www.dieuphap.com

 
Mục Lục

Kinh Pháp Cú


Kệ Ngôn

Giảng Giải & Thảo Luận

 

Kệ Ngôn  01

 

Kệ Ngôn  02a

 

Kệ Ngôn  02b

 

Kệ Ngôn  03

 

Kệ Ngôn  04

 







Kệ Ngôn Kinh Pháp Cú

Phẩm Tự Ngă - Kệ ngôn 164

 

 

TT Giác Đẳng giảng ngày 25 tháng 4 năm 2003

[01]  Minh Hạnh chuyển thành bản văn ngày 21 tháng 12 năm 2005


Ke Ngon 01

Kệ ngôn kinh Pháp Cú 164 được thuyết giảng vào ngày 25 tháng 4 năm 2004, Minh Hạnh nghe lại, đánh máy và sửa thành văn bản ngày 21 tháng 12 năm 2005

Kinh Ph áp Cú kệ ngôn 164

 

Kẻ ngu si miệt thị,

Giáo pháp bậc La Hán

Bậc Thánh, bậc Chánh Mạng

Chính do ác kiến này,

Như quả loại cây lau

 

Việt dịch Ty` kheo Giác Đẳng



TT Giác Đẳng: Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa quí Phật tử, hôm nay chúng ta lại nghe một câu chuyện về một cái gi` rất tầm thường của con người ở trong thế gian này, câu chuyện đó không phải xảy ra từ xưa mà xảy ra rất nhiều ở trong thế giới chúng ta đang sống ngày hôm nay.  Đặc biệt câu chuyện này cho chúng ta một hi`nh ảnh rất hài hước của một vị Ty` kheo sống lệ thuộc vào sự chu cấp của một người đàn tín, vị ty` kheo này hết sức lo lắng khi biết rằng người đàn tín này là một bà cụ muốn đến nghe Đức Phật thuyết pháp. 

 

Cứ hi`nh dung chúng ta hôm nay sống trong thời đại này nếu chúng ta biết được nơi nào có bậc Chân Tăng, nơi nào có Đức Phật thi` có lẽ  chúng ta sẽ hết sức mong mỏi được đến bái kiến học đạo, đó là tâm trạng của bà cụ.  Nhưng tâm trạng của vị Ty` Kheo Kàla thi` ngược lại, vị này chỉ nghĩ đến một việc sợ mi`nh mất tín đồ, sợ mi`nh mất người đàn tín nên bà cụ đă bị Ty` Kheo Kàla cản.  Nhiều lần hỏi y' kiến nhưng vị Ty` kheo này nhất định ngăn cản, như chúng ta được biết qua duyên sự là bà cụ đă đi đến Ky` Viên Tịnh Xá một mi`nh,  và khi đến Ky` Viên Tịnh Xá một mi`nh lúc đang nghe pháp thi` vị Ty` kheo kia lại ti`m đến và bằng thái độ hết sức trịnh thượng vô phép, trong lúc Đức Phật đang thuyết pháp vị này bước lên bạch với Đức Phật rằng:

 

"Bạch Đức Thế Tôn, bà cụ này rất u mê ám độn, xin Ngài hoan hỷ chỉ dạy những gi` rất bi`nh thường như bố thí tri` giới cho bà cụ mà thôi."

 

Một người mà chỉ dạy Đức Phật nên thuyết pháp như thế nào thi` đó là một sự phạm thượng rất lớn, và trong cái phạm thượng đó lại nói đến một người ân nhân của mi`nh ngu si ám độn cũng là một điều không phải lẽ khác.  Đức Phật Ngài đă quở vị Ty` kheo này bằng những lời lẽ chúng ta cần phải để y'. 

 

Ở đây trước khi nói đến câu đầu và hai câu cuối của bài kệ này chúng ta hăy để y' đến những từ ngữ Đức Phật Ngài dùng ở những câu giữa.  Chữ arahata.m chúng ta dịch là bậc Arahan tức là bậc Ứng Cúng hay bậc A La Hán.  Chữ Ứng Cúng ở đây có nghĩa là bậc xứng đáng được cúng dường bởi vi` sự trong sạch của các Ngài.  Các Ngài xứng đáng được cúng dường không phải vi` tài của các Ngài, các Ngài được xứng đáng để cúng dường không phải các Ngài mang đến các lợi lộc cho chúng ta, các Ngài xứng đáng để cúng dường là bởi vi` các Ngài đă đoạn tận những phiền năo, sự trong sạch thanh tịnh của các Ngài là một phước điền là một phẩm chất khiến cho các Ngài trở thành những phước điền cao qúi ở trong đời sống.  Y' nghĩa thứ hai các Ngài được gọi là những bậc Ariyaana.m, Ariyaana.m là những bậc Thánh Nhân, những bậc Thánh Đức, những vị đă nhi`n thấy được sự cao siêu của đời sống, những lẽ thật của đời sống, các Ngài là những bậc dhammajjivina.m là bậc sống đúng pháp hay bậc Chánh Mạng.  Chữ Chánh Mạng ở đây hết sức quan trọng, đó là có một lần Đức Phật đi khuất thực đi ngang một bờ ruộng có một Balamôn  Kasibhàradvàja nhi`n thấy Đức Phật từ xa đang đi ngang bờ ruộng của mi`nh, vị này lên nói với Đức Phật rằng:

 

"Ngài là một người co`n trai tráng khỏe mạnh tại sao không lo làm ăn mà đi khuất thực như vậy."

 

Đức Phật nghe người Bàlamôn nói như vậy, Ngài ôn tồn trả lời rằng Ngài cũng làm ruộng chứ không phải là không.  Người Balamôn hỏi  rằng:

 

"Ngài làm ruộng vậy những nông cụ của Ngài ở đâu”

 

Thi` Ngài đă trả lời bằng một bài pháp tuy rất ngắn, ví dụ như Ngài đề cập đến con bo` ví như sự tinh tấn, cái cầy là trí tuệ, giây dàm là giới hạnh, đức tin là hột giống.  Những gi` Ngài tri`nh bày qua đó đă cho người Bàlamôn biết là Ngài đă tu tập và Ngài đă sống một cuộc sống nỗ lực như thế nào chứ không phải đơn thuần chỉ đi khuất thực như ông Bàlamôn nghĩ.  Người Bàlamôn này là một người có trí tuệ khi nghe Đức Phật mô tả về cách làm ruộng của Ngài tức là cách tu tập của Ngài thi` vị Bàlamôn này phát tâm trong sạch và đem những thực phẩm mi`nh đem theo để ăn hôm đó cúng vào bi`nh bát của Đức Phật.  Đức Phật Ngài đă từ chối và Ngài cho biết rằng Chư Phật không nhận thực phẩm do sự tụng đọc kinh chú, hay là Chư Phật không thuyết pháp để làm phương tiện sinh nhai.

 

Đức Phật không phải Ngài câu chấp, nhưng một điều không hợp lẽ đạo đối với một người khi Đức Phật thuyết pháp mà người đó nghĩ rằng vi` Đức Phật thuyết pháp mà cúng dường.  Nên chi đó là một Chánh Mạng của một vị Thánh, chúng ta thấy điểm đó là một điểm rất tế nhị.  Chữ  Chánh Mạng đối với người cư sĩ được hiểu khác với người xuất gia, ví dụ như người cư sĩ Chánh Mạng có nghĩa là trong đời sống không sinh kế bằng những nghề mang lại tổn hại cho chúng sinh như bán thuốc độc, bán khí giới. bán rượu, bán người, bán thú v.v... những gi` mà phương hại đến chúng sanh khác để mưu sinh cho mi`nh mà mi`nh không làm đó là chánh mạng của người tại gia cư sĩ.  Nhưng chánh mạng của người xuất gia là chánh mạng không dùng những lời nói không thích hợp như nói xa nói gần nói ướm, hoặc giả là chánh mạng của người xuất gia được hiểu rằng những gi` Đức Phật Ngài cho phép người tu sĩ nhận một cách hợp ti`nh hợp đạo để sống nuôi thân mạng mi`nh chứ không làm những gi` không thích hợp với đời sống samon, nhưng riêng chánh mạng của Chư Phật là những điểm hết sức tế nhị.  Chúng ta nghe nhiều câu chuyện liên quan đến Đức Phật, đến Tôn Giả Xá Lợi Phất và những Thánh Đệ Tử khác thi` chúng ta thấy rằng các Ngài đă sống và xem những thực phẩm như phương tiện rất tạm, các Ngài không tầm cầu, không chứa chấp, chẳng những vậy mà những gi` phát sanh không hợp đạo, những gi` các Ngài cho rằng không thích hợp như trường hợp hồi năy Đức Phật nói rằng: Chư Phật không vi` thuyết pháp hay tụng đọc kinh chú mà nhận những thực phẩm cúng dường.  Điều đó lại nhắc cho chúng ta một hi`nh ảnh khác về chánh mạng của Chư Phật.

 

Thưa qúi vị trong bài kệ này khi Đức Phật khiển trách tỳ kheo Kala thi` Ngài đă nhắc đến những yếu tố rất quan trọng về những điều mà những bậc thiện trí thức hiểu ở trong giáo pháp của Chư Phật, giáo pháp của Chư Phật là giáo pháp của những bậc Ứng Cúng, những bậc trong sạch, là những bậc đă thấy biết cái chân ly' của cuộc sống gọi là những bậc thánh, là những bậc có cái hành xử theo cung cách của những bậc Chánh Mạng, nghĩa là không sống bằng những thứ gi` phát sanh mà trái với lẽ đạo thi` điều đó là sự toàn hảo, điều đó là sự tốt đẹp mà bậc Thánh mới gọi là bậc phước điền, mới gọi là bậc xứng đáng, trong lúc ty` kheo Kala là người xuất gia lại sống lệ thuộc vào đàn tín và tệ hại hơn nữa vi` lợi lộc bản thân của mi`nh mà ngăn cản khiến cho người đàn tín này không được tiến hoá trong Phật pháp và co`n tệ hại hơn thế nữa là bởi vi` quá chú trọng đến lợi lộc đến quyền lợi cá nhân của mi`nh mà xúc phạm đến bậc đạo sư của mi`nh, một việc làm rất phạm thượng là dạy Đức Phật nên thuyết pháp như thế nào là hợp ti`nh hợp ly' hợp với căn cơ. 

 

Thưa quí vị một con người khi đă rơi vào vo`ng danh lợi, đă bị lợi lộc làm cho mù quáng và lúc bấy giờ không co`n  biết đến những giá trị khác thi` có những hành động mà những hành động mất gốc như vậy.  Đối với Đức Phật thi` người này với sự miệt thị hủy bang thi` điều đó như một sự hủy báng đối với giáo pháp, và sự hủy báng đó như một loại trái của một loại cây lau, khi nó sanh ra từ cây lau thi` nó tự làm chết cây lau.  Ở đây tương tựa như vậy, một con người vi` lợi lộc, bảo vệ lợi lộc chính mi`nh, người đó họ sẽ có những hành động phi pháp ngược lại với lẽ đạo, và chính cái ham muốn đó đưa người này đến chỗ tự hủy.

 

 Bài học đó là bài học mà chúng ta ti`m thấy rất nhiều trong cuộc sống ngày hôm nay, không có thời đại nào mà đời sống của Chư Tăng lại độc lập nhiều như thời đại này và chẳng những độc lập mà những vị Tăng sĩ đă ti`m thấy một sự ủng hộ của những người đàn tín trở lên quan trọng hàng đầu và có thể nói rằng trong thế giới ngày hôm nay đặc biệt trong nền đạo Phật Việt Nam thi` việc xây dựng chùa chiền, chùa cao Phật lớn nó đă trở thành một biểu tượng thành công cho hàng xuất gia, và để đạt đến những thành công này người ta đă vật dụng rất nhiều những phương tiện để làm cách nào mang Phật tử đến với chùa chiền, mang Phật tử đến ủng hộ cho các nhà Sư, điều này đă tạo nên không ít nhiều những bi kịch và hơn thế nữa nó đă tạo nên rất nhiều sự ngăn ngại cho sự tu tập đối  với người Phật tử. 

 

Vi` vậy bài kệ này lại nhắc nhở chúng ta một điều là không phải chỉ có ngày hôm nay mà ngay cả thời xa xưa thuở Đức Phật co`n tạ thế đă có những chuyện như vậy xảy ra, và đọc lại duyên sự này chúng ta không khỏi có một cảm giác một vị đă sống trong thời Phật có dịp tiếp kiến Đức Phật như vậy mà đă không hấp thụ được những điều lợi ích trái lại sống vi` danh vi` lợi thi` điều này quả thật là một điều đáng tiếc. 

 

Riêng y' nghĩa của bài kệ này khi Đức Phật đề cập đến một người sống trái với đạo, một người sống không y' thức rơ ràng cái gi` thật sự có lợi cho mi`nh, thật sự có lợi cho người, và người này không thấy được giá trị của đạo cao siêu, người này đă tự mi`nh đặt mi`nh trong thế đối lập, thế chống đối lại với giáo pháp của bậc Ứng Cúng, với giáo pháp của bậc thánh nhân, với giáo pháp của bậc chánh mạng, bậc sống đúng pháp, thi` thưa qúi vị điều này tự họ đă hủy diệt cái lợi ích bởi vi` sao?, bởi vi` họ nghĩ quá nhiều về quyền lợi của mi`nh.

 

Vị ty` kheo Kàla đă ba lần ngăn cản bà cụ, không cho bà cụ đến nghe pháp Phật bởi vi` sao? bởi vi` vị này ngại rằng bà này sẽ phát tâm trong sạch nơi Đức Phật vi` vậy mi`nh mất đi quyền lợi bà thường chu cấp cho mi`nh.  Cái hi`nh ảnh đó không phải là một hi`nh ảnh của một người chỉ vi` sợ hăi sự mất mát mà là hi`nh ảnh của một người đă không thấy được lợi ích lớn lao của giáo pháp có mắt mà như mù, chẳng những mi`nh mù mắt mà co`n ngăn ngại không cho người khác thấy được cái gi` là cái lợi ích thật sự trong cuộc sống hàng ngày.

 

Phải nói rằng danh lợi là những gi` chúng ta rất dễ bị lôi cuốn, đă có rất nhiều sự chia rẽ ở trong cộng đồng Phật giáo không phải vi` y' thức hệ, không phải về chánh kiến, mà nó đơn thuần vi` danh vi` lợi mà  thôi.  Có những khi chúng ta nghe những lời nói rất nặng của một cá nhân này đối với một cá nhân khác không phải vi` những ân oán cá nhân mà tại vi` người ta sợ rằng sẽ mất đi cái chúng ta đang có.

 

Trong một đoạn kinh rất nổi tiếng trong bộ Trường Bộ Kinh là kinh Đế Thích Sở Vấn, một lần Đế Thích đến đảnh lễ Đức Phật và Đức Phật Ngài thuyết pháp cho Đức Trời Đế Thích.  Trong buổi gặp gỡ này Đức Trời Đế Thích đă đảnh lễ Đức Phật và xin được hỏi câu hỏi đầu tiên là tại sao chiến tranh, tranh chấp, hận thù xảy ra ở giữa loài người và ở trong Chư Thiên  trên thế gian này, thi` Đức Phật Ngài giải thích rằng chính do hai pháp ganh tỵ và bỏn xẻn.  Ganh tỵ là tâm đố kỵ không vui với sự thành đạt của người khác, người ta giàu hơn mi`nh, người ta đẹp hơn mi`nh, người ta thành công hơn mi`nh thi` mi`nh không hoan hỷ, mi`nh cảm thấy bực bội khó chịu.  Bỏn xẻn là mi`nh sợ rằng cái gi` mi`nh đang có nó sẽ bị lấy đi, nó sẽ bị tổn giảm, nó sẽ bị vơi đi, và chính vi` hai pháp này nó đă tạo ra vô số máu và nước mắt ở trong lịch sử của nhân loại.

 

Ở đây chúng ta lại một lần nữa ti`m thấy được y' nghĩa mà đạo Phật dậy về hạnh xả ly, hạnh buông bỏ, nếu chúng ta không tu tập hạnh buông bỏ, hạnh xả ly thi` chúng ta chính là nạn nhân của chính mi`nh.  Nạn nhân của chính mi`nh là do ganh tỵ và bỏn xẻn, do tỵ hiềm đối với cái được của người khác và do sợ cái mất của mi`nh, nên chi cả hai điều này dẫn con người vào một cái nhi`n.  Cho dù đó là một viên ngọc và viên ngọc ở trong tay người khác thi` họ cũng không nhận đó là một viên ngọc, và cho dù họ có thể đi ti`m thấy những ánh sáng từ một nơi khác thi` họ cũng không ti`m mà họ chỉ khư khư ôm  lấy cái gi` mà mi`nh có được. 

 

Ở trong thời đại người ta cổ vơ chủ nghĩa tiêu thụ, người ta cổ vơ tinh thần làm giàu bản thân thi` thưa qúi vị trường hợp này đă tạo nên không biết bao đau khổ mất mát và những nghiệp hết sức nặng nề.  Với một người Phật tử thi` chúng ta tin vào ly' nghiệp báo, biết rằng một người tu tập mà mi`nh khuyến khích họ tu tập thi` phước đức của mi`nh tăng trưởng rất nhiều, nhưng nếu một người phát tâm tu tập mà chúng ta ngăn cản họ, chúng ta gây trở ngại cho họ thi` quả thật nghiệp bất thiện nó cũng nặng lắm chứ không nhẹ, rất nặng. 

 

Chúng tôi lấy ví dụ là một nhà Sư đang trụ tri` một ngôi chùa và nếu một người Phật tử của mi`nh, vị này muốn phát tâm đi tu thiền với một vị thiền sư nào đó hoặc  quen hay không quen với mi`nh, mi`nh có thể nghĩ rằng khi người Phật tử này đi tu thiền có thể khi trở về họ không co`n đi chùa mi`nh nữa, hay khi trở về họ nghĩ rằng mi`nh không cao siêu như họ nghĩ, hoặc giả họ sẽ phát tâm trong sạch cúng dường, sùng bái vị thiền sư nhiều hơn mi`nh, do vậy mi`nh sẽ cản trở người này, mi`nh sẽ nói ra nói vào với họ là vị thiền sư đó không hẳn là vị tốt, vị đó tu chỉ bề ngoài thôi chứ không có thực chất v.v...

 

Thi` như vậy chẳng những mi`nh làm mất đi những lợi ích của người đó mà bản thân của mi`nh tạo một cái nghiệp rất lớn, lớn lắm, bởi vi` một người phát tâm trong sạch muốn tu tập mà mi`nh ngăn trở thi` không khác gi` chúng ta làm một hàng rào để người đó bị giam hăm vào, như người ta có mắt mi`nh bịt mắt người đó lại thi` bản thân của chúng ta sanh ra đời sau chịu nhiều nghiệp rất nặng, chỉ một chút danh lợi trong đời này mà gây ra bao nhiêu cái nghiệp nặng về sau này, có lẽ là một việc không đáng dễ dàng để chúng ta nhận thấy như vậy.

 

Ngày hôm nay chúng ta thường nghe nhiều tranh chấp, nhiều lời nói đố kỵ qua lại ở trong cộng đồng Phật giáo chúng ta về cá nhân này hay cá nhân khác.  Thường thường người ta hủy báng mạ lỵ nhau đơn giản vi` danh vi` lợi chứ ít khi vi` giá trị thực sự.  Quí vị để y' như vầy những người  sống rất tầm thường ở trong cuộc đời này ít khi họ bị miệt thị, bởi họ không phải là đối tượng để người khác tranh chấp, nhưng những bậc tu tập thanh tịnh tốt đẹp, những bậc danh tăng có tiếng tăm thi` thường thường bị đố kỵ bị dèm xiểm rất nhiều, bởi vi` có một số cá nhân họ rất sợ những ảnh hưởng của những vị này liên quan đến đời sống của họ và cho dù một số cá nhân  đó có khả năng, có sự tu tập ở trong đời sống đến đâu đi nữa, nhưng thi` cái thái độ đố kỵ sẽ khiến cho những vị này đánh mất đi cái lợi ích của chính mi`nh và dần dà rơi vào một hoàn cảnh mà chính mi`nh lại đào bứng cái gốc rễ của mi`nh.

 

Phải nói một điều rằng đối với chánh pháp chúng ta phải bỏ ra rất nhiều thi` giờ để chiêm nghiệm để hiểu giá trị của chánh pháp, và trong hoàn cảnh nào thi` chúng ta cũng phải thấy được giá trị của chánh pháp trên hết.  Nếu chúng ta hiểu được giá trị của chánh pháp thi` những ai phát tâm với chánh pháp, hoan hỷ với chánh pháp, dù rằng chánh pháp đến từ mi`nh hay đến từ bất cứ người nào khác thi` chúng ta cũng hoan hỷ. 

 

Ở trong số các vị Chư Thiên có một hạng Chư Thiên sống trong cảnh giới gọi Tusita là Cung Trời Đâu Xuất, phần lớn những Chư Thiên sanh về cơi này là những vị phát tâm trong sạch hoan hỷ đối với chánh pháp, nhi`n thấy vẻ đẹp của chánh pháp, cái rực rỡ oai nghi của chánh pháp, và vị này sanh lên cơi trời đâu xuất, tại cơi trời này các vị tiên thường quây quần trong pháp hội, và những pháp hội này được thuyết giảng thường là bởi những vị Bồ Tát sắp chứng quả Vô Thượng Chánh Giác, đây là một cảnh giới rất vi diệu, cảnh giới này được thành tụ là do những người ưa thích chánh pháp.  Có lẽ trong đời sống của chúng ta một trong những điều để chúng ta vượt qua những đố kỵ những bỏn xẻn là chúng ta nên biết làm thế nào để cảm kích chánh pháp thay vi` đặt mi`nh vào thế miệt thị hủy báng chánh pháp.

 

Thật ra ty` kheo Kàla không phải vi` tự nhiên ác kiến  chống lại Đức Phật, chống lại giáo pháp, nhưng vị này bởi vi` nhi`n thấy bà cụ có tâm trong sạch với Đức Phật và sợ mất đi bà cụ, mất đi một người đàn tín của mi`nh nên đă ngăn ngại, đă ngăn cản bà bằng những lời nói xúc phạm đến chánh pháp, và ngay lúc có mặt Đức Phật tại đó trong pháp hội và vị này cũng đă có những lời nói bất xứng, thi` điều này cũng cho chúng ta thấy rằng vị ty` kheo Kàla đă đến một mức độ không co`n nhi`n thấy được cái đẹp của chánh pháp nữa. 

 

Chúng tôi có một lần nói chuyện với một Phật tử, vị này rất giỏi về nghệ thuật trồng bonsai, vị này có chia sẻ một tâm sự,  vị này đi nhiều nơi thấy rằng người nào trồng bonsai thật sự giỏi thi` thường người đó hiểu biết nhiều và tha thiết với nghệ thuật trồng loại cây này, và hơn thế nữa không những tha thiết mà vị này rất sung sướng khi nhi`n thấy những người khác cùng trồng bonsai, là bởi  vi` đồng điệu, là bởi vi` người này có thể học hỏi được nhiều.  Khi nghe vị Phật tử đó nói như vậy thi` chúng tôi sực nghĩ đến một sự việc là nếu chúng ta là người Phật tử thật sự thấy được giá trị của chánh pháp, hoan hỷ trong chánh pháp, thi` bất cứ ai có thể quảng diễn được chánh pháp, ai có thể thực hành được chánh pháp, ai có thể làm chánh pháp tỏ rạng thi` ở đó chúng ta được hoan hỷ hết lo`ng, chứ không vi` một ly' do cá nhân xa gần mà mi`nh đố kỵ mà mi`nh dèm xiểm nguời đó, bởi vi` sao?, bởi vi` chúng ta thấy được cái đẹp của chánh pháp và khi chánh pháp hiển lộ trên thế gian này, nó mang lại lợi ích không phải cho một cá nhân nào mà mang lại lợi ích cho tất cả. 

 

Chúng ta lấy một ví dụ như vầy: ngày hôm nay tất cả Chư Tăng trong cuộc sống hằng ngày từ y áo, cho đến thực phẩm, cho đến tứ sự, cho đến những sự cúng dường khác mà Chư Tăng có được, những điều đó không phải Chư Tăng có bởi vi` tài năng cá nhân của mi`nh, thật ra Chư Tăng có được là nhờ ở Đức Phật và nhờ ở sự rạng rỡ của chánh pháp, dù chánh pháp ở thời đại nào đó đă cho cuộc đời một cái nhi`n về những nhà Sư như thế nào, và ở trần gian này người ta đă giúp đỡ sao cho Chư Tăng sống như thế nào, thi` một người xuất gia hay người cư sĩ khi đến chùa tu tập chúng ta quan niệm rằng cái gi` chúng ta có được nó không phải từ cá nhân của mi`nh mà từ di sản của chánh pháp, không có Đức Phật, không có giáo pháp thi` mi`nh không có những điều đó, nên chi bất cứ ai làm cho chánh pháp được hưng thịnh thi` mi`nh đều phát tâm hoan hỷ chứ không nhất thiết gi` chúng ta phải đố kỵ với vị này hay chúng ta đố kỵ với vị kia, chúng ta hăy đọc câu kệ này thật kỹ khi Đức Phật nhắc nhở chúng ta rằng:

 

Kẻ mê lầm hủy báng giáo pháp, bậc La Hán, bậc Thánh Đức Chánh Mạng, chính do ác kiến này dẫn đến tự hủy diệt như quả cây phi lau.

 

Có thể nói con người thường chuốt lấy những đau thương, những hệ lụy chính mi`nh, không phải vi` nghiệp riêng quá khứ, không phải vi` hoàn cảnh đưa đẩy bên ngoài mà do chính cái nhi`n sai lầm của mi`nh và trong trường hợp này đă tự đặc mi`nh trong thế đối lập với chánh pháp, đặt trong thế đối lại với những gi` giá trị tốt đẹp, hễ mi`nh đặt mi`nh trong vị thế chống đối lại với chánh pháp,  với những giá trị cao đẹp tức là mi`nh tự dẫn mi`nh tới chỗ tà vạy. 

 

Phải nói trong một xă hội càng giàu có về vật chất bao nhiêu  không có nghiă là con người sẽ an hoà, đặc biệt trong thời đại kinh tế phát triển, khi kinh tế đă phát triển thi` con người thường có những cái tranh đua với nhau và chúng ta được biết đến một từ ngữ mà thường được ca tụng về bản chất của xă hội tư bản Hoa Ky` đó là free enterprise  chúng ta muốn nói đến một cái xă hội mà sự cạnh tranh tự do, sự cạnh tranh công bằng, cho dù chúng ta nhi`n đến một phương diện nào đi nữa thi` cái American dream giấc mơ của người Hoa Ky` vẫn là xă hội được tự do cạnh tranh với nhau để làm giàu, sự cạnh tranh với nhau để  phát triển và người ta cũng có nhiều lời nói rằng sự cạnh tranh chánh đáng, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật cho phép thi` việc đó là một việc có thể chấp nhận được. 

 

Nhưng quan niệm về tự do cạnh tranh đó quả thực là đôi lúc đối với đời sống tâm linh thi` chúng ta phải coi chừng, bởi vi` sự cạnh tranh nó có thể dẫn người ta đến những sự đối đầu ngay cả đối với  những bậc thiện trí.  Vi` vậy chúng ta được hấp thụ một trào lưu xă hội là con người trong cái nỗ lực để phát triển để, có thể tranh thương, có  thể trở thành những đối thủ của nhau, để cùng đạt đến một mục đích gi` đó như làm giàu hay phát triển, nhưng riêng trong lănh vực tinh thần thi` điều này nó có thể đặt chúng ta vào trong một vị thế hết sức nguy hiểm. 

 

Ví dụ như bản thân của chúng ta là một vị Tăng Sĩ, bây giờ  có một vị Thiền Sư hay một vị Tôn Túc khác giới hạnh trang nghiêm hơn,  đời sống tu tập của các Ngài thanh tịnh hơn, chúng ta lại sợ những người đàn tín Phật tử của mi`nh sẽ quy ngưỡng những vị đó mi`nh sẽ mất đi sự cúng dường, mất đi những lợi ích, thi` không khéo chúng ta sẽ đặt mi`nh vào trong thế đối lập với vị đó, và không may cho chúng ta  vị đó là một vị có giới, một vị có đức độ thi` chúng ta sẽ bị rất nhiều bất hạnh.  Cái quan niệm tự do cạnh tranh, quan niệm làm thế nào để mi`nh có thể cùng sánh ngang vai một cách công bằng để cạnh tranh với người khác, quan niệm đó coi chừng có ảnh hưởng một cách tai hại trong đời sống tâm linh của chúng ta.

 

Đời sống tinh thần là một cái gi` nó không đơn giản để chúng ta lănh hội và áp dụng trong đời sống.  Có thể nói rằng ở trong nhiều bài học và trong nhiều ví dụ  Đức Phật Ngài dậy cho chúng ta, đặc biệt  trong những bài kinh Pháp Cú này.  Qúi vị cứ thử tưởng tượng rằng chúng ta chỉ đọc đơn thuần một câu kệ:

 

Kẻ mê lầm phỉ báng giáo pháp, bậc La Hán, bậc Thánh Đức Chánh Mạng, chính do ác kiến này dẫn đến tự hủy diệt như quả cây phi lau.

 

Khi chúng ta đọc câu kệ này như một trong những câu kệ khác ti`m thấy trong kinh Pháp Cú, có lẽ chúng ta không thấy được những lời dậy đó soi sáng cho chúng ta những điểm hết sức thiết thực trong cuộc sống tu tập hàng ngày, nhưng nếu có thi` giờ ngồi đây để chúng ta suy nghiệm trong lúc chúng ta đang thảo luận, trong lúc chúng ta đang đọc lại những duyên sự, thi` thưa qúi vị chúng ta thấy ở đó là một trong những bản chất cố hữu của kiếp con người, và nếu chúng ta không khéo thi` tự biến mi`nh trở thành một nạn nhân, nếu chúng ta không khéo thi` tự đưa mi`nh đến chỗ tự hủy diệt, đưa mi`nh đến chỗ đánh mất đi những lợi ích của chính mi`nh.

 

Một lần chúng tôi có nói chuyện với một vị Hoà Thượng, vị HT này nói rằng con người của mi`nh thấy như vậy chớ bi`nh thường thi` rất hiền lành nhưng có khi vi` danh vi` lợi thi` cũng có thể làm những việc tày trời là giết cha giết mẹ của mi`nh.  Lời nói đó thật ra không phải quá đáng đâu, chúng tôi nhận thấy rằng có những người Phật tử đi chùa, ban đầu phát tâm rất trong sạch, nhưng sau đó vi` một chút phiền phức cá nhân, một chút phiền năo mi`nh không dằng xuống được và từ đó họ quay lưng lại chống báng Chư Tăng, chống báng những đạo hữu, chống báng ngôi chùa, thậm trí chống báng lại với đạo mi`nh và trong những sự chống báng đó thi` người này tạo vô số điều đạo Phật gọi là phi công đức, những điều phi công đức này đáng lẽ không nên làm tại vi` nó không đáng gi` với sự phiền giận nhỏ bé của chúng ta mà làm tổn giảm của chúng ta rất nhiều, nhưng bởi vi` tự ái cá nhân hay bởi vi` sự bất măn mà mi`nh đặc mi`nh ở trong cái vị thế ngược lại với những lợi ích của mi`nh thi` đây chính là bi kịch của kiếp người.

 

Chúng tôi nhớ có một lần đi máy bay, trên hăy máy bay Kathay Pacific họ có chiếu một cuốn phim nói về một người trong lúc đi làm ăn, người này lại có một số công việc làm ăn bất chánh phi pháp.  Khi bà mẹ biết được con mi`nh đă làm những việc phi pháp, bà rất sợ, không phải vi` ghét con của mi`nh, nhưng bà sợ rằng con của mi`nh lún sâu vào đó thi` con mi`nh sẽ bị họa lớn, nên bà đă lên tiếng khuyên ngăn.  Khi người con biết được mẹ mi`nh đă biết những việc phi pháp của mi`nh, người con này sợ rằng mẹ sẽ đem ra nói với người khác, như vậy có thể phá hỏng tất cả kế hoặch của mi`nh.  Người con này đă làm một việc rất tàn nhẫn là rủ mẹ đi xe lửa, trong lúc ở trên xe lửa, đi ra ngoài lan can để ngắm cảnh đă ti`m cách xô mẹ xuống đường rày và chết đi, mặc dù khi xô chết đi khi trở về trong lo`ng rất ăn năn.  Xem cuốn phim đó lại nhớ lời của vị HT dạy thi` chúng ta thấy rằng cha mẹ là bậc chúng ta hết sức thương yêu, nhưng một khi nào đó mà con người vi` một quyền lợi và quyền lợi đó là quyền lợi sanh tử trong cuộc đời thi` cũng có thể quay lưng với cha mẹ mi`nh, có thể làm những việc đại nghịch bất đạo thi` đừng nói chi đến đạo, đừng nói chi đến chánh pháp, có khi vi` quyền lợi mà người ta không tiếc lời để hủy báng để mạ lỵ chánh pháp và tự mi`nh đặt mi`nh vào cái thế đối lập với những giá trị cao qúy trong cuộc đời này. 

 

Đó là cái nguy hiểm của danh lợi và nó không những chỉ nguy hiểm của danh lợi mà nó c̣n nói lên cho chúng ta thấy rằng chúng ta phải rất cẩn thận và coi chừng.  Khi những ác kiến, khi những cái nhi`n sai quấy này xảy ra hiện hữu ở trong lo`ng của chúng ta thi` nó giống như quả của cây lau sanh ra từ cây lau và làm cho cây lau phải chết. 

 

Thật ra chúng tôi không giỏi về thực vật học, chúng tôi cũng không biết loại này là một loại cây nào nhưng chúng tôi biết rất nhiều loại cây khi sanh trái thi` nó tự giết cây chết.  Tại Bắc Mỹ có một loại cá là cá Salmon mà chúng ta thường gọi là cá hồi, những loại cá này sau khi sanh con xong thi` chết, loài cá này có tánh đặc biệt là đến từ những suối nước ngọt và theo gio`ng suối chảy ra đại dương sống trong nước mặn được và nó trở về với nước ngọt sanh con rồi thi` chết đi. 

 

Những khả năng tự hủy như vậy nó xảy ra rất nhiều trường hợp, riêng với loài người chúng ta cũng ti`m thấy một sự việc chúng ta rất dễ bị danh lợi chi phối, và khi con người đă mù quán trong danh lợi rồi thi` có thể đặt mi`nh trong bất cứ một cái bi kịch nào, kể cả việc tự mi`nh đối lập với những giá trị cao qúi mà mi`nh đă lựa trọn, tự mi`nh làm tổn hại đến bản thân của mi`nh, đào bứng lấy gốc rễ của mi`nh, thi` điều này quả là một điều không may. 

 

Do vậy mỗi chúng ta ở trong hàng ngày khi nghe pháp khi tụng kinh, khi có nhân duyên tu tập cố gắng phát nguyện là đời này và đời sau chúng ta sanh ra đời thứ nhất là được thân cận bậc thiện hữu tri thức, thứ hai là chúng ta có thể có y' thức để cảm nhận cái hay cái đẹp của chánh pháp và xin cho chúng ta đừng bao giờ ở trong một hoàn cảnh mà vi` danh vi` lợi phải gây ra nhiều tổn giảm lớn lao cho bản thân của mi`nh bởi vi` những điều đó rất có thể xảy ra ở đời sống của chúng ta. 

 

Qúi vị thấy ở trong đời này có những người vi` cuộc sống thôi, vi` một chút cặn bă phù hoa, cặn bă của vinh hoa mà họ có thể tự bán rẻ cái giá trị của họ, họ bán rẻ cái giá trị bản thân của họ thi` nói gi` đến những người vi` danh vi` lợi đặt mi`nh vào trong những hoàn cảnh mà chúng ta bán rẻ những giá trị cao qúi khác liên quan đến đời sống tinh thần, và không may nếu chúng ta phải vi` những thứ đó mà phải hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, hoặc giả chúng ta hủy báng giáo pháp của bậc Thánh, giáo pháp của bậc Chân Nhân, giáo pháp của bậc Chánh Mạng, giáo pháp của bậc sống đúng pháp, giáo pháp của bậc Ứng Cúng trọn lành, thi` điều đó là một sự bất hạnh đời này và đời sau. 

 

Thầy ty` kheo Kàla may mắn một điều là làm những điều sái quấy nhưng có Đức Phật Ngài quở trách, nhưng chúng ta sống trong cuộc đời đôi khi chúng ta làm việc sai quấy không ai quở trách mi`nh hết, và chỉ có những người chỉ tô son thếp vàng cho chúng ta thôi, không chừng những người đó đưa chúng ta vào con đường tội lỗi nặng nề hơn chính Thầy ty` kheo Kàla đă có những việc làm xúc phạm đối với giáo pháp của bậc thánh như vậy.

 

Chúng tôi xin được tạm ngưng bài nói chuyện tại đây ./.

 

 



Minh Hạnh Chuyển Biên