In Buddhism we use the words "self" and "no-self," and so it is important to understand just what this "no-self," anatta, is all about, even if it is first just an idea, because the essence of the Buddha's teaching hinges on this concept. And in this teaching Buddhism is unique. No one, no other spiritual teacher, has formulated no-self in just this way. And because it has been formulated by him in this way, there is also the possibility of speaking about it. Much has been written about no-self, but in order to know it, one has to experience it. And that is what the teaching aims at, the experience of no-self.

Yet in order to experience no-self, one has first to fully know self. Actually know it. But unless we do know what this self is, this self called "me," it is impossible to know what is meant by "there is no self there." In order to give something away, we have to first fully have it in hand.

Trong Phật giáo chúng ta dùng các từ "tự ngã" và "vô ngã", vì vậy điều quan trọng là phải hiểu "vô ngã", anatta, là gì, thậm chí nếu nó chỉ là một ý tưởng đầu tiên, bởi vì bản chất của giáo lý của Đức Phật xoay quanh khái niệm này. Và chính giảng dạy này làm cho Phật giáo đặc biệt. Không có ai, không có một vị thầy tâm linh nào khác, đã phát biểu vô ngã theo cách này. Và bởi vì nó đã được diễn tả bởi ngài theo cách này, cũng có thể có thuyết giảng về nó. Đã có nhiều bài viết về vô ngã, nhưng để hiểu nó, người ta phải kinh nghiệm nó. Và đó là những gì bài giảng này nhắm đến, kinh nghiệm về vô ngã.

Tuy nhiên, để kinh nghiệm vô ngã, trước tiên người ta phải hiểu rõ tự ngã. Thật sự biết nó. Nhưng trừ khi chúng ta biết cái ngã này là gì, cái ngã được gọi là "tôi" này, thì không cách nào hiểu đươc câu "không có tự ngã trong đó" nghĩa là gì.

We are constantly trying to reaffirm self. Which already shows that this "self" is a very fragile and rather wispy sort of affair, because if it weren't why would we constantly have to reaffirm it? Why are we constantly afraid of the "self" being threatened of its being insecure, of its not getting what it needs for survival? If it were such a solid entity as we believe it to be, we would not feel threatened so often.

We affirm "self" again and again through identification. We identify with a certain name, an age, a sex, an ability, an occupation. "I am a lawyer, I am a doctor. I am an accountant, I am a student." And we identify with the people we are attached to. "I am a husband, I am a wife, I am a mother, I am a daughter, I am a son." Now, in the manner of speech, we have to use "self" in that way — but it isn't only in speech. We really think that that "self" is who we are. We really believe it. There is no doubt in our mind that that "self" is who we are. When any of these factors is threatened, if being a wife is threatened, if being a mother is threatened, if being a lawyer is threatened, if being a teacher is threatened — or if we lose the people who enable us to retain that "self" — what a tragedy!

Chúng ta không ngừng cố gắng để khẳng định bản thân. Điều này cho thấy rằng cái "ngã" này rất là mong manh và là một vấn đề khá nhạy cảm, bởi vì nếu không thì tại sao chúng ta phải liên tục tái khẳng định nó? Tại sao chúng ta luôn sợ cái "ngã" bị đe dọa là không an toàn, không nhận được những gì nó cần để tồn tại? Nếu nó là một thực thể vững chắc như chúng ta tin tưởng nó là thế, chúng ta sẽ không cảm thấy thường xuyên bị đe dọa.

Chúng ta khẳng định cái "tôi" một lần nữa và thêm nữa qua việc nhận diện bản thân. Chúng ta xác nhận bằng một cái tên, tuổi, giới tính, khả năng, nghề nghiệp. "Tôi là luật sư, tôi là bác sĩ, tôi là kế tóan viên, tôi là sinh viên." Và chúng ta xác định liên hệ với những người mà chúng ta gắn bó. "Tôi là chồng, tôi là vợ, tôi là mẹ, tôi là con gái, tôi là con trai." Thế ấy, khi nói chuyện, chúng ta phải dùng cái "tôi" theo cách đó — nhưng không phải chỉ khi phát biểu. Chúng ta thật sự nghĩ rằng cái "tôi" đó cho thấy chúng ta là ai. Chúng ta thật sự tin nó. Không có mảy may nghi ngờ nào trong tâm trí chúng ta khi nghĩ rằng cái "tôi" đó cho thấy chúng ta là ai. Khi bất kỳ một trong những yếu tố này bị đe dọa, nếu là người vợ là bị đe dọa, nếu là người mẹ là bị đe dọa, nếu là luật sư là bị đe dọa, nếu là thầy giáo là bị đe dọa — ôi đó quả là một bi kịch!

The self-identification becomes insecure, and "me" finds it hard to say "look at me," "this is me." Praise and blame are included. Praise reaffirms "me." Blame threatens "me." So we like the praise and we dislike the blame. The ego is threatened. Fame and infamy — same thing. Loss and gain. If we gain, the ego gets bigger; if we lose, it gets a bit smaller. So we are constantly in a quandary, and in constant fear. The ego might lose a little bit of its grandeur. It might be made a bit smaller by someone. And it happens to all of us. Somebody is undoubtedly going to blame us for something eventually. Even the Buddha was blamed.

Now the blame that is levied at us is not the problem. The problem is our reaction. The problem is that we feel smaller. The ego has a hard time reasserting itself. So what we usually do is we blame back, making the other's ego a bit smaller too.

Việc nhận diện bản thân trở nên bấp bênh, và "tôi" tìm thấy rằng khó để nói "hảy nhìn tôi", "đây là tôi." Khen và chê có đủ cả. Khen ngợi khẳng định "tôi". Chê bai đe dọa "tôi". Vì vậy chúng ta thích được khen và ghét bị chê. Bản ngã bị đe dọa. Nổi tiếng và lu mờ — cùng một thứ. Mất và được. Nếu chúng ta được, bản ngã trở nên lớn hơn; nếu chúng ta mất, nó trở nên nhỏ hơn. Vì vậy chúng ta luôn ở trong tình thế khó khăn, và trong nỗi sợ hãi liên tục. Bản ngã có thể mất một chút sự vĩ đại của nó. Nó có thể bị làm cho nhỏ lại bởi một ai đó. Và nó xảy ra cho tất cả chúng ta. Chắc chắn là ai đó cuối cùng rồi cũng sẽ đổ lỗi cho chúng ta về một điều gì đó. Thậm chí Đức Phật cũng bị đổ lỗi.

Thế nhưng việc đổ lỗi cho chúng ta không phải là vấn đề. Vấn đề là phản ứng của chúng ta. Vấn đề là chúng ta cảm thấy nhỏ hơn. Bản ngã có khó khăn trong việc tái khẳng định mình. Vì vậy điều chúng ta thường làm là chúng ta đổ lỗi trở lại, làm cho cái ngã của người kia cũng nhỏ hơn một chút.

Identification with whatever it is that we do and whatever it is that we have, be it possessions or people, is, so we believe, needed for our survival. "Self" survival. If we don't identify with this or that, we feel as if we are in limbo. This is the reason why it is difficult to stop thinking in meditation. Because without thinking there would be no identification. If I don't think, what do I identify with? It is difficult to come to a stage in meditation in which there is actually nothing to identify with any more.

Happiness, too, may be an identification. "I am happy." "I am unhappy." Because we are so keen on survival, we have got to keep on identifying. When this identification becomes a matter of the life or death of the ego, which it usually is, then the fear of loss becomes so great that we can be in a constant state of fear. Constantly afraid to lose either the possessions that make us what we are, or the people that make us what we are. If we have no children, or if they all die, we are no longer a mother. So fear is paramount. The same goes for all other identifications. Not a very peaceful state of living and what is it due to? Only one thing: ego, the craving to be.

Xác định với bất kỳ thứ gì chúng ta làm và bất kỳ thứ gì chúng ta có, dù đó là vật sở hữu hay người, mà chúng ta tin, cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta. Cái "ngã" tồn tại. Nếu chúng ta không tìm thấy mình liên hệ với cái này hay cái kia, chúng ta cảm thấy như chúng ta đang trong tình trạng lấp lửng. Đây là lý do tại sao khó để ngừng suy nghĩ trong thiền định. Bởi vì nếu không suy nghĩ sẽ không có xác định. Nếu tôi không suy nghĩ, thì tôi xác định mình với cái gì? Thật khó để đi đến một giai đoạn trong thiền định mà trong đó thật sự không có gì để xác định với được nữa.

Hạnh phúc, cũng vậy, có thể là một xác định. "Tôi hạnh phúc". "Tôi không hạnh phúc". Bởi vì chúng ta rất quan tâm đến sự sống, chúng ta phải tiếp tục xác định. Khi sự xác định này trở thành một vấn đề sinh tử của bản ngã, mà thường là như vậy, thì nỗi sợ bị mất trở nên lớn đến độ chúng ta có thể ở trong tình trạng liên tục sợ hãi. Luôn sợ mất vật sở hữu để thể hiện chúng ta là ai, hay người có liên hệ để thể hiện chúng ta là ai. Nếu chúng ta không có con, hay nếu họ chết hết, chúng ta không còn là mẹ nữa. Vì thế nỗi sợ chồng chất. Tương tự như vậy với tất cả các định danh khác. Không phải là một trạng thái sống bình an và để làm gì? Chỉ có một thứ, bản ngã, niềm khao khát được là.

This identification results, of course, in craving for possessing. And this possessing results in attachment. What we have, what we identify with, we are attached to. That attachment, that clinging, makes it extremely difficult to have a free and open viewpoint. This kind of clinging, whatever it may be that we cling to — it may not be clinging to motor cars and houses, it may not even be clinging to people — but we certainly cling to views and opinions. We cling to our world view. We cling to the view of how we are going to be happy. Maybe we cling to a view of who created this universe. Whatever it is we cling to, even how the government should run the country, all of that makes it extremely difficult to see things as they really are. To be open-minded. And it is only an open mind which can take in new ideas and understanding.

Lord Buddha compared listeners to four different kinds of clay vessels. The first clay vessel is one that has holes at the bottom. If you pour water into it, it runs right out. In other words, whatever you teach that person is useless. The second clay vessel he compared to one that had cracks in it. If you pour water into it, the water seeps out. These people cannot remember. Cannot put two and two together. Cracks in the understanding. The third listener he compared to a vessel that was completely full. Water cannot be poured in for it's full to the brim. Such a person, so full of views he can't learn anything new! But hopefully, we are the fourth kind. The empty vessels without any holes or cracks. Completely empty.

Việc xác định này tất nhiên tạo kết quả là khát vọng được sở hữu. Và việc sở hữu này dẫn đến gắn bó. Những gì chúng ta có, những gì chúng ta xác định với, chúng ta gắn bó vào. Tham luyến đó, bám víu đó, làm cho rất khó để có một quan điểm tự do và cởi mở. Loại bám víu này, bất kể là điều gì chúng ta bám víu vào — nó có thể không phải là bám lấy xe cộ và nhà cửa, nó cũng có thể không phải là bám lấy người — nhưng chắc chắn là chúng ta bám víu, chấp thủ vào quan điểm và ý kiến. Chúng ta bám vào thế giới quan của chúng ta. Chúng ta bám vào quan điểm về việc chúng ta sẽ được hạnh phúc như thế nào. Có thể chúng ta bám vào quan điểm về việc ai đã tạo ra vũ trụ. Bất cứ điều gì chúng ta bám vào, ngay cả việc chính quyền nên lèo lái quốc gia như thế nào, tất cả những điều đó làm cho rất khó để nhìn thấy mọi thứ như chúng thật sự là. Có cái nhìn cởi mở. Và chỉ là một tâm trí cởi mở để có thể nhận lấy những ý tưởng mới và sự hiểu biết.

Đức Phật so sánh những người lắng nghe với bốn loại bình sứ khác nhau. Bình sứ thứ nhất là loại có lỗ ở đáy. Nếu bạn đổ nước vào, nó chảy ra ngay. Nói cách khác, bất cứ điều gì bạn dạy người đó đều vô ích. Bình sứ thứ nhì là loại có vết nứt. Nếu bạn đổ nước vào, nước thấm ra ngoài. Những người này không thể ghi nhớ. Không thể đem hai cộng với hai. Vết nứt trong sự hiểu biết. Người lắng nghe thứ ba thì ngài so sánh với cái bình đã đầy. Nước không thể đổ vào được vì nó đã đầy miệng bình. Người như thế, có nhiều quan điểm đến độ họ không thể học bất cứ điều gì mới! Nhưng hy vọng rằng chúng ta là loại thứ tư. Những bình sứ trống rỗng không có lỗ hay nứt. Hoàn toàn trống rỗng.

I dare say we are not. But may be empty enough to take in enough. To be empty like that, of views and opinions, means a lack of clinging. Even a lack of clinging to what we think is reality. Whatever we think reality is, it surely is not, because if it were, we would never be unhappy for a single moment. We would never feel a lack of anything. We would never feel a lack of companionship, of ownership. We would never feel frustrated, bored. If we ever do, whatever we think is real, is not. What is truly reality is completely fulfilling. If we aren't completely fulfilled, we aren't seeing complete reality. So, any view that we may have is either wrong or it is partial.

Because it is wrong or partial, and bounded by the ego, we must look at it with suspicion. Anything we cling to keeps us bound to it. If I cling to a table-leg, I can't possibly get out the door. There is no way I can move. I am stuck. Not until I let go will I have the opportunity to get out. Any identification, any possession that is clung to, is what stops us from reaching transcendental reality. Now we can easily see this clinging when we cling to things and people, but we cannot easily see why the five khandhas are called the five clung-to aggregates. That is their name, and they are, in fact, what we cling to most. That is an entire clinging. We don't even stop to consider when we look at our body, and when we look at our mind, or when we look at feeling, perception, mental formations, and consciousness — vedana, sañña, sankhara, and viññana. We look at this mind-and-body, nama-rupa, and we don't even doubt the fact that this is my feeling, my perception, my memory, my thoughts, and my awareness of my consciousness. And no one starts doubting until they start seeing. And for that seeing we need a fair bit of empty space apart from views and opinions.

Tôi không dám nói là chúng ta không có. Nhưng có thể trống đủ để lấy vào đủ. Trống như thế, về quan điểm và ý kiến, có nghĩa là thiếu bám víu. Ngay cả việc thiếu bám víu vào những gì chúng ta nghĩ là thực tế. Bất cứ điều gì chúng ta nghĩ là thực tế, nó chắc chắn là không, bởi vì nếu nó là thực tế, chúng ta sẽ chẳng bao giờ buồn bã cho một khoảnh khắc nào. Chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy thiếu thứ gì. Chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy thiếu sự đồng hành, thiếu sở hữu. Chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy thất vọng, buồn chán. Nếu chúng ta có bao giờ thấy rằng bất cứ điều gì chúng ta nghĩ là có thật, không phải là thật. Những gì thật sự là thực tế, thì hoàn toàn trọn vẹn. Nếu chúng ta không hoàn toàn trọn vẹn, chúng ta không nhìn thấy thực tế đầy đủ. Vì vậy, bất cứ cái nhìn nào mà chúng ta có thể có thì hoặc là sai lầm hoặc chỉ một phần.

Bởi vì nó là sai hay chỉ một phần, và bị chặn bởi bản ngã, chúng ta nên nhìn nó với sự nghi ngờ. Bất cứ điều gì chúng ta bám giữ sẽ làm cho chúng ta bị ràng buộc vào nó. Nếu tôi bám vào chân bàn, tôi không thể nào đi ra khỏi cửa. Không cách nào tôi có thể di chuyển. Tôi bị mắc kẹt. Chỉ đến khi nào tôi buông ra thì tôi mới có cơ hội thoát. Bất cứ sự định danh nào, sở hữu nào mà chúng ta bám víu vào, là những gì cản trở chúng ta không đạt được sự thật siêu việt. Bây giờ chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự chấp thủ này khi chúng ta bám víu vào vật hay người, nhưng chúng ta không thể dễ dàng nhìn thấy tại sao năm uẩn được gọi là ngũ-uẩn-thủ. Đó là tên của chúng, và thật vậy, chúng là những gì chúng ta bám víu vào nhiều nhất. Đó là sự chấp thủ toàn diện. Chúng ta thậm chí không ngừng lại để xem xét khi chúng ta nhìn vào cơ thể mình, và khi chúng ta nhìn vào tâm mình, hay là khi chúng ta nhìn vào cảm giác, tri giác, hành (sự cấu thành tư tưởng) và ý thức — vedana, sañña, sankhara,viññana. Chúng ta nhìn vào cái tâm-và-thân này, nama-rupa, và chúng ta thậm chí còn không nghi ngờ rằng đây là cảm giác của tôi, tri giác của tôi, tư tưởng của tôi, và nhận biết của tôi về ý thức của tôi. Và không có ai khởi sự ngi ngờ cho đến khi họ bắt đầu nhìn thấy. Và đối với cái nhìn đó chúng ta cần một khoảng trống vừa phải để cách biệt với quan điểm và ý kiến.

Clinging is the greatest possessiveness and attachment we have. As long as we cling we cannot see reality. We cannot see reality because clinging is in the way. Clinging colors whatever we believe to be true. Now it is not possible to say "all right, I'll stop clinging." We can't do that. The process of taking the "me" apart, of not believing any more that this is one whole, is a gradual one. But if meditation has any benefit and success, it must show that first of all there is mind and there is body. There isn't one single thing acting in accord all the time. There is mind which is thinking and making the body act. Now that is the first step in knowing oneself a little clearer. And then we can note "this is a feeling" and "I am giving this feeling a name" which means memory and perception. "This is the thought that I am having about this feeling. The feeling has come about because the mind-consciousness has connected with the feeling that has arisen."

Take the four parts of the khandhas that belong to the mind apart. When we do that while it is happening — not now when we are thinking about at-but while it is happening, then we get an inkling that this isn't really me, that these are phenomena that are arising, which stay a moment, and then cease. How long does mind-consciousness stay on one object? And how long do thoughts last? And have we really invited them?

Bám víu là sự mê đắm và gắn bó lớn nhất chúng ta có. Hễ mà chúng ta còn bám víu, chúng ta không thể thấy thực tại. Chúng ta không thể thấy thực tại bởi vì bám víu cản đường. Bám víu hay chấp thủ tô màu bất cứ điều gì chúng ta tin là đúng. Giờ đây không còn khả năng để nói "được rồi, tôi sẽ ngừng bám víu." Chúng ta không thể làm được. Tiến trình tháo gở cái "tôi", để không còn tin rằng đây là một khối, là một diễn biến từ từ. Nhưng nếu thiền định có bất kỳ lợi ích và thành công nào, nó phải thể hiện rằng, trước hết là có tâm và có thân. Không có một thứ duy nhất hành động phù hợp ở khắp mọi thời. Có tâm suy nghĩ và làm cho thân hành động. Đó là bước đầu tiên để biết bản thân rõ hơn một chút. Và sau đó chúng ta có thể lưu ý "đây là một cảm giác" và "tôi đang cho cảm giác này một cái tên", có nghĩa là ghi nhớ và nhận biết. "Đây là ý tưởng tôi có về cảm giác này. Cảm giác xảy ra bởi vì tâm thức đã kết nối với cảm giác phát sinh đó."

Lấy bốn phần của các uẩn thuộc về tâm ra. Khi chúng ta làm điều đó vào lúc nó đang xảy ra — không phải là bây giờ khi chúng ta đang nghĩ về lúc đó — mà là khi nó đang xảy ra, để rồi chúng ta có được một ý niệm mơ hồ rằng đây không thật sự là tôi, rằng mọi hiện tượng đang xảy ra, chỉ ở lại chốc lát, và sau đó chấm dứt. Tâm thức ở lại với một đối tượng trong bao lâu? Và những ý tưởng duy trì được bao lâu? Và chúng ta có thật sự mời chúng đến?

The clinging, the clung-to, are what make the ego arise. Because of clinging the notion of "me" arises and then there is me, and me having all the problems. Without me would there be problems? If there weren't anyone sitting inside me — as we think there is — who is called I or me or John, Claire, then who is having the problem? The khandhas do not have any problems. The khandhas are just processes. They are phenomena, and that is all. They are just going on and on and on. But because I am grasping at them, and trying to hold on to them, and saying: "it's me, it's me feeling, it's me wanting,." then problems arise.

If we really want to get rid of suffering, completely and totally, then clinging has to go. The spiritual path is never one of achievement; it is always one of letting go. The more we let go, the more there is empty and open space for us to see reality. Because what we let go of is no longer there, there is the possibility of just moving without clinging to the results of the movement. As long as we cling to the results of what we do, as long as we cling to the results of what we think, we are bound, we are hemmed in.

Chấp thủ, bám víu vào, là những gì làm cho bản ngã phát sinh. Bởi vì bám víu mà ý tưởng "tôi" phát sinh và sau đó có tôi, và tôi có đủ mọi vấn đề. Không có tôi liệu có vấn đề nào không? Nếu không có ai ngồi ở trong tôi — như chúng ta nghĩ là có — ai là người được gọi là tôi hay John, Claire, để rồi ai đang có vấn đề? Các uẩn không có vấn đề nào cả. Các uẩn chỉ là quy trình. Chúng là hiện tượng, và có thế thôi. Chúng chỉ đang diễn tiến và cứ thế mà diễn tiến. Nhưng bởi vì tôi níu lấy chúng, và cố gắng nắm giữ chúng, và nói, "là tôi, là tôi cảm giác, là tôi muốn," sau đó các vấn đề phát sinh.

Nếu chúng ta thật sự muốn khử trừ đau khổ, hoàn toàn và tất cả, thì chấp thủ phải ra đi. Con đường tâm linh không bao giờ là một thành tích; nó luôn là một buông xả. Hễ chúng ta buông xả càng nhiều, thì sẽ có nhiều khoảng trống và không gian mở rộng cho chúng ta nhìn thấy thực tế. Bởi vì những gì chúng ta buông xả sẽ không ở đó nữa, có khả năng là chỉ đi tới không bám víu vào kết quả của tiến trình. Hễ mà chúng ta còn bám vào kết quả của những gì chúng ta làm, hễ mà chúng ta còn bám vào kết quả của những gì chúng ta nghĩ, chúng ta bị ràng buộc, chúng ta bị vây quanh.

Now there is a third thing that we do: we are interested in becoming something or somebody. Interested in becoming an excellent meditator. Interested in becoming a graduate. Interested in becoming something which we are not. And becoming something stops us from being. When we are stopped from being, we cannot pay attention to what there really is. All this becoming business is, of course, in the future. Since whatever there is in the future is conjecture, it is a dream world we live in. The only reality we can be sure of is this particular moment right now; and this particular moment as you must be able to be aware of — has already passed and this one has passed and the next one has also passed. See how they are all passing! That is the impermanence of it all. Each moment passes, but we cling, trying to hold on to them. Trying to make them a reality. Trying to make them a security. Trying to make them be something which they are not. See how they are all passing. We cannot even say it as quickly as they are doing it.

There is nothing that is secure. Nothing to hold on to, nothing that is stable. The whole universe is constantly falling apart and coming back together. And that includes the mind and the body which we call "I." You may believe it or not, it makes no difference. In order to know it, you must experience it; when you experience it, it's perfectly clear. What one experiences is totally clear. No one can say it is not. They may try, but their objections make no sense because you have experienced it. It's the same thing as biting into the mango to know its taste.

Bây giờ là điều thứ ba mà chúng ta làm: chúng ta muốn trở thành cái gì đó hoặc ai đó. Muốn trở thành một thiền sư xuất sắc. Muốn trở thành một người tốt nghiệp. Muốn trở thành một cái gì đó mà chúng ta không thể. Và việc trở thành cái gì đó ngăn chúng ta khỏi hiện tại. Khi chúng ta bị ngăn cản khỏi hiện tại, chúng ta không thể chú ý đến những gì thật sự là. Dĩ nhiên, tất cả những điều này trở thành vấn đề trong tương lai. Bởi vì bất cứ điều gì chúng ta muốn có trong tương lai chỉ là phỏng đoán, cho nên nó làm cho chúng ta sống trong một thế giới mơ tưởng. Chỉ có một sự thật duy nhất mà chúng ta có thể biết chắc chắn là giây phút hiện tại, và giây phút hiện tại cụ thể này mà bạn phải có khả năng nhận thức — đã trôi qua rồi và cái giây phút kế tiếp cũng đã trôi qua. Bạn thấy chúng đang trôi qua như thế nào rồi đấy! Đó là sự vô thường của vạn vật. Mỗi giây phút trôi qua, nhưng chúng ta vẫn bám víu, cố gắng nắm giữ chúng. Cố gắng làm cho chúng trở thành hiện thực. Cố gắng làm cho chúng là một bảo đảm. Cố gắng làm cho chúng là một cái gì đó mà chúng không phải là. Bạn thấy chúng đang trôi qua như thế nào rồi đấy. Chúng ta thậm chí không thể nói về nó nhanh như chúng đang vận hành nó.

Không có gì là bảo đảm. Không có gì để bám víu vào, không có gì vững chắc. Toàn thể vũ trụ liên tục sụp đổ và quay trở lại với nhau. Và bao gồm luôn cả cái tâm và thân mà chúng ta gọi là "tôi." Bạn có thể tin hay không nhưng cũng không có gì khác biệt. Để biết điều đó, bạn phải kinh nghiệm nó; khi bạn kinh nghiệm nó, nó hoàn toàn rõ ràng. Những gì mà một người kinh nghiệm thì hoàn toàn rõ ràng. Không ai có thể nói là không. Họ có thể thử, nhưng sự phản đối của họ không có ý nghĩa gì bởi vì bạn đã trải nghiệm nó. Nó giống như cắn vào trái xoài để biết hương vị của nó.

To experience it, one needs meditation. An ordinary mind can only know ordinary concepts and ideas. If one wants to understand and experience extraordinary experiences and ideas, one has to have an extraordinary mind. An extraordinary mind comes about through concentration. Most meditators have experienced some stage that is different then the one they are use to. So it is not ordinary any more. But we have to fortify that far more than just the beginning stage. To the point where the mind is truly extraordinary. Extraordinary in the sense that it can direct itself to where it wants to go. Extraordinary in the sense that it no longer gets perturbed by everyday events. And when the mind can concentrate, then it experiences states which it has never known before. To realize that your universe constantly falls apart and comes back together again is a meditative experience. It takes practice, perseverance and patience. And when the mind is unperturbed and still, equanimity, evenmindedness, peacefulness arise.

At that time the mind understands the idea of impermanence to such an extent that it sees itself as totally impermanent. And when one sees one's own mind as being totally impermanent, there is a shift in one's viewpoint. That shift I like to compare with a kaleidoscope that children play with. A slight touch and you get a different picture. The whole thing looks quite different with just a slight shift.

Để kinh nghiệm nó, người ta cần hành thiền. Tâm bình thường chỉ có thể biết những khái niệm và ý tưởng bình thường. Nếu ai muốn hiểu và trải nghiệm những kinh nghiệm và ý tưởng phi thường, người ta phải có cái tâm phi thường. Một tâm phi thường xuất hiện qua thiền định. Đa số các thiền giả đã trải qua một giai đoạn nào đó khác biệt với những gì mà họ thường biết. Vì vậy nó không còn là bình thường nữa. Nhưng chúng ta phải củng cố xa hơn là giai đoạn khởi đầu. Đến một điểm mà tâm thật sự phi thường. Phi thường trong ý nghĩa rằng nó có thể tự hướng dẫn mình đến nơi mà nó muốn đi đến. Phi thường trong ý nghĩa rằng nó không còn bị nhiễu loạn bởi các biến sự hàng ngày. Và khi tâm có thể tập trung, thì sau đó nó kinh nghiệm được những trạng thái mà nó chưa từng biết trước đó. Để nhận ra rằng vũ trụ của bạn liên tục sụp đổ và quay trở lại với nhau lần nữa là một kinh nghiệm thiền định. Nó cần sự thực hành, kiên trì và kiên nhẫn. Và khi tâm không bị nhiễu loạn và được lặng đọng, tâm bình đẳng - tâm xả, trầm tỉnh, an lạc phát sinh.

Vào lúc đó tâm hiểu ý nghĩa của vô thường đến mức mà nó thấy chính nó như là hoàn toàn vô thường. Và khi một người nhìn thấy cái tâm của chính mình như là hoàn toàn vô thường, thì có một sự thay đổi trong quan điểm của người đó. Sự thay đổi đó tôi muốn so sánh với kính vạn hoa cho trẻ em chơi. Một va chạm nhẹ và bạn có một hình ảnh khác. Toàn bộ sự vật trông thấy khác hẳn chỉ với một sự thay đổi nhẹ.

Non-self is experienced through the aspect of impermanence, through the aspect of unsatisfactoriness, and through the aspect of emptiness. Empty of what? The word "emptiness" is so often misunderstood because when one only thinks of it as a concept, one says "what do you mean by empty?" Everything is there: there are the people, and there are their insides, guts and their bones and blood and everything is full of stuff — and the mind is not empty either. It's got ideas, thoughts and feelings. And even when it doesn't have those, what do you mean by emptiness? The only thing that is empty is the emptiness of an entity.

There is no specific entity in anything. That is emptiness. That is the nothingness. That nothingness is also experienced in meditation. It is empty, it is devoid of a specific person, devoid of a specific thing, devoid of anything which makes it permanent, devoid of anything which even makes it important. The whole thing is in flux. So the emptiness is that. And the emptiness is to be seen everywhere; to be seen in oneself. And that is what is called anatta, non-self. Empty of an entity. There is nobody there. It is all imagination. At first that feels very insecure.

Vô ngã được kinh nghiệm qua lăng kính vô thường, qua lăng kính bất toại nguyện, và qua lăng kính tánh không. Không có gì? Từ "không" thường hay bị hiểu lầm bởi vì khi chỉ nghĩ về nó như là một khái niệm, người ta nói "bạn có ý gì về không?" Mợi thứ đều có: có người đó, và có phía bên trong của họ, ruột và xương và máu và mọi thứ có ̣đầy đủ thể chất — và tâm cũng không có rỗng. Nó có ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc. Và thậm chí khi nó không có những thứ đó, Bạn có ý gì về không? Điều duy nhất mà không có gì là tánh không của một thực thể.

Không có một thực thể riêng biệt trong bất cứ thứ gì. Đó là tánh không. Đó là hư vô. Tánh không đó cũng được kinh nghiệm trong thiền định. Nó là hư vô, nó không có một người cụ thể, không có một vật cụ thể, không có bất cứ thứ gì làm cho nó vĩnh viễn, không có bất cứ thứ gì làm cho nó quan trọng. Toàn bộ sự việc là thay đổi liên tục. Vì vậy tánh không là như thế đó. Và tánh không được nhìn thấy khắp mọi nơi, được nhìn thấy trong chính mình. Và đó là những gì được gọi là anatta, vô ngã. Không có một thực thể. Không có ai ở đó. Tất cả đều là tưởng tượng. Thoạt tiên điều đó làm cho cảm thấy bấp bênh, không an toàn.

That person that I've been regarding with so much concern, that person trying to do this or that, that person who will be my security, will be my insurance for a happy life — once I find that person — that person does not really exist. What a frightening and insecure idea that is! What a feeling of fear arises! But as a matter of fact, it's just the reverse. If one accepts and bears that fright and goes through it, one comes to complete and utter relief and release.

I'll give you a simile: Imagine you own a very valuable jewel which is so valuable that you place your trust in it so that should you fall upon hard times, it will look after you. It's so valuable that you can have it as your security. You don't trust anybody. So you have a safe inside your house and that is where you put your jewel. Now you have been working hard for a number of years and you think you deserve a holiday. So now, what to do with the jewel? Obviously you cannot take it with you on your seaside holiday. So you buy new locks for the doors to your house and you bar your windows and you alert your neighbors. You tell them about the proposed holiday and ask them to look after you house — and the safe in it. And they say they will, of course. You should be quite at ease and so you go off on your holiday.

Người mà tôi rất quan tâm đến, người đó cố gắng làm điều này hay điều nọ, người đó sẽ là chỗ dựa của tôi, sẽ là bảo đảm cho cuộc sống hạnh phúc của tôi — một khi tôi tìm thấy người đó — người đó không thật sự hiện hữu. Thật là một ý tưởng đáng sợ và không an toàn chút nào. Ôi mộ̣t nỗi sợ hãi đang phát sinh! Nhưng thật ra thì ngược lại. Nếu ai chấp nhận và chịu đựng nỗi sợ đó và vượt qua được nó, người đó chắc chắn sẽ có được bình an và giải thoát trọn vẹn.

Tôi sẽ cho bạn một so sánh: Tưởng tượng là bạn có một vật trang sức quý giá đến độ bạn tin rằng nếu bạn gặp khó khăn, nó sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn đó. Vì nó rất quý giá nên bạn có thể xem nó như là bảo hiểm của mình. Bạn không tin tưởng bất cứ ai. Vì vậy bạn có một tủ bảo mật trong nhà và đó là nơi bạn cất vật trang sức của mình. Giờ đây, sau một thời gian dài làm việc khó nhọc và bạn nghĩ là mình xứng đáng được nghĩ ngơi. Thế thì sẽ làm gì với món trang sức đây? Dĩ nhiên bạn không thể đem nó theo trong chuyến đi biển nghĩ mát của bạn. Vì vậy bạn mua ổ khoá mới cho căn nhà và làm chấn song cửa sổ và thông báo với những người hàng xóm của bạn. Bạn nói cho họ biết về dự định đi nghĩ mát của bạn và nhờ họ để ý dùm căn nhà của bạn — và cái tủ sắt trong nhà. Và tất nhiên là họ nói họ sẽ để ý. Bạn chắc là cảm thấy yên tâm và thế là rời nhà đi chơi.

You go to the beach, and it's wonderful. Marvelous. The palm trees are swaying in the wind, and the spot you've chosen on the beach is nice and clean. The waves are warm and it's all lovely. The first day you really enjoy yourself. But on the second day you begin to wonder; the neighbors are very nice people, but they do go and visit their children. They are not always at home, and lately there has been a rash of burglaries in the neighborhood. And on the third day you've convinced yourself that something dreadful is going to happen, and you go back home. You walk in and open the safe. Everything is all right. You go over to the neighbors and they ask, "Why did you come back? We were looking after your place. You didn't have to come back. Everything is fine."

The next year, the same thing. Again you tell the neighbors, "Now this time I am really going to stay away for a month. I need this holiday as I've been working hard." So they say, "Absolutely no need to worry, just take off. Go to the beach." So once more you bar the windows, lock the doors, get everything shipshape, and take off for the beach. Again, it's wonderful, beautiful. This time you last for five days. On the fifth day you are convinced that something dreadful must have happened. And you go home. You go home, and by golly, it has. The jewel is gone. You are in a state of complete collapse. Total desperation. Depressed. So you go to the neighbors, but they have no idea what has happened. they've been around all the time. Then you sit and consider the matter and you realize that since the jewel is gone, you might as well go back to the beach and enjoy yourself!

Bạn đi ra bải biển, và nó thật là đẹp. Tuyệt vời. Những cây dừa uốn lượn theo gió, và chỗ bạn chọn trên bải biển đẹp và sạch. Sóng biển ấm áp và đáng yêu làm sao. Ngày đầu tiên bạn thật sự tận hưởng niềm vui của mình. Nhưng vào ngày thứ nhì bạn bắt đầu tự hỏi; Hàng xóm là những người tử tế, nhưng họ cũng cần đi thăm con cháu của họ. Họ không phải luôn ở nhà, và gần đây đã có một loạt những vụ trộm cắp trong khu phố. Và qua ngày thứ ba bạn đã thuyết phục bản thân rằng có chuyện gì khủng khiếp sắp xảy ra, và bạn đi trở về nhà. Bạn bước vào nhà và mở tủ sắt. Tất cả mọi thứ đều ổn. Bạn đi qua nhà hàng xóm và họ hỏi, "Tại sao ông lại trở về? Chúng tôi đang coi chừng nhà của ông. Ông không cần phải trở về. Mọi thứ đều ổn."

Qua năm sau, cũng giống vậy. Bạn lại nói với hàng xóm, "Lần này tôi sẽ thật sự đi xa một tháng. Tôi cần chuyến nghĩ hè này vì tôi đã làm việc mệt nhọc." Rồi họ nói, "Đừng có lo gì hết, cứ đi đi. Ra biển chơi đi." Và rồi một lần nữa bạn đóng chấn song cửa sổ, khóa cửa nhà, chuẩn bị mọi thứ gọn gàng, và đi biển nghĩ mát. Một lần nữa, thật tuyệt vời, đẹp làm sao. Lần này bạn chịu được năm ngày. Đến ngày thứ năm bạn nghĩ rằng chuyện gì khủng khiếp chắc chắn đã xảy ra. Và bạn đi về nhà. Bạn đi về nhà, và hởi ơi, nó xảy ra thiệt. Món trang sức đã biến mất. Bạn ở trong tình trạng hoàn toàn suy sụp. Hoàn toàn tuyệt vọng. Chán nản. Thế là bạn đi qua nhà hàng xóm, nhưng họ không hay biết chuyện gì đã xảy ra, họ ở quanh quẩn suốt thời gian qua. Sau đó bạn ngồi xuống và xem xét vấn đề và bạn nhận ra rằng vì món trang sức đã bị mất, bạn cũng nên quay trở lại vùng biển và vui chơi cho thỏa thích!

That jewel is self. Once it is gone, all the burden of looking after it, all the fears about it, all the barring of doors and windows and heart and mind is no longer necessary. You can just go and enjoy yourself while you're still in this body. After proper investigation, the frightening aspect of losing this thing that seemed so precious turns out to be the only relief and release from worry that there is.

There are three doors to liberation: the signless, the desireless, and emptiness. If we understand impermanence, anicca, fully, it is called the signless liberation. If we understand suffering, dukkha, fully, it is the desireless liberation. If we understand no-self, anatta, fully, then it is the emptiness liberation. Which means we can go through any of these three doors. And to be liberated means never to have to experience an unhappy moment again. It also means something else: it means we are no longer creating kamma. A person who has been completely liberated still acts, still thinks, still speaks and still looks to all intents and purposes like anybody else, but that person has lost the idea that I am thinking, I am speaking, I am acting. Kamma is no longer being made because there is just the thought, just the speech, just the action. There is the experience but no experiencer. And because no kamma is being made any longer, there is no rebirth. That is full enlightenment.

Món trang sức đó là tự ngã. Một khi nó ra đi, tất cả mọi phiền toái trong việc chăm sóc nó, mọi nỗi lo âu về nó, mọi chấn song cho cửa ra vào và cửa sổ và trái tim và tâm không còn cần thiết. Bạn có thể thong dong đi và tận hưởng niềm vui của mình khi bạn vẫn còn ở trong tấm thân này. Sau khi xem xét thật chính xác, cái khía cạnh sợ ḅi mất thứ tưởng chừng là quý giá này hóa ra chỉ là niềm vui trút được mối bận tâm lo lắng mà thôi.

Có ba cánh cửa dẫn đến giải thoát: không danh phận, không khao khát, và tánh không. Nếu chúng ta hiểu vô thường, anicca, một cách đầy đủ, nó được gọi là giải thoát khỏi danh phận. Nếu chúng ta hiểu đau khổ, dukkha, một cách đầy đủ, nó là giải thoát khỏi khát vọng. Nếu chúng ta hiểu vô ngã, anatta, một cách đầy đủ, thì đó là gíac ngộ tánh không. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể đi qua một trong ba cánh cửa này. Và được giải thoát có nghĩa là không bao giờ phải trải qua một khoảnh khắc buồn khổ lần nữa. Nó cũng có nghĩa khác: đó là chúng ta không còn tạo nghiệp. Một người đã hoàn toàn giác ngộ vẫn hành động, vẫn suy nghĩ, vẫn nói và vẫn nhìn vào tất cả mọi dự định và mục tiêu giống như những người khác, nhưng người đó đã đánh mất ý tưởng rằng tôi đang suy nghĩ, tôi đang nói, tôi đang hành động. Nghiệp không còn được tạo ra bởi vì chỉ có ý nghĩ, chỉ có lời nói, chỉ có hành động. Có kinh nghiệm nhưng không có người trải nghiệm. Và bởi vì nghiệp không còn được tạo ra, nên không có tái sinh. Đó là giác ngộ hoàn toàn.

In this tradition, three stages of enlightenment have been classified before one comes to the fourth stage, full enlightenment. The first stage, the one we can concern ourselves with — at least theoretically — is called sotapanna, stream-enterer. It means a person who has seen Nibbana once and has thereby entered the stream. That person cannot be deterred from the Path any more. If the insight is strong, there may be only one more life-time. If the insight is weak, it can be seven more life-times. Having seen Nibbana for oneself once, one loses some of the difficulties one had before. The most drastic hindrance that one loses is the idea that this person we call "I" is a separate entity. The wrong view of self is lost. But that doesn't mean that a sotapanna is constantly aware of no-self. The wrong view is lost. But the right view has to be reinforced again and again and experienced again and again through that reinforcement.

Such a person no longer has any great interest, and certainly no belief, in rites and rituals. They may still be performed because they are traditional or that are customary, but such a person no longer believes they can bring about any kind of liberation (if they ever believed that before). And then a very interesting thing is lost: skeptical doubt. Skeptical doubt is lost because one has seen for oneself that what the Buddha taught was actually so. Until that time skeptical doubt will have to arise again and again because one can easily think: "Well, maybe. Maybe it's so, but how can I be sure?" One can only be sure through one's own experience. Then, of course, there is no skeptical doubt left because one has seen exactly that which has been described, and having seen it, one's own heart and mind gives an understanding which makes it possible to see everything else.

Trong truyền thống này, ba giai đoạn của giác ngộ đã được phân hạng trước khi người ta bước vào giai đoạn thứ tư, hoàn toàn giác ngộ. Giai đoạn đầu tiên, cái mà chúng ta có thể tự quan tâm đến — ít nhất là trên lý thuyết — gọi là sotapanna, quả vị Nhập lưu. Nó có nghĩa là một người đã chứng Niết bàn một lần và vì thế đã bước vào dòng chảy đến Niết bàn. Người đó không thể bị nản chí trên đường Đạo nữa. Nếu tuệ giác mạnh mẽ, có thể chỉ có một lần tái sinh mà thôi. Nếu tuệ giác yếu, có thể có bảy lần tái sinh nữa. Nhờ chứng Niết bàn một lần, người ấy không còn gặp những khó khăn đã từng trải trước đó. Chướng ngại mạnh mẽ nhất mà người đó đánh mất là ý tưởng cho rằng người mà chúng ta gọi là "tôi" đây là một thực thể riêng biệt. Cái nhìn sai lầm về tự ngã không còn nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là vị nhập lưu luôn luôn nhận biết vô ngã. Cái nhìn sai lầm đã mất. Nhưng chánh kiến phải được củng cố nhiều thêm nữa và kinh nghiệm nhiều thêm nữa qua sự củng cố đó.

Người như thế không còn mối quan tâm lớn nào nữa và chắc chắn là không có niềm tin trong các nghi thức và nghi lễ. Họ có thể vẫn thực hiện vì đó là truyền thống hay phong tục, nhưng người đó không còn tin rằng chúng̣ có thể đem lại bất kỳ loại giải thoát nào (nếu họ đã từng tin điều đó trước kia). Và sau đó thì có một điều rất thú vị bị mất đi: đó là hoài nghi. Hoài nghi không còn nữa bởi vì người ấy đã thấy rằng những gì Đức Đhật dạy là thực sự như vậy. Cho đến lúc đó hoài nghi sẽ không còn khởi sinh nữa vì người ấy có thể dễ dàng nghĩ rằng: "Vâng, có lẽ. Có lẽ nó là như vậy, nhưng làm sao tôi có thể biết chắc chắn?" Một người chỉ có thể biết chắc chắn qua kinh nghiệm của riêng mình. Sau đó, tất nhiên là không còn có bất kỳ nỗi hoài nghi nào bởi vì người đó đã thấy chính xác những gì đã được mô tả, và vì nhìn thấy nó, trái tim và tâm của chính họ có được một sự hiểu biết mà làm cho nó có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ khác.

Dhamma must have as its base the understanding that there is no special entity. There is continuity, but there is no special entity. And that continuity is what makes it so difficult for us to see that there really isn't anybody inside the body making things happen. Things are happening anyway. So the first instance of having seen a glimpse of freedom, called stream-entry, makes changes within us. It certainly does not uproot greed and hate — in fact, they are not even mentioned. But through the greater understanding such a person has, the greed and the hate lessen. They are not as strong anymore, and they do not manifest in gross ways, but do remain in subtle ways.

The next stages are the once-returner, then the non-returner, then the arahant. Once-returner, one more life in the five-sense world. Non-returner, no human life necessary, and arahant, fully enlightened. Sensual desire and hate only go with non-returners, and complete conceit of self, only with arahant.

Pháp nên đặt sự hiểu biết rằng không có một thực thể riêng biệt như là nền tảng của nó. Có sự tiếp nối, nhưng không có thực thể riêng biệt. Và sự tiếp nối đó là những gì làm cho thật khó để cho chúng ta thấy rằng thật ra không có bất kỳ ai bên trong thân thể đang làm cho sự việc xảy ra. Dù sao thì sự việc cũng đang xảy ra. Vì vậy giây phút đầu tiên thoáng thấy tự do, gọi là nhập lưu, làm thay đổi nội tâm chúng ta. Nó chắc chắn không nhổ bỏ tham lam và sân hận — thật ra, thậm chí chúng còn không được nhắc đến. Nhưng qua sự hiểu biết nhiều hơn mà một người như thế có, tham lam và sân hận trở nên ít hơn. Chúng không còn mạnh nữa, và chúng không biểu hiện ở dạng thô kệch, nhưng vẫn còn ở dạng tinh tế.

Các giai đoạn kế tiếp là Nhất lai, rồi đến Bất lai, sau đó là A la hán. Nhất lai, một kiếp sống nữa trong thế giới năm-giác-quan. Bất lai, không cần có kiếp người nữa, và A la hán, hoàn toàn giác ngộ. Tham dục và sân hận không còn đến với các vị Bất lai, và hoàn toàn thoát ly khỏi bản ngã, chỉ đến với bậc A la hán.

So we can be quite accepting of the fact that since we are not arahants, we still have greed and hate. It isn't a matter of blaming oneself for having them: it's a matter of understanding where these come from. They come from the delusion of me. I want to protect this jewel which is me. That is how they arise. But with the continued practice of meditation, the mind can become clearer and clearer. It finally understands. And when it does understand, it can see transcendental reality. Even if seen for one thought-moment, the experience is of great impact and makes a marked change in our lives.

Vì vậy chúng ta có thể chấp nhận sự thật là bởi vì chúng ta không phải là A la hán, chúng ta vẫn có tham và sân. Vấn đề không phải là chê trách bản thân vì có chúng: mà vấn đề là phải biết chúng đến từ đâu. Chúng đến từ sự lầm tưởng về cái tôi. Tôi muốn bảo vệ viên ngọc quý này, là cái tôi. Đó là cách chúng phát sinh. Nhưng với sự liên tục thực hành thiền định, tâm có thể trở nên trong sáng hơn và trong sáng hơn nữa. Cuối cùng nó cũng hiểu được. Và khi nó hiểu được, nó có thể thấy thực tại siêu việt. Thậm chí nếu chỉ thấy trong một khoảnh khắc tư tưởng, kinh nghiệm đó có ảnh hưởng lớn và tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong cuộc sống của chúng ta.

About the Author

Sister Khema was born in Germany, educated in Scotland and China, and later became a United States citizen. She now lives at Wat Buddha Dhamma Forest Monastery near Sydney Australia, which was established in 1978 on land purchased and donated by her. In 1979 she ordained as a Nun in Sri Lanka, and in 1982 she established the International Buddhist Women's Centre near Colombo. She spends most of her time teaching meditation course in different parts of the world. Rains Retreat is spent in Sri Lanka.

Giới thiệu về Tác giả

Sư cô Khema sinh ra ở Đức, được giáo dục tại Scotland và Trung Hoa, sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Hiện nay sư cô sống ở Tu viện Wat Buddha Dhamma Forest gần Sydney Autralia, tu viện được thành lập vào năm 1978 trên mảnh đất được mua và hiến tặng bởi sư cô. Năm 1979 cô được truyền giới làm sư cô ở Sri Lanka, và vào năm 1982 sư cô thành lập trung tâm International Buddhist Women's Centre gần Colombo. Sư cô dành hầu hết thời giờ của mình giảng dạy thiền ở nhiều nơi trên thế giới. An cư kiết hạ ở Sri Lanka.

©1984 Buddhist Publication Society.
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge and, in the case of reprinting, only in quantities of no more than 50 copies; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. Bodhi Leaves No. 95 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1984). Transcribed from the print edition in 1994 by Pat Lapensee under the auspices of the DharmaNet Dharma Book Transcription Project, with the kind permission of the Buddhist Publication Society. Last revised for Access to Insight on 2 November 2013.

©1984 Buddhist Publication Society.
Bạn có thể sao chép, in lại, phát hành và phân phối lại tác phẩm này bằng bất cứ phương tiện nào, với điều kiện là (1) bạn chỉ cung cấp những bản sao này, v.v. qua hình thức biếu tặng, và trong trường hợp in lại, chỉ với số lượng 50 bản trở xuống; (2) bạn chỉ ra rõ ràng rằng bất cứ dẫn xuất của bài này (kể cả bản dịch) được trích dẫn từ nguồn tài liệu này; và (3) bạn bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất cứ bản sao hay trích dẫn của tác phẩm này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Bodhi Leaves No. 95 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1984). Chép lại từ ấn bản in vào năm 1994 bởi Pat Lapensee dưới sự bảo trợ của DharmaNet Dharma Book Transcription Project, với sự cho phép của hội Buddhist Publication Society. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 2 tháng 11 năm 2013.

How to cite this document (a suggested style): "Meditating on No-Self: A Dhamma Talk (Edited for Bodhi Leaves)", by Sister Khema. Access to Insight (Legacy Edition), 2 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/khema/bl095.html .

Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Meditating on No-Self - Thiền Quán về Vô Ngã: Bài Thuyết Pháp (Viết cho Bodhi Leaves)", bởi sư cô Khema.
Access to Insight (Legacy Edition), 2 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/lee/conciousnesses.html .

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 03-18-2016

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |