> h

Contents

Mục Lục

Principles in the Practice, Principles in the Heart  

January 19, 1977

The important point for a meditating monk is to have principles in the heart. 'Principles in the heart' means the various stages of concentration and levels of discernment, all the way to the level of arahantship. These are called the principles in the heart for meditating monks. If the principles in the heart are good, every aspect of the principles in our practice will be good as well, because the heart is what gives the orders. This is why we see the heart as having primary importance. When a person with principles in the heart practices, it's very different from a person without principles in the heart. When a person with principles in the heart makes compromises in line with events at some times, in some places, and with some individuals, and when he is strict with himself at normal times, he does so with reason — which is different from a person who is simply determined, without having principles in the heart. Even though such a person may be resolute and courageous, he's pervaded with error, pride, and conceit. He's not as even as he should be in his ascetic practices (dhutanga), which are means of cleansing away the defilements of pride and conceit fermenting inside him. The body is an affair of the world, like the world in general. It has to be involved with the world, which requires compromises with certain people, in certain places, and on certain occasions. But if, when we have to make compromises, we can't do so for fear that we're sacrificing our strictness or our ascetic practices; or if once we compromise we can't return to our strictness, it's a matter of pride in either case and can't help but have an impact on ourselves and on others both when we should be strict and when we should make compromises in line with events.

Nguyên Tắc trong Thực Hành, Nguyên Tắc trong Tim  

Ngày 19 tháng 1, năm 1977

Điều quan trọng cho một thiền sư là có nguyên tắc trong tim. 'Nguyên tắc trong tim có nghĩa là các giai đoạn khác nhau của định và các mức độ của nhận thức phân biệt, lên đến mức độ của bậc A-la-hán. Những điều này được gọi là nguyên tắc trong tim cho các thiền sư. Nếu các nguyên tắc trong tim tốt, mọi khía cạnh của các nguyên tắc trong việc thực hành của chúng ta cũng sẽ tốt, bởi vì trái tim là người ra lệnh. Đây là lý do tại sao chúng ta thấy trái tim quan trọng nhất. Khi một người có nguyên tắc trong tim, nó khác biệt với một người không có nguyên tắc trong tim. Khi một người có nguyên tắc trong tim làm thỏa hiệp phù hợp với sự kiện vào thời điểm nào đó, nơi nào đó, và với ai đó, và khi ông nghiêm khắc với chính mình vào lúc bình thường, ông ấy làm như vậy với lý lẻ — điều này khác với một người chỉ cương quyết mà không có nguyên tắc trong tim. Mặc dù người như thế có thể quả quyết và can đảm, ông ấy có đầy rảy sai sót, niềm tự hào và kiêu ngạọ. Ông không đều đặn như ông cần phải là trong việc tu tập khổ hạnh của mình (dhutanga), đó là phương tiện dọn sạch những ô trược của tự hào và kiêu ngạo đang sôi xục bên trong ông. Thân thể là vấn đề của thế giới, giống như thế giới nói chung. Nó phải liên quan với thế giới, điều đó cần đến thỏa hiệp với vài người nào đó, ở vài nơi nào đó, và trong vài dịp nào đó. Nhưng nếu, khi chúng ta phải làm thỏa hiệp, chúng ta không thể làm như vậy vì sợ rằng chúng ta đang hi sinh tính nghiêm khắc hay tu tập khổ hạnh của mình; hay nếu một khi chúng ta phải làm thỏa hiệp chúng ta không thể trở lại với tính nghiêm khắc của mình, đó là vấn đề của niềm tự hào trong mỗi trường hợp và không thể giúp gì ngoại trừ có tác động cho chính chúng ta và người khác trong cả hai trường hợp, khi chúng ta nên nghiêm khắc và khi chúng ta nên làm thỏa hiệp phù hợp với các sự kiện.

When a person with principles in the heart sees fitting, in line with reason, he makes compromises when he should with certain individuals, places, and events that may happen from time to time. But when that necessity is past, he returns to his original strictness without any difficulty in forcing himself. This is because reason, the Dhamma, is already in charge of his heart, so he has no difficulties both when making compromises and when following the ascetic practices strictly as he is accustomed to.

All of this is something I practiced when living with Ven. Acariya Mun. For example, I'd vow to follow a particular practice or several practices without telling him — although he would know perfectly well, because I couldn't keep it secret from him. But because of my great respect for him, I'd have to make compromises, even though it bothered me (bothered my defilements).

As a rule, I wouldn't be willing to make compromises at all. That was a feeling set up like a barrier in the mind, because my intentions were really determined like that. I wouldn't let anything pass without my working right through it with this determination of mine.

Khi một người với nguyên tắc trong tim nhìn thấy thỏa đáng, phù hợp với lý lẻ, ông ấy làm thỏa hiệp khi cần với một số cá nhân, địa điểm, và sự kiện có thể xảy ra theo thời gian. Nhưng khi sự cần thiết đó qua đi, ông trở lại với tính nghiêm khắc ban đầu của mình mà không bị khó khăn trong việc tự ép buộc. Đây là bởi vì lý lẻ, Pháp, đã làm chủ trái tim của ông, vì vậy ông không có khó khăn khi làm thỏa hiệp và cả khi tuân theo việc tu tập khổ hạnh một cách nghiêm khắc như ông đã quen thuộc với.

Tất cả những điều này là những gì tôi đã thực tập khi sống với Hòa thượng Acariya Mun. Ví dụ, tôi nguyện tuân theo một thực hành cụ thể hay vài thực hành mà không cần nói cho ngài biết — mặc dù ngài biết rất rõ, bởi vì tôi không thể dấu ngài. Nhưng vì sự kính trọng to tát của tôi đối với ngài, tôi phải làm thỏa hiệp, mặc dù nó làm phiền tôi (làm phiền những phiền não ô trược của tôi).

Như một quy luật, tôi không sẵn sàng để làm thỏa hiệp chút nào. Đó là một cảm giác dựng lên như một rào cản trong tâm, vì ý định của tôi thật sự cương quyết như thế. Tôi không để bất cứ điều gì vượt qua mà không có tôi xem xét với tính cương quyết này của tôi.

The first year I went to stay with him, I heard him talk about the ascetic practices — such as the practice of accepting only the food received on one's alms round — because he himself was very strict in observing them. From that point on, I'd vow to take on special ascetic practices during the Rains Retreat, without ever slacking. I'd vow to eat only the food I got while on my alms round. If anyone else would try to put food in my bowl aside from the food I had received on my round, I wouldn't accept it and wouldn't be interested in it. Ever since then, I've kept to this without fail. I'd be sure that I for one wouldn't let this vow be broken. Once the Rains Retreat came, I'd have to make this vow as a rule in my heart, without missing even a single year.

The years we spent the rains at Baan Naa Mon, Ven. Acariya Mun was really observant and astute. Of all the sages of our day and age, who could be sharper than he? He knew I had vowed not to accept food that came afterwards, but on the occasions he would come to put food in my bowl, he'd say, 'Maha, please let me put a little food in your bowl. This is a gift from one contemplative to another.' That's what he'd say. 'This is a gift from a fellow contemplative. Please accept it.' That meant he was giving me the food himself.

Năm đầu tiên tôi đến ở với ngài, tôi nghe ngài nói về việc tu khổ hạnh — chẳng hạn như việc thực tập chỉ nhận thức ăn có được từ buổi khất thực — bởi vì chính ngài rất nghiêm khắc trong việc tuân thủ chúng. Từ đó trở đi, tôi nguyện thực hiện các lối tu khổ hạnh đặc biệt trong mùa An cư Kiết hạ, không bao giờ chểnh mãng. Tôi nguyện chỉ ăn thức ăn tôi nhận được khi đi khất thực. Nếu người nào khác thử bỏ thức ăn vào bát của tôi mà không phải là thức ăn tôi nhận được từ buổi khất thực của tôi, tôi sẽ không nhận và không để ý đến. Kể từ khi đó, tôi đã giữ được điều này không thất bại. Tôi biết chắc rằng tôi sẽ không để cho lời nguyện này bị phá vỡ. Khi mùa An cư Kiết hạ đến, tôi phải làm cho lời thề này như một quy luật trong tim tôi, mà không để lỡ một năm nào.

Những năm chúng tôi ở Baan Naa Mon vào mùa mưa, Hòa thượng Acariya Mun thật sự tinh ý và sắc sảo. Trong tất cả các bậc thánh hiền của thời đại chúng ta, ai có thể sâu sắc hơn ngài? Ngài biết tôi đã thề không nhận thức ăn sau khi khất thực, nhưng đôi khi ngài đến đặt thức ăn vào bát tôi, ngài nói, "Maha, vui lòng cho thầy để ít thức ăn vào bát của con. Đây là quà từ một sa môn cho một sa môn khác.' Đó là lời ngài nói. 'Đây là quà từ một sa môn đồng liêu. Xin hảy chấp nhận nó.' Đó có nghĩa là chính ngài cho tôi thức ăn.

Sometimes there'd be groups of lay people from Nong Khai, Sakon Nakhorn, or other places who would come to Baan Naa Mon to present food to Ven. Acariya Mun and the other monks in the monastery. This would happen once in a long, long while, because in those days there were no cars or buses. You'd have to travel on foot or by cart. These people would hire ox-carts to come and would spend a night or two — but they wouldn't stay with the monks in the monastery. They'd stay in the shack in Yom Phaeng's rice field. When morning came, they'd prepare food and, instead of waiting outside the monastery to place the food in our bowls as we returned from our alms round, they'd bring it into the monastery to present it to us. I wouldn't dare accept their food, for fear that my observance would be broken. I'd walk right past them. As I noticed, though, Ven. Acariya Mun would accept their food out of pity for them.

There would be a lot of food left over from presenting it to the monks, so they'd bring it to the meeting hall — fruit, individual servings of food wrapped in banana leaves — but we wouldn't take any of it. It'd get passed around without making a ripple. No one, except sometimes one or two of the monks, would take any of it. It must have looked not just a little strange to the lay people. As for me, I wouldn't dare take any of it, for fear that my observance of this ascetic practice would be broken. Several days later, Ven. Acariya Mun asked to put food in my bowl, saying, 'This is a gift from a fellow contemplative. Please let me put it in your bowl.' And then he put it in my bowl. He did it himself, you know. Normally — who would I let put anything in my bowl! I'd be afraid that my observance would be broken or at the very least wouldn't be complete. But he probably saw that there was pride lurking in my vow to observe this practice, so he helped bend it a little to give me a number of things to think about, so that I wouldn't be simply a straight-arrow type. This was why he'd find various ways to teach me both directly and indirectly.

Đôi khi có những nhóm cư sĩ từ Nong Khai, Sakon Nakhorn, hay những nơi khác đến Baan Naa Mon để cúng dường thức ăn cho Hòa thượng Acariya Mun và các vị sư khác trong tu viện. Lâu lắm mới có một lần, bởi vì thời đó không có xe ô tô hay xe buýt. Bạn phải đi bộ hay bằng xe kéo. Những người này phải thuê xe bò kéo đến và phải mất một hay hai tối — nhưng họ không ở với các sư trong tu viện. Họ ở trong túp lều trên ruộng lúa của Yom Phaeng. Khi trời sáng, họ chuẩn bị thức ăn và, thay vì đợi bên ngoài tu viện để đặt thức ăn vào bát của chúng tôi khi chúng tôi đi khất thực trở về, họ mang nó vào tu viện để cúng dường cho chúng tôi. Tôi không dám nhận thức ăn của họ vì sợ rằng việc giữ giới của tôi sẽ bị phá vỡ. Tôi đi vượt qua họ. Tuy nhiên, tôi để ý thấy Hòa thượng Acariya Mun nhận thức ăn của họ vì thương hại họ.

Có rất nhiều thức ăn còn dư từ lễ cúng dường chư tăng, vì vậy họ mang ra hội trường — trái cây, các phần ăn gói trong lá chuối — nhưng chúng tôi không lấy bất cứ cái nào. Nó được chuyền tay mà không hề suy suyển. Không một ai, ngoại trừ đôi khi có một hai nhà sư sẽ lấy bất cứ cái nào. Điều này có vẻ lạ lùng đối với các cư sĩ. Riêng phần tôi, tôi không dám lấy cái nào, vì sợ rằng việc giữ giới tu khổ hạnh này của tôi sẽ bị phá vỡ. Vài ngày sau, Hòa thượng Acariya Mun yêu cầu đặt thức ăn trong bát của tôi, ngài nói, 'Đây là quà từ một sa môn đồng liêu. Xin vui lòng cho thầy đặt nó vào bát của con.' Và sau đó ngài đặt nó vào bát của tôi. Ngài tự mình làm điều đó, bạn biết chứ. Thông thường — tôi không cho phép ai đặt bất cứ cái gì vào bát của tôi! Tôi sợ rằng việc giữ giới của tôi sẽ bị phá vỡ hay ít nhất sẽ không được hoàn thành. Nhưng ngài có lẻ thấy rằng có niềm tự hào ẩn trong lời thề của tôi về việc tuân thủ thực tập này, vì vậy ngài giúp uốn cong nó một ít để cho tôi một số điều cần suy nghĩ̀, để tôi sẽ không chỉ đơn giản là một loại người cương trực. Đây là lý do tại sao ngài tìm nhiều cách khác nhau để dạy tôi vừa trực tiếp lẫn gián tiếp.

I in particular was very straight-arrow. I was very set on things in that way, which is why I wouldn't let anyone destroy my ascetic practice by putting food in my bowl — except for Ven. Acariya Mun, whom I respected with all my heart. With him, I'd give in and let him put food in my bowl the times he saw fit. I was solidly determined not to let this observance be deficient, not even the least little bit. This was something that kept chafing in the heart. I'd have to be complete both in terms of the observance I was following and in terms of my determination, but because of my love and respect for him, I'd accept his gifts even though I didn't feel comfortable about it. This is the difference between a principle in the practice and a principle in the heart.

I admit that I was right in the earnestness of my practice, but I wasn't right in terms of the levels of Dhamma that were higher and more subtle than that. Looking at myself and looking at Ven. Acariya Mun, I could see that we were very different. Ven. Acariya Mun, when looking at something, would see it thoroughly, in a way that was just right from every angle in the heart — which wasn't like the rest of us, who would view things in our stupid way from one side only. We didn't use discernment the way he did. That was something we'd have to admit. Here I've been talking about practicing the Dhamma with Ven. Acariya Mun at Baan Naa Mon.

Tôi đặc biệt rất cương trực. Tôi rất quyết tâm về mọi thứ theo cách này, đó là lý do tại sao tôi không để cho ai phá hủy việc tu tập khổ hạnh của tôi bằng cách đặt thức ăn vào trong bát của tôi — ngoại trừ Hòa thượng Acariya Mun, mà tôi hết lòng tôn kính. Với ngài, tôi nhân nhượng và cho phép ngài đặt thức ăn trong bát của tôi khi ngài thấy thích hợp. Tôi kiên quyết không để cho việc giữ giới này bị sơ sót, dù chỉ một ít. Đây là một cái gì đó luôn gây khó chịu trong tim. Tôi phải hoàn chỉnh cả về việc giữ giới tôi đang tuân theo và quyết tâm của tôi, nhưng bởi vì lòng yêu thương và kính trọng của tôi đối với ngài, tôi chấp nhận quà của ngài mặc dù tôi không cảm thấy thoải mái về nó. Đây là sự khác biệt giữa nguyên tắc trong thực hành và nguyên tắc trong tim.

Tôi thú nhận rằng tôi đã đúng trong sự nghiêm túc tu tập của tôi, nhưng tôi không đúng về mức độ của Pháp vốn cao hơn và tinh tế hơn. Nhìn vào bản thân tôi và nhìn vào Hòa thượng Acariya Mun, tôi có thể thấy là chúng tôi rất khác biệt. Hòa thượng Acariya Mun, khi nhìn vào điều gì, sẽ thấy nó thấu đáo, theo một cách mà vừa đúng từ mọi khía cạnh trong trái tim — không giống như những người còn lại trong chúng ta, sẽ nhìn mọi thứ theo cách ngu xuẩn của chúng ta từ một phía mà thôi. Chúng ta đã không sử dụng nhận thức phân biệt theo cách ngài làm. Đó là điều mà chúng ta phải thú nhận. Ở đây tôi đang nói về việc thực hành Pháp với Hòa thượng Acariya Mun tại Baan Naa Mon.

When we moved to Baan Nong Phue, I vowed again to observe this particular practice. Wherever I'd go, I'd stick to my guns as far as this practice was concerned and wouldn't retreat. I wouldn't let it be broken. Coming back from my alms round, I'd quickly put my bowl in order, taking just a little of whatever I'd eat — because during the rains I'd never eat my fill. I'd never eat my fill at all. I'd tell myself to take only so-and-so much, around 60 to 70 percent. For example, out of 100 percent full, I'd cut back about 30 to 40 percent, which seemed about right, because there were a number of us living together as a group. If I were to go without food altogether, it wouldn't be convenient, because we always had duties involved with the group. I myself was like one of the senior members of the group, in a behind-the-scenes sort of way, though I never let on. I was involved in looking after the peace and order within the group in the monastery. I didn't have much seniority — just over ten rains in the monkhood — but it seemed that Ven. Acariya Mun was kind enough to trust me — also behind the scenes — in helping him look after the monks and novices.

When the rains would begin, all of us in the monastery would vow to observe different ascetic practices, and after not too many days this or that person would fall back. This showed how earnest or lackadaisical the members of the group were, and made me even more meticulous and determined in my duties and my ascetic practices. When I'd see my fellow meditators acting like this, I'd feel disillusioned with them in many ways. My mind would become even more fired up, and I'd encourage myself to be unrelenting. I'd ask myself, 'With events all around you like this, are you going to fall back?' And the confident answer I'd get would be, 'What is there to fall back? Who is this if not me? I've always been this sort of person from the very beginning. Whatever I do, I have to take it seriously. Once I decide to do something, I have to be earnest with it. I don't know how to fool around. I won't fall back unless I die, which is something beyond my control. I won't let anyone put food in my bowl under any circumstances.' Listen to that — 'under any circumstances.' That was how I felt at the time.

Khi chúng tôi chuyển đến Baan Nong Phue, tôi lại thề là sẽ tuân thủ việc tu tập này. Bất cứ nơi nào tôi đi, tôi kiên quyết giữ giới hạnh này và không thoái lui. Tôi không để cho nó bị phá vỡ. Khi đi về từ buổi khất thực, tôi nhanh chóng sắp xếp mọi thứ trong bát theo thứ tự, chỉ lấy một ít món mà tôi sẽ ăn — bởi vì vào mùa mưa tôi không bao giờ ăn hết. Tôi không bao giờ ăn hết tất cả. Tôi tự bảo mình chỉ lấy như thế, khoảng chừng 60 đến 70 phần trăm. Ví dụ, với 100 phần trăm có được, tôi giảm xuống khoảng 30 đến 40 phần trăm, có vẻ vừa phải, bởi vì có nhiều người chúng tôi sống chung với nhau như một nhóm. Nếu tôi không có thức ăn, thì sẽ bất tiện bởi vì chúng tôi luôn có nhiệm vụ liên quan với nhóm. Bản thân tôi như là một thành viên thâm niên của nhóm, hiểu ngầm như thế, tuy nhiên tôi không bao giờ để lộ ra là tôi tham gia trong việc giữ yên ổn và trật tự của nhóm ở trong tu viện. Tôi không có nhiều thâm niên — chỉ hơn mười mùa mưa trong tăng đoàn — nhưng dường như Hòa thượng Acariya Mun có lòng tốt tin tưởng tôi — cũng là hiểu ngầm — trong việc giúp ngài để ý đến các sư và sa di.

Khi mùa mưa bắt đầu, mọi người chúng tôi trong tu viện thề sẽ tuân thủ các tu tập khổ hạnh khác nhau, và vài ngày sau đó sẽ có người này hay người kia thoái lui. Điều này cho thấy các thành viên của nhóm tận tâm hay lười biếng như thế nào, và nó làm cho tôi càng cẩn thận và cương quyết hơn trong nhiệm vụ và tu tập khổ hạnh của tôi. Khi tôi thấy các thiền giả đồng liêu của tôi hành xử như vậy, tôi cảm thấy thất vọng với họ về nhiều phương diện. Tâm của tôi lại càng trở nên sôi sục hơn, và tôi tự khuyến khích mình là không ngừng nghĩ. Tôi tự hỏi, 'Với những sự kiện xung quanh mình như thế này, liệu ta có thoái lui không?' Và câu trả lời tự tin mà tôi có được sẽ là, 'Có gì để thoái lui? Ai vậy nếu không phải là tôi? Tôi luôn là loại người như vậy ngay từ đầu. Bất cứ điều gì tôi làm, tôi phải làm thật nghiêm túc. Một khi tôi quyết định làm điều gì, tôi phải hết lòng với nó. Tôi không biết cách lừa phỉnh. Tôi sẽ không thoái lui trừ khi tôi chết, đó là những gì ngoài tầm kiểm soát của tôi. Tôi không cho phép ai đặt thức ăn vào bát của tôi trong bất cứ hoàn cảnh nào.' Nghe chứ — 'trong bất cứ hoàn cảnh nào.' Đó là cách tôi cảm thấy lúc đó.

So the changes in my fellow meditators were like a sermon for me to listen to and take to heart. I haven't forgotten it, even to this day. As soon as I returned from my alms round, I'd quickly take whatever I was going to eat, put my bowl in order, and then quickly prepare whatever I had that I'd put in Ven. Acariya Mun's bowl — this or that serving that I had noticed seemed to go well with his health, as far as I knew and understood. I'd set aside whatever should be set aside and prepare whatever should go into his bowl. Then I'd return to my seat, my eyes watchful and my ears ready to hear whatever he might say before we'd start eating.

As for my own bowl, when I had put it in order, I'd put it out of the way behind my seat, right against the wall next to a post. I'd put the lid on and cover it with a cloth to make doubly sure that no one would mess with it and put any food in it. At that time I wouldn't allow anyone to put food in my bowl at all. I made that clear in no uncertain terms. But when Ven. Acariya Mun put food in my bowl, he'd have his way of doing it. After I had prepared the food I would give to him and had returned to my place; after we had given our blessings and during the period of silence when we were contemplating our food — that's when he'd do it: right when we were about to eat. I have no idea where he had arranged the food to put in my bowl — but he wouldn't do it repeatedly. He knew and he sympathized with me. On the occasions when he'd put food in my bowl, he'd say, 'Maha, please let me put food in your bowl. These lay people came late...' — and his hand was already in my bowl — right when I had placed my bowl in front of me and was contemplating my food. I didn't know what to do, because of my respect for him. So I had to let him do it in his kindness — but I wouldn't let anyone else do it. He'd do it only once in a long while. In one Rains Retreat, he'd do it only three or four times at most. He wouldn't do it repeatedly, because he was every astute. The word majjhima — just right: You'd have to hand it to him, without being able to find anything to fault.

Vì vậy những thay đổi trong các thiền giả đồng liêu của tôi giống như một bài thuyết giảng cho tôi lắng nghe và đem vào tâm khảm. Tôi không quên nó, thậm chí cho đến ngày nay. Ngay khi tôi trở về từ buổi khất thực, tôi nhanh chóng lấy bất cứ thứ gì mà tôi sẽ ăn, sắp xếp bát của tôi lại gọn gàng, và sau đó nhanh chóng chuẩn bị những gì tôi có mà tôi muốn đặt vào bát của Hòa thượng Acariya Mun — những món mà tôi nhận thấy dường như tốt cho sức khỏe của ngài, theo như tôi biết và hiểu rõ. Tôi lấy ra những gì nên đặt sang một bên và chuẩn bị những gì nên đặt vào bát của ngài. Sau đó tôi quay trở lại chỗ ngồi của mình, mắt tôi mở to và tai tôi sẵn sàng lắng nghe những gì ngài có thể nói trước khi chúng tôi bắt đầu ăn.

Còn với bát của tôi, sau khi tôi đã sắp xếp theo thứ tự gọn gàng, tôi đặt nó sau chỗ ngồi của mình, ngay sát tường bên cạnh cái cột. Tôi đậy nắp lại và che nó với một tấm vải để biết chắc là không ai làm xáo trộn và đặt bất cứ thức ăn nào vào nó. Kể từ lúc đó tôi không cho phép ai đặt thức ăn vào bát của tôi hết cả. Tôi khẳng định rõ ràng. Nhưng khi Hòa thượng Acariya Mun đặt thức ăn vào bát của tôi, ngài có cách để làm việc này. Sau khi tôi đã chuẩn bị thức ăn mà tôi sẽ đưa cho ngài và quay trở về chỗ ngồi của tôi; sau khi chúng tôi niệm phước lành và trong khoảng thời gian yên lặng khi chúng tôi đang quán niệm thức ăn của chúng tôi — đó là khi ngài sẽ làm nó: ngay khi chúng tôi sẵn sàng ăn. Tôi không biết ngài đã sắp xếp thức ăn mà ngài sẽ đặt vào bát của tôi ở đâu — nhưng ngài sẽ không làm lại điều này nhiều lần. Ngài biết và thông cảm với tôi. Vào những lúc mà ngài muốn đặt thức ăn vào bát của tôi, ngài sẽ nói, 'Maha, xin vui lòng cho thầy đặt thức ăn vào bát của con. Các cư sĩ này đến trễ...' — và tay của ngài đã ở trong bát của tôi — ngay khi tôi đã đặt bát của tôi trước mặt và đang quán niệm thức ăn của mình. Tôi không biết phải làm gì, vì lòng tôn kính của tôi đối với ngài. Vì thế tôi phải để cho ngài làm nó theo ý tốt của ngài — nhưng tôi sẽ không cho phép bất cứ ai khác làm điều này. Lâu lắm mới có một lần mà ngài sẽ làm điều này. Trong một mùa An cư Kiết hạ, ngài sẽ chỉ làm nó nhiều nhất là ba hoặc bốn lần. Ngài sẽ không lập lại nhiều lần, bởi vì ngài rất sắc sảo. Chữ majjhima — vừa phải: Bạn sẽ phải cho ngài là như thế, không thể tìm thấy bất cứ điều gì sai.

So ever since then I've stuck to my practice all along, up to the present. As for the monks and novices who couldn't get it together, they all ended up in failure, which has made me think — made me think without ceasing — about my fellow meditators: 'What is it with their hearts that they don't have any firm principles, that they keep failing like this? What mainstay can they have for the future when the present is already a failure?' Events like this have kept me thinking in this way without ceasing, all the way up to the meditators who are living with me at present.

For this reason, the ascetic observances are very important principles in the practice. Eating from the bowl: There are many people, monks among them, who don't see the value of eating from the bowl. In addition to not seeing the value of this ascetic practice, they may see it as unbecoming or inappropriate, both in the monastery and in society at large, in that all sorts of food — meat dishes, desserts, etc. — get mixed together in the one bowl. They may even think that it's ugly or messy — which is an opinion of the defilements trying to efface the truth of the Dhamma. There are few who see the value of any of the thirteen ascetic practices, even though all thirteen are tools for us monks to wash away defilement. It's well known that the defilements and the Dhamma have always worked at cross-purposes from time immemorial. Those who give their hearts and lives in homage to the Buddha, Dhamma, and Sangha will practice in line with what the Buddha taught. Those who give their hearts and lives in homage to the cycle of defilement will practice in line with the opinions of defilement. So to whom are we going to pay homage now? Hurry up and decide. Don't delay. Otherwise the defilements will pull you up to the chopping block — don't say I didn't warn you. The Dhamma has already been taught, so hurry up and start walking. Don't waste your time being afraid that it's out of date, or you won't be able to make a step.

Kể từ khi đó tôi gắn bó với thực hành của tôi luôn cho đến ngày nay. Đối với các sư và sa di mà đã không thể giữ được việc này, họ đều kết thúc trong thất bại, nó làm tôi suy nghĩ — làm tôi suy nghĩ không ngừng — về các thiền giả đồng liêu của tôi: 'Trái tim của họ như thế nào mà họ không có bất cứ nguyên tắc vững chắc nào, mà họ tiếp tục bị thất bại như thế này? Họ có thể có trụ cột nào cho tương lai khi hiện tại đã là một thất bại? Những sự kiện như vậy đã khiến tôi suy nghĩ theo cách này không ngừng, kể cả các thiền giả đang sống với tôi hiện nay.

Vì lý do này, việc giữ giới tu khổ hạnh là nguyên tắc rất quan trọng trong thực hành. Ăn từ bát: Có rất nhiều người, kể cả các sư, không nhìn thấy giá trị của việc ăn từ bát. Ngoài việc không nhìn thấy giá trị của lối tu khổ hạnh này, họ có thể xem nó như không thích hợp, cả trong tu viện và trong xã hội nói chung, khi mà đủ loại món ăn — thịt thà, tráng miệng, v.v. — trộn lẫn lộn trong bát. Họ thậm chí có thể nghĩ là nó trông xấu xí hay hỗn tạp — đó là ý kiến của phiền não ô trược đang cố gắng làm lu mờ chân lý của Pháp. Có ít người nhìn thấy giá trị của bất cứ một trong mười ba cách tu tập khổ hạnh, mặc dù tất cả mười ba cách này là công cụ cho tăng sĩ chúng ta để rửa sạch phiền não ô trược. Ai cũng biết rằng phiền não ô trược và Pháp luôn có mục tiêu trái ngược kể từ thời xa xưa. Những người mang trái tim và cuộc đời của họ kính dâng cho Phật, Pháp, và Tăng sẽ thực hành phù hợp với những gì Đức Phật dạy. Những người mang trái tim và cuộc đời của họ kính dâng cho luân hồi của phiền não ô trược sẽ thực hành phù hợp với quan điểm của phiền não ô trược. Vì vậy chúng ta sẽ kính dâng cho ai bây giờ? Hảy nhanh chóng quyết định. Đừng trì hoãn. Nếu không phiền não ô trược sẽ kéo bạn đến cái thớt — đừng nói rằng tôi đã không cảnh báo bạn. Pháp đã được dạy, vì vậy hảy nhanh lên và bắt đầu đi. Đừng lãng phí thời giờ của bạn vì sợ rằng nó lỗi thời, hay bạn sẽ không thể tiến bước.

Pansukula-civaram — the practice of wearing robes made from cast-off cloth: This is to counteract our feeling for price, ostentation, pride, and excess — the type of beauty that promotes defilement and steps all over the Dhamma — so that these things don't encumber the hearts of meditators whose duty is to eliminate the defilements in order to promote the Dhamma and nourish the heart to be gracious and fine. The items of consumption we collect from what is thrown away are good for killing the defilements of greed, ostentation, and excess, love for beauty and haughtiness. Sages have thus praised and followed this practice all along up to the present. We can see their footprints in using this method to kill defilement as a treat for our hearts and eyes so that we won't die in vain in having followed the homeless life.

The practice of going for alms: This is so that we'll perform our duties in line with the Buddha's instructions — pindiyalopa-bhojanam nissaya pabbajja, 'The life gone forth is supported by means of almsfood' — instructions we received on the day of our ordination. Don't be lazy. Don't forget yourself because of whatever other gifts of food you may receive. Whoever may present them, see them as extraneous. They're not more necessary than the food we get by going for alms with the strength of our own legs — which is our duty as monks who do their work properly. This is the really appropriate way to gain food in line with the pindiyalopa-bhojanam in the instructions we receive during our ordination. Listen! It's fitting, appropriate, which is why the Buddha taught us to go for alms, something of first-place importance in our pure work as monks.

Pansukula-civaram — việc thực hành mặc y áo làm từ vải vụn: Điều này là để ngăn chặn cảm giác của chúng ta đối với phí tổn, phô trương, tự hào, và phung phí — loại vẻ đẹp khuến khích phiền não ô trược và lấn lướt Pháp — để những điều này không làm vướng víu trái tim của thiền giả, những người có nhiệm vụ loại bỏ phiền não ô trược để quảng bá Pháp và nuôi dưỡng trái tim được thanh tao và cao quý. Những vật dụng chúng ta gom góp từ đồ phế thải thì tốt cho việc tiêu diệt các ô trược của tham lam, phô trương, và phung phí, yêu thích vẻ đẹp và kiêu căng. Vì thế xưa nay các bậc thánh hiền đã ca ngợi và đi theo thực hành này. Chúng ta có thể thấy dấu vết của họ trong việc sử dụng phương pháp này để giết phiền não ô trược như một điều trị cho tim và mắt của chúng ta để cho chúng ta sẽ không chết vô ích trong việc đi theo đời sống xuất gia.

Việc thực hành khất thực: Đây là để chúng ta sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình phù hợp với giáo huấn của Đức Phật — pindiyalopa-bhojanam nissaya pabbajja, 'Đời sống xuất gia được hỗ trợ bởi phương tiện khất thực' — những lời giáo huấn chúng ta đã nhận được vào ngày truyền giới của chúng ta. Đừng lười biếng. Đừng quên bản thân vì bất cứ thực phẩm cúng dường nào khác mà bạn có thể nhận được. Bất cứ ai dâng tặng chúng, hảy xem chúng như không thích hợp. Chúng không cần thiết hơn thức ăn chúng ta có bằng cách đi khất thực với sức mạnh của đôi chân chúng ta — đó là nhiệm vụ của tăng sĩ chúng ta là làm việc của mình một cách đúng đắn. Đây thật sự là cách thích hợp để có thức ăn, phù hợp với pindiyalopa-bhojanam trong giáo huấn chúng ta nhận được trong buổi lễ truyền giới của chúng ta. Nghe đây! Nó thích hợp, đó là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta phải đi khất thực, điều quan trọng nhất trong công việc thuần túy của chúng ta như là tăng sĩ.

The Buddha went for alms throughout his career. The few times he didn't were when he was staying in a place where it wasn't appropriate — as when he was living in the Prileyya Forest, and the elephants looked after him because there were no people around. So there were only a few times when the Buddha made exceptions to this practice. Pubbanhe pindapatanca — in the five duties of the Buddha — 'In the morning he would go for alms for the sake of the beings of the world.' Listen to that!

Sayanhe dhamma-desanam: At four in the afternoon he would give instructions to his lay following: kings, generals, financiers, landowners, merchants, and ordinary people in general.

Padose bhikkhu-ovadam: After dark he would exhort the monks. This is the second of his duties as a Buddha.

Addharatte deva-panhanam: After midnight he would answer the questions posed by the various levels of the heavenly beings — from the lowest up to the highest — and give them instructions. This is the third of his duties.

Đức Phật đi khất thực trong suốt cuộc đời tu hành của ngài. Vài lần ngài đã không làm đó là khi ngài ở một nơi không thuận tiện — như khi ngài sống trong rừng Prileyya, và các con voi đã lo lắng cho ngài bởi vì không có người ở chung quanh. Vì thế chỉ có vài lần khi Đức Phật làm ngoại lệ đối với thực hành này. Pubbanhe pindapatanca — trong năm nhiệm vụ của Đức Phật — 'Vào buổi sáng ngài đi khất thực vì lợi ích của chúng sinh.' Lắng nghe điều này!

Sayanhe dhamma-desanam: Vào bốn giờ chiều ngài giảng dạy cho các cư sĩ đệ tử của ngài: vua, tướng lĩnh, doanh nhân, chủ đất, thương gia, và những người bình thường nói chung.

Padose bhikkhu-ovadam: Buổi tối ngài cổ súy chư tăng. Đây là nhiệm vụ thứ nhì của ngài như là một vị Phật.

Addharatte deva-panhanam: Đêm khuya ngài trả lời những câu hỏi đặt ra bởi chư thiên với các cấp độ khác nhau — từ thấp nhất đến cao nhất — và cho họ hướng dẫn. Đây là nhiệm vụ thứ ba của ngài.

Bhabbabhabbe vilokanam: In the last watch of the night he would survey the beings of the world, using his superior intuition to see what beings might be caught in the net of his knowledge whom he should go to teach first — whoever might be prepared to receive the teaching and whose lives might be in danger, so that he shouldn't wait long before going to teach them. This is the fourth duty.

Pubbanhe pindapatanca: The following morning he would then go out for alms on a regular basis. These are the five duties of the Buddha that he normally wouldn't abandon. He'd abandon them only on special occasions. For example, going for alms: When he was staying in the Prileyya Forest, he couldn't go for alms, so he put that duty aside. But otherwise he viewed going for alms as a necessary duty, which is why we have to teach monks to view going for alms as a right activity, as extremely appropriate work. For monks, there is no work in searching for their livelihood more appropriate than going for alms. No matter who might have the faith to bring gifts of food, no matter how much, we should view it as extraneous gains, a luxury, and not as more necessary than the food gained by going for alms. This is so that we don't forget ourselves and become entangled in that sort of thing.

