Contents

Mục Lục

Homage to him... to that bhikkhu who, Brahma-like, can see in a moment's flash the thousandfold universe before his eyes; who, master of magic powers, can also see in the flow of time the gods' arising and their death.

Theragatha (Verses of the Elders), verse 1181.

Kính lễ tôn giả... đại lão tỳ khưu, như bậc Phạm Thiên, có thể nhìn thấy trong khoảnh khắc hàng ngàn vũ trụ trước mắt ngài; bậc đại thần thông, cũng có thể nhìn thấy trong dòng thời gian sự sinh trưởng và quá vãng của chư thiên.

Theragatha (Trưởng Lão Tăng Kệ), câu 1181.

1. His Youth   [1]

Near the capital of the kingdom of Magadha (today in the Indian State of Bihar) there were several townships. In one of them, Kolita Moggallana was born in a Brahmanic family which claimed descent from Mudgala, one of the ancient seers. Thus this clan was named "the Moggallans." The small town was inhabited entirely by Brahmans and was "ultra-conservative." Kolita's father was born of the most prominent family from which usually the town's mayor was appointed. Being a member of such a high caste and of the town's most respected family, his father was almost like a petty king. Thus Kolita grew up in an environment of wealth and honor, knowing of no sorrows. He was educated entirely in the Brahmanic tradition which was based on the law of the seeds and ripening of actions. As a matter of course, that education included the belief in a life beyond, making it part and parcel of every-day life and its rituals.

Kolita's family lived on very friendly terms with another Brahmanic family from a neighboring village. On the very day of Kolita's birth, also to the other family a son was born whom they named Upatissa. When the children grew up they became friends and soon they were inseparable. Whatever they did, they did together, whether it was play or study, pleasure or work. Always they were seen together, and their undisturbed friendship was to last for life, for more than eighty years. They never quarreled nor bore a grudge against each other. Always they lived amicably and stuck together in whatever difficulties. Yet in their character dispositions they were quite different. Upatissa was more of a pioneer type, daring and enterprising, while Kolita's way was to preserve, to cultivate and to enrich what he had gained. Also their place within their families was different. Kolita was the only child, but Upatissa had three brothers and three sisters. To both, their friendship meant so much and filled their daily life to such an extent that as young men, they had little interest in the other sex, though they were not quite free from the light-heartedness and indulgences of their youthful age. Each of them was the leader of a group of friends with whom they undertook many kinds of play and sport in high spirits. When they went to the river, Kolita's companions came on horse back and those of Upatissa were carried in palanquins. It was similar with Francis of Assisi: he, too, had been the leader of a group of playboys, and like him, both friends, too, had been enamored by the intoxications of youth, health and life.

1. Thời Niên Thiếu của Tôn giả   [1]

Gần kinh thành của xứ Ma Kiệt Đà (ngày nay thuộc bang Bihar của Ấn Độ) có vài thị trấn. Tại một trong số thị trấn đó, Kolita Moggallana được sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn có nguồn gốc từ Mudgala, một trong những nhà tiên tri cổ xưa. Do đó bộ tộc này tên là "Moggallans". Thị trấn này là nơi sinh sống của người Bà-la-môn và "cực kỳ bảo thủ". Cha của Kolita sinh ra từ một gia đình nổi tiếng nhất mà con cháu thường được bổ nhiệm làm thị trưởng của thị trấn. Là thành viên của giai cấp cao như vậy và của một gia đình được kính trọng nhất của thị trấn, cha của ông gần giống như một tiểu vương. Vì thế Kolita lớn lên trong môi trường giàu có và danh giá, không biết đến phiền muộn. Ông được giáo dục hoàn toàn theo truyền thống Bà-la-môn vốn dựa vào luật nhân quả. Như một điều tất nhiên, sự giáo dục đó bao gồm niềm tin về kiếp vị lai, khiến nó trở thành phần thiết yếu của cuộc sống và nghi lễ hàng ngày.

Gia đình của Kolita sống thân thiện với một gia đình Bà-la-môn khác ở làng lân cận. Vào đúng ngày sinh của Kolita, gia đình kia cũng có con trai sinh ra và được đặt tên là Upatissa. Khi hai trẻ lớn lên họ trở thành đôi bạn thân thiết không thể tách rời. Bất cứ điều gì họ làm thì họ làm cùng nhau, dù đó là chơi hay học, giải trí hay công việc. Họ luôn đi chung với nhau, và tình bằng hữu của họ kéo dài suốt đời, đến hơn tám mươi năm. Họ không bao giờ cải vã hay ganh ghét nhau. Họ luôn sống thân thiện và gắn bó với nhau trong mọi khó khăn. Tuy nhiên tánh tình của họ thì lại khá khác biệt. Upatissa thì có cá tính tiên phong, táo bạo và mạo hiểm, trong khi Kolita thì lại bảo tồn, trau giồi và làm phong phú những gì ông đã đạt được. Vị trí của họ trong gia đình cũng khác nhau. Kolita là con một, nhưng Upatissa có ba anh em trai và ba chị em gái. Đối với họ tình bằng hữu có ý nghĩa rất lớn và lấp đầy cuộc sống hàng ngày của họ đến mức dù là thanh niên, họ không hề để ý đến người khác phái, mặc dù họ không hoàn toàn thoát khỏi sự nhẹ dạ và phóng túng của tuổi trẻ. Mỗi người là thủ lĩnh của một nhóm bạn mà họ dẫn dắt trong các trò giải trí và thể thao với tinh thần cao. Khi họ đi ra sông, nhóm bạn đồng hành của Kolita thì cưởi ngựa còn bạn của Upatissa thì đi kiệu. Tương tự như Francis của Assisi: ông cũng là thủ lĩnh của một nhóm bạn ăn chơi, và giống như ông, cả hai người bạn này cũng bị mê hoặc bởi sự say mê của tuổi trẻ, sức khỏe và cuộc sống.

In Rajagaha, Magadha's capital, there was annually a great public celebration with popular shows and amusements, which was called "the hill festival." Of course, both friends, too, went to enjoy it. They had places reserved for them from where they could easily watch the entertainments. When there was something to laugh, they to joined in the laughter, and when there was something fascinating they too got excited. They enjoyed these entertainments so much that they went there also for a second day and continued to watch keenly the performances, which were a mixture of folksy comedies and old legends. But the heightening of their joyful mood which they had expected failed to come. Still they had their places reserved for the third day too, as a new program of entertainments had been announced in glowing terms. They slept badly that night as the impressions of the previous day still haunted their minds. While thus kept awake, Kolita thought: "What's the use of all that for us? Is there really anything worthwhile to be seen? What benefit does it give? After a few years, these glamorous actors will be old and feeble; they will leave the stage of life and continue their migrations through existence, driven by their cravings. The same it is with us. These actors cannot help themselves to solve the problem of existence. How, then, can they help us? We just waste here our time instead of thinking of our liberation!"

Upatissa, too, had spent a restless night, and quite similar thoughts had come to him. He reflected how these ancient myths and legends dramatized in those performances, actually concerned the reality of rebirth; but the jokes and frolics overlaying those ideas in the plays, pretended that there was only this present life one need be concerned with. Was this not an artificial suppression and repression of truth by vain illusions?

Ở thành Vương Xá (Rajagaha), thủ đô của xứ Ma Kiệt Đà (Magadha), hàng năm có một lễ hội lớn với những màn trình diễn văn nghệ và trò chơi giải trí, được gọi là "đồi lễ hội." Dĩ nhiên, cả hai người bạn cũng đi đến đó để thưởng thức. Họ đã dành chỗ để có thể dễ dàng xem văn nghệ. Khi có điều đáng cười, họ cùng nhau cười, và khi có màn kịch hấp dẫn họ cũng rất phấn khích. Họ ưa thích những trò giải trí này nhiều đến nỗi họ trở lại đó ngày thứ nhì và tiếp tục say mê xem các màn trình diễn văn nghệ, bao gồm các hài kịch có tính cách dân gian và huyền thoại xưa. Nhưng tâm trạng vui với nồng độ cao hơn mà họ trông đợi đã không đến. Tuy nhiên họ vẫn dành chỗ cho ngày thứ ba, vì một chương trình giải trí mới đã được công bố rầm rộ. Tối đó họ ngủ không ngon vì những ấn tượng của ngày hôm trước vẫn ám ảnh họ. Vì thế trong khi còn thức, Kolita suy nghĩ: "Lợi ích của tất cả những thứ đó cho chúng ta là gì? Thật ra có gì đáng để xem không? Nó mang lại lợi ích gì? Sau vài năm, những diễn viên với vẻ đẹp hào nhoáng này sẽ già yếu đi; họ sẽ rời đời sống sân khấu và tiếp tục cuộc hành trình của họ qua đời sống, thúc đẩy bởi những ham muốn của họ, Chúng ta cũng vậy. Những diễn viên này không thể tự giải quyết vấn đề của đời sống. Thế thì họ có thể giúp chúng ta như thế nào? Chúng ta chỉ lãng phí thời giờ ở đây thay vì nghĩ đến sự giải thoát của chúng ta!"

Upatissa cũng mất ngủ suốt đêm, và những suy nghĩ tương tự đã đến với ông. Ông hồi tưởng về việc những huyền thoại và truyền thuyết cổ xưa được kịch tính trong các màn trình diễn đó, thật ra liên quan đến thực tế của sự tái sinh như thế nào; nhưng các lời nói đùa và trò hài hước bao trùm những ý tưởng đó trong các vở kịch, giả vờ rằng chỉ có kiếp sống hiện tại là điều người ta cần quan tâm đến. Đây không phải là sự đàn áp giả tạo và chế ngự sự thật bởi ảo tưởng hảo huyền sao?

When, on the morning of the third day, they went to their places at the festival, Kolita said to his friend: "What is the matter with you? You are not as merry as you have been. What depresses you?" His friend replied: "Tell me, what is the use to us of all these pleasures of eye and ear? It is absolutely useless and worthless! What I would rather do is seek a way of release from that devastating law of impermanence, a way to liberation from the fleeting illusions of life which alluringly haunt us and yet leave us empty. That is what went through my head and made me think. But you, too, dear Kolita, look anything else but cheerful!" Kolita replied: "I have felt the same as you did. Why should we stay any longer here, in this unholy vanity show? We should seek the way to the Holy!" When Upatissa heard that his friend had the very same wish, he happily exclaimed: "That is a good thought that came to us independent from each other! We have wasted our life and our time long enough with all those unprofitable things. But if one earnestly seeks a teaching of deliverance, one has to give up home and possessions and go forth as a homeless pilgrim, free of worldly and sensual bonds, rising above them like a feathered bird."

So the two friends decided to take the life of ascetics who then, as they still do now, wandered in large numbers along the roads of India in search of a spiritual teacher, a Guru, who could guide them. When they told their followers about their decision, these young men were so impressed that most of them joined in that spiritual quest. So all of them gave up home life, took off the sacred Brahmanic thread, cut hair and beard and put on the pale earth-colored garments of religious wanderers. Discarding all distinguishing marks and privileges of their caste, they entered the classless society of ascetics.

Vào buổi sáng của ngày thứ ba, khi họ đi đến chỗ của họ tại hội chợ, Kolita nói với bạn ông: "Bạn có vấn đề gì vậy? Trông bạn không được vui như mọi khi. Điều gì làm bạn thất vọng? Bạn ông trả lời: "Nói cho tôi biết, tất cả những niềm vui mắt thấy tai nghe này mang lại lợi ích gì cho chúng ta? Nó hoàn toàn vô dụng và vô giá trị! Điều tôi muốn làm là tìm cách thoát khỏi luật vô thường tàn khốc đó, cách để thoát khỏi những ảo tưởng thoáng qua của đời sống vốn gây ám ảnh cho chúng ta và còn làm cho chúng ta cảm thấy trống rỗng. Đó là những gì đi qua đầu tôi và khiến tôi suy nghĩ. Nhưng bạn Kolita thân mến của tôi ơi, trông bạn cũng không vui vẻ chút nào!" Kolita trả lời: "Tôi cũng cảm thấy giống như bạn. Tại sao chúng ta phải ở lại đây lâu hơn, trong buổi văn nghệ phù phiếm vô vị này? Chúng ta nên đi tìm con đường dẫn đến sự Thánh thiện! Khi Upatissa nghe tin bạn mình có cùng niềm mong muốn, ông vui sướng thốt lên: "Chúng ta không hẹn mà lại có chung một tư tưởng tốt! Chúng ta đã lãng phí cuộc đời và thời giờ của mình cho tất cả những điều vô ích đó nhiều rồi. Nhưng nếu ta thật lòng tìm kiếm một giáo lý về sự giải thoát, ta phải từ bỏ nhà cửa và tài sản và ra đi như một tu sĩ du phương, thoát khỏi những ràng buộc thế gian và cảm xúc, vượt lên trên chúng như loài chim.

Vì vậy hai người bạn quyết định chọn đời sống tu sĩ khổ hạnh và sau đó, như họ vẫn làm bây giờ, đi lang thang khắp nẻo đường của Ấn Độ để tìm kiếm một vị thầy tâm linh, một Đạo Sư, có thể hướng dẫn họ. Khi họ nói cho nhóm bạn của họ biết về quyết định của mình, những thanh niên này đã cảm kích đến độ đa số họ tham gia vào sự tìm kiếm tâm linh đó. Thế là tất cả bọn họ từ bỏ cuộc sống gia đình, cởi bỏ sợi dây Bà-la-môn thiêng liêng, cắt râu tóc và khoác vào bộ y màu đất nhợt nhạt của tu sĩ du phương. Loại bỏ mọi dấu hiệu phân biệt và đặc quyền của đẳng cấp của họ, họ bước vào xã hội không giai cấp của những tu sĩ khổ hạnh .

2. The Years of Wandering and Spiritual Search  

It was about the same time when Prince Siddhattha married (and thus, for the time-being at least, made another step into worldly life) that Kolita and Upatissa left behind their worldly homes and started upon their quest for inner peace and salvation. Together with their friends, they began a period of training under a spiritual teacher, just as the Bodhisatta did later.

At that time, there were many teachers with many different views. Some of them even taught amoralism, others taught fatalism, and again others taught materialism. Both friends realized the hollowness of such teachings early enough and thus did not take them too seriously. In Rajagaha, however, there was one teacher who appealed to them. His name was Sanjaya who, according to tradition, was identical with Sanjaya Belatthaputta, mentioned in the Pali canon as one of the six non-Buddhist teachers. Under him the group of friends was ordained, which added considerably to Sanjaya's reputation. What did he teach them? The texts do not provide an answer to this question in a way we are used to, but only some key ideas are briefly indicated, which, for the Indian of those days, was sufficient for making them understand the substance of these teachings.

2. Những Năm Lang Thang và Mưu Cầu Tâm Linh  

Vào cùng ngày Thái tử Siddhattha kết hôn (và như thế, ít nhất vào lúc đó, đi một bước khác vào đời sống thế gian) thì Kolita và Upatissa giã từ ngôi nhà trần tục và bắt đầu hành trình tìm kiếm sự bình an và giải thoát nội tâm của họ. Cùng với bạn bè, họ bắt đầu một giai đoạn huấn luyện dưới một vị thầy tâm linh, giống như Bồ Tát đã làm sau đó.

Vào thời điểm đó, có nhiều vị thầy với nhiều quan điểm khác nhau. Một số họ thậm chí còn dạy chủ nghĩa vô luân, người khác dạy chủ nghĩa định mạng, và một số khác lại dạy chủ nghĩa duy vật. Cả hai người bạn sớm nhận ra sự trống rỗng của những giáo lý như vậy và do đó không chú trọng chúng. Tuy nhiên, ở Rajagaha có một vị thầy đã gợi sự chú ý của họ. Ông tên là Sanjaya, theo truyền thuyết, cũng là Sanjaya Belatthaputta, được đề cập đến trong kinh điển Pali là một trong sáu vị thầy không theo đạo Phật. Nhóm bạn được truyền giáo dưới trướng của ông, điều này làm gia tăng uy tín của Sanjaya một cách đáng kể. Ông đã dạy họ những gì? Văn bản không cung cấp lời giải đáp cho câu hỏi này theo cách chúng ta thường biết, nhưng chỉ có một số ý tưởng chính được trình bày một cách vắn tắt, mà đối với người Ấn Độ thuở ấy, là đủ cho họ hiểu được bản chất của các giáo lý này.

Contrary to other ascetic teachers who made definite dogmatic statements about specific topics, Sanjaya posed what may be called "the deepest existential problems" in a more comprehensive way. Firstly: Is there another world beyond our empirical surface experience? Secondly: After the death of this material body, does one appear in that other world by way of a purely mental birth process as a spontaneously arisen being? Thirdly: Whatever action one had committed in this carnal existence, be it good or bad, will it take effect in the next life, be it of a spiritual or human type, by way of reward or punishment, thus constituting our destiny? Fourthly: What, finally, is the destiny of a Perfected One after death? In which way is it possible to conceive and describe his state or condition? Whenever such questions were raised by ancient Indian thinkers, four alternative types of answers were thought to be possible: affirmation; negation; partial affirmation and partial negation; neither affirmation nor negation. Sanjaya, however, taught that, with regard to the questions mentioned, none of those four positions was acceptable as a solution; they all contained unresolvable contradictions (antinomies), and therefore one should refrain from any judgment about these problems. Here it may be noted that, from the four sets of antinomies which often occur in the Pali scriptures (e.g., Majjh. 63), only the fourth set is identical with Sanjaya's problems, namely the one concerning the after-death state of a Perfected One.

While other ascetic teachers as a solution of their problems always advocated one of the four logical alternatives — yes, no, yes and no, neither-nor — Sanjaya did not commit himself to any of them. Especially, he did not commit himself dogmatically to the unprovable assertion (made, for instance, by popular natural science) that there is no world beyond, no mind-made (astral) body, no law of Karma and no survival after death. In that attitude, he clearly differed from the materialists of his time. He rather taught that, in view of the unresolvable nature of these problems, one should keep to a stance of detachment and impartiality, not tolerating the slightest bias towards approval or disapproval of any of these theories and their consequences. From that we can see that he was a confirmed agnostic and skeptic of a peculiar brand who tried to convert the purely negative "Ignorabimus" ("We cannot know") into a definite philosophical attitude. In some ways, he was what we nowadays would call an existentialist. He taught, so to speak, a kind of dialectical existentialism, instead of dialectical materialism.

Trái với các vị thầy khổ hạnh khác thường đưa ra những tuyên bố giáo điều nhất định về các chủ đề cụ thể, Sanjaya đặt ra cái mà có thể gọi là "những vấn đề sâu xa nhất của sự tồn tại" một cách toàn diện hơn. Thứ nhất: Có thế giới nào khác ngoài kinh nghiệm bề mặt thực nghiệm của chúng ta không? Thứ nhì: Sau cái chết của thân xác này, ta có xuất hiện ở thế giới khác bằng một quá trình sinh ra thuần túy tâm linh như một sinh linh một cách ngẫu nhiên không? Thứ ba: Bất cứ hành động nào mà ta đã thực hiện trong cõi đời này, dù tốt hay xấu, nó sẽ có hiệu lực trong cuộc sống kế tiếp, là linh hồn hay là người, bằng cách thưởng hay trừng phạt, do đó tạo nên vận mạng của chúng ta không? Thứ tư: Cuối cùng, vận mạng của một Đấng Toàn Giác sau khi chết là gì? Nó có thể cấu thành và mô tả trạng thái hay thân phận của vị ấy bằng cách nào? Bất cứ khi nào những câu hỏi như vậy được nêu lên bởi các nhà tư tưởng Ấn Độ cổ đại, bốn phương án cho sự trả lời có thể là: khẳng định; phủ định, khẳng định một phần và phủ định một phần; không khẳng định cũng không phủ định. Tuy nhiên, Sanjaya dạy rằng, liên quan đến các câu hỏi vừa đề cập, bốn thái độ đó đều không thể chấp nhận như một giải pháp; chúng đều chứa đựng những mâu thuẩn không thể giải quyết được, và vì thế ta nên tránh bất cứ phán xét nào về những vấn đề này. Ở đây có thể lưu ý rằng, trong bốn loại lý luận khác nhau vốn thường xuất hiện trong kinh điển Pali (ví dụ, Majjh. 63), chỉ có loại thứ tư là giống hệt với các vấn đề của Sanjaya, cụ thể là loại liên quan đến trạng thái sau khi chết của một Đấng Toàn Giác.

Trong khi các vị thầy khổ hạnh khác luôn ủng hộ một trong bốn phương án lý luận như một giải pháp cho các vấn đề của họ — có, không, có và không, không phải có cũng không phải không — Sanjaya không ủng hộ một trong những thái độ này. Nhất là, ông không cam kết một cách giáo điều cho sự khẳng định bất khả chứng thực (ví dụ, bằng khoa học thiên nhiên phổ thông) rằng không có thế giới bên kia, không có linh hồn, không có luật Nhân quả và không có sự tồn tại sau khi chết. Trong thái độ đó, ông rõ ràng khác với các nhà duy vật học của thời đại ông. Thay vào đó ông dạy rằng, theo quan điểm về bản tính bất khả giải quyết của những vấn đề này, ta nên giữ lập trường trung lập và vô tư, không chấp nhận thiên kiến nào dù nhỏ nhặt đối với sự chấp thuận hay không chấp thuận bất kỳ lý thuyết nào và hậu quả của chúng. Từ đó chúng ta thấy rằng ông là người theo thuyết bất khả tri và hoài nghi về một trường phái đặc thù, người cố gắng chuyển đổi thái độ "bất khả tri" ("Chúng ta không thể biết") một cách hoàn toàn tiêu cực qua một thái độ triết lý rõ ràng. Theo cách nào đó, ông là người mà ngày nay chúng ta gọi là nhà hiện sinh học. Vì vậy có thể nói rằng, ông dạy chủ nghĩa hiện sinh biện chứng, thay vì chủ nghĩa duy vật biện chứng.

An Indian king Ajatasattu, reported to the Buddha the following talk he had with the ascetic Sanjaya:

"One day I went to Sanjaya of the Belattha clan and I asked him: 'Can you, sir, declare to me an immediate fruit, visible in this very world, of the life of a recluse?' Being thus asked, Sanjaya said: 'If you asked me whether there is another world — well, if I thought there were, I would say so. But I don't say so. And I don't think it is thus or thus. And I don't think it is otherwise. And I don't deny it. And I don't say there neither is nor is not, another world. And if you asked me about the beings produced spontaneously; or whether there is any fruit, any result, of good or bad actions; or whether a Tathagata continues or not after death — to each or any of these questions do I give the same reply.'

"Thus, Lord, did Sanjaya of the Belattha clan, when asked what was the immediate fruit and advantage in the life of a recluse, show his manner or prevarication."

— Digha Nikaya No. 2; adapted from the translation by T.W. Rhys Davids.

Một vị vua Ấn Độ tên là Ajatasattu đã tường thuật cho Đức Phật về cuộc nói chuyện sau đây của ông với nhà khổ hạnh Sanjaya:

"Một ngày nọ tôi đến gặp Sanjaya của bộ tộc Belattha và hỏi ông ấy: 'Thưa ông, ông có thể cho tôi biết một kết quả ngay lập tức, nhìn thấy được trong thế giới này, về đời sống của một nhà ẩn dật?' Sanjaya trả lời câu hỏi như thế này: 'Nếu ông hỏi tôi liệu có một thế giới khác không — nếu tôi nghĩ là có thì tôi sẽ nói như vậy. Nhưng tôi không nói như vậy. Và tôi không nghĩ rằng nó như thế này hay thế nọ. Và tôi không nghĩ theo cách khác. Và tôi không phủ nhận nó. Và tôi không nói rằng không phải có mà cũng không phải không có một thế giới khác. Và nếu ông hỏi tôi liệu chúng sinh được tạo ra một cách ngẫu nhiên; hay liệu có bất kỳ quả vị, bất kỳ kết quả, của các hành động tốt hay xấu; hay liệu một đấng Như lai tồn tại sau khi chết hay không — tôi đều đưa ra câu trả lời tương tự cho bất kỳ một trong số các câu hỏi này.'

"Như thế, bạch Đức Thế Tôn, có phải Sanjaya của bộ tộc Belattha, khi được hỏi về kết quả và lợi thế trong đời sống của một nhà ẩn dật, cho thấy tính cách hay lối nói quanh co của ông ấy chăng."

— Digha Nikaya số 2; phỏng theo lời dịch của T.W. Rhys Davids.

But Kolita and Upatissa who, at that time, had not found any better teacher, were attracted by Sanjaya as they must have felt that his philosophical stance was something more than mere evasion. Yet, after a short time, they realized that Sanjaya did not know what they were searching for: a cure for the illness of universal suffering. Besides, they intuitively felt sure that there actually was another world, that there were mind-born beings (as, e.g., deities), and that there was a moral recompense of actions. In so far, their understanding went beyond that of their skeptical teacher. Furthermore, Sanjaya, in total contradiction to his dogmatic skepticism, had once declared that his best disciples had been reborn at such and such a place (Samy. 44, 9). Hence, one day, the two friends approached Sanjaya and asked him whether he had still other teachings to convey than those they had learned from him. To this he replied: "That is all. You know my entire teaching." Hearing this, they decided to leave and to continue their search. They felt that it was for finding liberation that they had left their families, and not for the sake of endless and futile agnostic arguments.

Thus, for a second time, they took up the life of wanderers in search of truth. Again, they walked across India for many years, from North to South, from East to West. They endured the dust of the road and the tormenting heat, the rain and the wind, being spurred on by thoughts that moved the mind of many Indians:

"I am a victim of birth, aging and death, of sorrow, lamentations, pains, griefs and despairs. I am a victim of suffering, a prey of suffering. Surely, an end of this whole mass of suffering is discovered!"

— Majjh. 28; trans. Ñanamoli.

Nhưng Kolita và Upatissa, vào thời điểm đó không tìm thấy vị thầy nào tốt hơn, bị thu hút bởi Sanjaya vì họ cảm thấy rằng lập trường triết lý của ông là một cái gì đó chứ không phải chỉ là sự tránh né. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, họ nhận ra rằng Sanjaya không biết cái mà họ đang tìm kiếm: một phương thuốc cho căn bệnh đau khổ phổ quát. Bên cạnh đó, họ trực giác rằng thật sự có một thế giới khác, rằng có linh hồn (ví dụ, thần linh), và có sự đền bù hợp với luân lý của những hành động. Cho đến nay, sự hiểu biết của họ đã vượt qua vị thầy có quan điểm hoài nghi của họ. Hơn nữa, Sanjaya, trái ngược với học thuyết hoài nghi giáo điều của ông, đã từng tuyên bố rằng các đệ tử giỏi nhất của ông đã được tái sinh ở nơi như thế này thế nọ (Samy. 44 9). Do đó, một ngày kia, đôi bạn đến gặp Sanjaya v̀a hỏi liệu ông còn truyền đạt những giáo lý khác hơn những gì họ đã học được từ ông không. Ông đã trả lời: "Đó là tất cả. Các bạn đã biết toàn bộ giáo lý của tôi." Khi nghe vậy, họ quyết định ra đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm của họ. Họ cảm thấy rằng chính vì mưu cầu giải thoát mà họ đã rời bỏ gia đình, chứ không phải vì lợi ích của những tranh luận về thuyết bất khả tri đến vô tận và vô ích.

Vì thế, lần thứ nhì, họ chọn cuộc đời của những kẻ lang thang đi tìm chân lý. Lần nữa, họ đi khắp Ấn Độ trong nhiều năm, từ Bắc xuống Nam, từ Đông qua Tây. Họ chịu đựng bụi đường và sức nóng khắc nghiệt, mưa và gió, bị thúc đẩy bởi những tư tưởng làm lay động tâm trí của nhiều người Ấn Độ:

"Tôi là nạn nhân của sinh, lão và tử, của phiền não, than thở, đau đớn, buồn rầu và tuyệt vọng. Tôi là nạn nhân của đau khổ, con mồi của đau khổ. Chắc chắn, sự chấm dứt toàn bộ khối đau khổ này sẽ được phát hiện!"

— Majjh. 28; dịch bởi Ñanamoli.

In their travels they met many ascetics and brahmans who had the reputation to be exceptionally wise. With them they had religious talks on God and world, heaven and hell and on the meaning of life and the way of salvation. But with their keen and critical minds trained by Sanjaya's skepticism, they very soon realized the emptiness of all those assertions and the learned ignorance of these philosophers. None of these teachers could answer their probing questions, while the two friends themselves were quite able to reply when questioned.

There is no record that tells us to which other teachers they had gone. But it would be surprising if the two truth-seekers had not met such mystics and sages as for instance the seer Bavari of great meditative power or the two teachers of Formless Infinity whose disciple the Bodhisattva was for some time. But from their life story we can conclude that the two attained as little to the world-transcending experience of liberation as the Bodhisattva did. What may have been the cause of that lack of attainment?

Trong chuyến đi của họ, họ đã gặp nhiều tu sĩ khổ hạnh và bà-la-môn có tiếng là rất thông thái. Họ có những cuộc đàm luận tín ngưỡng về Thiên Chúa và thế giới, thiên đường và địa ngục và ý nghĩa của đời sống và con đường giải thoát. Nhưng với tư duy sắc sảo và trí phán đoán được huấn luyện bởi chủ nghĩa hoài nghi của Sanjaya, họ đã sớm nhận ra sự trống rỗng của tất cả những tuyên bố đó và sự thiếu hiểu biết của các triết gia này. Không ai trong số các vị thầy này có thể trả lời những thắc mắc của họ, trong khi đôi bạn có đủ khả năng để trả lời khi bị hỏi.

Không có tài liệu nào nói về các vị thầy mà họ đã gặp. Nhưng thật đáng ngạc nhiên nếu hai người đi tìm chân lý đó không gặp các nhà thần học và hiền triết chẳng hạn như nhà tiên tri Bavari với năng lực thiền định to tát hay hai vị thầy của thiền Vô Sắc Vô Biên Xứ Thiên, mà Bồ Tát đã có lúc là đệ tử của họ. Nhưng từ chuyện đời của họ, chúng ta có thể kết luận rằng cả hai đạt được rất ít kinh nghiêm giải thoát siêu việt so với Bồ Tát. Điều gì có thể là nguyên nhân gây ra sự thiếu thành tựu đó?

There are two possibilities for spiritual seekers: either to gain inner peace and serenity by deep meditation (samadhi) or to seek for a clear teaching about the meaning of existence in its entirety, which encompasses the meaning of that inner peace. Those who had achieved such inner peace through meditation, mostly gave up any further search as they had found an overwhelming bliss which they believed to be the goal. But at its best, this bliss would last a few aeons in one of the celestial worlds, and then its kammic force would be spent, leaving the meditators in the same samsaric imprisonment as before. In former lives, this must have happened often to the Bodhisattva as well as to Kolita and Upatissa. Though the two friends had no recollection of such previous experiences, they obviously had an intuitive feeling that meditative bliss and its rewards were not the final goal, but only a temporary relief within the continuing cycle of suffering. Hence their foremost quest was for clarity about the concatenation of existence, how things hang together in this complex Samsara. But such clarity cannot be found without the help of a Buddha. Hence they had to continue their search until it had led them to the Buddha. In ages void of a Buddha's appearance, their search would have been as futile as the recurring attainment, enjoyment and again losing of Samadhi. It may have been an undefinable inner urge within them, which did not allow them to rest until they had found the Buddha who, like them, had gone forth in search of liberation, during the last years of their own quest. If even the Bodhisattva, the future Buddha, only in the pressing situation of a great spiritual crisis remembered the meditative experience of his young years and only then could see it and use it as a gate to liberation, it was not to be expected that the two friends would find out by themselves that meditative absorption (jhana) was to be used as a gate of access to higher stages of the mind's emancipation. They neither had the meditative experience nor the wide and independent mental range of a Buddha. This is one of the aspects of existential misery, of prison-like ignorance: either one settles down at the gate, regarding it, as the mystics do, as one's true home of peace and bliss; or one by-passes it quickly. In retrospect, the friends' wanderings in search of truth were just a going in circles, in expectation of a Buddha's message of the liberating Path.

Có hai khả năng cho những người mưu cầu tâm linh: hoặc là đạt được sự bình an và thanh thản nội tâm bằng thiền định thâm sâu (samadhi - tam muội) hoặc là tìm ra một giáo lý rõ ràng về ý nghĩa của sự tồn tại một cách trọn vẹn, bao hàm ý nghĩa của sự bình an nội tâm đó. Những ai đã đạt được sự bình an nội tâm như vậy qua thiền định, thường từ bỏ việc tìm kiếm thêm nữa vì họ đã tìm thấy một niềm hạnh phúc tràn ngập mà họ tin là mục tiêu. Nhưng ở mức độ cao nhất của nó, niềm hoan hỉ này sẽ chỉ kéo dài một ít kiếp ở một trong số các cõi thiên, và sau đó nghiệp lực của nó sẽ bị tiêu thụ hết, khiến cho thiền giả lại bị giam cầm trong luân hồi như trước. Trong những kiếp sống trước, điều này hẳn đã xảy ra thường xuyên với Bồ Tát cũng như Kolita và Upatissa. Mặc dù đôi bạn không có hồi ức về những kinh nghiệm như vậy trước đó, họ hiển nhiên đã có trực giác rằng sự hoan hỉ thiền định và phần thưởng của nó không phải là mục tiêu cuối cùng, mà chỉ là một sự cứu rỗi tạm thời trong vòng luân hồi đau khổ. Vì thế sự tìm kiếm quan trọng nhất của họ là hiểu biết rõ ràng về chuỗi mắt xích của sự tồn tại, mọi thứ kết nối với nhau như thế nào trong vòng Luân hồi phức tạp này. Nhưng sự hiểu biết rõ ràng như vậy không thể nào được tìm thấy mà không có sự giúp đỡ của một vị Phật. Do đó họ phải tiếp tục cuộc tìm kiếm của họ cho đến khi nó dẫn họ đến Đức Phật. Trong thời đại không có sự xuất hiện của một vị Phật, sự tìm kiếm của họ có lẻ là vô ích khi sự thành tựu chỉ là định kỳ, vui sướng có được và rồi lại mất đi Samadhi. Nó có thể là một sự thôi thúc nội tâm không thể xác định được, không cho phép họ nghỉ ngơi cho đến khi tìm thấy Đức Phật, người mà giống như họ, đã xuất gia để mưu cầu sự giải thoát, trong khoảng thời gian trước đây của cuộc tìm kiếm của chính họ. Nếu ngay cả Bồ Tát mà sau này là Đức Phật, chỉ trong tình trạng cấp bách của một cuộc khủng hoảng tâm linh lớn, mới nhớ lại kinh nghiệm thiền định của thời niên thiếu của ngài và sau đó mới có thể nhìn thấy nó và sử dụng nó như một cánh cửa dẫn đến sự giải thoát, thì không trông mong là đôi bạn sẽ tự tìm thấy rằng thiền định (jhana) được sử dụng như một cánh cửa thâm nhập vào các giai đoạn cao hơn của sự giải thoát tâm. Họ không có kinh nghiệm thiền định và cũng không có một tâm trí bao la và độc lập của một vị Phật. Đây là một trong những khía cạnh của sự khốn khổ hiện hữu, của sự thiếu hiểu biết giống như bị giam cầm: hoặc là ta ngừng lại ở cánh cửa, như các nhà thần học làm, xem như căn nhà thật sự của bình an và hạnh phúc; hoặc là ta nhanh chóng vượt qua nó. Nhìn lại, việc lang thang đi tìm chân lý của đôi bạn chỉ là đi lòng vòng, trong niềm mong đợi thông điệp về Đạo giải thoát của một vị Phật.

3. Finding the Teaching   [2]

Without knowing anything of the Buddha, they gave up their life as wanderers and, after about twenty years, returned to their home country Magadha. This happened not long after the Buddha had set in motion the Wheel of the Dhamma at Benares.

But the two friends still had not given up hope and they decided now to do their search separately, for doubling their chances. They agreed among themselves that he who had first learned about a convincing path to the Deathless, should quickly inform the other.

At that time, when both were about forty years old, the Buddha had sent out the first batch of his disciples, sixty-one in number and all of them saints, so that they may proclaim the Teaching for the well-being and happiness of men. The Buddha himself had gone to Rajagaha where the Maharaja of Magadha soon became his follower and donated to him the Bamboo Grove Monastery (Jetavana). At that monastery he lived when Kolita and Upatissa returned to Rajagaha, staying at Sanjaya's place. One day Upatissa had gone to the town while Kolita had stayed back at their dwelling. Kolita saw his friend returning but never had he seen him like that: his entire being seemed to be transformed, his appearance was buoyant and radiant. Eagerly Kolita asked him:

3. Tìm Thấy Giáo Lý   [2]

Không hay biết gì về Đức Phật, họ từ bỏ đời sống du phương và, sau khoảng hai mươi năm, trở về quê hương Magadha của họ. Điều này xảy ra không lâu sau khi Đức Phật khởi sự Chuyển Pháp Luân ở Benares.

Nhưng đôi bạn vẫn không từ bỏ hy vọng và họ quyết định từ nay sẽ đi tìm kiếm riêng rẽ để nhân đôi cơ hội của họ. Họ đồng ý với nhau rằng người nào biết được con đường có khả tín dẫn đến Bất tử trước, nên nhanh chóng thông báo cho người kia.

Vào thời điểm đó, khi cả hai đều khoảng bốn mươi tuổi, Đức Phật đã gởi ra nhóm đệ tử đầu tiên, sáu mươi mốt người và họ đều là bậc thánh, để họ có thể tuyên bố Giáo Lý về sự bình an và hạnh phúc của nhân loại. Chính Đức Phật đã đến thành Vương Xá (Rajagaha) nơi Đại vương của xứ Ma Kiệt Đà (Magadha) sớm trở thành môn đệ của ngài và hiến tặng cho ngài Tu viện Trúc Lâm (Jetavana). Ngài sống ở tu viện đó khi Kolita và Upatissa trở về Rajagaha, ngụ tại chỗ của Sanjaya. Một ngày nọ, Upatissa đi đến thị trấn trong khi Kolita ở lại nơi cư ngụ của họ. Kolita thấy bạn mình trở về nhưng chưa bao giờ thấy ông ấy như thế: toàn bộ con người của ông dường như biến đổi, vẻ mặt ông trông vui sướng và rạng rỡ. Kolita háo hức hỏi ông:

"Your features are so serene, dear friend, and your complexion is so bright and clear. Should it have happened that you have found the road to the Deathless?"

Upatissa, then, replied: "It is so, dear friend, the Deathless has been found." He then reported how it happened. In town, he had seen a monk whose behavior impressed him so deeply that he addressed him and asked who his teacher was. The monk whose name was Assaji, was one of the first five disciples of the Buddha and one of the sixty one saints (arahants). Assaji replied that he was a disciple of the ascetic of the Sakya clan. When Upatissa begged him to explain his teacher's doctrine, Assaji said that he could not do so as he had been ordained only a few months ago. He could only tell him in brief the quintessence of the teaching. When Upatissa said that he would be satisfied knowing just the gist of the teaching in short, Assaji replied by way of that short stanza which was to become famous wherever the Buddha's teaching spread in the centuries and millennia that followed. This is the original Pali text and its translation:

"Bạn thân mến, trông bạn thật thanh thản, và sắc mặt bạn thật tươi và trong sáng. Có phải là bạn đã tìm thấy con đường dẫn đến Bất Tử?"

Upatissa bèn trả lời: "Quả thật vậy, bạn thân mến, sự Bất Tử đã được tìm thấy." Sau đó ông tường thuật nó xảy ra như thế nào. Ở thị trấn, ông đã thấy một vị sư có phẩm hạnh gây ấn tượng sâu đậm cho ông đến nỗi ông tiếp cận nhà sư đó và hỏi thầy của sư là ai. Nhà sư đó tên là Assaji, là một trong năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật và là một trong sáu mươi mốt vị thánh (A-la-hán). Assaji trả lời rằng ông là đệ tử của đấng khổ hạnh của gia tộc Thích Ca. Khi Upatissa cầu xin ông giảng nghĩa giáo lý của sư phụ ông, Assaji nói rằng ông không thể làm vậy vì ông chỉ được truyền giới cách đây vài tháng. Sư chỉ có thể nói vắn tắt cho ông biết tinh hoa của giáo lý. Khi Upatissa nói rằng ông sẽ hài lòng được biết ý chính của giáo lý dù vắn tắt, Assaji trả lời bằng một bài thơ ngắn mà đã trở nên nổi tiếng ở bất cứ nơi nào giáo lý của Đức Phật lan truyền trong nhiều thế kỷ và thiên niên kỷ sau. Đây là bản văn Pali nguyên thủy và bản dịch của nó:

Ye dhamma hetupabhava
tesam hetum Tathagataha
tesam ca yo nirodho
evam vadi mahasamano.

The Perfect One has told the cause
of causally arisen things
And what brings their cessation, too:
Such is the doctrine taught by the Great Monk.

In literal translation:

Of things conditionally arisen
the Thus-gone the condition told
and what is their cessation,
thus the Great Ascetic proclaimed.

Ye dhamma hetupabhava
tesam hetum Tathagataha
tesam ca yo nirodho
evam vadi mahasamano.

Đấng Toàn Giác nói về nguyên nhân
của sự vật phát sinh do quan hệ nhân quả
Và điều gì mang lại sự chấm dứt của chúng:
Đó là giáo lý dạy bởi Đại Sư.

Dịch nguyên văn:

Vạn vật do duyên khởi
Như Lai nói về nguyên nhân
và sự chấm dứt của chúng là gì,
Đại Ẩn Sĩ tuyên bố như thế.

When Upatissa heard this stanza, the vision of truth (the "Dhamma-eye") arose in him on the spot, and the very same happened to Kolita when he listened to the stanza retold by his friend. He, too, realized: Whatever arises is bound to vanish. The realization that was evoked by this stanza, may be called a truly mystical event. For us, these four lines do not contain an explanation explicit enough for a full understanding. The deeper and wider meaning of the stanza reveals itself only to those who have trained themselves for long in wisdom and renunciation and have reflected long upon the impermanent and the Deathless, the conditioned and the Unconditioned. This stanza will have such a revolutionary impact only on those who are so single-minded that they have become accustomed to investigate things only in those terms of the conditioned and Unconditioned. As the two friends were inwardly prepared, Assaji's stanza had the power to lead them to the attainment of stream-entry (sotapatti) which bestows the first vision of the Deathless (Nibbana) beyond the transience of phenomenal existence where death ever reigns. In a flash of awakening they had seen the Uncreated.

Here it is of interest to note that the three monks who were closest to the Buddha, Ananda and the two Chief Disciples, did not attain to stream-entry by the Buddha's own instruction, but through the guidance of others: Ananda through his Sangha-teacher, the arahant Punna Mantaniputta, Upatissa through the arahant Assaji, and Kolita even through one who was not an arahant, but only a stream-enterer. For making such an attainment possible, Kolita needed to possess strong confidence in his friend as well as in truth; and Kolita did have this confidence.

Khi Upatissa nghe bài thơ này, cái nhìn về chân lý (Pháp nhãn) nảy sinh trong ông ngay lập tức, và điều tương tự cũng xảy ra cho Kolita khi ông lắng nghe bài thơ do bạn kể lại. Ông cũng nhận ra rằng: Bất cứ cái gì phát sinh tất sẽ biến mất. Sự nhận thức được gợi lên bởi bài thơ này, có thể gọi là một sự kiện thật sự huyền bí. Đối với chúng ta, bốn câu thơ này không chứa đựng một lời giải thích rõ ràng cho một sự hiểu biết trọn vẹn. Ý nghĩa sâu rộng hơn của bài thơ chỉ hiển lộ cho những ai đã rèn luyện bản thân lâu năm trong trí tuệ và sự từ bỏ và đã quán chiếu từ lâu về vô thường và Bất tử, nhân duyên và Không có nhân duyên. Bài thơ này sẽ có tác động mang tính cách mạng như vậy chỉ đối với những ai chuyên tâm đến độ họ trở nên quen thuộc với việc xem xét mọi thứ chỉ trong bối cảnh nhân duyên và Không có nhân duyên. Vì đôi bạn đã chuẩn bị nội tâm, bài thơ của Assaji có năng lực dẫn họ đến sự thành tựu quả vị nhập lưu (sotapatti - tu-đà-hườn) vốn ban cho tầm nhìn đầu tiên về Bất Tử (Niết bàn) vượt qua tính tạm thời của hiện tượng sống nơi mà cái chết ngự trị. Trong chớp mắt thức tỉnh họ đã nhìn thấy Vô tác (sự tạo tác không có nhân duyên).

Điều đáng lưu ý ở đây là ba vị sư gần gũi với Đức Phật nhất, Ananda và hai vị Đại Đệ tử, đã không đạt được quả vị nhập lưu bởi chính sự hướng dẫn của Đức Phật, mà là qua sự hướng dẫn của người khác: Ananda qua Tăng sư của mình, a-la-hán Punna Mantaniputta, Upatissa qua a-la-hán Assaji, và Kolita thậm chí qua một người không phải là a-la-hán, mà chỉ là bậc nhập lưu. Để có được sự thành tựu khả dĩ như vậy, Kolita cần phải có niềm tin mãnh liệt vào bạn của mình cũng như là chân lý; và Kolita đã có niềm tin đó.

After Kolita had listened to that powerful stanza, he asked at once where the Great Ascetic, the Perfected One was staying. Hearing that he was staying nor far away at the Bamboo Grove Monastery, he wished to go there immediately. But Upatissa asked him to wait, saying, "Let us first go to Sanjaya and tell him that we have found the Deathless. If he can understand, he is sure to make progress towards the truth. But if he cannot comprehend at once, he may perhaps have confidence enough to join us when we go to see the Master. Then, on listening to the Awakened One, himself, he will certainly understand."

Thus the friends went to their former Master and said, "Listen, O Teacher, listen! A fully Awakened One has appeared in the world. Well proclaimed is his teaching and his monks live the fully purified life of ascetics. Come with us to see him!" But Sanjaya could not bring himself to join them, but, on the contrary, offered them to take over the leadership of his following, along with him, as his equals. If they accepted this, they would gain a great reputation, because spiritual teachers enjoyed, at that time, the highest respect. But the two replied that they would not mind remaining pupils for life, whether under him or under the Buddha. But they would ask him to make up his mind now, as their own decision was final. Sanjaya, however, torn by indecision, lamented: "I cannot, no I cannot! For so many years I have been a teacher and had a large following of disciples. Should I now become a pupil again, it would be as if a mighty lake were to change into a miserable puddle!" - Thus he was moved by conflicting sentiments: his longing for truth and the desire to keep his superior position contended within him. Yet, the urge to preserve his status was stronger, and he yielded to it.

At that time, Sanjaya had about five hundred disciples. When they learned that the two friends had decided to follow the Buddha, spontaneously all of them wanted to join. But when they noticed that Sanjaya remained behind, half of them wavered and returned to their accustomed habitat. Sanjaya, seeing that he had lost so many of his disciples, was stricken by grief and despair so much that, as the texts tell, "hot blood spurted from his mouth."

Sau khi Kolita nghe bài thơ đầy năng lực đó, ông lập tức hỏi vị Đại Khất Sĩ, Đấng Toàn Giác ấy đang ở đâu. Nghe nói ngài ngụ tại Tu viện Trúc Lâm ở gần đây, ông muốn đi đến đó ngay lập tức. Nhưng Upatissa yêu cầu ông đợi, nói rằng, "Trước tiên, chúng ta hảy đến gặp Sanjaya và nói cho ông ấy biết rằng chúng ta đã tìm thấy Bất tử. Nếu ông có thể hiểu được, ông chắc chắn sẽ tiến tới chân lý. Nhưng nếu ông không thể hiểu rõ ngay lập tức, không chừng ông có thể có đủ niềm tin đi cùng với chúng ta đến gặp Tôn Sư. Để rồi khi nghe Đấng Giác Ngộ nói, ông chắc chắn sẽ hiểu."

Thế là đôi bạn đi gặp Thầy cũ của họ và nói, "Nghe này, thưa Thầy, hảy lắng nghe! Một Đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế giới. Giáo lý của ngài thật đáng tuyên dương và chư tăng của ngài sống đời thanh tịnh khổ hạnh trọn vẹn. Hảy đi với chúng tôi đến gặp ngài!" Nhưng Sanjaya không thể đi cùng với họ, mà trái lại, đề nghị họ hảy cùng ông lãnh đạo các môn đệ của ông. Nếu họ chấp nhận điều này, họ sẽ được danh tiếng, bởi vì những vị thầy hướng dẫn tâm linh thuở đó thích có được sự tôn kính cao nhất. Nhưng cả hai trả lời rằng họ không ngại làm học trò suốt đời, dù là dưới sự hướng dẫn của ông hay Đức Phật. Nhưng họ muốn yêu cầu ông quyết định ngay bây giờ, vì đây là quyết định cuối cùng của họ. Tuy nhiên, Sanjaya bị giằng xé bởi sự thiếu quyết đoán, than thở: "Ta không thể, không, ta không thể! Từ bao nhiêu năm nay ta đã là một vị thầy và có đông đảo đệ tử. Nếu bây giờ ta lại trở thành học trò, nó giống như cái hồ lớn biến thành vũng nước khốn khổ!" - Vì thế ông bị xúc động bởi những ý tưởng mâu thuẫn: niềm khao khát chân lý và mong muốn duy trì địa vị tối cao của mình đang tranh đấu trong ông. Tuy nhiên, mong muốn duy trì địa vị của ông mạnh hơn, và ông đã nhượng bộ nó.

Vào thời điểm đó, Sanjaya có khoảng năm trăm môn đệ. Khi họ nghe nói rằng đôi bạn quyết định đi theo Đức Phật, tất cả đều muốn tham gia. Nhưng khi họ thấy Sanjaya ở lại, một nữa trong số họ bị giao động và trở lại với môi trường sống quen thuộc của họ. Sanjaya thấy mình bị mất rất nhiều đệ tử, đã đau buồn và tuyệt vọng đến nỗi, như văn bản kể lại, "máu nóng trào ra từ miệng ông."

4. The Struggle for the Realization of the Teaching   [3]

Now the two friends, at the head of the two hundred and fifty fellow ascetics, approached the Bamboo Grove. There the Buddha was just teaching Dhamma to his monks, and when he saw the two friends approaching, the Awakened One said: "Here, monks, they are coming, the two friends Kolita and Upatissa. They will be my Chief Disciples, a blessed pair!" Having arrived, all saluted respectfully the Buddha, raising their folded palms to the forehead and bowing at the feet of the Master. Then the two friends spoke: "May we be permitted, O Lord, to obtain under the Blessed One the Going-Forth and the Full Admission?" Then the Blessed One responded: "Come, monks, well proclaimed is the Teaching, Live now the Life of Purity, for making an end of suffering!" These brief words served to bestow ordination on the two friends and their following.

From now, Upatissa was called Sariputta, that means "the son of Sari," which was the name of his mother. Kolita was called Maha-Moggallana, "the Great One of the Moggallana clan," to distinguish him from other monks of that clan, such as Ganaka-Moggallana and Gopaka-Moggallana.

4. Nỗ Lực Hiểu Rỏ Giáo Lý   [3]

Bây giờ đôi bạn dẫn đầu nhóm hai trăm năm mươi tu sĩ khổ hạnh đi đến Trúc Lâm Tự. Ở đó Đức Phật vừa giảng dạy Pháp cho chư tăng xong, và khi ngài nhìn thấy đôi bạn đến gần, Đấng Giác Ngộ nói: "Này chư tăng, họ đang đến, đôi bạn Kolita và Upatissa. Họ sẽ là Đại Đệ tử của ta, một cặp thánh thiện!" Khi đến nơi, tất cả cung kính chào Đức Phật, cùng chắp tay lên trán và quỳ xuống chân Tôn Sư. Sau đó đôi bạn nói: "Bạch Thế Tôn, chúng con có thể được phép nhận vào Giáo Đoàn Tăng sĩ Xuất gia và Thọ phong đầy đủ dưới Đức Thế Tôn không?" Rồi Thế Tôn trả lời: "Lại đây nào các sư, hảy đón nhận Giáo lý đáng tuyên dương, hảy sống ngay bây giờ Đời sống Thanh tịnh, để chấm dứt đau khổ!" Lời nói ngắn gọn này thể hiện việc thọ phong lễ xuất gia cho đôi bạn và đoàn tùy tùng của họ.

Kể từ bây giờ Upatissa được gọi là Sariputta (Xá Lợi Phất), có nghĩa là "con trai của Sari", là tên của mẹ ông. Kolita được gọi là Maha Moggallana (Ma-ha Mục Kiền Liên), "Đại Sư của gia tộc Moggallana", để phân biệt ông với các sư khác của gia tộc đó, chẳng hạn như Ganaka-Moggallana và Gopaka-Moggallana.

After all of them had obtained ordination, the Buddha addressed the two hundred and fifty disciples and explained to them the Teaching in such a way that before long they attained to the first stage of emancipation, stream-entry, and in due course became arahants. Sariputta and Moggallana, however, went into solitude, but this time separate from each other.

Sariputta remained in the vicinity of Rajagaha and went to meditate in a cave called "Bear's Den." From there he walked to the city for his alms, which afforded him the opportunity to listen often to the Buddha's discourses. What he had heard from the Master, he independently worked over in his own thoughts and he methodically penetrated to clear understanding of the mind and its laws. He needed fourteen days for reaching Sainthood (arahatta), the utter destruction of all Taints (asavakkhaya).

Sau khi tất cả họ được truyền giới, Đức Phật nói chuyện với hai trăm năm mươi đệ tử và giải thích cho họ về Giáo lý theo cách mà chẳng bao lâu họ đạt được giai đoạn đầu của sự giải thoát, quả vị nhập lưu, và theo đúng trình tự đã trở thành A-la-hán. Tuy nhiên, Sariputta và Moggallana thì nhập thất, nhưng lần này tách rời nhau.

Sariputta ở lại vùng lân cận của thành Vương Xá và đi hành thiền trong một hang động tên là "Hang Gấu". Từ đó ông đi vào thành để khất thực, điều này cho ông cơ hội lắng nghe thường xuyên các bài giảng của Đức Phật. Những gì ông nghe được từ Tôn Sư, ông tự suy ngẫm và quán chiếu có phương pháp để hiểu rõ tâm và qui luật của nó. Sau mười bốn ngày, ông đạt được quả vị Thánh (A-la-hán), sự hủy diệt hoàn toàn mọi Ô-nhiễm (asavakkhaya - Lậu tận thông).

Moggallana, however, for reasons not known to us, chose as his abode the forests near the village of Kallavalaputta in Magadha. With great zeal, he meditated there while sitting or walking up and down. But in these efforts, he was often overcome by sleepiness. Though he did not wish to fall asleep, he was unable to keep his body erect and his head upright. There were times when he had to keep his eyes open even by force of will. If one thinks of the tropical heat, the strain of his long years of a wandering life and the inner tensions he had gone through, one can well understand that now, at the end of his quest, his body reacted by fatigue.

But the Awakened One, with a great teacher's solicitude for his disciples, did not lose sight of him. With his supernormal vision he perceived the difficulties of the new monk, and by magic power he appeared before him. When Moggallana saw the Master standing before him, a good part of his fatigue had already vanished. Now the Awakened One asked him:

Tuy nhiên, Moggallana, không hiểu vì lý do gì, đã chọn khu rừng gần làng Kallavalaputta của xứ Magadha làm nơi trú ngụ. Với lòng nhiệt thành, ông chăm chú hành thiền dù đi hay ngồi. Nhưng trong những nỗ lực này, ông thường bị cơn buồn ngủ lấn lướt. Mặc dù ông không muốn ngủ gật, ông không thể giữ thân hình ngay thẳng và đầu ngửng cao. Có những lúc ông phải dùng ý chí để mở to mắt. Nếu ta nghĩ đến cái nóng nhiệt đới, sự căng thẳng của nhiều năm sống đời lang thang và những áp lực nội tâm mà ông đã trãi qua, thì ta có thể hiểu rằng giờ đây, ở phần cuối của cuộc mưu cầu chân lý của ông, thân thể của ông đã phản ứng bằng sự mệt mỏi.

Nhưng Đấng Giác Ngộ, với sự ân cần quan tâm của bậc thầy vĩ đại đối với các đệ tử, đã luôn để ý đến ông. Với thần nhãn ngài cảm nhận được những khó khăn của vị sư mới, và bằng phép thần thông ngài đã xuất hiện trước mặt ông. Khi Moggallana nhìn thấy Tôn Sư đứng trước mặt ông, một phần mệt mỏi của ông liền tan biến. Rồi Đấng Giác Ngộ hỏi ông:

"Are you nodding, Moggallana, are you nodding?" — "Yes. Lord." —

1. "Well then, Moggallana, at whatever thought drowsiness befalls you, to that thought you should not give attention and not dwell on that thought. Then, by doing so, it is possible that your drowsiness will vanish.

2. "But if, by doing so, drowsiness does not vanish, then you should reflect upon the Teaching as you have heard and learned it, you should ponder over it and examine it closely in your mind. Then, by doing so, it is possible that your drowsiness will vanish.

3. "But if, by doing so, drowsiness does not vanish, then you should repeat in full detail the Teaching as you have heard and learned it. Then, by doing so, it is possible that drowsiness will vanish.

4. "But if, by doing so, drowsiness does not vanish, then you should pull both ear-lobes and rub your limbs with your hand. Then, by doing so, it is possible that drowsiness will vanish.

5. "But if, by doing so, drowsiness does not vanish, you should get up from your seat and, after washing your eyes with water, you should look around in all directions and upwards to the stars and constellations. Then, by doing so, it is possible that your drowsiness will vanish.

6. "But if, by doing so, drowsiness does not vanish, you should give attention to the perception of light, to the perception of day (-light): as by day so by night, as by night so by day. Thus, with your mind clear and unclouded, you should cultivate a mind that is full of brightness. Then, by doing so, it is possible that your drowsiness will vanish.

7. "But if, by doing so, drowsiness does not vanish, then, with your senses turned inward and your mind not straying outward, you should take to walking up and down, being aware of going to and fro. Then, by doing so, it is possible that your drowsiness will vanish.

8. "But if, by doing so, drowsiness does not vanish, you may, mindfully and clearly aware, lie down, lion-like, on your right side, placing foot on foot, keeping in mind the thought of rising; and on awakening, you should quickly get up, thinking 'I must not indulge in the comfort of resting and reclining, in the pleasure of sleeping.'

"Thus, Moggallana, should you train yourself."

— Anguttara Nikaya VII, 58

"Này Moggallana, có phải thầy ngủ gật không? Có phải thầy ngủ gật?" — "Thưa phải, bạch Thế Tôn." —

1. "Vậy thì, này Moggallana, bất cứ cảm giác buồn ngủ nào xảy ra cho thầy, thầy không nên để ý và bám vào cảm giác đó. Bằng cách làm như vậy, có thể cơn buồn ngủ của thầy sẽ biến mất.

2. "Nhưng nếu làm như vậy mà cơn buồn ngủ không biến mất, thì thầy nên quán tưởng đến Giáo lý như thầy đã nghe và học nó, thầy nên suy ngẫm về nó và xem xét nó chặt chẽ trong tâm. Bằng cách làm như vậy, có thể cơn buồn ngủ của thầy sẽ biến mất.

3. "Nhưng nếu làm như vậy mà cơn buồn ngủ không biến mất, thì thầy nên lập lại đầy đủ chi tiết về Giáo lý như thầy đã nghe và học nó. Bằng cách đó, có thể cơn buồn ngủ của thầy sẽ biến mất.

4. "Nhưng nếu làm như vậy mà cơn buồn ngủ không biến mất, thì thầy nên kéo hai lỗ tai và lấy tay xoa bóp chân tay. Bằng cách làm như vậy, có thể cơn buồn ngủ của thầy sẽ biến mất.

5. "Nhưng nếu làm như vậy mà cơn buồn ngủ không biến mất, thì thầy nên đứng dậy và, sau khi lấy nước rửa mắt, thầy nên nhìn về phía chân trời và nhìn lên các sao lấp lánh. Bằng cách làm như vậy, có thể cơn buồn ngủ của thầy sẽ biến mất.

6. "Nhưng nếu làm như vậy mà cơn buồn ngủ không biến mất, thì thầy nên chú ý đến nhận thức về ánh sáng, đến nhận thức về ban ngày (-ánh sáng): như ban ngày, ban đêm cũng vậy; như ban đêm, ban ngày cũng vậy. Như thế, với tâm thông thoáng và không bị che phủ, thầy nên trau giồi tâm cho được trong sáng. Bằng cách làm như vậy, có thể cơn buồn ngủ của thầy sẽ biến mất.

7. "Nhưng nếu làm như vậy mà cơn buồn ngủ không biến mất, thì với giác quan hướng nội và ý không hướng ngoại, thầy nên đi bộ tới lui, nhận thức được việc đi tới lui. Bằng cách làm như vậy, có thể cơn buồn ngủ của thầy sẽ biến mất.

8. "Nhưng nếu làm như vậy mà cơn buồn ngủ không biến mất, thì thầy có thể, một cách chánh niệm và nhận biết rõ ràng, nằm xuống, như sư tử nằm, về phía hông bên phải, hai chân gác lên nhau, chánh niệm với ý tưởng thức dậy; và khi thức dậy, thầy nên mau chóng đứng lên, nghĩ rằng 'Ta không được đắm chìm trong cảm giác thoải mái của việc nằm nghỉ, trong niềm vui của giấc ngủ.'

"Này Moggallana, thầy nên rèn luyện mình như vậy."

— Tăng Chi Bộ Kinh VII, 58

Here the Buddha gives Moggallana a graded sequence of advice how to overcome drowsiness. The first and best device is not to pay attention to the thought causing or preceding the state of drowsiness. This is, however, the most difficult method. If one does not succeed with it, one may summon some energizing thoughts or one may reflect upon the excellence of the Teaching, or recite parts of it by heart. If these mental remedies do not help, one should turn to bodily activity as, for instance, pulling one's ears, shaking the body, activating the circulation by rubbing one's limbs, refreshing one's eyes with cold water and, at night, looking at the grandeur of the starry sky, which may make one forget one's petty drowsiness, as it happened to the monk of old who spoke the following verse:

"Nay, not for this that you may slumber long,
Comes the night, in starry garlands wreathed.
For vigils by the wise this night is here."

— Theragatha v. 193, trans. by C.A.F. Rhys Davids

Ở đây Đức Phật cho Moggallana một chuỗi lời khuyên về cách vượt qua cơn buồn ngủ. Phương kế đầu tiên và tốt nhất là không để ý đến ý tưởng gây ra hay dẫn đến tình trạng buồn ngủ. Tuy nhiên, đây là phương pháp khó nhất. Nếu ta không thành công với cách đó, ta có thể khơi dậy một số tư tưởng linh hoạt hay ta có thể suy ngẫm về sự tuyệt diệu của Giáo lý, hay tụng niệm một phần của nó. Nếu những phương thuốc tinh thần này không giúp được, ta nên chuyển sang việc vận động thân thể, chẳng hạn như, kéo lỗ tai, lắc thân thể, làm máu lưu thông bằng cách xoa bóp chân tay, rửa mắt với nước lạnh và, vào ban đêm thì nhìn sự hùng vĩ của bầu trời lấp lánh sao, khiến ta có thể quên được cơn buồn ngủ nhỏ nhoi của mình, như nó đã xảy ra cho một vị sư già, người đã thốt lên bài thơ sau:

"Không, bạn không thể ngủ gật lâu vì,
Đêm đến với những chuỗi hoa sao lấp lánh.
Người khôn ngoan thức tỉnh, không ngủ đêm này."

— Theragatha v. 193, dịch bởi C.A.F. Rhys Davids

If all that, too, does not help, then he may recall the inner light of which many mystics speak and which arises in the meditations of a purified mind that has turned away from the world. Then, in his practice, he will be unconcerned about day or night, because an inner light is shining within him. Then, with his self-radiant mind, he will be able to leave behind, like a Brahma-deity, the whole realm of days and nights as perceived by the senses. This indicated that Moggallana had experienced such states before, so that the Buddha could refer to them as something known to Moggallana. This "Perception of (inner) Light" (aloka-sañña) is mentioned in the 33rd Discourse of the Digha Nikaya, as one of four ways of developing samadhi and as leading to "Knowledge and Vision" (ñanadassana).

If this method, too does not help, he should walk up and down mindfully and thus, by resorting to bodily movement, try to get rid of fatigue.

If, however, none of these seven devices proves helpful, he may just lie down and rest for a short while. But as soon as he feels refreshed, he should quickly get up, without allowing drowsiness to return.

Nếu những điều đó cũng không giúp được, thì ông có thể hồi tưởng về ánh sáng nội tâm mà nhiều nhà huyền môn nói đến và nó phát sinh trong thiền định của một tâm thanh tịnh đã quay lưng với thế giới. Sau đó, trong khi thực hành, ông sẽ không quan tâm đến ngày hay đêm, bởi vì đuốc trí tuệ đang chiếu sáng trong ông. Rồi với tâm tự tỏa sáng, ông sẽ có thể bỏ lại phía sau, giống như bậc Phạm thiên, toàn bộ cõi ngày và đêm như được cảm nhận bằng các giác quan. Điều này cho thấy rằng Moggallana đã trãi nghiệm các trạng thái như vậy trước kia, vì vậy Đức Phật đã có thể gọi chúng là cái gì đó mà Moggallana biết đến. "Tuệ Giác" (aloka-sañña) này được đề cập đến trong bài kinh số 33 của Trường Bộ Kinh, như một trong bốn cách phát triễn samadhi - tam muội và dẫn đến "Kiến thức và Nhìn thấy bằng Trí tuệ" (ñanadassana).

Nếu phương pháp này cũng không giúp được, ông có thể đi hành thiền tới lui và do đó, bằng cách dùng đến chuyển động thân thể, cố gắng thoát khỏi sự mệt mỏi.

Tuy nhiên, nếu không cái nào trong bảy phương kế này tỏ ra hữu ích, ông có thể nằm xuống và nghỉ ngơi một lát. Nhưng ngay khi cảm thấy tỉnh táo, ông nên nhanh chóng đứng dậy, không để cho cơn buồn ngủ quay trở lại.

The Buddha's instruction on that occasion did, however, not stop there, but continued as follows:

"Further, Moggallana, should you train yourself in this way. You should think, 'When calling at families (on the alms-round), I shall not be given to pride.' Thus should you train yourself. For in families it may happen that people are busy with work and may not notice that a monk has come. Then a monk (if given to pride) may think, 'Who, I wonder, had estranged me from this family? These people seem to be displeased with me.' Thus, by not receiving an offering from them, he is perturbed; being perturbed he becomes excited; being excited he loses self-control; and if uncontrolled, his mind will be far from finding concentration.

"Further, Moggallana, should you train yourself in this way: 'I shall not speak contentious talk.' Thus should you train yourself. If there is contentious talk, there is sure to be much wordiness; with much wordiness, there will be excitement; he who is excited, will lose self-control; and if uncontrolled, his mind will be far from finding concentration."

Tuy nhiên, lời chỉ dạy của Đức Phật trong dịp đó không ngừng ở đây, mà còn tiếp tục như sau:

"Lại nữa, này Moggallana, thày nên rèn luyện mình theo cách này. Thày nên nghĩ rằng, 'Khi đi khất thực tại các gia đình cư sĩ, ta sẽ không được tự hào.' Thày nên rèn luyện mình như thế. Vì trong đời sống cư sĩ, người ta có thể bận rộn với công việc nên không biết có một nhà sư đã đến trước nhà. Thế rồi nhà sư (nếu tự hào) có thể nghĩ, 'Ai, ta tự hỏi, đã khiến ta bị gia đình này xa lánh? Những người này dường như không ưa thích ta.' Do đó, vì không nhận được cúng dường từ họ, ông ấy bực bội; vì bực bội ông trở nên nhiễu loạn; vì nhiễu loạn ông mất tự chủ; và nếu không tự chủ, tâm của ông ấy sẽ khó tập trung.

"Lại nữa, này Moggallana, thày nên rèn luyện mình theo cách này: "Ta sẽ không nói chuyện gây tranh cãi.' Thày nên rèn luyện mình như thế. Nếu có sự tranh cãi, thì chắc chắn sẽ có nhiều lời ra tiếng vào; với nhiều lời ra tiếng vào thì sẽ có sự nóng nảy; người nào nóng nảy sẽ mất tự chủ; và nếu không tự chủ, tâm của ông ấy sẽ khó tập trung."

Here the Awakened One points out two ways of behavior which lead to excitement and restlessness, and both of them arise from too close a social contact of the monk with the laity. In one case, there is the desire for recognition on the part of the monk who is proud of his status and expects respect from the laity. But if lay people pay more attention to their own business than to him, he soon becomes unsure of himself, is perturbed and upset. In the other case, there is the intellectual delight in discussions, in the conceit of one who "knows better," or in the pleasure of defeating others in debate. By all this, one's mental energy is diverted into unprofitable channels and wasted in futile excitement. One is slack and careless in practicing the Way if one cannot keep the senses under control, or allows one's mind to get excited or easily diverted. Such a condition is far from the unification of mind and inner peace obtained in meditation.

After the Awakened One had instructed him on the overcoming of sleepiness and the avoidance of excitement, Moggallana asked the following question:

"In what way, O Lord, can it be briefly explained how a monk becomes liberated by the elimination of craving; how he becomes one who has reached the final end, the final security from bondage, the final Holy Life, the final consummation, and is foremost among gods and men?"

"Herein, Moggallana, a monk has learned this: 'No thing is fit to be clung to!' When a monk has learned that no thing is fit to be clung to, he fully knows every thing; by fully knowing every thing, he fully comprehends every thing; when fully comprehending everything, whatever feeling he experiences, be it pleasant, painful or indifferent, he, with regard to these feelings, abides contemplating impermanence, contemplating dispassion, contemplating cessation, contemplating relinquishment. When thus abiding, he is not attached to anything in the world; without attachment he does not hanker; and without hankering he reaches within himself complete extinction (of craving): 'Ceased has rebirth, lived is the holy life, done is the task, there is no more of this or that state,' thus he knows."

Ở đây Đấng Giác Ngộ chỉ ra hai cách hành xử dẫn đến sự phấn khích và bồn chồn, và cả hai đều nảy sinh từ sự giao tiếp quá thân cận của nhà sư với cư sĩ. Trong một trường hợp, đó là mong muốn được nhận diện từ phía nhà sư, người tự hào về địa vị của mình và mong đợi sự kính trọng từ phía cư sĩ. Nhưng nếu giới cư sĩ chú ý đến công việc của họ hơn là nhà sư đó, ông ta chẳng mấy chốc sẽ trở nên không tin tưởng bản thân, bị nhiễu loạn và lo lắng. Trong trường hợp khác, đó là niềm vui trí tuệ trong các cuộc thảo luận, trong niềm tự phụ của một người cho là mình "biết nhiều hơn", hay trong niềm vui đánh bại người khác trong cuộc thảo luận. Do bởi tất cả điều này, năng lực tinh thần của người ta bị chuyển hướng vào các kênh bất lợi và lãng phí trong sự phấn khích vô ích. Người ta trở nên hửng hờ và bất cẩn trong việc thực hành Đạo nếu họ không thể kiểm soát được các giác quan, hay để cho tâm bị kích động hay dễ dàng chuyển hướng. Điều kiện như vậy thì khó cho sự tập trung tâm trí và bình an nội tâm đạt được trong thiền định.

Sau khi Đấng Giác Ngộ hướng dẫn ông khắc phục buồn ngủ và tránh bị kích động, Moggallana đã hỏi câu hỏi sau:

Bạch Thế Tôn, xin ngài giải thích vắn tắt về việc làm thế nào mà một nhà sư được giải thoát bằng cách loại bỏ ham muốn; làm thế nào ông ấy trở thành một người đạt đến kết cuộc tối thượng, hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc, Sống đời Thánh thiện tối thượng, sự hoàn thành tối thượng, và nổi bật giữa chư thiên và loài người?"

"Này Moggallana, một nhà sư đã học được điều này: 'Không gì đáng để bám vào!' Khi một nhà sư học được rằng không gì đáng để bám vào, ông ấy biết tường tận mọi thứ; do biết tường tận mọi thứ, ông ấy hiểu tường tận mọi thứ; khi hiểu biết tường tận mọi thứ, bất cứ cảm giác nào ông trải nghiệm, dù dễ chịu, đau đớn hay thờ ơ, ông ấy, liên quan đến các cảm giác này, trú trong quán tưởng về vô thường, quán tưởng về sự bình thản, quán tưởng về sự chấm dứt, quán tưởng về sự từ bỏ. Khi quán tưởng như thế, ông không chấp thủ bất cứ điều gì trên thế giới; không có chấp thủ thì ông không khao khát; và không khao khát nên ông đạt đến sự dập tắt hoàn toàn (tham ái): 'Chấm dứt tái sinh, sống đời thánh thiện, nhiệm vụ hoàn thành; không còn trạng thái này hay nọ,' ông biết như vậy."

After Moggallana had received all these personal instructions of the Master (as recorded in Anguttara VII, 58), he devoted himself again to his training with great ardor. With still greater vigor he fought against the five inner hindrances. During his many years of ascetic life he already had, to a great extent, suppressed sensual desire and ill-will, which are the first and the second of these hindrances. Now with the help given by the Buddha, he conquered sloth and torpor, the third hindrance; then he overcame the fourth hindrance, restlessness and worry, by avoiding unprofitable social contacts. Finally he gave up doubt, the fifth hindrance, by following the concluding instruction of the Buddha, contemplating on the transiency of all phenomena and thus severing emotional attachment.

By overcoming the five hindrances, he was able to gain the experience of meditative states transcending the world of materiality; and by his penetrative knowledge of existential reality, he approached the gate to Nibbana.

He first attained and enjoyed the overwhelming bliss of the first meditation (jhana), that state of mystical absorption of mind. Yet, gradually, some worldly ideas intruded again, claiming his attention. When thus he fell back to the level of the mental hindrances, the Buddha came to his help again. This time, however, not with detailed instructions as before, but with a brief indication that helped him to get over the impasse. The Exalted One warned him he should not light-heartedly believe to be secure in the attainment of the first Jhana, but to gain more firmness in it, so that his mind becomes fully immersed in it and unified. When Moggallana followed that advice his state of concentration in the first Jhana was no longer disturbed by mundane thoughts.

Sau khi Moggallana đích thân nhận được tất cả các hướng dẫn này từ Tôn Sư (như được ghi trong Tăng Chi Bộ Kinh VII, 58), ông lại dồn nỗ lực cho việc thực hành với nhiệt huyết lớn. Với nghị lực mạnh mẽ hơn, ông chiến đấu chống lại năm chướng ngại nội tâm. Trong suốt nhiều năm sống khổ hạnh trước đây, ông đã, ở mức độ lớn, chế ngự được ham muốn nhục dục và ác ý, vốn là điều thứ nhất và thứ nhì trong năm chướng ngại. Bây giờ với sự trợ giúp của Đức Phật, ông chinh phục được tính lười biếng và hôn trầm, chướng ngại thứ ba; sau đó ông vượt qua chướng ngại thứ tư, bồn chồn và lo lắng, bằng cách tránh những giao tiếp xã hội vô bổ. Cuối cùng ông từ bỏ tính nghi ngờ, chướng ngại thứ năm, bằng cách noi theo hướng dẫn kết luận của Đức Phật, quán tưởng về tính tạm thời của mọi hiện tượng và do đó cắt đứt sự gắn bó tình cảm.

Bằng cách vượt qua năm chướng ngại, ông đã có thể có được kinh nghiệm về các trạng thái thiền định bên ngoài thế giới vật chất; và bằng kiến thức thấu đáo về sự hiện hữu thực tại, ông đã tiếp cận cánh cổng đến Niết bàn.

Đầu tiên ông đạt được và tận hưởng niềm hoan hỉ tràn ngập của tầng thiền định thứ nhất (jhana), đó là trạng thái tập trung huyền diệu của tâm. Nhưng dần dần, một số ý tưởng trần thế lại xâm nhập khiến ông phải chú ý. Khi ông rơi trở lại mức độ trở ngại tinh thần, Đức Phật đã đến giúp ông lần nữa. Tuy nhiên, lần này không phải với hướng dẫn chi tiết như trước đây, mà với một dấu hiệu ngắn gọn giúp ông vượt qua bế tắc. Đấng Giác Ngộ cảnh báo ông rằng ông không nên nhẹ dạ tin rằng đã an toàn trong việc đạt được tầng thiền Jhana thứ nhất, mà phải trụ vững chắc trong nó, để tâm ông trở nên hoàn toàn đắm chìm và thống nhất với nó. Khi Moggallana làm theo lời khuyên đó, trạng thái tập trung của ông trong tầng thiền Jhana thứ nhất không còn bị quấy rối bởi những tư tưởng trần thế.

Having thus found a firm footing on the first Jhana, he gained the second absorption, which he called "the noble silence" (Samy. 20,1), because all thoughts are silenced in it. Thus he advanced up to the fourth absorption (Samy. 40 2f). As he later told, he had practiced the absorptions in a twofold way, first by cultivating the "Ways of Power" (iddhi-pada; Samy. 51, 31),[4] and then by the "Liberations" (vimokkha; Thag. 1172). On his path towards the final Deliverance by Wisdom (pañña-vimutti), the absorptions (jhana) served as stages to the "Ways of Powers," which led to various kinds of super-normal faculties and also opened up many gate-ways to wisdom. This twofold approach was his strong point when he became an arahant, a Saint. For attaining to the "Liberation of Mind" (ceto-vimutti) the absorption led him to the eight Liberations (vimokkha), culminating in the four formless (immaterial) absorptions (arupajjhana). On his way to become one "Liberated in Both Ways" (that is through both concentration and insight),[5] he used the fourth absorption as basis for both. In doing so, he gained the "Signless Concentration of Mind,"[6] which is free from all that marks (or signifies) conditioned existence and which affords a glimpse of the "Signless Element," Nibbana (Samy. 40,9). But this attainment, too, was not final as yet. For even here he lapsed into a subtle enjoyment of it. Such refined attachment is still a delusive "sign" or "mark" superimposed on a high spiritual attainment of greatest purity. But aided by the Master's instructions, he could free himself from these last fetters and attain to perfect "Deliverance of Mind" and "Deliverance by Wisdom," in all their fullness and depth. Thus the venerable Maha-Moggallana had become one of the Saints. He admitted that he could well say about himself that "Supported by the Master a disciple may obtain the great state of the super-knowledges."[7]

Do tìm được chỗ đứng vững chắc trong tầng thiền Jhana thứ nhất, ông đạt được sự tập trung tâm thứ nhì, mà ông gọi là "sự tĩnh lặng thánh thiện" (Samy. - Tương Ưng Bộ Kinh 20,1), bởi vì mọi suy nghĩ đều tĩnh lặng trong nó. Do đó ông tiến lên đến tầng thiền định thứ tư (Samy. 40,2f). Như sau này ông kể lại, ông đã thực hành sự tập trung theo cách nhân đôi, lần đầu bằng sự trau giồi "Tứ Túc Thần Thông" (iddhi-pada; Samy. 51,31),[4] và sau đó bằng sự "Giải thoát" (vimokkha; Thag. 1172). Trên con đường hướng tới sự Giải thoát tối thượng bằng Trí tuệ (pañña-vimutti) của ông, thiền định (jhana) phục vụ như các giai đoạn đi đến "Tứ Túc Thần Thông," vốn dẫn đến nhiều loại năng lực siêu nhiên và cũng mở ra nhiều cánh cổng đến trí tuệ. Phương pháp tăng gấp đôi này là điểm mạnh của ông khi ông trở thành a-la-hán, bậc Thánh. Để đạt được "Giải thoát Tâm", ̣(ceto-vimutti) sự tập trung dẫn ông đến tám Giải thoát (vimokkha), mà đỉnh cao là bốn tầng thiền vô sắc (arupajjhana). Trên con đường trở thành một người được "Giải thoát theo cả Hai Cách" (đó là thông qua cả định và tuệ),[5] ông đã sử dụng bốn định như là căn bản cho cả hai. Làm như vậy, ông đạt được "Vô Tướng Định",[6] đó là thoát khỏi tất cả những gì đánh dấu (hay biểu thị) sự hiện hữu có điều kiện và có cái nhìn thoáng qua về "Yếu tố Vô Tướng," Niết bàn (Samy. 40,9). Nhưng sự thành tựu này cũng chưa phải là cuối cùng. Vì ngay cả ở đây, ông lạc vào niềm vui tinh tế của nó. Sự luyến ái tinh tế như vậy vẫn là một "biểu hiệu" hay "dấu ấn" hão huyền được đặt chồng lên thành tựu tâm linh cao của sự thanh tịnh tuyệt vời nhất. Nhưng được trợ giúp bởi hướng dẫn của Tôn Sư, ông đã có thể thoát khỏi những xiềng xích cuối cùng này và hoàn toàn đạt được sự "Giải thoát Tâm" và "Giải thoát bằng Trí tuệ," trong tất cả sự viên mãn và chiều sâu của chúng. Do đó, tôn giả Maha-Moggallana đã trở thành một trong các vị Thánh. Ông thú nhận rằng ông có thể nói về bản thân mình là, "Được hỗ trợ bởi Tôn Sư, một đệ tử có thể đạt được trạng thái tuyệt vời của kiến thức siêu việt."[7]

This entire development took place within one single week. These were, indeed, seven days of a tremendous impact, with a significance far beyond that of its individual relevance. One must try to imagine the intensity and depth of Moggallana's determination during this short period, because for a person with such a wide range of great natural gifts it was an especially heroic effort to undertake within his own active mind that hard struggle to cut through all those fetters binding him to this world of vast potentialities. It has been reported that the Buddha, in the four hours of the first watch of the night of his Enlightenment, remembered 91 world periods. The appearance of time-space may have dissolved by way of contraction, or something similar must have happened to Moggallana when an immensity of inner experience was condensed into one short week. Here notions of measurable duration of time fail entirely. Immured in the prison of the senses, one week is no more than seven days for an ordinary person who is unaware of the infinities that burst through the limits of the common time concepts.

Moggallana, as he later said, attained sainthood by quick penetration (khippabhiñña), that is, in one week but his progress was difficult (dukkha-patipada), requiring the helpful prompting (sa-sankhara) of the Master. Sariputta, too, attained sainthood by quick penetration (in two weeks), but his progress was smooth (sukha-patipada); see Anguttara IV, 167-168. Moggallana had advanced to sainthood more speedily than Sariputta because the Buddha directed and inspired him personally and intensively; but Sariputta was superior to him in regard to the independence of his progress.

Toàn thể sự phát triễn này diễn ra trong vòng một tuần. Thật vậy, đây là bảy ngày của một tác động to lớn, với tính trọng đại vượt xa so với sự liên quan riêng biệt của nó. Người ta phải cố gắng tưởng tượng cường độ và chiều sâu của quyết tâm của Moggallana trong khoảng thời gian ngắn này, vì đối với một người có một loạt thiên tính lớn lao như vậy, đó là một nỗ lực can đảm đặc biệt để thực hiện trong chính tâm trí năng động của ông mà sự phấn đấu mạnh mẽ để vượt qua mọi xiềng xích ràng buộc ông vào thế giới của những tiềm năng bao la này. Nghe nói rằng Đức Phật, trong bốn giờ đầu tiên của đêm Giác ngộ của ngài, đã nhớ lại 91 chu kỳ thế giới. Sự xuất hiện của thời gian và không gian có thể hòa tan bằng cách co thắt, hay một cái gì đó tương tự hẳn đã xảy ra với Moggallana khi vô số kinh nghiệm nội tâm đã được cô đọng lại trong một tuần lễ ngắn ngủi. Ở đây khái niệm về thời gian có thể đo lường được đã thất bại hoàn toàn. Bị giam cầm trong ngục tù của các giác quan, một tuần không phải là bảy ngày của một người bình thường vốn không nhận thức được rằng sự vô cực phá vỡ các giới hạn của những khái niệm thời gian thông thường.

Moggallana, như ông nói sau này, đạt được quả vị thánh bằng sự thấu hiểu nhanh chóng (khippabhiñña), đó là trong một tuần, nhưng sự tiến triễn của ông thì khó khăn (dukkha-patipada), đòi hỏi sự giúp đỡ tức thời (sa-sankhara) của Tôn Sư. Saritutta, cũng vậy, đạt được quả vị thánh bằng sự thấu hiểu nhanh chóng (trong hai tuần), nhưng sự tiến triễn của ông thì suôn sẻ (sukha-patipada); xem Tăng Chi Bộ Kinh IV, 167-168. Moggallana tiến đến quả vị thánh nhanh hơn Sariputta bởi vì Đức Phật đã đích thân hướng dẫn và nhiệt liệt khuyến khích ông; nhưng Sariputta vượt trội hơn ông về sự tự lập trong tiến triễn của mình.

5. The Most Excellent Pair of Disciples  

In the 14th text of the "Longer Discourses" (Digha Nikaya: Mahapadana Sutta), the Awakened One speaks of six Buddhas of the past and says that each of them had two chief disciples and one attendant; and elsewhere (Samy. 47, 14) he says that all the Buddhas of the past and future had or will have one pre-eminent pair of disciples. When a Perfectly Awakened One is going to appear these three are as necessary to him just as the ministers of war, of the interior and of finance are necessary to a king. The Buddha himself uses this comparison with a state's administration. He spoke of Ananda who could remember all discourses of the Buddha, as the Treasurer of the Teaching (minister of finance), of Sariputta as its general in command, and of Moggallana as child's nurse (minister of the interior). Of these four (including the Buddha), two groups of two had certain things in common: the Buddha and Ananda belonged to the warrior caste (khattiya) and were born on the same day; Sariputta and Moggallana, however, were Brahmans, and likewise born on the same day. This affinity showed itself also in their lives. Ananda was always with the Buddha; since the time when he started to be his attendant, he followed him like a shadow; whereas Moggallana was almost inseparable from Sariputta and nearly always together with him. Whenever the Buddha, in advancing years, felt physically tired, these three men were the only ones whom he asked to expound the Teaching on his behalf. This happened, for instance, at Kapilavatthu when Moggallana gave a long discourse on sense-control as remedy against being submerged in the flood of the six sense impressions (Samy. 35, 202).

5. Cặp Đại Đệ Tử Xuất Chúng  

Trong bài kinh thứ 14 của "Trường Bộ Kinh" (Digha Nikaya: Mahapadana Sutta), Đấng Giác Ngộ nói về sáu vị Phật trong quá khứ và nói rằng mỗi vị có hai đại đệ tử chính và một thị giả; và ở bài kinh khác (Samy. 47, 14) ngài nói rằng tất cả vị Phật trong quá khứ và tương lai đã hay sẽ có một cặp đại đệ tử xuất chúng. Khi một Đấng Toàn Giác xuất hiện, ba người này cần thiết cho ngài giống như bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng tài chính cần thiết cho một vị vua. Đức Phật so sánh điều này với cách cai trị của một quốc gia. Ngài nói về Ananda, người có thể ghi nhớ tất cả các bài giảng của Đức Phật, như là thủ quỷ của Giáo lý (bộ trưởng tài chánh), Sariputta như là tổng tư lệnh (bộ trưởng quốc phòng), và Moggallana như là dưỡng mẫu của trẻ em (bộ trưởng nội vụ). Trong bốn người này (kể cả Đức Phật), hai cặp đôi đều có một số điểm tương đồng: Đức Phật và Ananda thuộc về giai cấp chiến sĩ (khattiya) và sinh ra cùng ngày; tuy nhiên Sariputta và Moggallana là Bà-la-môn, và cũng sinh ra cùng ngày. Mối quan hệ này cũng cho thấy trong đời sống của họ. Ananda luôn ở với Đức Phật; kể từ khi ông bắt đầu làm thị giả của ngài, ông đi theo ngài như một cái bóng; trong khi Moggallana hầu như không thể tách rời khỏi Sariputta và gần như là luôn đi cùng với ông. Bất cứ khi nào, trong những năm cuối đời, cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ba vị này là những người duy nhất mà ngài yêu cầu giải thích Giáo Lý thay ngài. Chẳng hạn như tại Kapilavatthu (Ka-tỳ-la-vệ), khi Moggallana cho một bài giảng dài về sự kiểm soát giác quan như một phương thuốc chống lại việc đắm chìm trong cơn lũ cảm tưởng của sáu giác quan (Samy. 35, 202).

After Sariputta and Maha-Moggallana had attained Sainthood, the Buddha announced to the Order that they were his chief disciples. Some of the monks were surprised and began to grumble why the Master did not treat with such distinction those ordained first, the "men of the first hour," as for instance, the Group of Five, or Yasa or the three Kassapas. Why did he overlook them and give prominence to those who had entered the Order last and were young in seniority? To this the Awakened One replied that each reaps according to his merit. For aeons Sariputta and Moggallana had been progressing towards this state, by gradually cultivating the necessary faculties. Others, however, had developed on different lines. Although both chief disciples were of another caste and from another region than the Buddha's, their special position within the community of saints was an outcome of the Law of Karma.

In many ways the Buddha had spoken in praise of this noble pair of disciples:

Sau khi Sariputta và Maha-Moggallana đạt được quả vị Thánh, Đức Phật tuyên bố với Tăng Đoàn rằng họ là các đại đệ tử chính của ngài. Một số sư ngạc nhiên và bắt đầu cằn nhằn tại sao Tôn Sư không đối xử với sự ưu đải như vậy cho những người đã thọ giới đầu tiên, "những người của giờ đầu," ví dụ như, năm đệ tử đầu tiên (anh em Kiều-Trần-Như), hay Yasa hay ba anh em Kassapas. Tại sao ngài bỏ qua họ và đề cao những người gia nhập Tăng Đoàn sau cùng và kém thâm niên? Về vấn đề này, Đấng Giác Ngộ trả lời rằng mỗi người gặt hái dựa theo công đức của họ. Qua nhiều kiếp, Sariputta và Moggallana đã tiến tới địa vị này, bằng cách dần dần trau giồi các năng lực cần thiết. Song le, những người kia đã phát triễn theo các dòng khác nhau. Mặc dù cả hai vị đại đệ tử chính thuộc về giai cấp khác và đến từ vùng khác với Đức Phật, vị trí đặc biệt của họ trong cộng đồng thánh là kết quả của Nghiệp Luật.

Đức Phật đã ca ngợi đôi đệ tử cao quý này theo nhiều cách:

"Outstanding they are among my disciples, exceptional they are among my disciples. They truly acted upon the Master's instructions and followed his advice. How dear and amiable are they to the fourfold assembly,[8] worthy of their respect and reverence!"

— Samyutta Nikaya 47, 14

"If a devout lay woman should admonish her only son whom she dearly loves, she would rightly do so by saying: 'My dear son, you should be like Citta the householder or Hatthaka of Alavi!' — because these two are model and exemplar for my lay devotees. (And she should further say:) 'But if, my dear, you should go forth from home into the homeless life (of a monk), you should be like Sariputta and Moggallana!' — because they are model and exemplar for bhikkhu disciples."

— Samyutta Nikaya 17, 23

"Seek and cultivate, O monks, (the company of) Sariputta and Moggallana! They are wise and are helpful to their fellows in the Holy Life. Sariputta is like a mother, and Moggallana is like a nurse. Sariputta trains (the monks) for the Fruit of stream-entry, and Moggallana for the supreme goal."

— Majjhima Nikaya, No. 141

"Họ nổi bật trong các đệ tử của ta, họ xuất chúng trong các đệ tử của ta. Họ thật sự đã hành động theo chỉ dẫn của Tôn Sư và làm theo lời khuyên của ngài. Họ được tứ chúng quý mến và ái kính làm sao,[8] xứng đáng với sự quý trọng và tôn kính của tứ chúng!"

— Tương Ưng Bộ Kinh 47, 14

"Nếu một nữ cư sĩ thành tín cần khuyên răn con trai duy nhất mà bà yêu quý, bà sẽ làm như vậy bằng cách nói: 'Con trai yêu quý của mẹ, con nên giống như cư sĩ Citta hay Hatthaka của Alavi!' — bởi vì hai người này là mô hình và mẫu mực cho các cư sĩ thành tín của ta. (Và bà ấy nên nói thêm rằng:) 'Nhưng nếu, này con yêu, con cần phải xuất gia để sống đời vô gia cư (của một tăng sĩ), con nên giống như Sariputta và Moggallana!' — bởi vì họ là mô hình và mẫu mực cho các tỳ khưu đệ tử."

— Tương Ưng Bộ Kinh 17, 23

"Tìm kiếm và trau giồi, này chư tăng, (đôi bạn) Sariputta và Moggallana! Họ khôn ngoan và hữu ích cho các bạn đồng môn của họ trong Đời Sống Thánh. Sariputta thì giống như sanh mẫu, và Moggallana thì giống như dưỡng mẫu. Sariputta huấn luyện (chư tăng) cho quả vị Nhập lưu, và Moggallana cho mục tiêu tối thượng."

— Trung Bộ Kinh, 141

The characterization of the two in the last text may be interpreted as follows. Sariputta urges his pupils to cut through the first and basic fetters and thus helps them to attain stream-entry. In this way he "converts" men by vigorously diverting them from the futility of the round of existence, and guides them into the zone of safety. Sariputta, like a mother, watches and guides the first steps on the path of emancipation; or it may be said, he causes, or at least assists, the birth of final emancipation in the pupil. Moggallana, however, leads on those who thus far have been saved, guiding them along their way upwards; he supports them in their practice of meditation up to sainthood, in the same way as he himself was helped by the master; he is like a wet-nurse, nourishing the strength and sustaining the growth of the pupil.

Both aspects are found perfectly united in a Fully Awakened One; but in Sariputta and Moggallana they were separate qualifications. Though both were "liberated in both ways," yet with Sariputta the major emphasis was on wisdom, and with Moggallana on the meditative "Liberation of the Mind" (cetovimutti).

Đặc tính của cả hai trong đoạn văn cuối có thể được giải thích như sau. Sariputta kêu gọi các học sinh của ông cắt bỏ những xiềng xích đầu tiên và căn bản và do đó giúp họ đạt được quả vị nhập lưu. Theo cách này, ông "cải hóa" học sinh bằng cách mạnh mẽ chuyển hướng họ ra khỏi sự vô dụng của vòng sinh tồn, và hướng dẫn họ vào khu vực an toàn. Sariputta, giống như người mẹ, theo dõi và hướng dẫn những bước đầu tiên trên con đường giải thoát; hay có thể nói rằng, ông gây ra, hay ít nhất là hỗ trợ, sự khai mở của sự giải thoát tối thượng trong người học sinh. Còn Moggallana thì dẫn dắt những ai đã được cứu đến đó, hướng dẫn họ suốt chặng đường hướng thượng của họ; ông giúp đỡ họ trong việc thực hành thiền định cho đến quả vị thánh, giống như cách chính ông đã được giúp đỡ bởi sư phụ; ông giống như một dưỡng mẫu, nuôi dưỡng sức mạnh và duy trì sự phát triễn của học sinh.

Cả hai khía cạnh đươc tìm thấy hợp nhất một cách hoàn hảo trong một Đấng Toàn Giác; nhưng ở Sariputta và Moggallana, chúng là những năng lực riêng biệt. Mặc dù cả hai đều được "giải thoát theo cả hai cách," nhưng với Sariputta thì sự nhấn mạnh chủ yếu là ở trí tuệ, còn với Moggallana là ở thiền định "Giải thoát Tâm" (cetovimutti).

This fact found perfect expression when these two spiritual sons of the Buddha had to look after Rahula, the Buddha's own son. As every newly ordained monk, Rahula had two teachers, one in knowledge and one in conduct. Sariputta was appointed as his teacher in knowledge, and Moggallana as his teacher in conduct and spiritual practice.

Once Sariputta said to his friend that, compared with Moggallana's great supernormal powers he was like a small splinter of rock set against the mighty Himalayas. Moggallana, however, replied that, compared with Sariputta's power of wisdom, he was like a tiny grain of salt set against a big salt barrel. (S. 21,3).

Sự thật này đã được biểu hiện hoàn hảo khi hai người con tinh thần của Đức Phật phải chăm sóc Rahula, con trai của Đức Phật. Như mọi tăng sĩ mới thọ giới, Rahula có hai vị thầy, một về kiến thức và một về cách hành xử. Sariputta được đề cử làm thầy dạy kiến thức và Moggallana là thầy dạy cách hành xử và thực hành tâm linh.

Có lần Sariputta nói với bạn ông rằng, so với năng lực thần thông vĩ đại của Moggallana, ông giống như một mảnh đá nhỏ đặt cạnh rặng Himalayas hùng vĩ. Tuy nhiên, Moggallana trả lời rằng, so với năng lực trí tuệ của Sariputta, ông giống như một hạt muối nhỏ đặt cạnh một thùng muối lớn. (S. 21,3).

About the differing range of wisdom, the Buddha once said that there are questions which only he could conceive and answer, but not Sariputta; there are other questions which only Sariputta could clarify, but not Moggallana' and there are those which only Moggallana could solve, but not the other disciples (J. 483). Thus the two chief disciples were like a bridge between the supreme qualities of the Buddha and the capacities of the other disciples.

When Devadatta voiced his claim to lead the Order, the Buddha said that he would not entrust anybody with the leadership of the Sangha, not even his two chief disciples, let alone Devadatta (C. V. VII, 3). Between the high-point of discipleship, Sariputta and Moggallana, on one end of the scale, and at the other Devadatta, the most depraved of the disciples, there is a long and varied line of others with different degrees of accomplishments and virtues. It is characteristic that the only slander uttered against the chief disciples came from a follower of Devadatta. The monk Kokalika, wishing to malign them, told the Buddha that the two had evil intentions, which, in fact, was the case with Devadatta. The Buddha, however, replied: "Don't say so, Kokalika, don't speak like that! Let your heart have glad confidence in Sariputta and Moggallana! They are capable monks." (S. 6, 10). But Kokalika, in spite of this emphatic admonition, persisted in his slander. According to the old texts, Devadatta and Kokalika were reborn in a state of utter suffering, in the deepest hellish abode, while Sariputta and Moggallana won the highest bliss, Nibbana.

Về phạm vi khác nhau của trí tuệ, Đức Phật đã từng nói rằng có những câu hỏi mà chỉ ngài mới có thể nghĩ đến và trả lời, nhưng Sariputta thì không; có những câu hỏi khác mà chỉ Sariputta mới có thể làm sáng tỏ, nhưng Moggallana thì không và có những câu mà chỉ Moggallana mới có thể giải quyết, nhưng các đệ tử khác thì không (J. 483). Do đó hai vị đại đệ tử chính này giống như chiếc cầu nối giữa những phẩm chất tối cao của Đức Phật và năng lực của các đệ tử khác.

Khi Devadatta lên tiếng muốn lãnh đạo Tăng Đoàn, Đức Phật nói rằng ngài không ủy thác bất cứ ai vai trò lãnh đạo Tăng Đoàn, kể cả hai vị đại đệ tử chính của ngài, chứ đừng nói đến Devadatta (C. V. VII, 3). Giữa hai đầu của chúng đệ tử, Sariputta và Moggallana, nằm ở một đầu của cái cân, và đầu kia là Devadatta, kẻ đồi trụy nhất trong số các đệ tử, có một hàng dài và đa dạng những người khác với trình độ khác nhau về sự thành tựu và đức hạnh. Đặc biệt là một lời vu khống duy nhất thốt ra để chống lại các vị đệ tử chính đến từ một môn đệ của Devadatta. Nhà sư Kokalika, muốn phỉ báng họ, đã nói với Đức Phật rằng cả hai có ý đồ xấu, mà thật ra đó là trường hợp của Devadatta. Tuy nhiên, Đức Phật trả lời: "Đừng nói vậy, Kokalika. Đừng nói như vậy! Hảy để trái tim của con vui mừng tin tưởng vào Sariputta và Moggallana! Họ là các nhà sư có khả năng." (S.6, 10). Nhưng Kokalika, bất chấp lời khuyên răn kiên quyết này, vẫn cứ nói xấu. Theo văn bản cổ, Devadatta và Kokalika đã tái sinh trong trạng thái hoàn toàn khốn khổ, trong cõi địa ngục sâu nhất, trong khi Sariputta và Moggallana đoạt được hạnh phúc cao nhất, Niết bàn.

6. The activities of the Chief Disciples in the Order  

In the canonical scriptures there are many reports about common activities of the two Chief Disciples who were the best assistants of their master in taking care of the Order. Both did much work for the advancement and benefit of the community of monks. Their activities directed to maintain inner concord, stability and discipline within the Order deserve special mention. At the request of the Buddha they brought about the banishment of an extremely reckless and undisciplined group of monks known as "group of six" (chabbaggiya), on whom the Buddha's admonition had no effect, as reported in Majjhima Nikaya No. 70 (Kitagiri Sutta). It was on account of them, that a great part of the disciplinary rules of the Order had to be proclaimed. Finally, they behaved in such a frenzied way that, on the Buddha's bidding, Sariputta and Moggallana, at the head of the virtuous monks, had to banish those six from the place of their mischief, which was near Kitagiri. Thereafter most of them left the Order. (CV I, 13-16).

Above all, the two great disciples were able to achieve that those newly ordained monks who had fallen away, having been instigated by Devadatta, returned to the Buddha's fold and to the right conduct of monk life. When at that time, Sariputta gave his exhortation to those misguided monks, he showed his power of thought-reading, while Moggallana used his magic powers (CV VII, 4). Also the following incident led to a strengthening of concord in the Order: Once when Sariputta was treated with hostility by a certain monk and was wrongly accused by him, Moggallana and Ananda called together all the monks, so that, for their instruction and edification, they could hear Sariputta's dignified answer to those accusations (A.IX,11).[9]

6. Hoạt Động của Hai Đại Đệ Tử trong Tăng Đoàn  

Trong kinh điển có nhiều bài viết về các hoạt động thông thường của hai vị Đại Đệ tử vốn là những phụ tá đắc lực nhất của Tôn sư trong việc chăm sóc Tăng Đoàn. Cả hai đã làm nhiều việc cho sự tiến triễn và lợi ích của tăng chúng. Những hoạt động của họ nhằm duy trì sự hòa thuận nội bộ, sự ổn định và kỷ luật bên trong Tăng Đoàn đáng được đặc biệt ghi chép. Do yêu cầu của Đức Phật, họ ra lệnh trục xuất một nhóm sư cực kỳ bất cẩn và vô kỷ luật, được gọi là bọn sáu người (chabbaggiya), mà lời khuyên răn của Đức Phật không có hiệu lực, như được tường thuật trong Trung Bộ Kinh số 70 (Kitagiri Sutta). Chính vì sự kiện của họ mà một phần lớn giới luật của Tăng Đoàn phải được công bố. Cuối cùng, họ hành xử một cách ngông cuồng đến nỗi, qua lệnh của Đức Phật, Sariputta và Moggallana, đứng đầu các vị sư đức hạnh, đã phải trục xuất sáu người này khỏi nơi họ quấy rối, ở gần Kitagiri. Sau đó hầu hết bọn họ rời Tăng Đoàn. (CV I, 13-16).

Trên hết, hai vị đại đệ tử đã có thể hoàn thành việc mang các nhà sư mới thọ giới bị sa ngã vì bị xúi giục bởi Devadatta, trở về nền nếp của Đức Phật và theo lối sống đúng đắn của tu sĩ. Vào lúc đó khi Sariputta đưa ra lời cổ xúy khích lệ các nhà sư lầm lạc đó, ông đã thể hiện năng lực tha-tâm-thông của mình, trong khi Moggallana sử dụng năng lực thần thông của ông (CV VII, 4). Sự cố sau đây cũng dẫn đến việc tăng cường sự hòa thuận trong Tăng Đoàn: Có lần khi Sariputta bị một nhà sư đối xử thù nghịch và bị người đó buộc tội sai, Moggallana và Ananda tập hợp tất cả chư tăng, vì vậy, qua chỉ thị và sắc lệnh của họ, chư tăng đã có thể nghe câu trả lời trang nghiêm của Sariputta về lời buộc tội đó (A.IX,11).[9]

Once when Moggallana was ill, the Buddha went to see him and gladdened him by a discourse on the seven Factors of Enlightenment. Inspired by it, Moggallana regained mastery over his body and recovered. (S. 46, 15).

The two chief disciples often lived together in one cell of the monastery, and they held many dialogues in the presence and for the benefit of their fellow monks as shown in the Discourse on Stainlessness (Majjh. 5), and frequently they gave discourses to the monks. Some of those given by Moggallana are, for instance, those in Majjhima Nikaya No. 15, Anguttara Nikaya X, 84 and Samyutta Nikaya 35, 202. They also spent much of their time in giving seminar-like instructions to their disciples (see S. 14, 15). Besides, they had conversations with Anuruddha about the meaning of the four Foundations of Mindfulness (S. 47, 26-27) and the difference between a Noble Learner (sekha) and a person who has "finished his learning" (asekha). (S. 52, 4-6).

Một lần khi Moggallana bị đau, Đức Phật đến gặp và làm vui lòng ông bằng một bài giảng về bảy Yếu tố Giác Ngộ. Cảm hứng từ bài giảng đó, Moggallana lấy lại khả năng làm chủ thân thể mình và hồi phục. (S. 46, 15).

Hai đại đệ tử thường sống chung trong một tịnh xá của tu viện, và họ đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại trước sự hiện diện và vì lợi ích của chư tăng đồng liêu như được thấy trong Kinh Không Uế Nhiễm (Majjh. 5), và họ thường xuyên thuyết giảng cho chư tăng. Một vài bài trong số đó được giảng bởi Moggallana, ví dụ như những bài trong Trung Bộ Kinh số 15, Tăng Chi Bộ Kinh X, 84 và Tương Ưng Bộ Kinh 35, 202. Họ cũng để nhiều thì giờ trong việc đưa ra những hướng dẫn giống như hội thảo cho các đệ tử của họ (xem S. 14, 15). Bên cạnh đó, họ có những cuộc nói chuyện với Anuruddha về ý nghĩa của Tứ Niệm Xứ (S. 47, 26-27) và sự khác biệt giữa bậc hữu học (sekha - người đã đạt ít nhất quả vị nhập lưu nhưng chưa phải quả vị a-la-hán) và bậc "vô học" (asekha - bậc a-la-hán). (S. 52, 4-6).

Both chief disciples were highly praised by the Awakened One for their beneficial work, which, however, left them unmoved by pride as they were saints. Such a situation occurred when they were seated near the Buddha and were both immersed in deep concentration focused on the Recollection of the Body. Then the Buddha spoke one of the following two verses to each of them, first to Sariputta and then to Moggallana.

"Just as a rocky peak cannot be shaken, being firmly grounded,
So will not waver anymore a monk when he delusion has destroyed.
With mindfulness directed on the body
and well restrained in sixfold sense contact,
his mind remaining always well collected,
such monk will come to know his own Nibbana."

— Udana III, 4-5.

Cả hai vị đại đệ tử được Đấng Giác Ngộ nhiệt liệt ca ngợi về công việc hữu ích của họ, tuy nhiên điều này không làm cho họ kiêu ngạo vì họ là bậc thánh. Tình huống như vậy xảy ra khi họ ngồi gần Đức Phật và cả hai đều đắm chìm trong định, tập trung vào Quán tưởng Thân. Sau đó Đức Phật nói lên một trong hai bài kệ sau đây cho mỗi người, đầu tiên là Sariputta và sau đó là Moggallana.

"Như ngọn núi bằng đá,
Không động, khéo an trú
Cũng vậy vị tỳ kheo,
Đoạn diệt được ngu si
Như ngọn núi bằng đá,
Không có bị dao động.

Thân hành niệm an lập,
Sáu xúc xứ chế ngự,
Tỳ kheo thường thiền định,
Tự chứng tri niết bàn."

— Udana III, 4-5. Chuyển dịch từ Pali: HT. Thích Minh Châu

It happened only once that the Buddha preferred Moggallana's attitude in a certain matter to that of Sariputta. The Master, after having dismissed from his presence some noisy and unmannered monks, later asked his two chief disciples what they had thought when he sent away those monks. Sariputta said, he thought that the Master wanted to enjoy a blissful abiding in the present (through jhana) and that they, the chief disciples, were to do the same. But the Buddha reproached him saying that he should not have such thoughts again. Then the Buddha turned to Moggallana, with the same question. Moggallana replied that he, too, had thought the Master wanted to enjoy the bliss of jhana; but if so, then it would have been Sariputta's task to take care of the community of monks and to look after them. The Buddha praised him and said that if both his chief disciples took care of the community, it would be as good as if he himself looked after the monks. (M. 67).

Một lần duy nhất Đức Phật thích thái độ của Moggallana hơn là của Sariputta về một vấn đề cụ thể. Tôn Sư, sau khi đuổi một số sư ồn ào và vô tư cách ra khỏi nơi ngài đang hiện diện, sau đó hỏi hai đại đệ tử chính của ngài rằng họ nghĩ gì khi ngài đuổi các nhà sư đó đi. Sariputta nói, ông nghĩ rằng Tôn Sư muốn hưởng niềm an vui trong hiện tại (qua thiền định) và họ, hai đại đệ tử, cũng làm như vậy. Nhưng Đức Phật khiển trách ông rằng ông không nên có suy nghĩ như vậy nữa. Rồi Đức Phật quay qua Moggallana với cùng câu hỏi. Moggallana trả lời rằng ông cũng nghĩ rằng Tôn Sư muốn hưởng niềm an vui thiền định; nhưng nếu vậy thì nhiệm vụ của Sariputta là chăm sóc tăng chúng và xem chừng họ. Đức Phật ca ngợi ông và nói rằng nếu cả hai đại đệ tử chính của ngài chăm sóc tăng chúng, thì sẽ tốt như thể chính ngài chăm sóc các sư. (M. 67).

7. Moggallana's Magical Powers  

In the discourse about the disciples who excelled in special capacities and qualities (A. I, 13), the Buddha said that Moggallana was foremost among the Bhikkhus who possessed magical faculties. One day when Moggallana with some of his disciples walked up and down, the Buddha told his monks that Moggallana possessed great supernormal powers, and so did his pupils; thus beings congregate according to their nature and disposition. (S. 14, 15) There were, of course, also other prominent disciples highly skilled in one or the other of the various magical powers. But they mastered only some of them: the monk Anuruddha and the nun Sakula, for instance, possessed the supernormal vision of the Divine Eye; the monk Sobhita and the nun Bhadda Kapilani could recollect far into the past; the monk Sagalo had masterly control of the fire element; Cula Panthaka was skilled in "astral travel"; and Pilinda excelled in communication with heavenly beings. Maha Moggallana, however, was perfect master of the magical faculties in a very comprehensive way. He mastered the various kinds of supernormal powers altogether, surpassing in them the other disciples. He also excelled by far the nun Uppallavanna who was foremost among the nuns in regard to magical faculties.

7. Năng Lực Thần Thông của Moggallana  

Trong bài giảng về các đệ tử xuất sắc về năng lực và phẩm chất đặc biệt (A. I, 13), Đức Phật nói rằng Moggallana nổi bật trong số các tỳ khưu có năng lực siêu nhiên. Một ngày nọ khi Moggallana cùng với vài đệ tử của ông đi dạo, Đức Phật nói với các sư rằng Moggallana có năng lực siêu nhiên vĩ đại, và các học trò của ông cũng vậy; do đó chúng sinh tụ tập theo bản chất và khuynh hướng của họ. (S. 14, 15) Dĩ nhiên, cũng có những đệ tử nổi tiếng khác có kỹ năng cao trong một hay vài phép thần thông. Nhưng họ chỉ thành thạo một vài trong số đó mà thôi: chẳng hạn như, sư Anuruddha và ni sư Sakula có cái nhìn siêu nhiên của Thiên Nhãn; sư Sobhita và ni sư Bhadda Kapilani có thể hồi tưởng xa vào quá khứ; sư Sagalo thành thạo trong việc điều khiển yếu tố lửa; Cula Panthaka kỹ xảo về "thiên du" (du hành trong không gian); và Pilinda xuất sắc trong giao tiếp với chư thiên. Tuy nhiên, Moggallana là bậc thầy hoàn hảo về khoa thần thông một cách rất toàn diện. Ông thành thạo nhiều loại năng lực thần thông, vượt xa các đệ tử khác. Ông cũng tài giỏi nhiều hơn ni sư Uppallavanna vốn đứng đầu trong số ni sư về năng lực thần thông.

For appreciating the old reports on Moggallana's magical (parapsychological) faculties, one ought to know how such things can be possible at all. The world of so-called matter as perceived through our five senses — which to-day's physicists conceive as a manifestation of energy — is only a small section of that much wider reality which consists of other vibrational forms of energy. Inklings of it, under terms like "anti-matter," "Psi-power," the "Astral," or "Prana," have penetrated into our range of experience. As we perceive only the narrow sector of our human world, we are inclined to regard its limited laws as absolutes. But the universe as experienced by the wise, is much larger, and the laws in force in it have also an impact upon our own world. It is that impact of different laws which is called a miracle. But whenever a higher or wider world manifests itself, the true miracle is that people can be so imprisoned within their narrow outlook that they just ignore all what is beyond their limited faculties, in spite of the fact that the effects of those other forces and laws are undeniably present. But whosoever, as the Buddha and Moggallana, has highly developed his capacity to experience that wider reality with his higher sense faculties refined by cultivating the Four Ways of Power (iddhipada), will realize a sheer infinite widening of experience in space and time. His horizon and experiential knowledge will grow universal and immeasurable, transcending all boundaries and limitations.

When Sariputta asked (in M. 32) to which type of monk those assembled would give the highest praise, Moggallana replied that from his point of view such a monk would be truly brilliant who can engage best in dialogues and discussions on the Teaching. Later the Buddha confirmed that Moggallana was indeed a very capable speaker on Dhamma. In fact, talks on Dhamma gain in range and depth when they issue from an experience that transcends the realm of the senses. The more one had widened one's consciousness by such experiences, the more one had to say. One who has personal experience of those many avenues of liberating wisdom will best be able to conduct talks on Dhamma and make them lively and stimulating. Examples of such discourses given by Maha-Moggallana are M. 15 and 37, A, X. 84, S. 35, 202, S. 44, 7-8.

We shall now turn to what the Buddhist canonical texts relate about Moggallana's supernormal faculties, presenting the material grouped according to the types of faculties concerned.

Để hiểu rõ các tường thuật cổ về khoa thần thông của Moggallana, người ta phải biết làm thế nào mà những điều như vậy có thể có được. Thế giới của cái gọi là vật chất như được nhận thức qua năm giác quan của chúng ta — mà các nhà vật lý học ngày nay cảm nhận như là sự biểu hiện của năng lượng — chỉ là một phần nhỏ của thực thể rộng lớn hơn, bao gồm các hình thức dao động khác của năng lượng. Nghĩ về nó, dưới từ ngữ như "phản vật chất," "năng lực siêu nhiên," "cõi thiên," hay "năng lượng vũ trụ," đã thâm nhập vào phạm vi kinh nghiệm của chúng ta. Khi chúng ta chỉ nhận thức lĩnh vực chật hẹp của thế giới loài người của mình, chúng ta có khuynh hướng xem những qui luật giới hạn của nó như là tuyệt đối. Nhưng vũ trụ qua kinh nghiệm của bậc thánh hiền thì lớn hơn nhiều, và các qui luật lớn lao trong nó cũng có tác động đến thế giới của chúng ta. Tác động của các luật khác nhau đó được gọi là điều kỳ diệu. Nhưng bất cứ khi nào một thế giới cao hơn và rộng lớn hơn biểu hiện chính nó, điều kỳ diệu thật sự là người ta có thể bị giam cầm trong quan điểm chật hẹp của họ đến nỗi họ bỏ qua tất cả những gì nằm ngoài các giác quan giới hạn của họ, mặc dù thật tế là ảnh hưởng của các lực và qui luật khác hiện diện không thể phủ nhận được. Nhưng bất cứ ai, như Đức Phật và Moggallana, đã phát triễn rất cao khả năng của họ để kinh nghiệm cái thực thể bao la đó với các giác quan cao hơn của họ được thanh lọc bằng việc trau giồi Tứ Pháp Thần Túc (iddhipada), sẽ nhận ra trải nghiệm vô tận trong không gian và thời gian. Chân trời và kiến thức trải nghiệm của họ sẽ phát triễn toàn diện và vô lượng, vượt qua mọi ranh giới và giới hạn.

Khi Sariputta hỏi (trong M. 32) bậc sư nào được tăng chúng khen ngợi nhất, Moggallana trả lời rằng theo quan điểm của ông thì bậc sư như vậy ắt sẽ thật sự xuất sắc, có thể thể hiện tốt nhất trong những cuộc đối thoại và thảo luận về Giáo lý. Sau này Đức Phật xác nhận rằng Moggallana quả thật là một diễn giả rất có khả năng về Giáo Pháp. Thật vậy, các bài thuyết Pháp có tầm vóc và chiều sâu khi chúng được soạn thảo từ một người có kinh nghiệm vượt qua lĩnh vực của các giác quan. Người đó càng mở rộng ý thức của họ bằng những kinh nghiệm như vậy thì họ càng có nhiều điều để nói. Người có kinh nghiệm cá nhân về nhiều con đường giải thoát trí tuệ sẽ có thể thực hiện các cuộc nói chuyện về Pháp hay nhất và làm cho chúng sống động và kích thích. Ví dụ của các bài thuyết giảng như vậy được đưa ra bởi Maha-Moggallana là M.15 và 37, A. X. 84, S. 35, 202, S. 44, 7-8.

Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang các bài tường thuật trong kinh điển Phật giáo liên quan đến năng lực thần thông của Moggallana, tài liệu trình bày được sắp xếp theo loại phép thần thông liên hệ.

1. Penetration of others' minds and thought-reading (telepathy)

Once on an Uposatha day, the Buddha sat silently throughout the whole night in front of the assembly of monks. When the morning dawned, he only said: "This assembly is impure." Thereupon Moggallana surveyed with his mind the entire assembly from monk to monk and saw that one monk was entirely corrupted. He went towards him and asked him to leave. When that monk did not move though asked thrice, Moggallana took him by the arm, led him out of the hall and bolted the door. Then he begged the Exalted One to recite the Rules of Monastic Discipline (Patimokkha), as the assembly was now pure again. (A. VIII, 20)

Once the Master stayed together with a community of five hundred monks who all were saints. When Moggallana joined them, he at once discerned in his heart that all these monks were canker-freed Arahats. Then one of these saintly monks who, on his part, cognized Moggallana's supernormal perception, rose from his seat and praised Moggallana in the following verses:

1. Hiểu thấu tâm và đọc được tư tưởng của người khác (Tha Tâm Thông)

Một lần vào ngày lễ Bồ Tát Giới, Đức Phật ngồi yên lặng suốt đêm trước tăng chúng. Khi bình minh ló dạng, ngài chỉ nói: "Hội nghị này không thanh tịnh." Moggallana liền dùng tâm quan sát toàn bộ tăng chúng, từ sư này qua sư khác, và nhìn thấy một nhà sư hoàn toàn hư hỏng. Ông đi về phía nhà sư đó và yêu cầu ông ta rời đi. Khi nhà sư đó không dời chổ mặc dù đã yêu cầu ba lần, Mggallana nắm tay ông ta, dắt ra khỏi sảnh đường và khóa cửa. Sau đó ông cầu xin Đức Thế Tôn đọc các qui tắc của Kỷ luật Tu viện (Patimokkha - 227 giới luật dành cho tỳ khưu), vì hội nghị bây giờ đã thanh tịnh trở lại. (A. VIII, 20)

Có lần Tôn Sư ở lại với nhóm năm trăm vị sư, tất cả đều là thánh tăng. Khi Moggallana gia nhập cùng họ, ông ngay lập tức nhận ra rằng tất cả các vị sư này đều là bậc A-la-hán vô cấu. Sau đo,́ một trong các vị thánh tăng này nhận ra trực giác siêu nhiên của Moggallana, đứng dậy từ chỗ ngồi và ca ngợi Moggallana trong bài thơ sau:

"Him who serenely sits on mountain's slope,
a sage who has transcended ill entire —
to him disciples pay their homage,
themselves of triple knowledge, vanquishers of death.

He has discerned them by his mental power,
the master of the supernormal, Moggallana.
He probed their minds with his
and found them free and unattached."

— Samyutta Nikaya 8, 10

"Ông ngồi yên lặng trên sườn núi,
bậc thánh hiền đã hoàn toàn vượt qua đau khổ —
các đệ tử bày tỏ lòng tôn kính ông,
họ với ba minh kiến, những người chiến thắng tử thần.

Ông nhận ra họ bằng năng lực thần thông,
bậc thầy về siêu nhiên, Moggallana.
Ông xem xét tâm họ bằng tâm ông
và biết họ được giải thoát và không tham luyến."

— Tương Ưng Bộ Kinh 8, 10

A third report says: Once, while the venerable Anuruddha was meditating in solitude, he considered how, by means of the four Foundations of Mindfulness (satipatthana) the Noble Path that leads to the extinction of suffering can be perfected. Then Moggallana, penetrating Anuruddha's mind by his own, appeared before him through supernormal power and requested him to describe in detail this method of practice (Samy. 52, 1-2).

Bài tường thuật thứ ba kể lại: Một lần, khi tôn giả Anuruddha đang đơn độc thiền định, ông quán tưởng làm thế nào bằng phương tiện của Tứ Niệm Xứ (satipatthana) Thánh Đạo dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, có thể được hoàn hảo. Sau đó Moggallana, dùng tâm đọc tư tưởng của Anuruddha, xuất hiện trước mặt ông qua năng lực siêu nhiên và yêu cầu ông mô tả chi tiết phương pháp thực hành này (Samy. 52, 1-2).

2. The Divine Ear (clair-audience)

One evening when Sariputta went to see Moggallana, he found his features had such a strikingly serene expression that Sariputta felt moved to ask Moggallana whether he had dwelt in one of the peaceful abodes of mind. Moggallana replied that he had dwelt only in one of the less refined abodes, but that he had been engaged in a talk on the Teaching. On being asked with whom he had such a talk, he replied that it had been with the Exalted One. Sariputta remarked that the Master was now dwelling very far away, in Savatthi, while they themselves were here in Rajagaha. Did Moggallana, by way of his supernormal power, go to the Buddha, or did the Buddha come to him? Moggallana replied that neither had been the case. It was rather the Divine Eye and the Divine Ear, which had been purified and perfected in both of them, that enabled them to have a Dhamma talk on the mental faculty of energy. Then Sariputta exclaimed that Moggallana, being endowed with powers so great, might be able to live through an entire aeon (kalpa), like a Buddha, if he so wished. (Samy. 21, 3)

With the Divine Ear, Moggallana could also hear the voices of non-human beings, deities, spirits, etc., and receive messages from them. So, for instance, a spirit had warned him against Devadatta who harbored evil intentions towards the Buddha and planned a plot against him. (Culla Vagga VII, 2)

2. Thiên Nhĩ Thông

Một tối nọ, khi Sariputta đến gặp Moggallana và nhận thấy các phẩm chất của ông có biểu hiện thanh thản đến mức Sariputta cảm thấy xúc động nên hỏi Moggallana rằng có phải ông trụ ở trong một trong những trụ xứ thanh tịnh của tâm không. Moggallana trả lời rằng ông chỉ an trụ trong một trong những trụ xứ kém tinh tế hơn, nhưng ông đã tham gia vào một cuộc đàm thoại về Giáo Lý. Khi được hỏi ông có cuộc đàm thoại với ai, ông trả lời là với Đức Thế Tôn. Sariputta nói rằng Tôn Sư hiện đang ở rất xa, tại Savatthi, trong khi họ đang ở Rajagaha. Có phải Moggallana, bằng năng lực thần thông của ông, đã đến với Đức Phật, hay là Đức Phật đã đến với ông? Moggallana trả lời rằng không phải là hai trường hợp đó. Nói đúng hơn là Thiên Nhãn Thông và Thiên Nhĩ Thông, đã được thanh lọc và hoàn hảo trong cả hai người, cho phép họ có cuộc Pháp thoại về năng lực tâm linh. Sau đó Sariputta tuyên bố rằng Moggallana, thọ hưởng năng lực rất lớn, có thể sống qua vô lượng kiếp, như một vị Phật, nếu ông muốn như vậy. (Samy. 21, 3)

Với Thiên Nhĩ Thông, Moggallana cũng có thể nghe được tiếng nói của chúng sinh không phải là người, chư thiên, thần linh, v.v., và nhận tin nhắn từ họ. Chẳng hạn như, một thần linh đã cảnh báo ông về Devadatta, người nuôi dưỡng ý đồ xấu đối với Đức Phật và hoạch định âm mưu chống lại ngài. (Culla Vagga VII, 2)

3. The Divine Eye (Clairvoyance, Second Sight, Visions)

As mentioned above, Moggallana, with his Divine Eye, was able to perceive the Buddha over a long-distance. (Samy. 21, 3)

Once the following happened. While Sariputta was sitting in quiet meditation, a wanton demon (Yakkha) hit him on the head. Moggallana saw it and asked his friend whether he had felt much pain. Sariputta smiled and said that he had just felt a slight touch of headache. Then Moggallana praised his strength of concentration, but Sariputta said that Moggallana had been able to see that demon while he himself could not. (Ud. IV, 4)

Once Moggallana saw with the Divine Eye how King Pasenadi had been defeated in battle by the Licchavis, but that afterwards he had gathered his troops again and vanquished the Licchavis. When Moggallana told this, some monks accused him that he had falsely boasted about his supernormal faculties, which is a disciplinary offense making a monk subject to expulsion from the Order. The Buddha, however, explained that Moggallana had told only what he saw and what had actually happened. (Parajika IV, 95; case No. 17)

3. Thiên Nhãn Thông (Thần Nhãn, Tầm nhìn thứ hai, Viễn ảnh)

Như đề cập ở trên, Moggallana với Thiên Nhãn Thông đã có thể cảm nhận được Đức Phật qua một khoảng cách rất xa. (Samy. 21,3)

Có lần câu chuyện sau đây xảy ra. Trong khi Sariputta đang ngồi thiền định, một con quỷ dạ xoa (Yakkha) đánh vào đầu ông. Moggallana nhìn thấy nó và hỏi bạn mình rằng ông có cảm thấy đau nhiều không. Sariputta mỉm cười và nói rằng ông chỉ cảm thấy hơi đau đầu. Thế rồi Moggallana ca ngợi sức mạnh thiền định của ông, nhưng Sariputta nói rằng Moggallana đã có thể nhìn thấy con quỷ trong khi ông không thể. (Ud. IV, 4)

Một lần Moggallana nhìn thấy bằng Thiên Nhãn việc Vua Pasenadi đã bị đánh bại bởi Licchavis như thế nào, nhưng sau đó ông đã tụ tập quân đội của mình lại và chiến thắng Licchavis. Khi Moggallana nói điều này, một số nhà sư đã buộc tội ông rằng ông giả bộ khoe khoang về phép thần thông của ông, đó là một hành vi phạm tội kỷ luật làm cho một nhà sư thành đối tượng cho sự trục xuất khỏi Tăng Đoàn. Tuy nhiên, Đức Phật giải thích rằng Moggallana chỉ nói những gì ông thấy và thật sự xảy ra. (Parajika IV, 95; ví dụ số 17)

Above all, he often saw the operation of the law of Kamma and its fruits. Again and again he saw how human beings, due to their evil actions that harmed fellow-beings, were reborn among unhappy ghosts under-going much suffering; while others by their charitable deeds rose upwards to lower heavenly worlds that were close to the human plane. He often gave instances of this for exemplifying the law of kamma. The reports about this are too numerous for including them here. In two books of the Pali canon, dealing with the ghost realm (the Petavatthu) and the heavenly abodes (the Vimanavathu), nine, respectively fifty-one, of such reports are given. From this it can be readily understood why Moggallana was famous as one who knew the worlds beyond as well as the workings of Kamma. The reports are too numerous for inclusion, but at least one of his recorded in the Samyutta Nikaya should be mentioned here (Samy. 19. 1-21 == Paraj. IV, 9; 15th case).

Once Moggallana lived on Vulture's Peak, near Rajagaha, together with the Bhikkhu Lakkhana, one of the thousand Brahman ascetics who had been converted together with Uruvela-Kassapa. One morning when they had descended from the peak for going on alms-round in the town, Moggallana smiled when they reached a certain place on the road. When his companion asked him for the reason, Moggallana said that now it was not the right time to explain it, he would tell it in the presence of the Master. When they later met the Buddha, Lakkhana repeated his question. Moggallana now said that at that spot he had seen many miserable ghosts flying through the air, chased around and tormented by various kinds of afflictions and sufferings. The Buddha confirmed this as absolutely true and added that he himself spoke only reluctantly about such appearances because people with superficial minds would not believe it. Then the Buddha, out of his universal knowledge, explained what propensities and behavior had brought those ghosts seen by Moggallana to their present pitiable position.

Trên hết, ông thường xuyên nhìn thấy sự vận hành của luật Nhân quả. Hết lần này đến lần khác, ông nhìn thấy làm thế nào mà nhân loại, do những hành động xấu xa gây hại đến đồng loại của họ, bị tái sinh vào cõi ngạ quỷ và phải chịu đựng nhiều đau khổ; trong khi những người khác do các hành động từ thiện của họ nên được sinh lên các cõi trời gần với thế giới loài người. Ông thường xuyên đưa ra các ví dụ điển hình cho luật Nhân quả. Các bài tường thuật về điều này quá nhiều để kể ra ở đây. Trong hai quyển sách của kinh điển Pali, liên quan đến cõi ngạ quỷ (Petavatthu) và các cõi trời (Vimanavathu), chín, tương đương với năm mươi mốt, bài tường thuật như vậy được đưa ra. Từ đó có thể dễ dàng hiểu tại sao Moggallana nổi tiếng là người biết các thế giới bên ngoài cũng như sự vận hành của Nghiệp luật. Quá nhiều báo cáo để đưa vào đây, nhưng ít nhất một trong những bài nói về ông trong Tương Ưng Bộ Kinh nên được đề cập đến (Samy. 19. 1-21 == Paraj. IV. 9; ví dụ thứ 15).

Có lần Moggallana sống ở núi Linh Thứu, gần Rajagaha, cùng với tỳ khưu Lakkhana, một trong một ngàn tu sĩ khổ hạnh Ba-la-môn, được cải đạo cùng với Uruvela-Kassapa. Một buổi sáng khi họ đi xuống núi để khất thực trong thị trấn, Moggallana mỉm cười khi họ đi đến một nơi nào đó trên đường. Khi người bạn đồng hành hỏi ông lý do, Moggalana nói rằng bây giờ không phải thời điểm thích hợp để giải thích, ông sẽ nói với sự hiện diện của Tôn Sư. Sau đó họ gặp Đức Phật, Lakkhana lập lại câu hỏi. Thế rồi Moggallana nói rằng tại địa điểm đó ông đã thấy nhiều ngạ quỷ khốn khổ bay trên không trung, bị rượt đuổi và hành hạ bởi nhiều loại tai họa và đau khổ. Đức Phật xác định điều này hoàn toàn đúng và nói thêm rằng chính ngài cũng chỉ nói một cách miễn cưỡng về những cảnh tượng như vậy bởi vì những người với đầu óc nông cạn sẽ không tin điều đó. Sau đó Đức Phật, từ sự hiểu biết toàn diện của ngài, giải thích xu hướng và hành vi gì đã đưa những ngạ quỷ Moggallana nhìn thấy đến hiện trạng đáng thương của họ.

4. Travel by "mind-made body" ("Astral Travel")

"Just as a person may bend his stretched arm or stretch his bent arm," so quickly was Moggallana able to depart bodily from the human world and reappear in a celestial realm. Repeatedly he made use of this capacity for instructing other beings and looking after the affairs of the Order. Thus he taught the Gods of the Thirty-three the Factors of stream-entry, or tested Sakka, King of Gods, whether he had understood the teaching about the extinction of craving (Majjh, 37). Once when the Buddha was preaching for three months in one of the heavenly worlds, Moggallana appeared in that heaven and informed the Master of happenings in the Order, asking him for instructions (Jat, 483E). He visited not only the gods of the Sense-sphere, but also those of the Brahma world. Thus he appeared before a Brahma deity who believed that there were no ascetics capable of entering his realm, and through questioning and supernormal feats Moggallana shook the self-assurance of that deity (Samy. 6,5). Or he appeared in front of a Brahma named Tissa — who formerly had been a monk and had died recently — and gave him instructions about stream-entry and the realization of final deliverance. (Anguttara IV, 34; VII, 53).

4. Du hành bằng "Năng lực Tâm linh" ("Thiên Du")

"Như một người có thể uốn cong cánh tay duỗi thẳng hay duỗi thẳng cánh tay uốn cong của mình," Moggallana cũng có thể nhanh chóng rời thế giới loài người và xuất hiện lại trong một cõi thiên. Ông đã sử dụng khả năng này nhiều lần để hướng dẫn các chúng sinh khác và chăm sóc công việc của Tăng Đoàn. Vì thế ông đã dạy chư Thiên về Ba-mươi-ba Nhân tố nhập lưu, hay khảo sát Sakka, Thiên Vương, xem liệu Sakka có hiểu được giáo lý về sự dập tắt ham muốn (majjh. 37). Có lần khi Đức Phật đang thuyết giảng suốt ba tháng ở một trong các cõi thiên, Moggallana xuất hiện trong thiên giới đó và thông báo cho Tôn Sư biết về biến sự ở Tăng Đoàn, xin ngài chỉ dẫn (Jat, 483E). Ông không chỉ thăm viếng chư thiên của cõi trời Sắc giới, mà còn cả cõi Phạm Thiên. Vì thế ông xuất hiện trước một vị Phạm thiên vốn tin rằng không có tu sĩ khổ hạnh nào có khả năng đi vào vương quốc của ông, và qua sự chất vấn và những kỳ tích siêu phàm Moggallana đã làm lay động niềm tự hào của vị thần đó (Samy. 6,5). Hoặc là ông xuất hiện trước một vị Phạm Thiên tên là Tissa — người trước đây là một nhà sư và vừa mới qua đời — và chỉ dạy cho ông về quả vị nhập lưu và việc thực hiện sự giải thoát tối thượng. (Anguttara IV, 34; VII, 53).

5. Telekinesis (Supernormal locomotion)

Moggallana also had mastery over, what appears to be solid matter. Once there were monks staying at a monastery, who were negligent and of distracted minds, busying themselves too much with material trifles. Learning of this, the Buddha asked Moggallana to shake their excessive faith in materiality by a supernormal feat and to stir them on to renewed and serious effort. In response to the Buddha's request, Moggallana pushed the building with his big toe, so that the entire monastery, called "The Terrace of Migara's Mother," shook and trembled as if there was an earthquake. By this experience the monks were so deeply stirred that they became again receptive when the Buddha instructed them, explaining the four Roads to Power (iddhipada), from which Moggallana's great supernormal prowess derived (Samy, 51, 14; Jat. 299E).

When Moggallana visited Sakka in his heavenly realm and saw that Sakka was living rather light-heartedly and was captivated by the heavenly sense pleasures of his world, forgetful of the Teaching, Moggallana performed a similar magic feat by shaking slightly the celestial palace, called "Banner of Victory," in which Sakka took much pride. This had a "shock effect" on Sakka too, and he now recalled the teaching on the extinction of craving, which the Buddha had briefly taught him not long ago. It was the same teaching by which the Buddha had once helped Moggallana to attain sainthood (Majjh 387).

5. Khả năng Di động Vật thể từ xa

Moggallana cũng thông thạo về những gì dường như là vật thể rắn. Có lần các nhà sư ở một tu viện nọ, họ có tính cẩu thả và lơ đểnh, bận rộn quá nhiều vào những chuyện vặt vãnh. Biết được điều này, Đức Phật yêu cầu Moggallana rũ bỏ niềm đam mê vật chất của họ bằng một kỳ tích siêu phàm và khích động họ vào nỗ lực đổi mới và nghiêm túc. Đáp lại yêu cầu của Đức Phật, Moggallana đẩy tòa nhà bằng ngón chân cái của ông, khiến cho toàn bộ tu viện, tên là "Nền tảng của Mẹ Migara," bị lung lay và chấn động như thể có động đất. Do trải nghiệm này các nhà sư bị khích động sâu xa đến mức họ trở nên dễ tiếp nhận khi Đức Phật hướng dẫn họ, giải thích Tứ Pháp Thần Túc (iddhipada), mà năng lực thần thông vĩ đại của Moggallana bắt nguồn từ đó (Samy. 51, 14; Jat. 299E).

Khi Moggallana đến thăm Sakka ở thiên giới và thấy Sakka vui sống và bị mê hoặc bởi những thú vui tiên cảnh của thế giới của ông ta đến nỗi quên cả Giáo lý. Moggallana thực hiện một kỳ tích tương tự bằng cách lắc nhẹ cung điện ở thiên giới có tên là "Cờ phướng Chiến thắng," mà Sakka rất tự hào. Điều này cũng có "hiệu ứng sốc" đối với Sakka, và ông chợt nhớ lại giáo lý về sự dập tắt ham muốn, mà Đức Phật đã dạy ông cách đây không lâu. Đó là cùng một giáo lý mà Đức Phật đã từng giúp Moggallana để đạt được quả vị thánh (Majjh 387).

Once there was a famine in the area where the Buddha and his community of monks stayed, and the monks could not obtain sufficient food. On that occasion Moggallana asked the Buddha whether he may overturn the ground, so that the nourishing substance underneath would be accessible and could be eaten. But the Buddha told him not to do so, as this would cause the destruction of a large number of living beings. Then Moggallana offered to open by his magical power a road to the (mythical) Uttara Kuru country, so that the monks could go there for alms. This, too, was rejected by the Buddha. But all survived the famine unharmed, even without such supernormal devices. (Paraj. I, 2) This was the only occasion when the Buddha disapproved of Moggallana's suggestions.

Moggallana's supernormal power expressed itself also in his ability to bring things from long distances by his magical locomotion. Thus for instances he brought lotus stalks from the Himalayas when Sariputta was ill and needed them for medicine (Maha Vagga VI, 20; Cula Vagga V, 34). He also fetched a shoot of the Bodhi tree for Anathapindika to be planted at the Jetavana Monastery (Jat. 78E). But when his fellow-monk Pindola asked him to prove the superiority of the Buddha's Sangha over the sectarians by magically bringing down a precious bowl that had been hung up in town so high that nobody could take it down, Moggallana refused, saying that Pindola himself possessed sufficient powers to do it. But when Pindola actually performed that feat, the Buddha rebuked him: a monk should not display supernormal powers for the sake of impressing the laity (Cula Vagga V, 8).

Một lần có nạn đói trong vùng Đức Phật và tăng chúng cư ngụ, và các sư không thể kiếm được đủ thức ăn. Nhân dịp đó Moggallana hỏi Đức Phật liệu ông có thể lật ngược mặt đất để mọi người có thể lấy các chất dinh dưỡng dưới đó ra ăn được không. Nhưng Đức Phật nói ông đừng làm như vậy, vì điều này sẽ gây ra sự hủy diệt rất nhiều chúng sinh. Thế rồi Moggallana đề nghị mở một con đường đi đến xứ Uttara Kuru (huyền thoại) bằng năng lực thần thông của ông, để các sư có thể đến đó khất thực. Điều này cũng bị Đức Phật bác bỏ. Nhưng tất cả đều sống sót sau nạn đói mà không bị hề hấn gì dù không có các thiết bị siêu phàm như vậy. (Paraj. I, 2) Đây là lần duy nhất mà Đức Phật không chấp thuận đề nghị của Moggallana.

Năng lực thần thông của Moggallana cũng thể hiện ở khả năng mang đồ vật từ xa đến bằng phép di động vật thể của ông. Chẳng hạn như ông đã mang những cuống hoa sen từ rặng Himalaya về khi Sariputta bị bệnh và cần chúng để làm thuốc (Maha Vagga VI, 20; Cula Vagga V, 34). Ông cũng lấy một chồi cây Bồ đề cho Cấp-Cô-Độc trồng tại Tu viện Jetavana (Jat. 78E). Nhưng khi sư đồng liêu Pindola yêu cầu ông chứng minh sự vượt trội của Tăng Đoàn của Đức Phật so với các giáo phái bằng cách dùng phép thần thông mang xuống chiếc bát quý giá bị treo lên trong thị trấn cao đến mức mà không ai có thể lấy nó xuống, Moggallana từ chối, nói rằng chính Pindola có đủ năng lực để làm việc đó. Nhưng khi Pindola thật sự thực hiện kỳ tích đó, Đức Phật khiển trách ông: một tăng sĩ không nên thể hiện năng lực thần thông vì mục đích gây ấn tượng với người ngoại đạo (Cula Vagga V, 8).

8. Moggallana's Previous Lives  

About his recollection of his own former existences, Moggallana spoke only once, in the 50th Discourse of the Middle Length Discourses (Majjhima Nikaya). With that text we shall deal in the following chapter.

In the Jatakas, the stories about the Buddha's former existences, it is reported that the Buddha-to-be and Moggallana had lived together quite often. In no less than thirty-one lives the Buddha and Moggallana had met, and in thirty of them Moggallana and Sariputta had lived together. So strong was the bond that already in previous lives had connected these three. To be sure, the thirty-one which have been recorded, is a very small number compared with the infinity of lives through which every being in Samsara has passed. Yet some general conclusions concerning Moggallana can be drawn from them. It is, of course, not possible to reproduce here these thirty-one Jatakas, with all their details and embellishments. Only some general points can be mentioned here, which are important for understanding Moggallana's life and personality.

8. Tiền Kiếp của Moggallana  

Về việc nhớ lại những kiếp sống trước của ông, Moggallana chỉ nói một lần, trong bài kinh thứ 60 của Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya). Chúng ta sẽ đề cập đến bài kinh đó trong chương sau.

Trong quyển Jatakas, tuyển tập về tiền kiếp của Đức Phật, có kể rằng Đức Phật và Moggallana đã sống chung với nhau khá thường xuyên. Không ít hơn ba mươi mốt kiếp Đức Phật và Moggallana đã gặp nhau, và trong đó có ba mươi lần Moggallana và Sariputta đã sống cùng nhau. Mối liên hệ trong những kiếp trước mạnh mẽ đến mức đã kết nối ba người này. Chắc chắn rằng ba mươi mốt lần như được tường thuật, là một con số rất nhỏ so với tính vô tận của cuộc sống mà qua đó mọi chúng sinh trong Luân hồi Sinh tử đã đi qua. Tuy nhiên một số kết luận chung liên quan đến Moggallana có thể được rút ra từ chúng. Dĩ nhiên là không thể sao chép ở đây ba mươi mốt câu chuyện tiền thân Jatakas này, với tất cả các chi tiết và tô điểm của chúng. Chỉ có vài điểm tổng quát có thể được đề cập ở đây, vốn quan trọng để hiểu về cuộc sống và nhân cách của Moggallana.

The first thing we find from the Jatakas is his close relationship to the Bodhisatta. Moggallana and Sariputta were often his brothers (Jat. 488, 509, 543), his friends (Jat. 326), or his Ministers (J. 401). Sometimes they were his disciples as ascetics (J. 432, 522), or even his teachers (J. 539). Sometimes Sariputta is the son and Moggallana the general of the royal Bodhisatta (J. 525). When the Buddha was Sakka, King of Gods, they were the moon- and the sun-god respectively (J. 450).

The second point worth to be noticed is the relationship of Sariputta to Moggallana. When, in the Jataka stories, both are seen to traverse all the heights and depths of Samsara, they sometimes play quite inferior parts in relation to the main figures of the respective stories. There appears a certain lawfulness in the stories in so far, as in most cases the difference between them (e.g., in status) is larger to the degree in which their level of rebirth is lower and there is less difference when their rebirth is on a higher level. When reborn as animals, they rarely were equals (only as swans, in J. 160, 187, 215, 476) and mostly Sariputta was born in a higher species of animals. Thus they were snake and rat (J. 37), snake and jackal (J. 315), man and jackal (J. 490). When born as human beings in worldly careers, Sariputta was always in a higher position than Moggallana: as a royal prince and royal minister (J. 525), royal minister and son of a slave (J. 544), charioteer of the royal Bodhisatta and charioteer of king Ananda (J. 151). Once Moggallana was the moon god and Sariputta the wise ascetic Narada (J. 535). But when both are ascetics or deities, they are mostly of equal states. But once it happened that Sariputta was only the moon god and Moggallana the superior sun god (J. 450); once Sariputta was the king of the Nagas (serpent deities) and Moggallana the king of their foes, the Supannas (mythical birds of deity status) (J. 545).

Điểm đầu tiên chúng ta tìm thấy từ Jatakas là mối quan hệ mật thiết của ông với Bồ Tát. Moggallana và Sariputta thường là anh em của ngài (Jat. 488, 509, 543), bạn của ngài (Kat. 326), hay là quan Đại thần của ngài (J. 401). Đôi khi họ là đệ tử tu sĩ khổ hạnh của ngài (J. 432, 522), hay thậm chí là thầy của ngài (J. 539). Đôi khi Sariputta là con và Moggallana là tướng của vương tử Bồ Tát (J. 525). Khi Đức Phật là Sakka, Thiên Vương, họ là thần mặt trăng và thần mặt trời của ngài (J. 450).

Điểm thứ nhì đáng được chú ý là mối quan hệ giữa Sariputta và Moggallana. Theo tuyển tập Jataka, khi cả hai được nhìn thấy đi qua tất cả chiều cao và chiều sâu của Luân hồi, đôi khi họ đóng vai trò khá thấp so với các nhân vật chính của câu chuyện. Dường như có tính chính thống trong những câu chuyện đó, vì trong hầu hết các trường hợp sự khác biệt giữa họ (ví dụ, trong địa vị) lớn hơn khi sự tái sinh của họ ở cấp độ thấp hơn và có ít khác biệt hơn khi sự tái sinh của họ ở cấp độ cao hơn. Khi tái sinh làm loài thú, họ hiếm khi bằng nhau (chỉ khi là loài ngỗng, trong J. 160, 187, 215, 476) và đa phần Sariputta sinh ra trong một loài thú cao hơn. Như khi họ là rắn và chuột (J. 37), rắn và chó rừng (J. 315), người và chó rừng (J. 490). Khi cả hai sinh ra là người trần tục, Sariputta luôn ở địa vị cao hơn Moggallana: như hoàng tử và quan đại thần (J. 525), quan đại thần và con trai của một nô lệ (J. 544), người đánh xe ngựa của vương tử Bồ Tát và người đánh xe ngựa của vua Ananda (J. 151). Có lần Moggallana là thần mặt trăng và Sariputta là hiền giả khổ hạnh Narada (J. 535). Nhưng khi cả hai là tu sĩ khổ hạnh hay chư thiên, họ hầu hết có địa vị bình đẳng. Nhưng có lần Sariputta chỉ là thần mặt trăng và Moggallana là thần mặt trời tối cao (J. 450); có lần Sariputta là vua của Nagas (các Long thần) và Moggallana là vua của kẻ thù của họ, Supannas (loài chim thần thoại được xem là linh điểu) (J. 545).

The only time when Moggallana appears in the Jatakas without Sariputta, is a life in which he holds the office of Sakka, King of Gods. In Majjh. 37, he admonishes one of his successors to that office. At that time, as Sakka, he also appeared on earth to a miser in order to urge on him the virtue of giving and thus to lead him to a better rebirth (J.78). But another time, when Sariputta and Moggallana lived on earth, they were stingy merchants who had buried much money. After death, they were reborn close to their buried treasure, but as a snake and a rat. (J. 73).

There is also a story in which Moggallana was reborn as a jackal. Seeing a dead elephant, he was so greedy for its flesh that he crept through an intestinal aperture right into the elephant's belly, ate as much as he could, but was then unable to get out again, suffering mortal fear — an impressive symbol of the perils of sensual enjoyment. (J. 490).

In the famous Jataka about the Law of the Kuru people (J. 276), Moggallana is a keeper of grain stores and Sariputta a merchant. Both were very careful in observing the law of not-stealing.

Một lần duy nhất khi Moggallana xuất hiện trong Jatakas mà không có Sariputta, đó là một kiếp sống mà trong đó ông giữ chức vụ Sakka, Thiên Vương. Trong Majjh. 37, ông khiển trách một trong những người kế vị ông vào chức vụ đó. Vào thời điểm đó, là Sakka, ông cũng xuất hiện trên trái đất trước một người hà tiện để đôn đốc ông ta vun bồi đức tính bố thí và do đó dẫn ông đến sự tái sinh tốt hơn (J. 78). Nhưng lần khác, khi Sariputta và Moggallana sống ở trái đất, họ là những thương gia keo kiệt đã chôn dấu nhiều tiền. Sau khi chết, họ tái sinh gần nơi chôn dấu kho báu của họ, nhưng là rắn và chuột. (J. 73).

Ngoài ra còn có một câu chuyện trong đó Moggallana tái sinh thành một con chó rừng. Nhìn thấy một con voi chết, ông ham muốn thịt của nó đến nỗi ông len lỏi qua một khẩu ruột vào bụng con voi, ăn hết mức có thể, nhưng sau đó đã không thể thoát ra được nữa, chịu đựng nỗi sợ chết — một biểu hiệu ấn tượng của hiểm họa của sự hưởng thụ nhục dục. (J. 490).

Trong chuyện tiền kiếp Jataka nổi tiếng về Luật của người Kuru (J. 276), Moggallana là người giữ các kho hàng ngũ cốc và Sariputta là một thương gia. Cả hai đều rất cẩn thận trong việc tuân thủ luật không ăn cắp.

9. The Last Days of Moggallana  

Half a year before the Final Passing Away of the Awakened One, death separated the two friends for the last time. Sariputta died on the full-moon day of the month Kattika (October/November); it was at his birth place, in his parental home, far away from Moggallana. Just as their attainment of sainthood occurred at different places, they were also separated in death, though they had been so close to each other for a long time.

Soon after the death of Sariputta, Mara, the embodiment of evil and the Lord of Death, claimed Moggallana's mortal frame, by entering his bowels. He could not make him possessed by entering his head, because he had access only to the lowest Chakra. Moggallana, however, told him calmly to get out and away as he had well recognized him. Mara was very surprised that he had been found out so soon, and in his delusion he thought that even the Buddha would not have recognized him so quickly. But Moggallana read his thoughts and ordered him again to get away. Mara now escaped through Moggallana's mouth and stood at the hut's door post. Moggallana told him that he knew him not only from to-day but was aware of his karmic past and his descent. In that way, Moggallana manifested here three supernormal faculties: the Divine Eye, telepathy and recollection of past lives. It was only on this occasion, reported in Majjhima Nikaya No. 50, that Moggallana spoke of his recollection of his own distant past.

9. Những Ngày Cuối của Moggallana  

Nữa năm trước khi Đấng Giác Ngộ nhập Đại Niết Bàn, cái chết đã chia cách đôi bạn lần cuối cùng. Sariputta chết vào ngày trăng tròn của tháng Kattika (tháng 10/11); tại nơi ông sinh ra đời, trong nhà của cha mẹ ông, xa nơi Moggallana ngụ. Giống như sự thành tựu quả vị thánh của họ xảy ra ở hai nơi khác nhau, họ cũng cách biệt khi qua đời, mặc dù họ đã ở gần nhau trong một thời gian dài.

Chẳng lâu sau cái chết của Sariputta, Mara, hiện thân của tội ác và Thần Chết, đã đòi chiếm hữu thân xác của Moggallana bằng cách đi vào bụng của ông. Mara không thể chiếm hữu ông bằng cách vào đầu ông, bởi vì hắn chỉ có thể đi vào Luân-xa thấp nhất. Tuy nhiên Moggallana điềm tỉnh nói Mara đi ra vì ông đã nhận ra hắn. Mara rất ngạc nhiên khi thấy mình bị phát hiện sớm như vậy, và hắn đã có ảo tưởng rằng ngay cả Đức Phật cũng sẽ không nhận ra hắn nhanh như thế. Nhưng Moggallana đọc được suy nghĩ của hắn và ra lệnh cho hắn một lần nữa đi ra. Mara bèn trốn thoát qua miệng của Moggallana và đứng ở cột cửa túp lều. Moggallana nói với hắn rằng ông đã biết hắn không chỉ hôm nay mà còn biết cả nghiệp quá khứ và dòng dỏi của hắn. Qua đó, Moggallana hiển thị ở đây ba phép thần thông: Thiên Nhãn, thần giao cách cảm và hồi ức về tiền kiếp. Chỉ trong dịp này, như được tường thuật trong Majjhima Nikaya số 50, Moggallana đã hồi tưởng về quá khứ xa xôi của mình.

The following is the gist of what he told. The first Buddha appearing in our "fortunate aeon" (bhadda-kappa) with five Buddhas, was Kakusanda. He lived when the lifespan of man was 40,000 years and when the first darkening of the golden age became evident because of a king's lack of concern and the occurrence of the first theft. Because of that, man's vital energy became reduced to half. At that time, Moggallana was Mara, chief of demons, lord of the lower worlds, and his name was Mara Dusi. He had a sister by name of Kali whose son was to become the Mara of our age. Hence Moggallana's own nephew was now standing in front of him at the door post. While being the Mara of that distant time, Moggallana had attacked a chief disciple of the previous Buddha by taking possession of a boy and making him throw a potsherd at the holy disciple's head so that blood was flowing. When the Buddha Kakusandha saw this, he said: "Verily, Mara knew no moderation here" — because even in satanic actions there might be moderation. Under the glance of the Perfect One the astral body of Mara Dusi dissolved on the spot and reappeared in the deepest hell. Just a moment ago he had been the overlord of all the hellish worlds and now he himself was one of hell's victims. A moment ago he had been the greatest torturer and now he himself was undergoing one of those terrible torments. Such is the rapid change in samsaric situations. For many thousands of years Moggallana had to suffer in hell as a punishment for his frivolity towards a saint. Ten thousand years he had to spend alone in a hellish pool, having a human body and the head of a fish, just as Pieter Breughel had painted such beings in his pictures of the hells. Whenever two lances of his torturers crossed in his heart, he would know that a thousand years of his torment had passed. (Majjh. 50).

Sau đây là điểm chính về những gì ông đã nói. Đức Phật đầu tiên xuất hiện trong "thiên niên kỷ may mắn" của chúng ta (bhadda-kappa) với năm vị Phật, là Kakusanda. Ngài sống khi tuổi thọ của con người là 40,000 năm và khi bóng tối đầu tiên của thời đại vàng son trở nên hiển nhiên vì sự thiếu quan tâm của nhà vua và sự xuất hiện của vụ trộm đầu tiên. Do đó, năng lượng sống của con người đã giảm xuống một nửa. Vào thời điểm đó, Moggallana là Mara, thủ lĩnh của loài quỷ, chúa tể của thế giới bên dưới, và tên ông là Mara Dusi. Ông có một người chị tên là Kali mà con trai của bà trở thành Mara của thời đại chúng ta. Vì thế cháu trai của Moggallana hiện đang đứng trước mặt ông tại cột cửa. Khi còn là Mara ở thời xa xôi đó, Moggallana đã tấn công một đại đệ tử của Đức Phật thuở ấy bằng cách nhập vào một đứa con trai và khiến nó ném một mảnh sành vào đầu của vị thánh đệ tử làm cho chảy máu. Khi Đức Phật Kakusandha nhìn thấy điều này, ngài nói, "Quả thật, Mara không biết chừng mực ở đây" — bởi vì ngay cả trong hành động hung ác cũng có thể có chừng mực. Dưới chớp mắt của Đấng Toàn Giác, linh thể của Mara Dusi tan biến ngay tại chỗ và tái xuất hiện trong tầng địa ngục sâu nhất. Chỉ một khoảnh khắc trước ông là chúa tể của tất cả các cõi địa ngục và giờ đây chính ông là một trong những nạn nhân của cõi địa ngục. Khoảnh khắc trước đây ông là kẻ tra tấn ghê gớm nhất và giờ đây chính ông đang trải qua một trong những đau khổ khủng khiếp. Đó là sự thay đổi nhanh chóng trong các trạng huống luân hồi. Qua hàng ngàn năm Moggallana đã phải chịu đau khổ trong địa ngục như một hình phạt cho hành động nông nổi của mình đối với một vị thánh. Mười ngàn năm ông đã phải sống cô đơn trong bể địa ngục, mang hình thù thân người và đầu cá, giống như Pieter Breughel đã vẽ những sinh vật như vậy trong các bức họa về địa ngục của ông. Bất cứ khi nào hai cây thương của kẻ tra tấn đâm vào tim ông, ông biết rằng một ngàn năm đau khổ của ông đã trôi qua (Majjh. 50).

After this encounter with Mara which once more brought to his mind the terrors of Samsara from which he now was free forever, Moggallana felt that the time of his last existence was running out. Being a saint he saw no reason for making use of his ability to extend, by an act of will, his life span up to the end of this aeon, and he calmly allowed impermanence to take its lawful course.

As many great sages of the East and many saints of the Buddha did, he left behind a kind of autobiography in verses in which he summarized how he, as a liberated one, had passed through all the situations of his life, unperturbed and unshaken. Events that completely overwhelmed others left him calm. His verses in the Theragatha could be summed up by saying that none of Samsara's upheavals appeared to him extraordinary, nor could anything disturb the equipoise of his sainthood. The Dukkha of the world no longer touched him as he lived in a peace that transcended all the pain and restlessness of existence.

Sau cuộc gặp gỡ với Mara khiến một lần nữa mang đến tâm ông nỗi sợ hãi về Luân hồi mà từ đó ông giờ đây được tự do mãi mãi, Moggolla cảm thấy thời gian tồn tại cuối cùng của ông đã cạn kiệt. Là bậc thánh ông nhìn thấy không lý do gì cho việc sử dụng khả năng của mình để kéo dài, bằng hành động của ý chí, cuộc sống của ông đến hết thiên niên kỷ này, và ông bình tĩnh cho phép vô thường đi theo tiến trình tất yếu của nó.

Như nhiều bậc hiền giả vĩ đại của Đông phương và nhiều bậc thánh tăng của Đức Phật đã làm, ông đã để lại một loại hồi ký bằng thi kệ mà trong đó ông tóm tắt việc làm thế nào mà ông, như một người được giải thoát, đã đi qua tất cả các trạng huống của cuộc đời, không bị nhiễu loạn và không giao động. Những biến cố khiến người khác hoàn toàn bị choáng ngợp thì ông lại bình tĩnh. Những câu thơ của ông trong Trưởng Lão Tăng Kệ có thể được tóm tắt bằng cách nói rằng không một biến động nào của Luân hồi Sinh tử là phi thường đối với ông, cũng không có bất cứ điều gì gây xáo trộn sự quân bình của đời sống thánh thiện của ông. Đau khổ của thế giới không còn chạm vào ông vì ông sống trong sự bình an vốn vượt qua mọi đau đớn và bồn chồn của sự sống.

The verses begin with events of his life in this world. Wherever others craved for possessions, he, as a forest hermit, was content in an austere life of few wants (Thag. 1146-1149). Once when a harlot tried to seduce him, he rejected her, just as the Buddha had rejected Mara's daughters (1150-1157). When Sariputta, his best friend died, he was not agitated by sorrow as was Ananda who had not yet become an arahant, but remained unshaken in his serenity (1158-1163). Then the verses turn to events of a supernormal nature as his shaking a monastery building with his toe (1164) and his undisturbed meditation in a mountain cleft, in the midst of thunder and lightning (1167). Living with mind pacified in remote places, he, a true heir of the Buddha, is venerated even by Brahma (1169). The following verses (1169-1173) are addressed to a superstitious Brahman of wrong views who, on seeing Maha Kassapa going for alms, had abused him. Moggallana warns him against the dangers of such conduct and urges him to respect the saints. He then praises Sariputta (1176) and, it seems that the next verses (1177-1181) are Sariputta's own praise of Moggallana. He now reviews his attainments and rejoices in the consummation of the goal of his monk life (1182-1186). The last verses (1187-1208) are identical with those concluding his encounter with Mara recorded in Majjhima Nikaya No. 50 and briefly related above.

Bài thơ bắt đầu với những biến cố trong cuộc sống của ông ở thế giới này. Trong khi người khác ở khắp nơi đều ham muốn của cải thì ông, là một ẩn sĩ trong rừng, lại hài lòng với đời sống khắc khổ ít mong muốn (Thag. 1146-1149). Có lần khi một cô điếm tìm cách quyến rũ ông, ông đã từ chối cô ta, giống như Đức Phật từ chối con gái của Mara (1150-1157). Khi Sariputta, người bạn thân nhất của ông qua đời, ông không bị khích động bởi đau buồn như Ananda mà lúc đó vốn chưa trở thành bậc a-la-hán, vẫn ổn định trong sự tĩnh lặng của mình. (1158-1163). Sau đó bài thơ chuyển sang những sự kiện có tính siêu phàm như việc ông lắc tòa nhà tu viện với ngón chân của ông (1164) và sự thiền định kiên cố trong một khe núi giữa trời sấm xét (1167). Sống với tâm thanh thản ở nơi hẻo lánh, ông, một đệ tử chân thực của Đức Phật, được tôn kính bởi cả Phạm thiên (1169). Những câu thơ kế tiếp (1169-1173) nói với một người Bà-la-môn mê tín tà kiến vì người này khi thấy Maha Kassapa đi khất thực đã quấy nhiễu ông. Moggallana cảnh cáo ông ta về hiểm họa của cách hành xử như vậy và kêu gọi ông ta phải kính trọng các vị thánh. Sau đó ông ca ngợi Sariputta (1176) và, dường như các câu thơ tiếp theo (1177-1181) là lời ca ngợi của Sariputta về Moggallana. Rồi ông xem lại những thành tựu và niềm hân hoan của ông trong việc hoàn thành mục tiêu của đời sống tu sĩ của mình (1182-1186). Những câu thơ cuối (1187-1208) thì tương tự như những câu kết luận cuộc gặp gỡ của ông với Mara tường thuật trong Trung Bộ Kinh số 50 và được tóm tắc ở trên.

10. The Death of Maha Moggallana  

The Awakened One, surrounded by many of his monks, passed away peacefully during a meditative absorption which he entered with perfect mastery. Sariputta's death in his parental home, likewise with fellow monks in attendance, was similarly serene, though, unlike the Buddha, he had been ill before his end. Ananda died at the age of 120, before which he entered with meditative skill the fire element so that his body vanished in a blaze, as he did not wish to burden anyone by his funeral. Considering the serene death of the Master and these two disciples, one would have expected that, in the case of Maha-Moggallana too, the final dissolution of the body at death would take place in external circumstance of a similarly peaceful nature. But in Moggallana's case it was very different, though the gruesome nature of his death did not shake his firm and serene mind.

He passed away a fortnight after his friend Sariputta, namely on the new-moon day of the month Kattika (October/November), in the autumn. The Great Decease of the Buddha took place in the full-moon night of the month Vesakha (May), that is half a year after the death of his two chief disciples. The Buddha was in his 80th year when he passed away, while both Sariputta and Maha-Moggallana died at 84.

10. Cái Chết của Maha Moggallana  

Đấng Giác Ngộ, bao quanh bởi nhiều tăng sĩ của ngài, qua đời một cách thanh thản trong thiền định mà ngài đã nhập vào với sự thành thaọ hoàn hảo. Cái chết của Sariputta tại nhà cha mẹ ông, cùng với sự hiện diện của các sư đồng liêu, cũng thanh thản như vậy, tuy nhiên, không giống như Đức Phật, ông đã bị bệnh trước khi qua đời. Ananda chết ở tuổi 120, trước đó ông với kỹ năng thiền định đã nhập vào yếu tố lửa để cho thân thể của ông biến mất trong một ngọn lửa, vì ông không muốn tạo gánh nặng cho bất cứ ai trong việc an táng ông. Xem xét cái chết thanh thản của Tôn Sư và hai vị đệ tử này, người ta có thể dự đoán rằng, trường hợp của Maha-Moggallana cũng vậy, sự tan rã cuối cùng của thân thể lúc chết chắc sẽ diễn ra trong hoàn cảnh bên ngoài có tính chất bình an tương tự. Nhưng trong trường hợp của Moggallana thì lại khác hẳn, mặc dù bản chất khủng khiếp của cái chết của ông không làm lung lay tâm trí vững chắc và thanh thản của ông.

Ông qua đời hai tuần sau khi bạn ông là Sariputta, đó là ngày đầu tháng Kattika (tháng 10/11), vào mùa thu. Đức Phật nhập Đại Niết Bàn vào đêm rằm tháng Vesaka (tháng năm), tức là nữa năm sau cái chết của hai đại đệ tử chính của ngài. Đức Phật thọ 80 tuổi khi ngài qua đời, trong khi cả Sariputta và Maha-Moggallana qua đời ở tuổi 84.

These were the circumstances of Moggallana's death.

After the death of Nathaputta, the leader of the ascetic Order of the Jains (Jinas),[10] there arose among his followers bitter contentions about his teaching, and consequently there was a loss of devoted adherents and of support. The Jains had also learned what Moggallana reported from his celestial travels: that virtuous devotees of the Buddha were seen to have a heavenly rebirth while followers of other sects lacking moral conduct, had fallen into miserable, sub-human states of existence. This, too, contributed to the decline in the reputation of other sects, including the Jains.

Particularly the very lowest type of Jains in Magadha were so enraged about that loss of public esteem and support that they wanted to get rid of Moggallana. Without investigating the causes in themselves, they projected blame externally and concentrated their envy and hate on Maha-Moggallana. Hesitating to commit a murder themselves, they conceived another plan. Even in those days there were professional criminals ready to do a killing for payment. There are always unscrupulous men willing to do anything for money. So some evil-minded Jains hired such a gang and ordered them to kill Moggallana.

Đây là hoàn cảnh cái chết của Moggallana.

Sau cái chết của Nathaputta, thủ lĩnh của các tu sĩ khổ hạnh thuộc Kỳ Na Giáo (Jinas),[10] đã nảy sinh sự tranh cải gay gắt giữa các môn đệ về giáo lý của ông, và hậu quả là mất đi các tín đồ tận tụy và hỗ trợ. Các tu sĩ đạo Jain cũng học được qua những gì Moggallana tường thuật từ các chuyến thiên du của ông: rằng các tín đồ đức hạnh của Đức Phật được nhìn thấy tái sinh vào cõi thiên trong khi môn đệ của các giáo phái khác vì thiếu hành vi đạo đức, bị rơi vào những trạng thái sống khốn khổ, ở cõi thấp hơn loài người. Điều này cũng góp phần làm giảm uy tín của các giáo phái khác, trong đó có Kỳ Na Giáo.

Đặc biệt là thành phần thấp nhất của các tu sĩ Jains ở Magadha đã quá tức giận về sự mất lòng tin và hỗ trợ của quần chúng đến mức họ muốn loại trừ Moggallana. Không xem xét nguyên nhân bên trong, họ đổ lỗi cả ra ngoài và tập trung sự ganh ghét và thù hận vào Maha-Moggallana. Ngần ngại trong việc tự ra tay sát hại, họ âm mưu một kế hoạch khác. Ngay cả vào thời đó cũng có những tên tội phạm chuyên môn nhận tiền thuê mướn đi giết người. Luôn có những kẻ vô đạo đức sẵn sàng làm bất cứ điều gì vì tiền. Vì vậy một số tu sĩ Jains độc ác đã mướn một băng đảng như vậy và ra lệnh cho chúng giết Moggallana.

At that time, Maha-Moggallana lived alone in a forest hut at Kalasila. After his encounter with Mara he knew that the end of his days was near. Having enjoyed the bliss of liberation, he now felt the body to be just an obstruction and burden. Hence he had no desire to make use of his faculties and keep the body alive for the rest of the aeon. Yet, when he saw the brigands approaching, he just absented himself by using his supernormal powers. The gangsters arrived at an empty hut, and though they searched everywhere, could not find him. They left disappointed, but returned on the following day. On six consecutive days Moggallana escaped from them in the same way. His motivation was not the protection of his own body, but saving the brigands from the fearsome karmic consequences of such a murderous deed, necessarily leading to rebirth in the hells. He wanted to spare them such a fate by giving them time to reconsider and abstain from their crime. But their greed for the promised money was so great that they persisted and returned even on the seventh day. Then their persistence was "rewarded," for on that seventh day Moggallana suddenly lost the magic control over his body. A heinous deed committed in days long past (by causing the death of his own parents) had not yet been expiated, and the ripening of that old Kamma confronted him now, just as others are suddenly confronted by a grave illness. Moggallana realized that he was now unable to escape. The brigands entered, knocked him down, smashed all his limbs and left him lying in his blood. Being keen on quickly getting their reward and also somewhat ill as ease about their dastardly deed, the brigands left at once, without a further look.

Vào thời điểm đó, Maha-Moggallana sống một mình tại một túp lều trong rừng ở Kalasila. Sau cuộc gặp gỡ với Mara, ông biết rằng ngày cuối của ông đã cận kề. Vui hưởng hạnh phúc của sự giải thoát, giờ đây ông cảm thấy thân thể chỉ là một chướng ngại và gánh nặng. Do đó ông không muốn sử dụng phép thần thông của mình và bảo tồn thân thể để sống nốt phần còn lại của thiên niên kỷ. Tuy nhiên khi nhìn thấy bọn côn đồ đi đến, ông đã sử dụng phép thần thông để lánh mặt. Bọn côn đồ đến nơi thì chỉ thấy một túp lều trống, và mặc dù chúng tìm kiếm khắp nơi vẫn không thể tìm thấy ông. Chúng ra đi trong thất vọng, nhưng trở lại ngày hôm sau. Trong sáu ngày liên tiếp Moggallana đã trốn thoát khỏi chúng theo cách ấy. Động lực của ông không phải là để bảo vệ thân mình, mà là để cứu bọn côn đồ thoát khỏi nghiệp quả đáng sợ của hành động giết người như vậy, tất yếu phải dẫn đến tái sinh trong địa ngục. Ông muốn giúp chúng thoát khỏi số phận như vậy bằng cách cho chúng thời giờ để xem xét lại và tránh phạm tội ác. Nhưng lòng ham muốn có được số tiền thưởng lớn đến mức chúng vẫn kiên trì và thậm chí quay trở lại vào ngày thứ bảy. Thế rồi sự kiên trì của chúng đã được "đền đáp", vì vào ngày thứ bảy đó Moggallana đột nhiên bị mất sự điều khiển pháp thuật trên thân thể mình. Một hành động tàn khốc làm trong tiền kiếp xa xôi (bằng cách gây ra cái chết của cha mẹ ông) vẫn chưa được chuộc tội, và quả của Nghiệp quá khứ đó bây giờ đối đầu với ông, giống như những người khác đột nhiên phải đối đầu với căn bệnh nghiêm trọng. Moggallana nhận ra rằng ông không thể chạy trốn. Bọn côn đồ bước vào, hạ gục ông, đập nát chân tay của ông và để ông nằm trong vũng máu. Quan tâm đến việc nhanh chóng nhận tiền thưởng của chúng và cũng có phần không thoải mái về hành động độc ác của chúng, bọn côn đồ rời ngay lập tức, không hề nhìn lại.

But Moggallana's great physical and mental strength was such that his vital energies had not yet succumbed. He regained consciousness and was able to drag himself to the Buddha. There, in the Master's presence, at the holiest place of the world, at the source of the deepest peace, Moggallana breathed his last (Jat. 522E). The inner peace in which he dwelt since he attained to sainthood, never left him. It did not leave him even in the last seven days of his life, which had been so turbulent. But even the threat of doom was only external. This is the way of those who are finally "healed" and holy and are in control of the mind. Whatever Kamma of the past had been able to produce a result in his present life, nevertheless, it could affect only his body, but no longer "him," because "he" no longer identified himself with anything existing only impermanently. This last episode of Moggallana's life, however, showed that the law of moral causality (Kamma) has even greater power than the supernormal feats of this master of magic. Only a Buddha can control the karmic consequences acting upon his body to such an extent that nothing might cause his premature death.

Nhưng sức mạnh thể chất và tinh thần của Moggallana lớn đến mức năng lượng thiết yếu của ông vẫn không bị đè bẹp. Ông tỉnh lại và có thể tự gắng sức đến với Đức Phật. Ở đó, với sự hiện diện của Tôn Sư, tại nơi thánh thiện nhất thế giới, tại cội nguồn của sự bình an sâu xa nhất, Moggallana trút hơi thở cuối cùng (Jat. 522E). Sự bình an nội tâm mà ông trụ trong đó từ khi ông đạt được quả vị thánh, không bao giờ rời ông. Nó thậm chí không rời ông trong bảy ngày cuối đời, vốn rất hỗn loạn. Nhưng ngay cả mối đe dọa của sự diệt vong cũng chỉ là bên ngoài. Đây là cách của những người cuối cùng được "chữa lành" và thánh thiện và kiểm soát được tâm. Dù Nghiệp của quá khứ đã có thể tạo ra kết quả trong kiếp sống hiện tại của ông, song le, nó chỉ có thể ảnh hưởng đến thân thể của ông, chứ không còn là "ông", bởi vì "ông" không còn tự nhận mình với bất cứ thứ gì tồn tại chỉ có tính vô thường. Tuy nhiên, biến cố cuối cùng của cuộc đời của Moggallana cho thấy rằng luật nhân quả (Kamma) có sức mạnh lớn hơn cả những kỳ tích siêu phàm của bậc thầy về phép thần thông này. Chỉ có một vị Phật mới có thể kiểm soát nghiệp quả tác động lên thân thể của ngài đến mức không gì có thể gây ra cái chết sớm của ngài.

Sariputta and Maha-Moggallana were such wonderful disciples that the Buddha said the assembly of monks appeared empty to him after their death. It was marvelous he said, that such an excellent pair of disciples existed. But it was marvelous, too, that, in spite of their excellence, there was no grief, no lamentation on the part of the Master, when the two had passed away.[11]

Therefore, inspired by the greatness of the two chief disciples, may a dedicated follower of the Dhamma strive to be his own island of refuge, have the Dhamma as his island of refuge, not looking for any other refuge, having in it the powerful help of the Four Foundations of Mindfulness (Satipatthana)! Those who are thus filled with keen desire to train themselves in walking on the Noble Eightfold Path, they will certainly pass beyond the realms of darkness which abound in Samsara. So the Master assures.[12]

Sariputta và Maha-Moggallana là những đệ tử tuyệt vời đến nỗi Đức Phật nói rằng tăng hội dường như trống rỗng đối với ngài sau cái chết của họ. Thật kỳ diệu, ngài nói, rằng một cặp đệ tử xuất sắc như vậy đã tồn tại. Nhưng cũng thật kỳ diệu là mặc dù họ xuất sắc như vậy, không có đau buồn, không có than thở về phần Tôn Sư khi họ qua đời.[11]

Do đó, cảm hứng bởi sự tuyệt vời của hai vị đại đệ tử, mong rằng tín đồ tận tâm với Giáo Pháp biết phấn đấu trở thành hòn đảo trú ẩn của chính mình, có Pháp như nơi nương tựa của chính mình, không tìm kiếm nơi nương tựa nào khác, có trong đó sự hỗ trợ mạnh mẽ của Tứ Niệm Xứ (Satipatthana)! Vì thế, những ai hết lòng mong muốn rèn luyện bản thân đi trên Bát Chánh Đạo, họ chắc chắn sẽ vượt qua cõi tối tăm đầy dẫy trong Luân hồi. Tôn Sư cam đoan như vậy.[12]

Notes  

1.
Sources for chapters 1 and 2 are the ancient records in the Commentaries to the Anguttara Nikaya and Dhammapada.
2.
Source: Vinaya Maha-Vagga I, 23-24.
3.
Sources: A.IV,167;VII,58. S.21,1;S.40,1-9; MV I.24; Thag 1172.
4.
Or "Four Bases of Success"; see "Requisites of Enlightenment" Wheel 171/174), p.64ff.
5.
ubhato-bhaga-vimutta; see Buddhist Dictionary, by Nyanatiloka.
6.
"Signless Concentration of Mind" (animitta-ceto- samadhi). The Comy. explains it as a high level of insight-concentration (vipassana-samadhi) that keeps the mind free from the delusive "signs" of permanency etc. and of greed etc. This explanation appears plausible in view of the fact that the Ven. Maha-Moggallana was "liberated in both ways," through concentration and insight — On the related term "Signless Deliverance of Mind," (animitta- cetovimutti) see Majjh. 43 — (Editor, "The Wheel")

Chú Thích  

1.
Tài liệu tham khảo cho chương 1 và 2 là các bản ghi chép cổ trong phần Chú giải cho Tăng Chi Bộ Kinh và Kinh Pháp Cú
2.
Tài liệu tham khảo: Vinaya Maha-Vagga I, 23-24.
3.
Tài liệu tham khảo: A.IV,167;VII,58. S.21,1;S.40,1-9; MV I.24; Thag 1172.
4.
Hay là "Bốn Nền tảng của sự Thành công"; xem "Nhu cầu thiết yếu của Giác ngộ" (Wheel 171/174), p.64ff.
5.
ubhato-bhaga-vimutta; xem Từ Điển Phật Giáo, soạn bởi Nyanatiloka.
6.
"Vô Tướng Định" (animitta-ceto- samadhi). Phần Chú giải giảng nghĩa nó như là một trình độ cao của thiền minh sát (vipassana-samadhi) giúp tâm thoát khỏi những "dấu hiệu" hão huyền của sự vĩnh cửu và tham lam v.v. Sự giải thích này có vẻ hợp lý bởi vì Tôn giả Maha-Moggallana được "giải thoát theo cả hay cách", qua thiền định và tuệ minh sát — Về từ ngữ liên quan "Vô tướng Tâm Giải thoát", (animitta- cetovimutti) xem see Majjh. 43 — (Editor, "The Wheel")

7.
maha-abhiññata. This refers to the six Supernormal Knowledges (abhiñña) of which the first five are magical and mystical powers and are mundane (lokiya), while the sixth consists of the attainment of sainthood by the elimination of the Cankers (asavakkhaya) and is supramundane (lokuttara). — (Editor, "The Wheel")
8.
That is, Bhikkhus and bhikkhunis (nuns), male and female lay-followers.
9.
See "Anguttara Nikaya. An Anthology" Part III (The Wheel 238-240), p. 19f.
10.
In the Pali texts, they are called "Niganthas."
11.
See Ukkacela Sutta (Samy. 47, 24), translated in "The Life of Sariputta" (The Wheel 90/92), p 84.
12.
Samy. 47, 23.

7.
maha-abhiññata. Điều này đề cập đến sáu Trí tuệ Siêu việt (abhiñña) mà năm tuệ đầu là năng lực kỳ diệu và huyền bí và thuộc về trần thế (lokiya), trong khi tuệ thứ sáu bao gồm sự thành tựu quả vị thánh bằng cách loại bỏ các lậu hoặc (asavakkhaya) và là siêu thế (lokuttara). — (Editor, "The Wheel")
8.
Đó là, tỳ khưu và tỳ khưu ni, nam và nữ cư sĩ.
9.
Xem "Anguttara Nikaya. An Anthology" Part III (The Wheel 238-240), p. 19f.
10.
Trong văn bản Pali, họ được gọi là "Niganthas."
11.
Xem Ukkacela Sutta (Samy. 47, 24), dịch trong "Cuộc Đời của Sariputta" (The Wheel 90/92), p 84.
12.
Samy. 47, 23.

©1979 Buddhist Publication Society.
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge and, in the case of reprinting, only in quantities of no more than 50 copies; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. The Wheel Publication No. 263/264 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1979). The German original appeared in the magazine Wissen und Wandel, XXII, 9/10 (1967). Transcribed from the print edition in 1994 by Bradford Griffith and Robert Bussewitz under the auspices of the DharmaNet Dharma Book Transcription Project, with the kind permission of the Buddhist Publication Society. Last revised for Access to Insight on 30 November 2013.
How to cite this document (a suggested style): "Maha-Moggallana", by Hellmuth Hecker. Access to Insight (BCBS Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/hecker/wheel263.html .

©1979 Buddhist Publication Society.
Quý vị có thể làm bản sao, thay đổi hình dạng, in lại, xuất bản lại, và phân phối lại công trình này dưới bất cứ phương tiện nào, với điều kiện: (1) quý vị chỉ làm các bản sao như vậ̣y, v.v., cung cấp miễn phí và, trong trường hợp in lại, chỉ với số lượng không quá 50 bản sao; (2) quý vị chỉ ra rõ ràng là bất kỳ dẫn xuất nào của công trình nghiên cứu này (bao gồm cả bản dịch) có nguồn gốc từ nguồn tài liệu này, và (3) quý vị bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất kỳ bản sao hay các dẫn xuất của công việc này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. The Wheel Publication No. 263/264 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1979). Bản Đức ngữ nguyên tác xuất hiện trong tạp chí Wissen und Wandel, XXII, 9/10 (1967). Chép lại từ bản in năm 1994 bởi Bradford Griffith và Robert Bussewitz dưới sự bảo trợ của DharmaNet Dharm Book Transcription Projetc, với sự cho phép của Buddhist Publication Society. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 30 tháng 11 năm 2013.
Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Maha Moggallana - Tôn Giả Mục Kiền Liên", Hellmuth Hecker. Access to Insight (BCBS Edition), ngày 30 tháng 11 năm 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/hecker/wheel263.html .

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Hai 05-04-2020

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |