Contents

Contents

1. Editor’s Foreword

Lời Nói Đầu của người biên dịch

As the translator says, the purification of the Saṅgha is now an urgent matter, as the neglect of the Vinaya rules is commonplace. Also, as the Sayādaw says, “If a monk, who is well-trained in the Vinaya, accumulates many followers and great material wealth, he can do much damage to the Buddha dispensation, unlike an ignorant monk.” So books like this are vital.

Như lời người dịch, hiện nay việc giữ Tăng đoàn được thanh tịnh là một vấn đề cần thiết, vì việc không tuân thủ các giới luật là chuyện bình thường. Ngoài ra, như Ngài Sayādaw nói, “Nếu một tu sĩ, người đã tu tập thuần thục trong Giới Luật, mà lại thu nhận nhiều tín đồ và tích lũy nhiều của cải vật chất, thì người đó có thể gây nhiều tổn hại cho giáo pháp của Đức Phật, trái ngược với một tu sĩ vô tâm.” Vì vậy, những cuốn sách như thế này là rất cần thiết.

In the absence of the Buddha, maintaining acceptable standards of conduct for monks is hard, even if there is wide agreement on what acceptable standards are. The monks most in need of restraint are those least amenable to advice. At the first Buddhist Council, even five hundred Arahants could not agree on which offences were lesser and minor (Vin. ii. 288). The Milindapañha says that offences of wrong doing (dukkaṭa) and wrong speech (dubhāsita) are lesser and minor offences. This is reasonable since offences requiring confession (pācittiya), or confession with forfeiture (nissaggiyā pācittiya) include: killing animals, drinking intoxicants, telling deliberate lies, abusing monks, hitting monks, eating in the afternoon, and using money. All these things are contrary to the precepts observed by lay people or novices. So we cannot regard them as minor, except in comparison to the major offences such as sexual misconduct, stealing, or killing human beings. We could regard telling jokes, making sarcastic remarks, or talking with the mouth full while eating as minor offences, but scrupulous monks will observe even these minor rules out of respect for the Buddha.

Trong thời Đức Phật vắng mặt, việc duy trì các tiêu chuẩn đạo đức của một vị tu sĩ đã là rất khó, ngay cả khi có sự đồng thuận rộng rãi về các tiêu chuẩn được chấp nhận. Những tu sĩ cần kiềm chế nhất lại là những người ít nghe theo lời khuyên nhất. Tại lần Đại kiết tập Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo đầu tiên, thậm chí năm trăm vị A-la-hán đã không thể thống nhất được tội nào nhẹ hơn và nhỏ hơn (Vin. ii. 288). Milindapañha nói rằng các tội làm điều sai trái (dukkaṭa) và nói sai (dubhāsita) là những tội nhỏ và nhẹ hơn. Điều này là hợp lý với những tội ưng đối trị (pācittiya), hoặc ưng xả đối trị ( nissaggiyā pācittiya) bao gồm: giết thú vật, uống rượu say, cố ý nói dối, lăng mạ nhà sư, đánh nhà sư, ăn sau giờ ngọ và xài tiền. Tất cả những điều này đều trái với giới luật mà cư sĩ hay sa di tuân giữ. Vì vậy chúng ta không thể coi chúng là tội nhẹ, ngoại trừ so với những tội lớn như tà dâm, trộm cắp, giết người. Chúng ta có thể coi việc nói chuyện vui cười, đưa ra những lời nhận xét châm biếm, hoặc nói chuyện trong khi đang ăn với miệng đầy thức ân là những tội nhỏ, nhưng những tu sĩ cẩn trọng sẽ tuân thủ ngay cả những giới luật nhỏ nhặt này vì lòng kính trọng đối với Đức Phật.

Books like this are vital. Due to lack of knowledge, unwise lay people will slander monks, shameless monks will abuse scrupulous monks, scrupulous monks will have ill-will towards shameless monks, and many may fall into hell.

Những cuốn sách như thế này rất quan trọng. Vì thiếu hiểu biết, những người cư sĩ thiếu thận trọng sẽ buộc tội sai người tu sĩ, những người tu sĩ không đạo đức sỉ sẽ chửi mắng tu sĩ giới hạnh, tu sĩ có giới luật sẽ có coi thường tu sĩ không đạo đức, và nhiều người có thể bị đọa vào địa ngục.

As the Sayādaw points out, there are skilful ways to criticise the wrong conduct of shameless monks without making unwholesome kamma. Wise lay people can make merit by donating allowable requisites and paying respect to shameless monks. If asked for unallowable things, they can politely ask, “Is this allowable?” to remind a shameless monk of his remissness without criticising him directly. There are so many rules to observe, that even the most scrupulous monk is likely to overlook some offences. A lay person can give money to a lay attendant, inviting a monk to ask for whatever he needs. If a lay person gives money or other unallowable things to a monk, he or she will make only demerit.¹ An attendant is living in dependence on the monk, so he should obey the monk’s instructions, but a lay person does not have to.

Ngài Sayādaw đã nói rằng, có nhiều cách khéo léo để nhắc nhở hành vi sai trái của các tu sĩ thiếu đạo đức mà không tạo nghiệp bất thiện. Những cư sĩ khôn ngoan có thể tạo công đức bằng cách cúng dường những vật dụng cần thiết cho phép và bày tỏ lòng kính trọng đối với những nhà sư thiếu đạo đức. Nếu họ đòi hỏi những điều không được phép, người cư sĩ có thể lịch sự hỏi, “Điều này có được phép không?” như vậy là để nhắc nhở người tu sĩ thiếu đạo đức đó ỉ về sự thiếu sót của ông ta mà không cần chỉ trích ông ta một cách trực tiếp. Có quá nhiều giới luật phải tuân thủ, đến nỗi ngay cả vị tu sĩ cẩn trọng nhất cũng có thể bỏ xót một số vi phạm. Một cư sĩ có thể đưa tiền cho người cư sĩ thị giả, mời người tu sĩ đến và hỏi bất cứ thứ gì người tu sĩ cần. Nếu cư sĩ đưa tiền hoặc những thứ không được phép cho người tu sĩ, thì người cư sĩ đó sẽ chỉ làm mất công đức của mình mà thôi.¹ Người thị giả là người phụ giúp nhà sư, vì vậy anh ta nên tuân theo lời chỉ dạy của nhà sư, nhưng người cư sĩ thì không cần phải làm vậy.

Regarding one’s own conduct one should not tolerate the slightest fault, but regarding others’ conduct one should cultivate boundless compassion and tolerance, or practise detachment. When associating with fools, which means all those who do not observe basic morality, one should guard one’s mind and speech very carefully, otherwise one will be sure to make unwholesome kamma. Diamonds, rubies, and emeralds are extremely valuable due to their great rarity. If one is unable to find such precious jewels, one must make do with quartz or marble for ornaments — and even sandstone can be used for grinding knives!

Đối với hành vi của chính mình, Không nên dung thứ cho lỗi lầm của chính mình dù là nhỏ nhất, nhưng đối với người khác, ta nên trau dồi lòng từ bi và độ lượng vô biên, hay hành sử sự vô tư trong những hành động của họ. Khi kết giao với kẻ thiếu thận trọng, nghĩa là tất cả những kẻ không tuân giữ giới hạnh cơ bản, hành giả nên cẩn thận trong thân khẩu ý, nếu không hành giả chắc chắn sẽ tạo nghiệp bất thiện. Kim cương, hồng ngọc và ngọc lục bảo cực kỳ có giá trị do sự hiếm có của chúng. Nếu không thể tìm thấy những viên ngọc quý như vậy, người ta phải làm đồ trang sức bằng thạch anh hoặc đá cẩm thạch — và thậm chí đá sa thạch cũng có thể được dùng để mài dao!

These are very special rare times that we live in. The Buddha’s dispensation is extremely precious, but it is decaying year by year. All Buddhists should strive to maintain the true Dhamma, but they need sufficient knowledge and wisdom to discriminate between true Dhamma and corrupt Dhamma. From corrupt Vinaya comes corrupt Dhamma; from corrupt Dhamma comes corrupt Vinaya. Therefore, they should read books such as this carefully, and reflect deeply on their own moral and mental purity. They should practise tranquillity and insight meditation to gain control of the passions. If lay Buddhists have a mature knowledge of Dhamma and Vinaya, it can only help to prolong the Buddha’s dispensation. With great compassion they should urge and encourage the monks to promote the essential practices of scriptural study or insight meditation, instead of giving them money or asking them to practise astrology.

Chúng ta đang sống trong khoảng thời kỳ đặc biệt. Phật Pháp vô cùng cao quí, nhưng đang bị suy giảm. Đây là những khoảng thời gian hiếm hoi rất đặc biệt mà chúng ta đang sống. Giáo pháp của Đức Phật là vô cùng quý giá, nhưng nó đang suy đồi qua từng năm. Tất cả Phật tử nên cố gắng duy trì Giáo pháp chân chính, nhưng họ cần có đủ kiến thức và trí tuệ để phân biệt giữa Giáo pháp chân chính và Giáo pháp tà bại. Từ Giới Luật hủ bại đến Giáo Pháp không trung thực; từ Giáo Pháp lừa đảo đến Giới luật đồi bại. Vì vậy, người Phật tử nên đọc cẩn thận những kim chỉ nam như thế này , và suy ngẫm sâu sắc sự thanh tịnh về đạo đức và tinh thần của chính họ. Họ nên tu tập thiền định và thiền minh sát để kiểm soát những tham đắm. Nếu Phật tử tại gia có kiến thức chín chắn về Giáo pháp và Luật tạng, điều đó có thể giúp kéo dài giáo pháp của Đức Phật. Với lòng từ bi lớn lao, họ nên thúc giục và khuyến khích các tu sĩ phát huy các sự tu tập thiết yếu như nghiên cứu kinh điển hoặc thực hành thiền minh sát, thay vì cho họ tiền hoặc yêu cầu họ chiêm tinh bói toán.

The translator’s preference was to leave technical terms untranslated, but in my experience most readers find Pāḷi words a barrier to understanding. If one insists on one different English word for each Pāḷi term, being consistent is very difficult. The key terms here are few, but their meaning varies according to context. Three very similar Pāḷi terms — susīla, lajjī, and sīlavanta — could all be translated as “moral” or “virtuous.” To show that “lajjī” has the opposite meaning to “alajjī” — shameless, I have used the translation “scrupulous,” but in some contexts “moral” or “virtuous” is more appropriate. In the Vinaya, “dussīlo — immoral” has the specific meaning of defeated, no longer a monk due to commission of the gravest offence, so one should not use it loosely.

Sự mong muốn của dịch giả là để nguyên các thuật ngữ không dịch, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết độc giả sẽ bối rối không hiểu khi gặp các từ vựng Pāḷi. Nếu một người nhấn đi nhấn lại một từ tiếng Anh khác nhau cho mỗi thuật ngữ Pāḷi, thì rất khó để nhất quán. Các từ vựng chính ở đây rất ít, nhưng ý nghĩa của chúng thay đổi dựa theo trường hợp. Ba cụm từ Pāḷi rất giống nhau — susīla, lajjī, và sīlavanta — đều có thể được dịch là “moral - đạo đức” hoặc “virtuous - đức hạnh”. Để chỉ ra rằng “lajjī - Tàm là sự hổ thẹn” có nghĩa ngược lại với “alajjī - Vô Tàm” - không biết xấu hổ, tôi đã sử dụng cụm từ “scrupulous - là mô phạm”, nhưng trong một số trường hợp , “moral - đạo đức” hoặc “virtuous - đức hạnh” thì phù hợp hơn. Trong Luật tạng, “dussīlo — immoral - vô đạo đức” có nghĩa cụ thể là người bại trận, không còn là tu sĩ do phạm trọng tội, vì vậy hành giả không nên sử dụng nó một cách tùy tiện.

As the Vinaya rules only relate to verbal and physical misdeeds, a scrupulous monk could lack virtue or goodness. It depends on his intention for observing the Vinaya rule. If it is only for the sake of praise and gain, it will not amount to much. However, if he reveres the Buddha and follows the rule out of respect for the Buddha’s command, then he rightly deserves to be called a virtuous monk, not just “scrupulous.” He certainly should not be called “fussy” or “difficult” just because he is not weak-willed and shameless. A virtuous monk may break rules sometimes due to unmindfulness or strong defilements, but when he realises his offence, or if his fellow monks remind him of it, he readily admits his fault and duly makes amends according to the Vinaya procedure prescribed.

Như thể các Giới Luật chỉ nhắc nhở đến những hành vi sai trái về lời nói và thể chất, một người tu sĩ cẩn trọng vẫn có thể thiếu đức hạnh hoặc phẩm giá. Điều đó phụ thuộc vào việc người đó nghiêm giữ giới luật. Nếu chỉ vì lợi dưỡng và khen ngợi, nó sẽ không đáng bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu vị ấy tôn kính Đức Phật và nghiêm giữ giới luật vì tôn trọng lời dạy của Đức Phật, thì vị ấy mới xứng đáng được gọi là một vị tu sĩ có giới hạnh, chứ không chỉ là “khôn khéo”. Người đó chắc chắn không bị gọi là “phân biệt đối xử” hay “khó tính” chỉ vì không yếu đuối và vô liêm sỉ. Một vị tỳ khưu giới hạnh đôi khi phạm giới do thiếu chánh niệm hoặc do nhiều phiền não, nhưng khi nhận ra lỗi của mình hoặc được các bạn đồng tu nhắc nhở, vị ấy sẵn sàng nhận lỗi và sửa đổi một cách thích đáng theo cách mà Luật tạng đã quy định.

A shameless monk, on the other hand, may be wise in the sense of being learned in Abhidhamma, Sutta, and Vinaya, but he lacks any genuine virtue. He frequently breaks the rules knowingly and deliberately, without any moral scruples or sense of shame. Though he knows his offences clearly, he does not admit that there is any fault in breaking the Buddha’s injunctions. If his fellow monks point out his offences, he either retorts by accusing them of other offences, evades the issue, or follows the rule only while others are looking. Such completely shameless monks lack virtue and moral integrity. They are not just weak or heedless, but truly wicked.

Nói cách khác, một tu sĩ vô liêm sỉ, có thể khôn ngoan vì đã học được Vi Diệu Pháp, Kinh và Luật, nhưng người đó không có bất kỳ phẩm hạnh chân chính nào. Ông ta thường xuyên không tuân thủ giới luật một cách cố ý và có chủ ý, không có bất kỳ sự e ngại về đạo đức hay cảm giác xấu hổ nào. Dù biết rõ tội lỗi của mình, nhưng không nhận mình có lỗi trong việc phạm giới cấm mà Đức Phật đưa ra. Nếu các vị tu sĩ đồng phạm hạnh chỉ ra hành vi phạm tội của ông ta, ông ta sẽ đáp lại bằng cách buộc tội họ về những tội khác, trốn tránh vấn đề hoặc chỉ tuân theo giới luật trong khi những người khác đang dòm ngó. Những vị tu sĩ đó hoàn toàn không biết xấu hổ và thiếu đức hạnh và sự liêm chính về đạo đức. Họ không chỉ yếu đuối và bất cẩn mà còn thực sự tội lỗi.

Many modern monks, due to lack of proper training, do not clearly know what is an offence, and what is not. They just follow what their preceptors, teachers, and fellow monks do. Such monks are shameless as well as foolish, though they may sometimes be good-natured. Having become a bhikkhu, one should understand the training that one has undertaken. If one reads just the basic Pātimokkha rule, one will soon realise if one’s teacher or preceptor is shameless. A newly ordained monk is not in a position to correct a shameless preceptor or teacher. He will either have to disrobe and seek re-ordination elsewhere, or ask to study with a famous teacher or meditation master. If he is negligent, he will inevitably become shameless like his teacher.

Nhiều tu sĩ ngày nay, do thiếu sự hướng dẫn đúng cách, không biết rõ thế nào là phạm tội, thế nào là không phạm tội. Họ chỉ làm theo người hướng dẫn, người thầy và các bạn đồng phạm hạnh của họ làm. Những nhà sư như vậy vừa không biết xấu hổ vừa ngu xuẩn, mặc dù đôi khi họ có thể là người tốt. Khi đã trở thành một tỳ khưu, người tu sĩ nên hiểu biết sự tu tập mà mình đã thực hành. Chỉ cần đọc giới luật Pātimokkha căn bản, là vị tu sĩ sẽ nhận ra người đang hướng dẫn mình hay thầy dạy của mình có đạo đức hay không. Một sadi mới xuất gia không có tư cách để sửa đổi một vị sư hướng dẫn mình hay một vị thầy mình thiếu đạo đức. Vị sadi đó hoặc sẽ phải hoàn tục và xin tái xuất gia ở nơi khác, hoặc xin được học với một vị thầy hoặc một thiền sư nổi tiếng mà có đạo đức. Nếu vị sadi đó coi thường, chắc chắn vị sadi đó sẽ trở nên thiếu đạo đức như giáo thọ sư của mình.

What the Sayādaw says here applies to lay people too. Lay Buddhists can also be classified as moral or immoral, wise or foolish, good or bad. The texts contain plenty of guidelines for lay Buddhists to become moral, wise, and good devotees. As monks have a duty to study and train in the monastic discipline, lay Buddhists have a duty to study and train in the lay person’s discipline. Detailed guidance can be found in the Siṅgālovada, Maṅgala, and Sāleyyaka Suttas. They should also undertake regular courses in insight meditation, since insight is indispensable to moral purity. If both lay Buddhists and monks strive hard to study and practise the Dhamma and Vinaya, the Buddha’s dispensation will be preserved in its pristine purity. All that is necessary for evil to succeed is for good people to do nothing.

Ngài Sayādaw nói ở đây cũng có thể áp dụng cho các vị cư sĩ. Phật tử tại gia cũng có thể được phân loại là có đạo đức hay vô đạo đức, có trí tuệ hay vô minh, tốt hay xấu. Các kinh văn có nhiều sự hướng dẫn cho Phật tử tại gia để trở thành những người Phật tử có đạo đức, có trí tuệ và là người Phật tử thuần lương. Tu sĩ có nhiệm vụ học tập và tu tập trong giới luật của người xuất gia, người Phật tử tại gia có nhiệm vụ học tập và tu tập trong giới luật của người tại gia. Có thể tìm thấy hướng dẫn chi tiết trong Kinh Siṅgālovada (Kinh Thi Ca La Việt) , Maṅgala (Kinh Hạnh Phúc) và kinh Sāleyyaka Suttas. Người cư sĩ cũng nên tham dự đều đặn các khóa thiền minh sát, vì tuệ giác là điều không thể thiếu đối với việc giữ sự trong sạch về đạo đức. Nếu cả Phật tử tại gia và tu sĩ đều cố gắng nỗ lực nghiên cứu và tu tập Pháp và Luật, thì giáo pháp của Đức Phật sẽ được bảo tồn trong sự thanh tịnh nguyên sơ của nó. Điều cần thiết cho một người thuần lương là không làm tất cả những bất thiện pháp nào.

2. Translator’s Preface

Lời Người Dịch

The Dhamma Dīpanī, written in Burmese by the late Venerable Ledi Sayādaw, a famous scholar and meditation master, is, I think, the best of his many expositions (Dīpanī). This work concerns the Vinaya. The survival of the Buddha’s Dispensation depends on the survival of the Vinaya. The Sayādaw answered thirteen questions asked by devoted lay persons in 1901. All lay supporters want to see virtuous monks guiding the people and serving the dispensation effectively, for the Saṅgha is the mainstay of the Buddha’s teachings. To prolong the Buddha’s dispensation, all well-wishers want to purify the Saṅgha by suppressing immoral monks. Nowadays, the purification of the Saṅgha is an urgent matter, as neglect of the Vinaya rules is commonplace.

Phật Pháp Diễn Giải (Dhamma Dīpanī) , được viết bằng tiếng Miến Điện bởi cố Thượng tọa Ledi Sayādaw, một học giả và thiền sư nổi tiếng, theo tôi, là tác phẩm hay nhất trong số các bài giảng của ông (Dīpanī). Bài này liên quan đến Giới Luật. Sự tồn tại của Giáo pháp Đức Phật phụ thuộc vào sự tồn tại của Giới Luật. Vào năm 1901, Ngài Sayādaw đã trả lời rõ ràng mười ba câu hỏi của các cư sĩ . Những người thí chủ cư sĩ muốn thấy các nhà sư có phạm hạnh hướng dẫn người dân và phục vụ giáo hội một cách hiệu quả, vì Tăng đoàn là trụ cột của Phật Pháp. Để giáo pháp của Đức Phật được tồn tại lâu dài, tất cả những người Phật tử thuần thành đều muốn thanh lọc Tăng đoàn bằng cách kiểm soát các tu sĩ vô đạo đức. Ngày nay, việc thanh lọc Tăng đoàn là một vấn đề cấp bách, vì việc không tuân giữ các giới luật là phổ biến.

Moreover, the monks who scrupulously observe the Vinaya are the best ones to guide the laity in the attainment of the highest merit. It is hardly surprising that lay disciples do not want sham monks to prosper and wield influence among ignorant lay Buddhists. Thus the regulations of the Saṅgha, especially the guidelines for lay-monk relationships, are of universal interest. All Buddhists should ponder the questions and answers in this book. Because they are subtle, they should contemplate them very deeply.

Bên cạnh đó, các nhà sư tuân thủ nghiêm ngặt giới Luật là những người tốt nhất để hướng dẫn người cư sĩ đạt được công đức cao nhất. Không ngạc nhiên khi các đệ tử tại gia không muốn các nhà sư giả tràn lan và phô trương gây ảnh hưởng đến những Phật tử tại gia chưa được hướng dẫn. Vì vậy, các giới luật của Tăng đoàn, đặc biệt là các hướng dẫn cho các mối quan hệ giữa cư sĩ và tu sĩ, là mối quan tâm chung. Tất cả Phật tử nên suy ngẫm về những câu hỏi và câu trả lời trong cuốn sách này. Vì chúng vi tế nên quán chiếu chúng sâu sắc.

Since these problems are of practical and fundamental importance for both the laity and Saṅgha, an expositor must possess genuine insight and a comprehensive knowledge of Vinaya. Fortunately, the Sayādaw fulfilled these qualifications. All his expositions display not only his academic mastery, but also his practical inclination. Though knowledge is important, mere learning leads us nowhere. His well-reasoned answers, with relevant quotations from the texts, reveal his many-faceted ability.

Những vấn đề này vì khả thi và thiết yếu quan trọng đối với cả cư sĩ và những tu sĩ, nên người dịch giả phải có cái nhìn sâu sắc chân chính và kiến thức toàn diện về giới Luật. May mắn thay, Ngài Sayādaw đã hội đủ những tiêu chuẩn này. Tất cả các diễn dịch của Ngài không chỉ thể hiện trình độ học thuật mà còn cả khuynh hướng thực hành của Ngài. Mặc dù kiến thức là quan trọng, nhưng chỉ pháp học đơn thuần không dẫn chúng ta đến đâu cả. Những câu trả lời của Ngài có lập luận logic với kỹ năng hoặc sự quan tâm, với những trích dẫn có liên quan từ kinh điển, cho thấy khả năng nhiều mặt của anh ấy.

In the affairs of monastic discipline, partial knowledge and facile solutions will only harm the Buddha’s dispensation, in which the Saṅgha plays the central role. It is due to monks who respect the Vinaya that the true Dhamma and the correct way to salvation still exist. Some think that the Vinaya is unimportant, maintaining that many rules should now be amended. Such people lack the correct understanding of the authority of the Buddha in prescribing the discipline. They fail to appreciate the profound nature of the Buddha’s command and its sanctity. If they study the five books of Vinaya and their Commentaries in detail, a strong faith in the Vinaya will emerge. Confidence is fundamental for monks, and wide-ranging knowledge is essential for scholars.

Trong các trường hợp phạm qui tu viện, sự hiểu biết thiên vị và các giải pháp dễ dãi sẽ chỉ gây hại cho Phật Pháp, trong đó Tăng đoàn đóng vai trò trọng yếu. Chính nhờ các tu sĩ tôn trọng Giới Luật mà Giáo pháp chân chính và con đường đúng đắn để Phật Pháp tồn tại. Có người cho rằng Giới Luật không quan trọng, nên bây giờ nhiều điều luật cần sửa đổi. Những người như vậy thiếu sự hiểu biết đúng đắn về thẩm quyền của Đức Phật trong việc quy định giới luật. Họ không đánh giá đúng bản chất thâm sâu của mệnh lệnh của Đức Phật và sự thiêng liêng của nó. Nếu họ nghiên cứu chi tiết năm cuốn Luật tạng và các Chú Giải của chúng, một niềm tin mạnh mẽ vào Giới Luật sẽ xuất hiện. Sự tự tin là căn bản đối với người xuất gia, và kiến thức rộng rãi là điều cần thiết đối với học giả.

The readers will find profound thoughts in each answer expressed by the Venerable Sayādaw. Though profound, the explanations are clear. The Sayādaw explains the classification of all types of monks, past and present. The reader will gain much useful information and wise guidance from this book as it deals with the laity’s difficulties too. Ignorance of the Vinaya among the laity hastens the decline in the moral standards of the monks. Intelligent lay people should promote good standards by skilful actions as explained herein.

Độc giả sẽ tìm thấy những ý tưởng thâm thúy trong từng câu trả lời của Ngài Sayādaw. Song le những lời giải thích rõ ràng . Ngài Sayādaw đã giải thích phân loại của tất cả các loại tu sĩ, quá khứ và hiện tại. Độc giả sẽ nhận được nhiều thông tin hữu ích và sự hướng dẫn khôn ngoan từ cuốn kim chỉ nam này vì nó cũng đề cập đến những khó khăn của các cư sĩ. Sự thiếu hiểu biết về Giới Luật trong hàng cư sĩ đã là một phần trong sự suy thoái đạo đức của các nhà sư. Những cư sĩ thông minh nên phát huy những tiêu chuẩn tốt bằng những hành động thiện như được giải thích ở đây.

Because of the great significance of the thirteen questions, the Primate of the Shwegyin sect, the most Venerable Mahāvisuddhārāma Sayādaw of Mandalay, asked Venerable Ledi Sayādaw to answer them. After examining the Vinaya texts, Commentaries, and Subcommentaries, the Venerable Sayādaw gave comprehensive answers correctly and wisely, for he had analysed the problems in great depth. Those who adopt unskilful attitudes towards scrupulous monks (lajjī), shameless monks (alajjī), and immoral monks (dussīlo) will adjust their views after carefully reading this exposition.

Vì tầm quan trọng của mười ba câu hỏi, Đại Giáo chủ của giáo phái Shwegyin, Đại Trưởng Lão Mahāvisuddhārāma Sayādaw của Mandalay Miến Điện, đã thỉnh cầu Ngài Ledi Sayādaw trả lời chúng. Sau khi nghiên cứu Tạng Luật, các Chú Giải và Sớ Giải, Ngài Sayādaw đã đưa ra những câu trả lời toàn diện một cách chính xác và khôn ngoan, vì Ngài đã phân tích các vấn đề rất sâu sắc. Những người có thái độ thiếu thiện chí đối với các nhà sư có liêm sỉ (lajjī - tàm), những nhà sư vô không biết liêm sỉ (alajjī - vô tàm) và những nhà sư vô đạo đức (dussīlo) sẽ điều chỉnh quan điểm của họ sau khi đọc kỹ phần trình bày này.

The great merit of this book consists in its sound advice, caution, and warning. Moreover, skilful ways to deal with all types of monks are given for the benefit of the laity. The most important point lies, I think, in the well-defined classification of monks, along with the factors and characteristics required to evaluate a monk in question. The profundity and sacredness of the Buddha, Dhamma, and Saṅgha are also clearly explained for ordinary lay people. Monks, too, will gain new insights if they appreciate the intrinsic power of Vinaya, which displays the supreme authority of the Buddha himself. Then their behaviour and outlook will improve.

Phước báu vô lượng của cuốn kim chỉ nam này nằm ở lời khuyên, lởi cảnh báo và quở trách. Hơn nữa, đã đưa ra những lời dạy khéo léo vì lợi ích của người cư sĩ để đối phó với tất cả các loại tu sĩ . Điểm quan trọng nhất trong câu hỏi mà tôi nghĩ là nằm ở sự phân biệt rõ ràng của các nhà sư, cùng với các yếu tố và đặc điểm cần thiết để đánh giá một nhà sư. Sự thâm sâu và thiêng liêng của Phật, Pháp và Tăng cũng được giải thích rõ ràng cho người cư sĩ bình thường. Các nhà sư cũng vậy, sẽ đạt được những hiểu biết mới nếu họ đánh giá cao sức mạnh nội tại của Giới Luật, thể hiện thẩm quyền tối cao của chính Đức Phật. Sau đó, phạm hạnh và quan điểm của họ sẽ được cải thiện.

As the book deals with Vinaya matters, some technical terms are difficult to translate. To avoid misunderstanding, I have purposely retained some original Pāḷi terms and Vinaya categories. After repeated study I hope these basic terms will become familiar and meaningful, like the Pāḷi words kusala, akusala, Dhamma, Saṅgha, or kamma, which are now in common usage. They have gained wide currency in many countries and retain their original meanings without any need for explanation.

Vì cuốn sách đề cập đến các vấn đề của Giới Luật nên một số cụm từ thuộc về kỹ thuật rất khó dịch. Để tránh hiểu lầm, tôi đã cố ý giữ lại một số cụm tử nguyên bản Pāḷi và các phân nhóm Giới Luật. Sau khi nghiên cứu nhiều lần, tôi hy vọng những cụm từ cơ bản này sẽ trở nên quen thuộc và có ý nghĩa, giống như các từ vựng Pāḷi như là kusala (Thiện), akusala (Bất Thiện), Dhamma (Pháp), Saṅgha (Tăng Đoàn), hay kamma (Nghiệp), hiện đang được sử dụng phổ biến. Chúng đã trở thành tiền tệ rộng rãi ở nhiều quốc gia và giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của chúng mà không cần dịch nghĩa.

I have tried to follow the original Burmese text closely so that the author’s profound answers, warnings, remarks, and guidelines will remain faithful in the translation. In a technical book like this some inaccuracies of translation can occur for which I crave the indulgence of the reader. Polishing is an endless job, but one has to stop somewhere. I have tried to make the work both readable and accurate. The ordinary reader can consult other translations of the Vinaya texts, but scholars may wish to study further. For them the Vinaya Commentaries will be helpful.

Tôi đã cố gắng theo sát bản gốc tiếng Miến Điện để những câu trả lời, những lời cảnh báo, những lưu ý và sự hướng dẫn thâm thúy của tác giả sẽ vẫn giữ vững lập trường không thay đổi trong bản dịch. Trong một thuật ngữ kỹ thuật như thế này, một số lỗi dịch thuật có thể xảy ra và tôi mong người đọc thông cảm. Để hoàn hảo là một công việc đa dạng, nhưng người ta phải dừng lại ở đâu đó. Tôi đã cố gắng làm cho tác phẩm vừa dễ đọc vừa chính xác. Độc giả tiêu chuẩn có thể tham khảo các bản dịch khác về Giới luật. Nhưng các học giả có thể muốn nghiên cứu thêm thì các Chú giải vè Luật tạng sẽ hữu ích.

I have to thank James Ross for his urgent and repeated request to translate this most important work of the international scholar-monk. The staff of the library department of the Religious Affairs Directorate at Kabā-Aye, Rangoon, gave me vital assistance in checking references and quotations. I owe them a deep debt of gratitude.

Tôi phải cảm ơn James Ross vì đã yêu cầu nhiều lần và khẩn thiết của anh ấy để dịch tác phẩm rất quan trọng này cho các học giả tu sĩ quốc tế. Các nhân viên của bộ phận thư viện của Tổng cục Tôn giáo tại Kabā-Aye, Rangoon, đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc kiểm tra các tài liệu tham khảo và trích dẫn. Tôi nợ họ một món nợ sâu sắc của lòng biết ơn.

I am sure that the dispensation will continue to shine in many countries with the spread of the original Vinaya texts and explanatory books like this. Buddhism has attracted many students and scholars everywhere. Scientists especially are researching Buddhism as it conforms with scientific principles and methods. A deep sense of joy arising from sublime, noble conduct will result if they develop morality, concentration, and wisdom.

Tôi chắc chắn rằng Phật Pháp sẽ tiếp tục tỏa sáng ở nhiều quốc gia với sự truyền bá các bản văn Giới Luật gốc và cuốn sách kim chỉ nam như thế này. Phật giáo đã thu hút nhiều sinh viên và học giả khắp nơi. Các nhà khoa học đặc biệt đang nghiên cứu Phật giáo vì nó phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp khoa học. Một cảm giác hỷ lạc sâu sắc phát sinh từ hành vi cao thượng, siêu thế sẽ có kết quả nếu họ phát triển Giới, Định và Tuệ.

3. The Thirteen Questions

3. Mười Ba Câu Hỏi

On July 1901 seven laymen from Okkan village put thirteen questions, to which I will give answers. They are devoted laymen, namely, Taka Circle Headman Maung Po O, Rest House Donor Maung Shwe La, Pagoda Builder U Baw, Monastery Donor Saya Saing, Monastery Donor Maung Htut, Pagoda Spire Donor Maung Shwe Ye, and Supporter Maung Nge. They, and some villagers, asked these thirteen questions regarding the problems of monkhood and its relationship with the laity. I will now give a concise answer to each question.

Vào tháng 7 năm 1901, bảy người cư sĩ từ làng Okkan đã đưa ra mười ba câu hỏi và tôi sẽ trả lời. Họ là những cư sĩ thuần thành, như là Trưởng đoàn Taka Maung Po O, thí chủ tài trợ Rest House Maung Shwe La, là người xây chùa U Baw, thí chủ tài trợ tu viện Saya Saing, thí chủ trợ tu viện Maung Htut, thí chủ tài trợ ngọn tháp Maung Shwe Ye, và những người ủng hộ Maung Nge. Họ và một số dân làng đã hỏi mười ba câu hỏi liên quan đến các vấn đề của đời sống tu sĩ và mối quan hệ của người cư sĩ với các vị tu sĩ. Bây giờ tôi sẽ đưa ra câu trả lời ngắn gọn cho từng câu hỏi.

1. Nowadays in the Buddha’s dispensation there are three different types of monks, namely: lajjī (one with a moral conscience, a scrupulous monk), alajjī (one with no moral conscience, a shameless monk), and dussīlo (without ethical conduct, a bad, fallen, immoral monk). So we wish to know the factors or characteristics embracing each type as mentioned in the Pāḷi texts, Commentaries, and Subcommentaries. Kindly give the factors to classify each type.

1. Ngày nay trong hệ thống tăng đoàn của Đức Phật có ba loại tu sĩ khác nhau, đó là: lajjī-có tàm có úy (người có lòng tàm úy, người tu sĩ nghiêm túc), alajjī-vô tàm vô úy (người không có lòng tàm úy, người tu sĩ vô liêm sỉ), và dussīlo - không có phạm hạnh, người phá giới (người không có tư cách đạo đức, một nhà sư xấu, sa ngã, vô đạo đức). Vì vậy, chúng tôi muốn biết các chi tiết hoặc khí chất bao trùm từng loại như được đề cập trong các kinh văn Pāḷi, các Chú Giải và Sớ Giải. Vui lòng đưa ra các chi tiết để phân biệt từng loại.

2. Should those who know the truth about shameless and immoral monks refrain from associating with and paying respect to them? Does this agree with the verse in the Maṅgala Sutta that advises one to avoid the foolish (asevanā ca bālānaṃ)? Is a lay person who shows disregard by shunning bad monks following the injunction of the Maṅgala Dhamma? We would like to know of scriptural evidence and examples regarding the good or bad results from this action.

2. Biết sự thật về những nhà sư vô tàm vô úy ta có nên hạn chế sư giao thiệp và có tôn trọng họ không? Điều này có phù hợp với bài kinh Hạnh Phúc (Maṅgala Sutta) khuyên ta không gần gủi kẻ ác (asevanā ca bālānaṃ) không? Là một cư sĩ có nên thể hiện sự coi thường bằng cách xa lánh các nhà sư xấu theo như lời kinh Hạnh Phúc Maṅgala Dhamma không? Chúng tôi muốn biết các lời kinh rõ ràng và ví dụ trong kinh điển liên quan đến quả báo tốt hay xấu từ hành động này.

3. Should those who know the truth about shameless and immoral monks continue to pay respect and offer requisites? Are they following the Maṅgala Dhamma that advises us to associate with the wise (paṇḍitānañca sevanā)? Is this behaviour following the advice given in the Maṅgala Sutta or not? Kindly give evidence and case histories regarding good or bad results from this act.

3. Những người biết sự thật về các nhà sư vô tàm và vô úy có nên tiếp tục tôn kính và cúng dường các vật dụng cần thiết không? Họ có nên tuân theo lời kinh Hạnh Phúc Maṅgala khuyên kết giao với bậc hiền trí (paṇḍitānañca sevanā) không? Hành vi này có đúng với lời kinh Hạnh Phúc Maṅgala Sutta hay không? Xin đưa ra bằng chứng và lịch sử trường hợp liên quan đến quả báo tốt hay xấu từ hành động này.

4. If a person offers the four requisites such as almsfood, knowing a monk to be shameless or immoral, does this amount to the Maṅgala Dhamma that says one should honour the worthy (pūjā ca pūjaneyyānaṃ), or is this contrary to that advice? Kindly let us know the good or bad results with appropriate case histories and evidence.

4. Nếu một người khi biết một tu sĩ vô tàm hoặc vô úy vẫn cúng dương bốn vật dụng cần thiết như giúp một người nghèo khó, thì điều này có được coi tương đương với câu "Đảnh lễ người đáng lễ" (pūjā ca pūjaneyyānaṃ), trong kinh Hạnh Phúc (Maṅgala) không? Hay đã làm trái ngược với lời kinh đó.Vui lòng cho chúng tôi biết quả báo tốt hay xấu với các trường hợp đã xảy ra và chứng minh ẩn dụ thích hợp.

5. If a person pays respect and shows deference by greeting, bowing, etc., knowing a monk to be shameless or immoral, does he fulfil the Maṅgala Dhamma that says that one should pay respect to the worthy or honourable ones (gāravo)? Does his behaviour agree with the text that says one should pay respect only to those who possess good conduct? The text referred to is in the Kosala Saṃyutta. By worshipping bad monks does one accomplish a reliable refuge? Kindly give evidence or examples to show the right way in this matter of honouring bad monks.

5. Nếu một người tôn trọng và thể hiện sự tôn trọng bằng cách chào hỏi, cúi đầu, v.v., Nếu một người biết một nhà sư là vô vô tàm hoặc vô úy mà vẫn đảnh lễ cung kính chào hỏi, v.v. thì người đó có thực hiện đúng Pháp trong kinh Hạnh Phúc (Maṅgala) nói rằng nên tôn trọng những người xứng đáng hoặc Tôn kính các bậc đáng tôn kính (gāravo) không? Hành vi của anh ta có phù hợp với kinh văn nói rằng một người chỉ nên tôn trọng những người có hành vi tốt không? Kinh văn được đề cập là trong kinh Tương Ưng Kosala Saṃyutta. Như tôn thờ những nhà sư xấu, người ta có đạt được một nơi nương tựa đáng tin cậy không? Vui lòng đưa ra bằng chứng hoặc ví dụ để chỉ ra cách đúng đắn trong vấn đề tôn vinh những nhà sư hạnh kiểm không tốt.

6. If one speaks ill of a monk or condemns him, either directly or indirectly, knowing him to be shameless or immoral, does one attract ten evil punishments or not? Is one free from evil with this act?

6. Nếu nói xấu hoặc lên án một vị Tăng, dù trực tiếp hay gián tiếp, biết rõ vị ấy là vô tàm hay vô úy, người đó có bị mười điều ác hay không? Người đó có không bị là bất thiện pháp với hành động này không?

7. If a shameless monk becomes afraid of suffering in saṃsāra, or if he acquires moral dread, how can he become a scrupulous monk? Is it possible for him to become a scrupulous monk?

7. Nếu một vị tỳ kheo vô đạo đức có sự sợ hãi phiền não trong luân hồi, hoặc nếu vị ấy sợ hãi về đạo đức, thì làm sao vị ấy có thể trở thành một vị tỳ khưu nghiêm túc? Có thể anh ta trở thành một vị tỳ khưu mô phạm không?

8. Should lay persons learn the Vinaya? Does this kind of learning agree with the Maṅgala Dhamma that advises one to be well-trained in discipline (vinayo ca susikkhito)? What are the good or bad results of this act? Kindly give evidence or examples to prove a definite point.

8. Người cư sĩ có nên học Giới Luật không? Liệu sự học Giới Luật có phù hợp với kinh Hạnh Phúc khuyên một người nên tu tập thông suốt các giới luật (vinayo ca susikkhito)? Quả báo tốt hay xấu của hành động này là gì? Vui lòng đưa ra bằng chứng hoặc ví dụ để chứng minh một quan điểm nhất định.

9.Should a monk teach the monastic discipline to a lay person? What are the good or bad results of this? Please give some evidence.

9. Người tu sĩ có nên dạy giới luật xuất gia cho người cư sĩ không? Quả báo tốt hay xấu của việc này là gì? Hãy đưa ra một số chứng minh.

10. Kindly give the detailed factors or characteristics of each of the four purifying moralities (pārisuddhi sīla). You may give each its characteristic, function, manifestation, and proximate cause.

10. Xin cho biết các chi tiết về yếu tố hoặc đặc điểm của từng giới trong Tứ Thanh Tịnh Giớ (pārisuddhi sīla). Xin cung cấp cho mỗi đặc tính, chức năng, biểu hiện và nguyên nhân gần của nó.

11. Among the four purifying moralities, what are the bad effects if a monk transgresses basic monastic restraint (Pātimokkha saṃvara sīla). What are the good effects if a monk observes it? Kindly explain the remaining three types of purifying morality, which may have good or bad effects according to observance or non-observance.

11. Trong Tứ Thanh Tịnh Giới, vị tỳ khưu phạm Biệt Giải Thoát Giới(những giới luật bảo vệ, hộ trì khỏi sa vào khổ thú, ác xứ - Pātimokkha saṃvara sīla) thì hậu quả xấu là gì? Nếu một nhà sư tuân thủ giới luật này thì có những quả báu là gì? Xin vui lòng giải thích ba loại thanh tịnh giới còn lại, có thể có quả báo tốt hay xấu tùy theo việc tuân giữ hay không tuân giữ.

12. What are the factors of offerings made to the whole Saṅgha (saṅghikadāna)? How can we perform this type of donation?

12. Cúng dường toàn thể Tăng chúng (saṅghikadāna) gồm những yếu tố nào? Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện việc cúng dường này?

13. Of the two types of donation, offerings to the Saṅgha and offerings to the Enlightened One, which has greater merit?

13. Trong hai loại bố thí, cúng dường Tăng đoàn và cúng dường Đức Thế Tôn, loại nào có công đức lớn hơn?

4. The Three Types of Monks Defined

4. Ba hạng tu sĩ được phân loại

The lay people asked this question in the following sense: different kinds of Buddhist monks can now be found:

1. scrupulous monks (lajjī), who possess moral conscience; shameless monks
2.(alajjī), who possess no moral conscience,
3. and immoral monks (dussīlo), who are depraved and evil.

They want to know the essential characteristics of each type for classification according to the Pāḷi texts, Commentaries, and Subcommentaries.

Câu hỏi của người tu sĩ được trả lời như sau: Có nhiều loại tu sĩ Phật giáo khác nhau có thể tìm thấy hiện nay là:

1. tu sĩ có tàm(lajjī), là vị có lương tâm đạo đức;
2. tu sĩ vô tàm (alajjī),là những người không có lương tâm đạo đức,
3. và những nhà sư không có phạm hạnh, phá giới. (dussīlo), những người sa đọa và xấu xa.

Các cư sĩ muốn biết những đặc điểm thiết yếu của từng loại để phân loại theo các kinh văn Pāḷi, các Chú Giải và Sớ Giải.

The three types of monks have been mentioned in the Parivāra Pāḷi (Vinaya Piṭaka) as follows:

“Sañcicca āpattiṃ nānāpajjati, āpattiṃ naparigūhati.
Agatigamanañca nagacchati, ediso vuccati lajjī puggalo.”

Ba loại tu sĩ đã được đề cập trong Tập Yếu (Parivāra Pāḷi) (Tạng Luật - Vinaya Piṭaka) như sau:

“Sañcicca āpattiṃ nānāpajjati, āpattiṃ naparigūhati.
Agatigamanañca nagacchati, ediso vuccati lajjī puggalo.”

The meaning is this: “They are aware of the Vinaya rules and, with no thought of transgression, refrain from breaking them. If they transgress some rules due to human weakness, they never conceal their offences. Moreover they do not follow the four wrong courses (agati).² Such monks are called scrupulous individuals (lajjī puggala) — monks with moral conscience.”³ These are the three factors or characteristics of a scrupulous monk. The clarification is as follows:

Điều này nghĩa là : “Họ biết rõ các giới luật của Tạng Luật và không có ý nghĩ vi phạm, không vi phạm chúng. Nếu họ vi phạm một số quy tắc do sự yếu đuối của con người, họ không che giấu hành vi phạm tội của mình. Hơn nữa, họ không theo bốn điều tư vị (agati):
1. Thiên vị do thương (Chandāgati)
2. Thiên vị do ghét (Dosāgati).
3. Thiên vị do dốt (Mohāgati).
4. Thiên vị do sợ (Bhayāgati).²
Những nhà sư như vậy được gọi là những tỳ kheo phạm hạnh(lajjī puggala) — những nhà sư có lương tâm đạo đức.”³ Đây là ba yếu tố hay đặc điểm của một nhà sư phạm hạnh. Liệt kê rõ như sau:

    1. When a scrupulous monk knows that any action is a transgression of the Vinaya rules, he refrains from it.

    2. However, he might sometimes break some Vinaya rules knowingly or unknowingly due to his untamed mind. He never hides the facts and always purifies his morality according to the rules within a day.

    3. When he has to distribute property or decide cases, he avoids the four wrong courses, i.e. he always acts or decides justly and impartially.

    1. Khi một vị tỳ kheo phạm hạnh biết bất kỳ hành động nào là vi phạm Giới luật, vị ấy sẽ kiềm chế..

    2.. Nhưng, vị tỳ kheo có thể thỉnh thoảng cố ý hoặc vô tình vi phạm một số giới luật do tâm không kiểm soát được. Người đó không bao giờ che giấu lỗi mình và luôn thanh lọc đạo đức của mình theo các giới luật trong vòng một ngày.

    3. Khi phải phân chia tài vật hay xét xử các tranh chấp, người ấy không theo bốn điều tư vị, tức là luôn luôn hành động hay quyết định một cách công bằng và không thiên vị.

A monk having these three factors or characteristics is called scrupulous. This is the meaning of the text quoted above.

Một vị tỳ kheo có ba yếu tố hay đặc điềm này được gọi là vị tỳ kheo có phạm hạnh. Đây là ý nghĩa của kinh văn được trích dẫn ở trên.

The three factors or characteristics of a shameless monk are stated in the Parivāra as follows:

“Sañcicca āpattiṃ āpajjati, āpattiṃ parigūhati.
Agatigamanañca gacchati, ediso vuccati alajjī puggalo.”

Ba yếu tố hay đặc điểm của một vị tỳ khưu vô tàm được nêu trong Tập Yếu (Parivāra) như sau:

“Sañcicca āpattiṃ āpajjati, āpattiṃ parigūhati.
Agatigamanañca gacchati, ediso vuccati alajjī puggalo.”

This text says that a shameless monk is one who, with the knowledge of the Vinaya rules, transgresses them and commits evil. Having committed evil, he then conceals his actions. Moreover, he follows the four wrong courses. Such a monk is called shameless.

Lời kinh này có nghĩa một tu sĩ vô tàm vô úy là người có sự hiểu biết về các giới luật của Luật tạng, mà vẫn vi phạm và phạm tội ác. Đã làm điều bất thiện, sau đó vị này che giấu hành động của mình. Hơn nữa, vị này hành xử bốn điều tư vị. Người tỳ kheo như vậy gọi là vô tàm vô úy.

The meaning is as follows:

    1.A shameless monk, knowing that any action is contrary to the Vinaya rule, breaks the precepts wilfully.

    2. Whether by his awareness of Vinaya or by his transgression through ignorance, he conceals his faults, though he knows he has broken the Vinaya rule. That is, he does not attempt to purify his faults in the way prescribed.

    3. When distributing property among monks, or in deciding cases, he follows the four wrong courses.

Ý Nghĩa được giải thích như sau:

    1.Một vị tỳ kheo vô đạo đức, biết hành động nào trái với giới luật, nhưng vẫn cố ý phạm giới.

    2.Mặc dù ý thức về Giới luật hay vi phạm do thiếu hiểu biết, người đó che giấu lỗi lầm của mình, dù biết mình đã vi phạm Giới luật. Điều đó là, người đó không cố gắng thanh lọc lỗi lầm của mình theo cách đã được quy định.

    3. Khi phân chia tài vật cho các Tỳ kheo, hoặc khi xét xử các vụ tranh chấp, vị ấy hành xử theo bốn điều tư vị.

If even one of these factors is present, such a monk is shameless.

Nếu một trong những yếu tố này có mặt, như vậy vị tỳ kheo là không có phạm hạnh.

Here, a detailed explanation is necessary.

The Vinaya Commentary says: “One who is shameless from the start does not exist.” So shamelessness is impermanent. In other words no such individual as a permanently shameless monk exists. The Commentary says that at the time of ordination a monk cannot be classified as shameless, but he may become shameless according to his mental attitude at any given moment. No monks are permanently scrupulous or shameless based on social class, religion, nationality, etc. A monk may become shameless ten times, or scrupulous ten times within a few minutes. It is possible that within a single sitting a monk may become shameless or scrupulous ten times alternately.

Đây là lời giải thích chi tiết cần thiết.

Bản chú giải Luật tạng nói: “Kẻ không có đạo đức ngay từ đầu đã không tồn tại.” Cho nên vô tàm là không hiện hữu. Nói cách khác, không có cá nhân nào hành xử như một nhà sư vô tàm vô úy mà được tồn tại. Bản chú giải nói rằng vào thời điểm thọ giới tỳ kheo, một nhà sư không thể được xếp vào loại không biết xấu hổ (vô tàm vô úy), nhưng vị ấy có thể trở nên không biết xấu hổ tùy theo tình trạng tân của người đó vào bất kỳ thời điểm nào. Một vị tỳ kheo luôn có phẩm hạnh hoặc không có phạm hạnh không dựa trên tầng lớp giai cấp xã hội, tôn giáo, quốc độ v.v... Một nhà sư có thể trở thành kẻ xấu gấp mười lần hoặc trở thành người tốt gấp mười lần chỉ trong vòng vài phút. Có thể là chỉ trong một lần ngồi, tâm của một nhà sư có thể luân phiên thay đổi từ vô liêm sỉ hoặc có đạo đức gấp mười lần.

How is this possible? Several Vinaya rules can be broken repeatedly within a short time, so a monk may be classified as shameless more than ten times. Even within a short period, thousands of precepts may have to be observed, which some monks do no know about. Due to his wrong attitude or carelessness, a monk may break them very often. So for that duration he must be classified as shameless. On the other hand if he becomes ashamed whenever he transgresses the rules, realises his fault, confesses it, and determines not to repeat it, he becomes a scrupulous monk again.

Sao có thể như thế được? Một số giới luật có thể bị vi phạm nhiều lần trong một thời gian ngắn, vì vậy một nhà sư có thể bị xếp vào loại như nhà sư không đạo đức hơn mười lần. Ngay cả trong một thời gian ngắn, hàng ngàn giới luật có thể phải tuân giữ, điều mà một số nhà sư không biết. Do quan điểm sai lầm hoặc bất cẩn của mình, một nhà sư có thể phạm giới luật thường xuyên. Do vậy trong khoảng thời gian đó , người này bị xếp vào loại không biết xấu hổ. Ngược lại, nếu vị ấy xấu hổ mỗi khi vi phạm giới luật, nhận ra lỗi lầm của mình, sám hối và quyết định không tái phạm, vị ấy lại trở thành một vị tỳ khưu đạo đức.

Clearly, scrupulous and shameless categories cannot be associated with race, religion, or culture, nor can any monk be permanently classified as scrupulous or shameless. Nevertheless, if a monk does not follow the principles of the monastic discipline throughout his life he should definitely be classified as a shameless monk.

Hiển nhiên, trạng thái đạo đức và vô đạo đức không liên quan đến chủng tộc, tôn giáo hay văn hóa, cũng như bất kỳ vị tỳ kheo nào cũng không thể bị phân loại vĩnh viễn là đạo đức hay vô đạo đức. Tuy nhiên, nếu một nhà sư không tuân theo các nguyên tắc giới luật tu viện trong suốt cuộc đời của mình, người đó chắc chắn bị xếp vào loại một nhà sư vô đạo đức.

The Vinaya Commentary says that a shameless monk remains shameless only when shamelessness appears in him, and when he possesses one of three factors without confession and purification. As soon as he does these things, he immediately regains the status of a scrupulous monk. In the Sāratthadīpanī Subcommentary the following important explanation is found:

Bản chú giải Luật tạng nói rằng một nhà sư là vô đạo đức chỉ vô đạo đức khi sự vô đạo đức hiện diện trong anh ta, và khi anh ta hiện hữu một trong ba yếu tố (của vị tỳ kheo vô đạo đức) và không sám hối và thanh lọc chúng. Ngay khi người đó làm những điều này, người đó ngay lập tức lấy lại địa vị của một nhà sư đạo đức. Trong Sớ Giải Sāratthadīpanī có giải thích quan trọng sau đây:

“Ādito paṭṭhāya hi alajjī nāma natthīti iminādiṭṭhadiṭṭhesuyeva āsaṅkhā na kātabbāti dasseti.”

“Ādito paṭṭhāya hi alajjī nāma natthīti iminādiṭṭhadiṭṭhesuyeva āsaṅkhā na kātabbāti dasseti.”

“Herein: ‘One who is shameless from the start does not exist’ means that one must not cast doubt or suspicion on a monk whenever one sees him, thinking that he is shameless. This attitude should not be taken.” This is the advice of the Subcommentary.

“Trong tài liệu này: ‘Người không biết xấu hổ ngay từ phút đầu không tồn tại’ có nghĩa là người ta không được tỏ ra nghi ngờ hay nghi ngại một nhà sư bất cứ khi nào nhìn thấy một vị tỳ kheo, mà nghĩ rằng vị tỳ kheo này không biết xấu hổ. Không nên có thái độ này.” Đây là lời khuyên của Sớ Giải.

Only when one sees a monk doing an immoral deed, can one classify him as shameless at that time and place, and at no other. Moreover, one can doubt this monk’s behaviour then only, and so entertain suspicion. If one does not really see a monk’s act of immorality, no suspicion should be entertained. This is the meaning of the Pāḷi text, Commentary, and Subcommentary.

Chỉ khi thấy một vị tỳ kheo làm việc phi đạo đức, người ta mới có thể gán cho vị đó vào loại vô tàm vô úy tại thời điểm đó và tại nơi đó, và không tại thời điểm khác hay nơi nào khác. Hơn nữa, người ta chỉ có thể nghi ngờ hành vi của vị tỳ kheo này, và do vậy hãy để tâm đến điều mình nghi ngờ. Nếu một người không thực sự nhìn thấy hành vi phi đạo đức của một nhà sư, thì không nên nghi ngờ gì. Đây là ý nghĩa của văn bản Pāḷi, Chú Giải và Sớ Giải.

5. Characteristics Of An Immoral Monk & Accusation With Charges Of Defeat

5. Đặc điểm của một nhà sư vô đạo đức & cáo buộc và đưa ra xét xử tội bất cộng trụ

The technical term “immoral (dussīlo)” means a totally depraved monk who commits an offence of defeat (pārājika). The Duṭṭhadosa Sikkhāpada states “If a monk, being angry, and wanting to make another monk disrobe, falsely accuses him of defeat, he commits an offence requiring a formal meeting of the Saṅgha.” He commits a serious evil by his accusations against an immoral monk who has committed an offence of defeat. If a monk, without the aim of expelling an immoral monk, merely accuses or belittles him so that his honour and power will be extinguished, he commits an offence requiring confession (pācittiya āpatti). Even if he abuses or speaks ill of an immoral monk, he transgresses the pācittiya rule.

Cụm từ chuyên môn trong Phật Giáo “không có phạm hạnh, phá giới.(dussīlo)” có nghĩa là một tu sĩ sa đọa hoàn toàn phạm tội Bất Cộng Trụ (Pārājika). Duṭṭhadosa Sikkhāpada nói rằng “Nếu một vị tỳ kheo, giận dữ và vu cáo vị tỳ kheo khác phạm tội Bất Cộng Trụ, và muốn bắt một vị tỳ khưu khác hoàn tục, thì cần phải có một cuộc họp chính thức của Tăng đoàn.” Anh ta phạm một tội ác nghiêm trọng bằng cách buộc tội một nhà sư vô đạo đức, người đã phạm tội Bất Cộng Trụ. Nếu một tỳ khưu, không nhằm mục đích trục xuất một tỳ khưu không có phạm hạnh, mà chỉ buộc tội hoặc muốn hạ thấp vị ấy để danh dự và quyền lực của vị ấy bị tiêu tan, thì vị tỳ kheo phạm tội phải sám hối (pācittiya āpatti). Ngay cả khi anh ta lăng mạ hoặc nói xấu một nhà sư vô đạo đức, anh ta đã vi phạm giới pācittiya.

Words spoken against an immoral monk with the following charges mean “speaking ill or accusation.”
“You have committed an offence of defeat.”
“You possess no moral conduct.”
“You are not a monk at all.”
“You are not a son of the Sakyan clan.”

Nói những lời thù địch một nhà sư không có phạm hạnh với những lời buộc tội sau đây có nghĩa là “nói khắc nghiệt hoặc sự cáo buột.”
“Ông đã phạm tội bất cộng trụ.”
"Ông không có hành vi đạo đức."
“Ông hoàn toàn không phải là một tu sĩ.”
“Ông không phải là con trai của giòng dõi Thích Ca (Sakyan).”

Such expressions used against a monk are charges of defeat as mentioned in the Commentary.

Những câu nói như vậy được sử dụng để chống lại một nhà sư bị cáo buột không có phạm hạnh được đề cập trong Chú Giải.

The term “shameless” (alajjī) includes an immoral monk who has fallen into an offence of defeat. However, the text says that a shameless one transgresses minor offences (dukkaṭa). So the term “shameless” covers both great and small offences. Therefore if a monk speaks ill of someone only as “shameless” he escapes the serious offence of Saṅghādisesa. As the Vinaya texts and Commentaries give precise examples, only those monks who have committed an offence of defeat should be classified as “immoral.”

Từ vựng “vô tàm” (alajjī) bao gồm một tu sĩ không đạo đức một người đã tội lỗi sa đọa vào tội Bất Cộng Trụ. Tuy nhiên, kinh văn nói rằng một kẻ vô tàm là phạm tội nhẹ (dukkaṭa). Vì vậy từ vựng “vô tàm” bao hàm cả tội lớn và tội nhỏ. Do đó, nếu một vị tỳ khưu chỉ nói xấu một người nào đó là “vô tàm” thì vị ấy thoát khỏi tội nghiêm trọng Tăng Tàng (Saṅghādisesa) . Như các kinh văn Luật tạng và các Chú Giải đưa ra các ví dụ chính xác, chỉ những tu sĩ phạm tội lỗi sa đọa mới bị xếp vào loại “vô đạo đức”.

Those monks who do not commit any offence of defeat, but who occasionally break other precepts are not immoral monks, though they are shameless if the requisite factors are present. Apart from offences of defeat, other offences do not confer immoral status, so “shameless” and “immoral” monks are clearly quite different. The way to distinguish them has been explained already.

Những vị tỳ khưu không thuộc loại phạm tội sa đọa hoàn toàn, nhưng thỉnh thoảng vi phạm các giới luật khác không phải là vị tỳ khưu không phạm hạnh, phá giới, mặc dù họ thuộc loại vô tàm nếu có đủ các yếu tố cần thiết. Ngoài tội Bất Cộng Trụ, các tội khác không đưa đến tình trạng vô đạo đức, vì vậy tu sĩ “vô tàm” và “vô đạo đức” rõ ràng là hoàn toàn khác nhau. Cách để phân biệt chúng đã được giải thích rồi.

In the Vinaya Commentary the term “dummaṅkū — wicked” is used in the phrase “Dummaṅkūnaṃ puggalānaṃ niggahāya — for the restraint of wicked men.” So a shameless monk can also be called “wicked.” Among shameless monks two distinct types can be defined: immoral and shameless (dussīla alajjī) and ordinary shameless monks (samanya alajjī).

Trong chú giải Luật tạng, từ vựng “dummaṅkū - có nghĩa là kẻ hung ác” được sử dụng trong cụm từ “Dummaṅkūnaṃ puggalānaṃ niggahāya - để chế ngự kẻ hung ác.” Vì vậy, một nhà sư vô liêm sỉ cũng có thể được gọi là “ác”. Trong số các tu sĩ vô liêm sỉ, có thể xác định hai loại khác biệt: vô đạo đức và nhà sư phá giới không biết hổ thẹn (dussīla alajjī) và tu sĩ bình thường vô liêm sỉ (samanya alajjī).

In the matter of offences of defeat one must classify a monk as immoral and shameless. In cases dealing with other offences only the ordinary shameless (samanya alajjī) classification appears, which is called “wicked.” For a defeated monk is definitely an immoral monk, not just a shameless one.

Trong vấn đề của một nhà sư sa đọa hoàn toàn phạm tội Bất Cộng Trụ, người ta phải phân loại một nhà sư không có phạm hạnh và nhà sư vô liêm sỉ. Trong các trường hợp xử lý các hành vi phạm tội khác, chỉ có phân loại vô liêm sỉ thông thường (samanya alajjī), được gọi là “hung ác”. Đối với một nhà sư thuộc loại sa đọa hoàn toàn chắc chắn là một nhà sư vô đạo đức, không chỉ là một người vô liêm sỉ.

The term “wicked” has been explained in two ways in the Vimati Ṭīkā, a Vinaya Subcommentary. It says that after committing an offence of defeat a monk becomes a totally bad one — that is completely without moral conduct. If a monk breaks only the other rules, partially he is good. Total depravity cannot be assigned to him. He is immoral only to some extent. So he is partially moral and partially immoral. Even those monks who commit light offences of wrong-doing or wrong speech, fall into the category of immoral (dussīla).

Thuật ngữ “hung ác” đã được giải thích theo hai cách trong Sớ Giải Vimati Ṭīkā, một Tiểu Bình Luận của Luật tạng. Nói rằng sau khi phạm tội Bất Cộng Trụ, một nhà sư trở thành một người hoàn toàn xấu - là người hoàn toàn không có đạo đức. Nếu một nhà sư chỉ vi phạm các giới luật khác, thì vị ấy có một phần tốt. Không thể gán cho anh ta sự sa đọa hoàn toàn. Anh ta vô đạo đức chỉ ở một mức độ nào đó. Vì vậy, anh ta có một phần đạo đức và một phần vô đạo đức. Ngay cả những vị tỳ khưu phạm tội nhẹ là làm điều sai trái hay nói điều sai trái cũng bị xếp vào loại vô đạo đức (dussīla).

It is clear, according to this Subcommentary, that a monk can more easily become immoral than shameless. So this explanation is unreasonable. This explanation is contrary to the teaching of the great Commentaries and famous Subcommentaries, which unanimously declare that an immoral monk lacks morality — “dussīlassāti nissīlassa dussīlo’ti” (Commentary on ‘nissīlo’). All the great Vinaya Commentaries agree in commenting on the words “asamaṇo asakyaputtiyo” from the Duṭṭhadosa Saṅghādisesa precept that an immoral monk lacks all morality. So the Vimati Ṭīkā’s words are against the spirit of the great Commentaries and Subcommentaries. It is not surprising that competent Vinaya masters reject this exposition of the Vimati Ṭīkā.

Theo trong Sớ Giải này thì, rõ ràng là một tu sĩ có thể dễ dàng trở nên vô đạo đức hơn là vô liêm sỉ. Vì vậy, lời giải thích này là không hợp lý. Lời giải thích này trái ngược với lời dạy của các bộ Chú giải lớn và các Sớ Giải nổi tiếng, vốn nhất trí tuyên bố rằng một tu sĩ vô đạo đức là thiếu đạo đức - “dussīlassāti nissīlassa dussīlo’ti” (Chú giải về ‘nissīlo’). Tất cả các bản Chú giải Luật tạng lớn đều đồng ý khi bình luận về các từ “asamaṇo asakyaputtiyo” từ giới luật Duṭṭhadosa Saṅghādisesa rằng một tu sĩ vô đạo đức sẽ thiếu tất cả đạo đức. Vì vậy, những lời giải thích của Sớ Giải Vimati Ṭīkā đi ngược lại tinh thần của các Đại Bình Luận và Tiểu Bình Luận. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các bậc thầy về Luật có thẩm quyền bác bỏ cách trình bày này của Sớ Giải Vimati Ṭīkā.

The term “dussīla puggala — an immoral individual,” means one who has transgressed a Pārājika rule and so lacks all disciplinary virtues — a defeated monk. As long as this defeated monk does not admit his offence and still associates with genuine monks, accepting food and other alms, he is automatically classified as immoral. If he confesses his fault, he immediately escapes from the category of immoral, and also from a monk’s status.

Thuật ngữ “dussīla puggala - một cá nhân vô đạo đức,” có nghĩa là một người đã vi phạm giới luật Pārājika và do đó thiếu tất cả các đức tính kỷ luật - một tu sĩ sa đọa hoàn toàn. Chừng nào vị tỳ kheo sa đọa này không thừa nhận hành vi phạm tội của mình và vẫn kết giao với các vị tỳ khưu chân chính, nhận thức ăn và các vật khất thực khác, vị ấy nghiễm nhiên bị xếp vào hạng vô đạo đức. Nếu anh ta thú nhận lỗi lầm của mình, anh ta ngay lập tức thoát khỏi phạm trù vô đạo đức, và cả địa vị của một nhà sư.

6.Legal Status of Immoral Monks

6. Legal Status of Immoral Monks

An immoral monk, at the time of his confession, becomes free from the stigma of “immoral” by renouncing his monkhood. However, an immoral monk may refuse to admit his guilt, and continue to live as a monk. Is he still a monk? Is this immoral person still a monk before the time of admission of guilt? The answer is that he retains the appearance of monkhood, but with the stigma of immorality. He is still a monk, though in appearance only.

Một tu sĩ vô đạo đức, vào thời điểm thú nhận tội lỗi của mình, thoát khỏi vết nhơ là “vô đạo đức” bằng cách từ bỏ đời sống tu sĩ của mình. Tuy nhiên, một nhà sư vô đạo đức có thể từ chối thừa nhận tội lỗi của mình và tiếp tục sống như một nhà sư. Người ấy vẫn còn được coi là một nhà sư không? Kẻ vô đạo đức này có còn là một tu sĩ trước thời điểm nhận tội không? Câu trả lời là người đó vẫn giữ được vẻ ngoài của một nhà sư, nhưng với dấu vết phạm tội của sự vô đạo đức. Anh ta vẫn là một nhà sư, nhưng chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi.

The answer is correct. Evidence can be found in the Vinaya Piṭaka. In the Saṅghādisesa rules an immoral monk may claim that he is still a monk, although he has committed an offence of defeat. If he does not confess his fault he is still in possession of “paṭiññā,” that is, he retains the idea “I am a monk.” If a monk accuses him of defeat, without seeing, hearing, or suspecting anything, he is just as guilty as if accusing a scrupulous monk, and falls into a Saṅghādisesa offence. If a monk makes such accusations regarding an immoral novice, he falls into an offence of wrong doing. This is the first proof of the correctness of the answer.

Câu trả lời là chính xác. Bằng chứng có thể được tìm thấy trong Tạng Luật. Trong các giới luật Tăng Tàn Saṅghādisesa, một vị tỳ khưu vô đạo đức có thể tuyên bố rằng mình vẫn là một vị tỳ khưu, mặc dù vị ấy đã phạm tội sa đọa hoàn toàn tội Bất Cộng Trụ. Nếu anh ta không thú nhận lỗi lầm của mình, anh ta vẫn còn có “lời nguyện khi xuất gia - paṭiññā”, nghĩa là anh ta vẫn giữ ý tưởng “Tôi là một nhà sư”. Nếu một vị tỳ kheo buộc tội vị ấy sa đọa, không thấy, không nghe, không nghi ngờ gì, vị ấy cũng phạm tội như buộc tội một vị tỳ khưu thiếu cẩn trọng, và rơi vào tội Tăng Tàn Saṅghādisesa. Nếu một vị tỳ kheo buộc tội một sa di vô đạo đức như vậy, vị ấy phạm tội làm điều sai trái. Đây là bằng chứng đầu tiên về tính đúng đắn của câu trả lời.

If a monk dwells under the same roof for more than three nights with a layman or a novice, he is guilty of an offence of pācittiya. However, if he lives in the same dwelling with a fallen monk there is no offence, so it as if he were a genuine monk. The reason is that the outward sign of monkhood is still present in the immoral monk. This is the second proof for the correctness of the answer.

88.

If a monk abuses a layman or novice, it is an offence of wrong-doing. If a monk abuses a fallen monk, who has not confessed his guilt, the abuser falls into an offence of pācittiya. In this case abusing a fallen monk is equivalent to abusing a genuine monk. This is further proof of the effect of an immoral monk claiming a monk’s status.

****

Neither a layman nor a novice fulfils the requirements for conveying one’s purity to the Saṅgha (chanda-parisuddhi),⁵ but a fallen monk does because the outward appearance of monkhood is present. This is yet another proof.

****

So it is clear that although he not a true monk, an outward sign (liṅga), or idea (paṭiññā) exists because of the power of Vinaya.

****

Although an immoral, fallen monk has committed one of the gravest faults, if he still claims that he is a monk, his status is just like a true monk. How is this possible? This monk receives the power and command of the Buddha’s Vinaya when, at the time of his ordination, he asks for and receives the robes from his preceptor. This itself is a Vinaya power of the Buddha. Secondly, he has gone through the five Vinaya procedures, such as declaration by the Saṅgha (ñatti) following rules laid down by the Buddha. So, despite breaking the gravest rule, he retains the outward appearance of monkhood due to the two features he received from the Vinaya procedure, and they retain their power until his voluntary confession.

****

This is surprising, but correct. Once a layman asks for and receives robes from his preceptors according to the Vinaya rules, he immediately transcends the lower status of a layman. Upon taking the three refuges and accepting the robes in the way prescribed by the Vinaya, he immediately becomes a novice. This is due to the power of the Buddha’s command. Just asking for and receiving robes elevates him to a higher status than a layman, even if he fails to receive the three refuges for lack of a suitable preceptor. If he remains in this position, he is more honourable than a layman because by this one procedure he attains the features and status of one gone forth.

****

For bhikkhu ordination, four kammavācā recitations⁶ are mandatory to achieve the full status of a bhikkhu. Yet even a single kammavācā recitation is sufficient to raise the candidate to the status of a novice. He now achieves, under the power of the Vinaya procedure and ceremony, the status of one gone forth. As the kammavācā recitations are completed up to the fourth round, his gone-forth status is repeatedly established. If the preceptors, for unavoidable reasons, stop their ordination procedure at the third recitation, this person is much higher in status than a novice although he lacks full bhikkhu ordination. He now receives the features or honours of a homeless life praised by the Buddha. If the fourth kammavācā recitation is completed, it raises him up to the full status of one gone forth, as a full bhikkhu in the Saṅgha.

****

If a novice breaks one of the ten training rules for novices, he destroys both the maintenance of three refuges and his status of a novice. However, while retaining the robes, he cannot be classified as a layman. He remains in the position of a novice. Once he discards the robes, he is deemed to be a layman.

****

An offence of defeat committed by a monk destroys him as a genuine monk, but he does not fall into the category of a novice or a layman yet. His monk status remains if he retains the appearance of this status. Once he renounces the appearance then he must be classified as a layman. All traces of monkhood now disappear, even the outward sign of wearing the robe.

****

An analogy is given here. If a scrupulous monk renounces his Vinaya obligations before the Saṅgha in the proper way, he becomes a layman again. Similarly, a fallen monk renounces his monk status by discarding his robes, thereby becoming a layman in the full sense. Due to the power of the Buddha’s command, this fallen monk maintains his monk status if he retains the outward appearances of a monk. However, he is an immoral, fallen monk due to his serious fault. When he confesses his offences and renounces his outward appearance, he becomes a layman. As a layman, he now escapes from the charge of being an immoral, depraved monk. The main point here is that if he does not discard his robes, even if he confesses his offence, we cannot classify him as a layman yet.

****

According to the Vinaya, if a monk abuses a fallen monk without just cause, it is just like abusing a scrupulous monk. The resulting offence is the same as abusing a scrupulous monk, and the accuser commits a serious (saṅghādisesa) offence. By understanding this subtle point, it is clear that slandering a fallen monk is worse than slandering a scrupulous layman. This is because the accused still claims to be a monk. Retaining the outward sign of a monk keeps him under the power of kammavācā; thus he is still under the power of the Buddha, Dhamma, and Saṅgha too. It is not because of his serious misdeeds, but because of the power of his ordination kammavācā, which is under the sublime influence of the Triple Gem. His acceptance of this declaration and his retention of the robe give him these powerful refuges. He retains a certain status.

****

However, these powerful refuges cannot save him from serious evil kamma, and the resultant suffering. By his commission of an offence of defeat, and his disgraceful claim to be a monk, he gathers evil kamma day by day. In other words, his evil kamma increases if he remains in these sacred shelters. Moreover, those who abuse an immoral monk accumulate serious evil effects themselves, due to this awkward situation. Those who appreciate the power of Vinaya show respect to an immoral, fallen monk, getting great merit. These three effects must be noted carefully.

****

7.Should One Avoid Shameless and Immoral Monks?

7.Should One Avoid Shameless and Immoral Monks?

Questions two and three will be answered together as they are related. Let us recapitulate the two questions:

****

“Should those who know the truth about shameless and immoral monks refrain from associating with and paying respect to them? Does this agree with the verse in the Maṅgala Sutta that advises one to avoid the foolish? Is a lay person who shows disregard by shunning immoral and shameless monks following the Maṅgala Dhamma? We would like to hear evidence and case histories from the scriptures regarding good or bad results from this act.”

****

“Should those who know the truth about shameless and immoral monks continue to pay respect and offer requisites? Are they following the Maṅgala Dhamma that advises us to associate with the wise? Is this behaviour following the advice given in the Maṅgala Sutta or not? Kindly give evidence and case histories regarding good or bad results from this act.”

****

To answer these questions one should understand the nature and characteristics of shameless and immoral monks. The famous Maṅgala Sutta emphasises the nature of foolish or wise persons. In the injunction calling for associating only with the wise, the nature of good and bad persons is stressed. Here the Buddha taught the nature of the pious and the impious. In this subtle matter one must make distinctions to know the respective basis of each type.

    1. Moral (susīla) and immoral (dussīla).⁷

    2. Foolish (bāla) and wise (paṇḍita).

    3. A good man (sappurisa) and a bad man (asappurisa).

****

Thus there are three pairs of persons with respect to their nature and characteristics.

****

In the Sarabaṅga Jātaka (Cattalisa Nipāta) the Buddha distinguishes three types. Sakka, the king of the gods, asks in detail regarding the nature of each personal characteristic as follows:

    Who is called moral (sīlavantaṃ) by the wise?
    Who is called wise (paññavantaṃ) by the wise?
    Who is called good (sappurisaṃ) by the wise?
    Who will never lose honour and respect?

****

These were the Bodhisatta’s answers to Sakka’s questions:

****

1. Those who control their senses, avoiding any kind of physical, verbal, or mental evil, who refrain from lying even at the risk of their life, are called moral persons by the wise.

****

2. Those who, possessing profound wisdom, can answer philosophical questions with their innate wisdom, having no selfish regard for themselves or others, who refrain from abusive words and coarse actions that harm oneself and others, but work for the welfare of humanity, are called wise by the wise.

****

Those who are grateful, have a steady mind, possess the attributes of a good friend, respect the worthy, and diligently fulfil the duties of a friend, are called good by the wise.

****

Those who possess morality, wisdom, and piety, gain confidence, show humility, share their possessions unselfishly with others, understand the words of the alms seeker, help others according to just principles, practice truthfulness and show civility, will never lose honour and respect.

****

We can summarise the above classifications on the basis of avoidance of immoral deeds or offences. These persons are moral persons as they possess the characteristics of a moral person.

****

Regarding the nature and characteristics of a wise person, we must consider three factors:

    1. The ability to answer deep questions effectively and directly.
    2. Avoidance of physical and vocal misconduct, especially harsh words that harm the welfare of oneself and others.
    3. Whenever the opportunity arises one can work for the welfare of oneself and others.

****

Regarding the nature and characteristics of a good person, we must consider four factors:

    1. The ability to know and acknowledge the gratitude due to others.
    2. Possession of the qualifications of a good friend.
    3. Ability to associate with the wise.
    4. Willingness to help the poor and the needy, with the necessary skill to perform appropriate duties energetically.

****

Regarding the nature and characteristics of a pious and honourable person we must note the above factors, with the addition of confidence and humility.

****

Then Sakka asked again, “Which is the best among morality, honour, goodness, and wisdom?”

****

The bodhisatta answered: “The sages declare that just as the moon is the brightest among the stars, among morality, honour, goodness, and wisdom, wisdom is the chief and best of all, because all good conduct, honour, and good character must follow its lead.” In other words all must follow the lead of a wise man.

****

In the text are other questions and answers regarding how to gain wisdom, etc., but we omit them here as they are not relevant.

****

Among the four good factors mentioned above, the first three are the main points to remember in our discussion of types of monks. Among the first three, we may further distinguish those who lack morality as shameless or immoral, as explained earlier. One lacking goodness can easily accumulate the characteristics of a shameless and immoral person too. Due to lack of wisdom one will take on the nature and characteristics of a fool. Lack of piety and respect will make one a bad person, taking on the nature and requisite factors of a bad man. Thus there are three pairs:

    1. Moral (susīla) and immoral (dussīla).⁷
    2. Wise (paṇḍita) and foolish (bāla).
    3. Good (sappurisa) and bad (asappurisa).

****

Each has its own distinctive nature and characteristics in a different category.

****

Among the six types in three opposite pairs, one may associate with a moral person, a virtuous type, shown in the first category in the first position. Those having friendship in paying respect to a moral person can usually become moral too. Respecting or honouring an immoral or bad person can make one immoral or bad. Those who show respect and honour to the wise can usually become wise too. Friendship with a bad person makes one bad. However, if one makes friends with a pious, good person one usually becomes good. Obviously, the best person to associate with and respect is one who possesses all three virtues: morality, wisdom, and goodness.

****

If a person honours and respects a moral, foolish, bad person he gradually becomes likewise. However, the presence of morality is good, so we must praise him for this aspect while we should condemn foolishness and badness.

****

Who is a moral, but foolish and bad monk? Some monks try their best to keep their precepts and follow the monks’ training. As they are ordinary persons, they sometimes break some disciplinary rules, falling into offences, but they purify these offences as soon as possible. They are therefore classified as moral monks. However, since they fail to study Dhamma and Abhidhamma, they are ignorant, so they are classified as foolish. Also, if they do not acknowledge the benefit received from others, they are bad monks in the technical sense. So they are coarse and uncultured persons.

****

I will now explain in detail the nature of a bad person. This feature manifests as ingratitude. He is blind to the benefits received from others, and refuses to pay honour and respect to the worthy. He breaks the rules of good friendship by changing his attitude if someone criticises him. Moreover, a bad person fails to seek knowledge and wisdom, or to make friendship with the wise. If he sees friends in need, he acts as if not seeing them, thus he does not acknowledge their former friendship. So if one of the asappurisa factors exists, he is classified as “bad” because of this characteristic. He is not a good monk. This explains the nature of the moral, but foolish, and bad monk.

****

With the shameless and bad, but wise monk, those who pay respect and help him, obtain similar characteristics themselves. So we must praise a devotee who becomes wise as his teacher is also wise. However, as the shameless and bad aspects are present, we must blame both the devotee and the monk. Herein, the term “wise” only means well-educated in Sutta, Vinaya, and Abhidhamma. So we call a monk “wise” though he lacks the other two good qualities. However, since he breaks the Vinaya rules very often and does not care to restrain his senses, we also classify him as shameless. As he fails to acknowledge the benefit he receives from others and has other characteristics of a bad person, we call him “bad.” Indeed, he is not a good monk in these aspects. The above factors show the characteristics of a shameless and bad, but wise monk.

****

Following this method of classifying monks, many monks of mixed triple types can be found for further examination. One can see that most monks, like most lay persons, are of mixed triple types — a compound of good and bad features. This type is common everywhere. To befriend, honour, and support the moral, wise, and good monk is best, if possible. These are the best persons in the world, bringing the greatest benefits and welfare for all. They are worthy of respect and honour in all essential aspects.

****

If however, a devotee fails to find this ideal type, he needs to cultivate foresight and culture in choosing and helping a particular monk for worship, honour, and almsgiving. He needs intuitive skill in dealing with monks with mixed good and bad qualities.

****

The Simile of the Good House

8.The Simile of the Good House

A man needs to build a house in the forest, and enters the forest in search of timber. If he can get all beams, posts, floorboards, planks, and shingles from a single tree, this is the best, and ideal. If he is unable to find such a tree, he should not fail to build his house. He must use whatever timber he can get from various trees that he finds. He must build his house anyhow by all means because not having a dwelling place leads to all kinds of trouble and hardship. Every man needs a home for rest, sleep, and comfort. So a wise seeker of building materials must carefully examine each tree he happens to find in the forest. If he finds long logs he must take them for posts. If he finds straight timber that is too short for posts he must take it for planks or shingles. He must ignore unsuitable materials or sizes in each tree that he finds. By selecting only useful logs of appropriate sizes, leaving behind the useless ones, he can build a good, strong house for his benefit with the wood from various trees. By wise discrimination a well-built house results.

****

By choosing suitable materials for each purpose from various trees, one obtains a beautiful, strong house. He is no different to a person who finds all the suitable material from a single excellent tree. His house is not inferior in any way, because he obtains and dwells in a well-built house made from good materials. His house lasts long enough for his descendants too.

****

The above simile is a practical illustration for a comfortable life. Following this wise method, a devotee should pay attention to the good features of a moral, but foolish, and bad monk. He should pay respect to the good points in a person, ignoring the lack of the factors required for good and wise status. He should honour the moral features in such a person, thus gaining a clear conscience and much benefit. He should not utter harsh or slanderous words against this monk for his other faults, weaknesses, and failures. They must be totally ignored. One should not lump together all good and bad features of a monk in one’s mind.

****

If he blames and abuses this monk by lumping together all features, he becomes a foolish and bad person himself. He suffers for his disrespect and for his harsh words. Moreover, he fails to get the benefit of honouring and respecting the aspect of morality in this monk, due to his own foolishness. The wise course for an intelligent, devoted person is to rely on a wise monk for wisdom and to associate with a good monk for his humility and gentleness. One should therefore take heed of these different causes and different effects, being ever vigilant when approaching a monk for almsgiving, and showing respect.

****

One who helps a moral, but foolish and bad monk, may contradict the Maṅgala Dhamma calling for avoidance of fools because of the foolish aspect. By association with a foolish monk, this may appear to be so. The Maṅgala Sutta enjoins all to avoid foolish persons. Because of the words “to associate with the wise,” one might think this contradicts the advice to follow the wise. However, such a devotee, because of his wise attitude and appropriate choice, does not break these two good rules mentioned in the Maṅgala Sutta and Jātaka. In fact he obtains the blessing of association with the wise for his clear thinking and suitable deeds.

****

What benefits does one gain by respecting a monk of the type shown above? The reason for getting benefits is that in the ultimate sense the essence of a wise person is moral conduct. This is explained in the Abhidhamma (Mātikā) in relation to a pair of terms “bālā dhamma” and “paṇḍita dhamma.” So morality alone, in the ultimate sense, is wisdom. If a person pays attention to the characteristic of morality alone, he gets at least part of the blessing called “associating with the wise.” If, however, he pays attention to a monk’s foolishness and badness, he cannot attain this blessing as his mind mixes all sorts of factors, good and bad. Because of this, he becomes foolish and bad too.

****

Regarding the remaining monks of three mixed qualities, one can probably understand the appropriate results, because all are similar to the above example.

****

Some monks may lack all three good factors, being known as shameless, foolish, and bad. No one should pay respect to such a monk or honour him, as he does not possess a single redeeming virtue. Therefore one should just ignore this type of monk and refrain from speaking abusive words. If one relies on or honours this type of monk one is breaking the injunction of the Maṅgala Sutta, which enjoins one not to associate with fools.

****

In each case one should make a detailed analysis and appropriate classification, since many combinations of vice and virtue can be found. The questioners asked about the classification of shameless and immoral, with the resultant types of foolish, wise, and bad persons. So in this answer I have given a detailed analysis and necessary comments for clarity’s sake.

****

If one understands the method of classification of monks in the first answer, one will have clear answers for the second and third questions. The essential points are the same.

****

A note of warning: All devotees and lay persons should maintain an intelligent attitude. A narrow-minded, egoistic devotee will, at first, pay respect to a moral monk, but as familiarity grows, all kinds of attachment and clinging arise, thus diminishing the monk’s status. Intimacy, attachment, and familiarity lead to ignoble deeds that are improper according to the Vinaya. So corruption and decline set in due to intimacy. An unwise lay person can destroy a monk due to intimacy, wrong attitudes, and ulterior motives.

****

What is the meaning of Maṅgala Dhamma? How does one get it? In the ultimate sense, attitudes and acts that promote wholesome factors or merits are Maṅgala Dhammas. One gets blessings based on one’s meritorious deeds. Conversely, demeritorious attitudes and deeds are misfortunes since they increase unwholesome states. One should understand that both are impersonal states in their ultimate sense and characteristics. Regarding the problem whether one should associate with this or that monk, in the ultimate sense personal factors are absent. The essence of correct behaviour is to associate with wholesome states and not to associate with unwholesome states. This is the crux of the problem and the infallible guide to appropriate action.

****

Sevitabbāsevitabba Sutta

Sevitabbāsevitabba Sutta

In the Sevitabbāsevitabba Sutta (the discourse on associating or avoiding) the Buddha declares in the clearest terms:

****

“Sāriputta, if by associating with a person you develop unwhole­some states, lessening or destroying wholesome states, you should avoid that person. Sāriputta, if by associating with a person you develop wholesome states, lessening or destroying unwholesome states, you should associate with that person.”

****

The essential point is to choose between wholesome states and unwholesome states objectively.

****

The Bālapaṇḍita Sutta

The Bālapaṇḍita Sutta

A fool is so called because he habitually thinks bad thoughts, speaks bad speech, and does bad deeds. A wise person is so called because he habitually thinks good thoughts, speaks good speech, and does good deeds. So those who are evil in thought, speech, and deeds are depraved or wicked. Those who are virtuous in thought, speech, and deeds are wise and cultured.

****

Nowadays many lay persons and monks fail to attain complete purity in all three spheres of morality. Some are moral in their bodily actions, but immoral in speech and thought. Others, though moral in speaking the truth, are immoral in their actions and thoughts. Many have good intentions, but cannot speak or behave skilfully. Some are skilful in two spheres, but lack purity in the third. Thus, all kinds of people can be found with mixed physical, verbal, and mental skills.

****

Most people possess a mix of good and evil in each of the three spheres. In choosing a teacher or a monk for one’s mentor, one should check to see if wholesome states are developing or deteriorating. In other words, all intelligent persons should examine their own moral progress in honouring or associating with others.

****

The questioners have asked about the good or bad results of associating with or supporting shameless and immoral monks. They want evidence or case histories for the respective effects, good or bad.

****

It is said, “One shameless monk creates a hundred shameless ones by association and example.” So the bad results of associating with shameless monks are too great to measure.

****

The Buddha warns us that those who associate intimately with the shameless will take on their characteristics. This is the first bad result. Subsequent bad results are as follows. If one becomes shameless in this life, one is liable to retain this characteristic in thousands of future existences, as one is far removed from moral conduct. Once one becomes bad, one will tend to be bad in a series of future existences too. If one becomes foolish, being without knowledge and insight in this life, one becomes a fool in countless future lives. These are the bad results.

****

Seeing only bad results and the gravity of each case, one should avoid associating with shameless, bad, and foolish monks. Moreover, these persons, lacking morality, goodness, and wisdom, cannot bring blessings to those who meet them. Association with them usually brings only misfortune. Those who want to obtain blessings in associating with them should first reform their own minds and attitudes. Devotees and donors should concentrate only on some virtue or good aspect of such monks. Great care is needed here.

****

As for the evidence of good or bad effects, one should study the Commentary on the Suttanipāta that explains the phrase “Āsevanā ca bālānaṃ” in detail. More examples to prove this point can be gleaned from teachers and learned preceptors. Dhamma teachers will give sermons on this matter, relating stories from the Tipiṭaka and its Commentaries.

****

9. Should One Honour Shameless and Immoral Monks?

9. Should One Honour Shameless and Immoral Monks?

“If a person, knowing a monk to be shameless or immoral, offers the four requisites, does this amount to the blessing that says that one should honour worthy persons? Or does it contradict this advice? Kindly let us know the good or bad results with suitable evidence and case histories.”

****

First one should know the persons worthy of honour as mentioned in the Suttanipāta Commentary. They are 1) the Omniscient Buddha, 2) a Pacceka Buddha, 3) a Noble Disciple, 4) one’s mother, 5) one’s father, 6) one’s elder brother, 7) one’s elder sister, 8) the mother of one’s husband, 9) the father of one’s husband, 10) the elder brother of one’s husband, 11) the elder sister of one’s husband.

****

This Commentary mentions only eleven types who are worthy of honour and respect. The Commentary on the Dakkhiṇāvibhaṅga Sutta further mentions that, for householders who take refuge in the Three Gems, novices, monks, and Noble Ones are worthy of honour and respect. In classifying persons who are worthy of honour we should therefore include the following: 12) an ordinary householder who accepts the three refuges, 13) an ordinary householder who maintains the five precepts, 14) an ordinary novice, 15) an ordinary monk. Thus, fifteen types of worthy persons can be found.

****

For ordinary novices and monks we can define three further classes: scrupulous (lajjī), shameless (alajjī), and immoral (dussīlo).

****

Offering almsfood and other requisites to scrupulous novices and monks amounts to the good practice enjoined in the Maṅgala Sutta as “honouring those worthy of honour.” One may doubt whether offerings to shameless or immoral novices and monks fulfil the Maṅgala Dhamma or not. The answer is that offerings to shameless novices and monks do amount to honouring those worthy of honour. The only problem to consider is whether we can classify offerings to immoral novices and monks as an auspicious deed. Many lay supporters find themselves in perplexity here. So I should give the answer in detail for clarification and guidance.

****

In the Visuddhimagga it says that every monk, once ordained, bears the burden of more than nine billion Vinaya rules.⁸ In the five Vinaya books explaining the Pātimokkha saṃvara sīla, the Omniscient Buddha proclaimed innumerable rules for all monks. So every monk in this dispensation undertakes innumerable precepts and training rules, which he must learn and follow. Once the three refuges and kammavācā recitations have been completed, every monk has accepted the innumerable rules of basic monastic restraint (Pātimokkha saṃvāra sīla).

****

The Omniscient Buddha’s power of making Vinaya rules and regulations for all monks is based on “Ānādesanā” — his authority or command. So once a layman receives the robes from his preceptor, he automatically transcends a layman’s status and instantly becomes a homeless one. Even at the initial stage of ordination, a candidate is worthy to receive homage and alms from lay donors. This is due to the status received from the mandatory law of the Vinaya. Lay people should show their respect by bowing, though the candidate has not yet undertaken the novice rules and regulations. At the third round of reciting the Three Refuges he automatically undertakes the novice rules and regulations. Then he is a real novice and needs no further taking of precepts as he has undertaken them automatically after the completion of the ordination procedure.

****

If this fully ordained novice breaks one of ten main rules,⁹ he destroys the status of the Three Refuges, thereby forsaking all rules of one gone forth. What remains are the asking and taking of the robe, so he has not yet reverted to the status of a layman. He is still a novice according to the Vinaya. However, he is not a true novice of the type mentioned above as he lacks the training rules. If, however, he takes the Three Refuges from the Saṅgha again, he undertakes the training rules again. Only if he fails to take the Three Refuges from the Saṅgha can he be classified as immoral, since he falsely claims to be a novice. If he does not take the Three Refuges again, he is an immoral, fallen novice. If he admits his faults, he is not classified as immoral, and he becomes a layman by this act.

****

Many lay people think that if a novice breaks one of the ten main rules he automatically becomes a layman. This is wrong. If the act of taking up the robes is retained, he cannot be classified as a layman. The matter of disrobing for the transgression is not the responsibility of the preceptors or teachers. The decision rests with the novice concerned. What preceptors and teachers can do is to expel an immoral novice from the Buddha’s dispensation. These explanations are in accordance with the Vinaya text¹⁰ and decisions in the Commentaries. This explains the nature of an immoral novice.

****

Besides the ten main disciplines, a novice has to observe ten punishments and seventy-five training rules, which are classified as “offences” or “punishments.” So if a novice transgresses one in this class, no failure of the Three Refuges arises, there is no destruction of the precepts either. What fault he gets here is the breaking of restraint only. This type of offence can be cured by undergoing punishment, after which he regains his purity of restraint as before.

****

10. Innocent Until Proven Guilty

10. Innocent Until Proven Guilty

The principles of Vinaya are subtle. One must think deeply on them before one can pass judgement on a novice or monk.

****

Let us give an example. During the time of British rule in Burma, the government conferred administrative powers on Township Officers. These officers, after appointment, could try particular cases, pass judgement according to specific rules, and prescribe suitable punishments. If they committed some offences themselves, these officers must, according to government servant conduct rules, lose their offices, while other offences resulted in suspension of duties only. These latter offences could be cured by the payment of fines. The nature of each office, its powers, types of offences and appropriate punishments were published in the Civil Service Act. According to this Act, a Township Officer automatically assumed powers conferred by the Government at his appointment. Regulations that would lead to his dismissal from office only applied when he committed specific offences. When he was dismissed, all his powers disappeared. Some misdeeds, however, caused him to pay fines, but did not lead to his dismissal; so he retained his office and still tried the cases of others. The powers conferred when assuming office, remained intact, though he himself suffered fine-paying punishment for some wrongful acts. This example is to clarify the different types of offences committed by a novice or monk.

****

In the Vinaya rules two main categories can be seen.

    1. Samādāna sīla — One takes vows and makes a determination to observe the numerous precepts. This is called “undertaking morality.” It includes the rules undertaken implicitly by performing the ordination ceremony.
    2. Saṃvara sīla — The life of a novice or monk carries a moral duty of restraint. This is called “morality of restraint.” The restraint of the senses from sensuality is a duty of voluntary moral endeavour.

****

Once a novice takes the three refuges in the proper way, he automatically fulfils “undertaking morality” with this formal act. However, “morality of restraint” needs the effort to observe a precept when a chance to break it occurs. For this type of morality, a novice must cultivate the confidence and will to practise the teaching. Then he must refrain from breaking a particular rule if a chance to break it occurs.

****

As mentioned already, there are two types of purification or punishment for a novice. If he breaks a rule deserving expulsion, he automatically forsakes the Three Refuges, and all precepts that he had undertaken are thereby given up. Not a single training rule remains intact. If he transgresses a rule that calls for punishment or purification, he retains the virtue of taking the Three Refuges, and he still observes the precepts. Even breaking of a precept in this case does not destroy his undertaking. He retains the novice’s precepts and status. He has only broken and defiled his restraint, not his undertaking. So if he observes the prescribed punishment for purification, his purity of restraint is re-established.

****

In the case of a monk’s precepts, he receives them all as soon as the fourth kammavācā recitation is completed in the ordination hall. He automatically undertakes the monks’ precepts by following the ordination procedure. As for the purity of restraint, it is the same as for a novice. He must train himself in the morality of restraint.

****

If a monk breaks one of the four rules of defeat, all the precepts he has undertaken are automatically lost. Not a single precept or discipline remains with him. However, if he breaks any rules other than those of defeat, he has only broken and defiled his restraint of those particular rules — his undertaking of the bhikkhus’ training remains intact. This is the power of the Vinaya.

****

Thus a clear distinction must be made between breaking his undertaking of the bhikkhus’ training, and the breaking of his restraint. Only then can one clearly know whether a novice or a monk is shameless or immoral. This is a fundamental distinction according to the Vinaya.

****

Due to the establishment of the Vinaya by the command of the Omniscient Buddha, a monk undertakes more than nine billion precepts on completion of the ordination ceremony. Even if he becomes shameless immediately, since he is still a monk because of the remaining training rules, he is worthy of respect and offerings from the laity. He is clearly an honourable monk who can receive the worship and respect of the laity.

****

To determine whether a monk becomes immoral, depraved, and fallen, numerous points should be analysed. The rules in this regard are very subtle. The Omniscient Buddha’s Vinaya prohibitions and regulations are based on his incomparable power and boundless compassion, so they are profound and subtle. They are full of surprises too. Great is the nature and scope of the Vinaya discipline, which is very profound.

****

Cập nhập ngày: Thứ Hai 08-8-2022

webmasters: Minh Hạnh & Nguyễn Văn Hoà

 | Trang Kế| trở về đầu trang | Home page |