Meditation teaches you the power of your perceptions. You come to see how the labels you apply to things, the images with which you visualize things, have a huge influence over what you see, how they can weigh you down with suffering and stress. As the meditation develops, though, it gives you the tools you need to gain freedom from that influence.

Thiền dạy cho bạn sức mạnh của tri giác hay nhận thức của bạn. Bạn nhìn thấy rỏ làm thế nào mà các nhản hiệu hay danh bạn áp dụng đối với sự vật, các hình ảnh hay tướng mà bạn hình dung sự vật, có một ảnh hưởng rất lớn đối với những gì bạn thấy, làm thế nào mà chúng có thể đè bẹp bạn với đau khổ và căng thẳng. Tuy nhiên, khi thiền phát triễn, nó mang lại cho bạn những công cụ bạn cần để đạt được tự do thoát khỏi ảnh hưởng đó.

In the beginning, when you first notice the power of perception, you can easily feel overwhelmed by how pervasive it is. Suppose you're focusing on the breath. There comes a point when you begin to wonder whether you're focusing on the breath itself or on your idea of the breath. Once this question arises, the normal reaction is to try to get around the idea to the raw sensation behind it. But if you're really sensitive as you do this, you'll notice that you're simply replacing one caricature of the breath with another, more subtle one. Even the raw sensation of breathing is shaped by how you conceptualize raw sensation. No matter how hard you try to pin down an unfiltered experience of breathing, you still find it shaped by your idea of what breathing actually is. The more you pursue the reality of the breath, the more it recedes like a mirage.

Ban đầu, khi bạn mới nhận thấy sức mạnh của tri giác, bạn có thể dễ dàng cảm thấy choáng ngợp bởi tính cách phổ biến của nó. Giả định là bạn đang tập trung vào hơi thở. Đến một lúc khi bạn bắt đầu tự hỏi rằng liệu bạn đang tập trung vào chính hơi thở hoặc trên ý tưởng của bạn về hơi thở. Một khi câu hỏi này phát sinh, phản ứng thông thường là cố gắng gạt ý tưởng qua một bên để đến với cảm giác thô đằng sau nó. Nhưng nếu bạn thật sự bén nhạy khi bạn làm điều này, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn chỉ đơn giản thay thế một bức tranh biếm họa của hơi thở với một cái khác, một cái tinh tế hơn. Ngay cả cảm giác thở thô cũng được định hình bởi cách bạn khái niệm cảm giác thô. Bất kể bạn ráng cố gắng như thế nào để vạch ra một kinh nghiệm nguyên vẹn về hơi thở, bạn vẫn thấy nó được hình thành bởi ý tưởng của bạn về những gì thật sự là hơi thở. Bạn càng theo đuổi thực tế của hơi thở, nó càng rút đi như một ảo ảnh.

The trick here is to turn this fact to your advantage. After all, you're not meditating to get to the breath. You're meditating to understand the processes leading to suffering so that you can put an end to them. The way you relate to your perceptions is part of these processes, so that's what you want to see. You have to treat your experience of the breath, not as an end in itself, but as a tool for understanding the role of perception in creating suffering and stress.

Bí quyết ở đây là biến thực tế này thành lợi thế của bạn. Nói cho cùng, bạn không thiền để có được hơi thở. Bạn thiền định để hiểu được quá trình dẫn đến đau khổ để bạn có thể chấm dứt nó. Cách bạn liên quan đến tri giác của bạn là một phần của quá trình này, đó là những gì bạn muốn xem. Bạn phải đối xử với kinh nghiệm của bạn về hơi thở, không phải là một kết thúc trong chính nó, mà là một công cụ để hiểu vai trò của tri giác hay nhận thức trong việc tạo ra đau khổ và căng thẳng.

You do this by de-perception: questioning your assumptions about breathing, deliberately changing those assumptions, and observing what happens as a result. Now, without the proper context, de-perception could easily wander off into random abstractions. So you take the practice of concentration as your context, providing de-perception both with a general direction and with particular tasks that force it to bump up against the operative assumptions that actually shape your experience of the present.

