Samsara literally means "wandering-on." Many people think of it as the Buddhist name for the place where we currently live — the place we leave when we go to nibbana. But in the early Buddhist texts, it's the answer, not to the question, "Where are we?" but to the question, "What are we doing?" Instead of a place, it's a process: the tendency to keep creating worlds and then moving into them. As one world falls apart, you create another one and go there. At the same time, you bump into other people who are creating their own worlds, too.

Samsara có nghĩa là “cỏi luân hồi.” Nhiều người nghỉ từ ngử này là danh xưng Phật Giáo đặt cho nơi chúng ta đang sống – nơi chúng ta rời bỏ khi chúng ta đi tới cỏi niết bàn. Nhưng trong các chú giải Phật giáo thời xưa, đó là câu trả lời, không cho câu hỏi, "chúng ta đang ở đâu?" nhưng cho câu hỏi, "Chúng ta đang làm gì?" Thay vì đó là một chỗ, đó lại là một quá trình: là một khuynh hướng tiếp tục tạo ra thế giới và sau đó lại đi vào thế giới đó. Khi một thế giới sụp đổ, bạn tạo ra một thế giới khác và đi vào đó. Cùng lúc đó bạn va chạm phải những người khác họ cũng đang tạo ra thế giới riêng của họ.

The play and creativity in the process can sometimes be enjoyable. In fact, it would be perfectly innocuous if it didn't entail so much suffering. The worlds we create keep caving in and killing us. Moving into a new world requires effort: not only the pains and risks of taking birth, but also the hard knocks — mental and physical — that come from going through childhood into adulthood, over and over again. The Buddha once asked his monks, "Which do you think is greater: the water in the oceans or the tears you've shed while wandering on?" His answer: the tears. Think of that the next time you gaze at the ocean or play in its waves.

Trò chơi và sáng tạo trong quá trình đôi khi có thể thú vị. Trong thực tế, việc này thật hoàn toàn vô hại nếu nó đã không mang lại quá nhiều đau khổ. Những thế giới chúng ta tạo ra dần dần mục nát và giết chúng ta. Di chuyển đến một thế giới mới đòi hỏi nhiều nổ lực: không phải chỉ có những cơn đau đớn và rủi ro của việc sinh sản, mà còn có cả những va chạm nặng nề – tinh thần và vật chất – liên tục đưa đến từ thuở sơ sinh cho tới lúc trưởng thành. Một lần Đức Phật đã hỏi các đệ tử của Ngài, “Trong hai thứ dưới đây các con nghỉ thứ nào có nhiều hơn: Nước trong biển cả hay nước mắt mà các con đổ xuống khi sống trên cỏi đời?” Câu trả lời của Ngài là: Nước mắt. Hãy nghỉ đến lời này lần tới khi các bạn lặng nhìn biển cả hoặc đùa chơi trong sóng nước..

In addition to creating suffering for ourselves, the worlds we create feed off the worlds of others, just as theirs feed off ours. In some cases the feeding may be mutually enjoyable and beneficial, but even then the arrangement has to come to an end. More typically, it causes harm to at least one side of the relationship, often to both. When you think of all the suffering that goes into keeping just one person clothed, fed, sheltered, and healthy — the suffering both for those who have to pay for these requisites, as well as those who have to labor or die in their production — you see how exploitative even the most rudimentary process of world-building can be.

Ngoài việc tạo ra khổ đau cho chính mình, thế giới chúng ta tạo ra còn phải chịu đựng những khổ đau đưa đến từ thế giới của kẻ khác, cũng giống như những thế giới đó phải chịu những khổ đau đến từ thế giới của chúng ta. Trong vài trường hợp những việc được đưa đến có thể mang vui vẻ và lợi lạc cho cả đôi bên, nhưng ngay cả như vậy sự tương quan rồi cũng đến lúc phải kết thúc. Điển hình là sự kết thúc thường gây ra thiệt hại cho ít nhất là một bên, nhiều khi cả hai bên đều bị thiệt hại. Khi bạn nghĩ về tất cả những khổ sở, khó khăn chỉ trong việc lo cho một người về cơm ăn, áo mặc, nhà ở, và sức khỏe – sự khốn khó cho cả người lo trang trải chi phí cho những nhu cầu đó, và cho cả những kẻ phải bỏ công sức hoặc tánh mạng trong việc sản xuất – bạn có thấy sự bóc lột có thể diễn ra như thế nào, ngay cả trong tiến trình thô thiển của sự hình thành thế giới.

This is why the Buddha tried to find the way to stop samsara-ing. Once he had found it, he encouraged others to follow it, too. Because samsara-ing is something that each of us does, each of us has to stop it him or her self alone. If samsara were a place, it might seem selfish for one person to look for an escape, leaving others behind. But when you realize that it's a process, there's nothing selfish about stopping it at all. It's like giving up an addiction or an abusive habit. When you learn the skills needed to stop creating your own worlds of suffering, you can share those skills with others so that they can stop creating theirs. At the same time, you'll never have to feed off the worlds of others, so to that extent you're lightening their load as well.

Đó là lý do mà Đức Phật đã cố tìm ra con đường để đoạn tuyệt kiếp luân hồi. Một khi Ngài tìm ra con đường đạo này, Ngài cũng đã khuyến khích người khác đi theo con đường này. Vì trầm luân trong kiếp luân hồi là những gì mà mỗi người trong chúng ta đều gặp phải, nên mỗi người trong chúng ta dù là nam hay nữ đều phải tự minh dứt bỏ kiếp luân hồi. Nếu luân hồi là một nơi chốn, thì có vẻ là ích kỷ nếu một người tìm cách trốn ra khỏi nơi đó, bỏ lại phía sau những người khác. Nhưng khi quí vị nhận ra rằng nó chỉ là một tiến trình, thì việc dứt bỏ nó không có gì là ích kỷ cả. Đó tựa như là từ bỏ thói nghiện ngập hoặc thói hành hung. Khi quí vị học được những kỷ thuật cần thiết để dứt bỏ việc tạo ra thế giới đau khổ của chính quí vị, quí vị có thể chia xẻ những kỷ thuật này với người khác để họ có thể có thể dứt bỏ việc tạo ra thế giới oan nghiệt của họ. Đồng thời, quí vị sẽ không bao giờ phải lụy thuộc vào thế giới của kẻ khác, tới mức độ mà quí vị còn có thể làm nhẹ đi được gánh nặng của họ.

It's true that the Buddha likened the practice for stopping samsara to the act of going from one place to another: from this side of a river to the further shore. But the passages where he makes this comparison often end with a paradox: the further shore has no "here," no "there," no "in between." From that perspective, it's obvious that samsara's parameters of space and time were not the pre-existing context in which we wandered. They were the result of our wandering.

Sự thật là Đức Phật đã so sánh việc tu tập để chấm dứt kiếp luân hồi với việc du hành từ nơi này đến nơi khác: từ phía bên này của một dòng sông qua tới bờ sông xa xôi ở phía bên kia. Nhưng những đoạn pháp mà Ngài đưa ra trong việc so sánh này thường kết thúc với một nghịch lý: Bờ sông xa xăm kia không ở “nơi này,” không ở “nơi kia,” không “ở giữa hai nơi.” Từ quan điểm đó, hiển nhiên là những thông số về không gian và thời gian của kiếp luân hồi không phải là bối cảnh hiện hữu từ trước mà trong đó chúng ta du hành bất định. Những thông số về không gian va thời gian này là kết quả của việc du hành bất định của chúng ta.

For someone addicted to world-building, the lack of familiar parameters sounds unsettling. But if you're tired of creating incessant, unnecessary suffering, you might want to give it a try. After all, you could always resume building if the lack of "here" or "there" turned out to be dull. But of those who have learned how to break the habit, no one has ever felt tempted to samsara again.

Đối với người đam mê xây dựng thế giới, việc thiếu các thông số thời gian và không gian quen thuộc có vẻ như đáng lo ngại. Nhưng nếu quí vị mệt mỏi vì tạo ra đau khổ triền miên, có thể quí vị muốn thử thoát ra một lần xem sao. Cuối cùng, quí vị luôn luôn có thể quay lại để xây dựng nếu sự thiếu sót của “nơi này” hoặc “nơi kia” trở nên mịt mờ. Nhưng đối với những người đã từng học được cách dứt bỏ thói quen, không ai hề cảm thấy có thể bị cám dổ để trở về kiếp luân hồi nữa.

See also:

See also:

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Bảy 4-7-2015

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |