Contents

Mục Lục

Abbreviations

AN .... Anguttara Nikaya (by nipata and sutta)
Ap. .... Apadana (i = Therapadana)
Comy. .... Commentary
Dhp. .... Dhammapada
DN .... Digha Nikaya (by sutta)
MN .... Majjhima Nikaya (by sutta)
SN .... Samyutta Nikaya (by samyutta and sutta)
Thag. .... Theragatha
Ud. .... Udana (by chapter and sutta)
Vin. .... Vinayapitaka (by volume and page, PTS ed.)

Bảng Đối chiếu Tài liệu Tham khảo

AN .... Anguttara Nikaya (Tăng Chi Bộ Kinh)
Ap. .... Apadana (Thinh Văn Sử)
Comy. .... Chú giải
Dhp. .... Dhammapada (Kinh Pháp Cú)
DN .... Digha Nikaya (Trường Bộ Kinh)
MN .... Majjhima Nikaya (Trung Bộ kinh)
SN .... Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ Kinh)
Thag. .... Theragatha (Trưởng Lão Tăng Kệ)
Ud. .... Udana (Kinh Phật Tự Thuyết)
Vin. .... Vinayapitaka (Tạng Luật)

1. Introduction  

As a skilled and versatile teacher with mastery over pedagogic technique, the Buddha adopted different styles of presentation to communicate the Dhamma to his disciples. Often he would explain a teaching in detail (vittharena). Having introduced his topic with a short statement, technically called the uddesa or synopsis, he would then embark on the detailed exposition, the niddesa, also called the analysis, the vibhanga. In this stage of the discourse he would break the subject introduced by the synopsis down into its component strands, define each strand in turn, and draw out its implications, sometimes attaching a simile to illustrate the message of the discourse. Finally, he would restate the introductory declaration as a conclusion (niggamana), now supported by the entire weight of the foregoing analysis.

On other occasions, however, the Buddha would not teach in detail. Instead, he would present the Dhamma briefly (sankhittena), offering only a short, sometimes even cryptic, statement charged with a profound but highly concentrated meaning. The Buddha did not teach the Doctrine in this way in order to conceal an esoteric message or because he delighted in obscurantism. He used this technique because it sometimes proved a more effective means of shaking and transforming the minds of his auditors than would have been possible by a full elaboration. Although direct explanation of the meaning might have transmitted information more quickly, such a method might not have produced the lasting and edifying effect the Dhamma is intended to instil. But by requiring the disciples to reflect upon the meaning and to tease it out by sustained inquiry, as well as by mutual discussion, the Buddha ensured that when the disciples did come to understand his utterance, its message would penetrate deep into the silent recesses of the mind.

1. Giới Thiệu  

Là một vị thầy giỏi và đa năng, thông thạo kỹ thuật giảng dạy, Đức Phật đã áp dụng những phương pháp trình bày khác nhau để truyền đạt Pháp đến các đệ tử của ngài. Ngài thường hay giải thích bài giảng vào chi tiết (vittharena). Bắt đầu bằng việc giới thiệu chủ đề của ngài với một tuyên bố ngắn, từ chuyên môn là uddesa hay tóm tắt, rồi ngài đi vào chi tiết bài giảng, niddesa, hay còn gọi là phân tích, vibhanga. Trong giai đoạn này của bài giảng, ngài sẽ chia chủ đề đã được giới thiệu bởi phần tóm tắt thành các chuỗi thành phần của nó, rồi định nghĩa từng chuỗi và rút ra ý nghĩa của nó, đôi khi đính kèm một ví dụ để minh họa thông điệp của bài giảng. Cuối cùng, ngài sẽ lập lại phần giới thiệu như là kết luận (niggamana), giờ đây được hỗ trợ bởi toàn thể khối lượng phân tích nói trên.

Tuy nhiên vào những dịp khác, Đức Phật không giảng vô chi tiết. Thay vào đó, ngài sẽ trình bày Pháp một cách ngắn gọn (sankhittena), chỉ nói một câu ngắn, đôi khi thậm chí khó hiểu, mang ý nghĩa sâu sắc và cô đọng. Đức Phật không dạy Giáo lý theo cách này để che dấu một thông điệp bí truyền hay vì ngài thích sự bí ẩn. Ngài sử dụng kỹ thuật này bởi vì đôi khi nó chứng tỏ một phương pháp hữu hiệu gây chấn động và biến đổi tâm trí của thính giả của ngài hơn là một sự diễn giải đầy đủ. Mặc dù sự giảng nghĩa trực tiếp có thể chuyển đạt ý nghĩa nhanh hơn, phương pháp như vậy có thể không tạo ra hiệu quả lâu dài và nâng cao trí tuệ để Pháp được thấm nhuần. Nhưng qua việc đòi hỏi các đệ tử suy ngẫm ý nghĩa và tìm hiểu nó bằng cách liên tục nghiên cứu cùng với thảo luận, Đức Phật biết chắc rằng khi các đệ tử hiểu được lời nói của ngài, thông điệp của nó sẽ thâm nhập sâu vào tâm thức.

While such brief teachings would escape the understanding of the great majority of the monks, the mature disciples with sharp faculties of wisdom could readily fathom their meaning. Under such circumstances the ordinary monks, reluctant to trouble their Master with requests for explanation, would turn for clarification to the senior disciples whose comprehension of the Dhamma had already been confirmed by the Blessed One. So important did this function become in the early Buddhist Sangha that the Buddha himself established, in the ranks of his most eminent disciples, a separate category called "the foremost of those who analyze in detail the meaning of what was stated (by me) in brief" (aggam sankhittena bhasitassa vittharena attham vibhajantanam). The bhikkhu who was assigned to this position by the Master was the Venerable Maha Kaccana — Kaccana the Great, so called to distinguish him from others who bore the common brahmanical clan name of Kaccayana (shortened to Kaccana).[1]

After his ordination as a bhikkhu, the Venerable Maha Kaccana usually resided in his homeland of Avanti, a remote region to the southwest of the Middle Country where the Buddha dwelt, and thus he did not spend as much time in the Blessed One's presence as some of the other great disciples did, such as Sariputta, Maha Moggallana, and Ananda. For this reason we do not find, in the records of the Sutta Pitaka, that the Venerable Maha Kaccana figured as prominently in Sangha affairs and in the Buddha's ministry as the aforementioned elders. Nevertheless, on account of the astuteness of his intellect, the profundity of his insight into the Dhamma, and his skill as a speaker, whenever Maha Kaccana did join the Buddha for extended periods, the other monks frequently turned to him for help in illuminating the meaning of brief statements of the Buddha that had been causing them bafflement. As a result, we find in the Pali canon a sheaf of discourses spoken by the Venerable Maha Kaccana that occupy a place of primary importance. These texts, always methodically refined and analytically precise, demonstrate with astounding lucidity the far-ranging implications and practical bearings of several brief statements of the Buddha that would otherwise, without his explication of them, escape our understanding.

Trong khi những lời dạy vắn tắt như vậy có vẻ khó hiểu đối với đa số tăng chúng thì các vị trưởng lão đệ tử với trí tuệ sắc bén có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa của chúng. Trong những trường hợp này, những tăng sĩ bình thường vì ngại yêu cầu Tôn Sư giải thích nên họ trông cậy vào các đệ tử cao cấp mà sự hiểu biết về Pháp đã được xác nhận bởi Đức Thế Tôn để làm rõ nghĩa. Chức năng này quan trọng vào thuở ban đầu của Tăng Đoàn đến độ chính Đức Phật đã thiết lập, theo thứ tự xuất sắc của các đại đệ tử của ngài, một danh sách được gọi là "bậc trưởng lão có khả năng phân tích chi tiết ý nghĩa của những gì được nêu lên (bởi tôi) một cách vắn tắt" (aggam sankhittena bhasitassa vittharena attham vibhajantanam). Vị tỳ khưu được Thế Tôn bổ nhiệm vai trò này là Tôn giả Maha Kaccana — Đại sư Kaccana, được gọi như vậy để phân biệt ông với những người cùng mang tên gia tộc bà-la-môn Kaccayana (gọi tắt là Kaccana).[1]

Sau khi nhận lễ thọ giới tỳ khưu, Tôn giả Maha Kaccana thường cư ngụ ở quê hương Avanti của ông, một vùng xa xôi ở phía tây nam của Địa hạt Trung ương (Savatthi) nơi Đức Phật cư ngụ, do đó ông đã không có nhiều thời gian ở gần Đức Phật như một số đại đệ tử khác, chẳng hạn như Sariputta, Maha Moggallana, và Ananda. Vì lý do này, chúng tôi không tìm thấy tài liệu nào trong Tam Tạng Thánh Điển thuật rằng Tôn giả Maha Kaccana là một trong những vị trưởng lão nổi tiếng trong Tăng Đoàn và là đại đệ tử của Đức Phật như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, vì trí tuệ sắc sảo của ông, sự hiểu biết uyên thâm của ông về Pháp, và kỹ năng diễn thuyết của ông, bất cứ khi nào Maha Kaccana gần gũi Đức Phật trong một thời gian dài, các nhà sư khác thường đến gặp ông để nhờ giúp đỡ trong việc soi sáng ý nghĩa của những lời tuyên bố vắn tắt của Đức Phật đã khiến họ gặp khó khăn. Kết quả là, chúng ta thấy nhiều bài thuyết giảng của Tôn giả Maha Kaccana chiếm một vị trí quan trọng trong kinh điễn Pali. Các văn bản này, luôn được thể hiện tinh tế một cách có phương pháp và phân tích chính xác, biểu lộ sự minh mẫn đáng kinh ngạc về những hàm ý sâu rộng và mang tính thực hành của một số tuyên bố ngắn gọn của Đức Phật, mà nếu không có sự giải thích của ông thì chúng ta không thể hiểu được.

2. The Samsaric Background  

As in the case of all the Buddha's chief disciples, the Venerable Maha Kaccana's elevation to a position of pre-eminence in the Sangha was the flowering of a seed that had been planted long ago in the rolling cycles of samsara, the round of rebirths, and had been brought to gradual maturity over countless lives. The biographical sketch of Maha Kaccana[2] relates the story of the future disciple's original aspiration to a leading role in the Sangha. According to this account, the aspiration was formed 100,000 aeons in the past, during the Dispensation of the Buddha Padumuttara. At that time Kaccana had been reborn into a wealthy householder family. One day he went to hear the Buddha preach, and on that occasion, during his sermon, the Buddha appointed a certain bhikkhu as the foremost of those who can analyze in detail what had been stated by him in brief. The young householder was deeply impressed by the monk on whom this honor was bestowed, and the thought occurred to him: "Great indeed is that bhikkhu, in that the Teacher praises him so. I ought to attain such a position in the Dispensation of some future Buddha."

But to attain such a lofty status in the Dispensation, the generation of a wish is by no means sufficient. The aspiration must be supported by a base of meritorious deeds. Thus the young householder invited the Teacher to receive alms at his home, and for a full week he bestowed lavish offerings on the Buddha and his company of monks. At the week's end he prostrated himself at the Blessed One's feet and voiced his heart's desire: "Venerable sir, as the fruit of this offering I do not wish for any other achievement but this: that in the future, in the Dispensation of a Buddha, I might obtain the same position as the bhikkhu you appointed to that position last week."

2. Chuyện Tiền Thân  

Như trường hợp của tất cả các đại đệ tử của Đức Phật, sự vinh thăng lên vị trí ưu tú trong Tăng Đoàn của Tôn giả Maha Kaccana là sự nở hoa của một hạt giống đã được gieo trồng từ lâu trong vòng luân hồi sinh tử, và dần dần phát triễn qua vô số kiếp. Bản phác thảo tiểu sử của Maha Kaccana[2] liên quan đến câu chuyện về nguồn gốc của nguyện vọng muốn trở thành bậc trưởng lão trong Tăng Đoàn của vị đệ tử tương lai. Chuyện kể rằng, nguyện vọng đã được hình thành cả 100,000 kiếp trước, trong thời của Đức Phật Padumattara. Vào thuở đó Kaccana đã được tái sinh trong một gia đình giàu có. Một ngày nọ, ông đến nghe Đức Phật thuyết pháp, và trong dịp đó, Đức Phật đã chỉ ra vị tỳ khưu đứng đầu trong số những người có thể phân tích chi tiết những câu nói vắn tắt của ngài. Người cư sĩ trẻ đã vô cùng thán phục vị sư đã được ban tặng vinh dự này, và một ý tưởng đã đến với ông: "Vị tỳ khưu đó tài giỏi làm sao, đến nỗi Tôn Sư khen ngợi ông như vậy. Ta phải đạt được vị trí như vậy trong Hệ thống Giáo hội của một vị Phật tương lai."

Nhưng để đạt được địa vị cao quý như vậy trong Hệ thống Giáo hội, ước nguyện không chưa đủ. Nguyện vọng phải được hỗ trợ bởi một nền tảng công đức. Do đó người cư sĩ trẻ đã mời Tôn Sư đến thọ thực ở nhà mình, và trong suốt một tuần ông đã cúng dường nhiều phẩm vật quý giá cho Đức Phật và chư tăng. Đến cuối tuần, ông phủ phục dưới chân Đức Phật và bày tỏ nguyện vọng của mình: "Kính bạch Thế Tôn, như quả của sự cúng dường này, con không mong bất cứ thành tựu nào khác ngoài điều này: rằng trong tương lai, trong Hệ thống Giáo hội của một vị Phật tương lai, con có thể có được vị trí tương tự như vị tỳ khưu mà ngài đã bổ nhiệm vào vị trí đó tuần trước."

Then Lord Padumuttara, looking into the future with his unimpeded knowledge of a Fully Enlightened One, saw that the youth's aspiration would be fulfilled. He told him: "Young man, in the future, after 100,000 aeons have elapsed, a Buddha named Gotama will arise. In his Dispensation you will be the foremost of those who can analyze in detail the meaning of what the Buddha has stated in brief."

The Apadana relates that in this same past life, Kaccana had built for the Buddha Padumuttara a stupa with a stone seat, which he had covered with gold; he had the stupa embellished with a jewelled parasol and an ornamental fan.[3] According to the above text, it was after he made this offering that the Lord Padumuttara predicted his future attainment to the position of a great disciple in the Dispensation of the Buddha Gotama. In this prediction the Blessed One also makes other prophecies concerning Kaccana's future sojourn in samsara, which from our temporal perspective would now constitute his past history. The Buddha foretold that as the fruit of his meritorious gifts, the householder would become a lord of the gods (devinda) for thirty aeons, exercising rulership over the gods. Having returned to the human world, he would become a world monarch (cakkavatti-raja) named Pabhassara, whose body would emit rays of light all around. He would spend his next to last existence in the Tusita heaven, and passing away from there, he would be reborn in a brahman family with the clan name Kaccana. In that life he would attain arahantship and be appointed a great disciple by the Buddha.

Sau đó Đức Phật Padumuttara nhìn vào thời tương lai với trí tuệ vô hạn của Đấng Giác Ngộ, và thấy rằng nguyện vọng của người cư sĩ trẻ sẽ được đáp ứng. Ngài nói với ông: "Này người bạn trẻ, trong tương lai, sau 100,000 kiếp, một vị Phật tên là Gotama sẽ xuất hiện. Trong Hệ thống Giáo hội của ngài ông sẽ đứng đầu trong số những người có thể phân tích chi tiết ý nghĩa của những lời tuyên bố ngắn của Đức Phật đó."

Apadana - Thinh Văn Sử kể rằng cũng trong kiếp sống quá khứ đó, Kaccana đã xây cho Đức Phật Padumuttara một bảo tháp với ghế đá dát vàng; ông cho tô điểm tháp với lọng và quạt trang trí lộng lẫy.[3] Theo văn bản trên, sau khi ông thực hiện sự cúng dường này thì Đức Phật Padumuttara đã tiên đoán sự chứng đạt địa vị trưởng lão của ông trong Giáo hội của Đức Phật Gotama. Trong tiên đoán này, Thế Tôn cũng đưa ra những lời tiên tri khác liên quan đến tương lai của Kaccana trong luân hồi, mà từ cái nhìn tương đối của chúng ta bây giờ thì đó là lịch sử quá khứ của ông. Đức Phật đã tiên đoán quả của những công đức của ông như sau: người cư sĩ sẽ trở thành vị thiên vương (devinda) trong ba mươi kiếp, cai quản chư thiên. Khi trở về thế giới loài người, ông sẽ trở thành vị đại vương (cakkavatti-raja) tên là Pabhassara, có hào quang tỏa khắp thân thể. Ông sẽ sống kiếp cuối ở cõi Trời Đâu Suất, và quá vãng ở đó, rồi ông sẽ tái sinh vào một gia đình ba-la-môn thuộc dòng họ Kaccana. Trong kiếp sống đó ông sẽ đạt được quả vị a-la-hán và được Đức Phật xem là một đại đệ tử.

A later section of the Apadana gives a somewhat different account of Maha Kaccana's original aspiration to great discipleship.[4] In this version, at the time of the Buddha Padumuttara, the future disciple was an ascetic living in seclusion in the Himalayas. One day, while traveling through the sky by supernormal power, he passed over a populated area and saw the Victorious One down below. He descended, approached the Master to listen to the Dhamma, and heard him praise a certain bhikkhu (whose name was also Kaccana) as the chief among those who can elaborate on brief statements. Thereupon the ascetic, amazed by this unexpected encounter, went to the Himalayas, collected a bouquet of flowers, and, quickly returning to the assembly, presented them to the Buddha. At that point he formed the aspiration to become the chief expositor of the Dhamma in the Dispensation of some future Buddha. The Lord Padumuttara then prophesied that his aspiration would be fulfilled 100,000 aeons later when the Buddha Gotama arises in the world.

In this same series of verses Maha Kaccana states that as a result of his offering to the Buddha he never took rebirth thereafter in the nether world — in the hells, the animal realm, or the sphere of ghosts — but was always reborn either in the world of gods or in the human realm. Also, when he took rebirth as a human being, he was always reborn into the upper two social classes — among nobles or brahmans — and never into low-class families.

One important incident, which determined a particular feature of the great disciple's physical appearance during his final existence, took place during the Dispensation of the Buddha Kassapa, the immediate predecessor of Gotama in the lineage of Enlightened Ones. At the time of the Buddha Kassapa, Kaccana had taken rebirth in a family of Benares. After the Lord Kassapa's Parinibbana he offered a precious golden brick for the construction of a golden stupa for the Buddha. On presenting it he made the wish: "Whenever I am reborn, may my body always have a golden hue." As a result of this, when he was reborn during the time of our Buddha, his body was endowed with a beautiful golden hue, which deeply impressed those who beheld it.[5] In one case, which we will discuss below (see pp.13-15), this physical attribute of the elder led to a bizarre series of events.

Trong một ấn bản mới hơn của Thinh Văn Sử, câu chuyện về nguồn gốc của nguyện vọng muốn trở thành đại đệ tử của Maha Kaccana có phần khác biệt.[4] Trong ấn bản này, vào thời của Đức Phật Padumuttara, vị đệ tử tương lai là một nhà tu khổ hạnh sống ẩn dật trong rặng Himalayas. Một ngày nọ, khi đang bay trên không bằng năng lực thần thông, ông bay qua một vùng đông dân cư và trông thấy Đức Thế Tôn bên dưới. Ông đáp xuống, đến gần Tôn Sư để nghe Pháp, và nghe ngài khen ngợi một tỳ khưu (cũng tên là Kaccana) là bậc nhất trong số những người có thể diễn giải những tuyên ngôn ngắn. Thế rồi nhà tu khổ hạnh, ngạc nhiên trước cuộc gặp gỡ bất ngờ này, liền đi Himalayas để hái một bó hoa, và nhanh chóng trở lại hội trường, dâng hoa cho Đức Phật. Tại thời điểm đó, ông nói lên nguyện vọng trở thành vị trưởng lão bậc nhất về diễn giải Pháp trong Hệ thống Giáo hội của một vị Phật tương lai. Đức Phật Padunuttara bèn tiên tri rằng nguyện vọng của ông sẽ được đáp ứng trong 100,000 kiếp sau, khi Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế giới.

Cũng trong ấn bản này, Maha Kaccana nói rằng do kết quả của sự cúng dường cho Đức Phật ông không bao giờ tái sinh vào cõi thấp — địa ngục, thú, hay ngạ quỷ — mà luôn tái sinh vào cõi thiên hay cõi người. Đồng thời, khi ông tái sinh làm người, ông sẽ luôn sinh vào hai giai cấp thượng lưu — quý tộc hay ba-la-môn — và không bao giờ sinh vào những gia đình thuộc giai cấp thấp.

Một sự kiện quan trọng, xác định một đặc điểm ngoại hình của vị đại sư trong kiếp sống cuối của ông, xảy ra vào thời của Đức Phật Kassapa, ngay trước thời của Đức Phật Gotama trong dòng truyền thừa của những đấng Giác ngộ. Vào thời đó, Kaccana đã tái sinh trong một gia đình ở Benares. Sau khi Đức Phật Kassapa nhập Đại Niết bàn, ông đã cúng dường một viên gạch vàng quý giá để xây dựng bảo tháp vàng cho Đức Phật. Khi dâng hiến nó, ông đã ước nguyện: "Bất cứ khi nào tôi tái sinh, mong cho thân thể tôi luôn có ánh vàng." Kết quả là, khi ông tái sinh vào thời của Đức Phật của chúng ta, thân thể ông được ban cho sắc vàng tuyệt đẹp, gây ấn tượng sâu sắc cho những ai chứng kiến.[5] Trong một trường hợp mà chúng ta sẽ thảo luận dưới đây, đặc điểm thể chất này của vị trưởng lão đã dẫn đến một chuỗi sự kiện kỳ lạ.

3. Kaccana's Conversion to the Dhamma  

In his last existence, when the Buddha Gotama appeared in the world, Kaccana was born as the son of the chaplain (purohita) in the city of Ujjeni, the capital of Avanti, to the southwest of the Middle Country.[6] His father's personal name was Tiritivaccha, his mother's Candima,[7] and they were of the Kaccayana clan, one of the oldest and most highly respected lines of brahmans. Since he was born with a golden colored body, his parents exclaimed that he had brought his name along with him at birth, and they named him "Kañcana," which means "golden." As a brahman and the son of the court chaplain, when Kañcana grew up he studied the Three Vedas, the traditional sacred scriptures of the brahmans, and after his father's death he succeeded him in the position of court chaplain.

The king of Avanti at the time that Kaccana became chaplain was Candappajjota, Pajjota the Violent. He was known by this epithet because of his explosive and unpredictable temper. When King Candappajjota heard that the Buddha had arisen in the world, he assembled his ministers and asked those who were so capable to go and invite the Blessed One to visit Ujjeni. The ministers all agreed that the only one who was truly capable of bringing the Buddha to Avanti was the chaplain Kaccana. The king therefore assigned him to go on this mission, but Kaccana laid down a condition before he would accede to the king's request: he would go only if he would be permitted to become a monk after meeting the Enlightened One. The king, ready to accept any condition in exchange for a meeting with the Tathagata, gave his consent.

3. Sự Giáo hóa theo Phật Pháp của Kaccana  

Trong kiếp sống cuối của ông, khi Đức Phập Gotama xuất hiện trên thế giới, Kaccana sinh ra là con trai của giáo sĩ (purohita) ở thành phố Ujjeni, thủ đô của Avanti, phía tây nam của Địa hạt Trung ương (Savatthi).[6] Cha ông tên là Tiritivaccha, mẹ ông tên là Candima,[7] và họ thuộc gia tộc Kaccayana, một trong những dòng họ bà-la-môn lâu đời nhất và được kính trọng nhất. Vì ông sinh ra với thân hình sắc vàng, cha mẹ ông cho rằng ông đã mang theo cái tên lúc chào đời, nên họ đặt tên cho ông là "Kañcana," có nghĩa là "vàng". Là một bà-la-môn và con trai của giáo sĩ triều đình, khi Kañcana lớn lên, ông nghiên cứu Tam Vệ Đà, bộ kinh thánh truyền thống của các vị bà-la-môn, và sau khi cha ông qua đời, ông kế vị chức giáo sĩ của cha.

Vua của xứ Avanti vào thời điểm Kaccana trở thành giáo sĩ là Candappajjota, Pajjota Hung bạo. Ông được biết bằng cái tên này vì tính khí nóng nảy và khó lường của ông. Khi Vua Candappajjota nghe tin Đức Phật xuất hiện trên thế giới, ông tập hợp các quan đại thần lại và hỏi ai có khả năng đi mời Đức Thế Tôn đến thăm Ujjeni. Các quan đại thần đều đồng ý rằng người thật sự có khả năng đưa Đức Phật đến Avanti là giáo sĩ Kaccana. Do đó vua giao cho ông nhiệm vụ này, nhưng Kaccana đặt ra một điều kiện trước khi ông chấp nhận yêu cầu của vua: ông sẽ chỉ đi nếu ông được phép trở thành một nhà sư sau khi gặp Đấng Giác Ngộ. Vua, sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều kiện nào để đổi lấy cuộc hội họp với Như Lai, đã đồng ý.

Kaccana set out accompanied by seven other courtiers. When they met the Master, he taught them the Dhamma, and at the end of the discourse Kaccana and his seven companions all attained arahantship together with the four analytical knowledges (patisambhida-ñana). The Buddha granted them ordination simply by welcoming them into the Sangha with the words, "Come, bhikkhus."[8]

The new bhikkhu, now the Venerable Maha Kaccana, then began to praise the splendors of Ujjeni to the Buddha. The Master realized that his new disciple wanted him to travel to his native land, but he replied that it would be sufficient for Kaccana to go himself, as he was already capable of teaching the Dhamma and of inspiring confidence in King Candappajjota.

In the course of their return journey the party of monks arrived at a town named Telapanali, where they stopped to gather alms. In that town lived two maidens, merchants' daughters of different families. One girl was beautiful, with lovely long hair, but both her parents had expired and she lived in poverty, looked after by her governess. The other girl was wealthy, but was afflicted with an illness that had caused her to lose her hair. Repeatedly she had tried to persuade the poor girl to sell her hair so she could make a wig but the poor girl had consistently refused.

Kaccana ra đi với bảy cận thần khác. Khi họ gặp Tôn Sư, ngài giảng Pháp cho họ, và đến cuối buổi giảng Kaccana và bảy người bạn đồng hành của ông đều đạt được quả vị a-la-hán cùng với bốn minh kiến tuệ (patisambhida-ñana). Đức Phật ban cho họ lễ truyền giới đơn giản bằng cách chào đón họ vào Tăng Đoàn với lời nói: "Đến đây nào, các tỳ khưu."[8]

Thế rồi, vị tân tỳ khưu, nay là Tôn giả Maha Kaccana, bắt đầu ca ngợi sự huy hoàng của Ujjeni cho Đức Phật nghe. Tôn Sư nhận ra rằng người đệ tử mới muốn ngài du hành đến quê hương của ông, nhưng ngài trả lời rằng chỉ cần Kaccana đi là đủ rồi, vì ông đã có khả năng giảng dạy Pháp và tạo niềm tin cho Vua Candappajjota.

Trên đường trở về, các sư đến một thị trấn tên là Telapanali, nơi họ dừng lại để khất thực. Trong thị trấn đó có hai thiếu nữ, con gái của hai nhà buôn. Một cô thì xinh đẹp, với mái tóc dài óng ả, nhưng cha mẹ cô đã qua đời và cô sống trong nghèo khổ, được chăm sóc bởi người quản gia. Cô kia thì giàu có, nhưng bị bệnh khiến cô bị rụng tóc. Cô đã nhiều lần cố gắng thuyết phục cô gái nghèo bán tóc để cô có thể làm tóc giả nhưng cô gái nghèo cương quyết từ chối.

Now, when the poor girl saw the Venerable Maha Kaccana and his fellow monks walking for alms, their bowls as empty as if they had just been washed, she felt a sudden surge of faith and devotion arise in her towards the elder, and she decided to offer alms to the party of bhikkhus. However, as she had no wealth, the only way she could obtain money to buy provisions was to sell her hair to the rich girl. This time, as the hair came to the rich girl already cut, she paid only eight coins for it. With these eight coins the poor girl had almsfood prepared for the eight bhikkhus, using one coin for each portion. After she had presented the alms, as an immediate fruit of the meritorious deed, her full head of hair instantly grew back to its original length.

When the Venerable Maha Kaccana arrived back in Ujjeni, he reported this incident to King Candappajjota. The king had the girl conveyed to his palace and at once appointed her his chief queen. From that time onwards the king greatly honored Maha Kaccana. Many people of Ujjeni who heard the elder preach gained faith in the Dhamma and went forth under him as monks. Thus the entire city became (in the words of the commentary) "a single blaze of saffron robes, a blowing back and forth of the banner of sages." The queen, who was exceedingly devoted to the elder, built for him a dwelling in the Golden Grove Park.

So says the Anguttara Commentary, but the Pali canon itself suggests that the Sangha was not as well established in Avanti as the commentator would lead us to believe. This fact can be discerned from a story involving the Venerable Maha Kaccana that is reported in the Mahavagga of the Vinaya Pitaka.[9]

Bây giờ, khi cô gái nghèo trông thấy Tôn giả Maha Kaccana và các sư đồng liêu của ông đi khất thực, bát của họ trống trơn, cô đột nhiên cảm thấy có niềm tin và kính ngưỡng đối với vị trưởng lão, và cô quyết định cúng dường ẩm thực cho các tỳ khưu đó. Tuy nhiên, vì cô không có tiền, cách duy nhất mà cô có thể có tiền để mua thực phẩm là bán tóc cho cô gái giàu. Lần này, vì tóc đã được cắt nên cô gái giàu chỉ trả tám đồng tiền. Với tám đồng tiền này, cô gái nghèo chuẩn bị thức ăn cho tám vị tỳ khưu, dùng một đồng cho mỗi phần. Sau khi cô dâng phẩm vật cúng dường, như là quả tức khắc của hành động công đức, tóc của cô ngay lập tức mọc dài trở lại như trước.

Khi Tôn giả Maha Kaccana trở lại Ujjeni, ông tường trình sự kiện này với Vua Candappajjota. Nhà vua cho gọi cô gái đến cung điện và ngay lập tức bổ nhiệm cô làm chánh cung hoàng hậu của ông. Từ đó trở đi, vua rất tôn kính Maha Kaccana. Nhiều người ở Ujjeni nghe trưởng lão thuyết giảng nên có niềm tin vào Pháp và xuất gia làm sư dưới sự dìu dắt của ông. Do đó toàn bộ thành phố trở thành (theo lời chú giải) "một đám lửa vàng rực y áo, một dải phướn hiền nhân tung bay phất phới." Hoàng hậu, vô cùng tôn kính vị trưởng lão, đã xây cho ông một tịnh xá trong công viên Golden Grove.

Phần chú giải của Tăng Chi Bộ Kinh nói như vậy, nhưng Thánh Điển Pali cho rằng Tăng Đoàn đã không được thiết lập vững mạnh ở Avanti như lời chú giải muốn chúng ta tin. Sự thật này có thể nhận thấy từ một câu chuyện liên quan đến Tôn giả Naha Kaccana được tường thuật trong Mahavagga của Tạng Luật.[9]

When this story unfolds, the elder was dwelling in Avanti at his favorite residence, the Osprey's Haunt on Precipice Mountain. A lay disciple of his named Sona Kutikanna came to him and expressed the wish to go forth under him as a monk. But Kaccana, seeing perhaps that the householder was not yet ready to take such a big step, discouraged him with the words: "Difficult, Sona, is it to sleep alone, to eat one meal a day, and to observe celibacy for as long as life lasts. While remaining a householder, you should apply yourself to the Buddha's teaching, and at the proper times you may sleep alone, eat one meal a day, and observe celibacy."

With these words Sona's enthusiasm for ordination subsided. Some time later, however, the urge was rekindled, and he approached the Venerable Maha Kaccana with the same request. A second time the elder discouraged him, and a second time Sona's desire for ordination abated. When Sona approached him for the third time and asked for ordination, Maha Kaccana gave him the "going forth" (pabbajja), that is, the initial ordination as a novice (samanera).

During the Buddha's time it seems to have been customary to grant mature men, already endowed with faith in the Dhamma and well acquainted with its tenets, both ordinations in immediate succession. The novice ordination would be given first, and then right afterwards the ceremony of higher ordination (upasampada) would be performed, making the postulant a bhikkhu, a full member of the Sangha. But at the time that the above incident took place Avanti was short of monks, being a region quite far from the Buddha's own missionary rounds and from the other centers of Buddhist activity. According to the disciplinary regulations that were still in effect, the higher ordination had to be performed by a chapter of at least ten bhikkhus (dasavagga-bhikkhusangha). But such was the situation in Avanti that the Venerable Maha Kaccana could not easily find even nine other bhikkhus to confer the higher ordination on Sona. It was only three years later that the elder could, with trouble and difficulty, convene an assembly of ten bhikkhus from different places in the region to give Sona the higher ordination.

Khi câu chuyện này được thuật lại, vị trưởng lão đang cư ngụ ở Avanti tại căn nhà ưa thích của ông, Sào Ưng trên vách đá núi Precipice. Một đệ tử tục gia của ông tên là Sona Kutikanna đến gặp và bày tỏ ý muốn xuất gia theo ông. Nhưng có lẽ Kaccana thấy rằng cư sĩ này chưa sẵn sàng để tiến một bước lớn như vậy, đã làm nản lòng ông bằng lời nói: "Này Sona, việc ngủ một mình, ăn một bữa mỗi ngày, và tuân thủ sống độc thân suốt đời là khó lắm. Khi vẫn còn là cư sĩ, ông nên thực hành theo giáo lý của Đức Phật, và đến khi thời điểm thích hợp, ông có thể ngủ một mình, ăn một bữa mỗi ngày, và tuân thủ đời sống độc thân."

Với lời nói này, niềm hăng hái muốn xuất gia của Sona lắng xuống. Tuy nhiên, một thời gian sau, ước vọng lại thôi thúc, và ông đến gặp Tôn giả Maha Kaccana với cùng một thỉnh nguyện. Trưởng lão không tán thành lần thứ nhì, và ước muốn xuất gia của Sona lại nguội dần lần thứ nhì. Khi Sona đến gặp ông lần thứ ba và xin được thọ giới, Maha Kaccana đã cho ông xuất gia (pabbajja), đó là lễ truyền giới cho sa di (samanera).

Trong thời Đức Phật, dường như có phong tục ban cho những người đã chín chắn, trưởng thành, có niềm tin vào Pháp và thông hiểu giáo lý cả hai lễ truyền giới liên tiếp. Lễ truyền giới sa di được cử hành trước, rồi sau đó là lễ truyền giới cao hơn (upasampada - cụ túc giới), cho người xin vào giáo hội được trở thành tỳ khưu, một thành viên chính thức của Tăng Đoàn. Nhưng vào thời điểm chuyện này xảy ra, Avanti thiếu sư, là một vùng khá xa nơi Đức Phật đi hoằng đạo và xa các trung tâm sinh hoạt Phật giáo khác. Theo các quy luật vốn vẫn còn hiệu lực lúc đó, lễ truyền giới cao hơn phải được cử hành bởi một tăng hội với ít nhất mười tỳ khưu (dasavagga-bhikkhusangha). Nhưng vì tình huống ở Avanti như thế nên Tôn giả Maha Kaccana không thể dễ dàng tìm được chín tỳ khưu khác để cử hành lễ truyền giới cao hơn cho Sona. Mãi đến ba năm sau thì trưởng lão mới có thể, với rắc rối và khó khăn, triệu tập một tăng hội bao gồm mười tỳ khưu ở các nơi khác nhau trong vùng để ban cho Sona lễ truyền giới cao hơn.

When the Venerable Sona had completed his first rains retreat as a bhikkhu, the wish arose in him to pay a visit to the Buddha. He had heard many times the highest praise of the Blessed One, his lord and refuge, yet he had never seen the Master face to face, and now the desire to do so had become irresistible. He went to his preceptor to ask for his permission to make the long journey to Savatthi, where the Buddha was residing. Not only did the Venerable Maha Kaccana applaud his disciple's desire to see the Buddha, but he asked Sona to convey to the Lord an appeal that certain monastic regulations be relaxed to suit the different social and geographical conditions that prevailed in Avanti and in other border regions.

When the Venerable Sona came to the Buddha and explained his preceptor's request, the Master readily agreed. First, to determine what districts should count as border regions, the Buddha defined the boundaries of the Middle Country, wherein the original regulations were to remain binding. Then he announced the revised versions of the rules that would apply in the border regions, though not in the Middle Country. These revised rules are the following: (1) The higher ordination would not require ten bhikkhus but could now be given by a chapter of five, one of whom must be a master of the Vinaya, the monastic discipline. (2) Monks are allowed to use sandals with thick linings, as the ground in those regions is rough and hard on the feet. (3) Monks are permitted to bathe frequently, as the people of Avanti attach great importance to bathing. (4) Sheepskins and goatskins, etc., could be used as coverlets. (5) Robes could be accepted on behalf of a monk who has left the district, and the ten days' period during which (under the rule) an extra robe could be kept would begin only when the robe actually reaches his hands.

Khi Tôn giả Sona hoàn thành mùa an cư kiết hạ đầu tiên của ông với tư cách là một tỳ khưu, ông ước mong được viếng thăm Đức Phật. Ông đã nhiều lần nghe những lời ca tụng cao nhất về Đức Phật, đấng thế tôn và là nơi an trú của ông, nhưng ông chưa bao giờ được gặp Tôn Sư, và bây giờ niềm mong muốn đó không thể cưỡng lại. Ông đến gặp thầy của mình để xin phép thực hiện một cuộc hành trình dài đến Savatthi, nơi Đức Phật cư ngụ. Không những Tôn giả Maha Kaccana tán thành ước muốn được gặp Đức Phật của đệ tử, mà ông còn yêu cầu Sona chuyển lời xin cho một số quy luật tu viện được nới lỏng để phù hợp với điều kiện xã hội và địa lý ở Avanti và các vùng biên giới khác.

Khi Tôn giả Sona đến gặp Đức Phật và giải thích yêu cầu của thầy, Tôn Sư sẵn lòng đồng ý. Đầu tiên, để quyết định khu vực nào nên được xem là vùng biên giới, Đức Phật định nghĩa biên giới của Địa hạt Trung ương, nơi các quy luật nguyên thủy vẫn được áp dụng. Sau đó ngài tuyên bố phiên bản sửa đổi của các quy luật mà sẽ áp dụng ở vùng biên giới, không nằm trong Địa hạt Trung ương. Các quy luật được chỉnh sửa gồm có: (1) Lễ truyền giới cao hơn sẽ không đòi hỏi sự hiện diện của mười tỳ khưu mà có thể được cử hành bởi tăng hội năm người, một trong số đó phải là bậc thầy về Tạng Luật, quy luật tu viện. (2) Chư tăng được phép mang dép có đế dày, vì mặt đất ở những vùng đó ghồ ghề và cứng cho bàn chân. (3) Chư tăng được phép tắm thường xuyên, vì dân chúng ở Avanti rất coi trọng việc tắm rửa. (4) Da cừu và da dê, v.v., có thể dùng để trải giường. (5) Áo choàng có thể được nhận giùm cho một nhà sư đã rời khu vực, và trong thời gian mười ngày (theo luật) chiếc áo choàng thặng dư chỉ có thể được giữ khi chiếc áo thật sự đến tay ông ta.

4. Various Incidents  

Neither the suttas nor the commentaries offer us abundant biographical information about the Venerable Maha Kaccana's life in the Sangha. They focus, rather, on his role as teacher, especially on his detailed expositions of the Buddha's brief statements. From the settings (nidana) to the suttas in which Maha Kaccana appears, we can infer that after his ordination he spent most of his time in Avanti. Usually, it seems, he dwelt quietly in seclusion, though when occasion arose he gave instruction to others. Periodically he would go to visit the Buddha at his main places of residence, and it seems likely that he also sometimes accompanied him on his preaching tours. The three suttas of the Majjhima Nikaya in which Maha Kaccana appears in the role of expositor open at three different locales — in Kapilavatthu, Rajagaha, and Savatthi. As these cities were, relative to the geographical extent of the Ganges Valley, widely separated from each other, and as all were far from Avanti, this suggests either that the Venerable Maha Kaccana spent long periods accompanying the Buddha on his journeys or that he would travel to the different monastic centers where the Buddha resided when he heard that the Master intended to stay there for some time.

We do not find in the texts indications that Maha Kaccana entered into close friendships with the other leading monks, as for instance Sariputta, Maha Moggallana, and Ananda did with one another. He seems to be one who generally lived aloof, though he did not place a strict emphasis on seclusion in the manner of one like the Venerable Maha Kassapa, nor did he seem especially stern in his asceticism.[10] He was ready to assume teaching duties on request, as we shall see, but we find that he always appears in the suttas in the role of expositor and elucidator of the Dhamma to others. We do not see the Venerable Maha Kaccana engage in person-to-person dialogues with other monks, as we see in the case of all the above-mentioned elders; neither do we see him address inquiries to the Buddha, as even the wisest of the bhikkhus, the Venerable Sariputta, often did. His absence is conspicuous in the Mahagosinga Sutta (MN 32), wherein the other outstanding disciples gather on a full-moon night to discuss the ideal bhikkhu who could illuminate the forest. On that occasion six great elders — Sariputta, Moggallana, Ananda, Maha Kassapa, Anuruddha, and Revata — each describe the ideal bhikkhu according to their particular dispositions, and at the end the Buddha offers his own picture of the most worthy monk. Surely if Maha Kaccana was present on that occasion he would have described such a monk as one skilled in the detailed exposition of brief sayings.

4. Vài Sự kiện Đáng Ghi nhớ  

Cả kinh điển và phần chú giải đều không cung cấp cho chúng ta nhiều tin tức liên quan đến cuộc đời của Tôn giả Maha Kaccana trong Tăng Đoàn. Họ chỉ tập trung vào vai trò giảng sư của ông, nhất là các bài diễn giải chi tiết về những phát biểu ngắn của Đức Phật. Từ nhân duyên (nidana) cho đến kinh kệ liên quan đến Maha Kaccana, chúng ta có thể suy luận rằng sau lễ truyền giới ông dành phần lớn thời giờ ở Avanti. Dường như ông thường sống ẩn dật, tuy nhiên khi có dịp, ông cũng chỉ dẫn cho người khác. Ông đi thăm viếng Đức Phật ở nơi cư ngụ chính của ngài theo định kỳ, và có vẻ như đôi khi ông cũng tháp tùng ngài trong các chuyến hoằng pháp. Ba bài kinh thuộc Trung Bộ Kinh mà trong đó Maha Kaccana xuất hiện với vai trò giảng sư xảy ra ở ba địa điểm khác nhau — Kapilavatthu, Rajagaha, và Savatthi. Vì các thành phố này, liên quan đến phạm vi địa lý của thung lũng sông Ganges, rất xa nhau, và cũng xa Avanti, điều này cho thấy rằng hoặc là Tôn giả Maha Kaccana dành thời gian dài tháp tùng Đức Phật trên hành trình của ngài hoặc là ông du hành đến các tu viện khác khi nghe tin Tôn Sư dự định trụ trì ở đó một thời gian.

Chúng ta không tìm thấy trong văn bản dấu hiệu Maha Kaccana có mối quan hệ bạn bè thân thiết với các đại sư khác, như Sariputta, Maha Moggallana, và Ananda đối xử với nhau. Ông có vẻ như người thường sống cách biệt, mặc dù ông không chú trọng đến việc ẩn dật theo cách của Tôn giả Maha Kassapa, cũng không có vẻ gì đặc biệt nghiêm khắc trong lối tu khổ hạnh của ông.[10] Ông sẵn sàng nhận nhiệm vụ giảng dạy khi được yêu cầu, như chúng ta sẽ thấy, nhưng chúng ta thấy rằng ông luôn xuất hiện trong kinh với vai trò giảng sư và làm sáng tỏ Pháp cho người khác. Chúng ta không thấy Tôn giả Maha Kaccana tham dự vào những cuộc đối thoại tay đôi với các sư khác, như chúng ta thấy trong trường hợp của các trưởng lão nói trên; chúng ta cũng không thấy ông đặt câu hỏi với Đức Phật, như vị tỳ khưu có trí tuệ bậc nhất, Tôn giả Sariputta, thường làm. Sự vắng mặt của ông có thể thấy rõ ở Kinh Mahagosinga (MN 32), trong đó các đại sư khác tụ tập vào một đêm trăng tròn để thảo luận về vị tỳ khưu lý tưởng có thể chiếu sáng khu rừng. Vào dịp đó, sáu đại trưởng lão — Sariputta, Moggallana, Anada, Maha Kassapa, Anuruddha, và Revata — mỗi vị mô tả vị tỳ khưu lý tưởng theo tính cách riêng của họ, và cuối cùng Đức Phật vẽ ra bức tranh của ngài về vị tỳ khưu xứng đáng nhất. Chắc chắn nếu Maha Kaccana hiện diện trong dịp đó, ông sẽ mô tả một tỳ khưu như vậy phải là người có kỹ năng trong việc giảng giải chi tiết những phát biểu vắn tắt.

Maha Kaccana did grant ordination, as we saw above in the case of Sona, though his pupils were probably not very numerous, despite the words of the Anguttara Commentary. One of his pupils was the bhikkhu Isidatta, who even while very young had impressed many of the older monks with his incisive replies to difficult questions on the Dhamma.[11] There can be little doubt that Isidatta's adroitness in tackling subtle points of doctrine reflects the rigorous training he must have received from the Venerable Maha Kaccana.

On one occasion when the Venerable Maha Kaccana visited the Buddha he received special homage from Sakka, the king of the gods.[12] This occurred when the Buddha was dwelling at the Eastern Park at Savatthi, in the Mansion of Migara's Mother. The Lord was sitting surrounded by a company of great disciples on the occasion of the pavarana, the ceremony of mutual criticism among the monks which ends the annual rains retreat. Because Maha Kaccana regularly used to visit the Buddha in order to hear the Dhamma, coming even from a long distance, the other chief elders would always reserve a seat for him in case he should unexpectedly turn up.

Maha Kaccana có ban lễ truyền giới, như chúng ta thấy ở trên trong trường hợp của Sona, tuy nhiên học trò của ông có lẽ không nhiều lắm, bất chấp những lời chú giải của Tăng Chi Bộ Kinh. Một trong những học trò của ông là tỳ khưu Isidatta, người mà ngay cả khi còn trẻ đã gây ấn tượng với nhiều vị sư lão thành bằng những câu trả lời sâu sắc của ông cho những câu hỏi khó về Pháp.[11] Có thể đôi chút ngờ rằng sự xuất sắc của Isidatta trong việc giải quyết các điểm tinh tế của giáo lý phản ảnh sự huấn luyện nghiêm ngặt mà ông ắt phải nhận được từ Tôn giả Maha Kaccana.

Có lần khi Tôn giả Maha Kaccana đến thăm Đức Phật, ông nhận được sự đảnh lễ đặc biệt từ Sakka, vua của chư thiên.[12] Điều này xảy ra khi Đức Phật đang ở Đông Viên tại Savatthi, trong Dinh thự của Mẫu thân của Migara. Thế Tôn đang ngồi bao quanh bởi các vị đại đệ tử nhân dịp pavarana - lễ tự tứ, nghi thức phê bình hỗ tương giữa các sư để kết thúc mùa an cư kiết hạ. Vì Maha Kaccana thường xuyên đến thăm Đức Phật để nghe Pháp, dù xa xôi cách trở, các vị trưởng lão khác luôn dành chỗ cho ông trong trường hợp ông bất ngờ xuất hiện.

On this occasion Sakka, along with his celestial retinue, drew near to the holy assembly and prostrated himself before the Blessed One. Since he did not see the Venerable Maha Kaccana, he thought to himself: "It would be good indeed if the noble elder would arrive." Just at that moment Maha Kaccana approached and took his seat. When Sakka beheld him, he grasped him firmly by the ankles, expressed his joy over the elder's arrival, and honored him with gifts of scents and flowers. Some of the younger monks were upset and complained that Sakka was being partial in his display of reverence, but the Buddha reproved them with the words: "Monks, those monks who, like my son Maha Kaccana, guard the doors of the senses, are beloved both among gods and humans." He then pronounced the following stanza of the Dhammapada (v.94):

"Even the gods hold him dear,
Whose senses are subdued
Like horses trained well by a charioteer,
Whose pride is destroyed,
And who is free from corruptions."

Vào dịp này, Sakka cùng với đoàn tùy tùng của ông, đến gần thánh hội và phủ phục trước Thế Tôn. Vì ông không thấy Tôn giả Maha Kaccana, ông tự nhủ: "Thật tốt biết bao nếu vị trưởng lão cao quý đến đây." Ngay lúc đó, Maha Kaccana xuất hiện và đến chỗ ngồi của ông. Khi Sakka trông thấy trưởng lão bèn nắm chặt lấy mắt cá chân của ông, bày tỏ niềm vui về sự xuất hiện của trưởng lão, và tôn vinh ông bằng cách cúng dường hương thơm và hoa. Một số sư trẻ bực bội và than phiền rằng Sakka thiên vị trong cách thể hiện sự tôn kính, nhưng Đức Phật khiển trách họ với lời nói: "Này chư tăng, các vị sư đó, giống như con trai ta, Maha Kaccana, bảo vệ cánh cửa của các giác quan, được yêu quý bởi cả chư thiên và loài người." Sau đó ngài đọc bài kệ sau (Kinh Pháp Cú v.94):

"Chư thiên cũng ái kính bậc giải thoát,
Các căn khéo nhiếp phục
Như xa phu điều ngự,
Mạn trừ, lậu hoặc dứt,
Chư thiên mến vị ấy."

Chuyển dịch từ Pali: HT. Thích Minh Châu

That the Venerable Maha Kaccana was actually one who devoted much attention to the mastery of the sense faculties is borne out by his discourses, which (as we shall see below) often emphasize the need for guarding "the doors of the senses."

The commentaries record two curious series of events, both of which stemmed from the impression that the elder's physical form made on the minds of others. One of these, reported in the Dhammapada Commentary,[13] involved a young man named Soreyya, who was the son of the treasurer in the city of the same name. One day the youth Soreyya was driving out of the city in a carriage, en route to a bathing spot together with an intimate friend and a merry band of companions. Just as they were leaving the city the Venerable Maha Kaccana was standing at the city gate, putting on his outer robe before entering to walk on alms round. When the youth Soreyya beheld the golden-hued body of the elder, he thought to himself: "Oh, that this elder might become my wife! Or may the hue of my wife's body become like the hue of his body!"

At the very moment this thought passed through his mind, Soreyya was instantly transformed from a man into a woman. Startled by this inexplicable change of sex, he jumped out of the carriage and fled before the others could notice what had occurred. Gradually he made his way to the city of Takkasila. His companions searched for him in vain and reported his strange disappearance to his parents. When all attempts to trace him proved futile, his parents concluded that he had died and they had the funeral rites performed.

Nói rằng Tôn giả Maha Kaccana thật sự là người chuyên chú đến việc thông hiểu các giác quan quả thật xuất phát từ các bài giảng của ông, vốn thường nhấn mạnh đến nhu cầu bảo vệ "cánh cửa của các giác quan" (như chúng ta sẽ thấy dưới đây).

Phần chú giải tường thuật hai chuỗi sự kiện thú vị, cả hai đều xuất phát từ ấn tượng về hình thể của trưởng lão trên tâm trí của người khác. Một trong hai chuyện này, được tường thuật trong phần Chú giải của Kinh Pháp Cú,[13] liên quan đến một chàng trai trẻ tên là Soreyya, con của viên thủ quỹ ở thành phố cùng tên. Một ngày nọ, chàng Soreyya đang lái xe ngựa ra khỏi thành phố để đi đến bể tắm cùng với người bạn thân và nhóm bạn đồng hành vui vẻ. Ngay khi họ rời thành phố thì Tôn giả Maha Kaccana đang đứng ở cổng thành, khoác áo choàng để chuẩn bị đi khất thực. Khi chàng Soreyya nhìn thấy thân thể vàng óng của trưởng lão, anh tự nhủ thầm: "Ồ, phải chi vị trưởng lão này trở thành vợ ta! Hay là mong cho vợ ta có được sắc thân vàng óng giống như vị này!"

Ngay khi ý nghĩ này đến trong tâm trí, Soreyya ngay lập tức biến đổi từ đàn ông ra đàn bà. Kinh ngạc trước sự thay đổi giới tính kỳ lạ này, anh nhảy ra khỏi xe ngựa và chạy trốn trước khi những người kia có thể nhận thấy chuyện gì đã xảy ra. Rồi anh dần dần tìm đường đến thành phố Takkasila. Các bạn đồng hành tìm kiếm anh trong vô vọng và báo cáo sự mất tích bất thường của anh cho cha mẹ anh. Khi mọi nỗ lực tìm kiếm anh không mang lại kết quả nào, cha mẹ anh kết luận rằng anh đã chết và họ thực hiện nghi thức tang lễ.

Meanwhile the woman Soreyya, on reaching Takkasila, met the son of the city's treasurer, who fell in love with her and took her as his wife. In the first years of their marriage she gave birth to two sons. Previously, while a man, Soreyya had fathered two sons through his wife in his native city. Thus he was the parent of four children, two as a father and two as a mother.

One day the former intimate friend of Soreyya came to Takkasila on some personal business. Lady Soreyya saw him in the street and recognized him. She called him into her house and revealed to him the secret of her mysterious metamorphosis from a man into a woman. The friend proposed that Soreyya should offer alms to the Venerable Maha Kaccana, who was living close by, and then beg pardon from him for having given rise to such a lewd thought.

The friend then went to the elder and invited him to come to the lady's house for alms on the following day. When the Venerable Maha Kaccana arrived, the friend brought Lady Soreyya into his presence, informed him of what had happened long ago, and asked him to pardon her for that transgression. As soon as the elder uttered the words "I pardon you," Lady Soreyya was transformed back into a man. Shaken out of all worldly complacency by this double metamorphosis, Soreyya determined that he could never again lead the household life. He took ordination as a bhikkhu under Maha Kaccana, and after a short time attained arahantship together with the supernormal powers.

Trong khi đó thiếu nữ Soreyya, khi đến Takkasila thì gặp con trai của viên thủ quỹ thành phố, anh ta yêu cô và lấy cô làm vợ. Trong những năm đầu của cuộc hôn nhân, cô sinh được hai con trai. Trước kia, khi còn là đàn ông, Soreyya đã có hai con trai với người vợ ở quê nhà. Như vậy anh là cha mẹ của bốn đứa con, hai với tư cách cha và hai với tư cách mẹ.

Một ngày nọ, người bạn thân cũ của Soreyya đến Takkasila vì việc riêng. Phu nhân Soreyya nhìn thấy anh trên đường và nhận ra anh. Cô gọi anh ta đến nhà và tiết lộ cho anh biết bí mật của sự chuyển đổi giới tính bí ẩn của mình. Người bạn đề nghị Soreyya nên cúng dường bố thí cho Tôn giả Maha Kaccana, người đang sống gần đó, và sau đó cầu xin ân xá vì đã nảy sinh ý nghĩ hiếu sắc như thế.

Người bạn bèn đến gặp trưởng lão và mời ông đến nhà cô để khất thực vào ngày hôm sau. Khi Tôn giả Maha Kaccana đến nơi, người bạn mang Phu nhân Soreyya đến trình diện ông, kể cho ông nghe những gì đã xảy ra trước kia, và cầu xin ông tha thứ cho sự vi phạm của cô. Ngay khi trưởng lão thốt lên lời "Ta tha thứ cho con," Phu nhân Soreyya biến lại thành đàn ông. Rũ bỏ được mọi tự mãn thế tục do bởi sự biến dạng kép này, Soreyya quyết định rằng ông không thể nào sống đời tục gia nữa. Ông xuất gia làm tỳ khưu dưới sự dìu dắt của Maha Kaccana, và sau một thời gian ngắn thì đạt được quả vị a-la-hán cùng với các năng lực siêu nhiên.

Vassakara, the chief minister of Magadha under the parricide King Ajatasattu, was less fortunate, though his misfortune sprang entirely from his own pride and obstinacy and not from some force outside his control. The commentary to the Majjhima Nikaya reports that one day, when Vassakara saw the Venerable Maha Kaccana coming down from the mountain Vulture Peak, he exclaimed: "He looks just like a monkey!"[14] Such an exclamation seems strange, particularly as Maha Kaccana is described in the texts as being especially handsome and graceful in his physical presence. Whatever the reason for the remark, news of the incident spread and eventually reached the Buddha. The Blessed One said that if Vassakara should go to the elder and beg his pardon, all would be well; but if he does not ask pardon he would be reborn as a monkey in the Bamboo Grove in Rajagaha. This was reported back to Vassakara. As the chief minister of the kingdom, he must have been too proud to beg forgiveness from a mendicant monk. Thus, reflecting that whatever the Buddha says must turn out to be true, he resigned himself to his future fate and made preparations for his next existence by planting trees in the Bamboo Grove and setting up a guard to protect the wild life there. It is said that some time after his death a monkey was born in the Bamboo Grove who would draw near when one called out "Vassakara."

The circumstances of the Venerable Maha Kaccana's death are not recorded in the texts, but at the end of the Madhura Sutta (discussed below) Maha Kaccana declares that the Buddha has attained Parinibbana, so it is evident from this that he himself outlived his Master.

Vassakara, thừa tướng của xứ Magadha dưới thời Vua Ajatasattu, kẻ phạm tội giết cha, thì kém may mắn hơn mặc dù sự bất hạnh của ông xuất phát hoàn toàn từ niềm kiêu hảnh và sự cố chấp của ông chứ không phải từ một năng lực nào đó nằm ngoài tầm kiểm soát của ông. Phần chú giải của Trung Bộ Kinh tường thuật rằng một ngày nọ, khi Vassakara nhìn thấy Tôn giả Maha Kaccana đang đi từ núi Linh Thứu xuống, ông thốt lên: "Ông ta trông giống như một con khỉ!"[14] Lời phê phán như vậy có vẻ kỳ lạ, nhất là vì Maha Kaccana được mô tả trong văn bản là người có hình dáng đặc biệt đẹp trai và thanh lịch. Dù phê bình vì lý do gì, tin này được loan truyền và cuối cùng đến tai Đức Phật. Đức Thế Tôn nói rằng nếu Vassakara đến gặp trưởng lão và cầu xin được tha thứ, thì mọi chuyện sẽ ổn; nhưng nếu ông không xin lỗi thì ông sẽ tái sinh làm con khỉ trong rừng Trúc Lâm ở Rajagaha. Điều này được báo cáo lại cho Vassakara. Là thừa tướng của vương quốc, ông ta chắc hẳn quá hảnh diện để cầu xin sự tha thứ từ một nhà sư khất sĩ. Do đó, nghĩ rằng bất cứ điều gì Đức Phật nói chắc phải đúng, ông cam chịu số phận tương lai của mình và chuẩn bị cho kiếp sống kế tiếp bằng cách trồng cây ở rừng Trúc Lâm và đặt người bảo vệ thú hoang dã ở đó. Nghe nói rằng một thời gian sau khi ông chết, một con khỉ được sinh ra ở rừng Trúc Lâm và nó sẽ đến gần khi ai gọi "Vassakara."

Trạng huống của sự qua đời của Tôn giả Maha Kaccana không được tường thuật trong các văn bản, nhưng ở đoạn kết của Kinh Madhura (được thảo luận dưới đây), Maha Kaccana tuyên bố rằng Đức Phật đã nhập Đại Niết bàn, điều đó chứng tỏ rằng ông đã sống lâu hơn Tôn Sư của ông.

5. The Elaborator of Brief Statements  

The Buddha honored the Venerable Maha Kaccana by naming him his foremost disciple in the ability to provide detailed expositions of his own brief statements. Maha Kaccana earned this distinguished title principally because of eight suttas found in the Nikayas: three in the Majjhima, three in the Samyutta, and two in the Anguttara. Besides these, we find in the Nikayas several other discourses that the Venerable Maha Kaccana spoke without basing himself upon a brief utterance of the Buddha as his text. All these discourses, taken together, have a uniform and distinctive flavor, revealing the qualities of the mind from which they sprang. They are thorough, balanced, careful and cautious, substantial in content, meticulous in expression, incisive, well conceived, and well rounded. They are also, admittedly, a little dry — unemotional and unsentimental — but with no wastage of words they never fail to lead us straight to the heart of the Dhamma.

The discourses of Maha Kaccana are bare of the rhetorical devices utilized by other renowned exponents of the Dhamma: we find in them no similes, parables, or stories; their language is plain but impeccably precise. In this respect his sermons contrast with those of the Buddha, the Venerable Sariputta, and the Venerable Ananda, all of whom were skilled in devising striking similes that impress the formal message of the discourse indelibly on the auditor's mind. The Venerable Maha Kaccana's discourses, it seems, owe their effectiveness entirely to their content and analytical exactitude rather than to literary embellishment.

5. Chuyên Gia Diễn Giải những Tuyên Bố Vắn Tắt  

Đức Phật vinh danh Tôn giả Maha Kaccana bằng cách gọi ông là vị đệ tử bậc nhất về khả năng diễn giải chi tiết các tuyên bố vắn tắt của ngài. Maha Kaccana có được danh hiệu nổi bật này chủ yếu nhờ tám bài kinh trong bộ sưu tập Kinh điển Pali (Nykayas): ba trong Trung Bộ Kinh, ba trong Tương Ưng Bộ Kinh, và hai trong Tăng Chi Bộ Kinh. Bên cạnh đó, chúng ta tìm thấy trong Nikayas một số bài diễn văn khác mà Tôn giả Maha Kaccana thuyết giảng mà không dựa vào lời phát biểu ngắn của Đức Phật. Tất cả các bài kinh này có một văn phong đồng nhất và đặc biệt, cho thấy những phẩm chất của tâm trí diễn giả. Đó là uyên thâm, cân bằng, chú ý và thận trọng, có giá trị nội dung, tỉ mỉ trong sự diễn tả, sâu sắc, sáng tạo, và có kiến thức. Nhưng phải thừa nhận rằng chúng cũng hơi khô khan — không có cảm xúc và dịu dàng — nhưng vì không lãng phí ngôn từ nên chúng không bao giờ thất bại trong việc đưa chúng ta thẳng đến cốt lõi của Pháp.

Các bài giảng của Maha Kaccana không có thiết bị ngôn từ hùng biện được sử dụng bởi các nhà diễn giải Pháp nổi tiếng khác: chúng ta không tìm thấy trong đó những ẩn dụ, ngụ ngôn, hay chuyện kể; ngôn ngữ của chúng giản dị nhưng hoàn toàn chính xác. Về mặt này, các bài giảng của ông tương phản với các bài của Đức Phật, Tôn giả Sariputta, và Tôn giả Ananda, các vị này điêu luyện trong việc nghĩ ra những ẩn dụ khiến cho thông điệp chính của bài giảng không thể phai mờ trong tâm trí người nghe. Các bài giảng của Tôn giả Maha Kaccana, dường như, có hiệu quả hoàn toàn do nội dung và tính phân tích chính xác của chúng hơn là do văn chương bóng bẩy.

As an analyst of the Dhamma, the Venerable Maha Kaccana most closely approximates to the Venerable Sariputta, and indeed the discourses of both exhibit similar traits. The difference between them is principally a matter of emphasis rather than of substance. Sariputta's analytic disquisitions, as seen for example in the Sammaditthi Sutta and the Mahahatthipadopama Sutta,[15] begin with a specified topic and then develop by dissecting that topic into its component strands and exploring each component in turn (often with still finer subdivisions). Within his own specialized sphere Maha Kaccana starts, not with a general topic, but with a short utterance of the Buddha, often one that is intuitive, poetic, or exhortatory in character. His exposition then unfolds by reformulating the gnomic or inspirational phrasing of the Buddha's statement in ways that link it up with established, more familiar frameworks of doctrine, usually with the six spheres of sense and the practice of sense restraint. Yet, despite their differences in emphasis, both these great disciples share a predilection for systematic analysis and both display the same concern for razor-sharp precision in their thinking.

For this reason, no doubt, within the Theravada tradition each has come to be regarded as the father of a particular methodology for interpreting the Dhamma, exegetical systems that rose to prominence in the early centuries of Buddhist intellectual history. Sariputta is, of course, viewed as the original systematizer of the Abhidhamma, which (according to tradition) he elaborated in detail based on the outlines that the Buddha taught him during his periodic visits to the human realm while expounding the Abhidhamma to the devas in the Tavatimsa heaven.[16] Maha Kaccana is regarded as the author of a method of exposition embedded in two post-canonical works that exerted an important influence on the early Buddhist commentators. About these two works — the Petakopadesa and the Nettippakarana — we shall have more to say below.

Là một nhà phân tích Pháp, Tôn giả Maha Kaccana được xem như xấp xỉ với Tôn giả Sariputta, và quả thật là các bài giảng của cả hai đều thể hiện những đặc tính giống nhau. Sự khác biệt giữa họ chủ yếu là vấn đề nhấn mạnh hơn là về nội dung. Bài phân tích của Sariputta, như được thấy trong Kinh Sammaditthi và Kinh Mahahattipadopama,[15] bắt đầu với một chủ đề cụ thể và sau đó phát triễn bằng cách mổ xẻ chủ đề đó thành các chuỗi thành phần của nó để rồi khám phá từng phần (thường đi kèm với những tiểu đoạn chi tiết hơn). Trong phạm vi chuyên môn của ông, Maha Kaccana bắt đầu, không phải với một chủ đề tổng quát mà với một lời phát biểu ngắn của Đức Phật, thường là lời có tính cách trực giác, thi kệ, hay cổ xúy. Bài diễn giải của ông sau đó phát triễn ra bằng cách tái hình thành châm ngôn hay phát biểu có tính truyền cảm hứng cho lời tuyên bố của Đức Phật theo cách kết nối nó với khuôn khổ giáo lý truyền thống và quen thuộc hơn, thường là với sáu lĩnh vực giác quan và sự thực hành kiềm chế giác quan. Tuy nhiên, mặc dù họ khác biệt trong sự nhấn mạnh, cả hai vị đại đệ tử này đều có chung sở thích về phép phân tích có hệ thống và cả hai đều thể hiện mối quan tâm giống nhau về sự chính xác một cách sắc bén trong suy nghĩ của họ.

Vì lý do này, không còn nghi ngờ gì nữa, trong truyền thống Theravada mỗi vị được xem như là cha đẻ của một phương pháp đặc biệt cho việc giải nghĩa Pháp, hai hệ thống chú giải nổi bật trong những kỷ nguyên đầu của lịch sử trí tuệ Phật giáo. Sariputta, dĩ nhiên, được xem là nhà hệ thống hóa nguyên thủy của tạng Abhidhamma - Vi Diệu Pháp, mà (theo truyền thống) ông diễn giải vào chi tiết dựa theo những phát thảo mà Đức Phật đã dạy ông trong những chuyến thăm viếng định kỳ đến cõi người khi đang giải nghĩa Abhidhamma cho chư thiên ở cõi trời Tavatimsa.[16] Maha Kaccana được xem là tác giả của phương pháp diễn giải được khắc ghi trong hai tác phẩm hậu thánh điển có ảnh hưởng quan trọng đến các nhà bình luận Phật giáo thuở ban đầu. Về hai tác phẩm này — PetakopadesaNettippakarana — chúng ta sẽ có nhiều điều để nói dưới đây.

(1) The Majjhima Nikaya

The first sutta in the Majjhima Nikaya in which the Venerable Maha Kaccana plays a prominent role is the Madhupindika Sutta (MN 18), the Honeyball Discourse, a title assigned to it by the Buddha himself — perhaps a unique instance of the Buddha's conferring a title upon a sutta spoken by a disciple.

The sutta opens on an occasion when the Buddha is dwelling at the city of Kapilavatthu in his native land, the Sakyan republic. One day, while the Buddha is sitting in meditation in Nigrodha's Park, an arrogant Sakyan named Dandapani approaches him and asks him, in a deliberately discourteous tone: "What does the recluse assert, what does he proclaim?" The Buddha replies with an answer intended to underscore his own refusal to be dragged into the type of contention that his questioner wants to provoke:

(1) Trung Bộ Kinh

Bài kinh đầu tiên trong Trung Bộ Kinh mà trong đó Tôn giả Maha Kaccana đóng vai trò quan trọng là Madhupindika Sutta (MN 18), Kinh Mật Hoàn, tựa đề đặt bởi Đức Phật — có lẽ là một ví dụ độc đáo của việc Đức Phật ban tựa đề cho bài kinh được nói bởi một đệ tử.

Kinh khai mở vào dịp Đức Phật ngụ ở thành phố Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) thuộc quê hương của ngài, nước cộng hòa Sakyan. Một ngày kia, khi Đức Phật đang ngồi thiền ở Công viên Nigrodha, một người dân Sakyan ngạo mạn tên là Dandapani đến gặp ngài và hỏi ngài, bằng giọng nói cố tình bất nhã, "Người ẩn dật khẳng định điều gì, ông ta tuyên bố gì?" Đức Phật đáp lại với câu trả lời nhằm nhấn mạnh sự khước từ của ngài trong việc bị kéo vào kiểu tranh luận mà người hỏi muốn kích động:

"Friend, I assert and proclaim such (a teaching) that one does not quarrel with anyone in the world with its gods, its Maras and its Brahmas, in this generation with its recluses and brahmans, its princes and its people; such (a teaching) that perceptions no more underlie that brahman who abides detached from sensual pleasures, without perplexity, shorn of worry, free from craving for any kind of being."

The reply is utterly incomprehensible to Dandapani, who raises his eyebrows in bewilderment and departs. Later, in the evening, the Buddha informs the bhikkhus what had transpired. One monk inquires: "What exactly is the teaching that the Blessed One proclaims whereby one can avoid all quarrels and, at the same time, be free from the pernicious influence of craving?" The Buddha answers with the following pithy statement:

"Bhikkhus, as to the source through which perceptions and notions tinged by mental proliferation beset a person: if nothing is found there to delight in, welcome, and hold to, this is the end of the underlying tendencies to lust, aversion, views, doubt, conceit, the desire for being, and ignorance; this is the end of reliance on rods and weapons, of quarrels, brawls, disputes, recrimination, malice, and false speech; here these evil unwholesome states cease without remainder."

"Này bạn, ta khẳng định và tuyên bố (một giáo lý) để cho người ta không tranh cãi với bất cứ ai trên thế giới với chư thiên, Mara và Phạm thiên của nó, trong cõi đời này với các vị ẩn dật và bà-la-môn, vua chúa và người dân của nó; (một giáo lý) để cho sự nhận thức không còn là nền tảng cho người bà-la-môn đó, người sống thoát ly dục lạc, không còn bối rối, lo lắng, không ham muốn bất cứ hình thể sống nào."

Câu trả lời hoàn toàn không thể hiểu được đối với Dandapani, ông ta nhíu mày trong hoang mang và ra đi. Sau đó, vào buổi tối, Đức Phật thông báo cho chư tăng biết những gì đã xảy ra. Một nhà sư thắc mắc hỏi: "Chính xác thì giáo lý mà Thế Tôn tuyên bố rằng bằng cách đó người ta có thể tránh được mọi tranh cãi và đồng thời thoát khỏi ảnh hưởng độc hại của ham muốn, là gì?" Đức Phật trả lời bằng tuyên bố ngắn gọn sau:

"Này chư tỳ khưu, như nguồn gốc mà qua đó các nhận thức và khái niệm bị vấy bẩn bởi dòng tư tưởng sinh sôi nảy nở vây quanh một người; nếu không có gì được tìm thấy ở đó để vui thích, đón mừng, và giữ lấy, thì đây là sự kết thúc của khuynh hướng ham muốn, ác cảm, quan điểm, nghi ngờ, tự phụ, khát vọng sống, và ngu dốt; đây là kết thúc của sự phụ thuộc vào gậy gộc và vũ khí, của những tranh cãi, đánh nhau, tranh chấp, phản kháng, ác ý, và lời nói sai trái; chính ở đây, những trạng thái bất thiện, xấu xa đều được tiêu diệt, không còn tàn dư."

Having said this, before the monks even have time to ask for an explanation, the Lord rises from his seat and enters his dwelling.

After the Buddha has retired, the bhikkhus ponder his statement, and realizing that they cannot understand it on their own, they consider: "The Venerable Maha Kaccana is praised by the Teacher and esteemed by his wise companions in the holy life. He is capable of expounding the detailed meaning. Suppose we went to him and asked him the meaning of this."

When they approach Maha Kaccana and make their request, he first chides them for coming to him rather than asking the Buddha to clarify it. To come to him when the Blessed One is present, he says, is like seeking heartwood among the branches and leaves of a great tree after passing over the trunk. The Blessed One is the one who knows and sees; he is vision, he is knowledge, he has become the Dhamma, become the holy one; he is the sayer, the proclaimer, the elucidator of meaning, the giver of the Deathless, the Lord of the Dhamma, the Tathagata.

Nói xong điều này, trước khi chư tăng có thì giờ để yêu cầu một lời giải thích, Thế Tôn đứng lên và đi vào tịnh xá của ngài.

Sau khi Đức Phật rời khỏi, chư tỳ khưu suy ngẫm về lời tuyên bố của ngài, và nhận ra rằng họ không thể tự mình hiểu được điều đó, họ bàn rằng: "Tôn giả Maha Kaccana được ca ngợi bởi Tôn Sư và được kính trọng bởi các hiền giả đồng hành trong đời sống xuất gia của ông. Ông có khả năng diễn giải chi tiết ý nghĩa. Có lẽ chúng ta nên đến gặp ông và hỏi ông về ý nghĩa của tuyên bố này."

Khi họ gặp Maha Kaccana và đưa ra thỉnh nguyện của họ, thoạt đầu ông khiển trách họ đã đến gặp ông thay vì yêu cầu Đức Phật giảng nghĩa. Đến gặp ông khi Thế Tôn có mặt, ông nói, giống như tìm kiếm tâm gỗ trong cành và lá của một cây đại thụ sau khi bỏ qua thân cây. Đức Thế Tôn là người biết và thấy; ngài là tầm nhìn, ngài là kiến thức, ngài đã trở thành Pháp, trở thành thánh; ngài là người nói, người tuyên bố, người làm sáng tỏ ý nghĩa, người ban cho sự Bất tử, Đức Pháp Chủ, Như Lai.

The bhikkhus, however, while admitting that the elder's reproach is warranted, still insist that he himself is able to explain the meaning. Finally the elder consents and then gives the following explanation of the Buddha's brief statement:

"Dependent on the eye and forms, eye-consciousness arises. The meeting of the three is contact. With contact as condition there is feeling. What one feels, that one perceives. What one perceives, that one thinks about. What one thinks about, that one mentally proliferates. With what one has mentally proliferated as the source, perceptions and notions tinged by mental proliferation beset a person with respect to past, future, and present forms cognizable through the eye."

The same pattern is repeated for each of the other sense bases. The elder then connects the entire exposition with the principle of conditionality, showing how each term in the series arises in dependence on the preceding term and ceases with the cessation of its predecessor.

Tuy nhiên, các tỳ khưu, trong khi thú nhận rằng lời khiển trách của trưởng lão là đúng, nhưng vẫn khăng khăng nói rằng chính ông có thể giải thích ý nghĩa. Cuối cùng trưởng lão đồng ý và sau đó đưa ra lời giải thích dưới đây về tuyên bố vắn tắt của Đức Phật:

"Do phụ thuộc vào mắt và hình tướng, nhãn thức phát sinh. Sự gặp gỡ của cả ba là tiếp xúc. Với tiếp xúc như là điều kiện thì có cảm giác. Những gì ta cảm giác, thì ta nhận thức nó. Những gì ta nhận thức, thì ta suy nghĩ về nó. Những gì ta suy nghĩ về, thì ta nảy sinh tư tưởng liên tục về nó. Với những gì mà ta nảy sinh tư tưởng liên tục như là nguồn gốc, nhận thức và khái niệm bị vấy bẩn bởi dòng tư tưởng sinh sôi nảy nở vây quanh một người liên quan đến hình tướng quá khứ, tương lai, và hiện tại có thể nhận thức qua mắt."

Mô hình tương tự được lập lại cho các giác quan khác. Sau đó trưởng lão kết nối toàn bộ giải trình với nguyên tắc duyên khởi, cho thấy làm thế nào mà từng mối nhân duyên trong chuỗi nhân duyên phát sinh phụ thuộc vào nhân duyên trước và tiêu hủy với sự chấm dứt của tiền nhân duyên của nó.

This passage, rich in implications, offers a penetrative account of the process by which the deluded mind becomes overwhelmed by its own imaginary creations — its distorted perceptions and mental constructs. The sequence begins as a straightforward description of the conditioned genesis of cognition: each type of consciousness arises in dependence on its respective sense faculty and object. The process unfolds in the natural order through contact, feeling, and perception as far as the stage of thinking. But in the unenlightened worldling, who lacks correct insight into the true nature of things, at the stage of thought cognition is vitiated by the influence of papañca, a difficult Pali word best rendered as "conceptual proliferation."[17] Instead of correctly comprehending the objects of perception, the deluded mind, infiltrated by papañca, spins out a complex mental commentary which embellishes things with the erroneous notions of "mine," "I," and "my self." Thereby the person is overrun by "perceptions and notions tinged by mental proliferation" (papañcasaññasankha).

The underlying springs of this conceptual proliferation are three defilements: craving (tanha), conceit (mana), and wrong view (ditthi). When these three gain control of the thought process, cognition runs wild, churning up a host of delusive ideas, obsessions, and passions which overpower the subject and reduce him to their hapless victim. This process of sense perception, as Maha Kaccana shows, is "the source through which perceptions and notions tinged by mental proliferation beset a person," referred to by the Buddha in his brief statement. When there is no delighting in the process of perception by way of craving, which elaborates upon experience in terms of the notion "mine"; when there is no welcoming it by way of conceit, which introduces the notion "I am"; when there is no holding to it by way of wrong view, which proliferates in notions of a self, then all the underlying tendencies to the defilements will be uprooted, and one can dwell in the world as a liberated sage, holy and wise, without quarrels, conflicts, and disputes.

Đoạn văn này, với hàm ý phong phú, cung cấp một giải thích sâu sắc về tiến trình mà từ đó tâm mê lầm trở nên bị choáng ngợp bởi những sáng tạo tưởng tượng của chính nó — nhận thức méo mó và cấu trúc tinh thần sai lạc của nó. Tiến trình bắt đầu như một diễn tả đơn giản về khởi điểm nhân duyên của nhận thức: mỗi loại nhận thức phát sinh phụ thuộc vào giác quan và đối tượng tương ứng của nó. Tiến trình mở ra theo thứ tự tự nhiên thông qua tiếp xúc, cảm giác, và nhận thức ở giai đoạn suy nghĩ. Nhưng trong thế giới vô minh, người thiếu cái nhìn đúng đắn về thật tánh của vạn vật, ở giai đoạn suy nghĩ nhận thức bị bại hoại bởi ảnh hưởng của papañca, một từ ngữ Pali phức tạp được tạm giải thích là "sự nảy nở khái niệm."[17] Thay vì hiểu biết đúng đối tượng của nhận thức, tâm mê lầm bị xâm nhập bởi papañca, liên tục hình thành một chú giải phức tạp vốn tô điểm sự vật với những khái niệm sai lầm liên quan đến "của tôi," "tôi," và "bản thân tôi." Do đó người ta bị tràn ngập bởi "nhận thức và khái niệm vấy bẩn bởi dòng tư tưởng sinh sôi nảy nở" (papañcasaññasankha).

Nền tảng của sự nảy nở khái niệm này là ba phiền não ô trược: ham muốn (tanha), tự phụ (mana), và tà kiến (ditthi). Khi ba cái này kiểm soát được tiến trình suy nghĩ, nhận thức đi hoang, quay cuồng với một loạt các ý tưởng sai lầm, ám ảnh, và đam mê chế ngự người đó và biến họ thành nạn nhân bất hạnh của chúng. Tiến trình nhận thức của các giác quan này, như Maha Kaccana chỉ ra, là "nguồn gốc mà qua đó nhận thức và khái niệm bị vấy bẩn bởi dòng tư tưởng sinh sôi nảy nở vây quanh một người," được Đức Phật nhắc đến trong tuyên bố vắn tắt của ngài. Khi không có niềm vui trong tiến trình nhận thức bằng ham muốn, vốn xây dựng dựa trên kinh nghiệm liên quan đến khái niệm "của tôi"; khi không có sự chào đón nó bằng tự phụ, dẫn đến khái niệm "tôi là"; khi không có sự nắm giữ nó bằng tà kiến, sinh sôi nảy nở trong khái niệm về tự ngã, thì tất cả những khuynh hướng tiềm ẩn của phiền não ô trược sẽ bị bật rễ, và ta có thể sống trên thế giới như một hiền nhân thảnh thơi tự tại, thánh thiện và khôn ngoan, không có cãi vã, xung đột, và tranh chấp.

Such was the explanation of the Buddha's words that the Venerable Maha Kaccana offered to the monks. Afterwards the monks approached the Blessed One and told him what Maha Kaccana had said. The Buddha replied with words of the highest praise for his disciple: "Maha Kaccana is wise, bhikkhus, Maha Kaccana has great wisdom. If you had asked me the meaning of this, I would have explained it to you in the same way that Maha Kaccana has explained it. Such is the meaning of this, and so you should remember it."

Just then the Venerable Ananda, standing nearby, added a memorable simile to highlight the beauty of Maha Kaccana's exposition: "Just as if a man exhausted by hunger and weakness came upon a honeyball, in the course of eating it he would find a sweet delectable flavor; so too, venerable sir, any able bhikkhu, in the course of scrutinizing with wisdom the meaning of this discourse on the Dhamma, would find satisfaction and confidence of mind." On the basis of this simile the Buddha named the discourse the Madhupindika Sutta, "The Honeyball Discourse."

The other two Majjhima Nikaya suttas featuring Maha Kaccana, and one in the Anguttara Nikaya, conform to this same stereotyped pattern: the Buddha makes a brief statement, gets up, and enters his dwelling; the monks approach the Venerable Maha Kaccana to ask for an explanation of the meaning; he reprimands them for coming to him rather than asking the Lord himself, but finally he complies with their request and elucidates the Buddha's utterance; the monks return to the Buddha and repeat his analysis, which the Master applauds with words of praise for the elder.

Đó là lời giải thích về tuyên bố của Đức Phật mà Tôn giả Maha Kaccana đã nói cho chư tăng. Sau đó chư tăng đến gặp Thế Tôn và kể cho ngài nghe những gì Maha Kaccana đã nói. Đức Phật trả lời bằng cách hết lòng khen ngợi người đệ tử của ngài: "Maha Kaccana rất thông minh, này chư tỳ khưu, Maha Kaccana có trí tuệ tuyệt vời. Nếu các ông hỏi tôi ý nghĩa của điều này, tôi sẽ giải thích tương tự như Maha Kaccana đã giải thích nó. Đó là ý nghĩa của điều này, và vì vậy các ông nên ghi nhớ nó."

Ngay sau đó Tôn giả Ananda, đứng gần đó, đã thêm một so sánh đáng nhớ để làm nổi bật vẻ đẹp của bài giảng của Maha Kaccana: "Giống như một người kiệt sức vì đói và yếu đuối chợt nhìn thấy mật ong, khi ăn nó ông ta sẽ tìm thấy một hương vị ngọt ngào và ngon lành; thì cũng vậy, thưa thế tôn, bất cứ một tỳ khưu nào có khả năng, trong quá trình xem xét kỹ lưỡng bằng trí tuệ ý nghĩa của bài Pháp này, sẽ tìm thấy sự hài lòng và tự tin." Dựa vào so sánh này, Đức Phật đặt tên cho bài giảng là Madhupindika Sutta, "Kinh Mật hoàn."

Hai bài kinh khác trong Trung Bộ Kinh nhắc nhở đến Maha Kaccana, và một bài trong Tăng Chi Bộ Kinh, rập theo khuôn mẫu này: Đức Phật đưa ra một phát biểu ngắn, đứng lên, và đi vào tịnh xá của ngài; chư tăng đến gặp Tôn giả Maha Kaccana để yêu cầu giải thích ý nghĩa lời nói đó; ông khiển trách họ đến gặp ông thay vì hỏi chính Đức Thế Tôn, nhưng cuối cùng ông đồng ý yêu cầu của họ và làm sáng tỏ lời phát biểu của Đức Phật, chư tăng sau đó đến gặp Đức Phật và lập lại lời phân tích của ông, mà Tôn Sư tán thưởng với lời khen ngợi trưởng lão.

The Maha Kaccana Bhaddekaratta Sutta (MN 133) centers around the famous Bhaddekaratta poem, a set of verses spoken by the Buddha that had been circulating within the Sangha. The poem stresses the need to abandon longing for the past and anticipation of the future; it calls instead for urgent effort to marshal one's energies for penetrating with insight the present reality itself. Many of the monks had learned the poem by heart, along with the Buddha's own exegesis of it, and had been using it as an inspiration for their meditation practice and as a theme for sermons.[18]

One bhikkhu named Samiddhi, however, did not know even the poem, let alone its exegesis. One day a benevolent deity, taking compassion on him, came to him in the early morning and urged him to learn the Bhaddekaratta poem and exposition. The Venerable Samiddhi went to the Buddha and asked him to teach him the Bhaddekaratta summary and its analysis. The Buddha recited the poem:

Kinh Maha Kaccana Bhaddekaratta Sutta (MN 133) xoay quanh bài thơ nổi tiếng Bhaddekaratta, gồm những bài kệ của Đức Phật được lưu hành trong Tăng Đoàn. Bài thơ nhấn mạnh sự cần thiết phải từ bỏ việc khao khát quá khứ và dự đoán tương lai; thay vào đó nó kêu gọi nỗ lực khẩn cấp để tập hợp năng lực cho việc quán chiếu thực tại. Nhiều nhà sư đã hết lòng học hỏi bài thơ cùng với lời chú giải của Đức Phật, và sử dụng nó như một nguồn cảm hứng cho việc thực hành thiền định của họ và như một chủ đề thuyết pháp.[18]

Tuy nhiên một tỳ khưu tên là Samiddhi thậm chí không biết bài thơ chứ đừng nói đến lời chú giải của nó. Một ngày kia, một vị thần có lòng từ bi đến gặp ông vào buổi sáng sớm và thúc giục ông tìm hiểu bài thơ Bhaddekaratta và ý nghĩa của nó. Tôn giả Samiddhi đến gặp Đức Phật và yêu cầu ngài dạy cho ông bài Bhaddekaratta (Kinh Nhất Dạ Hiền Giả) và chú giải của nó. Đức Phật đọc bài thơ:

"Let not a person revive the past
Or on the future build his hopes,
For the past has been left behind
And the future has not been reached.

Instead with insight let him see
Each presently arisen state;
Let him know that and be sure of it,
Invincibly, unshakeably.

Today the effort must be made;
Tomorrow Death may come, who knows?
No bargain with Mortality
Can keep him and his hoards away.

But one who dwells thus ardently,
Relentlessly, by day, by night —
It is he, the Peaceful Sage has said,
Who has one fortunate attachment."

"Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.

Chỉ có Pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây;
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân Thần chết.

Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

Chuyển dịch từ Pali: HT. Thích Minh Châu

Then the Blessed One rose from his seat and entered his dwelling.

Samiddhi, and the other monks present at the time, went to the Venerable Maha Kaccana in search of an explanation. As in the prelude to the Madhupindika Sutta, Maha Kaccana at first remonstrates with them, but then agrees to share his understanding of the poem. Taking up the first two lines as the theme of his exposition, he explicates each by way of the six sense bases.

One "revives the past" when one recollects the eye and forms seen in the past, dwelling upon them with desire and lust; so too with the other five sense faculties and their objects. One "builds up hope upon the future" when one sets one's heart on experiencing in the future sense objects one has not yet encountered. One who does not bind himself by desire and lust to memories of past sensory experience and yearnings for future sensory experience is one who "does not revive the past or build up hope upon the future." Similarly, one whose mind is shackled by lust to the present sense faculties and their objects is called "one vanquished in regard to presently arisen states," while one whose mind is not bound to them by lust is called "one invincible in regard to presently arisen states."

Sau đó Thế Tôn đứng lên và đi vào tịnh xá của ngài.

Samiddhi và các nhà sư khác hiện diện ở đó, đến gặp Tôn giả Maha Kaccana để tìm kiếm lời giải thích. Như trong phần mở đầu của Kinh Madhupindika, Maha Kaccana trước hết khiển trách họ, nhưng sau đó đồng ý chia sẽ sự hiểu biết của ông về bài thơ. Lấy hai cầu đầu như là chủ đề của bài diễn giải, ông giải thích từng câu bằng sáu giác quan căn bản.

Người "làm sống lại quá khứ" khi họ hồi tưởng mắt và hình tướng thấy trong quá khứ, nghĩ về chúng với ham muốn và dục vọng; cũng vậy đối với năm giác quan kia và đối tượng của chúng. Người "xây đắp hy vọng cho tương lai" khi họ mong muốn trải nghiệm đối tượng cảm giác tương lai mà họ vẫn chưa gặp gỡ. Người không trói buộc mình do ham muốn và dục vọng về những ký ức của trải nghiệm giác quan quá khứ và mong muốn trải nghiệm giác quan tương lai là người "không làm sống lại quá khứ hay xây đắp hy vọng cho tương lai." Tương tự như vậy, người có tâm bị xiềng xích do ham muốn đối với các giác quan và đối tượng của chúng trong hiện tại được gọi là "người chiến bại đối với những trạng thái phát sinh ở hiện tại," trong khi người có tâm không bị trói buộc vào chúng do ham muốn được gọi là "người bất khả chiến bại đối với những trạng thái phát sinh ở hiện tại."

Again, the monks return to the Buddha, who says "if you had asked me the meaning of this, I would have explained it to you in the same way that Maha Kaccana has explained it."

The third Majjhima sutta, the Uddesavibhanga Sutta (MN 138), opens with the Buddha announcing to the monks that he will teach them a summary (uddesa) and an exposition (vibhanga). He recites the summary thus:

"Bhikkhus, a bhikkhu should examine things in such a way that while he is examining them, his consciousness is not distracted and scattered externally nor stuck internally, and by not clinging he does not become agitated. If his consciousness is not distracted and scattered externally nor stuck internally, and if by not clinging he does not become agitated, then for him there is no origination of suffering — of birth, aging, and death in the future."

Một lần nữa, chư tăng kể lại cho Đức Phật và ngài nói rằng "nếu các ông hỏi ta ý nghĩa của điều này, ta sẽ giải thích nó cho các ông giống như cách mà Maha Kaccana đã giải thích."

Bài thứ ba trong Trung Bộ Kinh, Uddesavibhanga Sutta (MN 138), mở đầu với lời tuyên bố của Đức Phật rằng ngài sẽ dạy cho họ phần tóm lược (uddesa) và phần diễn giải (vibhanga). Ngài đọc phần tóm lược như sau:

"Này chư tỳ khưu, một tỳ khưu cần phải quan sát mọi thứ theo cách mà khi ông đang quan sát chúng, tâm thức của ông không bị xao lãng và tản mát ra bên ngoài hay mắc kẹt bên trong, và do bởi không bám víu nên ông không bị rối loạn. Nếu tâm thức của ông không bị xao lãng và tản mát bên ngoài hay mắc kẹt bên trong, và nếu vì không bám víu nên ông không bị rối loạn, thì đối với ông không có nguyên nhân của đau khổ — về sinh, lão, và tử trong tương lai."

Then, as on prior occasions, he rises from his seat and retires, without giving the exposition — a strange omission, as he had announced that he would teach the exposition! But the monks do not feel lost, for the Venerable Maha Kaccana is in their midst, and after his usual protest, he begins his analysis.

He proceeds by taking up each phrase in the Buddha's summary and dissecting it in minute detail. How is consciousness "distracted and scattered externally"? When a monk has seen a form with the eye (or has experienced some other sense object with its corresponding faculty), "if his consciousness follows after the sign of form, is tied and shackled by gratification in the sign of form, is fettered by the fetter of gratification in the sign of form, then his consciousness is called 'distracted and scattered externally.' " But if, on seeing a form with the eye, etc., the monk does not follow after the sign of form, does not become tied and shackled to the sign of form, then his consciousness is called 'not distracted and scattered externally.' "

His mind is "stuck internally" if he attains any of the four jhanas, the meditative absorptions, and his mind becomes "tied and shackled" by gratification in the superior rapture, bliss, peace, and equanimity of the jhana. If he can attain the jhanas without becoming attached to them, his mind is "not stuck internally."

Sau đó, như những lần trước, ngài đứng lên và đi nghỉ, mà không đưa ra lời giải thích — một thiếu sót kỳ lạ, vì ngài đã tuyên bố rằng ngài sẽ dạy phần diễn giải! Nhưng chư tăng không cảm thấy lạc lối vì họ đã có Tôn giả Maha Kaccana, và sau sự phản đối như thường lệ, ông bắt đầu phân tích.

Ông khởi sự bằng cách lấy từng câu trong phần tóm lược của Đức Phật và phân tích vào chi tiết. Tâm thức "bị xao lãng và tản mát ra bên ngoài" như thế nào? Khi một nhà sư nhìn thấy hình tướng bằng mắt (hay trải nghiệm các đối tượng cảm giác khác với giác quan tương ứng của nó), "nếu tâm thức ông đi theo dấu hiệu của hình tướng, bị trói buộc bởi sự hài lòng với dấu hiệu của hình tướng, bị xiềng xích bởi mối xích hài lòng với dấu hiệu của hình tướng, thì tâm thức của ông được gọi là 'xao lãng và tản mát ra bên ngoài.' "Nhưng nếu, khi nhìn thấy hình tướng bằng mắt, v.v., nhà sư không đi theo dấu hiệu của hình tướng, không bị trói buộc vào dấu hiệu của hình tướng, thì tâm thức của ông được gọi là 'không xao lãng và tản mát ra bên ngoài.'"

Tâm của ông bị "mắc kẹt bên trong" nếu ông đạt được một trong bốn tầng thiền, trạng thái thiền định thâm sâu, và tâm của ông trở nên bị trói buộc bởi hài lòng với sự sung sướng tột độ, hoan hỉ, bình an và tâm xả của thiền định. Nếu ông có thể đạt được các tầng thiền mà không bị gắn bó với chúng, tâm ông "không bị mắc kẹt bên trong."

There is "agitation due to clinging" (upadaya paritassana) in the "uninstructed worldling" (assutava puthujjana), who regards his five aggregates as self. When his form, or feeling, or perception, or volitional formations, or consciousness undergoes change and deterioration, his mind becomes preoccupied with the change, and he becomes anxious, distressed, and concerned. Thus there is agitation due to clinging. But the instructed noble disciple does not regard the five aggregates as his self. Therefore, when the aggregates undergo change and transformation, his mind is not preoccupied with the change and he dwells free from anxiety, agitation, and concern.

This, the elder states, is how he understands in detail the summary stated in brief by the Blessed One, and when the monks report to the Master, he endorses his disciple's explanation.

Có sự "rối loạn do bám víu" (upadaya paritassana) trong "thế giới hư cấu" (assutava puthujjana), đó là người coi năm uẩn của mình là bản ngã. Khi sắc, thọ, tưởng, hành hay thức của người ấy trải qua sự thay đổi và suy thoái, tâm ông trở nên bận rộn với sự thay đổi, và ông trở nên bồn chồn, phiền muộn, và lo lắng. Do đó có sự rối loạn do bám víu. Nhưng bậc thánh đệ tử có học thức thì không xem năm uẩn là bản ngã của mình. Vì thế, khi các uẩn trải qua sự thay đổi và chuyển biến, tâm ông không bị bận rộn với sự thay đổi và ông sống tự do, không bị bồn chồn, rối loạn, và lo lắng.

Điều này, trưởng lão bày tỏ, là cách ông hiểu ý nghĩa chi tiết của phần tóm lược tuyên bố bởi Đức Phật, và khi chư tăng báo cáo với Thế Tôn, ngài tán thành lời giải thích của đệ tử.

(2) The Samyutta Nikaya

The Samyutta Nikaya contains three suttas in which the Venerable Maha Kaccana displays his ingenuity in elaborating upon brief utterances of the Buddha: SN 22:3, SN 22:4, and SN 35:130. These suttas are different both in setting and character from the three analytical discourses of the Majjhima Nikaya. In all three Maha Kaccana is not dwelling in the midst of the Sangha in close proximity to the Buddha, but in Avanti, at the Osprey's Haunt on Precipice Mountain, presumably a remote place difficult of access. Then a lay devotee named Haliddikani, evidently quite learned in the Dhamma, comes to him and asks him to explain in detail a short discourse of the Buddha. Maha Kaccana's reply is addressed to the householder Haliddikani alone, not to a group of monks, and there is no subsequent confirmation of his exposition by the Buddha at the end of the discourse. It seems impossible to determine whether these exchanges took place during the Buddha's life or after his demise, but obviously, to have been incorporated into the Canon, reports of the discussions must have reached the main centers of the Buddhist community.

In SN 22:3, Haliddikani asks the elder to explain in detail the meaning of a verse from "The Questions of Magandiya," included in the Atthakavagga of the Sutta Nipata (v.844):

(2) Tương Ưng Bộ Kinh

Tương Ưng Bộ Kinh có ba bài kinh mà trong đó Tôn giả Maha Kaccana thể hiện sự thông thái của ông trong việc diễn giải những lời phát biểu ngắn của Đức Phật: SN 22:3, SN 22:, và SN 35:130. Các bài kinh này khác biệt trong cách sắp xếp và đặc tính so với ba bài phân tích của Trung Bộ Kinh. Trong cả ba, Maha Kaccana không sống trong Tăng Đoàn cận kề với Đức Phật, mà ở Avanta, tại Sào Ưng trên núi Precipice, có thể cho là một nơi xa xôi hiểm trở. Thế rồi một cư sĩ thành tín tên là Haliddikani, hẳn là khá hiểu biết về Pháp, đến gặp ông và yêu cầu ông giảng nghĩa chi tiết một bài kinh ngắn của Đức Phật. Maha Kaccana chỉ trả lời riêng cho cư sĩ Haliddika chứ không phải cho một nhóm sư, và không có phần chứng thực bởi Đức Phật cho bài diễn giải của ông ở cuối bài giảng. Dường như không thể xác định rằng liệu những lời đối đáp này xảy ra khi Đức Phật còn sống hay sau khi ngài qua đời, nhưng rõ ràng là, đã được đưa vào Thánh Điển Pali, các bài tường thuật về những thảo luận ắt phải đến các trung tâm chính của cộng đồng Phật giáo.

Trong SN 22:3, Haliddikani yêu cầu trưởng lão giải thích chi tiết ý nghĩa của một bài kệ từ "Những Câu hỏi của Magandiya," nằm trong bài Atthakavagga của Kinh Nipata (v.844):

"Having left home to roam without abode,
In the village the sage is intimate with none;
Rid of sensual pleasures, without preference,
He would not engage people in dispute."

In responding to the lay devotee's request, the Venerable Maha Kaccana introduces a methodology that is strikingly different from his approach to interpretation in the three suttas of the Majjhima Nikaya. Here he does not simply elaborate upon the literal meaning of the Buddha's statement, drawing out its philosophical and practical implications as he did in those suttas. Instead he transposes the key expressions of the verse to a different level of discourse, treating these expressions, not merely as obscure terms in need of clarification and exemplification, but as metaphors or figures of speech that to be properly understood must be redefined in terms of their non-figurative meanings. He does this, as we shall see just below, by first eliciting from the selected figurative terms their implicit literal meanings and then mapping those meanings on to other, more systematic frames of doctrine. This technique was to become characteristic of the Pali commentaries in later centuries, and we might even regard Maha Kaccana's style of exegesis here as being, in certain respects at least, the original prototype of the commentarial method.

"Bậc thánh bỏ gia đình,
Du hành không trú xứ,
Đối với dân trong làng,
Không tác thành hệ lụy.
Tuyệt không các dục vọng,
Không ước vọng hão huyền,
Chấm dứt mọi tranh luận,
Bất cứ với một ai."

Chuyển dịch từ Pali: HT. Thích Minh Châu.

Trong việc đáp ứng yêu cầu của người cư sĩ thành tín, Tôn giả Maha Kaccana giới thiệu một phương pháp khác biệt đáng kể so với cách ông diễn giải ba bài kinh trong Trung Bộ Kinh. Ở đây ông không đơn giản diễn giải nghĩa đen về tuyên bố của Đức Phật, rút ra những hàm ý triết lý và thực tiễn của nó như ông đã làm trong các bài kinh đó. Thay vào đó, ông chuyển các phát biểu chủ yếu của bài kệ qua một cấp độ thảo luận khác, xử lý các phát biểu này, không chỉ là những cụm từ tối nghĩa cần được làm rõ và chú giải, mà như là ẩn dụ hay nghĩa bóng mà để được hiểu đúng cách thì phải được định nghĩa lại theo ý nghĩa không tượng hình của chúng. Ông làm điều này, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, bằng cách trước hết rút ra từ những cụm từ nghĩa bóng được chọn đó hàm ý nghĩa đen của chúng và sau đó kết nối những ý nghĩa đó với cái khác, có hệ thống kết cấu giáo lý hơn. Kỹ thuật này đã trở thành đặc tính của các bài chú giải Pali trong những thế kỷ sau đó, và chúng ta thậm chí có thể xem phong cách chú giải của Maha Kaccana ở đây như là, ít nhất theo một số khía cạnh cụ thể, khuôn mẫu nguyên thủy của phương pháp chú giải.

Taking up first the expression "having left home" (okam pahaya), Maha Kaccana treats the word "home," not as bearing the literal meaning of a place where people live, but as an elliptical reference to the "home of consciousness" (viññanassa oko). He explains that the "home of consciousness" is the other four aggregates — material form, feeling, perception, and volitional formations — which are here referred to as elements (dhatu); elsewhere these are described as the four "stations of consciousness" (viññana-thiti).[19] If consciousness is bound by lust to these four elements, one is said to move about in a home. If one has abandoned all desire, lust, delight, and craving for these four homes of consciousness, one is said to "roam about homeless" (anokasari). It should be noted that this last term does not itself occur in the verse, but Maha Kaccana has introduced it into his exegesis as a description of one who has abandoned home.

Next the elder explicates the phrase "to roam without abode" (aniketasari). He first defines the counterpart, "roaming about in an abode" (niketasari), which also does not appear in the verse. As before, Maha Kaccana treats this expression as a metaphor to be reformulated in terms of systematic doctrine. In this instance, rather than using the five aggregates as his scaffold, he draws in the six external sense bases. By being shackled to the sign of forms (sounds, odors, etc.), by moving about in the abode of forms, etc., one is called "one who roams about in an abode." When one has abandoned all bondage to the sign of forms, etc., cut them off at the root, then one is said to "roam without abode."

Trước hết lấy cụm từ "rời bỏ nhà" (okam pahaya), Maha Kaccana xem chữ "nhà," không mang nghĩa đen của một nơi mà người ta sống, mà như một ám chỉ đến "nhà của tâm thức" (viññanassa oko). Ông giải thích rằng "nhà của tâm thức" là bốn uẩn khác — sắc, thọ, tưởng, và hành — mà ở đây được gọi là các yếu tố (dhatu); ở chỗ khác được miêu tả là "bốn trạm của tâm thức" (viññana-thiti).[19] Nếu tâm thức bị ràng buộc vào bốn yếu tố này bởi dục vọng, người ta được cho là đi lang thang trong nhà. Nếu một người từ bỏ mọi ham muốn, dục vọng, vui sướng, và khao khát bốn căn nhà này của tâm thức, người đó được cho là đi lang thang không nhà" (anokasari). Cần lưu ý rằng từ này không có trong bài kệ, nhưng Maha Kaccana đưa nó vào trong phần chú giải của ông như một miêu tả về người rời bỏ nhà.

Tiếp theo, trưởng lão giải thích cụm từ "đi lang thang không nhà" (aniketasari). Đầu tiên ông định nghĩa từ đối tác, "đi lang thang trong nhà" (niketasari), cũng không có trong bài kệ. Như thường lệ, Maha Kaccana dùng từ ngữ này như một ẩn dụ để chuyển đổi theo hệ thống giáo lý. Trong ví dụ này, thay vì dùng năm uẩn như giàn giáo của mình, ông kéo vào sáu nền tảng giác quan bên ngoài. Do bị xiềng xích vào dấu hiệu của sắc (âm thanh, mùi, v.v.), do đi lang thang trong căn nhà của sắc, v.v., người ta được cho là "người đi lang thang trong nhà." Khi một người từ bỏ mọi ràng buộc vào dấu hiệu của sắc, v.v., cắt bỏ chúng tận gốc rễ, thì người đó được cho là "đi lang thang không nhà."

The remaining sections of the exposition proceed more literally, and simply explicate, with straightforward definition, the meaning of the phrases used in the verse, always in terms of contrasting pairs. One who is "intimate with none in the village" is defined as a bhikkhu who keeps aloof from lay people and their worldly concerns. One "rid of sensual pleasures" is one devoid of lust and craving for sensual pleasures. One "without preferences" (apurakkharano) is one who does not yearn for the future. And one who "would not engage people in dispute" is one who does not become embroiled in quarrels and disputes over the interpretation of the Dhamma.

In the next sutta (SN 22:4) Haliddikani asks how one should understand in detail the following brief statement of the Buddha, found in "The Questions of Sakka":[20] "Those recluses and brahmans who are liberated by the full destruction of craving are those who have reached the ultimate end, the ultimate security from bondage, the ultimate holy life, the ultimate goal, and are best among devas and humans." Maha Kaccana explains:

Phần còn lại của bài được diễn giải một cách trực nghĩa hơn, và chỉ giải thích, với định nghĩa đơn giản, ý nghĩa của những cụm từ dùng trong bài kệ, luôn luôn theo cách đối chiếu. Người "không thân mật với ai trong làng" được định nghĩa là một tỳ khưu tách rời khỏi giới cư sĩ và những mối quan tâm thế tục của họ. Người "thoát khỏi dục vọng" là người không có khát vọng và ham muốn dục lạc. Người "không có ước vọng" (apurakkharano) là người không mong mỏi tương lai. Và người "không lôi kéo mọi người vào tranh chấp" là người không bị vướng mắc vào những cuộc cải vã và tranh chấp về việc giải thích Pháp.

Trong bài kinh kế tiếp (SN 22:) Haliddikani hỏi người ta nên hiểu chi tiết lời tuyên bố vắn tắt của Đức Phật như thế nào, được tìm thấy trong "Những Câu hỏi của Sakka": [20] "Các ẩn sĩ và bà-la-môn đó, những người được giải thoát do loại bỏ hết mọi ham muốn, là những người đạt đến kết quả tối thượng, sự tự do tối thượng, cuộc sống thánh thiện tối thượng, mục tiêu tối thượng, và tốt đẹp nhất trong chư thiên và loài người." Maha Kaccana giải thích:

"Householder, the desire for the material-form element, (for the feeling element, the perception element, the volitional-formations element, the consciousness element), the lust, the delight, the craving, the engagement and clinging, the mental standpoints, adherences, and underlying tendencies regarding it: through their destruction, fading away, cessation, giving up, and relinquishment, the mind is called well liberated.

"Thus, householder, it is in such a way that the meaning of what was stated in brief by the Blessed One should be understood in detail."

In a third sutta (SN 35:130) Haliddikani begins a query with a quotation from the Buddha, but this time he does not ask: "how should the meaning of this brief statement be understood in detail?" Rather, he simply requests the Venerable Maha Kaccana to explain the following excerpt from the Dhatusamyutta (SN 14:4): "Bhikkhus, it is in dependence on the diversity of elements that there arises the diversity of contacts; in dependence on the diversity of contacts that there arises the diversity of feelings."

"Này cư sĩ, sự mong muốn yếu tố sắc, (thọ, tưởng, hành, thức), dục vọng, vui sướng, khao khát, tham gia và bám víu, quan điểm, chấp thủ, và các khuynh hướng căn bản liên quan đến nó: qua sự hủy diệt của chúng, tan rã, chấm dứt, từ bỏ, và buông xả, tâm được cho là giải thoát tốt đẹp.

Vì thế, này cư sĩ, đó là cách ta nên hiểu chi tiết về ý nghĩa của những gì được tuyên bố vắn tắt bởi Đức Phật."

Trong bài kinh thứ ba, (SN 35:130) Haliddikani bắt đầu câu hỏi bằng cách trích dẫn lời nói của Đức Phật, nhưng lần này ông không hỏi: "ý nghĩa của lời tuyên bố vắn tắt này nên được hiểu chi tiết như thế nào?" Thay vào đó, ông chỉ yêu cầu Tôn giả Maha Kaccana giải thích đoạn trích dẫn từ Dhatusamyutta (SN 14:4): "Chư tỳ khưu, do phụ thuộc vào tính đa dạng của các yếu tố mà phát sinh tính đa dạng của sự tiếp xúc; do phụ thuộc vào tính đa dạng của sự tiếp xúc mà phát sinh tính đa dạng của cảm giác."

The Buddha himself had explained this assertion by showing how the different kinds of elements condition their corresponding kinds of contact and feeling: "In dependence on the eye element there arises eye-contact; in dependence on eye-contact there arises feeling born of eye-contact." And so for the other sense faculties. The Venerable Maha Kaccana, however, does not merely parrot the Buddha's analysis, but carries the divisions down to a finer level:

"Here, householder, having seen a form with the eye, a bhikkhu understands one that is agreeable thus: 'Such it is.' In dependence on eye-consciousness and a contact to be experienced as pleasant, there arises a pleasant feeling. Then, having seen a form with the eye, a bhikkhu understands one that is disagreeable thus: 'Such it is.' In dependence on eye-consciousness and a contact to be experienced as painful, there arises a painful feeling. Then, having seen a form with the eye, a bhikkhu understands one that is a basis for equanimity thus: 'Such it is.' In dependence on eye-consciousness and a contact to be experienced as neither-painful-nor-pleasant, there arises a neither-painful-nor-pleasant feeling."

Đức Phật giảng nghĩa tuyên bố này bằng cách chỉ ra các loại yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến các loại tiếp xúc và cảm giác tương ứng của chúng như thế nào: "Do phụ thuộc vào yếu tố mắt mà phát sinh sự tiếp xúc bằng mắt; do phục thuộc vào sự tiếp xúc bằng mắt mà có cảm giác sinh ra từ sự tiếp xúc bằng mắt." Và tương tự như vậy đối với các giác quan khác. Tuy nhiên, Tôn giả Maha Kaccana không chỉ lập lại lời phân tích của Đức Phật, mà còn phân tích xuống mức độ tinh tế hơn:

"Ở đây, này cư sĩ, nhìn thấy hình tướng bằng mắt, tỳ khưu hiểu điều thích hợp như thế này: 'Nó là như vậy.' Do phụ thuộc vào nhãn thức và sự tiếp xúc được trải nghiệm là dễ chịu mà phát sinh cảm giác dễ chịu. Sau đó, nhìn thấy hình tướng bằng mắt, tỳ khưu hiểu điều mà không thích hợp như thế này: 'Nó là như vậy.' Do phụ thuộc vào nhãn thức và sự tiếp xúc được trải nghiệm là đau đớn mà phát sinh cảm giác đau đớn. Rồi sau đó, nhìn thấy hình tướng bằng mắt, tỳ khưu hiểu điều mà là căn bản cho sự bình thản như thế này: 'Nó là như vậy.' Do phụ thuộc vào nhãn thức và sự tiếp xúc được trải nghiệm là không đau đớn cũng không dễ chịu mà phát sinh cảm giác không đau đớn cũng không dễ chịu."

The same analysis is applied to each of the other sense faculties. Thus, while the Buddha merely differentiates the contact and feeling by way of the sense faculty, the Venerable Maha Kaccana distinguishes within each sense sphere three qualities of the object — agreeable, disagreeable, and indifferent; three qualities of the contact — to be felt as pleasant, to be felt as painful, and to be felt as neither; and three qualities of the feeling — pleasant, painful, and neither-painful-nor-pleasant. These triads are then collated and shown to originate in a conditional relationship: the quality of the object conditions the quality of the contact; the quality of the contact conditions the quality of the feeling. As the entire process is said to be contemplated by a bhikkhu endowed with understanding, this also implies that he has the capacity for overcoming the bondage to feelings by means of insight into their conditioned origination.

Cùng phương pháp phân tích được áp dụng cho các giác quan khác. Do đó, trong khi Đức Phật chỉ phân biệt sự tiếp xúc và cảm giác thông qua giác quan, thì Tôn giả Maha Kaccana phân biệt trong mỗi phạm vi giác quan ba phẩm chất của đối tượng — thích hợp, không thích hợp, và trung tính; ba phẩm chất của sự tiếp xúc — cảm thấy dễ chịu, cảm thấy đau đớn, và không cảm thấy cả hai; và ba phẩm chất của cảm giác — dễ chịu, đau đớn, và không đau đớn cũng không dễ chịu. Rồi bộ ba này tập hợp lại và cho thấy khởi sinh trong mối quan hệ có điều kiện: phẩm chất của đối tượng ảnh hưởng đến phẩm chất của sự tiếp xúc; phẩm chất của sự tiếp xúc ảnh hưởng đến phẩm chất của cảm giác. Vì toàn bộ tiến trình được cho là quán tưởng bởi một tỳ khưu có sự hiểu biết, điều này cũng ngụ ý rằng ông có khả năng vượt qua sự trói buộc vào cảm giác bằng cái nhìn sâu sắc vào điều kiện duyên khởi của chúng.

(3) The Anguttara Nikaya

The Anguttara Nikaya offers two further examples of Maha Kaccana's exegetical skills. In one short sutta (AN 10:26) in this collection we see how the elder interprets a verse, the meaning of which seems completely explicit as it stands, by transposing it into a figurative mode and then extracting the implicit meaning by mapping it on to a framework of systematic doctrine. Here a woman lay disciple named Kali comes to the elder and asks him to explain in detail a verse from "The Girl's Questions." The reference is to the account of the Buddha's encounter with Mara's daughters when they tried to seduce him in the first year after his Enlightenment (SN 4:25). The daughter Tanha (Craving) had asked him why, instead of forming intimate relationships in the village, he squanders his time meditating alone in the woods. To this the Buddha replied:

"Having conquered the army of the pleasant and agreeable,
Meditating alone I discovered bliss —
The attainment of the goal, the peace of the heart.
Therefore I do not make friends with people,
Nor does intimacy with anyone flourish for me."

(3) Tăng Chi Bộ Kinh

Tăng Chi Bộ Kinh cung cấp thêm hai ví dụ về kỹ năng chú giải của Maha Kaccana. Trong một bài kinh ngắn (AN 10:26) của bộ sưu tập này chúng ta thấy trưởng lão diễn giải một bài kệ mà ý nghĩa của nó có vẻ hiển lộ rõ ràng, bằng cách chuyển nó sang một kiểu mẫu tượng hình và sau đó trích ra ẩn ý của nó bằng cách kết nối nó vào khuôn khổ của hệ thống giáo lý. Trong đó, một nữ cư sĩ tên là Kali đến gặp trưởng lão và yêu cầu ông giải thích chi tiết một bài kệ từ "Những Câu Hỏi của Cô Gái." Nó đề cập đến cuộc gặp gỡ của Đức Phật với các cô con gái của Ma vương khi họ cố gắng quyến rũ ngài trong năm đầu tiên sau khi ngài đạt Giác Ngộ (SN 4:25). Cô con gái Tanha (Ham muốn) hỏi ngài tại sao, thay vì hình thành những mối quan hệ mật thiết trong làng, ngài lại lãng phí thời giờ thiền định một mình trong rừng. Đức Phật trả lời như sau:

"Chinh phục đội quân dễ chịu và thích hợp,
Thiền định một mình ta tìm thấy an lạc —
Đạt được mục tiêu, trái tim bình an.
Vì vậy ta không kết bạn với mọi người,
Mối quan hệ mật thiết với bất cứ ai cũng không tô điểm thêm cho ta."

It is this verse that Kali asks the Venerable Maha Kaccana to elucidate. The elder explicates the verse in a way that does not appear to be derivable from the words themselves. His interpretation contrasts the Buddha's attitude to the kasinas — the meditations on special devices for inducing concentration[21] — with that of other recluses and brahmans. He explains that some contemplatives, regarding the attainment of the earth kasina as the supreme goal, thereby generate this attainment. Others may take one of the other kasinas as supreme — the water kasina, the fire kasina, etc. — and reach the corresponding meditative state. But for each kasina, the Blessed One has directly understood to what extent it is supreme, and having understood this, he saw its origin, he saw the danger, he saw the escape, and he saw the knowledge and vision of the true path and the wrong path. Having seen all this, he understood the attainment of the goal and the peace of the heart. It is in this way, the elder concludes, that the meaning of the above verse should be understood in detail.

Interpreted by way of its apparent meaning, the verse seems to be extolling the bliss of secluded meditation above the pleasures of sensual and social contact — the very enjoyments with which Mara's daughters have been trying to tempt the Enlightened One. But the Venerable Maha Kaccana gives a different twist to the meaning. For him, the contrast is not merely between sensual pleasure and meditative bliss but between two different attitudes to advanced stages of meditative absorption. The ordinary recluses and brahmans understand the jhanas and other extraordinary states of consciousness attainable through the kasina meditations to be the final goal of spiritual endeavor. By doing so, they remain caught in the trap of craving for becoming and thus fail to find the way to final deliverance. Because they become attached to the exalted bliss and quiet serenity of the jhanas, they cannot see that these states too are conditioned and transient, and thus they cannot relinquish their attachment to them. They therefore remain within Mara's domain, vanquished by his army of "agreeable and pleasant forms," however sublime such may be. But the Buddha has seen the origin (adi)[22] of these attainments, i.e., craving as the origin of suffering; he has seen the danger (adinava), i.e., that they are impermanent, unsatisfactory, and subject to change; he has seen the escape (nissarana) from them, i.e., Nibbana; and he has obtained the knowledge and vision by which he can distinguish the true path from the false, i.e., the Noble Eightfold Path from the wrong eightfold path. By means of this fourfold knowledge, which in effect is knowledge of the Four Noble Truths, he has attained the goal, Nibbana, experienced as the peace of heart that can arise only when all defilements have been extinguished without residue.

Đây là bài kệ mà Kali yêu cầu Tôn giả Maha Kaccana làm rõ nghĩa. Trưởng lão giải thích bài kệ theo cách mà dường như không thể bắt nguồn từ những câu đó. Sự diễn giải của ông cho thấy sự tương phản trong quan điểm của Đức Phật về kasinas — thiền định về các đề mục đặc biệt để gây ra sự tập trung [21] — so với quan điểm của các nhà ẩn dật và bà-la-môn khác. Ông giải thích rằng vài sự quán tưởng, liên quan đến việc đạt được kasina đất như mục tiêu tối thượng, nhờ đó tạo ra thành tựu này. Người khác có thể chọn một trong những kasina khác như là tối thượng — kasina nước, kasina lửa, v.v. — và đạt tới trạng thái thiền định tương ứng. Nhưng với mỗi kasina, Thế Tôn đã trực tiếp hiểu đến mức độ nào thì nó là tối thượng, và khi hiểu điều này, ngài thấy nguồn gốc của nó, ngài thấy sự nguy hiểm, ngài thấy sự giải thoát, và ngài thấy kiến thức và cái nhìn về chánh đạo và tà đạo. Nhìn thấy tất cả những điều này, ngài hiểu việc đạt được mục tiêu và sự bình an của trái tim. Trưởng lão kết luận rằng ý nghĩa của bài kệ trên nên được hiểu chi tiết theo cách này.

Diễn giải theo ý nghĩa rõ ràng của nó, bài kệ dường như đề cao sự an lạc của thiền định ẩn dật so với những thú vui của cảm xúc và quan hệ xã hội — những thú vui mà con gái của Ma vương đã cố gắng cám dỗ Đấng Giác Ngộ. Nhưng Tôn giả Maha Kaccana mang đến một ý nghĩa khác. Đối với ông, sự tương phản không chỉ giữa khoái cảm nhục dục và an lạc thiền định mà là giữa hai thái độ khác nhau đối với các giai đoạn thâm sâu của thiền định. Những ẩn sĩ thông thường và các vị bà-la-môn hiểu các tầng thiền (jhanas) và các trạng thái phi thường của tâm thức có thể đạt được qua thiền định kasina là mục tiêu cuối cùng của nỗ lực tâm linh. Bằng cách đó, họ vẫn bị mắc kẹt trong bẩy của niềm ham muốn được trở thành và vì thế thất bại trong việc tìm thấy con đường dẫn đến giải thoát cuối cùng. Bởi vì họ trở nên luyến ái niềm hân hoan tột độ và sự yên tĩnh thanh thản của jhanas, họ không thể nhìn thấy rằng các trạng thái này cũng có điều kiện và tạm thời, và vì thế họ không thể từ bỏ luyến ái chúng. Do đó họ vẫn ở trong lảnh địa của Ma vương, bị đánh bại bởi đội quân "hình tướng thích hợp và dễ chịu" của hắn, dù chúng tuyệt vời như thế nào. Nhưng Đức Phật đã thấy nguồn gốc (adi)[22] của những thành tựu này, tức là, ham muốn là nguồn gốc của đau khổ; ngài thấy sự nguy hiểm (adinava), tức là, chúng vô thường, không thỏa mãn, và có thể thay đổi; ngài thấy sự giải thoát (nissarana) khỏi chúng, tức là, Niết bàn; và ngài có được kiến thức và tầm nhìn mà nhờ đó ngài có thể phân biệt chánh đạo với tà đạo, tức là, Bát Chánh Đạo với tám tà đạo. Nhờ bốn kiến thức này, mà thực tế là kiến thức về Tứ Diệu Đế, ngài đạt được mục tiêu, Niết bàn, trải nghiệm như là sự bình an của trái tim mà chỉ có thể phát sinh khi mọi phiền não ô trược bị dập tắt hoàn toàn.

Finally, towards the end of the massive Anguttara Nikaya, we find one more sutta constructed on the same pattern as the three Majjhima Nikaya suttas. This sutta (AN 10:172) opens with a short statement of the Buddha:

"Bhikkhus, non-dhamma should be understood, and so too dhamma
should be understood. Harm should be understood, and benefit
should be understood. Having understood all this, one should
practice in accordance with dhamma, in accordance with benefit."

Having said this, the Blessed One rose from his seat and entered his dwelling.

Cuối cùng, gần cuối Tăng Chi Bộ Kinh, chúng ta tìm thấy một bài kinh nữa được kiến trúc theo mô hình giống như ba bài trong Trung Bộ Kinh. Bài kinh này (AN 10:172) mở đầu với một tuyên bố ngắn của Đức Phật:

"Chư tỳ khưu, phi-pháp nên được hiểu, và pháp cũng vậy
nên được hiểu. Nguy hại nên được hiểu, và lợi ích
nên được hiểu. Hiểu được tất cả những điều này, ta nên
thực hành phù hợp với pháp, phù hợp với lợi ích."

Nói xong câu này, Thế Tôn đứng lên và đi vào tịnh xá của ngài.

The monks then approach the Venerable Maha Kaccana to request an explanation. Following the stock formulas of protest and insistence, Maha Kaccana interprets the Buddha's injunction by way of the ten unwholesome and ten wholesome courses of kamma: taking life is non-dhamma, abstaining from taking life is dhamma; the numerous evil unwholesome states that arise on account of taking life — this is harm; the numerous wholesome states that arise conditioned by abstinence from taking life and that go to fulfillment by development — this is benefit. The same pattern is applied to stealing, sexual misconduct, lying, slander, harsh speech, and gossip. Finally, covetousness, ill will, and wrong view are non-dhamma, and the evil states that arise from them are harm; non-covetousness, goodwill, and right view are dhamma, and the wholesome states conditioned by them that go to fulfillment by development are benefit.

Các sư sau đó đến gặp Tôn giả Maha Kaccana để yêu cầu giải thích. Theo sau sự phản đối và nài nỉ như thường lệ, Maha Kaccana giải thích lời giáo huấn của Đức Phật bằng mười nghiệp báo xấu và mười nghiệp báo tốt: sát sanh là phi-pháp, không sát sanh là pháp; nhiều trạng thái xấu phát sinh bởi vì sát sanh — đây là nguy hại; nhiều trạng thái tốt phát sinh do chi phối bởi hành vi không sát sinh và đi đến sự hoàn thành bằng cách phát triễn — đây là lợi ích. Mô hình tương tự được áp dụng cho hành vi ăn cắp, gian dâm, nói láo, vu khống, nói gay gắt, và mách lẻo. Cuối cùng, tham lam, ác ý, và tà kiến là phi-pháp, và các trạng thái xấu phát sinh từ chúng là nguy hại; không tham lam, thiện ý, và chánh kiến là pháp, và các trạng thái tốt do chi phối bởi chúng và đi đến sự hoàn thành bằng cách phát triễn, là lợi ích.

6. Other Teachings of Maha Kaccana  

Not all the discourses spoken by the Venerable Maha Kaccana take the form of commentaries on brief statements by the Buddha. He also delivered Dhamma talks that unfold along independent lines, and he was skilled too in resolving the doubts of inquirers and fellow monks with his own original insights into the Teaching.

The Majjhima Nikaya contains a full-length dialogue between the great elder and King Avantiputta of Madhura, who was (according to the commentary) the grandson of King Candappajjota of Avanti. Once, when the Venerable Maha Kaccana was dwelling at Madhura, the king heard the favorable report that was circulating about him: "He is wise, discerning, sagacious, learned, articulate, and perspicacious; he is aged and he is an arahant." Desiring to converse with such a worthy monk, the king drove out to his hermitage to meet him, and the conversation that resulted has been recorded as the Madhura Sutta (MN 84).

6. Các Bài Giảng Khác của Maha Kaccana  

Không phải tất cả các bài giảng bởi Tôn giả Maha Kaccana đều có hình thức chú giải các tuyên bố vắn tắt của Đức Phật. Ông cũng thuyết giảng những bài Pháp nhằm làm sáng tỏ các lĩnh vực khác, và ông cũng điêu luyện trong việc giải quyết những nghi ngờ của người hỏi và chư tăng với những hiểu biết ban đầu của chính mình về Giáo lý.

Trung Bộ Kinh lưu trữ một cuộc bài đàm thoại đầy đủ giữa đại trưởng lão và vua Avantiputta của xứ Madhura, là cháu nội của vua Candappajjota của xứ Avanti (theo lời chú giải). Một lần, khi Tôn giả Maha Kaccana sống ở Madhura, nhà vua nghe được báo cáo thuận lợi về ông: "Ông thông minh, sáng suốt, khôn ngoan, có học thức, lưu loát, và sâu sắc; ông là trưởng lão và là bậc a-la-hán." Mong muốn được đàm thoại với một vị sư có phẩm giá như vậy, vua đi đến nơi ẩn tu của ông để gặp ông, và cuộc đàm thoại đã được ghi lại là Madhura Sutta (MN 84).

The question with which the king opened this dialogue did not concern a profound problem about the nature of reality or the deeper realizations of insight meditation. It revolved around a practical issue that must have been weighing heavily on the minds of many of the noble-caste rulers of the time: the attempts of the brahmans to establish their own hegemony over the entire Indian social system. The brahmans tried to justify this drive for power by appeal to their divinely ordained status. King Avantiputta relates to Maha Kaccana the claim that they had been putting forth: "The brahmans are the highest caste, those of any other caste are inferior; brahmans are the fairest caste, those of any other caste are dark; only brahmans are purified, not non-brahmans; brahmans alone are the sons of Brahma, the offspring of Brahma, born of his mouth, born of Brahma, created by Brahma, heirs of Brahma."

The Venerable Maha Kaccana, though of pedigree brahman stock himself, is well aware of the presumption and arrogance that lay behind this proclamation. He replies that the claim of the brahmans is "just a saying in the world," one with no divine sanction at all to support it. To prove his point Maha Kaccana brings forth a powerful array of arguments in its favor: one of any social class who gains wealth can command the labor of those in the other castes; even a menial could enrol a brahman in his service. One of any caste who violates the principles of morality would be reborn in hell, while one of any caste who observes the moral precepts would be reborn in a happy realm. One of any caste who breaks the law would be punished. One of any caste who renounces the world and becomes an ascetic would receive homage and respect. As each argument draws to a close, the king proclaims: "These four castes are all the same; there is no difference between them at all."

Câu hỏi mở đầu cho cuộc đàm thoại không liên quan đến một vấn đề đặc biệt về bản chất của thực tại hay sự nhận thức sâu xa về thiền minh sát. Nó xoay quanh một vấn đề thực tế mà hẳn phải đè nặng trong tâm trí của nhiều nhà cai trị thuộc giai cấp thượng lưu thời đó: những nỗ lực của các vị bà-la-môn để thiết lập quyền lãnh đạo của riêng họ trên toàn bộ hệ thống xã hội Ấn Độ. Các vị bà-la-môn đã cố gắng biện minh cho khát vọng quyền lực này bằng cách nói lên địa vị thần thánh của họ. Vua Avantiputta kể cho Maha Kaccana nghe về quyền mà họ đã đưa ra: "Bà-la-môn là giai cấp cao nhất, những người thuộc bất cứ giai cấp nào khác thì thấp kém; ba-la-môn là giai cấp tốt đẹp nhất, những người thuộc bất cứ giai cấp nào khác thì tối tăm; chỉ có bà-la-môn là tinh khiết, không phải các giai cấp khác; chỉ có bà-la-môn là con trai của Phạm thiên, con cháu của Phạm thiên, sinh ra từ miệng của ngài, sinh ra từ Phạm thiên, tạo ra bởi Phạm thiên, người kế thừa của Phạm thiên."

Tôn giả Maha Kaccana, dù bản thân thuộc phả hệ bà-la-môn, nhận thức rõ về sự giả định và kiêu ngạo nằm sau tuyên bố này. Ông trả lời rằng tuyên bố của các bà-la-môn chỉ là một câu nói trên thế giới," không có sự tán thành thiêng liêng nào để hỗ trợ nó. Để chứng minh quan điểm của mình, Maha Kaccana đưa ra một loạt lý lẻ hùng biện cho điều này: người của bất cứ giai cấp xã hội nào mà có tài sản đều có thể sai khiến người của các giai cấp khác; thậm chí người lao công có thể ghi danh một bà-la-môn vào dịch vụ của họ. Người của bất cứ giai cấp nào mà vi phạm các nguyên tắc đạo đức sẽ tái sinh vào địa ngục, trong khi người của bất cứ giai cấp nào mà tuân thủ giới luật đạo đức sẽ tái sinh trong cõi hạnh phúc. Người của bất cứ giai cấp nào mà vi phạm pháp luật sẽ bị trừng phạt. Người của bất cứ giai cấp nào từ bỏ thế giới và trở thành một nhà tu khổ hạnh sẽ nhận được sự tôn sùng và kính trọng. Khi mỗi cuộc tranh luận sắp kết thúc, nhà vua tuyên bố: "Bốn đẳng cấp này đều giống nhau; không có sự khác biệt nào giữa chúng cả."

At the end of the discussion, after expressing his appreciation of Master Kaccana's replies, King Avantiputta declares: "I go to Master Kaccana for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus." But Maha Kaccana corrects him: "Do not go to me for refuge, great king. Go for refuge to that same Blessed One to whom I have gone for refuge" — the Fully Enlightened Buddha. When the king asks where the Blessed One is now living, the elder explains that he has attained Parinibbana. This reply indicates that Maha Kaccana's own demise must have taken place at some date after that of the Buddha.

The Samyutta Nikaya includes a sutta (SN 35:132) that shows how the Venerable Maha Kaccana's skill in handling a group of rowdy young brahman boys helped to transform the attitude of a learned old brahman and his entourage of pupils. On one occasion the elder was living in Avanti in a forest hut. Then a number of young brahmans boys, pupils of the renowned brahman teacher Lohicca, drew near to the hut while collecting firewood. As the brahmans of that period often harbored hostile feelings towards the renunciant Buddhist monks, these boys, behaving as boys typically do when on a group outing, trampled around the hut, deliberately making a racket to disturb the meditating monk. They also shouted the words which the brahmans used to taunt the non-brahman ascetics: "These bald-pated ascetic rascals, menials, swarthy offspring of the Lord's feet, are honored, respected, esteemed, worshipped, and venerated by their servile devotees."

The Venerable Maha Kaccana came out from the hut and addressed the boys with verses in which he reminded them of the ancient brahmanical ideals, so badly neglected by the brahmans of that day:

Ở phần cuối của cuộc thảo luận, sau khi bày tỏ lòng tri ân về những câu trả lời của Đại sư Kaccana, Vua Avantiputta tuyên bố: Tôi quy y Đại sư Kaccana và Pháp và Tăng đoàn tỳ khưu." Nhưng Maha Kaccana sửa lời ông" "Đừng quy y tôi, đại vương. Hảy đến quy y Đức Thế Tôn mà tôi đã quy y" — Đức Phật Giác ngộ Hoàn hảo. Khi vua hỏi hiện giờ Đức Thế Tôn đang ở đâu, trưởng lão giải thích rằng ngài đã nhập Đại Niết Bàn. Câu trả lời này chỉ ra rằng sự qua đời của Maha Kaccana phải xảy ra sau khi Đức Phật qua đời.

Tương Ưng Bộ Kinh có một bài kinh (SN 35:132) cho thấy kỹ năng của Tôn giả Maha Kaccana về việc xử lý một nhóm thiếu niên bà-la-môn vô kỷ luật giúp chuyển đổi thái độ của một lão giáo sĩ bà-la-môn thông thái và các học trò của ông ấy như thế nào. Chuyện xảy ra khi trưởng lão đang sống ở Avanti tại túp lều trong rừng. Một ngày nọ, một nhóm thiếu niên bà-la-môn, học trò của giáo sĩ bà-la-môn nổi tiếng tên là Lohicca, đến gần túp lều khi đang đi kiếm củi. Vì các bà-la-môn thời đó thường có thái độ thù địch với chư tăng Phật giáo, những cậu bé này hành xử như bọn trai trẻ thường làm khi đi chơi nhóm, dẫm đạp quanh túp lều, cố ý làm ồn để gây phiền nhiễu cho vị sư đang hành thiền. Chúng cũng la hét những lời mà các bà-la-môn dùng để chế nhạo các tu sĩ khổ hạnh không thuộc giới bà-la-môn: "Bọn người vô lại tu khổ hạnh trọc đầu này, thấp kém, dòng dõi tối tăm sinh ra từ chân của Thượng Đế, được vinh danh, tôn kính, ngưỡng mộ, tôn thờ và kính trọng bởi những tín đồ hèn hạ của họ."

Tôn giả Maha Kaccana bước ra khỏi lều và nói với các thiếu niên này bằng vần thơ mà trong đó ông nhắc nhở họ về những lý tưởng bà-la-môn cổ xưa, bị bỏ rơi bởi các bà-la-môn thời đó:

"Those men of old who excelled in virtue,
Those brahmans who recalled the ancient rules,
Their sense doors guarded, well protected,
Dwelt having vanquished wrath within.
They took delight in Dhamma and meditation,
Those brahmans who recalled the ancient rules.

But these have fallen, claiming 'We recite'
While puffed up on account of their descent.
They conduct themselves in unrighteous ways;
Overcome by anger, armed with various weapons,
They transgress against both weak and strong.

For one who does not guard the sense doors
(All the vows he undertakes) are vain
Just like the wealth a man gains in a dream:
Fasting and sleeping on the ground,
Bathing at dawn, (study of) the Triple Veda,
Rough hides, matted locks, and dirt;
Hymns, rules and vows, austerities,
Hypocrisy, crookedness, rinsing the mouth:
These are the emblems of the brahmans
Performed to increase their worldly gains.

A mind that is well concentrated,
Purified and free from blemish,
Tender towards all sentient beings —
That is the path for reaching Brahma."

"Những vị trưởng lão đó xuất sắc trong đức hạnh,
Những vị bà-la-môn đó ghi nhớ qui luật cổ xưa,
Cửa ngõ các giác quan của họ được cảnh giác, bảo vệ kỹ lưỡng,
Trú trong việc đánh bại cơn thịnh nộ bên trong.
Họ vui sướng trong Pháp và thiền định,
Những vị bà-la-môn đó ghi nhớ qui luật cổ xưa.

Nhưng những người sa ngã này, tuyên bố 'Chúng tôi thuộc lòng'
Trong khi kiêu ngạo vì dòng dõi của họ.
Họ hành xử theo cách bất chính;
Chế ngự bằng sự giận dữ, trang bị nhiều thứ vũ khí,
Họ công kích cả yếu và mạnh.

Đối với người không bảo vệ cửa ngõ các giác quan
(Mọi thệ nguyện ông ta cam kết) là hão huyền
Giống như tài sản có được trong giấc mơ:
Kiêng ăn và ngủ đất,
Tắm lúc bình minh, (nghiên cứu) Tam Điển Vệ Đà,
Trú ẩn thô sơ, tóc rối, và bụi bậm;
Thánh ca, qui luật và thệ nguyện, khổ hạnh,
Đạo đức giả, gian dối, xúc miệng:
Đây là những biểu tượng của bà-la-môn
Thực hiện để gia tăng lợi ích thế gian của họ.

Tâm có tập trung tốt,
Thanh tịnh và không tỳ vết,
Thương yêu tất cả chúng sinh —
Đó là con đường dẫn đến Phạm Thiên."

On hearing this, the brahman boys were angry and displeased. On returning to their teacher, the brahman Lohicca, they reported that the recluse Maha Kaccana was denigrating and scorning the sacred brahman hymns. After his first flush of anger had subsided, Lohicca, being a man of sense, realized that he should not rush to conclusions merely on the basis of hearsay reported by youngsters, but should first inquire from Maha Kaccana himself whether there was any truth in their accusation. When Lohicca went to the Venerable Maha Kaccana and asked him about the conversation he had with the boys, Maha Kaccana reported everything as it occurred. Lohicca was deeply impressed by Maha Kaccana's poem on the proper brahman way of life, and even more so by the elder's following discourse on how to guard the doors of the senses. At the end of the discussion not only did he go for refuge to the Triple Gem, but he invited the elder to visit his household, assuring him that "the brahman boys and maidens there will pay homage to Master Kaccana; they will stand up for him out of respect; they will offer him a seat and water; and that will lead to their welfare and happiness for a long time."

The Venerable Maha Kaccana seems to have had a particularly deep insight into the causal basis of human quarrels and disputes. We have already seen how he traces out the causal roots of conflict in his exposition in the Madhupindika Sutta and his skill in transforming Lohicca's retinue of disciples. On another occasion (AN 2:4:6) a brahman named Aramadanda came to him and asked: "Why is society rent by such bitter conflicts — conflicts that pit nobles against nobles, brahmans against brahmans, householders against householders?" To this the elder replies: "It is because of sensual lust, attachment, greed, and obsession with sensual pleasures, that nobles fight with nobles, brahmans with brahmans, householders with householders." Next Aramadanda asked: "Why is it that recluses fight with recluses?" And Maha Kaccana replies: "It is because of lust for views, attachment, greed, and obsession with views, that recluses fight with recluses." Finally the brahman asked whether there was anyone in the world who had transcended both sensual lust and lust for views. Although Maha Kaccana, as an arahant, could have put himself forth as an example of such a one, with characteristic modesty and self-effacement he named instead the Blessed One, who was dwelling at Savatthi at the time. When this was said, the brahman Aramadanda knelt down on the ground, held out his hands in reverential salutation, and exclaimed three times: "Homage to the Blessed One, the Arahant, the Fully Enlightened One."

Nghe những lời này, các thiếu niên bà-la-môn giận dữ và bất mãn. Khi trở về gặp thầy của họ, bà-la-môn Lohicca, họ báo cáo rằng nhà ẩn dật Maha Kaccana chê bai và khinh miệt những bài thánh ca bà-la-môn linh thiêng. Sau khi cơn thịnh nộ ban đầu của ông lắng xuống, Lohicca, là người có ý thức, nhận ra rằng ông không nên vội vã kết luận chỉ dựa trên tin đồn báo cáo bởi những người trẻ, mà trước hết nên hỏi Maha Kaccana xem liệu lời cáo buộc của họ có đúng không. Khi Lohicca đến gặp Tôn giả Maha Kaccana và hỏi ông về cuộc trò chuyện của ông với các thiếu niên đó. Maha Kaccana tường thuật sự việc như đã xảy ra. Lohicca có ấn tượng sâu sắc với bài thơ của Kaccana về lối sống đúng đắn của người bà-la-môn, và thậm chí còn hơn thế nữa khi nghe bài giảng của trưởng lão về cách canh chừng cửa ngõ của các giác quan. Cuối cuộc thảo luận, không những ông quy y Tam Bảo mà còn mời trưởng lão đến thăm gia đình ông, bảo đảm với ông rằng "các thiếu niên bà-la-môn và người hầu ở đó sẽ đảnh lễ Đại sư Kaccana; họ sẽ đứng lên tỏ lòng kính trọng ông; họ sẽ mời ông ngồi và nước uống; và điều đó sẽ dẫn đến sự tốt lành và hạnh phúc lâu dài cho họ."

Tôn giả Maha Kaccana dường như có một minh kiến đặc biệt sâu sắc về căn nguyên của những cải vã và tranh chấp của nhân loại. Chúng ta đã nhìn thấy ông tìm ra căn nguyên của sự xung đột trong giải trình của ông trong kinh Madhupindika Sutta và kỹ năng của ông trong việc biến đổi phái đoàn đệ tử của Lohicca. Vào một dịp khác (AN 2:4:6) một vị bà-la-môn tên là Aramadanda đến gặp ông và hỏi: "Tại sao xã hội lại bị phân ly bởi những xung đột — xung đột tạo ra sự tranh chấp giữa các quý tộc, giữa các bà-la-môn, giữa các cư sĩ?" Trưởng lão trả lời vấn đề này như sau: "Bởi vì dục vọng, luyến ái, tham lam, và mê muội với khoái lạc, mà có tranh chấp giữa các quý tộc, giữa các bà-la-môn, giữa các cư sĩ." Aramadanda hỏi tiếp: "Tại sao các ẩn sĩ tranh chấp với nhau?" Và Maha Kaccana trả lời: "Bởi vì khát vọng về quan điểm, luyến ái, tham lam, và mê muội với quan điểm, mà các ẩn sĩ tranh chấp với nhau." Cuối cùng, vị bà-la-môn hỏi liệu có ai trên thế giới đã vượt qua được cả khát vọng nhục dục lẫn khát vọng quan điểm. Mặc dù Maha Kaccana, là một a-la-hán, có thể đem bản thân ra làm ví dụ về một người như vậy, nhưng với bản tính khiêm tốn và nhún nhường nên ông nhắc đến Đức Thế Tôn, người đang cư ngụ ở Savatthi vào thời điểm đó. Khi nghe như vậy, bà-la-môn Aramadanda quỳ xuống đất, chắp tay lạy, và thốt lên ba lần: "Kính lạy Đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Đấng Giác ngộ Hoàn hảo."

In the next sutta (AN 2:4:7) a brahman named Kandarayana reproaches Maha Kaccana for not showing proper respect towards aged brahmans. The elder defends himself by distinguishing the conventional usage of the words "aged" and "young" from their proper meaning within the Discipline of the Noble One. On this latter criterion, even if a person is eighty, ninety, or a hundred years from birth, if he is still addicted to sensual pleasures he is reckoned as a fool, not an elder. But even if a person is young, with jet black hair, endowed with the blessing of youth, if he has broken free from sensual desires, he is then reckoned as an elder.

Once the Venerable Maha Kaccana gave the monks a discourse on the six recollections (cha anussati) — the contemplations of the Buddha, the Dhamma, the Sangha, virtue, generosity, and the devas (AN 6:26). He declared that it is wonderful and marvellous how the Blessed One has discovered these six recollections as the way to freedom for those still trapped in the confines of the world. He describes the six recollections in exactly the same terms that the Buddha himself has used to describe the four foundations of mindfulness. They are the means "for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and grief, for the arrival at the right method, and for the realization of Nibbana."

Trong bài kinh kế tiếp (AN 2:4:7) một vị bà-la-môn tên là Kandarayana trách móc Maha Kaccana không biểu lộ sự kính trọng đúng đắn đối với các vị bà-la-môn già. Trưởng lão bào chữa cho mình bằng cách phân biệt cách sử dụng thông thường của từ "già" và "trẻ" từ ý nghĩa đúng đắn của chúng trong Qui Luật của Bậc Thánh. Theo tiêu chuẩn này, ngay cả khi một người đã tám mươi, chín mươi, hay một trăm tuổi, nếu họ vẫn đam mê dục lạc thì người ấy được coi là kẻ ngốc, không phải là trưởng lão. Nhưng ngay cả khi một người còn trẻ, với mái tóc đen tuyền, được ban cho tuổi trẻ, nếu họ thoát khỏi những ham muốn nhục dục thì người ấy được coi là trưởng lão.

Có lần Tôn giả Maha Kaccana thuyết giảng cho các sư nghe về sáu quán tưởng (cha anussati) — quán tưởng Phật, Pháp, Tăng, đức hạnh, rộng lượng, và chư thiên (AN 6:26). Ông tuyên bố rằng thật là tuyệt vời và kỳ diệu khi Thế Tôn khám phá ra sáu quán tưởng này như là cách để giải thoát cho những ai vẫn còn bị mắc kẹt trong vòng kiềm tỏa của thế gian. Ông diễn tả sáu quán tưởng theo cùng ngôn từ mà chính Đức Phật đã sử dụng để diễn tả bốn nền tảng của chánh niệm. Chúng là phương tiện "cho sự thanh tịnh hóa chúng sinh, cho sự vượt qua phiền muộn và than thở, cho sự ra đi của đau đớn và buồn khổ, cho sự xuất hiện của phương pháp đúng, và cho sự nhận ra Niết bàn."

On another occasion (AN 6:28) some elder bhikkhus were holding a discussion about the right time to approach "a monk worthy of esteem" (manobhavaniyo bhikkhu). One said he should be approached after he has finished his meal, another said he should he approached in the evening, while still another contended that the early morning was the most fitting time to speak with him. Unable to reach accord, they came to Maha Kaccana with their problem. The elder replied that there were six proper times for approaching a worthy monk. The first five are when the mind is overcome and obsessed by the five mental hindrances — sensual desire, ill will, sloth and torpor, restlessness and remorse, and doubt — and one cannot find an outlet from them on one's own. The sixth occasion to approach is when one does not know a suitable object to attend to in order to reach the destruction of the cankers (asavakkhaya).

It was not always with words that the Venerable Maha Kaccana taught, but also by silent example. On one such occasion the Buddha was moved to extol Maha Kaccana in an udana — an inspired utterance — preserved for us in the canonical collection of that name (Ud. 7:8). One evening the Buddha was seated in his cottage at Jeta's Grove in Savatthi when he saw the Venerable Maha Kaccana nearby "sitting cross-legged, holding his body erect, having mindfulness with regard to the body set up and well established within him." On realizing the significance of this, the Blessed One uttered this inspired utterance:

Vào một dịp khác (AN 6:28) một số tỳ khưu cao niên đang thảo luận về thời điểm đúng để tiếp cận "một vị sư đáng tôn kính" (manobhavaniyo bhikku). Có người nói rằng nên tiếp cận sau khi ông ấy thọ thực, người khác nói nên tiếp cận ông ấy vào buổi tối, lại có người cho rằng sáng sớm là thời điểm thích hợp nhất để nói chuyện với ông ấy. Không thể đạt được sự đồng thuận, họ đến gặp Maha Kaccana với vấn đề của họ. Trưởng lão trả lời rằng có sáu thời điểm thích hợp cho việc tiếp cận một vị sư đáng tôn kính. Năm thời điểm đầu là khi tâm bị kiềm chế và quấy nhiễu bởi năm trở ngại tinh thần — ham muốn nhục dục, ý xấu, lười biếng và hôn trầm, bồn chồn và hối hận, và nghi ngờ — và người ta không thể tự mình tìm ra lối thoát. Thời điểm thứ sáu để tiếp cận là khi người ta không biết một đối tượng thích hợp để tham thiền nhằm đạt được sự tận diệt phiền não ô trược (asavakkhaya - lậu tận thông).

Không phải Tôn giả Maha Kaccana lúc nào cũng dùng lời nói để giảng dạy, mà còn bằng gương yên lặng. Có lần Đức Phật đã thốt lên lời khen ngợi Maha Kaccana trong một udana (Kinh Phật Tự Thuyết) — lời nói cảm hứng — được ghi lại trong bộ sưu tập kinh điển Udana (Ud. 7.8). Một buổi tối Đức Phật ngồi trong tịnh xá của ngài tại Kỳ Viên ở Savatthi, ngài nhìn thấy gần đó Tôn giả Maha Kaccana "ngồi kiết già, giữ thân thẳng đứng, quán niệm thân và thiết lập tâm vững chắc bên trong ông." Nhận ra ý nghĩa của việc này, Thế Tôn thốt ra lời nói cảm hứng sau:

"He who always has mindfulness
Continually established on the body thus:
'If there had not been, there would not be for me;
There will not be, so there will not be for me,'
If he dwell therein in graded steps
In time he will pass beyond attachment."

"Ông ấy luôn có chánh niệm
Liên tục quán niệm thân như vậy:
'Nếu đã không là thế, thì không là thế cho tôi;
Sẽ không là thế, vì vậy sẽ không là thế cho tôi,'
Nếu ông ấy tuần tự quán tưởng
Không bao lâu ông sẽ vượt qua luyến ái."

In its explanation of this sutta, the Udana Commentary helps shed light on the approach that the Venerable Maha Kaccana adopted to reach arahantship. While this explanation conflicts with the account of the elder's "instantaneous enlightenment" found in the biographical sketch of the Anguttara Commentary (see above, p. 7), it appears more realistic. The Udana Commentary explains that in his endeavor to attain arahantship, Maha Kaccana first developed jhana using mindfulness of the body (kayagata sati) as his subject of meditation. Utilizing that jhana as his foundation of calm concentration, he then redirected mindfulness of the body on to the track of insight meditation (vipassana). With the wisdom of insight that arose from the contemplation of the body, he reached the supramundane paths and fruits, culminating in the final fruit of arahantship. Thereafter he would regularly resort to this same approach in order to enter upon the fruition attainment of arahantship (arahattaphala-samapatti), the special meditative absorption, unique to the arahant, in which the bliss of Nibbana is experienced even in this very life. It was just on such an occasion, when the elder was sitting absorbed in fruition attainment, that the Buddha caught sight of him and extolled him in this inspirational verse. The couplet by which the Buddha expresses the theme of contemplation is taken, by the commentary, to signify "four-cornered emptiness" (catukoti-suññata): the absence of "I" and "mine" in the past and present ("If there had not been, there would not be for me"), and the absence of "I" and "mine" in the future ("There will not be, so there will not be for me"). By applauding the Venerable Maha Kaccana with this inspired utterance, the Buddha has held him up as a model for others to emulate in their own quest to overcome attachment to the world.

Trong phần giải thích bài kinh này, tập Chú giải Kinh Phật Tự Thuyết giúp làm sáng tỏ phương pháp mà Tôn giả Maha Kaccana chọn để đạt được quả vị a-la-hán (tiệm ngộ). Trong khi giải thích này mâu thuẫn với lời tường thuật về "sự giác ngộ tức thì" (đốn ngộ) của trưởng lão được tìm thấy trong bản phác thảo tiểu sử của tập Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh, nó có vẻ thực tế hơn. Phần Chú giải Kinh Phật Tự Thuyết giải thích rằng trong nỗ lực đạt được quả vị a-la-hán, đầu tiên Maha Kaccana phát triễn thiền jhana qua việc sử dụng quán niệm thân (kayagata sati) như là đề mục thiền định của ông. Sử dụng thiền jhana như là nền tảng của sự tập trung tĩnh lặng, rồi ông chuyển hướng từ quán niệm thân qua thiền minh sát (vipassana). Với minh sát tuệ phát sinh từ quán niệm thân, ông đạt được đạo quả siêu thế, dẫn đến quả vị cuối cùng là a-la-hán. Sau đó ông thường xuyên sử dụng phương pháp này để nhập định Tam muội A-la-hán (arahattaphala-samapatti), trạng thái tâm định đặc biệt, dành riêng cho bậc a-la-hán, trong đó sự an lạc của Niết bàn được trải nghiệm ngay cả trong đời này. Chỉ trong dịp như vậy, khi trưởng lão đang ngồi nhập định tam muội, Đức Phật nhìn thấy ông và khen ngợi ông trong câu kệ cảm hứng này. Hai câu mà qua đó Đức Phật thể hiện chủ đề quán niệm, được phần chú giải chọn, để biểu thị "tánh không bốn góc" (catukoti-suññata): sự vắng mặt của "tôi" và "của tôi" trong quá khứ và hiện tại ("Nếu đã không là thế, thì không là thế cho tôi"), và sự vắng mặt của "tôi" và "của tôi" trong tương lai ("Sẽ không là thế, vì vậy sẽ không là thế cho tôi"). Bằng cách khen ngợi Tôn giả Maha Kaccana với lời nói cảm hứng này, Đức Phật đã mang ông ra làm gương mẫu cho người khác bắt chước trong mưu cầu vượt qua luyến ái với thế giới của chính họ.

7. The Theragatha Verses  

The Theragatha, the verses of the ancient elders, includes eight verses ascribed to the Venerable Maha Kaccana (vv.494-501). These verses are in no way exceptional and merely express, in verse form, injunctions to proper discipline for monks and practical advice for householders. Although Maha Kaccana's verses addressed to the brahman Lohicca did serve effectively as a didactic tool, he does not seem to have been as amply endowed with the gift of poetic expression as several of the other great disciples, such as Maha Kassapa, Sariputta, and Vangisa. His sphere of excellence was analysis and exegesis, not inspirational eloquence or artistic creativity.

The first two verses (vv.494-95), according to the commentary, were spoken as an exhortation to the bhikkhus. One day the elder had noticed that a number of monks had laid aside their meditation practice in order to delight in work and in company. They were also growing too fond of the delicious food provided by their devoted lay supporters. He therefore admonished them thus:[23]

7. Trưởng Lão Tăng Kệ  

Trưởng Lão Tăng Kệ, những bài thơ của các vị trưởng lão thời xưa, bao gồm tám bài kệ được gán cho Tôn giả Maha Kaccana (vv.494-501). Những bài kệ này không cách nào chỉ là sự diễn tả đặc biệt, dưới hình thức thi ca, hướng dẫn kỷ luật đúng đắn cho các sư và lời khuyên thực tiễn cho các cư sĩ. Mặc dù thơ của Maha Kaccana gửi cho bà-la-môn Lohicca đã phục vụ hiệu quả như một công cụ giáo huấn, nhưng dường như ông không có năng khiếu thi ca như các vị đại đệ tử khác, chẳng hạn như Maha Kassapa, Sariputta, và Vangisa. Lĩnh vực xuất sắc của ông là phân tích và chú giải, không phải là tài hùng biện hay sáng tạo nghệ thuật.

Hai câu thơ đầu (vv.494-95), theo phần chú thích, được nói như lời cổ xúy với các tỳ khưu. Một ngày nọ, trưởng lão nhận thấy một số sư đã bỏ qua việc hành thiền để tìm vui trong công việc và quan hệ bạn bè. Họ cũng trở nên ưa thích thức ăn ngon cung cấp bởi những cư sĩ thuần tín có lòng mến mộ họ. Do đó ông khuyên nhủ họ như sau:[23]

"One should not do much work
One should avoid people,
One should not bustle (to obtain gifts).
One who is eager and greedy for flavors
Misses the goal that entails happiness.

They knew as a bog this homage and veneration
Obtained among devoted families.
A subtle dart, difficult to extract,
Honor is hard for a vile man to discard."

"Chớ làm quá nhiều việc,
Tránh quần chúng đua tranh,
Người siêng tham đắm vị,
Bỏ đích đem an lạc.

Ta cảm là 'đống bùn',
Cung kính các gia đình,
Là mũi tên nhỏ nhiệm,
Thật khó được rút ra,
Tôn trọng khó từ bỏ,
Đối với kẻ không tốt."

The other six verses, again according to the commentary, were spoken as exhortations to King Candappajjota. The king, it is said, placed faith in the brahmans and at their behest performed animal sacrifices; he also would impose penalties and confer favors arbitrarily, presumably on account of that impulsive temperament of his that earned him the title "the Violent." Therefore, to dissuade the king from such reckless behavior, the elder recited the next four verses (496-99):

Sáu câu thơ khác, cũng theo phần chú thích, được nói như lời cổ xúy với Vua Candappajjota. Nhà vua, được cho là đặt niềm tin vào các giáo sĩ bà-la-môn và thực hiện lễ hiến tế thú vật theo lệnh họ; ông cũng tùy tiện áp đặt hình phạt và ban phát ân huệ, có lẽ là do tính khí bốc đồng đó mà ông có danh hiệu "Hung bạo." Do đó, để khuyên can vua từ bỏ hành vi bất cẩn như vậy, trưởng lão đã đọc bốn câu thơ kế tiếp (496-99):

"It is not on account of another
That a mortal's kamma is evil.
On one's own accord one should not resort to evil,
For mortals have kamma as their kinsmen.

One is not a thief by another's word,
One is not a sage by another's word;
It is as one knows oneself
That the devas also know one.

Others do not understand
That we all come to an end here.
But those wise ones who understand this
Thereby settle their quarrels.[24]

The wise man lives indeed
Even despite the loss of his wealth.
But if one does not obtain wisdom,
Then even though rich one is not alive."

"Hành động của con người,
Không phải là độc ác.
Tùy thuộc vào người khác,
Người khác nói hay làm,
Tự mình chớ có làm,
Vì người, bà con nghiệp.

Không vì người khác nói,
Con người thành ăn trộm,
Không vì người khác nói,
Con người thành bậc thánh.
Như mình tự biết mình,
Chư thiên biết mình vậy.

Người khác không biết được,
Đây ta sống một thời,
Những ai biết được vậy,
Bậc trí sống lắng dịu.

Chỉ bậc trí sống mạnh,
Dầu tài sản đoạn tận,
Nếu không được trí tuệ,
Có tiền như không sống."

The last two stanzas (500-501) were spoken by the elder when the king came to him one day and informed him of a disturbing dream he had seen the previous night:

"One hears all with the ear,
One sees all with the eye,
The wise man should not reject
Everything that is seen and heard.

One with eyes should be as if blind,
One with ears as if deaf,
One with wisdom as if mute,
One with strength as if feeble.
Then, when the goal has been attained,
One may lie upon one's death bed."

Hai câu thơ cuối (500-501) được trưởng lão nói khi vua đến gặp ông một ngày nọ và báo cho ông biết về giấc mơ đáng lo ngại của vua vào đêm hôm trước:

"Với tai nghe tất cả,
Với mắt thấy tất cả,
Kẻ trí bỏ tất cả,
Như không thấy, không nghe.

Có mắt, như kẻ mù,
Có tai, như kẻ điếc,
Có trí, như kẻ ngu,
Có sức, như kẻ yếu,
Để việc lành khởi lên,
Nằm như kẻ chết nằm."

HT. Thích Minh Châu dịch (Thag 8.1: vv.494-501).

The commentary explains the purport of the verses thus: A wise person should not reject everything, but should first investigate virtues and faults and then should reject whatever should be rejected and accept whatever is acceptable. Therefore, in regard to what should be rejected, though one possesses vision one should be as if blind, and though able to hear, one should be as if deaf. One who is intelligent, able to speak well, should be as if dumb when tempted to speak what is unfit to be uttered; and one who is strong should be as if feeble in regard to what should not be done.

The last line is ambiguous, in the Pali as well, and is interpreted in two different ways by the commentary: (1) When a task that should be done has arisen, one should investigate it and not neglect it even if one is lying on one's death bed. (2) Or alternatively, if a task that one should not do has arisen, one should prefer to die — to lie down on one's death bed — rather than do it. Neither explanation sounds convincing, and the sense consonant with the spirit of the Theragatha as a whole would seem to be: One should die as one who has attained the goal, i.e., as an arahant.

Phần chú thích giải nghĩa bài thơ như sau: Bậc trí giả không loại bỏ mọi thứ, mà trước hết nên xem xét các đức tính và lỗi lầm và sau đó nên từ chối những gì cần từ chối và chấp nhận những gì có thể chấp nhận. Do đó, liên quan đến những gì nên từ chối, dù ta có thấy nhưng nên giả vờ như bị mù, và dù có thể nghe nhưng nên giả vờ như bị điếc. Người thông minh, có thể nói thông suốt nhưng nên giả vờ như khờ khi bị cám dỗ nói điều không phù hợp để nói ra; và người mạnh khỏe nên làm như yếu đuối đối với điều không nên làm.

Câu cuối thì mơ hồ, trong ngôn từ Pali cũng vậy, và được phần chú thích giải nghĩa theo hai cách: (1) Khi một nhiệm vụ nên được thực hiện và nó khởi sinh, ta nên xem xét nó và không bỏ bê nó ngay cả khi ta đang nằm chờ chết. (2) Hay nói cách khác, nếu một nhiệm vụ mà ta không nên làm mà nó khởi sinh, ta nên chọn cái chết — nằm chờ chết — hơn là thực hiện nó. Cả hai giải thích đều không có vẻ thuyết phục, và ý nghĩa phù hợp với tinh thần của Theragatha nói chung dường như là: Ta nên chết như một người đã đạt được mục tiêu, tức là, như một a-la-hán.

8. The Exegetical Treatises  

Before concluding this survey of the Venerable Maha Kaccana's contribution to the Buddha's Dispensation, we should briefly take note that the Theravada tradition ascribes to him two exegetical treatises — the Petakopadesa and the Nettippakarana — and an influential grammar of the Pali language called the Kaccayana-Vyakarana. The two treatises are not included in the Pali canon (except in Burma, where they were lately incorporated into the Sutta Pitaka), but have exerted a major influence on the evolution of exegetical method.

Bhikkhu Ñanamoli, who translated both treatises into English, holds that the Netti is a later, more refined version of the Petakopadesa.[25] Both deal with essentially the same method of exegesis, which in the Netti is clearer and more concise. The method described there is designed to elicit from the Buddha's discourses the unifying principles that underlie the variegated expressions of the Dhamma. It is founded on the assumption that beneath the many diverse utterances of the Master, adapted according to the temperament and situation of the auditors, there runs a single consistent system, which with the right exegetical techniques can be extracted from the particular statement under investigation and displayed in its unadorned essence. The Netti, as Ven. Ñanamoli has explained, is not itself a commentary but a guide for commentators. It explicates, not so much the teachings themselves (except by way of exemplification), but the tools that are to be used to elicit the structural elements that underlie and shape the expression of the teachings.

8. Qui Ước Chú Giải  

Trước khi kết luận bài khảo sát về sự đóng góp của Tôn giả Maha Kaccana cho Hệ thống Giáo hội của Đức Phật, chúng ta nên lưu ý rằng truyền thống Theravada gán cho ông hai qui ước chú giải — PetakopadesaNettippakarana — và một qui tắc văn phạm có tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ Pali tên là Kaccayana-Vyakarana. Hai qui ước này không nằm trong Tam Tạng Thánh Điễn Pali (ngoại trừ ở Burma, nơi chúng được kết hợp vào Tạng Kinh gần đây), nhưng đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triễn của phương pháp chú giải.

Tỳ khưu Ñanamoli, người đã dịch hai qui ước sang Anh ngữ, cho rằng tác phẩm Netti là một phiên bản mới hơn, tinh vi hơn của Petakopadesa.[25] Cả hai đều đối phó với cùng một phương pháp chú giải nhưng Netti thì rõ ràng và súc tích hơn. Phương pháp đó được thiết kế để rút ra từ các bài giảng của Đức Phật các nguyên tắc đồng nhất làm nền tảng cho những biểu hiện đa dạng của Giáo Pháp. Nó được thành lập dựa trên giả định rằng bên dưới nhiều phát ngôn đa dạng của Tôn Sư, phỏng theo tính khí và trạng huống của thính giả, có một hệ thống nhất quán, với những kỹ thuật chú giải đúng đắn mà có thể được rút ra từ một tuyên bố cụ thể dưới sự nghiên cứu và thể hiện trong bản chất đơn sơ của nó. Tác phẩm Netti, như HT. Ñanamoli giải thích, tự nó không phải là một bình luận mà là một hướng dẫn cho các nhà bình luận. Nó giải thích, không hẳn là những lời giảng dạy (ngoại trừ bằng cách ví dụ), mà là những công cụ được sử dụng để rút ra các thành phần cấu trúc làm nền tảng và khuôn mẫu cho sự diễn tả giáo lý.

The Netti sets up its methodology under two main headings, the phrasing (byanjana) and the meaning (attha). The phrasing is handled by sixteen "modes of conveyance" (hara), techniques of verbal and logical analysis that can be applied to any specified passage in order to extract the principles that lie behind the verbal formulation and logical organization of its content. The meaning is handled by three methods or "guidelines" (naya). These take the meaning to be the aim or goal of the doctrine (attha signifies both "meaning" and "goal"), which is the attainment of Nibbana, and they then disclose how the teaching in question points to the attainment of that goal as its underlying purport. Two additional methods are then proposed for correlating the sutta's terminology with the methods for explicating the meaning.[26] The method is applied by the subcommentaries to the first sutta of each of the four Nikayas in special supplements to the main portion of the subcommentary.[27] A commentary on the Netti, attributed to Acariya Dhammapala, also exists.

The colophons of both exegetical treatises — the Petakopadesa and the Nettippakarana — attribute them to the Buddha's disciple Maha Kaccana. The Netti colophon states further that it was approved by the Blessed One and chanted at the original Buddhist Council. Western scholars have been inclined to dismiss the ascription of authorship to Maha Kaccana as fanciful. Ven. Ñanamoli, however, in the Introduction to his translation of the Nettippakarana, offers an explanation that preserves at least a grain of credibility in the traditional Buddhist view without falling into the opposite extreme of credulity.[28]

Netti thiết lập phương pháp theo hai tiêu đề chính, thuật ngữ (byanjana) và ý nghĩa (attha). Thuật ngữ được vận dụng bởi mười sáu "phương thức chuyển tải" (hara), những kỹ thuật phân tích ngôn từ và lý luận có thể áp dụng cho bất cứ đoạn văn cụ thể nào để rút tỉa các nguyên tắc ẩn sau lời văn và cách sắp xếp lý luận của nội dung của nó. Ý nghĩa được vận dụng bởi ba phương pháp hay "hướng dẫn" (naya). Các phương pháp này lấy ý nghĩa là đối tượng hay mục tiêu của giáo lý (attaha biểu thị cả "ý nghĩa" và "mục tiêu"), đó là sự đạt được Niết bàn, và sau đó chúng tiết lộ làm thế nào mà cái giáo lý đang được thảo luận chỉ ra sự thành tựu mục tiêu đó như là ý nghĩa căn bản của nó. Hai phương pháp bổ xung sau đó được đề nghị để tương quan thuật ngữ của kinh với các phương pháp giải thích ý nghĩa.[26] Phương pháp này được áp dụng bởi phần tiểu chú giải cho bài kinh đầu tiên của mỗi trong bốn bộ Kinh Nikayas trong phần bổ túc đặc biệt cho phần chính của tiểu chú giải.[27] Một bình luận về qui ước Netti, viết bởi Acariya Dhamapala, cũng được đính kèm.

Lời cuối quyển sách của cả hai qui ước chú giải — PetakopadesaNettippakarana — ghi tên tác giả là đệ tử của Đức Phật, Maha Kaccana. Lời cuối của quyển Netti còn ghi thêm rằng nó đã được Đức Thế Tôn phê duyệt và tụng tại Hội nghị Phật giáo đầu tiên. Các học giả Tây phương có khuynh hướng bác bỏ việc gán quyền tác giả cho Maha Kaccana, cho là giả tưởng. Tuy nhiên, HT. Ñanamoli, trong phần giới thiệu bản dịch của ông về qui ước Nettippakarana, đưa ra lời giải thích ít nhất là để bảo tồn phần nào uy tín trong quan điểm Phật giáo truyền thống mà không rơi vào đối cực của sự cả tin.[28]

Ven. Ñanamoli proposes that we distinguish between the authorship of the exegetical method on the one hand, and the authorship of the treatises on the other. He suggests as a hypothesis — possible though neither provable nor refutable — that the Elder Maha Kaccana and his lineage of pupils in Avanti may have formulated a compendious method for interpreting the Buddha's discourses, and that this method — or at least its elements — may have been discussed at the early Councils and transmitted orally in skeletal form. At a later date, the method could have given birth to a treatise, which attempts to coordinate its elements and to illustrate their application to specific texts. This treatise eventually became the Petakopadesa. Some time later, perhaps even centuries later, a more polished and perspicuous version of the same work was made, this being the Nettippakarana. As the original methodology embedded in these treatises was derived from the Venerable Maha Kaccana, or at any rate was believed to have been derived from him, out of reverence for its architect — and also to boost the prestige of the treatises — their compilers ascribed authorship to the elder. G.P. Malalasekera offers a parallel hypothesis to explain the imputed authorship of the Pali grammar, the Kaccayana-Vyakarana, to the Buddha's great disciple.[29]

While such propositions must remain conjectural, as both Ven. Ñanamoli and Malalasekera themselves acknowledge, the type of detailed analysis of textual statements found in the Nettippakarana is consonant with the approach that the historical Maha Kaccana brought to bear on the interpretation of the Buddha's brief utterances. Thus it would seem that even if no direct connection actually exists between the great elder and the ancient Pali treatises ascribed to him, the fact remains that they embody the spirit that he represented. This spirit, so evident in the suttas that record his elucidations of the Buddha Word, couples acuity of insight with terseness of expression, precision of formulation with profundity of meaning. It was on the basis of such skills that the Enlightened One named him the foremost master of doctrinal exposition, and it is this that constitutes his outstanding contribution to the Buddha's Dispensation.

HT. Ñanamoli đề nghị rằng một mặt chúng ta phân biệt quyền tác giả của phương pháp chú giải và mặt khác là quyền tác giả của các qui ước. Ông đề nghị như một giả thuyết — có thể không qua việc chứng minh được cũng như không qua việc bác bỏ được — rằng Trưởng lão Maha Kaccana và các đệ tử truyền thừa của ông ở Avanti có thể đã tạo ra một phương pháp ngắn gọn và rõ ràng cho việc giải nghĩa các bài giảng của Đức Phật, và phương pháp này — hay ít nhất là các thành phần của nó — có thể đã được thảo luận tại các Hội nghị Phật giáo đầu tiên và truyền miệng theo hình thức khái quát. Sau đó, phương pháp này có thể được biến thành qui ước, nhằm mục đích phối hợp các thành phần của nó và minh họa ứng dụng của chúng cho các văn bản cụ thể. Qui ước này cuối cùng trở thành Petakopadesa. Rồi một thời gian sau, có lẽ hàng thế kỷ sau, một phiên bản bóng bẩy và dễ hiểu hơn của cùng một tác phẩm đã được tạo ra, đó là qui ước Nettippakarana. Vì phương pháp ban đầu ẩn chứa trong các qui ước này xuất phát từ Tôn giả Maha Kaccana, hay được cho là xuất phát từ ông, do lòng tôn kính kiến trúc sư của nó — và cũng để nâng cao uy tín của các qui ước — những người biên soạn đã gán quyền tác giả cho trưởng lão. G.P. Malalasekera đưa ra một giả thuyết song song để giải thích quyền tác giả của văn phạm Pali, Kaccayana-Vyakarana, cho vị đại đệ tử của Đức Phật.[29]

Trong khi những đề nghị như vậy vẫn phải là phỏng đoán, như HT. Ñanamoli và Malalasekera đều nhìn nhận, loại phân tích chi tiết về những văn bản tuyên bố được tìm thấy trong Nettippakarana thì phù hợp với phương pháp mà Tôn giả Maha Kaccana đã sử dụng để diễn giải những lời tuyên bố vắn tắt của Đức Phật. Vì vậy, dường như ngay cả khi không có mối liên hệ trực tiếp thật sự hiện hữu giữa vị đại trưởng lão và những qui ước Pali cổ đại được gán cho ông, sự thật vẫn là chúng thể hiện tinh thần mà ông đại diện. Tinh thần này, biểu lộ rõ ràng trong những bài kinh ghi chép sự thuyết minh của ông về Lời Phật Dạy, kết đôi tính nhạy bén của trí tuệ với tính ngắn gọn của sự diễn tả, tính chính xác của sự kiến tạo với tính uyên thâm của ý nghĩa. Chính trên căn bản của những kỹ năng như vậy mà Đấng Giác Ngộ gọi ông là đại sư bậc nhất về diễn giải giáo lý và điều này tạo nên sự đóng góp nổi bật của ông cho Hệ thống Giáo hội của Đức Phật.

Notes  

1.
The Buddha assigns Maha Kaccana to this position at AN 1: Chap. 14, Etadagga Vagga.
2.
The biographical sketch of Maha Kaccana is taken from the commentary to AN 1: Chap.14, Etadagga Vagga; this is partly paralleled by commentary to Thag., Atthakanipata.
3.
Ap. i,4:3.
4.
Ap. i,54:1.
5.
The offering of the golden brick is mentioned in commentary to AN, Etadagga Vagga.
6.
The account here resumes as in commentary to AN.
7.
His parents' names are mentioned at Ap. i,54:1, v.21.

Chú Thích  

1.
Việc Đức Phật bổ nhiệm Maha Kaccana vị trí vào này có ghi trong AN 1: Chương 14, Etadagga Vagga.
2.
Bản phát thảo tiểu sử của Maha Kaccana được lấy từ lời chú giải cho AN 1: Chương 14, Etadagga Vagga; điều này có phần nào giống như lời chú giải cho Thag., Atthakanipata.
3.
Ap. i,4:3.
4.
Ap. i,54:1.
5.
Việc cúng dường những viên gạch vàng được đề cập trong phần chú giải cho AN, Etadagga Vagga.
6.
Câu chuyện này được nhắc lại trong phần chú giải cho AN.
7.
Tên cha mẹ của ông được đề cập tại Ap. i,54:1, v.21.

8.
According to commentary, at the moment the Buddha invited them to join the Order, their hair and beards disappeared and they were spontaneously provided with bowls and robes, created by the Buddha's psychic power.
9.
Vin.i,194-98.The story of Sona is also related at Ud. 5:6, but without the passage on the modification of the monastic rules.
10.
At Vin.ii,299, in describing the preparations for the Second Council, it is said that eighty-eight arahants from Avanti gathered on the Ahoganga mountain slope. They are described as "mostly forest-dwellers, mostly almsmen, mostly rag-robe wearers, mostly wearers of the three robes," and are contrasted with sixty arahant bhikkhus from Pava, all of whom observe these ascetic practices. Though any conclusions drawn from this passage are speculative, these monks may have belonged to the pupillary lineage of Ven. Maha Kaccana, and the reason they were "mostly" observers of the ascetic practices (rather than entirely such) is that he inspired his disciples to undertake such practices by personal example without making them mandatory.
11.
Isidatta is mentioned at SN 41:1, 2. In the first sutta he answers a question on the diversity of elements, a topic that Maha Kaccana also discusses (see below, pp. 29-30); in the second, on speculative views. To escape the fame and admiration which came to him on account of these replies, he disappeared into obscurity.

8.
Theo phần chú giải, khi Đức Phật mời họ gia nhập Tăng đoàn, tóc và râu của họ biến mất và họ tự nhiên được cung cấp bát và áo choàng, tạo ra bởi lực thần thông của Đức Phật.
9.
Vin.i,194-98. Câu chuyện về Sona cũng được nhắc đến trong Ud. 5:6, nhưng không có đoạn nói về sự sửa đổi qui luật tu viện.
10.
Trong At Vin.ii,299, khi mô tả sự chuẩn bị cho Hội nghị Phật giáo thứ nhì, có nói rằng tám mươi tám vị a-la-hán từ Avanti tập họp ở sườn núi Ahoganga. Họ được mô tả "đa phần là lâm tăng, tu hạnh khất thực, mặc y áo củ kỹ, thường chỉ có ba áo cà sa," và trái ngược với sáu mươi vị tỳ khưu a-la-hán đến từ Pavi, tất cả đều tuân thủ lối tu khổ hạnh này. Mặc dù bất cứ kết luận nào rút ra từ đoạn văn đó chỉ là suy đoán, các vị sư này có thể thuộc về dòng đệ tử của Tôn giả Maha Kaccana, và lý do họ "đa phần" tuân thủ những thực hành khổ hạnh (thay vì hoàn toàn như vậy) là vì ông đã khuyến khích các đệ tử của ông thực hiện các hạnh tu như vậy qua gương cá nhân chứ không bắt buộc.
11.
Isidatta được đề cập trong SN 41:1, 2. Trong bài kinh đầu tiên ông trả lời câu hỏi về sự đa dạng của các thành phần, một chủ đề mà Maha Kaccana cũng thảo luận (xem bên dưới, trang 29-30); trong bài thứ nhì, trên quan điểm suy đoán. Để tránh sự nổi tiếng và ngưỡng mộ đối với ông vì những câu trả lời này, ông lặng lẽ biến mất.
12.
Dhp. Comy. (to v.94). See E.W. Burlingame, Buddhist Legends (PTS 1969), 2:202-3.
13.
Dhp. Comy. (to v.43). See Buddhist Legends, 2:23-28.
14.
MN Comy. (to MN 108).
15.
Sammaditthi Sutta (MN 9); see The Discourse on Right View (BPS Wheel No. 377/379). Mahahatthipadopama Sutta (MN 28); see The Greater Discourse on the Elephant's Footprint Simile (BPS Wheel No. 101). For a discussion, see Nyanaponika Thera, The Life of Sariputta (BPS Wheel No. 90/92), pp.40-42.
16.
Atthasalini, 16-17. See Life of Sariputta, pp.49-50.
17.
For a detailed study of the term papañca, see Bhikkhu Ñanananda, Concept and Reality in Early Buddhist Thought (Kandy: BPS, 1971). This book contains an insightful discussion of the Madhupindika Sutta, pp.2-9.

12.
Chú giải Kinh Pháp Cú (cho v.94). Xem E.W. Burlingame, Truyền thuyết Phật giáo (PTS 1969), 2:202-3.
13.
Chú giải Kinh Pháp Cú (cho v.43). Xem Truyền thuyết Phật giáo, 2:23-28.
14.
Chú giải Trung Bộ Kinh (cho MN 108).
15.
Kinh Sammaditthi (MN 9); xem Kinh Chánh Tri Kiến (BPS Wheel No. 377/379). Kinh Mahahatthipadopama (MN 28); xem Đại kinh Dụ dấu chân voi (BPS Wheel No. 101). Để thảo luận, xem Nyanaponika Thera, Cuộc Đời của Sariputta (BPS Wheel No. 90/92), pp.40-42.
16.
Atthasalini, 16-17. Xem Cuộc Đời của Sariputta, pp.49-50.
17.
Để có một nghiên cứu chi tiết về từ ngữ papañca, xem Tỳ khưu Ñanananda, Khái niệm và Thực tế trong Tư tưởng Phật giáo Cổ đại (Kandy: BPS, 1971). Quyển sách này chứa đựng sự thảo luận sâu sắc về Kinh Madhupindika, trang 2-9.
18.
MN contains four suttas dealing with the Bhaddekaratta verses, Nos. 131-134. The title phrase is itself a riddle: Ven. Ñanamoli has rendered it "one fortunate attachment," Ven. Ñanananda as "the ideal lover of solitude." But as the word ratta can be taken to mean "night" as well as "attached," the expression may have meant "a single blessed night," referring to the night when insight issues in the attainment of arahantship."
19.
The four viññanatthiti are mentioned at DN 33 (iii,228). See too SN 22:53, 54.
20.
DN 21/ii,283. See Sakka's Quest (BPS Wheel No. 10). The DN text does not include the words settha devamanussanam, "best of gods and humans," appearing in the SN quotation.
21.
See Visuddhimagga, Chaps. IV and V.

18.
MN có bốn bài kinh liên quan đến những câu thơ Bhaddekaratta, số 131-134. Tựa đề tự nó là một câu đố: HT. Ñanamoli đã dịch là "một gắn bó may mắn," HT. Ñanananda gọi là "người yêu lý tưởng của sự cô độc." Nhưng chữ ratta có thể được hiểu là "đêm" cũng như là "gắn bó," nên cụm từ có thể có nghĩa là "đêm phước lành duy nhất," ám chỉ đêm mà trí tuệ soi sáng trong việc đạt được quả vị a-la-hán."
19.
Bốn trạm của tâm thức (viññanatthiti) được đề cập đến trong DN 33 (iii,228). Xem thêm SN 22:53, 54.
20.
DN 21/ii,283. Xem Câu hỏi của Sakka (BPS Wheel No. 10). Văn bản DN không bao gồm từ ngữ settha devamanussanam, "tốt đẹp nhất trong chư thiên và loài người," xuất hiện trong trích dẫn SN.
21.
Xem Visuddhimagga, chương IV và V.

22.
Sinhala script and PTS eds. read here adi, though the Burmese script ed. reads assada. The latter reading may be the result of the assimilation of an uncommon reading to the standard formula, in which assada appears in the first place.
23.
This translation is based on K.R. Norman's prose translation of Thag., Elders' Verses, I (PTS 1969).
24.
This verse occurs also as Dhp. 6.
25.
Bhikkhu Ñanamoli's translation of the Petakopadesa is published as The Pitaka Disclosure (PTS 1964); of the Nettippakarana, as The Guide (PTS 1962).

22.
Văn bản Sinhala và PTS eds. đọc ở đây là adi, mặc dù văn bản Miến Điện ed. đọc là assada. Cách đọc sau có thể là kết quả của sự đồng hóa của một cách đọc không phổ biến đối với công thức tiêu chuẩn, trong đó assada xuất hiện ở vị trí đầu tiên.
23.
Bản dịch này dựa trên bản dịch văn xuôi của Thag., Trưởng Lão Tăng Kệ, I (PTS 1969).
24.
Câu thơ này cũng có trong Dhp. 6.
25.
Bản dịch của tỳ khưu Bhikkhu Ñanamoli's về Petakopadesa được xuất bản là The Pitaka Disclosure (PTS 1964); của Nettippakarana,The Guide (PTS 1962).

26.
For a discussion of the Netti's methodology, see Ven. Ñanamoli's introduction to The Guide.
27.
For a translation of the Netti analysis of the first sutta of the Digha Nikaya, see Bhikkhu Bodhi, The Discourse on the All-Embracing Net of View: The Brahmajala Sutta and Its Commentaries (Kandy: BPS, 1978), Part 3.
28.
The Guide, pp.xxvi-xxviii.
29.
G.P. Malalasekera, The Pali Literature of Ceylon (1928; reprint Kandy: BPS, 1995), pp.180-82.

26.
Để có thảo luận về phương pháp của qui ước Netti, xem phần giới thiệu của HT. Ñanamoli về The Guide.
27.
Để có bản dịch phân tích Netti về bài kinh đầu tiên của Digha Nikaya, xem Bhikkhu Bodhi, Bài Giảng về Quan điểm Toàn diện: Kinh Brahmajala và các Chú giải (Kandy: BPS, 1978), Phần 3.
28.
The Guide, pp.xxvi-xxviii.
29.
G.P. Malalasekera, Văn học Pali của Ceylon (1928; tái ấn bản Kandy: BPS, 1995), trang 180-82.

©1995 Buddhist Publication Society.
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge and, in the case of reprinting, only in quantities of no more than 50 copies; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. The Wheel Publication No. 405/406 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1995). Transcribed from a file provided by the BPS. Last revised for Access to Insight on 30 November 2013.
How to cite this document (a suggested style): "Maha Kaccana: Master of Doctrinal Exposition", by Bhikkhu Bodhi. Access to Insight (BCBS Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/bodhi/wheel405.html .

©1995 Buddhist Publication Society.
Quý vị có thể làm bản sao, thay đổi hình dạng, in lại, xuất bản lại, và phân phối lại công trình này dưới bất cứ phương tiện nào, với điều kiện: (1) quý vị chỉ làm các bản sao như vậ̣y, v.v., cung cấp miễn phí và, trong trường hợp in lại, chỉ với số lượng không quá 50 bản sao; (2) quý vị chỉ ra rõ ràng là bất kỳ dẫn xuất nào của công trình nghiên cứu này (bao gồm cả bản dịch) có nguồn gốc từ nguồn tài liệu này, và (3) quý vị bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất kỳ bản sao hay các dẫn xuất của công việc này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. The Wheel Publication No. 405/406 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1995). Chép lại từ bản văn cung cấp bởi BPS. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 30 tháng 11 năm 2013.
Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Maha Kaccana: Master of Doctrinal Exposition - Đại Sư về Diễn Giải Giáo Lý", Tỳ khưu Bodhi. Access to Insight (BCBS Edition), ngày 30 tháng 11 năm 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/bodhi/wheel405.html .

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Năm 10-24-2019

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |