PREFACE

The fact that a reliable compilation of the materials which one who enters upon the practice of meditation ought to be in possession of before commencing the Practice of Exercises of Insight (vipassana- kammatthana) is much needed by the Buddhists of the West, has been duly taken into consideration by the Venerable Ledi Sayadaw, Aggamahapandita. To supply supply such a need he has written the Vipassana-Dipani (Exposition of Insight), first in Pali and afterwards in Burmese, (the latter only being sent to me for translation; the former, I am told, not being yet revised), treating of the following subjects: --the vipallāsa, the maññanā, the Abhinivesa, the Bhumi, the Gati, the Sacca, the causes of phenomena, the Abhiññā, and the Pariññā. Each of these subjects is fully expounded and furnished with brief illustrations, some of which are drawn from the Pali Text, while others are the product of the Mahathera's own mind and pen.

LỜI NÓI ĐẰU

Thực tế có một bộ diễn giải đáng tin cậy về Thiền Minh sát (vipassana-kammatthana) rất cần thiết cho một hành giả trước khi bắt đầu tu tập đối với các Phật tử ở phương Tây, đã được biên soạn bởi Ngài Trưởng Lão Ledi Sayadaw, Aggamahapandita. Để đáp ứng nhu cầu như vậy,Ngài ấy đã viết cuốn cẩm nan chi pháp về Vipassana-Dipani (diễn giải Minh sát), đầu tiên bằng tiếng Pali và sau đó bằng tiếng Miến Điện, (bản sau chỉ được gửi cho tôi để dịch; bản trước, tôi được nghe nói, chưa được sửa đổi) , sử dụng các chủ đề sau: -- Tưởng Điên Đảo (vipallāsa), Quan Niệm Sai Lầm (maññanā), Thành Kiến (Abhinivesa), Cõi Bhumi, Sự Di Chuyển (Gati), Chân Đế (Sacca), nguyên nhân của hiện tượng, Thắng trí (Abhiññā), và Hoàn Hảo (Pariññā). Mỗi chủ đề này đều được diễn giải đầy đủ và cung cấp các minh họa ngắn gọn, một số trong số đó được rút ra từ Văn bản Pali, trong khi những chủ đề khác là do chính Trưởng Lão Ledi Sayadaw biên soạn.

The purpose of Vipassana or the Exercise of Insight is to resolve into the three salient characteristics of Anicca, Dukkha and Anatta the illusory "Soul" (Atta) or imaginary "Self-principle" which from time out of mind has been held to exist in living beings by all Puthujjanas (ordinary unenlightened people) both Buddhist and non-Buddhist, the idea of "Soul" arising from simple ignorance, or unconsciously or through direct error.

Mục đích của Minh Sát (Vipassana) hay Tu Tập Nội Tâm là để nhận rõ ba đặc tính nổi bật của Vô Thường (Anicca), Bất Toại Nguyện (Dukkha) và Vô Ngã (Anatta), cái "bản ngã" (Atta) hư ảo hay "Nguyên tắc Tự ngã" ảo tưởng mà từ lâu đã được cho là tồn tại trong tâm trí chúng sinh bởi tất cả người thế tục Puthujjanas (những người chưa giác ngộ) cả Phật tử và không phải Phật tử, ý tưởng về "bản ngã " phát sinh từ sự thiếu hiểu biết đơn giản, hoặc vô ý thức hoặc do lỗi trực tiếp.

Before the meditator begins his task, it is necessary that he should know how and through what this Soul-theory is formed and maintained; and why and in what it is so deeply rooted, as not to be eradicated or even disturbed no matter what may be done to try to correct it; and what is the destiny of those who take their stand upon this platform of Soul- belief.

Trước khi hành giả bắt đầu tu tập, điều cần thiết là hành giả phải biết thuyết Tự Ngã được hình thành và duy trì như thế nào và thông qua cái gì; và tại sao và điều gì nó lại cắm rễ sâu đến mức không thể bị xóa bỏ hoặc thậm chí bị xáo trộn cho dù có thể làm gì để cố gắng sửa chữa nó; và số phận của những người đứng trên nền tảng niềm tin vào Tự Ngã này là gì.

The first five sections are intended to serve this purpose, for it will be seen that the belief in Soul is formed by the Vipallasa; that self-esteem is maintained by the Mannana, and that it is not firmly rooted in the soil of the Puthujjana-bhumi because of the Abhinevasa; and that the Putthujjana-gati, the "dispersion of life" is the destiny of all those who take their stand on the platform of Soul-belief.

Năm phần đầu thì chủ tâm hổ trợ mục đích này, vì sẽ thấy rằng niềm tin vào bản ngã tạo nên bởi sự ảo tưởng (vipallāsa); lòng tự trọng đó được duy trì bởi sự tưởng tượng (maññanā), và nó không bắt nguồn vào trong sự thống trị của cõi phàm nhân (Puthujjana-bhumi) vì Thành Kiến (Abhinivesa); và rằng sự chuyển kiếp của hạng phàm-nhân (Putthujjana-gati), "không có sự chọn lựa vào cảnh giới tái sinh" là số phận của tất cả những ai đứng trên nền tảng của Niềm tin có một linh hồn.

Under the heading of Sacca and Cause, it will be shown that Atta in the sense of "self" or personal identity, may or may not exist according as we treat of the matter from the standpoint of ordinary every-day speech, or from that of actual truth or fact, and that from a genuinely philosophical point of view, a living being is no more than a collocation of phenomena, mental and material, produced by causes, the classifications of which under categories, are methodically and fully given in detail. The meditator, then, keeping these facts in view, should begin his exercises bearing in mind that phenomena never abide even for a moment, but are continually arising and again disappearing.

Dưới đề mục Chân Đế và Căn Nguyên, sẽ chỉ ra rằng Atta theo nghĩa "tự ngã" hay bản sắc cá nhân, có thể tồn tại hoặc không tồn tại dựa theo cách chúng ta xử lý vấn đề từ quan điểm của sự diễn đạt bằng lời nói thông thường hàng ngày, hoặc từ quan điểm đó. về Chân Đế có thật hoặc sự kiện thực tế, và điều đó theo quan điểm triết học thực sự, một chúng sinh không gì khác hơn là sự tập hợp các hiện tượng tướng, tinh thần và vật chất, được tạo ra bởi các căn nguyên, sự phân loại của chúng theo các loại, được đưa ra một cách có phương pháp và đầy đủ chi tiết . Hành giả sau đó, khi lưu ý những sự kiện này, nên bắt đầu tu tập nghĩ trong tâm rằng các hiện tượng (các Pháp) không bao giờ đứng lại dù chỉ trong một khoảnh khắc, mà liên tục sinh và diệt.

To see things thus is what we call "seeing things as they are", namely, in accordance with their three inherent characteristics of impermanency, infelicity, and non-substantiality.

Nhìn thấy sự vật như thật, chúng ta gọi là "thấy sự vật như chúng là", nghĩa là đặc tính của chúng vốn có là Vô Thường, Bất Toại Nguyện và Vô Ngã.

Under the headings of Abhinna and Parinna, the classification of knowledge pertaining to Insight is dealt with, the specific meaning of each being adequately explained; and how each is developed, when each arrives at perfection, and how the final goal is won, also are shown.

Dưới các đề mục của Thắng trí (Abhiññā) và Hoàn Hảo (Pariññā), sự phân loại trí liên quan đến Minh Sát được diễn giải, ý nghĩa cụ thể được giải thích thỏa đáng; và cách mỗi loại được phát triển, khi nào mỗi cái đạt đến mức hoàn hảo và cách đạt được mục tiêu cuối cùng, cũng được trình bày rõ ràng.

In concluding, the Mahathera, faithful to the Master's words: "viriya-vato bhikkhave kim nama na sijjhati" "Brethren, a man of energetic perseverance, why should he not succeed in anything at all." Sums up with the encouraging counsel that a meditator ought never give up the exercises, but continue to practise them until he gains the Paths; for while it is true that some are more highly virtuous than others and are naturally endowed with the power of penetrating into the nature of things in respect to their impermanence, infelicity and unsubstantiality, while others are otherwise; nevertheless the faithful and persistent practiser is sure to gain the Paths either in this life or in the one immediately following; and the Insight of the Dhamma, moreover, cannot be acquired in any perfection save by long and continuous practice.

Để kết luận, Ngài Trưởng lão, đã tuân thủ lời của bậc Tôn Sư : "viriya-vato bhikkhave kim nama na sijjhati" "Này các tỳ kheo, một người có nghị lực kiên trì, tại sao anh ta lại không thành công trong bất cứ việc gì." Tóm lại với lời khuyên đầy khích lệ rằng một hành giả nên không bao giờ từ bỏ sự tu tập, mà hãy tiếp tục thực hành chúng cho đến khi anh ta đạt được con đường Đạo; Quả, trong khi đúng ra một số người có phẩm hạnh cao hơn những người khác và được thiên phú một cách tự nhiên khả năng thâm nhập vào bản chất của sự vật đối với tính chất Vô Thường, Bất Toại Nguyện và Vô Ngã của chúng, trong khi những người khác thì khác; mặc dù vậy, người tu tập phài trung thành và kiên trì chắc chắn sẽ đạt được con đường đạo quả trong kiếp này hoặc kiếp sau; và Tuệ giác về Pháp, hơn nữa, không thể đạt được ở bất kỳ mức độ hoàn hảo nào nếu không tu tập lâu dài và liên tục.

Turning to the details of the actual translation, the expositions being a blend of metaphysics and ethics, I have ventured to confine every word to its main or original import, and to steer a mean course between the dangers of being too literal on the one hand and too free on the other.

Quay sang sự tôn trọng bản dịch chính, các phần trình bày là sự pha trộn giữa siêu hình học và đạo đức, tôi đã mạn phép giới hạn mọi từ vựng theo ý nghĩa chính hoặc nguyên gốc của nó, và để định hướng một hướng đi trung đạo giữa một bên là khả năng bị tổn hại. và một bên là được tu tập như một mong muốn.

Repetitions of words and small groups of nearly synonymous words have a tendency to spread themselves, as it were, in the obligation I am under to follow the peculiar style adopted by the Mahathera.

Sự lặp lại những từ vựng và các cụm từ gần như đồng nghĩa có khuynh hướng tự lan truyền, theo nghĩa mà tôi phải tuân theo phong cách đặc biệt được Ngài Trưởng Lão áp dụng.

Notwithstanding all the pains I have bestowed on this translation, I am well aware of its falling far short of the degree of excellence that might be attained; and therefore in a rendering of this kind, where perfection lies at so great a distance, I have thought it best to limit my ambition to that moderate share of merit which it may claim in its present form, trusting to the indulgence of those for whose benefit it is intended.

U NYANA,
Patamagyaw.

Tuy nhiên tất cả những cố gắng mà tôi đã dành cho bản dịch này, tôi nhận thức rõ rằng còn kém xa so với mức độ xuất sắc có thể đạt được; và vì thế trong một sự xây dựng thuộc đa dạng này, nơi mà sự hoàn hảo nằm ở một khoảng cách rất xa, tôi đã nghĩ tốt nhất nên giới hạn tham vọng của mình ở phần công đức vừa phải mà nó có thể có ở đây và bây giờ, tin tưởng vào sự khoan dung của những người mà lợi ích nó có được dự định.

U NYANA,
Patamagyaw.

The terms are explained in the body of the work. Meantime, the following brief definitions may be helpful.

  • vipallāsa - hallucinations.
  • maññanā - fantasies, consciously feigning things to be that which they are not .
  • abhinivesa - firmly rooted beliefs, basic stages of consciousness from which other states develop.
  • gati - stage of going, re-newing, faring on.
  • sacca - truth, relative and absolute.
  • Abhiññā - supernormal knowledge.
  • Pariññā - profound insight.
  • "Soul" (Atta) or imaginary "Self-principle"
  • Element of Extension = the earth-element= pathavi = đất
  • The body is composed of the four elements 'earth, water, wind, fire', the material phenomena (rūpadhammā) are --namely, 1. the element of extension (pathavi), 2. the element of cohesion (āpo), 3. the element of heat (tejo), 4. the element of motion (vāyo); its four derivatives (upādā rūpa) -- namely, 5. colour (vanna), 6. odour (gandha), 7. taste (rasa), 8. nutritive essence (ojā), 9. vitality (jīvitindriya) and 10. body (kāya).

Aggamahapandita is a title of honour, meaning "Chief Great Pundit".

Các từ vựng được xử dụng trong bài diễn giải. trong thời điểm này, các định nghĩa ngắn gọn sau đây có thể hữu ích.

  • vipallāsa - tưởng điên đảo (ảo giác) .
  • maññanā - tưởng tượng, quan niệm sai lầm .
  • abhinivesa - Thành kiến - niềm tin bắt rễ vững chắc, các giai đoạn cơ bản của ý thức mà từ đó các trạng thái khác phát triển.
  • gati - Sự di chuyển, làm mới lại.
  • sacca - chân đế, sự thật, chân lý.
  • Abhiññā - thắng trí.
  • Pariññā - có nghĩa là sự hiểu biết đúng đắn, thông thạo, rõ rệt, tuệ giác thâm sâu.
  • ""Soul" Tự ngã" (Atta) hay tưởng tượng "Nguyên tắc Tự ngã"
  • Element of Extension = pathavi = đất
  • Tấm thân này chẵng gì khác ngoài “đất, nước, gió, lửa”, các sắc pháp (rūpadhammā) được kết dính với nhau -- cụ thể là, 1. yếu tố đất(pathavi), 2. yếu tố nước (āpo), 3. yếu tố lửa (tejo), 4. yếu tố gió (vāyo); bốn dẫn xuất của nó (upādā rūpa) -- cụ thể là, 5. màu (vanna), 6. mùi (gandha), 7. vị (rasa), 8. dưỡng chất (ojā), 9. sức sống (jīvitindriya) và 10. thân (kāya). .

Aggamahapandita là bậc đại trí tuệ, một tước hiệu danh dự.

The Vipassana Dipani Or The Exposition Of Insight

Honour to the Buddha

The Three Vipallāsa

Minh Sát Diễn Giải hay Sự Diễn Dịch của Tuệ giác

Kính đảnh lễ Tôn Đức Phật

Ba Pháp Điên Đảo

Vipallāsa means hallucination, delusion, erroneous observation, or, taking that which is true as being false, and that which is false as true.

The three Vipallāsa are:

1. saññā-vipallāsa,
2. citta-vipallāsa,
3.diṭṭhi-vipallāsa.

Vipallāsa có nghĩa là pháp-đảo-điên, vặn vẹo, bóp méo, quan sát sai lầm, hoặc, coi cái đúng là sai, và cái sai là đúng.

Ba Pháp Điên Đảo là:

1. Tưởng điên đảo(saññā-vipallāsa),
2. Tâm ý điên đảo(citta-vipallāsa),
3. Kiến điên đảo(diṭṭhi-vipallāsa).

Of these three, hallucination of perception is fourfold, thus:

  1. It erroneously perceives impermanence as permanence;
  2. Impurity as purity;
  3. Ill as good; and
  4. No-soul as soul.

The same holds good with regard to the remaining two vipallasa, i.e. those of thinking and viewing.

Trong ba pháp điên đảo này, thì Tưởng điên đảo là gấp bốn lần, đó là như vầy::

  1. Xem những gì vô thường (anicca) là thường (nicca);
  2. những gì bất tịnh (Asubhā) là tịnh (subha)
  3. những gì khổ (dukkha) là lạc ((Sukha); và
  4. những gì vô ngã (anattā) là ngã (attā);.

Cũng vậy, tương tự đối với hai tưởng còn lại, tức là tâm điên đảo và kiến điên đảo.

All these classifications come under the category of "This is mine! This is my Self or living Soul!" and will be made clear later.

Tất cả những điên đảo này đều thuộc trạng thái "Đây là của tôi! Đây là tôi hay tự ngã của tôi!" và sẽ được diễn giải rõ sau.

The three Vipallasa may be illustrated respectively by the similies of the wild deer, the magician, and a man who has lost his way.

Ba pháp điên đảo này có thể được minh họa bằng những ẩn dụ về con nai hoang dã, nhà ảo thuật và người lạc đường.

This is the simile of the wild deer to illustrate the hallucination of perception.

Đây là ẩn dụ về con hươu hoang dã để minh họa cho Tưởng điên đảo (saññā-vipallāsa) .

In the middle of a great forest a certain husbandman cultivated a piece of paddy land. While the cultivator was away, wild deer were in the habit of coming to the field and eating the young spikes of growing grain. So the cultivator put some straw together into the shape of a man and set it up in the middle of the field in order to frighten the deer away. He tied the straws together with fibres into the resemblance of a body, with head, hands and legs; and with white lime painting on a pot the lineaments of a human face, he set it on the top of the body. He also covered the artificial man with some old clothes such as coat, and so forth, and put a bow and arrow into his hands. Now the deer came as usual to eat the young paddy; but approaching it and catching sight of the artificial man, they took it for a real one, were frightened and ran away.

Trong một khu rừng rộng lớn, một người nông dân canh tác một mảnh đất trồng lúa. Trong lúc người nông dân đi vắng, những con nai hoang dã đã đến cánh đồng và ăn những bông lúa non đang mọc mầm. Vì vậy, người nông dân đã kết một số rơm lại với nhau thành hình nộm một người đàn ông và đặt ở giữa cánh đồng để xua đuổi con nai. Anh ta buộc những chiếc rơm lại với nhau bằng sợi thành hình giống như một cơ thể, có đầu, tay và chân; và dùng vôi trắng vẽ những đường nét của khuôn mặt người. Anh ta cũng phủ lên người nộm một số quần áo cũ như áo khoác, v.v., và đặt cung tên vào tay hình nộm. Bấy giờ nai đến ăn lúa non như thường lệ; nhưng đến gần và bắt gặp hình ảnh người nộm, chúng nghĩ đó là người thật, chúng sợ hãi bỏ chạy.

In this illustration, the wild deer had seen men before and retained in their memory the perception of the shape and form of men. In accordance with their present perception, they took the straw man for a real man. Thus their perception of it was an erroneous perception. The hallucination of perception is as here shown in this allegory of the wild deer. It is very clear and easy to understand. This particular hallucination is also illustrated in the case of a bewildered man who has lost his way and cannot make out the cardinal points, East and West, in the locality in which he is, although the rising and setting of the sun may be distinctly perceived by any one with open eyes. If the error has once been made, it establishes itself very firmly, and is only with great difficulty to be removed. There are many things within ourselves which we are always apprehending erroneously and in a sense the reverse of the truth as regards Impermanence and No-soul. Thus through the hallucination of perception we apprehend things erroneously in exactly the same way that the wild deer take the straw man to be a real man even with their eyes wide open.

Trong ẩn dụ này, con hươu hoang dã đã nhìn thấy con người trước đây và lưu giữ trong trí nhớ của chúng tưởng nhớ lại hình dạng và hình dáng của con người. Theo nhận thức hiện tại của chúng coi người nộm là người thật. Vì vậy nhận thức của chúng là một nhận thức sai lầm. Ảo giác về nhận thức giống như ở đây được thể hiện trong câu chuyện ngụ ngôn về con hươu hoang dã này. Nó rất rõ ràng và dễ hiểu. Tưởng điên đảo đặc biệt này cũng được ẩn dụ trong trường hợp một người bị lạc đường và không thể phân biệt được các điểm chính, hướng Đông và hướng Tây, tại địa phương mà anh ta đang ở, mặc dù mặt trời mọc và lặn có thể được nhận biết rõ ràng. bởi bất kỳ ai mở đôi mắt thấy rõ. Nếu sai lầm đã từng tạo ra, thì nó sẽ tự hình thành rất vững chắc và rất khó loại bỏ. Có nhiều điều bên trong chúng ta mà chúng ta luôn hiểu sai và theo một nghĩa nào đó là đi ngược lại sự thật về Vô thường và Vô ngã. Do đó, với tưởng điên đảo, chúng ta hiểu sai mọi thứ giống hệt như cách mà con nai hoang dã coi người nộm là người thật ngay cả khi chúng đang mở to mắt khi nhìn thấy người nộm.

Now for the simile of the magician to illustrate the hallucination of thought.

Bây giờ ví dụ về nhà ảo thuật để ẩn dụ cho Tâm ý điên đảo(citta-vipallāsa),.

There is a pretended art called magic by means of which when lumps of earth are exhibited in the presence of a crowd, all who look at them think they are lumps of gold and silver. The power of the magical art is such as to take from men their ordinary power of seeing and in its place put an extra-ordinary kind of sight. It can thus for a time, turn the mind upside down, so to speak. When persons are in command of themselves they see lumps of earth as they are. But under the influence of this magical art, they see the lumps of earth as lumps of gold and silver with all their qualities of brightness, yellowness, whiteness, and so forth. Thus, their beliefs, observations, or ideas, become erroneous. In the same way our thoughts and ideas are in the habit of wrongly taking false things as true and thus we delude ourselves. For instance, at night, we are often deceived into thinking we see a man when it is really the stump of a tree that we are looking at. Or, on seeing a bush, we imagine we are looking at a wild elephant; or, seeing a wild elephant take it to be a bush.

Có một loại nghệ thuật trình diễn đánh lừa thị giác được gọi là ảo thuật, người ảo thuật gia để những cục đất trước sự chứng kiến của đám đông, tất cả những ai nhìn vào đều nghĩ chúng là những cục vàng và bạc. Năng lực của ảo thuật lấy đi khả năng nhìn bình thường của con người và thay vào đó là hiển thị rất nhanh một loại thị giác khác thường. Do đó có thể nói như vầy, nó có thể làm tâm trí điên đảo trong một thời gian ngắn. Khi con người kiểm soát được bản thân, họ nhìn thấy những cục đất chỉ là những cục đất như chúng vốn có. Nhưng những người bị ảnh hưởng của ảo thuật, họ nhìn thấy những cục đất như những cục vàng và bạc với tất cả các đặc tính như độ sáng, độ vàng, độ trắng, v.v. Do đó, niềm tin, quan sát hoặc ý tưởng của họ trở nên sai lầm. Cũng vậy, những suy nghĩ và ý tưởng của chúng ta có thói quen coi những điều sai lầm là đúng và do đó chúng ta tự lừa dối mình. Ví dụ, chúng ta đi trong đêm tối khi nhìn thấy một gốc cây thị giác chúng ta tưởng đó là một con người. Hoặc, khi nhìn thấy một bụi cây, thị giác chúng ta lại cho rằng mình đang thấy một con voi rừng, hoặc, khi nhìn thấy một con voi rừng thị giác chúng ta lại cho rằng đó là một bụi rậm.

In this world all our mistaken ideas as to what comes within the field of our observation, are due to the action of the hallucination of thought which is deeper and more unfathomable than that of the perception, since it deludes us by making false things seem true. However, as it is not so firmly rooted as the latter, it can easily be removed by investigation or by searching into the causes and conditions of things.

Tất cả những tưởng điên đảo về những gì xảy ra trong lĩnh vực thị giác của chúng ta trong thế giới này, đều là do tác động của tư duy sâu kín và khó dò hơn so với nhận thức, vì nó đánh lừa chúng ta bằng cách làm cho những điều sai lầm có vẻ đúng. Tuy nhiên, vì nó không có gốc rễ vững chắc như phương án thứ hai, nên nó có thể dễ dàng bị loại bỏ bằng cách điều tra hoặc bằng cách tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện của các pháp.

Now for the simile of the man who has lost his way, to illustrate the hallucination of views.

Bây giờ, nói về ví dụ một người bị lạc để minh họa cho Kiến điên đảo(diṭṭhi-vipallāsa).

There was a large forest haunted by evil spirits, demons, who lived there building towns and villages. There came some travellers who were not acquainted with the roads through the forest. The demons created their towns and villages as splendidly as those of Devas, or celestial beings and themselves assumed the forms of male and female Devas. They also made the roads as pleasant and delightful as those of the Devas. When the travellers saw these, they believed that these pleasant roads would lead them to large towns and villages, and so, turning aside from the right roads, they went astray following the wrong and misleading ones, arriving at the towns of the demons and suffering accordingly.

Có một khu rừng lớn có nhiều linh hồn xấu xa, những ngã quỷ , chúng tạo ra thị trấn và làng mạc để trú ngụ. Có một số du khách không quen thuộc với những con đường xuyên rừng. Những con quỷ đã tạo ra các thị trấn và làng mạc của chúng lộng lẫy như thành phố của các vị thần, hoặc các vị Chư Thiên và chúng mang hình dạng của các vị thiên nam và thiên nữ. Chúng cũng tạo nên những con đường xinh đẹp và thú vị như những con đường của các vị thiên thần. Khi những người lữ khách nhìn thấy những con đường xinh đẹp, họ tin rằng những con đường thú vị này sẽ dẫn họ đến những thị trấn và làng mạc lớn, và vì vậy, thay vi rẽ qua những con đường đúng, họ đã lầm đường lạc lối theo những con đường sai lầm vì vậy, dẫn đến những thành phố của ma quỷ và đau khổ.

In this allegory, the large forest stands for the three world of Kama-loka, Rupa-loka and Arupa-loka. The travellers are all those who inhabit these worlds. The Right Road is Right Views; and the misleading road is Wrong Views. The Right Views here spoken of are of two kinds, namely, those that pertain to the world, and those pertaining to Enlightenment. Of these two, the former is meant to connote this right view; "All beings are the owners of their deeds; and every deed, both moral and immoral, committed by oneself is one's own property and follows one throughout the whole long course of life" while the latter is meant to connote the knowledge of the Doctrine of Causal Genesis, of the Aggregates, of the Ayatana (Bases), and No-Soul. Of these two views, the former is as the right road to the round of existences. The worlds of the Fortunate (i.e., the abodes of human beings, Devas, and Brahmas), are like the towns of good people. The erroneous views that deny moral and immoral deeds and their results or effects, and come under the names of Natthikaditthi, Ahetuka-ditthi, and Akiriya-ditthi, are like the wrong, misleadfing roads. The worlds of the Unfortunate which are the abodes of the tortured, of Animals, Petas, and Asuras, are like the towns of the demons.

Trong câu chuyện ngụ ngôn này, khu rừng rộng lớn tượng trưng cho tam giới: Dục Giới (kāmaloka), Sắc Giới (rūpaloka) và Vô Sắc Giới (arūpaloka). Các du khách là tất cả chúng sinh sống trong Tam Giới. Con đường đúng là Chánh Kiến (sammādiṭṭhi), ; và con đường lầm lạc là Tà kiến (micchādiṭṭhi). Chánh kiến (sammādiṭṭhi) được đề cập ở đây có hai loại, nghĩa là những quan điểm thuộc về thế gian và những quan điểm thuộc về giác ngộ. Trong hai loại Chánh Kiến này, loại đầu quan điểm thuộc về thế gian có nghĩa là; "Tất cả chúng sinh là chủ sở hữu của những hành động của họ; và mọi hành động, thiện và bất thiện, do chính mình thực hiện đều là tài sản của chính mình và theo mình trong suốt cuộc luân hồi" trong khi quan điểm thuộc về giác ngộ có nghĩa là nhận thức đúng: Về Giáo lý Nhân quả (hetuvipāka), về nhóm (khandha-uẩn), về xứ (āyatana), và về vô ngã (anatta). Trong hai quan điểm này, quan điểm thứ nhất là con đường đúng dẫn đến vòng luân hồi. Thế giới của những người may mắn (tức là nơi ở của con người, chư thiên và Phạm thiên), giống như thị trấn của những người tốt. Những quan điểm sai lầm (tà kiến) là phủ nhận lý nhân quả những hành động đạo đức và vô đạo đức cùng kết quả hoặc tác động của chúng, và được gọi là phi hữu kiến (natthikadiṭṭhi), vô nhân kiến (ahetukadiṭṭhi), và vô hành kiến (akiriyadiṭṭhi), giống như những con đường sai lạc, lầm lạc. Thế giới của những người bất hạnh là nơi ở của những người bị hành hạ, của Súc sinh, Ngạ quỷ và A tu la, giống như những thành phố của ma quỷ.

The right view of knowledge which is one of the factors of Enlightenment, is like the right road that leads out of the round of existence. Nibbana is like the town of good people.

Chánh Kiến là một trong những yếu tố của Giác ngộ, giống như con đường đúng đắn dẫn ra khỏi vòng sinh tử. Niết bàn giống như thị trấn của những người tốt.

The views "My Body!" and "My Soul!" are also like the wrong and misleading roads. The world comprising the abodes of human beings, Devas, and Brahmas, or the ceasless renewing of existences, is like the towns of the demons.

Những tà kiến "thân tôi!" và "Tự ngã của tôi!" giống như những con đường lầm đường lạc lối. Thế giới bao gồm nơi ở của con người, Chư thiên và Phạm thiên, hay sự tái sinh không ngừng của các hiện hữu, giống như các thành phố của ma quỷ.

The aforesaid erroneous views are known as the hallucinations, such being deeper and more firmly established than that of thought.

Những quan điểm sai lầm nói trên được gọi là điên đảo, là ảo giác, sâu thẳm và được thiết lập vững chắc hơn so với suy nghĩ điên đảo.

The Three Maññanā

Ba Quan Niệm Sai Lầm .

Maññanā means fantasy, egotistic estimation, high imagination, or feigning to oneself that one is what one is not. Through nescience hallucination arises and through hallucination fantasy arises.

Maññanā có nghĩa là tưởng tượng, một sự suy nghĩ sai lầm, trí tưởng tượng cao hoặc do ảo giác với chính mình là một người mà mình không phải như vậy. Thông qua vô tri ảo giác phát sinh và thông qua ảo giác tưởng tượng phát sinh.

Fantasy is of three kinds, to wit:

  1. Taṅhā maññanā: fantasy by lust(desire of the sense);
  2. Māna maññanā: fantasy by conceit;
  3. ditthi-manna: fantasy by error (in beliefs).

of these, "fantasy by lust" means the high imagination: "This is Mine!" "This is my Own!" in clinging to what in reality is not "Mine" and "My Own". In strict truth, there is no "I"; and as there is no "I", there can be no "Mine" or "My Own". Though indeed, it is the case that both personal and impersonal (external) objects are highly imagined and discriminated as "This is Mine, that other thing is not mine," and "This is My Own; that other thing is not my own". Such a state of imagination and fanciful discrimination is called "fantasy by lust".

Ba quan niệm sai lầm, có nghĩa như sau:

  1. 1. Taṅhā maññanā: Sai lầm do dục vọng (ham muốn của giác quan);
  2. 2. Māna maññanā: Sai lầm do tự phụ;
  3. 3. ditthi-manna: Sai lầm do tà kiến (trong niềm tin).
  4. trong số này, "Sai lầm do dục vọng (Taṅhā maññanā)- " có nghĩa là trí tưởng tượng tăng thượng mạn: "Đây là của tôi!" "Đây là chính tôi!" trong việc bám víu vào những gì trong thực tế không phải là "không phải của Tôi" và "không phải là Tôi". Trong sự thật chính xác, không có cái "tôi"; và vì không có "Tôi" nên không thể có "Của Tôi" hay "Cái Của Tôi". Mặc dù thực sự, đó là trường hợp mà cả đối tượng cá nhân và phi cá nhân (bên ngoài) đều được tưởng tượng và phân biệt cao độ như "Cái này là của tôi, cái kia không phải của tôi" và "Cái này là của riêng tôi; cái kia không thuộc về tôi" . Trạng thái tưởng tượng và phân biệt huyền ảo như vậy được gọi là “Sai lầm do dục vọng”.

Personal objects mean one's own body and organs. Impersonal or external objects means one's own relations, such as father, mother, and so forth: and one's own possessions.

Đối tượng cá nhân có nghĩa là thân thể và các bộ phận bên trong của chính mình. Những đối tượng khách quan hay bên ngoài có nghĩa là những mối quan hệ của chính mình, chẳng hạn như cha, mẹ, v.v. và của cải của mình.

"Fantasy by conceit" means high imagination of personal objects expressed as "I", "I am". When it is supported or encouraged, so to speak, by personal attributes and impersonal objects, it becomes aggressively haughty and fantastically conceited.

“Sai lầm do Tự Phụ (Māna maññanā)” có nghĩa là trí tưởng tượng cao về "cái tôi"được thể hiện như “tôi”, “tôi là”. Khi nó được sự giúp đỡ hoặc kích thích, có thể nói, do bởi các thói quen cá nhân và các đối tượng không liên quan đến cá nhân, nó trở nên hài lòng với chính mình một cách cương quyết và kiêu căng mạnh mẽ.

Here, personal attributes means vigour or plentitude of eyes, ears, hands, legs, virtue, intuition, knowledge, power and so forth. Impersonal objects means plentitude of families, relations, surroundings, dwellings possessions and so forth.

Ở đây, các đặc tính cá nhân có nghĩa là sự năng động hay sự phong phú của mắt, tai, tay, chân, đức hạnh, trực giác, kiến thức, quyền lực, v.v. Đối tượng khách quan có nghĩa là sự phong phú của gia đình, quan hệ, môi trường xung quanh, tài sản nhà ở, v.v.

"Fantasy by error" means over-estimation of personal objects as "My Frame-work; My Principle; My Pith; My Substance; My Soul; My Quintessence." In the expressions: "earthern pots" and earthern bowls", it is understood that earth is the substance of which these pots and bowls are made, and the very earth so made, so shaped, is again called pots and bowls. In the expressions "Iron pots" and "iron bowls", and so forth, it is also understood that iron is the substance from which iron pots and bowls are made, and the very iron, so made, so shaped is again called pots and bowls. In exactly the same way that in these instances earth or iron is the substance from which the vessels are made, so, assuming the Element of Extension, the earth-element which pertains to the personality or the substance of living beings, of the "I" this fanciful estimation of the facts of the case arises:

"Sai lầm do tà kiến ditthi-manna trong niềm tin)". có nghĩa là nhận xét không đúng nhận xét quá cao đối tượng cá nhân là "Tôi như thế này; Nguyên tắc sống của tôi; Phần cốt lõi của tôi; Bản chất của tôi; Linh hồn của tôi; Tinh hoa của tôi." Trong các cụm từ : “chậu đất” và bát đất”, được hiểu rằng đất là chất để làm nên những cái chậu và cái bát này, và có hình dạng như vậy, lại được gọi là chậu và bát. "Nồi sắt" và "bát sắt", v.v., cũng được hiểu rằng sắt là chất để làm ra những chiếc nồi và bát bằng sắt, và được tạo hình như vậy lại được gọi là nồi và bát.Cũng giống như cách mà trong những trường hợp này đất hoặc sắt là chất mà từ đó các bình được tạo ra, vì vậy, giả sử Nguyên tố đất (Element of Extension = pathavi = đất), nguyên tố đất gắn liền với cá tính hoặc thực chất của chúng sinh, của "Tôi" ước tính ảo tưởng này về các sự kiện của trường hợp phát sinh:

"The Element of Extension is the living being: the Element of Extension is the "I". What is here said in connection with the Element of Extension is in like manner to be understood in connection with the Element of Cohesion, the liquid element, and all other elements found in a corporeal existence. This over-estimation or fantastic imagination will be expounded at greater length further on.

Thì "Yếu tố đất (pathāvi) là sinh vật sống: Yếu tố đất là "tôi". Điều được nói ở đây liên quan đến Yếu tố đất cũng giống như cách được hiểu liên quan đếǹ yếu tố chất kết dính để giúp các phần liên quan và gắn kết chặt chẽ với nhau hơn, và tất cả các yếu tố khác là . Yếu tố Nước (āpo), yếu tố Lửa (tejo) yếu tố Gió (vāyo), được tìm thấy trong sự hiện hữu của một chúng sinh .Sự đánh giá quá mức hoặc trí tưởng tượng xa vời này sẽ được trình bày chi tiết hơn về sau.

These three kinds of fantasy are also called the three Gahas, or three Holds, to indicate their power of holding tightly and firmly. Since also they multiply erroneous, mistaken actions which tend gradually but continuously to increase past all limits and never incline to cease, they are also called three Papañca or Three Multipliers.

Ba quan niệm sai lầm (maññanā) này cũng được gọi là ba “xiềng xích hay gông cùm (gaha)”, để chỉ ra khả năng nắm giữ chặt chẽ và chắc chắn của chúng. Vì chúng cũng tạo lên những hành động sai lầm, sai lầm có xu hướng tăng dần nhưng liên tục vượt qua mọi giới hạn và không bao giờ có xu hướng dừng lại, nên chúng còn được gọi là ba Vọng Tưởng (Papañca) hoặc Ba Ảo Tưởng.

The Two Abhinivesa

Abhivinesa means strong belief set in the mind as firmly and immovably as door-posts, stone pillars, and monuments, so that it cannot be moved by any means or expenditure of effort. It is of two different kinds to wit:

Hai Thành Kiến

Abhivinesa còn gọi là Thành Kiến có nghĩa là niềm tin mãnh liệt được thiết lập vững chắc trong tâm và không lay động như cột cửa, cột đá và tượng đài, đến nỗi nó không thể bị lay chuyển bởi bất kỳ phương tiện hay nỗ lực nào. Có là hai loại Thành Kiến được giải thích như sau:

  1. Taṅhā abhinivesa: Firm belief induced by lust.
  2. Ditthibhinivesa: Firm belief induced by error.

Of these, Taṅhā abhinivesa means the firm and unshakable belief in what is not my own body, head, hands, legs, eyes, nose and so forth, as being my own body, my own head and so forth, throughout a long succession of existences.

  1. Taṅhā abhinivesa: Thành kiến tin vững chắc do ái dục tạo ra.
  2. Diṭṭhi abhinivesa: Thành kiến tin vững chắn do tà kiến gây ra. .

Những điều này, Taṅhā abhinivesa có nghĩa là thành kiến tin vững chắc và không thể lay chuyển vào cái không phải là thân thể của chính mình, đầu của mình và tay, chân, mắt, mũi, v.v. của chính mình, trong suốt chiều dài quá trình của kiếp sống.

Diṭṭhi abhinivesa means the firm and unshakable belief in the existence of the Soul or Self or Separate Life in a person or creature, which is held, in accordance with this belief, to be an unchanging supreme thing that governs the body. These two kinds of belief are so called tanhanissaya and ditthinissaya respectively. They may also be called the Two Great Reposers upon the Five Aggregates, and on Body-and -Mind; or as the Two Great Resting-places of puthujjanas or ordinary men of the world.

Diṭṭhi abhinivesa có nghĩa là thành kiến tin vững chắc và không thể lay chuyển là có sự tồn tại của một đại ngã hoặc Bản ngã (mahātta)hoặc Sự sống riêng biệt trong con người hoặc sinh vật, theo sự tin tưởng này, điều này được coi là một điều tối cao không thay đổi chi phối cơ thể. Hai loại thành kiến này lần lượt được gọi là thành kiến do ái (Taṅhā abhinivesa) và thành kiến do tà kiến (Diṭṭhi abhinivesa). Chúng cũng có thể được gọi là Hai Đấng Đại Ngã (Đại ngã còn có tên gọi như: Đấng Tạo hóa, Thượng đế, Đấng Sáng Tạo chủ) là Đấng Sáng tạo ra thế gian sáng tạo đối với con người là sự kết hợp bởi Năm Uẩn và đối với Thân và Tâm như là Hai Nơi An trú của phàm nhân (puthujjana) hay là những người thường trên thế giới.

THE TWO BHUMI OR STAGES

Bhumi means the stage where all creatures find their footing, generate and grow. It is of two kinds, to wit:

  1. Puthujjana bhūmi
  2. Ariya bhūmi.

Puthujjana bhūmi is the stage of a puthujjana, an ordinary, or normal being, and speaking in the sense of ultimate truth, it is nothing but the hallucination of views. All creatures of the ordinary worldly kind live in the world making this Ditthi-vipallasa or erroneous view their resting place, their main support, their standing ground: "There is in me or in my body something that is permanent, good and essential."

Hai Cõi

Bhūmi là cõi, có nghĩa là nơi tất cả các chúng sinh cư ngụ và sinh sống. Có hai cõi được giải thích như sau: :

  1. Cõi phàm nhân (puthujjana bhūmi)
  2. Cõi bậc Thánh (ariya bhūmi)..

Puthujjana bhūmi là cõi người, cõi thế tục, hoặc cõi người phàm, và nói theo chân lý tối hậu, nó không là gì khác ngoài sự tưởng tượng chế định của các quan điểm. Tất cả chúng sinh thuộc loại phàm tục sống trong thế giới làm cho kiến giải lầm lạc diṭṭhi vipallāsa này hay quan điểm sai lầm về chỗ cư trú của con người, chỗ nương chính của con người, chỗ đứng của con người: "Có một cái gì đó trong tôi hay trong cơ thể tôi là thường còn, là tốt và là thiết yếu."

The Ditthi-mannana or fantasy through error, the Ditthigaha or erroneous hold, the Ditthi-papanca or multiplier of error, and the Ditthi-abhinivesa or strong belief induced by error, are also the landing stages, the supports, the resting places, and the standing grounds of all puthujjanas. Hence they will never be released from the state or existence of a puthujjana, so long as they take their firm stand on the ground of the said many-titled error.

Dù là tưởng tượng do Kiến sai lầm (diṭṭhi-maññanā), hay là sự nắm giữ sai lầm, kiến xiềng xích (Diṭṭhigaha), hoặc do ảo kiến hay ảo tưởng sai lầm (Diṭṭhi papañnca), và kiến chấp hay niềm tin mạnh mẽ do sai lầm gây ra (Diṭṭhi abhinivesa), bốn điều này cũng là những nền tảng, là nơi nương tựa, nơi an trú, và chỗ đứng của tất cả phàm nhân (puthujjanas). Do đó, họ sẽ không bao giờ giải thoát khỏi trạng thái hoặc sự tồn tại của một phàm nhân (puthujjana), chừng nào họ còn giữ vững lập trường của mình trên nền tảng sai lầm như các tiêu đề nói trên.

As to the Ariya-bhumi, it is a state of an Ariya, a noble and sanctified being, in whom hallucination is eradicated. It is, speaking in the ultimate sense, nothing but this Right View, this Right Apprehension, the Right Understanding: "There is in me or in my body nothing permanent, good, and essential". As an Ariya lives making Right View his main footing, this Right View may be called the stage of the Ariya. Upon the attainment of this Right View, a being is said to have transcended the Puthujjana-bhumi, and to have set foot on the Ariyan stage.

Ariya bhūmi là cõi của một bậc Thánh (Ariya), một nhân vật cao quý và thánh thiện, các ngài đã diệt tận tất cả tà kiến và lậu hoặc. Nói theo nghĩa tối hậu, nó không là gì, nhưng với Chánh Kiến (sammādiṭṭhi), đó là sự hiểu đúng, thấy đúng này: "Không có một cái gì đó trong tôi hay trong cơ thể tôi là thường còn, tốt đẹp và thiết yếu". Là một bậc Thánh lấy Chánh kiến (sammādiṭṭhi) làm chỗ dựa chính của mình, Chánh kiến (sammādiṭṭhi) này có thể được gọi là nền tảng của bậc Thánh nhân. Sau khi đạt được Chánh kiến (sammādiṭṭhi) này, một chúng sinh được cho là đã vượt qua cõi phàm nhân (Puthujjana-bhumi), và đặt chân lên cõi Thánh nhân (Ariya-bhumi).

Among the innumerable ordinary beings (Puthujjanas) who have been treading the ground of Puthujjanaship during countless existences that have no known beginning; if a certain person trying to eradicate the hallucination of error to implant the Right View within himself, on a certain day succeeds in his attempts, he is said to have set foot that self-same day upon the ground of the Ariya, and to have become an Ariya, that is a sanctified being. Even if there should remain the hallucinations of mind and perception in some of the Ariyas, they would not commit such evil deeds as would produce for them evil effects in the worlds of misfortune, for they have eradicated the weighty hallucination of error. The two remaining hallucinations would merely enable them to enjoy such worldly pleasures as they have lawfully earned.

Trong số vô số chúng sinh phàm tục (Puthujjana) đã ở trên nền tảng của cõi phàm (Puthujjanaship) trong vô lượng kiếp sống không có khởi đầu cũng như không có điểm kết thúc; nếu một người nào đó cố gắng diệt trừ tà kiến sai lầm để tu tập Chánh kiến cho mình, vào một ngày nào đó thành công trong nỗ lực của mình, người đó được cho là đã đặt chân vào cùng ngày hôm đó ở cõi của bậc Thánh (Ariya), và trở thành một bậc Thánh Nhân (Ariya). Ngay cả nếu vẫn còn những ảo giác về tâm trí và nhận thức ở một số vị Thánh nhân, thì họ cũng sẽ không phạm những hành vi bất thiện để tạo ra cho họ những hậu quả khổ để bị đọa trong những cảnh khổ, vì họ đã loại bỏ được Kiến điên đảo (diṭṭhi-vipallāsa), kiến sai lầm(diṭṭhi-maññanā). Hai ảo giác còn lại là ảo tưởng do ái dục tạo ra (taṅhāmaññanā) và ảo tưởng do mạn tạo ra (mānamaññanā) sẽ chỉ giúp họ tận hưởng những thú vui trần tục như họ đã kiếm được một cách hợp pháp.

THE TWO GATI

Gati means transmigration. (Here it does not mean that "Transmigration of Soul", so called, which is current in non-Buddhist philosophies. I have adopted the word "transmigration" for Gati which literally means "going", merely in order to indicate the idea while dealing with it from the standpoint of Buddhist philosophy). It is the change of existences. It is of two kinds:

Hai Sự Luân Chuyển

Gati có nghĩa là luân hồi. (Ở đây không có nghĩa là "Linh hồn chuyển sinh", nói như vậy như hiện có trong một số triết lý không Phật giáo. Tôi đã sử dụng từ "chuyển sinh" cho Gati, nghĩa đen là "đi", chỉ để nói lên ý tưởng đi từ kiếp sống này sang kiếp sống khác trong quan điểm của triết học Phật giáo). Đó là sự thay đổi của những hiện hữu. Nó có hai loại:

  1. Puthujjana-gati.
  2. Ariya-gati.

Of these two, the former is the transmigration of the ordinary person which is Vinipatana or dispersive. That is to say: one cannot transmigrate into whatever kind of existence one might wish, but is liable to fall into any one of the 31 kinds of abode or existence, according as one is thrown by one's past kamma.

  1. Sự luân chuyển của phàm nhân (Puthujjana-gati).
  2. Sự luân chuyển của Thánh Nhân (Ariya-gati).

Trong hai loại này, loại thứ nhất là sự chuyển sinh của một người bình thường đến cảnh khổ (Vinipatana) hay không có sự chọn lựa vào cảnh giới tái sinh (dispersive). Điều đó có nghĩa là: một người không thể tái sinh vào bất kỳ cảnh giới nào mà người đó mong muốn, nhưng có khả năng rơi vào bất kỳ một trong 31 cảnh giới, tùy theo hành vi của người đó do nghiệp quá khứ người đó đã tạo nên.

Just as, in the case of the fall of a coconut or of a palm-fruit from a tree, it cannot be ascertained beforehand where it will rest; so also in the case of the new existence of a Puthujjana after his death, it cannot be ascertained beforehand whereunto he will transmigrate. Every creature that comes into life is inevitably laid in wait for by the evil of death; and after his death he is also sure to fall by "dispersion" into any existence.

Cũng như, trường hợp một quả dừa hay một trái thốt nốt rơi từ trên cây xuống, không thể biết trước nó sẽ rơi chỗ nào; cũng như vậy trong trường hợp một người phàm (Puthujjana) có sự tái sinh sau khi chết, người đó không thể xác định trước rằng mình sẽ tái sinh vào cảnh giới nào. Mọi chúng sinh bước vào cuộc sống điều tất yếu chắc chắn là cái chết rình rập; và sau khi chết, anh ta cũng chắc chắn rơi vào tình trạng "không có sự chọn lựa" vào bất kỳ cảnh giới nào trong kiếp sống mới.

Thus two great evils of death and dispersion are inseparably linked to every being born.

Như vậy, hai tai họa lớn liên hệ chặc chẽ với mọi chúng sinh khi được sinh ra, đó là; một là cái chết và hai là bị tái sinh vào một trong 31 cảnh giới mà không có sự lựa chọn.

Of these two, "dispersion of life" after death is worse than death, for the four realms of misery down to the great Avici Hell, stand wide open to a Puthujjana who departs from the abode of men, like space without any obstruction. As soon as the term of life expires, he may fall into any of the Nirayas or realms of misery. Whether far or near, there is no intervening period of time. He may be reborn as an animal; as a Peta, a wretched shade; or as an Asura or Titan, an enemy of Sakka the king of the gods, in the wink of an eyelid. The like holds good if he dies out of any of the upper six realms of the Kamavacara Devas. But when he expires from the worlds of Rupa-loka and Arupa-loka, there is no direct fall into the four realms of misery, but there is a halt of one existence either in the abode of men or in those of Devas, wherefrom he may fall into the four worlds of misery.

Trong hai điều này, điều mà "sự tái sinh vào bất cứ cõi nào" sau khi chết còn tồi tệ hơn cái chết, vì bốn cõi khổ là địa ngục, ngã quỉ, atula và xúc sinh, xuống đến Đại địa ngục vô minh, cửa rộng mở cho một phàm nhân (Puthujjana) từ cõi con người tái sinh vào, giống như khoảng không gian không có bất kỳ sự ngăn cản nào. Ngay trong khoảng khắc thời hạn của cuộc sống hết hạn, người đó có thể rơi vào bất kỳ nơi nào trong các cõi địa ngục A Tỳ (Niraya) hay cõi đau khổ nào. Dù xa hay gần, không có bất kỳ xen kẽ một thời gian trống nào. Người đó có thể tái sinh thành một con vật; một ngạ quỷ, sống một bóng tối khốn khổ; hoặc như một Atula (Asura) hay vị tướng Titan của vua trời Đế Thích Sakka, vua của các Chư Thiên, trong nháy mắt. Điều tương tự vẫn tốt nếu người đó chết ở bất kỳ cõi nào trong sáu cõi trên của chư Thiên cõi trời Dục Giới kāmadeva. Nhưng khi hết tuổi thọ ở cõi trời Sắc giới và Vô sắc giới, thì không có sự rơi trực tiếp vào bốn cõi khổ, mà có một sự tái sinh vào một kiếp sống hoặc ở cõi người hoặc cõi chư thiên, từ đó người đó có thể đọa vào bốn cõi khổ.

Why do we say that every being fears death? Because death is followed by dispersion to any sphere of existence. If there were no "dispersion" as regards existence after death, and one could take rebirth in any existence at one's choice, no one would fear death so much, although, to be sure, sometimes there may be thirst for death when a being after living a considerable length of time in one existence, desires removal to a new one.

Tại sao chúng ta nói rằng tất cả mọi chúng sinh đều sợ chết? Bởi vì sau khi chết không ai biết sẽ tái sinh vào cảnh giới nào. Nếu không có cái gọi là "không có sự chọn lựa vào cảnh giới nào" nơi tái sinh sau khi chết, và người ta có thể chọn lựa tái sinh trong bất kỳ cảnh giới nào theo mong muốn của mình, thì không ai sợ chết nhiều như vậy, mặc dù, chắc chắn rằng, đôi khi một người sau khi sống một khoảng thời gian đáng kể trong một kiếp sống có thể có sự mong muốn được chết để được chuyển sang một kiếp sống mới. Nhưng ý muốn này là không thể được.

By way of showing how great is the dispersion of existence which is called Puthujjana-gati--the Nakhasikha and Kanakacchapa Suttas may be cited. However only an outline of each will here be produced.

Trich dẫn bài kinh Đầu ngón tay - Nakhasikha Sutta trong Tương Ưng Bộ Kinh SN 20.2 (S ii 263), và con rùa mù (Kanakacchapa) để chỉ ra sự phân tán của cảnh giới tái sinh của sự tái sinh phàm nhân Puthujjana-gati . Tuy nhiên, chỉ có phác thảo của mỗi bài sẽ được trích dẫn ở bài này.

Nakhasikha Sutta

"At one time the Buddha, showing them some dust which he had taken upon the tip of his finger-nail, addressed the disciples thus: 'If, O Bhikkhus, these few grains of dust upon my finger-nail and all the dust in the universe were compared in quantity, which would you say was less, and which more?' The disciples replied: 'Lord, the dust on your finger- nail is less, and that of the universe is more. Surely, Lord, the dust on your finger-nail is not worthy of mention in comparison with the dust of the universe.' Then the Buddha continued; 'Even so, Bhikkhus, those who are reborn in the abodes of men and Devas whence they have expired, are very few even as the few grains of dust on my finger-nail; and those who are reborn in the four realms of misery are exceedingly many, even as the dust of the great universe. Again, those who have expired from the four miserable worlds and are reborn in the abodes of men and Devas are few even as the grains of dust on my finger-nail; and those who are repeatedly reborn in the four miserable worlds are innumerable, even as the grains of dust of the great universe."

kinh Đầu Ngón Tay

SN 20.2: (S ii 263) Kinh Đầu Ngón Tay - Tương Ưng Bộ Kinh - HT Thích Minh Châu dịch Việt

Trú ở Sàvatthi. Rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay và nói với các Tỷ-kheo: Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì nhiều hơn, chút đất này Ta lấy trên đầu móng tay, hay quả đất lớn này? Cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là quả đất lớn này và ít hơn là chút đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay. Không thể đi đến ước tính, không thể đi đến so sánh, không thể đi đến một vi phần, khi so sánh quả đất lớn với chút đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, rất ít là chúng sanh được tái sanh làm người! Còn rất nhiều là những chúng sanh phải tái sanh ra ngoài loài Người! Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ sống không phóng dật". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

What has just been said is the substance of the Nakhasikha Sutta. But, to say nothing of the beings of all the four realms of misery, the creatures that inhabit the four great oceans alone will suffice to make evident how great is the evil of vinipātanagati, that is, the dispersion, the variety of possible kinds of existence after death.

Đó là nội dung của bài Kinh Đầu Ngón Tay (Nakhasikha). Tuy nhiên, trong bài không nhắc đến những chúng sinh của cả bốn cõi khổ (địa ngục,ngã quỉ, Atula, xúc sinh) mà chỉ nhắc đến những chúng sinh sống trong thế gian này (Năm Châu Bốn Bể "the four great oceans") đã tạo ra rất nhiều ác nghiệp đủ để đưa đến cảnh giới khổ (vinipātanagati) nhiều đến mức nào, tức là sự rơi vào bất kỳ cảnh giới nào, sự đa dạng có thể xảy ra, cho các chúng sinh sau khi chết.

Kanakacchapa-Sutta:

"At one time, the Buddha addressed the disciples thus: 'There is, O Bhikkhus, in the ocean a turtle, both of whose eyes are blind. He plunges into the water of the unfathomable ocean and swims about incessantly in any direction wherever his head may lead. There is also in the ocean the yoke of a cart which is ceaselessly floating about on the surface of the water, and is carried away in all directions by tide, current and wind. Thus these two go on throughout an incalculable space of time: perchance it happens that in the course of time the yoke arrives at the precise place and time where and when the turtle puts up his head, and yokes on to it. Now, O Bhikkhus, is it possible that such a time might come as is said?' 'In ordinary truth, O Lord,' replied the Bhikkhus 'it is impossible; but time being so spacious, and an aeon lasting so long, it may be admitted that perhaps at some time or other it might be possible for the two to yoke together, as said; if the blind tortoise lives long enough, and the yoke does not tend to rot and break up before such a coincidence comes to pass.'

Kinh Con Rùa Mù

Một thời, Đức Phật bảo các vị tỳ khưu: “Này các Tỳ khưu, trong biển có một con rùa mù cả hai mắt. Nó lao xuống đại dương sâu thẳm và bơi không ngừng theo bất kỳ hướng nào mà đầu của nó hướng đến. Trong đại dương cũng có cái ách của một chiếc xe bò không ngừng trôi trên mặt nước, và bị thủy triều, dòng chảy và gió cuốn đi mọi hướng. Vì vậy, hai điều này tiếp tục trong một khoảng thời gian không thể tính toán được: có thể xảy ra theo dòng thời gian, cái ách đến đúng địa điểm và thời gian mà con rùa ngẩng đầu lên vào đúng cái ách quàng lên cổ nó. Bây giờ, này các Tỳ khưu, liệu có thể có một thời điểm như đã nói không?' “Thưa Thế Tôn, may ra có thể được trong sự thật thông thường,” các Tỳ kheo trả lời, “điều đó là không thể được; nhưng thời gian quá rộng rãi, và một kỷ nguyên kéo dài quá lâu, có thể thừa nhận rằng có lẽ vào lúc này hay lúc khác, cả hai có thể cùng gặp nhau, như đã nói; nếu con rùa mù sống đủ lâu, và cái ách không có xu hướng mục nát và vỡ ra trước khi sự trùng hợp như vậy xảy ra.'

Then the Buddha said, 'O Bhikkhus, the occurence of such a strange thing is not to be counted a difficult one; for there is still a greater, a harder, a hundred times, a thousand times more difficult than this lying hidden from your knowledge. And what is this? It is, O Bhikkhus, the obtaining of the opportunity of becoming a man again by a man who has expired and is reborn once in any of the four realms of misery. The occurrence of the yoking of the blind tortoise is not worth thinking of as a difficult occurrence in comparison therewith. Because those who perform good deeds and abstain from doing bad alone can obtain the existence of men and Devas. The beings in the four miserable worlds cannot discern what is virtuous and what vicious, what good and what bad, what moral and what immoral, what meritorious and what demeritorious, and consequently they live a life of immorality and demerit, tormenting one another with all their power. Those creatures of the Niraya and Peta abode in particular, live a very miserable life on account of punishments and torments which they experience with sorrow, pain and distress. Therefore, O Bhikkhus, the opportunity of being reborn in the abode of men is a hundred times, a thousand times harder to obtain than the encountering of the blind turtle with the yoke."

Bấy giờ, Đức Phật nói: “Này các Tỳ khưu, việc xảy ra một điều kỳ lạ như vậy không được coi là một điều khó khăn; vì vẫn còn một điều lớn hơn, khó hơn, khó gấp trăm, nghìn lần hơn điều dối trá này mà các ngươi không biết. Đó là cái gì? Này các Tỳ khưu, đó là cơ hội được trở lại làm người bởi một người đã hết tuổi thọ và tái sinh một lần vào bất kỳ cõi nào trong bốn cõi khổ. Sự xuất hiện của con rùa mù mang ách không đáng để nghĩ đến như là một sự kiện khó xảy ra so với nó. Bởi vì những người làm việc thiện và tránh làm điều ác có thể được tái sinh vào nơi cõi người và chư thiên. Chúng sinh trong bốn cõi khổ không phân biệt được điều gì là thiện điều gì là ác, điều gì là tốt và điều gì là xấu, điều gì là đạo đức và điều gì là vô đạo đức, điều gì là đáng khen ngợi và điều gì bị chê trách, nên họ sống một cuộc đời vô đạo đức và bất lương, lừa gạt nhau bằng đủ mọi cách bằng tất cả khả năng của mình. Đặc biệt, những chúng sinh trong cõi địa ngục (Niraya) và Ngạ quỷ, sống một cuộc đời rất khổ sở vì những hình phạt và cực hình mà chúng phải trải qua với sự phiền muộn, đau đớn và thống khổ. Do đó, này các Tỳ khưu, cơ hội được tái sinh vào cõi người khó đạt được gấp trăm, ngàn lần so với việc gặp phải con rùa mù mang ách.”

According to this Sutta, why those creatures who are born in the miserable planes are far from human existence is because they never look up but always look down. And what is meant by looking down? The ignorance in them by degrees becomes greater and stronger from one existence to another; and as the water of a river always flows down to the lower plains, so also they are always tending towards the lower existences; for the ways towards the higher existences are closed to them, while those towards the lower existences are freely open. This is the meaning of "looking down". Hence, from this story of the blind turtle, the wise apprehend how great, how fearful, how terribly perilous are the evils of the -- Puthujjana-gati, i.e. "the dispersion of existence."

Theo bài kinh này, tại sao những chúng sinh trong các cõi khổ lại cách xa đời sống của con người là vì chúng không bao giờ nhìn lên mà luôn nhìn xuống. Và nhìn xuống có nghĩa là gì? Là do vô minh trong họ dần dần trở nên lớn hơn và mạnh hơn từ kiếp sống này sang kiếp sống khác; và như nước của một dòng sông luôn chảy xuống các đồng bằng thấp hơn, nên họ cũng luôn hướng về những cõi thấp hơn; vì những con đường hướng tới những cõi cao hơn đã bị đóng lại đối với họ, trong khi những con đường hướng tới những cõi thấp hơn thì rộng mở tự do. Đây là ý nghĩa của "nhìn xuống". Do đó, từ câu chuyện về con rùa mù này, người trí hiểu được những điều xấu xa của -- Sự luân chuyển của Phàm nhân (Puthujjana-gati), tức là "sự tái sinh vào bất kỳ cõi nào" thật là nghiêm trọng, đáng sợ, nguy hiểm và khủng khiếp như thế nào.

What has been said is concerning the Puthujjana-gati. Now what is Ariya-gati? It is deliverance from the dispersion of existence after death. Or it is the disappearance of that "dispersion of existence" which is conjoined with the destiny of inevitable death in every existence". It is also the potentiality of being reborn in higher existences or in existences according to one's choice. It is also not like the fall of coconuts from trees; but it is to be compared to birds which fly through the air to whatsoever place or tree on which they may wish to perch. Those men, Devas and Brahmas who have attained the Ariyan state, can get to whatever better existence, i.e., as men, Devas, Brahmas, they may wish to be reborn into, when they expire from the particular existence in which they have attained such Ariyan state. Though they expire unexpectedly without aiming to be reborn in any particular existence, they are destined to be reborn in a better or higher existence, and at the same time are entirely free from rebirth into lower and miserable existences. Moreover, if they are reborn again in the abode of men, they never become of the lower or poorer classes, nor are they fools or heretics, but become quite otherwise. It is the same in the abodes of Devas and Brahmas. They are entirely set free from the Puthujjana-gati.

Puthujjana-gati sự luân chuyển của phàm nhân đã được nói. Bây giờ nói đến sự luân chuyển của bậc Thánh Ariya-gati là gì? Đó là sự giải thoát khỏi sự tái sinh vào bất cứ cõi nào sau khi chết. Hay không còn "sự bị tái sinh vào bất cứ cõi nào" dù với sự chết là điều không thể tránh khỏi trong mọi kiếp sống, Đó cũng là khả năng tái sinh trong những cảnh giới cao hơn hoặc trong những cảnh giới tùy theo sự lựa chọn của bậc Thánh. Nó cũng không giống như quả dừa rơi từ trên cây xuống, nhưng nó được so sánh với những con chim bay trong không trung đến bất cứ nơi nào hay cái cây nào mà chúng muốn đậu trên đó. cảnh giới tốt hơn, nghĩa là, với tư cách là con người, chư Thiên, Phạm thiên, họ có thể mong muốn được tái sinh vào, khi họ hết kiếp sống cụ thể mà họ đã đạt được trạng thái Thánh nhân như vậy. họ được định sẵn để tái sinh trong một kiếp sống tốt đẹp hơn hoặc cao hơn, đồng thời hoàn toàn thoát khỏi sự tái sinh vào những kiếp sống ở các tầng lớp thấp kém và đau khổ. Hơn nữa, nếu họ được tái sinh lần nữa trong cõi người, họ không bao giờ trở thành tầng lớp thấp kém hay nghèo khó hơn, họ cũng không phải là những kẻ thiểu trí hay dị giáo, mà trở thành hoàn toàn khác. Nơi ở của chư Thiên và Phạm thiên cũng vậy. Họ hoàn toàn thoát khỏi sự luân chuyển của phàm nhân (Puthujjana-gati).

What has been said is concerning the course of Ariyas. Now we will explain the two Gatis side by side. When a man falls from a tree he falls like a coconut because he has no wings with which to fly in the air. In precisely the same way when men, Devas and Brahmas who are Putthujjana, riveted to the hallucination of wrong views and having no wings of the Noble Eightfold Path to make the sky their resting-place, transmigrate after the dissolution of their present bodies into new ones, they fall tumbling into the bonds of the evils of dispersion. In this world ordinary men who climb up very high trees fall tumbling to the ground when the branches which they clutch or try to make their resting place break down. They suffer much pain from the fall, and sometimes death ensues because they have no other resting-places but the branches, neither have they wings to fly in the air. It is the same with men, Devas and Brahmas who have their hallucination of Wrong Views, when their resting-place of Wrong Views as regards self is broken down, they fall tumbling into the dispersion existence. For their resting- places are only their bodies; and they have neither such a resting place as Nibbana, nor such strong wings as the Noble Eightfold Path to support them. As for the birds, though the branches they rest on may break, they never fall, but easily fly through the air to any other tree. For the branches are not their permanent resting places but only temporary ones. They entirely rely on their wings and the air. In the same way, men, Devas and Brahmas who have become Ariya and are freed from the hallucination of Wrong Views, neither regard their bodies as their Atta or Self, nor rely upon them. They have in their possession permanent resting places, such as Nibbana which is the entire cessation of all tumbling existence. They also possess the very mighty wings of the Noble Eightfold Path which are able to bear them to better existences.

Bây giờ chúng ta sẽ giải thích mỗi khía cạnh của hai sự luân chuyển . Khi một người rơi từ trên cây xuống, người đó rớt xuống như một quả dừa vì anh ta không có cánh để bay trong không trung. Cũng vậy, loài người, chư Thiên và Phạm thiên khi còn là phàm nhân (Putthujjana), bị mê hoặc bởi ảo giác của tà kiến và không có đôi cánh của Bát Chánh Đạo để biến bầu trời thành nơi an dưỡng của mình, sau khi cơ thể hiện tại của họ hoại diệt, họ sẽ tái sinh sang một cơ thể mới, rơi vào những cảnh giới thấp kém. Trong thế giới này, một người càng leo lên những cây cao, khi cành cây mà họ nắm chặt hoặc cố gắng làm nơi an dưỡng của họ bị gãy, người đó sẽ rơi xuống đất, họ chịu nhiều đau đớn khi bị ngã, và đôi khi tử vong vì họ không có nơi an dưỡng nào khác ngoài cành cây, họ cũng không có cánh để bay trong không trung. Cũng giống như vậy với loài người, chư thiên và Phạm thiên người nào có ảo giác về Tà Kiến, khi nơi trú ngụ của Tà Kiến về bản ngã bị phá vỡ, họ rơi vào bất cứ cảnh giới nào. Đối với nơi an nghỉ của họ chỉ là cơ thể của họ; và họ không có một nơi an nghỉ như Niết Bàn, cũng không có đôi cánh mạnh mẽ như Bát Chánh Đạo để nâng đỡ họ. Đối với loài chim, dù cành cây mà chúng đậu có thể bị gãy, nhưng chúng không bao giờ rơi xuống mà chúng dễ dàng bay trong không trung đến bất kỳ cây nào khác. Đối với các nhánh cây không phải là nơi nghỉ ngơi vĩnh viễn của chúng mà chỉ là những nơi tạm thời. Chúng hoàn toàn dựa vào đôi cánh và không khí. Cũng vậy, loài người, chư thiên và Phạm thiên đã trở thành Thánh nhân và thoát khỏi ảo giác của Tà kiến, không coi thân thể của họ là Atta hay Tự Ngã của họ, cũng không nương tựa vào chúng. Họ sở hữu những nơi an nghỉ vĩnh viễn, như Nibbana, là sự chấm dứt hoàn toàn của mọi sự tái sinh nơi cảnh giới thấp kém. Họ cũng sở hữu đôi cánh vĩ đại của Bát Chánh Đạo có thể đưa họ đến những kiếp sống tốt đẹp hơn.

What has been said is concerning the distinction between the two Gatis, i.e., the Putthujjana-gati and the Ariya-gati.

Điều đã được nói liên quan đến sự khác biệt giữa hai sự luân chuyển (Gatis), tức là sự luân chuyển của Phàm nhân (Putthujjana-gati) và sự luân chuyển của bậc Thánh (Ariya-gati).

THE TWO SACCAS OR THE TWO TRUTHS

Sacca or Truth is the constant faithfulness or concordance of the term which names a thing, to or with that thing's intrincic nature.

Hai Sacca (sự thật)

Sacca là Chân Thật hay Chân lý là sự trung thực hay sự phù hợp đúng với sự vật qua việc gọi tên một sự vật, đối với bản chất thực tại của sự vật đó.

It is of two kinds, to wit:

  1. Sammutisacca, conventional or relative truth.
  2. Paramattha-sacca, or ultimate Truth.

Of the two, conventional truth is the truthfulness of the customary terms used by the great majority of people, such as "Self exists", "a living soul exists" "men exist", "Devas exist", "Sakkas exist", "elephants exist", "head exists" and so on. This conventional truth is the opposite of untruth, and so can overcome it. It is not a lie or an untruth when people say:

Có hai loại sự thật, được diễn giải như sau:

  1. Sammutisacca - Tục đế.Sự thật chế định
  2. Paramatthasacca - Chân đế. Sự thật tuyệt đối .

Trong hai, Pháp Tục Đế (Sammuttisacca) là sự thật mang tính chế định, có nghĩa là sự thật thông thường do thế tình đặt ra, thay đổi theo thời gian, là sự trung thực của các thuật ngữ thông thường được đại đa số mọi người sử dụng, chẳng hạn như "Tôi hiện hữu", "linh hồn hiện hữu", "con người hiện hữu", "Chư thiên hiện hữu", "Sakka hiện hữu", " voi hiện hữu", "đầu hiện hữu", v.v. Sự thật quy ước này đối lập với sự không trung thực, và vì vậy có thể bỏ qua nó. Nó không phải là một lời nói dối hay một sự không trung thực khi mọi người nói:

"There probably exists an immutable, permanent, one continuous self or living soul which is neither momentarily rising nor passing away throughout one existence," for this is the customary manner of speech of the great majority of people who have no intention whatever of deceiving others. But according to ultimate truth, it is reckond a Vippallasa or hallucination which erroneously regards impermanent as permanent and non-self as self. So long as this erroneous view remains undestroyed, one can never escape from the evils of Samsara, the wheel of life. All of the foregoing alike holds good when people say "a person exists" and so on.

“Có lẽ có một bản ngã hiện hữu bất biến, thường hằng, hay một Tự ngã sống bất biến, thường hằng, liên tục, không sinh lên cũng không diệt đi trong một thời gian hiện hữu,” đây là cách nói thông thường của đại đa số những người không có ý định lừa dối người khác. Nhưng theo chân đế sự thật tuyệt đối, người có quan điểm đảo điên hay ảo giác sai lầm (Vipallāsa) coi vô thường là thường hằng và vô ngã là ngã. Chừng nào quan điểm sai lầm này còn chưa xóa bỏ, người ta không bao giờ có thể thoát khỏi những nỗi đau khổ của Luân hồi, bánh xe sinh tử. Tất cả những điều đã nói ở trên đều đúng khi mọi người nói "con người hiện hữu", v.v.

Ultimate truth is the absolute truthfulness of assertion or negative in full and complete accordance with what is actual, the elementary, fundamental qualities of phenomena. Here stating such truth in affirmative form, one may say:"The element of solidity exists", "the element of extension exists", "the element of cohesion exists", "the element of kinetic energy exists", "mind exists" "consciousness exists", "contact, feeling and perception exist", "material aggregates exist" and so on. And expressing such truth in a negative form, it can be said: "No self exists", "no living soul exists", no person exists", "no being exists", "neither does an elephant exist", "nor do hands, nor legs, nor any members of the body exist", "neither does a man exist nor a Deva" and so on. In saying here "No self exists" "no living soul exists" we mean that there is no such ultimate entity as a self or living soul which persists unchanged during the whole term of life, without momentarily coming to be and passing away. In the expression: "No being exists" and so forth, what is meant is that nothing actually exists but material and mental elements. These elements are neither persons nor beings, nor men, nor Devas etc. Therefore there is seperate being or person apart from the elements. The ultimate truth is the diametrical opposite of the hallucination, and so can confute it. One who is thus able to confute or reject the hallucination can escape from the evils of Samsara, the evolution of life.

Chân đế, Sự thật tuyệt đối là tính trung thực tuyệt đối của sự khẳng định hoặc phủ định đầy đủ và hoàn chỉnh phù hợp với những gì là hiện thực, những phẩm chất cơ bản, sơ đẳng của các sự kiện một hiện tượng nào đó. Ở đây nêu chân đế như vậy ở dạng khẳng định, người ta có thể nói: “có yếu tố rắn hiện hữu”, “có yếu tố đất hiện hữu”, “có yếu tố chất kết dính hiện hữu”, “có yếu tố động năng hiện hữu”, “tâm hiện hữu””. thức hiện hữu", "xúc, thọ và tưởng hiện hữu", "sắc uẩn hiện hữu", v.v. Và diễn đạt chân đế dưới hình thức phủ định, có thể nói: “Không có ngã”, “không có tự ngã”, không có con người hiện hữu”, “không có chúng sinh hiện hữu”, “con voi không hiện hữu”, “cũng không có tay , không có chân, cũng không có bất kỳ bộ phận nào của cơ thể hiện hữu", "cũng không có con người hiện hữu cũng như không có chư thiên hiện hữu", v.v. Trong câu nói "ngã không hiện hữu" "tự ngã không hiện hữu" chúng tôi muốn nói rằng không có thực thể tối hậu nào như bản ngã hay tự ngã tồn tại không thay đổi trong toàn bộ thời gian của cuộc đời, không sinh ra và diệt đi trong giây lát. Trong biểu thức: "Con người không có hiện hữu" v.v., điều này có nghĩa là không có gì thực sự tồn tại ngoài Sắc và Danh. Những yếu tố này không phải là người nào cũng không phải chúng sinh, không phải loài người, cũng không phải chư thiên, v.v. Do đó, có một hữu thể riêng biệt hay con người tách ngoài các yếu tố. Sự thật tuyệt đối là sự đối lập hoàn toàn với ảo giác, và do đó có thể nhầm lẫn nó. Thật vậy, một người có thể bác bỏ hoặc từ chối ảo giác có thể thoát khỏi những điều xấu xa của Luân hồi, và có thể thành tựu quả Thánh.

According to conventional truth, a person exists, a being exists; a person or a being continually transmigrates from one existence to another in the ocean of life. But to ultimate truth, neither a person nor a being exists, and there is no one who transmigrates from one existence to another. Here, it may be asked: "Do not these two truths seem to be as poles asunder?" Of course they seem to be so. Nevertheless we may bring them together. Have we not said: "According to conventional truth" and "according to ultimate truth"? Each kind of truth accordingly is truthful as regards its own mode of expression. Hence if one man should say that there exists a person or a being according to conventional truth, the other to whom he speaks ought not to contradict him, for these conventional terms describe what apparently exists. And likewise, if the other says there exists neither a person nor a being, according to ultimate truth, the former ought not to deny this, for in the ultimate sense, material and mental phenomena alone truly exist and in strict reality they know no person or being. For example: Men dig up lumps of earth from certain places, pound them into dust, knead this dust with water into clay, and from this clay make various kinds of useful pots, jars and cups. Thus there exist various kinds of pots, jars and cups in the world. Now when discussion takes place on this subject, if it were asked: "Are there earthen pots and cups in this world?" The answer, according to the conventional truth should be given in the affirmative, and according to the ultimate truth, in the negative, since this kind of truth admits only the positive existence of earth out of which the pots and so forth were made. Of these two answers the former requires no explanation in as much as it is an answer according to the established usage; but as regards the latter, some explanation is needed. In the objects that we called "earthen pots" and "earthen cups", what really exists is only earth; not pots nor cups, in the sense of ultimate truth: because the term "earth" applies properly not to pots and cups but to actual substantial earth. There are also pots and cups made of iron brass, silver, and gold. These cannot be called earthen pots and cups, since they are not made of earth. The term "pots" and "cups" also are not terms descriptive of earth but of ideas derived from the appearance of pots and cups, such as their circular or sperical shape and so on. This is obvious, because the terms "pots" and "cups" are not applied to the mere lumps of earth which have no shape or form of pots and cups. Hence it follows that the term "earth" is not a term descriptive of pots and cups, but of real earth; and also the terms "pots" and "cups" are not terms descrptive of earth but of pictorial ideas (santhana-pannati) which have no separate elementary substance other than the dust of clay, but are mere conceptions presented to the mind by the particular appearance, form, and shape of the worked-up clay. Hence the negative statement according to the ultimate truth, namely, that "no earthen pots and cups exist" ought to be accepted without question.

Theo Tục đế.Sự thật thông thường, con người hiện hữu, chúng sinh hiện hữu; một người hay một chúng sinh liên tục luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác trong cuộc sống thế tục. Nhưng đối với Chân đế sự thật tuyệt đối, không có con người hay chúng sinh nào hiện hữu, và không có ai luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác. Ở đây, có thể hỏi: “Hai sự thật này dường như không giống nhau?” Tất nhiên chúng có vẻ như vậy. Tuy nhiên, chúng ta có thể mang chúng lại với nhau. Chẳng phải chúng ta đã nói: “Theo sự thật chế định” và “theo sự thật tuyệt đối” ? Mỗi loại sự thật đều là sự thật đối với cách diễn tả riêng của nó. Vì vậy, nếu một người nói rằng có sự hiện hữu của con người hay của chúng sinh theo tục đế sự thật chế định, thì người khác mà anh ta nói chuyện không được mâu thuẫn với anh ta, vì những thuật ngữ quy ước này mô tả những gì có vẻ như hiện hữu. Và cũng vậy, nếu người kia nói rằng không có con người cũng không có chúng sinh, theo chân đế sự thật tuyệt đối, thì người kia không nên phủ nhận điều này, vì theo nghĩa tuyệt đối, chỉ có các yếu tố vật chất và tinh thần thực sự hiện hữu và trong thực tế chính xác thi, chúng không biết đến con người hoặc chúng sinh. Ví dụ: Người ta đào những cục đất từ ​​những nơi nhất định, nghiền nát chúng thành bụi, nhào bụi này với nước thành đất sét và từ đất sét này làm ra các loại bình, lọ và cốc hữu dụng. Vì vậy, có nhiều loại bình, lọ và cốc khác nhau trên thế giới. Bây giờ, khi cuộc thảo luận diễn ra về chủ đề này, nếu có câu hỏi: "Có những chiếc bình và cốc bằng đất trên thế giới này không?" Câu trả lời, theo tục đế chế định nên được đưa ra ở dạng khẳng định, và theo chân đế sự thật tuyệt đối, ở dạng phủ định, vì loại chân lý này chỉ thừa nhận sự hiện hữu tích cực của yếu tố đất mà từ đó làm ra những chiếc bình, v.v. Trong số hai câu trả lời này, câu trả lời đầu không cần giải thích nhiều vì nó là câu trả lời theo dựa trên cách sử dụng đã được thiết lập; nhưng liên quan đến cái sau, một số lời giải thích là cần thiết. Trong những đồ vật mà chúng tôi gọi là “nồi đất”, “chén đất”, cái thực sự hiện hữu chỉ là đất; không phải những cái bình hay những cái cốc, theo nghĩa của chân đế sự thật tuyệt đối : bởi vì tử ngữ "đất" áp dụng không đúng cho những cái bình và những cái cốc mà chỉ cho đất thực sự. Ngoài ra còn có những cái bình và những cái cốc bằng đồng thau, bằng bạc và bằng vàng. Những thứ này không thể được gọi là những bình đất và những cốc đất, vì chúng không được làm bằng đất Từ ngữ "những cái bình" và "những cái chén" cũng không phải là từ vựng mô tả đất mà là những ý tưởng bắt nguồn từ sự xuất hiện của những cái bình và những cái cốc, chẳng hạn như hình tròn hoặc hình cầu của chúng, v.v. Điều này là hiển nhiên, bởi vì các từ vựng "những cái bình" và "những cái cốc" không được áp dụng cho những cục đất đơn thuần không có hình dạng nào hoặc hình dạng của những cái bình và những cái cốc. Do đó, từ vựng "đất" không phải là từ vựng để diễn tả những cái bình và những cái cốc, mà nó thật sự là đất; và các từ vựng "những cái bình" và "những cái cốc" không phải là từ vựng diễn tả đất mà là những khái niệm về hình thức (santhana-pannati) không có chất cơ bản riêng biệt nào khác ngoài bụi đất sét, mà chỉ là những khái niệm được đưa ra cho tâm trí cụ thể bởi một người. hình ảnh, hình thức và hình dạng của đất sét đã được làm thành. Do đó, phát biểu phủ định theo chân đế sự thật tuyệt đối, cụ thể là, "không có những cái bình và những cái cốc bằng đất nào hiện hữu" phải được chấp nhận mà không cần thắc mắc.

Now we come to the analysis of things in the ultimate sense. Of the two kinds of ultimate phenomena, material and mental, as mentioned above, the former is of twenty-eight kinds:

Bây giờ chúng ta đến phần phân tích sự vật theo nghĩa tuyệt đối. Trong hai loại hiện tượng tuyệt đối, vật chất và tinh thần, như đã đề cập ở trên, loại thứ nhất gồm hai mươi tám loại:

  • (I) The four great essential elements, viz:
    • 1. The element of solidity.
    • 2. The element of cohesion, or the holding, the fluid.
    • 3. The element of kinetic energy.
    • 4. The element of motion.

  • (I) Tứ Đại Hiển, gồm các yếu tố:
    • 1. Yếu tố đất (pathavī) đặc tính cứng hay mềm.
    • 2. Yếu tố kết dính là nước (āpo) có khả năng kết dính các vật chất.
    • 3. Yếu tố nóng - lạnh là lửa (tejo).
    • 4. Yếu tố chuyển động là gió(vāyo).

  • (II) The six bases, viz:
    • 5. The eye basis
    • 6. The ear basis
    • 7. The nose basis
    • 8. The tongue basis
    • 9. The body basis
    • 10. The heart basis
  • (II) Sáu Xứ, gồm:
    • 5. Mắt
    • 6. Tai
    • 7. Mũi
    • 8. Lưỡi
    • 9. Thân
    • 10. Tâm
  • (III) The two sexes, viz:
    • 11. The male sex
    • 12. The female sex
  • (III) Hai giới tính (bhāvarūpa), gồm:
    • 11. Giới tính nam
    • 12. Giới tính nữ
  • (IV) One species of material quality of life, viz:
    • 13. The vital force
  • (IV)Một loại chất lượng có khả năng kiểm soát, gìn giữ “sự sống” , như sau:
    • 13. Sắc mạng quyền (jīvitindriyarūpa)
  • (V) One species of material quality of nutrition, viz:
    • 14. Edible food
  • Dưỡng tố (ojā), dưỡng tố là thành phần chủ yếu nuôi dưỡng
    • 14. Sắc vật thực(āhārarūpa).
  • (VI) The four sense fields, viz:
    • 15. Visible form
    • 16. Sound
    • 17. Odour
    • 18. Savour
  • These eighteen species are called Jatarupani or genetic material qualities, as they possess the power of production.

  • (VI)Bốn trần cảnh (gocararūpa)

    • 15. Cảnh Sắc
    • 16. Cảnh Thinh
    • 17. Cảnh Mùi
    • 18. Cảnh Vị
  • Mười tám loài này được gọi là Jatarupani hay phẩm chất vật chất di truyền, vì chúng sở hữu năng lực sản xuất.

    • (VII) One species of material quality of limitation, viz:
      • 19. The element of space
    • (VIII) The two communications, viz:
      • 20. Intimation through the body
      • 21. Intimation through speech

    • (VII) Một khoảng trống giữa hai vật thể
      • 19. Yếu Tố Hư Không
    • (VIII) Hai phương thức truyền đạt ý nghĩa:
      • 20. Cử chỉ đặc biệt của cơ thể, nhờ đó người ta biết được như đi, đứng, nằm, ngồi.
      • 21.Sự chuyển động đặc biệt của âm thanh trong cách nói, nhờ đó người khác biết được.

  • (IX) The three plasticities, viz:
    • 22. Lightness
    • 23. Pliancy
    • 24. Adaptability
  • (X) The four salient features, viz:
    • 25. Integration
    • 26. Continuance
    • 27. Decay
    • 28. Impermanence or death.
  • These last ten species are called Ajatarupani or non-genetic material qualities, as they do not possess the power of production.

  • Ba sắc đặc biệt (vikārarūpa)nhu sau:
    • 22. Sắc khinh (lahutārūpa). Là sự nhẹ nhàng của sắc pháp.
    • 23. Sắc nhu (mudutārūpa). Là sự mềm dẻo của sắc pháp.
    • 24. Sắc thích nghiệp (kammaññatārūpa). Là sự thích ứng của hai phương thức truyền đạt.
  • (X) Bốn sắc tướng trạng (lakkhaṇarūpa), nhu sau:
    • 25. Sắc sinh (upacayarūpa) . là “sinh lên” (ācaya)”.
    • 26. Sắc liên tục (santatirūpa). là sắc tiếp tục.
    • 27. Sắc già (jaratārūpa). già cỗi, thối nát, mục nát. Còn gọi là sắc dị.
    • 28. Sắc vô thường (aniccatārūpa). là vô thường, chết, chấm dứt, hoạt diệt, vỡ ra hay trạng thái tan biến .
  • Mười thể loại sau được gọi là Ajatarupani hay phẩm chất vật chất không di truyền, vì chúng không sở hữu năng lực sản xuất.

    FIFTY-FOUR KINDS OF MENTAL PHENOMENA

    There are 54 kinds of mental phenomena.

    54 loại Danh Pháp (nāmadhammā

    Có 54 loại Danh Pháp (nāmadhammā

    Citta: mind or consciousness;
    Cetasika: mental properties or concomitants, fifty-two in number and
    Nibbana: Getting out of the circle of existences;

    Citta: tâm hay thức (citta);
    Cetasika: Tâm sở (cetasika), có 52 loại và
    Nibbana (níp bàn): thoát ra vòng sinh tử, thoát ra mọi đau khổ, thoát ra khỏi vòng luân hồi;

    (Nibbana is here reckoned as a mental phenomenon, not from the subjective, but from the objective point of view.) Citta means the the faculty of investigating an object (aramana) or the faculty of taking possession of an object, or the faculty of knowing an object, or the faculty of being conscious of an object.

    (Níp bàn ở đây coi như là một hiện tượng tinh thần, không phải từ quan điểm chủ quan nhưng từ quan điểm khách quan.) Tâm có nghĩa là khả năng khảo sát một đối tượng (aramana) hay khả năng chiếm hữu một đối tượng, hay khả năng biết một đối tượng, hay khả năng ý thức về một đối tượng.

    Cetasikas are characters of consciousness, or mental properties born of mind, or concomitants of mind.

    Tâm sở (cetasika) là những đặc tính của ý thức, những đặc tính tinh thần do tâm sinh ra, hay những tâm sở đồng sinh với tâm.

    Nibbana means freedom from every kind of infelicity.

    Níp bàn có nghĩa là thoát ra mọi đau khổ

    • (I) CONSCIOUSNESS is divided into six classes:
      1. Consciousness of sight
      2. Consciousness of sound
      3. Consciousness of smell
      4. Consciousness of taste
      5. Consciousness of touch
      6. Consciousness of mind.
      1. The Consciousness arising at the eye-basis is called the consciousness of sight, and has the function of seeing.
      2. The Consciousness arising at the ear-basis is called the consciousness of sound, and has the function of hearing.
      3. The Consciousness arising at the nose-basis is called the consciousness of smell, and has the function of smelling.
      4. The Consciousness arising at the tongue-basis is called the consciousness of taste, and has the function of tasting.
      5. The Consciousness arising at the body-basis is called the consciousness of touch, and has the function of touching.
      6. The Consciousness arising at the heart-basis is called consciousness of mind. In the arūpa loka, however, mind-consciousness arises without any basis. The mind-consciousness is again subdivided into four kinds.
      • a) Kama-consciousness
      • b) Rupa-consciousness
      • c) Arupa-consciousness
      • d) Lokuttara-consciousness

    • (I) Ý được chia thành sáu loại:
      1. Nhãn thức
      2. Nhĩ thức
      3. Tỷ thức
      4. Thiệt thức
      5. Thân thức
      6. Ý thức.
      1. Thức sinh lên tại thần kinh nhãn được gọi là nhãn thức, có chức năng thấy.
      2. Thức sinh lên tại thần kinh nhĩ gọi là nhĩ thức, có chức năng nghe.
      3. Thức sinh lên tại thần kinh tỷ được gọi là tỷ thức, có chức năng ngửi.
      4. Thức sinh lên tại thần kinh thiệt được gọi là thiệt thức, có chức năng nếm. .
      5. Thức sinh lên tại thần kinh thân được gọi là thân thức, có chức năng xúc chạm.
      6. Tâm phát sinh ở ý căn gọi là tâm thức. Tuy nhien, trong cõi vô sắc (arūpa loka) ý thức sanh lên không cần sắc ý vật.. Tâm thức lại được chia thành bốn loại.
      • a) Tâm Dục giới (kāmāvacaracittaṃ)
      • b) Tâm Sắc giới (rūpāvacaracittaṃ)
      • c) Tâm Vô sắc giới ( arūpāvacaracittaṃ)
      • d) Tâm Siêu thế (lokuttaracittaṃ)

    • a) Of these, Kama-consciousness is that which lies within the jurisdiction of desire prevailing in Kama-loka (Kama-tanha) and is fourfold, thus: Moral (kusala), Immoral (akusala), Resultant (vipaka), and Ineffective (kriya).

    • a) Trong số này, tâm dục giới (kāmāvacaracittaṃ) nằm trong phạm vi quyền lực của dục vọng chiếm ưu thế trong dục ái (kāma taṇhā) và chia làm bốn, là: Thiện (kusala), Bất thiện (akusala), Quả (vipaka), và Vô tác. (kiya).

  • b) Rupa-consciousness is the jhanic or estatic mind which has become free from Kama-desire but still remains within the jurisdiction of the desire prevailing in Rupa loka (Rupa-tanha) and it is threefold, thus:
  • b) Tâm sắc giới là tâm thiền hay tâm tĩnh lặng đã thoát khỏi tham dục nhưng vẫn nằm trong phạm vi quyền lực của dục vọng ngự trị trong sắc giới (rūpataṅhā) và nó có ba phần, là:

    • Moral,
    • Resultant,
    • Ineffective.

    • Tâm thiền (thiện) Sắc giới,
    • Tâm quả thiền Sắc giới ,
    • Tâm vô ký thiền Sắc giới. .

  • c) Arupa consciousness is also the jhanic or estatic mind which has become free from Rupa-desire, but still remains within the jurisdiction of the desire prevailing in the Arupa-loka (Arupa-tanha), and it also is threefold, thus:
  • c) Tâm vô sắc giới cũng là tâm thiền hay tĩnh tâm đã thoát khỏi sự dục vọng của sắc, nhưng vẫn còn nằm trong phạm vi quyền lực của ái dục chiếm ưu thế trong vô sắc giới (arūpataṅhā), và nó cũng có ba phần, như sau:

    • Moral,
    • Resultant,
    • Ineffective.
  • d) Lokuttara, or transcendental consciousness is the noble mind (Ariya-citta) which has become free from the threefold desire, and has transcended the three planes, Kama, Rupa and Arupa. It is of two kinds, thus: Noble consciousness in the Path, and Noble consciousness in the fruition.
    • Tâm thiền (thiện),
    • Tâm quả ,
    • Tâm vô ký.
  • d) Tâm Siêu thế (lokuttaracittaṃ), hay tâm thức siêu việt là tâm bậc Thánh (Ariya-citta) đã thoát khỏi tam dục , và đã diệt trừ nghiệp thoát khỏi tái sinh trong ba cõi là Dục Giới (Kama) Sắc Giới (Rupa) và Vô Sắc Giới (Arupa). Như vậy, Tâm Siêu Thế có hai loại: Tâm Đạo và Tâm Quả Siêu Thế. .
  • II) FIFTY-TWO KINDS OF CETASIKA Mental properties are of 52 kinds.

    • a) The Seven Common Properties (Sabba cittaka), so called on account of being common to all classes of consciousness, viz:
      1. phassa (contact)
      2. vedana (feeling)
      3. saññā (perception)
      4. Cetanā (volition)
      5. ekaggatā (concentration of mind)
      6. jivita (psychic life)
      7. Manasikāra (attention)
  • II) 52 LOẠI TÂM SỞ Thuộc tính tinh thần có 52 loại.

    • a) Bảy đặc tính chung (tất cả tâm sở - Sabba cittaka), được gọi như vậy vì nó là chung cho tất cả các loại tâm, là:
      1. Xúc
      2. Thọ
      3. Tưởng
      4. Tư (Tư tâm sở)
      5. Nhất tâm
      6. mạng quyền
      7. Tác ý
  • b) The six Particulars (pakinnaka) so called because they invariably enter into composition with consciousness, viz:
    1. vitakka (initial application)
    2. vicara (sustained application)
    3. viriya (effort)
    4. piti (pleasurable interest)
    5. chanda (desire-to-do)
    6. adhimokkha (deciding).

    The above thirteen kinds (a) and (b) are called Mixtures (vimissaka), or better, as rendered by Shwe Zan Aung "Un-morals", as they are common to both moral and immoral consciousness in composition.

  • b) Được gọi là sáu Tâm Sở Biệt Cảnh (pakiṇṇaka cetasikā) bởi vì chúng luôn sinh lên khi cảnh cấu tạo với ý thức, tức là:
    1. Tầm (vitakka)
    2. Tứ (vicāra)
    3. Cần (viriya)
    4. Hỷ (pīti)
    5. Dục (chanda)
    6. Thắng giải (adhimokkha).

    Mười ba loại tâm sở (a) và (b) ở trên được gọi là tâm sở tợ tha (vimissaka cetasikā), hay đúng hơn, như học giả người Miến Điện ông Shwe Zan Aung dịch là "Không quy ướt thiện hay bất thiện - Un-morals", vì chúng phổ biến đối với cả ba loại tâm: Thiện, bất thiện và vô ký. (Nếu nó hòa nhập với “những tâm sở thiện nó mang tính thiện. Nếu nó hòa nhập với “những tâm sở bất thiện” nó mang tính bất thiện. Nếu nó hòa nhập vào “những tâm sở không thiện cũng không bất thiện” nó mang tính vô ký (là không thiện cũng không bất thiện).

  • c) The fourteen Immorals (papa-jati), viz:
    1. lobha (greed)
    2. dosa (hate)
    3. moha (dullness)
    4. diṭṭhi (error)
    5. māna (conceit)
    6. issā (envy)
    7. macchariya (selfishness)
    8. kukkucca (worry)
    9. ahirika (shamelessness)
    10. anottappa (recklessness)
    11. uddhacca (distraction)
    12. thina (sloth)
    13. middha (torpor)
    14. vicikiccha (perplexity).
  • c) 14 Tâm Sở Bất Thiện là:
    1. Tham
    2. Sân
    3. Si
    4. Tà Kiến
    5. Ngã Mạn
    6. Ganh Tỵ
    7. Bỏn xẻn
    8. Hối hận
    9. Không hổ thẹn với tội lỗi mình làm
    10. Không ghê sợ với tội lỗi mình làm
    11. Loạn động
    12. Dã dượi
    13. Buồn ngủ
    14. Hoài nghi.
  • d) The twenty-five Morals (kalayana-jatika), viz:
    1. alobha (disinterestedness)
    2. adosa (amity)
    3. amoha (reason)
    4. saddha (faith)
    5. sati (mindfulness)
    6. hiri (modesty)
    7. ottappa (discretion)
    8. tatramajjhattata (balance of mind)
    9. kayapassaddhi (composure of mental properties)
    10. cittapassadhi (composure of mind)
    11. kāyalahutā (buoyancy of mental properties)
    12. cittalahutā (buoyancy of mind)
    13. Kayamuduta (pliancy of mental properties)
    14. citta muduta (pliancy of mind)
    15. kayakammannata (adaptability of mental properties)
    16. cittakammannata (adaptability of mind)
    17. kāyapāguññatā (proficiency of mental properties)
    18. cittapāguññatā (proficiency of mind)
    19. kāyujukatā (rectitude of mental properties)
    20. cittujukatā (rectitude of mind)
    21. sammavaca (right speech)
    22. sammakammanta (right action)
    23. sammaajiva (right livelihood)
      (the immediately preceding three are called the Three Abstinences)
    24. karuna (pity)
    25. mudita (appreciation)
      (the last two are called the two Illimitables or Appamanna).
    1. Phassa means contact, and contact means the faculty of pressing the object (arammana), so as to cause the agreeable or disagreeable sap (so to speak) to come out. So it is the main principle or prime mover of the mental properties in the uprising. If the sap cannot be squeezed out, then all objects (arammana) will be of no use.

  • d) 25 Tâm sở tịnh hảo (kalayana-jatika), là:
    1. Vô tham (alobha
    2. Vô sân (adosa
    3. Vô si (amoha
    4. Tín (saddhā
    5. Niệm (sati
    6. Hổ thẹn tội lỗi (hiri)
    7. Ghê sợ tội lỗi (ottappa)
    8. Hành xả (tatramajjhattatā)
    9. Tịnh thân (kāyapassaddhi)
    10. Tịnh tâm (cittapassaddhi)
    11. Khinh thân (kāyalahutā)
    12. Khinh tâm (cittalahutā)
    13. Nhu thân (kāyamudutā)
    14. Nhu tâm (cittamudutā)
    15. Thích thân (kāyakammaññatā)
    16. Thích tâm (cittakammaññatā)
    17. Thuần thân (kāyapāguññatā)
    18. Thuần tâm (cittapāguññatā)
    19. Chánh thân (kāyujukatā)
    20. Chánh tâm (cittujukatā)
    21. Chánh ngữ (sammāvācā)
    22. Chánh nghiệp (sammākammanta)
    23. Chánh mạng (sammā ājīva)
      (Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng gọi là ba giới phần)
    24. Bi (karuṇā)
    25. Hỷ (mudutā)
      (Hai tâm Bi và Hỷ được gọi là appamaññā citta (vô lượng tâm).
    1. Xúc (phassa) là sự “va chạm” giữa tâm, cảnh và vật, và xúc có nghĩa là khả năng tiếp xúc với cảnh - arammana, nó cũng là nguyên nhân tạo nên sự hài lòng hay khó chịu sinh khởi (có thể nói như vậy) . Do đó, nó là nguyên tắc chính hay động lực chính của các thuộc tính tinh thần trong sự sinh khởi. Nếu không có xúc, thì tất cả các cảnh (arammana) sẽ không có tác dụng gì.

  • Vedana means feeling, or the faculty of tasting the sapid flavour thus squeezed out by the phassa. All creatures are sunk in this vedana.
  • Vedana dịch là Cảm Thọ, có nghĩa là cảm giác, hay khả năng nếm vị ngọt do sự tiếp xúc (phassa) diễn ra. Tất cả chúng sinh đều chìm đắm trong cảm thọ (vedanà) này
  • saññā means perception, or the act of perceiving. All creatures become wise through this perception, if they perceive things with sufficient clearness in accordance with their own ways, custom, creed, and so forth.
  • saññā là Tưởng, là các nhận thức từ đối tượng được chiếu vào tâm, là sự nhớ biết cảnh, hay hành động nhận thức. Tất cả chúng sinh, nếu họ nhận thức mọi thứ rõ ràng phù hợp với cách thức, phong tục, tín ngưỡng của riêng họ, v.v. thì họ trở nên khôn ngoan thông qua nhận thức này
  • Cetanā means volition or the faculty of determining the activities of the mental concomitants so as to bring them into harmony. In the common speech of the world we are accustomed to say of one who supervises a piece of work that he is the performer or author of the work. We usually say: "Oh, this work was done by So-and-so", or "This is such and such a person's great work". It is somewhat the same in connection with the ethical aspects of things. The volition (cetana) is called the doer (kamma), as it determines the activities of the mental concomitants, or supervises all the actions of body, of speech, and of mind. As every kind of prosperity in this life is the outcome of the exertions put forth in work performed with body, with speech and with mind, so also the issues of new life or existence are the results of the volition (asynchronous volition is the name given to it in the Patthana, and it is known by the name of Kamma in the actions of body, speech and mind) performed in previous existences. Earth, water, mountains, trees, grass and so forth, are all born of Utu, the element of warmth and they may quite properly be called the children or the issue of the warmth- element. So also living creatures may be called the children or the issue of volition, or what is called Kamma-dhatu, as they are all born through Kamma.
  • Cetanā dịch là TƯ, có nghĩa là cố ý có tác ý hay sở hữu tư, chức năng của nó là có ý định, thúc giục hay xui khiến và khả năng xác định hoạt động của các tâm sở cùng tồn tại để đưa chúng vào mọi hành động' Trong cách nói thông thường của thế gian, chúng ta quen nói về một người giám sát một tác phẩm mà anh ta là người thực hiện hoặc tác giả của nghệ thuật. Chúng ta thường nói: "Ồ, công việc này do người này người kia làm", hoặc "Đây là công việc vĩ đại của một người như vậy". Nó cũng giống như vậy liên quan đến các khía cạnh đạo đức của mọi thứ. Tác ý (cetana) được gọi là nghiệp (kamma), vì nó quyết định các hoạt động của các tâm sở đồng hành, hoặc giám sát tất cả các hành động của thân, khẩu và ý. Vì mọi sự thuận tiện trong cuộc sống này là kết quả của những nỗ lực được thực hiện bằng thân, khẩu và ý, nên các vấn đề về cuộc sống hoặc sự tái sinh hoặc sự hiện hữu là kết quả của Tư của Tác Ý (Tác ý không xảy ra cùng một lúc được đặt với nó trong bộ Vị Trí (Patthana - Vị Trí), và nó được biết đến với cái tên Nghiệp trong mọi hành động của thân, khẩu và ý) được thực hiện trong những kiếp trước. Đất, nước, núi, cây, cỏ, v.v., tất cả sanh ra đều tùy thuộc vào Thời Tiết (Utu), yếu tố nóng và chúng có thể được gọi một cách đúng đắn là con cái hay kết quả của yếu tố hơi ấm. Vì vậy, các sinh vật sống cũng có thể được gọi là con cái hay vấn đề của tác ý, hay cái được gọi là Dục Giới (Kamma-dhatu), vì tất cả chúng đều được sinh ra thông qua Nghiệp.
  • Ekaggata means concentration of mind. It is also called Right Concentration (samadhi). It becomes prominent in the Jhanasampatti the attainment of the supernormal modes of mind called Jhana.
  • Ekaggata có nghĩa là Định tâm, là gom tâm vào một điểm. Nó cũng được gọi là chánh Định (samadhi). Nó trở nên nổi bật trong sự thành tựu thiền (Jhanasampatti) là việc đạt được các trạng thái siêu việc của tâm được gọi là thiền định (Jhana)
  • .

  • Jivita means the life of mental phenomena. It is pre-eminent in preserving the continuance of mental phenomena.
  • jīvita là đời sống là sự sống là mạng quyền, có nghĩa là cuộc sống của các hiện tượng tinh thần. Nó ưu việt trong việc duy trì sự tiếp tục của các hiện tượng tinh thần.
  • Manasikara means attention. Its function is to bring the desired object into view of consciousness.

  • Manasikara là chú tâm, sự chú ý đến. Chức năng của nó là hướng tâm đến đối tượng vào tầm nhìn của ý thức.
  • These seven factors are called Sabba-cittika, Universal Properties, as they always enter into the composition of all consciousness.

  • Bảy yếu tố này được gọi là bảy tâm sở biến hành Sabba-cittika Bảy là loại tâm sở không thể vắng mặt trong bất cứ loại tâm nào, tính chất Phổ quát, vì chúng luôn đi vào cấu tạo của mọi tâm thức.
  • Vitakka means the initial application of mind. Its function is to direct the mind towards the object of research. It is also called Sankappa (aspiration), which is of two kinds, viz., Sammasankappa or Right Aspiration, Micchasankappa or Wrong Aspiration.
  • Vitakka là Tầm là tác ý, là sự móng tâm, làm khởi ý ban đầu của tâm. Chức năng của nó là hướng tâm trí về đối tượng mong muốn. Nó cũng được gọi là Sankappa (sự cố ý, lý do, ý định), có hai loại, viz., Sammasankappa là chánh tư duy, Micchasankappa là tà tư duy.
  • 9. Vicara means sustained application. Its function is to concentrate upon objects.
  • 9. Vicara là tứ là Nhiếp ý, sự thủ ý, bám sát vào một ý. Chức năng của nó là tập trung vào các đối tượng.
  • 10.Viriya means effort of mind in actions. It is of two kinds, right effort and wrong effort.
  • 10. Viriya nghĩa là tinh tấn, tinh tấn trong hành động. Nó có hai loại, chánh tinh tấn và tà tinh tấn.
  • Piti means pleasurable interest of mind, or buoyancy of mind or the bulkiness of mind.
  • Piti là Hỷ hay Phỉ lạc, có nghĩa là tâm hoan hỷ, Ðặc tánh của Hỷ là khiến cho tâm thích thú đối tượng hoặc sự rộng lớn của tâm trí.
  • Chanda means desire-to-do, such as desire-to-go, desire-to-say, desire-to-speak, and so forth.
  • Chanda là Dục, là ước muốn, ước nguyện, động lực thúc đẩy, chẳng hạn như muốn đi, muốn nói, muốn nói, v.v.
  • 13. Adhimokkha means decisions, or literally, apartness of mind for the object; that is, it is intended to connote the freedom of mind from the wavering state between the two courses; "Is it?" or "Is it not?"

  • 13. Adhimokkha là Thắng Giải, sự lựa chọn, quyết đoán một cách khẳng định làm hay không làm, theo nghĩa đen, sự tách biệt của tâm đối với đối tượng; nghĩa là, nó nhằm bao hàm sự tự do của tâm trí khỏi trạng thái nghi ngờ giữa hai tình trạng; "Là nó?" hoặc "không phải nó?"
  • These last six mental properties are not common to all classes of consciousness, but severally enter into their composition. Hence they are called Pakinnaka or Particulars. They make thirteen if they are added to the Common Properties; and both, taken together are called Vimissaka (mixtures) as they enter into composition both with moral and immoral consciousness.

    Sáu Tâm Sở Hữu Biệt Cảnh cuối cùng này không phải là chung cho tất cả các loại tâm thức, nhưng tham gia một cách riêng biệt vào thành phần của chúng. Do đó chúng được gọi là Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakinnaka). Chúng tạo thành mười ba nếu chúng được thêm vào Thuộc tính chung; và cả hai, kết hợp với nhau được gọi là Tâm Sở Tợ Tha (Vimissaka) khi chúng hợp với thiện và bất thiện.

  • Lobha ethically means greed, but psychically it means agglutination of mind with objects. It is sometimes called Tanha (craving), sometimes Abhijjha (covetousness), sometimes Kama (lust) and sometimes Raga (sensual passion).
  • Lobha là tham về mặt đạo đức có nghĩa là tham lam, nhưng về mặt tâm linh, nó có nghĩa là tâm bám chặt vào đối tượng. Tham (Lobha) là một căn, tức là nhân (Hetu). Tâm tham căn gồm có cả si lẫn tham như là căn của hai sở hữu này. Tham (Lobha) đôi khi được gọi là Tanha (ái dục), đôi khi là Abhijjha (tham ái), đôi khi là Kama (dục lạc) và đôi khi là Raga (tham dục).
  • Dosa in its ethical sense is hate, but psychically it means the violent striking of mind at the object. It has two other names i.e. Patigha (repugnance), and Byapada (ill-will).
  • Dosa là sân, về mặt đạo đức nó là sự căm ghét, nhưng về mặt tâm linh, Sân (Dosa) Tâm sở sân đồng sanh với tâm sân, có trạng thái hung dữ, tàn bạo, nóng nảy, ưu phiền, không vừa lòng với đối tượng. Nó có hai tên khác là Patigha (sân hận) và Byapada (ác tâm hiểm độc muốn hại, muốn giết kẻ khác).
  • Moha means dullness or lack of understanding in philosophical matters. It is also called Avijjha (nescience), Annana (not knowing) and Adassana (not-seeing).

  • Moha có nghĩa là si mê, mê mờ, vô minh. Si (Moha): Tâm sở si đồng sanh với tất cả tâm bất thiện, có trạng thái si mê, lầm lạc, không biết thực tánh của các pháp. Nó còn được gọi là Avijjha (không hiểu biết, ngoài ra còn một số ý nghĩa khác như “sự thờ ơ (với chân lý)”, “sự nhầm lẫn”, “sự mê muội”. ), aññāṇa (si mê, ngu xuẩn) và Adassana (mù lòa, không thấy).
  • The above three just mentioned are called the three Akusalamula, or the three main immoral roots, as they are the sources of all immoralities.

    Ba tâm sở vừa đề cập ở trên được gọi là ba góc rễ bất thiện (Akusalamula), hay là căn bản của ba gốc rễ vô đạo đức, vì chúng là nguồn gốc của mọi điều bất thiện.

  • 17. Ditthi means error or wrong seeing in matters of philosophy. It takes impermanence for permanence, and non-soul for soul, and moral activities for immoral ones; or it denies that there are any results of action, and so forth.
  • 17. Ditthi là tà kiến, có nghĩa là hiểu quấy, thấy lầm, rồi chấp đó là phải, là đúng, cho nên chẳng bao giờ gặp được chân lý, không phân biệt được nẻo chánh. Lấy vô thường là thường còn, chấp có linh hồn, lấy việc thiện làm hành vi bất thiện; hoặc phủ nhận thuyết nhân quả, v.v.
  • Mana means conceit or wrong estimation. It wrongly imagines the name-and-form (nama-rupa) to be an "I", and estimates it as noble or ignoble according to the caste, creed, or family, and so on, to which the person belongs.
  • Mana - Kiêu mạn, ngã mạncó trạng thái so sánh "Ta" hơn ngườ, có nghĩa là tự phụ hoặc đánh giá sai. Tưởng tượng lầm về danh và sắc (nama-rupa) là một cái "tôi", và đánh giá cao quý hay thấp hèn tùy theo đẳng cấp, tín ngưỡng, hay gia đình mà người đó thuộc về.
  • Issa means envy, or disapprobation, or lack of appreciation, or absence of inclination to congratulate others upon their success in life. It also means a disposition to find fault with others.
  • Issa là tật, có nghĩa là ghen tị, không muốn nhìn thấy người khác thành công hay hạnh phúc, không có khuynh hướng chúc mừng người khác khi họ thành công trong cuộc sống. Nó cũng có nghĩa là khuynh hướng tìm lỗi của người khác.
  • Macchariya means selfishness, illiberality, or unwillingness to share with others.
  • Macchariya là lận, sự tật đố, Bủn xỉn. Không muốn thấy người khác hạnh phúc như mình hoặc không muốn chia sẻ với người khác.
  • Kukkucca means worry, anxiety, or undue anxiousness for what has been done wrongly, or for right actions that have been left undone. There are two wrongs in the world, namely, doing sinful deeds and failing to do meritorious deeds. There are also two ways of representing thus "I have done sinful acts", or "I have left undone meritorious acts, such as charity, virtue, and so forth." "A fool always invents plans after all is over", runs the saying. So worry is of two kinds, with regard to viciousness, to sins of ommissions and sins of commission.
  • Kukkucca là hối hận, phóng tâm, bận rộn, ngần ngại, có nghĩa là lo lắng, băn khoăn hoặc lo lắng quá mức về những gì đã làm sai, hoặc về những việc thiện chưa thực hiện. Trên đời có hai điều sai, đó là làm điều bất thiện và không làm điều thiện. Cũng có hai cách diễn đạt như vậy là "Tôi đã làm những việc tội lỗi", hoặc "Tôi đã bỏ những việc phước chưa làm, chẳng hạn như từ thiện, đức hạnh, v.v.." Có câu nói: "Kẻ ngốc luôn nghĩ ra kế hoạch sau khi tất cả đã kết thúc". Vì vậy, có hai loại lo lắng, liên quan đến sự xấu xa, tội lỗi của việc nên làm mà đã không làm và tội lỗi của việc đã làm việc bất thiện.
  • Ahirika means shamelessness. When a sinful act is about to be committed, no feeling of shame such as "I will be corrupted if I do this", or "Some people and Devas may know this of me", arise in him who is shameless.
  • Ahirika là vô tàm, có nghĩa là không hổ thẹn tội lỗi, những hành động bất thiện, không ghê sợ hậu quả của hành động bất thiện như "Tôi sẽ bị tội lỗi nếu tôi làm điều này", hoặc "Một số người và chư Thiên có thể biết điều này của tôi", nảy sinh trong người vô tàm.
  • Anottapa means utter recklessness as regards such consequences, as Attanuvad-abhaya (fear of self-accusations like: "I have been foolish; I have done wrong", and so forth), Paranuvadabhaya (fear of accusations by others); Dandabhaya (fear of punishments in the present life inflicted by the rulers); Apayabhaya (fear of punishments to be suffered in the realms of misery).
  • Anottapa là Vô Quý, có nghĩa là ghê sợ đối với tội lỗi, đối với các ác bất thiện pháp sọ bị buộc tội Attanuvad-abhaya như: "Tôi đã ngu ngốc; tôi đã làm sai", v.v.),Paranuvadabhaya (sợ bị người khác buộc tội) ; Dandabhaya (sợ hãi phải chịu khổ đau và hình phạt; ví dụ như bị kẻ khác giết lại nếu cố sát; bị chủ đánh đập nếu lấy trộm đồ vật); Apayabhaya (sợ hãi những hình phạt phải chịu trong các cõi đau khổ).
  • Uddhacca means distraction as regards an object.
  • Uddhacca là trạo cử phóng dật có nghĩa là xao lãng đối với một đối tượng.
  • Thina means slothfulness of mind; that is, the dimness of the mind's consciousness of an object.
  • Thina là dã dượi hôn trầm có nghĩa là tâm lười biếng đần độn uể oải; đó là sự mệt mỏi của ý thức về một đối tượng của tâm.
  • Middha means slothfulness of mental properties that is, the dimness of the faculties of each of the mental properties, such as contact, feeling and so forth.
  • Middha là trạng thái bần thần, buồn ngủ, uể oải, là trạng thái hèn yếu, muội lược của các tâm sở, tâm bắt cảnh không tươi tỉnh. các khả năng của từng đặc tính tâm sở, chẳng hạn như xúc, thọ, v.v.
  • 27. Vicikiccha means perplexity, that is, not believing what ought to be believed.

  • 27. Vicikiccha là hoài nghi, có nghĩa là hoang mang, nghĩa là không tin những gì nên tin. Ðó là trạng thái của một tâm mệt mỏi do hiểu không trọn vẹn, không thấu đáo, sự hiểu thiếu bằng cớ, sự phỏng đoán.
  • The above fourteen kinds are called Papajati or Akusala-dhamma, in fact, they are real immoralities.

    Mười bốn loại tâm sở trên được gọi là Papajati hay tất cả pháp bất thiện (Akusala-dhamma), thực ra chúng là những pháp bất thiện.

  • Alobha means disinterestedness of mind as regards an object. It is also called Nekkhama-dhatu (element of abnegation or renunciation), and Anabhijha (liberality).
  • Alobha là vô tham là không ham muốn ngủ dục, không luyến ái ngủ trần, có nghĩa là tâm không dính mắc đối tượng. Nó còn được gọi là xuất ly giới ( Nekkhama-dhatu) yếu tố của sự từ bỏ hoặc từ bỏ, và Anabhijha (tư tưởng không có định kiến)
  • .

  • Adosa, or amity in its ethical sense means inclination of mind in the direction of its object, or purity of mind. It is also called Abyapada (peace of mind), and Metta (loving-kindness).
  • Adosa vô sân, đặc tánh của Vô Sân là sự vắng mặt của hờn giận, bất bình, thù oán, trạng thái không sân hận bất bình tâm an tỉnh trước đối tượng, giữ tâm trong sạch. Nó còn được gọi là Abyapada (buông bỏ mọi suy nghĩ về ác ý), và Metta (là lòng mong ước thành thật cho tất cả chúng sanh đều được an lành vui vẻ.).
  • 30. Amoha means knowing things as they are. It is also called Nana (wisdom), Panna (insight), Vijjha (knowledge), Samma-ditthi (right view).

  • 30. Amoha là vô si có nghiã là sự thông minh sáng suốt, đồng một nghiã với trí huệ . Nó cũng được gọi là Nana (trí tuệ), Panna (sáng suốt), Vijjha (kiến thức), Samma-ditthi (chánh kiến).
  • These three are called the three Kalyāṇa-Mūla or the three Main Moral Roots as they are the sources of all moralities.

    Ba tâm sở này được gọi là ba căn bản thiện (Kalyāṇa-Mūla) hay ba Căn Bản Đạo Đức Chính vì chúng là cội nguồn của mọi giới luật.

  • Saddha means faith in what ought to be believed. This is also called Pasada (transparence).
  • ^

  • Saddha là niềm tin hay đức tin hay sự tín tâm, có nghĩa là niềm tin, là sự tin tưởng hay một lý tưởng để hướng đến. Đây cũng được gọi là Pasada (là tin vào bản chất thiện lành vốn có của mỗi người, dành trọn tâm ý hướng về lối sống đầy từ bi và trí tuệ).
  • Sati means constant mindfulness in good things so as not to forget them. It is also called dhāraṇa (Retention), and uṭṭhāna (readiness).
  • Sati là sự chú niệm sự hay biết hoặc sự chú tâm, chánh niệm, có nghĩa là ghi nhận rõ điều thiện để không quên chúng. Nó còn được gọi là dhāraṇa (nắm bắt), và uṭṭhāna (sẵn sàng).
  • Hiri means modesty which connotes hesitation in doing sinful acts through shame of being known to do them.
  • Hiri là Tàm là sự hổ thẹn đối với lương tâm của chính mình, là pháp trắng gìn giữ ngũ uẩn được trong sạch, không bị thế gian khiển trách, có nghĩa là khiêm tốn bao hàm sự do dự trong việc thực hiện các hành vi tội lỗi do xấu hổ khi bị biết là đã làm chúng.
  • Ottappa means discretion which connotes hesitation in doing sinful deeds through fear of self-accusation, of accusation by others, or of punishments in spheres of misery (apayabhaya).
  • Ottappa quý là sự biết lo sợ vể lỗi lầm, biết ghê sợ tội lỗi, sự thận trọng bao hàm do dự trong việc làm tội lỗi do sợ hãi bị buộc tội, bị người khác khiển trách hoặc bị quả báo trong các cảnh giới đau khổ (apayabhaya)
  • Tatramajjhattata is balance of mind, that is to say, that mode of mind which neither cleaves to an object nor repulses it. This is called Upekkha-brahmavihara (equanimity of the Sublime Abode) in the category of Brahmavihara; and Upekkhasambojjhanga (equanimity that pertains to the factors of Enlightenment) in the Bojjhanga.
  • Tatramajjhattata Hành xả, tâm xả là sự quân bình suy tư, nghĩa là, cách tâm không dính mắc vào một đối tượng cũng không đẩy lùi nó. Điều này được gọi là Upekkha-brahmavihara (Xả Vô Lương Tâm) trong phạm trù Brahmavihara Tứ Vô Lượng Tâm; và Xả giác chi (Upekkhā sambojjhanga) (sự thanh thản liên quan đến các yếu tố giác ngộ) trong Bojjhanga: yếu tố giác ngộ.
  • Kayapassaddhi means composure of mental properties.
  • Kaya-passaddhi là tịnh thân, có nghĩa là sự tĩnh lặng của các đặc tính tinh thần.
  • Cittapassaddhi means composure of mind. By composure it is meant that the mental properties are set at rest and become cool, as they are free from the three Immoral (Papa-dhamma) which cause annoyance in doing good deeds.
  • Citta-passaddhi là tịnh tâm, có nghĩa là sự tĩnh lặng của tâm. Định tĩnh có nghĩa là các đặc tính tinh thần được đặt vào trạng thái an tịnh và mát mẻ, vì chúng thoát khỏi ba ác pháp (Papa-dhamma) gây khó chịu khi làm việc thiện
  • Kaya-lahuta means buoyancy of mental properties.
  • Kaya-lahuta - là thân khinh an, có nghĩa là do tâm hoan hỷ, thân được khinh an
  • Citta-lahuta means buoyancy of mind. By buoyancy it is meant that the mental properties become light, as they are free from the Immorals which weigh against them in the doing of good deeds. It should be explained in the same manner as the rest.
  • Citta-lahutā là khinh tâm, có nghĩa là tính hăng hái của tâm. là hăng hái, sôi nổi thuộc các yếu tố tâm trở nên nhẹ nhàng, vì không bị phiền não khi làm việc tốt lành. Nên được giải thích theo cách tương tự như phần còn lại.
  • Kaya-mudutā means pliancy of mental properties.
  • Kaya-mudutā là nhu thân, có nghĩa là sự mềm dịu của tâm Sở trong phần thiện hạnh
  • Citta-mudutā means pliancy of mind.
  • Citta-mudutā là tâm nhu, có nghĩa là sự mềm dịu của tâm trong phần thiện hạnh.
  • Kāya-kammaññatā means fitness of work of mental properties.
  • Kāya-kammaññatā là Thân Thích Ứng , có nghĩa là có sự thích ứng của tâm sở trong phần thiện hạnh
  • Citta-kammannata means the fitness of the mind for work.
  • Citta-kammaññatā là Tâm Thích Ứng, có nghĩa là sự thích ứng của tâm trong phần thiện hạnh.
  • Kāya-pāguññatā means proficiency of mental properties.
  • Kāya-pāguññatā là Thân Thuần Thục, có nghĩa là sự thuần thục của tâm sở trong phần thiện hạnh.
  • Citta-pāguññatā means proficiency of mind. Proficiency here means skilfulness.
  • Citta-pāguññatā là Tâm Thuần Thục, có nghĩa là sự thuần thục của tâm trong phần thiện hạnh.
  • Kāyujukatā means rectitude of mental properties.
  • Kāyujukatā là Thân Chánh Trực, có nghĩa là có sự chánh trực của Tâm Sở trong phần thiện hạnh.
  • Cittajukatā means rectitude of mind.
  • Cittajukatā là Tâm Chánh Trực, có nghĩa là có sự chánh trực của Tâm trong phần thiện hạnh.
  • Sammā-vācā means Right Speech, that is abstinence from the fourfold sinful modes of speech i.e. lying, slandering, abusive language and idle talk.
  • Sammā-vācā là Chánh Ngữ, có nghĩa là không nói Tứ Ác Ngữ, tức là nói dối, vu khống, lăng mạ và nói chuyện thị phi.
  • Sammākammanta means Right Action, that is abstinence from the threefold sinful acts, i.e. killing, stealing, and unchastity.
  • Sammākammanta là Chánh Nghiệp, có nghĩa là việc tạo tác hành động trừ Tam Thân Ác Hạnh là không sát sinh, không trộm cắp và không tà dâm
  • .

  • Sammā-ājīva means Right Livelihood. These three Samma-vaca, Samma-kammanta and Samma-ajiva are called the Triple Abstinences.
  • Sammā-ājīva là Chánh Mạng, có nghĩa là sự sinh trừ Tứ Ngữ Ác Hạnh và Tam Thân Ác Hạnh. Ba Sammā-vācā (Chánh Ngữ), Sammā-kammanta (Chánh Nghiệp) và Sammā-ājīva (Chánh Mạng) này được gọi là Ba Tâm Sở Ngăn Trừ Phần (Viratīcetasika), vì có Tư Tâm Sở (Cetana) ở ngoài phần Ác Hạnh làm chủ yếu.
  • Karuṇā means pity, sympathy, compassion or wishing to help those who are in distress.
  • Karuṇā là Bi Mẫn, có nghĩa là có sự lân mẫn đối với sự khổ đau chúng sinh, và mong muốn giúp đỡ những chúng sinh gặp khó khăn.
  • Muditā means appreciation of, or congratulation upon or delight in the success of others.
  • Muditā là tùy hỉ, có nghĩa là có sự hoan hỉ với người khác, là người đang đón nhận sự an vui, hoặc sẻ được an vui trong thời gian tới.
  • These two are respectively called Karuna-brahmavihara and mudita-brahma-vihara. They are also called Appamanna (illimitables) according to the definition "Appamanesu sattesu bhava ti Appamanna", that is: "Appamanna is so called because it exists without limit among living beings."
  • Hai tâm sở này được gọi là Bi Vô Lượng Tâm (Karuṇā-brahmavihara) và Hỉ Vô Lượng Tâm (Muditā-brahma-vihara). Chúng còn được gọi là Vô Lượng Tâm (Appamaññā) theo định nghĩa "Appamanesu sattesu bhava ti Appamaññā", nghĩa là: "Vô Lượng Tâm được gọi như vậy vì nó không có giới hạn đối với tất cả chúng sinh."
  • Nibbana may be classified into three kinds, viz: First Nibbana, Second Nibbana and Third Nibbana.

    Niết bàn có thể được phân thành ba loại, đó là: Niết bàn thứ nhất, Niết bàn thứ hai và Niết bàn thứ ba.

    Freeing or deliverance from the plane of misery is the First Nibbana.

    Niết bàn thứ nhất là giải thoát khỏi đau khổ.

    Freeing or deliverance from the plane of Kama-loka is the Second Nibbana.

    Niết-bàn thứ hai là giải thoát khỏi cõi Dục Giới (kāma-loka).

    Freeing or deliverance from the planes of Rupa-loka and Arupa-loka is the Third Nibbana.

    Niết-bàn thứ ba là giải thoát khỏi các cõi Sắc giới và Vô sắc giới.

    Consciousness one, Mental Properties fifty-two, Nibbana one, altogether make up fifty-four Mental Phenomena. Thus the twenty eight material phenomena and 54 mental phenomena make up 82 ultimate things which are called Ultimate Facts. On the other hand, Self, Soul, Creature, Person and so forth, are Conventional Facts.

    Thức, 52 tâm sở, và một Niết bàn, tất cả tạo thành 54 danh pháp. Như vậy 28 Sắc Pháp và 54 Danh Pháp hợp thành 82 tâm . Mặt khác, tự ngã, Linh hồn, Sinh vật, Con người, v.v., là những Sự kiện Chế Định.

    The Four Mahabhutas or the Four Great Essentials

    Mahābhūta means to develop greatly:

    1. The element of extension is the element of earth; that is the fundamental principle or foundation of matter. It exists in gradations of many kinds, such as, hardness, more hardness, stiffness, more stiffness, softness, more softness, pliability, more pliability, and so on.

    Bốn Sắc Đại Hiển

    Mahābhūta là đại hiển vì phát triển nhanh chóng:

    1. Yếu tố mở rộng là yếu tố đất (pathavī); là nguyên lý cơ bản hay nền tảng của vật chất. Nó tồn tại trong nhiều loại, chẳng hạn như độ cứng, độ cứng hơn, độ cứng hơn, độ cứng hơn, độ mềm, độ mềm hơn, độ dẻo, độ dẻo hơn, v.v..

  • The element of cohesion is the element of water, that is, the cohesive power of material qualities whereby they form into mass or bulk or lump. There are apparently many kinds of cohesion.
  • Yếu tố kết dính là yếu tố nước(āpo) , nghĩa là sức mạnh kết dính của các chất liệu vật chất nhờ đó chúng hình thành khối hoặc hoặc cục. Theo như được biết thì có nhiều loại gắn kết.
  • The element of heat is the element of fire, that is, the power to burn, to inflame, and to mature the material qualities, This maturative quality is of two kinds, namely, the maturative quality of heat and the maturative quality of cold.
  • Yếu tố nóng là yếu tố lửa (tejo), tức là khả năng đốt cháy hay thiêu đốt các sắc pháp. Đặc tính làm chín muồi này có hai loại, đó là đặc tính nóng cũng đốt cháy các sắc pháp và đặc tính lạnh quá cũng làm sắc pháp bị hư hoại.
  • The element of motion is the element of wind, that is, the power of supporting or resisting. It is of many kinds, such as supportive, resistive, conveying, vibratory, diffusive, and so on. From these four great Elements all other forms of matter are derived or are born. Or, expressed in another way: All matter is a combination, in one proportion or another, of these four elementary properties.
  • Yếu tố chuyển động là yếu tố gió (vāyo), nghĩa là gió có sức mạnh hỗ trợ hoặc cản lại. Nó có nhiều loại, chẳng hạn như hỗ trợ, như vận chuyển, như truyền tải, như rung động, và khuếch tán, v.v. Từ Tứ Đại này, tất cả các dạng vật chất khác đều bắt nguồn hoặc được sinh ra. Hoặc, diễn đạt theo một cách khác thì: Mọi vật chất đều là sự kết hợp, theo tỷ lệ này hay tỷ lệ khác, của bốn yếu tố căn bản này.
  • The Six Bases

    Basis is that where consciousness generates, arises, develops, or that whereupon it depends.

    Sáu sắc vật (vatthurūpa)

    Sắc vật là nơi ý thức tạo ra, phát sinh, phát triển hoặc phụ thuộc vào. .

  • The eye-basis is the element of the sensorium within the eye- ball where consciousness of sight is generated; and the consciousness of sight connotes the power of seeing various kinds of colours, appearances, forms and shapes.
  • Sắc thần kinh nhãn (cakkhupasāda) là yếu tố của giác quan bên trong nhãn cầu nơi nhãn thức được tạo ra; và nhãn thức có khả năng nhìn thấy các loại màu sắc, hình dáng, hình thể và hình dạng.
  • The ear-basis is the element of the sensorium within the organ of the ear where consciousness of sound is generated, and the consciousness of sound connotes the power of hearing various kinds of sound.
  • Sắc thần kinh nhĩ (sotapasāda) là yếu tố của giác quan bên trong nhĩ căn nơi phát sinh nhĩ thức , và thần kinh nhĩ bao hàm khả năng nghe các loại âm thanh khác nhau.
  • The nose-basis is the element of the sensorium within the nose organ where consciousness of smell is generated, and the consciousness of smell connotes the power of smelling different kinds of odours.
  • Sắc thần kinh tỷ (ghāṇapasāda) là yếu tố của giác quan trong cơ quan mũi nơi mà ý thức về mùi được tạo ra, và thần kinh tỷ ý thức về mùi bao hàm khả năng ngửi các loại mùi khác nhau.
  • The tongue-basis is the element of the sensorium upon the surface of the tongue where consciousness of taste is generated, and the consciousness of taste connotes the power of tasting many kinds such as sweet, sour, and so forth.
  • Sắc thần kinh thiệt (jīvhāpasāda) là yếu tố của cảm giác trên bề mặt của lưỡi nơi thức về vị được tạo ra, và thần kinh thiệt ý thức về vị bao hàm khả năng nếm nhiều loại như ngọt, chua, v.v.
  • The body-basis is the element of the sensorium locating itself by pervading the whole body within and without from head to foot, where consciousness of touch is generated, and the consciousness of touch connotes the power of feeling or sensing physical contacts.
  • Sắc thần kinh thân (kāyapasāda) là cảm giác chính và nó lan tỏa khắp cơ thể bên trong và bên ngoài từ đầu đến chân, nơi thức xúc được tạo ra, và thần kinh thân bao hàm sức mạnh của cảm giác hoặc cảm nhận các tiếp xúc vật lý.
  • The heart-basis a kind of very fine, bright, subtle matter within the organ of heart where mind consciousness, comprising sixty- nine classes of the same in number is generated.

  • Sắc ý vật (hadayavatthu) là một loại sắc trong sáng, vi tế bên trong cơ quan của trái tim, nơi tâm thức, bao gồm sáu mươi chín loại tâm sinh lên và nương trú. Sắc ý vật có khả năng thâu bắt tất cả cảnh.
  • From these six bases all classes of consciousness are generated and arise.

    Từ sáu sắc vật (vatthurūpa) này, tất cả các loại tâm được tạo ra và sinh khởi.

    The Two Bhavas or Sexes

    Bhava means production or productive principle.

  • The Itthi-bhava or the female sex is a certain productive principle of matter which produces several different kinds of female appearances and feminine characters.
  • Hai sắc tính (bhāvarūpa).

    Bhava có nghĩa là giới tính hoặc sắc tính hay bản tính.

  • Itthi bhāva hay sắc nữ tính là loại sắc sinh sản nhất định của vật chất tạo ra một số hình dạng và tính cách của người nữ.
  • The Pum-bhava or the male sex is a certain productive principle of matter which produces several different kinds of male appearances and masculine characters.

  • Pum-bhāvahay sắc tính nam là một loại sắc tạo ra một số loại hình dạng và tính cách nam tính của người nam.
  • The two sexes respectively locate themselves in the bodies of male and female, like the body-basis pervading the entire frame, from the sole of the foot to the top of the head within and without. Owing to their predominant features the distinction between masculinity and feminity is readily discerned.

    Hai sắc tính này có riêng biệt trong cơ thể của người nam và người nữ, bao trùm toàn bộ cơ thể, từ lòng bàn chân đến đỉnh đầu bên trong và bên ngoài. Do các đặc điểm nổi bật của chúng, sự phân biệt giữa nam tính và nữ tính dễ dàng được phân biệt.

    Jivita-Rupa or Material Quality of Life

  • Jivita means life, that is, the vital force which controls the material qualities produced by Kamma and keeps them fresh in the same way that the water of a pond preserves the lotus plant therein from decay and so informs them as to prevent from withering. The common expressions of ordinary speech, "a being lives" or "a being dies" are descriptive merely of the presence or absence of this material quality of life. When it ceases forever with reference to a particular form, we say "a being dies" and we say "a being is living" so long as it continues to act in any particular form. This also locates itself by permeating the whole body.
  • Sắc mạng quyền (jīvitindriyarūpa).

  • Jīvita có nghĩa là sự sống, nghĩa là khả năng kiểm soát các phẩm chất vật chất do Nghiệp tạo ra và giữ cho chúng luôn tươi tốt giống như cách nước của một cái ao bảo vệ cây sen trong đó khỏi bị mục nát và thông báo cho chúng biết để tránh bị khô héo. Những cách diễn đạt phổ biến trong lời nói bình thường, "một sinh vật sống" hoặc "một sinh vật chết" chỉ đơn thuần là mô tả về sự hiện diện hay vắng mặt của sắc mạng quyền. Khi nó vĩnh viễn chấm dứt liên quan đến một hình thức cụ thể, chúng ta nói "một sinh vật chết" và chúng ta nói "một sinh vật đang sống" chừng nào nó còn tiếp tục hành động trong bất kỳ hình thức cụ thể nào. Điều này cũng định vị bằng cách lan tỏa toàn bộ cơ thể.
  • (āhārarūpa) or the Material Quality of Nutrition

  • Ahara-Rupa means element of essential nutriment that chiefly nourishes or promotes the growth of material qualities. Just as the element of water that resides in earth or that falls from the sky, nourishes trees or plants or mainly promotes their growth or helps them to fecundate, develop and last long; so also this material quality of nutrition nourishes or mainly helps the four kinds of bodies or matter produced by the four causes namely, kamma, mind, temperature and food, to fecundate and grow. It is the main supporter of the material quality of life, so that undertaking various kinds of work in the world for the sake of getting one's daily food, is called a man's living or livelihood.

  • (āhārarūpa) Sắc vật thực.

  • āhārarūpa sắc vật thực có nghĩa là yếu tố dinh dưỡng cần thiết nuôi dưỡng hoặc thúc đẩy sự tăng trưởng của các sắc pháp. Giống như yếu tố nước lưu trữ trong đất hoặc từ những đám mây trên trời rơi xuống, nuôi dưỡng cây cối hoặc thực vật hoặc chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của chúng hoặc giúp chúng sinh sôi, phát triển và tồn tại lâu dài. Cũng như vậy, sắc vật thực này giúp cho bốn nhân tạo ra bởi bốn nguyên nhân là nghiệp, tâm, thời tiết và vật thực, sinh sôi nảy nở và phát triển. Sắc vật thực là yếu tố hỗ trợ chính cho chất lượng cuộc sống vật chất, do đó việc đảm nhận nhiều loại công việc khác nhau trên thế giới chỉ để có thực phẩm để ăn hàng ngày, được gọi là sinh kế hay sinh kế của con người.

  • Gocara-Rupas or the Four Sense-Fields

    Gocara means sense-field or object of the five senses.

  • The object "visible form", is the quality of colour or of shape of various objects.
  • The object "sound" is the quality of sound itself.
  • The object "odour" is the quality of scent or smell.
  • The object "savour" is the quality of savour or taste.

  • Mention is not made here of touch or the tangible, as it consists in the Great Essentials or Elements. It is of three kinds, Viz., Pathavi-potthabba or extension tangible, Tejo-potthabba or temperature tangible. Vayo- potthabba or movement tangible. Counting in the tangible also we thus get five sense-fields in all. Of these, visible form is the object of eye; sound, of ear; odour, of nose; savour, of tongue; and the tangible, of body.

    Bốn sắc trần cảnh (gocararūpa)

    Gocara có nghĩa là lĩnh vực giác quan hoặc đối tượng của năm giác quan.

  • Sắc cảnh sắc (rūpārammaṇarūpa) , là chất lượng màu sắc hoặc hình dạng của các đối tượng khác nhau. .
  • Sắc cảnh thinh (saddārammaṇarūpa). Là tất cả các âm thinh.
  • Sắc cảnh mùi (gandhārammaṇarūpa). Là tất cả các mùi.
  • Sắc cảnh vị (raārammaṇarūpa). Là tất cả các vị chất.

  • Ở đây không đề cập đến xúc giác hay vật hữu hình, vì nó bao gồm trong ba yếu tố: Đất, Lửa, Gió. Khi thân xúc chạm vào đất, thì đất là cảnh xúc (pathavīphoṭṭhabbārammaṇa) hay phần mở rộng hữu hình, Khi thân đụng chạm với lửa, thì lửa là cảnh xúc (tejophoṭṭhabbārammaṇa) hay nhiệt độ hữu hình. Khi thân đụng vào gió, thì gió là cảnh xúc (vāyopjoṭṭhabbārammaṇa) hay chuyển động hữu hình. Tính cả phần hữu hình, do đó, chúng ta có tất cả năm lĩnh vực cảm giác. Trong số này, sắc hữu hình là đối tượng của mắt; âm thanh, của tai; mùi, mũi; hương vị của lưỡi; và hữu hình, của cơ thể.

    Ākāsadhātu or Material Quality of Limitation

  • Akasa-dhatu means the element of space. In a heap of sand there is a space between each particle of sand. Hence we may say that there are as many spaces as there are particles of sand in the heap; and we can also distinguish the particles of sand from one another. When the heap is destroyed the particles of sand are scattered about, and the space enclosed between them disappears also. Similarly, in very hard lumps of stone, marble, iron, and metal, there are innumerable atoms and particles of atoms which are called kalapas or groups. Into every finest, smallest particle of an atom there enters at least these following eight qualities of matter, i.e., the Four Essentials and colour, odour, savour, and nutritive essence. And each group is seperated by the element of space which locates itself between them. Therefore there is at least as much of space as there is of the matter of the lump. It is owing to the existence of this space that lumps of stone and iron can be broken up, or cut into pieces, or pounded into dust, or melted.

  • Ākāsadhātu hay là sắc hư không.

  • ākāsadhātu có nghĩa là Sắc hư không. Như trong một đống cát có một khoảng trống giữa mỗi hạt cát, đó là sắc hư không. Do đó, chúng ta có thể nói rằng có nhiều khoảng trống như số hạt cát trong đống; và chúng ta cũng có thể phân biệt các hạt cát với nhau. Khi đống cát bị phá hủy, các hạt cát nằm rải rác và không gian bao quanh chúng cũng biến mất. Tương tự như vậy, trong những khối đá, đá cẩm thạch, sắt và kim loại rất cứng, có vô số nguyên tử và hạt nguyên tử được gọi là một nhóm (kalapa). Trong mỗi hạt nhỏ nhất, tốt nhất của một nguyên tử đều có ít nhất tám phẩm chất sau đây của vật chất, tức là Bốn Tinh chất và màu sắc, mùi, vị và bản chất dinh dưỡng. Và mỗi nhóm được ngăn cách bởi yếu tố không gian nằm giữa chúng. Do đó, ít nhất có nhiều không gian bằng với vật chất của khối u. Nhờ có không gian này mà những cục đá và cục sắt có thể bị vỡ ra, hoặc cắt thành từng mảnh, hoặc nghiền thành bụi, hoặc tan chảy.

  • Viññattirūpa or Modes of Communications

    Vinnatti-rupa means mode of communication or sign employed to communicate the willingness, intention, or purpose, of one person to the understanding of another.

    Viññattirūpa hay là hai Sắc Biểu Tri .

    viññattirūpa là sắc biểu tri, có nghĩa là phương thức giao tiếp hoặc dấu hiệu được sử dụng để truyền đạt ý định hoặc mục đích của một người cho người khác hiểu.

  • kāyaviññatti is that peculiar movement of body by which one's purpose is made known to others.
  • kāyaviññatti là Thân biểu tri, là sự chuyển động đặc biệt của cơ thể nhờ đó mục đích của một người được người khác biết đến.
  • vacīviññatti is that peculiar movement of sounds in speech by which one's purpose is made known to others.

  • vacīviññatti là ngữ biểu tri, là sự chuyển động đặc biệt của âm thanh trong lời nói nhờ đó mục đích của một người được người khác biết đến.
  • Those who cannot see the minds of others know the purpose, the intention, the willingness, of others through the use of these two modesof communication or Vinnatti-rupas. These two are employed not only in communicating one's purpose or intention to the understanding of another, but also in moving the parts of the body while walking, and so forth, according to one's own will; as also in learning by heart, reading to one-self, and so forth.

    Tuy người ta không thể nhìn thấy tâm của người khác muốn gì, ý định của người khác, nhưng thông qua việc sử dụng hai phương thức giao tiếp này hoặc hai Sắc Biểu Tri Viññattirūpa. Hai điều này được sử dụng không chỉ trong việc truyền đạt mục đích hoặc ý định của một người để người khác hiểu, mà còn trong việc thao tác các bộ phận của cơ thể khi đi bộ, v.v., theo ý muốn của chính mình; cũng như trong việc học thuộc lòng, tự đọc, v.v.

    The Three vikārarūpa or the Three Plasticities

    Vikāra means the peculiar expression or distinctive condition of the Jata-rupas, the genetic material qualities.

    vikārarūpa hay Ba Sắc Đặc Biệt.

    Vikāra có nghĩa là biểu hiện đặc biệt hay tình trạng đặc biệt của các sắc sinh khởi jātarūpa, những phẩm chất vật chất di truyền.

  • lahutārūpa is the lightness of the material quality.
  • mudutārūpa is the pliancy of the material quality.
  • Sắc khinh (lahutārūpa). Là sự nhẹ nhàng của sắc pháp.
  • Sắc nhu(mudutārūpa). Là sự mềm dẻo của sắc pháp..
  • kammaññatārūpa is the adaptability of the two media of communication.

    When one of the Four Great Essentials falls out of order and becomes disproportionate to the rest in any parts of the body, these parts are not light as usual in applying themselves to some work, but tend to become heavy and awkward; they are not pliable as usual, but tend to become hard, coarse and rigid; they are not as adaptable as usual in their movements in accord with one's will, but tend to become difficult and strained.

    Likewise when the Essentials are out of order, the tongue, the lips, are not adaptable according to the wish in speaking, but become firm and stiff.

    When the Four Great Essentials are in good order and the parts of the body are in sound health, the matter of the body (rupa) is said to be in possession of these qualities, i.e. lightness, pliancy, and adaptability, which are called the three plasticities (vikara-rupas).

  • kammaññatārūpa là Sắc thích nghiệp là khả năng thích ứng của hai phương tiện truyền đạt.

    Khi một trong Tứ Đại bị bất hòa và trở nên mất cân đối với các phần còn lại trong bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, thì các bộ phận này không nhẹ nhàng như thường lệ khi áp dụng vào công việc nào đó, mà có xu hướng trở nên nặng nề và lúng túng; chúng không mềm dẻo như bình thường mà có xu hướng trở nên cứng rắn và không linh động; chúng không linh hoạt như bình thường trong các chuyển động theo ý muốn của một người, mà có xu hướng trở nên khó khăn và căng thẳng.

    Tương tự như vậy, khi tứ đại bất hòa, thì lưỡi, môi không thích ứng được theo ý muốn khi nói, mà trở nên nặng nề và khó khăn.

    Khi Tứ đại cân bằng và các bộ phận của cơ thể khỏe mạnh, sắc pháp (rūpa) được cho là linh hoạt, tức là nhẹ, mềm dẻo và dễ thích nghi, chúng được gọi là ba sắc đặc biệt (vikārarūpa).
  • The Four Lakkhana-Rupas or the Four Salient Features

    lakkhaṇarūpa means salient feature or mark by means of which it is decisively known that all material and mental qualities are subject to impermanence.

    lakkhaṇarūpa hay là Bốn Tướng Trạng của Sắc Pháp.

    lakkhaṇarūpa là sắc tướng trạng là đặc tướng của sắc pháp, có nghĩa là đặc điểm nổi bật hoặc dấu hiệu mà nhờ đó người ta biết chắc chắn rằng tất cả các pháp đều phải chịu sự vô thường.

  • Upacayarūpa means both integration and continuance of integration, of which the former may be called Acaya (initial integration) and the latter Upacaya (sequent integration).
  • Upacayarūpa là Sắc Tich Trữ có nghĩa là cả sự hợp nhất và sự tiếp tục của sự hợp nhất, trong đó sắc đầu tiên có thể được gọi là ācaya (khởi sinh) và sắc sau là Upacaya là Tich trữ (sự hợp nhất tiếp theo).
  • Santati-rupa means continuance. From the cessation of sequent integration to the commencement of decay the phenomenon continues without any increase or decrease. And such a continuous state of material phenomenon is called Santati or Pavatti (Prolongation). The production (jati) of the groups of material qualities alone, is described by the three names of Acaya, Upacaya and Santati.
  • Santatirūpa là Sắc Thừa Kế có nghĩa là sự tiếp tục diễn tiến. Từ khi kết thúc tích hợp tuần tự cho đến khi bắt đầu phân rã, hiện tượng tiếp tục không tăng hoặc giảm. Và trạng thái liên tục như vậy của hiện tượng vật chất được gọi là tiếp tục (Santati) hay Pavatti (Chuyển Khởi). Riêng sự khởi sinh (jati) của nhóm sắc pháp được mô tả bằng ba tên gọi Acaya (Khởi Sinh), Upacaya (Tích Trữ) và Santati (tiếp diễn)
  • .

  • Jarata is the state of growing old, of decline, of maturity, ripeness (in the sense of being ready to fall), decayedness, caducity, rottenness, or corruption.
  • jaratārūpa là Sắc già, là trạng thái già đi, suy tàn, trưởng thành, chín muồi (theo nghĩa sẵn sàng rụng), già cỗi, suy tàn, thối rữa hoặc thối nát.
  • Aniccata means impermanence, death, termination, cessation, brokenness or the state of disappearing.

    (It is our Ledi Sayadaw's style in writing to express an idea by means of as many synonymous terms as he can collect and a translator, such as I, who has not fully attained the mastery of the language in which the treasures of Burmese literature are to be deposited, can with difficulty furnish the translation with a sufficient number of appropriate terms).
  • aniccatārūpa Sắc vô thường, có nghĩa là vô thường, chết, chấm dứt, hoại diệt, tan vỡ hoặc trạng thái biến mất.

    (Văn phong của Ngài Ledi Sayadaw của chúng ta là diễn đạt một ý tưởng bằng nhiều thuật ngữ đồng nghĩa mà Ngài có thể thu thập được và một dịch giả, như tôi chẳng hạn, đã không nắm vững hoàn toàn ngôn ngữ mà kho tàng văn học Miến Điện được sử dụng, có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp bản dịch với đủ số lượng các thuật ngữ thích hợp)
  • .

    A plant has five periods, the Acaya period, the Upacaya period, the Santati period, the the Jarata period, and the Aniccata period. It is first generated then grows up gradually or develops day by day and after the cessation of growth it stands for sometime in the fully developed state. After that it begins to decay and at last it does and disappears leaving nothing behind. Here the primary generation of the material qualities is called

    Trồng một cây có năm thời kỳ là, thời kỳ khởi sinh (ācaya), thời kỳ sinh lên (Upacaya), thời kỳ phát triển (Santati), thời kỳ già (Jarata) và thời kỳ diệt (Aniccata). Nó được sinh ra đầu tiên là nảy mầm (khởi sinh - ācaya) sau đó mầm nhô ra (sinh lên - Upacaya) lớn lên dần dần hoặc phát triển từng ngày (phát triển - Santati) và sau khi ngừng tăng trưởng đến một lúc nào đó nó sẽ ở trạng thái phát triển hoàn chỉnh (thời kỳ già - Jarata). Sau đó, nó bắt đầu phân rã và cuối cùng phân rã và biến mất không để lại gì (thời kỳ diệt - Aniccata). Ở đây, thế hệ chính của các phẩm chất vật chất được gọi là:

    acaya

    period; the gradual growth or development, the

    upacaya

    period; and their standing in their fully developed state, the

    santati

    Khởi sinh - nẩy mầm

    Thời kỳ; sự tăng trưởng hoặc phát triển dần dần

    mầm nhô lên

    Thời kỳ; và vị thế của chúng ở trạng thái phát triển đầy đủ,

    phát triển

    period. However, during these three periods there are momentary decays (khanika jarata) and momentary decays (khanika jarata) and momentary deaths (khanika-aniccata), but they are not conspicuous.

    Thời kỳ. Phát triền. Tuy nhiên, trong ba giai đoạn này có sự chết từng sát na (khanika jarata) và sự suy tàn từng sát na (khanika jarata) và sự tan rã tùng sát na (khanika-aniccata), mà chúng không dễ nhận thấy.

    The declining of the plant is called jarata period. During the period of decline there are momentary births (khanikajati) and momentary deaths (khanikamarana), but they are also inconspicuous.

    Sự suy tàn của thực vật được gọi là giai đoạn suy tàn (jarata). Trong thời kỳ suy tàn có những sự sinh ra trong từng sát na (khanikajati) và những sự hủy diệt trong từng sát na (khanikamarana), nhưng chúng cũng rất vi tế nên không nhận thấy.

    (The Commentator of the "Dhammasangani" in his Athasalini, explains this by an illustration of a well dug out on the bank of a river. The first gushing out of water in the well, he says, is like the Acaya of the material phenomenon; the flushing up or the gradual increasing or the rising up of water to the full, is like the Upacaya; and the flooding is like the Santati. Tr.)

    (Luận sư Buddhaghosa người viết Chú Giải bộ "Dhammasangani - Bộ Pháp Tụ" trong tác phẩm Aṭṭhasālinī Chú Giải Bộ Pháp Tụ của ông, giải thích điều này bằng minh họa về một cái giếng đào trên bờ sông. Ông nói, dòng nước đầu tiên phun ra trong giếng giống như Acaya (Khởi sinh) của hiện tượng vật chất ; nước dâng lên hay dâng lên từ từ hay nước dâng lên đầy tràn, giống như Upacaya (Tích trữ, hay là sinh sản); và ngập lụt giống như Santati (phát triển, hay là liên tục)

    The death of the plant and the final disappearance of all its constituent is called the aniccata period. During what we call death there are also momentary births and decays but they are invisible. The five periods allotted to what is apparent to the view are shown here only in order to help one to grasp the idea of lakkhaṇarūpa.

    Cái chết của thực vật và sự biến mất cuối cùng của tất cả các thành phần của nó được gọi là thời kỳ vô thường. Trong cái mà chúng ta gọi là chết, cũng có những sát na sinh và sát na hoại trong chốc lát nhưng chúng vô hình. Năm giai đoạn được phân bổ cho những gì hiển nhiên đối với quan điểm được trình bày ở đây chỉ nhằm giúp người ta nắm bắt được ý tưởng về tướng trạng của sắc pháp (lakkhaṇarūpa).

    In a similar manner we may divide, in the life of a fruit tree, the branches, the leaves, the buds, the flowers, and the fruits into five periods each. A fruit can be divided into five periods thus: the first period of appearance, the second period of growth or development, the third period of standing, the fourth period of ripening and decaying, and the fifth period of falling from the stem or total destruction or final disappearance.

    Tương tự, chúng ta có thể chia, trong đời sống của một cây ăn quả, cành, lá, chồi, hoa và quả, thành năm thời kỳ. Một trái cây có thể được chia thành năm thời kỳ như vậy: thời kỳ thứ nhất xuất hiện, thời kỳ thứ hai tăng trưởng hoặc phát triển, thời kỳ thứ ba đứng chững lại, thời kỳ thứ tư chín và thối rữa, và thời kỳ thứ năm rụng khỏi cuống hoặc tiêu hủy hoàn toàn. hoặc sự biến mất cuối cùng.

    Just as we get five periods in the life of plants so is it with all creatures and also with all their bodily parts, with their movements or bodily actions such as going, coming, standing, sitting, with their speech and with their thought. The beginning, the middle, and the end are all to be found in the existence of every material thing.

    Chúng ta có năm giai đoạn trong đời sống giống như của thực vật, tất cả các sinh vật cũng như tất cả các bộ phận cơ thể của chúng, với các chuyển động hoặc hành động của cơ thể như đi, đến, đứng, ngồi, với lời nói và suy nghĩ của chúng. Phần đầu, phần giữa và phần cuối đều được tìm thấy trong sự tồn tại của mỗi sắc pháp.

    Cập nhập ngày: Thứ Năm 27-4-2023

    webmasters: Minh Hạnh & Nguyễn Văn Hoà

     | Trang Kế| trở về đầu trang | Home page |

     | | trở về đầu trang | Home page |