Contents

Mục Lục

Foreword

The following stories, written by Hellmuth Hecker, have been translated from the German Buddhist magazine, "Wissen and Wandel," XVIII 3 (1972), XXLI 1/2 (1976). They are published here with their kind permission.

While every effort has been made by the translator to conform to the original writing, some changes had to be made for the sake of clarity.

The stories of Bhadda Kundalakesa and Patacara have been enlarged and filled in.

Grateful acknowledgment is made to Ven. Khantipalo for his assistance in improving the style and content of this narrative. His new translations of verses of the Therigatha and the Dhammapada from the original Pali have helped to make these stories come alive.

It is hoped that this booklet will serve as an inspiration to all those who are endeavoring to tread in the Buddha's footsteps.

Sister Khema
Wat Buddha Dhamma
Wisemans Ferry, N.S.W.2255
Australia
January 1982

Lời Tựa

Những câu chuyện sau đây, viết bởi Hellmuth Hecker, được dịch từ tạp chí Phật Giáo Đức, "Wissen and Wandel," XVIII 3 (1972), XXLI 1/2 (1976). Chúng được đăng tải ở đây với sự cho phép của họ.

Trong khi mọi nỗ lực đã được thực hiện bởi người dịch để phù hợp với văn bản gốc, một số thay đổi được thể hiện vì mục đích làm cho rõ.

Chuyện kể về Bhadda Kundalakesa và Patacara đã được thêm thắt vào.

Xin tri ân HT. Khantipalo vì sự giúp đỡ của ông trong việc cải thiện văn phong và nội dung bài ký thuật này. Bản dịch mới của ông về thi kệ Therigatha và Dhammapada từ văn bản gốc Pali đã giúp cho những câu chuyện này trở nên sống động.

Hy vọng rằng tập sách này sẽ là nguồn cảm hứng cho tất cả những ai đang nỗ lực noi theo dấu chân Đức Phật.

Ni cô Khema
Wat Buddha Dhamma
Wisemans Ferry, N.S.W.2255
Australia
January 1982

Abbreviations of Source References  

A .... Anguttara Nikaya
D .... Digha Nikaya
Dhp .... Dhammapada
M .... Majjhima Nikaya
S .... Samyutta Nikaya
Sn .... Sutta Nipata
Thag .... Theragatha
Thig .... Therigatha
Pac. .... Pacittiya (Vinaya)
J. .... Jataka
Ud. .... Udana
Mil. .... Milindapañha
Jtm. .... Jatakamala
Bu. .... Buddhavamsa
Divy..... Divyavadana
Ap. .... Apadana

Bảng Đối chiếu Tài liệu Tham khảo  

A .... Anguttara Nikaya (Tăng Chi Bộ Kinh)
D .... Digha Nikaya (Trường Bộ Kinh)
Dhp .... Dhammapada (Kinh Pháp Cú)
M .... Majjhima Nikaya (Trung Bộ Kinh)
S .... Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ Kinh)
Sn .... Sutta Nipata (Kinh Tập)
Thag .... Theragatha (Trưởng Lão Tăng Kệ)
Thig .... Therigatha (Trưởng Lão Ni Kệ)
Pac. .... Pacittiya (Vinaya - Tạng Luật)
J. .... Jataka (Chuyện Tiền Thân Đức Phật)
Ud. .... Udana (Kinh Phật Tự Thuyết)
Mil. .... Milindapañha (Mi Tiên Vấn Đáp)
Jtm. .... Jatakamala (Chuyện Tiền Thân Đức Phật)
Bu. .... Buddhavamsa (Phật Sử)
Divy..... Divyavadana (Chuyện Tiền Thân Đức Phật, ấn bản Sanskrit)
Ap. .... Apadana (Sự Nghiệp Anh Hùng)

The Verses of Final Knowledge of Bhikkhuni Sujata  

With subtle veils adorned,
Garlands and sandal-wood bedecked,
Covered all over with ornaments,
Surrounded by my servants,
Taking with us food and drink,
Eatables of many kinds,
Setting off from the house,
To the forest grove we took it all.

Having enjoyed and sported there,
We turned our feet to home
But on the way I saw and entered
Near Saketa, a monastery.
Seeing the Light of the World
I drew near, bowed down to Him;
Out of compassion the Seeing One
Then taught me Dhamma there.

Hearing the words of the Great Sage,
I penetrated Truth:
The Dhamma passionless,
I touched the Dhamma of Deathlessness.
When the True Dhamma had been known,
I went forth to the homeless life;
The three True Knowledges are attained,
Not empty the Buddha's Teaching!

(Therigatha 145-150) Verses of the Elder nuns.

Thi Kệ Liễu Tri Pháp của Trưởng Lão Ni Sujata  

Trang sức, mặc áo đẹp
Vòng hoa, xức chiên đàn,
Ðeo mọi loại nữ trang
Cầm đầu chúng nữ tỳ.
Mang theo đồ ăn uống,
Nhiều món ăn cứng mềm,
Từ nhà ta đi ra,
Ði đến vườn thưởng ngoạn.

Tại đây ta vui chơi,
Rồi ta đi về nhà,
Ta thấy ngôi tịnh xá,
Khi ta bước vào rừng,
Rừng tên Anjanà,
Tại xứ Sàketa.
Thấy hào quang thế giới,
Ðảnh lễ, ta tới gần,
Thương ta, bậc Pháp nhãn,
Ngài thuyết pháp cho ta.

Nghe xong bậc Ðại tiên,
Ta thể nhập chân lý,
Tại đấy ta chứng pháp,
Ly trần tạo bất tử.
Do liễu tri diệu pháp,
Ta xuất gia, không nhà,
Ba minh ta đạt được,
Không trống rỗng lời Phật.

(Therigatha 145-150) Trưởng Lão Ni Thi Kệ - Chuyển dịch từ Pali: HT Thích Minh Châu

Queen Mallika  

At the time of the Buddha, a daughter was born to the foreman of the guild of garland-makers in Savatthi. She was beautiful, clever and well behaved and a source of joy to her father.

One day, when she had just turned sixteen, she went to the public flower gardens with her girl-friends and took three portions of fermented rice along in her basket as the day's sustenance.

When she was just leaving by the city gate, a group of monks came along, who had come down from the monastery on the hill to obtain almsfood in town. The leader among them stood out; one whose grandeur and sublime beauty impressed her so much, that she impulsively offered him all the food in her basket.

Hoàng Hậu Mallika  

Vào thời Đức Phật, có một cô gái sinh ra trong gia đình của người quản lý nghiệp đoàn làm vòng hoa ở thành Xá Vệ. Cô xinh đẹp, thông minh, biết cư xử và là nguồn vui của cha cô.

Một ngày kia khi cô tròn mười sáu tuổi, cô đi đến công viên cùng với các bạn gái và mang theo ba phần cơm rượu trong giỏ để làm thức ăn trong ngày.

Khi cô vừa rời cổng thành, một đoàn tăng sĩ trên đường đi từ tu viện trên đồi đến thị trấn để khất thực cũng vừa đến đó. Người dẫn đầu nổi bật với dáng vẻ cao sang và siêu thoát đã gây ấn tượng với cô nhiều đến nỗi cô liền cúng dường ông tất cả thức ăn trong giỏ của cô.

He was the Awakened One. He let her put her offering into his alms bowl. After Mallika — without knowing to whom she had given the food — had prostrated at his feet, she walked on full of joy. The Buddha smiled. Ananda, his attendant, who knew that the fully Enlightened One does not smile without a reason, asked therefore why he was smiling. The Buddha replied that this girl would reap the benefits of her gift this very same day by becoming the Queen of Kosala.

This sounded unbelievable, because how could the Maharaja of Benares and Kosala elevate a woman of low caste to the rank of Queen? Especially in the India of those days with its very strict caste system, this seemed quite improbable.

The ruler over the United Kingdoms of Benares and Kosala in the Ganges Valley was King Pasenadi, the mightiest Maharaja of his day. At that time he was at war with his neighbor, the King of Magadha.

Người đó là Đấng Giác Ngộ. Ngài để cô đặt phẩm vật cúng dường vào bát của ngài. Sau khi Mallika — không biết người cô vừa cúng dường khất thực là ai — quỳ lạy dưới chân ngài, cô hoan hỉ bước đi. Đức Phật mỉm cười. Ananda, thị giả của ngài, biết rằng Đấng Giác Ngộ cười có ẩn ý nên hỏi tại sao ngài cười. Đức Phật trả lời rằng cô gái này sẽ gặt hái thành quả từ tấm lòng dâng tặng của mình ngay trong ngày hôm nay bằng cách trở thành Hoàng hậu của Kosala.

Điều này nghe có vẻ khó tin, bởi vì làm thế nào mà Đại Vương của Benares và Kosala có thể nâng một thiếu nữ ở giai cấp thấp lên hàng Hoàng hậu? Nhất là Ấn Độ thời đó với hệ thống giai cấp rất nghiêm khắc, điều này dường như không thể thực hiện được.

Người cai trị Vương quốc Benares và Kosala trong thung lũng sông Hằng là Vua Pasenadi, vị Đại Vương hùng mạnh nhất trong thời đại của ông. Lúc đó ông đang gây chiến với người láng giềng, Vua xứ Magadha.

The latter had won a battle and King Pasenadi had been forced to retreat. He was returning to his capital on the horse that had been his battle companion. Before entering the city, he heard a girl sing in the flower gardens. It was Mallika, who was singing melodiously because of her joy in meeting the Illustrious Sage. The King was attracted by the song and rode into the gardens; Mallika did not run away from the strange warrior, but came nearer, took the horse by its reins and looked straight into the King's eyes. He asked her whether she was already married and she replied in the negative. Thereupon he dismounted, lay down with his head in her lap and let her console him about his ill-luck in battle.

After he had recovered, he let her mount his horse behind him and took her back to the house of her parents. In the evening he sent an entourage with much pomp to fetch her and made her his principal wife and Queen.

From then on she was dearly beloved by the King. She was given many loyal servants and in her beauty she resembled a goddess. It became known throughout the whole kingdom that because of her simple gift she had been elevated to the highest position in the State and this induced her subjects to be kind and generous towards their fellow men. Wherever she went, people would joyously proclaim: "That is Queen Mallika, who gave alms to the Buddha." (J 415E)

Vị vua kia đã chiến thắng và Vua Pasenadi buộc phải rút lui. Ông đang trở về thủ đô trên con ngựa vốn là bạn đồng hành chiến đấu của ông. Trước khi vào thành, ông nghe tiếng một cô gái hát trong vườn hoa. Đó là Mallika đang say sưa hát vì niềm vui được gặp vị Thánh Hiền đáng kính. Vua bị thu hút bởi bài hát nên cưỡi ngựa vào vườn hoa; Mallika không bỏ chạy khi thấy người chiến binh lạ mà lại tiến đến gần, cầm lấy dây cương con ngựa và nhìn thẳng vào mắt Vua. Ông hỏi cô đã kết hôn chưa và cô nói rằng chưa. Thế là ông xuống ngựa, gục đầu vào lòng cô và để cô an ủi ông về vận xui của ông trong trận chiến.

Sau khi ông bình phục, ông cưỡi ngựa chở cô về nhà cha mẹ cô. Đến tối ông gởi đoàn tùy tùng với xe ngựa lộng lẫy đến đón cô về cung và phong cô làm chánh phi Hoàng hậu.

Kể từ đó cô được vua sủng ái. Cô được ban cho nhiều người hầu trung thành và với vẻ đẹp của cô, cô giống như một nữ thần. Mọi người trong nước đều biết rằng do bởi tặng vật đơn giản của cô mà cô đã được phong tước vị cao nhất vương quốc và điều này khiến cho dân chúng trở nên tử tế và rộng lượng với đồng bào của họ. Bất cứ nơi nào cô đến, người dân vui sướng tuyên bố: "Đó là Hoàng hậu Mallika, người đã bố thí cho Đức Phật." (J 415E)

After she had become Queen, she soon went to visit the Enlightened One to ask him something which was puzzling her. Namely, how it came about that one woman could be beautiful, wealthy and of great ability, another be beautiful but poor and not very able, yet another although ugly, be rich and very able, and finally another be ugly, poor and possess no skills at all.

These differences can constantly be observed in daily life. But while the ordinary person is satisfied with such common place terms as fate, heredity, coincidence and so on, Queen Mallika wanted to probe deeper as she was convinced that nothing happens without a cause.

The Buddha explained to her in great detail that all attributes and living conditions of people everywhere were solely dependent on the extent of their moral purity. Beauty was caused by forgiveness and gentleness, prosperity due to generous giving, and skillfulness was caused by never envying others, but rather being joyful and supporting their abilities.

Sau khi trở thành Hoàng hậu, cô liền đến thăm Đấng Giác Ngộ để hỏi ngài về niềm băn khoăn thắc mắc của cô. Cụ thể là, làm thế nào mà một phụ nữ có thể xinh đẹp, giàu sang, và rất tài giỏi, còn phụ nữ khác thì đẹp nhưng nghèo và không có khả năng, lại có người mặc dù xấu nhưng giàu có và tài giỏi, và cuối cùng là có người thì xấu, nghèo và không có khả năng gì cả.

Những khác biệt này có thể liên tục được thấy trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng trong khi người bình thường hài lòng với những từ phổ thông như định mệnh, thừa kế, ngẫu nhiên, v.v., Hoàng hậu Mallika muốn tìm hiểu sâu hơn vì cô tin rằng không có điều gì xảy ra mà không có nguyên nhân.

Đức Phật giải thích cho cô một cách cặn kẻ rằng mọi đặc tính và điều kiện sống của người ta ở khắp nơi chỉ tùy thuộc vào mức độ tâm linh thanh tịnh của họ. Vẻ đẹp là do bởi lòng vị tha và dịu dàng tử tế, sự giàu có là do bởi lòng bố thí rộng lượng, và kỹ năng là do bởi không bao giờ ghen tị với người khác, mà là vui vẻ và ủng hộ khả năng của họ.

Whichever of these three virtues a person had cultivated, that would show up as their "destiny," usually in some mixture of all of them. The coming together of all three attributes would be a rarity. After Mallika had listened to this discourse of the Buddha, she resolved in her heart to be always gentle towards her subjects and never to scold them, to give alms to all monks, brahmans and the poor, and never to envy anyone who was happy.

At the end of the Enlightened One's discourse she took refuge in the Buddha, Dhamma and Sangha and remained a faithful disciple for the rest of her life. (A IV, 197)

She showed her great generosity not only giving regular alms, but also by building a large, ebony-lined hall for the Sangha, which was used for religious discussions. (M 78, D 9)

Người nào trau giồi được một trong ba đức hạnh này, nó sẽ thể hiện như là "định mệnh" của họ, thường là một vài pha trộn của các đặc tính đó. Sự kết hợp của cả ba đặc tính thì hiếm có. Sau khi Mallika lắng nghe bài giảng này của Đức Phật, cô quyết tâm luôn luôn đối xử dịu dàng với dân chúng và không bao giờ la mắng họ, bố thí cho tất cả chư tăng, tu sĩ Bà-la-môn và người nghèo, và không bao giờ ghen tị với bất cứ ai được hạnh phúc.

Khi Đấng Giác Ngộ chấm dứt bài giảng, cô đã quy y Phật, Pháp và Tăng và luôn là một đệ tử thuần thành cho đến cuối đời. (A IV, 197).

Cô biểu lộ lòng quảng đại của mình không chỉ qua việc thường xuyên bố thí, mà còn qua việc xây dựng một hội trường lớn lót gỗ mun cho Tăng Đoàn, được sử dụng cho các cuộc thảo luận tôn giáo. (M 78, D9)

She exhibited her gentleness by serving her husband with the five qualities of a perfect wife, namely: always rising before him, and going to bed after him, by always obeying his commands, always being polite, and using only kind words. Even the monks praised her gentleness in their discussions about virtue.

Soon she was to prove that she was also free of jealousy. The King had made up his mind to marry a second chief wife and brought a cousin of the Buddha home as his betrothed. Although it is said that it is in the nature of women not to allow a rival into her home, Mallika related to the other wife without the slightest malice. (A VI, 52) Both women lived in peace and harmony at the Court.

Even when the second wife gave birth to a son, the crown prince, and Mallika had only a daughter, she was not envious. When the King voiced disappointment about the birth of a daughter, the Buddha said to him that a woman was superior to a man if she was clever, virtuous, well-behaved and faithful. Then she could become the wife of a great King and give birth to an almighty Ruler. (S 3,16) When the daughter, Princess Vajira, had grown up, she became Queen of Magadha and thereby the ancestress of the greatest Indian Emperor, Asoka, who ruled Magadha 250 years later.

Cô thể hiện sự dịu dàng của mình bằng cách phục vụ chồng với năm phẩm chất của một người vợ hoàn hảo, đó là: luôn thức dậy trước ông, và đi ngủ sau ông, luôn vâng lời chồng, luôn lễ độ, và chỉ dùng những lời nói tử tế. Ngay cả chư tăng cũng ca ngợi sự dịu dàng của cô trong những cuộc thảo luận về đức hạnh.

Chẳng bao lâu sau cô đã chứng tỏ là cô cũng không ghen tuông. Vua quyết định cưới thêm một hoàng phi và đem một người em họ của Đức Phật về kết hôn. Mặc dù người ta nói rằng bản tính của phụ nữ là không cho phép đối thủ vào nhà, Mallika đối xử với người vợ kia không chút ác ý. (A VI, 52) Cả hai bà chung sống hòa bình trong hoàng cung.

Thậm chí khi người vợ thứ nhì hạ sanh một con trai, hoàng thái tử, và Mallika chỉ có con gái, cô không ghen tị. Khi Vua tỏ vẻ thất vọng về việc sinh con gái, Đức Phật nói với ông rằng một nữ nhân còn vượt trội hơn nam nhân nếu cô thông minh, đức hạnh, cư xử tốt và trung thành. Thì cô có thể trở thành vợ của một vị Vua vĩ đại và sinh ra một Lãnh tụ tối cao. (S 3, 16) Khi con gái của bà, Công Chúa Vajira, khôn lớn, cô trở thành Hoàng hậu của xứ Magadha và là tổ phụ của vị Hoàng Đế vĩ đại nhất của Ấn Độ, Asoka, người trị vì xứ Magadha 250 năm sau.

After Mallika had become a faithful lay devotee of the Buddha, she also won her husband over to the teaching. And that happened in this way: One night the King had a succession of sixteen perturbing dreams during which he heard gruesome, unfathomable sounds from four voices, which uttered: "Du, Sa, Na, So." When the King woke up from these dreams, great fear seized him, and sitting upright and trembling, he awaited the sunrise.

When his Brahman priests asked him whether he had slept well, he related the terror of the night and asked them what one could do to counteract such a menace. The Brahmans declared that one would have to offer great sacrifices and thereby pacify the evil spirits. In his fear the King agreed to that. The Brahmans rejoiced because of the gifts they would surely reap and busily began to make preparations for the great sacrifice. They scurried about, building a sacrificial altar and tied many animals to posts, so they could be killed.

For greater efficacy, they demanded the sacrifice of four human beings and these also awaited their death, tied to posts. When Mallika became aware of all this activity, she went to the King and asked him why the Brahmans were so busily running about full of joyous expectation. The King replied that she did not pay enough attention to him and did not know his sorrows.

Sau khi Mallika trở thành cư sĩ đệ tử thành tín của Đức Phật, bà cũng thành công trong việc khuyên chồng bà tin giáo lý. Và nó xảy ra theo cách này: Một đêm kia, Vua liên tục trải qua mười sáu giấc mơ nhiễu loạn trong đó ông nghe thấy những âm thanh ghê rợn, kỳ bí thốt ra từ bốn giọng nói, gồm những âm sau: "Du, Sa, Na, So." Khi Vua tỉnh giấc, ông vô cùng sợ hãi, run rẩy ngồi dậy và chờ đợi ánh bình minh.

Khi các tu sĩ Bà-la-môn trong cung hỏi ông ngủ ngon không, ông kể lại nỗi kinh hoàng đêm qua và hỏi họ rằng người ta có thể làm gì để chống lại những mối đe dọa như thế. Các tu sĩ Bà-la-môn tuyên bố rằng người ta cần phải cúng tế nhiều lễ vật để làm yên lòng các vong linh ác. Vì sợ hãi nên vua đồng ý. Các tu sĩ Bà-la-môn vui mừng với những lễ vật mà họ chắc chắn sẽ thọ hưởng và bắt đầu bận rộn chuẩn bị cho buổi cúng tế lớn lao đó. Họ loay hoay xây một bàn thờ tế lễ và trói nhiều con thú vào cột để giết.

Để có nhiều hiệu quả hơn, họ yêu cầu phải hy sinh bốn người cho việc tế thần và những người này cũng bị trói vào cột. Khi Mallika biết được tất cả những hoạt động này, bà đến gặp Vua và hỏi ông tại sao những tu sĩ Bà-la-môn lại loay hoay bận rộn với vẻ hân hoan đầy kỳ vọng. Vua trả lời rằng bà không để ý đến ông và không biết nỗi phiền muộn của ông.

Thereupon he told her of his dreams. Mallika asked the King whether he had also consulted the first and foremost of Brahmans about the meaning and interpretation. He replied that she first had to tell him who was the first and foremost of Brahmans. She explained that the Awakened One was foremost in the world of Gods and men, the first of all Brahmans. King Pasenadi decided to ask the Awakened One's advice and went to Prince Jeta's Grove, Anathapindika's Monastery.

He related to the Buddha what had taken place in his dreams and asked him what would happen to him. "Nothing," the Awakened One replied and explained the meaning to him. The sixteen dreams which he had were prophecies, showing that the living conditions on earth would deteriorate steadily, due to the increasing moral laxity of the kings. In a meditative moment, King Pasenadi had been able to see future occurrences within his sphere of interest because he was a monarch concerned with the well-being of his subjects.

The four voices which he had heard belonged to four men who had lived in Savatthi and had been seducers of married women. Because of that they were reborn in hell and for 30,000 years they drowned in red-hot cauldrons, coming nearer and nearer to the fire, which intensified their unbearable suffering. During another 30,000 years they slowly rose up in those iron cauldrons and had now come to the rim, where they could once again at least breathe the air of the human realm.

Each one wanted the speak a verse, but because of the gravity of the deed, could not get past the first syllable. Not even in sights could they voice their suffering, because they had long lost the gift of speech. The four verses, which start in Pali with "du," "sa," "na," "so," were recognized by the Awakened One as follows:

Sau đó ông nói cho bà nghe giấc mơ của ông. Millika hỏi Vua rằng liệu ông đã hỏi ý kiến vị Phạm Thiên đệ nhất và cao thượng nhất về ý nghĩa và cách giải thích chưa. Ông trả lời rằng trước tiên bà phải nói cho ông biết ai là vị Phạm Thiên đệ nhất và cao thượng nhất. Bà giải thích rằng Đấng Giác Ngộ là cao thượng nhất trong thế giới của chư Thiên và loài người, bậc Phạm Thiên tối thượng. Vua Pasenadi quyết định hỏi ý kiến của Đấng Giác Ngộ và đi đến Kỳ Viên của Hoàng tử Jeta, Tu viện của Cấp Cô Độc.

Ông kể cho Đức Phật những gì đã diễn ra trong giấc mơ của ông và hỏi ngài chuyện gì sẽ xảy ra cho ông. "Không gì cả," Đấng Giác Ngộ trả lời và giải thích ý nghĩa cho ông. Mười sáu giấc mơ mà ông đã có là những lời tiên tri, cho thấy rằng điều kiện sống trên trái đất sẽ xấu dần do sự suy đồi đạo đức của các vị vua ngày càng gia tăng. Trong một thoáng suy ngẫm, Vua Pasenadi đã có thể nhìn thấy những gì xảy ra trong tương lai trong phạm vi ảnh hưởng của ông vì ông là một vị vua biết quan tâm đến sự an lành của dân chúng.

Bốn giọng nói mà ông nghe được là của bốn người đàn ông sống ở thành Xá Vệ và là những kẻ chuyên dụ dỗ phụ nữ có chồng. Bởi vì họ bị tái sinh vào địa ngục và bị trầm luân trong vạc lửa hơn 30,000 năm, ngày càng chìm sâu xuống đáy vạc nóng bỏng khiến họ vô cùng đau khổ. Trong 30,000 năm khác họ đã dần dần nổi lên trong những vạc sắt đó và bây giờ đến được miệng vạc, nơi họ ít nhất có thể hít thở không khí của cõi người một lần nữa.

Mỗi người muốn nói một câu, nhưng vì nghiệp lực nên đã không thể vượt qua âm đầu tiên. Thậm chí họ cũng không thể nói lên nỗi khổ của mình vì họ đã đánh mất khả năng nói chuyện từ lâu. Bốn câu thơ, bắt đầu bằng từ Pali "du," "sa," "na," "so," đã được Đấng Giác Ngộ nhận ra như sau:

Du: Dung-like life we lived,
No willingness to give,
Although we could have given much,
We did not make our refuge thus.

Sa: Say, the end is near?
Already 60,000 years have gone
Without respite the torture is
In this hell realm.

Na: Naught, no end near, Oh, would it end!
No end in sight for us.
Who once did misdeeds here
For me, for you, for both of us.

So: So, could I only leave this place
And raise myself to human realm,
I would be kind and moral too,
And do good deeds abundantly.

Du: Chúng ta sống tăm tối như loài bọ hung,
Không sẵn lòng cho,
Mặc dù chúng ta có thể cho đi nhiều,
Chúng ta đã không làm cho nơi trú ẩn của chúng ta như thế.

Sa: Nói rằng, kết cuộc sắp cận kề?
Đã 60,000 năm trôi qua
Sự tra tấn không ngừng nghỉ
Trong cõi địa ngục này.

Na: Không, kết cuộc vẫn xa vời. Ôi, nó sẽ kết thúc chứ!
Không nhìn thấy đoạn kết cho chúng ta.
Kẻ đã từng làm điều sai trái ở đây
Cho tôi, cho bạn, cho cả hai chúng ta.

So: Vậy thì, tôi chỉ có thể rời chỗ này
Và nâng tâm thức lên cõi người,
Tôi sẽ sống tử tế và đạo đức nữa,
Và làm thật nhiều điều tốt.

After the King had heard these explanations, he became responsive to the request of the compassionate Queen and granted freedom to the imprisoned men and animals. He ordered the sacrificial altar to be destroyed. (J 77 & 314)

The King, who had become a devoted lay disciple of the Buddha, visited him one day again and met a wise and well-learned layman there. The King asked him whether he could give some daily Dhamma teaching to his two Queens. The layman replied that the teaching came from the Enlightened One and only one of his immediate disciples could pass it on to the Queens. The King understood this and requested the Buddha to give permission to one of his monks to teach. The Buddha appointed Ananda for this task. Queen Mallika learned easily in spite of her uneducated background, but Queen Vasabhakhattiya, cousin of the Buddha and mother of the crown-prince, was unconcentrated and learned with difficulty. (Pac 3)

One day the royal couple looked down upon the river from the palace and saw a group of the Buddha's monks playing about in the water. The king said to Queen Mallika reproachfully: "Those playing about in the water are supposed to be Saints?" Such was namely the reputation of this group of the so-called seventeen monks, who were quite young and of good moral conduct. Mallika replied that she could only explain it thus, that either the Buddha had not made any rules with regard to bathing or that the monks were not acquainted with them, because they were not amongst the rules which were recited regularly.

Sau khi Vua nghe lời giải thích này, ông đáp ứng yêu cầu của vị Hoàng hậu nhân từ và thả tự do cho những người và thú bị giam giử. Ông ra lệnh phá bỏ bàn thờ cúng tế. (J 77 & 314)

Vua sau khi trở thành cư sĩ đệ tử thành tín của Đức Phật, một ngày nọ đến thăm ngài và gặp gỡ một cư sĩ thông thái và hiểu biết giáo lý ở đó. Vua hỏi ông rằng liệu ông có thể giảng một số Giáo Pháp thường nhật cho hai Hoàng hậu của ông không. Vị cư sĩ trả lời rằng giáo lý đến từ Đấng Giác Ngộ và chỉ một trong những đệ tử trực tiếp của ngài mới có thể truyền lại cho các Hoàng hậu. Vua hiểu điều này và xin Đức Phật cho phép một tăng sĩ của ngài đến dạy. Đức Phật chỉ định Ananda làm nhiệm vụ này. Hoàng hậu Mallika học dễ dàng cho dù bà thiếu căn bản học vấn, nhưng Hoàng hậu Vasabhakhattiya, em họ của Đức Phật và mẹ của hoàng thái tử, không tập trung được và học một cách khó khăn. (Pac 3)

Một ngày nọ cặp vợ chồng đế vương từ cung điện nhìn xuống dòng sông và thấy một nhóm tăng sĩ của Đức Phật đang chơi đùa trong nước. Vua tỏ vẻ khiển trách và nói với Hoàng hậu Mallika: "Những người chơi đùa trong nước đó được cho là Thánh ư?" Đó là tên gọi của nhóm mười bảy tăng sĩ này, họ còn khá trẻ và có đạo đức tốt. Mallika trả lời rằng bà chỉ có thể giải thích rằng, hoặc là Đức Phật không đặt luật lệ nào liên quan đến việc tắm rửa hoặc là chư tăng chưa quen thuộc với quy luật đó, vì chúng không nằm trong số những quy luật được đọc thường xuyên.

Both agreed that it would not make a good impression on lay people and on those monks not yet secure, if those in higher training played about in the water and enjoyed themselves in the way of untrained worldly people. But King Pasenadi wanted to avoid blackening those monks' characters and just wanted to give the Buddha a hint, so that he could lay down a firm rule. He conceived the idea to send a special gift to the Buddha to be taken by those monks. They brought the gift and the Buddha asked them on what occasion they had met the King. Then they told him what they had done and the Buddha laid down a corresponding rule. (Pac. 53)

One day when the King was standing on the parapet of the palace with the Queen and was looking down upon the land, he asked her whether there was anyone in the world she loved more than herself. He expected her to name him, since he flattered himself to have been the one who had raised her to fame and fortune. But although she loved him, she remained truthful and replied that she know of no one dearer to herself than herself. Then she wanted to know how it was with him: Did he love anyone — possibly her — more than himself? Thereupon the King also had to admit that self-love was always predominant. But he went to the Buddha and recounted the conversation to find out how a Saint would consider this.

Cả hai đồng ý rằng nó không tạo ấn tượng tốt cho các cư sĩ và tăng sĩ vẫn chưa thuần thành, nếu những ai ở trình độ huấn luyện cao lại chơi đùa trong nước và vui chơi theo cách của người trần tục thiếu học tập. Nhưng Vua Pasenadi muốn tránh bôi nhọ phẩm chất của các vị sư đó và chỉ muốn gợi ý cho Đức Phật để ngài có thể đặt ra một quy tắc vững chắc. Ông nghĩ ra cách gởi một món quà đặc biệt đến cho Đức Phật do các nhà sư đó mang đi. Họ mang quà về và Đức Phật hỏi họ đã gặp Vua vào dịp nào. Thế là họ kể cho ngài nghe những gì họ đã làm và Đức Phật đặt ra một quy tắc tương ứng. (Pac. 53)

Một ngày nọ khi Vua đang đứng trên lan can cung điện với Hoàng hậu và nhìn trời đất, ông hỏi bà có ai trên thế gian mà bà yêu hơn bản thân bà không. Ông chờ đợi bà nói tên ông, vì ông tự mãn rằng mình là người đã làm cho bà nổi tiếng và giàu sang. Nhưng mặc dù bà yêu ông, bà vẫn thành thật trả lời rằng bà không biết ai thân thiết hơn với bà bằng chính bản thân bà. Rồi bà muốn biết ông thì thế nào: Ông có yêu ai khác — có thể là bà — hơn là bản thân ông? Thế rồi Vua cũng thú nhận rằng tính tự yêu bản thân luôn chiếm ưu thế. Nhưng ông đến gặp Đức Phật và kể lại câu chuyện để tìm hiểu xem một vị Thánh sẽ nghĩ như thế nào về điều này.

The Buddha confirmed his and Mallika's statements:

I visited all quarters with my mind
Nor found I any dearer than myself;
Self is likewise to every other dear;
Who loves himself may never harm another.

— Ud 47, translated by Ven. Ñanamoli

Đức Phật xác nhận lời tuyên bố của ông và Mallika:

Tôi xem xét mọi ngõ ngách tâm hồn tôi
Không tìm thấy ai thân thiết hơn bản thân mình;
Cũng vậy bản thân là thân thiết hơn mọi điều khác;
Người yêu bản thân mình thì có thể không bao giờ làm hại ai cả.

— Ud 47, HT. Ñanamoli chuyển dịch

One day the Buddha said to a man whose child had died: "Dear ones, those who are dear, bring sorrow, lamentation, pain, grief and despair" — the suffering that results from a clinging love. In spite of the clearly visible proof, the man could not understand this. The conversation was reported to the King and he asked his wife whether it was really true that sorrow would result from love. "If the Awakened One has said so, O King, then it is so," she replied devotedly.

The King demurred that she accepted every word of the Buddha like a disciple from a guru. Thereupon she sent a messenger to the Buddha to ask for more details and then passed the explicit answer on to her husband.

She asked him whether he loved his daughter, his second wife, the crown-prince, herself and his kingdom? Naturally he confirmed this, these five things were dear to him. But if something happened to these five, Mallika responded, would he not feel sorrow, lamentation, pain, grief or despair, which comes from loving? Then the King understood and realized how wisely the Buddha could penetrate all existence: "Very well, then Mallika, continue to venerate him." And the King rose, uncovered his shoulder, prostrated deferentially in the direction where the Blessed One was wont to stay and greeted him three times with: "Homage to the Blessed One, the Holy One, the fully Awakened One."

Một ngày nọ Đức Phật nói với một người đàn ông có con chết: "Những người thân yêu, vô cùng thân thiết, mang đến phiền não, than thở, đau buồn và tuyệt vọng" — đau khổ là kết quả của tình luyến ái. Dù chứng cớ rõ ràng, người đàn ông đó không thể hiểu điều này. Câu chuyện được tường thuật cho Vua, và ông hỏi vợ rằng liệu thật sự phiền não đến từ tình yêu. "Nếu Đấng Giác Ngộ nói như vậy, tâu Hoàng thượng, thì nó là như vậy," bà trả lời một cách chân thành.

Vua than phiền rằng bà chấp nhận mọi lời nói của Đức Phật như một đệ tử nghe lời đạo sư. Vì vậy bà sai một tùy viên đến gặp Đức Phật để hỏi thêm chi tiết và sau đó chuyển câu trả lời tường tận đến chồng bà.

Bà hỏi ông có yêu con gái, vợ thứ, hoàng thái tử, bà và vương quốc của ông không? Đương nhiên ông khẳng định là có, năm điều này rất quan trọng đối với ông. Nhưng nếu có chuyện gì xảy ra với năm điều này, Mallika đối đáp, liệu ông sẽ không cảm thấy phiền não, than khóc, đau buồn, khổ sở hay tuyệt vọng vốn đến từ tình yêu chăng? Thế là Vua hiểu và nhận ra rằng Đức Phật có thể nhìn xuyên thấu vạn vật một cách thông tuệ như thế nào: "Tốt lắm, này Mallika, hảy tiếp tục tôn kính ngài." Và Vua đứng lên, vén vai, phủ phục một cách cung kính về hướng Đức Phật trú ngụ và vái chào ngài ba lần với câu: "Kính lạy Đức Thế Tôn, Đấng Thánh, Đấng Giác Ngộ vẹn toàn."

But their lives also did not remain quite without conflict. One day an argument arose between the couple about the duties of the Queen. For some reason the King was angry at her and treated her from then on as if she had disappeared into thin air. When the Buddha arrived at the palace the next day for his meal, he asked about the Queen, who had always been present at other times. Pasenadi scowled and said: "What about her? She has gone mad because of her fame." The Buddha replied that he, himself, had raised her up to that position quite unexpectedly and should become reconciled with her. Somewhat reluctantly the King had her called. Thereupon the Buddha praised the blessing of amity and the anger was forgotten, as if it had never happened. (J 306)

But later on a new tension arose between the couple. Again the King would not look at the Queen and pretended she did not exist. When the Buddha became aware of this, he asked about her. Pasenadi said that her good fortune had gone to her head. Immediately the Awakened One told an incident from a former life:

Both were then heavenly beings, a deva couple, who loved each other dearly. One night they were separated from each other because of the flooding of a stream. They both regretted this irretrievable night, which could never be replaced during their life-span of a thousand years. And during the rest of their lives they never let go of each other's company and always remembered to use this separation as a warning so that their happiness would endure during that whole existence. The King was moved by this story, and became reconciled to the Queen. Mallika then spoke this verse to the Buddha:

Nhưng cuộc đời của họ cũng không phải là không có xung đột. Một ngày kia hai vợ chồng tranh cải về nhiệm vụ của Hoàng hậu. Vì lý do nào đó, Vua giận bà và xem như bà không hiện hữu. Khi Đức Phật đến cung điện khất thực vào ngày hôm sau, ngài hỏi thăm Hoàng hậu vì bà luôn có mặt vào những lúc khác nhưng nay lại không thấy. Pasenadi gắt gỏng nói: "Bà ấy thì sao? Bà ấy trở nên điên rồ vì sự nổi tiếng của bà." Đức Phật trả lời rằng chính ông đã đưa bà lên vị trí đó một cách khá bất ngờ, và ông nên hòa giải với bà. Vua lưỡng lự đôi chút rồi sai người đi gọi bà. Sau đó Đức Phật ca ngợi phước lành của lòng nhân ái làm xóa tan sự tức giận, như thể nó chưa bao giờ xảy ra. (J 306)

Nhưng sau đó xung đột mới lại nảy sinh giữa hai người. Một lần nữa, Vua không nhìn mặt Hoàng hậu và xem như bà không hiện hữu. Khi Đức Phật biết điều này, ngài hỏi thăm về bà. Pasenadi nói rằng cơ hội của bà đã qua rồi. Ngay lập tức Đấng Giác Ngộ kể một câu chuyện tiền kiếp:

Khi đó hai người là cặp vợ chồng thiên giới, họ yêu nhau tha thiết. Một tối nọ họ bị chia ly vì lũ lụt. Cả hai đều hối hận vì buổi tối không thể cứu vãn này, không bao giờ có thể thay thế trong suốt cuộc đời ngàn năm của họ. Và từ đó cho đến cuối đời, cả hai không xa rời nhau và luôn ghi nhớ sự xa cách này như một cảnh báo để giúp họ duy trì hạnh phúc suốt quảng đời còn lại. Vua cảm động trước câu chuyện này, và hòa giải với Hoàng hậu. Sau đó Mallika nói với Đức Phật:

With joy I heard your varied words,
Which spoken were for my well-being;
With your talk you took away my sorrow
Verily, you are the joy-bringer amongst the ascetics
May you live long!

— J504

Con hoan hỉ nghe lời dạy dỗ của ngài,
Nói vì hạnh phúc của con;
Lời nói của ngài làm tan biến nỗi buồn của con
Quả thật ngài là bậc mang lại niềm vui trong số những người tu khổ hạnh
Mong cho ngài được trường thọ!

— J504

A third time the Buddha told of an occurrence during one of the former lives of the royal couple. At that time Pasenadi was a crown-prince and Mallika his wife. When the crown-prince became afflicted with leprosy and could not become King because of that, he resolved to withdraw into the forest by himself, so as not to become a burden to anyone. But his wife did not desert him, and looked after him with touching attention. She resisted the temptation to lead a care-free life in pomp and splendor and remained faithful to her ugly and ill-smelling husband. Through the power of her virtue she was able to effect his recovery. When he ascended to the throne and she became his Queen, he promptly forgot her and enjoyed himself with various dancing girls. It is almost as difficult to find a grateful person, the Buddha said, as it is difficult to find a Holy One. (A III, 122)

Only when the King was reminded of the good deeds of his Queen, did he change his ways, asked her forgiveness and lived together with her in harmony and virtue. (J 519)

Queen Mallika committed only one deed in this life which had evil results and which led her to the worst rebirth. Immediately after her death, she was reborn in hell, though this lasted only a few days.

When she died, the King was just listening to a Dhamma exhortation by the Buddha. When the news reached him there, he was deeply shaken and even the Buddha's reminder that there was nothing in the world that could escape old age, disease, death, decay and destruction could not immediately assuage his grief. (A V,49)

Lần thứ ba Đức Phật kể một chuyện tiền kiếp khác của cặp vợ chồng đế vương. Lúc đó Pasenadi là một thái tử và Mallika là vợ ông. Khi thái tử bị bệnh cùi khiến không thể trở thành Vua, ông quyết định vào rừng sống ẩn dật để không trở thành gánh nặng cho bất cứ ai. Nhưng vợ ông không từ bỏ ông, và hết lòng chăm sóc chồng. Bà chống lại sự cám dỗ của cuộc sống xa hoa lộng lẩy và vẫn chung thủy với người chồng xấu xí và hôi hám bệnh tật của bà. Qua sức mạnh đức hạnh của mình, bà đã có thể giúp ông hồi phục. Khi ông lên ngôi và bà trở thành Hoàng hậu, ông đã nhanh chóng quên bà và vui sống với các cô vũ nữ. Đức Phật nói, hầu như rất khó để tìm thấy một người có lòng tri ân cũng như khó để tìm thấy một vị Thánh. (A III, 122)

Chỉ khi Vua được nhắc nhở về những việc làm tốt của Hoàng hậu thì ông mới thay đổi, xin bà tha thứ và chung sống với bà trong sự hòa thuận và đức hạnh. (J 519)

Hoàng hậu Mallika chỉ làm một việc gây hậu quả xấu trong kiếp này và khiến bà tái sinh vào cõi tồi tệ nhất. Ngay sau khi chết, bà tái sinh vào cõi địa ngục nhưng chỉ trong vài ngày.

Khi bà chết, Vua đang lắng nghe lời khuyên giảng Pháp của Đức Phật. Khi hay tin, ông vô cùng chấn động và ngay cả lời nhắc nhở của Đức Phật rằng không ai trên thế giới có thể thoát khỏi lão, bệnh, tử, suy tàn và hủy diệt cũng không thể lập tức xoa dịu nỗi đau buồn của ông. (A V,49)

His attachment — "from love comes sorrow" — was so strong, that he went to the Buddha every day to find out about the future destiny of his wife. If he had to get along without her on earth, at least he wanted to know about her rebirth. But for seven days the Buddha distracted him from his question through fascinating and moving Dhamma discourses, so that he only remembered his question when he arrived home again. Only on the seventh day would the Buddha answer his question and said that Mallika had been reborn in the "Heaven of the Blissful Devas." He did not mention the seven days she had spent in hell, so as not to add to the King's sorrow. Even though it was a very short-termed sojourn in the lower realms, one can see that Mallika had not yet attained stream-entry [*] during her life on earth, since it is one of the signs of a stream-enterer that there is no rebirth below the human state. However, this experience of hellish suffering together with her knowledge of Dhamma, could have quickened Mallika's last ripening for the attainment of stream-entry.

* [Stream-entry: the first stage of Enlightenment, where the first glimpse of Nibbana is gained and the first three fetters abandoned.]
Sources: M 87; A V,49, IV, 197, VIII, 91; S 3,8 = Ud V,I; S 3, 16; J 77, 306, 314, 415, 504, 519; Pac. 53,83; Mil. 115, 291; Jtm. 3; Divy, p.88

Sự luyến ái của ông — "từ yêu thương đến phiền não" — mạnh đến nỗi ông đi gặp Đức Phật mỗi ngày để tìm hiểu về vận mệnh tương lai của vợ mình. Nếu ông phải sống hòa thuận với bà trên trái đất, thì ít nhất ông muốn biết về sự tái sinh của bà. Nhưng trong bảy ngày Đức Phật đã đánh lạc hướng ông bằng các bài giảng Pháp hấp dẫn và cảm động, vì vậy ông chỉ nhớ đến câu hỏi của mình khi về lại nhà. Chỉ đến ngày thứ bảy Đức Phật mới trả lời thắc mắc của ông và nói rằng Mallika đã tái sinh vào "cõi Trời Cực Lạc." Ngài không đề cập đến bảy ngày bà đã trải qua trong địa ngục, để không gây thêm phiền muộn cho Vua. Mặc dù đó là sự tạm trú ngắn ngủi ở cõi thấp, người ta có thể thấy rằng Mallika vẫn chưa đạt được quả vị nhập-lưu [*] khi bà còn sống trên trái đất, vì một trong những dấu hiệu của bậc nhập-lưu là không tái sinh vào cõi thấp hơn loài người. Tuy nhiên kinh nghiệm về sự đau khổ trong địa ngục cùng với kiến thức Phật Pháp của bà, đã có thể thúc đẩy quá trình chín muồi cuối cùng của Mallika cho sự chứng đạt quả vị nhập lưu.

* [Nhập-lưu: giai đoạn đầu tiên của sự Giác Ngộ, khi thoáng thấy Niết Bàn lần đầu và từ bỏ được ba mối xiềng xích đầu tiên.]
Tài liệu tham khảo: M 87; A V,49, IV, 197, VIII, 91; S 3,8 = Ud V,I; S 3, 16; J 77, 306, 314, 415, 504, 519; Pac. 53,83; Mil. 115, 291; Jtm. 3; Divy, p.88

What Cannot Be Got: The Buddha's Words to King Pasenadi on Queen Mallika's Death  

At one time the Lord was staying near Savatthi at Jeta Grove, Anathapindika's Monastery. Then King Pasenadi of Kosala approached the Lord and having done so, paid his respects and sat down nearby. Now at that time Queen Mallika died. A certain man then approached the King and whispered in his ear: "Your Majesty, Queen Mallika has died." At those words king Pasenadi was filled with grief and depression, and with shoulders drooping, head down, he sat glum, and with nothing to say. The Lord saw the king sitting there like that and spoke to him in this way:

"Great king, there are these five circumstances not-to-be-got by monk, brahman, deva, Mara, Brahma, or by anyone in the world. What are the five?

"That what is of the nature to decay may not decay, is a circumstance not-to-be-got by a monk... or by anyone in the world. That what is of the nature to be diseased may not be diseased, is a circumstance not-to-be-got by a monk... or by anyone in the world.

Điều Không Thể Có Được: Lời Đức Phật nói với Vua Pasenadi về sự Qua đời của Hoàng Hậu Mallika  

Khi Đức Phật ngụ ở tu viện của Cấp Cô Độc tại Kỳ Viên gần thành Xá Vệ, có lần Vua Pasenadi của xứ Kosala đến gặp Thế Tôn, đảnh lễ ngài rồi ngồi xuống gần kề. Vào lúc đó Hoàng hậu Mallika qua đời. Một người đến cạnh Vua và nói khẽ vào tai ông: "Tâu Hoàng thượng, Hoàng hậu Mallika đã chết." Những lời này khiến vua Pasenadi vô cùng đau buồn và chán nản, vai rũ xuống, gục đầu, ngồi thẫn thờ và không nói năng gì. Đức Thế Tôn nhìn thấy vua ngồi như thế bèn nói với ông rằng:

"Đại vương, có năm trạng huống không thể có được bởi tăng sĩ, đạo sĩ bà-la-môn, thiên thần, Ma vương, Phạm thiên, hay bất cứ ai trong thế gian. Năm điều gì thế?

"Đó là, những gì có tính chất phân rã lại có thể không phân rã, là trạng huống không thể có được bởi tăng sĩ... hay bất cứ ai trong thế gian. Đó là, những gì có tính chất bệnh tật lại có thể không bị bệnh tật, là trạng huống không thể có được bởi tăng sĩ... hay bất cứ ai trong thế gian.

"That what is of the nature to die may not die, is a circumstance not-to-be-got by a monk... or by anyone in the world.

"That what is of the nature to be exhausted may not be exhausted, is a circumstance not-to-be-got by a monk... or by anyone in the world.

"That what is of the nature to be destroyed may not be destroyed, is a circumstance, not-to-be-got by a monk... or by anyone in the world.

Đó là, những gì có tính chất chết lại có thể không chết, là trạng huống không thể có được bởi tăng sĩ... hay bất cứ ai trong thế gian.

Đó là, những gì có tính chất kiệt quệ lại có thể không bị kiệt quệ, là trạng huống không thể có được bởi tăng sĩ... hay bất cứ ai trong thế gian.

Đó là, những gì có tính chất hủy hoại lại có thể không bị hủy hoại, là trạng huống không thể có được bởi tăng sĩ... hay bất cứ ai trong thế gian.

"Great king, for an uninstructed ordinary person what is of the nature to decay does decay, what is of the nature to be diseased does become diseased, what is of the nature to die does die, what is of the nature to be exhausted is exhausted and what is of the nature to be destroyed is destroyed — and when these things happen to him he does not reflect, "It's not only for me that what is of the nature to decay decays... that what is of the nature to be destroyed is destroyed, but wherever there are beings, coming and going, dying and being born, for all those beings what is of the nature to decay decays... what is of the nature to be destroyed is destroyed, and if I, when there is decay in what is of the nature to decay... when there is destruction in what is of the nature to be destroyed, should grieve, pine, and lament, and crying beat the breast and so fall into delusion, food would not be enjoyed, my body would become haggard, work would not be done and enemies would be pleased, while friends would be depressed. Then, when there is decay in what is of the nature to decay, disease in what is of the nature to be diseased, death in what is of the nature to die, exhaustion in what is of the nature to be exhausted, destruction in what is of the nature to be destroyed, he grieves, pines and laments, and crying beats his breast and so falls into delusion.

"This is called an uninstructed ordinary person; pierced by the poisoned dart of grief, he just torments himself. Great king, for the instructed Noble Disciple what is of the nature to decay does decay... and what is of the nature to be destroyed is destroyed... and when these things happen to him he does reflect, "It's not only for me that what is of the nature to decay decays... that what is of the nature to be destroyed, is destroyed, but wherever there are beings, coming and going, dying and being born, for all those beings what is of the nature to decay decays... what is of the nature to be destroyed is destroyed, and if I, when there is decay in what is of the nature to decay... when there is destruction in what is of the nature to be destroyed, should grieve, pine and lament, and crying beat the breast and so fall into delusion, food would not be enjoyed, my body would become haggard, work would not be done and enemies would be pleased while friends would be depressed. Then when there is decay in what is of the nature to decay, disease in what is of the nature to be diseased, death in what is of the nature to die, exhaustion in what is of the nature to be exhausted, destruction in what is of the nature to be destroyed, he does not grieve or pine or lament, he does not beat his breast and fall into delusion.

"Đại vương, đối với người phàm phu không học thì những gì có tính chất phân rã tất phải phân rã, những gì có tính chất bệnh tật tất phải bị bệnh tật, những gì có tính chất chết tất phải chết, những gì có tính chất kiệt quệ tất phải bị kiệt quệ và những gì có tính chất hủy hoại tất phải bị hủy hoại — và khi những điều này xảy ra cho họ thì người đó không quán tưởng như sau: '"Không phải tính chất phân rã chỉ dành cho riêng tôi... rằng tính chất của sự hủy hoại là hủy hoại, nhưng bất cứ nơi nào có chúng sinh, đến và đi, chết và tái sinh, đối với mọi chúng sinh tính chất của sự phân rã là phân rã... tính chất của sự hủy hoại là hủy hoại, và nếu tôi, khi sự phân rã đến với những gì có tính chất phân rã... khi sự hủy hoại đến với những gì có tính chất hủy hoại, lại đau khổ, tiều tụy, và than thở, khóc lóc và vì vậy rơi vào vọng tưởng, không thiết ăn uống, thân thể trở nên gầy gò, không thiết làm việc và kẻ thù sẽ vui mừng trong khi bạn bè lo lắng'. Thì khi sự phân rã đến với những gì có tính chất phân rã, bệnh tật đến với những gì có tính chất bệnh tật, sự chết đến với những gì có tính chất chết, sự kiệt quệ đến với những gì có tính chất kiệt quệ, sự hủy hoại đến với những gì có tính chất hủy hoại, người đó đau khổ, tiều tụy, và than thở, khóc lóc và vì vậy rơi vào vọng tưởng.

"Đây gọi là người phàm phu không học; bị đâm bởi mủi tên tẩm độc đau khổ, họ tự làm khổ mình. Đại vương, đối với bậc Thánh Đệ-tử có học thì những gì có tính chất phân rã tất phải phân rã... và những gì có tính chất hủy hoại tất phải bị hủy hoại... và khi những điều này xảy đến với họ thì người đó quán tưởng như sau: 'Không phải tính chất phân rã chỉ dành cho riêng tôi... rằng tính chất của sự hủy hoại là hủy hoại, nhưng bất cứ nơi nào có chúng sinh, đến và đi, chết và tái sinh, đối với mọi chúng sinh tính chất của sự phân rã là phân rã... tính chất của sự hủy hoại là hủy hoại, và nếu tôi, khi sự phân rã đến với những gì có tính chất phân rã... khi sự hủy hoại đến với những gì có tính chất hủy hoại, lại đau khổ, tiều tụy, và than thở, khóc lóc và vì vậy rơi vào vọng tưởng, không thiết ăn uống, thân thể trở nên gầy gò, không thiết làm việc và kẻ thù sẽ vui mừng trong khi bạn bè lo lắng'. Thì khi sự phân rã đến với những gì có tính chất phân rã, bệnh tật đến với những gì có tính chất bệnh tật, sự chết đến với những gì có tính chất chết, sự kiệt quệ đến với những gì có tính chất kiệt quệ, sự hủy hoại đến với những gì có tính chất hủy hoại, người đó không đau khổ hay tiều tụy hay than thở, khóc lóc và không rơi vào vọng tưởng.

"This is called an instructed Noble Disciple. Drawn out is the poisoned dart of grief with which the uninstructed ordinary person torments himself. Free of grief, free from the dart, the Noble Disciple has quenched [*] himself completely."

* [Or "become cool" literally "nibban-ered."]

"Great king, these are the five circumstances not-to-be-got by monk, brahman, deva, Mara, Brahma, or by anyone in the world.

Do not grieve, nor should you lament.
Here, what good is gained? — none at all indeed,
and enemies rejoice to see that grief and pain.
But when misfortunes do not shake the wise —
that one who knows well how to seek the good,
then enemies because of that are pained
seeing his face as formerly, not strained.
Where and whatever good may gotten, be
there and just there he should try for that
by study, wisdom and well-spoken words,
unpracticed so far, and tradition, too.
But if he knows: "This good can be got
Neither by me nor any other too"
then ungrieving he should bear it all (and think),
"Now how to use my strength for present work?"
Anguttara Nikaya, (Fives, 49)

"Đây gọi là bậc Thánh Đệ-tử có học. Nhổ bỏ mủi tên tẩm độc đau khổ mà người phàm phu không học tự làm khổ mình. Thoát khỏi đau khổ, thoát khỏi tên độc, bậc Thánh Đệ-tử đã tự mình dập tắt hoàn toàn lửa trần tục. [*]"

* [Hay "trở nên mát dịu" nghĩa là "đạt niết bàn."]

"Này Đại vương, đây là năm trạng huống không thể có được bởi tăng sĩ, đạo sĩ bà-la-môn, thiên thần, Ma vương, Phạm Thiên, hay bất cứ ai trong thế gian.

Đừng đau buồn, bạn cũng không nên than thở.
Có lợi ích gì không? — quả thật không gì cả,
và kẻ thù vui mừng khi thấy nỗi buồn và đau khổ đó.
Nhưng khi bất hạnh không lay chuyển được bậc trí giả —
người đó biết cách mưu tìm điều tốt,
khiến kẻ thù phiền não
khi thấy sắc diện thản nhiên của ông, không căng thẳng.
Nơi nào và điều tốt nào có thể có được,
nơi đó và ngay ở đó ông nên cố gắng tinh cần
bằng cách học tập, triển khai trí tuệ và lời hay ý đẹp,
chưa từng thực hành, và cả truyền thống nữa.
Nhưng nếu ông biết: "Điều này không thể có được
Bởi tôi cũng như người nào khác"
thì ông ấy không buồn, biết chịu đựng (và nghĩ rằng),
"Nay ta phải làm gì để sử dụng sức mạnh cho công việc hiện tại?"
Anguttara Nikaya, (5.49)

Khema of Great Wisdom  

Just as there were two foremost disciples in the order of monks, namely Sariputta and Moggallana, likewise the Buddha named two women as foremost amongst nuns, namely Uppalavanna and Khema.

The name Khema means well-settled or composed or security and is a synonym for Nibbana. The nun Khema belonged to a royal family from the land of Magadha. When she was of marriageable age, she became one of the chief consorts of King Bimbisara. As beautiful as her appearance was, equally beautiful was her life as the wife of an Indian Maharaja.

When she heard about the Buddha from her husband, she became interested, but she had a certain reluctance to become involved with his teaching. She felt that the teaching would run counter to her life of sense-pleasures and indulgences. The king, however, knew how he could influence her to listen to the teaching. He described at length the harmony, the peace and beauty of the monastery in the Bamboo Grove, where the Buddha stayed frequently. Because she loved beauty, harmony and peace, she was persuaded to visit there.

Khema - Bậc Đại Trí Tuệ  

Nếu như có hai vị sư nổi bật nhất trong chư tăng, là Sariputta và Moggallana, thì cũng có hai vị ni sư được Đức Phật cho là nổi bật nhất trong chư ni sư, đó là Uppalavanna và Khema.

Khema có nghĩa là tĩnh lặng hay thanh thản hay an toàn và đồng nghĩa với Niết-bàn. Ni sư Khema vốn giòng dõi hoàng tộc xứ Magadha. Khi ở độ tuổi kết hôn, bà trở thành một trong những hoàng phi của Vua Bimbisara. Sắc đẹp của bà đẹp bao nhiêu thì cuộc đời làm vợ của một Đại vương Ấn độ của bà cũng đẹp bấy nhiêu.

Khi nghe chồng bà nói về Đức Phật, bà trở nên thích thú nhưng có đôi chút ngại ngùng trong việc học tập giáo lý của ngài. Bà cảm thấy giáo lý sẽ đi ngược lại đời sống khoái lạc và đam mê của mình. Tuy nhiên, nhà vua biết cách gây ảnh hưởng để bà lắng nghe giáo lý. Ông diễn tả chi tiết về sự hài hòa, bình yên và vẻ đẹp của tu viện Trúc Lâm, nơi Đức Phập thường xuyên cư ngụ khiến bà muốn đến thăm viếng nơi đó.

Decked out in royal splendor with silk and sandalwood, she went to the monastery. The Exalted One spoke to her and explained the law of impermanence of all conditioned beauty to her. She penetrated this sermon fully and still dressed in royal garments, she attained to enlightenment. Just like the monk, Mahakappina — a former king — she likewise became liberated through the power of the Buddha's words while still dressed in the garments of the laity. With her husband's permission she joined the Order of Nuns. Such an attainment, almost like lightning, is only possible however where the seed of wisdom has long been ripening and virtue is fully matured.

An ordinary person, hearing Khema's story, only sees the wonder of the present happening. A Buddha can see beyond this and knows that this woman did not come to full liberation accidentally. It came about like this: In former times when a Buddha appeared in the world, then Khema in those past lives also appeared near him, or so it has been recounted. Due to her inner attraction towards the highest Truth, she always came to birth wherever the bearer and proclaimer of such Truth lived. It is said that already innumerable ages ago she had sold her beautiful hair to give alms to the Buddha Padumuttara. During the time of the Buddha Vipassi, ninety-one eons ago, she had been a teacher of Dhamma. Further it is told, that during the three Buddhas of our happy eon, which were previous to our Buddha Gautama, she was a lay disciple and gained happiness through building monasteries for the Sangha.

Trang điểm lộng lẫy với lụa là và trầm hương, bà đi đến tu viện. Đức Thế Tôn nói chuyện với bà và giảng nghĩa luật vô thường của mọi vẻ đẹp có điều kiện cho bà biết. Bà thấu hiểu trọn vẹn bài giảng nên đạt được giác ngộ dù đang phục sức sang trọng. Giống như sư Mahakappina — nguyên là một nhà vua — bà cũng được giải thoát qua sức mạnh ngôn từ của Đức Phật khi vẫn còn ăn mặc theo lối cư sĩ. Với sự cho phép của chồng, bà gia nhập Ni Đoàn. Tuy nhiên, sự chứng đạt như vậy, gần giống như tia sét, chỉ có thể có được khi hạt giống trí tuệ đã chín muồi và đức hạnh được viên mãn.

Người bình thường khi nghe câu chuyện của Khema chỉ nhìn thấy đó là một diễn biến kỳ diệu. Một vị Phật có thể nhìn thấy xa hơn và biết rằng người phụ nữ này không phải ngẫu nhiên đạt được sự giải thoát hoàn toàn. Nó xảy ra như sau: Vào thời cổ đại khi có một vị Phật xuất hiện trên thế giới, thì Khema cũng xuất hiện cùng thời với ngài. Do bởi lòng kính ngưỡng Chân lý cao thượng, bà luôn ra đời bất cứ nơi nào mà sứ giả và người tuyên bố về Chân lý đó sống. Được biết rằng vào thuở xa xưa bà đã bán mái tóc đẹp của mình để bố thí cho Đức Phật Padumuttara. Vào thời Đức Phật Vipassi, chín mươi mốt thiên niên kỷ trước, bà đã là một Pháp sư. Lại nữa, vào thời ba vị Phật của thiên niên kỷ tốt lành của chúng ta, trước thời Đức Phật Gautama, bà đã là một cư sĩ đệ tử và được hạnh phúc qua việc xây dựng tu viện cho Tăng Đoàn.

While most beings mill around heaven or hell realms during the life-time of a Buddha, Khema always tried to be near the source of wisdom. When there was no Buddha appearing in the world, she would be reborn at the time of Pacceka-Buddhas or Bodhisattas. In one birth she was the wife of the Bodhisatta, who always exhorted his peaceful family like this:

According to what you have got, give alms;
Observe the Uposatha days, keep the precepts pure;
Dwell upon the thought of death and be mindful of your mortal state.
For in the case of beings like ourselves, death is certain, life is uncertain;
All existing things are transitory and subject to decay.
Therefore be heedful of your ways day and night.

Trong khi đa số chúng sinh xoay vần quanh cõi thiên hay địa ngục trong thời đại của một vị Phật, Khema luôn cố gắng ở gần nguồn trí tuệ. Khi không có vị Phật nào xuất hiện trên thế giới, bà sẽ tái sinh vào thời đại của chư Phật Độc Giác hay Bồ Tát. Có một kiếp bà là vợ của vị Bồ Tát, người luôn cổ xúy gia đình hòa thuận của mình như sau:

Bố thí tùy theo những gì bạn có được;
Tuân thủ những ngày lễ Phát lồ Sám hối, giữ giới thanh tịnh;
Suy ngẫm về cái chết và hiểu rõ trạng thái sinh diệt của mình.
Vì đối với loài người chúng ta, chết là chắc chắn, sống là bất định;
Mọi sự hiện hữu đều là tạm thời và tất bị phân rã.
Vì vậy hảy chú ý đến trạng thái của bạn cả ngày lẫn đêm.

One day Khema's only son in this life was suddenly killed by the bite of a poisonous snake, yet she was able to keep total equanimity:

Uncalled he hither came, without leave departed, too;
Even as he came, he went. What cause is here for woe?
No friend's lament can touch the ashes of the dead:
Why should I grieve? He fares the way he had to tread.
Though I should fast and weep, how would it profit me?
My kith and kin, alas! would more unhappy be.
No friend's lament can touch the ashes of the dead:
Why should I grieve? He fares the way he had to tread.

— J 354

Một ngày nọ, người con trai duy nhất của Khema đột nhiên chết vì bị rắn độc cắn, nhưng bà vẫn có thể giữ được sự bình tĩnh:

Không mời mà con đến, cũng không từ giã mà lặng lẽ đi;
Ngay cả khi con đến, con đi. Nguyên nhân nào gây ra sự đau khổ ở đây?
Không một lời ta thán nào của bạn bè có thể làm xúc động tro tàn người chết:
Tại sao tôi phải đau buồn? Con ra đi theo định mệnh của nó.
Mặc dù tôi nên nhịn ăn và than khóc, nhưng có lợi gì cho tôi?
Người thân của tôi, than ôi! có vui sướng hơn chăng.
Không một lời ta thán nào của bạn bè có thể làm xúc động tro tàn người chết:
Tại sao tôi phải đau buồn? Con ra đi theo định mệnh của nó.

— J 354

Another time — so it is told — she was she daughter-in-law of the Bodhisatta (J 397), many times a great Empress who dreamt about receiving teaching from the Bodhisatta and then actually was taught by him (J 501,502,534). It is further recounted that as a Queen she was always the wife of he who was later Sariputta, who said about her:

Of equal status is the wife,
Obedient, speaking only loving words,
With children, beauty, fame, garlanded,
She always listens to my words.

— J 502,534

Một lần khác — nghe kể như vậy — bà là con dâu của Bồ Tát (J 397), có lần là một Nữ hoàng mơ thấy Bồ Tát giảng giáo lý cho và sau đó thật sự được ngài giảng dạy (J 501, 502, 534). Truyện còn kể rằng với địa vị Hoàng hậu bà luôn là vợ của người mà sau này là Sariputta (Xá Lợi Phất), đã nói về bà như sau:

Là người vợ với địa vị cân xứng,
Ngoan ngoãn, chỉ nói lời yêu thương,
Với con cái, sắc đẹp, danh vọng, trang điểm lộng lẩy,
Nàng vẫn luôn lắng nghe lời tôi.

— J 502,534

This husband in former lives was a righteous king, who upheld the ten royal virtues: Generosity, morality, renunciation, truthfulness, gentleness, patience, amity, harmlessness, humility, justice. Because of these virtues the king lived in happiness and bliss. Khema, too, lived in accordance with these precepts. (J 534)

Only because Khema had already purified her heart and perfected it in these virtues, in many past lives she was now mature enough and had such pure and tranquil emotions, that she could accept the ultimate Truth in the twinkling of an eye.

The Buddha praised her as the nun foremost in wisdom. A story goes with that: King Pasenadi was traveling through his country, and one evening he arrived at a small township. He felt like having a conversation about Dhamma and ordered a servant to find out whether there was a wise ascetic or priest in the town. The servant sounded everyone out, but could not find anyone whom his master could converse with. He reported this to the King and added that a nun of the Buddha lived in the town.

Người chồng này trong kiếp trước là một vị vua chính trực, đề cao mười đức hạnh của minh vương: rộng lượng, đạo đức, đơn giản, thành thật, dịu dàng, kiên nhẫn, thân thiện, vô hại, khiêm tốn, công bằng. Vì những đức tính này nhà vua sống hạnh phúc và an lạc. Khema cũng sống noi theo các giới luật này. (J 534)

Chỉ vì Khema đã thanh tịnh hóa trái tim mình và hoàn hảo nó trong các đức hạnh này trong nhiều kiếp trước nên bây giờ bà thành tựu viên mãn và có những cảm giác tinh khiết và thanh thản như thế, đến mức bà có thể chấp nhận Chân lý tối thượng trong chớp mắt.

Đức Phật ca ngợi bà là ni sư có trí tuệ bậc nhất. Chuyện kể rằng: Vua Pasenadi du hành khắp xứ sở của ông, và một buổi tối ông đến một thị trấn nhỏ. Ông cảm thấy muốn nói chuyện về Pháp và sai một người hầu đi tìm xem có vị tu sĩ khổ hạnh hay tăng sĩ nào trong thị trấn không. Người hầu hỏi thăm tất cả mọi người nhưng không thể tìm thấy người nào có thể trò chuyện với chủ nhân của mình. Ông báo cáo cho vua biết và nói thêm rằng có một ni sư của Đức Phật sống trong thị trấn.

It was the saintly Khema, who was famed everywhere for her wisdom and known to be clever, possessing deep insight, had heard much Dhamma, and was a speaker of renown, knowing always the right retort. Thereupon the king went to the former Queen, greeted her with respect and had the following conversation with her:

P.: Does an Awakened One exist after death?
K.: The Exalted One has not declared that an Awakened One exists after death.
P.: Then an Awakened One does not exist after death?
K.: That too, the Exalted One has not declared.
P.: Then the Awakened One exists after death and does not exist?
K.: Even that, the Exalted One has not declared.
P.: Then one must say, the Awakened One neither exists nor not exists after death?
K.: That too, the Exalted One has not declared.

Đó là thánh hiền Khema, người nổi tiếng về trí tuệ của bà và được xem là thông thái, có cái nhìn sâu sắc, nghe rất nhiều Pháp, và là một diễn giả nổi tiếng, được biết là luôn đối đáp đúng đắn. Thế là vua đến gặp vị cựu Hoàng hậu, tôn kính chào bà và có cuộc đối thoại với bà như sau:

P.: Liệu một đấng Giác Ngộ tồn tại sau khi chết không?
K.: Đức Thế Tôn không tuyên bố rằng một đấng Giác Ngộ tồn tại sau khi chết.
P.: Vậy thì một đấng Giác Ngộ không tồn tại sau khi chết?
K.: Đức Thế Tôn cũng không tuyên bố điều đó.
P.: Vậy thì đấng Giác Ngộ tồn tại sau khi chết và cũng không tồn tại?
K.: Đức Thế Tôn không tuyên bố ngay cả điều đó.
P.: Vậy thì người ta phải nói, đấng Giác Ngộ không tồn tại cũng không phải là không tồn tại sau khi chết?
K.: Đức Thế Tôn cũng không tuyên bố điều đó.

Thereupon the King wanted to know why the Buddha had rejected these four questions. First we must try to understand what these questions imply. The first question corresponds with the view of all those beings whose highest goal is to continue on after death, spurred on by craving for existence. The answer that an Awakened One continues to exist after death, is the one given by all other religions, including later interpretations of Buddhism.

The second answer that the Enlightened One does not exist after death would be in keeping with craving for non-existence, i.e., annihilation.

Because of an urge for definite knowledge and certainly, a definition is sought which could claim that the five aggregates (khandha) of form, feeling, perception, mental formations and consciousness — which make up the sum total of all existence — are completely dissolved and disappear upon the shedding of an Awakened One's body; and that deliverance consisted in that mere fact of dissolution.

Sau đó Vua muốn biết tại sao Đức Phật bác bỏ bốn câu hỏi này. Trước tiên chúng ta phải cố gắng hiểu ẩn ý của các câu hỏi này. Câu hỏi thứ nhất phản ảnh quan điểm của những ai mưu cầu được tiếp tục tồn tại sau khi chết, thúc đẩy bởi khát vọng được mãi tồn tại. Câu trả lời rằng một đấng Giác Ngộ tiếp tục tồn tại sau khi chết, là câu trả lời được đưa ra bởi tất cả các tôn giáo khác, bao gồm cả những lập luận sau này của Phật Giáo.

Câu trả lời thứ nhì rằng đấng Giác Ngộ không tồn tại sau khi chết phản ảnh khát vọng không tồn tại, tức là sự hủy diệt.

Vì muốn có kiến thức rõ ràng và chắc chắn, một định nghĩa được tìm kiếm để có thể tuyên bố rằng năm uẩn (khandha) sắc, thọ, tưởng, hành và thức — tổng hợp các yếu tố tạo nên mọi sự hiện hữu — hoàn toàn bị tiêu hủy và biến mất sau sự phân rã thân thể của một đấng Giác Ngộ; và sự phát biểu đó thật ra chỉ là hàm ý của sự hủy diệt.

The third answer seeks a compromise: everything impermanent in an Awakened One would be annihilated, but the permanent aspect, the essence, his actual person, would remain.

The fourth answer tries to get out of the predicament by formulating a "neither-nor" situation, which is meant to be satisfying. [*] All four formulas have been rejected by the Buddha as wrong view. They all presuppose that there is an "I" distinct from the world, while in reality "I" and "world" are part of the experience which arises because of consciousness.

* [This "solution" is formulated with the idea that it is something that words/concepts cannot describe, but it still uses "exist" "not exist" and so was not accepted by the Buddha.]

Câu trả lời thứ ba tìm kiếm một sự thỏa hiệp: mọi thứ có tính vô thường trong đấng Giác Ngộ sẽ bị tiêu hủy, nhưng khía cạnh vĩnh cửu, là bản chất, con người thật sự của ngài, sẽ tồn tại.

Câu trả lời thứ tư thì cố gắng thoát khỏi tình trạng khó xử bằng cách hình thành một trạng huống "không phải thế này cũng không phải thế kia", có nghĩa làm hài lòng. [*] Cả bốn công thức đã bị Đức Phật phủ nhận, cho là quan điểm sai lầm. Chúng đều giả định rằng có một cái "tôi" khác biệt với thế giới, trong khi thực tế thì "tôi" và "thế giới" là một phần của sự trải nghiệm phát sinh do ý thức.

* ["Giải pháp" này được hình thành với ý tưởng rằng nó là điều mà ngôn từ/khái niệm không thể diễn tả, nhưng nó vẫn sử dụng từ "tồn tại" "không tồn tại" và do đó không được Đức Phật chấp nhận.]

Only the Enlightened Ones can actually see this or those who have been their disciples, and unless this understanding is awakened, the assumption is made that an "I," and essentially permanent "self," is wandering through samsara, [*] gradually ascending higher and higher until it is dissolved, which is liberation; this is a belief held by some. Others conclude from this, that the Buddha teaches the destruction of the "self." But the Buddha teaches that there is no "I" or "self," which can be destroyed, that it has never existed and has never wandered through samsara.

* [Samsara: The rounds of birth and death, continually recurring.]

What we call "I" and what we call "world" are in reality a constantly changing process, always in flux, which always throws up the illusion of "I" and "world" born in the present and speculated upon in the past and future. The way to liberation is to stop speculating about the "I," to become free from habitual views and formulas, and come to the end of the mind's illusory conjuring.

Chỉ những đấng Giác Ngộ hay chư đệ tử của các ngài mới có thể thật sự nhìn thấy điều này, và trừ khi sự hiểu biết này được đánh thức, thì cái giả định cho rằng cái "tôi", và chủ yếu là cái "ngã" vĩnh cửu, đi lang thang qua luân hồi sinh tử, [*] từ từ lên cao hơn và cao hơn cho đến khi nó bị giải thể, là giải thoát, chỉ là niềm tin của một số người. Còn người khác thì kết luận từ điều này, rằng Đức Phật dạy sự giải trừ cái "ngã". Nhưng Đức Phật dạy rằng không có cái "tôi" hay "ngã", mà có thể bị hủy diệt, rằng nó không bao giờ hiện hữu và không bao giờ lang thang qua luân hồi sinh tử.

* [Samsara: Vòng luân hồi sinh tử, liên tục tái diễn.]

Cái mà chúng ta gọi là "tôi" và cái mà chúng ta gọi là "thế giới" trong thực tế là một quá trình thay đổi liên tục, luôn chuyển biến, luôn nảy sinh ảo tưởng về "tôi" và "thế giới" ở hiện tại và suy đoán về quá khứ và tương lai. Con đường giải thoát là ngừng suy đoán về cái "tôi", để thoát khỏi những quan điểm và công thức theo thói quen, và chấm dứt tạo ảo tưởng trong tâm.

Not through increasing the thought processes about phenomena, but through mindfulness of the arising of phenomena, which leads to reducing the chatter in the mind, can liberation be attained. Everything we see, hear, smell, taste, touch and think, anything that can be contained in consciousness, no matter how wide-ranging and pure it is, has arisen due to causes; therefore it is impermanent and subject to decay and dissolution.

Everything which is subject to decay and change is not-self. Because the five clung-to aggregates are subject to destruction, they are not "my" self, are not "mine." "I" cannot prevent their decay, their becoming sick, damaged, faulty and their passing away. The conclusion that the self must then be outside of the five aggregates does not follow either, because it, too, is a thought and therefore belongs to one of the five clung-to aggregates (i.e., mental formations).

Any designation of the Enlightened One after death is therefore an illusion, born out of compulsion for naming, and cannot be appropriate. Whoever has followed the teaching of the Awakened One, as Khema did, is greatly relieved to see that the Buddha did not teach the destruction of an existing entity, nor the annihilation of a self. But, on the contrary, those not instructed by the Exalted One live without exception in a world of perpetual destruction, of uncontrollable transiency in the realm of death. Whatever they look upon as "I" and "mine" is constantly vanishing and only upon renouncing these things which are unsatisfactory because of their impermanence, can they reach a refuge of peace and security. Just as the lion's roar of the Exalted One proclaimed: "Open are the doors to the deathless, who has ears to hear, come and listen."

Không phải qua việc gia tăng quá trình suy nghĩ về các hiện tượng, mà là qua việc quán niệm về sự phát sinh của hiện tượng, dẫn đến thuyên giảm vọng tưởng trong tâm, khiến có thể đạt được giải thoát. Tất cả mọi thứ chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ mó và suy nghĩ, bất cứ điều gì có thể được hàm chứa trong ý thức, cho dù bao la và tinh khiết như thế nào, đều phát sinh do nguyên nhân; vì thế nó vô thường và chịu sự phân rã và tiêu hủy.

Vạn vật có tính phân rã và thay đổi nên vô ngã. Bởi vì năm chấp-uẩn có tính hủy diệt, chúng không phải là "tôi" hay "của tôi". "Tôi" không thể ngăn ngừa sự phân rã, đau yếu, hư hại, sai lầm và qua đời của chúng. Kết luận cho rằng bản ngã do đó phải nằm ngoài ngũ uẩn cũng không phù hợp, bởi vì nó cũng là một ý tưởng và vì thế thuộc về một trong năm chấp-uẩn (tức là sự hình thành tư tưởng).

Do đó, bất cứ khái niệm nào về đấng Giác Ngộ sau khi chết đều là ảo tưởng, phát sinh từ khát vọng định nghĩa, và không thể phù hợp. Bất cứ ai noi theo giáo lý của đấng Giác Ngộ, như Khema, cảm thấy nhẹ nhỏm khi biết rằng Đức Phật không dạy về sự hủy diệt của thực thể hiện hữu, hay sự hủy diệt của bản ngã. Nhưng trái lại, những ai không được chỉ dạy bởi Đức Thế Tôn, không có ngoại lệ, sống trong thế giới của sự hủy diệt liên tục, của sự tạm bợ không thể kiểm soát ở cõi chết. Bất cứ cái gì họ xem là "tôi" và "của tôi" thì liên tục biến mất và chỉ khi từ bỏ những thứ vốn không thỏa đáng này vì sự vô thường của chúng, thì họ mới có thể đạt đến trụ xứ của sự bình yên và an toàn. Giống như tiếng gầm sư tử qua lời tuyên bố của Đức Thế Tôn: "Cởi mở là cánh cửa đến bất tử cho ai có tai để nghe, đến và lắng nghe."

Khema tried to explain this to the King with a simile. She asked him whether he had a clever mathematician or statistician, who could calculate for him how many hundred, thousand or hundred-thousand grains of sand are contained in the river Ganges. The King replied that that is not possible. The nun then asked him whether he knew of anyone who could figure out how many gallons of water are contained in the great ocean. That, too, the King considered impossible. Khema asked him why it is not possible. The King replied that the ocean is mighty, deep, unfathomable.

Just so, said Khema, is the Exalted One. Whoever wished to define the Awakened One, could only do so through the five clung-to aggregates and the Buddha no longer clung-to them. "Released from clinging to form, feeling, perception, mental formations and consciousness is the Enlightened One, mighty, deep unfathomable as the great ocean."

Khema cố gắng giải thích điều này với Vua bằng một ẩn dụ. Bà hỏi rằng ông có biết một nhà toán học hay thống kê học nào có thể tính toán cho ông biết số lượng trăm, ngàn hay trăm ngàn hạt cát trong sông Hằng không. Vua trả lời rằng không thể có được. Ni sư bèn hỏi ông có biết ai có thể lượng định số gallon nước trong biển cả không. Cũng vậy, Vua cho rằng điều này không thể có được. Khema hỏi ông tại sao không được. Vua trả lời rằng biển cả bao la, sâu thẳm, không thể đo lường được.

Khema nói Đức Thế Tôn cũng vậy. Bất cứ ai muốn định nghĩa đấng Giác Ngộ, chỉ có thể làm vậy qua năm chấp-uẩn và Đức Phật không còn bám vào chúng. "Thoát khỏi sự chấp thủ sắc, thọ, tưởng, hành và thức là đấng Giác Ngộ, bao la, sâu thẳm không thể đo lường được như biển cả."

Therefore it was not appropriate to say he existed or did not exist, or existed and did not exist, nor did he neither exist nor not exist. All these designations could not define what was undefinable. Just that was liberation: liberation from the compulsion to stabilize as "self" the constant flux of the five aggregates, which are never the same in any given moment, but only appear as a discharge of tensions arising from mental formations.

The King rejoiced in the penetrating explanation of the nun Khema. Later on he met the Enlightened One and asked him the same four questions. The Buddha explained it exactly as Khema had done, even using the same words. The King was amazed and recounted his conversation with the wise nun Khema, the arahant. (S 44,1)

Sources: S 17,23; S 44,1; A I,24; II,62; IV,176; VIII,91. Thag. 139-144; J 354;397;501;502;534;539; Ap II No.18 (verse 96); Bu 26,19.

Do đó không phù hợp để nói ngài tồn tại hay không tồn tại, hay tồn tại và không tồn tại, hay ngài không phải là tồn tại cũng không phải là không tồn tại. Tất cả các khái niệm này không thể định nghĩa được những gì không thể định nghĩa. Đó chỉ là sự giải thoát: giải thoát khỏi sự cưỡng ép tạo ổn định như "tự ngã" cho dòng chảy liên tục của năm uẩn, vốn không bao giờ giống nhau trong bất cứ khoảnh khắc nào, mà chỉ xuất hiện như một sự cởi bỏ căng thẳng phát sinh từ sự hình thành tư tưởng.

Vua hoan hỉ trước sự giải thích sâu sắc của ni sư Khema. Sau đó ông gặp Đấng Giác Ngộ và hỏi ngài cũng bốn câu hỏi này. Đức Phật giải thích chính xác như Khema, thậm chí sử dụng cùng ngôn từ. Vua kinh ngạc và thuật lại cuộc nói chuyện của mình với ni sư đại trí tuệ Khema, bậc a-la-hán. (S 44,1)

Tài liệu tham khảo: S 17,23; S 44,1; A I,24; II,62; IV,176; VIII,91. Thag. 139-144; J 354;397;501;502;534;539; Ap II No.18 (bài kệ 96); Bu 26,19.

Bhadda Kundalakesa, the Former Jain Ascetic  

In Rajagaha, the capital of the kingdom of Magadha, lived a girl of good family named Bhadda. Her parents protected her very carefully, because she had a passionate nature and they were afraid that she would be hurt due to her attraction to men. One day from her window Bhadda saw how a thief was being led to the place of execution. He was the son of a Brahman (priest-caste) but had a strong tendency towards stealing.

She fell in love with him at first sight. She convinced her father that she could not live without him, and so he bribed the guards who let the condemned man escape.

Soon after the wedding the bridegroom became obsessed with the desire to get his wife's jewelry. He told her he had made a vow that he would make an offering to a certain mountain deity if he could escape execution. Through this ruse he managed to get Bhadda away from his home. He wanted to throw her down from a high cliff to gain possession of her valuable ornaments. When they came to the cliff, he brusquely told her about his intention. Bhadda, in her distress, likewise resolved to a ruse that enabled her to give him a push so that it was he who fell to his death.

Bhadda Kundalakesa - Cựu Tu sĩ Đạo Jain  

Ở Rajagaha, thủ đô của vương quốc Magadha, có một cô gái thuộc gia đình đàng hoàng, tên là Bhadda. Cha mẹ cô giử cô rất cẩn thận, vì cô có bản tính đa mê và họ sợ rằng cô sẽ bị tổn thương do sức thu hút của cô đối với đàn ông. Một ngày nọ từ cửa sổ nhìn ra cô thấy một tên cướp bị dẫn đến pháp trường. Hắn là con của một Bà-la-môn (giai cấp tu sĩ) nhưng chỉ muốn trộm cướp.

Cô yêu hắn ngay cái nhìn đầu tiên. Cô thuyết phục cha mình rằng cô không thể sống thiếu hắn, và thế là ông hối lộ những người lính gác để cho phạm nhân trốn thoát.

Chẳng bao lâu sau đám cưới chú rễ luôn háo hức với ý đồ chiếm đoạt nữ trang của vợ mình. Hắn nói với cô rằng hắn đã thề sẽ cúng dường cho một vị sơn thần nếu hắn có thể thoát khỏi án tử hình. Qua mưu kế này hắn dẫn dụ Bhadda ra khỏi nhà. Hắn muốn đẩy cô xuống vực thẳm để sở hữu đồ trang sức quý báu của cô. Khi họ đến vách đá, hắn thẳng thừng nói cho cô biết ý định của mình. Quá kinh hãi, Bhadda đã tìm cách đẩy hắn khiến cho hắn mới là người rơi xuống vực chết.

Burdened by the enormity of her deed, she did not want to return to lay life. Sensual pleasures and possessions were no longer tempting for her. She became a wandering ascetic. First she entered the order of Jains and as a special penance, her hair was torn out by the roots, when she ordained. But it grew again and was very curly. Therefore she was called "Curly-hair" (Kundalakesa).

The teaching of the Jain sect did not satisfy her, so she became a solitary wanderer. For fifty years she traveled through India and visited many spiritual teachers, thereby obtaining an excellent knowledge of religious scriptures and philosophies. She became one of the most famous debaters. When she entered a town, she would make a sand-pile and stick a rose-apple branch into it and would announce that whoever would engage in discussion with her should trample upon the sand-pile.

One day she came to Savatthi and again erected her little monument. At that time, Sariputta — the disciple of the Buddha with the greatest power of analysis — was staying at the Jeta Grove. He heard of the arrival of Bhadda and as a sign of his willingness for debate, he had several children go and trample on the sand-pile. Thereupon Bhadda went to the Jeta Grove, to Anathapindika's Monastery, accompanied by a large number of people. She was certain of victory, since she had become used to being the winner in all debates.

Buồn bã vì hành động nông nỗi của mình, cô không muốn trở lại đời sống thế tục. Khoái lạc và tài sản không còn quyến rũ đối với cô. Cô trở thành du sĩ khổ hạnh. Đầu tiên cô gia nhập đạo Jain và như một sự giải tội đặc biệt, tóc cô được cạo trọc khi cô làm lễ xuất gia. Nhưng nó mọc lại và rất quăn, do đó cô được gọi là "Tóc quăn" (Kundalakesa).

Không hài lòng với giáo lý của đạo Jain nên bà trở thành một du sĩ cô độc. Trong suốt năm mươi năm, bà đi du hành khắp Ấn Độ và đến thăm nhiều vị thầy tâm linh nên có được một kiến thức xuất sắc về kinh điển và triết học của các tôn giáo. Bà trở thành một trong những tranh luận gia nổi tiếng nhất. Khi bà đến một thị trấn, bà dựng một đống cát và cắm một cành táo hồng vào đó và tuyên bố rằng bất cứ ai muốn thảo luận với bà thì phải đạp lên đống cát.

Một ngày nọ bà đến thành Xá Vệ và cũng dựng lên tượng đài nho nhỏ. Vào lúc đó, tôn giả Xá Lợi Phất — đệ tử của Đức Phật với khả năng phân tích cao nhất — đang ở Kỳ Viên. Ngài nghe nói về sự xuất hiện của Bhadda và như một dấu hiệu của sự sẵn sàng tranh luận, ông cho vài đứa bé đến đạp lên đống cát. Thế là Bhadda đi đến tu viện Cấp Cô Độc ở Kỳ Viên, dẫn theo một đoàn người. Bà nghĩ là mình chắc chắn sẽ thắng cuộc, vì bà đã quen với việc là người chiến thắng trong tất cả các cuộc tranh luận.

She put a number of questions to Sariputta. He answered all of them until she found nothing more to ask. Then Sariputta questioned her. Already the first question affected Bhadda profoundly, namely, "What is the One?" She remained silent, unable to discern what the Elder could have been inquiring about. Surely he did not mean "God," or "Brahman" or "the Infinite," she pondered. But what was it then? The answer should have been "nutriment" because all beings are sustained by food.

Although she was unable to find an answer and thereby lost the debate, she knew that here was someone who had found what she had been looking for during her pilgrimage of half a century. She chose Sariputta as her teacher, but he referred her to the Buddha. The Awakened One preached Dhamma to her at Mount Vulture Peak and concluded with the following verses:

Though a thousand verses
are made of meaningless lines,
better the single meaningful line
by hearing which one is at peace.

— Dhp 101

Bà đặt một số câu hỏi cho tôn giả Xá Lợi Phất. Ông trả lời tất cả cho đến khi bà không còn gì để hỏi nữa. Rồi Xá Lợi Phất chất vấn bà. Câu hỏi đầu tiên ảnh hưởng sâu đậm đến Bhadda, đó là, "Cái gì là Độc Tôn?" Bà im lặng, không thể giải thích được câu hỏi của Trưởng Lão. Chắc chắn ông không ngụ ý là "Thượng đế," hay "Phạm thiên" hay "Vô hạn," bà suy ngẫm. Nhưng nó là gì? Phải chăng câu trả lời là "sự dinh dưỡng" bởi vì tất cả chúng sinh đều được duy trì bằng thực phẩm.

Mặc dù bà không thể tìm thấy câu trả lời cho nên bị thua cuộc tranh luận, bà biết rằng đây là người đã tìm thấy những gì bà hằng tìm kiếm trong cuộc hành hương của mình suốt nữa thế kỷ qua. Bà chọn tôn giả Xá Lợi Phất làm thầy nhưng ngài giới thiệu bà đến Đức Phật. Đấng Giác Ngộ giảng Pháp cho bà ở núi Linh Thứu và kết thúc với bài kệ sau:

Dù nghe cả ngàn bài kệ
với những câu vô nghĩa,
tốt hơn chỉ cần một câu với đầy đủ ý nghĩa
khiến người nghe được bình an.

— Dhp 101

Just as the wanderer Bahiya was foremost amongst monks who attained arahantship faster than anyone else, she was foremost amongst nuns with the same quality. Both grasped the highest Truth so quickly and so deeply that admittance to the Order followed after attainment of arahantship. Mind and emotions of both of them had long been trained and prepared, so that they could reach the highest attainment very quickly.

Bhadda's verses have been handed down to us in the collection of the "Verses of the Elder Nuns," as she summarizes her life:

Nếu như Bahiya là một tăng du sĩ nổi bật nhất trong số các vị sư do đạt được quả vị A-la-hán nhanh hơn người khác, thì tương tự như vậy bà là người nổi bật nhất trong số các vị ni sư. Cả hai đều nắm được Chân lý cao thượng một cách nhanh chóng và thâm sâu đến độ sự tiếp nhận vào Tăng Đoàn đến sau sự chứng đạt quả vị A-la-hán. Tâm trí và trực giác của cả hai đã được rèn luyện và chuẩn bị từ lâu, vì vậy họ có thể đạt được sự thành tựu cao nhất rất nhanh.

Bài kệ của Bhadda đã được lưu truyền cho chúng ta trong tuyển tập "Trưởng Lão Ni Thi Kệ," trong đó bà tóm tắt về cuộc đời mình như sau:

I traveled before in a single cloth,
With shaven head, covered in dust,
Thinking of faults in the faultless,
While in the faulty seeing no faults. [*]
When done was the day's abiding, [**]
I went to Mount Vulture Peak
And saw the stainless Buddha
By the Order of Bhikkhus revered.
Then before Him my hands in anjali [***]
Humbly, I bowed down on my knees.
"Come, Bhadda," He said to me:
And thus was I ordained.
Debt-free, I traveled for fifty years
In Anga, Magadha and Vajji,
In Kasi and Kosala, too,
Living on the alms of the land.
That lay-supporter — wise man indeed —
May many merits accrue to him!
Who gave a robe to Bhadda for
Free of all ties is she.

— Thig 107-111

Trước ta sống một y,
Tóc cạo, thân mang bùn,
Không lỗi xem có lỗi,
Có lỗi xem là không.
Ban ngày rời tịnh xá,
Trên ngọn núi Linh Thứu,
Ta thấy Phật vô uế,
Dẫn đầu chúng Tỳ-kheo.
Quỳ gối ta đảnh lễ,
Ðối diện ta chắp tay,
Hãy đến này Bhadda,
Ta được thọ đại giới.
Ta đi khắp Anga, Magadha và Vajji,
Quốc độ Kasi và Kosala,
Năm mươi năm không nợ,
Ăn đồ ăn quốc độ.
Làm được nhiều công đức,
Tín nam này có tuệ,
Cho Bhadda chiếc y,
Thoát khỏi mọi triền phược.

— Thig 107-111 - HT Thích Minh Châu chuyển dịch

* [Vajja: fault, can also mean "what is obstructive to spiritual progress."]

** [The daytime spent in seclusion for meditation.]

*** [anjali: hands placed palms to palm respectfully.]

Sources: A I,24; Thig 107-111; J 509; Ap 11 No.21 (p.560).

* [Vajja: lỗi lầm, cũng có thể có nghĩa là "những gì cản trở sự tiến bộ tâm linh."]

** [Ban ngày dành thời giờ cho sự ẩn dật thiền định]

*** [anjali: chắp hai tay lại đảnh lễ.]

Tài liệu tham khảo: A I,24; Thig 107-111; J 509; Ap 11 No.21 (p.560).

Kisagotami, the Mother With the Dead Child  

There lived in Savatthi a girl called Gotami, in poor circumstances, belonging to the lowest caste. Because she was very thin and haggard, a real bean-pole, everyone called her the haggard (kisa) Gotami. When one saw her walking around, tall and thin, one could not fathom her inner riches. One could truly say about her:

Her beauty was an inner one
One could not see its spark outside.

She was despondent because due to her poverty and lack of attractiveness, she was unable to find a husband. But one day it suddenly happened that a rich merchant who appreciated her inner wealth and considered that more important than her outer appearance, married her. However, the husband's family despised her because of her caste, her poverty and her looks. This animosity caused her great unhappiness, especially because of her beloved husband, who found himself in conflict between love for his parents and love for his wife.

Kisagotami - Người Mẹ Có Con Chết  

Ở thành Xá Vệ có một cô gái nghèo tên là Gotami thuộc giai cấp thấp kém. Vì cô ốm yếu và gầy gò như một cây sào nên mọi người gọi cô là Gotami gầy gò (kisa). Khi người ta thấy cô cất bước, cao và ốm, không ai có thể hiểu được nội tâm phong phú của cô. Người ta có thể thật sự nói về cô như sau:

Vẻ đẹp của cô tiềm ẩn bên trong
Người ta không thể thấy nó phát ra ngoài.

Cô tuyệt vọng vì nghèo khổ và thiếu sức hấp dẫn, không thể tìm được một người chồng. Nhưng một ngày kia, đột nhiên có một thương gia giàu có vì mến chuộng nội tâm phong phú của cô và xem đó quan trọng hơn là vẻ đẹp bên ngoài nên quyết định cưới cô. Tuy nhiên, gia đình chồng khinh thường cô vì giai cấp, sự nghèo khổ và dung nhan của cô. Sự ghét bỏ này khiến cô không được hạnh phúc, nhất là vì người chồng yêu dấu của cô bị xung đột giữa tình yêu dành cho cha mẹ và tình yêu dành cho vợ.

But when Kisagotami gave birth to a baby boy, the husband's whole clan finally accepted her as the mother of the son and heir. Her relief about this changed attitude was immense and a great burden was taken from her. Now she was totally happy and contented. The boy grew up and soon started playing outside, full of energy and joy. However, one day her happiness showed itself to be based on an illusion. Her little son died suddenly. She did not know how to bear this tragedy. Beyond the usual love of a mother for her child, she had been especially attached to this child, because he was the guarantee for her marital bliss and her peace of mind.

His death made her fear that her husband's family would despise her again and that they would blame her, saying she was karmically unable to have a son. "Kisagotami must have done some very despicable deeds, to have this happen to her," people would say. And even her husband might reject her now. All such ideas and imaginings revolved in her mind and a dark cloud descended upon her. She simply refused to accept the fact that the child was dead, and became obsessed with the fantasy that her child was only sick and that she had to get medicine for him.

With the dead child in her arms, she ran away from her home and went from house to house asking for medicine for her little son. At every door she begged: "Please give me some medicine for my child," but the people replied that medicine would not help any more, the child was dead. But she did not understand what they were saying to her, because in her mind she had resolved that the child was not dead. Others laughed at her without compassion. But amongst the many selfish and unsympathetic people, she also met a wise and kind person who recognized that her mind was deranged because of grief. He advised her to visit the best physician, namely the Buddha of the ten powers, who would know the right remedy.

Nhưng khi Kisagotami hạ sinh một bé trai, cả họ nhà chồng cuối cùng đã chấp nhận bà là mẹ của đứa con trai và là người thừa kế. Bà cảm thấy vô cùng nhẹ nhỏm trước sự thay đổi thái độ và trút bỏ được gánh nặng âu lo. Bây giờ bà hoàn toàn hạnh phúc và hài lòng. Cậu bé lớn lên và sớm bắt đầu chơi ngoài trời, tràn đầy năng lượng và niềm vui. Tuy nhiên, một ngày nọ hạnh phúc của bà cho thấy nó dựa vào ảo tưởng. Con trai bé bỏng của bà đột ngột qua đời. Bà không biết làm thế nào để chịu đựng thảm kịch này. Ngoài tình mẫu tử thông thường, bà đặc biệt luyến ái đứa con này vì nó là sự bảo đảm cho hạnh phúc hôn nhân và sự an tâm của bà.

Cái chết của nó khiến bà sợ rằng gia đình chồng sẽ lại khinh thường và chê trách bà, nói bà không thể có con trai do nghiệp lực. Người ta sẽ nói, "Kisagotami chắc hẳn đã có một số hành động rất đáng khinh khiến điều này xảy ra cho bà." Và ngay cả chồng bà cũng có thể từ bỏ bà. Tất cả những ý nghĩ và tưởng tượng như thế xoay vần trong tâm trí và một đám mây đen giáng xuống bà. Bà chỉ đơn giản phủ nhận sự thật là đứa con đã chết, và trở nên điên cuồng với ảo tưởng rằng con bà chỉ bị bệnh và bà phải kiếm thuốc cho nó.

Ôm con trong tay, bà chạy ra khỏi nhà và đi từ nhà này qua nhà khác hỏi xin thuốc cho con trai bé bỏng của mình. Trước cửa từng căn nhà, bà van xin: "Làm ơn cho tôi ít thuốc để chữa bệnh cho con tôi," nhưng người ta nói rằng thuốc không giúp được nữa, đứa bé đã chết. Nhưng bà không hiểu điều họ nói, bởi vì bà vẫn quả quyết rằng đứa bé chưa chết. Người ta cười bà không chút thương xót. Nhưng bên cạnh những người ích kỷ và vô lương tâm, bà cũng gặp một người hiểu biết và tử tế, người đó nhận ra rằng bà bị loạn trí vì đau buồn. Ông khuyên bà đến gặp vị y sĩ giỏi nhất, đó là Đức Phật của mười năng lực, người sẽ biết phương thuốc đúng.

She immediately followed this advice and ran to Prince Jeta's Grove, Anathapindika's Monastery, where the Buddha was staying. She arrived in the middle of a discourse being given by the Buddha to a large congregation. Totally despairing and in tears, with the corpse of the child in her arms, she begged the Buddha, "Master, give me medicine for my son." The Awakened One interrupted his teaching and replied kindly that he knew of a medicine. Hopefully she inquired what that could be.

"Mustard seeds," the Enlightened One replied, astounding everyone present.

Joyfully, Kisagotami inquired where she should go to obtain them and what kind to get. The Buddha replied that she need only bring a very small quantity from any house where no one had died. She trusted the Blessed One's words and went to the town. At the first house, she asked whether any mustard seeds were available. "Certainly," was the reply. "Could I have a few seeds?" she inquired. "Of course," she was told, and some seeds were brought to her. But then she asked the second question, which she had not deemed quite as important: whether anyone had died in this house. "But of course," the people told her. And so it went everywhere. In one house someone; had died recently, in another house some time ago. She could not find any house where no one had died. The dead ones are more numerous than the living ones, she was told.

Bà lập tức làm theo lời khuyên và chạy đến tu viện Cấp Cô Độc ở Kỳ Viên, nơi Đức Phật đang cư ngụ. Bà đến giữa lúc Đức Phật đang thuyết giảng cho đông đảo Phật tử. Hoàn toàn tuyệt vọng và nước mắt tuôn rơi, với xác con trong tay, bà van xin Đức Phật, "Bạch Thế Tôn, xin ngài cho con thuốc để chữa bệnh cho con trai con." Đấng Giác Ngộ tạm ngưng giảng và trả lời một cách tử tế rằng ngài biết một phương thuốc. Tràn trề hy vọng, bà hỏi thuốc đó là gì?

"Hạt cải," Đấng Giác Ngộ trả lời, mọi người hiện diện đều sửng sốt.

Kisagotami vui mừng hỏi bà nên đi đâu để lấy và lấy loại nào. Đức Phật trả lời rằng bà chỉ cần lấy một chút từ nhà nào mà không có ai chết. Bà nghe lời Thế Tôn và đi đến thị trấn. Tại căn nhà đầu tiên, bà hỏi họ có hạt cải không. "Có chứ," là câu trả lời. "Tôi có thể xin vài hạt không?" bà hỏi. "Tất nhiên," họ trả lời và lấy cho bà một dúm. Nhưng sau đó bà hỏi câu thứ nhì mà bà không nghĩ là quan trọng: liệu có ai đã chết trong nhà này không. "À có chứ," người đó trả lời. Và cứ như thế qua khắp mọi căn nhà bà ghé vào. Căn thì có người mới chết, căn thì chết lâu rồi. Bà không thể tìm thấy nhà nào mà không có ai chết. Người ta nói số người chết còn nhiều hơn người sống.

Towards evening she finally realized that not only she was stricken by the death of a loved one, but this was the common human fate. What no words had been able to convey to her, her own experience — going from door to door — made clear to her. She understood the law of existence, the being fettered to the always re-occurring deaths. In this way, the Buddha was able to heal her obsession and bring her to an acceptance of reality. Kisagotami no longer refused to believe that her child was dead, but understood that death is the destiny of all beings.

Such were the means by which the Buddha could heal grief-stricken people and bring them out of their overpowering delusion, in which the whole world was perceived only in the perspective of their loss. Once, when someone was lamenting the death of his father, the Buddha asked him which father he meant: the father of this life, or the last life, or the one before that. Because if one wanted to grieve, then it would be just as well not only to feel sorrow for the one father. (Pv 8, J 352).

Another time a grief-stricken person was able to see reality when the Buddha pointed out to him that his son would be reborn and that he was only lamenting for an empty shell. (Pv 12, J 354).

Cuối cùng, đến chiều tối thì bà nhận ra rằng không phải chỉ có bà mới bị đau buồn vì sự qua đời của người thân yêu, mà đây là số phận chung của loài người. Không lời nào có thể truyền đạt cho bà, chỉ có kinh nghiệm tự bản thân — đi từ nhà này qua nhà khác — mới làm cho bà hiểu rõ. Bà hiểu được quy luật của sự tồn tại, việc bị ràng buộc bởi những cái chết luôn xảy ra. Bằng cách này, Đức Phật có thể chữa lành cuồng vọng của bà và giúp bà chấp nhận thực tế. Kisagotami không còn phủ nhận sự thật là con bà đã chết, mà hiểu rằng cái chết là định mệnh của muôn loài.

Đó là phương cách mà Đức Phật có thể chữa lành những người đau buồn và mang họ ra khỏi vọng tưởng của họ, trong đó cả thế giới chỉ được nhìn qua lăng kính của sự mất mát của họ. Một lần, có người than khóc về cái chết của cha mình, Đức Phật hỏi ông rằng đó là người cha nào: cha của kiếp này, hay của kiếp trước, hay kiếp trước đó nữa. Vì nếu ta muốn thương tiếc, thì đó cũng sẽ không chỉ là thương tiếc cho một người cha. (Pv 8, J 352).

Một lần khác, một người đau buồn đã có thể nhìn thấy thực tế khi Đức Phật chỉ cho ông thấy rằng con trai của ông có lẽ đã tái sinh và ông ta chỉ than khóc cho một cái vỏ rỗng. (Pv 12, J 354).

After Kisagotami had come to her senses, she took the child's lifeless body to the cemetery and returned to the Enlightened One. He asked her whether she had brought any mustard seed. She gratefully explained how she had been cured by the Blessed One. Thereupon the Master spoke the following verse to her:

In flocks and children finding delight,
with a mind clinging — just such a man
death seizes and carries away,
as a great flood, a sleeping village.

— Dhp 287

Because her mind had matured and she had won insight into reality, it was possible for her to become a stream-winner after hearing the Buddha proclaim just that one verse. She asked for admittance into the Order of Nuns.

Sau khi Kisagotami ý thức được, bà đem xác con đi chôn ngoài nghĩa địa và trở về gặp Đấng Giác Ngộ. Ngài hỏi bà có xin được hạt cải nào không. Bà tỏ lòng biết ơn và giải thích rằng bà đã được Đức Thế Tôn chữa lành như thế nào. Thế rồi Tôn Sư đọc bài kệ sau cho bà nghe:

Đàn trẻ tìm thấy niềm vui,
với tâm luyến ái — người như vậy
tử thần chiếm lấy và mang đi,
như cơn lũ lụt, một ngôi làng say ngủ.

— Dhp 287

Bởi vì tâm bà đã trưởng thành và bà có được cái nhìn sáng suốt về thực tế, bà đã có khả năng đạt được quả vị nhập-lưu sau khi nghe Đức Phật tuyên đọc bài kệ đó. Bà xin được gia nhập Ni Đoàn.

After having spent some time as a nun, practicing and studying Dhamma, she watched her lamp one evening and compared the restlessly hissing flames with the ups and downs of life and death. Thereupon the Blessed One came to her and again spoke a short verse:

Though one should live a hundred years
not seeing the Deathless State,
yet better is life for a single day,
seeing the Deathless State.

— Dhp 114

When she heard these lines, she was able to shed all fetters and became one of the arahants, the fully Enlightened Ones.

Ninety-two eons ago, in one of her former lives, she had been the wife of a Buddha-to-be, at the time of the Buddha Phussa. During the time of the last Buddha before the Sage of the Sakyas, namely Buddha Kassapa, she had been a King's daughter who became a nun. (J 409)

Sau một thời gian là ni sư, thực hành và nghiên cứu Pháp, vào một buổi tối bà nhìn chiếc đèn lồng và so sánh ngọn lửa bập bùng với những thăng trầm của sự sống và chết. Sau đó Đức Thế Tôn đến gặp bà và lại đọc cho bà nghe một bài kệ ngắn:

Dù người ta sống một trăm năm
mà không nhìn thấy Trạng thái Bất tử,
thì tốt hơn chỉ cần sống một ngày,
nhìn thấy Trạng thái Bất tử.

— Dhp 114

Khi nghe những dòng này, bà đã có thể rũ bỏ mọi xiềng xích và trở thành một trong những vị a-la-hán, bậc Giác Ngộ hoàn toàn.

Chín mươi hai thiên niên kỷ trước, ở một trong những kiếp sống trước của bà, bà đã từng là vợ của một vị Phật tương lai vào thời Đức Phật Phussa. Vào thời của Đức Phật Kassapa, trước thời của đấng Thánh hiền của dòng họ Thích-Ca, bà là con gái của một vị Vua và trở thành một ni sư. (J 409)

In the collection of "Verses of the Elder Nuns" her stanzas can be found, in which she describes the great joy the Buddha imparted to her. Therefore she praises friendship with the Noble and Holy Ones:

The Sage has emphasized and praised
Noble friendship for the world.
If one stays with a Noble Friend,
even a fool will become a wise person.
Stay with them of good heart
for the wisdom of those who stay with them grows.
And while one is staying with them,
from every kind of dukkha one is freed.
Dukkha one should know well,
and how dukkha arises and ceases,
and the Eightfold Path,
and the Four Noble Truths.

— Thig 213-215

Bài thơ của bà được tìm thấy trong tuyển tập "Trưởng Lão Ni Thi Kệ", trong đó bà diễn tả niềm vui lớn mà Đức Phật đã mang đến cho bà. Vì vậy bà ca ngợi việc kết bạn với bậc Thánh hiền:

Thánh hiền đã nhấn mạnh và ca ngợi
việc kết bạn với Hiền nhân cho thế giới biết.
Nếu thân cận bạn Hiền,
thì kẻ ngu cũng sẽ thành người khôn.
Thân cận bậc chân nhân
cho trí tuệ phát triễn.
Và khi ở gần họ,
thoát được mọi đau khổ.
Nên biết rõ đau khổ,
và cách khổ phát sinh và chấm dứt,
và Bát Chánh Đạo,
và Tứ Diệu Đế.

— Thig 213-215

The compassion of the Buddha, the most noble friend of all, had saved her from all suffering experienced in this and former lives. She used as her model, the heartrending example of the nun Patacara who had also been afflicted with temporary insanity after the death of not only husband and two sons, but also parents and brothers. Because women's longing for men is so deeply ingrained, the Buddha said, "For a man does the woman strive." (A VI.52) From this attachment is born the torture of jealousy, the lack of self-reliance, and the despair of loneliness.

Only when one penetrates a woman's suffering in this way can one realize the full impact of Kisagotami's gratitude towards the Buddha who showed her the way. So she says:

"Woman's state is painful,"
declares the Trainer of tamable men.
"A wife with others is painful
and once having borne a child,
some even cut their throats;
others of delicate constitution
poison take, then pain again;
and then there's the baby obstructing the birth,
killing the mother too."

— Thig 216-217

Lòng từ bi của Đức Phật, người bạn cao quý nhất, đã giúp bà thoát khỏi mọi đau khổ trải qua trong kiếp này và những kiếp trước. Bà xem câu chuyện thương tâm của ni sư Patacara như một khuôn mẫu. Ni sư Patacara cũng bị điên cuồng sau cái chết của không chỉ chồng và hai con trai, mà cả cha mẹ và anh em. Vì niềm khao khát nam giới của nữ giới rất sâu đậm, nên Đức Phật nói, "Vì một người đàn ông mà đàn bà phấn đấu." (A VI.52) Từ sự luyến ái này sinh ra ghen tương khổ sở, thiếu tự tin, và cô đơn tuyệt vọng.

Chỉ khi ta hiểu rõ nỗi đau khổ của đàn bà theo cách này thì ta mới nhận ra trọn vẹn tác động của lòng biết ơn của Kisagotami đối với Đức Phật, người đã chỉ cho bà con đường. Vì vậy bà nói:

"Trạng thái của phụ nữ là đau khổ,"
Đấng hướng dẫn điều ngự trượng phu nói thế.
"Có chồng chung là đau khổ
và một khi hạ sinh con,
vài người còn đâm cổ họng mình;
những người khác sức khỏe yếu đuối
uống độc dược, rồi lại đau;
và khi bào thai bị khó sinh,
làm người mẹ cũng chết theo."

— Thig 216-217

After she attained to arahantship, she was able to see her past lives and could now say:

Miserable woman, your kin all dead
and limitless dukkha you've known.
So many tears have you shed
in these many thousands of births.

— Thig 220

The third part of her verses finalizes her joy in finding liberation and release from all suffering:

Wholly developed by me is
the Eightfold Noble Path going to Deathlessness,
Nibbana realized,
I looked into the Mirror of the Dhamma.
With dart removed am I,
the burden laid down, done what was to be done,
The elder nun Kisagotami,
freed in mind and heart, has chanted this.

— Thig 222-223

Sau khi bà đạt được quả vị a-la-hán, bà có khả năng nhìn thấy những kiếp trước của mình và có thể nói rằng:

Người phụ nữ khốn khổ, người thân của bà đều chết
và bà đã chịu vô số đau khổ.
biết bao nước mắt đã rơi
trong nhiều ngàn lần tái sinh.

— Thig 220

Phần thứ ba của bài thơ kết thúc với niềm vui của bà trong việc tìm thấy niết bàn và thoát khỏi mọi đau khổ:

Tôi đã hoàn toàn phát triễn được
Bát Chánh Đạo dẫn đến Bất Tử,
Nhận ra Niết bàn,
Nhìn vào Gương Chánh Pháp.
Với mủi tên được nhổ bỏ,
gánh nặng đặt xuống, hoàn thành những gì cần làm,
Trưởng lão ni Kisagotami,
tâm được giải thoát, đã nói lên lời này.

— Thig 222-223

When Mara,[*] as he had done so often before with other nuns, came to tempt her, to distract her from meditation and asked her whether she was lusting for man now that her child was dead, she immediately replied, discerning the ruse:

* [Mara is traditionally depicted as the "tempter" or "temptation." While here it is made to appear as if "he" were an outer force, the Buddha taught that temptation arises in one's own heart and mind because of one's own defilements.]
Passed is the time of my child's death
and I have fully done with men;
I do not grieve, nor do I weep,
and I'm not afraid of you, friend.
Sensual delight in every way is dead,
for the mass of darkness is destroyed.
Defeating the soldiery of death,
I live free from every taint.

— S 5,3

Khi Ma vương[*] đến cám dỗ bà, như hắn vẫn thường làm với các ni sư khác, để bà bị rối trí không thiền định được và hỏi bà có ham muốn đàn ông không vì bây giờ con bà đã chết, bà sáng suốt trả lời ngay lập tức:

*[Theo truyền thống, Ma vương được miêu tả là "người cám dỗ" hay "sự cám dỗ". Trong khi ở đây nó được xuất hiện như thể "hắn" là một thế lực bên ngoài, Đức Phật dạy rằng sự cám dỗ phát sinh trong trái tim và tâm trí người ta vì phiền não ô trược của chính họ.]

Cái chết của con tôi đã là quá khứ
và tôi không cần đàn ông nữa;
tôi không đau buồn, cũng không khóc,
và tôi không sợ bạn, bạn ạ.
Mọi cảm giác khoái lạc đã chết,
toàn thể bóng tối bị hủy diệt.
Chiến thắng đoàn quân của tử thần,
Tôi sống thanh tịnh không còn bợn nhơ.

— S 5,3

Addressing Mara as "friend," she shows her lack of fear and her equanimity. Grumbling sullenly, Mara disappeared just as before when he had tried in vain to fetter other nuns to the realm of birth and death.

The nun Kisagotami, rising to holiness from lowliest birth, was praised by the Buddha as amongst the seventy-five greatest nuns.[*]

* [She was pre-eminent in ascetic habits and was wont to wear garments of rough fibers. (A I, 24).]
Sources: A I,24; S 5,3; Thig 213-223, J 438; Ap 11 No.22

Gọi Ma vương là "bạn", bà cho thấy sự dũng cảm và bình thản của bà. Càu nhàu một cách buồn bã, Ma vương biến mất như trước đây khi hắn đã cố gắng một cách vô ích để trói buộc các ni sư khác vào cõi sinh tử.

Ni sư Kisagotami, vươn lên thành thánh từ giai cấp thấp kém, được Đức Phật ca ngợi là một trong bảy mươi lăm ni sư vĩ đại nhất.[*]

* [Bà nổi tiếng với thói quen tu khổ hạnh và thường mặc y phục bằng sợi thô. (A I, 24).]
Tài liệu tham khảo: A I,24; S 5,3; Thig 213-223, J 438; Ap 11 No.22

Sona With Many Children  

There was a housewife in Savatthi who had ten children. She was always occupied with giving birth, nursing, upbringing, educating and arranging marriages for her children. Her children were her whole life. She was therefore known as "Sona with many children."

She was rather like Migara's mother of the same city, though the latter had twenty children. We may find such an abundance of offspring in one family somewhat strange today. However, this was not uncommon in Asia and even in some parts of the West.

Sona's husband was a lay follower of the Buddha. After having practiced moral conduct according to the precepts for several years while living the household life, he decided that the time had come to enter into the holy life, and so he became a monk. It was not easy for Sona to accept this decision, yet she did not waste her time with regrets and sorrow, but decided to live a more religiously dedicated life. She called her ten children and their husbands and wives together, turned her considerable wealth over to them, and asked them only for support for her necessities. For a while all went well. She had sufficient support and could spend her time in religious activities.

Sona Nhiều Con  

Một phụ nữ ở Xá Vệ có mười đứa con. Bà luôn bận rộn với việc sinh con, nuôi dưỡng, dạy dỗ và sắp xếp hôn nhân cho con. Các con là cả cuộc đời của bà. Do đó bà được gọi là "Sona nhiều con."

Bà giống như mẹ của Migara ở cùng thành phố dù bà kia có đến hai mươi đứa con. Ngày nay chúng ta có thể thấy hơi lạ khi một gia đình có nhiều con. Tuy nhiên, điều này phổ biến ở Á châu và thậm chí ở một số vùng bên Tây phương.

Chồng của Sona là một cư sĩ đệ tử của Đức Phật. Sau khi giữ gìn đạo đức phù hợp với giới luật trong vài năm khi sống đời tục gia, ông quyết định rằng đã đến lúc bước vào đời sống tu sĩ, và thế là ông trở thành nhà sư. Quả thật không dễ cho Sona chấp nhận quyết định này, nhưng bà không lãng phí thời giờ trong hối tiếc và buồn khổ, mà quyết định dành cuộc đời phụng sư cho tôn giáo. Bà gọi mười người con và chồng, vợ của họ lại để chuyển giao tài sản to tát của mình cho họ, và chỉ yêu cầu họ hỗ trợ cho nhu cầu thiết yếu của bà. Mọi việc diễn biến tốt đẹp một thời gian. Bà có đủ sự hỗ trợ và có thể dành thời giờ cho các hoạt động tôn giáo.

But soon it happened that the old woman became a burden to her children and children-in-law. They had not been in agreement with their father's decision, and even less did they agree with their mother's devout attitude and religious speech. Indeed, they thought of their parents as foolish because they would not indulge in the pleasures their wealth could purchase. They considered their parents mentally unstable, religious fanatics; this attitude made them despise their mother.

They quickly forgot that they owed all their riches to their mother, that she had lavished many years of care and attention on them. Looking only at the present moment, they considered the old woman a nuisance. The words of the Buddha, that a grateful person is as rare in the world as one who becomes a Noble One, proved true again in this case. (A III, 122; V, 143; V, 195).

The increasing disdain by her children was an even greater pain for Sona than the separation from her husband. She became aware that waves of bitterness arose in her, that reproaches and accusations intermingled. She realized that what she had taken to be selfless love, pure mother's love, was in reality self love, coupled with expectations. She had been relying on her children completely and had been convinced that she would be supported by them in her old age as a tribute to her long years of solicitude for them, that gratitude, appreciation and participation in their affairs would be her reward. Had she not looked at her children as an investment then, as an insurance against the fear and loneliness of old age? In this manner, she investigated her motives and found the truth of the Enlightened One's words in herself. Namely, that it was a woman's way not to rely on possessions, power and abilities, but solely on her children, while it was the way of the ascetic to rely on virtue alone. (A VI, 53).

Nhưng chẳng bao lâu thì bà lão trở thành gánh nặng cho các con. Họ đã không đồng ý với quyết định của cha, và cũng không đồng ý với thái độ sùng đạo và truyền giáo của mẹ. Thật vậy, họ nghĩ rằng cha mẹ mình thật ngu xuẩn khi không biết hưởng thụ những thú vui mà tài sản của họ có thể mua được. Họ cho rằng tinh thần của cha mẹ mình không ổn định, có quan điểm tôn giáo quá khích; thái độ này khiến họ khinh thường mẹ.

Họ mau chóng quên rằng sự giàu có của họ là do mẹ ban cho, rằng bà đã dành nhiều năm chăm sóc và lo lắng cho họ. Chỉ biết nhìn vào hiện tại, họ coi bà lão là một mối phiền toái. Lời của Đức Phật, rằng một người biết ơn thì hiếm có trên thế giới như một người trở thành bậc Thánh, cho thấy đúng trong trường hợp này. (A III, 122; V, 143; V, 195).

Sự khinh thường ngày càng tăng của các con làm cho Sona đau đớn hơn cả sự chia tay với chồng. Bà nhận thấy làn sóng cay đắng nảy sinh trong thâm tâm, đó là những lời trách móc và buộc tội xen kẽ. Bà nhận ra rằng những gì mà bà xem là tình yêu vị tha, tình mẫu tử thuần khiết, thật ra chỉ là tình yêu vị kỷ, cùng với những kỳ vọng. Bà hoàn toàn dựa vào con cái và tin rằng mình sẽ được chúng hỗ trợ lúc tuổi già như niềm tri ơn với những năm trường chăm sóc cho con, rằng lòng biết ơn, kính mến và sự tham gia vào công việc của chúng sẽ là phần thưởng của bà. Nếu bà không nhìn các con như một sự đầu tư, như một bảo hiểm chống lại nỗi sợ hãi và cô đơn của tuổi già thì sao? Bằng cách này, bà xem xét động cơ của mình và tìm thấy sự thật của lời nói của Đấng Giác Ngộ trong chính mình. Cụ thể thì, đó là cách của một người đàn bà không dựa vào tài sản, quyền lực và khả năng mà chỉ dựa vào con cái, trong khi cách của bậc khổ tu thì chỉ dựa vào đức hạnh. (A VI, 53).

Her reflections brought her to the decision to enter the Order of Nuns so that she could develop the qualities of selfless love and virtue. Why should she remain in her home where she was only reluctantly accepted? She looked upon the household life as a gray existence and pictured that of a nun as brilliant, and so was ready to follow here husband's path. She became a nun, a Bhikkhuni in the order of the Buddha's followers.

But after a while she realized that she had taken her self-love along. The other nuns criticized her behavior in many small matters. She had entered the Sangha as an old woman and had dozens of habits and peculiarities which were obstacles in this new environment. She was used to doing things in a certain way, and the other nuns did them differently.

Sona soon realized that it was not easy to reach noble attainments, and that the Order of Nuns was not the paradise she had envisioned — just as she had not found security with her children. She also understood that she was still held fast by her womanly limitations. It was not enough that her weaknesses were abhorrent to her, and that she was longing for more masculine traits. She also had to know what to do to effect the change. She accepted the fact that she had to make tremendous efforts, not only because she was already advanced in years, but also because until now she had only cultivated female virtues. The masculine characteristics which she was lacking were energy and circumspection. Sona did not become discouraged, nor thought of the Path as too difficult. She had the same sincerity and steadfastness as her sister-nun-Soma, who said:

Những suy tư của bà đã đưa bà đến quyết định gia nhập Ni Đoàn để có thể phát triễn các phẩm chất tình yêu vị tha và đức hạnh. Tại sao bà phải ở nhà nơi bà chỉ được miễng cưởng chấp nhận? Bà thấy đời sống tục gia thật ảm đạm và đời sống ni sư thật tươi sáng, vì vậy sẵn sàng đi theo con đường của chồng. Bà trở thành một Tỳ-khưu-ni trong Tăng Đoàn của Đức Phật.

Nhưng sau một thời gian thì bà nhận ra rằng bà đã mang theo tình yêu vị kỷ với mình. Các ni sư khác chỉ trích hành vi của bà trong nhiều vấn đề nhỏ. Bà đã gia nhập Tăng Già như một bà lão và có hàng chục thói quen và đặc thù là những trở ngại trong môi trường mới này. Bà đã quen làm việc theo một cách nhất định trong khi các ni sư khác làm theo kiểu khác.

Sona sớm nhận ra rằng không dễ để đạt được thành quả cao quý, và Ni Đoàn không phải là thiên đường như bà đã hình dung — giống như việc bà không tìm thấy sự an toàn với con mình. Bà cũng hiểu rằng bà vẫn bị ràng buộc bởi giới hạn nữ tính của mình. Chẳng những các yếu điểm của bà khiến bà cảm thấy xấu hổ, mà bà còn khao khát những đặc điểm nam tính hơn. Bà cũng cần biết phải làm gì để tạo ra sự thay đổi. Bà chấp nhận sự thật là bà phải nỗ lực rất nhiều, không phải chỉ vì bà bắt đầu trễ, mà còn vì cho đến bây giờ bà chỉ trau giồi những đức tính nữ. Những đặc điểm nam tính mà bà thiếu sót là năng lực và sự cẩn thận. Sona không nản chí và cũng không nghĩ là Đạo quá khó. Bà cũng có sự chân thành và kiên định như trưởng lão ni sư Soma, người đã nói:

What's it to do with a woman's state
When the mind, well-composed
with knowledge after knowledge born,
sees into Perfect Dhamma clear?
For who, indeed, conceives it thus:
A woman am I, a man am I,
or what, then indeed, am I?
Such a one can Mara still address.

— S 5,2

Có liên quan đến trạng thái của phụ nữ không
Khi mà tâm, điềm tĩnh
với vô vàn kiến thức phát sinh,
nhìn thấy rõ Chánh Pháp?
Đối với ai, mà suy nghĩ như thế này:
Tôi là một người nữ, tôi là một người nam,
hay tôi thật sự là gì?
Người như vậy Ma vương vẫn có thể đối phó.

— S 5,2

It became clear to Sona that she had to develop courage and strength to win victory over her willfulness and her credulity. She realized that it was necessary to practice mindfulness and self-observation, and to implant into her memory those teachings which could be at her disposal when needed to counteract her emotions.

What use would be all knowledge and vows if she were carried away by her emotions, and her memory fail her when it was most needed? These were the reasons which strengthened Sona's determination and will-power to learn the Buddha's discourses. Through many a night thereby she attained the ability to memorize them. Furthermore, she took pains to serve her sister-nuns in a loving way and to apply the teachings constantly. After having practiced in this way for some time, she attained not only the assurance of non-returner, but became an arahant, fully-enlightened, a state she had hardly dared to hope for in this lifetime.

It happened without any special circumstances to herald it. After she had made a whole-hearted commitment to perfect those abilities which she lacked, no matter what the cost, she drew nearer to her goal day by day. One day she was liberated from the very last fetter. The Buddha said about her that she was foremost of the nuns who had energetic courage. (A I, 24)

In the "Verses of the Elder Nuns" she describes her life in five verses:

Sona bắt đầu thấy rõ là bà phải phát triễn lòng can đảm và sức mạnh để thắng tham vọng và tính nhẹ dạ của mình. Bà nhận ra rằng cần phải thực hành chánh niệm và quán tưởng, và ghi nhớ giáo lý đó để sử dụng khi cần chống lại cảm xúc .

Phải chăng những gì sử dụng sẽ là kiến thức và thệ nguyện nếu bà bị cuốn theo cảm xúc và trí nhớ bỏ rơi bà khi cần thiết nhất? Đây là lý do củng cố quyết tâm và ý chí của Sona để học các bài giảng của Đức Phật. Qua nhiều đêm, bà đã đạt được khả năng ghi nhớ chúng. Hơn nữa, bà chịu khó chăm sóc các ni sư tỷ muội của mình và liên tục áp dụng giáo lý. Sau khi thực hành theo cách này một thời gian, bà không những đạt được quả vị bất-lai mà còn trở thành a-la-hán, hoàn toàn giác ngộ, một trạng thái mà bà không dám hi vọng có được trong kiếp sống này.

Nó xảy ra mà không hề có tình huống đặc biệt nào để báo trước. Sau khi bà đã hết lòng cam kết sẽ hoàn thiện những khả năng mà bà vốn thiếu sót, bất kể giá nào, bà ngày một tiến gần đến mục tiêu của mình. Một ngày nọ, bà thoát khỏi mối xiềng xích cuối cùng. Đức Phật nói rằng bà là ni sư đầu tiên có dũng khí nhất. (A I, 24)

Trong "Trưởng Lão Ni Thi Kệ", bà diễn tả cuộc đời mình trong năm câu thơ:

Ten children having borne
from this bodily congeries,
so I, now weak and old,
approached a Bhikkhuni.

The Dhamma she taught me —
groups, sense-spheres and elements, [*]
I heard the Dhamma,
and having shaved my hair, went forth.

While still a probationer
I purified the eye divine;
Former lives I knew,
and where I lived before.

One-pointed, well-composed,
the Signless [**] I developed,
immediately released,
unclinging now and quenched!
Knowing the five groups well,
they still exist; but with their roots removed.
Unmovable am I,
on a stable basis sure,
now rebirth is no more.

— Thig 102-106

* [The five groups (or aggregates), the twelve sense spheres and the eighteen elements — see Buddhist Dictionary, B.P.S. Kandy, for definition.]

** [One of the three gates to freedom the other two being the Desireless and Emptiness.]

Sona's sister-nuns, who had formerly been her severe critics, and who had thought that because of her age she would not be able to change, now apologized to her sincerely and endeavored to follow her good example.

Sources: A I, 24; Thig 102-106; AP. 11, No.26

Ta sanh được mười con
Trong thân chất chứa này,
Do vậy ta già yếu,
Ta đến Tỳ-kheo-ni.

Nàng thuyết pháp cho ta,
Về uẩn xứ và giới,
Nghe Pháp nàng thuyết giảng,
Cắt tóc ta xuất gia.

Ta học lời nàng dạy,
Thiên nhãn ta thanh tịnh;
Ta biết các đời trước,
Chỗ ta sống đời trước.

Ta tu pháp vô tướng,
Nhất tâm khéo thiền tịnh
Tức thời ta giải thoát,
Không chấp thủ tịch tịnh.

Năm uẩn được liễu tri,
Đứng lại, gốc bị cắt,
Tham dục, ta không có,
Căn cứ địa kiên trì?
Từ nay ta không còn
Vấn đề phải tái sanh.

— Thig 102-106, chuyển dịch từ Pali: HT. Thích Minh Châu
* [Năm uẩn, sáu giác quan và sáu đối tượng giác quan, và mười tám yếu tố — xem định nghĩa trong Tự Điển Phật Giáo của B.P.S. Kandy.]

** [Một trong ba cổng dẫn đến tự do, hai cổng kia là Vô Cầu và Tánh Không.]

Các ni sư tỷ muội của Sona trước kia đã từng chỉ trích bà và nghĩ rằng bà khó có thể thay đổi vì tuổi già, giờ đây họ chân thành xin lỗi và nỗ lực noi theo gương của bà.

Tài liệu tham khảo: A I, 24; Thig 102-106; AP. 11, No.26

Nanda, The Half-Sister Of the Awakened One  

When she was born, Nanda was lovingly welcomed by her parents — the father of the Buddha and his second wife. Her name means joy, contentment, pleasure, and was given when parents were especially joyful about the arrival of a baby.

Nanda was extremely well-bred, graceful and beautiful. To distinguish her from others by the same name, she was later called "Rupa-Nanda," "one of delightful form," or sometimes "Sundari-Nanda," "beautiful Nanda."

In due course many members of her family — the royal house of the Sakyans — left the household for the homeless life, influenced by the amazing fact that one of their clan had become the fully-enlightened Buddha. Amongst them was her brother Nanda, her cousins, and finally her mother, together with many other Sakyan ladies. Thereupon Nanda also took this step, but it is recorded that she did not do it out of confidence in the teacher and the teachings, but out of love for her relatives and a feeling of belonging with them.

One can easily imagine the love and respect accorded the graceful half-sister of the Buddha and how touched the people were by the sight of the lovely royal daughter, so near in family ties to the Blessed One, wandering amongst them in the garb of a nun.

Nanda - Em Gái Khác Mẹ của Đức Phật  

Khi sinh ra đời, Nanda được chào đón trong tình thương yêu của cha mẹ — cha của Đức Phật và người vợ thứ nhì của ông. Tên của bà có nghĩa là niềm vui, hài lòng, hạnh phúc, và được đặt cho vì cha mẹ rất vui sướng về sự chào đời của bé.

Nanda rất có giáo dục, duyên dáng và xinh đẹp. Để phân biệt bà với những người khác cùng tên, sau này bà được gọi là "Rupa-Nanda," "người tao nhã," hay đôi khi gọi là "Sundari-Nanda," Nanda xinh đẹp."

Vào thời điểm thích hợp, nhiều người trong gia đình bà — hoàng tộc của dòng họ Thích Ca — rời gia đình để sống đời xuất gia, do ảnh hưởng bởi sự kiện tuyệt vời là một người trong gia tộc họ đã trở thành vị Phật giác ngộ viên mãn. Trong số đó có em trai bà là Nanda, các anh em họ, và cuối cùng là mẹ của bà, cùng với nhiều phụ nữ khác trong dòng họ Thích Ca. Vì vậy Nanda cũng đi theo con đường này, nhưng được biết rằng bà không làm điều đó vì tin tưởng vào thầy và giáo lý, mà vì tình yêu dành cho người thân và cảm giác thuộc về họ.

Ta có thể dễ dàng tưởng tượng ra sự yêu mến và kính trọng dành cho người em cùng cha khác mẹ duyên dáng của Đức Phật và mọi người cảm động thế nào khi nhìn thấy cô con gái hoàng gia đáng yêu, thân thích với Đức Thế Tôn, du phương cùng họ trong trang phục của một ni sư.

But it soon became obvious that this was not a good basis for a nun's life. Nanda's thoughts were mainly directed towards her own beauty and her popularity with the people, traits which were resultants of former good actions. These resultants now became dangers to her, since she forgot to reinforce them with new actions. She felt that she was not living up to the high ideals the people envisioned for her, and that she was far from the goal for which so many noble-born clansmen had gone into the homeless life. She was sure that the Blessed One would censure her on account of this. Therefore she managed to evade him for a long time.

One day the Buddha requested all the nuns to come to him, one by one, to receive his teaching, but Nanda did not comply. The Master let her be called specially, and then she appeared before him, ashamed and anxious by her demeanor. The Buddha addressed her and appealed to all her positive qualities so that she listened to him willingly and delighted in his words. When the Blessed One knew that the talk had uplifted her, had made her joyful and ready to accept his teaching, he did not immediately explain absolute reality to her, as is often mentioned in other accounts, frequently resulting in noble attainment to his listener.

Because Nanda was so taken up with her physical beauty, the Buddha used his psychic powers to conjure up the vision of an even more beautiful woman, who then aged visibly and relentlessly before her very eyes. Thereby Nanda could see, compressed within a few moments, what otherwise one can only notice in people through decades — and often because of proximity and habit one does not even fully comprehend: the fading away of youth and beauty, the decay, the appearance of wrinkles and gray hair. The vision affected Nanda deeply; she was shaken to the center of her being.

After having shown her this graphic picture, the Buddha could explain the law of impermanence to her in such a way that she penetrated the truth of its completely, and thereby attained the knowledge of future liberation — stream-entry. As a meditation subject the Buddha gave her the contemplation of the impermanence and foulness of the body. She persevered for a long time with this practice "faithful and courageous day and night"; (Thig 84) as she described in her verses:

Nhưng hiển nhiên đây không phải là nền tảng tốt cho đời sống ni sư. Tâm trí Nanda chủ yếu hướng vào vẻ đẹp của bà và ánh mắt chiêm ngưỡng của mọi người đối với bà, những đặc điểm vốn là kết quả của các hành động tốt trong quá khứ. Những kết quả này giờ đây trở thành mối nguy hiểm cho bà, vì bà quên không củng cố chúng bằng những hành động mới. Bà cảm thấy rằng bà không sống theo lý tưởng cao đẹp mà mọi người hình dung về bà, và bà ở rất xa mục tiêu mà nhiều người trong giới quý tộc đã xuất gia để nhắm tới. Bà biết chắc là Đức Thế Tôn sẽ khiển trách bà về điều này. Vì vậy bà đã trốn tránh ngài trong một thời gian dài.

Một ngày kia, Đức Phật yêu cầu tất cả ni sư đến gặp ngài, từng người một, để nhận giáo lý của ngài, nhưng Nanda đã không đến. Tôn sư cho gọi thẳng tên bà, vì thế bà phải xuất hiện trước mặt ngài, xấu hổ và lo lắng vì thái độ của mình. Đức Phật nói chuyện với bà và gợi lên những phẩm chất tốt của bà để bà vui vẻ lắng nghe và hài lòng với lời nói của ngài. Khi Thế Tôn biết rằng lời nói đã nâng cao tinh thần bà, khiến bà vui sướng và sẵn sàng chấp nhận giáo lý của ngài, ngài không giảng nghĩa chân lý cho bà ngay lập tức, như được kể lại trong các câu chuyện khác, thường dẫn đến thành quả cao quý cho người nghe.

Vì Nanda quá bận tâm với sắc đẹp của bà, Đức Phật đã sử dụng thần thông để tạo ra linh ảnh của một phụ nữ thậm chí còn xinh đẹp hơn, rồi người này già đi không ngừng ngay trước mắt bà. Bằng cách ấy, Nanda đã có thể nhìn thấy trong khoảnh khắc những gì mà ta chỉ có thể nhận thấy ở mọi người qua nhiều thập niên — và do bởi sự gần gũi và thói quen mà ta thậm chí không hoàn toàn hiểu được: Sự phai nhạt của tuổi trẻ và sắc đẹp, sự suy tàn, sự xuất hiện của nếp nhăn và tóc bạc. Linh ảnh gây ảnh hưởng sâu sắc đến Nanda; bà bị chấn động tận thâm tâm.

Sau khi cho bà thấy linh ảnh này, Đức Phật đã có thể giảng nghĩa luật vô thường cho bà theo cách mà bà hoàn toàn nhìn thấu sự thật của nó, và nhờ đó đạt được trí tuệ về sự giải thoát trong tương lai — quả vị nhập-lưu. Như một đề mục thiền định, Đức Phật cho bà quán niệm về vô thường và sự hôi thúi của thân thể. Bà kiên trì thực hành đề mục này một cách chân thành và dũng cảm suốt ngày đêm trong một thời gian dài; (Thig 84) như bà đã diễn tả trong bài thơ sau:

Sick, impure and foul as well,
Nanda, see this congeries
With the unlovely, [*] develop mind
Well-composed to singleness.

As is that, thus will this likewise be.
Exhaling foulness, evil smells,
A thing it is enjoyed [**] by fools.

Diligently considering it,
By day and night thus seeing it,
With my own wisdom having seen,
I turned away, dispassionate.

With my diligence, carefully
I examined the body
And saw this as it really is —
Both within and without.

Unlusting and dispassionate
Within this body then was I:
By diligence from fetters freed,
Peaceful was I and quite cool.

— Thig 82-86

* [The meditations on seeing the body as unattractive, either as parts, or in death. See "Bag of Bones," Wheel 271/272.]

** [Play on her own name, Nanda or Joy and "abhinanditam."]

Nanda, hảy nhìn thân,
Bệnh bất tịnh, hôi thúi,
Hảy tu tâm bất tịnh,
Nhất tâm khéo định tĩnh.

Như thân này thân ấy,
Như thân ấy thân này,
Hôi thối và rữa nát,
Chỉ kẻ ngu thích thú.

Như vậy quán thân này,
Ngày đêm không mệt mỏi,
Với trí tuệ của con,
Do vậy hảy thoát ly,
Với trí tuệ của con,
Thoát khỏi kiêu sắc đẹp,
Và người si nhìn thấy,
Với cái nhìn như thật.

Với tâm không phóng dật,
Như lý, quán thân ấy,
Tánh như thật thân này,
Được thấy trong và ngoài

Ta nhàm chán thân thể,
Nội tâm được ly tham,
Không phóng dật ly hệ,
Ta an bình tịch tịnh.

— Thig 82-86, chuyển dịch từ Pali: HT. Thích Minh Châu
* [Thiền quán niệm thân là không hấp dẫn, hoặc là các phần riêng rẽ, hoặc khi chết. Xem "Túi Xương," Wheel 271/272.]

** [Ví von với cái tên của bà, Nanda or Vui sướng và "abhinanditam."]

Because Nanda had been so infatuated with her physical appearance, it had been necessary for her to apply the extreme of meditations on bodily unattractiveness as a counter-measure to find equanimity as balance between the two opposites. For beauty and ugliness are just two kinds of impermanence. Nothing can disturb the cool, peaceful heart ever again.

Later the Buddha raised his half-sister as being the foremost amongst nuns who practiced Jhana.[*] This meant that she not only followed the analytical way of insight, but put emphasis on the experience of tranquillity. Enjoying this pure well-being, she no longer needed any lower enjoyments and soon found indestructible peace. Although she had gone into homelessness because of attachment to her relatives, she became totally free and equal to the One she venerated.

* [Jhana: Total meditative absorption.]
Sources: A I, 24; Thig 82-86; AP II, No.25 (54 verses).

Vì Nanda quá say mê ngoại hình của mình nên bà cần phải áp dụng thiền quán niệm cực đoan về sự không hấp dẫn của thân thể như một biện pháp đối nghịch để tìm tâm xả như là sự cân bằng giữa hai thái cực. Vì đẹp và xấu chỉ là hai loại vô thường. Không gì có thể làm xáo trộn trái tim thanh thản và bình an bao giờ nữa.

Sau này Đức Phật đã ca ngợi em khác mẹ của ngài như người đứng đầu trong số các ni sư thực hành thiền Jhana.[*] Điều này có nghĩa là bà không những đi theo phương pháp phân tích của thiền minh kiến, mà còn chú trọng đến sự trải nghiệm tâm xả. Tận hưởng hạnh phúc thuần khiết này, bà không còn cần đến niềm vui thấp kém nào và sớm tìm được sự bình an vĩnh cửu. Mặc dù bà đã xuất gia vì sự luyến ái với người thân, bà trở nên hoàn toàn tự do và ngang hàng với đấng Thế Tôn mà bà tôn kính.

* [Jhana: Thiền ở trạng thái định lực thâm sâu.]
Tài liệu tham khảo: A I, 24; Thig 82-86; AP II, No.25 (54 câu thơ).

Queen Samavati  

In the days when India was the fortunate home of an Awakened One, a husband and wife lived within its borders with an only daughter, who was exceedingly beautiful. Their family life was a happy and harmonious one. Then one day pestilence broke out in their hometown. Amongst those fleeing from the disaster area was also this family with their grown-up daughter.

They went to Kosambi, the capital of the kingdom of Vamsa in the valley of the Ganges. The municipality had erected a public eating-hall for the refugees. There the daughter, Samavati, went to obtain food. The first day she took three portions, the second day two portions and on the third day only one portion.

Mitta, the man who was distributing the food, could not resist from asking her somewhat ironically, whether she had finally realized the capacity of her stomach. Samavati replied quite calmly: On the first day her father had died and so she only needed food for two people; on the second day her mother had succumbed to the dreaded disease, and so she only needed food for herself. The official felt ashamed about his sarcastic remark and wholeheartedly begged her forgiveness. A long conversation ensued. When he found out that she was all alone in the world, he proposed to adopt her as his foster-child. She was happy to accept and was now relieved of all worries about her livelihood.

Samavati immediately began helping her foster father with the distribution of the food and the care of the refugees.

Hoàng Hậu Samavati  

Vào thời mà Ấn Độ may mắn được là quê hương của Đấng Giác Ngộ, có một cặp vợ chồng sống ở đó với cô con gái duy nhất, cực kỳ xinh đẹp. Họ sống hạnh phúc và hòa thuận. Rồi một ngày kia, bệnh dịch bùng phát ở quê nhà họ. Trong số những người trốn chạy khỏi khu vực thảm họa cũng có gia đình này cùng với cô con gái của họ.

Họ đi đến Kosambi, thủ đô của vương quốc Vamsa trong thung lũng sông Hằng. Hội đồng thành phố dựng lên một sảnh đường để phân phát thức ăn cho dân tị nạn. Cô con gái, tên là Samavati, đến đó lấy thức ăn. Ngày đầu tiên cô lấy ba phần, ngày thứ nhì hai phần và ngày thứ ba chỉ có một phần.

Mitta, người cung cấp thức ăn, không thể cưỡng lại việc hỏi cô một cách mỉa mai rằng liệu cô có biết sức chứa của bao tử hay không. Samavati bình tỉnh trả lời: Vào ngày đầu thì cha cô chết nên cô chỉ cần thức ăn cho hai người; qua ngày thứ nhì thì mẹ cô không chống cự nổi căn bệnh đáng sợ đó, vì vậy mà cô chỉ cần thức ăn cho riêng mình. Người nhân viên cảm thấy xấu hổ về lời chế nhạo của mình và chân thành xin lỗi cô. Rồi hai người trò chuyện với nhau khá lâu. Khi ông biết rằng cô chỉ còn lại một mình trên cõi đời, ông đề nghị nhận cô làm con nuôi. Cô sung sướng chấp nhận và trút được gánh lo âu về sinh kế của mình.

Samavati ngay lập tức phụ giúp cha nuôi của cô trong việc phân phát thức ăn và chăm sóc người tị nạn.

Thanks to her efficiency and circumspection, the former chaos became channeled into orderly activity. Nobody tried to get ahead of others any more, nobody quarreled, and everyone was content.

Soon the Finance Minister of the king, Ghosaka, became aware that the public food distribution was taking place without noise and tumult. When he expressed his praise and appreciation to the food-distributor, the official replied modestly that his foster-daughter was mainly responsible for this. In this way Ghosaka met Samavati and was so impressed with her noble bearing, that he decided to adopt her as his own daughter. His manager consented, even if somewhat woefully, because he did not want to be in the way of Samavati's fortune. So Ghosaka took her into his house and thereby she became heiress of a vast fortune and became part of the most exalted circles of the land.

The king, who was living in Kosambi at that time, was Udena. He had two chief consorts. One was Vasuladatta, whom he had married both for political reasons and because she was very beautiful, but these were her only assets. The second one, Magandiya, was not only very beautiful, but also very clever though without heart. So the King was not emotionally contented with his two wives.

Nhờ khả năng và sự thận trọng của cô, những hỗn loạn trước kia nay trở thành hoạt động có trật tự. Không ai dành quyền ưu tiên nữa, không ai cải cọ, và mọi người đều hài lòng.

Chẳng mấy chốc, quan Đại thần phụ trách bộ Tài chánh, Ghosaka, nhận thấy việc cung cấp thực phẩm cho dân chúng diễn tiến suông sẻ, không ồn ào náo loạn. Khi ông lên tiếng ca ngợi và cảm tạ viên quản lý việc phân phát thực phẩm, viên chức này trả lời một cách khiêm tốn rằng con gái nuôi của ông chính là người chịu trách nhiệm việc này. Vì vậy Ghosaka gặp gỡ Samavati và rất ấn tượng với phong thái cao quý của cô đến độ ông quyết định nhận cô là con gái của mình. Viên quản lý của ông hài lòng, dù có đôi chút buồn rầu, vì ông không muốn cản trở vận may của Samavati. Rồi Ghosaka đem cô về nhà và nhờ đó cô được thừa kế một gia tài to lớn và trở thành một thành phần của giai cấp quý tộc trong nước.

Nhà vua đang sống ở Kosambi lúc đó, tên là Udena. Ông có hai hoàng phi. Một là Vasuladatta mà ông lấy vì lý do chính trị và vì bà rất đẹp, nhưng đó là tài sản duy nhất của bà. Người thứ nhì, Magandiya, không những rất đẹp mà còn rất thông minh nhưng vô cảm. Vì vậy Vua không hài lòng với hai người vợ của mình.

One day king Udena met the charming, adopted daughter of his Finance Minister and fell in love with her at first sight. He felt magically attracted by her loving and generous nature. Samavati had exactly what was missing in both his other wives. King Udena sent a messenger to Ghosaka and asked him to give Samavati to him in marriage. Ghosaka was thrown into an emotional upheaval. He loved Samavati above all else, and she had become indispensable to him. She was the delight of his life. On the other hand, he knew his king's temperament and was afraid to deny him his request. But in the end his attachment to Samavati won and he thought: "Better to die than to live without her."

As usual, King Udena lost his temper. In his fury he dismissed Ghosaka from his post as Finance Minister and banned him from his kingdom and did not allow Samavati to accompany him. He took over his minister's property and locked up his magnificent mansion. Samavati was desolate that Ghosaka had to suffer so much on her account and had lost not only her, but also his home and belongings. Out of compassion for her adopted father, to whom she was devoted with great gratitude, she decided to make an end to this dispute by voluntarily becoming the king's wife. She went to the Palace and informed the King of her decision. The king was immediately appeased and restored Ghosaka to his former position, as well as rescinding all other measures against him.

Một ngày nọ, vua Udena gặp cô con gái nuôi duyên dáng của quan Đại thần bộ Tài chánh và yêu cô ngay lần đầu gặp gỡ. Ông cảm thấy bị thu hút một cách kỳ diệu bởi lòng từ bi và rộng lượng của cô. Samavati có chính xác những gì còn thiếu ở hai người vợ kia của ông. Vua Udena gởi một sứ giả đến gặp Ghosaka và yêu cầu gả Samavati cho ông. Ghosaka vô cùng cảm xúc. Ông yêu Samavati hơn tất cả, và cô trở nên không thể thiếu đối với ông. Cô là niềm vui của cuộc đời ông. Mặt khác, ông biết tính cách của vua và không dám từ chối yêu cầu của ông ta. Nhưng cuối cùng sự quyến luyến của ông đối với Samavati đã thắng và ông nghĩ: "Thà chết còn hơn sống thiếu cô."

Như thường lệ, vua Udena nổi nóng. Trong cơn thịnh nộ vua bãi nhiệm Ghosaka khỏi chức vụ Bộ trưởng Tài chánh và đuổi ông ra khỏi vương quốc của mình và không cho phép Samavati đi theo ông. Nhà vua tiếp quản tài sản của vị quan đại thần và đóng cửa dinh thự lộng lẩy của ông. Samavati đau buồn vì Ghosaka phải chịu đựng quá nhiều đau khổ chỉ vì cô và không chỉ mất cô mà còn mất cả nhà và tài sản của ông. Vì lòng thương xót cha nuôi của mình, người mà cô vô cùng biết ơn, cô quyết định chấm dứt sự tranh chấp này bằng cách tự nguyện trở thành vợ của vua. Cô đi đến Hoàng cung và báo cho vua biết quyết định của mình. Nhà vua hài lòng ngay lập tức và khôi phục chức vị cho Ghosaka, cũng như hủy bỏ mọi biện pháp trừng phạt đối với ông.

Because Samavati had great love for everyone, she had so much inner strength that this decision was not a difficult one for her. It was not important to her where she lived: whether in the house of the Finance Minister as his favorite daughter, or in the palace as the favorite wife of the king, or in obscurity as when she was in the house of her parents, or as a poor refugee — she always found peace in her own heart and was happy regardless of outer circumstances.

Samavati's life at the court of one of the Maharajas of that time fell into a harmonious pattern. Amongst her servants, there was one, named Khujjuttara the "hunch-backed." Outwardly she was ill-formed, but otherwise very capable. Everyday the Queen gave her eight gold coins to buy flowers for the women's quarters of the palace. But Khujjuttara always bought only four coins worth and used the rest for herself. One day when she was buying flowers again for her mistress from the gardener, a monk was taking his meal there. He was of majestic appearance. When he gave a discourse to the gardener after the meal, Khujjuttara listened. The monk was the Buddha. He directed his discourse in such a way that he spoke directly to Khujjuttara's heart. And his teaching penetrated into her inner being. Just from hearing this one discourse, so well expounded, she attained stream-entry. Without quite knowing what had happened to her, she was a totally changed person. The whole world, which had seemed so obvious and real to her until now, appeared as a dream, apart from reality. The first thing she did that day was to buy flowers for all of the eight coins. She regretted her former dishonesty deeply.

Vì Samavati thương yêu hết thảy mọi người, cô có nội tâm rất mạnh nên quyết định này không phải là điều khó khăn với cô. Nơi ở không quan trọng đối với cô: dù ở trong nhà của quan Đại thần bộ Tài chánh như con gái rượu của ông, hay trong cung điện như người vợ sủng ái của vua, hay nơi tối tăm như khi cô ở nhà cha mẹ mình, hay như một người tị nạn nghèo — cô luôn tìm thấy sự bình an trong tim và hạnh phúc bất kể hoàn cảnh bên ngoài.

Đời sống của Samavati tại hoàng cung Maharajas trong thời gian đó rơi vào khuôn mẫu hài hòa. Trong số những người hầu của bà, có một người tên là Khujjuttara "gù". Bề ngoài cô ta trông dị dạng nhưng lại rất có khả năng. Mỗi ngày Hoàng hậu đưa cho cô tám đồng tiền vàng để mua hoa cho hậu cung. Nhưng Khujjuttara luôn chỉ mua bốn đồng hoa và xài phần còn lại cho riêng mình. Một ngày nọ khi cô đến mua hoa cho chủ nhân từ nhà vườn thì gặp một vị sư đang thọ thực ở đó. Ông trông rất uy nghi. Khi ông giảng pháp cho người làm vườn sau bữa ăn, Khujjuttara lắng nghe. Vị sư đó là Đức Phật. Ngài giảng pháp như thể nói thẳng vào trái tim của Khujjuttara. Và giáo lý của ngài thâm nhập vào nội tâm cô. Chỉ cần nghe bài giảng này, rất tường tận, cô đạt được quả vị nhập-lưu. Cô trở nên hoàn toàn thay đổi dù không biết chuyện gì đã xảy ra cho mình. Cả thế giới dường như quá rõ ràng và thật với cô cho đến tận bây giờ thì lại xuất hiện như một giấc mơ, xa rời thực tế. Việc đầu tiên cô làm ngày hôm đó là dùng hết tám đồng tiền để mua hoa. Cô vô cùng ân hận về sự gian dối của mình trước kia.

When the Queen asked her why there were suddenly so many flowers Khujjuttara fell at the Queen's feet and confessed her theft. When Samavati forgave her magnanimously, Khujjuttara told her what was closest to her heart, namely, that she had heard a discourse by the Buddha, which had changed her life. She could not be specific about the contents of the teaching, but Samavati could see for herself what a wholesome and healing influence the teaching had had on her servant. She made Khujjuttara her personal attendant and told her to visit the Monastery every day to listen to the Dhamma and then repeat it to her.

Khujjuttara had an outstanding memory and what she had heard once, she could repeat verbatim. Later on she made a collection of discourses she had heard from the Buddha or one of his enlightened disciples during these days at Kosambi, and from it developed the book now called Itivuttaka ("It-was-said-thus"), composed of 112 small discourses.

When king Udena once again told his beloved Samavati that she could wish for anything and he would fulfill it, she wished that the Buddha would come to the palace daily to have his food there and propound his teaching. The king's courier took the message of this perpetual invitation to the Buddha, but he declined and instead sent his cousin Ananda.

Khi Hoàng hậu hỏi cô tại sao đột nhiên có nhiều hoa vậy, Khujjuttara quỳ xuống chân Hoàng hậu và thú nhận hành vi trộm cắp của mình. Khi Samavati rộng lượng tha thứ cho cô, Khujjattara tâm sự nỗi niềm của mình với bà, đó là cô đã nghe Đức Phật giảng pháp và nó đã thay đổi cuộc đời mình. Cô không thể nói rõ nội dung bài giảng, nhưng Samavati có thể tự mình nhìn thấy giáo lý đã ảnh hưởng đến người hầu của bà tốt lành như thế nào. Bà cho Khujjuttara làm tùy viên của mình và bảo cô đi đến tu viện mỗi ngày để nghe Pháp và rồi về lập lại cho bà nghe.

Khujjutta có một trí nhớ xuất sắc và những gì cô đã nghe một lần, cô có thể lập lại nguyên văn. Sau đó cô làm một bộ sưu tập những bài giảng mà cô đã nghe từ Đức Phật hay một trong các vị đại đệ tử của ngài trong suốt thời gian này tại Kosambi, và từ đó soạn thành quyển sách nay gọi là Itivuttaka ("Nghe nói như vậy"), gồm 112 bài giảng nhỏ.

Khi vua Udena một lần nữa nói với Samavati yêu dấu của mình rằng bà có thể ước bất cứ điều gì và ông sẽ thực hiện nó, bà ước rằng Đức Phật sẽ đến hoàng cung hàng ngày để khất thực và truyền giảng giáo lý của ngài. Sứ giả của vua chuyển lời mời đến Đức Phật, nhưng ngài từ chối và thay vào đó gởi người em họ Ananda đến.

From then on Ananda went to the palace daily for his meal and afterward gave a Dhamma discourse. The Queen had already been well prepared by Khujjuttara's reports, and within a short time she understood the meaning and attained to stream-entry, just as her maid-servant had done.

Now, through their common understanding of the Dhamma, the Queen and the maid became equal. Within a short time, the teaching spread through the whole of the women's quarters and there was hardly anyone who did not become a disciple of the Awakened One. Even Samavati's step-father, the Finance Minister Ghosaka, was deeply touched by the teaching. Similarly to Anathapindika, he donated a large monastery in Kosambi to the Sangha, so that the monks would have a secure and satisfying shelter. Every time the Buddha visited Kosambi he stayed in this Monastery named Ghositarama, and other monks and holy people also would find shelter there.

Through the influence of the Dhamma, Samavati became determined to develop her abilities more intensively. Her most important asset was the way she could feel sympathy for all beings and could penetrate everyone with loving-kindness and compassion. She was able to develop this faculty so strongly that the Buddha called her the woman lay-disciple most skilled in metta ("loving-kindness"). (A I.19)

Kể từ đó Ananda đến cung điện hàng ngày để khất thực và sau đó giảng Pháp. Hoàng hậu đã được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi các báo cáo của Khujjuttara, và trong một thời gian ngắn bà hiểu ý nghĩa và đạt được quả vị nhập-lưu, giống như người hầu của bà đã làm.

Bây giờ, qua sự hiểu biết chung của họ về Pháp, Hoàng hậu và người hầu trở nên bình đẳng. Trong một thời gian ngắn, giáo lý đã lan truyền ra toàn bộ hậu cung và hầu như ai cũng trở thành đệ tử của Đấng Giác Ngộ. Ngay cả cha nuôi của Samavati, quan Đại thần Ghosaka, cũng bị chấn động bởi giáo lý. Tương tự như Cấp Cô Độc, ông cống hiến một tu viện lớn ở Kosambi cho Tăng Đoàn, để chư tăng có nơi cư ngụ an toàn và thoải mái. Mỗi lần Đức Phật đến thăm Kosambi, ngài ngụ tại Tu viện Ghositarama này, và các vị sư và các thánh nhân khác cũng cư ngụ ở đó.

Qua ảnh hưởng của Pháp, Samavati quyết định phát triễn khả năng của mình mạnh mẽ hơn. Tài sản quan trọng nhất của bà là cách bà có thể cảm thông được với tất cả chúng sinh và có thể thấu hiểu mọi người bằng tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Bà đã có thể phát triễn năng lực này mạnh đến độ Đức Phật gọi bà là nữ cư sĩ đệ tử giỏi nhất về tâm từ (lòng từ bi). (A I.19)

This all-pervading love was soon to be tested severely. It happened like this: The second main consort of the king, Magandiya, was imbued with virulent hatred against everything "Buddhist." Once her father had heard the Buddha preach about unconditional love to all beings, and it had seemed to him that the Buddha was the most worthy one to marry his daughter. In his naive ignorance of the rules of the monks, he offered his daughter to the Buddha as his wife. Magandiya was very beautiful and had been desired by many suitors already.

The Buddha declined the offer but by speaking a single verse about the unattractiveness of the body caused her father and mother to attain the fruit of non-returning. This was the Buddha's verse, as recorded in the Sutta Nipata (v.835):

Having seen craving with Discontent and Lust,[*]
There was not in me any wish for sex;
How then for this, dung-and-urine filled, that
I should not be willing to touch with my foot.
* [The three beautiful daughters of Mara (the tempter).]

Tình yêu bao la này đã sớm được thử thách nghiêm trọng. Chuyện xảy ra như vậy: Người vợ thứ nhì của vua, Magandiya, vốn có ác cảm với bất cứ điều gì liên quan đến "Phật giáo". Có lần cha của bà đã nghe Đức Phật giảng về tình thương vô điều kiện đối với tất cả chúng sinh, và dường như ông ta cho rằng Đức Phật là người xứng đáng nhất để kết hôn với con gái mình. Do sự vô ý thức về các quy tắc của chư tăng, ông đề nghị gả con gái mình cho Đức Phật. Magandiya rất đẹp và đã được nhiều người mong muốn cầu hôn.

Đức Phật từ chối lời đề nghị nhưng bằng cách đọc một bài kệ về sự không hấp dẫn của thân thể khiến cha mẹ bà đạt được quả vị bất-lai. Đây là bài kệ của Đức Phật, được ghi lại trong kinh Sutta Nipata (v.835):

Sau khi thấy khát ái,
Bất lạc và tham đắm,
Không thể có ưa muốn
Đối với sự dâm dục.
Sao, với bao đầy tràn,
Nước tiểu, phân uế này,
Ta không có ước muốn,
Với chân động chạm nó.

Chuyển dịch từ Pali: HT. Thích Minh Châu
* [Ba người con gái đẹp của Ma vương (kẻ cám dỗ).]

But Magandiya thought that the Buddha's rejection of her was an insult and therefore hatred against him and his disciples arose in her. She became the wife of King Udena and when he took a third wife, she could willingly accept that, as it was the custom in her day. But that Samavati had become a disciple of the Buddha and had converted the other women in the palace to his teaching, she could not tolerate. Her hatred against everything connected with the Buddha now turned against Samavati as his representative. She thought up one meanness after another, and her sharp intelligence served only to conjure up new misdeeds.

First she told the King that Samavati was trying to take his life. But the King was well aware of Samavati's great love for all beings, so that he did not even take this accusation seriously, barely listened to it, and forgot it almost immediately.

Secondly, Magandiya ordered one of her maid-servants to spread rumors about the Buddha and his monks in Kosambi, so that Samavati would also be maligned. With this she was more successful. A wave of aversion struck the whole order to such an extent that Ananda suggested to the Buddha that they leave town. The Buddha smiled and said that the purity of the monks would silence all rumors within a week. Hardly had King Udena heard the gossip leveled against the Order, than it had already subsided. Magandiya's second attempt against Samavati had failed.

Nhưng Magandiya nghĩ rằng việc Đức Phật từ chối bà là một sự xúc phạm và do đó lòng căm thù ngài và các đệ tử của ngài nảy sinh trong bà. Bà trở thành vợ của Vua Udena và khi ông lấy người vợ thứ ba, bà có thể sẵn sàng chấp nhận điều đó vì nó là phong tục trong thời của bà. Nhưng việc Samavati trở thành đệ tử của Đức Phật và làm cho các phụ nữ khác trong cung điện tin tưởng giáo lý của ngài, bà không thể khoan dung. Lòng căm thù của bà đối với mọi thứ liên quan đến với Đức Phật giờ đây chuyển sang Samavati như là người đại diện của ngài. Bà mưu tính thủ đoạn này qua thủ đoạn khác, và trí thông minh sắc bén của bà chỉ dùng để âm mưu những hành vi sai trái.

Lần đầu, bà nói với Vua rằng Samavati đang tìm cách sát hại ông. Nhưng Vua biết rõ tình yêu bao la của Samavati với tất cả chúng sinh, nên ông không đoái hoài đến sự buộc tội này, hầu như không nghe nó, và quên nó ngay lập tức.

Lần thứ nhì, Magandiya ra lệnh một người hầu gái của bà loan tin đồn về Đức Phật và chư tăng ở Kosambi, khiến Samavati cũng sẽ bị bôi nhọ. Bà thành công hơn với âm mưu này. Một làn sóng ác cảm đối với tăng đoàn lan tràn đến độ Ananda đề nghị với Đức Phật rằng họ nên rời khỏi thị trấn. Đức Phật mỉm cười và nói rằng sự trong sạch của chư tăng sẽ làm im lặng mọi tin đồn trong vòng một tuần. Vua Udena chưa kịp nghe lời đồn xấu về Tăng đoàn thì nó đã lắng xuống. Nỗ lực đánh phá Samavati lần thứ nhì của Magandiya đã thất bại.

Some time later Magandiya had eight specially selected chickens sent to the King and suggested that Samavati should kill them and prepare them for a meal. Samavati refused to do this, as she would not kill any living beings. Since the King knew of her all-embracing love, he did not lose his temper, but accepted her decision.

Magandiya then tried for a fourth time to harm Samavati. Just prior to the week which King Udena was to spend with Samavati, Magandiya hid a poisonous snake in Samavati's chambers, but the poison sacs had been removed. When King Udena discovered the snake, all evidence pointed towards Samavati. His passionate fury made him lose all control. He reached for his bow and arrow and aimed at Samavati. But the arrow rebounded from her without doing any harm. His hatred could not influence her loving concern for him, which continued to emanate from her.

When King Udena regained his equilibrium and saw the miracle — that his arrow could not harm Samavati, he was deeply moved. He asked her forgiveness and was even more convinced of her nobility and faithfulness. He became interested in the teaching which had given such strength to his wife.

Một thời gian sau Magandiya chọn tám con gà đặc biệt gởi đến cho Vua và đề nghị Samavati giết gà và chuẩn bị chúng cho bữa ăn. Samavati từ chối làm việc này vì bà không giết bất cứ sinh vật nào. Bởi vì Vua biết lòng từ bi của bà, ông không bực mình và chấp nhận quyết định của bà.

Magandiya sau đó thử làm hại Samavati lần thứ tư. Chỉ một tuần trước khi Vua Udena đến ở với Samavati, Magandiya dấu một con rắn độc trong phòng của Samavati, nhưng túi chứa chất độc đã được gỡ bỏ. Khi Vua Udena phát hiện ra con rắn, mọi chứng cớ hướng về Samavati. Cơn thịnh nộ khiến ông mất kiểm soát. Ông với lấy cung tên và nhắm bắn Samavati. Nhưng mũi tên văng ngược lại khi chạm vào mà không làm hại gì bà. Sự tức giận của ông không thể ảnh hưởng đến tình yêu của bà đối với ông, tiếp tục tỏa ra từ bà.

Khi Vua Udena bình tĩnh lại và nhìn thấy sự nhiệm màu — rằng mũi tên của ông không thể làm hại Samavati, ông vô cùng xúc động. Ông xin bà tha thứ và lại càng tin vào sự cao thượng và chung thủy của bà. Ông trở nên quan tâm đến giáo lý mà đã mang lại sức mạnh như vậy cho vợ ông.

When a famous monk, named Pindola Bharadvaja stayed at the Ghosita Monastery, the King visited him and discussed the teaching with him. He learned that the young monks, according to the Buddha's advice, instead of having contact with women tried to attain the feelings as towards a mother, sister, or daughter thereby they overcame their dependence on the opposite sex and could live joyously as celibates in spite of their youth. At the end of the discourse, the King was so impressed that he took refuge in the Buddha and became a lay disciple. (S 35,127)

Samavati had been thinking about the wonders of the Dhamma and the intricacies of karmic influences. One thing had led to another: she had come to Kosambi as a poor refugee; then the food-distributor had given her shelter; the Finance Minister had taken her on as his daughter; then she became the King's wife; her maid-servant had brought the teaching to her; and she became a disciple and stream-winner. Subsequently she spread the teaching to all the women in the palace, then to Ghosaka and now lastly also to the King. How convincing Truth was! She often thought in this way and then permeated all beings with loving-kindness, wishing them happiness.

The King now tried more determinedly to control his passionate nature and to subdue greed and hate. His talks with Samavati were very helpful to him in this respect. Slowly this development culminated in his losing all sexual craving when he was in Samavati's company as he was trying to attain the feelings towards women of mother, sister and daughter in himself. While he was not free of sexual desire towards his other wives, he was willing to let Samavati continue on her Path to emancipation unhindered. Soon she attained to the state of once-returner and drew nearer and nearer to non-returner, an attainment which many men and women could achieve in lay-life in those days.

Khi vị sư nổi tiếng, tên là Pindola Bharadvaja, ngụ ở Tu viện Ghosita, Vua đến thăm và thảo luận giáo lý với ông. Vua được biết rằng các sư trẻ, theo lời khuyên của Đức Phật, thay vì tiếp xúc với phụ nữ thì lại cố gắng có cảm xúc như đối với người mẹ, chị hay con gái, nhờ đó họ vượt qua sự quyến luyến người khác giới và có thể vui sống đời độc thân dù đang trai tráng. Đến cuối bài giảng, Vua cảm xúc đến độ ông qui y Phật và trở thành cư sĩ đệ tử. (S 35,127)

Samavati luôn nghĩ về sự huyền diệu của Pháp và sự phức tạp của nghiệp lực. Việc này dẫn đến việc khác: Bà đã đến Kosambi như một người tị nạn nghèo; rồi người phân phát thức ăn đã cho bà nơi trú ẩn; quan Đại thần bộ Tài chánh nhận bà làm con; sau đó bà trở thành vợ của Vua; người hầu gái của bà đã mang lại giáo lý cho bà; và bà trở thành đệ tử và đạt được quả vị nhập-lưu. Sau đó bà truyền bá giáo lý đến tất cả phụ nữ trong cung điện, rồi đến lượt Ghosaka và bây giờ cuối cùng là Vua. Chân lý có sức thuyết phục làm sao! Bà thường suy nghĩ theo cách này và sau đó ban tỏa lòng từ bi đến tất cả chúng sinh, mong cho họ hạnh phúc.

Nhà vua giờ đây cố gắng quyết tâm hơn trong việc kiểm soát tính nóng nảy của mình và khuất phục lòng tham và thù hận. Những buổi nói chuyện của ông với Samavati rất hữu ích cho ông về mặt này. Dần dần sự phát triễn này dẫn đến việc ông không còn ham muốn tình dục khi ông ở cạnh Samavati vì ông đang cố gắng có được cảm xúc về phụ nữ như là người mẹ, em gái và con gái trong tâm. Trong khi ông không thoát khỏi ham muốn tình dục đối với những người vợ khác của mình, ông sẵn sàng để Samavati tiếp tục con đường đến sự giải thoát của bà mà không bị cản trở. Chẳng bao lâu bà đạt được quả vị nhất-lai và tiến gần hơn đến quả vị bất-lai, một thành tựu mà nhiều người nam và nữ có thể đạt được trong đời sống cư sĩ vào thời đó.

Magandiya had suspended her attacks for some time, but continued to ponder how to harm the Buddha through Samavati. After much brooding, she initiated a plan. She brought some of her relatives to her point of view and uttered slander against Samavati to them. Then she proposed to kill her. So that it would not attract attention, but would appear to be an accident, the whole women's palace was to be set on fire. The plan was worked out in all details. Magandiya left town some time beforehand, so that no suspicion could fall on her.

This deed of arson resulted in sky-high flames which demolished the wooden palace totally and the 500 women [*] residing in it were all killed, including Samavati. The news of this disaster spread around town very quickly. No other topic of conversation could be heard there. Several monks, who had not been ordained very long, were also affected by the agitation and after their almsround they went to the Buddha and inquired what would be the future rebirth of these women lay disciples with Samavati as their leader.

* [Five hundred just means 'a great many' in Pali.]

The Awakened One calmed their excited hearts and diverted their curiosity about this most interesting question of rebirth, by answering very briefly: "Amongst these women, O monks, there are some disciples who are stream-enterers, some who are once-returners and some who are non-returners. None of these lay disciples failed to receive the fruits of their past deeds." (Ud VII, 10)

Magandiya tạm ngưng tấn công một thời gian, nhưng vẫn nghĩ kế hảm hại Đức Phật qua Samavati. Sau nhiều toan tính, bà bắt đầu lập kế hoạch. Bà nói với một số người thân về quan điểm của mình và thốt lời vu khống Samavati với họ. Rồi bà đề nghị giết Samavati. Để không tạo sự chú ý mà như là một tai nạn, toàn bộ hậu cung sẽ bị đốt cháy. Kế hoạch được thực hiện vô chi tiết. Magandiya rời khỏi thành phố một thời gian trước đó để không bị nghi ngờ.

Hành động hỏa hoạn này dẫn đến một bầu trời rực lửa làm cháy rụi cung điện gỗ và 500 phụ nữ [*] sống ở đó đều bị giết chết, kể cả Samavati. Tin tức về thảm họa này lan truyền khắp thành phố nhanh chóng. Không có tin nào khác được nói đến ở đó. Một số sư, thọ giới chưa bao lâu, cũng bị ảnh hưởng bởi tin chấn động này và sau khi đi khất thực họ đến gặp Đức Phật và hỏi về sự tái sinh trong tương lai của những nữ đệ tử đó cùng với Samavati như là lảnh đạo của họ.

* [Năm trăm chỉ có nghĩa là 'rất nhiều' trong tiếng Pali]

Đấng Giác Ngộ xoa dịu nỗi bàng hoàng lo lắng của họ và chuyển hướng sự tò mò của họ về câu hỏi tái sinh hấp dẫn nhất này, bằng cách trả lời ngắn gọn: "Trong số những phụ nữ này, hỡi chư tăng, có một số là đệ tử có quả vị nhập-lưu, một số là nhất-lai và một số là bất-lai. Không ai trong số các cư sĩ đệ tử này không nhận được thành quả từ những hành động của họ trong quá khứ." (Ud VII, 10)

The Buddha mentioned here the first three fruits of the Dhamma: stream-entry, once-returner and non-returner. All these disciples were safe from rebirth below the human realm, and each one was securely going towards the final goal of total liberation. This was the most important aspect of their lives and deaths and the Buddha would not elucidate any further details. Once he mentioned to Ananda that it was a vexation for the Enlightened One to explain the future births of all disciples who died. (D 16 11)

The Buddha later explained to some monks who were discussing how "unjust" it was that these faithful disciples should die such a terrible death, that the women experienced this because of a joint deed they had committed many life-times ago. Once Samavati had been Queen of Benares. She had gone with her ladies-in-waiting to bathe and feeling cold, she asked that a bush be burned to give some warmth. She saw only too late that a monk — a Pacceka Buddha — was sitting immobile within the bush; he was not harmed, however, because one cannot kill Awakened Ones. The women did not know this and feared that they would be blamed for having made a fire without due caution. Thereupon Samavati had the deluded idea to pour oil over this monk who was sitting in total absorption, so that burning him would obliterate their mistake. This plan could not succeed however, but the bad intention and attempt had to carry karmic resultants. In this lifetime the ripening of the result had taken place.

The Buddha has declared that one of the favorable results of the practice of Metta (loving-kindness) is the fact that fire, poison and weapons do no harm to the practitioner. This has to be understood in such a way: during the actual emanation of loving-kindness the one who manifests this radiance cannot be hurt, just as Samavati proved when the king's arrow did not penetrate her.

Ở đây Đức Phật nói về ba quả vị đầu tiên của Pháp: nhập-lưu, nhất-lai, và bất-lai. Tất cả các đệ tử này không còn tái sinh vào cõi thấp hơn cõi người, và mỗi người đều an toàn tiến đến mục tiêu cuối cùng là sự giải thoát hoàn toàn. Đây là khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống chết của họ và Đức Phật sẽ không làm sáng tỏ thêm bất kỳ chi tiết nào. Có lần ngài nói với Ananda rằng thật là phiền toái cho Đấng Giác Ngộ khi phải giải thích sự tái sinh trong tương lai của tất cả các đệ tử đã chết. (D 16 11)

Đức Phật sau đó giải thích cho một số tăng sĩ khi họ cho là bất công khi các tín nữ này phải chết một cách khủng khiếp như vậy, rằng các phụ nữ đó đã trải qua điều này vì một cộng nghiệp họ đã làm từ một kiếp rất lâu trong quá khứ. Có lần Samavati là Hoàng hậu của xứ Benares. Bà đã cùng những phụ nữ khác trong hoàng cung đi tắm và bị cảm lạnh, bà yêu cầu đốt một bụi cây để sưởi ấm. Bà chỉ thấy quá muộn rằng một vị sư — một Độc Giác Phật — đang ngồi bất động trong bụi cây; tuy nhiên, ngài không bị hại vì không ai có thể giết Đấng Giác Ngộ. Các bà không biết điều này và sợ rằng họ sẽ bị khiển trách do gây hỏa hoạn vì không cẩn thận. Thế rồi Samavati có ý nghĩ điên rồ là đổ dầu lên người vị sư này khi đó đang nhập đại định, để hỏa thiêu ngài ngỏ hầu xóa sạch sai lầm của họ. Tuy nhiên kế hoạch này không thành công, nhưng ý định và nỗ lực xấu tất phải mang theo nghiệp chướng. Trong đời này quả của nghiệp chướng đó đã xảy đến.

Đức Phật tuyên bố rằng một trong những kết quả tốt của sự thực hành Metta - Tâm Từ là lửa, thuốc độc và vũ khí không làm hại được hành giả. Điều này phải được hiểu như vậy: trong khi tâm từ thật sự lan tỏa, người biểu hiện hào quang này không thể bị hại, giống như Samavati đã chứng minh khi mũi tên của nhà vua không xuyên thấu bà.

But at other times fire could incinerate her body. Samavati had become a non-returner, and was therefore free of all sensual desire and hate and no longer identified with her body. Her radiant, soft heart was imbued with the four divine abidings [*] and was unassailable and untouched by the fire. Her inner being could not be burned and that which was burned was the body only. It is a rare happening that one of the Holy Ones is murdered (see Mahamoggallana, Kaludayi) or that one of the Buddhas is threatened with murder (see Devadatta's attempt on the Buddha Gautama) and equally rare is it to find that one perfected in metta and attained to non-returner should die a violent death. All three types of persons, however, have in common that their hearts can no longer be swayed by this violence.

* [Four divine abidings: Loving-kindness, Compassion, Sympathetic Joy, Equanimity.]

Samavati's last words were: "It would not be an easy matter, even with the knowledge of a Buddha, to determine exactly the number of times our bodies have thus been burned with fire as we have passed from birth to birth in the round of existences which has no conceivable beginning. Therefore, be heedful!" Those ladies meditated on painful feeling and so gained the Noble Paths and Fruits.

Two thousand years after the Parinibbana of the Buddha, in 1582, soldiers burned a Buddhist Monastery in Japan and all the monks inside were burned to death. The last thing the soldiers heard before everything burned down were the words of the Abbot:

Who has liberated heart and mind,
For him fire is only a cool wind.

Nhưng vào lúc khác lửa có thể thiêu hủy thân thể bà. Samavati đã trở thành bậc bất-lai, và do đó không bị ràng buộc bởi ham muốn và hận thù và không còn lưu luyến thân thể của mình. Trái tim rạng rỡ, êm dịu của bà được thấm nhuần với bốn phẩm chất thánh thiện [*] và không thể bị tiếp cận và sát hại bởi lửa. Nội tâm của bà không thể bị đốt cháy và cái bị đốt cháy chỉ là thân thể. Điều hiếm khi xảy ra là một trong các vị Thánh Tăng bị giết chết (xem Mahamoggallana, Kaludayi) hay một trong các vị Phật bị hăm dọa giết (xem truyện Devadatta mưu hại Đức Phật Gautama) và cũng hiếm khi thấy một người hoàn hảo trong tâm từ và đạt được quả vị bất-lai phải trải qua một cái chết tàn bạo. Tuy nhiên, cả ba loại người này có chung một điểm là trái tim của họ không còn có thể bị ảnh hưởng bởi bạo lực này.

* [Bốn phẩm chất thánh thiện: Từ, Bi, Hỷ, Xả.]

Lời nói cuối của Samavati là: "Không dễ gì, ngay cả với kiến thức của một vị Phật, để xác định số lần thân thể của chúng ta bị thiêu đốt khi chúng ta đi qua vòng luân hồi sinh tử vốn không thể biết được sự khởi đầu. Vì vậy hảy cảnh giác!" Các phụ nữ đó quán niệm về cảm giác đau và vì thế đã đạt được Đạo Quả Thánh Thiện.

Hai ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, năm 1582, binh lính đã hỏa thiêu một Tu viện Phật giáo ở Nhật Bản và tất cả chư tăng trong đó bị thiêu đốt chết. Điều cuối cùng mà những người lính nghe được trước khi mọi thứ bị thiêu rụi là lời của Viện chủ:

Ai đã giải thoát được trái tim và tâm linh,
Đối với họ lửa chỉ là một cơn gió mát.

Referring to the tragedy of the fire at Kosambi, the Buddha spoke the following verse to the monks:

The world is in delusion's grip,
Its form is seen as real;
The fool is in the "assets" [*] grip,
Wrapped about with gloom,
Both seem to last forever
But nothing is there for one who Sees.
* [Assets: Upadhi. The basis for life and continued birth and death.]

King Udena was overwhelmed with grief at Samavati's death and kept brooding about who could be the perpetrator of this ghastly deed. He came to the conclusion that it must have been Magandiya. He did not want to question her directly because she would deny it. So he thought of a ruse. He said to his Ministers: "Until now I have always been apprehensive, because Samavati was forever seeking an occasion to slay me. But now I shall be able to sleep in peace." The Ministers asked the king who it could have been that had done this deed, "Only someone who really loves me," the king replied. Magandiya had been standing near and when she heard that, she came forward and proudly admitted that she alone was responsible for the fire and the death of the women and Samavati. The King said that he would grant her and all her relatives a boon for this.

Đề cập đến thảm kịch của vụ hỏa hoạn ở Kosambi, Đức Phật đã nói những lời sau đây với chư tăng:

Thế giới đắm chìm trong ảo tưởng,
Hình dạng của nó được coi là có thật;
Kẻ ngu nằm trong vòng kiềm tỏa của "danh lợi",
Bao phủ bởi sự u ám,
Cả hai dường như tồn tại mãi mãi
Nhưng không có gì ở đó đối với người có Tuệ nhãn.
* [Danh lợi: Upadhi. Nền tảng cho sự sống và luân hồi sinh tử.]

Vua Udena vô cùng đau buồn về cái chết của Samavati và luôn nghĩ xem ai có thể là thủ phạm của hành động khủng khiếp này. Ông đi đến kết luận rằng đó phải là Magandiya. Ông không muốn trực tiếp tra hỏi bà vì bà sẽ phủ nhận. Vì vậy ông nghĩ ra một mưu mẹo. Ông nói với các quan Đại thần: "Trước đến giờ tôi vẫn e ngại bởi vì Samavati luôn tìm cơ hội để giết tôi. Nhưng nay thì tôi sẽ có thể ngủ yên." Các quan Đại thần hỏi vua rằng ai có thể thực hiện hành động này, "Chỉ người nào thật sự yêu tôi," vua trả lời. Magandiya đang đứng gần đó và khi nghe như thế, bà bước ra và tự hào thừa nhận rằng bà chính là người chịu trách nhiệm về hỏa hoạn và cái chết của các phụ nữ cùng Samavati. Vua nói rằng ông sẽ ban thưởng cho bà và tất cả những người thân của bà về việc này.

When all the relatives were assembled, the King had them burned publicly and then had the earth plowed under so that all traces of the ashes were destroyed. He had Magandiya executed as a mass-murderess, which was his duty and responsibility, but his fury knew no bounds and he still looked for revenge. He had her killed with utmost cruelty. She died an excruciating death, which was only a fore-taste of the tortures awaiting her in the nether world, after which she would have to roam in samsara [*] for a long, long time to come.

* [Samsara: rounds of existence.]

Soon King Udena regretted his revengeful and cruel deed. Again and again he saw Samavati's face in front of him, full of love for all beings, even for her enemies. He felt he had removed himself from her even further than her death had done, because of his violent fury. He began to control his temper more and more and to follow the Buddha's teachings ardently.

Two women, who had been friends of Samavati, were so moved by this tragedy and saw the impermanence of all earthly things so clearly, that they entered the Order of Nuns. One of them soon became an arahant, fully enlightened, and the other one after twenty-five years of practice. (Thig 37 and 39).

Khi tất cả những người thân được tập hợp lại, Vua ra lệnh hỏa thiêu họ trước công chúng và cày xới đất để không còn dấu vết của đống tro tàn. Ông ra lệnh xử tử Magandiya như một kẻ giết người hàng loạt, đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của ông, nhưng vì rất giận dử nên ông vẫn chưa hả dạ. Ông đã giết bà hết sức tàn nhẩn. Bà trải qua một cái chết khốc liệt, đó chỉ là một thử thách trước những cực hình đang chờ đợi bà trong cõi địa ngục, sau đó bà sẽ phải lang thang trong samsara - luân hồi [*] một thời gian dài.

* [Samsara: vòng luân hồi sinh tử]

Chẳng mấy chốc Vua Udena ân hận về hành động trả thù độc ác của mình. Ông luôn nhìn thấy khuôn mặt của Samavati hiện ra trước mặt, tràn đầy tình thương cho tất cả chúng sinh, ngay cả đối với kẻ thù của bà. Ông cảm thấy mình đã tự rời khỏi bà thậm chí còn xa hơn cả khi bà chết, vì sự nóng giận dữ dội của ông. Ông bắt đầu kiểm soát tính khí của mình nhiều hơn và hăng hái tuân theo giáo lý của Đức Phật.

Hai phụ nữ, từng là bạn của Samavati, rất xúc động trước thảm kịch này và nhìn thấy sự vô thường của vạn vật rõ ràng đến độ họ gia nhập Ni Đoàn. Một người sớm trở thành bậc a-la-hán, hoàn toàn giác ngộ, và người kia sau hai mươi lăm năm tu hành. (Thig 37 va 39).

Samavati, however, was reborn in the realm of the Pure Abodes, where she would be able to reach Nibbana. The different results of love and hate could be seen with exemplary clarity in the lives and deaths of these two Queens. When one day the monks were discussing who was alive and who dead, the Buddha said that Magandiya while living, was dead already; while Samavati, though dead, was truly alive, and he spoke these verses:

Heedfulness — the path to the Deathless,
heedlessness — the path to death,
the heedful ones do not die;
the heedless are likened to the dead.

The wise then, recognizing this
as the distinction of heedfulness,
in heedfulness rejoice, delighting
in the realm of Noble Ones.

They meditate persistently,
constantly; they firmly strive
the steadfast to reach Nibbana,
the Unexcelled Secure from bonds.

— Dhp 21-23

The Buddha declared Samavati to be foremost among those female lay disciples who dwell in loving-kindness (metta).

Sources: Dhammapada Commentary to vv. 21-23; Commentary to Anguttara Nikaya Vol. I (on those Foremost); "Path of Purification" p. 417.

Tuy nhiên, Samavati đã được tái sinh vào cõi Tịnh Độ, nơi bà có thể đạt đến Niết bàn. Sự khác biệt giữa yêu và ghét có thể nhìn thấy rõ ràng trong sự sống và chết của hai Hoàng hậu này. Một ngày nọ, khi chư tăng đang thảo luận về việc ai sống và ai chết, Đức Phật nói rằng Magandiya dù sống nhưng thật ra đã chết; còn Samavati, dù chết nhưng thật ra vẫn sống, và ngài đọc bài kệ sau:

Không phóng dật: đường sống
Phóng dật là đường chết
Nỗ lực hóa bất tử
Buông lung: đời như hết

Nhận thức khác biệt ấy
Người trí không giãi đãi
Hoan hỉ trong chuyên cần
Tâm cao vời thư thái

Kiên trì tu thiền định
Bậc tu thường tinh tấn
Liễu tri đạo giải thoát

— Dhp 21-23, chuyển dịch từ Pali: TT Thích Giác Đẳng

Đức Phật tuyên bố Samavati đứng đầu trong số các nữ cư sĩ đệ tử an trú trong tâm từ (metta).

Tài liệu tham khảo: Kinh Pháp Cú 21-23; Tăng Chi Bộ Kinh Vol. I (phần chú thích về các Đại Sư); "Thanh Tịnh Đạo" trang 417.

Patacara, Preserver of the Vinaya  

Patacara was the beautiful daughter of a very wealthy merchant of Savatthi. When she was sixteen years old, her parents put her in a seven-story high tower on the top floor surrounded by guards to prevent her from keeping company with any young man. In spite of this precaution, she became involved in a love affair with a servant in her parents' house.

When her parents arranged a marriage for her with a young man of equal social standing, she decided to elope with her lover. She escaped from the tower by disguising herself, and the young couple went to live in a village far away from Savatthi. The husband farmed, and the young wife had to do all the menial chores which formerly had been performed by her parents' servants. Thus she reaped the results of her deed.

When she became pregnant, she begged her husband to take her to her parents' house to give birth there, saying to him that father and mother always have a soft spot in their hearts for their child, no matter what has happened. However, her husband refused on the grounds that her parents would surely subject him to torture or imprisonment. When she realized that he would not give in to her pleas, she decided to make her way to her parents by herself. When the husband found her gone and was told by the neighbors of her decision, he followed her and tried to persuade her to return. However she would not listen to him.

Patacara - Người Bảo Tồn Tạng Luật  

Patacara là cô con gái xinh đẹp của một thương gia rất giàu có ở Savatthi. Khi cô được mười sáu tuổi, cha mẹ cô để cô ở trên tầng lầu cao nhất của tòa nhà bảy tầng được bảo vệ bởi lính canh để ngăn không cho cô liên lạc với bất cứ thanh niên nào. Bất chấp sự đề phòng này, cô vẫn tạo được mối quan hệ tình cảm với một người hầu trong nhà.

Khi cha mẹ cô sắp đặt hôn nhân cho cô với một thanh niên cùng giai cấp, cô quyết định trốn đi với người yêu. Cô trốn khỏi tòa nhà bằng cách hóa trang, và cặp vợ chồng trẻ đi sống ở một ngôi làng rất xa Savatthi. Người chồng làm ruộng, và người vợ làm hết mọi việc nhà mà trước kia những người hầu của cha mẹ cô thường làm. Thế là cô đã lảnh hậu quả cho hành động của mình.

Khi cô mang thai, cô nài nỉ chồng đem cô về nhà cha mẹ mình để sinh con ở đó, cô nói với anh ta rằng cha mẹ luôn ấp ủ trong tim tình thương đối với con, bất kể chuyện gì đã xảy ra. Tuy nhiên, chồng cô từ chối với lý do là cha mẹ cô chắc chắn sẽ đánh đập hay nhốt tù anh. Khi cô biết rằng anh không chiều theo ý mình, cô quyết định tự tìm đường về với cha mẹ. Khi người chồng biết cô đã ra đi và được nghe hàng xóm nói về quyết định của cô, anh đuổi theo và cố gắng thuyết phục cô trở về. Tuy nhiên cô không nghe lời anh ta.

Before they could reach Savatthi, the birth-pains started, and soon a baby son was born. As there was no more reason to go to her parents' house, they turned back and resumed their family life in the village.

Sometime later she became pregnant again. And again she requested her husband to take her home to her parents. Again he refused and she took matters in her own hands and started off, carrying the older child. When her husband followed her and pleaded with her to return with him, she would not listen, but continued on her way. A fearful storm arose, quite out of season, with thunder and lightning and incessant rain. Just then her birth-pains started, and she asked her husband to find her some shelter.

The husband went searching for material for a shelter and set about to chop down some saplings. A poisonous snake bit him at that moment and he fell dead instantly. Patacara waited for him in vain and after having suffered birth pains, a second son was born to her. Both children screamed at the top of their lungs because of the buffeting of the storm, so the mother protected them with her own body all night long. In the morning she placed the new-born baby on her hip, gave a finger to the older child and set out upon the path her husband had taken with the words: "Come, dear child, your father has left us." After a few steps she found her husband lying dead, his body rigid. She wailed and lamented and blamed herself for his death.

Trước khi họ có thể tới Savatthi, cơn đau đẻ bắt đầu, và chẳng mấy chốc một bé trai chào đời. Vì không còn lý do để đến nhà cha mẹ cô, họ quay trở lại và tiếp tục sống ở làng.

Một thời gian sau cô lại mang thai. Và cô lại yêu cầu chồng đem cô về nhà cha mẹ mình. Anh ta lại từ chối và cô tự giải quyết vấn đề và ra đi, đem theo đứa con đầu. Khi chồng cô đi theo và cầu xin cô trở về với anh ta, cô không nghe lời mà tiếp tục đi. Một cơn giông bão nổi lên, trái mùa, với sấm sét và mưa không ngừng. Ngay sau đó, cơn đau đẻ bắt đầu, và cô yêu cầu chồng tìm cho cô một nơi trú ẩn.

Người chồng đi tìm vật liệu để dựng lều và chuẩn bị chặt vài cây con. Ngay khi đó một con rắn độc cắn anh khiến anh chết ngay lập tức. Patacara chờ đợi anh trong vô vọng, và sau một cơn đau dữ dội, cô sinh ra đứa con trai thứ nhì. Cả hai đứa bé gào khóc vì mưa gió quất tới tấp vào người, vì vậy người mẹ bảo vệ chúng bằng chính thân mình suốt đêm. Sáng ra, cô ôm đứa bé sơ sinh vào lòng, đưa ngón tay cho đứa bé kia nắm lấy và đi trên con đường chồng cô đã đi và nói: "Đi con, ba con đã bỏ rơi chúng ta." Sau vài bước cô tìm thấy chồng mình nằm chết, thân thể anh cứng ngắc. Cô khóc lóc, than thở và tự trách mình về cái chết của chồng.

She continued on her journey to her parents' house but when she came to the river Aciravati, it was swollen waist-deep on account of the rain. She was too weak to wade across with both children, so she left the older child on the near bank and carried the baby across to the other side. Then she returned to take the first-born across. When she was mid-stream, an eagle saw the new born baby and mistook it for a piece of meat. It came swooping down and in spite of Patacara's cries and screams, flew off with the baby in its talons.

The older boy saw his mother stop in the middle of the river and heard her loud yells. He thought she was calling him and started out after her. Immediately, he was swept off by the strong current.

Wailing and lamenting Patacara went on her way, half-crazed by the triple tragedy that had befallen her, losing husband and both sons within one day. As she came nearer to Savatthi, she met a traveler who was just coming from the city. She inquired about her family from him but at first he refused to answer her. When she insisted, he finally had to tell her that her parents, house had collapsed in the storm, killing both of them as well as her brother, and that the cremation was just taking place.

Cô tiếp tục cuộc hành trình về nhà cha mẹ nhưng khi cô đi đến sông Aciravati, nước dâng lên đến hông vì mưa. Cô quá yếu để lội qua sông với cả hai con, vì vậy cô để đứa lớn trên bờ và ẳm đứa bé qua bên kia. Rồi cô quay trở lại để đón đứa con đầu. Khi cô đến giữa dòng, một con chim diều hâu nhìn thấy đứa bé sơ sinh và ngỡ đó là miếng thịt. Nó nhào xuống và bất chấp tiếng khóc và la hét của Patacara, cắp lấy đứa bé và bay đi.

Đứa con trai lớn nhìn thấy mẹ ngừng ở giữa sông và nghe tiếng la hét của cô. Nó nghĩ rằng cô gọi nó và cất bước đi theo cô. Ngay lập tức, nó bị cuốn trôi bởi dòng nước chảy siết.

Patacara vừa than khóc vừa tiếp tục chuyến đi, hầu như điên cuồng vì ba thảm kịch xảy đến với cô, mất chồng và cả hai con trai trong vòng một ngày. Khi đến gần Savatthi, cô gặp một lữ khách vừa mới rời thành phố. Cô hỏi thăm về gia đình mình nhưng thoạt tiên ông ta từ chối trả lời cô. Khi cô nài nỉ, ông đành phải nói cho cô biết là cha mẹ cùng anh của cô đã bị giết chết vì căn nhà sụp đổ trong cơn bão, và lễ hỏa táng mới diễn ra.

When she heard that, her reason left her, because her grief was too much to bear. She tore off her clothes, wandered around weeping and wailing, not knowing what she was doing or where she was going. People pelted her with stones and rubbish and chased her out of the way.

At that time the Buddha was staying at the Jeta Grove, Anathapindika's Monastery. He saw Patacara approaching from afar and recognized that in a past life she had made an earnest resolve to become a nun well versed in the Law. Therefore, he instructed his disciples not to obstruct her, but to let her enter and come near him. As soon as she was close to the Buddha, through his supernatural powers, she regained her right mind. Then she also became aware of being naked and in her shame she crouched upon the ground.

One of the lay-followers threw her a cloak and after she had wrapped herself in it, she prostrated at the feet of the Buddha. Then she recounted to him the tragedy that had befallen her.

Khi nghe điều đó, cô mất cả lý trí vì nỗi đau khổ quá sức chịu đựng. Cô xé quần áo, đi lang thang khóc lóc, không biết mình làm gì hay đi đâu. Người ta ném đá và rác rưởi vào người cô và đuổi cô đi.

Lúc đó, Đức Phật đang ở tịnh xá của Cấp Cô Độc tại Kỳ Viên. Ngài trông thấy Patacara từ xa đi tới và nhận ra rằng kiếp trước cô đã thề nguyện trở thành một ni cô thông thạo giới luật. Do đó, ngài dặn các đệ tử đừng cản trở cô mà hảy để cô bước vào và đến gần ngài. Ngay khi cô đến gần Đức Phật, nhờ thần thông của ngài nên cô tỉnh táo lại. Sau đó cô cũng nhận thấy mình đang lõa lồ và cô co rúm người lại vì xấu hổ.

Một cư sĩ liệng cho cô chiếc áo choàng và sau khi khoác vào người, cô phủ phục dưới chân Đức Phật. Rồi cô kể lại cho ngài nghe thảm kịch đã xảy đến với cô.

The Teacher listened to her with compassion and then made it clear to her that these painful experiences she had gone through were only tiny drops in the ocean of impermanence in which all beings drown if they are attached to that which rises and ceases. He told her that all through many existences, she had wept more tears over the loss of dear ones than could be contained in the waters of the four oceans. He said:

But little water do the oceans four contain,
Compared with all the tears that man hath shed,
By sorrow smitten and by suffering distraught.
Woman, why heedless dost thou still remain?

This exposition of the Awakened One penetrated her mind so deeply that at that moment she could completely grasp the impermanence of all conditioned things.

When the Enlightened One had finished his teaching she had attained the certainty of future liberation by becoming a stream-winner. She practiced diligently and soon realized final deliverance. She said:

Thế Tôn lắng nghe cô với lòng từ bi và nói cho cô hiểu rằng những kinh nghiệm đớn đau mà cô đã trải qua chỉ là những giọt nước rơi trong biển cả vô thường, chúng sinh bị đắm chìm trong đó nếu họ bám vào những gì nảy sinh và chấm dứt. Ngài nói với cô rằng qua nhiều kiếp sống, nước mắt cô đã nhỏ xuống khóc thương những người thân yêu qua đời có thể còn nhiều hơn nước trong bốn biển. Ngài nói:

Nhưng nước trong bốn biển có là bao,
So với tất cả nước mắt mà loài người đã nhỏ xuống,
Bởi buồn phiền và đau khổ quẫn trí.
Hỡi thiếu phụ, tại sao con vẫn không cảnh giác?

Bài giảng này của Đấng Giác Ngộ thấm sâu vào tâm trí của cô đến độ ngay lúc đó cô có thể hiểu thấu sự vô thường của tất cả những thứ do duyên khởi.

Khi Đức Phật dứt lời giảng, cô đạt được quả vị nhập-lưu để vững tiến đến Niết-bàn. Cô chuyên cần tu hành và sớm nhận thức được sự giải thoát tối thượng. Cô nói:

With plows the fields are plowed;
With seed the earth is sown;
Thus wives and children feed;
So young men win their wealth.

Then why do I, of virtue pure,
Doing the Master's Teaching,
Not lazy nor proud,
Nibbana not attain?

Having washed my feet,
Then I watched that water,
Noticing the foot-water
Flowing from high to low.
With that the mind was calmed
Just as a noble, thoroughbred horse.

Having taken my lamp,
I went into my hut,
Inspected the sleeping-place,
Then sat upon the couch.

Having taken a pin,
I pushed the wick right down, and
Just as the lamp went out,
So all delusion of the heart went too.

— Thig 112-116

Với cây, cầy ruộng đất,
Gieo hột giống trên đất,
Loài người được tài sản,
Nuôi dưỡng vợ và con.

Sao ta giới đầy đủ,
Làm theo Đạo Sư dạy,
Không nhác, không dao động,
Lại không chứng Niết bàn?

Khi ta đang rửa chân,
Làm cho dòng nước chảy,
Thấy được nước rửa chân
Từ cao chảy xuống thấp.
Nhờ vậy tâm được định,
Như ngựa hiền khéo luyện.

Rồi ta cầm cây đèn,
Bước vào ngôi tịnh xá,
Nằm trên chiếc giường nhỏ,
Ta nhìn quán ngọn đèn.

Rồi lấy cây kim nhỏ,
Dìm tim đèn xuống dần,
Thấy cây đèn Niết-bàn,
Tâm ta được giải thoát.

— Thig 112-116, chuyển dịch từ Pali: HT. Thích Minh Châu

It had been enough for her to see the water trickle down the slope, to recognize the whole of existence, each life a longer or shorter trickle in the flood of craving. There were those that lived a short time like her children, those — like her husband — who lived a little longer, or her parents who lived longer yet. But all passed by a constant change, in a never-ending rising and ceasing. This thought-process gave her so much detachment, that she attained to total emancipation the following night.

The Buddha said about Patacara, that she was the foremost "Keeper of the Vinaya" amongst the Nuns. Patacara was thereby the female counterpart of the monk Upali. That she had chosen the "Rules of Conduct" as her central discipline is easy to understand, because the results of her former indulgences had become bitterly obvious to her.

She learned in the Sangha, that an intensive study of the rules was necessary and purifying, and brought with it the security and safety of self-discipline; she learned not to become complacent through well-being or anxious and confused through suffering. Because of her own experiences she had gained a deep understanding for the human predicament and could be of great assistance to her fellow nuns.

Bà đã nhìn thấy nước nhỏ xuống dòng đời đủ để nhận ra toàn thể sự sống, mỗi cuộc đời là một giọt nước dài hay ngắn trong cơn lũ ham muốn. Có những người đã sống ngắn ngủi như các con của bà, có những người — như chồng bà — sống lâu hơn một chút, hay cha mẹ bà sống lâu hơn nữa. Nhưng tất cả đều đi qua một sự thay đổi liên tục, trong dòng sinh và diệt vô tận. Tiến trình suy nghĩ này giúp bà loại bỏ luyến ái nhiều đến độ bà đạt được sự giải thoát tối thượng vào đêm hôm sau.

Đức Phật nói rằng Patacara là "Người Bảo Tồn Tạng Luật" hàng đầu trong số ni sư. Vì thế Patacara là đối tác nữ của sư Upali. Rằng việc bà chọn "Giới Luật" như là trung tâm rèn luyện của bà là điều dễ hiểu, bởi vì kết quả của những ham muốn trước kia của bà rõ ràng trở nên cay đắng đối với bà.

Bà học được từ Tăng Đoàn, rằng sự nghiên cứu chuyên sâu về qui luật là cần thiết và giúp tâm thanh tịnh, và mang đến sự đảm bảo và an toàn của kỷ luật tự giác; bà học được cách không trở nên tự mãn qua sung sướng hay lo lắng và bối rối qua đau khổ. Do bởi kinh nghiệm của bản thân, bà đạt được sự hiểu biết sâu xa về tình trạng khó khăn của loài người và có thể giúp đỡ rất nhiều cho các ni sư đồng liêu của bà.

She was a great comfort to those who came to her in difficulties. The nun Canda said that Patacara showed her the right path out of compassion and helped her to achieve emancipation. (Thig. 125)

Another nun, Uttara II, reported how Patacara spoke to the group of nuns about conduct and discipline:

Having established mind,
One-pointed, well-developed,
Investigate formations
As other, not as self.

— Thig 177

Bà là sự hỗ trợ tuyệt vời cho những ai đến với bà khi gặp khó khăn. Ni sư Canda nói rằng Patacara với lòng từ bi đã chỉ cho bà con đường đúng và giúp bà đạt được sự giải thoát. (Thig. 125)

Một ni sư khác, Uttara II, kể rằng Patacara đã nói với nhóm ni sư về cách hành xử và kỷ luật như sau:

Giữ tâm lắng đọng,
Chuyên chú, phát triễn trọn vẹn,
Quan sát sự hình thành
Như là người khác, không phải bản thân.

— Thig 177

Uttara took Patacara's words to heart and said:

When I heard these words —
Patacara's advice,
After washing my feet —
I sat down alone.

— Thig 178

Thereby this nun, too, was able to attain to the three "True Knowledges" (vijja) and final liberation. In the "Verses of the Elder Nuns" we have a record of Patacara's instructions to the nuns and their resultant gains:

Uttara ghi nhớ lời của Patacara và nói:

Khi tôi nghe những lời này —
Lời khuyên của Patacara,
Sau khi rửa chân —
Tôi lặng lẻ ngồi xuống.

— Thig 178

Do đo,́ ni sư này cũng có thể đạt được ba "Minh Kiến" (vijja) và sự giải thoát tối thượng. Trong "Trưởng Lão Ni Thi Kệ" chúng ta có tài liệu ghi lại lời chỉ dẫn của Patacara cho các ni sư và kết quả của họ:

Having taken flails,
Young men thresh the corn.
Thus wives and children feed;
So young men win their wealth.
So likewise as to Buddha's Teachings,
From doing which there's no remorse.
Quickly cleanse your feet
And sit you down alone.
Devote yourselves to calm of mind,
And thus do Buddha's Teachings.
When they heard these words —
Patacara's instructions,
Having washed their feet,
They sat down, each one alone,
Devoted themselves to calm of mind.
And thus followed the Buddha's Teachings.
In the night's first watch [*]
Past births were remembered;
In the middle watch of the night
The eye divine was purified;
In the night's last watch
They rent asunder the mass of gloom.
Having risen, they bowed at her feet,
Her instructions having done;
We shall live revering you
Like the thirty gods to Indra,
Undefeated in war.
We are with triple knowledge true
And gone are all the taints.

— Thig 117-121

* [First watch of the night: 6-10 p.m; Middle watch: 10 p.m.-2 a.m.; Last watch: 2-6 a.m.]

Loài người trong tuổi trẻ,
Cầm chày giã lúa gạo,
Loài người được tài sản,
Nuôi dưỡng vợ và con.

Hảy hành lời Phật dạy,
Không làm gì nhiệt não,
Rửa chân thật mau lẹ,
Hảy ngồi xuống một bên.
Chú tâm tu tâm chỉ,
Làm theo lời Phật dạy.

Sau khi nghe lời dạy,
Lời Patacara,
Sau khi rửa chân xong,
Họ vào ngồi một bên,
Chú tâm tu tâm chỉ,
Làm theo lời Phật dạy.

Trong đêm canh thứ nhất,
Họ nhớ đời quá khứ,
Trong đêm canh chặng giữa,
Thiên nhãn được thanh tịnh,
Trong đêm canh cuối cùng,
Khối si ám phá tan.

Đứng dậy họ lễ chân,
Vị giáo giới cho họ,
Như chư thiên ba mươi,
Đảnh lễ vị Sakka,
Vị không bị đánh bại,
Ở lại chỗ chiến trường,
Đặt Patacara,
Vào hàng bậc lãnh đạo,
Chúng tôi sẽ được sống,
Ba minh, không lậu hoặc.

— Thig 117-121, chuyển dịch từ Pali: HT. Thích Minh Châu

* [Canh thứ nhất: 6-10 p.m; Canh chặng giữa: 10 p.m.-2 a.m.; Canh cuối cùng: 2-6 a.m.]

Patacara was able to effect the change from a frivolous young girl to a Sangha Elder so quickly, because from previous births she had already possessed this faculty. During the previous Buddha's existence, it is said that she had been a nun and had lived the holy life for many, many years. The insights gained thereby had been hidden through her actions in subsequent lives. But when the next Buddha appeared in the world, she quickly found her way to him, the reason unbeknown to herself, spurred on by her suffering. Relentlessly attracted to the Awakened One and his doctrine, she entered into the homeless life and soon attained to eternal freedom.

Sources: A1,24; Thig 112-121,125,175,178; Ap. 11 No.20; J 547

Patacara đã có thể tạo ra sự thay đổi từ một cô gái sống hời hợt thành một Trưởng Lão Ni một cách nhanh chóng, bởi vì bà đã có khả năng này từ những kiếp trước. Trong thời của vị Phật trước, nghe nói rằng bà là một ni sư và đã sống đời thánh thiện trong rất nhiều năm. Những hiểu biết thu được từ đó đã bị chôn vùi qua các hành động của bà ở những kiếp sau. Nhưng khi vị Phật kế tiếp xuất hiện trên thế giới, bà đã nhanh chóng tìm đến ngài dù không biết lý do, thúc đẩy bởi sự đau khổ của bà. Không ngừng bị thu hút bởi Đấng Giác Ngộ và giáo lý của ngài, bà bước vào đời sống xuất gia và sớm đạt được sự tự do vĩnh cửu.

Tài liệu tham khảo: A1,24; Thig 112-121,125,175,178; Ap. 11 No.20; J 547

©1982 Buddhist Publication Society.
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge and, in the case of reprinting, only in quantities of no more than 50 copies; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. The Wheel Publication No. 292/293 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1982). Transcribed from the print edition in 1994 by Raj Mendis under the auspices of the DharmaNet Dharma Book Transcription Project, with the kind permission of the Buddhist Publication Society. Last revised for Access to Insight on 30 November 2013.
How to cite this document (a suggested style): "Buddhist Women at the Time of The Buddha", by Hellmuth Hecker, translated from the German by Sister Khema. Access to Insight (BCBS Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/hecker/wheel292.html .

©1982 Buddhist Publication Society.
Quý vị có thể làm bản sao, thay đổi hình dạng, in lại, xuất bản lại, và phân phối lại công trình này dưới bất cứ phương tiện nào, với điều kiện: (1) quý vị chỉ làm các bản sao như vậ̣y, v.v., cung cấp miễn phí và, trong trường hợp in lại, chỉ với số lượng không quá 50 bản sao; (2) quý vị chỉ ra rõ ràng là bất kỳ dẫn xuất nào của công trình nghiên cứu này (bao gồm cả bản dịch) có nguồn gốc từ nguồn tài liệu này, và (3) quý vị bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất kỳ bản sao hay các dẫn xuất của công việc này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. The Wheel Publication No. 292/293 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1982). Chép lại từ bản in vào năm 1994 bởi Raj Mendis, dưới sự bảo trợ của DharmaNet Dhamma Book Transcription Project và theo thỏa thuận với hội Buddhist Publication Society. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 30 tháng 11 năm 2013.
Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Buddhist Women at the Time of the Buddha - Tín Nữ vào thời Đức Phật", Hellmuth Hecker, dịch từ Đức Ngữ qua Anh ngữ bởi Ni cô Khema. Access to Insight (BCBS Edition), ngày 30 tháng 11 năm 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/hecker/wheel292.html .

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Ba 07-09-2019

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |