Lớp Giảng A Tỳ Đàm

Bài 18: Diễn Trình Của Tâm Thức (Cittavìthi)

18.1: Vài khái niệm quan trọng

Định nghĩa thuật ngữ cittavìthi hay diễn trình tâm

Một sát na tâm (cittakhana) hay đơn vị danh pháp

Những trình tự hay chập tư tưởng

Tiềm thức và biến thức

Diễn trình của tâm thức là một khái niệm chỉ được tìm thấy trong A Tỳ Đàm của Tam Tạng Pàlì. Tất cả những bộ luận của Phật giáo Bắc truyền đều không nói đến đề tài vô cùng vi tế nầy. Qua sự trình bày của "diễn trình tâm thức hay cittavìthi" sự hiện hữu của tất cả chúng sinh trong chỉ là dòng tiếp nối sinh diệt của hiện tượng danh và sắc pháp. Giáo lý nầy không có chỗ cho bất cứ những sự có mặt nào của một bản ngã dù sâu kín tế nhị đến đâu. Bởi vì là một đề tài vốn không quen thuộc nên với những dịch giả tiên phong trong đó có Ngài Tịnh Sự và Hoà Thượng Minh Châu - nhất là Ngài Tịnh Sự - đã phải trăn trở nhiều với sự chuyển ngữ các từ vựng chuyên môn. Bài học nầy phần lớn sử dụng danh từ do Ngài Tịnh Sự dịch nhưng cũng có một số đề nghị mới sau nầy.

a. Định nghĩa thuật ngữ cittavìthi hay diễn trình tâm

Chữ cittavìthi có nghĩa là diễn trình của tâm thức. Trong nhiều trường hợp khác nhau, những sát na tâm sanh diệt nối liền nào trong những trật tự và phần hành riêng biệt. Những diễn trình nầy hết sức tế nhị nhưng tiết lộ rất nhiều về hiện tượng danh pháp theo định luật tự nhiên cittaniyama. Cả Ngài Tịnh Sự và Hoà Thượng Minh Châu đều dịch là "lộ trình tâm" nhưng từ nầy có thể khiến người học nghĩ tới: lộ trình mà tâm thức đi qua. Ở đây chỉ đơn thuần là những hình thái diễn tiến của tâm.

b. Một sát na tâm (cittakhana) hay đơn vị danh pháp

Sát na hay khana là đơn vị cực vi của danh sắc. Riêng sát na tâm được tính bằng thời gian tồn tại. Trong một tích tắc có triệu, triệu sát na sanh diệt trong tâm. Tâm pháp luôn đi nhanh hơn sắc pháp. Con số của sát nat trong các diễn trình của tâm thức đặc biệt quan trong cho sự nghiên cứu vì nói lên vai trò của các loại tâm.

c. Những trình tự hay chập tư tưởng

Nhiều sát na sanh diệt trong một chuổi kết nối tạo thành những trình tự tâm. Chính những trình tự nầy nói lên trọn vẹn sự tiếp nhận và xử lý cảnh ở nhiều trường hợp khác nhau. Qua sự trình bày của trình tự tâm thức cho chúng ta biết sự phần hành, yếu tính nhân quả của các loại tâm. Cũng nên nhắc ở đây rằng bốn danh uẩn (thọ, tưởng, hành, thức) kết hợp tạo thành một sát na tâm. Nhiều sát na tâm nối kết thành một trình tự tâm. Nhiều chuổi trình tự tâm hiện khởi trong một thời gian tương đối dài mới đủ rõ cho sự cảm nhận bình thường của chúng ta.

d. Tiềm thức và biến thức

A Tỳ Đàm đặc biệt nói đến vai trò của tâm hộ kiếp hay hữu phần (bhavanga). Đó là tâm khởi đầu một kiếp sống và tiếp tục sanh diệt cùng trạng thái cho đến khi một kiếp sống kết thúc. Trạng thái nầy không dể nhận thấy nhưng ảnh hưởng lớn đến tâm thái của chúng sanh. Không có một từ vựng nào chính xác để dịch từ nầy. Ở đây tạm gọi là tiềm thức để phân biệt với những thứ tâm sanh khởi do có cảnh mới sanh khởi - tạm gọi là biến thức.

18.2 Tâm phân theo cảm thọ (Vedanà)

Cảm thọ và tâm thức

Các loại cảm thọ

5 thọ trong 121 tâm

a. Cảm thọ và tâm thức

Cảm thọ là một đề tài lớn trong cả ba tạng Kinh, Luật và A Tỳ Đàm. Riêng trong tạng A Tỳ Đàm thì cảm thọ đóng vai trò quan trọng trong sự xác định nhiều tính năng của tâm thức. Cảm thọ ảnh hưởng đến tác năng tạo quả như trong trường hợp tâm tham và các tâm thiện dục giới. Cảm thọ nói lên sự thuần thục trong các tầng thiền (jhàna) như trong tâm sắc giới. Cảm thọ nói lên sự khác biệt phàm thánh như trường hợp thọ ưu chỉ có trong tâm sân trong lúc thọ khổ thì phàm thánh đều có. Trong trường hợp các cặp nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức dù quả thiện hay bất thiện đều thọ xã là một ý nghĩa lớn. Vai trò của thọ trong các tâm vô nhân khác cũng hết sức quan trọng. Riêng đối với diễn trình của tâm thức thì cảm thọ mang tính quyết định trong những trình tự tâm thức mà chi tiết sẽ được đào sâu ở đoạn sau.

b. Các loại cảm thọ

Cảm thọ đôi khi được phân làm 3: khổ, lạc, xả nhưng để nói một cách chính xác khi đề cập đến các thứ tâm thì phải nói đến 5 thọ: khổ, lạc, ưu, hỷ, xả. Những từ vựng Phạm ngữ dùng ở đây phải hiểu mang là trường hợp cá biệt. Những từ dukkha, sukha, upekkha phải được hiểu rõ để không lẫn lộn trong nhiều trường hợp khác. Thọ khổ (dukkha) chỉ riêng khổ thọ của thân thí dụ sự đau đớn của thể xác. Thọ lạc (sukha) chỉ sự thoải mái, dể chịu của thân như sự xúc chạm êm ái. Thọ ưu (domanassa) chỉ sự bực bội, khó chịu của tâm, ở đây chữ "ưu" không chỉ nói riêng về sự lo lắng mà là tất cả sự khó chịu của tâm. Thọ hỷ (somanassa) được hiểu là cảm vui của tâm đối lại với thọ ưu; A Tỳ Đàm đặc biệt phân biệt thọ hỷ trong thuộc tánh thọ khác với thuộc tánh hỷ trong nhóm thuộc tánh biệt cảnh. Thọ xả (upekkha) ở đây là một thứ cảm thọ không khổ, không lạc không ưu, không hỷ; chữ upekkha ở đây không mang nghĩa "quân bình" như thuộc tánh hành xả trong nhóm thuộc tánh tịnh hảo.

c. 5 thọ trong 121 tâm

Không có một thứ tâm nào trong A Tỳ Đàm chỉ có chức năng chuyên biệt là để cảm thọ mà tất cả tâm đều có cảm thọ. Cảm thọ là một thành tố của tâm. Không có tâm nào mà không có một trong năm cảm thọ. Nói một cách khác 4 danh uẩn: thọ, tưởng hành, thức luôn luôn là thành tố trong bất cứ sát na danh pháp nào. Từ ngữ "sampayuttà" hay tương ưng, đi cùng, có mặt với được dùng để chỉ sự có mặt của thọ trong mỗi thứ tâm.

Thọ khổ chỉ có trong tâm thân thức quả bất thiện

Thọ lạc chỉ có mặt trong tâm thân thức quả thiện

Thọ ưu có mặt trong hai tâm sân

Thọ hỷ có mặt trong 62 tâm là 4 Tâm Tham Thọ Hỷ, Tâm Quan Sát thọ hỷ, Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, 22 tâm Dục Giới thọ hỷ và 44 Tâm Thiền thọ hỷ.

Thọ xả có mặt trong có 55 Tâm là 4 Tâm Tham Thọ Xả, 2 Tâm Si, 12 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo thọ xả, 23 tâm Ngũ Thiền và 14 Tâm Vô Nhân thọ xả (trừ Thân Thức, Tâm Quan sát thọ Hỷ và Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu).