Bhabbabhabbe vilokanam: Vào giờ phút cuối của ban đêm ngài quan sát chúng sinh trên thế giới, dùng trực giác siêu việt của ngài để thấy chúng sinh nào có thể bị vướng mắc trong lưới kiến thức của ngài mà ngài cần phải đến để giảng dạy đầu tiên — bất cứ ai có thể được chuẩn bị để nhận giáo lý và đời sống có thể gặp nguy hiểm, mà ngài không nên đợi lâu trong việc giảng dạy họ. Đây là nhiệm vụ thứ tư.

Pubbanhe pindapatanca: Buổi sáng hôm sau ngài sẽ lại đi khất thực như thường lệ. Đây là năm nhiệm vụ của Đức Phật mà ngài thường không từ bỏ. Ngài có lẻ chỉ từ bỏ vào những dịp đặc biệt. Ví dụ, đi khất thực: Khi ngài cư ngụ ở rừng Prileyya, ngài không thể đi khất thực, vì vậy ngài đặt nhiệm vụ đó sang một bên. Nếu không thì ngài xem việc đi khất thực như là một nhiệm vụ cần thiết, đó là lý do tại sao chúng ta phải dạy chư tăng xem việc đi khất thực là một hoạt động đúng, như là công việc vô cùng thích hợp. Đối với chư tăng, không có công việc nào trong nhu cầu sinh kế của họ mà thích hợp hơn là đi khất thực. Bất kể những ai có tấm lòng cúng dường thực phẩm, bất kể là bao nhiêu, chúng ta nên xem nó như tặng phẩm không thích hợp, một xa xỉ, và không cần thiết bằng thức ăn có được bằng cách đi khất thực. Đây là để cho chúng ta không quên mình và trở nên vướng mắc vào điều như thế.

The Buddha teaches monks not to forget themselves, not to be lazy, because the defilement of laziness is important, and to forget ourselves is no mean vice — for we tend to become haughty when there are many people respecting us, and especially when they are people of high status. When we have a large following, we tend to throw out our chest and put on airs. Even though we don't have stripes, it's as if we paint them on to be a royal tiger showing off his rank. Since when were they ever a small matter, the defilements of monks? This is why the Buddha taught us to stamp out these ugly defilements in the society of Buddhists and monks by not forgetting ourselves. However many people come to respect us, that's their business. Our business is not to forget our duties. Don't forget that monks' business is monks' business. To forget yourself is none of your business as a monk. Even lay people who are mindful don't forget themselves. They're always even in the way they place themselves in relation to others. We're monks — meditating monks at that — which is even more of a delicate matter. It's our business to be mindful of ourselves and to use our discernment to scrutinize events that come to involve us at all times, not to be careless and forgetful in any circumstances. This is how we show our colors as monks who see danger in what is dangerous.

Đức Phật dạy các sư đừng quên chính họ, đừng lười biếng, bởi vì ô trược của lười biếng là vấn đề quan trọng, và quên chính mình không phải là chuyện nhỏ — vì chúng ta có xu hướng trở nên kiêu căng khi có nhiều người kính trọng mình, và đặc biệt là khi họ là những người có địa vị cao. Khi chúng ta có nhiều người theo, chúng ta có xu hướng ưởn lồng ngực và ra vẻ tự phụ. Mặc dù chúng ta không có vằn sọc, nó thể như là chúng ta vẽ chúng lên để trở thành một con cọp chúa khoe khoang cấp bậc của nó. Kể từ khi nào chúng chẳng còn là một vấn đề nhỏ, những phiền não ô trược của các sư? Đây là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta phải dẹp bỏ những phiền não ô trược xấu xa này trong cộng đồng Phật giáo và tăng đoàn bằng cách không quên chính mình. Bất kể nhiều người tỏ lòng kính trọng chúng ta như thế nào, đó là việc của họ. Việc của chúng ta là không quên nhiệm vụ của mình. Đừng quên rằng việc của tăng sĩ là việc của tăng sĩ. Quên chính mình không phải là công việc của bạn như là một tăng sĩ. Ngay cả các cư sĩ có chánh niệm không quên chính họ. Họ luôn nhún nhường trong cách họ đặt mình vào mối quan hệ với người khác. Chúng ta là sư — là thiền sư — lại càng là một vấn đề tế nhị. Công việc của chúng ta là giữ tư cách của mình và dùng nhận thức phân biệt của mình để quan sát kỹ lưỡng các sự kiện có liên quan đến chúng ta tại mọi thời điểm, không được cẩu thả và lơ đểnh trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đây là cách chúng ta thể hiện màu sắc của chúng ta là tăng sĩ nhìn thấy nguy hiểm trong những gì là nguy hiểm.

We are members of the Sakyan lineage, the lineage of the Buddha, who was sharper and more intelligent than anyone else in the three levels of the cosmos. For what reason, should we make fools of ourselves over the baits of the world, which fill the earth and aren't anywhere nearly as difficult to find as the Dhamma? To forget ourselves, to swell up with pride because of extraneous gains or the respect of people at large: Is this our proper honor and pride as sons of the Sakyan? It's simply because we see the superlative Dhamma as something lower than these things that we monks don't think or come to our senses enough to fear their danger in the footsteps of our Teacher.

Sakkaro purisam hanti — 'Homage kills a man.' Fish die because they are tempted by bait. If we monks don't die because of things like this, what does make us die? Consider this carefully. Did the Buddha give this teaching to stupid fish or to those of us monks who are moving toward the hook at the moment? Be aware of the fact that the outside is bait, but inside the bait is the hook. If you don't want to meet with disaster, be careful not to bite the hook.

Chúng ta là thành viên của dòng họ Thích Ca, dòng dõi của Đức Phật, ngài sâu sắc và thông minh hơn bất cứ ai khác trong ba cõi giới của vũ trụ. Vì lý do gì mà chúng ta để cho mình bị phỉnh gạt bởi mồi nhữ của thế gian, có đầy rẫy trên trái đất và gần như không khó khăn để tìm thấy như Pháp? Quên chính mình, phồng lên với niềm tự hào vì những lợi nhuận vô bổ hay sự kính trọng của người ta nói chung: Là con của dòng họ Thích Ca, đây có phải là niềm danh dự và hảnh diện đúng hay không? Nó chỉ là vì chúng ta nhìn thấy Pháp tối thượng như là một cái gì đó thấp hơn so với những điều này mà chư tăng chúng ta không suy nghĩ hay ý thức đủ để lo sợ nguy hiểm của chúng trong việc theo dấu chân của Thầy của chúng ta.

Sakkaro purisam hanti — 'Sự tôn kính giết chết người.' Cá chết vì chúng bị cám dỗ bởi mồi. Nếu chư tăng chúng ta không chết vì những điều như vậy, cái gì làm cho chúng ta chết? Hảy xem xét điều này cẩn thận. Có phải Đức Phật đã giảng dạy điều này cho con cá ngu dốt hay cho những ai trong chư tăng chúng ta đang di chuyển về phía cái móc vào lúc này? Nên biết rõ rằng bên ngoài là mồi, nhưng bên trong mồi là cái móc. Nếu bạn không muốn gặp thảm họa, cẩn thận đừng cắn móc.

Eating from the bowl: This is a very important activity, but we don't see its importance. Ordinarily, we who have ordained in the religion have no vessel for our food more appropriate than our bowl. Even monogrammed plates and gold platters aren't more appropriate than the bowl. Only the bowl is appropriate for monks when they eat. Nothing else is better or more fitting. We each have only one bowl and put everything in there together. The Buddha has already set us a solid example.

Or is it that when food gets mixed together like that, it'll spoil our digestion — as most people say, and we've already heard many times. If that's the case, then when it all gets mixed in the stomach, won't it spoil our digestion? How many stomachs do we have in our belly? How many vessels are in there for us to put our separate sorts of food in? This one for desserts, this one for meat dishes, this one for spicy curry, this one for hot curry: Are there any? Are there different vessels for putting our separate sorts of food in, to keep our digestion from spoiling? We simply see that when food is mixed in the bowl, it'll spoil our digestion, but not when it's mixed in the stomach. This view — fearing that our digestion will be spoiled — is for the sake of promoting our tongues and stomachs, not for promoting the mind and the Dhamma through our various practices.

Ăn từ bát: Đây là một hoạt động rất quan trọng, nhưng chúng ta không thấy tầm quan trọng của nó. Thông thường, chúng ta những người đã được truyền giới trong tôn giáo, không có vật chứa đựng thức ăn nào thích hợp hơn là cái bát của chúng ta. Ngay cả những cái đĩa chạm trổ hay đĩa vàng cũng không thích hợp bằng cái bát. Chỉ có cái bát là thích hợp cho các sư khi họ ăn. Không có gì khác tốt hơn hay phù hợp hơn. Chúng ta mỗi người chỉ có một cái bát và đặt tất cả mọi thứ vào trong đó. Đức Phật đã làm một ví dụ vững chắc cho chúng ta.

Hay có phải là khi thức ăn được trộn với nhau như thế, nó làm hỏng hệ tiêu hóa của chúng ta — như hầu hết mọi người nói, và chúng ta đã nghe nhiều lần. Nếu đó là trường hợp, thì sau khi tất cả được trộn lẫn trong bao tử, có phải nó sẽ làm hỏng hệ tiêu hoá của chúng ta? Có bao nhiêu bao tử trong bụng của chúng ta? Có bao nhiêu vật chứa cho chúng ta đựng riêng từng loại thức ăn trong đó? Cái này dành cho món tráng miệng, cái này cho món thịt, cái này cho món cà ri cay, cái này cho món cà ri nóng. Có cái nào không? Có phải là có những bát đĩa khác nhau để đặt các loại thức ăn riêng rẽ vào, để giữ cho hệ tiêu hóa của chúng ta không bị hỏng? Chúng ta chỉ thấy rằng khi thức ăn bị trộn lẫn trong bát, nó sẽ làm hỏng hệ tiêu hóa của chúng ta, nhưng không phải khi nó bị trộn lẫn trong bao tử. Cái nhìn này — sợ rằng hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ bị hỏng — vì lợi ích của việc khuyến khích lưỡi và bao tử của chúng ta, chứ không phải vì khuyến khích tâm và Pháp qua các thực hành khác nhau của chúng ta.

If there is anything toxic in the food — whether or not it's mixed in the bowl — then when it's eaten, it can spoil our digestion, with no relation to whether or not it's mixed together, because the toxicity lies with the things that are toxic, and not with the mixing together. When it's eaten, it's toxic. But if the food isn't toxic, then when it's mixed it isn't toxic, so where will it get any toxicity? The food is beneficial, without any harm or toxicity mixed in. When it's placed together in the bowl, it's still food. When it's eaten and goes to the stomach, it's a benefit to the body.

So we as monks and meditators should be observant of the differences between Dhamma and not-Dhamma, which are always effacing each other. For example: Eating food from the bowl spoils your digestion. Eating outside of the bowl improves your digestion and fattens the defilements — but the Dhamma grovels and can't get up because not-Dhamma has kept stomping on it in this way without mercy from every side all along.

Actually, when food is mixed in the bowl, it's an excellent sermon. Before eating, we contemplate. While eating, we contemplate the incongruity of food and we're bound to get unusual tactics for training the mind from the food that is mixed together — because we don't eat for enjoyment, for beautification, for pride, or for recklessness. We eat enough to keep the body going, to practice the holy life so as to take the defilements and the mental effluents — poisons that are buried deep, cluttering the heart — and wash them away by contemplating them aptly, using these ascetic practices as our tools.

Nếu có bất kỳ độc hại nào trong thức ăn — dù nó bị trộn lẫn trong bát hay không — thì sau khi ăn vào, nó có thể làm hỏng hệ tiêu hóa của chúng ta, không liên hệ gì đến việc liệu nó có bị trộn lẫn hay không, bởi vì độc tính nằm ở những thứ có độc, mà không phải ở việc trộn lẫn với nhau. Khi ăn vào thì bị ngộ độc. Nhưng nếu thức ăn không độc, thì khi được trộn lẫn nó không có độc, vì vậy nó sẽ lấy độc tính ở đâu? Thức ăn bổ dưỡng, không có bất cứ nguy hại hay độc tính trong đó. Khi nó được đặt chung với nhau trong cái bát, nó vẫn là thức ăn. Khi ăn vào trong bao tử, đó là một lợi ích cho thân thể.

Vì thế, chúng ta là sư và thiền giả nên quan sát sự khác biệt giữa Pháp và không-là-Pháp, chúng luôn tiêu diệt lẫn nhau. Ví dụ: Ăn từ bát làm hỏng hệ tiêu hóa của bạn. Ăn bên ngoài bát tốt hơn cho hệ tiêu hóa của bạn và làm mập phiền não ô trược — nhưng Pháp bò lồm cồm và không thể đứng lên vì không-là-Pháp liên tục nhảy đạp lên nó theo cách này mà không có lòng thương xót từ mọi phía.

Thật ra, khi thức ăn được trộn trong bát, nó là một bài giảng tuyệt vời. Trước khi ăn, chúng ta quán niệm. Trong khi ăn, chúng ta quán niệm tình trạng trái nhau của thức ăn và chúng ta bị ràng buộc trong việc lấy những chiến thuật không bình thường cho việc huấn luyện tâm từ thức ăn được pha trộn với nhau — bởi vì chúng ta không ăn để thưởnng thức̣, cho đẹp, cho niềm tự hào, hay liều lĩnh. Chúng ta ăn đủ để nuôi thân thể, để thực hành đời sống thánh thiện để lấy phiền não và bợn nhơ tinh thần ra — những chất độc bị chôn sâu, làm lộn xộn tim — và dọn sạch chúng bằng cách quán niệm chúng một cách thành thạo, sử dụng các tu tập khổ hạnh này như công cụ của chúng ta.

Refusing food that is brought afterwards: This too is to prevent us from being greedy and forgetting ourselves. Even when there's a lot of food — more than enough — greed, you know, has no land of enough. That's good. This is good. The more food there is, the wider our mouth, the longer our tongue, the bigger our stomach. These are always overtaking the Dhamma without let-up. This is sweet. That's aromatic. This is rich — everything keeps on being good. There's no brake on our wheels — no mindfulness — at all. Actually, the word 'good' here is a title conferred by defilement to erase our contentment with little, our fewness of wants as meditators, without our realizing it. This is why we tend to be carried away by the lullaby of the defilements' word 'good.'

As for whether the Dhamma is good or not, that's another matter entirely. If the food is sweet, we know. If it's aromatic, we know. If the mind is attached to the flavor, we have to try to know. To be careful. To thwart the defilement that wants to get a lot and eat a lot. The Dhamma has us take just enough, or just a little, in keeping with the Dhamma; to eat just enough for the body, or just a little, without being greedy for food or other items of consumption. We eat just enough to keep going. We aren't stuffed and lethargic, aiming more at our beds than at the persistent effort to abandon defilement.

Từ chối thức ăn được mang đến sau: Điều này cũng để ngăn cản chúng ta không bị tham lam và quên giữ tư cách mình. Ngay cả khi có rất nhiều thức ăn — nhiều hơn là vừa đủ — tham lam, bạn biết đấy, không phải là vùng đất của vừa đủ. Cái đó tốt, cái này tốt. Càng nhiều thức ăn, miệng chúng ta càng rộng, lưỡi chúng ta càng dài, bao tử chúng ta càng lớn. Những thứ này lấn lướt Pháp không nhân nhượng. Cái này ngọt. Cái đó thơm. Cái này đậm đà — tất cả mọi thứ đều tốt. Không có cái thắng trên bánh xe của chúng ta — không có chánh niệm — nào hết cả. Thật ra, chữ 'tốt' ở đây là một danh hiệu đặt ra bởi phiền não ô trược để loại bỏ sự hài lòng của chúng ta với chút ít, tính ít muốn của chúng ta là thiền giả, mà chúng ta không nhận ra nó. Đây là lý do tại sao chúng ta có khuynh hướng lãng quên bởi âm điệu ru ngũ của chữ 'tốt' của phiền não ô trược.

Còn về việc liệu Pháp tốt hay không, đó là một vấn đề khác hoàn toàn. Nếu thức ăn ngọt, chúng ta biết. Nếu nó thơm, chúng ta biết. Nếu tâm gắn bó với hương vị, chúng ta phải cố gắng để biết. Hảy cẩn thận. Để cản trở phiền não ô trược muốn lấy nhiều và ăn nhiều. Pháp cho chúng ta lấy vừa đủ, hay chỉ một ít, phù hợp với Pháp, ăn chỉ vừa đủ cho thân thể, hay chỉ một ít, mà không thèm muốn thức ăn hay các vật dụng khác. Chúng ta chỉ ăn vừa đủ để sống. Chúng ta không nhồi nhét và biếng nhác, nhắm đến cái giường của chúng ta nhiều hơn là kiên trì nỗ lực loại bỏ phiền não ô trược.

We monks, when we eat a lot and have a lot of extraneous gains, get fat and strong, but the mind forgets itself and doesn't feel like meditating. This is good for nothing at all. We simply have food fattening the body, without any Dhamma to fatten the mind. The mind that used to have Dhamma to some extent gets thinner and more emaciated day by day. If it's never had any Dhamma — such as the Dhamma of concentration — the situation is even worse. It has no goals at all. The ascetic practices thus have to put a brake on our greed for food so that the mind can have a chance to follow the Dhamma. The defilements won't have to be fattened, the body will be light, the mind will be still and light while making its effort — more easily stilled than when the belly is stuffed tight with food. This is something really embarrassing in meditating monks: the way we take our stomachs, instead of the Dhamma, to show off to the world.

Living in the forest: How does it differ from living in villages? It has to differ, which is why the Buddha taught us to live there. And living in an ordinary forest vs. living in a lonely forest: How does this feel to the person living there? For a person aiming at the Dhamma, there's a big difference between living in a forest and living in a lonely forest, including the effort required to make the mind quiet. In a lonely forest, the mind becomes still easily because we aren't complacent. We're watchful over ourselves. Wherever we're mindful and alert, that's the effort of practice. Defilement is afraid of people who are mindful and alert, who are always watchful over themselves. It's not afraid of complacent people. The Buddha thus opened the way, using the ascetic practices, for us to take victory over defilement. This is the way that will stamp out defilement. It's not the case that he opened the way through the ascetic practices for defilement to stomp all over the heart.

Chư tăng chúng ta, khi chúng ta ăn nhiều và có nhiều lợi nhuận vô bổ, sẽ mập và mạnh, nhưng tâm quên chính nó và không cảm thấy thích thiền định. Điều này là chẳng tốt gì cả. Chúng ta chỉ để cho thức ăn làm mập thân thể, mà không có bất cứ Pháp nào làm mập tâm. Cái tâm thường có Pháp đến một mức nào đó nay trở nên gầy hơn và hốc hác hơn từng ngày. Nếu nó không bao giờ có bất cứ Pháp nào — chẳng hạn như Pháp của định — tình trạng thậm chí còn tồi tệ hơn. Nó không có mục tiêu nào cả. Các lối tu khổ hạnh vì thế phải kìm hãm lòng thèm muốn thức ăn của chúng ta để cho tâm có thể có cơ hội đi theo Pháp. Phiền não ô trược sẽ không được béo mập, thân sẽ nhẹ nhàng, tâm sẽ tĩnh lặng và nhẹ trong khi làm nỗ lực của nó — dễ tĩnh lặng hơn là khi cái bụng được nhồi nhét đầy thức ăn. Đây là một điều thật là hổ thẹn cho các thiền sư: cách chúng ta lấy bao tử của chúng ta, thay vì Pháp, để phô trương với thế giới.

Sống trong rừng: Nó khác với sống trong làng như thế nào? Nó phải khác, đó là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta sống ở đó. Và sống trong một khu rừng bình thường so với sống trong một khu rừng hẻo lánh: Người sống ở đó cảm thấy như thế nào? Đối với một người nhắm vào Pháp, có sự khác biệt lớn giữa việc sống trong một khu rừng và sống trong một khu rừng hẻo lánh, kể cả nỗ lực cần thiết để làm cho tâm yên tĩnh. Trong khu rừng hẻo lánh, tâm trở nên tĩnh lặng dễ dàng bởi vì chúng ta không tự mãn. Chúng ta quan sát chính mình. Bất cứ nơi nào chúng ta chánh niệm và cảnh giác, đó là nỗ lực của thực hành. Phiền não ô trược sợ những người có chánh niệm và cảnh giác, họ luôn quan sát chính mình. Nó không sợ những người tự mãn. Vì thế Đức Phật đã mở con đường, dùng các lối tu khổ hạnh, cho chúng ta chiến thắng phiền não ô trược. Đây là con đường mà sẽ nghiền nát phiền não ô trược. Nó không phải là trường hợp mà ngài mở con đường qua các lối tu khổ hạnh cho phiền não ô trược dẫm đạp khắp trái tim.

All the ascetic practices, for those who follow them, are ways of subduing defilement. For example, living under the shade of a tree, in appropriate forests and mountains: The Buddha and his Noble Disciples all came into being in purity from these things, so we as meditators should reflect on this. We shouldn't forget ourselves. However many material gains we may receive, we shouldn't forget ourselves because of them, for that's not the way of those who follow in the footsteps of the Buddha and his Noble Disciples.

No matter how many people come to respect us, that's their business. We in practicing the Dhamma should beware of that sort of thing, because it's a concern and a distraction, an inconvenience in the practice. We shouldn't get involved in anything but the contact between the heart and the Dhamma at all times. That's what's appropriate for us. If the mind becomes a world of rebirth, it'll outstrip the worldliness of the world to the point where it has no limits or bounds. The more people come to respect us — and our defilements as monks and human beings are always ready to welcome this — the more pride we feel, the more we forget ourselves. We swell up more than a river overflowing its banks, because this is a matter of defilement, not of the Dhamma. Matters of the Dhamma have to be even. They require us to be mindful at all times and not to forget ourselves. This is the path followed by those who have practiced to lift themselves beyond suffering and stress. Those of us who want to gain release like them have to practice like them — or like students who have teachers. We shouldn't practice haphazardly, claiming to be smart and not listening to anyone. That's the path of practice taking us up on the chopping block with the onions and garlic, not the path taking us to the paths, fruitions, and nibbana.

Tất cả các lối tu khổ hạnh, cho những ai đi theo chúng, là cách để dập tắc phiền não ô trược. Ví dụ, sống dưới tàng cây, trong những khu rừng núi thích hợp: Đức Phật và các Đại Đệ Tử của ngài tất cả đã trở nên thanh tịnh từ những điều này, vì vậy chúng ta là thiền giả nên suy nghĩ về nó. Chúng ta không nên quên chính mình. Cho dù chúng ta có thể nhận được nhiều lợi ích vật chất như thế nào, chúng ta không nên quên chính mình bởi vì chúng, vì đó không phải là cách của những ai đi theo dấu chân của Đức Phật và các Đại Đệ Tử của ngài.

Bất kể có bao nhiêu người đến tỏ lòng tôn kính chúng ta, đó là việc của họ. Chúng ta trong việc thực hành Pháp nên nhận biết điều đó, bởi vì nó là một mối quan ngại và phân tâm, một sự bất tiện trong việc thực hành. Chúng ta không nên quan hệ đến bất cứ điều gì ngoại trừ việc tiếp xúc giữa trái tim và Pháp ở khắp mọi thời. Đó là những gì thích hợp cho chúng ta. Nếu tâm trở nên một thế giới của tái sanh, nó sẽ vượt qua thế tục đến một điểm mà nó không có giới hạn hay lằn ranh. Càng nhiều người đến tỏ lòng tôn kính chúng ta — và phiền não ô trược của con người và sư trong chúng ta đã sẵn sàng để đón chào điều này — chúng ta càng cảm thấy hảnh diện, chúng ta càng quên chính mình. Chúng ta phình lên còn nhiều hơn là dòng sông tràn bờ, bởi vì đây là vấn đề của phiền não ô trược, không phải là của Pháp. Những vấn đề của Pháp cần phải đều đặn. Chúng đòi hỏi chúng ta có chánh niệm khắp mọi thời và không quên chính mình. Đây là con đường đi theo bởi những ai đã thực hành để nhấc họ ra khỏi đau khổ và căng thẳng. Những ai trong chúng ta muốn đạt được giải thoát như họ phải thực hành như họ — hay như những học trò có thầy giáo. Chúng ta không nên thực hành một cách bừa bãi, tự cho là thông minh và không lắng nghe bất cứ ai. Đó là con đường thực hành mang chúng ta đến cái thớt với hành và tỏi, không phải con đường mang chúng ta đến đạo, quả, và niết bàn.

These are things I have felt ever since I was a young monk, and so I've been able to hold to them as good lessons all along. There were times when I saw people coming to show respect to my teachers, and it gave rise to a strange sort of feeling in my heart — the feeling that I'd like to have them respect me in the same way — but at the same time I knew that the mind was base and was giving rise to an obscene desire, so I didn't encourage it. I kept blocking it and was always conscious of my own fault in feeling that way.

When I really began to practice, I knew even more clearly that that was a wrong notion, that to think in that way wasn't right at all. It was like the toad trying to compare himself to the ox. My teacher's status was that of a teacher. My status was that of a toad lurking underground. How could I try to compare myself with him if I didn't want to burst like the toad in Aesop's fable? That fable is a very good lesson for those who practice properly for the sake of release.

The practice of visiting the cemetery: Why visit the cemetery? We people have to see evidence with our own eyes if we're going to come to our senses. Visiting cemeteries is for the sake of seeing human death. Cemeteries in the past weren't like they are today. Unburied bodies were scattered all over the place — old bodies and new, scattered around like logs. When you saw them, you'd see clear evidence with your own eyes.

Đây là những điều mà tôi đã cảm thấy kể từ khi tôi là một nhà sư trẻ, và vì vậy tôi đã có thể giữ chúng như những bài học tốt từ đó đến giờ. Có lúc tôi đã thấy người ta đến tỏ lòng tôn kính các thầy của tôi, và nó làm phát sinh một cảm giác lạ trong tim tôi — cảm giác đó là tôi muốn được họ tôn kính tương tự như vậy — nhưng đồng thời tôi biết rằng tâm là căn nguyên và làm phát sinh ước muốn ghê tởm, vì vậy tôi đã không khuyến khích nó. Tôi tiếp tục ngăn chặn nó và luôn ý thức về sai lầm của tôi khi có cảm giác như thế.

Khi tôi thật sự bắt đầu thực hành, tôi còn biết rõ hơn rằng đó là một ý tưởng sai lầm, rằng suy nghĩ theo cách đó không đúng chút nào. Nó giống như con ếch cố gắng so sánh mình với con bò. Địa vị của thầy tôi là của một vị thầy. Địa vị của tôi là của một con ếch ẩn trốn dưới đất. Làm thế nào mà tôi có thể thử so sánh mình với thầy nếu tôi không muốn nổ tung như con ếch trong chuyện ngụ ngôn của Aseop? Chuyện ngụ ngôn đó là một bài học rất tốt cho những ai thực tập đúng vì lợi ích của sự giải thoát.

Thực hành thăm viếng nghĩa trang: Tại sao thăm viếng nghĩa trang? Loài người chúng ta phải nhìn thấy chứng cớ với chính đôi mắt chúng ta nếu chúng ta muốn cảm nhận. Thăm viếng nghĩa trang là vì lợi ích của việc nhìn thấy cái chết của loài người. Nghĩa trang thuở xưa không giống như ngày nay. Thân xác không chôn cất nằm rải rác khắp nơi — cả xác cũ lẫn mới, nằm rãi rác như những khúc gỗ. Khi bạn thấy chúng, bạn nhìn thấy chứng cớ rõ ràng với đôi mắt của bạn.

The Buddha gave instructions on how to visit a cemetery. Go from the upwind side, he said, not from the downwind side. Don't begin by looking at new corpse. Look at the old ones first. Keep contemplating the theme of your meditation and gradually move on until you know that the mind has enough mindfulness and discernment to contemplate a new corpse. Only then should you move on to a new corpse — because a new corpse still has regular features. If the person who just died had beautiful features, it might cause desire to flare up, and you'd end up with an out-of-the-ordinary meditation theme, which is why you have to be careful.

The Buddha taught stage by stage, to visit the cemetery at intervals or in steps, and to contemplate it at intervals in keeping with your capabilities. He wouldn't have you go storming right in, for that wouldn't be fitting. He taught all the steps. Don't be in a hurry to contemplate a corpse that hasn't fallen apart or been bitten, a corpse that is still new and hasn't swollen or grown foul. Don't be in a hurry to approach such a corpse. And be especially careful with a corpse of the opposite sex — that's what he said — until the mind is capable enough in its contemplation. Then you can contemplate anything.

Đức Phập đã cho hướng dẫn về cách thăm viếng nghĩa trang. Đi từ phía ngược chiều gió, ngài nói, không phải từ phía theo chiều gió. Đừng bắt đầu bằng việc nhìn xác chết mới. Nhìn xác cũ trước. Tiếp tục quán niệm chủ đề thiền của bạn và dần dần đi tiếp cho đến khi bạn biết rằng tâm có đủ chánh niệm và nhận thức phân biệt để quán niệm một xác chết mới. Chỉ đến lúc đó thì bạn mới nên đi tiếp qua xác chết mới — bởi vì xác chết mới vẫn còn những đặc tính bình thường. Nếu người mới chết có những điểm đẹp, nó có thể làm cho ham muốn bùng lên, và bạn sẽ kết cuộc với một chủ đề thiền bất bình thường, đó là lý do tại sao bạn phải cẩn thận.

Đức Phập dạy theo từng giai đoạn, thăm viếng nghĩa trang theo giai đoạn hay theo từng bước, và quán niệm nó theo giai đoạn phù hợp với khả năng của bạn. Ngài không muốn bạn vội vã nhảy vào, vì điều đó không phù hợp. Ngài dạy tất cả các bước. Đừng vội vã quán niệm một xác chết chưa tan rã hay bị ăn, một xác chết vẫn còn mới và chưa chương phình hay hôi thối. Đừng vội vã tiếp cận xác chết như thế. Và đặc biệt cẩn thận với xác chết của người khác giới — đó là những gì ngài nói — cho đến khi tâm đủ khả năng trong việc quán niệm của nó. Sau đó bạn có thể quán niệm bất cứ thứ nào.

Once we've contemplated death outside until we gain clear evidence, we then turn inward to contemplate the death in our own body until we catch on to the principle within the mind. Then the external cemetery gradually becomes unnecessary, because we've caught on to the principle within ourselves and don't need to rely on anything outside. We contemplate our body to see it as a cemetery just like the external cemetery, both while it's alive and after it dies. We can compare each aspect with the outside, and the mind gradually runs out of problems of its own accord.

The practice of not lying down: This is simply a way of training ourselves to make a great effort. It doesn't mean that we take not-lying-down as a constant practice. We may resolve, for example, not to lie down tonight as our ascetic practice. This is a practice to be observed on occasion — or you might resolve not to lie down for two or three nights running, depending on the resolution you make.

The practice of living in whatever dwelling is assigned to one: This is another ascetic practice. They're all ways of getting monks to subdue the defilement of forgetting oneself.

Một khi chúng ta quán niệm cái chết ở bên ngoài cho đến khi chúng ta đạt được chứng cớ rõ ràng, thì chúng ta quay vào bên trong để quán niệm cái chết của thân thể của riêng mình cho đến khi chúng ta nắm được nguyên tắc trong tâm. Sau đó nghĩa trang bên ngoài dần dần trở nên không cần thiết, bởi vì chúng ta đã nắm được nguyên tắc trong chính mình và không cần phải dựa vào bất cứ điều gì ở bên ngoài. Chúng ta quán niệm thân thể của mình để xem nó như một nghĩa trang giống như nghĩa trang bên ngoài, cả khi nó sống và sau khi nó chết. Chúng ta có thể so sánh từng khía cạnh với bên ngoài, và tâm dần dần không còn trở ngại theo cách riêng của nó.

Thực hành không nằm xuống: Đây chỉ là cách để huấn luyện chúng ta làm một nỗ lực lớn. Nó không có nghĩa là chúng ta xem việc không nằm xuống như một thực hành liên tục. Chúng ta có thể quyết định, ví dụ, không nằm xuống tối nay như thực hành khổ hạnh của chúng ta. Đây là một lối thực hành để tuân thủ tùy cơ hội — hay bạn có thể quyết định không nằm xuống cho hai hay ba đêm liền, tùy theo thệ nguyện của bạn.

Thực hành sống ở bất cứ nơi nào được chỉ định: Đây là một lối tu khổ hạnh khác. Tất cả đều là cách để giúp các sư dập tắc phiền não ô trược của việc quên chính mình.

A monk who observes the ascetic practices well, who is solid in his observance of them, is one who is solid in his practice, truly intent on the Dhamma, truly intent on subduing defilement. He's not a person ordained to do nothing or who forgets himself. All thirteen ascetic practices are tools for subduing the defilements of those who follow them. There's nothing about them that anyone can criticize — except for Devadatta and his gang.

A monk who doesn't observe any of these practices is an empty monk who forgets himself, who has nothing but the outside status of a monk. He wraps himself in a yellow robe, calls himself venerable — and becomes haughty as a result. Even more so when he's given ecclesiastical rank: If the heart is taken with that sort of thing, it'll have to get excited over its shadow, without any need for backup music to get it going. The mind gets itself going through the power of the clay on its head, thinking that it has a crest. Since when has this defilement ever been willing to yield to anyone?

Một nhà sư giữ giới tu khổ hạnh tốt, vững chắc trong việc tuân theo các giới hạnh này, là người vững chắc trong việc thực hành của ông, thật sự kiên định với Pháp, thật sự kiên định trong việc chế ngự phiền não ô trược. Ông ấy không phải là một người xuất gia mà không làm gì hay người quên chính mình. Tất cả mười ba lối tu tập khổ hạnh là công cụ cho việc chế ngự phiền não ô trược của những ai đi theo chúng. Không có gì về chúng mà ai đó có thể chỉ trích — ngoại trừ Devadatta và phe nhóm của ông ta.

Một nhà sư không tuân thủ bất cứ giới hạnh nào là một nhà sư trống rỗng và quên chính mình, người không có gì ngoại trừ cái vẻ bề ngoài của một nhà sư. Ông ta quấn mình trong một bộ y vàng, tự cho mình là đáng kính — và kết quả là trở nên ngạo mạn. Thậm chí còn hơn như vậy khi ông ta được phong cho phẩm trật trong giáo hội. Nếu trái tim tiếp nhận cái loại đó, nó sẽ phải hào hứng hơn cái bóng của nó, mà không cần nhạc đệm để giúp nó đi tới. Tâm tiếp tục đi thông qua sức mạnh của đất sét trên đầu nó, nghĩ rằng nó có mão. Kể từ khi nào phiền não ô trược này lại sẵn sàng nhượng bộ ai?

People of this sort forget all the affairs of monks and become part of the world — going even further than the world. Rank is given for the sake of encouraging good practice and conduct, but if the mind becomes haughty, rank becomes a way of destroying oneself, killing oneself with various assumptions. The King bestows ranks and names, this and that, and we assume them to be a crest. Actually, they're just a bit of clay stuck on our head, not a natural crest. If you want a natural crest, then follow the practice well. What could be finer than to be 'venerable' in line with the principles of nature? The word 'venerable' means excellent, so why be enthralled with dolls and clay?

To be venerable doesn't mean that just our name is excellent. We have to be excellent in our practice and conduct, in line with such principles of the Dhamma and Vinaya as the ascetic practices. If we're solid in the ascetic practices, we'll gradually become excellent people in line with the principles of our practice and ultimately in line with the principles of nature — excellent not just in name, but through the nature of a mind made spotless and pure. A name can be established any old day. You can even build it up to the sky if you want. They establish names just to flatter one another as a matter of custom. This is an affair of the world. They keep conferring titles on one another. Those who confer the titles have good intentions, so we have to repay those good intentions by setting our hearts on the practice in line with the principles of the Dhamma and Vinaya, and on observing our duties as monks to the full. This is in keeping with their purpose in conferring titles so as to encourage monks to be good.

Loại người như vậy quên hết tất cả công việc của nhà sư và trở nên một phần của thế gian — thậm chí còn đi xa hơn thế gian. Phẩm trật được phong vì lợi ích của việc khuyến khích thực hành và phẩm hạnh tốt, nhưng nếu tâm trở nên ngạo mạn, cấp bậc trở thành một cách để hủy hoại bản thân, giết chết chính mình với một số giả định. Vua ban chức tước, cái này và cái kia, và chúng ta giả định chúng là mão. Thật ra, chúng chỉ là một chút đất sét gắn trên đầu chúng ta, không phải là một cái mão tự nhiên. Nếu bạn muốn một cái mão tự nhiên, thì hảy tu tập cho tốt. Điều gì có thể tốt hơn là 'đáng kính' phù hợp với các nguyên tắc tự nhiên? Chữ 'đáng kính' có nghĩa là xuất sắc, vậy tại sao lại bị mê hoặc với búp bê và đất sét?

Đáng kính không có nghĩa là chỉ có danh hiệu của chúng ta là xuất sắc. Chúng ta phải xuất sắc trong thực hành và ứng xử của chúng ta, phù hợp với các nguyên tắc của Pháp và Giới Luật như tu tập khổ hạnh. Nếu chúng ta vững chắc trong tu tập khổ hạnh, chúng ta dần dần sẽ trở nên những người xuất sắc phù hợp với các nguyên tắc của thực hành của chúng ta và cuối cùng phù hợp với các nguyên tắc tự nhiên — xuất sắc không chỉ ở danh hiệu, nhưng qua bản tánh của cái tâm không tì vết và thanh tịnh. Danh hiệu có thể được thành lập bất cứ ngày nào . Bạn thậm chí có thể xây nó lên trời nếu bạn muốn. Họ lập tước hiệu chỉ để tâng bốc lẫn nhau như một vấn đề của phong tục. Đây là công việc của thế gian. Họ tiếp tục trao tặng chức tước lẫn nhau. Những người ban phát chức tước có ý định tốt, vì vậy chúng ta phải đáp trả những ý định tốt này bằng cách đem trái tim chúng ta vào việc thực hành phù hợp với các nguyên tắc của Pháp và Giới Luật, và tuân thủ các nhiệm vụ của chúng ta như tăng sĩ cho đầy đủ. Đây là phù hợp với mục đích của họ trong việc ban tước hiệu để khuyến khích chư tăng làm điều tốt.

At any rate, don't take the conferring of titles... Don't take the title and use it to destroy yourself with pride and conceit. The highest perfection in line with natural principles, with no need to confer titles, is to practice well. Observe the precepts well. Don't violate or overstep them. Make the mind still and calm with meditation. Whichever theme you focus on, be earnest and mindful with it. When you investigate, investigate right on down so as to give rise to astuteness. Analyze the properties (dhatu), the khandhas, and the sense media (ayatana) so as to see them as they are in line with their reality, as I've already explained many times.

What are the properties? The four physical properties: earth, water, wind, and fire. These are the primal properties, the things that exist originally and get combined until a mind comes in and lays claim to ownership, so that they're called a living being or an individual, even though the various parts are just physical properties in line with their natural principles. No matter who confers titles on them as being a living being or an individual or whatever, they don't turn into that. They remain physical properties as they originally were. We should come to know this with our own discernment through investigating.

Bằng bất cứ giá nào, đừng nhận danh hiệu được ban cho... Đừng nhận danh hiệu và dùng nó để hủy hoại bản thân với niềm tự hào và ngạo mạn. Sự hoàn hảo cao nhất phù hợp với các nguyên tắc tự nhiên, mà không cần được ban tặng danh hiệu, là thực tập cho tốt. Tuân thủ giới luật cho tốt. Đừng vi phạm hay đi quá đà. Hảy làm cho tâm tĩnh lặng và bình an với thiền định. Bất cứ chủ đề nào bạn tập trung vào, hảy tận tâm và chánh niệm với nó. Khi bạn quan sát, hảy quan sát xuyên thấu để làm gia tăng sự sắc sảo. Phân tích các yếu tố (dhatu), các uẩn (khandhas,) và các giác quan cảm nhận (ayatana - lục căn và lục trần) để nhìn thấy chúng phù hợp với thật tánh của chúng, như tôi đã giải thích nhiều lần.

Yếu tố là gì? Bốn yếu tố vật lý: đất, nước, gió, và lửa. Đây là các yếu tố căn bản, những thứ hiện hữu đầu tiên và được kết hợp cho đến khi tâm đến và đòi quyền sở hữu, để rồi chúng được gọi là một chúng sinh hay một người, mặc dù rằng các phần tử ấy chỉ là những yếu tố vật lý phù hợp với các nguyên tắc tự nhiên của chúng. Bất kể ai đặt danh hiệu cho chúng như là một chúng sinh hay một người hay bất cứ cái gì, chúng không trở thành cái đó. Chúng vẫn giữ các yếu tố vật lý như thuở ban đầu. Chúng ta nên nhận biết điều này với nhận thức phân biệt của riêng chúng ta qua việc quan sát.

The sense media or connections: There are internal sense media and external ones. The internal ones are the eyes, ears, nose, tongue, body, and mind. The external ones are sights, sounds, smells, tastes, tactile sensations, and ideas that make contact with the internal sense media, giving rise to cognition and then to all sorts of assumptions, most of which go off in the wrong directions. We should analyze these things so as to see them well. This is called vipassana, which means seeing clearly — knowing clearly and seeing truly, not knowing in counterfeit or illusory ways.

So we should perform our duties correctly and to the full. Our heart is always hoping to depend on us, because it can't get by on its own. It's been oppressed and coerced by greed, anger, and delusion all along, which is why it's always calling for our help. So what can we use to help this heart that is always oppressed and coerced so as to release it from danger, if we don't use our practice of concentration, discernment, conviction, and persistence as a means of advancing and uprooting so as to help it escape from the danger of the things that coerce it.

Giác quan cảm nhận hay tiếp xúc: Đó là giác quan bên trong (lục căn) và cảm nhận bên ngoài (lục trần). Các giác quan bên trong là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm. Phần bên ngoài la hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác, và ý tưởng đến tiếp xúc với các giác quan bên trong, làm phát sinh nhận thức và rồi dẫn đến đủ loại giả định, hầu hết đều đi sai hướng. Chúng ta nên phân tích những thứ này để nhìn thấy chúng tường tận. Đây được gọi là vipassana - minh sát tuệ, có nghĩa là nhìn thấy rõ ràng — biết rõ ràng và nhìn thấy chính xác, không biết theo cách giả tạo hay hão huyền.

Vì vậy chúng ta nên thực hiện nhiệm vụ của mình một cách đúng đắn và đầy đủ. Trái tim của chúng ta luôn hy vọng có thể dựa vào chúng ta, bởi vì nó không thể tự vượt qua. Nó bị cưỡng chế và áp bức bởi tham, sân và si đã từ lâu, đó là lý do tại sao nó luôn kêu gọi sự giúp đỡ của chúng ta. Thế thì chúng ta có thể sử dụng những gì để giúp trái tim này mà luôn bị cưỡng chế và áp bức để giải thoát nó khỏi nguy hiểm, nếu chúng ta không sử dụng việc thực hành thiền định, nhận thức phân biệt, niềm tin, và kiên trì như một phương tiện để tiến tới và nhổ bật gốc để giúp nó thoát khỏi nguy hiểm của những thứ áp bức nó.

At present we've come to strip off the danger in the heart. We must try every way we can to remove it. The main principle in the practice is to have the solidity — the heart — of a warrior, ready to die in the battle of washing the world out of the heart. If we don't gain victory, we're prepared to die, offering our life in homage to the Buddha, Dhamma, and Sangha. Don't retreat in defeat, or you'll lose face, and the defilements will taunt you for a long time to come. You won't be able to stand your feelings of inadequacy and embarrassment in the face of the cycle of defilement. Whichever world you go to, there will be nothing but defilements trailing you and taunting you: 'What are you looking for, being born and bearing this mass of suffering, you good-for-nothing person, you? Whenever we fight, you lose miserably every time. You've never had the word "victory" at all.' Listen to that, fighters for the sake of completing the holy life! Do the taunts of the defilements sting? I myself would be stung to the quick. Even if I died, I wouldn't forget. So how do we feel? Are we spurred on to fight with them by giving our lives?

Our Buddha was a noble warrior to the last inch. His every movement was bravery in the fight with defilement, without retreat, to the point where the defilements were annihilated and he became the Teacher of the world to whom we pay homage up to the present. The footprints of his practice are still fresh in every word, every phrase of the well-taught Dhamma, which hasn't been corrupted or effaced. So hold to him as a principle in the heart, a principle in the practice, until you have no breath left to breathe. Don't let him go.

Giờ đây chúng ta đến để lột bỏ nguy hiểm trong tim. Chúng ta nên thử mọi cách có thể để loại trừ nó. Nguyên tắc chính trong việc thực hành là có sự kiên quyết — trái tim — của một chiến sĩ, sẵn sàng chết trong trận chiến quét sạch việc đời ra khỏi trái tim. Nếu chúng ta không chiến thắng, chúng ta chuẩn bị chết, dâng hiến cuộc đời mình để qui y Phật, Pháp, và Tăng. Đừng rút lui trong chiến bại, nếu không bạn sẽ mất mặt, và phiền não ô trược sẽ chế nhạo bạn dài dài. Bạn sẽ không thể chịu đựng được cảm giác bất tài và nhục nhã khi đối diện với vòng phiền não ô trược nối tiếp. Bất cứ cỏi nào bạn đến, sẽ không có gì ngoại trừ phiền não ô trược đi theo và chế nhạo bạn: 'Ngươi đang tìm kiếm cái gì, sinh ra và chịu đựng khối đau khổ này, đồ ăn hại, ngươi? Bất cứ khi nào chúng ta chiến đấu, ngươi đều thua thê thảm. Ngươi chưa bao giờ có từ "chiến thắng" hết cả.' Lắng nghe điều đó, hởi các chiến sĩ vì mục đích hoàn thành đời sống thánh thiện! Những lời chế nhạo của phiền não ô trược có nhức nhối không? Bản thân tôi sẽ mau chóng bị nhức nhối. Thậm chí nếu tôi chết, tôi sẽ không quên. Vậy thì chúng ta cảm thấy thế nào? Chúng ta có cảm thấy thôi thúc ra chiến đấu với chúng bằng cách dâng hiến đời mình?

Đức Phật của chúng ta là một chiến sĩ cao quý tận cùng. Từng động tác của ngài thật là dũng cảm trong cuộc chiến đấu với phiền não ô trược, không lùi bước, đến mức phiền não ô trược bị tiêu diệt và ngài đã trở thành Thầy của thế giới mà chúng ta cung kính đảnh lễ cho đến ngày nay. Dấu vết của việc thực hành của ngài vẫn còn mới trong từng chữ, từng câu của Giáo Pháp tuyệt diệu, chưa từng bị suy đồi hay lu mờ. Vì vậy hày nắm lấy ngài như một nguyên tắc trong tim, một nguyên tắc trong thực hành, cho đến khi bạn không còn lại hơi thở nào để thở. Đừng buông ngài ra.

The land of victory, when all the defilements fall back in defeat: You don't have to ask about it. You'll know it on your own through the Dhamma immediately apparent to every person who practices to that point. The Buddha didn't lay any exclusive claims on it, but bestowed it as the wealth of every person who practices in dignity in the midst of this world of inconstancy, stress, and not-self. When the khandhas no longer carry on, we will attain full anupadisesa-nibbana with nothing more to worry about.

The Dhamma is something secure and complete. On the side of its causes, it's a Dhamma right for remedying and removing defilement of every sort. There's no defilement that lies above this Dhamma at all. The Buddha taught it rightly in every way, in every facet, for remedying defilement of every sort. Nothing excels this Dhamma — in particular, the Dhamma of the middle way, which is summarized as virtue, concentration, and discernment. This is the Dhamma of causes, the methods with which we should train ourselves and which the Buddha taught us in full. As for the Dhamma of results, it comes in stages. The mind is solid and doesn't stray or lean in line with its preoccupations. It has stillness and calm: This is the mind centered in concentration. The mind is courageous and capable, astute and aware all-around in terms of the things that become involved with it both within and without: This is the mind with discernment. And when it's even more astute and refined than that, to the point of being astute all-around and attaining release, then the entire mind is Dhamma. In other words, the mind is the Dhamma, the Dhamma is the mind — oneness — without any adversaries paired with it as before.

Vùng đất của chiến thắng, khi tất cả phiền não ô trược gục ngã trong chiến bại. Bạn không cần phải hỏi về nó. Bạn sẽ tự mình biết nó qua Pháp ngay lập tức khi thực tập đến mức đó. Đức Phật không giữ độc quyền nó, nhưng ban nó như là tài sản cho những ai thực hành chân chánh giữa thế giới của vô thường, khổ, và vô ngã. Khi các uẩn không còn tiếp tục, chúng ta sẽ đạt được trọn vẹn anupadisena-nibbana - Vô Dư Niết Bàn mà không cần phải lo lắng nữa.

Pháp là một cái gì đó an toàn và viên mãn. Về phía nguyên nhân của nó, nó là Pháp đúng cho việc khắc phục và trừ khử đủ loại phiền não ô trược. Không có phiền não ô trược nào nằm trên Pháp hết cả. Đức Phật dạy Pháp đúng trong mọi cách, mọi khía cạnh, để khắc phục mọi phiền não ô trược. Không có gì vượt trội Pháp này — đặc biệt là Pháp của trung đạo, được tóm tắt như đức hạnh, định, và nhận thức phân biệt. Đây là Pháp của nguyên nhân, phương pháp mà chúng ta nên dùng để huấn luyện bản thân và là điều mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta đầy đủ. Còn đối với Pháp của kết quả, nó đến theo giai đoạn. Tâm vững chắc và không đi lạc hay nghiêng theo các mối bận tâm của nó. Nó tĩnh lặng và bình an. Đây là tâm tập trung trong định. Tâm dũng cảm và có năng lực, sắc sảo và nhận biết khắp chung quanh về những thứ đến quan hệ với nó cả bên trong lẫn bên ngoài. Đây là tâm với nhận thức phân biệt. Và khi nó sắc sảo và tinh tế hơn thế, đến mức sắc xảo viên mãn và đạt được giải thoát, thì sau đó toàn thể tâm là Pháp. Nói cách khác, tâm là Pháp, Pháp là tâm — duy nhất — không có bất cứ đối thủ nào song hành với nó như trước.

My own impression — and whether I'm right or wrong, please decide for yourselves — but I'm certain that the Dhamma of the doctrine (sasana-dhamma), the teaching of the Buddha, refers for the most part to causes. The Buddha explained the causes, the practices to follow so as to remedy and remove defilement or to develop the various forms of goodness. The results are happiness. The teachings are simply directions showing the way.

As for the genuine Dhamma appearing from the practice, whether or not we give it names, it's a Dhamma in the principles of nature. It's Dhamma that we can't easily reach to touch. This is the Dhamma that's said to exist with the world at all times. As for the Dhamma of the doctrine taught by the Buddhas, this can disappear from time to time, as has happened with each of the long line of Buddhas who have gained Awakening. This in itself shows the inconstancy of the Dhamma of the doctrine for us to see clearly — unlike the Dhamma in the principles of nature, which has existed from the very beginning and has no involvement with inconstancy, stress, or not-self in any way that would give rise to that Dhamma or make it end.

The tactics given by each of the Buddhas to the world are called the Dhamma of the doctrine. These aren't the genuine Dhamma. They're tactics — different off-shoots — actions and modes displayed by the genuine Dhamma, means for letting go and striving, teaching us to let go, teaching us to strive using various methods, saying that the results will be like this or that.

Cảm tưởng của riêng tôi — và liệu tôi đúng hay sai, xin bạn tự quyết định — nhưng tôi chắc chắn là Giáo Pháp (sasana-dhamma), lời dạy của Đức Phập, phần lớn đề cập đến nguyên nhân. Đức Phập giải thích các nguyên nhân, các thực hành cần noi theo để khắc phục và loại bỏ phiền não ô trược hay để phát triễn các hình thức tốt lành khác nhau. Kết quả là hạnh phúc. Giáo lý chỉ đơn giản là hướng dẫn chỉ đường.

Còn đối với Pháp chân chánh xuất hiện từ việc thực hành, dù chúng ta có đặt tên cho nó hay không, nó là Pháp trong các nguyên tắc tự nhiên. Đó là Pháp mà chúng ta không thể tiếp cận dễ dàng. Đây là Pháp được nói là hiện hữu với thế giới khắp mọi thời. Đối với Giáo Pháp dạy bởi các vị Phật, nó có thể biến mất theo thời gian, như đã xảy ra với tất cả chư Phật trong quá khứ, những vị đã đạt Giác Ngộ. Điều này tự nó biểu lộ tính vô thường của Giáo Pháp để cho chúng ta nhìn thấy rõ ràng — không giống như Pháp trong các nguyên tắc tự nhiên, vốn đã hiện hữu ngay từ đầu và không liên quan với vô thường, khổ, hay vô ngã theo bất cứ cách nào mà có thể làm phát sinh ra Pháp đó hay làm nó chấm dứt.

Chiến thuật đề ra bởi mỗi vị Phật cho thế giới được gọi là Giáo Pháp. Chúng không phải là Pháp chân chính. Chúng là chiến thuật — các nhánh khác nhau — hành động và cách thức thể hiện bới Pháp chân chánh, phương tiện để buông xả và phấn đấu, dạy chúng ta buông xả, dạy chúng ta phấn đấu bằng nhiều cách khác nhau, nói rằng kết quả sẽ như thế này hay thế kia.

As for the genuine Dhamma of results in the principles of nature, that's something to be known exclusively in the heart of the person who practices. This Dhamma can't really be described correctly in line with its truth. We can only talk around it. And particularly with release: This can't be correctly described at all, because it's beyond all conventions and speculations. It can't be described. Even though we may know it with our full heart, we can't describe it. Like describing the flavor and fullness that come from eating: Even though eating is something in the realm of conventional reality that can be described, and though we all have savored the flavor and eaten our fill, still we can't describe these things at all in line with their truth.

The Dhamma that can't be described: That's the genuine Dhamma. It doesn't have the word 'vanishes' or 'disappears' — simply that the world can't reach in to know it and touch it. As for annihilating this Dhamma, it can't be annihilated. When we practice in line with the tactics given by each of the Buddhas, we can touch it and become aware of it. The heart becomes an awareness of the Dhamma, a right and fitting vessel for the Dhamma — and there is no vessel more appropriate for receiving each level of the Dhamma than the heart. When it enters into the Dhamma in full measure, the heart becomes one with the Dhamma. The heart is the Dhamma. The Dhamma is the heart. Oneness. There is nothing but oneness, not becoming two with anything else.

This Dhamma of oneness: Our ability to reach and to know it depends on our individual practice. It doesn't depend on the time or place or on anyone else. The important point is simply that our practice be right and appropriate. It will foster the mind in making contact with the Dhamma step by step to the highest step. So we should be intent and make determination the basis for our practice.

Còn đối với Pháp của kết quả chân chính trong các nguyên tắc tự nhiên, đó là một cái gì được biết riêng biệt trong trái tim của người thực hành. Pháp này không thể nào được diễn tả chính xác với sự thật của nó. Chúng ta chỉ có thể nói đại khái về nó. Và đặc biệt là với sự giải thoát: Điều này không thể nào được diễn tả cho chính xác hết cả, bởi vì nó vượt qua mọi quy ước và suy đoán. Nó không thể nào được diễn tả. Mặc dù chúng ta có thể biết nó với tất cả trái tim của mình, chúng ta không thể diễn tả nó. Giống như diễn tả hương vị và no bụng đến từ ăn uống: Mặc dù ăn uống nằm trong lĩnh vực của thực tế thông thường có thể diễn tả được, và mặc dù chúng ta đều thưởng thức hương vị và ăn no bụng, chúng ta vẫn không thể diễn tả những điều này phù hợp với sự thật của chúng hết cả.

Pháp mà không thể diễn tả: Đó là Pháp chân chính. Nó không có chữ 'biến mất' hay 'không còn nữa' — chỉ là thế giới không thể với tới để biết nó và tiếp xúc nó. Còn đối với việc hủy diệt Pháp này, nó không thể bị hủy diệt. Khi chúng ta thực tập phù hợp với chiến thuật đề ra bởi mỗi vị Phật, chúng ta có thể tiếp xúc nó và ý thức được nó. Trái tim trở thành sự nhận thức của Pháp, một bình chứa đúng và thích hợp cho Pháp — và không bình chứa nào thích hợp cho việc nhận từng cấp độ của Pháp hơn là trái tim. Khi nó bước vào Pháp trong đầy đủ phương sách, trái tim trở nên là một với Pháp. Tim là Pháp. Pháp là tim. Duy nhất. Không có gì khác ngoại trừ một, không trở thành hai với bất cứ cái gì khác.

Pháp của tính duy nhất này: Khả năng của chúng ta để tiếp cận và biết nó tùy thuộc vào thực hành của mỗi người chúng ta. Nó không tùy thuộc vào thời gian hay nơi chốn hay bất cứ ai khác. Điểm quan trọng chỉ là việc thực hành của chúng ta đúng và thích hợp. Nó sẽ nuôi dưỡng tâm trong việc tiếp xúc với Pháp từng bước một lên đến bước cao nhất. Vì vậy chúng ta nên hăng hái và lấy sự kiên quyết làm căn bản cho việc thực hành của mình.

Don't forget the phrase, Buddham saranam gacchami — I go to the Buddha for refuge — as I have already explained it to you. Dhammam saranam gacchami — I go to the Dhamma for refuge. This I have also explained. Sangham saranam gacchami — I go to the Sangha for refuge. Don't forget the ways in which the Noble Disciples practiced. Virtually all of them went through hardships to the brink of death before becoming our Sangham saranam gacchami. It's not the case that they were spoonfed, while we practice with hardship and difficulties to the brink of death. That's not the case at all. They went through difficulties just like ours — or far greater than ours — before becoming our Sangham saranam gacchami. They came from all levels of society, some from royal families and noble families leading a very delicate life. They had the ranks of kings, courtiers, and financiers, all the way down to ordinary farmers and slaves.

Coming from different classes of society — and some of them having lived in comfort in their homes — when they went forth to practice, they had to train and fit their thoughts, words, and deeds into a single mould, the mould of the sons of the Sakyan. So why wouldn't they have had trouble? Why wouldn't they have had difficulties? The way they ate in their homes was one thing; when they went forth to become monks, they had to ask others for alms. Instead of getting to eat this, they got that. Instead of getting hot food, they got cold food. Instead of getting to eat a lot, they got just a little, not in keeping with their wants. So how wasn't this difficult? It had to be difficult. But after they had finished eating, the important thing was training the mind to subdue defilement. Defilement has been the adversary, the foremost opponent of the Dhamma within the heart all along. There is no adversary stronger, smarter, or trickier than the defilements that have held power over the hearts of living beings for so long.

Đừng quên câu, Buddham saranam gacchami — Con xin qui y Phật — như tôi đã giải thích cho bạn. Dhammam saranam gacchami — Con xin qui y Pháp. Điều này tôi cũng đã giải thích. Sangham saranam gacchami — Con xin qui y Tăng. Đừng quên những cách mà các vị Đại Đệ Tử đã tu tập. Hầu như họ đều trải qua thử thách đến bờ vực của cái chết trước khi trở thành bậc Cao Tăng để chúng ta xin qui y (Sangham saranam gacchami). Không phải là trường hợp mà họ được dâng tận miệng, trong khi chúng ta tu tập cực khổ và khó khăn đến bờ vực của cái chết. Đó không phải là trường hợp chút nào. Họ trải qua khó khăn giống như chúng ta — hay còn nhiều hơn chúng ta — trước khi trở thành Sangham saranam gacchami của chúng ta. Họ đến từ mọi giai cấp xã hội, một số từ các gia đình hoàng tộc hay quý tộc với đời sống rất cao sang. Họ mang chức tước vua chúa, cận thần, và doanh nhân, xuống đến tận nông dân bình thường và nô lệ.

Đến từ các giai cấp khác nhau trong xã hội — và vài người trong số họ đã từng sống thoải mái trong nhà họ — khi xuất gia tu tập, họ phải rèn luyện và giữ tư tưởng, lời nói, và hành động vào khuôn phép duy nhất, khuôn phép của các con của dòng họ Thích Ca. Thế thì tại sao họ lại có thể có trở ngại? Tại sao họ lại có thể có khó khăn? Cách họ ăn ở nhà là một chuyện; khi họ xuất gia để trở thành tăng, họ phải xin người khác cho khất thực. Thay vì ăn như thế này, họ chọn cách kia. Thay vì có thức ăn nóng, họ lấy thức ăn nguội. Thay vì ăn nhiều, họ chỉ ăn ít, không làm hài lòng cái bụng của họ. Vì vậy sao lại không khó? Nó phải khó. Nhưng sau khi họ ăn xong, điều quan trọng là huấn luyện tâm dập tắc phiền não ô trược. Phiền não ô trược là kẻ thù, đối thủ cao nhất của Pháp trong trái tim đã từ lâu. Không có kẻ thù nào mạnh hơn, thông minh hơn, hay quỷ quyệt hơn những phiền não ô trược mà đã kiềm chế trái tim của chúng sinh từ lâu nay.

For this reason, we have to produce enough mindfulness, discernment, conviction, and persistence to subdue defilement. Otherwise we'll be deficient in the fight. To be deficient in the fight is no good at all. It's sure to make us deficient in the results we'll obtain. So the production of mindfulness, discernment, conviction, and persistence to be appropriate for subduing defilement of every sort, step by step, is the path of victory for the meditator who is to gain complete results, who will one day be free and independent for sure.

Virtually all of the Noble Disciples practiced in this way until reaching release. They gained release from suffering through struggle before becoming our saranam gacchami. So don't forget. Our refuges — Sangha saranam gacchami — weren't spoonfed people. They were people who struggled to the brink of death just like us. Think of them and hold to them as examples. Don't take the diddly-shit affairs of the world, which have no value or standards, as the principles in your heart, or you'll become irresolute and good for nothing, unable to find any goodness, any release from stress, any happiness or prosperity, any standards at all to your dying day. When this is the case, fullness and satisfaction in your work and in the results of your work won't exist in your heart. So be intent on practicing.

Vì lý do này, chúng ta phải tạo ra đủ chánh niệm, nhận thức phân biệt, niềm tin và kiên trì để chế ngự phiền não ô trược. Nếu không chúng ta sẽ không đủ năng lực chiến đấu. Yếu kém trong trận chiến là không tốt chút nào. Nó chắc chắn sẽ làm cho chúng ta yếu kém trong kết quả thu thập. Vì vậy việc thiết lập chánh niệm, nhận thức phân biệt, niềm tin, và kiên trì thích hợp cho việc chế ngự mọi phiền não ô trược, từng bước một, là con đường chiến thắng cho hành giả, người sẽ đạt được kết quả viên mãn, chắc chắn sẽ có ngày đạt đượcc tự do và độc lập.

Hầu như tất cả các vị Đại Đệ Tử đều tu tập theo cách này cho đến khi đạt được giải thoát. Họ thoát khỏi đau khổ qua tranh đấu trước khi trở thành bậc cao tăng cho chúng ta qui y (saranam gacchami). Vì vậy đừng quên. Các bậc Cao Tăng của chúng ta — Sangha saranam gacchami — không phải là những người được dâng tận miệng. Họ là những người chiến đấu đến bờ vực của cái chết như chúng ta. Hảy nghĩ đến họ và xem họ như là gương noi theo. Đừng lấy những công việc phù phiếm của thế gian, vốn không có giá trị hay tiêu chuẩn, như các nguyên tắc trong tim bạn, nếu không bạn sẽ trở nên không quả quyết và vô giá trị, không thể tìm thấy bất cứ điều tốt nào, bất cứ giải thoát khỏi đau khổ nào, bất cứ hạnh phúc hay thành đạt nào, bất cứ tiêu chuẩn nào cho đến ngày bạn chết hết cả. Khi đây là trường hợp, viên mãn và toại nguyện trong công việc của bạn và trong kết quả của công việc của bạn sẽ không hiện hữu trong tim bạn. Vì vậy hảy kiên quyết trong việc tu tập.

The Dhamma of the Buddha is always shining new. Don't forget that it's always shining new. Majjhima patipada — the middle way — is a shining-new Dhamma, not tarnished, shabby, or worn out like objects we've used for a long time. Majjhima means right in the middle — the Dhamma that has been appropriate for curing defilements of every sort all along. Ultimately it becomes majjhima in the principles of nature, because it has cured defilement and brought release within the mind. The mind becomes a majjhima mind, always even within itself.

So don't take anyone as your model more than the Buddha, Dhamma, and Sangha. By and large, the mind tends to take lowly things as its model, which is why we have to say, 'Don't take anyone as your model other than the Buddha, Dhamma, and Sangha.' The meditation masters who have practiced rightly, appropriately, and well as a good example for us who aim at studying with them: They too derived their model from the Buddha, Dhamma, and Sangha.

Pháp của Đức Phật luôn luôn tươi sáng. Đừng quên rằng nó luôn tươi sáng. Majjhima patipada — trung đạo — là một Pháp tươi sáng, không lu mờ, tồi tàn, hay hao mòn như những đồ vật chúng ta dùng lâu năm. Majjhima có nghĩa là ngay chính giữa — Pháp thích hợp cho việc chữa trị đủ loại phiền não ô trược xưa nay. Cuối cùng nó trở thành majjhima trong các nguyên tắc tự nhiên, bởi vì nó đã chữa trị được phiền não ô trược và mang lại giải thoát trong tâm. Tâm trở thành một majjhima tâm, luôn đều đặn trong chính nó.

Vì vậy đừng chọn bất cứ ai làm khuôn mẫu của bạn hơn là Phật, Pháp, và Tăng. Nói chung, tâm có khuynh hướng chọn những thứ thấp kém làm khuôn mẫu của nó, đó là lý do tại sao chúng ta phải nói, 'Đừng chọn bất cứ ai làm khuôn mẫu của bạn ngoài Phật, Pháp, và Tăng.' Các bậc thiền sư tu tập đúng đắn, thích đáng, và giỏi, là gương tốt cho chúng ta những ai muốn học tập với họ. Họ cũng chọn khuôn mẫu của họ từ Phật, Pháp, và Tăng.

If we get weak or discouraged, we should reflect on the cemeteries of birth and death that will burn us forever: Is there anything good about them? The struggle involved in the effort of the practice, even though it involves hardship, is a means of cutting back on our becoming and birth. More than that, it completely eliminates becoming and birth, which are a massive heap of stress, from the heart, so that we can freely pass by and gain release. There are none of the various sorts of defilement — even the most subtle — infiltrating or coercing such a heart. This is what it means to be free in every way, above the world of rebirth — which is a conventional reality — through the power of our persistent endeavor. For this reason, we should take persistence, endeavor, and effort as our basis for victory, or as our basis for the practice. We are then sure one day of attaining release from suffering and stress. No one has the power to coerce us or decide our score. We are the ones who'll decide our score for ourselves.

Very well then. That's all I'll discuss for now.

Nếu chúng ta yếu đuối hay nãn lòng, chúng ta nên quán chiếu về những nghĩa trang sinh tử mà sẽ thiêu đốt chúng ta mãi mãi: Có gì tốt về chúng? Cuộc đấu tranh liên quan đến nỗ lực của việc thực tập, mặc dù nó đòi hỏi thử thách, là phương tiện cắt giảm sự trở thành và sinh ra của chúng ta. Hơn thế nữa, nó hoàn toàn loại trừ việc trở thành và sinh ra, vốn là một khối đau khổ lớn, từ trái tim, để chúng ta có thể tự do đi qua và đạt được giải thoát. Không có loại phiền não ô trược nào — ngay cả loại tinh tế nhất — xâm nhập hay cưỡng bách một trái tim như thế. Đây là những gì có nghĩa là tự do theo mọi cách, vượt qua thế giới của tái sinh — vốn là một thực tế thông thường — thông qua sức mạnh của kiên trì nỗ lực của chúng ta. Vì lý do này, chúng ta nên lấy kiên trì, cố gắng và nỗ lực làm căn bản cho việc chiến thắng của chúng ta, hay như căn bản cho việc tu tập của chúng ta. Rồi chắc chắn sẽ có ngày chúng ta đạt được giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng. Không ai có quyền cưỡng bách chúng ta hay quyết định kết quả của chúng ta. Chúng ta là người sẽ quyết định kết quả cho chính mình.

Tốt lắm rồi. Đó là tất cả những gì tôi thảo luận nảy giờ.


The Four Frames of Reference  

August 25, 1962

The way of practice that follows the aims of the Buddha and the true Dhamma is to be truly intent on acting rightly. Every sort of duty that is ours to do should be done intently. When doing a task of any sort, even a small one, if we lack intentness, it won't get finished in a presentable way at all, because intentness — which is a matter of mindfulness and principles in the heart that can bring a task to completion — is lacking in ourselves and in our work. To have mindfulness and principles of the heart in ourselves and in our work is, in and of itself, to be making the effort of the practice, regardless of whether the work is internal or external. If a person lacks intentness as a means of keeping his work in focus, then even if he is a craftsman capable of making things solid and beautiful, his lack of intentness will reduce the quality and beauty of his work. For this reason, intentness and concentration are important factors that shouldn't be overlooked by those who aim at full results in their work.

We have gone forth from the household life. We're meditators. We should display intentness in our every duty and be deliberate in our every task. Even when we sweep the monastery compound, clean our quarters and the meeting hall, set out sitting mats and drinking water, in all our movements, comings and going, even when looking right and glancing left, we should be mindful at every moment. This is what it means to be making the effort of the practice. In developing the habit of mindfulness, we have to use our work as our training ground. Every external task of every sort is a duty. Walking meditation and sitting meditation are duties. If we're mindful in doing our duties, it means that our effort in the practice hasn't lapsed. To train ourselves in the habits of those who are intent on the higher levels of Dhamma, we must begin — with urgency — by training ourselves to be mindful in every task of every sort from the very beginning. For the sake of the certainty and stability of your future, develop mindfulness as a habit from this moment onward until you have it constantly present within you, every moment you act and every moment you rest.


Bốn Khung Tham Khảo  

Ngày 25 tháng 8, năm 1962

Cách tu tập theo mục đích của Đức Phật và chánh Pháp là thật sự kiên quyết hành động đúng. Bất cứ nhiệm vụ nào mà chúng ta phải làm thì nên làm một cách nghiêm túc. Khi làm một công việc gì, thậm chí một việc nhỏ, nếu chúng ta thiếu kiên quyết, nó sẽ không được hoàn chỉnh chút nào, bởi vì sự kiên quyết — đó là vấn đề chánh niệm và nguyên tắc trong tim có thể đảm đương công việc cho hoàn tất — không có đủ trong chúng ta và trong công việc của chúng ta. Có chánh niệm và nguyên tắc của trái tim trong chính bản thân và trong công việc của chúng ta là, tự nó, làm nỗ lực tu tập, cho dù công việc đó là ở trong hay ngoài. Nếu một người thiếu sự kiên quyết như một phương tiện giữ cho việc tập trung vào nhiệm vụ, thì thậm chí nếu người ấy là một thợ thủ công có khả năng làm đồ vật chắc chắn và đẹp, sự thiếu kiên quyết của ông ta sẽ làm giảm phẩm chất và vẻ đẹp của tác phẩm của ông. Vì lý do này, kiên quyết và tập trung là những yếu tố quan trọng mà không nên bỏ qua bởi những ai nhắm đến kết quả viên mãn trong công việc của họ.

Chúng ta xuất gia. Chúng ta là thiền giả. Chúng ta nên thể hiện sự kiên quyết trong mọi nhiệm vụ và chú tâm trong mọi công việc của chúng ta. Ngay cả khi chúng ta quét sân chùa, dọn dẹp chỗ ở và sảnh đường, xếp đặt những tấm thảm và nước uống, trong mọi cử động của chúng ta, đến và đi, ngay cả khi nhìn qua phải hay liếc qua trái, chúng ta nên chánh niệm trong mọi khoảnh khắc. Đây là những gì có nghĩa là làm nỗ lực tu tập. Trong việc phát triễn thói quen chánh niệm, chúng ta phải sử dụng công việc của mình như môi trường huấn luyện. Mọi công việc bên ngoài là một nhiệm vụ. Hành thiền và ngồi thiền là nhiệm vụ. Nếu chúng ta chánh niệm trong khi thi hành nhiệm vụ của mình, nó có nghĩa là nỗ lực của chúng ta trong việc tu tập không bị sa sút. Huấn luyện chúng ta theo thói quen của những người có ý định lên những cấp độ cao hơn của Pháp, chúng ta phải bắt đầu — thật khẩn cấp — bằng cách huấn luyện chúng ta có chánh niệm trong đủ mọi công việc ngay từ đầu. Để có được sự chắc chắn và ổn định trong tương lai, hảy phát triễn chánh niệm như một thói quen kể từ lúc này cho đến khi bạn có nó hiện diện thường xuyên bên trong bạn, mỗi khoảnh khắc bạn hành động và mỗi khoảnh khắc bạn nghĩ ngơi.

When the time comes to make the mind still, mindfulness will come to stick close by the heart and be established as soon as you make the effort, just as you want it to. At the same time, your mindfulness will have enough strength to force the mind into stillness at will. For the most part, when people are unable to make their minds still as they like, it's because mindfulness, which is the primary factor, isn't strong enough, and so the mind easily finds the opening to slip out after other preoccupations — like an inquisitive child who has no one to watch over him and who can thus get into danger any time at all. The mind that's always carried away, without any mindfulness to look after it, is thus always getting disturbed to the point where it can never find any stillness and peace. The guardians of the mind are mindfulness and discernment, which continually watch over it all the time it is thinking about various issues, and which continually try to reason with the mind to free it from the issues that come to involve it. When the mind is constantly hearing the logic of its discernment, it will be unable to disobey its discernment by thinking about and becoming attached to any issues any longer.

To train mindfulness and discernment to become progressively stronger and not to deteriorate, please train them in the method already mentioned. Don't let yourself be careless in any useful activity of any sort, no matter how small. Otherwise the carelessness that's already the lord of the heart will become a chronic disease taking deep root in the heart, ruining every aspect of your practice. Try to train yourself in the habit of being dependable and intent in your proper activities, within and without, at all times. Don't let carelessness or negligence incubate in your character at all, because people who have trained themselves in the habit of being true to their every duty are sure to be able to succeed in every sort of activity, whether inner or outer, without any obstacle to thwart them. Even when they train their hearts, which is the important job within, they are sure to succeed with circumspection in such a way that they will find nothing with which they can fault themselves — because outer activities and inner activities both point to the same heart in charge of them. If the heart is habitually careless, then when it takes charge of any inner task, it's bound to ruin the task, without leaving even a scrap for itself to take as its refuge.

Khi thời gian đến để làm cho tâm tĩnh lặng, chánh niệm sẽ đến gần trái tim và sẽ được thiết lập ngay khi bạn làm nỗ lực, như bạn muốn nó làm. Đồng thời, chánh niệm của bạn sẽ có đủ sức mạnh để buộc tâm vào tĩnh lặng theo ý muốn. Phần lớn, khi người ta không thể làm cho tâm họ tĩnh lặng như họ muốn, đó là vì chánh niệm, vốn là yếu tố chính, không đủ mạnh, và vì vậy tâm dễ dàng tìm thấy kẽ hở để trốn ra theo các đề mục khác — giống như một đứa trẻ tò mò không có ai coi chừng nó và vì thế có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Tâm mãi lơ đãng, không có chánh niệm chăm sóc nó, thì luôn bị xáo trộn đến mức mà nó không thể tìm thấy tĩnh lặng và bình an. Giám hộ của tâm là chánh niệm và nhận thức phân biệt, thường xuyên theo dõi nó suốt thời gian nó đang suy nghĩ về những vấn đề khác nhau, và liên tục cố gắng lý luận với tâm để giải thoát nó khỏi những vấn đề đến quan hệ với nó. Khi tâm liên tục nghe lý luận của nhận thức phân biệt của nó, nó sẽ không thể không tuân theo tuệ phân biệt của nó bằng cách suy nghĩ và gắn bó với bất cứ vấn đề nào nữa.

Để huấn luyện chánh niệm và nhận thức phân biệt trở nên mạnh mẽ hơn và không bị suy giảm, xin hảy huấn luyện chúng theo phương pháp đã đề cập. Đừng bất cẩn trong bất cứ hoạt động hữu ích nào, dù nhỏ bao nhiêu. Nếu không, sự bất cẩn mà đã là chủ của trái tim sẽ trở nên một căn bịnh dai dẳng nằm sâu trong tim, hủy hoại mọi khía cạnh của việc tu tập của bạn. Cố gắng huấn luyện bản thân theo thói quen tin cậy được và kiên quyết trong các hoạt động đúng đắn của bạn, cả trong lẫn ngoài, ở khắp mọi thời. Đừng để cẩu thả hay lơ đãng ấp ủ trong nhân cách của bạn, bởi vì những người huấn luyện bản thân theo thói quen làm đúng với mọi nhiệm vụ của họ thì chắc chắn sẽ có thể thành công trong mọi hoạt động, dù là ở trong hay ở ngoài, không có bất cứ chướng ngại nào cản trở họ. Ngay cả khi họ huấn luyện trái tim của họ, vốn là một công việc quan trọng ở bên trong, họ chắc chắn thành công với sự thận trọng theo cách mà họ sẽ không tìm thấy điều gì mà họ có thể tự trách mình được — bởi vì các hoạt động bên trong và bên ngoài đều hướng đến cùng một trái tim chịu trách nhiệm về chúng. Nếu trái tim có thói quen cẩu thả, thì khi nó làm chủ bất cứ công việc nào bên trong, nó sẽ làm hỏng việc, thậm chí không để lại một mảnh đất nào để làm chỗ trú ẩn cho chính nó.

So for a bright future in the tasks that form your livelihood and source of happiness, you should train yourself in the habit of being dependable and true in your duties. Perform each task to the utmost of your ability. Then when you turn inward to perform your inner work for the sake of stillness or for the sake of discernment and discovery, you will be able to perform both sorts of work with precision and circumspection because of the habits you have developed in training yourself to be true and circumspect all along. To follow the practice from the beginning to the highest level depends mainly on your basic habits. The 'beginning' of the practice and the 'end' both refer to the one heart whose condition of awareness will develop when it's modified by the Dhamma, both in terms of causes — the striving of the practice — and in terms of the results, or happiness, just as a child gradually develops from infancy to adulthood when nourished by food and all sorts of other factors. The beginning of the practice thus refers to the training of the mind in the beginning stages so as to change its habits and sensibilities, making them reasonable and right, until it is knowledgeable and can maintain itself without any deviations from the reasonability and rightness appropriate to it. But when we come right down to it, the beginning and end of the practice are like a piece of fruit: We can't say exactly where it begins and where it ends. When we look at it, it's simply a piece of fruit.

The same sort of thing holds true with the mind. We talk about the beginning or the end of the practice in the sense that the mind has its various preoccupations, coarse and refined, mixed in with it. In modifying them, we have to keep coming up with new techniques, changing those preoccupations from their original state to more and more refined levels that should be called, where suitable, the beginning or the end of the path. Those of you listening should make yourselves reach this sort of understanding of the defilements and evil qualities in the heart that are given such a variety of names that they can go beyond the bounds of what the suppositions of a single mind can keep track of and resolve. Otherwise you won't have any techniques for curing yourselves of the condition just mentioned.

Vì vậy để có một tương lai tươi sáng trong những công việc tạo ra cuộc sống và nguồn hạnh phúc của bạn, bạn nên tự huấn luyện theo thói quen tin cậy được và thành thật trong công việc của mình. Thực hiện từng nhiệm vụ cho hết khả năng của bạn. Thì khi bạn quay vào trong để thực hiện công việc bên trong của bạn vì mục đích tĩnh lặng hay vì nhận thức phân biệt và khám phá, bạn sẽ có thể thực hiện cả hai loại việc với sự chính xác và thận trọng bởi vì những thói quen bạn đã phát triễn trong việc huấn luyên bản thân là đúng và thận trọng suốt từ đầu. Đi theo việc thực hành từ lúc bắt đầu cho đến mức độ cao nhất phụ thuộc chủ yếu vào các thói quen căn bản của bạn. Cả hai từ 'bắt đầu' của việc thực tập và 'kết thúc' đều đề cập đến một trái tim mà trạng thái hiểu biết sẽ phát triễn khi nó được sửa đổi bởi Pháp, cả về nguyên nhân — sự phấn đấu tu tập — lẫn kết quả, hay hạnh phúc, giống một đứa bé dần dần phát triễn từ trẻ sơ sinh đến trưởng thành khi được nuôi dưỡng bằng thức ăn và tất cả các yếu tố khác. Sự bắt đầu thực tập vì thế đề cập đến việc huấn luyện tâm trong giai đoạn khởi đầu để thay đổi thói quen và tính nhạy cảm của nó, làm cho chúng hợp lý và đúng, cho đến khi nó có kiến thức và có thể tự duy trì mà không có bất cứ sai lệch nào từ tính hợp lý và đúng thích hợp với nó. Nhưng khi chúng ta đi đến tận cùng của vấn đề, thì sự bắt đầu và kết thúc của thực hành thì giống như một miếng trái cây: Chúng ta không thể nói chính xác nơi nó bắt đầu và nơi nó kết thúc. Khi chúng ta nhìn nó, nó chỉ là một miếng trái cây.

Tương tự như vậy đối với tâm. Chúng ta nói về bắt đầu và kết thúc của thực hành trong ý nghĩa là tâm có các đề mục khác của nó, thô và tinh tế, trộn lẫn với nó. Trong việc sửa đổi chúng, chúng ta phải luôn nghĩ ra những kỹ thuật mới, thay đổi các đề mục này từ trạng thái ban đầu của chúng đến các mức độ tinh tế hơn nhiều mà nên được gọi là, khi thích hợp, sự bắt đầu hay kết thúc của con đường. Những ai trong các bạn đang lắng nghe nên làm cho mình đạt được sự hiểu biết này về phiền não ô trược và những phẩm chất xấu trong tim, chúng được đặt cho nhiều tên đến độ chúng có thể đi quá giới hạn của những gì mà các giả định của một trái tim duy nhất có thể theo dõi và giải quyết. Nếu không bạn sẽ không có bất cứ kỹ thuật nào cho việc tự chữa trị mình khỏi tình trạng vừa mới đề cập.

Let me stress once more the principle that guarantees sure results: Train yourself in the habit of being solid and true in your work and duties at all times. Don't be unsteady, uncertain, or undependable. If you say you'll go, go. If you say you'll stay, stay. If you say you'll do something, do it. Once you've settled on a time or a task, keep to it. Be the sort of person who writes with his hand and erases with his hand. Don't be the sort who writes with his hand and erases with his foot. In other words, once we've made a vow, no one else can come in and destroy that vow, and yet we ourselves are the ones who destroy it: This is what is meant by writing with the hand and erasing with the foot, which is something very unseemly. We have to be true to our plans and always decisive. Once we've determined that a particular task is worthwhile and right, we should give our life to that task and to our determination. This way we'll become dependable and self-reliant. The virtues we are maintaining will become dependable virtues and won't turn into virtues floating in the wind. Our practice of concentration will become dependable concentration on every level and won't turn into concentration floating in the wind, i.e., concentration only in name but without the actuality of concentration in the heart. And when we develop each level of discernment, it will be dependable discernment, in keeping with the truthfulness of our character, and won't turn into discernment floating in the wind, i.e., discernment only in name but without any ingenuity in freeing ourselves. What I've said so far is so that you will see the drawbacks of being undependable and desultory, without any inner truthfulness, and so that if you hope for genuine progress in terms of the world and the Dhamma, you'll look for a way to give these things a wide berth.

Now I'd like to say more about mindfulness and discernment, the factors that can make your character more stable and circumspect. You should always be aware that discernment isn't something that you can cook up like food. It comes from considering things carefully. A person without discernment is unable to complete his tasks with any sort of finesse and unable to protect his valuables — in the sense of the world or of the Dhamma — from danger. For this reason, the important factors in maintaining and practicing the teachings of the religion are mindfulness and discernment. Whenever an event, whether good or bad, makes contact with the mind, mindfulness and discernment should take it up immediately. This way you can be alert to good and bad events in time and can prevent the heart from straying after things that will harm it.

Tôi nhấn mạnh một lần nữa về các nguyên tắc bảo đảm đem lại kết quả: Huấn luyện bản thân theo thói quen chắc chắn và thành thật trong công việc và nhiệm vụ của bạn khắp mọi thời. Đừng lửng lơ, không chắc chắn, hay không đáng tin cậy. Nếu bạn nói bạn sẽ đi, thì đi. Nếu bạn nói bạn sẽ ở lại, thì ở lại. Nếu bạn nói bạn sẽ làm cái gì đó, thì hảy làm điều đó. Một khi bạn biết chắc về thời điểm hay công việc nào đó, hảy giữ nó. Hảy là người viết bằng tay và xóa bằng tay của mình. Đừng là người viết bằng tay và xoá bằng chân của mình. Nói cách khác, một khi chúng ta thề nguyện một điều gì, không ai khác có thể phá hủy lời thề đó, và chính chúng ta là người sẽ phá hủy nó: Đây là ý nghĩa của việc viết bằng tay và xóa bằng chân, đó là điều không phù hợp chút nào. Chúng ta phải thành thật với kế hoạch của mình và luôn kiên quyết. Một khi chúng ta xác định rằng một việc nào đó xứng đáng và đúng, chúng ta nên cương quyết và hết lòng làm việc đó. Bằng cách này chúng ta sẽ trở nên đáng tin cậy và tự lực. Những đức hạnh chúng ta đang duy trì sẽ trở nên đức hạnh đáng tin cậy và không biến thành đức hạnh lửng lơ trong gió. Việc thực hành định của chúng ta sẽ trở nên định đáng tin cậy trên mọi cấp độ và không biến thành định lửng lơ trong gió, nghĩa là định trên danh hiệu chứ không phải định thật sự trong tim. Và khi chúng ta phát triễn từng mức độ của tuệ phân biệt, nó sẽ là tuệ phân biệt đáng tin cậy, phù hợp với bản tánh chân thật của chúng ta, và không biến thành tuệ phân biệt lửng lơ trong gió, nghĩa là tuệ phân biệt trên danh hiệu mà không có bất cứ tinh nhuệ nào trong việc giải thoát chính mình. Những gì tôi nói nảy giờ là để bạn sẽ thấy nhược điểm của sự không đáng tin cậy và không mục đích, không có bất cứ sự chân thật nào bên trong, và vì thế nếu bạn hy vọng tiến bộ thật sự về cả lĩnh vực thế giới và Pháp, bạn sẽ kiếm cách để cung cấp cho những thứ này một nơi hạ cánh rộng rãi.

Bây giờ tôi muốn nói thêm về chánh niệm và nhận thức phân biệt, những yếu tố mà có thể làm cá tính của bạn vững vàng và thận trọng hơn. Bạn nên luôn hiểu rõ rằng nhận thức phân biệt không phải là một cái gì mà bạn có thể nấu như thức ăn. Nó đến từ việc xem xét mọi thứ cẩn thận. Một người không có nhận thức phân biệt không thể hoàn thành nhiệm vụ của họ với bất cứ kỹ xảo nào và không thể bảo vệ những vật có giá trị của ông ta — theo ý nghĩa của thế giới hay của Pháp — khỏi nguy hiểm. Vì lý do này, các yếu tố quan trọng trong việc duy trì và thực hành giáo lý của tôn giáo là chánh niệm và nhận thức phân biệt. Bất cứ khi nào một sự kiện, dù là tốt hay xấu, đến tiếp xúc với tâm, chánh niệm và nhận thức phân biệt cần phải nắm lấy nó ngay lập tức. Bằng cách này, bạn có thể cảnh giác với các sự kiện tốt và xấu kịp thời và có thể ngăn trái tim không đi lang thang theo những thứ mà sẽ làm hại nó.

For the most part, whenever an issue arises, whether it's sudden or not, the heart can be swayed or harmed in line with that issue because it lacks the mindfulness and discernment to observe and inspect things carefully beforehand. It then sees everything as worth pursuing, and so you let the mind follow along with things without your being aware of it. By the time you realize what has happened, time has been wasted, and it's too late to put a stop to the mind, so you let things follow their own course until they all turn to ashes, without any way of being remedied. Don't think that this comes from anything other than a lack of the mindfulness and discernment that can lead out to freedom. If not for this, who would be willing to sacrifice his or her own worth — with a value above that of anything else in the world — for the sake of this sort of failure? Yet it's unavoidable and we have to give in — all of us — for when the chips are down, it's normal that mindfulness will lapse, and we won't be able to latch onto anything in time. We'll then let things follow their own course in line with the force of events too strong for the mind to withstand.

Thus it is only right that we should prepare ourselves from this moment onward to be ready for the events that lie in wait around us, within and without, and are ready to strike at any time or place. Even though it's still morning (even though you're still alive), don't let yourself delay. To be prepared is to strive to have a firm basis, both within and without, for your living and dying. Whether you live here or there, whether death will happen here or there, whether you live in this world or the next, or whether you're coming to this world or going to the next, you should prepare yourself, beginning now, in the immediate present. Otherwise, when life is up, you won't be able to prepare anything in time. I've never seen any Teacher's Dhamma that says to prepare yourself tomorrow or next month or next year or in the next life, which would simply encourage people to be complacent. I've seen the Dhamma say only that you should make yourself a refuge both within and without right now while you're alive. Even though days, nights, months, and years, this world and the next, are always present in the cosmos, they're not for worthless people who are born and die in vain without doing anything of any benefit to the world or the Dhamma at all.

Hầu hết, bất cứ khi nào một vấn đề khởi sinh, dù là đột ngột hay không, trái tim có thể bị lung lay hay tổn hại cùng với vấn đề đó bởi vì nó thiếu chánh niệm và nhận thức phân biệt để quan sát và kiểm tra mọi thứ cẩn thận trước khi bắt tay vào. Sau đó nó nhìn thấy mọi thứ đều đáng để theo đuổi, và vì vậy bạn để cho tâm đi theo mọi thứ mà không hề hay biết. Đến khi bạn nhận ra điều gì đã xảy ra, bạn đã lãng phí thời giờ, và quá trễ để làm tâm ngừng lại, vì thế bạn để mọi thứ đi theo cách của chúng cho đến khi chúng đều trở thành tro bụi, không có cách gì để sửa chửa. Đừng nghĩ rằng điều này đến từ bất cứ thứ gì ngoài việc thiếu chánh niệm và nhận thức phân biệt mà có thể dẫn đến tự do. Nếu không phải vì điều này, ai sẽ sẵn sàng hy sinh giá trị của mình — với một giá trị cao hơn bất cứ điều gì khác trên thế giới — vì lợi ích của loại thất bại này? Tuy nhiên đó là điều không thể tránh khỏi và chúng ta phải nhượng bộ — tất cả chúng ta — vì khi những mảnh bể rơi xuống, việc chánh niệm sẽ sa sút là bình thường, và cuối cùng chúng ta sẽ không thể nắm lấy bất cứ điều gì. Rồi thì chúng ta sẽ để cho mọi thứ đi theo cách của chúng phù hợp với lực của các sự kiện quá mạnh để cho tâm chống cự.

Vì vậy chỉ cần chúng ta phải chuẩn bị cho mình từ lúc này trở đi để sẵn sàng cho những sự kiện đang nằm đợi xung quanh chúng ta, trong và ngoài, và sẵn sàng để tấn công bất cứ lúc nào hay nơi nào. Mặc dù vẫn còn sáng (mặc dù bạn vẫn còn sống), đừng trì hoãn. Chuẩn bị là phấn đấu để có căn bản vững chắc, cả trong lẫn ngoài, cho cuộc sống và cái chết của bạn. Dù bạn sống ở đây hay ở đó, dù cái chết sẽ xảy ra ở đây hay ở đó, dù bạn sống trong cõi đời này hay đời kế, hay dù bạn đang đi đến cõi đời này hay đến cõi đời kế, bạn nên chuẩn bị cho mình, bắt đầu từ bây giờ, trong giây phút hiện tại. Nếu không, khi cái chết cận kề, bạn sẽ không thể chuẩn bị bất cứ điều gì kịp thời. Tôi chưa bao giờ thấy Pháp của Thế Tôn nói rằng chuẩn bị chính bạn vào ngày mai hay tháng tới hay năm tới hay trong kiếp sống tới, điều đó chỉ đơn giản khuyến khích người ta tự mãn. Tôi chỉ thấy Pháp nói rằng bạn nên làm cho chính mình một nơi trú ẩn cả ở trong lẫn ngoài ngay bây giờ khi bạn đang sống. Cho dù ngày, đêm, tháng, năm, đời này và đời kế tiếp, luôn luôn hiện diện trong vũ trụ, chúng không phải dành cho người vô giá trị, những ai sinh ra và chết đi vô ích, không làm được điều gì có lợi cho thế giới hay Pháp hết cả.

In particular, now that we are monks and meditators — which is a peaceful way of life, a way of life that the world trusts and respects, a way of life that more than any other in the world gives us the opportunity to do good for ourselves and others — we should be fully prepared in our affairs as monks and shouldn't let ourselves be lacking. For our behavior as monks to be gracious in a way pleasing and inspiring to others, we must use mindfulness and discernment as our guardians, looking after our every movement. A person with mindfulness and discernment looking after his behavior is gracious within and without, and maintains that graciousness in a way that never loses its appeal at any time. When we use mindfulness and discernment to straighten out things within us — namely, the mind and its mess of preoccupations — the mind immediately becomes clean, clear, and a thing of value.

Remember the Dhamma you have studied and heard, and bring it inward to blend with your practice and to support it. Keep your mindfulness and discernment right with the heart and with your every movement. Wherever the eye looks or the ear listens, mindfulness and discernment should follow them there. Whatever the tongue, nose, and body come into contact with — no matter how good or bad, coarse or refined — mindfulness and discernment should keep track of those things and pry intelligently into their causes every time there's a contact. Even when ideas occur in the mind itself, mindfulness and discernment must keep track and investigate them without break — because those who have gained release from the world of entanglements in the heart have all acted in this way. They have never acted like logs thrown away on the ground where children can climb up to urinate and defecate on them day and night. If anyone acts like a log, defilements and cravings from the various directions — namely, from sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations — will come in through the openings of the eyes, ears, nose, tongue, and body to urinate and defecate on the heart that is making itself into a log because it doesn't have any intelligence or circumspection with regard to its inner and outer preoccupations. It simply lets cravings and defilements urinate and defecate on it day and night. This isn't at all fitting for those who aim at freedom from the cycle — i.e., who aim at nibbana — because the nibbana of the Buddha and his disciples is not a lazy nibbana or a log's nibbana. Those who want the Buddha's nibbana in their hearts must try to conform to the tracks left by the practice of the Buddha and his disciples. In other words, they must make an effort to develop mindfulness, discernment, conviction, and persistence to keep abreast of the events occurring within and without at all times. Don't act like a log, simply going through the motions of walking, sitting, meditating, sitting like a stump in the middle of a field without any sense of circumspection in the heart. This sort of going through the motions isn't any different from the way people in general normally act.

Nhất là, giờ đây chúng ta là nhà sư và thiền giả — đó là một lối sống bình an, lối sống mà thế giới tin tưởng và kính trọng, lối sống mà hơn tất cả những gì khác trên thế giới cho chúng ta cơ hội để làm điều tốt cho bản thân và cho người khác — chúng ta nên chuẩn bi đầy đủ trong công việc của chúng ta như là sư và không nên để cho chúng ta bị thiếu sót. Vì phẩm hạnh của nhà sư chúng ta là nên nhã nhặn ân cần khiến người khác vui lòng và cảm hứng, chúng ta phải sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt như giám hộ của chúng ta, chăm sóc cho từng cử động của chúng ta. Một người với chánh niệm và nhận thức phân biệt biết để ý đến hành xử của mình thì nhã nhặn ân cần ở trong và ngoài, và duy trì sự khả kính đó theo cách mà không bao giờ làm mất sự hấp dẫn của nó bất cứ lúc nào. Khi chúng ta sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để gở rối mọi thứ bên trong chúng ta — cụ thể là tâm và mớ đề mục hỗn độn của nó — tâm ngay lập tức trở nên sạch, trong sáng, và là một thứ có giá trị.

Hảy ghi nhớ Pháp mà bạn học và nghe, và mang nó vào bên trong để phối hợp với sự tu tập của bạn và hỗ trợ nó. Giữ chánh niệm và nhận thức phân biệt của bạn ngay ở tim và với từng cử động của bạn. Bất cứ nơi nào mắt nhìn hay tai nghe, chánh niệm và nhận thức phân biệt nên theo chúng ở đó. Bất cứ cái gì mà lưỡi, mũi, và thân tiếp xúc với — bất kể tốt hay xấu thế nào, thô hay tinh tế ra sao — chánh niệm và nhận thức phân biệt nên theo dõi những điều đó và soi mói tìm tòi một cách khôn ngoan vào nguyên nhân của chúng mỗi khi có sự tiếp xúc. Ngay cả khi ý tưởng xuất hiện trong tâm, chánh niệm và nhận thức phân biệt phải theo dõi và xem xét chúng không ngừng nghĩ — bởi vì những ai đạt được giải thoát khỏi thế giới của những vướng mắc trong tim đều phải hành động theo cách này. Họ không bao giờ hành động như những khúc gỗ bị liệng bỏ dưới đất nơi mà trẻ em có thể leo lên tiểu tiện lên chúng ngày đêm. Nếu bất cứ ai hành động như khúc gỗ, phiền não ô trược và ham muốn từ những hướng khác nhau — cụ thể là từ hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác — sẽ đến qua đường mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân để tiểu tiện lên trái tim đang tự làm cho nó thành khúc gỗ bởi vì nó không có bất cứ trí khôn hay thận trọng nào về các mối bận tâm bên trong và bên ngoài của nó. Nó chỉ để cho ham muốn và phiền não ô trược tiểu tiện lên nó ngày đêm. Điều này không thích hợp cho những ai nhắm đến giải thoát khỏi luân hồi — nghĩa là, những ai nhắm đến niết bàn — bởi vì niết bàn của Đức Phật và các đệ tử của ngài không phải là một niết bàn lười biếng hay niết bàn của khúc gỗ. Những ai muốn niết bàn của Đức Phật trong tim họ thì phải cố gắng noi theo những phương cách để lại bởi sự tu tập của Đức Phật và các đệ tử của ngài. Nói cách khác, họ phải nỗ lực phát triễn chánh niệm, nhận thức phân biệt, niềm tin, và kiên trì để theo kịp các sự kiện xảy ra bên trong và bên ngoài khắp mọi thời. Đừng hành động như khúc gỗ, chỉ đơn giản đi qua các cử động của đi, ngồi, thiền, ngồi như gốc cây ở giữa đồng mà không có bất cứ ý thức thận trọng nào trong trái tim. Cái kiểu đi qua các cử động này không khác gì với cách mà người đời thường hành động.

To be a disciple of the Tathagata, whose fame has spread throughout the three levels of the cosmos, you should try to revive the mindfulness and discernment lying dormant in the heart so that they can support your efforts in extracting all the various defilements and cravings coming from the heart that at the moment is like a log. Greed, anger, delusion, laziness, discontent, jealousy, possessiveness: All of these things are excrement piled on the heart. Once mindfulness and discernment have been trained as we have mentioned, they will become stronger day by day, more and more accustomed to working, in the same way that we get accustomed to other forms of work. When we bring them to bear on the effort of the practice within the heart, they will be able to understand the affairs of the heart in due time, without taking long.

In order to be principled and methodical in your training, keep your awareness constantly with the body. Keep mindfulness focused there and use discernment to investigate within the sphere of the body. To do this is to follow the principles of the frames of reference (satipatthana) and the Noble Truths (ariya-sacca), which form the path of all the Noble Ones.

There are four frames of reference: the body, feelings, the mind, and phenomena. 'The body' refers to every part of the body. This is termed kayanupassana satipatthana. 'Feelings' refers to pleasure, pain, and indifference. This is termed vedananupassana satipatthana. 'The mind' refers to the mental states that are fashioned by the mind and color it. This is termed cittanupassana satipatthana. 'Phenomena' refers to anything, material or mental, that is the object or focal point of the mind's investigation. This is termed dhammanupassana satipatthana.

Để là đệ tử của Như Lai, mà danh tiếng đã lan rộng khắp ba cỏi giới của vũ trụ, bạn nên cố gắng làm sống lại chánh niệm và nhận thức phân biệt đang nằm bất động trong tim để chúng có thể hỗ trợ nỗ lực của bạn trong việc loại bỏ tất cả các phiền não ô trược và ham muốn đến từ trái tim mà lúc đó giống như khúc gỗ. Tham lam, giận dữ, si mê, lười biếng, bất mãn, ghen tị, sở hữu: Tất cả những thứ này là cặn bã nằm chất đống trong tim. Một khi chánh niệm và nhận thức phân biệt được huấn luyện như chúng ta đã đề cập, chúng sẽ trở nên mỗi ngày một mạnh hơn, quen thuộc với việc làm nhiều hơn, giống như cách chúng ta quen thuộc với các hình thức làm việc khác. Khi chúng ta làm cho chúng chịu đựng được nỗ lực tu tập trong tim, chúng sẽ có thể hiểu được công việc của trái tim vào đúng thời điểm mà không mất nhiều thời gian.

Để có nguyên tắc và phương pháp trong việc huấn luyện của bạn, giữ nhận thức của bạn liên tục với thân. Giữ chánh niệm tập trung ở đó và sử dụng tuệ phân biệt để quan sát trong phạm vi của thân. Làm điều này là đi theo nguyên tắc của các khung tham khảo (satipatthana) và Tứ Diệu Đế (ariya-sacca), vốn tạo thành con đường của tất cả các bậc Thánh Hiền.

Có bốn khung tham khảo: thân, cảm giác, tâm, và hiện tượng. 'Thân' đề cập đến mọi phần của thân thể. Đây gọi là kayanupassana satipatthana. 'Cảm giác' đề cập đến vui sướng, đau khổ, và sự thờ ơ. Đây gọi là vedananupassana satipatthana. 'Tâm' đề cập đến các trạng thái tinh thần được hình thành bởi tâm và tô màu nó. Đây gọi là cittanupassana satipatthana. 'Hiện tượng' đề cập đến bất cứ thứ gì, vật chất hay tinh thần, là đối tượng hay điểm tập trung của sự quan sát của tâm. Đây gọi là dhammanupassana satipatthana.

In investigating the four frames of reference, be sure to come to a right understanding from the outset that body, feelings, mind, and phenomena as frames of reference are a class separate from the mind that possesses them as frames of reference. Otherwise you'll get discouraged or upset when they exhibit change as part of their normal nature or as a result of the investigation, which is something that may happen in the course of the practice. In other words, these four factors normally undergo change that can give rise to pleasure or displeasure. When we are investigating them, they continue to undergo change, which can make the meditator pleased or displeased or sometimes even discouraged and fed up with the investigation. I mention this so that you'll be forewarned when it happens and will make yourself understand with circumspection that the mind in charge of the frames of reference hasn't changed along with its frame of reference in any way. Once you have come to a right understanding, you can become confident in your investigation of the frames of reference. No matter which frame of reference — body, feelings, mind, or phenomena — exhibits change or disappears, the heart — a phenomenon that doesn't change or die — will be able to investigate to the full extent of its strength and come to a clear comprehension of these four factors step by step without being affected by the pleasures and pains in the body and mind, which are the conditions exhibited by the frames of reference.

In investigating the body, you can deal either with the internal body or with external bodies, depending on the situation and what comes easiest to the heart. 'The internal body' refers to every part of your own body. 'External bodies' refers to the bodies of other people and animals. 'The body within the body' refers to any one part of the body. All of these things will show themselves to be disgusting and dismaying to the person who uses discernment to investigate them and know them as they actually are. Inside and out, both the internal body and external bodies, all share in the same characteristics. They always have to be washed and cleaned — and thus the care of the body is a constant duty for everyone in the world. The things that are used to care for the body, to keep it alive and presentable, are thus the best-selling merchandise all over the world. The investigation of the body so as to see clearly with discernment into its origins, needs, and behavior, is thus a means of cutting off a well-spring of worries and stress in the heart — because even a huge mountain of solid rock reaching to the clouds would never weigh on the heart causing it any stress, but the khandhas — such as the physical khandha, or body — oppress and weigh on the heart at all times to the point where we can find no chance to put them down. The affairs of stress that are related to the khandhas thus converge on the heart responsible for them. For this reason, the mind in charge of the khandhas should gain an all-around understanding of the khandhas, both in their good and their bad aspects, so as to manage them smoothly and comfortably, and not always be abused by them.

Trong việc quan sát bốn khung tham khảo, hảy chắc chắn có được sự hiểu biết đúng ngay từ đầu rằng thân, cảm giác, tâm, và hiện tượng như các khung tham khảo là một loại riêng biệt với cái tâm sở hũu chúng như là các khung tham khảo. Nếu không bạn sẽ chán nãn hay thất vọng khi chúng thể hiện sự thay đổi như là một phần của bản tính bình thường của chúng hay như kết quả của việc quan sát, đó là điều có thể xảy ra trong khi thực hành. Nói cách khác, bốn yếu tố này thường trải qua thay đổi mà có thể làm phát sinh vui sướng hay không hài lòng. Khi chúng ta quan sát chúng, chúng tiếp tục thay đổi, mà có thể làm cho thiền giả vui lòng hay bất mãn hay đôi khi chán nản và không còn thích thú với việc quan sát. Tôi đề cập điều này để cảnh báo bạn trước khi nó xảy ra và sẽ làm cho bạn hiểu biết với sự thận trọng rằng tâm làm chủ các khung tham khảo không hề thay đổi cùng với khung tham khảo của nó theo bất cứ cách nào. Một khi bạn có được sự hiểu biết đúng, bạn có thể trở nên tự tin trong việc quan sát bốn khung tham khảo của bạn. Bất kể là khung nào — thân, cảm giác, tâm hay hiện tượng — thể hiện sự thay đổi hay biến mất, trái tim — một hiện tượng không thay đổi hay chết đi — sẽ có thể quan sát hết sức của nó và đạt được sự hiểu biết toàn diện rõ ràng về bốn yếu tố này từng bước một mà không bị ảnh hưởng bởi vui sướng hay đau khổ trong thân và tâm, vốn là những trạng thái thể hiện bởi các khung tham khảo.

Khi quan sát thân, bạn có thể đối phó với thân bên trong hay với các thân bên ngoài, tùy thuộc vào tình trạng và cái gì dễ nhất cho trái tim. 'Thân bên trong' đề cập đến mọi phần của thân thể của riêng bạn. 'Thân bên ngoài' đề cập đến thân thể của người và các thú vật khác. 'Thân ở trong thân' đề cập đến bất cứ phần nào của thân thể. Tất cả những thứ này sẽ tự cho thấy chúng là ghê tởm và khiếp đảm đối với người sử dụng nhận thức phân biệt để quan sát và biết chúng như chúng thật sự là. Ở trong và ngoài, cả thân bên trong và thân bên ngoài, tất cả có chung các đặc tính. Chúng luôn phải tắm rửa và lau chùi sạch sẽ — và vì thế việc chăm sóc thân là một nhiệm vụ liên tục cho tất cả mọi người trên thế giới. Những thứ dùng để chăm sóc thân, giữ cho nó sống và sạch sẽ gọn gàng, vì thế là món hàng bán chạy nhất trên toàn thế giới. Việc quan sát thân để nhìn thấy rõ ràng với nhận thức phân biệt đến tận nguồn gốc, nhu cầu, và hành vi của nó, do đó là một phương tiện để cắt bỏ căn nguyên của lo lắng và căng thẳng trong tim — bởi vì ngay cả một ngọn núi đá to lớn đến tận từng mây sẽ không bao giờ đè nặng lên trái tim làm cho nó bị căng thẳng, nhưng khandas - ngũ uẩn — chẳng hạn như uẩn thể chất, hay thân — áp bức và đè nén trái tim mọi lúc đến độ mà chúng ta không thể tìm thấy cơ hội để loại trừ chúng. Công việc của căng thẳng liên hệ với các uẩn vì vậy hội tụ vào trái tim chịu trách nhiệm về chúng. Vì lý do này, tâm làm chủ ngũ uẩn nên đạt được sự hiểu biết toàn diện về các uẩn, cả khía cạnh tốt và xấu của chúng, để có thể điều hành chúng thông suốt và thoải mái, và không phải lúc nào cũng bị lạm dụng bởi chúng.

Normally, the khandhas take advantage of us all day long. Every move we make is for their sake. If the mind can find a way out by becoming wise to its khandhas — even while it is still responsible for them — it can then be in a position to contend with them and won't have to take on all their stresses and pains. At the same time, the stresses and pains in the khandhas won't set up shop to sell us all their suffering. Thus those who investigate the khandhas so as to see their benefits and drawbacks with discernment aren't destined to take on pain and nothing but pain from the khandhas. They are sure to find a way to reduce and relieve the tensions and strains in their hearts.

In investigating the body, you have to investigate it repeatedly, time and again — as required for your understanding, and not as determined by your laziness — until you really see clearly that the body is nothing but a body, and is in no way a being, a person, one's self, or another. This is called the contemplation of the body as a frame of reference.

Thông thường, ngũ uẩn tận dụng chúng ta suốt ngày. Mọi hành động chúng ta làm là vì lợi ích của chúng. Nếu tâm có thể tìm được lối ra bằng cách trở nên khôn ngoan thận trọng với các uẩn của nó — ngay cả khi nó vẫn còn chịu trách nhiệm với chúng — thì nó có thể ở vị trí chiến đấu với chúng và sẽ không phải hứng chịu mọi căng thăng và đau khổ của chúng. Đồng thời, căng thẳng và đau khổ trong uẩn sẽ không thể bán nỗi khổ của chúng cho chúng ta. Vì thế những ai quan sát các uẩn để nhìn thấy lợi ích và nhược điểm của chúng với nhận thức phân biệt sẽ không phải hứng chịu đau khổ và không gì khác ngoài đau khổ từ các uẩn. Họ chắc chắn sẽ tìm ra cách để giảm thiểu và giải tỏa sức ép và căng thẳng trong tim họ.

Trong việc quan sát thân, bạn phải quan sát nó liên tục, nhiều lần — như điều cần thiết cho sự hiểu biết của bạn, và không phải quyết định bởi sự lười biếng của bạn — cho đến khi bạn thật sự nhìn thấy rõ ràng rằng thân không là gì khác ngoài một cái thân, và không cách nào là chúng sinh, người, tự ngã của một người, hay cái gì khác. Đây gọi là quán chiếu thân như một khung tham khảo.

As for feelings, the mind, and phenomena, you should realize that they are all present in this same body, but their characteristics are somewhat different, which is why they are given different names. Make sure that you understand this point well. Otherwise the four frames of reference and the four Noble Truths will turn into a cause of stress — a source of worries and doubts — while you are practicing, because of your confusion about where these phenomena begin and end.

As for feelings, there are three: pleasure, pain, and indifference — neither pleasure nor pain. Feelings coming from the body and those coming from the mind have these same three sorts. To investigate them, you should ferret them out and examine them in line with their characteristics, but don't take the body to be a feeling. Let the body be the body. Let the feeling be a feeling — in the same way as seeing a tiger as a tiger, and an elephant as an elephant. Don't take the tiger to be an elephant, or else your evidence won't be in line with the truth, and the issue will spread until it can never be resolved. In other words, ferret out and investigate the feeling displaying itself in the present moment so as to see how it arises, how it takes a stance, and how it disbands. The bases for the arising of all three kinds of feeling are the body and mind, but the feelings themselves aren't the body, nor are they the mind. They keep on being feelings both in their arising and in their disbanding. Don't understand them as being anything else or you'll be understanding them wrongly. The cause of stress will arise in that moment, and you won't be able to find any way to remedy or escape from it. Your investigation, instead of leading to the discernment that will release you from stress and its cause, will turn into a factory producing stress and its cause at that moment without your realizing it.

Còn đối với cảm giác, tâm, và hiện tượng, bạn nên nhận ra rằng chúng đều hiện diện trong cùng cái thân này, nhưng các đặc tính của chúng có chút khác biệt, đó là lý do tại sao chúng được đặt tên khác nhau. Hảy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ điểm này. Nếu không bốn khung tham khảo và Tứ Diệu Đế sẽ biến thành nguyên nhân của đau khổ — căn nguyên của lo lắng và nghi ngờ — khi bạn đang thực hành, vì sự nhầm lẫn của bạn về nơi những hiện tượng này bắt đầu và kết thúc.

Về phần cảm giác, nó gồm có ba: vui sướng, đau khổ, và thờ ơ — không vui sướng hay đau khổ. Cảm giác đến từ thân và đến từ tâm có cùng ba loại này. Để quan sát chúng, bạn phải săn đuổi chúng ra và xem xét chúng cho phù hợp với các đặc tính của chúng, nhưng không coi thân là một cảm giác. Hảy để thân là thân. Hảy để cảm giác là cảm giác — tương tự như thấy con cọp là con cọp, và con voi là con voi. Đừng coi con cọp là con voi, nếu không bằng chứng của bạn sẽ không phù hợp với sự thật, và vấn đề sẽ lan rộng cho đến khi nó không bao giờ có thể giải quyết được. Nói cách khác, săn đuổi ra và quan sát cảm giác thể hiện chính nó trong khoảnh khắc hiện tại để thấy nó phát sinh như thế nào, thái độ của nó như thế nào, và nó tan rã ra làm sao. Nền tảng cho việc nảy sinh của cả ba loại cảm giác là thân và tâm, nhưng các cảm giác tự chúng không phải là thân hay tâm. Chúng luôn là cảm giác cả trong sự phát sinh và trong sự biến mất của chúng. Đừng hiểu chúng như là cái gì khác nếu không bạn sẽ hiểu sai chúng. Nguyên nhân của đau khổ sẽ nảy sinh vào lúc đó, và bạn sẽ không thể tìm thấy cách nào để chữa trị hay thoát khỏi nó. Việc quan sát của bạn, thay vì dẫn đến nhận thức phân biệt mà sẽ giải thoát bạn khỏi đau khổ và nguyên nhân của nó, sẽ biến thành một xưởng chế tạo đau khổ và nguyên nhân của nó vào lúc đó mà bạn không hay biết.

The way feelings behave is to arise, take a stance, and disband. That's all there is to them every time. And there's no 'being,' 'person,' 'our self,' or another to them at all. As soon as we invest them with the ideas of 'being' or 'person,' they will appear in terms of beings and persons, which are the powers giving rise to the cause of stress in that moment, and we'll immediately be intensifying stress. Meditators should thus use their discernment to be circumspect in dealing with feelings. If you don't take feelings to be yourself while you are investigating them, all three sorts of feelings will appear clearly as they truly are in line with the principles of the frames of reference and the Noble Truths. No matter how these feelings may change for good or bad, it will be a means of fostering the discernment of the person investigating them each moment they exhibit movement and change. The notions of 'being,' 'person,' 'our self,' or 'another' won't have an opening by which to slip into these three sorts of feelings at all. There will be just what appears there: feelings as nothing but feelings. No sense of sorrow, discontent, discouragement, infatuation, or pride will be able to arise in any way while these three sorts of feelings are displaying their behavior, because we have come to a proper understanding of them — and all the time that we as meditators have a proper understanding of feelings while they are arising, we are said to have the contemplation of feelings as a frame of reference in the heart.

The mind as a frame of reference is not a level of mind different or apart from the other three frames of reference, which is why it is termed a frame of reference just like the body, feelings, and phenomena. If we were to make a comparison with timber, the mind on this level is like an entire tree, complete with branches, bark, softwood, roots, and rootlets, which is different from the timber put to use to the point where it has become a house. To contemplate the mind as a frame of reference is thus like taking a tree and cutting it up into timber as you want. To investigate the mind on this level, we should focus on the thought-formations of the mind as the target or topic of our investigation, because these are the important factors that will enable us to know the defilement or radiance of the mind. If we don't know them, then even if the mind suffers defilement and stress all day long, we won't have any way of knowing. If we want to know the mind, we must first understand the thought-formations that condition the mind in the same way that seasonings give various flavors to food. The fact that the mind displays such an infinite variety of forms, becoming so changed from its original state as to bewilder itself, not knowing the reason and how to cure it, giving in to events with no sense of good or evil, right or wrong, is all because of the thought-formations that condition it.

Cách cảm giác hành xử là nảy sinh, bày tỏ thái độ, và tan rã. Chúng luôn là như thế. Và không có 'chúng sinh', 'người', 'tự ngã của chúng ta', hay ai khác đối với chúng hết cả. Ngay khi chúng ta ủy thác chúng với ý tưởng 'chúng sinh' hay 'người,' chúng sẽ xuất hiện như là chúng sinh và con người, đó là sức mạnh dẫn đến nguyên nhân của khổ vào lúc đó, và chúng ta tức khắc sẽ làm gia tăng căng thẳng. Do đó thiền giả nên sử dụng nhận thức phân biệt thật cẩn thận trong việc đối phó với cảm giác. Nếu bạn không xem cảm giác là của chính bạn khi bạn đang quan sát chúng, cả ba loại cảm giác sẽ thể hiện thật tánh của chúng phù hợp với những nguyên tắc của các khung tham khảo và Tứ Diệu Đế. Bất kể những cảm giác này có thể thay đổi tốt hay xấu như thế nào, nó sẽ là phương tiện làm phát triễn nhận thức phân biệt của người quan sát chúng̣ từng khoảnh khắc chúng biểu lộ hành động và thay đổi. Ý tưởng 'chúng sinh', 'người', 'tự ngã của chúng ta,' hay 'cái gì khác' sẽ không có khe hở để trốn theo ba loại cảm giác này hết cả. Sẽ chỉ có những gì xuất hiện ở đó: cảm giác không là gì khác ngoài cảm giác. Ý thức đau buồn, bất mãn, chán nản, say mê, hay tự hào không thể nảy sinh theo bất cứ cách nào khi ba loại cảm giác này thể hiện hành vi của chúng, bởi vì chúng ta đã có được một sự hiểu biết rõ ràng về chúng — suốt thời gian mà thiền giả chúng ta có một sự hiểu biết đúng đắn về cảm giác khi chúng đang nảy sinh, chúng ta được cho là có sự quán chiếu về cảm giác như một khung tham khảo trong tim.

Tâm như là một khung tham khảo thì không phải là một mức độ tâm khác hay cách biệt với ba khung tham khảo kia, đó là lý do tại sao nó được gọi là khung tham khảo giống như thân, cảm giác, và hiện tượng. Nếu chúng ta so sánh với gỗ, tâm ở mức độ này giống như nguyên cả cây, với đầy đủ cành, vỏ cây, gỗ mềm, gốc rể và nhánh rể, khác với gỗ được sử dụng để xây nhà. Quán tưởng tâm như một khung tham khảo vì vậy giống như lấy một cái cây và chặt nó thành gỗ như bạn muốn. Để quan sát tâm ở mức độ này, chúng ta nên tập trung vào tư tưởng hình thành của tâm như là mục tiêu hay chủ đề của sự quan sát của mình, bởi vì đây là những yếu tố mà sẽ giúp chúng ta biết phiền não ô trược hay quang minh của tâm. Nếu chúng ta không biết chúng, thì thậm chí nếu tâm chịu đựng phiền não và căng thẳng suốt cả ngày, chúng ta sẽ không có cách nào biết. Nếu chúng ta muốn biết tâm, trước hết chúng ta phải hiểu các tư tưởng hình thành có ảnh hưởng đáng kể đến tâm giống như cách gia vị mang đến hương vị khác nhau cho thức ăn. Sự thật mà tâm thể hiện vô số hình trạng như thế, làm cho nó trở nên thay đổi so với trạng thái ban đầu đến độ chính nó cũng bàng hoàng, không biết lý do và làm thế nào để chữa trị nó, dẫn đến những sự kiện không có ý thức thiện hay ác, đúng hay sai, tất cả là vì những tư tưởng hình thành có ảnh hưởng đến nó.

For this reason, the mind as a frame of reference is a mind entangled with its preoccupations and conditioned by its thought-formations. The investigation of thought-formations is thus related to the mind, because they are things interrelated by their very nature. If we understand thought-formations, we will begin to understand the mind, and if we understand the mind, we will understand more about thought-formations — starting with thought-formations from the blatant to the intermediate and subtle levels, and the mind from the blatant to the intermediate and subtle levels. These levels of thought-formations and the mind come from the fact that the mind can become involved with blatant, intermediate, or subtle preoccupations. People contemplating the mind as a frame of reference should thus make themselves understand from the very outset that the mind and its conditions, or thought-formations, are two different sorts of things. They aren't one and the same. Otherwise the mind and its thought-formations will become entangled and this will complicate the investigation as I have already explained.

The point to focus on is the arising and involvement of thought-formations — what preoccupations they touch on — as well as their disbanding together with the disbanding of their preoccupations. Try to observe and keep track of the movements of these thought-formations that come out from the mind to focus on preoccupations of the past or future, both blatant and subtle. Always be aware that thought-formations and preoccupations of every sort that are interrelated must arise and disband together. They can't be made to behave otherwise. Thus the notions of 'being,' 'person,' 'self,' or 'other' shouldn't be brought in to refer to the mind, because they will immediately turn into a cause of stress. Try to observe until you see this in the course of the investigation, and you will see, as the Buddha taught, that the mind is simply a mind and nothing else — not a being, a person, self, other, or whatever. When we contemplate the mind in this way, the heart will not be upset or infatuated with the fashionings and conditions, the pleasures and pains of the mind. This is what it means to have the mind as a frame of reference.

Vì lý do này, tâm như một khung tham khảo là một tâm vướng mắc với các đề mục của nó và bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng hình thành của nó. Việc quan sát tư tưởng hình thành vì vậy liên hệ với tâm, bởi vì chúng là những thứ liên quan với nhau bởi bản tánh của chúng. Nếu chúng ta hiểu tư tưởng hình thành, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu tâm, và nếu chúng ta hiểu tâm, chúng ta sẽ hiểu thêm về tư tưởng hình thành — bắt đầu với tư tưởng hình thành ở cấp độ lộ liểu đến trung cấp và tinh tế, và tâm từ cấp độ lộ liểu đến trung cấp và tinh tế. Các cấp độ của tư tưởng hình thành và tâm đến từ sự thật là tâm có thể trở nên liên quan với các đề mục lộ liểu, trung cấp, hay tinh tế. Người quán tưởng tâm như một khung tham khảo vì vậy nên tự hiểu ngay từ đầu rằng tâm và các trạng huống của nó, hay tư tưởng hình thành, là hai điều khác biệt. Chúng không phải là một và giống nhau. Nếu không, tâm và tư tưởng hình thành của nó sẽ trở nên vướng mắc và điều này sẽ làm phức tạp việc quan sát như tôi đã giải thích.

Điểm cần chú ý là sự nảy sinh và quan hệ của tư tưởng hình thành — những đề mục nào mà chúng tiếp xúc — cũng như là sự tan rã của chúng cùng với sự tan rã của các đề mục của chúng. Cố gắng quan sát và theo dõi cử động của những tư tưởng hình thành xuất phát từ tâm để tập trung vào các đề mục của quá khứ hay tương lai, cả lộ liểu lẫn tinh tế. Luôn nhận biết rằng tư tưởng hình thành và các đề mục mà có liên quan với nhau phải nảy sinh và tan rã cùng với nhau. Chúng không thể được hình thành để hành xử theo kiểu khác. Do đó ý thức 'chúng sinh', 'người', 'tự ngã,' 'ai khác' không nên được mang vào để giới thiệu với tâm, bởi vì chúng sẽ ngay lập tức biến thành nguyên nhân của khổ. Cố gắng quan sát cho đến khi bạn nhìn thấy điều này trong quá trình quan sát, và bạn sẽ nhìn thấy, như Đức Phật dạy, rằng tâm chỉ đơn giản là tâm và không là gì khác — không phải là chúng sinh, người, tự ngã, ai khác hay bất cứ cái gì. Khi chúng ta quán chiếu tâm theo cách này, trái tim sẽ không bị buồn phiền hay say mê với sự hình thành và trạng huống, vui sướng và đau khổ của tâm. Đây là những gì có nghĩa là xem tâm như một khung tham khảo.

'Phenomena' (dhamma) as a frame of reference covers anything that serves as a focal point of the heart. On the refined level, it refers to the heart itself. External phenomena are of many kinds. Internal phenomena include every part of the body, all three kinds of feelings, and the mind on the level of a frame of reference. All of this is included in the contemplation of phenomena as a frame of reference. The contemplation of the body, feelings, and mind together — all four frames of reference at once — is, from the standpoint of forest Dhamma, [2] the contemplation of phenomena as a frame of reference. If this is in any way wrong, due to my lack of skill in understanding and explaining the matter, I ask forgiveness of all my listeners and readers, because I always feel at a loss every time I mention the topic of forest Dhamma in any of my talks or writings. For this reason, I ask that my readers, when reading about forest Dhamma, try to cultivate a fairly open mind toward every passage so that they won't get upset while they are reading.

When, in the course of the investigation, the four frames of reference are brought together in the contemplation of phenomena so that they become a single level of Dhamma, this is a point in the practice more amazing and unexpected than anything that has gone before. This is because in the beginning steps of the investigation the body is like a piece of wood in the raw state. Feelings are in a raw state. The mind is in a raw state. Even phenomena are in a raw state, because the investigation itself is like a piece of wood in the raw state, so that the things investigated are all in the same state. But when we plane and polish things with the effort of the practice, everything in the area of the practice gradually changes its condition.

'Hiện tượng' (dhamma - pháp) như một khung tham khảo hàm chứa bất cứ điều gì đóng vai trò như điểm tập trung của tim. Ở mức độ tinh tế, nó đề cập đến chính trái tim. Hiện tượng bên ngoài có nhiều loại. Hiện tượng bên trong bao gồm mọi phần của thân, cả ba loại cảm giác, và tâm ở mức độ của một khung tham khảo. Tất cả những điều này được bao gồm trong sự quán chiếu hiện tượng như một khung tham khảo. Sự quán chiếu thân, cảm giác, và tâm chung với nhau — cả bốn khung tham khảo cùng một lúc — nhìn từ quan điểm của Pháp hành, là sự quán chiếu hiện tượng như một khung tham khảo. Nếu có gì sơ xuất do khả năng thô thiển của tôi trong việc hiểu và giải thích vấn đề, tôi mong tất cả thính giả và độc giả thứ lỗi cho, bởi vì tôi luôn cảm thấy thiếu sót mỗi khi tôi đề cập đến chủ đề Pháp hành trong bất cứ bài thuyết giảng hay bài viết của tôi. Vì lý do này, tôi yêu cầu độc giả, khi đọc về Pháp hành, cố gắng có một cái nhìn thoáng về mọi đoạn văn để họ không bị thất vọng khi đọc.

Trong tiến trình quan sát, khi bốn khung tham khảo được mang vào trong sự quán chiếu hiện tượng để chúng trở thành một mức độ duy nhất của Pháp, đây là điểm trong việc thực hành mà tuyệt vời và bất ngờ hơn bất cứ điều gì khác xảy ra trước kia. Đó là bởi vì vào những bước đầu của việc quan sát, thân giống như một miếng gỗ ở trạng thái nguyên sơ. Cảm giác ở trạng thái nguyên sơ. Tâm ở trạng thái nguyên sơ, Ngay cả hiện tượng cũng ở trạng thái nguyên sơ, bởi vì sự quan sát chính nó giống như một miếng gỗ ở trạng thái nguyên sơ, vì vậy mọi thứ được quan sát đều ở trạng thái nguyên sơ. Nhưng khi chúng ta bào và đánh bóng mọi thứ bằng nỗ lực của việc thực hành, mọi thứ trong lĩnh vực thực hành dần dần thay đổi trạng huống của nó.

What I have mentioned here concerning the contemplation of phenomena as a frame of reference is a fairly refined level of Dhamma, so we can't help but be grateful for the groundwork laid during the raw state of the investigation on the beginning levels. When we investigate phenomena in the final stages, if feels very different from the beginning stages, even though they are the same four frames of reference. When we reach the final stages, it appears to the mind that all four frames of reference — body, feelings, mind, and phenomena — connect so that they all come under contemplation of phenomena as a frame of reference. They converge completely so that there is no sense that this is the body, that's a feeling, this is the mind, that's a phenomenon. They all seem to come together on a single level of Dhamma.

In dealing with the body, feelings, and mind, I've given a fairly adequate explanation of the methods of investigation for remedying and freeing the mind, but now that we come to the topic of phenomena, the discussion seems to have dealt entirely with my own experiences. Nevertheless, I hope that you will approach it with the attitude I've just mentioned and put it into practice in a way suited to your own temperament. The results are sure to come out directly in line with what I've explained to you.

To summarize the four frames of reference: There is the body, which covers the internal body, external bodies, and the body within the body. There are feelings — internal feelings, external feelings, and feelings within feelings. (The issue of feelings is fairly complex, so I'd like to insert a few opinions here: Internal feelings are feelings or moods in the mind. External feelings are feelings in the body.) There is the mind — the inner mind, the outer mind, and the mind within the mind. 'The inner mind' refers to mental states that deal with preoccupations exclusively within the mind. 'The outer mind' refers to mental states involved with external preoccupations. 'The mind within the mind' refers to any single mental current out of the many mental currents that come out of the heart. And then there are phenomena — inner phenomena, outer phenomena, and phenomena within phenomena. 'Inner phenomena' are the refined states or preoccupations that are objects or focal points of the mind, and also the mind itself, which is the converging point of all mental objects. 'Outer phenomena' refers to every kind of external condition capable of being an object of the mind. 'Phenomena within phenomena' refers to any single condition out of the many conditions that are the focal points of the mind.

Những gì tôi đề cập ở đây liên quan đến việc quán chiếu hiện tượng như một khung tham khảo là một mức độ khá tinh tế của Pháp, vì vậy chúng ta nên trân trọng nền tảng đã được đặt ra trong trạng thái nguyên sơ của việc quan sát ở mức độ ban đầu. Khi chúng ta quan sát hiện tượng ở giai đoạn cuối, cảm thấy rất khác so với giai đoạn đầu, mặc dù chúng đều là bốn khung tham khảo. Khi chúng ta đến giai đoạn cuối, tâm cảm thấy tất cả bốn khung tham khảo — thân, cảm giác, tâm, và hiện tượng — kết nối để cho chúng đều nằm dưới sự quán chiếu hiện tượng như một khung tham khảo. Chúng hội tụ hoàn toàn đến độ không có ý thức rằng đây là thân, đó là cảm giác, đây là tâm, đó là hiện tượng. Tất cả chúng dường như đến với nhau trên một mức độ duy nhất của Pháp.

Trong việc quan sát thân, cảm giác, và tâm, tôi đã giải thích đầy đủ về các phương pháp quan sát để chữa trị và giải thoát tâm, nhưng bây giờ chúng ta đến chủ đề hiện tượng, việc thảo luận dường như được giải quyết hoàn toàn với kinh nghiệm của riêng tôi. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng bạn sẽ tiếp cận nó với thái độ tôi vừa mới đề cập và đem nó vào thực hành sao cho phù hợp với tính cách của riêng bạn. Kết quả chắc chắn sẽ đến trực tiếp phù hợp với những gì tôi đã giải thích cho bạn.

Tóm tắt bốn khung tham khảo: Thân, gồm có thân bên trong, thân bên ngoài, và thân ở trong thân. Cảm giác — cảm giác bên trong, cảm giác bên ngoài, và cảm giác ở trong cảm giác. (Vấn đề cảm giác thì khá phức tạp, vì vậy tôi xin thêm vào một vài ý kiến ở đây: Cảm giác bên trong là cảm giác hay trạng thái trong tâm. Cảm giác bên ngoài là cảm giác trong thân thể.) Tâm — tâm bên trong, tâm bên ngoài, và tâm ở trong tâm. 'Tâm bên trong' đề cập đến những trạng thái tinh thần liên quan với các đề mục riêng biệt trong tâm. 'Tâm bên ngoài' đề cập đến trạng thái tinh thần liên quan với các đề mục bên ngoài. 'Tâm ở trong tâm' đề cập đến bất cứ dòng tư tưởng nào trong số nhiều dòng tư tưởng đến từ tim. Và sau cùng là hiện tượng — hiện tượng bên trong, hiện tượng bên ngoài, và hiện tượng ở trong hiện tượng. 'Hiện tượng bên trong' là những trạng thái tinh tế hay những đề mục vốn là đối tượng hay điểm tập trung của tâm, và cũng chính là tâm, đó là điểm hội tụ của tất cả các đối tượng tinh thần. 'Hiện tượng bên ngoài' đề cập đến mọi loại trạng thái bên ngoài có khả năng là đối tượng của tâm. 'Hiện tượng ở trong hiện tượng' đề cập đến bất cứ một điều kiện nào trong số nhiều điều kiện vốn là những điểm tập trung của tâm.

Thus the terms 'body within the body', 'feelings within feelings', 'the mind within the mind', and 'phenomena within phenomena' refer to any single part or instance of these things. For example, any one hair out of the many hairs on the head, any one tooth out of the many teeth we have: These are termed the body within the body. A person investigating any one part of the body in general is said to be contemplating the body within the body. The same holds true for feelings, mind, and phenomena, but I won't go into detail on this point for fear that we won't have enough time. Let's save it for a later date.

The four frames of reference, from the point of view of forest Dhamma, are present in full measure in our own bodies and minds. This doesn't mean, though, that their external aspects are irrelevant. This is a point you will see clearly when you work at the frames of reference until you can connect them entirely on the level of contemplation of phenomena. The mind won't feel compelled to search for anything external to help in its practice. Simply investigating exclusively in the area of the body and mind, using the four frames of reference complete in the body and mind, will be enough to cure it of its problems.

Do đó từ ngữ 'thân ở trong thân', 'cảm giác ở trong cảm giác', 'tâm ở trong tâm', và 'hiện tượng ở trong hiện tượng' đề cập đến bất cứ một phần hay một trường hợp của những thứ này. Ví dụ, bất cứ một sợi tóc trong số nhiều sợi tóc trên đầu, bất cứ một cái răng trong số nhiều cái răng chúng ta có. Những thứ này được gọi là thân ở trong thân. Một người quan sát bất cứ phần nào trong thân nói chung thì được gọi là quán chiếu thân ở trong thân. Tương tự vậy đối với cảm giác, tâm, và hiện tượng, nhưng tôi sẽ không đi vào chi tiết về điểm này vì sợ rằng chúng ta sẽ không có đủ thì giờ. Hảy để dành nó cho một dịp khác.

Bốn khung tham khảo, từ quan điểm của Pháp hành, được thể hiện đầy đủ trong thân và tâm của chúng ta. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các khía cạnh bên ngoài của chúng không liên quan. Đây là điểm mà bạn sẽ nhìn thấy rõ ràng khi bạn làm việc tại các khung tham khảo cho đến khi bạn có thể kết nối chúng hoàn toàn ở mức độ quán chiếu hiện tượng. Tâm sẽ không cảm thấy bắt buộc phải tìm kiếm bất cứ điều gì bên ngoài để giúp cho việc thực tập của nó. Chỉ đơn giản quan sát riêng trong lĩnh vực thân và tâm, sử dụng bốn khung tham khảo hoàn toàn trong thân và tâm, sẽ đủ để chữa trị các vấn đề của nó.

On the beginning level, though, everything internal and external is relevant. But as you reach the stage of letting go step by step, those various conditions will lose their relevance. Even the body, feelings, mind, and phenomena, which are the necessary terms of the frames of reference, have to be let go. They shouldn't be held to or borne as a burden on the heart. They must all be let go when your investigation fully reaches the point of dhamma anatta: Phenomena are not-self. Then later you can turn around to contemplate and connect them again as a pastime for the mind in the present, once the mind has gone beyond and yet is still in charge of the khandhas.

Meditators, if they are firm and unflinching in the practice of the frames of reference, are sure to see a variety of extraordinary and amazing things arising at intervals in their minds. When the time comes to reap the results on the level of Dhamma corresponding to the causes that have been properly developed, the results will have to appear stage by stage as the attainment of stream-entry, once-returning, non-returning, and arahantship. There is no need to doubt this.

Ở mức độ bắt đầu, mặc dù mọi thứ bên trong và bên ngoài có liên quan. Nhưng khi bạn đến giai đoạn buông xả từng bước một, những điều kiện khác nhau này sẽ mất đi sự liên quan của chúng. Ngay cả thân, cảm giác, tâm, và hiện tượng, là các khung tham khảo cần thiết, cũng phải được buông xả. Chúng không nên được giữ lại hay chịu đựng như một gánh nặng cho tim. Chúng đều cần phải được buông xả khi sự quan sát của bạn hoàn toàn đạt tới điểm dhamma anatta - pháp vô ngã: Hiện tượng là vô ngã. Thì sau đó bạn có thể quay trở lại để quán chiếu và liên lạc với chúng nữa như một sự tiêu khiển cho tâm trong hiện tại, một khi tâm đã vượt qua và vẫn còn làm chủ các uẩn.

Các thiền giả, nếu họ kiên quyết và không nản lòng trong việc thực hành các khung tham khảo, thì chắc chắn sẽ nhìn thấy một số điều khác thường và tuyệt diệu phát sinh tại các giai đoạn trong tâm của họ. Khi đến thời điểm để gặt hái các kết quả trên mức độ Pháp tương ứng với các nguyên nhân đã được phát triễn đúng đắn, kết quả sẽ phải xuất hiện từng giai đoạn một như là đạt được nhập lưu, nhất lai, bất lai, và a-la-hán. Không cần phải nghi ngờ điều này.

So know that whether we contemplate the four frames of reference or the four Noble Truths, they are one and the same path for the sake of release from suffering and stress. Even though there may be some differences, they differ only in name. In terms of their basic principles, they are one and the same. Those who work at the four frames of reference and those who work at the four Noble Truths are performing the same branch of work, because stress, its cause, its disbanding, and the path to its disbanding are the same level of truth as the body, feelings, mind, and phenomena — in the same way as when different people do different jobs in a single factory, the profits from their labor all go to the same factory.

To summarize the final results that come from working at the frames of reference and the Noble Truths step by step: In the beginning the body, feelings, mind, and phenomena are in a raw state. Stress, its cause, its disbanding, and the path to its disbanding are in a raw state, because the practice is in a raw state of planing and polishing back and forth without any feel for the heaviness or lightness, depth or shallowness, breadth or narrowness of the Dhamma, and without any sense of right or wrong, good or bad in the practice, because it's something we have never done before. No one, from our great-grandparents down to our parents and other relatives, has ever told us that the frames of reference and Noble Truths are like this or that, that they should be put into practice this or that way so as to give results of this or that sort — for they themselves had no way of knowing. What's worse, they have taken these excellent frames of reference and Noble Truths and thrown them away underground, underwater and into the fire time and again. We are simply their children, grandchildren, and great-grand-children: How can we boast that we're wise and all-knowing in these matters? We simply have to admit our own ignorance. Even though it's true that the frames of reference and Noble Truths have been excellent Dhamma from the very beginning, when they reach us they have to start as Dhamma in the raw state, because we ourselves are people in the raw state. Even our practice is practice in the raw state. But as we practice persistently, without retreating, and as our understanding into the Dhamma and the practice gradually appears bit by bit, day by day, and slowly begins to take shape, our conviction in the teachings of the Buddha grows continually stronger and more deeply rooted. The things that used to be mysterious gradually come to be revealed for what they truly are.

Vì vậy nên biết rằng dù chúng ta quán chiếu bốn khung tham khảo hay Tứ Diệu Đế, thì đó cũng là một và cùng một con đường dẫn đến giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng. Mặc dù có thể có vài khác biệt, chúng chỉ khác trên danh hiệu. Về các nguyên tắc căn bản của chúng, chúng là một và giống nhau. Những ai quán chiếu bốn khung tham khảo và những ai quán chiếu Tứ Diệu Đế đều đang thực hiện cùng một công việc, bởi vì căng thẳng, nguyên nhân của nó, sự tan rã của nó, và con đường dẫn đến sự tan rã của nó là cùng một mức độ của chân lý như thân, cảm giác, tâm, và hiện tượng — giống như khi những người khác nhau làm những công việc khác nhau trong một công xưởng, lợi nhuận từ năng lực lao động của họ đều đóng góp cho công xưởng đó.

Tóm tắt những kết quả cuối cùng đến từ việc quán chiếu các khung tham khảo và Tứ Diệu Đế từng bước một: Lúc bắt đầu thân, cảm giác, tâm, và hiện tượng ở trạng thái nguyên sơ. Khổ, nguyên nhân của nó, sự tan rã của nó, và con đường dẫn đến sự tan rã của nó đều ở trạng thái nguyên sơ, bởi vì sự thực hành là ở trạng thái nguyên sơ của việc bào và đánh bóng qua lại mà không có ý thức nào về nặng hay nhẹ, sâu hay nông, rộng hay hẹp của Pháp, và không có ý thức nào về đúng hay sai, tốt hay xấu trong việc thực hành, bởi vì nó là một cái gì đó mà chúng ta chưa làm bao giờ. Không ai, từ ông bà đến cha mẹ chúng ta và những người thân khác, đã từng nói với chúng ta rằng các khung tham khảo và Tứ Diệu Đế là như thế này hay thế nọ, rằng chúng phải được đem vào thực hành theo cách này hay cách nọ để có được loại kết quả này hay nọ — bởi vì chính họ không có cách nào để biết. Tệ hơn nữa, họ đã lấy những khung tham khảo tuyệt vời này và Tứ Diệu Đế và liệng chúng xuống dưới lòng đất, dưới nước và vào đám lửa nhiều lần. Chúng ta chỉ là con cháu của họ: Làm thế nào chúng ta có thể khoe rằng chúng ta thông minh và hiểu biết trong những vấn đề này? Chúng ta chỉ phải thú nhận sự ngu dốt của mình. Mặc dù đúng là các khung tham khảo và Tứ Diệu Đế đã là Pháp vi diệu từ khởi thủy, khi đến tay chúng ta, chúng phải bắt đầu như Pháp trong trạng thái nguyên sơ, bởi vì chính chúng ta là những người trong trạng thái nguyên sơ. Ngay cả việc thực hành của chúng ta cũng là thực hành trong trạng thái nguyên sơ. Nhung khi chúng ta kiên trì thực hành, không thoái lui, và khi sự hiểu biết của chúng ta về Pháp và thực hành dần dần xuất hiện từng chút một, từng ngày một, và từ từ bắt đầu hình thành, niềm tin của chúng ta trong giáo lý của Đức Phật tiếp tục lớn mạnh hơn và sâu sắc hơn. Những thứ mà đã từng là bí ẩn dần dần được tiết lộ thật tánh của chúng.

For example, the four frames of reference and four Noble Truths, even though they were always right with us, used to be as if buried out of sight, without our being aware of them. We listened to monks giving sermons and imagined things to be far away, beyond the range of our ears and eyes. We never thought at all to refer these teachings inwardly to ourselves, the converging points of the Dhamma. When the monks finished their sermons, the results could be summarized as this: 'We don't have the capability of reaching the Dhamma that has been taught, because it's infinitely deep and exceedingly subtle. The Dhamma explained and we the listeners lie on opposite sides of the world.' The thought never occurred to us that all of us — teachers and listeners alike — are in the same world of the frames of reference and the four Noble Truths, and that the matters explained were entirely our own affairs without the slightest deviation. These sorts of misunderstandings can happen to all of us.

But when the truth — such as the frames of reference — starts revealing itself in the course of our practice, these teachings turn step by step into a map for the mind. We see the body, feelings, mind, and phenomena as if they were a piece of paper covered with symbols and signs showing us the way to proceed so as to gain release from suffering and stress. The frames of reference and Noble Truths, within and without, become symbols and signs showing the way for the mind to proceed on all sides, as if they were saying, 'Hurry up and follow these arrows showing the way to safety. The enemy is in a frenzy searching for you right nearby and is waiting in ambush for you everywhere. Don't be lulled into thinking that any of these places are safe. Only if you hurry through this jungle will you reach safety.' Our persistence in the practice then grows stronger, together with the mindfulness and discernment we have been training by using the frames of reference and Noble Truths as our whetstone and path. The body, feelings, mind, and phenomena that we used to investigate erratically and unevenly now become Dhamma on a common level and can all be investigated so as to be brought together and subsumed under the level of contemplation of pure phenomena.

Ví dụ, bốn khung tham khảo và Tứ Diệu Đế, mặc dù chúng luôn luôn phù hợp với chúng ta, thường được coi là bị chôn vùi khỏi tầm nhìn và chúng ta không nhận thức được chúng. Chúng ta lắng nghe các sư thuyết giảng và tưởng tượng rằng đó là những điều xa xôi, bên ngoài tầm tai và mắt của chúng ta. Chúng ta đã không bao giờ nghĩ đến việc đem những lời dạy này vào trong tâm hồn mình, điểm hội tụ của Pháp. Khi các sư giảng xong, kết quả có thể được tóm tắt như thế này: 'Chúng ta không có khả năng với tới Pháp đã được giảng dạy, bởi vì nó sâu thâm thẩm và cực kỳ tinh tế. Pháp giảng dạy và chúng ta, người nghe, nằm ở hai bên trái ngược của thế giới.' Chúng ta chưa từng nghĩ rằng tất cả chúng ta — thầy cũng như người nghe — đều cùng ở trong thế giới của các khung tham khảo và Tứ Diệu Đế, và rằng những vấn đề được giải thích hoàn toàn là vấn đề của chúng ta, không một chút sai lệch. Những hiểu lầm này có thể xảy ra cho tất cả chúng ta.

Nhưng khi sự thật — chẳng hạn như các khung tham khảo — bắt đầu tự hé lộ trong tiến trình thực hành của chúng ta, những lời dạy này dần dần trở thành tấm bản đồ cho tâm. Chúng ta nhìn thấy thân, cảm giác, tâm, và hiện tượng như thể chúng là một mảnh giấy phủ đầy biểu tượng và dấu hiệu chỉ cho chúng ta cách tiến hành để đạt được giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng. Các khung tham khảo và Tứ Diệu Đế, bên trong và bên ngoài, trở thành biểu tượng và dấu hiệu chỉ ra cách cho tâm tiến hành ở tất cả các phía, thể như chúng đang nói, 'Nhanh lên và hảy đi theo những mủi tên chỉ đường đi đến an toàn. Kẻ thù đang điên cuồng tìm kiếm bạn ngay gần đây và đang mai phục ở khắp mọi nơi. Đừng mơ tưởng rằng bất cứ chỗ nào trong những nơi này là an toàn. Chỉ đến khi nào bạn nhanh chóng vượt qua khu rừng này thì bạn mới được an toàn.' Sự kiên trì của chúng ta trong việc thực hành sau đó phát triễn mạnh hơn, cùng với chánh niệm và nhận thức phân biệt mà chúng ta đang được huấn luyện bằng cách sử dụng các khung tham khảo và Tứ Diệu Đế như đá mài và con đường. Thân, cảm giác, tâm, và hiện tượng mà chúng ta sử dụng để quan sát một cách thất thường và không đồng đều nay trở thành Pháp ở mức độ thông thường và tất cả có thể được quan sát để tập hợp lại và nằm dưới mức độ quán chiếu các hiện tượng thuần túy.

When the mind takes the contemplation of phenomena as its frame of reference until it is skilled and thoroughly sure of itself, the contemplation of phenomena (dhamma) turns to deal exclusively with the affairs of the mind. At this stage you could say that the Dhamma becomes the mind, or the mind becomes Dhamma. Once the mind has entered purely into the contemplation of phenomena, then external conditions — sights, sounds, smells, tastes, tactile sensations, and ideas, together with the senses of sight, hearing, smell, taste, feeling, and ideation, which used to be like a solid mountain of rock, obstructing the mind so that it could find no way out — fade away and vanish from the imagination. The body, feelings, labels, thought-formations, and cognizance that were like clouds obscuring the heart are now dispersed bit by bit from their shapes — the suppositions of conventional reality — by the winds of mindfulness, discernment, conviction, and persistence, until they fade away to the point where almost nothing is left. What is left is simply a vapor arising from the heart: This is a level of phenomena that hasn't yet been destroyed but can't display itself openly because strong mindfulness and discernment have it surrounded and are constantly probing after it to destroy it at all times. Finally this level of phenomena — the mind of unawareness (avijja) — is utterly destroyed by mindfulness and discernment, using the truth of dhamma anatta — phenomena are not-self — and the teaching that all phenomena are unworthy of attachment. The notions of being, person, self, or others, when they no longer have any conventional suppositions in which to find shelter, must now float away of their own accord.

The moment that mindfulness and discernment have completed their duties toward the frames of reference, a nature that is extraordinary and amazing appears in all its fullness. All problems are resolved without any chance of continuation, because cause and effect between the khandhas and the mind have come to a full and lasting truce. Even though they still live together, they no longer quarrel the way they used to. Each is free in line with its truth. The word yatha-bhuta-ñana-dassana — knowledge and vision of things as they are — in the understanding of forest Dhamma means living with no mistrust between the khandhas and mind, the world and the Dhamma, the inside and the out. The heart and all things everywhere are no longer enemies as they used to be, and the heart can now put all things to their proper uses.

Khi tâm lấy việc quán chiếu hiện tượng như khung tham khảo của nó cho đến khi nó thông thạo và triệt để thấu hiểu chính nó, sự quán chiếu hiện tượng (dhamma - pháp) quay qua đối phó chỉ riêng với những vấn đề của tâm. Tại giai đoạn này bạn có thể nói rằng Pháp trở thành tâm hay tâm trở thành Pháp. Một khi tâm đã nhập hoàn toàn vào sự quán chiếu hiện tượng, thì các điều kiện bên ngoài — hình ảnh, âm thanh, ngửi, nếm, cảm giác xúc giác, và ý tưởng, cùng với ý thức về thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác, và khái niệm, từng là một ngọn núi đá cứng, che lấp tâm đến độ nó không thể tìm thấy lối thoát — mờ dần và biến mất khỏi trí tưởng tượng. Thân, cảm giác, khái niệm, tư tưởng hình thành, và nhận thức vốn là những đám mây che khuất tim giờ đây tan biến từng chút một từ hình dạng của chúng — những giả định của thực tế thông thường — bởi ngọn gió của chánh niệm, nhận thức phân biệt, niềm tin, và kiên trì, cho đến khi chúng mờ dần đến đến độ hầu như không còn lại gì. Những gì còn lại chỉ là hơi nước bốc lên từ trái tim. Đây là mức độ của hiện tượng mà vẫn chưa bị phá hủy nhưng không thể tự thể hiện ra ngoài bởi vì chánh niệm và nhận thức phân biệt mạnh mẽ đã bao vây nó và liên tục dò xét để phá hủy nó khắp mọi lúc. Cuối cùng, mức độ hiện tượng này — tâm không ý thức (avijja - vô minh) — hoàn toàn bị phá hủy bởi chánh niệm và nhận thức phân biệt, bằng việc sử dụng chân lý dhamma anatta - pháp vô ngã — hiện tượng là vô ngã — và lời dạy rằng tất cả các hiện tượng không đáng để quyến luyến. Khái niệm chúng sinh, người, tự ngã, hay ai khác, khi chúng không còn bất cứ giả định thông thường nào để tìm nơi trú ẩn, giờ đây phải trôi đi theo cách riêng của chúng.

Thời điểm mà chánh niệm và nhận thức phân biệt hoàn tất nhiệm vụ của chúng về các khung tham khảo, một bản tánh phi thường và tuyệt vời xuất hiện trong sự viên mãn của nó. Tất cả các vấn đề được giải quyết tận tuyệt, bởi vì nguyên nhân và hậu quả giữa khandas - uẩn và tâm đã đi đến đình chiến hoàn toàn và trường cửu. Mặc dù chúng vẫn sống chung với nhau, chúng không còn tranh cãi như trước kia. Mỗi thứ được tự do phù hợp với thật tánh của chúng. Từ ngữ yatha-bhuta-ñana-dassana — kiến thức và tầm nhìn về thật tánh của vạn vật — trong sự hiểu biết của Pháp hành có nghĩa là sống không ngờ vực giữa các uẩn và tâm, thế giới và Pháp, bên trong và bên ngoài. Trái tim và tất cả mọi thứ ở khắp mọi nơi không còn là kẻ thù của nhau như trước nữa, và bây giờ trái tim có thể để mọi thứ theo cách dùng thích hợp của chúng.

I ask that all of you as monks and meditators listen to this so that it goes straight to the heart, and make an effort until your practice goes straight to the heart as well. All of this dhamma will appear as a treasure of infinite worth in the hearts of those who are intent, and nothing will ever be able to separate them from it. The effort made for an honorable victory like that of the Buddha — a victory unmatched by anything else in the world — is the effort to take victory over oneself, as the Pali says,

atta have jitam seyyo: It is better to take victory over oneself.

This seems to be enough explanation for the time being, so now, at the end of this talk, I ask that the power of the Triple Gem safeguard and protect each and every one of you so that you meet with ease in body and mind, and so that you progress in virtue, concentration, and discernment until you can overcome all obstacles to the realm of security and peace that is nibbana.

Tôi yêu cầu tất cả các bạn, là sư và thiền giả, lắng nghe điều này để cho nó đi thẳng vào tim, và làm nỗ lực cho đến khi việc tu hành của bạn cũng đi thẳng vào tim. Tất cả pháp này sẽ xuất hiện như một kho báu có giá trị vô tận trong trái tim của những ai có ý định, và không gì có thể tách rời họ ra khỏi nó. Nỗ lực thực hiện cho một chiến thắng vinh dự giống như của Đức Phật — một chiến thắng không so sánh được bởi bất cứ điều gì khác trên thế giới — là nỗ lực chiến thắng chính mình, như kinh điễn Pali nói như sau,

atta have jitam seyyo: Tốt hơn là hảy chiến thắng chính mình.

Có vẻ như đủ cho bài giảng của ngày hôm nay, vì vậy để kết thúc buổi nói chuyện, tôi cầu xin năng lực của Tam Bảo che chở và bảo vệ mỗi người trong các bạn để cho bạn được bình an trong thân và tâm, và tiến bộ trong phẩm hạnh, định, và nhận thức phân biệt cho đến khi bạn có thể vượt qua mọi trở ngại để đến cảnh giới của an toàn và bình yên, đó là niết bàn.


The Work of a Contemplative  

October 31, 1978

Here in this monastery we practice not in line with people's wishes and opinions, but in line for the most part with the principles of the Dhamma and Vinaya, the principles of the religion. We do this for the sake of the public at large who rely on the religion as a guiding principle in what is good and right, and who rely on the good and right behavior of monks and novices, the religious leaders for Buddhists at large. For this reason, I'm not interested in treating anyone out of a sense of deference over and above the principles of the Dhamma and Vinaya that are the basis of the religion. If our minds start to bend under the influence of the views and opinions of any one person or of the majority — who have no limits or standards — then monasteries and the religion will come to have no limits or standards. Monasteries that bend under the influence of the world, without any sense of reason as an underlying support, will have no order or standards, and will become monasteries without any of the substance of the religion remaining in them at all. Those who look for things of value to revere and respect — in other words, intelligent people — won't be able to find anything good of any substance that will have a hold on their hearts, because there will be nothing but worthless and counterfeit things filling the monasteries, filling the monks, the novices, the nuns, filling everything everywhere. In homes as well as in monasteries, in the area of the world as well as the Dhamma, everything will get mixed into being one with what is counterfeit and lacking in any value or worth.

Công Việc của một Sa-môn  

Ngày 31 tháng 10, năm 1978

Tại tu viện này chúng ta thực hành không phù hợp với mong muốn và quan điểm của người dân, nhưng hầu hết phù hợp với các nguyên tắc của Pháp và Giới Luật, là các nguyên tắc của tôn giáo. Chúng ta làm điều này vì lợi ích của đa số quần chúng, những người dựa vào tôn giáo như một nguyên tắc chỉ đạo về điều tốt và đúng, và những người dựa vào hành vi tốt và đúng của các sư và sa di, các nhà lãnh đạo tôn giáo cho đa số Phật tử. Vì lý do này, tôi không quan tâm đến việc đối đãi với bất cứ ai vì sự tôn kính vượt qua các nguyên tắc của Pháp và Giới Luật vốn là nền tảng của tôn giáo. Nếu tâm của chúng ta bắt đầu uốn cong dưới ảnh hưởng của cách nhìn và quan điểm của bất cứ ai hay của đa số — những người không có giới hạn hay tiêu chuẩn — thì các tu viện và tôn giáo sẽ trở nên không có giới hạn hay tiêu chuẩn. Các tu viện bị uốn cong dưới ảnh hưởng của thế giới, mà không có lý do hợp lý nào như một hỗ trợ căn bản, sẽ không có trật tự hay tiêu chuẩn, và sẽ trở thành các tu viện không có bất cứ phẩm chất nào của tôn giáo còn lại trong họ cả. Những ai tìm kiếm những thứ có giá trị để ngưỡng mộ và tôn kính — nói cách khác, những người thông minh — sẽ không thể tìm thấy bất cứ điều gì tốt đẹp của bất cứ phẩm chất nào mà sẽ có chỗ đứng trong tim họ, bởi vì sẽ không có gì ngoại trừ những thứ vô giá trị và giả mạo lấp đầy các tu viện, lấp đầy các sư, sa di, ni cô, lấp đầy mọi thứ ở mọi nơi. Trong nhà cũng như trong tu viện, trong lĩnh vực thế giới cũng như Pháp, mọi thứ sẽ bị trộn lẫn làm một với những gì là giả mạo và không có bất cứ giá trị hay phẩm cách nào.

For this reason, we have to keep things in their separate places. The religion and the world, even though they may dwell together, are not the same thing. A monastery — whether it's located in a village, outside of a village, or in a forest — is not the same as a village. The people who come to stay there are not the same as ordinary people. The monastery has to be a monastery. The monks have to be monks with their own independent Dhamma and Vinaya that don't come under or depend on any particular individual. This is an important principle that can have a hold on the hearts of intelligent people who are searching for principles of truth to revere and respect or to be their inspiration. I view things from this angle more than from any other. Even the Buddha, our Teacher, viewed things from this angle as well, as we can see from the time he was talking with Ven. Nagita.

When a crowd of people shouting and making a big racket came to see the Buddha, he said, 'Nagita, who is that coming our way, making a commotion like fish-mongers squabbling over fish? We don't aspire to this sort of thing, which is a destruction of the religion. The religion is something to guard and preserve so that the world will find peace and calm — like clear, clean water well-guarded and preserved so that people in general can use it to drink and bathe at their convenience. The religion is like clear, clean water in this way, which is why we don't want anyone to disturb it, to make it muddy and turbid.' This is what the Buddha said to Ven. Nagita. He then told Ven. Nagita to send the crowd back, telling them that their manner and the time of day — it was night — were not appropriate for visiting monks who live in quiet and solitude. Polite manners are things that intelligent people choose to use, and there are plenty of other times to come. This is a time when the monks want quiet, so they shouldn't be disturbed in a way that wastes their time and causes them difficulties without serving any kind of purpose at all.

Vì lý do này, chúng ta phải giữ mọi thứ ở nơi riêng biệt của chúng. Tôn giáo và thế gian, mặc dù họ có thể sống cùng nhau nhưng không phải là cùng một thứ. Tu viện – dù nó nằm trong làng, bên ngoài làng, hay trong rừng – không giống như ngôi làng. Những người đến ở đó không giống như người bình thường. Tu viện phải là tu viện. Sư phải là sư với Giáo Pháp và Giới Luật độc lập của họ mà không nằm dưới hay lệ thuộc vào riêng một cá nhân nào. Đây là một nguyên tắc quan trọng mà có thể có chỗ đứng trong tim của những người thông minh đang tìm kiếm các nguyên tắc của chân lý để ngưỡng mộ và tôn kính hay là nguồn cảm hứng của họ. Tôi nhìn mọi thứ từ góc cạnh này hơn bất cứ điều gì khác. Ngay cả Đức Phật, Thầy của chúng ta, cũng nhìn mọi thứ từ góc cạnh này, như chúng ta có thể thấy từ lúc ngài nói chuyện với Tôn giả Nagita.

Khi một đám đông người la hét và gây huyên náo đến gặp Đức Phật, ngài nói, ‘Nagita, ai đang đi đến chỗ của chúng ta, làm ồn ào giống như chợ cá? Chúng ta không mong muốn loại này, đó là sự hủy hoại tôn giáo. Tôn giáo là một cái gì đó để bảo vệ và giữ gìn thế giới để cho thế giới sẽ tìm thấy hòa bình và yên tĩnh — giống như nước trong sạch được bảo quản và giữ gìn để cho người ta có thể dùng nó để uống và tắm lúc thuận tiện. Tôn giáo giống như nước trong sạch theo cách này, đó là lý do tại sao chúng ta không muốn bất cứ ai làm phiền nó, làm nó bị lấm bùn và vẩn đục.’ Đây là những gì Đức Phật nói với Tôn giả Nagita. Rồi ngài bảo Tôn giả Nagita yêu cầu đám người đó đi trở về, nói với họ rằng thái độ của họ và giờ đến — lúc đó là buổi tối — không thích hợp để đến thăm các sư sống trong yên tĩnh và vắng lặng. Thái độ lịch sự là điều mà những người thông minh chọn để hành xử, và có nhiều dịp khác để đến. Đây là lúc mà chư tăng muốn yên tĩnh, vì vậy không nên làm phiền họ theo cách làm lãng phí thời giờ của họ và gây trở ngại cho họ, mà không phục vụ cho bất cứ mục đích nào hết.

This is an example set by our Teacher. He wasn't the sort of person to mingle and associate with lay people at all times without any reasonable limits or rules, the way things currently are — as if the religion were a distillery, and we monks and novices were distributing liquor so that the public could be drunk without ever sobering up for a day. Actually, the religion is medicine for curing drunkenness. Monks and novices are supposed to be doctors for curing their own drunkenness and that of the world. They're not supposed to sell liquor and intoxicants to the point where they have no sense of shame.

Whenever people set foot in the monastery, we say that they come in good faith — and so we make allowances and compromises until we forget ourselves, forget the Dhamma and Vinaya, and forget the good standards of monasteries and monks to the point where we destroy ourselves, the monastery, and the religion bit by bit, day by day, and everything turns into mud. Home-dwellers and monastery-dwellers can't find any principles to hold to. Monks are full of excrement — i.e., the worthless things in the monasteries and in the monks and novices themselves.

Đây là một ví dụ đặt ra bởi Thầy của chúng ta. Ngài không phải là loại người hòa nhập và kết giao với cư sĩ mọi lúc mà không có bất cứ giới hạn hay qui tắc hợp lý nào, theo cách mọi thứ hiện thời — như thể tôn giáo là một lò rượu, và sư và sa di chúng ta đang phân phát rượu để dân chúng có thể uống say mà không bao giờ tỉnh táo được một ngày. Thật ra, tôn giáo là thuốc chữa bệnh say. Các sư và sa di được cho là y sĩ chữa chứng say sưa của họ và của thế giới. Họ không nên bán rượu và các chất làm say đến mức mà họ không biết xấu hổ.

Bất cứ khi nào người dân đặt chân vào tu viện, chúng ta nói rằng họ đến với lòng thành tín — và vì vậy chúng ta khoan dung và thỏa hiệp cho đến khi chúng ta quên chính mình, quên Pháp và Giới Luật, và quên các tiêu chuẩn tốt của tu viện và nhà sư đến mức chúng ta hủy hoại chính bản thân, tu viện, và tôn giáo từng chút một, từng ngày một, và mọi thứ biến thành bùn. Dân cư và tăng chúng không thể tìm thấy bất cứ nguyên tắc nào để nắm giữ. Các sư đầy cặn bã — nghĩa là, những thứ vô giá trị trong tu viện và trong chính các sư và sa di.

For this reason, each of us who has ordained in the religion should reflect a great deal on these matters. Don't see anything as having greater value than the Dhamma and Vinaya, which are the major principles for uniting the hearts of Buddhists in confidence, conviction, and peace. If the principles of the Dhamma and Vinaya are lacking or deficient, the benefits received by Buddhists will have to be deficient in turn, until there is nothing to which their hearts can hold. Even though the teachings of the religion fill the texts, and copies of the Canon fill every monastery, still the important essence that should be put into practice so that people can be inspired to take this essence into their hearts and put it into practice themselves for the sake of what is beneficial and auspicious, doesn't exist — even though the religion still exists. This is something we can clearly see at present.

The important factors that can make the religion prosper and can serve as witnesses to the people who become involved with it for the sake of all things meritorious and auspicious are the monks and novices. If the monks and novices are intent on behaving in line with the principles of the Dhamma and Vinaya as taught by the Buddha, they are the ones who will preserve the good pattern of the religion and of the paths, fruitions, and nibbana without a doubt. People will be able to take them as their standard — because there are still plenty of intelligent people left in the world. As for stupid people, even though they may overflow the world, they have no sure standards. If they feel pleased, they praise you. That praise simply comes out of their stupidity and serves no purpose. If they feel displeased, they criticize you. That criticism serves no purpose, either for them or for you. If intelligent people praise you, though, that can be taken to heart and benefits both parties, them as well as you. If they praise the Sangha, they praise it in line with the principles of the truth and of their intelligence. At the same time, those members of the Sangha who hold to reason can make themselves a field of merit for them as well, so that they too can benefit. Even if they criticize us, they have their reasons that should be taken as food for thought. Thus we who practice should make ourselves well aware of this point.

Vì lý do này, mỗi người trong chúng ta, những người đã được truyền giới, nên suy nghĩ thấu đáo về các vấn đề này. Đừng xem bất cứ điều gì như có giá trị lớn hơn Pháp và Giới Luật, mà vốn là các nguyên tắc chính để kết hợp trái tim của các Phật tử trong sự tự tin, niềm tin, và hòa bình. Nếu các nguyên tắc của Pháp và Giới Luật không có hay bị thiếu sót, lợi ích nhận được bởi các Phật tử cũng sẽ bị thiếu sót, cho đến khi không còn gì để cho trái tim có thể nắm giữ. Mặc dù giáo lý có đầy trong các văn bản, và các bản sao của Kinh điển có đầy trong các tu viện, bản chất quan trọng, vốn cần phải được mang vào thực hành để cho mọi người có thể được truyền cảm hứng để đem bản chất này vào trong tim của họ và tự thực hành nó vì lợi ích của những gì có ích và tốt lành, vẫn không hiện hữu — mặc dù tôn giáo vẫn hiện hữu. Đây là điều mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng hiện nay.

Các yếu tố quan trọng mà có thể làm cho tôn giáo phát triễn và có thể phục vụ như bằng chứng để người ta trở nên quan hệ với nó vì lợi ích của tất cả những điều xứng đáng và tốt lành, là các sư và sa di. Nếu các sư và sa di kiên quyết hành xử phù hợp với các nguyên tắc của Pháp và Giới Luật như dạy bởi Đức Phật, họ là những người sẽ giữ gìn mẫu mực tốt đẹp của tôn giáo và của đạo, quả, và niết bàn, không gì nghi ngờ. Mọi người sẽ có thể lấy chúng làm tiêu chuẩn của họ — bởi vì vẫn còn rất nhiều người thông minh trên thế giới. Đối với những người ngu, mặc dù họ có thể có đầy rẫy trên thế giới, chắc chắn là họ không có tiêu chuẩn. Nếu ho cảm thấy hài lòng, họ khen ngợi bạn. Lời khen ngợi đó chỉ đến từ sự ngu ngốc của họ và không phục vụ cho mục đích nào, cho họ hay cho bạn. Nếu họ bất mãn, họ chỉ trích bạn. Lời chỉ trích đó không phục vụ cho mục đích nào, cho họ hay cho bạn. Tuy nhiên, nếu những người thông minh khen ngợi bạn, điều đó có thể đem vào trong tim và lợi ích cho cả hai, họ cũng như bạn. Nếu họ khen ngợi Tăng Đoàn, họ khen ngợi nó phù hợp với các nguyên tắc của chân lý và của trí thông minh của họ. Đồng thời, thành viên của Tăng Đoàn có duyên cớ để cũng có thể tự làm thành ruộng phước điền cho họ, để họ cũng có thể hưởng lợi. Ngay cả khi họ chỉ trích chúng ta, họ có lý do nên được coi như là điều để suy ngẩm. Do đó chúng ta, những ai đang tu tập, nên làm cho mình biết rõ điểm này.

Wherever you go, don't forget that you are a practitioner of the religion, a representative of our Teacher in following the religion and proclaiming it through your practice. This doesn't mean that you have to teach the public to understand the Dhamma. Even the practices you follow rightly are a visible example that can make them feel conviction in the religion from what they see. Even more so when you can explain the Dhamma correctly in line with the principles of the practice following the teachings of the Buddha: This is all the more the right and proper proclamation of the religion for good people to hold to in their hearts. The religion will come to flourish more and more in the hearts of Buddhists.

Wherever you go, wherever you stay, don't forget the basic principles — virtue, concentration, and discernment — which are the basic principles of our work as contemplative. These are the essential principles of each monk's work. This is where we become 'sons of the Sakyan (sakya-putta), of the victorious Buddha,' disciples of the Tathagata, and not when we simply shave our heads and don the yellow robe. That's something anyone can do and isn't important. What's important is behaving in line with our duties.

Bất cứ nơi nào bạn đi, đừng quên rằng bạn là một thực hành viên của tôn giáo, một đại diện của Thầy của chúng ta trong việc noi theo đạo giáo và tuyên bố nó thông qua việc thực hành của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn phải dạy quần chúng hiểu Pháp. Ngay cả những thực hành mà bạn làm theo đúng là một ví dụ rõ ràng mà có thể làm cho họ cảm thấy tin tưởng vào tôn giáo từ những gì họ thấy. Thậm chí còn hơn thế nữa khi bạn có thể giải thích Pháp một cách chính xác phù hợp với các nguyên tắc của việc thực hành theo lời dạy của Đức Phật: Đây là tất cả những tuyên bố chính xác và đúng đắn của tôn giáo đối với người tốt để giữ trong trái tim của họ. Tôn giáo sẽ phát triễn nhiều hơn và hơn nữa trong trái tim của các Phật tử.

Bất cứ nơi nào bạn đi, bất cứ nơi nào bạn ở lại, đừng quên các nguyên tắc căn bản — đức hạnh, định, và nhận thức phân biệt — là nguyên tắc căn bản của công việc của chúng ta như là sa môn. Đây là những nguyên tắc thiết yếu của việc làm của mỗi tăng sĩ. Đây là nơi chúng ta trở thành ‘con của Thích Ca (sakya-putta), của Đức Phật chiến thắng,’ đệ tử của Như Lai, và không phải là khi chúng ta chỉ cạo đầu và mặc y vàng. Đó là điều mà bất cứ ai cũng có thể làm và không quan trọng. Điều quan trọng là hành xử phù hợp với nhiệm vụ của chúng ta.

Virtue. We should be careful to maintain our precepts so that they aren't broken or stained. We should be careful, using mindfulness and discernment in our every activity. Whatever else may get broken, don't let your precepts get broken, for they are the invaluable treasure of your status as a monk, something on which you can truly stake your life.

Concentration. If it hasn't yet arisen, try to train the heart and bring it under control, coming down hard on its unruliness caused by the power of defilement, so that you can have it in hand in your efforts with the practice. Use mindfulness and discernment to block its recklessness so that it can settle down in peace and quiet. This is our samadhi treasure as monks.

Discernment is intelligence and ingenuity. Discernment is of use in all places at all times. Both in your internal and in your external activities, always make use of your discernment. Especially in your internal activities, when you're investigating the various kinds of defilements and mental effluents, discernment becomes especially important. Discernment and mindfulness shouldn't be separated. They have to perform their duties together. Mindfulness is what keeps watch over the work discernment is doing. Whenever mindfulness lapses, that work won't accomplish its full aims. For this reason, mindfulness is a necessary quality that must always be kept fastened on your work.

Đức hạnh. Chúng ta nên thận trọng duy trì giới luật để chúng không bị vỡ hay tì vết. Chúng ta nên thận trọng, sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt trong mọi hoạt động của chúng ta. Bất cứ cái gì khác có thể bị phá vỡ, đừng để giới luật của bạn bị phá vỡ, vì chúng là kho báu vô giá của địa vị của bạn như một nhà sư, cái mà bạn có thể làm nền tảng cho cuộc đời của mình.

Định. Nếu nó chưa phát sinh, cố gắng huấn luyện tâm và kiểm soát nó, kiềm chế chặc chẽ sự phóng túng của nó gây ra bởi sức mạnh của phiền não ô trược, để bạn có thể có nó trong tay trong các nỗ lực của bạn với việc thực hành. Sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để ngăn chặn sự liều lĩnh của nó để nó có thể ổn định trong bình an và tĩnh lặng. Đây là kho báu samadhi - tam muội của chúng ta là chư tăng.

Nhận thức phân biệt là sự thông minh và khéo léo. Nhận thức phân biệt được dùng ở mọi nơi và mọi lúc. Trong các hoạt động bên trong lẫn bên ngoài của bạn, luôn sử dụng nhận thức phân biệt của mình. Nhất là trong các hoạt động bên trong, khi bạn đang quan sát các loại phiền não ô trược và bợn nhơ tinh thần, nhận thức phân biệt trở nên đặt biệt quan trọng. Nhận thức phân biệt và chánh niệm không nên bị tách rời. Chúng phải thực hiện nhiệm vụ của chúng cùng với nhau. Chánh niệm phải luôn xem chừng việc nhận thức phân biệt đang làm. Bất cứ khi nào chánh niệm ngưng, công việc đó sẽ không đạt được mục đích của nó. Vì lý do này, chánh niệm là một phẩm chất cần thiết mà phải luôn được cột chặc vào công việc của bạn.

These things are our work as contemplatives. Remember them and always take them to heart. Don't be apathetic, or you'll become a shameless monk, callous to the fact that the world is bowing down to you at all times.

Now that the Rains Retreat is over, we'll each go our separate ways in line with duty and necessity and the laws of inconstancy, stress, and not-self. These are things we can't prevent, because they are big matters, the way of nature. Even I myself: I'm not sure how much longer I'll be able to stay with you all, because I lie under the law of inconstancy, too. So while we are still living together, I want you to be intent on training yourselves with your full hearts, in keeping with the fact that you've come to study, to train yourselves, and to practice.

The word 'discernment,' which I mentioned a moment ago, means to investigate and unravel the various factors that become involved with us within and without. (And here I have to ask forgiveness of the men and women interested in the Dhamma who fall under the condition I'm about to discuss. Please reflect on it in all fairness.) The body: Usually it's the body of the opposite sex. As the Dhamma says, there is no sight that's a greater enemy to the state of a contemplative than the sight of the opposite sex. The same holds true for the voice, the smell, the taste, and the touch of the opposite sex. These are the foremost dangers that face contemplatives, so we have to show greater care and restraint toward these things than toward anything else. Mindfulness and discernment have to unravel these important points more than they have to deal with any other work.

Những điều này là công việc của chúng ta là sa môn. Hảy ghi nhớ chúng và luôn luôn đem chúng vào tim. Đừng thờ ơ, nếu không bạn sẽ trở nên một nhà sư không biết xấu hổ, vô tình với việc thế giới vẫn luôn cung kính bạn.

Bây giờ là hết mùa mưa, chúng ta mỗi người sẽ đi con đường riêng của mình phù hợp với nhiệm vụ và nhu cầu và qui luật của vô thường, khổ, và vô ngã. Đây là những điều chúng ta không thể tránh, bởi vì chúng là vấn đề lớn, đó là lẽ tự nhiên của vạn vật. Ngay cả bản thân tôi, tôi không biết chắc là tôi sẽ có thể ở lại với tất cả các bạn bao lâu nữa, vì tôi cũng nằm dưới luật vô thường. Vì vậy khi chúng ta vẫn còn chung sống với nhau, tôi muốn các bạn kiên quyết trong việc huấn luyện chính mình với hết cả tấm lòng của bạn, phù hợp với sự thật là bạn đến để học hỏi, huấn luyện bản thân, và thực hành.

Từ ngữ ‘nhận thức phân biệt’, mà tôi vừa mới đề cập, có nghĩa là quan sát và làm sáng tỏ một số yếu tố có liên hệ với chúng ta bên trong và bên ngoài. (Và ở đây tôi xin được sự tha thứ từ quý vị nam và nữ quan tâm đến Pháp và nằm trong trạng huống mà tôi sắp thảo luận. Xin vui lòng quán chiếu nó một cách công bằng.) Thân: Thông thường nó là thân thể của người khác phái. Như Pháp nói, không có hình ảnh nào là kẻ thù lớn hơn đối với trạng huống của một sa môn hơn là hình ảnh của người khác phái. Điều này cũng đúng với tiếng nói, mùi, vị, và sự va chạm của người khác phái. Đó là những nguy hiểm hàng đầu mà các sa môn đối diện, vì vậy chúng ta phải tỏ ra thận trọng và kiềm chế đối với những điều này hơn là bất cứ điều nào khác. Chánh niệm và nhận thức phân biệt phải làm sáng tỏ những điểm này nhiều hơn là khi chúng phải đối phó với bất cứ công việc nào khác.

The body. We should analyze it with our discernment so as to see it clearly. The words 'the body of a woman' or 'the body of a man' are simply names given in line with convention. Actually, it's not a woman or a man. It's simply an ordinary body just like ours, covered all over with skin. If we look inside, there's flesh, tendons, and bones. It, like us, is all full of filthy and repulsive things. There's no part that's basically any different from our own body. There's simply the label in our mind that says 'woman' or 'man.' This word 'woman' or 'man' is engraved deeply within the heart by the heart's own suppositions, even though it's not a truth, and is simply a supposition.

The same with the voice: It's just an ordinary sound, and yet we label it the voice of the opposite sex and so it stabs deep into the heart — especially for those of us who are ordained — and goes clear through, to the point where we forget ourselves. The heart gets cut at the stem, even though we continue to live. The stem of the heart is torn, rotten, and putrid, and yet we don't die. Instead, we listen with pleasure to the song of our heart's being cut at the stem, without ever wearying of it or having enough.

Thân. Chúng ta nên phân tích nó với nhận thức phân biệt của mình để nhìn thấy nó rõ ràng. Từ ngữ ‘thân thể của đàn bà’ hay ‘thân thể của đàn ông’ chỉ là tên đặt theo quy ước. Thật ra, nó không phải là đàn bà hay đàn ông. Nó chỉ là một thân thể bình thường giống như của chúng ta, được che phủ với da. Nếu chúng ta nhìn vào trong, nó có thịt, gân, và xương. Nó giống như chúng ta, đầy dẫy những thứ nhớp nhúa và ghê tởm. Không có phần nào về căn bản khác với thân thể của chúng ta. Đó chỉ là khái niệm trong tâm chúng ta nói là ‘đàn bà’ hay ‘đàn ông’. Chữ ‘đàn bà’ hay ‘đàn ông’ được khắc sâu trong tim bởi giả định của chủ trái tim, mặc dù đó không phải là sự thật, và chỉ đơn giản là giả định.

Tương tự như vậy với tiếng nói: Nó chỉ là một âm thanh bình thường, thế mà chúng ta ghi nhận nó là tiếng nói của người khác phái và vì vậy nó đâm sâu vào trong tim — đặc biệt đối với những ai trong chúng ta được truyền giới — và đi xuyên qua, đến độ chúng ta quên chính mình. Trái tim bị cắt ở cuống, mặc dù chúng ta vẫn tiếp tục sống. Cuống của trái tim bị rách nát, thối, hư hỏng, thế mà chúng ta không chết. Trái lại, chúng ta lắng nghe một cách thích thú bài hát của trái tim mình đang bị cắt tại cuống, mà không bao giờ mệt mỏi hay chán ngán nó.

The smell: It's an ordinary smell, just like ours, because it's the smell of a person. Even if we bring perfumes and scents from the realms of the devas and Brahmas to rub down that body, the smell is the smell of those things, not the smell of a woman or man, not the least little bit. So analyze this and make careful distinctions.

The taste is simply the touch. The touch of that body is no different from one part of our own body touching another part. Each of the parts is just earth, water, wind, and fire, just like ours. We can't see that there's any difference. So we have to investigate clearly like this and then make comparisons, comparing the sight, sound, smell, taste, and touch of the woman or man with our own sight, sound, smell, taste, and touch. There's no difference in terms of the principles of nature and of the truth, aside from the mind's conferring titles in line with its thoughts.

For this reason, we must use discernment to unravel things. Don't let suppositions of any kind that will be your enemies infiltrate or destroy your heart. Shake them off using discernment, which is a truth, coming down to the truth that these things are just sights, just sounds, just smells, just tastes, just tactile sensations, all of which pass by and disappear like other things. This is without a doubt the right way to contemplate that can gradually uproot our attachments and misconceptions concerning these matters.

Mùi: Nó chỉ là mùi bình thường, giống như của chúng ta, bởi vì đó là mùi của một người. Ngay cả khi chúng ta đem nước hoa và dầu thơm từ cõi chư thiên và Phạm thiên bôi vào thân thể đó, thì mùi hương vẫn là mùi của những thứ đó, không phải mùi của đàn bà hay đàn ông, không một chút nào. Vì vậy hảy xem xét điều này và phân biệt cẩn thận.

Hương vị chỉ đơn giản là sự va chạm. Sư va chạm của cái thân đó không khác gì một phần của thân thể của chúng ta chạm vào phần khác. Mỗi phần chỉ là đất, nước, gió, và lửa, giống như của chúng ta. Chúng ta không thể nhìn thấy sự khác biệt. Vì vậy chúng ta phải quan sát rõ ràng như vậy và sau đó so sánh, so sánh hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và xúc giác của đàn bà hay đàn ông với hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và xúc giác của chúng ta. Không có gì khác biệt về các nguyên tắc của thiên nhiên và của sự thật, ngoài việc tâm đặt danh hiệu phù hợp với suy nghĩ của nó.

Vì lý do này, chúng ta phải sử dụng nhận thức phân biệt để làm sáng tỏ mọi sự. Đừng để cho bất cứ loại giả định nào trở thành kẻ thù của bạn và sẽ xâm nhập hay hủy hoại trái tim của bạn. Hảy vất bỏ chúng bằng cách dùng nhận thức phân biệt, đó là sự thật, đi xuống đến tận sự thật rằng những thứ này chỉ là hình ảnh, chỉ là âm thanh, chỉ là mùi, chỉ là vị, chỉ là cảm giác xúc giác, tất cả đều đi qua và biến mất như những thứ khác. Đây chính là cách đúng để quán chiếu mà có thể dần dần nhổ bỏ những luyến ái và quan niệm sai lầm của chúng ta về các vấn đề này.

Whatever object you may investigate in the world, it's full of inconstancy, stress, and lack-of-self. There's nothing lasting to be found. All things depend on one thing or another, and then fall apart. Whatever the object: If it exists in the world, it has to fall apart. If it doesn't fall apart, we will. If it doesn't break up, we'll break up. If it doesn't leave, we'll leave — because this world is full of leaving and separation through the principles of nature. So investigate in this way with discernment to see clearly before these things leave us or we leave them, and then let them go in line with their truth. When we can do this, the mind will be at its ease. Here we've been talking about discernment on the level of investigating sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations. Whether within or without, on the blatant or the subtle level, this is how all of these things are investigated.

Concentration I've already explained to some extent. Concentration refers to the stability and solidity of the heart, beginning with its small moments of stillness and peace, all the way up to the refined and stable levels of stillness and peace. If the mind isn't trained, isn't improved, isn't forced with various tactics backed up by mindfulness, discernment, conviction, and persistence, it won't be able to attain peace till its dying day. It will die in vain. It will die restless and confused, straying off to 108 different preoccupations. It won't have any mindfulness or self-awareness. It will die without any principles or standards to hold to. It will die just as a kite whose string is cut when it's up in the air floats wherever the wind blows. Even while it's still living, it lives without any principles or standards, because of its absent-mindedness and heedlessness, its lack of any sense of reason for it to follow. It lives simply drifting. If we live simply drifting, without any good principles to hold to, then when we go, we'll have to go simply drifting. What purpose will it serve? What goodness and certainty can we have for our destination? So as long as we're alive and aware as we currently are, we should build certainty for ourselves in our hearts by being strong and unflinching in matters that are of solid worth. Then we can be certain of ourselves both as we live and when we die. We won't be upset or affected by life or death, by being separated from other beings or our own bodies — something we all have to meet with, because these are things lying within us all.

Bất cứ đối tượng nào mà bạn có thể quan sát trên thế giới, nó toàn là vô thường, khổ, và vô ngã. Không có gì tồn tại lâu dài. Tất cả mọi thứ lệ thuộc vào cái này hay cái khác, và sau đó tan rã. Bất kể đối tượng nào: Nếu nó hiện hữu trên thế giới, nó phải tan rã. Nếu nó không tan rã, chúng ta sẽ. Nếu nó không bị phá vỡ, chúng ta sẽ bị phá vỡ. Nếu nó không ra đi, chúng ta sẽ ra đi — bởi vì thế giới này đầy rẫy sự ra đi và chia cách thông qua các nguyên tắc tự nhiên. Vì vậy hảy quan sát theo cách này với nhận thức phân biệt để thấy rõ trước khi những thứ này rời xa chúng ta hay chúng ta rời xa chúng, và sau đó để chúng đi phù hợp với bản tánh của chúng. Khi chúng ta có thể làm điều này, tâm sẽ được bình an. Ở đây, chúng ta đang nói về nhận thức phân biệt ở mức độ quan sát hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác. Dù là bên trong hay bên ngoài, lộ liểu hay tinh tế, đây là cách tất cả những thứ này được quan sát.

Định, tôi đã giải thích phần nào. Định đề cập đến sự ổn định và vững chắc của tim, bắt đầu bằng những khoảnh khắc tĩnh lặng và bình an, lên đến các mức độ tinh tế và bền vững của tĩnh lặng và bình an. Nếu tâm không được huấn luyện, không được cải thiện, không được ép buộc với một số phương sách hỗ trợ bởi chánh niệm, nhận thức phân biệt, niềm tin, và kiên trì, nó sẽ không thể đạt được bình an cho đến ngày nó chết. Nó sẽ chết trong vô ích. Nó sẽ chết bất an và bối rối, đi lạc đến 108 mối lo khác nhau. Nó sẽ không có bất cứ chánh niệm hay tự giác nào. Nó sẽ chết mà không có bất cứ nguyên tắc hay tiêu chuẩn nào để nắm giữ. Nó sẽ chết như diều đứt dây bay lơ lững theo chiều gió ở trên không. Ngay cả khi nó vẫn còn sống, nó sống mà không có bất cứ nguyên tắc hay tiêu chuẩn nào, bởi vì sự thiếu chánh niệm hay cẩu thả của nó, thiếu ý thức về lý do để nó theo. Nó chỉ sống vật vờ cho qua ngày. Nếu chúng ta chỉ sống vật vờ, không có bất cứ nguyên tắc tốt nào để nắm giữ, thì khi chúng ta đi, chúng ta sẽ phải đi vật vờ. Cho mục đích gì? Chúng ta có thể có điều tốt đẹp và chắc chắn nào cho điểm đến của mình? Vì vậy hễ mà chúng ta còn sống và ý thức được như chúng ta hiện nay, chúng ta nên tạo dựng niềm tự tin trong tim bằng cách mạnh mẽ và không nản lòng trong những vấn đề có giá trị vững chắc. Thì chúng ta có thể biết chắc chắn về chính mình cả khi sống lẫn khi chết. Chúng ta sẽ không bị buồn bã hay bị ảnh hưởng bởi sống hay chết, bởi việc cách ly với những chúng sinh khác hay thân thể của riêng mình — đó là điều mà tất cả chúng ta phải đối diện, bởi vì đây là những điều nằm trong chúng ta.

It's not the case that discernment arises automatically on the heels of concentration when the mind has been centered. It has to be exercised and trained to think, explore, and investigate. Only then will discernment arise, with concentration as its support. Concentration on its own can't turn into discernment. It has to remain as concentration. If we don't use discernment to investigate, concentration simply makes the mind refreshed and calm, content with its preoccupation in tranquillity, not hungering to think here or there, not confused or straying — because once the mind is still, it's calm and refreshed with the Dhamma in line with the level of its stillness. We then take the mind that has been refreshed by tranquillity and use it with discernment to investigate and unravel various things, none of which in this world lie over and beyond inconstancy, stress, and not-self. All things are filled with these same conditions, so use discernment to contemplate — from whatever angle most suits your temperament — by investigating these things with interest, with the desire really to know and see them as they truly are. Don't simply investigate without any intention or mindfulness in control.

In particular, the theme of unattractiveness: This is a good, a very good cure for the mind obsessed with lust and passion. However strong the lust, that's how strongly you should investigate unattractiveness until you can see your own body and that of others throughout the world as a cemetery of fresh corpses. Lust won't have a chance to flare up when discernment has penetrated to the knowledge that the body is filled with repulsiveness. Who would feel lust for repulsiveness? Who would feel lust for things with no beauty? For things that are disgusting? This is one form of the medicine of unattractiveness, one of the prime medicines for curing the disease of lust and craving. Once you've made a really full investigation, make the mind grow still in a restricted range. Once the mind has investigated unattractiveness many, many times, to the point where it becomes proficient, adept at contemplating external bodies as well as the internal body, able to visualize things in whatever way you want, then the mind will converge to the level of unattractiveness within itself and see the harm of the pictures of unattractiveness it paints as being one form of illusion. It will then let go of both sides: both the side of unattractiveness and the side of attractiveness.

Both attractiveness and unattractiveness are labels coupled with the affairs of lust. Once we have investigated and fully understood both sides, the word 'attractive' will dissolve and no longer have meaning. The word 'unattractive' will dissolve and no longer have meaning. That which gives the meaning of 'attractive' and 'unattractive' is the mind or, in other words, sañña. We are now wise to sañña as being what labels things. We see the harm of this labeling, and so it will no longer be able to go out interpreting in such a way as to make the mind grasp and be attached again. When this is the case, the mind lets go of both attractiveness and unattractiveness — or of beauty and ugliness — by seeing that they are simply dolls for training the mind and discernment as long as the mind is still attached to them, and the discernment for investigating to uproot them is not yet proficient enough.

Đây không phải là trường hợp nhận thức phân biệt tự động phát sinh dựa trên định khi tâm đã được tập trung. Nó phải được thực tập và huấn luyện để suy nghĩ, khám phá, và quan sát. Chỉ đến lúc đó thì nhận thức phân biệt mới phát sinh, với định như là cột trụ của nó. Định tự nó không thể trở thành nhận thức phân biệt. Nó vẫn phải là định. Nếu chúng ta không sử dụng nhận thức phân biệt để quan sát, định chỉ làm cho tâm khoan khoái và bình an, hài lòng với các đề mục của nó trong tĩnh lặng, không thèm khát suy nghĩ này nọ, không hoang mang hay lạc lối — bởi vì một khi tâm tĩnh lặng, nó được bình an và gia tăng năng lực với Pháp phù hợp với mức độ tĩnh lặng của nó. Sau đó chúng ta lấy cái tâm mà đã được an khang bởi sự tịch tịnh và dùng nó với nhận thức phân biệt để quan sát và làm sáng tỏ những thứ khác nhau mà không một thứ nào ở trong thế giới này nằm trên và vượt ra ngoài vô thường, khổ, và vô ngã. Tất cả mọi thứ được lấp đầy với những trạng huống như thế, vì vậy hảy sử dụng nhận thức phân biệt để quán chiếu — từ bất cứ góc cạnh nào thích hợp nhất cho tính cách của bạn — bằng cách quan sát những điều này với sự quan tâm, với mong muốn thật sự biết và thấy thật tánh của chúng. Đừng chỉ quan sát mà không có ý định hay chánh niệm nào làm chủ.

Đặc biệt là chủ đề về sự không hấp dẫn: Đây là một điều tốt, một chữa trị rất tốt cho tâm bị ám ảnh bởi dục vọng và đam mê. Dục vọng mạnh bao nhiêu, thì bạn càng phải quan sát sự không hấp dẫn nhiều bấy nhiêu đến khi bạn có thể nhìn thấy thân thể của riêng mình và của những người khác khắp thế giới như một nghĩa trang của những xác mới chết. Dục vọng sẽ không có cơ hội bùng phát khi nhận thức phân biệt thâm nhập vào kiến thức để thấy rằng thân đầy ghê tởm. Ai sẽ cảm thấy ham muốn sự ghê tởm? Ai sẽ cảm thấy ham muốn những thứ xấu xa? Những thứ kinh tởm? Đây là một hình thức y dược cho sự không hấp dẫn, một trong những thuốc chủ yếu để chữa trị bệnh dục vọng và ham muốn. Khi bạn thực hiện một sự quan sát thật đầy đủ, hảy làm cho tâm trở nên tĩnh lặng trong phạm vi giới hạn. Một khi tâm đã quan sát sự không hấp dẫn nhiều lần, đến điểm mà nó trở nên thành thạo, lão luyện trong việc quán chiếu những thân bên ngoài cũng như thân bên trong, có khả năng hình dung mọi thứ theo bất cứ cách nào bạn muốn, thì tâm sẽ hội tụ vào mức độ không hấp dẫn trong chính nó và nhìn thấy nguy hại của các hình ảnh của sự không hấp dẫn mà nó vẽ như là một hình thức ảo tưởng. Sau đó nó sẽ buông bỏ cả hai bên: bên không hấp dẫn lẫn bên hấp dẫn.

Cả sự hấp dẫn và không hấp dẫn là khái niệm cùng với vấn đề của dục vọng. Một khi chúng ta quan sát và hiểu trọn vẹn cả hai mặt, từ ‘hấp dẫn’ sẽ tan biến và không còn ý nghĩa nữa. Từ ‘không hấp dẫn’ sẽ tan biến và không còn ý nghĩa. Cái mà đặt ý nghĩa cho ‘hấp dẫn’ và ‘không hấp dẫn’ là tâm, hay nói cách khác, sañña - tưởng uẩn.. Chúng ta bây giờ hiểu rõ sañña - tưởng uẩn chính là cái mà đặt nhãn hiệu hay khái niệm cho mọi thứ. Chúng ta nhìn thấy nguy hại của việc đặt khái niệm này, và vì vậy nó sẽ không còn có thể đi ra diễn giải theo cách làm cho tâm chụp lấy và bị gắn bó nữa. Khi đây là trường hợp, tâm buông bỏ cả sự hấp dẫn và không hấp dẫn — hay đẹp và xấu — bằng cách nhìn thấy rằng chúng chỉ đơn giản là trò chơi cho việc huấn luyện tâm và nhận thức phân biệt chừng nào mà tâm vẫn còn gắn bó với chúng, và nhận thức phân biệt dùng trong việc quan sát để vất bỏ chúng vẫn chưa đủ thành thạo.

When the mind is proficient and realizes the causes and effects of both sides — both attractiveness and unattractiveness — it can at the same time turn around to know its own labeling that goes out to dress this thing up as attractive and that as unattractive. When it knows this labeling clearly, the labeling disbands. The mind can see its harm, in that this labeling is the culprit. The unattractive object isn't the culprit. The attractive object isn't the culprit. Instead, the labeling that says 'attractive' and 'unattractive' is the culprit deceiving us and making us become attached. This is where things start coming inward. Our investigation comes inward like this and lets go, step by step.

When the mind has reached this stage, then whether we focus on attractiveness or unattractiveness, it will appear in the mind, without our having to create an external image to exercise with, just as when we travel and have passed progressively along a road. The image appears in the mind. The moment it appears there, we immediately know that sañña can label only as far as this and can't go labeling outside. Even though the image appears in mind, we know clearly that the phenomenon that appears there as attractive or unattractive comes from sañña in the same way. We know the image that appears in the mind as well as the sañña labeling it, also as an image in the mind. Finally, the images in the mind vanish. The sañña — the labels, the interpretations — disband. We know that the labels that used to fool us into seeing things as attractive and unattractive and all sorts of other ways without limit — that used to fool us into falling for both of these sides — have disbanded. There is nothing further to deceive the heart. This is how unattractiveness is investigated in line with the principles of the practice — but you won't find this anywhere in the texts. You'll find it only if you search for the truth in the principles of nature that exist with the body and mind — the location of the four Noble Truths and the four frames of reference — coming down finally to the text of the heart. That's where you'll find the things I've explained here.

Khi tâm thành thạo và nhận ra nguyên nhân và hậu quả của cả hai bên — sự hấp dẫn và không hấp dẫn — nó có thể cùng một lúc quay qua để biết ý tưởng đặt khái niệm của nó đi ra đặt cho cái này là hấp dẫn và cái kia là không hấp dẫn. Khi nó biết rõ về ý tưởng đặt khái niệm này, ý tưởng đó tan biến. Tâm có thể nhìn thấy tác hại của nó, rằng ý tưởng đặt khái niệm là thủ phạm. Đối tượng không hấp dẫn không phải là thủ phạm. Đối tượng hấp dẫn không phải là thủ phạm. Thay vào đó, ý tưởng đặt khái niệm nói là ‘hấp dẫn’ và ‘không hấp dẫn’ là thủ phạm lừa gạt chúng ta và làm cho chúng ta trở nên gắn bó. Đây là nơi mọi thứ bắt đầu đi vào bên trong. Sự quan sát của chúng ta đi vào bên trong như thế này và buông xả, từng bước một.

Khi tâm đạt đến giai đoạn này, thì cho dù chúng ta tập trung vào sự hấp dẫn hay không hấp dẫn, nó sẽ xuất hiện trong tâm mà không cần chúng ta phải tạo ra một ảnh tượng bên ngoài để thực tập, giống như khi chúng ta du hành và đã tiến bước trên đường đi. Ảnh tượng xuất hiện trong tâm. Khoảnh khắc nó xuất hiện ở đó, chúng ta ngay lập tức biết rằng sañña – tưởng uẩn chỉ có thể đặt khái niệm đến mức này và không thể đi ra đặt khái niệm bên ngoài. Mặc dù ảnh tượng xuất hiện trong tâm, chúng ta biết rõ rằng cái hiện tượng xuất hiện ở đó như là hấp dẫn hay không hấp dẫn đến từ sañña - tưởng uẩn theo cùng một cách. Chúng ta biết ảnh tượng xuất hiện trong tâm cũng như sañña – tưởng uẩn đặt khái niệm cho nó, cũng là một ảnh tượng trong tâm. Cuối cùng, các ảnh tượng trong tâm biến mất. Sañña – tưởng uẩn — các khái niệm, diễn giải — tan biến. Chúng ta biết rằng các khái niệm đã từng đánh lừa chúng ta vào việc nhìn thấy mọi thứ như là hấp dẫn và không hấp dẫn và tất cả các loại khác mà không có giới hạn – đã từng đánh lừa chúng ta vào cả hai bên — đã tan biến. Không còn gì để lừa dối trái tim. Đây là cách sự không hấp dẫn được quan sát phù hợp với các nguyên tắc của thực hành — nhưng bạn sẽ không tìm thấy điều này ở bất cứ nơi nào trong các văn bản. Bạn sẽ chỉ tìm thấy nó nếu bạn đi tìm sự thật trong các nguyên tắc tự nhiên vốn tồn tại trong thân và tâm — vị trí của Tứ Diệu Đế và bốn khung tham khảo — cuối cùng xuống đến tác phẩm của trái tim. Đó là nơi bạn sẽ tìm thấy những điều tôi đã giải thích ở đây.

This is the body. We can know clearly that every part of the body is simply a physical phenomenon. And what is there in these physical phenomena? All the parts — hair of the head, hair of the body, nails, teeth, skin, flesh, tendons, bones, marrow, spleen, heart, liver, membranes, kidneys, lungs, intestines, stomach, gorge, feces — are just physical phenomena, things separate from the mind. If we consider them as unattractive, they've been unattractive all along, even before we considered them. And who is it that gives them meaning, saying that this is attractive or that is unattractive? When did these things ever give themselves meanings? When did they ever say they were attractive or unattractive? They don't label or say anything at all. Whatever their truth is, that's how it's always been in line with its nature from the very beginning — and they don't know their meaning. What knows their meaning is sañña. The one that falls for their meaning is also sañña, which comes out of this deluded mind. Once we are wise to this labelling, all these things disappear. Each has its separate reality. This is what it means to be wise to these things.

Feelings (vedana) are the feelings of pleasure, pain, and indifference that arise from the body. The body is a phenomenon that has existed since before these feelings arose. Pains arise, remain, and then vanish. The body is the body. The pain is a pain. Each is a separate reality. Investigate and analyze them so as to see them for what they are — just a feeling, just a body — without regarding them as a being, a person, us or anyone else, ours or anyone else's. The feeling isn't us, ours, or anyone else's. It's simply something that appears for a moment and disappears for a while, in line with its nature. That's what the truth is.

Đây là thân. Chúng ta có thể biết rõ ràng rằng mỗi bộ phận của thân chỉ là một hiện tượng vật lý. Và có gì ở trong nhữnh hiện tượng này? Tất cả các phần — tóc, lông, móng tay, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, lá lách, tim, gan, màng, thận, phổi, ruột, bao tử, cổ họng, phân — chỉ là các hiện tượng vật lý, những thứ tách biệt với tâm. Nếu chúng ta cho rằng chúng không hấp dẫn, thì chúng đã không hấp dẫn từ lâu, ngay cả trước khi chúng ta xem xét chúng. Và ai là người cho chúng ý nghĩa, nói rằng cái này hấp dẫn hay cái kia không hấp dẫn? Kể từ khi nào những thứ này tự cho mình ý nghĩa? Kể từ khi nào chúng nói rằng chúng hấp dẫn hay không hấp dẫn? Chúng không đặt khái niệm hay nói bất cứ điều gì hết cả. Bất kể thật tánh của chúng là gì, đó là cách nó luôn luôn là, phù hợp với bản tánh của nó ngay từ khởi thủy — và chúng không biết ý nghĩa của mình. Cái mà biết ý nghĩa của chúng là sañña – tưởng uẩn. Cái mà mê mẫn ý nghĩa của chúng cũng là sañña – tưởng uẩn, xuất phát từ cái tâm lừa đảo này. Một khi chúng ta hiểu rõ về việc đặt khái niệm này, tất cả những thứ này sẽ biến mất. Mỗi cái có thực thể riêng của nó. Đây là những gì có nghĩa là hiểu thấu đáo những điều này.

Cảm giác (vedana- thọ) là cảm giác vui sướng, đau khổ, và thờ ơ phát sinh từ thân. Thân là một hiện tượng đã hiện hữu trước khi những cảm giác này phát sinh. Đau khổ phát sinh, ở lại, rồi biến mất. Thân là thân. Đau là đau. Mỗi cái là một thực thể riêng biệt. Quan sát và phân tích chúng để nhìn thấy chúng như chúng là — chỉ là cảm giác, chỉ là thân — mà không xem chúng như là một chúng sinh, một người, chúng ta hay ai khác, của chúng ta hay của ai khác. Cảm giác không phải là chúng ta, của chúng ta, hay của ai khác. Nó chỉ là một cái gì đó xuất hiện trong một khoảnh khắc và biến mất một lúc, phù hợp với bản tánh của nó. Đó là ý nghĩa của sự thật.

Sañña means labeling. Whatever it labels — things near, far, past, present, or future — whatever it labels, it vanishes immediately. It keeps vanishing — arising and vanishing, arising and vanishing — so how can we regard it as a self, a being, a person? Here we're referring to discernment on the refined level, penetrating down in line with the truth that is clear to our heart without our having to ask anyone else.

Sankhara means thought-formation: forming good thoughts, bad thoughts, neutral thoughts. Whatever it forms is simply a matter of arising and vanishing, arising and vanishing. We can't get any sense out of these thought-formations at all if saññas don't take up where they leave off and turn them into issues. As for saññas, we already know them clearly, so what is there to form thoughts, pick up where they leave off and grasp at them, turning them into long issues? All there is, is just the arising and vanishing in the mind. This is thought-formation. It's one reality, which the Buddha calls the sankhara khandha. Khandha means heap or aggregate. Rupa khandha means the physical heap. Vedana khandha means the heap of feelings. Sañña khandha means the heap of labels, the aggregate of labels. Sankhara khandha means the heap of thought-formations, the aggregate of thought-formations.

Viññana khandha means the aggregate or heap of cognizance, that which takes note the moment external things make contact, as when visual images make contact with the eye and cognizance occurs. As soon as the object passes, this cognizance vanishes. No matter what thing it takes note of, it's always ready to vanish with that thing. What sense or substance can we get out of these five khandhas? How can we assume them to be us or ours?

Sañña – tưởng có nghĩa là đặt khái niệm. Bất cứ cái gì nó đặt khái niệm — những thứ ở gần, xa, quá khứ, hiện tại, hay tương lai — bất cứ cái gì nó đặt khái niệm sẽ biến mất ngay lập tức. Nó tiếp tục biến mất — nảy sinh và biến mất, nảy sinh và biến mất — vì vậy làm thế nào chúng ta có thể xem nó như tự ngã, chúng sinh, một người? Ở đây chúng ta đang đề cập đến nhận thức phân biệt ở mức độ tinh tế, hiểu thấu đáo phù hợp với sự thật, rõ ràng trong tim chúng ta mà không cần phải hỏi ai khác.

Sankhara – hành có nghĩa là tư tưởng hình thành: tạo ra những tư tưởng tốt, tư tưởng xấu, tư tưởng trung tính. Bất cứ cái gì nó hình thành chỉ là một vấn đề của nảy sinh và biến mất, nảy sinh và biến mất. Chúng ta không thể hiểu được điều gì từ những tư tưởng hình thành này nếu sañña – tưởng không nhặt lên nơi chúng bị bỏ lại và biến chúng thành những vấn đề. Đối với sañña – tưởng, chúng ta đã hiểu chúng rõ ràng, vì vậy cái gì ở đó để hình thành tư tưởng, nhặt lên nơi chúng bị bỏ lại và nắm lấy chúng, biến chúng thành những vấn đề dài dòng? Tất cả chỉ là sự nảy sinh và biến mất trong tâm. Đây là tư tưởng hình thành. Nó là một thực thể, mà Đức Phật gọi là sankhara khandha. Khandha - uẩn có nghĩa là một đống hay tổng hợp. Rupa khandha – sắc uẩn có nghĩa là đống vật chất. Vedana khandha – thọ uẩn có nghĩa là đống cảm giác. Sañña khandha – tưởng uẩn có nghĩa là đống khái niệm, tổng hợp các khái niệm. Sankhara khandha - hành uẩn có nghĩa là đống tư tưởng hình thành, tổng hợp các tư tưởng hình thành.

Viññana khandha - thức uẩn có nghĩa là tổng hợp hay đống ý thức, cái mà ghi nhận vào khoảnh khắc những thứ bên ngoài đến tiếp xúc, như khi hình ảnh tiếp xúc với mắt và sự nhận thức xảy ra. Ngay khi đối tượng đi qua, ý thức này biến mất. Bất kể những gì nó ghi nhận, nó luôn sẵn sàng để biến mất với cái đó. Chúng ta có thể nhận được ý nghĩa hay phẩm chất nào từ ngũ uẩn này? Làm sao chúng ta có thể giả định chúng là chúng ta hay của chúng ta?

This is what the issues of the five khandhas are like. They've occurred this way, appeared this way, arisen and vanished this way one after another continually from the day of our birth to the present moment. We can't find any meaning or substance in them at all, unless the mind labels and interprets them, grasping onto them as being itself or belonging to itself and then carrying their weight — which is heavier than an entire mountain — within itself, without any reward. Its only reward is suffering and stress, because its own delusion has caused these things to reward it.

When the mind has investigated and seen these things clearly with sharp discernment, then the body is true in its body way, in line with the principles of nature that are made clear with discernment. Feelings of pain, pleasure, and indifference in the body are known clearly in line with their truth. Feelings in the mind — the pleasure, pain, and indifference arising in the mind — are the factor the mind continues to be interested in investigating. Even though we may not yet be abreast of these things, they have to be alerting the mind to investigate them at all times, because on this level we aren't yet able to keep abreast of feelings in the mind — in other words, the pleasure, pain, and indifference exclusively in the mind that aren't related to feelings in the body.

Các vấn đề cùa ngũ uẩn là như thế đấy. Chúng xảy ra theo cách này, xuất hiện theo cách này, nảy sinh và biến mất theo cách này liên tục, cái này qua cái khác, từ ngày chúng ta sinh ra cho đến thời điểm hiện tại. Chúng ta không thể tìm thấy ý nghĩa hay phẩm chất nào trong chúng hết cả, ngoại trừ tâm đặt khái niệm và diễn giải chúng, nắm lấy chúng thể như chúng là chính nó hay thuộc về nó và rồi mang gánh nặng của chúng — nặng hơn cả một ngọn núi — ở trong chính nó mà không có bất cứ phần thưởng nào. Phần thưởng duy nhất của nó là đau khổ và căng thẳng, bởi vì ảo tưởng của riêng nó đã gây ra những điều này để khen thưởng nó.

Khi tâm đã quan sát và nhìn thấy những điều này rõ ràng với nhận thức phân biệt sâu sắc, thì thân đúng theo cách của cái thân của nó, phù hợp với các nguyên tắc tự nhiên mà đã được làm sáng tỏ với nhận thức phân biệt. Cảm giác đau khổ, vui sướng, và thờ ơ trong thân được biết rõ ràng phù hợp với sự thật của chúng. Cảm giác trong tâm — vui sướng, đau khổ, và thờ ơ nảy sinh trong tâm — là yếu tố mà tâm tiếp tục để ý trong việc quan sát. Mặc dù chúng ta có thể vẫn chưa bắt kịp những điều này, chúng phải được cảnh giác để tâm quan sát chúng khắp mọi lúc, bởi vì ở mức độ này, chúng ta vẫn chưa thể theo kịp các cảm giác trong tâm – nói cách khác, vui sướng, đau khổ, và thờ ơ chỉ riêng trong tâm không liên quan đến các cảm giác trong thân.

Cognizance is simply a separate reality. We see this clearly as it truly is. The mind has no more doubts that would cause it to latch onto these things as its self, because each is a separate reality. Even though they dwell together, they're like a piece of fruit or an egg placed in a bowl. The bowl has to be a bowl. The egg placed there is an egg. They aren't one and the same. The mind is the mind, which lies in the bowl of the body, feelings, labels, thought-formations, and cognizance, but it's not the body, feelings, labels, thought-formations, or cognizance. It's simply the mind, pure and simple, inside there. When we clearly make the distinction between the mind and the khandhas, that's how it is.

Now that the mind clearly understands the body, feelings, labels, thought-formations, and cognizance, with nothing more to doubt, all that remains is the fidgeting and rippling exclusively within the mind. This rippling is a subtle form of sankhara that ripples within the mind, a subtle form of pleasure, a subtle form of stress, a subtle form of sañña appearing in the mind. That's all there is. The mind will investigate and analyze these things at all times with automatic mindfulness and discernment.

Ý thức chỉ đơn giản là một thực thể riêng biệt. Chúng ta nhìn thấy điều này rõ ràng như nó thật sự là. Tâm không còn nghi ngờ nào mà có thể làm cho nó bám lấy những thứ này như tự ngã của nó, bởi vì mỗi thứ là một thực thể riêng biệt. Mặt dù chúng ở chung với nhau, chúng giống như miếng trái cây hay trứng nằm trong cái bát. Bát phải là bát. Trứng nằm trong đó là trứng. Chúng không phải là một và giống nhau. Tâm là tâm, nằm trong cái bát của thân, cảm giác, khái niệm, tư tưởng hình thành, và ý thức, nhưng nó không phải là thân, cảm giác, khái niệm, tư tưởng hình thành, hay ý thức. Nó chỉ là tâm, tinh khiết và đơn giản, bên trong đó. Khi chúng ta thực hiện một sự phân biệt rõ ràng giữa tâm và ngũ uẩn, mọi sự nó là như thế.

Bây giờ tâm hiểu rõ thân, cảm giác, khái niệm, tư tưởng hình thành, và ý thức, không còn gì để nghi ngờ, những gì còn lại chỉ là sự nhịp nhàng và gợn sóng bên trong tâm. Sự gợn sóng này là một hình thức vi tế của sankhara – hành gợn sóng bên trong tâm, một hình thức vi tế của vui sướng, một hình thức vi tế của căng thẳng, một hình thức vi tế của sañña – tưởng xuất hiện trong tâm. Chỉ thế thôi. Tâm sẽ quan sát và phân tích những thứ này khắp mọi thời với chánh niệm và nhận thức phân biệt tự tánh.

The mind on this level is very refined. It has let go of all things. The five khandhas no longer remain, but it hasn't yet let go of itself: its awareness. This awareness, though, is still coated with unawareness.

This is called unawareness converging. It converges in the mind and can't find any way out. The paths of unawareness are out the eyes, ears, nose, tongue, and body, leading to sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations. Once mindfulness and discernment have been able to cut these paths step by step, unawareness has no way out. It doesn't have any following, so it just goes 'blip... blip... blip...' within itself, taking just the mind as the support onto which it latches because it can't find any way out. It displays itself as a subtle feeling of pleasure, a subtle feeling of stress, a radiance that's extremely amazing as long as discernment isn't yet all-around and can't yet destroy it. The mind keeps contemplating right there.

No matter how radiant or magnificent it may be, any conventional reality — no matter how refined — has to display a symptom of one sort or another that will arouse the mind's suspicions enough to make it look for a way to remedy the situation. Thus the pleasure and stress that are refined phenomena appearing exclusively within the mind, together with the brightness and marvelousness, have unawareness as their ringleader; but because we have never encountered them before, we're deluded into holding onto them when we first investigate into this point, and are lulled sound asleep by unawareness so that we grasp onto the radiance — to the pleasure, to the marvelousness, or to the magnificence arising from the unawareness embedded in the mind — as being our self. And so we assume the mind complete with unawareness to be our self, without our realizing what we are doing.

Tâm ở mức độ này rất tinh khiết. Nó đã buông xả mọi thứ. Ngũ uẩn không còn tồn tại, nhưng nó vẫn chưa buông xả được chính nó: nhận thức của nó. Tuy nhiên, nhận thức này vẫn còn bị che phủ bởi vô ý thức.

Đây được gọi là vô ý thức hội tụ. Nó hội tụ trong tâm và không thể tìm thấy đường ra. Đường ra của vô ý thức là mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân, dẫn đến hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác. Một khi chánh niệm và nhận thức phân biệt có khả năng cắt bỏ những con đường này từng bước một, vô ý thức không có đường ra. Nó không có ai theo, vì vậy nó chỉ đi 'blip... blip... blip...' trong chính nó, chỉ còn cách bám lấy tâm làm chỗ dựa bởi vì nó không thể tìm thấy đường ra. Nó thể hiện chính nó như một cảm giác vui sướng vi tế, một cảm giác căng thẳng vi tế, một sự rạng rỡ cực kỳ tuyệt vời chừng nào mà nhận thức phân biệt chưa hiện diện và không thể hủy diệt nó. Tâm tiếp tục quán chiếu ngay tại đó.

Bất kể là nó có thể rạng rỡ hay tuyệt vời thế nào, bất cứ thực thể thông thường nào — dù được thanh lọc như thế nào — đều phải thể hiện một triệu chứng kiểu này hay kiểu khác mà sẽ khơi dậy sự nghi ngờ của tâm đủ để cho nó tìm cách khắc phục tình hình. Do đó niềm vui và căng thẳng là những hiện tượng tinh chế xuất hiện chỉ riêng ở trong tâm, cùng với sự tỏa sáng và kỳ diệu, có vô ý thức như là kẻ cầm đầu của chúng; nhưng vì trước đây chúng ta chưa bao giờ gặp gỡ chúng, chúng ta bị lừa dối để tin vào chúng khi chúng ta mới quan sát đến điểm này, và bị ru ngũ bởi vô ý thức để chúng ta bám lấy sự rạng rỡ — bám lấy niềm vui, sự kỳ diệu, hay sự tuyệt vời phát sinh từ vô ý thức nằm chôn chặt trong tâm — như là tự ngã của chúng ta. Và vì vậy chúng ta giả định tâm cùng với vô ý thức là tự ngã của chúng ta, mà không nhận ra chúng ta đang làm gì.

But not for long — because of the power of super-mindfulness and super-discernment, qualities that by now are uncomplacent. They keep scrutinizing, investigating, and analyzing back and forth in line with their nature on this level. The time will have to come when they know for sure by noticing the subtle pleasure that behaves just slightly in an irregular manner. Even though stress displays itself just barely, in line with this level of the mind, it's enough to make us suspicious: 'Eh — why does the mind have symptoms like this? It's not constant.' The magnificence displaying itself in the mind, the marvelousness displaying itself in the mind, display irregularities just barely, but enough for mindfulness and discernment to catch sight of them.

Once they catch sight of these things, they get suspicious and take them as the point to be investigated at that moment. So now the mind — this sort of awareness — becomes the target of their investigation. They focus down on this point to find out, 'What is this? We've investigated everything of every sort to the point where we've been able to uproot it all, stage by stage, but this knowing nature, so bright, so amazing: What exactly is it?'

Nhưng chẳng được bao lâu — vì năng lực của siêu chánh niệm và siêu nhân thức phân biệt, những phẩm chất mà giờ đây không tự mãn. Chúng tiếp tục kiểm soát, xem xét, và phân tích tới lui phù hợp với bản tánh của chúng ở mức độ này. Sẽ đến lúc chúng biết rõ bằng cách để ý thấy niềm vui vi tế hành xử có vẻ hơi khác thường. Mặc dù căng thẳng chỉ tự thể hiện rất ít, phù hợp với mức độ này của tâm, nó đủ để làm cho chúng ta nghi ngờ: ‘Ô hay, tại sao tâm có những triệu chứng như thế này? Nó không liên tục.’ Sự lộng lẫy tự thể hiện trong tâm, sự kỳ diệu tự thể hiện trong tâm, nay thể hiện những trạng thái bất thường dù chỉ chút đỉnh nhưng đủ để cho chánh niệm và nhận thức phân biệt nhận thấy.

Một khi chúng nhìn thấy những điều này, chúng sẽ nghi ngờ và xem nó như là điểm quan sát vào lúc đó. Vì vậy bây giờ tâm — loại nhận thức này — trở thành mục tiêu của sự quan sát của chúng. Chúng tập trung vào điểm này để tìm hiểu, ‘Cái gì đây? Chúng ta đã quan sát tất cả mọi thứ đến mức mà chúng ta có thể loại bỏ hết cả, từng giai đoạn một, nhưng bản tánh hiểu biết này, thật rực rỡ, thật kỳ diệu: Nó thật sự là gì?’

Mindfulness and discernment keep focusing on down and investigating. This point thus becomes the target of a full-scale investigation, the battlefield of automatic mindfulness and discernment at that moment. Before long, they are able to destroy the mind of unawareness that is so superlative, so amazing and magnificent from the viewpoint of unawareness, smashing and scattering it completely so that nothing, not even an atom, is left remaining in the heart.

When the nature on which we ignorantly conferred such titles as superlative and amazing is dissolved away, something on which we don't have to confer the titles of superlative or not-superlative appears in full measure. That nature is purity. And this purity: When we compare it with the mind of unawareness that we once held to be superlative and supreme, the mind of unawareness is like a pile of cow dung, while the nature that had been concealed by unawareness, once it is revealed, is like pure gold. Pure gold and squishy cow dung: Which has greater value? Even a baby sucking his thumb can answer, so we needn't waste our time and expose our stupidity by making comparisons.

Chánh niệm và nhận thức phân biệt tiếp tục tập trung vào và quan sát. Điểm này vì thế trở thành mục tiêu của sự quan sát toàn diện, chiến trường của tự tánh chánh niệm và nhận thức phân biệt tại thời điểm đó. Chẳng bao lâu, chúng sẽ có thể hủy diệt tâm vô ý thức, được coi là thật tuyệt vời, thật lạ lùng và kỳ diệu từ quan điểm của vô ý thức, đập tan nó hoàn toàn để cho không một cái gì, ngay cả một nguyên tử, còn lại trong tim.

Khi cái bản tánh mà chúng ta ngu ngơ đặt cho những danh hiệu như tuyệt vời và kỳ diệu bị tan rã, một cái gì đó mà chúng ta không phải đặt danh hiệu tuyệt vời hay không tuyệt vời xuất hiện với đầy đủ chuẩn mực. Bản tánh đó là sự tinh khiết. Và sự tinh khiết này: Khi chúng ta so sánh nó với tâm vô ý thức mà chúng ta đã từng xem là tuyệt vời và tối cao, tâm vô ý thức giống như một đống phân bò, trong khi bản tánh mà đã bị che phủ bởi vô minh, một khi nó được hé lộ, thì giống như vàng nguyên chất. Vàng nguyên chất và phân bò mềm nhũn: Cái nào có giá trị hơn? Ngay cả một em bé còn mút tay cũng có thể trả lời, vì vậy chúng ta không cần lãng phí thời giờ và phơi bày sự ngu dốt của mình bằng cách so sánh.

This is the investigation of the mind. This level, when we have reached it, is where things are severed completely from becoming and birth in the mind, severed completely from all unawareness and craving. 'Avijja-paccaya sankhara' — 'With unawareness as condition, there occur thought-formations' — is completely severed and becomes 'avijjayatveva asesaviraga-nirodha sankhara-nirodho, sankhara-nirodha viññana-nirodho...' — 'Simply with the disbanding of unawareness, with no remaining passion, thought-formations disband. With the disbanding of thought-formations, cognizance disbands...' all the way to 'this is the disbanding of this entire mass of stress.'

When unawareness has disbanded, the formations that are the cause of stress disband and keep disbanding, just as the Buddha said, while the formations that continue as part of the khandhas become formations pure and simple, and aren't a cause of stress. The cognizance that appears in the heart is cognizance pure and simple, and not cognizance as a cause of stress. 'Viññana-paccaya namarupam, namarupam-paccaya salayatanam, salyatana-paccaya phasso' — whatever is a physical or mental phenomenon, a sense medium, or a sensory contact is simply its own simple nature. It can't provoke the mind that has finished its task to the point of 'evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti' — 'This is the disbanding of this entire mass of stress.' The words, 'evametassa kevalassa' — 'all things mentioned here' — have absolutely disbanded. This is called disbanding in full measure.

Đây là việc quan sát tâm. Mức độ này, khi chúng ta đạt tới nó, là nơi mọi thứ bị cắt đứt hoàn toàn khỏi việc trở thành và sinh ra trong tâm, cắt đứt hoàn toàn khỏi vô minh và ham muốn. 'Avijja-paccaya sankhara' — ‘Với vô minh là điều kiện, xảy ra sự hình thành tư tưởng’ — bị cắt đứt hoàn toàn và trở thành 'avijjayatveva asesaviraga-nirodha sankhara-nirodho, sankhara-nirodha viññana-nirodho...’ — Chỉ cần vô minh tan rã và đam mê không còn, sự hình thành tư tưởng tan rã. Với sự tan rã của tư tưởng hình thành, ý thức tan rã...’ lên đến ‘đây là sự tan rã của toàn bộ khối đau khổ này.’

Khi vô minh tan rã, hành uẩn vốn là nguyên nhân của đau khổ, cũng tan rã và tiếp tục tan rã, giống như Đức Phật nói, khi hành uẩn tiếp tục như một phần của ngũ uẩn trở thành hành tinh khiết và đơn giản, và không là nguyên nhân của đau khổ. Ý thức xuất hiện trong tim là ý thức tinh khiết và đơn giản, và không phải là ý thức như một nguyên nhân của đau khổ. 'Viññana-paccaya namarupam, namarupam-paccaya salayatanam, salyatana-paccaya phasso' — bất cứ cái gì là một hiện tượng vật chất hay tinh thần, một cảm giác thọ nhận, hay một giác quan chỉ đơn giản là bản tánh thuần khiết của nó. Nó không thể kích động cái tâm mà đã hoàn thành nhiệm vụ của nó đến mức 'evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti' — ‘Đây là sự tan rã của toàn bộ khối đau khổ này.’ Từ ngữ, 'evametassa kevalassa' — ‘tất cả mọi thứ đề cập ở đây’ — đã hoàn toàn tan rã. Đây được gọi là tan rã trọn vẹn.

When we disband defilement, craving, and unawareness, when we disband the world of rebirth, where do we disband it if not in the mind, which is the essence of the world of rebirth, the essence of unawareness, the essence of birth, aging, illness, and death. The seeds of birth, aging, illness, and death — namely, passion and craving, with unawareness as their ringleader — lie only here in the mind. When they are completely scattered from the mind, there is simply 'nirodho hoti' — 'This is the disbanding...'

This, then, is the work of the practice in line with the principles of the Buddha's teachings. From the time of the Buddha down to the present, these principles have remained constant. There are no deficiencies or excesses in the principles of the Dhamma taught by the Buddha that would make it unable to keep up with the tricks and deceits of the various forms of defilement. This is why it's called the middle way: the Dhamma always appropriate for curing every sort of defilement to the point where defilement no longer remains. This is how you should understand the power of the middle way. Hold to this path in your practice, because release from suffering and stress is something with a value transcending all three levels of existence. And what do we see in any of the three levels of existence that is more fantastic than the release of the heart from all suffering and stress? When we see this clearly with our reason, our efforts in the practice will be able to advance. We'll be ready to die in the battle. If it means death, then go ahead and die — die in the battle for victory over the defilements that have smothered the heart for so long. There is no teaching, no tool at all that can attack the defilements and strike them down like the middle way taught by the Lord Buddha.

Khi chúng ta giải trừ phiền não ô trược, ham muốn, và vô minh, khi chúng ta giải trừ thế giới của tái sinh, chúng ta giải trừ nó ở đâu nếu không phải là trong tâm, vốn là bản chất của thế giới của tái sinh, bản chất của vô minh hay vô ý thức, bản chất của sinh, lão, bệnh, và tử. Hạt giống của sinh, lão, bệnh, và tử — đó là, đam mê và ham muốn, với vô minh là kẻ cầm đầu của chúng — chỉ nằm ở đây trong tâm. Khi chúng bị phân tán hoàn toàn khỏi tâm, thì chỉ đơn giản là 'nirodho hoti' — ‘Đây là sự tan rã...’

Vậy thì, đây là công việc của sự thực tập phù hợp với các nguyên tắc của giáo lý của Đức Phật. Kể từ thời của Đức Phật cho đến giờ, các nguyên tắc này vẫn vững vàng. Không có những khiếm khuyết hay thặng dư trong các nguyên tắc của Pháp dạy bởi Đức Phật mà làm cho nó không thể theo kịp những mưu kế và lừa dối của các hình thức phiền não ô trược khác nhau. Đây là lý do tại sao nó được gọi là trung đạo: Pháp luôn luôn thích hợp cho việc chữa trị đủ loại phiền não ô trược đến độ phiền não ô trược không còn tồn tại được nữa. Đây là cách mà bạn nên hiểu năng lực của trung đạo. Giữ đạo này trong việc thực tập của bạn, bởi vì thoát khỏi đau khổ và căng thẳng là một cái gì đó với giá trị vượt qua tất cả ba cõi giới. Và chúng ta thấy gì trong ba cõi giới mà tuyệt diệu hơn là việc giải thoát trái tim ra khỏi tất cả mọi đau khổ và căng thẳng? Khi chúng ta nhìn thấy điều này rõ ràng với lý trí của chúng ta, nỗ lực của chúng ta trong việc thực tập sẽ có thể tiến bộ. Chúng ta sẽ sẵn sàng chết trong trận chiến. Nếu nó có nghĩa là chết, thì hảy chết — chết trong trận đánh chiến thắng phiền não ô trược mà đã làm phiền trái tim quá lâu. Không có giáo lý nào, công cụ nào mà có thể tấn công phiền não ô trược và đánh gục chúng giống như trung đạo dạy bởi Đức Phật.

For this reason, we can be secure and confident in the words, 'Buddham saranam gacchami' — 'I go for refuge in the Buddha' — in that he practiced so that both the causes and the results — everything of every sort — were perfect and complete, before taking the Dhamma to teach the world. 'Svakkhato bhagavata dhammo' — 'The Dhamma of the Blessed One is well taught.' He taught it well in every facet from having comprehended and seen the truth of every thing of every sort. 'Sangham saranam gacchami' — 'I go for refuge in the Sangha.' The Noble Disciples who practiced in line with the principles of the Buddha's Dhamma — without slacking or weakening, enabling themselves to expel defilement from their hearts, making their hearts superlative and becoming our refuge — did so without going outside the principles of this middle way. So I ask that you listen to this and take it to heart. Don't set your heart on the deceitful and counterfeit issues filling the world of rebirth. Set your heart on the truth of the Dhamma, the truth of the practice. You will see the truth continually appearing in your heart in the midst of all the counterfeit things in the heart and throughout the world. Don't harbor any doubts, for that would be to linger over the defilements that know no end.

In practicing the Dhamma, aim at the qualities of the heart — virtue, concentration, and discernment — more than at material things. As for material things, if we have just enough to get by, that's plenty enough. Wherever you go... We are born from human beings. We monks come from people. People have homes; we monks need places to stay — enough to provide ordinary shelter — but they should be just enough to get by. Don't make them fancy. Don't go competing with the world outside. That would simply foster your own defilements and make you known throughout the world in a way that the defilements would ridicule. Make yourself known instead for your virtue, concentration, and discernment, your conviction and persistence. Make yourself known for having striven to cure yourself or extricate yourself, to gain release from defilement and the mass of stress in the cycle of rebirth. This is what it means genuinely and directly to enhance your stature. Don't abandon your efforts. Make it to the other shore of this turning, churning cycle in this lifetime — which is much surer than any other lifetime, any other time or place.

Vì lý do này, chúng ta có thể vững tin vào câu nói 'Buddham saranam gacchami' — ‘Con xin qui y Phật’ — trong đó ngài đã thực hành để cho cả nguyên nhân và hậu quả — tất cả mọi thứ — được hoàn hảo và trọn vẹn, trước khi đem Pháp ra giảng dạy cho thế gian. 'Svakkhato bhagavata dhammo' — ‘Pháp của Đức Thế Tôn được dạy rõ ràng.’ Ngài đã dạy nó rất rõ trong mọi khía cạnh từ việc thấu hiếu và nhìn thấy sự thật của tất cả mọi thứ. 'Sangham saranam gacchami' — Con xin qui y Tăng.’ Các bậc Thánh Tăng đã thực hành phù hợp với những nguyên tắc của Pháp của Đức Phật — không sa sút hay yếu kém, làm cho họ có đủ sức để trục xuất phiền não ô trược ra khỏi tim, làm cho trái tim của họ cao cả và trở thành nơi trú ẩn của chúng ta – làm như thế mà không đi ra ngoài các nguyên tắc của trung đạo. Vì vậy tôi yêu cầu bạn lắng nghe điều này và đem nó vào trong tim. Đừng đặt trái tim của bạn vào những vấn đề lừa gạt và giả dối lấp đầy thế giới của tái sinh. Hảy đặt trái tim của bạn vào sự thật của Pháp, sự thật của việc thực hành. Bạn sẽ thấy sự thật liên tục xuất hiện trong tim của bạn giữa tất cả những thứ giả dối trong tim và trên khắp thế giới. Đừng chứa chấp bất cứ nghi ngờ nào, vì điều đó sẽ làm lần lữa phiền não ô trược vốn không biết kết thúc.

Trong việc thực hành Pháp, hảy nhắm vào những phẩm chất của tim — đức hạnh, định, và nhận thức phân biệt — hơn là ở vật chất. Đối với vật chất, nếu chúng ta có đủ để sống qua ngày, đó là rất đủ. Bất cứ nơi nào bạn đi... Chúng ta sinh ra là con người. Chư tăng chúng ta vốn là người. Người ta có nhà; chư tăng chúng ta cần nơi để ở — đủ để cung cấp chỗ trú ẩn thông thường — nhưng chỉ nên vừa đủ để sống. Đừng làm chúng hào nhoáng. Đừng cạnh tranh với thế giới bên ngoài. Điều đó chỉ giúp nuôi dưỡng phiền não ô trược của bạn và làm cho bạn nổi tiếng trên khắp thế giới theo cách mà phiền não ô trược sẽ nhạo báng. Thay vào đó, hảy làm cho bạn được biết đến qua đức hạnh, định và nhận thức phân biệt của bạn, niềm tin và kiên trì của bạn. Hảy làm cho bạn được biết đến qua việc phấn đấu để tự chữa trị hay giải thoát bản thân, thoát khỏi phiền não ô trược và khối đau khổ trong luân hồi sanh tử. Đây là ý nghĩa của việc nâng cao địa vị của bạn một cách khôn khéo và trực tiếp. Đừng từ bỏ nỗ lực của bạn. Hảy đem nó qua bờ bên kia của vòng xoáy luân hồi trong kiếp sống này — đó là điều chắc chắn hơn so với bất cứ kiếp sống nào khác, thời điểm hay nơi chốn nào khác.

And don't forget, wherever you go: Don't get involved in construction work. Everywhere we go these days, there's construction work and monks involved in it. It's enough to make you sick. As soon as they meet each other: 'How's it going with your meeting hall?' 'How's it going with your school? Are you finished yet? How much has it cost?' Whenever there's a project, whatever the project, they go harassing lay people, gathering up funds, so that the lay people have to spend money and get embroiled too, without any respite. Let the lay people have enough money so that they can stash some of it away. They practically kill themselves just to scrape together a little cash, but instead of being able to use it to provide for their stomachs, for their families, their children, and other essentials, and for making merit at their leisure, they end up having to hand it all over to help the monks who harass them by fund-raising to the point where they're left empty-handed. This is the religion of harassing the world, which the Buddha never practiced and never taught us to practice. So I want you all to understand this. The Buddha never acted this way. This is the religion of material objects, the religion of money, not the religion of Dhamma following the example of the Buddha.

Look around us: Monks' dwellings as large as Doi Inthanon. [3] How many stories do they have? They stretch up to the sky. How luxurious are they? How much do they make you sick to your heart? Even my own dwelling, I can't help feeling embarrassed by it, even though I stay there against my will and have to put up with the embarrassment. They sent the money to build it without letting me know in advance. I'm ashamed of the fact that while I have asked for alms all my life, my dwelling... even a palace in heaven is no match for it, while the people who give alms live in shacks no bigger than your fist. What's appropriate, what's fitting for monks who are habitually conscious of danger, is to live wherever you can squeeze yourself in to sit and lie down. But as for your effort in the practice, I ask that you be solid and stable, diligent and persevering.

Và đừng quên, bất cứ nơi nào bạn đi: Đừng dính líu vào công việc xây cất. Thời buổi này, mọi nơi chúng ta đến thường có công trình xây cất và các sư tham gia vào. Nó đủ để làm cho bạn mệt mỏi. Ngay khi họ gặp nhau: ‘Sảnh đường của ông đến đâu rồi?’ ‘Trường học của ông thế nào rồi? Ông làm xong chưa? Nó tốn kém bao nhiêu?’ Bất cứ khi nào có dự án, bất dự án nào, họ quấy nhiễu cư sĩ, thu thập ngân quỹ, để các cư sĩ phải tiêu tiền và cũng bị cuốn vào, không được nghĩ ngơi. Hảy để các cư sĩ có đủ tiền để họ có thể dành dụm phần nào. Họ gần như hành hạ bản thân chỉ để tặn tiện chút đỉnh tiền mặt, nhưng thay vì có thể dùng nó cho bao tử của họ, cho gia đình họ, con họ, và các nhu cầu thiết yếu khác, và cho việc làm công đức khi rảnh rỗi, họ kết cuộc lại phải đưa hết cho các sư quấy nhiễu họ qua việc gây quỹ đến mức họ trắng tay. Đây là tôn giáo quấy nhiễu thế giới, mà Đức Phật không bao giờ thực hành và không bao giờ dạy chúng ta thực hành. Vì vậy tôi muốn tất cả các bạn hiểu điều này. Đức Phật không bao giờ hành động theo cách này. Đây là tôn giáo của vật chất, tôn giáo của tiền bạc, không phải tôn giáo của Pháp noi theo gương của Đức Phật.

Nhìn xung quanh chúng ta: Chỗ ở của các sư lớn như núi Doi Inthanon. [3] Có bao nhiêu tầng lầu? Chúng cao chót vót lên trời. Chúng lộng lẩy như thế nào? Chúng làm cho bạn ngán ngẩm đến mức nào? Thậm chí chỗ ở của tôi, tôi còn cảm thấy bối rối vì nó, mặc dù tôi ở đó ngoài ý muốn và phải chịu đựng nỗi bối rối. Họ gởi tiền đến để xây nó mà không cho tôi biết trước. Tôi hổ thẹn vì thực tế là trong khi tôi đi khất thực suốt đời, thì nơi cư trú của tôi... ngay cả một cung điện trên trời cũng không sánh bằng nó, trong khi những người cúng dường khất thực sống trong những túp lều không lớn hơn nắm tay của bạn. Điều gì là thích hợp, điều gì là vừa phải cho các sư thường xuyên nhận thức được nguy hiểm, là sống bất cứ nơi nào bạn có thể ép mình vào để ngồi và nằm xuống. Nhưng đối với nỗ lực của bạn trong việc thực hành, tôi yêu cầu bạn hảy vững chắc và kiên định, siêng năng và kiên trì.

Don't waste your time by letting any job become an obstacle, because exterior work, for the most part, is work that destroys your work at mental development for the sake of killing and destroying defilement. This is the major task in body and mind for monks who aim at release and feel no desire to come back to be reborn and die, to carry the mass of major and minor sufferings in levels of becoming and birth any more. There's no danger greater than the danger of defilement smothering the heart, able to force and coerce the heart into suffering everything to which the Dhamma doesn't aspire. There's no suffering greater than the suffering of a person oppressed by defilement. If we don't fight with defilement while we're ordained, will we be able to fight with it after we die? The vagaries of life and the body are things we can put up with, but don't put up with the oppression of defilement any longer, for that wouldn't be at all fitting for monks who are disciples of the Tathagata.

Whether things may be just enough to get by, or however much they may be lacking, be sure to look to the Tathagata as your refuge at all times. Don't let things that are unnecessary for monks become luxurious beyond all reason — such as building things to the point of competing with the world outside and being crazy for hollow rank and fame, without being interested in building the Dhamma to revive the heart from its stupor. The people of the world live in flimsy little shacks that are ready to collapse at a sneeze. Whatever they get, they deny their own stomachs and their families so that they can make merit and give donations to monks. But monks live in many-storied mansions — fancier and more luxurious than those of heavenly beings — as if they had never lived in tiny shacks with their parents before becoming ordained. And who knows what they have decorating their mansions in competition with the world outside? It makes you more embarrassed than a young bride when her mother-in-law sneezes and passes wind so loud she practically faints. We forget that our heads are shaved: Why don't we ever think about what that means? Aren't we becoming too shameless? This isn't in line with the principles of the religion that teach those who are ordained to cure their defilements by seeing the dangers in worldly comforts. These sorts of things clutter up the religion and the hearts of us monks, so I ask that you not think of getting involved in them. Be conscious always of the fact that they aren't the principles of the Dhamma for curing defilement in a way the heart can see clearly. Instead, they're means for making monks forget themselves and become involved in the business of defilement, which is none of their business as monks at all.

Đừng lãng phí thời giờ của bạn bằng cách để cho bất cứ việc làm nào trở thành chướng ngại, bởi vì công việc bên ngoài, phần lớn là việc sẽ phá hủy nỗ lực phát triễn tinh thần cho việc loại trừ phiền não ô trược của bạn. Đây là nhiệm vụ chính trong thân và tâm của chư tăng, nhắm đến giải thoát và không muốn trở lại để tái sinh và chết, mang nhiều đau khổ lớn và nhỏ trong các cõi giới trở thành và sinh ra nữa. Không có nguy hiểm nào lớn hơn là nguy hiểm của phiền não ô trược làm ngộp thở tim, có thể ép buộc và cưỡng chế trái tim phải chịu đựng mọi thứ mà Pháp không mong mỏi. Không có đau khổ nào lớn hơn là đau khổ của một người bị áp bức bởi phiền não ô trược. Nếu chúng ta không chiến đấu với phiền não ô trược trong khi chúng ta tu hành, liệu chúng ta có khả năng chiến đấu với nó sau khi chúng ta chết? Những biến động của cuộc sống và thân xác là điều mà chúng ta có thể chịu đựng được, nhưng không thể chịu đựng được áp bức của phiền não ô trược thêm chút nào nữa, vì điều đó sẽ không phù hợp với các sư là đệ tử của Như Lai.

Cho dù mọi thứ có thể chỉ đủ để qua ngày, hay thiếu thốn bao nhiêu, hảy chắc chắn xem Như Lai là nơi trú ẩn của bạn khắp mọi lúc. Đừng để những thứ không cần thiết cho các sư trở nên xa hoa quá đáng — chẳng hạn như xây dựng những thứ để cạnh tranh với thế giới bên ngoài và điên đảo với chức vị và danh vọng hão, mà không quan tâm đến việc xây dựng Pháp để làm tỉnh táo trái tim, thoát khỏi trạng thái vô ý thức của nó. Người đời sống trong những túp lều mỏng manh bé nhỏ, sẵn sàng sụp đổ với một cái hắt hơi. Bất cứ cái gì họ nhận được, họ chối bỏ bao tử của riêng họ và gia đình của họ để họ có thể làm công đức và cúng dường các sư. Nhưng các sư sống trong những dinh thự nhiều tầng — lộng lẩy và xa hoa hơn cả cung điện của chư thiên — như thể họ chưa bao giờ sống trong những túp lều bé nhỏ với cha mẹ của họ trước khi xuất gia. Và ai biết họ trang hoàng dinh thự của họ để cạnh tranh với thế giới bên ngoài? Nó làm cho bạn xấu hổ hơn một cô dâu trẻ khi mẹ chồng hắt hơi và đánh dấm ồn đến độ làm cô ngất xỉu. Chúng ta quên rằng đầu chúng ta cạo trọc: Tại sao chúng ta không bao giờ nghĩ đến ý nghĩa của nó? Phải chăng chúng ta trở nên không biết xấu hổ? Điều này không phù hợp với các nguyên tắc của tôn giáo dạy tu sĩ chữa trị phiền não ô trược của họ bằng cách nhìn thấy nguy hiểm trong những tiện nghi trần thế. Những thứ này làm xáo trộn tôn giáo và trái tim của chư tăng chúng ta, vì vậy tôi yêu cầu các bạn đừng nghĩ đến việc dính líu với chúng. Hảy luôn nhận thức rằng chúng không phải là nguyên tắc của Pháp cho việc chữa trị phiền não ô trược theo cách mà trái tim có thể nhìn thấy rõ ràng. Thay vào đó, chúng là phương tiện làm cho các sư quên mình và trở nên tham gia vào việc của phiền não ô trược, không phải là công việc của họ như là nhà sư chút nào.

The primary principle of the Dhamma for monks is 'rukkhamula-senasanam nissaya pabbajja, tatha te yava-jivam ussaho karaniyo' — 'Once you have ordained in the religion of the Buddha, you are to live under the shade of trees, in forests and mountains, in caves, under overhanging cliffs, in the open, by haystacks, which are all places suitable for killing defilement, for wiping out the defilements in your hearts. Try to act in this way all of your life.' Everything else — such as the things termed 'extraneous gains' (atireka-labho) — are unnecessary comforts.

The work the Buddha would have us do is the contemplation of kesa, loma, nakha, danta, taco; taco, danta, nakha, loma, kesa: hair of the head, hair of the body, nails, teeth, skin; skin, teeth, nails, hair of the body, hair of the head, and from there on to the 32 parts of the body — beginning with hair of the head, hair of the body, nails, teeth, skin, flesh, tendons, bones, marrow, spleen, heart, liver, membranes, kidneys, lungs, intestines, stomach, gorge, and feces — which exist in each of us. 'Try to unravel these things with your discernment so as to see them as they truly are. When you have completed this work with the full mindfulness and discernment of heroes, then release from suffering — that tremendous treasure — will be yours.' Listen to that! Isn't it far removed from the way we like to take our pleasure with the scraps and leftovers that the Buddha taught us to relinquish in every word, every phrase, every book of the Dhamma?

Nguyên tắc chính của Pháp cho các sư là 'rukkhamula-senasanam nissaya pabbajja, tatha te yava-jivam ussaho karaniyo' — ‘Một khi bạn đã thọ giới trong Phật Giáo, bạn phải sống dưới tàng cây, trong rừng núi, trong hang động, dưới mỏm đá, ngoài trời, bên cạnh đống rơm, đó là những nơi thích hợp để tiêu diệt phiền não ô trược, để xóa đi phiền não ô trược trong tim bạn. Cố gắng hành động theo cách này suốt cuộc đời bạn.’ Mọi thứ khác — chẳng hạn như những thứ được gọi là ‘lợi ích ngoại lai’ (atireka-labho) — là những tiện nghi không cần thiết.

Công việc mà Đức Phật muốn chúng ta làm là quán chiếu kesa, loma, nakha,danta, taco; taco, danta, nakha, loma, kesa: tóc, lông, móng tay, răng, da; da, răng, móng tay, lông, tóc, và cho đến 32 phần của thân — bắt đầu với tóc, lông, móng tay, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, lá lách, tim, gan, màng, thận, phổi, ruột, bao tử, cổ họng, và phân — hiện hữu trong mỗi người chúng ta. ‘Cố gắng làm sáng tỏ những thứ này với nhận thức phân biệt của bạn để nhìn thấy chúng như chúng thật sự là. Khi bạn hoàn tất công việc này với đầy đủ chánh niệm và nhận thức phân biệt của bậc anh hùng hào kiệt, thì sẽ được giải thoát khỏi đau khổ — kho báu to lớn đó — sẽ là của bạn.’ Nghe đó! Có phải nó rất khác với cách chúng ta vui sướng với những thứ vụn vặt và dư thừa mà Đức Phật dạy chúng ta từ bỏ trong mọi từ ngữ, mọi câu văn, mọi quyển sách của Pháp?

We ourselves are the adversaries of the teachings of the religion. We luxuriate in everything the Dhamma criticizes. Lay people are no match for us. Whenever they get anything good, they use it to make merit and give to monks. Whatever they eat and use is just so as to get by. All they ask for is good things to give to monks, in line with their nature as merit-seekers, while we monks have become luxury-seekers. Our dwellings are fine, the things we use are fine, and on top of that some of us have radios, TV sets, cars... If you compare this with the basic rules of the Dhamma and Vinaya, it makes you more heartsick than you can say. How is it that we have the stomach to kill the Buddha red-handed this way with our shameless and unthinking ostentation as monks? It really makes you embarrassed.

So I ask that each of you reflect a great deal on these matters. If you've ordained really for the sake of the Buddha, Dhamma, and Sangha — and not for the sake of being adversaries of the Buddha's teachings — I ask that you reflect on the Dhamma and the path followed by the Buddha more than on any other matter. No time excels the time of the Buddha, Dhamma, and Sangha that they have set as an example for us to follow. This is a very important principle. I ask that you all follow the principles of the time of the Buddha. The results, which are refreshing and satisfying, are sure to appear in line with the principles of the well-taught Dhamma, the Dhamma that leads out from suffering. There's no way to doubt this.

Chính chúng ta là kẻ thù của giáo lý Phật Giáo. Chúng ta sống xa hoa trong mọi thứ mà Pháp chỉ trích. Cư sĩ không sánh bằng chúng ta. Bất cứ khi nào họ có được cái gì tốt đẹp, họ dùng nó để làm công đức và tặng các sư. Họ ăn và dùng bất cứ cái gì chỉ để sống qua ngày. Điều họ mong muốn là có được vật dụng tốt đẹp để cúng dường chư tăng, phù hợp với bản tánh của họ như là người tìm kiếm công đức, trong khi chư tăng chúng ta lại trở nên người tìm kiếm xa hoa. Nơi ở của chúng ta đẹp đẽ, những thứ chúng ta dùng đẹp đẽ, và thêm vào đó, một số chúng ta có radio, TV, xe... Nếu bạn so sánh điều này với những luật lệ căn bản của Pháp và Giới Luật, nó làm cho bạn đau lòng đến độ bạn không thể nói được. Làm thế nào chúng ta là nhà sư có can đảm giết Đức Phật bằng cách này với sự phô trương không biết xấu hổ và không suy nghĩ như thế? Nó thật sự làm bạn xấu hổ.

Vì vậy tôi yêu cầu mỗi bạn suy nghĩ thấu đáo về các vấn đề này. Nếu bạn xuất gia vì Phật, Pháp, và Tăng — và không phải vì mục đích chống đối giáo lý của Đức Phật — tôi yêu cầu bạn suy ngẫm về Pháp và con đường theo bởi Đức Phật hơn bất cứ vấn đề nào khác. Không có thời đại nào vượt trội hơn thời đại của Phật, Pháp, và Tăng mà họ đã làm gương cho chúng ta noi theo. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng. Tôi yêu cầu tất cả các bạn noi theo các nguyên tắc của thời Đức Phật. Kết quả, làm phục hồi năng lực và hài lòng, chắc chắn sẽ xuất hiện phù hợp với các nguyên tắc của Giáo Pháp vi diệu, Pháp dẫn ra khỏi đau khổ. Không có gì để nghi ngờ điều này.

These things I've practiced to a fair extent myself. I used to be a junior monk too, you know. When I went to study and train with my teachers — and especially Ven. Acariya Mun — I really listened. I listened to him speak. He would speak half in earnest, half in jest, in the ordinary way of teachers talking with their students, but I would never listen in jest. I always listened in earnest and took things to heart. I had the greatest imaginable love and fear and respect for him. I'd hold to every facet of what he'd say that I could put into practice. What I've been able to teach my students is due to the power of what he taught me. For this reason, even though in this monastery we may conduct ourselves somewhat differently from other monasteries in general, I'm confident in line with the principles of reason and of the Dhamma and Vinaya so that I'm not worried about the matter. I don't think that what we do is wrong, because I have the example of the Buddha's teaching and of my teachers — everything of every sort that follows the original patterns — which is why I've led my fellow meditators to practice this way all along. Whether this is right or wrong, we have to decide in line with the principles of reason. Deference to people is an affair of the world, an affair of individuals, and not an affair of the Dhamma and Vinaya, which are fixed principles for the practice. Speaking in line with the Dhamma for the sake of understanding and right practice: That's the genuine Dhamma. For this reason, an unwillingness to speak the truth for fear of stepping on someone's toes is not a trait for those who aim at the Dhamma together.

This seems enough for now, so I'll ask to stop here.

Tôi đã thực hành những điều này rất nhiều. Tôi cũng đã từng là một nhà sư non trẻ, bạn biết đó. Khi tôi đi học hỏi và huấn luyện với các thầy của tôi — và đặc biệt là Hòa thượng Acatiya Mun — tôi đã thật sự lắng nghe. Tôi lắng nghe ngài thuyết giảng. Ngài nói nữa phần nghiêm túc, nữa phần giởn cợt, theo cách các thầy giáo thường nói với học trò của họ, nhưng tôi không bao giờ lắng nghe kiểu lơ là giởn cợt. Tôi luôn lắng nghe một cách nghiêm túc và đem vào tâm khảm. Tôi thương yêu và kính sợ ngài nhiều vô cùng. Tôi nắm giữ mọi khía cạnh của những gì ngài nói để tôi có thể mang vào thực hành. Những gì tôi có khả năng giảng dạy cho học trò của tôi là do sức mạnh của những gì thầy đã dạy tôi. Vì lý do này, mặc dù trong tu viện này chúng ta có thể hành xử hơi khác với các tu viện khác nói chung, tôi tự tin với các nguyên tắc của lý lẽ và của Pháp và Giới Luật mà tôi không lo lắng về vấn đề này. Tôi không nghĩ rằng những gì chúng ta làm là sai, bởi vì tôi có ví dụ từ lời dạy của Đức Phật và của các thầy của tôi — tất cả mọi thứ đều theo khuôn mẫu nguyên thủy — đó là lý do tại sao tôi đã hướng dẫn các thiền giả đồng liêu cùng thực hành theo cách này. Dù là đúng hay sai, chúng ta phải quyết định phù hợp với các nguyên tắc của lý lẽ. Tôn kính người nào là vấn đề của thế gian, vấn đề của cá nhân, và không phải là vấn đề của Pháp và Giới Luật, vốn là những nguyên tắc cố định cho việc thực hành. Nói phù hợp với Pháp vì mục đích hiểu biết và thực hành đúng: Đó là Pháp chân chính. Vì lý do này, việc không muốn nói lên sự thật vì sợ dẫm chân người khác không phải là đặc tính của những ai cùng hướng đến Pháp.

Có vẻ là đủ rồi, vì vậy tôi xin ngưng tại đây.

Notes

  2. The Dhamma learned from practice, and not from the study of books.

  3. The tallest mountain in Thailand.

Chú thích

  2. Pháp học từ thực hành, không phải từ việc nghiên cứu sách.

  3. Ngọn núi cao nhất bên Thái Lan

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Năm 4-5-2017

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | Trang kế| trở về đầu trang | Home page |