ye keci buddham saranam gatase
na te gamissanti apaya-bhumim
pahaya manusam deham
deva-kayam paripuressantiti

"Those who have gone to the Buddha as refuge
will not go to the realms of deprivation.
On abandoning the human body,
they will fill the ranks of the gods."


ye keci buddham saranam gatase
na te gamissanti apaya-bhumim
pahaya manusam deham
deva-kayam paripuressantiti

"Những ai đến quy y Phật
sẽ không đi vào cõi khốn khổ.
Khi từ bỏ thân người,
họ sẽ điền vào đẳng cấp của chư thiên."

I will now explain this verse so that you can practice in a way leading to the supreme attainment, capable of eliminating all your suffering and fears, reaching the refuge of peace.

We come into this world without a substantial refuge. Nothing — aside from the Buddha, Dhamma, and Sangha — will follow us into the next life. These three are the only things in which we can take refuge both in this life and in lives to come.

There are two levels on which people take refuge in the Triple Gem. Some take refuge only allegorically, on the level of individuals, whereas others take refuge on the level of inner qualities, by developing the steps of the practice within themselves.

Bây giờ tôi sẽ giải thích đoạn thơ này để bạn có thể thực hành theo cách dẫn đến sự thành tựu tối thượng, có khả năng loại bỏ mọi nỗi khổ và sợ hãi của bạn, đạt tới trụ xứ của bình an.

Chúng ta đến thế giới này mà không có một nơi trú ẩn trọng yếu. Không có gì — ngoại trừ Phật, Pháp, và Tăng — sẽ theo chúng ta đến kiếp sống kế tiếp. Ba điều này là những điều duy nhất chúng ta có thể nương tựa vào cả trong đời này và những đời sắp tới.

Có hai mức độ cho người ta quy y Tam Bảo. Có người chỉ quy y một cách tượng trưng, ở mức độ cá nhân, trong khi người khác quy y ở mức độ phẩm chất bên trong, bằng cách phát triễn các bước thực hành trong chính họ.

I. On the level of individuals

A. Buddha. Buddhas are people who have attained purity of heart. There are four types:

1. Rightly self-awakened Buddhas: those who have attained Awakening on their own, without anyone to teach them, and who have established a religion.

2. Private Buddhas: those who have gained Awakening without establishing a religion. On attaining the goal, they live by themselves.

3. Disciple Buddhas: a Buddha's immediate disciples — male or female — who have practiced in line with the teachings of a Buddha until they too have gained Awakening.

4. Learned Buddhas: those who have studied the teachings in detail, have followed them, and have attained the goal.

I. Mức độ cá nhân

A. Phật. Chư Phật là những người đã đạt được sự thanh tịnh của trái tim. Có bốn loại:

1. Phật tự giác ngộ một cách chân chính: bậc đã tự mình đạt được Giác ngộ, không qua sự chỉ dẫn của ai, và đã thiết lập một tôn giáo.

2. Độc giác Phật: bậc đã đạt được Giác ngộ mà không thiết lập một tôn giáo. Khi đạt được mục tiêu, họ sống riêng biệt.

3. Đại Đệ Tử Phật: các vị môn đệ trực tiếp của Phật — nam hay nữ — bậc đã thực hành phù hợp với giáo lý của một vị Phật cho đến khi họ cũng đạt được Giác ngộ.

4. Bậc chứng đạt Phật quả do học hỏi: các vị đã học giáo lý tường tận, đã tuân theo lời dạy, và đã đạt được mục tiêu.

All four of these types are individual people, so to take refuge in them is to take refuge on the level of individuals. They can give us refuge only in a shallow and not very substantial way. Even though taking refuge on this level can be advantageous to us, it helps us only on the level of the world and can give only temporary protection against falling into the realms of deprivation. If we lose faith in these individuals, our mind can change to a lower level — for all individuals fall under the laws of all fabricated things: They are inconstant and changing, subject to stress, and not-self — i.e., they can't prevent their own death.

So if you go to a Buddha as refuge on the level of individuals, there are only two sorts of results you'll get: at first gladness, and then sadness when the time comes to part — for it's the nature of all individuals in the world that they arise, age, grow ill, and die. The wisest sages and the most ordinary people are all equal on this point.

Bốn loại này đều là những cá nhân, vì vậy quy y họ là quy y ở mức độ cá nhân. Họ chỉ có thể cho chúng ta nương tựa một cách giới hạn và không đáng kể. Mặc dù quy y ở mức độ này có thể có lợi cho chúng ta, nhưng nó chỉ giúp chúng ta ở mức độ thế gian và chỉ có thể đem lại sự che chở tạm thời trong việc thoát khỏi cõi khốn khổ. Nếu chúng ta mất niềm tin vào những cá nhân này, tâm của chúng ta có thể thay đổi đến một mức độ thấp hơn — vì mọi cá nhân đều bị ràng buộc bởi các qui tắc của những thứ cấu thành: Chúng vô thường và thay đổi, chịu đau khổ, và vô ngã — nghĩa là, họ không thể tránh được cái chết.

Vì vậy nếu bạn đến quy y một vị Phật ở mức độ cá nhân, bạn chỉ có được hai loại kết quả: lúc đầu vui mừng, và sau đó là buồn bã khi phải chia tay — vì bản tánh của mọi cá nhân trong thế giới là sinh ra, già đi, bị bệnh, và chết. Bậc thánh hiền và những người bình thường đều giống nhau ở điểm này.

B. Dhamma. For many of us, the teachings in which we take our refuge are also on the level of individuals. Why is that? Because we see them as the words of individual people.

Sages of the past have divided the teachings in the Buddhist Canon into four types:

1. Sayings of the Buddha.

2. Sayings of his disciples.

3. Sayings of heavenly beings. There were occasions when heavenly beings, on coming to pay respect to the Buddha, said truths worth taking to heart.

4. Sayings of seers. Some hermits and yogis uttered truths from which Buddhists can benefit.

All of these sayings were organized into the three parts of the Buddhist Canon: the discourses, the discipline, and the Abhidhamma. If we take refuge in the Dhamma on this level, it is simply an object: something we can remember. But memory is inconstant and can't provide us with a safe, dependable refuge. At best it can help us only on the worldly level because we are depending allegorically on individuals, on objects, as our refuge.

B. Pháp. Đối với nhiều người trong chúng ta, giáo lý mà chúng ta nương tựa vào cũng ở mức độ cá nhân. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta xem chúng như là lời nói của cá nhân.

Bậc thánh hiền trong quá khứ đã chia giáo lý trong Kinh điển Phật giáo thành bốn loại:

1. Lời nói của Đức Phật.

2. Lời nói của các đệ tử của ngài.

3. Lời nói của chư thiên. Đã có những dịp khi chư thiên đến đảnh lễ Đức Phật, nói những sự thật đáng để ghi vào tâm khảm

4. Lời nói của các nhà tiên tri. Một số ẩn sĩ và các vị Du già thốt ra những sự thật có thể có lợi ích cho Phật tử.

Tất cả những lời nói này được sắp xếp vào ba phần của Kinh điển Phật giáo: tạng Kinh, tạng Luật, và tạng Vi Diệu Pháp. Nếu chúng ta quy y Pháp ở mức độ này, nó chỉ là một đối tượng: một cái gì đó mà chúng ta có thể ghi nhớ. Nhưng trí nhớ thì hay thay đổi và không thể cung cấp cho chúng ta một nơi nương tựa an toàn và đáng tin cậy. Nó chỉ có thể giúp chúng ta nhiều nhất là ở mức độ thế gian vì chúng ta phụ thuộc một cách tượng trưng vào cá nhân, vào đối tượng, như nơi nương tựa của chúng ta.

C. Sangha. There are two sorts of Sangha.

1. The conventional Sangha: ordinary people who have ordained and taken up the homeless life. This sort of Sangha is composed of four sorts of people.

a. Upajivika: those who have taken up the ordained life simply as a comfortable way of making a living. They can depend on others to provide for their needs and so they get complacent, satisfied with their ordained status, without looking for any form of goodness better than that.

b. Upadusika: those who, on being ordained in Buddhism, destroy the Buddha's teachings through their behavior — not abandoning the things they should abandon, not doing the things they should do, damaging their own capacity for good and that of others, being destructive, falling away from the Buddha's teachings.

c. Upamuyhika: those who, on being ordained in Buddhism, make themselves blind and ignorant, who don't look for tactics for bringing their behavior into line with the Buddha's teachings. They don't pull themselves out of their unskillful ways and stay continually deluded, oblivious, and defiled.

d. Upanisaranika: those who, on being ordained in Buddhism, are intent on studying and practicing in line with what they have learned, who try to find themselves a secure refuge, and who don't let themselves become heedless or complacent. Whatever evil the Buddha said to abandon, they try to abandon. Whatever good he said to develop, they try to develop. Whether or not they attain that goodness, they keep on trying.

All four of these count as one type of Sangha on the level of individuals.

C. Tăng. Có hai loại Tăng đoàn.

1. Tăng đoàn qui ước: những người bình thường được truyền giới và sống đời xuất gia. Đây là loại Tăng đoàn bao gồm bốn loại người.

a. Upajivika: những ai đã chọn đời sống xuất gia đơn giản như là một cách sống thoải mái. Họ có thể phụ thuộc vào người khác để cung cấp cho nhu cầu của họ và vì thế họ trở nên tự mãn, hài lòng với địa vị truyền giới của họ, mà không nhìn vào bất cứ hình thức tốt lành nào khác.

b. Upadusika: những ai, được truyền giới trong Phật giáo, mà lại phá hủy giáo lý của Đức Phật qua hành vi của họ — không từ bỏ những thứ mà họ nên từ bỏ, không làm những điều mà họ nên làm, làm tổn hại khả năng tốt của chính họ và của người khác, phá hoại, xa rời giáo lý của Đức Phật.

c. Upamuyhika: những ai, được truyền giới trong Phật giáo, mà lại làm cho chính họ mù quáng và ngu dốt, không tìm kiếm kế sách để đưa hành vi của họ vào cho phù hợp với giáo lý của Đức Phật. Họ không kéo họ ra khỏi những cách sống thô thiễn và tiếp tục lầm tưởng, không quan tâm, và ô uế.

d. Upanisaranika: những ai, được truyền giới trong Phật giáo, kiên quyết học hỏi và thực hành phù hợp với những gì họ đã học, cố gắng tìm cho họ một nơi nương tựa an toàn, và không để cho mình trở nên lơ là hay tự mãn. Bất cứ điều xấu nào mà Đức Phật nói nên từ bỏ, họ cố gắng từ bỏ. Bất cứ điều tốt nào ngài nói nên phát triễn, họ cố gắng phát triễn. Cho dù họ có đạt được sự tốt lành đó hay không, họ cứ tiếp tục cố gắng.

Cả bốn loại người này được xem là loại Tăng đoàn ở mức độ cá nhân.

2. The Noble Sangha. This has four levels: those who have practiced the Buddha's teachings until they have reached the attainments of stream-entry, once-returning, non-returning, or arahantship. All four of these are still on the level of individuals because they are individual people who have reached the transcendent attainments in their hearts. Suppose, for example, we say that Aññakondañña is a stream-winner, Sariputta a once-returner, Moggallana a non-returner, and Ananda an arahant. All four of them are still individuals in name and body. To take refuge in them is to take refuge on the level of individuals — and as individuals they are inconstant and unstable. Their bodies, sense faculties, and mental phenomena by nature have to age, grow ill, and die. In other words, they are anicca, inconstant and changeable; dukkha, subject to stress and suffering; and anatta: They themselves can't prevent the nature of conditioned phenomena from taking its course with them.

This being the case, then when anyone tries to take refuge in them, that refuge is inconstant. We can depend on them only for a while, but they can't provide us any true refuge. They can't keep us from falling into the realms of deprivation. At best, taking refuge in them can give us results on the worldly level — and the worldly level is changing with every moment.

This ends the discussion of the Triple Refuge on the level of individuals.

2. Tăng đoàn Thánh Tăng. Có bốn mức độ: những người đã thực hành giáo lý của Đức Phật cho đến khi họ đạt được quả vị nhập lưu, nhất lai, bất lai, hay a-la-hán. Cả bốn loại này vẫn còn ở mức độ cá nhân bởi vì họ là những người đã đạt đến sự thành tựu siêu việt trong tim họ. Ví dụ, chúng ta nói rằng Aññakondañña là bậc nhập lưu, Sariputta là bậc nhất lai, Moggallana là bậc bất lai, và Ananda là bậc a-la-hán. Cả bốn người họ vẫn là những cá nhân trên danh nghĩa và thể xác. Quy y với họ là quy y ở mức độ cá nhân — và là cá nhân họ vô thường và không bền vững. Thân thể của họ, các giác quan, và các hiện tượng tinh thần do bản chất có tính lão hóa, bị bệnh, và chết. Nói cách khác, họ là anicca, vô thường và hay thay đổi; dukkha, chịu đựng căng thẳng và đau khổ; và anatta - vô ngã: Tự họ không thể ngăn cản các hiện tượng thiên nhiên có điều kiện đến với bản thân họ.

Trong trường hợp này, thì khi bất cứ ai cố gắng quy y họ, sự quy y đó không vĩnh cửu. Chúng ta chỉ có thể nương tựa vào họ trong một thời gian, nhưng họ không thể cung cấp cho chúng ta một nơi trú ẩn thật sự nào cả. Họ không thể giữ cho chúng ta không bị rơi vào cõi khốn khổ. Nhiều nhất, quy y họ có thể cho chúng ta kết quả ở mức độ thế gian — và mức độ thế gian thì thay đổi với từng khoảnh khắc.

Đến đây là chấm dứt phần thảo luận về Quy Y Tam Bảo ở mức độ cá nhân.

II. On the level of inner qualities

Taking refuge in the Buddha, Dhamma, and Sangha on the level of inner qualities means reaching the Triple Gem with the heart through the practice.

To reach the Buddha on the level of inner qualities, you first have to know the virtues of the Buddha, which are of two sorts: causes and results. The causes of his Awakening are mindfulness and alertness. The result of his Awakening is the transcendent: the stilling of all defilements and mental fermentations.

So we have to develop these qualities within ourselves. Buddha-sati — mindfulness like the Buddha's — is what wakes us up. Full alertness is what makes us correctly aware of cause and effect. The way to develop these qualities is to practice in line with the four frames of reference. This will enable us to reach the Buddha on the level of inner qualities.

II. Mức độ phẩm chất bên trong

Quy y Phật, Pháp, và Tăng ở mức độ phẩm chất bên trong có nghĩa là đến với Tam Bảo bằng trái tim qua sự tu tập.

Để đến với Phật ở mức độ phẩm chất bên trong, trước tiên bạn phải biết những đức tính của Đức Phật, gồm có hai loại: nguyên nhân và kết quả. Nguyên nhân của sự Giác ngộ của ngài là chánh niệm và cảnh giác. Kết quả của sự Giác ngộ của ngài là siêu việt: sự tĩnh lặng của tất cả phiền não và ô nhiễm tinh thần.

Vì vậy chúng ta phải phát triễn những phẩm chất này trong chính chúng ta. Buddha-sati — chánh niệm như Đức Phật — khiến chúng ta thức tỉnh. Cảnh giác đầy đủ khiến chúng ta nhận thức đúng nguyên nhân và kết quả. Cách để phát triễn các phẩm chất này là thực hành phù hợp với bốn khung tham khảo. Điều này sẽ cho phép chúng ta đến với Phật ở mức độ phẩm chất bên trong.

A. Contemplation of the body as a frame of reference. This means being firmly mindful of the body, using mindfulness to wake up the body and mind both by day and by night — sitting, standing, walking, lying down. We use mindfulness and alertness to be fully conscious throughout the body. This is the cause for reaching the Buddha on the level of inner qualities — i.e., reaching the Buddha by oneself and within oneself, without having to depend on anyone else. When you depend on yourself, that's when you're on the right track.

Before focusing mindfulness on the body so as to wake yourself up, you first have to know that there are two ways of looking at the body:

1. The body, i.e., all four physical properties gathered together as a physical object: the earth property, or the solid aspects; the water property, or the liquid aspects; the fire property, or the warm aspects; and the wind property, i.e., such things as the in-and-out breath. When all four of these properties are in harmony, they intermingle and form an aggregate or object we call the body.

2. The body in and of itself — i.e., any one aspect of any of these four properties. For example, we can take the wind property. Focus your mindfulness and alertness on nothing but the wind property and keep them there. You don't have to get involved with any of the other properties. This is called the body in and of itself.

A. Quán tưởng thân như một khung tham khảo. Điều này có nghĩa là quán tưởng thân một cách vững chắc, sử dụng chánh niệm để thức tỉnh thân và tâm cả ngày lẫn đêm — ngồi, đứng, đi, nằm xuống. Chúng ta sử dụng chánh niệm và cảnh giác để ý thức được toàn thân một cách trọn vẹn. Đây là nguyên nhân cho việc đến với Phật ở mức độ phẩm chất bên trong — nghĩa là, đến với Phật bằng chính mình và trong chính mình, không phải nương tựa vào ai khác. Khi bạn nương tựa vào chính mình, đó là khi bạn đi đúng hướng.

Trước khi tập trung chánh niệm vào thân để thức tỉnh bản thân, trước tiên bạn phải biết rằng có hai cách nhìn vào thân:

1. Thân, nghĩa là, cả bốn yếu tố vật lý tụ tập lại với nhau như là một vật thể vật lý: yếu tố đất, hay đặc tính cứng; yếu tố nước, hay đặc tính lỏng; yếu tố lửa, hay đặc tính ấm; và yếu tố gió, tức là những thứ như hơi thở vào-và-ra. Khi cả bốn yếu tố này hòa hợp, chúng đan kết và hình thành một khối hay vật thể mà chúng ta gọi là thân.

2. Thân ở trong và của chính nó — nghĩa là, bất cứ một đặc tính nào của một trong bốn yếu tố này. Ví dụ, chúng ta có thể lấy yếu tố gió. Tập trung chánh niệm và cảnh giác của bạn vào không gì khác ngoài yếu tố gió và giữ chúng ở đó. Bạn không phải quan hệ với các yếu tố kia. Đây gọi là thân ở trong và của chính nó.

From there you can go to wind in and of itself. There are six aspects to the wind property: the breath energy flowing down from the head to the spaces between the fingers and toes; the breath energy flowing from the spaces between the fingers and toes up to the top of the head; the breath forces in the stomach; the breath forces in the intestines; and the in-and-out breath. These six aspects make up the wind property in the body.

When you focus on wind in and of itself, be mindful to keep track of only one of these aspects at a time — such as the in-and-out breath — without worrying about any other aspects of the breath energy. This can be called focusing on wind in itself. The same principle applies to earth in and of itself, water in and of itself, and fire in and of itself.

Từ đó bạn có thể đi vào gió ở trong và của chính nó. Yếu tố gió có sáu đặc tính: năng lượng hơi thở chảy xuống từ đầu đến những khoảng trống giữa các ngón tay và chân; năng lượng hơi thở chảy từ những khoảng trống giữa các ngón tay và chân lên đến đỉnh đầu; lực hơi thở trong bao tử; lực hơi thở trong ruột; và hơi thở vào-và-ra. Sáu đặc tính này làm thành yếu tố gió trong thân.

Khi bạn tập trung vào gió ở trong và của chính nó, chú tâm theo dõi chỉ một trong những đặc tính này mỗi lần — chẳng hạn như hơi thở vào-và-ra — không để ý đến bất cứ đặc tính nào khác của năng lượng hơi thở. Điều này có thể gọi là tập trung vào gió trong chính nó. Cùng nguyên tắc áp dụng cho đất ở trong và của chính nó, nước ở trong và của chính nó, và lửa ở trong và của chính nó.

When you have mindfulness and alertness constantly established in the body, the body in and of itself, wind, fire, earth, or water in and of itself — whichever seems easiest and most comfortable — keep with it as much as possible. When you do this, the body will wake up, for you aren't letting it simply follow its natural course. To bring mindfulness into the body helps keep it awake. The body will feel lighter and lighter as we keep it in mind. Alertness is what enables us to be aware throughout the body. When these two mental qualities enter into the body, the body will feel agile, pliant, and light. In Pali this is called kaya-lahuta. The mind will also be awake and will give rise to knowledge in and of itself through its own "sanditthiko" practice — i.e., the person who does the practice will see the results for him or herself in the here and now.

People who awaken from their slumbers are able to see things and know them. The same holds true for people who practice mindfulness immersed in the body as a frame of reference: They are bound to see the true nature of their own bodies. To penetrate in, knowing and seeing in this way, is to reach the Buddha, Dhamma, and Sangha — which differ only in name, but are one and the same in their essence.

Whoever doesn't practice in this way is asleep, both in body and mind. A person asleep can't see or know anything at all, which is why we can say that people of this sort have yet to reach the Buddha on the level of the inner qualities.

Khi bạn thiết lập được chánh niệm và cảnh giác liên tục trong thân, thân ở trong và của chính nó, gió, lửa, đất, hay nước ở trong và của chính nó — bất cứ cái nào có vẻ dễ nhất và thoải mái nhất — giữ như thế càng nhiều càng tốt. Khi bạn làm như thế này, thân sẽ thức tỉnh, vì bạn không để cho nó đi theo thói quen của nó. Mang chánh niệm vào thân giúp nó luôn tỉnh thức. Thân sẽ cảm thấy nhẹ hơn và nhẹ hơn khi chúng ta còn giữ nó trong tâm. Cảnh giác là điều cho phép chúng ta nhận thức được khắp thân thể. Khi hai phẩm chất tinh thần này nhập vào thân, thân sẽ cảm thấy nhanh nhẹn, uyển chuyển, và nhẹ nhàng. Trong Pali điều này được gọi là kaya-lahuta. Tâm cũng sẽ tỉnh thức và sẽ phát sinh kiến thức tự nội tại qua sự thực hành "sanditthiko" của chính nó — nghĩa là, người thực hành sẽ nhìn thấy kết quả cho chính họ ở đây và ngay bây giờ.

Những người thức tỉnh từ giấc ngủ của họ có thể nhìn thấy mọi thứ và biết chúng. Tương tự như vậy đối với những người thực hành chánh niệm đắm mình vào thân như một khung tham khảo: Họ tất sẽ nhìn thấy bản tánh thật sự của thân họ. Thâm nhập vào, biết và thấy theo cách này, là đến với Phật, Pháp, và Tăng — vốn chỉ khác trên danh nghĩa, nhưng là một và giống nhau trong bản chất.

Bất cứ ai không thực hành theo cách này là đang ngủ mê, cả thân và tâm. Một người ngủ mê không thể nhìn thấy hay biết bất cứ điều gì cả, đó là tại sao chúng ta có thể nói rằng loại người này vẫn chưa đến với Phật ở mức độ phẩm chất bên trong.

B. Contemplation of feelings as a frame of reference. Be mindful of feelings as they arise within you. Feelings are results that come from your own past and present actions. There are three sorts:

1. Feelings of pleasure
2. Feelings of pain
3. Feelings of equanimity.

B. Quán tưởng cảm giác như một khung tham khảo. Chú ý đến cảm giác khi chúng phát sinh trong bạn. Cảm giác là kết quả đến từ những hành động của bạn trong quá khứ và hiện tại. Có ba loại:

1. Cảm giác vui sướng
2. Cảm giác đau khổ
3. Cảm giác bình thản.

To practice contemplation of feelings, be mindful of each of the various kinds of feeling that occur in the body and mind. For instance, sometimes there's physical pleasure but mental distress; sometimes physical pain but mental pleasure; sometimes pleasure both in body and mind; and sometimes pain both in body and mind. So focus in on being mindful of feelings as they arise. Examine them closely. This is called contemplation of feelings.

As for feelings in and of themselves, this means focusing on one type of feeling. For instance, wherever there's pleasure, focus right there, solely on the pleasure. You don't have to get involved with feelings of pain or equanimity. If you're going to focus on pleasure, keep focused right there. Or, if you want, you can focus on equanimity without getting involved with pleasure or pain. Don't let the mind jump around in such a way that any other preoccupations come in and interfere. Keep monitoring the feeling you've chosen until you know its true nature through your own awareness.

Whichever type of feeling is easiest for you to focus on, keep your mindfulness and alertness right there as much as you can. This is what will enable you to awaken from the feelings within you. Whoever does this ranks as having developed the inner quality of "buddha" that is the cause for coming awake.

Để thực hành quán tưởng cảm giác, hảy chú ý đến từng loại cảm giác khác nhau xảy ra trong thân và tâm. Ví dụ, đôi khi có cảm giác vui sướng thể chất nhưng đau khổ tinh thần; đôi khi đau khổ thể chất nhưng vui sướng tinh thần; đôi khi vui sướng cả thân lẫn tâm; và đôi khi đau khổ cả trong thân và tâm. Vì vậy hảy tập trung vào việc quan sát cảm giác khi chúng phát sinh. Xem xét chặc chẽ. Đây gọi là quán tưởng cảm giác.

Đối với cảm giác ở trong và của chính nó, điều này có nghĩa là tập trung vào một loại cảm giác. Ví dụ, bất cứ nơi nào có cảm giác vui sướng, tập trung ngay tại đó, chỉ vào niềm vui. Bạn không phải để ý đến cảm giác đau khổ hay bình thản. Nếu bạn định tập trung vào niềm vui, hảy tập trung ngay tại đó. Hay là, nếu bạn muốn, bạn có thể tập trung vào cảm giác bình thản mà không để ý đến vui sướng hay đau khổ. Đừng để tâm chạy vòng quanh theo cách khiến bất cứ mối bận tâm nào khác đến và xen vào. Tiếp tục theo dõi cảm giác bạn đã chọn cho đến khi bạn biết thật tánh của nó qua sự nhận thức của riêng bạn.

Bất cứ loại cảm giác nào dễ cho bạn tập trung vào, hảy giữ chánh niệm và cảnh giác ngay tại đó đến hết sức bạn. Điều này sẽ cho phép bạn thức tỉnh từ những cảm giác bên trong bạn. Bất cứ ai làm điều này được xem là phát triễn được phẩm chất bên trong của "phật" vốn là nguyên nhân đưa đến giác ngộ.

C. Contemplation of the mind as a frame of reference. Be mindful of the state of your own mind so that you can awaken it from the slumber of its delusions. When your mind awakens, it will be able to see and know the various things occurring in the present. This will enable it to become firmly centered in the factors of concentration and jhana, or mental absorption, which in turn lead to discernment, skilled awareness, and release.

There are three basic states of mind you can focus on:

1. Passion: The mind hankers after sensual objects and sensual moods that color it, making it intoxicated and oblivious to other things. This prevents it from experiencing states that are brighter and clearer.

2. Aversion: The mind at times gets irritated and angry, causing whatever internal goodness it has to deteriorate. Aversion is thus a way in which the mind destroys itself.

3. Delusion: absent-mindedness, forgetfulness, mental darkness, misunderstanding.

C. Quán tưởng tâm như một khung tham khảo. Để ý đến trạng thái tâm của bạn để bạn có thể đánh thức nó từ giấc ngủ ảo tưởng của nó. Khi tâm bạn tỉnh thức, nó sẽ có thể thấy và biết những điều khác nhau xảy ra trong hiện tại. Điều này sẽ cho phép nó trở nên tập trung vững chắc vào các yếu tố của định và thiền jhana, hay là trạng thái thiền định thâm sâu, dẫn đến tuệ phân biệt, nhận thức sâu sắc, và giải thoát.

Có ba trạng thái tâm mà bạn có thể tập trung vào:

1. Đam mê: Tâm khao khát các đối tượng và sắc thái cảm giác đến tô màu nó, làm nó say sưa và quên đi những thứ khác. Điều này ngăn cản nó trải nghiệm những trạng thái sáng hơn và rõ ràng hơn.

2. Ghét bỏ: Tâm đôi khi trở nên bực bội và giận dữ, khiến cho bất cứ điều tốt đẹp nào bên trong nó bị suy thoái. Sự chán ghét vì thế là cách mà tâm tự hủy hoại nó.

3. Ảo tưởng: lơ đểnh, quên lãng, tinh thần tăm tối, hiểu lầm.

These states of mind arise from preoccupations concerning what we like and dislike. If you have mindfulness watching over your mind with every moment, it will enable the mind to awaken and blossom, to know the truth about itself.

Whenever passion arises in the mind, focus on being mindful of the mind in and of itself. Don't focus on the object of the passion. Pay attention solely to the present, and the passion will fade. Or, if you want, you can use other methods to help, by contemplating the object of the passion in certain ways. For example, you can contemplate the unattractiveness of the body, focusing first on the insides of your own body, seeing them as filthy and disgusting. Your mind, which has been attached, will then be able to free itself from the passion in which it is immersed and to become more blooming and bright.

Whenever aversion arises in the mind, focus on being mindful exclusively of the present state of your mind. Don't focus attention on the external object or person that gave rise to the anger and aversion. Anger in the mind is like a burning fire. If you aren't mindful and alert to the state of your own mind, and instead think only of the object or person that incited the anger, it's like setting yourself on fire. All you can do is end up getting burnt. So you shouldn't preoccupy yourself with the outside object. Instead, focus on being mindful and aware of the state of aversion in the mind. When mindfulness reaches full strength, the state of aversion will immediately disband.

Những trạng thái này của tâm phát sinh từ các mối bận tâm liên quan đến những gì chúng ta thích hay không thích. Nếu bạn có chánh niệm theo dõi tâm khắp mọi lúc, nó sẽ cho phép tâm thức tỉnh và nở rộ, biết sự thật về chính nó.

Bất cứ khi nào đam mê phát sinh trong tâm, tập trung vào việc chú ý đến tâm ở trong và của chính nó. Đừng chú ý đến đối tượng của đam mê. Chỉ chú ý đến hiện tại, và đam mê sẽ phai mờ. Hay là, nếu bạn muốn, bạn có thể sử dụng các phương pháp khác để hỗ trợ, bằng cách quán tưởng đối tượng của đam mê theo cách nào đó. Ví dụ, bạn có thể quán tưởng sự không hấp dẫn của thân, trước tiên tập trung vào nội tạng của thân thể của bạn, xem chúng như là dơ bẩn và ghê tởm. Tâm của bạn, vốn bị luyến ái, sẽ có thể tự giải thoát khỏi niềm đam mê và trở nên nở rộ và tươi sáng hơn.

Bất cứ khi nào ác cảm phát sinh trong tâm, tập trung vào việc chú ý đến trạng thái hiện tại của tâm bạn mà thôi. Đừng để ý đến đối tượng bên ngoài hay người đã làm nảy sinh sự giận dữ và ác cảm. Giận dữ trong tâm thì giống như một đám lửa bùng cháy. Nếu bạn không chánh niệm và cảnh giác đến trạng thái tâm của bạn, và thay vào đó chỉ nghĩ đến đối tượng hay người mà đã kích động sự giận dữ, nó giống như tự đốt cháy bản thân. Tất cả mà bạn có thể làm là dập tắt đám lửa. Vì vậy bạn không nên bận tâm đến đối tượng bên ngoài. Thay vào đó, tập trung vào chánh niệm và nhận thức được trạng thái ghét bỏ trong tâm. Khi chánh niệm đạt được sức mạnh trọn vẹn, trạng thái ghét bỏ sẽ tan rã ngay lập tức.

Aversion and anger are like a cover over a fire that lets the fire keep smoldering away, providing heat but no light. If we remove the cover by doing away with the aversion, the light of the fire can brighten the mind. The "light" here is discernment and skilled awareness.

Actually, there's nowhere else that we have to look for goodness other than our own minds. That's how we'll be able to gain the freedom from suffering and stress that is termed citta-vimutti, mental release, i.e., a mind beyond the reach of its preoccupations. This is one way in which we reach the Buddha, Dhamma, and Sangha on the level of inner qualities.

As for states of delusion, in which the mind tends to be absent-minded and forgetful: These come from there being many objects crowding in on the mind. When we find this happening, we should center the mind on a single preoccupation where we can gather strength for our mindfulness and alertness, in the same way that we can take diffused light rays and focus them on a single point. The power of the light is sure to get brighter. In the same way, when we are constantly mindful of the mind and don't let it get involved with various outside perceptions and preoccupations, mindfulness will give rise to a powerful light: skilled awareness. When skilled awareness arises within us, our minds will grow shining bright, and we'll awaken from our slumber of unawareness. We will have attained a quality of secure refuge in our own hearts. We'll know for ourselves and see for ourselves, and this is what will enable us to attain the noble qualities of the transcendent.

Ác cảm và giận dữ giống như nắp đậy ngọn lửa khiến lửa tiếp tục cháy âm ỉ, cung cấp nhiệt nhưng không có ánh sáng. Nếu chúng ta lấy nắp ra bằng cách từ bỏ ác cảm, ánh sáng của ngọn lửa có thể làm sáng tâm. "Ánh sáng" ở đây là tuệ phân biệt và nhận thức sâu sắc.

Thật ra, không nơi nào khác mà chúng ta có thể tìm thấy sự tốt đẹp ngoại trừ tâm của chính mình. Đó là cách chúng ta sẽ có thể đạt được tự do thoát khỏi đau khổ và căng thẳng mà được gọi là citta-vimutti, giải thoát tâm linh, nghĩa là, tâm vượt ra ngoài tầm với của các mối bận tâm của nó. Đây là một cách để chúng ta đến với Phật, Pháp, và Tăng ở mức độ phẩm chất bên trong.

Đối với các trạng thái ảo tưởng, trong đó tâm có khuynh hướng lơ đểnh và quên lãng: Những thứ này đến từ việc có nhiều đối tượng chen chúc trong tâm. Khi chúng ta thấy điều này xảy ra, chúng ta nên tập trung tâm vào một đề mục duy nhất nơi chúng ta có thể tập hợp sức mạnh cho chánh niệm và cảnh giác của chúng ta, tương tự như cách mà chúng ta có thể lấy các tia sáng khuyếch tán và tập trung chúng vào một điểm duy nhất. Năng lực ánh sáng chắc chắn sẽ rực rỡ hơn. Cũng vậy, khi chúng ta liên tục chú ý đến tâm và không để nó quan hệ với các ý tưởng và đề mục bên ngoài, chánh niệm sẽ phát sinh ánh sáng mạnh mẽ: sự nhận thức sâu sắc. Khi nhận thức sâu sắc phát sinh trong chúng ta, tâm của chúng ta sẽ tỏa sáng rực rỡ, và chúng ta sẽ thức tỉnh từ giấc ngủ vô ý thức của mình. Chúng ta sẽ đạt được phẩm chất của sự an trú trong chính trái tim của chúng ta. Chúng ta sẽ biết cho chính mình và thấy cho chính mình, và đây là những gì sẽ cho phép chúng ta đạt được những phẩm chất cao thượng của sự siêu việt.

D. Mental qualities as a frame of reference. Be mindful to focus on the mental qualities that occur in the mind with every moment. Mental qualities are of two basic sorts, good and bad.

1. Bad mental qualities, which obstruct the mind from attaining higher levels of goodness, are called the Hindrances (nivarana), and there are five sorts.

a. Sensual desire: hankering after sensual objects — sights, sounds, smells, tastes, tactile sensations, and ideas that you like and find appealing; and a hankering after sensual moods, such as passion, anger, aversion, and delusion — assuming good to be bad and bad to be good, right to be wrong and wrong to be right. A hankering for any of these things is classed as sensual desire.

b. Malevolence: ill will for people or objects, hoping that they will be destroyed or come to a bad end.

c. Sloth & drowsiness: sleepiness, torpor, lassitude, laziness, and depression.

d. Restlessness & anxiety: being upset at failure in your aims, lacking the mindfulness to put a brake on your worries and concerns.

e. Uncertainty: indecision; doubt about the various things or qualities your are working to develop in your practice.

These five Hindrances are bad mental qualities. If you fall into any of them, you're in the dark — like a person at the bottom of a well who can't see anything on the surface of the earth, can't move around as he likes, can't hear what people at the top of the well are saying, can't see the light of the sun and moon that illumine the earth. In the same way, the Hindrances obstruct us from developing goodness in many, many ways. They close off our ears and eyes, keep us in the dark, put us to sleep.

D. Phẩm chất tinh thần như một khung tham khảo. Tập trung chánh niệm vào những phẩm chất tinh thần xảy ra trong tâm trong mọi khoảnh khắc. Phẩm chất tinh thần có hai loại căn bản, tốt và xấu.

1. Phẩm chất tinh thần xấu, cản trở tâm không đạt được những mức độ tốt lành cao hơn, gọi là Chướng ngại (nivarana), và có năm loại.

a. Ham muốn cảm giác: khao khát các đối tượng gợi cảm — hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác, và những ý tưởng mà bạn thích và thấy hấp dẫn; và khao khát những tâm trạng gây ấn tượng, chẳng hạn như đam mê, giận dữ, ghét bỏ, và ảo tưởng — cho rằng tốt là xấu và xấu là tốt, đúng là sai và sai là đúng. Niềm khao khát bất cứ thứ nào trong số này được xem là ham muốn cảm giác.

b. Ác ý: ý xấu về người hay vật, hy vọng là chúng sẽ bị phá hủy hay dẫn đến kết cuộc xấu.

c. Lười biếng & dã dượi: buồn ngủ, thờ ơ, mệt mỏi, lười biếng và trầm cảm.

d. Bồn chồn & lo âu: bực bội vì thất bại trong mục tiêu của bạn, thiếu chánh niệm để kiềm hảm những lo âu và mối quan ngại của bạn.

e. Không chắc chắn: do dự, nghi ngờ một số điều hay phẩm chất mà bạn đang làm để phát triễn trong sự thực hành của bạn.

Năm Chướng ngại này là những phẩm chất tinh thần xấu. Nếu bạn rơi vào bất cứ thứ nào trong số này, bạn ở trong bóng tối — giống như một người ở đáy giếng không thể thấy được cái gì trên mặt đất, không thể di chuyển như họ thích, không thể nghe những gì người ta đang nói trên miệng giếng, không thể thấy ánh sáng mặt trời và mặt trăng đang chiếu sáng trái đất. Tương tự như vậy, Chướng ngại cản trở chúng ta phát triễn điều tốt đẹp bằng rất nhiều cách. Chúng bịt tai và mắt chúng ta, giữ chúng ta trong bóng tối, ru ngủ chúng ta .

2. This is why we should work at developing the good mental qualities that will awaken us from the slumber of our unawareness. For instance, we should develop the four levels of jhana or mental absorption, which are the tools for suppressing or eliminating all of the Hindrances.

a. The first jhana has five factors. Directed thought: Think about any one of the objects of meditation that exist within you, such as the in-and-out breath. Make the mind one, keep it with the object you are thinking of, and don't let it slip off to anything else: This is called singleness of preoccupation. Evaluation: Carefully observe the object of your meditation until you see its truth. When you are thoroughly aware of the object — this is called alertness — the results will arise within you: pleasure or ease; and rapture — fullness of body and mind.

When mindfulness fills the body like this, the body feels saturated, like soil saturated with moisture: Whatever you plant stays green and fresh. Plants flourish. Birds and other forest animals come to live in their shade. When rain falls, the soil can hold it instead of letting it wash away. A person who has mastered the first jhana is like a holding-place of goodness for other human and celestial beings because jhana and concentration can have a cooling influence not only on oneself, but also on others as well.

When mindfulness and alertness are stay focused on your mind, the mind feels saturated and full with an unadulterated sense of rapture and joy at all times. As for the pleasure and ease that come from the first jhana, they give you a sense of freedom with no worries or concerns for anyone or anything — like a person who has attained enough wealth that he no longer has any worries or concerns about his livelihood, and so can relax in peace.

When you attain the pleasure and ease that come from the first jhana, you are freed from the Hindrances of indecision and restlessness & anxiety. So you should work at developing these factors in your mind until it can stay steadily in jhana. Your heart will then be blooming and bright, giving rise to the light of discernment, or liberating insight. And if you have developed your capabilities enough, then on attaining the first jhana you may gain entry to the transcendent. Some people, though, may go on to the second jhana.

2. Đây là tại sao chúng ta nên làm việc để phát triễn các phẩm chất tinh thần tốt mà sẽ đánh thức chúng ta từ giấc ngủ vô ý thức của chúng ta. Ví dụ, chúng ta nên phát triễn bốn tầng thiền jhana hay là trạng thái thiền định thâm sâu, vốn là công cụ cho việc ngăn chặn hay loại bỏ tất cả các Chướng ngại.

a. Tầng thiền jhana thứ nhất có năm yếu tố. Quán niệm: Nghĩ về một trong những đối tượng của thiền định hiện hữu trong bạn, chẳng hạn như hơi thở vào-và-ra. Làm cho tâm là một, giữ nó với đối tượng bạn đang nghĩ về, và đừng để nó lẻn đi đến cái nào khác: Đây gọi là đề mục duy nhất. Thẩm định: Quan sát đối tượng thiền định của bạn cẩn thận cho đến khi bạn nhìn thấy sự thật của nó. Khi bạn hoàn toàn nhận thức được đối tượng — đây gọi là cảnh giác — kết quả sẽ phát sinh trong bạn: vui sướng hay thanh thản; và an lạc — sự viên mãn của thân và tâm.

Khi chánh niệm lấp đầy thân như vậy, thân cảm thấy bão hòa, giống như đất bão hòa với độ ẩm: Bất cứ cái gì bạn trồng sẽ luôn xanh tươi. Cây mọc sum xuê. Chim và những con thú rừng khác đến sống dưới tàng cây. Khi mưa rơi, đất có thể giữ được nước thay vì để nó trôi đi. Người tinh thông tầng thiền thứ nhất thì giống như một nơi giữ sự tốt lành cho những người khác và chư thiên bởi vì thiền jhana và định có thể có ảnh hưởng tươi mát không chỉ với chính họ, mà còn cho người khác nữa.

Khi chánh niệm và cảnh giác tập trung trong tâm bạn, tâm cảm thấy viên mãn và chứa đầy cảm giác thanh tịnh của sự an lạc và hoan hỉ khắp mọi lúc. Đối với sự vui sướng và thanh thản đến từ tầng thiền jhana thứ nhất, chúng cho bạn cảm giác tự do, không còn lo âu hay quan ngại về bất cứ ai hay bất cứ điều gì — giống như một người đạt được đầy đủ tài sản thì họ không còn bất cứ lo âu hay quan ngại nào về sinh kế của họ nữa, và vì vậy có thể an nghỉ.

Khi bạn đạt được vui sướng và thanh thản đến từ tầng thiền jhana thứ nhất, bạn thoát khỏi những Chướng ngại do dự, bồn chồn & lo âu. Vì vậy bạn nên làm việc để phát triễn các yếu tố này trong tâm cho đến khi nó có thể trụ vững trong thiền jhana. Trái tim của bạn rồi sẽ nở rộ và tươi sáng, làm phát sinh ánh sáng của tuệ phân biệt, hay giải thoát tuệ giác. Và nếu bạn đã phát triễn khả năng của mình đủ, thì khi đạt được tầng thiền jhana thứ nhất bạn có thể bước vào sự siêu việt. Tuy nhiên, vài người có thể đi tiếp lên tầng thiền jhana thứ nhì.

b. The second jhana has three factors: rapture, pleasure, and singleness of preoccupation. The power of the mind gets stronger step by step, so try to keep your mind in that state simply by focusing down and keeping mindfulness firmly established right there. The mind will grow even stronger and this will lead you on to the third jhana.

c. The third jhana has two factors: pleasure and singleness of preoccupation. Keep focusing down through the power of mindfulness and alertness, and you will be able to shed the factor of pleasure and enter the fourth jhana.

d. The fourth jhana has two factors: equanimity and singleness of preoccupation. On this level of jhana, the mind has great strength, based on its strong focus accompanied by mindfulness and alertness. The mind is firm and unmoving — so completely unmoved by past and future that it lets them both go. It keeps track solely of the present, steady and unwavering like the light of a Coleman lantern when there's no wind. When the mind attains the fourth jhana, it gives rise to a brightness: discernment and the skill of liberating insight. This is what enables it to gain understanding into the four Noble Truths, and so to proceed to the transcendent — the truly safe refuge.

b. Tầng thiền jhana thứ nhì có ba yếu tố: an lạc, vui sướng, và đề mục duy nhất. Sức mạnh của tâm trở nên mạnh hơn từng bước, vì vậy hảy cố gắng giữ tâm của bạn trong trạng thái đó đơn giản bằng cách tập trung xuống và giữ chánh niệm trụ vững ngay tại đó. Tâm sẽ phát triễn mạnh hơn và điều này sẽ dẫn bạn lên tầng thiền jhana thứ ba.

c. Tầng thiền jhana thứ ba có hai yếu tố: vui sướng và đề mục duy nhất. Tiếp tục tập trung xuống qua sức mạnh của chánh niệm và cảnh giác, và bạn sẽ có thể gạt bỏ yếu tố vui sướng và bước vào tầng thiền jhana thứ tư.

d. Tầng thiền jhana thứ tư có hai yếu tố: tâm xả và đề mục duy nhất. Ở mức độ thiền jhana này, tâm có sức mạnh tuyệt vời, dựa vào sự tập trung mạnh mẽ của nó đi kèm với chánh niệm và cảnh giác. Tâm vững chắc và không lay chuyển — do đó hoàn toàn không bị lay chuyển bởi quá khứ và tương lai nên nó buông xả cả hai. Nó chỉ theo dõi hiện tại, vững chắc và kiên quyết giống như ánh sáng của chiếc đèn lồng Coleman khi không có gió. Khi tâm đạt đến tầng thiền jhana thứ tư, nó phát sinh ánh sáng: tuệ phân biệt và kỹ năng giải thoát tuệ giác. Đây là những gì cho phép nó đạt được sự hiểu biết về Tứ Diệu Đế, và do đó tiến đến siêu việt — nơi an trú thật sự.

People who have done this experience nothing but an inner brightness and happiness in their hearts, for they dwell with the quality they have given rise to within themselves. They reach the Buddha, Dhamma, and Sangha on the highest level, the level of release or ultimate attainment, a quality free from defilement and mental fermentations.

People who train their hearts in this way have reached the Buddha, Dhamma, and Sangha on the level of inner quality. In other words, they have reached refuge in their own hearts. They have absolutely closed off the route to the realms of deprivation. At the very least, they are destined after death to go to the higher realms of happiness. At best, they will attain nibbana. All of them are certain to attain nibbana within at least seven lifetimes, for they have reached an inner quality that's steady and certain. They won't fall into anything low. Anyone who has yet to attain this quality, though, has an uncertain future.

So if we want the peace and security that the Buddha's teachings has to offer, we should all try to find ourselves a dependable refuge. If you take refuge on the allegorical level, the level of individuals, find people of worth so that your conviction in them will take you to the happy realms. As for refuge on the level of inner qualities, which will really be of substantial value to you, practice so as to give rise to those qualities within yourself.

Những người đã hoàn thành kinh nghiệm này thì không có gì ngoài sự tươi sáng và hạnh phúc trong tim họ, vì họ sống với phẩm chất mà họ đã đạt được trong chính họ. Họ đến với Phật, Pháp, và Tăng ở mức độ cao nhất, mức độ giải thoát hay thành tựu tối thượng, một phẩm chất không có phiền não và ô trược tinh thần.

Những người rèn luyện trái tim của họ theo cách này đã đến với Phật, Pháp, và Tăng ở phẩm chất bên trong. Nói cách khác, họ đã đạt đến nơi trú ẩn trong chính trái tim của họ. Họ hoàn toàn dẹp bỏ con đường đi đến cõi khốn khổ. Ít nhất, sau khi chết họ sẽ đi đến cõi hạnh phúc cao hơn. Tốt nhất, họ sẽ đạt được niết bàn. Tất cả những người này chắc chắn sẽ đạt được niết bàn trong vòng ít nhất là bảy kiếp, vì họ đã đạt đến phẩm chất bên trong vốn ổn định và chắc chắn. Họ sẽ không sa vào cõi thấp nào. Tuy nhiên bất cứ ai chưa đạt được phẩm chất này thì không có tương lai vững chắc.

Vì vậy chúng ta muốn sự bình yên và an toàn mà giáo lý của Đức Phật cống hiến, tất cả chúng ta nên cố gắng tìm cho mình một nơi trú ẩn đáng tin cậy. Nếu bạn quy y ở mức độ tượng trưng, mức độ cá nhân, hảy tìm người xứng đáng để niềm tin của bạn nơi họ sẽ mang bạn đến những cõi hạnh phúc. Còn đối với quy y ở mức độ phẩm chất bên trong, mà sẽ thật sự có giá trị trọng yếu cho bạn, hảy thực hành để làm phát sinh những phẩm chất này trong chính bạn.

To summarize: On the level of inner qualities, the Buddha, Dhamma, and Sangha are all one and the same thing. They differ only in name.

So you should "opanayiko" — bring these qualities into your heart. "Sanditthiko" — When you practice, you'll see them for yourself. "Paccattam" — You'll know them only for yourself. Things that other people know about aren't safe.

If you want peace and refuge that are substantial and sure, you should give rise to them in your own heart. The result will be nibbana, liberation from defilement, from all birth, aging, illness, and death in this world and any world to come.

nibbanam paramam sukham

"Nibbana is the ultimate happiness.
There is no happiness higher."

This is "buddha" on the level of results: freedom from sleep, total Awakening.

And this ends our discussion of the verse on refuge.

Tóm lại: Về mức độ phẩm chất bên trong, Phật, Pháp, và Tăng đều là một và giống nhau. Họ chỉ khác nhau trên danh nghĩa.

Vì vậy bạn nên "opanayiko" — mang những phẩm chất này vào trong tim bạn. "Sanditthiko" — Khi bạn thực hành, bạn sẽ thấy chúng cho chính bạn. "Paccattam" — Bạn sẽ biết chúng chỉ cho chính bạn. Những điều mà người khác biết thì không an toàn.

Nếu bạn muốn sự bình yên và an trú trọng yếu và chắc chắn, bạn nên làm phát sinh chúng trong chính trái tim của bạn. Kết quả sẽ là niết bàn, thoát khỏi phiền não ô trược, khỏi mọi sinh, lão, bệnh, và tử trong thế giới này và thế giới kế tiếp.

nibbanam paramam sukham

"Niết bàn là hạnh phúc tối thượng
Không có hạnh phúc nào cao hơn."

Đây là "phật" ở mức độ kết quả: tỉnh giấc, hoàn toàn Giác ngộ.

Và điều này kết thúc cuộc thảo luận của chúng ta về đoạn thơ nói về quy y.

©1998 Metta Forest Monastery.
The text of this page ("A Refuge in Awakening", by Metta Forest Monastery) is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. To view a copy of the license, visit http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. Transcribed from a file provided by the translator. Last revised for Access to Insight on 2 November 2013.
How to cite this document (a suggested style): "A Refuge in Awakening", by Ajaan Lee Dhammadharo, translated from the Thai by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (BCBS Edition), 2 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/lee/refawake.html .

©1998 Metta Forest Monastery.
Bài viết của trang này ("A Refuge in Awakening - Quy Y Tỉnh Giác", bởi Metta Forest Monaster) được cấp giấy phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. Để xem bản sao giấy phép, hảy truy cập http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Chép lại từ tập tài liệu cung cấp bởi dịch giả. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 2 tháng 11, năm 2013.
Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "A Refuge in Awakening - Quy Y Tỉnh Giác", bởi Ajaan Lee Dhammadharo, dịch từ Thái ngữ bởi Tỳ khưu Thanissaro. Access to Insight (BCBS Edition), ngày 2 tháng 11, năm 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/lee/refawake.html .

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Ba 09-04-2018

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |