà không ai trên thế giới muốn. Trái tim của chúng ta bị trĩu nặng với căng thẳng đến độ nó không thể tìm được đường ra, bởi vì nó không ý thức được cách chửa trị mọi thứ. Nhưng bây giờ thì chúng ta biết, những thứ này dần dần biến mất để chúng ta biết và nhìn thấy rõ tâm, là nơi sự vô ý thức làm việc như một diễn viên, như một kẻ gây rắc rối, tại đây bên trong chúng ta. Nó không thể tìm thấy cái gì để nắm lấy bên ngoài, vì vậy nó chỉ hành động bên trong. Tại sao nó không nắm lấy? Bởi vì chánh niệm và nhận thức phân biệt hiểu, và bao vây nó. Vì vậy làm thế nào nó có thể nắm lấy cái gì? Tất cả những gì nó làm chỉ là 'blip, blip, blip' trong tâm. Chúng ta bây giờ nhìn thấy nó rõ hơn và tập trung sự quan sát vào nó, cạo nó ra, đào nó ra với chánh niệm và nhận thức phân biệt cho đến khi chúng ta bao vây nó mỗi khi tâm chuyển động. Không còn khe hở nào trong sự cảnh giác như trong các giai đoạn đầu khi chánh niệm và nhận thức phân biệt vẫn còn sẩy chân và bò theo.

Sự kiên trì của chúng ta ở mức độ này không còn là vấn đề của mọi hoạt động. Nó trở thành vấn đề của mọi khoảnh khắc tinh thần mà trong đó tâm gợn sóng. Chánh niệm và nhận thức phân biệt phải biết cả khi gợn sóng xuất hiện và khi nó biến mất — và do đó không vấn đề nào có thể phát sinh trong khoảnh khắc tâm đang hình thành một tư tưởng, một giả định, hay một diễn giải. Đây là bởi vì chánh niệm và nhận thức phân biệt siêu tốc của chúng ta có thể theo kịp mọi thứ. Ngay khi một gợn sóng xảy ra, chúng ta biết. Khi chúng ta biết, nó biến mất. Không vấn đề nào có thể phát sinh hay kết nối. Chúng biến mất ngay khi chúng xuất hiện. Chúng không thể lan tỏa ra nơi nào bởi vì cầu nối với những vấn đề bên ngoài đã bị cắt đứt bởi chánh niệm và nhận thức phân biệt.

When mindfulness and discernment are exploring earnestly, relentlessly, unflaggingly, they want to know, to see, and to destroy whatever is hazardous. 'What causes us to take birth as individuals and beings? What leads us to wander in the round of rebirth? What are the causes, what are the conditions that connect things? Where are they right now?' This is called scratching away with mindfulness and discernment, digging away at the mind of unawareness. There is no way we can escape knowing, seeing, and severing the important cause and condition that creates suffering and stress for the beings of the world: namely, the defilement of unawareness that has infiltrated the mind in an insidious way. See? This is the power of mindfulness, discernment, conviction, and persistence on this level, something that meditators never imagine will be possible to this extent.

This is where defilements begin to reveal themselves, because they have no place to hide. They no longer have the sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations in which they used to hole up, because the bridges have been cut. Their only hideout is in the mind: The mind is the hideout of unawareness. When we go ransacking through the mind until everything is smashed completely to smithereens with nothing left — in the same way that we used discernment to investigate phenomena in general — then when the mind of unawareness is ransacked in this way, ultimately the supreme defilement — unawareness, the emperor of the round of rebirth — is completely obliterated from the mind. At this point, how can we help but know what it is that causes birth on this or that level? As for where we will or won't be reborn, that's not important. What's important is seeing clearly that this is what has caused birth and death.

Khi chánh niệm và nhận thức phân biệt đang dò xét tận tụy, không ngừng nghĩ, không mệt mỏi, chúng muốn biết, thấy, và phá hủy bất cứ thứ gì độc hại. 'Cái gì khiến chúng ta sinh ra như người và chúng sinh? Cái gì dẫn chúng ta đi lang thang trong luân hồi sinh tử? Nguyên nhân là gì, điều kiện kết nối mọi thứ là gì? Chúng đang ở đâu? Đây gọi là cạo ra với chánh niệm và nhận thức phân biệt, đào sâu vào cái tâm vô ý thức. Không cách gì chúng ta có thể thoát khỏi việc biết, thấy, và cắt đứt nguyên nhân và điều kiện quan trọng tạo ra đau khổ và căng thẳng cho chúng sinh trên thế giới: cụ thể là, phiền não ô trược của vô minh đã xâm nhập vào tâm theo cách xảo quyệt. Thấy chứ? Đây là sức mạnh của chánh niệm, nhận thức phân biệt, niềm tin, và kiên trì ở mức độ này, điều mà các thiền giả không bao giờ tưởng tượng là sẽ có khả thi đến mức này.

Đây là nơi phiền não ô trược bắt đầu tự hé lộ, bởi vì chúng không có chỗ trốn. Chúng không còn có hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác làm nơi đục khóet, bởi vì những chiếc cầu đã bị cắt. Nơi ẩn náu độc nhất của chúng là tâm: tâm là nơi ẩn náu của vô minh. Khi chúng ta đi lục soát khắp tâm cho đến khi mọi thứ bị nghiền nát hoàn toàn thành mảnh vụn không còn lại gì — theo cùng cách mà chúng ta sử dụng nhận thức phân biệt để quan sát các hiện tượng nói chung — thì khi tâm vô ý thức bị lục soát theo cách này, cuối cùng siêu phiền não ô trược — vô ý thức, vua của luân hồi sinh tử — hoàn toàn bị xóa bỏ khỏi tâm. Tại điểm này, chúng ta có thể giúp như thế nào ngoài việc biết nó là gì mà gây ra sự sinh thành ở mức độ này hay nọ? Đối với nơi chúng ta sẽ hay sẽ không sinh ra, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là nhìn thấy rõ ràng rằng đây là cái đã gây ra sinh và tử.

This is how we prove whether death is followed by rebirth or annihilation. We have to prove it at the mind by practicing in line with the principles of mental development, in the same way the Buddha and his Noble Disciples practiced and knew so that it was clear to their hearts. There is no other way to know. Don't go groping, guessing, scratching at fleas. You'll end up all mangy and dirty, without gaining anything at all. When we reach this point, it's called eliminating birth — whose primary seeds lie within — completely from the mind. From this moment onward, there is nothing that can ever again connect and branch out. Mindfulness and discernment on the level of Dhamma-realization know this completely.

This is the culprit who asks, 'Is there a next world?' This is the one who reserves a place in the next world, the one who reserved our place in past worlds, the one who has been born and has died over and over and over again, unceasingly, relentlessly, to the point where it can't remember the births, the deaths, the pleasures, the pains, the sufferings large and small in its various lives. This is the one.

So please remember its face and take it to heart. Probe it and slash it away to smithereens. Don't show it any mercy: You'll simply be feeding and fattening it for it to come back and destroy you.

Đây là cách chúng ta chứng minh rằng chết được theo sau bởi tái sinh hay hủy diệt. Chúng ta phải chứng minh ngay tại tâm bằng cách thực hành phù hợp với các nguyên tắc của sự phát triễn tâm linh, theo cùng cách mà Đức Phật và các vị Đại Đệ Tử của ngài đã thực hành và biết rõ ràng trong tim họ. Không có cách nào khác để biết. Đừng đi mò mẫm, phỏng đoán, gãi ngứa. Bạn sẽ kết thúc với đầy ghẻ lở và dơ bẩn, mà không có được gì cả. Khi chúng ta đạt đến điểm này, nó gọi là loại bỏ sự sinh — hạt giống của nó nằm bên trong — ra khỏi tâm hoàn toàn. Từ lúc này trở đi, không gì có thể liên kết và lan tỏa ra nữa. Chánh niệm và nhận thức phân biệt ở mức độ chứng ngộ Pháp hoàn toàn biết rõ điều này.

Đây là kẻ hỏi rằng, 'Có thế giới kế tiếp không?' Đây là kẻ để dành một chỗ trong thế giới kế, kẻ để dành chỗ của chúng ta trong thế giới trước, kẻ đã được sinh ra và chết đi nhiều lần, vô tận, không ngừng nghỉ, đến mức mà nó không thể nhớ những lần sinh, tử, vui sướng, đau đớn, khổ sở lớn và nhỏ trong những kiếp sống khác nhau của nó. Đây là thủ phạm.

Vì vậy xin hảy nhớ mặt nó và đem vào tim. Dò xét nó và chặt nó thành mảnh vụn. Đừng thương hại nó: Bạn sẽ chỉ nuôi béo nó để nó quay trở lại và hủy hoại bạn.

When we gather the defilements, they come into the one mind. They gather here and we destroy them right here. Once we have finished destroying them so that nothing is left, the questions about birth, death, and the suffering and stress that result from birth and death no longer exist. We can know this clearly and fully for ourselves in a way that is immediately apparent.

There is no more problem about whether or not there is a next world. Our past worlds, we have already abandoned. As for the next world, the bridges have all been sent flying. And as for the present, we're wise to it. There are no conventions, no matter now refined, left in the mind. This is truly a mind with no more problems. This is where we solve the mind's problems. Once they are all solved here, there will never be any problems again.

Khi chúng ta tập hợp phiền não ô trược lại, chúng đi vào tâm thức. Chúng tụ tập ở đây và chúng ta tiêu diệt chúng ngay tại đây. Một khi chúng ta đã tiêu diệt chúng để không còn lại gì, những câu hỏi về sinh, tử, đau khổ và căng thẳng không tồn tại nữa. Chúng ta có thể tự biết điều này rõ ràng và đầy đủ theo một cách hiển nhiên và ngay lập tức.

Không còn vấn đề nào về việc liệu có một thế giới kế tiếp hay không. Những kiếp sống trước của chúng ta, chúng ta đã từ bỏ. Đối với thế giới kế tiếp, cầu nối đã được gởi đi. Và đối với hiện tại, chúng ta biết rõ nó. Không một quy ước nào, dù bây giờ đã được tinh lọc, còn ở lại trong tâm. Đây thật sự là một tâm thức không có vấn đề gì nữa. Đây là nơi chúng ta giải quyết các vấn đề của tâm. Một khi chúng đã được giải quyết, sẽ không bao giờ còn vấn đề nữa.

No matter how wide the world, no matter how many universes there are, they are all a matter of conventional reality, which has no limit. The heart that knows all around itself is no longer involved.

The affairs that have been constantly assaulting us up to the present, and that will do so on into the future, are the affairs of this mind that has hazards buried within itself. That's all there is. When these hazards have been entirely removed, there is nothing left to be dangerous or poisonous ever again. The question of whether or not there is a next world no longer holds any interest, because the realization has gone straight to the heart that it is done with the question of connecting up with any other world again. So in studying and solving our own problem, we tackle it right here. This way there's hope that we can put an end to it — at the same time not causing any harm to ourselves or to others at all.

Bất kể thế giới lớn như thế nào, bất kể có bao nhiêu vũ trụ, chúng đều là vấn đề của thực thể thông thường, vốn không có giới hạn. Trái tim mà biết tất cả xung quanh nó giờ đây không còn tham dự vào.

Những vấn đề đã liên tục quấy rầy chúng ta cho đến hiện tại, và sẽ còn tiếp tục đến tương lai, là vấn đề của cái tâm vốn có độc hại chôn sâu trong chính nó. Đó là tất cả. Khi những độc hại này được loại bỏ hoàn toàn, không còn lại gì là nguy hiểm hay độc hại nữa. Câu hỏi liệu có một thế giới kế tiếp hay không giờ đây chẳng còn được quan tâm, bởi vì sự chứng ngộ đã đi thẳng vào tim để cho nó biết rằng không còn câu hỏi về việc tiếp nối với bất kỳ thế giới nào khác. Vì vậy trong việc học hỏi và giải quyết vấn đề của riêng mình, chúng ta giải quyết nó ngay đây. Bằng cách này thì có hy vọng rằng chúng ta có thể chấm dứt nó — đồng thời không gây ra bất kỳ nguy hại cho chúng ta hay ai khác hết cả.

The Lord Buddha solved the problem right here. His arahant disciples solved it right here — knew it right here, severed it completely right here. The proclamation that the Teacher was completely free of suffering and stress, that he was the foremost teacher of the world, came from this knowledge and this freedom from issues. Our study of the world is completed right here at the mind. Our study of the Dhamma reaches full completion right here.

The 'world' means the world of living beings. 'Living beings' (satta) means those who are caught up, caught up right at the mind. This is where we cut through the problem. This is where we study and know. The arahant disciples studied and knew right here with their full hearts — and that was the end of the problem. They solved the problem and it fell away, with nothing remaining.

Đức Phật đã giải quyết vấn đề ngay đây. Các vị đệ tử A-la-hán của ngài đã giải quyết ngay đây — biết nó ngay đây, hoàn toàn cắt bỏ nó ngay đây. Lời tuyên bố rằng Thầy đã hoàn toàn thoát khỏi đau khổ và căng thẳng, rằng ngài là bậc thầy tối thượng của thế giới, đến từ kiến thức này và sự thoát khỏi các vấn đề này. Sự nghiên cứu của chúng ta về thế giới hoàn thành ngay đây trong tâm. Sự nghiên cứu của chúng ta về Pháp được hoàn tất trọn vẹn ngay đây.

'Thế giới' có nghĩa là thế giới của chúng sinh. 'Chúng sinh' (satta) có nghĩa là những ai bị vướng mắc, vướng mắc ngay tại tâm. Đây là nơi chúng ta cắt bỏ vấn đề. Đây là nơi chúng ta nghiên cứu và biết. Các vị đệ tử A-la-hán đã nghiên cứu và biết ngay đây với trọn vẹn trái tim của họ — và đó là kết thúc của vấn đề. Họ giải quyết vấn đề và nó tan rã, không còn lại gì.

But as for us, we take on the whole thing: the entire heap of suffering and stress. We take on all problems, but we aren't willing to solve them. We simply hoard them to weigh ourselves down all the time. Our heart is thus filled with a heap of stress that nothing else can equal, because nothing else is as heavy as a heart heaped with stress. Carrying this heap of stress and problems is heavy on the heart because we haven't completed our studies. We carry nothing but this heap because of our delusion.

When vijja — true knowledge — has appeared and eradicated all the hazards from the heart, this is what it means to 'graduate' in line with natural principles, with none of the conferring of degrees or titles that would cause us to become even more deluded. To complete our study of the Dhamma in the heart means that we have erased it completely of all delusion, with no traces remaining.

Nhưng đối với chúng ta, chúng ta lấy hết tất cả: toàn thể khối đau khổ và căng thẳng. Chúng ta lấy tất cả các vấn đề, nhưng chúng ta không muốn giải quyết chúng. Chúng ta chỉ đơn giản chất chứa chúng thành gánh nặng cho chúng ta khắp mọi lúc. Trái tim của chúng ta chứa đầy căng thẳng mà không gì có thể sánh bằng, bởi vì không gì nặng bằng trái tim bị chồng chất với căng thẳng. Mang khối căng thẳng và trở ngại này thì nặng nề cho trái tim bởi vì chúng ta chưa hoàn tất việc nghiên cứu của chúng ta. Chúng ta không mang gì ngoài gánh nặng này bởi vì ảo tưởng của chúng ta.

Khi vijja — kiến thức thật sự — xuất hiện và tiêu diệt mọi độc hại khỏi trái tim, đây có nghĩa là 'thành tựu' phù hợp với các nguyên tắc tự nhiên, không có việc ban thưởng bằng cấp hay danh hiệu mà có thể khiến chúng ta bị lầm tưởng hơn. Hoàn thành việc nghiên cứu của chúng ta về Pháp trong tim có nghĩa là chúng ta đã hoàn toàn xóa bỏ mọi ảo tưởng, không còn lại dấu vết nào.

At that moment, the three levels of existence — the levels of sensuality, form, and formlessness — become no more problem, because they all lie in the heart. The level of sensuality is a mind composed of sensuality. The levels of form and formlessness are the conventions of the various things in those levels buried in the heart. When the heart removes them, that's the end of the problem. When we solve the problem, this is where we solve it. This world and the next world lie right here, because that which steps into any world lies right here. This mind is what steps out to receive stress in greater or lesser measure. The motor, the propeller, lies here in the heart and nowhere else.

The Lord Buddha thus taught at the right point, the most appropriate point: the heart, which is the primary culprit. The things I have mentioned here, with whom do they lie if not with each of us? And if we don't solve them right here, where will we solve them?

Vào lúc đó, ba cõi giới — dục giới, sắc giới và vô sắc giới — không trở thành vấn đề nữa, bởi vì chúng đều nằm trong tim. Dục giới là tâm say đắm nhục dục. Sắc và vô sắc giới là các quy ước về những điều khác nhau ở cập độ đó ẩn náu trong tim. Khi tim loại bỏ chúng, là chấm dứt vấn đề. Khi chúng ta giải quyết vấn đề, đây là nơi chúng ta giải quyết nó. Thế giới này và thế giới kế tiếp nằm ngay tại đây, bởi vì cái mà bước vào bất cứ thế giới nào nằm ngay tại đây. Tâm này là cái mà bước ra đón nhận khổ ở mức độ lớn hơn hay nhỏ hơn. Động cơ, cánh quạt, nằm ở đây trong tim và không nơi nào khác.

Đức Phật vì thế đã giảng dạy đúng chỗ, chỗ thích hợp nhất: trái tim, là thủ phạm chính. Những điều tôi đề cập ở đây, chúng nằm ở đâu nếu không phải trong mỗi người chúng ta? Và nếu chúng ta không giải quyết chúng ngay tại đây, thì chúng ta sẽ giải quyết chúng ở đâu?

Living beings have to go to their various worlds through the power of the good and bad kamma within the heart. That which goes to the worlds — to the bonfires — is this very heart. If we don't solve the problem right here, there is no way of escaping the bonfires of stress and anxiety. If we solve the problem right here, there is no problem as to where the fires are, because we can keep ourselves protected. That's all there is to it!

All of these things are very heavy worlds for living beings in general. Whatever problems arise, they arise right here. 'Is death followed by rebirth? By annihilation? Is there a next world? Does hell exist? Does heaven? Does evil exist? Does merit?' Everywhere I go, there's the same question: 'Do heaven and hell exist?' I never feel like answering. I don't see any reason to answer it, because that which is burdened with heaven and hell is the heart, which everyone already has. So why waste time answering? After all, I'm not a record-keeper for heaven and hell!

Chúng sinh phải đi đến các thế giới khác nhau của họ qua sức mạnh của nghiệp tốt và xấu trong tim. Cái mà đi đến thế giới — đến đám lửa — là chính trái tim này. Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề tại đây, không cách gì thoát khỏi đám lửa căng thẳng và lo âu. Nếu chúng ta giải quyết vấn đề ngay đây, không có vấn đề là đám lửa ở đâu, bởi vì chúng ta có thể tự bảo vệ mình. Tất cả chỉ là thế thôi!

Tất cả những điều này là những thế giới rất nặng nề cho chúng sinh nói chung. Bất cứ vấn đề nào nảy sinh, chúng nảy sinh ngay tại đây. 'Có phải sau khi chết là tái sinh không? Là hủy diệt? Có một thế giới kế tiếp không? Địa ngục có hiện hữu không? Có thiên đường không? Ác có hiện hữu không? Công đức có không?' Bất cứ nơi nào tôi đi, đều có cùng câu hỏi: 'Thiên đường và địa ngục có hiện hữu không?' Tôi không bao giờ cảm thấy thích trả lời. Tôi không thấy lý do nào để trả lời, bởi vì cái mà phải gánh vác thiên đường và địa ngục là trái tim, mọi người đã có. Vì vậy tại sao lãng phí thời giờ trả lời? Vả lại, tôi không phải là người ghi sổ cho thiên đường và địa ngục!

Straighten things out right here at the cause that will go to heaven and hell. Straighten out the bad causes and foster the good. There will then be no stress, if we straighten things out right on target. And how can we miss? The well-taught Dhamma (svakkhata-dhamma) teaches us to solve things right on target, not off-target. The Dhamma that leads (niyyanika-dhamma) by means of the well-taught Dhamma, leads out those who are caught up in stress and anxiety through the power of delusion. Where will we solve things if we don't solve them at the heart? The big problems lie solely at the heart, at this awareness. Crudeness is a matter of this awareness. Refinement is a matter of this awareness. That which makes people crude or refined is this awareness, with defilement as the reinforcement. If the mind becomes refined, it's because goodness is the reinforcement, making it refined until it goes beyond the final point of refinement, beyond the final point of conventions, and ends up gaining release from all stress, with no seeds for any further connections.

Another question that people are always asking is how to overcome laziness. If we were to tell them to use laziness to overcome laziness, it would be tantamount to telling them to become an enemy of beds, blankets, and pillows by sleeping without ever waking up. It would be as if they were already dead, because laziness makes you weak and listless like a person ready to die. How can you use laziness to cure laziness? Once you get a nice resting place as a means of lulling you to drown in sleep, it's as if you were already dead — dead right there on the pillow! Even when you wake up, you don't want to get up, because laziness stomps all over you and destroys you, forcing you not to get up. This is how it goes when you use laziness to cure laziness.

Gở rối mọi thứ ngay tại đây nơi gây ra cái sẽ đi đến thiên đường và địa ngục. Cởi bỏ những nguyên nhân xấu và nuôi dưỡng nhân tốt. Sau đó sẽ không có căng thẳng nếu chúng ta gở rối mọi thứ ngay tại mục tiêu. Và làm thế nào chúng ta có thể trượt? Pháp được giảng nghĩa rõ ràng (svakkhata-dhamma) dạy chúng ta giải quyết mọi thứ ngay tại mục tiêu, không lạc hướng. Pháp dẫn dắt (niyyanika-dhamma) bằng các phương tiện của Pháp giảng dạy, dẫn dắt những ai bị vướng mắc trong căng thẳng và lo âu do lực của ảo tưởng. Chúng ta sẽ giải quyết mọi thứ ở đâu nếu không phải tại trái tim? Các vấn đề lớn chỉ nằm tại trái tim, tại sự nhận thức này. Thô thiển là vấn đề của sự nhận thức này. Tinh tế là vấn đề của sự nhận thức này. Cái mà làm cho người ta thô thiển hay tinh tế là sự nhận thức này, với phiền não ô trược như lực củng cố. Nếu tâm trở nên tinh tế, đó là bởi vì thiện là lực củng cố, làm nó tinh tế cho đến khi nó vượt qua điểm cuối của sự tinh tế, vượt qua điểm cuối của các quy ước, và cuối cùng đạt được giải thoát khỏi mọi căng thẳng, không còn hạt giống cho bất kỳ kết nối nào nữa.

Một câu hỏi khác mà người ta luôn hỏi là làm thế nào để khống chế sự lười biếng. Nếu chúng ta nói với họ là sử dụng sự lười biếng để khống chế lười biếng, nó tương đương với việc nói họ trở thành kẻ thù của giường, chăn, và gối bằng cách ngủ luôn không bao giờ thức dậy. Như thể họ đã chết, bởi vì sự lười biếng làm cho bạn yếu ớt và dã dượi như người sắp chết. Làm thế nào bạn có thể sử dụng sự lười biếng để chữa trị bệnh lười? Một khi bạn có nơi nghỉ ngơi tốt đẹp như một phương tiện để dẫn dụ bạn chìm trong giấc ngủ, nó giống như bạn đã chết — chết ngay trên gối! Ngay cả khi bạn thức tỉnh, bạn không muốn đứng dậy, bởi vì sự lười biếng dẫm đạp lên bạn và phá hủy bạn, không cho bạn đứng dậy. Đây là chuyện sẽ đến khi bạn sử dụng sự lười biếng để chữa trị bệnh lười.

If you use energy and persistence to cure laziness, then you get right up, ready to fight. If there's a fight, you have hope of winning. But if you simply lie prostrate, all you can do is lose — although whether we should call it losing or something else is hard to say, because you don't even put up a fight at all, so how can you say that you lose? If there's a fight and you can't win, then you can say that this person wins and that person loses. But here there's no fight at all! You simply lie there groveling. If you don't call this being a servant in the house of defilements, what would you call it? Because that's what it is: being a servant in their house. If you use laziness — to the point of being its servant — to cure defilement, you end up piling on even more defilements. Or what would you say? As things stand, defilements already fill the heart, so if you foster them even more, where are you going to put them? You've got only one heart! The only way is to remove defilements so that you can begin to breathe, and not let them sit on top of your nose so that you can never gasp a breath at all.

Remove them so that you can begin to see yourself: 'At last, after all the time I've been meditating, I've finally seen a piece of defilement's grandchild — laziness — fall off, just like a chip of bark off a tree. Today at last I can begin to see myself. Up to now there's only been defilement making use of my nose and mouth. It's really infuriating!'

Nếu bạn sử dụng năng lực và kiên trì để chữa trị bệnh lười, thì bạn hảy đứng dậy, sẵn sàng chiến đấu. Nếu có trận chiến, bạn có hy vọng thắng. Nhưng nếu bạn chỉ nằm dã dượi, tất cả bạn có thể làm là thua cuộc — liệu chúng ta nên gọi nó là thua hay là gì khác thì khó mà nói, bởi vì bạn thậm chí không màng đến việc chiến đấu, như vậy làm thế nào bạn có thể nói là bạn thua? Nếu có trận chiến và bạn không thể thắng, thì bạn có thể nói rằng người này thắng và người kia thua. Nhưng ở đây không có trận chiến nào cả! Bạn chỉ nằm ì ở đó. Nếu bạn không gọi đây là đầy tớ trong nhà của phiền não ô trược, thì bạn gọi nó là gì? Bởi vì nó là như thế: là đầy tớ trong nhà của chúng. Nếu bạn sử dụng sự lười biếng — đến mức trở thành kẻ hầu hạ nó — để chữa trị phiền não ô trược, bạn kết cuộc chồng chất thêm nhiều phiền não ô trược hơn. Hoặc bạn sẽ nói gì? Khi mọi thứ ứ đọng, phiền não ô trược đã lấp đầy trái tim, vì vậy nếu bạn nuôi dưỡng chúng thêm nữa, bạn sẽ để chúng ở đâu? Bạn chỉ có một trái tim! Cách duy nhất là loại bỏ phiền não ô trược để bạn có thể bắt đầu thở, và không để chúng ngồi lên chóp mũi của bạn khiến bạn không bao giờ có thể thở một hơi nào cả.

Loại bỏ chúng để bạn có thể bắt đầu nhìn thấy chính mình: 'Cuối cùng, sau tất cả thời gian thiền định, tôi kết cuộc đã nhìn thấy một đứa cháu của phiền não ô trược — sự lười biếng — rơi rụng, giống như một mảnh vỏ rơi khỏi cây. Hôm nay cuối cùng tôi có thể bắt đầu nhìn thấy bản thân mình. Từ trước đến giờ chỉ có phiền não ô trược sử dụng mũi và miệng của tôi. Thật là tức giận!'

Persistence. Diligence. Exertion in the way of reason that can accomplish our purposes: This is the path that sages have followed. Even though it may be difficult, we're up to the fight. It's like removing a thorn from your foot: Even though it hurts to remove it, you have to bear it. If you let it stay there, your whole foot will become infected and putrid. You won't be able to walk at all, and may even lose the foot. So there's only one reasonable course: Pull it out. No matter how much it hurts, you have to bear it, because you have to get the thing out! This is a line of reasoning you have to accept. Once the thorn is out, it holds no more poison. Put medicine on the wound, and the foot will heal without flaring up as it would if the thorn were still embedded there.

Defilement is just like a thorn. We let it lie buried forever in the heart. As long as it remains, the heart is infected and putrid, there in the midst of the round of rebirth — an endless monotony. Is this what you want? To be a putrid person? Ask yourself. Don't ask the defilements. They'll simply do you more harm. If you don't want this, you have to fight them. Once you fight them, you are sure somehow of finding a way to win. No matter how many times you lose, there will have to come a time when you win. Once you've won, then you can keep on winning, winning and winning until there is nothing left for you to fight because the defilements are completely mauled.

Kiên trì. Siêng năng. Gắng sức theo cách lý luận mà có thể hoàn thành mục tiêu của chúng ta: Đây là con đường các bậc thánh hiền đã đi theo. Mặc dù nó có thể khó khăn, chúng ta cần phải chiến đấu. Nó giống như nhổ bỏ cái gai khỏi chân bạn: Dù bị đau khi lấy nó ra, bạn phải chịu đựng. Nếu bạn để nó ở đó, nguyên bàn chân của bạn sẽ bị nhiễm trùng và hư thối. Bạn sẽ không thể đi được, và thậm chí có thể mất cả bàn chân. Vì vậy chỉ có một cách hợp lý: Nhổ nó ra. Bất kể nó đau bao nhiêu, bạn phải chịu đựng nó, bởi vì bạn phải lấy cái đó ra! Đây là lý lẻ mà bạn phải chấp nhận. Một khi cái gai được nhổ ra, nó không còn làm độc. Bôi thuốc vào vết thương, và bàn chân sẽ lành, không bộc phát trở lại như khi cái gai vẫn còn nằm trong đó.

Phiền não ô trược giống như một cái gai. Chúng ta để nó nằm chôn vùi mãi mãi trong tim. Hễ mà nó còn ở đó, trái tim bị nhiễm độc và hư thối, ở đó giữa luân hồi sinh tử — một sự đơn điệu bất tận. Đây có phải là điều bạn muốn? Là một người hư hỏng? Hảy hỏi chính bạn. Đừng hỏi phiền não ô trược. Chúng sẽ chỉ gây thêm tổn hại cho bạn. Nếu bạn không muốn điều này, bạn phải chiến đấu với chúng. Một khi bạn chiến đấu với chúng, bạn chắc chắn sẽ tìm ra cách để thắng. Cho dù bạn thua bao nhiêu lần, sẽ đến một lúc bạn thắng. Một khi bạn đã thắng, thì bạn có thể tiếp tục thắng, thắng và thắng cho đến khi không còn lại gì cho bạn chiến đấu nữa bởi vì phiền não ô trược đã hoàn toàn bị cắt bỏ.

When you win, whom do you defeat? You defeat laziness with diligence. You defeat defilement with energy and persistence. This way you gain release from all stress. This is how you solve the problem of birth and death, right at the heart. There is only this spot that most needs solving. It's the most appropriate spot, the most correct spot to solve. To solve things, you solve them here. There is no way you can solve them anywhere else. Keep on making assumptions and interpretations for aeons and aeons, and you'll simply continue to be burdened with the problem as it leads you to birth, death, suffering, and stress. So you shouldn't be bold in speculating and guessing, or you'll waste your time and die in vain, because there is no way the problem will be solved with guesses and speculations.

'Does suffering exist, or not? Do merit (puñña) and evil exist, or not?' Actually, we are experiencing these things, all of us, with no possible exceptions. 'Evil' is mental darkness and stress. 'Merit' is well-being and ease. These things exist in the body and mind of every person, so how can you deny them? 'Merit' is a name for well-being. The Buddha calls it merit. Stress he calls evil. We are touched by good and evil all the time. Whether we live in this world or the next, we can't help but meet with good and evil.

Khi bạn chiến thắng, bạn đánh bại ai? Bạn đánh bại lười biếng bằng siêng năng. Bạn đánh bại phiền não ô trược bằng năng lực và kiên trì. Bằng cách này bạn đạt được giải thoát khỏi mọi căng thẳng. Đây là cách bạn giải quyết vấn đề của sinh và tử, ngay tại tim. Chỉ có điểm này cần được giải quyết nhất. Nó là vị trí thích hợp nhất, điểm chính xác nhất để giải quyết. Khi giải quyết mọi việc, bạn giải quyết chúng tại đây. Không cách nào bạn có thể giải quyết chúng ở nơi nào khác. Tiếp tục làm việc giả định và diễn giải hàng bao nhiêu kiếp nữa, và bạn sẽ chỉ tiếp tục gánh chịu vấn đề khi nó dẫn bạn đến sinh, tử, đau khổ và căng thẳng. Vì vậy bạn không nên lì lợm trong việc suy đoán và phỏng đoán, nếu không bạn sẽ lãng phí thời giờ của mình và chết một cách vô ích, bởi vì không có cách nào vấn đề sẽ được giải quyết bằng phỏng đoán và suy đoán.

'Đau khổ có hiện hữu không? Công đức (puñña) và ác có hiện hữu không?' Thật ra, chúng ta đang trải nghiệm những điều này, tất cả chúng ta, không thể có ngoại lệ. 'Ác' là sự đen tối và căng thẳng tinh thần. 'Công đức' là hạnh phúc và bình an. Những điều này hiện hữu trong thân và tâm của mọi người, vì vậy làm thế nào bạn có thể phủ nhận chúng? 'Công đức' là cái tên cho hạnh phúc. Đức Phật gọi nó là công đức. Căng thẳng ngài gọi là ác. Chúng ta bị va chạm bởi thiện và ác khắp mọi lúc. Cho dù chúng ta sống trong thế giới này hay kế tiếp, chúng ta không thể tránh khỏi việc gặp gỡ thiện và ác.

Hell or not-hell, if there's pain filling the body and mind, who wants it? Who wants to meet with it? This is something we all know, so why ask about hell when it's already with us like this? Wherever pain is burning us, it's as hot as being branded with fire. No matter where you're branded, it all has to be hot in the same way. You can call it hell or not-hell as you like, but nobody wants it, because pain is something we have all known for ourselves.

And where — to trouble your heart — are you going to go looking for heaven? When you meet with the well-being that comes from practicing the Dhamma — and especially with well-being in the heart, beginning with stillness and calm in ascending stages to the point where the mind develops a firm and solid footing within, so that it is sure of itself; and then further, to the point where you gain release — then where are you going to ask about heaven and nibbana? There's no need to ask. You know them directly with your heart. You are the owner, in charge of the heart that is clearly the instigator, so where else are you going to look — for the names 'heaven' and 'hell'? What is there to grope for?

Địa ngục hay không phải địa ngục, nếu đau khổ lấp đầy thân và tâm, ai muốn nó? Ai muốn gặp nó? Đây là điều chúng ta đều biết, vậy tại sao lại hỏi về địa ngục khi nó đã ở với chúng ta như thế này? Bất cứ nơi nào đau khổ thiêu đốt chúng ta, nó nóng như là bị đóng dấu với lửa. Bất kể bạn bị đóng dấu ở đâu, nó đều nóng như nhau. Bạn có thể gọi nó là địa ngục hay không phải địa ngục tùy ý bạn, nhưng không ai muốn nó, bởi vì đau khổ là điều chúng ta đều tự biết.

Và nơi nào — gây phiền toái cho tim bạn — bạn sẽ đi tìm kiếm thiên đường? Khi bạn gặp được hạnh phúc đến từ việc thực hành Pháp — và nhất là với hạnh phúc trong tim, bắt đầu với tĩnh lặng và bình yên trong các giai đoạn tăng dần đến điểm mà tâm phát triễn một chỗ đứng vững vàng bên trong, để nó vững tin vào chính nó; và sau đó tiến bước, đến nơi mà bạn đạt được giải thoát — thế rồi nơi nào bạn sẽ hỏi về thiên đường và niết bàn? Không cần phải hỏi. Bạn biết chúng trực tiếp với trái tim của bạn. Bạn là người sở hữu, làm chủ trái tim vốn dĩ là kẻ xúi giục, vì vậy còn nơi nào khác để bạn đi tìm kiếm — cho cái tên 'thiên đường' và 'địa ngục'? Có gì ở đó để lần mò?

You've got the real thing within you. That's all there is to the matter. The Dhamma of the Lord Buddha doesn't delude people into groping for this or that. So take hold of the real thing right here.

Well then. That should be enough for now.

Bạn đã có cái thật sự ở trong bạn. Đó là tất cả vấn đề. Pháp của Đức Phật không lừa dối người ta vào việc lần mò tìm hiểu cái này hay cái kia. Vì vậy hảy nắm lấy cái thật sự ở ngay đây.

Thôi nhé. Đến đây là đủ rồi.


A Taste for the Dhamma  

In the basic principles of the doctrine, we are taught that, 'A delight in the Dhamma surpasses all other delights. The flavor of the Dhamma surpasses all other flavors.' This statement was made by a person who had felt delight in the true Dhamma, who had tasted the flavor of the true Dhamma: namely, our Lord Buddha. For this reason, those who take an interest in listening to his teachings find that no matter what the statement, each word, each sentence goes straight to the heart — except, of course, for people who are simply going through the motions of listening without focusing the mind, letting it drift engrossed in various things in line with its original inclinations without gaining anything of any worth.

The teachings of the religion have no meaning in a mind of this sort until it turns to the Dhamma, develops an interest of its own accord, and puts the Dhamma into practice. Only then will the flavor of the Dhamma seep deep into the heart, nurturing it and giving rise to conviction step by step. This is because the heart now has a continuing basis for the Dhamma that supports it in ascending stages.


Nếm Hương Vị Pháp  

Trong các nguyên tắc căn bản của giáo lý, chúng ta được dạy rằng, 'Niềm vui trong Pháp vượt qua tất cả các niềm vui khác. Hương vị của Pháp vượt qua tất cả các hương vị khác.' Lời tuyên bố này được nói bởi một người đã cảm nhận niềm vui trong Chánh Pháp, người đã nếm hương vị của Pháp chân chính: cụ thể là, Đức Phật của chúng ta. Vì lý do này, những ai quan tâm đến việc lắng nghe lời dạy của ngài nhận thấy rằng cho dù lời tuyên bố là gì, mỗi chữ, mỗi câu đều đi thẳng vào chân tâm — ngoại trừ, dĩ nhiên là, đối với những người chỉ đơn giản đi theo âm thanh của sự lắng nghe mà không tập trung tâm, để nó say mê trôi dạt theo nhiều thứ khác phù hợp với xu hướng ban đầu của nó mà không đạt được bất cứ điều gì có giá trị.

Những giảng dạy của tôn giáo không có ý nghĩa trong tâm của loại này cho đến khi nó hướng vào Pháp, phát triễn sự chú ý của chính nó, và đem Pháp vào thực hành. Chỉ đến khi đó thì hương vị của Pháp mới thấm sâu vào trong tim, nuôi dưỡng nó và làm phát sinh niềm tin, từng bước một. Đây là bởi vì trái tim bây giờ có một nền tảng liên tục cho Pháp hỗ trợ nó trong các giai đoạn tiến bước.

In particular, when listening to Dhamma dealing with the practice, if our mind doesn't have any experience with meditation, has never taken an interest in the Dhamma, has never taken an interest in practicing the Dhamma, then not even a single statement will arrest the attention. When listening to a talk on the practice dealing with the stages of the mind, the progress of the mind, setting the mind aright in relationship to the defilements or to the path — mindfulness and discernment, or persistent effort — we won't understand. When we don't understand, we become frustrated and turn our attention elsewhere. Perhaps we may become drowsy and want to go to sleep or something of the sort. The talk seems long because it acts as a drag on our defilements, preventing them from roaming around as they please. This is because we have to keep control over the mind while we listen to the talk; and the mind, when kept under control in this way, feels hemmed in, imprisoned within limits it finds oppressive. Annoyed and bored, it doesn't want to listen, except for the purpose of creating useless issues for entangling itself.

But when we keep listening with interest, meditating even while we listen, the mind becomes focused and follows along with the stream of Dhamma being explained. The mind grows still because the awareness making contact with the Dhamma maintains that contact continuously, step by step, without break. The heart has no chance to slip away to any other preoccupations that are its enemies while listening, and so it's able to settle down and be still.

Nhất là, khi lắng nghe Pháp liên quan đến sự thực hành, nếu tâm chúng ta không có kinh nghiệm nào với thiền định, chưa bao giờ để ý đến Pháp, chưa bao giờ để ý đến việc thực hành Pháp, thì không một tuyên bố nào bắt được sự chú ý. Khi lắng nghe một bài nói chuyện về sự thực hành liên quan đến các giai đoạn của tâm, sự tiến bộ của tâm, đặt tâm cho phù hợp trong quan hệ với phiền não ô trược hay với con đường — chánh niệm và nhận thức phân biệt, hay kiên trì nỗ lực — chúng ta sẽ không hiểu. Khi chúng ta không hiểu, chúng ta trở nên nản lòng và chuyển sự chú ý của mình sang nơi khác. Có thể chúng ta trở nên buồn ngủ và muốn đi ngủ hay đaị loại như thế. Bài nói chuyện có vẻ dài bởi vì nó hành động như một sự quấy rầy phiền não ô trược của chúng ta, ngăn không cho chúng đi lang thang theo ý chúng. Đây là bởi vì chúng ta phải kiểm soát tâm khi chúng ta lắng nghe thuyết pháp; và tâm, khi bị kiểm soát theo cách này, cảm thấy bị bó buộc, giam hãm trong những giới hạn mà nó cảm thấy bị áp bức. Bực bội và buồn chán, nó không muốn lắng nghe, ngoại trừ mục đích tạo ra những vấn đề vô bổ làm vướng mắc chính nó.

Nhưng khi chúng ta chú tâm lắng nghe, quán niệm ngay cả khi chúng ta nghe, tâm trở nên tập trung và đi theo dòng chảy của Pháp đang được giải thích. Tâm gia tăng tiñh lặng bởi vì sự nhận thức tiếp xúc với Pháp liên tục duy trì sự tiếp xúc đó, từng bước một, không ngừng nghỉ. Tim không có cơ hội trốn theo bất cứ mối bận tâm nào khác vốn là kẻ thù của nó trong khi lắng nghe, và vì vậy nó có thể ổn định và tĩnh lặng.

To be able to settle down in this way is to begin building a base, or to scrub our vessel — the heart — making it clean and fit to receive the Dhamma. The heart will start growing more peaceful and calm, seeing the value of listening to the Dhamma as explained by the Buddha: 'Listening to the Dhamma has five rewards.' The fifth reward is the important one: 'The mind of the listener becomes radiant and calm.' This one is very important, but it must build on the earlier ones. 'The listener hears things he or she has never heard' — this is the basis for the rest.

Suppose that we have never listened to anything in the way of the practice or whatever. When we come to listen, we gain an understanding of things we have never heard before. Things that we have heard before, but never understood clearly, we gradually come to understand more and more clearly. We can bring our views more correctly into line. And finally we reach the stage where 'the mind of the listener becomes radiant and calm.' When results of this sort appear, a delight in the Dhamma will develop of its own accord. The flavor of the Dhamma will begin to appear while we listen and while the mind is stilling itself to listen. Even though this flavor may not yet surpass all others, it is nevertheless absorbing and arresting, and will remain long in the memory, not easily erased.

Để có thể ổn định theo cách này thì phải bắt đầu xây dựng nền tảng, hay cọ rửa chiếc thuyền của chúng ta — trái tim — làm nó sạch và thích hợp để tiếp nhận Pháp. Tim sẽ bắt đầu phát triễn bình an và tĩnh lặng hơn, nhìn thấy giá trị của việc lắng nghe Pháp như Đức Phật giải thích: 'Nghe Pháp có năm phần thưởng.' Phần thưởng thứ năm quan trọng nhất: 'Tâm của người nghe trở nên tỏa sáng và bình an.' Điều này rất quan trọng, nhưng nó phải dựa vào những cái trước. 'Người nghe nghe những điều mà họ chưa từng nghe qua' — đây là căn bản cho phần còn lại.

Giả sử là chúng ta chưa bao giờ lắng nghe bất cứ điều nào liên quan đến thực hành hay cái gì khác. Khi chúng ta đến nghe, chúng ta có được sự hiểu biết về những điều chúng ta chưa từng nghe qua. Những điều mà chúng ta đã nghe trước kia, nhưng không hiểu rõ ràng, chúng ta dần dần hiểu rõ hơn. Chúng ta có thể đưa quan điểm của chúng ta vào đúng đường lối. Và cuối cùng chúng ta đạt đến giai đoạn mà 'tâm của người nghe trở nên tỏa sáng và bình an.' Khi loại kết quả này xuất hiện, một niềm vui trong Pháp sẽ tự phát triễn. Hương vị của Pháp sẽ bắt đầu xuất hiện trong khi chúng ta nghe và trong khi tâm tự tĩnh lặng để lắng nghe. Mặc dù hương vị này có thể không vượt qua tất cả những thứ khác, nó vẫn thẩm thấu và tồn trữ, và sẽ ở lại lâu trong ký ức, không dễ bị xóa.

This is why meditators place great importance on listening to the Dhamma. If you were to call it being attached to one's teacher, I wouldn't disagree. Meditating monks always like to listen to their teachers. If they have a teacher they venerate and revere in the area of meditation, in the area of the mind, then wherever he lives they will keep coming to be with him until there is hardly enough room for them to stay.

Venerable Acariya Mun is an example. Wherever he stayed, students would come continually from near and far to search him out. Even though they couldn't all stay in the same place with him, inasmuch as there wasn't enough room, they would still be willing to stay in nearby areas, two, three, four, or seven to eight kilometers away, so that they might conveniently come to hear his teachings on the uposatha days and 'Dhamma meeting' days.

Đây là lý do tại sao các thiền giả xem trọng việc lắng nghe Pháp. Nếu bạn gọi nó là gắn bó với thầy của họ, tôi không phản đối. Các thiền sư luôn thích lắng nghe thầy của họ. Nếu họ có một vị thầy mà họ tôn kính và ngưỡng mộ trong lĩnh vực thiền định, trong lĩnh vực tâm linh, thì dù người ấy sống ở đâu họ cũng sẽ đến ở với ngài cho đến khi không còn đủ chỗ cho họ cư ngụ.

Hòa thượng Acariya Mun là một ví dụ. Bất cứ nơi nào ngài ở lại, học trò ở khắp nơi sẽ liên tục đến kiếm ngài. Mặc dù họ không thể ở cùng chỗ với ngài vì không đủ chỗ, họ sẵn sàng cư ngụ ở các vùng lân cận, xa đến hai, ba, bốn, hay bảy tám kí lô mét, để họ có thể thuận tiện đến nghe ngài giảng dạy vào những ngày uposatha - lễ Bồ Tát Giới và những ngày thuyết Pháp.

On the uposatha days, after listening to the Patimokkha and to his instructions, anyone who had any doubts or questions about the Dhamma could ask him to resolve them. For this reason, the township where he stayed was filled with nothing but meditating monks and novices. When uposatha day came, they would begin gathering together after the morning meal. At 1:00 p.m. they would hear the Patimokkha; and after the Patimokkha, Venerable Acariya Mun would give his talk — that's when he'd usually give his talk, after the Patimokkha. This would be an important part of the practice for those who lived with him. During the Rains Retreat (vassa) we would meet like this every seven days. Outside of the Rains Retreat, the schedule wasn't too fixed, but this is how he would usually schedule things for those of us who stayed directly with him. Each time we would listen to his talks we would gain in insight and understanding — without fail. This is why meditation monks are attached to their teachers.

Each time we would listen to him, he himself would be like a magnet drawing the interest of the monks and novices. In all things related to the Dhamma, he would be the major attracting force, inspiring fascination and delight in the Dhamma. There was a delight in seeing him and meeting him each time, and even more so in hearing him speak — talking in general, giving instructions, conversing about ordinary things, joking — because he himself was entirely Dhamma. Everything he would do or say in any way would keep revealing Dhamma and reasonability that could be taken as a lesson, so that those who were interested could gain a lesson each time they heard him.

Vào những ngày uposatha - lễ Bồ Tát Giới, sau khi nghe Patimokkha - 227 Giới Luật và những lời giảng dạy của ngài, bất cứ ai có nghi ngờ hay thắc mắc nào về Pháp có thể hỏi ngài để được giải đáp. Vì lý do này, thị trấn nơi ngài cư ngụ chỉ toàn là các thiền sư và sa di. Khi ngày lễ Bồ Tát Giới đến, họ sẽ bắt đầu tập hợp lại sau bửa ăn sáng. Đến 1:00 giờ trưa họ sẽ nghe Giới Luật; và sau đó H.T. Acariya Mun sẽ thuyết giảng — đó là khi ngài thường cho lời dạy dổ, sau lễ Patimokkha. Đây sẽ là một phần quan trọng trong việc thực hành cho những ai sống với ngài. Suốt mùa An cư Kiết hạ (vassa) chúng tôi sẽ gặp nhau như thế này mỗi tuần một lần. Ngoài mùa An cư Kiết hạ, chương trình không cố định lắm, nhưng đây là cách ngài thường xếp đặt mọi sự cho những ai trong chúng tôi ở cùng với ngài. Mỗi lần chúng tôi lắng nghe ngài thuyết giảng, chúng tôi sẽ đạt được tri kiến và hiểu biết — không thất bại. Đây là lý do tại sao các thiền sư gắn bó với thầy của họ.

Mỗi lần chúng tôi lắng nghe ngài, ngài giống như là một nam châm thu hút sự chú ý của các sư và sa di. Trong tất cả mọi điều liên hệ đến Pháp, ngài sẽ là lực hấp dẫn chính, truyền cảm hứng và niềm vui trong Pháp. Có niềm vui trong việc thấy ngài và gặp ngài mỗi lần, và thậm chí còn hơn thế khi nghe ngài nói — nói chung, chỉ dạy, trò chuyện về những điều bình thường, nói đùa — bởi vì bản thân ngài là hoàn toàn Pháp. Mọi thứ ngài làm hay nói theo bất cứ cách nào cũng sẽ cho thấy Pháp và tính hợp lý mà có thể xem như là một bài học, để những ai quan tâm có thể học được mỗi lần họ nghe ngài nói.

This is why meditating monks find a great deal of enjoyment in the area of the Dhamma by living with a meditation master. They go to be with him of their own accord. When they are far from him, and their minds aren't yet to the stage where they can look after themselves, they are bound to feel lonesome. Or if they come across a problem they can't solve, they are sure to miss him. If they can't work out a solution, they have to run to him for advice so as to save a great deal of the time it would take to figure out a solution on their own — because he has been through everything of every sort. If we would take a problem to him, then as soon as we had finished the last sentence, he would immediately have the solution and we would understand right then and there.

This is why, when living with a master who has realized the truth, there's no delay, no waste of time in dealing with each problem as it arises. This is a great benefit for those who come to study with him. They're never disappointed. The fact that one who has seen the truth is giving the explanation makes all the difference.

Đây là lý do tại sao các thiền sư tìm thấy niềm vui lớn lao trong lĩnh vực Pháp bằng cách sống với một vị thiền sư lão luyện. Họ tự nguyện đi đến với sư phụ. Khi họ ở xa sư phụ, và tâm họ chưa đạt đến giai đoạn mà họ có thể tự chăm sóc mình, họ sẽ cảm thấy cô đơn. Hay nếu họ gặp một vấn đề mà họ không thể giải quyết được, họ chắc chắn nhớ đến ngài. Nếu họ không thể tìm ra giải pháp, họ phải chạy đến gặp ngài để xin cố vấn vì sẽ giảm được rất nhiều thời gian cần thiết nếu tự giải quyết — bởi vì ngài đã trải qua mọi thứ. Nếu chúng ta mang một vấn đề đến gặp ngài, thì ngay khi chúng ta vừa nói xong câu cuối, ngài sẽ lập tức có giải pháp và chúng ta sẽ hiểu liền ngay lúc đó.

Đây là lý do tại sao khi sống với một bậc thầy đã chứng ngộ chân lý, thì không có sự chậm trễ, không lãng phí thời giờ để đối phó với từng trở ngại khi nó nảy sinh. Đây là một lợi ích lớn cho những ai đến học với ngài. Họ không bao giờ bị thất vọng. Thực tế là khi một người đã nhìn thấy chân lý thì đủ để giải thích mọi sự khác biệt.

A moment ago I began by mentioning a delight in the Dhamma. What I have just been talking about is the same sort of thing: finding pleasure in the Dhamma, continual pleasure, through listening to it constantly. In the same way, when we practice the Dhamma constantly, the results — the flavor and nourishment that come from the practice — increase continually, becoming more and more solid and substantial in the heart.

Especially in the practice of centering the mind: The mind is calm, tranquil, contented, and relaxed. Its thoughts don't go meddling with anything outside. It's as if the world didn't exist, because our attention isn't involved with it. There's simply the Dhamma to be contemplated and practiced so as to give rise to more and more steadiness and strength.

Vừa rồi tôi đã bắt đầu bằng cách nói về niềm vui trong Pháp. Những gì tôi mới vừa nói đến là cùng một loại: tìm thấy niềm vui trong Pháp, tiếp tục hoan hỉ, qua việc liên tục lắng nghe nó. Tương tự như vậy, khi chúng ta liên tục thực hành Pháp, kết quả — hương vị và dinh dưỡng đến từ sự thực hành — liên tục gia tăng, trở nên vững chắc và đáng kể trong tim.

Đặc biệt là trong sự thực hành tập trung tâm: Tâm được yên tĩnh, thanh thản, hài lòng, và thư giản. Những suy nghĩ của nó không can thiệp vào bất cứ điều gì ở bên ngoài. Thể như thế giới không tồn tại, bởi vì sự chú ý của chúng ta không liên quan đến nó. Đơn giản chỉ có Pháp để quán chiếu và thực hành để làm phát sinh sự ổn định và sức mạnh nhiều hơn.

And on the level of discernment, no matter how broad or narrow our investigation of the many phenomena in the world may be, it is exclusively for the sake of the Dhamma, for the sake of self-liberation. We thus become thoroughly engrossed, day and night. The more strongly our heart is set on the Dhamma, the greater its stamina and courage. It has no concern for life itself, no worries about its living conditions or anything external. Its only support is the guiding compass of the Dhamma. Whether we are sitting, lying down, or whatever, the heart is engrossed in its persistent efforts in practicing the Dhamma. On the level of concentration, it is engrossed in its stillness of mind. On the level of discernment, it is engrossed in its explorations of the Dhamma from various angles for the sake of removing defilement, step by step, as it investigates.

Peace of heart is thus possible in each stage of persisting with the practice. The more quiet and secluded the place, the more conspicuously this awareness stands out. Even knowledge in the area of concentration stands out in our inner awareness. It stands out for its stillness. In the area of discernment, our knowledge stands out for the shrewdness and ingenuity of the mind as it explores without ceasing — except when resting in the stillness of concentration — just as water from an artesian well flows without ceasing during both the wet season and the dry.

Và ở mức độ nhận thức phân biệt, bất kể sự quan sát của chúng ta về nhiều hiện tượng trong thế giới có thể rộng hay hẹp thế nào, nó chỉ dành cho lợi ích của Pháp, cho lợi ích của sự tự giải thoát. Do đó chúng ta trở nên hoàn toàn bị thu hút vào, ngày và đêm. Hễ tim của chúng ta đặt vào Pháp càng mạnh bao nhiêu, sức chịu đựng và can đảm của nó càng lớn bấy nhiêu. Nó không quan tâm đến cuộc sống của chính nó, không lo lắng về điều kiện sống của nó hay bất cứ điều gì bên ngoài. Sự hỗ trợ duy nhất của nó là la bàn hướng dẫn của Pháp. Cho dù chúng ta ngồi, nằm, hay là gì chăng nữa, trái tim đắm chìm trong sự kiên trì nỗ lực thực hành Pháp của nó. Ở mức độ định, nó đắm chìm trong sự tĩnh lặng của tâm. Ở mức độ nhận thức phân biệt, nó đắm chìm trong sự khám phá Pháp từ các góc cạnh khác nhau vì lợi ích của việc loại bỏ phiền não ô trược, từng bước một, khi nó quan sát.

Sự bình an của tim vì vậy có thể có được trong mỗi giai đoạn kiên trì thực hành. Nơi ở càng yên tĩnh và hẻo lánh bao nhiêu, sự nhận biết này càng nổi bật bấy nhiêu. Ngay cả kiến thức trong lĩnh vực định cũng nổi bật trong sự nhận thức bên trong của chúng ta. Nó nổi bật cho sự tĩnh lặng của nó. Trong lĩnh vực nhận thức phân biệt, kiến thức của chúng ta nổi bật cho sự sắc sảo và sáng tạo của tâm khi nó khám phá không ngừng — ngoại trừ khi nghỉ ngơi trong sự tĩnh lặng của định — giống như nước từ giếng phun chảy không ngừng suốt cả mùa mưa và mùa khô.

When phenomena make contact with the mind — or even when they don't — a mind already inclined to discernment is bound to investigate, peering into every nook and cranny, gaining understanding step by step. For example, when we are first taught mindfulness immersed in the body (kayagata-sati), it seems superficial — because the mind is superficial. It has no footing, no mindfulness, no discernment. It hasn't any principles — any Dhamma — to hold to. Whatever it hears doesn't really go straight to the heart, because the mind is buried way down there, deep under the belly of defilement.

But once it develops principles and reasonability within itself, then — especially when we're sitting in meditation in a quiet place, investigating the body — the whole body seems clear all the way through. That's how it really feels to a person meditating on this level. It's really enthralling. Whether we're contemplating the skin or the body's unattractiveness, it appears extremely clear, because that's the way its nature already is — simply that our mind hasn't fallen in step with the truth and so is constantly taking issue with it.

Khi các hiện tượng đến tiếp xúc với tâm — hay ngay cả khi chúng không — tâm mà đã nghiêng về nhận thức phân biệt tất nhiên sẽ quan sát, soi mói vào mọi xó xỉnh, đạt được sự hiểu biết từng bước một. Ví dụ, khi lần đầu tiên chúng ta được dạy rằng chánh niệm đắm chìm trong thân (kayagata-sati), nó có vẻ hời hợt — bởi vì tâm hời hợt. Nó không có nền tảng, không có chánh niệm, không có nhận thức phân biệt. Nó không có bất cứ nguyên tắc nào — bất cứ Pháp nào — để bám vào. Bất cứ điều gì nó nghe không thật sự đi thẳng vào tim, bởi vì tâm bị chôn vùi dưới đó, sâu dưới bụng của phiền não ô trược.

Nhưng một khi nó phát triễn các nguyên tắc và tính hợp lý trong chính nó, thì — đặc biệt là khi chúng ta ngồi thiền ở một nơi yên tĩnh, quan sát thân — toàn thân dường như rõ ràng xuyên suốt. Đó là cách cảm nhận thật sự đối với một người thiền định ở mức độ này. Nó thật sự mê hoặc. Dù chúng ta quán chiếu da hay sự không hấp dẫn của thân, nó xuất hiện cực kỳ rõ, bởi vì đó vốn là bản tính của nó — chỉ đơn giản là tâm của chúng ta không đi theo sự thật và vì vậy liên tục có vấn đề với nó.

So. Now that the mind can develop stillness and investigate using its discernment, let's take it on a meditation tour, exploring the body: our five khandhas. We can travel up to the head, down to the feet, out to the skin, into the muscles, tendons, and bones to see how all the parts are related and connected by their nature.

As the mind contemplates in this way, step by step, as it gets engrossed in its investigation, the final result is that even though we're investigating the body, the body doesn't appear in our inner sense of feeling at all. The mind feels airy and light. The physical body disappears, despite the fact that we continue investigating the mental image of the body as before. Even though we're using the mental image of the body as the focal point of our investigation, the physical aspect of the body no longer appears. It completely vanishes. We investigate until there's a refinement in the mind's sense of awareness to the point where we can make the body in the image die and disintegrate, step by step. Our awareness is confined solely to the mental image that we are investigating by means of discernment. We see it distinctly because nothing else is coming in to interfere.

Vì thế. Bây giờ tâm có thể phát triễn tĩnh lặng và quan sát bằng cách sử dụng nhận thức phân biệt của nó, hảy để nó hành thiền, khám phá thân thể: ngũ uẩn của chúng ta. Chúng ta có thể du hành lên đầu, xuống chân, ra ngoài da, vào các thớ thịt, gân, và xương để nhìn xem tất cả các bộ phận liên hệ và kết nối bằng bản tính của chúng như thế nào.

Khi tâm quán chiếu theo cách này, từng bước một, khi nó đắm chìm trong sự quan sát của nó, kết quả cuối cùng là mặc dù chúng ta đang quan sát thân, thân không xuất hiện trong tri giác của chúng ta chút nào. Tâm cảm thấy thoáng mát và nhẹ nhàng. Thể chất biến mất, mặc dù sự thật là chúng ta tiếp tục quan sát ảnh tượng của thân như trước. Mặc dù chúng ta đang sử dụng ảnh tượng của thân như điểm tập trung của sự quan sát của chúng ta, khía cạnh thể chất của thân không còn xuất hiện. Nó hoàn toàn biến mất. Chúng ta quan sát đến khi có một cảm giác nhận thức tinh tế đến độ chúng ta có thể làm thân trong ảnh tượng chết và tan rã, từng bước một. Nhận thức của chúng ta bị hạn chế vào ảnh tượng mà chúng ta đang quan sát bằng phương tiện của tuệ phân biệt. Chúng ta nhìn thấy nó rõ ràng bởi vì không có gì khác xen vào.

The mind feels no hunger or desire to go skipping outside. It's completely engrossed in its work of investigation. Its understanding grows clearer and clearer. The clearer its understanding, the greater its fascination. Ultimately there is simply the mental image, or the idea, and the mind, or discernment. As for the actual body, it disappears. You don't know where it's gone. There's no sense of the body at that moment, even though you are investigating the body until you see its condition disintegrating clearly within the mind — disintegrating until it returns to its original condition as the elements of earth, water, wind, and fire. Once the body in the image returns to its original elements, the mind then withdraws inward, leaving nothing but simple awareness.

Feelings all disappear at this stage. Sañña, sankhara, and viññana aren't involved. There's simply awareness, sufficient for the mind's state at that moment. It enters a really solid stillness, leaving only simple awareness. The body sitting here disappears entirely.

This is something that can occur in the course of investigating, but please don't plan on it. Simply listen now for the sake of becoming absorbed and gladdened while listening. This will give rise to the benefits of listening that you will actually see for yourself.

Tâm không cảm thấy đói hay thèm muốn đi ra bên ngoài. Nó hoàn toàn đắm chìm trong việc quan sát của nó. Sự hiểu biết của nó trở nên rõ hơn và rõ hơn nữa. Nó càng hiểu rõ hơn thì nó càng say mê hơn. Cuối cùng chỉ có ảnh tượng tinh thần, hay ý tưởng, và tâm, hay nhận thức phân biệt. Đối với thân thể thật sự, nó biến mất. Bạn không biết nó đi đâu. Không có ý thức về thân vào lúc đó, mặc dù bạn đang quan sát thân cho đến khi bạn nhìn thấy trạng huống của nó tan rã một cách rõ ràng trong tâm — tan rã cho đến khi nó trở về trạng huống nguyên thủy của nó như là các yếu tố đất, nước, gió, và lửa. Một khi thân trong ảnh tượng trở về các yếu tố nguyên thủy của nó, tâm bèn rút lui vào trong, không để lại gì ngoài sự nhận thức đơn giản.

Tất cả cảm giác biến mất vào giai đoạn này. Sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức uẩn không tham gia. Chỉ có nhận thức đơn giản, đủ cho trạng thái của tâm vào lúc đó. Nó bước vào một sự tĩnh lặng tuyệt đối, chỉ còn sự nhận thức đơn giản. Thân ngồi đây giờ biến mất hoàn toàn.

Đây là điều có thể xảy ra trong quá trình quan sát, nhưng xin đừng dự kiến về nó. Chỉ cần lắng nghe bây giờ vì lợi ích của việc thấu hiểu và vui lòng khi lắng nghe. Điều này sẽ làm tăng lợi ích của việc lắng nghe mà bạn sẽ thật sự nhìn thấy cho chính mình.

What will happen when you investigate in line with your own personal traits is a completely individual matter that will appear in keeping with your temperament. As for what occurs with other people, you can't make yourself experience what they do, know the way they know, or see the way they see. This is something that depends on each person's individual traits. Let things follow your own inner nature in line with the way you are able to investigate and to know.

This is one point I want to explain.

A second point: When investigating the body in terms of inconstancy, stress, and not-self, then — whether or not you think, 'inconstancy, stress, and not-self' — when discernment makes clear contact with the bodily khandha, it will be able to know these things on its own, because things that are inconstant, stressful, and not-self are things that deserve to be relinquished, that inspire dispassion and disenchantment, step by step, until you let go. When the mind has investigated so that it fully understands, it lets go of its own accord without being forced, because each part, each aspect of the body or of the khandha being investigated is simply an individual truth. When the mind investigates clearly in this way, it makes the break automatically, because a truth has encountered a truth: The mind is the mind, and each of these individual conditions is a separate condition that hasn't come to involve itself with the mind at all. The mind will then turn around to see its own fault in being attached. 'Here I've really been deluded. Actually things are like this and this.' This is one stage: When the mind hasn't yet made a complete break — when it doesn't yet have adequate strength — it will start out by knowing at intervals in this way.

Những gì sẽ xảy ra khi bạn quan sát phù hợp với cá tính của bạn là một vấn đề hoàn toàn cá nhân mà sẽ xuất hiện hợp với tính khí của bạn. Đối với những gì xảy ra cho người khác, bạn không thể kinh nghiệm những gì họ làm, biết theo cách họ biết, hay thấy theo cách họ thấy. Đây là điều tùy thuộc vào cá tính của mỗi người. Hảy để mọi thứ đi theo bản tính bên trong của bạn phù hợp với cách bạn có thể quan sát và biết.

Đây là điểm mà tôi muốn giải thích.

Điểm thứ nhì: Khi quan sát thân thể liên quan đến vô thường, khổ, và vô ngã, thì — dù bạn có nghĩ về 'vô thường, khổ, và vô ngã' hay không — khi nhận thức phân biệt xem xét các thân uẩn, nó sẽ có thể biết những thứ này bằng chính nó, bởi vì những thứ có tính vô thường, khổ, và vô ngã là những thứ đáng bị từ bỏ, khiến cho hết đam mê và thất vọng, từng bước một, cho đến khi bạn buông ra hết. Khi tâm đã quan sát đến mức nó hiểu trọn vẹn, nó tự buông ra mà không cần phải ép buộc, bởi vì mỗi phần, mỗi khía cạnh của thân hay của các uẩn bị quan sát chỉ đơn giản là một sự thật riêng rẻ. Khi tâm quan sát rõ ràng theo cách này, nó tự động ngừng lại, bởi vì sự thật đã gặp được sự thật: Tâm là tâm, và mỗi trạng huống cá nhân là một trạng huống riêng biệt vốn không liên quan đến tâm chút nào. Tâm sau đó sẽ quay trở lại để nhìn thấy lỗi của nó trong việc gắn bó. 'Tôi đã thật sự lầm tưởng ở đây. Thật ra mọi thứ là như thế này và thế này.' Đây là một giai đoạn: Khi tâm vẫn chưa hoàn toàn ngưng lại — khi nó vẫn chưa có đủ sức mạnh — nó sẽ bắt đầu bằng cách hiểu biết qua từng giai đoạn theo cách này.

The next time you investigate, you know in this way again and it keeps seeping in, seeping in, until your knowledge on this level becomes adequate and lets go. Like duckweed that keeps moving in, moving in to cover the water: After you spread it apart, the duckweed comes moving in again, and you spread it apart again. This is how it is when discernment investigates these things, making forays into these things or unraveling them. As soon as discernment retreats, subtle defilements come moving in again, but after you have investigated many, many times, the duckweed — the various types of defilement — begins to thin out. Your investigation of these phenomena becomes more and more effortless, more and more proficient, more and more subtle, step by step, until it reaches a point of sufficiency and the mind extricates itself automatically, as I have already explained.

The mind — when its mindfulness and discernment are sufficiently strong — can extricate itself once and for all. This knowledge is clear to it, without any need to ask anyone else ever again. The heart is sufficient, in and of itself, and sees clearly as 'sanditthiko' in the full sense of the term, as proclaimed by the Dhamma, without any issues to invite contradiction.

Lần sau khi bạn quan sát, bạn biết theo cách này nữa và nó tiếp tục thấm vào, thấm vào, cho đến khi kiến thức của bạn ở mức độ này trở nên đầy đủ và có thể buông ra. Giống như bèo tiếp tục bám vào, bám vào che phủ mặt nước: Sau khi bạn đẩy nó ra, bèo tiếp tục bám vào và bạn đẩy nó ra nữa. Đây là cách nó là khi nhận thức phân biệt quan sát những thứ này, thâm nhập vào những thứ này hay gỡ chúng ra. Ngay khi nhận thức phân biệt rút lui, những phiền não tinh tế lại bám vào nữa, nhưng sau khi bạn đã quan sát rất nhiều lần, bèo — các loại phiền não ô trược khác nhau — bắt đầu mỏng đi. Sự quan sát của bạn về những hiện tượng này trở nên dễ hơn, thành thạo hơn, tinh tế hơn, từng bước một, cho đến khi nó đạt đến mức đầy đủ và tâm tự thoát ra, như tôi đã giải thích.

Tâm — khi chánh niệm và nhận thức phân biệt của nó đủ mạnh — có thể giải thoát chính nó một lần và chỉ thế thôi. Kiến thức này là rõ ràng với nó, không cần phải hỏi bất cứ ai khác nữa. Tim có đủ khả năng, tự nội tại, và nhìn thấy rõ như 'sanditthiko' theo nghĩa đầy đủ của từ ngữ, như được tuyên bố bởi Pháp, không có vấn đề gì để gây mâu thuẩn.

A third point: Sometimes, when investigating the body, the mind makes contact with a feeling of pain, and so turns to investigate it. This all depends on the mind's temperament. In the same way, when we turn to investigate the feeling, the mind sends us back to the body. This is because the body and the feeling are interrelated and so must be investigated together at the same time, depending on what comes naturally to us at that particular time, that particular feeling, and that particular part of the body.

When the mind investigates a feeling of pain, the pain is nothing more than 'a pain.' The mind looks at it, fixes its attention on it, examines it, and then lets it go right there, turning to look at the body. The body is the body. The feeling is a feeling. Then we turn to look at the mind: The mind is the mind. We investigate and experiment to find the truth of the body, the feeling, and the mind — all three of which are the troublemakers — until we have a solid understanding of how each has its own separate reality.

Điểm thứ ba: Thỉnh thoảng, khi quan sát thân, tâm tiếp xúc với một cảm giác đau, và do đó quay sang quan sát nó. Điều này đều tùy thuộc vào tính khí của tâm. Cũng như vậy, khi chúng ta quay sang quan sát cảm giác, tâm đưa chúng ta về lại thân. Đây là bởi vì thân và cảm giác liên quan với nhau và vì vậy phải được quan sát cùng nhau vào cùng một thời điểm, tùy thuộc vào cái gì tự nhiên đến với chúng ta vào lúc đó, cảm giác đặc biệt đó, và phần thân thể đó.

Khi tâm quan sát một cảm giác đau, đau không gì khác hơn là 'đau'. Tâm nhìn vào nó, chú ý đến nó, xem xét nó, và rồi buông nó ra ngay tại đó, quay sang nhìn vào thân. Thân là thân. Cảm giác là cảm giác. Rồi chúng ta quay sang nhìn vào tâm: Tâm là tâm. Chúng ta quan sát và thử nghiệm để tìm ra sự thật về thân, cảm giác, và tâm — cả ba đều là kẻ gây rối — cho đến khi chúng ta có một sự hiểu biết vững chắc về việc làm thế nào mỗi thứ có thực thể riêng biệt của nó.

When the mind pulls back from the body and the feeling, neither the body nor the feeling appears. All that appears is simple awareness. When a mental current flashes out to know, the feeling then appears as a feeling. These currents are the means by which we know what phenomenon has appeared, because this knowledge gives a meaning or a label to the phenomenon as being like this or like that.

If we're going to think in a way that binds us to 'ourself' — in other words, in the way of the origin of stress — we have to make use of this act of labeling as what leads us to grasp, to become attached, to make various assumptions and interpretations. If we're going to think in the way of discernment, we have to make use of the discernment that is this very same current of the mind to investigate, contemplate, until we see clearly by means of discernment and can withdraw inwardly in a way that is full of reason — not in a way that is lazy or weak, or that is groveling in abject surrender with no gumption left to fight.

Khi tâm rút ra khỏi thân và cảm giác, cả thân và cảm giác đều không xuất hiện. Cái mà xuất hiện chỉ là nhận thức đơn giản. Khi một dòng tư tưởng lóe ra để biết, cảm giác liền xuất hiện như là cảm giác. Dòng tư tưởng này là phương tiện cho chúng ta biết hiện tượng nào đã xuất hiện, bởi vì kiến thức này đặt ý nghĩa hay khái niệm cho hiện tượng là như thế này hay thế kia.

Nếu chúng ta nghĩ theo cách ràng buộc chúng ta vào 'tự ngã' — nói cách khác, theo cách nguồn gốc của khổ — chúng ta phải sử dụng hành động đặt khái niệm như là cái dẫn chúng ta đến nắm lấy, trở nên gắn bó, làm các giả định và diễn giải khác nhau. Nếu chúng ta nghĩ theo cách nhận thức phân biệt, chúng ta phải sử dụng nhận thức phân biệt vốn là cùng một dòng tư tưởng của tâm để quan sát, suy ngẫm, cho đến khi chúng ta nhìn thấy rõ ràng bằng phương tiện của nhận thức phân biệt và có thể rút vào bên trong theo cách có đầy đủ lý lẻ — không phải theo cách lười biếng hay yếu đuối, hay bò ra đầu hàng một cách hèn hạ, không còn niềm hăng hái để chiến đấu.

In investigating feeling, when a sañña flashes out, mindfulness is alert to it. If our investigation of feeling has become refined and precise, then when a sañña simply flashes out, we know. When sankharas form, they are just like fireflies: blip! If no sañña labels them or picks up where they leave off, they simply form — blip! blip! — and then vanish, vanish. No matter what they form — good thoughts, bad thoughts, crude thoughts, subtle thoughts, neutral thoughts, whatever — they are simply a rippling of the mind. If they occur on their own, when nothing is making contact with the mind, they're called sankhara. If they occur when something is making contact, they're called viññana.

Here we're talking about the sankharas that form on their own, without anything else being involved. They form — blip — and then vanish immediately. Blip — and then vanish immediately. We can see this clearly when the mind converges snugly in the subtle levels of concentration and discernment.

Trong việc quan sát cảm giác, khi một sañña - tưởng uẩn lóe ra, chánh niệm cảnh giác về nó. Nếu sự quan sát cảm giác của chúng ta trở nên tinh tế và chính xác, thì khi một sañña - tưởng uẩn chỉ đơn giản lóe ra, chúng ta biết. Khi sankharas - hành uẩn hình thành, chúng chỉ giống như đom đóm: blip! Nếu không có sañña - tưởng uẩn đặt tên cho chúng và tiếp tục việc nơi chúng rời đi, chúng chỉ đơn giản tạo ra — blip! blip! — và rồi biến mất, biến mất. Bất kể chúng hình thành cái gì — tư tưởng tốt, tư tưởng xấu, tư tưởng thô, tư tưởng tinh tế, tư tưởng trung tính, bất cứ cái gì — chúng chỉ đơn giản là gợn sóng của tâm. Nếu chúng xảy ra một mình, khi không có gì đến tiếp xúc với tâm, chúng được gọi là sankharas - hành uẩn. Nếu chúng xảy ra khi một cái gì đó đến tiếp xúc, chúng được gọi là viññana - thức uẩn.

Ở đây chúng ta đang nói về sankharas - hành uẩn tự hình thành, không có cái gì khác tham gia. Chúng tạo ra — blip — và rồi biến mất ngay lập tức. — Blip — và rồi biến mất ngay lập tức Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi tâm tập trung một cách thoải mái vào trong các mức độ tinh tế của định và nhận thức phân biệt.

The snugness of the mind's convergence won't have anything else involved with it at all. All that remains is simple awareness. When this simple awareness remains stable this way, we will see clearly that it isn't paired with anything else. When the mind begins to withdraw from this state to return to its awareness of phenomena — returning to its ordinary state of mind that can think and form thoughts — there will be a rippling — blip — that vanishes immediately. It will then be empty as before. In a moment it will 'blip' again. The mind will form just a flash of a thought that doesn't yet amount to anything, just a rippling that vanishes immediately the instant it's known. As soon as there's a rippling, we are alert to it because of the power of mindfulness keeping watch at the moment — or because of the strength of concentration that hasn't yet dissipated. But after these ripples have formed two or three times, they come more and more frequently, and soon we return to ordinary consciousness, just as when a baby awakens from sleep: At first it fidgets a bit, and then after this happens a number of times, it finally opens its eyes.

The same is true of the mind. It has calm... Here I'm talking about concentration when discernment is there with it. The various ways of investigating I have mentioned are all classed as discernment. When we have investigated enough, the mind enters stillness, free from mental formations and fashionings and from any sort of disturbance. All that appears is awareness. Even just this has the full flavor of a centered mind, which should already be enough to surpass all other flavors. We never tire of delighting in this stillness. We feel a constant attraction to this stillness and calm in the heart. Wherever we go, wherever we stay, the mind has its own foundation. The heart is at ease, quiet and calm, so that now we must use discernment to investigate the elements and khandhas.

Sự thoải mái của tâm tập trung sẽ không có bất cứ cái gì khác quan hệ với nó cả. Tất cả còn lại chỉ là sự nhận thức đơn giản. Khi sự nhận thức đơn giản vẫn ổn định theo cách này, chúng ta sẽ thấy rõ là nó không kết hợp với bất cứ cái gì khác. Khi tâm bắt đầu rút lui khỏi trạng thái này để trở lại với sự nhận thức về hiện tượng của nó — trở về trạng thái nguyên thủy của tâm có thể suy nghĩ và hình thành tư tưởng — sẽ có một gợn sóng — blip — mà sẽ biến mất ngay lập tức. Nó sau đó sẽ được trống không như trước. Trong một khoảnh khắc nó sẽ 'blip' nữa. Tâm sẽ hình thành chỉ một nhấp nháy tư tưởng mà chưa đạt đến bất cứ điều gì, chỉ một gợn sóng và biến mất ngay khoảnh khắc nó được biết đến. Ngay khi có một gợn sóng, chúng ta được cảnh giác về nó bởi vì sức mạnh của chánh niệm luôn theo dõi vào lúc đó — hay bởi vì sức mạnh của định vẫn chưa tiêu tan. Nhưng sau khi các gợn sóng này hình thành hai hay ba lần, chúng trở nên thường xuyên hơn, và chẳng mấy chốc chúng ta trở lại với nhận thức bình thường, giống như một em bé tỉnh dậy từ giấc ngủ: Ban đầu nó động đậy một chút, và sau vài lần như thế, cuối cùng nó mở mắt ra.

Tâm cũng giống như vậy. Nó được bình yên... Ở đây tôi đang nói về định khi nhận thức phân biệt ở đó với nó. Những cách quan sát khác nhau mà tôi đã đề cập đều được xem là nhận thức phân biệt. Khi chúng ta đã quan sát đủ, tâm bước vào tĩnh lặng, thoát khỏi những sự hình thành tư tưởng và bất cứ loại xáo trộn nào. Chỉ còn lại sự nhận thức. Thậm chí chỉ như vậy là đã trọn vẹn hương vị của một tâm tập trung, đủ để vượt qua tất cả các hương vị khác. Chúng ta không bao giờ chán sự tĩnh lặng này. Chúng ta cảm thấy liên tục bị thu hút bởi sự tĩnh lặng và bình yên trong tim. Bất cứ nơi nào chúng ta đi, bất cứ nơi nào chúng ta ở lại, tâm có nền tảng của riêng nó. Trái tim cảm thấy dễ chịu, yên lặng và bình an, vì vậy bây giờ chúng ta phải sử dụng nhận thức phân biệt để quan sát các yếu tố và các uẩn.

The important point to notice is the act of formation in the mind. Once something is formed, sañña immediately labels it — as if sankhara were forming things to hand on to sañña, which takes up where the sankhara leaves off. It then interprets these things from various angles — and this is where we get deluded. We fall for our own assumptions and interpretations, for our own shadows, which paint picture stories that have us engrossed or upset both day and night. Why are we engrossed? Why are we upset?

Engrossed or upset, it's because of the mind's shadows acting out stories and issues. This story. That story. Future issues. Things yet to come. Things yet to exist — nothing but the mind painting pictures to delude itself. We live in our thought-formations, our picture-painting — engrossed and upset by nothing but our own thought-formations, our own picture-painting. In a single day there's not a moment when we're free from painting imaginary pictures to agitate and fool ourselves. Wise people, though, can keep up with the tricks and deceits of the khandhas, which is why they aren't deluded.

Điểm quan trọng cần lưu ý là hành động tạo hình trong tâm. Một khi cái gì đó được hình thành, sañña - tưởng uẩn ngay lập tức đặt khái niệm cho nó — như thể sankhara - hành uẩn hình thành mọi thứ rồi giao cho sañña - tưởng uẩn, để tiếp tục công việc nơi sankhara - hành uẩn bỏ đi. Sau đó nó diễn giải những thứ này từ các góc cạnh khác nhau — và đây là nơi chúng ta bị lầm tưởng. Chúng ta rơi vào bẩy của những giả định và diễn giải của chính chúng ta, của bóng hình của chính chúng ta, chúng vẽ vời những câu chuyện làm cho chúng ta say mê hay bực bội cả ngày lẫn đêm. Tại sao chúng ta say mê? Tại sao chúng ta bực bội?

Say mê hay bực bội, đó là bởi vì những bóng hình của tâm bày đặt các câu chuyện và vấn đề. Chuyện này. Chuyện kia. Các vấn đề trong tương lai. Những thứ vẫn chưa xảy ra. Những thứ vẫn chưa hiện hữu — chẳng có gì ngoài việc tâm vẽ hình ảnh để tự lừa gạt nó. Chúng ta sống trong những tư tưởng hình thành của chúng ta, vẽ vời của chúng ta — say mê và bực bội không gì khác ngoài những tư tưởng hình thành của riêng mình, vẽ vời của riêng mình. Mỗi ngày, không có khoảnh khắc nào mà chúng ta thoát khỏi việc vẽ vời những hình ảnh tưởng tượng gây bực bội và lừa gạt chính mình. Tuy nhiên, những người khôn ngoan có thể theo kịp những mưu kế và lừa đảo của các uẩn, đó là lý do tại sao họ không bị lầm tưởng.

The moment when mindfulness and discernment really penetrate down is when we can know that this is actually the way the mind usually is. Like people who have never meditated: When they start meditating, they send their minds astray, without anything to hold on to. For example, they may have a meditation word, like 'buddho,' and there they sit — their eyes vacant, looking at who-knows-what. But their minds are thinking and painting 108 pictures with endless captions. They then become engrossed with them or wander aimlessly in line with the preoccupations they invent for themselves, falling for their preoccupations more than actually focusing on their meditation. They thus find it hard to settle their minds down because they don't have enough mindfulness supervising the work of meditation to make them settle down.

Once we have used our alertness and ingenuity in the areas of concentration and discernment, we will come to know clearly that these conditions come from the mind and then delude the mind whose mindfulness and discernment aren't quick enough to keep up with them. The heart causes us to follow after them deludedly, so that we can't find any peace of mind at all, even though our original aim was to meditate to find peace of mind. These deceptive thoughts engender love, hate, anger, irritation, without letup, no matter whether we are meditators or not — because as meditators we haven't set up mindfulness to supervise our hearts, and the result is that we're just as insane with our thoughts as anyone else. Old Grandfather Boowa has been insane this way himself, and that's no joke!

Thời điểm chánh niệm và nhận thức phân biệt thật sự thâm nhập là khi chúng ta có thể biết rằng đây thật sự là cách tâm thường là. Giống như những người chưa bao giờ thiền định: Khi họ bắt đầu hành thiền, họ để tâm của họ đi lạc đường, không có gì để nắm giữ. Ví dụ, họ có thể có chữ quán niệm, như 'buddho,' và họ ngồi đó — mắt họ trống rỗng, nhìn vào cái gì ai mà biết. Nhưng tâm của họ đang suy nghĩ và vẽ 108 hình ảnh với vô số chú thích. Sau đó họ trở nên say mê chúng và đi lang thang theo các đề mục họ bày ra cho chính họ, rơi vào các mối bận tâm của họ hơn là thật sự chú tâm vào thiền định của họ. Vì thế họ thấy khó làm lắng đọng tâm bởi vì họ không có đủ chánh niệm giám sát việc hành thiền để làm cho họ được tĩnh lặng.

Một khi chúng ta sử dụng sự cảnh giác và khôn khéo của mình trong lĩnh vực tập trung và nhận thức phân biệt, chúng ta sẽ biết rõ rằng những trạng huống này đến từ tâm và sau đó lừa gạt tâm của những ai không có chánh niệm và nhận thức phân biệt nhanh đủ để theo kịp chúng. Trái tim làm cho chúng ta đi theo chúng một cách ngu xuẩn, do đó chúng ta không thể tìm thấy sự bình an nào cả, mặc dù mục tiêu ban đầu của chúng ta là thiền định để được an tâm. Những tư tưởng giả dối này gây ra yêu, ghét, giận dữ, bực bội, không ngớt, cho dù chúng ta là thiền giả hay không — bởi vì là thiền giả chúng ta đã không thiết lập chánh niệm để giám sát trái tim của chúng ta, và kết quả là chúng ta cũng điên cuồng với suy nghĩ của chúng ta như bất cứ ai khác. Chính Đại-lão Sư-phụ Boowa đã bị điên cuồng cách này, và đó không phải là trò đùa!

Sometimes, no matter how many years in the past a certain issue may lie, this aimless, drifting heart wanders until it meets up with it and revives it. If it was something that made us sad, we become sad about it again, all on our own. We keep it smoldering and think it back to life, even though we don't know where the issue lay hidden in the meantime. These are simply the mind's own shadows deceiving it until they seem to take on substance and shape. As what? As anger, greed, anxiety, pain, insanity, all coming from these shadows. What sort of 'path' or 'fruition' is this? Paths and fruitions like this are so heaped all over the world that we can't find any way out.

So in investigating the acts of the mind, the important point is that discernment be quick to keep up with their vagrant ways. When mindfulness and discernment are quick enough, then whatever forms in the mind, we will see that it comes from the mind itself, which is about to paint pictures to deceive itself, about to label and interpret sights, sounds, smells, and tastes of various kinds. The heart is then up on these preoccupations; and when it is up on them, they vanish immediately, with no chance of taking on substance or shape, of becoming issues or affairs. This is because mindfulness and discernment are wise to them, and so the issues are resolved.

Đôi khi, cho dù một vấn đề nào đó nằm lẩn khuất từ bao lâu trong quá khứ, trái tim trôi dạt khắp nơi đến khi nó gặp vấn đề này và làm sống lại nó. Nếu nó là một cái gì đó làm chúng ta buồn, chúng ta trở nên buồn về nó nữa, tất cả chỉ do tự mình. Chúng ta hun đúc nó và nghiền ngẫm cho nó sống trở lại, mặc dù chúng ta không biết vấn đề nằm ở đâu trong lúc đó. Đây chỉ đơn giản là những bóng hình của tâm lừa gạt nó cho đến khi chúng dường như cô đọng lại và tạo dáng vẻ. Như cái gì? Như giận dữ, ham muốn, bực bội, đau đớn, điên cuồng, tất cả đến từ những bóng hình này. Đây là loại 'đạo' hay 'quả' gì? Đạo và quả như thế này chồng chất đầy thế giới đến độ chúng ta không thể tìm được đường ra.

Vì vậy trong việc quan sát các hành động của tâm, điểm quan trọng là nhận thức phân biệt phải nhanh nhẹn để theo kịp cách rong ruổi của chúng. Khi chánh niệm và nhận thức phân biệt nhanh nhẹn đủ, thì bất cứ cái gì hình thành trong tâm, chúng ta sẽ thấy rằng nó xuất phát từ tâm thức, sắp sửa vẻ vời hình ảnh để tự lừa gạt nó, sắp sửa đặt khái niệm và diễn giảng hình ảnh, âm thanh, mùi, và vị của nhiều loại. Rồi thì trái tim tiến đến các mối bận tâm này; và khi nó tiến đến, chúng biến mất ngay lập tức, không có cơ hội để cô đọng hay tạo dáng vẻ, trở thành vấn đề hay sự việc. Đây là bởi vì chánh niệm và nhận thức phân biệt hiểu rõ chúng, và vì vậy các vấn đề được giải quyết.

Ultimately, we come to see the harm of which the mind is the sole cause. We don't praise or blame sights, sounds, smells, tastes, or tactile sensations at all. The heart turns and sees the harm that arises in the mind that deceives itself, saying, 'That's worth praising... worth criticizing... worth getting glad about... worth getting sad about.' It sees that the blame lies entirely with the mind. This mind is a cheat, a fraud, a deceiver. If we study it and keep watch of its ways through meditation, we will gain a thorough knowledge of its good and evil doings, until it lies within our grasp and can't escape us at all.

This is how we investigate when we investigate the mind.

Ultimately, other things will come to have no meaning or importance for us. The only important thing is this deceiving mind, so we must investigate this deceiver with mindfulness and discernment so that we can be wise to its tricks and deceits.

In fixing our attention on the mind, we have to act as if it were a culprit. Wherever it goes, we have to keep watch on it with mindfulness and discernment. Whatever thoughts it forms, mindfulness and discernment have to keep watch so as to be up on events. Each event — serious or not — keeps vanishing, vanishing. The heart knows clearly, 'This mind, and nothing else, is the real culprit.'

Cuối cùng, chúng ta nhận thấy nguy hại mà tâm là nguyên nhân duy nhất. Chúng ta không khen ngợi hay khiển trách hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác gì cả. Trái tim quay lại và nhìn thấy nguy hại phát sinh trong cái tâm mà lừa dối chính nó, nói rằng, 'Điều đó đáng ca ngợi... đáng chỉ trích... đáng vui mừng... đáng buồn.' Nó thấy rằng sự khiển trách hoàn toàn hướng vào tâm. Tâm là kẻ lừa đảo, gian lận, giả dối. Nếu chúng ta nghiên cứu nó và tiếp tục theo dõi đường đi của nó qua thiền định, chúng ta sẽ có được một kiến thức thấu đáo về những hành động thiện và ác của nó cho đến khi nó nằm trong tầm tay của chúng ta và không thể nào thoát khỏi chúng ta.

Đây là cách chúng ta quan sát khi chúng ta quan sát tâm,

Cuối cùng, những thứ khác sẽ không có ý nghĩa hay quan trọng đối với chúng ta. Điều quan trong duy nhất là cái tâm giả dối này, vì vậy chúng ta phải quan sát kẻ lừa đảo này với chánh niệm và nhận thức phân biệt để chúng ta có thể khôn ngoan đối phó với các thủ đoạn và lừa dối của nó.

Trong việc đặt sự chú ý của chúng ta vào tâm, chúng ta phải hành động như thể nó là thủ phạm. Bất cứ nơi nào nó đi, chúng ta phải tiếp tục theo dõi nó với chánh niệm và nhận thức phân biệt. Bất cứ ý tưởng nào nó hình thành, chánh niệm và nhận thức phân biệt phải tiếp tục theo dõi để theo kịp sự kiện. Mỗi sự kiện — nghiêm trọng hay không — tiếp tục biến mất, biến mất. Trái tim biết rõ ràng, 'Cái tâm này, và không ai khác, là thủ phạm thật sự.'

Visual objects aren't at fault. They don't give benefits or harm. Sounds, smells, tastes, and tactile sensations don't give benefits or harm, because they themselves aren't benefits or harm. Only the mind is what fashions them and dresses them up so as to deceive itself into being gladdened or saddened, pleased or pained through the power of the preoccupations that arise only from the heart. Mindfulness and discernment see more and more clearly into these things, step by step, and then turn to see that all the fault lies with the mind. They no longer praise or blame other things as they used to. Once they have focused solely on the mind, which at the moment is the culprit, the time won't be long before they can catch the culprit and put an end to all our concerns.

So then. Whatever thoughts that may be formed are all an affair of the mind. The 'tigers and elephants' it forms are simply sankharas it produces to deceive itself. Mindfulness and discernment are up on events every time. Now the current of the cycle (vatta) keeps spiraling in, day by day, until we can catch the culprit — but we can't yet sentence him. We are now in the stage of deliberation to determine his guilt. Only when we can establish the evidence and the motive can we execute him in accordance with the procedures of 'Dhamma Penetration.' This is where we reach the crucial stage in mindfulness and discernment.

Các đối tượng thị giác không có lỗi. Chúng không mang lại lợi ích hay nguy hại. Âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác không mang lại lợi ích hay nguy hại, bởi vì tự chúng không có lợi hay hại. Chỉ có tâm là cái cấu tạo chúng và trang hoàng chúng để tự lừa gạt nó vào cảm giác vui hay buồn, sung sướng hay đau khổ qua sức mạnh của các mối bận tâm phát sinh từ trái tim. Chánh niệm và nhận thức phân biệt nhìn thấy những điều này rõ ràng hơn, từng bước một, và sau đó quay sang để thấy rằng tất cả lỗi lầm đều nằm trong tâm. Chúng không còn khen ngợi hay khiển trách những thứ khác như chúng thường làm. Một khi chúng đã tập trung hoàn toàn vào tâm, là thủ phạm vào lúc đó, chẳng bao lâu nữa chúng sẽ bắt được thủ phạm và kết thúc mọi lo lắng của chúng ta.

Do đó, bất cứ ý tưởng nào có thể được hình thành đều là sự việc của tâm. Các con 'hổ' và 'voi' nó hình thành chỉ đơn giản là sankharas - hành uẩn nó tạo ra để lừa gạt chính nó. Chánh niệm và nhận thức phân biệt dõi theo các sự kiện mọi lúc. Bây giờ dòng chảy luân hồi (vatta) tiếp tục quay vòng, từng ngày, cho đến khi chúng ta có thể bắt được thủ phạm — nhưng chúng ta chưa thể kết án hắn. Chúng ta đang ở giai đoạn suy xét để quyết định tội lỗi của hắn. Chỉ khi nào chúng ta có thể thiết lập chứng cớ và lý do thì chúng ta mới có thể hành xử hắn phù hợp với thủ tục của 'Pháp Quán triệt.' Đây là nơi chúng ta đạt đến giai đoạn mấu chốt trong chánh niệm và nhận thức phân biệt.

In the beginning, we used the elements and khandhas as our objects of investigation, cleansing the mind with elements, using them as a whetstone to sharpen mindfulness and discernment. We cleansed the mind with sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations, using them as a whetstone to sharpen mindfulness and discernment; and we cleansed the mind itself with automatic mindfulness and discernment. Now at this stage we circle exclusively in on the mind. We don't pay attention to matters of sights, sounds, smells, or tastes, because we have already understood and let go of them, knowing that they aren't the causal factors. They aren't as important as this mind, which is the primary instigator — the culprit renowned throughout the circles of the cycle, the agitator, the disturber of the peace, creating havoc for itself only right here inside.

Mindfulness and discernment probe inward and focus right here. Wherever this mind goes, it's the only thing causing harm. So we watch patiently over this culprit to see what he will do next — and aside from being alert to what he will do, we also have to use discernment to penetrate in and see who is inciting him. Who stands behind him, so that he must be constantly committing crimes? He keeps creating deceptive issues without pause — why?

Mindfulness and discernment dig in there, not simply to pounce on or lay siege to his behavior, but also to go right into his lair to see what motivating force lies within it. What is the real instigator? There has to be a cause. If there's no cause, no supporting condition to spin the mind into action, the mind can't simply act on its own.

Lúc bắt đầu, chúng ta sử dụng các yếu tố và uẩn như đối tượng quan sát của chúng ta, làm sạch tâm bằng các yếu tố, sử dụng chúng như là đá mài để mài bén chánh niệm và nhận thức phân biệt. Chúng ta làm sạch tâm bằng hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác, sử dụng chúng như là đá mài để mài bén chánh niệm và nhận thức phân biệt; và chúng ta làm sạch tâm với chánh niệm và nhận thức phân biệt tự động. Bây giờ ở giai đoạn này chúng ta chỉ tập trung vào tâm. Chúng ta không để ý đến những vấn đề của hình ảnh, âm thanh, mùi, hay vị, bởi vì chúng ta đã hiểu và buông chúng ra, biết rằng chúng không phải là căn nguyên. Chúng không quan trọng bằng tâm, vốn là kẻ xúi dục chính — thủ phạm nổi tiếng qua bao vòng luân hồi, kẻ khuấy rối, kẻ làm xáo trộn hòa bình, gây hủy hoại cho chính nó ngay bên trong.

Chánh niệm và nhận thức phân biệt dò xét vào bên trong và tập trung ngay tại đây. Bất cứ nơi nào tâm đi, nó là kẻ duy nhất gây nguy hại. Vì vậy chúng ta kiên nhẫn canh chừng thủ phạm này để xem nó sẽ làm gì kế tiếp — và ngoài việc cảnh giác với những gì nó sẽ làm, chúng ta cũng phải sử dụng nhận thức phân biệt để thâm nhập và xem ai đang xúi giục nó. Ai đứng sau lưng nó, khiến nó phải liên tục phạm tội? Nó tiếp tục tạo ra những vấn đề giả dối không ngừng — tại sao?

Chánh niệm và nhận thức phân biệt đào bới ở đó, không phải chỉ để đánh bật hay vây hãm hành vi của nó, mà còn phải đi thẳng vào hang ổ của nó để xem động lực thúc đẩy nằm bên trong nó. Kẻ xúi giục thật sự là gì? Phải có nguyên nhân. Nếu không có nguyên nhân, không có điều kiện hỗ trợ khiến tâm mau chóng hành động, tâm không thể chỉ tự nó hành động.

If it simply acts on its own, then it has to be a matter of khandhas pure and simple — but here it's not pure and simple. Whatever behavior the mind displays, whatever issues it forms, all give rise to gladness or sadness. This shows that these conditions aren't 'simply' coming out. There's a cause. There's an underlying condition that sends them out, making them give rise to real pleasure and pain when we fall for them.

While we are exploring inward at this point, we have already seen that the mind is the culprit, so we must consider letting go of all external things. Our burdens grow less and less. There remain only the issues of the mind and the issues of formation and interpretation that arise solely from the mind. Mindfulness and discernment spin whizzing around in there and ultimately come to know what it is that causes the mind to form so many thoughts giving rise to love, anger, and hate. As soon as it appears, the heart knows it; and when the heart knows it, the 'Lord of Conventional Reality,' which is blended with the mind, dissolves away.

Nếu nó đơn thuần hành động, thì nó phải là vấn đề của các uẩn tinh khiết và đơn giản — nhưng ở đây nó không tinh khiết và đơn giản. Bất cứ hành vi nào mà tâm thể hiện, bất cứ vấn đề nào mà nó hình thành, đều làm nảy sinh vui mừng hay buồn bã. Điều này cho thấy rằng các trạng huống này không chỉ 'đơn giản' xuất hiện. Có nguyên nhân. Có một trạng huống căn bản đã gởi chúng ra, làm chúng nảy sinh niềm vui và đau khổ thật sự khi chúng ta mắc mưu chúng.

Trong khi chúng ta khám phá sâu vào tại điểm này, chúng ta đã nhìn thấy rằng tâm là thủ phạm, vì vậy chúng ta phải xem xét đến việc buông bỏ mọi thứ bên ngoài. Gánh nặng của chúng ta nhỏ dần. Chỉ còn lại những vấn đề của tâm và vấn đề của sự hình thành và diễn giải chỉ xuất phát từ tâm. Chánh niệm và nhận thức phân biệt xoáy vòng trong đó và cuối cùng nhận biết cái gì khiến cho tâm hình thành rất nhiều tư tưởng làm nảy sinh yêu, giận, và thù ghét. Ngay khi nó xuất hiện, trái tim biết nó; và khi tim biết nó, 'Chúa tể của Tập quán Thế gian,' vốn trộn lẫn với tâm, tan rã đi.

At this point the cycle has been destroyed through mindfulness and discernment. The mind is no longer guilty, and turns into a mind absolutely pure. Once the problem of the cycle is ended, there is no way that we can find fault with the mind. When we could find fault, that was because the fault was still in the mind. It was hiding in the mind. Just as when criminals or enemies have taken up hiding in a cave: We have to destroy the cave as well, and can't conserve it out of affection for it.

Avijja — unawareness — is the lord of the three levels of existence that has infiltrated the mind, and thus we have to consider destroying the entire thing. If the mind isn't genuine, it will dissolve together with unawareness. If it's genuine in line with its nature, it will become a pure mind — something peerless — because all things counterfeit have fallen away from it through the use of mindfulness and discernment.

Tại điểm này vòng luân hồi đã bị phá hủy qua chánh niệm và nhận thức phân biệt. Tâm không còn tội lỗi, và trở thành tâm hoàn toàn thanh tịnh. Một khi vấn đề của luân hồi chấm dứt, không cách nào chúng ta có thể tìm thấy lỗi lầm của tâm. Khi chúng ta có thể tìm thấy lỗi, đó là bởi vì lỗi vẫn còn trong tâm. Nó ẩn náu trong tâm. Giống như bọn tội phạm hay kẻ thù ẩn náu trong hang động: Chúng ta cũng phải phá hủy cái hang, và không thể giữ lại chỉ vì ưa thích nó.

Avijja — vô minh hay vô ý thức — là chúa tể của ba cõi giới đã xâm nhập vào tâm, và vì thế chúng ta phải nghĩ đến việc phá hủy toàn bộ. Nếu tâm không chân chính, nó sẽ tan rã cùng với vô minh. Nếu nó đúng với bản tánh của nó, nó sẽ trở thành tâm thanh tịnh — một cái gì đó không thể so sánh được — bởi vì tất cả những thứ giả dối đã bị tan rã qua việc sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt.

When the counterfeit things that are like rust latching firmly onto the mind finally dissolve away through the power of mindfulness and discernment, the mind becomes genuine Dhamma. You can call it 'the genuine mind' or 'the genuine Dhamma': There's no contradiction, because there is no more reason for contradiction, which is an affair of defilement. You can say 100% that the flavor of the Dhamma has surpassed all other flavors. When the mind is pure Dhamma, it has had enough of all other things. It is absolutely no longer involved with anything else at all. It's one mind, one Dhamma. There is only one. There is only one genuine Dhamma. The mind is Dhamma, the Dhamma is the mind. That's all that can be said.

I ask each of you to take this and contemplate it. This is the basis for the truth of the teachings that the Lord Buddha taught from the beginning until the moment of his total nibbana. The purity of his mind was a deeply felt Dhamma that he experienced with his full heart. He then proclaimed that Dhamma, with the benevolence of his full heart, teaching the world up to the present.

Khi những thứ giả dối giống như rỉ sét bám chặt vào tâm cuối cùng tan rã qua sức mạnh của chánh niệm và nhận thức phân biệt, tâm trở thành Pháp chân chính. Bạn có thể gọi nó là 'tâm chân chính' hay 'Pháp chân chính': Không có mâu thuẫn, bởi vì không còn lý do gì để mâu thuẫn, đó là vấn đề của phiền não ô trược. Bạn có thể nói 100% rằng hương vị của Pháp đã vượt qua tất cả các hương vị khác. Khi tâm là Pháp thanh tịnh, nó đã chán ngấy mọi thứ khác. Nó tuyệt đối không còn quan hệ với bất cứ cái gì khác nữa. Nó là một tâm, một Pháp. Chỉ có một. Chỉ có duy nhất một Pháp chân chính. Tâm là Pháp, Pháp là tâm. Đó là tất cả những gì có thể nói.

Tôi yêu cầu mỗi người hảy lấy điều này và suy ngẫm nó. Đây là căn bản cho sự thật của giáo lý mà Đức Phật đã dạy từ lúc bắt đầu cho đến khi ngài hoàn toàn nhập niết bàn. Sự thanh tịnh của tâm ngài là một Pháp thâm diệu mà ngài đã trải nghiệm với trái tim trọn vẹn của ngài. Sau đó ngài tuyên bố Pháp đó, với lòng từ bi tự chân tâm của ngài, giảng dạy cho thế giới cho đến ngày nay.

To call his teachings, 'the benevolence of the Lord Buddha' shouldn't be wrong, because he taught the world with true benevolence. When we take those teachings and put them into practice in a way that goes straight to the heart, we will come to see things we have never seen before, never known before, within this heart, step by step, until we reach the full level of practice, know the full level of knowledge, and gain release from suffering and stress with our full hearts, with nothing left latching on. This is called wiping out the cemeteries — the birth and death of the body and mind — for good. What a relief!

And now that we've reached this point, I don't know what more to say, because I'm at a loss for words. I ask that you as meditators practice, train yourselves and explore all Dhammas until you too are at a loss of words like this speaker at his wits' end. Even though we may be stupid, infinitely stupid, I'll ask to express my admiration straight from the heart.

Evam.

Gọi những lời dạy của ngài, 'lòng từ bi của Đức Phật' không phải là sai, bởi vì ngài đã dạy cho thế giới với lòng từ bi đích thực. Khi chúng ta tiếp nhận những lời dạy đó và đem chúng vào thực hành theo cách đi thẳng vào tim, chúng ta sẽ nhìn thấy mọi thứ chúng ta chưa bao giờ thấy, chưa bao giờ biết trước đây, trong trái tim này, từng bước một, cho đến khi chúng ta đạt đến mức độ trọn vẹn của sự thực hành, biết trọn vẹn kiến thức, và đạt được giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng với trọn vẹn trái tim của chúng ta, không còn gì bám vào. Đây gọi là xóa sạch nghĩa địa — sinh và tử của thân và tâm — mãi mãi. Thật là nhẹ nhỏm!

Và bây giờ chúng ta đã đạt tới điểm này, tôi không biết phải nói gì nữa, bởi vì tôi không kiếm ra chữ. Tôi yêu cầu các bạn là thiền giả hảy thực hành, tự huấn luyện mình và khám phá tất cả các Pháp cho đến khi bạn cũng không kiếm ra chữ như người nói này ở tận cùng trí tuệ của ông ấy. Mặc dù chúng ta có thể ngu ngốc, ngu ngốc vô cùng, tôi xin bày tỏ sự ngưỡng mộ của tôi từ chân tâm.

Evam.


Feelings of Pain  

In the Discourse on Good Omens (Mangala Sutta), the Buddha teaches us to associate with sages, and not with fools. The first and foremost fool here is our own heart. In other words, there are fools outside and fools inside, and for the most part the fools inside are the ones who keep stirring up trouble all the time. When we live with meditation masters, which is called associating with sages, we keep gaining lessons from sages, because that's what they are. They are wise in the various tactics they teach us. They have practiced and gained knowledge of everything from experience. Their teachings are thus correct, precise, and convincing to those who listen to them, with no room for any doubt.

In particular, Venerable Acariya Mun: There never was a time when he would teach saying, 'It seems to be like this. It seems to be like that.' There was nothing but, 'This is the way it is for sure, for sure' — and we were sure, because he spoke only the absolute truth taken right from a heart that had already known and seen, and from his own well-conducted practice. Especially in the case of illness: If there were any weak-willed cases, he would tell them, 'Whoever is weak, whoever cries and moans, can take his moans as his medicine. There's no need to search out medicine anywhere, no need to have anyone to look after him. His moans are his medicine. If moaning serves any purpose, then why search for medicine to treat the disease?'


Cảm Giác Đau  

Trong Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta), Đức Phật dạy chúng ta gần gũi bậc thánh hiền, chứ không phải kẻ ngu ngốc. Kẻ ngu ngốc nhất ở đây chính là trái tim của chúng ta. Nói cách khác, có những kẻ ngu ngốc bên ngoài và kẻ ngu ngốc bên trong, và phần lớn kẻ ngu ngốc bên trong là những kẻ luôn gây rắc rối mọi lúc. Khi chúng ta sống với các vị thiền sư lão luyện, thì gọi là gần gũi bậc thánh hiền, chúng ta luôn học hỏi được từ bậc thánh hiền, bởi vì họ là như thế. Họ khôn ngoan trong nhiều kế sách mà họ dạy chúng ta. Họ đã thực hành và có được kiến thức về mọi thứ từ kinh nghiệm. Do đó những lời dạy của họ đúng, chính xác, và thuyết phục cho những ai lắng nghe họ, không có chỗ cho bất kỳ nghi ngờ nào.

Đặc biệt là, Hòa thượng Acariya Mun: Khi giảng dạy, không bao giờ ngài nói, 'Dường như là thế này. Dường như là thế kia.' Không có gì ngoại trừ, 'Đây là cách nó là, chắc chắn là' — và chúng ta biết chắc, bởi vì ngài chỉ nói về sự thật tuyệt đối được lấy từ trái tim mà đã biết và thấy, và từ sự thực hành hoàn chỉnh của chính ngài. Nhất là trong trường hợp bệnh tật: Nếu có bất cứ trường hợp yếu ý chí nào, ngài sẽ nói với họ, 'Bất cứ ai yếu đuối, bất cứ ai khóc lóc và rên rỉ̉, có thể lấy lời rên rỉ của họ như là thuốc. Không cần phải tìm thuốc nơi nào khác, không cần có bất cứ ai chăm sóc họ. Lời rên rỉ của họ là thuốc của họ. Nếu rên rỉ giúp ích được gì, thì tại sao lại tìm kiếm thuốc để chữa bệnh?'

Then he would add, 'Keep moaning. Everyone can moan. Even children can moan — if it serves a purpose. But here it doesn't serve any purpose at all other than to annoy those good people who are unflinching in the practice. So you shouldn't moan out of weakness. You're a meditation monk. When you act like this, who can bear to see it? If you were a child or an ordinary person, there wouldn't be anything wrong with it, because they haven't received any training. They don't have any knowledge or understanding of the various ways to contend with the pain, such as contemplating it.

'But you, you already know everything of every sort. Yet when trouble comes, such as illness, you can't find any methods or tactics to care for yourself. You just go all to pieces. This won't do at all. You're a shame to yourself and your fellow meditators.'

Rồi ngài sẽ nói thêm, 'Tiếp tục rên rỉ. Mọi người đều có thể rên rỉ. Ngay cả trẻ em cũng có thể rên rỉ — nếu nó giúp được gì. Nhưng ở đây nó không giúp được gì hết ngoại trừ làm phiền những người tử tế luôn bền chí trong việc thực hành. Vì vậy bạn không nên rên rỉ chỉ vì yếu đuối. Bạn là một thiền sư. Khi bạn hành xử như vậy, ai có thể chịu đựng được? Nếu bạn là một em bé hay một người bình thường, thì không có gì sai với nó, bởi vì họ chưa được huấn luyện. Họ không có kiến thức hay hiểu biết nào về một số cách để chống cự đau đớn, chẳng hạn như quán chiếu nó.

'Nhưng bạn, bạn đã biết đủ mọi thứ. Thế mà khi trở ngại đến, chẳng hạn như bệnh tật, bạn không thể tìm thấy bất cứ phương pháp hay kế sách nào để chăm sóc mình. Bạn chỉ để suy sụp tinh thần. Điều này sẽ không làm được gì cả. Bạn là sự xấu hổ cho chính bạn và các thiền giả đồng liêu của bạn.'

Venerable Acariya Mun was very talented in teaching the heart. When those of his disciples who were intent on studying with him would listen to anything he'd say, it would go straight to the heart. Straight to the heart. The things we should put into practice, we would put into practice. The things we should understand right then, dealing with internal matters, we would understand — every time, step after step.

When we were ill, he would teach us how to contemplate. 'When you have a fever, where did you get it from?' He'd say this so as to serve a purpose, as food for thought for meditators. 'From where did you drag out the fever and chills? They arise in this body, don't they? When they disappear, where do they go, if not back to where they came from? Even if they don't disappear, they die together with each of us: There are no exceptions at all in this body. Investigate it so as to know it.

H.T. Acariya Mun rất có tài trong việc dạy dỗ trái tim. Khi những đệ tử của ngài có ý định học với ngài sẽ lắng nghe bất cứ điều gì ngài nói, nó sẽ đi thẳng vào tim. Đi thẳng vào tim. Những điều chúng ta cần phải thực hành, chúng ta sẽ đem vào thực hành. Những điều chúng ta cần phải hiểu ngay lúc đó, liên quan đến những vấn đề bên trong, chúng ta sẽ hiểu — mỗi lần, từng bước một.

Khi chúng ta bị bệnh, ngài sẽ dạy chúng ta cách quán chiếu. 'Khi bạn bị sốt, bạn bị nó từ đâu?' Ngài sẽ hỏi điều này vì có mục đích, như một vấn đề cần suy xét cho các thiền giả. 'Bạn lôi kéo những cơn sốt và cảm lạnh từ đâu? Chúng phát sinh trong thân thể này, phải không? Khi chúng biến mất, chúng đi đâu, nếu không trở lại nơi chúng xuất phát? Thậm chí nếu chúng không biến mất, chúng chết cùng với mỗi người chúng ta: Không có ngoại lệ nào trong thân thể này. Hảy quan sát để biết nó.

'All stress, all pains are Noble Truths. If we don't investigate them, what are we going to investigate? The Buddha gained Awakening with the Noble Truths, his disciples gained Awakening with the Noble Truths — so are we going to gain Awakening with weakness? Would that be in keeping with the Dhamma of the Buddha? Then we've come to resist the Dhamma!

'Where does the pain arise? In which part? Ask so as to find out. When it hurts here and aches there, who is it that hurts? Who is it that aches? Probe on in to find what instigates it. Where does it come from? Where does it hurt? What causes it to hurt? What perceives it as pain? When the body dies and they cremate it, does it hurt? Who is it that deceives itself into thinking that this hurts or that aches? Investigate so as to find its initial causes.

'Tất cả căng thẳng, tất cả đau khổ đều là những Chân lý Cao thượng hay Tứ Diệu Đế. Nếu chúng ta không quan sát chúng, thì chúng ta sẽ quan sát cái gì? Đức Phật đã đạt Giác Ngộ với Tứ Diệu Đế, các đệ tử của ngài đã đạt Giác Ngộ với Tứ Diệu Đế — vậy thì chúng ta sẽ đạt Giác Ngộ với sự yếu đuối chăng? Điều đó có phù hợp với Pháp của Đức Phật không? Thế thì chúng ta sẽ chống lại Pháp!

'Đau phát sinh từ đâu? Ở phần nào? Hảy hỏi để tìm hiểu. Khi nó đau ở đây và nhức ở đó, ai là người bị đau? Ai là người bị nhức? Hảy dò xét để tìm ra cái gì xúi dục nó. Nó đến từ đâu? Nó đau ở đâu? Cái gì làm cho nó đau? Cái gì cảm nhận nó như là đau? Khi thân thể chết và người ta hỏa táng nó, nó có đau không? Ai là người lừa dối bản thân vào việc nghĩ rằng cái này đau hay cái kia nhức? Hảy điều tra để tìm nguyên nhân ban đầu của nó.

'If you're a meditator who doesn't know initial causes and doesn't know their effects — this heap of suffering — then how are you going to cure suffering? What is your discernment for? Why don't you think? Why don't you find it and put it to use?

'Your mindfulness and discernment are for keeping things in mind and investigating them — things such as feelings of pain that exist in your body and mind.'

He would keep stressing his points, step by step. If the person listening was intent on listening — and especially if he had any fighting spirit — he'd find it easy to grasp the point, and it would appeal to him immediately. Immediately.

Nếu bạn là thiền giả mà không biết các nguyên nhân ban đầu và không biết hậu quả của chúng — khối đau khổ này — thì làm thế nào bạn chữa được đau khổ? Nhận thức phân biệt của bạn để cho cái gì? Tại sao bạn không suy nghĩ? Tại sao bạn không tìm nó và đem nó ra sử dụng?

Chánh niệm và nhận thức phân biệt của bạn là để giữ mọi thứ trong tâm và quan sát chúng — những thứ như là cảm giác đau hiện hữu trong thân và tâm của bạn.'

Ngài sẽ tiếp tục nhấn mạnh các trọng điểm của ngài, từng bước một. Nếu người nghe thật sự muốn lắng nghe — và nhất là nếu người ấy có tinh thần chiến đấu — họ sẽ dễ dàng nắm bắt vấn đề, và nó sẽ thu hút họ ngay lập tức. Ngay lập tức.

When we'd leave Venerable Acariya Mun to live in any spot suitable for the practice, his teachings would seem to reverberate through the heart. You could remember every facet of his teachings, every important point that should be used as a tool in the practice. For example, if you were staying in a challenging place, it was if he were right there in the heart. The heart would be really audacious and exultant in practicing, knowing the Dhamma, seeing it, understanding it. You would understand with audacity, and with a warrior's spirit — not by being discouraged, irresolute, or beating a retreat. That's not the way to make the defilements fear you and disappear from the heart. That's not at all the way to cure defilement, to know the affairs of defilement or to be able to remove them.

This is the religion! There is nothing to compare with it in being so correct, so precise, so genuine, so true, so indisputable. If we all were to follow the principles of the religion, there would be no need for prisons or jails. What need would they serve? Nobody would be doing any wrong! People would see in line with reason and acknowledge their rightness and wrongness, their good and their evil, using the principles of reason as their standard. We human beings would then be able to live with one another.

Khi chúng ta rời H.T. Acariya Mun để sống ở một nơi thích hợp cho sự thực hành, lời dạy của ngài dường như vang dội trong tim. Bạn có thể nhớ mọi khía cạnh của lời dạy của ngài, mọi điểm quan trọng cần được sử dụng như công cụ trong sự thực hành. Ví dụ, nếu bạn đang ở một nơi đầy thử thách, như thể ngài ở ngay đó trong tim. Trái tim sẽ thật sự bạo dạn và hăng hái trong việc thực hành, biết Pháp, thấy nó, hiểu nó. Bạn sẽ hiểu với sự bạo dạn, và với tinh thần của một chiến sĩ — không phải với sự chán nản, do dự, hay muốn rút lui. Đó không phải là cách làm cho phiền não ô trược sợ bạn và biến mất khỏi trái tim. Đó không phải là cách để chữa trị phiền não ô trược, để biết vấn đề của phiền não ô trược hay để có thể loại bỏ chúng.

Đây là tôn giáo! Không gì có thể so sánh với nó như là thật đúng, thật rõ ràng, thật chân chính, thật xác thực, không thể chối cãi. Nếu chúng ta đều noi theo các nguyên tắc của tôn giáo, thì sẽ không cần đến nhà tù. Chúng cần cho cái gì? Sẽ không có ai làm điều gì sai quấy! Người ta sẽ nhìn thấy phù hợp với lý lẽ và nhìn nhận sự đúng và sai của họ, tốt và xấu của họ, sử dụng các nguyên tắc của lý lẽ như tiêu chuẩn của họ. Nhân loại chúng ta rồi sẽ có thể sống chung với nhau.

The reason we need laws, prisons, and jails is because we don't admit our wrongs. When we're wrong, we don't admit that we're wrong. Even the moment after we see ourselves do something wrong, we won't admit to it. Even when we're put in jail and are asked, we still say, 'They accused me of stealing this and stealing that' — even though we ourselves actually stole it. This is simply an unwillingness to admit to things in line with reason, in line with the truth. Even within the heart, with things that concern us exclusively, the same holds true: We don't admit to them, which is why we receive so much pain and suffering. If we admit to the principles of the truth, the things that appear in line with the truth can be resolved through the truth. For example, even when pain arises in the body, it won't disrupt the mind because our knowledge is wise to it.

As the principles of the Dhamma say, pains have been appearing in our body and mind ever since we first became aware of things. There is no reason for us to get excited, frightened, or upset by them to the point where they disease the mind.

Lý do chúng ta cần luật pháp, nhà tù là vì chúng ta không thú nhận sai lầm của mình. Khi chúng ta sai, chúng ta không thú nhận là mình sai. Thậm chí ngay sau khi chúng ta thấy là mình làm điều sai, chúng ta sẽ không thú nhận nó. Ngay cả khi chúng ta bị nhốt tù và bị hỏi, chúng ta vẫn nói rằng, 'Họ cáo buộc tôi ăn cắp cái này và ăn cắp cái kia' — mặc dù chúng ta thật sự ăn cắp nó. Đây chỉ là không sẵn sàng nhìn nhận những điều phù hợp với lý lẽ, phù hợp với sự thật. Ngay cả trong tim, với những điều chỉ liên quan đến chúng ta, cũng giống như vậy: Chúng ta không chấp nhận chúng, đó là lý do tại sao chúng ta chịu nhiều đau khổ như thế. Nếu chúng ta chấp nhận các nguyên tắc của sự thật, những thứ trông thấy phù hợp với sự thật có thể được giải quyết qua sự thật. Ví dụ, ngay cả khi cơn đau phát sinh trong thân, nó sẽ không làm xáo trộn tâm bởi vì trí tuệ của chúng ta biết rõ nó.

Như các nguyên lý của Pháp nói, đau khổ đã xuất hiện trong thân và tâm của chúng ta kể từ khi chúng ta lần đầu tiên nhận thức được mọi sự. Không có lý do gì để chúng ta bị khích động, sợ hãi, hay bực bội vì chúng đến độ gây bệnh cho tâm.

This is why mental development, or meditation, is an excellent science for gaining knowledge on all fronts: Those who practice consistently are not upset when pain arises in the body. They can even focus on the spot where the pain arises so as to investigate and analyze it in line with its truth until gaining skillful and courageous tactics for dealing with it admirably.

The important point is to associate with sages, wise people, those who are sharp and astute. If we aren't yet able to depend on ourselves, we have to depend on our teachers to instruct us. If we listen often, their teachings gradually seep into us and blend with our temperament until our mind becomes a mind with Dhamma. Our mind becomes a sage, a wise person, and can eventually take care of itself, becoming 'atta hi attano natho' — its own mainstay.

Đây là lý do tại sao sự phát triễn tinh thần, hay thiền định, là một khoa học tuyệt vời để đạt được kiến thức trên mọi mặt: Những ai thực hành đều đặn không bị lo lắng khi cơn đau phát sinh trong thân. Họ thậm chí có thể tập trung vào nơi cơn đau phát sinh để quan sát và phân tích nó phù hợp với sự thật của nó cho đến khi đạt được những kỹ thuật điêu luyện và dũng cảm để đối phó với nó một cách đáng kính phục.

Điểm quan trọng là gần gũi bậc thánh hiền, người khôn ngoan, những ai sâu sắc và tinh nhuệ. Nếu chúng ta vẫn chưa có thể dựa vào chính mình, chúng ta phải dựa vào thầy của chúng ta để hướng dẫn chúng ta. Nếu chúng ta thường xuyên lắng nghe, những lời dạy của họ dần dần thấm vào chúng ta và quyện lẫn với tính khí của chúng ta cho đến khi tâm của chúng ta trở thành một tâm với Pháp. Tâm của chúng ta trở thành một thánh hiền, một người khôn ngoan, và có thể cuối cùng có thể tự chăm sóc nó, trở thành 'atta hi attano natho' — trụ cột của chính nó.

So in every activity where we aren't yet capable, we first have to depend on others. In living with those who are good, we are bound to find peace and happiness. Our traits come to mesh with theirs — this is important — until our own traits become good and admirable as well. It's the same as if we were to associate with bad people: At first we aren't bad, but as we associate with them for a long time, our traits blend themselves with theirs until we become bad without being aware of it. When we are fully bad, this makes us even more blind. We feel that we've become even better. No one else can push us around. Otherwise our 'goodness' will jump into action — the 'goodness' of a bad person, an evil that wise people everywhere fear.

Bad people and good people. Evil and good. These things get turned around in this way. Bad people thus can't see the truth that they are bad, and so flatter themselves into thinking, 'I'm good. I'm smart. I'm clever. I'm one of the most renowned operators around.' That's how they twist things!

Vì vậy trong mọi hoạt động mà chúng ta vẫn chưa có khả năng, chúng ta trước tiên phải dựa vào người khác. Khi sống với những người tốt, chúng ta sẽ tìm được bình an và hạnh phúc. Các đặc tính của chúng ta sẽ liên kết với của họ — điều này quan trọng — cho đến khi các đặc tính của chính chúng ta cũng trở nên tốt và đáng kính phục. Cũng tương tự như vậy nếu chúng ta gần gũi người xấu: Thoạt đầu chúng ta không xấu, nhưng khi chúng ta kết bạn với họ một thời gian dài, các đặc tính của chúng ta tự quyện lẫn với của họ cho đến khi chúng ta trở nên xấu mà không hay biết. Khi chúng ta hoàn toàn xấu, điều này thậm chí làm cho chúng ta mù quáng hơn. Chúng ta cảm thấy rằng chúng ta trở nên tốt hơn. Không ai khác có thể sai khiến chúng ta. Nếu không 'sự tốt đẹp' của chúng ta sẽ nhảy vào hành động — 'sự tốt đẹp' của một người xấu, một tội ác mà người khôn ngoan ở khắp nơi đều sợ.

Người xấu và người tốt. Ác và thiện. Những điều này được xoay chuyển theo cách này. Do đó người xấu không thể nhìn thấy sự thật là họ xấu, và vì vậy tự ca tụng mình, nghĩ rằng, 'Tôi tốt. Tôi thông minh. Tôi tài giỏi. Tôi là một trong số những người điều hành nổi tiếng nhất quanh đây.' Đó là cách họ xuyên tạc mọi thứ!

For this reason, associating with meditation masters, with sages, is important for anyone who is striving to become a good person, who is hoping to prosper and be happy, because sages will teach us often. Their manners and deportment that we see day after day will gradually seep into and nurture our minds. We can hold to them continually as good examples, for everything they do in every way is all Dhamma.

Especially if they're people devoid of defilement, then there is nothing to compare with them. Like Venerable Acariya Mun: I'm certain that he was devoid of defilement. After hearing the Dhamma from him, I had no doubts. He himself never said that he was devoid of defilement, you know. He never said that he was an arahant or anything, but he would say it in his ability to explain the true Dhamma on every level in a way that would go straight to the heart and erase all doubt for all those who came to study with him. This is why I can dare to say unabashedly that Venerable Acariya Mun Bhuridatta Thera is one of the important arahants of our day and age — an age in which arahants are exceedingly rare, because it's an age sadly lacking in people practicing the Dhamma for the sake of arahantship. Instead, we practice to eliminate arahantship by amassing all kinds of miscellaneous defilements. This holds for all of us, so no one is in a position to criticize anyone else.

Vì lý do này, gần gũi các vị thiền sư lão luyện, bậc thánh hiền, là quan trọng cho người nào phấn đấu để trở thành người tốt, người nào mong muốn được thành công và hạnh phúc, bởi vì bậc thánh hiền sẽ dạy chúng ta thường xuyên. Tác phong và cách hành xử của họ mà chúng ta thấy ngày qua ngày sẽ dần dần thấm vào và nuôi dưỡng tâm của chúng ta. Chúng ta có thể luôn noi theo, xem họ như tấm gương tốt, vì mọi thứ họ làm theo mọi cách đều là Pháp.

Đặc biệt nếu họ là những người không có phiền não ô trược, thì không có gì để so sánh với họ. Giống như H.T. Acariya Mun: Tôi chắc chắn là ngài không có phiền não ô trược. Sau khi nghe Pháp từ ngài, tôi không mảy may nghi ngờ. Tự ngài không bao giờ nói rằng ngài không có phiền não ô trược, bạn biết chứ. Ngài không bao giờ nói rằng ngài là một vị A-la-hán hay gì cả, nhưng ngài biểu lộ nó qua khả năng của ngài trong việc giải thích Pháp thật sự ở mọi cấp độ theo cách mà sẽ vào tận chân tâm và xóa sạch mọi nghi ngờ cho những ai đến học với ngài. Đây là lý do tại sao tôi dám khẳng định rằng H.T. Acariya Mun Bhuridatta Thera là một trong những vị A-la-hán quan trọng của thời đại chúng ta — thời mà rất hiếm có các vị A-la-hán, bởi vì nó là thời đại đáng buồn vì thiếu người thực hành Pháp vì lợi ích của quả vị A-la-hán. Thay vào đó, chúng ta thực hành để loại bỏ quả vị A-la-hán bằng cách tích lũy tất cả các loại phiền não ô trược. Điều này đúng cho tất cả chúng ta, vì vậy không ai có thể chỉ trích bất cứ ai khác.

Let's return to the subject of feelings: To investigate feelings of pain is very important. This is something I learned from Venerable Acariya Mun. He took this very seriously whenever any of the meditators in his monastery became ill. Sometimes he would go himself and ask, 'How are you contemplating your illness?' Then he'd really emphasize the Dhamma. 'Go probing right there. Wherever there's pain, investigate so as to see the truth of the pain.' He'd teach how to investigate: 'Don't retreat. To retreat is to enhance the pain.

'To be a warrior, you have to fight using discernment. This is what will bring victory: the ability to keep up with the feeling of pain that you hold to be an important enemy. Actually, that feeling isn't anyone's enemy. It doesn't have any sense of consciousness at all. It's simply a truth — that's all. So investigate on in. You don't have to anticipate it or concern yourself with whether it's a big pain or a small pain. All that's asked is that you know its truth with your own discernment, so that the heart won't deceive you.' That's what he would say.

Chúng ta hảy trở lại với chủ đề cảm giác: Quan sát cảm giác đau là rất quan trọng. Đây là điều tôi đã học được từ H.T. Acariya Mun. Ngài xem điều này rất nghiêm trọng khi bất cứ thiền giả nào trong tu viện của ngài bị bệnh. Đôi khi ngài tự đi đến và hỏi, 'Con quán chiếu bệnh của con như thế nào?' Rồi ngài thật sự nhấn mạnh Pháp. 'Đi thăm dò ngay tại đó. Bất cứ chỗ nào bị đau, hảy quan sát để nhìn thấy sự thật của cơn đau.' Ngài sẽ dạy cách quan sát: 'Đừng thoái lui. Thoái lui là làm tăng cơn đau.

'Là một chiến sĩ, bạn phải chiến đấu bằng cách sử dụng nhận thức phân biệt. Đây là điều sẽ mang lại chiến thắng: khả năng theo kịp cảm giác đau mà bạn xem như là một kẻ thù quan trọng. Thật ra, cảm giác đó không phải là kẻ thù của bất cứ ai. Nó không có bất cứ ý thức nào cả. Nó chỉ đơn giản là một sự thật — thế thôi. Vì vậy hảy quan sát vào. Bạn không phải dự đoán hay quan tâm về việc liệu nó là một cơn đau lớn hay nhỏ. Chỉ cần là bạn biết sự thật của nó với nhận thức phân biệt của chính bạn, để trái tim không lừa dối bạn.' Đó là những gì ngài sẽ nói.

Actually, our heart is deceit incarnate, because that which deceives is within the heart and fools the heart into making assumptions and interpretations. Stupidity has an easy time believing lies. Clever people have an easy time deceiving stupid people. Deceit has an easy time fooling stupidity. The cleverness of the defilements gets along well with our own stupidity. This is why the Dhamma teaches us to ferret things out to investigate down to their truth and then to believe in line with that truth. This is our means of gaining victory step by step. Ferret out the pains that are always with you so as to see them. Don't run away from them. Whether they're big or small, investigate right there. Investigate right there. If you're going to concentrate, concentrate right there. When you are investigating its causes, no matter how great the pain, keep probing in.

The thing we call pain: What does it depend on as its foundation? It depends on the body as its foundation. It depends on our attention as its means of flaring up — in other words, the attention that labels it in various ways: This is what makes pain flare up. We have to cure this kind of attention by investigating to know both the pain — what it's like — and the place where pain arises, in whatever part of the body. Try to know clearly whether or not that spot is really pain.

Thật ra, trái tim của chúng ta là một hiện thân giả dối, bởi vì cái giả dối đó ở trong tim và lừa gạt tim vào việc giả định và diễn giải. Sự ngu ngốc dễ dàng tin những điều giối trá. Người khôn dễ dàng lừa gạt người ngu. Giả dối dễ dàng phỉnh gạt ngu ngốc. Sự khéo léo của phiền não ô trược hòa nhập dễ dàng với sự ngu ngốc của chúng ta. Đây là lý do tại sao Pháp dạy chúng ta săn lùng mọi thứ để quan sát đến tận sự thật của chúng và rồi tin tưởng vào sự thật đó. Đây là phương tiện để chúng ta đạt được chiến thắng từng bước một. Săn lùng những đau đớn luôn ở bên bạn để nhìn thấy chúng. Đừng trốn tránh chúng. Dù chúng lớn hay nhỏ, hảy quan sát ngay tại đó. Quan sát ngay tại đó. Nếu bạn định tập trung, tập trung ngay tại đó. Khi bạn quan sát các nguyên nhân của nó, bất kể đau đến đâu, hảy tiếp tục thăm dò.

Cái mà chúng ta gọi là đau: Nó dựa vào cái gì như là nền tảng của nó? Nó dựa vào thân thể như là nền tảng của nó. Nó dựa vào sự chú ý của chúng ta như là phương tiện bùng phát — nói cách khác, sự chú ý đặt tên cho nó theo nhiều cách: Đây là những gì làm cơn đau bùng phát. Chúng ta phải chữa trị loại chú ý này bằng cách quan sát để biết cả cơn đau — nó giống như cái gì — lẫn nơi cơn đau phát sinh, ở bất cứ phần nào của thân thể. Hảy cố gắng để biết rõ liệu chỗ đó có thật sự đau hay không.

For example, if there's pain in the bone, in any part of the skin or flesh, the skin and the flesh are skin and flesh. The pain is a pain. Even though they dwell together, they are separate things, not one and the same. The mind — the knower that is aware of these things — is a mind, but it's a deluded mind, so it assumes that this is pain, that's pain, and conflates these things into being its 'self,' saying, 'I hurt here. I hurt there. I don't want myself to be pained. I want the pain to vanish.' This desire is a defilement that encourages pain and suffering to arise. The heart is pained. The feeling of pain in the body is pain. The pain in the heart flares up with that pain, because it wants it to follow the heart's desires. These things keep feeding each other. This is our own stupidity, loading us down with suffering.

To be intelligent, we have to investigate, to watch the feeling of pain in the heart. What does it come from? What does it depend on? It depends on the body. Which part of the body? From what spot in the body does the pain arise? Look at the body and the feeling: Are they one and the same thing? What kind of shape and features do they have? The feeling doesn't have any shape or features or a posture of any kind. It simply appears as a feeling of pain, that's all.

Ví dụ, nếu bị đau ở xương, ở bất cứ phần nào của da hay thịt, da và thịt là da và thịt. Đau là đau. Mặc dù chúng ở chung với nhau, chúng là những thực thể riêng biệt, không phải là một và giống nhau. Tâm — kẻ biết rõ những điều này — là tâm, nhưng nó là một tâm lầm tưởng, vì vậy nó cho rằng cái này đau, cái kia đau, và kết hợp những thứ này lại thành 'cái ngã' của nó, nói rằng, 'Tôi đau chỗ này. Tôi đau chỗ kia. Tôi không muốn bị đau. Tôi muốn cơn đau biến mất.' Mong muốn này là phiền não khuyến khích đau đớn và khổ sở phát sinh. Trái tim bị đau. Cảm giác đau trong thân là đau. Cơn đau trong tim bùng phát với cái đau đó, bởi vì nó muốn cái kia đi theo mong muốn của trái tim. Những thứ này luôn nuôi dưỡng nhau. Đây là sự ngu ngốc của chúng ta, đè nặng chúng ta xuống với đau khổ.

Là người thông minh, chúng ta phải quan sát, theo dõi cảm giác đau trong tim. Nó đến từ cái gì? Nó phụ thuộc vào cái gì? Nó phụ thuộc vào thân. Phần nào của thân? Cơn đau phát sinh từ chỗ nào trong thân? Hảy nhìn vào thân và cảm giác: Chúng có phải là một và giống nhau không? Chúng có hình dạng và đặc tính gì? Cảm giác không có hình dạng hay đặc tính hay tư thế của bất cứ loại nào. Nó chỉ đơn giản xuất hiện như là một cảm giác đau, thế thôi.

As for the body, it has a shape, a color, and complexion — and it stays as it was before the pain arose. When the pain arises, it stays just as it was. Actually, the pain is something separate from this. It simply depends on a malfunction of the body to arise. The mind is what takes notice of it. If the mind has any discernment, it should notice it in line with its truth. The mind then won't be affected by it. But if the mind is deluded, it latches onto the pain — in other words, it pulls that pain in to be its 'self' — and then wants that pain, which it says is its self, to disappear.

This is why we can't analyze it. Once the pain is our self, how can we separate it out? If it's simply a pain, a separate reality, then the body is a separate reality. They aren't one and the same. Each one exists separately. Each is a separate reality in line with its nature. Only when our awareness is like this can we analyze things.

Đối với thân, nó có hình dạng, màu sắc, và nước da — và nó vẫn là nó trước khi đau phát sinh. Khi đau phát sinh, nó vẫn chỉ là nó. Thật ra, đau là một cái gì đó tách biệt với cái này. Nó chỉ đơn giản phụ thuộc vào sự trục trặc của thân để phát sinh. Tâm là cái nhận thấy nó. Nếu tâm có nhận thức phân biệt nào, nó phải chú ý đến điều đó phù hợp với sự thật của nó. Thì tâm sẽ không bị ảnh hưởng bởi nó. Nhưng nếu tâm bị lầm tưởng, nó nắm lấy cơn đau — nói cách khác, nó kéo cơn đau đó vào để trở thành 'bản ngã' của nó — và sau đó muốn cơn đau đó, mà nó nói là chính nó, biến mất.

Đây là lý do tại sao chúng ta không thể phân tích nó. Một khi đau là bản ngã của chúng ta, làm thế nào chúng ta có thể tách rời nó? Nếu nó chỉ đơn giản là cơn đau, một thực thể riêng biệt, thì thân là một thực thể riêng biệt. Chúng không phải là một và giống nhau. Mỗi cái tồn tại riêng biệt. Mỗi cái là một thực thể riêng biệt phù hợp với bản tánh của nó. Chỉ khi nào sự nhận thức của chúng ta là như thế này thì chúng ta mới có thể phân tích mọi thứ.

But as long as we see the pain as our self, then we can analyze it all day long and not get anywhere, because once we hold that, 'This is myself,' how can we analyze it? We haven't separated these things with discernment, so we have to keep holding onto them as our self. When the khandhas and the mind blend into one, we can't analyze them. But when we try to use mindfulness and discernment to investigate in to see the truth of these things — that each exists separately, each has its separate reality, which holds true for us and for everyone else — and this realization goes deep into the heart, then the pain gradually fades away, fades away. At the same time, we know what makes the connection from the pain into the heart, because the connection comes from the heart. When we investigate the pain, it comes retracting into the heart. All the affairs of pain come from the heart that labels or that experiences mental pain because of an insidious connection by way of attachment (upadana) that we don't yet know.

When we investigate so as to see clearly, we follow the feeling of pain inward. We come in knowing, knowing. The pain keeps retracting and retracting, into the heart. Once we know that the heart is what created the attachment, making itself construe the pain to be itself, creating a great deal of suffering-once we know this, the pain disappears.

Nhưng hễ mà chúng ta còn thấy đau như là bản ngã của chúng ta, thì chúng ta có thể phân tích nó cả ngày và vẫn không đi đến đâu, bởi vì một khi chúng ta nghĩ rằng, 'Đây là chính tôi,' làm thế nào chúng ta có thể phân tích nó? Chúng ta chưa tách biệt những thứ này bằng nhận thức phân biệt, vì vậy chúng ta phải tiếp tục xem chúng như là bản ngã của chúng ta. Khi các uẩn và tâm quyện lẫn làm một, chúng ta không thể phân tích chúng. Nhưng khi chúng ta cố gắng sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để quan sát để nhìn thấy sự thật của những thứ này — rằng mỗi thứ tồn tại riêng biệt, mỗi thứ có thực thể riêng biệt của nó, điều này đúng cho chúng ta và mọi người khác — và sự nhận thức này đi sâu vào trong tim, thì đau dần dần tan biến, tan biến. Đồng thời, chúng ta biết cái gì kết nối đau với trái tim, bởi vì sự kết nối đến từ trái tim. Khi chúng ta quan sát đau, nó sẽ rút lui vào tim. Tất cả vấn đề của đau đến từ trái tim vốn đặt tên hay kinh nghiệm nỗi đau tinh thần vì sự kết nối xảo quyệt bằng cách gắn bó (upadana - thủ) mà chúng ta vẫn chưa biết.

Khi chúng ta quan sát để nhìn thấy rõ ràng, chúng ta theo cảm giác vào trong. Chúng ta nhận biết, nhận biết. Đau tiếp tục rút lui và rút lui, vào tim. Một khi chúng ta biết trái tim là cái tạo ra sự gắn bó, tự giải thích rằng đau là chính nó, gây ra rất nhiều đau khổ - một khi chúng ta biết điều này, đau biến mất.

Or — alternatively — once we know this, the pain stays real, but the heart doesn't latch onto it. Even though the pain may not disappear, the mind is the mind. It doesn't make any connection through attachment. Each is its own separate reality. This is called the mind being its own self — cool, calm, and collected — in the midst of the pain of the khandhas. This is to know that the mind is a reality just as each khandha is a separate reality.

This is the path for those who are practicing so as to become wise to the five khandhas, with feelings of pain as their primary focus.

Hay là — nói cách khác — một khi chúng ta biết điều này, đau vẫn có thật, nhưng tim không bám vào nó. Mặc dù đau có thể không biến mất, tâm là tâm. Nó không làm bất cứ kết nối nào qua sự gắn bó. Mỗi cái là một thực thể riêng biệt của nó. Đây gọi là tâm là chính nó — mát mẻ, bình tĩnh, và tự chủ — ở giữa cái đau của các uẩn. Đây là biết rằng tâm là một thực thể giống như mỗi uẩn là một thực thể riêng biệt.

Đây là con đường cho những ai đang thực hành để trở nên hiểu rõ ngũ uẩn, với cảm giác đau như là điểm tập trung chính của họ.

But for those who understand all the way, to the point of reaching 'the unshakable mind, the unshakable Dhamma' (akuppa-citta, akuppa-dhamma) that can't be provoked into being anything else, there is no problem at all. Whether pain is little or great, they have absolutely no problem because their minds are always true. There is never a time when their minds, which are already pure, can become defiled, can become 'worlded.' There's no way it could happen. For this reason, whatever conditions the khandhas may display, such people know them in line with the principles of nature. The khandhas themselves appear in line with the principles of nature and disappear in line with nature. They remain naturally and then disappear naturally. The mind knows in line with its own nature, without having to be forced or coerced in any way. The minds of those who know totally all-around are like this.

As for those of us who are investigating the khandhas to know them and withdraw from them step by step, even though our minds are not yet like that while we are practicing, even though our hopes aren't yet fulfilled, still our investigation of pain is for the purpose of separating the mind from the pain so that it's not entangled in pain, so that whenever pain arises in greater or lesser measure, the mind doesn't cling to the pain as being itself. We do this so as not to gather up the pain as being our self — which would be the same as taking fire to burn ourself. When we can do this, we can be at our ease.

Nhưng đối với những ai hiểu biết thấu triệt, đến mức đạt được 'tâm không lay chuyển, Pháp không lay chuyển' (akuppa-citta, akuppa-dhamma) không thể bị kích động bởi bất cứ cái gì khác, thì hoàn toàn không có trở ngại. Dù đau ít hay nhiều, họ tuyệt đối không có trở ngại bởi vì tâm của họ luôn luôn đúng. Không có lúc nào mà tâm của họ, vốn đã thanh tịnh, có thể trở nên ô nhiễm, có thể trở nên 'thế tục.' Không cách gì nó có thể xảy ra. Vì lý do này, bất cứ trạng huống nào mà ngũ uẩn có thể hiển thị, những người như vậy biết chúng thuận theo các nguyên tắc tự nhiên. Ngũ uẩn tự chúng xuất hiện thuận theo các nguyên tắc tự nhiên và biến mất thuận theo thiên nhiên. Chúng hiện hữu một cách tự nhiên và biến mất một cách tự nhiên. Tâm biết phù hợp với bản tính của nó, không phải bị ép buộc hay cưỡng chế theo bất cứ cách nào. Tâm của những ai biết trọn vẹn là giống như vậy.

Còn đối với những ai trong chúng ta đang quan sát ngũ uẩn để biết chúng và rút ra khỏi chúng từng bước một, mặc dù tâm của chúng ta vẫn chưa giống như vậy khi chúng ta thực hành, mặc dù mong ước của chúng ta vẫn chưa đạt được, thế nhưng sự quan sát của chúng ta về đau là vì mục đích tách rời tâm khỏi đau để nó không bị vướng mắc trong đau, để bất cứ khi nào đau phát sinh dù nhiều hay ít, tâm không bám vào đau như là chính nó. Chúng ta làm như vậy để không kéo đau vào như là bản ngã của chúng ta — giống như là lấy lửa để thiêu đốt chúng ta. Khi chúng ta có thể làm điều này, chúng ta có thể được bình an.

So pain is an excellent whetstone for discernment. However much pain arises, set your mindfulness and discernment focused right there. Turn to look at the mind, and then expand your awareness to encompass the feeling and the body, each of which is already a separate part. The body is one part, the feeling is another, and the mind another. Keep going back and forth among them, investigating with discernment until you understand — and it really goes to the heart — that, 'Each khandha is simply... and that's all.' None of them appears to be any such thing as 'you' or 'yours.' They are simply different realities that appear, and that's all. When you understand clearly like this, the heart becomes its own free and independent self at that moment and it knows that the mind and the khandhas are separate realities, neither affecting the other.

Even at the moment when you are about to die, the heart will be up on events in the immediate present. It won't be shaken by pain and death because it is sure that the mind is the mind: a stronghold of awareness. Each khandha is simply a condition. The mind thus doesn't fear death because it is sure of itself that it won't get destroyed anywhere.

Vì vậy đau là một đá mài tuyệt vời cho nhận thức phân biệt. Bất kể đau nảy sinh nhiều bao nhiêu, hảy tập trung chánh niệm và nhận thức phân biệt vào ngay đó. Quay sang nhìn vào tâm, và sau đó trải rộng sự nhận thức của bạn để bao gồm cảm giác và thân, mỗi cái vốn đã là một phần riêng biệt. Thân là một phần, cảm giác là phần khác, và tâm là phần khác nữa. Tiếp tục đi tới lui quanh chúng, quan sát với nhận thức phân biệt cho đến khi bạn hiểu — và nó thật sự đi vào tim — rằng, 'Mỗi uẩn đơn giản là... và chỉ thế thôi.' Không cái nào trong số chúng dường như là một cái gì đó chẳng hạn như 'bạn' hay 'của bạn'. Chúng chỉ đơn giản là những thực thể khác biệt xuất hiện, và chỉ thế thôi. Khi bạn hiểu rõ như vậy, trái tim trở thành bản ngã tự do và độc lập của chính nó vào lúc đó và nó biết rằng tâm và ngũ uẩn là những thực thể riêng biệt, không ảnh hưởng lẫn nhau.

Ngay cả vào lúc bạn sắp chết, tim sẽ theo dõi các sự kiện ngay tại thời điểm đó. Nó sẽ không bị chấn động bởi đau và cái chết bởi vì nó biết chắc là tâm là tâm: thành lũy của sự nhận thức. Mỗi uẩn chỉ đơn giản là một trạng huống. Tâm vì thế không sợ chết bởi vì nó biết chắc là nó sẽ không bị hủy hoại ở bất cứ nơi nào.

Even though it may not have yet reached the level where it's absolutely devoid of defilement, the mind has still prepared itself using discernment with the khandhas so that it's supreme. In other words, it lives with the Noble Truths. It lives with its whetstone for discernment. Discernment will spread its power far and wide. The heart will grow more and more radiant, more and more courageous, because discernment is what cleanses it. Even if death comes at that moment, there's no problem.

For one thing, if you use mindfulness and discernment to investigate pain without retreating, to the point where you understand it, then even when you really are about to die, you'll know that the pain will disappear first. The mind won't disappear. It will revert into itself, knowing exclusively within itself, and then pass on at that moment. The phrase, 'Mindfulness lapses,' doesn't exist for a person who has practiced the Dhamma to this level. We can thus be sure that a person with mindfulness, even though he or she may not be devoid of defilement, will still be clearly aware at the moment when pain arises in full force to the point where the khandhas can no longer endure and will break apart — will die. The mind will withdraw itself from all that and revert to its 'mindness' — to being its own independent self — and then pass on. This is a very high, very refined level of Dhamma!

Mặc dù nó có thể chưa đạt đến mức mà nó hoàn toàn không có phiền não ô trược, tâm vẫn chuẩn bị cho nó bằng cách sử dụng nhận thức phân biệt với các uẩn để nó là tối thượng. Nói cách khác, nó sống với Tứ Diệu Đế. Nó sống với đá mài của nó vì nhận thức phân biệt. Nhận thức phân biệt sẽ mở rộng quyền lực của nó ra xa. Tim sẽ ngày càng trở nên rạng rỡ hơn, can đảm hơn, bởi vì nhận thức phân biệt là cái làm sạch nó. Thậm chí nếu cái chết đến vào lúc đó, thì cũng không có vấn đề.

Đó là vì, nếu bạn sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để quan sát đau không ngừng, đến mức bạn hiểu nó, thì ngay cả khi bạn thật sự sắp chết, bạn sẽ biết rằng đau sẽ biến mất trước tiên. Tâm sẽ không biến mất. Nó sẽ trở lại vào chính nó, biết riêng mình nó, và sau đó vượt qua tại thời điểm đó. Từ ngữ, 'Chánh niệm mất hiệu lực,' không có đối với một người đã thực hành Pháp đến cấp độ này. Do đó chúng ta có thể biết chắc rằng một người có chánh niệm, mặc dù họ có thể chưa hết phiền não ô trược, vẫn sẽ ý thức rõ ràng vào lúc đau phát sinh toàn bộ đến mức các uẩn không thể chịu đựng được nữa và sẽ tan rã — sẽ chết. Tâm sẽ tự rút khỏi tất cả những thứ đó và trở lại 'tâm thức' của nó — để là bản ngã độc lập của chính nó — và sau đó vượt qua. Đây là một cấp độ rất cao, rất tinh tế của Pháp!

For this reason, meditators who are resolute and unflinching for the sake of knowing every level of the Dhamma tend to be earnest in investigating pain. When the time comes for them to know, the knowledge goes straight to the heart. They regard their pain as a Noble Truth in line with the Buddha's teaching that all living beings are fellows in pain, birth, aging, illness, and death.

So when investigating the khandhas so as to know them in line with their truth, you shouldn't try to thwart or resist the truth. For example, if the body can't endure, let it go. You shouldn't cherish it. As for the pain, it will go on its own. This is called sugato — faring well.

Vì lý do này, thiền giả nào kiên quyết và không nản lòng vì mục đích biết mọi cấp độ của Pháp thường nghiêm túc trong việc quan sát đau. Khi thời gian đến để họ hiểu biết, kiến thức đi thẳng vào tim. Họ xem sự đau đớn của họ như là một Diệu Đế phù hợp với giáo lý của Đức Phật rằng tất cả chúng sinh đều là đồng loại trong đau, sinh, lão, bệnh, và tử.

Vì vậy hảy quan sát các uẩn để biết chúng phù hợp với sự thật của chúng, bạn không nên ngăn cản hay chống lại sự thật. Ví dụ, nếu thân không thể chịu đựng được, hảy buông xả nó. Bạn không nên luyến ái nó. Đối với đau đớn, nó sẽ tự ra đi. Đây được gọi là sugato — thuận theo mọi việc.

This is the way of investigating the mind and training the heart that gives clear results to those who meditate. They have meditated in the way I've described so that when the time of death is really upon them, they don't hope to depend on anyone at all — parents, brothers, sisters, relatives, friends, anyone. They have to withdraw the mind from all things that entangle and involve it so as to enter that crucial spot where they are engaged in hand-to-hand combat.

At a time such as this, at the moment when you are about to die, take pain as the focal point for investigation. Don't be willing to retreat — come what may! All that's asked is that you know and understand this point. Don't go thinking that if you die while being embroiled in investigating pain like this — while the mind is in the midst of this commotion — you'll go to a bad bourn. Why should you go to a bad bourn? You're embroiled, but with a noble task. You're embroiled with knowledge, or for the sake of knowledge, and not because of delusion. The mind is focused on investigating and probing pain. When the time comes for it really to go, this knowing mind — the mind with mindfulness knows — will withdraw instantly into itself. It will let go immediately of the work at hand and withdraw into itself, to be itself — the mind and nothing but — and then pass on like a 'sugato' with the full capability of a meditator, even though we may not yet be devoid of defilement.

Đây là cách quan sát tâm và huấn luyện tim để đạt được kết quả rõ ràng cho những ai hành thiền. Họ thiền định theo cách tôi đã mô tả để khi cái chết đến, họ không cần trông đợi phụ thuộc vào ai hết cả — cha mẹ, anh chị em, thân quyến, bằng hữu, bất cứ ai. Họ phải đem tâm ra khỏi mọi thứ gây vướng mắc và quan hệ đến nó để bước vào điểm chủ yếu nơi họ tham gia vào cuộc cận chiến.

Vào thời điểm như thế này, vào lúc bạn sắp chết, hảy xem đau như điểm chủ yếu cho sự quan sát. Đừng rút lui — bất kể chuyện gì xảy ra! Chỉ yêu cầu là bạn biết và hiểu rõ điểm này. Đừng nghĩ rằng nếu bạn chết khi đang bị lôi cuốn vào việc quan sát đau như vậy — khi tâm nằm giữa sự hỗn loạn này — bạn sẽ đi vào ranh giới xấu. Tại sao bạn phải đi vào ranh giới xấu? Bạn bị cuốn vào, nhưng với một nhiệm vụ cao thượng. Bạn bị cuốn vào kiến thức, hay vì lợi ích của kiến thức, và không phải vì ảo tưởng. Tâm tập trung vào việc quan sát và thăm dò cơn đau. Khi đến lúc nó thật sự ra đi, cái tâm hiểu biết này — tâm với chánh niệm biết — sẽ ngay lập tức rút lui vào chính nó. Nó sẽ buông công việc đang làm ngay lập tức và rút lui vào chính nó, là chính nó — tâm và không gì khác — và sau đó vượt qua như một 'sugato' với đầy đủ khả năng của một thiền giả, mặc dù chúng ta có thể vẫn chưa hết phiền não ô trược.

This is called having full strength to our full capacity, in line with our level of mind and Dhamma. Investigation and mental development are thus important matters, matters on which our life and death depend. We needn't hope to depend on anyone else at all — of this we are certain within ourselves. The heart knows within itself how strong mindfulness and discernment are, and needn't go asking anyone else.

If the heart is able to investigate to the point where it can pass on at that moment, all doubts vanish. There are no problems at all. If you think that because you're a woman or because you're a layperson, you can't realize nibbana, that's your own misconception, which is one kind of defilement deceiving you.

Đây được gọi là có đầy đủ sức mạnh đến trọn vẹn khả năng của chúng ta, phù hợp với mức độ tâm và Pháp của chúng ta. Sự quan sát và phát triễn tâm linh vì thế là những vấn đề rất quan trọng, những vấn đề mà sự sống và chết của chúng ta phụ thuộc vào. Chúng ta không cần trông đợi phụ thuộc vào bất cứ ai khác — chúng ta tự biết chắc về điều này. Trái tim tự biết chánh niệm và nhận thức phân biệt mạnh như thế nào, và không cần hỏi ai khác.

Nếu trái tim có thể quan sát đến mức nó có thể vượt qua vào lúc đó, mọi nghi ngờ đều tan biến. Không có trở ngại nào hết cả. Nếu bạn nghĩ rằng bởi vì bạn là phụ nữ hay vì bạn là cư sĩ, bạn không thể chứng ngộ niết bàn, đó là quan niệm sai lầm của riêng bạn, đó là một loại phiền não ô trược lừa dối bạn.

The Dhamma is a truth and everyone's common property. Whether we are men or women, lay or ordained, we can all have mindfulness and discernment. We can all cure our defilements. When we are willing, any man or woman, any monk or layperson can use any of the methods to cure defilement and gain release. We needn't create problems to plague our hearts and waste our time. 'Since when do I have the potential to do that?' Don't think that! You're developing the merit and potential right now! However much or little, you can see it right here in the mind.

We should examine ourselves. Wherever we are stupid, we should develop intelligence: mindfulness and discernment. Only then will we be doing what is genuinely right in terms of the principles of the Lord Buddha's Dhamma.

Pháp là chân lý và tài sản chung của mọi người. Cho dù chúng ta là nam hay nữ, cư sĩ hay tăng sĩ, tất cả chúng ta đều có chánh niệm và nhận thức phân biệt. Tất cả chúng ta đều có thể chữa trị phiền não ô trược của chúng ta. Khi chúng ta muốn, bất cứ nam hay nữ, tăng sĩ hay cư sĩ nào cũng có thể sử dụng bất cứ một trong những phương pháp để chữa trị phiền não ô trược và đạt được giải thoát. Chúng ta không cần tạo ra trở ngại để làm phiền trái tim và lãng phí thời giờ của chúng ta. 'Kể từ khi nào tôi có tiềm năng để làm điều đó?' Đừng nghĩ thế! Bạn đang phát triễn công đức và tiềm năng ngay bây giờ! Dù nhiều hay ít, bạn có thể nhìn thấy nó ngay tại đây trong tâm.

Chúng ta nên xem xét bản thân. Chỗ nào chúng ta ngu, chúng ta nên phát triễn trí thông minh: chánh niệm và nhận thức phân biệt. Chỉ đến khi đó chúng ta mới có thể làm những gì chân chính đúng theo các nguyên tắc của Pháp của Đức Phật.

If we criticize ourselves, thinking, 'That person is on this level or that level while we don't have any level at all; wherever we go, this person gets ahead of us, that person gets ahead of us,' actually nobody is getting ahead of us except for the defilements that get ahead of us and deceive us into feeling inferior and depressed, into thinking that we have only a little potential. That's simply a misconception aimed at making us discouraged and self-pitying, because defilement is looking for a way to kill us without our realizing it.

We shouldn't think in those ways. We are full of potential — all of us. And why shouldn't we be? We're meditators. We're all devoted to making merit. Potential isn't something we can set out on the market to compete with one another. Every person has potential within him or herself. We're taught not to belittle one another's potential. Even with animals, we're taught not to belittle them — think of that! — because potential lies in the heart of every person and every animal.

Nếu chúng ta tự chỉ trích mình, nghĩ rằng, 'Người đó ở trình độ này hay mức độ kia trong khi chúng ta không có trình độ nào hết cả; bất cứ nơi nào chúng ta đi, người này đi trước chúng ta, người kia đi trước chúng ta,' thật ra không ai đi trước chúng ta ngoại trừ phiền não ô trược đi trước chúng ta và lừa chúng ta vào cảm giác thấp kém và phiền muộn, vào việc nghĩ rằng chúng ta chỉ có chút đỉnh tiềm năng. Đó chỉ đơn giản là quan niệm sai lầm nhằm làm cho chúng ta chán nản và tự thương hại mình, bởi vì phiền não ô trược đang tìm cách giết chúng ta mà chúng ta không hay biết.

Chúng ta không nên nghĩ như thế. Chúng ta có đầy đủ tiềm năng — tất cả chúng ta. Và tại sao chúng ta lại không có? Chúng ta là thiền giả. Tất cả chúng ta đều hết lòng tạo công đức. Tiềm năng không phải là điều chúng ta có thể đặt giá cả để cạnh tranh lẫn nhau. Mọi người đều có tiềm năng trong chính họ. Chúng ta được dạy không chê bai tiềm năng của nhau. Ngay cả với thú vật, chúng ta được dạy không coi thường chúng — hảy nghĩ về điều đó! — bởi vì tiềm năng nằm trong tim của mọi người và mọi thú vật.

So when curing defilement, you needn't waste time thinking those things. They'll simply ruin your morale and your resolve. To think, 'I'm a worthless woman... a worthless man... a worthless monk... a worthless layperson. I don't have any paths or fruitions at all. Other people have them, but I don't. I'm ashamed to show them my face' — these are wrong thoughts that will spoil your resolve in developing the various forms of goodness.

The right way to think is this: 'Right now I'm making an effort, with mindfulness and discernment, to cure defilement and to develop what is good and meritorious step by step, which is the direct way to develop my perfections (parami). I have the potential. I was born in the midst of the Buddha's teachings and have developed the potential and the perfections to my full capacity all along up to the present.'

Vì vậy khi chữa trị phiền não ô trược, bạn không cần lãng phí thời giờ nghĩ về những điều đó. Chúng sẽ chỉ hủy hoại đạo đức và quyết tâm của bạn. Nghĩ rằng, 'Tôi là một người đàn bà vô giá trị... một người đàn ông vô giá trị... một nhà sư vô giá trị... một cư sĩ vô giá trị. Tôi không có bất cứ đạo hay quả nào cả. Người khác có những điều đó, nhưng tôi thì không. Tôi xấu hổ khi phải chường mặt ra cho họ xem' — đây là những ý nghĩ sai lầm mà sẽ làm hỏng quyết tâm của bạn trong việc phát triễn các hình thức khác nhau của sự tốt đẹp.

Cách nghĩ đúng là thế này: 'Hiện giờ tôi đang nỗ lực, với chánh niệm và nhận thức phân biệt, để chữa trị phiền não ô trược và phát triễn những gì tốt đẹp và xứng đáng từng bước một, đó là con đường trực tiếp để phát triễn sự hoàn hảo của tôi (parami). Tôi có tiềm năng. Tôi được sinh ra vào thời thịnh hành của giáo lý của Đức Phật và đã phát triễn tiềm năng và sự hoàn hảo đến trọn vẹn khả năng của tôi cho đến ngày hôm nay.'

Women can have mindfulness and discernment just like men, because women and men both have defilements, and defilements are cured with mindfulness and discernment — backed by persistent effort — both by men and by women. And where do they have defilements? They both have defilements in the heart. When mindfulness and discernment are complete, women and men can both pass over and beyond — with no question of their having to be ordained.

This is the truth of the Noble Truths, which are not particular about status, nationality, or any of the human races, and which are not particular about the male or the female sex. All that's asked is that we strive, because the Dhamma is common to us all. Women and men, lay and ordained, we can all listen to it, understand it, practice it, and cure defilement.

Phụ nữ có thể có chánh niệm và nhận thức phân biệt giống như nam giới, bởi vì cả nữ và nam đều có phiền não ô trược, và phiền não ô trược được chữa trị bằng chánh niệm và nhận thức phân biệt — hỗ trợ bởi kiên trì nỗ lực — bởi cả nam lẫn nữ. Và họ có phiền não ô trược ở đâu? Họ đều có phiền não ô trược trong tim. Khi có đầy đủ chánh niệm và nhận thức phân biệt, phụ nữ và nam giới đều có thể vượt qua bờ bên kia — không có thắc mắc gì về việc liệu họ cần phải xuất gia không.

Đây là sự thật của Tứ Diệu Đế, vốn không phân biệt địa vị, quốc gia, hay chủng tộc, và không phân biệt giới tính. Chỉ cần là chúng ta phấn đấu, bởi vì Pháp là chung cho tất cả chúng ta. Nữ và nam, cư sĩ và tăng sĩ, chúng ta đều có thể lắng nghe nó, hiểu nó, thực hành nó, và chữa trị phiền não ô trược.

The defilements don't favor men or women. We all have defilements. Even monks have defilements: What do you say to that? Monks thus have to cure their own defilements. If they don't, they lie buried in defilement just like people in general who aren't interested in the Dhamma — or even worse than people in general.

The Dhamma thus doesn't stipulate that it's only for those who are ordained. What is stipulated is that we cure defilement with persistent effort. This is something very important. We have to be very interested in this point.

Phiền não ô trược không thiên vị nam hay nữ. Chúng ta đều có phiền não ô trược. Ngay cả chư tăng cũng có phiền não ô trược: Bạn nói gì về điều đó? Vì thế chư tăng phải chữa trị phiền não ô trược của chính họ. Nếu không, họ sẽ bị chôn vùi trong phiền não ô trược giống như quần chúng, những ai không quan tâm đến Pháp — hay thậm chí còn tệ hơn quần chúng.

Do đó Pháp không quy định rằng nó chỉ dành cho những người xuất gia. Điều cần thiết là chúng ta chữa trị phiền não ô trược với kiên trì nỗ lực. Đây là điều rất quan trọng. Chúng ta phải chú trọng đến điểm này.

As for release from suffering and stress, where do we gain release? We gain it right here, right where there is suffering. If we can cure defilement, we gain release from suffering. If we can't, then no matter what our sex or status, we all have to suffer.

Here. This is where the religion lies, here in the heart. It doesn't lie anywhere else. If we want to be incapable of it, we can be incapable — right here in our heart. Whether lay or ordained, we can be incapable — if we make ourselves incapable. Or we can make the religion flourish in our heart — that we can also do. When the religion flourishes, where does it flourish? In the heart, and nowhere else. The important point is the heart. The important point is our practice: the actions, the manners we display. When the heart develops, the various aspects of our behavior develop beautifully. Admirably. In particular, the heart flourishes within itself. It has mindfulness and discernment looking after it constantly. This is called a flourishing heart. The defilements can hardly ever come to damage it: That's when the religion flourishes.

Còn đối với việc thoát khỏi đau khổ và căng thẳng, chúng ta đạt được giải thoát ở đâu? Chúng ta đạt được nó ngay đây, ngay tại nơi có đau khổ. Nếu chúng ta có thể chữa trị phiền não ô trược, chúng ta sẽ thoát khỏi đau khổ. Nếu chúng ta không thể, thì dù giới tính hay địa vị của chúng ta là gì, tất cả chúng ta đều phải cam chịu đớn đau.

Ở đây. Đây là nơi tôn giáo nằm, ngay trong tim. Nó không nằm nơi nào khác. Nếu chúng ta không muốn khả năng đó, chúng ta có thể không có khả năng — ngay đây trong tim chúng ta. Dù là tu tại gia hay xuất gia, chúng ta có thể không có khả năng — nếu chúng ta tự làm cho mình không có khả năng. Hay chúng ta có thể làm cho tôn giáo nở rộ trong tim chúng ta — điều đó chúng ta cũng có thể làm được. Khi tôn giáo phát triễn, nó nở rộ ở đâu? Trong trái tim, và không nơi nào khác. Điểm quan trọng là trái tim. Điểm quan trọng là sự thực hành của chúng ta: hành động, tác phong mà chúng ta thể hiện. Khi tim phát triễn, các khía cạnh khác nhau của hành vi của chúng ta phát triễn tốt đẹp. Đáng ngưỡng mộ. Đặc biệt là, trái tim nở rộ trong chính nó. Nó có chánh niệm và nhận thức phân biệt liên tục chăm sóc nó. Đây được gọi là một trái tim nở rộ. Phiền não ô trược không thể nào làm tổn hại nó: Đó là khi tôn giáo nở rộ.

We should make an effort to examine and straighten things out step by step. The defilements, you know, are no wider or greater than the limits of our ability to cure and remove them. They're only here in the heart, so investigate right here. Whether we're men or women, lay or ordained, we all have defilements in our hearts. No matter how thick they may be, if we consider them we can know them. They're like darkness: Even though darkness may have existed for aeons, all we have to do is turn on a light, and the darkness disappears completely. The darkness doesn't have any way to brag, saying, 'I've been dark for aeons, so there's no way that this puny light can chase my darkness away.' When the causes are ready, the darkness has to disappear completely, and brightness appears in its place. Even though the darkness may have existed for aeons, it all vanishes in that instant.

Even though the defilements may be thick and may have been lording it over our heart for a long time, we should investigate them thoroughly with mindfulness and discernment. When mindfulness and discernment are capable, they immediately become all-around. The defilements, even though they may have been in the heart for aeons, will immediately disintegrate, in the same way that the darkness that had existed vanishes as soon as a light is lit. Brightness arises instead, through the power of mindfulness and discernment. Within the heart it is dazzlingly bright at that moment with 'dhammo padipo' — the light of the Dhamma.

Chúng ta nên nỗ lực xem xét và gở rối mọi thứ từng bước một. Bạn biết không, phiền não ô trược không có rộng hơn hay lớn hơn giới hạn của khả năng của chúng ta cho việc chữa trị và loại bỏ chúng. Chúng chỉ có ở đây trong trái tim, vì vậy hảy quan sát ngay tại đây. Cho dù chúng ta là nam hay nữ, cư sĩ hay tăng sĩ, tất cả chúng ta đều có phiền não ô trược trong tim chúng ta. Cho dù chúng có thể dày bao nhiêu, nếu chúng ta xem xét chúng thì chúng ta có thể biết chúng. Chúng giống như bóng tối: Mặc dù bóng tối có thể tồn tại hàng bao nhiêu kiếp, tất cả chúng ta cần làm là thắp ngọn đèn sáng lên, và bóng tối biến mất hoàn toàn. Bóng tối không cách gì để khoác lác, nói rằng, 'tôi đã tối đen đến hàng bao nhiêu kiếp, vì vậy không cách gì mà ngọn đèn yếu đuối này có thể xua tan bóng tối của tôi.' Khi niềm tin đã sẵn sàng, bóng tối phải biến mất hoàn toàn, và ánh sáng xuất hiện ở vị trí của nó. Mặc dù bóng tối có thể đã tồn tại hàng bao nhiêu kiếp, nó đều phải biến mất ngay lúc đó.

Mặc dù phiền não ô trược có thể dày đặc và có thể là chúa tể của trái tim của chúng ta trong một thời gian dài, chúng ta nên quan sát chúng triệt để với chánh niệm và nhận thức phân biệt. Khi chánh niệm và nhận thức phân biệt có khả năng thì sẽ ngay lập tức trở nên linh hoạt. Phiền não ô trược, mặc dù chúng có thể ở trong tim hàng bao nhiêu kiếp, sẽ ngay lập tức tan rã, tương tự như bóng tối đã tồn tại nhưng biến mất ngay khi ánh sáng được thắp lên. Ánh sáng phát sinh và xua tan bóng tối, qua sức mạnh của chánh niệm và nhận thức phân biệt. Trái tim sáng rực rỡ vào khoảnh khắc đó với 'dhammo padipo' — ánh sáng của Pháp.

This is all there is. This is the important point we have to investigate. Be sure to see it. The religion is marvelous — where is it marvelous? The religion flourishes — where does it flourish? The Buddha says to gain release from stress — where is it gained? It exists only here in the heart. To analyze it, there are the four Noble Truths: stress, its origin, its cessation, and the path.

1. Stress (dukkha): We know it's stress because we aren't dead.

2. The origin of stress (samudaya): This is what fosters or produces stress. What forms does it take? We're taught, 'Craving... embued with passion and delight, relishing now here and now there; i.e., craving for sensual pleasure, craving for being, craving for not-being.' This we know. Whatever the mind may love or crave, we should try to straighten it out. It loves and craves the five khandhas, and especially the five khandhas that it says are 'me.' So try to become wise to these things, step by step.

Đây là tất cả. Đây là điểm quan trọng mà chúng ta phải quan sát. Phải chắc chắn nhìn thấy nó. Tôn giáo thật vi diệu — vi diệu ở đâu? Tôn giáo nở rộ — nở rộ ở đâu? Đức Phật nói đạt được sự giải thoát khỏi đau khổ — đạt được ở đâu? Nó chỉ hiện hữu ở đây trong tim. Có Tứ Diệu Đế để phân tích nó, đó là: khổ, nguyên nhân của nó, sự chấm dứt của nó, và con đường.

1. Khổ (dukkha): Chúng ta biết đó là khổ vì chúng ta không chết.

2. Nguyên nhân của khổ (samudaya): Đây là những gì nuôi dưỡng hay tạo ra khổ. Nó thể hiện dưới hình thức nào? Chúng ta được dạy rằng, 'Ham muốn...thấm nhuần với đam mê và khoái lạc, thưởng thức bây giờ tại đây và đó; nghĩa là, ham muốn nhục dục, ham muốn trở thành, muốn không trở thành.' Điều này chúng ta biết. Bất cứ cái gì tâm yêu thích hay ham muốn, chúng ta nên cố gắng giải quyết nó. Nó yêu thích và ham muốn ngũ uẩn, và đặc biệt là ngũ uẩn mà nó nói là 'tôi.' Vì vậy hảy cố gắng biết rõ những thứ này, từng bước một.

And then there's more love and craving: love and craving for the mind, attachment to the mind, cherishing the mind. So straighten out the mind. Wherever it feels love, that's where defilement is. Keep going in, straightening things out, until you've reached the truth. Then the heart will have no love or hate, because they are all gone. The defilements are all gone. The mind has no love, no hate, no anger. It's a pure principle of nature within itself. This is the nature we truly want.

3. Investigating for the sake of Dhamma: This is the path (magga), with mindfulness and discernment its important factors.

4. The cessation of stress (nirodha): Stress stops, step by step, until the path is fully capable and nirodha stops all stress in the heart without leaving a trace. When nirodha has finished stopping stress, that which knows that stress has stopped and defilement has stopped... that which knows is 'the pure one.' This pure one lies beyond the Noble Truths as a marvelous, extraordinary Dhamma.

Và sau đó là luyến ái và ham muốn nhiều hơn: luyến ái và ham muốn cho tâm, gắn bó với tâm, yêu mến tâm. Vì vậy hảy sửa đổi tâm. Bất cứ nơi nào nó cảm thấy yêu thích, đó là nơi có phiền não ô trược. Tiếp tục đi vào, giải quyết mọi thứ, cho đến khi đạt tới sự thật. Thì trái tim sẽ không còn yêu hay ghét, bởi vì chúng đều biến mất. Mọi phiền não ô trươc̣ đều biến mất. Tâm không có yêu, không có hận, không có sân. Nó là một bản tánh thanh tịnh trong chính nó. Đây là bản tánh mà chúng ta thật sự muốn.

3. Quan sát vì lợi ích của Pháp: Đây là con đường (magga - đạo đế), với chánh niệm và nhận thức phân biệt là các yếu tố quan trọng của nó.

4. Sự chấm dứt khổ (nirodha - diệt đế): Khổ chấm dứt, từng bước một, cho đến khi đạo có đầy đủ năng lực và nirodha làm chấm dứt mọi đau khổ trong tim và không để lại dấu vết nào. Khi nirodha hoàn toàn diệt hết khổ, cái mà biết rằng khổ đã chấm dứt và phiền não ô trược đã chấm dứt... cái mà biết đó chính là 'cái thanh tịnh.' Sự thanh tịnh này nằm ngoài Tứ Diệu Đế như là một Pháp vi diệu, phi thường.

The Noble Truths are activities, conditions, conventions. Even nirodha is a convention. It's the activity of stopping stress. It's a conventional reality. When stress is completely stopped, nothing remains. All that remains is an entirely pure awareness. This is not a Noble Truth. It's the purity of the mind. If you want, you can call it nibbana. There's nothing against calling it whatever you want. When we reach this level, there are no conflicts — no conflicts, no disagreements with anyone at all. We don't conflict with ourselves; we don't conflict with anything. Our knowledge is wise to everything, so we can say what we like. There are no problems at all. All I ask is that you know this marvelous, extraordinary Dhamma. Its excellence exists of its own accord, without our having to confer titles.

This, then, is the genuine religion. Probe right here. Probe on in. When in the practice of the religion we come to know, we'll know right here. If the religion is to flourish, it will flourish right here. The Buddha, in teaching the beings of the world to gain release from suffering, taught right here — and release is gained right here, nowhere else. We qualify as beings of the world and lie within the net of the Buddha's teachings. We're in the Buddha's following. Each of us has the right to practice and remove defilement so as to go beyond suffering and stress. All of us in the four groups of the Buddha's following (parisa) have the right to realize ourselves and reach nibbana.

Tứ Diệu Đế là những hoạt động, trạng huống, quy ước. Ngay cả nirodha là một quy ước. Đó là hành động ngăn chận đau khổ. Đó là một thực thể thông thường. Khi khổ hoàn toàn chấm dứt, không còn lại gì. Tất cả còn lại chỉ là một sự nhận thức hoàn toàn thuần khiết. Đây không phải là một Diệu Đế. Nó là sự thanh tịnh của tâm. Nếu bạn muốn, bạn có thể gọi nó là niết bàn. Không có vấn đề nào về việc bạn gọi nó là bất cứ cái gì. Khi chúng ta đạt đến mức độ này, thì không có mâu thuẩn — không mâu thuẩn, không bất đồng ý kiến với ai hết cả. Chúng ta không mâu thuẩn với chính mình; chúng ta không mâu thuẩn với bất cứ cái gì. Kiến thức của chúng ta là tinh nhuệ với tất cả mọi thứ, vì vậy chúng ta có thể nói cái gì chúng ta thích. Không có vấn đề gì cả. Tôi chỉ yêu cầu là bạn biết Pháp vi diệu, phi thường này. Sự tuyệt diệu của nó hiện hửu theo cách riêng của nó, không cần chúng ta phải đặt danh hiệu.

Điều này, vì thế, là tôn giáo chân chính. Xem xét ngay tại đây. Xem xét vào trong. Trong việc thực hành tôn giáo, khi nào mà chúng ta biết thì chúng ta sẽ biết ngay tại đây. Nếu tôn giáo nở rộ, nó sẽ nở rộ ngay tại đây. Đức Phật, trong việc dạy chúng sinh đạt được giải thoát khỏi đau khổ, đã dạy ngay tại đây — và sự giải thoát đạt được ngay tại đây, không nơi nào khác. Chúng ta hội đủ tiêu chuẩn là chúng sinh trên thế giới và nằm trong mạng lưới giáo lý của Đức Phật. Chúng ta là những người đi theo Đức Phật. Mỗi người chúng ta có quyền thực hành và loại bỏ phiền não ô trược để vượt qua đau khổ và căng thẳng. Tất cả chúng ta ở trong bốn nhóm người noi theo gương của Đức Phật (parisa) có quyền tự chứng ngộ và đạt được niết bàn.

So. I ask that you contemplate. Investigate. Be brave in fighting the things that should be fought within the heart. Develop courage. Develop mindfulness and discernment until they are sufficient. Search for various tactics for probing: These we should develop within ourselves. To probe on our own is the right way. It's our own wealth. Teachers lend us bits and pieces, which are merely fragments to serve as hints or as leads for us to contemplate so that they'll grow and branch out into our own wealth.

Any Dhamma that's a wealth coming from our own tactics: That's truly our own wealth. We'll never exhaust it. If we can think and probe cunningly in removing defilements until they fall away completely, using the tactics we develop on our own from the ideas our teachers lend us as starting capital, that's our own Dhamma. However much may arise, it's all our own Dhamma. What we derive from the texts is the Buddha's — and we borrow it from him. What we get from our teachers, we borrow from them — except when we are listening to them teach and we understand the Dhamma and cure defilement at that moment: That's our wealth while we are listening. After that, we take their tactics to contemplate until they branch out through our own ingenuity. This is our own wealth, in terms both of the causes — our contemplation — and of the outcome, the satisfactory results we gain step by step all the way to release from suffering and stress — and that's entirely ours. It stays with us, and no one can come to divide up any of our share at all.

Vì vậy, tôi yêu cần các bạn quán chiếu. Quan sát. Hảy can đảm trong việc chiến đấu những điều mà cần phải chiến đấu trong tim. Phát triễn lòng can đảm. Phát triễn chánh niệm và nhận thức phân biệt cho đến khi chúng được đầy đủ. Tìm kiếm các kế sách khác nhau cho việc xem xét: Những điều này chúng ta nên phát triễn trong chính mình. Xem xét chính chúng ta là đúng cách. Nó là tài sản của riêng chúng ta. Các thầy giáo giúp đỡ chúng ta chút đỉnh, vốn chỉ là những mảnh vụn với mục đích gợi ý hay hướng dẫn cho chúng ta quán chiếu để chúng sẽ phát triễn và lây lan vào thành tài sản của riêng chúng ta.

Bất cứ Pháp nào mà là một tài sản đến từ kế sách của riêng chúng ta: Đó thật sự là tài sản của riêng chúng ta. Chúng ta không bao giờ bị cạn kiệt. Nếu chúng ta có thể suy nghĩ và xem xét một cách khôn khéo trong việc loại bỏ phiền não ô trược cho đến khi chúng hoàn toàn biến mất, bằng cách sử dụng các kế sách chúng ta tự phát triễn từ những ý kiến mà các thầy của chúng ta trợ giúp như vốn ban đầu, đó là Pháp của riêng chúng ta. Cho dù có thể phát sinh bao nhiêu, nó đều là Pháp của riêng chúng ta. Những gì chúng ta học từ sách vở là của Đức Phật — và chúng ta mượn nó từ ngài. Những gì chúng ta có được từ thầy của chúng ta, chúng ta mượn từ họ — ngoại trừ khi chúng ta lắng nghe lời giảng dạy của họ và chúng ta hiểu Pháp và chữa trị phiền não ô trược vào lúc đó: Đó là tài sản của chúng ta khi chúng ta lắng nghe. Sau đó, chúng ta lấy những kế sách của họ để quán chiếu cho đến khi chúng nảy nở qua sự khôn khéo của chúng ta. Đây là tài sản của riêng chúng ta, về cả nguyên nhân — sự quán chiếu của chúng ta — lẫn kết quả, những kết quả khả quan mà chúng ta đạt được từng bước một lên đến sự giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng — và đó hoàn toàn là của chúng ta. Nó ở lại với chúng ta, và không một ai có thể chia sẻ phần nào của chúng ta hết cả.

This is where the excellence becomes excellent. It doesn't become excellent anywhere else. So try to find the excellence, the peerlessness that lies within you, by striving and being energetic. Other than this awareness, there's no excellence at all.

But at present the heart is concealed by things that are filthy and worthless, and so it too has become something that lacks its proper worth. Right now we are washing it, peeling away the various kinds of defilement, step by step. When we have used our full strength to peel them all away until there aren't any left in the heart, then the heart is fully pure. Excellence appears here in this heart — and so the excellence is excellent right here. We don't have to search anywhere for anything more, for we have fully reached the 'land of enough.'

So then. I'll ask to stop here.

Đây là nơi sự tuyệt diệu trở nên tuyệt diệu. Nó không trở thành tuyệt diệu ở bất cứ nơi nào khác. Vì vậy hảy cố gắng tìm ra sự tuyệt diệu, sự vô song nằm trong bạn, bằng cách phấn đấu và năng động. Ngoài sự nhận thức này ra, không có sự tuyệt diệu nào khác.

Nhưng hiện tại trái tim bị che lấp bởi những thứ dơ bẩn và vô giá trị, và vì vậy nó cũng đã biến thành một cái gì đó thiếu sót giá trị thích đáng của nó. Ngay bây giờ chúng ta đang làm sạch nó, lột bỏ các loại phiền não ô trược, từng bước một. Khi chúng ta sử dụng trọn vẹn sức mạnh của chúng ta để lột bỏ chúng cho đến khi không còn lại gì trong tim, thì tim sẽ được thanh tịnh trọn vẹn. Sự tuyệt diệu xuất hiện ở đây trong trái tim này — và vì vậy sự tuyệt diệu được tuyệt diệu ngay tại đây. Chúng ta không phải tìm kiếm nơi nào cho bất cứ cái gì nữa, vì chúng ta đã đạt tới 'vùng đất của sự đầy đủ.'

Thế nhé. Tôi xin ngưng tại đây.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Năm 10-12-2017

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | Trang Kế| trở về đầu trang | Home page |