Contents

Mục Lục

Introduction  

This book is an introduction to the Buddhist practice of training the heart. It is taken from the talks of Phra Ajaan Lee Dhammadharo, a teacher in the Thai forest tradition of meditation, and is called Food for Thought because it invites the reader to fill in the spaces suggested by the talks — to reflect on how the images and teachings they contain relate to one another and to one's own situation in life.

Two of the talks included here, "Quiet Breathing" and "Centered Within," briefly describe a technique of breath meditation aimed at giving rise to a centered and discerning state of mind. The rest of the talks deal with how to use such a state of mind in dealing with the problems of life: the day-to-day problems of anger, anxiety, disappointment, etc., and the larger problems of aging, illness, and death.

Giới Thiệu  

Quyển sách này là một giới thiệu về sự thực hành rèn luyện tâm trong Phật giáo. Nó được lấy ra từ các bài thuyết giảng của ngài Phra Ajaan Lee Dhammaharo, một thiền sư thuộc Truyền Thống Thiền Lâm Tăng Thái, và được gọi là Món Ăn Tinh Thần hay là Vấn Đề Cần Suy Ngẫm vì nó mời gọi độc giả điền vào chỗ trống đề xuất bởi bài giảng — để suy ngẫm xem những ảnh tượng và giáo lý chứa đựng trong đó liên hệ với nhau như thế nào và với trạng huống của chính mình trong cuộc sống ra làm sao.

Hai trong số các bài giảng được trích ra ở đây, "Thở Yên Lặng" và "Tập Trung Vào Trong," mô tả ngắn gọn kỹ thuật thiền hơi thở nhằm tạo ra trạng thái tập trung và sáng suốt của tâm. Các bài còn lại liên quan đến cách sử dụng trạng thái như vậy để đối phó với các vấn đề của cuộc sống: các vấn đề hàng ngày về sự giận dữ, lo lắng, thất vọng, v.v., và các vấn đề lớn hơn về tuổi già, bệnh tật, và cái chết.

In other words, this is a book concerned less with the techniques of meditation than with its meaning and worth: the questions of why should one train the heart to begin with, what personal qualities are involved in its training, and how to make the best use of it as it becomes trained. Readers interested in more detailed instructions in the techniques of formal meditation can find them in Ajaan Lee's other books — especially Keeping the Breath in Mind and Inner Strength — although it is wise to reflect on the sorts of questions raised by this book before actually sitting down to the practice.

The talks translated here are actually reconstructions of Ajaan Lee's talks made by two of his followers — a nun, Arun Abhivanna, and a monk, Phra Bunkuu Anuvaddhano — based on notes they made while listening to him teach. Some of the reconstructions are fairly fragmentary and disjointed, and in presenting them here I have had to edit them somewhat, cutting extraneous passages, expanding on shorthand references to points of formal doctrine, and filling in gaps by collating passages from different talks dealing with the same topic. Aside from changes of this sort, though, I have tried my best to convey both the letter and spirit of Ajaan Lee's message.

Nói cách khác, đây là quyển sách ít liên quan đến kỹ thuật thiền hơn là ý nghĩa và giá trị của nó: câu hỏi tại sao ta nên rèn luyện trái tim để bắt đầu, những phẩm chất cá nhân nào có liên quan đến sự rèn luyện nó, và làm thế nào để sử dụng nó tốt nhất khi nó trở nên thuần thục. Độc giả quan tâm đến hướng dẫn chi tiết hơn trong kỹ thuật thiền định có thể tìm thấy chúng trong các quyển sách khác của Ajaan Lee — nhất là Giữ Hơi Thở Trong TâmSức Mạnh Nội Tâm — mặc dù tốt hơn là suy ngẫm về loại câu hỏi nêu ra bởi quyển sách này trước khi thật sự ngồi xuống thực hành.

Các bài thuyết giảng được dịch ở đây thật ra là sự tái tạo những bài thuyết giảng của Ajaan Lee thực hiện bởi hai đệ tử của ngài — ni sư Arun Abhivanna, và sư Phra Bunkuu Anuvaddhano — dựa vào những ghi chép của họ khi nghe ngài giảng. Vài bài ghi chép bị đứt đoạn và rời rạc, nên khi trình bày chúng ở đây tôi phải chỉnh sửa đôi chút, cắt bỏ những đoạn dư thừa, triễn khai những tham chiếu viết tắt đến các điểm của học thuyết chính thức, và điền vào chỗ trống bằng cách đối chiếu các đoạn văn từ những bài thuyết giảng khác liên quan đến cùng đề mục. Tuy nhiên, ngoài những thay đổi kiểu này, tôi đã cố gắng hết sức để chuyển đạt cả văn tự lẫn tinh thần trong thông điệp của Ajaan Lee.

I have also tried to keep the use of Pali words in the translation to a minimum. In all cases where English equivalents have been substituted for Pali terms, I have chosen to convey the meanings Ajaan Lee gives to these terms in his writings, even when this has meant departing from the interpretations given to these terms by scholars. A few Pali terms, though, have no adequate English equivalents, so here is a brief glossary of the ones left untranslated or unexplained in this book:

Arahant: A person who has gained liberation from mental defilement and the cycle of death and rebirth.

Brahma: An inhabitant of the heavens of form and formlessness corresponding to the levels of meditative absorption in physical and non-physical objects.

Buddho: Awake; enlightened. An epithet of the Buddha.

Dhamma (Dharma): The truth in and of itself; the right natural order of things. Also, the Buddha's teachings on these topics and the practice of those teachings aimed at realizing the true nature of the mind in and of itself.

Kamma (Karma): Intentional acts, which create good or bad results in accordance with the quality of the intention. Kamma debts are the moral debts one owes to others for having caused them hardships or difficulties.

Nibbana (Nirvana): Liberation; the unbinding of the mind from mental defilement and the cycle of death and rebirth. As this term refers also to the extinguishing of fire, it carries connotations of stilling, cooling, and peace. (According to the physics taught at the time of the Buddha, a burning fire seizes or adheres to its fuel; when extinguished, it is unbound.)

Sangha: The followers of the Buddha who have practiced his teachings at least to the point of gaining entry to the stream to Liberation. To take refuge in the Buddha, Dhamma, and Sangha means to take them as the guide in one's search for happiness and to make the effort to give rise to their qualities within oneself.

My hope is that the teachings in this book will serve as more than just food for thought, and that they will inspire you to search for the inner worth and happiness that come with the practice of training the heart.

Thanissaro Bhikkhu
(Geoffrey DeGraff)
January, 1989

Tôi cũng cố gắng giữ cho việc sử dụng từ Pali trong bản dịch ở mức tối thiểu. Trong trường hợp mà từ Anh ngữ tương đương được thay thế cho từ ngữ Pali. tôi đã chọn để chuyển đạt những ý nghĩa mà Ajaan Lee đặt ra cho những từ ngữ này trong các tác phẩm của ngài, mặc dù khi điều này có nghĩa là xa rời khỏi những giải thích về các từ ngữ này bởi các học giả. Tuy nhiên, một vài từ Pali không có từ Anh ngữ tương đương đủ, nên đây là bảng phụ lục ngắn gọn về những từ không được chuyển dịch hay không giải thích trong quyển sách này:

Arahant: A-la-hán. Người đã đạt được giải thoát khỏi phiền não ô trược tinh thần và luân hồi sinh tử.

Brahma: Phạm Thiên. Chư thiên ở cõi trời sắc và vô sắc tương ứng với mức độ định lực trong các đối tượng thể chất và phi thể chất.

Buddho: Thức tỉnh; giác ngộ. Một biểu tượng của Đức Phật.

Dhamma (Dharma): Pháp. Sự thật ở trong và của chính nó; trật tự đúng và tự nhiên của vạn vật. Cũng là, giáo lý của Đức Phật về những chủ đề này và sự thực hành giáo lý đó nhằm mục đích nhận ra bản tánh thật sự của tâm ở trong và của chính nó.

Kamma (Karma): Nghiệp. Những hành động có chủ ý, tạo ra những kết quả tốt và xấu phù hợp với phẩm chất của ý định. Nghiệp báo là những món nợ tinh thần mà người ta mắc nợ người khác vì đã gây ra gian khổ hay khó khăn cho họ.

Nibbana (Nirvana): Niết bàn. Giải thoát; tháo gỡ tâm khỏi phiền não ô trược tinh thần và luân hồi sinh tử. Vì từ này cũng đề cập đến sự dập tắt lửa, nó bao hàm ý nghĩa tĩnh lặng, mát mẻ, và bình an. (Theo vật lý học vào thời Đức Phật, ngọn lửa cháy nắm bắt hay bám theo nhiên liệu của nó; khi được dập tắt, nó không bị ràng buộc.)

Sangha: Tăng đoàn. Môn đệ của Đức Phật, họ đã thực hành giáo lý của ngài ít nhất là đạt đến mức nhập vào dòng suối chảy đến Niết bàn. Quy y Phật, Pháp, và Tăng có nghĩa là xem họ như là người hướng dẫn trong việc mưu cầu hạnh phúc và nỗ lực để làm phát sinh phẩm chất của họ trong chính mình.

Hy vọng của tôi là những lời dạy trong quyển sách này sẽ phục vụ nhiều hơn là chỉ là món ăn tinh thần, và chúng sẽ truyền cảm hứng cho bạn trong việc đi tìm giá trị nội tâm và hạnh phúc đến từ sự thực hành rèn luyện trái tim.

Tỳ Khưu Thanissaro
(Geoffrey DeGraff)
Tháng Giêng, năm 1989

Taking The Long View  

August 4, 1957

Most of us tend to concern ourselves only with short, small, and narrow things. For instance, we think that there isn't much to human life — we're born and then we die — so we pay attention only to our stomachs and appetites. There's hardly anyone who thinks further than that, who thinks out past death. This is why we're short-sighted and don't think of developing any goodness or virtues within ourselves, because we don't see the truth and the extremely important benefits we'll gain from these things in the future.

Actually, the affairs of each person are really long and drawn out, and not at all short. If they were short, we'd all know where we came from and how we got where we are. The same would hold true for the future: If our affairs were really a short story, we'd know where we're going and what we'll be after death.

Có Tầm Nhìn Xa  

Ngày 4 tháng 8, năm 1957

Đa số chúng ta có khuynh hướng chỉ quan tâm đến những điều nhỏ nhặt và hẹp hòi. Ví dụ, chúng ta nghĩ rằng đời sống nhân loại không có gì nhiều — chúng ta sinh ra và rồi chúng ta chết đi — vì vậy chúng ta chỉ để ý đến bao tử và lòng thèm ăn ngon của mình. Hiếm có ai nghĩ xa hơn thế, nghĩ xa hơn cái chết. Đây là tại sao chúng ta thiển cận và không nghĩ đến việc phát triễn bất cứ điều thiện hay đức hạnh nào trong chính mình, bởi vì chúng ta không nhìn thấy sự thật và những lợi ích cực kỳ quan trọng mà chúng ta sẽ có được từ những điều này trong tương lai.

Trên thực tế, cuộc đời của mỗi người thì thật sự lâu và dài lê thê, không hề ngắn ngủi. Nếu chúng ngắn, chúng ta đều sẽ biết chúng ta đến từ đâu và làm thế nào chúng ta đến được chỗ này. Tương tự như vậy đối với tương lai: Nếu cuộc đời của chúng ta thật sự là một câu chuyện ngắn, chúng ta sẽ biết chúng ta sẽ đi đến đâu và sẽ là gì sau khi chết.

But the truth of the matter is that almost no one knows these things about themselves. The only ones who do know are those whose minds are strong in goodness and virtue, and who have developed purity to the point where they gain the intuitive understanding that enables them to see where they've come from and where they're going. These people have the inner eye, which is why they are able to see things past and future. Sometimes they can see not only their own, but also other people's affairs. This is what makes them realize the hardships and difficulties suffered by human beings and other living beings born into this world. They see the cycle of birth, aging, illness, and death. They see their past lives, both good and bad, and this makes them feel a sense of dismay and dispassion, disenchanted with the idea of ever being born again. As a result, they try to develop their goodness and virtues even further so that they can reduce the number of times they'll have to be reborn. For example, stream-winners — those who have entered the stream to Liberation (nibbana) — will be reborn at most only seven more times and then will never have to be reborn again. Once-returners will be reborn in the human world only once more, while non-returners will be reborn in the Brahma worlds and gain Liberation there.

As for stream-winners, even though they have to be reborn, they're reborn in secure places. They aren't reborn in states of deprivation, such as the realms of hungry shades, angry demons, or common animals. They're reborn as human beings, but as special human beings, not like the rest of us. How are they special? They have few defilements in their hearts, not thick defilements like ordinary people. They have a built-in sense of conscience and scrupulousness. Even though they may do wrong from time to time, they see the damage it does and feel a sense of shame, so that they won't want their various defilements to lead them into doing wrong ever again.

Nhưng sự thật của vấn đề là hầu như không ai biết những điều này về chính họ. Những người biết chỉ là những người có tâm mạnh mẽ hướng về điều thiện và đức hạnh, và người đã phát triễn sự thanh tịnh đến mức họ đạt được sự hiểu biết trực giác cho phép họ thấy họ đến từ đâu và sẽ đi về đâu. Những người này có con mắt nội tâm, đó là tại sao họ có thể nhìn thấy mọi thứ trong quá khứ và tương lai. Đôi khi họ có thể nhìn thấy không chỉ riêng của họ mà còn là cuộc đời của người khác. Đây là những gì khiến họ nhận ra gian khổ và khó khăn chịu đựng bởi loài người và các chúng sinh khác sinh ra trong thế giới này. Họ nhìn thấy luân hồi sinh, lão, bệnh, và tử. Họ thấy những cuộc sống trong quá khứ của họ, cả tốt lẫn xấu, và điều này khiến họ cảm thấy khiếp đảm và thất vọng, không bao giờ muốn taí sinh trở lại. Kết quả là, họ cố gắng phát triễn điều thiện và đức hạnh của họ thêm nữa để họ có thể giảm thiểu số lần sẽ phải tái sinh. Ví dụ, bậc Nhập Lưu — những ai đã bước vào dòng suối chảy đến Giải thoát (Niết bàn) — sẽ chỉ tái sinh nhiều nhất là thêm bảy lần và sau đó sẽ không bao giờ phải tái sinh nữa. Bậc Nhất Lai sẽ tái sinh vào thế giới loài người chỉ một lần nữa, trong khi bậc Bất Lai sẽ tái sinh vào cõi Phạm Thiên và đạt giải thoát ở đó.

Đối với bậc Nhập Lưu, mặc dù họ phải tái sinh, họ được tái sinh ở những nơi an toàn. Họ không bị tái sinh trong trạng thái khốn khổ, chẳng hạn như cõi ngã quỷ, quỷ dử (A-tu-la), hay thú vật. Họ được tái sinh làm người, nhưng là những người đặc biệt, chứ không như đa số chúng ta. Họ đặc biệt như thế nào? Họ có ít phiền não ô trược trong trái tim họ, không dầy đặc phiền não ô trược như người thường. Họ có đầy đủ lương tâm và thận trọng. Mặc dù thỉnh thoảng họ có thể làm sai, họ nhìn thấy sự nguy hại của nó và cảm thấy xấu hổ, vì vậy họ sẽ không để phiền não ô trược dẫn họ vào việc làm sai quấy thêm lần nào nữa.

People disenchanted with rebirth make an extra effort to build up their virtues so that they won't have to come back and be reborn. If you want to cut down the number of times you'll take rebirth, you should steadily increase your inner quality and worth. In other words, make your heart clean and bright with generosity, moral virtue, and meditation. Keep your thoughts, words, and deeds at equilibrium, secluded from evil both inside and out. If you have no vices in word and deed, that's called being secluded from outside evil. If your mind is firmly centered in concentration and free from obstructing distractions, that's called being secluded from inside evil. This way you can be at peace and at ease both within and without. As the Buddha said, "Happy is the person content in seclusion."

When this kind of seclusion arises in the mind, all sorts of worthwhile qualities will come flowing in without stop. The heart will keep growing higher and higher, until it no longer wants anything at all. If you used to eat a lot, you won't want to eat a lot. If you used to eat in moderation, there'll be times when you won't want to eat at all. If you used to talk a lot, you won't want to talk a lot. If you used to sleep a lot, you'll want to sleep only a little. However you live, the heart will be entirely happy, with no more danger to fear from anyone. This is how you cut down the number of times you'll take rebirth.

Người không muốn tái sinh thì nỗ lực rất nhiều để vun bồi đức hạnh để họ sẽ không phải quay trở lại và tái sinh. Nếu bạn muốn giảm thiểu số lần tái sinh, bạn nên kiên trì gia tăng phẩm chất bên trong và phẩm cách của bạn. Nói cách khác, làm cho trái tim của bạn thanh tịnh và sáng suốt với lòng rộng lượng, tinh thần đạo đức, và thiền định. Giữ ý tưởng, lời nói, và việc làm của bạn cho quân bình, tách biệt khỏi điều ác cả trong lẫn ngoài. Nếu bạn không có tánh xấu trong lời nói và hành động, đó gọi là tách biệt khỏi điều ác bên ngoài. Nếu tâm của bạn tập trung vững vàng trong định và không bị cản trở bởi sự xao lãng, đó gọi là tách biệt khỏi điều ác bên trong. Bằng cách này bạn có thể được bình an và thanh thản cả trong lẫn ngoài. Như Đức Phật nói, "Hạnh phúc là người hài lòng với sự ẩn dật."

Khi sự ẩn dật này phát sinh trong tâm, mọi loại phẩm chất giá trị sẽ tuôn chảy vào không ngừng. Trái tim sẽ tiếp tục phát triễn cao hơn và cao hơn, cho đến khi nó không còn muốn điều gì cả. Nếu bạn thường ăn nhiều, bạn sẽ không muốn ăn nhiều. Nếu bạn thường ăn vừa phải, sẽ có lúc bạn không muốn ăn chút nào. Nếu bạn thường nói nhiều, bạn sẽ không muốn nói nhiều. Nếu bạn thường ngủ nhiều, bạn sẽ chỉ muốn ngủ một chút. Dù bạn sống như thế nào, trái tim sẽ hoàn toàn hạnh phúc, không còn nguy hiểm để sợ hãi bất cứ ai. Đây là cách bạn giảm thiểu số lần bạn sẽ tái sinh.

If you see any areas in which you're still lacking in inner worth, you should try to fill in the lack right away. Be steady in your practice of meditation and make your mind clear, free from the distractions that will drag it down into the dirt. Dirt is where animals live — pigs, dogs, ducks, chickens, and cows. It's no place for human beings. If you're really a human being, you have to like living in clean places, free from danger and germs. This is why the Buddha praised seclusion as the well-spring of happiness. So try to find a secluded spot for yourself to stay within the mind, secluded from hindering distractions. Make your mind as bright as a jewel, and don't let temptation come along and try to trade garbage for the good things you've got. You have to be mindful at all times, so don't let yourself be absent-minded or forgetful.

Nếu bạn thấy bất cứ lĩnh vực nào mà bạn vẫn còn thiếu sót giá trị nội tâm, bạn nên cố gắng lấp đầy sự thiếu sót ngay lập tức. Hảy kiên trì trong việc hành thiền của bạn và làm cho tâm bạn rõ ràng, thoát khỏi sự xao lãng mà sẽ kéo nó xuống bùn lầy. Bùn lầy là nơi thú vật sống — heo, chó, vịt, gà, và bò. Nó không phải là nơi ở cho loài người. Nếu bạn thật sự là người, bạn phải thích sống ở nơi sạch sẽ, không có nguy hiểm và vi trùng. Đây là tại sao Đức Phật ca tụng ẩn dật là suối nguồn của hạnh phúc. Vì vậy hảy cố gắng tìm một nơi ẩn dật cho chính mình để an trú trong tâm, tách biệt khỏi những phiền nhiễu gây trở ngại. Làm cho tâm bạn sáng như viên ngọc, và đừng để cám dỗ đến tìm cách trao đổi rác rưởi từ những điều tốt đẹp bạn đã có. Bạn phải chánh niệm khắp mọi lúc, vì vậy đừng để bản thân bị lơ đểnh hay quên lãng.

If your mind doesn't stay with your body in the present, all sorts of evil things — all sorts of distractions — will come flowing in to overwhelm it, making it fall away from its inner worth, just as a vacant house is sure to become a nest of spiders, termites, and all sorts of animals. If you keep your mind firmly with the body in the present, you'll be safe. Like a person on a big ship in the middle of a smooth sea free from wind and waves: Everywhere you look is clear and wide open. You can see far. Your eyes are quiet with regard to sights, your ears quiet with regard to sounds, and so on with your other senses. Your mind is quiet with regard to thoughts of sensuality, ill will, and harm. The mind is in a state of seclusion, calm and at peace. This is where we'll let go of our sense of "me" and "mine," and reach the further shore, free from constraints and bonds.

Nếu tâm bạn không ở cùng với thân bạn trong hiện tại, mọi sự xấu xa — mọi phiền nhiễu — sẽ tuôn đến áp đảo nó, khiến nó rơi ra khỏi giá trị nội tâm của nó, giống như căn nhà trống chắc chắn sẽ trở thành tổ của nhện, mối, và mọi loại thú vật. Nếu bạn giữ tâm mình vững chắc với thân trong hiện tại, bạn sẽ được an toàn. Giống như một người ở trên chiếc thuyền lớn giữa biển êm ả không có sóng gió: Bất cứ nơi nào bạn nhìn đều rõ ràng và rộng mở. Bạn có thể nhìn xa. Mắt bạn yên tĩnh đối với hình ảnh, tai bạn yên tĩnh đối với âm thanh, và tương tự như vậy với các giác quan khác của bạn. Tâm bạn yên tĩnh đối với cảm xúc, ý xấu, và nguy hại. Tâm ở trong trạng thái ẩn dật, điềm tĩnh và bình an. Đây là nơi chúng ta sẽ buông xả ý thức của chúng ta về "tôi" và "của tôi," và đạt đến bờ xa hơn, thoát khỏi sự hạn chế và ràng buộc.

An Inner Mainstay  

August 28, 1957

Normally, our hearts can hardly ever sit still. They have to think about all kinds of thoughts and ideas, both good and bad. When good things happen, we keep them to think about. When bad things happen, we keep them to think about. When we succeed or fail at anything, we keep it to think about. This shows how impoverished the mind is. When it thinks about things it likes, it develops sensual craving. When it thinks about things that are possible, it develops craving for possibilities. When it thinks about things that are impossible, it develops craving for impossibilities, all without our realizing it. This is called unawareness. It's because of this unawareness that we have thoughts, judgments, and worries that form the well-spring for likes, dislikes, and attachments.

Sometimes the things we think about can come true in line with our thoughts; sometimes they can't. While there's at least some use in thinking about things that are possible, we like to go to the effort of thinking about things that are out of the question. I.e., when certain things are no longer possible, we still hold onto them to the point where we feel mistreated or depressed. We keep trying to get results out of things that can no longer be. When our hopes aren't satisfied, we latch onto our dissatisfaction; when they are satisfied, we latch onto our satisfaction. This gives rise to likes and dislikes. We latch onto thoughts of the future and thoughts of the past. Most of us, when we succeed at something, latch onto our happiness. When we don't succeed, we latch onto our disappointment. Sometimes we latch onto things that are good — although latching onto goodness leaves us some way to crawl along. Sometimes we actually latch onto things that are clearly bad.

Trụ Cột Nội Tâm  

Ngày 28 tháng 8, năm 1957

Thông thường, trái tim của chúng ta khó có thể ngồi yên. Nó phải nghĩ về mọi loại tư tưởng và ý kiến, cả tốt lẫn xấu. Khi điều tốt xảy ra, chúng ta luôn để cho nó suy nghĩ. Khi điều xấu xảy ra, chúng ta luôn để cho nó suy nghĩ. Khi chúng ta thành công hay thất bại về bất cứ điều gì, chúng ta luôn để cho nó suy nghĩ. Điều này cho thấy tâm khốn khổ làm sao. Khi nó nghĩ về điều gì nó thích, nó phát triễn lòng ham muốn khoái cảm. Khi nó nghĩ về điều gì có thể thực hiện, nó phát triễn lòng ham muốn thực hiện. Khi nó nghĩ về điều gì không thể thực hiện, nó phát triễn lòng ham muốn điều không thể thực hiện, mà chúng ta không hề hay biết. Đây gọi là sự vô ý thức. Vì sự vô ý thức này mà chúng ta có tư tưởng, phán xét, và lo lắng từ đó hình thành suối nguồn của sự thích, không thích, và chấp thủ.

Đôi khi những thứ chúng ta suy nghĩ có thể trở thành sự thật phù hợp với ý tưởng của chúng ta; đôi khi không thể. Trong khi có ít nhất là vài điều hữu dụng trong việc nghĩ về những thứ có thể thực hiện, chúng ta có khuynh hướng nghĩ về những thứ nằm ngoài tầm truy cứu. Tức là, khi những thứ chắc chắn không còn có thể thực hiện, chúng ta vẫn bám vào chúng đến mức chúng ta cảm thấy bị ngược đãi hay chán nản. Chúng ta tiếp tục cố gắng để có kết quả từ những thứ không còn có thể có được. Khi ước vọng của chúng ta không được thỏa mãn, chúng ta bám vào sự bất mãn của mình; khi chúng được thỏa mãn, chúng ta bám vào sự thỏa mãn của mình. Điều này làm phát sinh thích và không thích. Chúng ta bám vào những suy nghĩ về tương lai và suy nghĩ về quá khứ. Đa số chúng ta, khi thành công về điều gì đó, bám vào niềm vui sướng của mình. Khi không thành công, chúng ta bám vào sự thất vọng của mình. Đôi khi chúng ta bám vào những điều tốt — mặc dù bám vào điều tốt để lại cho chúng ta một vài cách khiến ta bị chậm lại. Đôi khi chúng ta thật sự bám vào những điều rõ ràng là xấu.

This is what made the Buddha feel such pity for us human beings. In what way? He pitied our stupidity in not understanding what suffering is. We know that red ants can really hurt when they bite us, yet we go stick our heads in a red ant nest and then sit around in pain and torment. What good do we get out of it?

When we see good or bad sights with our eyes, we latch onto them. When we hear good or bad sounds with our ears, we latch onto them. When we smell good or bad odors, taste good or bad flavors, feel good or bad sensations, or think good or bad thoughts, we latch onto them — so we end up all encumbered with sights dangling from our eyes, sounds dangling from both of our ears, odors dangling from the tip of our nose, flavors dangling from the tip of our tongue, tactile sensations dangling all over our body, and thoughts dangling from our mind. This way, sights are sure to close off our eyes, sounds close off our ears, odors close off our nostrils, flavors close off our tongue, tactile sensations close off our body, and thoughts close off our mind. When our senses are completely closed off in this way, we're in the dark — the darkness of unawareness — groping around without finding the right way, unable to go any way at all. Our body is weighed down and our mind is dark. This is called harming yourself, killing yourself, destroying your own chances for progress.

Đây là điều khiến Đức Phật cảm thấy thương hại cho loài người chúng ta. Như thế nào? Ngài thương hại sự ngu xuẩn của chúng ta trong việc không hiểu đau khổ là gì. Chúng ta biết kiến lửa có thể làm chúng ta đau khi bị nó cắn, thế mà chúng ta cứ đút đầu vào tổ kiến lửa và sau đó ngồi chịu đựng đau đớn. Chúng ta có được lợi ích gì?

Khi chúng ta nhìn thấy những hình ảnh đẹp hay xấu bằng mắt chúng ta, chúng ta bám vào chúng. Khi chúng ta nghe những âm thanh hay hay dở bằng tai chúng ta, chúng ta bám vào chúng. Khi chúng ta ngửi mùi thơm hay thối, nếm hương vị ngon hay dở, cảm xúc tốt hay xấu, hay suy nghĩ về điều tốt hay xấu, chúng ta bám vào chúng — vì vậy chúng ta kết cuộc đều bị ràng buộc bởi hình ảnh treo lủng lẳng trước mắt chúng ta, âm thanh treo lủng lẳng trong hai tai chúng ta, mùi treo lủng lẳng trên chóp mũi chúng ta, hương vị treo lủng lẳng từ đầu lưỡi chúng ta, cảm giác xúc giác treo lủng lẳng khắp thân chúng ta, và ý tưởng treo lủng lẳng trong tâm chúng ta. Bằng cách này, chắc chắn hình ảnh sẽ che phủ mắt chúng ta, âm thanh che phủ tai chúng ta, mùi che phủ lỗ mũi chúng ta, hương vị che phủ lưỡi chúng ta, cảm giác xúc giác che phủ thân chúng ta, và ý tưởng che phủ tâm chúng ta. Khi các giác quan của chúng ta hoàn toàn bị che phủ theo cách này, chúng ta ở trong bóng tối — bóng tối của sự vô ý thức — lần mò đi mà không tìm thấy con đường đúng, không thể đi đâu cả. Thân chúng ta chĩu nặng và tâm chúng ta đen tối. Đây gọi là tự làm hại mình, tự giết mình, hủy hoại cơ hội tiến bước của chính mình.

Thoughts are addictive, and especially when they're about things that are bad. We remember them long and think of them often. This is delusion, one of the camp-followers of unawareness. For this reason, we have to drive this kind of delusion from our hearts by making ourselves mindful and alert, fully conscious with each in-and-out breath. This is what awareness comes from. When awareness arises, discernment arises as well. If awareness doesn't arise, how will we be able to get rid of craving? When awareness arises, craving for sensuality, craving for possibilities, and craving for impossibilities will all stop, and attachment won't exist. This is the way of the Noble Path.

Most of us tend to flow along in the direction of what's bad more than in the direction of what's good. When people try to convince us to do good, they have to give us lots of reasons, and even then we hardly budge. But if they try to talk us into doing bad, all they have to do is say one or two words and we're already running with them. This is why the Buddha said, "People are foolish. They like to feed on bad preoccupations." And that's not all. We even feed on things that have no truth to them at all. We can't be bothered with thinking about good things, but we like to keep clambering after bad things, trying to remember them and keep them in mind. We don't get to eat any meat or sit on any skin, and yet we choke on the bones.

Tư tưởng là chất gây nghiện, và nhất là khi chúng là suy nghĩ về những điều xấu. Chúng ta nhớ chúng lâu và nghĩ về chúng thường xuyên. Đây là ảo tưởng, một trong những gia binh của vô ý thức. Vì lý do này, chúng ta phải đuổi loại ảo tưởng này ra khỏi tim của chúng ta bằng cách làm cho chúng ta chánh niệm và cảnh giác, ý thức trọn vẹn với từng hơi thở vào-và-ra. Đây là cội nguồn của nhận thức. Khi nhận thức phát sinh, tuệ phân biệt cũng phát sinh. Nếu nhận thức không phát sinh, làm thế nào chúng ta có thể loại bỏ ham muốn? Khi nhận thức phát sinh, ham muốn cảm xúc, ham muốn sự có thể, và ham muốn sự không thể đều sẽ chấm dứt, và chấp thủ sẽ không tồn tại. Đây là con đường của Đạo Cao thượng.

Đa số chúng ta có khuynh hướng đi theo hướng xấu hơn là theo hướng tốt. Khi người ta cố gắng thuyết phục chúng ta làm điều tốt, họ phải cho chúng ta rất nhiều lý do, và thậm chí sau đó chúng ta vẫn không nhúc nhích. Nhưng nếu họ thử dụ chúng ta làm điều xấu, họ chỉ cần nói một hai câu là chúng ta chạy theo họ rồi. Đây là tại sao Đức Phật nói, "Người ta ngu xuẩn. Họ ưa thích các mối bận tâm xấu." Và chưa hết. Chúng ta thậm chí ưa thích những thứ không có thật gì cả. Chúng ta không thể để tâm đến việc nghĩ về điều tốt, nhưng chúng ta thích đuổi theo điều xấu, cố gắng ghi nhớ chúng và giữ chúng trong tâm. Chúng ta không ăn được miếng thịt nào hay ngồi với da, thế mà chúng ta bị hóc xương.

"We don't get to eat any meat:" This means that we gather up imaginary things to think about, but they don't bring us any happiness. A person who opens his mouth to put food in it at least gets something to fill up his stomach, but a person who clambers around with his mouth open, craning his neck to swallow nothing but air: That's really ridiculous. His stomach is empty, without the least little thing to give it weight. This stands for thoughts that have no truth to them. We keep searching them out, gathering them up, and elaborating on them in various ways without getting any results out of them at all, aside from making ourselves restless and distracted. We never have any time to sit still in one place, and instead keep running and jumping around until the skin on our rears has no chance to make contact anywhere with a place to sit down. This is what is meant by, "We don't get to sit on any skin." We can't lie down, we can't stay seated — even though our bodies may be seated, our minds aren't seated there with them. We don't get to eat any meat and instead we choke on the bones. We try to swallow them, but they won't go down; we try to cough them up, but they won't come out.

When we say, "We choke on the bones," this refers to the various bad preoccupations that get stuck in the heart. The "bones" here are the five Hindrances.

"Chúng ta không ăn được miếng thịt nào:" Điều này có nghĩa là chúng ta gom góp giả tưởng lại để suy nghĩ, nhưng chúng không mang đến cho chúng ta hạnh phúc nào. Một người há miệng ra để đút thức ăn vào thì ít nhất có gì để lấp đầy bụng, nhưng một người với đôi tay lúng túng thì dù miệng há ra, cổ ngửng lên để nuốt nhưng không được gì ngoài không khí: Thật là nực cười. Bụng ông ta trống rỗng, không có chút gì để cho nó nặng hơn. Điều này ám chỉ những tư tưởng không có giá trị. Chúng ta tiếp tục tìm kiếm chúng, nắm giữ chúng, và nghiên cứu chúng theo nhiều cách mà không nhận được kết quả nào từ chúng, ngoài việc làm cho chúng ta bồn chồn và mất tập trung. Chúng ta không bao giờ có thì giờ để ngồi yên một chỗ, và thay vào đó tiếp tục chạy lung tung khiến da mông chúng ta không có cơ hội chạm vào chỗ nào để ngồi xuống. Đây là ý nghĩa của câu "Chúng ta không được ngồi với da." Chúng ta không thể nằm xuống, chúng ta không thể ngồi yên — mặc dù thân chúng ta có thể ngồi, tâm chúng ta không ngồi đó với nó. Chúng ta không ăn được miếng thịt nào thế mà chúng ta bị hóc xương. Chúng ta cố gắng nuốt chúng, nhưng chúng không trôi xuống; chúng ta cố gắng khạc chúng ra, nhưng chúng sẽ không ra.

Khi chúng ta nói, "Chúng ta bị hóc xương," điều này đề cập đến nhiều mối bận tâm xấu bị mắc kẹt trong tim. "Xương" ở đây là năm Chướng ngại.

(1) Sensual desire: The mind gets carried away with things it likes.

(2) Ill will: Things that displease us are like bones stuck in the heart. The mind fastens on things that are bad, on things we dislike, until we start feeling animosity, anger, and hatred. Sometimes we even gather up old tasteless bones that were thrown away long ago — like chicken bones that have been boiled to make stock: The meat has fallen off, the flavor has been boiled away, and all that's left are the hard, brittle bones they throw to dogs. This stands for old thoughts stretching back 20 to 30 years that we bring out to gnaw on. Look at yourself: Your mind is so impoverished that it has to suck on old bones. It's really pitiful.

(3) Torpor & lethargy: When the mind has been feeding on trash like this, with nothing to nourish it, its strength is bound to wane away. It becomes sleepy and depressed, oblivious to other people's words, not hearing their questions or understanding what they're trying to say.

(4) Restlessness & anxiety: The mind then gets irritable and distracted, which is followed by —

(5) Uncertainty: We may decide that good things are bad, or bad things are good, wrong things are right, or right things are wrong. We may do things in line with the Dhamma and not realize it, or contrary to the Dhamma — but in line with our own preconceptions — and not know it. Everything gets stuck in our throat, and we can't decide which way to go, so our thoughts keep running around in circles, like a person who rows his boat around in a lake for hours and hours without getting anywhere.

(1) Dục vọng: Tâm không kiểm soát được những điều nó thích.

(2) Ý xấu: Những điều làm chúng ta không hài lòng thì giống như xương bị mắc kẹt trong tim. Tâm bám vào những điều xấu, vào những điều chúng ta không thích, cho đến khi chúng ta bắt đầu cảm thấy ác cảm, tức giận, và hận thù. Đôi khi chúng ta thậm chí còn góp nhặt những khúc xương cũ không mùi vị đã bị liệng bỏ từ lâu — giống như xương gà được hầm lấy nước lèo: Thịt đã rã, hương vị không còn, và chỉ còn lại những khúc xương cứng, giòn mà người ta liệng cho chó. Điều này ám chỉ những tư tưởng cũ đến cả 20 đến 30 năm mà chúng ta mang ra để gặm nhấm. Hảy nhìn vào bạn: Tâm bạn nghèo nàn đến nỗi nó phải mút xương cũ. Nó thật sự đáng thương hại.

(3) Dã dượi & hôn trầm: Khi tâm bị ăn những thứ rác rưởi như vậy, không có gì để nuôi dưỡng nó, sức mạnh của nó tất sẽ bị suy yếu. Nó trở nên buồn ngủ và trầm cảm, không để ý đến lời nói của người khác, không nghe những câu hỏi của họ hay hiểu những gì họ đang cố gắng nói.

(4) Bồn chồn & lo lắng: Tâm trở nên bực bội và xao lãng, điều này dẫn đến —

(5) Không chắc chắn: Chúng ta có thể quyết định rằng điều tốt là xấu, hay điều xấu là tốt, điều sai là đúng, hay điều đúng là sai. Chúng ta có thể làm những điều phù hợp với Pháp và không nhận ra nó, hay trái ngược với Pháp — nhưng phù hợp với định kiến của chúng ta — và không hay biết. Mọi thứ bị mắc kẹt trong cổ họng chúng ta, và chúng ta không thể quyết định đi đường nào, vì vậy suy nghĩ của chúng ta cứ chạy vòng quanh, giống như người chèo thuyền quanh hồ hàng giờ mà không đi đến đâu cả.

This is called harming yourself, hurting yourself, killing yourself. And when we can do this sort of thing to ourselves, what's to keep us from doing it to others? This is why we shouldn't let ourselves harbor thoughts of envy, jealousy, or anger. If any of these five Hindrances arise in the heart, then trouble and suffering will come flooding in like a torrential downpour, and we won't be able to hold our own against them. All of this is because of the unawareness that keeps us from having any inner quality as a mainstay. Even though we may live in a seven- or nine-storey mansion and eat food at $40 a plate, we won't be able to find any happiness.

People without any inner quality are like vagrants with no home to live in. They have to be exposed to sun, rain, and wind by day and by night, so how can they find any relief from the heat or the cold? With nothing to shelter them, they have to lie curled up until their backs get all crooked and bent. When a storm comes, they need to scurry to find shelter: They can't stay under trees because they're afraid the trees will be blown down on top of them. They can't stay in open fields because they're afraid lightning will strike. At midday the sun is so hot that they can't sit for long — like an old barefooted woman walking on an asphalt road when the sun is blazing: She can't put her feet down because she's afraid they'll blister, so she dances around in place on her tiptoes, not knowing where she can rest her feet.

Đây gọi là tự làm hại mình, tự làm tổn thương mình, tự giết mình. Và khi chúng ta có thể làm những việc như vậy cho chính mình, điều gì khiến chúng ta không làm vậy cho người khác? Đây là tại sao chúng ta không nên nuôi dưỡng những tư tưởng đố kỵ, ghen ghét, hay tức giận. Nếu một trong năm Chướng ngại này phát sinh trong tim, thì trở ngại và đau khổ sẽ cuồn cuộn đến như mưa rơi xối xả, và chúng ta sẽ không thể chống lại chúng. Tất cả là vì vô ý thức ngăn cản chúng ta có được bất cứ phẩm chất nội tâm nào như là trụ cột. Mặc dù chúng ta có thể sống trong một dinh thự bảy hay chín tầng và ăn thức ăn với giá $40 một đĩa, chúng ta sẽ không thể tìm thấy bất cứ hạnh phúc nào.

Người không có phẩm chất nội tâm thì giống như kẻ đi lang thang không nhà trú ngụ. Họ phải dãi dầu nắng, mưa, gió cả ngày lẫn đêm, vậy làm thế nào họ có thể cảm thấy thoải mái với khí nóng hay lạnh? Không có nơi ẩn náu, họ phải nằm co ro khiến cho lưng họ bị còng lại. Khi giông bão đến, họ phải chạy gấp đi tìm nơi ẩn náu: Họ không thể ở dưới tàng cây vì họ sợ cây bị đổ sập lên người họ. Họ không thể ở nơi đồng trống vì họ sợ sấm sét sẽ đánh trúng họ. Buổi trưa mặt trời nóng đến nỗi họ không thể ngồi lâu — giống như bà lão chân trần đi bộ trên đường tráng nhựa khi mặt trời chiếu chói chang: Bà không thể đặt bàn chân xuống vì sợ bị phồng rộp, nên bà phải nhón gót đi lòng vòng, không biết bà có thể đặt bàn chân xuống nghỉ ngơi ở đâu.

This is why the Buddha felt such pity for us, and taught us to find shelter for ourselves by doing good and developing concentration as a principle in our hearts, so that we can have an inner home. This way we won't have to suffer, and other people will benefit as well. This is called having a mainstay.

People with no mainstay are bound to busy themselves with things that have no real meaning or worth — i.e., with things that can't protect them from suffering when the necessity arises. A person without the wisdom to search for a mainstay is sure to suffer hardships. I'll illustrate this point with a story. Once there was a band of monkeys living in the upper branches of a forest, each one carrying its young wherever it went. One day a heavy wind storm came. As soon as the monkeys heard the sound of the approaching wind, they broke off branches and twigs to make themselves a nest on one of the bigger branches. After they had piled on the twigs, they went down under the nest and looked up to see if there were still any holes. Wherever they saw a hole, they piled on more twigs and branches until the whole thing was piled thick and high. Then when the wind and rain came, they got up on top of the nest, sitting there with their mouths open, shivering from the cold, exposed to the wind and rain. Their nest hadn't offered them any protection at all, simply because of their own stupidity. Eventually a gust of wind blew the nest apart. The monkeys were scattered every which way and ended up dangling here and there, their babies falling from their grasp, all of them thoroughly miserable from their hardship and pain.

Đây là lý do tại sao Đức Phật cảm thấy thương hại chúng ta, và dạy chúng ta tìm nơi trú ẩn cho chính mình bằng cách làm điều thiện và phát triễn thiền định như một nguyên tắc trong tim chúng ta, để chúng ta có thể có một căn nhà nội tâm. Bằng cách này chúng ta sẽ không đau khổ, và người khác cũng sẽ được hưởng lợi. Đây gọi là có trụ cột.

Người không có trụ cột tất sẽ bị bận rộn với những thứ không có ý nghĩa hay giá trị thật sự — tức là, với những thứ không thể giúp họ thoát khỏi đau khổ khi sự cố phát sinh. Người không có trí tuệ để tìm kiếm trụ cột thì chắc chắn hứng chịu gian khổ. Tôi sẽ minh họa điểm này với một câu chuyện. Ngày xưa có một đàn khỉ sống trên cành cây cao trong rừng, mỗi con mang theo con của nó bất cứ nơi nào nó đi. Một ngày kia giông bão đến. Ngay khi đàn khỉ nghe tiếng gió thổi cận kề, chúng bẻ cành lá nhỏ để làm tổ trên những cành cây lớn hơn. Sau khi chúng chất lên những cành lá nhỏ, chúng chui vào tổ và nhìn lên xem có lỗ hở nào không. Chúng thấy lỗ hở ở đâu là chúng đắp thêm cành lá cho đến khi cái tổ được vun dầy và cao. Rồi khi mưa gió đến, chúng leo lên chóp của cái tổ, ngồi đó với miệng há ra, run rẩy vì lạnh, hứng chịu mưa gió. Tổ của chúng không cung cấp cho chúng sự bảo vệ nào cả, chỉ vì sự ngu xuẩn của chính bản thân chúng. Cuối cùng một cơn gió mạnh thổi bay cái tổ. Đàn khỉ chạy tán loạn và kết cuộc là treo lủng lẳng chỗ này chỗ kia, con của chúng bị rơi khỏi vòng ôm của chúng, tất cả bọn chúng đều bị khốn khổ vì những gian nan và đau đớn của chúng.

People who don't search for inner worth as their mainstay are no different from these monkeys. They work at amassing money and property, thinking that these things will give them security, but when death comes, none of these things can offer any safety at all. This is why the Buddha felt such pity for all the deluded people in the world, and went to great lengths to teach us to search for inner quality as a mainstay for ourselves.

People who have inner quality as their mainstay are said to be kind not only to themselves but also to others as well, in the same way that when we have a house of our own, we can build a hut for other people to live in, too. If we see that another person's hut is going to cave in, we help find thatch to roof it; make walls for the left side, right side, the front, and the back, to protect it from storm winds; and raise the floor to get it above flood level. What this means is that we teach the other person how to escape from his or her own defilements in the same way that we've been able, to whatever extent, to escape from ours. When we tell others to practice concentration, it's like helping them roof their house so that they won't have to be exposed to the sun and rain. Making walls for the front and back means that we tell them to shut off thoughts of past and future; and walls for the left and right means that we tell them to shut off thoughts of likes and dislikes. Raising the floor above flood level means we get them to stay firmly centered in concentration, keeping their minds still with their object of meditation.

Người không đi tìm giá trị nội tâm như là trụ cột của họ thì không khác gì những con khỉ này. Họ làm việc để tích lũy tiền và tài sản, nghĩ rằng những thứ này sẽ cho họ sự an toàn, nhưng khi cái chết đến, không cái nào trong số những thứ này có thể mang lại bất cứ an toàn nào cả. Đây là tại sao Đức Phật cảm thấy thương hại cho tất cả những người bị lầm tưởng trên thế gian, và đã hết lòng dạy chúng ta tìm kiếm phẩm chất bên trong như là trụ cột cho chính chúng ta.

Người có phẩm chất nội tâm như là trụ cột của họ thì được cho là không chỉ tử tế với bản thân mà còn với người khác nữa, tương tự như khi chúng ta có căn nhà của riêng mình, chúng ta cũng có thể xây một căn nhà tranh cho người khác ở. Nếu chúng ta thấy túp lều của người khác sắp sửa sụp đổ, chúng ta giúp tìm tranh để che mái cho nó; dựng tường bên trái, bên phải, đằng trước, và đằng sau, để bảo vệ nó khỏi giông tố; và nâng thềm lên cao hơn mức lũ. Điều này có nghĩa là chúng ta dạy người khác thoát khỏi phiền não ô trược của họ theo cùng cách mà chúng ta đã có thể, đến mức nào đó, để thoát khỏi ô trược của chúng ta. Khi chúng ta khuyên bảo người khác thực hành thiền định, nó giống như giúp họ lợp mái nhà để họ sẽ không bị dãi dầu nắng mưa. Xây tường trước và sau có nghĩa là chúng ta khuyên họ dẹp bỏ những suy nghĩ về quá khứ và tương lai; và tường cho hai bên trái và phải có nghĩa là chúng ta khuyên họ dẹp bỏ ý tưởng thích và không thích. Nâng thềm nhà cao hơn mức lũ có nghĩa là chúng ta giúp họ tập trung vững chắc trong định, giữ tâm họ lắng đọng với đối tượng thiền định của họ.

Once people have a house with good walls, a sound roof, and a solid floor, then even if they don't have any other external belongings — just a single rag to their name — they can be happy, secure, and at peace. But if your house is sunk in the mud, what hope is there for your belongings? You'll have to end up playing with crabs, worms, and other creepy things. Your walls are nothing but holes, so that people can see straight through your house, in one side and out the other. Even from four to five miles away they can see everything you've got. When this is the case, thieves are going to gang up and rob you — i.e., all sorts of bad thoughts and preoccupations are going to come in and ransack your heart.

As for your roof, it's nothing but holes. You look up and can see the stars. Termite dust is going to sift into your ears and eyes, and birds flying past will plaster you with their droppings. So in the end, all you can do is sit scratching your head in misery because you haven't any shelter.

Một khi người ta có nhà với tường kín đáo, mái bền vững, và nền nhà rắn chắc, thì thậm chí nếu họ không có bất cứ tài sản nào khác — chỉ có một cái dẻ rách cho tên của họ — họ có thể hạnh phúc, an toàn, và bình an. Nhưng nếu nhà của bạn bị lún xuống bùn, có được hy vọng gì cho tài sản của bạn? Bạn cuối cùng sẽ phải chơi với cua, giun, và những thứ đáng sợ khác. Tường của bạn không có gì ngoài những lỗ hổng, khiến người ta có thể nhìn thẳng qua nhà bạn, từ bên này qua bên kia. Thậm chí cách xa bốn đến năm dặm họ vẫn có thể nhìn thấy mọi thứ bạn có. Trong trường hợp này, kẻ trộm rủ nhau lại cướp bóc bạn — tức là, mọi loại tư tưởng xấu và mối bận tâm sẽ đến cướp bóc trái tim của bạn.

Còn mái nhà của bạn, nó không có gì ngoài những lỗ hổng. Bạn nhìn lên và có thể thấy các vì sao. Mối sẽ chui vào tai và mắt bạn, và chim muông bay qua sẽ tô đắp bạn với phân của chúng. Kết cuộc là, tất cả mà bạn có thể làm chỉ là ngồi gãi đầu trong đau khổ bởi vì bạn không có một nơi trú ẩn nào.

When this is the case, you should take pity on yourself and develop your own inner worth. Keep practicing concentration until your heart matures, step by step. When you do this, you'll develop the light of discernment that can chase the darkness of unawareness out of your heart. When there's no more unawareness, you'll be free from craving and attachment, and ultimately gain Liberation.

For this reason, we should all keep practicing meditation and set our hearts on developing nothing but inner goodness, without retreating or getting discouraged. Whatever is a form of goodness, roll up your sleeves and pitch right in. Don't feel any regrets even if you ram your head into a wall and die on the spot. If you're brave in your proper efforts this way, all your affairs are sure to succeed in line with your hopes and aspirations. But if evil comes and asks to move into your home — your heart — chase it away. Don't let it stay even for a single night.

Trong trường hợp này, bạn nên thương hại chính mình và phát triễn giá trị nội tâm của riêng mình. Tiếp tục thực hành thiền định cho đến khi tim bạn trưởng thành, từng bước một. Khi bạn làm như vậy, bạn sẽ phát triễn ánh sáng trí tuệ để có thể đuổi bóng tối vô ý thức ra khỏi tim bạn. Khi không còn vô ý thức nữa, bạn sẽ thoát khỏi ham muốn và chấp thủ, và cuối cùng đạt được Giải thoát (Niết bàn).

Vì lý do này, tất cả chúng ta nên tiếp tục thực hành thiền định và đặt tim chúng ta vào việc phát triễn không gì ngoài sự tốt lành bên trong, không thoái lui hay chán nản. Bất cứ là hình thức tốt lành nào, hảy xắn tay áo của bạn và bắt tay vào làm việc một cách hăng hái. Đừng cảm thấy ân hận ngay cả khi bạn đụng đầu vào tường và chết tại chỗ. Nếu bạn dũng cảm trong nỗ lực đúng đắn của bạn theo cách này, mọi công việc của bạn chắc chắn sẽ thành công phù hợp với niềm hy vọng và nguyện vọng của bạn. Nhưng nếu điều xấu đến và xin được dọn vô nhà bạn — tim của bạn — hảy đuổi nó đi. Đừng để nó ở lại dù chỉ là một tối.

People who like to gather up thoughts, worries, etc., to hold onto are no different from prisoners tied down with a ball and chain. To fasten onto thoughts of the past is like having a rope around your waist tied to a post behind you. To fasten onto thoughts of the future is like having a rope around your neck tied to a door in front. To fasten onto thoughts you like is like having a rope around your right wrist tied to a post on your right. To fasten onto thoughts you don't like is like having a rope around your left wrist tied to a wall on your left. Whichever way you try to step, you're pulled back by the rope on the opposite side, so how can you hope to get anywhere at all?

As for people who have unshackled themselves from their thoughts, they stand tall and free like soldiers or warriors with weapons in both hands and no need to fear enemies from any direction. Any opponents who see them won't dare come near, so they're always sure to come out winning.

Người thích ôm đồm những suy nghĩ, lo lắng, v.v., thì không khác gì tù nhân bị cùm chân bằng dây xích sắt. Bám vào những suy nghĩ về quá khứ thì giống như có sợi dây thừng tròng vào bụng của bạn với đầu dây buộc vào cái cột phía sau bạn. Bám vào những suy nghĩ về tương lai thì giống như có sợi dây thừng tròng quanh cổ của bạn với đầu dây buộc vào cánh cửa trước mặt. Bám vào những suy nghĩ bạn thích thì giống như có sợi dây thừng tròng vào cổ tay phải của bạn với đầu dây buộc vào cái cột bên phải. Bám vào những suy nghĩ bạn không thích thì giống như có sợi dây thừng tròng vào cổ tay trái của bạn với đầu dây buộc vào bức tường bên trái. Bất cứ hướng nào bạn thử cất bước, bạn bị kéo lại bởi dây thừng ở phía đối diện, vậy làm thế nào bạn có thể hy vọng đến được nơi nào đó?

Đối với người đã tự tháo còng ra khỏi những suy nghĩ của họ, họ đứng hiên ngang và tự do như những chiến sĩ với vũ khí trong cả hai tay và không cần phải sợ kẻ thù từ bất cứ hướng nào. Bất cứ đối thủ nào nhìn thấy họ sẽ không dám đến gần, vì vậy họ chắc chắn sẽ luôn chiến thắng.

But if we're the type tied up with ropes on all sides, nobody's going to fear us, because there's no way we can take any kind of stance to fight them off. If enemies approach us, all we can do is dance around in one spot.

So I ask that we all take a good look at ourselves and try to unshackle ourselves from all outside thoughts and preoccupations. Don't let them get stuck in your heart. Your meditation will then give you results, your mind will advance to the transcendent, and you're sure to come out winning someday.

Nhưng nếu chúng ta là loại bị buộc vào những sợi dây thừng khắp mọi mặt, sẽ không có ai sợ chúng ta, bởi vì không cách nào mà chúng ta có thể lấy được bất cứ loại vũ khí nào để chống lại họ. Nếu kẻ thù tiếp cận chúng ta, những gì chúng ta có thể làm chỉ là nhảy loanh quanh một chỗ.

Vì vậy tôi yêu cầu tất cả chúng ta hảy nhìn lại chính mình và cố gắng tự tháo còng ra khỏi mọi suy nghĩ và mối bận tâm bên ngoài. Đừng để chúng bị mắc kẹt trong tim bạn. Thiền định của bạn rồi sẽ cho bạn kết quả, tâm bạn sẽ tiến bước đến siêu việt, và bạn chắc chắn sẽ chiến thắng một ngày nào đó.

Trading Outer Wealth for Inner Wealth  

July 1, 1958

Inner wealth, according to the texts, means seven things — conviction, virtue, a sense of conscience, scrupulousness, breadth of learning, generosity, and discernment — but to put it simply, inner wealth refers to the inner quality we build within ourselves. Outer wealth — money and material goods — doesn't have any hard and fast owners. Today it may be ours, tomorrow someone else may take it away. There are times when it belongs to us, and times when it belongs to others. Even with things that are fixed in the ground, like farms or orchards, you can't keep them from changing hands.

So when you develop yourself so as to gain the discernment that sees how worldly things are undependable and unsure, don't let your property — your worldly possessions — sit idle. The Buddha teaches us to plant crops on our land so that we can benefit from it. If you don't make use of your land, it's sure to fall into other people's hands. In other words, when we stake out a claim to a piece of property, we should plant it full of crops. Otherwise the government won't recognize our claim, and we'll lose our rights to it. Even if we take the case to court, we won't have a chance to win. So once you see the weakness of an idle claim, you should hurry up and plant crops on it so that the government will recognize your claim and issue you a title to the land.

What this means is that we should make use of our material possessions by being generous with them, using them in a way that develops the inner wealth of generosity within us. This way they become the kind of wealth over which we have full rights and that will benefit us even into future lifetimes.

Khai Phát Tài Sản Bên Ngoài cho Tài Sản Bên Trong  

Ngày 1 tháng 7 , năm 1958

Tài sản bên trong, theo kinh sách, có nghĩa là bảy điều — niềm tin, đức hạnh, lương tâm, thận trọng, học thức sâu rộng, rộng lượng, và tuệ phân biệt — nhưng nói một cách đơn giản thì, tài sản bên trong đề cập đến phẩm chất nội tâm mà chúng ta xây dựng trong chính mình. Tài sản bên ngoài — tiền bạc và của cải — không có một sở hữu chủ chính xác nào. Hôm nay nó có thể là của chúng ta, ngày mai người nào khác có thể lấy nó đi. Có lúc nó thuộc về chúng ta, và có lúc nó thuộc về người khác. Ngay cả với những thứ nằm vững trên mặt đất, như nông trại hay vườn cây ăn trái, bạn không thể tránh khỏi việc chúng bị đổi chủ.

Vì vậy khi bạn phát triễn bản thân để đạt được trí tuệ có thể nhìn thấy sự vật thế gian không đáng tin cậy hay không chắc chắn như thế nào, đừng để tài sản của bạn — vật sở hữu thế gian của bạn — nằm yên. Đức Phật dạy chúng ta trồng mùa màng trên đất đai của chúng ta để chúng ta có thể hưởng lợi từ nó. Nếu bạn không tận dụng đất đai của mình, nó chắc chắn sẽ rơi vào tay người khác. Nói cách khác, khi chúng ta đóng cọc để thể hiện quyền sở hữu một miếng đất, chúng ta nên trồng các vụ mùa. Nếu không, chính phủ sẽ không nhận ra quyền sở hữu của chúng ta, và chúng ta sẽ mất quyền đó. Thậm chí nếu chúng ta kiện ra tòa, chúng ta sẽ không có cơ hội thắng. Vì vậy một khi bạn nhìn thấy yếu điểm của miếng đất sở hữu không được sử dụng, bạn nên nhanh chóng trồng trọt để chính phủ sẽ nhận ra quyền sở hữu của bạn và cho bạn bằng khoán của miếng đất.

Điều này có nghĩa là chúng ta nên tận dụng tài sản vật chất của chúng ta bằng cách rộng lượng với chúng, sử dụng chúng theo cách mà sẽ phát triễn sự rộng lượng bên trong chúng ta nhiều hơn. Bằng cách này chúng trở nên loại tài sản mà chúng ta có toàn quyền và sẽ còn mang lại lợi ích cho chúng ta trong những kiếp sống kế tiếp.

Bodily Debts  

September 29, 1958

This body of ours: Actually there's not the least bit of it that's really ours at all. We've gotten it from animals and plants — the pigs, prawns, chickens, fish, crabs, cows, etc., and all the various vegetables, fruits, and grains that have been made into the food we've eaten, which the body has chewed and digested and turned into the blood that nourishes its various parts. In other words, we've taken cooked things and turned them back into raw things: ears, eyes, hands, arms, body, etc. These then become male or female, they're given ranks and titles, and so we end up falling for all of these conventions. Actually these heads of ours are lettuce heads, our hair is pigs' hair, our bones are chicken bones and duck bones, our muscles are cows' muscles, etc. There's not one part that's really ours, but we lay claim to the whole thing and say it's this and that. We forget the original owners from whom we got it all and so become possessive of it. When the time comes for them to come and take it back, we're not willing to give it back, which is where things get messy and complicated and cause us to suffer when death comes near.

If all the various animals we've eaten were to come walking out of each of us right now (here I'm not talking about the really big ones, like cows and steers; say that just all the little ones — the shrimps, fish, oysters, crabs, chickens, ducks, and pigs — came walking out) there wouldn't be enough room for them all in this meditation hall. None of us would be able to live here in this monastery any more. How many pigs, ducks, chickens, and shrimp have each of us eaten? How many bushels of fish? If we were to calculate it all, who knows what the figures would be — all the animals we ourselves have killed for food or that we've gotten from others who've killed them. How do you think these animals won't come and demand repayment? If we don't have anything to give them, they're sure to repossess everything we've got. Right when we're at death's door: That's when they're going to crowd around and demand that we repay our debts. If we don't have anything to give them, they're going to knock us flat. But if we have enough to give them, we'll come out unscathed.

Nợ Thân Xác  

Ngày 29 tháng 9, năm 1958

Thân xác này của chúng ta: Thật ra không có chút gì thật sự là của chúng ta cả. Chúng ta đã nhận nó từ động vật và thực vật — heo, tôm, gà, cá, cua, bò, v.v., và tất cả các loại rau, quả, và ngũ cốc đã được chế biến thành thực phẩm chúng ta ăn, rồi thân thể đã nhai và tiêu hóa và biến thành máu nuôi dưỡng các phần khác nhau của nó. Nói cách khác, chúng ta lấy những thứ được nấu chín và biến chúng thành những thứ còn sống: tai, mắt, bàn tay, cánh tay, thân, v.v. Những thứ này sau đó trở thành nam hay nữ, được xếp hạng và cho chức tước, và thế là chúng ta ưa thích tất cả các quy ước này. Thật ra đầu của chúng ta là đầu rau diếp, tóc của chúng ta là lông heo, xương của chúng ta là xương gà và xương vịt, bắp thịt của chúng ta là bắp thịt bò, v.v. Không có phần nào thật sự là của chúng ta, nhưng chúng ta đòi hết tất cả và nói rằng nó là cái này và cái kia. Chúng ta quên các sở hữu chủ ban đầu mà từ đó chúng ta đã nhận được tất cả và vì thế trở nên chiếm hữu nó. Đến lúc chúng trở lại và lấy lại nó, chúng ta không muốn trả lại, đó là khi mọi thứ trở nên lộn xộn và phức tạp và khiến chúng ta đau khổ khi cái chết đến gần.

Nếu tất cả các loại động vật chúng ta đã ăn nay lại bước ra khỏi mỗi người chúng ta (ở đây tôi không nói đến những con thật lớn, như trâu bò; cho là chỉ những con thú nhỏ — tôm, cá, hào, cua, gà, vịt, và heo — bước ra) thì sẽ không có đủ chỗ cho tất cả bọn chúng trong thiền đường này. Không một ai trong chúng ta có thể sống ở đây trong tu viện này nữa. Mỗi người chúng ta đã ăn bao nhiêu con heo, vịt, gà, và tôm? Bao nhiêu rổ cá? Nếu chúng ta làm một bài toán, nào ai biết được con số là bao nhiêu — tất cả các con thú mà chúng ta đã giết lấy thịt hay chúng ta nhận từ những người đã giết chúng. Bạn có nghĩ rằng những con thú này sẽ không đến và đòi trả nợ? Nếu chúng ta không có gì đưa cho chúng, chúng chắc chắn sẽ chiếm lại mọi thứ chúng ta có. Ngay khi chúng ta ở ngưỡng của của cái chết: Đó là khi chúng sẽ chen chúc chung quanh và yêu cầu chúng ta trả nợ. Nếu chúng ta không có gì đưa cho chúng, chúng sẽ đánh gục chúng ta. Nhưng nếu chúng ta có đủ để đưa chúng, chúng ta sẽ ra đi không bị tổn thương.

In other words, if we develop a lot of inner goodness, we'll be able to contend with whatever pains we suffer, by giving back the body with good grace — in other words, by letting go of our attachment to it. That's when we'll be at peace. We should realize that the body leaves us and lets us go, bit by bit, every day. But we've never left it, never let it go at all. We're attached to it in every way, just as when we eat food: We're attached to the food, but the food isn't attached to us. If we don't eat it, it'll never cry even once. All the attachment comes from our side alone.

The pleasure we get from the body is a worldly pleasure: good for a moment and then it changes. It's not at all lasting or permanent. Notice the food you eat: At what point is it good and delicious? It looks good and inviting only when it's arranged nicely on a plate. It's delicious only for the brief moment it's in your mouth. After it goes down your throat, what is it like then? And when it gets down to your intestines and comes out the other end, what is it like then? It keeps changing all the time. When you think about this sort of thing, it's enough to make you disillusioned with everything in the world.

Nói cách khác, nếu chúng ta phát triễn nhiều điều thiện bên trong, chúng ta sẽ có thể tranh đấu với bất cứ cơn đau nào mà chúng ta hứng chịu, bằng cách vui vẻ cho đi thân xác — nói cách khác, bằng cách buông bỏ sự luyến ái của chúng ta với nó. Đó là khi chúng ta sẽ được bình an. Chúng ta nên nhận ra rằng thân xác rời chúng ta và buông bỏ chúng ta, từng chút một, mỗi ngày. Nhưng chúng ta chưa bao giờ rời nó, chưa bao giờ buông bỏ nó cả. Chúng ta luyến ái nó theo mọi cách, như khi chúng ta ăn thức ăn: chúng ta luyến ái thức ăn, nhưng thức ăn không luyến ái chúng ta. Nếu chúng ta không ăn nó, nó sẽ không bao giờ khóc dù chỉ một lần. Mọi sự luyến ái đến từ phía chúng ta mà thôi.

Niềm vui chúng ta có được từ thân xác chỉ là niềm vui thế gian: vui một chút và sau đó nó thay đổi. Nó không lâu dài hay mãi mãi. Để ý đến thức ăn mà bạn ăn: Nó ngon lành và khoái khẩu ở điểm nào? Nó trông ngon lành và hấp dẫn chỉ khi nó được sắp xếp đẹp đẽ trên đĩa. Nó thơm ngon chỉ một khoảnh khắc ngắn khi nó trong miệng bạn. Sau khi nó xuống cổ họng, thì nó giống như cái gì? Và khi nó đi xuống ruột của bạn và đi ra đầu kia, thì nó giống như cái gì? Nó thay đổi khắp mọi lúc. Khi bạn nghĩ về điều này, nó đủ khiến cho bạn tỉnh ngộ với mọi thứ trên thế gian.

Worldly pleasure is good only when it's hot and fresh, like fresh-cooked rice piled on a plate when it's still hot and steaming. If you leave it until it's cold, there's no taste to it. If you let it go until it hardens, you can't swallow it; and if you let it sit overnight, it spoils and you have to throw it away.

As for the pleasure of the Dhamma, it's like the brightness of stars or the color of gold. The brightness of stars is clear and glittering. Whoever sees it feels calmed and refreshed. When depressed people look at the stars, no matter when, their depression disappears. As for the color of gold, it's always gleaming and golden. No matter what the gold is made into, its color doesn't change. It's always gleaming and golden as it always was.

In the same way, the pleasure of the Dhamma is lasting and gives delight throughout time to those who practice it. For this reason, intelligent people search for pleasure in the Dhamma by giving up their worthless, meaningless worldly pleasures, to trade them in for lasting pleasure by practicing meditation until their minds and actions reach the level of goodness, beauty, and purity that goes beyond all action, all suffering and stress.

Niềm vui thế gian chỉ tốt khi nó nóng và tươi, giống như đĩa cơm mới nấu khi nó vẫn còn nóng và bốc hơi. Nếu bạn để nó nguội, nó không còn vị ngon. Nếu bạn để nó lâu đến độ khô cứng, bạn không thể nuốt nó; và nếu bạn để qua đêm, nó bị thiu và bạn phải liệng bỏ nó.

Đối với niềm vui của Pháp, nó giống như ánh sáng của các vì sao hay màu của vàng. Ánh sáng của các vì sao thì rõ ràng và lấp lánh. Bất cứ ai nhìn nó đều cảm thấy bình yên và tươi mát. Khi người bị trầm cảm nhìn các vì sao, bất kể khi nào, sự trầm cảm của họ biến mất. Còn đối với màu của vàng, nó luôn chiếu sáng và có sắc vàng. Bất kể vàng được làm thành cái gì, màu của nó không thay đổi. Nó luôn chiếu sáng và có sắc vàng như nó mãi mãi là.

Tương tự như vậy, niềm vui của Pháp kéo dài và luôn đem lại niềm hoan hỉ cho những ai thực hành nó. Vì lý do này, người khôn ngoan tìm kiếm niềm vui trong Pháp bằng cách từ bỏ niềm vui thế gian vô giá trị và vô nghĩa, đổi chúng lấy niềm vui lâu dài bằng cách thực hành thiền định cho đến khi tâm và hành động của họ đạt đến mức chân, thiện và mỹ, vượt qua mọi hành động, mọi đau khổ và căng thẳng.

Nightsoil for the Heart  

July 6, 1959

Beautiful things come from things that are dirty, and not at all from things that are pleasant and clean. Crops and trees, for instance, grow to be healthy and beautiful because of the rotten and smelly compost and nightsoil with which they're fertilized. In the same way, a beautiful mind comes from meeting with things that aren't pleasant. When we meet with bad things, the mind has a chance to grow.

"Bad things" here refers to loss of wealth, loss of status, criticism, and pain. When these things happen to a person whose mind is rightly centered in concentration, they turn into good things. Before, they were our enemies, but eventually they become our friends. What this means is that when these four bad things occur to us, we can come to our senses: "Oh. This is how loss of wealth is bad. This is how loss of status, how pain and criticism are bad. This is how the ways of the world can change and turn on you, so that you shouldn't get carried away with their good side."

Phân Bón cho Trái Tim  

Ngày 6 tháng 7, năm 1959

Những thứ đẹp đẽ đến từ những thứ dơ bẩn, và không phải từ những thứ dễ chịu và sạch sẽ. Ví dụ, mùa màng và cây cối phát triễn lành mạnh và đẹp đẽ là nhờ phân bón từ cây cỏ mục nát và phân người hôi thối. Tương tự như vậy. tâm đẹp đẽ đến từ việc gặp gỡ những điều không dễ chịu. Khi chúng ta gặp điều xấu, tâm có cơ hội phát triễn.

"Điều xấu" ở đây đề cập đến sự mất tài sản, mất địa vị, chỉ trích, và đau đớn. Khi những điều này xảy ra cho một người có tâm tập trung trong định, chúng biến thành những điều tốt. Trước kia, chúng là kẻ thù của chúng ta, nhưng cuối cùng chúng trở thành bạn của chúng ta. Điều này có nghĩa là khi bốn điều xấu này xảy ra cho chúng ta, chúng ta có thể ý thức rằng: "Ồ, đây là cách mất tài sản xấu như thế nào. Đây là cách mất địa vị, đau đớn và chỉ trích xấu như thế nào. Đây là cách thế giới có thể thay đổi và gây xáo trộn cho bạn như thế nào, để bạn không nên lơ là, mất kiểm soát với mặt tốt của chúng."

When meditators meet with these four kinds of bad things, their minds develop. They become more and more dispassionate, more and more disenchanted, more and more detached from the four opposites of these bad things — wealth, status, pleasure, and praise — so that when these good things happen, they won't be fooled into getting attached or carried away with them and can instead push their minds on to a higher level. When they hear someone criticize or gossip about them, it's as if that person were taking a knife to sharpen them. The more they get sharpened, the more they grow to a finer and finer point.

Loss of wealth is actually good for you, you know. It can teach you not to be attached or carried away with the money or material benefits other people may offer you. Otherwise, the more you have, the deeper you sink — to the point where you drown because you get stuck on being possessive.

Loss of status is also good for you. For instance, you may be a person, but they erase your good name and call you a dog — which makes things even easier for you, because dogs have no laws. They can do what they like without any constraints, without anyone to fine them or put them in jail. If people make you a prince or a duke, you're really in bad straits. All of a sudden you're big: Your arms, hands, feet, and legs grow all out of size and get in your way wherever you try to go or whatever you do.

Khi thiền giả gặp bốn loại điều xấu này, tâm họ phát triễn. Họ ngày càng trở nên điềm tĩnh, càng tỉnh ngộ, càng thờ ơ với bốn sự đối nghịch của các điều xấu này — tài sản, địa vị, niềm vui, và sự khen ngợi — nên khi những điều tốt này xảy ra, họ sẽ không bị lừa vào tròng luyến ái hay mất kiểm soát với chúng và thay vào đó có thể đẩy tâm họ lên tầm mức cao hơn. Khi họ nghe ai chỉ trích hay bàn tán về họ, như thể người đó lấy con dao ra mài cho bén. Họ càng được mài, họ càng trở nên sắc bén hơn.

Mất tài sản thật ra tốt cho bạn, bạn biết chứ. Nó có thể dạy cho bạn không luyến ái hay mất kiểm soát với tiền bạc hay lợi ích vật chất mà người khác có thể cống hiến cho bạn. Nếu không, bạn càng có nhiều bao nhiêu thì bạn càng chìm sâu bấy nhiêu — đến mức bạn chết đuối vì bạn bị mắc kẹt trong sự sở hữu.

Mất địa vị cũng tốt cho bạn. Ví dụ, bạn có thể là một người, nhưng họ xóa bỏ cái tên đẹp đẽ của bạn và gọi bạn là con chó — làm mọi thứ dễ dàng hơn cho bạn, bởi vì loài chó không có luật lệ. Chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng thích mà không bị bất cứ ràng buộc nào, không bị ai phạt hay bắt bỏ tù. Nếu người ta biến bạn thành hoàng tử hay công tước, bạn thật sự gặp khó khăn. Đột nhiên bạn to lớn: Tay, bàn tay, chân và bàn chân của bạn lớn quá cỡ khiến bạn bị trở ngại khi đi đứng hay làm bất cứ việc gì.

As for wealth, status, pleasure, and praise, there's nothing the least bit constant or dependable about them. The more you really think about them, the more disaffected and disenchanted you become, to the point where you find that you're indifferent, neither pleased nor displeased with them. This is where your mind develops equanimity and can become firm in concentration so that it can grow higher and higher in the practice — like the lettuce and cauliflower that Chinese farmers plant in rows: The more they get fertilized with nightsoil, the faster, more beautiful, and more healthy they grow. If they were fed nothing but clean, clear water, they'd end up all sickly and stunted.

This is why we say that when people have developed mindfulness and concentration, they're even better off when the ways of the world turn ugly and bad. If the world shows you only its good side, you're sure to get infatuated and stuck, like a seed that stays buried in its shell and will never grow. But once the seed comes out with its shoot, then the more sun, wind, rain, and fertilizer it gets, the more it will grow and develop — i.e., the more your discernment will branch out into knowledge and wisdom, leading you to intuitive insight and on into the transcendent, like the old Chinese vegetable farmer who becomes a millionaire by building a fortune out of plain old excrement.

Đối với tài sản, địa vị, niềm vui, sự khen ngợi, chúng không thường hằng hay đáng tin cậy chút nào. Bạn càng nghĩ về chúng, bạn càng trở nên không bị ảnh hưởng và tỉnh ngộ, đến mức bạn nhận thấy rằng bạn bình thản, không hài lòng hay bất mãn với chúng. Đây là nơi bạn phát triễn tâm xả và có thể trở nên vững chắc trong định để nó có thể tiến cao hơn và cao hơn trong sự thực hành — giống như rau diếp và súp lơ mà nông dân Trung Hoa trồng thành luống: Hễ chúng càng được bón phân, chúng càng mọc nhanh hơn, đẹp hơn, và mạnh hơn. Nếu chúng không được ăn gì ngoài nước sạch, chúng kết cuộc sẽ ốm yếu và còi cọt.

Đây là tại sao chúng ta nói rằng người ta phải phát triễn chánh niệm và định, họ thậm chí còn tốt hơn khi thế gian trở nên xấu và tệ hại. Nếu thế gian chỉ cho bạn thấy mặt tốt của nó, bạn chắc chắn sẽ say mê và bị mắc kẹt, giống như hạt giống bị mắc kẹt trong vỏ của nó và sẽ không bao giờ mọc. Nhưng một khi hạt giống ngoi lên với chồi non của nó, thì càng nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, gió, mưa, và phân bón bao nhiêu, nó càng mọc và phát triễn bấy nhiêu — tức là, nhận thức phân biệt của bạn sẽ càng lan tỏa ra thành kiến thức và trí tuệ, dẫn bạn đến minh kiến trực giác và đến siêu việt, giống như nông dân Trung Hoa xưa nay trở thành triệu phú bằng cách xây dựng tài sản từ phân người.

The Honest Truth  

June 23, 1958; August 23, 1958

When we first meet with the fires of greed, aversion, and delusion, we find them comforting and warm. We're like a person sitting by a fire in the cold season: As he sits soaking up the warmth, he gets more and more sleepy and careless until he burns his hands and feet without realizing it, and eventually falls head-first into the flames.

The pleasures felt by people in the world come from looking at things only on the surface. Take a plateful of rice, for instance. If you ask people what's good about rice, they'll say, "It tastes good and fills you up, too." But the Buddha wouldn't answer like that. He'd answer by talking about rice both when it goes in your mouth and when it comes out the other end. This is why his view of things covered both cause and effect. He didn't look at things from one side only.

Chân Thật  

Ngày 23 tháng 6, năm 1958; 23 tháng 8, năm 1958

Khi chúng ta mới gặp lửa tham, sân và si, chúng ta thấy chúng thoải mái và ấm áp. Chúng ta giống như một người ngồi bên lò lửa vào mùa đông: Khi ông ta ngồi sưởi ấm, ông ngày càng trở nên buồn ngủ và bất cẩn hơn cho đến khi bị phỏng tay và chân mà không hay biết, và cuối cùng té gục đầu vào ngọn lửa.

Niềm vui cảm nhận bởi loài người trên thế giới đến từ việc chỉ nhìn mọi thứ qua bề ngoài. Ví dụ như một đĩa cơm đầy. Nếu bạn hỏi người ta cơm có gì tốt, họ sẽ nói, "Nó ngon và làm bạn no bụng nữa." Nhưng Đức Phật sẽ không trả lời như thế. Ngài sẽ trả lời bằng cách nói về cơm cả khi nó đi vào miệng bạn lẫn khi nó đi ra phía bên kia. Đây là tại sao cái nhìn của ngài về mọi thứ bao gồm cả nguyên nhân và kết quả. Ngài không chỉ nhìn mọi thứ từ một phía.

The Buddha saw that the ease and happiness of ordinary pleasures is nothing lasting. He wanted an ease and happiness that didn't follow the way of the worldly pleasures that most people want. This was why he left his family and friends, and went off to live in seclusion. He said to himself, "I came alone when I was born and I'll go alone when I die. No one hired me to be born and no one will hire me to die, so I'm beholden to no one. There's no one I have to fear. In all of my actions, if there's anything that's right from the standpoint of the world, but wrong from the standpoint of the truth — and wrong from the standpoint of my heart — there's no way I'll be willing to do it."

So he posed himself a question: "Now that you've been born as a human being, what is the highest thing you want in this world?" He then placed the following conditions on his answer: "In answering, you have to be really honest and truthful with yourself. And once you've answered, you have to hold to your answer as an unalterable law on which you've affixed your seal, without ever letting a second seal be affixed on top. So what do you want, and how do you want it? You have to give an honest answer, understand? I won't accept anything false. And once you've answered, you have to keep to your answer. Don't be a traitor to yourself."

Đức Phật thấy rằng sự bình an và hạnh phúc của các niềm vui bình thường thì không bền vững. Ngài muốn sự bình an và hạnh phúc không theo cách của niềm vui thế gian mà đa số người ta muốn. Đây là tại sao ngài từ giã gia đình và bạn bè của mình, và ra đi sống đời ẩn dật. Ngài tự nhủ rằng, "Ta đến một mình khi sinh ra đời và ta sẽ đi một mình khi ta chết. Không ai thuê ta sinh ra và không ai thuê ta chết đi, vì vậy ta không mang ơn ai. Ta không sợ ai. Trong tất cả mọi hành động của ta, nếu có điều gì đúng từ quan điểm của thế gian, nhưng sai từ quan điểm của sự thật — và sai từ quan điểm của trái tim ta — không cách nào khiến cho ta muốn làm nó."

Vì vậy ngài đặt ra cho mình một câu hỏi: "Bây giờ ông đã được sinh ra như một con người, điều cao nhất ông muốn trong thế giới này là gì?" Rồi ngài đặt ra các điều kiện sau cho câu trả lời của ngài: "Để trả lời, ông phải thật sự chân thật với chính mình. Và một khi ông trả lời, ông phải nắm chặt câu trả lời của mình như một nguyên tắc không thể thay đổi mà ông đã gắn niêm phong, không bao giờ để cho cái niêm phong thứ nhì gắn chồng lên nó. Vậy ông muốn gì, và ông muốn nó như thế nào? Ông phải đưa ra một câu trả lời chân thật, ông hiểu chứ? Tôi sẽ không chấp nhận bất cứ điều sai lầm nào. Và một khi ông đã trả lời, ông phải giữ câu trả lời của ông. Đừng phản bội chính mình."

When he was sure of his answer, he said to himself, "I want only the highest and most certain happiness and ease: the happiness that won't change into anything else. Other than that, I don't want anything else in the world."

Once he had given this answer, he kept to it firmly. He didn't allow anything that would have caused the least bit of pain or distraction to his heart to get stuck there as a stain on it. He kept making a persistent effort with all his might to discover the truth, without retreat, until he finally awakened to that truth: the reality of Liberation.

If we search for the truth like the Buddha — if we're true in our intent and true in what we do — there's no way the truth can escape us. But if we aren't true to ourselves, we won't find the true happiness the Buddha found. We tell ourselves that we want to be happy but we go jumping into fires. We know what things are poison, yet we go ahead and drink them anyway. This is called being a traitor to yourself.

Khi ngài chắc chắn về câu trả lời của mình, ngài tự nhủ rằng, "Tôi chỉ muốn sự hạnh phúc và bình an cao nhất và chắc chắn nhất: Hạnh phúc mà sẽ không thay đổi thành bất cứ điều gì khác. Ngoài điều đó, tôi không muốn bất cứ điều gì khác trên thế giới."

Một khi ngài đưa ra câu trả lời này, ngài giữ nó vững chắc. Ngài không cho phép bất cứ điều gì có thể gây ra một chút đau đớn hay xao lãng cho trái tim của ngài để bị mắc kẹt ở đó như một vết nhơ. Ngài luôn kiên trì nỗ lực với tất cả khả năng của mình để khám phá sự thật, không thoái lui, cho đến khi ngài cuối cùng tỉnh giác về sự thật đó: sự thật của sự Giải Thoát.

Nếu chúng ta tìm kiếm sự thật như Đức Phật — nếu chúng ta thành thật trong ý định và thành thật trong những gì chúng ta làm — không cách nào sự thật có thể thoát khỏi chúng ta. Nhưng nếu chúng ta không thành thật với chính mình, chúng ta sẽ không tìm thấy hạnh phúc thật sự mà Đức Phật đã tìm thấy. Chúng ta tự nhủ rằng chúng ta muốn được hạnh phúc nhưng chúng ta lại nhảy vào lửa. Chúng ta biết những gì độc hại, nhưng chúng ta vẫn cứ uống. Đây gọi là phản bội chính mình.

Every person alive wants happiness — even common animals struggle to find happiness — but our actions for the most part aren't in line with our intentions. This is why we don't get to realize the happiness we want, simply because there's no truth to us. For example, when people come to the monastery: If they come to make offerings, observe the precepts, and sit in meditation for the sake of praise or a good reputation, there's no real merit to what they're doing. They don't gain any real happiness from it, so they end up disappointed and dissatisfied. Then they start saying that offerings, precepts, and meditation don't give any good results. Instead of reflecting on the fact that they weren't right and honest in doing these things, they say that there's no real good to the Buddha, Dhamma, and Sangha, that the Buddha's teachings are a lot of nonsense and lies. But actually the Buddha's teachings are an affair of the truth. If a person isn't true to the Buddha's teachings, the Buddha's teachings won't be true to that person — and that person won't be able to know what the Buddha's true teachings are.

Mọi người đều muốn hạnh phúc — ngay cả thú vật cũng tranh đấu để tìm hạnh phúc — nhưng hầu hết các hành động của chúng ta không phù hợp với ý định của chúng ta. Đây là tại sao chúng ta không nhận ra hạnh phúc chúng ta muốn, chỉ vì chúng ta không chân thật. Ví dụ, khi người ta đến tu viện: Nếu họ đến để cúng dường, thọ giới, và ngồi thiền vì muốn được khen ngợi hay danh tiếng, thì không có công đức thật sự nào cho những gì họ đang làm. Họ không đạt được hạnh phúc thật sự nào từ nó, vì vậy họ cuối cùng thất vọng và không hài lòng. Thế rồi họ bắt đầu nói rằng cúng dường, giới luật, và thiền định không cho kết quả tốt nào. Thay vì suy ngẫm để thấy rằng họ không đúng và chân thật khi làm những điều này, họ nói rằng không có điều gì tốt về Phật, Pháp, và Tăng, rằng giáo lý của Đức Phật không có ý nghĩa và giả dối. Nhưng thật ra giáo lý của Đức Phật là vấn đề của sự thật. Nếu một người không chân thật với giáo lý của Đức Phật, giáo lý của Đức Phật sẽ không chân thật đối với người đó — và người đó sẽ không thể biết giáo lý chân thật của Đức Phật là gì.

When we practice virtue, concentration, and discernment, it's as if we were taking the jewels and robes of royalty and the Noble Ones to dress up our heart and make it beautiful. But if we aren't true in our practice, it's like taking robes and jewels and giving them to a monkey. The monkey is bound to get them dirty and tear them to shreds because it has no sense of beauty at all. Whoever sees this kind of thing happening is sure to see right through it, that it's a monkey show. Even though the costumes are genuine, the monkey inside isn't genuine like the costumes. For instance, if you take a soldier's cap and uniform to dress it up as a soldier, it's a soldier only as far as the cap and uniform, but the monkey inside is still a monkey and not a soldier at all.

For this reason, the Buddha teaches us to be true in whatever we do — true in being generous, true in being virtuous, true in developing concentration and discernment. Don't play around at these things. If you're true, then these activities are sure to bear you the fruits of your own truthfulness without a doubt.

Khi chúng ta thực hành đức hạnh, thiền định, và tuệ phân biệt, nó giống như chúng ta đang lấy bảo ngọc và áo cà sa trang nghiêm và Phẩm chất Cao Quý trang hoàng trái tim của chúng ta và làm cho nó đẹp. Nhưng nếu chúng ta không chân thật trong sự thực hành của chúng ta, nó giống như lấy áo cà sa và bảo ngọc đem cho con khỉ. Con khỉ tất sẽ làm dơ và xé nát chúng vì nó không có ý thức về vẻ đẹp gì cả. Bất cứ ai nhìn thấy điều này xảy ra thì chắc chắn thấy rõ rằng đó là trò khỉ. Mặc dù trang phục là thật, con khỉ bên trong thì không thật như trang phục. Ví dụ, nếu bạn lấy mũ và đồng phục của một người lính mặc cho nó giống như người lính, đó chỉ là người lính trên hình thức nón và đồng phục, nhưng con khỉ bên trong vẫn là con khỉ và không phải là người lính chút nào.

Vì lý do này, Đức Phật dạy chúng ta chân thật trong bất cứ điều gì chúng ta làm — chân thật trong sự rộng lượng, chân thật trong đức hạnh, chân thật trong vệc phát triễn thiền định và tuệ phân biệt. Đừng đùa dỡn với những điều này. Nếu bạn chân thật, thì những hành động này chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những thành quả của sự chân thật của chính bạn mà không nghi ngờ gì.

Self-Reliance  

May 22, 1959

In Christianity they teach that if you've done wrong or committed a sin, you can ask to wash it away by confessing the sin and asking for God's forgiveness. God will then have the kindness to hold back punishment, and you'll be pure. But Buddhism doesn't teach this sort of thing at all. If you do wrong, you are the one who has to correct the error so as to do away with the punishment on your own behalf. What this means is that when a defilement — greed, anger, or delusion — arises in your heart, you have to undo the defilement right there so as to escape from it. Only then will you escape from the suffering that would otherwise come as its natural consequence.

We can compare this to a man who drinks poison and comes down with violent stomach cramps. If he then runs to a doctor and says, "Doctor, doctor, I've drunk poison and my stomach really hurts. Please take some medicine for me so that the pain will go away," there's no way that this is going to cure the pain. If the doctor, instead of the sick man, is the one who takes the medicine, the sick man can expect to die for sure.

So I ask that we all understand this point: that we have to wash away our own defilements by practicing the Dhamma — the medicine of the Buddha — in order to gain release from any evil and suffering in our hearts; not that we can ask the Buddha to help wash away our mistakes and sufferings for us. The Buddha is simply the doctor who has discovered the formula for the medicine and prepared it for us. Whatever disease we have, we need to take the medicine and treat the disease ourselves if we want to recover.

Tự Lực  

Ngày 22 tháng 5, năm 1959

Bên Thiên Chúa giáo họ dạy rằng nếu bạn làm sai hay phạm tội, bạn có thể yêu cầu rửa tội bằng cách thú nhận tội lỗi và xin Chúa tha thứ. Rồi Chúa sẽ có lòng tốt giữ lại hình phạt, và bạn sẽ trong sạch. Nhưng Phật giáo không dạy như vậy. Nếu bạn làm sai, bạn là người phải sửa đổi sai lầm để tự mình loại bỏ hình phạt đó. Điều này có nghĩa là khi phiền não ô trược — tham, sân, hay si — nảy sinh trong tim bạn, bạn phải xóa bỏ phiền não ô trược ngay tại đó để thoát khỏi nó. Chỉ có thế thì bạn mới thoát khỏi đau khổ mà nếu không sẽ đến như hậu quả tự nhiên của nó.

Chúng ta có thể so sánh điều này với một người uống thuốc độc khiến bị đau bụng dữ dội. Nếu sau đó ông ta chạy đến gặp bác sĩ và nói rằng, "Bác sĩ, bác sĩ, tôi đã uống thuốc độc và bụng tôi rất đau. Xin hảy uống thuốc cho tôi hết đau," thì không cách gì chữa trị được cơn đau. Nếu bác sĩ, thay vì bệnh nhân, là người uống thuốc, người bệnh có thể sẽ chết chắc.

Vì vậy tôi yêu cầu tất cả chúng ta hiểu điểm này: rằng chúng ta phải rửa sạch phiền não ô trược của chính mình bằng cách thực hành Pháp — thuốc của Đức Phật — để được giải thoát khỏi bất cứ tội lỗi và đau khổ nào trong tim chúng ta; không phải là chúng ta có thể hỏi Đức Phật giúp rửa sạch lỗi lầm và đau khổ cho chúng ta. Đức Phật chỉ là bác sĩ đã khám phá ra công thức bào chế thuốc và chuẩn bị nó cho chúng ta. Dù chúng ta mắc bệnh gì, chúng ta cần uống thuốc và tự chữa bệnh nếu chúng ta muốn hồi phục.

The Mind Aflame  

July 28, 1959

A single mind moment can't carry out two tasks at once. In other words, the evil you've done is really evil; the goodness you've done, really good. The mind can't carry out the tasks of evil and goodness both at the same time. It's like having only one hand. When the things you're carrying fill the hand, it can't pick up anything else. You have to put down what you're already carrying. Only then can you pick up other things. This is an analogy for the mind.

If the mind is continually in good shape, evil won't have any place to land or catch hold. But if our goodness isn't constant, evil will be able to find a perch. It's like rowing a boat out into the ocean. If we stay close to shore, crows flying from the shore will be able to perch on the mast of the boat. If you don't want them perching there, you have to row out as far as you can. The crows then won't be able to perch on the mast. If any crow tries to keep flying out to the boat, it'll lose sight of the shore and is likely to die out there in the ocean, because it'll run out of strength, it'll run out of food. It'll have to die.

Tâm Thiêu Đốt  

Ngày 28 tháng 7, năm 1959

Trong một khoảnh khắc tâm không thể thực hiện hai công việc cùng một lúc. Nói cách khác, điều ác bạn đã làm thì thật sự là xấu; điều thiện bạn đã làm thì thật sự là tốt. Tâm không thể thực hiện cả hai việc ác và thiện trong cùng một lúc. Nó giống như chỉ có một tay. Khi tay bạn bận cầm vật gì, nó không thể lấy thêm cái gì khác. Bạn phải để vật đang cầm trên tay xuống. Chỉ thế thì bạn mới có thể lấy cái khác lên. Đây là phép so sánh cho tâm.

Nếu tâm lúc nào cũng tốt, tánh ác sẽ không có nơi hạ cánh. Nhưng nếu tánh thiện của chúng ta không liên tục, tánh ác sẽ có thể tìm thấy chỗ đậu. Nó giống như chèo thuyền ra biển. Nếu chúng ta ở gần bờ, đàn quạ từ bờ sẽ có thể bay đến đậu trên cột buồm. Nếu bạn không muốn chúng đậu ở đó, bạn phải cố gắng chèo ra xa. Như thế đàn quạ sẽ không thể đậu trên cột buồm. Nếu con quạ nào cố gắng bay ra thuyền, nó sẽ bị mất dấu bờ và sẽ có thể chết ngoài biển, vì nó sẽ bị kiệt sức, nó sẽ không còn thức ăn, Nó sẽ phải chết.

In the same way, if goodness catches hold of the greater part of the mind, evil will have to circle aimlessly around with nowhere to land. If it stays close by — meaning that goodness has only a small part of the heart — evil will be able to come flying in. Sometimes it waits on the opposite shore. If your strength of mind runs low, it'll stay right nearby and catch hold of you easily.

For example, if the goodness you get from coming to the monastery isn't yet enough, when you get back home your mind will order you to do evil in this way or that, and you'll go right along with it. Or while you're sitting here listening to this talk, evil will perch on the handrail to the stairs outside. When you get up at the end of the talk and let yourself get distracted, it'll immediately land right on you. Sometimes even while you're sitting here, it'll come swooping in, just like a crow. If the mind is good and strong, though, evil will wait at a distance. Even when you get home, it won't dare land on you — but it might land on someone else, someone without any Dhamma. As you talk with that person, and your words begin to mesh with theirs, evil might come sneaking in that way. That's because you're goodness isn't yet strong enough.

Tương tự như vậy, nếu tánh thiện chiếm đóng phần lớn tâm, tánh ác sẽ phải bay vòng quanh mà không có chỗ đậu. Nếu nó ở quanh quẩn một chỗ — nghĩa là tánh thiện chỉ có một phần nhỏ của tâm — tánh ác sẽ có thể bay đến. Đôi khi nó đợi ở bờ đối diện. Nếu sức mạnh của tâm bạn cạn kiệt, nó sẽ ở ngay bên cạnh và nắm bắt bạn dễ dàng.

Ví dụ, nếu tánh thiện bạn có được từ việc đến tu viện vẫn chưa đủ, khi bạn trở về nhà tâm bạn sẽ ra lệnh cho bạn làm điều ác theo cách này hay cách nọ, và bạn sẽ đi theo nó. Hay trong khi bạn đang ngồi đây nghe thuyết pháp, tánh ác sẽ đậu trên chấn song bậc thang bên ngoài. Khi bạn đứng lên sau buổi thuyết pháp và để tâm mình lơ đểnh, nó sẽ ngay lập tức bay đến bên bạn. Thỉnh thoảng, ngay cả khi bạn đang ngồi đây, nó sẽ đến đột kích, giống như con quạ. Tuy nhiên, nếu tâm tốt và mạnh, tánh ác sẽ đợi ở xa. Ngay cả khi bạn về nhà, nó không dám đáp vào bạn — nhưng nó có thể đáp vào người khác, người mà không có Pháp gì cả. Khi bạn nói chuyện với người đó, và lời nói của bạn bắt đầu va chạm với họ, tánh ác có thể lẻn vào theo cách đó. Đó là bởi vì tánh thiện của bạn vẫn chưa đủ mạnh.

If we have a wound on our body — i.e., evil in our mind — we have to wash off the wound, put medicine in it, and cover it with a clean bandage: in other words, observe the precepts and practice meditation. That way the wound has a chance to heal. Washing the wound means that we don't get involved in thinking about the good and bad points of other people. That right there is a skillful mind state arising. The mind will then be at its ease and will develop an inner nourishment: coolness in heart and mind. It's like sitting in a mountain glen with a waterfall streaming down and a pure breeze blowing through a cleft in the rock. The mind will feel cool and undisturbed. The heart will blossom like a jasmine filled with dew in the middle of the cool season. The mind will give rise to strength.  

If the mind doesn't have any inner nourishment, though, it won't have any strength, because it's hungry and thin.

Nếu chúng ta có một vết thương trên thân thể — tức là, điều ác trong tâm chúng ta — chúng ta phải rửa sạch vết thương, bôi thuốc sát trùng, và che nó lại với miếng băng sạch: nói cách khác, tuân thủ giới luật và thực hành thiền định. Bằng cách đó vết thương có cơ hội lành lặn. Rửa vết thương có nghĩa là chúng ta không tham gia vào việc nghĩ về những điểm tốt và xấu của người khác. Ngay khi đó là một trạng thái tâm thiện xảo phát sinh. Rồi tâm sẽ được thoải mái và phát triễn sự dinh dưỡng nội tâm: tươi mát trong trái tim và tâm. Nó giống như ngồi trong hốc núi với thác nước chảy xuống và một làn gió trong mát thổi qua khe hở trong tảng đá. Tâm sẽ cảm thấy tươi mát và thanh thản. Trái tim sẽ nở rộ như hoa nhài đầy sương vào giữa mùa lạnh. Tâm sẽ tăng thêm sức mạnh.

Tuy nhiên, nếu tâm không có bất cứ sự dinh dưỡng nội tâm nào, nó sẽ không có sức mạnh vì nó đói và ốm yếu.

The Buddha saw that we human beings are thin and malnourished in this way, which is why he felt compassion for us. He taught us, "The mind that goes around swallowing sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations is eating a ball of fire, you know. Not any kind of food." In other words, "The eye is burning." Everything we see with the eye is a form, and each of these forms contains a ball of fire, even though on the outside it's coated to look pretty and attractive. "The ear is burning." All the pleasing sounds we search for, and that come passing in through our ears from the day we're born to the day we die, are burning sounds, are flames of fire. The heat of the sun can't burn you to death, but sounds can burn you to death, which is why we say they're hotter than the sun. "The nose is burning." We've been smelling smells ever since the doctor cleaned out our nose right after birth, and the nature of smells is that there's no such thing as a neutral smell. There are only two kinds: good smelling and foul-smelling. If our strength is down and we're not alert, we swallow these smells right into the mind — and that means we've swallowed a time bomb. We're safe only as long as nothing ignites the fuse. "The tongue is burning." Countless tastes come passing over our tongue. If we get attached to them, it's as if we've eaten a ball of fire: As soon as it explodes, our intestines will come splattering out. If we human beings let ourselves get tied up in this sort of thing, it's as if we've eaten the fire bombs of the King of Death. As soon as they explode, we're finished. But if we know enough to spit them out, we'll be safe. If we swallow them, we're loading ourselves down. We won't be able to find any peace whether we're sitting, standing, walking, or lying down, because we're on fire inside. Only when we breathe our last will the fires go out. "The body is burning." Tactile sensations are also a fire that wipes human beings out. If you don't have any inner worth or goodness in your mind, these things can really do you a lot of damage.

Đức Phật nhìn thấy nhân loại chúng ta ốm yếu và thiếu dinh dưỡng theo cách này, đó là tại sao ngài có lòng bi mẫn đối với chúng ta. Ngài dạy chúng ta, "Tâm đi lòng vòng nuốt hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác là nuốt một quả cầu lửa. Không phải là thức ăn gì cả." Nói cách khác, "Mắt bị thiêu đốt." Mọi thứ chúng ta nhìn với mắt là một hình thể, và mỗi hình thể chứa đựng một quả cầu lửa, mặc dù bên ngoài nó được bao bọc để trông đẹp và hấp dẫn. "Tai bị thiêu đốt." Tất cả những âm thanh dễ chịu mà chúng ta tìm kiếm, và đi vào qua tai chúng ta từ ngày chúng ta sinh ra cho đến ngày chúng ta chết, là âm thanh thiêu đốt, là những ngọn lửa. Sức nóng của mặt trời không thể đốt bạn chết, nhưng âm thanh có thể đốt bạn chết, đó là tại sao chúng ta nói chúng nóng hơn mặt trời. "Mũi bị thiêu đốt." Chúng ta đã ngửi mùi kể từ khi bác sĩ chùi sạch mũi chúng ta ngay sau khi sinh ra, và bản chất của mùi là không có gì là mùi tự nhiên. Chỉ có hai loại: mùi thơm và mùi thối. Nếu sức mạnh của chúng ta giảm xuống và chúng ta không cảnh giác, chúng ta nuốt những mùi này vào tâm — và đó có nghĩa là chúng ta nuốt một quả bom nổ chậm. Chúng ta được an toàn hễ mà không có gì đốt cháy cầu chì. "Lưỡi bị thiêu đốt." Vô vàn hương vị đi qua lưỡi chúng ta. Nếu chúng ta luyến ái chúng, nó giống như chúng ta nuốt một quả cầu lửa: Ngay khi nó bùng nổ, ruột chúng ta sẽ bị bắn tung tóe. Nếu nhân loại chúng ta để cho mình bị ràng buộc với những thứ này, nó giống như chúng ta nuốt những quả bom lửa của Thần Chết. Ngay khi chúng bùng nổ, chúng ta tiêu đời. Nhưng nếu chúng ta biết đủ để nhổ chúng ra, chúng ta sẽ được an toàn. Nếu chúng ta nuốt chúng, chúng ta chồng chất thêm gánh nặng. Chúng ta sẽ không thể tìm thấy bình an nào cho dù chúng ta ngồi, đứng, đi, hay nằm xuống, bởi vì chúng ta bị đốt cháy bên trong. Chỉ khi chúng ta thở hơi cuối cùng thì lửa mới đi ra. "Thân bị thiêu đốt." Cảm giác xúc giác cũng là lửa thiêu rụi nhân loại. Nếu bạn không có giá trị nội tâm hay thiện tâm, những thứ này có thể thật sự gây cho bạn nhiều thiệt hại.

Greed, anger, and delusion are like three enormous balls of red-hot iron that the King of Death heats until they're glowing hot and then pokes into our heads. When greed doesn't get what it wants, it turns into anger. Once we're angry, we get overcome and lose control, so that it turns into delusion. We forget everything — good, bad, our husbands, wives, parents, children — to the point where we can even kill our husbands, wives, parents, and children. This is all an affair of delusion. When these three defilements get mixed up in our minds, they can take us to hell with no trouble at all. This is why they're called fire bombs in the human heart.

But if, when greed arises, we have the sense to take only what should be taken and not what shouldn't, it won't wipe us out even though it's burning us, because we have fire insurance. People without fire insurance are those with really strong greed to the point where they're willing to cheat and get involved in corruption or crime. When this happens, their inner fires wipe them out. To have fire insurance means that even though we feel greed, we can hold it in check and be generous with our belongings by giving donations, for instance, to the religion. Then even though we may die from our greed, we've still gained inner worth from making donations as an act of homage to the Buddha, Dhamma, and Sangha — which is like keeping our insurance payments up. This way, even though our house may burn down, we'll still have some property left.

Tham, sân, và si giống như ba quả cầu sắt to lớn và nóng bỏng mà Thần Chết bỏ lò nung cho đến khi chúng nóng đỏ rực và sau đó nhét vào đầu chúng ta. Khi tham không lấy được những gì nó muốn, nó biến thành sân. Khi chúng ta giận dữ, chúng ta bị chế ngự và mất kiểm soát, vì vậy nó biến thành si. Chúng ta quên hết mọi thứ — tốt, xấu, chồng, vợ, cha mẹ, con — đến mức chúng ta thậm chí có thể giết chồng, vợ, cha mẹ, và con của mình. Đây đều là công việc của si. Khi ba phiền não ô trược này bị trộn lẫn trong tâm chúng ta, chúng có thể đem chúng ta đến địa ngục mà không gặp trở ngại gì cả. Đây là tại sao chúng được gọi là bom lửa trong trái tim người ta.

Nhưng nếu, khi tham nảy sinh, chúng ta có ý thức để chỉ lấy những gì nên lấy và những gì không nên, nó sẽ không hủy diệt chúng ta mặc dù nó đang thiêu đốt chúng ta, bởi vì chúng ta có bảo hiểm hỏa hoạn. Người không có bảo hiểm hỏa hoạn là người với lòng tham thật sự mạnh đến mức họ sẵn sàng lừa đảo và tham gia vào hoạt động tham nhũng hay phạm pháp. Khi điều này xảy ra, lửa nội tâm thiêu rụi họ. Có bảo hiểm hỏa hoạn có nghĩa là mặc dù chúng ta cảm thấy tham lam, chúng ta có thể kiềm chế nó và rộng lượng với vật sở hữu của mình bằng cách hiến tặng, ví dụ, cho tôn giáo. Thì dù cho chúng ta có thể bị giết chết bởi giặc tham, chúng ta vẫn đạt được giá trị nội tâm từ việc hiến tặng như một hành động tôn kính Phật, Pháp, và Tăng — nó giống như giữ cho tiền bảo hiểm của chúng ta gia tăng. Bằng cách này, mặc dù nhà của chúng ta có thể bị thiêu rụi, chúng ta sẽ vẫn còn lại một số tài sản.

Anger. When this defilement really gets strong, it has no sense of good or evil, right or wrong, husband, wives, or children. It can drink human blood. An example we often see is when people get quarreling and one of them ends up in prison or even on death row, convicted for murder. This is even worse than your house burning down, because you have nothing left at all. For this reason, we have to get ourselves some life insurance by observing the five or eight precepts so that we can treat and bandage our open sores — i.e., so that we can wash away the evil and unwise things in our thoughts, words, and deeds. Even if we can't wash them all away, we should try at least to relieve them somewhat. Although you may still have some fire left, let there just be enough to cook your food or light your home. Don't let there be so much that it burns your house down.

The only way to put out these fires is to meditate and develop thoughts of good will. The mind won't feel any anger, hatred, or ill will, and instead will feel nothing but thoughts of sympathy, seeing that everyone in the world aims at goodness, but that our goodness isn't equal. You have to use really careful discernment to consider cause and effect, and then be forgiving, with the thought that we human beings aren't equal or identical in our goodness and evil. If everyone were equal, the world would fall apart. If we were equally good or equally bad, the world would have to fall apart for sure. Suppose that all the people in the world were farmers, with no merchants or government officials. Or suppose there were only government officials, with no farmers at all: We'd all starve to death with our mouths gaping and dry. If everyone were equal and identical, the end of the world would come in only a few days' time. Consider your body: Even the different parts of your own body aren't equal. Some of your fingers are short, some are long, some small, some large. If all ten of your fingers were equal, you'd have a monster's hands. So when even your own fingers aren't equal, how can you expect people to be equal in terms of their thoughts, words, and deeds? You have to think this way and be forgiving.

Sân. Khi phiền não ô trược này thật sự mạnh, nó không có ý thức về tốt hay xấu, đúng hay sai, chồng, vợ, hay con. Nó có thể uống máu người. Một ví dụ chúng ta thường thấy là khi người ta cãi nhau và một trong số họ bị vào tù hay ngay cả án tử hình, bị kết án vì tội giết người. Điều này thậm chí còn tệ hơn là nhà của bạn bị đốt cháy, bởi vì bạn không còn lại gì hết cả. Vì lý do này, chúng ta cần có bảo hiểm nhân thọ bằng cách tuân thủ năm hay tám giới luật để chúng ta có thể chữa trị và băng bó vết thương của mình — tức là, để chúng ta có thể rửa sạch tội lỗi và sự ngu xuẩn trong tư tưởng, lời nói, và việc làm. Thậm chí nếu chúng ta không thể rửa sạch hết bọn chúng, chúng ta ít nhất nên cố gắng để làm giảm bớt phần nào. Mặc dù bạn có thể vẫn còn lại chút lửa, hảy để chỉ vừa đủ để nấu thức ăn hay thắp sáng nhà của bạn. Đừng để nhiều quá khiến nó đốt cháy nhà bạn.

Cách duy nhất để dập tắt những ngọn lửa này là thiền định và phát triễn thiện ý. Tâm sẽ không cảm thấy giận dữ, hận thù, hay có ý xấu nào, và thay vào đó sẽ chỉ cảm thấy thông cảm, nhìn thấy rằng mọi người trên thế giới đều hướng đến điều thiện, nhưng thiện tánh của chúng ta thì không đồng đều. Bạn phải sử dụng tuệ phân biệt thật sự cẩn thận để xem xét nguyên nhân và kết quả, và sau đó tha thứ, với ý nghĩ rằng nhân loại chúng ta không đồng đều hay giống nhau trong tánh thiện hay ác của chúng ta. Nếu mọi người bằng nhau, thế giới sẽ sụp đổ. Nếu chúng ta tốt bằng nhau hay xấu bằng nhau, thế giới chắc chắn sẽ phải sụp đổ. Giả sử rằng tất cả mọi người trên thế giới là nông dân, không có thương nhân hay nhân viên nhà nước. Hay giả sử chỉ toàn là nhân viên nhà nước, mà không có nông dân nào cả: Chúng ta đều sẽ bị chết đói với cái miệng khô khốc. Nếu mọi người đồng đều và giống nhau, ngày tận thế sẽ đến chóng vánh. Hảy xem xét thân thể bạn: Ngay cả các phần khác nhau của thân cũng không bằng nhau. Ngón tay của bạn có cái dài, cái ngắn, cái nhỏ, cái lớn. Nếu tất cả mười ngón tay đều bằng nhau, bạn chắc có bàn tay của con quái vật. Vì vậy ngay cả khi các ngón tay của bạn không bằng nhau, làm thế nào bạn có thể mong đợi mọi người giống nhau về tư tưởng, lời nói, và hành động? Bạn phải nghĩ theo cách này và tha thứ.

When you can think in this way, your good will can spread to all people everywhere, and you'll feel sympathy for people on high levels, low levels, and in between. The big ball of fire inside you will go out through the power of your good will and loving kindness.

This comes from getting life insurance: practicing tranquillity meditation so as to chase the defilements away from the mind. Thoughts of sensual desire, ill will, lethargy, restlessness, and uncertainty will vanish, and the mind will be firmly centered in concentration, using its powers of directed thought to stay with its meditation word — buddho — and its powers of evaluation to create a sense of inner lightness and ease. When the mind fills itself with rapture — the flavor arising from concentration — it will have its own inner food and nourishment, so that whatever you do in thought, word, or deed is sure to succeed.

Khi bạn có thể nghĩ theo cách này, thiện ý của bạn có thể lan truyền đến tất cả mọi người ở khắp mọi nơi, và bạn sẽ cảm thấy thông cảm với mọi người ở trình độ cao, thấp, và trung bình. Quả cầu lửa lớn bên trong bạn sẽ đi ra qua sức mạnh của thiện ý và lòng từ bi của bạn.

Điều này đến từ việc có bảo hiểm nhân thọ: thực hành thiền tĩnh lặng để đuổi phiền não ô trược ra khỏi tâm. Những suy nghĩ của dục vọng, ý xấu, dã dượi, bồn chồn, và sự không chắc chắn sẽ biến mất, và tâm sẽ tập trung vững chắc trong định, sử dụng sức mạnh của quán niệm để ở lại với thiền niệm của nó — buddho — và sức mạnh của sự thẩm định của nó để tạo ra cảm giác thanh thản và bình an bên trong. Khi tâm lấp đầy chính nó với cảm giác an lạc — hương vị phát sinh từ định — nó sẽ có thức ăn và dinh dưỡng tự nội tại, khiến cho bất cứ điều gì bạn làm trong tư tưởng, lời nói, hay hành động chắc chắn sẽ thành công.

Food For The Mind  

July, 1958; August 10, 1957

There are two kinds of food for the mind: the kind that gives it strength and the kind that saps its strength. What this refers to is (1) the food of sensory contact — the contact that takes place at the eye, ear, nose, tongue, body, and intellect. There are six mouthfuls of this kind of food. (2) The food of consciousness, i.e., the consciousness of contact that takes place at each of the six senses. There are six mouthfuls of this kind, too. (3) The food of intention or mental concomitants, i.e., the thoughts that are formed in the heart, leading it to think of the past or future and to know if things are good or bad, pleasant or painful. Once we know that our body and mind depend on these kinds of food, we should use our discernment to reflect on them and evaluate them carefully.

Discernment is what forms the teeth of the mind. When children are small, they need to depend on others to mince or strain their food; but when they grow up, they have their own teeth and don't need to depend on anyone else. If people are really discerning, they don't need to chew coarse food at all. For example, an intelligent hunter, once he's killed an animal, will remove the feathers and wings or cut off the antlers and hooves and take home just the useful part. Then he cuts the meat off in pieces so that it can serve as food. In other words, if he's intelligent, he throws away the inedible parts piece by piece.

Thức Ăn cho Tâm  

Tháng 7, năm 1958; Ngày 10 tháng 8, năm 1957

Có hai loại thức ăn cho tâm: loại cho nó sức mạnh và loại xoi mòn sức mạnh của nó. Những gì mà điều này đề cập đến là (1) thức ăn của sự tiếp xúc với giác quan — sự tiếp xúc xảy ra tại mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và não bộ. Có sáu loại cho loại thức ăn này. (2) Thức ăn của ý thức, tức là, ý thức về sự tiếp xúc xảy ra tại mỗi trong sáu giác quan. Cũng có sáu loại của loại thức ăn này. (3) Thức ăn của ý định hay hệ lụy tinh thần, tức là, tư tưởng được hình thành trong tim, dẫn đến suy nghĩ về quá khứ hay tương lai và biết liệu mọi thứ tốt hay xấu, vui sướng hay đau khổ. Một khi chúng ta biết rằng thân và tâm của chúng ta phụ thuộc vào các loại thức ăn này, chúng ta nên sử dụng nhận thức phân biệt của chúng ta để quán chiếu và thẩm định chúng một cách thận trọng.

Nhận thức phân biệt là những gì tạo thành răng của tâm. Khi trẻ em còn bé, chúng cần phải phụ thuộc vào người khác để bằm hay lọc thức ăn của chúng; nhưng khi chúng lớn lên, chúng có răng và không cần phải phụ thuộc vào ai khác. Nếu người ta thật sự nhận thức được, họ không cần phải nhai thức ăn thô. Ví dụ, người thợ săn thông minh, một khi ông ta săn được một con thú, sẽ loại bỏ lông và cánh hay cắt bỏ sừng và móng vuốt và chỉ mang về nhà phần hữu dụng. Sau đó ông cắt thịt ra thành nhiều miếng nhỏ để có thể ăn được. Nói cách khác, nếu ông ta thông minh, ông sẽ liệng bỏ những phần không ăn được.

In the same way, intelligent people who want the inner quality of dispassion have to take the discernment that comes from concentration and use it to evaluate sights, sounds, smells, tastes, etc., so that these things can serve a purpose and not do them any harm. Whoever eats an entire fish — bones, scales, fins, feces, and all — is sure to choke to death on the bones. For this reason, we have to find a knife and chopping block — in other words, use mindfulness to focus on, say, a visual object, and discernment to consider what kind of object it is. Is it something we should get involved with or not? What kind of benefits or harm will it cause for the mind? If it's a visual object that will cause harm to the mind, you shouldn't get involved with it. If it's a good-looking object, look for its bad side as well. Be a person with two eyes. Sometimes an object looks good, but we don't look for its bad side. Sometimes it looks bad, but we don't look for its good side. If something looks beautiful, you have to focus on its bad side as well. If it looks bad, you have to focus on its good side, too.

If you aren't selective in what you eat, you can ruin your health. Pleasing objects are like sugar and honey: They're sure to attract all sorts of ants and flies. Disagreeable objects are like filth: In addition to carrying germs, they're sure to attract all sorts of other bad things, too, because they're crawling with flies and worms. If we aren't discerning, we'll gobble down the filth together with the worms and smelly parts, and the sugar together with the ants and flies. Your heart is already in poor health, and yet you go gobbling down things that are toxic. When this happens, no one can cure you but you yourself.

Tương tự như vậy, người thông minh muốn có phẩm chất điềm tĩnh bên trong thì phải lấy tuệ phân biệt đến từ định và dùng nó để thẩm định hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, v.v., để những thứ này có thể phục vụ cho một mục tiêu và không gây hại cho họ. Bất cứ ai ăn nguyên con cá — xương, vảy, vây, phân, và tất cả — chắc chắn sẽ bị mắc nghẹn xương đến chết. Vì lý do này, chúng ta phải tìm con dao và cái thớt — nói cách khác, sử dụng chánh niệm để tập trung vào, cho là, một đối tượng thị giác, và tuệ phân biệt để xem xét nó là loại đối tượng gì. Nó có phải là thứ chúng ta cần quan hệ với hay không? Loại lợi ích hay tác hại nào nó sẽ gây ra cho tâm? Nếu đó là một đối tượng thị giác mà sẽ gây hại cho tâm, bạn không nên quan hệ với nó. Nếu nó là một đối tượng trông thấy tốt, hảy tìm kiếm mặt xấu của nó nữa. Hảy là một người với hai mắt. Đôi khi đối tượng có vẻ tốt, nhưng chúng ta không tìm kiếm mặt xấu của nó. Đôi khi nó có vẻ xấu, nhưng chúng ta không tìm kiếm mặt tốt của nó. Nếu một cái gì đó trông thấy đẹp, bạn cũng phải để ý đến mặt xấu của nó. Nếu nó trông thấy xấu, bạn cũng phải để ý đến mặt tốt của nó.

Nếu bạn không chọn lọc trong việc ăn uống, bạn có thể hủy hoại sức khỏe của bạn. Những thứ trông ngon như đường và mật ong: Chúng chắc chắn sẽ thu hút đủ loại kiến và ruồi. Những thứ không hấp dẫn thì giống như rác rưởi: Ngoài việc chuyên chở vi trùng, chúng chắc chắn sẽ thu hút đủ loại xấu khác nữa, vì chúng bám theo ruồi và giun. Nếu chúng ta không biết phân biệt, chúng ta sẽ nuốt chửng rác rưởi cùng với giun và những thứ hôi thối, và nuốt đường cùng với kiến và ruồi. Trái tim của bạn đã ở trong tình trạng sức khỏe kém, thế mà bạn vẫn nuốt những thứ độc hại. Khi điều này xảy ra, không ai có thể chữa trị bạn ngoài chính bạn.

For this reason, you have to keep the heart neutral, on the middle path. Don't be pleased by the objects you think are pleasing; don't hate the objects you think are disagreeable. Don't be a person with only one eye or one ear. When you can do this, you're equipped with discernment. You can spit visual objects, sounds, smells, tastes, etc., out of the heart. Once you can see that "good" has "bad" hiding behind it, and "bad" has "good" hiding behind it — in the same way that the body has both a front and a back — you shouldn't let yourself fall for sights, sounds, smells, etc. You have to consider them carefully.

The mind has two basic sorts of food: good mental states and bad mental states. If you think in ways that are good, you'll give strength to the mind. If you're discerning, you'll get to eat fine food. If you aren't, you'll have to eat crude food — e.g., you'll get a crab and you'll eat the whole thing raw, without knowing how to boil it and peel away the shell and the claws. The effort of meditation is like a fire; concentration is like a pot; mindfulness, like a chopping block; and discernment, a knife. Intelligent people will use these things to prepare their food so that its nourishment — the nourishment of the Dhamma — will permeate into the heart to give it five kinds of strength:

Vì lý do này, bạn phải giữ cho trái tim quân bình, ở trung đạo. Đừng vui sướng bởi những đối tượng mà bạn nghĩ là đáng yêu; đừng ghét bỏ những đối tượng mà bạn nghĩ là đáng ghét. Đừng là người chỉ có một mắt hay một tai. Khi bạn có thể làm điều này, bạn được trang bị với tuệ phân biệt. Bạn có thể nhổ các đối tượng thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, v.v., ra khỏi trái tim. Một khi bạn có thể nhìn thấy rằng "tốt" có "xấu" ẩn đằng sau nó, và "xấu" có "tốt" ẩn đằng sau nó — tương tự như thân có cả trước lẫn sau — bạn không nên để bản thân bị lôi cuốn bởi hình ảnh, âm thanh, mùi vị, v.v. Bạn phải xem xét chúng cẩn thận.

Tâm có hai loại thức ăn căn bản: trạng thái tinh thần tốt và trạng thái tinh thần xấu. Nếu bạn suy nghĩ theo cách tốt, bạn sẽ tạo sức mạnh cho tâm. Nếu bạn biết phân biệt, bạn sẽ ăn thức ăn tinh tế. Nếu không, bạn sẽ ăn thức ăn thô sơ — tức là, bạn sẽ ăn nguyên con cua còn sống, không biết luộc nó và bóc bỏ vỏ và càng. Nỗ lực thiền định thì giống như lửa; định giống như cái nồi; chánh niệm thì giống như cái thớt; và nhận thức phân biệt là con dao. Người khôn ngoan sẽ sử dụng những thứ này để chuẩn bị thức ăn của họ để cho chất dinh dưỡng của nó — chất dinh dưỡng của Pháp — sẽ thẩm thấu vào tim để cho nó năm loại sức mạnh:

(1) The strength of conviction.

(2) The strength of persistence: The heart, when we're persistent, is like the wheels of an automobile that keep turning and propelling it toward its goal, enabling us to see the gains that come from our persistence.

(3) The strength of mindfulness: Having mindfulness is like knowing when to open and when to close your windows and doors.

(4) The strength of concentration: Concentration will be firmly established in the mind whether we're sitting, standing, walking, lying down, speaking, or listening. We can listen without getting stuck on what's said, and speak without getting stuck on what we say.

(5) The strength of discernment: We'll gain wisdom and understanding with regard to all things, so that eventually we'll attain purity of mind — by letting go of all thoughts of past and future, and not being pleased or displeased by any sights, sounds, smells, tastes, etc., at all.

(1) Sức mạnh của niềm tin.

(2) Sức mạnh của sự kiên trì: Trái tim, khi chúng ta kiên trì, giống như bánh xe ô tô tiếp tục quay và đẩy nó về phía mục tiêu của nó, cho phép chúng ta nhìn thấy những lợi ích đến từ sự kiên trì của chúng ta.

(3) Sức mạnh của chánh niệm: Có chánh niệm thì giống như biết khi nào mở và khi nào đóng cửa sổ và cửa ra vào của bạn.

(4) Sức mạnh của định: Định sẽ được thiết lập vững chắc trong tâm cho dù chúng ta đang ngồi, đứng, đi, nằm xuống, nói, hay lắng nghe. Chúng ta có thể lắng nghe mà không bị mắc kẹt với những điều nghe nói, và nói mà không bị mắc kẹt với những điều chúng ta nói.

(5) Sức mạnh của tuệ phân biệt: Chúng ta sẽ đạt được trí tuệ và hiểu biết liên quan đến tất cả mọi thứ, để cuối cùng chúng ta sẽ đạt được sự thanh tịnh của tâm — bằng cách buông xả mọi suy nghĩ về quá khứ và tương lai, và không bị luyến ái hay khó chịu bởi bất cứ hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, v.v., nào cả.

First Things First  

October 6, 1958

There are three ways in which people order their priorities: putting the world first, putting themselves first, and putting the Dhamma first.

Putting the world first: There's nothing at all dependable about the affairs of the world. Stop and think for a moment: Ever since you were born, from your first memory up to the present day, what is the best thing that has ever happened in your life? What is the most enjoyable thing? What have you liked the most? If you answer, you have to say that of all the things in the world, only 50 percent are satisfactory; the other 50 are unsatisfactory. But if you asked me, I'd answer that there's nothing satisfactory about the world at all. There's nothing but stress and misery. You get friends and they take advantage of you. You get possessions and you have to worry about them. You get money and you end up suffering for it. The people you work with aren't as good as you'd like them to be. Your family and relatives are nothing but trouble. In short, I don't see anything that really brings a person any real happiness. You get money and it brings trouble. You get friends and they make you suffer. The people you live and work with don't get along smoothly. This is the way it is with the world. For this reason, anyone whose mind runs along in the current of the world is bound for nothing but pain and sorrow. The Buddha taught, "For the mind not to be affected by the ways of the world is to be serene and free from sorrow: This is the highest good fortune."

Thứ Tự Ưu Tiên  

Ngày 6 tháng 10, năm 1958

Có ba cách để người ta đặt thứ tự ưu tiên của họ: đặt thế giới đầu tiên, đặt bản thân họ đầu tiên, và đặt Pháp đầu tiên.

Đặt thế giới đầu tiên: Không có gì đáng tin cậy về công việc của thế giới. Hảy ngừng lại và suy nghĩ một lúc: Kể từ khi bạn sinh ra, từ ký ức đầu tiên của bạn cho đến hiện tại, điều gì tốt nhất đã từng xảy ra trong cuộc đời bạn? Điều gì vui sướng nhất? Bạn thích cái gì nhất? Nếu bạn trả lời, bạn phải nói rằng tất cả mọi thứ trong thế giới, chỉ có 50 phần trăm là thỏa đáng; 50 phần kia thì không thỏa đáng. Nhưng nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ trả lời rằng không có gì thỏa đáng về thế giới cả. Không có gì ngoài căng thẳng và đau khổ. Bạn có bằng hữu và họ lợi dụng bạn. Bạn có tài sản và bạn phải lo lắng về chúng. Bạn có tiền và bạn trở nên khốn khổ vì nó. Những người cùng làm việc với bạn không tốt như bạn mong muốn. Gia đình và thân quyến của bạn chỉ toàn gây rắc rối. Tóm lại, tôi không thấy bất cứ điều gì thật sự mang lại hạnh phúc cho người ta. Bạn có tiền và nó mang lại rắc rối. Bạn có bằng hữu và họ gây đau khổ cho bạn. Những người bạn chung sống và cùng làm việc thì không hòa thuận. Đây là cách thế giới là. Vì lý do này, bất cứ ai có tâm chạy theo dòng đời tất sẽ không có gì ngoài đau đớn và buồn khổ. Đức Phật dạy, "Tâm không bị ảnh hưởng bởi cách của thế giới thì sẽ được thanh thản và thoát khỏi đau khổ: Đây là tài sản tốt đẹp nhất."

The world has eight edges, and each edge is razor sharp, capable of slicing human beings to bits without mercy. The eight edges of the world are, on the one side, the edge of wealth, the edge of status, the edge of praise, and the edge of pleasure. These four edges are especially sharp because they're things we like. We keep polishing and sharpening them, and the more we do this the sharper they get, until ultimately they turn around and slit our throats.

The other side has four edges too, but actually they're not so sharp, because no one likes to use them. No one wants them, so no one sharpens them, and as a result they're dull and blunt — and like dull knives, they can't kill anyone. These four edges are loss of wealth, loss of status, criticism, and pain. No one wants any of these things, but they have to exist as part of the world.

Thế giới có tám cạnh, mỗi cạnh là một lưỡi dao sắc bén, có khả năng băm vằm nhân loại không thương xót. Tám cạnh của thế giới là, ở một mặt, cạnh tài sản, cạnh địa vị, cạnh khen ngợi, và cạnh niềm vui. Bốn cạnh này đặc biệt sắc bén vì chúng là thứ chúng ta thích. Chúng ta luôn đánh bóng và mài bén chúng, và chúng ta càng làm điều này thì chúng càng sắc bén, cho đến cuối cùng thì chúng quay lại và cứa cổ chúng ta.

Mặt kia cũng có bốn cạnh, nhưng thật ra chúng không sắc bén, bởi vì không ai thích sử dụng chúng. Không ai muốn chúng, vì vậy không ai mài bén chúng, và kết quả là chúng bị cùn cụt — và giống như dao cùn, chúng không thể giết được ai. Bốn cạnh này là mất tài sản, mất địa vị, bị chỉ trích, và đau khổ. Không ai muốn một trong những điều này, nhưng chúng phải tồn tại như một phần của thế giới.

How are the sharp edges sharp? Take status for an example. As soon as people gain status and rank, they start swelling up larger than they really are. You don't have to look far for examples of this sort of thing. Look at monks. When they start out as ordinary junior monks, they can go anywhere with no trouble at all, along highways and byways, down narrow alleys and back streets, anywhere they like. But as soon as they start getting a little ecclesiastical rank, they start getting abnormally large. The roads they used to walk along start feeling too narrow. They have trouble walking anywhere — their legs are too long and their feet too heavy. Their rears are too large for ordinary seats. (Of course, not all high-ranking monks are like this. You can find ones who don't swell up.) As for lay people, once they're hit by the edge of status, they start swelling up too, to the point where they can hardly move. Their hands get too heavy to raise in respect to the Buddha. Their legs get so big they can't make it to the monastery to hear a sermon or observe the precepts — they're afraid they'd lose their edge. This is how one of the edges of the world kills the goodness in people.

As for the edge of wealth, this refers to money and possessions. As soon as we get a lot, we start getting stingy. We become wary of making too many offerings or of being too generous with others because we're afraid we'll run out of money. This is why rich people tend to be stingy and drown in their wealth. As for poor people, they can give away everything and then work to replace it. They can give offerings and be generous, with rarely any sense of regret. Their arms and legs aren't too big, so they can come to the monastery with no trouble at all.

Cạnh sắc bén như thế nào? Lấy địa vị làm ví dụ. Ngay khi người ta có được địa vị và đẳng cấp, họ bắt đầu phồng to hơn họ thật sự là. Bạn không phải nhìn đâu xa về ví dụ loại này. Hảy nhìn các nhà sư. Khi họ bắt đầu như một nhà sư trẻ bình thường, họ có thể đi bất cứ nơi nào mà không có trở ngại gì cả, dọc theo xa lộ hay đường nhỏ, xuống thung lũng chật hẹp và đường hẻm, bất cứ nơi nào họ thích. Nhưng ngay khi họ bắt đầu có một chút đẳng cấp trong giáo hội, họ bắt đầu trở nên lớn bất thường. Những con đường họ thường đi qua bắt đầu cảm thấy quá chật hẹp. Họ có trở ngại đi bộ bất cứ nơi nào — chân họ quá dài và bàn chân họ quá nặng. Lưng họ quá lớn so với chiếc ghế bình thường. (Dĩ nhiên, không phải mọi nhà sư cao cấp đều giống như vậy. Bạn có thể tìm thấy một người không bị phồng lên.) Còn đối với cư sĩ, một khi họ va phải cạnh địa vị, họ cũng bắt đầu phồng lên, đến mức họ không thể di chuyển. Tay họ quá nặng để chắp lại tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật. Chân họ lớn đến nỗi họ không thể cất bước đến tu viện để nghe thuyết pháp hay tuân thủ giới luật — họ sợ rằng họ sẽ đánh mất cạnh của họ. Đây là cách một trong các cạnh của thế giới giết tánh thiện trong người ta.

Đối với cạnh tài sản, nó đề cập đến tiền và của cải. Ngay khi chúng ta có nhiều, chúng ta bắt đầu keo kiệt. Chúng ta trở nên mệt mỏi trong việc cúng dường nhiều quá hay rộng lượng quá với người khác bởi vì chúng ta sợ rằng chúng ta sẽ hết tiền. Đây là tại sao người giàu thường có khuynh hướng keo kiệt và chết đuối trong tài sản của họ. Còn đối với người nghèo, họ có thể cho đi mọi thứ và sau đó làm việc để kiếm lại. Họ có thể cúng dường và rộng lượng, hiếm khi cảm thấy hối tiếc. Tay chân họ không quá lớn, vì vậy họ có thể đi đến tu viện mà không có trở ngại gì cả.

The edge of pleasure is very sharp, because wherever you get your pleasure, that's where you get stuck. If your pleasure comes from your friends, you're stuck on your friends. If your pleasure comes from your children or grandchildren, you're stuck on your children and grandchildren. If your pleasure comes from eating, sleeping, or going out at night, then that's where you're stuck. You're not willing to trade in your pleasure for the sake of inner worth because you're afraid of letting your pleasure fall from your grasp. You can't observe the five or eight precepts because they make you force and deny yourself. If you observe the eight precepts, you can't go see a movie or show and can't sleep on a nice soft mattress. You're afraid that if you miss one evening meal, you'll get hungry or weak. You don't want to sit and meditate because you're afraid your back will hurt or your legs will go numb. So this is how the edge of pleasure destroys your goodness.

As for the edge of praise, this too is razor sharp. When people are praised, they start floating and don't want to come down. They hear praise and it's so captivating that they forget themselves and think that they're already good enough — so they won't think of making the effort to make themselves better in other ways.

Cạnh niềm vui thì rất sắc bén, vì nơi nào bạn có được niềm vui, đó là nơi bạn bị mắc kẹt. Nếu niềm vui của bạn đến từ bằng hữu, bạn bị mắc kẹt với bằng hữu. Nếu niềm vui của bạn đến từ con hay cháu, bạn bị mắc kẹt với con và cháu. Nếu niềm vui của bạn đến từ ăn, ngủ, hay đi chơi tối, thì đó là nơi bạn bị mắc kẹt. Bạn không sẵn sàng trao đổi niềm vui của bạn vì lợi ích của giá trị nội tâm bởi vì bạn sợ để niềm vui xa rời tầm với của bạn. Bạn không thể tuân thủ năm hay tám giới luật bởi vì chúng khiến bạn ép buộc và phủ nhận bản thân. Nếu bạn tuân thủ tám giới luật, bạn không thể đi xem xi nê hay nhạc kịch và không thể ngủ trên giường nệm êm ấm. Bạn sợ rằng nếu bạn bỏ lỡ một bữa ăn tối, bạn sẽ đói hay yếu. Bạn không muốn ngồi thiền vì bạn sợ lưng của bạn sẽ bị đau hay chân bạn bị tê. Vì vậy đây là cách mà cạnh niềm vui hủy hoại tánh thiện của bạn.

Đối với cạnh khen ngợi, nó cũng rất sắc bén. Khi người ta được khen ngợi, họ bắt đầu nổi lên và không muốn đi xuống. Họ nghe lời khen ngợi và nó quyến rũ đến độ họ quên bản thân và nghĩ rằng họ đã tốt đủ rồi — vì vậy họ sẽ không nghĩ đến việc nỗ lực làm cho họ tốt hơn theo cách khác.

All four of these edges are weapons that kill our goodness. They're like the paint people use on houses to make them pretty: something that can last only a while and then has to fade and peel away. If you can view these things simply as part of the passing scenery, without getting stuck on them, they won't do you any harm. But if you latch onto them as really being your own, the day is sure to come when you'll have to meet with disappointment — loss of wealth, loss of status, criticism, and pain — because it's a law of nature that however far things advance, that's how far they have to regress. If you don't lose them while you're alive, you'll lose them when you die. They can't stay permanent and lasting.

Once we realize this truth, then when we meet with any of the good edges of the world we shouldn't get so carried away that we forget ourselves; and when we meet with any of the bad edges we shouldn't let ourselves get so discouraged or sad that we lose hope. Stick to your duties as you always have. Don't let your goodness suffer because of these eight ways of the world.

Cả bốn cạnh này là vũ khí giết tánh thiện của chúng ta. Chúng giống như sơn người ta dùng sơn nhà để làm cho đẹp hơn: thứ mà chỉ tồn tại một khoảng thời gian và sẽ phải mờ và tróc đi. Nếu bạn có thể xem những thứ này chỉ đơn giản như một phần của cảnh vật đi qua, mà không bị mắc kẹt với chúng, chúng sẽ không làm hại bạn. Nhưng nếu bạn bám vào chúng như thật sự là của riêng bạn, chắc chắn sẽ có ngày bạn bị thất vọng — mất tài sản, mất địa vị, chỉ trích, và đau khổ — bởi vì đó là định luật tự nhiên rằng sự vật càng tiến xa bao nhiêu thì chúng phải thoái lui bấy nhiêu. Nếu bạn không mất chúng khi bạn còn sống, thì bạn sẽ mất chúng khi bạn chết. Chúng không thể tồn tại mãi mãi.

Một khi chúng ta nhận ra chân lý này, thì khi chúng ta gặp bất cứ cạnh tốt nào của thế giới chúng ta không nên bị lôi cuốn đến độ quên mất bản thân; và khi chúng ta gặp bất cứ cạnh xấu nào chúng ta không nên để cho mình bị chán nản hay buồn bã đến độ chúng ta mất hy vọng. Giữ chặt nhiệm vụ của bạn như bạn luôn có. Đừng để tánh thiện của bạn phải chịu đựng vì tám cách này của thế giới.

Putting yourself first: This means acting, speaking and thinking whatever way you like without any thought for what's right or wrong, good or bad. In other words, you feel you have the right to do whatever you want. You may see, for instance, that something isn't good, and you know that other people don't like it, but you like it, so you go ahead and do it. Or you may see that something is good, but you don't like it, so you don't do it. Sometimes you may like something, and it's good, but you don't do it — it's good, but you just can't do it.

When you're practicing the Dhamma, though, then whether or not you like something, you have to make yourself do it. You have to make the Dhamma your life, and your life into Dhamma if you want to succeed. You can't use the principle of giving priority to your own likes at all.

Đặt bản thân đầu tiên: Điều này có nghĩa là hành động, nói và suy nghĩ bất cứ cách nào bạn thích mà không suy xét đúng hay sai, tốt hay xấu. Nói cách khác, bạn cảm thấy bạn có quyền làm bất cứ điều gì bạn muốn. Bạn có thể thấy, ví dụ, một cái gì đó không tốt, và bạn biết rằng người khác không thích nó, nhưng bạn thích nó, vì vậy bạn cứ làm nó. Hay bạn có thể thấy một cái gì đó tốt, nhưng bạn không thích nó, vì vậy bạn không làm nó. Đôi khi bạn có thể thích một cái gì đó, và nó tốt, nhưng bạn không làm nó — nó tốt, nhưng bạn chỉ không thể làm nó.

Tuy nhiên, khi bạn thực hành Pháp, thì dù bạn có thích một cái gì đó hay không, bạn phải khiến chính mình làm nó. Bạn phải đặt Pháp vào đời sống của bạn, và đời sống của bạn vào Pháp nếu bạn muốn thành công. Bạn không thể sử dụng nguyên tắc đặt ưu tiên cho những gì bạn thích được.

Putting the Dhamma first: This is an important principle for those who practice. The duties of every Buddhist are (1) to develop virtue by observing the precepts, (2) to center the mind in concentration, and (3) to use discernment to investigate the truth without giving rein to defilement.

The basic level of virtue is to prevent our words and deeds from being bad or evil. This means observing the five precepts: not killing any living beings, not stealing, not engaging in illicit sex, not lying, and not taking intoxicants. These are the precepts that wash away the gross stains on our conduct. They're precepts that turn us from common animals into human beings and prevent us from falling into states of deprivation and woe.

The intermediate level of virtue turns human beings into celestial beings. This refers to restraint of the senses: keeping watch over the way we react to our senses of sight, hearing, smell, taste, feeling, and ideation so that they don't give rise to bad mental states. This can turn human beings into celestial beings, but even then we haven't escaped from death and rebirth, because when celestial beings run out of merit they have to come back and be reborn as human beings again. They still have to keep swimming around in the cycle of rebirth.

Đặt Pháp đầu tiên: Đây là một nguyên tắc quan trọng cho những ai tu tập. Nhiệm vụ của mỗi Phật tử là (1) phát triễn đức hạnh bằng cách tuân thủ giới luật, (2) tập trung tâm trong định, và (3) sử dụng tuệ phân biệt để xem xét sự thật mà không sa ngã vào phiền não ô trược.

Mức độ căn bản của đức hạnh là ngăn chặn lời nói và hành động của chúng ta khỏi bị xấu hay ác. Điều này có nghĩa là tuân thủ năm giới luật: không giết bất cứ sinh vật nào, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không uống rượu. Đây là những giới luật mà rửa sạch vết nhơ trong hành vi của chúng ta. Chúng là giới luật mà sẽ biến chúng ta từ loài thú thành loài người và ngăn chặn chúng ta không bị rơi vào trạng thái nghèo khó và khốn khổ.

Mức độ trung bình của đức hạnh biến loài người thành chư thiên. Điều này đề cập đến việc kiềm chế các giác quan: theo dõi cách chúng ta phản ứng với các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, cảm giác, và thức giác để chúng không tạo ra các trạng thái tinh thần xấu. Điều này có thể biến loài người thành chư thiên, nhưng dù thế chúng ta vẫn không thể thoát khỏi sự chết và tái sanh, bởi vì khi chư thiên cạn hết công đức họ phải quay trở lại và tái sinh làm loài người nữa. Họ vẫn phải tiếp tục bơi trong luân hồi sinh tử.

Those who can gain release from all forms of evil, however, won't have to be reborn as animals, human beings, or celestial beings ever again. This refers to people who practice concentration and can abandon all evil in their hearts by developing the stages of absorption (jhana) and discernment until they reach the level of non-returning. When they die, they go to the Brahma worlds, and there they develop their hearts still further, purifying them of all defilements, becoming arahants and ultimately attaining total Liberation.

The basic level of virtue protects our words and deeds from being evil. The intermediate level protects our senses and keeps them clean — which means that we don't let the three defilements of passion, aversion, and delusion be provoked into action by what we see, hear, smell, taste, touch, or think.

Tuy nhiên, những ai đạt được giải thoát khỏi mọi hình thức của tội ác, sẽ không phải tái sinh làm thú vật, người hay chư thiên nữa. Điều này đề cập đến những người thực hành thiền định và có thể từ bỏ mọi tội ác trong tim họ bằng cách phát triễn các giai đoạn thiền định thâm sâu (jhana) và tuệ phân biệt cho đến khi họ đạt đến quả vị bất lai. Khi họ chết, họ đi đến cõi giới Phạm Thiên, và ở đó họ phát triễn tâm họ thêm nữa, thanh lọc tất cả phiền não ô trược, trở thành A-la-hán và cuối cùng đạt được sự Giải Thoát tối thượng.

Mức độ căn bản của đức hạnh bảo vệ lời nói và hành động của chúng ta khỏi tội ác. Mức độ trung bình bảo vệ các giác quan của chúng ta và giữ chúng trong sạch — nghĩa là chúng ta không để ba phiền não ô trược tham, sân, và si bị kích động bởi những gì chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, va chạm, hay suy nghĩ.

As for the highest level of virtue — inner virtue — this means giving rise to Right Concentration within the mind:

(1) On this level, "not killing" means not killing off your goodness. For instance, if bad thoughts arise and you aren't careful to wipe them out, their evil will come pouring in and your goodness will have to die. This is because your mind is still caught up on good and evil. Sometimes you use good to kill evil. Sometimes you use evil to kill good: This is called killing yourself.

(2) "Stealing" on this level refers to the way the mind likes to take the good and bad points of other people to think about. This sort of mind is a thief — because we've never once asked other people whether they're possessive of their good and bad points or are willing to share them with us. For the most part, what we take is their old dried up garbage. I.e., we like to focus on their bad points. Even though they may have good points, we don't let ourselves see them. We take our own opinions as our guide and as a result we end up as fools without realizing it.

Đối với mức độ cao nhất của đức hạnh — đức hạnh nội tâm — điều này có nghĩa là phát triễn Chánh Định trong tâm:

(1) Ở mức độ này, "không giết" có nghĩa là không giết tánh thiện của bạn. Ví dụ, nếu tư tưởng xấu nảy sinh và bạn không cẩn thận để loại bỏ chúng, tánh ác của chúng sẽ ào ạt đến và tánh thiện của bạn sẽ bị chết. Đây là bởi vì tâm bạn vẫn còn vướng bận với thiện và ác. Đôi khi bạn dùng thiện để giết ác. Đôi khi bạn dùng ác để giết thiện: Đây gọi là tự sát.

(2) "Trộm cắp" ở mức độ này đề cập đến cách tâm thích lấy các điểm tốt và xấu của người khác để suy nghĩ. Loại tâm này là một kẻ trộm — bởi vì chúng ta chưa bao giờ hỏi người khác rằng liệu họ có sở hữu điểm tốt và xấu của họ không hay sẵn sàng chia sẽ chúng với chúng ta không. Hầu hết, những gì chúng ta lấy là rác rưởi khô cũ của họ. Tức là, chúng ta thích để ý đến điểm xấu của họ. Mặc dù họ có thể có điểm tốt, chúng ta không để cho mình nhìn thấy chúng. Chúng ta lấy quan điểm của riêng mình làm hướng dẫn và kết quả là chúng ta trở nên ngu xuẩn mà không hay biết.

(3) "Illicit sensuality" on this level refers to the state of mind that is stuck on sights, sounds, smells, tastes, tactile sensations, and ideas, or that lies fermenting in greed, anger, and delusion. In other words, the mind is impure and is always involved with sensual objects and moods.

(4) "Lying" on this level means not being true. How are we not true? We come to the monastery but our minds are at home. We listen to the sermon but our hearts are thinking of something else. Our bodies may be sitting in the meditation position, just like the Buddha, but our minds are roaming around through all sorts of thoughts, gnawing on the past, nibbling at the future, not finding any meat at all. This is called lying to yourself and to others as well. How is it lying to others? Suppose you go home and someone asks, "Where did you go today?" and you answer, "I went to the monastery to listen to a sermon." Actually, your body came, but you didn't come. Your body listened, but you didn't listen. This has to be classed as a kind of lying.

(5) "Intoxication" on this level refers to delusion and absentmindedness. If we're going to contemplate body, feelings, mind, and mental qualities, our minds have to be still and really focused on these things. But if we're absentminded and forgetful, our minds go down the wrong path, weaving in and out, back and forth like a drunkard. Sometimes we end up falling down in a stupor and lying there on the side of the road. Nothing good will come of it.

Those who are careful to keep their minds firmly centered in concentration and to keep the five precepts on this level pure and whole, though, are said to be developing the highest perfection of virtue — showing respect for the Dhamma above and beyond the world, above and beyond themselves. This is called putting the Dhamma first in a way befitting those who practice it. This is what it means to be a true Buddhist in a way that will eventually lead us to release from all suffering and stress.

(3) "Tà dâm" ở mức độ này đề cập đến trạng thái tâm bị mắc kẹt với hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác, và ý tưởng, hoặc bị ô nhiễm trong tham, sân, và si. Nói cách khác, tâm không thanh tịnh và luôn quan hệ với các đối tượng gợi cảm và trạng thái.

(4) "Nói dối" ở mức độ này có nghĩa là không thành thật. Chúng ta không thành thật như thế nào? Chúng ta đến chùa nhưng tâm chúng ta ở nhà. Chúng ta nghe thuyết pháp nhưng tim chúng ta đang nghĩ đến cái gì khác. Thân chúng ta có thể ngồi trong tư thế thiền, giống như Đức Phật, nhưng tâm chúng ta đi lang thang theo đủ loại suy nghĩ, gặm nhấm quá khứ, nhắm nháp tương lai, không tìm thấy miếng thịt nào cả. Đây gọi là nói dối với chính mình cũng như với người khác. Nói dối với người khác như thế nào? Giả sử bạn đi về nhà và có người hỏi, "Bạn đi đâu hôm nay?" và bạn trả lời, "Tôi đi chùa để nghe thuyết pháp." Thật ra, thân bạn đến, nhưng bạn không đến. Thân bạn nghe, nhưng bạn không nghe. Điều này phải được xếp loại như là một loại nói dối.

(5) "Say rượu" ở mức độ này đề cập đến ảo tưởng và lơ đãng. Nếu chúng ta muốn quán tưởng thân, cảm giác, tâm, và phẩm chất tinh thần, tâm chúng ta phải tĩnh lặng và thật sự tập trung vào những điều này. Nhưng nếu chúng ta lơ đãng và hay quên, tâm chúng ta đi sai đường, đi lảo đảo , nghiêng ngã giống như người say rượu. Đôi khi chúng ta đi đến trạng thái bất tỉnh và nằm ở lề đường. Sẽ không có gì tốt đẹp đến từ nó cả.

Những ai cẩn thận giữ tâm họ tập trung vững chắc trong định và giữ năm giới luật ở mức độ tinh khiết và trọn vẹn này, được cho là phát triễn được sự hoàn hảo nhất của đức hạnh — biểu lộ lòng tôn kính Pháp ở trên và bên ngoài thế giới, ở trên và bên ngoài bản thân họ. Đây gọi là đặt Pháp đầu tiên theo cách thích hợp cho người thực hành nó. Đây là ý nghĩa của việc làm một Phật tử chân chính theo cách mà cuối cùng sẽ dẫn chúng ta đến sự giải thoát khỏi mọi đau khổ và căng thẳng.

Quiet Breathing  

Now I'd like to explain a little about how to meditate. Sitting in meditation is a worthwhile activity. The outer part of the activity is to sit in a half-lotus position with your right leg on top of your left leg; your hands palm-up in your lap, your right hand on top of your left. Keep your body erect. Close your eyes, but don't close them off like a person asleep. Your optic nerves have to keep working to some extent or else you'll get drowsy.

These activities are the outer aspects of good meditation, but they aren't what makes the meditation good. You also need to have the right object for the mind to dwell on, and the right intention: the intention to keep the in-and-out breath in mind, to adjust it so that it's comfortable, and to keep the breath and mind together so that they don't slip away from each other. When you can do this properly, you'll gain beneficial results in terms of both body and mind — i.e., the right quality you're looking for, termed "inner worth," which means a soothing sense of ease, comfort, fullness, and well-being.

Thở Yên Lặng  

Bây giờ tôi muốn giải thích chút đỉnh về cách hành thiền. Ngồi thiền là một hoạt động có giá trị. Phần bên ngoài của hoạt động là ngồi trong tư thế bán già với chân phải đặt trên chân trái; hai bàn tay mở ngửa đặt trên đùi , tay mặt nằm trên tay trái của bạn. Giữ thân bạn thẳng. Nhắm mắt lại nhưng không nhắm kín như một người đang ngủ. Hệ thần kinh thị giác phải tiếp tục làm việc phần nào nếu không bạn sẽ thấy buồn ngủ.

Những hoạt động này là khía cạnh bên ngoài của thiền định tốt, nhưng chúng không phải là điều làm cho thiền trở nên tốt đẹp. Bạn cũng cần phải có đối tượng đúng để cho tâm trụ vào, và ý định đúng: ý định giữ hơi thở vào-và-ra trong tâm, điều chỉnh để nó được thoải mái, và giữ hơi thở và tâm với nhau để chúng không vuột khỏi nhau. Khi bạn có thể làm điều này đúng, bạn sẽ đạt được kết quả lợi ích về cả thân lẫn tâm — tức là, phẩm chất đúng mà bạn đang tìm kiếm, gọi là "giá trị bên trong," có nghĩa là cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, viên mãn, và hạnh phúc.

When you sit and meditate, keep noticing whether or not your mind is staying with the in-and-out breath. You have to keep mindfulness in charge of the mind. For example, when you breathe in, think bud; when you breathe out, think dho. Bud-dho. Be mindful. Don't let yourself forget or slip away. Put aside all your outside responsibilities and let go of all outside thoughts and perceptions. Keep your mind with nothing but the breath. You don't have to turn your attention to anything else.

Usually when you sit and meditate, though, thoughts of past and future tend to appear and get in the way of the quality of your meditation. Thoughts of this sort — whether they're about things past or yet to come, about the world or the Dhamma — have no good to them at all. They'll simply cause you trouble and suffering. They make the mind restless and disturbed so that it can't gain any peace and calm — because things that are past have already passed. There's no way you can bring them back or change them. Things in the future haven't reached us yet, so we can't know whether or not they'll be in line with our expectations. They're far away and uncertain, so there's no way they'll be any help to our thinking at all.

Khi bạn ngồi thiền, luôn để ý xem tâm bạn có ở lại với hơi thở vào-và-ra không. Bạn phải để chánh niệm phụ trách tâm. Ví dụ, khi bạn thở vào, niệm bud; khi bạn thở ra, niệm dho. Bud-dho. Hảy chú ý. Đừng để bản thân quên hay vuột đi. Dẹp mọi trách nhiệm bên ngoài qua một bên và buông bỏ mọi suy nghĩ và nhận thức bên ngoài. Giữ cho tâm bạn không có gì ngoài hơi thở. Bạn không cần phải để ý đến bất cứ điều gì khác.

Tuy nhiên, thông thường khi bạn ngồi thiền, những suy nghĩ về quá khứ và tương lai có khuynh hướng xuất hiện và cản trở phẩm chất thiền định của bạn. Loại tư tưởng này — dù chúng là về những điều trong quá khứ hay tương lai, về thế giới hay Pháp — không có gì tốt cả. Chúng chỉ gây rắc rối và đau khổ cho bạn. Chúng khiến tâm bồn chồn và xáo trộn để nó không thể đạt được bình an hay thanh thản nào — bởi vì những điều trong quá khứ thì đã qua rồi. Không cách gì bạn có thể mang chúng trở lại hay thay đổi chúng. Những điều trong tương lai vẫn chưa đến với chúng ta, vì vậy chúng ta không thể biết liệu chúng phù hợp với mong đợi của chúng ta hay không. Chúng xa vời và không chắc chắn, vì vậy không cách nào chúng sẽ giúp được gì cho suy nghĩ của chúng ta cả.

For this reason, we have to keep hold on the mind to keep it in the present by fixing it on nothing but the breath. To think about the breath is called directed thought, as when we think buddho together with the breath — bud in, dho out, like we're doing right now. When we start evaluating the breath, we let go of buddho and start observing how far the effects of each in-and-out breath can be felt in the body. When the breath comes in, does it feel comfortable or not? When it goes out, does it feel relaxed or not? If it doesn't feel comfortable and relaxed, change it. When you keep the mind preoccupied with investigating the breath, let go of buddho. You don't have any need for it. The in-breath will start to spread throughout the body, together with mindfulness and alertness. When we let go of buddho, our evaluation of the breath becomes more refined; the movement of the mind will calm down and become concentration; outside perceptions will fall silent. "Falling silent" doesn't mean that our ears go blank or become deaf. It means that our attention doesn't go running to outside perceptions or to thoughts of past or future. Instead, it stays exclusively in the present.

When we fix our attention on the breath in this way, constantly keeping watch and being observant of how the breath is flowing, we'll come to know what the in-breath and out-breath are like, whether or not they're comfortable, what way of breathing in makes us feel good, what way of breathing out makes us feel good, what way of breathing makes us feel tense and uncomfortable. If the breath feels uncomfortable, try to adjust it so that it gives rise to a sense of comfort and ease.

When we keep surveying and evaluating the breath in this way, mindfulness and alertness will take charge within us. Stillness will develop, discernment will develop, knowledge will develop within us.

Vì lý do này, chúng ta phải tiếp tục giữ tâm trong hiện tại bằng cách để nó trụ vào không gì khác ngoài hơi thở. Nghĩ về hơi thở thì gọi là quán niệm, như khi chúng ta niệm buddho cùng với hơi thở — bud vào, dho ra, giống như chúng ta đang làm bây giờ. Khi chúng ta bắt đầu thẩm định hơi thở, chúng ta buông bỏ buddho và bắt đầu quan sát xem hiệu quả của từng hơi thở vào-và-ra có thể cảm nhận được trong thân đến mức nào. Khi hơi thở đi vào, nó có cảm thấy thoải mái không? Khi nó đi ra, nó có cảm thấy thư giãn không? Nếu nó không cảm thấy thoải mái và thư giãn, thay đổi nó. Khi bạn giữ tâm bận rộn với việc quan sát hơi thở, ngưng niệm buddho. Bạn không cần nó nữa. Hơi thở vào sẽ bắt đầu lan tỏa khắp thân, cùng với chánh niệm và cảnh giác. Khi chúng ta ngừng niệm buddho, sự thẩm định của chúng ta về hơi thở trở nên tinh tế hơn; chuyển động của tâm sẽ dịu xuống và trở thành định; nhận thức bên ngoài sẽ rơi vào yên lặng. "Rơi vào yên lặng" không có nghĩa là tai chúng ta trống không hay bị điếc. Nó có nghĩa là sự chú ý của chúng ta không chạy theo nhận thức bên ngoài hay suy nghĩ về quá khứ hay tương lai. Thay vào đó, nó ở riêng biệt trong hiện tại.

Khi chúng ta đặt sự chú ý của chúng ta vào hơi thở theo cách này, liên tục theo dõi và quan sát cách hơi thở chảy, chúng ta sẽ biết hơi thở vào-và-ra giống như thế nào, liệu chúng có thoải mái không, cách thở vào nào làm cho chúng ta cảm thấy tốt, cách thở ra nào làm cho chúng ta cảm thấy tốt, cách thở nào làm chúng ta cảm thấy căng thẳng và không thoải mái. Nếu hơi thở cảm thấy không thoải mái, cố gắng điều chỉnh nó để nó làm tăng cảm giác thoải mái và thanh thản.

Khi chúng ta tiếp tục quan sát và thẩm định hơi thở theo cách này, chánh niệm và cảnh giác sẽ chịu trách nhiệm bên trong chúng ta. Sự tĩnh lặng sẽ phát triễn, tuệ phân biệt sẽ phát triễn, kiến thức sẽ phát triễn bên trong chúng ta.

Centered Within  

August 13, 1956

When you sit and meditate, you should keep in mind the factors that make it a worthwhile activity:

(1) The right object for the mind — i.e., the breath, which is the theme of your meditation.

(2) The right intention. This means that you focus your mind steadily on what you're doing and nothing else, with the purpose of making it settle down firmly in stillness.

(3) The right quality — inner worth — i.e., the calm and ease you gain from your practice of concentration.

Tập Trung Vào Trong  

Ngày 13 tháng 8, năm 1956

Khi bạn ngồi thiền, bạn nên ghi nhớ các yếu tố làm cho nó trở thành một hoạt động có giá trị:

(1) Đối tượng đúng cho tâm — tức là hơi thở, đó là chủ đề thiền định của bạn.

(2) Ý định đúng. Điều này có nghĩa là bạn tập trung tâm kiên cố vào những gì bạn đang làm và không gì khác, với mục đích làm cho nó ổn định vững chắc trong sự tĩnh lặng.

(3) Phẩm chất đúng — giá trị nội tâm — tức là, sự thanh thản và thoải mái bạn đạt được từ sự thực hành định của bạn.

To have the right object while you sit and meditate, you should have your mind set on giving your heart solely to the qualities of the Buddha. What this means is that you focus on your in-and-out breathing together with the word buddho, without thinking of anything else. This is your object or foundation for the mind. The mental side of the object is the word buddho, but if you just think, buddho, buddho, without joining it up with your breathing, you won't get the results you want, because simply thinking on its own is too weak to have a hold on the mind, and as a result it doesn't fulfill all the factors of meditation. The mind won't be snug enough with its object to stay firmly put in its stillness, and so will show signs of wavering.

Since this is the case, you have to find something to give it some resistance, something for it to hold onto, in the same way that a nail you drive into a board will hold it firmly to a post and not let it move. A mind without something to hold onto is bound not to be snug and firm with its object. This is why we're taught to think also of the breath, which is the physical side of our object, together with buddho, thinking bud in with the in-breath, and dho out with the out.

Để có đối tượng đúng khi bạn ngồi thiền, bạn nên nghĩ đến việc dâng hiến trọn vẹn trái tim của bạn cho những phẩm chất của Đức Phật. Điều này có nghĩa là bạn tập trung vào hơi thở vào-và-ra cùng với chữ buddho, không nghĩ đến điều gì khác. Đây là đối tượng của bạn hay là nền tảng cho tâm. Mặt tinh thần của đối tượng là chữ buddho, nhưng nếu bạn chỉ niệm, buddho, buddho, mà không kết hợp nó với hơi thở của bạn, bạn sẽ không có được kết quả bạn muốn, bởi vì chỉ đơn giản niệm nó thì quá yếu để giữ vững tâm, và kết quả là nó không hoàn thành được tất cả các yếu tố của thiền định. Tâm sẽ không thoải mái đủ với đối tượng của nó để trụ vững chắc trong sự tĩnh lặng của nó, và như vậy sẽ có dấu hiệu dao động.

Vì đây là trường hợp, bạn phải kiếm một cái gì đó để cho nó sức đề kháng, một cái gì đó cho nó bám vào, tương tự như cây đinh mà bạn đóng vào cái bảng sẽ giữ vững nó vào cái cột và không cho nó lung lay. Tâm không có một cái gì đó để bám vào tất sẽ không được thoải mái và vững chắc với đối tượng của nó. Đây là tại sao chúng ta được dạy để cũng quán niệm hơi thở, vốn là mặt thể chất của đối tượng của chúng ta, cùng với buddho, niệm bud với hơi thở vào, và dho với hơi thở ra.

As for the factor of intention in your meditation, you have to be intent on your breathing. Don't leave it to the breath to happen on its own as you normally do. You have to be intent on synchronizing your thought of the in-breath with the in-breath, and your thought of the out-breath with the out. If your thinking is faster or slower than your breathing, it won't work. You have to be intent on keeping your thinking in tandem with the breath. If you breathe in this way, this is the intention that forms the act (kamma) of your meditation (kammatthana). If you simply let the breath happen on its own, it's no longer a theme of meditation. It's simply the breath. So you have to be careful and intent at all times to keep the mind in place when you breathe in, and in place when you breathe out. When you breathe in, the mind has to think bud. When you breathe out, it has to think dho. This is the way your meditation has to be.

The quality of inner worth in centering the mind comes when you make the body and mind feel soothed and relaxed. Don't let yourself feel tense or constricted. Let the breath have its freedom. Don't block it or hold it, force it or squeeze it. You have to let it flow smoothly and easily. Like washing a shirt and hanging it out to dry: Let the sun shine and the wind blow, and the water will drip away by itself. In no time at all the shirt will be clean and dry. When you meditate, it's as if you were washing your body and mind. If you want the body to feel clean and fresh inside, you have to put it at its ease. Put your eyes at ease, your ears at ease, your hands, feet, arms, and legs all at their ease. Put your body at ease in every way and at the same time don't let your mind get involved in any outside thoughts. Let them all drop away.

Đối với yếu tố ý định trong thiền định của bạn, bạn phải có ý định trong hơi thở của bạn. Đừng để hơi thở tự nó xảy ra như bạn thường làm. Bạn phải kiên quyết trong việc phối hợp quán niệm của bạn về việc thở vào với hơi thở vào, và quán niệm của bạn về thở ra với hơi thở ra. Nếu quán niệm của bạn nhanh hơn hay chậm hơn hơi thở của bạn, nó sẽ không hiệu quả. Bạn phải kiên quyết trong việc giữ quán niệm của bạn song hành với hơi thở. Nếu bạn thở theo cách này, đây là ý định mà sẽ hình thành hành động (kamma) của thiền định của bạn (kammathana). Nếu bạn chỉ để hơi thở tự động xảy ra, nó sẽ không còn là chủ đề của thiền định. Nó chỉ đơn giản là hơi thở. Vì vậy bạn phải cẩn thận và kiên quyết ở mọi thời điểm để giữ tâm tại chỗ khi bạn thở vào, và tại chỗ khi bạn thở ra. Khi bạn thở vào, tâm phải niệm bud. Khi bạn thở ra, nó phải niệm dho. Đây là cách thiền định của bạn phải là.

Phẩm chất của giá trị nội tâm trong việc tập trung tâm sẽ đến khi bạn làm cho thân và tâm cảm thấy thoải mái và thư giãn. Đừng để bản thân cảm thấy căng thẳng hay giới hạn. Hảy để hơi thở có tự do của nó. Đừng cản đường hay giữ nó, ép buộc nó hay siết chặt nó. Bạn phải để nó chảy êm thắm và dễ dàng. Giống như giặt áo và treo lên cho nó khô: Hảy để mặt trời chiếu sáng và gió thổi, và nước sẽ tự nhỏ giọt và khô đi. Chẳng mấy chốc cái áo sẽ sạch và khô. Khi bạn hành thiền, nó giống như bạn đang rửa thân và tâm của bạn. Nếu bạn muốn thân cảm thấy sạch và tươi mát bên trong, bạn phải để cho nó được thoải mái. Để cho mắt bạn thoải mái, tai bạn thoải mái, bàn tay, bàn chân, cánh tay và chân của bạn đều được thoải mái. Để thân của bạn thoải mái theo mọi cách và đồng thời đừng để tâm bạn quan hệ với bất cứ suy nghĩ bên ngoài nào. Hảy để tất cả bọn chúng bỏ đi.

When you wash your mind so that it's clean and pure, it's bound to become bright within itself with knowledge and understanding. Things you never knew or thought of before will appear to you. The Buddha thus taught that the brightness of the mind is discernment. When this discernment arises, it can give us knowledge about ourselves — of how the body got to be the way it is and how the mind got to be the way it is. This is called knowledge of form and name or of physical and mental phenomena.

Discernment is like a sail on a sailboat: The wider it's spread, the faster the boat will go. If it's tattered and torn, it won't catch the wind, and the boat will have to go slowly or might not even reach its goal at all. But if the sail is in good shape, it will take the boat quickly to its destination. The same holds true with our discernment. If our knowledge is only in bits and pieces, it won't be able to pull our minds up to the current of the Dhamma. We may end up sinking or giving up because we aren't true and sincere in what we do. When this is the case, we won't be able to get any results. Our good qualities will fall away and sink into our bad ones. Why will they sink? Because our sails don't catch the wind. And why is that? Because they're torn into shreds. And why are they torn? Because we don't take care of them, so they wear out fast and end up tattered and torn.

Khi bạn rửa tâm bạn cho sạch và tinh khiết, nó tất sẽ trở nên tỏa sáng trong chính nó với kiến thức và sự hiểu biết. Những điều bạn chưa từng biết hay nghĩ đến trước kia sẽ xuất hiện cho bạn. Vì thế Đức Phật đã dạy rằng sự tỏa sáng của tâm là trí tuệ. Khi trí tuệ này phát sinh, nó có thể cho chúng ta kiến thức về bản thân — về cách thân thể hiện bản tánh của nó và tâm thể hiện bản tánh của nó. Đây được gọi là kiến thức về sắc và danh hay về hiện tượng thể chất và tinh thần.

Trí tuệ giống như cánh buồm: Nó càng lộng gió bao nhiêu, chiếc thuyền sẽ càng đi nhanh bấy nhiêu. Nếu nó rách nát và cũ kỹ, nó sẽ không bắt được gió, và chiếc thuyền sẽ phải đi chậm hay thậm chí có thể không đến đích. Nhưng nếu cánh buồn vững chải, nó sẽ mang thuyền đến bến nhanh chóng. Tương tự như vậy với trí tuệ của chúng ta. Nếu kiến thức của chúng ta tả tơi, nó sẽ không thể kéo tâm chúng ta theo kịp dòng chảy của Pháp. Chúng ta có thể bị chìm hay bỏ cuộc bởi vì chúng ta không thành thật và tận tụy với những gì chúng ta làm. Khi đây là trường hợp, chúng ta sẽ không thể đạt được kết quả nào. Những phẩm chất tốt của chúng ta sẽ rơi rụng và chìm vào bể xấu. Tại sao chúng chìm? Bởi vì cánh buồm của chúng ta không bắt được gió. Và tại sao vậy? Bởi vì chúng bị rách tơi tả. Và tại sao chúng bị rách tơi tả? Bởi vì chúng ta không chăm sóc chúng, vì vậy chúng hao mòn nhanh chóng và kết cuộc là bị rách tả tơi.

This is because the mind spends all its time entangled with thoughts and ideas. It doesn't settle down into stillness, so its discernment is tattered and torn. When our discernment is in bits and pieces like this, it leads us down to a low level — like a log or post that we leave lying flat on the ground, exposed to all sorts of dangers: Termites may eat it or people and animals may trample all over it, because it's left in a low place. But if we stand it up on its end in a posthole, it's free from these dangers, apart from the minor things that can happen to the part buried in the ground.

The same holds true with the mind. If we let it drift along in its ideas, instead of catching hold of it and making it stand firmly in one place — i.e., if we let it make its nest all the time in concepts and thoughts — it's bound to get defiled and sink to a low level. This is why the Buddha taught us to practice centering the mind in concentration so that it will stand firm in a single object. When the mind is centered, it's free from turmoil and confusion, like a person who has finished his work. The body is soothed and rested, the mind is refreshed — and when the mind is refreshed, it becomes steady, still, and advances to a higher level, like a person on a high vantage point — the top of a mountain, the mast of a boat, or a tall tree — able to see all kinds of things in every direction, near or far, better than a person in a low place like a valley or ravine. In a low place, the sun is visible for only a few hours of the day, and there are corners where the daylight never reaches at all. A mind that hasn't been trained to stand firm in its goodness is sure to fall to a low level and not be bright. But if we train our minds to a higher and higher level, we'll be sure to see things both near and far, and to meet up with brightness.

Đây là vì tâm dành hết thời giờ của nó vướng bận với những suy nghĩ và ý tưởng. Nó không lắng đọng vào tĩnh lặng, do đó trí tuệ của nó bị rách tả tơi. Khi trí tuệ của chúng ta bị tả tơi như vậy, nó dẫn chúng ta xuống mức độ thấp — giống như khúc gỗ hay cái cột mà chúng ta để nằm trên mặt đất, hứng chịu đủ loại nguy hiểm: Mối ăn nó hay người và thú có thể giẫm đạp lên nó, bởi vì nó bị bỏ rơi ở nơi thấp. Nhưng nếu chúng ta dựng nó lên, nó thoát khỏi những nguy hiểm này, ngoại trừ một vài hư hại nhỏ nhặt có thể xảy ra cho phần bị chôn dưới đất.

Tương tự như vậy đối với tâm. Nếu chúng ta để nó trôi dạt theo ý tưởng của nó, thay vì nắm giữ nó và làm cho nó đứng yên một chỗ — tức là, nếu chúng ta để nó bận rộn làm tổ trong khái niệm và suy tưởng — nó tất sẽ bị ô nhiễm và chìm xuống mức độ thấp. Đây là tại sao Đức Phật dạy chúng ta thực hành tập trung tâm vào định để nó sẽ trụ vững trong một đối tượng duy nhất. Khi tâm tập trung, nó không bị hỗn loạn và nhầm lẫn, giống như một người đã hoàn tất công việc của họ. Thân thoải mái và thư giãn, tâm tươi mát — và khi tâm tươi mát, nó trở nên vững vàng, tĩnh lặng, và tiến lên cấp độ cao hơn, giống như một người ở tọa độ cao — đỉnh núi, đỉnh cột buồm, hay trên cây cao — có thể nhìn thấy đủ thứ ở khắp mọi hướng, gần hay xa, tốt hơn một người ở chỗ thấp như thung lũng hay vực sâu. Ở chỗ thấp, mặt trời chỉ chiếu sáng vài giờ trong ngày, và có những góc khuất nơi mà ánh sáng không bao giờ chiếu tới. Tâm mà không được huấn luyện để trụ vững trong tánh thiện của nó thì chắc chắn sẽ rơi xuống mức thấp và không tỏa sáng. Nhưng nếu chúng ta huấn luyện tâm đến cấp độ cao hơn và cao hơn, chúng ta chắc chắn sẽ nhìn thấy mọi thứ ở gần lẫn xa, và gặp ánh sáng.

These are some of the rewards that come from centering the mind in concentration. When we start seeing these rewards, we're bound to develop conviction. When we feel conviction, we become inspired to pull our minds even further — in the same way that a sail that isn't torn can take a boat to its destination without any trouble. This is one point I want to make.

Another point is that discernment can also be compared to an airplane propeller. When we sit here stilling our minds, it's as if we were flying an airplane up into the sky. If the pilot is sleepy, lazy, or in a blur, we're not safe. No matter how fantastic the plane may be, it can still crash us into a mountain or the forest wilds, because the pilot doesn't have any mindfulness or alertness. So when we sit meditating, it's like we're flying an airplane. If our mindfulness is weak and our mind keeps wandering off, our airplane may end up crashing. So we have to keep observing the body to see where at the moment it feels painful or tense; and keep check on the mind to see whether or not it's staying with the body in the present. If the mind isn't with the body, it's as if the pilot isn't staying with his airplane. The Hindrances will have an opening to arise and destroy our stillness. So when we sit and meditate, we have to make sure that we don't get absentminded. We have to be mindful and alert at all times and not let the mind slip away anywhere else. When we can do this, we'll develop a sense of comfort and ease, and will begin to see the benefits that come from mental stillness.

Đây là một số phần thưởng đến từ việc tập trung tâm vào định. Khi chúng ta bắt đầu nhìn thấy những phần thưởng này, chúng ta tất sẽ phát triễn niềm tin. Khi chúng ta cảm thấy tin tưởng, chúng ta trở nên phấn khởi để kéo tâm đi xa hơn — giống như cánh buồm còn nguyên vẹn có thể đem chiếc thuyền đến bến không chút trở ngại. Đây là điểm tôi muốn nói.

Điểm kia là trí tuệ cũng có thể so sánh với động cơ máy bay. Khi chúng ta ngồi đây lắng đọng tâm mình, nó giống như chúng ta đi máy bay trên trời. Nếu phi công buồn ngủ, lười biếng, hay không tỉnh táo, chúng ta không an toàn. Dù máy bay tuyệt vời như thế nào chăng nữa, nó vẫn có thể sẽ bị rơi xuống núi hay rừng rậm, bởi vì phi công không có chánh niệm hay cảnh giác. Vì vậy khi chúng ta ngồi thiền, nó giống như chúng ta đang đi máy bay. Nếu chánh niệm của chúng ta yếu đuối và tâm chúng ta cứ đi lang thang, máy bay của chúng ta có thể bị rơi. Vì vậy chúng ta phải luôn quan sát thân để xem nó cảm thấy đau đớn hay căng thẳng ở đâu tại khoảnh khắc này; và luôn theo dõi tâm để xem liệu nó có ở với thân trong hiện tại hay không. Nếu tâm không ở với thân, nó giống như viên phi công không ở với máy bay của ông ta. Chướng ngại sẽ có cơ hội nảy sinh và phá hủy sự tĩnh lặng của chúng ta. Vì vậy khi chúng ta ngồi thiền, chúng ta phải biết chắc là chúng ta không lơ đãng. Chúng ta phải chánh niệm và cảnh giác khắp mọi lúc và không để tâm lẻn trốn đi nơi khác. Khi chúng ta có thể làm điều này, chúng ta sẽ phát triễn cảm giác thoải mái và thanh thản, và sẽ bắt đầu nhìn thấy lợi ích đến từ sự tĩnh lặng tinh thần.

This insight is the beginning of discernment. This discernment is like an airplane propeller. The more we practice, the more benefits we'll see. We'll be able to take our plane as high as we want, land it whenever we feel like it, or try any stunts that occur to us. In other words, when we develop discernment within ourselves we can have control over our mind. If we want it to think, it'll think. If we don't want it to think, it won't think. We know how to keep our own mind in line. If we can't keep ourselves in line, there's no way we can expect to keep anyone else in line. So if we're intelligent, it's like being a pilot who can keep a plane under his full control. We can keep the mind in line. For example, if it thinks of something bad, we can order it to stop and rest, and the thought will disappear. This is called keeping the mind in line. Or if we want it to think, it will be able to think and to know. Once it knows, that's the end of the matter, and so it will then stop thinking. Whatever we want it to do, it can do for us. According to the Buddha, people like this are called sages because they have discernment: Whatever they do, they really do. They know what is harmful and what isn't. They know how to put a stop to their thinking and as a result they very rarely meet with suffering.

As for stupid people, they simply fool around and drag their feet, pulling themselves back when they should go forward, and forward when they should go back, spending their days and nights thinking about all kinds of nonsense without any substance. Even when they sleep, they keep thinking. Their minds never have any chance to rest at all. And when their minds are forced to keep working like this, they're bound to run down and wear out, and won't give any good results when they're put to use. When this happens, they suffer.

Minh kiến này là khởi đầu của trí tuệ. Trí tuệ này giống như động cơ máy bay. Chúng ta càng thực hành thì càng nhìn thấy lợi ích. Chúng ta sẽ có thể đem máy bay của chúng ta lên cao như chúng ta muốn, đáp nó xuống bất cứ nơi nào chúng ta cảm thấy thích, hay thử bay nhào lộn bất cứ kiểu nào chúng ta nghĩ đến. Nói cách khác, khi chúng ta phát triễn trí tuệ trong chính ta thì chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình. Nếu chúng ta muốn nó suy nghĩ, nó sẽ suy nghĩ. Nếu chúng ta không muốn nó suy nghĩ, nó sẽ không suy nghĩ. Chúng ta biết cách kiểm soát tâm mình. Nếu chúng ta không thể kiểm soát được bản thân mình, thì không cách nào chúng ta có thể trông đợi ai khác biết kiểm soát bản thân họ. Vì vậy nếu chúng ta khôn ngoan, nó giống như viên phi công có thể giữ máy bay hoàn toàn trong sự kiểm soát của ông ta. Chúng ta có thể kiểm soát được tâm. Ví dụ, nếu nó nghĩ về điều gì xấu, chúng ta có thể ra lệnh nó ngừng và nghỉ ngơi, và ý nghĩ sẽ biến mất. Đây gọi là biết kiểm soát tâm. Hay nếu chúng ta muốn nó suy nghĩ, nó sẽ có thể suy nghĩ và biết. Một khi nó biết, là chấm dứt vấn đề, và thế là nó sẽ ngừng suy nghĩ. Bất cứ điều gì chúng ta muốn nó làm, nó có thể làm cho chúng ta. Theo Đức Phật, những người như vậy được gọi là bậc thánh hiền vì họ có trí tuệ. Bất cứ điều gì họ làm, họ thật sự làm. Họ biết điều nào có hại và điều nào không. Họ biết cách chấm dứt suy nghĩ của họ và kết quả là họ hiếm khi gặp phải đau khổ.

Đối với người ngu, họ chỉ sống cuộc đời vô giá trị và lê bước chân họ, kéo họ quay ngược lại khi họ nên đi tới, và đi tới khi họ nên bước lui, lãng phí thời giờ của họ suy nghĩ bậy bạ vô nghĩa và không có phẩm chất nào. Ngay cả khi họ ngủ, họ vẫn cứ suy nghĩ. Tâm họ không bao giờ có cơ hội nghỉ ngơi. Và khi tâm họ bị ép buộc làm việc như vậy, chúng tất sẽ xuống dốc và mệt mỏi, và sẽ không cho kết quả tốt nào khi chúng được đem ra sử dụng. Khi điều này xảy ra, họ đau khổ.

But if we have the discernment to be alert to events, we can let go of what should be let go, stop what should be stopped, and think about what needs to be thought about. We can speak when we should speak, act when we should act — or simply stay still if that's what's called for. People who work day and night without sleeping, without giving their bodies a chance to rest, are killing themselves. In the same way, thoughts and concepts are things that bring on the end of our life and destroy our mind — because they keep the mind working whether we're sitting, standing, walking, or lying down. Sometimes, even when we're just sitting alone, we keep thinking — which means we're killing ourselves, because the mind never gets a chance to rest. Its strength keeps eroding away; and eventually, when its strength is all gone, its good qualities will have to die.

So when we sit here centering our minds, it's like eating our fill, bathing ourselves till we're thoroughly clean, and then taking a good nap. When we wake up, we feel bright, refreshed, and strong enough to take on any job at all.

This is why the Buddha was able to develop such strength of mind that he was able to do without food, for example, for seven full days and yet not feel tired or weak. This was because his mind was able to rest and be still in the four levels of absorption. His concentration was strong and gave great strength to his body, his speech, and his mind. The strength it gave to his body is what enabled him to wander about, teaching people in every city and town throughout Northern India. Sometimes he had to walk over rough roads through desolate places, but he was never tired in any way.

Nhưng nếu chúng ta có trí tuệ để cảnh giác với các sự kiện, chúng ta có thể buông bỏ những gì nên buông bỏ, ngừng những gì nên ngừng lại, và suy nghĩ về những gì cần phải suy nghĩ. Chúng ta có thể nói khi chúng ta nên nói, hành động khi chúng ta nên hành động — hay chỉ đơn giản đứng yên nếu cần thiết. Những người làm việc ngày đêm không ngủ, không cho thân thể của họ cơ hội để nghỉ ngơi, là giết chính họ. Tương tự như vậy, ý tưởng và khái niệm là những điều mà sẽ kết liễu cuộc đời chúng ta và phá hủy tâm chúng ta — bởi vì chúng luôn khiến tâm làm việc cho dù chúng ta đang ngồi, đứng, đi, hay nằm xuống. Đôi khi, ngay cả khi chúng ta chỉ ngồi một mình, chúng ta tiếp tục suy nghĩ — có nghĩa là chúng ta đang giết chính mình, bởi vì tâm không bao giờ có cơ hội nghỉ ngơi. Sức mạnh của nó suy yếu dần; và cuối cùng, khi sức mạnh của nó không còn nữa, những phẩm chất tốt của nó sẽ phải chết.

Vì vậy khi chúng ta ngồi đây tập trung tâm của chúng ta, nó giống như chúng ta ăn no, tắm rửa sạch sẽ và sau đó đi ngủ. Khi chúng ta thức dậy, chúng ta cảm thấy tươi sáng, tỉnh táo, và đủ mạnh để đảm nhận bất cứ việc gì.

Đây là tại sao Đức Phật đã có thể phát triễn tâm mạnh mẽ đến độ ngài có thể làm mà không ăn gì, ví dụ, trong suốt bảy ngày mà vẫn không cảm thấy mệt hay yếu. Đây là bởi vì tâm của ngài đã có thể nghỉ ngơi và tĩnh lặng trong bốn tầng thiền định. Định lực của ngài mạnh mẽ và mang lại sức mạnh lớn lao cho thân thể, lời nói và tâm trí của ngài. Sức mạnh nó mang lại cho thân thể của ngài là những gì cho phép ngài đi lang thang, giảng dạy cho người ta ở mọi thành phố và thị trấn khắp miền Bắc Ấn Độ. Đôi khi ngài đã phải đi bộ trên những con đường gập ghềnh qua những nơi hẻo lánh, nhưng ngài không bao giờ mệt mỏi chút nào.

As for the strength of his speech, he was able to keep teaching, without respite, from the day of his Awakening to the day of his final passing away — a total of 45 years.

And as for the strength of his mind, he was very astute, capable of teaching his disciples so that thousands of them were able to become arahants. He was able to convince large numbers of people who were stubborn, proud, and entrenched in wrong views, to abandon their views and become his disciples. His heart was full of kindness, compassion, and sincerity, with no feelings of anger, hatred, or malice toward anyone at all. It was a pure heart, without blemish.

All of these qualities came from the Dhamma he had practiced — not from anything strange or mysterious — the same Dhamma we're practicing right now. The important thing is that we have to be intent on really doing it if we want to get results. If, when we center the mind, we really do it, we'll get real results. If we don't really do it, we'll get nothing but playthings and dolls. That's how it is with the practice.

Đối với sức mạnh của lời nói của ngài, ngài có khả năng liên tục giảng dạy, không trì hoãn, từ ngày ngài Giác Ngộ cho đến ngày ngài qua đời — tổng cộng 45 năm.

Và đối với sức mạnh của tâm ngài, ngài rất sắc bén, có khả năng dạy các đệ tử của ngài khiến cho hàng ngàn người trong số họ đã có thể trở thành A-la-hán. Ngài có khả năng thuyết phục rất nhiều người vốn bướng bỉnh, tự phụ, và cố chấp trong quan điểm sai lầm, từ bỏ quan điểm của họ và trở thành đệ tử của ngài. Trái tim ngài tràn đầy lòng từ bi, trắc ẩn và chân thành, không có cảm giác tức giận, thù hận, hay ác ý với bất cứ ai. Nó là một trái tim tinh khiết, không tỳ vết.

Tất cả những phẩm chất này đến từ Pháp mà ngài đã thực hành — không phải từ những gì xa lạ hay bí ẩn — cùng một Pháp mà chúng ta đang thực hành bây giờ. Điều quan trọng là chúng ta phải kiên quyết thật sự làm nó nếu chúng ta muốn có kết quả. Nếu, khi chúng ta tập trung tâm, chúng ta thật sự làm nó, chúng ta sẽ có kết quả thật sự. Nếu chúng ta không thật sự làm nó, chúng ta sẽ không có gì ngoài những điều phù phiếm. Đó là cách nó là với sự thực hành.

Getting Acquainted Inside  

September 28, 1958

The four properties of the body — the way it feels from the inside, i.e., earth (solidity), water (liquidity), wind (motion), and fire (heat) — are like four people. If you keep trying to acquaint yourself with them, after a while they'll become your friends.

At first they aren't too familiar with you, so they don't trust you and will probably want to test your mettle. For instance, when you start sitting in meditation, they'll take a stick and poke you in your legs so that your legs hurt or grow numb. If you lie down, they'll poke you in the back. If you lie on your side, they'll poke you in the waist. If you get up and sit again, they'll test you again. Or they may whisper to you to give up. If you give in to them, the King of Death will grin until his cheeks hurt.

Làm Quen Với Bên Trong  

Ngày 28 tháng 9, năm 1958

Bốn đặc tính của thân — cách nó cảm nhận từ bên trong, tức là, đất (rắn), nước (lỏng), gió (chuyển động), và lửa (nhiệt) — giống như bốn người. Nếu bạn tiếp tục cố gắng làm quen với chúng, chẳng bao lâu thì chúng sẽ trở thành bằng hữu của bạn.

Thoạt đầu chúng không mấy quen thuộc với bạn, nên chúng không tin bạn và sẽ có thể muốn thử thách dũng khí của bạn. Ví dụ, khi bạn bắt đầu ngồi thiền, chúng sẽ lấy cái que châm vào chân bạn khiến chân bạn bị đau hay tê. Nếu bạn nằm xuống, chúng sẽ châm vào lưng bạn. Nếu bạn nằm nghiêng, chúng sẽ châm vào hông bạn. Nếu bạn ngồi dậy, chúng sẽ thử thách bạn nữa. Hay chúng sẽ thì thầm bảo bạn bỏ cuộc. Nếu bạn đầu hàng, Thần Chết sẽ cười toe toét đến đau cả hai gò má của hắn.

What you have to do is smile against the odds and see things through. Keep talking with all four properties. Even though they don't respond at first, you have to keep talking with them, asking them this and that. After a while they'll give you a one-word answer. So you keep talking and then their answers will start getting longer until you eventually become acquaintances and can have real conversations. From that point they become your friends. They'll love you and help you and tell you their secrets. You'll be a person with friends and won't have to be lonely. You'll eat together, sleep together, and wherever you go, you'll go together. You'll feel secure. No matter how long you sit, you won't ache. No matter how long you walk, you won't feel tired — because you have friends to talk with as you walk along, so that you enjoy yourself and reach your destination before you realize it.

This is why we're taught to practice meditation by keeping mindfulness immersed firmly in the body. Contemplate your meditation themes — body, feelings, mind, and mental qualities — without letting your mind wander astray in outside thoughts and preoccupations. Contemplate the body so as to know how its properties are getting along, where it feels pleasant, painful, or neutral. Notice how the mind moves around in the various things you know until you reach the mental quality that is still, solid, and true.

Những gì bạn cần phải làm là cười trước mọi thử thách và nhìn thấu mọi thứ. Tiếp tục nói chuyện với cả bốn đặc tính. Mặc dù chúng không trả lời lúc ban đầu, bạn phải tiếp tục nói chuyện với chúng, hỏi chúng điều này điều nọ. Sau một lúc chúng sẽ cho bạn một câu trả lời cộc lốc. Vì vậy bạn tiếp tục nói và rồi câu trả lời sẽ bắt đầu dài hơn cho đến khi bạn cuối cùng trở thành người quen và có thể có cuộc đàm thoại thật sự. Từ lúc đó chúng trở thành bạn bè của bạn. Chúng sẽ yêu thích bạn và giúp bạn và nói cho bạn nghe bí mật của chúng. Bạn sẽ thành một người có bạn bè và không bị cô đơn. Bạn sẽ ăn cùng nhau, ngủ cùng nhau, và bất cứ nơi nào bạn đi, bạn sẽ đi cùng nhau. Bạn sẽ cảm thấy an toàn. Bất kể bạn ngồi bao lâu, bạn sẽ không bị nhức mỏi. Bất kể bạn đi bao xa, bạn sẽ không cảm thấy mệt — vì bạn có bạn đồng hành để nói chuyện, vì vậy bạn vui vẻ và đi tới đích trước khi bạn nhận ra điều đó.

Đây là tại sao chúng ta được dạy thực hành thiền định bằng cách giữ chánh niệm đắm chìm trong thân. Quán tưởng chủ đề thiền của bạn — thân, cảm giác, tâm, và phẩm chất tinh thần — không để cho tâm bạn lang thang theo những suy nghĩ và mối bận tâm bên ngoài. Quán tưởng thân để biết làm thế nào các đặc tính của nó hòa hợp với nhau, nơi nó cảm thấy vui sướng, đau buồn, hay không vui không buồn. Để ý cách thức tâm đi theo một số điều mà bạn biết cho đến khi bạn đạt đến phẩm chất tinh thần tĩnh lặng, vững chắc và chân thật.

This way it's like having friends go with you wherever you go and whatever you do. In other words, when the body walks, the mind walks with it. When the body lies down, the mind lies down with it. When the body sits, the mind sits with it. Wherever the body stops, the mind stops, too. But most of us aren't like this. The body takes two steps, but the mind takes four or five — so how can it not get tired? The body lies in a mosquito net surrounded by a railing and seven thick walls, but the mind can still go running outside. When this is the case, where will it get any happiness? It'll have to wander around exposed to the sun, wind, rain, and all sorts of dangers because it has no protection. If there's no concentration to act as a shelter for the heart, it'll always have to meet with misery and pain.

For this reason, you should train your heart to stay firm in concentration and to develop full strength within yourself so that you can be your own person. This way you'll be bound to meet with all things pure and good.

Cách này giống như có bằng hữu đồng hành với bạn bất cứ nơi nào bạn đi và bất cứ điều gì bạn làm. Nói cách khác, khi thân đi, tâm đi với nó. Khi thân nằm xuống, tâm nằm xuống với nó. Khi thân ngồi, tâm ngồi với nó. Bất cứ nơi nào thân ngừng lại, tâm cũng ngừng lại. Nhưng hầu hết chúng ta không giống như vậy. Thân đi hai bước, nhưng tâm lại đi bốn hay năm bước — vậy làm sao mà nó không mệt cho được? Thân nằm trong đám muỗi bao quanh bởi hàng rào và bảy bức tường dầy, nhưng tâm vẫn có thể rong ruổi bên ngoài. Trong trường hợp này, nó sẽ có hạnh phúc nào ở đâu? Nó sẽ phải đi lang thang dưới trời nắng, gió, mưa, và gặp đủ loại nguy hiểm bởi vì nó không có sự che chở. Nếu không có định hành động như một nơi trú ẩn cho tim, nó sẽ luôn phải đối diện với khốn khổ và đau buồn.

Vì lý do này, bạn nên huấn luyện tim bạn trụ vững trong định và phát triễn đầy đủ sức mạnh tự nội tại để bạn có thể là chính mình. Bằng cách này bạn tất sẽ gặp được tất cả mọi thứ tinh khiết và tốt đẹp.

Stop & Think  

July 20, 1959

Insight isn't something that can be taught. It's something you have to give rise to within yourself. It's not something you simply memorize and talk about. If we were to teach it just so we could memorize it, I can guarantee that it wouldn't take five hours. But if you wanted to understand one word of it, three years might not even be enough. Memorizing gives rise simply to memories. Acting is what gives rise to the truth. This is why it takes effort and persistence for you to understand and master this skill on your own.

When insight arises, you'll know what's what, where it's come from, and where it's going — as when we see a lantern burning brightly: We know that, "That's the flame... That's the smoke... That's the light." We know how these things arise from mixing what with what, and where the flame goes when we put out the lantern. All of this is the skill of insight.

Some people say that tranquillity meditation and insight meditation are two separate things — but how can that be true? Tranquillity meditation is "stopping," insight meditation is "thinking" that leads to clear knowledge. When there's clear knowledge, the mind stops still and stays put. They're all part of the same thing.

Ngừng Lại & Suy Nghĩ  

Ngày 20 tháng 7, năm 1959

Minh kiến không phải là cái mà có thể dạy được. Nó là cái mà bạn phải làm phát sinh trong chính mình. Nó không phải là cái mà bạn chỉ cần ghi nhớ và nói về nó. Nếu chúng ta được dạy để có thể ghi nhớ nó, tôi có thể bảo đảm rằng sẽ không mất đến năm giờ. Nhưng nếu bạn muốn hiểu một chữ của nó thì ba năm vẫn không đủ. Ghi nhớ chỉ cho ra ký ức. Hành động là điều làm phát sinh sự thật. Đây là tại sao bạn cần phải có nỗ lực và kiên trì để hiểu và tinh thông kỹ năng này một mình.

Khi minh kiến phát sinh, bạn sẽ biết cái gì là cái gì, nó đến từ đâu, và nó đi đâu — như khi chúng ta nhìn thấy chiếc đèn lồng cháy sáng: Chúng ta biết rằng, "Đó là ngọn lửa... Đó là khói... Đó là ánh sáng." Chúng ta biết làm thế nào những thứ này phát sinh từ việc trộn lẫn cái gì với cái gì, và ngọn lửa đi đâu khi chúng ta tắt đèn. Tất cả điều này là kỹ năng của minh kiến.

Có người nói rằng thiền tĩnh lặng và thiền minh kiến là hai thứ riêng biệt — nhưng sao lại đúng được? Thiền tĩnh lặng là "ngừng lại," thiền minh kiến là "suy nghĩ" để dẫn đến kiến thức rõ ràng. Khi có kiến thức rõ ràng, tâm ngừng lại và lắng đọng. Chúng đều là thành phần của cùng một thứ.

Knowing has to come from stopping. If you don't stop, how can you know? For instance, if you're sitting in a car or a boat that is traveling fast and you try to look at the people or things passing by right next to you along the way, you can't see clearly who's who or what's what. But if you stop still in one place, you'll be able to see things clearly.

Or even closer to home: When we speak, there has to be a pause between each phrase. If you tried to talk without any pauses at all, would anyone be able to understand what you said?

This is why we first have to make the mind stop to be quiet and still. When the mind stays still in a state of normalcy, concentration arises and discernment follows. This is something you have to work at and do for yourself. Don't simply believe what others say. Get so that you know "Oh! Oh! Oh!" from within, and not just "Oh? Oh? Oh?" from what people say. Don't take the good things they say and stick them in your heart. You have to make these things your own by getting them to arise from within you. Spending one dollar of your own money is better than spending 100 dollars you've borrowed from someone else. If you use borrowed money, you have to worry because you're in debt. If you use your own money, there's nothing to worry about.

Hiểu biết phải đến từ việc ngừng lại. Nếu bạn không ngừng, làm thế nào bạn có thể biết? Ví dụ, nếu bạn ngồi trong xe hay thuyền đang chạy nhanh và bạn thử nhìn người hay vật bên đường, bạn không thể nhận rõ người đó là ai hay vật đó là gì. Nhưng nếu bạn ngừng lại một chỗ, bạn sẽ có thể nhìn thấy mọi thứ rõ ràng.

Hay gần nhất là: Khi chúng ta nói, phải có sự tạm ngừng sau mỗi câu. Nếu bạn thử nói không ngừng, liệu có ai có thể hiểu những gì bạn nói?

Đây là tại sao chúng ta trước hết phải làm cho tâm ngừng lại để được tĩnh lặng. Khi tâm đứng yên trong trạng thái bình thường, định phát sinh và trí tuệ theo sau. Đây là điều bạn phải làm việc và làm cho chính mình. Đừng chỉ tin vào những gì người khác nói. Hảy làm để bạn biết "Ồ! Ồ! Ồ!" từ bên trong, và không chỉ là "Ô? Ô? Ô?" từ những gì người ta nói. Đừng lấy những điều tốt mà họ nói và nhét chúng vào tim bạn. Bạn phải tự mình làm những điều này bằng cách làm cho chúng phát sinh bên trong bạn. Xài một đồng của bạn tốt hơn là xài 100 đồng bạn mượn từ người khác. Nếu bạn dùng đồng tiền vay mượn, bạn phải lo lắng vì bị mắc nợ. Nếu bạn dùng tiền của chính mình, không có gì để lo lắng.

Stopping is what gives rise to strength. If a man is walking or running, he can't put up a good fight with anyone, because the advantage lies with the person standing still, not with the person walking or running. This is why we're taught to make the mind stop still so that it can gain strength. Then it will be able to start walking again with strength and agility.

It's true that we have two feet, but when we walk we have to step with one foot at a time. If you try to step with both feet at once, you won't get anywhere. Or if you try to walk with just one foot, you can't do that either. When the right foot stops, the left foot has to take a step. When the left foot stops, the right foot has to take a step. You have to stop with one foot and step with the other if you're going to walk with any strength because the strength comes from the foot that has stopped, not from the foot taking a step. One side has to stop while the other side takes a step. Otherwise, you'll have no support and are sure to fall down. If you don't believe me, try stepping with both feet at once and see how far you get.

Ngừng lại là những gì làm phát sinh sức mạnh. Nếu một người đang đi hay chạy, ông ta không thể đánh lại ai, bởi vì lợi thế nằm với người đứng yên, không phải với người đang đi hay chạy. Đây là tại sao chúng ta được dạy làm cho tâm ngừng lại để nó có thể có được sức mạnh. Sau đó nó sẽ có khả năng cất bước thêm nữa với sức mạnh và sự nhanh nhẹn.

Đúng là chúng ta có hai chân, nhưng khi chúng ta đi chúng ta phải bước từng chân một. Nếu bạn thử bước với cả hai chân một lúc, bạn sẽ không đi đến đâu. Hay nếu bạn thử đi với chỉ một chân, bạn cũng không thể làm điều đó. Khi chân phải ngừng lại, chân trái phải cất bước. Khi chân trái ngừng lại, chân phải phải cất bước. Bạn phải ngừng lại với một chân và cất bước với chân kia nếu bạn muốn đi bằng sức mạnh vì sức mạnh đến từ chân đã ngừng bước, chứ không phải từ chân đang cất bước. Một bên phải ngừng khi bên kia bước. Nếu không, bạn sẽ không có điểm tựa và chắc chắn sẽ ngã xuống. Nếu bạn không tin tôi, thử bước với cả hai chân một lúc và xem bạn đi được bao xa.

In the same way, tranquillity and insight have to go together. You first have to make the mind stop in tranquillity and then take a step in your investigation: This is insight meditation. The understanding that arises is discernment. To let go of your attachment to that understanding is release.

So stopping is the factor that gives rise to strength, knowledge, and discernment — the fixed mind that knows both the world and the Dhamma in a state of heightened virtue, heightened consciousness, and heightened discernment leading on to the transcendent.

Tương tự như vậy, tĩnh lặng và minh kiến phải đi chung với nhau. Bạn trước hết phải làm cho tâm ngừng lại trong sự tĩnh lặng và sau đó quan sát: Đây là thiền minh kiến hay minh sát. Sự hiểu biết phát sinh lúc đó là trí tuệ. Buông bỏ chấp thủ của bạn với sự hiểu biết đó là giải thoát.

Vì vậy ngừng lại là yếu tố làm phát sinh sức mạnh, kiến thức, và trí tuệ — đó là tâm định biết cả thế giới và Pháp trong trạng thái đức hạnh cao, tâm thức cao, và trí tuệ cao dẫn đến siêu việt.

Heightened Consciousness  

June 25, 1959

The Buddha taught, "The pursuit of heightened consciousness is the heart of the Buddhas' teaching." Heightened consciousness is a state of mind that lies above and beyond mental defilement. There are two ways it can be reached:

(1) The mind doesn't yet have any heightened inner quality, but we heighten it through our efforts.

(2) The mind has developed the proper inner quality and uses it to keep itself safe, above and beyond defilement.

The first case refers to the state of ordinary people's minds. When they aren't sitting in meditation, their minds aren't in any special state of concentration, so if defilement arises within them, they have to be determined and perceptive — to be aware of the defilement and to make up their minds that they won't let it push them around. This is called Right Attitude. Even though the mind isn't in concentration, this technique can give results.

Tâm Thức Cao  

Ngày 25 tháng 6, năm 1959

Đức Phật dạy, "Mưu cầu tâm thức cao là cốt lõi của giáo lý của Đức Phật." Tâm thức cao là trạng thái tâm nằm trên và bên ngoài phiền não ô trược tinh thần. Có hai cách để đạt được nó:

(1) Tâm chưa có bất kỳ phẩm chất nội tâm cao nào, nhưng chúng ta vun bồi nó qua nỗ lực của mình.

(2) Tâm đã phát triễn được phẩm chất nội tâm đúng đắn và dùng nó để bảo vệ bản thân, vượt lên trên phiền não ô trược.

Trường hợp đầu tiên đề cập đến trạng thái tâm của người bình thường. Khi họ không ngồi thiền, tâm họ không ở trạng thái định đặc biệt nào, vì vậy phiền não ô trược nảy sinh trong họ, họ phải cương quyết và cảm nhận — nhận thức được phiền não ô trược và quyết định rằng họ sẽ không để nó bắt nạt họ. Đây gọi là Chánh Kiến. Mặc dù tâm không ở trong định, kỹ thuật này có thể mang lại kết quả.

What this means is that we're alert to what's going on. For example, when we're angry, when we meet with something undesirable, we should be alert to the fact and make ourselves determined that no matter what, we're going to keep the defilement of anger under control by resisting it and putting our better side into play. In other words, when we're angry, we act as if we weren't. Instead of letting the anger overpower the mind, we use our inner goodness to overpower the mind. This is called heightened consciousness. When you meet with something you don't like, don't let the fact that you don't like it show. Instead, act as if you were happy and calm. I.e., put your good side to use. Don't let your bad side show under any circumstances.

If you're circumspect and composed enough to hold the mind in check before it can let its defilements come out in word or deed, if you can force the defilements to stop and can let only your best manners show, you count as having heightened consciousness. You are also a good member of any social group, for you can work toward your own progress and that of the group as a whole.

Điều này có nghĩa là chúng ta cảnh giác với những gì đang xảy ra. Ví dụ, khi chúng ta tức giận, khi chúng ta gặp điều gì ngoài ý muốn, chúng ta nên cảnh giác vấn đề và cương quyết rằng bất kể điều gì, chúng ta sẽ kiểm soát lậu tức giận bằng cách chống lại nó và mang mặt tốt của chúng ta ra hành động. Nói cách khác, khi chúng ta tức giận, chúng ta hành động như thể chúng ta không giận. Thay vì để cơn giận chế ngự tâm, chúng ta sử dụng tánh thiện bên trong mình để chế ngự tâm. Đây gọi là tâm thức cao. Khi bạn gặp điều gì bạn không thích, đừng biểu hiện như thế. Thay vào đó, hành động như thể bạn vui vẻ và bình tĩnh. Tức là, mang mặt tốt của chúng ta ra sử dụng. Đừng để mặt xấu của bạn biểu hiện dưới bất cứ trạng huống nào.

Nếu bạn thận trọng và điềm tĩnh đủ để kiềm chế tâm trước khi nó để lậu ô trược của nó xuất hiện trong lời nói hay hành động, nếu bạn có thể buộc lậu ô trược ngừng lại và có thể chỉ để cho tư cách tốt nhất của bạn biểu hiện, bạn được xem là có tâm thức cao. Bạn cũng là một thành viên tốt của bất cứ hội đoàn nào, vì bạn có thể làm việc theo hướng tiến bộ của riêng bạn và của cả nhóm.

In the texts, this quality is called composure — a state of mind that lies above the defilements. This is one form of heightened consciousness and is something we should all try to develop within ourselves as we are able.

The second form of heightened consciousness refers to a mind freed from the Hindrances and trained to a state of Right Concentration. The mind is firmly established in its inner quality. When defilements arise, they can't overpower the mind because they can't reach in to touch it, for the mind is protected by its own full measure of inner quality.

I ask that we all aim at making this form of heightened consciousness arise within ourselves by being persistent and persevering in cherishing our own inner goodness — in the same way that when we have good food, we make sure to chase away the flies so that we can enjoy it in good health.

Trong kinh sách, phẩm chất này được gọi là sự điềm tĩnh — một trạng thái tâm nằm trên phiền não ô trược. Đây là một dạng của tâm thức cao và là điều mà tất cả chúng ta nên cố gắng phát triễn trong chính mình như chúng ta có thể.

Dạng thứ nhì của tâm thức cao đề cập đến tâm thoát khỏi các Chướng ngại và được rèn luyện đến trạng thái Chánh Định. Tâm trụ vững chắc trong phẩm chất bên trong của nó. Khi phiền não ô trược phát sinh, chúng không thể chế ngự tâm bởi vì chúng không thể với tới để chạm vào nó, vì tâm được bảo vệ kiên cố bởi phẩm chất bên trong.

Tôi yêu cầu là tất cả chúng ta nhắm đến việc làm cho dạng tâm thức cao này phát sinh trong chúng ta bằng cách kiên trì và nhẫn nại trong việc bảo vệ và trân quý tánh thiện bên trong mình — tương tự như khi chúng ta có thức ăn ngon, chúng ta chắc chắn sẽ đuổi những con ruồi đi để chúng ta có thể ăn món ăn một cách ngon lành sạch sẽ.

To do this, you have to be observant and make two kinds of effort: the effort to abandon your defilements and the effort to develop your meditation theme, which is the means for wiping out the mental Hindrances. There are five types of Hindrances: sensual desire, ill will, torpor & lethargy, restlessness & anxiety, and uncertainty. As for meditation, there are two ways of practicing it — in series and in isolation — as I'll explain to you now.

(1) To practice in series is to practice by the book: contemplating the unattractiveness of the body, for instance, by following the lists of its parts without skipping over any of them or mixing them up. Whichever theme you choose, you have to understand how the topics are grouped and in what order, so as to deal with them properly. This kind of meditation can give great benefits, but at the same time can cause great harm. For example, if you contemplate the unattractiveness of the body, it can lead to a sense of dispassion, detachment, and calm, but there are times it can also get you into a state where you can't eat or sleep because everything starts seeming filthy and disgusting. This is one way it can be harmful. Or sometimes you may contemplate the body until a mental image arises, but you get frightened and unnerved. In cases like this, you have to try to be up on what's happening so that your theme will help you instead of harming you.

Để làm điều này, bạn phải quan sát và làm hai nỗ lực: nỗ lực từ bỏ phiền não ô trược và nỗ lực phát triễn chủ đề thiền định của bạn, vốn là phương tiện để xóa bỏ các Chướng ngại tinh thần. Có năm loại Chướng ngại: dục vọng, ý xấu, hôn trầm & dã dượi, bồn chồn & lo lắng, và không chắc chắn. Đối với thiền định, có hai cách thực hành — theo thứ tự và riêng biệt — như tôi sẽ giảng nghĩa cho bạn bây giờ.

(1) Thực hành theo thứ tự là thực hành theo sách vở: ví dụ, quán tưởng sự không hấp dẫn của thân, bằng cách lần lượt theo danh sách các phần của nó mà không bỏ qua bất cứ phần nào hay trộn lẫn chúng. Bất cứ chủ đề nào bạn chọn, bạn phải hiểu các đề mục được xếp nhóm như thế nào và theo thứ tự nào, để xử lý chúng một cách thích hợp. Loại thiền định này có thể mang lại lợi ích lớn, nhưng đồng thời có thể gây hại lớn. Ví dụ, nếu bạn quán tưởng sự không hấp dẫn của thân, nó có thể dẫn đến cảm giác lãnh đạm, xa rời, và bình tĩnh, nhưng có lúc nó cũng có thể đưa bạn đến trạng thái mà bạn không thể ăn hay ngủ bởi vì mọi thứ bắt đầu có vẻ dơ bẩn và ghê tởm. Đây là cách có thể gây hại. Hay đôi khi bạn có thể quán tưởng thân cho đến khi một linh ảnh nảy sinh, nhưng bạn bị sợ hãi và mất tinh thần. Trong trường hợp như vậy, bạn phải cố gắng tìm hiểu những gì đang xảy ra để chủ đề của bạn sẽ giúp thay vì hại bạn.

(2) To practice in isolation is to focus on a single refined theme that doesn't have a lot of different features. I.e., you focus on being mindful of the in-and-out breath, without letting your attention slip away. Focus on whatever kind of breathing feels soothing, and the mind will settle down. Try to make the breath more and more refined, all the while keeping the mind gently with the breath, in the same way that you'd cup a bit of fluff in the palm of your hand. Do this until you feel that there's no "in" or "out" to the breath at all. The mind doesn't wander around. It's quiet and still, able to cut away thoughts of past and future. At this point it becomes even more refined, with no restlessness at all. The mind is stable and doesn't change along with its objects. It's firmly set and unwavering to the point where it becomes fixed and strong.

When you can develop your meditation to this point, it will make the mind let go of its attachments and gain conviction and understanding into the truths of inconstancy, stress, and not-self. Your doubts will fall away, and you will know the way of the world and the way of Liberation, without having to ask for confirmation from anyone else. When your knowledge is clear and free from uncertainty, the mind is firm in its own strength. This is when you become your own refuge — when your mind isn't affected by other people or objects, and reaches the happiness and ease of heightened consciousness.

(2) Thực hành theo cách riêng biệt là tập trung vào một chủ đề tinh tế duy nhất vốn không có nhiều đặc tính khác nhau. Tức là, bạn tập trung vào việc theo dõi hơi thở vào-và-ra, không để sự chú ý của bạn vuột mất. Tập trung vào bất cứ loại cảm giác êm dịu nào, và tâm sẽ lắng đọng. Cố gắng làm cho hơi thở tinh tế hơn nữa, trong khi giữ tâm nhẹ theo hơi thở, theo cùng cách mà bạn nắm một chút bông gòn trong lòng bàn tay của bạn. Làm điều này cho đến khi bạn cảm thấy không có "vào" hay "ra" trong hơi thở chút nào. Tâm không đi lang thang. Nó yên ổn và tĩnh lặng, có khả năng cắt bỏ những suy nghĩ về quá khứ và tương lai. Tại điểm này nó thậm chí trở nên tinh tế hơn, không bồn chồn chút nào. Tâm vững vàng và không thay đổi với đối tượng của nó. Nó vững vàng và không dao động đến mức nó trở nên cố định và mạnh mẽ.

Khi bạn có thể phát triễn thiền định của bạn đến mức này, nó sẽ làm cho tâm buông xả chấp thủ của nó và đạt được niềm tin và hiểu biết về chân lý vô thường, khổ, và vô ngã. Sự nghi ngờ của bạn sẽ không còn, và bạn sẽ hiểu biết cách của thế giới và cách của sự Giải thoát, mà không cần phải xin xác nhận từ bất cứ ai khác. Khi kiến thức của bạn rõ ràng và khẳng định, tâm vững vàng trong sức mạnh của chính nó. Đây là khi bạn trở thành nơi trú ẩn của chính bạn — khi tâm bạn không bị ảnh hưởng bởi người hay đối tượng khác, và đạt đến hạnh phúc và bình an của tâm thức cao.

Respect For Truth  

There are four kinds of truth in the body of every human being: stress, its cause, its disbanding, and the path to its disbanding. These truths are like gold: No matter whether you try to make gold into a bracelet, a ring, an earring, or whatever, it stays gold in line with its nature. Go ahead and try to change it, but it'll stay as it is. The same holds true with the nature of the body. No matter how wonderful you try to make it, it'll have to return to its normal nature. It'll have to have stress and pain, their cause, their disbanding, and the path to their disbanding.

People who don't admit the normal nature of the body are said to be deluded; those who realize its normal nature are said to know. Wise people realize the principles of nature, which is why they don't get caught up in a lot of fuss and confusion. In other words, the body is like an object that originally weighs four kilograms. Even though we may find things to plaster onto it to make it heavier, the plaster will eventually have to fall off and leave us with the original four kilograms. You simply can't escape its original nature.

Tôn Trọng Sự Thật  

Có bốn loại sự thật trong thân của mọi người: khổ, nguyên nhân của nó, sự giải tán của nó, và con đường dẫn đến sự giải tán của nó. Các chân lý này giống như vàng: Cho dù bạn cố gắng làm vàng thành vòng đeo tay, nhẩn, bông tai, hay bất cứ cái gì, nó vẫn là vàng phù hợp với bản tánh của nó. Hảy cố gắng thay đổi nó đi, nhưng nó sẽ vẫn là vàng. Tương tự như vậy với bản tánh của thân. Cho dù bạn cố gắng thay đổi nó như thế nào đi chăng nữa, nó sẽ phải trở lại bản tánh bình thường của nó. Nó sẽ phải có căng thẳng và đau khổ, nguyên nhân của chúng, sự giải tán của chúng, và con đường dẫn đến sự giải tán của chúng.

Những người không chấp nhận bản tánh bình thường của thân được cho là giả dối; những ai nhận ra bản tánh bình thường của nó được cho là hiểu biết. Người khôn ngoan nhận ra các nguyên tắc của thiên nhiên, đó là tại sao họ không bị cuốn vào rất nhiều phiền toái và nhầm lẫn. Nói cách khác, thân giống như một vật thể ban đầu nặng bốn kí lô gram. Mặc dù chúng ta có thể tìm kiếm mọi thứ để̀ trét lên nó làm cho nó nặng hơn, chất hồ cuối cùng sẽ phải rơi ra và để lại cho chúng ta bốn kí lô gram nguyên thủy. Bạn đơn giản không thể thoát khỏi bản tánh nguyên thủy của nó.

The stress and pain that occur in line with the principles of nature aren't actually all that troublesome. For example, pain and disease: If we try to fight nature and not let there be disease, or if we want it to disappear right away, sometimes we make the disease even worse. But if we treat the disease without worrying about whether or not it'll go away, it will follow its natural course and go away at its own pace without too much trouble or suffering on our part. This is because the mind isn't struggling to fight nature, and so the body is strong enough to contend with the disease. Sometimes, if we have this attitude, we can survive diseases that otherwise would kill us. But if the mind gets all upset and thrashes around, wanting the disease to go away, then sometimes a small disease can get so bad it'll kill us — like a person with a scorpion sting he thinks is a cobra bite, who gets so frightened and upset that the whole thing gets out of hand. Sometimes we may come down with a disease that ought to finish us off, but the power of the mind is so great that it fights off the pain and the disease goes away.

This is one of the principles of nature — but we shouldn't be complacent about it. If we get complacent, then when the disease comes back it'll be worse than before, because the truth, when you get right down to it, is that no matter what you do, these things can't escape their true nature. When the body's normal nature is to have pain and stress, then try as you may to make the pain go away, it'll have to return to its true nature. Whether or not you can cure it, the truth is still the truth. In other words, even when you cure the disease, it comes back.

Căng thẳng và đau khổ xảy ra phù hợp với các nguyên tắc của thiên nhiên thật ra không phải đều gây rắc rối. Ví dụ, đau và bệnh: Nếu chúng ta cố gắng chống lại thiên nhiên và không để bị bệnh, hay nếu chúng ta muốn nó biến mất ngay lập tức, đôi khi chúng ta làm cho bệnh thậm chí tệ hơn. Nhưng nếu chúng ta chữa bệnh mà không lo lắng về việc liệu nó hết hay không, nó sẽ đi theo tiến trình tự nhiên của nó và ra đi theo nhịp độ của nó mà không có quá nhiều rắc rối hay đau đớn cho chúng ta. Đây là bởi vì tâm không rán sức chống lại thiên nhiên, và vì vậy thân đủ mạnh để chiến đấu với căn bệnh. Đôi khi, nếu chúng ta có thái độ này, chúng ta có thể vượt qua căn bệnh mà đáng nhẽ sẽ giết chúng ta. Nhưng nếu tâm khó chịu và đứng ngồi không yên, muốn bệnh biến mất, thì đôi khi bệnh nhỏ có thể trở nên trầm trọng đến độ nó sẽ giết chúng ta — giống như một người bị bọ cạp chích mà họ nghĩ là bị rắn hổ mang cắn, đâm ra sợ hãi và khó chịu đến độ mọi chuyện ra khỏi tầm tay. Đôi khi chúng ta có thể bị bệnh mà đáng lẽ kết thúc đời ta, nhưng năng lực của tâm lớn đến độ nó chống lại đau đớn và căn bệnh tiêu tan.

Đây là một trong các nguyên tắc của thiên nhiên — nhưng chúng ta không nên tự mãn về nó. Nếu chúng ta tự mãn thì khi bệnh tái phát nó sẽ tệ hơn trước, vì sự thật là, khi bạn bắt đầu nỗ lực làm việc, bất kể bạn làm gì, những điều này không thể thoát khỏi thật tánh của chúng. Khi bản tính bình thường của thân là có đau đớn và căng thẳng, thì dù bạn cố gắng làm cho đau biến mất, nó sẽ phải trở lại thật tánh của nó. Liệu bạn có chữa trị được hay không, sự thật vẫn là sự thật. Nói cách khác, ngay cả khi bạn chữa lành bệnh, nó trở lại.

Suppose, for instance, that we feel ill, take some medicine, and feel better. We think the disease has gone away. People of discernment, though, realize that it hasn't gone anywhere. It's simply been suppressed for a while and then it'll have to come back out again. We may think that we've made the disease go away, but the disease is smarter than we are. When it comes back again, it wears a new costume, like actors in a theater troupe: If the public gets tired of one play, they put on another. Otherwise, no one will spend money to watch them perform. In other words, the disease is smart enough to come from a new direction. If it put on the old play, it wouldn't get any reward. At first it came in your stomach, so this time it comes in your leg. You treat it until it goes away, but then it comes back in a new play — in your eye. You treat it in your eye until it goes away, and then it comes back in your ear. So you treat your ear. Wherever it comes, you keep treating it and your money keeps getting spent. As for the disease, it's glad you're fooled. There's only one of it, but it comes in all sorts of disguises. Aging, illness, and death are very smart. They can keep us tied on a short leash so that we can never get away from them. People who don't train their minds to enter the Dhamma are sure to miss this point, but those who train themselves to know the truth of the Dhamma will understand this principle of nature for what it is.

If we don't realize the truth, we lose in two ways. On the one side we lose in terms of the world: We waste our money because we don't realize what's necessary and what isn't, so we get worked up and upset all out of proportion to reality. On the other side, we lose in terms of the Dhamma because our virtue, concentration, and meditation all suffer. Illness makes us lose in these ways because we lack discernment. This is why the Buddha taught us to use our eyes. We live in the world, so we have to look out for our well-being in the world; we live in the Dhamma, so we have to look out for our well-being in the Dhamma. The results will then develop of their own accord. If we use discernment to evaluate things until we know what's necessary and what's not, the time won't be long before we prosper in terms both of the world and of the Dhamma. We won't have to waste money and time, and there won't be any obstacles to our practice.

Giả sử là chúng ta cảm thấy bị bệnh, uống thuốc, và cảm thấy khỏe hơn. Chúng ta nghĩ là bệnh đã hết. Tuy nhiên, người sáng suốt sẽ nhận ra rằng nó không đi đâu cả. Nó chỉ bị ngăn chặn một lúc và rồi nó sẽ phải trở lại nữa. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta đã làm cho bệnh tiêu tan, nhưng bệnh khôn hơn chúng ta. Khi nó trở lại, nó mặc trang phục mới, giống như các diễn viên kịch nghệ: Nếu quần chúng chán một vở kịch, họ sẽ mang ra vở khác. Nếu không thì sẽ không có ai chi tiền để xem họ trình diễn. Nói cách khác, bệnh đủ khôn để đến từ hướng mới. Nếu nó mang ra vở kịch cũ, nó sẽ không nhận được phần thưởng nào. Lần đầu nó đi vào bao tử bạn, vì vậy bây giờ nó đi vào chân bạn. Bạn chữa trị cho nó hết, nhưng sau đó nó trở lại trong một vở kịch mới — trong mắt bạn. Bạn chữa trị mắt bạn cho đến khi nó hết, và rồi nó trở lại trong tai bạn. Thế là bạn chữa trị tai bạn. Nó đi đến đâu thì bạn lại chữa đến đó và bạn phải tiếp tục chi tiêu tiền. Còn đối với bệnh tật, nó vui là bạn bị lừa gạt. Chỉ có một mình nó, nhưng nó thể hiện đủ loại ngụy trang. Già nua, bệnh tật, và cái chết rất thông minh. Chúng có thể trói chúng ta với một dây xích ngắn để chúng ta không bao giờ có thể thoát khỏi chúng. Những người không rèn tâm để bước vào Pháp thì chắc chắn sẽ bỏ lỡ điểm này, nhưng ai tự rèn luyện mình để biết sự thật của Pháp sẽ hiểu rõ nguyên tắc tự nhiên này.

Nếu chúng ta không nhận ra sự thật, chúng ta bị thua thiệt theo hai cách. Một mặt chúng ta bị thua thiệt về phương diện thế giới: Chúng ta lãng phí tiền của mình vì chúng ta không nhận ra cái gì là cần thiết và cái gì không, vì vậy chúng ta trở nên lo lắng và bực bội thái quá với thực tế. Mặt kia, chúng ta thua thiệt về phương diện Pháp bởi vì đức hạnh, sự tập trung, và thiền định của chúng ta đều chịu thiệt thòi. Bệnh tật khiến chúng ta thua thiệt theo những cách này bởi vì chúng ta thiếu tuệ phân biệt. Đây là tại sao Đức Phật dạy chúng ta sử dụng đôi mắt của mình. Chúng ta sống trong thế giới, vì vậy chúng ta phải để ý đến hạnh phúc của chúng ta trong thế giới; chúng ta sống trong Pháp, vì vậy chúng ta phải để ý đến hạnh phúc của chúng ta trong Pháp. Rồi kết quả sẽ phát triễn theo cách của nó. Nếu chúng ta sử dụng tuệ phân biệt để thẩm định mọi thứ cho đến khi chúng ta biết cái gì là cần thiết và cái gì không, chẳng bao lâu chúng ta sẽ thành tựu về cả hai phương diện thế giới và Pháp. Chúng ta sẽ không phải lãng phí tiền và thời giờ, và sẽ không có trở ngại nào cho sự thực hành của chúng ta.

In other words, when you see that something is true, don't try to get in its way. Let it follow its own course. Even though the mind doesn't age, grow ill, or die, still the body has to age, grow ill, and die. This is a part of its nature that you can't fight. When it gets ill, you take care of it enough to keep it going. You won't be put to difficulties in terms of the world, and your Dhamma practice won't suffer.

The suffering we feel because of these things comes from the cause of stress: delusion, ignorance of the truth. When the mind is deluded, it doesn't know the cause of stress or the path to the disbanding of stress. When it knows, it doesn't get caught up in the natural pain and stress of the body. Mental suffering comes from the accumulation of defilement, not from aging, illness, and death. Once the stillness of the path arises within us, then aging, illness, and death won't unsettle the mind. Sorrow, despair, distress, and lamentation won't exist. The mind will be separate. We can compare this to the water in the sea when it's full of waves: If we take a dipperful of sea water and set it down on the beach, there won't be any waves in the dipper at all. The waves come from wavering. If we don't stir it up, there won't be any waves. For this reason, we have to fix the mind so that it's steady in its meditation, without letting anything else seep in. It will then gain clarity: the discernment that sees the truth.

Nói cách khác, khi bạn nhìn thấy cái gì đúng, đừng cố gắng cản đường nó. Hảy để nó đi theo tiến trình của riêng nó. Mặc dù tâm không già đi, bị bệnh, hay chết, nhưng thân phải già đi, bị bệnh, và chết. Đây là một phần của bản tánh của nó mà bạn không thể chống lại. Khi nó bị bệnh, bạn chăm sóc nó đủ để giữ cho nó đi tiếp. Bạn sẽ không gặp khó khăn về phương diện thế giới, và sự thực hành Pháp của bạn sẽ không chịu thiệt thòi.

Nỗi chịu đựng mà chúng ta cảm thấy vì những điều này đến từ nguyên nhân của khổ: ảo tưởng, thiếu hiểu biết về sự thật. Khi tâm bị lừa gạt, nó không biết nguyên nhân của khổ hay con đường dẫn đến sự giải tán khổ. Khi nó biết, nó không bị cuốn vào đau đớn và khổ sở vốn tự nhiên của thân. Đau khổ tinh thần đến từ sự tích lũy phiền não ô trược, không phải từ già nua, bệnh tật, và cái chết. Một khi sự tĩnh lặng của đạo phát sinh trong chúng ta, thì già nua, bệnh tật, và cái chết sẽ không làm xáo trộn tâm. Đau buồn, thất vọng, và than thở sẽ không tồn tại. Tâm sẽ biệt lập. Chúng ta có thể so sánh điều này với nước biển khi đầy sóng: Nếu chúng ta lấy một xô nước biển và đặt nó lên bờ, sẽ không có làn sóng nào trong xô nước cả. Sóng đến từ sự dao động. Nếu chúng ta không khuấy động nó, sẽ không có sóng. Vì lý do này, chúng ta phải ổn định tâm để nó vững chắc trong thiền định của nó, không để cho bất cứ cái gì khác thấm vào. Rồi nó sẽ đạt được sự sáng suốt: tuệ phân biệt nhìn thấy sự thật.

The mental state of the cause of stress leads us to pain; the mental state of the path leads us to happiness. If you don't want stress or pain, don't stay with the flow of their cause. Mental suffering is something unnatural to the mind. It comes from letting defilement seep in. Diseases arise in the body, but we let their effects spread into the mind. We have to learn which phenomena die and which don't. If our defilements are thick and tenacious, there'll be a lot of aging, illness, and death. If our defilements are thin, there won't be much aging, illness, and death.

For this reason, we should build inner quality — awareness of the truth — within ourselves. However far the body is going to develop, that's how far it's going to have to deteriorate, so don't be complacent. The important point is that you develop the mind. If the mind gets developed to a point of true maturity, it won t regress. In other words, if your concentration is strong and your discernment developed, the defilements enwrapping your mind will fall away in the same way as when the flowers of a fruit tree reach full bloom, the petals fall away, leaving the fruit. When the fruit develops till it's fully ripe, the skin and flesh fall away, leaving just the seeds that contain all the makings for a new tree. When the mind is fully developed, then aging, illness, and death fall away. Mental stress and suffering fall away, leaving the mind in Right Concentration.

Trạng thái tâm của nguyên nhân gây căng thẳng dẫn chúng ta đến đau khổ; trạng thái tâm của đạo dẫn chúng ta đến hạnh phúc. Nếu bạn không muốn căng thẳng hay đau khổ, đừng bám theo dòng chảy của nguyên nhân của chúng. Đau khổ tinh thần là điều không tự nhiên đối với tâm. Nó đến từ việc để cho phiền não ô trược thấm vào. Bệnh tật nảy sinh trong thân, nhưng chúng ta để cho ảnh hưởng của nó lan tỏa vào tâm. Chúng ta phải học xem hiện tượng nào chết và cái nào không. Nếu phiền não ô trược của chúng ta dầy và ngoan cố, sẽ có nhiều già nua, bệnh tật, và cái chết. Nếu phiền não ô trược của chúng ta mỏng, sẽ không có nhiều già nua, bệnh tật, và cái chết.

Vì lý do này, chúng ta nên xây dựng phẩm chất nội tâm — ý thức được sự thật — trong chính chúng ta. Hễ thân phát triễn được bao nhiêu, nó sẽ phải suy thoái bấy nhiêu, vì vậy đừng tự mãn. Điểm quan trọng là bạn phát triễn tâm. Nếu tâm phát triễn đến mức thật viên mãn, nó sẽ không suy thoái. Nói cách khác, nếu định của bạn mạnh và tuệ phân biệt của bạn phát triễn, phiền não ô trược bao bọc tâm bạn sẽ rơi rụng tương tự như khi hoa của cây ăn quả nở rộ, cánh hoa rơi rụng, để lại quả. Khi quả phát triễn cho đến lúc chín muồi, vỏ và thịt rơi rụng, chỉ để lại hạt giống chứa đựng tất cả các thành phần làm nên cây mới. Khi tâm phát triễn viên mãn, thì già nua, bệnh tật, và cái chết rơi rụng. Căng thẳng và đau khổ tinh thần rơi rụng, để lại tâm trong Chánh Định.

When Right Concentration is ripe, you'll know the location of what dies and what doesn't. If you want to die, then stay with what dies. If you don't want birth, don't stay with what takes birth. If you don't want aging, don't stay with what ages. If you don't want illness, don't stay with what grows ill. If you don't leave these things, you have to live with them. If you leave them, your mind won't age — it won't be able to age; it won't grow ill — it won't be able to grow ill; it won't die; it won't be able to die. If you can reach this point, you're said to have respect for the truth — for the teachings of the Buddha.

Respect for the truth isn't a matter of bowing down or paying homage. It means having a sense of time and place: If something is possible, you do it. If it's not, you don't — and you don't try to straighten it out, either. The defilements of unawareness, craving, and attachment are things that connect us with suffering, so don't let them entangle the mind.

Khi Chánh Định được viên mãn, bạn sẽ biết nơi chốn của cái gì chết và cái gì không. Nếu bạn muốn chết, thì ở lại với cái chết. Nếu bạn không muốn sinh ra, đừng ở lại với cái sinh ra. Nếu bạn không muốn già đi, đừng ở lại với cái trở nên già. Nếu bạn không muốn bị bệnh, đừng ở lại với cái phát bệnh. Nếu bạn không rời những thứ này, bạn phải sống với chúng. Nếu bạn rời chúng, tâm bạn sẽ không già đi — nó sẽ không thể già; nó sẽ không phát bệnh — nó sẽ không thể phát bệnh; nó sẽ không chết; nó sẽ không thể chết. Nếu bạn có thể đạt đến điểm này, bạn được cho là có tôn trọng sự thật — giáo lý của Đức Phật.

Tôn trọng sự thật không phải là vấn đề cúi đầu lạy hay tỏ lòng tôn kính. Nó có nghĩa là ý thức được thời gian và nơi chốn: Nếu một cái gì đó có thể, bạn làm nó. Nếu không thể, bạn không làm — và bạn cũng không cố gắng điều chỉnh nó. Phiền não ô trược của vô ý thức, ham muốn, và chấp thủ là những thứ kết nối chúng ta với đau khổ, vì vậy đừng để chúng ràng buộc tâm.

Unawareness is the mental state that is deluded about the past, present, and future. True awareness knows what's past and lets it go; knows what's future and lets it go; knows what's present and doesn't fall for it. It can remove all attachments. Unawareness knows, but it falls for these things, which is why it forms the fuel for suffering. True awareness knows what things are past, present, and future, but it doesn't run out after them. It knows but it stays put — quiet and calm. It doesn't waver up or down. It doesn't seep out, and nothing seeps in. The past, the present, and the future it knows in terms of the principles of its nature, without having to reason or think. People who have to reason and think are the ones who don't know. With knowledge, there's no thinking or reasoning, and yet the mind knows thoroughly. This is true awareness. Aging, illness, and death all become an affair of release. In other words, nothing is fashioned in the mind, and when nothing is fashioned, there's no aging, illness, or death.

As for attachment, it catches us and ties us to a stake, like a person being led to his execution with no chance to wiggle free. We're tied with a wire stretching out to the past and future. Craving inches along the wire toward us, rolling his eyes and making horrible faces, so that we worry about the past and future. Behind us he splits into three: craving for sensuality, craving for possibilities, and craving for impossibilities. In front of us, he splits into three — the same three sorts of craving — and in the present he splits into the same three. With nine of them and only one of us, how can we expect to be a match for them? In the end, we're no match at all.

If we practice concentration and develop discernment, though, we'll be able to cut the wire of Death. When the mental state that forms the path arises, our thoughts of past and future will all disband. This is the disbanding of stress. Attachment and craving won't exist — so where will stress and suffering have a chance to arise? People who have defilements — even if they earn $3,000 a day — can't keep themselves from falling into hell. But people with no defilements, even if they don't have anything at all, are happy nonetheless — because the mind has enough to eat, enough to drink, enough of everything. It's not poor. When we can think correctly in this way, it's called respect for the Dhamma — and it can make us happy.

Vô ý thức là trạng thái tâm bị lừa gạt về quá khứ, hiện tại, và tương lai. Ý thức thật sự thì biết cái gì là quá khứ và buông bỏ nó; biết cái gì là tương lai và buông bỏ nó; biết cái gì là hiện tại và không luyến ái nó. Nó có thể loại bỏ mọi chấp thủ. Vô ý thức biết, nhưng nó luyến ái những thứ này, đó là tại sao nó tạo thành nhiên liệu cho đau khổ. Ý thức thật sự thì biết những gì là quá khứ, hiện tại, và tương lai, nhưng nó không đuổi theo chúng. Nó biết nhưng nó đứng yên — yên lặng và bình tĩnh. Nó không dao động lên hay xuống. Nó không thấm ra, và không có gì thấm vào. Quá khứ, hiện tại, và tương lai nó biết liên quan đến các nguyên tắc tự nhiên của nó, không có lý luận hay suy nghĩ. Người có lý luận và suy nghĩ là người không biết. Với kiến thức, không có suy nghĩ hay lý luận, nhưng tâm vẫn biết thấu đáo. Đây là ý thức thật sự. Già, bệnh và chết đều trở thành vấn đề của giải thoát. Nói cách khác, không có gì được cấu thành trong tâm, và khi không có gì được cấu thành, thì không có già, bệnh, hay chết.

Đối với chấp thủ, nó bắt chúng ta và trói vào cọc, giống như một người bị dẫn đi xử tử mà không có cơ hội để thoát thân. Chúng ta bị trói với dây thép kéo về quá khứ và tương lai. Ham muốn bò theo sợi dây về phiá chúng ta, đảo lộn tròng mắt và làm vẻ mặt kinh khiếp, khiến chúng ta lo lắng về quá khứ và tương lai. Sau lưng chúng ta, nó chẻ làm ba: ham muốn cảm xúc, ham muốn sự có thể, và ham muốn sự không thể. Trước mặt chúng ta, nó chẻ làm ba — cùng ba loại ham muốn — và ở hiện tại nó chẻ thành ba như thế. Với chín đứa chúng nó và chỉ một mình ta, làm thế nào chúng ta có thể mong đợi có sự cân xứng với chúng? Kết cuộc là, chúng ta không thể đối địch được.

Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hành định và phát triễn tuệ phân biệt, chúng ta sẽ có thể cắt đứt dây trói của Thần Chết. Khi trạng thái tâm hình thành đạo phát sinh, những suy nghĩ của chúng ta về quá khứ và tương lai đều sẽ chấm dứt. Đây là sự chấm dứt căng thẳng. Chấp thủ và ham muốn sẽ không tồn tại — vậy thì căng thẳng và đau khổ sẽ có cơ hội nảy sinh ở đâu? Người có phiền não ô trược — thậm chí nếu họ kiếm được $3,000 một ngày — không thể giữ cho họ không bị rơi xuống địa ngục. Nhưng người không có phiền não ô trược, thậm chí nếu họ không có gì cả, vẫn hạnh phúc — bởi vì tâm có đủ để ăn, đủ để uống, đủ mọi thứ. Nó không nghèo. Khi chúng ta có thể suy nghĩ đúng đắn theo cách này, nó được gọi là tôn trọng Pháp — và nó có thể làm cho chúng ta hạnh phúc.

Respect for the Dhamma means taking seriously all the things coming in and out the house of your mind. (1) The door of the body: You have to be careful to make sure that none of your actions stray into ways that are harmful. (2) The door of speech — the door of the mouth — is very large. The tongue may be only a tiny piece of flesh, but it's very important, because what we say today can keep echoing for an aeon after we die. When the body dies, the time isn't long before there's nothing left of it, and so it's not as important as our speech, for the stone engravings we make with our tongue last a long, long time. For this reason, we should show a great deal of respect for our mouths by saying only things that are worthwhile. (3) The door of the intellect: We have to be careful with our thoughts. If something is harmful to us when we think about it, then we shouldn't think about it. We should think only about things that are beneficial and good.

These three doors are always receiving guests into the mind, so we have to pay attention to see who is coming with good intentions and who is coming with bad. Don't let down your guard. Whoever comes with good intentions will bring you happiness and prosperity. As for troublemakers and thieves, they'll rob you and kill you and cause you all sorts of trouble.

Tôn trọng Pháp có nghĩa là xem tất cả mọi thứ đi vào và ra khỏi căn nhà tâm của bạn một cách nghiêm túc. (1) Cửa thân: Bạn phải cẩn thận để biết chắc là không một hành động nào của bạn đi lạc theo những cách có hại. (2) Cửa lời nói — cửa miệng — thì rất rộng. Lưỡi có thể chỉ là một miếng thịt nhỏ xíu, nhưng nó rất quan trọng , bởi vì những gì chúng ta nói hôm nay có thể vang vọng hàng bao thế kỷ sau khi chúng ta chết. Khi thân chết, chẳng mấy chốc sẽ không có gì còn sót lại, vì vậy nó không quan trọng như lời nói của chúng ta, vì những gì chúng ta khắc đá bằng lưỡi của chúng ta tồn tại rất lâu. Vì lý do này, chúng ta nên tỏ lòng tôn trọng miệng của chúng ta bằng cách chỉ nói những gì có giá trị. (3) Cửa trí tuệ: Chúng ta phải cẩn thận với suy nghĩ của chúng ta. Nếu điều gì có hại cho chúng ta khi chúng ta suy nghĩ về nó, thì chúng ta không nên nghĩ về nó. Chúng ta chỉ nên nghĩ về những thứ có lợi và tốt.

Ba cánh cửa này luôn đón nhận khách vào tâm, vì vậy chúng ta phải để ý xem ai đến với ý định tốt và ai đến với ý định xấu. Đừng thả lỏng sự canh chừng của bạn. Bất cứ ai đến với ý định tốt sẽ mang lại hạnh phúc và thịnh vượng cho bạn. Còn đối với kẻ gây rối và kẻ cướp, chúng sẽ cướp bóc và giết bạn và gây đủ loại phiền toái cho bạn.

As for your eyes, ears and nose, these are like three windows that you have to be careful about as well. You have to know when to open and when to close them. If you aren't discerning, you may invite thieves into your house to rob and kill you, plundering all the wealth your parents and teachers gave you. This is called being an ingrate — not knowing enough to care for the legacies that others have passed down to you. The legacies of your parents are your life, health, and strength. The legacies of your teachers are all the things they taught to make you a good person. If you leave your thoughts, words, and deeds wide open so that evil can flow into you, evil will keep pouring in, wearing down the health and strength of your body and mind. This is called having no appreciation for the kindness of your parents and teachers.

Sometimes we don't leave just the doors open — we leave the windows open as well. Lizards, snakes, scorpions, birds, and bats will come in through the windows and take up residence in our house. After a while they'll lay claim to it as theirs — and we give in to them. So they leave their droppings all over and make a mess of the place. If we don't exercise self-restraint, our body and mind are going to be ruined, and this will destroy the wealth our parents and teachers went to such great trouble to give us.

Đối với mắt, tai và mũi của bạn, những thứ này giống như ba cửa sổ mà bạn cũng phải cẩn thận Bạn phải biết khi nào mở và khi nào đóng chúng. Nếu bạn không biết nhận xét, bạn có thể mời kẻ cướp vào nhà để cướp và giết bạn, vơ vét tất cả tài sản mà cha mẹ và các thầy giáo của bạn đã cho bạn. Đây gọi là vong ân — không biết đủ để chăm sóc những di sản mà người khác đã để lại cho bạn. Di sản của cha mẹ bạn là cuộc sống, sức khỏe, và sức mạnh của bạn. Di sản của thầy của bạn là tất cả những điều họ đã dạy để làm cho bạn thành người tốt. Nếu bạn để tư tưởng, lời nói và việc làm của bạn mở rộng để tánh ác có thể chảy vào bạn, ác sẽ tiếp tục đổ vào, làm hao mòn sức khỏe và sức mạnh của thân và tâm bạn. Đây gọi là không biết tri ân lòng tử tế của cha mẹ và thầy của bạn.

Đôi khi chúng ta không chỉ để cửa ra vào mở — chúng ta cũng để cửa sổ mở. Thằn lằn, rắn, bọ cạp, chim, và dơi sẽ đi vào qua cửa sổ và cư ngụ trong nhà chúng ta. Sau một thời gian chúng sẽ xem nó như là nhà của chúng — và chúng ta nhượng bộ chúng. Vì vậy chúng bài tiết phân của chúng khắp nơi và làm cho nhà bị dơ. Nếu chúng ta không biết tự kiềm chế, thân và tâm của chúng ta sẽ bị hư hại, và điều này sẽ hủy hoại tài sản mà cha mẹ và thầy giáo đã mất rất nhiều công sức để vun bồi cho chúng ta.

So if anyone tries to come into your house, you have to grill them thoroughly to see what they're up to and what they're coming for — for good or for bad. Look them straight in the eye. In other words, you have to be mindful and reflecting in all your actions. Anything that isn't good you have to drive out of your activities. Even if it would help you financially or make you popular and well-known, don't have anything to do with it. The same holds true with your speech. If something you're about to say will serve a good purpose, then open your mouth and say it. Say what should be said, and don't say what shouldn't. If something serves no real purpose, then no matter how fantastic it may be, don't say it. You have to know how to respond to all the activities that present themselves for you to do. Let in the good ones and drive out the bad.

As for the mind, you have to show restraint with that, too. If a thought will lead to good and happy results, you should let yourself think it. But as for thoughts that will cause harm, don't pull them in. If you go gobbling down everything you like, you're going to die. I.e., (1) your inner quality will deteriorate. (2) The wealth your parents and teachers gave you will disappear.

Vì vậy nếu ai đó thử đi vào nhà bạn, bạn phải tra hỏi họ kỹ lưỡng để xem họ âm mưu gì và họ đến làm gì — tốt hay xấu. Nhìn thẳng vào mặt họ. Nói cách khác, bạn phải có chánh niệm và quán chiếu trong mọi hành động của mình. Bất cứ điều gì không tốt thì bạn phải gạt ra khỏi các hoạt động của bạn. Ngay cả khi nó sẽ giúp bạn về phương diện tài chánh hay làm cho bạn nổi tiếng, đừng dây dưa với nó. Tương tự như vậy đối với lời nói của bạn. Nếu điều gì bạn sắp nói sẽ phụng sự cho mục đích tốt, thì mở miệng nói. Nói những gì nên nói, và không nói những gì không nên. Nếu điều gì đó không phụng sự cho mục đích thật sự, thì cho dù nó có tuyệt vời đến thế nào đi chăng nữa, đừng nói điều đó. Bạn phải biết cách phản ứng với tất cả các hoạt động đang chờ bạn duyệt xét để làm. Cho phép điều tốt vào và gạt điều xấu ra.

Đối với tâm, bạn cũng phải thể hiện sự kiềm chế đối với nó. Nếu ý tưởng nào sẽ dẫn đến kết quả tốt và vui sướng, bạn nên để bản thân suy nghĩ về nó. Nhưng đối với những ý tưởng mà sẽ gây hại, đừng kéo chúng vào. Nếu bạn nuốt chửng mọi thứ bạn thích, bạn sẽ chết. Tức là, (1) phẩm chất nội tâm của bạn sẽ bị hư hại. (2) Tài sản mà cha mẹ và thầy của bạn đã cho bạn sẽ biến mất.

As for your senses — sight, hearing, smell, taste, feeling — you should show an interest in everything that will benefit you. Drive out what's bad and bring in what's good. When you can do this, it's called showing respect for your parents, your teachers, and yourself as well. Your house will be clean, and you can lounge around in comfort without having to worry about sitting on bird- or bat-droppings.

But if you don't exercise self-restraint, your actions will be defiled, your words will be defiled, so how can your mind live in comfort? Like a filthy house: No guests will want to go into it, and even the owner isn't comfortable there. If you keep your home clean and well-swept, though, it'll be nice to live in, and good people will be happy to come and visit. When good people come and visit, they won't cause you any harm. In other words, the things that come in through the senses are like guests and they won't cause any harm to the mind. The mind will be good and obedient and will stay put where you tell it to. But even if your couches and chairs are made of marble: If they're dusty and dirty, no guests will want to sit there, and you yourself won't want to, either.

Đối với các giác quan của bạn — thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác — bạn nên thể hiện sự quan tâm đến mọi thứ mà sẽ có lợi cho bạn. Gạt ra những gì xấu và mang vào những gì tốt. Khi bạn có thể làm điều này, nó được gọi là thể hiện sự tôn trọng cha mẹ, thầy giáo, và chính bản thân bạn. Nhà của bạn sẽ sạch, và bạn có thể thoải mái ngồi mà không phải lo lắng về việc ngồi trên phân chim hay phân dơi.

Nhưng nếu bạn không biết tự kiềm chế, hành động của bạn sẽ bị ô uế, lời nói của bạn sẽ bị ô uế, vậy làm thế nào tâm bạn có thể sống thoải mái? Giống như một căn nhà dơ bẩn: Không có khách nào muốn đi vào, và ngay cả chủ nhà cũng không thấy thoải mái ở đó. Tuy nhiên, nếu bạn giữ nhà mình sạch sẽ và không bụi bặm, nó sẽ là nơi tốt để sống, và người tốt sẽ vui vẻ đến thăm viếng. Khi người tốt đến thăm viếng, họ sẽ không gây hại cho bạn. Nói cách khác, những thứ mà đi vào qua các giác quan thì giống như khách và họ sẽ không gây hại cho tâm. Tâm sẽ tốt và vâng lời và sẽ đứng yên nơi bạn bảo nó đứng. Nhưng ngay cả khi ghế trường kỷ và ghế ngồi của bạn được làm bằng đá hoa cương: Nếu chúng bụi bặm và dơ bẩn, sẽ không có khách nào muốn ngồi đó, và chính bạn cũng không muốn ngồi.

So if you keep your virtue bright and clear with regard to your senses of sight, hearing, smell, taste, feeling, and ideation, your mind will find it easy to attain concentration. Then even when defilements come to visit you from time to time, they won't be able to do you any harm — because you have more than enough wealth to share with them. If thieves come, you can throw them a hunk of diamond ore and they'll disappear. If aging, illness, and death come begging, you can throw them another hunk, and they'll stop pestering you.

If your old kamma debts come at you when you're poor, they won't get enough to satisfy them, so they'll end up taking your life. But if they come at you when you're rich, you simply share your merit — all the inner wealth you've accumulated — and they'll leave you alone. If your goodness isn't yet full, then evil will have an opening to flow in; but if your hands, feet, eyes, ears, nose, tongue, body, and mind are filled with goodness, evil can't get into you, so you can come out unscathed.

Ultimately, you'll get so rich in inner quality that you can go beyond both good and evil. That's when you can be truly happy and free from danger. So I ask that you all remember this and treat your thoughts, words, and deeds in a way that shows respect for the Dhamma as I've explained it. You'll then meet with the happiness you hope for.

Vì vậy nếu bạn giữ đức hạnh của bạn trong sáng và rõ ràng đối với thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và tri giác của bạn, tâm bạn sẽ nhận thấy dễ dàng để đạt được định. Thì ngay cả khi phiền não ô trược thỉnh thoảng đến thăm bạn, chúng sẽ không thể làm hại bạn — vì bạn có thừa tài sản để chia sẻ với chúng. Nếu kẻ cướp đến, bạn có thể ném cho chúng một nắm kim cương và chúng sẽ biến mất. Nếu già nua, bệnh tật, và cái chết đến van xin, bạn có thể ném cho chúng một nắm khác, và chúng sẽ ngưng làm phiền bạn.

Nếu nghiệp báo của bạn đến khi bạn nghèo, chúng sẽ không có đủ để được thỏa mãn, vì vậy chúng sẽ lấy đi mạng sống của bạn. Nhưng nếu chúng đến khi bạn giàu, bạn chỉ cần chia sẻ công đức của bạn — tất cả tài sản nội tâm mà bạn tích lũy được — và chúng sẽ để bạn yên. Nếu tánh thiện của bạn chưa đầy đủ, thì tánh ác sẽ có lỗ hổng để chảy vào; nhưng nếu tay, chân, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm của bạn chứa đầy thiện, ác sẽ không thể đi vào bạn, vì vậy bạn có thể đi ra không bị tổn thương.

Cuối cùng, bạn sẽ giàu có về phẩm chất nội tâm đến mức bạn có thể vượt qua cả thiện và ác. Đó là khi bạn có thể thật sự hạnh phúc và thoát khỏi nguy hiểm. Vì vậy tôi yêu cầu tất cả các bạn ghi nhớ điều này và sử dụng tư tưởng, lời nói, và hành động của bạn theo cách thể hiện sự tôn trọng Pháp như tôi đã giải thích. Rồi bạn sẽ gặp được hạnh phúc mà bạn hy vọng.

Serving A Purpose  

November 4, 1958

My own motto is, "Make yourself as good as possible, and everything else will have to follow along in being good." If you don't neglect yourself for the sake of external things, you'll have to be good. So you shouldn't neglect yourself. Develop your inner worth to your own satisfaction.

The world says, "Don't worry about whether you're good or bad, as long as you have money." This is just the opposite of the Dhamma, which says, "Don't worry about whether you're rich or poor, as long as you're a good person."

Your good qualities, if you don't know how to use them, can hurt you — like money, which is something good but, if you don't know how to spend it wisely, can lead to your ruin; or like a good sharp knife that, if you don't know how to use it properly, can do you harm. Say, for instance, that you use the knife to kill someone. When you're caught, you'll have to be thrown in jail or executed, which means that you used the knife to kill yourself.

Phụng Sự Một Mục Đích  

Ngày 4 tháng 11, năm 1958

Châm ngôn của tôi là, "Làm cho bản thân mình tốt hết sức, và mọi thứ khác sẽ phải tốt theo." Nếu bạn không bỏ bê bản thân vì lợi ích của những thứ bên ngoài, bạn sẽ phải tốt. Vì vậy bạn không nên bỏ mặc bản thân. Phát triễn giá trị bên trong đến khi bạn thật sự hài lòng.

Thế giới nói, "Đừng lo lắng về việc liệu bạn tốt hay xấu, miễn là bạn có tiền." Điều này trái ngược với Pháp, nói rằng, "Đừng lo lắng về việc liệu bạn giàu hay nghèo, miễn là bạn là một người tốt."

Những phẩm chất tốt của bạn, nếu bạn không biết cách sử dụng chúng, có thể làm tổn thương bạn — giống như tiền, là một cái gì đó tốt nhưng nếu bạn không biết xài nó một cách khôn ngoan, có thể hủy hoại bạn; hay giống như con dao sắc bén mà, nếu bạn không biết sử dụng nó đúng cách, có thể gây hại cho bạn. Chẳng hạn như, bạn sử dụng con dao để giết người. Khi bạn bị bắt, bạn sẽ phải bị nhốt tù hay bị xử tử, có nghĩa là bạn sử dụng con dao để giết chính mình.

Each of us has four kinds of valuables: the goodness of our deeds, the goodness of our words, the goodness of our manners, and the goodness of our thoughts. For this reason, we have to care for these valuables as best we can.

Most of us have good things to our name but we hardly ever bring them out to put them to use. Instead, we like to bring out only our worst things to use. In other words, we keep our goodness to ourselves and show only our worst side — like the plates, cups, and saucers in our homes: The good ones we keep in the cupboard, and only the chipped, cracked, and broken ones get put on the table, because we're afraid the good ones will break. As for our best clothes, we don't dare use them because we're afraid they'll get old, stained, or torn. So we end up keeping them packed away until they get so moldy or moth-eaten that they can't be worn and have to become rags. As a result, we don't get any good out of our valuables in line with their worth. In the same way, if we have any goodness within ourselves but don't put it to use, it serves no purpose at all, either for ourselves or for others — like a knife you keep packed away until it gets rusty: If you finally bring it out to slice some food, the rust will poison you. If you happen to cut your hand or foot with it, you may come down with tetanus and die.

Mỗi người chúng ta có bốn loại đức hạnh: hành động thiện của chúng ta, lời nói thiện của chúng ta, tác phong thiện của chúng ta, và tư tưởng thiện của chúng ta. Vì lý do này, chúng ta phải chăm sóc các đức hạnh này hết sức mình.

Đa số chúng ta có tánh tốt nhưng chúng ta hiếm khi mang ra sử dụng chúng. Thay vào đó, chúng ta chỉ thích sử dụng các tánh xấu của mình. Nói cách khác, chúng ta giữ tánh thiện của mình cho chính mình và chỉ thể hiện mặt xấu của mình ra — giống như đĩa, ly tách trong nhà của chúng ta: Những cái tốt chúng ta cất trong tủ, và chỉ đem những cái sứt mẻ ra để trên bàn, vì chúng ta sợ cái tốt sẽ vỡ. Đối với quần áo đẹp nhất của chúng ta, chúng ta không dám dùng vì sợ chúng bị cũ, vấy bẩn, hay rách. Vì vậy rốt cuộc chúng ta cất chúng đi cho đến khi bị mốc hay mọt ăn khiến chúng không thể mặc được và trở thành dẻ rách. Kết quả là, chúng ta không nhận được điều gì tốt từ các đức hạnh của mình phù hợp với giá trị của chúng. Tương tự như vậy, nếu chúng ta có tánh thiện nào bên trong mình mà không mang ra sử dụng, nó không phụng sự cho mục đích nào cả, cho mình hay cho người khác — giống như con dao bạn cất đi cho đến khi nó bị rỉ sét: Nếu cuối cùng bạn mang nó ra để cắt thức ăn, rỉ sét sẽ gây độc cho bạn. Nếu bạn lỡ bị đứt tay hay chân khi dùng nó, bạn có thể bị bệnh phong đòn gánh và chết.

An intelligent person knows how to use both good and evil without causing harm. Arahants even know how to use their defilements so as to be of benefit. When sages use common language, it can serve a good purpose. But when fools use fine language, it can be bad. If they use bad language; it's even worse. An example of a person who used common language to serve a good purpose is Chao Khun Upali (Siricando Jan). One time he was invited to give a sermon in the palace during the weekly funeral observances for a young prince whose death had caused a great deal of sorrow to the royal relatives. On the previous weeks, some very high-ranking monks from Wat Debsirin had been invited to give sermons and they had all gone on about what a good man the prince had been, and how sad it was that he had come to such an untimely end that prevented him from living on to do more good for the world. This had caused the relatives to cry all the more.

When it came Chao Khun Upali's turn to give a sermon, though, he didn't carry on in the same vein at all. Instead, he started out with the theme of mindfulness of the body, describing the ugliness and foulness of the body, which is full of repulsive and disgusting things: snot, spit, dandruff, sweat, etc., etc. "When the body dies, there's not one good thing about it," he said, "but people sit around weeping and wailing with tears streaming in tracks down their cheeks and mucus running out their noses and dribbling down to their chins. With their faces all in a mess like this, they don't look the least bit attractive."

This made the relatives who had been crying so embarrassed that they stopped crying immediately, after which they expressed a great deal of admiration for Chao Khun Upali and his sermon. This is why it's said that a person who uses a sharp tongue with skill is a great sage. If people are wise, then no matter what they say, it serves a good purpose because they have a sense of time, place, and the people they're talking to. If something will serve a purpose, even if it sounds unpleasant, it should be said. If it won't serve a purpose, even if it sounds pleasant, don't say it.

Người thông minh biết cách sử dụng cả thiện lẫn ác mà không gây hại. Bậc A-la-hán thậm chí biết cách sử dụng phiền não ô trược để mang lại lợi ích. Khi bậc thánh hiền sử dụng ngôn ngữ bình thường, nó có thể phụng sự một mục đích tốt. Nhưng khi người ngu dùng ngôn ngữ đẹp đẽ, nó có thể xấu. Nếu họ sử dụng ngôn ngữ xấu, nó thậm chí còn tồi tệ hơn. Ví dụ về một người dùng ngôn ngữ bình thường để phụng sự cho mục đích tốt là Chao Khun Upali (Siricando Jan). Một lần ngài được mời đến thuyết pháp trong cung điện cho buổi tang lễ hàng tuần cho một hoàng từ trẻ mà cái chết đã gây rất nhiều đau buồn cho hoàng gia. Những tuần lễ trước đó, một số vị sư cao cấp từ Wat Debsirin đã được mời đến thuyết pháp và họ đều nói rằng hoàng tử là một người tốt như thế nào, và buồn làm sao khi vị này đi đến một kết thúc bất ngờ đã ngăn không cho ông sống tiếp để làm nhiều điều tốt hơn cho thế giới. Điều này khiến cho thân quyến càng khóc nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi đến lượt Chao Khun Upali thuyết pháp, ngài không theo lối nói này. Thay vào đó, ngài bắt đầu với chủ đề quán niệm thân, mô tả sự xấu xa và hôi thối của thân, vốn là những thứ ghê tởm: mũi dãi, khạc nhổ, gầu, mồ hôi, v.v. "Khi thân thể chết, không có gì tốt về nó," ngài nói, "nhưng người ta ngồi khóc lóc, than thở, nước mắt tuôn trào trên má và nước mũi chảy xuống cằm họ. Với cái mặt nhớp nhúa như thế, họ trông không đẹp đẽ chút nào."

Lời nói đó khiến cho thân quyến đang khóc cảm thấy xấu hổ đến nỗi họ ngừng khóc ngay lập tức, sau đó họ bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu xa đến Chao Khun Upali và bài thuyết pháp của ngài. Đây là tại sao có lời nói rằng người sử dụng cái lưỡi sắc bén một cách tinh thông là bậc thánh hiền vĩ đại. Nếu người ta khôn ngoan, thì cho dù họ nói gì, nó cũng phụng sự mục đích tốt vì họ có ý thức về thời gian, nơi chốn, và đối tượng để nói. Nếu một cái gì đó sẽ phụng sự một mục đích, ngay cả khi nghe chướng tai, nó phải được nói ra. Nếu nó không phụng sự mục đích nào, ngay cả khi nghe thuận tai, đừng nói nó.

The affairs of the religion are an affair of the heart: Don't go looking for them in the dirt or the grass, in temples or in monastery buildings. Although people may do good with their words and deeds, it's still an affair of the world. The affairs of the religion are quiet and still, without any fuss or bother. They're aimed at a mind that's pure, undefiled, and bright. With goodness, there's no need to do anything much at all. Simply sit still, and there's purity.

Take the example of the little novice with quiet and composed manners who, as he was going out for alms one morning, happened to enter the compound of a stingy moneylender and his wife. Whether or not they would put any food in his bowl, he didn't show the least concern, and he didn't open his mouth to say a word. When he left — his bowl still empty — he went calmly and unhurriedly along his way. The moneylender's wife, seeing him, became curious and trailed him from a distance, until he reached a point where he suddenly had to go to the bathroom. Carefully he put down his bowl and, using his foot, cleared away the leaves to make a little depression in the dirt so that the urine wouldn't flow off anywhere. Then, after looking right, left and all around him to make sure that there wouldn't be anyone walking past, he squatted down to urinate unobtrusively in the proper way. When he had finished, he used his foot to cover the spot with dirt and leaves as it had been before, picked up his bowl and went calmly on his way.

Vấn đề của tôn giáo là vấn đề của trái tim: Đừng tìm kiếm chúng dưới đất hay trong đám cỏ, trong chùa hay trong tu viện. Mặc dù người ta có thể làm tốt với lời nói và việc làm của họ, nó vẫn là vấn đề của thế giới. Vấn đề của tôn giáo thì yên ổn và tĩnh lặng, không có ồn ào hay phiền toái. Chúng nhắm vào cái tâm thanh tịnh, không ô uế, và tươi sáng. Với thiện tánh, không cần phải làm gì nhiều. Chỉ cần ngồi yên, và sẽ có thanh tịnh.

Lấy ví dụ của một chú sa di nhỏ với phong thái yên lặng và điềm tĩnh, khi chú đi khất thực vào một buổi sáng, tình cờ bước vào khu nhà của vợ chồng người cho vay tiền keo kiệt. Liệu họ có đặt thức ăn vào bát của chú hay không, chú không quan tâm, và chú không mở miệng nói lời nào. Khi chú rời đi — bát của chú vẫn trống rỗng — chú tiếp tục đi một cách bình tĩnh và thong thả. Vợ của người cho vay tiền, nhìn thấy chú, trở nên tò mò và đi theo với một khoảng cách, cho đến khi chú chợt cảm thấy muốn đi tiểu. Chú cẩn thận đặt bát xuống và dùng chân, gạt lá ra để làm một chỗ lỏm dưới đất để nước tiểu không chảy ra ngoài. Thế rồi, sau khi nhìn bên phải, trái và chung quanh mình để biết chắc là không có ai đi ngang qua, chú ngồi xổm xuống để đi tiểu một cách kín đáo và đúng đắn. Khi xong, chú dùng chân để che chỗ đó với đất và lá lại như trước, rồi cầm lấy bát và điềm tĩnh đi tiếp.

As for the moneylender's wife, who had been watching from a distance, when she saw the manner in which the little novice was acting, the thought occurred to her that he had probably buried something of value. So she stealthily crept to the spot and, using her hand, dug the earth out of the hole buried by the novice and sniffed it to see what it was — and that was when she realized that it was urine. The little novice had taken care of his urine as if it were gold. "If it were something more valuable than this," she thought, "there's no doubt how well he'd care for it. With manners like this, we should adopt him as our foster son. He'd be sure to look after our fortune to make sure that it wouldn't get wasted away."

She went home to tell her husband who, impressed with her story, had a servant go and invite the novice into their home so that they could inform him of their intentions. The novice, however, declined their offer to make him their heir, and taught them the Dhamma, making them see the rewards of practicing generosity, virtue, and meditation. The moneylender and his wife were deeply moved, overcame their stinginess, and asked to take refuge in the Buddha, Dhamma, and Sangha from that day onward. Eventually, they progressed in virtue, meditation, and right practice to the point where they both gained a glimpse of Liberation. Afterwards, they made a large donation to build a memorial over the spot where the novice had urinated, as a reminder of the goodness that had grown within them from the puddle of urine the little novice had bestowed on them that day.

The affairs of the religion come down to "sacitta-pariyodapanam" — making the heart entirely clean, clear and pure. "Etam buddhana-sasanam" — this is the heart of the Buddhas' teachings.

Còn vợ của người cho vay tiền, đang theo dõi từ xa, khi bà nhìn thấy phong thái mà chú sa di nhỏ thể hiện, bà chợt nghĩ rằng chú ấy có lẽ chôn dấu cái gì có giá trị. Vì vậy bà ta rón rén đi đến chỗ đó và dùng tay, đào đất ra khỏi cái lỗ chôn bởi chú sa di và ngửi xem nó là gì — và đó là khi bà nhận ra rằng nó là nước tiểu. Chú sa di nhỏ đã chăm sóc nước tiểu của chú như thể nó là vàng. "Nếu nó là một cái gì có giá trị hơn thế này," bà nghĩ, "chắc chắn là chú sẽ chăm sóc nó tốt biết bao. Với phong thái như vậy, chúng ta nên nhận chú làm con nuôi của chúng ta. Chú chắc chắn sẽ chăm sóc tài sản của chúng ta để đảm bảo rằng nó sẽ không bị lãng phí."

Bà về nhà nói cho chồng mình biết, ấn tượng với câu chuyện của bà, ông cho một người giúp việc đi mời chú sa di đến nhà để họ có thể thông báo cho chú về ý định của họ. Tuy nhiên, chú sa di từ chối đề nghị nhận chú làm người thừa kế của họ, và dạy Pháp cho họ, làm cho họ thấy phần thưởng của việc thực hành lòng độ lượng, đức hạnh, và thiền định. Người cho vay tiền và vợ ông cảm thấy vô cùng xúc động, vượt qua được tính keo kiệt của họ, và xin quy y Phật, Pháp, và Tăng kể từ ngày đó. Cuối cùng, họ thăng tiến trong đức hạnh, thiền định, và thực hành đúng đến mức cả hai đều thoáng nhìn thấy Niết Bàn. Sau đó, họ hiến tặng một số tiền lớn để dựng đài kỷ niệm tại nơi mà chú sa di đã tiểu tiện, như một lời nhắc nhở về tánh thiện đã phát triễn trong họ từ vũng nước tiểu mà chú sa di nhỏ đã ban cho họ ngày đó.

Vấn đề của tôn giáo chính là "sacitta-pariyodapanam" — làm cho trái tim hoàn toàn sạch, trong sáng và thanh tịnh. "Etam buddhana-sasanam" — đây là cốt lõi của giáo lý của Đức Phật.

Free At Last  

July 13, 1958; May 11, 1957 October 12, 1957

When the heart is a slave to its moods and defilements — greed, aversion, and delusion — it's like being a slave to poor people, troublemakers, and crooks, all of whom are people we shouldn't be enslaved to. The "poor people" here are greed: hunger, desire, never having enough. This feeling of "not enough" is what it means to be poor.

As for aversion, this doesn't necessarily mean out-and-out anger. It also means being grumpy or in a bad mood. If anyone annoys us or does something displeasing, we get irritated and resentful. This is called being a slave to troublemakers.

Delusion means seeing good as evil or evil as good, right as wrong or wrong as right, thinking you're good when you're evil, or evil when you're good. This is called being a slave to crooks.

Cuối Cùng Được Tự Do  

Ngày 13 tháng 7, năm 1958; 11 tháng 5, năm 1957, 12 tháng 10, năm 1957

Khi trái tim là nô lệ cho tâm trạng và phiền não ô trược của nó — tham, sân, và si — nó giống như nô lệ cho kẻ nghèo, kẻ gây rối, và kẻ gian, đều là những người chúng ta không nên làm nô lệ cho họ. "Kẻ nghèo" ở đây là tham lam: đói khát, ham muốn, không bao giờ có đủ. Cảm giác "không đủ" này có nghĩa là nghèo.

Đối với sân, điều này không nhất thiết có nghĩa là tức giận. Nó cũng có nghĩa là gắt gỏng hay trong tâm trạng xấu. Nếu ai đó làm phiền chúng ta hay làm điều gì trái ý, chúng ta trở nên cáu kỉnh và bực bội. Đây gọi là nô lệ cho kẻ gây rối.

Si có nghĩa là nhìn thấy thiện như là ác hay ác như là thiện, đúng như sai hay sai như đúng, nghĩ rằng bạn tốt khi bạn xấu, xấu khi bạn tốt. Đây gọi là nô lệ cho kẻ gian.

But if the mind becomes a slave to goodness, this is called being a slave to the Buddha, Dhamma, and Sangha, in which case we're well-off because the Buddha is a kind person. He won't make us work all hours of the day and instead will allow us time to rest and find peace of mind.

But still, as long as we're slaves, we can't say that it's really good, because slaves have no freedom. They still have a price on their heads. Only when we gain release from slavery can we be fully free and happy. So for this reason, be diligent in your work: Meditate a lot every day. You'll profit from it, get to buy yourself out of slavery to the Buddha, Dhamma, and Sangha, and gain Liberation. Don't let there be anyone at all over you giving you orders. That's when it's really ideal.

Nhưng nếu tâm trở thành nô lệ cho tánh thiện, đây gọi là nô lệ cho Phật, Pháp, và Tăng, trong trường hợp này chúng ta được khá giả bởi vì Đức Phật là một người tử tế. Ngài sẽ không khiến chúng ta làm việc suốt ngày và trái lại sẽ cho phép chúng ta có thời giờ nghỉ ngơi và tìm thấy sự bình an trong tâm.

Thế nhưng, hễ mà chúng ta còn là nô lệ, chúng ta không thể nói rằng nó thật sự tốt, bởi vì nô lệ không có tự do. Họ vẫn có cái giá phải trả. Chỉ khi chúng ta đạt được giải thoát khỏi nô lệ thì chúng ta mới có thể hoàn toàn tự do và hạnh phúc. Vì lý do này, hảy chuyên cần trong công việc của bạn: Hành thiền rất nhiều mỗi ngày. Bạn sẽ thu được lợi nhuận từ nó, đủ để mua bạn ra khỏi sự nô lệ cho Phật, Pháp, và Tăng, và đạt được Giải Thoát. Đừng để bất cứ ai lấn lướt và ra lệnh cho bạn. Đó mới thật sự là lý tưởng.

Actually, the Buddha never meant for us to take as our mainstay anything or anyone else aside from ourselves. Even when we take refuge in the Buddha, Dhamma, and Sangha, he never praised it as being really ideal. He wanted us to take ourselves as our refuge. "The self is its own mainstay:" We don't have to take our authority from anyone else. We can depend on ourselves and govern ourselves. We're free and don't have to fall back on anyone else. When we can reach this state, that's when we'll be released from slavery — and truly happy.

When we're slaves to the Buddha, Dhamma, and Sangha, we're told to be generous, to observe the precepts, and to practice meditation — all of which are things that will give rise to inner worth within us. In being generous, we have to suffer and work because of the effort involved in finding wealth and material goods that we then give away as donations. In observing the precepts, we have to forgo the words and deeds we would ordinarily feel like saying or doing. Both of these activities are ways in which we benefit others more than ourselves. But when we practice meditation, we sacrifice inner objects — unskillful thoughts and mental states — and make our minds solid, sovereign, and pure.

Thật ra, Đức Phật không bao giờ có ý định cho chúng ta lấy bất cứ điều gì hay bất cứ ai khác làm trụ cột ngoài chính bản thân. Ngay cả khi chúng ta quy y Phật, Pháp, và Tăng, ngài không bao giờ ca ngợi nó là thật sự lý tưởng. Ngài muốn chúng ta tự coi bản thân như là nơi trú ẩn của chính mình. "Bản thân là trụ cột của chính nó:" Chúng ta không phải lấy thẩm quyền của mình từ ai khác. Chúng ta có thể dựa vào chính mình và quản lý chính mình. Chúng ta được tự do và không phải lệ thuộc bất cứ ai. Khi chúng ta có thể đạt tới trạng thái này, đó là khi chúng ta sẽ được thoát khỏi sự nô lệ — và thật sự hạnh phúc.

Khi chúng ta là nô lệ cho Phật, Pháp, và Tăng, chúng ta được bảo phải rộng lượng, tuân thủ giới luật, và thực hành thiền định — tất cả đều là những điều mà sẽ làm tăng giá trị nội tâm chúng ta. Để được rộng lượng, chúng ta phải chịu đựng và làm việc vì những nỗ lực liên quan đến việc tìm kiếm tài sản mà sau đó chúng ta mang ra hiến tặng. Để tuân thủ giới luật, chúng ta phải từ bỏ những lời nói và hành động mà chúng ta thường cảm thấy thích nói hay làm. Cả hai hoạt động này là cách chúng ta mang lại lợi ích cho người khác hơn là cho mình. Nhưng khi chúng ta thực hành thiền định, chúng ta hy sinh các đối tượng bên trong — suy nghĩ không lành mạnh và trạng thái tinh thần — và làm cho tâm chúng ta vững chắc, tối thượng, và thanh tịnh.

This is called paying homage to the Buddha, Dhamma, and Sangha through the practice — which the Buddha praised as better than paying homage with material objects. Even though the Buddha would have benefited personally from the homage shown with material objects, he never praised it as being better than homage shown through the practice, which gives all its benefits to the person who pays the homage. This was the sort of homage that pleased the Buddha, because the practice of training the heart to reach purity is the way by which a person can gain release from all suffering and stress. The Buddha had the kindness and compassion to want to help living beings gain freedom from all forms of suffering, which is why he taught us to meditate, so that we can free our hearts from their slavery to the defilements of the world.

When we become slaves to the religion — to the Buddha, Dhamma, and Sangha — we're still not released from suffering as long as our minds still have worries and concerns. Being a slave to our concerns is like being in debt to them. When we're in debt, we have no real freedom in our hearts. Only when we can find the money to pay off our debts can we be happy, free, and at ease. The more we pay off our debts, the more light-hearted we'll feel. In the same way, if we can let go of our various worries and cares, peace will arise in our hearts. We'll be released from our slavery to craving and defilement, and will find happiness because peace is what brings release from suffering. This is why the Buddha taught us to center our hearts in concentration so as to give rise to stillness, peace, and the inner wealth with which we'll be able to pay off all of our debts. That's when we'll attain happiness and ease. All our burdens and sufferings will fall away from our hearts, and we'll enter full freedom.

Đây gọi là tỏ lòng tôn kính Phật, Pháp, và Tăng qua sự thực hành — mà Đức Phật ca ngợi là tốt hơn việc tỏ lòng tôn kính với đối tượng vật chất. Mặc dù cá nhân Đức Phật có lợi từ sự tôn kính với đối tượng vật chất, ngài không bao giờ ca ngợi nó là tốt hơn sự tôn kính thể hiện qua việc thực hành, vốn mang lại mọi lợi ích cho người tỏ lòng tôn kính. Đây là loại tôn kính làm hài lòng Đức Phật, bởi vì sự thực hành rèn luyện trái tim để đạt đến sự thanh tịnh là cách mà một người có thể đạt được giải thoát khỏi mọi đau khổ và căng thẳng. Đức Phật có lòng từ bi muốn giúp chúng sinh thoát khỏi mọi hình thức đau khổ, đó là tại sao ngài dạy chúng ta thiền định, để chúng ta có thể giải thoát trái tim mình khỏi sự nô lệ với phiền não ô trược của thế gian.

Khi chúng ta trở thành nô lệ cho tôn giáo — cho Phật, Pháp, và Tăng — chúng ta vẫn chưa thoát khỏi đau khổ hễ mà tâm chúng ta vẫn còn lo lắng và quan ngại. Là nô lệ cho những mối quan ngại của chúng ta cũng giống như mắc nợ chúng. Khi chúng ta mắc nợ, chúng ta không có tự do thật sự trong tim chúng ta. Chỉ đến khi chúng ta có thể kiếm ra tiền để trả nợ thì chúng ta mới có thể hạnh phúc, tự do, và thanh thản. Chúng ta càng trả được nợ, chúng ta càng cảm thấy nhẹ nhỏm. Tương tự như vậy, nếu chúng ta có thể buông bỏ những mối lo lắng và quan ngại, bình an sẽ phát sinh trong tim chúng ta. Chúng ta sẽ thoát khỏi nô lệ cho ham muốn và phiền não ô trược, và sẽ tìm thấy hạnh phúc vì bình an là những gì mang lại sự giải thoát khỏi đau khổ. Đây là tại sao Đức Phật dạy chúng ta tập trung tâm vào định để phát sinh tĩnh lặng, bình an, và tài sản bên trong mà từ đó chúng ta sẽ có thể trả hết nợ của mình. Đó là khi chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc và thanh thản. Tất cả những gánh nặng và đau khổ của chúng ta sẽ rơi khỏi tim mình, và chúng ta sẽ bước vào tự do trọn vẹn.

The mind has two kinds of thoughts, skillful and unskillful. Unskillful thoughts are when the mind thinks in ways that are bad — with greed, anger, or delusion — about things either past or future. When this happens, the mind is said to be a slave to defilement. As for skillful thoughts, they deal in good and worthwhile ways with things future or past. We have to try to let go of both these kinds of thoughts so that they don't exist in the mind if we want to gain release from our slavery.

Tâm có hai loại tư tưởng, lành mạnh và không lành mạnh. Tư tưởng không lành mạnh là khi tâm suy nghĩ theo những cách tồi tệ — với tham, sân, hay si — về những thứ trong quá khứ hay tương lai. Khi điều này xảy ra, tâm được cho là nô lệ của phiền não ô trược. Đối với tư tưởng lành mạnh, chúng xử lý theo cách tốt và có giá trị đối với những thứ trong tương lai hay quá khứ. Chúng ta phải cố gắng buông bỏ cả hai loại tư tưởng này để chúng không tồn tại trong tâm nếu chúng ta muốn thoát khỏi nô lệ.

If we want to buy ourselves completely out of slavery, we have to farm our four acres so that they bear abundant fruit. In other words, we have to develop the body's four properties — earth, water, fire, and wind — to a point of fullness by practicing meditation and using pure breath sensations to soothe and nourish every part of the body. When the mind is pure and the body soothed, it's like our farm's having plenty of rain and ground water to nourish our crops. In other words, our concentration is solid and enters the first stage of absorption, with its five factors: directed thought, evaluation, rapture, pleasure, and singleness-of-preoccupation. Directed thought is like harrowing our soil. Evaluation is like plowing and scattering the seed. Rapture is when our crops begin to bud, pleasure is when their flowers bloom, and singleness-of-preoccupation is when the fruits develop until they're ripened and sweet — and at the same time, their seeds contain all their ancestry. What this means is that in each seed is another plant complete with branches, flowers, and leaves. If anyone plants the seed, it'll break out into another plant just like the one it came from.

In the same way, when we center the mind to the point of absorption, we can gain insight into our past — maybe even back through many lifetimes — good and bad, happy and sad. This insight will cause us to feel dismay and dispassion, and to lose taste for all states of being and birth. The mind will let go of its attachments to self, to mental and physical phenomena, and to all thoughts and concepts — past and future, good and bad. It'll enter a state of neutral equanimity. If we then work at developing it further, we'll be able to cut away more and more of our states of being and birth. When the mind gains change-of-lineage knowledge, which passes from the mundane over into the transcendent, it will see what dies and what doesn't. It will blossom as buddho — the awareness that knows no cessation — bright in its seclusion from thoughts and burdens, from mental fermentations and preoccupations. When we practice in this way, we'll come to the reality of birthlessness and deathlessness — the highest happiness — and on into Liberation.

Nếu chúng ta muốn chuộc mình ra khỏi nô lệ, chúng ta phải trồng trọt bốn mẫu đất của mình để chúng sinh ra nhiều quả. Nói cách khác, chúng ta phải phát triễn bốn đặc tính của thân — đất, nước, gió, và lửa — cho đầy đủ bằng cách thực hành thiền định và sử dụng cảm giác thở tinh khiết để làm êm dịu và nuôi dưỡng mọi thành phần của thân. Khi tâm thanh tịnh và thân êm dịu, nó giống như nông trại của chúng ta có nhiều mưa và nước ngầm để nuôi dưỡng vụ mùa của chúng ta. Nói cách khác, sự tập trung của chúng ta vững chắc và bước vào giai đoạn đầu của thiền định thâm sâu, với năm yếu tố của nó: quán niệm, thẩm định, hân hoan, vui sướng, và đề mục duy nhất. Quán niệm thì giống như cày bừa đất của chúng ta. Thẩm định thì giống như cấy đất và gieo hạt giống. Hân hoan là khi vụ mùa của chúng ta bắt đầu đâm chồi, vui sướng là khi hoa nở, và đề mục duy nhất là khi trái lớn dần cho đến khi chín và ngọt — và đồng thời, hạt giống của chúng chứa đựng tất cả các yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là trong mỗi hạt giống là một cây khác với đầy đủ cành, hoa, và lá. Nếu bất cứ ai gieo trồng hạt giống, nó sẽ nảy ra một cây khác giống như cây sinh ra nó.

Tương tự như vậy, khi chúng ta tập trung tâm đến mức độ định lực thâm sâu, chúng ta có thể đạt được minh kiến về quá khứ của mình — thậm chí có thể đi ngược trở lại nhiều kiếp sống — tốt và xấu, vui và buồn. Minh kiến này sẽ khiến chúng ta cảm thấy khiếp đảm và thất vọng, và chán ghét mọi trạng thái sinh thành. Tâm sẽ buông xả mọi luyến ái với bản ngã, các hiện tượng tâm lý và vật lý, và mọi suy nghĩ và khái niệm — quá khứ và tương lai, tốt và xấu. Nó sẽ bước vào trạng thái bình thản trung tính hay tâm xả. Nếu sau đó chúng ta nỗ lực phát triễn nó hơn nữa, chúng ta sẽ có thể cắt bỏ những trạng thái sinh thành của mình càng nhiều hơn. Khi tâm đạt được trí tuệ siêu phàm, vượt qua thế tục để đến siêu việt, nó sẽ thấy cái gì chết và cái gì không. Nó sẽ nở rộ như buddho — giác ngộ, tâm thức biết vô tận — tỏa sáng trong sự ẩn dật của nó từ những suy nghĩ và gánh nặng âu lo, bợn nhơ tinh thần và mối bận tâm. Khi chúng ta thực hành theo cách này, chúng ta sẽ đi đến thực thể của vô sinh và bất tử — hạnh phúc tối thượng — và lên đến Niết Bàn (Giải Thoát).

This is how we repay all our debts without the least bit remaining. As the texts say, "In release, there is the knowledge, 'Released. Birth is no more, the holy life is fulfilled, the task done.'"

For this reason, we should be intent on cleansing and polishing our hearts so that they can gain release from their worries and preoccupations, which are the source of pain and discontent. Peace, coolness, and a bright happiness will arise within us, in the same way as when we unshackle ourselves from our encumbering burdens and debts. We'll be free — beyond the reach of all suffering and stress.

Đây là cách chúng ta trả hết sạch nợ của mình. Như kinh sách nói, "Trong giải thoát, có kiến thức, "Giải thoát. Không còn sinh ra, đời sống thánh thượng được hoàn thành, nhiệm vụ đã thực hiện."

Vì lý do này, chúng ta nên kiên trì làm sạch và đánh bóng trái tim của mình để nó có thể đạt được giải thoát khỏi mọi lo âu và bận tâm, vốn là căn nguyên của đau khổ và bất mãn. Bình an, tươi mát, và hạnh phúc sáng ngời sẽ phát sinh trong chúng ta, giống như khi chúng ta tháo gở xiềng xích từ những gánh nặng và nợ nần trói buộc mình. Chúng ta sẽ được tự do — vượt qua tầm với của mọi đau khổ và căng thẳng.


Sabbe satta sada hontu
avera sukha-jivino

katam puñña-phalam mayham
sabbe bhagi bhavantu te

May all beings always live happily,
free from animosity.

May all share in the blessings
springing from the good I have done.


Sabbe satta sada hontu
avera sukha-jivino

katam puñña-phalam mayham
sabbe bhagi bhavantu te

Mong cho tất cả chúng sinh luôn sống hạnh phúc,
thoát khỏi oán thù.

Mong cho tất cả được chia sẻ các phước lành
nảy sinh từ điều tốt đẹp tôi đã làm.

©1995 Metta Forest Monastery.
The text of this page ("Food for Thought", by Metta Forest Monastery) is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. To view a copy of the license, visit http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. Transcribed from the print edition by David Savage. Last revised for Access to Insight on 30 November 2013.
How to cite this document (a suggested style): "Food for Thought", by Ajaan Lee Dhammadharo (Phra Suddhidhammaransi Gambhiramedhacariya), translated from the Thai by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (BCBS Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/lee/foodthought.html .
Editor's note: Inquiries concerning this book may be addressed to: The Abbot, Metta Forest Monastery, PO Box 1409, Valley Center, CA 92082, USA.

©1995 Metta Forest Monastery.
Bài viết của trang này ("Food for Thought - Món Ăn Tinh Thần", bởi Metta Forest Monastery) được cấp giấy phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. Để xem bản sao giấy phép này, hảy truy cập http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Chép lại từ ấn bản của David Savage. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 30 tháng 11, năm 2013.
Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Food for Thought - Món Ăn Tinh Thần", bởi Ajaan Lee Dhammadharo (Phra Suddhidhammaransi Gambhiramedhacariya), dịch từ Thái ngữ bởi Tỳ khưu Thanissaro. Access to Insight (BCBS Edition), ngày 30 tháng 11, năm 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/lee/foodthought.html .
Lưu ý của Biên tập viên: Những thắc mắc liên quan đến quyển sách này có thể gởi đến: The Abbot, Metta Forest Monastery, PO Box 1409, Valley Center, CA 92082, USA.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Năm 12-20-2018

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |