DieuPhap.comTrang chính

 


Bát Chánh Đạo

Con Đường Diệt Khổ

Bhikkhu Bodhi
Minh Hạnh & Nguyễn Văn Hoà dịch

Nguyên tác: "The Noble Eightfold Path - The Way to the End of Suffering "


Lời người dịch:

Một lần trong bài giảng TT Thích Giác Đẳng có nhắn nhủ rằng: Những ai mong cầu tu tập tâm linh cho chính mình thì hãy đọc cuốn "The Noble Eightfold Path - The way to the End of Suffering" của Ngài Bhikkhu Bodhi với cách trình bày diễn giải rất xúc tích dễ hiểu và rất lợi lạc trong việc thực hành. Với vốn liếng thuật ngữ Phật học rất là ít ỏi, nhưng lời nhắn nhủ đó đã ấp ủ trong lòng chúng con, chúng con đã nguyện lòng mình là phải dành thì giờ để đọc cuốn sách này. Nếu trong sự dịch thuật có từ gì thiếu xót con kính mong Chư Tôn Đức từ bi hỉ xả. Với những dịch giả thuần thành có lẽ sẽ dịch cuốn sách 80 trang này trong một tuần, hai tuần hoặc một tháng, nhưng riêng với số vốn liếng ít ỏi về thuật ngữ và thời giờ giới hạn chúng con sẽ có thể phải mất một năm, hai năm mới có thể hoàn thành, dù sao thì việc dịch cuốn sách này chỉ là để tự mình tìm hiểu để tu tập và cũng mong chia sẻ đến các bạn đồng phạm hạnh. Nguyện xin Chư Thiên hộ trì cho chúng con dịch thuật cuốn sách này được hoàn thành trong tâm từ.

Namo Buddhaya.

Pt Minh Hạnh
Ngà y 01 tháng 08 năm 2008

-ooOoo-

 

MỤC LỤC

[00] Lời tựa
[ 01a] I. Con Đường Diệt Khổ
[ 01b] I. Con Đường Diệt Khổ (tiep theo)
[02] II . Chánh Kiến  
[03] III: Chánh Tư Duy  
[04] IV. Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng (chua dich) 
[05] V: Chánh Tinh Tấn (chua dich) 
[06] VI: Chánh Niệm (chua dich) 
[07] VII: Chánh Định (chua dich)
[08] VIII: Phát triển Tuệ (chua dich)
[09] Phần Kết (chua dich)
[10] Phụ Lục: Thừa số phân tách của Bát Chánh Đạo (chua dich)
[11] Những sách nên đọc (chua dich)
[ 12] Về Tác Giả
[13] Chú Thích
[ 14] Những Thuật Ngữ

-ooOoo-

Lời tựa

Thực chất của Phật Pháp có thể tóm gọn trong hai nguyên tắc: Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Nguyên tắc thứ nhất Tứ Diệu Đế nói về mặt chủ thuyết, và đề tài chính được đưa ra là sự hiểu biết. Nguyên tắc thứ hai là Bát Chánh Đạo thì giảng dạy về mặt thực hành, và đề tài chính là sự tu tập. Trong sự kiến trúc của giáo pháp hai nguyên tắc đó bao bọc lấy nhau tạo thành một đơn vị không thể phân chia được gọi là "Giáo pháp và Giới luật", "Học thuyết và kỷ luật" hay, nói vắn tắc là PHÁP. Sự kết hợp thuần nhất của giáo pháp được bảo đảm bởi sự thật đó, điều cuối cùng của Tứ Diệu Đế, chân lý của con đường tu tập là Bát Chánh Đạo, trong khi nhân tố đầu tiên của Bát Chánh Đạo là "Chánh kiến" là sự am hiểu của Tứ Diệu Đế. Thật vậy hai yếu tố cơ bản bao gồm và hổ trợ nhau, công thức của Tứ Diệu Đế chứa đựng Bát Chánh Đạo và Bát Chánh Đạo thì bao gồm Tứ Diệu Đế.

Với sự tương quan thuần nhất này, thật là một điều vô nghĩa nếu đưa ra câu hỏi hình thức nào của hai thể Giáo Pháp có giá trị hơn, học thuyết hay sự thực hành. Nhưng nếu chúng ta cứ nêu lên câu hỏi, thì câu trả lời sẽ là sự thực hành. Sự thực hành đòi hỏi tính ưu việt bởi vì chính nó mang giáo pháp đến với đời sống. Con đường tu tập biến chuyển Giáo Pháp từ một tổng thể trừu tượng thành một thực thể rõ ràng liên tục. Việc tu tập tạo ra một lối thoát cho vấn đề đau khổ mà chính "Khổ" này lại là điều đầu tiên được giảng dạy. Và sự tu tập làm cho chúng ta có thể đạt được mục tiêu của giáo pháp đó là thoát khỏi sự khổ đau, qua kinh nghiệm bản thân của chúng ta.

Tu Tập theo Bát Chánh Đạo là vấn đề của sự hành trì hơn là việc vận dụng trí tuệ, nhưng để ứng dụng phương pháp trúng cách thì phải có sự hiểu biết tường tận. Nói tóm lại, hiểu biết đúng phương pháp tu tập chính là một phần của sự hành trì. Đó là khía cạnh của "chánh kiến", yếu tố của bước đi đầu tiên, là điều cốt yếu và hướng dẫn toàn bộ con đường tu tập. Thật vậy, mặc dù hăng hái nhiệt tình lúc đầu có thể làm chúng ta cảm thấy rằng nhiệm vụ nhận thức của trí óc có thể được bỏ qua để tránh phân tâm, nhàm chán, sự cân nhắc chính chắn cho thấy là nhận thức của trí tuệ rất cần thiết để tiến tới thành công cuối cùng trong sự tu tập.

Quyển sách hiện tại nhằm mục đích góp phần vào việc thấu hiểu Bát Chánh Đạo bằng cách tìm hiểu tám yếu tố và thành phần để xác định chính xác sự tương quan của những thành phần này như thế nào. Tôi cố gắng rút ngắn gọn, dùng những lời dạy của chính Đức Phật làm căn bản để diễn tả những yếu tố chánh đạo này, như đã tìm thấy trong kinh sách của kinh điển Pali. Để giúp đỡ những đọc giả khó khăn tìm tới các tài liệu nguyên thủy ngay cả các tài liệu dịch thuật, tôi cố gắng hạn chế việc sử dụng các đoạn trích dẫn nếu có thể (nhưng không được đầy đủ), chỉ dùng những lời trích dẫn trong ký lục cổ điển của Ngài Nyanatiloka, "lời Đức Phật dạy- The Word of the Buddha." Trong một vài trường hợp các đọan văn được trích từ ký lục đó đã được sửa đổi đôi chút, để cho phù hợp với bản dịch. Để quảng diễn cho đầy đủ ý nghĩa có đôi khi tôi cũng dựa trên những bài bình luận; đặc biệt trong sự giải thích của tôi về việc định và tuệ (Chương VII và chương VIII) tôi đã dựa nhiều vào cuốn "Thanh Tịnh Đạo - The Path of Purification", một tác phẩm bách khoa rộng rãi đã hệ thống hoá sự tu tập Bát Chánh Đạo một cách tỉ mỉ và bao quát. Vì sự giới hạn của khuôn khổ nên từng yếu tố của Bát Chánh Đạo không thể được tường trình cặn kẻ nơi đây. Để bù đắp lại cho sự khiếm khuyết này tôi xin giới thiệu một số sách nên đọc ở phần cuối, độc giả có thể tham khảo để biết thêm chi tiết của từng yếu tố riêng biệt trong Bát Chánh Đạo. Tuy nhiên, với những người quyết tâm tu tập theo con đường đạo, đặc biệt là trong phạm vi nghiên cứu sâu rộng về định tâm và giác ngộ, việc ích lợi nhất là cần phải tìm được một vị Thầy có đủ khả năng để hướng dẫn.

---Bhikkhu Bodhi

 

-ooOoo-

 

Những chữ viết tắt

Textual references have been abbreviated as follows:

DN .... Digha Nikaya - Trường Bộ Kinh
MN .... Majjhima Nikaya - Trung Bộ Kinh
SN .... Samyutta Nikaya - Tương Ưng Bộ Kinh
AN .... Anguttara Nikaya - Tăng Chi Bộ Kinh
Dhp .... Dhammapada - Kinh Pháp Cú
Vism .... Visuddhimagga

[ ][Mục lục][Chương kế]

[^]


-ooOoo-

Dầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14

>

[dieuphap.com Mục]