The purification of conduct established by the prior three factors serves as the basis for the next division of the path, the division of concentration (samadhikkhandha). This present phase of practice, which advances from moral restraint to direct mental training, comprises the three factors of right effort, right mindfulness, and right concentration. It gains its name from the goal to which it aspires, the power of sustained concentration, itself required as the support for insight-wisdom. Wisdom is the primary tool for deliverance, but the penetrating vision it yields can only open up when the mind has been composed and collected. Right concentration brings the requisite stillness to the mind by unifying it with undistracted focus on a suitable object. To do so, however, the factor of concentration needs the aid of effort and mindfulness. Right effort provides the energy demanded by the task, right mindfulness the steadying points for awareness..

Sự thanh tịnh hóa của đạo hạnh dựa trên ba yếu tố trước là cơ sở cho sự tu tập con đường đạo tiếp theo, tu tập định -(samadntichandha). Giai đoạn tu tập này đưa ra, sự kiềm chế đạo đức sang sự tu tập tinh thần trực tiếp, bao gồm ba yếu tố là chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Đạt được những điều đó từ mục tiêu mong muốn, sức mạnh của sự tập trung bền vững, tự nó như là sự hỗ trợ cho thiền quán. Tuệ là công cụ chính để giải thoát, nhưng tầm nhìn xuyên thấu chỉ có thể mở ra khi tâm đã được tĩnh lặng và nhiếp tâm. Chánh định mang lại sự tĩnh lặng cần thiết cho tâm bằng cách hợp nhất với sự tập trung không bị phân tán vào một đối tượng nào đó. Tuy nhiên, để làm được như vậy, yếu tố tập trung cần sự hỗ trợ của tinh tấn và chánh niệm. Chánh tinh tấn hỗ trợ năng lượng theo yêu cầu của nhiệm vụ, chánh niệm là điểm ổn định cho nhận thức .

The commentators illustrate the interdependence of the three factors within the concentration group with a simple simile. Three boys go to a park to play. While walking along they see a tree with flowering tops and decide they want to gather the flowers. But the flowers are beyond the reach even of the tallest boy. Then one friend bends down and offers his back. The tall boy climbs up, but still hesitates to reach for the flowers from fear of falling. So the third boy comes over and offers his shoulder for support. The first boy, standing on the back of the second boy, then leans on the shoulder of the third boy, reaches up, and gathers the flowers.[36]

Các chú giải cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của ba yếu tố trong nhóm tập trung của Bát Chánh Đạo (Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) được mô phỏng đơn giản. Tương tự, ba cậu bé đến một công viên để chơi. Trong khi đi dọc trong công viên, chúng nhìn thấy một cây có nhiều hoa và muốn hái những bông hoa đó. Nhưng những bông hoa nằm ngoài tầm với của cậu bé cao nhất. Sau đó, một cậu bé khác khom người xuống và đưa lưng của mình. Cậu bé cao trèo lên, nhưng vẫn chưa ngắt bông hoa vì sợ té ngã. Vì vậy, cậu bé thứ ba đến và đưa ra bờ vai của mình để hỗ trợ. Cậu bé thứ nhất đứng trên lưng cậu bé thứ hai, sau đó dựa vào vai cậu bé thứ ba, vươn lên và hái những bông hoa.[36].

In this simile the tall boy who picks the flowers represents concentration with its function of unifying the mind. But to unify the mind concentration needs support: the energy provided by right effort, which is like the boy who offers his back. It also requires the stabilizing awareness provided by mindfulness, which is like the boy who offers his shoulder. When right concentration receives this support, then empowered by right effort and balanced by right mindfulness it can draw in the scattered strands of thought and fix the mind firmly on its object.

Trong ẩn dụ này, cậu bé cao lớn hái hoa đại diện cho sự tập trung với chức năng định tâm. Nhưng để thống nhất sự tập trung tâm cần được hỗ trợ: năng lượng được cung cấp bởi chánh tinh tấn, giống như cậu bé đưa lưng mình để giúp. Nó cũng đòi hỏi nhận thức ổn định được cung cấp bởi chánh niệm, giống như cậu bé đưa ra bờ vai của mình. Khi chánh định nhận được sự hỗ trợ này, sau đó được tiếp sức bởi chánh tinh tấn và được cân bằng bởi chánh niệm, nó có thể thu phục những luồng suy nghĩ rải rác và định tâm vào đối tượng của nó.

Energy (viriya), the mental factor behind right effort, can appear in either wholesome or unwholesome forms. The same factor fuels desire, aggression, violence, and ambition on the one hand, and generosity, self-discipline, kindness, concentration, and understanding on the other. The exertion involved in right effort is a wholesome form of energy, but it is something more specific, namely, the energy in wholesome states of consciousness directed to liberation from suffering. This last qualifying phrase is especially important. For wholesome energy to become a contributor to the path it has to be guided by right view and right intention, and to work in association with the other path factors. Otherwise, as the energy in ordinary wholesome states of mind, it merely engenders an accumulation of merit that ripens within the round of birth and death; it does not issue in liberation from the round.

Sự siêng năng (viriya), yếu tố tinh thần đằng sau chánh tinh tấn, có thể xuất hiện dưới dạng thiện hoặc bất thiện. Giống như, yếu tố thúc đẩy sự ham muốn, hiếu chiến, bạo lực, và tham vọng, và mặt khác là, sự hào phóng, kỷ luật tự giác, lòng tốt, sự tập trung và hiểu biết. Sự cố gắng liên quan đến chánh tinh tấn là một dạng siêng năng lành mạnh, nhưng nó là một cái gì đó cụ thể hơn, cụ thể là siêng năng trong trạng thái lành mạnh của ý thức hướng đến sự giải thoát khỏi đau khổ. Cụm từ định tính cuối cùng này đặc biệt quan trọng. Để sự tinh tấn thiện hổ trợ vào con đường tu tập, nó phải được hướng dẫn bởi chánh kiến và chánh tư duy, và kết hợp với các yếu tố khác trong con đường tu tập (Bát Chánh Đạo). Mặt khác, như tinh tấn trong trạng thái tâm lành mạnh, nó chỉ tạo ra một sự tích lũy công đức trong vòng sinh tử; nó không phải là vấn đề trong việc giải thóat khỏi vòng sinh tử.  

Time and again the Buddha has stressed the need for effort, for diligence, exertion, and unflagging perseverance. The reason why effort is so crucial is that each person has to work out his or her own deliverance. The Buddha does what he can by pointing out the path to liberation; the rest involves putting the path into practice, a task that demands energy. This energy is to be applied to the cultivation of the mind, which forms the focus of the entire path. The starting point is the defiled mind, afflicted and deluded; the goal is the liberated mind, purified and illuminated by wisdom. What comes in between is the unremitting effort to transform the defiled mind into the liberated mind. The work of self-cultivation is not easy — there is no one who can do it for us but ourselves — but it is not impossible. The Buddha himself and his accomplished disciples provide the living proof that the task is not beyond our reach. They assure us, too, that anyone who follows the path can accomplish the same goal. But what is needed is effort, the work of practice taken up with the determination: "I shall not give up my efforts until I have attained whatever is attainable by manly perseverance, energy, and endeavor."[37]

Nhiều lần Đức Phật đã nhấn mạnh sự cần thiết của tinh tấn, sự siêng năng, sự cố gắng và sự kiên trì không ngừng nghỉ. Lý do tại sao sự tinh tấn rất quan trọng, là mỗi người phải tự tìm ra cách giải thoát cho mình. Đức Phật chỉ có thể chỉ ra con đường giải thoát; phần còn lại là mỗi người phải tự mình tu tập trong con đường đaọ, một nhiệm vụ đòi hỏi sự cố gắng. Sự cố gắng này sẽ được áp dụng cho việc tu tập tâm, tạo thành trọng tâm của toàn bộ con đường đạo. Khởi điểm là, tâm ô nhiễm, phiền não và si mê; mục tiêu là làm tâm được giải thoát, được thanh lọc và soi sáng bởi trí tuệ. Điều ở giữa là nỗ lực không ngừng để chuyển hóa tâm ô nhiễm thành tâm giải thoát. Công việc tu tập không dễ dàng - không ai có thể làm thay chúng ta ngoài chính chúng ta - nhưng không phải là không thể. Chính Đức Phật và các đệ tử thành tựu của Ngài cung cấp bằng chứng sống động rằng sự tu tập này không nằm ngoài tầm với của chúng ta. Họ cũng đảm bảo với chúng ta rằng bất cứ ai đi theo con đường đạo này đều có thể đạt được cùng một mục tiêu. Nhưng điều cần thiết là tinh tấn, công việc luyện tập được thực hiện với quyết tâm: "Tôi sẽ không từ bỏ nỗ lực của mình cho đến khi tôi đạt được bất cứ điều gì có thể đạt được bằng sự kiên trì, nghị lực và nỗ lực của con người. [37]

The nature of the mental process effects a division of right effort into four "great endeavors":

  1. to prevent the arising of unarisen unwholesome states;
  2. to abandon unwholesome states that have already arisen;
  3. to arouse wholesome states that have not yet arisen;
  4. to maintain and perfect wholesome states already arisen.

Thực chất của quá trình tinh thần bao gồm trong bốn sự tinh cần hay chánh cần:

  1. Thận cần (Saṃvarapadhāna), tinh tấn về mặt phòng ngừa đối với các ác bất thiện pháp chưa sanh không cho sanh khởi;
  2. Trừ cần (Pahānapadhāna), tinh tấn về mặt diệt trừ các ác bất thiện pháp đã sanh làm cho mất đi;
  3. Tu cần (Bhāvanāpadhāna), tinh tấn tu tập làm cho phát sanh những thiện pháp chưa có, chưa sanh;
  4. Bảo cần (Anurakkhanāpadhāna), tinh tấn giữ gìn những thiện pháp đã có, duy trì và phát triển thiện pháp đã sanh.

The unwholesome states (akusala dhamma) are the defilements, and the thoughts, emotions, and intentions derived from them, whether breaking forth into action or remaining confined within. The wholesome states (kusala dhamma) are states of mind untainted by defilements, especially those conducing to deliverance. Each of the two kinds of mental states imposes a double task. The unwholesome side requires that the defilements lying dormant be prevented from erupting and that the active defilements already present be expelled. The wholesome side requires that the undeveloped liberating factors first be brought into being, then persistently developed to the point of full maturity. Now we will examine each of these four divisions of right effort, giving special attention to their most fertile field of application, the cultivation of the mind through meditation.

Các trạng thái bất thiện (akusala dhamma) là những, phiền não, suy nghĩ, cảm xúc và, ý định phát xuất từ chúng, cho dù bộc phát thành hành động hay vẫn kiềm giữ bên trong. Các trạng thái thiện (kusala dhamma) là các trạng thái của tâm không bị ô nhiễm, đặc biệt những trạng thái dẫn đến sự giải thoát. Mỗi một trong hai loại trạng thái tinh thần đều có một nhiệm vụ kép. Mặt bất thiện những phiền não đang ẩn phải ngăn chặn không cho bùng phát và, những phiền não đang hoạt động, đang có mặt, phải được tiêu trừ. Mặt thiện những yếu tố thiện chưa phát triển phải được hình thành, sau đó được phát triển bền bỉ đến mức trưởng thành hoàn toàn. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét từng bộ phận trong số bốn bộ phận chánh cần này, đặc biệt chú ý đến lĩnh vực có khả năng phát triển nhất của chúng, đó là sự tu dưỡng tâm qua thiền định.  

(1) To prevent the arising of unarisen unwholesome states

Herein the disciple rouses his will to avoid the arising of evil, unwholesome states that have not yet arisen; and he makes effort, stirs up his energy, exerts his mind and strives.[38]

(1) Để ngăn chặn sự phát sinh của các trạng thái bất thiện không cho phát sanh

Ở đây, người Phật tử khai triển ý chí thiện của mình để tránh phát sinh các trạng thái ác, bất thiện chưa phát sinh; và phải tinh tấn, cố gắng, nỗ lực hết mình và phấn đấu[38]

The first side of right effort aims at overcoming unwholesome states, states of mind tainted by defilements. Insofar as they impede concentration the defilements are usually presented in a fivefold set called the "five hindrances" (pañcanivarana): sensual desire, ill will, dullness and drowsiness, restlessness and worry, and doubt.[39] They receive the name "hindrances" because they block the path to liberation; they grow up and over the mind preventing calm and insight, the primary instruments for progress. The first two hindrances, sensual desire and ill will, are the strongest of the set, the most formidable barriers to meditative growth, representing, respectively, the unwholesome roots of greed and aversion. The other three hindrances, less toxic but still obstructive, are offshoots of delusion, usually in association with other defilements.

Chánh tinh tấn đầu tiên là Thận cần (Saṃvarapadhāna) nhằm mục đích vượt qua những trạng thái bất thiện, những trạng thái tâm bị ô nhiễm. Chúng thường cản trở sự tập trung, các phiền não thường được liệt kê trong một nhóm gồm năm phần gọi là "năm triền cái" (pañcanivarana): tham dục, sân hận, hôn trầm – thụy miên, trạo cử – hối quá và hoài nghi. [39] Chúng được gọi là "những chướng ngại" bởi vì chúng chặn con đường dẫn đến giải thoát; chúng phát triển và ngăn cản sự tĩnh lặng và sáng suốt của tâm, những công cụ chính để tiến bộ. Hai chướng ngại đầu tiên, tham dục và sân hận, là rào cản mạnh nhất trong sự tập trung, những rào cản mạnh nhất đối với sự tăng trưởng thiền định, tương ứng, đại diện cho những cội rễ bất thiện của lòng tham và sự sân hận. Ba triền cái khác, ít độc hại hơn nhưng vẫn gây trở ngại, là những nhánh của vọng tưởng, thường liên quan đến các phiền não khác.  

Sensual desire is interpreted in two ways. Sometimes it is understood in a narrow sense as lust for the "five strands of sense pleasure," i.e., agreeable sights, sounds, smells, tastes, and touches; sometimes a broader interpretation is given, by which the term becomes inclusive of craving in all its modes, whether for sense pleasures, wealth, power, position, fame, or anything else it can settle upon. The second hindrance, ill will, is a synonym for aversion. It comprises hatred, anger, resentment, repulsion of every shade, whether directed towards other people, towards oneself, towards objects, or towards situations. The third hindrance, dullness and drowsiness, is a compound of two factors linked together by their common feature of mental unwieldiness. One is dullness (thina), manifest as mental inertia; the other is drowsiness (middha), seen in mental sinking, heaviness of mind, or excessive inclination to sleep. At the opposite extreme is the fourth hindrance, restlessness and worry. This too is a compound with its two members linked by their common feature of disquietude. Restlessness (uddhacca) is agitation or excitement, which drives the mind from thought to thought with speed and frenzy; worry (kukkucca) is remorse over past mistakes and anxiety about their possible undesired consequences. The fifth hindrance, doubt, signifies a chronic indecisiveness and lack of resolution: not the probing of critical intelligence, an attitude encouraged by the Buddha, but a persistent inability to commit oneself to the course of spiritual training due to lingering doubts concerning the Buddha, his doctrine, and his path

Tham dục được hiểu theo hai cách. Đôi khi nó được hiểu theo nghĩa hẹp là ham muốn đối với "năm trần cảnh của khoái cảm", tức là sắc, thinh, khí, vị và xúc khả ái khả ý; đôi khi được giải thích rộng hơn, theo đó thuật ngữ này trở nên bao hàm sự thèm muốn trong tất cả các phương thức của nó, cho dù đối với thú vui giác quan, của cải, quyền lực, địa vị, danh vọng hay bất cứ thứ gì khác mà nó có thể giải quyết. Triền cái thứ hai là, sân hận, đồng nghĩa với ác cảm. Bao gồm sự căm ghét, tức giận, phẫn uất, ganh ghét, với những gì tốt đẹp mà người ta có đối với bản thân, đối với đồ vật hoặc đối với tình huống. Triền cái thứ ba là, hôn trầm và thụy miên, là sự kết hợp của hai yếu tố được liên kết với nhau bởi đặc điểm chung của chúng là tinh thần không thoải mái. Một là sự đần độn (thina), lười biếng, rã rượi của tâm; loại còn lại là buồn ngủ (middha), được thấy trong tình trạng chìm đắm trong tâm, tâm nặng nề, hoặc buồn gủ. Trạng thái ngược lại là triền cái thứ tư, là trạo cử – hối quá. Đây cũng là hai yếu tố đi chung với nhau bởi đặc điểm của chúng không giống nhau. Trạo cử (uddhacca) là sự kích động hoặc phấn khích, điều này khiến tâm đi từ suy nghĩ này đến suy nghĩ khác với tốc độ nhanh chóng và điên cuồng; hối quá(kukkucca) là sự hối hận về những sai lầm trong quá khứ và lo lắng về những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra. Triền cái thứ năm là, sự hoài nghi, biểu thị một sự thiếu quyết đoán và thiếu khả năng giải quyết thường xuyên: không phải là sự học hỏi của trí thông minh, một thái độ được Đức Phật khuyến khích, mà là sự bất lực dai dẳng để dấn thân vào quá trình tu tập tâm linh do những nghi ngờ kéo dài liên quan đến Đức Phật, đến giáo pháp của Ngài, và con đường tu tập (nghi ngờ Phật, Pháp, Tăng).

The first effort to be made regarding the hindrances is the effort to prevent the unarisen hindrances from arising; this is also called the endeavor to restrain (samvarappadhana). The effort to hold the hindrances in check is imperative both at the start of meditative training and throughout the course of its development. For when the hindrances arise, they disperse attention and darken the quality of awareness, to the detriment of calm and clarity. The hindrances do not come from outside the mind but from within. They appear through the activation of certain tendencies constantly lying dormant in the deep recesses of the mental continuum, awaiting the opportunity to surface..

Thận cần (Saṃvarapadhāna) là, sự tinh tấn đầu tiên được tu tập để ngăn chặn các chướng ngại chưa có không thể phát sinh; đây cũng được gọi là tinh tấn kiềm chế (samvarappadhana). Tinh tấn kiểm soát những trở ngại là điều bắt buộc cả khi bắt đầu tu tập thiền định và trong suốt quá trình phát triển của nó. Vì khi các chướng ngại xuất hiện, chúng phân tán sự chú ý và làm rối sự nhận thức của tâm, gây phương hại cho sự bình tĩnh và sáng suốt. Những cản trở không đến từ bên ngoài tâm mà đến từ bên trong. Chúng xuất hiện thông qua sự kích hoạt của một số khuynh hướng liên tục nằm im trong những hố sâu của dòng tâm thức liên tục, chờ đợi cơ hội để lộ diện .

Generally what sparks the hindrances into activity is the input afforded by sense experience. The physical organism is equipped with five sense faculties each receptive to its own specific kind of data — the eye to forms, the ear to sounds, the nose to smells, the tongue to tastes, the body to tangibles. Sense objects continuously impinge on the senses, which relay the information they receive to the mind, where it is processed, evaluated, and accorded an appropriate response. But the mind can deal with the impressions it receives in different ways, governed in the first place by the manner in which it attends to them. When the mind adverts to the incoming data carelessly, with unwise consideration (ayoniso manasikara), the sense objects tend to stir up unwholesome states. They do this either directly, through their immediate impact, or else indirectly by depositing memory traces which later may swell up as the objects of defiled thoughts, images, and fantasies. As a general rule the defilement that is activated corresponds to the object: attractive objects provoke desire, disagreeable objects provoke ill will, and indeterminate objects provoke the defilements connected with delusion..

Nói chung, những chướng ngại được tâm ghi nhận là do các thói quen của giác quan. Cơ thể chúng ta có năm bộ phận giác quan, mỗi bộ phận tiếp nhận loại dữ liệu cụ thể của riêng chúng - mắt để nhìn cảnh sắc, tai để nghe âm thanh, mũi để ngửi mùi, lưỡi để nếm, cơ thể để tiếp xúc. Các đối tượng cảm giác liên tục tác động vào các giác quan, chuyển tiếp thông tin chúng nhận được đến tâm, nơi nó được xử lý, đánh giá và đưa ra phản ứng thích hợp. Nhưng tâm có thể đối phó với những ấn tượng mà nó nhận được theo những cách khác nhau, ngay từ đầu bị chi phối bởi cách nó chú ý đến chúng. Khi tâm chú ý dữ liệu đến một cách bất cẩn, với sự suy xét không khôn ngoan (không như lý tác ý - ayoniso manasikara), các đối tượng cảm giác có xu hướng khuấy động các trạng thái bất thiện. Chúng làm điều này hoặc trực tiếp, thông qua tác động tức thời, hoặc gián tiếp bằng cách lưu lại ký ức mà sau này có thể thổi phồng lên như đối tượng của những suy nghĩ, hình ảnh và tưởng tượng bị ô nhiễm. Theo nguyên tắc chung, phiền não được kích hoạt tương ứng với đối tượng: đối tượng hấp dẫn kích động ham muốn, đối tượng bất đồng kích động ác ý, và đối tượng không xác định kích động phiền não kết nối với si mê .

Since an uncontrolled response to the sensory input stimulates the latent defilements, what is evidently needed to prevent them from arising is control over the senses. Thus the Buddha teaches, as the discipline for keeping the hindrances in check, an exercise called the restraint of the sense faculties (indriya-samvara):

Vì một phản ứng thiếu kiểm soát mà các giác quan thu nhận sẽ kích thích các phiền não tiềm ẩn, điều hiển nhiên cần thiết để ngăn chúng phát sinh là kiểm soát các giác quan. Thật vậy, Đức Phật đã dạy, như một kỷ luật cho sự kiểm soát các triền cái, đó là sự thu thúc lục căn (indriya-samvara):

When he perceives a form with the eye, a sound with the ear, an odor with the nose, a taste with the tongue, an impression with the body, or an object with the mind, he apprehends neither the sign nor the particulars. And he strives to ward off that through which evil and unwholesome states, greed and sorrow, would arise, if he remained with unguarded senses; and he watches over his senses, restrains his senses.[40]

Này các tỳ kheo, tỳ kheo với mắt thấy sắc, khi tai nghe âm thanh, mũi ngửi hương, lưỡi nếu vị, thân cảm xúc, ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thật hành sự hộ trì ý căn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần chế ngự. [40]

Restraint of the senses does not mean denial of the senses, retreating into a total withdrawal from the sensory world. This is impossible, and even if it could be achieved, the real problem would still not be solved; for the defilements lie in the mind, not in the sense organs or objects. The key to sense control is indicated by the phrase "not apprehending the sign or the particulars." The "sign" (nimitta) is the object's general appearance insofar as this appearance is grasped as the basis for defiled thoughts; the "particulars" (anubyanjana) are its less conspicuous features. If sense control is lacking, the mind roams recklessly over the sense fields. First it grasps the sign, which sets the defilements into motion, then it explores the particulars, which permits them to multiply and thrive.

Thu thúc lục căn không có nghĩa là phủ nhận các giác quan, viễn ly hoàn toàn khỏi thế giới giác quan. Điều này là không thể, và ngay cả khi có thể đạt được, vấn đề thực sự vẫn sẽ không được giải quyết; vì phiền não nằm trong tâm, không phải trong các giác quan hay các đối tượng. Chìa khóa để thu thúc lục căn được chỉ ra bằng cụm từ "không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng." "Tướng" (nimitta) là hình dáng chung của đối tượng trong chừng mực hình dạng này được coi là cơ sở cho những tư tưởng ô nhiễm; các "đặc điểm" (anubyanjana) là những đặc điểm ít thấy của nó. Nếu không có sự thu thúc lục căn, tâm sẽ di chuyển một cách thiếu thận trọng trên các cảm giác. Đầu tiên nó nắm bắt dấu hiệu, làm cho các phiền não chuyển động, sau đó nó khám phá các chi tiết, cho phép chúng sinh sôi và phát triển.  

To restrain the senses requires that mindfulness and clear understanding be applied to the encounter with the sense fields. Sense consciousness occurs in a series, as a sequence of momentary cognitive acts each having its own special task. The initial stages in the series occur as automatic functions: first the mind adverts to the object, then apprehends it, then admits the percept, examines it, and identifies it. Immediately following the identification a space opens up in which there occurs a free evaluation of the object leading to the choice of a response. When mindfulness is absent the latent defilements, pushing for an opportunity to emerge, will motivate a wrong consideration. One will grasp the sign of the object, explore its details, and thereby give the defilements their opportunity: on account of greed one will become fascinated by an agreeable object, on account of aversion one will be repelled by a disagreeable object. But when one applies mindfulness to the sensory encounter, one nips the cognitive process in the bud before it can evolve into the stages that stimulate the dormant taints. Mindfulness holds the hindrances in check by keeping the mind at the level of what is sensed. It rivets awareness on the given, preventing the mind from embellishing the datum with ideas born of greed, aversion, and delusion. Then, with this lucent awareness as a guide, the mind can proceed to comprehend the object as it is, without being led astray.

Để sự thu thúc lục căn đòi hỏi phải có chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng khi tiếp xúc với các môi trường giác quan. Ý thức nhận thức xảy ra theo một chuỗi, như một chuỗi các hành vi nhận thức nhất thời, mỗi hành vi có nhiệm vụ đặc biệt riêng. Các giai đoạn đầu tiên trong chuỗi xảy ra như các chức năng tự động: đầu tiên tâm quan sát đối tượng, sau đó hiểu nó, sau đó thừa nhận, kiểm tra nó và xác định nó. Ngay sau khi xác định, một không gian sẽ mở ra trong đó có sự đánh giá tự do của đối tượng dẫn đến sự lựa chọn của một phản hồi. Khi không có chánh niệm, những phiền não tiềm ẩn, thúc đẩy một cơ hội xuất hiện, sẽ thúc đẩy một sự suy xét sai lầm. Người đó sẽ nắm bắt được dấu hiệu của đối tượng, khám phá các chi tiết của nó, và do đó tạo cơ hội cho những phiền não của chúng: vì lòng tham mà người đó sẽ bị mê hoặc bởi một đối tượng dễ chịu, vì ác cảm, người đó sẽ bị một đối tượng không vừa ý đẩy lùi. Nhưng khi người đó áp dụng chánh niệm vào cuộc gặp gỡ giác quan, người đó sẽ bóp chết quá trình nhận thức từ trong trứng nước trước khi nó có thể phát triển thành các giai đoạn kích thích các vết lõm không hoạt động. Chánh niệm kiểm soát các chướng ngại bằng cách giữ cho tâm ở mức độ của những gì được cảm nhận. Nó tán thành nhận thức về những gì đã cho, ngăn tâm trang bị cho kho dữ liệu với những ý tưởng sinh ra từ lòng tham, sự chán ghét và si mê. Sau đó, với nhận thức sáng suốt này như một hướng dẫn, tâm trí có thể tiếp tục hiểu đối tượng như nó là, mà không bị lạc hướng.

(2) To abandon the arisen unwholesome states

Herein the disciple rouses his will to overcome the evil, unwholesome states that have already arisen and he makes effort, stirs up his energy, exerts his mind and strives.[41]

(2) Làm diệt trừ các bất thiện pháp đã sanh khởi

Ở đây, này các tỳ kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh ra được diệt trừ, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm;..[41]

Despite the effort at sense control the defilements may still surface. They swell up from the depths of the mental continuum, from the buried strata of past accumulations, to congeal into unwholesome thoughts and emotions. When this happens a new kind of effort becomes necessary, the effort to abandon arisen unwholesome states, called for short the endeavor to abandon (pahanappadhana):

Bất chấp nỗ lực thu thúc giác quan, phiền não vẫn có thể xuất hiện. Chúng sanh khởi từ sâu thẳm tiềm ẩn của tâm, từ những tầng lớp bị chôn vùi của những tích lũy trong quá khứ, kết tụ lại thành những suy nghĩ và cảm xúc bất thiện. Khi điều này xảy ra, một loại nỗ lực mới trở nên cần thiết, nỗ lực từ bỏ các trạng thái bất thiện đã phát sinh, gọi là Trừ cần (pahanappadhana):

He does not retain any thought of sensual lust, ill will, or harmfulness, or any other evil and unwholesome states that may have arisen; he abandons them, dispels them, destroys them, causes them to disappear.[42]

Tỷ-kheo không có chấp nhận dục tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại; không có chấp nhận sân tầm khởi lên ... không có chấp nhận hại tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại, không có chấp nhận các ác bất thiện khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là trừ cần .[42]

Just as a skilled physician has different medicines for different ailments, so the Buddha has different antidotes for the different hindrances, some equally applicable to all, some geared to a particular hindrance. In an important discourse the Buddha explains five techniques for expelling distracting thoughts.[43] The first is to expel the defiled thought with a wholesome thought which is its exact opposite, analogous to the way a carpenter might use a new peg to drive out an old one. For each of the five hindrances there is a specific remedy, a line of meditation designed expressly to deflate it and destroy it. This remedy can be applied intermittently, when a hindrance springs up and disrupts meditation on the primary subject; or it can be taken as a primary subject itself, used to counter a defilement repeatedly seen to be a persistent obstacle to one's practice. But for the antidote to become effective in the first role, as a temporary expedient required by the upsurge of a hindrance, it is best to gain some familiarity with it by making it a primary object, at least for short periods..

Cũng như một thầy thuốc lành nghề có các loại thuốc chữa các chứng bệnh khác nhau, nên Đức Phật có các loại thuốc giải độc khác nhau cho các chướng ngại khác nhau, một số có thể áp dụng như nhau cho tất cả, một số hướng đến một triền cái riêng. Trong một bài kinh quan trọng, Đức Phật giải thích năm phương cách để loại bỏ những vọng tưởng.[43] Đầu tiên là loại bỏ suy nghĩ ô nhiễm bằng một suy nghĩ lành mạnh, điều hoàn toàn ngược lại với nó, tương tự như cách một người thợ mộc có thể sử dụng một cái chốt mới để loại bỏ một cái cũ. Đối với năm triền cái có phương pháp chữa trị cụ thể cho mỗi triền cái, thiền định được tu tập để làm tiêu trừ nó. Phương thuốc này có thể được áp dụng không liên tục, khi một triền cái xuất hiện và làm gián đoạn việc thiền định về chủ đề chính; hoặc chính nó có thể được coi như một chủ đề chính, được sử dụng để chống lại sự ô nhiễm được coi là chướng ngại dai dẳng cho sự tu tập của một người. Nhưng để thuốc giải độc trở nên hiệu quả trong vai trò đầu tiên, với tư cách là thuốc giải độc tạm thời được yêu cầu bởi sự gia tăng của triền cái, tốt nhất là bạn nên làm quen với nó bằng cách biến nó thành đối tượng chính, ít nhất là trong thời gian ngắn.

1 - For desire a remedy of general application is the meditation on impermanence, which knocks away the underlying prop of clinging, the implicit assumption that the objects clung to are stable and durable. For desire in the specific form of sensual lust the most potent antidote is the contemplation of the unattractive nature of the body, to be dealt with at greater length in the next chapter.

2 - Ill will meets its proper remedy in the meditation on loving-kindness (metta), which banishes all traces of hatred and anger through the methodical radiation of the altruistic wish that all beings be well and happy.

3 - The dispelling of dullness and drowsiness calls for a special effort to arouse energy, for which several methods are suggested: the visualization of a brilliant ball of light, getting up and doing a period of brisk walking meditation, reflection on death, or simply making a firm determination to continue striving.

4 - Restlessness and worry are most effectively countered by turning the mind to a simple object that tends to calm it down; the method usually recommended is mindfulness of breathing, attention to the in-and-out flow of the breath.

5 - In the case of doubt the special remedy is investigation: to make inquiries, ask questions, and study the teachings until the obscure points become clear.[44]

1. Đối với tham dục, thiền về vô thường là phương pháp khắc phục, loại bỏ chỗ dựa cơ bản của sự dính mắc, mà nó giả định ngầm rằng các đối tượng bám vào là ổn định và lâu bền. Đối với tham dục dưới hình thức của dục vọng, liều thuốc giải độc mạnh nhất là thiền quán về những uế trược của thân, sẽ được đề cập nhiều hơn trong chương tiếp theo.

2 -Thiền tâm từ (metta) là phương thuốc thích hợp để loại bỏ sân hận mọi sự hận thù và giận dữ thông qua phương pháp của mong muốn vị tha rằng tất cả chúng sinh đều được khỏe mạnh và hạnh phúc.

3 - Việc xua tan hôn trầm và thụy miên sự buồn tẻ và buồn ngủ đòi hỏi một nỗ lực đặc biệt để khơi dậy sự tinh tấn, trong đó có một số phương pháp được đề xuất: hình dung về một quả cầu ánh sáng rực rỡ, thức dậy và thực hiện một khoảng thời gian thiền hành , suy ngẫm về cái chết, hoặc đơn giản là thực hiện quyết tâm vững vàng để tiếp tục phấn đấu.

4- Sự bồn chồn và lo lắng (trạo cử – hối quá) được đối phó hiệu quả nhất bằng cách chuyển tâm sang một đối tượng đơn giản có xu hướng xoa dịu nó; phương pháp thường được đề nghị là chánh niệm về hơi thở, chú ý đến luồng hơi thở vào ra.

5 - Trong trường hợp hoài nghi, phương thuốc đặc biệt là thẩm tra: để hỏi, đặt câu hỏi và nghiên cứu giáo lý cho đến khi những điểm còn mù mờ trở nên rõ ràng. [44]

Whereas this first of the five methods for expelling the hindrances involves a one-to-one alignment between a hindrance and its remedy, the other four utilize general approaches. The second marshals the forces of shame (hiri) and moral dread (ottappa) to abandon the unwanted thought: one reflects on the thought as vile and ignoble or considers its undesirable consequences until an inner revulsion sets in which drives the thought away. The third method involves a deliberate diversion of attention. When an unwholesome thought arises and clamours to be noticed, instead of indulging it one simply shuts it out by redirecting one's attention elsewhere, as if closing one's eyes or looking away to avoid an unpleasant sight. The fourth method uses the opposite approach. Instead of turning away from the unwanted thought, one confronts it directly as an object, scrutinizes its features, and investigates its source. When this is done the thought quiets down and eventually disappears. For an unwholesome thought is like a thief: it only creates trouble when its operation is concealed, but put under observation it becomes tame. The fifth method, to be used only as a last resort, is suppression — vigorously restraining the unwholesome thought with the power of the will in the way a strong man might throw a weaker man to the ground and keep him pinned there with his weight.

Nhưng trái lại, phương pháp đầu tiên trong số năm phương pháp loại bỏ các triền cái này liên quan đến sự liên kết một đối một giữa chướng ngại và biện pháp khắc phục nó, thì bốn phương pháp còn lại sử dụng phương pháp chung. Phương pháp thứ hai làm cho các sự xấu hổ (tàm - hiri) và sự sợ hãi đạo đức (quí - ottappa) để từ bỏ sự suy nghĩ không mong muốn: một người có sự suy nghĩ hành động nào đó thấp hèn và đáng khinh bỉ hoặc coi những hậu quả không mong muốn cho đến khi nhận thức được và bắt đầu xua đuổi ý nghĩ đó. Phương pháp thứ ba liên quan đến sự chuyển hướng chú ý có chủ ý. Khi một ý nghĩ bất thiện xuất hiện cần được chú ý, thay vì say mê nó, người ta chỉ cần loại bỏ nó đi bằng cách chuyển hướng chú ý của mình đến nơi khác, như thể nhắm mắt hoặc nhìn đi chỗ khác để tránh một cảnh tượng khó chịu. Phương pháp thứ tư sử dụng cách tiếp cận ngược lại. Thay vì quay lưng lại với ý nghĩ không mong muốn, người đó đối diện trực tiếp với nó như một vật thể, xem xét kỹ lưỡng các tính năng của nó và điều tra nguồn gốc của nó. Khi điều này được thực hiện, suy nghĩ sẽ lắng xuống và cuối cùng biến mất. Đối với một ý nghĩ bất thiện giống như một tên trộm: nó chỉ tạo ra rắc rối khi hoạt động của nó bị che giấu, nhưng dưới sự quan sát, nó sẽ trở nên thuần phục. Phương pháp thứ năm, chỉ được sử dụng như một phương sách cuối cùng, là đàn áp - mạnh mẽ kiềm chế suy nghĩ bất thiện bằng sức mạnh của ý chí theo cách một người đàn ông mạnh mẽ có thể ném một người đàn ông yếu hơn xuống đất và giữ anh ta bị đè ở đó bằng sức nặng của mình.

By applying these five methods with skill and discretion, the Buddha says, one becomes a master of all the pathways of thought. One is no longer the subject of the mind but its master. Whatever thought one wants to think, that one will think. Whatever thought one does not want to think, that one will not think. Even if unwholesome thoughts occasionally arise, one can dispel them immediately, just as quickly as a red-hot pan will turn to steam a few chance drops of water.

Đức Phật nói, khi áp dụng năm phương pháp này một cách khéo léo và thận trọng, người đó sẽ kiểm soát được của mọi tư tưởng của mình. Người đó không còn là đối tượng của tâm mà là chủ nhân của nó. Bất cứ điều gì người đó muốn nghĩ gì thì nghĩ. Bất cứ ý nghĩ nào người đó không muốn nghĩ, người đó sẽ không nghĩ. Ngay cả khi những ý nghĩ bất thiện thỉnh thoảng nảy sinh, người đó có thể xua tan chúng ngay lập tức, một cái chảo nóng đỏ sẽ bốc hơi một vài giọt nước ngay lập tức.

(3) To arouse unarisen wholesome states

Herein the disciple rouses his will to arouse wholesome states that have not yet arisen; and he makes effort, stirs up his energy, exerts his mind and strives.[45]

(3) Để phát triển trạng thái thiện

Ở đây, này các tỳ kheo, với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; [45]

Simultaneously with the removal of defilements, right effort also imposes the task of cultivating wholesome states of mind. This involves two divisions: the arousing of wholesome states not yet arisen and the maturation of wholesome states already arisen.

Đồng thời với việc diệt trừ phiền não, chánh tinh tấn còn có nhiệm vụ trưởng dưỡng trạng thái tâm lành mạnh. Điều này liên quan đến hai sự phân chia: sự phát triển các trạng thái lành mạnh chưa phát sinh và sự hoàn thành của các trạng thái lành mạnh đã phát sinh.

The first of the two divisions is also known as the endeavor to develop (bhavanappadhana). Though the wholesome states to be developed can be grouped in various ways — serenity and insight, the four foundations of mindfulness, the eight factors of the path, etc. — the Buddha lays special stress on a set called the seven factors of enlightenment (satta bojjhanga): mindfulness, investigation of phenomena, energy, rapture, tranquillity, concentration, and equanimity.

Cái đầu tiên của hai sự phân chia còn được gọi là Tu cần (Bhāvanāpadhāna). Mặc dù các trạng thái lành mạnh cần được phát triển có thể được nhóm lại theo nhiều cách khác nhau - thanh thản và sáng suốt, bốn nền tảng của chánh niệm, tám yếu tố của con đường đạo, v.v. - Đức Phật nhấn mạnh đặc biệt vào một một bộ gọi là bảy yếu tố của giác ngộ (thất giác chi - satta bojjhanga): Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Hỷ giác chi, Khinh an giác chi, Ðịnh giác chi và Xả giác chi.

Thus he develops the factors of enlightenment, based on solitude, on detachment, on cessation, and ending in deliverance, namely: the enlightenment factors of mindfulness, investigation of phenomena, energy, rapture, tranquillity, concentration, and equanimity.[46].

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, đưa đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi ... tu tập tinh tấn giác chi ... tu tập hỷ giác chi ... tu tập khinh an giác chi ... tu tập định giác chi ... tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, đưa đến xả ly. [46].

The seven states are grouped together as "enlightenment factors" both because they lead to enlightenment and because they constitute enlightenment. In the preliminary stages of the path they prepare the way for the great realization; in the end they remain as its components. The experience of enlightenment, perfect and complete understanding, is just these seven components working in unison to break all shackles and bring final release from sorrow.

Thất giác chi tạo nên một nhóm như là "yếu tố giác ngộ" vì chúng dẫn đến giác ngộ và vì chúng tạo thành giác ngộ. Trong giai đoạn sơ khai của con đường tu tập, thất giác chi chuẩn bị con đường tu tập cho sự chứng ngộ vĩ đại; cuối cùng chúng vẫn là thành phần của nó. Kinh nghiệm giác ngộ, sự hiểu biết hoàn hảo và trọn vẹn, chỉ là bảy thành phần này làm việc cùng nhau để phá vỡ mọi gông cùm và mang lại sự giải thoát cuối cùng khỏi phiền não.

The way to enlightenment starts with mindfulness. Mindfulness clears the ground for insight into the nature of things by bringing to light phenomena in the now, the present moment, stripped of all subjective commentary, interpretations, and projections. Then, when mindfulness has brought the bare phenomena into focus, the factor of investigation steps in to search out their characteristics, conditions, and consequences. Whereas mindfulness is basically receptive, investigation is an active factor which unflinchingly probes, analyzes, and dissects phenomena to uncover their fundamental structures.

Con đường dẫn đến giác ngộ bắt đầu với Niệm giác chi,. Chánh niệm tạo cơ sở cho cái nhìn sâu sắc về bản chất của sự vật bằng cách đưa hiện tượng ra ánh sáng trong lúc này, giây phút hiện tại, loại bỏ mọi bình luận, diễn giải và dự đoán chủ quan. Sau đó, khi chánh niệm đã đưa các hiện tượng trần trụi vào tâm điểm, thì yếu tố Trạch pháp giác chi sẽ bước vào để tìm kiếm các đặc điểm, điều kiện và hậu quả của chúng. Trong khi chánh niệm về cơ bản là dễ tiếp thu, thì việc điều tra là một yếu tố tích cực giúp thăm dò, phân tích và mổ xẻ các hiện tượng một cách dễ dàng để khám phá ra cấu trúc cơ bản của chúng.

The work of investigation requires energy, the third factor of enlightenment, which mounts in three stages. The first, inceptive energy, shakes off lethargy and arouses initial enthusiasm. As the work of contemplation advances, energy gathers momentum and enters the second stage, perseverance, wherein it propels the practice without slackening. Finally, at the peak, energy reaches the third stage, invincibility, where it drives contemplation forward leaving the hindrances powerless to stop it.

Công việc điều tra đòi hỏi sự Tinh tấn giác chi, yếu tố giác ngộ thứ ba, gắn kết trong ba giai đoạn. Đầu tiên, sự tinh tấn cảm nhận, giúp loại bỏ sự thờ ơ và khơi dậy sự nhiệt tình ban đầu. Khi công việc suy ngẫm tiến bộ, tinh tấn giác chi thu thập động lực và bước vào giai đoạn thứ hai, sự kiên trì, trong đó nó thúc đẩy việc luyện tập mà không bị chùng xuống. Cuối cùng, ở đỉnh điểm, tinh tấn giác chi đạt đến giai đoạn thứ ba, bất khả chiến bại, nơi nó thúc đẩy sự suy ngẫm về phía trước, khiến những chướng ngại vật bất lực để ngăn chặn nó.

As energy increases, the fourth factor of enlightenment is quickened. This is rapture, a pleasurable interest in the object. Rapture gradually builds up, ascending to ecstatic heights: waves of bliss run through the body, the mind glows with joy, fervor and confidence intensify. But these experiences, as encouraging as they are, still contain a flaw: they create an excitation verging on restlessness. With further practice, however, rapture subsides and a tone of quietness sets in signalling the rise of the fifth factor, tranquillity. Rapture remains present, but it is now subdued, and the work of contemplation proceeds with self-possessed serenity.

Khi tinh tấn giác chi phát triển, yếu tố thứ tư của sự giác ngộ sẽ nhanh hơn. Đây là Hỷ giác chi, một sự vui thích đối với đối tượng. Hỷ giác chi dần dần hình thành, lên đến đỉnh cao ngất ngây: những làn sóng hạnh phúc chạy khắp cơ thể, tâm trí bừng sáng với niềm vui, sự nhiệt thành và tự tin ngày càng mãnh liệt. Nhưng những trải nghiệm này, dù đáng khích lệ đến mấy, vẫn ẩn chứa một lỗ hổng: chúng tạo ra một cảm giác kích động đến bồn chồn. Tuy nhiên, khi thực hành thêm, sự sung sướng giảm xuống và một giai điệu yên tĩnh báo hiệu sự gia tăng của yếu tố thứ năm, Khinh an giác chi. Trạng thái hỷ giác chi vẫn hiện diện, nhưng giờ nó đã dịu đi, và công việc chiêm nghiệm được tiến hành với sự thanh thản tự có.

Tranquillity brings to ripeness concentration, the sixth factor, one-pointed unification of mind. Then, with the deepening of concentration, the last enlightenment factor comes into dominance. This is equanimity, inward poise and balance free from the two defects of excitement and inertia. When inertia prevails, energy must be aroused; when excitement prevails, it is necessary to exercise restraint. But when both defects have been vanquished the practice can unfold evenly without need for concern. The mind of equanimity is compared to the driver of a chariot when the horses are moving at a steady pace: he neither has to urge them forward nor to hold them back, but can just sit comfortably and watch the scenery go by. Equanimity has the same "on-looking" quality. When the other factors are balanced the mind remains poised watching the play of phenomena..

Sự yên tĩnh đưa đến Ðịnh giác chi, yếu tố thứ sáu, sự hợp nhất nhất của tâm. Sau đó, với sự tập trung ngày càng sâu sắc, yếu tố giác ngộ cuối cùng trở nên thống trị. Đây là Xả giác chi, đĩnh đạc hướng nội và cân bằng không có hai khuyết điểm là hưng phấn và quán tính. Khi quán tính chiếm ưu thế, tinh tấn phải được phát triển; khi hưng phấn chiếm ưu thế, cần thực hiện kiềm chế. Nhưng khi cả hai khuyết điểm đã được loại bỏ, việc thực hành có thể diễn ra đồng đều mà không cần quan tâm. Tâm của sự bình an được so sánh với người điều khiển một cỗ xe khi những con ngựa đang di chuyển với tốc độ ổn định: anh ta không phải thúc giục chúng về phía trước cũng như không giữ chúng lại, mà chỉ có thể ngồi thoải mái và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Xả giác chi có cùng chất lượng "trông như". Khi các yếu tố khác được cân bằng, tâm vẫn sẵn sàng quan sát trò chơi của các hiện tượng .

(4) To maintain arisen wholesome states

Herein the disciple rouses his will to maintain the wholesome things that have already arisen, and not to allow them to disappear, but to bring them to growth, to maturity, and to the full perfection of development; and he makes effort, stirs up his energy, exerts his mind and strives.[47]

(4) Làm cho thiện pháp được tăng trưởng

Ở đây, này các tỳ kheo, với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;[47]

This last of the four right efforts aims at maintaining the arisen wholesome factors and bringing them to maturity. Called the "endeavor to maintain" (anurakkhanappadhana), it is explained as the effort to "keep firmly in the mind a favorable object of concentration that has arisen."[48] The work of guarding the object causes the seven enlightenment factors to gain stability and gradually increase in strength until they issue in the liberating realization. This marks the culmination of right effort, the goal in which the countless individual acts of exertion finally reach fulfillment.

Nỗ lực cuối cùng trong bốn chánh cần này nhằm mục đích duy trì các yếu tố lành mạnh đã phát sinh và đưa chúng đến sự trưởng thành. Được gọi là "Bảo cần (Anurakkhanāpadhāna), nó được giải thích là nỗ lực để "giữ vững chắc trong tâm một đối tượng định tâm thuận lợi đã phát sinh." [48] Công việc canh giữ đối tượng đó làm cho thất giác chi đạt được giác ngộ, ổn định và tăng dần sức mạnh cho đến khi chúng đạt tới thực sự giải thoát. Điều này đánh dấu đỉnh cao của chánh tinh tấn, mục tiêu mà trong đó vô số hành động cố gắng cá nhân cuối cùng cũng đạt được thành tựu.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Ba 04-10-2016

Webmasters: Minh Hạnh & Thiện Pháp, Thủy Tú & Phạm Cương

Trang Trước | Trang kế| trở về đầu trang | Home page |