Change is the focal point for Buddhist insight — a fact so well known that it has spawned a familiar sound bite: "Isn't change what Buddhism is all about?" What's less well known is that this focus has a frame, that change is neither where insight begins nor where it ends. Insight begins with a question that evaluates change in light of the desire for true happiness. It ends with a happiness that lies beyond change. When this frame is forgotten, people create their own contexts for the teaching and often assume that the Buddha was operating within those same contexts. Two of the contexts commonly attributed to the Buddha at present are these:

Thay đổi là tâm điểm trong việc quán chiếu của Phật Giáo — một sự thật được phổ biến nhiều đến độ nó tạo ra một câu nói quen thuộc: "Chẳng phải thay đổi là những gì mà Phật Giáo chú trọng đến?" Điều mà ít được biết đến là tâm điểm này có một cái khung, đó là sự thay đổi không phải là nơi quán chiếu bắt đầu hay nơi nó kết thúc. Quán chiếu bắt đầu với một câu hỏi thẩm định sự thay đổi liên quan đến khát vọng được hạnh phúc thật sự. Nó kết thúc với một hạnh phúc nằm ngoài sự thay đổi. Khi khung này bị lãng quên, người ta tạo ra một bối cảnh riêng của họ về giáo lý và thường giả định rằng Đức Phật đã hoạt động trong những bối cảnh tương tự. Hai trong các bối cảnh thường được gán cho Đức Phật hiện nay là:

Insight into change teaches us to embrace our experiences without clinging to them — to get the most out of them in the present moment by fully appreciating their intensity, in full knowledge that we will soon have to let them go to embrace whatever comes next.

Insight into change teaches us hope. Because change is built into the nature of things, nothing is inherently fixed, not even our own identity. No matter how bad the situation, anything is possible. We can do whatever we want to do, create whatever world we want to live in, and become whatever we want to be.

Quán chiếu về sự thay đổi dạy chúng ta nắm lấy những kinh nghiệm của mình nhưng không bám víu vào chúng — lấy được nhiều nhất từ chúng trong giây phút hiện tại bằng cách nhận biết sức mạnh của chúng, biết rõ rằng chúng ta sẽ sớm phải để cho chúng đi để nắm lấy bất cứ điều gì xảy ra tiếp theo.

Quán chiếu về sự thay đổi dạy chúng ta hy vọng. Bởi vì thay đổi được xây dựng trên bản chất của sự vật, vốn không có gì là cố định, ngay cả bản sắc riêng của chúng ta. Bất kể tình trạng có xấu như thế nào, mọi thứ đều khả thi. Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn làm, tạo ra bất cứ thế giới nào chúng ta muốn sống trong đó, và trở thành bất cứ thứ gì chúng ta muốn là.

The first of these interpretations offers wisdom on how to consume the pleasures of immediate, personal experience when you'd rather they not change; the second, on how to produce change when you want it. Although sometimes presented as complementary insights, these interpretations contain a practical conflict: If experiences are so fleeting and changeable, are they worth the effort needed to produce them? How can we find genuine hope in the prospect of positive change if we can't fully rest in the results when they arrive? Aren't we just setting ourselves up for disappointment?

Or is this just one of the unavoidable paradoxes of life? Ancient folk wisdom from many cultures would suggest so, advising us that we should approach change with cautious joy and stoic equanimity: training ourselves to not to get attached to the results of our actions, and accepting without question the need to keep on producing fleeting pleasures as best we can, for the only alternative would be inaction and despair. This advice, too, is often attributed to the Buddha.

Giải thích đầu tiên cung cấp trí khôn cho cách làm thế nào để hưởng thụ niềm vui trước mắt, kinh nghiệm cá nhân, khi bạn mong rằng chúng không thay đổi; cái thứ nhì, về cách làm thế nào để tạo ra sự thay đổi khi bạn muốn thế. Mặc dù đôi khi được trình bày như những hiểu biết bổ sung, hai giải thích này chứa đựng một xung đột thực tiễn: Nếu kinh nghiệm chỉ đi thoáng qua và dễ thay đổi như vậy, liệu chúng có đáng giá với nỗ lực cần thiết để tạo ra chúng chăng? Làm thế nào chúng ta có thể tìm thấy hy vọng đích thực vào triễn vọng của sự thay đổi tích cực nếu chúng ta không thể hoàn toàn dựa vào kết quả khi chúng đến? Phải chăng chúng ta chỉ ràng buộc mình vào thất vọng?

Hay có phải đây chỉ là một trong những nghịch lý không thể tránh khỏi của cuộc đời? Trí khôn dân gian từ nhiều nền văn hóa cổ xưa có lẽ đã gợi ý như vậy, khuyên chúng ta rằng chúng ta nên tiếp cận sự thay đổi với niềm vui thận trọng và thái độ trầm tỉnh: rèn luyện mình để không dính mắc vào kết quả của những hành động của chúng ta, và chấp nhận mà không chất vấn liệu có cần thiết để tiếp tục tạo ra những thú vui phù du như là điều tốt nhất mà chúng ta có thể, vì lựa chọn còn lại chỉ là bất động và tuyệt vọng. Lời khuyên này, cũng vậy, thường được gán cho Đức Phật.

But the Buddha was not the sort of person to accept things without question. His wisdom lay in realizing that the effort that goes into the production of happiness is worthwhile only if the processes of change can be skillfully managed to arrive at a happiness resistant to change. Otherwise, we're life-long prisoners in a forced-labor camp, compelled to keep on producing pleasurable experiences to assuage our hunger, and yet finding them so empty of any real essence that they can never leave us full.

These realizations are implicit in the question that, according to the Buddha, lies at the beginning of insight:

"What, when I do it, will lead to my long-term well-being and happiness?"

Nhưng Đức Phật không phải là loại người chấp nhận mọi sự mà không đặt câu hỏi. Trí tuệ của ngài nằm trong việc nhận thức rằng nỗ lực xây dựng hạnh phúc chỉ có giá trị khi tiến trình thay đổi có thể vận hành một cách khéo léo để đưa đến một hạnh phúc không bị ảnh hưởng bởi thay đổi. Nếu không, chúng ta sẽ là tù nhân suốt đời trong trại cưởng bách lao động, bắt buộc phải tiếp tục tạo ra những kinh nghiệm thú vị để làm dịu cơn đói của chúng ta, nhưng tìm thấy là chúng thiếu vắng một bản chất thật sự đến độ chúng không bao giờ có thể làm cho chúng ta no đủ.

Nhận thức này tiềm ẩn trong câu hỏi mà, theo Đức Phật, nằm ở phần đầu của việc quán chiếu:

"Điều gì mà, khi tôi làm nó, sẽ dẫn đến lợi ích và hạnh phúc lâu dài của tôi?"

This is a heartfelt question, motivated by the desire behind all conscious action: to attain levels of pleasure worthy of the effort that goes into them. It springs from the realization that life requires effort, and that if we aren't careful whole lifetimes can be lived in vain. This question, together with the realizations and desires behind it, provides the context for the Buddha's perspective on change. If we examine it closely, we find the seeds for all his insights into the production and consumption of change.

The first phrase in the question — "What, when I do it, will lead to ..." — focuses on the issues of production, on the potential effects of human action. Prior to his Awakening, the Buddha had left home and gone into the wilderness to explore precisely this issue: to see how far human action could go, and whether it could lead to a dimension beyond the reach of change. His Awakening was confirmation that it could — if developed to the appropriate level of skillfulness. He thus taught that there are four types of action, corresponding to four levels of skill: three that produce pleasant, unpleasant, and mixed experiences within the cycles of space and time; and a fourth that leads beyond action to a level of happiness transcending the dimensions of space and time, thus eliminating the need to produce any further happiness.

Đây là một câu hỏi tự thâm tâm, thúc đẩy bởi mong ước đằng sau tất cả mọi hành động có ý thức: để đạt được mức độ của niềm vui xứng đáng với nỗ lực bỏ vào đó. Nó khởi nguồn từ việc nhận ra rằng cuộc sống đòi hỏi nỗ lực, và nếu chúng ta không cẩn thận thì cả cuộc đời có thể bị sống vô ý nghĩa. Câu hỏi này, cùng với những nhận thức và ước nguyện đằng sau nó, cung cấp bối cảnh cho quan điểm của Đức Phật về sự thay đổi. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ, chúng ta sẽ tìm thấy hạt giống của tất cả mọi quán chiếu của ngài trong việc tạo ra và sử dụng sự thay đổi.

Cụm từ đầu tiên trong câu hỏi — "Điều gì mà, khi tôi làm nó, sẽ dẫn đến ..." — chú trọng vào những vấn đề của sáng tạo, trên những hiệu quả tiềm ẩn của hành vi của nhân loại. Trước khi Giác Ngộ, Đức Phật đã rời gia đình và đi vô rừng để khám phá chính xác vấn đề này: để nhìn thấy hành vi của nhân loại có thể đi bao xa, và liệu nó có thể dẫn đến một kích thước vượt ra ngoài tầm với của thay đổi. Sự Giác Ngộ của ngài là một khẳng định rằng nó có thể — nếu phát triễn tới một mức độ khéo léo thích hợp. Do đó ngài đã dạy rằng có bốn loại hành vi, tương ứng với bốn mức độ của kỹ năng: ba trong số đó tạo ra những kinh nghiệm dễ chịu, khó chịu, và hỗn hợp trong các chu kỳ của không gian và thời gian; loại thứ tư vượt ra ngoài hành vi để dẫn đến một mức độ hạnh phúc siêu việt bên ngoài kích thước của không gian và thời gian, do đó loại bỏ sự cần thiết để tạo ra hạnh phúc nào xa hơn nữa.

Because the activities of producing and consuming require space and time, a happiness transcending space and time, by its very nature, is neither produced nor consumed. Thus, when the Buddha reached that happiness and stepped outside the modes of producing and consuming, he was able to turn back and see exactly how pervasive a role these activities play in ordinary experience, and how imprisoning they normally are. He saw that our experience of the present is an activity — something fabricated or produced, moment to moment, from the raw material provided by past actions. We even fabricate our identity, our sense of who we are. At the same time, we try to consume any pleasure that can be found in what we've produced — although in our desire to consume pleasure, we often gobble down pain. With every moment, production and consumption are intertwined: We consume experiences as we produce them, and produce them as we consume. The way we consume our pleasures or pains can produce further pleasures or pains, now and into the future, depending on how skillful we are.

The three parts of the latter phrase in the Buddha's question — "my / long-term / well-being and happiness" — provide standards for gauging the level of our skill in approaching true pleasure or happiness. (The Pali word, here — sukha — can be translated as pleasure, happiness, ease, or bliss.) We apply these standards to the experiences we consume: if they aren't long-term, then no matter how pleasant they might be, they aren't true happiness. If they're not true happiness, there's no reason to claim them as "mine."

Vì các họat động của việc chế tạo và tiêu thụ đòi hỏi không gian và thời gian, hạnh phúc bởi bản chất của nó vượt qua hai chiều kích này, nên không thể chế tạo hay tiêu thụ được. Vì vậy, khi Đức Phật đạt được hạnh phúc đó và bước ra ngoài các phương thức chế tạo và tiêu thụ, ngài đã có thể quay trở lại và nhìn thấy chính xác các hoạt động này đóng vai trò sâu rộng như thế nào trong kinh nghiệm thông thường, và chúng thường bị gò bó ra làm sao. Ngài nhìn thấy rằng kinh nghiệm của chúng ta ở hiện tại là một hoạt động — một thứ gì được chế tạo hay sản xuất, từng khoảnh khắc, từ nguyên liệu thô cung cấp bởi các hoạt động trong quá khứ. Thậm chí chúng ta còn tạo ra bản sắc hay danh tính của chúng ta, cảm nhận mình là ai. Đồng thời, chúng ta thử hưởng thụ bất cứ niềm vui nào có thể tìm thấy trong những gì chúng ta làm ra — mặc dù trong khát vọng hưởng thụ niềm vui, chúng ta thường phải nuốt nỗi đau xuống. Trong từng khoảnh khắc, chế tạo và tiêu thụ đan kết với nhau: Chúng ta sử dụng kinh nghiệm khi chúng ta tạo ra chúng, và tạo ra chúng khi chúng ta sử dụng. Cách chúng ta tiêu thụ niềm vui hay nỗi đau có thể tạo ra thêm niềm vui và nỗi đau nữa, hiện tại và trong tương lai, tùy thuộc vào việc chúng ta khéo léo như thế nào.

Ba phần của cụm từ sau trong câu hỏi của Đức Phật — "lợi ích và hạnh phúc / lâu dài / của tôi — cung cấp tiêu chuẩn cho việc đo lường mức độ khéo léo của chúng ta trong việc tiếp cận niềm vui hay hạnh phúc thật sự. (Chử Pali ở đây — sukha — có thể dịch là niềm vui, hạnh phúc, bình an, hay cực lạc.) Chúng ta áp dụng các tiêu chuẩn này vào những kinh nghiệm chúng ta trải quạ: nếu chúng không phải là lâu dài, thì bất kể chúng có thú vị như thế nào, chúng không phải là hạnh phúc thật sự. Nếu chúng không phải là hạnh phúc thật sự, không có lý do gì để nhận chúng là "của tôi".

This insight forms the basis for the Three Characteristics that the Buddha taught for inducing a sense of dispassion for normal time- and space-bound experience. Anicca, the first of the three, is pivotal. Anicca applies to everything that changes. Often translated as "impermanent," it's actually the negative of nicca, which means constant or dependable. Everything that changes is inconstant. Now, the difference between "impermanent" and "inconstant" may seem semantic, but it's crucial to the way anicca functions in the Buddha's teachings. As the early texts state repeatedly, if something is anicca then the other two characteristics automatically follow: it's dukkha (stressful) and anatta (not-self), i.e., not worthy to be claimed as me or mine.

If we translate anicca as impermanent, the connection among these Three Characteristics might seem debatable. But if we translate it as inconstant, and consider the Three Characteristics in light of the Buddha's original question, the connection is clear. If you're seeking a dependable basis for long-term happiness and ease, anything inconstant is obviously a stressful place to pin your hopes — like trying to relax in an unstable chair whose legs are liable to break at any time. If you understand that your sense of self is something willed and fabricated — that you choose to create it — there's no compelling reason to keep creating a "me" or "mine" around any experience that's inconstant and stressful. You want something better. You don't want to make that experience the goal of your practice.

Sự quán chiếu này làm căn bản cho Ba Đặc Tính hay còn gọi là Tam Pháp Ấn mà Đức Phật dạy cho việc mang đến một cảm giác bình tĩnh cho các kinh nghiệm bình thường nằm trong phạm vi thời gian và không gian. Anicca, đặc t́inh đầu tiên, là then chốt. Anicca áp dụng cho mọi thứ hay thay đổi. Thường được dịch là "vô thường," nó chính là trái ngược của nicca, có nghĩa là không thay đổi hoặc tin cậy được. Mọi thứ hay thay đổi thì vô thường. Sự khác biệt giữa "vô thường" và "hay thay đổi" có vẻ như ý-nghĩa-học, nhưng nó là then chốt cho cách anicca chuyển đạt trong giáo lý của Đức Phật. Như các văn bản cổ nhắc đến nhiều lần, nếu điều gì là anicca (vô thường) thì hai đặc tính kia tự động đi theo: đó là dukkha (khổ) và anatta (vô ngã), tức là, không đáng để nhận là tôi hoặc của tôi.

Nếu chúng ta dịch anicca là vô thường, sự kết nối giữa Ba Đặc Tính này có vẻ gây tranh cãi. Nhưng nếu chúng ta dịch là hay thay đổi, và xem xét Ba Đặc Tính dựa trên câu hỏi nêu trên của Đức Phật, sự kết nối là rõ ràng. Nếu bạn đi tìm một căn bản đáng tin cậy cho hạnh phúc lâu dài và bình an, bất cứ điều gì hay thay đổi rõ thật là một nơi chốn đau khổ để đặt hy vọng của bạn — giống như cố gắng thư giãn trong chiếc ghế khấp khiểng với chân ghế có thể gảy bất cứ lúc nào. Nếu bạn hiểu rằng ý thức về tự ngã của mình là một cái gì làm nên bởi ý muốn và cấu tạo — rằng bạn chọn để làm ra nó — Thì không có lý do gì để tiếp tục tạo ra một cái "tôi" hoặc "của tôi" xung quanh bất cứ kinh nghiệm nào mà hay thay đổi và gây đau khổ. Bạn muốn điều gì tốt hơn. Bạn không muốn lấy kinh nghiệm đó làm mục tiêu cho sự thực hành của bạn.

So what do you do with experiences that are inconstant and stressful? You could treat them as worthless and throw them away, but that would be wasteful. After all, you went to the trouble to fabricate them in the first place; and, as it turns out, the only way you can reach the goal is by utilizing experiences of just this sort. So you can learn how to use them as means to the goal; and the role they can play in serving that purpose is determined by the type of activity that went into producing them: the type that produces a pleasure conducive to the goal, or the type that doesn't. Those that do, the Buddha labeled the "path." These activities include acts of generosity, acts of virtue, and the practice of mental absorption, or concentration. Even though they fall under the Three Characteristics, these activities produce a sense of pleasure relatively stable and secure, more deeply gratifying and nourishing than the act of producing and consuming ordinary sensual pleasures. So if you're aiming at happiness within the cycles of change, you should look to generosity, virtue, and mental absorption to produce that happiness. But if you'd rather aim for a happiness going beyond change, these same activities can still help you by fostering the clarity of mind needed for Awakening. Either way, they're worth mastering as skills. They're your basic set of tools, so you want to keep them in good shape and ready to hand.

Thế thì bạn làm gì với những kinh nghiệm mà hay thay đổi và gây đau khổ? Bạn có thể xem chúng như là vô giá trị và liệng chúng đi, nhưng đó là phí phạm. Nói cho cùng, từ đầu bạn đã phải trải qua khó nhọc phiền phức để tạo ra chúng; và, để rồi, cách duy nhất mà bạn có thể đạt được mục tiêu là sử dụng những loại kinh nghiệm thế này. Vì vậy bạn có thể học cách sử dụng chúng như là phương tiện đến mục tiêu; và vai trò chúng có thể đóng trong việc phục vụ mục tiêu đó được xác định bởi loại hoạt động đóng góp trong việc tạo ra chúng: loại tạo ra niềm vui có lợi cho mục tiêu, hay loại không làm được. Những loại làm được, Đức Phật đặt tên là "đạo - con đường." Những hoạt động này bao gồm hành vi rộng lượng, hành vi đạo đức, và thực hành thiền định hay tập trung. Mặc dù chúng thuộc về Ba Đặc Tính, những hoạt động này tạo ra cảm giác thoải mái tương đối ổn định và an toàn, đem đến an lạc sâu xa hơn và bổ dưỡng hơn so với hành vi tạo thành và hưởng thụ những khoái cảm bình thường. Vì vậy nếu bạn nhắm đến hạnh phúc nằm trong các chu kỳ của sự thay đổi, bạn nên tìm đến sự rộng lượng, đức hạnh, và thiền định để tạo ra hạnh phúc đó. Nhưng nếu bạn muốn nhắm đến một hạnh phúc vượt ra ngoài sự thay đổi, những hoạt động tương tự vẫn có thể giúp bạn bằng cách nuôi dưỡng sự sáng suốt của tâm cần thiết cho việc Giác Ngộ. Dù là cách nào, chúng có giá trị học hỏi như là kỹ năng. Chúng là công cụ căn bản của bạn, vì vậy bạn muốn gìn giữ chúng cẩn thận và sẳn sàng để lấy ra.

As for other pleasures and pains — such as those involved in sensual pursuits and in simply having a body and mind — these can serve as the objects you fashion with your tools, as raw materials for the discernment leading to Awakening. By carefully examining them in light of their Three Characteristics — to see exactly how they're inconstant, stressful, and not-self — you become less inclined to keep on producing and consuming them. You see that your addictive compulsion to fabricate them comes entirely from the hunger and ignorance embodied in states of passion, aversion, and delusion. When these realizations give rise to dispassion both for fabricated experiences and for the processes of fabrication, you enter the path of the fourth kind of kamma, leading to the Deathless.

This path contains two important turns. The first comes when all passion and aversion for sensual pleasures and pains has been abandoned, and your only remaining attachment is to the pleasure of concentration. At this point, you turn and examine the pleasure of concentration in terms of the same Three Characteristics you used to contemplate sensual experiences. The difficulty here is that you've come to rely so strongly on the solidity of your concentration that you'd rather not look for its drawbacks. At the same time, the inconstancy of a concentrated mind is much more subtle than that of sensual experiences. But once you overcome your unwillingness to look for that inconstancy, the day is sure to come when you detect it. And then the mind can be inclined to the Deathless.

Đối với những niềm vui và đau khổ khác — chẳng hạn như những thứ liên hệ đến việc theo đuổi cảm giác và đến việc chỉ có một thân và tâm — những thứ này có thể phục vụ như là đối tượng cho bạn chế biến với các công cụ của bạn, như là nguyên liệu cho nhận thức phân biệt dẫn đến Giác Ngộ. Bằng cách nghiên cứu chúng cẩn thận dựa vào Ba Đặc Tính của chúng — để thấy chính xác là chúng vô thường, khổ và vô ngã như thế nào — bạn trở nên ít có khuynh hướng tiếp tục tạo ra và sử dụng chúng. Bạn thấy rằng cơn thúc dục muốn tạo ra chúng hoàn toàn đến từ khát vọng và vô minh thể hiện qua các trạng thái đam mê, sân hận và si mê hay ảo tưởng. Khi những hiểu biết này làm phát sinh tâm trạng không ham muốn các kinh nghiệm học hỏi và tiến trình cấu tạo, bạn bước vào con đường của loại thứ tư của nghiệp, dẫn đến Bất Tử.

Con đường này gồm có hai ngả rẽ quan trọng. Ngả rẽ đầu tiên đến khi mọi đam mê và ác cảm đối với khoái lạc và đau khổ đã được từ bỏ, và gắn bó duy nhất còn lại của bạn là niềm vui của sự tập trung. Vào thời điểm này, bạn quay lại và khảo sát niềm vui tâm tập trung dựa vào cùng Ba Đặc Tính bạn đã dùng để quán chiếu các kinh nghiệm cảm giác. Điều khó ở đây là bạn đã trở nên lệ thuộc quá nhiều vào sự ổn định của sự tập trung của bạn đến độ bạn không muốn tìm kiếm nhược điểm của nó. Đồng thời, sự hay thay đổi của tâm tập trung thì tinh tế hơn nhiều so với kinh nghiệm cảm giác. Nhưng một khi bạn vượt qua được nỗi do dự của mình trong việc tìm kiếm sự hay thay đổi đó, chắc chắn sẽ có ngày bạn phát hiện ra nó. Và sau đó tâm có thể hướng đến Bất Tử.

That's where the second turn occurs. As the texts point out, when the mind encounters the Deathless it can treat it as a mind-object — a dhamma — and then produce a feeling of passion and delight for it. The fabricated sense of the self that's producing and consuming this passion and delight thus gets in the way of full Awakening. So at this point the logic of the Three Characteristics has to take a new turn. Their original logic — "Whatever is inconstant is stressful; whatever is stressful is not-self" — leaves open the possibility that whatever is constant could be (1) easeful and (2) self. The first possibility is in fact the case: whatever is constant is easeful; the Deathless is actually the ultimate ease. But the second possibility isn't a skillful way of regarding what's constant: if you latch onto what's constant as self, you're stuck on your attachment. To go beyond space and time, you have to go beyond fabricating the producing and consuming self, which is why the concluding insight of the path is: "All dhammas" — constant or not — "are not-self."

Đó là khi ngả rẽ thứ nhì xảy ra. Như kinh văn chỉ ra, khi tâm gặp gỡ Bất Tử nó có thể đối đãi sự kiện này như là một đối tượng tâm — pháp — và rồi tạo ra một cảm giác đam mê và hoan hỉ về nó. Thế là ý thức của cái ngã đang tạo ra và hưởng thụ niềm đam mê và hoan hỉ đã chen vào con đường đi đến Giác Ngộ trọn vẹn. Vì vậy ở thời điểm này lý luận của Ba Đặc Tính phải chọn một ngả rẽ mới. Lý luận nguyên thủy — "Bất cứ thứ gì vô thường là khổ; bất cứ thứ gì khổ là vô ngã — mở ngỏ cho khả năng rằng bất cứ thứ gì không thay đổi có thể là (1) bình an và (2) tự ngã. Khả năng đầu chính là trường hợp: bất cứ thứ gì không thay đổi là bình an; Bất Tử thật sự là sự bình an tối thượng. Nhưng khả năng thứ nhì không phải là phương cách khéo léo liên quan đến những gì không thay đổi; nếu bạn bám vào những gì không thay đổi như là tự ngã, bạn bị mắc kẹt vào gắn bó của bạn. Để vượt qua không gian và thời gian, bạn phải đi xa hơn việc cấu tạo và tiêu thụ tự ngã, đó là lý do tại sao cái nhìn kết luận của đạo là: Tất cả các pháp" — thường hằng hay vô thường — "là vô ngã."

When this insight has done its work in overcoming any passion or delight for the Deathless, full Awakening occurs. And at that point, even the path is relinquished, and the Deathless remains, although no longer as an object of the mind. It's simply there, radically prior to and separate from the fabrication of space and time. All consuming and producing for the sake of your own happiness comes to an end, for a timeless well-being has been found. And because all mind-objects are abandoned in this happiness, questions of constant or inconstant, stress or ease, self or not-self are no longer an issue.

This, then, is the context of Buddhist insight into change: an approach that takes seriously both the potential effects of human effort and the basic human desire that effort not go to waste, that change have the potential to lead to a happiness beyond the reach of change. This insight is focused on developing the skills that lead to the production of genuine happiness. It employs the Three Characteristics — of inconstancy, stress, and not-self — not as abstract statements about existence, but as inducement for mastering those skills and as guidelines for measuring your progress along the way. When used in this way, the Three Characteristics lead to a happiness transcending the Three Characteristics, the activities of producing and consuming, and space and time as a whole.

Khi sự quán chiếu này hoàn tất công việc của nó trong việc khắc phục bất cứ niềm đam mê hay hoan hỉ nào về Bất Tử, Giác Ngộ trọn vẹn xảy ra. Và vào thời điểm đó, ngay cả con đường hay đạo cũng được từ bỏ, và Bất Tử vẫn còn, mặc dù không còn là đối tượng của tâm. Nó chỉ đơn giản có, hoàn toàn trước và tách biệt với sự cấu tạo của không gian và thời gian. Tất cả mọi tiêu thụ và sản xuất vì lợi ích của hạnh phúc của bạn đi đến kết thúc, vì hạnh phúc vượt thời gian đã được tìm thấy. Và bởi vì tất cả các đối tượng tâm bị bỏ rơi trong hạnh phúc này, những câu hỏi về thường hằng hay vô thường, khổ hay bình an, tự ngã hay vô ngã không còn là vấn đề.

Điều này, vì thế, là bối cảnh của quán chiếu của Phật giáo vào sự thay đổi: một phương pháp coi trọng cả hiệu quả tiềm ẩn của nỗ lực lẫn mong muốn căn bản của con người rằng nỗ lực không bị phí phạm, rằng sự thay đổi có khả năng dẫn đến một hạnh phúc ngoài tầm với của thay đổi. Sự quán chiếu này tập trung vào việc phát triễn kỹ năng dẫn đến sự sáng tạo hạnh phúc chân chính. Nó sử dụng Ba Đặc Tính — vô thường, khổ, và vô ngã — không phải như những tuyên bố trừu tượng về sự tồn tại, mà như công cụ cho việc nắm vững các kỹ năng đó và như hướng dẫn cho việc đo lường sự tiến bộ của bạn dọc đường. Khi được dùng theo cách này, Ba Đặc Tính dẫn đến một hạnh phúc vượt qua toàn thể Ba Đặc Tính, hoạt động của chế tạo và tiêu thụ, và không gian và thời gian.

When we understand this context for the Three Characteristics, we can clearly see the half-truths contained in the insights on the production and consumption of change that are commonly misattributed to the Buddha. With regard to production: Although it may be true that, with enough patience and persistence, we can produce just about anything, including an amazing array of self-identities, from the raw material of the present moment, the question is: what's worth producing? We've imprisoned ourselves with our obsession for producing and consuming changeable pleasures and changeable selves, and yet there's the possibility of using change to escape from this prison to the freedom of a happiness transcending time and space. Do we want to take advantage of that possibility, or would we rather spend our spare time blowing bubbles in the sunlight coming through our prison windows and trying to derive happiness from their swirling patterns before they burst?

This question ties in with wisdom on consumption: Getting the most out of our changing experiences doesn't mean embracing them or milking them of their intensity. Instead it means learning to approach the pleasures and pains they offer, not as fleeting ends in themselves, but as tools for Awakening. With every moment we're supplied with raw materials — some of them attractive, some of them not. Instead of embracing them in delight or throwing them away in disgust, we can learn how to use them to produce the keys that will unlock our prison doors.

Khi chúng ta hiểu bối cảnh về Ba Đặc Tính này, chúng ta có thể thấy rõ một nữa sự thật chứa đựng trong các quan niệm về chế tạo và tiêu thụ của thay đổi mà thường hay bị lầm lẫn gán cho Đức Phật. Đối với việc chế tạo: Mặc dù có thể đúng là, với đủ kiên nhẫn và quyết tâm, chúng ta có thể tạo ra bất cứ thứ gì, kể cả một mảng tuyệt vời của việc tự-nhận-dạng, từ các nguyên liệu của giây phút hiện tại, câu hỏi là: cái gì xứng đáng để tạo ra? Chúng ta tự nhốt mình vào sự đắm chìm trong việc chế tạo và hưởng thụ những niềm vui hay thay đổi và những cái ngã hay thay đổi, nhưng dầu sao vẫn còn có khả năng sử dụng sự thay đổi để thoát khỏi ngục tù này đến với sự tự do của một hạnh phúc vượt thời gian và không gian. Chúng ta có muốn tận dụng lợi thế của khả năng đó, hay là chúng ta chỉ muốn dùng thời giờ rảnh rỗi của mình thổi bong bóng trong ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ nhà tù của chúng ta và cố gắng tìm hạnh phúc từ những hình dạng xoay vòng của chúng trước khi chúng vở?

Câu hỏi này quan hệ với trí tuệ về sự tiêu thụ: Lấy được nhiều nhất từ những kinh nghiệm hay thay đổi của chúng ta không có nghĩa là nắm lấy chúng hoặc lợi dụng sức mạnh của chúng. Trái lại nó có nghĩa là học để tiếp cận những niềm vui và đau khổ chúng hiến tặng, không phải như những kết thúc phù du trong chính chúng, mà như công cụ cho việc Giác Ngộ. Với từng khoảnh khắc chúng ta được cung cấp với các nguyên liệu — một số bọn chúng trông hấp dẫn, số khác thì không. Thay vì ôm lấy chúng trong hoan hỉ hay liệng bỏ chúng trong ghê tởm, chúng ta có thể học cách làm thế nào sử dụng chúng để tạo ra chìa khoá mở cửa nhà tù của chúng ta.

And as for the wisdom of non-attachment to the results of our actions: in the Buddha's context, this notion can make sense only if we care deeply about the results of our actions and want to master the processes of cause and effect that lead to genuine freedom. In other words, we don't demand childishly that our actions — skillful or not — always result in immediate happiness, that everything we stick into the lock will automatically unlatch the door. If what we have done has been unskillful and led to undesirable results, we want to admit our mistakes and find out why they were mistakes so that we can learn how to correct them the next time around. Only when we have the patience to look objectively at the results of our actions will we be able to learn, by studying the keys that don't unlock the doors, how finally to make the right keys that do.

With this attitude we can make the most of the processes of change to develop the skill that releases us from the prison of endless producing and consuming. With release, we plunge into the freedom of a happiness so true that it transcends the terms of the original question that led us there. There's nothing further we have to do; our sense of "my" and "mine" is discarded; and even the "long-term," which implies time, is erased by the timeless. The happiness remaining lies radically beyond the range of our time- and space-bound conceptions of happiness. Totally independent of mind-objects, it's unadulterated and unalterable, unlimited and pure. As the texts tell us, it even lies beyond the range of "totality" and "the All."

And that's what Buddhist practice is all about.

Và đối với trí tuệ về sự không bám víu vào kết quả của những hành vi của chúng ta: trong bối cảnh của Đức Phật, khái niệm này chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta quan tâm sâu xa đến kết quả của những hành vi của chúng ta và muốn nắm vững các tiến trình nhân quả dẫn đến tự do đích thực. Nói cách khác, chúng ta không đòi hỏi một cách trẻ con rằng những hành vi của chúng ta — khéo léo hay không — luôn mang lại hạnh phúc ngay lập tức, rằng mọi thứ chúng ta tra vào ổ khóa sẽ tự động mở chốt cửa ra. Nếu những gì chúng ta làm mà không khéo léo và dẫn đến kết quả không mong muốn, chúng ta muốn thừa nhận sai lầm của mình và tìm xem tại sao chúng sai để chúng ta có thể học cách sửa đổi chúng cho lần tới. Chỉ khi nào chung ta có kiên nhẫn để nhìn một cách khách quan vào kết quả của các hành vi của chúng ta thì chúng ta mới có thể học hỏi, bằng cách nghiên cứu các chìa khóa không mở được cửa, làm thế nào để cuối cùng làm được đúng chìa khóa có thể mở được.

Với thái độ này chúng ta có thể tận dụng tối đa các tiến trình của sự thay đổi để phát triễn kỹ năng giúp giải thoát chúng ta ra khỏi nhà tù của việc chế tạo và tiêu thụ vô tận. Với giải thoát, chúng ta lao mình vào sự tự do của một hạnh phúc thật sự đến nỗi nó vượt qua những ngôn từ của câu hỏi ban đầu đã dẫn chúng ta đến đó. Không còn gì thêm nữa mà chúng ta phải làm; ý thức của chúng ta về "của tôi" và "là của tôi" bị vất bỏ; và thậm chí cả từ "lâu dài," hàm ý thời gian, bị xóa bỏ bởi vô thời gian. Hạnh phúc vẫn hoàn toàn nằm bên ngoài phạm vi thời gian và không gian của khái niệm về hạnh phúc của chúng ta. Hoàn toàn độc lập với đối tượng tâm, không bị ô nhiễm và không bị thay đổi, không giới hạn và tinh khiết. Như kinh văn cho chúng ta biết, nó thậm chí nằm ngoài phạm vi của "toàn thể" và "Tất cả."

Và đó là những gì việc tập luyện của Phật giáo chú trọng đến.

©2004 Thanissaro Bhikkhu.
The text of this page ("All About Change", by Thanissaro Bhikkhu) is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. To view a copy of the license, visit http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. Transcribed from a file provided by the author. Last revised for Access to Insight on 5 June 2010.

©2004 Thanissaro Bhikkhu.
Bài viết của trang này ("All About Change - Chú Trọng đến Thay Đổi", bởi Thanissaro Bhikkhu) được cấp giấy phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. Để xem bản sao của giấy phép, hảy truy cập http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Chép lại từ một tập tài liệu được cung cấp bởi tác giả. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 5 tháng 6 năm 2010.

How to cite this document (a suggested style): "All About Change", by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), 5 June 2010, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/thanissaro/change.html .
Alternate format: A printed copy is included in the book Purity of Heart.

Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "All About Change - Chú Trọng đến Thay Đổi", bởi Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), ngày 5 tháng 6, năm 2010, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/thanissaro/change.html .
Dạng ấn bản khác: Ấn bản in có trong cuốn sách Purity of Heart.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Tư 06-15-2016

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |