Contents

Mục Lục

Discernment vs. Self-Deception  

It's important that we discuss the steps of the practice in training the mind, for the mind has all sorts of deceptions by which it fools itself. If you aren't skillful in investigating and seeing through them, they are very difficult to overcome even if you're continually mindful to keep watch over the mind. You have to make an effort to focus on contemplating these things at all times. Mindfulness on its own won't be able to give rise to any real knowledge. At best, it can give you only a little protection against the effects of sensory contact. If you don't make a focused contemplation, the mind won't be able to give rise to any knowledge within itself at all.

This is why you have to train yourself to be constantly aware all around. When you come to know anything for what it really is, there's nothing but letting go, letting go. On the beginning level, this means the mind won't give rise to any unwise or unprofitable thoughts. It will simply stop to watch, stop to know within itself at all times. If there's anything you have to think about, keep your thoughts on the themes of inconstancy, stress, and not-self. You have to keep the mind thinking and labeling solely in reference to these sorts of themes, for if your thinking and labeling are right, you'll come to see things rightly. If you go the opposite way, you'll have to think wrongly and label things wrongly, and that means you'll have to see things wrongly as well. This is what keeps the mind completely hidden from itself.

Tuệ Phân Biệt so với Lầm Tưởng  

Điều quan trọng là chúng ta thảo luận các bước thực hành trong việc huấn luyện tâm, vì tâm có đủ loại mưu kế mà nó dùng để tự lừa dối mình. Nếu bạn không khéo léo trong việc quan sát và nhìn xuyên qua chúng, chúng rất khó khắc phục ngay cả khi bạn liên tục chánh niệm để theo dõi tâm. Bạn phải nỗ lực tập trung vào việc quán tưởng những thứ này khắp mọi lúc. Chánh niệm tự nó sẽ không có khả năng làm phát sinh bất cứ kiến thức thật sự nào. Bất quá, nó chỉ có thể cho bạn chút đỉnh phòng vệ để chống lại tác động của cảm giác tiếp xúc. Nếu bạn không chuyên chú quán tưởng, tâm sẽ không thể tự mình phát triễn bất cứ kiến thức nào.

Đây là tại sao bạn phải huấn luyện bản thân để luôn nhận thức mọi thứ chung quanh. Khi bạn biết bất cứ cái gì như nó thật sự là, thì sẽ không có gì ngoài việc buông xả, buông xả. Ở cấp độ bắt đầu, điều này có nghĩa là tâm sẽ không phát sinh bất cứ tư tưởng thô thiển hay bất lợi nào. Nó sẽ chỉ dừng lại để xem, dừng lại để biết trong chính nó khắp mọi lúc. Nếu có điều gì khiến bạn phải suy nghĩ, giữ những suy nghĩ của bạn trong các chủ đề vô thường, khổ, và vô ngã. Bạn phải giữ tâm suy nghĩ và ghi nhận liên quan đến các khung tham khảo này mà thôi, vì nếu suy nghĩ và ghi nhận của bạn đúng, bạn sẽ nhìn thấy mọi thứ đúng. Nếu bạn đi ngược lại, bạn sẽ phải nghĩ sai và ghi nhận mọi thứ sai, và đó có nghĩa là bạn cũng sẽ phải nhìn thấy mọi thứ sai. Đây là những gì khiến tâm hoàn toàn bị che dấu bởi chính nó.

Now, when thoughts or labels arise in the mind, then if you focus on watching them closely you'll see that they're sensations — sensations of arising and disbanding, changeable, unreliable, and illusory. If you don't make an effort to keep a focused watch on them, you'll fall for the deceptions of thought-formation. In other words, the mind gives rise to memories of the past and fashions issues dealing with the past, but if you're aware of what's going on in time, you'll see that they're all illusory. There's no real truth to them at all. Even the meanings the mind gives to good and bad sensory contacts at the moment they occur: If you carefully observe and contemplate, you'll see that they're all deceptive. There's no real truth to them. But ignorance and delusion latch onto them all, and this drives the mind around in circles. In other words, it doesn't know what's what — how these things arise, persist, and disband — so it latches onto them and gets itself deceived on many, many levels. If you don't stop to focus and watch, there's no way you can see through these things at all.

But if the mind keeps its balance or stops to watch and know within itself, it can come to realize these things for what they are. When it realizes them, it can let them go automatically without being attached to anything. This is the knowledge that comes with true mindfulness and discernment: It knows and lets go. It doesn't cling. No matter what appears — good or bad, pleasure or pain — when the mind knows, it doesn't cling. When it doesn't cling, there's no stress or suffering. You have to keep hammering away at this point: When it doesn't cling, the mind can stay at normalcy. Empty. Undisturbed. Quiet and still. But if it doesn't read itself in this way, doesn't know itself in this way, it will fall for the deceits of defilement and craving. It will fashion up all sorts of complex and complicated things that it itself will have a hard time seeing through, for they'll have their ways of playing up to the mind to keep it attached to them, all of which is simply a matter of the mind's falling for the deceits of the defilements and cravings within itself. The fact that it isn't acquainted with itself — doesn't know how mental states arise and disband and take on objects — means that it loses itself in its many, many attachments.

Bây giờ, khi những suy nghĩ hay ghi nhận phát sinh trong tâm, thì nếu bạn tập trung vào việc theo dõi chúng bạn sẽ thấy rằng chúng là cảm giác — cảm giác phát sinh và tan rã, hay thay đổi, không đáng tin cậy, và huyễn. Nếu bạn không cố gắng trong việc theo dõi chúng, bạn sẽ rơi vào bẫy của sự hình thành tư tưởng. Nói cách khác, tâm phát sinh ký ức của quá khứ và những vấn đề hư cấu liên quan đến quá khứ, nhưng nếu bạn kịp thời nhận thức được những gì đang xảy ra, bạn sẽ thấy rằng chúng đều là huyễn. Không có sự thật nào về chúng cả. Ngay cả ý nghĩa mà tâm đặt cho những cảm giác tốt và xấu tại khoảnh khắc chúng xuất hiện: Nếu bạn cẩn thận xem xét và quán tưởng, bạn sẽ thấy rằng chúng đều là giả dối. Không có sự thật nào về chúng. Nhưng vô minh và ảo tưởng bám vào chúng, và điều này khiến tâm vướng trong vòng luẫn quẫn. Nói cách khác, nó không biết phân biệt — những thứ này phát sinh, ở lại, và tan rã như thế nào — vì vậy nó bám vào chúng và làm cho chính nó bị lừa dối thêm nhiều cấp độ nữa. Nếu bạn không dừng lại để tập trung và xem xét, không cách nào bạn có thể nhìn xuyên qua những thứ này cả.

Nhưng nếu tâm giữ quân bình hay dừng lại để xem xét và biết trong chính nó, nó có thể nhận ra thật tánh của những thứ này. Khi nó nhận ra chúng, nó có thể tự động buông xả chúng mà không gắn bó với bất cứ cái gì. Đây là kiến thức đến từ chánh niệm và tuệ phân biệt thật sự: Nó biết và buông xả. Nó không bám vào, Bất kể cái gì xuất hiện — tốt hay xấu, vui sướng hay đau khổ — khi tâm biết, nó không bám vào. Khi nó không bám vào, thì không có căng thẳng hay đau khổ. Bạn phải tiếp tục tấn công tại điểm này: Khi nó không bám vào, tâm có thể ở lại với tánh bình thường. Tánh không. Không xao động. Yên tĩnh và lắng đọng. Nhưng nếu nó không đả thông được nó theo cách này, không biết chính nó theo cách này, nó sẽ rơi vào bẫy của phiền não ô trược và ham muốn. Nó sẽ tạo hư cấu tất cả những thứ phức tạp mà tự nó sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn thấu, vì chúng sẽ có cách để đánh lừa tâm khiến cho nó gắn bó với chúng, tất cả chỉ là vấn đề tâm rơi vào bẫy của phiền não ô trược và ham muốn trong chính nó. Sự thật là nó không làm quen được với chính nó — không biết các trạng thái tinh thần phát sinh và tan rã như thế nào và giải quyết ra làm sao — nghĩa là nó đánh mất chính mình trong rất nhiều chấp thủ của nó.

There's nothing as hard to keep watch of as the mind, because it's so accustomed to wrong views and wrong opinions. This is what keeps it hidden from itself. But thanks to the teachings of the Buddha, we can gain knowledge into the mind, or into consciousness with its many layers and intricacies that, when you look into it deeply, you'll find to be empty — empty of any meaning in and of itself.

This is an emptiness that can appear clearly within consciousness. Even though it's hidden and profound, we can see into it by looking inward in a way that's quiet and still. The mind stops to watch, to know within itself. As for sensory contacts — sights, sounds, smells, tastes, and that sort of thing — it isn't interested, because it's intent on looking into consciousness pure and simple, to see what arises in there and how it generates issues. Sensations, thoughts, labels for pleasure and pain and so forth, are all natural phenomena that change as soon as they're sensed — and they're very refined. If you view them as being about this or that matter, you won't be able to know them for what they are. The more intricate the meanings you give them, the more lost you become — lost in the whorls of the cycle of rebirth.

Không gì khó để xem xét bằng tâm, vì nó quá quen với cái nhìn sai và quan điểm sai. Đây là những gì nó bị che dấu bởi chính nó. Nhưng nhờ vào giáo lý của Đức Phật, chúng ta có thể có được kiến thức về tâm, hay tâm thức với nhiều tầng lớp và phức tạp mà, khi bạn nhìn sâu vào nó, bạn sẽ thấy trống không — không có ý nghĩa nào trong chính nó.

Đây là tánh không mà có thể xuất hiện rõ ràng trong tâm thức. Mặc dù nó ẩn và sâu sắc, chúng ta có thể nhìn thấu nó bằng cách nhìn vào trong theo cách yên tĩnh và lắng đọng. Tâm dừng lại để xem, để biết trong chính nó. Đối với các cảm giác tiếp xúc — hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và các loại đó — nó không để ý, vì nó chỉ muốn nhìn vào tâm thức thuần khiết và đơn giản, để xem cái gì phát sinh trong đó và nó tạo ra vấn đề như thế nào. Cảm giác, suy nghĩ, khái niệm cho vui sướng và đau khổ, v.v., đều là những hiện tượng thiên nhiên vốn thay đổi ngay khi chúng được cảm nhận — và chúng rất tinh tế. Nếu bạn xem chúng như là vấn đề này hay vấn đề kia, bạn sẽ không thể biết chúng như chúng thật sự là. Những ý nghĩa bạn đặt cho chúng càng phức tạp bao nhiêu, thì bạn càng lạc lối bấy nhiêu — lạc trong vòng xoáy của luân hồi sinh tử.

The cycle of rebirth and the processes of thought-formation are one and the same thing. As a result, we whirl around and around, lost in many, many levels of thought-formation, not just one. The knowledge that would read the heart can't break through to know, for it whirls around and around in these very same thought-formations, giving them meanings in terms of this or that, and then latching onto them. If it labels them as good, it latches onto them as good. If it labels them as bad, it latches onto them as bad. This is why the mind stays entirely in the whorls of the cycle of rebirth, the cycle of thought-formation.

For this reason, to see these things clearly requires the effort to stop and watch, to stop and know in an appropriate way, in a way that's just right. At the same time, you have to use your powers of observation. That's what will enable you to read your own consciousness in a special way. Otherwise, if you latch onto the issues of thoughts and labels, they'll keep you spinning around. So you have to stop and watch, stop and know clearly by focusing down — focusing down on the consciousness in charge. That way your knowledge will become skillful.

Luân hồi sinh tử và tiến trình hình thành tư tưởng là một và giống nhau. Kết quả là, chúng ta quay vòng vòng, lạc trong rất nhiều tầng lớp của sự hình thành tư tưởng, không chỉ một. Kiến thức mà có thể đọc được tâm không thể vượt qua để biết, vì nó quay vòng vòng trong những sự hình thành tư tưởng rất giống nhau này, đặt cho chúng ý nghĩa này nọ, và rồi bám vào chúng. Nếu nó ghi nhận chúng là tốt, nó bám vào chúng như là tốt. Nếu nó ghi nhận chúng là xấu, nó bám vào chúng như là xấu. Đây là tại sao tâm hoàn toàn nằm trong vòng xoáy của luân hồi sinh tử, luân hồi hình thành tư tưởng.

Vì lý do này, để nhìn thấy những thứ này rõ ràng đòi hỏi nỗ lực để dừng lại và xem xét, dừng lại và biết theo cách thích hợp, theo cách đúng đắn. Đồng thời, bạn phải sử dụng sức mạnh của sự quan sát của bạn. Đó là những gì sẽ cho phép bạn đọc tâm thức của riêng mình theo một cách đặc biệt. Ngược lại, nếu bạn bám vào các vấn đề của tư tưởng và khái niệm, chúng sẽ giữ bạn trong vòng xoáy. Vì vậy bạn phải dừng lại và xem xét, dừng lại và biết rõ ràng bằng cách tập trung vào — tập trung vào tâm thức chủ trì. Bằng cách đó kiến thức của bạn sẽ trở nên tinh thông.

Ultimately, you'll see that there's nothing at all — just the arising and disbanding occurring every moment in emptiness. If there's no attachment, there are no issues. There's simply the natural phenomenon of arising and disbanding. But because we don't see things simply as natural phenomena, we see them as being true and latch onto them as our self, good, bad, and all sorts of other complicated things. This keeps us spinning around without knowing how to find a way out, what to let go of — we don't know. When we don't know, we're like a person who wanders into a jungle and doesn't know the way out, doesn't know what to do...

Actually what we have to let go of lies right smack in front of us: where the mind fashions things and gives them meanings so that it doesn't know the characteristics of arising and disbanding, pure and simple. If you can simply keep watching and knowing, without any need for meanings, thoughts, imaginings — simply watching the process of these things in and of itself — there won't be any issues. There's just the phenomenon of the present: arising, persisting, disbanding, arising, persisting, disbanding... There's no special trick to this, but you have to stop and watch, stop and know within yourself every moment. Don't let your awareness stream away from awareness to outside preoccupations. Gather it in so it can know itself clearly — that there's nothing in there worth latching onto. It's all a bunch of deceits.

Cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng không có gì cả — chỉ có sự phát sinh và tan rã xảy ra từng khoảnh khắc trong tánh không. Nếu không có chấp thủ, không có vấn đề. Chỉ đơn giản là hiện tượng thiên nhiên của sự phát sinh và tan rã. Nhưng vì chúng ta không nhìn mọi thứ đơn giản như là những hiện tượng thiên nhiên, chúng ta xem chúng là thật và bám vào chúng như tự ngã của chúng ta, tốt, xấu, và tất cả những thứ phức tạp khác. Điều này khiến chúng ta tiếp tục quay vòng mà không biết làm thế nào để tìm đường ra, những gì cần buông xả — chúng ta không biết. Khi chúng ta không biết, chúng ta giống như một người lang thang vào trong rừng và không biết đường ra, không biết phải làm gì...

Thật ra những gì chúng ta cần buông xả nằm ngay trước mặt chúng ta: nơi tâm cấu tạo mọi thứ và đặt ý nghĩa cho chúng vì vậy nó không biết đặc tính của phát sinh và tan rã, thuần khiết và đơn giản. Nếu bạn có thể chỉ tiếp tục xem và biết, không cần đặt ý nghĩa, suy nghĩ, tưởng tượng — chỉ đơn giản nhìn xem tiến trình của những thứ này tự nội tại — sẽ không có vấn đề gì. Chỉ có hiện tượng của hiện tại: phát sinh, ở lại, tan rã, phát sinh, ở lại, tan rã... Không có thủ đoạn đặc biệt nào cho điều này cả, nhưng bạn phải dừng lại và xem xét, dừng lại và biết trong chính mình từng khoảnh khắc. Đừng để nhận thức của bạn đuổi theo các mối bận tâm bên ngoài. Đem nó vào để nó có thể biết chính nó một cách rõ ràng — rằng không có gì trong đó để bám vào. Tất cả chỉ là phỉnh gạt.

To know just this much is very useful for seeing the truth inside yourself. You'll see that consciousness is empty of any self. When you look at physical phenomena, you'll see them as elements, as empty of any self. You'll see mental phenomena as empty of any self, as elements of consciousness — and that if there's no attachment, no latching on, there's no suffering or stress...

So even if there's thinking going on in the mind, simply watch it, simply let it go, and its cycling will slow down. Fewer and fewer thought-formations will occur. Even if the mind doesn't stop completely, it will form fewer and fewer thoughts. You'll be able to stop to watch, stop to know more and more. And this way, you'll come to see the tricks and deceits of thought-formation, mental labels, pleasure and pain, and so on. You'll be able to know that there's really nothing inside — that the reason you were deluded into latching onto things was because of ignorance, and that you made yourself suffer right there in that very ignorance...

So you have to focus down on one point, one thing. Focusing on many things won't do. Keep mindfulness in place: stopping, knowing, seeing. Don't let it run out after thoughts and labels. But knowing in this way requires that you make the effort to stay focused — focused on seeing clearly, not just on making the mind still. Focus on seeing clearly. Look on in for the sake of seeing clearly... and contemplate how to let go. The mind will become empty in line with its nature in a way that you'll know exclusively within.

Chỉ cần biết như thế là rất hữu ích cho việc nhìn thấy sự thật trong chính bạn. Bạn sẽ thấy rằng tâm thức không có tự ngã nào. Khi bạn nhìn vào các hiện tượng vật lý, bạn sẽ thấy chúng như là các yếu tố, như không có tự ngã nào. Bạn sẽ thấy các hiện tượng tinh thần như không có tự ngã nào, như là các yếu tố của tâm thức — và nếu không có chấp thủ, không bám víu, thì không có đau khổ hay căng thẳng...

Vì vậy ngay cả khi tư tưởng diễn ra trong tâm, chỉ đơn giản xem nó, đơn giản buông xả nó, và vòng quay của nó sẽ chậm lại. Ngày càng ít có tư tưởng hình thành. Thậm chí nếu tâm không ngừng hoàn toàn, nó sẽ hình thành ít tư tưởng hơn nữa. Bạn sẽ có thể dừng lại để xem, dừng lại để biết nhiều hơn nữa. Và bằng cách này, bạn sẽ nhìn thấy thủ đoạn và lừa dối của sự hình thành tư tưởng, khái niệm, vui sướng và đau khổ, v.v. Bạn sẽ có thể biết rằng thật sự không có gì bên trong — rằng lý do mà bạn bị dẫn dụ vào việc bám víu mọi thứ là vì vô minh, và rằng bạn tự làm cho mình đau khổ ngay tại đó trong sự vô minh đó...

Do đó bạn phải tập trung vào một điểm, một thứ. Tập trung vào nhiều thứ sẽ không làm được. Giữ chánh niệm tại chỗ: dừng lại, biết, thấy. Đừng để nó đuổi theo những suy nghĩ và ghi nhận bên ngoài. Nhưng biết theo cách này đòi hỏi bạn phải nỗ lực tập trung — tập trung vào việc nhìn thấy rõ ràng, không chỉ làm cho tâm tĩnh lặng. Tập trung trong việc nhìn thấy rõ ràng. Nhìn vào trong vì lợi ích của việc nhìn thấy rõ ràng... và quán tưởng làm thế nào để buông xả. Tâm sẽ trở nên trống không phù hợp với bản tánh của nó theo cách mà bạn sẽ chỉ biết riêng ở bên trong.

A Difference in the Knowing  

What can we do to see the aggregates — this mass of suffering and stress — clearly in a way that we can cut attachment for them out of the mind? Why is it that people studying to be doctors can know everything in the body — intestines, liver, kidneys, and all — down to the details, and yet don't develop any dispassion or disenchantment for it — why? Why is it that undertakers can spend their time with countless corpses and yet not gain any insight at all? This shows that this sort of insight is hard to attain. If there's no mindfulness and discernment to see things clearly for what they are, knowledge is simply a passing fancy. It doesn't sink in. The mind keeps latching onto its attachments.

But if the mind can gain true insight to the point where it can relinquish its attachments, it can gain the paths and fruitions leading to nibbana. This shows that there's a difference in the knowing. It's not that we have to know all the details like modern-day surgeons. All we have to know is that the body is composed of the four physical elements plus the elements of space and consciousness. If we really know just this much, we've reached the paths and their fruitions, while those who know all the details to the point where they can perform surgery don't reach any transcendent attainments at all...

Khác Biệt Trong Sự Hiểu Biết  

Chúng ta có thể làm gì để thấy các uẩn — khối đau khổ và căng thẳng này — rõ ràng theo cách mà chúng ta có thể cắt bỏ sự luyến ái chúng ra khỏi tâm? Tại sao người ta học để trở thành y sĩ có thể biết mọi thứ trong thân — ruột, gan, thận, v.v. — đến tận chi tiết, mà vẫn không phát triễn được sự bình thản hay hết mê muội nó — tại sao? Tại sao những người làm việc ở nhà quàng có thể dành thời giờ của họ với vô số xác chết mà vẫn không đạt được minh kiến nào cả? Điều này cho thấy rằng loại minh kiến này rất khó đạt được. Nếu không có chánh niệm và tuệ phân biệt để thấy rõ thật tánh của vạn vật, kiến thức chỉ đơn giản là một thoáng ảo tưởng. Nó không lắng đọng. Tâm cứ bám vào những chấp thủ của nó.

Nhưng nếu tâm có thể đạt được sự hiểu biết thật sự đến mức nó có thể từ bỏ chấp thủ của nó, nó có thể đạt được đạo và quả dẫn đến niết bàn. Điều này cho thấy có khác biệt trong sự hiểu biết. Đó không phải là chúng ta phải biết tất cả chi tiết như các bác sĩ giải phẩu hiện đại. Chúng ta chỉ cần biết rằng thân gồm có bốn yếu tố vật lý cộng với các yếu tố của tánh không và tâm thức. Nếu chúng ta thật sự biết đến mức này, chúng ta đã đạt được đạo và quả của chúng, trong khi những ai biết mọi chi tiết đến mức họ có thể thực hiện giải phẩu lại không đạt được bất cứ thành tựu siêu việt nào cả...

So let's analyze the body into its elements so as to know them thoroughly. If we do, then when there are changes in the body and mind there won't be too much clinging. If we don't, our attachments will be fixed and strong and will lead to further states of being and birth in the future.

Now that we have the opportunity, we should contemplate the body and take it apart for a good look so as to get down to the details. Take the five basic meditation objects — hair of the head, hair of the body, nails, teeth, skin — and look at them carefully, one at a time. You don't have to take on all five, you know. Focus on the hair of the head to see that it belongs to the earth element, to see that its roots are soaked in blood and lymph under the skin. It's unattractive in terms of its color, its smell, and where it dwells. If you analyze and contemplate these things, you won't be deluded into regarding them as your hair, your nails, your teeth, your skin.

Vậy chúng ta hảy phân tích thân thành các yếu tố của nó để biết rõ chúng. Nếu chúng ta làm được, thì khi có sự thay đổi trong thân và tâm thì sẽ không có quá nhiều bám víu. Nếu không, chấp thủ của chúng ta sẽ vững chắc và mạnh mẽ và sẽ dẫn đến nhiều trạng thái hiện hữu và sinh ra trong tương lai.

Bây giờ chúng ta có cơ hội, chúng ta nên quán tưởng thân và phân tích nó kỹ lưởng đến tận chi tiết. Lấy năm đối tượng thiền căn bản — tóc, lông, móng tay hay móng chân, răng, da — và xem xét chúng cẩn thận, từng cái một. Bạn không phải lấy cả năm cái. Tập trung vào tóc để thấy rằng nó thuộc về yếu tố đất, để thấy rằng gốc của nó ngâm trong tế bào máu dưới da. Nó không hấp dẫn về màu sắc, mùi và nơi trú ngụ của nó. Nếu bạn phân tích và quán tưởng những thứ này, bạn sẽ không bị lừa vào việc xem chúng như là tóc của bạn, móng tay của bạn, răng của bạn, da của bạn.

All of these parts are composed of the earth element mixed in with water, wind, and fire. If they were purely earth they wouldn't last, because every part of the body has to be composed of all four elements for it to be a body. And then there's a mental phenomenon, the mind, in charge. These are things that follow in line with nature in every way — the arising, changing, and disbanding of physical and mental phenomena — but we latch onto them, seeing the body as ours, the mental phenomena as us: It's all us and ours. If we don't contemplate to see these things for what they are, we'll do nothing but cling to them.

This is what meditation is: seeing things clearly for what they are. It's not a matter of switching from topic to topic, for that would simply ensure that you wouldn't know a thing. But our inner character, under the sway of ignorance and delusion, doesn't like examining itself repeatedly. It keeps finding other issues to get in the way, so that we think constantly about other things. This is why we stay so ignorant and foolish.

Tất cả các phần này bao gồm yếu tố đất trộn với nước, gió, và lửa. Nếu chúng chỉ hoàn toàn là đất chúng sẽ không tồn tại, bởi vì mọi phần của thân phải có cả bốn yếu tố này để nó trở thành cái thân. Và rồi có hiện tượng tinh thần, tâm, làm chủ. Đây là những thứ thuận theo thiên nhiên trong mọi cách — sự phát sinh, thay đổi, và tan rã của các hiện tượng vật lý và tinh thần — nhưng chúng ta bám vào chúng, xem thân như là của chúng ta, hiện tượng tinh thần như là chúng ta: Đó đều là chúng ta và của chúng ta. Nếu chúng ta không quán tưởng để nhìn thấy thật tánh của chúng, chúng ta sẽ không làm gì ngoài việc bám vào chúng.

Đây là thiền định: nhìn thấy mọi thứ rõ ràng như chúng thật sự là. Nó không phải là vấn đề chuyển từ đề mục này qua đề mục khác, vì nó chỉ cho thấy rằng bạn sẽ không biết gì cả. Nhưng cá tính bên trong của chúng ta, dưới ảnh hưởng của vô minh và ảo tưởng, không thích lập đi lập lại việc xem xét chính nó. Nó cứ tìm kiếm các vấn đề khác gây cản trở, khiến chúng ta liên tục nghĩ về những thứ khác. Đây là tại sao chúng ta vẫn cứ thiếu hiểu biết và ngu xuẩn.

Then why is it that we can know other things? Because they fall in line with what craving wants. To see things clearly for what they are would be to abandon craving, so it finds ways of keeping things hidden. It keeps changing, bringing in new things all the time, keeping us fooled all the time, so that we study and think about nothing but matters that add to the mind's suffering and stress. That's all that craving wants. As for the kind of study that would end the stress and suffering in the mind, it's always getting in the way.

This is why the mind is always wanting to shift to new things to know, new things to fall for. And this is why it's always becoming attached. So when it doesn't really know itself, you have to make a real effort to see the truth that the things within it aren't you or yours. Don't let the mind stop short of this knowledge: Make this a law within yourself. If the mind doesn't know the truths of inconstancy, stress, and not-self within itself, it won't gain release from suffering. Its knowledge will simply be worldly knowledge; it will follow a worldly path. It won't reach the paths and fruition leading to nibbana.

Vậy tại sao chúng ta có thể biết những thứ khác? Bởi vì chúng phù hợp với lòng ham muốn. Nhìn thấy thật tánh của vạn vật là sẽ từ bỏ ham muốn, vì thế nó luôn tìm cách che dấu mọi thứ. Nó luôn thay đổi, mang đến những điều mới lạ mọi lúc, khiến chúng ta luôn bị phỉnh gạt, để chúng ta nghiên cứu và suy nghĩ không gì khác ngoài những vấn đề làm tăng thêm đau khổ và căng thẳng cho tâm. Đó là tất cả những gì dục vọng muốn. Còn đối với loại nghiên cứu giúp chấm dứt đau khổ và căng thẳng trong tâm, thì nó luôn cản trở.

Đây là tại sao tâm luôn muốn chuyển sang những điều mới để biết, những điều mới để ưa thích. Và đây là tại sao nó luôn trở nên chấp thủ. Vì vậy khi nó không thật sự biết chính nó, bạn phải hết sức nỗ lực để nhìn thấy sự thật rằng mọi thứ trong nó không phải là bạn hay của bạn. Đừng để tâm thiếu loại kiến thức này: Hảy biến nó thành luật trong chính bạn. Nếu tâm không biết sự thật của vô thường, khổ, và vô ngã trong chính nó, nó sẽ không đạt được giải thoát khỏi đau khổ. Kiến thức của nó sẽ chỉ là kiến thức thế gian; nó sẽ đi theo con đường thế gian. Nó sẽ không đạt được đạo và quả dẫn đến niết bàn.

So this is where the worldly and the transcendent part ways. If you comprehend inconstancy, stress, and not-self to the ultimate degree, that's the transcendent. If you don't get down to their details, you're still on the worldly level...

The Buddha has many teachings, but this is what they all come down to. The important principles of the practice — the four foundations of mindfulness, the four Noble Truths — all come down to these characteristics of inconstancy, stress, and not-selfness. If you try to learn too many principles, you'll end up not getting any clear knowledge of the truth as it is. If you focus on knowing just a little, you'll end up with more true insight than if you try knowing a lot of things. It's through wanting to know a lot of things that we end up deluded. We wander around in our deluded knowledge, thinking and labeling things, but knowledge that's focused and specific, when it really knows, is absolute. It keeps hammering away at one point. There's no need to know a lot of things, for when you really know one thing, everything converges right there...

Vì thế đây là ngã rẽ của con đường thế gian và siêu việt. Nếu bạn hiểu rõ vô thường, khổ và vô ngã đến mức tối thượng, đó là siêu việt. Nếu bạn không hiểu tận tường, bạn vẫn còn ở mức độ thế gian...

Đức Phật có nhiều giảng dạy, nhưng đây là những gì chúng đều dẫn đến. Các nguyên tắc quan trọng của sự thực hành — bốn nền tảng của chánh niệm, Tứ Diệu Đế — đều dẫn đến các đặc tính vô thường, khổ và vô ngã này. Nếu bạn cố gắng học quá nhiều nguyên tắc, bạn cuối cùng sẽ không có được sự hiểu biết rõ ràng về sự thật như nó là. Nếu bạn tập trung vào việc biết chỉ một ít, bạn cuối cùng sẽ có được nhiều minh kiến thật sự hơn là nếu bạn cố gắng biết nhiều thứ. Chỉ vì muốn biết nhiều thứ mà chúng ta cuối cùng bị lừa gạt. Chúng ta đi lang thang trong kiến thức giả dối của mình, suy nghĩ và ghi nhận mọi thứ, nhưng kiến thức mà tập trung và riêng biệt, khi nó thật sự biết, là tối thượng. Nó luôn nhắm vào một điểm. Không cần biết nhiều thứ, vì khi bạn thật sự biết một thứ, mọi thứ hội tụ ngay tại đó...

The Balanced Way  

In practicing the Dhamma, if you don't foster a balance between concentration and discernment, you'll end up going wild in your thinking. If there's too much work at discernment, you'll go wild in your thinking. If there's too much concentration, it just stays still and undisturbed without coming to any knowledge either. So you have to keep them in balance. Stillness has to be paired with discernment. Don't let there be too much of one or the other. Try to get them just right. That's when you'll be able to see things clearly all the way through. Otherwise, you'll stay as deluded as ever. You may want to gain discernment into too many things — and as a result, your thinking goes wild. The mind goes out of control. Some people keep wondering why discernment never arises in their practice, but when it does arise they really go off on a tangent. Their thinking goes wild, all out of bounds.

Trung Đạo  

Trong việc thực hành Pháp, nếu bạn không phát triễn sự quân bình giữa định và tuệ phân biệt, bạn sẽ đi quá đà trong suy nghĩ của bạn. Nếu chuyên chú quá nhiều vào nhận thức phân biệt, bạn sẽ điên cuồng trong suy nghĩ của bạn. Nếu quá nhiều định, nó chỉ tĩnh lặng và không bị xáo trộn cũng không có được kiến thức nào cả. Vì vậy bạn phải giữ quân bình. Tĩnh lặng phải đi đôi với tuệ phân biệt. Đừng để có quá nhiều cái này hay cái kia. Cố gắng giữ chúng vừa phải. Đó là khi bạn có thể nhìn xuyên thấu mọi thứ. Nếu không, bạn sẽ bị lừa gạt mãi. Bạn có thể muốn có được tuệ phân biệt vào quá nhiều thứ — và kết quả là, suy nghĩ của bạn trở nên điên cuồng. Tâm bị mất kiểm soát. Có người cứ thắc mắc tại sao tuệ phân biệt không bao giờ phát sinh trong sự thực hành của họ, nhưng khi nó phát sinh thì họ thật sự bị lạc lối. Suy nghĩ của họ đi quá đà, ra ngoài giới hạn.

So when you practice, you have to observe in your meditation how you can make the mind still. Once it does grow still, it tends to get stuck there. Or it may grow empty, without any knowledge of anything: quiet, disengaged, at ease for a while, but without any discernment to accompany it. But if you can get discernment to accompany your concentration, that's when you'll really benefit. You'll see things all the way through and be able to let them go. If you're too heavy on the side of either discernment or stillness, you can't let go. The mind may come to know this or that, but it latches onto its knowledge. Then it knows still other things and latches onto them, too. Or else it simply stays perfectly quiet and latches onto that.

It's not easy to keep your practice on the Middle Way. If you don't use your powers of observation, it's especially hard. The mind will keep falling for things, sometimes right, sometimes wrong, because it doesn't observe what's going on. This isn't the path to letting go. It's a path that's stuck, caught up on things. If you don't know what it's stuck and caught up on, you'll remain foolish and deluded. So you have to make an effort at focused contemplation until you see clearly into inconstancy, stress, and not-self. This without a doubt is what will stop every moment of suffering and stress...

Vì vậy khi bạn thực hành, bạn phải quan sát trong thiền định của bạn để làm thế nào bạn có thể giữ cho tâm tĩnh lặng. Một khi nó trở nên tĩnh lặng, nó thường có khuynh hướng bị mắc kẹt ở đó. Hay nó có trở nên trống rỗng, không có kiến thức về bất cứ cái gì: yên lặng, vất bỏ, thoải mái một lúc, nhưng không có tuệ phân biệt nào đi cùng với nó. Nhưng nếu bạn có thể làm cho tuệ phân biệt đi cùng với định của bạn, đó là khi bạn thật sự có lợi. Bạn sẽ nhìn xuyên thấu mọi thứ và có thể buông xả chúng. Nếu bạn quá nghiêng về bên nhận thức phân biệt hay tĩnh lặng, bạn sẽ không thể buông xả. Tâm có thể biết được điều này điều nọ, nhưng nó bám vào kiến thức của nó. Rồi nó biết vẫn có những thứ khác và cũng bám vào chúng. Nếu không nó chỉ đơn giản đứng yên lặng hoàn toàn và bám vào đó.

Không dễ để giữ sự thực hành của bạn trong Trung Đạo. Nếu bạn không sử dụng sức mạnh quan sát của bạn, nó thật sự khó. Tâm sẽ cứ ưa thích mọi thứ, đôi khi đúng, đôi khi sai, vì nó không quan sát những gì xảy ra. Đây không phải là con đường để buông xả. Nó là con đường bị mắc kẹt, vướng vào mọi thứ. Nếu bạn không biết nó bị mắc kẹt và vướng vào cái gì, bạn sẽ tiếp tục ngu xuẩn và bị lừa gạt. Vì vậy bạn phải nỗ lực tập trung quán tưởng cho đến khi bạn thấy rõ vô thường, khổ, và vô ngã. Đây chắc chắn là những gì mà sẽ chấm dứt mọi khoảnh khắc của đau khổ và căng thẳng...

The Uses of Equanimity  

The sensations of the mind are subtle and very volatile. Sometimes passion or irritation can arise completely independent of sensory contact, simply in line with the force of our character. For instance, there are times when the mind is perfectly normal, and all of a sudden there's irritation — or the desire to form thoughts and get engrossed in feelings of pain, pleasure, or equanimity. We have to contemplate these three kinds of feeling to see that they're inconstant and always changing, and to see that they are all stressful, so that the mind won't go and get engrossed in them. This business of getting engrossed is very subtle and hard to detect. It keeps us from knowing what's what because it's delusion pure and simple. Being engrossed in feelings of pleasure is something relatively easy to detect, but being engrossed in feelings of equanimity: That's hard to notice, because the mind is at equanimity in an oblivious way. This oblivious equanimity keeps us from seeing anything clearly.

So you have to focus on seeing feelings simply as feelings and pull the mind out of its state of being engrossed with equanimity. When there's a feeling of equanimity as the mind gathers and settles down, when it's not scattered around, use that feeling of equanimity in concentration as the basis for probing in to see inconstancy, stress, and not-self — for this equanimity in concentration at the fourth level of absorption (jhana) is the basis for liberating insight. Simply make sure that you don't get attached to the absorption.

Sử Dụng Tâm Xả  

Cảm giác của tâm thì tinh tế và rất mong manh. Đôi khi sự đam mê hay khó chịu có thể phát sinh hoàn toàn độc lập với cảm giác tiếp xúc, phù hợp với sức mạnh cá tính của chúng ta. Chẳng hạn như, có khi tâm hoàn toàn bình thường, rồi đột nhiên khó chịu — hay khát vọng hình thành tư tưởng và đắm chìm trong cảm giác đau khổ, vui sướng hay bình thản. Chúng ta phải quán tưởng ba loại cảm giác này để thấy rằng chúng vô thường và luôn thay đổi, và thấy rằng chúng đều căng thẳng, để tâm không bỏ đi và đắm chìm trong chúng. Hành vi bị đắm chìm này thì rất tinh tế và khó phát hiện. Nó làm cho chúng ta không phân biệt được bởi vì nó là ảo tưởng thuần khiết và đơn giản. Bị đắm chìm trong cảm giác vui sướng thì tương đối dễ phát hiện, nhưng đắm chìm trong tâm xả: Thật khó để nhận thấy, vì tâm ở trạng thái bình thản một cách vô ý thức. Sự bình thản vô ý thức này khiến chúng ta không nhìn thấy bất cứ bất cứ điều gì rõ ràng.

Vì vậy bạn phải tập trung vào việc nhìn thấy cảm giác chỉ đơn giản là cảm giác và kéo tâm ra khỏi trạng thái đắm chìm trong tâm xả. Khi có cảm giác bình thản vì tâm tập hợp và lắng đọng, khi nó không phân tán, sử dụng cảm giác bình thản đó trong định như là căn bản cho việc xem xét để nhìn thấy vô thường, khổ, và vô ngã — vì tâm xả trong định ở mức độ thứ tư của thiền định (jhana) là căn bản cho trí tuệ giác ngộ. Chỉ cần bạn không bám vào sự an trú trong định.

If you get the mind to grow still in equanimity without focusing on gaining insight, it's simply a temporary state of concentration. So you have to focus on gaining clear insight either into inconstancy, into stress, or into not-selfness. That's when you'll be able to uproot your attachments. If the mind gets into a state of oblivious equanimity, it's still carrying fuel inside it. Then as soon as there's sensory contact, it flares up into attachment. So we have to follow the principles the Buddha laid down: Focus the mind into a state of absorption and then focus on gaining clear insight into the three characteristics. The proper way to practice is not to let yourself get stuck on this level or that — and no matter what insights you may gain, don't go thinking that you've gained Awakening. Keep looking. Keep focusing in to see if there are any further changes in the mind and, when there are, see the stress in those changes, the not-selfness of those changes. If you can know in this way, the mind will rise above feeling, no longer entangled in this level or that level — all of which are simply matters of speculation.

The important thing is that you try to see clearly. Even when the mind is concocting all sorts of objects in a real turmoil, focus on seeing all of its objects as illusory. Then stay still to watch their disbanding. Get so that it's clear to you that there's really nothing to them. They all disband. All that remains is the empty mind — the mind maintaining its balance in normalcy — and then focus in on examining that.

Nếu bạn làm cho tâm phát triễn tĩnh lặng trong xả mà không tập trung vào việc đạt được trí tuệ, nó chỉ đơn giản là một trạng thái định tạm thời. Vì vậy bạn phải tập trung vào việc có được sự hiểu biết rõ ràng về vô thường, khổ, hay vô ngã. Đó là khi bạn sẽ có thể nhổ bỏ chấp thủ của mình. Nếu tâm đi vào trạng thái bình thản vô ý thức, nó vẫn mang nhiên liệu bên trong nó. Để rồi ngay khi có cảm giác tiếp xúc, nó bừng lên thành chấp thủ. Vì vậy chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc Đức Phật đặt ra: Tập trung tâm vào trạng thái định và sau đó tập trung vào việc có được sự hiểu biết rõ ràng về ba đặc tính. Cách thích hợp để thực hành là không làm cho bạn bị mắc kẹt trong mức độ này hay kia — và bất kể sự hiểu biết nào bạn có thể đạt được, đừng nghĩ rằng bạn đã đạt được Giác Ngộ. Tiếp tục xem xét. Tiếp tục tập trung để xem liệu có thêm bất cứ thay đổi nào trong tâm và, khi có, nhìn vào sự căng thẳng trong những thay đổi đó, sự vô ngã của những thay đổi đó. Nếu bạn có thể biết theo cách này, tâm sẽ vượt qua cảm giác, không còn vướng mắc trong mức độ này hay mức độ kia — vốn chỉ là vấn đề của suy đoán.

Điều quan trọng là bạn cố gắng để nhìn thấy rõ ràng. Ngay cả khi tâm pha chế đủ loại đối tượng trong một hỗn loạn thật sự, tập trung vào việc nhìn thấy tất cả các đối tượng của nó là huyễn. Rồi nhìn xem sự tan rã của chúng. Hảy nhận xét cho rõ ràng rằng chúng không thật sự là gì. Chúng đều tan rã. Tất cả còn lại chỉ là tâm trống không — tâm duy trì sự quân bình của nó trong trạng thái bình thường — và sau đó tập trung vào việc xem xét điều đó.

There are many levels to this process of examining the diseases in the mind, not just one. Even though you may come up with genuine insights every now and then, don't just stop there — and don't get excited about the fact that you've come to see things you never saw before. Just keep contemplating the theme of inconstancy in everything, without latching on, and then you'll come to even more penetrating insights...

So focus on in until the mind stops, until it reaches the stage of absorption called purity of mindfulness and equanimity. See what pure mindfulness is like. As for the feeling of equanimity, that's an affair of concentration. It's what the mindfulness depends on so that it too can reach equanimity. This is the stage where we gather the strength of our awareness in order to come in and know the mind. Get the mind centered, at equanimity, and then probe in to contemplate. That's when you'll be able to see...

Có nhiều mức độ cho tiến trình xem xét những căn bệnh trong tâm, không chỉ một. Mặc dù bạn có thể có được cái nhìn chân thật đôi lúc, đừng ngừng ở đó — và đừng phấn khích về việc bạn nhìn thấy những thứ mà bạn chưa từng thấy. Chỉ tiếp tục quán tưởng chủ đề vô thường trong mọi thứ, không bám víu, và rồi bạn sẽ có được những cái nhìn sâu sắc hơn...

Vì vậy tập trung vào cho đến khi tâm dừng lại, cho đến khi nó đạt đến giai đoạn định gọi là sự thanh tịnh của chánh niệm và xả. Nhìn xem chánh niệm thanh tịnh là gì. Đối với tâm xả, đó là công việc của định. Đó là những gì chánh niệm dựa vào để nó cũng có thể đạt đến xả. Đây là giai đoạn chúng ta tập hợp sức mạnh của nhận thức của chúng ta để biết được tâm. Làm cho tâm tập trung, vào xả, và sau đó thăm dò để quán tưởng. Đó là khi bạn sẽ có khả năng nhìn thấy...

A Glob of Tar  

An important but subtle point is that even though we practice, we continue to fall for pleasant feelings, because feelings are illusory on many levels. We don't realize that they're changeable and unreliable. Instead of offering pleasure, they offer us nothing but stress — yet we're still addicted to them.

This business of feeling is thus a very subtle matter. Please try to contemplate it carefully — this business of latching onto feelings of pleasure, pain, or equanimity. You have to contemplate so as to see it clearly. And you have to experiment more than you may want to with pain. When there are feelings of physical pain or mental distress, the mind will struggle because it doesn't like pain. But when pain turns to pleasure, the mind likes it and is content with it, so it keeps on playing with feeling, even though as we've already said, feeling is inconstant, stressful, and not really ours. But the mind doesn't see this. All it sees are feelings of pleasure, and it wants them.

Đống Dầu Hắc  

Điểm quan trọng nhưng tinh tế là mặc dù chúng ta thực hành, chúng ta tiếp tục ưa thích cảm giác vui sướng, bởi vì cảm giác là huyễn trên nhiều mức độ. Chúng ta không nhận ra rằng chúng hay thay đổi và không đáng tin cậy. Thay vì mang lại niềm vui, chúng mang lại cho ta không gì ngoài căng thẳng — thế nhưng chúng ta vẫn nghiện chúng.

Cảm giác vì thế là một vấn đề rất tinh tế. Xin hảy cố gắng quán tưởng nó thận trọng — việc bám vào cảm giác vui sướng, đau khổ hay bình thản. Bạn phải quán tưởng để nhìn thấy nó rõ ràng. Và bạn phải trải nghiệm nhiều hơn bạn muốn đối với đau khổ. Khi có cảm giác đau đớn hay phiền muộn, tâm sẽ chống chọi vì nó không thích đau. Nhưng khi đau trở thành niềm vui, tâm thích nó và hài lòng với nó, vì vậy nó tiếp tục chơi với cảm giác, mặc dù như chúng ta đã nói, cảm giác là vô thường, khổ, và không thật sự là của chúng ta. Nhưng tâm không thấy điều này. Tất cả những gì nó thấy là cảm giác vui sướng, và nó muốn chúng.

Try looking into how feeling gives rise to craving. It's because we want pleasant feeling that craving whispers — whispers right there at the feeling. If you observe carefully, you'll see that this is very important, for this is where the paths and fruitions leading to nibbana are attained, right here at feeling and craving. If we can extinguish the craving in feeling, that's nibbana...

In the Solasa Pañha, the Buddha said that defilement is like a wide and deep flood, but he then went on to summarize the practice to cross it simply as abandoning craving in every action. Now, right here at feeling is where we can practice to abandon craving, for the way we relish the flavor of feeling has many ramifications. This is where many of us get deceived, because we don't see feeling as inconstant. We want it to be constant. We want pleasant feelings to be constant. As for pain, we don't want it to be constant, but no matter how much we try to push it away, we still latch onto it.

Cố gắng nhìn xem cảm giác làm phát sinh ham muốn như thế nào. Đó là vì chúng ta muốn cảm giác vui sướng mà ham muốn thì thầm — thì thầm ngay tại cảm giác đó. Nếu bạn quan sát cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng điều này rất quan trọng, vì đây là nơi đạo và quả dẫn đến niết bàn, ngay tại đây với cảm giác và ham muốn. Nếu chúng ta có thể dập tắt ham muốn trong cảm giác, đó là niết bàn...

Trong kinh Solasa Pañha, Đức Phật nói phiền não ô trược giống như trận lụt sâu rộng, nhưng rồi ngài liền tóm tắt sự thực hành để vượt qua nó bằng cách đơn giản từ bỏ ham muốn trong mọi hành động. Bây giờ, ngay tại cảm giác là nơi chúng ta thực hành để từ bỏ ham muốn, vì con đường chúng ta thưởng thức hương vị của cảm giác có nhiều hậu quả. Đây là nơi nhiều người trong chúng ta bị lừa dối, vì chúng ta không nhìn thấy cảm giác như là vô thường. Chúng ta muốn nó thường hằng. Chúng ta muốn cảm giác vui sướng không thay đổi. Đối với đau khổ, chúng ta không muốn nó thường hằng, nhưng cho dù chúng ta cố gắng đẩy nó đi bao nhiêu, chúng ta vẫn bám vào nó.

This is why we have to focus on feeling, so that we can abandon craving right there in the feeling. If you don't focus here, the other paths you may follow will simply proliferate. So bring the practice close to home. When the mind changes, or when it gains a sense of stillness or calm that would rank as a feeling of pleasure or equanimity, try to see in what ways the pleasure or equanimity is inconstant, that it's not you or yours. When you can do this, you'll stop relishing that particular feeling. You can stop right there, right where the mind relishes the flavor of feeling and gives rise to craving. This is why the mind has to be fully aware of itself — all around, at all times — in its focused contemplation to see feeling as empty of self...

This business of liking and disliking feelings is a disease hard to detect, because our intoxication with feelings is so very strong. Even with the sensations of peace and emptiness in the mind, we're still infatuated with feeling. Feelings on the crude level — the violent and stressful ones that come with defilement — are easy to detect. But when the mind grows still — steady, cool, bright, and so on — we're still addicted to feeling. We want these feelings of pleasure or equanimity. We enjoy them. Even on the level of firm concentration or meditative absorption, there's attachment to the feeling...

Đây là tại sao chúng ta phải tập trung vào cảm giác, để chúng ta có thể từ bỏ ham muốn ngay tại đó trong cảm giác, Nếu bạn không tập trung ở đây, những con đường khác mà bạn có thể đi theo sẽ sinh sôi nảy nở. Vì vậy hảy mang thực hành về gần nhà. Khi tâm thay đổi, hay khi nó đạt được cảm giác tĩnh lặng hay bình an mà có thể kể như là cảm giác vui sướng hay bình thản, cố gắng nhìn xem sự vui sướng hay bình thản vô thường theo cách nào, rằng nó không phải là bạn hay của bạn. Khi bạn có thể làm điều này, bạn sẽ ngưng thưởng thức cảm giác cụ thể đó. Bạn có thể ngưng ngay tại đó, ngay nơi tâm thưởng thức hương vị của cảm giác và nảy sinh ham muốn. Đây là tại sao tâm phải nhận thức được chính nó một cách trọn vẹn — mọi nơi, mọi lúc — trong sự tập trung quán tưởng của nó để nhìn thấy cảm giác như là vô ngã...

Việc thích hay không thích này là một căn bệnh khó phát hiện, vì sự nghiện ngập của chúng ta với cảm giác rất mạnh. Ngay cả với cảm giác bình an và tánh không trong tâm, chúng ta vẫn say mê cảm giác. Cảm giác ở mức độ thô thiển — loại hung bạo và căng thẳng đi kèm với phiền não ô trược — thì dễ phát hiện. Nhưng khi tâm trở nên tĩnh lặng — ổn định, mát mẻ, tươi sáng, v.v. — chúng ta vẫn nghiện cảm giác. Chúng ta muốn các cảm giác vui sướng hay bình thản này. Chúng ta thưởng thức chúng. Ngay cả ở mức độ định vững chắc hay an trú trong định, có sự gắn bó với cảm giác...

This is the subtle magnetic pull of craving, which paints and plasters things over. This painting and plastering is hard to detect, because craving is always whispering inside us, "I want nothing but pleasant feelings." This is very important, for this virus of craving is what makes us continue to be reborn...

So explore to see how craving paints and plasters things, how it causes desires to form — the desires to get this or take that — and what sort of flavor it has that makes you so addicted to it, that makes it hard for you to pull away. You have to contemplate to see how craving fastens the mind so firmly to feelings that you never weary of sensuality or of pleasant feelings, no matter what the level. If you don't contemplate so as to see clearly that the mind is stuck right here at feeling and craving, it will keep you from gaining release...

Đây là lực kéo tinh tế của ham muốn, nó vẽ và tô đắp lên mọi thứ. Việc vẽ vời và tô đắp này rất khó phát hiện, bởi vì ham muốn luôn thì thầm trong chúng ta, "Tôi không muốn gì ngoài cảm giác vui sướng." Điều này rất quan trọng, vì vi khuẩn ham muốn này là những gì làm cho chúng ta tiếp tục bị tái sinh...

Vì vậy hảy khám phá để nhìn thấy ham muốn vẽ và tô đắp mọi thứ như thế nào, nó khiến cho khát vọng hình thành ra sao — khát vọng có cái này hay cái kia — và loại hương vị nào nó có khiến bạn say mê nó đến thế, điều đó làm cho bạn khó rút ra. Bạn phải quán tưởng để thấy ham muốn ràng buộc tâm vào cảm giác chặc chẻ như thế nào mà bạn không bao giờ chán ngán cảm giác nhuc̣ dục hay cảm giác vui sướng, bất kể mức độ nào. Nếu bạn không quán tưởng để nhìn thấy rõ ràng rằng tâm bị mắc kẹt ngay tại cảm giác và ham muốn, nó sẽ cản không cho bạn đạt được giải thoát...

We're stuck on feeling like a monkey stuck in a tar trap. They take a glob of tar and put it where a monkey will get its hand stuck in it and, in trying to pull free, the monkey gets its other hand, both feet, and finally its mouth stuck, too. Consider this: Whatever we do, we end up stuck right here at feeling and craving. We can't separate them out. We can't wash them off. If we don't grow weary of craving, we're like the monkey stuck in the glob of tar, getting ourselves more and more trapped all the time. So if we're intent on freeing ourselves in the footsteps of the arahants, we have to focus specifically on feeling until we can succeed at freeing ourselves from it. Even with painful feelings, we have to practice — for if we're afraid of pain and always try to change it to pleasure, we'll end up even more ignorant than before.

This is why we have to be brave in experimenting with pain — both physical pain and mental distress. When it arises in full measure, like a house afire, can we let go of it? We have to know both sides of feeling. When it's hot and burning, how can we deal with it? When it's cool and refreshing, how can we see through it? We have to make an effort to focus on both sides, contemplating until we know how to let go. Otherwise, we won't know anything, for all we want is the cool side, the cooler the better... and when this is the case, how can we expect to gain release from the cycle of rebirth?

Chúng ta bị mắc kẹt vào cảm giác như con khỉ kẹt trong bẫy dầu hắc. Người ta lấy dầu hắc bôi vào chỗ mà con khỉ sẽ đặt tay vào khiến bị mắc kẹt và, trong việc cố gắng thoát ra, con khỉ làm cho tay kia của nó, cả hai chân, và cuối cùng là miệng nó cũng bị mắc kẹt. Nghĩ về điều này: Bất cứ việc gì chúng ta làm, chúng ta kết cuộc bị mắc kẹt ngay tại cảm giác và ham muốn. Chúng ta không thể tách rời chúng. Chúng ta không thể rửa chúng. Nếu chúng ta không chán ngán ham muốn, chúng ta giống như con khỉ bị mắc kẹt trong đống dầu hắc, ngày càng bị mắc bẫy nhiều hơn. Vì vậy nếu chúng ta có ý định giải thoát chính mình theo bước chân của bậc A-la-hán, chúng ta phải đặc biệt tập trung vào cảm giác cho đến khi chúng ta có thể thành tựu trong việc giải thoát chính mình khỏi nó. Ngay cả với cảm giác đau khổ, chúng ta phải thực hành — vì nếu chúng ta sợ đau khổ và luôn tìm cách đổi nó thành vui sướng, chúng ta cuối cùng sẽ còn ngu dốt hơn trước.

Đây là tại sao chúng ta phải can đảm trong việc thử nghiệm đau khổ — cả đau khổ thể chất lẫn tinh thần. Khi nó phát sinh một cách đầy đủ, như căn nhà bị cháy, chúng ta có thể buông nó ra không? Chúng ta phải biết cả hai mặt của cảm giác. Khi nó nóng cháy, chúng ta có thể đối phó với nó như thế nào? Khi nó mát mẻ, chúng ta có thể nhìn xuyên thấu nó như thế nào? Chúng ta phải nỗ lực tập trung vào cả hai mặt, quán tưởng cho đến khi chúng ta biết cách buông ra. Nếu không, chúng ta sẽ không biết được điều gì, vì tất cả những gì chúng ta muốn là mặt mát, càng mát càng tốt... và khi đây là trường hợp, làm thế nào chúng ta có thể mong đợi được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử?

Nibbana is the extinguishing of craving, and yet we like to stay with craving — so how can we expect to get anywhere at all? We'll stay right here in the world, right here with stress and suffering, for craving is a sticky sap. If there's no craving, there's nothing: no stress, no rebirth. But we have to watch out for it. It's a sticky sap, a glob of tar, a dye that's hard to wash out.

So don't let yourself get carried away with feeling. The crucial part of the practice lies here...

Niết bàn là việc dập tắt ham muốn, thế nhưng chúng ta vẫn thích ở lại với ham muốn — vậy làm thế nào chúng ta có thể mong đợi được ra khỏi đây? Chúng ta sẽ ở lại ngay trong thế giới này, ngay tại đây với căng thẳng và đau khổ, vì ham muốn là một chất nhựa dính. Nếu không có ham muốn, sẽ không có gì cả: không căng thẳng, không tái sinh. Nhưng chúng ta phải coi chừng nó. Nó là chất nhựa dính, dầu hắc, thuốc nhụôm rất khó rửa sạch.

Vì vậy đừng để chính bạn bị ràng buộc với cảm giác. Phần quan trọng của sự thực hành nằm ở đây...

When Conventional Truths Collapse  

In making yourself quiet, you have to be quiet on all fronts — quiet in your deeds, quiet in your words, quiet in your mind. Only then will you be able to contemplate what's going on inside yourself. If you aren't quiet, you'll become involved in external affairs and end up having too much to do and too much to say. This will keep your awareness or mindfulness from holding steady and firm. You have to stop doing, saying, or thinking anything that isn't necessary. That way your mindfulness will be able to develop continuously. Don't let yourself get involved in too many outside things.

In training your mindfulness to be continuous so that it will enable you to contemplate yourself, you have to be observant: When there's sensory contact, can the mind stay continuously undisturbed and at normalcy? Or does it still run out into liking and disliking? Being observant in this way will enable you to read yourself, to know yourself. If mindfulness is firmly established, the mind won't waver. If it's not yet firm, the mind will waver in the form of liking and disliking. You have to be wary of even the slightest wavering. Don't let yourself think that the slight waverings are unimportant, or else they'll become habitual.

Khi Thực Thể Quy Ước Sụp Đổ  

Để làm cho bản thân yên lặng, bạn phải yên lặng trên mọi mặt — yên lặng trong hành động, yên lặng trong lời nói, yên lặng trong tâm của bạn. Chỉ đến khi đó thì bạn mới có thể quán tưởng những gì đang xảy ra trong chính bạn. Nếu bạn không yên lặng, bạn sẽ trở nên quan hệ với những vấn đề bên ngoài và cuối cùng là có quá nhiều để làm và quá nhiều để nói. Điều này sẽ khiến cho nhận thức và chánh niệm của bạn không được ổn định và vững chắc. Bạn phải ngưng làm, nói, hay suy nghĩ bất cứ điều gì không cần thiết. Bằng cách đó chánh niệm của bạn sẽ có thể phát triễn liên tục. Đừng để bản thân quan hệ với quá nhiều thứ bên ngoài.

Để rèn luyện chánh niệm của bạn được liên tục khiến nó có thể cho phép bạn quán tưởng chính mình, bạn phải quan sát: Khi có cảm giác tiếp xúc, tâm có thể tiếp tục thản nhiên và bình thường không? Hay nó vẫn chạy ra theo cảm giác thích hay không thích? Quan sát theo cách này sẽ giúp bạn đọc được chính mình, biết chính mình. Nếu chánh niệm được thiết lập vững chắc, tâm sẽ không dao động. Nếu nó chưa được vững chắc, tâm sẽ dao động qua hình thức thích hay không thích. Bạn phải cảnh giác ngay cả sự dao động nhẹ nhất. Đừng nghĩ rằng dao động nhẹ thì không quan trọng, nếu không chúng sẽ trở thành thói quen.

Being uncomplacent means that you have to watch out for the details, the little things, the tiny flaws that arise in the mind. If you can do this, you'll be able to keep your mind protected — better than giving all your attention to the worthless affairs of the outside world. So really try to be careful. Don't get entangled in sensory contact. This is something you have to work at mastering. If you focus yourself exclusively in the area of the mind like this, you'll be able to contemplate feelings in all their details. You'll be able to see them clearly, to let them go.

So focus your practice right at feelings of pleasure, pain, and neither-pleasure-nor-pain. Contemplate how to leave them alone, simply as feelings, without relishing them — for if you relish feelings, that's craving. Desires for this and that will seep in and influence the mind so that it gets carried away with inner and outer feelings. This is why you have to be quiet — quiet in a way that doesn't let the mind become attached to the flavors of feelings, quiet in a way that uproots their influence.

Để không tự mãn có nghĩa là bạn phải quan sát chi tiết, những điều nhỏ nhặt, những khiếm khuyết bé nhỏ phát sinh trong tâm. Nếu bạn có thể làm điều này, bạn sẽ có thể bảo vệ được tâm mình — thay vì dồn hết mọi chú ý của bạn vào những công việc vô giá trị của thế giới bên ngoài. Vì vậy hảy thật sự cố gắng thận trọng. Đừng bị vướng vào cảm giác tiếp xúc. Đây là những gì bạn phải làm cho tinh thông. Nếu bạn chỉ tập trung chính mình vào lĩnh vực tâm như thế này, bạn sẽ có thể quán tưởng cảm giác trong mọi chi tiết của chúng. Bạn sẽ có thể nhìn thấy chúng rõ ràng, để buông xả chúng.

Vì vậy tập trung sự thực hành của bạn ngay tại cảm giác vui sướng, đau khổ, và không vui không khổ. Quán tưởng làm thế nào để bỏ chúng một mình, đơn giản là cảm giác, không thưởng thức chúng — vì nếu bạn thưởng thức cảm giác, đó là ham muốn. Khát vọng về cái này cái kia sẽ thấm vào và ảnh hưởng tâm khiến nó đi theo những cảm giác bên trong và bên ngoài. Đây là tại sao bạn phải yên lặng — yên lặng theo cách không để tâm trở nên gắn bó với hương vị của cảm giác, yên lặng theo cách nhổ bật ảnh hưởng của chúng.

The desire for pleasure is like a virus deep in our character. What we're doing here is to make the mind stop taking pleasant feelings into itself and stop pushing painful feelings away. Our addiction to taking in pleasant feelings is what makes us dislike painful feelings and push them away, so don't let the mind love pleasure and resist pain. Let it be undisturbed by both. Give it a try. If the mind can let go of feelings so that it's above pleasure, pain, and neither-pleasure-nor-pain, that means it's not stuck on feeling. And then try to observe: How can it stay unaffected by feelings? This is something you have to work at mastering in order to release your grasp on feelings once and for all, so that you won't latch onto physical pain or mental distress as being you or yours.

If you don't release your grasp on feeling, you'll stay attached to it, both in its physical and in its mental forms. If there's the pleasure of physical ease, you'll be attracted to it. As for the purely mental feeling of pleasure, that's something you'll really want, you'll really love. And then you'll be attracted to the mental perceptions and labels that accompany the pleasure, the thought-formations and even the consciousness that accompany the pleasure. You'll latch onto all of these things as you or yours.

Khát vọng dục lạc giống như vi khuẩn ăn sâu trong cá tính của chúng ta. Những gì chúng ta đang làm ở đây là làm cho tâm ngừng lấy cảm giác vui sướng vào trong chính nó và ngừng đẩy cảm giác đau khổ đi. Sự nghiện ngập của chúng ta đối với cảm giác vui sướng là những gì làm cho chúng ta không thích cảm giác đau khổ và đẩy chúng đi, vì vậy đừng để tâm yêu thích niềm vui và chống lại đau khổ. Hảy để nó không bị xáo trộn bởi cả hai. Hảy cố gắng làm. Nếu tâm có thể buông xả cảm giác để nó vượt lên vui sướng, đau khổ, và không vui không khổ, đó nghĩa là nó không bị mắc kẹt vào cảm giác. Và sau đó cố gắng quan sát: Làm thế nào nó có thể ở ngoài vòng ảnh hưởng của cảm giác? Đây là điều mà bạn cần phải tinh thông để buông bỏ sự bám víu cảm giác của bạn hoàn toàn, để bạn không bám vào đau đớn thể xác hay phiền muộn tinh thần như là bạn hay của bạn.

Nếu bạn không buông bỏ sự bám víu cảm giác của mình, bạn sẽ còn gắn bó với nó, cả trong hình thức thể chất và tinh thần của nó. Nếu có cảm giác thoải mái thể chất, bạn sẽ bị hấp dẫn bởi nó. Đối với cảm giác thoải mái tinh thần, đó là điều bạn sẽ thật sự muốn, thật sự yêu thích. Và rồi bạn sẽ bị hấp dẫn bởi cảm nhận và khái niệm đi kèm với niềm vui, sự hình thành tư tưởng và ngay cả ý thức đi kèm với niềm vui. Bạn sẽ bám vào tất cả những thứ này như là bạn hay của bạn.

So analyze physical and mental pleasure. Take them apart to contemplate how to let them go. Don't fool yourself into relishing them. As for pain, don't push it away. Let pain simply be pain, let pleasure simply be pleasure. Let them simply fall into the category of feelings. Don't go thinking that you feel pleasure, that you feel pain. If you can let go of feeling in this way, you'll be able to gain release from suffering and stress because you'll be above and beyond feeling. This way, when aging, illness, and death come, you won't latch onto them thinking that you are aging, that you are ill, that you are dying. You'll be able to release these things from your grasp.

If you can contemplate purely in these terms — that the five aggregates are inconstant, stressful, and not-self — you won't enter into them and latch onto them as "me" or "mine." If you don't analyze them in this way, you'll be trapped in dying. Even your bones, skin, flesh, and so forth will become "mine." This is why we're taught to contemplate death — so that we can make ourselves aware that death doesn't mean that we die. You have to contemplate until you really know this. Otherwise, you'll stay trapped right there. You must make yourself sensitive in a way that sees clearly how your bones, flesh, and skin are empty of any self. That way you won't latch onto them. The fact that you still latch onto them shows that you haven't really seen into their inconstancy, stress, and not-selfness.

Vì vậy hảy phân tích niềm vui thể chất và tinh thần. Tách chúng ra để quán tưởng cách buông xả chúng. Đừng dại dột thưởng thức chúng. Đối với đau đớn, đừng đẩy nó đi. Hảy để đau đơn giản là đau, để vui đơn giản là vui. Hảy để chúng đơn giản thuộc về thể loại cảm giác. Đừng nghĩ rằng bạn cảm thấy vui sướng, rằng bạn cảm thấy đau khổ. Nếu bạn có thể buông bỏ cảm giác theo cách này, bạn sẽ có khả năng đạt được giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng vì bạn sẽ ở trên và bên ngoài cảm giác. Bằng cách này, khi tuổi già, đau yếu, và chết đến, bạn sẽ không bám vào chúng và nghĩ rằng bạn già, rằng bạn đau yếu, rằng bạn đang chết. Bạn sẽ có khả năng buông bỏ những thứ này khỏi sự nắm bắt của bạn.

Nếu bạn có thể quán tưởng hoàn toàn trong các từ này — rằng ngũ uẩn là vô thường, khổ, và vô ngã — bạn sẽ không bước vào và bám vào chúng như là "tôi" hay "của tôi." Nếu bạn không phân tích chúng theo cách này, bạn sẽ bị kẹt vào sự chết. Thậm chí xương, da, thịt, và vân vân, sẽ trở thành "của tôi." Đây là tại sao chúng ta được dạy quán tưởng cái chết — để chúng ta có thể làm cho mình nhận thức rằng chết không có nghĩa là chúng ta chết. Bạn phải quán tưởng cho đến khi bạn thật sự biết điều này. Nếu không, bạn sẽ bị mắc kẹt ngay tại đó. Bạn phải làm cho mình ý thức theo cách thấy rõ rằng làm thế nào mà xương, thịt và da của bạn không có tự ngã. Bằng cách đó bạn sẽ không bám vào chúng. Sự thật là bạn vẫn bám vào chúng cho thấy rằng bạn không thật sự nhìn vào tánh vô thường, khổ, và vô ngã của chúng.

When you see the bones of animals, they don't have much meaning, but when you see the bones of people, your perception labels them: "That's a person's skeleton. That's a person's skull." If there are a lot of them, they can really scare you. When you see the picture of a skeleton or of anything that shows the inconstancy and not-selfness of the body, and you don't see clear through it, you'll get stuck at the level of skeleton and bones. Actually, there are no bones at all. They're empty, nothing but elements. You have to penetrate into the bones so that they're elements. Otherwise, you'll get stuck at the level of skeleton. And since you haven't seen through it, it can make you distressed and upset. This shows that you haven't penetrated into the Dhamma. You're stuck at the outer shell because you haven't analyzed things into their elements.

When days and nights pass by, they're not the only things that pass by. The body constantly decays and falls apart, too. The body decays bit by bit, but we don't realize it. Only after it's decayed a lot — when the hair has gone gray and the teeth fall out — do we realize that it's old. This is knowledge on a crude and really blatant level. But as for the gradual decaying that goes on quietly inside, we aren't aware of it.

Khi bạn nhìn xương thú vật, chúng không có ý nghĩa mấy, nhưng khi bạn nhìn xương người, trực giác của bạn ghi nhận chúng: "Đó là bộ xương người. Đó là sọ người." Nếu có nhiều xương, chúng có thể thật sự làm bạn sợ. Khi bạn nhìn bức hình của một bộ xương hay của bất cứ cái gì thể hiện sự vô thường và vô ngã của thân, và bạn không nhìn thấu nó, bạn sẽ bị mắc kẹt ở mức độ bộ xương và những chiếc xương. Thật ra, không có xương nào cả. Chúng trống rỗng, không có gì ngoài các yếu tố. Bạn phải nhìn xuyên thấu xương để thấy chúng là các yếu tố. Nếu không, bạn sẽ bị mắc kẹt ở mức độ xương. Và vì bạn không nhìn xuyên thấu nó, nó có thể làm cho bạn buồn phiền và bực bội. Điều này cho thấy rằng bạn chưa hiểu thấu Pháp. Bạn bị mắc kẹt ở lớp vỏ bên ngoài bởi vì bạn chưa phân tích mọi thứ vào các yếu tố của chúng.

Khi ngày và đêm trôi qua, chúng không chỉ là những thứ đi qua. Thân cũng liên tục phân hủy và suy sụp. Thân phân hủy từng chút một, nhưng chúng ta không hay biết. Chỉ đến khi nó bị phân hủy rất nhiều — khi tóc bạc và răng rụng — thì chúng ta mới nhận ra là nó già. Đây là kiến thức ở mức độ thô thiển và thật sự lộ liễu. Nhưng đối với sự phân hủy từ từ diễn ra lặng lẽ bên trong, chúng ta không nhận ra nó.

As a result, we cling to the body as being us — every single part of it. Its eyes are our eyes, the sights they see are the things we see, the sensation of seeing is something we sense. We don't see these things as elements. Actually, the element of vision and the element of form make contact. The awareness of the contact is the element of consciousness: the mental phenomenon that senses sights, sounds, smells, tastes, tactile sensations, and all. This we don't realize, which is why we latch onto everything — eyes, ears, nose, tongue, body, intellect — as being us or ours. Then, when the body decays, we feel that we are growing old; when it dies and mental phenomena stop, we feel that we die.

Once you've taken the elements apart, though, there's nothing. These things lose their meaning on their own. They're simply physical and mental elements, without any illness or death. If you don't penetrate into things this way, you stay deluded and blind. For instance, when we chant "jara-dhammamhi" — I am subject to death — that's simply to make us mindful and uncomplacent in the beginning stages of the practice. When you reach the stage of insight meditation, though, there's none of that. All assumptions, all conventional truths get ripped away. They all collapse. When the body is empty of self, what is there to latch onto? Physical elements, mental elements, they're already empty of any self. You have to see this clearly all the way through. Otherwise, they gather together and form a being, both physical and mental, and then you latch onto them as being your self.

Kết quả là, chúng ta bám vào thân như là chúng ta — mỗi một phần của nó. Mắt nó là mắt của chúng ta, hình ảnh chúng nhìn thấy là những gì chúng ta nhìn thấy, cảm giác nhìn thấy là điều chúng ta cảm nhận. Chúng ta không nhìn mọi thứ như là yếu tố. Thật ra, yếu tố thị giác và yếu tố hình dạng làm việc tiếp xúc. Nhận thức về sự tiếp xúc là yếu tố ý thức: hiện tượng tinh thần cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác, và tất cả. Điều này chúng ta không nhận ra, đó là tại sao chúng ta bám vào mọi thứ — mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức — như là chúng ta hay của chúng ta. Rồi khi thân tan rã, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta già đi; khi nó chết và các hiện tượng tinh thần dừng lại, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta chết.

Tuy nhiên, một khi bạn tách rời các yếu tố thì không có gì cả. Những thứ này tự chúng mất ý nghĩa. Chúng chỉ đơn giản là các yếu tố thể chất và tinh thần, không có bất kỳ bệnh tật hay cái chết nào. Nếu bạn không nhìn thấu vào mọi thứ theo cách này, bạn vẫn cứ bị lừa dối và mù quáng. Ví dụ, khi chúng ta niệm "jara-dhammamhi" — Tôi tất nhiên sẽ chết — nó chỉ làm cho chúng ta chú tâm và không tự mãn trong các giai đoạn đầu của sự thực hành. Tuy nhiên, khi bạn đạt tới giai đoạn thiền minh sát, nó sẽ không có gì cả. Tất cả các giả định, tất cả các thực thể quy ước đều bị phá hủy. Chúng đều bị sụp đổ. Khi thân không có tự ngã, có gì ở đó để bám vào? Các yếu tố thể chất, yếu tố tinh thần, chúng đã không có tự ngã. Bạn phải nhìn thấy điều này từ đầu đến cuối. Nếu không, chúng tập hợp lại với nhau và hình thành một chúng sinh, cả thể chất lẫn tinh thần, và rồi bạn bám vào chúng như là tự ngã của bạn.

Once we see the world as elements, however, there's no death. And once we can see that there's no death, that's when we'll really know. If we still see that we die, that shows that we haven't yet seen the Dhamma. We're still stuck on the outer shell. And when this is the case, what sort of Dhamma can we expect to know? You have to penetrate deeper in, to contemplate, taking things apart.

You're almost at the end of your lease in this burning house and yet you continue latching onto it as your self. It tricks you into feeling fear and love, and when you fall for it, what path will you practice? The mind latches onto these things to fool itself on many, many levels. You can't see through even these conventions, so you grasp hold of them as your self, as a woman, a man — and you really turn yourself into these things. If you can't contemplate so as to empty yourself of these conventions and assumptions, your practice simply circles around in the same old place, and as a result you can't find any way out.

Tuy nhiên, một khi chúng ta nhìn thấy thế giới như là các yếu tố thì không có cái chết. Và một khi chúng ta có thể nhìn thấy rằng không có cái chết, thì đó là khi chúng ta sẽ thật sự biết. Nếu chúng ta vẫn nhìn thấy rằng chúng ta chết, điều đó cho thấy chúng ta vẫn chưa nhìn thấy Pháp. Chúng ta vẫn bị mắc kẹt ở lớp vỏ bên ngoài. Và khi đây là trường hợp, chúng ta có thể biết được loại Pháp nào? Bạn phải đào sâu hơn, để quán tưởng, phân tích mọi thứ.

Bạn sắp sửa kết thúc hợp đồng thuê nhà của bạn với căn nhà đang cháy này nhưng mà bạn vẫn tiếp tục bám vào nó như tự ngã của bạn. Nó lừa bạn vào cảm giác sợ hãi và yêu thích, và khi bạn mắc bẫy, bạn sẽ thực hành con đường nào? Tâm bám vào những thứ này để lừa dối chính nó trên rất nhiều mức độ. Bạn không thể nhìn thấu ngay cả các quy ước này, vì vậy bạn bám vào chúng như tự ngã của bạn, như đàn bà, đàn ông — và bạn thật sự biến mình thành những thứ này. Nếu bạn không thể quán tưởng để rũ mình ra khỏi các quy ước và giả định này, sự thực hành của bạn chỉ đi luẩn quẩn trong cùng một chỗ, và kết quả là bạn không thể tìm thấy đường ra.

So you have to contemplate down through many levels. It's like using a cloth to filter things. If you use a coarse weave, you won't catch much of anything. You have to use a fine weave to filter down to the deeper levels and penetrate into the deeper levels by contemplating over and over again, through level after level. That's why there are many levels to being mindful and discerning, filtering on in to the details.

And this is why examining and becoming fully aware of your own inner character is so important. The practice of meditation is nothing but catching sight of self-deceptions, to see how they infiltrate into the deepest levels and how even the most blatant levels fool us right before our very eyes. If you can't catch sight of the deceits and deceptions of the self, your practice won't lead to release from suffering. It will simply keep you deluded into thinking that everything is you and yours.

To practice in line with the Buddha's teachings is to go against the flow. Every living being, deep down inside, wants pleasure on the physical level and then on the higher and more subtle levels of feeling, such as the types of concentration that are addicted to feelings of peace and respite. This is why you have to investigate into feeling so that you can let go of it and thus snuff out craving, through being fully aware of feeling as it actually is — free from any self — in line with its nature: unentangled, uninvolved. This is what snuffs out the virus of craving so that ultimately it vanishes without a trace.

Vì vậy bạn phải quán tưởng sâu xuống nhiều mức độ. Nó giống như sử dụng tấm vải để lọc mọi thứ. Nếu bạn dùng tấm vải thưa, bạn sẽ không gạn lọc được mấy. Bạn phải dùng tấm vải dệt tinh vi để lọc xuống những mức độ sâu hơn và xâm nhập vào những mức độ sâu hơn bằng cách quán tưởng thêm nữa, từ mức độ này qua mức độ khác. Đó là tại sao có nhiều mức độ cho việc chánh niệm và nhận thức phân biệt, sàng lọc vào chi tiết.

Và đây là tại sao việc xem xét và hoàn toàn nhận thức được cá tính bên trong của bạn là rất quan trọng. Sự thực hành thiền định không là gì ngoài việc bắt gặp sự tự lừa dối, để xem chúng xâm nhập vào các mức độ sâu nhất như thế nào và ngay cả các mức độ lộ liểu nhất lừa dối ngay trước mắt chúng ta ra làm sao. Nếu bạn không thể bắt gặp sự lừa dối và lầm tưởng của cái ngã, sự thực hành của bạn sẽ không dẫn đến sự giải thoát khỏi đau khổ. Nó sẽ chỉ khiến bạn bị lừa vào việc nghĩ rằng tất cả mọi thứ là bạn và của bạn.

Thực hành phù hợp với giáo lý của Đức Phật là đi ngược dòng. Mọi chúng sinh, sâu ở bên trong, đều muốn vui sướng ở mức độ thể chất và rồi lên đến các mức độ cao hơn và tinh tế hơn của cảm giác, chẳng hạn như các loại định dẫn đến nghiện cảm giác bình an và nghỉ ngơi. Đây là tại sao bạn phải quan sát cảm giác để bạn có thể buông xả nó và do đó dập tắt ham muốn, qua việc hoàn toàn nhận thức được cảm giác như nó thật sự là — thoát khỏi bất cứ cái ngã nào — phù hợp với bản tánh của nó: không ràng buộc, không quan hệ. Đây là những gì dập tắt vi khuẩn ham muốn để nó cuối cùng biến mất không còn dấu vết.

The Intricacies of Ignorance  

There are many layers to self-deception. The more you practice and investigate things, the less you feel like claiming to know. Instead, you'll simply see the harm of your own many-faceted ignorance and foolishness. Your examination of the viruses in the mind gets more and more subtle. Before, you didn't know, so you took your views to be knowledge — because you thought you knew. But actually these things aren't real knowledge. They're the type of understanding that comes from labels. Still we think they're knowledge and we think we know. This in itself is a very intricate self-deception.

So you have to keep watch on these things, to keep contemplating them. Sometimes they fool us right before our eyes: That's when it really gets bad, because we don't know that we've got ourselves fooled, and instead think we're people who know. We can deal thoroughly with this or that topic, but our knowledge is simply the memory of labels. We think that labels are discernment, or thought-formations are discernment, or the awareness of sensory consciousness is discernment, and so we get these things all mixed up. As a result, we become enamored with all the bits of knowledge that slip in and fashion the mind — which are simply the illusions within awareness. As for genuine awareness, there's very little of it, while deceptive awareness has us surrounded on all sides.

We thus have to contemplate and investigate so as to see through these illusions in awareness. This is what will enable us to read the mind. If your awareness goes out, don't follow it out. Stop and turn inward instead. Whatever slips in to fashion the mind, you have to be wise to it. You can't forbid it, for it's something natural, and you shouldn't try to close off the mind too much. Simply keep watch on awareness to see how far it will go, how true or false it is, how it disbands and then arises again. You have to watch it over and over again. Simply watching in this way will enable you to read yourself, to know cause and effect within yourself, and to contemplate yourself. This is what will make your mindfulness and discernment more and more skillful. If you don't practice in this way, the mind will be dark. It may get a little empty, a little still, and you'll decide that's plenty good enough.

But if you look at the Buddha's teachings, you'll find that no matter what sort of correct knowledge he gained, he was never willing to stop there. He always said, "There's more." To begin with, he developed mindfulness and clear comprehension in every activity, but then he said, "There's more to do, further to go." As for us, we're always ready to brag. We work at developing this or that factor for a while and then say we already know all about it and don't have to develop it any further. As a result, the principles in our awareness go soft because of our boastfulness and pride.

Sự Phức Tạp của Vô Minh  

Sự tự lầm tưởng mang nhiều lớp vỏ. Bạn càng thực hành và quan sát mọi thứ, bạn càng ít cảm thấy là mình hiểu biết. Thay vào đó, bạn sẽ chỉ thấy sự nguy hại của vô minh vốn có nhiều mặt và sự ngu xuẩn của mình. Sự xem xét của bạn về những độc chất trong tâm ngày càng tinh tế hơn. Trước kia, bạn không biết, vì vậy bạn xem quan điểm của mình là kiến thức — bởi vì bạn nghĩ là bạn biết. Nhưng thật ra những thứ này không phải là kiến thức thật sự. Chúng là loại hiểu biết đến từ khái niệm. Nhưng chúng ta vẫn nghĩ rằng chúng là kiến thức và chúng ta nghĩ là chúng ta biết. Điều này tự nó là một sự lầm tưởng rất phức tạp.

Vì vậy bạn phải theo dõi những thứ này, tiếp tục quán tưởng chúng. Đôi khi chúng đánh lừa chúng ta ngay trước mắt ta: Đó là khi nó thật sự trở nên tồi tệ, bởi vì chúng ta không biết rằng mình bị lừa dối, mà lại nghĩ rằng chúng ta là người biết. Chúng ta có thể xử lý vấn đề này hay kia một cách triệt để, nhưng kiến thức của chúng ta chỉ là sự ghi nhớ khái niệm. Chúng ta nghĩ rằng khái niệm là tuệ phân biệt, hay sự hình thành tư tưởng là tuệ phân biệt, hay sự hiểu biết của thức giác là tuệ phân biệt, và vì thế chúng ta làm cho những thứ này bị rối loạn. Kết quả là, chúng ta trở nên say mê mọi kiến thức lẻn vào và tạo hư cấu trong tâm — vốn chỉ là ảo tưởng trong sự nhận thức. Đối với nhận thức chân thật, thì rất ít, trong khi nhận thức giả dối thì lại vây quanh chúng ta khắp mọi mặt.

Do đó chúng ta phải quán tưởng và xem xét để thấy rõ các ảo tưởng này trong sự nhận thức. Đây là những gì sẽ cho phép chúng ta đọc được tâm. Nếu nhận thức của bạn đi ra ngoài, đừng theo nó ra. Thay vào đó, hảy dừng lại và quay vào trong. Bất cứ cái gì lẻn vào để tạo hư cấu trong tâm, bạn phải cẩn trọng với nó. Bạn không thể ngăn cấm nó, vì nó là một cái gì đó tự nhiên, và bạn không nên cố gắng đóng tâm lại quá nhiều. Chỉ cần theo dõi sự nhận thức để xem nó sẽ đi bao xa, thật hư thế nào, nó tan rã và phát sinh trở lại như thế nào. Bạn phải theo dõi nó liên tục. Chỉ cần xem xét theo cách này sẽ giúp bạn đọc được tâm mình, biết nguyên nhân và kết quả trong chính bạn, và quán tưởng chính bản thân. Đây là những gì sẽ làm cho chánh niệm và tuệ phân biệt của bạn ngày càng điêu luyện hơn. Nếu bạn không thực hành theo cách này, tâm sẽ bị đen tối. Nó có thể có được một chút tánh không, một chút tĩnh lặng, và bạn sẽ quyết định rằng đó là tốt lắm rồi.

Nhưng nếu bạn xem giáo lý của Đức Phật, bạn sẽ thấy rằng bất kể loại kiến thức đúng nào mà ngài đạt được, ngài không bao giờ dừng ở đó. Ngài luôn nói, "Còn nữa." Để bắt đầu, ngài phát triễn chánh niệm và hiểu biết rõ ràng trong mọi hoạt động, nhưng rồi ngài nói, "Còn nhiều việc để làm, phải đi xa hơn." Còn đối với chúng ta, chúng ta luôn sẵn sàng để khoe khoang. Chúng ta làm việc để phát triễn yếu tố này hay kia một lúc và rồi nói rằng chúng ta đã biết hết về nó và không phải phát triễn thêm nữa. Kết quả là, các nguyên tắc trong sự nhận thức của chúng ta bị uốn cong vì sự khoe khoang và tự phụ của chúng ta.

Emptiness vs. the Void  

To open the door so that you can really see inside yourself isn't easy, but it's something you can train yourself to do. If you have the mindfulness enabling you to read yourself and understand yourself, that cuts through a lot of the issues right there. Craving will have a hard time forming. In whatever guise it arises, you'll get to read it, to know it, to extinguish it, to let it go.

When you get to do these things, it doesn't mean that you "get" anything, for actually once the mind is empty, that means it doesn't gain anything at all. But to put it into words for those who haven't experienced it: In what ways is emptiness empty? Does it mean that everything disappears or is annihilated? Actually, you should know that emptiness doesn't mean that the mind is annihilated. All that's annihilated is clinging and attachment. What you have to do is to see what emptiness is like as it actually appears and then not latch onto it. The nature of this emptiness is that it's deathless within you — this emptiness of self — and yet the mind can still function, know, and read itself. Just don't label it or latch onto it, that's all.

Tánh Không và sự Trống Không  

Mở của sao cho bạn có thể thật sự nhìn thấy trong chính bạn không phải dễ, nhưng đó là điều mà bạn có thể huấn luyện mình để làm. Nếu bạn có chánh niệm giúp cho bạn đọc được chính mình và hiểu được chính mình, điều đó sẽ cắt giảm nhiều vấn đề ngay tại đó. Ham muốn sẽ khó hình thành. Khi bất cứ hình dạng nào phát sinh, bạn sẽ phải đọc nó, biết nó, dập tắt nó, buông xả nó.

Khi bạn phải làm những điều này, nó không có nghĩa là bạn lấy được cái gì, vì thật ra một khi tâm trống không, có nghĩa là nó không đạt được gì hết. Nhưng để nói thành lời cho những ai chưa trải nghiệm nó: Tánh không trống không theo cách nào? Có phải là mọi thứ biến mất hay bị tiêu diệt? Thật ra, bạn nên biết rằng tánh không không có nghĩa là tâm bị tiêu diệt. Tất cả những gì bị tiêu diệt là sự nắm lấy và gắn bó. Điều bạn phải làm là nhìn xem tánh không giống như cái gì khi nó thật sự xuất hiện và sau đó không bám vào nó. Bản tánh của tánh không này là nó bất tử ở trong bạn — tánh không của bản ngã — thế nhưng tâm vẫn có thể hoạt động, biết, và đọc được chính nó. Đừng chỉ ghi nhận nó hay bám vào nó, thế thôi.

There are many levels to emptiness, many types, but if it's this or that type, then it's not genuine emptiness, for it contains the intention trying to know what type of emptiness it is, what features it has. This is something you have to look into deeply if you really want to know. If it's superficial emptiness — the emptiness of the still mind, free from thought-formations about its objects or free from the external sense of self — that's not genuine emptiness. Genuine emptiness lies deep, not on the level of mere stillness or concentration. The emptiness of the void is something very profound.

But because of the things we've studied and heard, we tend to label the emptiness of the still mind as the void — and so we label things wrongly in that emptiness... Actually it's just ordinary stillness. We have to look more deeply in. No matter what you've encountered that you've heard about before, don't get excited. Don't label it as this or that level of attainment. Otherwise you'll spoil everything. You reach the level where you should be able to keep your awareness steady, but once you label things, it stops right there — or else goes all out of control.

Tánh không có nhiều mức độ, nhiều loại, nhưng nếu nó là loại này hay loại kia, thì nó không phải là tánh không chân chính, vì nó chứa đựng ý định cố gắng biết nó là loại tánh không nào, nó có những đặc tính gì. Đây là điều bạn phải nhìn sâu vào nếu bạn thật sự muốn biết. Nếu nó là tánh không nông cạn — tánh không của tâm tĩnh lặng, thoát khỏi sự hình thành tư tưởng về các đối tượng của nó hay thoát khỏi cảm nhận bên ngoài của bản ngã — đó không phải là tánh không chân chính. Tánh không chân chính nằm sâu hơn, không phải chỉ ở mức độ tĩnh lặng hay định. Tánh không của sự trống không là một cái gì rất thâm sâu.

Nhưng vì những điều chúng ta học hỏi và nghe được, chúng ta có khuynh hướng ghi nhận tánh không của tâm tĩnh lặng như là sự trống không — vì vậy chúng ta ghi nhận mọi thứ sai trong tánh không đó... Thật ra nó chỉ là sự tĩnh lặng bình thường. Chúng ta phải nhìn sâu hơn. Bất kể bạn gặp cái gì mà bạn đã nghe nói về nó trước kia, đừng phấn khởi. Đừng đặt tên nó là mức độ chứng đạt này nọ. Nếu không bạn sẽ làm hỏng mọi thứ. Bạn đạt đến mức độ mà bạn có thể giữ cho nhận thức của bạn vững vàng, nhưng một khi bạn đặt tên mọi thứ, nó ngừng ngay tại đó — hoặc ra ngoài tầm kiểm soát.

This labeling is attachment in action. It's something very subtle, very refined. Whatever appears, it latches on. So you simply have to let the mind be empty without labeling it as anything, for the emptiness that lets go of preoccupations or is free from the influence of thought-formations is something you have to look further into. Don't label it as this or that level, for to measure and compare things in this way blocks everything — and in particular, knowledge of how the mind changes.

So to start out, simply watch these things, simply be aware. If you get excited, it ruins everything. Instead of seeing things clear through, you don't. You stop there and don't go any further. For this reason, when you train the mind or contemplate the mind to the point of gaining clear realizations every now and then, regard them as simply things to observe.

Việc đặt tên này là sự gắn bó trong hành động. Nó là một cái gì rất như nhuyễn, rất tinh tế. Bất cứ cái gì xuất hiện, nó bám vào. Vì vậy bạn chỉ phải để cho tâm trống rỗng mà không đặt tên nó là gì cả, vì tánh không mà buông bỏ đối tượng hay thoát khỏi ảnh hưởng của sự hình thành tư tưởng là một cái gì đó mà bạn phải nhìn vào thêm nữa. Đừng đặt tên nó là mức độ này nọ, vì việc đo lường và so sánh mọi thứ theo cách này cản trở hết tất cả — và nhất là, kiến thức về việc tâm thay đổi như thế nào.

Vì vậy để bắt đầu, chỉ cần theo dõi những thứ này, chỉ cần nhận thức. Nếu bạn phấn khởi, nó làm hỏng mọi thứ. Thay vì nhìn thấu rõ mọi thứ, bạn không thể. Bạn ngừng ở đó và không đi thêm nữa. Vì lý do này, khi bạn huấn luyện tâm hay quán tưởng tâm đến mức đạt được sự nhận thức rõ ràng mọi lúc, xem chúng như những thứ đơn giản để quan sát.

Opening the Way to the Heart  

Once you can read your mind correctly, you can catch hold of defilements and kill them off: That's insight meditation. The mind becomes razor sharp, just as if you have a sharp knife that can cut anything clear through. Even if defilements arise again, you can dig them up again, cut them off again. It's actually a lot of fun, this job of uprooting the defilements in the mind. There's no other work nearly as much fun as getting this sense of "I" or self under your thumb, because you get to see all of its tricks. It's really fun. Whenever it shows its face in order to get anything, you just watch it — to see what it wants and why it wants it, to see what inflated claims it makes for itself. This way you can cross-examine it and get to the facts.

Once you know, there's nothing to do but let go, to become unentangled and free. Just think of how good that can be! This practice of ours is a way of stopping and preventing all kinds of things inside ourselves. Whenever defilement rises up to get anything, to grab hold of anything, we don't play along. We let go. Just this is enough to do away with a lot of stress and suffering, even though the defilements feel the heat.

Mở Đường đến Trái Tim  

Một khi bạn có thể đọc tâm của mình một cách đúng đắn, bạn có thể bắt được phiền não ô trược và tiêu diệt chúng. Đó là thiền minh sát. Tâm trở nên sắc bén, giống như bạn có con dao sắc bén có thể cắt đứt bất cứ cái gì. Thậm chí nếu phiền não ô trược phát sinh nữa, bạn có thể đào chúng lên nữa, cắt bỏ chúng nữa. Thật ra việc nhổ bật phiền não ô trược trong tâm này rất thú vị. Không có việc làm nào khác thú vị bằng việc nắm lấy ý tưởng "tôi" hay cái ngã trong tay bạn, bởi vì bạn sẽ nhìn được mọi thủ đoạn của nó. Thật là thú vị. Bất cứ khi nào nó lộ mặt ra để lấy cái gì, bạn chỉ theo dõi nó — để xem nó muốn cái gì và tại sao nó muốn, để xem những tuyên bố phóng đại nào nó làm cho chính nó. Bằng cách này bạn có thể chất vấn nó và nắm được sự thật.

Một khi bạn biết, không có gì để làm ngoại trừ buông xả, trở nên không ràng buộc và tự do. Nghĩ xem việc này tốt như thế nào! Sự thực hành này của chúng ta là cách để chấm dứt và ngăn chặn mọi thứ bên trong chúng ta. Bất cứ khi nào phiền não ô trược nhổm lên để lấy cái gì, để nắm bắt cái gì, chúng ta không tham gia. Chúng ta buông xả. Chỉ cần như vậy là đủ để loại bỏ rất nhiều căng thẳng và đau khổ, mặc dù phiền não ô trược cảm thấy sức nóng.

When we oppress the defilements a lot in this way, it gets them hot and feverish, you know. But remember, it's the defilements that get hot and feverish. And remember that the Buddha told us to put the heat on the defilements, because if we don't put the heat on them, they put the heat on us all the time.

So we must be intent on burning the defilements away, even though they may complain that we're mistreating them. We close the door and imprison them. When they can't go anywhere, they're sure to complain: "I can't take it! I'm not free to go anywhere at all!" So simply watch them: Where do they want to go? What do they want to grab hold of? Where? Watch them carefully, and they'll stop — stop going, stop running. It's easy to say no to other things, but saying no to yourself, saying no to your defilements, isn't easy at all — and yet it doesn't lie beyond your discernment or capabilities to do it. If you have the mindfulness and discernment to say no to defilement, it'll stop. Don't think that you can't make it stop. You can make it stop — simply that you've been foolish enough to give in to it so quickly that it's become second nature.

Khi chúng ta đàn áp phiền não ô trược tới tấp theo cách này, nó làm cho chúng bị nóng sốt, bạn biết chứ. Nhưng hảy nhớ rằng, đó là phiền não ô trược bị nóng sốt. Và hảy nhớ rằng Đức Phật bảo chúng ta gây sức nóng lên phiền não ô trược, vì nếu chúng ta không gây sức nóng lên chúng, chúng sẽ gây sức nóng lên chúng ta khắp mọi lúc.

Vì vậy chúng ta phải kiên định trong việc đốt cháy phiền não ô trược, mặc dù chúng có thể than phiền là chúng ta ngược đãi chúng. Chúng ta đóng cửa lại và giam giữ chúng. Khi chúng không thể đi đâu được, chúng chắc chắn sẽ than phiền: "Tôi không thể chịu đựng được! Tôi không được tự do đi đâu cả!" Vì vậy chỉ cần theo dõi chúng: Chúng muốn đi đâu? Chúng muốn nắm bắt cái gì? Ở đâu? Theo dõi chúng cẩn thận, và chúng sẽ dừng lại — dừng đi, dừng chạy. Dễ để nói không với những thứ khác, nhưng nói không với chính bạn, nói không với phiền não ô trược của bạn thì không dễ chút nào — thế nhưng nó không nằm ngoài tuệ phân biệt hay khả năng của bạn để làm điều đó. Nếu bạn có chánh niệm và tuệ phân biệt để nói không với phiền não ô trược, nó sẽ dừng lại. Đừng nghĩ rằng bạn không thể làm cho nó dừng lại. Bạn có thể làm nó dừng lại — chỉ vì bạn ngu đến nỗi đầu hàng nó quá nhanh khiến nó trở thành bản tánh thứ nhì.

So we have to stop. Once we stop, the defilements can stop, too. Wherever they turn up, we can extinguish them. And when this is the case, how can we not want to practice? No matter how stubbornly they want anything, simply watch them. Get acquainted with them, and they won't stay. They'll disband. As soon as they disband, you realize exactly how deceptive they are. Before, you didn't know. As soon as they urged you to do anything, you went along with them. But once you're wise to them, they stop. They disband. Even though you don't disband them, they disband on their own. And as soon as you see their disbanding, the path opens wide before you. Everything opens wide in the heart. You can see that there's a way you can overcome defilement, you can put an end to defilement, no matter how much it arises. But you've got to remember to keep on watching out for it, keep on letting it go.

Thus I ask that you all make the effort to keep sharpening your tools at all times. Once your discernment is sharp on any point, it can let go of that point and uproot it. If you look after that state of mind and contemplate how to keep it going, you'll be able to keep your tools from growing too easily dull.

And now that you know the basic principles, I ask that you make the effort to the utmost of your strength and mindfulness. May you be brave and resilient, so that your practice for gaining release from all your sufferings and stress can reap good results in every way.

Do đó chúng ta phải dừng lại. Một khi chúng ta dừng lại, phiền não ô trược cũng dừng lại. Bất cứ nơi nào chúng bùng lên, chúng ta có thể dập tắt chúng. Và khi đây là trường hợp, làm sao chúng ta có thể không muốn thực hành? Cho dù chúng bướng bỉnh muốn cái gì như thế nào, chỉ cần theo dõi chúng. Làm quen với chúng, và chúng sẽ không ở lại. Chúng sẽ tan rã. Ngay khi chúng tan rã, bạn nhận ra là chúng lừa dối đến mức nào. Trước kia, bạn không biết. Ngay khi chúng thúc giục bạn làm cái gì đó, bạn làm theo chúng. Nhưng một khi bạn hiểu rõ chúng, chúng dừng lại. Chúng tan rã. Mặc dù bạn không làm chúng tan rã, chúng tự tan rã. Và ngay khi bạn nhìn thấy sự tan rã của chúng, con đường mở rộng trước mặt bạn. Mọi thứ mở rộng trong trái tim. Bạn có thể thấy rằng có cách để bạn có thể chiến thắng phiền não ô trược, bạn có thể chấm dứt phiền não ô trược, bất kể nó phát sinh bao nhiêu. Nhưng bạn phải nhớ tiếp tục theo dõi nó, tiếp tục buông xả nó.

Vì thế tôi yêu cầu tất cả các bạn luôn nỗ lực để mài bén dụng cụ của bạn khắp mọi lúc. Một khi tuệ phân biệt của bạn sắc bén ở bất cứ điểm nào, nó có thể buông bỏ điểm đó và nhổ bật nó. Nếu bạn trông chừng trạng thái tâm đó và quán tưởng cách để giữ nó tiếp tục đi, bạn sẻ có thể giữ cho dụng cụ của bạn không bị cùn cụt dễ dàng.

Và bây giờ thì bạn biết các nguyên tắc căn bản, tôi yêu cầu bạn hảy nỗ lực hết sức của bạn và hết khả năng chánh niệm của bạn. Chúc bạn dũng cảm và kiên cường, để sự thực hành cho việc đạt được giải thoát khỏi mọi đau khổ và căng thẳng của bạn có thể gặt hái kết quả tốt đẹp trong mọi cách.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Ba 07-24-2018

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |