The Tipitaka, the Buddhist canon, is replete with references to the factors of enlightenment expounded by the Enlightened One on different occasions under different circumstances. In the Book of the Kindred Sayings, V (Samyutta Nikaya, Maha Vagga) we find a special section under the title Bojjhanga Samyutta wherein the Buddha discourses on the bojjhangas in diverse ways. In this section we read a series of three discourses or sermons recited by Buddhists since the time of the Buddha as a protection (paritta or pirit) against pain, disease, and adversity.

Tam Tạng Thánh Điển Pali, đầy đủ các bài thuyết giảng các yếu tố của sự giác ngộ được Đức Phật giải thích vào những dịp khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong Tương Kinh tập V (Samyutta Nikaya, Maha Vagga), chúng ta tìm thấy một phần đặc biệt, trong đó Đức Phật thuyết giảng về Bojjhanga Samyutta các yếu tố giác ngộ theo nhiều cách khác nhau. Trong phần này, chúng ta đọc một loạt ba bài kinh hoặc bài giảng được các Phật tử tụng đọc từ thời Đức Phật như kinh Hộ Trì (kinh paritta hoặc pirit) chống lại đau đớn, bệnh tật và nghịch cảnh.

The term bojjhanga is composed of bodhi + anga. Bodh denotes enlightenment — to be exact, insight concerned with the realization of the four Noble Truths, namely: the Noble Truth of suffering; the Noble Truth of the origin of suffering; the Noble Truth of the cessation of suffering and the Noble Truth of the path leading to the cessation of suffering. Anga means factors or limbs. Bodhi + anga (bojjhanga), therefore, means the factors of enlightenment, or the factors for insight, wisdom.

Thuật ngữ bojjhanga bao gồm bodhi + anga. Bodh biểu thị sự giác ngộ - chính xác là, sự sáng suốt liên quan đến việc thực hiện Tứ Diệu Đế , đó là: : 1) Khổ thánh đế Sự Thật Tuyệt Đối về Khổ, 2) Tập khổ thánh đế Sự Thật Tuyệt Đối về Nguồn Gốc của Khổ, 3) Diệt Khổ thánh đế Sự Thật Tuyệt Đối về Sự Diệt Khổ, 4) Đạo diệt khổ thánh đế Sự Thật Tuyệt Đối về Con Đường Diệt Khổ. Anga có nghĩa là yếu tố hoặc chi. Do đó, Bodhi + anga (bojjhanga) có nghĩa là các yếu tố của giác ngộ, hoặc các yếu tố cho sự sáng suốt, trí tuệ.

"Bojjhanga! Bojjhanga! Is the saying, Lord. Pray, Lord, how far is this name applicable?" queried a monk of the Buddha. "Bodhaya samvattantiti kho bhikkhu tasma bojjhanga ti vuccanti" — "They conduce to enlightenment, monk, that is why they are so called," was the succinct reply of the Master.[1]

Một vị Tỳ Kheo hỏi Đức Phật: Bojjhanga! Bojjhanga! Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy danh xưng này có thể áp dụng được mức nào? "Bodhaya samvattantiti kho bhikkhu tasma bojjhanga ti vuccanti" "Này tỳ kheo, nó dẫn đến giác ngộ, đó là lý do tại sao nó được gọi như vậy" đó là câu trả lời ngắn gọn của Đức Phật.[1]

Further says the Buddha, "Just as, monks, in a peaked house all rafters whatsoever go together to the peak, slope to the peak, join in the peak, and of them all the peak is reckoned chief: even so, monks, the monk who cultivates and makes much of the seven factors of wisdom, slopes to Nibbana, inclines to Nibbana, tends to Nibbana."[2]

The seven factors are:

Trong bài kinh Nóc Nhà (S. v, 75)(Tương Ưng Kinh) Đức Phật dạy: Ví như, này các Tỷ-kheo, các cây đà, cây kèo của ngôi nhà có nóc nhọn; tất cả cây đà, cây kèo ấy đều thiên về nóc nhọn, hướng về nóc nhọn, xuôi về nóc nhọn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.[2]

Bẩy yếu tố là:

  1. Mindfulness (sati)
  2. Keen investigation of the dhamma (dhammavicaya)[3]
  3. Energy (viriya)
  4. Rapture or happiness (piti)
  5. Calm (passaddhi)
  6. Concentration (samadhi)
  7. Equanimity (upekkha)

  1. Niệm (sati)
  2. Trạch Pháp (dhammavicaya)[3]
  3. Cần (viriya)
  4. Hỷ (piti)
  5. Tịnh (passaddhi)
  6. Định (samadhi)
  7. Xả (upekkha)

One of the discourses on the Bojjhangas may be mentioned here. It begins:

Thus I heard: At one time the Buddha was living at Rajagaha, at Veluvana, in the squirrel's feeding-ground. At that time the Venerable Maha Kassapa, who was living in Pipphali Cave, was sick, stricken with a severe illness. Then the Buddha, rising from his solitude at eventide, visited the Venerable Maha Kassapa, took his seat, and spoke to the Venerable Maha Kassapa in this wise:

Một trong những bài kinh về Bẩy yết tố giác ngộ, đó là kinh Bệnh- Gilana Sutta(SN 46.14):

Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, Tôn giả Kassapa trú ở hang Pipphalì, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahà Kassapa; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa :

"Well, Kassapa, how is it with you? Are you bearing up; are you enduring? Do your pains lessen or increase? Are there signs of your pains lessening and not increasing?"

- "Này Kassapa, Ông có kham nhẫn được chăng ? Ông có chịu đựng được chăng ? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng ? Có phải có triệu chứng giảm thiểu, không có tăng trưởng?"

"No, Lord, I am not bearing up, I am not enduring. The pain is very great. There is a sign not of the pains lessening but of their increasing."

- Bạch Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu. Có triệu chứng tăng trưởng, không có giảm thiểu.

"Kassapa, these seven factors of enlightenment are well expounded by me, cultivated and much developed by me, and when cultivated and much developed, they conduce to full realization, perfect wisdom, to Nibbana. What are the seven?

Này Kassapa, bảy giác chi này do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy ?

"Mindfulness. This, O Kassapa, is well expounded by me, cultivated and much developed by me, and when cultivated and much developed, it conduces to full realization, perfect wisdom, to Nibbana.

-Niệm giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn

"Investigation of the dhamma...

"Energy...

"Rapture...

"Calm...

"Concentration...

"Equanimity, O Kassapa, is well expounded by me...

-Trạch pháp giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

-Tinh tấn giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

- Hỷ giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

-Khinh an giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

-Định giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Xả giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

"These seven factors of enlightenment, verily, Kassapa, are well expounded by me, cultivated and much developed by me, and when cultivated and much developed they conduce to full realization, perfect wisdom, to Nibbana."

Bảy giác chi này, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

"Verily, Blessed One, they are factors of enlightenment! Verily, O Welcome One, they are factors of enlightenment!" uttered Maha Kassapa. Thus spoke the Buddha, and the Venerable Maha Kassapa, rejoicing, welcomed the utterances of the Worthy One. And the Venerable Maha Kassapa rose from that illness. There and then that ailment of the Venerable Maha Kassapa vanished.

- Thật vậy, bạch Thế Tôn, chúng là giác chi. Thật vậy, bạch Thiện Thệ, chúng là giác chi.Thế Tôn thuyết như vậy, Tôn giả Mahà Kassapa hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và Tôn giả Mahà Kassapa được thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Tôn giả Mahà Kassapa được đoạn tận như vậy.

SN 46.14

SN 46.14

Another discourse (Maha Cunda Bojjhanga Sutta) of the three mentioned above reveals that once, when the Buddha himself was ill, the Venerable Maha Cunda recited the bojjhangas, factors of enlightenment, and the Buddha's grievous illness vanished.[4]

Một bài kinh khác (Maha Cunda Bojjhanga Sutta) một trong ba bài kinh đã nói ở trên ghi rằng, một lần, khi chính Đức Phật bị bệnh, Đại đức Maha Cunda đã trì tụng Kinh Bojjhanga, các yếu tố của sự giác ngộ, và bệnh nặng của Đức Phật đã dứt. [4]

Man's mind tremendously and profoundly influences and affects the body. If allowed to function viciously and entertain unwholesome and harmful thoughts, mind can cause disaster, nay even kill a being; but mind also can cure a sick body. When concentrated on right thoughts with right understanding, the effects mind can produce are immense.

Tâm ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến thân. Nếu ta có hành vi xấu và nương theo với những ý nghĩ bất thiện và có hại, tâm có thể gây ra tai họa, thậm chí giết chết chúng sinh; nhưng tâm cũng có thể chữa khỏi một cơ thể bịnh hoạn. Khi tập trung vào những suy nghĩ đúng đắn với sự hiểu biết đúng đắn, những tác động mà tâm có thể tạo ra là vô cùng to lớn.

Mind not only makes sick, it also cures. An optimistic patient has more chance of getting well than a patient who is worried and unhappy. The recorded instances of faith healing include cases in which even organic diseases were cured almost instantaneously.

— Aldous Huxley, Ends and Means (London, 1946), p. 259

Tâm không chỉ làm cho bệnh, nó còn có thể chữa được bệnh. Một bệnh nhân lạc quan có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn một bệnh nhân lo lắng và nhiều phiền não. Các trường hợp được ghi nhận rằng chữa bệnh bằng đức tin bao gồm các trường hợp mà ngay cả các bệnh hữu cơ cũng được chữa khỏi gần như ngay lập tức. .

— Aldous Huxley, Ends and Means (London, 1946), p. 259

Buddhism (Buddha-dhamma) is the teaching of enlightenment. One who is keen on attaining enlightenment, should first know clearly the impediments that block the path to enlightenment.

Phật Pháp (Buddha-dhamma) là lời dạy của sự giác ngộ. Một người muốn đạt được giác ngộ, trước tiên nên biết rõ ràng những trở ngại ngăn ngại con đường dẫn đến giác ngộ.

Life, according to the right understanding of a Buddha, is suffering; and that suffering is based on ignorance or avijja. Ignorance is the experiencing of that which is unworthy of experiencing — namely evil. Further, it is the non-perception of the conglomerate nature of the aggregates; non-perception of sense-organ and object in their respective and objective natures; non-perception of the emptiness or the relativity of the elements; non-perception of the dominant nature of the sense-controlling faculties; non-perception of the thus-ness — the infallibility — of the four Truths. And the five hindrances (pañca nivaranani) are the nutriment of (or condition for) this ignorance. They are called hindrances because they completely close in, cut off, and obstruct. They hinder the understanding of the way to release from suffering. These five hindrances are: sensuality (kamacchanda), ill-will (vyapada), obduracy of mind and mental factors (thinamiddha), restlessness and flurry (uddhacca-kukkucca), and doubt (vicikiccha).

Cuộc sống, theo cách hiểu đúng của một vị Phật, là đau khổ; và đau khổ đó là do vô minh hay là sự ngu dốt. Sự ngu dốt là trải nghiệm điều không đáng phải trải qua - đó là điều bất thiện. Xa hơn nữa, vô minh là sự không nhận biết về bản chất kết tụ của ngũ uẩn; không nhận thức về giác quan và đối tượng trong bản chất khách quan và tương ứng của chúng; không nhận thức về tính rỗng không hoặc tính tương đối của các yếu tố ; không nhận thức được bản chất trọng yếu của những khả năng kiểm soát giác quan (ngũ căn); không nhận thức được - tính không thể sai lầm - của Tứ Diệu Đế. Và năm triền cái (pañca nivaranani) là dinh dưỡng của (hay điều kiện duyên cho) sự vô minh này. Chúng được gọi là chướng ngại bởi vì chúng hoàn toàn áp sát, cắt đứt và cản trở. Chúng cản trở sự hiểu biết về con đường giải thoát khỏi đau khổ. Năm triền cái này là: tham dục (kamacchanda), ác ý (vyapada), hôn trầm(thinamiddha), phóng dật (uddhacca-kukkucca), và hoài nghi (upskiccha).

And what is the nutriment of these hindrances? The three evil modes of life (tini duccaritani), bodily, vocal, and mental wrong-doing. This threefold nutriment is in turn nourished by non-restraint of the senses (indriya asamvaro), which is explained by the commentator as the admittance of lust and hate into the six sense-organs of eye, ear, nose, tongue, body, and mind.

Và cái gì dinh dưỡng những triền cái này? Ba ác hạnh(tini duccaritani), thân ác hạnh sở hành ác xấu về thân, khẩu ác hạnh sở hành ác xấu về lời nói, và ý ác hạnh sở hành xấu về tư tưởng. Sự bổ dưỡng ba bất thiện nghiệp này được nuôi dưỡng bởi sự không thu thúc của các giác quan (indriya asamvaro), được nhà bình luận giải thích là sự chấp nhận của dục vọng và sự sân hạn thâm nhập lục căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý.

The nutriment of non-restraint is shown to be lack of mindfulness and of complete awareness (asati asampajañña). In the context of nutriment, the drifting away of the object (dhamma) — the lapsing, from the mind, of the knowledge of the lakkhanas or characteristics of existence (impermanence, suffering and voidness of self), and forgetfulness of the true nature of things — is the reason for non-restraint. It is when one does not bear in mind the transience and the other characteristics of things that one allows oneself all kinds of liberties in speech and deed, and gives rein to full thought imagery of an unskillful kind. Lack of complete awareness is lack of these four: complete awareness of purpose (sattha sampajañña), of suitability (sappaya sampajañña), of resort (gocara sampajañña), and of non-delusion (asammoha sampajañña). When one does a thing without a right purpose; when one looks at things or does actions which do not help the growth of the good; when one does things inimical to improvement; when one forgets the dhamma, which is the true resort of one who strives; when one deludedly lays hold of things, believing them to be pleasant, beautiful, permanent, and substantial — when one behaves thus, then too non-restraint is nourished.

Không kiềm chế lục căn là do không chánh niệm và không tỉnh giác (asati asampajañña). Trong bối cảnh của dinh dưỡng, đối tượng (pháp) bị cuốn trôi đi - sự trôi đi sự hiểu biết về đặc tính của sự hiện hữu (vô thường, khổ đau và vô ngã) khòi tâm trí, và quên đi thực tính của sự vật - là lý do của sự không thu thúc. Đó là khi người ta không lưu tâm đến tính nhất thời và các đặc tính khác của sự vật mà cho phép mình có đủ loại quyền tự do trong lời nói và hành động, và cố gắng suy nghĩ đầy đủ về hình ảnh của một loại bất thiện. Thiếu nhận thức hoàn toàn là thiếu bốn điều này: thiếu sự nhận thức hoàn toàn về mục đích (sattha sampajañña), thiếu sự hay biết về tánh cách thích nghi (sappaya sampajañña), thiếu sự hiểu biết về phương sách (gocara sampajañña), và thiếu sự hiểu biết về sự sáng suốt, không si mê (asammoha sampajañña). Khi một người làm việc gì mà không có mục tiêu đúng đắn, khi một người nhìn sự vật và thực hiện những hành động không giúp ích cho sự tăng trưởng điều thiện, khi một người làm điều gì không thuận lợi cho sự cải thiện, khi một người quên Giáo Pháp tức là quên phương sách đúng đắn của mình đang nỗ lực, khi một người cố chấp nắm giữ vào những vật một cách si mê, mà mình tin rằng chúng là dễ chịu, đẹp đẽ, vĩnh viễn và đáng kể , khi một người làm như vậy là mình nuôi dưỡng sự không thu thúc lục căn.

And below this lack of mindfulness and complete awareness lies unsystematic reflection (ayoniso manasikara). The books say unsystematic reflection is reflection that is off the right course; that is, taking the impermanent as permanent, the painful as pleasure, the soulless as a soul, the bad as good. The constant rolling-on that is samsara, is rooted in unsystematic thinking. When unsystematic thinking increases it fulfils two things: nescience and lust for becoming. Ignorance being present, the origination of the entire mass of suffering comes to be. Thus a person who is a shallow thinker, like a ship drifting at the wind's will, like a herd of cattle swept into the whirl pools of a river, like an ox yoked to a wheel-contraption, goes on revolving in the cycle of existence, samsara.

Và bên dưới sự thiếu chánh niệm và thiếu sự tỉnh giác là sự suy tư không như lý tác ý (ayoniso manasikara). Trong kinh điển nói rằng sự suy tư không như lý tác ý là tư tưởng đi lệch hướng; có nghĩa là lấy cái vô thường cho là thường hằng, cái đau khổ làm an vui, cái vô ngã làm hữu ngã, cái bất thiện làm cái thiện. Sự sinh tử liên tục mãi mãi trong vòng luân hồi sinh tử, bắt nguồn từ tư duy không như lý tác ý. Khi sự suy tư không như lý tác ý tăng lên, nó tạo ra hai điều: sự si mê và ham muốn tăng lên. Vô minh hiện diện, nguồn gốc của toàn bộ đau khổ xuất hiện. Vì vậy, một người suy nghĩ nông cạn, giống như con tàu trôi dạt theo chiều gió, như đàn gia súc bị cuốn vào vũng nước xoáy của sông, như con bò bị mang ách, cứ quay vòng vòng trong luân hồi.

And it is said that imperfect confidence (assaddhiyam) in the Buddha, the Dhamma, and the Sangha is the condition that develops unsystematic reflection; and imperfect confidence is due to non-hearing of the True Law, the dhamma (asaddhamma savanam). Finally, one does not hear the dhamma through lack of contact with the wise, through not consorting with the good (asappurisa sansevo).

Và giáo pháp nói rằng không có tin tưởng (assaddhiyam) vào Đức Phật, Giáo pháp và Tăng đoàn là điều kiện phát triển sự không như lý tác ý ; và sự không có niềm tự tin trọn vẹn là do không nghe Luật và Giáo Pháp chân chính (asaddhamma savanam). Cuối cùng, người ta không được nghe Pháp vì do không thân cận bậc thiện trí, không thân cận bạn lành (asappurisa sansevo).

Thus, want of kalyanamittata, good friendship, appears to be the basic reason for the ills of the world. And conversely, the basis and nutriment of all good is shown to be good friendship. That furnishes one with the food of the sublime dhamma, which in turn produces confidence in the Triple Gem (tiratana): the Buddha, Dhamma, and the Sangha. When one has confidence in the Triple Gem there come into existence profound or systematic thinking, mindfulness and complete awareness, restraint of the senses, the three good modes of life, the four arousings of mindfulness, the seven factors of enlightenment and deliverance through wisdom, one after another, in due order.[5]

Vì vậy, sự không có bạn bậc thiện trí (kalyanamittata), tình bạn tốt, dường như là lý do cơ bản cho những tệ nạn của thế giới. Và ngược lại, cơ sở và thành phần dinh dưỡng của tất cả những điều tốt đẹp được thể hiện là tình bạn tốt. Điều đó cung cấp cho người ta thức ăn của giáo pháp cao siêu, từ đó tạo ra niềm tin vào Tam bảo (tiratana): Đức Phật, Giáo pháp và Tăng đoàn. Khi một người tin tưởng vào Tam Bảo sẽ có sự tư duy sâu sắc và chơn chánh, có chánh niệm và tỉnh giác hoàn toàn, kiềm chế các giác quan, có thân khẩu ý thiện, có tứ niệm xứ, bảy yếu tố của giác ngộ và giải thoát nhờ trí tuệ, tuần tự cái này đến cái khác, theo thứ tự thích hợp. [5]

I

Let us now deal with the enlightenment factors one by one. The first is sati, mindfulness. It is the instrument most efficacious in self-mastery, and whosoever practices it has found the path to deliverance. It is fourfold: mindfulness consisting in contemplation of the body (kayanupassana), feeling (vedananupassana), mind (cittanupassana), and mental objects (dhammanupassana).[6]

I

Bây giờ chúng ta hãy giải thícht từng yếu tố giác ngộ một. Đầu tiên là sati, là niệm. Niệm là công cụ hiệu quả nhất trong việc làm chủ bản thân, và bất kỳ ai thực hành nó đều tìm thấy con đường dẫn đến sự giải thoát. Niệm gồm bốn phần: Niệm Thân là chánh niệm bao gồm quán niệm về thân (kayanupassana), Niệm Thọ (vedananupassana), Niệm Tâm (cittanupassana), và Niệm Pháp là các đối tượng tinh thần (dhammanupassana). [6]

The man lacking in this all-important quality of mindfulness cannot achieve anything worthwhile. The Buddha's final admonition to his disciples on his death bed is this: "Transient are all component things. Work out your deliverance with heedfulness!" (vaya-dhamma sankhara, appamadena sampadetha).[7] And the last words of the Venerable Sariputta, the foremost disciple of the Buddha, who predeceased the Master, were this: "Strive on with Heedfulness! This is my advice to you!" (sampadetha appamadena, esa me anusasana). In both these injunctions the most significant and pregnant word is appamada, which literally means incessant heedfulness. Man cannot be heedful unless he is aware of his actions — whether they are mental, verbal, or physical — at every moment of his waking life. Only when a man is fully awake to and mindful of his activities can he distinguish good from bad and right from wrong. It is in the light of mindfulness that he will see the beauty or the ugliness of his deeds.

Chánh Niệm là một đức tánh vô cùng quan trọng, người không có chánh niệm sẽ không thể đạt được bất cứ điều gì đáng giá. Lời dạy cuối cùng của Đức Phật đối với các đệ tử của Ngài trước khi nhập Niết-bàn là: ""Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy kiên trì chăm chú để thành đạt giải thoát".!" (vaya-dhamma sankhara, appamadena sampadetha). .[7] Và lời cuối cùng của Tôn giả Sariputta, vị đại đệ tử hàng đầu của Đức Phật, là: "Hãy cố gắng chánh niệm! Ðây là lời khuyên dạy của ta!" (sampadetha appamadena, esa me analasana). Trong cả hai huấn thị này, từ quan trọng nhất và mang tính thai nghén là appamada, có nghĩa đen là sự chăm chỉ không ngừng. Con người không thể giữ chánh niệm được trừ khi anh ta nhận thức được hành động của mình - cho dù đó là tinh thần, lời nói hay thể chất - tại mọi thời điểm của cuộc sống trong từng giây phút. Chỉ khi một người hoàn toàn tỉnh giác và chánh niệm trong mọi hoạt động của mình, người đó mới có thể phân biệt tốt điều xấu và đúng sai. Chính trong ánh sáng của chánh niệm, người đó sẽ nhìn thấy vẻ đẹp hay xấu của những việc làm của mình.

The word appamada, throughout the Tipitaka, is used to denote sati, mindfulness; pamada is defined as absence of mindfulness. Says the Buddha in the Anguttara Nikaya:

Từ vựng appamada, trong suốt bộ kinh điển Tam tạng, được dùng để biểu thị sati, chánh niệm; riêng chữ pamada được định nghĩa là sự vắng mặt của chánh niệm. Đức Phật nói trong Tăng Chi Bộ Kinh - Anguttara Nikaya:

Monks, I know not of any other single thing of such power to cause the arising of good thoughts if not yet arisen, or to cause the waning of evil thoughts if already arisen, as heedfulness. In him who is heedful, good thoughts not yet arisen, do arise, and evil thoughts, if arisen, do wane.

"Này các Tỷ-kheo, Như Lai không thấy có điều gì khác có sức mạnh có thể làm phát sinh những tư tưởng thiện nếu chưa được phát sanh, và làm tan biến những tư tưởng bất thiện nếu đã phát sinh, như Chánh Niệm. Người có Chánh Niệm, những ý nghĩ thiện chưa phát sinh, sẽ phát sinh, và những ý nghĩ bất thiện, nếu phát sinh, sẽ được diệt trừ.

Constant mindfulness and vigilance are necessary to avoid ill and perform good. The man with presence of mind, who surrounds himself with watchfulness of mind (satima), the man of courage and earnestness, gets ahead of the lethargic, the heedless (pamatto), as a racehorse outstrips a decrepit hack. The importance of sati, mindfulness, in all our dealings is clearly indicated by the following striking words of the Buddha:

Cần phải thường xuyên chánh niệm và cảnh giác để tránh những hành vi bất thiện và thực hiện điều thiện. Một người luôn có chánh niệm trong tâm, người đó luôn quan sát của tâm của mình với sự tỉnh giác (satima), một người can đảm và sự nghiêm túc, vượt lên trước kẻ dã dượi, buông lung (pamatto), như một con ngựa đua vượt lên trên bỏ lại phía sau những con ngựa già yếu . Tầm quan trọng của sati, chánh niệm, trong mọi hành động của chúng ta được chỉ dạy rõ bằng những lời gây ấn tượng sâu sắc sau đây của Đức Phật:

Mindfulness, O disciples, I declare is essential in all things everywhere. It is as salt is to the curry.

— MA, Satipatthana commentary

Chánh Niệm. Này các Tỳ Kheo, Như Lai tuyên bố rằng chánh niệm là yếu tố cần thiết trong mọi việc ở mọi nơi. Nó cũng giống như muối cần có trong cà ri.

— MA, Chú Giải Kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana commentary)

The Buddha's life is one integral picture of mindfulness. He is the sada sato, the ever-mindful, the ever-vigilant. He is the very embodiment of mindfulness. There was never an occasion when the Buddha manifested signs of sluggish inactivity or thoughtlessness.

Cuộc đời của Đức Phật là một bức tranh không thể thiếu của chánh niệm. Ngài là sada sato, luôn luôn có Chánh Niệm, và Tỉnh Giác. Ngài là hiện thân của chánh niệm. Không bao giờ có một dịp nào đó mà Đức Phật biểu hiện những dấu hiệu của sự lười biếng, tinh thần uể oải hoặc phóng dật.

Right mindfulness or complete awareness, in a way, is superior to knowledge, because in the absence of mindfulness it is just impossible for a man to make the best of his learning. Intelligence devoid of mindfulness tends to lead man astray and entice him from the path of rectitude and duty. Even people who are well informed and intelligent fail to see a thing in its proper perspective when they lack this all-important quality of mindfulness. Men of good standing, owing to deeds done and words spoken thoughtlessly and without due consideration to their consequences, are often subjected to severe and justified criticism. Mindfulness is the chief characteristic of all wholesome actions tending to one's own and others' profit.

Theo một cách nào đó, chánh niệm hay tỉnh giác hoàn toàn là ưu việt hơn kiến thức, bởi vì thiếu chánh niệm thì con người không thể làm tốt nhất việc học của mình. Dù trí thông minh nhưng thiếu chánh niệm sẽ có xu hướng dẫn con người đi lạc hướng và lôi kéo người ta khỏi con đường của chân chánh. Ngay cả những người thông minh và kiến thức đầy đủ cũng không thể nhìn thấy một sự việc theo quan điểm thích hợp của nó khi họ thiếu phẩm chất quan trọng nhất của chánh niệm. Những người có tư cách tốt, vì những việc đã làm và những lời nói thiếu suy nghĩ và không cân nhắc đến hậu quả của việc mình làm, thường bị chỉ trích nặng nề và chính đáng. Chánh niệm là đặc tính chính của tất cả các hành động lành mạnh có xu hướng lợi ích cho chính mình và người khác.

Appamado mahato atthaya sanvattati: [8] "Mindfulness is conducive to great profit" — that is, highest mental development — and it is through such attainment that deliverance from the sufferings of samsara is possible.

Appamado mahato atthaya sanvattati: [8] "Chánh niệm mang lại lợi nhuận lớn" - nghĩa là sự phát triển tinh thần cao nhất - và nhờ sự đạt được như vậy mà có thể giải thoát khỏi những đau khổ của luân hồi.

The man who delights in mindfulness and regards heedlessness with dread, is not liable to fall away. He is in the vicinity of Nibbana.

Dhp 32

Vui thích không phóng dật, Cái phóng dật nguy hại , Không thể bị thối thất, Nhất định gần Niết Bàn..

Dhp 32

II

The second enlightenment factor is dhammavicaya, keen investigation of the Dhamma. It is the sharp analytical knowledge of understanding the true nature of all constituent things animate or inanimate, human or divine. It is seeing things as they really are; seeing things in their proper perspective. It is the analysis of all component things into their fundamental elements, right down to their ultimates. Through keen investigation one understands that all compounded things pass through the inconceivably rapid moments of uppada, thiti, and bhanga, or of arising, reaching a peak, and ceasing, just as a river in flood sweeps to a climax and fades away. The whole universe is constantly changing, not remaining the same for two consecutive moments. All things in fact are subjected to causes, conditions, and effects (hetu, paccaya, and phala). Systematic reflection (yoniso manasikara) comes naturally through right mindfulness, and it urges one to discriminate, to reason and investigate. Shallow thinking, unsystematic investigation (ayoniso manasikara) makes men muddle-headed; and then they fail to investigate the nature of things. Such people cannot see cause and effect, seed and fruit, the rise and fall of compounded things. Says the Buddha: "This doctrine is for the wise and not for the unwise."[9]

II

Yếu tố giác ngộ thứ hai là Trạch Pháp (dhammavicaya), là sự chọn lựa pháp môn tu tập. Đó là kiến ​​thức phân tích sắc bén để hiểu được bản chất thực sự của tất cả những thứ cấu thành là hữu vi hay vô tri, con người hay thần thánh. Đó là nhìn mọi thứ như chúng thực sự là; nhìn mọi thứ theo quan điểm thực tánh của chúng. Đó là sự phân tích tất cả những thứ thành phần thành các yếu tố cơ bản của chúng, một cách rốt ráo. Thông qua sự nghiên cứu sâu sắc, người ta hiểu rằng tất cả các pháp hữu vi đều trải qua những giai đoạn thành, trụ, hoại, diệt ( uppada, thiti, và bhanga) một cách nhanh chóng không thể tưởng tượng được, hoặc phát sinh, đạt đến đỉnh cao và chấm dứt, giống như một dòng sông trong cơn lũ dâng lên cực điểm và biến mất. Toàn bộ vũ trụ liên tục thay đổi, không giữ nguyên trong hai khoảnh khắc liên tiếp. Trên thực tế, tất cả mọi thứ đều chịu sự tác động của nguyên nhân, điều kiện và tác động (nhân, duyên, quả - hetu, paccaya, và phala). Sự như lý tác ý (yoniso manasikara) đến một cách tự nhiên thông qua chánh niệm, và nó thúc giục người ta phân biệt, suy luận và khảo sát. Suy nghĩ nông cạn, suy xét không như lý tác ý (ayoniso manasikara) khiến người trở nên lấm lem; và sau đó họ thất bại trong việc điều tra thực tính của sự việc. Những người như vậy không thể nhìn thấy nhân quả, nguyên nhân và kết quả, sự phát sanh và hoại diệt của các pháp hữu vi. Đức Phật nói: "Giáo lý này dành cho người có trí tuệ không dành cho người thiếu trí."[9]

Buddhism is free from compulsion and coercion and does not demand of the follower blind faith. At the very outset the skeptic will be pleased to hear of its call for investigation. Buddhism from beginning to end is open to all those who have eyes to see and minds to understand. The Buddha never endeavored to wring out of his followers blind and submissive faith in him and his teaching. He tutors his disciples in the ways of discrimination and intelligent inquiry. To the inquiring Kalamas the Buddha answered: "Right is it to doubt, right is it to question what is doubtful and what is not clear. In a doubtful matter wavering does arise."

Đạo Phật không bị bó buộc và ép buộc và không đòi hỏi người theo một đức tin mù quáng. Ngay từ đầu, những người hoài nghi sẽ hoan hỉ khi họ được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tin. Đạo Phật từ đầu đến cuối luôn mở rộng cho tất cả những ai có mắt nhìn và tâm để hiểu. Đức Phật không bao giờ tìm cách bắt ép đặt niềm tin mù quáng và phục tùng của các tín đồ vào Ngài và giáo lý của Ngài. Ngài hướng dẫn các đệ tử của mình theo cách phân biệt và tìm hiểu sáng suốt. Đối với những người Kalamas muốn tìm hiều, Đức Phật trả lời: "Hoài nghi là hữu lý, nên đặt câu hỏi về điều gì mình còn nghi ngờ và điều gì mình không rõ ràng.

We find this dialogue between the Master and his disciples:

[The Buddha:] "If, now knowing this and perceiving this, would you say: 'We honor our Master and through respect for him we respect what he teaches?'"

"Nay, Lord."

"That which you affirm, O disciples, is it not only that which you yourselves have recognized, seen and grasped?"

"Yes, Lord."

— MN 38

Chúng ta tìm thấy cuộc đối thoại này giữa Đức Phật và các đệ tử của Ngài :

[The Buddha:] Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có nói như sau: "Bậc Ðạo Sư được chúng ta tôn trọng. Chúng ta nói vì chúng ta tôn trọng bậc Ðạo Sư"?

"Thưa không, bạch Thế Tôn.."

"Này các Tỷ-kheo, có phải các Ông chỉ nói những gì các Ông tự biết, tự thấy, tự ý thức được?"

"Thưa vâng, bạch Thế Tôn"

— MN 38 - Trung Bộ Kinh MN 38

And in conformity with this thoroughly correct attitude of true inquiry the philosophers of later times observed: "As the wise test the purity of gold by burning, cutting and examining it by means of a piece of touchstone, so should you accept my words after examining them and not merely out of regard and reverence for me."[10] Thus blind belief is condemned in the analytic teaching (vibhajjavada) of the Buddha. The truth of the dhamma can be grasped only through calm concentrative thought and insight (samatha and vipassana) and never through blind faith. One who goes in quest of truth is never satisfied with surface knowledge. He wants to delve deep and see what is beneath. That is the sort of search encouraged in Buddhism. That type of search yields right understanding.

Và phù hợp với thái độ tìm hiểu chân chính hoàn toàn đúng đắn này, các triết gia thời sau đã nhận xét: "Như một phép thử khôn ngoan để kiểm tra độ tinh khiết của vàng bằng cách đốt, cắt và kiểm tra nó bằng một mảnh đá chạm khắc, cũng vậy, các người chỉ nên chấp nhận lời ta nói sau khi xem xét tường tận chứ không phải chỉ vì tôn kính và sùng bái ta.” [10] Vì vậy, niềm tin mù quáng bị lên án trong giáo lý phân tích (vibhajjavada) của Đức Phật. Chân lý của giáo pháp chỉ có thể được nắm bắt thông qua tư tưởng tập trung định và sự quán sát (samatha và vipassana) chứ không bao giờ thông qua đức tin mù quáng. Một người đi tìm sự thật không bao giờ hài lòng với kiến thức bề mặt. Người đó muốn đào sâu và xem những gì bên dưới. Đó là phương cách tìm hiểu được khuyến khích trong Phật giáo. Loại tìm hiểu đó mang lại chánh kiến.

We read in the texts the following story: On one occasion Upali, a fervent follower of Nigantha Nathaputta, the Jain, visited the Buddha, thoughtfully listened to the dhamma, gained saddha (confidence based on knowledge) and forthwith manifested his readiness to become a follower of the Master. Nevertheless the Master said: "Of a truth, Upali, make thorough investigation," and thus discouraged him.

Trong kinh ghi rằng: Vào một lần Upali, một tín đồ nhiệt thành của Nigantha Nathaputta, thuộc đạo Jain, đến thăm Đức Phật, chăm chú lắng nghe Ngài giảng pháp, phát sanh đức tin saddha (sự tin dựa trên kiến thức) và ngay sau đó, ông đã biểu lộ sự sẵn sàng trở thành một môn đồ của Đức Thế Tôn. Tuy nhiên, Đức Phật nói: "Để hiểu một Chân Đế, này Upali, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng," và do đó khiến Upali nản lòng.

This clearly shows that the Buddha was not keen on converting people to his way of thinking, and to his fold. He did not interfere with another man's freedom of thought; for freedom of thought is the birthright of every individual. It is wrong to force someone out of the way of life which accords with his outlook and character, spiritual inclinations and tendencies; compulsion in every form is bad. It is coercion of the blackest kind to make a man gulp down beliefs for which he has no relish. Such forced feeding cannot be good for anybody, anywhere.

Điều này cho thấy rằng Đức Phật không quan tâm đến việc chuyển đổi mọi người theo cách suy nghĩ và nếp sống của Ngài. Ngài không can thiệp vào quyền tự do tư tưởng của người khác; vì quyền tự do tư tưởng là quyền căn bản của mỗi cá nhân. Thật sai lầm khi buộc ai đó ra khỏi lối sống phù hợp với quan điểm và tính cách, khuynh hướng tâm linh của người đó; ép buộc dưới mọi hình thức là điều không tốt. Đó là sự ép buộc thuộc loại đen đủi nhất để khiến một người đàn ông nuốt chửng niềm tin mà người đó không hề thích thú. Nuôi dưỡng bằng cách ép buộc như vậy không thể tốt cho bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu.

He that cultivates dhammavicaya, investigation of the dhamma, focuses his mind on the five aggregates of grasping, the pañcupadanakkhandha, and endeavors to realize the rise and fall or the arising and passing away (udaya-vaya) of this conglomeration of bare forces (suddha sankhara puñja), this conflux of mind and matter (nama-rupa santati). It is only when he fully realizes the evanescent nature of his own mind and body that he experiences happiness, joyous anticipation. Therefore, it is said:

Một người tu tập Trạch Pháp (dhammavicaya), nghiên cứu về pháp, tập trung tâm trí vào năm uẩn của sự chấp thủ, pañcupadanakkhandha, và nỗ lực nhận ra sự lên xuống hay sinh và diệt (udaya-vaya) của sự kết cấu năng lực này (suddha). sankhara puñja), dòng chảy của danh và sắc (nama-rūpa santati). Chỉ khi người đó hoàn toàn nhận ra bản chất sanh và diệt của danh và sắc trong chính mình, người đó mới cảm thấy hạnh phúc,và phỉ lạc . Do đó, người ta nói: :

Yato yato sammasati — khandhanam udayabbayam Labhati piti pamojjam — amatam tam vijanatam

Whenever he reflects on the rise and fall of the aggregates, he experiences unalloyed joy and happiness. To the discerning one that (reflection) is deathless, Nibbana.

Dhp 374

Yato yato sammasati — khandhanam udayabbayam Labhati piti pamojjam — amatam tam vijanatam

Người nhiếp tâm thường niệm, Các uẩn thường diệt sanh, Thọ hưởng niềm an lành, Ðạt cảnh giới bất tử.

Dhp 374

What is impermanent and not lasting he sees as sorrow-fraught. What is impermanent and sorrow-fraught, he understands as void of a permanent and everlasting soul, self, or ego entity. It is this grasping, this realization of the three characteristics, or laws of transience, sorrow, and non-self (soullessness) — anicca, dukkha, and anatta — that is known to Buddhists as vipassana-ñana or penetrative insight, which, like the razor-edged sword, entirely eradicates all the latent tendencies (anusaya); and with it all the varied ramifications of sorrow's cause are finally destroyed. A man who ascends to this summit of vision is an arahat, a perfect one, whose clarity of vision, whose depth of insight, penetrates into the deepest recesses of life and cognizes the true nature that underlies all appearance. No more can he be swept off his feet by the glamour of things ephemeral. No more can he be confused by fearful and terrible appearances. No more is it possible for him to have a clouded view of phenomena; for he has transcended all capacity for error through the perfect immunity which penetrative insight alone can give.

^Những gì là vô thường và không lâu sau, người đó thấy là khổ. Điều gì là vô thường và khổ, người đó hiểu là vô ngã, không có một linh hồn trường tôn, bản ngã hay thực thể bản ngã vĩnh viễn và bất diệt. Chính sự nắm bắt này, sự nhận biết ba đặc tướng (vô thường, khổ, vô ngã), ) - anicca, dukkha, và anatta - được chúng ta gọi là vipassana-ñana hay minh sát tuệ, giống như con dao lưỡi lam, hoàn toàn diệt trừ tất cả các khuynh hướng tiềm ẩn (analaya); và cùng với nó, tất cả các phân nhánh khác nhau của nguyên nhân của khổ đau cuối cùng đã bị tiêu diệt. Người đó đã lên đỉnh cao của sự chứng ngộ, người đó là một vị A-la-hán, một đấng hoàn hảo, có tầm nhìn rõ ràng, có trí tuệ của cái nhìn sâu sắc, thâm nhập vào những chỗ sâu nhất của cuộc sống và nhận ra bản chất thực sự làm nền tảng cho mọi vẻ bề ngoài. Người đó đứng vững trên đôi chân của mình không bị cuốn trôi bởi sự hào nhoáng của những thứ phù du. Người đó không còn có thể bối rối trước những vẻ ngoài sợ hãi và khủng khiếp. Người đó không thể còn có một cái nhìn mờ mịt về các hiện tượng của thế gian vì anh ta đã vượt qua mọi khả năng sai lầm thông qua khả năng tuệ minh sâu sắc mà một mình cái nhìn thấu đáo không thể lầm lạc.

III

The third enlightenment factor is viriya, energy. It is a mental property (cetasika) and the sixth limb of the Noble Eightfold Path, there called samma-vayama, right effort.

III

Yếu tố giác ngộ thứ ba là viriya, tinh tấn. Tinh Tấn thuộc về tâm sở (cetasika) và chi thứ sáu của Bát Chánh Đạo, được gọi là samma-vayama, chánh tinh tấn.

The life of the Buddha clearly reveals that he was never subjected to moral or spiritual fatigue. From the hour of his enlightenment to the end of his life, he strove tirelessly to elevate mankind, regardless of the bodily fatigue involved, and oblivious to the many obstacles and handicaps that hampered his way. He never relaxed in his exertion for the common weal. Though physically he was not always fit, mentally he was ever vigilant and energetic. Of him it is said:

Cuộc đời của Đức Phật cho thấy rõ ràng rằng Ngài không bao giờ bị mệt mỏi về đạo đức hay tâm linh. Từ sau khi thành đạo cho đến cuối đời, Ngài đã nỗ lực không mệt mỏi để nâng cao nhân phẩm con người, bất kể sự mệt mỏi của cơ thể và không quan tâm đến nhiều trở ngại và nghịch cảnh cản trở con đường của Ngài. Ngài không bao giờ ngừng nghỉ trong sự nõ lực vì hạnh phúc của nhân loại. Mặc dù không phải lúc nào Ngài cũng khỏe mạnh, nhưng về mặt tinh thần, Ngài luôn tỉnh giác và tinh cần. Người ta nói về Ngài:

Ah, wonderful is the Conqueror,
Who e'er untiring strives
For the blessing of all beings, for
the comfort of all lives.

Bậc Giác Ngộ là bậc tuyệt vời
là Người chinh phục,
Người phấn đấu không mệt mỏi
Vì phước lành của tất cả chúng sinh,
vì sự thoải mái của mọi cuộc sống.

Buddhism is for the sincerely zealous, strong and firm in purpose, and not for the indolent (araddhviriyassayam dhammo nayam dhammo kusitassa).[11] The Buddha has not proclaimed himself a savior willing and able to take upon himself the evil of mankind. On the contrary, he declares that each person has to bear the burden of his ill deeds. In the words of the Buddha, each individual has himself to put forth the necessary effort and work out his own deliverance with diligence. The Buddha is only a path-revealer and not a savior who endeavors to save 'souls' by means of a revealed religion. The idea that another raises a man from lower to higher levels of life, and ultimately rescues him, tends to make a man indolent and weak, supine and foolish. Others may lend us a helping hand indirectly, but deliverance from suffering must be wrought out and fashioned by each one for himself upon the anvil of his own actions. "Be ye islands unto yourselves, be ye your own refuge."[12] Thus did the Master exhort his followers to acquire self-reliance.

Đạo Phật dành cho sự nhiệt thành chân chánh, người mạnh mẽ và kiên định, chứ không phải cho người có cuộc sống buông thả (araddhviriyassayam dhammo nayam dhammo kusitassa). [11] Đức Phật không tuyên bố mình là một vị cứu tinh sẵn sàng và có thể tự mình gánh lấy tội ác của nhân loại. Ngược lại, Ngài tuyên bố rằng mỗi người phải chịu gánh nặng cho những việc làm bất thiện của mình. Theo lời của Đức Phật, mỗi cá nhân tự mình phải nỗ lực tinh cần và thực hiện sự giải thoát của chính mình với sự siêng năng. Đức Phật chỉ là người mở đường chứ không phải là đấng cứu thế cố gắng cứu 'linh hồn' bằng một tôn giáo mặc khải. Quan điểm chủ trương rằng một người khác nâng một người từ cấp độ sống thấp hơn lên cấp độ cao hơn, và cuối cùng là cứu rỗi anh ta, có xu hướng làm cho con người trở nên buông thả và yếu đuối, uể oải và ngu ngốc. Những người khác có thể giúp chúng ta một cách gián tiếp, nhưng việc giải thoát khỏi đau khổ phải do mỗi người tự tu tập và tạo dựng cho chính mình dựa trên sự rèn luyện trong hành động của chính mình. “Hãy tự lấy con làm hải đảo cho con, hãy lấy con làm nơi nương tựa cho con” [12] Chính vì vậy, Bậc Đạo sư đã khuyến khích các môn đồ của mình để có được sự tự lực.

A follower of the Buddha should not under any circumstances relinquish hope and effort; for the Buddha was one who never gave up hope and courage even as a Bodhisatta. As an aspirant for Buddhahood, he had as his motto the following inspiring words: ma nivatta, abhikkhama — "Falter not; advance." The man who is mindful (satima) and cultivates keen investigation should next put forth the necessary effort to fight his way out.

Một người Phật tử của Đức Phật không nên từ bỏ hy vọng và nỗ lực trong bất kỳ hoàn cảnh nào; vì Đức Phật là người không bao giờ từ bỏ hy vọng và lòng can đảm ngay cả khi là một Bồ Tát. Là một người có chí nguyện Balamật thành đạt đạo Phật, như phương châm của Ngài luôn luôn: manivatta abhikkhama- "Không chùn bước, luôn luôn tiến lên." Người có chánh niệm (satima) và trau dồi trạch pháp sâu sắc, tinh tấn nỗ lực cần thiết để chiến đấu theo cách của mình.

The function of energy is four-fold: (1) the effort to eradicate evils that have arisen in the mind; (2) the effort to prevent the arising of unarisen evil; (3) the effort to develop unarisen good; (4) the effort to promote the further growth of good already arisen.[13]

Có bốn sự tinh cần: (1) Thận cần (Saṃvarapadhāna), tinh tấn về mặt phòng ngừa đối với các ác bất thiện pháp chưa sanh không cho sanh khởi.(2). Trừ cần (Pahānapadhāna), tinh tấn về mặt diệt trừ các ác bất thiện pháp đã sanh làm cho mất đi. (3) Tu cần (Bhāvanāpadhāna), tinh tấn tu tập làm cho phát sanh những thiện pháp chưa có, chưa sanh. (4). Bảo cần (Anurakkhanāpadhāna), tinh tấn giữ gìn những thiện pháp đã có, duy trì và phát triển thiện pháp đã sanh.[13]

"Just," says the Vitakka Santhana Suttanta of the Majjhima Nikaya (No. 20), "as a competent carpenter or carpenter's apprentice with a slender pin will knock out, remove and dispose of a thicker one, so also, when through dwelling on some idea that has come to him, evil, unsalutary considerations connected with desire, hate, and delusion arise in the monk, then he should engender in his mind an idea other than that former idea and connected with salutary things, whereupon the evil unsalutary considerations will disappear, and with their disappearing his mind will become settled, subdued, unified, concentrated."[14]

Trong Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya, kinh An Trú Tầm - Vitakka Santhana Suttanta (số 20) Đức Phật dạy rằng, “Chư Tỷ-kheo, ví như một người thợ mộc thiện xảo hay đệ tử một người thợ mộc, dùng một cái nêm nhỏ đánh bật ra, đánh tung ra, đánh văng ra một cái nêm khác; chư Tỷ-kheo, cũng vậy, khi một Tỷ-kheo y cứ một tướng nào, tác ý một tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.[14]

Thus the path of purification is impossible for an indolent person. The aspirant for enlightenment (bodhi) should possess unflinching energy coupled with fixed determination. Enlightenment and deliverance lie absolutely and entirely in his own hands. "Man must himself by his own resolute efforts rise and make his way to the portals of liberty, and it is always, in every moment, in his power so to do. Neither are those portals locked and the key in possession of someone else from whom it must be obtained by prayer and entreaty. That door is free of all bolts and bars save those the man himself has made."

Vì vậy, con đường thanh lọc không là con đường cho người buông thả. Một người khao khát tìm cầu giác ngộ (bodhi) phải có năng lượng ý chí không lay chuyển cùng với quyết tâm kiên cố. Sự giác ngộ và sự giải thoát nằm hoàn toàn và tuyệt đối nằm trong tay người đó. "Con người phải tự mình nỗ lực kiên quyết vươn lên và tìm đường đến sự giải thoát, và trong mọi thời điểm, trong khả năng của mình, điều đó luôn làm được. Một người mà phải có được bằng lời cầu nguyện và sự khẩn cầu. Cánh cửa đó không bao giờ cài, đóng, hay có chốt khóa, ngoại trừ chính người đã làm như vậy. "

By precept and example, the Buddha was an exponent of the strenuous life. Hear these words of the Buddha: "The idler who does not strive, who, though young and strong, is full of sloth, who is weak in resolution, that lazy and idle man will not find the way to wisdom, the way to enlightenment."[15]

Bằng giới luật và thân giáo, Đức Phật Ngài cho thấy một minh chứng qua đời sống của Ngài một sự tinh tấn tột độ. Hãy nghe những lời Phật dạy: Khi cần, không nỗ lực, Tuy trẻ mạnh, nhưng lười .Chí nhu nhược, biếng nhác. Với trí tuệ thụ động, Sao tìm được chánh đạo?.[15]

Following in the footsteps of the Buddha the disciple thinks: "Though only my skin, sinews and bones remain, and my blood and flesh dry up and wither away, yet never will I give up my quest and swerve from the path of rectitude and enlightenment."

Theo bước chân của Đức Phật, người đệ tử nghĩ rằng: "Dù chỉ còn da, gân và xương, máu thịt khô héo, nhưng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ nhiệm vụ của mình và từ bỏ con đường tu tập và giác ngộ.

IV

The fourth enlightenment factor is piti, rapture or happiness. This, too, is a mental property (cetasika) and is a quality which suffuses both the body and mind. The man lacking in this quality cannot proceed along the path to enlightenment. There will arise in him a sullen indifference to the dhamma, an aversion to the practice of meditation, and morbid manifestations. It is, therefore, very necessary that a man striving to attain enlightenment and final deliverance from the fetters of samsara, that repeated wandering, should endeavor to cultivate the all-important factor of happiness. No one can bestow on another the gift of happiness; each one has to build it up by effort, reflection, and concentrated activity. As happiness is a thing of the mind it should be sought not in external and material things though they may in a small way be instrumental.

IV

Yếu tố giác ngộ thứ tư là hỷ, sung sướng hoặc hạnh phúc. Đây cũng là một tâm sở (cetasika) và là một đức tánh bao gồm cả thân và tâm. Một người thiếu đức tánh này không thể tiếp tục con đường dẫn đến giác ngộ. Người đó sẽ nảy sinh trong mình một sự thờ ơ ủ rũ đối với giáo pháp, một sự chán ghét đối với việc thực hành thiền định, và những biểu hiện bệnh hoạn. Do đó, điều rất cần thiết là một người đang phấn đấu để đạt được giác ngộ và giải thoát cuối cùng khỏi những gông cùm của luân hồi, sự luân hồi lặp đi lặp lại, phải nỗ lực trau dồi nhân tố quan trọng nhất của hạnh phúc. Không ai có thể ban tặng cho người khác món quà hạnh phúc; mỗi người phải xây dựng nó bằng chính nỗ lực, suy tư và hoạt động tích cực để tâm tập trung. Vì hỷ là một tâm sở, nó không nên được tìm kiếm hãnh phúc ở những thứ bên ngoài và vật chất mặc dù chúng có thể là một công cụ nhỏ trong một cách nào đó ở bên ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm.

Contentment is a characteristic of the really happy individual. The ordinary worldling seems to think that it is difficult to cultivate and develop contentment; but by dint of courage, determination, systematic attention, and thought about the things one meets with in everyday life, by controlling one's evil inclinations, and by curbing the impulses —  the sudden tendencies to act without reflection — one can keep the mind from being soiled and experience happiness through contentment.

Sự tri túc là một đặc điểm của một cá nhân thực sự hạnh phúc. Người thế gian bình thường dường như cho rằng rất khó để tu dưỡng và phát triển lòng mãn nguyện; nhưng bằng sự can đảm, sự quyết tâm, sự chú ý và suy nghĩ về những điều mà người ta gặp trong cuộc sống hàng ngày, bằng cách kiểm soát những khuynh hướng bất thiện của mình, và bằng cách kiềm chế những thúc dục của ngũ trần- những xu hướng đột ngột hành động mà không cần suy tư - người ta có thể giữ cho tâm trí không bị ô nhiễm và trải nghiệm hạnh phúc thông qua sự tri túc.

In man's mind arise conflicts of diverse kinds, and if these conflicts are to be controlled, while still not eliminated, man must give less rein to inclinations and longings — in other words, he must cultivate contentment. Hard it is to give up what lures and holds us in thrall; and hard it is to exorcise the evil spirits that haunt the human heart in the shape of ugly and unwholesome thoughts. These evils are the manifestations of lust, hate, and delusion (lobha, dosa and moha). Until one attains to the very crest of purity and peace by constant training of the mind one cannot defeat these hosts completely. The mere abandoning of outward things, fasting, bathing in rivers and hot springs, and so forth, these do not tend to purify a man, these things do not make a man happy, holy, and harmless. Hence the need to develop the Buddha's path of purification: morality, meditation and insight (sila, samadhi, and pañña).

Trong tâm con người thường nảy sinh những xung đột thuộc nhiều loại khác nhau, và nếu những xung đột này muốn được kiểm soát mà vẫn không loại bỏ được thì con người phải kiềm chế những khuynh hướng có dục vọng lôi kéo - nói cách khác, người đó phải nuôi dưỡng sự tri túc. Thật khó để từ bỏ những gì thu hút và lừa dối chúng ta; và thật khó để xua đuổi những tà ma đang ám ảnh tâm con người dưới hình thức của những ý nghĩ xấu xa và bất thiện. Những tệ nạn này là biểu hiện của dục vọng, sân hận và si mê (tham, sân, si). Cho đến khi một người đạt đến đỉnh cao của sự trong sạch và bình an bằng cách rèn luyện tâm trí liên tục, người ta không thể đánh bại hoàn toàn những vị khách xấu xa này. Chỉ từ bỏ những thứ bên ngoài, ăn chay, tắm sông và các suối nước nóng, v.v., những điều này không có xu hướng thanh lọc con người , những điều này không làm cho con người được hạnh phúc, thánh thiện . Do đó, cần phải phát triển con đường thanh tịnh của Đức Phật: đạo đức, thiền định và tri tuệ (sila, samadhi, và pañña).

When discussing happiness, in the context of sambojjhangas, we must bear in mind the vast difference between pleasure and happiness. Pleasure — pleasant feeling — is something very momentary and fleeting. Is it wrong to say that pleasant feelings are the prelude to pain? What people hug in great glee this moment, turns to be a source of pain in the next moment. "The desired is no longer there when the outstretched hand would grasp it, or, being there and grasped, it vanishes like a flake of snow."

Khi thảo luận về hạnh phúc, trong bối cảnh của Bảy yếu tố giác ngộ, chúng ta phải ghi nhận sự khác biệt rất lớn giữa thỏa thích và hạnh phúc. Niềm vui - cảm giác dễ chịu - là một cái gì đó rất nhất thời và thoáng qua. Có sai không khi nói rằng cảm giác dễ chịu là dấu hiệu báo trước sự khổ đau ? Những gì mọi người ôm trong niềm vui sướng tột độ vào giây phút này, sẽ trở thành nguồn gốc của nỗi đau trong khoảnh khắc tiếp theo. "Mong muốn không còn ở đó khi bàn tay dang ra có thể nắm lấy nó, hoặc, ở đó và nắm bắt, nó sẽ biến mất như một lớp tuyết."

In the words of Robert Burns:

Pleasures are like poppies spread,
You seize the flower, its bloom is shed;
Or, like the snow-fall in the river,
A moment white then melts forever.

Hãy đọc những dòng thơ của Robert Burns:

Niềm vui giống như hoa anh túc nở rộng,
Bạn nắm bắt bông hoa, thì những cánh hoa rơi rụng.
Hay như tuyết rơi trên sông,
Một thoáng trắng rồi tan mất.

Seeing a form, hearing a sound, perceiving an odor, tasting a flavor, feeling some tangible thing, cognizing an idea, people are moved; and from those sense objects and mental objects they experience a certain degree of pleasure. But it is all a passing show of phenomena. Unlike the animal whose sole purpose is to derive a feeling of pleasure from any source, at any cost, man should endeavor to gain real piti or happiness. Real happiness or rapture comes not through grasping or clinging to things animate or inanimate but by giving up (nekkhamma). It is the detached attitude toward the world that brings about true happiness. The Satipatthana Sutta, the Discourse on the Foundations of Mindfulness, speaks of pleasant worldly feeling (samisasukha) and pleasant unworldly feeling (niramisasukha). Niramisa sukha is far superior to samisasukha.

Mắt nhìn thấy sắc, tai nghe một âm thanh, mũi ngửi một mùi, lưỡi nếm một hương vị, cảm nhận một điều gì đó hữu hình, nhận thức một ý tưởng, con người cảm nhận ít nhiều thoả thích; và từ những đối tượng cảm giác và đối tượng tinh thần đó, họ trải nghiệm một mức độ khoái cảm nhất định. Nhưng tất cả chỉ là hiện tượng lướt qua. Không giống như loài động vật có mục đích duy nhất là đạt được cảm giác sung sướng từ bất kỳ nguồn nào, bằng bất cứ giá nào, người ta nên cố gắng đạt được sự hỷ lạc hoặc hạnh phúc thực sự. Hạnh phúc hay sung sướng thực sự đến không phải do nắm bắt hay bám víu vào những thứ hữu hình hay vô tri mà là do từ bỏ (nekkhamma). Đó là thái độ tách rời đối với thế giới mới mang lại hạnh phúc thực sự. Kinh Tứ Niệm Xứ Satipatthana, Bài giảng về Nền tảng của Chánh niệm, nói về cảm giác dễ chịu ở thế gian (thọ hỷ - samisasukha) và cảm giác dễ chịu ở cõi trần (niramisasukha). Niramisa sukha cao qúi hơn hẳn samisasukha.

Once the Buddha did not receive even a single morsel of food when he went on his alms round, and an intruder remarked that the Master was apparently afflicted with hunger. Thereupon the Supreme Buddha breathed forth the following verse:

Có lần Đức Phật đi vào làng khất thực mà không nhận được gì để thọ trai, và có một người nhập nhận xét rằng dường như Đức Phật đang bị đói. Sau đó, Đức Phật giải thích như sau:

Ah, happily do we dwell —
we who have no impediments!
Feeders on joy shall we be —
even as the radiant devas![16]

Dhp 200

Vui thay chúng ta sống
Không thủ đắc vật gì
Hưởng tịnh an pháp hỷ
Như trời Quang Âm Thiên[16]

Dhp 200

Unalloyed joy comes to a man who ponders thus: "Others may harm, but I will become harmless; others may slay living beings, but I will become a non-slayer; others may live unchaste, but I will live pure. Others may utter falsehood; I, however, will speak the truth. Others may slander, talk harshly, indulge in gossip, but I will talk only words that promote concord, harmless words agreeable to the ear, full of love, heart-pleasing, courteous, worthy of being borne in mind, timely, fit and to the point. Others may be covetous; I will not covet. Energetic, steeped in modesty of heart, unswerving as regards truth and rectitude, peaceful, honest, contented, generous, and truthful in all things will I be." Thus conducive to full realization, perfect wisdom, to Nibbana is this fourth enlightenment factor piti, happiness.

Niềm vui khôn xiết đến với một người luôn có suy nghĩ như vậy: "Người khác có thể làm hại, nhưng ta sẽ không gây hại cho bất cứ ai; người khác có thể giết chúng sinh, nhưng ta sẽ là người không giết hại chúng sanh nào; người khác có thể sống không thuần khiết, nhưng ta sẽ sống trong sạch. Người khác có thể thốt lên sự giả dối; nhưng ta sẽ nói lời chân thật. Người khác có thể nói lời đâm thọc, lời thô bạo, lời nhảm nhí, nhưng ta sẽ chỉ nói những lời đem sự hòa thuận, những lời nói vô hại, dễ nghe, đầy tình yêu thương, đẹp lòng, nhã nhặn, xứng đáng được sinh ra trong tâm trí, những lời nói đúng lúc, phù hợp và thích nghi. Những người khác có thể tham lam; ta sẽ không tham lam. Ta sẽ tinh tấn, khiêm tốn, luôn luôn chân thật và liêm chính, ôn hòa, tri túc, hào phóng và trung thực trong mọi trường hợp. " Như vậy có lợi cho sự chứng ngộ đầy đủ, trí tuệ viên mãn, đến Niết-bàn là nhân tố giác ngộ thứ tư là hỷ.

V

Passaddhi — calm or tranquility — is the fifth factor of enlightenment. Passaddhi is two-fold. Kaya passaddhi is calm of body. Kaya here means all the mental properties rather than the physical body; in other words, calm of the aggregates of feeling (vedanakkhandha), perception (saññakkhandha), and the volitional activities or conformations (samkharakkhandha). Citta passaddhi is the calm of the mind — that is, the aggregate of consciousness (viññanakkhanda).

V

Passaddhi - là sự tĩnh lặng - là yếu tố thứ năm của sự giác ngộ. Passaddhi có hai là. Kaya và passaddhi là thân an và tâm an. Kaya ở đây có nghĩa là tất cả những gì thuộc về tinh thần hơn là cơ thể vật chất; nói cách khác, sự tĩnh lặng của các uẩn, thọ uẩn (vedanakkhandha), tưởng uẩn (saññakkhandha), và các hoạt động hoặc sự phù hợp theo hành uẩn (samkharakkhandha). Citta passaddhi là sự tĩnh lặng của tâm - tức là thức uẩn (viññanakkhanda)..

Passaddhi is compared to the happy experience of a weary walker who sits down under a tree in a shade, or the cooling of a hot place by rain. Hard it is to tranquillize the mind; it trembles and it is unsteady, difficult to guard and hold back; it quivers like a fish taken from its watery home and thrown on the dry ground. It wanders at will.[17] Such is the nature of this ultra-subtle mind. It is systematic reflection (yoniso manasikara) that helps the aspirant for enlightenment to quieten the fickle mind. Unless a man cultivates tranquility of mind, concentration cannot be successfully developed. A tranquillized mind keeps away all superficialities and futilities.

Sự tĩnh lặng (Passaddhi) được so sánh với trải nghiệm hạnh phúc của một người đi bộ mệt mỏi khi ngồi xuống dưới tán cây trong bóng râm, hoặc trạng thái dễ chịu của một người khi trời đang nóng nực thì có mưa đổ xuống. Thật khó để tâm đưọc an tịnh; nó run rẩy và tâm luôn chao đảo và khó giữ tâm yên; tâm luôn ở trạng thái chao động như một con cá bị ra khỏi nước và ném trên mặt đất khô. Nó lang thang theo ý muốn. [17] Đó là bản chất của tâm vô cùng vi tế. Sự suy tư như lý tác ý (yoniso manasikara) giúp người có nguyện vọng giác ngộ làm dịu cái tâm chao động trở nên tĩnh lặng. Trừ khi một người trau dồi tu tập tâm tĩnh lặng mới giúp cho tâm được sự tập trung, nếu không thì sự tập trung sẽ không thể phát triển thành công. Một tâm đã được tĩnh lặng sẽ tránh xa mọi tư tưởng bất thiện.

Many a man today thinks that freedom and unrestraint are synonyms and that the taming of the self is a hindrance to self-development. In the teaching of the Buddha, however, it is quite different. The self must be subdued and tamed on right lines if it is to become truly well. The Tathagata, the Tamed, teaches the Dhamma for the purpose of taming the human heart (danto so Bhagava damataya dhammam deseti).[18]

Nhiều người ngày nay nghĩ rằng sống thoải mái và không kiềm chế là sự tự do và việc thu thúc bản thân là một cản trở cho sự phát triển. Tuy nhiên, trong lời dạy của Đức Phật thì hoàn toàn khác. Cái "tôi" phải được điều phục và thuần hóa trên những đường lối đúng đắn nếu nó muốn trở nên thực sự tốt. đẹp. Đấng Như Lai, Bậc đã thuần hóa, truyền dạy Giáo pháp nhằm mục đích rèn luyện tâm con người (danto so Bhagava damataya dhammam deseti). [18]

It is only when the mind is tranquillized and is kept to the right road of orderly progress that it becomes useful for the individual possessor of it and for society. A disorderly mind is a liability both to the owner of it and for others. All the havoc wrought in the world is wrought by men who have not learned the way of mental calm, balance, and poise. Calmness is not weakness. The calm attitude at all times shows a man of culture. It is not too hard a task for a man to be calm when all things around him are favorable. But to be composed in mind in the midst of unfavorable circumstances is hard indeed, and it is this difficult quality that is worth achieving; for by such control one builds up strength of character. The most deceptive thing in the world is to imagine that they alone are strong who are noisy, or that they alone possess power who are fussily busy.

Chỉ khi tâm được tĩnh lặng và được hướng dẫn đúng trên đường tiến bộ thì tâm mới trở nên hữu ích cho chính mình và cho xã hội. Tâm phóng dật là một nguy hiểm đối với chính mình và những người khác. Tất cả sự tàn phá trên thế giới đều do những người không học được cách bình tĩnh, cân bằng và ổn định trong tâm hồn. Bình tĩnh không phải là điểm yếu. Thái độ điềm đạm mọi lúc mọi nơi thể hiện một người có văn hóa. Bình tĩnh khi mọi việc xung quanh đều thuận lợi không phải là việc quá khó đối với một người. Nhưng để được bình tĩnh trong tâm giữa những hoàn cảnh không thuận lợi quả thật là khó, và chính phẩm chất khó khăn này mới là điều đáng đạt được; vì bằng cách kiểm soát như vậy người ta xây dựng sức mạnh của bản thân. Điều vô cùng thất vọng nếu ta tưởng tượng rằng chỉ có những người ồn ào mới là mạnh mẽ hay chỉ có người lăng xăng lao chao cả ngày mới thật sự có khả năng.

The man who cultivates calm of the mind does not get upset, confused or excited when confronted with the eight vicissitudes of the world (atthaloka dhamma). He endeavors to see the rise and fall of all things conditioned, how things come into being and pass away. Free from anxiety and restlessness he will see the fragility of the fragile.

Người tu luyện tâm tĩnh lặng không buồn bực, bối rối hay phấn khích khi đương đầu với tám ngọn gió đời - Bát Phong (atthaloka dhamma). Người đó cố gắng nhận thức sự sanh lên và hoại diệt của vạn vật là điều kiện, cách mọi thứ hình thành và qua đi. Thoát khỏi lo lắng và bồn chồn người đó sẽ nhìn thấy sự vật mong manh và vô thường.

A story in our books tells us how when a mother was asked why she did not lament and feel pain over the death of her beloved son, said: "Uninvited he came, uninvited he passed away, as he came so he went, what use is there in lamenting, weeping, and wailing?"[19] Such is the advantage of a tranquillized mind. It is unshaken by loss or gain, blame and praise, and undisturbed by adversity. This frame of mind is brought about by viewing the sentient world in its proper perspective. Thus calm or passaddhi leads man to enlightenment and deliverance from suffering.

Một câu chuyện trong kinh ghi một người mẹ được hỏi tại sao bà không than khóc và cảm thấy đau đớn trước cái chết của đứa con trai yêu quý của mình, bà nói: "Không ai mời nó đến, cũng không được mời thì nó đã qua đời, vì nó đến như thế nào thì nó đi như thế ấy, có ích lợi gì mà than khóc, than vãn có ích gì?"[19] Đó là ưu điểm của một tâm trí được trấn tĩnh. Nó không bị lung lay bởi mất mát hay được lợi, sự đổ lỗi và lời khen ngợi, và không bị xáo trộn bởi nghịch cảnh. Tâm thức này được tạo ra bằng cách nhìn thế giới hữu tình theo quan điểm thích hợp của nó. Do đó, sự tĩnh lặng hay passaddhi dẫn con người đến giác ngộ và giải thoát khỏi đau khổ.

VI

The sixth enlightenment factor is samadhi, concentration. It is only the tranquillized mind that can easily concentrate on a subject of meditation. The calm concentrated mind sees things as they really are (samahito yatha bhutam pajanati). The unified mind brings the five hindrances (pañca nivaranani) under subjugation.

VI

Yếu tố giác ngộ thứ sáu là định (Samadhi). Chỉ có tâm tĩnh lặng mới có thể dễ dàng tập trung vào đề tài thiền định. Tâm tập trung tĩnh lặng mới nhìn được thực tướng của mọi vật (samahito yatha bhutam pajanati). Tâm trụ vào một điểm có khả năng chế ngự được năm triền cái (pañca nivaranani) dưới sự điều phục.

Concentration is the intensified steadiness of the mind comparable to an unflickering flame of a lamp in a windless place. It is concentration that fixes the mind aright and causes it to be unmoved and undisturbed. Correct practice of samadhi maintains the mind and the mental properties in a state of balance like a steady hand holding a pair of scales. Right concentration dispels passions that disturb the mind, and brings purity and placidity of mind. The concentrated mind is not distracted by sense objects; concentration of the highest type cannot be disturbed under the most adverse circumstances.

Sự tập trung là sự ổn định vững chắc của tâm có thể so sánh với ngọn lửa của ngọn đèn ở một nơi không có gió. Chính sự tập trung sẽ giúp tâm trí ổn định và khiến nó không bị lay chuyển và không bị xáo trộn. Khi được tu tập đúng, định (samadhi) duy trì tâm trí và các thuộc tính tâm ở trạng thái cân bằng giống như một bàn tay vững vàng nắm giữ bàn cân. Chánh định xua tan những đam mê làm phiền tâm trí, mang lại sự thanh tịnh và nhẹ nhàng cho tâm trí. Tâm định không bị phân tán bởi các đối tượng giác quan; khi tâm định được phát triển cao nhất thì không thể bị xáo trộn trong những nghịch cảnh.

One who is intent on samadhi should develop a love of virtue, sila, for it is virtue that nourishes mental life, and makes it coherent and calm, equable and full of rich content. The unrestrained mind dissipates itself in frivolous activity.

Một người muốn tu tập tâm định nên rèn luyện đức hạnh, sila, vì đức hạnh nuôi dưỡng đời sống tinh thần, và làm cho nó kết hợp lại và bình lặng, quân bình và đầy đủ phong phú. Tâm trí không được kiềm chế tự tiêu tan trong hoạt động phù phiếm.

Many are the impediments that confront a yogi, an aspirant for enlightenment, but there are five particular hindrances that hinder concentrative thought, samadhi, and obstruct the way to deliverance. In the teaching of the Buddha they are known as pañca nivarana, the five hindrances. The Pali term nivarana denotes that which hinders or obstructs mental development (bhavana). They are called hindrances because they completely close in, cut off and obstruct. They close the doors to deliverance. The five hindrances are:

Một người khao khát giác ngộ sẽ gặp nhiều chướng ngại mà một thiền sinh phải đương đầu, nhưng có năm chướng ngại cụ thể cản trở sự tập trung tư tưởng, định lực và cản trở con đường giải thoát. Trong lời dạy của Đức Phật, chúng được gọi là pañca nivarana, năm triền cái. Thuật ngữ tiếng Pali nivarana là triền cái, là biểu thị rằng cái gì cản trở hoặc cản trở sự phát triển tâm (bhavana). Chúng được gọi là chướng ngại bởi vì chúng hoàn toàn khóa chặt, cắt đứt ra và cản trở. Chúng đóng cánh cửa giải thoát. Năm trở ngại là:

  1. kamacchanda — sensual desires
  2. vyapada — ill-will
  3. thinamiddha — obduracy of mind and mental factors
  4. uddhaccakukkucca — restlessness and worry
  5. vicikiccha — doubt

  1. kamacchanda — Tham dục
  2. vyapada — Oán ghét
  3. thinamiddha — Dã dượi - hôn trầm
  4. uddhaccakukkucca — Phóng dật - lo âu
  5. vicikiccha — Hoài nghi

Kamacchanda or sensual desires or intense thirst for either possessions or the satisfaction of base desires, is the first that binds man to samsara, repeated wandering, and closes the door to final deliverance. What is sensuality? Where does this craving (tanha) arise and take root? According to the Discourse on the Foundations of Mindfulness (Satipatthana Sutta), "where there is the delightful and the pleasurable, there this craving arises and takes root." Forms, sounds, smell, taste, bodily contacts, and ideas are delightful and pleasurable; there this craving arises and takes root. Craving when obstructed by some cause is transformed to frustration and wrath.

Kamacchanda hay ham muốn nhục dục hoặc khát khao mãnh liệt đối với tài sản hoặc sự thỏa mãn của ham muốn thấp hèn, là sợt giây đầu tiên ràng buộc con người vào luân hồi, lặp đi lặp lại sự tái sanh, và đóng chặt cánh cửa dẫn đến sự giải thoát cuối cùng. Dục vọng là gì? Tham ái (tanha) này khởi lên và bén rễ ở đâu? Theo Bài kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Sutta), "nơi nào có thú vui và khoái lạc, ở đó tham ái nảy sinh và bén rễ." Sắc, thính, hương, vị, xúc, pháp là những sự thú vị và dễ chịu; ở đó sự thèm muốn này nảy sinh và bén rễ. Sự thèm muốn khi bị cản trở bởi một số nguyên nhân sẽ được chuyển thành sự thất vọng và phẫn nộ.

As the Dhammapada says:

Tanhaya jayati soko — tanhaya jayati bhayam Tanhaya vippamuttassa — natthi soko kuto bhayam. From craving arises grief, from craving arises fear; To one who is free from craving there is no grief, whence fear.

Dhp 216

Trong kinh Pháp Cú ghi rằng:

Tanhaya jayati soko — tanhaya jayati bhayam Tanhaya vippamuttassa — natthi soko kuto bhayam. Tham ái sinh sầu ưu, Tham ái sinh sợ hãi. Ai giải thoát tham ái, Không sầu, đâu sợ hãi?.

Dhp 216

The next hindrance is vyapada, ill-will, hatred, or aversion. Man naturally revolts against the unpleasant and the disagreeable, and also is depressed by them. To be separated from the loved is painful, and equally painful is the union with the loathed. Even a disagreeable dish, an unpleasant drink, an unlovely demeanor, and a hundred other trifles, may cause indignation. It is wrong thinking, unsystematic reflection, that brings about hatred. Hatred on the other hand breeds hatred and clouds the vision; it distorts the entire mind and its properties and thus hinders awakening to truth, blocks the way to freedom. This lust and hatred based on ignorance, the crowning corruption of all our madness (avijja paramam malam), indeed are the root causes of strife and dissension between man and man and nation and nation.

Triền cái tiếp theo là vyapada, ác ý, hận thù, hay bất toại nguyện. Con người tự nhiên nổi dậy và chống đối những gì không vừa lòng hay điều bất toại nguyện, và những chán nản. Bởi vì ; bị chia cắt khỏi người mình yêu là điều đau đớn, hoặc không hài lòn khi phải gần người mình ghét bỏ. Ngay cả một món ăn không vừa miệng, một thức uống không thích, một phong thái thiếu lịch sự, và hàng trăm điều lặt vặt khác, cũng có thể gây ra sự phẫn nộ. Đó là suy nghĩ sai lầm, suy nghĩ không như lý tác ý, dẫn đến hận thù. Mặt khác, hận thù sinh ra hận thù và làm mờ đi tầm nhìn; nó bóp méo toàn bộ tâm trí và các thuộc tính tâm sở và do đó cản trở sự thức tỉnh đối với chân lý, chặn con đường dẫn đến tự do. Sự thèm khát và hận thù dựa trên sự ngu dốt này, sự thối nát tột đỉnh của tất cả sự điên rồ của chúng ta (avijja paramam malam), thực sự là những nguyên nhân sâu xa của xung đột và bất đồng giữa con người với con người và quốc gia và dân tộc.

The third hindrance consists of a pair of evils, thina and middha. Thina is lassitude or morbid state of the mind, and middha is a morbid state of the mental properties. Thinamiddha, as some are inclined to think, is certainly not sluggishness of the body; for even the arahats, the perfect ones, who are free from this pair of evils, also experience bodily fatigue. Thinamiddha retards mental development; under its influence mind is inert like butter too stiff to spread or like molasses sticking to a spoon.

Triền cái thứ ba gồm một cặp tệ nạn, thina và middha. Thina là trạng thái mệt mỏi hoặc dã dượi của tâm, và middha là trạng thái hôn trầm của các thuộc tính tâm sở. Thina và middha, như một số người có khuynh hướng biếng nhác thuộc về thể xác, vì ngay cả những vị A-la-hán, những vị hoàn hảo, những người diệt tận hai triền cái này, cũng phải trải qua sự mệt mỏi về thể xác. Dã dượi và hôn trầm làm chậm phát triển tâm thần; dưới ảnh hưởng của nó, tâm không thể hoạt động, ví như bơ quá cứng không thể trét lên bánh, hay mạch nha dính trên muỗng.

Laxity is a dangerous enemy of mental development. Laxity leads to greater laxity until finally there arises a state of callous indifference. This flabbiness of character is a fatal block to righteousness and freedom. It is through viriya or mental effort that one overcomes this pair of evils.

Trạng thái hôn trầm là kẻ thù nguy hiểm của sự phát triển tinh thần. Một trạng thái hôn trầm dẫn đến buông thả cho đến cuối cùng nảy sinh trạng thái thờ ơ . Tính cách nhu nhược này là một trở ngại trên đường chơn chánh và giải thoát. Đó là nhờ tinh tấn (viriya) hoặc nỗ lực tinh thần mà người ta vượt qua cặp tệ nạn này.

The fourth hindrance also comprises twin drawbacks: uddhacca and kukkucca, restlessness and brooding, or flurry and worry. As a rule, anyone who commits evil is mentally excited and restless; the guilty and the impatient suffer from this hindrance. The minds of men who are restless and unstable are like flustered bees in a shaken hive. This mental agitation impedes meditation and blocks the upward path. Equally baneful is mental worry. Often people repent over the evil actions they have committed. This is not praised by the Buddha; for it is useless to cry over spilt milk. Instead of brooding over such shortcomings one should endeavor not to repeat such unwholesome deeds. There are others who worry over the good deeds omitted and duties left undone. This, too, serves no purpose. It is as futile as to ask the further bank of a river to come over that we may get to the other side. Instead of uselessly worrying over what good one has failed to do, one should endeavor to perform wholesome deeds. This mental unsteadiness (kukkucca) also hinders mental progress.

Triền cái thứ tư cũng bao gồm hai nhược điểm: uddhacca và kukkucca, phóng dật và lo âu. Thông thường, bất cứ ai phạm tội ác đều bị kích động tinh thần và bồn chồn không yên; người có tội và người thiếu kiên nhẫn thường bị chướng ngại này. Một người mà tâm bồn chồn và không ổn định giống như những con ong bị vỡ tổ. Sự kích động tinh thần này cản trở việc tu tập thiền định và cản trở con đường đi lên. Tâm lo âu cũng không kém phần tai hại về tinh thần. Thường thì người ta ăn năn về những hành động xấu xa mà họ đã gây ra. Điều này không được Đức Phật tán dương sự hối tiếc vì hối tiếc cũng vô ích. Thay vì hối tiếc, người ta nên cố gắng không lặp lại những việc làm bất thiện nữa. Có những người băn khoăn tiếc nuối về những việc tốt bị bỏ qua và những nhiệm vụ còn lại chưa hoàn thành. Điều này cũng vô ích, không khác nào đứng trên một bờ sông bên này mà có thể bước sang được bờ bên kia. Thay vì lo lắng một cách vô ích về điều thiện mà mình đã không làm, người ta nên cố gắng thực hiện những việc làm việc thiện một cách tích cực hơn. Sự bất ổn về tinh thần, lo âu (kukkucca) này cũng cản trở sự tiến bộ về tinh thần.

The fifth and the last hindrance is vicikiccha, doubt. The Pali term vi + cikiccha literally means medicineless. One who suffers from perplexity is really suffering from a dire disease, and until and unless one sheds one's doubts one will continue to suffer from it. So long as man is subject to this mental itching, so long will he continue to take a cynical view of things which is most detrimental to mental development. The commentators explain this hindrance as the inability to decide anything definitely; it also comprises doubt with regard to the possibility of attaining the jhanas, concentrative thought. In this connection, one may add that even non-Buddhists and yogis who are not concerned with the Buddha-Dhamma and the Sangha at all, can inhibit doubt (vicikiccha nivarana) and gain the jhanas.

Triền cái thứ năm và cuối cùng là hoài nghi Vicikiccha. Thuật ngữ Pali vi + cikiccha nghĩa đen là không thuốc chữa. Một người mắc chứng hoài nghi thực sự đang mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo, và cho đến khi và trừ khi người ta làm mất đi sự nghi ngờ của mình, thì ta vẫn còn gặp chướng ngại vì chứng hoài nghi này. Ngày nào người đó còn hoài nghi thì anh ta sẽ tiếp tục có cái nhìn hoài nghi về những điều bất lợi cho sự phát triển tinh thần. Các nhà chú giải giải thích hoài nghi là không thể có khả năng quyết định bất cứ điều gì một cách chắc chắn; nó cũng bao gồm sự nghi ngờ về khả năng đạt được tầng Thiền jhanas. Về điều này, người ta nói thêm rằng ngay cả những người không phải là Phật tử và thiền sinh, những người không quan tâm đến Phật pháp và Tăng đoàn, cũng có thể khắc phục triền cái hoài nghi và đạt được tầng Thiền jhanas.

The yogi who attains the jhanas inhibits all five hindrances by the five jhanangas, characteristics or factors of jhanas;

- kamacchanda is inhibited by ekaggata (one-pointedness or unification of the mind);

-vyapada by piti (joy);

-thinamiddha by vitakka (applied thought);

-uddhacca-kukkucca by sukha (happiness) and

- vicikiccha by vicara (sustained thought).

The attainment of jhanas, however, is not the end aimed at. Jhanas should be made to lead to vipassana, intuitional insight. It is through insight that the yogi eradicates the latent corruptions (anusaya kilesas) and attains perfect purity.

Hành giả đạt được tầng Thiền jhanas sẽ chế ngự tất cả năm chướng ngại bởi năm chi Thiền :

- Tham dục (kamacchanda) bị ức chế bởi chi thiền ekaggata (nhất tâm);

- Oán ghét (Vyapada) bị chế ngự bởi chi thiền Hỷ (Piti );

- Dã dượi - hôn trầm (Thina-middha) bị chế ngự bởi chi Thiền Tầm ( vitakka);

- Phóng dật - lo âu (Uddhacca-kukkucca) bị chế ngự chi Thiền Lạc (Sukha) ;

- Hoài nghi (Vicikicca) bị chế ngự bởi chi thiền Sát (Vicara)vicara

Tuy nhiên, việc đạt được tầng Thiền jhanas không phải là mục đích cuối cùng. Đắc Thiền Jhanas nên được thực hiện để dẫn đến Thiền Quán Vipassana, sự sáng suốt bằng trực giác. Chính nhờ tuệ giác mà hành giả loại bỏ những ô nhiễm tiềm ẩn (analaya kilesas) và đạt được sự thanh tịnh hoàn hảo.

So long as impurities or taints (kilesas) exist in man's mind latent, so long will the arising of papa (evil) in him continue. The practitioner of jhana whose purpose is to attain vipassana, commits no ill action because the hindrances are inhibited, but he has the impurities latent in his make-up and, therefore, he is not yet in a state of absolute security. But the Arahat, the perfect one, wipes out all the latent impurities with their rootlets and brings this repetitive wandering, samsara, to a standstill. He is one whose samsara is indubitably ended; for by him the noble life has been perfected and the task done. For him there is no more rebirth.[20]

Ngày nào những ô nhiễm (kilesas) còn tồn tại trong tâm trí con người, thì sự phát sinh của ác pháp (papa) trong anh ta sẽ còn tiếp tục. Hành giả thiền định với mục đích đạt được minh sát, không có hành động xấu nào vì các chướng ngại đã bị chế ngự, nhưng anh ta có những ô nhiễm tiềm ẩn sâu kín bên trong và do đó, anh ta chưa ở trong trạng thái an toàn tuyệt đối. Nhưng vị A-la-hán, bậc hoàn hảo, đã quét sạch mọi ô nhiễm tiềm ẩn tận cùng gốc rễ và đã chấm dứt sự đi lang thang bất định trong vòng luân hồi lặp đi lặp lại này. Người đó là người mà vòng sinh tử đã kết thúc một cách vĩnh viễn; bởi vì đã làm cho cuộc sống cao quý của Ngài đã được hoàn thiện và nhiệm vụ đã được hoàn thành. Đối với Ngài không có sự tái sinh nào nữa. [20]

A sincere student who is bent on deep study, cuts himself off from sense attractions and, retiring to a congenial atmosphere, holds fast to his studies. Thus steering through all disturbing factors he attains success in his examinations. In the same way, seated in a cloister-cell or some other suitable place "far from the madding crowd's ignoble strife," the yogi, the meditator, fixes his mind on a subject of meditation (kammatthana) and by struggle and unceasing effort inhibits the five hindrances, and washing out the impurities of his mind-flux, gradually reaches the first, the second, the third and the fourth jhana. Then by the power of samadhi, concentrative thought, thus won, he turns his mind to the understanding of reality in the highest sense. It is at this stage that the yogi cultivates vipassana, intuitional insight. It is through vipassana that one understands the real nature of all component and conditioned things. Vipassana aids one to see things as they truly are. One sees truth face to face and comprehends that all tones are just variations struck on the one chord that runs through all life — the chord which is made up of anicca, dukkha and anatta: impermanence, sorrow, and soullessness.

Một sinh viên chân thành, thiên về nghiên cứu vào bài học, cắt đứt liên lạc với mọi yếu tố cám dỗ bên ngoài, lui vào một nơi yên tĩnh và tiếp tục học và chỉ lo học. Do đó, vượt qua tất cả các yếu tố đáng lo ngại, anh ta đạt được thành công trong các kỳ thi của mình. Tương tự như vậy, một hành giả ẩn trong tịnh thất hay một nơi yên tĩnh khác "xa cách những sự xung đột thiếu hiểu biết của đám đông điên rồ", chú tâm vào đề mục tham thiền (kammatthana) và bằng cách đấu tranh và nỗ lực không ngừng chế ngự năm pháp triền cái, thanh lọc mọi ô nhiễm trong tâm, và dần dần đạt đến sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, rồi từ đó, do nhờ năng lực của tâm định (samadhi) hướng tâm quán xét để thấu đạt thực tại trong ý nghĩa cao siêu nhứt. Chính ở giai đoạn này, thiền sinh trau dồi Thiền Quán vipassana. Nhờ minh sát ta mới thấu đạt được bản chất thật sự của các pháp hữu vi, các nguyên tố cấu tạo, và các vật cấu tạọ. Thiền Quán giúp ta thấy sự vật đúng thực chất của sự vật, thấy như thật sự, sự vật là như vậy, thấy chơn lý và nhận thức rằng tất cả các âm thanh chỉ là những biến thể được đánh trên một hợp âm duy nhất xuyên suốt từ kiếp nầy sang kiếp khác, hợp âm được tạo thành từ anicca, dukkha và anatta: vô thường, buồn bã và vô ngã.

The yogi gains insight into the true nature of the world he has clung to for so long. He breaks through the egg shell of ignorance to the Hypercosmic. With that final catharsis he reaches the state where dawns for him the Light of Nibbana, the Calm beyond words, the unshakable deliverance of the mind (akuppa cetovimutti),[21] and the world holds nothing more for him.

Hành giả có được cái nhìn sâu sắc về bản chất thực sự của thế giới mà mình đã bám vào bấy lâu nay. Hành giả phá vỡ lớp vỏ trứng của vô minh để đến cảnh giới siêu thế. Với sự thanh lọc trọn vẹn cuối cùng đó, hành giả đạt đến trạng thái nơi hành giả có thể tìm thấy Ánh sáng của Níp bàn, Sự tĩnh lặng mà không ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được, sự giải thoát không thể thối chuyển của tâm (akuppa cetovimutti), [21] và thế giới không còn gì đối với hành giả nữa.

Says the Dhammapada 373, "To the bhikkhu who has retired to a secluded spot, whose mind is calmed, and who clearly discerns the dhamma, there comes unalloyed joy and happiness transcending that of humans."

Câu kệ ngôn kinh Pháp Cú (373) nói rằng: "Tỳ khưu vào nhà trống, Với an tịnh nội tâm, Hoan hỷ pháp siêu nhân, Hiểu tường tận chánh pháp."

VII

The seventh and the last factor of enlightenment is upekkha, equanimity. In the Abhidhamma, upekkha is indicated by the term tatramajjhattata, neutrality. It is mental equipoise and not hedonic indifference. Equanimity is the result of a calm concentrative mind. It is hard, indeed, to be undisturbed when touched by the vicissitudes of life, but the man who cultivates this difficult quality of equanimity is not upset.

VII

Yếu tố giác ngộ thứ bảy và là yếu tố cuối cùng của sự giác ngộ là Xả - upekkha. Trong Vi Diệu Pháp, upekkha được biểu thị bằng thuật ngữ tatramajjhattata, tính trung lập. Đó là trạng thái quân bình chứ không phải sự thờ ơ theo chủ nghĩa khoái lạc. Bình đẳng là kết quả của một tâm trí bình tĩnh tập trung. Quả thật, thật khó để không bị xao động khi bị những thăng trầm của cuộc đời chạm vào, nhưng một người nuôi dưỡng đức tính Xả khó có được này không cảm thấy phiền lụy hay bực dọc.

Amidst the welter of experience (attha loka dhamma) — gain and loss, good-repute and ill-repute, praise and censure, pain and happiness — he never wavers. He is firm as a solid rock. Of course, this is the attitude of the Arahat, the perfect one. Of him it is said: "Truly the good give up longing for everything. The good prattle not with thoughts of craving. Touched by happiness or by pain, the wise show neither elation nor depression."[22]

Giữa cơn gió của tám ngọn gió đời (attha loka dhamma) - được và mất, tiếng tốt và tiếng xấu, khen ngợi và chê bai, đau đớn và hạnh phúc - Người đó không dao động. Người đó vững vàng như một tảng đá vững chắc. Tất nhiên, đây là thái độ của bậc A-la-hán, bậc hoàn hảo. Trong kinh Pháp Cú nói rằng: "Hiền nhân không chấp thủ, Tịnh giả chẳng hoang ngôn, Đối ngoại cảnh vui buồn, Lòng an nhiên tự tại [22]

Refraining from intoxicants and becoming heedful, establishing themselves in patience and purity, the wise train their minds; it is through such training that a quiet mind is achieved. Can we also achieve it? Lord Horder answers the question thus: "'Yes.' But how? Well, not by doing 'some great thing.' 'Why were the saints saints?' someone asked. And the answer came: 'Because they were cheerful when it was difficult to be cheerful and patient when it was difficult to be patient. They pushed on when they wanted to stand still, and kept silent when they wanted to talk.' That was all. So simple, but so difficult. A matter of mental hygiene..."

Không dùng các chất say và thận trọng, và kiên nhẫn, thanh tịnh, bậc trí rèn luyện tâm trí của họ; chính nhờ sự rèn luyện như vậy mà tâm tĩnh lặng an nhiên tự tại. Chúng ta cũng có thể đạt được nó không? Lord Horder trả lời câu hỏi là: "'Đúng.' Nhưng bằng cách nào? thật ra, không phải bằng cách làm một điều tuyệt vời nào đó.' 'Tại sao các thánh lại là thánh?' có người hỏi như thế. Và câu trả lời đã đến như sau: 'Bởi vì các Ngài vui vẻ trong những hoàn cảnh khó vui vẻ và nhẫn nại khi khó nhẫn nại. Các Ngài vẫn tiến bước trong khi lòng muốn đứng yên, và giữ im lặng khi muốn nói chuyện. " Đó là tất cả. Đơn giản nhưng rất khó thực hành. Đó là vấn đề giữ tâm tĩnh lặng, một vấn đề vệ sinh tinh thần ... "

The poet says:

It is easy enough to be pleasant,
When life flows along like a song,
But the man worthwhile
Is the man who can smile
When everything goes dead wrong.

Có những vần thơ như sau:

Thật là dễ dàng để trở nên dễ chịu,
Khi cuộc sống trôi đi như một bài hát,
Nhưng một người cao qúi
Là người có thể mỉm cười
Khi mọi thứ đi sai ước muốn.

Mention is made in our books of four wrong paths (cattaro agati). The path of greed (chanda), of hate (dosa), of cowardice (bhaya), of delusion (moha). People commit evil being enticed along one or more of these wrong paths, but the man who has reached perfect neutrality through the cultivation of equanimity always avoids such wrong paths. His serene neutrality enables him to see all beings impartially.

Trong kinh đề cập đến bốn con đường sai lầm (cattaro agati). Con đường tham lam (chanda), con đường sân (dosa), con đường khiếp nhược (bhaya), con đường si mê (moha). Con người phạm tội ác bị lôi kéo theo một hoặc nhiều con đường sai trái này, nhưng một người đã đạt đến sự trung lập hoàn hảo thông qua việc tu dưỡng tính bình đẳng luôn tránh những con đường sai lầm đó. Sự trung lập thanh thản của người đó cho phép người đó nhìn thấy tất cả chúng sinh một cách vô tư.

A certain understanding of the working of kamma (actions), and how kamma comes into fruition (kamma-vipaka) is very necessary for one who is genuinely bent on cultivating equanimity. In the light of kamma one will be able to have a detached attitude toward all beings, nay even inanimate things. The proximate cause of equanimity is the understanding that all beings are the result of their actions (kamma).

Một sự hiểu biết chính xác về phước báo của nghiệp, và hiểu biết về nhân quả (kamma-vipaka) thì rất cần thiết đối với một người thực sự muốn trau dồi tâm xả. Dưới ánh sáng của nghiệp báo, người ta sẽ có thể có một thái độ dứt bỏ đối với tất cả chúng sinh, ngay cả những vật vô tri vô giác. Nguyên nhân gần đưa đến tâm xả là sự hiểu biết rằng tất cả chúng sinh là kết quả của nghiệp của họ (kamma).

Santideva writes in Bodhicaryavatara:

Some there be that loathe me; then why
Shall I, being praised, rejoice?
Some there be that praise me; then why
Shall I brood over blaming voice?
Who master is of self, will ever bear
A smiling face; he puts away all frowns
Is first to greet another, and to share His all. This friend of all the world, Truth crowns.[23]

Santideva đã viết trong Bodhicaryavatara:

Tại sao người oán ghét ta, Tại sao ta vui cười khi được ca tụng?
Tại sao người khen ta, Tại sao ta lại buồn vì sự khiển trách?
Người tự chủ luôn luôn mỉm cười. Bỏ đi gương mặt buồn
Luôn chào đón và chia sẻ với người khác.
Đó là tất cả. Người bạn của thế gian. Chân lý được tôn lên ngôi [23]

I have here made an attempt to give a glimpse of the seven enlightenment factors, expounded over 2500 years ago by the Supreme Buddha, for the attaining of full realization and perfect wisdom, of Nibbana, the Deathless. The cultivation or the neglect of these factors of enlightenment is left to each one of us. With the aid of the teaching of the Buddha each one of us has the power to detect and destroy the cause of suffering. Each one individually can put forth the necessary effort to work out his deliverance.

Ở đây tôi cố gắng đưa ra một cái nhìn thoáng qua về bảy yếu tố giác ngộ, đã được Đức Phật giảng giải hơn 2500 năm trước, để đạt được sự chứng ngộ đầy đủ và trí tuệ hoàn hảo, về Niết-bàn, Bất tử. Việc tu tập hay bỏ qua những yếu tố giác ngộ này là do mỗi người chúng ta. Với sự trợ giúp của lời dạy của Đức Phật, mỗi người chúng ta đều có khả năng phát triển và tiêu diệt nguồn gốc của đau khổ. Mỗi cá nhân đều có thể nỗ lực tinh tấn để thực hiện sự giải thoát của mình.

The Buddha has taught us the way to know life as it is, and has furnished the directions for such research by each of us individually. Therefore, we owe it to ourselves to find out for ourselves the truth about life and to make the best of it. We cannot say justifiably that we do not know how to proceed. There is nothing vague in the teaching of the Buddha. All the necessary indications are clear as clear could be. Buddhism from beginning to end is open to all those who have eyes to see, and minds to understand. "So clear is his teaching that it can never be misunderstood."[24] The only thing necessary on our part for the full realization of the truth is firm determination, endeavor and earnestness to study and apply the teaching, each working it out for himself, to the best of his ability. The dhamma yet beckons the weary pilgrim to the happy haven of Nibbana's security and peace. Let us, therefore, cultivate the seven enlightenment factors with zest and unflagging devotion, and advance:

Đức Phật đã dạy chúng ta cách để nhận biết thực tướng của cuộc sống như nó vốn có, và đã chỉ đường cho chúng ta tu tập. Vì vậy, chúng ta hãy nương nhờ chính chúng ta để tự mình tìm ra sự thật về cuộc sống và tận dụng nó một cách tốt nhất. Chúng ta không thể không biết phải tiến hành như thế nào. Không có gì mơ hồ trong lời dạy của Đức Phật. Tất cả các chỉ dẫn cần thiết đều rõ ràng đến mức có thể. Giáo Pháp từ đầu đến cuối luôn mở rộng cho tất cả những ai có mắt để nhìn, và trí óc để hiểu. “Lời dạy của Ngài rõ ràng đến nỗi không bao giờ có thể bị hiểu lầm.” [24] Điều duy nhất cần thiết về phía chúng ta để nhận thức đầy đủ chân lý là quyết tâm vững vàng, nỗ lực và nghiêm túc nghiên cứu và áp dụng lời dạy, mỗi người đều nỗ lực hết mình. với khả năng tốt nhất của mình. Giáo pháp chào đón mời gọi người hành hương mệt mỏi đến với thiên đường hạnh phúc của sự tĩnh lặng và yên bình của cảnh giới Niết-bàn. Do đó, chúng ta hãy trau dồi tu tập bảy yếu tố giác ngộ với niềm đam mê và lòng sùng mộ không ngừng, và thăng tiến:

Remembering the Saints of other days,
And recollecting how it was they lived,
Even though today be but the after-time —
One yet may win the Ambrosial Path of Peace.

Psalms of the Brethren (Theragatha) 947

Tưởng nhớ các vị Thánh của những ngày xưa,
Và hồi tưởng lại họ đã sống như thế nào,
Mặc dù hôm nay là những người theo sau -
Một người có thể chiến thắng Con đường thần tiên của Sự Tĩnh Tâm.

Psalms of the Brethren (Theragatha) 947

May All Living Beings Be Well and Happy!

Cầu mong tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc!

Notes

1.
SN 46.5 (S v 72; CDB p. 1574).
2.
SN 46.7 (S v 75; CDB p. 1577).
3.
Dhamma is a multisignificant term. Here it means mind and matter (nama-rupa); dhammavicaya is the investigation or analysis of this conflux of mind and body, and all component and conditioned things.
4.
SN 46.16 (S v 79; CDB p. 1581).
5.
Sammohavinodani.
6.
Satipatthana Sutta, MN 10 or DN 22. See The Foundations of Mindfulness (The Wheel No. 19).
7.
Parinibbana Sutta, DN 16.
8.
SN, Sagathaka Vagga.
9.
AN 8.30.
10.
Jñanasara-Samuccaya, p. 31.
11.
AN 8.30.
12.
Parinibbana Sutta, DN 16.
13.
AN 4.13.
14.
Adapted from Silacara, Discourses of Gotama the Buddha. A translation of this discourse has been published in The Removal of Distracting Thoughts (The Wheel No. 21).
15.
Dhp 280.
16.
Devas are deities.
17.
Dhp (Citta Vagga).
18.
DN 25.
19.
Uraga Jataka, 354.
20.
MN 27.
21.
MN 30.
22.
Dhp 83.
23.
Translation by Kassapa Thera.
24.
Fielding Hall, The Soul of a People.

Notes

1.
SN 46.5 (S v 72; CDB p. 1574).
2.
SN 46.7 (S v 75; CDB p. 1577).
3.
Dhamma is a multisignificant term. Here it means mind and matter (nama-rupa); dhammavicaya is the investigation or analysis of this conflux of mind and body, and all component and conditioned things.
4.
SN 46.16 (S v 79; CDB p. 1581).
5.
Sammohavinodani.
6.
Satipatthana Sutta, MN 10 or DN 22. See The Foundations of Mindfulness (The Wheel No. 19).
7.
Parinibbana Sutta, DN 16.
8.
SN, Sagathaka Vagga.
9.
AN 8.30.
10.
Jñanasara-Samuccaya, p. 31.
11.
AN 8.30.
12.
Parinibbana Sutta, DN 16.
13.
AN 4.13.
14.
Adapted from Silacara, Discourses of Gotama the Buddha. A translation of this discourse has been published in The Removal of Distracting Thoughts (The Wheel No. 21).
15.
Dhp 280.
16.
Devas are deities.
17.
Dhp (Citta Vagga).
18.
DN 25.
19.
Uraga Jataka, 354.
20.
MN 27.
21.
MN 30.
22.
Dhp 83.
23.
Translation by Kassapa Thera.
24.
Fielding Hall, The Soul of a People.

Cập nhập ngày: Thứ Ba ngày 05-10-2021

webmasters: Minh Hạnh & Thiện Pháp,


 | | trở về đầu trang | Home page |