18.3 Tâm phân theo "nhân-hetu"

Định nghĩa thuật ngữ "nhân-hetu"

Khái niệm về "nhân" trong A Tỳ Đàm

Những tâm vô nhân, nhất nhân, nhị nhân và tam nhân

a. Định nghĩa thuật ngữ "nhân-hetu"

Nhân ở đây được hiểu là nguyên nhân, cội rễ. Theo tập sớ Atthasàlini thì gọi là "nguyên nhân của những nguyên nhân (hetu hetu). Sáu thuộc tánh tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si được hiểu là nguồn cội của những pháp bất thiện và pháp thiện. Có hai điểm cần lưu ý ở đây là mặc dù gọi là nhân thiện và bất thiện nhưng chữ thiện ở đây hàm nghĩa như là "tịnh hảo" chức không có nghĩa là "có khả năng tạo quả vui". Hơn nữa những chữ vô tham, vô sân, vô si tuy là phủ định từ nhưng phải hiểu theo nghĩa tích cực. Như vô si không có nghĩa là sự vắng mặt của si mê mà phải hiểu là trí tuệ.

b. Khái niệm về "nhân" trong A Tỳ Đàm

Sự ảnh hưởng của 6 nhân trong các danh pháp đồng sanh là một tính quyết định được nhấn mạnh trong A Tỳ Đàm. Những pháp không có nhân bất thiện không hẳn là thiện nếu không có nhân thiện như trường hợp tâm vô nhân. Nhân si có thể đi một mình và trong tất cả tâm bất thiện đều có mặt của thuộc tánh si trong lúc nhân vô si hay trí tuệ thì trái lại không thể đi một mình mà luôn luôn có vô tham và vô sân; một số các tâm tịnh hảo chỉ có vô tham và vô sân chứ không có vô si. Các nhân thiện có mặt trong các tâm tịnh hảo và chữ thiện ở đây được hiểu là tốt. A Tỳ Đàm đặt biệt nêu rõ sở hành của vị thánh tứ quả vô sanh tuy là vượt ngoài thiện ác nhưng trạng thái thì có những nhân thiện như tâm thiện. 3 nhân thiện có thể cùng có mặt trong một thứ tâm nhưng 3 nhân bất thiện thì không.

c. Những tâm vô nhân, nhất nhân, nhị nhân và tam nhân

Có 18 tâm vô nhân là 15 tâm quả vô nhân và 3 duy tác vô nhân. Có 2 tâm nhất nhân là 2 tâm si là (chỉ có nhân si). Có 22 tâm nhị nhân là 8 tâm tham, 2 tâm sân và 12 tâm tịnh hảo dục giới ly trí. Có có 47 hoặc 79 tâm tam nhân: 12 Tâm Dục Giới Tịnh Hảo hợp trí, 27 Tâm Ðáo Ðại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế.

18.4 Tâm phân theo chức năng (kicca)

Những vai trò khác biệt của tâm thức

Chức năng của tâm thức diễn trình tâm thức

14 chức năng của tâm

a. Những vai trò khác biệt của tâm thức

Khi tâm thức được phân theo thọ, tánh, giới vức thì phần lớn cho biết về trạng thái của tâm. Nhưng khi tâm phân theo chức năng thì cho thấy một thế giới cực kỳ sinh động, đa dạng của tâm thức. Chínhđây cho thấy tại sao không thể một thứ linh hồn đơn thuần cả một giòng chuyển biến phức tạp. Với sự phân định về chức năng của tâm thức, A Tỳ Đàm đưa ra một định nghĩa hết sức đặc biệt về sự sống. Thí dụ như sự đồng nhất của ba thứ tâm tục sinh, hộ kiếp tử nói lên rất nhiều về sự chi phối của thứ tâm khởi đầu kiếp sống. Chức năng hộ kiếp lại tiết lộ nhiều ẩn về đời sống hằng ngày của mỗi chúng sinh. Những vai trò mang tính máy móc cũng một điều khiến người ta ngạc nhiên về sự tả vi tế nầy. Năm giác quan thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm quả thật muội lược hơn người ta thường tưởng tượng.

b. Chức năng của tâm thức diễn trình tâm thức

Với sự trình bày về 14 chức năng của tâm, A Tỳ Đàm trong Tam Tạng Pali đặc biệt nhấn mạnh những chi tiết của diễn trình tâm thức. Sự trình bày nầy không tìm thấynhững bộ luận của Phật giáo Bắc Truyền. Hơn thế nữa, những chi tiết về chức năng tâm thức cho thấy đây một ghi nhận các hiện tượng tự nhiên chứ không phải một sản phẩm của suy diễn. 14 chức năng của tâm còn giúp qui định từng giai đọan trong một diễn trình của tâm thức, nhờ vậy người học sẽ nắm dể dàng đào sâu vào các diễn trình tâm được giảng giải sau nầy

c. 14 chức năng của tâm

14 chức năng của tâm :

1)Tục Sinh.

2) Hộ Kiếp.

3) Thấy.

4) Nghe.

5)Ngửi.

6)Nếm.

7) Xúc chạm.

8) Khai Môn.

9) Tiếp Thâu.

10) Quan Sát.

11)Phân Ðoán.

12) Đổng lực

13) hưởng

14) Tử.

 

C.1 Tục Sinh

Phạn ngữ patisandhi nghĩa nối kết. Hán tạng thường dịch kiết sanh. Ngài Tịnh Sự dịch tục sinh. Thật ra để chỉ cho một thứ tâm bắt đầu kiếp sống mới ngay sau sát na tâm tử của kiếp sống truớc. Mặc nghĩa nối kết nhưng không nghĩa một thứ tâm giũa hai kiếp sống. Sau sát na tâm đầu tiên của kiếp sống được gọi tâm tục sinh thì những sát sat tâm cùng loại tiếp tục đời sống được gọi hộ kiếp.

a) Tâm: 19 tâm làm việc Tục Sinh 2 tâm Quan Sát thọ xả, 8 Tâm Quả Dục Giới hữu nhân 9 Tâm Quả Ðáo Ðại.

b) thuộc tánh: 35 thuộc tánh cùng phối hợp 13 thuộc tánh Tợ tha 22 thuộc tánh Tịnh Hảo (trừ Giới Phần).

Tục Sinh ác thú tâm làm việc Tục Sinh trong 4 cảnh khổ: Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ, A Tu La, Bàng Sanh. Tâm Tục Sinh trong 4 cảnh khổ Tâm Quan Sát Quả Bất Thiện. Tâm nầy 10 thuộc tánh cùng phối hợp 10 thuộc tánh Tợ tha (trừ Cần, Hỷ, Dục)

Tục sinh nhơn loại việc tục Sinh của loài người. Tâm làm việc Tục sinh cho loài người 9:

Nếu tục Sinh bằng Tâm Quan Sát Quả Bất Thiện Nhân thọ xả thì làm người tật bệnh từ trong bụng mẹ như đui, điếc, câm v.v...

Nếu tục Sinh bằng 1 trong 4 tâm Quả Dục Giới hợp trí thì sanh làm người thiếu trí, hạng người này không thể đắc Thiền hay Ðạo Quả được.

Nếu tục Sinh bằng 1 trong 4 Tâm Quả Dục Giới hợp trí thì sinh làm người khôn ngoan sáng suốt thể đắc đạo...

9 tâm làm việc tục sinh vào các cõi trời dục giới tương tự như tâm tục sinh vào cõi người

9 tâm quả đáo đại thì làm việc tục sinh vào các cõi thiền sắc sắc.

C. 3 Hộ Kiếp

Hộ kiếp là từ ngữ Ngài Tịnh Sự dịch theo phần hành của tâm chứ không phải từ nguyên ngữ "bhavanga". Hộ kiếp có thể được hiểu theo nghĩa "trì nghiệp" với ý nghĩa là gìn giữ sự hiện hữu của kiếp sống, trong một giải thích khác thì bhavanga có khả năng gìn giữ những cá tánh nhất định nào đó của kiếp sống.. Bản chữ Hán qua bản dịch của HT Minh Châu là "hữu phần" là cách dịch sát của chữ bhava >hữu hay sự sống + anga = thành tố, thành phần. Đây là thứ tâm thức tiềm tàng trong đời sống khi không có các "biến thức" xuất hiện. Tuy muội lược nhưng lại có những chi phối nhất định đối với đời sống của chúng sanh. Tâm hộ kiếp có cùng trạng thái với tâm tục sinh và tâm tử. Nói một cách khác sanh bằng tâm nào thì hộ kiếp và tử cũng bằng tâm đó

Những tâm làm việc hộ kiếp giống như tâm tục sinh.


C. 4 Năm chức năng: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác

Năm giác quan: thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm là những lãnh vực rộng lớn trong đời sống bình thường của con người. Những thị dục thường sanh khởi từ đó. Thế nhưng theo A Tỳ Đàm thì 5 giác quan nầy chỉ đóng vai trò sơ khởi trong tiến trình nhận thức và cảm thọ các cảnh. Đơn cử thị giác làm thí dụ: nhãn thức chỉ nhận diện được màu sắc, hình dạng, chiều kích. mờ tỏ chứ không thẩm định được giá trị của một bức tranh hay có phản ứng đối với những gì đã thấy mà đó là vai trò của ý thức qua một diễn trình của tâm thức. Nói như vậy không có nghĩa là năm giác quan nầy chỉ ghi nhận đơn thuần trung tính với các cảnh mà chính ở những giác quan đã t nên cảnh tốt (quả thiện) và cảnh xấu (quả bất thiện). Vài điểm sau đây cần lưu ý:

- Năm giác quan thường được gọi là "ngũ song thức" vì mỗi giác quan có một thuộc quả thiện, một thuộc quả bất thiện như tâm nhãn thức quả thiện và tâm nhãn thức quả bất thiện.

- Nghiệp chi phối yếu tố quyết định là tâm quả thiện hay quả bất thiện không thông qua sự phê phán nhận định của ý thức mặc dù sự chiêu cảm hiện tại có thể nằm ở căn, cảnh và thức.

- Theo A Tỳ Đàm thì những tâm tạo nghiệp không bất thiện thì là thiện nên các ngũ song thức chỉ có quả thiện và bất thiện chứ không có trung tính. Điều nầy có nghĩa là trong đời sống hằng ngày những gì không phải là cảnh xấu thì là cảnh tốt.

C.5 Những chức năng máy móc trong diễn trình tâm: Khai môn, ghi nhận, quan sát, đoán định

Tâm thức là một hiện tượng thiên nhiên với những đặc tánh cố hữu bao gồm cả hai phương diện máy móc và linh hoạt. Điều nầy tạo nên sự khác biệt lớn giữa Đạo Phật và các tôn giáo, giữa A Tỳ Đàm Pali và các bộ luận về sau nầy. Những hiện tượng tâm lý và vật lý vốn tự nhiên. Tâm thức không nhất thiết nằm trong phạm trù triết học hay tôn giáo mà là một thứ khoa học tự nhiên. Hiện tượng thế nào thì trình bày như vậy không cần phải mang màu sắc lý giải của tôn giáo. Bốn chức năng trong phần nầy hoàn toàn có tính cơ năng không có giá trị gì trong bất cứ ngành phân tâm học nào khác của nhân loại. Chính điểm nầy cho chúng ta tăn thêm niềm tin về sự uyên nguyên của A Tỳ Đàm Pali.

·        Khai môn là một sát na chuyển tiếp giữa tiềm thức (hộ kiếp hay chủ thể) và các "biến thức hay khách thể". Tâm khai môn được hiểu là một trạng thái "ngóng nhìn" hay mở lối cho các tâm "khách thể". Nếu là năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc thì tâm làm việc khai môn là khán ngũ môn tiếp theo là ngũ song thức. Nếu là cảnh pháp thì là tâm khán ý môn.

·        Ghi nhận là sát na tâm đăng ký. Ngài Tịnh Sự là tiếp thâu.

·        Quan sát là tâm làm việc cứu xét, điều tra đối tượng

·        Đoán định là tâm làm việc phán quyết hay lập thành một suy đoán đối với cảnh

Người học A Tỳ Đàm phải hiểu những từ ngữ cùng trong các chức năng nầy thuần trong ý nghĩa máy móc trong một lộ tâm, chứ không phải là một quá trình lâu quá trình lâu dài như kinh nghiệm hằng ngày

C.6 Chức năng hành xử: Đổng Tốc

Nếu những tâm hộ kiếp (chủ thể) hoàn toàn được an bài bởi nghiệp lực quá khứ thì những tâm đổng lực với thuộc tánh (cetana) tạo nghiệp sanh quả tương lai ngoại trừ trường hợp của bậc sanh giải thoát. Tất nhiên những tâm nầy vẫn bị chi phối nhiều bởi nhiều nhân nhiều duyên khác nhưng vai trò của ý chí của mỗi chúng sanh được đặc biệt nói đếnđây. Nói cách khác, những hành vi thiện ác cuủa phần lớn sự lựa chọn hơn do sự đưa đẩy của quá khứ. Từ "đổng lực" chữ dịch của Ngài Tịnh Sự gồm cả hai cách dịch nghĩa dịch từ. Chữ "đổng" lấy theo vai trò xử , chữ tốc nghĩa " chạy nhanh" theo nguyên nghĩa Phạm ngữ Javana 5 hoặc 7 sát na cùng loại sanh khởi trong một tâm. Đôi khi cũng dịch "Đổng lực" mãnh lực biết cảnh hơn các tâm khác.

55 hoặc 87 tâm làm việc đổng tốc 12 Tâm Bất Thiện, Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, Tâm Thiện Dục Giới, 8 Tâm Duy Tác Dục Giới, 9 Tâm Thiện Ðáo Ðại, 9 Tâm Duy Tác Ðáo Ðại 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế. 52 sở hữu cùng phối hợp với, các Tâm Ðổng Tốc.

18.5: 1- Sự Khác Biệt giữa Môn Vật//2- 6 thứ Sắc Vật// 3- Tâm Tâm sở nương Vật (Cô Tu Nữ Diệu Tịnh biên soạn)

 

1/ Sự khác biệt giữa Môn Vật

 

Môn cửa để cho Cảnh hiện khởi vào Tâm thức sanh khởi lên

Vật chỗ trú của tâm thc .

 

2) vật 6: 1- Nhãn Vật , 2- Nhĩ Vật, 3- Ty² Vậ t , 4- Thiệt Vật, 5- Thân Vật , 6- Ý Vật

 

3) Tâm Tâm sở nương Vật

 

Chia Tâm Theo Vật hoặc Không

Vấn- Thế nào Tâm nương theo Vật hoặc không ?,

 

Đáp-Tâm Quả Dục giới, Tâm Khán ngũ Môn, Tâm ứng Cúng Vi Tiế u, 2 Tâm Sân, 15 Tâm Sắc giới 1 hoặc 5 tâm Đạo nhất đị nh phải nương theo 6 Vật. 8 Tâm Tham, 2 tâm Si, Tâm Khán Ý Môn, 8 Tâm Thiện Dục giớ i, 8 Tâm Duy Tác Dục giới, 4 Tâm Thiện Sắc, 4 Duy Tác Sắc 7 hoặc 35 Tâm Siêu Thế (trừ Đạo), 42 Tâm này tùy theo trườ ng hp hoặc nương theo 6 Vật hoặc không , như cõi Dục giới, Sắc giới thì phải nương theo Sắc vật, nhưng cõi sắc thì không nương theo Sắc vật nào cả .

 

4) Tâm Quả Sắc hoàn toàn không nương vào Sắc vật nào cả .

 

Chia Mỗi Cõi Đặng Bao Nhiêu Vật

Vấn- Thế nào chia mỗi cõi đặng bao nhiêu Vật ?

 

Đáp- Cõi Dục Giới 6 Vật 7 Giới.

- Cõi Sắc Giới 4 Giới: Nhãn Thức Giới, Nhĩ Thức Giớ i, Ý Giới Ý Thức Giới . 3 Vật: Nhãn Vật, Nhĩ Vật Ý Vật.

- Cõi Sắc Giới chỉ 1 Giới Ý Thức Giới, không nương theo Vật nào cả .

 

 

 

ooOoo



TT Giác Đẳng & TT Trí Siêu