Bạn làm điều này bằng cách tháo gỡ nhận thức: vấn hỏi những giả định của bạn về hơi thở, cố tình thay đổi những giả định đó, và quan sát những gì xảy ra như là kết quả. Bây giờ, không có bối cảnh thích hợp, nhận thức hay tri-giác-tháo-gỡ có thể dễ dàng đi lang thang vào những trừu tượng ngẩu nhiên. Vì vậy bạn lấy sự thực hành tập trung tư tưởng làm bối cảnh của bạn, cung cấp cho tri-gíac-tháo-gỡ cả̀ với một phương hướng chung và với những nhiệm vụ cụ thể để buộc nó va chạm với những giả định công hiệu mà thật sự hình thành kinh nghiệm của bạn trong hiện tại.

The general direction lies in trying to bring the mind to deeper and more long-lasting levels of stillness so as to eliminate more and more subtle levels of stress. You're not trying to prove which perceptions of the breath depict it most truly, but simply which ones work best in which situations for eliminating stress. The objectivity you're looking for is not the objectivity of the breath, but the objectivity of cause and effect.

Phương hướng chung nằm trong sự cố gắng mang tâm vào các mức độ tĩnh lặng sâu hơn và kéo dài hơn để loại bỏ nhiều hơn và nhiều hơn nữa những mức độ tinh tế của căng thẳng. Bạn không cố gắng để chứng minh nhận thức nào của hơi thở miêu tả nó thật nhất, mà chỉ đơn giản là cái nào làm việc tốt nhất trong tình trạng nào để loại bỏ căng thẳng. Tính khách quan mà bạn đang tìm kiếm không phải là tính khách quan của hơi thở, mà là tính khách quan của nguyên nhân và kết quả.

The particular tasks that teach you these lessons begin with the task of trying to get the mind to stay comfortably focused for long periods of time on the breath — and right there you run into two operative assumptions: What does it mean to breathe? What does it mean to be focused?

Nhiệm vụ cụ thể dạy bạn những bài học này bắt đầu với nhiệm vụ cố gắng làm cho tâm giữ tập trung một cách thoải mái trong một khoảng thời gian dài vào hơi thở — và ở ngay đó bạn chạm phải hai giả định công hiệu : Thở có nghĩa là gì? Tập trung có nghĩa là gì?

It's common to think of the breath as the air passing in and out through the nose, and this can be a useful perception to start with. Use whatever blatant sensations you associate with that perception as a means of establishing mindfulness, developing alertness, and getting the mind to grow still. But as your attention gets more refined, you may find that level of breath becoming too faint to detect. So try thinking of the breath instead as the energy flow in the body, as a full body process.

Người ta thường nghĩ rằng thở như là không khí đi vào và ra qua lổ mũi, và điều này có thể là một nhận thức hữu ích để bắt đầu thiền. Xử dụng bất kỳ cảm giác lộ liểu nào mà bạn có thể kết hợp với nhận thức đó như là một phương tiện để thiết lập chánh niệm, phát triển sự tỉnh táo, và làm cho tâm phát sinh tĩnh lặng. Nhưng khi sự chú ý của bạn trở nên tinh tế hơn, bạn có thể thấy rằng mức độ của hơi thở trở nên quá yếu để phát hiện. Vì vậy hảy cố gắng nghĩ về hơi thở như là năng lượng luân lưu trong cơ thể, như là một quá trình đầy đủ của cơ thể.

Then make that experience as comfortable as possible. If you feel any blockage or obstruction in the breathing, see what you can do to dissolve those feelings. Are you doing anything to create them? If you can catch yourself creating them, then it's easy to let them dissolve. And what would make you create them aside from your preconceived notions of how the mechanics of breathing have to work? So question those notions: Where does the breath come into the body? Does it come in only through the nose and mouth? Does the body have to pull the breath in? If so, which sensations do the pulling? Which sensations get pulled? Where does the pulling begin? And where is the breath pulled from? Which parts have the breath, and which ones don't? When you feel a sensation of blockage, which side of the sensation are you on?

Rồi làm cho kinh nghiệm đó được thoải mái càng nhiều càng tốt. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ chướng ngại hoặc bế tắc nào trong hơi thở, hảy xem bạn có thể làm gì để giải trừ những cảm giác đó. Bạn có làm cái gì để tạo ra chúng không? Nếu bạn bắt gặp mình tạo ra chúng, thì dễ dàng để giải trừ chúng. Và điều gì có thể làm bạn tạo ra chúng bên cạnh định kiến của bạn về cách các cơ chế thở phải làm việc? Vì vậy hảy tự hỏi những khái niệm đó: Từ đâu mà hơi thở đi vào cơ thể? Có phải nó chỉ đến từ mũi và miệng? Có phải cơ thể kéo hơi thở vào không? Nếu vậy, cảm giác nào làm việc kéo đó? Cảm giác nào bị kéo? Việc kéo đó bắt đầu từ đâu? Và hơi thở bị kéo vào từ đâu? Phần nào có hơi thở, và phần nào không? Khi bạn có cảm giác của sự bế tắc, bạn sẽ theo bên nào của cảm giác?

These questions may sound strange, but many times your pre-verbal assumptions about the body are strange as well. Only when you confront them head-on with strange questions can you bring them to light. And only when you see them clearly can you replace them with alternative concepts.

Những câu hỏi này có thể nghe lạ tai, nhưng có nhiều lần giả định chưa nói ra của bạn về cơ thể cũng lạ vậy. Chỉ khi bạn mặt đối mặt chúng với những câu hỏi lạ thì bạn mới có thể đem chúng ra ánh sáng. Và chỉ khi bạn thấy chúng rỏ ràng thì bạn mới có thể thay thế chúng với khái niệm khác.

So once you catch yourself breathing uncomfortably in line with a particular assumption, turn it around to see what sensations the new assumption highlights. Try staying with those sensations as long as you can, to test them. If, compared to your earlier sensations associated with the breath, they're easier to stay with, if they provide a more solid and spacious grounding for concentration, the assumption that drew them to your attention is a useful new tool in your meditation. If the new sensations aren't helpful in that way, you can throw the new tool aside.

Vì̀ thế một khi bạn bắt gặp mình thở không thỏai mái phù hợp với một giả định cụ thể, hảy đem nó ra trước mặt để xem những cảm giác nào mà giả định mới nhấn mạnh đến. Hảy thử sống với những cảm gíac đó ở mức lâu nhất mà bạn có thể để kiểm tra chúng. Nếu, so sánh với các cảm giác trước đó của bạn kết hợp với hơi thở, bạn thấy dễ chịu hơn để ở lại với chúng, nếu chúng cung cấp một nền tảng chắc chắn và rộng rải hơn cho sự tập trung, cái giả định mà đã thu hút sự chú ý của bạn sẽ là một công cụ mới hữu ích trong lúc hành thiền. Nếu các cảm giác mới không hữu ích trong cách đó, bạn có thể ném công cụ mới đó sang một bên.

For example, if you have a sense of being on one side of a blockage, try thinking of being on the other side. Try being on both. Think of the breath as coming into the body, not through the nose or mouth, but through the middle of the chest, the back of the neck, every pore of your skin, any spot that helps reduce the felt need to push and pull.

Thí dụ, nếu bạn có cảm giác ở bên này của chướng ngại, thử nghĩ đến việc ở bên kia. Thử nghĩ ở cả hai bên. Nghĩ rằng hơi thở đi vào cơ thể, không phải qua mũi hay miệng, mà qua giửa ngực, sau cổ, từng lỗ chân lông trên da của bạn, bất cứ điểm nào giúp giảm cảm thấy cần phải giằng co.

Or start questioning the need to push and pull at all. Do you feel that your immediate experience of the body is of the solid parts, and that they have to manage the mechanics of breathing, which is secondary? What happens if you conceive your immediate experience of the body in a different way, as a field of primary breath energy, with the solidity simply a label attached to certain aspects of the breath? Whatever you experience as a primary body sensation, think of it as already breath, without your having to do anything more to it. How does that affect the level of stress and strain in the breathing?

Hoặc là đặt vấn đề với việc có cần phải giằng co hay không. Bạn có cảm thấy kinh nghiệm trực tiếp của bạn về cơ thể là vững chắc không, và rằng nó phải điều hành cơ chế thở, đó là thứ yếụ? Điều gì xảy ra nếu bạn cảm nhận kinh nghiệm trực tiếp về cơ thể theo một cách khác, như là một vùng năng lượng thở chính, với sự vững chắc chỉ là một nhãn hiệu gắn cho một số khía cạnh của thở? Bất cứ điều gì bạn kinh nghiệm như là một cảm giác cơ thể chính, hảy nghĩ nó hẳn là hơi thở rồi, không cần bạn làm thêm điều gì cho nó. Điều đó ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng và gắng sức trong hơi thở như thế nào?

And what about the act of staying focused? How do you conceive that? Is it behind the breath? Surrounded by breath? To what extent does your mental picture of focusing help or hinder the ease and solidity of your concentration? For instance, you may find that you think of the mind as being in one part of the body and not in others. What do you do when you focus attention on another part? Does the mind leave its home base — say, in the head — to go there, or does the other part have to be brought into the head? What kind of tension does this create? What happens if you think of awareness already being in that other part? What happens when you turn things around entirely: instead of the mind's being in the body, see what stress is eliminated when you think of the body as surrounded by a pre-existing field of awareness.

Và hành động ở lại với sự tập trung thì sao? Bạn cảm thấy thế nào? Có phải nó ở đằng sau không? Bị bao bọc bởi hơi thở? Ấn tượng của sự tập trung của bạn giúp ích hay cản trở sự dễ dàng và độ bền vững của sự tập trung đến mức nào? Ví dụ như, bạn có thể thấy rằng bạn nghĩ về tâm như là ở trong một phần của cơ thể và không phải trong cái gì khác? Bạn sẽ làm gì khi bạn tập trung sự chú ý vào một phần khác? Tâm có rời khỏi chỗ cư trú của nó — cho là, ở trong đầu — để đi đến nơi đó, hay cái phần kia phải được đem vào trong đầu? Điều này sẽ gây ra áp lực như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nghĩ rằng sự nhận thức nằm ở trong phần kia rồi? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn xoay ngược hết cả mọi sự: thay vì tâm ở trong cơ thể, hảy coi căng thẳng nào được loại bỏ khi bạn nghĩ về cơ thể bị vây quanh bởi một vùng kiến thức đã hiện diện sẵn.

When you ask questions like this and gain favorable results, the mind can settle down into deeper and deeper levels of solidity. You eliminate unnecessary tension and stress in your focus, finding ways of feeling more and more at home, at ease, in the experience of the present.

Khi bạn đặt những câu hỏi như thế và có được những câu trả lời thích đáng, tâm có thể lắng đọng vào độ sâu và sâu hơn nữa cuả định. Bạn rũ bỏ được áp lực và căng thẳng không cần thiết trong sự tập trung của bạn, tìm ra những cách cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, trong kinh nghiệm của hiện tại.

Once the mind is settled down, give it time to stay there. Don't be in too great a hurry to move on. Here the questions are, "Which parts of the process were necessary to focus in? Which can now be let go? Which do you have to hold onto in order to maintain this focus?" Tuning into the right level of awareness is one process; staying there is another. When you learn how to maintain your sense of stillness, try to keep it going in all situations. What do you discover gets in the way? Is it your own resistance to disturbances? Can you make your stillness so porous that disturbances can go through without running into anything, without knocking your center off balance?

Một khi tâm được lắng đọng, hảy cho nó thêm thì giờ để ở lại đó. Đừng có quá vội vã đi tiếp. Câu hỏi bây giờ là, "Phần nào của tiến trình là cần thiết để tập trung vào? Phần nào có thể bỏ đi vào lúc này? Phần nào bạn phải nắm lấy để có thể duy trì sự tập trung này?" Điều chỉnh vào đúng trình độ của nhận thức là một việc, ở lại đó lại là một việc khác. Khi bạn học cách duy trì cảm giác tĩnh lặng của bạn, cố gắng giữ nó đi tiếp trong mọi tình huống. Bạn tìm thấy cản trở gì? Có phải là sức̣ đề kháng của bạn với những rối loạn? Bạn có thể làm sự tĩnh lặng của bạn thông thoáng để cho những rối loạn đó có thể đi qua mà không gặp phải bất cứ điều gì, không làm cho sự tập trung của bạn bị chao đảo?

As you get more and more absorbed in exploring these issues, concentration becomes less a battle against disturbance and more an opportunity for inner exploration. And without even thinking about them, you're developing the four bases of success: the desire to understand things, the persistence that keeps after your exploration, the close attention you're paying to cause and effect, and the ingenuity you're putting into framing the questions you ask. All these qualities contribute to concentration, help it get settled, get solid, get clear.

Khi tâm trí bạn bị cuốn hút sâu hơn vào việc khám phá những vấn đề này, sự tập trung sẽ ít bị chi phối bởi những xáo trộn và có nhiều cơ hội cho việc thăm dò nội tâm hơn. Và thậm chí không nghĩ về chúng, bạn đang phát triễn bốn cơ sở của sự thành công: mong muốn hiểu được mọi sự, tiếp tục kiên trì sau khi thăm dò, để ý chặc chẽ đến nguyên nhân và kết quả, và khôn khéo trong việc sắp đặt những câu hỏi mà bạn đang tự vấn. Tất cả những phẩm chất này đóng góp cho sự tập trung, giúp nó lắng đọng, nắm vững và sáng suốt.

At the same time, they foster discernment. The Buddha once said that the test for a person's discernment is how he or she frames a question and tries to answer it. Thus to foster discernment, you can't simply stick to pre-set directions in your meditation. You have to give yourself practice in framing questions and testing the karma of those questions by looking for their results.

Đồng thời, chúng làm tăng trưởng trí tuệ phân biệt. Đức Phật có lần nói rằng cách thử trí phân biệt của một người là hảy xem người đó cấu trúc câu hỏi như thế nào và thử trả lời ra làm sao. Do đó, để làm tăng trưởng khả năng phán xét, bạn không thể chỉ dựa vào những lời chỉ bảo có sẵn trong khi hành thiền. Bạn phải cho mình cơ hội thực tập việc cấu trúc các câu hỏi và thử nghiệm luật nhân quả của những câu hỏi đó bằng cách truy tìm kết quả của chúng

Ultimately, when you reach a perception of the breath that allows the sensations of in-and-out breathing to grow still, you can start questioning more subtle perceptions of the body. It's like tuning into a radio station. If your receiver isn't precisely tuned to the frequency of the signal, the static interferes with the subtleties of whatever is being transmitted. But when you're precisely tuned, every nuance comes through. The same with your sensation of the body: when the movements of the breath grow still, the more subtle nuances of how perception interacts with physical sensation come to the fore. The body seems like a mist of atomic sensations, and you can begin to see how your perceptions interact with that mist. To what extent is the shape of the body inherent in the mist? To what extent is it intentional — something added? What happens when you drop the intention to create that shape? Can you focus on the space between the droplets in the mist? What happens then? Can you stay there? What happens when you drop the perception of space and focus on the knowing? Can you stay there? What happens when you drop the oneness of the knowing? Can you stay there? What happens when you try to stop labeling anything at all?

Cuối cùng, khi bạn đạt được một nhận thức về hơi thở nó cho phép những cảm giác thở vào và ra phát sinh tĩnh lặng, bạn có thể bắt đầu vấn hỏi các tầng nhận thức tinh tế hơn của cơ thể. Nó giống như điều chỉnh một đài phát thanh. Nếu bộ phận nhận tín hiệu không được điều chỉnh chính xác với tần số của tín hiệu, tĩnh điện sẽ cản trở độ̣ tinh tế của những tín hiệu phát sóng. Nhưng khi bạn điều chỉnh chính xác, mọi sắc thái âm điệu đều đi qua. Cũng tương tự như vậy với cảm giác của bạn về cơ thể: khi chuyển động của hơi thở trở nên tĩnh lặng, các sắc thái tinh tế hơn của cách tri giác tương tác với cảm giác vật lý sẽ hiển lộ. Cơ thể có vẻ giống như một màn sương của những cảm giác nguyên tử vi tế, và bạn có thể bắt đầu nhìn thấy những nhận thức của bạn tương tác với màn sương đó như thế nào. Thân hình hoà nhập trong màn sương đó đến mức độ nào? Đến mức nào thì nó có chủ ý — có gì được thêm vào? Chuyện gì xaỷ ra khi bạn bỏ ý định tạo ra sắc thái đó? Bạn có thể tập trung vào khoảng trống giữa những giọt sương trong lớp sương mù đó không? Chuyện gì xảy ra sau đó? Bạn có thể ở lại đó không? Chuyện gì xảy ra khi bạn vất bỏ nhận thức về khoảng trống và tập trung vào sự biết? Bạn có thể ở lại đó không? Chuyện gì xảy ra khi bạn vất bỏ cái ngã của sự biết? Bạn có thể ở lại đó không? Chuyện gì xảy ra khi bạn thử ngưng đặt tên cho bất cứ điều gì?

As you settle into these more formless states, it's important that you not lose sight of your purpose in tuning into them. You're here to understand suffering, not to over-interpret what you experience. Say, for instance, that you settle into an enveloping sense of space or consciousness. From there, it's easy to assume that you've reached the primordial awareness, the ground of being, from which all things emerge, to which they all return, and which is essentially untouched by the whole process of emerging and returning. You might take descriptions of the Unconditioned and apply them to what you're experiencing. If you're abiding in a state of neither perception nor non-perception, it's easy to see it as a non-abiding, devoid of distinctions between perceiver and perceived, for mental activity is so attenuated as to be virtually imperceptible. Struck with the apparent effortlessness of the state, you may feel that you've gone beyond passion, aversion, and delusion simply by regarding them as unreal. If you latch onto an assumption like this, you can easily think that you've reached the end of the path before your work is really done.

Khi bạn chìm sâu vào những trạng thái vô sắc này nhiều hơn, điều quan trọng là bạn không làm mất mục đích của mình trong khi điều chỉnh để gặp chúng. Bạn ở đây là để hiểu được sự đau khổ, không phải để gỉai thích quá đà về những gì bạn trải nghiệm. Chẳng hạn như, bạn lắng chìm vào một vùng cảm giác không gian hay ý thức. Từ đó, thật dễ để giả định rằng bạn đạt tới giác tánh nguyên sơ, cội nguồn của sắc hay hữu thể, từ đó tất cả mọi thứ xuất hiện, tất cả trở lại, và đó là bản chất nguyên sơ của toàn bộ tiến trình trổi lên và trở về. Bạn có thể đem những̣ miêu tả về pháp vô vi và áp dụng chúng vào những gì bạn đang trải qua. Nếu bạn đang trụ trong trạng thái không phải là nhận thức hay vô thức, thật dễ dàng để xem nó như là pháp vô trụ, không có sự phân biệt giữa sự nhận biết và được cảm nhận, vì hoạt động tinh thần giảm dần đến độ hầu như không thể nhận thấy. Bị đánh động bởi trạng thái vô thức rõ ràng, bạn có lẽ cảm thấy rằng bạn đã vượt qua sự đam mê, sân hận, si mê bằng cách chỉ đơn giản xem đó như là không có thật. Nếu bạn bám vào một giả định như thế này, bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng bạn đã đến cuối con đường trước khi công việc của bạn thật sự hoàn thành.

Your only protection here is to regard these assumptions as forms of perception, and to dismantle them as well. And here is where the four noble truths prove their worth, as tools for dismantling any assumption by detecting the stress that accompanies it. Ask if there's still some subtle stress in the concentration that has become your dwelling place. What goes along with that stress? What vagrant movements in the mind are creating it? What persistent movements in the mind are creating it? You have to watch for both.

Bảo vệ duy nhất của bạn ở đây là hảy xem những giả định này như hình thức của tri giác, và hảy xoá bỏ chúng luôn. Và đây là nơi Tứ Diệu Đế chứng minh giá trị cuả mình, như là công cụ để triệt hạ bất kỳ giả định nào bằng cách phát hiện sự căng thẳng đi kèm với nó. Hảy hỏi xem có còn căng thẳng tinh tế nào trong sự tậ̣p trung mà vốn đã trở thành trụ xứ cuả bạn. Điều gì đi cùng với sự căng thẳng đó? Những luồng tư tưởng bất chợt nào tạo ra nó? Những luồng tư tưởng liên tuc̣ nào tạo ra nó? Bạn phải xem chừng cả hai.

In this way you come face to face with the perceptions that keep even the most subtle states of concentration going. And you see that even they are stressful. If you replace them with other perceptions, though, you'll simply exchange one type of stress for another. It's as if your ascending levels of concentration have brought you to the top of a flag pole. You look down and see aging, illness, and death coming up the pole, in pursuit. You've exhausted all the options that perception can offer, so what are you going to do? You can't just stay where you are. Your only option is to release your grip. And if you're letting go fully, you let go of gravity, too.

Bằng cách này bạn mặt đối mặt với các tri giác đang giữ cho cả những trạng thái định tinh tế nhất tiếp tục vận hành. Và bạn thấy rằng ngay cả chúng cũng gây căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn thay thế chúng với các nhận thức khác, bạn sẽ chỉ thay đổi một loại căng thẳng này bằng một cái khác. Nó giống như mức độ tăng dần của định đã đưa bạn lên đỉnh của một cột cờ. Bạn nhìn xuống và thấy lão, bệnh, và tử đang leo lên cột, như đeo đuổi. Bạn dùng cạn mọi chọn lựa mà tri giác có thể cung cấp, thế thì bạn sẽ làm gì? Bạn không thể chỉ đứng lại nơi đó. Chọn lựa duy nhất của bạn là buông thả sự nắm lấy của bạn. Và nếu bạn buông thả hoàn toàn, bạn buông thả luôn cả tính trọng thể.

@2002 Thanissaro Bhikkhu
Bài viết của trang này ("De-perception" - Tháo Gỡ Nhận Thức, bởi Tỳ Khưu Thanissaro) được cấp giấy phép theo Creative Commmons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. Để xem bản sao của giấy phép, hảy truy cập http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Chép lại từ một tập tài liệu được cung cấp bởi tác giả. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 5 tháng 6 năm 2010.

How to cite this document (a suggested style): "De-perception", by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), 5 June 2010, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/thanissaro/deperception.html .
Alternate format: A printed copy is included in the book The Karma of Questions.

Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "De-perception" - Tháo Gỡ Nhận Thức, by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), ngày 5 tháng 6 năm 2010,
http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/thanissaro/agendas.html
Hình dạng khác: Ấn bản in có trong cuốn sách The Karma of Questions.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Ba 09-22-2015

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |