Contents

Mục Lục

Preface  

This year a large number of monks and novices came to be ordained and to live together here at Wat Asokaram for the Rains — some of them planning eventually to leave the monkhood, some of them to stay. This being the case, I wrote down a piece explaining and analyzing our duties for their information, so that they would have something of religious value to keep and take with them for the progress of the community of monks and novices in the days to come.

After the piece was written and read aloud to the group, it seemed appropriate for use in the area of administering the Sangha at large, and so it has been printed for free distribution as a gift of Dhamma, in order that Buddhism may prosper and thrive for the well-being of us all.

Phra Suddhidhammaransi Gambhiramedhacariya (Ajaan Lee)
Wat Asokaram
Samut Prakaan
October 6, 1960

Dẫn Nhập  

Năm nay, một số lượng lớn sư và sa di đến thọ giới và sống cùng nhau ở đây tại chùa Wat Asokaram trong mùa An cư Kiết hạ — vài người trong số họ dự định cuối cùng sẽ rời cuộc sống tu sĩ, một số sẽ ở lại. Trong trường hợp này, tôi đã viết ra một đoạn văn giải thích và phân tích nhiệm vụ của chúng ta cho họ biết, để họ sẽ có một cái gì đó có giá trị tôn giáo để lưu giữ và mang theo với họ cho sự tiến triển của cộng đồng sư và sa di trong những ngày sắp tới.

Sau khi đoạn văn được viết và đọc lớn cho cả nhóm nghe, nó có vẻ thích hợp để sử dụng trong lĩnh vực điều hành Tăng Đoàn nói chung, và vì vậy nó được in để phân phát miễn phí như một món quà của Pháp, để Phật Giáo có thể thịnh vượng và phát triển vì hạnh phúc của tất cả chúng ta.

Phra Suddhidhammaransi Gambhiramedhacariya (Ajaan Lee)
Wat Asokaram
Samut Prakaan
Ngày 6 tháng 10, 1960

I would like to explain to the community spending the Rains at Wat Asokaram this year what our duties are, so that our sense of our responsibilities in our practice will be in line with the aims and directives of those who have been placed in charge.

The administration of the Sangha, as set out by the ecclesiastical authorities of Thailand, is divided into four departments:

I. The Department of Internal Governance.
II. The Department of Education.
III. The Department of Building and Development.
IV. The Department of Spreading the Dhamma.

Each of these departments, if its activities were in line with its aims, would cause the religion to prosper. But I have come to see that each of them is so deficient as to be destructive — bringing about, to a great extent, the corruption of monks and novices. This is why I would like to give the monks and novices here some sense of their duties and of the true aims of each of these departments. Otherwise, governance will turn into "covernance" — covering up what we don't want to be seen.

Each of these departments is divided into two sections: the central office and the offices in the out-lying regions. In the central office, the responsibility of the ecclesiastical authorities of both sects, Dhammayutika and Mahanikaya, is to co-operate in firmly carrying out the duties of each department in the area of central administration. As for the out-lying regions, the responsibility of the ecclesiastical authorities on the regional, provincial, district, and township levels, and of the abbots of all temples, is to train the officers of each department in their respective jurisdictions to be firm in carrying out their stated duties. Any individual who proves incompetent in a particular area should not be placed in charge of the corresponding department.

Thus I would now like to explain the duties of each department in a way that will bring about order, in line not only with the laws and regulations of the Sangha, but also with the disciplinary standards (Vinaya) and with rectitude (Dhamma) — because all of these laws and regulations need to be both right and up to standard if they are to lead to the well-being of the religion.

Tôi muốn giải thích cho tăng chúng tham dự mùa An cư Kiết hạ tại chùa Wat Asokaram năm nay nhiệm vụ của chúng ta là gì, để ý thức về trách nhiệm trong việc thực hành của chúng ta cho phù hợp với mục tiêu và chỉ thị của giới chức có thẩm quyền.

Việc quản trị Tăng Đoàn, như được đặt ra bởi hàng giáo phẩm thẩm quyền của Phật giáo Thái Lan, được chia thành bốn bộ:

I. Bộ Nội Vụ
II. Bộ Giáo Dục
III. Bộ Xây Dựng và Phát Triễn
IV. Bộ Truyền Bá Giáo Pháp

Mỗi bộ, nếu hoạt động phù hợp với mục đích của nó, sẽ làm cho tôn giáo phát triễn thịnh vượng. Nhưng tôi đã nhận ra rằng mỗi bộ đều thiếu sót đến mức có thể bị hủy hoại — mang đến sự suy đồi của các sư và sa di ở mức độ lớn. Đây là lý do tại sao tôi muốn cho các sư và sa di ở đây một số ý thức về nhiệm vụ của họ và mục đích thật sự của mỗi bộ này. Nếu không, quản trị sẽ biến thành sự "che đậy" — che đậy những gì chúng ta không muốn bị nhìn thấy.

Mỗi bộ được chia thành hai phần: văn phòng trung ương và văn phòng ở các tỉnh thành. Tại văn phòng trung ương, trách nhiệm của hàng giáo phẩm thẩm quyền của cả hai phái, Dhammayutika và Mahanikaya, là phối hợp trong việc kiên quyết thi hành nhiệm vụ của từng bộ trong khu vực điều hành trung ương. Đối với các tỉnh thành, trách nhiệm của giáo hội ở cấp vùng, tỉnh, quận, và thị trấn, và của sư trụ trì của tất cả các chùa, là đào tạo cán bộ cho từng phân bộ trong phạm vi thẩm quyền của họ trong việc kiên quyết thi hành nhiệm vụ được giao phó. Bất cứ cá nhân nào chứng tỏ không đủ năng lực trong một lĩnh vực cụ thể sẽ không được bố trí phụ trách phân bộ tương ứng.

Vì vậy bây giờ tôi muốn giải thích nhiệm vụ của từng bộ theo cách sẽ mang lại trật tự, không chỉ phù hợp với luật lệ và quy định của Tăng Đoàn, mà còn phù hợp với giới luật tiêu chuẩn (Vinaya) và chính trực (Dhamma) — bởi vì tất cả những giới luật và quy định này cần phải đúng và đạt tiêu chuẩn nếu chúng muốn dẫn đến sự thịnh vượng của tôn giáo.

I. The Department of Internal Governance  

Governance is of three sorts:

A. Governing by regulations of the Sangha.
B. Governing by Vinaya (Discipline).
C. Governing by Dhamma (Rectitude).

A. Governing by regulations of the Sangha  

Governing by regulations of the Sangha is as follows: The ecclesiastical chief of each region has the right, the authority, and the responsibility to administer his jurisdiction in accordance with all of his stipulated duties, including the procedures to be followed in appointing officials on the regional, provincial, district, and township levels; in appointing the abbots of temples, preceptors, and minor officials; and in delegating responsibilities on each level. This being the case, each of these officials should use his powers strictly in accordance with the regulations and guidelines set down by the Sangha authorities. Anyone who sees that he is unqualified in a particular area should not accept appointment in that area. At the same time, those who make the appointments, if they see that a particular individual is unqualified, should not appoint him to a position of responsibility. If he is appointed, it will be damaging to that area and destructive to the religion.

I. Bộ Nội Vụ  

Sự quản trị nội vụ có ba loại:

A. Quản trị bởi quy định của Tăng Đoàn.
B. Quản trị bởi Tạng Luật (Kỷ luật).
C. Quản trị bởi Giáo Pháp (Chính trực).

A. Quản trị bởi quy định của Tăng Đoàn  

Quản trị bởi quy định của Tăng Đoàn là như sau: Người đứng đầu giáo hội của từng vùng có pháp lý, quyền hạn, và trách nhiệm điều hành khu vực thẩm quyền của họ phù hợp với tất cả các nhiệm vụ được giao phó, bao gồm các thủ tục phải tuân theo khi bổ nhiệm tăng chức cấp vùng, tỉnh, quận, và thị trấn; bổ nhiệm sư trụ trì của các chùa, sư hướng dẫn, và tiểu tăng chức; và trong việc phân công trách nhiệm ở mỗi cấp. Trong trường hợp này, mỗi tăng chức nên sử dụng quyền lực của mình một cách chặt chẽ theo đúng quy định và hướng dẫn đặt ra bởi giới chức thẩm quyền của Tăng Đoàn. Bất cứ ai cảm thấy mình không đủ tiêu chuẩn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó thì không nên nhận sự bổ nhiệm trong lĩnh vực đó. Đồng thời, những người bổ nhiệm nếu thấy cá nhân nào đó không đủ tiêu chuẩn, thì không nên bổ nhiệm vào vị trí phụ trách. Nếu ông ấy được bổ nhiệm, nó sẽ gây tổn hại cho khu vực đó và hủy hoại tôn giáo.

B. Governing by Vinaya  

One should explain to those who come under one's authority the various procedures connected with the Vinaya so that they will understand how to follow them.

1. Point out, for example, how an apalokana-kamma is to be performed so as to be in line with the Vinaya. If there are discrepancies from the norm, point them out and correct them.

2. Point out how and in what sort of places a ñatti-kamma is to be performed.

3. Point out what sorts of acts should be performed as ñatti-dutiya-kamma, how they are to be performed, where, when, and with how large a chapter of monks.

4. Point out what sorts of acts should be performed as ñatti-catuttha-kamma, on what sorts of occasions, and with how large a chapter of monks so as to be correct according to procedure.

B. Quản trị bởi Tạng Luật  

Ta nên giải thích cho những người dưới quyền các thủ tục khác nhau liên quan đến Tạng Luật để họ hiểu cách tuân theo.

1. Chỉ ra, ví dụ, apalokana-kamma (tăng sự dành cho các trường hợp triệu hồi, trục xuất, thí pháp, phạt phạm đàn vv.) được thực hiện như thế nào để phù hợp với Tạng Luật. Nếu có sự khác biệt so với tiêu chuẩn, chỉ ra và sửa chữa chúng.

2. Chỉ ra cách thức và vị trí mà ñatti-kamma (tăng sự tuyên cáo một lần) được thực hiện.

3. Chỉ ra loại hành động nào nên được thực hiện như là ñatti-dutiya-kamma (tăng sự tuyên cáo hai lần), được thực hiện như thế nào, ở đâu, khi nào, và với số lượng tăng chúng bao nhiêu.

4. Chỉ ra loại hành động nào nên được thực hiện như là ñatti-catuttha-kamma, (tăng sự tuyên cáo bốn lần), vào dịp nào, và với số lượng tăng chúng như thế nào để đúng với thủ tục.

On the whole, there are still great discrepancies in following these procedures even within the individual sects. When we compare the different sects, the differences are even greater. This being the case, whose responsibility is it to govern the Sangha so that there is uniformity throughout?

To have standards means to weld discipline to justice — or in other words, Dhamma and Vinaya. For example, we should have standards in the way we worship and chant — how the words are to be pronounced according to the Magadha and Sanyoga traditions, and which tradition to use on which occasions. There should be guidelines concerning this that are consistently followed everywhere, and similar guidelines concerning the way we dress and use the necessities of life, so that we will all be orderly and in proper line with one another. Otherwise, there will be discrepancies, high and low. If there is order, however, even the differences of high and low will present an acceptable appearance. Having standards is thus an important part of governance. If the authorities were really sincere about carrying out their duties, instead of simply letting things slide, it would help lead to the growth and prosperity of the religion. On the whole, though, there is a tendency in the area of governance not to look after things and simply to let them be. This has led to factions and splits within the monkhood, each group taking offense at the way other groups behave.

Thus close adherence to the Vinaya and to the standards of order would lead to concord with no need for force or compulsion: concord that would come of its own from the good and noble standards of the religion.

When the lotuses are gathered unbruised,
the water stays clear:
This is where the virtues
of those who can govern appear.

Nói chung, vẫn có sự khác biệt lớn trong việc tuân theo các thủ tục này ngay cả trong các phân bộ riêng rẽ. Khi chúng ta so sánh các phân bộ khác nhau, sự khác biệt thậm chí còn lớn hơn. Trong trường hợp này, đó là trách nhiệm của ai trong việc điều hành Tăng Đoàn để có sự thống nhất xuyên suốt?

Có tiêu chuẩn có nghĩa là hàn gắn kỷ luật với chính trực — nói cách khác, Giáo Pháp và Tạng Luật. Ví dụ, chúng ta nên có tiêu chuẩn trong cách chúng ta thờ phượng và tụng niệm — ngôn từ được phát âm theo truyền thống Magadha và Sanyoga như thế nào, và truyền thống nào được sử dụng vào những dịp nào. Cần có những hướng dẫn liên quan đến vấn đề này được tuân thủ nhất quán ở mọi nơi, và những hướng dẫn tương tự liên quan đến cách chúng ta trang phục và sử dụng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, để tất cả chúng ta sẽ có trật tự và phù hợp với nhau. Nếu không, sẽ có sự khác biệt, cao và thấp. Tuy nhiên, nếu có trật tự, ngay cả sự khác biệt cao thấp sẽ thể hiện một hình thức có thể chấp nhận được. Do đó, có tiêu chuẩn là một phần quan trọng của sự quản trị. Nếu giới chức thẩm quyền thật sự chân thành về việc thi hành nhiệm vụ của họ, thay vì chỉ để mọi thứ trôi qua, thì điều đó sẽ giúp dẫn đến sự phát triễn và thịnh vượng của tôn giáo. Tuy nhiên, nói chung, có khuynh hướng trong lĩnh vực quản trị là không quan tâm đến mọi thứ và chỉ đơn giản để chúng như vậy. Điều này dẫn đến nạn bè phái và chia rẽ trong giới tu sĩ, mỗi nhóm công kích cách các nhóm khác hành xử.

Do đó sự tuân thủ chặt chẽ Tạng Luật và các tiêu chuẩn của trật tự sẽ dẫn đến sự hòa hợp mà không cần đến vũ lực hay ép buộc: hòa hợp tự nó sẽ xuất phát từ những tiêu chuẩn tốt đẹp và cao quý của tôn giáo.

Khi những hoa sen được gom lại nguyên vẹn,
nước vẫn trong:
Đây là nơi đức hạnh
của những ai có thể quản trị xuất hiện.

Every official — and every monk and novice as well — should be strict in keeping his personal conduct within the bounds of the Vinaya, so as not to abolish any of the training rules by means of his behavior. In other words, whatever has been set down by the Buddha should not be abolished through not observing it; and at the same time, whatever was not set down by the Buddha should not be established as a new observance through the example of one's behavior.

There are many kinds of standards and procedures related to the Vinaya that must be studied, practiced and observed. Taken together, they are called vinaya-kamma. Some vinaya-kamma are our own personal responsibility in training ourselves. For example —

1. Kaya-kamma: Act only in ways that are correct in light of the Vinaya and that are called "karaniya-kicca," things to be done (such as observing the precepts of the Patimokkha). Whatever goes against the Buddha's ordinances should be renounced. Such things are termed "akaraniya-kicca," things not to be done.

2. Vaci-kamma: Any words whose purpose would be incorrect in light of the Vinaya should not be spoken in any circumstances. Speak only those words that would be classed as Right Speech.

3. Mano-kamma: We are bound to have thoughts that tend toward the accumulation of defilement and lead to transgressions of the training rules, such as abhijjha: greed focused on the four necessities of life (food, clothing, shelter, and medicine); byapada: ill will and malevolence; miccha-ditthi: wrong views that would draw the mind into ways running counter to the standards of the Vinaya.

If we don't correct such mental states, we are bound to break the training rules. For this reason, we should establish ourselves in all four of the Principles of Purity (parisuddhisila)

a. Patimokkha-sanvara-sila: Restraining our thoughts, words, and deeds so as to show respect for all of the major and minor rules of the basic monastic code.

b. Indriya-sanvara-sila: Keeping watch over our senses of sight, hearing, smell, taste, feeling, and ideation, so as to keep them quiet and restrained, and to do away with any defilements pertaining to the training rules.

c. Ajiva-parisuddhi-sila: Maintaining our livelihood in an honest and above-board manner, not asking for anything, by word or deed, in circumstances ruled out by the Vinaya; training ourselves to have few wants; keeping our conduct in line with the standards of the Vinaya; searching for the necessities of life with the proper attitude in each stage of the search —

(1) Pubba-cetana: When the thought first occurs to the mind, keep it in line so as not to deviate from the Vinaya.

(2) Muñcaya-cetana: When going through the actions of searching, maintain purity in thought and deed.

(3) Aparapara-cetana: Once the desired item has been obtained, use it in line with the regulations laid down in the Vinaya. This is called —

d. Paccavekkhana-sila: Reflecting carefully before using things. The act of reflection gives results on many levels:

— We should first reflect on our thoughts, words, and deeds while using the item to see if they are in line with the Vinaya.

— Then we should reflect further on the fact that all things are made up of impersonal elements or properties, foul and repugnant; that they are inconstant, stressful and not-self — not beings, not individuals, not "my self" or anyone else's.

Mọi viên chức — và mọi sư và sa di cũng vậy — nên nghiêm chỉnh giữ hạnh kiểm cá nhân của mình trong giới hạn của Tạng Luật, để không vi phạm bất cứ quy tắc huấn luyện nào bằng hành vi của họ. Nói cách khác, bất cứ điều gì đặt ra bởi Đức Phật thì không nên bị hủy bỏ qua việc không tuân thủ nó; và đồng thời, bất cứ điều gì không đặt ra bởi Đức Phật thì không nên được thiết lập như một sự tuân thủ mới qua gương hành vi của một người.

Có nhiều loại tiêu chuẩn và thủ tục liên quan đến Tạng Luật cần phải nghiên cứu, thực hành và tuân thủ. Tóm lại, chúng được gọi là vinaya-kamma. Một số vinaya-kamma là trách nhiệm cá nhân của chúng ta trong việc huấn luyện bản thân. Ví dụ —

1. Kaya-kamma: Chỉ hành động theo những cách đúng theo Tạng Luật và đó gọi là "karaniya-kicca," những điều cần làm (chẳng hạn như tuân thủ những giới luật của Patimokkha). Bất cứ điều gì đi ngược lại sắc lệnh của Đức Phật nên từ bỏ. Những điều như vậy được gọi là "akaraniya-kicca," những điều không nên làm.

2. Vaci-kamma: Bất cứ từ ngữ nào mà mục đích không đúng theo Tạng Luật không nên nói trong bất cứ trường hợp nào. Chỉ nói những từ được phân loại là Chánh Ngữ.

3. Mano-kamma: Chúng ta hay có những suy nghĩ có khuynh hướng tích lũy phiền não ô trược và dẫn đến vi phạm các quy tắc huấn luyện, chẳng hạn như abhijjha: ham tập trung vào bốn nhu yếu phẩm của cuộc sống (thức ăn, y phục, chỗ ở, và thuốc men); byapada: ý muốn xấu và ác tâm; miccha-ditthi: quan điểm sai lầm khiến tâm đi ngược lại tiêu chuẩn của Tạng Luật.

Nếu chúng ta không sửa chữa những trạng thái tinh thần như vậy, chúng ta tất sẽ phá vỡ các quy tắc huấn luyện. Vì lý do này, chúng ta nên thiết lập bản thân trong cả bốn Nguyên tắc Thanh tịnh (parisuddhisila)

a. Patimokkha-sanvara-sila: Kiềm chế suy nghĩ, lời nói, và việc làm của chúng ta để thể hiện sự tôn trọng tất cả các quy luật chính và phụ của luật lệ căn bản của tu viện.

b. Indriya-sanvara-sila: Theo dõi các giác quan của chúng ta về thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, và thức giác, để giữ cho chúng yên lặng và kiềm chế, và loại bỏ mọi phiền não ô trược liên quan đến các quy tắc huấn luyện.

c. Ajiva-parisuddhi-sila: Duy trì sinh kế của chúng ta một cách chân thật và chính trực, không đòi hỏi bất cứ điều gì, bằng lời nói hay việc làm, trong những trường hợp bị loại trừ bởi Tạng Luật; rèn luyện bản thân để có ít mong muốn; giữ hành xử của chúng ta phù hợp với các tiêu chuẩn của Tạng Luật; tìm kiếm các nhu yếu phẩm của cuộc sống với thái độ đúng đắn trong từng giai đoạn của sự mưu sinh —

(1) Pubba-cetana: Khi suy nghĩ mới xuất hiện trong tâm, giữ nó trong tầm kiểm soát để không đi chệch khỏi Tạng Luật.

(2) Muñcaya-cetana: Khi trải qua các hành động của sự tìm kiếm, duy trì sự thanh tịnh trong suy nghĩ và hành động.

(3) Aparapara-cetana: Khi đã có được vật phẩm mong muốn, sử dụng nó phù hợp với các quy định được nêu trong Tạng Luật. Đây gọi là —

d. Paccavekkhana-sila: Quán chiếu cẩn thận trước khi sử dụng vật phẩm. Hành động quán chiếu mang lại kết quả ở nhiều cấp độ:

— Đầu tiên chúng ta nên quán chiếu về những suy nghĩ, lời nói và việc làm của mình trong khi sử dụng vật phẩm để xem chúng có phù hợp với Tạng Luật không.

— Sau đó chúng ta nên quán chiếu thêm về thực tế là mọi thứ được tạo thành từ các yếu tố hay đặc tính phi nhân cách, hôi thối và ghê tởm; chúng vô thường, căng thẳng và vô ngã — không phải chúng sinh, không phải người ta, không phải "bản ngã của tôi" hay của ai khác.

suñño sabbo:
All things are empty, with no one in charge.

When we consider things correctly in accordance with the standards of the Vinaya, we are genuinely exercising good internal governance over ourselves. The ultimate standards for judging clearly whether or not we are governing ourselves well are as follows:

(1) Whatever maxim or rule leads one to behave with a mind tinged by sensual desire is neither Dhamma nor Vinaya.

(2) Whatever behavior aims at the creation of suffering for oneself or for others is neither Dhamma nor Vinaya.

(3) Whatever behavior leads to the accumulation of defilement is neither Dhamma nor Vinaya.

(4) Whatever behavior aims at status and prestige is neither Dhamma nor Vinaya.

(5) Whatever behavior leads away from having few wants is neither Dhamma nor Vinaya.

(6) Whatever behavior aims at entanglement with others is neither Dhamma nor Vinaya.

(7) Whatever behavior leads to laziness and carelessness is neither Dhamma nor Vinaya.

(8) Whatever behavior makes one a burden to others is neither Dhamma nor Vinaya.

To be able to conduct yourself in this manner means that you are able to govern yourself. And when a person can govern himself, he develops authority from within, through the disciplinary standards, enabling him to govern others well.

This is what is meant by "governing by Vinaya."

suñño sabbo:
Mọi thứ đều trống rỗng, không có ai phụ trách.

Khi chúng ta xem xét mọi thứ đúng với tiêu chuẩn của Tạng Luật, chúng ta thật sự thực hiện việc quản trị tốt chính mình. Các tiêu chuẩn căn bản để đánh giá rõ ràng liệu chúng ta có quản trị tốt bản thân như dưới đây hay không:

(1) Bất cứ phương châm hay quy tắc nào khiến người ta hành xử với cái tâm nhuốm màu dục vọng thì không phải là Dhamma hay Vinaya.

(2) Bất cứ hành vi nào nhằm mục đích tạo đau khổ cho bản thân hay cho người khác thì không phải là Dhamma hay Vinaya.

(3) Bất cứ hành vi nào dẫn đến sự tích lũy phiền não ô trược thì không phải là Dhamma hay Vinaya.

(4) Bất cứ hành vi nào nhắm vào địa vị và uy tín thì không phải là Dhamma hay Vinaya.

(5) Bất cứ hành vi nào xa rời tính tri túc thì không phải là Dhamma hay Vinaya.

(6) Bất cứ hành vi nào nhằm mục đích liên hệ với người khác thì không phải là Dhamma hay Vinaya.

(7) Bất cứ hành vi nào dẫn đến lười biếng và bất cẩn thì không phải là Dhamma hay Vinaya.

(8) Bất cứ hành vi nào khiến một người trở thành gánh nặng cho người khác thì không phải là Dhamma hay Vinaya.

Để có thể hành xử theo cách này có nghĩa là bạn có thể quản trị bản thân. Và khi một người có thể quản trị bản thân, họ phát triễn quyền lực từ bên trong, qua các kỷ luật tiêu chuẩn, cho phép họ quản trị người khác tốt.

Đây là ý nghĩa của việc "quản trị bởi Tạng Luật."

C. Governing by Dhamma  

This means to govern with one's own inner quality as a person, i.e., having rectitude constantly in the heart; keeping the mind firmly established in Right View by fostering discernment through the practice of meditation; developing Right Concentration so as to wipe out the fetters of sexual lust — which include, for example, sensual desire (Kama-chanda), a willingness to give in to sensual moods, which tends toward mental pain and stress. When a person's mind falls under the power of such fetters, it means that there is no quality to him. For the mind to lack quality means that it has fallen in with the mental Hindrances (Nivarana):

1. Kama-chanda (sensual desire) or sexual lust: indulging in sensual moods, taking pleasure in sensual desires that arise within and lead one to take pleasure in sensual objects — a sign that the heart isn't centered in the proper way. This then leads to patigha: The mind is "struck," sometimes to its satisfaction, sometimes not, which is the basis for:

2. Byapada: ill will and malevolence.

3. Thina-middha: discouragement, apathy, laziness; not making the effort to center the mind in the factors of jhana; not developing a theme of meditation in the mind. The mind thus surrenders to lethargy and discouragement, abandoning its duties and responsibilities. This makes it restless and a prey to distraction, unable to put a halt to its train of thought. This is called —

4. Uddhacca-kukkucca. When this is the case, then no matter how much Dhamma one may study, the heart is still dark and blinded. Whatever one knows or sees is unclear. One's conduct is lax and lacking, unable to progress to anything of higher value. For the heart to be caught on a snag like this is termed —

5. Vicikiccha: doubt, uncertainty, indecision, an inability to go forward or turn back. When this is the case, the mind is classed as having no quality. In other words, it lacks the concentration that will give rise to discernment and the skill of release.

C. Quản trị bởi Giáo Pháp  

Điều này có nghĩa là quản trị với phẩm chất nội tâm của một người, tức là, luôn có thái độ chính trực trong tim, giữ tâm thiết lập vững chắc trong Chánh Kiến bằng cách nuôi dưỡng trí tuệ qua sự thực hành thiền định; phát triễn Chánh Định để quét sạch những xiềng xích của sắc dục — bao gồm, chẳng hạn như ham muốn nhục dục (Kama-chanda), sẳn sàng nhượng bộ những tâm trạng gợi cảm, có xu hướng gây ra đau đớn và căng thẳng về tinh thần. Khi tâm của một người rơi vào sức mạnh của những xiềng xích như vậy, có nghĩa là người đó không có phẩm chất. Tâm không có phẩm chất có nghĩa là nó rơi vào những Chướng ngại tinh thần (Nivarana):

1. Kama-chanda (ham muốn nhục dục) hay sắc dục: ngụp lặn trong những tâm trạng gợi cảm, ưa thích những ham muốn nhục dục nảy sinh bên trong và dẫn người ta đến ưa thích những đối tượng gợi cảm — dấu hiệu cho thấy trái tim không tập trung đúng cách. Điều này dẫn đến patigha: Tâm bị "đánh động," đôi khi khiến nó mãn nguyện, đôi khi không, là cơ sở cho:

2. Byapada: ý muốn xấu và ác tâm.

3. Thina-middha: chán nản, thờ ơ, lười biếng; không nỗ lực tập trung tâm vào những yếu tố của thiền jhana; không phát triễn chủ đề thiền định trong tâm. Vì vậy tâm buông xuôi và chán nản, từ bỏ nhiệm vụ và trách nhiệm của nó. Điều này khiến nó bồn chồn và trở thành con mồi cho sự mất tập trung, không thể chấm dứt dòng tư tưởng của nó. Đây gọi là —

4. Uddhacca-kukkucca. Trong trường hợp này, cho dù người ta có thể nghiên cứu Giáo Pháp đến đâu, trái tim vẫn tăm tối và mù quáng. Bất cứ điều gì người ta biết hay thấy đều không rõ ràng. Hành xử của họ không nghiêm túc và thiếu sót, không thể tiến tới bất cứ điều gì có giá trị cao hơn. Trái tim bị mắc kẹt như vậy thì gọi là —

5. Vicikiccha: nghi ngờ, không chắc chắn, do dự, không có khả năng tiến lên hay quay lại. Trong trường hợp này, tâm được xếp vào loại không có phẩm chất. Nói cách khác, nó thiếu sự tập trung vốn sẽ phát sinh trí tuệ và kỹ năng giải thoát.

Those, however, who can escape from the Hindrances and center the mind into jhana or concentration will give rise to discernment: the power to keep their defilements within the bounds of rectitude and to unbind their goodness so that it can govern others effortlessly, achieving their own well-being and that of others through the power of their governance. They will awaken from the mundane world, and the supreme good — Dhamma — will appear within them. This is what it means for the heart to have quality.

Most of us, by and large, have no constant quality in our hearts. Instead, we go looking for quality in things outside and so can never succeed or find security. When this is the case, we're unfit to govern ourselves — and if we're unfit to govern ourselves, then to govern others for the sake of their betterment will be extremely difficult.

This concludes our discussion of the Department of Internal Governance and the duties of those who accept responsibility in this area.

This is all there is to the Department of Internal Governance. Whoever has responsibilities in this area must constantly bear his duties in mind if he is to contribute to the true prosperity of the religion. Otherwise, the establishment of this department will be empty and in vain, yielding no full-fledged benefits.

The point to remember is that the governance of the Sangha in Thailand is of three sorts:

A. Governance by regulation and law — the legislative act setting up the constitution of the Sangha; the Sangha directives and by-laws.
B. Governance by Vinaya.
C. Governance by Dhamma.

This is all it comes down to. If we were to discuss this point in detail, there would be much more to say.

Now, however, we will go on to discuss Part II.

Tuy nhiên, những ai có thể thoát khỏi Chướng ngại và tập trung tâm vào thiền jhana hay định sẽ phát sinh trí tuệ: năng lực để giữ phiền não ô trược trong giới hạn của chính trực và tháo gỡ tánh thiện của họ để nó có thể quản trị người khác dễ dàng, đạt được hạnh phúc của chính họ và của người khác qua năng lực quản trị của họ. Họ sẽ thức tỉnh khỏi trần thế, và tánh thiện tối thượng — Dhamma — sẽ xuất hiện bên trong họ. Đây là ý nghĩa của trái tim có phẩm chất.

Hầu hết chúng ta, nói chung, không có phẩm chất cố định trong trái tim. Thay vào đó, chúng ta đi tìm phẩm chất trong những thứ bên ngoài và vì vậy không thể nào thành công hay tìm thấy sự an toàn. Trong trường hợp này, chúng ta không đủ năng lực quản trị bản thân — và nếu chúng ta không đủ năng lực quản trị bản thân, thì việc quản trị người khác vì lợi ích của họ sẽ vô cùng khó khăn.

Phần này kết thúc sự thảo luận của chúng ta về Bộ Nội Vụ và nhiệm vụ của những người nhận trách nhiệm trong lĩnh vực này.

Đây là tất cả điều cần nói về Bộ Nội Vụ. Bất cứ ai có trách nhiệm trong lĩnh vực này phải thường xuyên ghi nhớ nhiệm vụ của mình nếu họ muốn đóng góp cho sự thịnh vượng thật sự của tôn giáo. Nếu không, việc thành lập bộ này sẽ trống rỗng và vô ích, không mang lại lợi ích hoàn toàn.

Điểm cần nhớ là sự quản trị của Tăng Đoàn ở Thái Lan gồm ba loại:

A. Quản trị bởi quy định và luật pháp — hành động lập pháp củng cố hiến pháp của Tăng Đoàn; các chỉ thị và điều luật của Tăng Đoàn.
B. Quản trị bởi Tạng Luật.
C. Quản trị bởi Giáo Pháp.

Đây là khía cạnh căn bản nhất của nó. Nếu chúng ta thảo luận điểm này vào chi tiết, sẽ có nhiều điều để nói.

Tuy nhiên, bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận Phần II.

II. The Department of Education  

Education in Buddhism — of the kind that gives knowledge conducive to the prosperity of the religion — is of three sorts, as follows:

A. Sutamaya-pañña: Discernment acquired through study 

People who are learned (bahusuta) — who have studied and memorized a great deal — fall into two groups. The first group contains those who have studied in line with the curriculum of the Department, i.e., the official textbooks known as "Nak Dhamma" (literally, Dhamma expert) levels 1, 2, and 3; or the Pali courses, levels 3-9. Whether or not one passes the examinations is not important. What is important is the knowledge gained. This sort of education gives rise to one level of understanding, termed sutamaya-pañña — discernment acquired through study.

The second group contains those who study on their own — listening to sermons, reading textbooks, studying the Vinaya, Suttas, and Abhidhamma; discussing questions with one another (dhamma-sakaccha), which can lead to understanding on a higher level, so that one may apply one's knowledge to training oneself.

Both groups are classed as being on the elementary level of education in the study of Buddhism.

The study of memorized doctrine (pariyatti dhamma) is of three sorts —

1. Studying like a snake (alagaddupama-pariyatti): This refers to a person who has studied and is thoroughly knowledgeable, but who makes himself poisonous to others. The deadly venom of a monk is sensual defilement, which includes raga — infatuation and delight in sensual objects; dosa — irritation, displeasure, a strong mental poison that darkens the heart, annihilating whatever merit is there, destroying its own goodness. When this happens, the really deadly poisons appear: kodha — anger; and moha — delusion, confusion about one's own good and evil, seeing right as wrong and wrong as right, being unreasonable and misguided in one's views. All of this is classed as delusion, a poison buried deep in the heart.

Thus to gain an education without then conducting oneself in line with the Dhamma can be called studying like a snake. Such a person makes himself into a cobra's head, spreading his venom into anyone who comes near. To consort with such a person is to consort with a fool and can poison the mind, drawing it into evil and unskillful ways, such as searching for well-being with reference only to this lifetime, without looking for what is more worthwhile — one's well-being in future lifetimes — or for what is most worthwhile: the liberation of nibbana.

2. Studying for the sake of emancipation (nissaranattha-pariyatti): When we have studied the Dhamma and Vinaya and learned what is good and evil, right and wrong, skillful and unskillful, we shouldn't do whatever we see as wrong or harmful to ourselves and others. Instead, we should develop whatever is gracious and good, benefiting ourselves and others in any of the following three ways: Having learned the factors that promote well-being in the present life, we should give rise to them for ourselves and others. Having learned what is necessary to bring about our well-being in future lifetimes — going to a good bourn or the heavenly realms in the next life — we should conduct ourselves accordingly. As for the ultimate well-being — nibbana — when we have learned what sort of person it will appear in and how to behave so as to be worthy of it, we should then foster the qualities within ourselves necessary to bring it about.

The qualities leading to these sorts of benefits are four —

a. Chanda: a willingness and readiness to abandon all unskillful mental qualities. Whether or not we can actually abandon them in line with our intentions, we should always show a willingness to abandon them, to follow the practice and to develop our strength of character step by step. This is chanda, a factor that lures and propels us into making future progress.

b. Viriya: persistence in making the effort to relinquish the evil within ourselves; an unwillingness to lie wallowing in our evils; persistence in fostering virtue within ourselves, in maintaining and developing the virtues we already have, and in using them for the well-being of others. This is termed viriyiddhipada — persistence as a factor leading to success.

c. Citta: Whatever task we undertake, we should be fully intent on it and not shirk our duties. We should try to develop our virtuous actions so that they reach the goal, the supreme well-being to which we all aspire. Whatever happiness is appropriate to us in this life, we should bring it about through our own intentness of purpose. Whatever happiness should arise in future lifetimes, we should set our hearts on striving to cultivate it. As for the happiness unrelated to worldly baits (niramisa-sukha), we should focus our whole attention on correctly developing the path to reach it. We will then be able to attain our goal without a doubt.

d. Vimansa: circumspection. The discernment gained from our studies should be put into practice in line with the factors of the Noble Path. Before doing anything in thought, word, or deed, we should first run things through carefully in the mind, from beginning to end, and only then go ahead and act. We should give rise to the mental virtue termed Right Concentration. Concentration gives rise to discernment, and when the discernment of liberating insight arises within us it leads to the happiness that lies beyond the world. To be circumspect and thoroughly aware that whatever will not be beneficial to ourselves or others should not be done, and that whatever will lead to our own well-being and that of others — in this life, in the next, or in the ultimate sense — should be fostered within ourselves through our own circumspection and discernment: This is vimansiddhipada — circumspection as a factor leading to success.

When we do this, we will reap two sorts of results: iddhiriddhi — the power that arises from being established in these four qualities; and puññariddhi — the influence that arises from our own inner virtue. Iddhiriddhi is authority, puññariddhi is kindness. To have these two qualities is to be a person with two eyes, two ears, two nostrils, two arms, two legs — "puriso," a complete human being, who can help others become complete in their hearts as well.

This is what it means to be a person who studies for the sake of emancipation.

3. Studying to be a treasurer (Bhandagarika-pariyatti): This refers to the education of a person who has already finished the training — i.e., an arahant, one who has gained release from all defilements. Why does such a person have to study? For the sake of the work of the religion, so as to be of assistance in helping Buddhism to prosper. When was it ever the case that a person had to be thoroughly acquainted with all aspects of formulated Dhamma and customs before doing away with defilement? Some people are born in lower-class families, others in upper-class families. Some have a great deal of social sophistication, others don't. Still they are able to free their minds from defilement by means of the practice, for in practice it isn't necessary to know a great deal of formulated Dhamma. Even a person who knows only a fair amount can still put an end to defilement. So when such a person sees that he can be of help to others, he must educate himself. His study is for the sake of gaining a sense of the differences in societies, in communities, and in types of individuals; to gain a sense of time and place; to know the varieties of beliefs and customs that people adhere to. When he becomes thoroughly and properly acquainted with all customs and conventions, he can then deal effectively with other people for their benefit. This is why he must study and take an interest in such things. Education of this sort is thus called studying to be a treasurer, and is an aspect of the Department of Education.

These, then, are the three forms of studying memorized Dhamma.

II. Bộ Giáo Dục  

Giáo dục trong Phật giáo — thuộc loại cung cấp kiến thức có lợi cho sự thịnh vượng của tôn giáo — có ba loại như sau:

A. Sutamaya-pañña: Trí tuệ có được qua nghiên cứu 

Người có học (bahusuta - học giả) — những ai đã nghiên cứu và ghi nhớ rất nhiều — được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người học theo chương trình giảng dạy của Bộ, tức là, các sách giáo khoa chính thức được gọi là "Nak Dhamma" (nghĩa đen, chuyên gia về Giáo Pháp) cấp 1, 2, và 3; hay là các môn học Pali, cấp 3-9. Người ta có vượt qua kỳ thi hay không thì không quan trọng. Điều quan trọng là kiến thức thu được. Loại giáo dục này làm phát sinh một trình độ hiểu biết, gọi là sutamaya-pañña — trí tuệ có được qua nghiên cứu.

Nhóm thứ hai gồm những người tự học — nghe thuyết pháp, đọc sách giáo khoa, nghiên cứu tạng Luật, tạng Kinh, và tạng Vi Diệu Pháp; cùng nhau thảo luận những câu hỏi (dhamma-sakaccha), có thể dẫn đến sự hiểu biết ở trình độ cao hơn, để người ta có thể áp dụng kiến thức của mình vào việc rèn luyện bản thân.

Cả hai nhóm đều được xếp vào trình độ học vấn sơ cấp trong sự nghiên cứu Phật giáo.

Việc nghiên cứu kinh điển (pariyatti dhamma - Pháp học) có ba loại —

1. Học như con rắn (alagaddhupama-pariyatti): Điều này đề cập đến người có học và hiểu biết tường tận, nhưng lại gây độc cho người khác. Nọc độc chết người của một nhà sư là nhiễm ô nhục dục, bao gồm raga — mê đắm và thích thú các đối tượng nhục dục; dosa — bực tức, không hài lòng, một chất độc tinh thần rất mạnh làm đen tối trái tim, hủy diệt bất cứ công đức nào ở đó, phá hoại tánh thiện của nó. Khi điều này xảy ra, những chất độc chết người thật sự xuất hiện: kodha — sân hận; và moha — si mê, lầm lẫn về tánh thiện và ác của chính mình, nhìn thấy đúng là sai và sai là đúng, không hợp lý và sai lầm trong quan điểm của mình. Tất cả điều này được xếp loại là si mê, một chất độc chôn sâu trong tim.

Vì thế, đạt được sự giáo dục mà không tự hành xử phù hợp với Pháp có thể được gọi là học như con rắn. Một người như vậy tự biến mình thành đầu rắn hổ mang, truyền nọc độc vào bất cứ ai đến gần. Kết giao với một người như vậy là kết giao với kẻ ngu và có thể đầu độc tâm trí, kéo nó vào những cách xấu xa và thô thiển, chẳng hạn như chỉ mưu cầu hạnh phúc cho kiếp sống này, mà không mưu cầu những gì đáng giá hơn — hạnh phúc trong những kiếp tương lai — hay cho điều xứng đáng nhất: sự giải thoát của niết bàn.

2. Học vì mục đích giải thoát (nissaranattha-pariyatti): Khi chúng ta nghiên cứu Pháp và tạng Luật và biết được điều gì là thiện và ác, đúng và sai, tinh xảo và thô thiển, chúng ta không nên làm bất cứ điều gì chúng ta thấy là sai hay có hại cho bản thân và cho người khác. Thay vào đó, chúng ta nên phát triễn bất cứ điều gì tử tế và tốt đẹp, có lợi cho bản thân và người khác theo một trong ba cách sau: Học được những yếu tố thúc đẩy hạnh phúc trong kiếp hiện tại, chúng ta nên phát triễn chúng cho bản thân và người khác. Học được những gì cần thiết để mang lại hạnh phúc cho chúng ta trong những kiếp tương lai — đi đến cảnh giới tốt hay thiên giới trong kiếp kế tiếp — chúng ta nên tự hành xử cho phù hợp. Đối với hạnh phúc tối thượng — niết bàn — khi chúng ta biết được nó sẽ xuất hiện trong loại người nào và cách hành xử sao cho xứng đáng với nó, chúng ta nên nuôi dưỡng những phẩm chất bên trong bản thân cần thiết để phát triễn nó.

Có bốn phẩm chất dẫn đến những loại lợi ích này —

a. Chanda: nhiệt tâm và sẵn sàng từ bỏ tất cả những phẩm chất tinh thần thô thiển. Cho dù chúng ta có thể thật sự từ bỏ chúng theo ý mình hay không, chúng ta nên luôn luôn thể hiện nhiệt tâm từ bỏ chúng, tuân theo sự thực hành và phát triễn sức mạnh tự giác của bản thân từng bước một. Đây gọi là chanda, yếu tố thu hút và thúc đẩy chúng ta đạt được tiến bộ trong tương lai.

b. Viriya: kiên trì trong việc nỗ lực từ bỏ cái xấu bên trong chúng ta; không muốn đắm mình trong các tệ nạn của chúng ta; kiên trì trong việc nuôi dưỡng đức hạnh bên trong chúng ta, trong việc duy trì và phát triễn những đức hạnh đã có, và trong việc sử dụng chúng cho hạnh phúc của người khác. Đây gọi là viriyiddhipada — kiên trì là yếu tố dẫn đến thành công.

c. Citta: Bất cứ nhiệm vụ nào chúng ta đảm nhận, chúng ta nên hoàn toàn quyết tâm và không trốn tránh nhiệm vụ của mình. Chúng ta nên cố gắng phát triễn những hành động đạo đức của mình để chúng đạt được mục tiêu, hạnh phúc tối thượng mà chúng ta đều mong muốn. Bất cứ hạnh phúc nào thích hợp cho chúng ta trong kiếp sống này, chúng ta nên mang nó đến qua mục đích sống của bản thân. Bất cứ hạnh phúc nào sẽ phát sinh trong kiếp sống tương lai, chúng ta nên đặt lòng mình vào sự phấn đấu để nuôi dưỡng nó. Đối với hạnh phúc không liên quan đến mồi nhử thế gian (niramisa-sukkha), chúng ta nên tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào việc phát triễn con đường đúng để đạt được nó. Rồi chúng ta sẽ có thể đạt được mục tiêu của mình mà không nghi ngờ gì nữa.

d. Vimansa: thận trọng. Trí tuệ có được từ sự học của chúng ta nên được mang vào thực hành phù hợp với các yếu tố của Đạo Cao thượng. Trước khi làm điều gì trong suy nghĩ, lời nói, hay hành động, trước tiên chúng ta nên xem xét mọi thứ một cách thận trọng trong tâm, từ đầu đến cuối, và chỉ đến lúc đó mới tiếp tục và hành động. Chúng ta nên làm phát sinh đức hạnh tinh thần gọi là Chánh Định. Định làm phát sinh tuệ, và khi tuệ giác giải thoát phát sinh bên trong chúng ta, nó dẫn đến hạnh phúc nằm bên ngoài thế gian. Thận trọng và nhận thức thấu đáo rằng bất cứ điều gì sẽ không mang lại lợi ích cho chúng ta hay người khác thì không nên làm, và bất cứ điều gì sẽ dẫn đến hạnh phúc cho chúng ta hay người khác — trong kiếp này, kiếp tới, hay theo nghĩa tối thượng — thì nên nuôi dưỡng trong bản thân qua sự thận trọng và trí tuệ của chính chúng ta: Đây là vimansiddhipada — thận trọng là yếu tố dẫn đến thành công.

Khi chúng ta làm điều này, chúng ta sẽ gặt hái hai loại kết quả: iddhiriddhi — năng lực phát sinh từ sự củng cố bốn phẩm chất này; và puññariddhi — ảnh hưởng phát sinh từ đức hạnh nội tâm của chính chúng ta. Iddhiriddhi là uy quyền, puññariddhi — là lòng tốt. Có hai phẩm chất này là thành một người với hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, hai tay, hai chân — "puriso - trượng phu," một người hoàn hảo, có thể giúp người khác cũng trở nên hoàn hảo trong tâm họ.

Đây là ý nghĩa của việc học vì mục đích giải thoát.

3. Học để trở thành thủ quỹ (Bhandagarika-pariyatti): Điều này đề cập đến sự học của một người đã hoàn thành việc huấn luyện — tức là, bậc a-la-hán, người đã đạt được giải thoát khỏi mọi phiền não ô trược. Tại sao một người như vậy phài học? Vì mục đích của công việc của tôn giáo, để hỗ trợ trong việc giúp cho Phật giáo ngày một hưng thịnh. Đã bao giờ có trường hợp một người phải hiểu biết thấu đáo tất cả các khía cạnh của Pháp học và phong tục trước khi loại bỏ phiền não ô trược? Một số người được sinh ra trong các gia đình thuộc giai cấp hạ lưu, những người khác thì sinh ra trong các gia đình thuộc giai cấp thượng lưu. Một số người rất tao nhã sang trọng, số khác thì không. Tuy nhiên, họ vẫn có thể làm cho tâm họ thoát khỏi phiền não ô trược bằng phương tiện thực hành, vì trong thực hành không cần phải biết nhiều Pháp học. Thậm chí một người chỉ biết vừa phải vẫn có thể loại bỏ phiền não ô trược. Vì vậy khi người như vậy thấy rằng họ có thể giúp người khác, họ phải tự giáo dục mình. Sự học của họ nhằm mục đích tìm hiểu về sự khác biệt trong xã hội, trong cộng đồng, và các loại cá nhân; cảm nhận được thời gian và nơi chốn; biết các loại tín ngưỡng và phong tục mà người ta tuân theo. Khi họ trở nên hiểu biết cặn kẽ và đúng đắn với tất cả phong tục và quy ước, họ có thể giao dịch hiệu quả với người khác vì lợi ích của những người đó. Đây là lý do tại sao họ phải học và quan tâm đến những thứ như vậy. Do đó kiểu học này được gọi là học để trở thành thủ quỹ, và là một khía cạnh của Bộ Giáo Dục.

Vậy thì đây là ba hình thức của việc nghiên cứu và ghi nhớ Giáo Pháp.

B. Cintamaya-pañña: Discernment acquired through reflection 

When we have studied — in whichever way — we mustn't stop there. We should take all the Dhamma we have learned and chew it over with our own discernment. To chew things over in this way — thinking and evaluating — may give rise to a flavor different from that of our previous education. We think things through on our own, instead of simply believing what other people say or what is written in books. We believe our own sense of reason, discovered within ourselves and termed "paccattam" — individual and personal. This sort of education grows out of the earlier sort, in the same way that a person who has learned how to read the letters of the alphabet can then go on to use that knowledge to read textbooks and gain knowledge more valuable than the alphabet on its own.

To make a comparison with food, this second form of education has more flavor than the first. The first sort of education is like taking food, arranging it according to type — main-course dishes in one group, desserts in another — and then finding delight simply in seeing it arranged. The second form of education — thinking, evaluating, reasoning things through — is like taking the food and tasting it. The person who does this gets much more use out of the food than the person who simply sits and looks at it: He can nourish his body and know whether or not the food tastes good, whether it's sour or sweet, very sweet or just a little sweet — all on his own. This is what it means to pursue this second form of education properly. To study in this way gives rise to the flavor of the Dhamma, which can then be used to nourish the heart. When the heart is fed on what is truly nourishing, it gains strength in the area of the Dhamma, termed —

1. Saddha-bala: conviction in the worth of inner virtue. Our conviction in the right actions we perform and in the results they will bring us becomes a dominant force in the heart.

2. Viriya-bala: The quality of perseverance becomes dominant. We become resolute and courageous in practicing what is good.

3. Sati-bala: Our powers of mindfulness become all-encompassing in the great frame of reference.

4. Samadhi-bala: The mind develops the steadiness and strength termed "heightened consciousness" (adhi-citta), beyond the power of the Hindrances.

5. Pañña-bala: Right Understanding, which comes from the sense of reason fostered in the heart through circumspection. Understanding is strength that can make the mind energetic, competent, and powerful.

Discernment acquired through reflection can give rise to the flavor of the Dhamma through the act of thinking, but for thought to be truly nourishing and energizing, we must go on to develop discernment through meditation so as to be complete in our practice.

B. Cintamaya-pañña: Trí tuệ có được qua quán chiếu 

Khi chúng ta học xong — theo bất cứ cách nào — chúng ta không nên dừng lại ở đó. Chúng ta nên lấy tất cả Giáo Pháp mà chúng ta đã học và nghiền ngẫm nó với tuệ phân biệt của chính mình. Nghiền ngẫm mọi thứ theo cách này — suy nghĩ và thẩm định — có thể tạo ra một hương vị khác với sự học trước đây của chúng ta. Chúng ta tự suy ngẫm mọi thứ, thay vì chỉ tin vào những gì người khác nói hay những gì được viết trong sách. Chúng ta tin vào lý trí của mình, được khám phá trong chính mình và được gọi là "paccattam" — cá nhân và cá tính. Loại giáo dục này nảy sinh từ loại trước, theo cùng cách mà một người đã học cách đọc các mẫu tự rồi sau đó có thể tiếp tục sử dụng kiến thức đó để đọc sách giáo khoa và thu được kiến thức có giá trị hơn các mẫu tự.

Đem so sánh với thức ăn, hình thức giáo dục thứ nhì này có nhiều hương vị hơn hình thức đầu tiên. Hình thức giáo dục đầu tiên giống như lấy thức ăn, sắp xếp theo loại — món ăn chính trong một nhóm, món tráng miệng ở nhóm khác — và sau đó tìm thấy niềm vui đơn giản trong việc nhìn thấy nó được sắp xếp. Hình thức giáo dục thứ nhì — suy nghĩ, thẩm định, lý luận mọi thứ — giống như lấy thức ăn và nếm nó. Người làm việc này tận dụng thức ăn nhiều hơn là người chỉ ngồi và nhìn nó. Người đó có thể nuôi dưỡng thân thể và biết thức ăn nếm ngon hay không, chua hay ngọt, rất ngọt hay chỉ ngọt một chút — tự mình biết. Đây là ý nghĩa của việc theo đuổi hình thức giáo dục thứ nhì này một cách đúng đắn. Học theo cách này làm phát sinh hương vị của Pháp, rồi có thể sử dụng để nuôi dưỡng trái tim. Khi trái tim được nuôi bằng những gì thật sự dinh dưỡng, nó sẽ có được sức mạnh trong lĩnh vực Pháp, gọi là —

1. Saddha-bala: niềm tin vào giá trị của đức hạnh nội tâm. Niềm tin của chúng ta vào những hành động đúng mà chúng ta thực hiện và vào kết quả mà chúng sẽ mang lại cho ta trở thành lực trọng yếu trong trái tim.

2. Viriya-bala: Phẩm chất của sự kiên trì trở thành ưu thế. Chúng ta trở nên kiên quyết và can đảm trong việc thực hành những gì tốt đẹp.

3. Sati-bala: Sức mạnh chánh niệm của chúng ta trở nên toàn diện trong khung tham chiếu lớn.

4. Samadhi-bala: Tâm phát triễn sự ổn định và sức mạnh được gọi là "ý thức nâng cao" (adhi-citta - tăng thượng tâm), vượt qua sức mạnh của các Chướng ngại.

5. Pañña-bala: Hiểu Đúng, xuất phát từ ý thức lý trí được nuôi dưỡng trong tâm qua sự thận trọng. Sự hiểu biết là sức mạnh mà có thể làm cho tâm hăng hái, đầy năng lực, và mạnh mẽ.

Trí tuệ có được qua quán chiếu có thể làm phát sinh hương vị của Pháp qua hành động suy nghĩ, nhưng để sự suy nghĩ thật sự được dinh dưỡng và cung cấp năng lượng, chúng ta phải tiếp tục phát triễn trí tuệ qua thiền định để trở nên hoàn hảo trong sự thực hành của mình.

C. Bhavanamaya-pañña: Discernment acquired through meditation 

Coming to know ourselves: We should study and investigate ourselves so as to gain knowledge exclusively within by centering the heart in concentration. To study ourselves by ourselves means to study by means of our own inner alphabet — the various parts put together out of the four properties (dhatu) within the body; the five khandhas, and the six sense media (ayatana). To study on this level means to study with and within the mind, investigating the inner alphabet:

A = Kesa, the hair on the head.
B = Loma, the hair on the body.
C = Nakha, the nails that grow from the ends of the fingers and toes.
D = Danta, the teeth that grow in the mouth along the upper and lower jaws.
E = Taco, the skin that enwraps the various parts of the body.

All five are things that a contemplative should study. Usually, before we become ordained, we don't even know our own inner ABC's, much less how to spell. So our preceptors, out of concern for us as their sons in the monkhood, teach us these five things even before we become monks and novices. But if we neglect them after our ordination, it shows that we have no respect for education and no reverence for the teachings of the Lord Buddha. This is the cause for degeneracy in the Department of Education. To be able to read all 32 of the parts in one's body, and to teach others to do the same, is to qualify as a member of the Sangha, or as a true disciple of the Lord Buddha.

We should study all four or all six of the properties within us — earth, water, wind, and fire — as a basis for tranquillity meditation, giving rise to jhana by thinking about and evaluating the parts of the body until we gain an understanding of earth, water, wind, and fire, together with space and cognizance, the overseer of the house. Study the five khandhas — body, feelings, labels, mental constructs, and cognizance. Keep careful restraint over the six sense media — eye and visual objects, ear and sounds, nose and smells, tongue and tastes, body and tactile sensations, intellect and thoughts. The mind will then enter the first level of jhana, composed of thinking, evaluating, rapture, ease, and singleness of preoccupation. Such a person thus goes on to a higher level of education, comparable to high school or secondary education. When the heart becomes quiet, a cool and refreshing sense of pleasure called "rasa," the flavor and nourishment of the Dhamma, will appear in it. Attha: We will realize the aims of the Dhamma and our own aspirations as well.

Studying on this level will give rise to a higher level of knowledge termed liberating insight (Vipassana-ñana) — clear comprehension in terms of the four Noble Truths — enabling us to go beyond suffering and stress. This is termed the awareness of release. We will gain a special knowledge that is apart from all of the mundane things we may have learned: This is transcendent knowledge that, beginning with liberating insight, enables us to escape one after another the fortress walls of the citadel of Death.

C. Bhavanamaya-pañña: Trí tuệ có được qua thiền định 

Khám phá bản thân: Chúng ta nên nghiên cứu và tìm hiểu bản thân để có được kiến thức riêng biệt bên trong bằng cách tập trung tâm vào thiền định. Tự nghiên cứu bản thân có nghĩa là nghiên cứu bằng phương tiện mẫu tự bên trong của chúng ta — các phần khác nhau được ghép lại với nhau từ bốn đặc tính (dhatu) bên trong thân thể; năm uẩn, và sáu phương tiện giác quan (ayatana). Học ở cấp độ này có nghĩa là học với và trong tâm, nghiên cứu mẫu tự bên trong:

A = Kesa, tóc trên đầu.
B = Loma, lông trên thân thể.
C = Nakha, móng tay/chân mọc từ đầu ngón tay và ngón chân.
D = Danta, răng mọc trong miệng dọc theo hàm trên và hàm dưới.
E = Taco, da bao bọc các phần khác nhau của thân thể.

Cả năm là những điều mà một thiền giả nên nghiên cứu. Thông thường, trước khi thọ giới, chúng ta thậm chí không biết mẫu tự ABC của riêng mình, nói chi đến cách đánh vần. Vì vậy, các thầy giáo của chúng ta, vì quan tâm đến chúng ta như con của họ trong quá trình tu hành, dạy chúng ta năm điều này ngay cả trước khi chúng ta trở thành sư và sa di. Nhưng nếu chúng ta bỏ bê chúng sau khi thọ giới, nó cho thấy rằng chúng ta không tôn trọng sự giáo dục và không tôn kính giáo lý của Đức Phật. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa trong Bộ Giáo Dục. Có thể đọc tất cả 32 phần trong thân thể một người, và dạy người khác làm điều tương tự, là đủ tiêu chuẩn là một thành viên của Tăng Đoàn, hay là một đệ tử chân chính của Đức Phật.

Chúng ta nên nghiên cứu tất cả bốn hay cả sáu đặc tính bên trong chúng ta — đất, nước, gió, và lửa — như là căn bản cho thiền tĩnh lặng, làm phát sinh jhana bằng cách suy nghĩ và thẩm định các phần của thân thể cho đến khi chúng ta hiểu được đất, nước, gió, và lửa, cùng với không và thức, là giám thị của căn nhà. Nghiên cứu năm uẩn — thân, cảm giác, khái niệm, cấu tạo tinh thần, và nhận thức. Cẩn thận kiềm chế sáu giác quan và đối tượng của nó — mắt và đối tượng thị giác, tai và âm thanh, mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và cảm giác xúc giác, tâm thức và suy nghĩ. Sau đó tâm sẽ bước vào tầng thiền jhana thứ nhất, bao gồm suy nghĩ, thẩm định, sung sướng, an lạc, và đối tượng duy nhất. Người như vậy sẽ học lên trình độ học vấn cao hơn của giáo dục, có thể so sánh với trung học hay bậc giáo dục thứ hai. Khi trái tim trở nên yên lặng, một cảm giác sảng khoái và mát mẻ được gọi là "rasa," hương vị và dinh dưỡng của Pháp, sẽ xuất hiện trong nó. Attha: Chúng ta sẽ nhận ra mục đích của Pháp và nguyện vọng của chính chúng ta.

Học ở cấp độ này sẽ làm phát sinh một trình độ kiến thức cao hơn gọi là minh sát tuệ (Vipassana-ñana) — hiểu biết rõ ràng về Tứ Diệu Đế — cho phép chúng ta vượt qua đau khổ và căng thẳng. Đây gọi là nhận thức về sự giải thoát. Chúng ta sẽ đạt được kiến thức đặc biệt khác hẳn mọi điều trần tục mà chúng ta có thể đã học: Đây là kiến thức siêu việt, bắt đầu với minh sát tuệ, cho phép chúng ta lần lượt thoát khỏi những bức tường thành của pháo đài Thần Chết.

The citadel of Death has ten walls —

1. Self-identification (sakkaya-ditthi): assuming the truth of our views; assuming that the body is our self or belongs to us.

2. Doubt (vicikiccha): uncertainty about the paths and fruitions leading to nibbana.

3. Attachment to precepts and practices (silabbata-paramasa): groping about, i.e., undependability in our behavior, which leads us to clutch at various beliefs, searching for absolute standards of good outside of the acts of our own heart and mind.

4. Sensual passion (kama-raga): desire caused by the power of defilement.

5. Irritation (patigha): annoyance coming from the mind's sense of being "struck" or disturbed.

6. Passion for form (rupa-raga): attachment to certain kinds of physical phenomena.

7. Passion for formless phenomena (arupa-raga): attachment to mental phenomena, such as feelings of pleasure.

8. Conceit (mana): construing ourselves to be this or that.

9. Restlessness (uddhacca): distraction, the mind's tendency to get engrossed or carried away.

10. Unawareness (avijja): delusion; ignorance; being unacquainted with cause and effect, and out of touch with what is true.

All ten of these factors are walls in the citadel of Death. No one who lacks discernment will be able to destroy them, which is why the Buddha was especially insistent on this level of education, teaching his followers to study it from the very day of their ordination so that their education would be complete.

Pháo đài Thần Chết có mười bức tường thành —

1. Tự giả định (sakkaya-ditthi): giả định sự thật về quan điểm của chúng ta; giả định thân thể là tự ngã của chúng ta hay thuộc về chúng ta.

2. Nghi ngờ (vicikiccha): không chắc chắn về những đạo và quả dẫn đến niết bàn.

3. Bám lấy các giới luật và thực hành (silabbata-paramasa): dò dẫm, tức là không tin cậy vào hành vi của mình, dẫn đến việc bám lấy một số tín ngưỡng, tìm kiếm tiêu chuẩn tuyệt đối của điều thiện bên ngoài các hoạt động của trái tim và tâm chúng ta.

4. Đam mê nhục dục (kama-raga): ham muốn gây ra bởi sức mạnh của phiền não ô trược.

5. Khó chịu (patigha): sự bực bội đến từ cảm giác tâm bị "đánh động" hay quấy nhiễu.

6. Đam mê sắc tướng (rupa-raga): bám lấy một số loại hiện tượng vật lý.

7. Đam mê các hiện tượng vô sắc (arupa-raga): bám lấy các hiện tượng tinh thần, chẳng hạn như các cảm giác vui sướng.

8. Tự phụ (mana): diễn giải bản thân chúng ta là thế này hay nọ.

9. Bồn chồn (uddhacca): mất tập trung, tâm có khuynh hướng mê đắm hay mất kiểm soát.

10. Vô ý thức (avijja): ảo tưởng; vô minh; không hiểu biết nguyên nhân và kết quả, và xa rời sự thật.

Tất cả mười yếu tố này là những bức tường thành của pháo đài Thần Chết. Không một ai thiếu sáng suốt mà sẽ có thể phá hủy chúng, đó là lý do tại sao Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh vào trình độ giáo dục này, dạy các môn đệ của ngài học chúng ngay từ ngày đầu tiên xuất gia để sự học của họ được hoàn hảo.

To summarize, there are three aspects to this third level of education —

1. Learning the alphabet: Studying in line with the labels we have for the various parts of the body, such as hair of the head, etc.

2. Learning to spell: Taking the consonants — such as the four properties of earth, water, wind, and fire — and then adding the vowels — feelings, labels, mental constructs, and cognizance — so that there is awareness of the six sense media, enabling us to know that there are good sights, good sounds, good smells, good tastes, good tactile sensations, and good ideas in the world, and that sometimes things that are not so good can also come in through the six sense media. The awareness that enters in and interacts in this way can be called patisandhi-viññana — cognizance connected with physical phenomena, interacting with physical phenomena, enabling us to know all levels of good and bad. When we are able to evaluate and choose what is good and bad within ourselves, we qualify as being able to "read," knowing thoroughly all the ways our inner alphabet works in practice.

3. Learning to make sense of it all: The word "sense" (attha) here has two meanings:

a. Realizing the results our education is aimed at.

b. Comprehending all the various parts into which we are analyzed — the 32 parts of the body, the properties, the khandhas, and the six sense media — or, what it all comes down to, the body and mind, plus the activity of thought, word, and deed. To put it briefly, all things are achieved through the heart.

mano-pubbangama dhamma:

The heart comes before all else. All things are excelled by the heart and made from the heart. A trained heart is the most superlative thing there is.

When we have tasted within ourselves the flavor and nourishment of all dhammas — mundane and transcendent (the flavor of deathlessness, which surpasses all flavors of the world) — then,

kevala paripunnam parisuddham brahmacariyam:

We have performed the entirety of the holy life. Our training in the holy life is perfect and pure.

This is what it means to graduate, to finish our higher education in the Buddha's teachings.

Whoever has duties in the area of education, then, should attend to them. Otherwise, Buddhism is sure to degenerate because of our own lack of education. If this happens, the Department of Education established by the Sangha authorities will be futile and worthless, due to our own misunderstanding of its meaning and aims.

Tóm lại, cấp độ giáo dục thứ ba này có ba khía cạnh —

1. Học mẫu tự: Học phù hợp với nhãn hiệu mà chúng ta có cho các phần khác nhau của thân thể, chẳng hạn như tóc trên đầu, v.v.

2. Học đánh vần: Lấy phụ âm — chẳng hạn như bốn đặc tính đất, nước, gió, và lửa — rồi thêm nguyên âm — cảm giác, khái niệm, cấu tạo tinh thần, và ý thức — để có nhận thức về sáu phương tiện giác quan, cho phép chúng ta biết rằng có những cảnh đẹp, âm thanh hay, mùi thơm, vị ngon, cảm giác xúc giác dễ chịu, và ý tưởng tốt trên thế giới, và đôi khi những thứ không tốt cũng có thể đến qua sáu phương tiện giác quan. Nhận thức đến và tương tác theo cách này có thể gọi là patisandhi-viññana — nhận thức kết nối với các hiện tượng vật lý, tương tác với các hiện tượng vật lý, cho phép chúng ta biết mọi cấp độ của tốt và xấu. Khi chúng ta có thể thẩm định và lựa chọn điều gì tốt và xấu bên trong bản thân, chúng ta đủ tiêu chuẩn để có thể "đọc," hiểu biết thấu đáo tất cả những cách mà mẫu tự bên trong của chúng ta làm việc trong thực hành.

3. Học cách hiểu ý nghĩa của nó: Từ "ý nghĩa" (attha) ở đây có hai nghĩa:

a. Nhận ra kết quả sự học mà chúng ta nhắm đến.

b. Hiểu biết tất cả các phần khác nhau mà chúng ta phân tích — 32 phần của thân thể, các đặc tính, các uẩn, và sáu phương tiện giác quan — hay là, tất cả những gì nó liên quan đến, thân và tâm, cộng với hoạt động của suy nghĩ, lời nói, và việc làm. Nói ngắn gọn, tất cả mọi thứ đạt được qua trái tim.

mano-pubbangama dhamma:

Trái tim đến trước những thứ khác. Tất cả mọi thứ được tinh thông bởi trái tim và làm từ trái tim. Một trái tim được rèn luyện là điều tuyệt vời nhất ở đó.

Khi chúng ta đã tự mình nếm hương vị và dinh dưỡng của tất cả các pháp — trần tục và siêu việt (hương vị của bất tử, vượt qua mọi hương vị của thế gian) — thì,

kevala paripunnam parisuddham brahmacariyam:

Chúng ta đã thực hiện trọn vẹn cuộc sống thánh thiện. Sự rèn luyện của chúng ta trong cuộc sống thánh thiện là hoàn hảo và tinh khiết.

Đây là ý nghĩa của việc tốt nghiệp, hoàn thành trình độ giáo dục cao hơn của chúng ta trong giáo lý của Đức Phật.

Bất cứ ai có nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục, thì nên nhận trách nhiệm. Nếu không, Phật giáo chắc chắn sẽ thoái hóa vì sự thiếu giáo dục của chính chúng ta. Nếu điều này xảy ra, Bộ Giáo Dục được thiết lập bởi giới chức thẩm quyền của Tăng Đoàn sẽ là vô ích và vô giá trị, do sự hiểu lầm của chúng ta về ý nghĩa và mục đích của nó.

III. The Department of Building and Development 

This department is another important area, in that it works for the convenience of the Sangha through improving, repairing, and maintaining the physical surroundings in which we live. To be specific, its duties are to build and repair, inspect and maintain our dwellings or monasteries so that they will qualify as senasana-sappaya — comfortable, amenable places for contemplatives to stay.

Meditating monks by and large tend to have fixed notions about this area, believing that to sponsor or do construction work for the sake of Buddhists at large is to devote oneself to merely material concerns, and that such work thus shouldn't be done. Some even believe that work of this sort closes off the paths and fruitions leading to nibbana. Nevertheless, these people have not gone beyond the material benefits they criticize. For this reason, we should examine the area of building and development to see whether or not it is appropriate and accords with the Vinaya.

I would like to divide the duties in this area into two sorts, in line with the two major duties of those who are ordained —

A. The duty of study (gantha-dhura): Those monks who are gamavasi, or village dwellers, are responsible for improving, repairing, and developing the places in which they live, for the sake of the common good of Buddhists at large. When building, they should have a sense of scale, order, and beauty so that their buildings will fit in with their physical surroundings. For example, monks' quarters, restrooms, meeting halls, and ordination halls should be arranged, in so far as possible, in an orderly way, in keeping with their functions. Once built, they should be kept clean and in repair so as to contribute to the beauty of their surroundings. If anything is lacking, and one is in a position to search for it by proper means, then obtain and maintain it in a righteous manner for the sake of one's own convenience and that of the group. All of these activities form a part of the duty of study: improving and developing the place in which we live.

B. The duty of meditation (vipassana-dhura): This refers to those monks termed araññavasi, or forest dwellers, who search for secluded areas appropriate for meditation, such as those mentioned in the Pali: under the shade of a tree; in a secluded dwelling; under a lean-to, far from settled areas; in a quiet tower; under an over-hanging rock; in a cave; in a forest; in a cemetery; or in a deserted building. One should learn how to select such a place and how to keep it clean and neat for the sake of one's convenience as a meditator while living there. This is "building and development" in the forest: Observing one's duties in caring for one's dwelling, improving and maintaining order in one's surroundings, and improving oneself while living there. This is building and development on the external level, one sign of a person who knows how to maintain himself in physical seclusion.

As for internal building and development, one should build a shelter for the mind: vihara-dhamma, a home for the heart. One should foster magga, the path to one's home; and phala, the goodness that arises in the heart as a result. The shelter along the way is Right Concentration: the four levels of jhana. This is the true shelter for those who are ordained.

III. Bộ Xây Dựng và Phát Triễn 

Bộ này là một lĩnh vực quan trọng khác, do nó hoạt động vì sự tiện lợi của Tăng Đoàn qua việc cải thiện, sửa chữa, và duy trì môi trường vật chất nơi chúng ta sống. Nói cụ thể, nhiệm vụ của nó là xây dựng và sửa chữa, kiểm tra và bảo trì các ngôi nhà hay tu viện của chúng ta để chúng đủ tiêu chuẩn là senasana-sappaya — những nơi thoải mái, thuận tiện cho các thiền giả lưu trú.

Các thiền sư nói chung thường có định kiến về lĩnh vực này, tin rằng bảo trợ hay làm công việc xây dựng vì lợi ích của Phật tử nói chung là chỉ cống hiến bản thân đơn thuần cho những mối quan tâm vật chất, và do đó công việc như vậy không nên làm. Một số người thậm chí còn tin rằng loại việc làm này đóng cửa những đạo và quả dẫn đến niết bàn. Tuy nhiên, những người này đã không vượt qua những lợi ích vật chất mà họ chỉ trích. Vì lý do này, chúng ta nên xem xét lĩnh vực xây dựng và phát triễn để xem liệu nó có thích đáng và phù hợp với Tạng Luật hay không.

Tôi muốn chia các nhiệm vụ trong lĩnh vực này thành hai loại, phù hợp với hai nhiệm vụ chính của những người xuất gia —

A. Nhiệm vụ học (gantha-dhura): Các sư gamavasi, hay thường trú tăng, có trách nhiệm cải thiện, sửa chữa, và phát triễn nơi họ sống, vì lợi ích của Phật tử nói chung. Khi xây dựng, họ nên có ý thức về qui mô, trật tự, và vẻ đẹp để tòa nhà của họ phù hợp với môi trường xung quanh. Ví dụ, khu nhà ở của chư tăng, nhà vệ sinh, hội trường, và sảnh đường truyền giới nên được sắp xếp, ở mức độ khả dĩ nhất, một cách trật tự, phù hợp với chức năng của họ. Khi xây xong, chúng phải được giữ sạch sẽ và sửa chữa để góp phần vào vẻ đẹp của môi trường xung quanh. Nếu thiếu bất cứ thứ gì, và người có khả năng tìm kiếm nó bằng phương tiện thích hợp, thì hảy lấy và duy trì nó một cách chính đáng vì lợi ích của chính mình và của nhóm. Tất cả những hoạt động này tạo thành một phần nhiệm vụ của việc học: cải thiện và phát triễn nơi chúng ta sống.

B. Nhiệm vụ thiền định (vipassana-dhura): Điều này đề cập đến các sư được gọi là araññavasi, hay lâm tăng, người tìm kiếm những khu vực hẻo lánh thích hợp cho thiền định, chẳng hạn như những nơi được đề cập đến trong Pali: dưới tàng cây; trong căn nhà hẻo lánh, dưới túp lều xa các khu vực định cư; trong tòa tháp yên tĩnh; dưới mỏm đá; trong hang động; trong rừng; trong nghĩa trang; hay trong tòa nhà hoang phế. Ta nên học cách chọn một nơi như vậy và cách giữ nó sạch sẽ và gọn gàng để thuận tiện cho một thiền giả khi sống ở đó. Đây là "xây dựng và phát triễn" trong rừng: Tuân thủ nhiệm vụ trong việc chăm sóc nơi ở, cải thiện và duy trì trật tự môi trường xung quanh, và cải thiện bản thân khi sống ở đó. Đây là xây dựng và phát triễn ở cấp độ bên ngoài, dấu hiệu của một người biết cách duy trì bản thân trong sự ẩn dật vật chất.

Đối với xây dựng và phát triễn bên trong, ta nên xây dựng nơi trú ẩn cho tâm: vihara-dhamma, ngôi nhà cho trái tim. Ta nên nuôi dưỡng magga, con đường dẫn đến nhà của ta; và phala, tánh thiện phát sinh trong tim như là kết quả. Nơi trú ẩn trên đường đi là Chánh Định: bốn tầng thiền jhana. Đây là nơi trú ẩn thật sự cho những người xuất gia.

Once we have been ordained as contemplatives, we should realize that we come under this particular department and so should perform our duties properly. But by and large we don't understand the true aims of the various departments and so grope around in external matters, without building or developing any internal qualities that can give the heart shelter. When the heart has no internal quality as its shelter, it will go living outside, building and helping only other people. If the heart is entangled with external matters, then after death it will be reborn attached to physical objects and possessions. Those who are attached to their monasteries will be reborn there as guardian spirits. Those who are attached to their quarters, their ordination halls, their meeting halls, their bodies, will be reborn right there. This is called sensual clinging: Whatever object we cling to, there we will be reborn. For example, there is a story told in the Dhammapada Commentary of a monk who received a robe that gave him great satisfaction and of which he became very possessive. When he died he was reborn as a louse right there in the robe, all because he had no inner quality as a dwelling for the heart.

So for our building and development to go beyond physical objects, we should build and repair a shelter for the heart. Only then will we be qualified to take on external duties — and in performing our duties, we should be careful not to let our inner home become overgrown with the weeds of defilement, or to let the termites of the Hindrances eat into it. Don't let vermin, lizards, or lice — character flaws (mala) — take up residence inside. Roof the home of the heart — jhana — with restraint of the senses so that the fires of passion, aversion, and delusion don't burn it down.

To purify the principles of our conduct (sila) is to clear and grade our property. To give rise to jhana is to build a home for ourselves. To develop discernment within the mind is to light our home. We will then be safe both while we stay and when we go. When we are able to do this, it will lead to the true prosperity of the religion.

This is what it means to observe our duties in the area of building and development.

Một khi chúng ta được truyền giới là thiền giả, chúng ta nên nhận ra rằng chúng ta thuộc bộ này và vì vậy nên thực hiện nhiệm vụ của mình một cách đúng đắn. Nhưng nói chung, chúng ta không hiểu mục đích thật sự của các bộ và vì vậy chúng ta mãi mê tìm kiếm những vấn đề bên ngoài, không xây dựng và phát triễn bất cứ phẩm chất bên trong nào mà có thể cho trái tim nơi trú ẩn. Khi tim không có phẩm chất bên trong làm nơi trú ẩn của nó, nó sẽ sống bên ngoài, chỉ xây dựng và giúp đỡ người khác. Nếu trái tim bị ràng buộc với những vấn đề bên ngoài, thì sau khi chết nó sẽ tái sinh gắn bó với những đồ vật và của cải. Những ai gắn bó với tu viện của họ sẽ tái sinh ở đó như thần giữ cửa. Những ai gắn bó với nơi ở của họ, sảnh đường truyền giới của họ, hội trường của họ, thân thể của họ, sẽ tái sinh ngay tại đó. Đây gọi là luyến ái nhục dục. Bất cứ đối tượng nào chúng ta bám vào, chúng ta sẽ tái sinh ở đó. Ví dụ, có một câu chuyện được kể trong Chú giải Kinh Pháp Cú về một nhà sư nhận được chiếc áo cà sa mà ông rất hài lòng và khiến ông rất say mê. Khi chết, ông tái sinh thành một con rận ngay trong chiếc áo cà sa, tất cả chỉ vì ông không có phẩm chất bên trong làm nơi trú ẩn cho trái tim.

Vì vậy để cho việc xây dựng và phát triễn của chúng ta vượt qua những đối tượng vật chất, chúng ta nên xây dựng và sửa chữa nơi trú ẩn cho trái tim. Chỉ khi đó chúng ta mới có đủ tiêu chuẩn để đảm nhận nhiệm vụ bên ngoài — và khi thực hiện nhiệm vụ của mình, chúng ta nên cẩn thận không để ngôi nhà bên trong của mình trở nên um tùm với cỏ dại phiền não ô trược, hay để mối mọt Chướng ngại ăn mòn. Đừng để sâu bọ, thằn lằn, hay rận — những khuyết điểm về tính cách (mala) — cư ngụ trong đó. Lợp mái nhà của trái tim — jhana — bằng cách kiềm chế các giác quan để ngọn lửa tham, sân, và si không thiêu rụi nó.

Thanh lọc các nguyên tắc ứng xử của chúng ta (sila) là làm sạch và sắp xếp tài sản của chúng ta. Làm phát sinh thiền jhana là xây dựng ngôi nhà cho chính chúng ta. Phát triễn trí tuệ bên trong tâm là thắp sáng ngôi nhà của chúng ta. Sau đó chúng ta sẽ được an toàn cả khi chúng ta ở lại và khi chúng ta ra đi. Khi chúng ta có thể làm được điều này, nó sẽ dẫn đến sự thịnh vượng thật sự của tôn giáo.

Đây là ý nghĩa của việc tuân thủ nhiệm vụ của chúng ta trong lĩnh vực xây dựng và phát triễn.

IV. The Department of Spreading the Dhamma 

Ways of spreading the Dhamma fall into three categories:

A. The first category: Study (pariyatti)  

This refers to the appointment of monks in the various divisions to teach and train the populace at large. In addition, the establishment of syllabi such as the Nak Dhamma courses, and the appointment of teachers to instruct in accordance with them, can also be classed as a means of spreading the Dhamma.

Spreading the Dhamma can give rise to many sorts of benefits — welfare in this life, welfare in lives to come, and acquaintance with the ultimate welfare — nibbana. These are the aims of spreading the Dhamma by means of the written and spoken word, which is one aspect of the good that Buddhism has to offer.

1. Here, for those of us who are interested in welfare with regard only to this life, I would like to point out the way, which has four factors —
a. Initiative (utthana-sampada): We should be persistent and diligent in our work and our duties, making our living by means that are moral and upright, in line with the principles of Right Action.

b. Maintenance (arakkha-sampada): We should take good care of the possessions we have earned, and take good care of ourselves — which we have also worked hard to earn — so as not to fall into ways that are evil or wrong.

c. Having admirable friends (kalyana-mittata): We should associate with good people and avoid associating with immoral people who would lead us astray and cause our possessions to be squandered away.

d. An appropriate life style (samajivita): We should spend our earnings wisely and provide for our needs in a proper way. We should avoid spending our earnings in wrong ways that would soil how we live.

These four principles form the way to well-being in this lifetime, but we shouldn't be short-sighted or unrealistic. The truth of the matter is that each and every human being born will have to die and be parted from the happiness found in this world.

IV. Bộ Truyền Bá Giáo Pháp 

Cách truyền bá Giáo Pháp được chia làm ba loại:

A. Loại thứ nhất: Nghiên cứu (pariyatti)  

Điều này đề cập đến việc bổ nhiệm các sư vào những phân bộ khác nhau để giảng dạy và huấn luyện quần chúng. Ngoài ra, việc thiết lập giáo trình như các khóa học Nak Dhamma, và chỉ định các giáo viên hướng dẫn cho phù hợp với khóa học, cũng có thể được coi là phương tiện truyền bá Giáo Pháp.

Truyền bá Giáo Pháp có thể làm phát sinh nhiều loại lợi ích — phúc lợi trong kiếp này, phúc lợi trong những kiếp sau, và hiểu biết phúc lợi tối thượng — niết bàn. Đây là những mục đích của việc truyền bá Giáo Pháp bằng lời viết và lời nói, là một khía cạnh của điều tốt mà Phật giáo phải cung cấp.

1. Ở đây, đối với những ai trong chúng ta chỉ quan tâm đến phúc lợi liên quan đến kiếp này, tôi muốn chỉ ra con đường, gồm có bốn yếu tố —

a. Chủ động (utthana-sampada): Chúng ta nên kiên trì và nỗ lực trong công việc và nhiệm vụ của mình, mưu sinh bằng phương tiện đạo đức và chính trực, phù hợp với các nguyên tắc của Chánh Nghiệp.

b. Bảo trì (arakkha-sampada): Chúng ta nên chăm sóc chu đáo của cải kiếm được, và chăm sóc tốt cho bản thân — mà chúng ta cũng đã làm việc chăm chỉ để kiếm — để không rơi vào những con đường xấu xa hay sai trái.

c. Có những người bạn đáng ngưỡng mộ (kalyana-mittata): Chúng ta nên giao tiếp với người tốt và tránh giao tiếp với người vô đạo đức sẽ khiến chúng ta lạc lối và làm cho tài sản của chúng ta bị phung phí.

d. Một lối sống thích hợp (samajivita): Chúng ta nên tiêu tiền một cách khôn ngoan và cung cấp cho các nhu cầu của mình một cách hợp lý. Chúng ta nên tránh xài tiền của mình theo những cách sai lầm sẽ làm vấy bẩn cách sống của chúng ta.

Bốn nguyên tắc này tạo thành con đường dẫn đến hạnh phúc trong kiếp sống này, nhưng chúng ta không nên thiển cận hay viễn vông. Sự thật của vấn đề là mỗi con người sinh ra sẽ phải chết đi và chia lìa khỏi hạnh phúc có được trong thế giới này.

2. This being the case, we must provide for our welfare in the lives to come. The way to happiness in the lives to come, as taught by the religion, is as follows —

a. Conviction (saddha-sampada): Our convictions should be well-founded and well-informed, firm in the belief that there is good and evil, that there is merit (puñña) and that our actions bear fruit we will receive. We should then avoid doing evil, and cultivate goodness as far as we are able.

b. Virtue (sila-sampada): We should be true to our moral principles and train ourselves to be full-fledged human beings in thought, word, and deed. Whatever we do should be done with honesty and rectitude.

c. Generosity (caga-sampada): We should be mature in our generosity, making donations to others, for instance, as we are able. To be giving in this way, the Buddha teaches, is a Noble Treasure, bearing dividends both in this life and in lives to come. If we are not giving of our possessions, they will bear us fruit only in this lifetime. At death, they will vanish. We won't be able to transfer them for use in the next life, just as Thai currency can't be used outside the boundaries of our country. When a person travels abroad, he won't be able to use his native currency at all unless he is sensible enough to exchange his money beforehand and deposit it in an appropriate bank. Only then will it be of use to him when he goes abroad. In the same way, sensible people deposit their possessions in the bank called the field of merit (puññakkheta): When they sacrifice their wealth in this way, it becomes a Noble Treasure, bearing dividends on the road ahead. And this doesn't apply only to possessions: When a person crosses the border from one country into another, even his native language won't be of any use. The Buddha thus taught us a foreign language — chanting and the meditative practice of developing good will and loving-kindness — to serve us as language in the world to come.

d. Discernment (pañña-sampada): We should be circumspect and judicious in all our actions. Otherwise, we will act under the influence of such forms of delusion as chandagati — being prejudiced by affection, with no reasonable thought for right or wrong; bhayagati — being prejudiced by fear, with no thought for what is reasonable; dosagati — being prejudiced by anger and dislike, with no thought for right or wrong; and mohagati — being prejudiced by delusion, mistaking right for wrong, and wrong for right. To act in any of these ways means that we have no discernment. For this reason, whatever we may do in the area of making merit, we should first weigh things carefully and properly before acting. Only then will we qualify as being mature in our discernment.

These four practices open the way to a good bourn in the next life, i.e., in heaven, but even then we will still have to go whirling along the cycle of death and rebirth.

2. Trong trường hợp này, chúng ta phải dự phòng cho phúc lợi của mình trong những kiếp tới. Con đường dẫn đến hạnh phúc trong những kiếp tới, như được dạy bởi tôn giáo, là như sau —

a. Niềm tin (saddha-sampada): Niềm tin của chúng ta phải có cơ sở và có kiến thức, vững tin rằng có thiện và ác, có công đức (puñña) và hành động của chúng ta mang lại quả mà chúng ta sẽ nhận được. Rồi chúng ta nên tránh làm điều ác, trau dồi điều thiện trong khả năng có thể.

b. Đức hạnh (sila-sampada): Chúng ta nên sống đúng với các nguyên tắc đạo đức của mình và rèn luyện bản thân thành người chín chắn trong suy nghĩ, lời nói, và việc làm. Bất cứ điều gì chúng ta làm đều nên được thực hiện với sự thành thật và chính trực.

c. Rộng lượng (caga-sampada): Chúng ta nên trưởng thành trong sự rộng lượng của mình, chẳng hạn như đóng góp cho những người khác khi có thể. Đức Phật dạy, bố thí theo cách này là một Kho báu Cao quý, mang lại lợi ích cho cả kiếp này và những kiếp sau. Nếu chúng ta không cho đi của cải của mình, chúng sẽ chỉ mang lại quả cho chúng ta trong kiếp này. Khi chết, chúng sẽ biến mất. Chúng ta sẽ không thể chuyển chúng để sử dụng trong kiếp sau, giống như tiền Thái không thể được sử dụng bên ngoài ranh giới của đất nước chúng ta. Khi một người đi xuất ngoại, ông ấy sẽ không thể sử dụng đồng nội tệ của mình trừ khi đủ nhạy bén để đổi tiền trước và gởi vào một ngân hàng thích hợp. Chỉ khi đó ông ấy mới sử dụng được khi xuất ngoại. Tương tự như vậy, người có ý thức gởi tài sản của mình vào ngân hàng được gọi là phước điền (puññakkheta): Khi họ cống hiến tài sản của họ theo cách này, nó trở thành một Kho báu Cao quý mang lại lợi ích cho con đường phía trước. Và điều này không chỉ áp dụng cho tài sản: Khi một người vượt biên giới từ nước này qua nước khác, ngay cả ngôn ngữ mẹ đẻ của ông ấy cũng sẽ không thể sử dụng được. Vì vậy, Đức Phật đã dạy chúng ta một ngoại ngữ — tụng niệm và thực hành thiền định để phát triễn thiện ý và lòng từ — để phục vụ chúng ta như một ngôn ngữ trong thế giới kế tiếp.

d. Tuệ phân biệt (pañña-sampada): Chúng ta nên thận trọng và sáng suốt trong mọi hành động của mình. Nếu không, chúng ta sẽ hành động dưới ảnh hưởng của những hình thức si mê như là chandagati — có thiên kiến bởi tình cảm, không có suy nghĩ hợp lý về đúng hay sai; bhayagati — có thiên kiến bởi sợ hãi, không có suy nghĩ về điều gì là hợp lý; dosagati — có thiên kiến bởi tức giận và không thích, không có suy nghĩ về đúng hay sai; và mohagati — có thiên kiến bởi sai lầm, ngộ nhận đúng là sai, và sai là đúng. Hành động theo bất cứ cách nào trong số này có nghĩa là chúng ta không có tuệ phân biệt. Vì lý do này, bất cứ điều gì chúng ta có thể làm trong lĩnh vực công đức, đầu tiên chúng ta nên cân nhắc mọi thứ một cách cẩn thận và đúng đắn trước khi hành động. Chỉ khi đó chúng ta mới đủ tiêu chuẩn là trưởng thành trong tuệ phân biệt của mình.

Bốn thực hành này mở ra con đường dẫn đến cõi giới tốt trong kiếp sau, tức là thiên đường, nhưng ngay cả khi đó chúng ta vẫn sẽ phải quay cuồng trong luân hồi sinh tử.

3. If we have strong conviction, we will be able to develop ourselves so as to go beyond this to the level of the ultimate welfare (paramattha), attaining the levels of transcendent virtue. This sort of virtue is something that all Buddhists should aim for. The prerequisites are two:

conviction and perseverance.

When we possess these qualities, they will serve as our tools — regardless of whether we are sharp-witted or dull, men or women, people with many defilements or with only a few. Once we have set our sights, we should then develop two practices that form the path to nibbana

a. tranquillity meditation: developing stillness in the mind;

b. insight meditation: developing discernment in the mind; gaining internal insight, seeing through to the natural condition of the Dhamma that lies within us.

The natural condition of the Dhamma is this: birth, momentary existence, disbanding — like a wave on the sea. When the wind blows, great waves rise on the ocean. The same holds true with human life: The natural condition of the khandhas within us behaves like a wave. This is called the natural condition of the Dhamma.

Another condition, though, stays as it is, whether or not there are waves — just as the water of the sea, when there is no wind, is smooth, level, and clear. This natural condition in the heart — a condition that does not take birth, does not change, is not annihilated, and does not die, but simply stays as it is — lies within each and every one of us.

These two practices — tranquillity and insight meditation — lead to the ultimate welfare, nibbana. The two natural conditions lie within each of us. Those who know how to spread the Dhamma into themselves, teaching and counseling themselves, will attain well-being without a doubt.

3. Nếu chúng ta có niềm tin mạnh mẽ, chúng ta sẽ có thể phát triễn bản thân để vượt qua mức này đến mức phúc lợi tối thượng (paramattha), đạt được các mức độ của đức hạnh siêu việt. Loại đức hạnh này là điều mà tất cả Phật tử nên nhắm đến. Có hai điều kiện tiên quyết:

niềm tin và sự kiên trì.

Khi chúng ta sở hữu những phẩm chất này, chúng sẽ trở thành công cụ của chúng ta — bất kể chúng ta nhạy bén hay đần độn, nam hay nữ, người có nhiều phiền não ô trược hay chỉ có ít. Một khi chúng ta đã đặt mục tiêu của mình, thì chúng ta nên phát triễn hai sự thực hành tạo thành con đường dẫn đến niết bàn

a. thiền tĩnh lặng: phát triễn sự tĩnh lặng trong tâm;

b. thiền minh sát: phát triễn tuệ phân biệt trong tâm; đạt được cái nhìn sâu sắc bên trong, nhìn thấu điều kiện tự nhiên của Pháp nằm trong chúng ta.

Điều kiện tự nhiên của Pháp là thế này: sinh ra, tồn tại chốc lát, tan rã — giống như sóng biển. Khi gió thổi, những làn sóng lớn dâng lên trên biển. Tương tự như vậy với đời sống con người: Điều kiện tự nhiên của các uẩn bên trong chúng ta hoạt động như làn sóng. Đây gọi là điều kiện tự nhiên của Pháp.

Tuy nhiên, một điều kiện khác, vẫn giữ nguyên như vậy, dù có sóng hay không — giống như nước biển, khi không có gió thì êm ả, bằng phẳng và trong xanh. Điều kiện tự nhiên này trong trái tim — một điều kiện không sinh ra, không thay đổi, không diệt, và không chết, mà chỉ đơn giản tồn tại như vậy — nằm trong mỗi người chúng ta.

Hai thực hành này — thiền tĩnh lặng và thiền minh sát — dẫn đến phúc lợi tối thượng, niết bàn. Hai điều kiện tự nhiên nằm trong mỗi người chúng ta. Những ai biết cách truyền bá Pháp cho chính họ, giảng dạy và cố vấn chính họ, sẽ đạt được hạnh phúc không nghi ngờ gì.

B. The second category: Practice (patipatti) 

Spreading the Dhamma by practicing it, without having to use words, simply behaving well so as to be an example to others through one's behavior: This is an important factor in spreading the Dhamma. Our Lord Buddha, for example, was once staying in a forest with a following of 500 monks. As twilight fell, he rested, inclining on his right side, while the monks all did walking or sitting meditation. No one was talking. Everything was perfectly still. Just then, a group of wandering ascetics came into the forest and, seeing this, were completely won over. They felt so inspired by the virtues of the Buddha, Dhamma, and Sangha that they were willing to become disciples. Later, they were of great help in spreading the religion. This shows that good and proper practice is an extremely important force in spreading the Dhamma.

Not only human beings, but even animals are able to follow the example of others' behavior, as when a man with a crippled leg leads a horse with sound legs around on a tether: In no time at all, the horse will learn to walk with a limp. As the leader goes, so go his followers; as the mould is shaped, so are the items moulded. Good behavior is thus a way of spreading the religion that has a deep and telling influence on the hearts of those who come after. This is one of our true duties within the religion. Even if our defilements may be heavy and thick, we can still be of service to others in this way.

Thus in spreading the Buddha's teachings, it's not enough simply to get up and deliver a sermon. A person with discretion in teaching the Dhamma can convince others of its value in a variety of ways: by his manners, as already mentioned; or by adesana-patihariya — the marvel of knowing another person's thoughts; or by anusasani-patihariya — the marvel of teaching that, when put into practice, gives the promised results. All of these are means of spreading the Buddha's teachings.

B. Loại thứ nhì: Thực hành (patipatti) 

Truyền bá Giáo Pháp bằng cách thực hành, không cần dùng lời, chỉ cần cư xử tốt để làm gương cho người khác thấy qua hành vi của mình: Đây là yếu tố quan trọng trong việc truyền bá Giáo Pháp. Ví dụ, Đức Phật của chúng ta, có lần ngụ trong rừng cùng với 500 đệ tử. Khi hoàng hôn xuống, ngài nằm nghỉ ngơi, nghiêng mình về phía bên phải, trong khi chư tăng đều đi hành thiền hay ngồi thiền. Không ai nói chuyện. Mọi thứ hoàn toàn tĩnh lặng. Ngay sau đó, một nhóm tu sĩ khổ hạnh đi vào rừng và nhìn thấy điều này, hoàn toàn bị chinh phục. Họ cảm thấy được truyền cảm hứng bởi đức hạnh của Phật, Pháp, và Tăng đến mức họ sẵn sàng trở thành đệ tử. Sau đó, họ đã giúp đỡ rất nhiều trong việc truyền bá tôn giáo. Điều này cho thấy rằng thực hành tốt và đúng đắn là một động lực vô cùng quan trọng trong việc truyền bá Giáo Pháp.

Không chỉ loài người mà ngay cả loài vật cũng có thể noi theo hành vi của loài khác, như khi một người bị tật ở chân dẫn con ngựa với âm thanh bước chân quanh dây buộc: Trong chốc lát, con ngựa sẽ học cách đi khập khiễng. Khi người lãnh đạo đi thì các môn đệ của ông cũng đi; khi khuôn được đúc thì các mặt hàng cũng được đúc. Vì vậy hành vi tốt là cách truyền bá tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc và có ý nghĩa đối với trái tim của những người đến sau. Đây là một trong những nhiệm vụ thật sự của chúng ta trong tôn giáo. Ngay cả khi phiền não ô trược của chúng ta có thể nặng và dầy, chúng ta vẫn có thể phục vụ người khác theo cách này.

Vì vậy, trong việc truyền bá giáo lý của Đức Phật, không chỉ đơn giản là đứng dậy và thuyết giảng. Một người với sự thận trọng trong việc giảng dạy Giáo Pháp có thể thuyết phục người khác về giá trị của nó theo nhiều cách: bằng cách cư xử của mình, như đã được đề cập; hay bằng adesana-patihariya — sự kỳ diệu của việc biết được suy nghĩ của người khác; hay bằng anusasani-patihariya — sự kỳ diệu của việc giảng dạy mà khi đưa vào thực hành, sẽ mang lại những kết quả hứa hẹn. Tất cả những điều này đều là những phương tiện truyền bá giáo lý của Đức Phật.

C. The third category: Psychic Marvels (iddhi-patihariya) 

In some areas of religious work, spreading the Dhamma is done via the mind — as, for example, when the Venerable Culapanthaka performed a psychic marvel that astounded those who saw, inspiring conviction, reverence, and awe in their hearts. Those who had never before felt inspired by the Buddha's teachings suddenly became inspired because of those events.

Other instances were performed by the Buddha himself, as when he went to break the pride of the three Kassapa brothers. He went out in the rain without getting wet, did walking meditation in the flood without getting wet, which led the elder Kassapa to abandon his stiff-necked pride — and when he had abandoned his pride, the Buddha was able to teach him the Dhamma. Kassapa and his followers saw the Dhamma appear within themselves, experienced the paths, fruitions, and nibbana, and proclaimed themselves followers of the Buddha. They were then of great help in spreading the religion.

Another example is when the Buddha subdued the bandit, Angulimala. As Angulimala ran chasing after him, the Buddha radiated good will through the power of jhana, causing the earth between them to rise and fall in great waves until Angulimala, tired from his running, called out in surrender. The Buddha then instructed him to the point where he was so impressed and convinced that he was eventually able to make his heart attain the Dhamma.

There are many other examples of this sort by which the Buddha was able to proclaim the religion so that it has lasted into the present day. If we take spreading the Dhamma to be simply a matter of words, it wouldn't have been — and won't be — enough.

C. Loại thứ ba: Kỳ diệu Tâm linh (iddhi-patihariya) 

Trong một số lĩnh vực của công việc tôn giáo, việc truyền bá Giáo Pháp được làm qua tâm — chẳng hạn như khi Tôn giả Culapanthaka thực hiện một phép thần thông khiến cho những người nhìn thấy phải kinh ngạc, khơi dậy niềm tin, sự tôn kính và khâm phục trong tim họ. Những ai chưa từng cảm thấy hứng khởi bởi giáo lý của Đức Phật bỗng trở nên hứng khởi vì những sự kiện đó.

Những sự kiện khác được thực hiện bởi chính Đức Phật, như khi ngài phá vỡ niềm kiêu hãnh của ba anh em Kassapa. Ngài đi trong mưa mà không bị ướt, đi hành thiền trong nước lũ mà vẫn khô ráo, khiến cho trưởng lão Kassapa từ bỏ niềm kiêu hãnh cứng đầu của mình — và khi ông không còn tự hào, Đức Phật đã có thể dạy ông Giáo Pháp. Kassapa và các môn đệ của ông nhìn thấy Pháp xuất hiện trong chính họ, trải nghiệm các đạo, quả, và niết bàn, và tự xưng là môn đệ của Đức Phật. Sau đó họ đã giúp đỡ rất nhiều trong việc truyền bá tôn giáo.

Một ví dụ khác là khi Đức Phật khuất phục tên cướp Angulimala. Khi Angulimala đuổi theo ngài, Đức Phật tỏa hào quang thiện ý qua sức mạnh của thiền jhana, khiến cho mặt đất giữa họ nổi lên và hạ xuống trong những đợt sóng lớn cho đến khi Angulimala, mệt mỏi vì bỏ chạy và phải đầu hàng. Sau đó Đức Phật giảng dạy cho hắn đến mức mà hắn ta cảm kích và tin chắc rằng cuối cùng có thể làm cho tim mình đạt được Giáo Pháp.

Có nhiều ví dụ tương tự mà qua đó Đức Phật đã có thể tuyên bố tôn giáo để nó tồn tại cho đến ngày nay. Nếu chúng ta coi việc truyền bá Giáo Pháp chỉ là vấn đề ngôn từ thì hẳn đã không — và sẽ không — đủ.

Thus, spreading the Dhamma is done in three ways:

A. By deed — showing others the Dhamma through the example of one's behavior; being correct and gracious in one's words and deeds; keeping restraint over one's senses of sight, hearing, smell, taste, feeling, and ideation so as to be an inspiring example to those who see.

B. By word — teaching and explaining the Dhamma out loud, giving rise to understanding and inspiration in those who hear.

C. By thought (psychic feats, manomayiddhi). When one has seen with the power of intuitive understanding that a person is ready to receive the Dhamma, one should spread thoughts of good will, dedicating the fruits of one's merit to that person. This way of spreading the Dhamma can be done both in public and in private, with those who are near and those who are far away. It can help certain human and divine beings, and inspire conviction in those whose dispositions lie within the net of the Dhamma, all without having to say a word.

Vì vậy, việc truyền bá Giáo Pháp được thực hiện theo ba cách:

A. Bằng hành động — cho người khác thấy Giáo Pháp qua ví dụ của hành vi một người; lời nói và việc làm đúng đắn và hòa nhã; kiềm chế các giác quan về thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và thức giác của mình để trở thành tấm gương truyền cảm hứng cho những ai nhìn thấy.

B. Bằng lời nói — giảng dạy và giải thích Giáo Pháp thành tiếng, làm phát sinh sự hiểu biết và cảm hứng cho những ai lắng nghe.

C. Bằng suy nghĩ (kỳ diệu tâm linh, manomayiddhi.) Khi một người nhìn thấy với sức mạnh của sự hiểu biết trực giác rằng người nào đó sẵn sàng để tiếp nhận Giáo Pháp, thì họ nên lan tỏa tư tưởng thiện ý, hồi hướng thành quả công đức của mình cho người đó. Cách truyền bá Giáo Pháp này có thể được thực hiện cả ở nơi công cộng và nơi riêng tư, với những người ở gần và người ở xa. Nó có thể giúp một số người và chư thiên, và khơi dậy niềm tin cho những ai có tư cách nằm trong mạng lưới của Pháp, mà không phải nói lời nào.

This has been termed "anointing with the waters of benevolence." The good will that lies in the heart is like a cooling current. Wherever this current is directed through the power of a radiant heart, it can draw other beings, both human and divine, to become inspired to develop the qualities of their hearts in line with their varying dispositions. Even if we have yet to meet them, and have simply heard news, we can still cause their hearts to become cool and refreshed, contributing to their welfare and happiness. Spreading the Dhamma in this way is beneficial both to us and to others. To be able to do this, though, we must first give rise to sufficient quality in our own hearts. If the quality isn't yet there, then build it and dedicate it first of all to those to whom you owe "kamma debts." Spread this goodness to fill the body. Spread this goodness to fill the mind. This sense of fullness is what is meant by rapture (piti) — i.e., full of what is skillful. Goodness fills the heart, refreshing it with what is skillful. When goodness fills the body and mind, it is like water filling a tank or saturating the earth. Wherever the earth is saturated with water, there the trees and vegetation flourish. But if we don't have enough goodness within, we're like a tank without any water: No matter how far the faucet is opened, only wind will come out. The coolness of wind and the coolness of water are two very different things. The coolness of wind can cause trees to wither and can send dust clouds flying, but the coolness of water is useful in many ways: It can be used to wash clothes, to bathe the body, to drink, or to sprinkle on the ground, nourishing plants and softening the earth. Not only that, it can also give a deep sense of refreshment. In the same way, people who practice the Dhamma, even if they don't speak a word but simply spread thoughts of good will, can be of great benefit to people at large. This is termed "metta-parami" — the perfection of benevolence.

So when goodness arises within us, we can work for the welfare of others even when we sit with our eyes closed, perfectly still. But it's the nature of ignorant people to believe that such a person is simply saving his own skin. They haven't looked deep inside.

Đây gọi là "xức dầu bằng nước của tâm từ." Thiện ý nằm trong trái tim giống như dòng nước mát. Bất cứ nơi nào dòng nước này hướng tới qua sức mạnh của trái tim rạng rỡ, nó có thể thu hút chúng sinh khác, cả loài người và chư thiên, trở nên hứng khởi để phát triễn những phẩm chất của trái tim phù hợp với tính cách của họ. Thậm chí nếu chúng ta chưa gặp họ, và chỉ nghe nói về họ, chúng ta vẫn có thể khiến cho tim họ trở nên mát mẻ và sảng khoái, góp phần mang lại lợi ích và hạnh phúc cho họ. Truyền bá Giáo Pháp theo cách này có lợi cho cả chúng ta và người khác. Tuy nhiên, để có thể làm điều này, trước tiên chúng ta phải làm phát sinh đầy đủ phẩm chất trong tim mình. Nếu phẩm chất vẫn chưa có thì hảy vun bồi và trước tiên hảy dành nó cho những ai mà chúng ta mắc "nợ nghiệp". Lấp đầy thân với tánh thiện này. Lấp đầy tâm với tánh thiện này. Cảm giác sung mãn này là ý nghĩa của hoan hỉ (piti) — tức là, đầy đủ sự tinh xảo. Tánh thiện lấp đầy trái tim, làm tươi mát nó bằng sự tinh xảo. Khi tánh thiện lấp đầy thân và tâm, nó giống như nước đầy bể chứa hay thấm đẩm mặt đất. Bất cứ nơi nào mặt đất thấm đẩm nước, cây và thảo mộc sinh sôi nẩy nở ở đó. Nhưng nếu chúng ta không có đủ tánh thiện bên trong, chúng ta giống như cái bể không có nước: cho dù vòi có mở đến đâu thì cũng chỉ có gió thổi ra. Mát của gió và mát của nước là hai thứ rất khác nhau. Mát của gió có thể làm cây khô héo và có thể làm cát bụi tung bay, nhưng mát của nước thì lợi ích theo nhiều cách: Nó có thể dùng để giặt quần áo, tắm rửa, uống, hay tưới đất, nuôi dưỡng cây cối và làm mềm đất. Không những thế, nó còn có thể mang lại cảm giác tươi mát. Tương tự như vậy, người thực hành Pháp, ngay cả khi họ không nói lời nào mà chỉ lan tỏa tư tưởng thiện, có thể mang lại lợi ích to lớn cho quần chúng. Đây gọi là "metta-parami - bố thí ba la mật" — sự hoàn hảo cuả tâm từ.

Vì vậy khi tánh thiện phát sinh trong chúng ta, chúng ta có thể làm việc vì phúc lợi của người khác ngay cả khi chúng ta ngồi nhắm mắt, hoàn toàn tĩnh lặng. Nhưng đó là bản chất của người thiếu hiểu biết khi tin rằng người như vậy chỉ đơn giản cứu rỗi chính mình. Họ không nhìn sâu vào bên trong.

The teachers of the past thus made a comparison with thunder and rain. Some people can teach others, but they themselves have no inner goodness. Such people are called thunder without rain. They can cause others to feel awe and respect, but can give no sense of cooling refreshment. Some people are like rain without thunder. They rarely speak, but spread thoughts of good will, dedicating their merit to others. They have received their own full measure of inner goodness and so can give goodness and inspire conviction in the hearts of others even when simply sitting still. Those who find peace and calm in the shelter of such an influence will, in turn, feel the highest form of respect. Some people are like rain with thunder, and others, rain with thunder and wind to boot: This, for those who are able, is the best of all. Such people, after having developed their own inner goodness, are able to teach others, spreading the Dhamma by thought, word, and deed, giving results in many ways: People who are stubborn and fixed in their opinions will be able to soften in an instant, just as giant trees bend before the wind. At the same time, teachers of this sort can be an example to others through their behavior and the kindness of their hearts, feeling no envy for the goodness of others, but only compassion, providing the shelter of mental peace to all sorts of people. This is the way to spread the Dhamma fully and completely, causing the religion to prosper in the true and proper way.

The field of spreading the Dhamma is extremely important. Those who practice it will get results in two ways:

1. By knowing how to use authority — the power of the mind — so as to be of benefit.

2. By knowing how to use compassion — the goodness of the heart — so as to benefit their fellow human beings, with no need for power of any sort whatsoever.

Only those who can act in this manner are qualified for the Department of Spreading the Dhamma.

Vì thế các vị thầy trong quá khứ đã ví sấm sét và mưa. Một số người có thể dạy người khác, nhưng bản thân họ không có tánh thiện bên trong. Những người như vậy được gọi là sấm sét mà không mưa. Họ có thể khiến người khác cảm thấy nể phục và kính trọng, nhưng không thể mang lại cảm giác tươi mát. Có người giống như mưa mà không sấm sét. Họ hiếm khi nói, nhưng lan tỏa tư tưởng thiện, hồi hướng công đức của mình cho người khác. Họ đã nhận được đầy đủ phẩm chất về tánh thiện bên trong của họ và có thể ban tặng tánh thiện và khơi dậy niềm tin trong trái tim của người khác ngay cả khi chỉ ngồi yên. Những ai tìm thấy bình an và tĩnh lặng trong sự che chở của một ảnh hưởng thiện ý như vậy, đến lượt mình, sẽ cảm thấy sự tôn kính cao nhất. Có người giống như mưa kèm theo sấm sét, và người khác, mưa với sấm sét và gió để khởi động: Điều này, đối với những người có khả năng, là tốt nhất. Người như vậy, sau khi phát triễn tánh thiện bên trong họ, có thể dạy người khác, truyền bá Giáo Pháp bằng tư tưởng, lời nói, và việc làm, mang lại kết quả theo nhiều cách: Những người bướng bỉnh và cố chấp trong quan điểm của mình sẽ có thể trở nên mềm mỏng ngay tức khắc, giống như cây đại thụ uốn mình trước gió. Đồng thời, các vị thầy thuộc loại này có thể làm gương cho người khác qua hành vi và tâm từ của họ, không ghen tị với tánh thiện của người khác, mà chỉ có lòng từ bi, cung cấp nơi trú ẩn bình an tinh thần cho tất cả mọi người. Đây là cách truyền bá Giáo Pháp đầy đủ và trọn vẹn, khiến cho tôn giáo hưng thịnh một cách chân chính và đúng đắn.

Lĩnh vực truyền bá Giáo Pháp là vô cùng quan trọng. Những người thực hành nó sẽ nhận được kết quả theo hai cách:

1. Nhờ biết cách sử dụng quyền lực — sức mạnh của tâm — sao cho có lợi.

2. Nhờ biết cách sử dụng lòng từ bi — tánh thiện của trái tim — để làm lợi ích cho nhân loại của mình, mà không cần bất cứ sức mạnh nào khác.

Chỉ những ai có thể hành động theo cách này thì mới đủ tiêu chuẩn thuộc về Bộ Truyền Bá Giáo Pháp.

* * *

When the duties of all these departments are fully observed by a community, a group, or an individual, they will help the religion to prosper and thrive. But as long as we are unable to fulfill these duties, the establishment of directives for each of the various departments is meaningless and can lead, I'm afraid, only to the disappearance of the Buddha's teachings, as happened in India. This is why I have asked to explain our organization and duties so that we will all be thoroughly acquainted with them.

It will be ideal if each individual can observe the duties of all four departments; and, to be true to the Dhamma, each of us should regard all of these duties as his own personal responsibility. If we pay attention only to the directives and rules, we will be deficient in our duties, and the establishment of the various departments will be a waste of time. All the thought and consideration devoted to our welfare will be fruitless.

Thus we should use our authority and inner virtues in observing our duties firmly and properly for the sake of the good order of the religion.

If I were to explain things at length, there would be much more to say; but I will stop for the time being with this condensed discussion of the main points at issue, which should be enough to serve us as an adequate guide.

If there is anything in any way wrong or defective in what I have written here, I ask the reader's forgiveness.

Peace.

* * *

Khi những nhiệm vụ của tất cả các bộ này được tuân thủ đầy đủ bởi một cộng đồng, một nhóm, hay một cá nhân, thì sẽ giúp tôn giáo thịnh vượng và phát triễn. Nhưng chừng nào chúng ta không thể hoàn thành những nhiệm vụ này, việc thiết lập chỉ thị cho từng bộ này là vô nghĩa và tôi e rằng có thể dẫn đến sự biến mất giáo lý của Đức Phật, như đã xảy ra ở Ấn Độ. Đây là lý do tại sao tôi đã yêu cầu giải thích về tổ chức và nhiệm vụ của chúng ta để tất cả chúng ta sẽ có thể hiểu biết cặn kẽ về chúng.

Sẽ là lý tưởng nếu mỗi cá nhân có thể tuân thủ nhiệm vụ của cả bốn bộ; và để thành thật với Giáo Pháp, mỗi người chúng ta nên coi tất cả những nhiệm vụ này như là trách nhiệm của cá nhân mình. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến các chỉ thị và quy tắc, chúng ta sẽ thiếu sót trong nhiệm vụ của mình, và việc thiết lập các bộ khác nhau sẽ là sự lãng phí thời gian. Tất cả suy nghĩ và cân nhắc dành cho phúc lợi của chúng ta sẽ không có kết quả.

Vì vậy chúng ta nên sử dụng quyền lực và các đức hạnh bên trong của mình trong việc tuân thủ nhiệm vụ của chúng ta một cách chặt chẽ và đúng đắn vì lợi ích của trật tự tốt của tôn giáo.

Nếu tôi giải thích mọi thứ dài dòng, sẽ còn nhiều điều để nói; nhưng tôi sẽ ngưng ở đây với bài thảo luận cô đọng về những điểm chính của vấn đề, vốn đủ để phục vụ cho chúng ta như một hướng dẫn đầy đủ.

Nếu có bất cứ sai trái hay khiếm khuyết nào trong những gì tôi đã viết ở đây, tôi xin độc giả tha thứ.

Bình an.

Glossary 

Apalokana-kamma: A procedure to use in conducting communal business of the Sangha, in which certain non-controversial issues are settled simply with an informal announcement. The following terms — ñatti-kamma, ñatti-dutiya-kamma, and ñatti-catuttha-kamma — refer to procedures where the issue must be settled by a formal motion stated once, twice, or four times, giving all the monks present the opportunity to object to the motion before it is carried.

Attha: Meaning, sense, aim, result.

Avijja: Unawareness; counterfeit knowledge.

Ayatana: Sense medium. The six inner sense media are the eye, ear, nose, tongue, body and intellect. The six outer sense media are their respective objects.

Bhagavant: An epithet for the Buddha, commonly translated as "Blessed One" or "Exalted One." Some commentators, though, have traced the word etymologically to the Pali root meaning "to divide" and, by extension, "to analyze," and so translate it as "Analyst."

Dhamma: Event; phenomenon; the way things are in and of themselves; their inherent qualities; the basic principles underlying their behavior. Also, principles of behavior that human beings should follow so as to fit in with the right natural order of things; qualities of mind they should develop so as to realize the inherent quality of the mind in and of itself. By extension, "dhamma" is used also to refer to any doctrine that teaches such things. Thus the Dhamma of the Buddha refers both to his teachings and to the direct experience of the quality of nibbana at which those teachings are aimed.

Dhatu: Element; property; the elementary properties that make up the inner sense of the body and mind: earth (solidity), water (liquidity), fire (heat), wind (energy or motion), space and cognizance.

Jhana: Meditative absorption in a single object, notion or sensation.

Kamma: Acts of intention that result in states of being and birth. "Kamma debts" are the moral debts one has to others either through having been a burden to them (the primary example being one's debt to one's parents) or from having wronged them.

Khandha: Component parts of sensory perception: rupa (sense data, appearances); vedana (feelings of pleasure, pain or indifference); sañña (labels, concepts, allusions); sankhara (mental constructs or fabrications); and viññana (cognizance, the act of attention that "spotlights" objects so as to know them distinctly and pass judgment on them).

Magga: The path to the cessation of suffering and stress. The four transcendent paths — or rather, one path with four levels of refinement — are the path to stream-entry (entering the stream to nibbana, which ensures that one will be reborn at most only seven more times), the path to once-returning, the path to non-returning and the path to arahantship. Phala — fruition — refers to the mental state immediately following the attainment of any of these paths.

Mala: Stains on the character, traditionally listed as nine: anger, hypocrisy, envy, stinginess, deceit, treachery, lying, evil desires and wrong views.

Nibbana (Nirvana): Liberation; the unbinding of the mind from greed, anger and delusion, from physical sensations and mental acts. As this term is used to refer also to the extinguishing of fire, it carries connotations of stilling, cooling and peace. (According to the physics taught at the time of the Buddha, the property of fire exists in a latent state to a greater or lesser degree in all objects. When activated, it clings and is bound to its fuel. As long as it remains latent or is extinguished, it is "unbound.")

Patimokkha: The basic monastic code, composed of 227 training rules.

Puñña: Inner worth; merit; the inner sense of well-being that comes from having acted rightly or well, and that enables one to continue acting well.

Puññakkhetta: Field of merit — an epithet for the Sangha.

Sangha: The community of the Buddha's disciples. On the ideal level, this refers to all those, whether lay or ordained, who have reached at least the path to stream-entry (see magga). On the conventional level, it refers to the Buddhist monkhood. In Thai, it also refers to the central administration of the Thai monkhood and to any individual monk. Traditionally, Sangha does NOT refer to all Buddhists. The traditional term for the entire "assembly" of the Buddha's followers — ordained or not, awakened or not — is buddha-parisa. The reason for this distinction is that Sangha is one of a Buddhist's three refuges, and not all members of the buddha-parisa can be taken as refuge.

Sankhara: Fashioning — the forces that fashion things, the process of fashioning, and the fashioned things — mental or physical — that result. In some contexts this term refers specifically to the fashioning of thoughts in the mind. In others, it refers to all five khandhas (see above).

Vinaya: The monastic discipline. The Buddha's own name for the religion he founded was "this Dhamma-Vinaya," this doctrine and discipline.

Chú Giải 

Apalokana-kamma: Một thủ tục dùng để tiến hành công việc chung của Tăng đoàn, trong đó một số vấn đề không gây tranh cãi được giải quyết đơn giản bằng một thông báo thân mật. Những từ ngữ sau đây — ñatti-kamma, ñatti-dutiya-kamma, and ñatti-catuttha-kamma — đề cập đến những thủ tục mà vấn đề phải được giải quyết bằng một đề nghị chính thức được tuyên bố một lần, hai lần, hay bốn lần, tạo cơ hội cho tất cả các sư hiện diện có thể phản đối đề nghị đó trước khi nó được thực hiện.

Attha: Ý nghĩa, nhận thức, mục đích, kết quả.

Avijja: Vô minh, vô ý thức; kiến thức giả mạo.

Ayatana: Phương tiện giác quan. Sáu giác quan bên trong là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tri thức. Sáu phương tiện giác quan bên ngoài là những đối tượng tương ứng của chúng.

Bhagavant: Một biểu tượng cho Đức Phật, thường được dịch là "Đức Thế Tôn". Tuy nhiên, một số nhà bình luận đã truy tìm nguyên từ của chữ này là do từ gốc tiếng Pali có nghĩa là "phân chia", và nói rộng ra là "phân tích", và do đó dịch nó là "Phân tích gia".

Dhamma: Pháp, sự kiện; hiện tượng; cách mọi thứ là tự nội tại; đặc tính cố hữu của chúng; các nguyên tắc căn bản làm nền tảng cho hành vi của chúng. Đồng thời, các nguyên tắc hành vi mà nhân loại nên tuân theo để phù hợp với trật tự đúng và tự nhiên của vạn vật; những phẩm chất của tâm mà họ nên phát triễn để nhận ra đặc tính cố hữu của tâm tự nội tại. Nói rộng ra, "pháp" cũng được dùng để chỉ bất cứ học thuyết nào dạy những điều như vậy. Do đó Pháp của Đức Phật đề cập đến cả những lời dạy của ngài và sự trải nghiệm trực tiếp về phẩm chất của niết bàn mà những lời dạy đó hướng đến.

Dhatu: Yếu tố; đặc tính; các đặc tính căn bản tạo nên cảm giác bên trong của thân và tâm: đất (chất rắn), nước (chất lỏng), lửa (nhiệt), gió (năng lượng hay chuyển động), không gian và nhận thức.

Jhana: Thiền định thâm sâu vào một đối tượng, khái niệm hay cảm giác duy nhất.

Kamma: Nghiệp, những hành vi có chủ đích dẫn đến các trạng thái hiện hữu và sinh ra. "Nợ nghiệp" là những món nợ luân lý mà người ta phải trả cho người khác qua việc tạo gánh nặng cho họ (ví dụ điển hình là nợ của một người đối với cha mẹ mình) hay do đã làm điều sai trái đối với họ.

Khandha: Uẩn, các thành phần của nhận thức giác quan: rupa - sắc (dữ liệu tri giác, hình tướng); vedana - thọ (cam̉ giác vui sướng, đau khổ hay thờ ơ); sañña - tưởng (nhãn hiệu, khái niệm, ám chỉ); sankhara - hành (tư tưởng cấu thành hay cấu tạo tinh thần); và viññana - thức (nhận thức, hành động chú ý "làm nổi bật" các đối tượng để biết chúng rõ ràng và đưa ra phán xét về chúng).

Magga: Con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ và căng thẳng. Bốn con đường siêu việt — hay thật ra là một con đường với bốn cấp độ thanh lọc — là đường đến nhập lưu (bước vào dòng chảy đến niết bàn, khiến cho người ta sẽ chỉ tái sinh nhiều nhất là bảy lần), đường đến nhất lai, bất lai và đường đến quả vị a-la-hán. Phala — quả vị — đề cập đến trạng thái tinh thần ngay sau khi đạt được một trong bốn con đường này.

Mala: Cá tính nhơ nhuốc, theo truyền thống được liệt kê là chín: giận dữ, đạo đức giả, ghen tị, keo kiệt, gian dối, phản bội, nói láo, ham muốn xấu và tà kiến.

Nibbana (Nirvana): Niết bàn. Giải thoát; cởi trói tâm khỏi tham, sân và si, khỏi cảm giác thể chất và hành vi tinh thần. Vì từ này cũng được dùng để chỉ việc dập tắt lửa, nó mang hàm ý của sự tĩnh lặng, mát mẻ và bình an. (Theo vật lý học thời Đức Phật, đặc tính của lửa tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn ở mức độ nhiều hơn hay ít hơn trong mọi vật thể. Khi được kích hoạt, nó bám vào và liên kết với nhiên liệu của nó. Chừng nào nó vẫn còn tiềm ẩn hay bị dập tắt, nó "không bị ràng buộc".)

Patimokkha: Luật lệ căn bản của tu viện, gồm có 227 quy luật huấn luyên.

Puñña: Giá trị nội tâm; công đức; cảm giác bình an nội tâm đến từ việc hành xử đúng hay tốt, và điều đó cho phép người ta tiếp tục hành xử tốt.

Puññakkhetta: Phước điền, ruộng công đức — Một biểu tượng cho Tăng đoàn.

Shangha: Tăng Đoàn. Cộng đồng đệ tử của Đức Phật. Ở mức độ lý tưởng, điều này đề cập đến tất cả những ai, cư sĩ hay tăng sĩ, đã đạt được ít nhất là đường đến nhập lưu (xem magga). Ở mức độ quy ước, nó đề cập đến giới tu sĩ Phật giáo. Trong tiếng Thái, nó cũng đề cập đến cơ quan điều hành trung ương của chư tăng Thái và bất cứ tăng sĩ nào. Theo truyền thống, Tăng Đoàn KHÔNG đề cập đến tất cả các Phật tử. Từ ngữ truyền thống cho toàn bộ "đoàn thể" tín đồ của Đức Phật — xuất gia hay không, giác ngộ hay không — là buddha-parisa. Lý do cho sự khác biệt này là vì Tăng Đoàn là một trong ba nơi nương tựa của Phật tử, và không phải tất cả các thành viên của buddha-parisa đều có thể được qui y.

Sankhara: Hành uẩn, sự cấu thành — năng lực cấu thành mọi thứ, tiến trình của sự cấu thành, và những thứ được cấu thành — tinh thần hay thể chất — là kết quả. Trong một số bối cảnh, từ ngữ này đề cập cụ thể đến sự cấu thành tư tưởng trong tâm. Trong những bối cảnh khác, nó đề cập đến tất cả năm uẩn (xem ở trên).

Vinaya: Kỷ luật tu viện. Tên riêng của Đức Phật đặt cho tôn giáo mà ngài sáng lập là "Dhamma-Vinaya" này, giáo lý và kỷ luật này.

* * *

If anything in this translation is inaccurate or misleading, I ask forgiveness of the author and reader for having unwittingly stood in their way. As for whatever may be accurate, I hope the reader will make the best use of it, translating it a few steps further, into the heart, so as to attain the truth at which it points.

— The translator

Sabbe satta sada hontu
avera sukha-jivino

katam puñña-phalam mayham
sabbe bhagi bhavantu te

May all beings always live happily,
free from animosity.

May all share in the blessings
springing from the good I have done.

* * *

Nếu bất cứ điều gì trong bài dịch này không chính xác hay gây hiểu lầm, tôi xin tác giả và độc giả tha thứ vì đã vô tình cản trở. Đối với bất cứ điều gì có thể chính xác, tôi hy vọng độc giả sẽ sử dụng hữu hiệu, diễn dịch nó thêm vài bước nữa, vào trong trái tim, để đạt được sự thật mà nó chỉ ra.

— Dịch giả

Sabbe satta sada hontu
avera sukha-jivino

katam puñña-phalam mayham
sabbe bhagi bhavantu te

Mong cho tất cả chúng sinh luôn sống hạnh phúc,
không còn thù hận.

Mong cho tất cả cùng chia sẻ những phước lành
nảy sinh từ điều tốt đẹp tôi đã làm.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 07-16-2021

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |